Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY

Việt Nam lại xấu mặt ở Nam Vang

Phạm Trần - Ông Aquio nói ngoài Phi Luật Tân còn một nước nữa “không tán thành ý kiến loại bỏ yếu tố Quốc tế hóa”. Ông Aquino không nêu tên nhưng sau đó các viên chức Phi cho biết nước đó chính là Việt Nam. Nhưng tại sao đại biểu của Việt Nam ngồi trong phòng họp khi xảy ra sự cố này là ông Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng đoàn và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã không dám nói nửa câu để bảo vệ danh dự cho nước mình?…
*
“Trung Quốc và các nước ASEAN có đủ trí tuệ và năng lực, xử lý ổn thỏa mọi vấn đề kể cả tranh chấp quyền lợi lãnh thổ và biển, giữ gìn toàn cục hợp tác phát triển Đông Á trong điều kiện không bị sự quấy nhiễu của bên ngoài.”
 
“Lâu nay, hợp tác Đông Á được thúc đẩy thuận lợi ở mức tối đa là do các nước ASEAN đã gác lại tranh chấp, tăng cường nhận thức chung, hình thành sức mạnh tổng hợp theo “Phương thức ASEAN”, tinh thần này cũng cần trở thành đề xướng và tuân thủ của các bên hợp tác Đông Á.”
Đó là lời tuyên bố của Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo tại kỳ Hội nghị cấp cao thứ 15 với Hiệp hội các nước Đông Nam Á họp tại Nam Vang, Cao Miên ngày 19/11 (2012), được đăng tải trên báo điện tử của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Cộng (China Radio International, CRI).
Thông điệp của ông Ôn Gia Bảo được phía Trung Cộng giải thích rằng Bắc Kinh chỉ muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ với “các nước trực tiếp liên quan” và không có can dự của các nước khác.
Thêm vào đó, phía Trung Cộng cho rằng Thỏa hiệp Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, tiếng Anh gọi là Declaration of Conduct, DOC, ký tại Nam Vang (Cao Miên) năm 2002 giữa Trung Cộng và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (The Association Of South East Asia Nations, ASEAN) đã “giới hạn” các cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp mà thôi.
Nguyên nhân sâu xa
Ở câu nói thứ nhất của ông Ôn Gia Bảo không có gì mới mà chỉ lập lại lập trường cố hửu của Trung Cộng: Không nói chuyện tranh chấp với “cả khối 10 nước” của ASEAN mà chỉ nói chuyện “song phương” với nước có tranh chấp với Trung Cộng, trong trường hợp này chỉ có 4 Quốc gia trong số 10 nước của ASEAN bao gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Brunei.
Trực tiếp và quan trọng nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân.
Phía Việt Nam có chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa (bị Trung Cộng chiếm của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974) và Trường Sa (Trung Cộng đã chiếm mất 8 đảo đá ngầm trong cuộc chiến năm 1988).
Phi Luật Tân có tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng ở bãi Macclesfieldbãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh gọi là quần đảo Trung Sa.
Ngoài ra vùng lãnh thổ Đài Loan đã chiếm đóng đảo Ba Bình trong hệ thống quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ sau Thế chiến thứ II và đã xây dựng các cơ sở quân sự để phòng thủ, cũng nằm trong tầm mắt tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng.
Tuy nhiên, Trung Cộng chưa bao giờ dùng võ lực quấy nhiễu hay tấn công lính Đài Loan ở Ba Bình nên nhiều người nghĩ Đài Loan và Bắc Kinh đã có thỏa thuận ngầm với nhau vì Trung Cộng luôn luôn coi Đài Loan là phần lãnh thổ của mình.
Các nhà địa lý và chuyên viên biển đảo của Mỹ ước tính diện tích của Biển Đông trên 3 triệu cây số vuông và có số lượng dầu khí có từ 28 đến 213 tỷ thùng, đủ cho Bắc Kinh dùng trong 60 năm. Biển Đông cũng có lượng khí đốt ít nhất cũng trên 3 ngàn tỷ mét khối, đủ cho Trung Cộng sử dụng trong 30 năm!
Đó là lý do tại sao Bắc Kinh đã tìm mọi cách đến chiếm Biển Đông bằng cách tự vẽ ra đường Lưỡi Bò, hay còn gọi là Đường 9 Đoạn bao vùng từ 80 đến 85% diện tích Biển Đông.
Vấn đề chủ quyền mơ hồ về “Đường Lưỡi Bò” “xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 trong phụ đồ “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” của “Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc” (Chú thích: Trung Hoa Quốc Dân Đảng) do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Chú thích: Trung Hoa Cộng sản từ 1949) sau khi thành lập vẫn xác định cương vực trên biển Đông theo “đường mười một đoạn” của Trung Hoa Dân Quốc, đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong Vịnh Bắc Bộ, trở thành “đường chín đoạn”. (Tài liệu Bách Khoa Toàn Thư mở).
“Đường Lưỡi Bò” trở thành nghiêm trọng vào ngày 06/05/2009 khi Bắc Kinh nạp tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
24 giờ đồng hồ sau đó (07/05/2009), Việt Nam, Malaysia và sau đó đến lượt Nam Dương đã phản đối và hoàn toàn bác bỏ tấm bản đồ này.
Mặc cho các nước liên hệ phản đối Trung Cộng tiếp tục lấn tới, dù ngoài miệng Bắc Kinh luôn luôn rêu rao đối với Việt Nam thì lúc nào cũng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. 
Bằng chứng là Trung Cộng đã thành lập chính quyền Thành phố Tam Sa bao gồm Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa. Trung Cộng cũng tấp nập thiết kế các trạm tiếp liệu quân sự trên biển, lập cầu không vận và căn cứ quân sự nổi song song với việc tổ chức các chuyến du lịch Hoàng Sa, bất kể phản đối của Việt Nam và các nước liên quan.
Song song với các hành động “hợp thức hóa vùng chiếm đóng”, Trung Cộng còn gia tăng các cuộc tấn công, chận bắt và ngăn cản ngư dân Việt Nam đến đánh bắt trong vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa
Vì vậy, khi ông Ôn Gia Bảo khẳng định không nói chuyện với một “tập thể Đông Nam Á” hay phản đối dự kiến “quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông” là có ý kéo dài thời gian để chia rẽ ASEAN hòng thực hiện mưu kế “đánh lẻ” từng nước cho dễ, nhất là trường hợp Việt Nam lại là con nợ khổng lồ của Trung Cộng từ nhiều năm qua!
Quan trọng hơn, ông Ôn Gia Bảo đã tạt gáo nước lạnh vào mặt ASEAN để làm ngơ đề nghị thảo luận Code Of Conduct (COC) có yếu tố ràng buộc pháp lý giữa ASEAN và Trung Cộng chặt chẽ hơn thỏa hiệp “áp dụng hay không tùy thiện chí mỗi nước” của DOC năm 2002.
Nước đổ đầu vịt
Như vậy là xôi hỏng bỏng không. ASEAN đã mất nhiều thời gian họp và nhân nhượng lẫn nhau trước khi hoàn thành dự thảo COC để trao cho chủ nhà là Chủ tịch ASEAN Hun Sen của Cao Miên trước khi ông này trao cho ông Ôn Gia Bảo đang chính thức thăm viếng Cao Miên.
Rất tiếc vai trò “người đưa thư” của Hun Sen đã bị chính đương sự làm cháy túi bằng hành động về hùa với Ôn Gia Bảo khi Hun Sen đơn phương tuyên bố hôm 19/11 (2012) rằng ASEAN đã đồng ý hôm Chủ Nhật 18/11/2012 “không quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông.
Lời tuyên bố của Hun Sen đưa ra tại phiên họp giữa ASEAN và Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda lập tức bị Tổng Thống Phi Luật Tân Benigno Aquino III phản đối khiến Hun Sen phải ngưng bài diễn văn.
Ông Aquino III nói với các phái đoàn không làm gì có chuyện tất cả các nước của ASEAN đã đồng ý như lời tuyên bố của ông Hun Sen.
Ngược lại, Tổng thống Aquino III đòi phải mời các quốc gia có quyền lợi tại khu vực, điển hình như Hoa Kỳ, cùng tham dự thương thuyết chủ quyền trên biển với Trung Quốc.
Nhưng ông Ôn Gia Bảo đã bác bỏ ý kiến này và cũng không nhắc gì đến bản dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biền Đông, hay còn được gội là Code of Conduct, COC của ASEAN.
Trong khi ASEAN kêu gọi Trung Cộng thảo luận “càng sớm càng tốt” thì Bắc Kinh lại “đánh bài lảng” để “ngâm tôm” yêu cầu của ASEAN, ngay trước ngày ASEAN kết thúc kỳ họp hôm 20/11/2012.
Việt Nam tự bôi mặt
Nhưng lập trường của Việt Nam tại Hội nghị Nam Vang như thế nào? 
Trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Nam Vang như người bị “què chân” sau khi thoát hình phạt kỷ luật của Ban Chấp hành Trung ương đảng. Ông ta không có sáng kiến gì mới hơn lập trường cũ, theo đó Việt Nam nói rằng:
“- Biển Đông đã trở thành vấn đề quan tâm chung, liên quan tới bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực. Tình hình khu vực này thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò và tiếng nói của mình trong vấn đề này trên cơ sở quan điểm chung đã có đồng thuận là: nhấn mạnh hòa bình, ổn định ở Biển Đông, trong đó có vấn đề an ninh, an toàn hàng hải; tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982, trong đó có các quy định của Công ước về việc tôn trọng Vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC. 
 
- Hoan nghênh Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, một lần nữa khẳng định lập trường chung của ASEAN về vấn đề này; đề nghị giao các Bộ trưởng và quan chức cao cấp bàn biện pháp bảo đảm triển khai đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố này. 
 
- Ghi nhận những tiến triển đạt được trong việc thực hiện DOC thời gian qua, trong đó có việc thông qua Quy tắc hướng dẫn triển khai DOC; ủng hộ việc thông qua Tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký DOC, qua đó ASEAN và Trung Quốc cần tái khẳng định mạnh mẽ quyết tâm thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC vì mục tiêu chung là hòa bình, an ninh và xây dựng lòng tin.”
Nhưng Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông có gì mới không?
Dứt khoát không, vì nó chỉ lập lại chuyện cũ, sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN họp tại Nam Vang hồi tháng 7/2012 không san bằng được bất đồng ý kiến về vấn đề Biển Đông với Trung Cộng.
Nước chủ nhà Cao Miên, bị Trung Cộng áp lực, lầu đầu tiên trong 45 năm, đã quyết định không ghi vấn đề Biển Đông vào Thông cáo chung để làm hài lòng Bắc Kinh, sau một ngày nhận được viện trợ kinh tế 1 tỷ Dollars của Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Hồ Cẩm Đào khi ấy bất ngờ đến Cao Miên thăm viếng.
Hành động của Cao Miên đã bị lên án khắp thế giới và gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng với Việt Nam và Phi Luật Tân.
Cuối cùng Nam Dương đã tình nguyện đứng ra hàn gắn đổ vỡ bằng cách đi từng nước để thương thuyết.
Sau cùng Nguyên Tắc 6 điểm đã đạt được có nội dụng như sau:
1. Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
2. Hướng dẫn thực hiện DOC (2011).
3. Sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
4. Hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đã được thừa nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
5. Các bên tiếp tục kiềm chế và không sử dụng bạo lực.
6. Giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Nhưng tại Nam Vang, ngày 19/11/2012, cùng ngày ASEAN họp với Trung Cộng và Nhật Bản thì ông Hun Sen lại “đơn phương” tuyên bố trong phiên họp ngày 18/11 (2012), ASEAN đã thống nhất không “quốc tế hóa” xung đột ở Biển Đông khiến Tổng Thống Phi Luật Tân Benigno Aquino III phải giơ tay cắt ngang lời nói của ông Hun Sen để bác bỏ ý kiến của Thủ tướng Cao Miên khiến cả hội trường choáng váng.
Sau đó chủ nhà Hun Sen phải tuyên bố ghi vào biên bản lời tuyên bố “bất thần” của ông Aquimo.
Ông Aquio nói ngoài Phi Luật Tân còn một nước nữa “không tán thành ý kiến loại bỏ yếu tố Quốc tế hóa”. Ông Aquino không nêu tên nhưng sau đó các viên chức Phi cho biết nước đó chính là Việt Nam.
Phạm Bình Minh
Nhưng tại sao đại biểu của Việt Nam ngồi trong phòng họp khi xảy ra sự cố này là ông Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng đoàn và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã không dám nói nửa câu để bảo vệ danh dự cho nước mình?
Câu hỏi này không khó trả lời vì lãnh đạo Việt Nam không còn biết xấu hổ là gì nữa, nói chi đến danh dự khi họ chỉ biết giương mắt chứng kiến hành động can đảm kiên quyết bảo vệ chủ quyền Phi Luật Tân, trong bất cứ hoàn cảnh nào của Tổng thống Benigno Aquino III.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên ông Aquio III đã làm như thế. Ông còn công khai mời đồng minh Hoa Kỳ giúp bảo vệ chủ quyền Phi Luật Tân và Hoa Thịnh Đốn đã đáp lại khiến Bắc Kinh phải chùn bước ở khu vực “Trung Sa”.
Ngược lại, phía Việt Nam chỉ biết cúi đầu phản đối Trung Cộng bằng nước bọt và tiếp tục bôi nhọ tên Tổ Quốc tại Nam Vang ngày 19/11 (2012) vừa qua.
(11/012)

LẠI THÊM LÝ LUẬN ĐỘC DƯỢC CỦA MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU BÁN BIỂN ĐÔNG

Tâm Sự Y Giáo

Đọc xong bài phỏng vấn của TVN dành cho ông Việt Long, nhà nghiên cứu Biển Đông, tôi có cảm giác đắng chát vì nỗi thất vọng quá lớn đối với lý luận của một người được coi là có nhiều bài nghiên cứu về Biển Đông. Chắc rằng không mấy người dân Việt Nam được đọc những bài nghiên cứu của ông Việt Long này, nhưng qua mấy câu trả lời trên TVN, có thể nói rằng ông này cũng có kiểu “lý luận cực kỳ độc dược”. Nếu không cảnh giác, những liều thuốc cực độc trong những câu trả lời của ông Việt Long sẽ làm tư duy của không ít người bị “phơi nhiễm” và dễ dàng chấp nhận tâm lý nô bộc cho giặc bành trướng.
Thưa ông Việt Long,
Ngay từ đầu, cái tiêu đề bài báo đã là kỳ cục: “Chuẩn bị kỹ pháp lý để chắc thắng”. Xin hỏi ông Việt Long: thế nào là kỹ, kỹ đến bao giờ? Kỹ kiểu gì mà người dân hầu như không được biết thông tin về biển Đông, trừ mấy câu tua đi tua lại chẳng nói lên điều gì? Những việc phải cân nhắc để nói vào thời điểm thích hợp là những việc gì, mà nghe như đâu đây có mùi áo gấm đi đêm quá vậy hả ông Việt Long? Đã có ai “nói” với dân điều gì đâu, toàn là do dân tự tìm hiểu cả đấy. Nói thẳng với ông, ngụy biện bịp bợm vừa vừa thôi, coi thường độc giả và người dân Việt cũng vừa vừa thôi ông ạ.
Cũng ngay từ câu hỏi đầu tiên: “Dường như thiếu một nhạc trưởng để phối hợp các nhánh nghiên cứu khác nhau sao cho hiệu quả nhất. Ông có đồng ý vậy không?” là đã thấy kiểu trả lời quanh co quái dị của ông rồi. Sao ông không trả lời thẳng vào câu hỏi, và cho biết luôn việc “thiếu nhạc trưởng” trong nghiên cứu Biển Đông là do ai? Cố ý hay là vô tình? Lòng vòng một hồi, ông chốt lại nhẹ bâng: Nói chung, cần phải tiếp tục củng cố chứng cứ pháp lý để có cơ sở thuyết phục du luận một cách chặt chẽ nhất, để không ai có thể đưa ra những ngờ vực, nghi ngại về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có vẻ như ông đã cố tình lờ đi sự thật lịch sử mà bất cứ người VN nào bình thường về trí tuệ đều biết rằng: ngày 19/1/1974 Trung Quốc đã đưa quân xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa (lúc ấy đang do Việt Nam Cộng Hòa quản lý) và ngày 14/3/1988, Trung Quốc lại tiếp tục đưa quân  xâm chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa thuộc CHXHCN Việt Nam? Để đến bây giờ ông lại lập luận rất củ chuối rằng phải tiếp tục củng cố chứng cứ pháp lý thì mới chứng minh được chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa? Mang danh “nhà nghiên cứu Biển Đông” như ông mà lại lập luận đại bịp như thế ư?
Ông lại tiếp tục lừa người đọc một cú nặng nữa khi tuyên bố: “Nhưng vấn đề này không chỉ đơn thuần là lịch sử mà còn là pháp lý và chính trị- ngoại giao xen kẽ nhau”. Ai cho phép ông thay mặt dân tộc Việt Nam để phán rằng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề chính trị và vấn đề ngoại giao? Đây là vấn đề thuần túy lịch sử và pháp lý, vậy mà ông quàng thêm vào đó chính trị và ngoại giao, để rồi sau này nếu có cơ hội, ông muốn bán Hoàng Sa, Trường Sa khi nào thì bán , với giá bao nhiêu là tùy ông? Một luận điệu xảo quyệt và thâm hiểm đến thế là cùng, thưa ông !
Đến cái đoạn dưới đây thì tôi phải nói rằng: Lượng độc tố trong mớ lý luận của ông đã lên cao đến mức đáng ghê tởm. Ông bảo:
Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, độc giả yêu chuộng những bài thể hiện tinh thần yêu nước mà ít chú ý đến chuyên môn luật biển. Tinh thần yêu nước rất cần khuyến khích, nhưng về mặt chuyên môn cũng cần cân nhắc nhiều… Không một con dân đất Việt nào lại cam tâm bán rẻ đất nước mình. Song phương thức đàm phán, đối phó, xử lý các tình huống như thế nào cho có lợi nhất thì không phải cái gì cũng đưa lên mặt báo. Tôi nghĩ, trong trường hợp này, chúng ta nên học hỏi cách ứng xử của Đài Loan với Trung Quốc. Họ không bao giờ công kích nhau cả, thậm chí còn hỗ trợ nhau vì lợi ích chung của dân tộc Trung Hoa”.
Xin nói với ông rằng:
- Ngày xưa, bao nhiêu thế hệ cha ông đã đánh đuổi giặc phương Bắc như thế nào, chắc ông đã rõ. Sức mạnh lớn nhất chính là tinh thần yêu nước kết hợp tinh thần đoàn kết toàn dân xung quanh người lãnh đạo kháng chiến chống ngoại xâm đã tạo nên những chiến thắng vô cùng vẻ vang mà cho đến tận hôm nay, chính quyền Bắc Kinh còn cảm thấy bẽ bàng. Với tham vọng ngông cuồng của Bắc Kinh hiện nay, cái gọi là chuyên môn của ông phỏng có ích gì mà cứ phải nhai đi nhai lại để lừa dân?
-  Ông là ai mà dám đoan chắc “Không một con dân Việt nào lại cam tâm bán rẻ đất nước mình”? Những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống thời nào mà chẳng có, thậm chí thủ đoạn bán nước của chúng càng về sau càng tinh vi hơn nhiều. Trước sức ép của lòng dân, chính những kẻ đang lấp ló dã tâm bán nước mới thường chống chế bởi những câu dị hợm, sai cả về logic lẫn ý nghĩa như vậy.
Ông nói về phương thức đàm phán, đối phó, xử lý các tình huống thế nào có lợi nhất thì không phải cái gì cũng đòi hỏi đưa lên mặt báo. Chỉ có phương cách của bọn bán nước cầu vinh thì mới “bí mật” như ông nói thôi. Còn đã có lợi nhất cho dân cho nước thì khi dân được biết, dân càng thêm  phấn khởi và tin tưởng ở những người lãnh đạo. Luận điệu của ông đích thị là phụ họa cho bọn bán nước rồi!
Kinh tởm hơn nữa, ông khuyên dân ta nên học cách ứng xử của Đài Loan với Trung Quốc: “Họ không bao giờ công kích nhau cả, thậm chí còn hỗ trợ nhau vì lợi ích chung của dân tộc Trung Hoa”. Cho tôi hỏi ông là người dân tộc nào mà lại có lời khuyên quái đản như thê? Hà cớ gì ông đưa cái mồi nhử độc hại “vì lợi ích chung của dân tộc Trung Hoa” ra mời những người con của dân tộc Việt, một dân tộc oai hùng đã từng bị Trung Quốc đô hộ cả ngàn năm nhưng vẫn luôn luôn chiến thắng kẻ thù Trung Quốc?
Khỏi cần nói tới đoạn cuối của bài báo, có lẽ bấy nhiêu cũng đủ cho mọi người thấy cái kiểu lý luận vô cùng độc địa, độc hại của ông. Ông chủ thực sự của ông là ai vậy, ông Việt Long? Có lẽ từ nay, nên gọi ông là NHÀ NGHIÊN CỨU BÁN BIỂN ĐÔNG thì hơn, ông nhá !!

PHỤ LỤC: Bài Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974 đang trên VietnamNet ngày 22-2-2011 đã bị xóa mất. TSYG đăng lại bài này còn lưu trong bộ nhớ cach của Google trong phần Phụ lục:

Đây là bộ nhớ cache http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-02-22-su-that-ve-su-kien-hoang-sa-1974 của Google. Đây là ảnh chụp nhanh của các trang được hiển thị vào 15 Tháng Mười Một 2012 17:32:45 GMT. Trang hiện tại có thể đã thay đổi trong thời gian chờ đợi. Tìm hiểu thêm
Mẹo: Để tìm nhanh cụm từ tìm kiếm của bạn trên trang này, nhấn Ctrl+F hoặc -F (Mac) và sử dụng thanh tìm.

Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974

Tác giả: Trường Minh
Bài đã được xuất bản.: 23/02/2011 05:00 GMT+7
Cách đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.
Vậy mà, ngày 19/1/2011, mạng Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (www.scio.gov.cn) đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với nội dung như sau: “Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích nguỵ quân miền Nam Việt Nam – kẻ đã liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận, cướp chiếm các đảo và gây thương vong cho ngư dân ta, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ”.
Vậy sự thật của sự kiện Hoàng Sa tháng 1/1974 là gì? Là một cuộc đáp trả tự vệ của quân dân Trung Quốc như mạng thông tin trên tuyên bố, hay là một cuộc xâm lược một vùng đất có chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam?
Chủ quyền không thể chối cãi
Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

Sơ đồ các hướng tấn công trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974
Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)…; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam. Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)…
Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:
“Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”

Bìa chủ quyền Hoàng Sa ở Việt Nam được dựng vào những năm 1930. Ảnh: chụp tại phòng lữu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng

Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa. Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các “Đội Hoàng Sa” và “Bắc Hải” của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới “Đội Quế hương” cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.
Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là “Vạn lý Trường Sa” (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).
Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833)đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các “Đội Hoàng Sa”.
Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biênchép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.
Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để “xem xét và đo đạc thuỷ trình” (quyển 50,52…đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa “dựng miếu, lập bia, trồng cây”, “vẽ bản đồ về hình thế”, “cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền” (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).
Ngoài ra còn các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết :”Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ “Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu“; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v…
Mãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lý‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Đến cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, Pháp với tư cách bảo hộ Việt Nam đã tiến hành quản lý Hoàng Sa – Trường Sa. Trong những lần tranh cãi giữa chính quyền bảo hộ Pháp và Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa, Pháp đã 2 lần yêu cầu Trung Quốc đưa vấn đề ra toà án quốc tế giải quyết, nhưng Trung Quốc không đồng ý.
Chủ quyền của Việt Nam còn được các nước thừa nhận ở một Hội nghị quốc tế quan trọng. Tháng 9/1951, tại Hội nghị Sanfrancisco, với 46/51 phiếu, các nước đã bác bỏ đề nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Cũng tại Hội nghị này, đại diện chính quyền Việt Nam lúc đó đã tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có nước nào phản đối.
Chính phủ Sài Gòn, sau đó là cả Chính phủ Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, cũng đều thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Dưới đây là một vài bằng chứng:
Năm 1956, lực lượng hải quân của Chính quyền Sài Gòn tiếp quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp rút quân về nước.
Năm 1956, Sở Hầm mỏ, kỹ nghệ và tiểu công nghiệp miền Nam tổ chức một cuộc khảo sát với sự giúp đỡ của hải quân của Chính quyền Sài Gòn trên 4 đảo: Hoàng Sa (Pattle), Quang Ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Duy Mộng (Drumond).
Ngày 22-10-1956, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.
Ngày 13-7-1961, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Hoàng Sa, trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hoà Vang và đặt dưới quyền một phái viên hành chính.
Từ 1961 đến 1963, chính quyền Sài Gòn lần lượt cho xây bia chủ quyền ở các đảo chính của quần đảo Trường Sa như: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, v v…
Ngày 21-10-1969, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập xã Định Hải vào xã Hoà Long cũng thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam.
Tháng 7-1973, Viện Khảo cứu nông nghiệp thuộc Bộ Phát triển nông nghiệp và điền địa Sài Gòn tiến hành khảo sát đảo Nam Ai (Nam Yết) thuộc quần đảo Trường Sa.
Tháng 8-1973, với sự hợp tác của Công ty Nhật Maruben Corporation, Bộ Kế hoạch và phát triển quốc gia Sài Gòn tiến hành khảo sát phốt phát ở quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 6-9-1973, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Trận hải chiến sinh tử tháng 1/1974
Có ý thức về chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các chính quyền miền Nam Việt Nam đều bảo vệ chủ quyền đó mỗi khi có nước ngoài biểu thị ý đồ tranh giành hay xâm chiếm đảo nào đó trong hai quần đảo.
Ngày 16-6-1956, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn tuyên bố một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đồng thời cũng trong năm này, Chính quyền Sài Gòn đã kịch liệt phản đối việc Trung Quốc chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 22-2-1959, Chính quyền Sài Gòn bắt giữ trong một thời gian 82 “ngư dân” Trung Quốc đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hoa trong quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 20-4-1971, Chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 13-7-1971 Ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó trong cuộc họp báo ngày 10-7-1971.
Đỉnh điểm xung đột xảy ra vào tháng 1/1974, khi nhiều tàu chiến của quân đội Trung Quốc tiến hành đánh chiếm cụm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.
Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc
Ngày 16/1/1974, Chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên bố với những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo. Đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của lực lượng vũ trang Trung Quốc nhưng với thái độ ôn hoà, kiềm chế.
Ngày 18/01/1974, Trung Quốc tăng viện thêm quân, chiến hạm tới quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19/01/1974, Trung Quốc và Việt Nam Cộng hoà đã có trận hải chiến ở khu vực đảo Quang Hoà.
Ông Lữ Công Bảy, người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước trong vai trò là thượng sĩ giám lộ trên chiến hạm HQ-4 hồi tưởng lại: “Đúng 8g30, phía Trung Quốc nổ súng trước. Một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm.
Đúng 10g20, bốn chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 đồng loạt khai hỏa. Như đã chuẩn bị trước, hạm trưởng Vũ Hữu San ra lệnh “bắn”. Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật vì trúng đạn, vì tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.
Chiến hạm HQ-4 chạy uốn lượn như con rắn, hết sang phải lại sang trái nên đã tránh được loạt đạn đại bác của đối phương. Thế rồi các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Roa đang cố gắng theo dõi tàu Trung Quốc qua màn hình rađa. Thượng sĩ nhất giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.
Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo: HQ-10 đã bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng” (Trích Hoàng Sa – tường trình 35 năm sau: 30 phút và 35 năm – Nguồn: Tuổi Trẻ).
Trận hải chiến chỉ diễn ra trong vòng 30 phút. 74 binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hi sinh.
Ngày 20/01/1974, Trung Quốc đã điều động thêm máy bay oanh tạc các đảo VNCH đóng giữ. Tính đến thượng tuần tháng 02/1974, Trung Quốc đã tạm chiếm quần đảo Hoàng SA và thiết lập căn cứ quân sự tại đây.

Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa. Ảnh tư liệu

Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lý, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.
Ngày 20-1-1974, ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn cũng đã gọi điện và gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa.
Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN cũng đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của VN.
Hành động dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc đã vi phạm Điều 2 của Hiến chương LHQ. Trước các hành động đó, các nước như Liên Xô, Hà Lan, New Zealand, Indonesia…, các tổ chức quốc tế như Tổng Liên đoàn Lao động thế giới, các lực lượng thanh niên Italia, Hội đồng công dân Australia, Viện Nghiên cứu xã hội Australia, Ủy ban Đại học Australia bảo vệ Đông Dương,…đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc. Đồng thời, cũng trong năm 1974, HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết 3314 định nghĩa về hành vi xâm lược bằng vũ lực.
Sau ngày miền Nam giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của VN. Và ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam VN đã lên tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa – Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do người VN quản lý.
Vậy đã rõ sự thật lịch sử về sự kiện Hoàng Sa 19/01/1974. Lịch sử vốn không thể che đậy, càng không thể tô vẽ hay xuyên tạc. Sử liệu còn đó, nhân chứng vẫn còn đó.
Trong khi lãnh đạo hai Đảng, hai nước luôn nhấn mạnh phương châm mười sáu chữ vàng và “bốn tốt” trong quan hệ Việt – Trung, những bài viết như trên đáng phải phê phán bởi nó sẽ làm vẩn đục tình hữu nghị, hợp tác mà lãnh đạo và nhân dân hai nước đang nỗ lực xây dựng.
Được đăng bởi

Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974

Cách đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.
Vậy mà, ngày 19/1/2011, mạng Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (www.scio.gov.cn) đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với nội dung như sau: "Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích nguỵ quân miền Nam Việt Nam - kẻ đã liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận, cướp chiếm các đảo và gây thương vong cho ngư dân ta, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ".
Vậy sự thật của sự kiện Hoàng Sa tháng 1/1974 là gì? Là một cuộc đáp trả tự vệ của quân dân Trung Quốc như mạng thông tin trên tuyên bố, hay là một cuộc xâm lược một vùng đất có chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam?
Chủ quyền không thể chối cãi
Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.
Sơ đồ các hướng tấn công trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974
Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)...; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua
Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)...

Tấm bản đồ trong
Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:

"Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm... Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn..."

Bìa chủ quyền Hoàng Sa ở Việt Nam được dựng vào những năm 1930. Ảnh: chụp tại phòng lữu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng
Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các "Đội Hoàng Sa" và "Bắc Hải" của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới "Đội Quế hương" cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là "Vạn lý Trường Sa" (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).
Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các "Đội Hoàng Sa".

Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.
Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để "xem xét và đo đạc thuỷ trình" (quyển 50,52...đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa "dựng miếu, lập bia, trồng cây", "vẽ bản đồ về hình thế", "cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền" (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).
Ngoài ra còn các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết :"Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ "Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu"; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v...
Mãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lý‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Đến cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, Pháp với tư cách bảo hộ Việt Nam đã tiến hành quản lý Hoàng Sa - Trường Sa. Trong những lần tranh cãi giữa chính quyền bảo hộ Pháp và Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa, Pháp đã 2 lần yêu cầu Trung Quốc đưa vấn đề ra toà án quốc tế giải quyết, nhưng Trung Quốc không đồng ý.
Chủ quyền của Việt Nam còn được các nước thừa nhận ở một Hội nghị quốc tế quan trọng. Tháng 9/1951, tại Hội nghị Sanfrancisco, với 46/51 phiếu, các nước đã bác bỏ đề nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Cũng tại Hội nghị này, đại diện chính quyền Việt Nam lúc đó đã tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có nước nào phản đối.
Chính phủ Sài Gòn, sau đó là cả Chính phủ Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, cũng đều thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Dưới đây là một vài bằng chứng:
Năm 1956, lực lượng hải quân của Chính quyền Sài Gòn tiếp quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp rút quân về nước.
Năm 1956, Sở Hầm mỏ, kỹ nghệ và tiểu công nghiệp miền Nam tổ chức một cuộc khảo sát với sự giúp đỡ của hải quân của Chính quyền Sài Gòn trên 4 đảo: Hoàng Sa (Pattle), Quang Ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Duy Mộng (Drumond).
Ngày 22-10-1956, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.
Ngày 13-7-1961, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Hoàng Sa, trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hoà Vang và đặt dưới quyền một phái viên hành chính.
Từ 1961 đến 1963, chính quyền Sài Gòn lần lượt cho xây bia chủ quyền ở các đảo chính của quần đảo Trường Sa như: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, v v...
Ngày 21-10-1969, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập xã Định Hải vào xã Hoà Long cũng thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam.
Tháng 7-1973, Viện Khảo cứu nông nghiệp thuộc Bộ Phát triển nông nghiệp và điền địa Sài Gòn tiến hành khảo sát đảo Nam Ai (Nam Yết) thuộc quần đảo Trường Sa.
Tháng 8-1973, với sự hợp tác của Công ty Nhật Maruben Corporation, Bộ Kế hoạch và phát triển quốc gia Sài Gòn tiến hành khảo sát phốt phát ở quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 6-9-1973, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Trận hải chiến sinh tử tháng 1/1974
Có ý thức về chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các chính quyền miền Nam Việt Nam đều bảo vệ chủ quyền đó mỗi khi có nước ngoài biểu thị ý đồ tranh giành hay xâm chiếm đảo nào đó trong hai quần đảo.
Ngày 16-6-1956, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn tuyên bố một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đồng thời cũng trong năm này, Chính quyền Sài Gòn đã kịch liệt phản đối việc Trung Quốc chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 22-2-1959, Chính quyền Sài Gòn bắt giữ trong một thời gian 82 "ngư dân" Trung Quốc đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hoa trong quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 20-4-1971, Chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 13-7-1971 Ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó trong cuộc họp báo ngày 10-7-1971.
Đỉnh điểm xung đột xảy ra vào tháng 1/1974, khi nhiều tàu chiến của quân đội Trung Quốc tiến hành đánh chiếm cụm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.
Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc
Ngày 16/1/1974, Chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên bố với những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo. Đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của lực lượng vũ trang Trung Quốc nhưng với thái độ ôn hoà, kiềm chế.
Ngày 18/01/1974, Trung Quốc tăng viện thêm quân, chiến hạm tới quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19/01/1974, Trung Quốc và Việt Nam Cộng hoà đã có trận hải chiến ở khu vực đảo Quang Hoà.
Ông Lữ Công Bảy, người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước trong vai trò là thượng sĩ giám lộ trên chiến hạm HQ-4 hồi tưởng lại: “Đúng 8g30, phía Trung Quốc nổ súng trước. Một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm.
Đúng 10g20, bốn chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 đồng loạt khai hỏa. Như đã chuẩn bị trước, hạm trưởng Vũ Hữu San ra lệnh “bắn”. Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật vì trúng đạn, vì tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.
Chiến hạm HQ-4 chạy uốn lượn như con rắn, hết sang phải lại sang trái nên đã tránh được loạt đạn đại bác của đối phương. Thế rồi các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Roa đang cố gắng theo dõi tàu Trung Quốc qua màn hình rađa. Thượng sĩ nhất giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.
Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo: HQ-10 đã bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng” (Trích Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau: 30 phút và 35 năm - Nguồn: Tuổi Trẻ).
Trận hải chiến chỉ diễn ra trong vòng 30 phút. 74 binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hi sinh.
Ngày 20/01/1974, Trung Quốc đã điều động thêm máy bay oanh tạc các đảo VNCH đóng giữ. Tính đến thượng tuần tháng 02/1974, Trung Quốc đã tạm chiếm quần đảo Hoàng SA và thiết lập căn cứ quân sự tại đây.
Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa. Ảnh tư liệu


Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lý, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.
Ngày 20-1-1974, ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn cũng đã gọi điện và gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa.
Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN cũng đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của VN.
Hành động dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc đã vi phạm Điều 2 của Hiến chương LHQ. Trước các hành động đó, các nước như Liên Xô, Hà Lan, New Zealand, Indonesia..., các tổ chức quốc tế như Tổng Liên đoàn Lao động thế giới, các lực lượng thanh niên Italia, Hội đồng công dân Australia, Viện Nghiên cứu xã hội Australia, Ủy ban Đại học Australia bảo vệ Đông Dương,...đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc. Đồng thời, cũng trong năm 1974, HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết 3314 định nghĩa về hành vi xâm lược bằng vũ lực.
Sau ngày miền Nam giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của VN. Và ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam VN đã lên tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa - Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do người VN quản lý.
Vậy đã rõ sự thật lịch sử về sự kiện Hoàng Sa 19/01/1974. Lịch sử vốn không thể che đậy, càng không thể tô vẽ hay xuyên tạc. Sử liệu còn đó, nhân chứng vẫn còn đó.

Trong khi lãnh đạo hai Đảng, hai nước luôn nhấn mạnh phương châm mười sáu chữ vàng và "bốn tốt" trong quan hệ Việt - Trung, những bài viết như trên đáng phải phê phán bởi nó sẽ làm vẩn đục tình hữu nghị, hợp tác mà lãnh đạo và nhân dân hai nước đang nỗ lực xây dựng.

VIỆT NAM CÓ ĐỒNG THUẬN “KHÔNG QUỐC TẾ HÓA VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG” HAY KHÔNG ?

Tâm Sự Y Giáo

Hôm nay, báo điện tử Nhân dân Nhật báo (TQ) có đăng bài  với tiêu đề khá buồn cười : QUẤY RỐI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ĐÔNG Á VỚI VIỆC TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO LÀ KHÔNG KHÔN NGOAN của tác giả Wu Liming. Bài này cho thấy sự dè dặt có phần lo ngại của Trung Quốc trước sự phản ứng mạnh mẽ của Tổng thống Philipinnes đối với ông Hunsen tại phiên bế mạc Hội nghị, và bộc lộ thái độ rất cay cú bực bội đối với Việt Nam. Hơi lạ ?!
 Song phương! Song phương! Dứt khoát “không quốc tế hóa” cái dzụ Biển Đông, mấy chú ASEAN nhá ! Vài chú làm anh bắt đầu cú rồi đó !
Bài báo mở đầu bằng lời ta thán: “Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã kết thúc hôm thứ Ba tại Phnom Penh, dự kiến tập trung vào các biện pháp để thúc đẩu hợp tác kinh tế trong khu vực, nhưng không may đã bị phân tán bởi một số nước đã cố gắng nâng cao quan điểm về các tranh chấp ở Biển Đông một cách không hợp thời”.
Lại tiếp tục than vãn: “Việc nêu bật các tranh chấp như vậy là đi ngược lại tinh thần của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là đã liều lĩnh làm gia tăng sự căng thẳng và làm tổn hại đến bầu không khí hợp tác giữa các quốc gia Đông Á”.
Đặc biệt, có một số đoạn của bài báo đã đề cập đến Việt Nam, lạ thay, với một giọng điệu rất hằn học và cay cú:
- “Tuy nhiên các nước Philippines và Việt Nam đã chi phối Hội nghị thượng đỉnh qua sự lì lợm nhằm nêu bật các tranh chấp. Khi Cam-pu-chia, chủ tịch ASEAN năm nay, nói trong phiên họp hôm thứ Hai rằng 10 quốc gia ASEAN đồng thuận không để “quốc tế hóa” các rạn nứt, thì Tổng thống Philippines Begnigno Aquino đã bất chấp các nguyên tắc ngoại giao cơ bản, ngang nhiên quở trách Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Sen”.  (Chỗ này TSYG xin mở ngoặc: Cái lão Hun Sen bị cú tát ngoại giao nặng đô này, quê đến mức phải ớ người ra một lúc rồi mới bình tĩnh lại được. Thật đáng đời kẻ theo đuôi Bắc Kinh !)
- “Rõ ràng, việc Philippines và Việt Nam đã không đếm xỉa gì đến các điều khoản ngoại giao cho thấy sự thèm muốn của họ đối với nguồn dầu, khí và tài nguyên giàu có trong vùng Biển Đông”.
- “Trước năm 1974, Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo, điều này có thể được chứng minh qua các văn bản của chính phủ, các tuyên bố ngoại giao, các bản đồ chính thức và sách giáo khoa”. (TSYG: ???)
- “Ngoài các lý do như đối với Philippin, Việt Nam đã sớm thông qua Luật Biển trong năm nay để đòi chủ quyền một số đảo ở Biển Đông”.
- “ Cả Việt Nam và Philippines đã đóng kịch khóc lóc van xin sự trợ giúp nhằm tìm kiếm sự bảo kê từ các quốc gia bên ngoài khu vực, nhất là Hoa Kỳ trong chiến lược Trục Châu Á”.
- “Hai nước này dự định thúc ép Trung Quốc với sự giúp đỡ của Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama, người cũng có mặt tại Hội nghị”
Đã lâu lắm rồi mới thấy một bài chính thức trên Nhân dân Nhật báo tỏ ra rất bực bội và cay cú đối với Việt Nam. Có lẽ là có lý do, nhưng thực sự chưa có gì rõ ràng.
Bên cạnh đó, theo BBC (ở đây), Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã nhấn mạnh rằng ông và một nước nữa mà các nhà ngoại giao cho là Việt Nam không đồng ý với tuyên bố của Phnom Penh.
Cũng theo bản tin BBC nói trên, Ngoại trưởng Philippines Rosario đã nói: “Làm sao mà đồng thuận được? Đồng thuận có nghĩa là 100% đồng ý. Làm sao có đồng thuận khi mà hai nước chúng tôi nói rằng chúng tôi không đồng ý?” Mặc dù ông không nêu rõ tên nước còn lại đứng về phe Manila, nhiều người cho rằng đó là Hà Nội…
Bản tin của BBC dường như muốn hé lộ điều gì. Và không hiểu Việt Nam đã làm gì nên nỗi mà bị Nhân dân Nhật báo của ông bạn 4 tốt nặng lời đến thế. Tuy nhiên, cho đến giờ, Việt Nam có đồng thuận « không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông » hay không thì cũng chưa rõ, vì chưa có nguồn báo chí ”chính thống” nào cho biết về cái điều rất hệ trọng này, mặc dù về mặt logic, chỉ có thể chọn một trong hai thái độ: “đồng thuận” hay “không đồng thuận”.Lại phải chờ thôi !
Được đăng bởi

Vài đánh giá về triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam

Trần Ngân -Boxitvn
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13 năm nay của Việt Nam được mở đầu bằng một màn xin lỗi khá thống thiết của Thủ tướng. Trước đó Tổng bí thư cũng đã đăng đàn xin lỗi sau Hội nghị TW 6. Xin lỗi thì cũng tốt thôi nhưng vấn đề là sau khi xin lỗi có làm gì để sửa sai hay không và vấn đề còn quan trọng hơn nữa là liệu đã nhìn ra đúng cái sai để sửa hay chưa. Tác giả bài viết này cho rằng ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay đã không nhìn ra đúng cái sai để sửa hay nói đúng hơn là không đủ khả năng hoặc không muốn sửa những cái sai lớn nhất. Điều này sẽ làm triển vọng trung hạn (khoảng 10 năm tới) của nền kinh tế Việt Nam là rất kém.
Có thể nói tâm lý chung của xã hội Việt Nam hiện nay đang tập trung vào những vấn đề nóng, mang tính ngắn hạn trước mắt mà còn ít quan tâm tới các vấn đề trung và dài hạn. Điển hình như ngay trong cuộc họp Quốc hội đang diễn ra, trong khi có tới gần 400 câu hỏi về những vấn đề tiền tệ, ngân hàng dành cho thống đốc NHNN thì Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại không ra trả lời chất vấn. Trong khi thực ra các vấn đề về tiền tệ chỉ là vấn đề ngắn hạn của nền kinh tế. Trong trung và dài hạn, muốn nền kinh tế phát triển tốt thì phải thay đổi các yếu tố của tổng cung như máy móc, trình độ lao động, trình độ công nghệ, trình độ quản lý hay nói cách khác là phải tái cấu trúc nền kinh tế là lĩnh vực do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.
Việc tái cấu trúc nền kinh tế được nói tới rất nhiều trong giai đoạn từ khoảng năm 2009 nhưng rồi sau đó dần đi vào quên lãng. Rất nhiều chuyên gia kỳ vọng với chương trình tái cấu trúc được nói tới rầm rộ nhưng cuối cùng đa số đều thất vọng vì hầu như chưa có tiến triển gì cả. Tuy nhiên, tôi cho rằng, dù chương trình tái cấu trúc này được thực hiện thì kết quả vẫn rất đáng nghi ngờ vì một trong những nhánh tái cấu trúc trọng tâm là tái cấu trúc DNNN đã sai ngay từ trong định hướng.
Trong Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”, do Bộ Tài chính xây dựng được Thủ tướng phê duyệt ngày 17/7/2012 vẫn nêu mục tiêu của tái cấu trúc là để DNNN “… làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô…” (http://www.ven.vn/sau-giai-phap-thuc-hien-tai-co-cau-dnnn-den-2015_t77c78n30307tn.aspx)
Đối với ngành ngân hàng thì trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” của NHNN được Thủ tướng phê duyệt ngày 1/3/2012 có nêu mục tiêu là: “Nâng cao vai trò, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường của các tổ chức tín dụng Việt Nam, đặc biệt là bảo đảm các ngân hàng 100% vốn của Nhà nước và ngân hàng có cổ phần chi phối của Nhà nước (sau đây gọi chung là ngân hàng thương mại nhà nước) thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thời có đủ năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế”. (http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/export/sites/default/vn/doccenter/vanban/taichinh/de_an_tai_co_cau_NH.pdf)
Như vậy có thể thấy mục tiêu của các đề án tái cơ cấu này vẫn là làm sao để DNNN giữ được vai trò chủ đạo, thậm chí còn là công cụ để nhà nước ổn định và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Đã có quá nhiều chứng cứ về lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam và thế giới chứng minh sự kém hiệu quả của DNNN so với các loại hình doanh nghiệp khác nên ở đây không cần nói lại nữa.
Theo tôi, đây có thể được coi là trở lực lớn nhất trong công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. Tiếp tục các định hướng trên cũng có nghĩa là sẽ tiếp tục ưu tiên các nguồn lực khan hiếm cho một khu vực làm ăn kém hiệu quả nhất của nền kinh tế, cản trở việc hiện đại hóa công nghệ vì lãnh đạo các doanh nghiệp này có xu hướng thích mua máy móc cũ với chi phí cao để kiếm hoa hồng hơn là các máy móc chất lượng tốt. Tiếp tục ưu tiên và bảo bọc DNNN cũng chính là cách tốt nhất để làm giảm khả năng cạnh tranh của chúng và cản trở việc thay đổi cung cách quản trị công ty. Về cả mặt lý thuyết và thực tiễn, chưa có quốc gia nào phát triển nhanh và bền vững khi chủ yếu dựa vào cột trụ là các DNNN. Việt Nam tiếp tục cố gắng đi ngược lại kinh nghiệm nói chung của thế giới thì chắc chắn sẽ lại phải chuốc lại thất bại mà thôi.
Đi kèm với triển vọng tăng trưởng thì triển vọng lạm phát cũng rất kém vì sẽ còn rất nhiều tiền được đổ vào một khu vực hiệu quả kém, lượng của cải tạo ra ít so với quá nhiều vốn đổ vào thì khả năng xảy ra lạm phát cao và dai dẳng gần như là chuyện đương nhiên.
Vấn đề then chốt thứ 2 sẽ kìm hãm tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn theo tôi chính là việc không chấp nhận đa sở hữu về đất đai hay nói cụ thể hơn là sở hữu tư nhân về đất đai. Đây có lẽ là điểm gây thất vọng nhất trong Luật Đất đai sửa đổi đang được Quốc hội bàn luận.
Trước khi ban hành Hiến pháp 1980, ở Việt Nam vẫn thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Khái niệm “đất đai là sở hữu toàn dân” được đưa vào Hiến pháp 1980 chủ yếu là vì ý muốn chủ quan của TBT Lê Duẩn (ông này cũng là người đã “sáng chế” ra những khái niệm như “làm chủ tập thể” hay “xây dựng mỗi huyện thành 1 pháo đài kinh tế” mà bản thân các cán bộ lý luận thời đó cũng không biết tuyên truyền, giải thích làm sao cho cấp dưới hiểu được). (http://sgtt.vn/Goc-nhin/88720/Tinh-than-Hien-phap-Phan-1-Doi-thay-theo-dong-lich-su.html)
Đại đa số các nước trên thế giới thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai và đây lại là 1 lĩnh vực nữa mà Việt Nam quyết tâm đi ngược chiều với thế giới văn minh. Khi đất đai không được giao ổn định cho người dân thì người dân sẽ không dám đầu tư nhiều vào đất đai vì họ sợ có thể bị nhà nước thu hồi một cách tùy tiện như trong vụ ông Đoàn Văn Vươn.
Nhà kinh tế học H. De Soto, trong quyển sách nổi tiếng Sự bí ẩn của vốn (The Mystery of Capital) cho rằng một trong những lý do quan trọng trong việc làm các quốc gia bị nghèo đói là bởi vì “Sự thất bại của hệ thống luật pháp trong việc công nhận và tôn trọng tài sản của người nghèo”.
De Soto viết: Người dân ở những nước chậm phát triển cũng khôn khéo và có đầu óc kinh doanh như người dân ở những nước giàu có. Vấn đề khác biệt then chốt là vì phần lớn họ sống trong những ngôi nhà không phải là chủ sở hữu thực sự. Họ không có quyền pháp lý đối với đất đai, nhà cửa hoặc công việc kinh doanh. Họ không thể sử dụng chúng như những đồ ký quỹ hoặc vay mượn khi cần thiết. Họ cũng không thể sử dụng những dịch vụ thiết yếu như điện, nước. Và nếu họ có tích luỹ được tài sản, họ sẽ gặp rủi ro khi bị những rào cản từ phía chính quyền.[1]
Như vậy, việc không thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai sẽ làm lãng phí một nguồn lực rất quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế, chưa kể đây chính là mầm mống của đại đa số các vụ khiếu kiện và bất ổn cũng như là nguồn cơn của tham nhũng trong thời gian qua.
Vấn đề đặt ra tiếp theo ở đây là: đâu là nguồn gốc của những vấn đề trên? Tại sao các chương trình tái cấu trúc ỳ ạch? Tại sao vẫn giữ tư duy kinh tế nhà nước làm chủ đạo mặc dù đại đa số ngay cả những người hô hào to nhất cho điều đó cũng biết quá rõ rằng các hiệu quả của các DNNN là rất kém? Tại sao không chịu thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai?
Chắc chắn đã có nhiều người biết rằng nguyên nhân sâu xa của những vấn đề trên nằm ở thể chế kinh tế và thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay.
Trong quyển sách nổi tiếng “Tại sao các quốc gia thất bại: Nguồn gốc của Quyền lực, Thịnh vượng, và Nghèo đói” (Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty) mới xuất bản đầu năm 2012, hai nhà kinh tế Daron Acemoglu và James Robinsoncho rằng thể chế là yếu tố quyết định tới sự giàu có hay nghèo đói của một quốc gia [2]. Các tác giả phân ra hai loại thể chế kinh tế: Thể chế kinh tế bao gồm (thể chế tốt) (inclusive economic institution) sẽ giúp cho kinh tế phát triển thịnh vượng bền vững; và các Thể chế kinh tế khai thác (thể chế xấu) (extractive economic institution) cũng có thể tạo ra sự tăng trưởng nhưng không bền vững trong dài hạn. Nhưng thường thì loại thể chế xấu này sẽ làm trì trệ hoặc thậm chí phá hủy nền kinh tế như ở Zimbabwe.
Các thể chế kinh tế bao gồm (tốt) bảo đảm: các quyền tài sản an toàn; luật pháp và trật tự; các thị trường và sự ủng hộ của nhà nước đối với các thị trường (qua các dịch vụ công và các quy định); dễ tham gia hoạt động kinh tế; tôn trọng các hợp đồng; đa số nhân dân được tiếp cận đến giáo dục và đào tạo và các cơ hội.
Ngược lại, trong các thể chế kinh tế khai thác (xấu) thì: thiếu luật pháp và trật tự; các quyền tài sản không an toàn; các rào cản tham gia và các quy chế cản trở hoạt động của các thị trường và tạo ra sân chơi không bằng phẳng.
Nhưng bản thân các thể chế kinh tế lại xuất phát từ các thể chế chính trị. Tương ứng với 2 loại thể chế kinh tế thì cũng có 2 loại thể chế chính trị: bao gồm và khai thác.
Các thể chế chính trị bao gồm bảo đảm: điều kiện cho sự tham gia rộng rãi của các công dân – chủ nghĩa đa nguyên – đặt ra các ràng buộc và kiểm soát đối với các chính trị gia; nền pháp trị; nhà nước tập trung ở mức đủ để thực thi luật pháp và trật tự (nhưng không quá tập trung để biến thành chính thể chuyên chế).
Ngược lại, các thể chế chính trị mang tính khai thác: tập trung quyền lực chính trị vào tay một số ít người; không có các ràng buộc lên các chính trị gia, không có cơ chế kiểm soát và cân bằng hay thiếu nền pháp trị.
Như vậy có thể thấy rằng các thể chế kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay còn rất nhiều các yếu tố của một thể chế mang tính khai thác nên việc nó chưa tạo ra được một sự tăng trưởng bền vững cho đất nước cũng không có gì quá ngạc nhiên.
Theo tôi, một loạt các sự kiện gần đây ở Việt Nam cho thấy thể chế hay nói đúng hơn là bộ máy lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam hiện nay đã mất đi khả năng “tự sửa sai” vốn là một đặc tính thiết yếu của một hệ thống nếu muốn nó được vận hành tốt khi không có các sự kiểm soát từ bên ngoài.
Trong Đại hội 11, khi Thủ tướng và một số Ủy viên Bộ Chính trị có khả năng đưa thẳng con cháu còn rất trẻ của mình vào giới lãnh đạo chóp bu thông qua sự dàn xếp, đổi chác ở hậu trường thì rõ ràng hệ thống chính trị ở Việt Nam đã ngày càng vận hành bởi vì lợi ích của chính nó chứ không còn vì nhân dân mà nó nói rằng nó đại diện nữa.
Khi Hội nghị TW 6 diễn ra trong tháng 10/2012, nhiều người cũng hy vọng là Thủ tướng có thể bị kỷ luật nhưng đa số những người tỉnh táo và hiểu biết tình hình đều hiểu rằng điều này không thể xảy ra trong bối cảnh hiện tại. Vấn đề chính là các ủy viên TW mà trong đó rất nhiều người có được ân huệ từ phe của Thủ tướng sẽ bỏ phiếu vì lợi ích của chính mình và phe nhóm chứ không phải lợi ích của đất nước. Đây là 1 hệ thống đã được xếp đặt chặt chẽ từ Đại hội 11 và chắc chắn nhiều người đã phải bỏ ra những khoản chi phí không nhỏ cho cái ghế của mình và chưa kịp thu hồi vốn thì tất nhiên họ không muốn gây ra một sự xáo trộn lớn có thể ảnh hưởng tới vị trí và gắn với nó là quyền lợi của mình. Những sai lầm của Thủ tướng gây ra tác động trực tiếp tới đời sống người dân chứ không tác động tới quyền lực hay lợi ích của các Ủy viên TW và phe nhóm nên chả có lý do gì để họ phải phế truất Thủ tướng trừ phi Thủ tướng gây tổn hại trực tiếp tới lợi ích của họ.
Họ biết rằng hệ thống các DNNN làm ăn kém hiệu quả thế nào, các tập đoàn làm ăn lỗ lã thất thoát thế nào nhưng vẫn quyết tâm giữ vững quan điểm “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, là “công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế” dù không hề có cơ sở khoa học và thực tiễn nào chứng minh những tín điều trên là đúng đắn và đã bị rất nhiều chuyên gia có uy tín phản đối. Trong các kiến nghị của mình thì Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã đề nghị thẳng là: “Không dùng DNNN là một công cụ để điều tiết vĩ mô” (http://cafef.vn/doanh-nghiep/khong-su-dung-dnnn-la-mot-cong-cu-dieu-tiet-kinh-te-vi-mo-20120522015510754ca36.chn). Nhưng trong lần sửa đổi Hiến pháp này người ta vẫn muốn đưa điều khoản Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo vào trong Hiến pháp.
Họ biết rằng việc không chịu thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân chính là nguồn gốc sâu xa của hơn 70% vụ khiếu kiện trong thời gian qua, là công cụ để tước đoạt đất đai và bần cùng hóa nông dân, là nguồn gốc tạo ra tham nhũng và bất bình đẳng ngày càng trở nên trầm trọng nhưng vẫn quyết tâm giữ vững quan điểm cũng chẳng có cơ sơ khoa học và hết sức mơ hồ là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” dù cũng có tới 48% cơ quan T.Ư và 37% cơ quan địa phương đề xuất là nên có tư nhân hóa đất đai (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121107/du-an-luat-dat-dai-sua-doi-phai-cham-dut-khieu-kien-trien-mien.aspx)
Tất cả những điều trên và hàng loạt sự việc nữa đã chứng tỏ hệ thống thể chế ở Việt Nam hiện nay đã mất đi khả năng “tự sửa sai” là điều đã giúp nó thoát khỏi khủng hoảng giai đoạn 1986-89. Trong một hệ thống độc đảng, không có tiếng nói đối lập như ở Việt Nam thì khả năng “tự sửa sai” hay “tự đổi mới” của hệ thống là cực kỳ quan trọng. Đảng Cộng sản đã chứng tỏ họ có khả năng này thông qua qua quá trình Đổi mới (tạm gọi là Đổi mới 1) giai đoạn 1986-89. Tuy nhiên, sau lần Đổi mới 1 mạnh bạo đó, đã vài lần người ta mong có Đổi mới 2 nhưng rồi đều không đi tới đâu. Giai đoạn năm 1997-98, trong tâm bão của khủng hoảng tài chính-tiền tệ Đông Á, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, tăng trưởng GDP năm 1999 bị sụt còn 4,77%, nhiều người đã kêu gọi có Đổi mới 2 vì đà tiến từ Đổi mới 1 đã hết. Tuy nhiên, với một lãnh đạo thủ cựu là TBT Lê Khả Phiêu thì điều này đã không diễn ra mà thay vào đó, đi đâu cũng thấy hô hào câu khẩu hiệu “phát huy nội lực” do ông đưa ra. Tới giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-08, lại một lần nữa nhiều người kêu gọi Tái cấu trúc nền kinh tế hay Đổi mới 2 nhưng rồi như đã nói ở trên, điều này cũng mãi chưa xảy ra.
Lật lại lần Đổi mới 1 thì có lẽ lúc đó do đất nước đã lâm vào khủng hoảng toàn diện, không còn sự trợ giúp ở bên ngoài, ở trong thế bị dồn vào chân tường, cộng thêm khí thế đổi mới ở Liên Xô và Đông Âu, Đảng Cộng sản mới có quyết tâm làm một cuộc đổi mới toàn diện về tư duy. Tất nhiên, lúc đó không thể không kể đến vai trò cá nhân cực kỳ quan trọng của người đứng mũi chịu sào là TBT Trường Chinh với câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Đổi mới hay là chết” dù trước đó ông là người rất bảo thủ [3] (Còn hiện tại tôi nghĩ khẩu hiệu của Đảng có lẽ là “Thà chết (dân) chứ (nhất định) không đổi mới”). Tất nhiên lúc đó có 1 may mắn cho đất nước là TBT Lê Duẩn qua đời chứ nếu không quá trình đổi mới ở Việt Nam chắc chắn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. (Acemoglu và Robinson cũng cho rằng thể chế có thể thay đổi vì những lý do rất ngẫu nhiên). Ở thời điểm sau Đổi mới 1, khi hệ thống thể chế mới đã được hình thành và dần có tính cố kết cao, các thành phần trong hệ thống quyền lực sẽ có xu hướng muốn duy trì hiện trạng (Status Quo) vì họ có quá nhiều cái để mất nếu xảy ra thay đổi lớn. Chẳng hạn, nếu tư nhân hóa hầu hết các DNNN thì cả một hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương sẽ không còn có thể bòn rút các nguồn lợi từ các doanh nghiệp này và tất nhiên họ cùng với các lãnh đạo hiện thời của các doanh nghiệp đó sẽ tìm mọi cách để điều này không xảy ra hoặc xảy ra càng chậm càng tốt. Chính vì thế, có lẽ mong chờ hệ thống tự đổi mới (lớn) trong tình hình hiện tại chỉ là ảo tưởng.
Các lãnh đạo thế hệ trước đây của Việt Nam như Trường Chinh, Lê Duẩn… rất lý tưởng, trong sạch và hầu như không tham nhũng. Họ một lòng muốn đất nước đi lên nhưng không đủ kiến thức để làm được điều đó. Nhưng tình hình hiện nay đã khác, nhiều lãnh đạo hiện nay hoặc có kiến thức hoặc hoàn toàn có thể dựa vào các chuyên gia để biết cách làm đất nước phát triển nhưng họ không muốn làm vì họ muốn bảo vệ quyền lợi của họ và phe nhóm hơn là vì lợi ích của đất nước.
Thực ra ở Việt Nam khi thủ tướng Dũng lên cầm quyền vào giữa năm 2006, đã có rất nhiều người hy vọng vì ông này tỏ ra là một người có tư tưởng cách tân và có năng lực khi còn làm Phó thủ tướng. Sau hơn một nhiệm kỳ của thủ tướng Dũng, có thể nói rằng sau thời của TBT Lê Duẩn, chưa khi nào vận mệnh của đất nước lại bị ảnh hưởng nhiều bởi một cá nhân như vậy. Với quyền lực vượt trội của mình trong tập thể lãnh đạo Việt Nam, nếu Thủ tướng Dũng có những quyết định sáng suốt thì chắc chắn Việt Nam đã khác xa bây giờ và lịch sử sẽ ghi công ông Dũng như người có công đầu trong việc đưa Việt Nam lên một tầm cao mới. Nhưng rất tiếc rõ ràng Thủ tướng Dũng đã phá hỏng gần hết đà tiến và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam[4].
Ngoài lý do về lợi ích nhóm thì một lý do quan trọng khiến hệ thống hiện nay mất khả năng tự sửa đổi chính là tư duy bảo thủ của rất nhiều cán bộ trong hệ thống. Ví dụ điển hình có thể thấy công khai là các đại biểu QH ngành công an, quân đội bảo vệ rất hăng hái hệ thống các DNNN. Chẳng hạn trong vụ Vinashin, các đại biểu QH như Thiếu tướng Trần Bá Thiều – Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, Thiếu tướng Bế Xuân Trường – Tư lệnh Quân khu I, Trung tướng Võ Trọng Việt – Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội biên phòng, đều có xu hướng biện hộ cho Vinashin và bảo vệ cách xử lý của Chính phủ trong vụ này (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/409012/Dung-vi-Vinashin-ma-lam-rac-roi-tinh-hinh.html) hoặc khi bàn về việc có nên đưa quy định “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” vào Hiến pháp sửa đổi hay không thì đại biểu Lê Đông Phong, Thiếu tướng, PGĐ Công an TP HCM cũng ủng hộ đưa quy định này vào (http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2012/11/303478/).
Thực ra thì rất khó trách những người này khi từ lúc học đại học, trung, cao cấp chính trị lúc nào họ cũng được nhồi nhét vào đầu những tín điều về tầm quan trọng của DNNN. Ngay bản thân các lãnh đạo cao cấp còn đi tới mức “sùng bái” hay có thể nói là “mê tín” vào DNNN khi cho rằng nếu không có DNNN thì nhà nước không thể điều hành được nền kinh tế. Chẳng hạn Thủ tướng Dũng có nói:
“Trong 3 khối doanh nghiệp, phúc lợi cao nhất là DNNN. Các DNNN gần như không để công nhân thất nghiệp. Trên tổng thể, trong những năm qua, trong giai đoạn thực sự khó khăn, nếu không có lực lượng kinh tế nhà nước, chính phủ không biết điều hành làm sao” http://vef.vn/2011-02-16-keu-kho-nhung-cac-tap-doan-van-song-khoe-
Còn ngài nguyên Phó thủ tướng, giờ là chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì ban cho DNNN danh hiệu “Anh cả đỏ của nền kinh tế” http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/2008/04/779904/
Tóm lại, kết luận chính của bài viết này là tương lai trung hạn của nền kinh tế Việt Nam là rất kém vì những lý do chính sau:
-        Hầu hết các cải cách quan trọng cần thiết để giải phóng các nguồn lực tăng trưởng trong trung và dài hạn liên tục bị trì hoãn mà không được thực thi. Nhưng bản thân nhiều cải cách này cũng sai ngay từ định hướng nên kết quả rất khó thành công hay nói đúng hơn là chắc chắn cũng sẽ thất bại. Điều này sẽ làm thui chột các nguồn lực đang rất khan hiếm dành cho tăng trưởng kinh tế. Việc “cải cách” các tập đoàn (thực chất là “cải lùi” về cơ chế cũ) như đưa lại về cho các Bộ quản lý như trước đây trong khi Thủ tướng chỉ nắm các tập đoàn lớn (ngon ăn nhất) có thể làm giảm bớt quy mô của thất thoát nhưng chắc chắn không giải quyết được gì về vấn đề hiệu quả hoạt động của các tập đoàn này cả. Việc cố lai tạp để tạo ra một thứ “quái thai” không giống ai rồi lại cố gắng để huấn luyện nó thành thiên tài rõ ràng là chuyện không tưởng. Các cheabol ở Hàn Quốc dù nhận được nhiều hỗ trợ của nhà nước nhưng về bản chất vẫn là doanh nghiệp tư nhân có sức cạnh tranh cao. Trung Quốc cũng có những tập đoàn nhà nước lớn hùng mạnh nhưng phải hiểu rằng người Trung Quốc có truyền thống kinh doanh từ hàng ngàn năm nay với rất nhiều doanh nhân nổi tiếng trong lịch sử và những tập đoàn nhà nước và dù nhận được nhiều sự hỗ trợ của nhà nước nhưng cũng đã có quá trình cạnh tranh lâu dài tương đối sòng phẳng với các công ty đa quốc gia.
-        Thể chế chính trị hay nói cụ thể hơn là bộ máy lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam hiện nay đã mất khả năng “tự sửa sai” và lợi ích của số đông cán bộ lãnh đạo không còn gắn với với lợi ích của đại đa số nhân dân và đất nước nữa. Ví dụ như việc 63% cơ quan cấp địa phương không đồng ý với việc tư nhân hóa đất đai cũng cho thấy cán bộ cấp địa phương được hưởng lợi nhiều thế nào từ quy định về “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” hiện nay. Lợi ích nhóm cộng với tư duy bảo thủ càng ngày càng làm cho hệ thống mất khả năng tự đổi mới để đưa ra những quyết sách đúng đắn có tầm nhìn dài hạn. Việc hy vọng vào những phong trào kiểu như “Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” hay “Phê và tự phê” để làm cán bộ trong sạch hơn rõ ràng chỉ là ảo tưởng. Không thừa nhận Tam quyền phân lập, tinh hoa của trí tuệ loài người thì không cách nào có thể xây dựng được một thể chế tốt để chống tham nhũng được. Có Tam quyền phân lập chưa chắc đã chống được tham nhũng nhưng nếu không có, cũng có nghĩa là tư pháp không được độc lập, cộng thêm báo chí không được tự do thì sẽ dẫn tới quyền lực không bị kiểm soát thì chắc chắn không thể chống được tham nhũng. Những biện pháp khác như lập lại Ban Nội chính TW và Ban Kinh tế TW rõ ràng là một bước thụt lùi về cải cách thể chế, dùng cái sai này để sửa cái sai khác, chắc chắn sẽ không có tác dụng gì trong việc làm nền kinh tế tốt lên và giảm bớt tham nhũng.
-        Nhiều chính sách kinh tế trong thời gian kể từ khi Thủ tướng Dũng lên nắm quyền và đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2008 trở lại đây có chất lượng rất kém. Trong kinh tế có 1 nguyên lý rất quan trọng là: “Con người làm việc vì các khuyến khích” (People Respond to Incentives). Vấn đề là nhà nước phải tạo ra các khuyến khích đúng đắn để mọi người làm việc tạo ra của cải và nền kinh tế có thể vận hành một cách trơn tru. Nếu nhà nước đưa ra các khuyến khích sai, nền kinh tế sẽ bị méo mó và không thể phát triển tốt. Thay vì tôn trọng các qui luật thị trường và tạo ra các khuyến khích đúng cho người dân và nền kinh tế tự vận hành thì Thủ tướng Dũng và bộ máy của mình đã đưa rất nhiều chính sách mang tính hành chính và làm thị trường ngày càng trở nên méo mó hơn. Các biện pháp hành chính thì luôn được hô hào là cần làm theo kiểu “quyết liệt” (“quyết” làm đất nước “liệt” đi) bất chấp các hệ quả đã được nhiều chuyên gia chỉ ra từ trước. Luôn có những “hệ quả không lường được” (Unintended Consequences) khi con người cố gắng can thiệp vào các hiện tượng kinh tế-xã hội. Ví dụ điển hình chính là chính sách quản lý vàng. Khi VND bị mất giá nhiều do lạm phát cao, người dân chuyển sang tích trữ vàng và USD. Thay vì quyết tâm chống lạm phát để nâng cao chất lượng VND, tạo niềm tin cho người dân thì nhà nước lại sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn cấm sử dụng USD và vàng để ép người dân phải dùng loại hàng hóa có chất lượng thấp là VND. Việc sử dụng các biện pháp hành chính như thế này rõ ràng là sai từ đầu và do phản ứng của thị trường thì rồi sẽ càng ngày phải thực hiện các biện pháp vá víu sai lầm bằng các ý tưởng hết sức kỳ quặc, không giống ai như: xây dựng thương hiệu vàng quốc gia SJC, độc quyền hóa thị trường vàng làm thiệt hại ghê gớm quyền lợi chính đáng của người dân. Như TS Vũ Thành Tự Anh có nói là “Cần đảo ngược những gì đã làm sai” [5] nhưng để đảo ngược những chính sách sai lầm như vậy hết sức khó khăn và chi phí cho xã hội là rất cao. Khi một chính sách và một hệ thống chính sách đã được ban hành thì nó bắt đầu có cuộc sống riêng của nó và có khả năng tự tái tạo ra một hệ thống hỗ trợ cho nó và điều này sẽ làm cho việc xóa bỏ những cái sai là rất khó khăn và trong nhiều trường hợp là bất khả thi.
Nhiều người đánh giá rằng cho tới hết năm 2013, kinh tế Việt Nam sẽ còn khó khăn, hàm ý rằng những năm sau sẽ khá hơn. Theo quan điểm của tôi, đánh giá như vậy vẫn còn là quá lạc quan. Có thể tình hình sắp tới của Việt Nam sẽ không xảy ra khủng hoảng lớn nhưng có xác suất rất cao sẽ rơi vào sự trì trệ do lâm vào một vòng phản hồi xấu (Vicious Circle) khi đất nước đã mất đà tăng trưởng, Thủ tướng (đồng chí X) và ê kíp của mình như Phó thủ tướng Nhân, bộ trưởng Thăng, thống đốc Bình… đã mất gần hết uy tín lãnh đạo trong mắt người dân và cán bộ các cấp, doanh nghiệp tư nhân phá sản hàng loạt, hàng tồn kho chất đống, nợ xấu ngân hàng không biết bao giờ mới giải quyết xong, các tập đoàn con cưng nợ đầm đìa, thị trường bất động sản đóng băng, các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin, bối cảnh kinh tế thế giới nhiều bất trắc, thể chế thì mất khả năng tự đổi mới và đưa ra những quyết định sáng suốt có tầm nhìn dài hạn, người dân thì mất niềm tin và đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng…
Trong bối cảnh hiện nay thì nguy cơ lớn nhất từ bên ngoài mà Việt Nam gặp phải chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Điều quyết định để Việt Nam có thể đứng vững trước Trung Quốc hay không chính là sức mạnh của nền kinh tế. Kinh tế không mạnh thì không thể có nhiều tiền dành cho quốc phòng. Sau này, khi Trung Quốc có ý định xâm lấn Việt Nam thì không vì Việt Nam XHCN bằng hoặc XHCN hơn Trung Quốc mà Trung Quốc nương tay. Đáng lẽ vì quyền lợi dân tộc, lãnh đạo phải thúc đẩy cải cách kinh tế và chính trị ở Việt Nam mạnh hơn, nhanh hơn Trung Quốc để nâng cao tiềm lực của đất nước nhưng họ đã không chịu làm vậy mà luôn sợ sệt, lẽo đẽo đi sau Trung Quốc trong tư tưởng cũng như các bước cải cách. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân của người viết là khả năng xảy ra chiến tranh với Trung Quốc là thấp. Một lý do đơn giản là bởi vì các lãnh đạo hiện nay là những người không muốn chiến tranh nhất nên họ sẽ nhượng bộ. Họ tất nhiên không muốn hy sinh nhà cửa, đất đai, tài sản của họ để bảo vệ lợi ích của đất nước. Nếu thực sự họ yêu nước thì họ đâu tham nhũng nhiều như vậy. Ngay cả nếu xảy ra chiến tranh thì tôi cũng rất nghi ngờ việc con em nông dân (là chỗ dựa chính trong những cuộc chiến tranh vừa qua) như nông dân ở Văn Giang chả hạn lại đi nhiệt tình đem xương máu ra bảo vệ “lãnh địa”, biệt thự, xe hơi, tài sản… của các quan đã cướp đất của chính mình. Chính vì thế khả năng chiến tranh là thấp nhưng khả năng tụt hậu và lệ thuộc từ kinh tế vào tới chính trị như lo ngại của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trước đây là hết sức lớn.
T.N.
[1] Có thể đọc bản dịch của quyển sách này tại: http://www.slideshare.net/guest83eef9/su-bi-an-cua-tu-ban
[2] Quyển này đã được TS Nguyễn Quang A dịch ra tiếng Việt. Bài viết này sử dụng bản dịch của TS Nguyễn Quang A tại địa chỉ http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/goc-nhin-van-hoa/4629-vi-sao-cac-quoc-gia-that-bai-nguon-goc-cua-quyen-lucthinh-vuong-va-ngheo-kho.html
[3] Để hiểu thêm vai trò quyết định của TBT Trường Chinh trong đổi mới ở Việt Nam thì có thể xem quyển: “Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 – 1989” của tác giả Đặng Phong
[4] Thủ tướng là 1 nhà chính trị giỏi trong việc tạo cơ sở quyền lực cho mình nhưng khi làm như vậy, ông ta đã hy sinh quyền lợi của đất nước và nhân dân. Đơn cử, để gây ảnh hưởng tới lực lượng công an, ông đã phong tướng cho rất nhiều người, dưới thời của ông, rất nhiều tướng lĩnh công an đã sang nắm các vị trí quan trọng như Bí thư tỉnh ủy, Trưởng ban Tôn giáo, Viện trưởng Viện Kiếm sát nhân dân tối cao… Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian gần đây ngành CA kiên quyết thực hiện những chính sách rất phi lý và bị dư luận phản đối rất dữ dội như: bắt in tên cha mẹ vào chứng minh thư, bắt người đi xe chứng minh mình đang đi xe “chính chủ” cũng như xảy ra hàng loạt các vụ CA đánh chết dân… Điều này cho thấy ngành CA đang ngày càng có quyền lực lớn hơn trong xã hội Việt Nam. Để giữ được cơ sở quyền lực, Thủ tướng đã phải làm lơ cho các quan chức địa phương hành xử rất tùy tiện. Chẳng hạn trong vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, Thủ tướng hoàn toàn có thể chỉ đạo Bộ Công an điều tra thay thế cho công an Hải Phòng mà ai cũng rõ là không khách quan. Nhưng rõ ràng Thủ tướng chả dại gì làm thế vì sẽ mất sự ủng hộ của Bí thư Thành ủy là Nguyễn Văn Thành trong khi ông Vươn không mang lại lợi ích chính trị gì cho Thủ tướng. Việc ông Bá Thanh ở Đà Nẵng thoải mái ra quy định trái với Luật Cư trú nhưng nhất định không sửa và tuyên bố thẳng trước Quốc hội là Quốc hội có sửa luật thì sửa chứ Đà Nẵng không sửa quy định càng cho thấy các quan chức ở địa phương ngày càng không sợ gì chính quyền trung ương. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
[5] http://doanhnhansaigon.vn/online/tin-tuc/kinh-te/2012/06/1065109/can-dao-nguoc-nhung-gi-da-lam-sai/
Nguồn: viet-studies.info
Được đăng bởi bauxitevn

Ngồi buồn giở chữ ra chơi [1]

Đanchimviet


Một cảnh tù nhân đi lao động. Ảnh mang tính minh họa, nguồi 24h
Đã lâu lắm, vì điều kiện khách quan và chủ quan tôi không còn được đi đó đi đây. Trong khi thiên hạ: “Ngồi buồn đốt một đống rơm, Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào” , còn tôi theo thói quen tâm lý của mình từ xưa đến nay “ngồi buồn giở chữ ra nao, bao nhiêu ký ức tuôn trào nơi đây”. Xin ghi lại vài câu hỏi trong các dịp giao lưu tại cộng đồng, đặc biệt là lần đến sinh hoạt cùng bà con ở Jacksonville (Floriada)
1/ Nguyên nhân nào và từ khi nào nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bắt đầu tranh đấu cho dân oan
Rất nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan song có lẽ nguyên nhân sâu xa nhất là bản thân tôi cũng là dân oan. Tôi tốt nghiệp Đại học sư phạm I Hà Nội khóa 1978- 1982, sau đó lên rừng dạy học. Lẽ ra theo đúng lời đảng nói: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, sau 4 năm sẽ được trở lại Hà Nội, nhưng thực chất, con đường xa nhất là con đường từ miệng đảng tới hai bàn tay, vì thế 29 tuổi tôi mới được trở về … cửa ngõ thủ đô, tức là Hà Tây, cách nhà 22 km. Vào thời điểm 1989, nhà nước làm chủ mọi phương tiện giao thông vận tải ấy, hoặc tôi phải đạp xe bở hơi tai gần 2 tiếng đồng hồ hoặc chen xe bus hai chặng mất 4 tiếng. Nhiều khi chỉ dạy một tiết 45 phút mà cả đi lẫn về hết… 8 tiếng. Dạy 22 ngày trời mới được ứng trước 5 đồng Việt Nam, đói khổ bần tiện đến mức tôi phải viết:
Cuộc đời giáo suốt đời rau với cháo
Và đồng lương là những chiếc gai đâm
Phổi đầy phấn và dạ dày toàn cháo
Đến chết rồi lại cháo lú diêm vương
Bình thường ai cũng biết , người chết trước khi nhập hộ khẩu cõi âm phải ăn cháo lú để quên hết mọi tội lỗi trên trần đi. Chính vì nghèo đói, ăn cháo triền miên nên các thầy cô ngán qúa, sợ qúa, kiệt quệ suy dinh dưỡng mà chết. Khi đến trước cửa phủ của Diêm Vương còn tần ngần đứng ngoài cửa mãi không chịu vào, khiến Diêm Vương phải ngẩng lên hỏi:
-Ủa đã ăn cháo lú chưa?
Lúc ấy mới cuống quýt hỏi:
- Bẩm, dưới này có…cơm không ạ. ở trên trần con đã khổ vì cháo loãng cầm hơi rồi, sao chết rồi vẫn không được ăn cơm ạ?
Diêm Vương đập bàn quát: – Thì nhà ngươi phải quên hết mọi tội lỗi trên trần đi đã chứ, với lại đây là cháo lú , cháo đặc mà đâu phải thứ cháo loãng trên trần mà nhà ngươi vẫn ăn
7 năm dạy học miền núi nơi thị trấn Bưng, tối như bưng lấy mắt, đèn điện không có chỉ thắp đèn dầu, ngọn lửa bằng hạt đỗ, cách Hà Nội cả 100 km, cách ngã ba đông dương 12 km, qua dốc Cun dài ngoằn nghèo dựng đứng dài 17 km và dốc Quy Hậu 4 mùa ẩn trong bóng cây đám lá rậm rạp um tùm mới được thành giáo làng. Năm 1993 , khi được chuyển về Hà Nội làm phóng viên báo cựu chiến binh thì bị cướp biên chế. Bao nhiêu tiêu chuẩn, lương thưởng chế độ mất hết, hộ khẩu cũng không có, hưởng lương hợp đồng, vẻn vẹn 280 đồng, trong khi mức sống sống khi ấy phải 1 triệu mới tạm đủ các nhu cầu tối thiểu. Nghĩa là oan gia 11 năm dạy học. Lại hai bàn tay trắng xây nên cuộc đời. Vì thế khi thấy những người dân oan mất nhà, mất cửa, mất miếng cơm, manh áo là mình có sự đồng cảm ngay, rồi lân la viết bài cho họ. Hết bài này rồi bài khác mà chẳng bài nào được đăng, chẳng báo nào dám dùng, ngược lại bài nào cũng bị phê bằng bút đỏ bên cạnh vì “đề tài nhạy cảm” hoặc: “Rằng hay thì thật là hay, nhưng đem đăng báo thì bay mất đầu”. 7 năm trời đeo đẳng, đổi hết báo này đến báo kia, đâu đâu cũng vẫn một cơ chế đó. Chán ngán tôi bỏ báo để ngồi nhà viết văn, viết báo tự do, tự mình ăn thịt mình, bán chữ cho thiên hạ chứ không hưởng lương của đảng để cho chữ theo ý đảng nữa, cho đến khi xảy ra vụ tự thiêu của dân oan Phạm Thị Trung Thu, cũng là lúc tôi đã móc nối được với báo chí hải ngoại nên viết bài “buổi sáng kinh hoàng”, rồi “cuộc càn quét giữa lòng thủ đô”, “kinh thành Hà Nội chít khăn xô”, đêm dân oan nghĩ về Ngô Tất Tố, Hà Nội đứng lên rồi v.v cùng một loạt bài khác, cuối cùng trở thành người của dân oan như mọi người đã biết
2/ Xin cho biết hiện nay Việt Nam có thực sự đưọc độc lập không? Tại sao?
Việt Nam chưa bao giờ có độc lập cả, cả về nghĩa đen và nghĩa bóng vì khái niệm độc lập đầu tiên là phải độc lập trong tư tưởng, ý nghĩ , được toàn quyền quyết định các nhu cầu liên quan đến mình, đơn giản như ăn mặc ở, được quyền giao tiếp với mọi người, mọi đảng phái chính trị, được tôn trọng và khẳng định mình v.v Ngược lại ở Việt Nam tất cả đều là sự phụ thuộc vào lãnh đạo đảng cộng sản hết. Cho nên tất cả đều bị cấm đoán, nhà báo không được nói sự thật, công dân không được bình đẳng trước pháp luật không có quyền suy nghĩ khác với các lãnh đạo nếu không muốn bị đì, không được chống tham nhũng, cấm tự do ngôn luận, cấm lập hội phái đảng đoàn, cấm không được viết tự do, phải viết theo chỉ thị của bộ văn hóa tư tưởng. Cấm chống lãnh đạo, cấm tự do biểu tình, tự do bầu cử. Ngay việc bảo vệ tổ quốc là quyền tối thiểu, là nghĩa vụ trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người dân cũng không được phép. Không được phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa Trường Sa, còn đưa tiếng Hoa vào bắt học sinh học để năm 2020 chính thức trở thành công dân hạng bét của trung cộng theo điều ký kết từ đầu tập kỷ 90 giữa Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh với Trung Cộng. Nếu bản đồ trung quốc là một con gà trống thì toàn bộ lãnh thổ Việt Nam sẽ là hai cái chân gắn vào con gà trống đó
Ngay cả việc giỏi hơn lãnh đạo, tố cáo lãnh đạo làm sai cũng bị để ý, truy xét , trù dập, Người công giáo đi nhà thờ , hay bất cứ ai đọc bản Tuyên ngôn nhân quyền đều bị để ý, cấm đoán.
Mảnh đất tổ tiên ông cha để lại cũng không được quyền sở hữu!
- Quyền con người là sống riêng tư cũng bị dòm ngó – nếu tỏ ra là người hiểu biết yêu nước…nghĩa là mọi điều để tồn tại và mưu cầu hạnh phúc đều bị tước đoạt cấm đoán hết, như thế sao gọi là độc lập mà ngược lại đúng như những gì trước đây tôi từng viết: độc tài xã hội chủ nghĩaViệt Nam, đập dập tự do hạnh phúc.
3/ Bà nghĩ sao về nạn buôn người qua hình thức lao động nước ngoài và môi giới hôn nhân? Đây có phải do nhà nuớc Việt Nam chủ trương không?
Tất nhiên là tôi thấy vô cùng nhục nhã, và tôi nghĩ tất cả những ai là công dân Việt Nam, chỉ cần có chút hiểu biết và lương tri là thấy sự buôn người của nhà nước Việt Nam qua hai hình thức này là vô cùng bệnh hoạn và vô lương . Nói văn vẻ hơn, nỗi nhục ngồi cao hơn nỗi đau
- Ý thứ hai tôi xin khẳng định: Đây chính là chủ trương của nhà nuóc Việt Nam, đơn giản vì buôn người thu lời nhanh nhất, mà không cần vốn đầu tư. Nói cách khác, đảng cộng sản bên ngoài leo lẻo nói con người là vốn quý, nhưng thực chất bên trong chúng coi người dân là “vốn tự có” của mình. Nếu gái đĩ già mồm bán trôn nuôi miệng rồi cãi bai bải rằng mình trong sạch, mình là gái chính chuyên chỉ có một chồng, thì đảng cũng là một thứ gái đĩ già mồm ấy. Tất nhiên nguy hiểm độc ác hơn nhiều, vì là độc tài nên không ai có quyền cấm cản nên đảng cộng sản Việt Nam, vốn thừa thãi quyền hành, coi việc buôn người là nghề mới của mình. Nói chính xác hơn đảng cộng sản chính là một tên lái buôn độc ác và bỉ ổi nhất thế giới, hàng triệu người lao động phải bán nhà bán cửa vay ngân hàng với lãi suất cao để có tiền nộp cho đảng đến xứ người làm công với đồng lương rẻ mạt 100 – 150 USD một tháng, làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt, 10 -12 tiếng một ngày, bị chủ đánh đập, nhục mạ, thậm chí bị bỏ đói…Hình ảnh hàng trăm cô gái Việt Nam trần truồng đứng ra khoe bụng gọn, đùi thon, chân dài, ngực nở, cơ quan sinh dục tốt để cho vài ông chồng Hàn Quốc chọn, bất chấp sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tuổi tác, không còn là chuyện lạ đó đây nữa mà càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong xã hội Việt Nam. Chính vì thế có biết bao nhiêu cái chết thương tâm xảy ra, con vừa đi, tiền còn chưa kịp gửi về, mẹ đã nhận được hộp đựng tro của con
Tại Đại Hàn, bảng quảng cáo mua vợ từ Việt Nam dán ở khắp nơi, với nội dung đầy miệt thị , rẻ rúng: “Mua một người vợ còn trinh từ Việt Nam với giá 6000 USD .Đảm bảo sẽ được giao tới trong vòng 90 ngày ,Không cần thêm chi phí gì . Nếu chạy trốn trong vòng một năm sẽ được tặng lại một cô khác MIỄN PHÍ
Giữa thế kỷ 21, hội nhập toàn cầu mà phụ nữ Việt Nam bị xem như những món hàng để mua bán..
Tất nhiên, tất cả bối cảnh của đất nước hiện tại đều bắt nguồn từ lòng tham vô đáy của đảng. Không cần luật lệ, phép tắc, không cần bảo hiểm về tính mạng, chỉ cần tiền và quyền, vì thế dân đen trở thành món hàng quý giá của các quan chức Việt Nam, được chính quyền khai thác triệt để nhằm làm đầy túi lãnh đạo đảng. Khi đã là hàng hoá, thì người dân buộc phải trở thành vật vô tri, vô giác chỉ là các công cụ kiếm tiền nuôi thân và nuôi đảng. Hễ những công cụ sản xuất này không chịu câm và điếc, không chịu nổi đàn áp, buộc mở mồm thì lập tức bị đe dọa đàn áp bằng đủ mọi cách , đuổi về nước, đánh đập, giam cầm theo đúng kiểu chuyên chính vô sản mà Vũ Phương Anh và hàng trăm cô gái khác ở Jooc -đa-ni là những ví dụ cụ thể , hùng hồn, sinh động nhất
4/ Có người cho rằng bà chấp nhận sang Hoa Kỳ tị nạn là đầu hàng. Bà nghĩ sao về nhận định trên?
Ngay từ lần ra tù lần thứ nhất, tôi đã trả lài phỏng vấn của anh Đỗ Hiếu đài RFA là tôi chỉ bại trận chứ không đầu hàng, bại trận vì cái ác còn qúa mạnh, luôn chạy trước đón đầu để trừng phạt cái thiện, trong khi cái thiện lại qúa mỏng manh yếu ớt nên không bảo vệ được mình. Như hai kẻ chạy đua, cái ác bất chấp mọi trở ngại trên đường chạy từ bà già, con trẻ chùa chiền, cỏ non, cánh đồng v.v quát hét, xô đổ, dẫm đạp hết miễn là tới đích, trong khi cái thiện nhìn thấy bà già con trẻ thì dừng lại nhường đường dìu dắt, che chở, thấy cỏ non thì chạy vòng lối khác , thấy chùa triền thì cung kính không dám manh động, cho nên cái ác luôn vượt lên đón đầu để trừng phạt cái thiện và tôi chính là nạn nhân của cái ác trong xã hội cộng sản. Con người đạo đức nổi loạn nhưng cơ bắp yếu nên tôi bại trận nhưng chưa bao giờ đầu hàng
Còn tôi sang Hoa Kỳ tị nạn là để được sống và được viết vì trong tù bị bạo hành, bị cấm đoán đủ mọi thứ, chỉ cần tôi có một mẩu giấy bé xíu trong tay thôi là bị bẩm báo để tịch thu. Tôi nhớ lần tôi chuyển được thư đầu tiên cho con gái , tất cả các đội trong trại từ làm bạc, làm chiếu đội ruộng, đội rau, chăn nuôi vv đều bị khám người để xem có ai chuyển thư hộ tôi không? chính vì thế mà rất nhiều người bị oan, nào tiền mặt, thuốc lá, nắm rau, quả chanh miếng sắn vv tịch thu hết. Vì thế nhiều người ghét lây tôi, cho rằng tôi viết thư phản động ra ngoài để họ bị ảnh hưởng, kết quả là tôi bị công an mượn tay đầu gấu đánh cho tơi tả, đến mức một số bạn tù quanh khu vực tôi ở tại Khâm Thiên Hà Nội phải lén gọi điện thoại về nhắn cho gia đình tôi biết (vì tôi không nhận tội nên không được phép gọi điện thoại) Khi chồng tôi vào nhìn bộ dạng tả tơi của tôi, mi mắt mọng như cá cảnh, toàn thân bị phù nề, tay chân run lẩy bẩy, nói không ra hơi, đặc biệt phần tâm oa (khoảng giữa hai bầu vú) bị thâm tím… bác sĩ của trại trước chứng cớ hiển nhiên không thể phủ nhận được cũng phải xác nhận vào hồ sơ bệnh án. Khi đó, anh chị em trong đại gia đình Việt Tân mới quyết định cứu tôi ra. Tổng cộng hai lần tù, tôi năm lần bị đánh, cả công an, cả côn đồ cả đầu gấu, trên đầu còn sẹo, riêng chân trái bị hai vết sẹo từ 2007 đến nay vẫn còn di chứng.
Nếu ở lại trại 21 tháng nữa trong điều kiện thiếu thốn, khắc nghiệt, ô nhiễm trầm trọng, bị bạo hành liên tiếp như vậy, liệu tôi còn sống nổi không? Hay như cụ Tiên Điền Nguyễn Du nói: “Tấm thân về với cỏ cây cũng vừa”. Những người cho rằng tôi đầu hàng cộng sản, chứng tỏ họ rất hạn hẹp trong cách nhìn, cách nghĩ, họ thích dựng một xác chết dạy để ca ngợi còn hơn là để người đó sống và vẫn tiếp tục cầm bút, viết ra những tác phẩm đả phá chế độ cộng sản bằng tất cả lương tâm và sự phẫn nộ ngút trời của mình.
© Trần Khải Thanh Thủy
© Đàn Chim Việt

Tàu: Một tân Đế quốc thực dân hay thời Xuân Thu Chiến quốc?

Đanchimviet

12:00:am 21/11/12 | Tác giả:
Từ nhiều năm nay, tuy tự thừa nhận là quốc gia đang phát triển, Tàu không giấu thái độ hóng hách, kiêu căng do mức phát triển với 2 số liên tục suốt trong thời gian dài. Nhiều nhà phân tách đã không bỏ qua trường hợp nước Tàu để tìm hiểu và dự đoán tương lai.
Người ta đang theo dõi thế giới thay đổi sâu xa và khủng hoảng tài chánh sẽ góp phần làm gia tăng ảnh hưởng của tốc độ sự vận hành của thế giới. Sức mạnh kinh tế của những quốc gia kỹ nghệ phát triển xưa đang suy thoái để nhường chỗ cho những nước đang phát triển, trong đó có Tàu đứng đầu.
Tình hình này, theo nhiều nhà kinh tế học, sẽ còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Tuy nhiên cũng có không ít những nhà kinh tế học khác lại quả quyết sự cầm cự của những quốc gia đang phát triển chống lại tình trạng khủng hoảng chung sẽ không kéo dài được lâu. Trong số những nhà kinh tế này, Ông Nouriel Roubini, nhà chuyên môn dự báo những thảm họa quốc gia, hồi tháng 4 vừa qua, đã lên tiếng nhận xét về mô hình phát triển trung quốc. Theo ông, “Trung quốc không thể đứng vững được lâu hơn và sẽ sụp đổ, rất có thể sau năm tới 2013″. Vì không có một nước nào trên thế giới có thể sản xuất để đem 50 % sản lượng nội địa đưa vào đầu tư mà không tạo ra những quá tải đối với khả năng sản xuất và không đẻ ra những tín dụng xấu.
Ông Francis Fukuyama, nhà chánh trị học, xã hội học và triết học của Mỹ, tiên đoán một cách quả quyết hơn  ”Tôi nghĩ cái hệ thống ở Tàu sẽ nổ tung một lúc nào đó” vì theo ông, “tương lai nước Tàu không có gì chắc chắn. Sự cứng rắn của hệ thống chánh trị càng ngày sẽ đụng chạm mạnh với sự nhanh chóng của tin tức qua những mạng xã hội”. Mà đụng chạm thì phải bùng vỡ thôi.
Như trong năm rồi, tai nạn xe lửa cao tốc xảy ra, nhà cầm quyền Bắc kinh theo thói quen giấu dân chúng, cho chôn giấu tất cả vết tích của vụ việc. Nhưng dân chúng dồn dập đưa tin với cả đầy đủ hình ảnh. Nhà cầm quyền Bắc Kinh sau cùng phải thừa nhận sự thật tệ hại đó.
Nhà cầm quyền ở Bắc kinh cũng biết rõ những khó khăn và nguy hiểm sanh tử cho chế độ độc tài của họ nên họ nỗ lực tìm giải pháp khắc phục để tồn tại.
Chúng ta sẽ xem qua những khó khăn và khả năng đối phó để duy trì chế độ độc tài của Bắc Kinh. Trong bài này, chúng ta thử thấy Tàu có phải là một thứ Đế quốc thực dân kiểu mới hay không?
Chánh sách đối ngoại của Bắc kinh
Chưa bao giờ chỉ trong hai năm mà những trao đổi ngoại thương giữa Tàu và Phi châu gia tăng lên tới 89 %, một kỷ lục mới. Bắc Kinh, đồng thời, cũng tuôn hàng hóa, có chất độc nhiều ít không biết, tràn ngập qua Phi châu đen. Mục đính là để thu về nhiên vật liệu cung ứng cho nhu cầu sản xuất của Tàu. Để bảo đảm nguồn năng lượng, Bắc kinh còn đầu tư mạnh vào các nước Phi châu có dự trữ nhiên liệu để khai thác. Khi đẩy mạnh chánh sách này, Bắc kinh không quên trấn an các quốc gia Phi châu, vốn cựu thuộc địa của Tây phương, là Bắc kinh không bao giờ muốn thiết lập chế độ thực dân như trước kia.
Tại Diễn đàn Hợp tác kỳ 4 giữa Tàu và Phi châu tổ chức ngày 19 tháng 7 tại Bắc Kinh, Hu Jintao tuyên bố để xác định chánh sách đối ngoại của Tàu “Tàu là một trong những nước lớn nhất của thế giới đang phát triển, và Phi châu là một lục địa lớn gồm nhiều quốc gia. Nhân dân Trung hoa và Phi châu thắt chặt những mối quan hệ bình đẳng, thật lòng, hữu nghị và cùng yểm trợ nhau trong sự phát triển chung”.
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình thay đổi đường lối cộng sản hướng về phát triển kinh tế. Ngày nay, nhà cầm quyền ở Bắc kinh giữ ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế. Để bảo đảm nguồn nhiên liệu không bị gián đọan, Bắc Kinh không ngần ngại quan hệ ngoại giao với những chánh quyền độc tài và tham nhũng. Họ còn yểm trợ những chánh quyền này như trước đây các chánh quyền thực dân đã dựng lên và nuôi dưỡng. Vì những chánh quyền này còn thì nguồn cung cấp nhiên liệu còn. Vả lại, xưa nay, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, có gì lạ!.
Hơn nữa, cộng sản vốn là con đẻ của Đế quốc tư bản. Vào đầu thế kỷ trước, các công ty lớn các nước tư bản thắc chặc mối quan hệ với giới lãnh đạo các nước có tài nguyên thiên nhiên như dầu hỏa, khoán sản, cao su, …
Phải chăng thật lòng không muốn giẫm lên những bước chân thực dân củ mà Hu Jintao đã cho các nước Phi châu quan hệ với Tàu vay 20 tỷ đô-la trong 3 năm để mở mang nông nghiệp, hệ thống hạ tầng cơ sở và xí nghiệp nhỏ. Lúc nào giới chức Bắc kinh cũng tuyên bố là không hề can thiệp vào nội bộ các quốc gia bạn. Theo dự tính, tới năm 2035, Tàu phải cần 11, 6 triệu thùng dầu / ngày và qua 5 năm sau, mức tiêu thụ sẽ tăng lên bằng Huê kỳ trong lúc đó, Tàu chỉ có khả năng tự túc nhiên liệu cho ¼ nhu cầu. Nhu cầu nhiên liệu ngày trở thành sinh tử cho giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Ông Le Yucheng, Thứ trưởng Ngoại giao, không gấu giếm mối lo ngại lớn của nhà cầm quyền “Bổn phận của nước Tàu là đảm bảo một đời sống đàng hoàng cho 1, 3 tỷ người dân của mình. Quí vị có thấy đó là cái thách thức vô cùng lớn không và là áp lực vô cùng nặng nề đè lên chánh phủ không. Tôi không thấy có gì khác là đáng kể hơn. Tất cả phần còn lại chỉ phụ thuộc vào cái ưu tiên quốc gia này”. Tức vì nhu cầu nhiên vật liệu để phát triển, Tàu phải tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước Phi châu, Nam Mỹ, khối cựu Liên-xô và Trung đông.
Đó là mục tiêu hàng đầu của chánh sách đối ngoại hiện nay. Mục tiêu ngoại giao này, để bảo đảm nguồn cung cấp không bị gián đoạn vì nội chiến, sự thay đổi chế độ ở đó, được đảng và Chánh phủ, Ngân hàng Nhà nươc và cả Quân đội yểm trợ. Riêng về nguồn dầu hỏa, Chánh phủ chỉ thị các Công ty Quốc doanh gấp rút đầu tư khai thác các mỏ dầu ở ngoại quốc.
Việc đầu tư luôn luôn đi kèm với những khoản cho vay rẻ, giúp xây dựng cơ sở thể thao, giải trí, những bữa chiêu đãi huy hoàng tại Bắc Kinh và cả quân sự nữa. Các nước như Angola, Venezuela, Soudan, Zimbabwe đều được hưởng những lợi lạc này khi bắt tay “làm ăn” với Tàu . Họ nhận từ 2 tỷ tới 20 tỷ đô-la vay rẻ hoặc sự yểm trợ quân sự.
Như vậy làm sao hiểu được lời tuyên bố của Hu Jintao là Tàu ngày nay không thiết lập chế độ thực dân như Tây phương trước đây khi họ ngày càng can thiệp sâu vào nội tình các nước cung cấp nhiên vật liệu cho họ để bảo vệ quyền lợi của họ nơi đây?
Trong mục đích này, Tàu không ngần ngại yểm trợ những chế độ độc tài, tham những vừa quân sự vừa ngoại giao cấp Liên Hiệp quốc. Iran là một trường hợp cụ thể. Với những nước khác, Bắc Kinh chủ trương bắt lấy vài người trong Chánh quyền hoặc cả Chánh quyền bằng mua chuộc. Những người trong Chánh quyền thì giàu nhờ tiền của Tàu nhưng dân chúng thì không hưởng được gì qua cách ngoại giao này.
Như ở Angola, người dân chỉ sống không quá 2 đô-la / ngày. Ở Zimbabwe, khi ủng hộ chế độ độc tài đàn áp dân của Robert Mugabe, giúp huấn luyện và tổ chức an ninh để bảo vệ chế độ, Tàu nhằm tậu đất đai trồng trọt và khai thác khoán sản, đá quí. Cách Tàu có mặt ở Phi châu không khác gì họ đang tung hoành ở Việt Nam qua đảng cộng sản Hà Nội. Đảng viên cộng sản giàu có nhờ bán đất đai, khoáng sản cho Tàu trong lúc đó dân chúng Việt Nam ngày càng nghèo thêm. Đất nước sẽ không còn của Việt Nam nữa.
Tàu có phải Đế quốc thực dân kiểu mới?
Tổng thống Nam Phi nhận định rõ “cách ngoại giao của Tàu như vậy không thể tồn tại được về lâu về dài”.
Theo báo cáo của Ủy Ban Phát triển Âu châu, Tàu đổ xô đầu tư vào Phi châu, khai thác đất đai nông nghiệp, khoáng sản, xây dựng hạ tầng cơ sở, …cho mọi người cảm tưởng Phi châu đang hưởng phúc lợi.
Bắc kinh đang giúp giựt dậy nền kinh tế Phi châu và Phi châu bắt đầu phát triển. Năm 2005, một nghiên cứu khác đưa ra một hình ảnh Phi châu tương phản. Mười bốn nước sản xuất dầu hỏa và khoáng sản bán cho Tàu có được thặng dư về ngoại thương. Ba mươi nước khác, trái lại, buôn bán bị thua lô vì thị trường của họ tràn ngập hàng hóa tiêu dùng rẻ tiền của Tàu, giết chết những nhà sản xuất nội địa. Đây cũng là hình ảnh của Việt Nam ngày nay.
Trong trao đổi giữa Tàu và Phi châu, cái hố ngăn cách giữa nước được và nước thua thiệt ngày càng thêm khoét sâu và rộng ra không tránh khỏi gây ra ở đây đó sự bất mãn trong dân chúng. Bản báo cáo kết luận “Với đa số các quốc gia Phi châu, lời tuyên bố của nhà lãnh đạo Bắc Kinh đem lại hi vọng rất lớn, nhưng thực tế chẳng có gì hết vì không tạo ra được những điều kiện phát triển thật sự” nhằm phúc lợi cho dân chúng vốn nghèo đói triền miên của vùng kém mở mang.
Khi Tàu tới Phi châu hay những nơi khác chỉ nhằm tìm nguyên vật liệu, ủng hộ những chế độ độc tài tham nhũng địa phương để sai khiến chúng bảo vệ quyền lợi của mình, không nghĩ tới quyền lợi thật sự của dân chúng ở những nơi đó thì cách ứng xử này không thể bênh vực cho Tàu không phải là Đế quốc thực dân giống như các thế lực thực dân Tây phương trước kia.
Riêng ở Việt Nam, Tàu kết hợp với đảng cộng sản Việt Nam thành một thế lực thực dân kiểu mới đàn áp, bóc lột nhân dân Việt Nam, cướp của dân tới từng cộng rau muống cuối cùng. Thế lực mới này, không có tên nào khác chính xác hơn để gọi, đó là bọn hán ngụy.
© Nguyễn văn Trần
© Đàn Chim Việt
————————————————
*** Những số liệu và trích dẫn mượn ở tác giả Micheal T. Klare, Le Monde Diplmatique, số 9/2012, Paris

Việt Nam: nhà tù giam giới báo chí lớn thứ nhì ở Á châu!


(bản gốc ở dưới)
DCVOnline Tin Asia Sentinel Việt Nam: nhà tù giam giới báo chí lớn thứ nhì ở Á châu!
Hội nghị Đông Tây hằng năm của Việt Nam bắt đầu trong tuần này, ông Bill Hayton, cựu phóng viên hãng thông tấn BBC từng làm việc ở Hà Nội trước đây, người được nhóm chuyên cung cấp dịch vụ cố vấn của Bộ Ngoại giao Việt Nam mời tham dự, đã bị Bộ Công an cấm vào Việt Nam.
“Việt Nam là một nước cấm tác giả vào Việt Nam vì những gì họ viết,” ông Hayton nói trong một e-mail. “Tôi biết điều này vì nó đang xảy ra với tôi. Hai tháng trước, Học viện Ngoại giao Việt Nam mời tôi tham dự cuộc hội nghị Đông Tây hằng năm ở Việt Nam. Hôm nay, ngay tại quầy chờ làm thủ tục lên phi cơ ở phi trường Heathrow (Luân Đôn), tôi cuối cùng rồi quyết định bỏ những nỗ lực đi Việt Nam lần này.”
Một người tham dự hội nghị khác nói qua e-mail: “Việc cấm ông Hayton vào Việt Nam chỉ có nghĩa khi nhìn qua lăng kính “tay trái không biết tay phải đang làm gì”. Cuộc họp hằng năm này, lần này là lần thứ tư, là nỗ lực đứng đắn duy nhất của Việt Nam để đối thoại với các chuyên gia quốc tế về mối quan hệ Á châu, trước sự khủng hoảng do những người theo chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc gây ra khi họ cho mình có chủ quyền ở biển Nam Hải.”
Những cuộc họp trước đã mang nhiều lợi ích cho Việt Nam, nguồn tin cho hay, xét từ số người bình luận có cùng quan điểm ngày càng nhiềulà họ không còn xem tất cả các nước có tranh chấp lãnh hải đều có lỗi như nhau trước những sự chạm trán này.
“Có thể một số công an nội an lo lắng người ta sẽ xấu đối với nước láng giềng lớn của Việt Nam, nhưng không có lý do đặc biệt nào mà họ lại sợ điều ông Bill Hayton nói hơn những người tham dự hội nghị khác nói.”
Người ta nói rằng ông Hayton đã có một cuộc xung đột kéo dài với nhà cầm quyền Việt Nam. Ông là tác gỉa của cuốn sách Việt Nam: Con Rồng Đang Trỗi Dậy, được nhà xuất bản Yale University cho ra đời năm 2010, là một cái nhìn mang tính chỉ trích Việt Nam.
“Lý do duy nhất mà Bộ (Công an Việt Nam) cấm tôi vào Việt Nam là vì họ không thích cuốn sách tôi xuất bản hai năm trước đây,” ông nói với đồng nghiệp qua e-mail. “Đó có thể là lý do duy nhất – Tôi không liên hệ gì với những tổ chức đối kháng, tôi không bao giờ có âm mưu lật đổ đảng hay nhà nước và tôi không bao giờ vi phạm luật di trú của Việt Nam. Dĩ nhiên, khi tôi làm phóng viên cho hãng BBC ở Hà Nội sáu năm về trước, tôi thường vi phạm Luật Báo chí – nhưng ở thời điểm đó nhà báo ngoại quốc nào làm việc ở Việt Nam cũng thường vi phạm luật Báo chí, hầu như hằng ngày. Không thể có nhà báo ngoại quốc nào làm việc ở Việt Nam mà không vi phạm những hạn chế cực kỳ khắc khe của Luật Báo chí Việt Nam.”
Tuy nhiên, đây không chỉ là những hục hặc của ông Hayton với Bộ Công an. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói là tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng tệ, trượt dốc trong danh sách các nước nơi tự do báo chí bị hăm dọa. Việt Nam hiện đứng thứ 172 trên thế giới, chỉ hai bật trước Trung Quốc ở thứ 174. Quyết định cấm ông Hayton vào Việt Nam tuồng như tượng trưng cho thái độ khắc nghiệt dành cho một nền tự do báo chí. Theo bản báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) của ông Shawn W. Crispin, đại diện cho RWB đặc trách vùng Đông Nam Á châu, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho hay 14 nhà báo và bloggers đã bị tù vì chỉ trích nhà nước và tường thuật tham nhũng.
“Nhà nước Việt Nam dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản duy trì sự kiểm soát truyền thông khắc nghiệt và ngặt nghèo nhất Á châu trong lúc nhà nước muốn Việt Nam được biết đến như là một đất nước với nền kinh tế cởi mở,” ông Crispin viết. “Qua những phương cách đổi mới và mở rộng nền kinh tế, bắt đầu với cải cách hướng về nền kinh tế thị trường vào giữa thập niên 1980 và lên đến cao điểm khi Việt Nam được gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), lãnh đạo Việt Nam đã làm việc nhằm đưa nước này vào cộng đồng quốc tế.”
Cho dẫu Việt Nam vẫn duy trì sự cởi mở ở một mức độ nào đó, bao gồm cơ sở hạ tầng trong lãnh vực truyền thông trong lúc hội nhập vào nền kinh tế hoàn cầu, bản báo cáo của CPJ nói, “Nhà cầm quyền cùng lúc tấn công những nhà bất đồng chính kiến và những nhà báo tự do, hoạt động độc lập đang dùng mạng internet như phương tiện truyền thông. Sự phẫn nộ ngày càng tăng đối với việc bị nhà nước lấy đất, nhận thức việc nhà nước hiến lãnh thổ và nhượng bộ trước Trung Quốc, và giờ đây là nền kinh tế trì trệ được tường thuật bởi những blogs độc lập.”
Nhà nước do ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo đã trấn áp nặng nề sự bất đồng quan điểm, bỏ tù hằng chục người bất đồng chính kiến, người hoạt động đòi hỏi tự do tôn giáo, và những bloggers làm việc độc lập, và nhiều người khác vì họ lên tiếng đòi hỏi một nền dân chủ đa đảng, bảo vệ nhân quyền, và đòi hỏi một nhà nước minh bạch, có trách nhiệm hơn, theo bản báo cáo của ông Crispin. Việt Nam giờ đây đang trở thành nhà tù tồi tệ đứng hạng nhì ở Á châu chuyên bỏ tù nhà báo, chỉ đứng sau Trung Quốc, theo sự nghiên cứu của CPJ.
Nhà báo ngoại quốc làm việc ở Việt Nam chỉ được chiếu khán có giá trị trong sáu tháng, sau đó có thể xin gia hạn lại, đây là một cơ chế khuyến khích những nhà báo nào muốn làm việc lâu dài ở Việt Nam phải tự kiểm duyệt, trưởng phòng báo chí của một hãng thông tấn quốc tế cho CPJ hay và yêu cầu được ẩn danh. Sau khi một nhà báo ngoại quốc tường thuật sự đàn áp của nhà nước đối với người bất đồng chính kiến và những bloggers độc lập, nhà nước Việt Nam đã giảm chiếu khán của ông ta xuống còn ba tháng và yêu cầu những bài tường thuật ông mới viết gần đây nhất cần đưa cho nhà nước duyệt.
Trong lúc đó, những nhà báo ngoại quốc vào Việt Nam làm việc ngắn hạn, bị đòi hỏi phải thuê một người đi theo cầm chừng do nhà nước chỉ định với giá 200 đô-la một ngày, đây là một sự thu xếp có tính theo dõi, làm khó cái khả năng tiến hành những cuộc phỏng vấn kín đáo, riêng tư với nguồn cung cấp tin độc lập và hạn chế sự tác nghiệp của nhiều hãng thông tấn lớn cho dẫu họ có khả năng xùy tiền ra trả cho dịch vụ thuê người độc đáo này.
© DCVOnline

Nguồn:

(*) Press Freedom in Vietnam Fades from View. Asia Sentinel, 21 November 2012
(*) Tựa đề do DCVOnline đặt.
______________________________________________________________
Bản gốc tiếng Anh của : Asia Sentinel
Press Freedom in Vietnam Fades from View PDF Print E-mail
Written by Our Correspondent
Monday, 19 November 2012

Reporters in the dock in Vietnam
Reporters in the dock in Vietnam
Former BBC Correspondent barred from conference
As Vietnam’s annual East Sea Conference gets underway this week, Bill Hayton, former BBC correspondent in Hanoi, who was invited to attend by the Foreign Ministry’s think tank to attend, has been banned from entry by the Ministry of Public Security.
“Vietnam is a country that bans authors because of what they write,” Hayton wrote in an email. “I know this because it has just happened to me. Two months ago the Diplomatic Academy of Viet Nam invited me to attend its annual East Sea conference. Today, standing at the airport check-in counter at Heathrow Airport, I finally abandoned my efforts to get there.”
Said another attendee to the conference in an email: “Hayton’s exclusion makes sense only when viewed through the ‘left hand not knowing what the right hand is doing’ lens. This annual workshop, now in its 4th year, is Vietnam’s only serious effort to dialogue with international experts on Asian relations about the crisis posed by China’s expansionist claims in the South China Sea.”
The previous meetings, the source said, have served Vietnam well, judging from the growing numbers of commentators who no longer see all claimants as equally to blame for the confrontations.
“It could be that the internal security folks worry that cruel things may be said about Vietnam’s big neighbor, but there’s no special reason why they should fear the words of Bill Hayton any more than those of many other participants.”
Hayton is said to have had a protracted battle with authorities. He is the author of Vietnam: Rising Dragon, published in 2010 by Yale University press, a critical look at the country.
“The only reason the ministry can have for banning me is because it doesn’t like the book I published two years ago, ‘Vietnam:Rising Dragon, he said in an email to colleagues. “It can be the only reason – I have no contact with dissident organizations, I have never plotted to overthrow the party or the state and I have never committed an offence against Vietnam’s immigration laws. Of course, when I was the BBC reporter in Hanoi six years ago, I regularly broke the Press Law – but then every foreign journalist in Vietnam breaks the Press Law, almost every single day. It’s impossible to be a foreign journalist in Vietnam without contravening the Law’s draconian restrictions.”
It isn’t only because of Hayton’s squabbles with the ministry however. Reporters Without Borders says the country has been steadily slipping down the list of countries where press freedom is threatened. It now ranks 172d in the world, two steps up from China at 174th. The decision to bar Hayton thus appears to be emblematic of the country’s increasingly harsh attitude towards a free press. According to a lengthy September report for the Committee to Protect Journalists by Shawn W. Crispin, the NGO’s Southeast Asia senior representative, the CPJ counts 14 journalists and bloggers locked up by authorities for critical reporting on the government and corruption.

“Vietnam’s Communist Party-dominated government maintains some of the strictest and harshest media controls in all of Asia even as it portrays the nation as having an open economy,” Crispin wrote. “Through economic liberalization measures, beginning with market-oriented reforms in the mid-1980s and culminating in the country’s entry to the World Trade Organization in 2007, national leaders have worked to integrate the country into the global community.”
Despite maintaining a certain degree of openness, including over its communications infrastructure while integrating into the global economy, the CPJ report said, “Authorities are simultaneously striking back against independent journalists and political dissidents who use digital platforms. Rising grassroots resentment of state-backed land-grabbing, perceptions that the government has ceded territory and made unfavorable concessions to China, and, now, signs of an economic slowdown have all been covered critically in independent blogs.”
Prime Minister Nguyen Tan Dung’s administration has cracked down harshly on dissent, imprisoning scores of political dissidents, religious activists, and independent bloggers, many for their advocacy of multi-party democracy, human rights, and greater government accountability, according to Crispin’s report. The country has now become Asia’s second worst jailer of the press, trailing only China, according to CPJ research.
Authorities have also ramped up Internet surveillance and filtering and applied even more pressure on the long-repressed mainstream media. All of the 80-odd newspapers in circulation across the country are owned and controlled by the government. There are around 80 newspapers in circulation across the country, of which a dozen or so are national in scope.
International journalists work in Vietnam on renewable six-month visas, a system that encourages self-censorship for those keen to maintain their position in the country, the bureau chief of one international news agency who spoke on condition of anonymity told CPJ. After one journalist reported on state repression of political dissidents and independent bloggers, authorities shortened his visa renewal period to three months and required government review of his most recent reporting.
Reporters who parachute in, meanwhile, are required to hire a government-appointed minder for the dong equivalent of US$200 per day, a supervisory arrangement that restricts reporters’ ability to conduct candid interviews with independent sources and limits coverage to major news organizations that can afford to stump up that kind of money.

Nói leo về tự do

Nguyễn quang Lập
    Tính post  bài diến văn của ông Obama tại đai học Ragoon, Miến Điện ( tại đây) nhưng thấy thiên hạ post nhiều  rồi nên thôi. Một ông bạn ở Hà Nội gọi điện cho mình, nói mày sợ không dám post diễn văn Obama  à? Mình chưa kịp trả lời ông bạn đã tấm tắc khen Obama, nói địt mẹ nó nói hay đéo chịu được. Các quan nhà ta còn lâu mới nói được như thế.
      Mình cười, nói ông nhầm rồi. Nói thế thì có gì mà quan ta không nói được. Có điều quan ta nói không ai thấy hay mà Obama nói ai cũng xuýt xoa khen hay.  Ông bạn nói mày nói phét. Mày thử  chứng minh tao nghe nào.
Mình nói  ví dụ câu: “Lịch sử đã chỉ ra rằng chính phủ của dân, do dân và vì dân có sức mạnh vô cùng trong việc đem đến sự thịnh vượng” quan ta có nói được không?
Ví dụ câu: “Tự do không phải là thứ mơ hồ – tự do chính là điều giúp cho nhân loại đạt được tiến bộ – tiến bộ không chỉ ở thùng phiếu mà còn trong cuộc sống hàng ngày” quan ta có nói được không?
Chẳng những quan ta nói được như thế mà còn nói hay hơn thế, thực tế quan ta đã nói ra rả nửa thế kỉ này rồi. Nhưng  chẳng ai thấy hay, càng nói người ta càng ghét, vì người ta cho mấy ông  ba hoa bốc phét. Có ai khen mấy ông ba hoa bốc phét nói hay bao giờ?
Ông bạn mình hỏi, nói thế mày bảo câu này quan ta nói được không: “Khi những thường dân có tiếng nói đối với tương lai của chính mình thì đất đai của họ không thể bị lấy đi. Đó là lý do tại sao các cuộc cải cách phải đảm bảo rằng người dân của đất nước này phải có những quyền sở hữu cơ bản nhất – quyền được sở hữu mảnh đất mà họ đang sống và làm việc”. Tao thách quan ta nói hay được như thế.
Mình lại cười, nói ông lại nhầm rồi. Quan ta thừa sức nói được như thế. Chỉ riêng ông quan về hưu Đặng Hùng Võ cũng thừa sức nói hay hơn Obama. Có điều chưa kịp mở mồm thì cụ Tổng đã chặn họng rồi. Cụ Tổng vẫn tái khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân ( tại đây), bố bảo ông quan ta nào dám mở mồm. Obama mà quan ta thì nó mất chức khẩn trương sau câu nói đó.
Ông bạn thở dài, nói tôi hiểu rồi. Sở dĩ Obama nói hay vì hắn là ông quan có tự do, hắn được tự do nói về tự do, tự do thực hiện được những gì hắn đã tự do nói. Quan ta chẳng phải ngu si dốt nát gì nhưng họ không có tự do. Bà Suu Kyi đã chẳng nói:“Nỗi sợ mất quyền lực làm suy đồi những kẻ nắm quyền, và nỗi sợ bóng ma quyền lực làm suy đồi những người bị quyền lực khống chế.” Tội nghiệp quan ta vậy đó.
 Mình lại cười, nói ông lại nhầm rồi. Không phải quan ta không có tự do mà họ không chọn cái tự do của Obama và Suu Kyi. Tự do của họ là điều 4 hiến pháp. Đối với họ, tự do của Obama và Suu Kyi chỉ là cái tự do.
Nghe đến đó ông bạn gầm lên, nói tiên sư bố tự do, mày làm chúng ông khốn khổ đến bao giờ?

Nguyễn Quang Lập

TQ in đường ‘lưỡi bò’ trên hộ chiếu

BBC
Đường 'lưỡi bò' ở Biển ĐôngTrung Quốc cho in hình đường chủ quyền chín đoạn ở Biển Đông lên hộ chiếu điện tử kiểu mới, khiến Việt Nam và Philippines phải lên tiếng phản đối.
Quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng bộ này đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc ‘cách đây nửa tháng’.
Mới nhất, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói với các nhà báo ở Hà Nội: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”.
“Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên.”
Quan ngại chính là khi công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu in hình bản đồ, vẫn được gọi là ‘đường lưỡi bò’ chiếm phần lớn Biển Đông, ra nước ngoài; nếu các nước sở tại đóng dấu xuất nhập cảnh thì có thể được xem là chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc hay không.
Và trong trường hợp không chấp nhận bản đồ chủ quyền này, thì dựa trên lý do nào để từ chối xuấ̉t nhập cảnh đối với người Trung Quố́c?
Philippines, xưa nay vẫn là quốc gia lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông nhất, cũng lập tức phản đối một cách mạnh mẽ.
Truyền thông Philippines dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario viết trong công hàm ngoại giao gửi tới Bắc Kinh thông qua đường đại sứ quán, rằng Manila “cực lực phản đối việc in hình đường chín đoạn trong hộ chiếu điện tử vì bản đồ này bao gồm các phần lãnh thổ và lãnh hải của Philippines”.
“Philippines không chấp nhận đường chín đoạn, cho đây là tuyên bố chủ quyền về lãnh hải một cách quá đáng, vi phạm luật pháp quốc tế.”

Chủ đề nóng

Chủ đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã phủ bóng lên nhiều cuộc họp châu Á-Thái Bình Dương, kể cả hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ở Phnom Penh, có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Các nước trong khu vực vẫn không thể đạt được một sự thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
Điều đáng nói, là đường lưỡi bò tuy được Trung Quốc mang ra sử dụng nhiều trng thời gian gần đây, nó không có tọa độ được quy định rõ ràng, và do vậy, bị cho là thiếu tính pháp lý.
Giới quan sát nhanh chóng đưa ra bình luận về động tác mà một số người gọi là ‘thâm độc’ này của Trung Quốc.
Một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, đề nghị giấu tên, nói với tờ FT: “Đây là bước leo thang khá nghiêm trọng vì Trung Quốc đang cấp hàng triệu hộ chiếu mới, và hộ chiếu người lớn nay có thời hạn 10 năm”.
“Đây là bước leo thang khá nghiêm trọng vì Trung Quốc đang cấp hàng triệu hộ chiếu mới, và hộ chiếu người lớn nay có thời hạn 10 năm.”
Quan chức ngoại giao nước ngoài ở Bắc Kinh
“Nếu như thay đổi lập trường, thì Bắc Kinh sẽ phải thu hồi toàn bộ số hộ chiếu này.”
Được biết Bộ Công an Trung Quốc chịu trách nhiệm thiết kế và cấp mới các hộ chiếu.
Trong loại hộ chiếu điện tử mới này, ngoài đường ‘lưỡi bò’ còn có các hình ảnh mô tả phong cảnh Trung Quốc và hai địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được liên lạc, trả lời ngắn gọn: “Bản đồ trong hộ chiếu không nhằm vào bất cứ quốc gia nào”.
“Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với các nước liên quan.”
Hộ chiếu kiểu mới, lần đầu tiên có gài chip điện tử, bắt đầu được công an Trung Quốc cấp cho công dân khoảng 5 tháng trước đây.
Giáo sư môn quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân, ông Thời Ân Hoằng, thì bình luận rằng tuy loại hộ chiếu mới này có thể giúp “thể hiện chủ quyền, nhưng cũng có thể làm phức tạp hóa tình hình vốn đã nhiều vấn đề”.
Ông Thời cho rằng quyết định in hình bản đồ này là do lãnh đạo cấp bộ đưa ra, chứ “không phải từ cấp lãnh đạo cao nhất”.

’Lấy tín nhiệm chỉ là thủ đoạn chính trị’

BBC
Bác sỹ Phạm Hồng Sơn cho rằng chất vấn của dân biểu Dương Trung Quốc ‘chỉ làm lợi cho nhà cầm quyền.’
Nhà hoạt động dân chủ ở trong nước, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, nói với BBC rằng nghị quyết được Quốc hội Việt Nam thông qua về lấy ý kiến, bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ của quốc hội, chính quyền và chính phủ, trong đó có các vị trí Thủ tướng, Chủ tịch nước, các Bộ trưởng v.v… chỉ là “thủ đoạn chính trị.”
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 22/11/2012, ông nói: “Theo quan điểm của tôi đây chỉ là một trong những động thái chính trị của những người cầm quyền để họ có những giải pháp hóa giải những áp lực, cũng như những đòi hỏi của những người bị trị.”
“Người cầm quyền bao giờ cũng nghĩ ra rất nhiều những giải pháp, những thủ thuật, mà dân gian vẫn gọi là những thủ đoạn, để làm sao cho quyền lực của họ được ổn định nhất, tức là làm sao để người bị trị cảm thấy yên tâm trong sự thống trị của họ.”
Ông Sơn cho rằng nghị quyết về lấy ý kiến, bỏ phiểu tín nhiệm của Quốc hội chỉ “tiến bộ về mặt hình thức văn bản” mà trên thực tế là “đáng ngờ” về tính khả thi khi theo ông “hệ thống chính trị hoàn toàn do Đảng Cộng sản quyết định.”
Đặc biệt, bác sỹ Phạm Hồng Sơn phê phán phát biểu chất vấn gần đây của Đại biểu Quốc hội, ông Dương Trung Quốc, và cho rằng cách đặt vấn đề của ông Quốc chỉ mang tính chất “cầu khẩn”, “cầu xin” mà chưa thể hiện được vị thế quyền lực của người đại diện quyền lực của nhân dân.
“Đây là một phát biểu chỉ làm lợi cho nhà cầm quyền mà là một bước lùi về tiến bộ dân chủ và tiến bộ trong tư tưởng dân chủ,” bác sỹ Sơn nhận xét.

Hạ cấp công an?

 – BBC
Cảnh vệ Trung Quốc đứng gác trong Đại hội Đảng 18Trung Quốc chi cho bộ máy an ninh còn nhiều hơn cho quốc phòng

Bản tin của Tân Xoa Xã thoạt nghe chẳng có gì to tát: ông Mạnh Kiến Trụ, ủy viên Bộ Chính trị, lên làm bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nói ngắn gọn, ông Mạnh đã trở thành người phụ trách bộ máy an ninh nội địa của Trung Quốc vốn chịu trách nhiệm giám sát một bộ máy trải rộng trên toàn quốc chỉ huy hệ thống công an, các viện kiểm sát và tòa án.
Ông cũng phụ trách các cơ quan vốn bị ác cảm như mạng lưới công an chìm, những người theo dõi internet và lực lượng dân quân.
Đây là một trách nhiệm lớn. Nhưng khác với người tiền nhiệm là Chu Vĩnh Khang, ông Mạnh không được cất nhắc vào Thường vụ Bộ Chính trị đầy uy quyền gồm bảy thành viên vốn đưa ra các quyết định chi phối toàn bộ đất nước.
Tại sao một vị trí quan trọng như thế lại bị giáng cấp trong hệ thống thứ bậc của Đảng?

‘Quyền lực quá mức’

“Tôi nghĩ điều họ đang muốn làm là đảm bảo rằng những người nắm súng đạn không có ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị,” ông David Zweig, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nhận định.
Các lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã không còn nằm trong Thường vụ Bộ Chính trị kể từ những năm 1970. Giờ đây, người đứng đầu bộ máy an ninh nội địa cũng chịu chung số phận.
“Tôi nghĩ điều họ đang muốn làm là đảm bảo rằng những người nắm súng đạn không có ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị.”
David Zweig, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong
Sự thay đổi này một phần là hậu quả của quyền lực quá mức mà vị tiền nhiệm của ông Mạnh là Chu Vĩnh Khang nắm giữ. Ông Chu là bậc thầy trong việc trưng dụng nguồn lực của Nhà nước cho bộ máy của ông.
Khi ông Chu, người có bộ mặt lạnh lùng, lên làm bộ trưởng Công an hồi năm 2003, ngân sách của bộ này chỉ có 20,3 tỷ đô la. Chỉ trong vòng bốn năm, con số đó đã tăng lên hơn 55 tỷ đô la.
“Ông ấy (Chu Vĩnh Khang) làm được như vậy bằng cách xoáy sâu vào mối đe dọa hiển hiện về bất ổn xã hội và các vụ việc đông người,” ông Joshua Resenzweig, một nhà nghiên cứu tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong, nhận định.
Ông Chu định vị bộ máy an ninh của ông là ‘biện pháp duy nhất để ngăn chặn những đe dọa đối với sự cai trị độc đảng ở Trung Quốc’.
Khi ông Chu được cất nhắc từ bộ trưởng Công an lên nắm toàn bộ hệ thống an ninh nội địa của Trung Quốc, cơ sở nguồn lực cũng như ảnh hưởng của ông tiếp tục gia tăng.
Ngân sách hiện tại của Trung Quốc dành cho an ninh nội địa là 110 tỷ đô la, lớn hơn cả ngân sách quốc phòng được công bố.
Bộ trưởng Công an Trung Quốc Mạnh Kiến TrụMạnh Kiến Trụ tiếp quản Ủy ban Chính pháp từ ông Chu Vĩnh Khang
Ngay cả trong Thường vụ Bộ Chính trị, ít ai có thể thách thức được quyền lực của ông Chu.
Tất cả là như thế cho đến khi vận mệnh chính trị của Chu Vĩnh Khang gặp hạn lớn hồi đầu năm.
Đầu tiên là danh tiếng của ông bị tổn hại do mối liên hệ với chính khách tai tiếng Bạc Hy Lai. Đã có những tin tức rằng ông Chu đã cố gắng bảo vệ cho đồng minh của mình.
Các diễn đàn mạng của Trung Quốc còn lan truyền tin đồn rằng ông Chu và ông Bạc tính làm một cú đảo chính ở Bắc Kinh mặc dù sự thật chẳng bao giờ được tiết lộ.
Một vài tháng sau, nhà bất đồng khiếm thị Trần Quang Thành có một cú đào thoát từ tình cảnh giam cầm tại gia làm cả thế giới chú ý. Bằng cách nào đó, ông Trần đã qua mặt được hàng chục lính gác mà chỉ dựa vào một mạng lưới các nhà bất đồng để đi từ quê nhà ở tỉnh Hà Nam đến Tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh.
Việc ông Trần trốn thoát là một sự bẽ bàng đối với bộ máy an ninh ngốn nhiều tiền của của ông Chu.

‘Kiểm soát tốt hơn’

Chu Vĩnh Khang Chu Vĩnh Khang từng ông trùm an ninh đầy quyền lực ở Trung Quốc
Đến lúc này, các kiến trúc sư của bộ máy chính quyền sắp tới của Trung Quốc đã nhận thấy rõ là phải đặt ông trùm an ninh của đất nước dưới quyền của Thường vụ Bộ Chính trị.
Thường vụ Bộ Chính trị khi đó được tổ chức sao cho tất cả các ủy viên đều có quyền lực tương đối ngang nhau.
“Đó là cách tốt hơn để Đảng thực hiện quyền kiểm soát,” nhà nghiên cứu Joshua Resenzweig nói, “Mạnh Kiến Trụ vẫn phải trả lời trước ai đó trong Thường vụ Bộ Chính trị nhưng người đó sẽ không quản lý trực tiếp toàn bộ bộ máy an ninh.”
Nỗ lực nhằm đặt lại bộ máy an ninh nằm chắc chắn dưới sự lãnh đạo của Đảng dường như đã bắt đầu ở cấp cơ sở hồi đầu năm.
Giám đốc công an các tỉnh dường như đã được yêu cầu không được đồng thời có chân trong các Ủy ban Chính trị Pháp luật địa phương – một cơ quan có nhiều quyền lực phụ trách tòa án, công an và viện kiểm sát.
“Chính phủ Trung Quốc vẫn không hề xem nhẹ tầm quan trọng của an ninh nội địa.”
David Zweig, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong
Từ từ nhưng chắc chắn, các giám đốc công an cũng không còn được nằm trong thường vụ Đảng ủy các tỉnh.
Tuy nhiên, cộng đồng đối kháng ở Trung Quốc vẫn chưa thể vì thế mà ăn mừng.
Việc thay đổi này ‘chỉ là một cách để xử lý vấn đề an ninh’, nhà nghiên cứu David Zweig giải thích, còn chính phủ Trung Quốc vẫn ‘không hề xem nhẹ tầm quan trọng của an ninh nội địa’.
Công an Trung Quốc đã tiến hành đàn áp quyết liệt trước Đại hội Đảng lần thứ 18. Hành động này có thể được lặp lại khi Quốc hội nhóm họp vào tháng Ba năm sau.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tái khẳng định quyền lực đối với bộ máy công an, nhưng Đảng vẫn cần công an giúp đỡ để duy trì kiểm soát đất nước.

Việt Nam và Philippines phản đối Trung Quốc in yêu sách chủ quyền biển đảo trên hộ chiếu mới

Hộ chiếu cũ (trái) và hộ chiếu mới của Trung Quốc (bên phải).
Hộ chiếu cũ (trái) và hộ chiếu mới của Trung Quốc (bên phải). DR

Bắc Kinh lại vừa áp dụng một thủ đoạn mới nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền trên biển của họ : In bản đồ hình lưỡi bò – biểu thị yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng biển đảo chung quanh – trên hộ chiếu mới bắt đầu được lưu hành. Hành động này vào hôm nay, 22/11/2012 đã bị Việt Nam và Philippines đồng loạt phản đối.

Phát biểu với báo chí tại Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định rằng việc Trung Quốc in tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trong hộ chiếu mới cấp cho công dân của họ là một hành động “vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”.
Ông Lương Thanh Nghị còn cho biết thêm là đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để trao công hàm phản đối và yêu cầu Bắc Kinh “hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nêu trên”.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Việt Nam lên tiếng về mưu toan áp đặt chủ quyền này của Trung Quốc. Theo báo Anh Financial Times vào hôm qua, 21/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã chính thức lưu ý Trung Quốc về hộ chiếu mới này, hai bên đang thảo luận, nhưng cho đến nay vẫn không có kết quả.
Cùng lúc với phía Việt Nam, chính quyền Philippines cũng lên tiếng phản đối hành vi của Trung Quốc, với những lời lẽ dữ dội hơn.
Theo hãng tin Anh Reuters, đích thân Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosarion đã lên tiếng, cho biết là : “Philippines cực lực phản đối việc tấm bản đồ 9 đường gián đoạn được lồng vào hộ chiếu (của Trung Quốc) vì hình này đã bao trùm những vùng rõ ràng là lãnh thổ và vùng biển của Philippines”.
Xin nhắc lại là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, và thể hiện yêu sách này trên một tấm bản đồ gồm 9 đường gián đoạn – gọi nôm na là “đường lưỡi bò” – được Bắc Kinh chính thức công bố vào tháng 5 năm 2009. Đường ranh này bao trùm hơn 80% diện tích Biển Đông, gộp cả các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và bãi Macclefield, đồng thời ăn sâu vào vùng biển của các láng giềng từ Việt Nam, Philippines, cho đến Brunei, Malaysia, thậm chí lấn luôn một phần nhỏ của vùng Natuna của Indonesia.
Yêu sách của Bắc Kinh đều đã bị các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei – vốn cũng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông – phản đối. Giới nghiên cứu khoa học cũng đánh giá là tấm bản đồ hình lưỡi bò không có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn làm ngơ và ngày càng có nhiều động thái nhằm áp đặt chủ quyền của họ.

Pháp quan ngại về bản án tù cho nhà giáo Đinh Đăng Định

Ông Đinh Đăng Định,  đã bị tòa án tỉnh Đak Nông kết án 6 năm tù về tội  "Truyên truyền chống phá Nhà nước".
Ông Đinh Đăng Định, đã bị tòa án tỉnh Đak Nông kết án 6 năm tù về tội “Truyên truyền chống phá Nhà nước”. @TNCG

Theo AFP, một ngày sau khi Việt Nam y án tù 6 năm với nhà bất đồng chính kiến, nhà giáo Đinh Đăng Định vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » tại phiên xử phúc thẩm, hôm nay 22/11/2012 Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố « rất lấy làm tiếc » về bản án nói trên.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp, ông Philippe Lalliot tuyên bố: « Nước Pháp khẳng định lại sự gắn bó của mình với quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến, trong đó bao gồm cả trên internet, ở khắp nơi trên thế giới. » Ông cũng nhắc lại bản án đối với nhà giáo Đinh Đăng Định nối tiếp các bản án nặng nề tuyên hôm 24/9 đối với ba blogger và hôm 30/10 đối với hai nhạc sĩ, cũng với những tội danh tương tự là « tuyên truyền chống Nhà nước và âm mưu lật đổ chế độ».
Theo AFP thì ở trong đất nước mà đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo thì những tội danh như vậy vẫn thường được sử dụng để quy kết cho những người bất đồng chính kiến, hoặc đấu tranh ôn hòa vì dân chủ.
Xin nhắc lại, hôm 21/11, tòa phúc thẩm Đăk Nông đã y án 6 tù giam đối với nhà bất đồng chính kiến, nhà giáo 49 tuổi Đinh Đăng Định. Bị bắt giữ cuối năm 2011, ông bị chính quyền quy tội từ năm 2007 đã đưa lên mạng internet những bài viết chỉ trích Nhà nước và đảng Cộng sản. Theo cáo buộc của chính quyền, các bài viết của ông Đinh Đăng Định có nội dung kêu gọi đa đảng, chống lại dự án khai thác bôxit Tây Nguyên. Phiên phúc thẩm diễn ra trong vòng chưa đầy 1 giờ, bản án 6 năm tù coi như đã được định từ trước.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch sau phiên tòa hôm qua đã lên án chính quyền Việt Nam đang mở một « chiến dịch có hệ thống nhằm bịt miệng những tiếng nói phê phán » chế độ. Về phần mình, tổ chức Phóng viên không biên giới yêu cầu Việt Nam trả tự do cho nhà giáo Đinh Đăng Định và gọi phiên phúc thẩm xử nhà bất đồng chính kiến là « trò hề tư pháp ».

IMF: Miến Điện sẽ trở thành ngôi sao mới của châu Á

Đại diện tập đoàn MasterCard trong dịp khai trương hoạt động ATM tại Răngun ngày 15/11/2012.
Đại diện tập đoàn MasterCard trong dịp khai trương hoạt động ATM tại Răngun ngày 15/11/2012.  REUTERS/Soe Zeya Tun

Kinh tế Miến Điện vẫn cần phải có những cải cách về chiều sâu, nhưng đất nước này có tiềm năng để trở thành một « ngôi sao mới nổi lên » của châu Á. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm nay đã có nhận định như trên sau chuyến công tác của các chuyên gia đến Miến Điện.

Thông cáo của của IMF nói rõ : « Với việc tiếp tục cải cách chiều sâu, Miến Điện có đủ tiềm năng để cải thiện đáng kể điều kiện sống của người dân và đất nước này có thể nổi lên như một ngôi sao ở châu Á trong thời gian tới ». Định chế tài chính quốc tế này cũng cho biết dự tính trong năm 2013 sẽ có những hỗ trợ kỹ thuật giúp Miến Điện hội nhập hơn với hệ thống quản lý kinh tế tài chính thế giới.
Kể từ tháng Ba năm 2011 khi tập đoàn quân sự tự chuyển quyền lãnh đạo sang một chính phủ dân sự và tiến hành nhiều cải cách chính trị, kinh tế thì quốc tế cũng bắt đầu quan tâm đến Miến Điện nhiều hơn. Một số nước phương Tây và định chế quốc tế bắt đầu nối lại các quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này.
Hồi tháng Năm vừa qua, IMF đã công bố bản báo cáo đầu tiên về tình hình đất nước Miến Điện trong nhiều thập kỷ qua, trong đó Quỹ tiền tệ Quốc tế cổ vũ chính quyền tiến hành « tự do hóa » nền kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài sau nhiều năm cô lập với thế giới bên ngoài.
Giờ đây, IMF ghi nhận thấy chính quyền Miến Điện đã đạt được những « tiến bộ lớn » trong vòng hơn một năm qua, đặc biệt trong việc hiện đại hóa hệ thống tài chính, tiến hành đàm phán thanh toán nợ chậm trả.
Tuy nhiên IMF cũng nhận thấy « con đường cải cách vẫn còn dài », Miến Điện vẫn là một trong những nước nghèo nhất châu Á, nền kinh tế vẫn còn mất cân đối nhiều mặt gây cản trở cho phát triển. Đất nước này cần phải kiềm chế thâm hụt ngân sách và lạm phát và đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa hệ thống thuế khóa.
IMF khẳng định nhiều định chế quốc tế và quốc gia tài trợ đang hỗ trợ công cuộc cải cách được chính phủ Miến Điện thực thi. Hồi tháng 10, Ngân hàng Thế giới cho biết có thể đầu năm 2013 này đạt thỏa thuận xóa nợ cho Miến Điện. Hoa Kỳ, mới đây đã thông báo bỏ lệnh cấm nhập sản phẩm của Miến điện và cho đất nước này vay 170 triệu đô la.
Với một nền chính trị đang được dân chủ hóa, thị trường rộng mở đầy tiềm năng và nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú và với cuộc cải cách kinh tế về chiều sâu, như khuyến cáo của IMF, để tạo môi trường đầu tư tin cậy. Trong tương lai không xa Miến Điện sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư thế giới, tạo đà cất cánh cho đất nước sau hơn nửa thế kỷ bị kìm hãm trong chế độ độc tài quân sự.

Hộ chiếu lưỡi bò : Mưu toan mới của Trung Quốc để áp đặt chủ quyền trên Biển Đông

Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U.
Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi “đường lưỡi bò”, hay hình chữ U. eia.doe.gov

Vào hôm nay, 22/11/2012, như vậy là cả Việt Nam lẫn Philippines đều lên tiếng công khai phản đối việc Trung Quốc cho lưu hành hộ chiếu mới có in tấm bản đồ 9 đường gián đoạn – còn gọi là lưỡi bò – thể hiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông. Hành động này được cho là một bước leo thang mới trong chiến lược của Trung Quốc, dùng mọi thủ đoạn để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ, bất chấp luật lệ quốc tế hay các tuyên bố ngược lại của các láng giềng Đông Nam Á.

Theo giới phân tích, sự kiện Hà Nội hay Manila cực lực phản đối hành động của Trung Quốc không phải là không có lý. Nhật báo Anh Financial Times, cơ quan truyền thông đầu tiên lên tiếng về vụ việc này ngay từ hôm qua, 21/11 đã cho rằng các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc không thể nào hài lòng trước việc các viên chức ngoại giao và cửa khẩu của họ đều bị buộc phải mặc nhiên công nhận các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh, mỗi khi cấp visa hay đóng dấu xuất nhập cảnh trên hộ chiếu của một công dân Trung Quốc.
Báo Financial Times đã trích lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại Hà Nội cho rằng : “Theo tôi, đây là một bước đi rất hiểm độc của Bắc Kinh trong số hàng ngàn các hành động thâm độc khác. Khi người Trung Quốc muốn thăm Việt Nam, chúng tôi buộc phải chấp nhận họ và đóng dấu hộ chiếu của họ”. Đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, không chỉ là người Việt Nam, mà tất cả mọi người trên thế giới phải lên tiếng ngay bây giờ để phản đối hành động sai trái đó của Bắc Kinh.
Khi đưa tin về việc Việt Nam và Philippines đồng thời lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ này, hãng AFP vào hôm nay đã nêu bật tuyên bố đầy quan ngại của ông Raul Hernandez, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines : “Nếu để yên cho Trung Quốc làm như vậy, điều đó có nghĩa là chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc trên toàn bộ vùng Biển Đông”.
Như vậy, Trung Quốc đã tung ra thêm một thủ đoạn nhằm gián tiếp quảng bá cho chủ quyền của Bắc Kinh ngoài Biển Đông, bên cạnh các hành vi cụ thể thô bạo như tung các đội tàu cá hùng hậu ra đánh bắt tại các vùng ở Biển Đông đang tranh chấp, chận bắt hay xua đuổi ngư dân các nước khác đến hoạt động tại các nơi mà họ cho là thuộc chủ quyền của mình, mời thầu dầu khí quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đó là chưa kể đến các hành vi nhằm củng cố tình trạng đã rồi tại những vùng mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng như thành lập “thành phố Tam Sa” ngay tại quần đảo Hoàng Sa để cai quản ba quần đảo mà họ đòi chủ quyền là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa; xây dựng hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), cử đơn vị quân đội đồn trú tại đấy, phát triển hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, du lịch trên một số đảo…
Theo một nhà ngoại giao cao cấp công tác tại Bắc Kinh xin giấu tên, được báo Financial Times trích dẫn thì việc in yêu sách chủ quyền ngay trên hộ chiếu là “một sự leo thang khá nghiêm trọng, vì Trung Quốc đang phát hành hàng triệu hộ chiếu mới loại này, và hộ chiếu dành cho người lớn có giá trị trong 10 năm ». Đối với nhà quan sát này, sự kiện trên nghiêm trọng vì lẽ nếu sau này mà Bắc Kinh thay đổi ý kiến, thì họ sẽ mất rất nhiều công sức để thu hồi hàng triệu hộ chiếu như vây.
Đối với báo Financial Times, việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu “lưỡi bò” là dấu hiệu cho thấy là Bắc Kinh khó có thể nhượng bộ các nước láng giềng Đông Nam Á trên vấn đề Biển Đông.
Nhận định trên càng có ý nghĩa trong bối cảnh mới đây, tại các Hội nghị Thượng đỉnh của khối ASEAN tại Phnom Penh – kết thúc hôm 20/11 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc một lần nữa lại lớn tiếng khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông.
Tuy nhiên, không phải là ai cũng đồng ý với quyết định dùng hộ chiếu để áp đặt chủ quyền của chính quyền Trung Quốc. Ông Thời Ân Hoằng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho rằng việc in yêu sách chủ quyền trên hộ chiếu có thể « chứng minh chủ quyền quốc gia » nhưng cũng có thể làm cho vấn đề « vốn đã rắc rối lại càng phức tạp thêm”.
Đối với Giáo sư Hoằng, quyết định cho phát hành này có lẽ đã được cấp bộ đưa ra chứ không phải là cấp Nhà nước Trung Quốc.

Đài Loan cấm Đức Đạt Lai Lạt Ma nhập cảnh

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong dịp phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản tại Tokyo ngày 13/11/2012.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trong dịp phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản tại Tokyo ngày 13/11/2012. REUTERS/Yuriko Nakao

Dường như để không làm mất lòng Bắc Kinh, chính quyền Đài Loan hôm nay 22/11/2012, cho biết đã quyết định cấm lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng đến thăm theo lời mời của một tổ chức xã hội tại đảo quốc này.

Liên đoàn phụ nữ doanh nghiệp, đơn vị mời Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhận định quyết định này của Đài Bắc nhằm tránh chọc giận Bắc Kinh, vốn vẫn coi Đạt Lai Lạt Ma là phần tử « ly khai » nguy hiểm.
Phát ngôn viên của tổ chức xã hội do cựu Phó tổng thống Đài Loan Annette Lu lãnh đạo tuyên bố « Chúng tôi cực kỳ phẫn nộ vì rõ ràng là chính phủ lo sợ Bắc Kinh phản ứng. Thật là thô thiển khi Đài Loan nghe theo Trung Quốc, trước khi làm bất cứ việc gì cũng chờ họ đồng ý ».
Liên đoàn phụ nữ doanh nghiệp Đài Loan đã mời Đức Đạt Lai lạt Ma tới tham dự hội nghị các hiệp hội phụ nữ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 12 tới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận lời. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Đài Loan khẳng định đã cấm chuyến đi này, với lý do « thời điểm không thích hợp ». Cơ quan ngoại giao Đài Loan cũng phủ nhận quyết định trên nhằm thuận theo ý Bắc Kinh.
Lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng dù đã tuyên bố rút khỏi các hoạt động chính trị, nhưng mỗi chuyến đi của ngài đến bất kỳ nước nào đều được chính quyền Bắc Kinh gây cản trở. Quốc gia nào đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma đều bị Trung Quốc phản ứng gay gắt hoặc gây sức ép để lãnh đạo các nước không tiếp ngài.
Cũng vẫn lý do « thời điểm không thích hợp », chuyến đi của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Đài Loan hồi năm 2008 cũng đã bị chính quyền đảo quốc từ chối. Nhưng năm 2009, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đã tới Đài Loan để an ủi các nạn nhân của một trận bão lớn. Chuyến đi này đã khiến Bắc Kinh phản ứng bằng những chỉ trích gay gắt chính quyền Đài Bắc. Trung Quốc đặc biệt khó chịu mỗi khi Đức Đạt Lai Lạt Ma có ý định đến Đài Loan vì Bắc Kinh vẫn coi hòn đảo này là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc lục địa và chuyến đi của lãnh tụ tinh thần Tây Tạng có thể khơi dậy tinh thần ly khai của người dân Đài Loan.
Vài năm trở lại đây, dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Mã Anh Cửu, quan hệ Đài Loan và Trung Quốc có chiều hướng hòa dịu, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế và trao đổi thương mại đã có nhiều cải thiện.

Thấy gì qua chuyến công du Đông Nam Á của TT Obama?

Thanh Quang, phóng viên RFA  -2012-11-22
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa hoàn tất chuyến công du Đông Nam Á – chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi ông tái đắc cử tổng thống.
RFA -Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton khi vừa đến Campuchia hôm 19-11-2012.

Đặt trọng tâm vào Châu Á

Câu hỏi được nêu lên là chuyến thăm Á Châu của Tổng thống Obama có ý nghĩa ra sao? Qua cuộc tiếp chuyện với Thanh Quang, nhà bình luận về các vấn đề thế giới và Việt Nam, ông Trần Bình Nam từ California, Hoa Kỳ, nhận xét như sau:
Trần Bình Nam: Vừa rồi, sau khi Tổng Thống Barack Obama vừa tái đắc cử thì ông đi công du Châu Á. Cuộc công du này cho mình thấy một điều đặc biệt là Tổng Thống Obama đặt trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương, là công tác ngoại giao quan trọng nhất, chính sách ngoại giao quan trọng nhất của chính phủ Hoa Kỳ trong những năm tới. Việc mà ông vừa đắc cử và trong khi trong nước cũng có rất nhiều vấn đề cần quan tâm như vụ Bengazy được khơi lại, vụ từ chức của Giám Đốc CIA David Petraeus, vụ Hamas và Do Thái, trước những việc đó mà ông vẫn đi chứng tỏ như tôi đã nói ở trên là ông đặt trọng tâm vào tình hình Đông Nam Á trong những năm tới. Khi mà nói tới tình hình Đông Nam Á và Châu Á như vậy thì mình phải hiểu là trong tâm trí của Tổng Thống thì ông để tâm tới vấn đề Trung Quốc và những vấn đề Trung Quốc bành trướng tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Chuyến đi này của TT Obama một phần cũng để nhắn nhủ với TQ rằng quan hệ giữa hai nước sẽ có những vấn đề mà cùng nhau giải quyết thì mới tốt cho nền hòa bình thế giới. Trần Bình Nam
Chúng ta cũng thấy cái đặc biệt thế này là mặc dầu nghị trình của Đại Hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc đã xác đinh trước ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, nhưng mà nó chỉ sau 2 ngày bầu cử tổng thống và sự xuất hiện của tập thể lãnh đạo tại Trung Quốc cũng là điều làm cho Tổng Thống Obama quan tâm. Cho nên tôi nghĩ chuyến đi này, ngoài những công tác đã xác định liên quan tới những nước mà ông sẽ thăm viếng đó thì còn có một cái ý là nhắn gởi những người lãnh đạo mới của Trung Quốc về đường lối của Hoa Kỳ.
Thanh Quang: Như vậy thưa ông, sự nhắn gửi đó của Hoa Kỳ dành cho Bắc Kinh là như thế nào ạ?
Trần Bình Nam: Chuyến đi này của Tổng Thống Obama một phần cũng để nhắn nhủ với Trung Quốc thì tôi cũng xin nói qua một chút là tôi có cảm tưởng Đại Hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc vừa rồi có những nét đặc biệt. Nét đặc biệt không phải là nhân sự lãnh đạo mới, vì hai nhân vật lãnh đạo là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường thì coi như là đã được Đảng cộng sản Trung Quốc chọn 5 năm rồi, nhưng mà dàn lãnh đạo lần này của Ban Thường Vụ Chính Trị Bộ thay vì 9 người thì họ chọn 7 người mà thôi, tức là nó gọn gàng hơn. Và trong 7 người đó, ngoài 2 người là ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã được chọn thì 5 người mới là những nhân vật nói chung còn trẻ và họ rất vững vàng về vấn đề lãnh đạo cũng như về vấn đề cai trị, đặc biệt về những vấn đề chuyên môn thì có một vị nắm vững chuyên môn về vấn đề vũ khí và vấn đề không gian.
ASEAN-US14-250.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hôm 19-11-2012 ở Campuchia. RFA photo/Quốc Việt.
Như vậy chúng ta có thể thấy dàn lãnh đạo mới đó, và nhất là bài diễn văn nhậm chức rất đơn sơ nhưng mà rất đầy đủ của ông Tập Cận Bình thì cho ta thấy rằng Trung Quốc là một địch thủ đáng ngại của Mỹ. Và vì vậy cho nên chuyến đi này của Tổng Thống Obama một phần cũng để nhắn nhủ với Trung Quốc rằng quan hệ giữa hai nước sẽ có những vấn đề mà cùng nhau giải quyết thì mới tốt cho nền hòa bình thế giới.

Khuyến khích dân chủ

Thanh Quang: Thưa ông, còn chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Tổng Thống Obama , tức gồm Thái Lan, Miến Điện và Campuchia, thì ông nghĩ nước nào là quan trọng nhất và lý do tại sao?
Quyết tâm của Hoa Kỳ là Châu Á-Thái Bình Dương, và thế nào thì Hoa Kỳ cũng đóng một vai trò trong việc tranh chấp giữa TQ và VN về Biển Đông. Trần Bình Nam
Trần Bình Nam: Trong 3 nước Thái Lan, Miến Điện và Cambodia mà Tổng Thống Obama đã tới thì tôi nghĩ có lẽ việc thăm viếng Miến Điện là quan trọng nhất mặc dù ông chỉ dừng lại tại thủ đô cũ của Miến Điện trong vòng 6 tiếng đồng hồ mà thôi. Tại sao? Trước hết là Thái Lan thì chúng ta thấy Thái Lan là một đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ cho nên trong một chuyến thăm viếng như vậy thì ông ghé lại một chút cũng là gắn chặt thêm tình thân giữa hai nước, mặc dầu tại đó ông cũng đặt những vấn đề, cũng bàn một số vấn đề quân sự với bà thủ tướng trẻ tuổi của Thái Lan. Quay qua Cambodia thì Tổng Thống Obama đến Cambodia nói là thăm và gặp nhà lãnh đạo Hun Sen nhưng mà sự thực bản chất của chuyến đi không phải là để thăm viếng Campuchia, không phải để công du Campuchia mà là đến Campuchia để tham dự hai hội nghị thượng đỉnh, đó là Hội nghị thượng đỉnh Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á với Hoa Kỳ và hội nghị thứ hai là hội nghị Đông Á. Thành ra chuyến đi Miến Điện là quan trọng. Tại sao quan trọng? Tại vì Miến Điện là một nước đang chịu áp lực mua chuộc của Trung Quốc và những người lãnh đạo tại Miến Điện cũng đang mở dần quốc gia để hướng về Tây Phương, dùng Tây Phương làm cái thế chống lại áp lực và ảnh hưởng của Trung Quốc.
obama_250.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Thượng đỉnh Đông Á hôm 20-11-2012 ở Campuchia. RFA photo/Vohar Cheath.
Mặc dầu chuyến đi đó tôi thấy có vài dư luận của giới nhân quyền cho rằng Tổng Thống đi sớm quá là vì tại Miến Điện vấn đề nhân quyền chưa được như ý muốn. Nhưng mà tôi nghĩ sự đòi hỏi đó là quá đáng. Tôi nghĩ quyết định của Tổng Thống Obama đến Miến Điện là quyết định đúng và trong chuyến đi này sự thăm viếng của ông rất là quan trọng, đặc biệt là nếu chúng ta lướt qua bài diễn văn của ông đọc trước một đại học tại thủ đô cũ của Miến Điện. Ông đã đưa ra rất nhiều tư tưởng mới và rất nhiều gợi ý về vấn đề tự do và dân chủ, và tôi thấy đó là một thông điệp rất tốt cho giới trí thức tại Miến Điện cũng như những người đang lãnh đạo nước Miến Điện.
Tóm lại, trong 3 nước mà Tổng Thống Obama vừa thăm viếng thì tôi nghĩ chuyến viếng thăm Miến Điện là quan trọng nhất đó anh Thanh Quang.
Thanh Quang: Liên quan tới Việt Nam, thưa ông, trong tình hình hiện nay khi mà Hoa Kỳ xem chừng như cương quyết quay trở lại Châu Á, khi mà Miến Điện chứng tỏ ngày càng cởi mở, khi mà nhiều nước Đông Nam Á (ngoại trừ Campuchia) tỏ ra bất hợp tác với tham vọng bành trướng của Bắc Kinh…, thì Việt Nam có thể có lợi như thế nào không trước hiểm họa từ Phương Bắc?
Trần Bình Nam: Vâng. Vấn đề này là vấn đề kéo dài lằn nhằn cả năm bảy năm nay và sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với vùng Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt có vấn đề Biển Đông và vấn đề quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam, thì hẳn là một vấn đề quan trọng. Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần phải nắm lấy thông điệp của chuyến đi của Tổng Thống Obama, là Hoa Kỳ mặc dầu trong những năm vừa qua – từ năm 2000 đến nay – với những chuyến thăm viếng của Ngoại Trưởng Hillary Clinton, của Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta và của một số nhân vật quan trọng khác nữa, mặc dầu không ghé tới Hà Nội, nhưng mà đó là những thông điệp rõ ràng cho thấy rằng Hoa Kỳ có một quyết tâm, mà nếu Việt nam còn nghi ngờ quyết tâm đó thì đây sẽ cho thấy quyết tâm của Hoa Kỳ là Châu Á-Thái Bình Dương, và thế nào thì Hoa Kỳ cũng đóng một vai trò trong việc tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về Biển Đông.
Tuy nhiên, vị trí của Việt Nam là một vị trí rất tế nhị. Việt Nam không thể ngã theo Hoa Kỳ một cách dễ dàng dù Hoa Kỳ có đưa bàn tay ra. Việt Nam cũng không thể rơi mình vào hai bàn tay bạo lực của Trung Quốc được. Việt Nam phải ở một thế, mà cái thế này cũng gần như thế ngày xưa, nghĩa là phải là một thế ngoại giao rất là khôn khéo, mà người ta thường gọi là thế đu dây. Tôi nghĩ nếu Việt Nam khéo léo được chừng nào trong chính sách ngoại giao đó thì càng có lợi cho sự bảo đảm an toàn của Việt Nam hơn. Nhưng mà nghĩ cho cùng, dù ngã về Hoa Kỳ hay ngã về Trung Quốc thì Việt Nam muốn bảo vệ độc lập của mình cũng như là bảo vệ Biển Đông thì có lẽ tôi nghĩ Đảng Cộng Sản Việt Nam phải nghĩ tới vấn đề cải tổ chính trị và cố gắng huy động sự ủng hộ của quần chúng, huy động nội lực của nhân dân.
Hiện tại Việt Nam đang có phong trào tu chính hiến pháp, tôi hy vọng rằng nhân dịp tu chính hiến pháp này Đảng cộng sản Việt Nam không còn cứ phải nói những lời tuyên truyền nữa, mà làm một sự thay đổi tích cực, tạo một cơ hội để dân chủ hóa Việt Nam và huy động nội lực của nhân dân, thì tôi nghĩ đó là phương cách tốt nhất để cho Việt Nam có thể duy trì nền độc lập của mình và bảo vệ Biển Đông trước sức lấp ép của Trung Quốc.
Thanh Quang: Cảm ơn ông Trần Bình Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét