Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Tin thứ Sáu, 23-11-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- TQ in đường ‘lưỡi bò’ trên hộ chiếu (BBC). - Trung Quốc in ‘đường lưỡi bò’ trong hộ chiếu, Việt Nam phản đối (VOA). - Việt Nam và Philippines phản đối Trung Quốc in yêu sách chủ quyền biển đảo trên hộ chiếu mới (RFI). Hãy xem: “Cùng lúc với phía Việt Nam, chính quyền Philippines cũng lên tiếng phản đối hành vi của Trung Quốc, với những lời lẽ dữ dội hơn  đích thân Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosarion đã lên tiếng … “ Việt Nam, Philippines phản đối hộ chiếu TQ in bản đồ “đường lưỡi bò” (GDVN).   – Phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam (CP).  – Yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ “đường lưỡi bò” trong hộ chiếu (TT). Đến cải ảnh người phát ngôn hôm qua trong họp báo cũng không có, phải dùng ảnh tư liệu là sao?  - Trao công hàm phản đối TQ in hình lưỡi bò trên hộ chiếu (TTXVN/ĐV).  - Phản đối Trung Quốc in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu  (TN). Hộ chiếu cũ (trái) và hộ chiếu mới của Trung Quốc (bên phải). DR/RFI =>
- Phản đối rồi thì làm sao? - (Quê Choa). “Ít ra khi đã đòi nó hủy bỏ thì việc cần làm ngay là ra tuyên bố: Việt Nam coi những  hộ chiếu có in hình lưỡi bò là hộ chiếu bất hợp lệ, tuyệt không cho ai có hộ chiếu đó được nhập vào Việt Nam. Nếu được thì mình vận động cả bốn nước Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đồng thanh tuyên bố coi những hộ chiếu in đường lưỡi bò là bất hợp lệ, ai có hộ chiếu đó sẽ không được nhập vào 4 nước nói trên”. – CƯ DÂN MẠNG HIẾN KẾ ĐỐI PHÓ VỚI HỘ CHIẾU CỦA TÀU KHỰA - (Tễu). Có 4 cách.
Thật lạ và khôi hài cho những lý luận của “nhà nghiên cứu Việt Long” hôm qua trên Tuần Việt Nam khi nó được đăng cùng ngày với tuyên bố … “bất lực” của người phát ngôn về  trò “hộ chiếu lưỡi bò” này.
Trong bài trả lời phỏng vấn đó, ông Việt Long có nhắc nhiều tới việc ta phải “củng cố chứng cứ pháp lý“, ngoài việc công bố nhữngchứng cứ lịch sử“, thì mới “có cơ sở thuyết phục dư luận một cách chặt chẽ nhất”. Thì đây, hành động ngang nhiên, táo tợn, mà rất có bài bản này của phía Trung Quốc đã đặt đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đứng trước một thách thức ghê gớm: có “củng cố chứng cứ pháp lý” bằng việc bác bỏ hoàn toàn những tấm hộ chiếu TQ khi được trình ra làm thủ tục trước các cơ quan ngoại giao VN, xuất nhập cảnh của VN hay không?
Từ chiều qua, khi đọc bản tin mới nhất trên VNExpress về vụ này, chúng tôi đã bình luận “việc trước mắt là các ông xử sự ra sao với tấm hộ chiếu láo xược đó khi công dân nước nó cầm theo nhập cảnh VN? Chắc là chào thua rồi!” Riêng việc người phát ngôn không dám tuyên bố mạnh mẽ sẽ coi những tấm “hộ chiếu lưỡi bò” là bất hợp lệ, như bài viết của Nhà văn Nguyễn Quang Lập nêu trên, hoặc sẽ không cấp visa cho những người mang hộ chiếu đó, như một trong những gợi ý TS Nguyễn Xuân Diện đã nêu, cũng cho thấy ngay chính quyền VN đã quyết sẽ … thúc thủ, trao cho TQ một “chứng cứ pháp lý” vô cùng quý giá, để đấu tranh tại tòa án quốc tế trong tương lai, khi họ tích cóp dần những chứng cứ pháp lý rất rõ ràng, tương tự.
Không biết Bộ Chính trị ĐCSVN có phải khẩn cấp tập họp, chụm đầu, vã mồ hôi hột mà bàn cách ứng phó với ngón võ Tàu cực hiểm này? Hay là họ chỉ nhóm họp để bàn cách … “quán triệt” quyết định của “bạn”, vì đã biết trước, đã thỏa thuận trước với “bạn 16 chữ vàng, 4 tốt” rồi? Cũng hôm qua, nghe một vị cựu đại tá tình báo Bộ Công an nói về một dư luận rằng trong chuyến dự hội chợ ở Nam Ninh của “đồng chí X” vừa qua, họ Tập có hứa cho vay 10 tỉ. Có phải đó cũng là một lý do mà “đồng chí X” được thoát hiểm không bị kỷ luật? Một độc giả lúc 5 giờ sáng nay đã đặt dấu hỏi “Không biết đây có phải là một phần kết quả của cuộc gặp giữa đồng chí X và Tập Cận Bình không nhỉ?”  
Không phải không có cơ sở để nghi vấn khi trong nhiều tháng qua, phía TQ đã táo tợn mà bài bản, từng bước tiến tới củng cố chứng cứ pháp lý cho sự tồn tại, kiểm soát được toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa của VN, trong khi đó, phía VN lại từng bước lùi, từ mức tuyên bố phản đối của người phát ngôn bộ Ngoại giao, rút xuống cấp Ủy ban biên giới (thuộc bộ ngoại giao), và cuối cùng chỉ còn là những bản tin của cơ quan thông tấn nhà nước – TTXVN – với hai chữ “phản đối” rất … con nít. Hôm qua, dường như trong một cơn “giãy chết” hoặc chỉ là hành động “lấy le” với dư luận trong, ngoài nước, hoặc như một màn mặc cả của kẻ tuyệt vọng, người phát ngôn Lương Thanh Nghị đã bất ngờ xuất hiện, lại còn “hoành  tráng” lên hẳn truyền hình quốc gia nữa … Hài!
Nhưng “nhà nghiên cứu Việt Long” đã đón đầu rất đúng lúc, xoa dịu dư luận, nào là chúng ta có đủ thứ vũ khí trên mặt trận chính trị, ngoại giao, pháp lý, lịch sử, có cơ quan tổ chức này nọ như Ban biên giới, Học viện ngoại giao, Quỹ Biển Đông (?), website, nên cần tin tưởng và ủng hộ Chính phủ. Trời ạ! “Ủng hộ Chính phủ” công nhận hàng triệu tấm hộ chiếu TQ đó nhập cảnh vào VN chúng ta hay sao? Ai không “tin tưởng và ủng hộ Chính phủ” mà liều lĩnh làm theo lời kêu gọi biểu tình phản đối trò hộ chiếu Tàu đó, trong một phản hồi trên blog Tễu, thì cứ thử xem sao? Họ sẽ nhận ngay được câu trả lời đanh thép từ lực lượng “còn đảng còn mình”, để chứng minh thêm cho một khẩu hiệu mới nữa: “Còn đảng … cộng sản Trung Quốc, còn mình!
Và … hỡi các ông bà đại biểu quốc hội đáng kính, có ai trong các quý vị tối qua đọc được tin về vụ hộ chiếu đó, rạng sáng nay đọc những bình luận trên trang này, để mà … có nhận thức, dám dũng cảm, có trách nhiệm đòi hỏi Quốc hội hãy nán lại trong ngày họp cuối cùng của kỳ họp quốc hội hôm nay, không (thèm) ngồi chờ đảng chỉ đạo nữa, bàn ngay về một nghị quyết khẩn cấp, làm kim chỉ nam cho Chính phủ đưa ra quyết định kịp thời bác bỏ tấm hộ chiếu nguy hiểm đó?
Tuy nhiên, để thật công bằng, xin quý độc giả giải mã câu nói có lẽ mang ẩn ý của ông Việt Long, rằng “Không một con dân đất Việt nào lại cam tâm bán rẻ đất nước mình”. Nghĩa là theo đó, dẫu có “bán” thì cũng sẽ không “rẻ” đâu, bà con đừng lo. Ví như với giá … 10 tỉ đô (vay), có “rẻ” không nhỉ? “Một miếng khi … chết đói bằng một gói khi no”, quả số tiền đó không “rẻ” tẹo nào, nó giúp cứu sống sót cho cả một … chế độ đó!
Để công bằng thêm chút nữa, thử đặt dấu hỏi trong hy vọng, là phải chăng ta cần “tin tưởng” Chính phủ này đang toan tính “ăn theo”, chờ học lóm các nước láng giềng ASEAN, đặc biệt là Philippines, coi họ ứng xử với trò “hộ chiếu lưỡi bò” này thế nào, rồi mới … xuất chiêu?  Hay là đọc ngay bài viết mới trên báo Nhân dân để hiểu thêm thực chất cái gì đằng sau những toan tính của đảng, nhà nước này: Ðó mới là “tiếng lòng yêu nước”. “Nước có yên thì mới phát triển được, chính trị có ổn định mới bảo đảm cho kinh tế phát triển. Ðiều ấy hẳn ai cũng biết. Trong điều kiện kinh tế còn không ít khó khăn, Ðảng và Nhà nước vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta bảo vệ Tổ quốc bằng mọi biện pháp kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, quân sự.” Sao nghe hao hao lối nói của “nhà nghiên cứu Việt Long” vậy ta?
Bổ sung khẩn cấp! Hồi 9h30′, một độc giả thân thiết gọi điện đặt câu hỏi thú vị. Đó là tại sao ông thủ tướng từng rất nhanh nhảu ra chỉ thị xử lý những blog bêu xấu, tố cáo mình, mà không thấy ông chỉ thị xử lý hành vi chống lại nhà nước CHXHCNVN này của phía Trung Quốc? Và đưa ra sáng kiến, là ông thủ tướng hãy ra lệnh cho tất cả các cửa khẩu nước ta bắt khẩn cấp những kẻ mang thứ “hộ chiếu lưỡi bò” đó, bằng việc áp dụng Điều 88 Bộ luật Hình sự, tội danh “Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liêu, văn hóa phẩm có nội dung chống nhà nước …”
Từ gợi ý trên, chúng tôi lại có một giải pháp khác, dung hòa hơn, đó là có thể chính phủ VN đưa ra một vài hình thức phạt hành chính, từ phạt tiền, cho tới thu giữ tạm thời hộ chiếu, trục xuất, hạn chế thời hạn nhập cảnh, hạn chế cấp thị thực lần sau nếu tái phạm v.v.. Lưu ý: tất cả các hình thức này phải được ghi nhận ngay trên tấm hộ chiếu hoặc trên visa VN cấp, trên dấu đóng xuất nhập cảnh để tránh sau này chúng lợi dụng làm bằng chứng, chứng tỏ VN đã công nhận chủ quyền TQ trên “đường lưỡi bò”.
- Đồng loạt yêu cầu TQ hủy đường lưỡi bò trên hộ chiếu  – Thế giới 24h: ‘Đường lưỡi bò’ không có cơ sở pháp lý (VTC). - Trung Quốc chọc giận láng giềng bằng hộ chiếu “lưỡi bò” (NLĐ).  – Hộ chiếu lưỡi bò : Mưu toan mới của Trung Quốc để áp đặt chủ quyền trên Biển Đông (RFI). – Chùm bài: Biển Đông: Phi lý yêu sách “đường lưỡi bò” (VOV). – Hộ chiếu có in hình lưỡi bò – “Một thách thức lớn” (RFA). Nếu Trung Quốc quyết định in bản đồ hình lưỡi bò bao gồm hơn 80% diện tích Biển Đông thì đó là hành động cuối cùng làm thức tỉnh những ai còn ảo tưởng về sự phát triển hòa bình của Trung Quốc”.
- Biển Đông: Việt Nam tán đồng đề nghị họp 4 nước ASEAN của Philippines (RFI). – VN sẽ họp về Biển Đông với Philippines, Malaysia, Brunei (VOA). - Đồng tiền chia rẽ ASEAN? (NLĐ). – Từ DOC tiến tới COC (CP).  – Nguyễn Ngọc Trường: ASEAN-Trung Quốc và Biển Đông: chút ánh sáng cuối đường hầm (TQ). – Phạm Trần: Việt Nam lại xấu mặt ở Nam Vang (DLB).
- Nhận xét ngắn (Nguyễn Thông). “Xin có nhời với bác Nhã rằng, giới cầm quyền chóp bu Trung cộng nó không coi mấy cái hội nghị này ra gì đâu. Nó cũng chẳng coi quan điểm của mấy ông học giả học thật người Tàu là quan điểm của nó đâu. Bọn ấy đi dự để cho vui thôi. Tin họ làm gì cho phí lòng tin… Nhiều bác nhà ta, nhất là những vị được coi là học giả, nhà nghiên cứu thì lại cực kỳ ngây thơ, ngây thơ cụ, hoặc giả vờ ngây thơ”.
- Quan hệ Mỹ -ASEAN được thắt chặt vì quyền lợi hỗ tương (RFI). – Thấy gì qua chuyến công du Đông Nam Á của TT Obama? (RFA).
Yêu sách của Trung Quốc thành tâm điểm Hội nghị biển Đông (VNN). - Việt Nam ủng hộ quốc tế hóa vấn đề Biển Đông (SGTT).
- Chiến đấu cơ Trung Quốc đã hạ cánh được trên tàu sân bay? (DT).
- Bao cay đắng trên mảnh đất rã rời quê hương (DLB).
TRƯỚC HIỂM HỌA MẤT NƯỚC MỘT LẦN NỮA: NHẮC LẠI CHUYỆN NHÀ MINH CƯỚP SÁCH CỦA TA ĐEM VỀ TÀU (Văn chương +).
- Minh Diện: ĐÂU PHẢI ‘CHUYỆN RIÊNG’ CỦA ÔNG ĐẶNG HÙNG VÕ? – (Bùi Văn Bồng).  – Nước cờ độc đáo đón ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI của bà con Văn Giang (FB Lưu Gia Lạc/ Thành).
- Pháp quan ngại về bản án tù cho nhà giáo Đinh Đăng Định (RFI). – Innova – “Đòi sửa Hiến Pháp” cũng bị phạm tội? Thế bắn hết những đứa nào đang đòi sửa Hiến pháp ở Quốc Hội! (Dân Luận). “1. ‘Có tư tưởng’ cũng bị phạm tội? Nguy hiểm thật.  2. ‘Đòi sửa Hiến Pháp’ cũng bị phạm tội? Thế bắn hết những đứa nào đang đòi sửa Hiến pháp ở Quốc Hội.  3. ‘Đòi phi chính trị trong giáo dục’ cũng bị phạm tội? Thế từ khi nào VN chính trị hóa giáo dục?  4. ‘Đề cao xã hôi dân chủ’ có phạm tội? Thế anh Ba vừa mới tuyên bố cái gì về dân chủ?”.
- Mời xem lại: Đinh Đăng Định ‘hạn chế về nhận thức’  (BBC).  “Ông Định có tư tưởng đa nguyên đa đảng, đòi sửa điều 4 Hiến pháp, đòi phi chính trị trong giáo dục, đề cao xã hội dân chủ. Hội đồng xét xử cho rằng không phù hợp và đi ngược lại đường lối của Nhà nước và pháp luật”. – Bắc Phong – “Đại bàng (Dân Luận).  Anh Ba 51 tuổi đảng, đã lên chức “Đại bàng“, nên ”được phép” nói về dân chủ. Thầy Định chưa đến tuổi, mà đòi dân chủ nên phải bóc lịch 6 năm!
- Mừng Luật Thủ đô, Hà Nội tung quân cưỡng chế dân (Cầu Nhật Tân).  – Việt Nam của thế kỷ 21 vẫn còn có nạn kiêu binh: Một đại họa cho đất nước và cho dân tộc, cần phải tiêu diệt! (DLB). Đất nước do “Đại bàng” lãnh đạo nên mới có những cảnh này! – Đây kiêu binh: Vì sao công an thành đại họa của dân? (VOA’s blog). Theo nhân chứng trong cuộc là bà Trần thị Huỳnh Mai đến từ Bình Dương, vài chục công an hùng hổ cầm dùi cui xông vào chửi bới, đánh đập bà con, dật xé biểu ngữ. Cụ Hà Thị Nhung, 76 tuổi, từ Thanh Hóa ra, lớn tiếng đọc những câu vè chống tham nhũng đã bị một nhóm công an xông đến xô ngã và đánh vào chỗ hiểm. Cụ ngất tại chỗ. Nhóm công an hèn nhát bỏ chạy tuy chúng có sẵn xe có thể chở cụ đi cấp cứu. Cụ Nhung tắt thở sau đó”. - Tình cảnh khó khăn của dân oan Trần Ngọc Anh(RFA).  Cụ Lê Hiền Đức thăm chị Trần Ngọc Anh ở bệnh viện Saint Paul hôm 19-11-2012 =>
- Hà Văn Thịnh: Cả nước là công dân loại 2? (BoxitVN).
- Lỗ Trí Thâm – Bài dự thi viết về Nhân quyền: Phải trả lại cho dân tộc QUYỀN BÌNH ĐẲNG! (Dân Luận). “Những người cộng sản có quyền thành lập đảng phái, tự do hội họp ra nghị quyết. Thế nhưng họ lại đàn áp bắt bớ tù đầy những người khác làm giống họ. Sự bình đẳng tối thiểu đó cũng bị cướp mất”. Đảng ta là đảng độc quyền/ Đảng cho đảng được phép xiềng dân ta/ Người dân mở miệng kêu la/ Cái tội “chống đảng” khó ra khỏi tù!
- Liêm sỷ và năng lực Quốc hội ở đâu? (Phạm Hồng Sơn).  - CƯỚP CÒ MỒM ! (Bùi Văn Bồng). - Đại biểu Quốc hội và gói bánh quy của lòng dân (VnEco). “Phó giáo sư, tiến sĩ luật, Trung tướng Trần Văn Độ, Phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Chánh án Toà án Quân sự Trung ương, đại biểu Quốc hội đoàn An Giang, với người viết, là một vị đại biểu khá đặc biệt.”
- Việt Nam sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với giới lãnh đạo (VOA).  - Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo cao cấp (RFI). - Phạm Hồng Sơn: ‘Lấy tín nhiệm chỉ là thủ đoạn chính trị’ (BBC). “Người cầm quyền bao giờ cũng nghĩ ra rất nhiều những giải pháp, những thủ thuật, mà dân gian vẫn gọi là những thủ đoạn, để làm sao cho quyền lực của họ được ổn định nhất, tức là làm sao để người bị trị cảm thấy yên tâm trong sự thống trị của họ.” - Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Quyền bất tín nhiệm lãnh đạo cao cấp nhất: Bước tiến nhỏ đáng ghi nhận (RFI). – Bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo thế nào (BBC).
VÒNG LUẨN QUẨN GIẢI THỂ, CHIA TÁCH, SÁP NHẬP, LẠI TÁI LẬP – (Bùi Văn Bồng). Những bài học nửa khôn (lỏi) nửa dại!
- BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG NÓI PHÉT VÀ HỨA HÃO ! (Sơn Thi Thư). – Tham nhũng VN: ‘Quan nào mặt cũng nhọ’ (BBC). “Động đến bất kỳ việc gì cũng là phong bì. Quan chức từ cấp to đến cấp bé, mặt ai cũng nhọ hết, chỉ là nhọ ít hay nhọ nhiều mà thôi”.Công bố 4 ngành tham nhũng nhất Việt Nam (VOA). – Thiện Tùng: Luận về tham nhũng (BoxitVN).
- “Chính phủ dũng cảm nhận khuyết điểm, đó là nét mới” (TTXVN).
- Về cố TT Võ Văn Kiệt: - Soi mình cho tới cuối đời (PLTP). - “Hãy cứ nói: Sáu Dân ơi, sai rồi!” (TT).
- Lộ ‘đơn trình bày và nguyện vọng khẩn thiết’ của ông Đặng Văn Thành, cựu Chủ tịch Sacombank (BVPL/ VinaCorp). Bài gốc: Có đúng thủ tục tố tụng? đăng trên báo Bảo vệ Pháp luật, cơ quan của VKSND Tối cao. Cơ quan tư pháp mà phải hỏi câu này, người dân biết tìm câu trả lời ở đâu? Nếu cơ quan hành pháp bắt người không cần phải theo trình tự, thủ tục, chẳng cần VKSND ra quyết định, liệu có nên giải tán VKSND Tối cao, để cơ quan hành pháp muốn bắt ai thì bắt, muốn bắt kiểu nào cũng được?
<- HÀNG CHỤC NGÀN TỶ TÀU MA KHÔNG ĐƯỢC CHẾT ĐỂ ‘ĐẸP’ SỔ SÁCH!   –   NHỮNG CON TÀU MA CẦN PHẢI ‘ĐƯỢC CHO CHẾT’ ĐỂ KHÔNG ‘HÚT MÁU TIẾP CỦA NHÂN DÂN’! (QLB).
Sẽ kiểm tra việc mua sắm xe công ở Quảng Bình (TP).
- Việt Nam: Bắc Hàn version 2.0? (DĐKTVN). “Và thế là kết thúc thời kỳ thử nghiệm ‘KT THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN’, và trở lại thời kỳ ‘KINH TẾ XHCN THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN’, hay ‘KT XHCN’ cho ngắn gọn“. – Sở hữu chéo ‘đe dọa kinh tế VN’ (BBC).  – Điểm báo 22.11.2012 (DĐKTVN).
Cảnh sát biển Việt Nam bắt 11 hải tặc (TN).  - Đạp sóng cứu người: Tình người đất Việt (TN).
- Cảnh sát giao thông hóa trang bắt lỗi người vi phạm (VNE).  – Tại sao CSGT tệ hại trong con mắt công chúng?   – Thượng tá CSGT nói về tham nhũng trong lực lượng (NĐT).
- Vũ Văn Thái – Chủ chính, chính chủ với quan trí và dân trí xứ mình (Dân Luận).  - Bài đã điểm tối qua, cần nhắc lại: Hà Nội: CSGT “kêu trời” với Nghị định 71 (KT). Một CSGT không chức tước, mà dám thẳng thắn phê Nghị định của thủ tướng, lại còn thể hiện kiến thức không xoàng về luật pháp nước khác. Có lẽ cũng là trường hợp hiếm hoi cho thấy mình xứng đáng với danh hiệu “công dân ưu tú Thủ đô”. – Xe máy cũ sẽ không được lưu hành (NLĐ).  - Xe chính chủ: ‘Hoãn binh’ không phải giải pháp (PLTP).
Chuyên gia ngoại hiến kế giảm tai nạn giao thông (TP).
-  Không thể chủ quan, xem nhẹ phòng chống khủng bố (CP).
- Lãnh đạo huyện trần tình về phát ngôn ‘không tiếp khách trung ương’ (VNE).
- Trên 9 triệu đồng mới nộp thuế: Hợp lý! (NLĐ).
- Video Đối thoại chính sách về Luật Hợp tác xã sửa đổi (VTV).
- Hà Nội: Hàng chục nhân khẩu đối mặt nguy cơ mất nhà ở phường Bách Khoa (DT).
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho vay sai cả ngàn tỉ đồng (NLĐ).
Luật Thuế thu nhập cá nhân: Áp dụng từ 1.7.2013 (stockbiz). - Kiến nghị chưa thu Quỹ Bảo trì đường bộ (PLTP).  - Nên thu phí sử dụng đường bộ qua xăng dầu (TN).
- Học sinh lớp 11 A7 Trường THPT Lý Nhân làm đơn kiến nghị thay cô giáo chủ nhiệm (Nguyễn Tường Thụy).   –   Những hình phạt phản giáo dục, sự xúc phạm nhân phẩm của cô giáo Nguyễn Thanh Thủy.  – Đơn tố cáo của phụ huynh em Nguyễn Văn Phúc.
- Nhóm giáo hữu Hà Đông gặp gỡ bạn bè nhân ngày 20/11/2012 (Nguyễn Tường Thụy). Từ trái qua phải: Thầy Nguyễn Thượng Long – Thầy Nguyễn Thanh Nhàn – Thầy Vũ Hùng – Thầy Nguyễn Anh Dũng – Thầy Vũ Mạnh Hùng =>
- VỤ CHỦ TỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC BỊ ĐỀ NGHỊ CHO THÔI CHỨC: Đã xin từ chức trước khi bị đề nghị cho thôi chức (PLTP).
- Phạm Văn Hạng: TIẾC THƯƠNG ÔNG SÁU DÂN (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Bình luận nóng trước giờ khai mạc Đại PG 7: Vẫn những tiếng kêu quen thuộc của chim “quốc” trong đêm (chùa Phúc Lâm).
- IMF: Miến Điện sẽ trở thành ngôi sao mới của châu Á (RFI).
- Người đưa ra sự thật về nạn đói TQ (BBC). - Trung Quốc: Hạ cấp công an? (BBC). - Máy bay cảnh báo sớm Trung Quốc kém Mỹ-Nhật ít nhất 20 năm (GDVN). - Đài Loan cấm Đức Đạt Lai Lạt Ma nhập cảnh (RFI).  - Trung Quốc ngưng sử dụng nội tạng của các tử tù (TTXVN).
- Bắc Triều Tiên đe dọa bắn phá một đảo của Hàn Quốc (RFI). - Triều Tiên sẽ phóng vệ tinh bất chấp lệnh cấm LHQ (TTXVN). – Dân Hàn Quốc biểu tình chống Triều Tiên (VOA). – Trung Quốc và chiến lược bao vây kinh tế Bắc Triều Tiên (RFI).
KINH TẾ
- Vũ Quang Việt: Nợ công, nợ ngân hàng của Việt Nam được hé mở (BoxitVN/Diễn đàn).
- Cổ đông lớn chống đối, gây khó tái cơ cấu ngân hàng(VnEco). - Lợi nhuận ngân hàng: Suy giảm trong dự liệu (DT). - Ngân hàng rục rịch gom trái phiếu cuối năm (VnE). - Thị trường vàng ra sao sau 25-11 ngừng huy động? (TP). - Đã có hồi kết cho các CTCK yếu kém (LĐ).
Có thể xây dựng luật quản lý vàng (VnEco).  - Thị trường vàng ra sao sau ngày 25-11 ngừng huy động? (TP).
28,7 tỉ USD xây Khu liên hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội (TN).
Không bắt buộc kê khai thuế qua mạng (PLTP).
<- Hà Nội: 41 dự án trọng điểm đều chậm tiến độ (TT).  - Cầu dây văng lớn nhất VN lỗi hẹn? (VNN).
Vay tiền mua nhà: “Cẩn trọng”!(NLĐ).  - Bỏ hoang đất ‘vàng’ (TP).  - Địa ốc có thể ấm lên vào năm tới? (DĐDN).
VN nhập hơn 15 triệu USD gà đông lạnh từ Hàn Quốc (TT).  - Gà nhập từ Hàn Quốc là “gà già” (NLĐ).
Vinamilk đồng hành cùng người tiêu dùng triệt tiêu tin đồn thất thiệt (TN).  - Doanh nghiệp hờ hững chuẩn bị hàng tết (DV).
Hàng Việt thâm nhập chợ ngày càng nhiều (TBKTSG).  - Độ phủ hàng Việt tăng 30-40% (TT).
- Nhóm mua: Có dàn xếp nổi không? (GenK).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 208. THÁI TỔ LÝ CÔNG UẨN (Vsk).
- Xã hội và chiến tranh ở miền Nam trước 1975 qua các ký sự của Dương Nghiễm Mậu (Vương Trí Nhàn).
- Văn học miền Nam 54-75 trong cách nhìn của VƯƠNG TRÍ NHÀN hôm nay (GNLT).
- Lại Nguyên Ân: Đôi điều nhớ lại Về công việc biên tập sách lý luận phê bình ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn (BoxitVN).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 95) (Nhật Tuấn).
Theo dấu người xưa: Gương trung hiếu của Phủ cậu Trần Xuân Hòa (TN).
- Bài tham gia cuộc “thi” dịch văn xuôi ra thơ Đường luật (phần 3) (Nguyễn Tường Thụy).
PHÁC HỌA CHÂN DUNG THƠ VIỆT NAM HÔM NAY, NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG VỪA VƯỢT QUA HOẶC ĐANG ĐƯỢC THỬ NGHIỆM (Văn chương +).
- Nguyễn Ngọc Tiến: Thú chơi Đĩa Than (Lê Thiếu Nhơn).
- Cần thêm nhiều cánh cửa mở ra cho giới mỹ thuật  (SK&ĐS).
- LIÊN HOAN PHIM QUỐC TẾ HÀ NỘI LẦN 2: Phim Việt khó có cơ hội (NLĐ).  - Đua làm phim hài chiếu Tết (NLĐ). Hoài Linh góp mặt trong phim Tết năm nay: Nhà có 5 nàng tiên. =>
- Tương lai của tiểu thuyết minh họa (SK&ĐS).
- Tại sao Đà Nẵng là “thành phố hạnh phúc nhất” châu Á? (KT).
- Cổ vật Việt Nam đang có xu thế hồi hương! (Infonet).
- Cuối Việt, thêm một dấu chân… (LĐ).
Xe tăng 390 – Những chiến công huyền diệu (ANTĐ).
Điểm lại các thành tựu của Phật giáo 5 năm qua (Kiến thức).
- Video Chuyện về một dân tộc thứ 55 tại Bình Phước (VTV).
Trăn trở bảo tồn di sản văn hóa dân gian (HNM).
- Hà Tĩnh: Vinh danh Cây Di sản cho cụm cây Kơ nia trăm năm tuổi (DT).
Sáng nay, khai mạc Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (VOV).
- Thiếu nữ người Dao thoải mái ngủ với người lạ (ĐV/ Ngôi Sao).
Xiếc Việt Nam có “Vàng” (ANTĐ).
- Rẻ mạt như thù lao cho vũ công ở Việt Nam (VNN).
<- Tổng thống Obama phóng sinh gà tây nhân lễ Tạ Ơn (VOA). – Tổng thống Obama kêu gọi đoàn kết nhân ngày Lễ Tạ Ơn (VOA).  – Cuộc diễu hành ngày Lễ Tạ Ơn ở New York (VOA).
- Gặp Ninja cuối cùng của Nhật Bản (BBC).
- Nguyễn Hưng Quốc: Bức tranh Úc: Đất nước (VOA’s blog).
HLV Phan Thanh Hùng: ĐTVN sẽ đánh bại Myanmar (VNN). - Ký ức Rajamangala (PLTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Phải thay đổi toàn diện môn sử (GDVN).
- Điểm sách: Nghĩ nhanh, nghĩ chậm (Nguyễn Văn Tuấn).
- Đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế (NLĐ). - Xu hướng việc làm trong tương lai (TN).
Trường ĐH ngoài công lập “ngắc ngoải” tuyển sinh (GD&TĐ).  - Rút giấy phép đào tạo cơ sở giáo dục ERC (TN). - Lình xình tại Trung tâm ETC, Đại học Quốc gia Hà Nội (TP).
‘Mùa giáo sư’ (TVN). - Nở rộ giáo viên ngoại dạy tiếng Anh (TT).
Dịch vụ đưa đón, giữ trẻ sau giờ học: Tiện nhiều, rủi ro không ít (ANTĐ). =>
Phó thác sinh mạng để được đến trường (VNN).
Hà Nội: Kiên quyết dẹp bỏ phiếu bé ngoan ‘biến dạng’ (VTC). Bỏ hẳn thứ “phiếu” này đi!
Phá ổ bạc phục vụ giáo viên, học sinh (TP).
- Quảng Nam: Trường học hư hỏng do động đất, thầy trò phấp phỏng (DT).
Nhiều người dân nông thôn và miền núi sẽ được sử dụng internet miễn phí (GD&TĐ).
- Công ty TNHH Melior Việt Nam biến mất: Chỉ phê bình thôi sao? (NLĐ).
- Cuộc tranh luận đầu tiên về triết lý giáo dục ở Athens: Bài 2: Chế độ dân chủ (TS).
- Làm giấy từ phân voi (BBC).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thêm trẻ sơ sinh tử vong ở bệnh viện Quảng Ngãi (NLĐ). “Nằm từ trưa đến 17 giờ cùng ngày, vợ anh bị vỡ ối, cổ tử cung mở 6 phân. ‘Tôi vội báo bác sĩ và yêu cầu mổ gấp. Thế nhưng, các nữ hộ sinh bảo phải đợi bác sĩ tới vì không có ở bệnh viện. Đến khoảng 20 giờ, vợ tôi được đẩy vào phòng siêu âm nhưng ở đây không có điện. Tiếp đó, vợ tôi được đẩy lên phòng mổ… Khi mổ xong, con tôi không khóc, tím tái toàn thân’”.  - Lại tai biến sản khoa ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi (TT). - Vụ giám đốc bệnh viện lộng quyền, tư lợi: Kéo dài thời gian thanh tra (TN).
- Vụ bệnh nhân tử vong sau khi mổ ruột thừa: Bệnh viện FV thừa nhận sai lầm (NLĐ).  – Thiếu sót của FV không trực tiếp gây tử vong bệnh nhân (TT).
- CA Cầu Giấy: ‘Chậm giải cứu nạn nhân bị bóp cổ chết do trời tối (ĐV).
Thâm nhập ‘bar ôm’ cho khách Nhật giữa lòng Hà Nội (TP).
- Chuyện tình của người đàn ông có 3 vợ, 14 con (ĐV).
- Đi chữa bệnh tà – Bài 1: Đánh để trị bệnh! (PLTP).
Lên kế hoạch diệt chuột trong toàn TP.HCM (TT).
- Nóng: Lại phát hiện chất lạ “mới toanh” trong áo ngực TQ (KT). - Phát hiện dịch trắng như sữa trong áo ngực Trung Quốc (TP).
- Kinh hãi công nghệ bắt cua đồng bằng… thuốc sâu (DV).  – Ăn rau muống như uống thuốc độc (GĐ).
- Quản lý, bảo vệ rừng khu vực Tây Nguyên: Cần sự chuyển biến mạnh từ các doanh nghiệp (Thiên nhiên).  – Giao đất rừng cho… lâm tặc (ANTĐ).
- Giữ xác chồng 3 năm chờ… hồi sinh (DP/ DT).
Úc bắt 3 người gốc Việt buôn ma túy (TN).
- Thư gửi đồng nghiệp láng giềng (TT). Tưởng là sau khi viết “Hơn 1.000 năm sau, các bạn đang nhắc lại lời của Đỗ Phủ để phê phán chính quyền đã không chăm lo tốt cho người dân, dẫn đến câu chuyện quá đỗi thương tâm về năm cậu bé họ Đào” thì tay Bút Bi sẽ bảo: chúng tôi cũng sẽ học hỏi các bạn, dám phê phán chính quyền ở nước tôi … Nhưng không phải. - Vụ “5 cậu bé bán diêm” gây nhức nhối ở Trung Quốc. - Trung Quốc bắt giữ 90 người vì tội bắt cóc trẻ em (TTXVN).  - Trung Quốc điều tra rượu chứa chất hóa dẻo (PLTP).
QUỐC TẾ
- Ngừng bắn bắt đầu trên dải Gaza (BBC).  - Israel và Hamas ngừng bắn (NLĐ).  – Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza (RFI).  - Israel tấn công Gaza nếu lệnh ngừng bắn thất bại (TTXVN).  – Thế giới hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza (TQ). – Tình hình Dải Gaza, Israel yên tĩnh sau lệnh ngưng bắn (VOA). - Tám ngày xung đột, không bên nào thua! (PLTP).
Lữ đoàn nữ chiến binh của al-Qaeda (TN).
- 40.000 người thiệt mạng từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu ở Syria (VOA). – “Thổ Nhĩ Kỳ không nên triển khai tên lửa gần Syria” (TTXVN). - Nga, NATO xung đột vì kế hoạch triển khai tên lửa chống Syria (VnM).
- Iran: Tạm xa giới hạn nguy hiểm (HNM).
- Afghanistan bị vạ lây vì biện pháp trừng phạt nhắm vào Iran (VOA).
- Nam Sudan tố cáo Sudan thực hiện một vụ không kích (VOA). – Sudan đập tan âm mưu đảo chính, bắt quan chức (TTXVN). - Sudan bắt cựu giám đốc tình báo (TP).
- Bom tự sát giết 23 người ở Pakistan (VOA).  - Đánh bom gần thủ đô Pakistan, 23 người chết (DT).
- Liên Hiệp Quốc bênh vực thành tích tại CHDC Congo (VOA).
- Úc bênh vực việc hạn chế truyền thông tại các trung tâm tạm giữ (VOA).
- HRW kêu gọi Philippines mạnh tay với các nhóm vũ trang “gia tộc” (RFI).
- HRW kêu gọi Ấn Độ tạm ngưng án tử hình (VOA).
- Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp (TN).
- Nhật Bản bổ nhiệm tân đại sứ ở Trung Quốc (VOA). – Hàn Quốc cảnh báo chủ nghĩa dân tộc gia tăng tại Nhật (RFI). – Nhật: Bắt cóc con tin ép thủ tướng từ chức (NLĐ).
- BBC bổ nhiệm tổng giám đốc mới (TT).  – BBC có Tổng giám đốc mới (BBC).
Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy bị chất vấn về quỹ bầu cử trái phép (LĐ).
Không quân Nga tiếp nhận 2 chiếc Su-30CM đầu tiên (TTXVN). - Các đơn vị pháo binh Nga được cấp vũ khí hiện đại (TTXVN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 22/11/2012;  + Cà phê sáng – 22/11/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 22/11/2012 Tài chính kinh doanh trưa – 22/11/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 22/11/2012;  + Đối thoại chính sách – 21/11/2012;  + Tp HCM:Taxi và xe ôm làm náo loạn sân bay TSN;  + Gia tăng bệnh ung thư tại Huế – 22/11/2012;  + Chuyện về một dân tộc thứ 55 tại Bình Phước;  + Tài chính kinh doanh tối – 21/11/2012;  + Petrolimex báo lãi sau lỗ;  + Thuốc giấm quả… siêu tốc;  + Ý tưởng nuôi lợn có một không hai;  + Thời sự 12h – 22/11/2012;  + Thời sự 19h – 22/11/2012.

1406. Lộ ‘đơn trình bày và nguyện vọng khẩn thiết’ của ông Đặng Văn Thành, cựu Chủ tịch Sacombank

VinaCorp/ Bảo vệ Pháp luật (Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao)

Lộ ‘đơn trình bày và nguyện vọng khẩn thiết’ của ông Đặng Văn Thành 

Thứ Năm, 22/11/2012, 21:19
Báo Bảo vệ pháp luật nhận được đơn xin cứu xét của ông Đặng Văn Thành (SN 1960, hiện thường trú tại 32/89 Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TPHCM), nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (gọi tắt là Sacombank). 
Cụ thể,  theo đơn trình bày của ông Thành: Vào lúc 10h sáng ngày 01/11/2012, các thành viên trong gia đình ông gồm ông Thành, hai con Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My (trừ vợ ông là Huỳnh Bích Ngọc bận đi công tác không đến được) đã được Cơ quan CSĐT Bộ công an (C46B) “mời” đến trụ sở Bộ công an phía Nam tại số 258 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Khi đến làm việc, ông Thành và hai con hoàn toàn bất ngờ và sửng sốt khi Cơ quan CSĐT đề nghị các thành viên trong gia đình ông giải trình một số vấn đề: Quá trình điều hành hoạt động của các thành viên trong gia đình ông với tư cách là các thành viên lãnh đạo trong Hội đồng quản trị của Sacombank; Việc mua bán tài sản của Sacombank với các đối tác khác của Sacombank; Làm rõ các khoản dư nợ của các Công ty mà Đoàn Thanh tra đánh giá là gia đình ông có tham gia góp vốn. Trong khi, cha con ông không hề được Cơ quan điều tra thông báo trước lý do phải giải trình.
Với ý thức tôn trọng pháp luật, ông Thành và các con đã tự nguyện ở lại từ 10h sáng ngày 01/11/2012 cho đến 17h ngày 03/11/2012, nghiêm túc trình bày những vấn đề được Cơ quan điều tra mong muốn xác minh làm rõ. Tuy nhiên, trong quá trình ở lại và làm việc tại Cơ quan điều tra, HĐQT Sacombank đã  tổ chức họp và bãi miễn chức danh Chủ tịch HĐQT do ông Thành đảm nhiệm mà không có sự tham gia của ông, sau đó ông Thành mới viết đơn xin từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT Sacombank.
Theo phản ánh của ông Thành, sau khi được về nhà, bản thân vì quá sốc trước quá trình diễn biến tố tụng hết sức bất ngờ này, ông đã bị bệnh nặng phải cấp cứu tại Bệnh viện Pháp – Việt, con ông là Đặng Hồng Anh đã tiếp tục được mời lên làm việc tại Cơ quan điều tra.
Theo phán đoán của ông Thành, nguồn gốc của sự việc đang xảy ra có lẽ bắt đầu từ khi các nhóm cổ đông lớn thuộc Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Eximbank gửi công văn ngày 01/03/2012 về Biên bản họp nhóm cổ đông với tỷ lệ đã sở hữu 53,26% vốn điều lệ của Sacombank yêu cầu được tham gia HĐQT Sacombank. Sau khi tiến hành thương lượng, bản thảo về cơ cấu nhân sự HĐQT không đạt được kết quả như mong muốn, nhóm Ngân hàng Phương Nam đã thương lượng v/v chuyển nhượng thêm 15% vốn điều lệ mà Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đương nhiệm sở hữu. Việc đàm phán kết thúc và các bên đồng ý ghi nhận thành quả và những giá trị hữu hình và vô hình mà thương hiệu Sacombank có được và tôn trọng các giao dịch hiện có, cũng như cam kết không hồi tố bất cứ vấn đề gì nào do Hội đồng quản trị đương nhiệm đã phê duyệt.
Tuy nhiên, thật bất ngờ là sau khi thỏa thuận về việc bổ sung, thay đổi các vị trí chủ chốt trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành, Ban Kiểm soát, các cơ cấu, bộ phận có liên quan, trong đó cá nhân ông Thành (chiếm tỷ lệ cổ phần 3,976%) vẫn đảm nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và con trai ông Thành là Đặng Hồng Anh (chiếm tỷ lệ cổ phần 3,459%) đảm nhận chức danh Phó Chủ tịch HĐQT, thì được biết Thanh tra Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Đoàn Thanh tra để thanh tra Ngân hàng Sacombank. Đoàn Thanh tra đã tiến hành làm việc từ giữa tháng 7/2012 về nhiều nội dung, trong đó có biên bản làm việc ngày 05/10/2012 đề cập đến các vấn đề có liên quan đến việc cấp tín dụng của Sacombank cho nhóm khách hàng “bị coi” là có liên quan đến các thành viên gia đình chúng tôi.
Trong khi tôi bị bệnh phải điều trị, chưa có điều kiện trực tiếp làm việc và giải trình với Đoàn Thanh tra thì sự việc Cơ quan điều tra Bộ Công an triệu tập gia đình chúng tôi khiến cho gia đình chúng tôi hết sức băn khăn và cảm thấy lo lắng, vì:
Thứ nhất, liên quan đến hoạt động của Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các hoạt động của Sacombank, cho đến thời điểm hiện nay khi gia đình ông bị mời lên Cơ quan điều tra làm việc, Sacombank vẫn chưa hề nhận được dự thảo Kết luận thanh tra, chưa được thực hiện quyền giải trình của người bị coi là đối tượng thanh tra và hoàn toàn chưa nhận được bản Kết luận thanh tra chính thức để được giải trình, cung cấp tài liệu để được xem xét theo quy định. 
Thứ hai, về một số vấn đề và cáo buộc đối với gia đình ông Thành bị coi là sai phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Sacombank mà Cơ quan điều tra đang tập trung làm rõ, ông Thành cho biết: các Bản Thỏa thuận hợp tác chiến lược ký ngày 27/3/2012; Bản Thỏa thuận của nhóm cổ đông lớn đã thể hiện quan điểm là “hai bên thống nhất tôn trọng các quyết sách về quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động của các cấp lãnh đạo đương nhiệm của Sacombank nếu các quyết sách này phù hợp với quy định của pháp luật”; “tôn trọng các giá trị, công sức của sáng lập viên Sacombank, tôn trọng các quyết sách về quản trị, kiểm soát điều hành hoạt động trước đây của lãnh đạo Sacombank”. Qua đó, các nhóm cổ đông lớn đã tiến cử các chức danh lãnh đạo mới trong Hội đồng quản trị, Ban điều hành đều thống nhất ghi nhận các thành quả mà Sacombank đã đạt được, tôn trọng và cam kết kế thừa các quyết sách mà Lãnh đạo Sacombank cũ đã thực thi trên cơ sở tìm kiếm các giải pháp hợp lí, hợp tình.
 Thứ ba, những vấn đề, nội dung, con số xác định thiệt hại mà hiện nay nhóm cổ đông lớn, Ban lãnh đạo hiện hành của Sacombank đang quy buộc gia đình chúng tôi phải chịu trách nhiệm và cơ quan CSĐT đang làm rõ là chưa  đảm bảo căn cứ, cơ sở pháp lý: bởi các vấn đề liên quan đến SBS, các khoản nợ tín dụng tại Sacombank của các Công ty bị coi là có liên quan đến gia đình chúng tôi, cũng như việc mua “lợi thế thương mại” của Công ty cổ phần thẩm định giá Thương Tín… là những vấn đề tồn đọng từ các quyết sách của HĐQT và Ban điều hành cũ trước đây. Những vấn đề tồn đọng này đã được các nhóm cổ đông lớn ghi nhận tại các Thỏa thuận, cam kết, Nghị quyết đã nêu trên, cần được xem xét, tìm kiếm các giải pháp hợp tình, hợp lý, trong đó cần xem xét đến thời gian, bối cảnh, nguyên nhân, các yếu tố khách quan tác động đến các xác định bản chất sự việc.
Tất cả các khoản dư nợ tín dụng nói trên đều nằm trong thời hạn của hợp đồng tín dụng, có tài sảm đảm bảo và được các tổ chức tín dung trong và ngoài nước xếp hạng bậc tín nhiệm cao. Gia đình ông Thành đã tập hợp đầy đủ các tài liệu liên quan để mong được giải trình về bản chất các khoản dư nợ này và các tài sản bảo đảm. Ngoài ra, các tài sản mua – bán – thuê bao gồm quyền sử dụng đất, quyền thuê đất tại Khu Công nghiệp Tân Kim (mở rộng); Khu công nghiệp Tân Kim; tại Khu phố 1 phường Quyết Thắng TP Biên Hòa; tại 40E đường Út Tịch, quận Tân Bình, tại phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa; tại thị trấn Dương Đông huyện Phú Quốc và việc bán tài sản tại các Kho tại Khu công nghiệp Sóng Thần…,đã được HĐQT mới, trong đó có tân Chủ tịch HĐQT – ông Phạm Hữu Phú (đại diện cho nhóm cổ đông lớn) đặt bút ký….
Sau khi trở thành nhóm cổ đông lớn chi phối tại Sacombank, HĐQT mới đã quyết định cho phép Ban điều hành triển khai thực hiện các giải pháp theo quy định của pháp luật, bởi còn liên quan đến các chủ thể tham gia ký kết các Thỏa thuận, hợp đồng nêu trên. Do vậy, trong trường hợp nếu có thiệt hại thì các chủ thể sẽ tự giải quyết với nhau thông qua đàm phán, thương lượng, nếu tranh chấp không giải quyết được thì có quyền đưa ra Tòa án, Trọng tài giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự – kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay, những vấn đề liên quan đến quyền được giải trình các nội dung mà Đoàn Thanh tra đặt ra chưa được Sacombank thực hiện. Các cam kết và thỏa thuận của các nhóm cổ đông lớn hiện đang nắm quyền điều hành Sacombank, cũng như các quyết sách mà họ đã long trọng đưa ra, đều là những vấn đề, nội dung đang trong lộ trình cần được xem xét, đánh giá một cách toàn diện, trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan, tính lịch sử của vấn đề, cũng như đánh giá bản chất và có căn cứ xem các khoản tiền bị coi là thiệt hại có xác thực hay không.
Ông Thành khẳng định, là người sáng lập và tận lực, tận tâm đổ biết bao mồ hôi, công sức, cùng bạn bè, cộng sự, tập thể cán bộ nhân viên gây dựng nên hệ thống Sacombank từ khi mới thành lập (1991 với vốn điều lệ chỉ có 3 tỷ đồng) đến sự phát triển như ngày nay: tổng tài sản hơn 160.000 tỷ đồng; 400 chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp nước cũng như sang cả thị trường của hai nước bạn Lào và Campuchia…10 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận trước thuế là 2.259 tỷ đồng, đặc biệt là thặng dư tiền mặt hơn 1.700 tỷ đồng. Tổng cộng tích sản đạt trên 7.000 tỷ đồng. Đồng thời Sacombank là một trong 20 đơn vị nộp ngân sách lớn nhất cả nước.
Niềm vui chưa trọn thì gia đình ông Thành bị Cơ quan CSĐT liên tục mời lên làm việc. Việc này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của gia đình ông, ảnh hưởng đến quyền lợi của chính gia đình ông (hiện tại, cổ phần của gia đình ông Thành còn tại ngân hàng là 8%); mà đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán và hoạt động tài chính – ngân hàng, khiến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải chuẩn bị các phương án đối phó, giải quyết tình trạng bất ổn tại Sacombank hiện nay.
Nguyện vọng của ông Thành và các con hiện nay là được tạo điều kiện giải trình với Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước về các vấn đề có liên quan quá trình thanh tra hoạt động của Sacombank và xin nghiêm túc chấp hành các quyết định có liên quan về việc giải quyết, khắc phục hậu quả (nếu có), như :Xin xem xét, đánh giá về các thỏa thuận, cam kết và kiến nghị mà đại diện nhóm cổ đông lớn, Hội đồng quản trị mới đã chấp thuận hoặc quyết định hiện vẫn còn nguyên giá trị pháp lý, đang trong quá trình triển khai thực hiện. Về bản chất các vấn đề nêu trong các thỏa thuận, quyết nghị nêu trên là các quan hệ dân sự – kinh doanh thương mại. Trong trường hợp phát sinh các tranh chấp về quyền lợi, tài sản, nêu không thỏa thuận, thương lượng được thì các bên có thể đưa ra giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự – kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật;…
 Xin chuyển nội dung xin cứu xét của các thành viên trong gia đình ông Đặng Văn Thành tới cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho gia đình ông cũng như sự phát triển chung của Sacombank.
Theo Bảo vệ Pháp Luật

208. THÁI TỔ LÝ CÔNG UẨN

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *
TS. LÃ DUY LAN
Xung quanh Lý Công Uẩn, vua sáng lập ra triều Lý, có khá nhiều truyền thuyết, huyền thoại, nhất là những truyền thuyết, huyền thoại nói về việc nhà Lý thay nhà Tiền Lê trị vì đất nước. Sau đây chỉ là một số dẫn chứng tiêu biểu.
Có thể do lúc bấy giờ đạo Phật ở nước ta đã phát triển rất mạnh, có nhiều đệ tử đến nương nhờ cửa Phật và có nhiều nhà sư trụ trì nổi tiếng thông tuệ, uyên bác, là lực lượng trí thức tiêu biểu của đất nước, và như vậy, điều tất yếu xảy ra là họ đã chuyển dần địa hạt, từ tôn giáo bước sang chính trị – xã hội.

Thời Lê Đại Hành có Quốc sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu tham chính, làm đến chức Thái sư. Kíp đến thời Lê Trung Tông 3 ngày và Lê Ngọa Triều 4 năm, trên chính trường xảy ra đầy rẫy những hành vi bạo ngược, những việc làm thương luân bại lý (như Lê Ngọa Triều giết anh cướp ngôi, hành hình tù binh man rợ, trói người vào mạn thuyền cho rắn cắn, róc mía trên đầu nhà sư…) đã gây bất bình sâu sắc trong mọi tầng lớp xã hội, và chính đó là tiền đề cho ra đời những truyền thuyết huyền thoại nói lên sự tất yếu phải có sự thay đổi chính thể. Những truyền thuyết huyền thoại này có thể là do sự “dàn dựng” của các nhà sư – trí thức. Nhưng dẫu như vậy, thì nó vẫn có tác dụng và giá trị, vì như thế đã phù hợp với tâm tư tình cảm và nguyện vọng của mọi người.
*
Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp, nay là Tiên Sơn – Bắc Ninh. Bà mẹ họ Phạm, nhân một hôm đi chơi trên chùa Tiên Sơn (tức chùa Trường Liên trên núi Tiêu ở xã Tương Giang – Tiên Sơn) cảm ứng với thần rồi về có mang, sinh ra Ngài vào năm 974, cuối đời Đinh.
Trước đó mấy tháng, ở viện Cảm Tuyền thuộc chùa Ưng Thiên Tâm trong châu Cổ Pháp, có con chó mẹ đẻ chó con màu trắng nhưng lại có những đốm lông màu đen xếp hình hai chữ “Thiên tử”. Do vậy mà từ miệng các nhà trí thức địa phương, rồi sau đó là dân chúng trong vùng, đã lan truyền câu chuyện rằng “đến năm Tuất sẽ sinh ra một người làm Thiên tử”. Quả nhiên, Lý Công Uẩn đã sinh ra ở vùng này vào chính năm Giáp Tuất (974). Tuy vậy, vì có nhiều người cũng sinh năm ấy, nên sự kiện này lúc bấy giờ chẳng có ý nghĩa gì, ngoại trừ việc người mẹ không chồng mà chửa gây nên sự dị nghị của mọi người.
Sinh được ba năm, bà mẹ họ Phạm ẵm đứa trẻ đến nhà Lý Khánh Văn để xin làm con nuôi. (Có thể Công Uẩn chính là con hay cháu của Khánh Văn mà bấy giờ bà mẹ đem trả lại chăng?). Khánh Văn nhận lời, đặt tên cho đứa trẻ là Lý Công Uẩn.
Lý Khánh Văn vốn là nhà hào phú trong vùng, bản thân lại có học hành và giao du rộng, nên sau khi nhận nuôi Công Uẩn được mấy năm thì cho cậu bé đến chùa Cổ Pháp (tức chùa Lục Tô ở xã Đình Bảng, Tiên Sơn – Bắc Ninh) vừa để nương nhờ cửa Phật mà cũng vừa để theo học nhà sư Vạn Hạnh, vốn nổi tiếng lúc bấy giờ là một vị đại sư uyên bác, thông tuệ.
Vừa trông thấy Công Uẩn đến chùa, Đại sư Vạn Hạnh đã đoán ngay với Lý Khánh Văn: “Đứa bé này có tướng mạo khác thường, sau này lớn lên có thể giúp vào việc cứu khôn phò nguy trăm họ, và làm đến bậc minh chủ trong thiên hạ”.
Đại sư rất vui mừng và từ đấy hết lòng dạy dỗ Công Uẩn nên người, và biết được mọi điều hơn lẽ thiệt.
Tuy nhiên, theo quan niệm đương thời, Lý Công Uẩn “thuở nhỏ không phải là đứa trẻ hiếu học. Tuy bị ép vào khuôn phép nhưng Công Uẩn chỉ học hành sách vở chiếu lệ, còn mọi sở thích là dồn vào việc chơi bời chạy nhảy như phần lớn những trẻ em khác. Duy có điều, trong các trò chơi, bao giờ Công Uẩn cũng tỏ ra khôn ngoan, trí tuệ hơn những đứa trẻ này, và được chúng tôn làm “thủ lĩnh”.
Đại sư Vạn Hạnh biết như vậy nhưng Ngài cũng chẳng cấm đoán, ngược lại còn hướng dẫn cho Công Uẩn biết được cái “lý” của các sự việc, hiện tượng, và từ đấy chỉ ra con người khôn ngoan là phải biết hành động như thế nào.
Khi hết tuổi ở nhà chùa, Công Uẩn trở về nhà với mớ kiến thức kinh sử qua loa. Tuy nhiên, là người nhanh trí, nên thơ văn của Ngài làm ra cũng khá trôi chảy, biến hóa.
Lý Khánh Văn giao Công Uẩn trông coi việc nhà và nhiều công việc đồng áng khác, nhưng Ngài cũng chẳng chịu để mấy tâm sức vào làm. Chí hướng của Ngài lúc bấy giờ là còn ở vào những việc khác, hệ trọng hơn rất nhiều…
Ấy là việc, Đinh Tiên Hoàng, rồi Lê Đại Hành, vốn lúc đầu cũng chỉ là những người bình thường áo vải, nhưng nhờ có võ công và trí lực hơn người, đã trở thành những vị Tướng Úy và Hoàng Đế lẫy lừng, làm cho cả nhà Tống cũng phải nể sợ, đã kích thích mạnh mẽ chí tiến thủ của nhiều thanh niên có học lúc bấy giờ. Vì vậy, khi có chiếu chỉ của nhà vua về việc gọi trai tráng “nhập ngũ” là Lý Công Uẩn hăng hái lên đường ngay. Sự hăng hái của Công Uẩn còn do một nguyên do khác nữa, là Ngài không muốn ở quê lâu để nghe mọi người đàm tiếu về việc mình không có bố!
*
Lúc đầu Lý Công Uẩn được bổ sung vào đội quân bảo vệ bốn mặt Kinh thành (“tứ sương quân”), rồi sau đó một thời gian dài, nhờ mẫn tiệp, cung cẩn, được tin tưởng, bổ vào quân túc vệ, chuyên đi kề cận nhà vua (“điện tiền quân”) vào giữa thời Lê Ngọa triều.
Khi Lê Đại Hành băng hà (1005), các con trai tranh nhau ngôi báu, đánh nhau giằng co đến 8 tháng trời. Hoàng thái tử Long Việt (tức Lê Trung Tông) vừa định vị được ba ngày thì bị Thái tử Long Đĩnh giết chết, rồi tiếm ngôi, là Lê Ngọa triều.
Trái với tất cả các bầy tôi và người thân tín khác của Lê Trung Tông, khi nhà vua chết thì họ đều chạy trốn, duy chỉ có Lý Công Uẩn là ôm lấy xác vua mà khóc lóc thảm thiết. Hành vi này biểu hiện sự trung tín của một kẻ bề tôi, bất chấp cả cái chết đang đe dọa.
Dẫu là một kẻ tàn bạo đến mức sẵn sàng giết hết cả anh em, nhưng Lê Long Đĩnh chẳng những không giết Lý Công Uẩn mà trái lại, còn ban khen là một người trung thành. Và để thưởng công, đồng thời khuyến khích cho sự trung thành ấy – điều mà Lê Long Đĩnh rất cần lúc này – khi lên ngôi, Lê Ngọa triều đã thăng cho Lý Công Uẩn làm “Tứ sương quân phó chỉ huy sứ”. Gần ba năm sau, tức là trước khi Lê Ngọa triều băng hà một năm, còn phong thêm cho Lý Công Uẩn làm “Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ” nữa! Điều ấy có nghĩa: Lý Công Uẩn là người chỉ huy đội bảo vệ tin cẩn nhất của nhà vua!
*
Khi làm “Phó chỉ huy sứ…” ở Kinh thành Hoa Lư, Lý Công Uẩn thỉnh thoảng cũng về thăm nhà cha nuôi ở làng Đình Bảng. Đây là làng mà đại bộ phận là người họ Lý đang làm ăn tiến phát, cũng là làng rất sùng đạo Phật, và có nhiều nhà sư tên tuổi lúc bấy giờ. Ở trong vùng có chùa Kiến Sơ thuộc làng Phù Đổng, nằm kề cận với nơi thờ Phù Đổng Thiên vương (Thánh Gióng) và cả hai đều là những chốn nổi tiếng linh thiêng từ lâu đời truyền lại.
Thuở trước đó, Thiền sư Chí Thành khi tu ở chùa Kiến Sơ có lập một gian nhà thờ thần Thổ địa ở bên phải chùa. Nó cũng là nơi Thiền sư ăn nghỉ và thường xuyên tụng niệm. Sau khi Thiền sư viên tịch, gian nhà ấy cũng đổ nát chỉ còn trơ nền đất cũ. Người trong làng cho rằng chỗ ấy là linh thiêng, nên thường đến đốt hương cầu khấn ở gốc cây cổ thụ mọc trên nền đất có gian nhà thuở trước.
Đến khi sư Đa Bảo tới trụ trì sửa chữa lại chùa Kiến Sở, cho chỗ ấy là nơi thờ nhảm, bèn bảo chú tiểu ra dẹp những đồ thờ cúng kia đi, thì bỗng một hôm, thấy ở thân cây cổ thụ có một bài kệ như sau:
Phật pháp thùy năng hộ
Văng thính trụ Kỳ Viên
Nhược phi ngô chủng tử
Tảo tùy biệt sứ thiên
Bất tái Kim cương bộ
Mật tích ná la diên!
Mãn không trần số chúng
Thị Phật thành oan khiên
(Nghĩa: Phép Phật ai hộ trì? Đợi nghe ở chỗ đất Phật. Nên không phải giống nòi ta, nên sớm rời đi chỗ khác. Nhưng không được đem bộ Kim cương đi. Vết tích bí mật không nên để lan ra. Những kẻ trần tục như bụi bám đẩy trong không gian mà thờ Phật, thì chỉ thành tội lỗi).
Mấy năm sau, lại thấy bài kệ khác, ở dưới bài kệ trên:
Phật pháp từ bi đại
Uy quang phú đại thiên
Vạn thần câu hướng hóa
Tam giới tận hồi toàn
Ngô sư hành hiệu lệnh
Ta quỉ thục cảm tiên
Nguyện thường tùy thụ giới
Trương ấu hộ Kỳ Viên.
(Nghĩa: Phép Phật rất từ bi, uy linh trùm cả cõi đời. Muôn vị thần đều hướng theo, ba cõi đều lan khắp. Nay Sư ta thi hành hiệu lệnh, tà quỉ nào dám phạm tới? Xin thường theo sư để thụ giới, lớn với nhỏ đều trụ trì ở đất nhà Phật).
Sư Đa Bảo nhìn thấy lấy làm lạ, bèn lập đàn trì giới và cúng lễ ngay tại chỗ đó. Dân chúng từ đấy cũng đua nhau làm theo và càng tin tưởng ở sự linh thiêng màu nhiệm đã được hiển hiện.
Khi Lý Công Uẩn về thăm nhà, biết sư Đa Bảo là vị cao tăng, nên lần nào cũng đến viếng thăm. Đọc hai bài kệ trên thân cây cổ thụ, tuy chưa báo trước điều gì cụ thể, nhưng Lý Công Uẩn vốn thông minh lại giỏi tâm lý, cũng hiểu được ý tứ rằng từ nay cần phải biết dựa hẳn vào các nhà sư và chúng sinh đệ tử để làm hậu thuẫn cho mọi công việc, nếu bản thân còn muốn tiếp tục bước lên những bậc thang địa vị xã hội cao hơn…
*
Tuy vậy, là người khôn ngoan, bề ngoài Lý Công Uẩn vẫn thản nhiên như thường, như mọi vị quan lại khác, và vẫn dốc lòng lo tròn bổn phận, được nhà vua đương thời tín nhiệm.
Khi ấy, những hành vi bạo ngược của Lê Ngọa triều càng ngày càng trở nên quá quắt. Nhà vua tùy tiện làm nhiều việc, chẳng khác một tên côn đồ. Trăm họ ta thán, oán hận. Nhưng các quan trong triều, kể cả Lý Công Uẩn, đều miệng câm như hến, chẳng ai dám can ngăn vì sợ bị mất đầu.
Tuy nhiên, dẫu không ai nói năng gì, thì trong bụng nhiều vị quan lại lúc bấy giờ, lại hiểu rằng tình trạng này sẽ không thể kéo dài lâu được. Sớm hay muộn thì nhất định cũng phải xảy ra một cuộc thay đổi chính sự. Và Lý Công Uẩn, vốn là người cơ trí, nên hiểu tình trạng tâm lý này của mọi người rõ hơn ai hết.
Trong thời gian ấy, ở trong châu Cổ Pháp quê hương của Lý Công Uẩn, lại xảy ra một sự kiện nữa, khác thường.
Một hôm mưa gió sấm chớp làm cho cây gạo ở làng Diên Uẩn trong chùa này bị sét đánh cháy khô hết cành lá. Hôm sau dân chúng đi qua, nhìn lên thân cây, ngay chỗ sạm đen do vết sét đánh, lại thấy có bài kệ:
Thụ căn diểu diểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Mộc di tái sinh
Chấn cung kiến nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình
(Nghĩa: Gốc cây thăm thẳm. Ngọn cây xanh xanh. Cây hòa đao rụng. Mười tám hạt thành. Cành đông xuống đất. Cây khác lại sinh. Đông mặt trời mọc. Tây sao náu hình. Sáu, bảy năm nữa. Thiên hạ thái bình).
Đại sư Vạn Hạnh ở chùa Cổ Pháp – Đình Bảng hay tin, đến tận nơi xem rồi ghi lại, về nhà đoán giải riêng như sau: “Thụ căn diểu diểu”, chữ “căn” nghĩa là gốc, tức là vua, chữ “diểu” đồng âm vài chữ “yểu”, nên đọc là “yểu”.
“Mộc biểu thanh thanh”, chữ “biểu” nghĩa là ngọn. Ngọn tức là bề tôi. Chữ “thanh” âm gần với thanh nên hiểu “thanh” tức là “thịnh”.
“Hòa, đao, mộc” ghép lại thành chữ “Lê” (họ Lê). “Thập, bát, tử” ghép lại thành chữ “Lý” (họ Lý). “Đông a” là chữ “trần”, “nhập địa” là người phương Bắc vào cướp.
“Mộc di tái sinh” là họ Lê khác lại sinh ra. “Chấn cung kiến nhật”, “chấn” tức là phương đông, “kiến” là mọc ra, “nhật” là thiên tử.
“Đoài cung ẩn tinh”, “đoài” là phương tây, “ẩn” nghĩa cũng như “lặn”, “tinh” là thứ nhân.
Chắp lại cả bài, Đại sư cho rằng, đây là ý nói: Vua thì non yểu, bề tôi thì cường thịnh. Họ Lê mất, họ Lý nổi lên. Thiên tử ở phương đông mọc ra thì thứ nhân ở phương tây lặn mất. Trải qua 6, 7 năm thì thiên hạ thái bình.
Khi Lý Công Uẩn về thăm nhà rồi đến thăm thầy, thì Đại sư Vạn Hạnh kể lại câu chuyện và khích lệ thêm rằng:
- Đây là thiên cơ, cho biết họ Lý cường thịnh, tất sẽ dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng ở triều đình thì chỉ có Thân vệ là người nhân từ độ lượng, được lòng dân chúng, lại đang nắm giữ quân quyển. Vậy đứng đầu muôn dân không phải Thân vệ thì còn ai đảm đương nổi nữa? Ta nay đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức cảm hóa của Thân vệ như thế nào – được như vậy thực là cái may mắn nghìn năm mới có đó.
(Sự việc đó xảy ra năm 1009, năm sau Lý Công Uẩn lên làm vua, còn Đại sư Vạn Hạnh thì sống thêm 16 năm nữa (1025), chỉ mất trước Lý Thái Tổ 2 năm (1027).
Nghe thầy nói thế, Lý Công Uẩn mừng thầm trong bụng, nhưng ngay lập tức lại mặt tái đi. Là vì Ngài nghi “Nếu lời đồn này mà đến tai nhà vua thì ắt hẳn mình sẽ không còn giữ được tính mạng!” Lý Thân vệ vội bảo nhỏ với Đại sư Vạn Hạnh:
- Xin thầy chớ tiết lộ điều này ra với ai cả!
Để cho thật an toàn, sau khi từ chùa về nhà, Lý Công Uẩn còn dặn người anh (con đẻ của Lý Khánh Văn) bí mật đưa Đại sư Vạn Hạnh từ chùa Cổ Pháp đến chùa Tiên Sơn và không để cho Ngài tiếp xúc với ai nữa.
*
Từ đấy trở đi, ở Kinh đô, tuy rất kín đáo, nhưng Lý Công Uẩn vẫn ngầm chuẩn bị lực lượng cho mình, đưa người thân vào các vị trí quan trọng, và dò ý tứ các quan trong triều khác.
Thực ra “Tả thân vệ” không phải là chức quan lớn trong triều. Còn nhiều chức quan khác quan trọng hơn nhiều. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể của triều đình Lê Ngọa triều này, thì Lý Công Uẩn lại là người có thực quyền và có thế lực hơn cả, chỉ đứng sau nhà vua đương nhiệm.
Điều này cũng dễ hiểu, vì Lê Ngọa triều là người độc tài và hiếu sát. Một lời ban ra đã là mệnh lệnh, ai trái ý cũng đều bị giết chết ngay, và do độc tài, hiếu sát, nên Lê Ngọa triều lo lắng sẽ có người bất thình lình trừ khử, vì vậy nhà vua cho tăng cường quân bảo vệ trực tiếp (“điện tiền quân”) thêm lên rất đông, tới 1.000 người. Và chính điều đó đã tạo nên sự bất lợi và bất ngờ mà Lê Ngọa triều cũng không lường trước được. Lý Công Uẩn luôn luôn tỏ ra trung thành rất mực, và điều đó đã qua mặt được nhà vua.
Đối với các quan trong triều thì những tháng những ngày cuối cùng của Lê Ngọa triều thật là những tháng những ngày kinh khủng: ai cũng nơm nớp lo sợ bị mất đầu! Lê Ngọa triều chẳng tin một ai, ngoại trừ quan “Tả thân vệ” Lý Công Uẩn là người bảo vệ số một! Nhưng cũng chẳng tin hoàn toàn đâu.
Lời sấm ngữ ghi trên cây gạo sét đánh ở làng Diên Uẩn một ngày kia, cũng lọt đến tai nhà vua thật. Vốn ngày bé lêu lổng không chịu học hành nên chữ nghĩa cũng chẳng ra sao. Vì vậy, tuy có biết cả bài kệ ấy mà Lê Ngọa triều cũng chỉ biết nghĩa lờ mờ rằng có người họ Lý sẽ thay quyền mình… Lúc ấy nhà vua đang khỏe mạnh, lại ở đỉnh cao quyền lực, sẵn sàng giết bất cứ ai, nên cho chuyện ấy chỉ là sự bịa đặt nhảm nhí, không thèm chấp làm gì.
Rồi đến một hôm, khi ấy nhà vua đã phải “nằm bẹp” (ngọa) để dự triều chính, thì có quân hầu dâng lên Ngài “ngự thiện” (ăn) một quả khế. Hạt khế vốn nhỏ và mềm nên ăn khế chẳng ai phải nhằn hạt, vậy mà đang nhai Ngài phải nhả ra một cái hạt to và cứng. Nhìn ra đó là một hạt mận. Mận là cây mận, viết bằng chữ Lý, tức họ Lý.
Chẳng biết có phải một bà hoàng hậu hay một vị nào đó trong hoàng tộc, do biết được nghĩa của bài sấm kia mà đưa hạt mận vào trong quả khế để báo trước mối hiểm họa đang đe dọa Ngài, hay là vì do trời đã sinh ra cái quả khế có hạt mận bên trong như thế, nhưng chỉ biết, sau sự việc này thì Lê Ngọa triều hoàn toàn chột dạ.
Ngài ngầm ra lệnh cho những tên lính thân cận nhất đi tìm những người có họ Lý mà giết ngấm đi. Nhưng lúc bấy giờ, bản thân Ngài cũng không ngồi dậy được, nên mệnh lệnh của Ngài cũng mất đi phần lớn hiệu lực. Những người họ Lý, hoặc tìm cách đổi họ chớp nhoáng, hoặc đã cao chạy xa bay mất rồi.
Riêng quan Thân vệ, tuy ở sát nách nhà vua, nhưng vẫn thản nhiên như thường! Những tên lính mà Lê Ngọa triều sai đi đâu có xa lạ gì với Lý Công Uẩn. Chúng cũng là lính của Lý Công Uẩn cả, nên làm sao dám vượt mặt mà cả gan bắt Ngài, giết Ngài? Vả lại, Lý Công Uẩn khôn ngoan, đã kịp thời đề phong ngay. Khi các quan chưa ai hay biết điều gì thì Ngài đã công khai nói trắng ra trước mặt mọi người là mình không phải thuộc họ Lý. Ngài, ngay từ bé, do bố chết sớm nên bà mẹ đã gửi cho nhà chùa nuôi. Ai không tin thì cứ đến chùa cổ Pháp mà hỏi!… Lời nói của Ngài lại có thêm trọng lượng, vì dưới quyền Ngài còn có bao nhiêu là lính có vũ trang, và do vậy, chẳng có ai dám hé răng đả động gì đến Ngài.
Rốt cuộc, Lê Ngọa triều không hề hay biết kẻ sắp thay quyền mình, lại chính là một người tin tưởng thân cận nhất, đang ở ngay trước mặt và mang dòng họ Lý!
*
Lê Long Đĩnh lúc ấy mới 24 tuổi. Mãi tháng 7 (năm 1009) nhà vua còn thân làm tướng đi đánh các châu Hoan Đường, Thạch Hà. Thuyền rồng rời cửa Hoàn (có thể là cửa Sót) ra ngoài biển, chợt thấy gió to sóng lớn, mây mưa tối sầm, Ngài bèn sai quay thuyền trở lại, rồi đi đường bộ về Kinh sư (Hoa Lư). Gần một tháng sau ngày trở về thì Ngài ốm nặng, rồi mắc bệnh trĩ, phải nằm mà coi chầu, tuy rất gắng gượng. Đời sau, vì thế gọi Ngài là Lê Ngoạ triều.
Đến tháng 10, Lê Ngọa triều băng hà ở tẩm điện (nhà ngủ). Tuy có bốn hoàng hậu, nhưng con trai lớn nhất của Ngài lúc ấy cũng vẫn còn bé tí.
Lê Đại Hành có đến 11 con trai nhưng những người “có máu mặt” nhất thì đã bị Lê Long Đĩnh hoặc giết, hoặc “đẩy” đi xa kinh thành rồi. Mấy người ở lại cũng chẳng có quyền hành gì lớn. Vì vậy, khi nhà vua băng hà, thực quyền lập tức rơi vào tay Lý Công Uẩn, còn các đại thần khác chỉ là những danh vị suông.
Khi nhà vua vừa băng, Lý Công Uẩn cùng “Hữu điện tiền chỉ huy sứ” – một người thân cận, tức là người bảo vệ vua ở vị tri thứ hai, tên gọi Nguyễn Đê, mỗi người đem 500 quân hầu cận của vua vào túc trực trong ngoài điện Bách bảo Thiên tuế là nơi đặt xác vua, và canh gác ở những nơi trọng yếu trong Kinh thành.
Đương nhiên, việc bố trí quân lính như thế là đúng với chức trách của vị tướng chỉ huy quân túc vệ. Nhiều người dẫu có biết ý đồ của Lý Công Uẩn thì cũng chỉ nín thinh, vì lo bị vạ miệng. Duy chỉ có quan Chi hậu Đào Can Mộc là dám nói thẳng với Lý Công Uẩn, nhưng là nói vào lúc chỉ có hai người:
- Chúa thượng là người bản tính ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời đã chán ghét nên chẳng để sống lâu. Nay con nối thì còn nhỏ, không thể đảm đương việc lớn. Từ lâu dân chúng nhao nhác, mong tìm chân chúa. Sao Thân vệ không nhân lúc này mà nghĩ ra mưu cao, quyết đoán sáng suốt, để trên thuận lòng trời, dưới theo ý dân, mà cứ muốn khư khư giữ lấy tiểu tiết làm gì?
Công Uẩn trong lòng cả mừng, nhưng vốn khôn ngoan, thận trọng, nên nghiêm nét mặt lại mà mắng:
- Sao ông lại dám nói như thế. Tôi phải bắt ông nộp quan ngay.
Nói rồi Lý Công Uẩn xắn tay định bắt thật. Nhưng Đào Can Mộc lại cười mà rằng:
- Xin mời ông cứ việc. Tôi chẳng tiếc gì mạng sống đâu.
Đã tin chắc Đào Can Mộc nghĩ như vậy thật, nên lúc bấy giờ Lý Công Uẩn mới nói:
- Tôi đâu nỡ cáo giác ông. Nhưng chỉ sợ lời nói ấy tiết lộ ra thì chết cả nút, nên răn ông đó thôi.
Ngay sớm ngày hôm sau, lựa lúc còn vắng người, Đào Can Mộc lại nói riêng với Lý Công Uẩn:
- Người trong nước ai ai cũng bảo họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi. Thời cơ đang ở trước mắt nhưng chỉ trong một sớm một chiều thôi. Thân vệ cần định liệu ngay, kẻo không kịp.
Lý Công Uẩn cơ mưu, đã hiểu rõ vấn đề thời cơ này hơn ai hết. Nếu để chậm, khi các Thân vương kia liên kết lại với nhau thì sẽ trở tay không kịp… Tuy nhiên, do thận trọng, nên Ngài chưa vội nói trước cho Can Mộc biết đó thôi. Nay Can Mộc đã nói ra rồi, vậy thì còn giấu làm gì nữa? Nghĩ thế, Lý Công Uẩn bèn nói luôn:
- Đa tạ tấm lòng tri ngộ của ông. Chắc nhiều người cũng nghĩ như thế, nhưng chưa thấy ai nói ra đó thôi. Nhưng nếu bây giờ ông đứng ra nói trước văn võ bá quan thì chắc hẳn mọi người sẽ đồng tình cả đấy! Chẳng lẽ tôi đã cầm quân lại tự nói cả việc này nữa thì làm như thế e không tiện, vì người đời sẽ bảo tôi là cướp ngôi.
Đào Can Mộc gật đầu, rồi bước đi chỗ khác. Chờ một lúc sau, khi thấy các quan đã đến đông đủ cả, Can Mộc liền bước ngay ra giữa chính điện, nói to với mọi người:
- Lâu nay Tiên đế làm nhiều việc hà khắc bạo ngược, khiến cho trăm họ oán hận, không muốn theo về với vua nối nữa. Nay Thân vệ là người đại lượng nhân từ, chúng ta nên nhân lúc này mà sách lập Ngài làm Thiên tử, tức là trên thuận lòng trời, dưới theo ý dân. Nếu không làm ngay, e có xảy ra tai biến điều gì, chắc chúng ta cũng khó toàn tính mạng…
Cả triều đình lặng ngắt. Cũng chẳng mấy ai cảm thấy bất ngờ khi nghe Can Mộc nói những điều này. Bởi vậy, khi Can Mộc dứt câu, đã thấy ngay những lời hưởng ứng: “Phải đấy!”! “Phải, phải đấy!”
Thế rồi mọi người dìu Lý Công Uẩn lên chính điện, lập làm Thiên tử, lên ngôi Hoàng đế, và như vậy, nhà Lý đã chính thức thay thế nhà (tiền) Lê.
Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn phong thưởng rất hậu cho những người đã giúp mình làm nên công nghiệp. Anh em, họ hàng, con cái cho vào nắm các chức vụ quan trọng. Đào Can Mộc được làm Nghĩa tín hầu rồi được làm Phò mã v.v…Trong việc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, ngoài lý do Đại La ở vị trí trung tâm đất nước, còn có lý do Đại La nằm kề cận với đất “thang mộc” của họ Lý (vùng Đình Bảng – Bắc Ninh)!
*
Dạo mới lên ngôi, một lần Lý Thái tổ xa giá về thăm quê rồi đến thăm lại chùa Kiến Sơ. Sư Đa Bảo vội vàng khăn mũ chỉnh tề ra đón rước. Khi vào gần tới cây cổ thụ có hai bài kệ ngày trước, nhà sư nói với cây:
- Phật tử! Người có thể làm thơ mừng đấng “Tân Thiên tử” được chăng?
Vừa nói xong, đã thấy ở thân cây hiện ra bốn câu:
Đế đức kiền khôn đại
Uy thanh tĩnh bát diên
U âm mông huệ trạch
Ưu ốc ná Xung thiên
(Nghĩa: Đức nhà vua lớn, ví bằng trời đất. Nhờ uy (mà) tám cõi được yên bình. Kẻ ở cõi âm (cũng) được nhờ ơn. Ơn còn thấm nhuần đến cả trời cao nữa).
Thái Tổ đọc và hiểu ngay là thơ mừng. Tuy ý tứ có phần đề cao quá mức, nhưng đã làm cho nhà vua vui mừng thực sự, chứ không chỉ là dè dặt giữ ý giữ tứ như những lần trước, khi còn làm “Phó chỉ huy sứ” và “Tả thân vệ”.
Nhà vua mới cao hứng, phong ngay cho cây cổ thụ tước hiệu “Xung thiên thần vương”, mặc dù ở cạnh chùa đã có đền thờ “Phù đổng thiên vương” (tức Thánh Gióng), mà chính Ngài vừa đã từng truy phong là “Xung thiên thần vương” rồi! Chẳng phải do Ngài sơ suất, mà chủ ý muốn nói Thần Phù đổng Thiên vương cũng phải nhập vào cây để đến làm thơ chúc mừng và ca tụng Ngài.
Cho hay, khi say sưa thắng lợi, lại đang ở đỉnh cao của vinh quang và quyền lực, thì người ta dễ có tâm lý coi trời đất thánh thần và tất thảy mọi thứ trên đời đều ở dưới tầm con mắt của mình cả (“mục thị vô nhân”)!
Chưa hết! Cùng với việc phong tước, nhà vua còn sai thợ đắp tượng thần có hình dáng rất đẹp và oai phong lẫm liệt. Rồi nhà vua cho tạc thêm 8 pho tượng nhỏ nữa, đứng hầu ở hai bên.
Lạ thay, khi tất cả tượng đắp và tô xong thì lại thấy ở thân cây hiện ra bốn câu thơ nữa:
Nhất bát công đức thủy
Tùy duyên hóa thế gian
Quang quang trùng chiếu trúc
Một ảnh nhật đăng san
(Nghĩa: Một bát nước công đức. Theo duyên hoa cõi đời. Ngọn đuốc vằng vặc soi sáng mãi. Đến sau mặt trời lên gác núi, mất bóng).
Khi ấy Lý Thái Tổ đã xa giá hồi loan về Kinh thành Thăng Long rồi. Sư Đa Bảo đem mấy câu thơ ấy dâng lên, nhưng nhà vua đọc mà không hiểu ý tứ là gì. Lại hỏi các vị đại thần hay chữ cùng các bậc cao tăng kiến thức uyên thâm ở trong Kinh thành lúc bấy giờ, cũng không thấy ai giải được ý nghĩa.
Thế rồi việc ấy cũng bẵng đi, chẳng mấy ai còn nhớ. Chỉ đến 214 năm sau (1224), khi Lý Huệ tông thoái vị đi tu, ngôi báu về họ Trần, thì người ta mới lại đem đọc những câu thơ này và giải nghĩa của chúng.
Tính ra, nhà Lý làm vua, từ Thái tổ đến Huệ tông, cả thảy vừa trọn 8 đời, sao mà đúng với con số 8 vị thần do chính Lý Thái tổ sai làm, đứng hầu xung quanh “Phù đổng Thiên vương” đến thế!
*
Lời tiên tri đã có ngay ở trong bài thơ mà lúc bấy giờ Lý Thái Tổ và mọi người đều đoán không ra. Chữ “bát” (cái bát, trong câu “Một bát nước công đức”) đồng âm với “bát” là tám. “Nhất bát” là một lần tám bằng tám. Còn “Nhật đăng san” là chữ “nhật” ở trên chữ “san”, tức là chữ “sảm”. “Sảm” là tên húy của Huệ tông, vua cuối đời Lý “Sảm” tức “mặt trời gác núi, hết bóng”, cũng tức là nhà Lý chấm dứt!
Lý Tế Xuyên, tác giả Việt điện u linh bình luận: “Câu thơ thần diệu là như thế đấy!”
Còn Ngô Sĩ Liên, một trong các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư thì chiêm nghiệm:
“Thế thì nhà Lý được nước là tự trời, mất nước cũng là tự trời vậy!”
Ngẫm lại sự việc Lý Công Uẩn vừa mới lên ngôi đã phong cho Đức Thánh Gióng là “Xung thiên thần vương”, lại còn có ý cho cả “Xung thiên thần vương” cũng phải đến đọc thơ chúc mừng và hết lời ca tụng mình nữa, thì thật là quá đáng! Và phải chăng hành vi “phạm thượng” ấy đã “gặt hái” được kết quả ngược lại: Nhà vua tưởng đứng cao hơn thần (Thánh Gióng) nhưng thực ra chỉ là một trong những tướng hầu của thần! cả 8 đời vua Lý cũng chỉ là 8 tướng hầu của thần, chứ có bao giờ được ở trên thần đâu!
Xem thế đủ biết, trí tuệ dân gian thật sáng suốt biết chừng nào. Cứ như là chuyện “thiên cơ” vậy!
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét