- Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua (GDVN). - Trên đảo Trường Sa Đông: Hát với cây đàn ghi ta một dây! (QĐND). – Cựu binh góp gạch xây trường cho Trường Sa. – Hội Công chứng TP.HCM đóng góp 10 triệu đồng (PLTP). – Triển lãm “Biên giới, biển đảo quê hương” (VOV). - Sáng qua điểm bài Những “kình ngư” bảo vệ Biển Đông (VnMedia), tới tối, bài này được sửa cái tựa: Những “kình ngư” sẽ bảo vệ Biển Đông và cho lên mạng lại. Đúng là cần phải bớt cái lối “tự sướng”, “ru ngủ” nguy hiểm!
- Nguyễn Đình Ấm: Thiện chí & Nguyên tắc – (Bà Đầm Xòe).
- Đặc sắc bút tích 10 Vua triều Nguyễn trên Châu bản (QĐND). Cầu trời con cháu mai sau đừng có bao giờ phải ngắm bút tích của các vua triều … Sản.
- Đại Vệ Chí Dị: Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 67 – (Người Buôn Gió). “Họ Nguyễn người trấn Đoài bị phạt hơn 7 triệu quan tiền. Bên miền trong gia đình nhà họ Huỳnh xứ Chiêm Thành cũ phạt cả nhà còn nhiều hơn gấp bội. Triều đình vừa xử phạt vừa gấp rút soạn lệ phạt lên thành bộ luật… Xưa vẫn có câu ‘đéo ai đánh thuế được thằng nói phét’ xem ra bây giờ không đúng ở thời này nữa rồi”. – LUẬT PHÁP NƯỚC MÌNH KHÔNG NGHIÊM – (Hồ Như Hiển).
- TRÒN MỘT NĂM KIẾN NGHỊ HỦY THÔNG BÁO CỦA UBND TP HÀ NỘI – (Tễu). BTV: Chính quyền “của dân, do dân, vì dân” mà sao dân kiến nghị cả năm rồi mà chính quyền vẫn “án binh bất động”? Liên quan đến thông báo trái luật của UBND TP Hà Nội, một nguồn tin khả tín lúc đó cho biết, thông báo này do anh Ba Dê cho người soạn thảo, anh quân sư Hờ đưa xuống phổ biến, nhưng ở Hà Nội không ai dám đặt bút ký. Cuối cùng thì thông báo vi hiến, không số, không người ký, cũng đã được phổ biến như mọi người đã biết. Một điểm tích cực có thể ghi nhận qua vụ việc này là: ít nhiều gì thì chính quyền cũng đã biết sợ dân khi làm bậy, nên mới phải bịt mặt.
- Phỏng vấn BS Huỳnh Tấn Mẫm: Thông báo số 2 của 42 công dân kêu gọi Nhà nước tổ chức biểu tình – (RFA).
- CLB BÓNG ĐÁ No-U RA SÂN LẦN THỨ 35, CHIỀU 19/08 – (blog Thành).
- Tình hình biển Đông: Mỹ ghé cảng Philippines, Trung Quốc la làng (PN Today). – Xung đột voi và rồng tại biển Đông (SGTT). – Trung Quốc chế tạo tàu sân bay trực chiến trên Biển Đông (ANTĐ). – TS Nguyễn Ngọc Trường: Đô đốc Trịnh Hòa – nỗi buồn thiên cổ (TQ). – Ý đồ Trung Quốc: “né” pháp lý – (Nguyễn Vĩnh).
- Bàn về thuyết “Phải thiện chí” của ông Phạm Nguyên Long – (boxitvn). “Với vai trò là người “hiến kế”, ông Long đã đi cổ súy và biện minh cho sự hèn yếu, là cái nguyên nhân dẫn đến họa mất nước, không những thế ông đã không có thái độ dứt khoát đối với kẻ thù xâm lược, gây lầm lạc về tình hình đang diễn ra.”
- ASEAN nên thành lập liên minh quân sự bảo vệ biển Đông - (Cu làng cát). - TS Nguyễn Ngọc Trường: Đô đốc Trịnh Hòa – nỗi buồn thiên cổ - Bài 1 (TQ). - Những mối quan hệ láng giềng mong manh (WASHINGTONPOST/TVN). Lạ là sao không nhắc đến tên VN, hay là người dịch lại cắt bớt? Đây rồi, một lối “dịch” bớt xén quá tệ (hay là quá hèn hạ?). Mời coi bài: In Asia, a wave of escalating territorial disputes. Ít nhất thấy có đoạn “The most notable current disputes involve Japan and South Korea, China and Japan, and China and a host of southeast Asian countries, most vocally the Philippines and Vietnam“ thì được TVN “dịch” là “Những tranh chấp nổi bật nhất hiện nay có thể kể đến là tranh chấp giữa Nhật Bản với Hàn Quốc, Trung Quốc với Nhật Bản, và Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á.”
- Mỹ, Nhật tập trận bảo vệ đảo (TN). - Trung – Nhật: Căng thẳng leo thang quanh đảo tranh chấp (TP). - Hàng vạn quân Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn tập trận (TN). - Dân Trung Quốc khắp nơi biểu tình và đốt cờ Nhật (TTXVN). Một độc giả phản hổi: “Blogger Gốc Sậy nêu một câu hỏi rất hay trên FB: “CÓ LẠ KHÔNG KHI NGƯỜI TQ KHÔNG HỀ BIỂU TÌNH VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA (ĐƯỢC GỌI LÀ NAM SA, TÂY SA) ???” Lạ há?” Chuyện này BS đã từng bàn. Đó là các giới chức VN do quá sợ biểu tình, với 2 lý do, sợ “bạn vàng” cự nự và sợ (dẫn tới) “lật đổ chính quyền”, nên bày đặt hù dọa là nếu mình biểu tình, nó cũng làm vậy, làm sao lại với cái đất nước khổng lồ đó được. Nhưng họ đã sai hoàn toàn. Trong 5 năm qua, có lẽ TQ chỉ tổ chức được đúng 1 cuộc phản đối VN, lại ở bên Úc, chỉ với vài mống. Ở trong nước, họ cũng lại rất sợ và cũng không dễ làm được với trường hợp biểu tình chống VN. Chính nghĩa, pháp lý đã kém, nhưng lại luôn ở thế thượng phong, quá yên tâm với thằng đàn em cộng sản trung thành cung cúc cúi đầu (chưa nói tới khả năng ngấm ngầm “đi đêm” rồi), có gì đâu mà dân chúng phải tức bực như dân Việt Nam? - Một nhóm người Nhật đổ bộ lên quần đảo Senkaku. Trung Quốc và Đài Loan phản đối – (RFI). – Các nhà hoạt động Nhật Bản đổ bộ lên quần đảo tranh chấp với Trung Quốc (VOA). – Senkaku/Điếu Ngư : Trung Quốc bật đèn xanh cho biểu tình chống Nhật – (RFI). – Người Nhật ra đảo, TQ bùng phát biểu tình – (BBC). – Trung Quốc phản đối Nhật đến quần đảo tranh chấp (TTXVN). - Đỉnh điểm tranh chấp biển đảo Trung-Nhật (VnMedia). – Nhật – Trung tiếp tục căng thẳng (NLĐ). – Nan đề tam phương Nhật – Trung – Hàn (SGTT). – Biểu tình bài Nhật ở TQ ‘trở nên bạo lực’ – (BBC). – Chủ nhân quần đảo Senkaku mệt mỏi về tranh chấp chủ quyền Nhật-Trung – (RFI).
- Ấn Độ quyết hợp tác dầu khí với Việt Nam(VNN). - Xung đột voi và rồng tại biển Đông (SGTT). Tàu chiến INS Airavat của Ấn Độ đã có chuyến thăm Nha Trang, Hải Phòng và sau khi ra đến vùng biển quốc tế, nó đã bị Trung Quốc “làm phiền” =>
- MỘT NỀN KINH TẾ ĐANG TRÊN ĐÀ “HÁN HOÁ”? – (Lê Anh Hùng). Bài viết của một người vẫn bị cho là “điên”, tố cáo trong nhiều năm liền những chuyện động trời chưa từng thấy về các nhà lãnh đạo chóp bu.
- Phiếm: Chuyện một người tù không chịu xài đồ hàng xóm (SGTT). “… không ăn, không mặc, không dùng xà bông, bàn chải, khăn tắm… nghĩa là bất cứ thứ gì có dòng chữ ‘Made in China’. Thậm chí, hôm nào trại tổ chức chiếu phim cho tù nhân xem mà trúng phim Trung Quốc thì cậu bịt tai và nhắm tịt mắt trong suốt buổi chiếu”.
- HAI BÀ TRƯNG ĐÁNH GIẶC NÀO ? – (Sơn Thi Thư). “Hai Bà đánh giặc ‘lạ’/ Tức là giặc ngoại xâm/ Các em nên biết thế/ Sau này tìm hiểu thêm !/ … Lịch sử bị bưng bít/ Bắt học sinh phải yêu/ Chuyện ngược đời như vậy/ Ngẫm càng đau lòng nhiều!” - 153. VỀ BÀI HAI BÀ TRƯNG TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT 3 (Vsk. Bài của Đào Tiến Thi, người “có liên quan” tới cuốn sách.
- Luật sư Lê Quốc Quân bị 3 tên côn đồ tấn công! – (blog Thành). “Sau anh Nguyễn Hữu Vinh và nay đến Ls Lê Quốc Quân bị hành hung trắng trợn cho thấy chúng nó không còn coi luật pháp là gì và các cam kết Quốc tế về quyền con người là trò cười”. – LS Lê Quốc Quân bị đánh vào ngày 19/8/2012 - (Người buôn gió). - Anh Châu Văn Thi bị CA dàn cảnh va chạm giao thông, bắt người vụng về – (DLB).
- Nhắn mấy Bác an ninh Quận Hà Đông – (Phe áo đỏ HĐ). “Đi biểu tình chống Trung Quốc là thể hiện tinh thần yêu nước, là việc làm không vi phạm pháp luật. Vậy nên bất cứ ai sống trên đất nước Việt Nam này, thậm chí cả đồng bào đang sinh sống và học tập ở nước ngoài đều có quyền tham gia… Thế nên từ nay trở đi nếu các bác trẻ An ninh Quận Hà Đông mà đã được đọc những tâm sự này của nhà cháu thì tốt nhất là không phải mất công, tốn sức vào những việc không đâu”. – Theo Dân: Nước, Đảng cùng còn – (DLB).
- Video Vụ án cưỡng chế nhà khách T124 Gia Lai (TTXVA).
- Tiếp tục : tin về vụ lừa tráo tinh thủy thể tại Viện mắt Hà nội – (Lê Hiền Đức).
- Định nghĩa “Phê & Tự Phê”(HDTG). - Tự phê bình và phê bình phải thật sự thẳng thắn, cầu thị (VOV). - Khó khăn, thách thức càng lớn, càng phải kiên định (QĐND).
- Dự thảo sửa đổi hiến pháp: Đề xuất ba thiết chế độc lập (TT).
- Khánh Trâm: VIẾT TIẾP CHO BÀI “VIỆT NAM: XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ” (Nguyễn Trọng Tạo) “là muốn biết chuyện trong nước phải nghe đài báo nước ngoài, và báo chí ở TP HCM thì được tự do bênh vực và ủng hộ nhân dân Nam Phi bị áp bức và công nhân Mỹ bị bóc lột … Cả nước có gần 700 tờ báo nhưng khi sự kiện bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu thì không thấy đưa tin và những trường hợp dân oan mất đất trên khắp ba miền từ Bắc chí Nam thì báo chí quốc doanh chỉ đưa tin có lợi cho chính quyền.”
- Hành trình phát nguyện của Đại đức Thích Tâm Mẫn có “yêu quái” cản đường? (FB Paulo Thành Nguyễn). “Cùng đi với ông có hai ‘đệ tử’ được cử đi theo xách hành lý. ‘Chú tiểu’ ném nón cối ở Quảng Bình có tên là Nhuận Hải, có thông tin nghi ngờ rằng đó là một Trung úy, làm việc tại phòng công tác chính trị PX15 của sở công an TP.HCM. Và việc có những thái độ tục tĩu và hành hung người dân là cố tình biến hành trình ‘nhất bộ nhất bái’ của thầy thành một trò hề tôn giáo”. – MƯU BẨN? – (Thùy Linh). “Thật kinh khủng khi ai đó trong nỗi bất lực đã lựa chọn phương pháp đối xử như vậy với một bậc chân tu. Họ đã phỉ báng không chỉ thầy Thích Tâm Mẫn mà còn phỉ báng đạo Phật”. - Diễn biến mới nhất về hành trình “nhất bộ nhất bái” (Chùa PL). “Kết hợp với điều tra viên của huyện, qua xác minh thì chúng tôi được biết nhóm người đó không phải là những người đi cùng với nhà sư từ trong kia ra. Hiện tại chúng tôi đang xác minh hai chiều và chưa có kết quả”.”
<- TẨU! (NV Utah). “Từ Vinashin làm thiệt hại công quỹ hơn 4 tỷ đôla sang Vinalines mua những con tàu cũ kỹ không thể đưa vào xử dụng với giá từ 20 triệu đến 80 triệu đôla rồi… vứt trên sông biển cho rỉ sét thì việc bỏ ra xấp xỉ 20 triệu đôla để đầu tư vào một dự án thiệt – dù mơ hồ về khả năng sinh lợi – nhưng tẩu được cả của lẫn người sang đế quốc Mỹ thì con số đó đã thấm vào đâu mà dân Mỹ phải lo nhặng lên!” – Cảng Cam Ranh sợ lỗ vì ôm nợ từ Vinalines (SGTT).
- Thân Đức Nam – đầu [nậu]
- 152. Sao lại tự tiện cắt bỏ một đoạn văn của Nguyễn Ái Quốc (Xưa&Nay). Còn đây là tự tiện cho tên cụ vào? VỀ HAI CÂU THƠ THƯỜNG BỊ NHẦM LÀ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (Bà Đầm Xòe). BTV: Mấy câu này của Quản Trọng thời Xuân Thu bên TQ: “Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc/ Thập niên chi kế mạc như thụ mộc/ Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn/ Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã/ Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã/ Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã“, nghĩa là, “Kế một năm, chi bằng trồng lúa/ Kế 10 năm, chi bằng trồng cây/ Kế trọn đời, chi bằng trồng người…”, bà con tìm xem nó giống câu nào bên xứ ta? - 67 năm Cách Mạng tháng 8: Về khoảng “chân không chính trị” tháng 8.1945 (TN).
- Một thiếu sót là bữa trước UBTVQH thảo luận quy định tổ chức các ngày lễ kỷ niệm phải vào các năm “tròn chẵn”, “tròn lẻ”, nhưng mới chỉ đề cập các loại lễ “ngày truyền thống”, “đón nhận danh hiệu” mà chưa nói có cho phép loại lễ đón người có “thương hiệu”, như: Mít tinh kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm Phú Thọ (VOV). Vì không nói rõ, rất dễ tràn lan, mai mốt lại kỷ niệm ngày đón bác X, Y … đủ loại thì nguy.
- Sụt lún đường Lê Văn Lương gần cổng chào của khu đô thị Dương Nội ngày 19/08/2012 – (Phe áo đỏ HĐ). – Video: Sụt đường Lê Văn Lương gần cổng đô thị Dương Nội (Quang Huy). – Mưa bão “lột trần” chất lượng công trình (NLĐ). – Sông Đà rút cọc làm nứt đường Lê Văn Lương? (VnMedia). – Sông Đà Thăng Long phải chịu toàn bộ chi phí sửa đường sụt lún? (TN). – Sập hầm, sạt đường, cây đổ chết người… lỗi khách quan – (Xuân VN). – Hà Nội họp khẩn vì đường nứt toác – (BBC). Không biết trong cái “khẩn” đó, có mấy phần liên quan tới nhận thức về cái tên “Lê Văn Lương“? Nhưng một khi cuộc họp đó chỉ là cấp sở “phọt phẹt” thì rõ là các bác quá kém về “nhận thức chính trị” rồi. Nên biết rằng cái tên đó là đi liền với 2 chức danh: bí thư thành ủy Hà Nội và trưởng ban tổ chức trung ương đảng. Vậy mà rầm một cái, nó lún sụt chưa từng thấy ngay giữa lúc đảng đang “chỉnh đốn” là sao? Kêu “thầy” coi, rồi làm lễ đi cho rồi! Ngoài ra, không thể không nhắc tới, ổng là người … Văn Giang, Hưng Yên (ngày mai có cuộc họp với bà con Văn Giang ở trụ sở Bộ TNMT nha! Điềm báo chi đây?). Cũng vì chuyện với nông dân, dính líu sai lầm trong cải cách ruộng đất nên ông bị mất chức. Giờ lại chuyện nông dân mất đất, không lẽ ông nổi giận với đám đàn em hậu sinh làm bậy, không rút kinh nghiệm của đàn anh hay sao? Mời coi luôn một cái “sập” nữa:
- Chết người vì sập hầm ở Nghệ An – (BBC). – Sập hầm thủy điện, 7 công nhân bị vùi lấp (VnMedia). Lại dính Trung Quốc! – Nổ mìn tại công trình thủy điện: 2 người chết, 5 người bị thương(TN). - Nổ mìn tại công trình thủy điện, hai người chết (PLTP). “Hiện huyện chưa nắm rõ được bao nhiêu công nhân Trung Quốc làm việc tại công trình”. Thế nhưng trong tin Thời sự sáng nay 8h, VTV chỉ nói là có “người nước ngoài”. Có lẽ phải cho Trần Bình Minh qua cái “nước ngoài” đó mà ở luôn cho rồi! - Trong khi Lao động thì rõ thêm: - Nổ mìn làm thủy điện, 2 người chết, 5 người bị thương. “Cty Triết Giang (Trung Quốc) là đơn vị trúng thầu thi công đường hầm thủy điện Nậm Pống …”
- Kiểm điểm chánh thanh tra xây dựng quận 9 (SGTT). - Những văn bản bị lãng quên (TQ). - CMND không cần ghi tên cha, mẹ(PLTP). - Thêm chín lao động từ xưởng may Vinastar về Việt Nam. - Bị dụ lừa bán sang Trung Quốc… (VNN). - Cảnh sát hình sự và những cuộc đoàn tụ được chắp nối (DT). – Phát hiện nhiều vụ lưu hành tiền giả (TN). Sao bao nhiêu năm rồi không đặt dấu hỏi hoặc tìm ra bàn tay của “các thế lực thù địch” từ phương Bắc hòng phá hoại kinh tế nước ta qua trò này? - Vụ CMTND phải ghi tên cha, mẹ: Đề nghị xem xét lại (TT).
- Ông Lý Tống rời trại giam – (BBC). Một số người ủng hộ đã chào đón ông Lý Tống khi ông được thả =>
- Nguyễn Đăng Hưng: Cục điện dân chủ hóa ở Miến Điện có một cái đà rất vững chắc, rất toàn diện, không nửa vời, không do dự - (boxitvn).
- Mức án nào dành cho Cốc Khai Lai? – (BBC).
- Nhà đầu tư Trung Quốc bị Bắc Triều Tiên lừa đảo (Le Monde/ Thụy My). - Triều Tiên chuẩn bị cho “chiến tranh thần thánh”, Mỹ-Hàn tập trận rầm rộ (DT). - CHDCND Triều Tiên lên án cuộc diễn tập Mỹ-Hàn (VOV).
- Victor Yerofeyev – Đa số dân Nga muốn các cô gái Pussy Riot bị một bản án thật nặng (Der Spiegel/ pro&contra).
- Vụ án Khmer Đỏ: Ngoại trưởng Cam Bốt bị tố cáo can thiệp vào xét xử – (RFI).
- Nhà báo Philippines đòi xét xử vụ thảm sát phóng viên (TT).
- Nói dối kiểu Tổng thống - (boxitvn).
KINH TẾ
- Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Thời điểm “vi chỉnh” chính sách (SGGP).
- Thống đốc NHNN giải trình về nợ xấu (NLĐ). – Chất vấn gì với Thống đốc Nguyễn Văn Bình?(VNN). - Nếu tiền dồn dập ra thị trường (TT).
- Nhìn từ cục nợ của các ông lớn: Ngư ông đắc lợi? (PLTP). - Truy tìm ngân hàng nhận cầm cố cổ phần đại gia Diệu Hiền (VNE). - Chưa qua lãi suất, lại rơi sụt cầu (SGTT). - Chậm xử lý vụ vàng miếng SJC cong vênh, móp méo (NLĐ). - Gây khó cho dân làm sao huy động vàng? (LĐ). - Hạ lãi suất cho vay: Già néo đứt dây? (VnEco). - VIB triển khai gói cho vay với lãi suất hấp dẫn nhất từ 9,9%/năm (TT).
<- Xuất khẩu tăng lượng, giảm kim ngạch (TN). - Hội nhập thì phải nhập! (PLTP).
- Đua nhau trồng cây mác ca (TN). - Chuyên gia Hà Lan giúp người trồng hoa Đà Lạt. - Kiên Giang xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao (TT).
- Kinh tế Việt – Trung nhìn từ chính sách ‘cấm biên’ (VNN). - Ớt miền Tây rớt giá vì thương lái Trung Quốc giảm mua (SGTT). – Cần có luật kiểm soát thương nhân nước ngoài (PLTP). - Người tiêu dùng ngại hàng Trung Quốc, giá hàng nội tăng nhẹ (PLTP).
- Không phải chỉ Bắc Ninh học Long An thu hồi dự án “treo” (TT) mà cả nước nên học. – Thế nhưng lại có chuyện ghê gớm Giao thêm Vinpearl gần 1.500ha danh thắng vịnh Nha Trang (TT). - Treo hoa hồng đậm, ‘cò’ đất vẫn dửng dưng (VEF). - Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Hiện nay, thu nhập thấp không thể mua được nhà (VnMedia).
- Các hãng hàng không nội địa thuê thêm máy bay (TT). - Air Asia sẽ mở rộng thị phần tại VN.
- Nợ “chất cao như núi”, Thái Hòa trước nguy cơ bị hủy niêm yết? (VnEco).
- Cơ hội hợp tác với châu Phi, Trung Đông (TN).
- Châu Âu chuẩn bị “hậu sự” cho EUR? (SGGP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Du lịch thoi thóp vì thủy điện: Kỳ 1: Sa Pa sẽ thành nghĩa địa thủy điện? (TT). Hay! Từ “nghĩa địa”, và “bãi rác” nữa, cũng sẽ là cảnh báo cho rất nhiều lĩnh vực kinh doanh ở VN. - Bãi đá cổ Sa Pa bị đe dọa (TN).
- Vũ Hoài Nam: Dùng lý lẽ gì có thể bênh vực kẻ ăn cắp ? – Mai Linh: Mực gần với máu, hơn gần với nó… (Lê Thiếu Nhơn).
- Lại Nguyên Ân: Sống với văn học cùng thời (ebook/PBVH)
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 72) – (Nhật Tuấn).
- 6 BÀI THƠ VIỆT PHƯƠNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- Tiêu Dao Bảo Cự – Những hoài niệm và niềm hứng khởi mới của Tự do – (DĐTK).
- Võ Phiến – Người Chồng Bất Thường – (DĐTK). – Tình cát 10 (Quê Choa).
- Cái tay Thiềm này ấy à… (Trần Nhương).
- Qua thời tải nhạc miễn phí (SGGP).
- Ý nghĩa của bông hồng cài áo dịp lễ Vu Lan (Bee). =>
- Bội thực phim Trung Quốc (ĐV).
- Nhạc trưởng Lê Phi Phi: “Nỗi nhớ Tổ quốc là niềm cảm hứng lớn lao” (SGTT).
- Nghệ sĩ Piano Bích Trà: Nghệ sĩ thực thụ không cần phải diễn ở khán phòng lớn (SGTT). – Khán giả trẻ chen nhau nghe chuyện nhạc cổ điển (TT).
- Bữa tiệc Jazz của Nguyễn Bảo Long (SGTT).
- Rầm rộ tuyển sinh các chương trình truyền hình thực tế (NLĐ).
- Tô Hoàng: Nước Nga thoáng thấy chợt nghe – Kỳ 2 (Lê Thiếu Nhơn).
Trần Lê Hoa Tranh: Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc (PBVH).
- Bóng đá Việt Nam, cuộc chơi của các ông chủ ? – (RFI).
- Không tay chân bơi nối liền 5 châu lục (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- CẢI CÁCH HAY ĐỔI MỚI? (Tâm Sáng). – Lời hay ý đẹp: Triết lý giáo dục cho môn lịch sử, và… – (Nguyễn Thông). “Chết thật, thế mà mình nghĩ ở xứ ta xưa nay đã có đổi mới giáo dục rồi, té ra chưa. Bậy thật. Bởi như anh Trọng nói, chúng ta chưa có triết lý giáo dục. Mà chưa có triết lý giáo dục, tức là chưa có nền tảng, chưa có nền tảng thì chưa thể tiến hành đổi mới. Ối giời, những cái mà lâu nay người ta gọi là đổi mới, thực ra là phá, vậy nên giáo dục nước nhà mới nát như tương”.
<- GS-VS Phan Huy Lê làm sao dám nói thật Vì sao Lịch sử là môn học bị coi thường nhất? (Phần 1) (Infonet). Thứ dối trá nhất bị “coi thường nhất” thì đó là điềm mừng và còn hy vọng cho tương lai Dân tộc! - Giáo dục chủ quyền lãnh thổ còn yếu (GDVN). - Không dạy chủ quyền biển, đảo cho giới trẻ là có tội (TN). “Có tội” còn hơn bị chúng nó … kết tội, “dạy” rồi chúng nó “mất dạy”, chất vấn vì sao có cái Công hàm Phạm Văn Đồng, vì sao thằng bành trướng bá quyền chiếm Biển Đảo tệ hại vậy mà nhận là “bạn vàng” …
- Bà Tôn Nữ Thị Ninh: “Cứ tạo ra được nhiều hạt sáng thì làm” (TN).
- Bằng cấp hay năng lực ? (TN). - Không thể xóa hệ tại chức (TT).
- Sẽ tái diễn lạm thu. – “Tự nguyện” bị biến tướng (NLĐ).
- Những câu chuyện ở lớp học xóa mù chữ (NĐT).
- Mất tích bí ẩn, cô giáo ôm tiền tỉ bỏ trốn (NLĐ).
- Việt Nam đoạt giải nhì Robocon Châu Á – Thái Bình Dương (TP).
- Phát hiện hàng trăm con cá mập kỳ lạ dưới đáy biển (TTXVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Việt Nam: Số người chết vì bão Kai-Tak lên 9 người (VOA). – Bão Kai-Tak tại Việt Nam: 10 người chết – (RFI).
- Video Em đi bơi thuyền trên phố Đại La (Hieuorion). – Nhạc chế: Hà Nội mùa này phố cũng như sông (prosper5890). - Hà Nội ngổn ngang sau mưa bão (TP).
- Báo động suất ăn công nhân (TN). Coi lại bài điểm bữa qua: Suy kiệt (TP) và cả cái tựa tếu Sự phát triển không ngừng của đội ngũ công nhân (LĐ) để trả lời câu hỏi: Còn không “đảng của giai cấp công nhân”?
- GÓP DÂY LẠT, BUỘC “PHÊN DẬU CAO BẰNG”… – (Mai Thanh Hải).
- Trở lại làng Rêu (NLĐ).
- Phát hiện trứng bắc thảo ngâm hóa chất (NLĐ).
- Bi hài những câu chuyện “hội” cafe… chém gió (NĐT). – Cầu Long Biên bị chiếm dụng bán trà chanh chém gió (Infonet).
- Hết “tàu lạ” lại tới Bướm lạ “quấy nhiễu” ngư dân (SGTT).
- Hệ thống y tế đang rối nhiễu (TP). - Bộ Y tế khẩn trương trình đề án giảm tải bệnh viện (PLTP). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng [ân cần] thăm hỏi động viên và tặng quà các bệnh nhân tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều =>
- Vợ chồng thượng tá quân đội vỡ nợ gần 20 tỉ đồng (VTC). - Khốn khổ vì giữ hộ vàng (PLTP).
- Cụm công nghiệp Phong Phú gây ô nhiễm (PLTP). - Ngắm “nhan sắc” mới của “dòng kênh thối nhất Sài Gòn” (TP).
- Vương quốc khỉ ở Cà Mau (PLTP).
- Cuộc sống ở các vùng phân chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng – Video: Nông thôn mới – 18/08/2012 (VTV).
QUỐC TẾ
- Chính quyền Syria bác bỏ tin phó tổng thống trốn ra nước ngoài – (RFI). – Tổng thống Syria xuất hiện trong buổi cầu nguyện lễ Eid Al-Fitr (VOA). - Đặc sứ tại Syria: Sứ mạng khó khăn nếu LHQ không đoàn kết (VOA). - Phe đối lập Syria bực tức với tân đặc phái viên LHQ (TTXVN). - Tổng thống Syria bất ngờ lộ diện trước công chúng (TTXVN).
- Libya : Đánh bom kép ở Tripoli ngày cuối tháng chay Ramadan – (RFI).
- Dân Israel sống chung với tên lửa (TT). - Ngân hàng tư nhân lớn nhất Đức bị nghi ngờ giao dịch với Iran – (RFI). - Báo New York Times tố cáo Iraq giúp Iran tránh né cấm vận (VOA).
- Sudan: Tai nạn máy bay, Bộ trưởng cùng nhiều tướng lĩnh thiệt mạng (DT). – 31 người thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Sudan (VOA). – Tai nạn máy bay thảm khốc tại Sudan do thời tiết xấu (TTXVN).
- Nam Phi tự vấn sau cái chết của 34 thợ mỏ (TT). - Nam Phi tưởng niệm những nạn nhân vụ bạo động tại mỏ bạch kim (VOV).
- 7 người chết trong vụ tấn công của máy bay không người lái ở Pakistan (VOA).
- Hàng triệu người Hồi giáo cử hành lễ hội Eid al-Fitr (VOA).
- 7 cảnh sát Nga bị giết trong đám tang của đồng nghiệp (VOA). – Cảnh sát chết vì nổ bom ở Ingushetia – (BBC). - Nga: Đánh bom tự sát nhằm vào cảnh sát ở bắc Kavkaz (LĐ).
<- Assange lên tiếng từ nơi trú ẩn – (BBC). - Ông chủ WikiLeaks lên tiếng từ nơi trú ẩn (DT). – Chủ WikiLeaks xuất hiện, kêu gọi Mỹ ngừng săn đuổi (VNE). – Châu Mỹ La Tinh ủng hộ Ecuador trong vụ bảo vệ chủ nhân WikiLeaks – (RFI). – Vụ Wikileaks: Luật sư biện hộ nói ông Assange vẫn vững tinh thần (VOA). - Người lập ra WikiLeaks đòi Hoa Kỳ ngưng gây rối trang mạng này (VOA). - Ông chủ WikiLeaks phát biểu từ nơi trốn tránh (ĐV).
- Philippines: Bộ trưởng Nội vụ mất tích vì tai nạn máy bay – (RFI). – Philippines tìm kiếm bộ trưởng nội vụ bị mất tích trong tai nạn máy bay (VOA).
- Tham vọng “siêu UAV” của Mỹ (TN). - Khói bốc ra từ ca-bin, máy bay của Mỹ hạ cánh khẩn cấp (TN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 19/08/2012; + Toàn cảnh thế giới – 19/08/2012
152. Sao lại tự tiện cắt bỏ một đoạn văn của Nguyễn Ái Quốc
Đôi lời: Vì sao Lịch sử là môn học bị coi thường nhất? Thật nực cười như thể có ai hỏi tại sao kẻ dối trá, đạo đức giả nhất lại bị coi khinh nhất. Câu trả lời cho bài báo mới đăng đêm qua đó nằm ở ngay trong bài báo ngắn dưới đây, mà thực tình cũng chỉ là bổ sung thêm nữa cho ngàn vạn câu trả lời đã có trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.TẠP CHÍ XƯA & NAY
Thế nhưng, cũng không kém khôi hài, là lại phải trả lời cho tác giả bài báo này về cái tội tày đình của kẻ nào đó dám cắt xén văn vẻ của lãnh tụ kính yêu. Và cũng không khó để trả lời. Bởi từ ngày mất, di chúc của ông mà còn bị sửa, huống hồ là một bài viết lại dám (trót ?) ngợi ca Vua Gia Long-Nguyễn Ánh, từng bị chính cả hệ thống chính trị của ông suốt bao năm nguyền rủa là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”.
Sao lại tự tiện cắt bỏ một đoạn văn của Nguyễn Ái Quốc
Số 409, tháng 8/2012Lời than của bà Trưng Trắc” (Les lamentations de Trung Trac) là một truyện ngắn do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo L’Humanité của ĐCS Pháp số ra ngày 24-6-1922, nhân dịp vua Khải Định sang Pháp nhằm lên án ông vua này. Bài này đã được dịch sang tiếng Việt và đưa vào các tuyển tập và toàn tập của Hồ Chí Minh. Sự xuất hiện của bài viết này đầu đuôi như sau:
Vào khoảng năm 1969, sau khi ở Pháp về, ông Hồng Hà, lúc đó là Tổng biên tập báo Nhân Dân, có đưa một số bản chụp báo Le Paria và L’Humanité có bài viết của Nguyễn Ái Quốc về và giao lại cho Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương. Tài liệu được nhập vào kho lưu trữ thuộc Vụ tư liệu, do ông Phạm Bình làm vụ trưởng.
Ít lâu sau, ông Hồng Chương, tổng biên tập tạp chí Học Tập (tiền thân của tạp chí Cộng Sản) đến khai thác và đã quan tâm đến các truyện ngắn của Nguyễn Ai Quốc đăng trên các báo bằng chữ Pháp, thời đó chưa có photocopy và các phương tiện sao chép khác, nên ông Hồng Chương phải đến nhiều buổi để chép lại những bài mình quan tâm.
Ông Hồng Chương đã dịch một số bài và gửi đăng báo Nhân Dân. Cụ thể có hai bài quan trọng là “In- cognito” (dịch là Vi hành) và “Les lamentations de Trung Trac” (Lời than của bà Trưng Trắc). Nhận thấy đây là những tài liệu quí, cần được dịch ra một cách chính xác, nên ban biên tập báo Nhân Dân đã đề nghị giáo sư Phạm Huy Thông xem lại bản dịch từ chữ Pháp ra chữ Việt. Không biết sự san nhuận của Gs. Phạm Huy Thông là bao nhiêu phần trăm, nhưng vì vậy mà khi in không đề tên dịch giả. Từ đấy đến nay, bản dịch được coi là chuẩn xác và chính thức, nên những lần biên soạn tuyển tập và toàn tập của Hồ Chí Minh không ai đặt vấn đề phải xem lại bản gốc để đối chiếu với bản dịch. Tuy nhiên, trên những bản in đầu tiên, người đọc có thể nhận thấy có một đoạn đã bị cắt bỏ và để dấu chấm chấm [...]. Nhưng đến những lần in sau thì các dấu chấm lửng đó cũng được bỏ đi, coi như bài viết được dịch toàn bộ.
Vậy mà gần đây, nhà báo Thủy Trường, người đã có nhiều năm sưu tầm và dịch thuật những tài liệu liên quan đến Hồ Chí Minh – qua tư liệu do nhà sử học Pháp Alain Ruscio cung cấp – đã phát hiện ra rằng truyện “Lời than của bà Trưng Trắc” khi dịch đã bị bỏ đi một đoạn có trong nguyên bản chữ Pháp. Đấy là đoạn nói về vua Gia Long, sau đoạn nói về các vua nhà Trần và Lê Lợi. Đoạn đó như sau (để bạn đọc có thể nhận ra chỗ tiếp nối của đoạn văn này, chúng tôi xin chép lại hai đoạn trước và sau, đã được dịch):
“Les Mongols qui abattirent tout devant eux furent battus par nos glorieux Trân (1225). Lê-Loi sé mit hardiment à la tête de la révolution annamite pour briser le régime de cruautés et (Téxaction imposé par les soit disant protecteurs.
Avec un courage invincible et une vertu immaculée, qui furent comme le vrai or qui brille avec mille éclairs après avoir subir mille épreuves du feu, ton aúeul Gia Long, plusieurs fois noble et valeureux, vous a laissé, après des pérípéties et des souffrances incalculables, un pays riche, un peuple indépendant, une nation respectée parles forts et aiméeparles faibles, un avenirplein de vie et d’évolution.
“Quelle honte cruelle, quelle ter- rible désillusion, quelle douloureuse amertune auraient-ils connues si, au delà des nuages, vos ancêtres voyaient dans 1’esclvage un peuple qu’ils ont laissé libre, dans la servi- tude un pays qu’ils ont affranchi, dans ramollissement un héritier de leur trône!”
Tạm dịch đoạn bị cắt đó như sau:
“Với lòng
quả cảm vô song và với đức hạnh trong sáng không tì vết, như vàng ròng
lấp lánh sau ngàn lần thử lửa, ông tổ ngươi, vua Gia Long tôn quí và tài
ba bội phần, sau biết bao thăng trầm và khổ đau vô bờ, đã để lại cho
người một đất nước giàu có, một dân tộc độc lập, một quốc gia được các
kẻ mạnh vị nể và kẻ yếu kính mến, với một tương lai đầy sức sống và
triển vọng”.
Hơn 40 năm sau khi tài liệu này được
dịch và công bố, nhà báo Thủy Trường đã đặt câu hỏi: Tại sao lại có sự
sơ suất đó? Do người sao chép và dịch vô tình bỏ qua hay có chủ ý? Ai là
người đã tự tiện cắt bỏ bài viết của Nguyễn Ái Quốc? Mà trên thực tế,
đoạn văn này không có gì phải bàn cãi, không làm ảnh hưởng gì đến toàn
bộ nội dung của bài viết (*).Đề nghị các cơ quan có trách nhiệm, đặc biệt là Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, nơi chịu trách nhiệm xuất bản toàn bộ các văn kiện của Hồ Chí Minh, cần xác nhận và đính chính trong những lần tái bản khác.
Đào Hùng và Thủy Trường
CHÚ THÍCH:
* Xem Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập I, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 98. Bạn đọc có thể kiểm tra bản gốc, bằng cách vào mạng Google tiếng Pháp, vào từ khóa Gallica – mở mục Presse et revues – bấm vào báo L’Humanité tìm số ra ngày 24 juin 1922. Có thể đọc bài “Incognito” (Vi hành) ở số ra ngày 19 février 1923, và nhiều bài khác nữa.
153. VỀ BÀI HAI BÀ TRƯNG TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT 3
(Giãi bày cùng độc giả Nguyễn Tường Thụy Blog)
Đào Tiến Thi
Blog Nguyễn Tường Thụy vừa có bài Sách Tiếng Việt Lớp 3: Kẻ thù của Hai Bà Trưng là kẻ thù nào? khiến độc giả xôn xao. Vì tôi có liên quan đến cuốn sách nên xin có mấy điều nói cùng bác Thụy và độc giả.
Trước hết xin quý vị độc giả lưu ý: Đây là một bài tập đọc trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt. Hình thức của nó là một truyện kể, không phải bài lịch sử. Tác giả của bài văn này tên là Văn Lang (chắc là một nhà văn nào đó), chứ không phải tác giả của SGK. Trong bài này, chúng ta quy ước gọi tác giả SGK là soạn giả, để phân biệt với tác giả của bài văn được chọn.
Nhóm soạn giả của cuốn SGK này gồm GS. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), một đại biểu Quốc hội sáng giá suốt hai nhiệm kỳ mà chúng ta ai cũng biết, cùng một số ông bà soạn giả khác: Lê Ngọc Điệp, Lê Thị Tuyết Mai, Bùi Minh Toán, Nguyễn Trí. Biên tập nội dung lần đầu (2004) gồm Nguyễn Thị Ngọc Bảo (biên tập 1) và tôi – Đào Tiến Thi (biên tập 2). Từ bấy đến nay, mỗi năm một lần tái bản, qua nhiều biên tập viên khác nhau.
Một bài văn nào đó được đưa vào SGK, phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí: nội dung chính trị, tư tưởng, khoa học, văn hóa, văn phong (ngôn ngữ), sư phạm (phù hợp lứa tuổi), v.v.. Khi cần thiết, soạn giả cũng có thể sửa đôi chút về từ ngữ, diễn đạt, cắt những chỗ không cần thiết (trong một số trường hợp, cần xin phép tác giả, nếu tác giả còn sống).
Khi đọc bài trên Nguyễn Tường Thụy blog, tôi đã liên hệ ngay với GS. Nguyễn Minh Thuyết để hỏi ai soạn bài này, để từ đó tìm lại bản gốc xem tác giả Văn Lang viết như thế nào. Việc tìm lại bản gốc đối với người làm khoa học luôn là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp này, theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, cũng không quan trọng. Bởi vì đối với lớp 3 phải rất hạn chế các thông tin không cần thiết. Vì nếu chỉ cần nói “giặc Hán” thì lại phải chú thích Hán là triều đại nào, điều đó rất trừu tượng với học sinh lớp 3. Chỗ này, tôi có quan điểm hơi khác GS. Nguyễn Minh Thuyết một chút, sẽ nói ở phần sau. Tuy nhiên để như SGK hiện nay theo tôi tuy chưa rõ lắm nhưng cũng không có hại như một số người nghĩ. Với tên các nhân vật như Bà Trưng, Thi Sách, Tô Định, lên lớp 4, học lịch sử, học sinh sẽ rõ; còn trong khi học, nếu học sinh có hỏi, cô giáo cũng không khó trả lời. Ở đây theo tôi cũng không có chuyện tác giả Văn Lang hay các soạn giả SGK phải trốn nhắc đến giặc Hán (Trung Quốc). Vì ở thời điểm làm sách này (2003), quan hệ giữa ta và Trung Quốc không phải như bây giờ. Tất nhiên nhiều vấn đề đã có từ thời ấy nhưng những người như tác giả Văn Lang (có thể đã viết từ rất lâu trước đó), như GS. Nguyễn Minh Thuyết không thể biết. Chính tôi cũng chỉ từ giữa 2009 trở đi mới quan tâm đến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, mới biết nhiều sự thực mà trước đó không hề biết. Độc giả có thể kiểm tra điều này khi thấy trong SGK Tiểu học còn có những bài chỉ đích danh các triều đại phong kiến Trung Quốc hoặc xâm lược, hoặc có hành vi ngang ngược đã bị ta trừng trị như thế nào. Ví dụ, bài Trí dũng song toàn (Tiếng Việt 5 tập 2, trang 25) kể về Thám hoa Giang Văn Minh đã đứng giữa triều đình nhà Minh bác bỏ lệ cống “đầu vàng Liễu Thăng” và đối lại câu của vua Minh Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Đồng trụ đến giờ rêu vẫn xanh) bằng câu Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ).
Nói riêng về tôi, như trên kia đã nói, tôi là một trong hai người biên tập nội dung lần đầu. Sách in lần đầu vào đầu năm 2004, nhưng các khâu biên soạn, biên tập, thẩm định chủ yếu làm từ 2003, chưa kể, đã đưa vào dạy ở dạng thử nghiệm mấy năm trước. Tôi từ giáo viên chuyển về làm biên tập viên Nhà xuất bản Giáo dục 5-2003, khi sách này đã xong thẩm định vòng 1. Như nhiều người biết, biên tập viên (editer, xuất phát từ chữ edit là sửa chữa) là người giúp tác giả hoàn thiện bản thảo. Do mới vào nghề, tôi là biên tập 2 (hiểu như là biên tập phụ), đứng sau biên tập 1 (hiểu như biên tập chính), tuy nhiên, tôi “can thiệp” vào cuốn sách rất tích cực, sát cánh với GS. Nguyễn Minh Thuyết trong nhiều vấn đề. Chẳng hạn, sách Tiếng Việt 4 lúc còn thử nghiệm có chú thích “mật ong già hạn” hiểu là “mật ong để lâu”, tôi thấy không ổn, cho nên nhân lần về quê, tôi vào núi, hỏi những người nuôi ong sành sỏi để biết “mật ong già hạn” là thế nào. Hỏi được rồi, tôi sung sướng điện ngay cho GS. Nguyễn Minh Thuyết biết. Nói thế để độc giả hiểu rằng nếu tôi thấy “gợn” ở bài Hai Bà Trưng (không nói giặc nào) thì tôi đã đề nghị sửa ngay. Nhưng quả thực hồi đó tôi không thấy gì cả. Có thể do chuyên môn tôi còn non, nhưng có lẽ chủ yếu do vấn đề quan hệ Việt – Trung không có gì ám ảnh như bây giờ. Và tôi nghĩ hầu hết mọi người đều như vậy. Cho nên bài Hai Bà Trưng đã tồn tại như thế trong SGK gần 10 năm nay mà chưa thấy ai thắc mắc gì. (Nên biết là mỗi năm chúng tôi nhận được khá nhiều góp ý từ thiên la địa võng người học, người dạy và bạn đọc). Nhưng với tình hình rất cảnh giác của một bộ phận “không nhỏ” nhân dân ta trong vấn đề Trung Quốc, thì tôi thấy tác giả nào đó nêu vấn đề như trên là điều dễ hiểu.
Sự thực thì năm ngoái, khi tôi được mời viết cuốn Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc lớp 3 (là sách tham khảo giúp học sinh hiểu thêm, không phải SGK) và chính phần tôi viết có bài này, tôi cũng đã nhận thấy để văn bản như hiện giờ không ổn lắm. Tôi không có quyền sửa văn bản nhưng tôi đã cố gắng cho học sinh thấy đây là sự kiện chống giặc Hán. Tôi viết phần Ghi nhớ (đóng khung): “Dưới ách đô hộ của nhà Hán…”. Và ở phần Gợi ý cảm thụ, cũng có ngay câu đầu: “Những năm đầu công nguyên, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Dưới ách tham tàn của chúng…”. Tôi còn trích một đoạn trong Đại Nam quốc sử diễn ca để nhấn mạnh sự nghiệp oanh liệt của Hai Bà Trưng (xem ảnh chụp trang sách).
Cuối cùng tôi nghĩ rằng trong tình hình hiện nay, để chúng ta không bị hớ trong quan hệ với Trung Quốc, để chống lại tư tưởng đầu hàng khiếp nhược, việc nêu vấn đề như bài báo trên là cần thiết, đáng hoan nghênh. Tuy nhiên cũng cần bình tĩnh xem xét, chứ kết luận vội vàng rằng SGK “lươn lẹo né tránh” thì rất oan uổng và gây tổn thương không đáng có cho những người cùng một chiến hào chống xâm lược.
ĐTT
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét