Câu nói đầu tiên, ngay trong giây phút trang nghiêm, trọng đại nhận chức
trách người đứng đầu Chính phủ, giây phút được ghi vào lịch sử mở ra
triều đại một Chính phủ mới, câu nói trong giây phút lịch sử không thể
lãng quên đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là: Tôi kiên quyết và quyết
liệt chống tham nhũng. Nếu không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức
ngay.
Việc làm đầu tiên của ông Thủ tướng chống tham nhũng bằng ngôn từ hùng
hồn là: Giải tán ngay Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nơi hội tụ những
chuyên gia, những trí tuệ thông thái hàng đầu của đất nước về quản lí
kinh tế và quản lí Nhà nước được hai Thủ tướng đàn anh của ông Dũng là
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải thành lập, tin dùng và
kính trọng, coi Ban Nghiên cứu của Thủ tướng như trí tuệ, như túi khôn
của nhân dân, của đất nước giúp họ đường đi nước bước và tầm nhìn trong
điều hành hoạt động kinh tế và quản lí xã hội.
1. LỜI NÓI: DỐI TRÁ
Trước thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tham nhũng ở Việt Nam chỉ rải rác,
đột xuất và những vụ tham nhũng lớn cũng chỉ vài chục tỉ đồng như vụ
đình đám Lã Thị Kim Oanh gây thiệt hại cho Nhà nước 34 tỉ đồng, tham
nhũng vài triệu đô la như vụ chấn động PMU18, tham nhũng vài nền nhà ở,
mỗi nền nhà chỉ trên dưới một trăm mét vuông đất như vụ ồn ào tư túi đất
tái định cư ở Đồ Sơn, Hải Phòng… Chỉ vậy thôi cũng làm cả xã hội kinh
hoàng, sửng sốt, đau xót, nhức nhối, phẫn nộ và xao xác, vơi hụt lòng
tin vào chính quyền. Vì tham nhũng từ chính quyền mà ra, phải có quyền
lực mới có thể tham nhũng.
Đến thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, như được bật đèn xanh, tham nhũng
nhất tề, đồng loạt, rầm rộ nổi lên khắp nơi như mầm cỏ dại gặp hơi ấm
mùa xuân. Các quan tham từ cấp phường, xã đến cấp Trung ương, Chính phủ
đồng khởi ra tay vơ vét, ngang nhiên lộ mặt tham nhũng. Tham nhũng trở
thành bình thường đến mức chỉ cấp thấp, tham nhũng vặt không đủ ăn chia
cho nhiều người nên thân cô thế yếu mới phải thậm thụt, dấm dúi chiếm
đoạt vài chục triệu đồng tiền trợ cấp bão lụt, trợ cấp xóa đói giảm
nghèo, tiền chế độ chính sách thương binh, liệt sĩ, chỉ gây thiệt hại
cho vài cá nhân. Cấp thấp, tham nhũng vặt, thân cô thế yếu, bị người dân
tố cáo, tham nhũng nhanh chóng bị phanh phui và trừng trị đích đáng.
Cấp cao, tham nhũng lớn, ăn chia đều khắp và quyền uy bao trùm thì thản
nhiên vẽ ra những dự án hoành tráng để tham nhũng hàng trăm, hàng ngàn
hecta đất như dự án ma thu hồi hàng ngàn hecta đất nông trường sông Hậu ở
Cần Thơ, như dự án quỉ thu hồi năm trăm hecta đất ở Văn Giang, Hưng
Yên. Thản nhiên lập ra những tập đoàn kinh tế lớn để tham nhũng hàng
chục ngàn tỉ đồng, hàng trăm ngàn tỉ đồng như tập đoàn công nghiệp Tàu
thủy Việt Nam, Vinashin, tham nhũng, vơ vét làm thất thoát hơn trăm ngàn
tỉ đồng.
Trước thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thiệt hai do tham nhũng gây ra chỉ
tính tới triệu đô la, người dân đi khiếu kiện bị quan tham cướp bóc chỉ
là những cá thể đơn độc. Thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mỗi vụ tham
nhũng gây thiệt hại lên đến hàng tỉ đô la, lớn gấp ngàn lần, làm lao đao
cả nền kinh tế, dìm đất nước chìm sâu trong nghèo khó, kéo dài cuộc
sống khốn khổ, bất an của người dân, làm rối loạn cả xã hội, gây đau
khổ, oan khiên cho hàng ngàn, hàng chục ngàn người dân. Dân oan bị quan
tham cướp đất lũ lượt từng đoàn hàng trăm người giương cờ, căng banner,
giơ cao bảng chữ, đội đơn đi khiếu kiện, tố cáo tham nhũng.
Cả hệ thống quyền lực Nhà nước làm ngơ trước nỗi đau khổ, oan khiên của
chúng sinh, làm ngơ trước cường quyền tham nhũng. Tham nhũng ung dung
tồn tại và phát triển. Quan tham vẫn bình thản, vững vàng trên ghế quyền
lực chăn dân, vẫn cao giọng bảo ban dạy dỗ dân, vẫn hà khắc đe nẹt, cấm
đoán, tước đoạt mọi quyền của người dân, đàn áp, bắt bớ dân oan đi
khiếu kiện và vẫn nỏ mồm hô hào, chỉ đạo học tập, lên lớp giảng dạy đạo
đức Hồ Chí Minh, tạo ra hình mẫu, khuôn thước của một xã hội tham lam và
dối trá. Cả một hệ thống quyền lực tham lam và dối trá. Quan tham tồn
tại bằng dối trá. Chính quyền cũng tồn tại bằng dối trá!
Tham nhũng tiền bạc. Tham nhũng đất đai. Tham nhũng cả quyền lực. Trong
các loại tham nhũng đó thì tham nhũng quyền lực là nguy hại lớn nhất, di
họa lâu dài nhất. Lịch sử gần bảy mươi năm cầm quyền của đảng Cộng sản
Việt Nam, chưa có thời nào những người lãnh đạo cấp cao của đảng lại
ngang nhiên giành những chiếc ghế quyền lực lớn về chính trị, quyền lực
lớn về kinh tế cho con cháu, người thân của họ như thời ông Nguyễn Tấn
Dũng là lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản, là người đứng đầu Chính
phủ.
Trong mùa đại hội đảng bộ cơ sở tiến tới đại hội đảng toàn quốc lần thứ
11, con trai cả của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đề cử vào thành ủy
thành phố Sài Gòn nhưng số phiếu bầu cho cậu ấm nhà Thủ tướng Dũng thấp
thảm hại. Bốn trăm người cầm phiếu bầu, chỉ có mười lăm người để lại tên
cậu ấm của Thủ tướng Dũng trong phiếu, còn ba trăm tám mươi nhăm người
thẳng thừng xóa tên cậu ấm. Nhưng chỉ ba tháng sau, đến đại hội đảng
toàn quốc lần thứ 11, người không đủ tín nhiệm vào ban Chấp hành đảng bộ
cấp địa phương, nơi ông ta sống và làm việc, nơi tổ chức đảng gần gũi,
hiểu về ông ta đầy đủ nhất, lại ung dung chiếm được ghế ban Chấp hành
trung ương, tạo thế cho ông ta bước một bước từ phó hiệu trưởng một
trường đại học ở Sài Gòn lên chức Thứ trưởng một bộ mạnh của cả nước,
thuộc hàng ngũ thành viên của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Không vào được ban Chấp hành đảng địa phương lại vào được ban Chấp hành
đảng trung ương vì nhiều lãnh đạo hàng đầu của đảng cũng muốn kiếm chiếc
ghế ban Chấp hành trung ương đảng đầy lợi lộc và quyền uy cho con cái
họ làm bệ phóng vào hàng ngũ quan chức cao cấp Nhà nước chỉ để con cái
họ vinh thân phì gia.
Ông Tổng bí thư họ Nông quê tít trên rừng sâu Na Rì, Bắc Cạn, đại hội 10
khóa trước đã đôn đáo đưa con trai vào cơ quan quyền lực Trung ương mà
không thành, đại hội đảng toàn quốc lần thứ 11 là cơ hội cuối cùng, ông
phải làm được việc còn dang dở đó. Phải làm được việc là nỗi bận tâm lớn
nhất của ông ở cương vị Tổng bí thư, ông mới thanh thản rời chính
trường về an nghỉ tuổi già. Ông ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm tra Trung ương đầy quyền lực trước khi nghỉ hưu cũng muốn để lại
hương hỏa cho con chiếc ghế quyền lực của đảng. Các ông liền vất bỏ lợi
ích của đảng, vất bỏ mục tiêu, lí tưởng và cả thanh danh của đảng để
nhân nhượng, thỏa hiệp, ủng hộ nhau giành chiếc ghế quyền lực cho con
cái. Tổng bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thủ tướng Chính
phủ, những quyền uy lớn đó đều có ơn nghĩa với nhiều vị trí khác trong
cơ quan lãnh đạo cấp cao nắm quyền quyết định mọi vấn đề của đảng. Những
quyền uy lớn đó đã thỏa hiệp, ủng hộ nhau chiếm ghế quyền lực của đảng
cho con cái thì việc bỏ phiếu chỉ còn là thủ tục!
Nhìn ba ông Ủy viên Bộ Chính trị, hai ông chờ nghỉ hưu còn đưa được
những đứa con ở cấp tỉnh, cấp huyện vào cơ quan quyền lực cấp trung ương
của đảng, ông Ủy viên Bộ Chính trị đương chức, lại đương chức Trưởng
ban Tổ chức Trung ương, nơi quản lí, sắp xếp đội ngũ cán bộ cấp cao, nơi
phân chia quyền lực thượng đỉnh trong đảng, liền đưa cô con gái mới tốt
nghiệp trường báo chí, chưa có đóng góp gì, chưa được trải nghiệm, chưa
được thử thách trong cuộc đời, không biết gì về kinh tế, càng không
biết những qui luật khách quan và nghiệt ngã của kinh tế và mới hai mươi
ba tuổi đời ngơ ngác, nhảy tót lên chiếc ghế quyền lực lớn về kinh tế,
đứng đầu một đơn vị kinh tế Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực của kĩ
thuật: xây dựng công nghiệp, doanh thu hàng năm cả ngàn tỉ đồng.
Đất nước không thiếu những người được đào tạo bài bản chuyên sâu về khoa
học kĩ thuật, giỏi kinh doanh và có tài quản lí kinh tế. Chiếc ghế mà
cô con gái hai mươi ba tuổi của ông ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ
chức Trung ương nhảy tót lên chiếm giữ là chiếc ghế của những người có
khoa học kĩ thuật và giỏi quản lí đó. Mặc dù sau hai tháng sỗ sàng ngồi
trên chiếc ghế cao của đơn vị kinh tế Nhà nước, cô con gái ông ủy viên
Bộ Chính trị đã phải rời ghế nhưng việc chiếm giữ chiếc ghế đó, dù chỉ
hai tháng, cùng với việc các ông quyền cao chức trọng khác trong đảng
cầm quyền bất chấp những ngang trái và hậu quả tệ hại, giành chiếc ghế
quyền lực cho con cái họ đã cho thấy những người được dân cho hưởng ơn
cao, lộc lớn để họ chăm lo cho dân, tận tụy với nước nhưng họ chỉ biết
bản thân họ và con cái họ, họ chẳng còn biết đến nhân dân, đất nước. Sự
việc họ giành bằng được chiếc ghế quyền lực cho con cái họ phải được gọi
đúng tên là tham nhũng, tham nhũng quyền lực.
Cả những quan chức hàng đầu của một thể chế, một hệ thống quyền lực Nhà
nước cũng thản nhiên tham nhũng, cả ông Thủ tướng Chính phủ hùng hồn
tuyên bố chống tham nhũng cũng đi đầu đôn đáo, hăm hở, mê mải tham
nhũng, nêu tấm gương lớn cho cả hệ thống quyền lực tham nhũng, tạo ra
cả cơn lốc xoáy tham nhũng, tạo ra một thời bạo liệt tham nhũng thì còn
chống tham nhũng nỗi gì?
Trên thượng đỉnh đã ngang nhiên tư lợi, vô cảm và vô lương tâm với dân
với nước như vậy, bên dưới tội gì phải giữ mình, giữ lương tâm. Doanh
nghiệp thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước trúng thầu một dự án chỉ trên 32
tỉ đồng liền mua ngay hai ô tô mà giá một chiếc ô tô đã trên 2,6 tỉ đồng
tặng quan chức Nhà nước đứng đầu tập đoàn chủ dự án. Người được tặng
không thiếu ô tô sang trọng và tiền mua ô tô quà tặng không phải là tiền
túi của bất cứ ai mà chính là tiền của dân đầu tư cho dự án. Dự án chỉ
32 tỉ đồng đã bị rút ra hơn 4 tỉ đồng mua ô tô tặng nhau. Rồi còn bao
nhiêu tỉ đồng rút ra chia nhau từ 32 tỉ đồng của dự án? Phung phí đồng
tiền chắt chiu của dân như vậy chính là một dạng tham nhũng. Ngang nhiên
tặng nhau quà biếu tham nhũng. Cả người cho và người nhận đều vô cảm,
vô lương tâm với đồng tiền chắt chiu của dân, đều nhởn nhơ, vô cảm hưởng
thụ cuộc sống giầu sang, thừa thãi trên đất nước xác xơ, trên cuộc sống
lam lũ, thiếu thốn, đói khổ của người dân!
Doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ nhưng lương quan chức doanh nghiệp Nhà
nước cứ ngất ngưởng cả trăm triệu đồng tháng, cao gấp vài chục lần lương
bác sĩ sớm khuya miệt mài làm việc trong bệnh viện, cao gấp vài chục
lần lương của những trí tuệ giảng dạy đại học. Đồng lương đó không phải
do họ tài giỏi làm ra mà là tài sản quốc gia, là vốn liếng của doanh
nghiệp, vốn liếng của Nhà nước, vốn liếng của nhân dân. Đó là đồng lương
tham nhũng. Quan chức các doanh nghiệp Nhà nước đều thản nhiên và vênh
váo nhận đồng lương tham nhũng đó dù doanh nghiệp họ điều hành thua lỗ
nặng nề, triền miên.
Tham nhũng quyền lực, tham nhũng của cải làm cho hết Vinashin đến
Vinalines, rồi Điện lực, Dầu khí, Than – Khoáng sản . . . những tập
đoàn kinh tế được đầu tư lớn, được ưu đãi đặc biệt, là trụ cột của ngôi
nhà kinh tế đất nước đều thua lỗ, thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng,
ngôi nhà kinh tế đất nước xác xơ, trống rỗng. Trống rỗng cả nền tài
chính đất nước. Trống rỗng cả lòng tin của người dân vào chính quyền.
Một Chính phủ ngập trong tham nhũng và người đứng đầu Chính phủ đó, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng bị nhấn chìm trong tham nhũng. Danh dự và uy tín
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chìm nghỉm, mất hút trong tham nhũng nhưng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thực hiện lời hứa trang nghiêm, lời hứa
danh dự trong giây phút lịch sử trước Quốc hội, trước nhân dân: không
chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay.
Lời hứa của danh dự, lời hứa của lịch sử cũng không thực hiện thì liêm
sỉ đâu còn nữa. Liêm sỉ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chìm nghỉm,
mất hút trong tham nhũng. Lời hứa của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành
lừa dối với nhân dân, dối trá với lịch sử! Sự dối trá của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã nêu tấm gương cho xã hội. Cả xã hội dối trá. Dối trá
là lẽ sống. Dối trá được coi trọng. Dối trá lên ngôi thì sự trung thực
không còn đất sống.
Điều tốt gọi điều tốt. Cấp trên là khuôn thước của cấp dưới. Quan chức
Nhà nước là khuôn thước của xã hội. Công chức Nhà nước nhìn tấm gương
liêm khiết của nhau cùng giữ mình vượt lên trên cám dỗ vật chất bất
lương, cùng cúc cung, tận tụy làm công bộc của dân, lo cho dân, để lại
công trạng, để lại sự nghiệp rạng rỡ cho nước. Đó là thời thịnh. Cái xấu
gọi cái xấu. Quan chức rường cột của Nhà nước đua nhau, hùa nhau làm
điều xấu, vơ vét của nước, cướp đoạt lợi ích của dân, làm lên một thời
xấu xa, tồi tệ, đen tối, để lại vết nhơ muôn đời trong lịch sử. Đó là
thời suy.
Ngoài triệu chứng quan tham đua nhau vơ vét của nước, cướp bóc của dân,
đàn áp, tù đày, đánh giết dân, thời suy còn một triệu chứng điển hình
nữa là quan tham đã gây quá nhiều tội với nước, mắc quá nhiều nợ với dân
liền vội vã lấy tiền của nước, lấy mồ hôi và cả máu của dân xây những
đền đài thờ tổ tiên, cúng thần phật, cầu xin thần phật dung tha xá tội,
cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì giữ mãi được ghế quan tham, cứ bền bỉ
nhiều đời yên vị ăn trên ngồi trốc vơ vét và cướp bóc. Thời nhà Lê suy
tàn, đầu thế kỉ XVI, vua Lê Tương Dực chơi bời xa xỉ, trụy lạc vô độ,
đặt ra nhiều sắc thuế bóc lột dân, nhiều hình phạt độc ác đánh giết dân,
giết cả 15 thân vương trong triều. Trước tội ác quá lớn, Lê Tương Dực
liền sai kiến trúc sư tài hoa Vũ Như Tô xây điện 100 nóc, xây Cửu Trùng
Đài nguy nga cầu xin thần linh che chở.
Ngày nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây nhà thờ họ ở Rách Giá, Kiên
Giang, lớn gấp trăm lần đền thờ Anh hùng Nguyễn Trung Trực cách đó vài
bước chân, lớp lớp tòa ngang dãy dọc như cung vua nhà Nguyễn ở cố đô
Huế. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng xây nhà thờ họ Nguyễn Sinh trập
trùng đền đài hoành tráng trên cả vùng đồi núi mênh mông ở Nam Đàn, Nghệ
An. Đó là những Cửu Trùng Đài của triều Cộng sản Việt Nam đầu thế kỉ
XXI.
Những Cửu Trùng Đài xây bằng tiền bạc và của cải thừa thãi, xây cả bằng
sự vênh váo, hợm hĩnh của quyền uy tưởng sẽ bền vững ngàn niên, vạn niên
nhưng những Cửu Trùng Đài xây trên sự tan hoang, kiệt quệ của đất nước,
xây trên sự điêu linh, lầm than của trăm họ, xây trên sự căm giận, phẫn
nộ của người dân thì chỉ là những lâu đài xây trên cát. Những Cửu Trùng
Đài vạn niên đó chẳng bao lâu sau chỉ còn bóng dáng trong câu ca dao
mỉa mai của dân gian: Vạn niên là vạn niên nào / Thành xây xương lính,
hào đào máu dân. Người dân nhìn những Cửu Trùng Đài nguy nga chỉ thấy ở
đó chất ngất của cải tham nhũng, chỉ thấy ở đó biểu tượng của một thể
chế, một triều đại đang xa dân diệu vợi, đang lao nhanh vào suy vong
không gì cứu vãn!
Thời thịnh hay suy là do chính những người nắm vận mệnh đất nước, nắm
thời cuộc quyết định. Quan chức của Đảng, quan chức Nhà nước từ trên
xuống dưới đều suy đốn, tham nhũng và dối trá đến như vậy, thời suy của
Đảng cầm quyền, thời suy của nước đã là hiển nhiên. Và ông Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã góp phần rất lớn, phần chủ yếu làm nên thời suy đó
cho Đảng cầm quyền, cho Nhà nước Cộng sản Việt Nam, để lại vết hằn đau
buồn, đen tối trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Dối trá lem lẻm. Tham nhũng hết vụ này đến vụ khác. Tham nhũng dây
chuyền trong cả hệ thống quyền lực Nhà nước. Kinh tế đổ vỡ. Xã hội rối
loạn, bất an. Ở xã hội dân chủ với Nhà nước của dân chứ không phải Nhà
nước của Đảng, chỉ cần một vụ việc trong những vụ việc tày đình trên,
ông Thủ tướng đã phải tự từ chức. Ông Thủ tướng thiếu lòng tự trọng,
không từ chức, Quốc hội thực sự của dân cũng bỏ phiếu phế truất ông.
Nhưng ở ta, Nhà nước là của Đảng, Chính phủ của Đảng, Quốc hội cũng của
Đảng. Các quan chức Nhà nước tham nhũng đều là những nhà lãnh đạo hàng
đầu của Đảng, là những thế lực lớn trong Đảng. Người dân bị tham nhũng
cướp đoạt những lợi ích sống còn chỉ còn biết khoanh tay trông chờ Đảng
cầm quyền đóng cửa dàn xếp với tham nhũng trong nội bộ Đảng. Những quyền
công dân cơ bản để người dân tự vệ trước cường quyền, tham nhũng và bất
công, người dân Việt Nam cũng không có!
2. VIỆC LÀM: KHINH TRÍ TUỆ, TRỌNG BẠO LỰC
Văn hóa bậc thấp, bậc phổ thông cơ sở, ai cũng học được. Nhưng văn hóa
bậc cao, bậc trí tuệ quí hiếm thì không phải ai cũng có thể tiếp nhận.
Phải có tâm thức văn hóa mới hướng tới trí tuệ, mới tiếp nhận được trí
tuệ. Chỉ những người có thể tiếp nhận được trí tuệ mới biết quí trọng
trí tuệ. Hai Thủ tướng lớp trước ông Dũng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ
tướng Phan Văn Khải đều biết quí trọng trí tuệ, biết sử dụng trí tuệ.
Nhận trọng trách Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ) tháng
tám, năm 1991, ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt không có một
bằng cấp, một chứng chỉ văn hóa nhưng phải là người có tâm thức văn hóa
ông mới nói được với lớp trẻ Sài Gòn trong đại hội Đoàn của họ rằng:
Thành phố soi thấy tương lai của mình rất sáng trên vầng trán các em.
Tâm thức văn hóa đó đã trân trọng mời những trí tuệ hàng đầu của đất
nước về khoa học kinh tế và khoa học quản lí Nhà nước vào Tổ Chuyên gia
tư vấn về cải cách Kinh tế và cải cách Hành chính mà ngôn ngữ hằng ngày
vẫn gọi là Tổ Tư vấn cải cách. Cả những chuyên gia kinh tế hàng đầu của
chính quyền Sài Gòn cũ cũng được tâm thức văn hóa Võ Văn Kiệt trực tiếp
mời vào Tổ Tư vấn cải cách.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt nêu những vấn đề của đường lối,
chính sách kinh tế, xã hội đặt ra với Tổ Tư vấn cải cách và công việc
đối nội, đối ngoại của người đứng đầu Chính phủ dù bận đến đâu, hằng
tuần tâm thức văn hóa Võ Văn Kiệt vẫn giành thời gian chân tình gặp gỡ,
lắng nghe, tiếp nhận đề xuất giải pháp của Tổ Tư vấn cải cách.
Thành lập năm 1993, đến năm 1996 Tổ Tư vấn cải cách được bổ xung thêm
những trí tuệ xuất sắc mới nổi lên và được nâng cấp lên thành Tổ Nghiên
cứu đổi mới Kinh tế, Xã hội và Hành chính với tên gọi nôm na thường ngày
là Tổ Nghiên cứu đổi mới. Đến năm 1998, Tổ Nghiên cứu đổi mới lại được
Thủ tướng Phan Văn Khải nâng cấp lên thành Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.
Tổ chức tập hợp những trí tuệ, những lõi sáng của đất nước được khai
thác, sử dụng hiệu quả mới được hai người đứng đầu Chính phủ Võ Văn Kiệt
và Phan Văn Khải trân trọng và liên tiếp nâng cấp lên như vậy.
Tổ chức tập hợp những trí tuệ của đất nước được hai tâm thức văn hóa Võ
Văn Kiệt và Phan Văn Khải trân trọng như vậy nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng
ngồi vào ghế Thủ tướng thì tổ chức tập hợp trí tuệ đó liền bị xóa sổ
ngay. Chỉ những người có thể tiếp nhận được trí tuệ mới biết quí trong
trí tuệ và làm theo trí tuệ. Giải tán Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng liền mời một viên tướng công an có nhiều thành
tích đàn áp dân chủ, nhân quyền làm đặc phái viên bên cạnh Thủ tướng, tư
vấn cho Thủ tướng.
Trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới từ xưa đến nay, ngay cả
trong thời khốc liệt chiến tranh và đầy biến động chính trị, ngay cả
với những nhà độc tài khét tiếng như Adolf Hitler, Iosif Stalin, Nicolae
Ceausescu, Mobutu, chưa có người đứng đầu Chính phủ nào phải dùng một
viên tướng công an làm cố vấn thân cận, một công cụ bạo lực luôn bên
cạnh trong công việc như ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Luật pháp Việt
Nam cũng không có một điều khoản nào cho phép ông Thủ tướng được có cố
vấn an ninh. Cố vấn thân cận nhất là viên tướng công an, điều đó cho
thấy Thủ tướng Dũng coi trọng công cụ bạo lực như thế nào và công cụ bạo
lực đó chính là tâm thức văn hóa của ông Thủ tướng. Thay những trí tuệ
trong Ban Nghiên cứu của Thủ tướng bằng một viên tướng công an, một bạo
lực Nhà nước, đất nước bị dẫn dắt vào con đường bạo lực, đời sống dân sự
bị công an hóa, bạo lực hóa!
Bị những nhóm lợi ích dẫn dắt, đất nước đã chìm trong những tai họa của
tham nhũng. Không có trí tuệ dẫn dắt, đất nước lại chìm trong những tai
họa đổ vỡ kinh tế. Khinh trí tuệ, trọng bạo lực, bên cạnh Thủ tướng là
viên tướng công an hằm hè nhìn xã hội dân sự qua lỗ tròn của chiếc còng
số tám, đất nước lại chìm trong bạo lực Nhà nước và ngột ngạt tăm tối
trong những lệnh cấm, những lệnh giới nghiêm trong đời sống tinh thần,
văn hóa!
Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đã bị giải tán. Nơi những trí tuệ được nói
thẳng, nói thật, được đóng góp không còn nữa. Những trí tuệ đích thực
thôi đành về với dân gian. Những viện khoa học nọ, viện khoa học kia thì
nhiều lắm, bộ nào, ngành nào cũng có những viện khoa học sang trọng,
hoành tráng, mĩ miều với đông đảo viện sĩ lấp lánh học hàm, học vị nhưng
đó chỉ là nơi những người có bằng cấp khoa học chia nhau chức danh,
chia nhau ghế ngồi để lĩnh lương và để nghĩ ra những “đề tài khoa học”
nhận tiền tỉ mồ hôi nước mắt của dân về chia nhau. Nghiệm thu xong, chia
tiền xong, “đề tài khoa học” xếp vào ngăn kéo, lại hăm hở tìm “đề tài
khoa học” mới. Các Bộ, các Tổng cục của hệ thống hành chính Nhà nước có
viện khoa học thì các Ban của tổ chức Đảng ngang cấp Bộ cũng phải có
Viện khoa học. Viện khoa học Dân vận. Viện khoa học lịch sử Đảng. Viện
khoa học Mác Lê nin . . .
Những viện khoa học mĩ miều đó nhiều như cây trong công viên, mỗi viện
hằng năm ngốn hàng chục, hàng trăm tỉ tiền thuế của dân chỉ để làm dáng
thì cứ bền bỉ tồn tại và liên tục phát triển, viện khoa học mẹ đẻ ra
viện khoa học con. Đó là những viện khoa học chỉ có danh khoa học, chỉ
có học hàm, học vị khoa học mà không có trí tuệ khoa học. Không có trí
tuệ khoa học để làm việc nên họ chỉ còn biết mang danh khoa học ra bán.
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng nhưng danh khoa học của họ độc quyền
bán cho Đảng của họ và bán cho Nhà nước của Đảng được giá tới bạc tỉ!
Những nhà khoa học chân chính, những trí tuệ đích thực không thể vô cảm
và bất lương như vậy. Người thực sự có trí tuệ cần mang trí tuệ đóng góp
cho cuộc sống và trí tuệ gọi trí tuệ, lương tâm gọi lương tâm, những
trí tuệ và lương tâm đó gọi nhau, tập hợp lại lập lên viện Nghiên cứu
Phát triển, IDS. Không nhận một xu từ tiến thuế của dân, trí tuệ đích
thực là tài sản quí, là vốn liếng lớn sẽ tạo ra tiền bạc, của cải cho
đất nước, tạo ra tiền bạc của cải để phát triển Viện. Nhưng với một ông
Thủ tướng khinh trí tuệ, trọng bạo lực, vừa nhận chức người đứng đầu
Chính phủ, ông Thủ tướng đó liền kí lệnh đuổi những trí tuệ trong Ban
Nghiên cứu của Thủ tướng đi cho khuất mắt thì viện IDS lại là cái gai
ông phải dẹp bỏ, ông liền kí quyết định 97/2009QĐ-TTg trong đó có những
điều khoản vô hiệu IDS, làm cho IDS không thể hoạt động theo tiêu chí
của IDS. IDS liền phải tự giải thể!
Những dự án tham nhũng chiếm hàng trăm, hàng ngàn hecta đất, cướp đất
của nhiều làng. Dân nhiều làng phải đội đơn đi khiếu kiện. Hàng trăm gia
đình mất đất. Hàng ngàn người bơ vơ. Mỗi gia đình một cảnh ngộ, một nỗi
đau. Mỗi người một nỗi oan khiên, không ai có thể đại diện cho ai. Dân
đen, thân phận con ong cái kiến, từng tiếng kêu rời rạc, yếu ớt, lạc
lõng không ai đoái hoài. Hàng trăm, hàng ngàn người cùng kêu nỗi oan
khiên dậy đất của một thời đầy ngang trái oan khiên mới mong động đến
cửa quan thì ông Thủ tướng hùng hồn chống tham nhũng bằng ngôn từ lại
mau lẹ đứng về phía quan tham lạnh lùng kí Nghị định 136/2006 cấm dân
khiếu kiện tập thể!
Cách mạng công nghiệp chấm dứt nếp sống bầy đàn, không có cá nhân của
nền sản xuất nông nghiệp thô sơ, cho người dân bình thường ý thức về cá
nhân trong cuộc đời. Cách mạng dân chủ tư sản cho người dân quyền con
người. Không có cách mạng công nghiệp, chưa có cách mạng dân chủ tư sản,
xã hội Việt Nam nôn nóng, hối hả bước vào công nghiệp hóa với những con
người vẫn mang tâm lí, nếp sống và thói quen của nền sản xuất nông
nghiêp thô sơ, tâm lí, nếp sống an phận và cam chịu. Dù an phận và cam
chịu nhưng con giun xéo mãi cũng quằn, những nông dân không còn ruộng
đất trở thành công nhân trong những nhà máy của những ông bà chủ tư bản
phần lớn là người nước ngoài. Bị chủ tư bản bóc lột tàn tệ, những công
nhân không còn cam chịu được nữa phải bảo nhau, gọi nhau tổ chức đình
công đòi quyền sống.
Công nghiệp hóa không phải chỉ là máy móc công nghệ, thiết bị kĩ thuật.
Công nghiệp hóa trước hết phải là con người, là giải phóng con người, là
mối quan hệ công bằng, bình đẳng giữa người với người. Công nghệ kĩ
thuật là điều kiện vật chất và giải phóng con người là điều kiện xã hội
của công nghiệp hóa. Bước chân công nhân đình công là bước đi tất yếu
của xã hội Việt Nam vào công nghiệp hóa, là bước tiến của xã hội Việt
Nam.
Những cuộc đình công vừa chính đáng và cần thiết giành quyền sống của
người lao động, vừa là sự trưởng thành của xã hội Việt Nam nhưng Thủ
tướng Dũng lại sốt xắng đứng ra bảo vệ sự bóc lột tàn nhẫn của những ông
chủ, bà chủ tư bản bằng việc kí nghị định 11 và 12/ 2008 cấm công nhân
đình công! Cấm công nhân đình công đòi quyền sống, Thủ tướng Dũng đã
ngăn chặn bước tiến của xã hội Việt Nam, kìm hãm xã hội Việt Nam mãi mãi
dừng lại trong sự bóc lột man rợ của chủ nghĩa tư bản hoang dã.
3. NGƯỜI DÂN BỊ KHINH RẺ. QUYỀN CÔNG DÂN KHÔNG ĐƯỢC NHÌN NHẬN. CUỘC SỐNG BẤT AN. TÍNH MẠNG MONH MANH
Theo tấm gương người đứng đầu Chính phủ, cả hệ thống quyền lực Nhà nước
cứ mặc sức tham nhũng và hành dân. Người dân chỉ được cam chịu chấp
nhận. Dân có tiếng nói phản kháng với cái sai, cái ác liền có sự trả lời
của công an, tòa án và nhà tù! Mọi quyền Con Người cơ bản của người dân
đều bị Cấm! Cấm! Và Cấm! Chưa bao giờ pháp luật bị sử dụng tùy tiện với
dân, bạo lực Nhà nước khắc nghiệt, tàn nhẫn với dân như thời Thủ tướng
Dũng.
Tiến sĩ luật học Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lạm quyền,
cho triển khai dự án bô xít Tây Nguyên không theo đúng qui trình pháp
luật, gây thiệt hại nặng nề cho dân, rước tai họa, nguy nan cho nước.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là hiện thực bình thường ở
mọi nước trên thế giới từ mấy trăm năm nay nhưng ở Nhà nước Việt Nam
Cộng sản cho đến tận thế kỉ 21 của văn minh tin học, của thế giới phẳng,
vẫn chưa có được điều bình thường đó. Mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật chỉ là dòng chữ vàng son lấp lánh ghi trong Hiến pháp Việt
Nam, chỉ để làm đẹp, làm sang cho Hiến pháp Việt Nam. Còn trong thực tế
xã hội Việt Nam hoàn toàn không có sự bình đẳng nhân văn đó. Đơn kiện
ông Thủ tướng của tiến sĩ Vũ hoàn toàn hợp pháp, là tiếng nói chính
đáng, khẩn thiết của nhân dân, của đất nước. Hai cấp tòa, cấp thành phố
và cấp tối cao, đều từ chối, không dám vào cuộc thụ lí đơn kiện của tiến
sĩ Cù Huy Hà Vũ nhưng công an thì quyết liệt vào cuộc, rình rập, bám
sát người đứng đơn kiện từng bước đi, từng cuộc điện thoại.
Tiến sĩ Vũ đi công việc, vào Sài Gòn, ở khách sạn. Công an liền xông vào
khách sạn và trong tay công an có ngay hai bao cao su nhầy nhụa, tạo
chứng cớ hồ đồ, vu vơ, áp đặt, bẩn thỉu, thấp hèn, mờ ám và tàn bạo để
bắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Sự mờ ám, thấp hèn và tàn bạo càng bộc lộ rõ
trong phiên tòa xử người nói tiếng nói dõng dạc, đàng hoàng, chính đáng
và hợp pháp của nhân dân, của đất nước.
Hiến pháp cho người dân quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lí
Nhà nước và xã hội, quyền thảo luận các vấn đề của Nhà nước, quyền kiến
nghị với cơ quan Nhà nước. Những bài viết và nói công khai, đàng hoàng
về những chính sách sai lầm của Nhà nước, về những việc làm tội lỗi của
quan chức Nhà nước của tiến sĩ Vũ là hợp pháp và vô tội. Chỉ có tội khi
tòa án chứng minh được người viết và nói không đúng sự thật. Không chứng
minh được điều đó, không xét, tòa án chỉ xử, chỉ buộc tội. Áp đặt tội
tuyên truyền chống Nhà nước cho những bài viết và lời nói chính đáng,
hợp pháp của tiến sĩ Vũ chỉ ra những sai lầm và tội lỗi của Nhà nước,
tòa án đã đồng nhất Nhà nước với sai lầm và tội lỗi.
Mờ ám, thấp hèn và tàn bạo, phiên tòa công khai mà người dân đến dự tòa
thì bị đàn áp, bắt bớ. Mờ ám, thấp hèn và tàn bạo, trong phiên tòa, bị
cáo và luật sư đều bị chặn họng, không được tranh tụng. Giữa thời văn
minh rực rỡ của loài người, phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ chỉ là sự
tái hiện lại cảnh đấu tố man rợ, mông muội thời cải cách ruộng đất. Ngồi
ghế quan tòa không còn là sự công minh, nhân đạo của luật pháp và công
lí mà là sự nhỏ nhen, ngạo mạn, nhâng nháo, hùng hổ, hằn học hận thù của
công cụ bạo lực!
Mờ ám, thấp hèn và tàn bạo, hai bao cao su tởm lợm là chứng cứ duy nhất
để bắt khẩn cấp tiến sĩ Vũ nhưng đến phiên tòa, quan tòa cũng nhục nhã
không dám nhắc đến chứng cứ là hai bao cao su ô nhục. Dù không được đưa
ra, không được nhắc đến trong phiên tòa mờ ám, thấp hèn và tàn bạo nhưng
hai bao cao su nhầy nhụa, ô nhục còn mãi mãi chình ình và bốc mùi tanh
tưởi trong lịch sử tư pháp của Nhà nước Việt Nam Cộng sản, còn mãi mãi
nhầy nhụa và bốc mùi ô uế trong lịch sử cầm quyền của đảng Cộng sản Việt
Nam.
Dựa vào quyền uy để tham nhũng, dựa vào bạo lực để bưng bít sự thật, để
bóp chết những tiếng nói trung thực, những vụ bắt bớ phi pháp, những
phiên tòa mờ ám, thấp hèn và tàn bạo liên tục diễn ra dưới thời Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Duy trì đảng cầm quyền đứng trên pháp luật để tham nhũng, bộ máy công cụ
công an của Thủ tướng Dũng đối xử với những người yêu nước vô cùng tàn
nhẫn, mất tính người. Bắt cóc trái pháp luật, giam cầm phi pháp bà Bùi
Thị Minh Hằng, khủng bố tinh thần, hủy hoại thân xác để bịt tiếng nói
yêu nước của người đàn bà quả cảm. Nhưng bộ máy công cụ bạo lực của Thủ
tướng Dũng càng độc ác, man rợ thì tiếng nói lương tâm của người phụ nữ
Việt Nam quả cảm, tiếng của lịch sử Việt Nam càng lay động mạnh mẽ những
trái tim Việt Nam, càng vang xa ra thế giới văn minh, tố cáo với thế
giới văn minh về một Nhà nước bạo lực, chà đạp luật pháp, chà đạp quyền
Con Người.
Mờ ám, thấp hèn và tàn bạo với những tiếng nói trung thực và yêu nước là
đặc trưng những phiên tòa thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Những phiên
tòa đó sẽ đi vào lịch sử với tên gọi Phiên – Tòa – Nguyễn – Tấn – Dũng
như lịch sử đã ghi nhận những phiên tòa đưa cổ những người Cộng sản vào
máy chém theo luật 10/59 dưới thời ông Ngô Đình Diệm cầm quyền ở miền
Nam Việt Nam là Phiên – Tòa – Ngô – Đình – Diệm!
Mức độ mờ ám, thấp hèn và tàn bạo của những Phiên – Tòa – Nguyễn – Tấn –
Dũng càng ngày càng tăng và đỉnh điểm về sự mờ ám, thấp hèn, tàn bạo
của Phiên – Tòa – Nguyễn – Tấn – Dũng là phiên tòa xử ba nhà báo nồng
nàn yêu nước và lẫm liệt khí phách đấu tranh đòi tự do, đòi quyền Con
Người, nhà báo Nguyễn Văn Hải, nhà báo Tạ Phong Tần, nhà báo, luật sư
Phan Thanh Hải.
Ông tướng công an là cố vấn kè kè bên cạnh ông Thủ tướng nên trong xã
hội, công an cũng luôn kè kè bên người dân, công an trở thành chủ thể,
là bộ mặt, là tiếng nói của chính quyền với người dân và cũng là hung
thần, là hiện thân của cái ác trong cuộc sống.
Những trí thức viết Kiến nghị gửi lãnh đạo Nhà nước, những nơi nhận Kiến
nghị đều im lặng. Những người lãnh đạo Nhà nước coi dân, coi trí thức
như hư vô, như không có, nếu có cũng chỉ là bầy đàn, bầy ong bầy kiến,
không đáng trả lời. Lãnh đạo Nhà nước không thèm trả lời Kiến nghị của
trí thức nhưng công an thì đến từng nhà người kí Kiến nghị dằn mặt, răn
đe.
Công an chặn cửa không cho người dân ra khỏi nhà đi biểu tình chống Đại
Hán cướp biển đảo Việt Nam, giết dân lành Việt Nam. Công an chốt chặn
suốt đêm ngày, ngày này qua ngày khác quanh nhà người có chính kiến khác
biệt với chính quyền, đi đâu một bước công an bám theo một bước. Người
có tiếng nói khác biệt với chính thống vẫn là công dân mà bị công an
ngang nhiên tước đoạt quyền công dân, trở thành người tù ngay trong nhà
mình, là người tù ngay trong cuộc sống đời thường quí giá của cuộc đời.
Công an vô cớ xông vào nhà khám xét, bắt người có chính kiến khác biệt
vất lên ô tô chở về đồn công an như chở một đồ vật. Công an bắt người
dân yêu nước biểu tình chống Đại Hán xâm lược rồi vật ngửa ra, khiêng
lên ô tô như khiêng heo cho một công an khác đứng trên bậc cửa ô tô đạp
tới tấp vào mặt người dân yêu nước.
Hành xử với dân như vậy là hành xử của đám lưu manh, côn đồ. Và lưu
manh, côn đồ thứ thiệt cũng được công an sử dụng như công cụ bạo lực Nhà
nước để khủng bố, đàn áp dân. Tự xưng là thương binh xông vào cơ quan
Nhà nước hành hung cán bộ Nhà nước, chửi tục và tụt quần ăn vạ giữa cơ
quan Nhà nước thì chỉ có lưu manh, côn đồ mới hành xử như vậy. Người dân
bình thường cũng đủ tỉnh táo nhận ra đám người tự nhận thương binh làm
trò côn đồ đó theo lệnh của ai. Bảy trăm cơ quan ngôn luận Nhà nước làm
ngơ trước những biểu hiện của xã hội đang bị bạo lực hóa, côn đồ hóa
nhưng có tờ báo lớn của chính thống lại lu loa lên án người bị nạn, bị
côn đồ gây sự đe dọa!
Chế tạo ra những thứ hôi thối, bẩn thỉu ném lên tường nhà, đổ vào cửa
nhà dân. Đổ sơn, đốt cổng nhà dân . . . Những người dân phải hứng chịu
trò côn đồ bẩn thỉu đó là những người đã từng là tù chính trị trong nhà
tù Cộng sản, đã nhiều lần bị công an vô cớ bắt giữ, khám xét nên người
dân đều biết rõ ai đã ra lệnh cho lũ côn đồ làm trò bẩn thỉu đó!
Công an đánh chết dân ngoài đường, đánh chết dân trong đồn công an diễn
ra khắp nơi, ngày càng nhiều. Doanh nghiệp nước ngoài bị mất một số sản
phẩm trong kho. Anh công nhân theo dõi việc xuất sản phẩm được mời lên
đồn công an hôm trước thì hôm sau đã là cái xác không hồn. Cái chết của
anh công nhân cao trên một mét bảy, nặng trên bảy mươi cân được công an
giải thích là do anh tự treo cổ bằng sợi dây điện thoại mỏng manh! Anh
công nhân mới cưới vợ trẻ, hai vợ chồng trẻ có việc làm ổn định, có cuộc
sống vững vàng, đã mua được đất chuẩn bị xây ngôi nhà mơ ước để đón
những đứa con của hạnh phúc và điều quan trọng là anh đã khẳng định mình
vô tội trong vụ mất sản phẩm của doanh nghiệp và đang chứng minh sự vô
tội đó vậy mà viện Kiểm sát tối cao sau ít ngày “điều tra” lấy lệ lại
xưng xưng kết luận là anh công nhân tự tìm đến cái chết vì hối hận! Đó
là kết luận của những thế lực liên kết tạo thành những nhóm lợi ích, kết
luận của bạo lực Nhà nước, không phải là kết luận của công lí, của
lương tâm , của lẽ phải.
Thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bạo lực đã thay công lí. Cuộc sống chỉ có
Bạo lực! Bạo lực! Và Bạo lực! Công lí như mặt trời trong đêm, không còn
có trong cuộc sống nữa. Bóng công an, bóng bạo lực, bóng tối Trung Cổ
đè xuống cuộc sống. Công an giết dân. Côn đồ giết dân. Mạng sống của
người dân quá mong manh. Xã hội đầy nhiễu nhương, bất an.
Cuộc sống bị công an hóa, bạo lực hóa và Nhà nước đi đầu nêu tấm gương
sử dụng bạo lực trong nhiều mối quan hệ dân sự với dân. Đại tá, giám đốc
công an thành phố chỉ huy cuộc hành quân binh chủng hợp thành, công an
và quân đội phối hợp, bài binh bố trận như một trận đánh sống mái với
quân thù, bao vây, nã súng vào ngôi nhà đơn sơ, chơ vơ trên bãi biển chỉ
có đàn bà và trẻ con của gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên
Lãng, Hải Phòng. Ba ngàn cảnh sát chiến đấu của Bộ Công an cùng lực
lượng công an huyện, công an tỉnh, áo giáp, tay khiên, tay súng trùng
trùng đội ngũ, ầm ầm ra quân, trấn áp, xua đuổi vài trăm nông dân tay
không, đầu trần, chân đất ở Văn Giang, Hưng Yên. Bạo lực Nhà nước được
huy động cao nhất giành mảnh đất sống của người nông dân giao cho nhà tư
bản để họ kinh doanh làm giầu trên sự khốn cùng của những người nông
dân đã góp xương máu mồ hôi dựng lên Nhà nước này. Hàng chục người dân
lương thiện đã bị công an đánh chết trong các đồn công an trên cả nước
khi người dân bị công an bắt chỉ vì những lỗi nhỏ trong sinh hoạt như đi
xe máy không đội mũ bảo hiểm, to tiếng cãi nhau với người thân, với
hàng xóm . . .
Đau xót và tủi nhục cho nền văn minh Sông Hồng rực rỡ và cho mảnh đất
Thăng Long – Hà Nội ngàn năm Văn hiến là chính ở trung tâm văn minh Sông
Hồng, chính ở kinh đô ngàn năm văn hiến lại là nơi người dân bị công an
đánh chết nhiều nhất, chết thương tâm nhất. Giữa thủ đô Hà Nội công an
treo cao cái slogan chữ lớn bầy tỏ lòng trung thành của công an với đảng
Cộng sản: Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình, dưới cái slogan
ấy nhiều người dân Hà Nội đã bị công an đánh chết thê thảm: Ngày 21. 11.
2009, anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi bị đánh chết trong trại tạm giam
của công an quận Hà Đông, Hà Nội. Chỉ ba tháng sau, ngày 21. 1. 2010,
anh Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, bị đánh chết trong trại tạm giam của công
an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Năm tháng sau, ông Nguyễn Phú Trung, 41
tuổi bị hai công an xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mĩ, Hà Nội đánh
chết. Tám tháng sau, ngày 28. 2. 2011, ông Trịnh Xuân Tùng, 53 tuổi, bị
trung tá Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà
Nội đánh gãy cổ ở bến ô tô Giáp Bát dẫn đến cái chết trong đau đớn. Đau
đớn cho người đang chờ chết, càng đau đớn gấp bội cho người sống còn
lương tâm. Người dân Hà Nội còn chưa nguôi ngoai, chưa thể vơi nỗi căm
phẫn ghê tởm trước sự độc ác, nhẫn tâm giết người của viên trung tá công
an Nguyễn Van Ninh thì ngày 30. 8. 2012, công an xã Kim Nỗ, huyện Đông
Anh, Hà Nội ngay trong buổi chiều bắt giam ông Nguyễn Mậu Thuận, 54
tuổi, vì xích mích với hàng xóm, đã đánh chết ông Thuận ngay trong trụ
sở công an xã!
Nhà nước nào, xã hội đó. Nhà nước bạo lực tất tạo ra xã hội bạo lực.
Những va chạm xích mích nhỏ từ trong gia đình đến ngoài xã hội đều giải
quyết bằng bạo lực, bằng máu, bằng sự tước đoạt mạng sống của nhau. Cha
giết con. Vợ giết chồng. Anh giết em. Người yêu giết người yêu . . .
xảy ra hàng ngày trên khắp đất nước. Những cuộc thanh toán đẫm máu
thường xuyên xảy ra trên đường phố, trong làng quê. Chú bé Lê Văn Luyện
chưa đến tuổi thành niên lạnh lùng vung dao giết cả nhà bốn người chủ
tiệm vàng để vơ một nắm vàng. Thời bạo lực Nguyễn Tấn Dũng đã sản sinh
ra tội ác Lê Văn Luyện.
Đất nước của những bài dân ca, của những câu ca dao, thành ngữ chan chứa
tình yêu thương: Thương Người như thể thương thân, bây giờ là đất nước
của bạo lực, hận thù, của máu và nước mắt! Đất nước Việt Nam hiền hòa,
gấm vóc của tôi ơi, có bao giờ đau đớn và tối tăm thế này chăng?
Văn minh tin học đã mang lại cho Con Người cuộc sống kì diệu, Với văn
minh tin học, Con Người làm được những việc mà trước đây chỉ có thần
thánh trong những câu chuyện cổ tích, thần thoại mới làm được. Con
Người đã trở thành thần thánh. Được sống với những tiện nghi kĩ thuật do
công nghệ thông tin mang lại, Con Người còn được sống trong những giá
trị nhân văn cao cả. Quyền Con Người đã là phổ quát, là đương nhiên ở
mọi xã hội. Nhưng trên đất nước Việt Nam thân yêu của tôi với ông Thủ
tướng khinh trí tuệ, trọng bạo lực, giữa kỉ nguyên văn minh tin học,
người dân Việt Nam vẫn chưa được sống kiếp Người, vẫn chỉ là bầy đàn,
bầy ong, bầy kiến, vẫn phải sống trong bạo lực Trung Cổ. Quyền Con Người
bình dị vẫn chỉ là thứ xa xỉ, vẫn là nỗi khao khát, mơ ước của người
dân Việt Nam!
Tôi viết trong nghẹn ngào, đến đây nước mắt đã làm nhòe tất cả, tôi không thể viết được nữa!
NV Phạm Đình Trọng
Đào Tuấn - Kẻ thù vô hình
Lợi ích nhóm, chẳng phải là vấn đề xa xôi, bí hiểm, bởi đôi khi, nó
được thể hiện công khai ở ngay trong những chính sách không có lợi cho
số đông người dân, hoặc gần hơn, có ngay trong hai chữ “độc quyền”.
Bộ LĐ-TB&XH đã trình Chính phủ ba phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2013. Ngoài hai phương án đã được đưa ra lấy ý kiến (mức 2,5 triệu đồng và 2,7 triệu đồng/tháng), còn có phương án 2,4 triệu đồng/tháng. Báo chí dẫn lời Vụ trưởng Vụ Tiền lương – tiền công, bà Tống Thị Minh, cho rằng phương án 2,4 triệu được đề xuất “thêm” sau khi “khảo sát và lấy ý kiến thấy các doanh nghiệp còn khó khăn trong bối cảnh kinh tế khó khăn”.
Bộ Tài chính, chờ đúng thời điểm xăng dầu thế giới tăng giá trở lại cũng đã lắc đầu trước câu hỏi giảm giá xăng dầu. Vấn đề nằm ở chỗ “Bộ Tài chính, Cục quản lý giá đứng ra giải thích hộ doanh nghiệp”. Và “Các DN gần như được độc quyền định giá, lúc giá thế giới vừa nhích lên thì lập tức tăng theo, lúc giá thế giới giảm thì trù trừ kéo dài thời gian”.
Trong khi đó, vấn đề cơ chế định giá đất được đưa ra lấy ý kiến “cộng đồng doanh nghiệp” nhận ngay một bình luận chát chúa: “Dự thảo Luật không có chút đột phá, trong khi vẫn giữ nguyên hạn chế”, thể hiện ngay trong việc vẫn giữ cơ chế “thu hồi”, thay vì “trưng mua” với một cơ chế giá “phù hợp với thị trường” mơ hồ hơn cả quy định hiện tại.
Tất cả những sự kiện trên đều xảy ra trong cùng một ngày. Và không khó để nhận ra chúng có một điểm chung: Vấn đề lợi ích nhóm.
Các cơ quan quản lý có trách nhiệm cân bằng lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau. Nhưng liệu lợi ích của vài trăm ngàn DN có lớn hơn lợi ích, gắn với cuộc sống tối thiểu của hàng chục triệu lao động? Liệu lợi ích của một vài DN độc quyền, có lớn hơn cuộc sống của gần chín chục triệu dân và cả nền kinh tế. Và cơ bản nhất, dù là túi tiền nhà nước, thì lợi ích của “túi tiền nhà nước” liệu có nên được làm đầy bằng cách móc từ túi tiền người dân.
Lợi ích nhóm, từ đời sống đã đi vào nghị quyết TƯ. Từ câu cửa miệng dân gian, đã trở thành quyết tâm của Đảng đặt ngang với nguy cơ về suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Lợi ích nhóm, chẳng phải là vấn đề xa xôi, bí hiểm, cũng chẳng khó lý giải, bởi đôi khi, nó được thể hiện công khai ở ngay trong những chính sách không có lợi cho số đông người dân, hoặc gần hơn, có ngay trong hai chữ “độc quyền” khi mà đặc thù của lợi ích nhóm là mối quan hệ “tiền- quyền”.
Còn nhớ 3 hôm trước, trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận: “Có những nhóm lợi ích xuất hiện trong mỗi một ngân hàng (NH) cũng như trong cả hệ thống. Nó có thể thao túng hoạt động của một NH và ảnh hưởng đến cả hệ thống”.
Phải thừa nhận là Thống đốc đã dũng cảm khi công khai thừa nhận một sự thật, trong bối cảnh rất nhiều bộ, ngành, địa phương trong quá trình kiểm điểm trước đó phủ nhận việc có “lợi ích nhóm”, và dù đó là một sự thật mà ai cũng biết. Chỉ có điều, với cương vị là “tư lệnh” ngân hàng, ông không chỉ rõ đó là lợi ích gì, nhóm nào, ở đâu, và bao gồm những ai. Nếu coi lợi ích nhóm là chuyện của “hàng xóm”, hay thậm chí chỉ chống bằng những lời lẽ hô hào suông thì liệu có thể nói tới việc hạn chế, tiến tới xóa bỏ!
Còn có một sự thật khác: Chưa có bất cứ một cơ quan chức năng nào giải thích rõ thế nào là “lợi ích nhóm”, thậm chí còn chưa kịp có trong từ điển tiếng Việt. Vậy phải chăng là chúng ta đang chống lại một kẻ thù vô hình?
(Đào Tuấn)
Bộ LĐ-TB&XH đã trình Chính phủ ba phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2013. Ngoài hai phương án đã được đưa ra lấy ý kiến (mức 2,5 triệu đồng và 2,7 triệu đồng/tháng), còn có phương án 2,4 triệu đồng/tháng. Báo chí dẫn lời Vụ trưởng Vụ Tiền lương – tiền công, bà Tống Thị Minh, cho rằng phương án 2,4 triệu được đề xuất “thêm” sau khi “khảo sát và lấy ý kiến thấy các doanh nghiệp còn khó khăn trong bối cảnh kinh tế khó khăn”.
Bộ Tài chính, chờ đúng thời điểm xăng dầu thế giới tăng giá trở lại cũng đã lắc đầu trước câu hỏi giảm giá xăng dầu. Vấn đề nằm ở chỗ “Bộ Tài chính, Cục quản lý giá đứng ra giải thích hộ doanh nghiệp”. Và “Các DN gần như được độc quyền định giá, lúc giá thế giới vừa nhích lên thì lập tức tăng theo, lúc giá thế giới giảm thì trù trừ kéo dài thời gian”.
Trong khi đó, vấn đề cơ chế định giá đất được đưa ra lấy ý kiến “cộng đồng doanh nghiệp” nhận ngay một bình luận chát chúa: “Dự thảo Luật không có chút đột phá, trong khi vẫn giữ nguyên hạn chế”, thể hiện ngay trong việc vẫn giữ cơ chế “thu hồi”, thay vì “trưng mua” với một cơ chế giá “phù hợp với thị trường” mơ hồ hơn cả quy định hiện tại.
Tất cả những sự kiện trên đều xảy ra trong cùng một ngày. Và không khó để nhận ra chúng có một điểm chung: Vấn đề lợi ích nhóm.
Các cơ quan quản lý có trách nhiệm cân bằng lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau. Nhưng liệu lợi ích của vài trăm ngàn DN có lớn hơn lợi ích, gắn với cuộc sống tối thiểu của hàng chục triệu lao động? Liệu lợi ích của một vài DN độc quyền, có lớn hơn cuộc sống của gần chín chục triệu dân và cả nền kinh tế. Và cơ bản nhất, dù là túi tiền nhà nước, thì lợi ích của “túi tiền nhà nước” liệu có nên được làm đầy bằng cách móc từ túi tiền người dân.
Lợi ích nhóm, từ đời sống đã đi vào nghị quyết TƯ. Từ câu cửa miệng dân gian, đã trở thành quyết tâm của Đảng đặt ngang với nguy cơ về suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Lợi ích nhóm, chẳng phải là vấn đề xa xôi, bí hiểm, cũng chẳng khó lý giải, bởi đôi khi, nó được thể hiện công khai ở ngay trong những chính sách không có lợi cho số đông người dân, hoặc gần hơn, có ngay trong hai chữ “độc quyền” khi mà đặc thù của lợi ích nhóm là mối quan hệ “tiền- quyền”.
Còn nhớ 3 hôm trước, trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận: “Có những nhóm lợi ích xuất hiện trong mỗi một ngân hàng (NH) cũng như trong cả hệ thống. Nó có thể thao túng hoạt động của một NH và ảnh hưởng đến cả hệ thống”.
Phải thừa nhận là Thống đốc đã dũng cảm khi công khai thừa nhận một sự thật, trong bối cảnh rất nhiều bộ, ngành, địa phương trong quá trình kiểm điểm trước đó phủ nhận việc có “lợi ích nhóm”, và dù đó là một sự thật mà ai cũng biết. Chỉ có điều, với cương vị là “tư lệnh” ngân hàng, ông không chỉ rõ đó là lợi ích gì, nhóm nào, ở đâu, và bao gồm những ai. Nếu coi lợi ích nhóm là chuyện của “hàng xóm”, hay thậm chí chỉ chống bằng những lời lẽ hô hào suông thì liệu có thể nói tới việc hạn chế, tiến tới xóa bỏ!
Còn có một sự thật khác: Chưa có bất cứ một cơ quan chức năng nào giải thích rõ thế nào là “lợi ích nhóm”, thậm chí còn chưa kịp có trong từ điển tiếng Việt. Vậy phải chăng là chúng ta đang chống lại một kẻ thù vô hình?
(Đào Tuấn)
Sự ra đi của các tập đoàn nhà nước
Tái cơ cấu DNNN
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ hồi đầu tháng trước, phía Bộ xây dựng đề nghị ngừng tổ chức thí điểm hai tập đoàn là Tập đoàn phát triển Nhà và Đô thị (HUD) và Tập đoàn Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam (Sông Đà). Như vậy, danh sách chính thức các tập đoàn kinh tế Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đang dừng ở con số 9.Tuy thế, cùng với lộ trình thực hiện Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, mà trọng tâm là tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, có thể nhận thấy con số này sẽ giảm xuống còn 7, với nhiều nhận định hai tập đoàn khác sẽ bị rút tên là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin).
Theo lời Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thì “Thủ tướng sẽ có trách nhiệm cao hơn với một số ít hơn các tập đoàn” trong khi đó, các đơn vị khác sẽ được tổ chức lại, trao quyền trực tiếp cho các bộ chủ quản là cấp trên trực tiếp, điều này có thể quy định rõ hơn trách nhiệm cho từng bộ ngành, cá nhân, tổ chức trong việc quản lý các doanh nghiệp Nhà nước.
Mặc dù trên thực tế, số lượng các tập đoàn kinh tế có thể đạt được đúng như chỉ tiêu Chính phủ đề ra là chỉ còn từ 5 – 7 tập đoàn gồm các đơn vị lớn và quan trọng với quốc kế dân sinh, như dầu khí, điện lực, viễn thông…nhưng nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng việc giảm số lượng các doanh nghiệp này phải đi đôi với việc chấp nhận để các doanh nghiệp này vận hành theo cơ chế thị trường, nghĩa là cắt hẳn sự bảo hộ của Nhà nước đối với các đơn vị đó.
Trong một bài phỏng vấn gần đây được VEF trích lại, T.S Alan Phan, chủ tịch quỹ đầu từ Viasa Fund tại Hong Kong nhận định chừng nào Việt Nam còn duy trì tập đoàn, tổng công ty thì chừng đó Nhà nước sẽ còn phải tiếp tục “chạy theo trả nợ.” T.S Alan Phan giải thích rằng kinh doanh của các tập đoàn kinh tế Nhà nước tại Việt Nam cũng giống như việc người ta đi đánh bạc không bằng tiền của mình, sinh lời mình hưởng, còn thua lỗ người khác lãnh dùm.
Ông nói rằng khó để “nâng cao hiệu quả sử dụng đồng tiền” khi mỗi ngày, một cá nhân đại diện phải quyết định cả triệu đô la nhưng không phải tiền của mình, người đó không đủ kỹ năng quản trị, không có thời gian giám sát công việc… có lẽ câu nói “đồng tiền liền khúc ruột” không còn đúng đối với phía chính phủ Việt Nam, khi nguồn vốn phân bổ cho nhiều tập đoàn đã bị họ sử dụng sai mục đích, hay những đồng vốn là tiền thuế đóng góp của người dân bị những nhóm lợi ích “xâu xé,” phải chăng câu nói “tiền mất tật mang” xem ra là hợp lý hơn nếu áp dụng vào một số “quả đấm thép” của nền kinh tế Việt Nam.
Độc quyền, kém hiệu quả
Cái sự “tiền mất tật mang” đó vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người, lớn thì có Vinashin, Vinalines, nhỏ thì có Tập đoàn Sông Đà. Vậy đâu là nguồn gốc dẫn đến những câu chuyện thua lỗ của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, trong một lần trao đổi trước đây với chúng tôi, T.S Nguyễn Quang A, một chuyên gia kinh tế tại Việt Nam giải thích:
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính.
Quan điểm trên của T.S Nguyễn Quang A cũng có điểm tương đồng với tư duy “kinh tế nhà nước là chủ đạo” được hai tác giả Tô Trung Thành và Nguyễn Ngọc Anh đề cập đến trong báo cáo Kinh tế vĩ mô “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cấu trúc.”
Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.Theo đó hai tác giả cho rằng chính “tư duy kinh tế nhà nước là chủ đạo” đã tạo ra một môi trường kinh doanh thiếu sự cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch và lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khiến khu vực kinh tế tư nhân khó có cơ hội tiếp cận các nguồn đầu vào và cơ hội kinh doanh một cách bình đẳng.
T.S Nguyễn Quang A
Ngoài ra, bản báo cáo này cũng nhắc đến việc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn làm công cụ điều tiết vĩ mô sẽ là thiếu cơ sở vì nó tạo ra sự độc quyền, kém hiệu quả, giá cả bị bóp méo và đầu tư ngoài ngành tràn lan, đồng thời đó sẽ là mảnh đất màu mỡ để các cá nhân lợi dụng.
Phải cải cách từ đâu?
Câu hỏi đặt ra là cải cách khối doanh nghiệp Nhà nước, mà cụ thể là cơ cấu lại các tổng công ty 91, tập đoàn kinh tế nên được thực hiện theo hướng nào, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương thẳng thắn nhận xét:
Một là không thể cải cách doanh nghiệp nhà nước nếu không cải cách chính bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là cái đã đẻ ra chủ trương, đã đứng ra cho phép các doanh nghiệp hoạt động. Rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ thì doanh nghiệp ấy trước đó phải có người cho phép lập ra, rồi phải có người cho phép vay vốn nước ngoài, bây giờ không trả được nợ thì phải lấy ngân sách nhà nước ra để mà trả.
Tôi nghĩ rằng hiện nay đã hình thành lợi ích nhóm giữa một số quan chức nhất định nào đấy trong bộ máy nhà nước với một số quan chức trong doanh nghiệp nhà nước, và những người này họ không muốn cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách mạnh mẽ và có hiệu quả. Họ vẫn muốn có sự can thiệp mặc dù Việt Nam từ rất lâu đã yêu cầu là phải tách bạch chức năng quản lý nhà nước tức là quản lý bằng pháp luật, quản lý đối với mọi công dân, đối với mọi doanh nghiệp, với chức năng quản lý của chủ sở hữu và quản lý của bộ và bộ quản lý ngành.
Có thể nói qua những gì T.S Lê Đăng Doanh phân tích thì chính những “nhập nhằng” giữa vai trò quản lý và vai trò làm kinh tế của Nhà nước đang tạo ra những kẽ hở, sự chồng chéo và thiếu hiệu quả trong hệ thống “xương sống của nền kinh tế.”
Không thể cải cách doanh nghiệp nhà nước nếu không cải cách chính bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là cái đã đẻ ra chủ trương, đã đứng ra cho phép các doanh nghiệp hoạt động. - T.S Lê Đăng DoanhNhìn vào con số tổng kết tính đến tháng 9 năm ngoái, số dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp nhà nước là hơn 415,000 tỷ đồng, trong đó hơn một nửa số nợ này đã thuộc về 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (chiếm xấp xỉ 218,000 tỷ đồng), bản thân PGS, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phải thừa nhận nhiều tập đoàn “đã bị phá sản về mặt kỹ thuật.”
Đề án cơ cấu và sắp xếp lại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ còn được thực hiện trong một vài năm sắp tới, việc giữ lại những tập đoàn chính nhằm đảm bảo quốc kế dân sinh sẽ là hợp lý và hiệu quả hơn nếu chỉ nhìn vào góc độ kinh tế đơn thuần, khi không có các mục tiêu chính trị, lợi ích cá nhân đan xen và hi vọng câu nói “cạnh tranh là nguồn gốc của sự phát triển” sẽ được hiểu đúng nghĩa và đúng chỗ.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét