Việt Nam: Cần trả tự do cho nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo
Mọi
dấu hiệu đều thể hiện có sự đàn áp tôn giáo trong vụ này. Ông Nguyễn
Văn Lía được biết đến chủ yếu qua việc vận động cho tín ngưỡng Phật giáo
Hòa Hảo và đưa vấn đề đàn áp nhóm tôn giáo này ra với các nhà ngoại
giao nước ngoài. Những hành động này hoàn toàn được bảo hộ theo hiến
pháp cũng như các nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế của nhà nước Việt Nam.
(New
York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu chính quyền Việt
Nam cần thả ngay lập tức nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía
và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông. Phiên xử ông Lía được dự kiến sẽ
diễn ra vào buổi sáng ngày 13 tháng Chạp, 2011 tại Tòa án Nhân dân huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Ông
Nguyễn Văn Lía, 71 tuổi, là một tín đồ lâu năm của Phật giáo Hòa Hảo,
một nhóm tôn giáo thường xuyên bị chính quyền đàn áp. Ông cũng là đồng
tác giả của một số cuốn sách giảng về giáo lý Phật giáo Hòa Hảo. Ông bị
khởi tố về tội vi phạm điều 258 bộ luật hình sự với tội danh “lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước,” một tội danh mơ
hồ nhưng có thể dẫn tới mức án lên tới bảy năm tù.
“Mọi
dấu hiệu đều thể hiện có sự đàn áp tôn giáo trong vụ này,” ông Phil
Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
nói. “Ông Nguyễn Văn Lía được biết đến chủ yếu qua việc vận động cho
tín ngưỡng Phật giáo Hòa Hảo và đưa vấn đề đàn áp nhóm tôn giáo này ra
với các nhà ngoại giao nước ngoài. Những hành động này hoàn toàn được
bảo hộ theo hiến pháp cũng như các nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế của
nhà nước Việt Nam.”
Ông
bị bắt vào ngày 24 tháng Tư cùng với vợ, bà Trần Thị Bạc Lớn, theo một
diễn biến có vẻ là một vụ vi phạm giao thông được dàn dựng trong khi họ
đang trên đường tới dự đám giỗ của một đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo. Đêm
hôm đó, vợ ông được tha về, nhưng ông bị chính quyền giữ luôn từ thời
điểm đó và không được gặp gia đình trong suốt năm tháng sau khi bị bắt.
Khi
thăm nuôi ông vào ngày 30 tháng Mười Một, gia đình ông Nguyễn Văn Lía
được biết ông bị khởi tố theo điều 258. Gia đình ông cũng công khai bày
tỏ sự lo lắng nghiêm trọng về tình trạng suy sụp sức khỏe của ông. Ông
bị cao huyết áp, khả năng thính giác hầu như mất hoàn toàn và có một số
xương sườn bị gãy do các chấn thương cũ.
Nguyễn
Văn Lía khẳng định rằng mình vô tội. Ông kể với gia đình rằng trong khi
thẩm vấn, công an cố dọa nạt để ép ông nhận tội, và khi ông từ chối ký
vào tài liệu do công an thảo trước, họ đã sử dụng vũ lực ấn ngón tay của
ông vào tài liệu đó để lấy dấu tay.
“Giam
giữ một người già cả và ốm yếu, chỉ có tội duy nhất là vận động một
cách ôn hòa cho tín ngưỡng tôn giáo của mình là việc làm vô nhân đạo,”
ông Robertson phát biểu. “Chính quyền Việt Nam cần trả tự do vô điều
kiện và ngay lập tức cho ông Nguyễn Văn Lía, và để ông được điều trị y
tế chu đáo.”
Năm
2003, ông Nguyễn Văn Lía bị kết án ba năm tù vì đã kỷ niệm ngày giỗ
giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, người không bao giờ trở về sau
khi đi gặp các đại diện của đảng cộng sản vào năm 1947. Sau đó, mức án
dành cho ông Lía được giảm xuống còn 18 tháng.
Nguyễn
Văn Lía là thành viên tham gia vào một nhóm nhỏ tín đồ Phật giáo Hòa
Hảo đi gặp phái đoàn của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ vào
tháng Năm năm 2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã trình bày về sự đàn
áp của chính quyền đối với các nhóm Phật giáo Hòa Hảo không được công
nhận. Sau cuộc gặp, ông bị đặt dưới sự theo dõi gắt gao và liên tục bị
công an địa phương huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang sách nhiễu. Vào tháng
Chạp năm 2010, ông Nguyễn Văn Lía cùng với ba nhà vận động Phật giáo Hòa
Hảo khác đến gặp đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Lãnh sự quán Hoa
Kỳ Thành phố Hồ Chí Minh. Bốn tháng sau đó ông bị bắt.
“Hoa
Kỳ cần yêu cầu Việt Nam thả ngay lập tức ông Nguyễn Văn Lía, và chấm
dứt việc trừng phạt các nhà vận động tôn giáo ôn hòa,” ông Robertson
nói.
Các
nhóm Phật giáo Hòa Hảo không được công nhận chính thức từ lâu đã trở
thành mục tiêu đàn áp của chính quyền. Vào tháng Tám năm 2005, sau một
vụ đàn áp nghiêm trọng, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, ông Trần Văn Út đã
chết trong khi tự thiêu để phản đối chính quyền. Có ít nhất 13 nhà vận
động Phật giáo Hòa Hảo khác đang bị ngồi tù với các mức án nặng. Vụ bắt
bớ gần đây nhất xảy ra vào ngày mồng 2 tháng Bảy năm 2011, là vụ công an
tỉnh Đồng Tháp bắt nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo Trần Hoài Ân sau khi
ông đi thăm các tù nhân Phật giáo Hòa Hảo về. Trần Hoài Ân cũng là một
trong số bốn nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo đã đến gặp các nhà ngoại
giao Hoa Kỳ vào tháng Chạp năm 2010.
Phật
giáo Hòa Hảo là một dòng tu do Huỳnh Phú Sổ sáng lập vào năm 1939 tại
miền Tây đồng bằng sông Cửu Long. Một số tín đồ Hòa Hảo đã chống lại
chính quyền Việt Nam Cộng hòa vào giữa thập niên 1950, đồng thời chống
cả du kích cộng sản trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau năm 1975, Phật
giáo Hòa Hảo không được nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công
nhận là một tôn giáo chính thức. Một phái của Giáo hội Phật giáo Hòa
Hảo chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền và được công nhận vào năm
1999. Nhưng các nhóm, phái khác của Phật giáo Hòa Hảo vẫn như nước với
lửa với chính quyền.
-- Cafe Wife: Vì sao nói khác làm trong Tự do Tôn giáo? – (RFA).– Bùi Tín: Nạn ‘bắt cóc Nhà Nước’? – (VOA’s blog).
- Đinh Mạnh Vĩnh – Thử suy nghĩ cùng Người Buôn Gió – (Dân Luận). . – Mùa đông… – (Người Buôn Gió). – Gió rét về (Phương Bích).-- Truyền hình ANTV chính thức lên sóng (ITNews). “… là kênh nội dung lớn nhất Việt Nam hiện nay về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, đấu tranh chống tội phạm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội” -
- Quyết định đưa Bà Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sở giáo dục là trái pháp luật — (Chuacuuthe). – Tìm hiểu Nghị định Chính phủ về việc đưa vào cơ sở giáo dục – (RFA).
-- Hà Sỹ Phu: Goodbye gian trá, welcome sự lương thiện! – (BoxitVN).
- GS Tương Lai: Suy ngẫm về chữ “Trí” (Tia Sáng). – Nguyễn Hưng Quốc: Nhà lãnh đạo và nhà quản lý – (VOA’s blog).
- Học từ Hiến pháp 1946: Cần nhìn nhận cả ưu điểm và hạn chế (TS). - Việt Nam cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao — (VOA). – Giúp trung ương xây dựng những con người (Nguyễn Thông).
- Từ Sâm: Tự do – (Da màu). – Nháp: Cầm Viết Vất Vả (gió-o).-- HỘI NGHỊ DÒ LỖI CHÍNH TẢ. – XIN LÀM ĐÀY TỚ (Nguyễn Quang Vinh). – Thư giãn cuối tuần (Lưu Văn).--
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét