1467. Dân mạng Tây và Tàu cãi nhau về bài báo hộ chiếu “lưỡi bò” Trung Quốc
Dân mạng Tây và Tàu cãi nhau về bài báo hộ chiếu “lưỡi bò” Trung Quốc
12-12-2012Người dịch: Thụy My
Trên trang quốc tế, báo chí Pháp thỉnh thoảng có đề cập đến tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Mỗi lần các bài báo như thế được đăng trên mạng, đặc biệt là báo chí tiếng Anh, đều có những nick nhảy vào bênh vực Trung Quốc với những lời lẽ ngụy biện nhiều khi rất ngạo mạn. Hiện tượng này cũng xảy ra trên trang mạng của các báo Pháp, tuy có ít hơn báo tiếng Anh.
Bài báo «Trung Quốc quá nhìn xa trông rộng trên tấm hộ chiếu» vừa đăng lên trang web tờ báo cánh hữu Le Figaro của Pháp ngày 29/11/2012, đã có ngay một số lời bình có thể đoán được là của « ai đó ». Công việc bộn bề, vài hôm sau thử liếc qua bài báo này Thụy My phải giật mình khi thấy số « còm » đã lên đến 110. Điều thú vị là độc giả Pháp tuy Biển Đông xa lắc xa lơ so với những vấn đề thiết thân như khủng hoảng, các hồ sơ gai góc thường được quan tâm như Syria… vẫn không dễ bị lừa bịp.
Trước hết xin giới thiệu với bạn đọc bài báo trên Le Figaro, sau đó là một số trong 110 lời bình trên trang web của tờ này về bài viết trên.
Trung Quốc quá “nhìn xa trông rộng” trên tấm hộ chiếu
(Le Figaro 29/11/2012) Trên những hộ chiếu mới của Trung Quốc, tấm bản đồ của nước này bao trùm các lãnh thổ được các quốc gia khác đòi hỏi chủ quyền. Các nước liên quan khó chịu đựng nổi sự lăng nhục ấy.Đó là một mẩu giấy nhỏ đã khuấy động lại sự căng thẳng trên Biển Đông. Một góc trên các trang hộ chiếu mới của Trung Quốc có in chìm tấm bản đồ với các đường ranh giới bị tranh cãi. Người ta trông thấy lãnh thổ Trung Quốc và những đường chấm chấm vẽ ra một chiếc lưỡi bao trùm vùng biển tranh chấp, đánh dấu chủ quyền mà Bắc Kinh cho là thuộc về mình của mình trên nhiều quần đảo cũng đang được Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan hay Brunei đòi hỏi.
Các nước láng giềng của Trung Quốc không có ý định bỏ qua vụ lăng nhục bằng hình ảnh này. Manila từ thứ Tư 28/11 đã từ chối đóng dấu lên các hộ chiếu bị lên án, để không « hợp thức hóa » điều mà Bộ Ngoại giao Philippines gọi là « yêu sách quá đáng trên hầu như toàn bộ Biển Đông ». Hà Nội đã áp dụng biện pháp tương tự, khi cấp thị thực rời cho các công dân Trung Quốc. Và New Delhi, cũng phản đối tấm bản đồ này vì gồm cả vùng đất Himalaya tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn mới nổi, đã trả đũa ngay lập tức với việc đóng dấu một bản đồ khác lên tất cả các thị thực cấp cho người Trung Quốc.
Washington muốn giữ một bề ngoài trung lập về vấn đề gai góc này của châu Á. Nhưng Victoria Nuland, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao vào đầu tuần đã nhìn nhận rằng tấm bản đồ Trung Quốc gây ra « quan ngại và căng thẳng » giữa các nước trong khu vực. Bà nhắc nhở rằng mỗi quốc gia có quyền trình bày hộ chiếu theo ý mình, nhưng « một vấn đề khác cần phải biết, là liệu có thông minh hay mang tính xây dựng hay không về mặt chính trị, khi sử dụng những biện pháp làm cho các nước chống đối lẫn nhau, trong lúc các quốc gia này đang tìm cách thương lượng ».
Phản ứng của Washington có gây tác động? Dù sao đi nữa, Bắc Kinh cũng tìm cách làm dịu đi đôi chút tình hình, khi kêu gọi không nên diễn dịch quá mức một tấm bản đồ địa lý. Chúng tôi « sẵn sàng trao đổi với các nước liên quan », ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư 28/11 cho biết.
Trung Quốc đã trải qua một năm trời đặc biệt căng thẳng với các nước láng giềng do các yêu sách chủ quyền trên biển, sau khi xung đột với Philippines về bãi cạn Scarborough và leo thang ngoại giao với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản gọi là Senkaku.
——
Trích dịch tranh luận từ 29/11 đến 04/12 về bài báo (một số lời bình đã bị mod xóa) :
Stephsea Khi người ta xơi từ chén dĩa, dao nĩa, rồi đến bàn, đến ghế, và rồi xơi tái luôn cả các người khách, thì đó sẽ là bữa ăn cuối cùng trong cuộc đời. Thành ngữ không phải của Trung Hoa.
Fab02Vụ này thì khó mà diễn vai nạn nhân được rồi nhé.
Et moi et moi à koi jai le droit Mấy cái người Trung Quốc này, chẳng khác các chú nhóc nhí nhố trong sân trường…
Best Taipei 101 Nhất là họ chẳng dám làm gì người hàng xóm Đài Loan, nếu không thì hải quân vừa khai sinh của họ toi mạng ngay lập tức !
Floflo83 Lại luyến lưu đệ nhị thế chiến rồi. Giống tinh thần chủ nghĩa đại quốc xã nhỉ ! Trung Quốc chỉ còn mỗi việc sang đô hộ các lãnh thổ này thôi.
Revenger Là phát-xít, đó là một điều ô nhục, mà là cộng sản thì lại không. Trong khi họ có cả một đại dương máu trên tay và là những tên đế quốc tồi tệ nhất từ trước đến nay trên quả đất, không có một chút liêm sỉ nào hết. Đó là cả một bất công lớn lao của lịch sử.
Thomas Céleste Chà, cái thời chiến tranh nha phiến hay Hiệp ước Versailles, khi các khẩu đại bác đơn giản hóa mọi quan hệ của chúng ta với Trung Quốc…Ngày nay người ta buộc phải chịu đựng việc họ lăm le xâm lấn lãnh thổ để phục thù, thật là khó chịu. Cần phải gởi đến các hàng không mẫu hạm Mỹ để lập lại trật tự trong việc này thôi…như hồi trước vậy.
Toto Titi 14 @Thomas Sao không gởi chiếc Charles De Gaule, nó không chạy ư, mà phải nhờ đến bọn Mẽo ?
Bogdanowich18 Cái bản đồ này cho thấy việc tỏa vòi vươn ra đến Việt Nam và Phillippines, vốn không có lý do nào để tồn tại. Theo luật quốc tế thì lãnh hải của một quốc gia dừng lại ở lằn ranh 12 hải lý tính từ bờ biển, không hơn. Như vậy Trung Quốc hoàn toàn không có quyền đòi chủ quyền vùng biển ở gần hai quốc gia này.
Ludo71 Vẽ theo tiêu chuẩn nào thế ?
Jean Historien @Ludo, theo các tiêu chuẩn lịch sử : những tấm bản đồ có từ hơn 2.000 năm trước, lúc mà dân Gôloa còn chưa có chữ viết, vì người La Mã chưa đến để khai hóa văn minh cho họ.
Marcel001 Tại sao 2.000 năm chứ không phải 1.000 hay bất kỳ con số nào khác ? Với cái nick như thế, chắc ông cũng có kiến thức về lịch sử : cách đây 2.000 năm, bản đồ thời nhà Tần cho thấy thời đó diện tích Trung Quốc nhỏ hơn bây giờ nhiều. Trung Quốc phải trả lại đất Tây Tạng – một trong số những vùng đất các ông đã chiếm – cho người Tây Tạng !
Zorbeck Xin vui lòng bỏ cái chữ « historien » (nhà sử học –ND) trong cái nick của ông, thay bằng chữ « tên bịp bợm » cho nó chính xác. Xứ Gôloa đã có chữ viết (và tương tự, Tây Tạng không phải đang ở vào thời tiền sử lúc bị Trung Quốc tràn vào xâm lược).
Ab29 Xin chào. Người Gôloa lúc đó đã có chữ viết, điều đó đã được xác nhận cách đây hơn 150 năm (…) Tôi mạn phép hy vọng rằng ông không dạy học tại Pháp, hoặc là ông đã ngừng gây thảm họa cho ngành.
Galathilion : Ngược lại với những gì Bắc Kinh cố gắng làm cho người ta tin, Trung Quốc là kẻ bành trướng. Tây Tạng là bằng chứng rõ ràng nhất.
Toto Titi 14 @Gala Điệp khúc vĩnh cửu nhàm chán từ cửa miệng những kẻ bài Hoa : Tây Tạng, Tây Tạng, Tây Tạng. Vùng đất tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, ai là nguyên nhân gây ra chuyện khốn kiếp này : đó là người Anh (cụ thể là McMahon).
Luc426 Đi mà hỏi người Tây Tạng xem họ có cảm thấy mình là người Trung Quốc hay không.
Toto Titi 14 @Luc426 Nói về nước Pháp đi, Bretagne, Alsace…Pháp sáp nhập bằng cách nào vậy (…)
Fab02 Thế thì nói về Cachemire vậy, các vùng đất chiếm lấy của Ấn Độ, hay tranh chấp với Việt Nam, mà người Việt đã đẩy lùi được những kẻ xâm lăng. Khi người ta dùng vũ lực để cưỡng đoạt một lãnh thổ, cái đó gọi là đi xâm lược !
Zorbeck Bá quyền và thực dân, khi họ khống chế được ta ! May thay, Trung Quốc còn lâu mới có đủ phương tiện để thực hiện việc bành trướng. Và rồi họ lại làm ra vẻ ngạc nhiên, sao Hoa Kỳ lại phải tăng cường hạm đội Thái Bình Dương ?
Toto Titi 14 @Zorbeck Cường điệu hóa về mối đe dọa Trung Quốc, thiếu khách quan khi đảo ngược vai trò kẻ gây hấn và nạn nhân !
Fab02 Ôi dào, ông không phải là người có đủ tư cách để đi chỉ trích. Đối với ông, Trung Quốc có vẻ quá ngây thơ vô tội, mặc cho những gì Bắc Kinh đã làm.
Patrick Lafont Thế tại sao ông không quay về Trung Quốc để tham gia cuộc chiến sắp tới đi ? Ông là người Hoa giả dạng chứ gì ?
Toto Titi 14 @Patrick Lafont (…) Nếu ông không có ý tưởng nào giá trị thì hãy câm mồm lại !
Celina Julier Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đã trở thành chủ nghĩa đế quốc. Điều làm tôi đau buồn là việc chiếm đóng Tây Tạng, không ai làm gì để chống lại sự đàn áp và điều ác đối với người dân, đến nỗi người Tây Tạng phải dùng đến cách tự thiêu để bày tỏ nỗi đau của họ…
Toto Titi 14 @Celina Julier Chắc chắn là hồi nhỏ đọc truyện tranh Tintin nhiều quá, mới có suy nghĩ buồn cho người Tây Tạng. Ở đây chúng tôi đang nói về những mảnh đất nhỏ hơn Tây Tạng cả trăm lần. Cả Ấn Độ, Philippines, Việt Nam lẫn Trung Quốc, không ai muốn bị mất mặt cả. Còn Tây Tạng thì miễn nghĩ tới.
…
Toto Titi 14 Cái quyết định này chỉ tạo ra những phiền phức vô ích cho du khách hay doanh nhân Trung Quốc khi đi đến ba nước này thôi (Philippines, Việt Nam, Ấn Độ), vì họ không muốn đóng dấu visa lên những trang đó, mà cấp thị thực rời. Còn nếu xung đột với Ấn Độ, nếu phải sử dụng vũ lực thì hơi căng (…).
Toto Titi 14 @gaetan de lacelle « Trung Quốc đặt họ trước việc đã rồi » Với Philippines và Việt Nam thì ít phức tạp hơn. Còn với Ấn Độ thì hơi khó đấy, nếu Trung Quốc giải quyết được trong hai, ba ngày thì tốt, còn không thì hơi phiền.
Toto Titi 14 @jean-pierre garnier, trước khi họ nhận ra, thì chú Sam đã đạt được mục tiêu : tống đi các khí tài quân sự đã xài rồi (vốn chưa bao giờ cạnh tranh được với quân đội Trung Quốc), thu được khối tiền và cóc có quan tâm đến mối bất đồng ở châu Á trong lúc này.
Fab02 A ! Toto muốn tất cả luôn là do người Mỹ độc ác, không bao giờ là sai lầm của Trung Quốc vô tội đáng thương…và nếu cần thì xào nấu lịch sử một chút. Tôi thấy dường như trong cuộc xung đột Trung – Việt gần nhất, Mỹ đâu có hỗ trợ Việt Nam.
Zorbeck @Toto Titi « Tên ngố này lãng phí ngân sách nhà nước khi đi mua các chiến hạm second hand từ khắp nơi. Không phải với vài chiếc tàu đó mà có thể thắng được một trận hải chiến với hải quân Trung Quốc ». Tôi thấy hình như Trung Quốc cũng làm y như vậy mà, có phải ? Bởi vì không thể đóng nổi một hàng không mẫu hạm – khác với Pháp nhé – nên Bắc Kinh phải đi mua đồ đã xài rồi !
Toto Titi 14 @Zorbeck Let me tell you : Wait and see ! Hãy đợi đấy! Mọi việc chỉ mới bắt đầu thôi. Tất nhiên là Philippines hoàn toàn có quyền vũ trang, nhưng tôi cho là rất đáng tiếc. Tôi biết là ông không cùng quan điểm với tôi, nhưng tôi chấp nhận các tranh luận đối nghịch. Chúng ta đang sống trong một nước dân chủ, cho đến khi có bằng chứng ngược lại.
Toto Titi 14 @Zorbeck Tôi thấy trong chuyện này Philippines và Việt Nam nghĩ là có thể trông cậy vào chú Sam. Nếu chẳng may xung đột vũ trang nổ ra và chú Sam cho họ leo cây, thì hai nước này chẳng có ký lô nào trước Trung Quốc. Vì vậy tôi mới nói là Philippines lãng phí ngân sách, còn với Ấn Độ thì khác.
Patrick Lafont Những kẻ dân tộc chủ nghĩa như Toto Titi có mặt đáng thương hại đến nỗi khó thể không mỉm cười khi đứng trước họ. Anh ta hung hăng dọa nạt các nước nhỏ hơn, với sự ngạo mạn không hề kìm chế hết sức xấc xược, đồng thời lại đóng vai nạn nhân bị người Mỹ « gây hấn ». Hắn ta cần biết một điều : nếu đã sợ người Mỹ, thì các nước châu Á sẽ mời Mỹ đến !
Với các tên lửa hành trình được bố trí xung quanh vùng biển tranh chấp, các tàu chiến Trung Quốc sắp tới sẽ trở thành những cái vỏ tàu chứa những bộ xương khô và làm ổ cho cá. Trung Quốc không dám tấn công Đài Loan, cũng chẳng dám chiếm lấy Senkaku bằng vũ lực. Chẳng phải với chiếc tàu sân bay đồ cũ mà họ có thể dọa được các láng giềng.
Toto Titi 14 Ái chà chà « jacob delafon » (chế giễu nick Patrick Lafont – ND) bắt đầu tức giận và lên gân ! Anh ta không thể chịu đựng được tranh luận nhiều chiều ! Ngay khi người khác bảo vệ một quan điểm ngược lại thì nào là : cộng sản, dân tộc chủ nghĩa, kẻ tấn công v.v…anh là người Trung Quốc, về nước chuẩn bị đánh nhau đi ! Bài diễn văn này làm tôi liên tưởng tới một đảng ở Pháp và những kẻ ủng hộ (ám chỉ đảng cực hữu – ND).
La Figarillette : Ông có phải là cái ông 56, công dân Trung Quốc không nhỉ ? (có lẽ đã bị xóa – ND)
Toto Titi 14 @La Figarillette Chẳng biết 56 là ai ! Các vị chỉ trích Trung Quốc là thiếu dân chủ. Khi muốn phản biện với các vị thì bị chụp mũ : công dân Trung Quốc, dân tộc chủ nghĩa, kẻ tấn công v.v…Đó là « tranh luận dân chủ » đấy hả.
…
Patrick Lafont : Các bạn đã đọc những lời của Toto Titi 14 chứ ? Thế là các bạn đã biết được tuyên bố của chính quyền Trung Quốc rồi đó. Đừng đọc các thông báo chính thức của Bắc Kinh bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Khi nói chuyện với phương Tây, thì chính quyền Trung Quốc tỏ ra hết sức dễ mến. Hãy đọc Toto Titi, bạn sẽ thấy rằng quyền lực Bắc Kinh thô bạo và xảo quyệt như thế nào.
Những trò múa may của Trung Quốc có thể tóm tắt ở vài điểm : – Đe dọa sẽ tiến đánh các láng giềng yếu hơn – Khăng khăng từ chối đối thoại quốc tế – Đóng vai nạn nhân sự hung hăng của người Mỹ (mà ai là kẻ đi tấn công trong chuyện này thì các bạn thấy rõ rồi). Tóm lại, đó là phương pháp của bọn côn đồ hèn nhát.
Cá nhân tôi cho là nhà cầm quyền Bắc Kinh dấn lên có hơi vội vã. Nếu chiến tranh xảy ra, họ sẽ thiệt hại rất nhiều : nếu sử dụng vũ khí nguyên tử để tấn công Nhật Bản hay Đài Loan, thì Hoa Kỳ sẽ đáp trả bằng nguyên tử, thế là vào quan tài ngay lập tức ! Còn không thì hải quân Nhật cũng không khó khăn lắm trong việc tống mấy chiếc tàu Trung Quốc xuống đáy biển. Chúng ta đã thấy nhiều lần rồi. Đô đốc Courbet cũng đã từng đánh đắm cả một đội tàu Trung Quốc, cho dù đó là những chiến hạm hiện đại mua của Đức. Với một chiếc tàu sân bay cũ mua lại của Ukraina, tôi không biết họ sẽ vênh vang đi diễu ở đâu được.
Toto Titi 14 @Patrick Lafont 1) Tôi biết quan điểm của chính quyền Trung Quốc : Không có việc quốc tế hóa các tranh chấp lãnh thổ, đó là bất đồng giữa hai nhà nước (Trung-Ấn, Trung-Phi và Trung-Việt), nên phải được thương lượng song phương, và Mỹ không việc gì phải xía vào
2) Trong binh pháp : Đe dọa để đạt được mục đích vẫn tốt hơn là một cuộc xung đột vũ trang. Tôi ngạc nhiên là ông không biết điều đó !!! Từ thuở hồng hoang, luôn luôn kẻ nào mạnh nhất là kẻ áp đặt luật lệ (thí dụ người Anh, Nhật từ 1895 đến 1937, người Mỹ từ 1945…) và một lần nữa tôi hết sức thất vọng vì ông không biết !!!
3) Khó thể có được một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
4) Hẳn là hải quân Trung Quốc hiện chưa quá mạnh, nhưng đây chỉ mới là khởi đầu. Tôi thì tôi không tin là Nhật Bản có thể thắng một trận hải chiến mới dễ dàng như năm 1895. Tương lai sẽ trả lời nếu chẳng may có xung đột vũ trang giữa hai bên.
Patrick Lafont : Chính thế mới buồn cười : Quý vị không muốn người Mỹ can thiệp à ? Thế thì người châu Á sẽ mời Mỹ đến ! Hãy nhìn ví dụ của Đài Loan : Một hòn đảo nhỏ bé nằm cách bờ biển Trung Quốc chưa đến 200 km, mà quân đội Trung Quốc vẫn không thể chinh phục nổi, chỉ có thể đứng nhìn mà nuốt nước bọt thôi. Vì sao ? Có Đệ thất Hạm đội của Mỹ canh giữ !
Ông và các lãnh đạo của các ông có phần ngây thơ. Cứ gào thét thị uy đi, chẳng có ai sợ đâu. Tại Đông Nam Á, có rất nhiều người gốc Hoa. Nhưng cứ tới các quốc gia đó, nói với họ là nước họ thuộc về Trung Quốc thử coi : họ sẽ đá vào đít các ông ngay ! Chẳng hạn đi mà nói với người Singapore thử xem.
Tinothinh Trung Quốc đang áp dụng luật của kẻ mạnh, đã trở nên hết sức thô bạo. Tôi phải nói với các bạn là các nhà chiến lược giỏi nhất trong lịch sử đều là người Hoa. Chính quyền Bắc Kinh ngày nay thừa hưởng nhiều từ truyền thống đó. Một mặt, họ nói với các nước láng giềng nhỏ yếu : Cần phải nói chuyện giữa hai nước chúng ta thôi, các nước khác không thể can thiệp vào việc của ta. Mặt khác, họ đe dọa trực tiếp bằng quân đội của họ, cho in lãnh thổ của các nước khác lên bản đồ của mình. Và nhất là họ tỏ ra hết sức dễ thương đối với các nước phương Tây…
Hành động của họ đi ngược lại với lời nói. Giống như một người hết sức lịch sự với ta, nhưng họ lại đâm những nhát dao vào sau lưng ta, với một nụ cười rất hữu nghị. Đó là các chiến thuật quen thuộc của người Trung Quốc, đặc biệt được mô tả rất chi tiết trong Binh pháp của Tôn Tử. Trong đời sống hàng ngày, người ta gọi đó là những trò bẩn.
Toto Titi 14 @tinothinh Bộ Tổng tham mưu quân đội Hoa Kỳ cũng biết về Binh pháp của Tôn Tử. Người Anh, người Nhật, người Mỹ không hành động theo luật của kẻ mạnh đối với các nước khác hay sao ? Và người Việt Nam không làm như thế với láng giềng Cam Bốt chắc ? Tôi thấy bạn cũng thích tự cho là nạn nhân của Trung Quốc đấy.
Fab02 « Và người Việt Nam không làm như thế với láng giềng Cam Bốt chắc ? » Đúng hơn, đây là bằng chứng cho thấy người thắng trận không phải luôn luôn là kẻ mạnh nhất. Trung Quốc đã nếm phải một thất bại cay đắng.
Toto Titi 14 @fab02 Tôi cũng muốn nhìn nhận là sự can thiệp của Trung Quốc vào Việt Nam có kết quả rất khiêm tốn (thậm chí đáng thất vọng ! nhưng sau cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất, quân đội Trung Quốc bắt đầu một loạt các cải cách…). Tuy nhiên Trung Quốc đã buộc được Việt Nam rút quân khỏi Cam Bốt. Đó là mục đích của Trung Quốc : quân Việt Nam phải rút khỏi Cam Bốt.
Fab02 Ông tuyệt thật đấy, có thể nói là một người Serbia nói về trận đánh Kosovo. Ông có chắc là người Việt Nam muốn ở lại đó không ? Hay mục đích của họ là tránh một cái bẫy ?
….
Toto Titi 14 Có thể hình dung kịch bản thế này : Trung Quồc buộc Pháp vào cuối thế kỷ 19 phải cắt một phần đất cho Đức hay Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp có chấp nhận không ? Chuyện đã xảy ra đúng như vậy cách đây 160 năm !!! Thế nên tôi không nghĩ là Trung Quốc đã « quá nhìn xa trông rộng ». Thực tế là Trung Quốc đã phải chịu đựng bất công áp đặt cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 từ người Anh (tranh chấp Trung-Ấn hiện nay, người Pháp (tranh chấp với Việt Nam), người Nhật và Mỹ (tranh chấp với Philippines). Trung Quốc xưa nay chưa hề nhìn nhận các đường ranh giới bị áp đặt này. Như vậy Trung Quốc hoàn toàn có quyền yêu sách và đòi phải thu hồi các lãnh thổ đó.
Toto Titi 14 Hãy tưởng tượng một hay nhiều cường quốc nước ngoài độc đoán áp đặt một đường biên giới cho Pháp…Sau một thế kỷ, khi lấy lại được tinh thần và sức mạnh, Pháp muốn lấy lại các phần đất đã bị mất đi một cách bất công và nhục nhã…thì có quyền hành động không ? Thế thì câu chuyện giả sử này là có thật với Trung Quốc, đã diễn ra ở Viễn Đông vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20…do Anh, Pháp, Nhật, Mỹ cầm đầu. Trung Quốc có quyền lấy lại các vùng đất đã mất không ? Có quá « nhìn xa trông rộng » không ?
Fab02 Không. Đó là kiểu lý sự của Bắc Kinh thôi. Không phải người Mỹ, Pháp, Nhật…ngày nay phải đấu tranh cho những vùng đất đó, mà là những con người đang sinh sống ngay trên đó phải chiến đấu với các vị. Làm thế nào mà đa số các lãnh thổ và 80 sắc dân khác nhau đã trở thành của Trung Quốc ? Do mong muốn tạo thành một đại đế quốc toàn cầu chăng ?
…
Toto Titi 14 Nói thật, đây là một cuộc tranh cãi hoàn toàn vòng vo ! Các câu tôi trả lời cho fab02 rất thường bị kiểm duyệt ! Thật đáng xấu hổ cho các mod ! Trong trường hợp này, quý vị cứ tranh luận với nhau đi, sẽ rất tuyệt vời đấy ! Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã ! Hoan hô độc quyền tư duy ! Đừng có hòng tôi tham gia cái trò tranh luận dân chủ giả vờ của quý vị ! Còn liên quan đến nick của tôi, quý vị có thể xóa khỏi cơ sở dữ liệu của quý vị được không ? Cám ơn !
Toto Titi 14 04/12 07g32 : Cuộc tranh luận giữa tôi với fab02 cũng giống như một trận đấu quyền Anh trên võ đài. Nếu tôi chỉ nhận được những cú đấm của fab02 mà không được đánh trả, thì trong điều kiện đó các vị cứ thượng đài đi ! Đừng hòng biến tôi thành con rối trong cuộc tranh luận làm ra vẻ dân chủ của quý vị ! Đúng là nhảm nhí!
Fab02 : « Nếu tôi chỉ nhận được những cú đấm của fab02 mà không được đánh trả, thì trong điều kiện đó các vị cứ thượng đài đi ! » : Tay chơi bẩn tính!
Fab02 : « Các câu tôi trả lời cho fab02 rất thường bị kiểm duyệt » Đó là do nhiều người bấm cảnh báo, đã nói với ông rồi mà. Các câu trả lời của tôi cũng đâu có được đăng hết. Ông không cảm thấy đúng ra là do mình đuối lý hay sao?
Nguồn: Le Figaro/ Blog Thụy My
1468. Ông Huỳnh Kim Báu: Tôi phản đối hành động đàn áp của chính quyền
Tôi phản đối hành động đàn áp của chính quyền
11-12-2012Tôi Huỳnh Kim Báu – Nguyên Tổng thư ký Hội trí thức TPHCM, thành viên trong 44 công dân đã gửi thư đến Bí Thư TP và Chủ tịch Ủy ban TP đề nghị cho phép công dân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm hại lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 7-12-2012, đại diện chúng tôi gồm 5 anh: Giáo sư Tương Lai, BS Quỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Hiếu Đằng thay mặt chúng tôi phát hành thư kêu gọi quần chúng tham gia cuộc biểu tình chống Nhà cầm quyền Trung Quốc vào lúc 8h30 ngày 9-12-2012.
Chiều lúc 15h ngày 8-12-2012, ông Lê Minh Trí – Phó chủ tịch TP tiếp 5 đại biểu trên để làm việc với 5 đại biểu của chúng tôi. Chúng tôi đã trả lời dứt khoát chúng tôi sẽ tiến hành tổ chức biểu tình đúng như thời gian quy định và đề nghị chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ cho chúng tôi bày bỏ thái độ phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
7h30 ngày 9-12-2012, trên đườing từ nhà tôi đến nhà hát lớn TP, tôi đi đến trước chợ Bến Thành thì lực lượng công an trên 10 người, bao vây, ngăn chặn tôi không cho đi và áp giải tôi về nhà, tôi đã cực lực phản đối và đứng tại chỗ hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Suốt trong ngày Chủ nhật, công an bao vây nhà tôi không cho tôi rời khỏi nhà, đến 1h tôi quyết định trở về nơi tôi đang ở tại quận 9, công an tiếp tục bám theo.
Tôi đi biểu tình công khai, minh bạch, khẩu hiệu chống Trung Quốc. Tại sao nhà cầm quyền lại tước đoạt quyền tự do biểu lộ thái độ chống Trung Quốc để bảo vệ biên cương lãnh thổ do cha ông đổ ra bao nhiêu xương máu để xây dựng và bảo vệ đến ngày hôm nay.
Tôi và anh em chúng tôi đã được nhiều lần nghe những người có thẩm quyền giải thích là công việc đó đã có nhà nước lo. Tôi hỏi nhà cầm quyền nếu trước 1975 chính quyền Mĩ cũng đàn áp nhân dân Mĩ chống chiến tranh Việt Nam thì thử hỏi hậu quả sẽ như thế nào? Vì ngoại giao việc sử dụng song hành 2 biện pháp ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân là việc bình thường, tại sao nhà cầm quyền lại dập tắt phong trào ngoại giao nhân dân này?
Chúng tôi cực lực phản đối hành động vi phạm quyền tự do công dân mà Hiến pháp đã quy định.
Đề nghị nhà cầm quyền chấm dứt ngay và tạo điều kiện cho nhân dân biểu lộ hành động phản đối Trung Quốc, bảo vệ cương thổ thiêng liêng của quốc gia.
Tại TPHCM ngày 11-12-2012
Huỳnh Kim Báu
1469. LS Trần Vũ Hải: Cần có cuộc đối thoại “phúc thẩm” giữa GS Đặng Hùng Võ và người dân Văn Giang
Chiều 10/12/2012, khi được biết có bài “Giáo sư Đặng Hùng Võ nói lại về vụ Văn Giang” * đăng trên báo Vietnamnet, chúng tôi đã liên lạc với một vị lãnh đạo của Vietnamnet và cho biết sẽ có phản hồi sau khi Giáo sư Võ đăng phần 2 vào ngày 11/12/2012, vị lãnh đạo này đã đồng ý.
Trưa 12/12/2012, chúng tôi đã gửi bài phản hồi và đã trao đổi qua điện thoại nhiều lần, vị lãnh đạo này cho biết sẽ đăng bài của chúng tôi sau khi trình Tổng biên tập duyệt. Tuy nhiên, cho đến nay, Báo Vietnamnet vẫn chưa đăng bài của chúng tôi, có nội dung dưới đây. Đề nghị ABS đăng giúp.
CẦN CÓ BUỔI ĐỐI THOẠI “PHÚC THẨM” GIỮA GIÁO SƯ ĐẶNG HÙNG VÕ VÀ ĐẠI DIỆN NHỮNG HỘ DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI VĂN GIANG – HƯNG YÊN
Luật sư Trần Vũ HảiBuổi trao đổi ngày 08/11/2012 giữa Giáo sư Đặng Hùng Võ với đại diện những người dân bị thu hồi đất tại Văn Giang – Hưng Yên tập trung vào 02 Tờ trình mà ông đã ký thay mặt Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) gửi Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến Thủ tướng ký 02 quyết định (quyết định 303/QĐ-TTg ngày 30/03/2004, quyết định 742/QĐ-TTg ngày 30/06/2004) liên quan đến việc thu hồi đất tại Văn Giang – Hưng Yên trước khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực vào ngày 01/07/2004. Giáo sư Võ thừa nhận những điểm sau:
- Ông ký 02 Tờ trình này trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định là trái pháp luật, vì thẩm quyền quyết định những nội dung liên quan là Chính phủ (không phải là Thủ tướng Chính phủ) theo quy định tại những thời điểm này.
- Hai Tờ trình này (để thẩm tra nội dung đề nghị từ UBND tỉnh Hưng Yên) đã không thẩm tra việc phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai đã được duyệt cho tỉnh Hưng Yên, thực tế những nội dung này không phù hợp với Quy hoạch đã duyệt. Nói cách khác, các quyết định liên quan của Thủ tướng Chính phủ (do ông Võ tham mưu) không phù hợp quy hoạch theo quy định của Luật đất đai tại thời điểm đó.
- Quyết định 742/QĐ-TTg tuy có tiêu đề là quyết định giao đất, nhưng thực chất là quyết định thu hồi đất, không phải là quyết định giao đất và ông Võ có sai sót khi không làm rõ trong Tờ trình này. Quyết định 742/QĐ-TTg không có hiệu lực ngay với các hộ dân Văn Giang vì không ghi tên các hộ dân và diện tích đất cụ thể của họ bị thu hồi.
- Biên bản thẩm định hồ sơ đất đai đề ngày 20/06/2004 (là ngày chủ nhật) được coi do Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên lập và cấp cho ông Võ có ghi: “Biên bản lập xong vào hồi 17 giờ cùng ngày, đọc cho mọi người cùng nghe nhất trí ký tên”. Nhưng trong 35 người tham gia, chỉ có ông Bùi Thế Cử – cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường ký tên, nhưng không đóng dấu. Vì vậy, biên bản này không có giá trị.
- Tờ trình số 211/TT-UB ngày 25/02/2004 của UBND tỉnh Hưng Yên để xin xét duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2004, 2005 là trình không đúng thời điểm theo quy định của Nghị định 68/2001/NĐ-CP và Thông tư 1842/2001/TT-TCĐC (nếu điều chỉnh bổ sung kế hoạch năm 2004 phải trình sau ngày 01/07/2003 và trước ngày 15/09/2003; điều chỉnh bổ sung kế hoạch năm 2005 phải trình sau ngày 01/07/2004 và do đó phải theo điều chỉnh của luật Đất đai năm 2003).
Chúng tôi xin tóm tắt một số quan điểm chính của Giáo sư Võ như sau:
Quan điểm 1: Không
chạy dự án vì tư lợi. Dự án xây đường liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội đã
được xác định là dự án trọng điểm, mang lại lợi ích cho tỉnh Hưng Yên và
nhân dân Văn Giang. Hưng Yên là tỉnh nghèo, Chính phủ đã chỉ đạo
các cơ quan Trung ương phải tạo mọi điều kiện cho tỉnh Hưng Yên phê
duyệt kịp dự án “đổi đất lấy hạ tầng” đường liên tỉnh đoạn từ huyện Văn
Giang đến huyện Khoái Châu trước ngày Luật đất đai 2003 có hiệu lực vào
ngày 01/07/2004.
Quan điểm 2: Việc
Giáo sư Võ trình Thủ tướng để ban hành 02 quyết định nêu trên là không
trái luật, vì Thủ tướng có quyền quyết định những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Chính phủ nhưng không do Chính phủ quyết định tập thể.
Quan điểm 3: Các quyết định trên phù hợp với quy hoạch sử dụng đất Hưng Yên thời kỳ 2001-2010 đã được phê duyệt.
Quan điểm 4:
Theo Luật đất đai 1993, không nhất thiết phải có quyết định thu hồi đất
đến từng hộ dân. Quyết định 742/QĐ-TTg vừa là quyết định thu hồi đất,
vừa là quyết định giao đất.
Chúng tôi xin bình luận về từng quan điểm trên của Giáo sư Võ:Về quan điểm 1:
Người dân Văn Giang chưa nghi ngờ Giáo sư Võ có tư lợi liên quan đến dự án Ecopark, nhưng có thể giáo sư Võ đã nhẹ dạ, cả tin. Giáo sư Võ là người phát biểu nhiều trên công luận về tham nhũng trong lĩnh vực đất đai. Riêng về cái gọi “đổi đất lấy hạ tầng”, giáo sư Võ khẳng định như sau (theo Báo Tiền phong ngày 13/04/2012): “Khi soạn thảo Luật Đất đai năm 2003, cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” đã được xem xét rất kỹ lưỡng với việc phân tích các nguy cơ tham nhũng trong cơ chế này, và thấy rằng nguy cơ tham nhũng rất lớn”, dẫn đến thay đổi về quy định này trong Luật đất đai 2003. Riêng Dự án này, giáo sư Võ đã nhẹ dạ, cả tin rằng (i) có một nhóm các nhà đầu tư có tiềm năng, (ii) muốn xây dựng đường cao tốc liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên, đổi lấy 500ha đất tại Văn Giang, (iii) đường cao tốc liên tỉnh này là dự án giao thông trọng điểm, (iv) các địa phương ở Văn Giang đều đãnhất trí trước khi trình Thủ tướng, thể hiện trong Biên bản đề ngày 20/06/2004 do Sở TN-MT lập, (v) có chỉ đạo của Chính phủ đẩy nhanh phê duyệt Dự án trước khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực.
Thực tế như sau:
(i) Nhóm đầu tư này (mà giáo sư Võ phải biết khi ký Tờ trình) là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (VIHAJICO), thành lập tháng 08/2003, vốn điều lệ 70 tỷ đồng (đến 2006 mới góp đủ 70 tỷ đồng), không có cổ đông nào có kinh nghiệm về xây dựng giao thông đường bộ.
(ii) Nhóm nhà đầu tư trên chỉ mong muốn 500 ha đất để làm khu đô thị với giá đền bù rẻ mạt, đường giao thông mới không phải là đường cao tốc, nếu xây cũng chỉ phục vụ tăng giá trị cho Khu đô thị. Mặc dù đã được giao đất làm đường, nhà đầu tư này vẫn chưa làm xong đường theo cam kết (hoàn thành trong năm 2009), và chưa thấy có dấu hiệu con đường này sẽ hoàn thành trong thời gian sắp tới.
(iii) Mặt khác, đường giao thông này không thể coi là Dự án giao thông trọng điểm vì không thấy dự án này trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt theo quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định 2897/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 có hiệu lực tại thời điểm 2004. Nếu là một Dự án giao thông trọng điểm, lẽ ra Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) phải có ý kiến đề xuất, phê duyệt hoặc trình duyệt. Nhưng đến 30/06/2004, chưa thấy Bộ GTVT có ý kiến như vậy.
(iv) Theo biên bản của Sở TN-MT tỉnh Hưng Yên ngày 20/06/2004 có 35 quan chức địa phương tham gia thẩm định, nhưng chỉ có 01 đại diện Sở TN-MT ký và không đóng dấu và 34 người còn lại không ký, mặc dù trong biên bản ghi “đọc cho mọi người cùng nghe nhất trí ký tên”. Ông Nguyễn Văn Tắng – Chủ tịch UBND xã Phụng Công, được coi là người trong danh sách tham dự thẩm định, ngày 17/08/2006 đã khẳng định tại trụ sở UBND xã với cử tri xã Phụng Công “về quy hoạch dự án tôi không hề được biết và tham khảo gì”.
(v) Trong buổi đối thoại ngày 08/11/2012, giáo sư Võ nhắc đến chỉ đạo của Chính phủ, phải phê duyệt Dự án trước khi Luật đất đai có hiệu lực, bà con Văn Giang có yêu cầu giáo sư chỉ ra văn bản chỉ đạo, nhưng cho đến nay chưa thấy giáo sư Võ cung cấp văn bản này.
Về quan điểm 2:
Giáo sư Võ cho rằng luật sư của bà con Văn Giang dựa vào Quy chế làm việc của Chính phủ được ban hành năm 1998 để phân biệt thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Giáo sư Võ trích dẫn Điểm 1.1 khoản 1 Điều 2 Quy chế này rằng Thủ tướng có thẩm quyền giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ nhưng không do Chính phủ quyết định tập thể. Do đó, Thủ tướng ban hành 02 quyết định trên là đúng. Thực tế, chúng tôi (luật sư cho bà con Văn Giang) chưa bao giờ dẫn chiếu Quy chế làm việc của Chính phủ được ban hành năm 1998 (vì quy chế này đã hết hiệu lực vào thời điểm 2004).
Chúng tôi đã dẫn chiếu Quy chế làm việc của Chính phủ được ban hành kèm theo Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12/03/2003, điểm l khoản 1 Điều 2 Chính phủ quyết định tập thể :
“l) Những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ.”
Trong quy chế này, điểm a khoản 1 Điều 4 quy định Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công việc sau đây:
a) Những vấn đề được Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, các văn bản pháp luật khác quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ và những vấn đề Chính phủ giao cho Thủ tướng Chính phủ giải quyết;
Như vậy, đã có sự thay đổi lớn trong Quy chế làm việc của Chính phủ tại thời điểm thông qua 02 quyết định số 303/QĐ-TTg và 742/QĐ-TTg nêu trên. Do 02 nội dung trong quyết định này thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo Luật đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001), và chúng tôi cũng không thấy Chính phủ đã giao cho Thủ tướng (thực ra là Phó Thủ tướng) quyết định 02 nội dung này. Chúng tôi không tìm thấy trong Nghị định, Nghị quyết nào của Chính phủ trong các năm 2003, 2004 giao việc này cho Thủ tướng.Vào tháng 5/2012, chúng tôi đã đề nghị Văn phòng Chính phủ cho biết có văn bản nào của Chính phủ giao việc này cho Thủ tướng không, nhưng chưa thấy Văn phòng Chính phủ trả lời.
Ngoài ra, Nghị định 66/2001/NĐ-CP đã sửa đổi Nghị định số 04/2000/NĐ-CP, theo đó Chính phủ đã thay thế Thủ tướng Chính phủ để quyết định các vấn đề về đất đai (trong đó có việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất và giao đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, những nội dung trong 02 quyết định nêu trên). Nếu Chính phủ đồng ý Thủ tướng quyết định 02 loại nội dung này, rõ ràng nội dung sửa đổi đó không cần thiết phải quy định trong Nghị định 66/2001/NĐ-CP.
Khi Bộ TN-MT được thành lập tháng 11/2002, Chính phủ đã chấn chỉnh việc ban hành quyết định liên quan đến đất đai không phù hợp Luật đất đai. Nghị định 91/2002/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ TN-MT đã quy định rõ Bộ TN-MT trình Chính phủ, không trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành những quyết định về đất đai. Như vậy, ông Võ phải biết rõ điều đó và khi nhận nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ TN-MT vào năm 2002 phải tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ về nội dung này, không thể căn cứ Quy chế làm việc của Chính phủ đã hết hiệu lực để trình sai địa chỉ và trái luật Đất đai.
Về quan điểm 3:
Trong buổi đối thoại ngày 08/11/2012, giáo sư Võ đã khẳng định (theo sự hiểu biết của giáo sư tại thời điểm ký Tờ trình), 02 quyết định trên không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai từ 2001-2010 của tỉnh Hưng Yên (đã được phê duyệt năm 2002). Chúng tôi đã yêu cầu Bộ TN-MT cung cấp bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Hưng Yên (đi kèm phê duyệt quy hoạch này), nhưng đến nay Bộ TN-MT vẫn chưa cung cấp. Các hộ nông dân Văn Giang khẳng định vào các năm 2002, 2003, tỉnh Hưng Yên đã chủ trương chuyển đổi tại Văn Giang từ đất trồng lúa sang đất trồng cây cảnh, quả có giá trị cao và họ đã tích cực chuyển đổi, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Văn Giang giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt tại Quyết định số 1613/QĐ-UB ngày 21/08/2003. Quy hoạch này không có nội dung hình thành một khu đô thị có quy mô tới 500 ha như Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang. Nói cách khác, tại thời điểm ký 02 quyết định trên, không có quy hoạch sử dụng đất nào cho phép một khu đô thị 500ha được xây dựng tại Văn Giang. Việc chưa điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt đã giao đất để thực hiện là trái Luật đất đai 1993 (đến 21/06/2007, Chính phủ mới có Nghị quyết số 31/2007/NQ-CP xét duyệt, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên từ năm 2001 đến 2010).
Về quan điểm 4:
Để giải thích cho việc không ra Quyết định thu hồi đất riêng cho từng hộ dân, cũng như không giao Quyết định thu hồi đất cho họ, Giáo sư Võ cho rằng Luật đất đai 1993 không quy định, chỉ có Luật đất đai 2003 có quy định. Quan điểm này không phù hợp pháp luật tại mọi thời điểm (từ năm 2004 đến nay). Luật đất đai 1993 (sửa đổi, bổ sung 1998, 2001) và Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (sửa đổi bổ sung 2004, 2005) đều đảm bảo cho các hộ dân quyền sử dụng đất và nếu bị thu hồi được quyền nhận Quyết định thu hồi đất đúng luật, ghi rõ tên họ và diện tích đất bị thu hồi của họ. Cụ thể như sau:
Khoản 2, Điều 3 Luật đất đai 1993 (sửa đổi bổ sung 1998, 2001) nêu rõ: “3- Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp có đất sản xuất.”
Điều 21 Luật đất đai 1993 này cũng quy định: “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó.”
Điều 28 Luật đất đai 1993 quy định: “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.
Việc thu hồi đất để chuyển sang mục đích khác phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.”
Điều 31 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi bổ sung 2004, 2005) quy định: “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính”.
Khoản 10, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 định nghĩa về quyết định hành chính như sau: “Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính”
Như vậy, việc thu hồi đất phải căn cứ bằng một quyết định hành chính, trong đó ghi tên (hoặc gắn liền một danh sách) một hoặc một số hộ dân cụ thể, cùng diện tích đất bị thu hồi của từng hộ dân. Người dân phải nhận được quyết định hành chính (có ghi rõ tên họ và diện tích bị thu hồi) để chấp hành hoặc thực hiện quyền khiếu nại. Nếu người dân chưa nhận được quyết định thu hồi đất (có ghi rõ tên họ và diện tích bị thu hồi), họ không có nghĩa vụ phải thi hành quyết định thu hồi đất. Do đó, quyết định 742/QĐ – TTg (không ghi tên người bị thu hồi, diện tích đất của người bị thu hồi) không thể coi là quyết định thu hồi đất của những hộ dân Văn Giang.
Mặt khác, nếu quyết định này là quyết định giao đất, để chủ đầu tư nhận 500ha đất đổi lấy hạ tầng cũng trái Điều 23 Nghị định 04/2000/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 66/2001/NĐ-CP. Theo đó, chỉ được trình Chính phủ giao đất để đổi lấy hạ tầng sau khi tổ chức nghiệm thu và xác định đầu tư xậy dưng công trình cơ sở hạ tầng , định giá khu đất sẽ trả cho chủ đầu tư đã bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Nói cách khác, chỉ khi chủ đầu tư đã xây xong công trình hạ tầng theo cam kết, Chính phủ mới giao đất cho Chủ đầu tư. Như vậy, Bộ TN-MT (trách nhiệm chính thuộc Giáo sư Võ) đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ giao đất cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư chưa thực hiện xây dựng công trình hạ tầng, tạo điều kiện cho chủ đầu tư “lấy mỡ nó rán nó”,“tay không bắt giặc”. Chủ đầu tư đã bán hàng nghìn căn biệt thự, căn hộ, đã hưởng lợi nhuận nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành hạ tầng.
Để giáo sư Võ tâm phục, khẩu phục, chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức một buổi đối thoại “phúc thẩm”, mời giáo sư Võ (cùng các luật sư, chuyên gia đầu ngành có thể trợ giúp giáo sư Võ) đến tranh luận. Chúng tôi hi vọng, buổi đối thoại “phúc thẩm” này sẽ có ích cho tất cả những người liên quan và những ai quan tâm đến việc thu hồi đất tại Văn Giang, cũng như có ích cho Đại biểu quốc hội và các quan chức để xây dựng một Luật đất đai mới cũng như tìm cách thức giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai một cách đúng luật, hợp tình, hợp lý theo như Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai.
Có nên đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam không?
Ông Lý Thái Hùng |
Gần đây vấn đề gặp gỡ, đối thoại giữa môt số cán bộ cao cấp của chính
quyền Việt Nam với một vài nhân vật trong cộng đồng người Việt tỵ nạn
tại Hải ngoại đã dấy lên sự tranh cãi và chống đối. Bên chống thì cho
rằng chính quyền Viêt Nam chỉ lợi dụng những buổi đối thoại này để tuyên
truyền, gây phân hóa chứ không thực tâm lắng nghe để thay đổi. Bên ủng
hộ thì cho rằng cần phải có những đối thoại song song với những vận động
chống đối để áp lực CSVN chấp nhận những thay đổi tốt hơn .
Đây là một vấn đề rất phức tạp, tế nhị trong tình hình chính trị hiện
nay; nhưng nó là một diễn trình có thể xảy ra nếu cả hai phía (CSVN và
các đảng phái không cộng sản) có những bước ngoặc thay đổi khi tìm ra
những đồng thuận cần phải giải quyết trong tiến trình dân chủ hóa Việt
Nam.
Thomas Việt của Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs) và Radio An Phong xin
mời quý vị theo dõi quan điểm của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng
Việt Tân về vấn đề đối thoại với chính quyền VN - một đảng chính trị mà
CSVN cho là lực lượng nguy hiểm nhất cho họ hiện nay.
Thomas Việt, VRNs (PV): Kính chào ông Lý Thái Hùng. Cảm ơn ông đã
dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt hôm nay về chủ đề đối thoại
với nhà cầm quyền Việt Nam. Như ông biết là hiện nay, chính quyền Viêt
Nam có cử ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao và là Chủ tịch Hội
người Việt Nam ở nước ngoài mở một số cuộc đối thoại kín đáo với vài
nhân vật có quá trình hoạt động chống cộng trong Cộng đồng người Việt
hải ngoại như tại Paris (Pháp), Orange County (Nam California) và
Houston (Texas). Ông nghĩ sao về những cuộc gặp mặt, đối thoại này thưa
Ông?
Ông Lý Thái Hùng (LTH): Thưa anh, đây không phải là chuyện xảy ra lần
đầu tiên. Trong vai trò chủ tịch Hội người Việt Nam ở nước ngoài, ông
Nguyễn Thanh Sơn đã từng đi nhiều nơi, gặp gỡ một số người trong Cộng
đồng hải ngoại không ngoài 3 mục tiêu: Một là chiêu dụ một số người về
Việt Nam làm ăn, đầu tư; hay kêu gọi hợp tác một số dự án nào đó mà chế
độ đang cần. Hai là giải thích, biện minh cho một số đường lối, chính
sách của chế độ để qua đó vô hiệu hóa một phần các chống đối. Ba là tìm
cách mua đứt hoặc hùn hạp với một số cơ quan truyền thông tại hải ngoại
để làm loa cho chế độ. Đặc biệt, ông Sơn còn lên tiếng mời một số nhân
vật được coi là “chống cộng” trong Cộng đồng về nước tham quan mà chính
ông Sơn sẽ là người ra đón tại phi trường.
Tôi không nghĩ đây là những cuộc đối thoại mà chỉ là một số cuộc tiếp
xúc nửa kín nửa hở mà chế độ, qua ông Nguyễn Thanh Sơn, tìm cách lung
lạc một số người và qua đó khuấy lên sự tranh cãi, hầu gây phân hóa Cộng
đồng hải ngoại. Trước đây, CSVN coi việc chiêu dụ đầu tư, hợp tác kinh
tế từ Cộng đồng hải ngoại là chính. Nhưng từ vài năm trở lại đây, Hà Nội
rất lo ngại về tiềm lực đóng góp của Cộng đồng hải ngoại cho các hoạt
động của phong trào đấu tranh tại quốc nội nên họ tìm cách gây phân hóa,
lũng đoạn, kể cả việc tung hỏa mù về đối thoại như đang thấy.
Gần đây, những cuộc gặp gỡ của ông Nguyễn Thanh Sơn thường chú trọng vào
việc giải thích, biện minh cho những chính sách của nhà cầm quyền Hà
Nội liên quan đến vi phạm nhân quyền, và ứng xử tại biển Đông.
Dĩ nhiên chúng ta đã thấy trong thực tế những cảnh lừa đảo để trấn lột
hết tài sản của những người Việt về nước đầu tư, cũng như sự thật về
thái độ quá sức hèn nhát của Hà Nội, không dám đối đầu với Bắc Kinh mà
chỉ hùng hổ đàn áp những người dân muốn bảo vệ đất nước. Điều đáng buồn
là đáng lẽ thực tế đó tự nó đủ để phủ nhận hết các ngụy biện của ông
Nguyễn Thanh Sơn, nhưng vẫn có người, dù là chỉ một số ít, vì quyền lợi
riêng vẫn chạy theo làm những điều mà chế độ muốn.
PV: Thưa ông, lịch sử chính trị Việt Nam trong gần 100 năm nay đã có
những cuộc đối thoại giữa hai phe đối nghịch chính kiến nào hay chưa?,
cụ thể ra là giữa những người Cộng sản và không Cộng sản?
LTH: Thưa anh, nói đến kinh nghiệm lịch sử thì chúng ta phải nhắc đến hai biến cố đã là bài học đáng nhớ như sau:
Bài học thứ nhất là cuộc hợp tác giữa lực lượng CSVN (lúc đó gọi là Việt
Minh) với một số đảng phái quốc gia (Việt Nam Quốc Dân Đảng gọi tắt là
Việt Quốc và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Cách)
trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 1 năm 1946. Lúc đó, các đảng phái
quốc gia có 70 ghế trong Quốc hội và nhất là tham gia vào chính phủ liên
hiệp lâm thời do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Nhưng chỉ mấy tháng sau
đó, lực lượng CSVN tìm cách cô lập các hoạt động của những đảng phái
quốc gia và chính quyền liên hiệp bắt đầu rạn nứt sau khi ký hiệp định
sơ bộ với Pháp vào tháng 6 năm 1946, khi ông Hồ chấp thuận để 15 ngàn
quân Pháp ra Bắc thay thế 10 ngàn quân Tưởng Giới Thạch rút về nước.
Và từ tháng 7 năm 1946, lấy cớ điều tra có người dự tính ném bom vào
đoàn diễn hành Pháp nhân ngày Quốc khánh Pháp (14/7), công an CSVN đã
tung chiến dịch lục soát các cơ sở của các đảng phái quốc gia và công bố
một số tài liệu, vũ khí cáo buộc rằng hai đảng Việt Quốc và Việt Cách
có âm mưu vũ trang lật đổ chính quyền liên hiệp. Trước sự trấn áp thô
bạo của lực lượng CSVN, ông Nguyễn Hải Thần lãnh đạo Việt Cách và các
thành viên của Việt Quốc, Việt Cách trong đó có có hai nhân sự trong
chính quyền liên hiệp là ông Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh phải chạy
lánh nạn sang Trung Quốc. Hợp tác giữa CSVN với các đảng phái quốc gia
chấm dứt từ đó và mở ra một trang sử đen tối khi CSVN càn quét và tiêu
diệt những ai không theo chủ nghĩa cộng sản.
Bài học thứ hai là cuộc Hội đàm Paris để chấm dứt chiến tranh và lập lại
Hòa Bình tại Việt Nam giữa bốn bên gồm Việt Nam Cộng Hòa (Chính quyền
Miền Nam), Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Chính quyền Miền Bắc), Chính quyền
Hoa Kỳ, Mặt trận giải phóng Miền Nam. Cuộc hội đàm kéo dài từ tháng 5
năm 1968 đến tháng 1 năm 1973 với sự ra đời của Hiệp định Paris vào ngày
23 tháng 1 năm 1973, dựa trên nền tảng: “các nước tôn trọng độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi Hiệp
định Genèva ra đời vào tháng 7/1954.
Thế nhưng Hiệp định Paris chưa ráo mực thì đầu năm 1975, chính quyền
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Miền Bắc) đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm
lăng, tấn công quân sự trên toàn lãnh thổ miền Nam và đã tiến chiếm Thủ
đô Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Thay vì thực thi chủ trương hòa
giải dân tộc sau chiến tranh như họ tuyên truyền trước đó, lãnh đạo
Miền Bắc đã áp dụng chính sách trả thù tàn ác, đưa hàng trăm ngàn quân
cán chính Miền Nam vào các trại tù tập trung cho chết dần và đẩy gần cả
triệu thường dân vô tội lên vùng rừng thiêng nước độc dưới mỹ từ xây
dựng vùng kinh tế mới.
Không chỉ bội ước đối với chính quyền Miền Nam, lãnh đạo Cộng sản Miền
Bắc còn phản bội cả Mặt trận giải phóng miền Nam qua cái gọi là “hiệp
thương Nam Bắc” để xóa sổ toàn bộ bộ phận lãnh đạo Mặt trận và thống trị
cả nước từ tháng 1/1977. Vô số chiến sĩ, cán bộ, đảng viên cộng sản từ
cả miền Nam lẫn miền Bắc đột nhiên bừng tỉnh, thấy mình bị lừa.
Từ hai kinh nghiệm lịch sử đó, những ai đang ráng dùng mỹ từ “đấu tranh
đối thoại” thì chỉ hoặc đang ngụy biện để che đậy những ý đồ nào khác,
hoặc đang tự lừa dối chính mình mà thôi, thưa anh.
PV: Việc ông Nguyễn Thanh Sơn đi gặp gỡ kín đáo một số người trong
cộng đồng chỉ là những bước thăm dò. Tuy nhiên theo ông thì chúng ta
(các đảng phái không cộng sản và nhân dân Việt Nam) có nên chọn giải
pháp đối thoại với chính quyền Cộng sản Việt Nam?
LTH: Trong đấu tranh bất bạo động, có đối thoại hay thương lượng chứ.
Nhưng chỉ có thể là loại đối thoại như để tạm án binh bất động mọi phía
hầu có thể di tản những người dân bị thương vì bạo lực của công an; hay
như để những cá nhân muốn từ giã lực lượng độc tài có đường rút lui mà
không bị người dân truy đuổi, hay ngay cả như thương lượng để một thiểu
số lãnh đạo độc tài chạy ra nước ngoài, hóa giải lực lượng bảo vệ chế độ
và nhờ đó tránh đổ máu cho dân chúng, v.v...
Nhưng không thể nào là loại đối thoại để tiếp tục kéo dài sự tồn tại của
một chế độ độc tài. Kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động của nhiều dân
tộc cho thấy — và có lẽ càng đúng trong trường hợp Việt Nam hiện nay —
là đối thoại với chế độ độc tài gần như luôn luôn là cái bẫy nguy hiểm
cho lực lượng dân chủ và có hại cho quốc gia. Chúng ta có thể tạm liệt
kê một vài ý đồ như:
- Để biết hết nhân sự và nguồn lực của lực lượng dân chủ rồi phá hoại, hay ngay cả thủ tiêu nhân sự.
- Để tạo phân hóa trong hàng ngũ dân chủ bằng cách mặc cả riêng với từng
thành phần dân chủ, hay tạo ấn tượng đang liên kết với thành phần dân
chủ này để cô lập thành phần kia.
- Để bòn rút tối đa tài sản đất nước và đổ tội cho các lực lượng dân chủ trước khi trốn chạy.
- Để kéo dài thời gian rối loạn và biện minh cho việc trở lại độc tài để “ổn định xã hội” như đang thấy tại Nga hiện nay.
Do đó trong phản kháng chính trị, yếu tố chính tạo ra những thay đổi xã
hội là lực lượng dân chủ phải kiên định mục tiêu đấu tranh giành lại tự
do dân chủ thật sự và chấm dứt nạn độc tài độc đảng, chứ không phải là
những cuộc đối thoại trên bàn hội nghị, vì nó chỉ giúp cho chế độ độc
tài tiếp tục tồn tại với một vài hứa hẹn thay đổi nào đó.
PV: Miến Điện đã có những thay đổi rất ngoạn mục trong hơn một năm
vừa qua. Ông nghĩ gì về cuộc đối thoại giữa Tổng Thống Thein Sien và bà
Aung San Suu Kyu của Miến Điện?
LTH: Khi lên làm Tổng thống vào tháng 3 năm 2011, ông Thein Sein đã đối
diện với 2 trong nhiều vấn đề đe dọa đến sinh mệnh chính trị của ông và
nước Miến.
Thứ nhất là Trung Quốc đã không chỉ khống chế mọi mặt kinh tế, quân sự,
thương mại tại Miến mà còn đang giúp vũ khí cho hai sắc tộc người Kachin
và người Shang chống lại quân đội Miến để đòi độc lập, tách ra khỏi
liên bang Miến.
Thứ hai là Hoa Kỳ và quốc gia Phương Tây không chỉ cấm vận kinh tế,
phong tỏa ngoại giao nước Miến mà con ra lệnh phong tỏa toàn bộ tài sản,
trương mục ngân hàng của hơn 5 ngàn tướng lãnh, nhân viên cao cấp của
chính quyền Miến kể cả gia đỉnh ông Thein Sein tại hải ngoại.
Muốn tháo gỡ hai đe dọa nói trên, ông Thein Sein phải tự chấm dứt sự lệ
thuộc vào Bắc Kinh và phải chấp nhận sự tồn tại của bà Aung San Suu Kyu
và lực lượng đối lập thì mới bãi bỏ các cấm vận kinh tế từ phía thế giới
tự do.
Từ tháng 5 năm 2011, Tổng thống Thein Sein đã cho đại diện của ông là Bộ
trưởng bộ lao động U Aung tiếp xúc riêng với bà Aung San Suu Kyu để dàn
xếp một cuộc đối thoại với Tổng thống Thein Sien dựa trên 4 điểm căn
bản: 1/ Cùng nhau nỗ lực vì hoà bình, ổn định và phát triển của đất nước
theo nguyện vọng của nhân dân; 2/ Hợp tác vì phát triển kinh tế, xã hội
và xây dựng hệ thống dân chủ; 3/ Tránh đưa ra các quan điểm xung đột,
nỗ lực hợp tác trên cơ sở cùng có lợi; 4/ Tiếp tục thúc đẩy đối thoại.
Ngày 19 tháng 8 năm 2011, cuộc đối thoại chính thức giữa Tổng Thống
Thein Sein và bà Aung San Suu Kyu lãnh đạo Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ
đã diễn ra tại dinh Tổng thống. Trong cuộc đối thoại này, Tổng thống
Thein Sein đã hứa sẽ trả tự do khoảng 6.000 tù nhân lương tâm qua nhiều
đợt, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí và ngôn luận, chấp nhận sự hoạt động của
Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ vốn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Ngược
lại ông Thein Sein kêu gọi bà Aung San Suu Kyu hợp tác với chính quyền
Miến bằng cách kêu gọi các quốc gia, nhất là Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận kinh
tế và phong tỏa ngoại giao.
Mấu chốt của cuộc đối thoại giữa Tổng thống Thein Sein và bà Aung San
Suu Kyu là đã đặt quyền lợi của quốc gia và sự tự do, dân chủ và hạnh
phúc của dân tộc Miến lên trên quyền lợi của phe nhóm riêng và đã vượt
qua những xung khắc chính trị của quá khứ. Kết quả của cuộc đối thoại
này đã mở ra một viễn cảnh rất tươi sáng cho Miến Điện hiện nay mà cả
thế giới ai cũng nức lòng ngưỡng mộ về sự sáng suốt của Tổng Thống Thein
Sein và sự dũng cảm của bà Aung San Suu Kyu.
PV: Nếu đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố công khai đối thoại với các
đảng phải thì điều kiện cần thiết họ phải làm trước khi đối thoại là gì,
trên quan điểm của Việt Tân, thưa Ông?
LTH: Thưa anh, hiện tại thì tôi không nhìn thấy bất cứ dấu hiệu gì là
nhà cầm quyền CSVN sẽ chấp nhận một cuộc đối thoại như Tổng thống Thein
Sein đã thực hiện cùng với bà Aung San Suu Kyu vì họ vẫn tiếp tục coi
những lực lượng chính trị khác với đảng Cộng sản Việt Nam đều là các
nhóm phản động và coi đa nguyên đa đảng là nguyên nhân của hỗn loạn và
bất ổn xã hội.
CỨ TẠM THEO CHỮ NẾU trong câu hỏi của anh, một ngày nào đó, đảng Cộng
sản Việt Nam tự dưng đổi đời tuyên bố công khai đối thoại với các đảng
phái khác như anh đề cập, thì điều kiện tối thiểu CSVN cần phải tỏ thiện
chí trong tình trạng nguy ngập hiện nay của đất nước là:
1/ Ngưng ngay các hành vi bán nước quá nguy hiểm hiện nay. Ngưng
ngay việc tiếp tay với Bắc Kinh bịt mắt dân tộc Việt Nam về mối quan hệ
hữu hảo không hề có.
2/ Thả hết những tù nhân lương tâm, những nhà yêu nước đang bị giam
giữ một cách phi lý và phi nhân trong suốt mấy thập niên vừa qua.
3/ Trực tiếp đối thoại TRƯỚC HẾT với giới trí thức, các nhà dân chủ,
các nhà yêu nước ngay tại quốc nội một cách nghiêm túc. Các đảng viên
Việt Tân chúng tôi trong nước sẽ cùng đứng với các nhà yêu nước trong
giai đoạn thử thách cam go đó.
4/ Từng bước bỏ các điều luật đang xiềng xích đất nước như điều 4 Hiến pháp, điều 79, điều 84, điều 88 luật hình sự, v.v.
Tóm tắt là nền tảng căn bản của đối thoại - nếu phép lạ Miến Điện xảy ra
- KHÔNG phải là tìm cách để độc tài cộng sản tiếp tục cai trị và chỉ
nhả ra cho người dân thêm chút quyền. Nhưng mục tiêu phải là đặt nền
tảng để chuyển sang thể chế dân chủ thật sự. Thể chế đó không nhằm truy
lùng tiêu diệt người cộng sản, nhưng đảng cộng sản chỉ được phép là một
trong những tập hợp chính trị vận động để được dân tộc chọn và trao cho
trách nhiệm lãnh đạo đất nước trong một khoảng thời gian nhất định. Và
dù được chọn hay không, mọi đảng phái PHẢI hoạt động bên dưới pháp luật
quốc gia.
Tôi không nghĩ những điều tối thiểu nêu trên quá tầm tay của những người
cầm quyền hiện nay. Nếu họ tạm ngưng vơ vét một chút thôi và nghĩ đến
tương lai của chính con em của họ, chứ chưa nói gì đến vận mạng của đất
nước, thì đã đủ để họ thấy là nên làm những điều như tôi vửa nêu ra ở
trên. Vì một khi đã mất nước rồi hay dân chúng đã tức nước vỡ bờ rồi thì
cái núi tiền mà họ vơ vét đó để làm gì? Có giữ được không, dù chạy ra
nước khác?
PV: Xin cám ơn ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân
Thomas Việt(VRNs)
Tổng bí thư chê thanh niên 'ít quan tâm"
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói cần chú ý giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên
Phát biểu tại Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng lên tiếng chê trách một bộ phận thanh
niên 'ít quan tâm tình hình đất nước'.
Lực lượng hậu bị của Đảng Cộng sản hiện đang tiến hành Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, khai mạc sáng thứ Tư 12/12.
Tổng bí thư Trọng có bài phát biểu ngay trong phiên khai mạc.
Ông Trọng nói trước cử tọa gần 1.000 người rằng "một bộ phận thanh thiếu niên còn có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc..."
"Đây là những vấn đề rất đáng lo ngại, trong đó tổ chức Đoàn có phần trách nhiệm lớn."
Ông tổng bí thư yêu cầu lãnh đạo Đoàn "nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn vai trò, vị trí của thanh niên trong thời kỳ mới, coi trọng và làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho lớp trẻ".
Ông cũng nói cần "tin tưởng giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để thanh niên tự tin tham gia vào các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước".
Ông không nói việc tham gia này cần có sự sắp xếp và chuẩn thuận của Đảng.
Bà Hà nói phong trào thanh niên chưa có chiều sâu và "chưa tạo được sức lan tỏa", việc nắm bắt dư luận cũng còn hạn chế.
Tuy nhiên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đó vẫn ngỏ lời khen ngợi "tinh thần yêu nước, không ngại gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước" của các Đoàn viên.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc là hoạt động chính trị quan trọng nhất của Đoàn Thanh niên, lần này kéo dài tới 14/12.
Đai hội sẽ bầu ra ban lãnh đạo của Trung ương Đoàn, bao gồm các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, cũng như thành phần ban chấp hành.
Nhiều lãnh đạo Việt Nam xuất thân từ Đoàn Thanh niên như ông Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN; ông Vũ Mão, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội...
Con trai út của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, cũng gia nhập hàng ngũ cán bộ Đoàn ngay sau khi du học Anh quốc về nước.
Các đại biểu Đại hội Đoàn lần X sẽ có cuộc đối thoại với lãnh đạo Chính phủ vào thứ Sáu 14/12.
(BBC)
Lực lượng hậu bị của Đảng Cộng sản hiện đang tiến hành Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, khai mạc sáng thứ Tư 12/12.
Tổng bí thư Trọng có bài phát biểu ngay trong phiên khai mạc.
Ông Trọng nói trước cử tọa gần 1.000 người rằng "một bộ phận thanh thiếu niên còn có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc..."
"Đây là những vấn đề rất đáng lo ngại, trong đó tổ chức Đoàn có phần trách nhiệm lớn."
Ông tổng bí thư yêu cầu lãnh đạo Đoàn "nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn vai trò, vị trí của thanh niên trong thời kỳ mới, coi trọng và làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho lớp trẻ".
Ông cũng nói cần "tin tưởng giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để thanh niên tự tin tham gia vào các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước".
Ông không nói việc tham gia này cần có sự sắp xếp và chuẩn thuận của Đảng.
Thừa nhận hạn chế
Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Thị Hà được báo chí trong nước dẫn lời thừa nhận hạn chế của hoạt động Đoàn Thanh niên, tổ chức tập hợp gần sáu triệu thanh niên trong nước.Bà Hà nói phong trào thanh niên chưa có chiều sâu và "chưa tạo được sức lan tỏa", việc nắm bắt dư luận cũng còn hạn chế.
Tuy nhiên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đó vẫn ngỏ lời khen ngợi "tinh thần yêu nước, không ngại gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước" của các Đoàn viên.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc là hoạt động chính trị quan trọng nhất của Đoàn Thanh niên, lần này kéo dài tới 14/12.
Đai hội sẽ bầu ra ban lãnh đạo của Trung ương Đoàn, bao gồm các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, cũng như thành phần ban chấp hành.
Nhiều lãnh đạo Việt Nam xuất thân từ Đoàn Thanh niên như ông Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN; ông Vũ Mão, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội...
Con trai út của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, cũng gia nhập hàng ngũ cán bộ Đoàn ngay sau khi du học Anh quốc về nước.
Các đại biểu Đại hội Đoàn lần X sẽ có cuộc đối thoại với lãnh đạo Chính phủ vào thứ Sáu 14/12.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét