Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Vòng kim cô: vật giá-lạm phát-lãi suất


Kiềm chế lạm phát dẫn tới thắt chặt tiền tệ đẩy lãi suất lên cao cản trở sản xuất. Khi sản xuất, trong đó có ngành chăn nuôi, bị trì trệ, nhiều loại thực phẩm tăng giá mạnh lại tiếp tục đẩy lạm phát lên cao hơn.
Courtesy nguoiduatin.vn
Lãi suất cứ tăng

Giá chợ xiết dạ dày

Giá thịt heo ở Việt Nam tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái là điển hình về tình trạng vật giá leo thang hiện nay đe dọa nỗ lực kềm chế lạm phát của chính phủ. Mặc dù người Việt Nam không tiêu thụ nhiều thịt heo như người Hoa, nhưng giá thịt heo ở Trung Quốc mới chỉ tăng 57% so với một năm trước đã khiến lạm phát ở Hoa Lục cao kỷ lục trong vòng 3 năm qua. Đưa ra thí dụ này để thấy nếu không kiểm soát hạ giảm được giá lương thực thực phẩm thì lạm phát có khả năng phi mã. 
Một hàng thịt trong chợ Bến Thành- 2005- AFP photo
Một hàng thịt trong chợ Bến Thành- 2005- AFP photo

giảm khẩu phần của gia đình mình trước đã. (Giá cả) so với năm ngoái thì là gấp đôi
bà nội trợ ở TP/HCM
Vật giá thực phẩm lạm phát đã đánh mạnh vào ngân quĩ gia đình của đại đa số người dân. Một bà nội trợ ở TP.HCM mô tả thực
“Ai cũng rên siết ai cũng kêu than, ối giời ơi mỗi lần đi chợ người nào người nấy méo mặt thẫn thờ nhưng rồi cũng phải chịu thôi. Thay vì mình mua 3 lạng bây giờ mua 2 lạng hay lạng rưỡi thôi, mình cứ tự bóp mình trước, mình giảm khẩu phần của gia đình mình trước đã. So với năm ngoái thì là gấp đôi, thí dụ mấy hôm trước sườn non 110.000đ/kg bây giờ 140.000đ, thịt nạc trên 100.000đ…đã lên rồi mấy hôm nay lại lên thêm nữa” 
Khi thịt heo ở Việt Nam tăng giá quá cao cũng là lúc các loại thực phẩm khác đội giá dù chúng không có liên hệ gì với nhau, những con số được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn nhìn nhận thì ngoài thịt heo, thịt gia cầm cũng tăng 60%, rau xanh tăng 30%. Lúc thủ tướng đặt vấn đề, thì các Bộ ngành họp khẩn và bác bỏ những lời đồn đoán thực phẩm tăng giá mạnh là vì thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua vét mọi thứ từ gạo, khoai sắn tới cả thịt cá.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn từ TP.HCM nhận định:
“Cái bức xúc của người dân Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông là một chuyện hết sức đúng đắn. Tuy nhiên chuyện vật giá leo thang lại là cả một quá trình lạm phát áp lực lên nền kinh tế và cũng phải cần một thời gian để ổn định được. Còn chuyện thương gia Trung Quốc sang mua hàng ồ ạt chỉ là hiện tượng xảy ra từng thời điểm một chứ không phải ổn định và lâu dài. Do đó ảnh hưởng của nó đối chuyện giá cả leo thang cũng chỉ có một mức độ hạn hẹp mà thôi”
Sau cùng lãnh đạo các Bộ nói tới nguyên nhân cốt lõi làm cho giá thực phẩm leo thang là cung không đủ cầu, giá đầu vào tăng trong đó có thức ăn gia súc, dịch bệnh thiệt hại làm người chăn nuôi giảm đàn, hơn nữa làm ăn bấp bênh trong khi lãi suất vay vốn vượt 20% ít người dám phiêu lưu.

Thống kê so sánh mức lãi suất ngân hàng so với năm trước- Courtesy laisuat.com
Thống kê so sánh mức lãi suất ngân hàng so với năm trước- Courtesy laisuat.com
Thiếu vốn vì chính sách

Dĩ nhiên khi giá heo hơi hay heo đứng tăng cao tới mức 72 ngàn/kg so với 37 ngàn hồi năm ngoái, dẫn tới mức lời đủ hấp dẫn thì người chăn nuôi sẽ nhanh chóng tái đàn để kiếm lời, nhưng điều quan trọng là  người chăn nuôi, doanh nghiệp phải tìm được nguồn vốn vay hay nói cách khác lãi suất ngân hàng phải hạ giảm. Địều này là khó hiện thực khi vào đầu tháng 7 chính phủ nâng chỉ tiêu kiềm chế lạm phát lên 17%.
xét như vậy thì lãi suất tiền gởi hiện nay là thực âm.”
TS Võ Trí Thành, Viện kinh tế trung ương
Như vậy trong vòng nửa năm qua chính phủ đã hai lần điều chỉnh mục tiêu kềm lạm phát, lần đầu từ 6,5% lên 15% và nay lên mức 17%.  Lãi suất cho vay khó hạ giảm khi lãi suất huy động trong nhiều khoảng thời gian vừa qua là thực âm, tiền lời tiết kiệm không đủ bù đắp trượt giá. Giải thích về vấn đề lãi suất thực âm TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu:
“Ở thời điểm hiện nay thì quả có phần như vậy thật. Bởi vì chúng ta biết trần lãi suất huy động được Ngân hàng Nhà nước ấn định là 14% với mức lạm phát tính theo năm là khoảng trên 20%, tính trung bình của 6 tháng cũng vào khoảng 16%-17%. Nếu mà xét như vậy thì lãi suất tiền gởi hiện nay là thực âm”
Đưa ra những nhận định như vậy để thấy rằng chuyện hạ giảm lãi suất cho vay là rất khó. Để có tín dụng đầu vào, ngân hàng đang tìm mọi cách thỏa thuận ngầm với khách hàng gởi tiền để họ có mức lãi ít ra bằng mức trượt giá. Theo lời ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ phó vụ chính sách thuế Bộ Tài chính nói trong cuộc hội thảo hôm 12/7 ở Hà Nội, các ngân hàng đang thực hiện lãi suất thỏa thuận ngầm, danh nghĩa trần huy động 14% nhưng thực tế là 17-19% và lãi suất cho vay tất nhiên phải từ 20% trở lên. Giới chức này đặt vấn đề, lãi suất cứ như hiện nay nền kinh tế không thể tồn tại vì khó có doanh nghiệp nào hoạt động tốt với lãi suất cho vay hơn 20% của các ngân hàng.

Gỡ vòng kim cô 
Ngân hàng trong giờ cao điểm- Courtesy VEF.com
Ngân hàng trong giờ cao điểm- Courtesy VEF.com

Đa số các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực tư mong muốn ngân hàng hạ lãi suất để họ có thể tiếp cận tín dụng. Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn ở TP.HCM trình bày ý kiến của ông trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi:
"Tôi không cho rằng lạm phát ở Việt Nam có nguyên nhân chủ yếu là từ chính sách tiền tệ mà là từ chính sách tài khóa. Cho nên thắt chặt tiền tệ với liều lượng quá lớn thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động bình thường. Do đó việc hạ giảm một mức nhất định lãi suất, cũng như việc thực hiện một chính sách tín dụng có chọn lọc và hướng về việc hỗ trợ tích cực hơn cho khu vực sản xuất kinh doanh trong nước, nhất là khu vực tư doanh, tôi cho là giải pháp tốt. Nó có thể là giải pháp đứng đắn để mà tránh được áp lực lạm phát trì trệ trong tương lai"
Chiều 18/7 tại Hà Nội, đại diện bộ ngành hữu quan đã dự phiên họp khẩn dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát để khẩn cấp tìm biện pháp kéo giá nông sản xuống, hạ nhiệt giá thực phẩm. Kế sách đề nghị  là khôi phục chăn nuôi với chìa khóa là tiếp vốn. Theo đó Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách ưu tiên riêng cho ngành nông nghiệp đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi như khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho các trang trại chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét