Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

-Tổng Thống Obama: ‘Ðừng quên blogger Ðiếu Cày’

WASHINGTON (Nguoiviet) - Lên tiếng nhân ngày Quốc Tế Tự Do Báo Chí, Tổng Thống Barack Obama kêu gọi “đừng quên những người khác như blogger Ðiếu Cày” – một trong ba thí dụ ông nêu ra về tình trạng đàn áp báo chí trên thế giới.
Bản tuyến bố của Tổng Thống Barack Obama trong ngày Quốc Tế Tự Do Báo Chí, kêu gọi “đừng quên blogger Ðiếu Cày,” đăng trên trang mạng Tòa Bạch Ốc. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)
Lời lên tiếng được đăng trên trang mạng WhiteHouse.gov của Tòa Bạch Ốc hôm 3 tháng 5 và được tòa đại sứ Hoa Kỳ dịch ra tiếng Việt và công bố tại Việt Nam.
“Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, Hoa Kỳ vinh danh vai trò của báo chí tự do trong việc tạo ra những nền dân chủ bền vững và các xã hội thịnh vượng,” Tổng Thống Obama nói. Nhưng ông tiếp, “các vụ bắt bớ và giam giữ tùy tiện các nhà báo vẫn diễn ra trên toàn cầu.”
Tổng Thống Obama nêu 3 trường hợp cụ thể: Nhà tranh đấu cho tự do ngôn luận Mazen Darwish, bị cầm tù tại Syria; blogger Ðiếu Cày; và nhà báo Dawit Isaak ở Eritrea bị biệt giam hơn 10 năm nay.
Ông nói, “Chúng ta không được quên những người khác như blogger Ðiếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt đối với báo chí công dân ở Việt Nam.”
Tổng Thống Obama cũng nói tới những nhà báo tuy chưa bị bắt nhưng bị đe dọa hay quấy nhiễu, hoặc bị kiểm duyệt gắt gao, như nhà báo Cesar Ricaurte người Ecuador, nhà hoạt động dân chủ lưu vong Natalya Radzina người Belarus, và blogger Yoani Sanchez người Cuba.
“Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới,” ông nói, “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy nắm bắt sự hứa hẹn đó bằng cách công nhận vai trò cốt yếu của một nền báo chí tự do và tiến hành những bước đi để tạo ra các xã hội trong đó các nhà báo độc lập có thể làm việc tự do và không sợ hãi.”
Ông nêu lên mối nguy hiểm khi mất tự do báo chí: “Cho dù nguyên nhân là gì, khi các nhà báo bị doạ dẫm, tấn công, bỏ tù, hay biến mất, các cá nhân bắt đầu tự kiểm duyệt, nỗi sợ hãi thay thế cho sự thật, thì tất cả các xã hội chúng ta đều đau khổ.”
Blogger Ðiếu Cày, tên thật là Nguyễn Văn Hải, là một blogger sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ông tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Năm 2008, ngay trước khi đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh rước qua Việt Nam, ông bị bắt, bị kết tội “trốn thuế” và tuyên án 30 tháng tù. Khi mãn án tháng 10 năm 2010, ông bị bắt lại không được thả, và bị biệt giam không liên lạc được với gia đình từ đó tới nay.
Blogger Ðiếu Cày hiện đang bị truy tố tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Cùng bị truy tố với ông có blogger AnhBaSG tức Phan Thanh Hải, và nhà báo tự do Tạ Phong Tần. Ngày xét xử được thông báo là 15 tháng 5, nhưng đến khoảng 3 giờ chiều ngày 4 tháng 5, giờ Việt Nam, thư ký của Tòa gọi điện báo cho luật sư đại diện Điếu Cày cho biết phiên xử “sẽ hoãn lại.” (Xem thêm trên báo hôm nay.)
Nhiều tổ chức nhân quyền thế giới từng kêu gọi trả tự do cho Ðiếu Cày, kể cả Human Rights Watch, Phóng Viên Không Biên Giới, và Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo.

 

-Trung Quốc Bất Thường

Nguyễn-Xuân Nghĩa – Ngày 120503 – Dainamax
Hay những điềm bất tường của một chế độ quái lạ….
 * Trần Quang Thành gặp vợ và hai con trong nhà thương, 
đứng bên trái đeo kính trắng là Đại sứ Gary Locke *
Chiều Thứ Tư mùng hai Tháng Năm, một chuyến bay đặc biệt đã hạ cánh tại phi trường Los Angeles ở miền Nam California. Từ bên trong, ngồi xe lăn đi ra là một người đeo kính đen, chung quanh có vài ba thân nhân. Họ được một viên chức ngoại giao và hai ba dân biểu Mỹ đón tiếp dưới ống kính hân hoan nhấp nháy của truyền thông báo chí.
Từ Bắc Kinh, Trần Quang Thành và gia đình, một vợ hai con, đã đến Hoa Kỳ sống đời lưu vong….
Cùng lúc ấy, tức là sáng Thứ Năm hôm sau tại Bắc Kinh, một phi cơ Hoa Kỳ cũng vừa hạ cánh để Ngoại trưởng Hillary Clinton và Tổng trưởng Tài chánh Timothy Geithner tham dự hai ngày hội nghị với Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc và Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn. Trong khuôn khổ “Đối thoại Hoa Kỳ và Trung Quốc về Chiến lược và Kinh tế”, hai phái đoàn Mỹ-Hoa vẫn gặp nhau một năm hai lần.
Lần này, hội nghị tiến triển bình thường, mà không ai nhắc tới vụ Trần Quang Thành. Thậm chí, đôi bên cũng chẳng xác nhận là luật gia này đã vào tòa Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh nữa.
Trên đây là kịch bản do… người viết này tưởng tượng vào đầu tuần. Chuyện ấy không xảy ra!
Chuyện xảy ra còn ly kỳ hơn vậy gấp chục lần….
***
Sinh năm 1971, Trần Quang Thành ở làng Đông Sư Cổ của tỉnh Sơn Đông là người tự học luật dù đã bị mù từ nhỏ. Anh trở thành một “luật sư chân đất” làm Trung Quốc chấn động từ năm 2005 khi đứng tên nguyên đơn kiện tập thể cả thị trấn Nghi Lâm của Sơn Đông. Đại diện các nạn nhân, anh kiện chính quyền việc thi hành chính sách “mỗi hộ một con” một cách máy móc và tàn bạo, khi bắt các phụ nữ mang thai phải phá thai hoặc cắt buồng trứng của những người đã có một con. Dân làng sở dĩ bảo nhau tìm đến Trần Quang Thành vì từ năm 1999, anh từng giúp họ làm thủ tục pháp lý phản đối những vụ xâm phạm môi sinh, phá hủy môi trường.
Với cặp kính đen và cây gậy trắng, Trần Quang Thành trở thành “hiệp sĩ mù”, người đơn phương tế khổn phò nguy và quả nhiên là bị cầm tù, đánh đập trong bốn năm liền trước khi được… quản thúc tại gia.
Trong một quốc gia mà đảng viên cao cấp bị phạm tội như Bạc Hy Lai thì phải qua sự thẩm tra và quyết định của Ban Kỷ luật Trung ương trước khi đảng trao cho công an rồi mới đến tòa án thụ lý hồ sơ, chúng ta hiểu thế nào là một nền tư pháp độc lập! Đứng một chân giữa cõi chân không. Trần Quang Thành là một người mù giữa cõi chân không đó để bảo vệ cả ngàn nạn nhân chung quanh – và tự biến thành nạn nhân.
Do thành tích đó, anh được nhiều thường dân ở trong và ngoài nước hỗ trợ.
Từ nhiều năm nay, bộ Ngoại giao Anh và Mỹ cùng các tổ chức quốc tế đấu tranh cho nhân quyền đã lên tiếng bênh vực nhân vật được tuần báo Time cho là một trong trăm người ảnh hưởng nhất năm 2006. Một người tù lương tâm của thế giới. Riêng Ngoại trưởng Hillary Clinton nhiều lần nêu vấn đề với chính quyền Bắc Kinh về chuyện Trần Quang Thành bị đàn áp.
Thế rồi, dù đang bị quản thúc tại gia, hôm 22 Tháng Tư, Trần Quang Thành đã trốn khỏi nhà ở tỉnh Sơn Đông và lặn lội lên tận Bắc Kinh để vào ẩn trú trong tòa Đại sứ Hoa Kỳ vào ngày 26. Đấy là do tin tức của bè bạn, những người đã cùng anh đánh động lương tâm thế giới và có lẽ đã giúp anh đào thoát.
Chứ phía Hoa Kỳ và Bắc Kinh thì vẫn cứ nín thinh.
Họ chẳng xác nhận mà cũng không phủ nhận việc Trần Quang Thành đã vào Sứ quán Mỹ. Mà biến cố ấy xảy ra chỉ mươi ngày trước hội nghị Đối thoại Mỹ-Hoa, dự trù tổ chức trong hai ngày mùng ba và mùng bốn Tháng Năm.
Qua tin tức được các mạng xã hội phát tán ra, người ta được biết là từ nhiều tháng rồi, Trần Quang Thành đã lập mưu ngã bệnh, cứ nắm liệt giường ở trong nhà mà qua mặt mấy tay công an sáng mắt. Rồi vào một đêm mà cả mù và sáng đều thấy tối như nhau, Trần Quang Thành leo khỏi nhà, được một đường dây cảm tình viên hỗ trợ để lẻn tới Bắc Kinh và vào Sứ quán Mỹ.
Trong một chế độ công an trị, một người khiếm thị lại lọt lưới mà vào một toà Đại sứ xin tỵ nạn chính trị thì đấy là tin động trời. Nhưng cũng là cái gai trong mối quan hệ giữa hai quốc gia đứng đầu thế giới về kinh tế, vừa là đối tác vừa là đối phương.
Khi tin tức vừa loan ra, Phụ tá Tổng trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về Đông Á và Thái bình dương là ông Kurt Campbell lập tức qua Bắc Kinh sớm hơn mươi ngày thay vì tham dự phái đoàn của Ngoại trưởng Clinton. Ông phải bay qua gỡ bí cho cả hai nước ngay trước hội nghị.
Trần Quang Thành là người tử tế, một nạn nhân của chế độ độc tài Trung Quốc, chứ không là một trùm cớm đầy hắc ám như Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, người đột nhập vào tòa Tổng lãnh sự Mỹ tại thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên hôm mùng sáu Tháng Hai vừa qua. Ngẫu nhiên sao, cũng là mấy ngày trước khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức qua viếng thăm Hoa Kỳ.
Từ chối một tay đao thủ như Vương Lập Quân thì còn được thông cảm. Chứ chối bỏ một người tù lương tâm của thế giới như vậy thì Hoa Kỳ tự trát bùn vào mặt sau khi đã rất khéo xử lý vụ Vương Lập Quân: trả lại cục than hồng và thủ vai vô can cho đám cháy lây lan từ Vương Lập Quân qua Bạc Hy Lai đến bà vợ là Cốc Khai Lai lên tới Bộ Chính trị của Bắc Kinh….
Nhưng làm sao đưa người tù vừa mù vừa què ra khỏi sứ quán và lãnh thổ Trung Quốc?
Dù có lập mưu đánh thoát thì Mỹ cũng gây mâu thuẫn ngoại giao với chính quyền Bắc Kinh.
Người ta nhớ đến hai tiền lệ. Năm 1989, nhà vật lý Phương Lệ Chi phải trốn trong Sứ quán Mỹ cả năm trước khi được Bắc Kinh cho phép xuất ngoại qua Hoa Kỳ, sau rất nhiều đàm phán ngầm và cân nhắc lợi hại từ cả hai phía. Trước đấy, trong cái trớn của vụ nổi dậy tại Hung Gia Lợi (Hungary) năm 1956, đức Hồng y Mindszenty đã trú ẩn 15 năm trong toà Đại sứ Mỹ ở Budapest, và trở thành biểu tượng của tự do giữa khối cộng sản trong thời Chiến tranh lạnh.
Hoàn cảnh mỗi nơi mỗi thời lại mỗi khác, nhưng thương thuyết một giải pháp thoả đáng cho danh dự của Hoa Kỳ và tự ái của Trung Quốc vào lúc này thì quả là không dễ.
Vì vậy, người viết mới nghĩ đến kịch bản nói trên: Bắc Kinh ngầm đồng ý cho Trần Quang Thành và gia đình qua Mỹ tỵ nạn và đi vào cửa khẩu miền Nam California có tiếng là bảo thủ hơn miền Bắc. Miễn là đôi bên đều không phải nói ra, rằng Trần Quang Thành đã vào tòa Đại sứ Hoa Kỳ.Qua cách giải quyết ấy, Bắc Kinh có cử chỉ khoan hồng hào hiệp mà không mất mặt. Đôi khi còn có mối lợi gì khác trong vụ thoả thuận ngấm ngầm này và nhất là nhể được một cục u bưới gây khó chịu ra khỏi lãnh thổ.
Chuyện ấy không xảy ra và sự thật lại còn tệ hại hơn nhiều.
***
Tệ hại và quái đản!
Hôm Thứ Tư mùng hai, Hoa Kỳ chính thức thông báo với truyền thông, có hình ảnh làm bằng, rằng Phụ tá Ngoại trưởng Kurt Campbell cùng Đại sứ Gary Locke (gốc Hoa, tên chữ Hán là Lạc Gia Huy) và Luật sư Đại diện cho bộ Ngoại giao Harold Hongju Koh (gốc Nam Hàn, tên chữ Hán là Cao Cộng Trụ) đã gặp Trần Quang Thành trong sứ quán Hoa Kỳ. Họ ôm hôn thắm thiết và hỷ hả thông báo sự kỳ diệu.
Chi tiết lý thú là sau 30 đến 40 giờ thảo luận với người luật sư kiêm nạn nhân, Phụ tá Campbell đã đạt kết quả là đưa Trần Quang Thành vào một bệnh viện tại Bắc Kinh để chữa trị cái chân bị thương tích vì tám lần leo tường. Nơi đây, anh gặp gia đình được đưa từ Sơn Đông lên và được chính quyền Bắc Kinh bảo vệ, với lời cam kết là sẽ không đàn áp, chẳng trao anh cho bộ máy công an ở làng quê, mà để anh ở lại tiếp tục nghiên cứu về luật.
Thỏa thuận tay ba, giữa Mỹ, Tàu và đương sự, xuất phát từ ý nguyện của Trần Quang Thành: anh không muốn qua Mỹ mà muốn ở lại Trung Quốc. Một giải pháp quá tốt đẹp cho mọi người trong cuộc, khiến Ngoại trưởng Clinton điện thoại nói chuyện và chào mừng Trần Quang Thành.
Hình như trong phút hứng khởi, anh còn nói là muốn hôn bà Ngoại trưởng. Nghĩa là vui vẻ ra khỏi chốn tạm dung.
Nhưng chi tiết động trời là chưa đầy bốn tiếng sau, tối Thứ Tư, giờ Bắc Kinh, Trần Quang Thành bỗng dưng đổi ý – hoặc nói thật – khi từ nhà thương trả lời báo chí biết rằng mình bị ép. Anh không tin vào lời cam kết của chính quyền Trung Quốc và muốn cùng gia đình qua Mỹ tỵ nạn.
Trong một thế giới mà tin tức qua mạng Twitter lại chạy nhanh hơn mọi phản ứng hay tính toán của mấy người trong cuộc, những thông tin ấy gây ra một vụ khủng hoảng chính trị nữa mà chưa ai rõ đâu là nguyên nhân đâu là hậu quả!
Bắc Kinh mất mặt và phản ứng với sự bực bội, những người đấu tranh cho nhân quyền trong mạng lưới Trần Quang Thành đều bị chiếu cố. Bị bắt như ruồi.
***
Qua đám mây thông tin kỳ ảo, hầu như thay đổi mỗi giờ, người ta chỉ có thể suy đoán như sau:
Có thể là khi thấy các nhân viên Hoa Kỳ bị mời ra khỏi bệnh viện sau giờ thăm viếng quy định, bảy rưỡi tối, Trần Quang Thanh hốt hoảng và đảo ngược ý nguyện qua các cuộc phỏng vấn với báo chí Mỹ. Có thể là anh đã được phía Hoa Kỳ thuyết phục, rằng nếu còn ở lại trong Sứ quán thì người vợ sẽ bị công an đánh đến chết. Nhưng nếu đồng ý đi ra khỏi tòa Đại sứ mà ở lại Bắc Kinh thì sẽ không bị đàn áp. Tới khi gặp vợ con trong nhà thương thì anh mới biết một sự thật đen tối gì khác….
Chúng ta chưa thể biết hết nội vụ mà chỉ thấy ra ba chuyện.
Thứ nhất, phía Mỹ xác nhận rằng Trần Quang Thanh đã ở trong rồi – tự nguyện – rời bỏ tòa Đại sứ Mỹ đi vào nhà thương. Thứ hai, Ngoại trưởng Clinton đã gặp Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc – đảng viên cao cấp lãnh đạo hệ thống đối ngoại của Bắc Kinh – trong khuôn khổ Đối thoại hàng năm, như không có gì cả. Thứ ba, phía Bắc Kinh chính thức yêu cầu… Hoa Kỳ xin lỗi. Xin lỗi về chuyện gì?
Chuyện thứ tư mà chưa ai nói ra, là Hoa Kỳ lâm thế kẹt!
Hoa Kỳ đã phải thương thuyết một giải pháp tưởng như mỹ mãn với bộ máy Ngoại giao Bắc Kinh mà hóa ra lại bị ai đó phá vỡ. Người làm tan vỡ giải pháp này không phải là Trần Quang Thành mà có thể là bộ máy an ninh Trung Quốc. Trần Quang Thành ở vào vị trí thấy rõ giá trị cam kết của Bắc Kinh khi mà cùng lúc đó, bằng hữu trong mạng lưới nhân quyền đều sa lưới.
Vì vậy, anh mới đòi rời Trung Quốc trong chuyến bay của Ngoại trưởng Hillary Clinton!
***
Chúng ta có thể bàn luận rất nhiều về chuyện này, nhưng không quên mấy chi tiết sau đây.
Trần Quang Thành và mạng lưới của anh có trình độ tổ chức cao hơn người ta lầm tưởng. Bộ máy an ninh Trung Quốc cần biết là cao đến cỡ nào và những ai giữ vị trí chủ chốt trong vụ đào thoát của một người mù từ một ngôi làng hẻo lánh tại Sơn Đông lên tới Bắc Kinh. Với tinh thần nghiệp vụ đầy chất tự kỷ ám thị và thà bắt lầm còn hơn tha lầm, bộ máy an ninh đó đang làm giờ phụ trội – và than trời!
Mạng lưới Trần Quang Thành có thể đưa người luật sư này từ Sơn Đông lên Bắc Kinh nhưng nếu muốn vào toà Đại sứ Mỹ mà lọt qua vòng đai công an của Trung Quốc ở ngoài khuôn viên thì phải có sự giúp đỡ của người Mỹ. Người Mỹ nào vậy ta?
Sứ quán Hoa Kỳ có muốn bị một vụ khủng hoảng nữa sau biến cố Vương Lập Quân hay chăng? Hay là nhân khi gia chủ lúng túng mà bày ra một chuyện khác để gây sức ép? Để làm gì?
Phải chăng, có ai đó từ cả hai phía Hoa Kỳ và Trung Quốc, muốn gây khó cho nỗ lực đối thoại giữa hai chính quyền, trong hoàn cảnh đầy lúng túng của Bắc Kinh với vụ “Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Cốc Khai Lai, Chu Vĩnh Khang” trước Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Hoa, và giữa cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ? Mà họ là những ai?
Thực tế thì bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cố giải toả sức ép trước khi có hội nghị Đối thoại với Bắc Kinh mà thất bại và đang lãnh một cục than hồng trong tay. Hội nghị đã tiến hành và hoàn tất, nhưng cục than vẫn cháy. Nó sẽ lan tới đâu?
Chúng ta tha hồ bán tán cho vui!
Nhưng phải chi đôi bên cùng cho cái gai Trần Quang Thành vào máy bay qua Mỹ trước khi bà Clinton hoan hỷ gặp Đới Bỉnh Quốc. Đôi bên cùng tỉnh như con ruồi nói về chuyện quốc gia đại sự. Bắc Kinh được nhể một cái gai nhức nhối trên má, và Hoa Kỳ được tiếng bảo vệ nhân quyền…. Đấy là kịch bản tưởng tượng ở trên!
Dù sao, mấy chuyện bất thường và dồn dập như thế tại Trung Quốc cũng là điềm bất tường! Chế độ độc tài đã minh chứng sự bất lực của nó, một cách vô cùng “hoành tráng” vào thời điểm nhạy cảm nhất. Quái lạ!
Posted by

 

-Chuyển ngân trong chống Mỹ: Phi vụ đặc biệt 600 triệu USD

Tác giả: Thanh Lê
Bài đã được xuất bản.: 02/05/2012 05:00 GMT+7
(VEF.VN) – Cố sử gia kinh tế Đặng Phong viết về họ: “Để tất cả các binh chủng và các mặt trận có thể triển khai và hoạt động được, cần có một thứ mà ở bất cứ đâu và lúc nào cũng không thể thiếu: Tiền.

Phần 1 – Chuyển ngân trong chống Mỹ: Ngày đầu mở lối
Phần 2 – Chuyển ngân trong chống Mỹ: Ngân hàng ngoại hối đặc biệt
Phần 3 – Chuyển ngân trong chống Mỹ: Chuyển tiền quốc tế
Phần 4 – Chuyển ngân trong chống Mỹ: Liều mình mượn địch
Hàng trăm triệu USD chuyển vào mặt trận
Ông Phong nhấn mạnh: “Tiền để lo ăn, lo mặc cho bộ đội, cho chiến sĩ, cho các cơ quan, đoàn thể. Tiền để lo mua sắm hàng hóa, phục vụ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần cho bộ máy kháng chiến – từ cục pin cho các điện đài tới những viên thuốc của các bệnh xá, giấy cho việc ấn loát, từ chiếc xe honda của anh giao liên tới những chiếc máy in báo, in giấy tờ và cả những giấy “căn cước” cho những chiến sĩ hoạt động nội thành…
Tiền để xây dựng các cơ sở bí mật khắp thành thị và nông thôn miền Nam… Tiền còn để mua những con đường an toàn và bí mật, để vận chuyển vũ khí đến các chiến trường. Nhiều khi, tiền còn dùng để thuê cả những mảnh đất an toàn cho anh em cán bộ làm nhà tạm lánh bên nước bạn để tránh những trận càn quét, những trận mưa bom.
Như vậy, luôn luôn phải có một “binh chủng” rất quan trọng: Binh chủng tiền. Đó là một mặt trận vô cùng quan trọng và ác liệt không kém gì mặt trận quân sự… Trong “binh chủng tiền” ấy, đã có nhiều chiến sĩ hoạt động thầm lặng cả ở ngoài Bắc và trong Nam, cả trong và ngoài nước, hoàn toàn như “một đơn vị đặc nhiệm”.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc với thắng lợi trọn vẹn. Quỹ Ngoại tệ đặc biệt cùng với  guồng máy kinh tài của Đảng ở khắp các chiến trường miền Nam chấm dứt nhiệm vụ lịch sử của mình. Theo Chỉ thị của Bộ Chính trị, trực tiếp là Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị, những người đã làm việc âm thầm bao năm trong “Binh chủng tiền” đã tiến hành việc “quyết toán”, đúng với nghiệp vụ ngân hàng…

Các chiến trường đã tiến hành đối chiếu các số liệu về tiếp nhận viện trợ của Trung ương bằng ngoại tệ qua Quỹ đặc biệt suốt những năm chống Mỹ đến 30/04/1975. Trên cơ sở đó, đôn đốc chuyển nộp lại số tiền mặt ngoại tệ chưa sử dụng đến để thống nhất và tập trung sử dụng theo yêu cầu của tình hình mới sau chiến tranh.
Bản quyết toán đã nói lên công lao của “binh chủng tiền”: từ 1965 đến 1975, B.29 đã tiếp nhận 678.700.000 đô la Mỹ (số tròn), trong đó hơn 626.000.00 đô la là tiền viện trợ đặc biệt, hơn 24.000.000 đô la là tiền của các tổ chức và nhân dân quốc tế ủng hộ, gần 21.000.000 đô la là tiền lãi kinh doanh chuyển đổi và gửi ngoại tệ ở nước ngoài, gần 7,5 triệu đô la là lãi từ tiền dự trữ của chiến trường sau giải phóng.
Đồng tiền từ B 29 được chuyển vào chiến trường để  ta “mua” các cấp chỉ huy đối phương, cùng lúc có thể huy động 50 xe GMC chở lương thực, thuốc men, hàng hóa cung cấp cho ta. Có đoàn xe chở hàng vô vùng Mỏ Vẹt (Mộc Hóa), tới vùng giáp ranh họ cắm cờ giải phóng lên xe chạy thẳng vô cứ giao hàng.
Trên đường sông, nhiều đơn vị địch còn cho tàu vận tải chở hàng bán cho ta, giao hàng bên đất Campuchia. Mỗi tháng, hậu cần của Trung ương Cục có thể gọi các nhà buôn cung cấp tới 3.000 tấn hàng. Tướng Hoàng Cầm, nguyên tư lệnh Quân đoàn 4, quả đấm thép của miền Đông Nam bộ, có lần thổ lộ: “Ở mặt trận, chúng tôi đánh nhau với các tướng lĩnh địch, ở phía sau các bà vợ của họ tha hồ buôn bán với ta kiếm lời”.
Đồng tiền được điều chuyển từ B 29 còn được dùng  để mua đường vận chuyển vũ khí. Cảng Sihanoukville của Campuchia được chọn làm điểm tiếp nhận hàng viện trợ Liên Xô tiếp vận theo đường biển. Hàng được quân đội Campuchia bốc dỡ và đưa về những kho cất giữ dọc biên giới, rồi bộ phận của ta đến nhận và chuyển về căn cứ ở Xa Mát. Người đứng ra lo việc vận chuyển và lót đường này chính là ông Tư Cam, ủy viên Ban cán sự Việt kiều Campuchia. Mức giá lót đường thường rất cao, được tính theo giá 2 đôla cho 1kg vũ khí, 1 đôla/kg cho các loại hàng hóa khác. Trong ba năm (1966-1969), ta đã trả cho các quan chức Campuchia hơn 36 triệu đôla. Nhiều khi còn phải dùng tiền để “thuê” những cánh rừng già sát biên giới nước ta làm căn cứ tạm, tránh những trận càn quét và những trận mưa bom. Số tiền này được B29 chuyển trả vào tài khoản của họ ở nước ngoài. Đó là những chiến công của cán bộ trên mặt trận kinh tài, góp phần vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Những kỷ niệm đặc biệt
Những năm tháng làm nhiệm vụ chuyển tiền chi viện cho các chiến trường đã để cho cán bộ trong”binh chủng tiền’ thật nhiều kỷ niệm, có những kỷ niệm không bao giờ quên như đã kể ở trước và cả câu chuyện giải cứu tiền ngoạn mục như ở Campuchia năm 1970.
Đó là đầu năm 1970, nhờ Tư Năng, Việt kiều làm việc trong một nhà in ở Campuchia, ta nắm được tin chính phủ Campuchia chuẩn bị đổi tiền, cùng với đó là những dấu hiệu về một cuộc đảo chính lật đổ Quốc trưởng Sihanouk. Nhận định đây mà màn mở đầu thực hiện âm mưu làm suy yếu lực lượng ta khi địch đánh hơi thấy ta đang nắm giữ một lượng lớn tiền riel không nhỏ, ta khẩn trương gom tiền riel từ khắp các chiến trường, chuyển sang công ty Tân Á. Dù thời gian gấp gáp, công việc thu gom tiền vẫn được tổ chức rất tốt, trừ tiền ở B3 biên giới Tây Nguyên không đưa về kịp, mất khoảng 4-5 triệu riel.
Một loại séc dùng trong thời kháng chiến chống Mỹ.
Ngày 24/2/1970, Chính phủ Campuchia ra lệnh đổi tiền.
Thông qua Công ty Tân Á, toàn bộ số tiền của ta đã được đổi, nhưng ngày 18/3/1970, Lon Nol làm đảo chính lật đổ Quốc trưởng Sihanouk. Một số lượng tiền riel rất lớn và hàng triệu USD có nguy cơ mất sạch do còn kẹt lại Tân Á. Ông Lữ Minh Châu đã tổ chức đào hầm ngay tại nhà kho Công ty. Chỉ trong hai ngày, toàn bộ số tiền riel và USD đã được chôn giấu cẩn thận dưới một nền xi măng chịu được xe tải nặng.
Những ngày này, do thiếu tiền, bộ đội ở căn cứ phải giảm 50% khẩu phần ăn. Mãi đến ngày 11/4/1970, số tiền trên mới được chất lên 2 xe tải chở mắm bò hóc, xuyên thủng vòng vây của địch, về tới nơi an toàn.
Những người làm công tác đặc biệt này không quên các bạn bè quốc tế đã giúp họ hoành thành nhiệm vụ. Đó là Trang Thế Bình (Trung Quốc), người đã đề cập ở phần trên; là Charles Hilsum, đảng viên Đảng cộng sản Pháp, Giám đốc của Eurobank ở Paris từ 1946 đến 1965. Ông là người góp phần thiết kế đường dây FM ở châu Âu và kết nối  với những hệ thống ngân hàng ở Lon don và các ngân hàng khác.
Ông đã trực tiếp sang Việt Nam để hướng dẫn các cán bộ thuộc B.29 về những thủ tục thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng thế giới, mà lúc đó Ngân hàng Việt Nam còn ít nhiều ấu trĩ. Đặc biệt, ông cũng cung cấp nhiều kinh nghiệm về những biện pháp tránh rủi ro trước hệ thống giám sát của các ngân hàng Mỹ; Là các chuyên gia của Narodnybank của Liên Xô ở London giúp B 29 trong việc thanh toán cho các “khách hàng” ….

 

-Mỹ giúp Philippines vệ tinh giám sát hàng hải

05/05/2012 – Vietnamnet Việc đụng độ giữa tàu Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough ở Biển Đông bước sang tuần thứ tư mà vẫn bế tắc đã dẫn tới việc Washington nhất trí hỗ trợ về vệ tinh giám sát cho đồng minh Philippines, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.


Giữa căng thẳng Biển Đông, Mỹ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Philippines. Ảnh: middlebury 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại Washington đã tuyên bố quyết định trên sau cuộc hội ý với một phái đoàn Philippines. “Trong cuộc gặp với đoàn Philippines tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Panetta đã đồng ý tăng cường hợp tác Philippines – Mỹ trong lĩnh vực chia sẻ thông tin thời gian thực để Philippines có thể biết những gì đang xảy ra trong lãnh thổ hàng hải của mình trên cơ sở 24/7, để Philippines có thể thực thi pháp luật trong phạm vi lãnh thổ của họ”, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) cho biết.
Ông Panetta cũng cũng đảm bảo rằng, Mỹ “sẽ làm bất cứ điều gì có thể để làm việc với Philippines”.
Theo DFA, Mỹ – một trong những quốc gia hiện đại nhất về thu thập thông tin thông qua các vệ tinh giám sát – sẽ gửi cho Philippines những thông tin “thời gian thực” về các vụ xâm nhập lãnh thổ để giúp quốc gia Đông Nam Á giải quyết và ngăn chặn các vụ việc tương tự xảy ra ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin đã gặp nhau trong tuần này với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cũng như Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Washington.
Mỹ đã tuyên bố sẽ hỗ trợ trong trường hợp Philippines bị tấn công. Tuyên bố này nhằm thực hiện bổn phận theo hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước đã ký kết 60 năm qua. Washington còn cam kết sẽ tăng viện trợ quân sự nước ngoài phân bổ cho Philippines lên 30 triệu USD trong năm nay.
Tàu tuần duyên thứ hai lớp Hamilton sẽ được Mỹ chuyển giao cho Philippines vào cuối tháng này để sử dụng trong việc giám sát kiểm tra ở Biển Đông và các khu vực hàng hải khác.
Vụ việc giữa Philippines và Trung Quốc bắt đầu từ hôm 10/4 khi ngư dân Trung Quốc bị cho là đã xâm nhập và đánh bắt trái phép tại bãi cạn Scarborough. Hải quân Philippines đã cố gắng bắt giữ những ngư dân này nhưng hai tàu hải giám Trung Quốc đã xuất hiện và ngăn chặn.
Cả hai nước đều khẳng định bãi cạn Scarborough nằm trong phạm vi chủ quyền của mình. Manila khẳng định nó nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines được Công ước LHQ về Luật Biển công nhận. Còn Bắc Kinh thì viện dẫn chủ quyền với bãi cạn này từ thế kỷ 13.
Bãi cạn xảy ra vụ đụng độ nằm cách tỉnh Zambales của Philippines 124 hải lý và cách tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) 472 hải lý. Bãi cạn hình móng ngựa này là một trong số hàng trăm hòn đảo, bãi đá ngầm tranh chấp ở Biển Đông – vùng biển được tin là giàu trữ lượng dầu và khí, nguồn cá và có những tuyến vận chuyển quan trọng nhất thế giới. Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển này, dù Philippines và những nước khác cũng khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Thái An (theo gmanetwork)
Mỹ tăng gấp ba viện trợ quân sự cho Philippines
Philippines cần vũ khí hạng nặng để đấu TQ
Mỹ có bổn phận phòng thủ chung với Philippines
Đụng độ Philippines-TQ có vượt tầm kiểm soát?



-PH should hit China with trade tariffs (Phi luật Tân tấn công Trung cộng bằng thuế thương mại)

Friday, 04 May 2012 _ Asian Journal Jerry E. Esplanada
MANILA—“Hit them where it hurts.”
Balikbayan (returning Filipino) philanthropist, civil leader and lawyer Loida Nicolas-Lewis has called on the government to “show courage” by hitting back at China for “bullying” small countries like the Philippines and violating the country’s territorial sovereignty.
Lewis also reminded Filipinos worldwide, including an undisclosed number of Chinese-Filipinos, to rally in front of China’s embassies and consulates on May 11 to protest China’s aggressive encroachments on Scarborough Shoal, located 124 nautical miles west of Zambales province and more than 440 nautical miles from the nearest Chinese port of Hainan.

“China is a bully…She must be hit with moves like trade tariff. Let the Philippine Congress show its courage by passing a law that would impose tariff on all Chinese goods,” Lewis told the Philippine Daily Inquirer on Saturday.
That is, despite the free trade agreement between Beijing and Association of Southeast Nations member-states, like the Philippines, asserted Lewis, chairperson of the New York-based group US Pinoys for Good Governance (USP4GG).
“If China files a case against us before the World Trade Organization for violation of the free trade agreement, then we could pursue our plan to bring the Scarborough Shoal case to the International Tribunal on the Law of the Sea (based in Hamburg, Germany),” Lewis said.
Citing China’s reported incursions in the West Philippine Sea (South China Sea), she asked: “What kind of world power are they if they are the one violating international laws?”
China should be good global citizen
“As a world power, China should show that it is a good global citizen. It should follow international laws, including the UN Convention on the Law of the Sea,” said Lewis.
Asked if the US had a role to play in settling the Philippines-China standoff over the shoal – now on its 20th day – Lewis pointed out Washington’s role would be to “comply with its obligations under the Philippines-US Mutual Defense Treaty.”
“The Americans are obligated to come to our aid if China attacks the Philippines…. The US will come to our aid because it is to their self-interest to protect freedom of trade in the West Philippine Sea. If they do not fight with us in the event of a shooting war, then the global community will consider them a second-rate nation,” she said.
At the same time, Lewis cited the Department of Foreign Affairs (DFA) for its diplomatic offensive in Asean and currently in the US.
“The DFA is on the right track, doing it diplomatically. That is the correct way of solving the dispute at this point,” said Lewis as he thanked both President Aquino and Foreign Affairs Secretary Albert del Rosario for “standing their ground on the Scarborough Shoal issue.”
Call on Filipinos abroad
Like Rodel Rodis, USP4GG president, Lewis called on the 12 million-plus Filipinos abroad to support the Philippines’ sovereign claim to the Scarborough Shoal, which Manila calls Panatag and Bajo de Masinloc.
On the other hand, China refers to the rock formation as Huangyan Island.
The USP4GG noted that the territorial dispute over the shoal has escalated following these developments:
* Chinese navy ships recently confronted the Philippine navy vessel, the BRP Gregorio del Pilar, which sought to apprehend Chinese boats illegally fishing in the area and found to contain corals, rare fish and live baby sharks, which are considered illegal under Philippine law.
* Chinese navy ships have fired on and harassed unarmed Philippine fishing boats and marine research vessels, forcing them to withdraw.
* Chinese navy ships have dropped steel posts and navigation buoys with Chinese markings in the waters around the shoal.
(Inquirer.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét