Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

TRƯỚC HIỂM HỌA MẤT NƯỚC MỘT LẦN NỮA: NHẮC LẠI CHUYỆN NHÀ MINH CƯỚP SÁCH CỦA TA ĐEM VỀ TÀU

Nói cách khác, người Tàu luôn luôn có chính sách thu góp mọi thứ ở chung quanh về làm giàu cho xứ họ. Đối với họ, nước họ phải là nhất, các nước chung quanh không được phép hơn họ. Do đó cái gì có giá trị họ thu góp hết, trong đó có sự hiểu biết, có sách vở, có các sản phẩm nghệ thuật, có văn chương, thơ phú... Thu góp và để nguyên như vậy hay sửa đổi đi nhưng tất cả đều phải trở thành di sản văn hóa riêng của họ, điều sau này họ tiếp tục làm, người Nhật cũng làm và người Mỹ, người Anh, người Pháp cũng làm; nhưng ở không thời nào, không người nào có mưu toan thâm độc và tàn bạo như người Tàu dưới thời nhà Minh xâm lăng Đại Việt. Hậu quả là từ sau thời Minh thuộc, người Việt không bao giờ có được những vinh quang đáng nể đối với người ngoài, đáng hãnh diện cho chính mình như thời trước đó nữa.

Trong Khởi Hành số 90, tháng 4 năm 2004, dưới nhan đề “Từ Lĩnh Nam Chích Quái Đến Các Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu”, tôi đã viết một bài về việc người Tàu tịch thu sách của ta. Vì bài viết quá ngắn và vì tôi không chỉ rõ các nguồn tài liệu nên sau đó nhiều người thắc mắc.
Trong số những vị này, có người là độc giả thuần túy, có người là sinh viên cũ của tôi và cũng có người là học giả có uy tín và rất khả kính. Bác Sĩ Trần Văn Tích là một trong các học giả uy tín và rất khả kính này. Trần Bác Sĩ đã bỏ công viết hẳn một bài đăng với nhan đề “Chuyện Người Tàu Lấy Sách Của Ta” trên Khởi Hành số  92, tháng 6 năm 2004 sau đó và gián tiếp đặt câu hỏi với tôi. Vốn ngưỡng mộ Bác Sĩ từ lâu nhờ đọc các công trình khảo cứu của ông, đồng thời lại có dịp gặp ông dù chỉ thoáng qua khi ông tới thăm Quận Cam và Viện Việt học sau đó nên tôi thấy cần phải viết bài này để được làm quen với ông, đồng thời giải đáp đôi chút những thắc mắc của các độc giả mà tôi đã nhận được. Gốc gác của bài viết này là như vậy. Nhưng năm 2004 khác với năm 2012. Năm 2004 hiểm họa xâm lăng nước ta của người Tàu chưa lộ rõ và chưa thật sự nguy hiểm như trong năm 2011 và bây giờ là năm 2012. Cập nhật hóa và phổ biến những gì tôi thấy được cho bạn bè nói riêng và cho tuổi trẻ Việt Nam nói chung là một điều tôi thấy nên làm mặc dầu tôi vẫn muốn kiếm thêm tài liệu để viết thêm nhiều nữa.
Phải nói là chuyện tôi viết bài đăng trên Khởi Hành số 90 kể trên cũng là do tôi đọc Khởi Hành  số 89 y hệt Bác Sĩ Trần Văn Tích viết bài đăng trên Khởi Hành số 92 vì ông đọc Khởi Hành số 90. Có điều sự thắc mắc của tôi về chuyện người Tàu tịch thu hết các sách vở của ta đem đốt hết hay đem về Tàu là có từ lâu. Thắc mắc nhưng đồng thời cũng là một nỗi ấm ức, bực bội, đau đớn, xót xa, tủi nhục, đặc biệt là mỗi khi tôi có việc phải tìm hiểu về hai thời Lý Trần, hai triều đại đã đóng góp rất nhiều cho vinh quang của xứ sở và của dân tộc mình. Tôi biết nỗi ấm ức, bực bội, đau đớn, xót xa, tủi nhục của tôi cũng là của chung của cả dân tộc tôi, dù cho là tôi đang làm công chuyện tìm hiểu và nghiên cứu. Tôi cũng biết tìm hiểu và nghiên cứu là phải có cái đầu lạnh chừng nào hay chừng ấy, càng lạnh càng tốt, nhất là nghiên cứu về quá khứ,  nhưng dù muốn hay không tôi vẫn là người Việt Nam.
Có lẽ tôi không theo kịp Trần Quân ở điểm này. Có điều những gì tôi viết ra chỉ là một gợi ý và gợi ý về những sách vở và tài liệu liên hệ tới nước Đại Việt đương thời do chính người Đại Việt viết, trong đó có học thuật, tư tưởng, phong tục, tập quán, sử ký, địa lý và tất nhiên gồm cả văn chương, thi ca..., những gì có thể giúp cho  người thời đó và người sau này tìm hiểu về nước Đại Việt và dân tộc Đại Việt. Những sách vở, tài liệu này tôi tin là nhiều lắm, nhiều hơn là những gì ta hiện có, cộng thêm với những gì được liệt kê trong danh sách những sách đã mất mà các cụ ta sau này còn nhớ được và viết lại trong sử sách do các cụ viết. Tôi dám tin là như vậy vì đây là cả một kho tàng tổ tiên ta đã tạo dựng được trong suốt bốn trăm năm thịnh trị nhất của lịch sử dân tộc mình. Tôi cũng dám tin như vậy vì trong bài tựa của Việt Âm Thi Tập, sưu tập thơ của thời Lý-Trần và thời Lê Sơ do Phan Phu Tiên khởi đầu và Chu Xa thực hiện, Lý Tử Tấn đề tựa. Cả ba đều là người đương thời. Những sụ hiểu biết của các ông còn rất nóng. Phan Phu Tiên đậu Thái Học Sinh năm 1396 đời Vua Trần Thuận Tông, Lý Tử Tấn đậu đồng khoa Thái Học Sinh với Nguyễn Trãi, khoa Canh Thìn (1400) triều Nhà Hồ, còn Chu Xa thì trẻ hơn một chút vì sách được soạn xong năm 1459 dưới triều Vua Lê Nhân Tông, tiếp nối công trình của Phan Phu Tiên hoàn thành năm 1433, niên hiệu Thuận Thiên triều Vua Lê Thái Tổ nên những gì các ông biết về sách vở, thi ca của hai Triều Lý và Trần phong phú đến mực nào cũng như hành động tịch thu sách của người Việt của Nhà Minh là như thế nào. Lý Tử Tấn trong bài tựa của Việt Âm Thi Tập cho biết là sau cơn binh lửa, số thơ còn lại chỉ được một hai phần nghìn. Nguyên văn như sau:
“… Như các vua Triều Trần là Thánh Tông, Nhân Tông, Minh Tông, Nghệ Tông, cùng là Chu Tiều Ẩn tiên sinh (Chu An), các ông họ Phạm ở Hiệp Thạch (Phạm Sư Mạnh), họ Lê ở Lương Giang (Lê Quát), Nguyễn Giới Hiên (Nguyễn Trung Ngạn) và anh em ông Phạm Kính Khê (Phạm Tông Mại, Phạm Ngộ) đdều có tập thơ riêng lưu truyền ở đời. Về sau, vì binh lửa, số thơ còn lại chỉ được một hai phần nghìn.”
Điều cần phải để ý là đây mới chỉ là thơ mà thôi.
Sự thịnh trị này đã được chính Minh Thái Tổ ghi nhận khi ông ban cho sứ thần của ta bốn chữ Văn Hiến Chi Bang vào năm 1368 và Trần Nguyên Đán (1325 - 1390), cha vợ của Nguyễn Phi Khanh hay ông ngoại của Nguyễn Trãi đã miêu tả qua câu thơ bất hủ “Triệu tính âu ca lạc thịnh thì” (trăm họ vui ca mừng thời thịnh trị). Cái gì đã làm cho Đại Việt là một nước văn hiến? cái gì đã làm cho trăm họ Đại Việt âu ca lạc thịnh thì? Cái gì đã làm cho một nước nhỏ bằng bàn tay thắng được quân nhà Tống và luôn cả quân Mông Cổ, điều thượng quốc của người Việt trong nhiều thế kỷ và luôn cả hiện tại, tôi muốn nói là chính nước khổng lồ Trung Quốc, không làm được? Đó phải là những câu hỏi mọi người nghiên cứu về thời này phải tìm hiểu để trả lời. Những sách vở do người Đại Việt đương thời biên soạn hay sáng tác chắc chắn là những nguồn hiểu biết vô cùng quan trọng về đất nước và con người Đại Việt mà những ai, kể cả người Tàu đương thời, có nhu cầu tìm hiểu hay chỉ vì vì tò mò, cũng muốn đọc và lưu giữ. Nếu quả như vậy thì phần nào những sách vở, tài liệu này vẫn chưa bị mất và vẫn còn nằm đâu đó bên Tàu, dưới hình thức này hay hình thức khác, nếu kiên trì tìm kiếm và có phương pháp tìm kiếm, người ta vẫn có thể thấy lại được. Tất nhiên là với tất cả sự dè dặt tối thiểu mà một nhà sưu tầm, khảo cứu cần phải có.
Ý được gợi ra nhưng câu trả lời đầu tiên được ghi nhận gần như là không tưởng vì nếu cứ nhất định căn cứ vào tài liệu của thời đó để lại thì làm gì có chuyện người Tàu lấy sách của ta đem về Tàu. Minh Thành Tổ trong hai đạo sắc dụ của ông có hạ lệnh cho tướng lãnh, quân binh của ông đem về Tàu đâu. Câu trả lời của tôi là căn cứ vào các sách sử của ta. Tôi có thể chưa có dịp đọc hết các sách vở, tài liệu có thể chứa những chi tiết về chuyện này, nhưng trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, chính sử của nhà Nguyễn và trước đó, Lê Quý Đôn (1726 - 1784) trong Lê Triều Thông Sử đã viết rất rõ điều này.
Trước hết, trong Lê Triều Thông Sử, phần “Nghệ Văn Chí,” Lê Quý Đôn có viết: ”Đến đời Nhuận Hồ mất nước, tướng nhà Minh là Trương Phụ lấy hết sách vở cổ kim của ta gửi theo đường sông về Kim Lăng.” Còn trong KĐVSTGCM, phần Chính Biên, quyển XXXIII, sau phần nói về việc vua nhà Minh cho in các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh và Tính Lý Đại Toàn và sai Giám Sinh Đường Nghỉa sang nước ta ban phát cho những người Nho học có chép thêm“”Còn các sự tích và sử sách của nước ta từ đời Trần trở về trước đều tịch thu đưa về Kim Lăng.””
Gần ta hơn, Trần Quốc Vượng, giáo sư sử học thuộc Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội, trong tuyển tập nhan đề Văn Hóa Việt Nam, Tìm Tòi và Suy Gẫm cũng viết  ”Cướp được nước ta, trong 20 năm trời bên nền đô hộ hà khắc về chính trị, vơ vét tham tàn về kinh tế, giặc Minh đã thi hành một chính sách hủy diệt độc ác về văn hóa, giặc Minh đã quyết tâm đập cho tan nát những cơ cấu văn hóa dân tộc xây dựng suốt hơn 400 năm, chủ yếu dưới thời Lý - Trần. Vua Minh đã trực tiếp ra mật lệnh cho bọn tướng xâm lăng khi tiến quân vào nước ta, thấy bất cứ cuốn sách vở nào, gặp bất cứ tấm bia đá nào đều phải thiêu hủy, đập phá hết. Tên tướng Trương Phụ lượm lặt hết các sách vở cổ kim của ta, đóng thùng chở về Kim Lăng. Tháng 7 năm Mậu Tuất (1418 ), nhà Minh còn sai tiến sĩ Hạ Thì và hành nhân Hạ Thanh sang tìm tòi và thu lượm tất cả những sách chép về lịch sử và sự tích xưa nay do người Việt viết. Năm 1419, nhà Minh lại cho người đem sách Khổng giáo, Đạo và Phật giáo của Trung Quốc sang thay thế cho những sách trước kia chúng lấy đi. Chính sách hủy diệt văn hóa thâm độc đó đã phá hoại gia tài văn hóa, tinh thần của dân tộc ta không phải là ít. Nếu không, cái gia tài văn hóa, văn học tư tưởng thời Lý Trần để lại sẽ phong phú biết chừng nào!””
Tất nhiên các nhà nghiên cứu thận trọng vẫn có thể nói rằng những ghi chú kể trên đều là bởi những người của nhiều thế kỷ sau này viết nên vẫn chưa đủ thuyết phục, và ta vẫn cần phải có thêm bằng chứng. Thực sự thì ta không biết Lê Quý Đôn rồi sau này các nhà san định bộ KĐVSTGCM đã căn cứ vào đâu để ghi chép như trên. Có thể các vị này đã căn cứ vào Lê Quý Đôn còn Lê Quý Đôn thì căn cứ vào những gì ông đọc được và nghe được từ những người của thời trước ông. Chúng ta cần ghi nhớ là Lê Quý Đôn là người chịu khó tìm tòi, học hỏi. Ông đã đọc rất nhiều và rất rộng và ghi chép rất cẩn thận. Còn Trần Quốc Vượng thì đã không nêu rõ các nguồn sử liệu ông đã dùng. Nhưng sử gia này cũng là người làm việc rất tỉ mỉ và có phương pháp nên chắc chắn đã không đưa ra những ghi nhận về sự kiện kể trên một cách hồ đồ vô căn cứ. Dù sao, một khi nghi vấn đã được đưa ra, ta vẫn cần phải truy tầm vừa bằng tài liệu nếu có và vừa bằng suy luận cặn kẽ chừng nào hay chừng nấy.
Trước hết ta hãy đọc lại những phần chính liên hệ tới vấn đề sách vở của người Việt trong ba sắc chỉ của Minh Thành Tổ được ghi trong Việt Kiệu Thư, được dịch và in lại trong Thơ Văn Lý Trần,công trình được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu có uy tín và đáng tin cậy của Việt Nam trong thế kỷ trước, để thấy lại phần nào chi tiết liên hệ, nhất là sắc chỉ thứ hai, ban hành vào ngày 16 tháng 6 năm 1407, theo đó thì vị hoàng đế này đã nhiều lần bảo các tướng sĩ của ông ta là phải hủy diệt lập tức những sách vở của người Việt này, nhưng các tướng lãnh của ông đã không ra lệnh đốt ngay, lại để xem xét rồi mới đốt. Còn quân lính thì phần đông không biết chữ...thì khi “đài tải” sẽ bị mất mát nhiều.
Tại sao lại “đài tải”? Tại sao lại lo mất mát nhiều?
Đến sắc chỉ thứ ba ban hành ngày 24 tháng 6 năm 1407, Minh Thành Tổ lại ra lệnh cho các tướng lãnh của ông phải cấp tốc thu hồi những văn kiện ông ban hành từ trước: “Nay An-nam đã bình định xong [...] trừ các loại chế dụ ra, còn thì tất cả các đạo sắc viết tay và các ký sự thư thiếp, đã từng phát đi từ trước, cùng với sổ ghi chép mà Thành Quốc Công đã lĩnh hoặc các thứ [sổ sách] trù nghị mọi chuyện, đều phải đem toàn số kiểm kê, đối chiếu, niêm phong cẩn mật, gửi trả lại, không cho lưu lại một chữ. Nếu có một chữ bỏ lại rơi vào tay bọn kia thì rất bất tiện.” thì người ta thấy sự kiện đã quá rõ rệt là lệnh của  vua Nhà Minh đã không được triệt để thi hành và các sách vở quân Minh thu được đã không bị đốt bỏ hết.
Một số khác trên đường đài tải đã bị mất mát rất nhiều. Ngoài ra, ngoài ba dụ chỉ hiện được người ta biết tới, chắc chắn còn nhiều văn kiện mật khác hoặc đã được niêm phong gửi lại triều đình Kim Lăng, hoặc đã bị hủy bỏ trong thời điểm này. Chúng chứa đựng những gì hiện tại chúng ta chưa biết được. Do đó nếu chúng ta chỉ căn cứ vào sắc chỉ thứ nhất (được nói tới trong Thơ Văn Lý-Trần), ban hành ngày 21 tháng 8 năm 1406, cho Chu Năng kể trên, mà bảo rằng không hề có chuyện người Minh đem sách vở của ta về Tàu, tôi e rằng quá vội vã. Chúng ta chỉ có thể biết rõ hơn chừng nào kiếm ra được những tài liệu mật này. Đây gần như là một việc mò kim đáy biển. Tuy nhiên còn có những lý do khác khiến ta có thể viện dẫn được.
Thứ nhất là tính tò mò của các tướng sĩ nhà Minh, một tính tự nhiên và phổ quát của con người mà họ không tránh được, đặc biệt ở những người có học khi họ kiếm được những sách nói về những điều họ đã học, ở đây tôi muốn nói tới các sách về Tam Giáo đặc biệt là sách của Hồ Quý Ly và của Chu Văn An, chưa kể tới hoàn cảnh họ phải sống xa nhà. Thứ hai là các nhu cầu quân sự, hành chánh và bình định. Các tướng sĩ trong ban tham mưu của Chu Năng và sau này của Trương Phụ và các nhà hành chánh sau này nữa chắc chắn phải thu thập bất cứ tài liệu gì họ thu thập được, phân tích nghiên cứu chúng một cách tỉ mỉ để hiểu rõ kẻ địch của họ và của dân bản địa mà họ phải bình định và cai trị. Nghiên cứu rồi sau đó đem theo mình và giữ lại làm của riêng là một việc làm tự nhiên của họ; còn triều đình nhà Minh thì ở xa, làm sao có thể theo dõi chặt chẽ được.
Câu hỏi kế tiếp người ta có thể nêu lên là cho đến những ngày hiện tại đã có tác phẩm nào của người Việt sau nhiều thế kỷ luân lạc đã được người ta khám phá ra dưới hình thức này hay hình thức khác chưa? Câu trả lời là có.  Đó là Việt Sử LượcThiền Uyển Tập Anh. Hai cuốn sách này xuất hiện từ thời nhà Trần và đã được người sau chép hay viết lại. Việt Sử Lược đã bị thất truyền rất lâu, mãi đến thời Càn Long nhà Thanh (1736 - 1795) mới được đem in, nói là theo bản của tuần phủ Sơn Đông thu nhặt được đem dâng lên vua với người hiệu đính là Tiền Hi Tộ, người Giang Tô, người đã san định bộ Thủ Sơn Các Tùng Thư. Việt Sử Lược được lưu trữ ở Thủ Sơn Các Tùng Thư và ở Khâm Định Tứ Khố Toàn Thư của nhà Thanh và đã được nhiều nhà xuất bản Trung Quốc ấn hành. Giáo Sư Trần Quốc Vượng đã phiên dịch sang Việt ngữ, giới thiệu và chú giải. Trong bản dịch này Trần Quốc Vượng có nói tới Thiền Uyển Tập Anh khi ông bàn về việc các người họ Lý bị đổi thành họ Trần, nhưng đến Lê Mạnh Thát thì sau khi đối chiếu nội dung của Thiền Uyển Tập Anh với An Nam Chí Nguyên, nhà học giả Phật giáo uyên thâm này đã khẳng định là: “Khi quân Minh đánh chiếm được nước ta vào năm 1407, Thiền Uyển Tập Anh đã bị chúng thu gom và sau này được dùng một phần để viết An nam chí nguyên.”
Trên đây là những gì tôi ghi tạm để cấp thời chia sẻ với mọi người, đặc biệt là giới trẻ khi hiển họa mất nước của dân tộc ta trước những mưu toan vừa công khai vừa tiệm tiến và vô cùng thâm độc của người Tàu đang diễn ra ở cả ngoài biển đảo lẫn trên đất liền, ở dọc biên giới với những khu rừng đầu nguồn, trên cao nguyên cũng như dưới đồng bằng dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Cà Mau, đối với đất đai cũng như đối với con nguời. Tất cả đã trở thành một một mối ưu tư và một đề tài vô cùng nóng hổi cho những ai còn lưu tâm tới tiền đồ của tổ quốc và tương lai của con cháu mình cũng như trách nhiệm  của mình đối với tổ tiên, đồng bào và hàng triệu chiến sĩ ở cả hai bên đã hy sinh trong cuộc chiến kéo dài ba mươi năm vừa qua nhân danh bảo vệ đất nước . Bài viết, do đó, chắc chắn còn nhiều thiếu sót và sơ hở. Tôi sẽ xin bổ túc khi có dịp. Riêng về giá trị văn chương của thi phú của ta thì tôi không dám lạm bàn vì sự hiểu biết và khả năng của tôi về khía cạnh này không đủ. Nếu tôi có đọc các tác phẩm thuộc loại này thì chỉ là để tìm hiểu về các thời kỳ hay các nhân vật liên hệ tới lịch sử.
Tuy nhiên nếu người Tàu có làm chuyện hủy diệt hay chép lại hay viết lại sách hay đạo văn của ta khi họ xâm lăng nước ta vào đầu thế kỷ XV thì họ chỉ nhằm triệt tiêu khả năng tinh thần, lòng tin tưởng và hãnh diện của dân tộc ta để phòng ngừa hậu họa, không phải chỉ ở thời điểm xâm lăng hay đô hộ mà vĩnh viễn sau này nữa. Đây là một chính sách vô cùng tàn độc nếu ta dùng tữ ngữ chung của nhiều người khi nói tới hay viết về giai đoạn lich sử này của dân tộc và của đất nước ta. Một chính sách không phải chỉ phát xuất từ tham vọng Đại Hán mà còn có thể được coi như phản ảnh của một mặc cảm, một sự sợ hãi lo âu trước sự thành công không thể ngờ được của Đại Việt trước sự thất bại của Thiên Triều Trung Quốc, một chính sách và một hành vi nếu được thực hiện vào thời điểm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI hiện tại, quốc gia chủ trương sẽ phải chính thức và long trọng xin lỗi.
Có điều người ta cần phải ghi nhớ là người Tàu luôn luôn kiêu căng, tự coi nước mình là một nước lớn là duy nhất văn minh, chung quanh họ đều là man di mọi rợ, Việt Nam hay Đại Việt đi chăng nữa cũng chỉ là man, Nam Man, nằm ngoài rìa của Hoa Hạ, của Trung Hoa thời Dân Quốc, của Trung Quốc thời Cộng Sản hiện tại...Những chiến thắng của người Việt trong các thời Lý Trần, đặc biệt là chiến thắng chống quân Mông Cổ trong khi người Tàu thực hiện không nổi là những gì họ không chấp nhận được. Còn nếu vị Hoàng Đế sáng lập nên Triều Đại Nhà Minh là Minh Thái Tổ ban cho sứ  Đại Việt bốn chữ  Văn Hiến Chi Bang, vô tình ông đã khai tử cả một nền văn hóa riêng của Đại Việt mà đao phủ là hậu duệ của ông, Minh Thành Tổ. Là người sáng lập nên một triều đại mới, Minh Thái Tổ có thể có một cái nhìn rộng rãi bao dung nhưng những người kế vị ông coi đó là một sự xúc phạm đến thiên triều khi chính tình của nhà Minh đã ổn định. Cuối cùng ta cũng không nên quên là kiêu căng nhưng người Tàu vẫn luôn mở cửa để thu góp chất xám từ các xứ chung quanh bằng cách đòi hỏi các xứ này phải cống những người tài giỏi khi các nước này còn độc lập hoặc ruồng bắt  những người này khi các nước họ bị xâm lăng hay đô hộ đem về Trung Quốc.
Điều này đã xảy ra trong thời quân Minh xâm lăng nước ta khi vua Minh hạ lệnh cho Trương Phụ và các tướng tá của ông này “tìm tòi dò hỏi những người ẩn dật ở núi rừng, có tài, có đức, thông suốt năm kinh, văn hay, học rộng, thạo việc, am hiểu thư toán, nói năng hoạt bát, hiếu đễ, chăm làm ruộng, tướng mạo khôi ngô, gân sức cứng rắn, cùng những người hiểu biết nghề cầu cúng, làm thuốc, xem bói, dều đưa sang Kim Lăng, sẽ trao cho quan chức, rồi cho về trấn trị các phủ, châu huyện”. Lệnh này phải được hiểu là nhằm thâu góp nhân tài của Đại Việt để phục vụ cho thiên triều ở Trung Quốc hơn là để sau này cho về phục vụ trong ngành hành chánh ở Đại Việt vì nếu cho họ phục vụ ngay tại Đại Việt, cần gì phải đưa họ về Kim Lăng, đường xá vừa xa xôi, vừa tốn kém, vừa nguy hiểm. Đưa về phục vụ ở Đại Việt chỉ là miếng mồi không hơn, không kém, giữ họ lại Trung Quốc để khai thác mới là chính. Một trường hợp điển hình cho chính sách tom góp và thu dụng nhân tài của nhà Minh đương thời là trường hợp của Hồ Nguyên Trừng, con trưởng của Hồ Quý Ly. Bị bắt đưa về Tàu nhưng Nguyên Trừng đã không bị ghép tội và bị xử cực hình vì ông đã bằng lòng đem tài riêng của mình, tài chế súng thần cơ, và sự hiểu biết của mình về tình hình Đại Việt ra giúp cho nhà Minh hay cung cấp cho nhà Minh những chỉ dẫn cần thiết để diệt nhà Hậu Trần, trái lại, ông đã được trọng dụng, làm quan đến chức á khanh, công bộ tả thị lang và đã được pháo binh Trung Quốc thời đó kính trọng và sau này tế như là thánh tổ của họ.
Nói cách khác, người Tàu luôn luôn có chính sách thu góp mọi thứ ở chung quanh về làm giàu cho xứ họ. Đối với họ, nước họ phải là nhất, các nước chung quanh không được phép hơn họ. Do đó cái gì có giá trị họ thu góp hết, trong đó có sự hiểu biết, có sách vở, có các sản phẩm nghệ thuật, có văn chương, thơ phú... Thu góp và để nguyên như vậy hay sửa đổi đi nhưng tất cả đều phải trở thành di sản văn hóa riêng của họ, điều sau này họ tiếp tục làm, người Nhật cũng làm và người Mỹ, người Anh, người Pháp cũng làm; nhưng ở không thời nào, không người nào có mưu toan thâm độc và tàn bạo như người Tàu dưới thời nhà Minh xâm lăng Đại Việt. Hậu quả là từ sau thời Minh thuộc, người Việt không bao giờ có được những vinh quang đáng nể đối với người ngoài, đáng hãnh diện cho chính mình như thời trước đó nữa./.
Kỷ niệm Ngày Giỗ Trận Đống Đa năm Nhâm Thìn 2012
PHẠM CAO DƯƠNG
Tập san Định Hướng

 Việt Nam của thế kỷ 21 vẫn còn có nạn kiêu binh: Một đại họa cho đất nước và cho dân tộc, cần phải tiêu diệt!

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Suốt chiều dài lịch sử 4000 năm của Việt Nam cho đến 30 tháng 04 năm 1975, đất nước Việt Nam chỉ có một lần rơi vào thảm cảnh nạn kiêu binh của thời hậu Lê (1533-1789). Theo Wikipedia: “do những quân lính gốc ở Thanh - Nghệ, cậy mình có công, đã sinh thói kiêu căng, coi thường luật lệ, gây ra và làm trong và ngoài triều chính thời đó hết sức điêu đứng, khổ sở. Theo sách Việt sử tân biên, thì nạn kiêu binh này là một trong những nguyên nhân khiến cơ nghiệp Lê - Trịnh ở Việt Nam mau đổ nát”.
Những lính gốc gác vùng Thanh Nghệ vì cậy công phò chúa (chúa Trịnh), phò thái tử, vua (Lê) nên kiêu căng, sách nhiễu dân chúng. Dân chúng vô cùng khổ sở vì sực hà khắc côn đồ xem thường pháp luật của bọn binh lính kiêu binh. Bọn lính kiêu binh cậy có công phò chúa, phò vua đã ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của dân chúng, dành các mối lợi về kinh doanh, đất đai, đầm hồ, chợ búa, bến đò, sông bải. Nói chung những gì có lợi là bọn họ và nhóm bè đảng tay chân thâu tóm, mặc cho sư ta thán của người dân. 
Theo Wikipedia: “Trong sách Hoàng Lê nhất thống chí ở hồi hai và ba, có nhiều đoạn kể khá tỉ mỉ nạn kiêu binh. Nhờ tác giả là người đã sống trong thời đại hỗn loạn ấy, nên chúng có giá trị lịch sử & hiện thực cao. Trong bài giới thiệu tác phẩm này, Kiều Thu Hoạch có đoạn nói đến nạn kiêu binh như sau:
Trịnh Sâm thì hoang dâm, xa xỉ. Vua Lê Cảnh Hưng thì bù nhìn, bạc nhược. Trịnh Tông chỉ là con rối của đám kiêu binh. Còn quan lại đa phần là một phường dung tục, bất tài, chỉ rình rập cơ hội để tranh giành quyền lực, danh lợi... Dưới những vua quan như vậy, thì binh lính đương nhiên cũng không thể có kỷ cương, phép tắc gì. Những "ưu binh" đã biến thành "kiêu binh" ngang ngược, quay lại uy hiếp triều đình, quấy nhiễu dân chúng, tùy ý phá nhà, giết người, khiến mọi người đã phải gọi chúng là "quân bất trị". Và ba chữ ấy đã trở thành nỗi khủng khiếp của một thời.”
Nạn kiêu binh của thời hậu Lê và chúa Trịnh đã suýt đẩy Việt Nam vào vòng lệ thuộc Tàu do hành động rước voi dày mả tổ của vua Lê Chiêu Thống nếu không có Vua Nguyễn Huệ với tài dùng binh kiệt xuất đánh bại lực lượng hùng hậu khoảng ba trăm ngàn quân Tàu của vua Mãn Thanh vào năm 1789.
VIỆT NAM HIỆN NAY, THẾ KỶ 21, CÓ NẠN KIÊU BINH HAY KHÔNG?
Tuyệt đại đai số người dân Việt quả quyết nạn kiêu binh đang lộng hành trên toàn cỏi đất nước, từ tổ dân phố đến tận trung ương! Quả thật là như vậy. Kiêu binh thời nay nó khủng khiếp hơn vào thế kỷ 18. Thử xét nghiệm lời than oán của người dân về đại nạn kiêu binh thời đại “a còng - @” của thề kỷ 21.
Tổ dân phố, phường, quận, huyện: 
Người dân luôn bị kiểm soát, hạch sách bởi công an khu vực, dân phòng, công an an ninh phường quận huyện. Họ khinh thường chính luật lệ do đảng cộng sản của họ đặt ra. Dân chúng bị ép buộc “giáo dục” bởi các nhóm, tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản có trình độ văn hóa sơ cấp, may ra chỉ có trình độ đảng viên. Hành động quản chế giáo dục các nhà trí thức, khoa học, luật sư bất đồng chính kiến tại xóm, tổ dân phố bởi các thành phần ngoại vi của đảng cộng sản với sự hiểu biết nông cạn sơ đẳng là một thí dụ. Đây là nạn kiêu binh tại cấp hạ tầng cơ sở, dựa vào quyền lực cai trị chuyên quyền của đảng cộng sản.
Chính quyền trung và cao cấp ngành cảnh sát công an:
Đây là nơi tập trung đại nạn kiêu binh. Họ ngang nhiên chà đạp đến các quyền tự do căn bản do chính đảng cộng sản của họ đặt ra và được ghi hẳn hoi vào chính bản hiến pháp của đảng cộng sản ban hành. Muốn đánh đập, hành hạ, giết bỏ dân chúng họ “tự do” làm. Muốn bỏ tù thì cứ việc đóng dấu cho cái tội tuyền truyền chống đảng, nhà nước. Thời Lê-Trịnh chỉ có một nhóm kiêu binh “Thanh Nghệ” lộng hành, nhưng thời kỳ Việt Nam định hướng tiến tới xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản có cả một hệ thống gần 3 triệu đảng viên ăn theo với đầy dẫy kiêu binh từ địa phương đến trung ương tác oai tác quái dân chúng. 
Chính quyền địa phương, trung và cao cấp ngành hành chánh:
Tuy trên mặt ngôn từ là hai tổ chức hành chánh và an ninh phải khác nhau, nhưng tựu trung họ cũng chỉ là cùng một tổ chức của đảng cộng sản. Họ cấu kết, hợp đồng cộng tác với nhau để áp bức cướp đoạt tài sản của dân, cùng chia nhau và với các bọn lợi ích. Tại nông thôn, họ cướp đất của dân, cướp nhà cửa, cơ sở kinh doanh trao tay trục lợi. Họ đương nhiên không chừa tài nguyên quốc gia, đào xới bán xổi cho bọn Tàu anh em đồng chí. Bọn họ ngày nay giàu nhiều lần hơn những người mà cha anh của họ đã từng gán tội là tiểu tư sản, tư sản. Bọn họ nay được gọi một cách mỉa mai là bọn “tư bản đỏ”.
Thời kỳ 1975-1985 họ gán cho người dân tội hợp tác với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, tội tư sản để ngang nhiên cướp đoạt và chia chác cho nhau nhà cửa, ruộng vườn, tài sản cơ sở kinh doanh của dân chúng miền Nam, như các chiến lợi phẩm.
Thời kỳ 1990 – nay họ quay lại họ cướp đất, cướp mồ hôi nước mắt của người dân đã từng bao che ủng hộ họ tại miền Nam, và đau đớn hơn là họ lại đối xử cạn tàu ráo máng với dân chúng tại miền Bắc, những người theo đảng từ năm 1954, cái nôi của cộng sản Việt Nam. Họ ăn cắp tài nguyên rừng biển, khoáng sản, quặng mỏ. Họ tham nhũng trong tất cả các dự án đầu tư. Họ không phải ăn cắp theo kiều ăn cắp vặt mà ăn cắp có hệ thống qui mô từ trung ương đến địa phương, hằng ngàn tỷ đồng, hằng trăm triệu USD, từ các công trình ngàn tỷ, từ các dự án viện trợ của nước ngoài, từ các dự án vay. Họ tạo ra các tập đoàn kinh tế nhà nước để thao túng nguồn vốn của quốc gia. Tất cả các tập đoàn đều thua lỗ hằng ngàn, hằng chục ngàn tỷ đồng (Vinashin, Vinalines, Điện lực Việt Nam, Than Khoáng Sản, Dầu Khí, Sông Đà, Xây Dựng, Hàng Hải, Ngân hàng...) Số tiền thua lỗ thực chất do bọn cán bộ quan chức kiêu binh ăn chận khi thực hiện các công trình ma quỷ hay mua sắm thiết bị dỏm, phế thải. Nhưng họ chỉ bị kiểm điểm, học tập trong tình đồng chí (kiêu binh), rồi được điều động sang nhiệm sở khác béo bở hơn, hay được hạ cánh an toàn! 
Lính kiêu binh thời vua chúa hậu Lê-Trịnh so với tập thể kiêu binh dưới thời đảng cộng sản Việt Nam chỉ là cá chốt với cá mập. Kiêu binh thời hậu Lê-Trịnh là một nhóm binh lính. Nhưng Việt Nam của thế kỷ 21, kiêu binh không phải là binh lính (bộ đội) mà là công an, là quan chức thế hệ con cháu Bác Hồ từ địa phương đến trung ương, nói chung là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Họ lấy danh nghĩa đảng cộng sản cấu kết nhau thành “tập đoàn kiêu binh”. Tập đoàn kiêu binh tại Việt Nam của thế kỷ 21 gồm tuyệt đại đa số sinh sau năm 1975 hoặc ở tuổi thiếu niên hay tuổi đôi mươi mới vào du kích địa phương (miền Nam), bộ đội (miền Bắc) vào thời điểm 1975 nay được thăng quan tiến chức trong guồng máy đảng cộng sản, nhưng hành động chống lại người dân của họ thì sắc máu và tàn độc hơn bọn quan chức thời kỳ Pháp thuộc, để lập công với nhóm kiêu binh lãnh đạo đàn anh. Tập đoàn kiêu binh “kinh tế” cấu kết với kiêu binh công an thâu gom của cải của dân, tài sản quốc gia và cùng chia chác với nhau, đẩy dân vào con đường bần hàn. Không những thế, tập đoàn kiêu binh kinh tế còn cấu kết với các nhóm lợi ích ngang nhiên bán đất, giao biển đảo cho bọn xâm lược. Vì tư lợi bằng mọi cách họ quyết thực hiện các dự án độc hại hủy hoại đất nước và ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc như dự án Bauxit, dự án điện hạt nhân, v.v... Họ sống vô tư trong nhung lụa còn hơn dân giàu có của các nước tư bản phương tây. Họ và con cái ăn xài hoang phí với sự giàu có phi nhân bất chính trong khi đó ngoài miệng thì hô hào toàn dân sống tự trọng, đạo đức, liêm chính theo chủ nghĩa “vô sản” Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngay trong hàng ngũ lãnh đạo trung ương của đảng cộng sản, nhóm kiêu binh trung ương đảng cũng chẳng xem luật đảng, tôn ti trật tự đảng ra gì. Bằng chứng cụ thể là với kết quả cuộc họp trung ương đảng kỳ 6 vào đầu tháng mười vừa qua, lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã phải bó tay trước sự lộng quyền của nhóm kiêu binh trung ương đảng kết bè kết phái. Ông ta đã uất ức đến ứa nước mắt khi đọc bài diễn văn bế mạc phiên họp đặc biệt này, trong khi bọn kiêu binh trung ương đảng bên dưới lại cười khẩy đắc thắng!
Nhóm kiêu bình thời hậu Lê-Trịnh bị vua Nguyễn Huệ tiêu diệt và giúp đất nước thoát khỏi ách lệ đô hộ của bọn Tàu phương Bắc. 
Loạn kiêu binh thời đại toàn cầu hóa tại Việt Nam tuy tinh vi, ác độc và đôi khi không còn nhân tính nhưng vẫn có thể bị khuất phục và loại bỏ. Đó là cơ chế và chế độ mà nó đang bám vào như cây chùm gởi. Bọn kiêu binh công an và kinh tế sở dĩ lộng hành vì có sự bao che của cơ chế độc quyền độc đảng lỗi thời, của chế độc độc tài. Một khi chế độ chuyên chính độc đảng được thay thế bởi một cơ chế đa đảng, tam quyền phân lập, nhân quyền và quyền tư do của toàn dân được bảo vệ thì bọn kiêu binh tự nó sẽ bị tiêu trừ. Một bằng chứng cụ thể là với chế độ độc tài quân phiệt Miến Điện, khi được thay thế trong ôn hòa bởi một thể chế tự do dân chủ thì bọn kiêu binh công an và quan chức tại Miến Điện đã nhanh chóng bị hóa giải.
Nhóm lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam hiện nay nếu thật sự yêu nước, lo cho tiền đồ và tương lai của dân tộc của đất nước, hãy nhanh chóng từ bỏ cơ chế kiêu binh, độc tài chuyên chính lạc hậu và thực hiện một thể chế đa nguyên đa đảng bình đẳng, tam quyền phân lập.
Chỉ có con đường thay đổi chế độ sang một thể chế đa nguyên đa đảng mà tuyệt đại đa số các nước trên thế giới áp dụng, trong số đó Miến Điện là quốc gia mới nhất vừa dứt khoát đoạn tuyệt với chế độ độc tài quân phiệt, thì đại họa kiêu binh đang hủy hoại tổ quốc và dân tộc mới được giải trừ. Khi đó Việt Nam mới thật sự là quốc gia tự do dân chủ, và kỷ cương quốc pháp mới được tái lập.
Ngày 22 tháng 11 năm 2912

_________________________________________________________

* Tài liệu tham khảo:
- Nạn kiêu binh
- Cưỡng chế đất Văn Giang - Nông dân Phụng Công 
- Công An dã mang đàn áp, đánh đập người dân trong vụ cưỡng chế đất Văn Giang
- 2 mẹ con 'lõa thể' để giữ đất không được thêm bồi thường
- Công an đã hiện nguyên hình là những tên mafia tấn công dân lành
- Nhiều tập đoàn lỗ nặng
- 'Đống sắt' hơn 26 triệu USD (500 tỷ) của Vinalines
- Chuyến công du lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ sang Miến Điện
Tổng Thống Obama xuống phi trường Yangon, Miến Điện
Tuổi Trẻ: Tập đoàn Dầu khí đứng đầu bảng nợ: 287.000 tỷ đồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét