Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Hội nghị TƯ6 đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình

11/10/2012
Sau nhiều ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc trong không khí dân chủ, thẳng thắn với tinh thần khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa XI đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình Hội nghị lần này. Đó là nghe Bộ Chính trị báo cáo kết quả Kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Nghị quyết Trung ương 4 “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến để Bộ Chính trị thông qua các nội dung, đặc biệt là nội dung Kiểm điểm của một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Các tài liệu báo cáo được tổng hợp theo đúng những nguyên tắc của Đảng, tôn trọng sự thật đồng thời bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư và đã được đưa ra Trung ương phục vụ các đồng chí Ủy viên nghiên cứu, đánh giá, cho ý kiến.



.
Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đưa ra ba giải pháp cấp bách làm trong sạch Đảng, trong đó giải pháp chính là: Tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên. Một là, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tập trung kiểm điểm, đánh giá làm rõ những hạn chế, khuyết điểm; làm rõ nguyên nhân trở ngại trong việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng. Hai là, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành kiểm điểm, đánh giá liên hệ bản thân về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến một số vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết này, đề ra biện pháp khắc phục. Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân.
Đi đầu triển khai Nghị quyết Trung ương 4, Bộ Chính trị đã tiến hành tự phê trước trong hai đợt. Đợt 1 từ 21 đến 25/7/2012, bốn đồng chí cán bộ cao cấp nhất, đợt 2 từ 1 đến hết 7/8/2012, các đồng chí Bộ Chính trị và Ban Bí thư còn lại kiểm điểm và tự phê bình.
Qua hai đợt kiểm điểm và tự phê, Bộ Chính trị đã thông qua nội dung Kiểm điểm của hầu hết các đồng chí Ủy viên. Riêng trường hợp một đồng chí Ủy viên là lãnh đạo cao cấp, nhiều nội dung trong Kiểm điểm của đồng chí cần phải thẩm tra, làm rõ để thông qua. Tổng bí thư trực tiếp giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra.
Về nội dung kiểm điểm Tư tưởng chính trị, trong đó có việc người thân trong gia đình thực hiện đúng quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Ủy ban Kiểm tra TƯ cùng Bộ phận Thường trực đã dành nhiều thời gian thẩm tra nội dung này của trường hợp đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đã nêu. Trước đó, Bộ Chính trị đã thành lập Bộ phận Thường trực giúp Bộ Chính trị thực hiện công tác thẩm tra gồm đồng chí Tổng Bí thư (trực tiếp làm Trưởng Bộ phận), đồng chí Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Bộ phận Thường trực cho thấy đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị này có biểu hiện dung túng cho người thân, vi phạm kỷ luật Đảng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, phai nhạt lý tưởng Cộng sản.
Trên cơ sở Báo cáo Thẩm tra, Bộ Chính trị đã mở hội nghị để thảo luận, xem xét nhằm thông qua. Tuy nhiên, qua hai Hội nghị, Bộ Chính trị vẫn chưa thể thông qua nội dung Kiểm điểm của đồng chí lãnh đạo cao cấp này. Tại Hội nghị cuối tháng 9/2012, để đảm bảo dân chủ, khách quan, Bộ Chính trị quyết định đưa các nội dung Kiểm điểm của đồng chí đó cùng tài liệu thẩm tra ra báo cáo và lấy ý kiến trước Trung ương trong Hội nghị TƯ6 khóa 11 khai mạc ngày 1/10.
Kiểm điểm là nội dung rất quan trọng của Hội nghị TƯ lần này. Tại Hội nghị, nhiều lượt ý kiến phát biểu, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phát huy trí tuệ đóng góp nhiều tâm huyết của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng. Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, tranh luận sôi nổi thẳng thắn đầy tinh thần trách nhiệm và xây dựng nhằm thực hiện nghiêm túc nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương 4 về xây dựng và làm trong sạch Đảng.
Một lần nữa, không khí dân chủ trong Đảng được phát huy cao độ nhằm huy động sức mạnh trí tuệ tập thể giúp Bộ Chính trị triển khai hiệu quả một Nghị quyết quan trọng của Đảng ngay trong Bộ Chính trị. Sau khi nghiên cứu, đánh giá các nội dung báo cáo một cách khách quan, thấu đáo đầy tinh thần trách nhiệm và xây dựng, Ban Chấp hành Trung ương cơ bản nhất trí với nội dung thẩm tra mà Bộ Chính trị đã báo cáo trước Trung ương về trường hợp của đồng chí lãnh đạo cao cấp đã nêu. Trên cơ sở này, Ban Chấp hành đề nghị Bộ Chính trị ra kết luận cuối cùng và đưa ra hình thức kỷ luật, xử lý đối với đồng chí đó.
Kết luận cuối cùng của Bộ Chính trị sẽ được trình bày trước toàn thể Ban Chấp hành Trung ương trước khi bế mạc Hội nghị đồng thời thông tri tới các đảng bộ cơ sở.

 

 Có đảng đối lập thì đảng CSVN không phải chỉnh đốn

Trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong những ngày này, các diễn biến của sự kiên Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) đảng CSVN đang là chủ đề nóng hổi đang được dư luận xã hội trong và ngoài nước chăm chú theo dõi. Không theo dõi sao được vì đây là một cuộc "tắm rửa" mang tính quy mô lớn và có thể tắm rửa toàn diện từ đầu não trở xuống, mà đối tương chính không ai khác là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị một trong tứ trụ của triều đình chính quyền cộng sản ở Việt nam hiện nay.
Đối với người Việt nam thì đây là sự kiện bất thường, vì trong lịch sử nắm chính quyền của đảng CSVN thì đây là lần đầu tiên một nhân vật đứng đầu cơ quan hành pháp có thể bị xử lý kỷ luật vì những cáo buộc có các hành động cố ý vụ lợi cho gia đình và các nhóm lợi ích có liên quan. Điều đó dẫn tới thảm họa lớn cho nền kinh tế Việt nam, bỗng chốc đang từ con Hổ thành con Mèo ướt, với các tập đoàn, tổng Cty một thời từng được biết đến với như là các quả đấm thép của nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đến nay đã và đang bên bờ vực của sự phá sản. Đồng thời kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp khác cũng bị ảnh hưởng và ở tình trạng tương tự. Tất nhiên nếu tỉnh táo thì người ta sẽ hiểu rằng đó không phải chỉ là lỗi của một mình ông Dũng mà như nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nhận xét rằng Việt Nam hiện đang mắc lỗi hệ thống và ông An còn cho rằng "Với thể chế như hiện nay ở Việt Nam thì mọi thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng"
Việc chấn chỉnh hay sửa đổi về tư cách đạo đức của các đảng viên thuộc các đảng chính trị phải là việc làm thường xuyên, liên tục từng ngày từng giờ, vì quyền lực nếu để cho một cá nhân hay một chính đảng nắm tuyệt đối sẽ dẫn tới sự tha hóa tuyệt đối là điều không thể chối cãi. Điều đó rất dễ nhận thấy và là kinh nghiệm của những ai đã từng sống trong một xã hội đa nguyên đa đảng, vì chỉ có việc đa đảng chính trị mới tạo điều kiên cho các đảng phái đối lập thực hiện vai trò trong việc kiểm soát và điều chỉnh quyền lực (check and balances) của chính phủ nói riêng, hay của một tổ chức nhà nước nói chung. Chứ không thể để 2-3 kỳ đại hội đảng cầm quyền người ta mới tiến hành chấn chỉnh đảng với mục đích kéo lại uy tín của đảng như ở Việt nam.
Trong một xã hội dân chủ đa nguyên áp dụng chế độ dân chủ nghị viện thì cơ quan lập pháp (Quốc hội) được hình thành sau một cuộc bầu cử dân chủ trung thực và công bằng. Các chính đảng tuy có một hệ tư tưởng hay một đường lối, mục tiêu thực hiện một nhiệm vụ, lý tưởng để bảo vệ quyền lợi của một tầng lớp, giai cấp khác nhau và có thể có những thời điểm có sự xung đột về quyền lợi của phe chính phủ và phe đối lập, nhưng chỉ là tạm thời. Song điểm chung nhất của các chính đảng là phải trung thành với lợi ích quốc gia, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của quốc gia đó. Và khi tổng số ghế dân biểu được chia thành hai phe: phe chính phủ và phe đối lập. Phe chính phủ được hình thành bởi một hay nhiều đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội và phe đối lập cũng hình thành từ một hay nhiều đảng nhưng chiếm số ghế trong Quốc hội ít hơn. Tuy vai trò của phe chính phủ và phe đối lập khác nhau, nhưng vị thế trong Quốc hội là ngang nhau. Lãnh tụ phe đối lập có vị thế tương đương với chức vụ Thủ tướng, đồng thời có quyền yêu cầu chủ tịch Quốc hội tổ chức chất vấn buộc Thủ tướng và các thành viên nội các phải điều trần trước Quốc hội theo định kỳ hay bất thường nếu có các bằng chứng cụ thể về việc vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Nói nôm na thì khái niệm quốc gia được hiểu như một căn nhà, mà bên trong là vô số tài sản từ tài nguyên, tiền bạc từ ngân sách quốc gia v.v...mà người chủ căn nhà đó là toàn thể dân chúng Thì phe đối lập thực hiện chức năng của một con chó giữ nhà, canh phòng đề phòng bọn ăn cắp (chính phủ). Như vậy để thấy rằng chế độ độc đảng là nguyên nhân của sự tham nhũng, bởi khi kẻ trộm và người bảo vệ tài sản quốc gia có cùng chí hướng. Nghĩa là không thể để thằng ăn trộm và và người bảo vệ tài sản quốc gia  ở trong cùng một đảng được. Đó là một nguyên tắc bất khả kháng của một nhà nước pháp quyền.
Ở Việt nam, với chế độ chính trị là một mô hình độc đảng duy nhất nắm vai trò lãnh đạo toàn diện trên mọi mặt của nhà nước và xã hội thì đã trái với lẽ tự nhiên, vì không ai hay tập thể nào muốn tự đánh vào mình dưới danh nghĩa tự phê cả. Nguy hiểm hơn mọi chủ trương chính sách của đảng CSVN đều được cụ thể hoá trong Hiến pháp và Pháp luật, thế là công dân chấp hành Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước là chấp hành sự lãnh đạo của Đảng và  xã hội sẽ được nhà nước quản trị bằng chỉ thị, nghị quyết trực tiếp của đảng thay cho bằng pháp luật. Vô hình chung họ đã buộc mọi công dân phải chấp nhận vai trò như một đảng viên. Ở nước có đa đảng tham chính, thông thường các đảng quy định đảng viên của Đảng đó có trách nhiệm tuân thủ theo lập trường của đảng đó... và các đảng tranh giành sự ủng hộ của người dân, tranh giành lợi ích cho đảng mình thông qua lá phiếu bầu. Còn ở Việt Nam, là chế độ độc đảng nên đảng không phải tranh giành lá phiếu với đảng nào cả, mà chỉ là lá phiếu của những đảng viên, của những người đại biểu nhân dân được đảng chỉ định thì thử hỏi ai sẽ là người thực hiện vai trò trong việc kiểm soát và điều chỉnh quyền lực (check and balances). Đó là nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng lòng tin của dân chúng đối với chính quyền, điều mà lẽ ra phải được kiểm tra, giám sát không ngừng nghỉ trong mọi thời gian của một phe phái đối lập. Nếu có đầy đủ hệ thống tam quyền phân lập (độc lập), tự do báo chí và một phe đối lập đủ mạnh thì không bao giờ đảng câm quyền phải mất thì giờ với việc chỉnh đốn đảng để khôi phục lòng tin như đảng CSVN đang làm trong lúc này. Vừa tốn của, mất thời gian và mất lòng tin nhưng những cái đó không bằng những mất mát như chính phủ của Thủ tướng Dũng đã gây ra trong một vài năm gần đây.
Vai trò của đối lập trong mọi quốc gia giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, trong Quốc hội các đại biểu của phe đối lập là công cụ thay mặt người dân nhằm giám sát các hoạt động của chính phủ trong giới hạn của pháp luật cho phép. Sự có mặt của đối lập với những phản biện thẳng thắn, thậm chí gay gắt và dứt khoát với những bằng chứng, chứng cớ cụ thể phần nào đã giúp chính quyền luôn đưa ra những quyết định đúng đắn và sáng suốt. Đồng thời phe đối lập còn là phương tiện để giúp chính quyền nắm bắt những ý kiến  và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Khi những ý kiến đòi hỏi của dân chúng, kể cả sự bất mãn của họ nếu được phản ảnh kịp thời từ phe đối lập và được lãnh đạo chính phủ có biện pháp đáp ứng thỏa đáng, kịp thời  thì đấy nghĩa là nhiệm vụ của phe đối lập đã hoàn thành. Ở các quốc gia dân chủ và đa nguyên, chính quyền khuyến khích và tài trợ kinh phí hoạt động từ ngân sách cho các đảng phái chính trị, bất kể đảng đó là đảng đối lập hay đảng cầm quyền, kể cả là đảng đã đăng ký hoạt động mà không có ghế trong quốc hội.
Hậu quả của chế độ độc đảng toàn trị ở Việt nam hiện nay hết sức lớn, khó mà kể hết. Nhưng một điều nguy hiểm nhất là với cơ chế độc đảng, nhất nguyên là người ta đã tuyên truyền một chiều đã khiến cho nhiều người đã hiểu sai về ý nghĩa đa đảng chính trị và vai trò kiểm tra giám sát hoạt động của chính phủ của phe đối lập. Ai cũng nghĩ rằng có đa đảng là có sự xâu xé, tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị. Vì có lẽ họ hiểu rằng các đảng chính trị đều lộng quyền và đứng trên pháp luật như đảng CSVN đang làm? Mà ít ai hiểu được đó mục tiêu thật của mấy thằng đầy tớ đi ăn trộm thì luôn luôn sợ và nói xấu các "con chó" canh nhà (đảng đối lập) cho nhân dân. Nên hiểu trong một nhà nước pháp quyền thì không có cá nhân hay đảng phái nào được đứng trên luật pháp, tất cả hoạt động của các đảng chính trị dù thuộc phe chính phủ hay phe đối lập đều nằm trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật với một hệ thống tư pháp độc lập, cộng với một Tòa án Hiến pháp sẽ xét xử công minh.
Những kiến thức và hiểu biết trên đây không có gì mới mẻ, vì trong lịch sử xã hội loài người cho thấy các quốc gia theo thể chế dân chủ nghị viện trước kia kể cả các quốc gia theo chế độ Quân chủ lập hiến hiện nay đã áp dụng mô hình này khoảng hơn 200 năm, từ sau cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1799). Nhưng ở Việt nam một quốc gia gần đội sổ bảng xếp hạng của thế giới vẫn còn một số kẻ thiểu năng trí tuệ vẫn ôm mộng lãnh đạo thế giới. Chắc là họ muốn đưa xã hội loài người đi ngược lịch sử về thời đại cộng sảng nguyên thủy, ăn lông ở lỗ sống kiểu bầy đàn?
Hiện nay Việt nam đã và đang lâm vào khủng hoảng toàn diện về mọi mặt kinh tế, xã hội và kể cả chính trị cho dù đang được dấu dưới vỏ bọc ổn định sẽ mãi mãi không có lối thoát nếu không tiến hành cải các toàn diện và sâu rộng về chính trị ngay lập tức. Một thể chế chính trị phù hợp để đáp ứng đó là: phải bảo đảm được sự độc lập và phân quyền rõ rệt giữa ba ngành Lập Pháp - Hành Pháp - Tư Pháp (Tam quyền phân lập) để không tạo điều kiện cho bất cứ một đảng phái nào có thể khống chế nền chính trị quốc gia. Tự do tư tưởng và tự do báo chí cộng với đa nguyên, đa đảng để tạo điều kiện cho phe đối lập hình thành và hoạt động trong Quốc hội để làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của chính phủ.

Khổ hải mang mang,

Hồi đầu thị ngạn.
Đó cũng chính là những biện pháp để đưa quốc gia Myanmar thoát ra khỏi sự khủng hoảng. So với Myanmar thì chính trị Việt nam quá nhiều thuận lợi để tiến hành cải cách chính trị, trở ngại duy nhất là sự ích kỷ, lòng tham và sự ham mê quyền lực của một thiểu số nắm quyền lãnh đạo quốc gia chiếm tỷ lệ khoảng 0,01% dân số. Nếu tự bọn họ vượt qua được chính mình thì quả là hồng phúc của cả dân tộc. Và nếu ngược lại, nếu họ cứ cố bấu víu thì  chúng ta phải làm gì?
Nếu là bạn?
Ngày 10 tháng 10 năm 2012
© Kami

 

 Năm việc Phật tử tại gia không được làm

(Kienthuc.net.vn) - Người Phật tử không thể chỉ thọ Tam Quy mà không trì Ngũ Giới. Sở dĩ đức Phật đặt ra 5 giới, vì Ngài mong muốn cho người Phật tử tại gia hưởng được quả báo tốt đẹp.
Phật tử thuyết trình năm giới tại khóa tu tại chùa Đình Quán HN
Đức Phật không bắt buộc người Phật tử phải tuân theo triệt để. Tuy nhiên 5 giới là 5 thành trì ngăn chặn cho chúng ta đừng đi vào đường ác, là 5 hàng rào cản cho chúng ta khỏi rơi vào vực sâu tội lỗi.
1. Không sát sinh
Không sát sinh bao gồm không giết hại từ con người đến súc vật lớn, nhỏ. Đồng thời, không làm tổn thương sự sống của bất luận sinh vật nào và không xúi giục người khác làm những điều ấy.
Người Phật tử cũng không bảo người khác, bày mưu kế cho người khác làm các việc hành hạ, giết hại chúng sinh các loài. Khi thấy người khác đánh đập, sát hại con người và súc vật thì sinh lòng thương xót và khuyên can ngăn cản.
Sự giữ giới không sát sinh nhằm mục đích bảo vệ công bằng. Bởi mọi chúng sinh đều muốn sống sợ chết và có Phật tính như nhau. Ngoài ra, giữ giới sát sinh là nuôi dưỡng lòng từ bi, người có lòng nhân không nỡ sát hại người hay vật.
Theo giáo lý nhà Phật thì người giữ giới sát sinh luôn luôn có tâm an ổn, nét mặt hiền hòa. Nếu mọi người trên thế giới đều giữ giới không sát sinh thì thế giới không còn chiến tranh giết hại nữa.
2. Không trộm cướp
Không trộm cướp có nghĩa là “không cho thì không lấy”, là không cố ý lấy hoặc nhờ người khác lấy, vật có chủ mà không được cho đến mình.
Không trộm cướp còn thể hiện lòng từ bi vì một người phải cực khổ để làm ra tiền nuôi thân và gia đình và dành dụm phòng khi đau yếu hoặc tuổi già. Nếu bị mất sẽ đau khổ và tuyệt vọng có khi đi đến tự tử.
Người trộm cướp, cho dù có thoát khỏi lưới pháp luật nhưng lương tâm lúc nào cũng lo sợ và nhân qủa nghiệp báo ở kiếp sau không thể tránh khỏi.
Người không gian tham, đời này sống yên  ổn, đi đâu cũng có người tin cậy, đời sau được phúc báo giàu sang. Về xã hội, nếu mọi người đều không gian tham trộm cướp thì nhà không cần đóng cửa then cài nữa.
3. Không tà dâm
Không tà dâm là không dụ dỗ hay dùng thủ đoạn để cướp vợ người khác, không ép buộc người khác phải thỏa mãn tình dục với mình. Người Phật tử không được xui bảo và bày mưu cho người khác làm việc tà dâm.
Giới này nhằm bảo vệ sự công bằng, bảo vệ hạnh phúc cho gia đình mình và gia đình người. Không tà dâm còn tránh được oán thù và quả báo xấu vì không có sự oán thù nào mãnh liệt cho bằng sự oán thù do lừa dối tình hay phụ tình gây ra.
Nếu mọi người đều giữ giới tà dâm thì gia đình được đầm ấm, xã hội có luân thường đạo lý, không có những sự thù hằn chết chóc vì tà dâm nữa.
Mặc dù Phật chỉ cấm tà dâm, nhưng giữa vợ chồng cũng phải điều độ, biết tiết dục, để cho thân được khỏe, tâm được trong sạch nhẹ nhàng. Còn với người xuất gia thì tránh hẳn dâm dục.
4. Không nói dối
Nói dối là nói không đúng sự thật. Không nói dối còn bao gồm cả ba điều khác của miệng là không nói lời hai lưỡi làm cho hai người khác ghét nhau, thù nhau.
Kế tiếp là không được nói lời thêu dệt, thêm bớt, nói châm chọc, bóng bẩy làm cho người nghe buồn phiền và khởi tà niệm.
Phật tử cần giữ giới này vì đạo Phật là đạo của sự thật nên phải tôn trọng sự thật. Vì nuôi dưỡng lòng từ bi, người Phật tử phải tránh sự dối trá lừa gạt để không gây cho người khác sợ hãi, buồn phiền, đau khổ.
Lời nói chân chính không đượm nhuần những tư tưởng bất thiện như tham lam, sân hận, ganh tỵ, ngã mạn. Bốn loại khẩu nghiệp bất thiện là nói dối, nói đâm thọc, nói thô lỗ cộc cằn và nói nhảm nhí.
5. Không dùng chất kích thích
Không uống rượu mạnh và không dùng bất luận chất say nào có thể làm cho trí não lu mờ, mất sáng suốt. Mặc dù tội say rượu chưa phải là túc nghiệp nhưng vẫn phải chịu quả báo cuồng loạn, mất trí, điên dại ở kiếp sau. 
Giới cấm này mới nghe thấy có vẻ không quan trọng nhưng xét kỹ thấy thật quan trọng. Chính vì uống rượu say mà có thể gây phạm bốn giới cấm nêu trên là sát sinh, cướp của, nói dối, hiếp dâm.
Người không uống rượu còn tránh được sự hao tốn tiền bạc, thân ít bệnh tật, trí tuệ tăng trưởng, tuổi thọ  cao, con cái khoẻ mạnh, và gia đình yên vui.
Thời cổ đại ở Ấn Độ, các tôn giáo  đều có ngũ giới nên đại thể đều tương đồng, như 5 giới sau trong 10 giới của Cơ Đốc giáo cũng vậy. Nay phân biệt nêu ra như sau:
1. Ngũ giới của Phật giáo: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu
2. Ngũ giới của Ma na Pháp điển: Không sát sinh, không vọng ngữ, không trộm cắp, không phi phạm hạnh (không dâm), không tham sân.
3. Ngũ giới của Bao đạt dạ na Pháp điển: Không sát sinh, không vọng ngữ, không trộm cướp, nhẫn nại, không tham.
4. Ngũ giới của Tiền Đa Khư Da, Áo Nghĩa Thư: Khổ hạnh, từ thiện, chánh hạnh, không sát sinh, thật ngữ.
5. Ngũ giới của Kỳ na giáo: không sát sinh, không trộm cướp, không vọng ngữ, không dâm, ly dục.
6. Ngũ giới của Du già phái: không sát sinh, không vọng ngữ, không trộm cướp, không tà dâm, không tham.
7. Năm giới sau của Cơ Đốc giáo: Đừng giết, đừng trộm, đừng dâm, đừng vọng chứng, đừng tham của cải người khác.

* (Bài viết có sử dụng tài liệu của daophatngaynay)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét