Nông Dân (Danlambao)
- Khi vụ việc ở Văn Giang – Hưng Yên xảy ra, rất nhiều người liên tưởng
đến vụ việc ở Tiên Lãng – Hải Phòng. Nhưng theo Nông dân tôi thì đây là
hai vụ việc khác nhau quá lớn về quy mô và tầm ảnh hưởng.
a/ Vụ việc ở Tiên Lãng
Vụ Tiên Lãng là một gia đình nông dân trực tiếp chống lại quyết
định thu hồi đất của chính quyền cấp huyện. Phản ứng của gia đình Đoàn
Văn Vươn gây bất ngờ cho tất cả mọi người. Hiện nay sai, đúng của các
bên để “pháp luật” sẽ phân xử, Nhưng cái “được” của vụ Tiên Lãng nhiều
hơn “mất”.
Vụ việc đã chỉ ra sự bất cập của luật đất đai nói chung và sự thiếu
khuyết các văn bản pháp quy về quản lý những bãi bồi cửa sông, ven biển
nói riêng.
Các chủ đầm ở Tiên Lãng cùng các chủ đầm ở những vùng tương tự
trong cả nước yên tâm hơn, hy vọng hơn sẽ có quy định chung để giúp họ
đầu tư khai thác. Chỉ tính riêng ở Tiên Lãng đã có tới hàng ngàn ha, thì
với cả nước là hàng vạn, chục vạn ha sẽ được khuất phục với ý chí lấn
biển của người Nông dân.
Qua vụ Tiên Lãng mọi người đã thấy được sức mạnh của hệ thống
truyền thông nói chung và các cơ quan báo chí nói riêng. Báo chí đã thể
hiện vai trò thông tin, giám sát phản biện xã hội tích cực và hiệu quả.
Lần đầu tiên các nhà báo không chấp nhận tiếp cận thông tin một cách thụ
động do cơ quan, chính quyền địa phương cung cấp. Điều này đã làm cho
lãnh đạo chính quyền các cấp của Hải Phòng lúng túng, do quá nhiều người
phát ngôn, mỗi người nói một kiểu, phần lớn thiếu rõ ràng, không rành
mạch, thái độ thiếu chân thành, ngôn ngữ không phù hợp. Nhưng qua vụ
việc Lãnh đạo Hải Phòng đã tự tin hơn và trưởng thành hơn nhiều.
Kết luận của Thủ Tướng đã được người nông dân đón nhận, tin tưởng
vào sự công tâm của Đảng và Chính phủ, đúng như một số báo đã đăng tải “Quyết
định của Thủ tướng thật thấu tình, đạt lý”, “Rất đồng tình với kết luận
của Thủ tướng”, “Cảm ơn Thủ tướng! Thật là một ngày hạnh phúc! Thủ
tướng kết luận thật công minh”, “Khâm phục cách làm việc rất công tâm,
hợp lòng dân của Thủ tướng”, tóm lại: Tất cả là “ Niềm vui vỡ òa”!.
b/ Văn Giang quyền lợi của “bốn nhà”
Vụ việc ở Văn Giang là tranh chấp giữa chủ đầu tư và một số người
dân về bồi thường, giao đất và nhận bồi thường, nó tồn tại từ nhiều năm.
Các bên đã nhiều lần gặp gỡ trao đổi, đấu lý … Cuối cùng tỉnh Hưng Yên
đã hoàn thành “Việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng“,
nhưng cái “mất” đã quá lớn với cả “bốn nhà”.
Với Chính quyền: Tất cả các cấp đã tham gia Bằng chứng là phải huy động một lực lượng quy mô lớn, lại được “Quán
triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại
hiện trường của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh” cùng sự hỗ trợ của hàng
ngàn cán bộ “của Bộ Công an và Công an tỉnh…”. Dù các báo (phải gạt nước
mắt) không đưa tin hoặc đưa tin ít “liều lượng”, nhưng trong thời đại
công nghệ này, chắc chắn nhiều người, có nhiều nguồn tin khác nhau để
tìm hiểu sâu hơn vụ việc. Những hình ảnh, các đoạn video được chụp, được
quay trực tiếp theo cá nhân Nông dân tôi đều đáng tin cậy. Ai có thể
đem một lực lượng đông đảo công an để dàn dựng và tạo video clip giả?.
Nếu “thế lực thù địch”, thế lực “phản động” thực hiện được điều này thì
quá nguy hiểm, hơn nữa chính quyền trong sáng như gương “thế lực thù
địch” sao mà bôi nhọ được?
“Dự án khu đô thị Văn Giang được phê duyệt và thực hiện từ năm
2004 theo công thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng”.
“Đất đai là sở hữu toàn dân”, ai cho phép chính quyền thực hiện cơ chế
“đổi chác” đầy hiệu quả như thế này? Chỉ tính theo quy hoạch chi tiết
của dự án, 500 ha đất được phân chia tỉ lệ sử dụng đất: 33,85% đất ở,
đất thương mại chiếm 22,28%. Nếu mọi việc diễn ra thuận buồm xuôi gió,
thì riêng giá thành phần đất nền thu được từ đất ở và đất thương mại đã
là (33,85% +22,28%)x 500 = 280.65 ha. 280.65 ha x 10.000 (m2/1ha) x 10
triệuVND/1m2 = 28,065,000 triệu
Giá 10 triệu/ m2 lấy theo giá thấp nhất được chủ đầu tư đã chào
bán. Vậy số tiền 25 tới 30 ngàn tỷ VND đi đâu, “đổi chác” có lợi cho
dân, cho xã hội như thế nào?
Về tổng chi cho toàn bộ vào cơ sở hạ tầng của nhà đầu tư cam kết
(cho các tuyến đường, cho cầu) vào mục đích công cộng cùng lắm là trên
dưới 3 ngàn tỷ VND ( vì chưa công khai nên Nông dân tôi phải tự tính).
Hơn 8 năm nay đã có phần nào được hoàn thành để đưa vào khai thác sử
dụng?.
Đây là một dự án có quy mô tới 8,2 tỷ USD, nhưng tại sao UBND tỉnh
Hưng Yên không công khai đấu thầu theo các quy định hiện hành. Hơn nữa
tốc độ chấp nhận quá nhanh, bỏ qua việc thẩm định năng lực, cũng như
lĩnh vực kinh doanh của chủ đầu tư?… Các câu hỏi này, không được trả lời
thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Hưng Yên. Nó sẽ báo hiệu
sự khó khăn trong việc mời chào đầu tư ở Hưng Yên với nhiều nhà đầu tư
nghiêm túc khác. Đặc biệt quy mô của cưỡng chế, phương pháp cưỡng chế để
lại trong lòng nhiều người dân, sự thất vọng với chính quyền các cấp.
Việt Nam giai đoạn hiện nay cả nền kinh tế đình trệ, 100% doanh
nghiệp bất động sản đều phải vay vốn từ nhiều nguồn để thực hiện, bao
nhiêu dự án đang “há miệng chờ sung” từ các nguồn vốn FDI, ODA hoặc kênh
Kiều Hối. Nhìn vào cách hành xử của chính quyền với bà con nông dân ở
Văn Giang , cánh cửa vốn còn đang là khe cửa hẹp, đã thực sự bị bít lại.
Đây là cái mất lớn nhất mà chính quyền tỉnh Hưng Yên không tính được.
Với Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô
thị Việt Hưng (ở đây tôi gọi tắt là Việt Hưng), đang thực hiên một dự
án tới 8,2 tỷ USD ( xấp xỉ 1/10 tổng thu nhập quốc dân Việt Nam trong
một năm ). Chắc chắn Việt Hưng không có năng lực tài chính vô hạn, vì
vậy phải huy động vốn từ nhiều nguồn, theo nhiều phương thức khác nhau.
Việt Hưng và các cổ đông đã phải bỏ ra rất nhiều chi phí cho dự án này
(tất nhiên nhiều chi phí không tên!), đang thực sự bức xúc vì dự án kéo
dài, đã đánh mất nhiều cơ hội vàng.
Nhưng một phương án kinh doanh muốn thành công, ngoài năng lực của
nhà đầu tư, nó còn đòi hỏi phải hội tụ được các yếu tố cơ bản “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”. Với vụ cưỡng chế này thì tương lai dự án này gần như đã phá sản và sẽ kéo theo nó là nhiều hệ lụy khác.
Nói về Thiên thời: Đó không phải là “ý trời”, mà
là môi trường kinh tế xã hội u ám ở Việt Nam hiện nay, khó thấy có một
tia hy vọng nào cho thị trường bất động sản. Việt Hưng sẽ tìm ra ai là
bỏ tiền ra mua bất động sản Ecopark? Còn nhiều khách hàng nghe theo lời
quảng cáo từ vài năm trước đã đặt tiền, họ sẽ phản ứng như thế nào? Chắc
chắn tới nay Việt Hưng chưa có lời giải!.
Địa lợi và Nhân hòa: Đúng vùng đất này đã và sẽ hội tụ
nhiều mặt rất đắc địa về “Kinh tế”. Nhưng vụ cưỡng chế ngày 24/4 vừa qua
đã xói mòn những niềm tin cuối cùng của người dân cả nước nói chung và
người dân Văn Giang nói riêng. Mặt khác nhìn vào bản đồ khu đô thị này
đang nằm kẹp giữa ba xã, Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao (nơi người dân
không còn thiện cảm với Ecopark). Từ “Đắc địa” nó sẽ trở thành “Tử Địa”
(Trừ khi phải “thành cao hào sâu” như một khu “tô giới” riêng).
Kinh doanh mà phải dựa vào mấy kẻ tiểu Nhân đắc chí, chỉ biết hoàn thành “Việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng“.
Chính họ đã làm người dân vùng đất này căm dận sự thay đổi kiểu như
vậy. Vậy thì “đầu cơ đất” ở đây đã khó, nói gì đến xây dựng cả một khu
đô thị theo phương án được vẽ.
Bạn là ai? Bạn có vài tỷ VND để mua một căn hộ là
nơi sinh sống cho gia đình mình, chắc chắn tiêu chí bạn chọn đầu tiên là
sự ấm cúng, tiện lợi trong môi trường thân thiện để nghỉ ngơi sau những
ngày lao động vất vả. Tôi chắc chắn ít người muốn ở cả đời ở một nơi,
nửa rừng, nửa biển, nửa tây, nửa ta được tạo lên một cách gượng ép, cổ
kim lẫn lộn, đến cây xanh đại thụ cũng bị “cưỡng chế” đem từ nơi khác
đến, nhà cửa còn đè lên trên phần xương cốt người đã chết..
Hôm nay bạn chuyển về đó, thì sau bao nhiêu năm nữa nơi đây mới có những công trình tiện ích như trường học cho các con bạn, trung tâm
y tế để chăm sóc sức khỏe… Tới khi nó có, Bạn có đảm bảo thu nhập luôn
đủ để thụ hưởng các dịch vụ tiêu chuẩn “quốc tế” đó không? Hơn nữa với
cách khai thác quản lý các khu đô thị và các chung cư cao tầng đã đi vào
hoạt động hiện nay trên địa bàn Hà Nội đã thực sự an toàn và hết các
bất cập chưa? Nói đâu xa, giữa khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà
Nội) có tới hai nghĩa trang tồn tại từ khá lâu là Đức Giang và Quán
Tình. Ở những nơi như thế này, khi Bạn mở cửa sổ hóng gió, nhưng lại
phải nhìn xuống những ngôi mộ lạnh lẽo phía dưới. Nhất là vào ngày rằm,
mùng một, hay dịp Tết, lễ thì ở đây sẽ nghi ngút khói hương. Con bạn
được sinh ra và lớn lên ở môi trường này, có thể sau này nó sẽ hành nghề
thầy cúng!
Với những người Nông dân: Phải thẳng thắn thừa
nhận việc bồi thường ở đây, với các vùng nông thôn khác là niềm mơ ước.
Theo thông tin nông dân tôi được biết ngoài tiền đền bù cho từng m2 theo
đầu sào đã “lên tới” hơn 100 ngàn VND, ngoài ra mỗi hộ có đất bị thu
hồi còn được nhận thêm tối thiểu 40m2 đất “dịch vụ” với đầy đủ giấy tờ
hợp lệ, nếu bán được thì sẽ có một số tiền đáng kể. Thực tế ở đây (trước
khi xảy ra cưỡng chế) có hơn 2/3 số hộ của ba xã đã “phải” nhận tiền
bồi thường, chấp nhận phương án này.
Có thể những người nông dân chúng tôi rất nghèo, nên những vấn đề
va chạm đến nông thôn nhiều người lầm tưởng rằng có tiền, sẽ giải quyết
được tất cả, nên họ không cần quan tâm đến thực tế.
Thứ nhất: Ngay như ở những xã ven đô này, trước đây nông
dân chỉ mưu sinh bằng cây lúa giá trị kinh tế không cao. Với phong trào
chuyển đổi vật nuôi, cây trồng do chính nhà nước phát động. Nhiều gia
đình nơi đây đã tìm được hướng đi, đó là nghề trồng cây cảnh rất thích
hợp với thổ nhưỡng địa phương. Từ đó những cành quất, cây vạn tuế, lộc
vừng, si, … được người dân chăm sóc, tỉa tót, làm đẹp cho nhiều chợ hoa
Hà Nội trong những ngày lễ truyền thống hoặc khi tết đến xuân về. Thực
sự nhiều gia đình nông dân ở đây đã đổi đời bằng chính sức lao động và
sự sáng tạo của họ.
Thứ hai: Với nông dân đôi khi nhiều tiền lại là một tai
họa. Nhiều người có hàng tỷ đồng trong tay là ngập vốn. Xây nhà ư? Mua
xe xịn nhất ư? Hay khệnh khạng sáng rượu, chiều bia như các đại gia? Tệ
hại hơn nữa nông dân có tiền sẽ có rất nhiều “bạn bè, anh em chí cốt” mà
không biết đẻ từ đâu ra! Nhưng nhanh chóng đưa họ vào các cuộc cờ bạc,
đỏ đen và nhiều tệ nạn xã hội khác. Số tiền có được từ bồi thường đất,
sẽ được phân tán rất nhanh, câu chuyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”
sẽ trở thành sự thật.
Vâng, chúng tôi thừa nhận, ở nông thôn đôi khi nhiều bản tính cỗ
hữu của người nông dân, đang chi phối cách nghĩ, cách sống, cách ứng xử…
từ nhiều thế hệ còn đang tồn tại. Các nhà đầu tư thường hứa hẹn sẽ ưu
tiên tuyển dụng lao động người địa phương với những mức lương “mơ ước”.
Nhưng với nông dân “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm”.
Vậy khi nào, bao giờ chúng tôi mới có tay nghề để đáp ứng được đòi hỏi
của các công việc khác?, kể cả làm ô sin cũng khó, nói gì tới làm kinh
doanh dịch vụ!
Khi xem một số cảnh cưỡng chế ở Văn Giang, tôi nhớ lại: Khi một lực
lượng hùng hậu của công an thành phố Hải Phòng về xã Vinh Quang – Tiên
Lãng trên nhiều ô tô hiện đại, Sang Trọng, để trấn áp một số người đang
được coi là nghi phạm ở khu đầm gia đình Đoàn Văn Vươn. Tôi đã hỏi nhỏ
một sỹ quan công an tuổi trung niên “Các chú Hùng Dũng thế, nhưng có
biết bơi không? Đây là khu đầm nông sâu các chú chưa biết, nhưng nông
dân thì biết, kể cả trời rét gần 10 độ thế này, ngâm mình dưới nước nửa
ngày là việc bình thường”.
Vâng, nông dân là thế, với dân tộc Việt Nam họ không phải là thế
lực thù địch, họ không dễ để ai kích động, họ không muốn kể công. Nhưng
với nhiều người không nên quên công cưu mang, đùm bọc hơn nữa là công
sinh thành dưỡng dục của họ.
Người rải truyền đơn bị tuyên y án 7 năm tù giam
Danlambao
– Ngày 04/05/2012, trong phiên phúc thẩm, Tòa án tỉnh Đồng Nai đã giữ
nguyên bản án 7 năm tù giam đối với ông Nguyễn Ngọc Cường (57 tuổi) với
cáo buộc “Tuyên truyền chống phá nhà nước XHCN”.
Con trai ông Cường là anh Nguyễn Ngọc Tường Thi (26 tuổi) bị tuyên
án 1 năm 6 tháng tù giam (Giảm 6 tháng so với mức sơ thẩm là 2 năm). Như
vậy anh Nguyễn Ngọc Tường Thi sẽ phải tiếp tục ngồi tù cho đến cuối
tháng 09/2012.
Chị Phạm Thịch Bích Chi, vợ của anh Thi vẫn bị kết án 1 năm 6 tháng tù treo như bản án sơ thẩm
Báo chí nhà nước trích theo cáo trạng nói rằng, tháng 10 năm 2010,
ông Nguyễn Ngọc Cường tham gia các diễn đàn Internet để phát biểu và lên
án sự cai trị của nhà cầm quyền Cộng sản CN
Ngoài ra, ông Cường đi gặp gỡ, phỏng vấn dân oan bị mất nhà cửa để phát lên mạng Internet.
Ngày 28/03, hai cha con ông Cường bị công an Đồng Nai bắt giữ sau
khi rải hơn một ngàn truyền đơn trên quốc lộ 1A. Nội dung các truyền đơn
này bị cho là chống lại Đảng CS VN
Sau đó CA đã đến nhà riêng của ông Cường tại Quận Gò Vấp để khám xét rồi bắt giữ thêm người con dâu.
Điều 88, Bộ luật hình sự với tội danh “Tuyên truyền chống phá nhà
nước XHCN” thường được nhà cầm quyền VN đem ra áp dụng đối với những ai
lên tiếng phản đối sự cai trị độc tài của Đảng CS.
Trong nhiều năm trở lại đây, ngoài hình thức phổ biến thông tin và
kêu gọi qua các phương tiện internet, nhiều tổ chức đối lập cũng gia
tăng các hoạt động đấu tranh bằng việc rải truyền đơn, dán biểu ngữ… Nội
dung những lời kêu gọi này đều tương đối ôn hòa, nhưng chính quyền VN
lại kết án những người rải truyền đơn với một mức án rất nặng nề.
Các tổ chức nhân quyền như HRW nhiều lần tố cáo chính quyền VN đã
quy chụp những người phản kháng ôn hòa bằng những tội danh “thiếu cơ sở,
phản lại cam kết tôn trọng quyền tự do phát biểu giữa Việt Nam và quốc
tế”, tuy nhiên, nhà cầm quyền CSVN luôn tỏ ra ngụy biện trước những cáo
buộc này.
-Điều gì đằng sau quyết định hoãn phiên tòa các Blogger CLB Nhà Báo Tự Do ?
Phạm Viết Bằng (Danlambao) – Bản tin về ngày xét xử các thành viên CLBNBTD được loan tải trên internet sẽ là ngày 15/05/2012 thì một diễn biến mới lại xảy ra: Tòa án lập tức thu hồi quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Khoảng 04 giờ chiều nay, 04/05, cán bộ công an đích thân đến tận văn
phòng các luật sư để thu hồi lại quyết định đưa vụ án ra xét xử do thẩm
phán Vũ Phi Long ban hành trước đó. Lý do phía CA đưa ra rất đơn giản:
“Thay đổi ngày xét xử” ! Cùng lúc đó thư lý tòa án là Hà Đình Lăng thông
báo với luật sư và thân nhân của các Blogger là “chưa biết chắc là
phiên xử sẽ diễn ra ngày nào”.
Điều này cho thấy ngay đến cả giấy tờ, văn bản quyết định của Tòa án
cũng có thể dễ dàng bị CA thu hồi, thậm chí còn bị đem ra làm một thứ
công cụ để đánh lừa dư luận.
Bạn bè và người thân của các Blogger cho rằng đây có thể là một âm
mưu do nhà cầm quyền dựng lên, mục đích để gây nhiễu loạn thông tin,
khiển cho truyền thông và các tổ chức bảo vệ nhân quyền bị tổn hại nhất
định nếu muốn theo dõi phiên tòa. Như vậy, nếu nhà cầm quyền làm thêm
vài lần như vậy sẽ gây nghi ngờ lớn, khi dư luận mất cảnh giác thì họ sẽ
bất ngờ tuyên bố ngày xử và tiến hành phiên tòa một cách chóng vánh.
Về mặt hình thức tố tụng thì coi như phiên tòa được hoãn lại. Một
thẩm phán giấu tên hiện đang công tác ở tòa án thành phố nói với phóng
viên Dân Làm Báo là nhiều khả năng phiên xử sẽ dời lại sau ngay 15.5
này.
Tuy nhiên, một phóng viên nội chính đã thì lại phân tích : vì tòa
án, công an sợ quyết định đưa vụ án ra xét xử được công bố sớm trên mạng
internet, nên họ phải vội vàng thu hồi lại quyết định này. Theo nhận
định của phóng viên này, khả năng vụ án vẫn được xét xử như dự kiến : “Để
chuẩn bị một phiên tòa có màu sắc chính trị như thế này thì phải “tác
chiến” nhiều ngành với nhau, và cùng phối hợp. Khi tính toán kỹ người ta
mới công bố lịch xử đâu phải muốn hủy một sớm một chiều là được. Không
thể buổi sáng ra quyết định thì buổi chiều thu hồi hủy bỏ”.
Liên quan đến việc bào chữa cho nhà báo tự do Tạ Phong Tần thì luật
sư Đạt mới nhận được quyết định bào chữa vào sáng 4.5.2012, cùng lúc
với quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 15.5 này. Nghĩa là cho đến
hết ngày 4.5.2012 thi luật sư Đạt chưa được gặp mặt nhà báo tự do Tạ
Phong Tần. Nhiều khả năng là sớm nhất cũng trong tuần sau thì luật sư
Đạt mới gặp mặt trao đổi với nhà báo tự do Tạ Phong Tần. Theo tin từ bạn
bè, chị Tạ Phong Tần đã tuyệt thực suốt 35 ngày, hiện sức khỏe chị đang
rất yếu.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, việc bắt bớ các thành viên CLBNBTD
là do cơ quan An ninh Thành Phố HCM đứng ra đạo diễn, mục đích để trả
thù anh Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải là chính. Hai Blogger Tạ Phong Tần và
Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) có liên quan vì đều là thành viên của
CLB Nhà Báo Tự Do.
-Bắc Kinh điên đầu với thế hệ tranh đấu bằng truyền thông điện tử
Tú Anh – RFI
Chính sách áp bức tại Hoa lục đang đụng phải một phong trào tranh đấu
mới với những Trần Quang Thành, Ngải Vị Vị, Hồ Giai.Thế hệ mới này là
những cao thủ về thông tin điện tử, bảo vệ chính nghĩa bằng phương tiện
truyền thông hiện đại làm cho chính quyền phải mất mặt và điên đầu vì
không thể ngăn chận được thông tin đa chiều.
Hơn 20 năm về trước, những sinh viên lãnh đạo phong trào Mùa Xuân Bắc
Kinh như Vương Đan, Thái Linh, Ngô Nhĩ Khai Hy kêu gọi biểu tình, loan
tải thông điệp tại quảng trường Thiên An Môn bằng loa cầm tay và báo
tường. Ngọn lửa đấu tranh tại thủ đô Bắc Kinh không lan rộng đến mọi
tầng lớp dân chúng.
Ngày nay, những nhà tranh đấu có trong tay những vũ khí truyền thông mà chỉ cần bấm nút là đưa thông tin tỏa khắp địa cầu, kể cả bên trong cơ quan quyền lực cao nhất của siêu cường số một.
Trong đêm thứ Năm rạng thứ Sáu hôm nay, nhờ vào điện thoại di động mà từ một giường bệnh trên lầu 9 bệnh viện Chiêu Dương ở Bắc Kinh, trong ngoài có công an canh chừng, luật sư mù Trần Quang Thành đã báo động trực tiếp với các dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ ngay trong buổi điều trần về nhân quyền tại Trung Quốc.
Theo tường thuật của AFP, lời nói qua điện thoại của ông Trần Quang Thành đã được một người bạn vừa ghi lại vừa thông dịch trực tiếp trước mặt các dân biểu Mỹ, phóng viên quốc tế và công chúng, một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử tranh đấu nhân quyền.
Giáo sư chính trị Willy Lam, đại học Hồng Kông, nhận định là sau vụ việc « bất hủ » này , từ nay về sau sẽ có nhiều nhà ly khai sử dụng phương thức trên để kêu gọi các nhà chính trị Hoa Kỳ và Âu châu can thiệp.
Trong khi đó tại Bắc Kinh, cảnh sát và công an chìm tỏ ra lúng túng rõ rệt trước một đoàn phóng viên quốc tế, trong đó có thông tín viên của RFI tới bệnh viện Chiêu Dương để gặp luật sư mù.
Thứ Sáu tuần trước, trong lúc bộ máy an ninh Trung Quốc không biết Trần Quang Thành đang ở đâu sau vụ « vượt thoát » vòng vây quản chế, thì vị luật sư mù này, bằng vidéo, gửi thông điệp đến Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Trong đó ông trình bày hoàn cảnh gia đình bị áp bức cụ thể ra sao và cảnh báo rằng nếu đảng Cộng sản muốn tồn tại thì phải diệt trừ cán bộ tham nhũng. Thông điệp dài 15 phút được trang web Boxun và YouTube chuyển tải khắp địa cầu. Giới phân tích cho rằng sự kiện một công dân tranh đấu cho dân quyền trực tiếp trình bày với người lãnh đạo những oan khiên của mình do cán bộ nhà nước gây ra chắc chắn sẽ có tác động mạnh.
Phelim Kine, thành viên của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nhận định Trần Quang Thành là « biểu tượng của thế hệ công dân tranh đấu cho nhân quyền có năng khiếu sử dụng kỹ thuật thông tin hiện đại ».
Tấm ảnh nhà luật sư mù bước ra khỏi Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đã được đăng trên trang nhất của báo chí quốc tế.
Trước Trần Quang Thành, nghệ sĩ Ngải Vị Vị, con của một vị « khai quốc công thần » của Mao đã làm cho chế độ bối rối, qua những thông điệp bằng internet vô hiệu hóa những biện pháp kiểm duyệt thô bạo hoặc tinh vi nhất. Bằng hệ thống webcam từ nơi quản chế , Ngải Vị Vị « xuyên qua » hàng rào an ninh, liên lạc với bạn hữu bốn phương suốt 46 tiêng đồng hồ. Hồ Giai và vợ là Tăng Kim Yến có thể thông tin với bên ngoài mỗi khi bị công an sách nhiễu.
Theo Human Rights Watch thì Ngải Vị Vị là người đi « tiên phong » trong lối tranh đấu bằng kỹ thuật số. Ông chứng minh rằng một người dấn thân cho nhân quyền, trong một số điều kiện, có thể thách thức chế độ kiểm duyệt hà khắc. Nhờ internet, một người hô vạn kẻ đáp, ông huy động được hơn 30.000 người Trung Hoa quyên góp một số tiền khổng lồ giúp ông trả món tiền truy thuế mà thực chất là « đòn thù » của chính quyền trừng phạt ông tội sử dụng tự do ngôn luận.
Chuyên gia Phelim Kine khâm phục cư dân mạng ở Trung Quốc càng ngày càng linh động và sáng tạo. Những mạng lưới xã hội Weibo là chiến trường nơi đó thế hệ đấu tranh hiện nay trổ tài chơi « mèo đuổi chuột » với bộ máy kiểm duyệt.
Giáo sư Willy Lâm dự báo rằng, do bị mất mặt vì vụ Trần Quang Thành, nhà cầm quyền sẽ gia tăng các biện pháp mới chống các nhà ly khai.
Nhưng tình thế ở Trung Quốc đã đổi thay. Trong quyển sách « Triết lý của loài lợn » nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010, phân tích : « Bạo quyền thì vẫn thế nhưng người dân ngày nay đã hết u mê tăm tối như là cục đất. Họ ý thức được quyền công dân và đoàn kết với nhau đối đầu với bất công mà cội nguồn là nạn lạm quyền và tham ô ».
Nói cách khác, dù chế độ Cộng sản sợ đa nguyên, đa đảng nhưng không thể ngăn chận được một « đảng đối lập » đang hình thành, gồm những con người thực sự đồng tâm đồng chí, mỗi ngày mỗi đông đảo : cộng đồng mạng internet.
Ngày nay, những nhà tranh đấu có trong tay những vũ khí truyền thông mà chỉ cần bấm nút là đưa thông tin tỏa khắp địa cầu, kể cả bên trong cơ quan quyền lực cao nhất của siêu cường số một.
Trong đêm thứ Năm rạng thứ Sáu hôm nay, nhờ vào điện thoại di động mà từ một giường bệnh trên lầu 9 bệnh viện Chiêu Dương ở Bắc Kinh, trong ngoài có công an canh chừng, luật sư mù Trần Quang Thành đã báo động trực tiếp với các dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ ngay trong buổi điều trần về nhân quyền tại Trung Quốc.
Theo tường thuật của AFP, lời nói qua điện thoại của ông Trần Quang Thành đã được một người bạn vừa ghi lại vừa thông dịch trực tiếp trước mặt các dân biểu Mỹ, phóng viên quốc tế và công chúng, một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử tranh đấu nhân quyền.
Giáo sư chính trị Willy Lam, đại học Hồng Kông, nhận định là sau vụ việc « bất hủ » này , từ nay về sau sẽ có nhiều nhà ly khai sử dụng phương thức trên để kêu gọi các nhà chính trị Hoa Kỳ và Âu châu can thiệp.
Trong khi đó tại Bắc Kinh, cảnh sát và công an chìm tỏ ra lúng túng rõ rệt trước một đoàn phóng viên quốc tế, trong đó có thông tín viên của RFI tới bệnh viện Chiêu Dương để gặp luật sư mù.
Thứ Sáu tuần trước, trong lúc bộ máy an ninh Trung Quốc không biết Trần Quang Thành đang ở đâu sau vụ « vượt thoát » vòng vây quản chế, thì vị luật sư mù này, bằng vidéo, gửi thông điệp đến Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Trong đó ông trình bày hoàn cảnh gia đình bị áp bức cụ thể ra sao và cảnh báo rằng nếu đảng Cộng sản muốn tồn tại thì phải diệt trừ cán bộ tham nhũng. Thông điệp dài 15 phút được trang web Boxun và YouTube chuyển tải khắp địa cầu. Giới phân tích cho rằng sự kiện một công dân tranh đấu cho dân quyền trực tiếp trình bày với người lãnh đạo những oan khiên của mình do cán bộ nhà nước gây ra chắc chắn sẽ có tác động mạnh.
Phelim Kine, thành viên của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nhận định Trần Quang Thành là « biểu tượng của thế hệ công dân tranh đấu cho nhân quyền có năng khiếu sử dụng kỹ thuật thông tin hiện đại ».
Tấm ảnh nhà luật sư mù bước ra khỏi Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đã được đăng trên trang nhất của báo chí quốc tế.
Trước Trần Quang Thành, nghệ sĩ Ngải Vị Vị, con của một vị « khai quốc công thần » của Mao đã làm cho chế độ bối rối, qua những thông điệp bằng internet vô hiệu hóa những biện pháp kiểm duyệt thô bạo hoặc tinh vi nhất. Bằng hệ thống webcam từ nơi quản chế , Ngải Vị Vị « xuyên qua » hàng rào an ninh, liên lạc với bạn hữu bốn phương suốt 46 tiêng đồng hồ. Hồ Giai và vợ là Tăng Kim Yến có thể thông tin với bên ngoài mỗi khi bị công an sách nhiễu.
Theo Human Rights Watch thì Ngải Vị Vị là người đi « tiên phong » trong lối tranh đấu bằng kỹ thuật số. Ông chứng minh rằng một người dấn thân cho nhân quyền, trong một số điều kiện, có thể thách thức chế độ kiểm duyệt hà khắc. Nhờ internet, một người hô vạn kẻ đáp, ông huy động được hơn 30.000 người Trung Hoa quyên góp một số tiền khổng lồ giúp ông trả món tiền truy thuế mà thực chất là « đòn thù » của chính quyền trừng phạt ông tội sử dụng tự do ngôn luận.
Chuyên gia Phelim Kine khâm phục cư dân mạng ở Trung Quốc càng ngày càng linh động và sáng tạo. Những mạng lưới xã hội Weibo là chiến trường nơi đó thế hệ đấu tranh hiện nay trổ tài chơi « mèo đuổi chuột » với bộ máy kiểm duyệt.
Giáo sư Willy Lâm dự báo rằng, do bị mất mặt vì vụ Trần Quang Thành, nhà cầm quyền sẽ gia tăng các biện pháp mới chống các nhà ly khai.
Nhưng tình thế ở Trung Quốc đã đổi thay. Trong quyển sách « Triết lý của loài lợn » nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010, phân tích : « Bạo quyền thì vẫn thế nhưng người dân ngày nay đã hết u mê tăm tối như là cục đất. Họ ý thức được quyền công dân và đoàn kết với nhau đối đầu với bất công mà cội nguồn là nạn lạm quyền và tham ô ».
Nói cách khác, dù chế độ Cộng sản sợ đa nguyên, đa đảng nhưng không thể ngăn chận được một « đảng đối lập » đang hình thành, gồm những con người thực sự đồng tâm đồng chí, mỗi ngày mỗi đông đảo : cộng đồng mạng internet.
Tòa phúc thẩm và giấy triệu tập
Trịnh Kim Tiến -
“Thời gian trôi quá chậm đối với những ai đang chờ đợi, trôi nhanh đối
với ai sợ hãi, qúa dài đối với ai phiền não, qúa ngắn đối với ai hân
hoan”. Trước những bất công và gian dối, tôi đã lớn dần theo thời gian.
Không còn bất ngờ như trước khi nhận được thông báo về phiên xử
phúc thẩm vụ án của bố tôi bị Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh cùng dân
phòng phường Thịnh Liệt đánh và mất ngày 8/03/2011. Tôi đọc thông báo
với cái tên “giấy triệu tập” với một thái độ bình tĩnh hơn rất nhiều so với lần trước đó.
Trong phiên tòa sơ thẩm đầu tiên, gia đình chúng tôi có nhận được 4
giấy mời thông báo về phiên xử. Khác với lần trước, lần này Tòa án dùng
giấy triệu tập. Giấy triệu tập những người liên quan đến sự việc đến dự
phiên xử phúc thẩm thì cũng là điều hợp lý và không có gì sai với quy
định pháp luật. Nhưng ở đây, điều khiến tôi ngạc nhiên là giấy triệu tập
đó chỉ triệu tập mình cụ già đã 90 tuổi là bà nội tôi đến tham dự phiên
tòa. Trong khi mẹ tôi, tôi, cùng em gái lại không có nhận được bất cứ
thông tin nào về phiên xử phúc thẩm. Triệu tập là một điều bình thường
nhưng triệu tập một mình cụ già 90 đến nghe xử án là một điều lạ lùng mà
tôi chưa hình dung ra được tại sao.
Ngay sau khi phiên tòa sơ thẩm ngày 13/01/2012, ngày 20/1/2012, bốn
người trong gia đình chúng tôi đã đồng thời gửi đơn kháng cáo đến Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội, phản đối mức án 4 năm tù giam cho một
mạng người, kháng cáo toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm ngày 13/01/2012 của
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử bị cáo Nguyễn Văn Ninh, nguyên
Phó Công an phường Thịnh Liệt về tội Làm chết người trong khi thi hành
công vụ theo Khoản 1, Điều 97 Bộ luật hình sự. Đề nghị xem xét truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với dân phòng và các cán bộ trực ban Công an
phường Thịnh Liệt trong ca trực ngày 28/2/2011.
Không có một lý do gì để Tòa án tối cao có thẩm quyền hủy đi quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan của chúng tôi, vợ và con người bị hại. Chúng
tôi có quyền tham gia tố tụng trong phiên tòa xử liên quan đến việc bố
tôi bị công an đánh chết.
Sau khi nhận được giấy triệu tập bà tôi ngày 02/05/2012, triệu tập đúng 8h ngày 14/05/2012
có mặt tại trụ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội- số 262
phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, phòng xử III để tham gia tố tụng trong
phiên tòa phúc thẩm, chúng tôi đã chờ đợi 2 ngày là đến hôm nay, ngày
04/05/2012 nhưng vẫn không có thêm thông báo nào khác. Đường bưu điện
không thể có sự trục trặc, chậm trễ trong việc chuyển phát đến tận 2
ngày.
Tôi lo ngại cũng như phiên Tòa sơ thẩm trước, một lần nữa chúng tôi
có thể bị hụt hẫng chăng? Lại một lần nữa chúng tôi tiếp tục chờ đợi
một thông báo từ Tòa. Nhưng chúng tôi luôn sẵn sàng cho phiên xử dù bất
cứ lúc nào và trước mắt là ngày 14/05 sắp tới đây.
Hành trình đi tìm công lý đúng là có những gian nan, có lúc mệt
mỏi, nhưng tôi chưa một lần có ý định dừng lại ở phiên sơ thẩm. Dù còn
một chút hi vọng tôi cũng gắng sức bởi bản án 4 năm tù giam đó là một sự
chà đạp lên công lý. Bởi không chỉ có mình bố tôi là một nạn nhân bị
công an đánh chết. Bởi sau đó tôi đọc thấy được, biết được còn rất
nhiều, rất nhiều trường hợp tương tự. Bởi sau lá thư gửi ông Nguyễn Tấn
Dũng- Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam, sau lá đồng đơn tố cáo và yêu cầu
Quốc hội lên tiếng về việc công an lạm quyền đánh chết dân, tội ác vẫn
còn hoành hành vì công lý chưa được thực thi. Bởi ổ dịch vẫn đang lan
tràn mà không có một biện pháp nào ngăn chặn, hình ảnh thương tâm của
những người dân bị chết oan trong đồn công an vẫn lặp lại liên tục.
Con đường công lý dài lắm, dài như một chặng đường hành quân của
người lính biên phòng. Nếu không kiên quyết, nếu không quyết tâm khó mà
có thể đi trên con đường đó. Tôi tự nhủ rằng, cố gắng lên. Tôi hiểu
rằng, khó khăn là một phần của cuộc sống và chúng tồn tại là để tôi vượt
qua.
Trịnh Kim Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét