- Phát hiện một hành tinh kim cương khổng lồ (RFI) - Hãng tin Reuters hôm nay 11/10/2012 cho biết, một ê-kíp các nhà thiên văn Pháp và Mỹ đã phát hiện ra một hành tinh ...
- Trước mùa tranh cử Ý 2013 : khủng hoảng của các đảng phái chính trị (RFI) - Trước ngưỡng cửa cuộc tranh cử Quốc hội Ý, với cuộc bỏ phiếu dự kiến vào tháng 4/2013, chính trường Ý đang ở trong tình trạng khủng hoảng nặng nề.
- Tha một bị cáo, chính quyền Nga muốn chia rẽ ban nhạc Pussy Riot (RFI) - Phiên tòa xử phúc thẩm vụ án ban nhạc Pussy Riot hát chế nhạo tổng thống Putin, ngày hôm qua 10/10/2012, tiếp tục là chủ đề nhiều báo ...
- Tay đua Lance Armstrong bị cáo buộc dùng doping một cách "tinh vi chưa từng thấy" (RFI) - Hôm qua, 10/10/2012, Cơ quan phòng chống doping của Mỹ (Usada), đã cho công bố một báo cáo dày 1000 trang, trong đó đưa ra những bằng chứng...
- Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn đoạt giải Nobel văn học (RFI) - Giải Nobel văn học 2012 được dành cho nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn.
- Tổng thống Nga hoãn thăm Thổ Nhĩ Kỳ (RFI) - Hôm nay, 11/10.2012, phát ngôn viên phủ tổng thống Nga cho AFP biết tổng thống Vladimir Putin đã quyết định hoãn vô thời hạn chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ.
- Một blogger Trung Quốc kiện chính quyền ra tòa vì bị bắt đi cải tạo (RFI) - Hôm qua 10/10/2012 tại Trùng Khánh đã diễn ra một phiên tòa đặc biệt : một người tù đã kiện việc ông ta bị bắt đi cải tạo lao động.
- Trung Quốc : Từ Nobel Văn học nhớ tới Nobel Hòa bình (RFI) - Việc nhà văn Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học 2012 là một niềm vinh dự lớn cho văn học Trung Hoa, nhưng có thể lại dồn chính quyền Bắc Kinh vào ...
- Phnom Penh bị tố cáo tìm cách răn đe nhà báo ngoại quốc tại Cam Bốt (RFI) - Nhà báo thường trú tại Phnom Penh của hai đài phát thanh Mỹ - Châu Á Tự do RFA và Tiếng nói Hoa Kỳ VOA - hôm nay ...
- S&P tiếp tục hạ điểm tín nhiệm của Tây Ban Nha (RFI) - Theo AFP, hôm qua, 10/10/2012, cơ quan thẩm định tài chính của Mỹ Standard and Poor’s thông báo hạ điểm khả năng thanh tóan của Tây Ban Nha, ...
- Quốc hội Mỹ : Lãnh đạo Trung Quốc coi thường nguyện vọng dân chúng (RFI) - Báo cáo của một ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc gồm các thành viên chính phủ và các dân biểu, được công bố hôm qua 10/10/2012 tố cáo « sự cách biệt ngày càng tăng » giữa đòi hỏi của người dân về nhân quyền và sự đáp ứng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
- Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ họp bàn về Bắc Triều Tiên (RFI) - Hôm nay, 11/10/2012, Bộ Ngoại giao Nhật thông báo vào tuần tới nước này cùng với Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ nhóm họp tại Tokyo để bàn ...
- Nhật Bản sẽ cấp tín dụng ưu đãi cho Miến Điện (RFI) - Sau cuộc họp của các nhà tài trợ quốc tế, được tổ chức ở Tokyo, chính phủ Nhật Bản ngày hôm nay, 11/10/2012, thông báo dự tính cấp tín dụng cho Miến Điện ngay từ đầu năm tới, 2013, nhằm hỗ trợ tiến trình dân chủ hóa tại nước này.
- Ân Xá Quốc Tế tố cáo nạn cưỡng bức trưng thu đất đai tại Trung Quốc (RFI) - Ngày hôm nay 11/10/2012, Amnesty International – Ân Xá Quốc Tế - đã công bố báo cáo « Các vụ cưỡng bức trục xuất tại Trung ...
- Mỹ hy vọng gia hạn hiệp định tài giảm vũ khí, bất chấp chống đối của Nga (VOA) - Tương lai của hiệp định chỉ là một trong rất nhiều vấn đề cấp bách giữa Hoa Kỳ và Nga
- Tổng thống Ai Cập cách chức Trưởng Công tố (VOA) - Giới hoạt động quy lỗi cho ông Mahmoud đưa ra những bằng chứng không thuyết phục, dẫn tới việc tha bổng 24 người trung thành
- Pháp: 7 phần tử Hồi giáo cực đoan đối mặt với cáo trạng mưu sát và khủng bố (VOA) - Các nghi can thuộc một tổ khủng bố đang hoạt động, và “có thể là những kẻ khủng bố nguy hiểm nhất tại Pháp tính từ năm 1996
- Bài học từ cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ (VOA) - Sống ở Úc nhưng tôi lại thích theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Có ba lý do chính
- Khủng hoảng kinh tế Pakistan thuận lợi cho các nhóm quá khích (VOA) - Vụ Taliban bắn một thiếu nữ Pakistan trong tuần này đã trở thành tin hàng đầu và khiến thế giới đồng loạt lên án
- HRW: Chính phủ Nigeria, nhóm Boko Haram đều vi phạm nhân quyền (VOA) - HRW nói nhóm chiến binh Hồi giáo Boko Haram và lực lượng an ninh Nigeria đang cố gắng chế ngự nhóm này đều có thể đã phạm tội ác chống lại nhân loại
- Bão giết chết 19 người ở Bangladesh (VOA) - Các trận bão nhiệt đới đã giết chết ít nhất 19 người và quét ra ngoài biển khoảng 1.500 ngư phủ dọc theo vùng duyên hải phía Nam Bangladesh
- Thủ tướng Somalia cam kết lập chính phủ có khả năng, đáng tin cậy (VOA) - Tân Thủ tướng Somalia cam kết sẽ thành lập một chính phủ có khả năng và đáng tin cậy sẵn sàng hành động để phát triển đất nước
- Lenovo trở thành nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới (VOA) - Một báo cáo mới cho biết nhà sản xuất máy tính Trung Quốc Lenovo đã qua mặt HP, trở thành nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới
- Thêm kiến nghị thư đòi Quốc hội VN giải thích rõ tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ (VOA) - LS Nguyễn Thị Dương Hà, vợ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang bị tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ gửi thư tới Quốc hội yêu cầu giải thích rõ về điều 88 trong bộ luật hình sự
- Mỹ-Trung căng thẳng vì thuế đánh vào các sản phẩm năng lượng mặt trời (VOA) - Bắc Kinh lên tinếg chỉ trích thuế biểu mà Bộ Thương mại Mỹ đánh vào các tấm năng lượng mặt trời của Trung Quốc
- Syria phản đối 'hành động thù địch' của Thổ Nhĩ Kỳ (VOA) - Syria nói việc Thổ Nhĩ Kỳ buộc chiếc máy bay chở khách của họ đáp xuống Ankara là một 'hành động thù địch' đáng khiển trách và nói hành động đó lên mức cướp bóc
- Ông Biden, Ryan sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận then chốt (VOA) - Phó Tổng thống Joe Biden và đối thủ phía đảng Cộng hòa là Dân biểu Paul Ryan sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận duy nhất tối ngày 11/10/2012
- Nhà văn Mạc Ngôn của Trung Quốc đoạt giải Nobel Văn chương (VOA) - Nhà văn Mạc Ngôn của Trung Quốc đã được trao giả Nobel Văn chương năm 2012
- Số vụ cưỡng bức thu hồi đất đai gia tăng tại Trung Quốc (VOA) - Cưỡng chiếm đất ở Trung Quốc đang trở thành nguồn gốc lớn nhất gây bất mãn trong công chúng, châm ngòi cho bất ổn xã hội ở nhiều nơi trong nước
- Trung Quốc lập phòng khí tượng ở Biển Đông (VOA) - Cục Khí tượng Trung Quốc nói phòng khí tượng của thành phố Tam Sa có nhiệm vụ theo dõi nhiệt độ, thời tiết, quan trắc bầu trời, mặt đất, radar...
- Châu Á giàu nhất thế giới (VOA) - Số triệu phú Châu Á được dự báo sẽ tăng 70%, lên hơn 11 triệu người trong vòng 5 năm tới, nhiều nhất là tại Nhật và Trung Quốc
- Việt Nam sắp phóng thích hàng trăm gái mại dâm (VOA) - Khoảng 900 người hành nghề mại dâm bị cầm giữ trong các trung tâm phục hồi nhân phẩm trên cả nước sẽ được phóng thích vào năm tới
- Khủng hoảng Châu Âu vẫn là mối đe dọa hàng đầu đối với Châu Á-Thái Bình Dương (VOA) - Tình hình kinh tế các nước sử dụng đồng Euro tiếp tục sa sút vẫn là mối đe dọa chính đối với tín nhiệm quốc gia của các nước Châu Á-Thái Bình Dương trong những năm tới
- Kinh tế Syria suy sụp nhưng thủ đô ít bị ảnh hưởng (VOA) - Cuộc xung đột kéo dài 18 tháng nay đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế của Syria. Nhưng tại thủ đô Damascus, sinh hoạt vẫn duy trì một mức độ bình thường nào đó
- IMF: Các quốc gia cần hành động để phục hồi kinh tế lâu bền (VOA) - Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF kêu gọi 'hành động hợp tác và can đảm' giữa các thành viên để đạt được sự phục hồi kinh tế lâu bền
- Chi tiết những cáo buộc về dùng thuốc kích thích của ông Armstrong (VOA) - Tay đua xe đạp Armstrong duy trì lập trường cho rằng ông vô tội trong suốt cuộc điều tra, nhưng ông tuyên bố đã chán ngán không muốn đấu tranh nữa
- Việt Nam lên án TQ 'vi phạm chủ quyền' (BBC) - Việt Nam coi nhiều hành động của TQ 'vi phạm nghiêm trọng chủ quyền' và 'nguyên tắc thỏa thuận' giữa lãnh đạo hai bên về Biển Đông.
- Mạc Ngôn được trao Nobel Văn chương (BBC) - Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn chương 2012 dù các dự báo trước đó 'đặt cược' vào nhà văn Nhật.
- Tòa Thái ra lệnh bắt Thaksin (BBC) - Tòa án Tối cao Thái Lan ra trát lệnh bắt cựu Thủ tướng bị lật đổ, ông Thaksin Shinawatra, với cáo trạng về tội lạm dụng quyền lực.
- Thổ Nhĩ Kỳ chặn, lục soát máy bay Syria (BBC) - Thổ Nhĩ Kỳ chặn một máy bay dân sự trên đường đến Damascus và lục soát lấy đi một số thiết bị liên lạc quân sự.
- Nhật áp lực Phnom Penh về biển đảo (BBC) - Nhật đang tìm cách áp lực Campuchia trong các vấn đề tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
- Công ty máy tính TQ dẫn đầu thế giới (BBC) - Lenovo vượt qua Hewlett-Packard trở thành nhà cung cấp máy tính cá nhân hàng đầu thế giới.
- Trần Mạnh Hảo nói về Mạc Ngôn (BBC) - Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho rằng việc nhà văn Mạc Ngôn được Nobel 2012 là xứng đáng.
- Việt Nam trả tự do cho người bán dâm (BBC) - Phỏng vấn Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội về việc thả người bán dâm đang bị quản lý tại các trung tâm giáo dục.
- Thủ tướng và Hội nghị Trung ương 6 (BBC) - Nhà bất đồng Nguyễn Khắc Toàn bi quan về kết quả Hội nghị Trung ương 6 và kêu gọi Đảng cải cách theo Miến Điện.
- Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên đền Hùng? (BBC) - Chuyên gia tín ngưỡng và văn hóa không đồng ý với dự án xây nhà tưởng niệm trong khu di tích đền Hùng.
- Nổ lớn ở khu quân sự Nga (BBC) - Khoảng 4,000 tấn đạn bỗng phát nổ trong khu quân sự ở Orenburg, Nga khiến ba ngôi làng phải đi sơ tán.
- Mỹ 'không được cảnh báo' tại Libya (BBC) - Bộ Ngoại giao Mỹ nói không có 'tin tình báo cần phải hành động' trước khi xảy ra vụ tấn công chết người vào lãnh sự quán ở Libya.
- Quan chức TQ cũng bỏ họp ở Tokyo (BBC) - Bộ trưởng Tài chính và thống đốc Ngân hàng Trung Quốc sẽ không đến Tokyo dự họp thường niên của IMF và WB.
- Tranh cãi về nhà tưởng niệm ở đền Hùng (BBC) - Tỉnh Phú Thọ dự kiến xây nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trong khu di tích đền Hùng với mức đầu tư khoảng 60 tỷ đồng.
- Căng thẳng cung đình 'thể hiện qua blog' (BBC) - Hãng tin Reuters có bài phân tích sự nhiễu loạn thông tin và đấu đá nội bộ ở Việt Nam qua sự xuất hiện của blog Quan làm báo.
- Nhà máy Dung Quất 'đóng cửa hai tuần' (BBC) - Có tin nói Việt Nam phải tạm đóng cửa nhà máy lọc dầu Dung Quất sau khi sự cố kỹ thuật xảy ra.
- 'Khủng hoảng lan ra thị trường hội nhập' (BBC) - Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế nói khủng hoảng kinh tế đang ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế tại các nước hội nhập.
- Xuất khẩu gạo Thái Lan đình trệ (BBC) - Chính sách của thủ tướng Shinawatra bảo trợ nông dân bị chỉ trích nặng nề khi gạo Thái bị tồn động do giá xuất khẩu quá cao.
- Toyota sẽ thu hồi 7,4 triệu xe vì lỗi (BBC) - Toyota kêu gọi thu hồi hơn 7 triệu chiếc xe hơi, trong đó có mẫu xe Yaris, Corolla và Camry, vì lỗi ở công tắc kính cửa sổ.
- Tòa Nga thả một thành viên Pussy Riot (BBC) - Tòa án Moscow trả tự do cho cô Yekaterina Samutsevich nhưng y án hai năm tù với hai thành viên kia của Pussy Riot.
- 'Trái phiếu đôla VN thách thức Moody's' (BBC) - Có quan điểm nói trái phiếu đôla của Việt Nam thách thức quyết định hạ bậc tín nhiệm trong lúc nỗ lực ổn định nền kinh tế đang cho thấy kết quả.
- FDI Việt Nam giảm chín tháng đầu năm (BBC) - Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kê mới nhất của Tổng cục thống kê.
- Chu Công mỉm cười (BBC) - Các giá trị đạo đức từ xưa sống lại trong đất nước Trung Quốc ngày nay.
- Cộng đồng người Việt và bầu cử Mỹ (BBC) - Những thay đổi về quan niệm bầu cử trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
- Duy trì loại hình bơi Samurai tại Nhật (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Nỗ lực tại Nhật nhằm duy trì kiểu bơi samurai - người bơi mang áo giáp chiến binh nặng 15kg khi bơi.
- Bắc cực quang (BBC) - Chùm ảnh độc giả BBC gửi về với chủ đề Bắc cực quang.
- Nhật Bản bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Tờ Japan Times ngày 11-10 dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông, bằng cách ghi nhận một tấm bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1960 đã mô tả quần đảo này thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
- Trung Quốc và Nhật Bản nỗ lực làm dịu căng thẳng (BaoMoi) - Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10-10 cho biết, Bắc Kinh kêu gọi Tô-ki-ô trở lại bàn đàm phán về vấn đề quần đảo Điếu Ngư, phía Nhật Bản gọi là Xên-ca-cư.
- Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam (BaoMoi) - (SGGP).- Thời gian qua, Trung Quốc có nhiều hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp theo một loạt các hoạt động phi pháp nhằm xây dựng và phát triển cái gọi là “thành phố Tam Sa”, ngày 1-10-2012, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa; ngày 3-10-2012, Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa; ngày 8-10-2012, Trung Quốc thành lập Phòng khí tượng thành phố Tam Sa. Trước đó, ngày 23-9-2012, báo chí Trung Quốc đưa tin Trung Quốc sẽ sử dụng máy bay không người lái tăng cường giám sát các vùng biển, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 11-10, tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những việc làm này của phía Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nhấn mạnh:
- Tỉ phú Trung Quốc tặng xe hơi để giáo dục lòng yêu nước (BaoMoi) - Trong những cuộc biểu tình chống Nhật rầm rộ khắp Trung Quốc hồi tháng rồi có liên quan đến vụ tranh chấp quần đảo Sekaku\Điếu Ngư giữa Trung Quốc - Nhật Bản, những người biểu tình Trung Quốc đã đập phá nhiều xe hơi thương hiệu Nhật, .
- Nhật gây áp lực với Campuchia về vấn đề biển Đông (BaoMoi) - Theo Hãng tin Kyodo ngày 11.10, Chánh văn phòng nội các Nhật Tsuyoshi Saito đã nêu chủ đề tranh chấp biển đảo trên biển Đông và biển Hoa Đông với Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong, trong chuyến thăm Phnom Penh từ 8-10.10.
- Tranh chấp leo thang, đôi bên đều thiệt (BaoMoi) - ANTĐ - Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã kêu gọi các cuộc đàm phán song phương Trung - Nhật nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
- Trung Quốc và Nhật Bản nỗ lực làm dịu căng thẳng (BaoMoi) - Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10-10 cho biết, Bắc Kinh kêu gọi Tô-ki-ô trở lại bàn đàm phán về vấn đề quần đảo Điếu Ngư, phía Nhật Bản gọi là Xên-ca-cư.
- Nhật tìm cách thỏa hiệp, Trung Quốc dội gáo nước lạnh (BaoMoi) - (Phunutoday) - TQ tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam, thẳng thừng tuyên bố Nhật nên thừa nhận tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước bất chấp việc Nhật đang tìm cách “thỏa hiệp” về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
- Tin ảnh thế giới trong ngày (11/10) (BaoMoi) - Rơm rạ Việt Nam lên báo Anh, những thảm họa công nghiệp kinh hoàng nhất với loài người hay bản đồ Trung Quốc mô tả Điếu Ngư thuộc Nhật Bản... là những tin tức nổi bật trong ngày.
- ‘Bản đồ Trung Quốc mô tả Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản’ (BaoMoi) - TPO – Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba ngày 10–10 cho biết bản đồ Trung Quốc năm 1960 đã mô tả quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản.
- Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam (BaoMoi) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay yêu cầu Trung Quốc không tái diễn những hoạt động xâm phạm chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Hành động mới xâm phạm trái phép của TQ ở Hoàng Sa (BaoMoi) - (Phunutoday) - Mạng "Tin tức Trung Quốc" vừa đưa tin phòng khí tượng của "thành phố Tam Sa" ngày 8/10 đã chính thức được thành lập tại đảo Vĩnh Hưng thuộc quần đảo Tây Sa, tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- Nhật kêu gọi Trung Quốc giảm thiệt hại kinh tế (BaoMoi) - (TNO) Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda muốn đàm phán với Trung Quốc để cùng tìm ra giải pháp hạn chế những thiệt hại kinh tế phát sinh từ tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo tin tức Bloomberg ngày 11.10.
- Phản đối Bắc Kinh lập phòng khí tượng ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Mạng "Tin tức Trung Quốc" (có địa chỉ www.ecns.cn) ngày 10/10 đưa tin phòng khí tượng của cái gọi là "thành phố Tam Sa" ngày 8/10 đã chính thức được thành lập tại đảo Vĩnh Hưng thuộc quần đảo Tây Sa, tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- Trung Quốc “dội nước lạnh” vào thỏa hiệp của Nhật (BaoMoi) - (NLĐO) - Đáp lại thông tin Nhật Bản đang tìm cách “thỏa hiệp” về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố Nhật nên thừa nhận tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.
- “Bản đồ Trung Quốc mô tả Senkaku là lãnh thổ Nhật” (BaoMoi) - (Dân trí) - Ngoại trưởng Nhật Gemba hôm qua 10/10 đã phản pháo tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông, khi nhấn mạnh một bản đồ của Trung Quốc năm 1960 đã thể hiện quần đảo này là thuộc lãnh thổ Nhật.
- Bản đồ Trung Quốc mô tả Senkaku của Nhật Bản (BaoMoi) - (VTC News) - Tấm bản đồ Trung Quốc in ấn vào những năm 60 của thế kỷ 20 đã ghi rất rõ Điếu Ngư/Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản, Hoàn cầu thời báo dẫn lời ngoại trưởng Nhật Bản.
- Bản đồ Trung Quốc mô tả Điếu Ngư thuộc Nhật Bản (BaoMoi) - Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba bác bỏ chủ quyền Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời chỉ ra rằng bản đồ Trung Quốc năm 1960 cũng khẳng định quần đảo này thuộc lãnh thổ Nhật.
- Hãng xe Mỹ, Đức đắc lợi tại Trung Quốc (BaoMoi) - TTO - Doanh số tháng 9 của các hãng xe hơi Mỹ, Đức, Hàn Quốc ở thị trường Trung Quốc tăng mạnh mẽ trong bối cảnh thương mại giữa Trung Quốc và Nhật giảm sút vì tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư.
- Bản đồ Trung Quốc ghi nhận đảo tranh chấp thuộc Nhật Bản (BaoMoi) - Ngoại trưởng Nhật Bản cho hay, một bản đồ của Trung Quốc năm 1960 đã mô tả đảo Senkaku thuộc lãnh thổ Nhật.
- Phản đối Trung Quốc lập phòng khí tượng ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Mạng "Tin tức Trung Quốc" (có địa chỉ www.ecns.cn) ngày 10/10 đưa tin phòng khí tượng của cái gọi là "thành phố Tam Sa" ngày 8/10 đã chính thức được thành lập tại đảo Vĩnh Hưng thuộc quần đảo Tây Sa, tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây lại là một hành động mới xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đơn vị hành chính thuộc quyền quản lý của thành phố Đà Nẵng.
- Quan chức Nhật vạ miệng về quần đảo tranh chấp (BaoMoi) - Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura ngày 10/10 cho biết đã nhắc nhở Thư ký quốc hội phụ trách nông, lâm và ngư nghiệp Eiichiro Washio về các phát biểu "dễ gây hiểu lầm" của ông này liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
- Bản đồ Trung Quốc mô tả Senkaku thuộc Nhật Bản (BaoMoi) - (Petrotimes) – Ngoại trưởng Nhật Koichiro Genba hôm qua (10/10) đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và dẫn chứng ra một tấm bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1960 đã mô tả quần đảo này thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
- Nhật đưa bằng chứng Trung Quốc công nhận Senkaku (BaoMoi) - TTO - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba ngày 10-10 đưa ra các bằng chứng công nhận chủ quyền của nước này với quần đảo tranh chấp mà họ gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông.
- Senkaku/Điếu Ngư - một sự “báo thù” của địa lý? (BaoMoi) - (Petrotimes) - Tiếng súng đấu khẩu giữa Nhật và Trung Quốc (bao gồm Hoa lục, Hongkong và Đài Loan) quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã đến hồi cực kỳ “khét lẹt”. Nó đã cho thấy rõ cái yếu tố mà tác giả Robert D. Kaplan gọi là “sự báo thù của địa lý” trong quyển sách mới xuất bản của mình, trong đó bản đồ và những tranh chấp địa lý xuất phát từ đó, chứ không gì khác mới là ngòi nổ của các cuộc xung đột và thậm chí chiến tranh tương lai không xa…
- Lực lượng phòng vệ biển Nhật phô diễn sức mạnh (BaoMoi) - (Phunutoday)-Báo Trung Quốc bất ngờ đưa tin Nhật Bản sẽ tiến hành buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng phòng vệ biển của nước này và sẽ có một buổi duyệt binh quân đội hùng hậu trên biển Hoa Đông...
- Trung Quốc diễn tập chống đổ bộ từ biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday)-Báo mạng Trung Quốc đưa tin quân đội nước này mới tổ chức buổi diễn tập chống đổ bộ từ biển Đông. Theo đó, đợt tập trận này triển khai hết sức đồng bộ và được đánh giá thành công ngoài mong đợi...
- Tranh chấp Senkaku biến thành 'đại chiến PR' Trung - Nhật (BaoMoi) - Nhật Bản và Trung Quốc đang đẩy mạnh các chiến dịch ngoại giao và quảng bá toàn cầu với mục đích gia tăng áp lực lên các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảoSenkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
- Học Trung Quốc, Đài Loan cũng quảng cáo chủ quyền Senkaku trên báo Mỹ (BaoMoi) - (GDVN) - Sau động thái đăng quảng cáo chủ quyền của Trung Quốc trên báo Mỹ, hôm thứ Tư Đài Loan cũng đã cho đăng quảng cáo trên bốn tờ báo lớn của Mỹ nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Sensaku.
- Bản đồ Trung Quốc: Senkaku thuộc Nhật Bản (BaoMoi) - (NLĐO)- Hãng thông tấn Kyodo của Nhật hôm 10-10 dẫn lời Ngoại trưởng Koichiro Gemba của nước này nhấn mạnh rằng một tấm bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1960 đã mô tả quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
- US self-harming tariffs on China solar panels (Washington Post) - American solar businesses may see cost double when they paid the Chinese factories, as US Commerce Department on affirmed steep punitive tariffs on Chinese solar panels.
- Lenovo surpasses HP to lead PC market (Washington Post) - China's Lenovo has surpassed US-based HP, as the world's largest PC maker in market share, an internationally recognized research firm report shows.
- Chinese investment creates 10,000 US jobs (Washington Post) - Increasing Chinese investment in the United States has created more than 10,000 jobs for Americans, according to a study report released by the Asia Society.
- 89% of US firms in China 'in profit' (Washington Post) - Two-thirds of companies interviewed by the US-China Business Council said revenue from their operations in China grew by 10 percent or more in the past year.
- US allowed to observe Chinese audits (Washington Post) - China and the United States have reached an agreement that will allow US authorities to observe official Chinese audits, Securities Times reported on Friday.
- Telecom giants hit back at allegations (Washington Post)
- Two telecom giants rejected as "baseless" the findings of a US
congressional investigation that accused them of posing a national
security risk.
US accusations politicized Protectionism behind groundless US accusation
- Hermes defies the trend of slipping sales (Washington Post) - Hermes is continuing to increase its presence in one of its most important markets.
- Chinese writer Mo Yan wins 2012 Nobel Prize in Literature (Washington Post) - Chinese writer Mo Yan has won the 2012 Nobel Prize in Literature, the Swedish Academy announced in Stockholm on Thursday. Mo Yan earns praise for historical perspectives Special: Mo Yan
- Religious harmonies (Washington Post) - Shi Zhengxing went to the prestigious Wuhan University to become an engineer but instead became a monk in a band.
- Young life behind bars a mix of hope, despair (Washington Post) - A small number of media organizations were recently invited to take a tour behind the walls of Beijing Juvenile Correction Center.
- Piano-style stairs in Hangzhou (Washington Post) - Piano-style stairs in Hangzhou, capital of East China's Zhejiang province.
- Chinese couture (Washington Post) - Fashion houses have been introducing haute couture lines to China, one after another. Italian design duo Domenico Dolce and Stefano Gabbana tell Gan Tian if Chinese people are ready for such fashion.
- Road to nowhere is route to despair (Washington Post) - Traffic jams and overcrowded sites leave many feeling they hit a dead end during the holiday.
- Kraft Foods aids quake victims (Washington Post) - Kraft Foods Inc China donated 1,500 boxes of biscuits to Yiliang county of Yunnan province.
- Generals shoot with their cameras (Washington Post) - From the Gulf of Aden to snowy plateaus and outer space, these special photographers use their limited time in capturing lasting life and love.
- Urban Edens (Washington Post) - EcoG plants the seeds of a new model for gardening and seeks to beautify balconies.
- China strives to meet air quality standard deadline (Washington Post) - China has been racing to meet the objectives set in its revised air quality standards, including promoting the use of an index for PM2.5, or fine particulate matter 2.5 microns or less in diameter.
- 540,000 grassroot officials punished for violations (Washington Post) - More than 540,000 officials at the grassroot level have been punished for discipline violations over the last five years, according to the country's anti-graft agencies Thursday.
- Dispute 'to hit global economy' (Washington Post)
- The fallout from the Diaoyu Islands will have global economic
consequences as the International Monetary Fund downgraded its world
outlook.
Officials say no Japan maritime deal in place
- China urges Japan back to talks (Washington Post) - A Foreign Ministry spokesman on Wednesday urged Japan to return to negotiating with China, as a recent report indicated that Japan is looking at improving bilateral ties that have been soured by a territorial dispute.
- Chinese FM inaugurates new economic cooperation dept (Washington Post) - China's Foreign Ministry inaugurated a new department on Tuesday to promote the country's international economic cooperation and safeguard national economic security.
- China, Germany to hold FM-level strategic dialogue (Washington Post) - German Foreign Minister Guido Westerwelle will visit China and attend the 3rd foreign minister-level strategic dialogue from October 11 to 13, Foreign Ministry spokesman Hong Lei announced Tuesday.
- Award-winning auditor becomes CPC delegate (Washington Post) - Zhou works as the Party chief in the Changsha branch of the accounting firm Shinewing, calling himself "an economic policemen without uniform".
- Supercomputer super stars (Washington Post) - If a Chinese supercomputer pops up in the credits at the end of a Hollywood film, don't be surprised.
- Senior mainland official meets Frank Hsieh (Washington Post) - Chinese mainland's Taiwan affairs chief Wang Yi and Frank Hsieh from Taiwan on Saturday held a meeting which was regarded as "beneficial" by both, a mainland spokesman said.
- Anti-China election talk may harm ties (Washington Post) - Harsh campaign rhetoric about China from both US presidential candidates is a big foreign policy mistake that will hurt bilateral ties.
Bài quan trọng: TT Nguyễn Tấn Dũng không còn được Đảng tín nhiệm?
Chỉ có 40 trong số 175 đại biểu chính thức, tham dự Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, bỏ phiếu tán thành việc TT Nguyễn Tấn Dũng có thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò Thủ tướng.
Tin vừa kể hiện là dữ kiện mới nhất về diễn biến Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11. Tin này xuất hiện vào chiều ngày 11 tháng 10 và được vài nguồn tin thân cận với đội ngũ cán bộ, đảng viên cao cấp xác nhận là mới nghe. Tuy nhiên, không ai có thể kiểm chứng về độ chính xác của nó. Cũng cần phải nói thêm là bên cạnh thông tin được cho là mới nhất đó, một vài nguồn tin khác, cũng được cho là thân cận với đội ngũ cán bộ, đảng viên cao cấp, lại khẳng định sẽ không có bất kỳ thay đổi nào ở vị trí Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn sẽ là người tiếp tục đảm nhiệm vai trò Thủ tướng của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tin đồn giữ vai trò dẫn dắt dư luận đang là điều càng ngày càng bình thường trong sinh hoạt chính trị - xã hội tại Việt Nam. Sự kiện Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 không phải là ngoại lệ.
Hội nghị này khai mạc hôm 1 tháng 10 và được cho biết là sẽ kéo dài cho đến hết ngày 15 tháng 10.
Mâu thuẫn quyền lực?
Trong khi các nguồn chính thức chỉ dẫn ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng CSVN – xác nhận hôm khai mạc, ít hội nghị nào có nhiều nội dung và thời gian họp kéo dài như Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 (quen được gọi tắt là Hội nghị Trung ương 6) và: “Tất cả vấn đề được bàn và quyết định đều rất quan trọng và phức tạp”, thì nhiều tin đồn loang rộng lại rất giống nhau ở yếu tố, Hội nghị Trung ương 6 chỉ nhằm giải quyết mâu thuẫn quyền lực giữa những cá nhân lãnh đạo Bộ Chính trị Đảng CSVN. Theo đó, cả ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư, ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đều cùng muốn chặn ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng của Chính phủ Việt Nam gây thêm các hậu quả nghiêm trọng cho chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội Việt Nam, do những hậu quả này đe dọa gây nguy hại cho sự tồn tại của Đảng CSVN.Tuy ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Hội nghị Trung ương 6 là dịp để Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 bàn, quyết định các “vấn đề rất quan trọng”, tất nhiên, tầm quan trọng của các vấn đề được bàn và quyết định, chắc chắn không chỉ ảnh hưởng tới nội bộ Đảng, mà còn tác động đến tương lai của Việt Nam, lẫn đời sống dân chúng Việt Nam nhưng trong suốt 10 ngày đầu của tháng 10, các nguồn chính thức không cho biết thêm bất kỳ thông tin nào về Hội nghị Trung ương 6. Đây cũng là lý do công chúng tìm đến các trang web, trang blog, trang cá nhân trong hệ thống facebook để tìm và chia sẻ thông tin với nhau. Những thông tin dưới dạng tin đồn, mô tả Hội nghị Trung ương 6 đã và đang diễn ra trong không khí hết sức ngột ngạt, căng thẳng. Các đại biểu (175 thành viên chính thức và 25 thành viên dự khuyết), bị giám sát chặt chẽ cả trong thời gian tham dự hội nghị lẫn những sinh hoạt bên ngoài hội trường. Mỗi đại biểu được phát một tập tài liệu khoảng 300 trang, trong đó có nhiều thông tin, hình ảnh, hệ thống hàng loạt sai phạm của Thủ tướng đương nhiệm. Những tin đồn còn loan báo các giải pháp về nhân sự, diễn biến trên hội trường… Đáng chú ý là bình luận của độc giả - những người dùng Internet tại Việt Nam – trên các trang web, trang blog và hệ thống facebook, thay đổi từng giờ theo tin đồn, họ hưng phấn trước tin đồn Thủ tướng sẽ thôi làm nhiệm vụ, tỏ ra chán nản – bi quan – thậm chí chửi đổng trước tin đồn rằng, mọi thứ vẫn như cũ.
Tin đồn gần đây, liên quan đến Hội nghị Trung ương 6, được nhiều trang web, trang blog và trang cá nhân trên hệ thống facebook dẫn lại, do một blog có tên “Quan làm báo” tung ra. Theo đó, tại một cuộc họp tuy là riêng biệt, chỉ dành cho các thành viên Bộ Chính trị nhưng vẫn trong khuôn khổ Hội nghị Trung ương 6, diễn ra vào tối Chủ nhật vừa qua, dẫu cho Thủ tướng đương nhiệm đã “nhũn”, không “tả xung, hữu đột”, chống lại các cáo buộc như trên hội trường, nơi diễn ra Hội nghị Trung ương 6, song ông vẫn chỉ nhận được 4 phiếu tín nhiệm từ 14 thành viên Bộ Chính trị. Cũng trong tin đồn vừa nêu, blog “Quan làm báo” còn đưa ra một chi tiết khác, đó là ông Nguyễn Minh Triết, thành viên Bộ Chính trị Khóa 10, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã dọa ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư hiện nay của Đảng CSVN – rằng: “Nếu các anh mà không làm đến nơi đến chốn thì chính tôi sẽ cầm đầu biểu tình chống lại các anh!”.
Có phải là tin đồn?
Đáng ngạc nhiên là trước hiện tượng dư luận đang bị tin đồn dẫn dắt, các nguồn tin chính thức không hề có bất kỳ động thái nào nhằm “định hướng dư luận”. Ngoài luận điểm quen thuộc, thường được lập đi, lập lại là tất cả tin đồn đều do những thế lực, thù địch, phản động tung ra, nhằm phá hoại niềm tin vào Đảng của cán bộ, đảng viên, dân chúng và gây mất ổn định chính trị, vẫn chưa thấy các nguồn tin chính thức cung cấp kịp thời những thông tin chính xác, trung thực để “củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, tăng cường niềm tin trong nhân dân”.Tin mới nhất liên quan đến Hội nghị Trung ương 6, mà các nguồn chính thức vừa loan báo hôm qua, là “Hội nghị Trung ương 6 đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình”. Phần quan trọng nhất đó được các nguồn chính thức mô tả là: “…nghe Bộ Chính trị báo cáo kết quả Kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Nghị quyết Trung ương 4… Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến để Bộ Chính trị thông qua các nội dung, đặc biệt là nội dung Kiểm điểm của một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Các tài liệu báo cáo được tổng hợp theo đúng những nguyên tắc của Đảng, tôn trọng sự thật đồng thời bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư và đã được đưa ra Trung ương phục vụ các đồng chí Ủy viên nghiên cứu, đánh giá, cho ý kiến…”.
Đối chiếu tin này với tin ban đầu, cũng do các nguồn chính thức loan báo vào hôm khai mạc Hội nghị Trung ương 6 thì điểm gây nhiều ngạc nhiên là tin khai mạc của các nguồn chính thức, không sát với nội dung và diễn biến thực sự Hội nghị Trung ương 6, bằng… các tin đồn. Trong tin khai mạc Hội nghị Trung ương 6, các nguồn chính thức chỉ cho biết, hội nghị này sẽ tập trung bàn về ba vấn đề: thứ nhất là kinh tế - xã hội năm 2012, thứ hai là phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, thứ ba là một số vấn đề về xây dựng Đảng.
Tin đồn dẫu sao cũng chỉ là tin đồn. Người ta vẫn phải chờ các nguồn chính thức xác nhận ông Nguyễn Tấn Dũng có còn tiếp tục đảm nhận vai trò Thủ tướng của Chính phủ Việt Nam hay không (?). Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhu cầu thông tin của công chúng và khả năng cung cấp thông tin của các nguồn tin chính thức luôn có khoảng cách rất lớn. Khoảng cách đó đang được các tin đồn lấp đầy. Ít nhất, những diễn biến thông tin liên quan đến Hội nghị trung ương 6, thêm một lẫn nữa cho thấy, hệ thống truyền thông chính thức khó mà có thể làm tròn nhiệm vụ “củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, tăng cường niềm tin trong nhân dân, giữ vững sự ổn định chính trị”.
Phụng Việt (RFA), viết từ Singapore
Số phận những tù nhân lương tâm
Hiện ít nhất có 2 tù nhân lương tâm đang âm thầm chịu cảnh đọa đày oan khuất tại trại tù Xuân Lộc, Đồng Nai, đó là tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu và tù nhân tôn giáo Mai Thị Dung.
Bị giam cầm đã 34 năm
Trong khi cựu đại uý VNCH Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục bị giam cầm tại trại tù Xuân Lộc - mà cảnh lao lý ông phải trải qua từ sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đến nay tổng cộng hơn 34 năm, thì Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch vừa đánh động công luận về tình cảnh tù nhân lương tâm, người tù của thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, lưu ý rằng ông là một trong những nhà bất đồng chính kiến dũng cảm nhất thế giới bị đoạ đày chỉ vì kiên quyết chống tệ nạn bất công, quốc nạn tham nhũng tại VN.Khi chúng tôi liên lạc với người con gái của ông Nguyễn Hữu Cầu, là Nguyễn Thị Anh Thư, ở Sàigòn, và hỏi về tình cảnh của cha cô hiện được thế giới giúp đỡ ra sao, Anh Thư cho biết:
Dạ có tổ chức nào đó ở bên Úc cũng có giúp đỡ ba, nhưng thỉnh thoảng thôi. Còn những tổ chức khác thì người ta lên tiếng về ba rất là nhiều, đánh động bên đây đó. Nhưng cháu thấy chưa có tác dụng gì hết.
Anh Thư nhân tiện bày tỏ nỗi đau trước cảnh tù đày nghiệt ngã của cha mình:
Những tổ chức khác lên tiếng về ba rất là nhiều, đánh động bên đây đó. Nhưng cháu thấy chưa có tác dụng gì hết.Dạ cháu xót xa lắm. Bây giờ nói thật tâm của mình là thấy ba thì xót xa như vậy, nhưng cháu đâu biết làm gì hơn ! Bây giờ cháu xin nhờ những tổ chức nhân quyền giúp cho ba cháu được ra khỏi chốn lao tù đó sớm ngày nào tốt ngày nấy. Cháu cũng nhờ quý chú, quý bác, quý cô ráng giúp đỡ cho ba cháu được về. Chứ cháu không còn biết làm gì hơn. Mỗi lần thăm ba cháu, trở về, cháu cứ khóc hoài !
Anh Thư, con gái ông Nguyễn Hữu Cầu
Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu đang thọ án tù chung thân sau khi được giảm án tử hình chỉ vì sáng tác nhiều nhạc phẩm, thi ca cũng như thu thập nhiều bằng chứng về tội ác của quan tham, hiện trong tình trạng sức khoẻ nguy kịch, bị biệt giam khắc nghiệt, như con gái ông kể lại:
Về sức khoẻ của ba thì đặc biệt là mắt ba bây giờ tệ lắm rồi. Sức khoẻ nói chung bây giờ là có vấn đề rồi. Cháu định làm đơn xin người ta cho ba ra mổ mắt, chứ không thì mắt ba sẽ hư luôn, bị mù vĩnh viễn luôn. Ba bị biệt giam cả năm nay rồi. Lúc trước đó, khi còn ở trại K2, thì ba còn ở gần gần anh em xung quanh. Còn bây giờ vô K3 là bị biệt giam luôn trong đó.
Nhưng người tù lương tâm ấy vẫn bất khuất dù tiếp tục cảnh đoạ đày – và không biết những ngày sắp tới mệnh hệ ra sao:
Cháu thấy ba già rồi mà cứ bị ở mãi trong đó. Dù ba bị bệnh hoạn, mù như vậy, nhưng trại bảo ký giấy cho ra ba không chấp nhận – tức ký giấy rằng ba có tội, để cho nhà nước khoan hồng đó. Bao nhiêu năm nay rồi, ba có chịu ký đâu. Sức khoẻ ba yếu, mắt thì mù, nhưng tinh thần của ba dồi dào lắm.
Nhận tội mới được chữa bệnh?
Giữa lúc người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục cảnh đoạ đày trên 34 năm – đang bị biệt giam ở trại tù Xuân Lộc, thì cũng chính nơi này, một tù nhân tôn giáo, tín đồ PGHH Mai Thị Dung, đang thọ án tù oan khuất 11 năm và vì bị đày đoạ mà lâm trọng bệnh, khiến chồng bà, tu sĩ PGHH Võ Văn Bửu từ Chợ Mới, An Giang, lo ngại:Mong họ nới tay chút xíu để có thể nào đưa vợ tôi -Mai Thị Dung - đi trị bệnh để cứu mạng của vợ tôi. Chứ không thì tôi nghĩ còn 3 năm mấy nữa vợ tôi mãn hạn 11 năm tù, sợ rằng vợ tôi không sống nổi tới lúc đó.
Kể từ khi tu sĩ Võ Văn Bửu rời cảnh tù đày tổng cộng hơn 9 năm, cũng từ trại tù Xuân Lộc, vì bị đàn áp tôn giáo, ông tới thăm vợ trong tù và nhận thấy:
Cũng như thường lúc, bệnh của vợ tôi ngày càng trầm trọng thêm. Lý do là vợ tôi không được chữa trị. Tôi mới thăm vợ tôi hồi mùng 2 tháng 10 vừa rồi. Từ khi ra tù hôm mùng 5 tháng 8 vừa rồi, tôi thăm vợ tôi trong tù được 3 lần. Lần nào thì thấy vợ tôi đi ra cũng phải có người kè, nói chuyện không nổi, nghe tiếng được tiếng không, thấy mệt lắm. Còn tay chân vợ tôi run hết trơn.
Cũng như tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân tôn giáo Mai thị Dung cương quyết không chấp nhận tội trạng áp đặt dù bà có mệnh hệ nào đi nữa, như ông Võ Văn Bửu kể lại:
Nhiều lần bên Tổng Cục Bảo vệ Chính trị họ đến vừa vận động vợ tôi, vừa vận động tôi đến yêu cầu vợ tôi là phải ký đơn nhận tội xong rồi họ mới đưa đi trị bệnh. Gần đây, Tổng Cục Bảo vệ Chính trị cũng đến nhà vận động tôi yêu cầu vợ tôi nhận tội. Nhưng vợ tôi cương quyết không chấp nhận vì không có tội. Họ muốn đưa vợ tôi đi trị bệnh cũng được, còn không đưa, thì khi sức khoẻ vợ tôi quá suy kiệt, vợ tôi biết phải giải quyết vấn đề ra sao rồi. Vợ tôi cho tôi biết như vậy.
Nhiều lần bên Tổng Cục Bảo vệ Chính trị họ đến vừa vận động vợ tôi, vừa vận động tôi đến yêu cầu vợ tôi là phải ký đơn nhận tội xong rồi họ mới đưa đi trị bệnh.Sự kiên quyết bảo vệ đạo pháp của tín đồ PGHH Mai Thị Dung đã thể hiện mạnh mẽ nhiều lần khi giới cầm quyền và công an địa phương cùng côn đồ ra tay đàn áp tôn giáo, như tu sĩ Võ Văn Bửu cho biết:
Ông Võ Văn Bửu
Vợ tôi nhiều lần đấu tranh cho tôn giáo, cho nên bị bắt bớ, tù tội nhiều lần. Vì bị đàn áp nhiều lần bởi giới cầm quyền mà vợ tôi phản đối bằng cách một lần tự mổ bụng, một lần tự cắt cổ ở gần đồn công an Chợ Mới, An Giang và được đồng đạo đưa đi cấp cứu. Do nhiều lần quyết liệt phản đối họ đàn áp PGHH như vậy, cho nên khi họ bắt vợ tôi, họ kêu án rất nặng. So với mấy anh em đồng đạo chúng tôi gồm mười mấy người bị bắt, thì vợ tôi bị án nặng nhất.
Vẫn theo tu sĩ Võ Văn Bửu, kể từ khi ông biết tới công cuộc đấu tranh hồi năm chín mươi mấy tới nay, giới cầm quyền luôn lúc nào cũng “kềm kẹp” gia đình ông cùng đồng đạo chân chính, thậm chí khi họ đi làm mướn cũng bị giới cầm quyền áp lực gia chủ phải đuổi họ.
Đó là về mặt cá nhân. Còn nói về tôn giáo, thì hành động trù dập của giới cầm quyền, theo tu sĩ Võ Văn Bửu, “quá chừng nhiều, không thể kể hết được” - chẳng hạn như, những người tu hiền PGHH này đi đám tiệc bị công an chận đường bắt bớ, bị côn đồ chận đánh, bị gán cho là “gây rối công cộng và bắt bỏ tù”…
Thanh Quang , phóng viên RFA
Hoa Vi phải trả giá cho chính sách kinh tài của chính quyền Trung Quốc
Tháng 10/2012, Hạ viện Mỹ công khai
biểu thị thái độ nghi ngờ đối với tập đoàn Hoa Vi (Huawei) của Trung
Quốc. (REUTERS/Stringer/Files)
Tham vọng của tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc muốn sánh vai với Samsung và Apple có thể bị quốc hội Mỹ chận lại. Do một cựu sĩ quan Trung Quốc thành lập năm 1987, Hoa Vi hiện đứng hàng thứ hai thế giới về sản xuất điện thoại, sau Ericsson của Thụy Điển. Nhưng sau chính phủ Úc, đến lượt Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ nghi ngờ Bắc Kinh sử dụng tập đoàn này cho mục tiêu gián điệp.
Trụ sở chính ở đặc khu kinh tế Thẩm Khuyến, Hoa Vi do một sĩ quan Trung Quốc hồi hưu, Nhậm Chính Phi, sáng lập vào năm 1987 với số vốn vài nghìn đô la Mỹ. Hai mưoi lăm năm sau, Hoa Vi trở thành môt đại công ty đứng hàng thứ nhì trên thế giới về sản xuất điện thoại, sau Ericsson của Thụy Điển.
Hiên diện tại 140 quốc gia, Hoa Vi sử dụng 110.000 nhân viên, hơn phân nửa ở ngoài Trung Quốc với doanh số 32 tỷ đô la , theo số liệu năm 2011.
Ngoài thị trường linh kiện, cung cấp cho khoảng 50 công ty điện thoại lớn trên thế giới, Hoa Vi có tham vọng sánh vai với Samsung của Hàn Quốc và Apple của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khác với Samsung - cũng chế tạo linh kiện điện tử trọng yếu cho công nghiệp viễn thông - tập đoàn Hoa Vi không phải là xí nghiệp của một quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ. Thế mà viễn thông lại là lãnh vực mà Washington xem là cực kỳ nhạy cảm cho an ninh quốc phòng.
Trong bối cảnh hệ thống máy điện toán của nhiều quốc gia tây phương và Hoa Kỳ nhiều lần bị tin tặc tấn công và cướp thông tin, sự cảnh giác lại càng chặt chẽ hơn.
Nửa năm sau khi bị Úc loại ra một cuộc đấu thầu, Hoa Vi gặp cản lực tại Mỹ.
Trong bản phúc trình sơ bộ do Ủy ban tình báo Mỹ tiết lộ hôm chủ nhật 07/10/2012, Hoa Vi có thể là công cụ của chính quyền Trung Quốc, phục vụ mục tiêu gián điệp quân sự và công nghiệp. Các tác giả đề nghị chính phủ cấm Hoa Vi và một tập đoàn thứ hai của Trung Quốc là Trung Hưng Thông Tấn ZTE phát triển thêm tại Hoa Kỳ và khuyến cáo hành pháp không mua trang thiết bị của hai công ty điện tử này.
Bản phúc trình sơ bộ của Ủy ban tình báo hạ viện Mỹ rất quan ngại đến yếu tố « đảng Cộng sản » Trung Quốc : tại sao trong ban điều hành của một « xí nghiệp thương mại độc lập » lại có « chi bộ đảng ».
Nếu các đề nghị cấm cửa này trở thành hiện thực thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho Hoa Vi. Năm 2011, Hoa Vi đã bán ra trên thị trường Hoa Kỳ 1,3 tỷ đôla hàng hóa và mua lại 6,6 tỷ đô la linh kiện của Mỹ.
Sản phẩm nối kết vào internet do Hoa Vi sản xuất bị xem thuộc loại « thiếu an toàn » và nguy hiểm hơn nữa, có thể bị « xâm nhập » để cướp thông tin. Năm ngoái,Hoa Vi đã phải từ bỏ tham vọng mua lại tập đoàn điện tử Mỹ 3Leaf Systems.
Theo AFP, các chính phủ châu Âu cũng chia sẻ mối quan ngại của Mỹ. Tại Anh, nơi mà Hoa Vi được chính quyền hiện nay mở cửa cho thành lập trung tâm bảo mật dữ liệu vi tính, các chuyên gia an ninh Anh xem xét từng chi tiết một để tránh tình trạng « rò rỉ ».
Tháng ba năm nay, Hoa Vi bị chính phủ Úc cấm không cho đầu tư vào một dự án truyền thông chiến lược của Canbera cũng vì nghi vấn an ninh quốc phòng.
Trong hai trường hợp tại Úc và Mỹ, phía Trung Quốc chỉ trích Tây phương bảo hộ mậu dịch với những lập luận vô căn cứ. RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.
« Nói chung, các tổng công ty Trung Quốc dù quốc doanh hay gọi là tư nhân đều có liên hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc. Những công ty quốc doanh do nhà nước lập ra để thi hành chính sách của chính phủ, đạt mục tiêu do đảng Cộng sản đề ra, nên những người điều khiển phải là đảng viên cao cấp.
Cụ thể là năm 2009….công ty Chinalco của Trung Quốc khi tranh chấp với tập đoàn Rio Tinto của Úc thì chủ tịch ban quản trị của Chinalco là Tiếu Á Khánh, một cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành Phó Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước …. Rõ ràng các nhân viên cao cấp điều khiển công ty quốc doanh là đảng viên cao cấp…tương lai của họ tùy thuộc vào ban tổ chức đảng cho nên họ khó độc lập …
Nói cách khác không có gì bảo đảm Trung Quốc không sử dụng hai công ty Hoa Vi và Trung Hưng làm gián điệp công nghiệp, kinh tế và quân sự theo nhận định tác giả bản báo cáo… Bài học Trung quốc phải nghiền ngẫm là làm sao dung hoà nhu cầu thầm kín của họ trong việc sử dụng cơ hội đầu tư ở nước ngoài để làm công tác tình báo so với những lợi ích về kinh tế trên căn bản hoàn toàn thương mại tương tự các tổng công ty của các nước dân chủ Tây phương ».
Lưu Tường Quang-Tú Anh RFI
Hoa Kỳ có nên theo đối sách của TS. Kissinger?
The Washington Post tường thuật lại cuộc hội thảo đã được tổ chức tại trung tâm Woodrow Wilson mà diễn giả là TS. Kissinger, nói về đối sách với Trung Quốc mà hai ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ nên theo qua kinh nghiệm của ông ta.
Mặc Lâm phỏng vấn nhà nghiên cứu Trung Quốc Trần Bình Nam, người có theo dõi những hoạt động chính trị của ông Kissinger trong cuộc chiến Việt Nam cũng như về sau này để biết thêm một góc nhìn khác của người Việt trước sự vận động cho Trung Quốc của nhà ngoại giao nổi tiếng là giảo hoạt này.
Cái nhìn về Trung Quốc
Mặc Lâm : Thưa, ông nghĩ thế nào về vai trò đi đêm của Kissinger trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là những đàm phán với Trung Quốc xảy ra giữa Kissinger và Chu Ân Lai? Ông này dưới mắt người Mỹ là một người tài năng, nhưng cũng tỏ ra không ngại hy sinh đồng minh của mình, đặc biệt là trong cuộc chiến Việt Nam như chúng ta đã thấy. Với những thành quả có vẻ thiếu lương thiện như thế thì liệu khi ông lên tiếng để góp ý cho hai ứng viên tổng thống Hoa Kỳ có đáng để dư luận chú ý hay không ạ?
Ông Trần Bình Nam : Tôi thấy ông Kissinger khi đưa ý kiến có tính phê bình chính sách đối với Trung Quốc của hai ứng cử viên Mitt Romney và ông Tổng Thống Obama trong thời gian đang tranh cử tôi nghĩ là ông đưa ý kiến không đúng lúc, vì thường thường khi các ứng cử viên tuyên bố trong thời gian tranh cử thì nó có nhu cầu tranh cử và cũng nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quần chúng để kiếm phiếu, nhưng bình thường sau khi đắc cử rồi thì vị tổng thống nào, Dân Chủ hay Cộng Hòa, thì họ sẽ áp dụng chính sách thích hợp với sức mạnh và thế đứng của quốc gia vào lúc đó.
Đối với TS Kissinger thì chúng ta cũng không nên ngạc nhiên vì ông xuất thân là một giáo sư và lại là người mở đường tiếp cận với Trung Quốc cho nên ông vẫn tự xem mình là người có thẩm quyền nhất để lên tiếng về các liên hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Dù vậy, tôi nghĩ ý kiến của ông hiện nay cũng không có trọng lượng lắm đâu, bằng chứng là trong 30 năm qua thì không một vị tổng thống Cộng Hòa nào giống ông ta hết cả.
Sự đánh giá của TS Kissinger đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Mao Trạch Đông đến nay thì nó gần như có tính ngoại giao và phải nói là hơi cường điệu một chút.Mặc Lâm : Theo như The Washington Post ghi nhận lại thì ông Kissinger đã ca tụng Mao Trạch Đông là một nhà cách mạng nhìn xa trông rộng, Chu Ân Lai là một nhà ngoại giao lỗi lạc, rồi Đặng Tiểu Bình là một nhà cải cách tuyệt vời, rồi Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cho tới người mới nhất là Tập Cận Bình…tất cả dưới cái nhìn của Kissigner đều có cá tính và ít nhất là có công giúp Trung Quốc hòa nhập với thế giới như ngày nay. Theo ông, cái nhìn như vậy của TS Kissinger sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tầm nhìn của người dân Hoa Kỳ vốn rất lờ mờ về các chính khách Trung Quốc?
Ông Trần Bình Nam
Ông Trần Bình Nam : Vâng, tôi thấy sự đánh giá của TS Kissinger đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Mao Trạch Đông đến nay thì nó gần như có tính ngoại giao và phải nói là hơi cường điệu một chút, vì thật ra trong những người lãnh đạo đó ngoài Mao Trạch Đông là người đã đưa cuộc cách mạng vô sản Trung Quốc đến thành công thì có lẽ chỉ có Đặng Tiểu Bình là người lỗi lạc nhất, chứ còn các vị khác sau ông như là Giang Trạch Dân, rồi Hồ Cẩm Đào thì tôi thấy các ông này cũng chỉ là những nhà lãnh đạo trung bình thôi, và họ lãnh đạo có tính cách tập thể cho nên cũng không có gì để mà ca ngợi như những lời lẽ mà TS Kissinger đã dùng.
Về ảnh hưởng đối với dân chúng Hoa Kỳ thì tôi nghĩ thế này, dân chúng Hoa Kỳ bây giờ họ tiếp cận với rất nhiều thông tin cho nên họ sẽ có nhận xét riêng của họ, chứ không đến nỗi vì tiếng tăm của ông Kissinger mà họ sẽ đánh giá quá cao hay nhầm lẫn về các nhà lãnh đạo Trung Quốc đâu.
Mối quan hệ Mỹ - Trung
Mặc Lâm : Ông Kissinger cho rằng sẽ không có bất cứ đe dọa nào từ Trung Quốc đối với Mỹ ít nhất là chưa thấy xuất hiện trong nghị trình sắp tới của tân chủ tịch Tập Cận Bình. Liệu những kết luận này có ngây thơ hay không đối với một nước Trung Quốc có truyền thống luôn luôn thay đổi trong các ván bài chính trị?
Ông Trần Bình Nam : Vâng. Về điểm này thì tôi thực sự ngạc nhiên khi tôi đọc bài báo trên Washington Post khi họ thuật lại nhận định này. Một ngạc nhiên nữa là ông Kissinger đưa ra kết luận này từ một cuộc nói chuyện ngắn ngủi với ông Tập Cận Bình. Tôi nghĩ rằng trong vòng 10 năm tới thì ông Tập Cận Bình sẽ để nhiều thì giờ lo chuyện kinh tế và củng cố sức mạnh của Trung Quốc, nhưng củng cố để làm gì? Có lẽ trong nghị trình của ông thì củng cố để chuẩn bị đương đầu với Hoa Kỳ. Và tôi nghĩ việc Trung Quốc sẽ đương đầu với Hoa Kỳ và sẽ đương đầu như thế nào, đáp ứng với Hoa Kỳ như thế nào, đó là quan tâm số 1 của ông Tập Cận Bình trong 10 năm tới, ngoài vấn đề kinh tế. Có thể nói rằng Trung Quốc trong 10 năm tới dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình thì ông ta không có kế hoạch tấn công Hoa Kỳ, nhưng nếu Hoa Kỳ lấn át Trung Quốc ở đâu đó thì ông Tập Cận Bình chắc là sẽ không nhượng bộ đâu.
Mặc Lâm : Ông Kissinger hoàn toàn không nhắc gì tới nỗ lực trở lại Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ cả. Phải chăng nước Mỹ thật sự không chú ý lắm tới vần đề này hay còn nguyên nhân nào khác, thưa ông?
Trong 10 năm tới dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình thì ông ta không có kế hoạch tấn công Hoa Kỳ, nhưng nếu Hoa Kỳ lấn át Trung Quốc ở đâu đó thì ông ta chắc là sẽ không nhượng bộ đâu.Ông Trần Bình Nam : Nói Mỹ không có chú ý thì rõ ràng là không đúng sự thật. Sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với vấn đề Tây Thái Bình Dương, hay Châu Á-Thái Bình Dương thì rất rõ ràng. Năm 2010 khi bà Clinton đến Hà Nội thì bà đã tuyên bố chính sách của Hoa Kỳ đối với Biển Đông, đối với Tây Thái Bình Dương. Và từ đó đến nay cũng có những chuyến đi rất quan trọng như là chuyến đi của Bộ Trưởng Quốc Phòng Panetta đến Việt Nam, đến căn cứ Cam Ranh, thì như vậy rõ ràng là Hoa Kỳ có quan tâm đến vấn đề Tây Thái Bình Dương. Nhưng có lẽ ông Kissinger không nhắc lại việc này là vì có lẽ ông cho rằng nỗ lực đó là quá sớm và không cần thiết, vì chúng ta nhớ ở một diễn đàn khác mà tôi nhớ hình như trong cuốn sách On China của ông thì TS Kissinger từng cho rằng quan hệ giữa Trung Quớc và Hoa Kỳ sẽ là một quan hệ tiệm tiến, mỗi bên một bước, nên không có gì phải hoảng hốt mà điều bình khiển tướng đến Châu Á-Thái Bình Dương cả. Tôi thì hoàn toàn không đồng ý với cách nhìn này của ông TS Kissinger.
Ông Trần Bình Nam
Mặc Lâm : Vâng. Một lần nữa xin cám ơn nhà nghiên cứu về Trung Quốc – ông Trần Bình Nam đã giúp chúng tôi hoàn thành cuộc phỏng vấn ngày hôm nay ạ.
Ông Trần Bình Nam : Vâng. Xin cảm ơn anh Mặc Lâm.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét