- Thư ngỏ của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội, Lãnh đạo Nhà nước và ĐCSVN (BS) - “Điều có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự”.
- Quân đội Triều Tiên đánh giúp Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam (Cầu Nhật Tân) - “Chiến tranh đã qua đi, dần dần từng mảng khuất được hé lộ, cung cấp dữ liệu cho thấy cuộc chiến Việt Nam là sự đụng đầu của ý thức hệ hơn là cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc”.
- Dấu mộc trên số phận của mỗi chúng ta (Quê Choa) - “Hoàng Sa là của Việt Nam/ trên bản đồ có đóng mộc hẳn hoi/ Trường Sa là của Việt Nam, cũng có đóng mộc hẳn hoi/… Việt Nam là của Việt Nam/ tổ tiên mình đã đóng mộc hẳn hoi, mộc bằng máu/ vậy mà, đéo mẹ chúng nó!”
- Tôi yêu em trường sa (Võ Ngọc Thọ) - Chưa một lần đến với Trường Sá Tôi yêu em tình yêu thật thà/ Em uốn lượn diễm kiều trên biển/ Mặc “bạn vàng” vồ vập bao vây
- Nói với con trai (Tễu) - Ngày con thôi nôi/ Các chú các cô quấn lên người lá cờ tổ quốc/ Xuống đường đòi lại đất quê hương/ Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam/ Là máu thịt không thể nào chia cắt ...
- Nguyễn Hữu Quý: Mặt trời mọc trên từng tấc đảo Trường Sa (Lê Thiếu Nhơn) – "Tổ quốc - đường chân trời" tập Trường ca – tùy bút thơ dày dặn của nhà thơ Nguyễn Trọng Văn, ngay trong năm 2010 được 2 nhà xuất bản cho ra mắt bạn đọc.
- Tiếng nói Việt Nam ở Trường sa (Bùi Văn Bồng) - “Đây là Tiếng nói Việt Nam…”/ Biết mấy tự hào âm thanh ấy/ Nắng Trường Sa, gió cát Trường Sa/ Nỗi nhớ quê nhà xôn xao sóng vỗ
- Nhà nước cần phê phán phê bình cảnh cáo ông Trần Gia Thái và HTV (Mai Xuân Dũng) - Chuyện các cuộc biểu tình chống Trung quốc bị nhà cầm quyền kiên quyết ngăn chặn bằng phương pháp cứng rắn và sau đó chỉ đạo cho truyền hình Hà nội và một số báo chí đưa tin bôi nhọ những người biểu tình tiếp tục trở nên vấn đề thời sự nóng bỏng trong dư luận nhân dân
- Nói chung là không biểu tình nữa (Nguyễn Thông) - Kể từ nay, người dân dù yêu nước chân tình hoặc bị lợi dụng cũng không nên đi biểu tình nữa, dứt khoát không biểu tình yêu nước chống Trung Quốc nữa, đã có đảng và nhà nước lo, ôm chi rơm cho rặm bụng, lại còn mang tiếng xấu.
- Hãy cám ơn Trung Quốc (Hữu Nguyên) - Tại sao phải cảm ơn Trung Quốc? Bởi vì riêng với Việt Nam, những hành động bành trướng ngang ngược của Trung Quốc mang lại nhiều cái lợi.
- Tin thêm về Hội nghị kiểm điểm của Bộ Chính trị tháng 7.2012 (Phạm Viết Đào) - Cái được lớn nhất trong hội nghị kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa rồi là đã khiến Thủ tướng phải “rón rén” hơn trước
- “Nhà anh ở gần hộ nhỉ, thế sáng nay anh ra Bờ Hồ làm gì? (Thùy Linh) - Tại sao cùng nó tiếng Việt mà lại KHÔNG THỂ HIỂU NHAU, không thể giãi bầy THỰC TÂM với nhau để đoàn kết. Mọi mâu thuẫn nội bộ hoàn toàn có thể gác bỏ để cùng đoàn kết chống nguy cơ ngoại xâm.
- Vẫn rất cần cảnh giác ! (Bà Đầm Xòe) - Rồi sẽ đến lúc họ dùng “biện pháp nghiệp vụ” để ngăn chặn người biểu tình mà một trong các biện pháp thâm độc nhất là vu cho họ nhận chỉ thị, xúi dục, nhận tiền tài trợ của “thế lực thù địch”, đi biểu tình vì tiền…Đây là điều không hề khó đối với một lực lượng “tổng hợp, liên ngành” hùng hậu có thừa mọi phương tiện trong tay.
- Nói vậy mà không phải vậy! (Nguyễn Vạn Phú) - Kể cũng lạ, trước đây có những chuyên gia kinh tế phân tích chi li cái hại của lạm phát lên nền kinh tế, nhất là lên mức sống của người dân nghèo bởi họ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất khi giá cả tăng cao. Nay cũng những chuyên gia này lại cảnh báo tình trạng giảm phát sẽ “bất lợi cho những người sống chỉ dựa vào nguồn thu nhập cố định”! Hi hi lưỡi không xương nhiều đường lắt léo/ vì ông nào mà khéo thế kia
- Chuyện biểu tình ngày 5/8/2012- phần 2 (Phương Bích) - Chẳng lẽ họ cứ diễn mãi cái tuồng làm mất trật tự công cộng, mà không thấy xấu hổ vì sự láo khoét, trơ trẽn đến thế à?
- Ơ! Tổng thống Mỹ mới có 51 tuổi thôi à (Trần Kỳ Trung) - Ở Việt Nam, độ tuổi từ 40 đến 50 làm bộ trưởng, đã thấy “kinh”, nhiều báo chí sẽ đưa tin, rồi khen nức nở… nhưng độ tuổi này mà làm Thủ tướng Việt Nam, hoặc hơn nữa Chủ tịch Quốc Hội, Chủ Tịch nước, ở Việt Nam, tính theo thời gian từ sau năm 1975 đến giờ thì thực sự đó là …công việc “hái sao trên trời”
- Những hình ảnh đầu tiên của robot Curiosity trên hành tinh Hỏa (RFI) - Sau cú hạ cánh thành công của robot Curiosity trên bề mặt hành tinh Hỏa vào sáng hôm qua thứ Hai, 06/08/2012, nhiều hình ảnh rất ấn tượng đã được gửi về Nasa từ Curiosity.
- Một ngân hàng Anh bị cáo buộc giấu 250 tỷ đô la giao dịch với Iran (RFI) - Standard Chartered (SCB) là ngân hàng Anh mới nhất vừa bị Hoa Kỳ cáo buộc che giấu nhiều giao dịch tài chính với Iran, với tổng số tiền lên đến 250 tỷ đô la.
- Hợp tác kinh tế Trung Quốc – Châu Phi: Mặt trái tàn nhẫn (RFI) - Châu Phi đang thu hút sự chú ý với vòng công du của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, được cho là nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc trên lục địa này. Báo Le Monde hôm nay, 07/08/2012 đã nhìn lại quan hệ Trung Quốc – Châu Phi để ghi nhận tâm trạng uất ức của người lao động châu Phi bị các công ty Trung Quốc bóc lột.
- Thêm một viên tướng Syria đào thoát sang Thỗ Nhĩ Kỳ (RFI) - Sau vụ đào thoát của thủ tướng Syria Riad Hijab sang Jordanie cùng với gia đình hôm qua, hôm nay 07/08/2012 lại có thêm một viên tướng từ bỏ hàng ngũ quân đội của tổng thống Bachar al-Assad để chạy sang Thỗ Nhĩ Kỳ, kéo theo 12 sĩ quan khác.
- Các ca sĩ Nga chống Putin bị đề nghị án 3 năm cải tạo (RFI) - Hôm nay 07/08/2012, theo AFP, cơ quan công tố Nga công bố cáo trạng, đề nghị kết án 3 năm tù đối với ba nữ nghệ sĩ trẻ thuộc ban nhạc Pussy Riot, vì ...
- Hàn Quốc lập Quỹ tài trợ thống nhất đất nước (RFI) - Để dự phòng chi phí tài chính khi thống nhất lãnh thổ, chính phủ Hàn Quốc thông báo thành lập « Quỹ thống nhất ».
- Vợ lao động tại Nga bị bóc lột, chồng ở Việt Nam kêu cứu (RFI) - Do nghèo, ít học và cả tin, hàng loạt dân quê tại Việt Nam bị mắc lừa sang Nga làm việc không công. Tuy chưa đổ bể như vụ công ty Vinastar, nhưng từ nhiều tháng nay, có ít nhất 5 nữ công nhân xưởng may Victoria cầu cứu. Nghe theo lời hứa làm việc đúng hợp đồng, lương cao, nhiều phụ nữ quê mùa bị rơi vào tay đồng hương bất lương khai thác họ như tù nhân khổ sai, không lương, không biết ngày về.
- Nhật Bản có thể từ bỏ năng lượng hạt nhân từ năm 2030 (RFI) - Trong một cuộc họp báo hôm nay 07/08/2012 tại Tokyo, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano vừa tuyên bố là nước này có thể từ bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân kể từ năm 2030, mà không gây tổn hại đến nền kinh tế.Ông Edano đã tuyên bố như trên khi trả lởi một câu hỏi về những tác động tiêu cực của việc ngưng hoàn toàn các lò phản ứng hạt nhân từ đây cho đến năm 2030.
- Mưa lớn khiến một nửa thủ đô Manila chìm trong nước (RFI) - Theo AFP hôm nay 07/08/2012, những trận mưa dữ dội trong những ngày gần đây, ngay tiếp theo trận bão Saola, đã nhấn chìm một nửa thủ đô Manila trong ...
- Cộng đồng Hồi giáo lên án chính sách « thanh lọc sắc tộc » tại Miến Điện (RFI) - Bạo lực nhắm vào cộng đồng người Rohingya tại Miến Điện tiếp tục bị quốc tế chỉ trích.
- Thêm một công ty Việt Nam tại Nga khai thác công nhân như nô lệ (RFI) - Victoria, một xưởng may mặc ở Ivantrepka, gần thủ đô nước Nga, do ông Nguyễn Văn Lập quản lý bị tố cáo ép buộc công nhân làm việc từ 16 đến 18 ...
- Dân làng Thái Lan kiện ra tòa đòi cấm mua điện của đập Xayaburi (RFI) - Hôm nay, 07/08/2012, khoảng 50 dân làng đại diện cho các cộng đồng dân cư sống dọc theo sông Mekong đã đệ đơn kiện công ty điện lực Thái Lan, bộ Năng lượng Thái Lan và chính phủ Thái Lan lên toà hành chính. Đơn kiện này yêu cầu không cho Thái Lan mua điện sản xuất từ đập thủy điện Xayaburi ở Lào, một dự án đang gây nhiều tranh cãi.
- Iran cam kết ủng hộ Syria (BBC) - Người đứng đầu ngành an ninh Iran nói với Tổng thống Syria rằng Tehran sẽ không để liên minh quan trọng với Syria tan vỡ.
- Vận động viên Olympic Cameroon bỏ trốn (BBC) - Bảy vận động viên, trong đó có năm võ sỹ quyền Anh, bị nghi là đã quyết định ở lại Châu Âu vì lý do kinh tế.
- Sri Lanka thả ngư dân TQ (BBC) - Một nhóm ngư dân Trung Quốc bị Sri Lanka bắt khi đánh cá trái phép đã được trao trả cho các nhà ngoại giao Trung Quốc.
- Hai tàu cá VN bị đâm chìm trên Biển Đông (BBC) - Hai tàu cá Việt Nam liên tục bị đâm chìm khi đang đánh bắt trên Biển Đông trong khi thủ phạm vẫn chưa rõ tung tích.
- Báo VN: Quân Đội TQ Sắp Đánh Trường Sa; Bây giờ hoặc không bao giờ... 2 tàu lạ đụng chìm 2 tàu cá VN, làm mất tích 8 ngư dân VN; TQ mời đại diện ngoại giao Mỹ tới phản đối... (VietBao) - BIỂN ĐÔNG -- Một chiến dịch mới đầy hung hiểm: tàù lạ đâm chìm tàu cá Việt Nam rồi bỏ chạy.
- Thái Lan: Xuất Cảng Gạo Sẽ Ít Hơn VN, Để Dân Thái Lợi Hơn (VietBao) - Việt Nam nhiều phần trong năm nay sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu gạo, tuy nhiên dân trồng lúa vẫn có một đời sống thê thảm.
- Vây Chùa, Bắt Nhiều Người Dự Lễ (VietBao) - Công an đã bao vây chùa Liên Trì tại Sài Gòn, bắt giữ nhiều người.
1190. Thư ngỏ của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội, Lãnh đạo Nhà nước và ĐCS VN
Hà Nội, 6 tháng 8 năm 2012THƯ NGỎ
Kính gửi: Quốc hội,
Chủ tịch nước và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam,
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam,
Chúng tôi, những người đã tham gia ký và gửi tới lãnh đạo Nhà nước và Đảng bản kiến nghị ngày 10-07-2011 về “Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay” (dưới đây gọi tắt là kiến nghị 7-11) và bản ý kiến về “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” ngày 08-09-2011 (gọi tắt là ý kiến 9-11), nay xin gửi tiếp thư này tới Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị bổ sung ý kiến trước tình hình mới.
1- Bản kiến nghị 7-11 và bản ý kiến 9-11 đều có chung nhận định: Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện mưu đồ chiến lược bá quyền của họ, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc. Họ dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn để dụ dỗ, mua chuộc, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, lấn chiếm không chỉ trên Biển Đông mà còn trên nhiều địa bàn khác, không chỉ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải mà còn thâm nhập và gây hại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời tìm cách “chia để trị” các nước ASEAN.
Đúng như dự đoán, hơn một năm qua, Trung Quốc thực hiện những bước mới xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta cũng như các quốc gia giáp Biển Đông. Họ ngang nhiên lập đơn vị hành chính có quân đồn trú ở nơi rất ít dân hòng cai quản vùng biển đảo rộng lớn không phải của mình, mời thầu thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đưa tàu thuyền đánh cá cùng với tàu bán quân sự và quân sự hoạt động trên vùng này, đồng thời bức hại ngư dân ta đang hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhiều khả năng những hành động gây hấn của Trung Quốc sẽ còn tăng mức độ quyết liệt đi đôi với việc chuẩn bị dư luận và điều kiện cho bước leo thang nguy hiểm hơn, kể cả đe dọa gây chiến.
Chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao Luật Biển vừa được Quốc hội thông qua, tạo căn cứ pháp lý cho nhà nước và nhân dân ta bảo vệ, quản lý, phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế đối với vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế. Sau một thời gian bị kìm hãm, báo chí nước ta đã được cất tiếng nói phê phán thẳng thắn, mạnh mẽ và kịp thời những chủ trương và hành động sai trái của Trung Quốc đối với nước ta.
Phản đối mạnh mẽ sự chiếm đoạt bằng vũ lực của Trung Quốc đối với các đảo vốn thuộc chủ quyền Việt Nam và các quốc gia khác ven biển, chúng ta kiên trì giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng phương pháp hòa bình, tuân theo luật pháp quốc tế. Chúng ta tôn trọng lợi ích chính đáng của các quốc gia khác ven Biển Đông, cùng nhau thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển, đặc biệt là đối với các đảo, bãi đá cùng với lãnh hải bao quanh theo đúng Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển. Theo ý kiến đề xuất của các nhà nghiên cứu ở một số nước, lúc này là thích hợp để các quốc gia ven biển Đông thống nhất tên gọi Biển Đông Nam Á thay cho cách gọi khác nhau của từng nước theo vị trí tiếp giáp biển. Đó là những giải pháp thiết thực để củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn biến vùng biển này thành ao nhà của mình.
Chúng tôi mong Nhà nước công bố trước nhân dân ta và nhân dân thế giới thực trạng quan hệ Việt – Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Nhân dịp này, Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc. Chúng ta luôn phân biệt những hành động phi đạo lý và trái luật pháp quốc tế của một bộ phận giới cầm quyền Trung Quốc, khác với quan hệ láng giềng thân thiện của đông đảo nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam.
Đi đôi với việc tỏ rõ thái độ như trên, Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện phát huy năng lực của các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước, kể cả các nhà nghiên cứu quốc tế, trong việc sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. Các cơ quan chức năng của Nhà nước phối hợp với các nhà nghiên cứu hoàn chỉnh hồ sơ có đủ căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý, công bố rộng rãi để nhân dân ta, nhân dân Trung Quốc và dư luận thế giới hiểu rõ sự thật, không bị lừa mị hoặc rối trí bởi các luận điệu xuyên tạc, dối trá xuất phát từ mưu đồ bành trướng.
Thực hiện tham vọng bá quyền và chính sách thực dân mới, nhà cầm quyền Trung Quốc ỷ vào sức mạnh kinh tế và quân sự, tìm cách đánh lừa dư luận, lẩn tránh luật pháp và công lý quốc tế, đang tự phơi bày bộ mặt thật, đồng thời lại phải đối mặt với những vấn đề chính trị nóng bỏng trong nước, như các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, chủng tộc và mâu thuẫn trong các tầng lớp lãnh đạo, nên thế cô lập về chính trị của họ trước thế giới càng sâu sắc thêm.
Việt Nam có chính nghĩa. Nhiều quốc gia trên thế giới mong đợi Việt Nam tự lực, tự cường, thoát khỏi vòng kiềm tỏa, chi phối của Trung Quốc, cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới hợp thành sức mạnh ngăn chặn và làm thất bại mọi mưu đồ bành trướng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, chúng ta cần nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, sáng suốt lựa chọn các đối tác chiến lược vì lợi ích của dân tộc và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
2- Đi đôi với tăng cường quốc phòng, chuẩn bị đối phó với mọi tình huống có thể xẩy ra, chúng ta cần phát huy thế mạnh cơ bản là ý chí độc lập, tự chủ được hun đúc từ lòng yêu nước của nhân dân ta và sự ủng hộ quốc tế đối với nước ta. Chúng tôi đã đề xuất mấy giải pháp chính là tiến hành cải cách sâu sắc, toàn diện về chính trị, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh cải cách các lĩnh vực khác, trước hết là cải cách kinh tế và giáo dục. Nội dung cải cách chính trị nhằm trước hết đổi mới căn bản thể chế lãnh đạo và quản lý của bộ máy công quyền, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ của dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm phát huy ý chí và năng lực của nhân dân, tăng cường đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng và làm trong sạch bộ máy công quyền.
Nhân dân ta rất quan tâm tới việc sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền. Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và có kết luận về sửa đổi Hiến pháp (và về Luật đất đai); đề nghị Bộ Chính trị tuyên bố rõ là việc này không cản trở nhân dân và cán bộ, đảng viên tiếp tục góp ý kiến về vấn đề hệ trọng này trước khi Quốc hội quyết định.
Trong việc bảo đảm thực hiện các quyền hiến định về tự do, dân chủ, cần nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa. Việc nhân dân ta biểu tình phản đối hành vi xâm lược, bành trướng của Trung Quốc góp phần hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao và động viên ý chí bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Nhân dân đang đòi hỏi khẩn trương xây dựng luật bảo đảm thực hiện quyền biểu tình của công dân đã ghi trong Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích. Điều có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự.
Bước tiến mạnh mẽ về thực hiện dân chủ, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng là đòn xeo xoay chuyển tình hình nước ta, đồng thời tăng ảnh hưởng tích cực trong quan hệ quốc tế, tác động tới tình hình Trung Quốc, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bình đẳng giữa Nhà nước và nhân dân hai nước, có lợi cho sự phát triển của mỗi nước và cho sự nghiệp hòa bình, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Dân tộc Việt Nam đang mong đợi chủ trương và hành động thiết thực của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị để đưa đất nước vượt qua hiểm họa, phát triển mạnh mẽ và bền vững. Chúng tôi mong các nhà lãnh đạo đất nước đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nỗ lực thực hiện trách nhiệm nặng nề trong tình thế hiểm nghèo, không phụ lòng mong đợi của nhân dân./.
—-DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN
.
1. Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2. Nguyễn Đình An, nguyên Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng, Đà Nẵng
3. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành
phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975), TP
HCM
4. Vũ Thành Tự Anh, TS, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright, TP HCM
5. Trịnh Đình Ban, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, TP HCM
6. Hồ Tú Bảo, Giáo sư Tin học, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Nhật
Bản.
7. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí
Minh, TP HCM
8. Thiện Cẩm, Linh mục, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ
tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
9. Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, California, Hoa Kỳ
10. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
11. Đào Duy Chữ, TS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Nam, TP HCM
12. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM
13. Hồ Ngọc Cứ, Luật gia, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM
14. Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
15. Lê Đăng Doanh, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên
thành viên IDS
16. Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm, TP HCM
17. Trần Hữu Dũng, Giáo sư Kinh tế học, Đại học Wright State, Hoa Kỳ
18. Nguyễn Tiến Dũng, Giáo sư Toán học, Đại học Toulouse, Pháp
19. Giáp Văn Dương, TS, nhà nghiên cứu Vật lý, Đại học Quốc gia Singapore
20. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành
phố HCM, TP HCM
21. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
22. Phan Hồng Giang, GS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường Viết Văn, Hội Nhà Văn Việt
Nam, Hà Nội
23. Nguyễn Ngọc Giao, nhà báo, nguyên giảng viên Toán, Đại học Paris VII, Pháp
24. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
25. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện
IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội
26. Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành
viên Viện IDS, Hà Nội
27. Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
28. Nguyễn Thị Từ Huy, Tiến sĩ, TP HCM
29. Phạm Khiêm Ích, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên
Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội
30. Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Phó Viện
trưởng Viện Mác-Lênin, Hà Nội
31. Nguyễn Văn Kích, nguyên Vụ trưởng, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ
tướng Chính phủ, Hà Nội
32. Tương Lai, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng
Viện Xã hội học, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
33. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện phó
Viện IDS, Hà Nội
34. Cao Lập, cựu tù Côn Đảo, TP HCM
35. Nguyễn Xuân Lập, nguyên Phó Chủ tịch Hội Y Dược Việt Nam, nguyên Trưởng
đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn (trước 1975), TP HCM
36. Hồ Uy Liêm, PGS TS, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam, Hà Nội
37. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành
phố Hồ Chí Minh, TP HCM
38. Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Sử học, Đại học Maine, Hoa Kỳ
39. Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh
viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
40. Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
41. Trần Tố Nga, nhà giáo, Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp, TP HCM
42. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
43. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động
thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
44. Phạm Đức Nguyên, PGS TS, giảng viên cao cấp, Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội
45. Trần Đức Nguyên, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành
viên Viện IDS, Hà Nội
46. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị
nhật báo Tin Sáng, TP HCM
47. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu Huế học, Huế
48. Ngô Văn Phương, nguyên Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố
Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 6, nguyên Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa 5, TP
HCM
49. Trần Việt Phương, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành
viên Viện IDS, Hà Nội
50. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
51. Trần Hữu Tá, PGS TS, nguyên Chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
52. Lê Văn Tâm, Tiến sĩ Hóa học, Tokyo, Nhật Bản
53. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
54. Lê Mạnh Thát, Thiền sư, GS TS, TP HCM
55. Nguyễn Minh Thọ, Giáo sư Hóa học, Đại học Leuven, Bỉ
56. Trần Văn Thọ, Giáo sư Kinh tế học, Đại học Waseda, Nhật Bản
57. Cao Huy Thuần, Giáo sư danh dự (Chính trị học), Đại học Picardie, Pháp
58. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội,
TP HCM
59. Đào Công Tiến, PGSTS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM
60. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
61. Nguyễn Thị Ngọc Toản, Đại tá, GS Bác sĩ, cựu chiến binh, Viện Quân y 108, Hà Nội
62. Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, thành viên Viện
IDS, Hà Nội
63. Tô Văn Trường, Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam,
TP HCM
64. Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư Y khoa, Đại học New South Wales, Úc
65. Hoàng Tụy, GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDS, Hà Nội
66. Võ Thị Bạch Tuyết, nguyên Giám đốc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh, TP HCM
67. Hà Dương Tường, nguyên Giáo sư Toán học, Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
68. Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM
69. Vũ Quang Việt, chuyên gia tư vấn Thống kê Kinh tế cho Liên Hiệp Quốc, Myanmar,
Philippines và Lào; nguyên chuyên viên cao cấp Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
70. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, cựu chiến binh, Hà Nội
71. Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc nghiên cứu (Vật lý), Trung tâm Quốc gia
Nghiên cứu Khoa học (CNRS), nguyên Giáo sư Đại học Paris VI, Pháp
——
* Được biết bức thư này cũng đã được chuyển tới một số cơ quan báo chí nhà nước VN.
Chiến lược bành trướng năng lượng của Trung Quốc: Ván cờ đầy bất trắc
Giàn khoan của Tập đoàn Dầu hỏa Trung Quốc CNOOC.REUTERS
Thanh Hà RFI
Trung Quốc gọi thầu quốc tế thăm dò dầu khí ở 9 lô trên Biển Đông. Tập đoàn CNOOC của Trung Quốc thông báo mua lại Nexen của Canada để làm chủ nhiều giếng dầu trên thế giới. Ấn Độ, Nga và Hoa Kỳ theo dõi sát chiến lược bành trướng về năng lượng của Bắc Kinh.
Ngày 19/07/2012, tập đoàn dầu khí nhà nước của Ấn Độ, ONGC Videsh thông báo duy trì hợp tác với Petro Vietnam, đặc biệt là sẽ cùng với đối tác Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở lô 128 tại vùng Biển Đông. Phía Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ duy trì đầu tư tại lô 128 sau khi tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC gọi thầu quốc tế tại 9 lô, trong đó có lô 128 nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam.
Trước đó hai ngày, trong chuyến công du nước Nga, vào trung tuần tháng chủ tịch nước, Trương Tấn Sang và tổng thống Vladimir Putin tuyên bố : Nga và Việt Nam tăng cường hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, cũng lại CNOOC, vào hôm 23/07/2012 tập đoàn này thông báo kế hoạch chi hơn 15 tỷ đô la Mỹ để mua lại một phần tập đoàn dầu khí Canada. Nexen đang làm chủ và khai thác nhiều giếng dầu trên thế giới, từ Bắc Hải của Anh Quốc đến Vịnh Mexico của Hoa Kỳ.
Phải chăng vì muốn tăng cường vị thế của CNOOC tại Canada, Nigeria, trong vùng Vịnh Mêhicô sát bờ biển Hoa Kỳ, ở khu vực Bắc Hải mà tập đoàn Trung Quốc đã chấp nhận mua lại Nexen của Canada với giá cao hơn giá thị trường đến 61 % ?
Sau một thời gian sao nhãng, Hoa Kỳ đã giật mình trước khả năng Trung Quốc một khi mua lại Nexen sẽ với tới những giếng dầu của Mỹ trong vùng Vịnh Mêhicô. Quốc hội Mỹ đòi cứu xét hồ sơ CNOOC mua lại Nexen. Trước mắt chính quyền Canada chưa lấy quyết định sau cùng về đề nghị rất hời của phía Trung Quốc còn Bắc Kinh thì đang ráo riết mở chiến dịch vận động hành lang để lập pháp Hoa Kỳ không gây trở ngại trên đà « vươn ra thế giới » của tập đoàn dầu khí nhà nước CNOOC.
Chính sách của CNOOC phải chăng là nhằm phục vụ mục đích của Trung Quốc mở rộng tầm kiểm soát tài nguyên năng lượng của thế giới mà trong đó có cả những khu vực tiềm năng trên thềm lục địa Việt Nam ? Trữ lượng dầu khí tại khu vực Biển Đông đang thu hút chú ý của tất cả các siêu cường thế giới, từ Nga, đến Mỹ, từ Ấn Độ đến Trung Quốc. Hồ sơ năng lượng, không chỉ đơn thuần là một vấn đề kinh tế mà còn liên quan cả đến vấn đề an ninh và chiến lược.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, lần lượt phân tích về những ý đồ của tập đoàn dầu khí Trung Quốc nói chung và đối với khu vực dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam nói riêng. Theo quan điểm của ông đây là một « ván cờ đầy bất trắc » khi có ngần ấy nước lớn trên thế giới quan tâm.
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng đây là một cuộc chơi đầy bất trắc cho ngần ấy tác nhân trong cuộc và nếu nhìn thấy những rủi ro bất trắc ấy, may ra ta sẽ hiểu ra nước cờ của thiên hạ.
Trước hết, người ta thường nghĩ rằng vùng biển Đông Nam Á, tức là Đông hải của Việt Nam hay biển Hoa Nam của Trung Quốc, có một trữ lượng dầu thô và khí đốt rất lớn ở bên dưới. Thật ra, tất cả chỉ là dự đoán và trung bình thì phải mất vài chục triệu đô la thăm dò ở ngoài khơi thì mới biết được là dưới đáy biển có bao nhiêu triệu thùng dầu thô hay bao nhiêu tỷ thước khối khí đốt. Trung Quốc có ưu thế tài chính hơn các nước đang cùng tranh chấp về chủ quyền nên có thể dám chi tiền để thăm dò. Nhưng không nhất thiết là họ sẽ có lời trong chuyện khai thác này.
Thứ hai, và đây mới là vấn đề đáng chú ý, Trung Quốc không chỉ cho tập đoàn CNOOC tìm dầu dưới biển mà còn muốn mời doanh nghiệp quốc tế cùng liên doanh với CNOOC trong nghiệp vụ đầu tư có rủi ro này để qua đó khẳng định chủ quyền của họ trên các vùng biển đang tranh chấp với các nước Đông Nam Á, trước tiên là với Việt Nam và Philippines.
RFI: Anh nhắc đến tập đoàn CNOOC, hiện CNOOC cũng đang thương lượng để mua lại tập đoàn dầu khí của Canada là Nexen với giá hơn 15 tỷ đô la Mỹ, cao hơn đến 60 % so với trị giá của tập đoàn này trên thị trường. Kế hoạch mua lại Nexen đó của CNOOC có liên hệ gì đến tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng có nhưng lại kết luận ngược là vì "già quá mà hóa dại"! Tôi xin được giải thích như sau:
Canada có tài nguyên năng lượng dồi dào và đã tính bán cho Mỹ. Tai họa của Mỹ trong mùa bầu cử là Chính quyền Barack Obama lại bác bỏ dự án lập ra hệ thống ống dẫn dầu khí Keystone từ tỉnh Alberta của Canada qua tám tiểu bang của Mỹ vì lý do bảo vệ môi sinh là điều tôi cho là lố bịch và nông cạn. Hậu quả là chính quyền và doanh nghiệp Canada thất vọng và đấy là cơ hội cho CNOOC nhảy vào đề nghị mua tổ hợp Nexen của Canada với giá còn cao hơn giá trị trường.
Qua nước cờ của CNOOC, Trung Quốc muốn thụ đắc công nghệ thăm dò và khai thác năng lượng dưới đáy biển để có thể nhờ đó tìm thêm năng lượng của họ ở bên trong. Nhưng mục tiêu quan trọng hơn vậy là nhờ làm chủ kỹ thuật mới, Trung Quốc trở thành đối tác có lợi thế hơn các doanh nghiệp Việt Nam hay Philippines hầu có thể cùng doanh nghiệp quốc tế chia chác quyền lợi trên chín lồ dầu họ đòi rao bán.
Thứ ba là nhờ kiến năng hiện đại, Trung Quốc còn muốn là qua tổ hợp Nexen sẽ làm chủ các giếng dầu của Anh ở Bắc Hải, của Mỹ trong Vịnh Mexico và các giếng dầu khác của Nexen trên thế giới, kể cả ngoài khơi Canada. Lợi thế thứ tư là nếu kiểm soát được nguồn cung cấp năng lượng, họ cũng có thể chi phối giá dầu quốc tế, kể cả giá dầu tại Hoa Kỳ.
Nhưng tham vọng lớn lao ấy lại khiến các nước giật mình và nghĩ lại. Hoa Kỳ là một nước đang nghĩ lại vì năm 2005 đã từng bác bỏ đề nghị của CNOOC đòi mua tổ hợp Unocal của Mỹ.
RFI: Bây giờ chúng ta chuyển qua chuyện Ấn Độ và dự án liên doanh với Việt Nam để thăm dò lô dầu 128. Anh giải thích thế nào về quyết định mới đây của New Delhi ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Doanh nghiệp ONGC Videsh của Ấn có hai dự án liên doanh với Việt Nam trên hai lô dầu 127 và 128. Khi thăm dò như vậy thì tốn kém và họ đã mất 45 triệu đô la mà chưa thấy triển vọng. Vì vậy, hai tháng trước đây, Ấn Độ tính rút khỏi lô 127 và cân nhắc về lô 128 trong khi Việt Nam cố thuyết phục họ ở lại. Thế rồi quyết định của Trung Quốc là đem chín lô trên thềm lục địa của Việt Nam ra gọi thầu lại làm Ấn Độ bị kẹt.
Vì lý do kinh doanh không có lời mà triệt thoái thì ai cũng thông cảm. Nhưng khi Trung Quốc nhảy vào một nơi mà Ấn Độ đang liên doanh với Việt Nam thì việc triệt thoái của Ấn lại có ý nghĩa ngoại giao, như phải bỏ chạy vì sợ đụng độ với Trung Quốc.
Chính là thái độ của Trung Quốc mới khiến Ấn Độ nêu vấn đề với khối ASEAN và mới đây nhất là với Ngoại trưởng Indonesia là thứ nhất, các nước phải đảm bảo quyền tự do lưu thông ngoài biển, thứ hai là phải tôn trọng quyền khai thác kinh doanh theo đúng luật lệ quốc tế.
Đâm ra Trung Quốc có thể mua chuộc được xứ Cam Bốt để cho chìm xuồng hồ sơ ứng xử ngoài biển Đông trong thượng đỉnh vừa qua của Hiệp hội ASEAN tại thủ đô Cam Bốt. Nhưng cũng vì thế mà gây phản ứng dội ngược từ các thành viên ASEAN khác và từ Ấn Độ. Nghĩa là Bắc Kinh vừa góp phần xây dựng thế liên kết của các nước ASEAN với nhau và với Ấn Độ.
RFI: Qua phần trình bày của anh thì người ta có thể mường tượng ra một thế liên hoàn hay các vòng xoáy đan kết với nhau mà trung tâm hay trọng tâm lại là Trung Quốc. Tất nhiên là ở bên kia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ cũng theo dõi kỹ động thái của Bắc Kinh.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết là một tin mà đài RFI đã loan tải khi Hội đồng Kiểm soát Chứng phiếu SEC của Mỹ lập tức tiến hành thủ tục truy tố một doanh nghiệp Trung Quốc có hội sở tại Hong Kong về tội giao dịch qua nội tuyến. Cụ thể là doanh nghiệp Well Advantage Limited này đã có thể biết trước về việc CNOOC mua tổ hợp Nexen của Canada với giá cao nên mới gom trước cổ phiếu của Nexen. Hội đồng SEC của Mỹ còn phong tỏa tài sản của các tay giao dịch cổ phiếu đã dùng tài khoản ở Hồng Kông và Singapore để kiếm ra 13 triệu đô là tiền lời nhờ cổ phiếu Nexen trước khi có tin CNOOC đòi mua Nexen. Thật ra, đấy chỉ là chuyện nhỏ của giới đầu tư có quan hệ với CNOOC nên đã nhân cơ hội kiếm lời lặt vặt.
Chuyện lớn là phía Hoa Kỷ cũng biết CNOOC tức là Trung Quốc đã thuê hai công ty vận động hành lang chính trị Mỹ để tác động vào Quốc hội Hoa Kỳ hầu khỏi gặp trở ngại trong việc mua tổ hợp Nexen. Tổ hợp này có tài sản là những giếng dầu của Mỹ trong Vịnh Mexico. Khi CNOOC mua Nexen và làm chủ các giếng dầu này thì Chính quyền Mỹ, cụ thể là Hội đồng SEC và Ủy ban Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ, phải cứu xét và đề nghị biện pháp ứng phó nếu mà việc thụ đắc ấy xâm phạm vào quyền lợi Hoa Kỳ. Khi ấy, Bắc Kinh sẽ phải đàm phán và có khi chấp nhận những nhượng bộ kinh tế khác, như Nghị sĩ Dân chủ tại New York là ông Charles Schumer đã gợi ý cho Tổng trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner.
Cho nên vấn đề không chỉ là CNOOC kéo dàn khoan và mời chào quốc tế vào khai thác năng lượng trên thềm lục địa của Việt Nam. Vấn đề cũng chẳng là nâng cấp bộ hành chính của thành phố Tam Sa chơ vơ ngoài Đông hải mà cũng chẳng là kéo tầu hải giám hay chiến hạm vào uy hiếp các nước. Vấn đề ở đây là sự ngang ngược của Trung Quốc đã gây phản ứng ngược của thế giới và đấy là một sự bất trắc cho Bắc Kinh.
RFI: Những bất trắc đó là gì ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lãnh đạo Bắc Kinh đã rất già đòn khi mở ra thế cờ năng lượng ngoài Đông hải đề vừa kiếm dầu khí ở dưới vừa khiến cho các nước ham làm ăn kiếm lời mà mặc nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các khu vực quần đảo đang có tranh chấp. Thế cờ ấy khiến các nước Đông Nam Á có tranh chấp sẽ phải chọn một trong ba ngả.
Hoặc là hợp tác với CNOOC để chia chác một chút lời thay vì đứng ngoài mà phản đối xuông. Hai là mời một nước thứ ba vào liên doanh với mình để có lực đối trọng với Trung Quốc, như trường hợp liên doanh của Việt Nam với Ấn Độ hay với các doanh nghiệp Âu, Mỹ, Nga sau này. Ngả thứ ba là thắt lưng buộc bụng và ráo riết đầu tư vào công nghệ cao về dầu khí để thu ngắn khoảng cách với Trung Quốc. Cả ba loại giải pháp này đều có lợi hại riêng và không dễ thi hành.
Nhưng giữa thế cờ phức tạp ấy, Trung Quốc lại già néo và khiến cho khu vực Đông Nam Á trở thành bất ổn làm cả thế giới đều quan tâm và báo động. Trong hoàn cảnh đó, chưa chắc là các tập đoàn dầu khí quốc tế lại mau mắn nhảy vào để đứng giữa hai ba lằn đạn. Rốt cuộc thì chính Trung Quốc lại gây ra sự bất trắc khiến các nước đều ngần ngại và đều muốn Hoa Kỳ xác định sự hiện diện quân sự ở trong vùng.
Chưa thấy tổ hợp dầu khí của Mỹ đâu thì đã thấy chiến hạm Hoa Kỳ lảng vảng ở ngoài, với sự cổ võ của các nước từ Nhật Bản, Ấn Độ đến Úc. Trong mùa bầu cử tại Mỹ, cả hai phe đều sẵn sàng nhắm vào mối nguy kinh tế hay an ninh từ Trung Quốc để huy động cử tri và Bắc Kinh đang cho chính trường Hoa Kỳ một đề mục tranh luận rất hấp dẫn. Chúng ta sẽ còn cơ hội theo dõi những chuyện bất trắc này ở Đông hải.
‘Thái thượng hoàng’ phủ bóng chính trị TQ?
BBC
-
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin về
hai cựu lãnh đạo, gây ra đồn đoán đang có thương lượng gấp rút giữa các
phe nhóm trước Đại hội Đảng.
Các nhà lãnh đạo cộng sản khi đã về hưu thường tránh xuất hiện trước báo chí, ngoại trừ những dịp lễ lạt như Ngày Quốc khánh.
Nhưng từ cuối tháng Bảy, ông Giang Trạch Dân, người kế nhiệm Đặng Tiểu Bình, được truyền thông nhắc tên ba lần trong vòng một tuần.
Ông Giang, người đã thôi chức Tổng Bí thư cuối năm 2002 và Chủ tịch nước tháng Ba 2003, gọi điện cho Bí thư Thành ủy Dương Châu, quê của ông, thuộc tỉnh Giang Tô nhân một trận động đất nhẹ.
Một tờ báo địa phương tường thuật cuộc điện đàm hôm 23/7 và tin này cũng lên trang mạng của Nhân dân Nhật báo hôm 2/8.
Ông Giang cũng gửi vòng hoa viếng cựu trưởng ban Tuyên huấn Đinh Quan Căn.
Đài truyền hình CCTV không quên đưa tin về một cuốn sách giáo khoa lịch sử mới với lời giới thiệu của cựu Tổng Bí thư.
Ông lão 85 tuổi không còn giữ chức vụ chính thức nhưng được cho là vẫn có ảnh hưởng trong cuộc đua quyền lực trước Đại hội 18.
“Những lần xuất hiện liên tục và nổi bật của ông, trong dịp hội nghị ở Bắc Đới Hà, dường như là để giúp các ủng hộ viên và đồ đệ được thăng tiến,” theo lời Joseph Cheng Yu-shek, giáo sư chính trị học ở Đại học Hong Kong.
"Những lần xuất hiện liên tục và nổi bật của ông, trong dịp hội nghị ở Bắc Đới Hà, dường như là để giúp các ủng hộ viên và đồ đệ được thăng tiến."
Joseph Cheng Yu-shek, Đại học Hong Kong.
Cuộc họp kín tại Bắc Đới Hà, từ đầu tháng Tám và có thể kéo đến giữa tháng, sẽ chứng kiến những thương lượng cuối cùng cho cuộc chuyển giao quyền hành tại Trung Quốc.
Một vấn đề quan trọng Đảng Cộng sản đang bàn là có nên giảm số thành viên Thường vụ Bộ Chính trị từ chín xuống bảy ghế, như đã từng có trước năm 2002.
Chương Lập Phàm, một phân tích gia, nói với tờ South China Morning Post rằng sự xuất hiện của ông Giang chứng tỏ cuộc đua vẫn quyết liệt và chưa có thống nhất về những vấn đề lớn.
“Thông điệp của ông là tôi vẫn đang và sẽ ngồi đây, ít nhất cho đến khi Đại hội Đảng kết thúc,” ông Chương, từng làm việc ở Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói.
Sức khỏe của ông Giang được quan tâm đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm chính trị.
Năm ngoái, nhân dịp 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản, ông không xuất hiện, khiến người ta đồn về sức khỏe của ông.
Cựu Thủ tướng tái xuất
Mới nhất, hôm 6/8, Nhân dân Nhật báo có bài dài ca ngợi thành tựu phát triển kinh tế của cựu Thủ tướng Lý Bằng.
Tác giả bài viết dài gần một trang báo là cựu tổng thư ký của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc). Ông Lý Bằng, 83 tuổi, là Chủ tịch Quốc hội từ 1998 đến 2003, và là Thủ tướng từ 1987 đến 1998.
Ông là người gây tranh cãi vì đóng vai trò không nhỏ trong quyết định đàn áp cuộc biểu tình ở Thiên An Môn ngày 4/6/1989.
Giữa lúc hội nghị Bắc Đới Hà chưa ngã ngũ, việc ca ngợi cựu Thủ tướng dường như là nỗ lực bảo vệ quyền lợi kinh doanh của gia đình ông một khi ban lãnh đạo mới ra mắt.
Giống như Giang Trạch Dân, ông Lý Bằng hẳn muốn thế hệ Tập Cận Bình hiểu rằng các “Thái thượng hoàng” vẫn còn ảnh hưởng.
“Việc lên báo chắc chắn nhằm gửi tín hiệu là họ muốn có tiếng nói tại cuộc họp Bắc Đới Hà,” theo lời Tiến sĩ Lưu Khang từ Đại học Duke.
Ông Lưu, đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Duke, nói việc Bạc Hy Lai ngã ngựa khiến cuộc đua quyền lực càng căng thẳng.
Vị Tổng Bí thư sắp ra đi, Hồ Cẩm Đào, cũng có thể sẽ theo chân ông Giang trong cố gắng duy trì ảnh hưởng ngay cả khi Tập Cận Bình và các đồng sự đã lên thay.
Ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ thành Tổng Bí thư, nhưng nhiều người nói có thể ông Hồ Cẩm Đào sẽ vẫn đứng đầu Quân ủy Trung ương thêm hai năm, giống người tiền nhiệm Giang Trạch Dân.
Đồn đoán trước phiên xử Cốc Khai Lai
(đây là ở Bên Khựa, bên ta hổng biết có .... không???)
BBC
-
Phiên tòa xử vợ cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai vì tội giết một doanh nhân người Anh sẽ diễn ra ngày thứ Năm 9/8.
‘Nhận tội’
Tờ báo South China Morning Post hôm 7/8 dẫn lời một công tố viên giấu tên nói bà Cốc đã nhận tội giết người và “các tội kinh tế” trong thời gian bị giam giữ.
Mặc dù vậy, bà chỉ bị chính thức cáo buộc tội đầu độc ông Neil Heywood.
Theo tờ báo ở Hong Kong, đây có thể là chỉ dấu chính quyền chưa định truy tố chồng bà vì tội tham nhũng.
“Nếu bà Cốc không bị tội kinh tế, họ Bạc sẽ không gặp vấn đề quá lớn.”
“Giới chóp bu muốn có kết liễu nhanh chóng và đơn giản,” luật sư Pu Zhiqiang ở Bắc Kinh nói.
Trong khi đó, Yu Hui, một luật sư, nói với báo Financial Times: “Câu hỏi chính là phán quyết có nhắc Bạc Hy Lai hay không.”
Số phận Bạc Hy Lai
Các phân tích gia nói mức án – cũng như số phận của chính ông Bạc Hy Lai – phụ thuộc vào cuộc thương lượng đang diễn ra trong giới lãnh đạo chóp bu.
“Phiên tòa này, dù kết quả và tranh luận có thế nào chăng nữa, cũng sẽ chỉ là màn kịch sân khấu,” theo lời Perry Link, giáo sư danh dự Đại học Princeton.
Một trong những mục tiêu chính của phiên xử bà Cốc là tập trung vào cáo buộc giết người, chứ không nhắm cáo buộc tham nhũng lớn hơn mà có thể gây mất uy tín cho Đảng Cộng sản.
“Khá rõ là khi đã thuộc vào giới tinh hoa cầm quyền ở Trung Quốc, người ta có thể rất giàu có. Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai chỉ là một ví dụ,” giáo sư Perry Link nhận xét.
Bắc Kinh cũng sẽ nỗ lực tuyên truyền để thuyết phục người dân trong nước rằng phiên xử diễn ra công bằng và để cộng đồng quốc tế tin thủ phạm giết người nước ngoài phải đền tội.
"Phiên tòa này, dù kết quả và tranh luận có thế nào chăng nữa, cũng sẽ chỉ là màn kịch sân khấu."
Perry Link, giáo sư danh dự Đại học Princeton
“Sẽ bùng nổ kinh khủng khi tiết lộ tham nhũng ở cấp cao ấy,” theo lời Francois Godement, một chuyên gia Trung Quốc ở Hội đồng Đối ngoại châu Âu.
Ông nói: “Cáo buộc tham nhũng có thể dùng để chống nhiều người và gia đình khác.”
Vì vậy, giáo sư Perry Link từ Mỹ tiếp lời, lo lắng chính của Đảng là: “Chúng ta có thể tạo một chuyện kể cho công chúng để vụ này qua đi mà không mở ra câu hỏi về tham nhũng?”
Giới quan sát xem sự sa cơ của Bạc Hy Lai là thắng lợi cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, những người sắp rời chính trường.
Chiến dịch “Đỏ” của họ Bạc tại Trùng Khánh được lòng những người theo cánh Tả truyền thống, nhưng khiến nhiều nhân vật cao cấp khó chịu.
Ngay cả trước scandal liên quanh ông Neil Heywood, ông Bạc làm mất lòng nhiều người khi công khai vận động để có ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị.
Ông cũng bị những người chủ trương nhà nước pháp quyền phê phán vì chiến dịch thanh trừng tội phạm ở Trùng Khánh, tử hình nhiều người.
Dường như cái chết bí hiểm của Neil Heywood đã cho các đối thủ cái cớ hợp lý để loại trừ họ Bạc.
Ông Bạc xuất hiện công khai lần cuối vào dịp họp Quốc hội Trung Quốc cuối tháng Ba năm nay, trước khi bị mất chức bí thư Trùng Khánh.
Ông bị khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương và mất chức ủy viên Bộ Chính trị.
Tuy vậy, người ta chưa biết liệu số phận của Bạc Hy Lai sẽ thế nào.
Sự ngưỡng mộ ông nhờ các cải cách dân tuý ở Trùng Khánh xem ra chưa dễ xóa đi nhanh chóng.
Như để thế giới bên ngoài không quên vụ việc, có dân mạng Trung Quốc còn gọi ông Bạc Hy Lai là 'tù nhân chính trị' và đăng bài thơ tặng sinh nhật ông bằng tiếng Anh với tựa đề 'You Are Not Alone' (Ông không cô đơn).
Steve Tsang, đứng đầu Viện Chính sách Trung Quốc từ Đại học Nottingham, nói: “Vấn đề thực sự là làm gì với Bạc Hy Lai.”
“Nó đòi hỏi nhiều thỏa hiệp giữa hai khối trong ban lãnh đạo.”
Một chuyên gia khác, Cheng Li, từ Viện Brookings ở Washington, nhận định sớm muộn ông Bạc cũng sẽ bị đưa ra xử, cho dù truyền thông nhà nước nói về vụ giết người đến nay đều tránh nhắc tên ông.
Hiện số phận của ông nằm trong tay ủy ban kỷ luật của Đảng, mà có thể sẽ sớm ra thông cáo về vi phạm của cựu Bí thư Trùng Khánh.
Đơn kêu cứu của gia đình Mẹ Việt nam Anh hùng tỉnh Khánh Hòa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-
Vạn Lương, ngày 26 tháng 6 năm 2012
LỜI KÊU GÀO THỐNG THIẾT
TỐ CÁO HÀNH VI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI ĐI KHIẾU KIỆN
TỐ CÁO HÀNH VI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI ĐI KHIẾU KIỆN
Tôi Nguyễn Trọng Thoại, 80 tuổi, từ 1/8/1948 đến 30/12/1964 là quân nhân
cách mạng; 1969 tốt nghiệp kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Hiện hưu trí ở xã
Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa.
1. Về gia đình
Cha tôi ông Nguyễn Trọng Cảnh, sinh năm 1894; mất ngày 22/1/1976. Mẹ là Nguyễn Thị Đủ, sinh năm 1900, mất ngày 28/1/1897.
Khi mẹ tôi, bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Đủ mất, ông Mai Thanh Liêm – Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh đến dự lễ tang và đọc điếu văn ghi nhận công lao của gia đình đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
“Nhà mẹ là cơ sở cách mạng từ năm 1944, nuôi cán bộ trong nhà đi hoạt động bí mật. Những năm đấu tranh cách mạng mẹ bị địch bắt tù đày đánh đập tra tấn dã man nhưng mẹ vẫn một lòng trung thành với cách mạng và luôn cùng chồng động viên con cháu hăng hái lên đường tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước. Mẹ chịu nhiều ưu phiền mất mát, đã cống hiến 4 con trai anh dũng hy sinh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Sự cống hiến của mẹ đối với cách mạng thật xứng đáng là một bà mẹ của gia đình có công với cách mạng, với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta phải biết ơn, thương yêu quý mến, kính trọng, quan tâm giúp đỡ. Mẹ Nguyễn Thị Đủ đã vĩnh biệt thân bằng quyến thuộc, con cháu nội ngoại, vĩnh biệt chúng ta. Nhưng tấm lòng, hình ảnh của mọt người mẹ cách mạng vẫn sống mãi trong lòng nhân dân. Nhà nước đã trao tặng mẹ Huân chương Độc lập hạng nhì và hơn 20 huân huy chương các loại vẫn mãi ngời sáng, ghi nhớ công lao của mẹ, gia đình mẹ, một gia đình có công cách mạng.
Vĩnh biệt mẹ chúng tôi rất xúc động chia sẻ nỗi đau buồn cùng gia đình gia quyến mẹ, xin cầu chúc linh hồn mẹ sớm được tiêu diêu cực lạc”.
2. Ba mươi năm đi khiếu kiện
Khi mẹ tôi chưa được tiêu diêu miền cực lạc, vẫn cùng con trai (Nguyễn Trọng Thoại) lặn lội đi khiếu kiện khắp nơi trong Nam, ngoài Bắc, các cấp, các ngành từ địa phương đến Trung ương.
Lá đơn của mẹ bắt đầu từ ngày 22/12/1982, đến 19/5/2012 chưa được giải quyết. Tôi đã gửi trên 4.000 lá đơn khiếu kiện và tập hợp tư liệu gia đình, các bài phóng sự in thành tập sách năm 2007 với đầu đề “25 năm đi đòi công bằng cho mẹ…”, sách dày trên 300 trang, in 500 cuốn gửi các cấp huyện, tỉnh và trung ương. Có 12 cơ quan báo chí: Cựu chiến binh, QĐND, Pháp luật, Công luận, Công lý, Sức khỏe đời sống, Phụ nữ, Tuổi trẻ thủ đô, Lao động TB & XH, Tiền phong, Văn nghệ trẻ, Đại đoàn kết và tạp chí Tài hoa trẻ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã viết bài phóng sự điều tra lên án tội ác của Chủ tịch xã Nguyễn Duôi.
Sự việc như sau:
Trước cách mạng tháng 8/1945, vào năm 1941 cha mẹ tôi khai hoang trên bãi bồi Cát Ném (cát bay như ném) tại thôn Lương Hải, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh. Sau nhiều năm khai hoang mới được 13.500 m2 đất để trồng dừa và các hoa màu khác như đìa cá… Sau ngày giải phóng 1975 còn 70 cây dừa gắn trên đất. Người dân thường gọi là vườn dừa ông Cửu Mười.
- Quyết định số 255/QĐ ngày 22/7/1988 của UBND huyện Vạn Ninh;
- Quyết định số 1475/QĐ ngày 04/8/1994 của UBND tỉnh Khánh Hòa;
- Báo cáo số 2181/TTCP ngày 16/11/2006 của Phó tổng thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào.
Đều xác nhận một vấn đề rất cơ bản là ông Nguyễn Trọng Cảnh, bà Nguyễn Thị Đủ khai hoang bãi bồi từ 1941 đến 1942 trồng dừa, không tranh chấp với ai.
Đến năm 1982 Chủ tịch UBND xã Vạn Lương Nguyễn Duôi cướp đất vườn dừa của bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Đủ chia cho một số người khác. Nguyễn Duôi trắng trợn cướp đất, cướp sạch sành sanh vườn dừa, hoa màu, đìa cá… hoàn toàn không có giấy tờ nào nói về trưng thu, trưng mua hay thu hồi 13.500 m2 đất vườn dừa.
Việc này đã được bọc lót của Nguyễn Văn Trung nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa rồi đến Phạm Văn Chi, Nguyễn Chiến Thắng – Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa và Lê Tiến Hào – Phó tổng thanh tra Chính phủ.
Đe dọa giết người đi khiếu kiện
Tôi có 02 lần khởi kiện ông Lê Tiến Hào, ngày 22/6/2009 và ngày 30/4/2010, về TANDTC và VKSNDTC về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý làm sai lệch hồ sơ, dựng hiện trường giả, xuyên tạc sự thật, viết báo cáo 2181/TTCP ngày 16/11/2006 gửi Thủ tướng Chính phủ làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của công dân.
Chắc TANDTC và VKSNDTC cũng nể hay sợ ông Lê Tiến Hào, nên lại chuyển đơn kiện trở lại cho ông Lê Tiến Hào và ông Trần Văn Truyền – Tổng thanh tra Chính phủ để giải quyết.
Theo lịch tiếp công dân, ngày 22/3/2012 ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tôi và giải thích: “Đất của ông trước đây nay là đất của người khác, cũng như đất ta đang ở là đất của Chiêm Thành, còn Hoàng Sa – Trường Sa thật ra ta không có chứng cứ rõ ràng vì nằm ngoài biển khơi không có ranh giới cụ thể nên mới có tình hình hiện nay chưa giải quyết ngã ngũ”.
Ông Nguyễn Chiến Thắng đang đứng trên cái lưỡi bò của Tàu, nói năng bừa bãi có lợi cho kẻ thù, “chưa giải quyết ngã ngũ” nên tàu do thám của Trung Quốc tự do ra vào vịnh Cam Ranh – một quân cảng nhạy cảm và còn đặt cơ sở nuôi cá mú, tôm hùm lồng tại nơi đây và phát triển ra vịnh Vân Phong, Khánh Hòa.
Hiện nay trên khắp đất nước ta, những người đi khiếu kiện được coi như kẻ thù, công an nhiều khi cả quân đội dùng súng đạn, hơi cay, dùi cui, roi điện để đàn áp buộc phải giải tán đám đông hoặc ra tay khủng bố đánh đập dã man, trói chân trói tay giam cầm, bỏ đói người đi khiếu kiện; cấm các quán trọ ở Hà Nội không được cho người khiếu kiện thuê phòng. Nhưng ở tỉnh Khánh Hòa đã và đang xảy ra việc đe dọa giết người đi khiếu kiện.
Hỡi các anh các chị cảnh sát nhân dân, chiến sĩ quân đội nhân dân, các anh các chị tuổi còn trẻ, có học vấn, biết được CÁI THIỆN, CÁI ÁC, đừng làm tổn thương đến người dân vô tội. Hãy tránh tấm gương xấu của ông Trưởng công an huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) vừa mang thương tật suốt đời, vừa để nỗi nhục cho bố mẹ, vợ con, cháu chắt đời đời kiếp kiếp.
Tôi đã bị công an Khánh Hòa bắt trái phép 3 lần, ngày 24/7/2003, ngày 20/7/2004 và ngày 30/5/2011.
Gần đây họ mở chiến dịch đe dọa người đi khiếu kiện từ ngày 20/3/2012, số máy 0125.213 5396: “Lão Thoại không đi khiếu kiện nữa, nếu lão ra Hà Nội thì coi chừng tính mạng” lúc 20h 43’27” và sau đó liên tục nhiều máy khác: 01638 239 277 – 01998 838 023 – 01662 697 733 đe dọa đòi giết người diệt khẩu. Chiều ngày 22/3/2012, tôi đến cửa hàng dịch vụ đánh văn bản đầu cầu Hiền Lương, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh có một người hỏi tôi: “Ông có phải là Nguyễn Trọng Thoại không, hãy dừng ngay việc khiếu kiện vườn dừa ở Lương Hải, nếu không từ bỏ khiếu kiện thì ông phải nhận lấy cái chết thê thảm. Ông biết tôi là ai không?” vừa nói người đàn ông đó vừa tắt hệ thống điện cửa hàng.
Bị bất ngờ, choáng váng, hoang mang lo sợ… người đứng trước mặt là kẻ sát thủ đang bám đuôi tôi và chờ lệnh để hành động giết tôi chết thê thảm?
Tôi không biết những người đe dọa giết tôi là ai? Nhưng mọi người đều hiểu được, đó là bàn tay kéo dài của chính quyền tỉnh Khánh Hòa và ông Phó tổng Thanh tra chính phủ Lê Tiến Hào.
Bốn anh tôi đã chiến đấu hy sinh chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc. Tôi cũng tham gia quân đội sống sót trở về, muốn yên ổn thờ cúng tổ tiên hương khói cho bốn hương hồn liệt sĩ. Bây giờ chiến tranh qua rồi, không có giặc ngoại xâm, nhưng giặc nội xâm còn nguy hiểm hơn… Những người cùng ăn ở làm việc, nói năng thông thạo chính sách luật pháp, đã cướp sạch sành sanh tài sản hợp pháp của gia đình tôi và đang lên kế hoạch giết tôi lại là những người đang núp sau bóng cờ đỏ sao vàng nhân danh nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Buồn bực, căm giận, tủi nhục, lo sợ… tôi lại nhớ đến Bác Hồ, nhớ lại câu chuyện Bác Hồ khi đi Pháp về tháng 10/1946 nói: “Tôi kính cẩn cúi đầu trước linh hồn liệt sĩ”.
Bác Hồ - vị lãnh đạo tối cao của đất nước, Bác vừa kính cẩn vừa cúi đầu trước linh hồn liệt sĩ, một tấm gương cao cả, ấm tình và sâu sắc… của Bác Hồ đã an ủi chia sẻ với người đang sống và yên lòng các hương hồn liệt sĩ.
Đã nhiều năm nay nhân dân cả nước đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng Bác Hồ ơi! Bây giờ có một bộ phận không nhỏ (bộ phận không nhỏ còn có nghĩa là bộ phận rất lớn) cán bộ đảng viên kể cả ở cấp cao đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống… họ đang hành hạ và đối xử tàn nhẫn đối với gia đình liệt sĩ và hương hồn liệt sĩ Việt Nam.
Một lần nữa tôi thống thiết kêu gào đến quý vị lãnh đạo có lương tri và mọi tầng lớp nhân dân trong nước và ngoài nước hãy:
- Tố cáo, ngăn chặn và cảnh giác hành vi đe dọa giết người đi khiếu kiện;
- Trả lại đầy đủ tài sản hợp pháp mà chính quyền đã cướp của bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Đủ ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa;
- Bồi thường thiệt hại do oan sai theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Xử lý nghiêm khắc đối với cán bộ xã, cán bộ tỉnh và ông Lê Tiến Hào, phó tổng Thanh tra Chính phủ đã hùa bao che cho nhau làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Đủ.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Nguyễn Trọng Thoại
1. Về gia đình
Cha tôi ông Nguyễn Trọng Cảnh, sinh năm 1894; mất ngày 22/1/1976. Mẹ là Nguyễn Thị Đủ, sinh năm 1900, mất ngày 28/1/1897.
Khi mẹ tôi, bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Đủ mất, ông Mai Thanh Liêm – Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh đến dự lễ tang và đọc điếu văn ghi nhận công lao của gia đình đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
“Nhà mẹ là cơ sở cách mạng từ năm 1944, nuôi cán bộ trong nhà đi hoạt động bí mật. Những năm đấu tranh cách mạng mẹ bị địch bắt tù đày đánh đập tra tấn dã man nhưng mẹ vẫn một lòng trung thành với cách mạng và luôn cùng chồng động viên con cháu hăng hái lên đường tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước. Mẹ chịu nhiều ưu phiền mất mát, đã cống hiến 4 con trai anh dũng hy sinh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Sự cống hiến của mẹ đối với cách mạng thật xứng đáng là một bà mẹ của gia đình có công với cách mạng, với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta phải biết ơn, thương yêu quý mến, kính trọng, quan tâm giúp đỡ. Mẹ Nguyễn Thị Đủ đã vĩnh biệt thân bằng quyến thuộc, con cháu nội ngoại, vĩnh biệt chúng ta. Nhưng tấm lòng, hình ảnh của mọt người mẹ cách mạng vẫn sống mãi trong lòng nhân dân. Nhà nước đã trao tặng mẹ Huân chương Độc lập hạng nhì và hơn 20 huân huy chương các loại vẫn mãi ngời sáng, ghi nhớ công lao của mẹ, gia đình mẹ, một gia đình có công cách mạng.
Vĩnh biệt mẹ chúng tôi rất xúc động chia sẻ nỗi đau buồn cùng gia đình gia quyến mẹ, xin cầu chúc linh hồn mẹ sớm được tiêu diêu cực lạc”.
2. Ba mươi năm đi khiếu kiện
Khi mẹ tôi chưa được tiêu diêu miền cực lạc, vẫn cùng con trai (Nguyễn Trọng Thoại) lặn lội đi khiếu kiện khắp nơi trong Nam, ngoài Bắc, các cấp, các ngành từ địa phương đến Trung ương.
Lá đơn của mẹ bắt đầu từ ngày 22/12/1982, đến 19/5/2012 chưa được giải quyết. Tôi đã gửi trên 4.000 lá đơn khiếu kiện và tập hợp tư liệu gia đình, các bài phóng sự in thành tập sách năm 2007 với đầu đề “25 năm đi đòi công bằng cho mẹ…”, sách dày trên 300 trang, in 500 cuốn gửi các cấp huyện, tỉnh và trung ương. Có 12 cơ quan báo chí: Cựu chiến binh, QĐND, Pháp luật, Công luận, Công lý, Sức khỏe đời sống, Phụ nữ, Tuổi trẻ thủ đô, Lao động TB & XH, Tiền phong, Văn nghệ trẻ, Đại đoàn kết và tạp chí Tài hoa trẻ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã viết bài phóng sự điều tra lên án tội ác của Chủ tịch xã Nguyễn Duôi.
Sự việc như sau:
Trước cách mạng tháng 8/1945, vào năm 1941 cha mẹ tôi khai hoang trên bãi bồi Cát Ném (cát bay như ném) tại thôn Lương Hải, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh. Sau nhiều năm khai hoang mới được 13.500 m2 đất để trồng dừa và các hoa màu khác như đìa cá… Sau ngày giải phóng 1975 còn 70 cây dừa gắn trên đất. Người dân thường gọi là vườn dừa ông Cửu Mười.
- Quyết định số 255/QĐ ngày 22/7/1988 của UBND huyện Vạn Ninh;
- Quyết định số 1475/QĐ ngày 04/8/1994 của UBND tỉnh Khánh Hòa;
- Báo cáo số 2181/TTCP ngày 16/11/2006 của Phó tổng thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào.
Đều xác nhận một vấn đề rất cơ bản là ông Nguyễn Trọng Cảnh, bà Nguyễn Thị Đủ khai hoang bãi bồi từ 1941 đến 1942 trồng dừa, không tranh chấp với ai.
Đến năm 1982 Chủ tịch UBND xã Vạn Lương Nguyễn Duôi cướp đất vườn dừa của bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Đủ chia cho một số người khác. Nguyễn Duôi trắng trợn cướp đất, cướp sạch sành sanh vườn dừa, hoa màu, đìa cá… hoàn toàn không có giấy tờ nào nói về trưng thu, trưng mua hay thu hồi 13.500 m2 đất vườn dừa.
Việc này đã được bọc lót của Nguyễn Văn Trung nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa rồi đến Phạm Văn Chi, Nguyễn Chiến Thắng – Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa và Lê Tiến Hào – Phó tổng thanh tra Chính phủ.
Đe dọa giết người đi khiếu kiện
Tôi có 02 lần khởi kiện ông Lê Tiến Hào, ngày 22/6/2009 và ngày 30/4/2010, về TANDTC và VKSNDTC về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý làm sai lệch hồ sơ, dựng hiện trường giả, xuyên tạc sự thật, viết báo cáo 2181/TTCP ngày 16/11/2006 gửi Thủ tướng Chính phủ làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của công dân.
Chắc TANDTC và VKSNDTC cũng nể hay sợ ông Lê Tiến Hào, nên lại chuyển đơn kiện trở lại cho ông Lê Tiến Hào và ông Trần Văn Truyền – Tổng thanh tra Chính phủ để giải quyết.
Theo lịch tiếp công dân, ngày 22/3/2012 ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tôi và giải thích: “Đất của ông trước đây nay là đất của người khác, cũng như đất ta đang ở là đất của Chiêm Thành, còn Hoàng Sa – Trường Sa thật ra ta không có chứng cứ rõ ràng vì nằm ngoài biển khơi không có ranh giới cụ thể nên mới có tình hình hiện nay chưa giải quyết ngã ngũ”.
Ông Nguyễn Chiến Thắng đang đứng trên cái lưỡi bò của Tàu, nói năng bừa bãi có lợi cho kẻ thù, “chưa giải quyết ngã ngũ” nên tàu do thám của Trung Quốc tự do ra vào vịnh Cam Ranh – một quân cảng nhạy cảm và còn đặt cơ sở nuôi cá mú, tôm hùm lồng tại nơi đây và phát triển ra vịnh Vân Phong, Khánh Hòa.
Hiện nay trên khắp đất nước ta, những người đi khiếu kiện được coi như kẻ thù, công an nhiều khi cả quân đội dùng súng đạn, hơi cay, dùi cui, roi điện để đàn áp buộc phải giải tán đám đông hoặc ra tay khủng bố đánh đập dã man, trói chân trói tay giam cầm, bỏ đói người đi khiếu kiện; cấm các quán trọ ở Hà Nội không được cho người khiếu kiện thuê phòng. Nhưng ở tỉnh Khánh Hòa đã và đang xảy ra việc đe dọa giết người đi khiếu kiện.
Hỡi các anh các chị cảnh sát nhân dân, chiến sĩ quân đội nhân dân, các anh các chị tuổi còn trẻ, có học vấn, biết được CÁI THIỆN, CÁI ÁC, đừng làm tổn thương đến người dân vô tội. Hãy tránh tấm gương xấu của ông Trưởng công an huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) vừa mang thương tật suốt đời, vừa để nỗi nhục cho bố mẹ, vợ con, cháu chắt đời đời kiếp kiếp.
Tôi đã bị công an Khánh Hòa bắt trái phép 3 lần, ngày 24/7/2003, ngày 20/7/2004 và ngày 30/5/2011.
Gần đây họ mở chiến dịch đe dọa người đi khiếu kiện từ ngày 20/3/2012, số máy 0125.213 5396: “Lão Thoại không đi khiếu kiện nữa, nếu lão ra Hà Nội thì coi chừng tính mạng” lúc 20h 43’27” và sau đó liên tục nhiều máy khác: 01638 239 277 – 01998 838 023 – 01662 697 733 đe dọa đòi giết người diệt khẩu. Chiều ngày 22/3/2012, tôi đến cửa hàng dịch vụ đánh văn bản đầu cầu Hiền Lương, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh có một người hỏi tôi: “Ông có phải là Nguyễn Trọng Thoại không, hãy dừng ngay việc khiếu kiện vườn dừa ở Lương Hải, nếu không từ bỏ khiếu kiện thì ông phải nhận lấy cái chết thê thảm. Ông biết tôi là ai không?” vừa nói người đàn ông đó vừa tắt hệ thống điện cửa hàng.
Bị bất ngờ, choáng váng, hoang mang lo sợ… người đứng trước mặt là kẻ sát thủ đang bám đuôi tôi và chờ lệnh để hành động giết tôi chết thê thảm?
Tôi không biết những người đe dọa giết tôi là ai? Nhưng mọi người đều hiểu được, đó là bàn tay kéo dài của chính quyền tỉnh Khánh Hòa và ông Phó tổng Thanh tra chính phủ Lê Tiến Hào.
Bốn anh tôi đã chiến đấu hy sinh chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc. Tôi cũng tham gia quân đội sống sót trở về, muốn yên ổn thờ cúng tổ tiên hương khói cho bốn hương hồn liệt sĩ. Bây giờ chiến tranh qua rồi, không có giặc ngoại xâm, nhưng giặc nội xâm còn nguy hiểm hơn… Những người cùng ăn ở làm việc, nói năng thông thạo chính sách luật pháp, đã cướp sạch sành sanh tài sản hợp pháp của gia đình tôi và đang lên kế hoạch giết tôi lại là những người đang núp sau bóng cờ đỏ sao vàng nhân danh nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Buồn bực, căm giận, tủi nhục, lo sợ… tôi lại nhớ đến Bác Hồ, nhớ lại câu chuyện Bác Hồ khi đi Pháp về tháng 10/1946 nói: “Tôi kính cẩn cúi đầu trước linh hồn liệt sĩ”.
Bác Hồ - vị lãnh đạo tối cao của đất nước, Bác vừa kính cẩn vừa cúi đầu trước linh hồn liệt sĩ, một tấm gương cao cả, ấm tình và sâu sắc… của Bác Hồ đã an ủi chia sẻ với người đang sống và yên lòng các hương hồn liệt sĩ.
Đã nhiều năm nay nhân dân cả nước đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng Bác Hồ ơi! Bây giờ có một bộ phận không nhỏ (bộ phận không nhỏ còn có nghĩa là bộ phận rất lớn) cán bộ đảng viên kể cả ở cấp cao đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống… họ đang hành hạ và đối xử tàn nhẫn đối với gia đình liệt sĩ và hương hồn liệt sĩ Việt Nam.
Một lần nữa tôi thống thiết kêu gào đến quý vị lãnh đạo có lương tri và mọi tầng lớp nhân dân trong nước và ngoài nước hãy:
- Tố cáo, ngăn chặn và cảnh giác hành vi đe dọa giết người đi khiếu kiện;
- Trả lại đầy đủ tài sản hợp pháp mà chính quyền đã cướp của bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Đủ ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa;
- Bồi thường thiệt hại do oan sai theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Xử lý nghiêm khắc đối với cán bộ xã, cán bộ tỉnh và ông Lê Tiến Hào, phó tổng Thanh tra Chính phủ đã hùa bao che cho nhau làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Đủ.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Nguyễn Trọng Thoại
Đào Tuấn - Người giàu nhất Việt Nam cũng túng tiền?
Người giàu nhất Việt Nam 2007, đại gia Đặng Thành Tâm vừa đăng ký bán 22
triệu cổ phiếu SQC, với giá trị ước tính 1.400 tỷ đồng trong một trào
lưu mà báo chí gọi là “Đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi”.
Ngay trước đó, “quả bom Sme” phát nổ khi cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch
công ty chứng khoán Sme bị bắt. Nhưng đây chỉ là 2 “gạch đầu dòng”
trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của
“chứng” (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy.
Đại gia Quốc Cường Gia Lai bị khởi kiện ra tòa xung quanh một dự án BĐS ở
Đà Nẵng. Và đây chính là một điển hình cho tình trạng đại gia “gặp khó
khăn”. Hết quý II, đại gia này nợ tới 2.980 tỷ đồng. Và trong khi lượng
hàng tồn kho lên tới 2.846 tỷ đồng thì quỹ tiền mặt chỉ còn hơn 15,3 tỷ.
Đại gia Bình An tiếp tục bị chủ nợ vây hãm, đòi tuyên bố phá sản, bất
chấp thông tin bà Diệu Hiền có thể sẽ về nước. Thậm chí ngay cả khi Chủ
tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức mua lại 1,1 triệu cổ phiếu HAG, các nhà đầu tư
vẫn tỏ thái độ mà báo chí mô tả rất chính xác là “thờ ơ”. Không “thờ ơ”
không được, không lo lắng không xong, khi bất chấp việc ông chủ của
HAGL đăng ký mua hơn 3 triệu cổ phiếu- một động thái dư luận cho rằng
mang tính trấn an hơn là một hoạt động đầu tư, bất chấp những thanh
minh, thanh nga số nợ “chỉ” 6.400 tỷ, chứ không phải 15.500 tỷ, HAGL vẫn
tiếp tục bị Fitch đưa vào diện “theo dõi tiêu cực” cho định hạng tín
nhiệm B đối với nợ ngoại tệ, nội tệ dài hạn.
Có thể các đại gia đang khát tiền mặt và tìm mọi cách thoái vốn, dù phải
bán cả đống cổ phiếu của chính DN mình. Có hai điều có thể nhìn thấy
qua sự kiện này: Những khó khăn của nền kinh tế không buông tha một ai
kể cả đó là những người giàu nhất. Và sự “bất chấp” điều tiếng cho thấy
những khó khăn về nguồn vốn lớn đến mức các đại gia sẵn sàng, hoặc buộc
phải chấp nhận những mất mát về lòng tin của các nhà đầu tư vào thương
hiệu thậm chí đã phải xây dựng trong nhiều thập kỷ.
Bởi cái giá của thoái vốn chính là sự suy kiệt của niềm tin.
Nghĩ cho cùng, nỗi lo mất vốn, mất tiền không phải đến khi “quả bom sme”
phát nổ- khi mà các mã cổ phiếu “dán nhãn sme” gần như thành giấy vụn,
được bán tống bán tháo với giá cốc trà đá- 700đ/cổ phiếu, chỉ bằng 1/5
so với mệnh giá, mới có. Bởi thế, “quả bom sme”, hay sự kiện người giàu
nhất Việt Nam năm
2007 “bán chứng gom tiền”, chỉ là dày thêm sự thờ ơ và nỗi lo.
Dẫu sao, người giàu nhất Việt Nam, hay chính xác hơn là từng giàu nhất
Việt Nam Đặng Thành Tâm còn công khai việc ông phải bán cả núi cổ phiếu
của chính công ty mình. Hơn chán vạn những đại gia khác, đang bất chấp
uy tín, tìm mọi cách “bán lén” cổ phiếu. Chẳng hạn đó là trường hợp Chủ
tịch HĐQT Kien
Long bank, vừa bị phạt vì “bán chui” cả gánh 876.450 cổ phiếu STB. Đến
Chủ tịch quản trị của một ngân hàng, nắm cổ phiếu ngân hàng- loại cổ
phiếu được bảo lãnh bằng danh nghĩa “an ninh tài chính tiền tệ” còn phải
tìm cách “bán lén” huống chi các loại “chứng” khác.
Khi mà nền kinh tế lâm trọng bệnh, khi người giàu nhất Việt Nam cũng
khát tiền, việc nói về một “dấu hiệu khởi sắc cho thị trường chứng
khoán”, hay cụ thể hơn, là sự phục hồi của các DN- không còn là lạc quan
tếu. Nó giống hơn với sự nhạo báng.
Theo: Blog Đào Tuấn
Lưu Nguyễn Đạt - Tự Do Báo Chí: Thế Lực và Trách Nhiệm của Đệ Tứ Quyền
Thế Nào Là Đệ Tứ Quyền?
Thuật ngữ “Đệ Tứ Quyền” có lẽ được ghi
nhận lần đầu bởi học giả Pháp, Alexis de Tocqueville, trong tác phẩm De
la démocratie en Amérique [1833], khi xác định bốn quyền lực như sau:
1. quyền lực trung ương [pouvoir
fédéral, cấp liên bang], với sự phân nhiệm thành quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tư pháp;
2. quyền lực địa phương [pouvoirs fédérées, cấp tiểu bang];
3. quyền lực vận động hành lang [lobbies, tranh thủ lá phiếu];
4. quyền lực của báo chí, truyền thông [presse].
Tại Hoa Kỳ, báo chí thường được nhắc tới
như sự thể hiện đa dạng của đệ tứ quyền, với khả năng và nhiệm vụ đương
đầu với ba quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Lúc ban đầu, nhà soạn thảo Hiến Pháp Hoa
Kỳ [1787] chỉ đặt trọng tâm vào cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương,
trên nền tảng tam quyền phân lập, hay phân quyền, phân nhiệm giữa quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp, với tác dụng kiểm soát tạo thăng bằng
[check-and-balance] trong chính quyên.
Phải đợi tới năm 1791 khi mười Tu Chính
Án đầu tiên của Hiến Pháp Hoa Kỳ được Quốc hội phê chuẩn dưới danh xưng
“Tuyên Ngôn Dân Quyền” [Bill of Rights], tiếp theo bởi ba Tu Chính Án
XIII [1865], XIV [1868], và XV [1870], quyền lực của người dân mới thực
sự được xác định và bảo vệ từ cấp Liên bang tới cấp Tiểu bang. Căn cứ
vào Tu Chính Án Một, luật pháp không được biệt đãi một tôn giáo, lẫn cấm
đoán tự do tín ngưỡng liên hệ; không được cản trở quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí; quyền hội họp ôn hoà và thỉnh cầu chính quyền sửa
sai:[1]
«Congress shall make no law respecting
an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof;
or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the
people peaceably to assemble, and to petition the Government for a
redress of grievances.” [Amendment I, (1791)].
Báo chí [the press] đích danh được nêu
lên tại Tu Chính Án Một, song song với những quyền công dân khác. Vậy,
báo chí và các cơ sở truyền thông, truyền tin liên hệ cần làm những gì
để trở thành đệ tứ quyền hiến định?
Trước hết, Hoa Kỳ không có một bộ thông
tin nhà nước đặc trách khơi mào, chỉ thị, kiểm duyệt và hạn chế tin tức,
mà lại để các hệ thống truyền thông và truyền hình tư chủ động làm công
việc quảng bá những điều cần biết, cần hiểu, trên căn bản tự do ngôn
luận, tự do tư tưởng, theo mức độ tự kiểm và lương tâm nghề nghiệp.
Người làm báo, truyền thông và truyền hình tại Hoa Kỳ và các nước tự do
trên thế giới khi có nhiều quyền hành và thế lợi thì cũng có nhiều trách
nhiệm và bổn phận, nhất là về mặt thủ tục nghề nghiệp trọng hiến, trọng
pháp và về mặt luân lý xã hội, tôn trọng công lý, lẽ phải và lý tưởng
nhân đạo.
Thế Lực và Trách Nhiệm của Báo Chí Truyền Thông
Thế lực của báo chí truyền thông, truyền
hình phát xuất từ sứ mạng căn bản bảo vệ nền dân chủ. Trong mọi nghiệp
vụ, nhà báo phải tuân theo và bảo trọng tự do ngôn luận, tự do tư tưởng
tôn giáo, quyền hội họp và thỉnh cầu chính quyền sửa sai; quyền nhân dân
được bảo vệ chính đáng.
Cũng theo quan niệm của cựu nghị sĩ Gary
Hart, trong tác phẩm The Fourth Power,[2] truyền thông có bổn phận tham
dự vào trọng tâm đệ tứ quyền như một nguồn lực bảo trọng các quyền hành
dân sự hiến định, nhất là tự do ngôn luận, tự do báo chí thành một mẫu
mực chiến lược toàn cầu.
Thật vậy, báo chí ứng dụng hiến pháp và
luật pháp hiện hành quy định tự do tin tức [Freedom of Information Act]
để thi hành nghiệp vụ phóng sự, điều tra và phổ biến sự thật; đăng tải
những sai trái trong công vụ, những bấp bênh, thâm hụt từ nền tảng tới
các cơ sở kinh tế tài chính điển hình; tường trình những tai ương nhân
tạo trong khu vực xã hội, an ninh, quốc phòng v.v., hầu kịp thời thông
báo quần chúng và cảnh giác các nhà hữu trách liên hệ về từng nội vụ.
Điển hình là sau vụ Watergate [1972], mà
hai phóng viên Carl Bernstein và Bob Woodward của Washington Post đã
điều tra và đưa lên mặt báo, TT Nixon đã phải giải nhiệm [1974] và chính
sách ngoại giao của Hoa Kỳ cũng thay đổi, cùng ảnh hưởng đối với Việt
Nam, Trung Hoa và Nga Sô.
Nhờ sự can thiệp của đệ tứ quyền trong
nhiệm vụ kiểm soát và thông tin, các cơ sở chính quyền và tổ chức liên
hệ đã phãi gìn giữ một mức độ hữu hiệu trong sáng, khi thi hành nhiệm
vụ.
James Mill [1773-1836] là người đầu tiên
nói tới khái niệm “canh chừng” của giới báo chí, dưới danh hiệu
“watchdog”, với sứ mạng bảo tồn giá trị tự do dân chủ. Cũng theo khái
niệm canh chừng và bảo trọng những giá trị nhân quyền mà một hiệp hội
quốc tế phi chính phủ đã dùng danh xưng Human Rights Watch. Khái niệm
canh chừng này cũng tương đương với khái niệm kiểm soát tạo thăng bằng
[check-and-balance] giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chỉ khác
là ảnh hưởng đối chiếu ở đây cốt để duy trì mức độ hài hoà song phương,
chính trực giữa công quyền và công dân, giữa biện pháp cai trị và cứu
cánh phục vụ dân chúng, giữa chính thể và tư nhân. Như vậy báo trí giữ
đúng vai trò thông tin va khuyến khích một trạng thái trọng pháp, trọng
sinh, xây dựng tiến hoá trong thế đối sử bình thường giữa quyền lực cai
trị và giới bị trị.
Mức độ hài hoà song phương sẽ suy giảm
đến độ mất hẳn đi, nếu có sự lạm quyền, vi phạm của bất cứ bên nào. Giới
truyền thông có bổn phậm kịp thời thông báo lẫn cảnh tỉnh những thế lực
liên hệ. Truyền thông báo trí và cả dư luận quần chúng đóng vai trò “xì
hơi” cảnh cáo, trước khi có náo loạn, dấy biến. Người dân phải biểu
tình, chống đối, nổi loạn, khi chính quyền đi ngược lại với lòng dân,
ngược lại với công lý, hay sao nhãng quyền lợi và an sinh của dân.
Ngay tại Hoa Kỳ, sau khi ra một loạt
những Tu chính XIII [1965] bãi bỏ chế độ nô lệ, Tu chính XV [1870] cho
phép toàn dân đi bầu, không phân biệt chủng tộc, màu da, sau khi đã thảo
hơn 10 Đạo Luật về Civil Rights Act từ năm 1875 cho tới 1964, hiện
tượng kỳ thị, phân cách [discrimination & segregation] sắc dân da
đen vẫn mặc nhiên hoành hành trên toàn quốc. Do đó, báo trí mọi giới đã
canh chừng, cảnh cáo và bắt buộc phải truyền tin mạch lạc về những vụ
xung đột, bạo động ngay trong nước, điển hình các cuộc nổi loạn tại
Harlem [1964], Watts [1965], Detroit [1967], và gần đây là cuộc phá
phách các khu phố Los Angeles [1992] để chống đối cảnh sát đánh đập tàn
nhẫn Rodney King. Obama đã được chọn làm ứng cử viên Dân Chủ trong cuộc
bầu cử Tổng Thống 2008 thay vì Hilary Clinton, “phần nào” vì ảnh hưởng
của giai đoạn kỳ thị chủng tộc, da màu trước đây, cùng với cái “mặc cảm
tội lỗi” của thành phần cấp tiến Hoa Kỳ.
Trong giai đoạn hiện đại, truyền thông
báo chí tự do trên toàn thế giới cũng đứng lên thông tin và cảnh cáo về
những sai trái nơi chính quyền, những tai ương nhân tạo do chiến tranh,
nổi loạn xẩy ra trên khắp thế giới, tại Phi Chấu, Trung Âu, Trung Đông, Á
Châu, nhất là về những vụ trà đạp nhân quyền, cướp bóc tài sản, phá
hoại kinh tế tại Trung Quốc, Việt Nam. Đương nhiên giới truyền thông nhà
nước cộng sản chỉ sử dụng sứ mạng loan tin một chiều để a tòng với
chính quyền phạm pháp, để bênh vực kẻ lạm quyền triệt hại dân oan, kẻ
hèn với giặc ác với dân đã từng bán ranh, bán đảo.
Do đó, thế lực của báo chí truyền thông
còn phải tương xứng với sứ mạng đăng tải tin tức xác thực, thông tri
kiến thức, và phổ biến những điều cần biết để người dân tìm hiểu và chọn
lựa thái độ liên hệ với thời cuộc. Nhờ vậy, báo chí truyền thông có bề
thế gây ảnh hưởng sâu sắc trên dư luận quần chúng.
Nhưng cũng có lúc thi hành nghiệp vụ,
báo chí có thể thiếu sót hoặc sơ ý đăng tải tin tức sai lạc. Trong những
trường hợp tương tự, báo chí tự động phải kịp thời đính chính, sửa sai
đúng nơi, đúng mức.
Tệ hơn nữa, báo chí khi loan tin tức
thất thiệt với dụng ý khai thác, trục lợi, sẽ mất quyền tự do ngôn luận
[unprotected speech] và sẽ bị chế tài. Thật vậy, toà soạn, phóng viên,
và người đăng tin thất thiệt có thể bị liên đới về mặt trách nhiệm dân
sự, nếu họ chủ tâm đăng tải hoặc tái đăng những tin tức có tính cách mạ
lỵ, phỉ báng, sai sự thật. Vì thế nhà báo phải thận trọng kiểm soát bài
vở đăng tải, phải kiểm chứng tài liệu và nguổn gốc tin tức sử dụng.
Nhà báo chỉ được miễn trách nếu tài liệu
đăng tải có tính cách trung thực và có lợi cho công chúng. Tuy nhiên,
sự thật đôi khi bị cấm đoán phô bày, nếu tin tức, tài liệu đem phổ biến
vi phạm đời tư cá nhân, nếu sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo
thương mại, hoặc chụp lén “nơi tư gia”, hoặc phổ biến các tài liệu mật
về thuế khoá, tín dụng, y tế, điều trị của một cá nhân v.v.
Riêng đối với các chính khách, các nhân
vật có tên tuổi, “nổi tiếng trong xã hội”, được chỉ định chung là nhân
vật của quần chúng [public figures],[3] nếu muốn kiện nhà báo đăng tin
sai quấy, nguyên đơn không những phải chứng minh [1] có sự thất thiệt,
bêu xấu rõ rệt, có mạ lỵ phỉ báng thậm từ, làm thiệt hại cho đương sự,
mà còn phải chứng minh [2] nhà báo có manh tâm, ác ý [biết tin sai mà
vẫn sử dụng, vẫn đăng tải], hoặc quá độ chểnh mảng coi thường hư thực
[không kiểm chứng căn bản xác thực] của nội vụ, hay của tài liệu đem sử
dụng.[4]
Như vậy, thế lực của báo chí truyền
thông được xác định bởi sứ mạng gìn giữ truyền thống dân chủ hiến định,
đồng thời bởi nghiệp vụ tôn trọng sự thật và phục vụ giá trị nhân bản
của người dân, của độc giả. Nếu không tôn trọng giá trị hiến pháp, nếu
không bênh vực mẫu mực dân chủ và lý tưởng nhân đạo, báo chí sẽ đi ngược
lại với công lý và lẽ phải, sẽ lầm lẫn và gây ảnh hưởng rối loạn nơi
quần chúng.
Đó là thứ báo chí gia nô, bị tiền tài và
thế lực công quyền mua chuộc, xỏ mũi, bịt mắt, bịt miệng. Đó là thứ báo
chí pa-nô, đăng tải tin tức thảo sẵn, nghiêng ngửa với tuyên truyền,
tuyên huấn, chỉ thị một chiều. Loại báo chí sự-thật-nhà-nước kiểu
Pravda,[5] do công an, đảng phiệt, tài phiệt giựt dây, chế tạo, không
thể nào đem ra so sánh với thuật ngữ “đệ tứ quyền” một cách tử tế, trong
sáng.
Tạm Kết
Từ thế kỷ 20 tới nay, đệ tứ quyền không
còn thu hẹp trong loại báo chí ấn loát đăng tải [presse écrite] mà đã
bành trướng thành cơ sở truyền thanh, truyền hình, và gần đây thành mạng
lưới diễn đàn [websites], điện báo [web pages], ký sự mạng lưới như
blog [viết tắt từ “web log”], Facebook, Youtube v.v.
Đệ tứ quyền như vậy mỗi ngày mỗi phồn
thịnh, sáng tạo, trẻ trung, linh động, mỗi lúc thực hiện trạng thái toàn
diện của hệ thống dân chủ toàn cầu, không ranh giới, không kỳ thị.
Trong thế năng nổ của truyền thông hiện
đại, “tất nhiên một nền báo chí tự do có thể là tốt hoặc xấu. Nhưng chắc
chắn, nếu không có tự do ngôn luận, ắt sẽ tai hại vô cùng. Tự do là cơ
hội cải tiến trong khi nô chế chỉ đem lại tì tịch và khốn đốn [Albert
Camus, 1960].[6]
Nhưng dù sinh hoạt ở bất cứ dạng nào,
bất cứ ở đâu, do bất cứ lực lượng nào đảm trách thi hành, đệ tứ quyền
nếu muốn giữ đúng sứ mạng và khả năng tồn tại vẫn phải tôn trọng những
tiêu chuẩn căn bản về tự do ngôn luận, phẩm giá nhân bản, công lý và
nhân ái. Đệ tứ quyền phải luôn luôn của dân, bởi dân, vì dân [Of the
People, By the People, For the People].
TS-LS Lưu Nguyễn Đạt
—————–
[1] Bất cứ đạo luật nào được ban hành ngược lại tinh thần bản tu chính trên sẽ phải coi là “bất hợp hiến”.
[2] Gary Hart, The Fourth Power: a new grand strategy for the United States in the 21st century (Oxford University Press, 2004);
[3] Theo án lệ Curtis Pub. Co v. Butts & Associated Press v. Walker, 388 U.S. 130 [1967]
[4] New York Times v. Sullivan, 376 U.S. 254 [1964]
[5] Pravda, tiếng Nga có nghĩa nghịch lý là “Báo Sự Thật”, loại công bố một chiều.
[6] Lưu Nguyễn Đạt, “Khái Niệm về Tự Do
Ngôn Luận”, Tư Tưởng Việt, 2003, trang 120, endnote # 24. “Une presse
libre peut, bien sûr, être bonne ou mauvaise, mais sans liberté, elle ne
pourra qu’être mauvaise… », Albert Camus, Ecrivain, France, 1960.
Nguồn: vietthuc.org
Trần Nguyên Thắng - Có nên du lịch Trung quốc không?
Giá land tour như thế này và chúng tôi còn có thể bớt thêm 10% cho khách hàng. Giá tour rẻ quá cho một chuyến đi chơi Trung Cộng phải không thưa quí vị! Nhưng nếu quí vị gọi cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ không ngần ngại giới thiệu đến quí vị nhiều chuyến du lịch tốt hơn là đi Trung Cộng ở ngay thời điểm bây giờ.
Chưa có một đất nước nào lại lại có những tour du lịch rẻ như Trung Cộng đang quảng cáo như vậy. Dĩ nhiên ai cũng có câu hỏi trong đầu, bán rẻ như thế họ làm sao sống được! Ấy thế mà họ sống, còn sống mạnh nữa là đằng khác. Bởi vì sau chuyến du lịch đó, người bị “suy yếu” không phải là họ mà là chính bạn. Họ đã thành công khi khách hàng chỉ vì tham rẻ mà tham dự chuyến du lịch của họ. Ðiều kiện duy nhất của chương trình du lịch là họ đưa du khách đi mua sắm chứ không nhằm mục đích đi thăm danh lam thắng cảnh nên bạn sẽ được đi mua “ngọc trai” ở Vô Tích (Wuxi), mua “lụa” ở Tô Châu, mua “trà Long Tỉnh” ở Hàng Châu, mua “đá quí” “cẩm thạch” ở Thượng Hải hay mua “thuốc Ðông Y” và thăm nơi làm và bán “ngọc” ở Bắc Kinh.
Những món hàng đó luôn được quảng cáo là đẹp, tốt, sang trọng, và là “đồ thật” nên giá cả ở các cửa hiệu quốc doanh này lúc nào cũng được theo bảng giá bay bổng trên mây. Người Hoa nắm được cái ý thích của khách hàng nên họ được huấn luyện nói năng như vẹt mà không hề ngượng miệng, họ sẵn sàng nói láo, nói hạ giá và níu kéo du khách để bán cho bằng được. Chỉ có một điều mà nếu tinh ý thì người ta sẽ thấy khách nội địa Trung Cộng chẳng thấy ai mua những món hàng “made in China” này cả vì cái giá trời ơi đất hỡi mà các cửa hàng quốc doanh bán lừa du khách ngoại quốc. Tôi đã từng chứng kiến cảnh họ bán năm cái vòng ngọc đeo tay (có cùng một giá trên quầy hàng) theo 5 cái giá khác nhau, khác biệt nhau đến hơn $300. Người mua cuối cùng là được rẻ nhất, nhưng không có nghĩa là không mua hớ. Tôi vẫn cho rằng không có du khách nào là không mua hớ cả, chỉ có mua hớ nhiều hay ít mà thôi. Ði Trung Cộng mà không mua hớ là chưa phải đi Trung Cộng.
Còn nói đến các tiệm thuốc Ðông Y của Trung Cộng thì hay tuyệt, thuốc trị bá bệnh. Chỉ cần bạn ghé vào các cửa hàng quốc doanh bán thuốc Ðông Y, nhìn cách họ xây cất và trang trí tiệm thuốc thì người ta nhận biết là họ làm việc rất có lớp lang để moi tiền du khách. Trước tiên, bạn được họ mời khám bệnh “miễn phí,” ông thầy thuốc Ðông Y tốn chừng 10 phút bắt mạch, nói chuyện đoán mò như thầy bói với bạn. Trước khi đứng lên, ông sẽ viết cho bạn toa thuốc và nói bạn nên dùng trong bao lâu như ba tháng, sáu tháng hay một năm. Nhưng khi đem toa thuốc ra quầy bán thuốc thì du khách mới bật ngửa ra vì giá cả quá đắt. “Năm bảy căn bệnh khác nhau” do các ông thầy Ðông Y này chẩn bệnh đều được kê toa dùng chung một toa thuốc. Bệnh nào cũng chỉ cần uống thế thôi, nhưng phải uống ít nhất sáu tháng mới thấy hiệu nghiệm. Còn đắt quá thì thầy thuốc nói bạn nên mua thử uống ba tháng, hết thì lại gửi email order, họ sẽ gửi đến nhà cho bạn. Thế mới thấy cái siêu việt của các ông thầy Ðông Y quốc doanh Trung Cộng. Các ông đi chữa bệnh cho người khác mà sao nhìn các ông cũng không được khỏe lắm.
Mua ngọc, mua trà, mua thuốc, chẩn bệnh, bán thuốc Ðông Y hay mua bất cứ món hàng nào ở Trung Cộng thì du khách nên nhớ rằng bạn đang mua những món hàng “made in China.” Không phải vô cớ mà những món hàng giống như trên lại tốt hơn nếu mua ở Ðài Loan hay Singapore vì các cửa hàng ở các nơi đây không nằm trong hệ thống quốc doanh như bên Trung Cộng.
Người dân Ðài Loan, Hongkong, Singapore họ đã có một nền giáo dục cao hơn rất nhiều so với người dân Trung Cộng. Trung Cộng không phải là Trung Quốc mà chính người dân Ðài Loan mới xứng đáng được gọi là Trung Quốc vì sự văn minh của con người và xã hội. Hơn nữa danh từ Trung Quốc hình thành từ tên Trung Hoa Dân Quốc từ thời Tôn Dật Tiên, tên mà Thống Chế Tưởng Giới Thạch vẫn dùng khi đến Ðài Loan. Còn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với Cộng Sản chủ nghĩa do đảng Cộng Sản chỉ huy không gọi là Trung Cộng thì gọi là gì bây giờ. Có chữ “Quốc” nào trong cái tên đó đâu! Ðến danh từ tên mà cũng có ý lừa đảo lập lờ, nếu họ thật tốt thì có sợ gì mà không tự nhận là Trung Cộng. (Vì thế tôi không gọi họ là Trung Quốc mà gọi họ là Trung Cộng cho đúng tên và chính danh.)
Có nhiều khách hàng hỏi tôi khi nào tôi tổ chức lại tour du lịch Trung Cộng, tôi thường hay trả lời lần lữa vì vẫn mong muốn có sự đổi thay của Trung Cộng với người dân của các nước láng giềng chung quanh trong đó có Việt Nam. Nhưng thời gian trôi qua và sự kiêu căng của Trung Cộng chỉ tăng lên và không hề giảm đi sự ngạo mạn đó. Hơn thế nữa những sự giả dối, thiếu phẩm chất trong các sản phẩm làm từ Trung Cộng cũng là một chuyện mà tôi cho là cần thời gian để suy nghĩ về tour du lịch Trung Cộng. Tôi không muốn khách hàng của chúng tôi bị lừa phỉnh và gạt gẫm bởi cái vô trách nhiệm và không có phẩm chất của các con buôn Trung Cộng.
Hơn nữa, một tour đi Trung Cộng như hiện nay thì phẩm chất của một tour du lịch cũng giảm nhiều với sự đắt đỏ leo thang. Khách ngoại quốc đến ít hơn ngày trước, vì thế một tour du lịch Trung Cộng hiện tại thì người ta thường hay cho người dân nội địa tham dự tour chung với người nước ngoài. Ðây là một điều gây bực bội rất nhiều cho du khách nước ngoài vì hai nền văn hóa khác nhau. Bạn có muốn thử và tìm hiểu xem nền “văn hóa Trung Cộng” tốt như thế nào thì cũng rất nên đi Trung Cộng một chuyến cho biết nếp “lịch sự Trung Cộng.” Khạc nhổ trước mặt người khác, đàn bà đàn ông lúc nào nói chuyện cũng như đánh nhau đến nơi, bệnh “tiểu đường” thì nhan nhản khắp ngõ ngách, họ không có khái niệm xếp hàng theo thứ tự nên chen lấn thoải mái, hàng nhái hàng giả mạo thì bán công khai từ ngoài ngõ đến cả trong khách sạn năm sao. Lái xe là một thứ tự do tuyệt đối tại xứ này, ai lái sao cũng được. Tranh nhau giành đường là chuyện bình thường hàng ngày của phương tiện giao thông.
Nhưng nếu du khách là một người không quan tâm đến những vấn đề như trên thì chuyện đi du lịch Trung Cộng vẫn có thể tạm chấp nhận cho một chuyến du lịch theo ý thích của mình.
Không ai chối cãi được rằng Trung Hoa lục địa có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đáng xem, đáng du ngoạn. Ngày nay, các nơi chốn lịch sử và văn hóa cũng đã bị “phục chế” rất nhiều, nhiều vật cổ mới được làm xong ngày hôm qua (antique yesterday) đem trưng bày và tour guide luôn nói là vật cổ vài trăm năm, nhưng du khách Việt Nam thường hay dễ tính vì khách người Việt cũng chỉ cần biết qua loa nơi chốn đó, nơi đã có những câu chuyện lịch sử văn hóa xảy ra. Nhưng chắc chắn một điều đất nước đó không phải là nơi xứng đáng để làm tour du lịch, mua sắm vì sự không lương thiện của con người và của hệ thống quốc doanh Trung Cộng.
Nhưng một lý do chính đáng hơn để chúng tôi bất hợp tác với các tour du lịch Trung Cộng là vấn đề các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chính quyền Trung Cộng càng ngày càng tỏ rõ ra cái bộ mặt đại hán của họ. Sự kiêu căng ngạo mạn của Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa-Trường Sa trong thời gian vài năm nay đang là một vết thương đau cho những ai còn con tim và lương tri dành cho hai chữ Việt Nam (không dành cho Việt gian tay sai cho Tàu Cộng). Tại sao chúng ta lại phải đi du lịch và làm giàu cho những kẻ đang gậm nhấm đất nước của con cháu chúng ta sau này?
Có nhiều cách thể hiện sự chống đối tinh thần bá quyền Trung Cộng như biểu tình chống họ, như bất hợp tác và không mua hàng hóa “made in China.”
Biểu tình là một thái độ chính trị thực dụng để Trung Cộng thấy rõ được sự bộc lộ giận dữ của dân tộc Việt Nam. Tôi ngưỡng mộ những người đã can đảm bầy tỏ thái độ như vậy. Bất hợp tác và không mua hàng hóa Trung Cộng thì tôi cho rằng đó không phải là một thái độ chính trị thực dụng mà đó chỉ là một thái độ tự trọng và sống tôn kính với tổ tiên Việt Nam mình, những người đã xả thân bảo vệ dòng giống Việt Nam từ ngàn năm qua để chúng ta còn hiện hữu đến hôm nay.
Trung Cộng chắc cũng quan ngại đến điều này vì có rất nhiều món hàng (bán khắp thế giới) không còn dám đề “made in China” nữa, họ tránh chữ China mà viết là “made in PRC” (made in People's Republic of China) hay họ không đề gì cả. Mỗi lần mua một món quà kỷ niệm nào đó, khi không thấy nhãn hiệu làm ở đâu, tôi thường hay hỏi người bán: món hàng này có phải “made in China” không? Thường thì người bán trả lời là không biết hay họ im lặng, thế là tôi hiểu ngay món hàng làm từ đâu.
Tôi không đến Trung Cộng khi tinh thần đại hán vẫn còn nằm trong đầu óc của những người lãnh đạo hiếu chiến kiêu căng tự ti hợm hĩnh tưởng rằng có thể khắc phục được người Việt phương Nam. Thế giới đã thay đổi, chủ nghĩa cộng sản đã chết hơn 20 năm nay nhưng để lại cho người dân Trung Hoa cả một kho tàng văn hóa ô nhiễm cộng sản: bẩn thỉu và vô văn minh. Văn minh không phải tự dưng trên trời rơi xuống mà là bao gồm cả một nền dân trí giáo dục và trình độ xã hội. Trung Cộng cần 20 năm nữa khi mà thế hệ kiêu căng ngạo mạn không còn nữa thì may ra mới tiến lên bậc thềm đầu tiên của hai chữ Trung Quốc.
Trung Cộng là chiếc xe “made in China,” Việt Nam là cái đòn bẩy. Chỉ cần một cái thế đúng, đòn bẩy có thể làm chiếc xe lật nhào. Danh tướng Lý Thường Kiệt của Ðại Việt đã từng chứng minh như thế. Trung Cộng không tin thì cứ xem lại lịch sử sẽ rõ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét