Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

cập nhật tin thứ 3 ngày 07/8/2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Bài viết của Đào Lê Tiến Sĩ, sinh viên năm thứ nhất Đại học sư phạm Hà Nội, là con ông Đào Tiến Thi, hiện đang làm việc tại Nhà xuất bản Giáo dục: TÔI ĐI BIỂU TÌNH 5-8-2012 (Nguyễn Tường Thụy).  - Phương pháp bao cao su (Quê Choa). “Ấy là ông Phạm Quang Nghị, ông Hồ Quang Lợi cứ huỵch toẹt ra, nói: Này đám biểu tình yêu nước kia, cút mẹ chúng mày đi! Chúng ông chỉ muốn bảo vệ chế độ thôi, Tổ quốc mất còn kệ cha nó”.
NHÀ NƯỚC CẦN PHÊ BÌNH CẢNH CÁO ÔNG TRẦN GIA THÁI VÀ HTV  –   (Mai Xuân Dũng). “Có thể sự chỉ đạo của cấp trên là có nhưng sự vô liêm sỷ quá đáng của một cơ quan truyền thông cỡ Thủ đô của một nước với quá nhiều bê bối về dối trá, bịp bợp như vậy bị phơi bày trên các hãng thông tấn quốc tế đã tự làm cho HTV trở thành biểu tượng của chú cuội ăn theo Trung quốc trong hoàn cảnh đất nước hiện nay”.
Biểu Tình Oán Khúc (FB MyHanh Nguyen/ blog Thành). “Giặc cắt cáp giết dân vô tội/  Vẫn khăng khăng đã có đảng lo/ Đừng làm chuyện nhỏ hóa to/  Mối tình hữu nghị phải cho vẹn tròn/  Giặc được thể lấn thêm một bước/ Gọi đấu thầu ngay trước cửa ta/ Chuyện bang giao của quốc gia/ Dân đừng lo tới, có nhà nước lo….
- Đoàn Thanh: Lịch sử và hiện tại (Trần Nhương). “Hôm nay kẻ cướp hiện nguyên hình kẻ cướp/ Bởi lẽ gì tất cả lại lặng im?”. – Thái Sinh: “Lợi ích nhóm” và “tàu lạ”… (Trần Nhương).
Ơ! TỔNG THỐNG MỸ MỚI CÓ 51 TUỔI THÔI À – Bình luận (Trần Kỳ Trung). “Suy đi tính lại, muốn chọn được lãnh đạo giỏi, chín chắn, đạo đức, lại trẻ tuổi không còn cách nào khác là thực hiện DÂN CHỦ, DÂN CHỦ THỰC SỰ. Không có bầu cử tự do, hoặc ‘tự do dân chủ’ chỉ là hình thức, chịu sự chi phối của một Đảng cầm quyền như đã nói ở trên, dứt khoát sẽ khó tìm ra người giỏi, trẻ tuổi, tài cao vào vị trí lãnh đạo đất nước”.
Tại khách quan ! (Trần Nhương).
- Về chuyện Việt Nam tặng 5,000 tấn gạo cho Bắc Hàn: Tinh thần lá lành đùm lá rách?  –   (Xuân VN).
KINH TẾ
Sắp ban hành Đề án tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (KTĐT). - 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với DN vừa và nhỏ (Infonet).
- Không tăng thuế XK gỗ băm dăm: Quyết sách đúng!. - Đại gia bản Mạ (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Những bến sông làm giặc phương Bắc khiếp vía (1) (TTVH).
Chuyện PHÙNG QUÁN (16) (Ngô Minh).
- Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam 2012: Lưu luyến chia tay  (NNVN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Điểm sàn đại học 2012: Dự kiến cao hơn năm trước (DT). - Giám khảo nói gì về điểm thi Đại học cao bất thường? (GDVN).  - Ma trận(TP). - Quy định và sự chối từ (SVVN). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Tăng cường kiểm dịch gia cầm vào Hà Nội (KTĐT). - TPHCM truy quét gia cầm lậu  (NNVN). QUỐC TẾ
Các vụ đào thoát cho thấy sự rạn nứt trong chính phủ Syria (VOA). - Syria ‘sụp đổ từ bên trong’ (BBC). - Syria bổ nhiệm Thủ tướng mới (VOV). - Tin Tổng thống Syria đã chết lan truyền trên Twitter (VOV). - Nga phủ nhận loan tin Tổng thống Syria đã chết (DV). - Thủ tướng Syria đào tẩu (Infonet).

 

Lãnh đạo VN giúp Trung Quốc trục lợi bằng 16 chữ vàng

Tháng Tám 6, 2012
Trong khoảng 200 năm từ khi Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh đến 1990, có bao nhiêu việc Trung quốc đã mang dã tâm quyết thực hiện với nước ta nhưng không được, thì chỉ từ 1999 đến nay bằng 16 chữ vàng, 4 tốt chúng đã đạt được còn nhiều hơn thế. Hèn nhát như Tự Đức cũng còn dám đánh Pháp. Nay TQ đã ngang nhiên chiếm hẳn Biển Đông mà cả hệ thống chính trị của Đảng vẫn ôm 16 chữ vàng “tự sướng” với nhau, nguy hiểm hơn, hệ thống này còn đàn áp mọi hoạt động của dân nhằm phản đối Trung Quốc.
Từ sau hội nghị Thành Đô, 3-4/9/1990, tiếng đại bác cầm canh từ bên kia biên giới bắn sang nước ta đã dừng hẳn. Hơn 10 năm chiến tranh biên giới với Trung quốc, các hoạt động quân sự tạm ngưng, nhưng cuộc chiến trên các mặt trận khác tiếp tục diễn ra ngày càng quyết liệt.

Suốt thời gian chiến tranh đó, Việt Nam đang sa lầy trên toàn tuyến Tây Nam, Liên xô cũng sa lầy ở Ap-ga-nix-tăng, còn nội bộ Trung quốc vừa thoát hiểm sau thời kỳ “kiên trì 4 hiện đại hóa” và vừa kết thúc sự vụ Thiên An môn.

Mục tiêu của Trung quốc trong hội nghị này là muốn cùng Viêt Nam ép Kampuchia chấp nhận giải pháp 4 bên 6:2:2:2: trong Hội đồng Dân tộc Tối cao do cựu hoàng Sihanouk làm chủ tịch. Cuối cùng, Hội đồng này hoạt động rất lủng củng nhưng di họa của giải pháp Đỏ ấy vẫn còn phát tác đến hôm nay.
Nếu trong thời chiến tranh biên giới Tây Nam, Trung quốc vẫn viện trợ cho lực lượng Fulro quấy phá trên cao nguyên Việt Nam thông qua hành lang của Pol Pot, thì lúc sau này phe phái của Xon Xan rồi các Hoàng thân tiếp tục gây rối Tây nguyên thông qua các Trại Tỵ nạn của Cao Ủy Liên Hiệp quốc (khuyến khích các Dân tộc thiểu số ở Đông Dương sau Hội nghị Bắc Kinh năm 1971 là thường xuyên đòi tự trị). Các phe phái này tuyên truyền trong dân, kể cả việc trưng bày tại Hoàng cung bản đồ sai sự thật về vương quốc Kampuchia rộng lớn mà so với thực trang hiên nay thì Việt Nam là nước xâm chiếm chủ yếu. Mấy năm trước có vụ nhổ cột mốc biên giới của đảng đối lập Sam Rainsy, nay lại xuất hiện yêu cầu Thủ tướng Hun Xen giải trình vấn đề Việt Nam xâm lấn đất đai do cắm mốc biên giới,… Rõ ràng Hội nghị ấy Trung quốc đã gài bẫy để Việt Nam mắc lỡm, mang tiếng đàm phán “trên lưng” của bạn, đồng thời họ cài cắm được những kẻ mang ơn mới, bảo sao bạn không bị TQ gây khó dễ trong vấn đề biển Đông tại hội nghị ASEAN mà Việt Nam là nước chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Đường lối ngoại giao 8 chữ của Trung Cộng lâu nay là: Nam thuận – Bắc cân – Đông hòa –Tây tấn (dù rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào không một lời hé môi trong phương hướng Đại hội vừa qua) cho thấy để phương Nam quy thuận chỉ có một cách là làm cho Việt Nam ta suy yếu đi, trong đó làm suy kiệt giống nòi là biện pháp lâu bền nhất. Đọc lại lời văn cay đắng tổng kết chiến tranh của Lê đức Thọ cuối năm 1977: “… Phải qua 30 năm chiến tranh ta mới rút ra được quy luật tồi tệ của nó- chọn những người con ưu tú dũng cảm đưa ra phía trước chiến đấu và hy sinh, để lại hậu phương những người yếu hèn, què quặt, dốt nát…” Rõ là từ thời Việt Nam đánh Pháp đến nay, nước Trung quốc Cộng sản luôn chủ trương duy trì chiến tranh lâu dài, tạo mâu thuẫn gây nội chiến, gây rối liên tục để Việt Nam suy tàn.
Lịch sử ngàn năm đô hộ liền với ngàn năm tàm thực cho thấy đường lối ngày nay nhất quán với kinh nghiệm lịch sử ấy, nên câu nói “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” có ý nghĩa sâu như thế nào khi họ “giúp” cho Kampuchia và Lào. Chỉ có thể bằng con đường “phiên thuộc” Trung quốc mới tiến được xuống phương Nam chinh phục toàn bộ Đông Nam Á.
Sau một thời gian chiến tranh với Pháp và Mỹ đã quá dài, Việt Nam chưa kịp hồi phục thì phải chia sức ra gánh hai cuộc chiến tranh biên giới do Trung quốc gây ra cũng như nhiều cuộc nội loạn bên trong suốt 15 năm nữa, kinh tế suy sụp thảm hại, chính là lúc Trung quốc chìa tay ra tái lập quan hệ bình thường. Lúc này, sự sụp đổ của toàn khối Cộng sản Đông Âu đang tràn tới Liên xô (cũ), mà nguyên nhân chủ yếu là sự lãnh đạo độc tài đã thủ tiêu mọi khả năng ứng phó, phát triển mềm dẻo của xã hội và làm xơ cứng các hoạt động kinh tế bình thường vì theo đuổi phương thức kinh tế tập trung chỉ huy, làm theo kế hoạch trong một thời gian quá dài.
Một Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng mạnh dạn phá vỡ chủ trương “tem phiếu”, mạnh dạn “bung ra” với nghị quyết 33 của Thành ủy Tp HCM- nhưng khi chấp chính với cương vị TBT ông đã chấp nhận thực tế rằng “Trung Quốc dù có bành trướng cũng là nước XHCN” (?!)- tức là bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Trung quốc theo cách quy phục nước đàn anh trong phe. Thực chất là hai bên chỉ vì muốn giữ Đảng và cố tin rằng chỉ có Đảng Công sản mới có thể tiếp tục lèo lái con thuyền lịch sử quốc gia. Đó mới chính là lý do hai kẻ thù xích lại để mở đầu thời kỳ Việt Nam bị lệ thuộc toàn diện vào Trung quốc.
Trong các câu chữ thời bấy giờ rộ lên chuyện “diễn biến hòa bình”. Hai Đảng gần như thống nhất với nhau chống lại lực lượng thù địch, cụ thể là Mỹ và các nước phương Tây. Còn Trung quốc thì theo đuổi mục tiêu nín thở qua sông, gọi là trỗi dậy hòa bình. Oái oăm thay, trong sự trỗi dậy ấy đầy rẫy những diễn biến tác động lên nền kinh tế, nền công nghệ quốc gia của Việt Nam. Việc chống các thế lực phản động, phản dân hại nước đều cần thiết nhưng đừng như An Dương Vương đến phút cuối mới hay kẻ thù ở ngay sau lưng mình.
Những hình ảnh Đường Gia Triền sang Hà Nội ký hiệp định biên giới trên bộ, Chủ tịch Giang Trach Dân sang thăm vỗ yên bà con ở
Hội An, hay Thủ Tướng Chu Dung Cơ bay vào Sài Gòn, cưỡi Phi Yến vòng quanh thăm Chợ Lớn,… cho thấy sự ấm lên của quan hệ cấp cao, đồng thời các liệt sĩ thương binh trong thời chống bành trướng phía Bắc hay bỏ mình ngoài biển Trường Sa bị quên lãng nhạt nhòa.

Những sự việc gặm nhấm từ mua râu ngô đến bán giống lúa lai kém phẩm đều cho thấy rõ mục tiêu đánh sập nền kinh tế nông nghiệp vốn là căn bản của nước ta, bên canh việc mua bán nông sản phẩm luôn có sự bất bình thường- hàng xuất sang thì lừa lọc, hàng nhập về toàn nhiễm độc từ rau quả sữa bột,…
Trên chính phủ vừa cấm xe ba bánh nội địa thì nhập về vô số xe ba bánh Trung quốc. Cấm xe Công nông đầu ngang thì nhập về vô số xe vận tải cỡ nhỏ không phải đăng kiểm. Áp chế bằng thuế khóa và tiêu cực phí đến mức các doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp cho đến công cụ sản xuất chết mòn, thì “bạn” mua sừng bò móng trâu rồi xuất sang đủ thứ máy nông cụ.
Tài nguyên từ than đến ti-tan, vôl-fram,… kìn kịn xuất sang giá rẻ, nay còn đang tiếp tục xúc tiến dự án Bô-xít Nhôm và hàng loạt mỏ kim loại của Tây nguyên cũng như các tỉnh giáp biên, kể cả đất hiếm mà dư luận cho rằng chỉ để trả nợ đã vay.
Vào chợ vùng cận biên toàn hàng Tàu, mà người tiêu dùng xách mé là của Hồ cẩm Đào, nào đồ đạc gia dụng bát đĩa soong nồi bếp ga ấm nước đến chăn chiếu mùng mền quần áo và cả đồ chơi trẻ con cũng tràn ngập. Hàng thì giá rẻ, có xài như ai nhưng cũng hay trục trặc và chóng xuống cấp, hư hỏng.

Hàng ngày trên mọi băng tần, mọi kênh truyền hình chiếu khá nhiều phim Trung quốc, loại phim mà làm gì cũng có sự thể hiện tận cùng những âm mưu thấp hèn, cái ác và phi nhân bản. Sách báo dịch cho đến các “văn hóa liệu” của Tàu không khác gì bên chính quốc, mới thấy “xâm lược mềm” nguy hiểm thế nào. Việc hợp tác nghiên cứu đào tạo với các Viện, Trường càng cho thấy sự “rộng rãi” đầy âm mưu Hán hóa: vơ vét tàn sát văn hóa Việt nam và tuyên truyền tiêm nhiễm những “lý luận học thuật” ngang ngược.

Hiển nhiên trong việc viện trợ kiểu ODA thì bên “cho vay” sẽ trúng thầu, nhất là có khoản hoa hồng dày dặn. Mọi công trình trọng điểm, hao tiền tốn của đều có bày tay lông lá của bạn vàng. Liên kết giữa bán công nghệ với bòn rút tài nguyên hay cài đặt cơ hội tương lai thì còn tùy. Có ai nghĩ đến hàng trăm sân gôn là điều kiện tuyệt vời để đổ quân bằng không vận và trực thăng vận khi cần thiết không ? Hay những đập lớn đang bán điện giá cao cho EVN sẽ có ngày trở thành lợi khí để uy hiếp chiến tranh không ?
Biển Đông đang đứng trước nguy cơ bị Trung quốc độc chiếm, ai cũng biết. Nhưng chuyện rừng thượng nguồn và cả thượng nguồn của những con sông đổ nước ra biển Đông, Trung quốc cũng mưu mô độc chiếm thì ít người biết. Đó chính là diễn biến hòa bình theo cách trỗi dậy hòa bình.
Viễn cảnh “bất chiến tự nhiên thành” mà cụ Nguyễn bỉnh Khiêm tiên tri có thể sắp có chứng nghiệm. Một đất nước có gần vạn Giáo sư, Phó giáo sư không có lấy vài bằng phát minh. Một nền công nghệ quốc gia không làm nỗi cây kim may áo. Viện Trường mỗi năm xài hàng nghìn tỷ nghiên cứu mà giống lúa lai, bắp lai cứ phải nhập về. Bệnh viện ngày càng ngột ngạt mà dược phẩm cũng như phương cách chẩn đoán điều trị phụ thuôc hoàn toàn, đến thuốc phòng, vắc- xin cũng thiếu thốn.
Giáo dục rày đúng mai sai do nền khoa học nhân văn quốc gia là văn- sử- địa- triết-… đều hỗn độn, lẫn lộn, phi hệ thống hỏi bao giờ mới có “con người toàn diện”. Chỉ sơ bộ lướt qua những mảng mờ của thời cuộc cũng thấy được Trung quốc thành công như thế nào.
Một Cựu chiến binh từ thời tiền khởi nghĩa còn tỏ ra đau đớn rằng, khoảng 200 năm nếu chỉ tính từ khi Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh đến 1990, có bao nhiêu việc Trung quốc đã có dã tâm quyết thực hiện với nước ta nhưng không được, thì chỉ từ đó đến nay bằng trỗi dậy hòa bình chúng đã đạt được còn nhiều hơn thế.
Mấy tuần qua người dân trong cả nước thắc mắc và chờ đợi. Vì sao không thấy nhà cầm quyền có phản ứng cụ thể nào với giặc mà quay ra trấn áp giới trí thức phản biện yêu nước ? Có thể nào Chính phủ sẽ đứng đơn kiện Trung quốc ra tòa công pháp quốc tế để kêu gọi sự ủng hộ của lương tri loài người với Việt Nam ? Nói thẳng ra là nếu Chánh phủ có trót vay nợ đến 2/3 GDP với người ta mà phải lệ thuộc, há miệng mắc quai thì cứ thú thật để toàn dân gom góp cũng được ít nhiều mà trả, chứ để núi sông đứng trước nạn can qua tàn nhẫn này thì vong linh liệt tổ liệt tông của cả trăm họ rất đau lòng.
Còn cái người khi anh khi bạn, khi lại tỏ thói côn đồ kia thì thôi, chẳng nên chơi thân, dây làm gì với quỷ. Quay lại với hồn thiêng dân tộc, với trách nhiệm tôn tạo gìn giữ giang san có phải hơn là quy phục ngoại nhân để chẳng còn gì cho đời con cháu nữa không ?
Sài Gòn, 6 tháng 8 năm 2012
Đoàn Nam Sinh – Quê Choa Blog



Báo Người Việt (California, Mỹ)
12-2-09
Ðập thủy điện Sơn La nứt:
Ai chịu trách nhiệm khi 15 triệu người thiệt mạng?

 
(post lại bài này để ngẫm xem nếu Khựa nó bắn tên lửa vào cái thủy điện này thì sẽ ra sao?????)
 
Trong một báo cáo vừa được gửi đến ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng quốc gia chính thức thông báo “có nhiều vết nứt tại đập không tràn bờ của công trình thủy điện Sơn La”. Những vết nứt này xuất hiện tại cả hai đập không tràn bên bờ trái lẫn bờ phải.
Thông tin kể trên làm dư luận rúng động và có vẻ những cảnh báo cách nay vài năm về một “đại thảm họa”, có nguồn gốc từ Thủy điện Sơn La, sẽ đến sớm hơn dự kiến...

Cấm bàn lui: Ðã ngu muội lại ngông cuồng

Năm 1999, Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam (EVN) bắt đầu tiến hành khảo sát để lập dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Thủy điện Sơn La là một phần trong hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Ðà. Trước đó, chính quyền CSVN từng cho chặn đoạn giữa của sông Ðà làm thủy điện Hòa Bình. Với dự án thủy điện Sơn La, sông Ðà sẽ bị chặn thêm một lần nữa ở đoạn phía trên thủy điện Hòa Bình để lập nhà máy thủy điện Sơn La.
Khi dự án được đệ trình, trên giấy tờ, thủy điện Sơn La trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Ðông Nam Á (hồ chứa nước có diện tích 224 km2, dung tích 9.26 tỉ khối nước, công suất 2 400 MW, sản lượng điện 9.429 tỉ kWh/năm, tổng vốn đầu tư là 42,476 tỉ đồng - khoảng 2.5 tỉ USD). Ðể thực hiện công trình khổng lồ đó, sẽ có 19,669 gia đình, với trên 100,000 dân, cư trú tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên (đa số là người thiểu số) bị buộc phải chuyển đi nơi khác.
Dù được quảng bá rằng sẽ tăng thêm nguồn điện, giảm lũ trong mùa mưa, cấp thêm nước cho đồng bằng sông Hồng trong mùa khô nhưng dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La tạo ra nhiều âu lo hơn là sự vui mừng.
Kể từ khi dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La được công bố, giới khoa học trong và ngoài nước đã cùng lên tiếng cảnh báo liên tục về một đại thảm họa, tác động nghiêm trọng tới kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như tương lai Việt Nam để kêu gọi chính quyền CSVN phủ quyết dự án...
Theo các chuyên gia, Sơn La nằm trong khu vực có thể bị động đất rất mạnh. Ngoài động đất trong tự nhiên, các hồ chứa nước lớn còn là nguyên nhân tạo ra những cơn địa chấn khi chúng bắt đầu tích nước (trường hợp đập Kremasta ở Hy Lạp năm 1966, đập Koyna ở Ấn Ðộ năm 1967,...). Song hành với động đất, hồ chứa nước của thủy điện Sơn La còn bị đe dọa bởi những trận lũ bất thường, khó dự đoán. Bên cạnh đó, hồ chứa nước của thủy điện Sơn La còn tạo ra vô số tác động bất lợi đến môi trường: thay đổi về vi khí hậu, hệ động vật, hệ thực vật, đất bị trượt, vận tải chất rắn, suy giảm chất lượng nước, bệnh sốt rét, bệnh Bilharziose (tên một bác sĩ người Ðức, đã khám phá loại vi trùng độc hại này ở các hồ chứa nước). Chưa kể cuộc sống, sinh hoạt của hàng trăm ngàn người sẽ bị xáo trộn hoàn toàn.
Trong bối cảnh, đa số các trung tâm đông dân cư ở vùng châu thổ sông Hồng đều nằm dưới mực nước lũ, do rừng đã mất, biến đổi khí hậu khiến mưa bão càng ngày càng nhiều và càng lớn, Sơn La lại là vùng có động đất thường xuyên và mạnh nhất Việt Nam (giới chuyên môn xác định có sáu nếp gấp địa chất chính, có thể phát sinh động đất, ảnh hưởng đến công trình thủy điện Sơn La: đứt gãy sông Hồng, Lai Châu-Ðiện Biên, Sơn La, sông Mã-Pu Mây Tun, sông Ðà, Phong Thổ-Nậm Pìa, theo kết quả đo đạc thì từ năm 1990 đến năm 2003, trên khu vực có bán kính 200km quanh công trình thủy điện Sơn La đã xảy ra 1,089 vụ động đất, trong sáu nếp gấp vừa kể, nếp gấp Phong Thổ-Nậm Pìa chỉ cách đập chính của thủy điện điện Sơn La 5 cây số và trên thực tế, những địa chất ở nếp gấp này đã từng gây ra những trận động đất mạnh đến 5 độ Richter), nên đập thủy điện Sơn La rất dễ vỡ, nếu đập thủy điện Sơn La vỡ, đập thủy điện Hòa Bình cũng sẽ vỡ theo và như thế hồ chứa nước của thủy điện Sơn La thực sự là một “đại thảm họa”, treo lơ lửng trên đầu châu thổ sông Hồng...
Ðáng lưu ý không kém là việc xây dựng thủy điện Sơn La còn kéo theo vô số hệ lụy về mặt chính trị và quân sự, trong tương quan Việt-Trung.
Trung Quốc đã và đang xây dựng nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong. Khi toàn bộ các đập nước của Trung Quốc hoàn tất, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ đối diện với một thảm họa về môi sinh, theo sau đó là những thảm họa về kinh tế và xã hội. Các chuyên gia thắc mắc, trong tình thế ấy, tại sao chính quyền CSVN lại ngửa tay vay tiền Trung Quốc với lãi suất ưu đãi để xây dựng thủy điện Sơn La (?). Ðiều này sẽ khiến chính quyền CSVN “ngậm tăm”, không thể phản đối Trung Quốc hay tham gia phản đối Trung Quốc “giết sông Mekong”.
Khi dự án thủy điện Sơn La được công bố, Bộ Quốc Phòng CSVN từng đòi Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư phải “chừa” lại tỉnh lộ 12 và thị xã Lai Châu, không để con đường và vị trí chiến lược này chìm dưới nước. Tuy nhiên, khi dự án được phê duyệt, cả hai đều nằm trong khu vực bị nước nhấn chìm. Không chỉ nhấn chìm những vị trí và đầu mối giao thông chiến lược, vào lúc phê duyệt dự án thủy điện Sơn La, chính quyền CSVN còn “hiến” cho Trung Quốc một “quả bom nước” khổng lồ, nằm cách biên giới Việt-Trung đúng 16 cây số. Khi cần, Trung Quốc có thể kích nổ “quả bom nước” này và sức công phá của 10 tỉ khối nước từ trên cao tràn xuống, chắc chắn không thua gì bom nguyên tử.
Do 47% lưu vực sông Ðà nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, Bộ Ngoại Giao CSVN từng gửi công hàm, đề nghị Trung Quốc trả lời về quy hoạch khai thác nguồn nước sông Ðà nhưng Trung Quốc không trả lời...
Trong một cuộc họp Quốc Hội, CSVN diễn ra vào năm 2005, để “bàn về dự án thủy điện Sơn La”, một đại biểu quốc hội CSVN đồng thời là sĩ quan quân đội CSVN, lo ngại: “Nếu đập Sơn La vỡ, một chiếc xe tăng 4 tấn ở Sơn Tây có thể bị thổi... bay như một chiếc lá”. Còn các chuyên gia khác ước tính: “Nếu đập Sơn La vỡ, sau 30 phút, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị chìm sâu dưới mực nước từ 4m đến... 60m và sẽ có khoảng 15 triệu người thiệt mạng...”
Bất chấp các phân tích thiệt-hơn, cũng như những cảnh báo về “đại thảm họa”, Bộ Chính Trị Ðảng CSVN vẫn chỉ đạo phải thực hiện thủy điện Sơn La. Thậm chí, tại một kỳ họp Quốc hội hồi cuối năm 2005, Phan Văn Khải, thủ tướng CSVN lúc đó đã chỉ mặt những đại biểu Quốc Hội CSVN dám nêu thắc mắc rồi nạt: “Không được bàn lùi!”
Ngày 2 tháng 12 năm 2005, công trình thủy điện Sơn La chính thức khởi công tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Việc chặn dòng sông Ðà bắt đầu...

Ðại thảm họa là điều khó tránh

Chiều 12 tháng 5 năm 2008, một trận động đất 8 độ richter (theo nghiên cứu địa chất của Hoa Kỳ, cường độ này tương đương 1.01 tỉ tấn chất nổ TNT), xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng nề cho 44 huyện, trên diện tích 65,000 km2. Trận động đất đã khiến khoảng 80,000 người thiệt mạng, hơn 10 triệu người trở thành vô gia cư...
Giới nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc và trên thế giới đã đưa ra nhiều chứng cứ chứng minh, hồ chứa nước Tử Bình Phô (Zipingpu) ở Tứ Xuyên có thể là nguyên nhân chính dẫn đến đại thảm họa đó.
Ðập Tử Bình Phô (cao 156m, trọng lượng của hồ chứa nước Tử Bình Phô lên đến 315 triệu tấn) nằm cách đường nứt gãy, gây ra địa chấn vỏn vẹn 550m.
Ông Phạm Hiểu (Fan Xiao), trưởng nhóm kỹ sư của Cục Ðịa Chất và Khoáng Sản Tứ Xuyên, cho rằng, có thể trọng lượng khổng lồ của hồ chứa nước Tử Bình Phô đã làm đường nứt gãy mong manh hơn, ảnh hưởng đến thời điểm xảy ra động đất và cường độ của nó. Dù động đất không phải là chuyện hiếm ở Tứ Xuyên nhưng theo ông Phạm Hiểu: “Ðịa chấn có cường độ mạnh đến thế chưa từng xuất hiện strong cả ngàn năm qua. Ðộng đất sẽ xảy ra khi không có đập nhưng con đập có thể đã thay đổi thời điểm và cường độ địa chấn khiến nó trở nên mạnh hơn rất nhiều”.
Tháng 1 năm 2009, báo chí Trung Quốc đăng tải một nghiên cứu, kết luận đập Tử Bình Phô thật sự đã tạo ra các rung động địa chấn trong khu vực.
Giới khoa học cho biết phần lớn các trận động đất tại Trung Quốc là kết quả của việc kiến tạo địa tầng Ấn Ðộ di chuyển về phía Bắc va vào địa tầng Âu - Á. Ðường nứt gãy gây động đất ở Tứ Xuyên là đường ranh giới chủ chốt giữa lòng chảo Tứ Xuyên và cao nguyên Tây Tạng. Ông David Schwartz, một nhà địa chất làm việc tại Cơ quan Nghiên cứu địa chất Mỹ (USGS) nhận xét: “Nếu được xây ở Mỹ, con đập đó không thể gần một đường nứt gãy đang hoạt động đến thế”.
Ða số chuyên gia cùng tin rằng hồ chứa nước Tử Bình Phô là yếu tố khiến đại thảm họa diễn ra sớm hơn dự kiến. Ông Christian Klose, một nhà địa chất làm việc tại Ðại Học Columbia (Hoa Kỳ) ước tính: “Ðập Tử Bình Phô tạo ra áp lực cao gấp 25 lần so với áp lực đường nứt gãy tích tụ trong một năm, dù rất nhỏ so với áp lực tự nhiên tích tụ trong hàng ngàn năm nhưng áp lực phụ do con đập tạo ra có thể là đủ để trận động đất xảy ra sớm hơn hàng chục năm so với 'thời biểu' tự nhiên”. Ông David Schwartz ví von: “Nó giống như một tòa lâu đài trên cát rung chuyển trong gió mạnh, bạn chạm rất nhẹ vào nó và nó sụp đổ”.
Trong vài thập niên vừa qua, chính quyền Trung Quốc liên tục cho xây dựng nhiều hồ chứa nước lớn để phục vụ các nhà máy thủy điện, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về điện năng, giảm lũ lụt. Giới khoa học trong và ngoài Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo về việc xây dựng các con đập khổng lồ có thể tác hại nghiêm trọng đến cấu trúc tự nhiên của các con sông, dẫn đến những thảm họa sinh thái và cũng giống như chính quyền CSVN, giới cầm quyền Trung Quốc đã phớt lờ tất cả những khuyến cáo này.
Sau trận động đất 8 độ richter xảy ra hôm 12 tháng 5 năm 2008, ngày 30 tháng 8 năm 2008, một trận động đất 6.1 độ richter xảy ra tại thành phố Phán Chi Hoa, cũng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, làm chết thêm khoảng 30 người, làm bị thương thêm khoảng 360 người, phá hủy 180,000 ngôi nhà và ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của 600,000 dân ở hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.
Vào lúc này, đập Tam Hiệp, dự án thủy điện lớn nhất thế giới, được xây dựng để phát điện và ngăn lũ trên sông Dương Tử đã gây ra vô số vấn nạn đau đầu cho chính quyền Trung Quốc. Nguy cơ vỡ các đập nước do tác động của động đất đang đe dọa dân chúng ở quốc gia này. Chính quyền Trung Quốc thú nhận, Trung Quốc đã và đang có 400 đập nước hoặc đã bị phá hủy hoặc có thể vỡ vì trở thành rất yếu sau nhiều vụ động đất lớn, nhỏ.
Nhìn lại Việt Nam, thủy điện Sơn La cũng đang tạo ra hàng loạt vấn nạn tương tự. Thậm chí, thời gian xây dựng thủy điện Sơn La đã được rút ngắn từ 10 năm (2005 - 2015) theo dự kiến xuống còn 7 năm (2005 - 2012). Việc giảm gần 1/3 thời gian thi công một nhà máy thủy điện có diện tích lưu vực khoảng 44,000 km2, diện tích vùng hồ khoảng 224 km2 không phải là thành tích. Nó chỉ tăng thêm nguy cơ vì việc kiểm tra đòi hỏi phải chặt chẽ, việc giám sát tất cả các phản ứng của đập, bảo đảm chất lượng công trình sẽ khó khăn hơn. Ðối với các hồ chứa nước, bảo đảm an toàn của đập nước không phải chỉ đòi hỏi sự cẩn trọng trong nghiên cứu sơ khởi, tính toán, thiết kế, xây cất chu đáo mà còn phải kiểm tra, tu bổ nghiêm khắc trong suốt thời gian khai thác. Thế nhưng chính quyền CSVN không thèm bận tâm.
Trong vụ “xuất hiện nhiều vết nứt tại đập không tràn bờ cả hai bên phải, trái của công trình thủy điện Sơn La”, một công ty có tên là Colenco, đảm trách vai trò tư vấn cho chủ đầu tư là EVN, đã biện bạch rằng những vết nứt ấy... không đáng ngại. Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng quốc gia không tán thành lối biện bạch rằng. Trong báo cáo gửi Thủ tướng CSVN, họ nhận định: “Những nhận định của Colenco về nguyên nhân nứt ở các khối đổ và ảnh hưởng của các vết nứt đến an toàn chịu lực của đập chưa thuyết phục. Ðể có biện pháp ngăn ngừa nứt cho các khối đổ tiếp theo cũng như biện pháp xử lý vết nứt, yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn thiết kế tính toán, kiểm tra, khảo sát đầy đủa về các thông số môi trường (nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối, bức xạ nhiệt...), hồ sơ hoàn công các lớp đổ. Ngoài ra, phải kiểm tra độ ổn định và độ bền của đập trong điều kiện vẫn tồn tại các vết nứt.”
Dù sự kiện này rất nghiêm trọng nhưng chưa ai biết những vết nứt này có được “bỏ qua” hay không (?) Cung cách quản lý, điều hành của chính quyền CSVN vốn đầy những khiếm khuyết cả do thiếu hiểu biết, thiếu khả năng lẫn bị chi phối bởi vô số gian ý. Vào ngày 10 tháng 2 năm 2009, khi đề cập đến thủy điện Sơn La, tờ Công An Nhân Dân cho biết: “Theo Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, chương trình di dân khỏi lòng hồ thủy điện Sơn La đang bộc lộ hàng loạt bất cập, không chỉ chậm chạp về tiến độ, mà ngay cả những nơi đã tái định cư thành công, hàng ngàn gia đình vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn do cơ sở hạ tầng xuống cấp... Tỷ lệ gia đình đã được di dời so với mục tiêu chung chỉ đạt khoảng 64.3%. Trong số 19,669 gia đình cần phải di dời, mới có 12,650 gia đình được tái định cư. Tờ Công An Nhân Dân dẫn lời ông Lê Văn Thành, phó văn phòng Ban Tái Ðịnh Cư Thủy Ðiện Sơn La, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho biết: “Trong năm 2009, chính phủ đã giao chỉ tiêu cho ba tỉnh Sơn La, Ðiện Biên, Lai Châu phải di dời và tái định cư gấp 5,998 gia đình nhưng các tỉnh vẫn chưa lập được kế hoạch di dời”.
“Ðại thảm họa” Sơn La vẫn hiện hữu. Hãy nhớ: “Nếu đập Sơn La vỡ, sau 30 phút, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị chìm sâu dưới mực nước từ 4m đến... 60m và sẽ có khoảng 15 triệu người thiệt mạng...” Thay vì vật nài xin hung thủ xem lại hoặc câm nín, nhẫn nhục chờ đợi hàng loạt “đại thảm họa” như Sơn La, bauxite,... người Việt vẫn còn cách khác: Ðứng dậy, buộc những hung thủ đang tàn phá quốc gia, dân tộc dừng tay ngay lập tức trước khi quá trễ!

Gia Ðịnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét