Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Tin thứ Năm, 22-11-2012 - cập nhật

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Y2w2mtkznQs 
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=b1337LTYMgM
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Việt Nam ủng hộ quốc tế hóa vấn đề Biển Đông (Hữu Nguyên).  – Hòa bình là con đường duy nhất cho biển Đông (TT). – Thủ tướng Malaysia: Giải quyết tranh chấp ở Biển Đông cần phải có thời gian (Petrotimes). – Philippines kêu gọi hội đàm 4 bên về biển Đông (LĐ).
- Song Chi: Tù nhân chính trị ở Việt Nam (Người Việt).
- Nói leo về tự do (Quê Choa).
- Liên quan đến tin đã điểm sáng nay trên báo Lao động: Thủ tướng yêu cầu tiếp tục dừng tích nước, tổ chức nghiên cứu toàn diện về động đất, vừa có chỉ đạo qua điện thoại của ông quan báo họ Đinh, quán triệt ý kiến “đồng chí X”, rằng vụ Sông Tranh 2 đã có “kết luận” rồi, nên từ nay các báo chỉ được đưa những tin chính thống, không đưa thông tin về tình hình đời sống, tinh thần, phản ứng của người dân khu vực Bắc Trà My … Phóng viên LĐ tá hỏa, gọi điện hỏi thăm nhiều đồng nghiệp ở các báo khác, thì được biết hoàn toàn không có “lệnh” đó. Vậy thì ông TBT báo Lao động có ý gì đây trong vụ mạo danh lãnh đạo rất nguy hiểm này?

Trung Quốc đẩy nhanh xây cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm của VN (NLĐ) —‘Đường lưỡi bò’ không có cơ sở pháp lý (VnEx)
Biển Đông và bất đồng trong khối ASEAN (RFA)   —Việt Nam ủng hộ quốc tế hóa vấn đề Biển Đông(RFA)   —-Thương thuyết với Trung Quốc(RFA)   —Thủ tướng Australia ủng hộ áp dụng COC cho vấn đề biển Đông(RFA)  —-Trung Quốc: Thảo luận về biển Đông là đi ngược lại tinh thần của ASEAN? (RFA)  —-Philippines phản đối mạnh mẽ bản tuyến bố của Campuchia tại ASEAN(RFA) —Philippines tổ chức họp 4 bên về Biển Đông(RFA)   —Philippines sẽ mở cuộc họp về tranh chấp Biển Ðông (VOA)
Cam Bốt lại bị nghi ngờ giúp Trung Quốc thao túng hồ sơ Biển Đông (RFI)
Việt Nam: Nước thứ hai chống tuyên bố ‘đồng thuận’ ASEAN (VOA)   —TQ ‘xuống nước’ tại hội nghị Biển Đông? (BBC) –  Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói các học giả Trung Quốc tỏ ra ‘mềm mỏng hơn’ tại Hội nghị Biển Đông vừa kết thúc tại TP Hồ Chí Minh.
Philippines nhóm họp các nước có tranh chấp với Trung Quốc  (NLĐO) – 4 nước Đông Nam Á có liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở biển Đông sẽ nhóm họp tại Manila (Philippines) vào tháng tới trong nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề này.
Biển Đông: Chuẩn bị kĩ pháp lý để chắc thắng  (TVN) -Nhà nước đầu tư rất nhiều vào việc chuẩn bị tư liệu, đấu tranh. Có những việc cần phải nói, nhưng có những việc cần phải cân nhắc, để nói vào thời điểm thích hợp.Đường lưỡi bò gây quan ngại cho các quốc gia liên quan (VNN)

Mỹ: Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN không đạt tiêu chuẩn quốc tế (VOA)
Thầy giáo Đinh Đăng Định bị y án 6 năm tù(RFA)   —Tòa phúc thẩm Việt Nam y án tù blogger Ðinh Ðăng Ðịnh (VOA)   —Đinh Đăng Định ‘hạn chế về nhận thức’ (BBC)
Mẹ Phương Uyên tới thăm con lần thứ ba (BBC/nghe) -  Bà Nguyễn Thị Nhung lần thứ ba đi thăm con gái Phương Uyên ở trại giam nhưng không được gặp mà chỉ nhận được vài chữ viết trên tờ phiếu gửi quà.
Dòng chữ phần ký tên ‘Người nhận’ viết: ‘Mẹ ơi, con nhận được. Mẹ đừng lo cho con, giữ gìn sức khỏe, chờ gặp mặt. Đừng thăm con nữa”.
Mẹ Phương Uyên đi thăm con (BBC) – Sau ba lần đi thăm con ở trại giam Tân An, bà Nguyễn Thị Nhung nhận được lời nhắn của Phương Uyên viết dặn bà đừng đi thăm nữa.
Nhóm Hy Vọng mang đến người nghèo niềm tin và hy vọng(RFA)    —-Thêm 25 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ ở Thái Lan(RFA)   —Thụy Ðiển, Việt Nam hợp tác chế tạo máy bay không người lái (VOA)
Những chiếc bóng lẻ loi trong ngày Lễ Tạ Ơn(RFA)   —Tham nhũng phổ biến nhất ở các lĩnh vực nào?(RFA)

Một công dân “nước X” cảm ơn Tổng thống Philippines -Hữu Nguyên -(Quechoa)
Hoan hô tổng thống Philippines Benigno Aquino, người đã đặt lợi ích quốc gia lên trên hết!===>>>
7. Chị Hiên(Quechoa)   —Anh cu Đo(Quechoa)
Các anh không xin thì dân đành phải xin vậy! -Hà Hiển -(Quechoa)

SUY NGHĨ NHÂN ĐỌC THƯ CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/2012) CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO -Nguyễn Trọng Bình(Quechoa)
Giải Ig Nobel cho anh Bình Thống đốc -Hiệu Minh(Quechoa)  —-Ông Vươn thực sự phạm tội gì?(Quechoa)
Nhân Chuyện Một Phiên Toà Bốn Mươi Lăm Phút (Tưởng năng Tiến -RFA)Chẳng lẽ cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác hay sao?” Vũ Cao Quận
Ông Trần Văn Giàu mất ngày 16 tháng 12 năm 2010. Ba hôm sau, ban biên tập Viet-Studies và ban biên tập Diễn Đàn (mới) được cái “vinh dự công bố Hồi Kí Trần Văn Giàu.”   Sao mà bí mật và “chảnh” dữ vậy cà?

TẠI SAO TÊN GIÁN ĐIỆP MẠNG CỦA HƯỞNG BỊ LỘ MẶT? (Quanlambao)===>>>
Có người cắc cớ hỏi làm sao chúng tôi biết được tên họ Dương này chính là  biệt danh Blog Kami, cũng chính là Chủ nhân ông của tintuchangngay.org cùng hàng lọat những blog bẩn thỉu khác như dieuhauden, bocauden, anh lái đò, tập viết báo, 4sang, …
HÃY XEM BỘ MẶT THẬT CỦA TÊN GIÁN ĐIỆP ĐỘI LỐT BLOG KAMI!  —-Quanlambao - Thông tin mới nhất chúng tôi nhận được thì ảnh trên đây chính là chân tướng ngoài đời của tên đã giả danh đã lấy hình ảnh của tiến sĩ Panitan Wattanayagorn – NHà Chính trị của Thái Lan để làm hình ảnh của mình trên Blog Kami chuyên viết cho Đài Châu Á Tự Do.====>>>
HÀNG CHỤC NGÀN TỶ TÀU MA KHÔNG ĐƯỢC CHẾT ĐỂ ‘ĐẸP’ SỔ SÁCH! (QLB)
KIểu tuyên truyền của 03 nước Đảng trị – 1 luận điệu! -Quanlambao  – Dọc bài dưới đây đang diễn ra tại Bắc Hàn, sao mà nó chẳng khác gì ở Việt Nam, có khác chăng ở Việt Nam thì khi muốn ‘thịt’ ai đó hay đổ tội cho cái thứ vô hình thì lập tức được gán cho “Thế lực thù địch”! “Phản động”, “Chống phá nhà nước“… ! Tại sao nhưng nước Đảng trị họ có thể nói ngang, nói ngược, nói dọc, nói xuôi cũng được? Đơn giản vì chỉ có một Đảng cầm quyền khóa họng tất cả giới truyền thông. vì vậy lời của Giới chóp bu là như của cha, của mẹ, là nhất định phải đúng mà chẳng ai dám phản ứng…. Nếu mở miệng phản ứng lại sẽ thành “Phản động”, thành CIA Mỹ, thành … đủ loại quái thai mà chính quyền gán ghép cho….
Chuột hay bù nhìn? -Quanlambao
Trung Quốc chấn động tin về kẻ sát nhân ăn thịt gần 20 người -Quanlambao
Động vật hoang dã tiếp tục bị tận diệt ở Việt Nam(RFI)  —Người Mỹ gốc Việt nghĩ gì về vụ ngoại tình của tướng Petraeus? (VOA)   —-VN sẽ ‘bỏ phiếu tín nhiệm’ lãnh đạo (BBC)
‘Nhiều người chưa xứng đáng là công dân Thủ đô’ (VNN)   —-Việt Nam tiếp cận thế giới thế nào? (TVN)  —-Chửi bới, đe dọa để ép nhân viên nghỉ việc (VEF)    —Đề nghị thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố (TN)-   Vậy là có “khủng bố”!? Có cái ban này mai mốt ai bị “khủng bố” kêu cứu nhé.
Không thể là chuyện vặt  (TN) -Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” mà Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20.11 thật ra chẳng có gì mới. Nhưng nó được hoan nghênh bởi một lẽ, đó là chuyện mà ai cũng biết là chuyện gì nhưng chẳng ai nói ra.

KINH TẾ
- Ráo riết mời gọi cổ đông chiến lược (SGĐT). Vinachem rút khỏi dự án 4 tỷ USD (BBC) -Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nói chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn ở Vũng Tàu để tập trung vào ngành kinh doanh chính.
Khát tiền, bầu Đức tung chiêu hút vốn (VEF)    —-Địa ốc Sài Gòn bắt tay quyết không giảm giá (VEF)
Vàng và USD cùng tăng giá (VnEc) -Lúc 10h trưa nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Tp.HCM ở mức 47,07 triệu đồng/lượng (mua vào) và 47,22 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Hà Nội cùng thời điểm, vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý giao dịch ở mức 47,12 triệu đồng/lượng và 47,22 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán.

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Du Tử Lê: Vài sắc thái đặc biệt trong thơ Nguyễn Ðức Liêm (Người Việt).
- Xiếc quốc tế: Cuộc trình diễn còn đơn điệu (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Những nữ sinh không hối hận khi sinh ra trong nghèo khó (Infonet/VNN). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chuyện giống nòi (Petrotimes). – Giật mình từ vụ 20 học sinh mắc bệnh sùi mào gà (DV).
- Nợ nần sau lũ (ĐĐK).
- Bấn loạn vì gà lậu: Tâm sự người bán thịt gà thải (NNVN).
- Trâu bò lậu bị thả nổi: Vượt sông! (NNVN). – Kinh hoàng công nghệ ‘phù phép’ thịt trâu bò (Vef/PLVN).
Dạy ngoại ngữ trên cơ sở tự nguyện (TN)
Nam sinh tiết lộ chuyện massage tại gia cho quý bà (VNN)   —-Hà Nội: Bắt cóc tống tiền lúc nửa đêm(VNN)  —-Vào nhà nghỉ với ông chủ, thiếu nữ bị hại đời(VNN)   —Xe máy đối đầu trong đêm, 1 người chết tại chỗ (NLĐ)
QUỐC TẾ
- Israel và Palestine đã thỏa thuận hòa bình ở Gaza (TT).- Israel và Hamas ký thỏa thuận ngưng bắn Gaza (PN). – Nguy cơ đối đầu quân sự Ixraen – Xyri (Tin tức). – Israel – Hamas tạm đình chiến (Infonet).  – Cuộc ngưng bắn có hiệu lực trong vụ xung đột Israel-Gaza (VOA). - Sarkozy bị điều tra bê bối quỹ tranh cử (VNN). Thương thuyết với Trung Quốc (RFA). Mục đích chỉ là ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ và sau khi nắm được bí quyết thì hủy bỏ liên doanh để gọi là tự túc tự cường! Nói cho cùng thì Trung Quốc quả là một ngoại lệ khi mà đảng, nhà nước, toà án và các doanh nghiệp bao che và bảo vệ lẫn nhau trong từng bước khai tác việc hợp tác với nước ngoài”.
Pakistan cáo buộc Israel “gây hấn” ở dải Gaza(RFA)    —Bạo động tiếp diễn ở Gaza bất chấp các nỗ lực ngoại giao (VOA)  —-Hệ thống phòng thủ phi đạn ‘Vòm Sắt’ của Israel(VOA)   –Trưởng ban an ninh thành phố Benghazi bị ám sát(VOA)   —Giao tranh tiếp diễn tại Gaza (RFA)   —-Thành phố của tôi (BBC)   —Gaza : Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas bị dời lại (RFI) Chân dung chỉ huy cỗ máy chiến tranh Israel 26 tuổi (VNN)
Trung Quốc cam kết tăng cường quan hệ quốc phòng với Nga(RFA)   —Trung Quốc sắp xây tòa nhà cao nhất thế giới(VOA)    —–Ví Đại hội Đảng với phim kinh dị (BBC) -Có kiến nghị yêu cầu thả một người bị bắt vì dùng mạng xã hội ví Đại hội Đảng 18 ở TQ như phim kinh dị.

Đạo diễn Tây Tạng Dhondup Wachen.
Đạo diễn Tây Tạng Dhondup Wachen được giải quốc tế tự do báo chí (RFI)- Hôm qua 19/11/2012, theo AFP, Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) vừa trao tặng giải thưởng quốc tế tự do báo chí cho bốn nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền, trong đó có một nhà đấu tranh nhân quyền Kyrgyzstan và đạo diễn Tây Tạng Dhondup Wachen, đang bị án tù sáu năm tại Trung Quốc.====>>>
Trung Quốc ký thỏa thuận mua gạo Thái Lan tồn kho (RFI)Thái Lan, Trung Quốc tăng cường hợp tác thương mại(VOA)    —–Ông Ôn Gia Bảo nói Thái Lan, Trung Quốc là ‘một nhà’ (VNN)
Triều Tiên dọa nã pháo nếu Hàn Quốc tập trận (VNN)
Miến Điện sẵn sàng ký hiệp định quốc tế về nguyên tử (RFA)   —Tín đồ Phật giáo, Hồi giáo Miến Điện có thể sống chung hay không? (VOA)
Ấn Ðộ treo cổ tay súng vụ tấn công Mumbai(VOA)     —-Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản muốn xét lại chủ thuyết quân sự (RFI)  —Đảng cánh hữu Pháp UMP bị chia rẽ trầm trọng (RFI)   –Đài BBC đang bên bờ vực thẳm (RFI)
Tiền cứu nguy cho Hy Lạp vẫn ách tắc(VOA)   —Châu Âu chưa đạt được thỏa thuận cấp tín dụng cho Hy Lạp (RFI) —-40% thực phẩm ở Mỹ bị phí phạm (VOA)  —-LHQ: Tình trạng lây nhiễm virút HIV giảm mạnh(VOA)

1401. LIỆU MỸ CÓ THỂ ĐẨY LÙI ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 21/11/2012
TTXVN (Niu Yoóc 19/11)

Phản ánh các vấn đề xung quanh chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama, “Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ ngày 15/11 nhận định các quan chức Mỹ không nói ra trực tiếp nhưng chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Đông Nam Á sau khi tái cử của Tổng thống Barack Obama chủ yếu nhằm mục đích đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Tổng thống Obama rời Oasinhtơn ngày 17/11 để đến thăm Thái Lan, sau đó tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Campuchia trước khi đặt chân đến Mianma. Như ông Michael Green, cựu quan chức phụ trách châu Á của Nhà Trắng nhận định, 3 nước mà Tổng thống Obama đến thăm đều nằm trong chiến lược trở lại châu Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng kinh tế và sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Ông khẳng định mỗi nước lại có một mối quan hệ phức tạp với Mỹ và với Trung Quốc. Thái Lan, mặc dù là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ ớ châu Á, đã tiến gần hơn với Trung Quốc trong những năm gần đây. Sự thay đổi đặc biệt nhanh chóng sau một cuộc đảo chính quân sự chống Chính phủ Thái Lan năm 2006 buộc Mỹ phải xem xét lại các mối quan hệ quốc phòng và ngừng viện trợ cho Thái Lan hơn một năm. Một cuộc thăm dò của Mỹ được tiến hành sau 3 năm đảo chính cho thấy đa số các nhà lãnh đạo Thái Lan coi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đối với khu vực. Phản ánh mâu thuẫn về tư tưởng đang tiếp tục của Thái Lan với Mỹ, gần đây Chính phủ Thái Lan quyết định không cho phép cơ quan hàng không vũ trụ NASA của Mỹ sử dụng căn cứ hải quân U-Tapao ở phía Đông. Nam Băng Cốc để phục vụ nghiên cứu khí quyển. Thái Lan lo ngại Mỹ có thể sử dụng căn cứ này để phục vụ chiến lược trở lại châu Á. Hành động đó cũng cho thấy Chính phủ Thái Lan thất vọng khi Mỹ không quan tâm đến các vấn đề không liên quan đến an ninh như an ninh lương thực, năng lượng và bảo vệ môi trường… trong quá trình phát triển các mối quan hệ với Thái Lan. Ông Kavi Chongkittavorn, biên tập viên báo “Dân tộc” của Thái Lan cho biết theo quan điểm của Thái Lan, Oasinhtơn chỉ quan tâm các lợi ích phù hợp với các yêu cầu an ninh của Mỹ. Thái Lan thường đáp ứng yêu cầu sử dụng các căn cứ không quân và các chương trình hợp tác bí mật khác nhằm phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc giúp đỡ Thái Lan rất nhiều trên lĩnh vực này với quan điểm có đi có lại, hai bên cùng có lợi. Các quan chức Mỹ cũng biết ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Lan tăng mạnh sau cuộc đảo chính năm 2006, nhưng Mỹ cho rằng các cuộc đảo chính là không tốt, trong khi Trung Quốc coi vấn đề nhân quyền và tự do là các vấn đề nội bộ. Trung Quốc chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế, thương mại và đầu tư mà bỏ qua các vấn đề khác. Và đây là một trong những đặc điểm nổi lên ở cả ba nước mà Tổng thống Obama sẽ đến thăm.
Tại Mianma, các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây chống chính quyền quân sự trước đây của Mianma cho phép Trung Quốc trở thành đồng minh lớn nhất, đầu tư cơ sở hạ tầng, đập thủy điện và đường ống dẫn khí đốt để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng ở khu vực phía Nam Trung Quốc. Nhưng Tổng thống Thein Sein đã đánh tín hiệu rằng ông đang tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc của Trung Quốc bằng cách vào năm ngoái quyết định đình chỉ một dự án xây dựng con đập lớn để cung cấp điện cho Trung Quốc sau khi dân chúng và các tổ chức môi trường phản đối mạnh mẽ. Và khi Mỹ xóa bỏ gần như tất cả các biện pháp cấm vận Mianma nhằm ủng hộ các cải cách dân chủ cũng như các cải cách khác, các quan chức và các phương tiện truyền thông của Trung Quốc trở nên lo lắng trước ý đồ của Mỹ nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc tại Minama. Nhưng Tổng thống Thein Sein đã đến Trung Quốc trước khi bay sang Mỹ để thực hiện một chuyến công du mang tính bước ngoặt vào tháng 9/2012 nhằm khẳng định với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Mianma rất chú trọng phát triển các mối quan hệ với Trung Quốc và chính sách coi Trung Quốc như một người bạn thật sự của Mianma vẫn không thay đổi. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không tỏ ra lúng túng khi Mỹ tăng cường quan hệ với giới lãnh đạo mới của Mianma. Cuối tuần qua, phát biểu trước các phóng viên báo chí, ông Tần Quang Vinh, bí thư tỉnh ủy Vân Nam, tỉnh có chung biên giới với Mianma, khẳng định Trung Quốc tin tưởng các nhà lãnh đạo Mianma sẽ hành động một cách khôn ngoan để lãnh đạo đất nước mở cửa. Các nhà lãnh đạo Minanma nên biết rằng Trung Quốc sẽ luôn là người bạn thật sự của Mianma. Cùng lúc đó, các tổ chức nhân quyền cho biết các công ty liên quan đến quân đội Mianma có quan hệ với Trung Quốc đang tiếp tục thu mua đất ở các khu vực nông thôn. Họ tỏ ra thất vọng bởi gần đây Chính quyền Tổng thống Thein Sein quyết định triển khai dự án khai thác mỏ đồng vốn gây nhiều tranh cãi được Trung Quốc cấp vốn ở khu vực Tây Bắc Mianma bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trên cả nước, trong đó có các cuộc biểu tình của dân chúng địa phương phản đối chính quyền tịch thu đất cho dự án. Ủy ban Nhân quyền châu Á, đặt trụ sở tại Hồng Công, cho biết tổ chức này thu thập nhiều thông tin về các vụ tịch thu đất ở Mianma trong những năm gần đây và khẳng định hiện nay Mianma đang rơi vào tình trạng nguy hiểm do việc tịch thu đất tràn lan. Campuchia, đồng minh Đông Nam Á hàng đầu của Trung Ọnốc, có thể là vấn đề đau đầu lớn nhất của Tổng thống Obama. Quốc gia nghèo khổ này từng bị tố cáo vi phạm nhân quyền nghiêm trọng dưới chính quyền của Thủ tướng Hun Sen. Các tổ chức nhân quyền muốn Tổng thống Obama công khai yêu cầu ông Hun Sen tiến hành các cải cách trung thực để người dân Campuchia có thể được hưởng các quyền và tự do của nhân loại. Ông Matthew Goodman, cựu điều phối viên các hội nghị thượng đỉnh của Nhà Trắng, nhận định tại Hội nghị cấp cao Đông Á, Trung Quốc sẽ không từ bỏ ý đồ sử dụng con bài Campuchia để thao túng kết quả của hội nghị có lợi cho họ, bất chấp các nước khác muốn đưa các vấn đề liên quan đến Biển Đông, tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế và giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột… ra thảo luận tại hội nghị. Việt Nam và Philíppin đang trên tuyến đầu của cuộc đấu tranh với Trung Quốc về các tuyên bố lãnh thổ chồng lấn ở Biển Đông – nơi đang trở thành điểm nóng quân sự tiềm tàng nhất ở châu Á. Gần đây Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông, trong đó có thành lập một đơn vị đồn trú quân sự mới để quản lý vùng biển rộng lớn và khẳng định quyền kiểm soát quần đảo tranh chấp và có khả năng chứa nhiều dầu lứa trong khu vực. Ở phía Bắc Biển Đông, Mỹ đang lo ngại nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang giữa Nhật Bản, đồng minh hàng đầu của Mỹ ở châu Á và Trung Quốc sau khi Tôkyô quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ. Hiện nay hàng ngày Trung Quốc đưa các tàu hải giám đến gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng. Trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột quân sự, hiệp ước của Mỹ với Nhật Bản sẽ buộc Oasinhtơn phải đứng về phía Tôkyô. Ông Dan Blumenthal, cựu quan chức của Lầu Năm Góc và nhà phân tích thuộc tổ chức Heritage Foundation đặt trụ sở ở Oasinhtơn, cho rằng tranh chấp Trung Quốc-Nhật Bản có thể là cuộc thử nghiệm quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á trong năm tới. Trong bối cảnh mối đe dọa của Trung Quốc, Mỹ khẳng định sẽ triển khai phần lớn các nguồn lực quân sự đến châu Á để thực hiện chiến lược trở lại khu vực được công bố năm 2011. Nhưng các nhà phân tích lo ngại các tác động tiêu cực từ việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ nếu Tổng thống Obama và Quốc hội không thống nhất một kế hoạch để tránh cái gọi là “vách đá tài chính” trong năm mới. Ông Amitav Acharya, chuyên gia quan hệ quốc tế của Đại học tổng hợp Mỹ tại Oasinhtơn, cho biết đa số các nước châu Á nhận thấy Mỹ không đủ khả năng kinh tế để thực hiện chiến lược trở lại châu Á. Ngân sách quốc phòng giảm mạnh đang phá hủy cách tiếp cận tái cân bằng. Quan trọng hơn, kế hoạch cắt giảm ngân sách mua sắm các máy bay chiến đấu F-35 và tàu ngầm tấn công lớn Virginia của Mỹ sẽ tác động lớn đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh các khả năng tác chiến trên không và trên biển./.

1402. TẬP CẬN BÌNH: “PHIÊN BẢN MỚI” CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 20/11/2012

TTXVN (Hồng Công 18/11)

Trong cun Đặng Tiu Bình thay đi Trung Quc vừa xuất bản, tác giả Ezra F. Vogel cho rng Tập Cận Bình sẽ trở thành phiên bn mới của Đặng Tiu Bình”. Từ nội dung trả lời phng vấn liên quan của Vogel được giới truyền thông đưa tin, theo tạp chí “Tin mật Trung Quốc” số tháng 11 phát hành Hồng Công, người ta có th thấy 5 lý do mà Vogel đưa ra đ bảo vệ cho luận đim của mình.
Thứ nhất, do Tập Cận Bình xuất thân trong gia đình quyền quý, chịu ảnh hưởng sâu sắc của bố (ông Tập Trọng Huân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nguyên Phó Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc) nên Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy chính sách cải cách mở cửa.
Thứ hai, Tập Cận Bình là người chịu khó lắng nghe nên cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo hiểu được nỗi niềm của người dân và có thể tạo ra bước đột phá về thể chế chính trị ở Trung Quốc. Vogel rất lạc quan đối với thể chế “Tập-Lý” (Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường).
Thứ ba, từ thái độ tự nhiên cởi mở của Tập Cận Bình trong những chuyến thăm nước ngoài, Vogel tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục con đường cải cách mở cửa. Dẫn lại tư duy chiến lược “giấu mình chờ thời, làm nên công tích” của Đặng Tiểu Bình, Vogel cho rằng tư duy này cũng thích hợp cho nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai của Trung Quốc tham khảo, tiếp tục quán triệt trong khi xử lý quan hệ với các nước theo phương thức hài hòa để có thêm thời gian tích lũy thực lực. Ví dụ: Trong thời gian nắm quyền, Đặng Tiểu Bình không nói thẳng về mối đe dọa quân sự trong vấn đề Biển Đông (Nam Hải), cũng không để cái gọi là “chủ nghĩa yêu nước” trở thành dòng chủ lưu, mà coi trọng biện pháp ngoại giao hơn. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ tham dự mạnh mẽ hơn vào các hoạt động quốc tế cũng như các tổ chức quốc tế mới như các tổ chức bảo vệ môi trường quan tâm tới vấn đề Trái Đất nóng lên.
Thứ tư, Tập Cận Bình sẽ giống Đặng Tiểu Bình, áp dụng tư duy quản lý đất nước mạnh dạn hơn và tiên tiến hơn.
Thứ năm, Tập Cận Bình sẽ ra sức chống tham nhũng. Vogel cho rằng sự kiện Bạc Hy Lai (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, đã bị cách chức, sẽ bị đưa ra truy tố trước tòa) làm chấn động Trung Quốc là cơ hội tốt để Trung Quốc đẩy mạnh chống tham nhũng một cách toàn diện, làm trong sạch chốn quan trường, đặc biệt là trước Đại hội 18 để mang tới cho người dân cảm giác mới. Hành động chỉnh đốn quan tham khó tránh khởi gây ra xung đột hoặc mâu thuẫn, nhưng lại là chuyện tương đối tốt đối với sự thống trị lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ở một góc độ khác, Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Giáo dục Chính trị, Giáo sư Học viện Xã hội Chủ nghĩa Trung ương Bắc Kinh Vương Chiêm Dương đã so sánh Tập Cận Bình với Đặng Tiêu Bình qua xem xét tố chất cá nhân của Tập Cận Bình. Vương Chiêm Dương cho rằng đây là nhân vật có chiều sâu, rất thông minh và chịu khó đọc sách, người chịu khó đọc sách có thể hiểu được sự việc phức tạp, có thể làm được những việc mà người đọc báo hoặc vặn kiện không làm được. Theo Vương Chiêm Dương, Tập Cận Bình thường đọc sách liên quan đến “mâu thuẫn xã hội” của Trung Quốc và một trong những mâu thuẫn xã hội hiện nay chính là nguy cơ bất ổn gia tăng bởi mấy chục năm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao.
Ngày 11/7/2012, tờ “Thời báo Niu Yoóc” của Mỹ đăng bài “Rủi ro nắm quyền lãnh đạo của Trung Quốc”, đặc biệt nhấn mạnh tới quan điểm của Vươmg Chiêm Dương rằng Tập Cận Bình sẽ trở thành “Đặng Tiểu Bình thời trẻ”. Tờ “Thời báo Niu Yoóc ” còn chỉ rõ: Một số học giả dự đoán sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình sẽ đẩy nhanh tốc độ cải cách. Một học giả giấu tên có quan hệ mật thiết với giới lãnh đạo Trung Quốc tiết lộ “đây sẽ là cải cách toàn diện và việc mở cửa sẽ bước vào một thời kỳ mới”. Những “chính trị gia chủ chốt” của Trung Quốc đang “liên hợp với nhau đẩy mạnh cải cách để giúp xã hội ổn định”.
Rất nhiều nhà phân tích cho rằng sự lớn mạnh của nhóm lợi ích kinh tế quốc doanh, đặc biệt là ngành bất động sản, năng lượng và viễn thông, có sức ảnh hưởng lớn đến chính sách của Trung ương, làm thu hẹp không gian cải cách. Đây chính là nguyên nhân khiến một số lĩnh vực được đặt kỳ vọng lớn vào Tập Cận Bình và cũng là ý nghĩa của việc Vương Chiêm Dương so sánh Tập Cận Bình với Đặng Tiểu Bình. Có học giả cho rằng “Trung Quốc vẫn là đất nước bị lãnh đạo bởi tố chất con người, không phải là đất nước pháp trị. Vì thế, nhà lãnh đạo là người như thế nào là vấn đề rất quan trọng, cũng là vấn đề then chốt bởi tất cả bắt nguồn từ đây. Ban lãnh đạo tương lai sẽ có nhiều nhân vật mạnh. Tuy nhóm lợi ích là một vấn đề đối với Trung Quốc, nhưng nếu nhà lãnh đạo đủ mạnh thì cũng có khả năng thay đổi được tình trạng này”, Tập Cận Bình có thể có tố chất của nhà lãnh đạo kiểu này.
Nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Chiếu Hoa cũng cho rằng Tập Cận Bình giống Đặng Tiểu Bình. Trong bài báo “Tập Cận Bình trong con mắt của nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Vương Chiếu Hoa”, tác giả Ngô Chinh đã dẫn lời của Vương Chiếu Hoa nói rằng “Tập Cận Bình làm việc nhất quán rõ ràng, dám tỏ thái độ, điểm này rất giống với Đặng Tiểu Bình khi xưa”, Vương Chiếu Hoa cho biết thêm trong số con cháu quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông chỉ yêu thích hai người, một là Tập Cận Bình và hai là Đào Tư Lượng, con gái đồng nghiệp Tăng Chí. Theo Vương Chiếu Hoa, Tập Cận Bình là “rường cột” của nước nhà còn Đào Tư Lượng thì có tài văn chương. Khi Vương Chiếu Hoa mất, Tập Cận Bình là người đầu tiên trong Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sàn Trung Quốc gửi vòng hoa tới viếng.
Trung tuần tháng 2/2012, Tập Cận Bình tới thăm Mỹ, báo Đa chiều đăng bài của tác giả Tử Nha với tiêu đề: “Tại sao Tập Cận Bình là phiên bản thời trẻ của Đặng Tiểu Bình?” Tử Nha so sánh chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình với chuyến thăm Mỹ lịch sử của Đặng Tiểu Bình vào năm 1979 và rút ra kết luận rằng Tập Cận Bình có thể trở thành nhân vật thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ bước vào xu thế hoàn toàn mới. Tử Nha cho rằng Tập Cận Bình có tố chất chính trị tiềm tàng để trở thành một Đặng Tiểu Bình khác của Trung Quốc. Tử Nha đã đưa ra hai lý do để chứng minh cho luận điểm của mình.
Thứ nhất, Tập Cận Bình và Đặng Tiểu Bình có trải nghiệm chính trị và mang trong mình truyền thống cách mạng rất giống nhau. Đặng Tiểu Bình và bố của Tập Cận Bình, ông Tập Trọng Huân, đều trải qua ba giai đoạn “đi lên” và ba giai đoạn “đi xuống”.
Thứ hai, Tập Cận Bình và Đặng Tiểu Bình có chung khuynh hướng chính trị. Tập Cận Bình từng bày tỏ một cách rõ ràng là sẽ không làm Boris Yeltsin (cố Tổng thống Nga), không làm Mikhail Gorbachov nhà lãnh đạo tối cao cuối cùng của Liên bang Xôviết). Việc này giống với Đặng Tiểu Bình khi xưa cười nhạo Gorbachev là kẻ ngốc.
Tuy nhiên, việc Tập Cận Bình có thể trở thành “Đặng Tiểu Bình phiên bản mới” hay không còn tùy thuộc vào việc Tập Cận Bình có đủ mạnh hay không, có thể trở thành hạt nhân lãnh đạo thực chất của Trung Quốc trong tương lai hay không? Đối với Trung Quốc, việc này là tốt hay xấu, là tiến bộ hay thụt lùi tới nay vẫn là ẩn số.
Có người cho rằng hiện nay vẫn chưa rõ quan điểm chính trị của Tập Cận Bình. Tháng 5/2012, Ngô Quốc Quang, tác giả cuốn “Bá quyền không la bàn đạo đức: Trung Quốc thời hậu cách mạng”, cho biết sách của ông đã được hãng Sankei xuất bản bằng tiếng Nhật. Tháng 6/2012, sau khi đọc cuốn sách này, cây bút hàng đầu của tờ Sankei thường trú ở Bắc Kinh, Aido Kusya, đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Ngô Quốc Quang. Aido hỏi: “Ông nhìn nhận Tập Cận Bình như thế nào, cả về quan điểm chính trị và năng lực? Tập Cận Bình sẽ trở thành nhà lãnh đạo như thế nào?” Ngô Quốc Quang trả lời: “về cơ bản, tôi cho rằng quán tính và sự ràng buộc của thể chế chính trị ở Trung Quốc là rất lớn. So với nhân tố cá nhân, hiện nay, quán tính và sự ràng buộc của thể chế chính trị ở Trung Quốc đóng vai trò quyết định lớn hơn đối với việc nhà lãnh đạo làm gì và làm như thế nào. Tập Cận Bình có thể trở thành nhà lãnh đạo có lý tưởng, có ý chí, có năng lực phá vỡ quán tính chính trị nêu trên hay không, hiện nay chúng ta hoàn toàn không nhìn thấy khả năng ấy”.
Nếu xem xét ở khía cạnh gìn giữ quan điểm thống nhất với Trung ương Đảng, Tập Cận Bình không phải là nhân vật không có quan điểm chính trị rõ ràng. Chí ít, chính trị công khai hiện nay của Tập Cận Bình được miêu tả bằng những nét chính như thận trọng, bảo thủ, coi tham nhũng như kẻ thù, lập trường chính trị tả khuynh. Nhưng vấn đề là quan điểm chính trị thật sự của Tập Cận Bình là gì? Ngoài việc cố ý giữ quan điểm thống nhất với Trung ương Đảng, quan điểm chính trị và lập trường chính trị của Tập Cận Bình có ảnh hưởng thế nào đối với chính sách, phương châm và đường lối phát triển chính trị của Trung Quốc? Đáp án cho câu hỏi này xem ra chỉ có thể dần sáng tỏ sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Tuy nhiên, việc Tập Cận Bình trở thành “Đặng Tiểu Bình phiên bản mới” không phải là chuyện tốt lành đối với Trung Quốc. Bởi Trung Quốc tuyệt đối không nên có Đặng Tiểu Bình thứ hai! Hiện nay, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, gồm sự mục nát về chính trị, sự đồi bại trong xã hội, khoảng cách giàu nghèo quá lớn, thói quyền quý lộng hành, đạo đức truyền thống suy vi…. Lẽ nào tình trạng này không phải do cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình gây ra? Lẽ nào cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình không phải là lực cản đối với việc đưa ra đánh giá đúng đắn về Mao Trạch Đông, xem xét lại sự kiện. Thiên An Môn cũng như việc thanh toán một số phong trào chính trị như chống hữu khuynh.
Bên cạnh đó, vấn đề mà Tập Cận Bình đối mặt hiện nay hoàn toàn không giống với những gì mà Đặng Tiểu Bình phải đối mặt khi xưa. Năm xưa, Đặng Tiểu Bình sử dụng biện pháp kinh tế để cứu Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đứng bên bờ đổ vỡ. Hiện nay, vấn đề quan trọng mà Tập Cận Bình phải đối mặt là có thể trở thành nhà lãnh đạo mạnh để kiềm chế các nhóm lợi ích hay không. Liệu Tập Cận Bình có thể phá vỡ sự ràng buộc về thể chế hay không? Nút thắt của mọi vấn đề nằm ở chỗ này. Xem xét lại sự kiện Thiên An Môn, cải cách thể chế chính trị, công bố tài sản của cán bộ lãnh, đạo, tách bạch giữa đảng và chính quyền, thực hiện độc lập tư pháp, tự do thông tin, ngăn chặn tình trạng trong khi kinh tế đất nước đi lên thì cuộc sống người dân thụt lùi…, muốn thực hiện bất cứ hạng mục cải cách nào trong số các hạng mục nêu trên đều sẽ bị tập đoàn quyền quý ra sức can dự và gây cản trở. Đập tan sự can dự và cản trở này là vấn đề khó khăn nhất đối với Tập Cận Bình khi lên nắm quyền.
Một vấn đề khác là Tập Cận Bình có thể trở thành “nhà chuyên chế văn minh” duy nhất hay không? Dùng định nghĩa của Giáo sư Đinh Học Lương thuộc Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Công, “chuyên chế văn minh” là phương thức chuyển giao quyền lực và sắp xếp nhân sự tối cao của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. Mô hình “chuyên chế văn minh” này có một hạt nhân, chính là việc phải có một “nhà chuyên chế văn minh” duy nhất ở bên trên, nếu không mô hình chỉ cải cách kinh tế không cải cách chính trị của Đặng Tiểu Bình sẽ rất khó có thể được triển khai. Tuy nhiên, sau Đặng Tiểu Bình, trong ban lãnh đạo tối cao của Trung Quốc không có bất cứ ai giống Đặng Tiểu Bình, đủ tư cách trở thành “nhà chuyên chế văn minh”. Sau Đặng Tiểu Bình, môi trường và mảnh đất sản sinh ra “nhà chuyên chế văn minh” duy nhất,không còn tồn tại và một nhà lãnh đạo đại gia trưởng như Đặng Tiểu Bình cũng không thể có nữa.
Cuối cùng, Đặng Tiểu Bình là nhà chính trị điển hình cho tín ngưỡng “súng chỉ huy đảng”. Chuyên gia phân tích Tái Tử Lăng từng cho biết vai trò mạnh mẽ đặc biệt của Đặng Tiểu Bình là do thể chế đảng lãnh đạo nhà nước trao quân quyền vào tay Đặng Tiểu Bình. Vào thời khắc then chốt, tập đoàn quyền quý đã đẩy Đặng Tiểu Bình tới chỗ đối lập với nhân dân và nhân vật này không thể không đóng vai “nhà độc tài”, sử dụng súng chỉ huy đảng, phế truất vị Tổng Bí thư từ chối nổ súng vào nhân dân, gây ra thảm án Thiên An Môn, Giai đoạn lịch sử đó chứng minh hậu quả của hành động trấn áp Thiên An Môn chính là nhằm bảo vệ cho chủ nghĩa tư bản quyền quý, không có bất cứ ý nghĩa tiến bộ nào đối với lịch sử. Vậy lẽ nào một nhà lãnh đạo mạnh theo kiểu “súng chỉ huy đảng” sẽ lại tái hiện ở Trung Quốc?
***
Cuối tháng 9/2011, tạp chí “Lợi ích Quốc gia” của Mỹ đăng bài “Đối diện với phần tử theo Chủ nghĩa Mao Trạch Đông mới” của Trợ lý Giáo sư Bruce Gilley thuộc Đại học Portland cho rằng về hình thái ý thức, Tập Cận Bình là phần tử Mao Trạch Đông mới. Trong bài báo của mình, Gilley nói Tập Cận Bình không thuộc phái ôn hòa. Càng gần tới thời điểm Tập Cận Bình lên nắm quyền càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình là một người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong xử lý vấn đề ngoại giao và nghiêng về hướng sử dụng cảnh sát để giải quyết xung đột và rối loạn ở trong nước. Sự “trỗi dậy” của Tập Cận Bình đồng nghĩa với việc cuộc đấu tranh lâu dài giữa phái Mao Trạch Đông và phái cải cách xung quanh vấn đề cải cách mở cửa sẽ sớm kết thúc. Bởi Tập Cận Bình có thể sẽ dẫn dắt Trung Quốc trở lại với thời kỳ đầu thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giai đoạn mà một số học giả cánh tả ở Trung Quốc coi là thời kỳ hoàng kim của nước này. Nhằm chứng minh Tập Cận Bình là phần tử theo Chủ nghĩa Mao Trạch Đông mới, Gilley đã lấy một số ví dụ.
Thứ nhất là khi phát biểu với Hoa kiều trong chuyến thăm Mêhicô năm 2009, Tập Cận Bình nói rằng: “Có một số người nước ngoài ăn no rồi không có việc gì làm, hoa chân múa tay bàn chuyện của chúng ta. Thứ nhất, Trung Quốc không xuất khẩu cách mạng. Thứ hai, Trung Quốc không xuất khẩu đói nghèo. Thứ ba, Trung Quốc không dày vò họ. Vậy họ còn có gì để nói nữa”. Phát biểu này của Tập Cận Bình đã nhận được sự ngợi khen của một số phần tử theo Chủ nghĩa Mao Trạch Đông và chủ nghĩa dân tộc.
Thứ hai là khi tới thăm Trùng Khánh, Tập Cận Bình đã bày tỏ sự ủng hộ đối với phong trào “xướng hồng đả hắc” (hát nhạc đỏ, tấn công tội phạm) của Bạc Hy Lai (nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, đã bị cách chức, khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và chờ đưa ra truy tố trước tòa). Tại Trùng Khánh, Bạc Hy Lai đã nêu ra một số khẩu hiệu dưới thời Mao Trạch Đông, khuyến khích người dân hát nhạc đỏ, từ đó giành được sự ủng hộ. Gilley cho rằng Tập Cận Bình rõ ràng đã nhận thấy mối liên hệ giữa khẩu hiệu thời Mao Trạch Đông và lòng dân, cho nên mới ủng hộ phong trào “xướng hồng đả hắc” do Bạc Hy Lai khởi xướng.
Thứ ba là những biểu hiện của Tập Cận Bình trong chuyến thăm Tây Tạng dự lễ kỉ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Tây Tạng vào tháng 7/2012. Ngược với chính sách nhân đạo hòa giải với Tây Tạng mà Hồ Diệu Bang (cựu Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc) đưa ra trong chuyên thăm Tây Tạng của nhân vật này vào thập niên 1980, trong chuyến thăm Tây Tạng vừa qua, Tập Cận Bình thể hiện rõ tâm thái của kẻ thống trị Tây Tạng. Thức ăn nước uống và cả nước tắm, Tập Cận Bình đều cho tùy tùng tự mang tới, không dùng đồ của Tây Tạng, Tập Cận Bình cũng không tiếp xúc với dân thường Tây Tạng. Cả ngày, bao bọc xung quanh Tập Cận Bình là một lượng lớn nhân viên bảo an và cảnh sát mật. Cuối cùng, tại lễ kỉ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Tây Tạng, Tập Cận Bình đã có bài phát biểu dài 75 phút với lời lẽ cứng rắn, chỉ trích Đạtlai Lạtma và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc duy trì lực lượng quân sự quy mô lớn ở khu vực này.
Nhà quan sát vấn đề Trung Quốc của Hồng Công Lâm Hòa Lập cũng cho rằng Tập Cận Bình có thể là một phần tử theo Chủ nghĩa Mao Trạch Đông kiên định. Trong một bài viết đăng trên tạp chí “Chính sách Ngoại giao” của Mỹ, Lâm Hòa Lập cho biết vào tháng 8/2011, Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ J. Biden tới thăm trường trung học Thanh Thành Sơn ở thành phố Đô Giang Yến thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Khi đó, Tập Cận Bình đã nhắc lại cho học sinh trường trung học Thanh Thành Sơn câu nói của Mao Trạch Đông: “Thế giới này là của các cháu, cũng là của chúng ta, nhưng rốt cuộc sẽ là của các cháu”. Theo Lâm Hòa Lập, không có căn cứ để chứng minh rằng việc Tập Cận Bình nhắc lại câu nói trên của Mao Trạch Đông là nhằm nhắc nhở và cảnh báo Biden. Nhưng nhiều phương diện cho thấy nhà lãnh đạo thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là phần tử kiên định theo Chủ nghĩa Mao Trạch Đông.
Vấn đề ở đây, theo tạp chí “Tin mật Trung Quốc” số tháng 11/2012 phát hành ở Hồng Công, là những ví dụ mà Gilley và Lâm Hòa Lập đưa ra có đủ để chứng minh rằng về hình thái ý thức, Tập Cận Bình có là phần tử Mao Trạch Đông mới hay không. Nêu nghiên cứu những phát biểu công khai của Tập Cận Bình tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc và trong nhiều trường hợp khác nữa, quả thực, người ta có thể tìm được thêm nhiều chứng cứ để chứng minh cho nhận định nêu trên của Gilley và Lâm Hòa Lập.
Một là việc Tập Cận Bình suy tôn hạt nhân lãnh đạo thế hệ thứ nhất do Mao Trạch Đông làm đại diện. Tháng 8/2006, Tập Cận Bình cho đăng bài viết dài với tiêu đề “Nhìn lại và suy nghĩ về công tác xây dựng Đảng trong 30 năm cải cách mở cửa” trên “Thời báo Học tập” của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc. Sau khi tổng kết bối cảnh, tiến trình lịch sử, những thành tích và tiến bộ, thành quả sáng tạo về lý luận đã đạt được của công tác xây dựng Đảng trong 30 năm cải cách mở cửa cũng như một số gợi ý rút ra, Tập Cận Bình viết: “Ở đây, vấn đề mà tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh là công tác xây dựng Đảng trên các mặt trong 30 năm qua được triển khai trên nền tảng công trình xây dựng Đảng vĩ đại được tập thể lãnh đạo Trung ương thế hệ thứ nhất do đồng chí Mao Trạch Đông làm hạt nhân khởi xướng thành công”.
Hai là việc Tập Cận Bình suy tôn tư tưởng Mao Trạch Đông. Từ khi đảm nhiệm chức Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương, Tập Cận Bình đều tới phát biểu tại lễ khai mạc hoặc bế giảng khóa học ở đây. Những phát biểu này được nhìn nhận là thể hiện tư duy cầm quyền của Tập Cận Bình, do đó, nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt. Hai năm trở lại đây, Tập Cận Bình đã nhiều lần nhắc lại phát biểu của Mao Trạch Đông trong lễ khai mạc hoặc bế giảng khóa học tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, yêu cầu các quan chức nước này phải nghiêm túc học tập các nguyên tác của Mao Trạch Đông, “nắm chắc trọng điểm, tiếp thu tinh túy”, bảo đảm lập trường chính trị kiên định vững vàng. Tháng 5/2011, phát biểu tại lễ khai mạc khóa học mùa Xuân, Tập Cận Bình nhấn mạnh cán bộ lãnh đạo phải học tập các tác phẩm quan trọng của Cácmác, Ăngghen, Lênin và Mao Trạch Đông. Tháng 5/2012, Tập Cận Bình lại phát biểu yêu cầu toàn đảng phải kiên trì “thực sự cầu thị” bởi “thực sự cầu thị” là linh hồn và tinh túy của tư tưởng Mao Trạch Đông, Đặng  Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Ba là việc Tập Cận Bình suy tôn Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình từng tới thăm Thiều Sơn, quê của Mao Trạch Đông, vào năm 1966, 1997 và 2011. Chuyến thăm Thiều Sơn làn thứ ba của Tập Cận Bình diễn ra trong chuyến điều tra nghiên cứu ở Hồ Nam từ ngày 20 tới ngày 23/3/2011, không lâu sau kỳ họp Lưỡng hội (Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc). Khi đó, Tập Cận Bình đã tới dâng hoa trước tượng Mao Trạch Đông, thăm quan nơi ở cũ của Mao Trạch Đông và nơi ở cũ của Lưu Thiếu Kỳ (nguyên Chủ tịch nước), Bành Đức Hoài (nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương). Tập Cận Bình nói rằng ôn lại sự nghiệp huy hoàng, nêu cao tinh thần và đạo đức của các vị tiền bối cách mạng như Mao Trạch Đông có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tập Cận Bình còn nói việc Trung Quốc sản sinh ra Mao Trạch Đông là niềm kiêu hãnh của Thiều Sơn, là niềm kiêu hãnh của Hồ Nam, là niềm kiêu hãnh của toàn thế nhân dân Trung Quốc và là niềm kiêu hãnh của cả dân tộc Trung Hoa.
Việc Tập Cận Bình cùng suy tôn hạt nhân lãnh đạo thế hệ thứ nhất do Mao Trạch Đông làm đại diện, tư tưởng Mao Trạch Đông và cá nhân Mao Trạch Đông tương đối khó hiểu. Bởi trước đây, Đặng Tiểu Bình, một nhân vật thông minh, đã tách tư tưởng Mao Trạch Đông với cá nhân Mao Trạch Đông; cây bút lý luận xuất sắc của Trung Quốc Hồ Kiều Mộc (nguyên ủy viên Thường vụ ủy ban cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Viện trưởng Danh dự Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc) cũng chủ trương tách tư tưởng Mao Trạch Đông với những lỗi lầm cuối đời của nhân vật này. Vậy hình thái ý thức bộc lộ qua những phát biểu công khai nêu trên có thực sự đại diện cho cách suy nghĩ của cá nhân Tập Cận Bình?
Nếu những phát biểu trên xuất phát từ đáy lòng của Tập Cận Bình thì nó không thể không khiến người ta đặt câu hỏi: Liệu Tập Cận Bình có suy xét thấu đáo về những sai lầm lớn mà Mao Trạch Đông phạm phải trong những phong trào chính trị mà nhân vật này khởi xướng như “tam phản ngũ phản”, “chống hữu khuynh”, “đại nhảy vọt”, “Cách mạng Văn hóa”… hay không? Hay liệu Tập Cận Bình có phân tích về sự khác biệt hoàn toàn giữa lý luận Mao Trạch Đông và thực tiễn hành động của Mao Trạch Đông hay không? Nếu suy xét thấu đáo, tại sao Tập Cận Bình lại suy tôn Mao Trạch Đông như vậy? Nếu như không suy xét thấu đáo, sau khi nắm quyền, Tập Cận Bình có gây ra thảm họa đối với sự phát triển chính trị tương lai của Trung Quốc giống như Mao Trạch Đông hay không?
Nếu phân tích về Tập Cận Bình chỉ bó hẹp với những ví dụ nêu trên, kết quả là sẽ rút ra kết luận giống Gilley rằng “Tập Cận Bình là phần tử theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông mới”.
Tuy nhiên, nếu xem xét một cách kĩ lưỡng phát biểu của Tập Cận Bình trong ba năm đầu sau khi được lựa chọn làm người kế nhiệm của Hồ Cẩm Đào và phát biểu của Tập Cận Bình trong hai năm trở lại đây, người ta phát hiện Tập Cận Bình đã tự mâu thuẫn, trước sau không nhất quán. Trong ba năm đầu sau khi được lựa chọn làm người kế nhiệm của Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình thường phát biểu những lời thể hiện cá tính, làm một số việc thể hiện cá tính. Nhưng hai năm lại đây, Tập Cận Bình đã cố ý duy trì sự nhất trí với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, không còn đưa ra những phát biểu thể hiện cá tính nữa. Những phát biểu công khai của Tập Cận Bình thận trọng giống Hồ Cẩm Đào.
Tháng 11/2011, trang tin Boxun có trụ sở ở Mỹ đã cho đăng tải phỏng vấn đối với thư ký của Văn phòng Tập Cận Bình. Phóng viên hỏi: “Tập Cận Bình rất thần bí, tới nay vẫn chưa cho thấy quan điểm chính trị của mình, ông có thể khái quát một cách đơn giản về vấn đề này được không?”. Thư ký Văn phòng Tập Cận Bình đã trả lời: “Không thể. Câu hỏi của bạn có vấn đề. Kỳ thực, Tập Cận Bình luôn thể hiện quan điểm chính trị của mình, từ trước tới nay chưa từng che giấu quan điểm chính trị của mình”. Nhưng vị thư ký này sau đó nói thêm: “Quan điểm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình có sự nhất trí cao độ với Trung ương”.
Xem xét các phát biểu công khai của Tập Cận Bình, sự nhất trí cao độ của nhân vật này với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chí ít được thể hiện ở mấy phương diện sau đây:
Một là chủ trương ra sức chống tham nhũng và đề cao sự thanh liêm. Ngày 16/3/2012, tạp chí “Cầu thị” đăng bài của Tập Cận Bình chỉ rõ cán bộ lãnh đạo phải đi đầu trong công tác duy trì Sự thuần khiết của Đảng bằng hành động bản thân, phải loại bỏ ra khỏi Đảng các phần tử tham ô trụy lạc, thoái hóa biến chất, mất tư cách đảng viên. Theo tiết lộ của WikiLeak, Tập Cận Bình ghét nhất là các tham quan làm việc cho chính quyền, ghét sự giàu lên nhanh chóng và lo lắng về sự đi xuống của các quan niệm giá trị đạo đức trong xã hội Trung Quốc.
Hai là nhấn mạnh “lấy con người làm gốc”. Những năm đầu cầm quyền, Hồ Cẩm Đào đã chi tiết hóa quan điểm “lấy con người làm gốc” thành “Chủ nghĩa Tam dân mới”. Trong một phát biểu vào tháng 12/2002, Hồ Cẩm Đào chỉ rõ: “Phải sử dụng quyền lực phục vụ nhân dân, phải gắn bó tình cảm với nhân dân và phải mưu cầu lợi ích cho nhân dân”. Phát biểu này của Hồ Cẩm Đào sau đó được truyền thông Hồng Công khái quát thành “Chủ nghĩa Tam dân mới”. Ngày 1/9/2010, phát biểu tại lễ khai mạc khóa học mùa Thu tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, Tập Cận Bình đặc biệt nhấn mạnh nhân tố “quyền lực là do dân giao phó”. Tập Cận Bình kêu gọi cán bộ của đảng phải xác định quan điểm về quyền lực đúng đắn cũng như quan điểm về sự nghiệp đúng đắn. Tập Cận Bình chỉ rõ: “Quan điểm về quyền lực của Chủ nghĩa Mác được khái quát trong hai câu: ‘quyền lực do nhân dân giao phó’, ‘sử dụng quyền lực để phục vụ nhân dân’”.
Các nhà bình luận nước ngoài cho rằng “Chủ nghĩa Tứ dân” (Chủ nghĩa Tam dân mới của Hồ Cẩm Đào cộng thêm nhân tố “quyền lực do dân giao phó”) của Tập Cận Bình đã vượt qua “Chủ nghĩa Tam dân mới” của Nhật Bản, Tập Cận Bình đưa ra yêu cầu ngoài chương trình – hội kiến với Nhật hoàng; tháng 1/2011, Tập Cận Bình chủ đạo việc bay thử máy bay tàng hình J-20, khiến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang thăm Trung Quốc giật mình, trong khi Hồ Cẩm Đào không được biết trước sự tình! Tổng Biên tập tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa của Canada, ông Bình Khả Phu cho rằng “cuộc thử nghiệm J-20 như một ‘vở kịch’ là do Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sắp xếp”…
Vậy tại sao càng gần tới cuộc chuyển giao quyền lực, Tập Cận Bình càng trở nên bảo thủ và cẩn trọng? Giải thích thế nào về sự khác biệt trong lời nói và hành động của Tập Cận Bình trong ba năm đầu sau khi được lựa chọn làm người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào với lời nói và hành động của Tập Cận Bình trong hai năm lại đây? Sự bất nhất của Tập Cận Bình cho thấy mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, chính trường Trung Quốc vô cùng hiểm ác, ngồi vào vị trí người kế nhiệm, Tập Cận Bình phải thận trọng hơn, nếu không sẽ bị gạt ra khỏi cuộc chơi. Chỉ vì một số lời nói và hành động thể hiện chút cá tính mà gây phiền toái cho việc kế nhiệm thì chi bằng làm người kế nhiệm lặng lẽ, không tỏ rõ quan điểm chính trị.
Thứ hai, cuộc tranh giành quyền lực ở Trung Quốc vô cùng quyết liệt, việc Tập Cận Bình đột nhiên nổi lên ở Đại hội 17 đã trở thành mũi dùi tấn công của một số nhân vật cạnh tranh trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự kiện Bạc Hy Lai xảy ra chứng minh việc Tập Cận Bình kế nhiệm Hồ Cẩm Đào chưa phải chuyện “ván đã đóng thuyền”, nếu Bạc Hy Lai vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 thành công, việc Tập Cận Bình bị “lật thuyền trong rãnh nhỏ” không phải là không thể xảy ra.
Thứ ba, với vai trò là Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương, đứng đầu về công tác nghiên cứu hình thái ý thức, Tập Cận Bình không có quyền “vượt qua bãi mìn” trong đánh giá về vị trí của Mao Trạch Đông cũng như tư tưởng Mao Trạch Đông trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một ví dụ liên quan là phát biểu của Ezra F. Vogel về cuốn sách “Đặng Tiểu Bình thay đổi Trung Quốc”. Vị Giáo sư Đại học Harvard này cho biết hiện nay có nhà xuất bản ở Trung Quốc Đại lục mong muốn ấn hành cuốn sách trên của ông, nhưng yêu cầu phải sửa đổi một số nội dung nhạy cảm. Một là nội dung liên quan tới sự kiện Thiên An Môn. Trung Quốc Đại lục lo lắng người dân sau khi xem xong nội dung này sẽ xuống đường gây chuyện. Hai là cách nhìn về Mao Trạch Đông vì trong cuốn sách có một số từ ngữ tương đối sắc nhọn phê phán trực tiếp Mao Trạch Đông về chủ trương “đại nhảy vọt”, “công xã nhân dân”, “phong trào chống hữu khuynh”. Trong khi đó, thái độ của các nhà xuất bản Trung Quốc Đại lục cho thấy Trung Quốc Đại lục đã thần thánh hóa Mao Trạch Đông, không cho phép phê phán trực tiếp Mao Trạch Đông.
Vậy thì việc Tập Cận Bình trước sau không thống nhất trong lời nói và hành động phải chăng cho thấy thực tế là nhân vật này chưa chắc đã suy tôn Mao Trạch Đông? Hiện nay, người ta vẫn chưa thể rút ra một kết luận như vậy. Tổng biên tập tạp chí “Khai phóng” (Hồng Công) Sái Vịnh Mai cho rằng hiện nay mọi người đều bàn luận xem có tiến hành cải cách thể chế chính trị hay không và nhà lãnh đạo mới sẽ xử lý vấn đề này như thế nào. Tuy nhiên, không ai biết câu trả lời chính xác ra sao vì không biết lựa chọn tương lai của Tập Cận Bình là gì. Dầu vậy, người ta cũng có thể nói về một số lựa chọn tương lai mà Tập Cận Bình không lựa chọn. Ví dụ: Khả năng đi lại con đường của Bạc Hy Lai là không có; khả năng sử dụng hình thái ý thức kiểu Mao Trạch Đông để giúp chính quyền Trung Quốc giành lại tính hợp pháp cũng không có.
Nhưng việc Tập Cận Bình ngày hôm nay ca ngợi Mao Trạch Đông có thể sẽ trở thành trở ngại sau này cho Tập Cận Bình trong việc đánh giá lại hoặc phủ định Mao Trạch Đông. Việc Tập Cận Bình lấy lòng các phe phái trong Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày hôm nay cũng có thể trở thành cái cớ để các phe phái tấn công Tập Cận Bình sau này. Chính vì vậy, trước sau không thống nhất trên thực tế là nỗi bi ai đối với các chính trị gia./.

1403. Những bài học của Tập Cận Bình từ Singapore

Project Syndicate
Tác giả: Michael Spence
Người dịch: Thủy Trúc
19-11-2012
NEW YORK – Trung Quốc hiện đang ở vào một thời điểm quyết định, như đã từng như thế vào năm 1978 khi những cuộc cải cách thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng mở cửa nền kinh tế của họ ra thế giới – và như đã từng như thế trong một lần khác vào đầu thập niên 1990 khi chuyến “Nam du” nổi tiếng của Đặng tái khẳng định con đường phát triển của đất nước.
Trong suốt thời gian này, những tấm gương và những bài học từ các nước khác luôn là quan trọng. Người ta cho rằng Đặng bị tác động đáng kể sau một chuyến công du trước đó tới Singapore, nơi đã hưởng sự thịnh vượng và tốc độ tăng trưởng lũy tiến hàng thập kỷ trước đó nữa. Hiểu được thành công và mặt hạn chế của các nước đang phát triển khác đã là – và vẫn là – một phần quan trọng trong cách Trung Quốc xây dựng chiến lược phát triển của họ.
Giống như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan ở vài thập niên tăng trưởng đầu tiên, Trung Quốc do một đảng cầm quyền. Đảng Nhân dân Hành động Singapore (PAP) vẫn giữ vai trò thống trị, mặc dù điều đó có vẻ như đang thay đổi. Các nước khác đều đã tiến lên chế độ dân chủ đa đảng trong thời kỳ quá độ để trở thành quốc gia thu nhập trung bình. Trung Quốc cũng vậy, giờ đây họ đã đạt tới chặng quyết định cuối cùng trong cuộc trường chinh tới địa vị nước phát triển, nói về mặt cơ cấu kinh tế và mức thu nhập.
Singapore cần tiếp tục đóng vai trò làm mẫu cho Trung Quốc, mặc dù quy mô của nước này nhỏ bé hơn Trung Quốc. Thành công của cả hai nước phản ánh sự tham dự của rất nhiều nhân tố, kể cả một nhóm nhà hoạch định chính sách có giáo dục, có trình độ, được tạo nguồn từ một hệ thống tuyển dụng người tài và cách tiếp cận thực dụng, kỷ luật, thực nghiệm, dài hạn trong các vấn đề chính sách.
Một bài học mấu chốt khác rút ra từ Singapore là, chế độ độc đảng đã giữ được tính chính danh rộng rãi của nó nhờ việc tạo ra tăng trưởng cho tất cả mọi người và bình đẳng về cơ hội trong một xã hội đa sắc tộc, và nhờ việc tiêu diệt mọi hình thức tham nhũng, kể cả tham nhũng kiểu chủ nghĩa tư bản thân hữu và ảnh hưởng thái quá đối với các lợi ích. Điều mà vị khai quốc của Singapore, ông Lý Quang Diệu, các cộng sự và người kế nhiệm ông đã ngộ được, là sự kết hợp giữa chế độ độc đảng và tham nhũng sẽ tạo thành thuốc độc. Nếu anh muốn hưởng lợi ích của cái đầu thì anh không thể cho phép cái sau tồn tại.
Sự gắn kết, thời gian tại vị dài, được khích lệ thích hợp, kỹ năng “hoa tiêu” tốt, và tính quyết tâm, là những khía cạnh đáng mơ ước để có được sự liên tục trong lãnh đạo, đặc biệt là trong hệ thống tuyển dụng hiền tài kiểm soát những thay đổi phức tạp về cơ cấu. Để bảo vệ những thứ đó và duy trì sự ủng hộ của công chúng đối với tiền đầu tư và với những chính sách hỗ trợ tăng trưởng, Singapore cần phải ngăn chặn, không để cho tham nhũng có chỗ đứng, và phải có được sự kiên định trong việc thi hành luật lệ. Ông Lý đã làm như thế, với việc đảng PAP tạo ra cái mà một hệ thống hoàn hảo về trách nhiệm giải trình có thể mang lại được.
Cũng vậy, Trung Quốc – chắc chắn là rất muốn duy trì ít nhất một thời gian những lợi ích của chế độ độc đảng, và trì hoãn bước chuyển tiếp sang chế độ lãnh đạo “hỗn loạn” do chịu ảnh hưởng của nhiều ý kiến. Trên thực tế, một hệ thống đa nguyên đã và đang phát triển dưới cái ô của Đảng Cộng sản Trung Quốc – một quá trình mà cuối cùng có thể dẫn đến việc công dân có tiếng nói được thể chế hóa trong các vấn đề chính sách công.
Tuy nhiên, hiện tại thì các yếu tố đại diện – vốn đang được bổ sung ngày một nhiều thêm – là chưa đủ mạnh để chống lại tham nhũng ngày càng lan tràn và ảnh hưởng thái quá của các lợi ích. Để duy trì tính chính danh của chế độ độc đảng, và do đó là cả khả năng cầm quyền, cần phải vượt qua những lợi ích nhỏ hẹp đó để phục vụ đại cục. Đó là thách thức mà thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối mặt.
Nếu các lãnh đạo thành công, khi đó họ có thể mở ra một cuộc tranh luận khôn ngoan và tinh tế về vai trò ngày càng lớn mạnh của nhà nước trong nền kinh tế – một cuộc tranh luận về công trạng. Nhiều người trong cuộc, cũng như các cố vấn nước ngoài, đều tin rằng vai trò của nhà nước phải thay đổi (không nhất thiết là suy thoái) thì mới có thể tạo một nền kinh tế năng động, đổi mới, vốn là mấu chốt để cầm lái thành công công cuộc quá độ thành quốc gia có thu nhập trung bình. Nhưng vẫn còn nhiều lĩnh vực cần phải có thảo luận sâu hơn, và cần có lựa chọn.
Lý Quang Diệu ở Singapore, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc giành được niềm tin của nhân dân, như là các vị khai quốc và là những nhà cải cách đầu tiên. Nhưng niềm tin đó đang bị xói mòn; các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau không thừa hưởng được trọn vẹn niềm tin đó và bây giờ họ phải giành lấy nó. Đó càng là lý do để cho họ phải lưu tâm đến các bài học của lịch sử.
Trước hết các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc phải tái khẳng định vai trò của Đảng như là người bảo vệ lợi ích chung, bằng việc tạo dựng một môi trường trong đó các lợi ích nhỏ hẹp nhằm bảo vệ ảnh hưởng và của cải đang gia tăng của mình không được làm hỏng các lựa chọn chính sách. Họ phải chứng minh rằng quyền lực, sự chính danh, và khối tài sản đáng kể của Đảng được giữ gìn một cách đáng tin cậy vì lợi ích của tất cả nhân dân Trung Quốc. Trên tất cả, điều ấy được chứng minh bằng cách duy trì một sự tăng trưởng dành cho tất cả mọi người, một hệ thống cơ hội bình đẳng, và tuyển dụng nhân sự theo chế độ hiền tài. Và sau đó họ phải quay trở lại với nhiệm vụ quản trị trong một môi trường trong và ngoài nước rất phức tạp.
Có những lúc việc xoay xở để vượt qua – hay là nói theo cách của người Trung Quốc là “dò đá qua sông” – là chiến lược lãnh đạo thích hợp, và cũng có lúc cần phải có một sự tái xác lập các giá trị và đường lối. Lãnh đạo thành công là người biết thời điểm nào là lúc nào.
Dò đá có lẽ là lựa chọn an toàn nhất cho vị chủ tịch tiếp theo của Trung Quốc, Tập Cận Bình, và các tân lãnh đạo khác của Trung Quốc; trong thực tế, đó là cách nguy hiểm nhất. Lựa chọn an toàn duy nhất là một sự quyết liệt tổ chức lại Đảng, vì đại cục.
Vấn đề khi đó là liệu các nhà cải cách – những người mang tinh thần thực sự của cuộc cách mạng 1949 – có chiến thắng trong cuộc chiến vì tăng trưởng bình đẳng cho tất cả mọi người. Quan điểm lạc quan (và tôi tin là khả thi) là nhân dân Trung Quốc, thông qua một loạt kênh khác nhau, trong đó có cả truyền thông xã hội, sẽ gây được sức ép, khiến cho các nhà cải cách phải xúc tiến một lộ trình ngày càng tiến bộ hơn.
Thời gian sẽ cho ta câu trả lời. Nhưng không phải là cường điệu khi nói về tầm quan trọng của các kết quả đối với phần còn lại của thế giới. Gần như tất cả các quốc gia đang phát triển – và ngày càng có thêm cả các nước phát triển nữa – đều sẽ bị ảnh hưởng cách này hay cách khác, khi mà họ cũng đang phải đấu tranh để đạt được tăng trưởng và việc làm bền vững, ổn định.
Nguồn: Project Syndicate
Bản tiếng Việt © BS2012

1404. Màn kịch về Thủ tướng Việt Nam là dấu hiệu của niềm hy vọng về sự thay đổi

South China Morning Post
Tác giả: Jonathan London
Người dịch: Huỳnh Phan
20-11-2012
Sáu tuần qua không tốt lành đối với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: EPA
Jonathan London nói rằng, lời kêu gọi thủ tướng từ chức chưa từng có trước đây, cho thấy quyền hành của người đứng đầu cũng có giới hạn.
Việc một đại biểu quốc hội Việt Nam công khai đối đầu với một thủ tướng đương nhiệm, cũng là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, được chiếu trực tiếp trên truyền hình quốc gia, đề nghị thủ tướng nên từ chức, không phải là việc xảy ra hàng ngày. Tuy nhiên, điều này đã xảy ra hồi tuần trước, khi đại biểu Dương Trung Quốc lên tiếng chống lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đó là cuộc nói chuyện thẳng thắn chưa từng có của một đại biểu quốc hội, là điều hiếm thấy ở Việt Nam. Và điều đó xác nhận thêm rằng sự phát triển chính trị của Việt Nam đã bước vào một giai đoạn khác thường, nếu như chưa rõ.
Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này là khoảng cách về lòng tin giữa những tiếng nói khác nhau ngày càng gia tăng trong bộ máy nhà nước và những người bào chữa cho tình trạng không thể biện hộ được, mà Thủ tướng Chính phủ là người tiêu biểu nhất.
Màn kịch tuần trước chỉ là sự việc mới nhất trong một chuỗi các diễn biến gần đây đã làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của ông Dũng.
Nhiều năm qua, ông Dũng đã bị chỉ trích vì các vụ bê bối tham nhũng nghiêm trọng, tín dụng mềm, hàng núi nợ xấu và nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nặng, trong khi các chính sách liên quan tới ông ta đã bị đổ lỗi là nguyên nhân làm cho lạm phát tăng cao, đầu tư nước ngoài sụt giảm, và gây trì trệ hoặc suy giảm mức sống.
Sáu tuần vừa qua không tốt lành đối với ông Dũng. Hồi tháng 10, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, Bộ Chính trị chính thức công bố việc sẵn sàng khiển trách ông Dũng, chỉ để Trung Ương đảng bác bỏ, thay vào đó, khẳng định Bộ Chính trị phản ánh những thiếu sót tập thể.
Kết quả là, điều đó đã thúc đẩy Thủ tướng đưa ra lời xin lỗi công khai, chưa từng thấy kể từ thập niên 1950. Từ đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay thế ông Dũng giữ chức vụ đứng đầu cơ quan chống tham nhũng quốc gia, trong khi nhiệm vụ giám sát các tập đoàn nhà nước của ông cũng đã bị giảm gần một nửa.
Trong khi đó, một nhóm các nhân vật quan trọng trong bộ máy nhà nước đã hợp lại với nhau, những người ở nước ngoài và trên mạng, đều cho rằng sự lãnh đạo và quản trị yếu kém đang thực sự gây nguy hiểm cho triển vọng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Chẳng phải quá cường điệu khi nói rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự khủng hoảng lãnh đạo nghiêm trọng nhất kể từ khi hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất hồi cuối thập niên 1950.
Trong bối cảnh này, có lẽ thích hợp khi một sử gia chuyên nghiệp như ông Quốc đứng lên [chất vấn để mọi người] được nghe. Hành động của ông nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù quyền hành của các nhân vật cao cấp ở Việt Nam đã từng đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến trong lịch sử, quyền hành đó cũng có giới hạn của nó.
Hồi kịch này có thể là một dấu hiệu của niềm hy vọng. Chỉ với ban lãnh đạo có trách nhiệm mới có thể giúp Việt Nam vượt qua quá khứ khó khăn để vươn với một tương lai đầy hứa hẹn.
Jonathan D. London là giáo sư thuộc Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế tại Đại học TP Hồng Kông
Nguồn: South China Morning Post
Bản tiếng Việt © BS2012
Bản tiếng Việt © Huỳnh Phan

1405. Tướng Đồng Sỹ Nguyên và tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Mạo danh là hèn và phạm pháp

Đôi lời: Sau khi xuất hiện Một bức thư ngụy tạo, bịa đặt tác giả là tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và tướng Đồng Sỹ Nguyên, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã gọi điện cho tướng Đồng Sỹ Nguyên (hiện đang nằm viện) để trao đổi. Tướng Đồng Sỹ Nguyên đã nhất trí hoàn toàn việc cần viết vài lời để phê phán hành động của những kẻ mạo danh kia và làm rõ quan điểm của hai ông liên quan tới những gì lá thư mạo danh đã nêu. Dưới đây là nội dung bức thư của hai vị tướng.

Trước hết chúng tôi, Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh, lên án kẻ xấu nào đã mạo danh chúng tôi và dùng kỹ thuật in chữ ký của chúng [tôi] cóp từ những văn bản chân chính mà chúng tôi đã ký, [đưa] vào cái gọi là “bức thư ‘gửi lãnh đạo Đảng và Quốc Hội’”.
Nội dung bức thư ngụy tạo đó chủ yếu là nói tốt cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bôi nhọ chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Những nội dung ấy hoàn toàn trái ngược với quan điểm của chúng tôi.
Lâu nay nhân dân đã biết tinh thần vì dân vì nước của chúng tôi qua các bài phát biểu nói lên sự thật, thẳng thắn phê phán sai trái của bất cứ cấp nào, bất cứ ai.
Chúng tôi đã thẳng thắn nêu lên những sai trái của Thủ tướng, gây thiệt hại lớn cho đất nước, cùng những yếu kém của Thủ tướng và muốn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức.
Còn nói Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “làm tay sai” cho nước ngoài thì chúng tôi chưa thấy có bằng chứng gì. Ngược lại chúng tôi còn nghi vấn cuộc gặp của Thủ tướng với Tập Cận Bình nhân Hội chợ Quảng Tây, mặc cả với nhau những gì?! Sau này chắc sẽ rõ.
Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh
Hà Nội ngày 22/11/2012


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét