Chuyện chưa biết nhiều về Dự án Bauxite Tây Nguyên
Từ
ngày 30-11 đến ngày 4-12-2001, ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam –
Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc theo lời mời của ông Giang Trạch Dân
– Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Một bản
tuyên bố chung được ký kết cùng với một Hiệp định khung giữa hai Chính
phủ trong đó có câu: “Sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô - xít nhôm Đắc Nông”.
Ngay
sau khi chuyến đi của ông Nông Đức Mạnh kết thúc, từ năm 2002 Tổng công
ty Than Việt Nam được giao nhiệm vụ quan hệ với các đối tác Trung Quốc
để tìm công nghệ và nguồn vốn đầu tư khai thác bauxite. Tới ngày
14-12-2005, tại thủ đô Bắc Kinh, ông Đoàn Văn Kiển – Tổng giám đốc Tập
đoàn Than Việt Nam (VINACOAL) và ông Tiêu Á Khánh – Chủ tịch HĐQT kiêm
Tổng giám đốc Tổng công ty Nhôm Trung Quốc (CHALCO) đã ký văn bản thỏa
thuận hợp tác khai thác mỏ Bauxite tại tỉnh Đắc Nông. Sau khi có văn bản
này, phía Trung Quốc tiến hành các cuộc vận động chuẩn bị vốn đầu tư
vào các dự án bauxite Tây Nguyên.
Nhằm
đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, vào dịp ông Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư
kiêm Chủ tịch nước CHND Trung Hoa thăm chính thức VN trước khi tham dự
hội nghị thượng đỉnh Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Hà Nội,
trong bản tuyên bố chung ký ngày 17-11-2006 có đoạn: “Tích cực ủng
hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các
lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn
nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng
khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô - xít Đắc Nông”…
Mấy hôm sau, trên trang web Mining Top News có bài “VietNam, China in 1,6 bin Bauxite/Alumina deal – Việt Nam và Trung Quốc giao kết khai thác bauxite/alumina với 1,6 tỷ đôla”. Bài báo dẫn rằng “bauxite
sẽ được khai thác tại vùng cao nguyên của tỉnh Đắc Nông để sản xuất 1,9
triệu tấn alumina trong giai đoạn đầu và tiếp theo, dự đoán sẽ sản xuất
4 triệu tấn alumina hàng năm”. Ngoài việc đầu tư 1,6 tỷ USD, Tập
đoàn công nghiệp Nhôm TQ (CHALCO) hứa sẽ vận động Chính phủ TQ cho vay
vốn ưu đãi để TKV đầu tư xây dựng tuyến đường sắt và cảng chuyên dùng
vận tải và bốc xếp alumina.
Dựa
trên nội dung thông báo số 72TB/TW ngày 9-5-2007 của Bộ Chính trị về
quy hoạch các dự án bauxite Tây Nguyên và sắt Thạch Khê - Hà Tĩnh và
những dữ liệu điều tra, TKV đã lập kế hoạch thăm dò, khai thác bauxite
trình Thủ tướng chính phủ. Vào ngày 1-11-2007, ông Nguyễn Tấn Dũng ký
quyết định số 167/2007 QĐ - TTG chính thức phê duyệt “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 - 2015 có xét đến năm 2025”.
Theo
quyết định này, vùng khai thác bauxite và sản xuất alumina quy mô công
nghiệp gồm các vùng Đắc Nông, Bảo Lộc - Di Linh, Konplon - Kanak và
Phước Long. Nhà máy Alumin Tân Rai - Bảo Lộc do Tập đoàn TKV làm chủ đầu
tư. Và tất nhiên, vì phía TQ chú ý nhiều nhất tới vùng Đắc Nông nên
ngay trong giai đoạn 2007 - 2015 dự kiến xây dựng Nhà máy Alumin Đắc
Nhân Cơ từ 0,3 đến 0,6 triệu tấn/năm. Nhà máy Đắc Nông 2 là 1,5 - 2
triệu tấn/năm. Đắc Nông 3 công suất 1,5 - 2 triệu tấn/năm. Đắc Nông 4
công suất 1,5 - 2 triệu tấn/năm và đều do TKV làm chủ đầu tư. Giai đoạn
từ 2016 - 2025 sẽ tùy thuộc khả năng thị trường để mở rộng Nhà máy Nhân
Cơ lên 1,2 triệu tấn/năm, các dự án khác tăng lên 3 - 4 triệu tấn/năm.
Vốn đầu tư các dự án cộng với đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đơn khổ
1,435 m giai đoạn 1, cảng biển ở Bình Thuận và xây dựng nhà máy điện,
nhà máy điện phân nhôm… cần tới 11,8 đến 15,6 tỷ USD. Lúc ấy, Chính phủ
VN hy vọng sẽ huy động từ các nguồn vốn cổ phần của các cổ đông VN và
quốc tế, vốn vay các ngân hàng thương mại VN và quốc tế, Chỉnh phủ sẽ
xem xét bảo lãnh phần vốn vay nước ngoài và vốn huy động từ thị trường
chứng khoán, trái phiếu công trình… Đối với các công trình đầu tư cơ sở
hạ tầng (khoảng 1,9 tỷ USD) còn trông vào nguồn vốn ODA, vốn ngân sách
nhà nước, vốn tham gia của doanh nghiệp…
Những
việc làm trước đó của TKV triển khai dự án Tân Rai - Bảo Lộc và quyết
định này có vẻ làm hài lòng Chính phủ Trung Quốc nên trong bản Tuyên bố
chung ký ngày 2-6-2008 nhân chuyến đi thăm Trung Quốc của ông Nông Đức
Mạnh, câu chữ vẫn để giống như bản tuyên bố năm 2006, chỉ khẳng định “Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như bauxite Đắc Nông”.
Vậy việc triển khai dự án Alumin Tân Rai diễn ra như thế nào?
TKV
âm thầm phối hợp với đối tác Trung Quốc lập báo cáo khả thi dự án tổ
hợp bauxite - alumin Tân Rai với số vốn ban đầu khoảng 8.000 tỷ đồng và
đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cùng thời điểm
đó, TKV phát tin sơ tuyển các nhà thầu tham gia đấu thầu quốc tế gói số 9
– xây dựng nhà máy theo hình thức EPC – chìa khóa trao tay. Từ ngày
20-6 đến ngày 16-7-2007 có 30 nhà thầu tới nghiên cứu và tìm hiểu nhưng
chỉ có 7 nhà thầu tham dự. TKV chọn được 3 hồ sơ đưa vào “danh sách
ngắn” là Chalieco (tên đầy đủ là Công ty TNHH công trình quốc tế Nhôm TQ
– một công ty thành viên của Tập đoàn Nhôm TQ), Tập đoàn luyện kim Vân
Nam và Liên doanh NFC – CNTIC.
Kết
quả của cuộc bỏ thầu tương lai đã rõ phần thắng thuộc về Chalieco nên
ngày 16-4-2008, TKV phê duyệt Chalieco trúng thầu. Ngày 14-7-2008, TKV
tổ chức ký hợp đồng gói thầu EPC tại Hà Nội trị giá 466 triệu USD xây
dựng trong 24 tháng kể từ ngày TKV giao mặt bằng cho nhà thầu. Các quan
chức của Bộ Công thương và TKV có mặt đông đủ. Còn trước đó, về phía Lâm
Đồng, ngày 16-11-2007, ông Huỳnh Đức Hòa – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
đã trao giấy chứng nhận đầu tư dự án tổ hợp bauxite nhôm cho TKV trên
diện tích 142 ha, hoạt động theo hình thức xây dựng - sở hữu - kinh
doanh (B.O.O). Dự án có số vốn 8.000 tỷ đầu tư vào vùng đất này lớn nhất
từ trước đến nay nên được ưu ái hết sức. Đó là miễn tiền thuế đất 11
năm kể từ ngày hoàn thành, được miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày
chính thức đưa vào hoạt động kinh doanh.
Ngày
26-7-2008, Lễ khởi công dự án Tân Rai được tổ chức, ông Hoàng Trung Hải
– Phó Thủ tướng tới dự và phát lệnh khởi công. Tổ hợp dự án có tổng số
vốn đầu tư là 687 triệu USD và sử dụng tới 2297 ha đất đang trồng cà
phê, chè, cây ăn trái… của các xã Lộc Phú, Lộc Ngãi và thị trấn Lộc
Thắng thuộc huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc.
Vào
thời điểm này, khi dư luận xã hội quan tâm tới việc Chính phủ VN quyết
tâm đầu tư khai thác và chế biến bauxite thì buổi hội thảo khoa học đầu
tiên được tổ chức vào ngày 22 và 23-10-2008 tại thị xã Gia Nghĩa tỉnh
Đắc Nông. Trong 2 ngày này, TKV giới thiệu nội dung quy hoạch thăm dò,
khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 - 2015 và đề
cập tới công nghệ khai thác, chế biến Alumina, sản xuất nhôm. Những ý
kiến phản biện liên quan tới khoa học và xã hội, bảo vệ an ninh quốc
phòng vùng Tây Nguyên, về nguồn nước, tầng văn hóa… đã làm bùng lên một
đợt sóng phản đối mạnh mẽ và lan rộng trong dư luận cả nước và quốc tế.
Trước
tình hình đó, ngày 5-1-2009 tại Hà Nội ông Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì
cuộc họp về thăm dò, khai thác bauxite. Bốn ông Phó thủ tướng và nhiều
Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, TKV có
mặt. Ông Dũng yêu cầu TKV, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam và các bên
liên quan triển khai thực hiện quy hoạch đã duyệt, giao cho ông Hoàng
Trung Hải chủ trì tổ chức Hội thảo và căn dặn “Trong thời gian
chưa hoàn thành công việc tổ chức hội thảo, Bộ Thông tin và Truyền thông
chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng
môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxite, sản xuất Alumin và
luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên”.
Tới
ngày 9-4-2009, Bộ Công thương phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học
kỹ thuật VN tổ chức một cuộc hội thảo quan trọng tại khách sạn Melia -
Hà Nội, thành phần tham dự bao gồm các nhà khoa học, nhà văn hóa, nghiên
cứu lịch sử, dân tộc học…, đại diện văn phòng Trung ương Đảng, Ban
Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan của Quốc hội, đại diện các Bộ Khoa
học và công nghệ, Kế hoạch đầu tư, Tài chính, GTVT, Quốc phòng, Công an,
đại diện lãnh đạo các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Nông, Bình Thuận,
Bình Phước, Đaklak, Cao Bằng, Lạng Sơn. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải,
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Quyền Chủ tịch Liên hiệp hội Hồ Uy
Liêm đồng chủ trì hội thảo.
Trong
kết luận của mình, ông Hoàng Trung Hải khẳng định các đại biểu tham dự
đã đóng góp ý kiến rất tâm huyết, không thể khai thác bauxite bằng mọi
giá nên chỉ tiến hành triển khai thí điểm hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ.
Ông cũng cho rằng TKV cần tính toán lại phần lợi nhuận 10%, nếu không lãi không làm…
Mặc
dù có nhiều ý kiến phản đối, có cả bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
gửi Chính phủ yêu cầu ngừng thực hiện các dự án bauxite nhưng ông
Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ nguyên quyết định triển khai dự án ở Đắc Nông và
Lâm Đồng. Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ông Dũng thừa nhận
rằng việc khai thác và chế biến bauxite Tây Nguyên không thể tránh khỏi
gây ra những tác động xấu nhất định tới môi trường. Còn vấn đề an ninh,
quốc phòng không đáng lo ngại quá vì lực lượng lao động và nhân viên kỹ
thuật người Trung Quốc sẽ rút toàn bộ về nước sau khi xây dựng và bàn
giao công trình.
Công trường bauxite ở Tây Nguyên. Ảnh: LTT
Tuy
nhiên vấn đề xử lý bùn đỏ và ảnh hưởng của hàng chục triệu tấn “bom
bùn” treo lơ lửng trên đất Tây Nguyên ảnh hưởng đến nguồn nước vốn đã
hết sức quan trọng với vùng đất đầu nguồn vẫn là đề tài nóng bỏng nhất
trên báo chí và nghị trường làm đau đầu những người chỉ đạo và thực hiện
dự án.
Ngày 4-10-2010 sự cố vỡ hồ bùn đỏ tại nhà máy bauxite Ajka cách thủ đô Budapest – Hungary 160 km làm cho hơn 1 triệu m3 bùn
đỏ tràn ngập thị trấn Kolontar, gây ra cái chết và mất tích của 11
người, 122 người khác bị thương, cuốn trôi 270 căn nhà… lại làm dấy lên
nhiều lời chỉ trích Dự án Tân Rai, Nhân Cơ, nhiều nhà khoa học một lần
nữa lên tiếng đòi ngưng thực hiện dự án Tây Nguyên.
Hồi
chuông báo động dóng lên nhưng đã trót trèo “lên lưng cọp”, các hợp
đồng tổng thầu đã ký, đã thực hiện nên Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh tiến
độ xây dựng Nhà máy Alumin Tân Rai những mong tới đầu năm 2011, mẻ sản
phẩm đầu tiên sẽ xuất xưởng, tuy nhiên nhà thầu Chalieco đã không hoàn
thành theo đúng thời hạn vì nhiều lý do. Cho đến nay, đã gần hết năm mà
Chalieco vẫn chưa bàn giao nhà máy cho TKV. Hạng mục được quan tâm, chú ý
nhất là hồ chứa bùn đỏ thi công khá chậm chạp bởi lý do thời tiết, mưa
nhiều, ảnh hưởng tới toàn bộ dự án. Về phía chủ đầu tư, vốn vay để thực
hiện hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ không mấy khả quan sau khi vụ Vinashin
đổ nợ quá nặng nề làm mất uy tín của Việt Nam trên thị trường tài chính
quốc tế nên các khoản vay của TKV gặp khó khăn. Ngày 13-4-2010, TKV vay
Citibank 200 triệu USD trong thời hạn 13 năm để trang trải cho dự án
Tân Rai. Bộ Tài chính đứng ra bảo lãnh cùng với cơ quan bảo lãnh đầu tư
và xuất khẩu Nhật Bản hỗ trợ. Phần còn thiếu, TKV đang tiếp tục đề nghị
Chính phủ đứng ra bảo lãnh nhằm bảo đảm nguồn vốn cho 2 dự án trên.
Trong
suốt quá trình chuẩn bị đầu tư, TKV chưa bao giờ đề cập tới nguồn vốn
sửa chữa và nâng cấp tuyến đường tạm khi các dự án xây dựng đường sắt và
cảng biển còn đang nằm trên giấy. Chính vì vậy, họ tỏ ra hết sức lúng
túng trước chuyện các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai kiên quyết không nhượng bộ
kế hoạch vận chuyển Alumin và các loại nguyên liệu, nhiên liệu… của TKV
khi sử dụng loại xe trọng tải 40 tấn.
Nhà máy Tân Rai đang gấp rút thi công. Ảnh: LTT
Biết
bao lần tổ chức họp hành, thị sát thực địa, từ ông Phó thủ tướng phụ
trách đến các cơ quan liên quan đều bóp đầu, vò tai khi bàn thảo nguồn
kinh phí sửa chữa hơn 240 km đường từ Tân Rai - Bảo Lộc về tới cảng Gò
Dầu tỉnh Đồng Nai. Ông Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhiều lần khẳng
định trách nhiệm tìm và cung ứng vốn sửa chữa cầu đường là của TKV nhưng
họ tìm mọi cách thoái thác, “đá bóng” sang ngành giao thông vận tải, vì
vậy công việc sửa chữa đường cho đến nay vẫn dẫm chân tại chỗ.
Chuyện
vận chuyển sản phẩm chưa có hồi kết giữa lúc Nhà máy Tân Rai (dù đưa
vào hoạt động chậm tiến độ cả năm trời) đang chuẩn bị vận hành khiến ông
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong văn bản ký ngày 31-10-2011 phải chỉ đạo
cho TKV và UBND tỉnh Lâm Đồng lập ngay kế hoạch sửa chữa đường tỉnh
ĐT725 từ Nhà máy Tân Rai ra tới ngã ba quốc lộ 20 và cho phép Chủ tịch
tỉnh chỉ định nhà thầu thực hiện dự án.
Phải
bỏ tiền ra sửa chữa đường, TKV chắc chắn lãnh đủ khoản lỗ do chi phí
vận tải lên quá cao. Như vậy, còn gì là “hiệu quả” lãi 10% như mong muốn
ban đầu của TKV? Vì vậy ngay trong cuộc họp với Bộ Công thương ngày
7-11-2011, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV đề nghị giảm thuế
xuất khẩu Alumin từ 20% (hiện nay) xuống 5% và 0% (!) để hỗ trợ cho các
dự án bauxite “có đà phát triển”.
Đã
không phải trả tiền thuê đất, tiền thuế đất, nay lại đòi giảm tiền thuế
xuất khẩu nữa thì TKV đào quặng bauxite lên làm gì nữa???
L.T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Chuyện chưa biết nhiều về Dự án Bauxite Tây Nguyên (Bài 1)
Chuyện chưa biết nhiều về Dự án Bauxite Tây Nguyên (Bài 2)
Mịt mù tương lai con đường vận chuyển bauxite
Lê Trung Thành
Ngay tại nơi giáp giới Đồng Nai và Lâm Đồng QL 20 bị hư hỏng nặng. Ảnh: LTT
Ngày
21 và 22 - 4 - 2010, trong chuyến đi khảo sát thực tế các dự án bauxite
ở Nhân Cơ - Đắc Nông và Tân Rai - Lâm Đồng, Phó thủ tướng Hoàng Trung
Hải đặc biệt quan tâm tới lộ trình vận chuyển và xuất khẩu alumina (nhôm
oxit). Ông chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp với TKV trình Chính phủ một phương
án tối ưu nhất và lên kế hoạch sửa chữa cầu đường trên tuyến được chọn.
Kể
từ ngày đó đến nay đã hơn một năm rưỡi, ông Hoàng Trung Hải từng trực
tiếp đi cùng đoàn khảo sát và chủ trì mấy cuộc họp và ký mấy văn bản
nhưng cả chủ đầu tư TKV lẫn Tổng cục đường bộ, Bộ GTVT và các tỉnh liên
quan tới tuyến đường là Đắc Nông , Bình Phước, Lâm Đồng và Đồng Nai, vẫn
loay hoay xung quanh chuyện tiền nong lấy ở đâu để sửa chữa.
Đã
nhiều lần ông Hoàng Trung Hải yêu cầu TKV chuẩn bị nguồn vốn giao cho
ngành GTVT lập dự án và tổ chức gấp rút thi công nhưng TKV luôn nhăn nhó
vì vốn đầu tư xây dựng hai nhà máy Nhân Cơ, Tân Rai chưa chạy đủ thì
lấy tiền đâu chuyển cho nhà thầu sửa chữa đường? Nói cho chính xác hơn,
các ngân hàng thương mại vẫn có thể cho TKV vay tiền sửa đường nhưng họ
yêu cầu TKV phải chứng minh được hiệu quả kinh tế. Yêu cầu đó làm khó
cho TKV bởi hàng nghìn tỷ đồng bỏ vào cầu đường chỉ làm đội giá sản
xuất, chế biến và vận chuyển alumina, phần lãi (nếu có) teo tóp lại thì
lấy đâu ra hiệu quả để trình bày với các nhà tài trợ.
Nhắc
đến con đường “riêng” cho TKV kể cũng lạ lùng thật, cả một bộ máy lớn,
cả một “hệ thống chính trị” như người ta thường dùng để nói về những
công việc quan trọng, cấp bách… đổ xô đi tìm đường cho hai dự án “thí
điểm” Tân Rai và Nhân Cơ mà cộng lại mỗi năm chỉ có hơn một triệu tấn
sản phẩm khi hoàn thiện. Đã có nhiều nhà máy xi măng công suất 1 – 2
triệu tấn/năm như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn… mang lại biết mấy tiền
lãi nộp vào ngân sách, giải quyết hàng ngàn việc làm cho nhân dân địa
phương nhưng họ tự tìm đường, tự lo phương tiện vận chuyển chứ có “nhà
nước ” nào lo hộ. Thế mà với câu nói “khai thác bauxite là chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước” người ta đang cuống cuồng tìm đường cho
alumina “về xuôi”!
Lẽ
thường tình, như mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, TKV cứ tổ
chức vận chuyển trên đường bộ bằng các loại xe vận tải đáp ứng quy định
của ngành GTVT. Nếu cầu đường cho phép xe tải trọng 25 – 30 tấn lưu hành
thì cứ dùng xe đạt “ngưỡng” ấy mà chạy, chẳng địa phương nào, chẳng ông
công an giao thông nào có thể tuýt còi được. Thế nhưng TKV không làm
như thế. Để vận chuyển alumina đóng bao rồi chất lên xe chở về cảng Gò
Dầu và vận chuyển than, hóa chất ngược lên Lâm Đồng, Đắc Nông, TKV giao
cho công ty cổ phần Than miền Nam tổ chức kế hoạch và sắm sửa, thuê mướn
phương tiện, đảm nhận chuyên chở toàn bộ khối lượng hàng hóa hai chiều
lên tới hơn 2 triệu tấn/năm (vào giai đọan cả hai nhà máy sản xuất ổn
định), còn thời gian đầu chỉ ước chừng sáu, bảy trăm ngàn tấn/năm.
Cầu La Ngà, cây cầu trên QL 20 chỉ được cho phép xe tải trọng 25 tấn chạy qua. Ảnh: LTT
Công ty CP Than miền Nam đã lựa chọn loại xe vận tải nặng ba trục, thùng xe làm bằng hợp kim nhôm, dung tích thùng khoảng 38 m3.
Khi chở đầy hàng, tải trọng chừng 23 – 24 tấn và trọng lượng toàn bộ xe
khoảng 38 tấn. Hồi tháng 4 năm 2011 , công ty CP Than miền Nam đã tổ
chức thí điểm tiếp nhận than ở cảng Gò Dầu rồi chở lên nhà máy Tân Rai
mấy chuyến. Dù đường xấu, nát, cầu chỉ chịu được loại xe 25 – 30 tấn
nhưng “nó” vẫn đi trót lọt. Có lẽ nhờ các chuyến đi thí điểm thành công
nên TKV “yên lòng” chuẩn bị vận chuyển đại trà khi nhà máy Tân Rai bước
vào hoạt động chính thức.
Đèo Bảo Lộc quanh co chật hẹp, hai xe tránh nhau đã rất khó khăn. Ảnh: LTT
Tin
TKV sẽ dùng xe loại 40 tấn chạy hai chiều từ Tân Rai ra ngã ba Lộc Sơn
hòa vào quốc lộ 20 xuyên qua thành phố Bảo Lộc về ngã ba Dầu Giây rồi
thẳng vào đường 769 của Đồng Nai ra thị trấn Long Thành, đi thêm hơn 20
km nữa trên quốc lộ 51 vào cảng Gò Dầu, đã khiến cho Tỉnh ủy , Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai lên tiếng cảnh báo sớm nhất. Ngay tại cuộc họp
Ban chấp hành Tỉnh ủy, ông Trần Đình Thành – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đã
khẳng định “Đồng Nai không hy sinh lợi ích của nhân dân, của địa phương vì TKV” và
đòi TKV phải thượng tôn pháp luật! Lý do Đồng Nai nêu ra là con đường
quốc lộ 20 đã đầy ắp, lưu lượng xe quá tải so với thiết kế, cầu đường
xuống cấp nghiêm trọng chưa được đầu tư, sửa chữa. Cầu La Ngà – cây cầu
huyết mạch nhất của tuyến đường chỉ cho phép xe tải trọng 25 tấn chạy
qua. Còn đường tỉnh ĐT 769 dài hơn 33 km đang hư hỏng nặng bởi hàng đoàn
xe tải “trốn” trạm cân Dầu Giây thường lủi vào đây. Nếu thêm xe nặng
của TKV nối đuôi nhau hoạt động thì các cây cầu trên đọan đường này như
Suối Bí, An Hảo… sụp gãy hết chưa kể tai nạn khôn lường xảy ra do mật độ
người xe qua lại rất đông.
Đường dân sinh nối Bảo Lâm Bảo Lộc đã trở thành con đường vận chuyển chính của Nhà máy Tân Rai. Ảnh: LTT
Về
phía Lâm Đồng, mặc dù Dự án Tân Rai chỉ “đi nhờ” 18 km từ cửa nhà máy
ra ngã ba Lộc Sơn nhưng không kém phần nóng bỏng. Đây là con đường dân
sinh thuần túy, nó ra đời nhờ sự đóng góp tiền của, sức lực và ý chí của
nhân dân và lãnh đạo thị xã Bảo Lộc (trước kia) và huyện Bảo Lâm. Hai
địa phương chắt chiu mở được con đường rộng 7 mét nối liền các xã vùng
sâu, vùng xa của Bảo Lâm với Bảo Lộc, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con
đi lại, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp. Có con đường, đời sống nhân
dân được cải thiện đáng kể. Con đường này không phải là đường tỉnh ĐT725
như báo chí, tài liệu liên quan đến tuyến vận chuyển alumina của TKV
đang gọi nhầm lẫn mà theo quy hoạch, chỉ có một đoạn ngắn của tuyến
đường này trùng với ĐT725.
Chuyển than cho nhà máy hoạt động đã là một bài toán đến vỡ óc. Ảnh: LTT.
Khi
dự án Tân Rai ra đời, công trường xây dựng nhà máy đã chiếm hẳn hai cây
số đường nên họ đã thi công mới một đoạn khác để thông tuyến trả lại
cho Bảo Lâm. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi một tuyến đường mới toàn toàn,
chuyên dùng cho nhà máy Tân Rai theo chủ trương đầu tư dự án xây dựng
tuyến đường tránh TP Bảo Lộc đã được Chính phủ đồng ý, thì trong vài năm
tới, các đoàn xe của Tân Rai sẽ chạy liên tục ngày đêm trên tuyến đường
dài 18 km này. Cuộc sống thường nhật của những người dân hai bên đường
vốn đã bị xáo trộn bởi lượng xe chuyên chở vật tư, sắt thép, thiết bị,
máy móc ra vào công trường, thì sắp tới họ phải chịu đựng khói bụi,
tiếng ồn gấp vài chục lần nữa. Tai họa rình rập xảy đến bất cứ lúc nào
vì con đường hẹp, tải trọng thấp đã hư hỏng từ lâu nên người dân Lộc
Thắng đã từng đâm đơn kiến nghị UBND tỉnh, Sở GTVT Lâm Đồng giúp họ giải
quyết tình trạng ô nhiễm môi trường sống và tính mạng bị đe dọa.
Đang bốc than chuyển lên Nhà máy Tân Rai. Ảnh: LTT
Còn
trên QL20 từ Bảo Lộc về ngã ba Dầu Giây, dài gần 130 km vượt qua đèo
Bảo Lộc, đèo Chuối… qua hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai do Khu quản lý
đường bộ 7 - Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý. Con đường đã từ lâu
không được sửa chữa, nâng cấp, nhưng mật độ xe lưu thông ngày một tăng,
xe chở nặng góp phần phá đường, hư hỏng nhanh hơn. Bộ GTVT đã lập dự án
xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt nhưng nguồn vốn chưa có vì vậy
QL20 hiện hữu vẫn là con đường sống còn của hai tỉnh. Khi tuyến vận
chuyển alumina được vạch ra, các nhà quản lý đường bộ lo ngại tốc độ di
chuyển vốn bị hạn chế bởi dòng xe ngược xuôi nối dài dọc đèo Bảo Lộc,
hai xe tránh nhau đã khó nay sẽ càng thêm khó vì tai nạn chắc chắn nhiều
thêm. Hơn thế nữa, mặt đường bị bong bật, nứt nẻ chưa được xử lý làm
gia tăng tình trạng sụt lún, ổ gà, ổ voi dày đặc ảnh hưởng tới hoạt động
vận tải.
Cống Lộc Phát sẽ phải gồng mình chịu đựng những đoàn xe tải trọng lớn chạy suốt ngày đêm. Ảnh: LTT
Công ty cổ phần than miền Nam tổ chức bốc than lên Nhà máy Tân Rai bằng xe tải trọng 40 tấn. Ảnh LTT
Những
số liệu chân thực về tình trạng xuống cấp nguy hiểm của tuyến đường mà
TKV cùng các cơ quan phối hợp đã lựa chọn buộc Chính phủ và Bộ GTVT phải
ra tay. Trước khi rời ghế Bộ trưởng GTVT, ông Hồ Nghĩa Dũng kịp ký
quyết định số 1496 ngày 7 – 7 – 2011 “Cho phép lập Dự án đầu tư, cải
tạo, nâng cấp và xây dựng các tuyến đường bộ phục vụ vận chuyển ngành
công nghiệp nhôm” giai đoạn khi chưa có cảng Kê Gà và giai đoạn khi có
cảng Kê Gà, giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư.
Theo
“phác đồ điều trị” do Tổng cục Đường bộ (TCĐB) lập ra, số vốn cần chi
cho sửa chữa, nâng cấp 17km đường từ Tân Rai ra Bảo Lộc là 340 tỷ, đoạn
QL20 cần 2510 tỷ, tỉnh lộ 769 Đồng Nai cần 660 tỷ, tổng kinh phí khoảng
3.510 tỷ đồng tương đương 170 triệu USD. Số vốn này – như ông Phạm Quang
Vinh – Phó Tổng cục trưởng TCĐB đã viết : “đề nghị TKV ứng vốn để
triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các tuyến TL725, TL769. Riêng đối
với tuyến QL20, dự án đã được phê duyệt nhưng Bộ GTVT vẫn chưa bố trí
được nguồn vốn, đề nghị TKV ứng vốn để triển khai thực hiện đầu tư đáp
ứng yêu cầu vận chuyển khi chưa có cảng Kê Gà”.
Cứ
đẩy đi, đẩy lại cho nhau nên dự án vạch ra rồi xếp xó trong lúc Nhà máy
Tân Rai chuẩn bị hoạt động làm cho ông Thủ tướng phải “xuất tướng”,
thúc giục thuộc cấp triển khai ngay công việc sửa chữa đường từ cửa nhà
máy ra QL 20. Điều này bắt buộc TKV dù sống dở, chết dở cũng ráng chạy
vay lấy vài trăm tỷ giao cho tỉnh Lâm Đồng và tiếp đó, giao cho tỉnh
Đồng Nai vá tạm những nơi hư hỏng nặng để đoàn xe yên ổn đi qua. Đối với
khoản tiền lớn nhất đổ vào QL20, TKV không đủ sức ôm do vậy, người ta
đã gọi mời các nhà đầu tư tham gia B.T hoặc B.O.T nhưng giữa thời buổi
kinh tế suy thoái, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng, liệu có “nhà hảo
tâm” nào dám nhảy vào cứu chúa? Ngược lại, những “nhóm lợi ích” lảng
vảng đâu đó sẽ nhảy xổ vào các dự án được ban ân huệ “chỉ định thầu”.
Những cuộc mặc cả sẽ lại diễn ra trong hậu trường cùng với những cú điện
thoại, những lời gửi gắm… và tất thảy chi phí cắt dán đổ lên đầu các
đội thi công. Báo chí, dư luận xã hội sẽ còn nhiều dịp được nghe, được
thấy nhiều hệ lụy xảy ra trên các công trường này…
Các
nhà họach định chương trình khai thác bauxite và chế biến alumina, nhôm
của TKV chỉ chăm chăm nhìn vào con đường mới hoàn toàn sẽ mở tới cảng
Kê Gà nên tuyến đường Tân Rai – Bảo Lộc – QL20 – TL769 về Gò Dầu chỉ sử
dụng tạm thời vài ba năm rồi chuyển. Họ chưa hoặc không chịu hiểu rằng,
giấc mơ về con đường mới cộng với một cảng Kê Gà hiện đại cần vốn đầu tư
khoảng 26.000 tỷ đồng đối với họ là con số không tưởng, ấy là chưa kể
tới số vốn 56.000 tỷ để đầu tư vào tuyến đường sắt Tây Nguyên. Tổng cộng
số tiền xây dựng mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng sẽ lên tới
80.000 tỷ đồng, gần bằng tổng số tiền Vinashin đã đầu tư xây dựng cả một
ngành công nghiệp tàu thủy. Thế mới biết rằng, những người chỉ đạo và
thực hiện kế hoạch khai thác bauxite và sản xuất alumina, sản xuất nhôm,
liều mạng đến chừng nào!
Nhưng
trước mắt họ, con đường vận chuyển alumina – nhôm còn quá mịt mù, các
nhà đầu tư nước ngoài đến rồi đi, chẳng ai mặn mà hợp tác với TKV thực
hiện dự án xây dựng đường sắt, đường bộ. Họ quá hiểu sự phiêu lưu và phi
kinh tế của các nhà lập ra bản quy hoạch này.
Trong
lúc nước sôi lửa bỏng, mấy ông bạn vàng thân thiết im ắng để mặc TKV
xoay xở một mình với hai dự án thí điểm đầy dẫy khó khăn và một tương
lai u ám đang chờ phía trước.
L.T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
3-
Chuyện chưa biết nhiều về Dự án Bauxite Tây Nguyên
Đường mới không ghi trong quy hoạch. Xây dựng cảng trong vùng biển nguy hiểm
N |
hư
bài 2 đã dẫn, thời gian này TKV đang rối bời chuyện tiền nong đập vào
“tiểu dự án” đường vận chuyển tạm mấy năm trong lúc chờ thi công tuyến
đường ngắn nhất từ cửa Nhà máy Alumin Nhân Cơ, Tân Rai xuống tới cảng Kê
Gà tỉnh Bình Thuận. Đây mới là giải pháp có tính quy mô nhằm phục vụ
khai thác Bauxite và chế biến alumin, nhôm… kéo dài nhiều năm trong lúc
chờ đợi xây dựng dự án mạng đường sắt Tây Nguyên. Theo tính toán của
TKV, phần hai, phần ba ấy khẳng định sự phát triển “vĩ đại” ngành công
nghiệp khai thác Bauxite ở Việt Nam trong tương lai, sánh ngang với các
cường quốc như Braxin, Úc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc…
Mở
đầu cho phần hai của đại dự án (tiếc thay, nó không được ghi trong
quyết định phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác Bauxite của
Thủ tướng!), là xây dựng 1 mạng đường bộ từ cửa nhà máy Alumin Nhân Cơ
về nhà máy Tân Rai rồi chạy một mạch tới cảng nước sâu hiện đại, bề thế
sát cạnh ngọn hải đăng Kê Gà sẽ được xây dựng đồng thời với tuyến đường.
Theo
sơ đồ tuyến do TKV và Bộ GTVT lựa chọn, xe từ Nhân Cơ chạy ra quốc lộ
14 khoảng 16km lên thị xã Gia Nghĩa rồi rẽ vào QL28 đến Quảng Khê, đoạn
này dài 24km. Một phần của đoạn này do Ban quản lý dự án đường Hồ Chí
Minh đầu tư nâng cấp. Từ thị trấn Quảng Khê sẽ “đi nhờ” đường công vụ
của công trình thủy điện Đồng Nai 4 dài 36km qua nhiều đèo dốc để tới
ngã ba Lộc Bắc giáp giới tỉnh Lâm Đồng. Từ đây, xe đi thêm 30km thuộc
tỉnh lộ 725 rồi bắt đầu đi chung đường với dòng xe từ Nhà máy Alumin Tân
Rai ra QL55 trên đất Lâm Đồng dài 24km tới Lộc Nam sát với hồ thủy điện
Đa Mi thì vào đất Bình Thuận. Đi thêm 30km trên QL55(km 205 – km175) rẽ
vào đường tỉnh 714 chừng 5km qua trung tâm xã La Dạ. Đoạn này trải sỏi
đỏ, hư hỏng nặng, mặt rộng 6m nên gần như phải làm mới. Tiếp đó, phải
đầu tư xây dựng đoạn đường mới từ La Dạ tới Mỹ Thạnh dài 23km. Đoạn này
vượt qua nhiều dãy núi cao, để nhập vào đường Mỹ Thạnh – Bà Bầu dài 21km
cũng đang trong tình trạng xấu nát, nhiều khúc còn là đường đất, chiều
rộng 6-7 m nên cũng gần như phải làm mới cho đạt yêu cầu xe tải nặng có
thể lưu thông. Tiếp đó, đoạn từ Bà Bầu nối vào km 1728 của quốc lộ 1A
cũng phải xây dựng mới hoàn toàn, dài chừng 12km và sau khi vượt qua
QL1A, lại làm mới thêm 23km nữa mới xuống đến cảng Kê Gà.
Nếu
tính chi phí cải tạo, nâng cấp một số đoạn đã và đang khai thác khoảng
110km và đầu tư xây dựng xây dựng mới 60km, TKV sẽ phải đầu tư hơn 200
triệu USD chưa kể đoạn đường tránh phía Tây thành phố Bảo Lộc sẽ đầu tư
mới theo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại văn bản số 1842
TTg – KTN ngày 12 – 10 – 2010. Dự án này ước tính xấp xỉ 1000 tỷ đồng.
Như vậy, để có một tuyến đường – từ nhà máy Nhân Cơ xuống Kê Gà (gần
250km) và từ Tân Rai xuống, 170km, TKV chuẩn bị số vốn 250 – 260 triệu
USD. Trong hoàn cảnh vay mượn khó khăn, đó là bài toán nan giải nhưng
chưa bằng việc TKV phải cùng lúc tiến hành triển khai dự án xây dựng
cảng nước sâu Kê Gà!
Chẳng
biết “ma” nào đưa lối, “quỷ” nào đưa đường mà từ lúc khởi thảo bản quy
hoạch khai thác và chế biến bauxite Tây Nguyên, TKV “tham mưu” cho Chính
phủ quyết định “xây
dựng cảng chuyên dụng tại khu vực biển Bình Thuận (Bắc Hòn Gió hoặc Hòn
Kê Gà) phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nhôm khu vực Tây Nguyên
và Nam Trung Bộ. Cảng có quy mô cho tàu 30.000 – 50.000 tấn. Công suất
cảng giai đoạn I (đến năm 2015) khoảng 10 – 15 triệu tấn/năm; giai đoạn
II (đến năm 2025) khoảng 25 – 30 triệu tấn/năm”.
Và,
TKV đã chính thức chọn địa điểm xây dựng cảng tại Kê Gà, thuộc xã Tân
Thành, Huyện Hàm Thuận Nam với vốn đầu tư giai đoạn 1 là 3.040 tỷ đồng,
thời giá 2007, tương đương 200 triệu USD. Giai đoạn 2 là 6.060 tỷ, tương
đương 400 triệu USD. Tổng cộng khoảng 600 triệu USD.
Ngay
từ những lúc có thông tin TKV sẽ xây dựng cảng tại mũi Kê Gà (còn có
tên mũi Điện), nhiều nhà khoa học, kinh tế biển đã lên tiếng cảnh báo.
Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng – Phó chủ tịch Hội Kinh tế biển TPHCM đã viết: “Cả
đời làm trong ngành hàng hải, chưa thấy tàu nào dám đến neo ở mũi Kê Gà
vì ở đây dòng chảy Bắc – Nammạnh nhất ở bờ biển miền Trung Việt Nam”. Từ
năm 1985 Phòng đảm bảo hàng hải của Bộ tư lệnh Hải quân đã chỉ rõ: “Riêng
vùng ven bờ Thuận Hải đến Vũng Tàu, cần chú ý đến dòng biển có vận tốc
khá lớn (có khi tới 31,0 hải lý/giờ) trong một dải khá hẹp ép sát bở
biển Kê Gà”.
Cảnh
báo thì cứ cảnh báo còn TKV đã chọn xây cảng ở đây thì TKV… cứ “bỏ
ngoài tai” để triển khai dự án, chuẩn bị cho phương án những năm đầu
vùng Đắc Nông, Lâm Đồng sản xuất, chế biến được 3,5 – 4 triệu tấn alumin
và sẽ đưa lên 10 – 15 triệu tấn/năm vào thời kỳ 2015 – 2016 rồi lên 30
triệu tấn sau 10 năm tiếp theo.
Một
viễn cảnh huy hoàng dựng lên trước mắt những ông chủ đầu tư khiến thiết
kế thay đi, đổi lại mấy lần để ước tính chi phí ban đầu ngót ngét 600
triệu USD, bây giờ tăng lên gấp đôi. Muốn có cảng nước sâu “cưỡng bức”
giống như khi người ta xây dựng cảng Dung Quất ngoài Quảng Ngãi, TKV
buộc phải đầu tư thỏa đáng cho hạng mục công trình đê chắn sóng dài 3km
với dự toán gần 200 triệu USD. Nếu cộng thêm chi phí xây dựng cầu cảng,
hệ thống hạ tầng, đền bù giải phóng mặt bằng… TKV phải chuẩn bị cho giai
đoạn 1 ở mức khiêm tốn là 400 – 500 triệu USD. Số tiền ấy là quá lớn
đối với TKV thời điểm này. Theo ông Dương Văn Hòa – Phó Tổng giám đốc và
gần như là người phát ngôn chính thức của TKV –vốn sẽ được thu xếp bằng
hình thức phát hành trái phiếu và vay thương mại trong nước, ngoài
nước.
Trên
lý thuyết là như vậy nhưng thực tế chưa có tiền, chưa đền bù cho 12 dự
án du lịch, dịch vụ dọc bờ biển Tân Thành, với số tiền trên dưới 500 tỷ
đồng nên TKV liên tiếp thông báo hoãn thời gian khởi công kéo dài từ năm
2010 đến nay. Chậm đền bù gây lãng phí lớn công sức, tiền của mà các
nhà đầu tư vào hoạt động du lịch đã gây dựng từ đầu những năm 2000.
Nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng xây dựng xong phải để hoang hóa, nhiều
liên doanh đã góp vốn, đã xây dựng nền móng, phần thô… phải ngưng lại từ
khi có thông báo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Thuận 8 – 2008.
Theo
quy hoạch, cảng Kê Gà chiếm dụng 70 ha đất và 296 ha mặt biển. Quá
trình xây dựng và khai thác cảng chắc chắn sẽ có những tác động xấu đến
môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đê chắn sóng ảnh hưởng đến dòng hải
lưu chảy ngang qua. Bờ biển Hàm Thuận Nam nối thông với bờ Phan Thiết
và Vũng Tàu thu hút nhiều khách du lịch tới nghỉ ngơi, tham quan ngọn
hải đăng Kê Gà cao 35 mét được người Pháp xây dựng từ tháng 2 năm 1897
tới cuối năm 1898 hoàn thành. Dân làng Kê Gà sinh sống bằng nghề đánh cá
và thêm nghề phụ đưa đón khách tham quan, du lịch biển… Dưới tầng đất
xám của bờ biển có nguồn cát đen quý giá làm nguyên liệu tinh lọc titan,
trữ lượng khá lớn. Nhiều công ty đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản
đã được UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép khai thác và hầu hết sản phẩm được
bán sang Trung Quốc. Nạn ô nhiễm nguồn đất từ các công trường tinh lọc
cát đen đe dọa họat động du lịch, bụi phóng xạ đo được ở đây cao hơn
nhiều lần mức cho phép. Khi cảng Kê Gà khởi động, khói bụi, tiếng ồn
tăng lên là nỗi lo tiềm tàng thường trực, tác động xấu đến kinh doanh du
lịch vốn là thế mạnh của vùng ven biển Hàm ThuậnNam.
Cũng
như Lâm Đồng, Đắc Nông dành nhiều ưu ái cho dự án khai thác Bauxite để
mong trong tương lai, người dân sẽ được đổi đời, vùng đất Tây Nguyên
được đầu tư xây dựng một nền công nghiệp hiện đại… tỉnh Bình Thuận cũng
hết lòng chăm chút cho dự án xây cảng Kê Gà dù biết sẽ phải hy sinh lợi
ích của ngành du lịch đồng thời “chịu trận” trước cơn thịnh nộ của hàng
chục nhà đầu tư đổ tiền, đổ của vào bỗng bị ngưng đột ngột.
Đã
từ lâu, Bình Thuận mơ có một cảng biển lớn nhưng thiên nhiên không
chiều theo ý muốn nên cho tới bây giờ chỉ có mấy cảng cá nhỏ kết hợp cho
tàu thuyền vài ba trăm tấn ra vào đã thấy khó khăn. Chính vì vậy, dù
cảng Kê Gà đa phần phục vụ cho mục đích xuất khẩu alumin thì vẫn “có
cửa” để bốc xếp các loại hàng hóa khác, như một cảng tổng hợp. Trên cơ
sở đó, Bình Thụân lập phương án xây dựng một khu công nghiệp lớn, mang
tên khu công nghịêp Kê Gà với diện tích 888 ha trải rộng ở 3 xã Thuận
Quý, Tân Hải và Tân Thành và mới giao cho Công ty Rạng Đông làm chủ đầu
tư. Xây dựng dự án này, Bình Thuận phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp
liên quan đến rừng đặc dụng quốc gia và khai thác cát đen, muốn đốn
chặt, muốn “loại” khỏi diện tích đất lâm nghịêp để làm khu công nghịêp
phải được Quốc hội và Chính phủ thông qua. Loay hoay mấy năm họ vẫn chưa
tìm được phương án tối ưu nên dự án vẫn chưa được bổ sung vào danh mục
các khu công nghiệp VN đến năm 2020, chưa được đưa vào danh sách các khu
công nghịêp được sử dụng đất giai đọan 2010 – 2020. Mọi hy vọng đang đổ
dồn vào khu công nghiệp Kê Gà bởi hiện nay toàn tỉnh Bình Thuận có 8 – 9
khu công nghịêp với tổng diện tích 4.284 ha nhưng đến hết tháng 9 năm
2011, mới thu hút được 34 dự án (trong đó có 6 dự án FDI) với số tiền
đầu tư là 1466 tỷ đồng và hơn 32,7 triệu USD. Một con số quá nhỏ bé so
với công sức đầu tư hạ tầng của nhiều nhà đầu tư. Ngay tại huyện Hàm
Thụân Nam, KCN Hàm Kiệm 1 có diện tích 210 ha do Công ty địa ốc Hoàng
Quân làm chủ đầu tư nhưng mới chỉ có… một doanh nghiệp tới thuê 2 ha,
xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm công nghiệp! Khu công nghịêp Hàm Kiệm
2 do Công ty đầu tư Bita’s bỏ vốn đầu tư trên diện tích 430ha sau 3
năm, mới hoàn thành 1/3 hạ tầng nhưng cũng chưa thấy nhà đầu tư nào nhảy
vào thuê đất.
Nêu
lên vài ví dụ cụ thể để thấy được lãnh đạo tỉnh Bình Thuận gửi gắm niềm
tin và chờ trông rất lớn ở dự án cảng Kê Gà. Có cảng nước sâu tàu lớn
ra vào dễ dàng thì mới có cơ may thu hút các nhà doanh nghiệp từ năm
châu bốn biển tới xây dựng nhà máy, đặc biệt là sản xuất chế biến nhôm
và sản phẩm của nhôm, công nghệ cao.
Nhân
dịp có cơ hội lớn lao này, Bình Thụân còn đệ trình Chính phủ cho xây
dựng dự án sân bay Phan Thiết, cách cảng Kê Gà 25- 26km chưa biết hiệu
quả kinh tế của dự án này hay dở đến đâu nhưng nếu có mạng lưới đường
bộ, đường sắt, đường biển và hàng không hoàn chỉnh, tương lai phát triển
kinh tế – xã hội của Bình Thuận sẽ được “chắp cánh” bay cao!
Mọi kỳ vọng đặt vào TKV nhưng liệu bao giờ thì lễ khởi công xây dựng cảng Kê Gà được tổ chức vẫn còn là một ẩn số.
Khi
cảng Kê Gà khởi động có nghĩa là tuyến đường bộ từ nhà máy Alumin Nhân
Cơ, Tân Rai về cảng Kê Gà cũng phải triển khai thi công. Vốn đầu tư tối
thiểu nhất cho 2 công trình quan trọng và cấp bách này không dưới 800
triệu USD.
Tìm nguồn ở đâu là câu hỏi hóc búa đang làm TKV đau đầu nhức óc?
L.T.T.
Chuyện chưa biết nhiều về dự án bauxite Tây Nguyên (bauxitevn)
Bài 4: Đường sắt Tây Nguyên – giấc mơ đẹp khó thành hiện thực
Lê Trung Thành
Thành phố Buôn Ma Thuột có đủ điều kiện trở thành đầu mối đường sắt Tây Nguyên
Tại
quyết định số 167/2007/QĐ – TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007, của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác,
chế biến sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 – 2015 có xét đến năm
2025, có đoạn nói về “Quy hoạch vận tải ngoài” như sau: “Dự
kiến đầu tư xây dựng tuyến đường sắt từ Tây Nguyên ra cảng biển Bình
Thuận với quy mô đường đôi khổ 1.435mm (giai đoạn 2007 – 2015) xây dựng
tuyến đường đơn và giai đoạn sau 2015 sẽ nâng cấp thành đường đôi”. Giai
đoạn 2007 – 2015 hướng tuyến dự kiến sẽ đi từ Đắc Nông qua Lâm Đồng ra
cảng biển Bình Thuận, giai đoạn sau năm 2015 dự kiến tuyến đường sắt sẽ
nối đến nhà máy Alumin Bình Phước (phụ thuộc vào tiến độ đưa nhà máy
Alumin Bình Phước vào sản xuất) và nối với khu vực khoáng sản bauxite
của Campuchia (phụ thuộc vào sự hợp tác của các đối tác khác). Công suất
vận chuyển giai đoạn 1 (đến năm 2015) khoảng 10 – 15 triệu T/năm, giai
đoạn 2 (đến năm 2025) khoảng 25 – 30 triệu T/năm.
Có
lẽ các nhà soạn thảo quá say mê với chuyện vận tải đường sắt nên trong
toàn bộ Quy hoạch, không có một chữ nào nói về tổ chức vận chuyển đường
bộ vì vậy TKV phải bổ sung gấp gáp các điều kiện cần thiết cho phương án
vận chuyển tạm thời từ Tân Rai về cảng Gò Dầu tỉnh Đồng Nai và tuyến
đường từ Nhân Cơ qua Tân Rai xuống Bình Thuận về cảng Kê Gà như tác giả
đã phân tích trong các bài trước.
Trở
lại với dự án xây dựng tuyến đường sắt Tây Nguyên phục vụ cho việc vận
chuyển Alumin ra tới cảng Kê Gà, TKV đã phối hợp với ngành đường sắt và
các cơ quan tư vấn nghiên cứu hướng tuyến từ những năm 2005, 2006.
Tuy
nhiên, việc xây dựng mạng đường sắt Tây Nguyên không chỉ đơn thuần phục
vụ vận chuyển riêng của TKV mà từ lâu là ước vọng của các tỉnh Nam
Trung Bộ và các tỉnh Tây Nguyên nên cũng vào thời điểm đó ý tưởng nghiên
cứu đường sắt Tây Nguyên đã hình thành, mở đầu bằng sự kiện năm 2004,
Thủ tướng Phan Văn Khải đã đồng ý cho tỉnh Phú Yên nghiên cứu lập dự án
xây dựng tuyến đường sắt chạy từ Tuy Hoà tới thành phố Buôn Ma Thuột.
Công ty tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (TEDI SOUTH) được mời tham gia
khảo sát và lập dự án theo hợp đồng ký với UBND và Sở GTVT tỉnh Phú Yên.
Ngày
14 – 03 – 2005, TEDI SOUTH gửi báo cáo sơ bộ tới Cục Đường sắt Việt Nam
và tới ngày 10 – 10 – 2005 tại thị xã Tuy Hoà, các kỹ sư tư vấn đã có
buổi báo cáo quy hoạch hướng tuyến đường sắt Tuy Hoà – Buôn Ma Thuột
trước một cử toạ đông đảo gồm đại diện của Bộ GTVT, Cục Đường sắt, lãnh
đạo các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên… Theo báo cáo, tuyến đường xuất phát
từ ga Phú Hiệp mới thuộc huyện Đông Hoà, đi song song với tỉnh lộ 645
dọc theo tả ngạn sông Ba rồi vượt qua sông Côn, sông Hinh, sông Krông
H’năng vào địa phận tỉnh Đaklak gặp quốc lộ 26 tại km 108 rồi chạy dọc
QL 26 đến Buôn Ma Thuột. Toàn tuyến dài 160km. Tuyến này có địa hình
tương đối bằng phẳng, dốc thoải, lên cao dần từ cao trình +5 ở Tuy Hoà
lên cao trình 500 tại TP. Buôn Ma Thuột. Địa hình không bị núi cao chia
cắt. Trên toàn tuyến chỉ có hai điểm địa hình hơi phức tạp nhưng cũng
chỉ ngang với địa hình tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh. Thành phố
Buôn Ma Thuột lại hội đủ điều kiện để trở thành đầu mối đường sắt toàn
vùng Tây Nguyên. Từ đây, theo hướng Bắc, đường sắt chạy tới Pleiku,
Kontum, theo hướng Tây về thị xã Gia Nghĩa nối thông với khu vực khai
thác bauxite và chế biến alumin. Theo hướng Nam chạy về Đà Lạt, Bảo Lộc.
Như vậy, một mạng lưới đường sắt hoàn chỉnh nối thông Tây Nguyên với
đồng bằng và các sản phẩm của ngành công nghiệp bauxite sẽ vận chuyển về
khu cảng Vũng Rô – Vân Phong hết sức thuận tiện. Do địa hình không quá
phức tạp nên vốn đầu tư cho dự án không quá nhiều và thi công dễ dàng,
nhanh chóng. Bản quy hoạch được đánh giá có tính khả thi cao và gửi về
Bộ GTVT trình Chính phủ đưa vào quy hoạch phát triển đường sắt tới năm
2020.
Ga Đà Lạt, dấu ấn một thời của đường sắt cao nguyên. Ảnh: LTT.
Còn
TKV và Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT khi lập dự án lại quá tập
trung vào hướng chuyên dụng nên chỉ nghiên cứu hướng tuyến “cục bộ”, nối
từ điểm đầu là Đắc Nông cạnh khu vực tổ hợp Alumin Nhân Cơ qua Tân Rai,
Bảo Lộc Đắc Nông về xuôi về đồng bằng Phan Thiết tới cảng Kê Gà. Chọn
hướng tuyến này, dự án phải đầu tư nhiều tiền của mới khắc phục được yếu
tố địa hình quá phức tạp, gian nan vì qua nhiều đèo cao, suối sâu. Từ
rìa phíaTây đồng bằng Phan Thiết ở cao trình 20m, đường sắt phải vượt
qua sườn phía Đông của dải Trường Sơn Nam đến cao nguyên Di Linh, Bảo
Lộc có cao trình 700 – 800m. Muốn bảo đảm an toàn cho các đoàn tàu,
tuyến đường sẽ chạy vòng vèo quanh sườn núi, phải đào nhiều hầm chui,
xây dựng nhiều cầu cạn nhằm giảm độ dốc, bảo đảm bán kính cong tối thiểu
để đạt tốc độ cần thiết. Theo tính toán sơ bộ, nếu sử dụng đầu máy
diesel công suất 1800CV (chạy trên khổ đường 1435mm) để đạt tốc độ 60 –
70km/h thì độ dốc tối đa của đường là 1,2%, bán kính cong tổi thiểu là
200m. Xây dựng tuyến đường sắt qua vùng đồi núi, rừng rậm chắc chắn làm
ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng và động vật hoang dã, tác động tới cư
dân bản địa đang canh tác, cấy trồng trên diện tích 540 ha thuộc vùng
ảnh hưởng của dự án. Và điều tất yếu, trong quá trình khai thác, quản lý
tuyến đường sắt phải tổ chức thường xuyên duy tu, bảo dưỡng. Vào mùa
mưa Tây Nguyên, nếu mái dốc không được kiên cố hoá thì đất đá sụt trượt
gây tắc đường, lấp hầm nên kinh phí bảo vệ tuyến đường yêu cầu rất lớn.
Thực tế cho thấy, các đoạn đường sắt đang chạy qua Khe Nét, Hải Vân hay
đường Hồ Chí Minh qua Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Kontum... thường xuyên bị tắc nghẽn vào mùa mưa lũ là bài học đắt giá
cho dự án đường sắt Tây Nguyên nay mai.
Bao giờ các đoàn tàu lại sẽ chở hàng chở khách lên cao nguyên? Ảnh: LTT
Trên
cơ sở hợp đồng tư vấn ký với chủ đầu tư TKV, TEDI phối hợp với cơ quan
tư vấn Australia và công ty tư vấn Thái Bình Dương (PCI) Nhật Bản tiến
hành khảo sát sơ bộ, lập báo cáo đầu tư. Sau nhiều lần chỉnh sửa theo ý
kiến của lãnh đạo TKV ngày 5 – 8 – 2010 tại phiên họp do Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải chủ trì, TKV đã có báo cáo ban đầu về các căn cứ định
hướng cũng như các điều kiện cơ bản triển khai dự án đường sắt Tây
Nguyên theo chỉ đạo của Chính phủ là xây dựng một tuyến đường sắt đa
dụng vừa phục vụ ngành công nghiệp nhôm, vừa phục vụ phát triển kinh tế,
xã hội khu vực Tây Nguyên, bảo đảm vận 25-30 triệu tấn alumin và vận
chuyển hơn bốn trăm ngàn khách/năm.
Các
cơ quan tư vấn đã đưa ra phương án xây dựng tuyến đường sắt đôi, khổ
rộng 1435mm với tổng chiều dài 248km từ Đắc Nông qua Lâm Đồng về tới
cảng Kê Gà vượt qua nhiều đồi núi cao, địa hình phức tạp nên phải xây
dựng tới 52km cầu vượt sông suối và cầu cạn cùng với 15km đường hầm
xuyên núi khiến vốn đầu tư xây dựng từ 20.800 tỷ đồng (thời giá năm 2007
tương đương 1,3 tỷ USD) tăng lên 55.613 tỷ đồng tương đương 3,2 tỷ USD.
Theo báo cáo, giai đoạn chuẩn bị đầu tư được triển khai tới năm 2012,
thiết kế chi tiết từ 2012 – 2014, khởi công xây dựng từ 2014 và năm 2020
đưa vào khai thác. So với thời gian ghi trong bản quy hoạch, tuyến
đường sắt phải lùi lại 7 – 8 năm do tình hình triển khai xây dựng các
nhà máy chế biến Alumin chậm hơn dự kiến.
Riêng
đoạn đường sắt nối vào Bình Phước, ngày 3 – 4 – 2009 Tổng công ty đường
sắt Việt Nam và Công ty cổ phần An Viên đã ký thoả thuận hợp tác đầu tư
xây dựng, khai thác hệ thống đường sắt Bình Phước. Hai bên sẽ góp vốn
theo tỷ lệ 50 – 50 để nghiên cứu, khảo sát và lập dự án xây dựng đường
sắt từ Bình Phước (nối vào khu khai thác bauxite và chế biến alumin)
chạy qua tỉnh Bình Dương xuống Vũng Tàu hoặc TPHCM. Dự kiến con đường
dài khoảng 160 – 180km, đó cũng là bước triển khai cụ thể bản thoả thuận
của Công ty An Viên ký với tập đoàn Uc Rusal (sản xuất nhôm lớn nhất
nước Nga) tại điện Kremli trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 10/2008 nhằm triển khai dự án
thăm dò, xây dựng và vận hành một tổ hợp khai thác và chế biến bauxite
tại Bình Phước có công suất 1,5 triệu tấn/năm.
Dự án đường sắt Tây Nguyên sẽ phải vượt qua nhiều núi cao, suối sâu…
Tập
đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiểu quá rõ về phương
thức vận chuyển sản phẩm hơn ai hết thông qua việc khai thác than ở
vùng mỏ Quảng Ninh nhiều năm nay. Với khối lượng khai thác hàng triệu,
hàng chục triệu tấn mà vận chuyển toàn bằng đường bộ thì cầm chắc lỗ. Do
vậy, kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt khổ đôi có tầm quan trọng chiến
lược quyết định tới số phận, tới sự tồn tại dài hay ngắn của Quy hoạch
phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến bauxite Tây Nguyên
của Chính phủ.
Thật
ra, TKV cũng đã để tâm nghiên cứu vận chuyển bauxite bằng đường ống
nhưng dự án không được ủng hộ nên “đành” chốt giải pháp xây dựng đường
sắt. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách xa vời vợi.
Trước hết, vận chuyển bằng đường sắt chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khi
sản lượng Alumin đạt ở mức tối thiểu 10 triệu tấn/năm. Thế mà, vào năm
2012 sản lượng của Nhà máy Tân Rai mới đạt 300.000 – 350.000 tấn, khoảng
năm 2014 mới đạt đến công suất thiết kế 600.000tấn/năm. Còn nhà máy
Alumin Nhân Cơ, từ năm 2013 mới bắt đầu hoạt động và đến 2015 – 2016,
may ra đạt được 600.000 tấn/năm. Các dự án khác chưa biết tới khi nào
mới được đầu tư tiếp tục như lộ trình đã phác thảo trong Quy hoạch. Như
vậy trong nhiều năm tới TKV đành chấp nhận phương án vận chuyển bằng
đường bộ theo hướng tuyến (mới) từ Nhân Cơ, Tân Rai về Bình Thuận với
điều kiện, TKV phải vay được tiền để đầu tư xây dựng đường bộ và cảng Kê
Gà. Điều này, đồng nghĩa với khả năng vào năm 2014, tuyến đường sắt
(giai đoạn 1) khó có thể khởi công theo dự kiến do hai nguyên nhân
chính: vốn đầu tư giai đoạn 1 cho tuyến đường sắt không dưới 2-2,5 tỷ
USD là con số vượt quá sự chuẩn bị của TKV. Mặt khác, khi sản lượng
Alumin sản xuất được quá ít ỏi so với năng lực vận chuyển của tuyến
đường sẽ gây lãng phí rất lớn và lỗ lũy kế tăng gấp bội.
Dưới
con mắt của các nhà nghiên cứu cũng như của các chuyên gia kinh tế của
TKV, họ đủ khả năng tính toán để tạm ngưng thực hiện việc triển khai dự
án xây dựng tuyến đường sắt “cục bộ” này cho tới lúc “thuận tiện” hơn.
Lùi
thời gian đầu tư, lùi thời điểm thi công tuyến đường có thể làm xấu mặt
các nhà hoạch định chính sách nhưng không gây tổn thất lớn về mặt kinh
tế cũng như giảm thiểu sự phê phán gay gắt của dư luận xã hội.
Đó
sẽ là một thắng lợi chung mang tính tích cực hơn gấp nhiều lần những ai
vì giấc mộng hão huyền “cố đấm ăn xôi” thì sẽ hưởng trọn kết cục thân
bại, danh liệt mà thôi!
L. T. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Chuyện chưa biết nhiều về dự án bauxite Tây Nguyên (bauxitevn)
Bài 5: Tổ hợp Alumin Nhân Cơ và những kỳ vọng của Đắc Nông
Lê Trung Thành
Đại tá Bùi Quang Tiến được cử làm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ. Ảnh tư liệu.
Theo
đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trữ lượng bauxite của cả nước
là 5,4 tỷ tấn, riêng địa bàn tỉnh Đắc Nông, trữ lượng chiếm gần 67% và
có thể khai thác tới 1,5 tỷ tấn. Bauxite trải khắp các vùng Tuy Đức, Đak
Song, Đak Rung, Đak Ton, Đak Tik, Bu Bông, Quảng Tân, Đạo Nghĩa, Gia
Nghĩa, Quang Sơn, mỏ 1-5 , Nhân Cơ nên Đắc Nông xứng đáng được chọn làm
“thủ phủ của công nghiệp nhôm” tương lai và tổ hợp Alumin Nhân Cơ là
‘trận địa” mở màn cho một chuỗi các nhà máy có công suất lớn hơn sẽ xây
dựng trong các năm tiếp theo như kế hoạch đã ghi trong Quyết định phê
duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng
bauxite giai đoạn 2007 – 2015 có xét đến năm 2025 của Thủ tướng chính
phủ.
Để
chuẩn bị triển khai dự án Nhân Cơ (tức Đắc Nông 1) Thủ tướng đã đồng ý
cho TKV nâng công suất của Nhân Cơ từ 100.000 tấn/năm lên 300.000
tấn/năm (tại văn bản số 929/TTg - CN ngày 16 - 6 - 2006) và tới ngày 02 -
05 - 2008 lại cho phép tăng công suất lên 600.000 tấn/năm (tại thông
báo số 2728/VPCP - HTQT). Trên cơ sở đó, từ vai trò chủ đầu tư, TKV đã
đề nghị chính phủ cho phép góp vốn để thành lập Công ty cổ phần Alumin
Nhân Cơ ngày 14 - 03 - 2007 với số vốn điều lệ là 600 tỷ đồng. Công ty
có 10 cổ đông sáng lập do TKV nắm giữ 83,33% vốn, Tổng công ty than Đông
Bắc (Bộ Quốc phòng) chiếm 1,66% vốn, 8 cổ đông khác như Công ty CP xuất
nhập khẩu TKV (0,5%), Công ty TNHH một thành viên Mỏ Việt Bắc (0,33%),
Công ty than Núi Béo, Khe Chàm (0,33%), Hà Tu (0,25%),Than Hòn Gai
(0,16%)… Ông Bùi Quang Tiến, đại tá, nguyên Giám đốc Xí nghiệp khoáng
sản Tây Nguyên của Tổng công ty than Đông Bắc được cử giữ chức Tổng Giám
đốc. Theo nghị quyết của HĐQT, các thành viên góp 30% vốn đầu tư, còn
lại 70% vay thương mại trong, ngoài nước.
Trong
quá trình tìm nguồn vốn cho dự án, TKV đã thỏa thuận với Tập đoàn ALCOA
(Hoa Kỳ) hợp tác triển khai dự án Nhân Cơ. Phía ALCOA và một tập đoàn
của Australia đồng ý góp khoảng 40% vốn, sau đó sẽ bàn bạc góp vốn vào
các dự án Đắc Nông 2, Đắc Nông 3. Ngày 2 - 5 - 2008, chính phủ đã có văn
bản “cho phép TKV thành lập công ty cổ phần với sự tham gia của công
ty Alumin nước ngoài với mức cổ phần không quá 40%. TKV giữ 51%, bán cổ
phần ra công chúng 9%. Hàng năm, công ty cổ phần này nộp ngân sách nhà
nước 10% lợi nhuận sau thuế của công ty”…
Tuy
nhiên, do xuất hiện nhiều ý kiến không ủng hộ Chính phủ trong việc
triển khai các dự án bauxite Tây Nguyên nên sau chuyến đi thị sát trực
tiếp tới Nhân Cơ, Tân Rai, ông Trương Tấn Sang – Thường trực Ban Bí thư
đã thay mặt Bộ Chính trị ký thông báo số 245 – TB/TW ngày 24 - 4 - 2009
về kết luận của Bộ Chính trị liên quan đến việc triển khai các dự án
Nhân Cơ, Tân Rai. Trong thông báo có câu “chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài” nên ALCOA ở dự án Nhân Cơ và Tập đoàn luyện kim Vân Nam (Trung Quốc) tại dự án Tân Rai “phải ngừng cuộc chơi” với TKV.
Khác
với Tân Rai còn có 500 tỷ của Bộ Công thương lấy từ nguồn tiền cổ phần
hóa các doanh nghịêp rót vào “làm mồi” cho dự án, Công ty CP Alumin Nhân
Cơ hoàn toàn dựa vào nội lực “của các thành viên và trông chờ vào việc
phát hành trái phiếu hoặc đi vay nước ngoài không có bảo lãnh của Chính
phủ hoặc Bộ Tài chính”. Có thể vì lý do đó nên ngày 17 -9 - 2008, Văn
phòng Chính phủ có văn bản số 258 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải đồng ý về mặt nguyên tắc cho phép TKV “được áp dụng kết quả đấu thầu Dự án Tân Rai cho Dự án Nhân Cơ”.
Có nghĩa là, công ty TNHH quốc tế nhôm Trung Quốc (Chalieco) mặc nhiên
được mời ký hợp đồng làm Tổng thầu EPC xây dựng nhà máy sản xuất Alumin
Nhân Cơ. Còn nhà máy tuyển quặng bauxite xây dựng ở xã Nghĩa Thắng đến
tháng 6 năm 2011 mới chọn được nhà thầu trong nước là Liên danh Công ty
Xây dựng công nghịêp, Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công thương), Viện
Thiết kế Chế tạo máy và công ty cổ phần Chế tạo thiết bị (TKV).
Theo
thiết kế được duyệt, Tổ hợp Alumin Nhân Cơ sử dụng tới 883 ha đất của
hai xã Nhân Cơ và Nghĩa Thắng thuộc huyện Đăk R’Lâp, trong đó 93,77% là
đất đang trồng cây: cà phê (678,8ha), điều (90,9ha), tiêu (45ha) và cao
su (13,3ha). Như vậy, có tới 529 hộ dân mất đất sản xuất, 220 hộ phải di
dời nhà cửa tới tái định cư ở khu thác Diệu Thanh, rừng Sao và Kiến
Thành. Phải di dời khỏi nơi đang sinh sống ổn định lâu dài, cuộc sống
của bà con nông dân có nhiều người là dân tộc M’Nông, Hoa, Tày… gặp
nhiều khó khăn.
Những vườn cà phê xanh tốt phải phá bỏ. Ảnh tư liệu.
Cũng
tương tự như dự án Tân Rai, tổ hợp Alumin Nhân Cơ có nhà máy tuyển
quặng mỗi năm khai thác gần bốn triệu tấn bauxite nguyên khai có độ ẩm
21% để sản xuất 1,65 triệu tấn quặng tinh bauxite khô và nhà máy Alumin
công suất 650.000 tấn/năm. Trong khu vực nhà máy Alumin mặc dù sẽ có
điện lưới quốc gia điện áp 22KV vẫn xây dựng một nhà máy nhiệt điện công
suất 30MW mỗi năm tiêu thụ 325.000 tấn than cám, sản xuất ra 243 x 106 KWh
điện và nhà máy khí hóa than để cung cấp điện và nhiệt cho dây chuyền
công nghệ sản xuất Alumin. Công tác xây dựng cơ bản, mua sắm và lắp đặt
thiết bị khoảng 3 năm và đời dự án 30 năm. Tổng vốn đầu tư gần 684 triệu
USD, riêng nhà máy Alumin giao cho Chalieco làm tổng thầu có giá trị
tương đương với nhà máy Tân Rai.
Ngày
28 - 2 - 2010, lễ khởi công được tổ chức rầm rộ và Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã phát lệnh khởi công. Đã gần hai năm trôi qua, phần nền móng của
các khu vực chính sắp xong với khoảng 4.000 cọc bê tông đường kính 800,
600 và 400 mm được đóng xuống lòng đất. Mặc dù, cả chủ đầu tư lẫn nhà
thầu có nhiều cố gắng nhưng theo dự báo, thời gian hoàn thành nhà máy
vào tháng 10/2012 như đã ký trong hợp đồng EPC khó thực hiện được, giống
như nhà máy Tân Rai đến nay đã trễ hạn gần một năm!
San lấp mặt bằng nhà máy. Ảnh tư liệu.
Nhu cầu sử dụng nước của tổ hợp khoảng 31,4 triệu m3/năm, trong đó nước tuần hoàn tái sử dụng là 16,9 triệu m3 và nước bổ sung hàng năm 14,5 triệu m3. Nhà máy tuyển quặng cần tới 26 triệu m3 nước trong đó 15 triệu m3 là lượng nước tuần hoàn và 11 triệu m3 bổ sung hàng năm lấy từ hồ Câu Tư sau khi nâng cấp đỉnh đập lên mức 597m có thể trữ được 11 - 12 triệu m3 ,
vừa phục vụ nhà máy, vừa phục vụ sản xuất nông nghịêp. Tại khu vực nhà
máy Alumin, nhà máy điện và khí hóa than, mỗi năm tiêu thụ gần 6 triệu m3 nước
được lấy từ suối Đăk R’Tih và từ trạm xử lý nước thải (nước thu hồi
tuần hoàn). Tại khu vực hồ bùn đỏ rộng 180ha sẽ xây dựng một bể thu nước
có thể tích 5.000m3. Theo tính toán, khối lượng hỗn hợp bùn đỏ (chất thải rắn) thải ra 1.376.910 tấn/năm tương đương 945.568m3.
Để đảm bảo an toàn, người ta sẽ xây sáu ngăn (hồ chứa), mỗi ngăn có
diện tích 30ha. Xung quanh hồ có đường đi rộng 4m, có hệ thống thu và
thoát nước kích thước 2x3m, có vành đai cây xanh…
Với
công suất 650.000 tấn Alumin, mỗi năm tổ hợp Nhân Cơ tiêu thụ gần 200
triệu KWh điện: Nhà máy tuyển quặng tiêu thụ hơn 36 triệu KWh và nhà máy
Alumin tiêu thụ gần 163 triệu KWh (ngoài ra còn tiêu thụ 1.458.540 tấn
hơi/năm). Nhà máy điện và nhà máy khí hóa than cần tới 487.000 tấn than
(than cám 4B HG cho nhà máy điện và than cục 4B HG cho khí hóa than theo
tiêu chuẩn Việt Nam) cộng với 2.000 tấn dầu FO và 70 tấn dầu DO. Nhà
máy Alumin mỗi năm còn cần tới 52.000 tấn kiềm 100% (NaOH), gần 50.000
tấn vôi và 10.000 tấn đá vôi, 65 tấn axit sunfuric (98%).
Than
cám, than cục theo đường biển từ Quảng Ninh chở về cảng Sài Gòn rồi chở
bằng xe tải lên nhà máy. Xút ở dạng rắn được chở tới kho chứa có dung
lượng 7 ngày. Nước tuần hoàn sẽ được dùng để hòa tan xút rắn sau đó dung
dịch được bơm vào bể chứa xút loãng gồm 4 thùng có đường kính 10m, cao
20m, đủ cung cấp trong 25 ngày.
Với
dây chuyền công nghệ tiên tiến, các chủ đầu tư tổ hợp Alumin Nhân Cơ hy
vọng bột alumin của họ sẽ có ít tạp chất nhất và thành phần Al2O3 ≥98,6%, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ sức cạnh tranh trên thị trường alumin thế giới.
Các
nhà đầu tư cũng tin rằng giá thành sản xuất 1 tấn alumin có chi phí rất
thấp (khoảng 254 USD/tấn) và trong bối cảnh thị trường alumin thế giới
khan hiếm họ sẽ bán ra với giá cao bình quân 372 USD/tấn, doanh thu hàng
năm của tổ hợp xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là
10,45% dẫn tới thời gian thu hồi vốn theo tính toán chỉ mất gần 9 năm!
Những con số làm nức lòng người!
Lãi lớn, nên Nhà máy dự kiến nộp thuế xuất khẩu gần 200 tỷ và coi đó là khoản nộp ngân sách trung ương. Đối với tỉnh Đắc Nông, tổ hợp sẽ nộp tổng cộng 405 tỷ vào ngân sách địa phương bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp 287 tỷ, phí môi trường 110 tỷ, thuế tài nguyên 6,2 tỷ và thuế đất, gần 1,9 tỷ.
Một
tỉnh nghèo, thuần nông và đang tìm đường phát triển cho bằng anh, bằng
chị… thì những dự kiến lấp lóe ánh hào quang của dự án Alumin Nhân Cơ
làm tăng niềm hy vọng cho lãnh đạo tỉnh Đắc Nông. Trong bữa ăn, giấc
ngủ, nhiều người mơ màng tới tương lai không xa nữa, dự án Đắc Nông 1 đi
vào hoạt động sẽ kích thích Đắc Nông 2,3,4... lần lượt ra đời. Thị xã
Gia Nghĩa (cách khu Nhân Cơ chừng 20km theo Quốc lộ 14) sẽ trở thành
trung tâm kinh tế lớn của Tây Nguyên nhờ ngành công nghiệp nhôm phát
đạt. Hơn thế nữa, Gia Nghĩa còn là đầu mối đường sắt Tây Nguyên. Từ nơi
này, mỗi ngày sẽ có vài chục đoàn tàu xuôi ngược… Viễn cảnh huy hoàng
đón đợi Đắc Nông – một tỉnh miền sơn cước đất rộng, người thưa nhưng chỉ
cần đổi 2% diện tích đất sang làm công nghiệp khai thác bauxite là có
sự đổi đời về mọi mặt!
Đắc Nông náo nức trước con đường mới xây chạy vào thị xã Gia Nghĩa. Ảnh: LTT
Cứ
suy từ dự án Nhân Cơ là thấy ngay: khi bước vào hoạt động, tổ hợp sẽ sử
dụng 1029 người bao gồm: Nhà máy tuyển quặng 238 người, nhà máy Alumin
và văn phòng là 791 người. Trong số này, có tới 230 người tốt nghiệp đại
học: kỹ sư hóa 60 người, kỹ sư luyện kim 30 người, kỹ sư cơ khí 30
người, kỹ sư thiết bị nhiệt – năng lượng 20 người, kỹ sư điều khiển và
tự động hóa 20 người, kỹ sư điện 20 người… và cần tới 500 người tốt
nghiệp cao đẳng và trung cấp làm việc ở lò hơi, phân tích hóa chất, điện
công nghiệp, sản xuất chất vô cơ, vận hành quạt bơm khí nén… Những loại
kỹ sư ấy, Đắc Nông không thể cung cấp cho tổ hợp Nhân Cơ nhưng khi họ
được tuyển dụng từ mọi vùng trong nước về đây, sẽ bổ sung hàm lượng chất
xám cho địa phương. Như thế, chỉ năm, bảy năm nữa, tỉnh Đắc Nông sẽ là
nơi tụ họp của nhân tài. Hàng nghìn trí thức trẻ, làm ăn định cư lâu
dài, lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái, gây dựng mái ấm trên đất Tây
Nguyên. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh Đắc Nông đã có chủ trương quy hoạch
lại thị xã Gia Nghĩa thành một đô thị mới, đáp ứng yêu cầu của ngành
công nghiệp bauxite đồng thời xây dựng đô thị Gia Nghĩa thành một thành
phố xanh, sạch, đẹp, có dịch vụ du lịch đầy đủ tiện nghi, hấp dẫn, có
hàm lượng tri thức cao. Để thực hiện ước mơ này, Đắc Nông mời Công ty tư
vấn Jina Architects Co.Ltd của Hàn Quốc tiến hành xây dựng đồ án quy hoạch đô thị Gia Nghĩa tới năm 2030, tầm nhìn 2050.
Theo phác thảo lần thứ 3, thị xã Gia Nghĩa sẽ mở rộng, sáp nhập các xã
Đak Wer, Nhân Cơ, Nhân Đạo của huyện Đak R’Lấp để hình thành nên khu đô
thị Tây Nam, xã Trường Xuân của huyện Đak Song thành khu đô thị Tây
Bắc... là các đô thị vệ tinh của thành phố Gia Nghĩa có 188.000 dân vào
năm 2030 và 240.000 vào năm 2050.
***
Thật
tiếc cho sự kỳ vọng chính đáng vào các dự án bauxite của Đắc Nông vì
những chỉ tiêu kinh tế ghi rất rõ ràng trong các báo cáo của TKV chỉ là…
“dự báo” theo chiều hướng mọi điều đều thuận lợi, đều tốt đẹp… như mơ,
thì may ra, sẽ thành sự thật.
Sau
mấy năm triển khai dự án Nhân Cơ, vấn đề vốn vay bế tắc mọi ngả. TKV
được bật đèn xanh cho bán trái phiếu nhưng không thành công, đi tìm nhà
đầu tư nước ngoài thì “trái lệnh cấp trên” nên họ chỉ còn cách kêu ca,
than vãn rằng: “Nếu Chính phủ bảo lãnh, các tổ chức tín dụng sẽ yên tâm
cho vay và mức lãi suất hợp lý”. Phúc thay cho TKV, Bộ Tài chính vừa
chấp thuận bảo lãnh cho TKV khi Chính phủ ban hành quyết định số 44/TTg
(có hiệu lực thi hành từ 10 - 10 - 2011) về danh mục các dự án được
Chính phủ xem xét bảo lãnh, có các dự án đầu tư khai thác alumin và
nhôm.
Tạm
yên lòng có khoản “nợ công” chống lưng, TKV “được đằng chân lân đằng
đầu” đề nghị Bộ Công thương xem xét giảm thuế xuất khẩu alumin với lý
do, dự án Nhân Cơ, Tân Rai phải bỏ tiền ra sửa đường hỏng, làm đường mới
và các chi phí vận tải tăng cao ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất
thậm chí sẽ bị lỗ!
Tuy
là những lời đề nghị “khiếm nhã” nhưng đó lại là những lời chân thật
nhất, dũng cảm nhất của TKV trước Chính phủ, Bộ Công thương và dư luận
xã hội. Trước kia để thực hiện ý đồ của mình, họ đã tung ra các số liệu
giả định đầy ảo vọng mơ hồ, không tính đúng, tỉnh đủ các chi phí nên khi
triển khai cụ thể mới “vỡ lẽ” mọi điều. TKV xin giảm thuế, miễn thuế
xuất khẩu thì sẽ còn đâu khoản nộp ngân sách trung ương gần 200 tỷ? Làm
ăn không có lãi thì lấy đâu tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Đắc
Nông? Và như vậy, sự hy sinh của nhân dân các xã Nhân Cơ, Nghĩa Thắng,
Nhân Đạo không những chỉ giao đất, giao nhà cho TKV đi nơi khác sinh
sống, mà còn tiếp tục hứng chịu hàng ngàn tấn bụi than, bụi đá… lơ lửng
trong không khí quanh năm suốt tháng cùng với sự ô nhiễm nguồn nước… để
đổi lấy cái gì?
Có
lẽ sự kỳ vọng, chờ trông vào các dự án bauxite bắt đầu suy giảm nên khi
nghe tin các đoàn xe chở alumin sẽ đi lên thị xã Gia Nghĩa vào Quảng
Khê, UBND tỉnh Đắc Nông đã gửi văn bản kiến nghị tới Thủ tướng, cho rằng
các đoàn xe tải nặng sẽ phá nát 13 km đường thị xã, gây ô nhiễm và mất
mỹ quan, gia tăng tai nạn giao thông. Do vậy, tỉnh Đăc Nông yêu cầu dự
án Nhân Cơ phải mở một con đường tránh không qua thị xã, nối từ Nhân Cơ
đến Đại Nghĩa đi tới Quảng Khê.
Cùng
với chuyện đường vận chuyển, ngày 26 - 9 - 2011 UBND tỉnh còn gửi một
văn bản tới Bộ công thương có nội dung không đồng tình với bản dự thảo
quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite
đến năm 2020, có xét đến năm 2030.
Vì sao Đắc Nông có phản ứng với bản dự thảo?
Đó
là vì, Bộ Công thương chủ trương chỉ nên duy trì hoạt động của tổ hợp
Alumin Nhân Cơ với công suất 650.000 tấn/năm tới năm 2030. Nếu mở rộng
hết cỡ, công suất đạt 1,2 triệu tấn/năm và chưa nên xây dựng các nhà máy
khác. Theo Đắc Nông chủ trương ấy không tuân thủ theo kết luận của Bộ
Chính trị về việc phát triển công nghiệp bauxite Tây Nguyên, ảnh hưởng
tới sự phát triển của Đắc Nông.
Nếu
bản quy hoạch mới được Chính phủ phê duyệt, mọi hy vọng trở thành trung
tâm nghiên cứu và sản xuất Alumin - Nhôm của tỉnh Đắc Nông tan thành
mây khói. Việc quy hoạch đô thị Gia Nghĩa sẽ bị phá vỡ, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội cũng lâm vào ngõ cụt vì không còn động lực dẫn
hướng.
Một
tỉnh nghèo, nuôi bao ước vọng đổi đời cho vùng đất xa xôi, hẻo lánh
nhưng lại đang lo âu, phấp phỏng vì sự thay đổi quan điểm phát triển
ngành công nghiệp alumin – nhôm trong vài ba thập kỷ tới…
Có
thể Đắc Nông phải chịu hậu quả của sự tiết giảm các dự án bauxite nhưng
xét về đại cục, về tương lai thì lòng dân sẽ thuận thảo, đất nước sẽ
yên bình!
Thời gian không còn xa nữa, chúng ta sẽ chờ xem!
L.T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Chuyện chưa biết nhiều về dự án bauxite Tây Nguyên (bauxitevn)
Lê Trung Thành
Đây là bài cuối cùng trong chùm 6 bài của KS Lê Trung Thành điều tra hiện trạng Dự án Bauxite Tây Nguyên, dành choBauxite Việt Nam. Ở bài viết cuối cùng này tác giả có một phần kết in đậm, rút ra một vài nhận xét sau khi đã đi xong một vòng từ Tân Rai, Nhân Cơ, tuyến đường bộ chạy qua Lâm Đồng, Đồng Nai, tuyến đường sắt còn nằm trên giấy... cho đến cảng Kê Gà. Lời kết luận của tác giả không giấu được những tiếng thở dài ngao ngán trước một màn kịch mà hồi kết xem ra chưa thấy gì là “có hậu” dù rằng Dự án nay chỉ mới gần gần bước vào giai đoạn... “thí điểm sản xuất” mà thôi.
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu năm cố gắng làm ăn theo cung cách hiện đại cho đúng quy trình công nghệ mà các nước tiên tiến cũng như các nước phát triển quanh ta đều đã đi qua và để lại hết sức nhiều kinh nghiệm quý giá. Khốn thay, cứ giao cho khối kinh tế nhà nước của chúng ta thực thi là y như mọi kinh nghiệm đều đổ sông đổ bể. Và nhân dân ta hết keo này đến keo khác cứ phải è cổ gánh lấy những hậu quả tày đình, nợ mẹ chồng chất nợ con, phải xù nợ lần này rồi chắc sẽ còn lần khác, khiến đời sống của đại đa số dân chúng ngày càng xơ xác, uy tín của Nhà nước cũng giảm di, mà “cục nợ” thì không biết bao giờ mới rứt đi được. Giờ đây, cứ nghe những tiếng Vinashin, Dung Quất... là ai nấy đều hết hồn, tưởng như lưỡi hái thần chết đang lấp ló sau lưng mình, đòi nợ chính tính mệnh của mình. Nay lại thêm một cái tên Bauxite Tây Nguyên, một cái tên không còn kèm theo tâm trạng hào hứng, những lời tán dương, vồ vập – và cũng có cả những lời chửi rủa như giọng lưỡi của một Lê Dương Quang đối với nhân sĩ trí thức, khi họ chân thành kiến nghị Nhà nước xét lại cái dự án chứa nhiều hiểm hoạ ấy – mà chỉ còn là sự thảng thốt lo lắng vì trăm món tiền không biết lấy đâu ra để tiếp tục thực thi tiến độ của cái gọi là “dự án thế kỷ” này.
Tác giả Lê Trung Thành cho biết Nhà nước đang chuẩn bị cho một dự thảo để chính thức công bố chuyển đổi quy hoạch Dự án Bauxite Tây Nguyên thành một Dự án vẫn trong “tình trạng thí điểm” nhưng là thí điểm lâu dài, nghĩa là cũng coi như tạm thời dừng lại ở mức từ nay đến 2012 sẽ đạt được và cứ cầm cự với nhau như thế cho đến 2020 có xét đến 2030, để xem mỗi năm có bớt dần con số lỗ nặng đi không chứ lãi thì cố nhiên không ai dám mơ tưởng tới.
Vâng, là những người từng đứng ra khởi xướng các bản Kiến nghị mà lần nào xướng lên cũng có đến hàng mấy ngàn người ký, yêu cầu xoá bỏ ngay từ gốc cái dự án “chết người” đó, giờ đây chúng tôi cứ tự hỏi: Tại sao một Nhà nước vì dân như Nhà nước chúng ta mà không một việc nào chịu nghe dân lấy một lần cả? Giá mà ngay từ tháng Tư năm 2009 (và có thể các tháng sau đó), các vị, những khuôn mặt chức quyền tiêu biểu – và cũng tiêu biểu cho trách nhiệm đối với dân với nước – bớt “vênh” đi một tí, chịu khó liếc nhìn vào bản Kiến nghị của chúng tôi một tí, chịu khó lật đi lật lại những tờ giấy mỏng manh mà chúng tôi thực lòng muốn lọt vào mắt các vị, và chỉ một lần thôi đặt lấy vài câu hỏi ngay thẳng cho chính lương tâm mình, rằng vì sao mà dân chúng phản đối cái dự án to tát của mình sôi nổi thế nhỉ?... Thì biết đâu...
Nhưng nói làm gì nữa khi sự đã rồi. Thôi, dầu sao thì chiếc xe đã lao xuống dốc mà nay biết phanh lại kịp thời cũng là cả một sự dũng cảm đáng mừng. Hy vọng Dự án Bauxite Tây Nguyên sẽ không đi đến cái kết quả... thê thảm là một Vinashin chưa có hồi kết, cũng không phải là dạng một tổ hợp Dung Quất mà nghe nói “bên trong còn lắm điều hay”, và trang mạng của chúng tôi mong rằng, trong một tương lai không xa, sẽ tìm được người chuyên trách và có đủ lương năng để được gặp lại độc giả xung quanh những điều đang còn đầy “bí ẩn” của cái công trình không kém tai tiếng cũng như tiền của và độ dài thời gian để rồi đến nay vẫn cứ... bảo trì và... bảo trì.
Nguyễn Huệ Chi
Trong qu á trình triển khai các dự án Bauxite Tây Nguyên, công tác thăm dò quặng bauxite có vị trí khá quan trọng nhằm đánh giá chính xác trữ lượng phục vụ cho việc lập báo cáo chuẩn bị đầu tư của TKV.
Đây là bài cuối cùng trong chùm 6 bài của KS Lê Trung Thành điều tra hiện trạng Dự án Bauxite Tây Nguyên, dành choBauxite Việt Nam. Ở bài viết cuối cùng này tác giả có một phần kết in đậm, rút ra một vài nhận xét sau khi đã đi xong một vòng từ Tân Rai, Nhân Cơ, tuyến đường bộ chạy qua Lâm Đồng, Đồng Nai, tuyến đường sắt còn nằm trên giấy... cho đến cảng Kê Gà. Lời kết luận của tác giả không giấu được những tiếng thở dài ngao ngán trước một màn kịch mà hồi kết xem ra chưa thấy gì là “có hậu” dù rằng Dự án nay chỉ mới gần gần bước vào giai đoạn... “thí điểm sản xuất” mà thôi.
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu năm cố gắng làm ăn theo cung cách hiện đại cho đúng quy trình công nghệ mà các nước tiên tiến cũng như các nước phát triển quanh ta đều đã đi qua và để lại hết sức nhiều kinh nghiệm quý giá. Khốn thay, cứ giao cho khối kinh tế nhà nước của chúng ta thực thi là y như mọi kinh nghiệm đều đổ sông đổ bể. Và nhân dân ta hết keo này đến keo khác cứ phải è cổ gánh lấy những hậu quả tày đình, nợ mẹ chồng chất nợ con, phải xù nợ lần này rồi chắc sẽ còn lần khác, khiến đời sống của đại đa số dân chúng ngày càng xơ xác, uy tín của Nhà nước cũng giảm di, mà “cục nợ” thì không biết bao giờ mới rứt đi được. Giờ đây, cứ nghe những tiếng Vinashin, Dung Quất... là ai nấy đều hết hồn, tưởng như lưỡi hái thần chết đang lấp ló sau lưng mình, đòi nợ chính tính mệnh của mình. Nay lại thêm một cái tên Bauxite Tây Nguyên, một cái tên không còn kèm theo tâm trạng hào hứng, những lời tán dương, vồ vập – và cũng có cả những lời chửi rủa như giọng lưỡi của một Lê Dương Quang đối với nhân sĩ trí thức, khi họ chân thành kiến nghị Nhà nước xét lại cái dự án chứa nhiều hiểm hoạ ấy – mà chỉ còn là sự thảng thốt lo lắng vì trăm món tiền không biết lấy đâu ra để tiếp tục thực thi tiến độ của cái gọi là “dự án thế kỷ” này.
Tác giả Lê Trung Thành cho biết Nhà nước đang chuẩn bị cho một dự thảo để chính thức công bố chuyển đổi quy hoạch Dự án Bauxite Tây Nguyên thành một Dự án vẫn trong “tình trạng thí điểm” nhưng là thí điểm lâu dài, nghĩa là cũng coi như tạm thời dừng lại ở mức từ nay đến 2012 sẽ đạt được và cứ cầm cự với nhau như thế cho đến 2020 có xét đến 2030, để xem mỗi năm có bớt dần con số lỗ nặng đi không chứ lãi thì cố nhiên không ai dám mơ tưởng tới.
Vâng, là những người từng đứng ra khởi xướng các bản Kiến nghị mà lần nào xướng lên cũng có đến hàng mấy ngàn người ký, yêu cầu xoá bỏ ngay từ gốc cái dự án “chết người” đó, giờ đây chúng tôi cứ tự hỏi: Tại sao một Nhà nước vì dân như Nhà nước chúng ta mà không một việc nào chịu nghe dân lấy một lần cả? Giá mà ngay từ tháng Tư năm 2009 (và có thể các tháng sau đó), các vị, những khuôn mặt chức quyền tiêu biểu – và cũng tiêu biểu cho trách nhiệm đối với dân với nước – bớt “vênh” đi một tí, chịu khó liếc nhìn vào bản Kiến nghị của chúng tôi một tí, chịu khó lật đi lật lại những tờ giấy mỏng manh mà chúng tôi thực lòng muốn lọt vào mắt các vị, và chỉ một lần thôi đặt lấy vài câu hỏi ngay thẳng cho chính lương tâm mình, rằng vì sao mà dân chúng phản đối cái dự án to tát của mình sôi nổi thế nhỉ?... Thì biết đâu...
Nhưng nói làm gì nữa khi sự đã rồi. Thôi, dầu sao thì chiếc xe đã lao xuống dốc mà nay biết phanh lại kịp thời cũng là cả một sự dũng cảm đáng mừng. Hy vọng Dự án Bauxite Tây Nguyên sẽ không đi đến cái kết quả... thê thảm là một Vinashin chưa có hồi kết, cũng không phải là dạng một tổ hợp Dung Quất mà nghe nói “bên trong còn lắm điều hay”, và trang mạng của chúng tôi mong rằng, trong một tương lai không xa, sẽ tìm được người chuyên trách và có đủ lương năng để được gặp lại độc giả xung quanh những điều đang còn đầy “bí ẩn” của cái công trình không kém tai tiếng cũng như tiền của và độ dài thời gian để rồi đến nay vẫn cứ... bảo trì và... bảo trì.
Nguyễn Huệ Chi
Trong qu á trình triển khai các dự án Bauxite Tây Nguyên, công tác thăm dò quặng bauxite có vị trí khá quan trọng nhằm đánh giá chính xác trữ lượng phục vụ cho việc lập báo cáo chuẩn bị đầu tư của TKV.
Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép thăm dò nhiều mỏ bauxite ở Đắc
Nông và Lâm Đồng sau khi thẩm định hồ sơ khảo sát các Công ty cổ phần
địa chất và khoáng sản (GEOSIMCO), Liên đoàn địa chất Trung Bộ, Công ty
cổ phần tin học và công nghệ môi trường (VITE), Công ty cổ phần đá quý,
vàng Lâm đồng… là những đơn vị tham gia thăm dò nhiều đề án ở mỏ Nhân
Cơ, Gia Nghĩa, Bắc Gia Nghĩa, Đắc Song, mỏ 1-5, Quảng Sơn, Tân Rai, Bảo
Lộc … Đây là những đề án nằm trong quy hoạch nên được điều tra, nghiên
cứu khảo sát kỹ lưỡng và hai dự án tổ hợp alumin Tân Rai, Nhân Cơ được
triển khai thiết kế nhờ vào các dữ kiện thăm dò trữ lượng và xác định
thời gian khai thác của dự án khoảng 30 năm không kể tới 3-4 năm đầu xây
dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị. Mỏ Tân Rai trải rộng trên diện tích
220 km2, tổng trữ lượng hơn 500 triệu tấn quặng nguyên khai. Phần phía Tây của mỏ có diện tích 42 km2 được
thăm dò chi tiết có trữ lượng gần 149 triệu tấn. Ngày 21.6.2010, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã cấp cho tổ hợp Tân Rai giấy phép khai thác
trong phạm vi 1.619,5 ha, thời hạn 29 năm.
Không
quá nghèo như Đắc Nông, nhưng tỉnh Lâm Đồng cũng chẳng dư dật giàu có
gì. Ngoài du lịch, trồng rau, trồng hoa thì các ngành công nghiệp Lâm
Đồng hàng năm chỉ đạt giá trị trên dưới 4.500 tỷ đồng, kim ngạch xuất
khẩu ở mức 240-250 triệu USD… Chính vì vậy, khi TKV xây dựng dự án Tân
Rai, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hết lòng ủng hộ và phản ứng quyết liệt trước
những ý kiến, những đề nghị tạm ngưng dự án. Niềm hy vọng vào khoản
thuế xuất khẩu alumin, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường… xấp xỉ
700 tỷ đồng mỗi năm cộng với tin mừng sẽ có đường sắt khổ đôi từ Đắc
Nông kéo xuống Bảo Lộc, Di Linh xuôi về Bình Thuận, mở ra nhiều ý tưởng
mới lạ cho quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế của Lâm Đồng trong
tương lai không xa.
Hơn
thế nữa, tổ hợp alumin Tân Rai với công suất 650.000 tấn/năm hoạt động
sẽ thúc đẩy dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hydrat nhôm, công
suất 300.000 tấn/năm đã được phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chấp thuận
cho TKV hợp tác với Công ty Itochu và Sumitomo Chemical (Nhật Bản) vào
ngày 17.9.2008. Trước đó, ngày 17.7.2006, Thủ tướng Chính phủ cũng có
văn bản đồng ý cho thành lập liên doanh giữa Tổng công ty Hóa chất Việt
Nam và hai đối tác Nhật Bản là Nippon Metal và Tập đoàn Sojitz đầu tư dự
án xây dựng nhà máy sản suất hydrat nhôm, ô xít nhôm công suất 550.000
tấn/năm.
Nếu
các dự án này được triển khai thì Lâm Đồng có thêm 16.000 việc làm,
trong có có tới một nửa dành cho những người có trình độ đại học, cao
đẳng của nhiều chuyên ngành, nó đồng nghĩa với việc tập trung nguồn nhân
lực cao cấp tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhiều
thập kỳ tới. Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ có dự án Tân Rai chuẩn bị
hoạt động vào quí II-2012 sau nhiều lần hẫng hụt vì tổng thầu
EPC-Chalieco chậm tiến độ, mà nguyên nhân rất chính đáng (?) đưa ra là
vì “mưa kéo dài” mặc dù từ cuối năm 2010, người ta đã đưa thông tin “tổ
hợp hoàn thành 98% công việc” rồi!
Chậm
đưa tổ hợp Tân Rai vào khai thác đã làm vỡ kế hoạch rao bán 50.000 tấn
alumin đầu tiên vào dịp cuối năm 2011 và bán 350.000 tấn vào năm 2012
trên thị trường alumin thế giới. Lời rao của TKV kèm theo điều kiện “ai
trả giá cao hơn” thì được ưu tiên ký kết hợp đồng dài hạn. Còn xét về
mặt lâu dài, TKV lại chọn Yunnan Metallurgical để ký biên bản ghi nhớ có
nội dung: TKV sẽ bán cho Công ty TNHH Luyện nhôm Vân Nam (Yunnan
Aluminium Industry Co.Ltd) mỗi năm từ 600.000-900.000 tấn alumin trong
thời hạn 30 năm, có đàm phán giá từng giai đoạn. Điều đó có nghĩa là, về
mặt nguyên tắc, toàn bộ sản phẩm của hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ sẽ
xuất khẩu sang Vân Nam – Trung Quốc, cho dù tại miền Tây Nam tỉnh Vân
Nam, họ cũng đang xây dựng một nhà máy sản xuất 800.000 tấn alumin mỗi
năm. Bán, mua là chuyện bình thường, nhưng giá cả thế nào mới là việc
đáng quan tâm bởi nó liên quan đến sự sống còn của hai nhà máy Tây Rai
và Nhân Cơ, nó cũng sẽ là lời giải, là đáp số cuối cùng của những bài
toán và giải tỏa những nghi ngờ của các nhà kinh tế, xã hội học và dư
luận xã hội mấy năm nay.
Sau
năm 2008, sức tiêu thụ nhôm trên thị trường thế giới bắt đầu chững lại
và giảm nhanh so với 5-6 năm trước đây. Hiện nay giá bán một tấn nhôm
dao động từ 2.000-2.200USD, cụ thể là giá nhôm LME chính thức ngày
8.12.2011 trên thị trường Luân Đôn (nguồn của London Metal
Exchange-http//www.co.uk) như sau: Mua bằng tiền mặt: 2.059USD, mua kỳ
hạn 3 tháng: 2.069USD, mua kỳ hạn 15 tháng: 2.170USD, kỳ hạn 27 tháng:
2.270USD. Nếu tính giá alumin bằng 13% giá nhôm thì giá bán một tấn
khoảng 295USD.
Nếu
tạm bỏ qua giá thị trường Trung Quốc thường hạ 10-12% so với giá thế
giới thì với giá 295 USD một tấn, sản phẩm của TKV không mang lại hiệu
quả kinh tế. Tại cuộc tọa đàm trực tuyến do báo điện tử Vnexpress tổ
chức cuối tháng 10.2010, Các ông Nguyễn Mạnh Quân – Vụ trưởng Vụ Công
nghiệp nặng – Bộ Công thương và ông Nguyễn Thanh Liêm – Trưởng ban
nhôm-titan của KTV đã công bố chi phí giá thành một tấn alumin của tổ
hợp Tân Rai là 265USD và 287USD ở Nhân Cơ. Số liệu này chưa tính đúng,
tính đủ nhiều loại chi phí, đặc biệt là chi phí vận tải đường bộ và bốc
xếp ở cảng. Nếu năm 2009, cước vận tải bình quân 2.000đ/1km thì đến nay
đã tăng tới 3.800-4.000đ/1km. Một tấn alumin về đến Gò Dầu phải trả
800.000đ cộng với 33.000đ tiền bốc xếp xuống hầm tàu tại cảng Gò Dầu,
tổng cộng xấp xỉ 40USD/tấn. Chỉ cần thêm một loại chi phí thôi, giá bán
alumin (giá F.O.B) đã thấp hơn giá thành sản xuất vài ba chục đô la một
tấn! Chưa hết, trong vài năm đầu tiên, sản lượng còn thấp hơn công suất
thiết kế nên chi phí tăng thêm 30-40% do phải trả lãi vay thương mại,
khấu hao tài sản cố định… Điều đó cho thấy ở tổ hợp Tân Rai trong những
năm 2012, 2013, 2014, mỗi năm có thể lỗ khoảng 40-50 triệu USD và giảm
dần khi đạt tới công suất 600.000-650.000tấn/năm. Ở tổ hợp Nhân Cơ,
khoản lỗ cộng thêm 10-15% so với lỗ ở Tân Rai do cung đường vận chuyển
dài hơn 60-70km.
Ngoài
ra, mức độ rủi ro còn nhiều yếu tố khác, kể cả giá bán than của chính
TKV đang đề nghị tăng thêm, nếu được chấp thuận giá mới, mỗi năm, với
gần một triệu tấn than cám và than cục cung ứng cho hai tổ hợp Tân Rai
và Nhân Cơ, chi phí sản suất sẽ tăng theo vì than chiếm tới 45% chi phí
trực tiếp trong dây chuyền chế biến alumin.
Trước
kia, khi còn đương nhiệm, cựu lãnh đạo TKV – Đoàn Văn Kiển hùng hồn
tuyên bố, các số liệu của dự án mới là dự báo, phải làm thực tế mới biết
lỗ, lãi, năm ăn, năm thua… và đời dự án kéo dài 30, 40 năm, thậm chí 50
năm nên lúc lãi, lúc lỗ là chuyện… bình thường! Đi theo ông Kiển, các
quan chức Bộ Công thương liên quan và lãnh đạo TKV tiết lộ phải bỏ tiền
ra mua số liệu đáng tin cậy để tự ru ngủ mình bằng “giá alumin từ
2011-2020 sẽ tăng từ 340-650 USD/tấn alumin như cơ quan nghiên cứu thị
trường Metalbuleten cung cấp!
Buôn tài không bài dài vốn!
TKV
đã giật gấu vá vai, đắp đổi từ nhiều nguồn vẫn không đủ tiền đầu tư xây
dựng dự án nên Chính phủ đã rủ lòng từ bi vốn có để cứu hai tổ hợp Tân
Rai và Nhân Cơ, đứng ra bảo lãnh cho TKV trong khi nợ công đầm đìa và
hậu quả của sự kiện Vinashin “xù nợ” nước ngoài gây nhiều hệ lụy xấu cho
việc đàm phán sắp xếp vốn. Tìm được nhà hảo tâm giữa lúc kinh tế thế
giới suy thoái đã khó thì TKV lấy đâu ra tiền bù lỗ và thanh toán lãi và
trả nợ gốc hàng năm hay lại buộc Chính phủ cho vay tiền giống như Chính
phủ từng trả nợ thay cho các nhà máy xi măng???
Có
lẽ đã nhìn thấy nhiều hậu quả tiêu cực và những khó khăn, phức tạp
không dễ tìm giải pháp khắc phục một sớm một chiều nên Bộ Công thương đã
có những chuyển biến thể hiện trong bản dự thảo Quy hoạch thăm dò và
khai thác, chế biến alumin, nhôm giai đoạn tới 2020, xét đến năm 2030.
Về cơ bản, Bộ Công thương giữ nguyên hai tổ hợp Tân Rai và Nhân Cơ. Khi
có điều kiện thì xét đến việc mở rộng và tăng công suất của hai dự án
thí điểm. Tuy nhiên, duy trì hoạt động trong điều kiện thu không đủ chi
quả là một đòn cân não đối với những người tham gia quản trị và khai
thác dự án. Tất nhiên, đã có quá nhiều lời cảnh báo của các nhà khoa
học, những chuyên gia am tường lĩnh vực khai thác khoáng sản, những
người có tâm huyết thực sự chân thành góp ý kiến trong quá trình triển
khai dự án bauxite Tây Nguyên. Tiếc thay, dư luận xã hội ồn ào, gay gắt
chỉ có tác dụng nhất thời, không đủ sức can ngăn các nhà lãnh đạo từ bỏ
một chiến lược vốn được vạch ra một cách vội vã, duy ý chí và bảo thủ
nhưng dẫu chưa trọn vẹn thì ít nhất dư luận xã hội đã có một chiến thắng
“tầm trung bình” là Chính phủ chấp nhận “thí điểm hai dự án” thay cho
kế hoạch phát triển tức thời 5-7 nhà máy lớn ở Đắc Nông, Gia Lai, Lâm
Đồng, Bình Phước. Số vốn dự định đầu tư cũng giảm còn 1/4, 1/5… và sắp
tới, sẽ có một bản quy hoạch mới khác hẳn bản quy hoạch đã được phê
duyệt năm 2007.
Cũng
cần đề cập một chút về vấn đề nhiều nhà khoa học xã hội, lịch sử quan
tâm tới rừng đầu nguồn, tới công tác bảo tồn văn hóa bản địa Tây Nguyên…
Khi triển khai Dự án Bauxite tại Đắc Nông và Bảo Lộc – Lâm Đồng, khu
vực hai dự án tọa lạc trên thực tế không có rừng nguyên sinh, không có
rừng phòng hộ. Ở Nhân Cơ có hơn 4 ha đất rừng sản xuất nằm trong phạm vi
giải tỏa. Trong 220 hộ di dời, có 11 hộ người M’Nông, người Hoa và
người Nùng di cư từ các tỉnh miền Bắc vào Nhân Cơ.
Còn
vấn đề dư luận xã hội quan tâm nhất là công nhân và chuyên gia Trung
Quốc ở hai vùng đất đó lâu hay mau, dài hay ngắn cứ đeo đẳng mấy năm
nay. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói với cử tri TP. Hồ Chí Minh là
“người Trung Quốc chỉ có mặt lúc xây dựng dự án, sau khi hoàn thành, bàn
giao, họ sẽ về nước hết”. Thực tế cho thấy, khi Tân Rai, Nhân Cơ hoạt
động, Nhà thầu Chalieco để lại 7-10 chuyên gia kỹ thuật giúp nhân viên
kỹ thuật Việt Nam theo hợp đồng đã ký kết trong thời hạn ba năm nên vấn
đề an ninh quốc phòng không có gì đáng lo ngại.
***
LỜI KẾT
Quý
vị đã theo dõi 6 bài viết với nội dung hệ thống hóa lại toàn cảnh Dự án
Bauxite Tây Nguyên của TKV đã và đang thực hiện ở Tân Rai và Nhân Cơ.
Những
mục tiêu to lớn, mang tầm chiến lược của các nhà lãnh đạo thể hiện
trong bản quy hoạch 2007 đã phải giảm thiểu trước sự phản kháng mạnh mẽ
của xã hội, của giới nhân sỹ, trí thức và nhiều nhà hoạt động, nghiên
cứu kinh tế, lịch sử, văn hóa. Mạng lưới truyền thông chính thức của nhà
nước, của cộng đồng dân cư mạng đã viết hàng ngàn bài báo nói về dự án
này. Ngoại trừ một số tin bài quá khích thì phần lớn là những tiếng nói
trung thực, chân thành góp ý cho Đảng và Nhà nước. Trong bối cảnh ấy
trang mạng Bauxite Việt Nam ra đời và từ đó đến nay đã kiên trì, bám sát
hướng đi đã chọn, trở thành nơi đăng tải những ý kiến phản biện của
giới trí thức chân chính. Nhiều bản kiến nghị của tập thể, cá nhân,
nhiều ý kiến chất vấn Chính phủ trên diễn đàn Quốc hội cho thấy chưa có
dự án nào thu hút sự quan tâm của xã hội lớn như thế nên Bộ Chính trị và
Chính phủ đã có một số điều chỉnh tích cực, quyết định chỉ làm thí điểm
hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ đồng thời chưa hợp tác với nước ngoài
góp vốn xây dựng dự án.
Dù
đã lắng nghe, dù có thay đổi một phần kế hoạch nhưng hậu quả xấu của
“thí điểm” không hề nhỏ và sẽ đeo đẳng, kéo dài trong nhiều năm tới, gây
tổn thất chủ yếu về tiền của, công sức và ô nhiễm môi trường. Đến bây
giờ, khi chỉ còn vài tháng nữa Tân Rai bắt đầu hoạt động và sau hai năm,
đến lượt Nhân Cơ khai thác… những khó khăn, những tai nạn, những thách
thức sẽ lần lượt phơi bày cụ thể hơn, chi tiết hơn và báo giới còn tốn
nhiều giấy mực để loan tin…
Dù
thua lỗ, dù thiếu vốn, sang tháng 4, tháng 5 năm 2012 những mẻ alumin
cũng sẽ xuất xưởng, được đóng gói, xếp lên xe ô tô, chở về cảng Gò Dầu
tỉnh Đồng Nai xuất khẩu sang Trung Quốc – một bạn hàng khó hiểu.
Lối
về cảng Gò Dầu xa hơn đường đã vạch để làm mới chừng 30-40km nhưng
trong hoàn cảnh TKV không có tiền xây cảng Kê Gà và làm mới hơn trăm cây
số đường bộ, dù muốn hay không (bởi quá tốn kém chi phí vận chuyển) TKV
vẫn phải sử dụng trong năm, mười năm tới.
Công
ty cổ phần Cảng Đồng Nai – chủ sở hữu cảng Gò Dầu A và B – mỗi năm bốc
xếp 4-5 triệu tấn hàng rời, hàng bao. Cầu tàu, bến bãi đủ phục vụ bốc
xếp than từ miền Bắc vào chở lên Tân Rai và ngược lại, bốc xếp alumin
xuống tàu xuất khẩu.
Nếu
có điều kiện, chỉ cần có vài ba chục triệu USD là hiện đại hóa cảng,
tàu trọng tải 25.000-30.000 tấn ra vào dễ dàng đáp ứng nhu cầu xếp dỡ
toàn bộ khối lượng hàng hai chiều của Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 2-2,5
triệu tấn/năm, nên TKV yên tâm có cơ sở hậu cần lâu dài mà không phải lo
lằng quá nhiều đến việc đầu tư xây dựng mới.
Hai dự án thí điểm chắc chắn đều thua lỗ nhưng bỏ thì thương, vương thì tội!
Âu cũng là chuyện thường tình của các doanh nghiệp nhà nước thoải mái tiêu tiền mà không cần phải suy tính thiệt hơn.
TKV
đã sinh non: Tân Rai và Nhân Cơ ra đời không đủ hình hài, ốm đau, què
quặt thì cha mẹ nó phải cố gượng gạo mà dưỡng dục, chờ thời…
Biết
đâu, sẽ có một ngày TKV dùng nguồn điện của nhà máy thủy điện Đồng Nai 5
sẽ biến alumin thành nhôm đúc một con ngựa có tim và một ngày đẹp trời
nào đó nó sẽ từ biệt hạ giới bay lên, bay xa!!!
L. T. T.
Một số hạng mục công trình đang được hoàn thiện tại dự án nhà máy Alumin Tân Rai. Ảnh tư liệu
Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải và các quan chức Chính phủ làm việc với Tập
đoàn TKV và lãnh đạo chính quyền Đắc Nông, Lâm Đồng tại Nhân Cơ, Tân
Rai, Kê Gà
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét