Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Một đề xuất khá độc đáo : thay thế “đảng Lãnh đạo” bằng “người Lãnh đạo” thông qua phổ thông đầu phiếu

 Phong Uyên – Một đề xuất khá độc đáo : thay thế “đảng Lãnh đạo” bằng “người Lãnh đạo” thông qua phổ thông đầu phiếu


Cách đây 2 tuần, báo Thanh niên tường thuật vắn tắt buổi hội thảo do Viện Nghiên cứu Lập pháp  (UB Thường vụ Quốc hội) tổ chức ngày 23 tháng Bẩy tại TP Hồ Chí Minh mà nội dung chính là vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Trong buổi hội thảo  GS-TS Nguyễn Đăng Dung (Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra đề xuất “Hoàn thin chế đnh Nguyên th quc gia trong Hiến pháp Mi“. Trong đề xuất này, ông Dung đưa ra một đề nghị khá độc đáo:
Ch tch nước do dân bu trc tiếp, nhim kỳ ca Ch tch nước là 5 năm, không theo nhim kỳ Quc hi, nhm bo đm s thường xuyên, không b gián đon ca quyn  lc  Nhà nước. Bên cnh đó, đ đm bo cho vic thc hin quyn thng lĩnh các lc lượng võ trang, Ch tch nước phi trc tiếp phong hàm các tướng lãnh cao cp trong quân đi
Ngay trong buổi hội thảo có 2 phản ứng: một của TS Tô Văn Hòa (Đại học Luật Hà Nội), một của TS Bùi Ngọc Sơn (Đại học Quốc gia Hà Nội):
Ông Hòa có vẻ muốn bảo vệ chức năng hành pháp của Thủ tướng khi đưa ra đề xuất: “phi phân bit rõ chc năng  hành pháp vi  chc năng hành  chính  ca chính ph“. Ông cho là trong trường hợp  bầu trực tiếp nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, người đứng đầu chính  phủ, sẽ bị mất chức năng hành pháp, chỉ còn  giữ chức năng hành chính.
Ông Sơn đưa ra một bài tham luận nói về “quyn lc  hn chế  ca s sa đi Hiến pháp, không được thay đi cu trúc cơ bn ca chính quyn“. Ông có ý muốn cảnh cáo bầu  cử trực tiếp Nguyên thủ quốc gia có thể làm thay đổi cấu trúc cơ bản của chính quyền đã được quy định trong Điều 4  Hiến pháp khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất.
Ngoài báo Thanh Niên, giới truyền thông trong nước đều im lìm, không hề nói đến buổi hội thảo. Ở hải ngoại cũng chỉ có một mạng đăng lại bài tường thuật của Thanh Niên, có lẽ vì cho đó chỉ là những cuộc đối chọi nhau giữa một phái đang trỗi dậy trong Đảng muốn giành  giật quyền hành với 2 phái kia : phái Chủ tịch Trương Tấn Sang  muốn  “Hiến pháp Mới” tạo một chỗ đứng cho mình trong quyền Hành pháp. phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không muốn bị cắt xén quyền lực hành pháp để chỉ còn giữ quyền lực hành chính, phái TBT Nguyễn Phú Trọng muốn Điều 4 vẫn được duy trì để không bị mất quyền “Lãnh đạo”. Nói tóm lại 3 nhân vật chóp bu muốn chia 3 thiên hạ.
Tôi thì nghĩ ngược lại:
Trước khi đưa ra đề xuất, ông Nguyễn Đăng Dung đã phân tích kỹ càng tình trạng nội bộ của ĐCSVN từ trước tới nay và thấy là dù có sửa đổi hay làm lại Hiến pháp mới, Điều 4 cũng sẽ vẫn được duy trì dưới hình thức này hay dưới hình thức khác, vì nó là nền tảng của chế độ “độc đảng hai phái” đã có từ thời ĐCSVN mới được thành lập . Ông cũng thấy như mọi người là thời kỳ đầu của VNDCCH, Ông Hồ với cương vị Chủ tịch Nước, có nhiều thanh  thế  vì được quần chúng  ngưỡng mộ, có thể đứng giữa làm trọng tài giữa 2 phái trong Đảng và giữa dân với Đảng. Nhưng khi gần cuối đời, uy thế  của ông Hồ bị Lê Đức Thọ và Lê Duẩn khuynh loát nên địa vị của ông  mỗi ngày một lu mờ. Vai trò Chủ tịch Nước của những người kế nghiệp ông Hồ sau  này cũng chỉ hoàn toàn có tính cách  tượng trưng.
Khi đưa ra đề xuất, ông Nguyễn Đăng Dung không những muốn khôi phục lại vai trò trọng tài của Chủ tịch Nước mà còn muốn lá phiếu của người dân hợp pháp hóa chức vị Lãnh đạo duy nhất đất nước của Chủ tịch Nước và qua đó vô hiệu hóa  phái “Lãnh đạo” mà người đứng đầu là Tổng bí thư Đảng, đồng thời cũng nắm một phần quyền Hành pháp, trở thành đối trọng với phái “Cầm quyền” mà người đứng đầu là Thủ tướng chính phủ. Nói tóm lại, ông Nguyễn Đăng Dung muốn một  Chủ tịch có quyền thế, lãnh đạo đất nước như Chủ tịch Trung Quốc  Hồ Cẩm Đào, nhưng được dân bầu như ở những nước dân chủ theo chế độ Tng thng chế. Dưới thể chế này, ĐCSVN sẽ mất vai trò lãnh đạo để chỉ còn là một đảng cầm quyền.
Trên thế giới có hai hệ thống Tổng thống chế:
Tng thng chế kiu M.
Trong định chế này ba quyền lực:
  • Hành pháp, hoàn toàn dưới quyền Tổng thống vì không có chức vị thủ tướng
  • Lp pháp, hoàn toàn dưới quyền Thượng viện và Hạ viện
  • Tư pháp, dưới quyền các thẩm phán đều biệt lập và được tạo ra từ lá phiếu của người dân, nên đều chính đáng như nhau, độc lập với nhau và là những cơ cấu song song với nhau, có thể theo dõi và kiểm soát lẫn nhau.
Nhiệm kỳ tổng thống 4 năm chỉ được gia hạn một lần, không trùng hợp với các nhiệm kỳ Quốc hội (Thượng viện và Hạ viện), các thẩm phán Tối  cao Pháp viện – tòa án cao cấp nhất được thiết lập bởi Hiến pháp – được bổ nhiệm đời đời, cũng là những bảo đảm  cho sự độc lập  của ba cơ cấu Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp và tránh được sự lạm quyền.
Tuy có nhiều nước bắt chước Tổng thống chế kiểu Mỹ, nhưng sự thành công có lẽ chỉ có ở Hoa Kỳ. Đó là nhờ các vị sáng lập ra nước Mỹ cách đây 250 năm đã theo đúng Tinh thần luật pháp (L’Esprit des Lois) của Montesquieu, nhờ sức mạnh của đệ Tứ quyền là báo chí, và sau hết là nhờ có một nền kinh tế phóng khoáng thích hợp với óc tự do kinh doanh mà người Mỹ cho là điều kiện cốt yếu của tự do cá nhân.
Th chế bán Tng thng (cũng gi là Tng thng – Đi ngh) kiu Pháp.
Trong hệ thống này, Tổng thống được dân bầu trực tiếp và Thủ tướng đứng đầu chính phủ mà đa số các tổng trưởng đều được chọn trong số những đại biểu QH của đảng thắng cử trong kỳ bầu cử Quốc hội, phải chia nhau quyền Hành pháp. Tuy về hình thức tổng thống có toàn quyền bổ nhiệm thủ tướng, nhưng người này phải được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm  và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội nên trong thực tế, thủ tướng là người của đảng (hay liên minh) được đa số đại biểu trong Quốc hội đề cử.
Rất ít nước theo thể chế này vì nó được De Gaulle tạo ra để thay thế chính thể đại nghị trong hoàn cảnh đặc biệt của nước Pháp từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, luôn luôn bất ổn chính trị vì tập quán đa đảng nhiều chính kiến của dân Pháp. Để có một hành pháp vững chắc tồn tại lâu dài chứ không chỉ  vài tháng (như trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương), năm 1962 Hiến Pháp đệ Ngũ Cộng hòa (được ưng thuận sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1958) được tu bổ bằng một đạo luật – gọi là luật Hiến pháp – qui định  bầu cử trực tiếp tổng thống với nhiệm kỳ 7 năm (từ năm 2000 đổi là 5 năm) và được tái cử một lần.
Vấn đề là khi tổng thống và thủ tướng là người cùng một đảng được đa số trong Quốc hội, thì không nói làm gì, nhưng trong trường hợp tổng thống và thủ tướng  thuộc 2 đảng đối  lập nhau, sự phải chia nhau quyền lực và phải “sống chung” (cohabitation) với nhau,  là cả một sự gay cấn. Nước Pháp đã phải trải qua nhiều trường hợp như vậy khi Mitterrand, phái Tả là tổng thống và Chirac, phái Hữu là thủ tướng và sau đó lại có thời kỳ ngược lại :
Chirac  làm tổng thống và Jospin cầm đầu đảng Xã hội thắng cử làm thủ tướng.
Ngay trong trường hợp tổng thống và thủ tướng là  người cùng một đảng, cũng luôn luôn  có sự căng thẳng (như giữa Mitterrand với Rocard cùng thuộc đảng Xã hội), tùy cá tính của mỗi người và vì sự phân chia quyền hành không bao giờ được rõ ràng. Trong trường hợp này phần nhiều có một sự thỏa thuận bất thành văn là tổng thống là người phác họa đường lối kinh tế, ngoại giao, quốc phòng và thủ tướng chuyên về đối nội, chính sách xã hội, chính sách đánh thuế, thu thuế. Đó cũng là trường hợp của Việt Nam nếu đề xuất của ông Nguyễn Đăng Dung được chấp thuận.
3) Ông Nguyn Đăng Dung có v thiên v chế đnh bán Tng thng chế kiu Pháp, thích hp vi tình trng hin nay :
1° Như đã nói trên, Chủ tịch nước được dân bầu trực tiếp là người “Lãnh đạo” bằng xương bằng thịt thay thế khái niệm “Đảng Lãnh đạo” mơ hồ đứng trên Pháp luật, nguồn gốc của lạm quyền và tham nhũng. Đảng “lãnh đạo” vô kỳ hạn còn người Lãnh đạo, dù có độc tài đến đâu, cũng không thể cầm quyền vô kỳ hạn mà một ngày kia không bị các phe phái khác hạ bệ.
2° Dù các ứng cử viên chức vị Chủ tịch nước đều do các phe phái trong Đảng “hiệp thương” đưa ra, nhưng sự người dân được quyền chọn lựa cũng là bước đầu đi đến dân chủ.
3° Chủ tịch Nước được dân bầu và Thủ tướng chính phủ do Đảng cử sẽ luôn luôn có sự giằng co nhau về quyền hành nên bắt buộc phải phân chia quyền hành theo những đIều  luật trong Hiến pháp và tự kiểm sát lẫn nhau, nhờ vậy mà  một trong 2 người muốn lạm quyền hành pháp và lấn át lên các quyền lập pháp và tư pháp cũng khó.
4° Khi Chủ tịch nước được toàn dân bầu thì dù lúc đầu là người của một phái nào trong Đảng cũng bắt buộc phải đứng  lên trên Đảng và phe phái của mình như tổng thống Pháp, tổng thống Mỹ, để trở thành nguyên thủ của cả nước, dựa vào dân để có quyền lực đối trọng với quyền lực của Đảng. Ngoài chuyện từ người dân, quyền lực của Nguyên thủ cũng từ Hiến pháp  mà ra, nên người Chủ tịch nước cũng phải có bổn phận bảo vệ Hiến pháp.  Ông Nguyễn Đăng Dung hoàn toàn có lý khi nói “Ch tch nước  trong mt phn nào có s tham gia thc hin quyn lp pháp , hành pháp và tư  pháp“, nghĩa là một khi chưa có  cơ quan bảo vệ Hiến pháp như  Hội đồng Hiến pháp  (Pháp) và Tòa án Tối cao (Mỹ) thì phải đích thân thay thế những cơ quan này trong việc bảo  vệ tính độc lập của tam quyền được qui định rõ ràng trong Hiến pháp mặc dầu điều Bốn Hiến pháp vẫn được duy trì nhưng được hiểu là “Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất” dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước.
5° Cũng vì 2 phe phái chính trong Đảng phải đưa người của mình ra tranh cử mỗi lần có bầu cử Chủ tịch nước hay đại biểu Quốc hội, và cần có sự hậu thuẫn của Xã hội dân sự, nên nhờ vậy mà Xã hội dân sự tiến triển và các phe phái một ngày kia cũng phải tách rời nhau để trở thành những đảng. Một phần lớn những đảng ở các nước dân chủ cũng bắt đầu như vậy, nhất là ở những nước theo chế độ lưỡng đảng.
Kết lun
Ông Nguyễn Đăng Dung đã rất tinh tế  và biết nhìn xa trông rộng khi đưa một đề xuất  có thể làm thay đổi các cơ cấu quyền hành trong ĐCSVN và làm biến chuyển Đảng, tạo cho ĐCSVN một cơ chế độc đáo là Tng thng chế – Đc đng, nằm giữa Chủ tịch chế kiểu Trung Quốc và Tổng thống  – Đại nghị chế kiểu Pháp.
Nhưng có thể vì vậy mà đề xuất của ông Dung sẽ bị các phần tử bảo thủ và thiển cận trong Đảng chống đối mãnh liệt, coi là một “diễn biến hòa bình” trá hình, nên khó  có thể  vượt qua được những rào cản.
Trớ trêu là đa số những người chống cộng hay những người có óc hoài nghi, cũng coi đề xuất này chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ tham vọng của một trong 3 nhân vật chóp bu trong Đảng hiện nay, đặc biệt là nhân vật Trương Tấn Sang. Nhưng có ai cấm ông Nguyễn Tấn Dũng  ra ứng cử Chủ tịch nước. Trong 2 ông, người thắng cử sẽ làm Chủ tịch nước, người thua cử sẽ làm Thủ tướng, đổi chác chỗ cho nhau hệt như Putin và Mét Đê Lép vậy. Cũng có thể phái “Đảng lãnh đạo” đề cử ông Nguyễn Phú Trọng và ông sẽ thắng cử nhờ có hậu thuẫn là “bộ máy lãnh đạo” gồm các bí thư đi từ huyện đến Trung Ương. Ngay trong trường hợp này uy thế của ông cũng sẽ tăng  gấp bội và biết đâu nhờ vậy mà ông sẽ làm lên công chuyện. Lịch sử đã chứng minh, những người lúc đầu tưởng là lu mờ  lại là những người sau này trở nên  lẫy lừng nhất.
Nói tóm li, cái hay trong đề xuất của ông Nguyễn Đăng Dung là không có tính cách nhất thời và không phụ thuộc vào nhân sự.
© Phong Uyên

 

 Thụy My - Trung Quốc : Khi bí thư thành ủy bị người biểu tình lột áo


Bí thư thành ủy Tôn Kiến Hoa bị lột áo...
Biển người tràn ngập trụ sở cơ quan hành chính, lật xe công an, quăng hồ sơ giấy tờ ra sân, lột áo bí thư thành ủy…Đó là sự kiện đã xảy ra hôm 28/07/2012 tại thành phố Khải Đông (Qidong) thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Nguyên nhân ? Người dân biểu tình để phản đối một dự án xây dựng đường ống dẫn nước thải từ một nhà máy giấy, đổ ra cảng biển của họ (đọc tại đây). 
Phong trào Nimby (viết tắt của Not In My Back Yard, tạm dịch : Không ở cạnh tôi) gần đây được biết đến với những hoạt động của người dân nhằm phản đối các dự án được xem là có hại cho môi trường hoặc dân cư xung quanh. Đó thường là các dự án xây dựng những công trình lớn, nhà máy hóa chất, bãi xử lý rác thải, ăng-ten truyền tín hiệu điện thoại di động, nhà tù, căn cứ quân sự…hoặc các quy hoạch đường sắt, phi cảng lớn. 
 
Công an và người biểu tình đối đầu (Vui lòng bấm vào ảnh để phóng to)
Sân ủy ban đen nghịt người biểu tình
Lực lượng an ninh đông đảo, nhưng người biểu tình còn đông hơn.

Xe công an bị người biểu tình lật ngửa
Nhưng các cuộc biểu tình Nimby tại Trung Quốc có khi mang tính bạo động, và có khả năng chiến thắng ! Đó cũng là trường hợp của Khải Đông, cho dù nhà máy giấy trên đây ở cách thành phố này hàng trăm cây số.

Con số người tham gia biểu tình khó thể xác định được : 20, 50 hay 100 ngàn người. Nhưng rõ ràng là một rừng người, và lực lượng an ninh chắc chắn trở thành thiểu số. Các hình ảnh trên mạng cho thấy bí thư thành ủy Tôn Kiến Hoa (Sun Jianhua) đã bị người biểu tình lột mất áo. Họ lôi ông ra đường, định mặc cho ông này một chiếc áo thun đã chuẩn bị sẵn cho chiến dịch, nhưng sau đó ông bí thư đã được công an giải cứu.


...mất cả oai phong!
Mặc cho sự hiện diện đông đảo của công an, những người biểu tình đã tràn ngập trụ sở ủy ban thành phố. Họ lật ngửa năm chiếc xe công vụ, quẳng giấy tờ, hồ sơ ra sân, trưng bày các « chiếc lợi phẩm » là những chai rượu đắt tiền, những cây thuốc lá…mà các cán bộ thường ăn hối lộ của dân. Thậm chí trong ngăn kéo bàn làm việc của các vị « đầy tớ nhân dân » này, người ta còn tìm thấy cả…bao cao su !

Một trong các bao cao su tìm thấy tại văn phòng ủy ban thành phố Khải Đông
Các hình ảnh của vụ biểu tình quy mô trên đây nhanh chóng tràn ngập các mạng xã hội Trung Quốc, cho dù từ khóa « Khải Đông » sau đó đã bị kiểm duyệt.
Trước trụ sở ủy ban Khải Đông...
...và trên các balcon đều dày đặc người.

Truyền hình địa phương đã loan đi thông báo của Phó thị trưởng Trương Kiến Tân  (Zhang Jianxin), nhấn mạnh là dự án đã bị ngưng để xem xét lại tác động đối với môi trường, và sẽ không được thực hiện nếu người dân không tán thành. Thông điệp này cũng được chạy trên bảng điện tử lớn nằm ở khu trung tâm, để thuyết phục người dân giải tán. Sau đó, chính quyền thành phố loan báo, dự án đã bị xếp xó vĩnh viễn.
Nhân dân đã thắng!

Poster kêu gọi người dân hãy tỉnh thức
Những poster đã được chuẩn bị chu đáo cho thấy vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm lớn của người dân Trung Quốc. Cho dù có thể hiện tượng khí hậu bị hâm nóng còn có vẻ xa vời, nhưng những vấn đề sát sườn như chất lượng không khí xuống cấp, thực phẩm ô nhiễm…nay đã trở nên cấp thiết.

Không môi trường, không có tương lai!
Sau đây là một số lời kêu gọi biểu tình :

• Người dân các nước phát triển có quyền và có trách nhiệm bảo vệ môi trường và đại dương. Còn chúng ta, dân các nước đang phát triển cũng thế !

• Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mao chủ tịch khuyên chúng ta hướng về phát triển công bằng, hiệu quả và bền vững. Đặng Tiểu Bình khuyên bám chặt vào phát triển lâu bền. Hồ Cẩm Đào khuyên nghiên cứu phát triển một cách khoa học. Nhưng còn các vị cán bộ địa phương, các vị chẳng học được gì từ những lời khuyên đó hay sao ?

• Hãy phản kháng một cách văn minh, hợp lý. Hãy bảo vệ đại dương, bảo vệ gia đình chúng ta.


Một poster theo phong cách thủy mặc

Các nhà quan sát nhận định, những cuộc biểu tình như ở Khải Đông thường do giai cấp trung lưu mới nổi tiến hành. Những người dân Trung Quốc có mức sống được cải thiện nhiều trong thập kỷ vừa qua, không muốn các thành quả này bị phá hủy, không muốn sức khỏe con em mình bị đe dọa.

Lời bình : Trông người mà ngẫm đến ta. Biểu tình vì môi trường có vẻ… sang trọng quá, quý tộc quá, so với những người dân Việt bị mất đất, bị các công ty xả nước thải làm chết cá, chết cây trồng…mà không biết kêu vào đâu. Không có một lực lượng nào ngăn nổi đoàn biểu tình hừng hực khí thế « người đi như nước qua đê » trong thành phố Khải Đông, trong khi các « biểu tình viên » của ta có vẻ lẻ loi quá, cho dù vì một lý tưởng thiêng liêng : bảo vệ Tổ quốc trước nguy cơ xâm lược của ngoại bang. « Bạn » khuyên ta đừng Tây hóa, thế thì nếu ta theo gương phong trào Nimby của « bạn » liệu có nên không nhỉ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét