http://www.youtube.com/watch?v=ud7HTQaAAKc&feature=player_embedded
Chính trị – Xã hội
Việt Nam xuất bản thêm sách về Biển Đông (RFA) – Chính quyền Việt Nam vừa xuất bản thêm một cuốn sách về Biển Đông mang tên “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”. —Ngư dân liên kết trên biển lợi nhiều mặt (RFA) —Hai tàu cá VN bị đâm chìm trên Biển Đông (BBC) —-‘Tàu lạ’ liên tục đâm chìm tàu ngư dân Việt, 8 người mất tích (Nguoiviet) —-“Tàu lạ” đâm chìm tàu cá, bảy ngư dân mất tích (Bee)
Báo chí TQ yêu cầu Mỹ ‘câm mồm’ (BBC) —Kêu gọi chính phủ bắt giữ tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền(RFA)
Bài 4: Khẳng định chủ quyền – cơ sở cho phát triển kinh tế biển (Daidoanket)
Có nên du lịch Trung Cộng không?(Trần nguyên Thắng -Nguoiviet)- Bài cũ điểm lại.
Chiến lược bành trướng năng lượng của Trung Quốc: Ván cờ đầy bất trắc (RFI) —-Việt Nam muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Bắc Triều Tiên (VOA) —TQ ‘không muốn thấy Asean chia rẽ’ (BBC)
Báo VN:
Quân Đội TQ Sắp Đánh Trường Sa; Bây giờ hoặc không bao giờ… 2 tàu lạ
đụng chìm 2 tàu cá VN, làm mất tích 8 ngư dân VN; TQ mời đại diện ngoại
giao Mỹ tới phản đối… (Vietbao) -BIỂN ĐÔNG — Một chiến dịch mới đầy hung hiểm: tàù lạ đâm chìm tàu cá Việt Nam rồi bỏ chạy.
Trí thức lại kiến nghị với lãnh đạo VN (BBC) —-Gỡ ‘bẫy’ của thương lái Trung Quốc (Đất Việt) —‘Mỹ đang ngăn Trung Quốc hành động bừa bãi’ (ĐV)>>>Trung Quốc không chỉ gây sự với các nước ven Biển Đông
–Giải mã thế cờ biển Đông (NLĐ)
Chiến lược “xẻo dần” Biển Đông của Trung Quốc (Dantri) —Trung Quốc âm mưu “ăn mảnh” biển Đông (NLĐ) -Mục đích của chiến thuật “tích tiểu thành đại” là thâu tóm nguồn dầu khí ở biển Đông và vô hiệu hóa hệ thống đồng minh của MỹBác bỏ tham vọng “đường lưỡi bò” (NLĐ) —-Thu giữ 12 bản đồ Trung Quốc in sai sự thật về mốc giới (NLĐ) —Mỹ giúp Philippines 2 tàu chiến và nhiều máy bay (NLĐ) —Philippines hoan nghênh tuyên bố của Mỹ về biển Đông (TN)
Bày tỏ ủng hộ với các blogger bị bắt (BBC/nghe) – Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger mẹ Nấm, cho biết có nhiều nhân viên an ninh xuất hiện trong khu vực, liên tục chụp hình và quay phim tuy nhiên không có động thái gây hấn nào.
Các nhân viên an ninh này sau đó đi theo nhóm blogger về đến tận nhà.
Công an cản trở chùa Liên Trì phát quà cho thương phế binh VNCH (Nguoiviet) -Nhân Mùa Vu Lan Báo Hiếu hàng năm, Hòa Thượng Thích Không Tánh, tổng vụ trưởng Tổng Vụ Xã Hội-Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) tổ chức phát quà cho các thương phế binh VNCH cũng như các người nghèo khó, bệnh tật.
Việt Nam cho 3 sư đoàn không quân tập trận bắn đạn thật (Nguoiviet) —Đầu tư cho phụ nữ làm nông nghiệp còn rất thấp (RFA) —Người dân Vĩnh Phúc ngăn cản chính quyền xây đường cao tốc(RFA) —Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm ở VN (RFA) —Chuyện về đội mai táng đặc biệt(RFA)
Khó khăn về nguồn vốn của dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã giảm(VOA) —Việt Nam, Hàn Quốc loan báo khởi động đàm phán mậu dịch tự do(VOA) —Thêm một công ty Việt Nam tại Nga khai thác công nhân như nô lệ (RFI) —Vợ lao động tại Nga bị bóc lột, chồng ở Việt Nam kêu cứu (RFI)
“Không có chuyện” nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động (VnEc)
Xã hội Việt Nam bắt đầu thay đổi cái nhìn về giới đồng tính(RFI) —Hỏa thiêu thi thể du khách Mỹ chết bí ẩn tại Nha Trang (NV) —Thêm chi tiết về hai du khách Mỹ và Canada chết bí ẩn tại Nha Trang (NV) —Hai người Canadians bị chết vì đầu độc ở Việt Nam và Mễ Tây Cơ (Thoibao) —Sài Gòn: Báo Nguy Nạn Bác Sĩ Kê Toa Chia Hoa Hồng (Vietbao)
Chào giá, định giá – Một tay EVN (ĐĐK) –Chủ đầu tư thừa nhận hầm sông Sài Gòn thấm nước(Bee) —-Vết thấm ở hầm sông Sài Gòn nằm trong giới hạn cho phép (NLĐO)
Cựu chiến binh chống tham nhũng bị trả thù, trù dập? (Infonet) -Ông Nguyễn Kim Hợp đã “giải cứu” cho nhà nước hàng trăm ngàn m2
đất từng bị các “quan” tham ở xã Phú Phong, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh
chiếm đoạt. Nhưng chính bản thân ông đang đứng trước nguy cơ mất đất
canh tác vì bị chính quyền cưỡng chế, thu hồi bất hợp lý.
6 con không nuôi nổi mẹ già (NLĐO) – Người già, trong những ngày nắng tắt chiều hôm, khi mà sức khỏe đã bỏ họ ra đi thì điều hạnh phúc nhất là được quây quần bên con cháu. Thế nhưng, với bà Lê Thị Dẽo (SN 1942, ngụ xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) thì những ngày tháng cuối đời là khoảng
6 con không nuôi nổi mẹ già (NLĐO) – Người già, trong những ngày nắng tắt chiều hôm, khi mà sức khỏe đã bỏ họ ra đi thì điều hạnh phúc nhất là được quây quần bên con cháu. Thế nhưng, với bà Lê Thị Dẽo (SN 1942, ngụ xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) thì những ngày tháng cuối đời là khoảng
Xây cảng tỷ đô: Cẩn thận kẻo con cháu phải è cổ trả nợ (VTC
News) – Chuyên gia kỳ cựu về thủy lợi nói cần hết sức thận trọng với
phương án xây cảng Lạch Huyện bởi nếu không hiệu quả, con cháu sẽ phải
kéo cày trả nợ.
Trước giờ mà biết thế này thì ngày nay đâu đến nỗi!!!?Mà cái này không biết “nói chơi hay thiệt”?
Trước giờ mà biết thế này thì ngày nay đâu đến nỗi!!!?Mà cái này không biết “nói chơi hay thiệt”?
Kinh tế
1637: Vụ vỡ bong bóng đầu cơ đầu tiên trong lịch sử (RFI) —Thái Lan: Xuất Cảng Gạo Sẽ Ít Hơn VN, Để Dân Thái Lợi Hơn (Vietbao) —Dân Cạn Tiền, Tour Nội Địa Tiếp Tục Giảm Giá (Vietbao) —Thế chấp… heo để được vay vốn(ĐV)Vàng cuối ngày tăng mạnh (TT) – Giá vàng trong nước cuối ngày 7-8 tăng mạnh gần 200.000 đồng/lượng so với hôm qua. Theo đó, vàng SJC bán ra lúc 17g chiều 7-8 lên mức 42,34 triệu đồng/lượng. -Hai ngày đầu tuần, giá vàng đã tăng hơn 300.000 đồng/lượng.
Giá xăng tại Singapore tăng mạnh, trong nước có điều chỉnh? (VnEc) —Doanh nghiệp Việt Nam “tin” Mỹ hơn Trung Quốc (VnEc)
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
“Tò Mò” lò dò trên sao Hoả (RFA) —Thành công lớn nhất của loài người trên Hỏa Tinh (Nguoiviet) -10:32 giờ tối Chủ Nhật 5 tháng 8, 2012, người ta chờ đợi tiếng nói ngắn gọn của kỹ sư Al Chen tại trung tâm JPL của NASA ở Pasadena, California: “Ðã đáp xuống” (Touchdown confirmed).Ra mắt “Một Hành Trình Thơ Của Cung Trầm Tưởng” (Thoibao)
Thời hoàng kim của sân khấu cải lương Cuộc sống của Vua Vọng Cổ Út Trà Ôn - Soạn giả Nguyễn Phương (Thoibao) Mất ngủ có phải là bệnh dịch ngày càng gia tăng? (VOA)
Thế giới
Ngân hàng Standard Chartered bác bỏ cáo giác vi phạm luật(RFA) —Một ngân hàng Anh bị cáo buộc giấu 250 tỷ đô la giao dịch với Iran (RFI)Hợp tác kinh tế Trung Quốc – Châu Phi: Mặt trái tàn nhẫn (RFI) —Thợ mỏ Zambia giết chết chủ người TQ (BBC) —Thỏa ước đầu tư Trung Quốc-Đài Loan sắp được ký kết(RFA) —Trung Quốc sơ tán dân tránh bão Haikui(RFA) —Trung Quốc che giấu hậu quả thiên tai(RFA) –Sri Lanka bắt ngư dân TQ ‘đánh cá trộm’ (BBC) —Trung Quốc siết chặt kiểm soát trong lễ Ramadan ở vùng Tân Cương (VOA) —-Xử tội Cốc Khai Lai (BBC) —-Nhà Ngoại giao kỳ cựu Trung Quốc Ngô Hồng Ba tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (CRI)
‘Thái thượng hoàng’ (BBC) – Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin về hai cựu lãnh đạo, gây ra đồn đoán đang có thương lượng gấp rút giữa các phe nhóm trước Đại hội Đảng.
Các nhà lãnh đạo cộng sản khi đã về hưu thường tránh xuất hiện trước báo chí, ngoại trừ những dịp lễ lạt như Ngày Quốc khánh.Trung Quốc: Vì sao 149 ngư dân bị bắt ở nước ngoài? (Infonet)
Người dân Thái tiếp tục phản đối dự án xây đập Xayaburi(RFA) —Dân làng Thái Lan kiện ra tòa đòi cấm mua điện của đập Xayaburi (RFI) —Mưa lớn tại Philippines làm chết ít nhất 15 người(RFA)
Tổng thống Assad thề tiêu diệt ‘các phần tử khủng bố’ (VOA) —Thắng lợi của người Kurd ở Syria gây lo ngại cho Thổ Nhĩ Kỳ (VOA) —WHO báo động Syria thiếu thuốc men trầm trọng (VOA) —Thêm một viên tướng Syria đào thoát sang Thỗ Nhĩ Kỳ(RFI) —-Iran cam kết ủng hộ Syria (BBC)
Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan từ chức(VOA) —Ngoại trưởng Mỹ cam kết bảo đảm an ninh cho cộng đồng Ấn Ðộ(VOA)
Bí ẩn Hoa Kỳ và bầu cử tổng thống (Nguyễn xuân Nghĩa -Nguoiviet)
Cộng đồng Hồi giáo lên án chính sách « thanh lọc sắc tộc » tại Miến Điện (RFI) —Bị phản đối: Myanmar bỏ lệnh cấm phát hành hai tạp chí (Nguoiviet) —Hàn Quốc lập Quỹ tài trợ thống nhất đất nước (RFI) —Núi lửa New Zealand bất ngờ phun trào sau 115 năm không hoạt động(VOA) —Các ca sĩ Nga chống Putin bị đề nghị án 3 năm cải tạo(RFI)
Dân Đạo Sikh Toàn Cầu Sôi Sục (Vietbao) -Những người theo đạo Sikh toàn cầu đã sôi sục, xuống đường phản đối vụ một cựu chiến binh Mỹ xả súng bắn loạn xạ trong một đền thờ Sikh tại tiểu bang Wisconsin. Hình trên là cuộc biểu tình của người đạo Sikh ở New Delhi hôm 8/8/2012, tín đồ hô những khẩu hiệu chống Mỹ. Thủ Tướng Ấn Độ Manmohan Singh bày tỏ xúc động hôm 6/8/2012. Các lãnh đạo giáo phái Sikh nói rằng, có lẽ hung thủ đã ngộ nhận rằng đền thờ đạo Sikh là đền thờ Hồi Giáo.
Nhật Bản có thể từ bỏ năng lượng hạt nhân từ năm 2030 (RFI) —Tuyển bóng đá nữ Nhật vào chung kết (BBC) —Vận động viên Olympic Cameroon bỏ trốn (BBC) – Bảy vận động viên, trong đó có năm võ sỹ quyền Anh, bị nghi là đã quyết định ở lại Châu Âu vì lý do kinh tế. —Apple bỏ YouTube ra khỏi hệ điều hành (BBC)
TQ Báo Nguy: Bão Haikui Đang Tiến Tới Bờ Đông (Vietbao) -HANGZHOU
– Bão Haikui tăng sức mạnh trong lúc trực chỉ bờ đông của Trung Quốc –
trung tâm khí tượng loan báo bão Haikui sẽ đổ bộ vùng duyên hải của tỉnh
Zhejiang vào giữa đêm Thứ Ban hay rạng sáng Thứ Tư.
Xe cán chó chó cán xe
Mai Hải Anh tái xuất chụp nude, cười khó hiểu (ĐV)===========>>>
Quan chức bị bắt vì hiếp dâm 4 bé trai tuổi vị thành niên (ĐV) -Một quan chức chính phủ ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vừa bị bắt giữ vì quấy rối tình dục và hiếp dâm 4 cậu bé tuổi vị thành niên.
Làng ‘Venice lõng bõng nước thải’ ở Hà Nội (ĐV) —-Cạm bẫy rùng mình khi nữ sinh làm người mẫu ảnh (ĐV) —Hải Phòng: Luật sư bị tạt axít hỏng một mắt (Bee) —-Giun lúc nhúc dưới da vì ăn…lươn, ếch (Bee)
Bệnh viện cấp thuốc hết “đát” cho gia đình chính sách (Bee) —-Kiểm điểm vụ tiệc tùng tiễn giám đốc (Bee) -Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank đã có văn bản chỉ đạo Agribank chi nhánh An Giang tiến hành kiểm tra và kiểm điểm tổ chức, cá nhân liên quan
Mắt tròn mắt dẹt với thiếu nữ nhảy thoát y… giữa phố (Bee)=======>>>ở “thiên đường” Trung cộng
Dự án Golden Silk Hà Nội: Vinaconex giữ đất trồng cỏ? (Infonet) —Số tiền nộp vào Muaban24 lên tới 600 tỷ đồng (Infonet) —-Mâu thuẫn đất đai, hai mẹ con bị đánh chết (NLĐO) —-“Hiệp sĩ” vừa bắt xong trộm, lại bắt cướp(NLĐO)
Lật xe, 5 người nhập viện(NLĐO) —Lái xe taxi bị giết trong đêm(NLĐO) —-4 lần hiếp dâm thiếu nữ 14 tuổi(NLĐO)
TP.HCM sẽ cấm xe máy cũ lưu thông?(TNO) Nhiều xe quá “đát” chạy trên đường phố, được cho là hung thần rình rập gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Đó là những “đối tượng” đang được TP.HCM nghiên cứu để cấm lưu hành.
Giám đốc công ty nhà nước chiếm đất trái phép(TNO) —Nổ súng truy bắt lâm tặc, 3 người bị thương(TNO) —Xe buýt chở thịt “bẩn” vào TP.HCM(TNO)
“Bí mật” ở nhà máy lọc dầu Dung Quất
(chả có gì là bí mật, bí mật tai sao lại xây ở Dung Quất mà không phải ở nơi khác và sử dụng công nghệ khác như chuyên gia đề xuất từ đầu thì KHÔNG CÒN LÀ BÍ MẬT vì mọi người biết cả rồi) Tienphong
> Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Đầu tháng 7 vận hành trở lại
TP – Khi nhà máy bị “hắt hơi sổ mũi” rồi tạm ngừng sản xuất gần đây, người ta mới thực sự hiểu tầm quan trọng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), nơi đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu của Việt Nam. Phía trong đại công xưởng này còn nhiều “bí mật” chưa được tiết lộ.
Chuyện lỗ, lãi
Để lọt vào công trình trọng điểm quốc gia này, chúng tôi phải qua đủ thủ tục giấy tờ, trạm kiểm soát còn hơn cả an ninh sân bay; từ khu văn phòng, để vào khu sản xuất còn khó khăn hơn.
Tổng GĐ Cty TNHH Lọc hoá Dầu Bình Sơn (đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất) Nguyễn Hoài Giang thẳng thắn với chúng tôi về những vấn đề đang được dư luận cả nước quan tâm như chuyện lãi lỗ, lỗi kỹ thuật, bán cổ phần…
Về lỗ lãi, tuy không tiết lộ con số lỗ cụ thể nhưng ông Giang không ngần ngại thừa nhận nhà máy đang bị lỗ, và phía sau còn những chuyện cần nói rõ.
Ngoài khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá (mua bằng ngoại tệ, bán dầu thu tiền đồng), ông Giang giải thích rõ nhà máy được thiết kế để dùng nguồn dầu từ mỏ Bạch Hổ, loại dầu thô có chất lượng được đánh giá hàng đầu thế giới hiện nay.
“Có tới 92% chi phí sản xuất là tiền mua dầu thô Bạch Hổ. Trong cuộc chơi sòng phẳng, nhà máy mua dầu từ mỏ Bạch Hổ bằng giá họ bán cho nước ngoài. Các chi phí còn lại bao gồm lương công nhân, thuế… chỉ chiếm 8%”, ông Giang nói.
Đề cập giải pháp tránh lỗ, ông Giang nói đến việc nâng cấp, mở rộng nhà máy, cải tiến công nghệ để có thể lọc được các nguồn dầu giá rẻ từ Trung Đông, Nam Mỹ, Nga…(giá rẻ có lúc chỉ bằng 2/3 so với dầu Bạch Hổ) và phát triển thêm nhiều sản phẩm khác từ dầu thô.
Theo ông Giang, lọc dầu chỉ là bước đi đầu tiên của nhà máy, muốn làm ăn hiệu quả hơn chỉ còn cách thực hiện bước thứ hai là hoá dầu (sản xuất ra các loại nhựa như polimer, xơ sợi nhân tạo…).
Ước tính để thực hiện bước này, nhà máy cần thêm 2-3 tỷ USD. Đây cũng là lý do dẫn đến việc nhà máy muốn chào bán 49% cổ phần cho một số đối tác nước ngoài khiến dư luận quan tâm.
Chuyện các lỗi kỹ thuật, ông Giang và một số chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại nhà máy khẳng định, với một nhà máy lọc dầu non trẻ, hệ thống máy móc khổng lồ, phức tạp như Dung Quất, lỗi kỹ thuật là không thể tránh khỏi; đây cũng là tình trạng chung của không ít nhà máy lọc dầu hiện đại khác trên thế giới.
Nhà máy với hàng triệu thiết bị như Dung Quất thì việc xảy ra lỗi kỹ thuật là bình thường, dư luận không phải lo lắng về điều đó”, ông Giang nói.
Nhà máy của những người trẻ
Để thuyết phục những gì mình nói, ông Giang đặc cách cho chúng tôi trực tiếp vào thăm những công xưởng khổng lồ trong khu lọc dầu từ khu sản xuất tới trung tâm điều khiển, xử lý tình huống…, nơi lao động phải làm việc 24/24 giờ với 3 ca, 4 kíp.
Tại đây, chúng tôi được biết từ chỗ nhà máy thường xuyên có tới 170 chuyên gia nước ngoài, nay dao động từ 20 – 30 (nhà máy phải trả cho mỗi chuyên gia từ 8.000-30.000 USD/tháng).
Điều đặc biệt, toàn bộ nhà máy với khoảng 1.400 lao động khó có thể tìm được một gương mặt già, già nhất là TGĐ Giang cũng mới 45 tuổi; hầu hết ở tuổi 22 – 30 và đội ngũ trưởng ca, nhóm trở lên cũng đều dưới 35 tuổi.
“Hầu như không có thử thách gì khiến anh em ngạc nhiên nữa. Làm việc ở đây từ lãnh đạo tới cán bộ chủ chốt không có tâm lý nghỉ ngơi. Cả nước lúc nào cũng soi vào. Nếu ai thấy mệt mỏi thì nghỉ hẳn”, ông Giang nói.
Tại nơi này, các kỹ sư trẻ hằng tháng đều “đẻ” ra hàng loạt sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại nguồn lợi hàng triệu USD. Kỹ sư Nguyễn Trọng Hà (SN 1977) với sáng kiến thu nhiệt từ hơi nước giúp tiết kiệm điện lên tới cả triệu USD/năm.
Lê Hải Tuấn, SN 1982, tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, được cử đi tu nghiệp tại Mỹ, Nam Phi và hiện là trưởng ca chịu trách nhiệm quản lý hơn 120 người trẻ khác cả ở công xưởng lẫn trung tâm điều khiển.
Lê Hải Tuấn cho biết, lao động trong nhà máy rất đặc thù, hầu hết tốt nghiệp ĐH, bét nhất cũng CĐ kỹ thuật và trước khi vào làm đều phải trải qua khoá đào tạo chuyên sâu từ 1-2 năm.
Ngay cả với lao động phổ thông (làm những việc thông thường như quét dọn) cũng phải qua đào tạo huấn luyện để có thể đảm bảo an toàn nhà máy, vì chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể gây hậu quả vô cùng lớn.
Phạm Thanh Hương (SN 1984, làm tại phòng kỹ thuật) cho biết hầu hết lao động trong nhà máy đều thành thạo tiếng Anh để làm việc với chuyên gia nước ngoài, điều khiển tốt hệ thống máy móc phức tạp được nhập ngoại.
Khác với nhiều nhà máy khác, các kỹ sư trẻ tại đây luôn phải tập trung cao độ, kỷ luật như quân đội và mỗi khi có sự cố đều phải quyết định nhanh, chính xác.
Ông Andrew Blanche, chuyên gia người Úc, gắn bó với Dung Quất suốt 4 năm qua tâm sự, điều ông ấn tượng nhất là sức trẻ, sự nhanh nhạy, quyết đoán, tinh thần làm việc nhóm của các kỹ sư trẻ Việt Nam.
“Mỗi khi có sự cố, chúng tôi lại xúm vào cùng giải quyết. Các bạn trẻ Việt đang dần làm chủ công nghệ”, ông Blanche nói.
Thủ lĩnh lỳ đòn
Tổng GĐ Nguyễn Hoài Giang hầu như ăn ngủ tại nhà máy. Năm 1999, chàng kỹ sư mới 31 tuổi khiến nhiều người ngỡ ngàng khi bất ngờ từ bỏ vị trí và mức lương hậu hĩnh tại mỏ dầu Bạch Hổ, để lại người vợ trẻ vừa mới cưới tại TPHCM để khăn gói ra công trường Dung Quất.
Thấm thoắt đã 13 năm, từ một bãi bồi ven biển, nay với sự xuất hiện nhà máy lọc dầu giúp hình thành cả một khu kinh tế năng động tại dải đất miền Trung.
Thủ lĩnh Giang chia sẻ, suốt 2 năm chạy thử nhà máy, mỗi ngày anh thường chỉ ngủ khoảng 2 tiếng, thường xuyên thót tim vì tiếng chuông điện thoại, thuốc chữa đau đầu uống hàng vốc. Những ai biết Nguyễn Hoài Giang đều lạ vì tính liều và lỳ. Nhiều cái Tết không về nhà là chuyện nhỏ, vợ đẻ nhờ sếp thăm nuôi cũng là thường.
Đỉnh điểm để người ta gọi “Giang liều” là ngày 23-2-2009, khi chạy thử nhà máy để cho ra sản phẩm lọc dầu đầu tiên. Một tuần trước đó, nhà máy còn 10 nghìn điểm lỗi, nhưng đến trước ngày chạy thử dù đã nỗ lực hết sức vẫn còn gần 5.000 điểm lỗi.
Các nhà thầu và những người có trách nhiệm cao cũng không dám chắc nhà máy có chạy nổi. Nhưng ông Giang vẫn cam kết là chạy thử thành công.
“Trực giác mách bảo nếu khởi động nhà máy, xác xuất thành công là 70%”, Nguyễn Hoài Giang nói. Và sản phẩm đầu tiên ra lò đúng hẹn, những điểm lỗi kỹ thuật nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chu trình sản xuất.
Bây giờ, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tương đối ổn định. Mỗi tháng, Nguyễn Hoài Giang được về thăm vợ con một lần, nhưng điện thoại phải bật 24/24 giờ mỗi ngày. Hàng xóm lại thấy vị TGĐ “lỳ đòn” rửa bát, quét nhà và cõng hai con nhỏ đi chơi.
Đình Thắng – Trí Đường
TP – Khi nhà máy bị “hắt hơi sổ mũi” rồi tạm ngừng sản xuất gần đây, người ta mới thực sự hiểu tầm quan trọng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), nơi đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu của Việt Nam. Phía trong đại công xưởng này còn nhiều “bí mật” chưa được tiết lộ.
Vào nhà máy phải đi bộ hoặc bằng xe đạp để đảm bảo an toàn. Ảnh: N.Đ. |
Để lọt vào công trình trọng điểm quốc gia này, chúng tôi phải qua đủ thủ tục giấy tờ, trạm kiểm soát còn hơn cả an ninh sân bay; từ khu văn phòng, để vào khu sản xuất còn khó khăn hơn.
Tổng GĐ Cty TNHH Lọc hoá Dầu Bình Sơn (đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất) Nguyễn Hoài Giang thẳng thắn với chúng tôi về những vấn đề đang được dư luận cả nước quan tâm như chuyện lãi lỗ, lỗi kỹ thuật, bán cổ phần…
Về lỗ lãi, tuy không tiết lộ con số lỗ cụ thể nhưng ông Giang không ngần ngại thừa nhận nhà máy đang bị lỗ, và phía sau còn những chuyện cần nói rõ.
Ngoài khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá (mua bằng ngoại tệ, bán dầu thu tiền đồng), ông Giang giải thích rõ nhà máy được thiết kế để dùng nguồn dầu từ mỏ Bạch Hổ, loại dầu thô có chất lượng được đánh giá hàng đầu thế giới hiện nay.
“Có tới 92% chi phí sản xuất là tiền mua dầu thô Bạch Hổ. Trong cuộc chơi sòng phẳng, nhà máy mua dầu từ mỏ Bạch Hổ bằng giá họ bán cho nước ngoài. Các chi phí còn lại bao gồm lương công nhân, thuế… chỉ chiếm 8%”, ông Giang nói.
Đề cập giải pháp tránh lỗ, ông Giang nói đến việc nâng cấp, mở rộng nhà máy, cải tiến công nghệ để có thể lọc được các nguồn dầu giá rẻ từ Trung Đông, Nam Mỹ, Nga…(giá rẻ có lúc chỉ bằng 2/3 so với dầu Bạch Hổ) và phát triển thêm nhiều sản phẩm khác từ dầu thô.
Theo ông Giang, lọc dầu chỉ là bước đi đầu tiên của nhà máy, muốn làm ăn hiệu quả hơn chỉ còn cách thực hiện bước thứ hai là hoá dầu (sản xuất ra các loại nhựa như polimer, xơ sợi nhân tạo…).
Ước tính để thực hiện bước này, nhà máy cần thêm 2-3 tỷ USD. Đây cũng là lý do dẫn đến việc nhà máy muốn chào bán 49% cổ phần cho một số đối tác nước ngoài khiến dư luận quan tâm.
Chuyện các lỗi kỹ thuật, ông Giang và một số chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại nhà máy khẳng định, với một nhà máy lọc dầu non trẻ, hệ thống máy móc khổng lồ, phức tạp như Dung Quất, lỗi kỹ thuật là không thể tránh khỏi; đây cũng là tình trạng chung của không ít nhà máy lọc dầu hiện đại khác trên thế giới.
Nhà máy với hàng triệu thiết bị như Dung Quất thì việc xảy ra lỗi kỹ thuật là bình thường, dư luận không phải lo lắng về điều đó”, ông Giang nói.
Nhà máy của những người trẻ
Để thuyết phục những gì mình nói, ông Giang đặc cách cho chúng tôi trực tiếp vào thăm những công xưởng khổng lồ trong khu lọc dầu từ khu sản xuất tới trung tâm điều khiển, xử lý tình huống…, nơi lao động phải làm việc 24/24 giờ với 3 ca, 4 kíp.
Tại đây, chúng tôi được biết từ chỗ nhà máy thường xuyên có tới 170 chuyên gia nước ngoài, nay dao động từ 20 – 30 (nhà máy phải trả cho mỗi chuyên gia từ 8.000-30.000 USD/tháng).
Điều đặc biệt, toàn bộ nhà máy với khoảng 1.400 lao động khó có thể tìm được một gương mặt già, già nhất là TGĐ Giang cũng mới 45 tuổi; hầu hết ở tuổi 22 – 30 và đội ngũ trưởng ca, nhóm trở lên cũng đều dưới 35 tuổi.
“Hầu như không có thử thách gì khiến anh em ngạc nhiên nữa. Làm việc ở đây từ lãnh đạo tới cán bộ chủ chốt không có tâm lý nghỉ ngơi. Cả nước lúc nào cũng soi vào. Nếu ai thấy mệt mỏi thì nghỉ hẳn”, ông Giang nói.
Tại nơi này, các kỹ sư trẻ hằng tháng đều “đẻ” ra hàng loạt sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại nguồn lợi hàng triệu USD. Kỹ sư Nguyễn Trọng Hà (SN 1977) với sáng kiến thu nhiệt từ hơi nước giúp tiết kiệm điện lên tới cả triệu USD/năm.
Lê Hải Tuấn, SN 1982, tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, được cử đi tu nghiệp tại Mỹ, Nam Phi và hiện là trưởng ca chịu trách nhiệm quản lý hơn 120 người trẻ khác cả ở công xưởng lẫn trung tâm điều khiển.
Lê Hải Tuấn cho biết, lao động trong nhà máy rất đặc thù, hầu hết tốt nghiệp ĐH, bét nhất cũng CĐ kỹ thuật và trước khi vào làm đều phải trải qua khoá đào tạo chuyên sâu từ 1-2 năm.
Ngay cả với lao động phổ thông (làm những việc thông thường như quét dọn) cũng phải qua đào tạo huấn luyện để có thể đảm bảo an toàn nhà máy, vì chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể gây hậu quả vô cùng lớn.
Phạm Thanh Hương (SN 1984, làm tại phòng kỹ thuật) cho biết hầu hết lao động trong nhà máy đều thành thạo tiếng Anh để làm việc với chuyên gia nước ngoài, điều khiển tốt hệ thống máy móc phức tạp được nhập ngoại.
Khác với nhiều nhà máy khác, các kỹ sư trẻ tại đây luôn phải tập trung cao độ, kỷ luật như quân đội và mỗi khi có sự cố đều phải quyết định nhanh, chính xác.
Ông Andrew Blanche, chuyên gia người Úc, gắn bó với Dung Quất suốt 4 năm qua tâm sự, điều ông ấn tượng nhất là sức trẻ, sự nhanh nhạy, quyết đoán, tinh thần làm việc nhóm của các kỹ sư trẻ Việt Nam.
“Mỗi khi có sự cố, chúng tôi lại xúm vào cùng giải quyết. Các bạn trẻ Việt đang dần làm chủ công nghệ”, ông Blanche nói.
Thủ lĩnh lỳ đòn
Ông Nguyễn Hoài Giang: “Khi nhà máy hắt hơi sổ mũi là có điện thoại từ Trung ương gọi vào ngay. Ảnh: N.Đ. |
Tổng GĐ Nguyễn Hoài Giang hầu như ăn ngủ tại nhà máy. Năm 1999, chàng kỹ sư mới 31 tuổi khiến nhiều người ngỡ ngàng khi bất ngờ từ bỏ vị trí và mức lương hậu hĩnh tại mỏ dầu Bạch Hổ, để lại người vợ trẻ vừa mới cưới tại TPHCM để khăn gói ra công trường Dung Quất.
Thấm thoắt đã 13 năm, từ một bãi bồi ven biển, nay với sự xuất hiện nhà máy lọc dầu giúp hình thành cả một khu kinh tế năng động tại dải đất miền Trung.
Thủ lĩnh Giang chia sẻ, suốt 2 năm chạy thử nhà máy, mỗi ngày anh thường chỉ ngủ khoảng 2 tiếng, thường xuyên thót tim vì tiếng chuông điện thoại, thuốc chữa đau đầu uống hàng vốc. Những ai biết Nguyễn Hoài Giang đều lạ vì tính liều và lỳ. Nhiều cái Tết không về nhà là chuyện nhỏ, vợ đẻ nhờ sếp thăm nuôi cũng là thường.
Đỉnh điểm để người ta gọi “Giang liều” là ngày 23-2-2009, khi chạy thử nhà máy để cho ra sản phẩm lọc dầu đầu tiên. Một tuần trước đó, nhà máy còn 10 nghìn điểm lỗi, nhưng đến trước ngày chạy thử dù đã nỗ lực hết sức vẫn còn gần 5.000 điểm lỗi.
Các nhà thầu và những người có trách nhiệm cao cũng không dám chắc nhà máy có chạy nổi. Nhưng ông Giang vẫn cam kết là chạy thử thành công.
“Trực giác mách bảo nếu khởi động nhà máy, xác xuất thành công là 70%”, Nguyễn Hoài Giang nói. Và sản phẩm đầu tiên ra lò đúng hẹn, những điểm lỗi kỹ thuật nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chu trình sản xuất.
Bây giờ, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tương đối ổn định. Mỗi tháng, Nguyễn Hoài Giang được về thăm vợ con một lần, nhưng điện thoại phải bật 24/24 giờ mỗi ngày. Hàng xóm lại thấy vị TGĐ “lỳ đòn” rửa bát, quét nhà và cõng hai con nhỏ đi chơi.
Tại nhà máy lọc dầu Dung Quất có hơn 70% cán bộ, công nhân người địa phương, đóng góp cho ngân sách nhà nước mỗi năm từ 15 – 17 nghìn tỷ đồng, trong đó gần 1/3 được chia cho tỉnh Quảng Ngãi. |
Nhật Bản có thể từ bỏ năng lượng hạt nhân từ năm 2030
Trong một cuộc họp báo hôm nay 07/08/2012 tại Tokyo, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano vừa tuyên bố là nước này có thể từ bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân kể từ năm 2030, mà không gây tổn hại đến nền kinh tế.Ông Edano đã tuyên bố như trên khi trả lởi một câu hỏi về những tác động tiêu cực của việc ngưng hoàn toàn các lò phản ứng hạt nhân từ đây cho đến năm 2030.
Hơn một năm rưỡi sau tai nạn hạt nhân Fukushima tháng 3/2011, chính
phủ Tokyo đang đề ra một kế hoạch phát triển năng lượng mới. Trước đây,
Tokyo đã dự trù nâng tỷ lệ điện hạt nhân từ 30% lên thành 53% tổng sản
lượng điện từ đây đến năm 2030. Nhưng tai nạn Fukushima đã làm đảo lộn
kế hoạch này.
Chính phủ Nhật hiện đang nghiên cứu ba kịch bản cho giai đoạn từ đây đến năm 2030 : Hoàn toàn không cần đến điện hạt nhân, giảm tỷ lệ điện hạt nhân xuống còn 15% hoặc chỉ giảm xuống còn từ 20 đến 25% tổng sản lượng điện.
Đối với Bộ trưởng Công nghiệp Nhật, kịch bản 0% điện hạt nhân sẽ không có tác động tiêu cực nào đến nền kinh tế, mà trái lại nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng, bởi vì nước này sẽ phải phát triển các năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, qua đó sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Trước đó, các chuyên gia do chính phủ chỉ định đã dự báo rằng kịch bản 0% điện hạt nhân sẽ khiến tổng sản phẩm nội địa GDP của nước này giảm từ 1,2% đến 7,6%.
Dầu sao, chính phủ Tokyo không có sự chọn lựa nào khác là phải giảm tối đa tỷ lệ điện hạt nhân bởi vì phong trào chống năng lượng nguyên tử đã phát triển mạnh ở Nhật kể từ sau tai nạn Fukushima, đã khiến hàng trăm người dân trong vùng phải tản cư để tránh ô nhiễm phóng xạ.
Cứ vào mỗi thứ sáu, trước văn phòng của thủ tướng Yoshihiko Noda lại diễn ra các cuộc biểu tình chống năng lượng hạt nhân, quy tụ mỗi lần hàng ngàn người, một con số đáng kể đối với Nhật Bản. Những người biểu tình yêu cầu chính phủ không khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân đang ngừng hoạt động và đưa Nhật Bản ra khỏi năng lượng nguyên tử.
Đặc biệt, ngày chủ nhật 29/07 vừa qua, khoảng từ 10 đến 20 ngàn người biểu tình theo cảnh sát và 200 ngàn người người tham gia biểu tình đã tại thànhg một chuỗi người bao quanh tòa nhà Quốc hội một cách biểu tượng trong 1 tiếng đồng hồ. Theo lời ban tổ chức, những người tham gia biểu tình không chỉ là dân Tokyo, mà còn đến từ khắp nơi.
Hiện giờ chỉ có 2 trên tổng số 50 lò phản ứng hạt nhân còn hoạt động, những lò khác đã ngưng vận hành hoặc là do động đất, hoặc là do những quy định an toàn mới mà chính phủ ban hành sau tai nạn Fukushima. Thậm chí trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua, Nhật Bản hoàn toàn không có điện hạt nhân, trước khi thủ tướng Noda cho khởi động lại hai lò nguyên tử vào tháng 7, gây phẫn nộ trong giới chống hạt nhân và làm gia tăng thêm phong trào phản đối điện nguyên tử ở nước này.
Chính phủ Nhật hiện đang nghiên cứu ba kịch bản cho giai đoạn từ đây đến năm 2030 : Hoàn toàn không cần đến điện hạt nhân, giảm tỷ lệ điện hạt nhân xuống còn 15% hoặc chỉ giảm xuống còn từ 20 đến 25% tổng sản lượng điện.
Đối với Bộ trưởng Công nghiệp Nhật, kịch bản 0% điện hạt nhân sẽ không có tác động tiêu cực nào đến nền kinh tế, mà trái lại nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng, bởi vì nước này sẽ phải phát triển các năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, qua đó sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Trước đó, các chuyên gia do chính phủ chỉ định đã dự báo rằng kịch bản 0% điện hạt nhân sẽ khiến tổng sản phẩm nội địa GDP của nước này giảm từ 1,2% đến 7,6%.
Dầu sao, chính phủ Tokyo không có sự chọn lựa nào khác là phải giảm tối đa tỷ lệ điện hạt nhân bởi vì phong trào chống năng lượng nguyên tử đã phát triển mạnh ở Nhật kể từ sau tai nạn Fukushima, đã khiến hàng trăm người dân trong vùng phải tản cư để tránh ô nhiễm phóng xạ.
Cứ vào mỗi thứ sáu, trước văn phòng của thủ tướng Yoshihiko Noda lại diễn ra các cuộc biểu tình chống năng lượng hạt nhân, quy tụ mỗi lần hàng ngàn người, một con số đáng kể đối với Nhật Bản. Những người biểu tình yêu cầu chính phủ không khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân đang ngừng hoạt động và đưa Nhật Bản ra khỏi năng lượng nguyên tử.
Đặc biệt, ngày chủ nhật 29/07 vừa qua, khoảng từ 10 đến 20 ngàn người biểu tình theo cảnh sát và 200 ngàn người người tham gia biểu tình đã tại thànhg một chuỗi người bao quanh tòa nhà Quốc hội một cách biểu tượng trong 1 tiếng đồng hồ. Theo lời ban tổ chức, những người tham gia biểu tình không chỉ là dân Tokyo, mà còn đến từ khắp nơi.
Hiện giờ chỉ có 2 trên tổng số 50 lò phản ứng hạt nhân còn hoạt động, những lò khác đã ngưng vận hành hoặc là do động đất, hoặc là do những quy định an toàn mới mà chính phủ ban hành sau tai nạn Fukushima. Thậm chí trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua, Nhật Bản hoàn toàn không có điện hạt nhân, trước khi thủ tướng Noda cho khởi động lại hai lò nguyên tử vào tháng 7, gây phẫn nộ trong giới chống hạt nhân và làm gia tăng thêm phong trào phản đối điện nguyên tử ở nước này.
Dân làng Thái Lan kiện ra tòa đòi cấm mua điện của đập Xayaburi
Công trình thủy điện Xayaburi vẫn được âm thầm xúc tiến dù chưa có đèn xanh chính thức.
Ảnh: International Rivers
Hôm nay, 07/08/2012, khoảng 50 dân làng đại diện cho các cộng đồng dân cư sống dọc theo sông Mekong đã đệ đơn kiện công ty điện lực Thái Lan, bộ Năng lượng Thái Lan và chính phủ Thái Lan lên toà hành chính. Đơn kiện này yêu cầu không cho Thái Lan mua điện sản xuất từ đập thủy điện Xayaburi ở Lào, một dự án đang gây nhiều tranh cãi.
Hãng tin AFP trích lời một dân làng 52 tuổi, Niwat Roykaew, sống tại Chiang Rai, miền Bắc Thái Lan, nói : « Con sông này là cuộc sống của chúng tôi. Đập thủy điện chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi ».
Là một quốc gia không có ngõ thông ra biển và không có tiềm năng công nghiệp, Lào muốn dựa vào các đập thủy điện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, biến nước này thành « bình điện » cho toàn khu vực Đông Nam Á.
Nhưng Việt Nam và Cam Bốt lo ngại là đập Xayaburi sẽ ảnh hưởng đến lượng cá và lượng phù sa của sông Mekong. Các nhà bảo vệ môi trường thì sợ rằng đập thủy điện với công suất 1.260 megawatt này sẽ gây nhiều tác hại đời sống của khoảng 60 triệu dân, sống nhờ vào sông Mekong về vận chuyển, lương thực và kinh tế.
Trước những mối lo ngại của các nước láng giềng, chính phủ Lào đã loan báo đình chỉ dự án đập Xayaburi 3,8 tỷ đôla. Nhưng trên thực tế, các công trình chuẩn bị cho dự án này đã bắt đầu.
Những người chống lại dự án Xayaburi hy vọng là một phán quyết của tòa án thuận theo đơn kiện của họ có thể sẽ buộc Lào xét lại kế hoạch xây đập, đơn giản chỉ là vì « nếu không có cầu, thì sẽ không có cung », theo như lời Pianporn Deetes thuộc International Rivers, tổ chức phi chính phủ tham gia vào đơn kiện của dân làng Thái Lan.
Là một quốc gia không có ngõ thông ra biển và không có tiềm năng công nghiệp, Lào muốn dựa vào các đập thủy điện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, biến nước này thành « bình điện » cho toàn khu vực Đông Nam Á.
Nhưng Việt Nam và Cam Bốt lo ngại là đập Xayaburi sẽ ảnh hưởng đến lượng cá và lượng phù sa của sông Mekong. Các nhà bảo vệ môi trường thì sợ rằng đập thủy điện với công suất 1.260 megawatt này sẽ gây nhiều tác hại đời sống của khoảng 60 triệu dân, sống nhờ vào sông Mekong về vận chuyển, lương thực và kinh tế.
Trước những mối lo ngại của các nước láng giềng, chính phủ Lào đã loan báo đình chỉ dự án đập Xayaburi 3,8 tỷ đôla. Nhưng trên thực tế, các công trình chuẩn bị cho dự án này đã bắt đầu.
Những người chống lại dự án Xayaburi hy vọng là một phán quyết của tòa án thuận theo đơn kiện của họ có thể sẽ buộc Lào xét lại kế hoạch xây đập, đơn giản chỉ là vì « nếu không có cầu, thì sẽ không có cung », theo như lời Pianporn Deetes thuộc International Rivers, tổ chức phi chính phủ tham gia vào đơn kiện của dân làng Thái Lan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét