Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Luận về tự do báo chí

  • Hãy đến cơ quan và... thiền (BBC) - Hành thiền tại nơi làm việc – nghe lạ lùng nhưng đây là cách đem lại nhiều lợi ích cho bạn trong công việc.
  • Tín đồ Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất bị hành hung (RFA) - Sáng chủ nhật, 23/11/2014, một số tín đồ Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất tại chùa Phước Bửu, Bà Rịa, Vũng tàu đang chụp ảnh một công trình xây cất trên phần đất trước đây là cổng chùa, đã bị công an và các lực lượng thuộc chính quyền địa phương hành hung và thu giữ máy ảnh.
  • Cam Bốt : Một bà lão bán hàng rong trở thành biểu tượng của dân oan (RFI) - Chính quyền Cam Bốt vừa tuyên án một năm tù giam đối với bà Nget Khun, 75 tuổi, vì dẫn đầu biểu tình bảo vệ dân oan bị đuổi nhà ở vùng hồ Boeung Kak. Theo AFP ngày 23/11/2014, bản án hôm 11/11 chỉ làm nổi bật tình trạng bất công trong xã hội Cam Bốt. Theo các tổ chức nhân quyền, giới thân cận của thủ tướng Hun Sen, trong đầu chỉ suy tính cách thu tóm tài nguyên quốc gia - từ rừng, đồn điền cao su, cho đến địa ốc - vào trong tay.
  • Trào lưu ăn kiêng Detox ở Việt Nam (RFA) - Nhà thơ đi tuyên truyền phương pháp giảm cân, chuyện có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Mới đây, nhà thơ Trần Đăng Khoa xuất hiện trong một loạt các bài báo, quảng cáo phương pháp giảm cân mới bằng cách thanh lọc cơ thể trong vòng 12 ngày.
  • Khúc nhạc tri ân (RFA) - Ngày Lễ Tạ Ơn truyền thống của người Hoa Kỳ đã đến, một ngày lễ với những ý nghĩa to lớn nói về sự biết ơn của người dân Hoa Kỳ về nguồn gốc tổ tiên được cưu mang, cứu giúp trong những ngày đầu tiên đặt chân đến mảnh đất tự do
  • Ai đang làm xấu hình ảnh Thủ đô ? (RFA) - Người khiếu kiện khắp mọi tỉnh thành phải về đến tận các cơ quan trung ương của chính phủ và đảng ở Hà Nội để yêu cầu giải quyết cho trường hợp bị cho là oan ức của họ.
  • Cựu thủ tướng Bồ Đào Nha José Socrates bị bắt vì tham nhũng và rửa tiền (RFI) - Cựu thủ tướng Bồ Đào Nha, José Socrates hôm nay (23/11/2014) trình diện tòa án Lisboa để trả lời về các tội danh tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế. Ông đã bị câu lưu tại sân bay thành phố trong đêm ngày 21 rạng sáng ngày 22/11/2014 khi vừa từ Paris trở về. Thủ tướng Socrates thuộc đảng Xã hội Bồ Đào Nha. Ông từng lãnh đạo đất nước từ năm 2005 đến 2011.
  • Nhiệm vụ chiến đấu của Mỹ tại Afghanistan kéo dài thêm một năm (RFI) - Tổng thống Obama gia hạn thêm một năm nhiệm vụ chiến đấu của các đơn vị Hoa Kỳ còn ở lại Aìghanistan. Theo báo chí Mỹ, ngày hôm qua 22/11, một viên chức cao cấp tiết lộ tổng thống đã ký lệnh cho phép các đơn vị tác chiến trực tiếp chống Taliban và hỗ trợ cho quân đội Afghanistan.
  • 39 người bị thương vì động đất ở Nhật Bản (VOA) - Công tác dọn dẹp bắt đầu trong khu vực núi non ở miền trung Nhật Bản, nơi một trận động đất có cường độ 6.8 xảy ra tối thứ bảy, gây thương tích cho ít nhất 39 người và làm sập nhà cửa
  • Bình Nhưỡng đe dọa các nước ủng hộ nghị quyết nhân quyền (RFI) - Thành viên Liên Hiệp Quốc nào ủng hộ nghị quyết đưa Bắc Triều Tiên ra Tòa án Hình sự Quốc tế về tội ác chống nhân loại sẽ lãnh những « hậu quả thê thảm » của một cuộc chiến tranh nguyên tử. Trên đây là lời đe dọa của quân đội Bắc Triều Tiên được hãng thông tấn chính thức KCNA loan báo hôm nay 23/11/2014.
  • Bầu cử tổng thống Tunisia (RFI) - Ai trong số 27 ứng cử viên tổng thống Tunisia sẽ đắc cử ? Ngày 23/11/2014 gần 5,3 triệu cử tri được kêu gọi đi bầu. Đây là lần đầu tiên từ sau cuộc cách mạng Hoa Lài năm 2011, cử tri Tunisia tự do chỉ định tổng thống cho một nhiệm kỳ 5 năm, hoàn tất tiến trình dân chủ hóa đất nước. Các phòng phiếu mở cửa cho tới 6 giờ tối nay. Vòng hai được dự trù diễn ra vào cuối tháng 12/2014.
  • Trung Quốc bắt người dọ thám tàu sân bay Liêu Ninh (RFI) - Một người đàn ông họ Tào, quê quán ở Thanh Đảo bị buộc tội làm gián điệp. Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ra ngày 23/11/2014, nhân vật này bị bắt khi chụp ảnh hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc để bán lại cho một khách hàng ngoại quốc.
  • Maxtcơva tố cáo Tây phương muốn làm « thay đổi chế độ » tại Nga (RFI) - Vào lúc Kiev báo động Nga đưa thêm quân xâm lăng miền đông Ukraina thì Matxcơva tố cáo Tây phương muốn « làm thay đổi chế độ chính trị » tại Nga bằng một cuộc nổi dậy của dân chúng bất mãn. Theo lời Ngoại trưởng Serguei Lavrov, mục tiêu này đang được Tây phương thực hiện « một cách không che dấu » qua các biện pháp trừng phạt kinh tế.
  • Bài 39 : Một cuộc đình công ở Paris (RFI) - Mời quý thính giả theo dõi chương trình học tiếng Pháp trong kinh doanh : "Comment vont les Affaires ?", tìm hiểu công ty Paragem, một công ty Pháp và làm quen với Đăng Minh.
  • Tấn công ở Nigeria giết chết 25 người (VOA) - Những người mục kích và giới hữu trách ở Nigeria cho biết những phần tử vũ trang bị nghi thuộc nhóm Boko Haram đã giết chết ít nhất 25 người trong vùng đông bắc
  • Mali xác nhận một ca lây nhiễm Ebola mới (VOA) - Mali đang giám sát hơn 300 người trước đó đã tiếp xúc với các bệnh nhân Ebola, trong 1 nỗ lực để hạn chế sự lây lan của virus. Bảy ca nhiễm Ebola đã được ghi nhận tại đây
  • Hoãn quyết định của bồi thẩm đoàn vụ Ferguson (VOA) - Đại bồi thẩm đoàn trong vụ án thiếu niên Michael Brown bị cảnh sát viên da trắng bắn chết ở thành phố Ferguson theo dự liệu sẽ không loan báo quyết định cho tới ít nhất là ngày thứ hai
  • Trung Quốc xây dựng công trình ở Trường Sa để thu thập tin tình báo (BaoMoi) - (Tin Nóng) Một sĩ quan cao cấp Không quân Trung Quốc vừa tiết lộ việc cải tạo đất và xây cất rầm rộ ở đá Chữ Thập cũng như các đảo khác tại quần đảo Trường Sa là nhằm phục vụ hệ thống radar và thu thập tin tức tình báo, theo báo Asahi Shimbun (Nhật) ngày 23.11.
  • Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngưng xây dựng ở Trường Sa (BaoMoi) - PNO – Hoa Kỳ hôm 22/11 (giờ Việt Nam) đã kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt các dự án xây dựng tại Biển Đông sau khi có báo cáo chi tiết về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại khu vực này.
  • Lưu học sinh Việt Nam tại Australia hướng về biển Đông (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN tại Australia, ngày 22/11, tại trường Đại học Queensland ở thành phố Brisbane, bang Queensland, Australia, đã diễn ra buổi tọa đàm “Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam” do lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Queensland tổ chức. Bà Trương Mỹ Hoa- nguyên Phó Chủ tịch nước, hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa- Trường Sa thân yêu” cùng đông đảo lưu học sinh, trí thức Việt Nam từ các trường Đại học Queensland, ĐH Công nghệ Queensland, ĐH Griffith, ĐH James Cook... đã tham dự buổi tọa đàm.
  • Trung Quốc và chiến lược ngoại giao “quà tặng” (BaoMoi) - ANTĐ - Trong vài năm trở lại đây, Bắc Kinh đã gây quan ngại sâu sắc trong khu vực vì những hành động quyết liệt và có phần hung hăng của nước này trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông và với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
  • Mỹ kêu gọi Trung Quốc dừng xây dựng ở biển Đông (BaoMoi) - Washington một lần nữa chính thức lên tiếng trước động thái bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông, kêu gọi Trung Quốc dừng ngay lập tức mọi hành vi xây dựng đảo nhân tạo và tránh làm phức tạp thêm tình hình trong khu vực này .
  • Săn ngầm trên biển Đông (BaoMoi) - Trên 2 chiến hạm HQ-011 Đinh Tiên Hoàng, HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân VN, ngoài các ngành hàng hải, thông tin tín hiệu, cơ điện, ra đa… rất quen thuộc với tàu chiến đấu, còn có một ngành đặc biệt được gọi tắt là “ngành 6” đi săn ngầm trên biển Đông.
  • Đặc biệt trên báo in ngày 23.11.2014 (BaoMoi) - “Hiệp sĩ” cứu sốc ma túy; Nỗi đau của cô gái tâm thần; Săn ngầm trên biển Đông; Những khách sạn bay; 2 công nhân viết giấy thách thức “đánh lộn chết bỏ”; Chiến lược mở rộng vai trò an ninh của Nhật… là các thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 23.11.2014.
Trung Quốc xây sân bay ở đá Chữ Thập (BaoMoi) - (PL)- Theo báo The Strait Times của Singapore, ngày 21-11 (giờ địa phương), người phát ngôn quân đội Mỹ Jeffrey Pool thông báo Trung Quốc (TQ) đang xây dựng một đảo lớn trên biển Đông và có thể đặt sân bay trên đảo này

Huỳnh Ngọc Chênh - Luận về tự do báo chí

Một
Càng ngày càng có nhiều người tỏ ra bất mãn với hệ thống 700 cơ quan báo đài trong nước. Trên các trang mạng xã hội luôn xuất hiện những lời chê bai, chế riễu các cơ quan báo đài nầy cũng như các cán bộ và phóng viên làm cho các cơ quan đó. Trớ trêu là những lời dè bỉu ấy cũng xuất phát không ít từ chính những nhà báo đã hoặc đang làm việc cho hệ thống báo đài nầy.
Những lời dè bỉu thường rộ lên vào những lúc xảy ra các sự kiện được cho là nhạy cảm như: Biểu tình, dân oan khiếu kiện đông người, Trung cộng hiếp đáp ngư dân, Trung cộng xâm lấn chủ quyền, phiên tòa xử các blogger và những người bất đồng chính kiến, đấu đá trong nội bộ đảng...Mới đây nhất, những lời dè bỉu lại rộ lên khi xảy ra sự kiện tàu Trung cộng bắn vào ngư dân và vụ xử gia đình người nông dân bị cướp đất Đoàn Văn Vươn. Nhiều người cho rằng hệ thống báo đài đó đã cho thấy rõ là phải răm rắp tuân lệnh sự chỉ đạo thống nhất từ cấp cao của đảng là phải đưa tin như thế nào, vào lúc nào. Nhiều người đã không tiếc lời miệt thị các cán bộ và phóng viên trong các cơ quan báo đài ấy là hèn nhát, là bẻ cong ngòi bút...
Tuy vậy tôi lại không có cái tình cảm giống như nhiều người đã thể hiện ở trên. Bởi tôi hiểu rằng tất cả hệ thống gồm 700 cơ quan báo đài ấy đều là của đảng cầm quyền, được quản lý chặt chẽ bởi những đảng viên tin cẩn luôn luôn đăng bài vở theo định hướng và theo sự chỉ đạo của đảng. Tôi hoàn toàn thông cảm cho các cơ quan báo đài ấy cũng như thông cảm cho các đồng nghiệp của tôi đang làm trong các cơ quan ấy. Họ không thể làm khác hơn những gì họ đã được chỉ đạo. Nếu ai đó muốn làm khác đi chút xíu, ngay lập tức phải biến ra khỏi các cơ quan báo đài ấy, hoặc bị kỷ luật, hoặc bị hạ chức. Nhiều đồng nghiệp mà tôi biết ở báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ và nhiều tờ báo khác đã bị như vậy. Và mới đây nhất là đồng nghiệp Nguyễn Đắc kiên, ngay tức khắc trong 24 tiếng đồng hồ phải rời ra khỏi tờ báo mà anh đang là cán bộ dù cái làm khác đi tuyệt vời của anh không thể hiện ra trên mặt báo đó, chỉ thể hiện ra trên trang blog cá nhân của anh mà thôi.
Do vậy khi một đồng nghiệp nặc danh nào đó ký tên là Lam Sơn của  báo Nhân Dân viết bài  luận tội và đả kích tôi  một cách sai trái khi tôi được nhận giải Công Dân Mạng, tôi không hề có chút gì phiền bực trong lòng. Có chăng trong tôi chỉ là sự thương cảm người đồng nghiệp ấy, dù nghe theo sự chỉ đạo của tổ chức nhưng trong anh vẫn còn chút lương tâm, còn chút mặc cảm xấu hổ nên đã không dám ký tên thật của mình vào bài viết.
Tôi cũng không hề bất mãn với đảng cầm quyền về sự chỉ đạo thống nhất và độc đoán của họ trên hệ thống báo đài mà họ đang làm chủ. Vì báo của họ nên họ toàn quyền làm việc đó là điều hiển nhiên. Ở các nước dân chủ văn minh thì báo chí thuộc cá nhân, đảng phái hay tập đoàn tài phiệt nào cũng phải làm theo lệnh chủ vậy thôi.
Cái khác là các cá nhân, đảng phái và tập đoàn ấy không cấm các cá nhân và các pháp nhân khác ra báo.
Hai
Đồng nghiệp nặc danh đáng thương của tôi trên báo Nhân Dân đã viết rằng tôi đã đi quá xa khi hí hững tuyên bố lúc nhận giải rằng: Ở VN không có báo tư nhân, hệ thống báo đài đều là của đảng cầm quyền nên tự do báo chí vì vậy mà bị hạn chế. Một vài blog cũng nặc danh nào đó mới mở vội ra để viết bài đả kích tôi đã cho rằng cái giải Công Dân Mạng tôi vừa nhận là giải rắm thối vì khi ra nước ngoài tôi đã nói xấu đất nước. Và blog nặc danh ấy cũng cho biết rằng điều tôi nói xấu đất nước là đã nói rằng ở VN không có báo tư nhân, hệ thống báo chí là của đảng cầm quyền...Nói như vậy là đi quá xa đến phải vi phạm pháp luật ư? Nói như vậy là nói xấu đất nước ư? Nói ra một sự thật khách quan rành rành như vậy là nói xấu đất nước hay sao?
Nếu các trang blog ấy là của một vài kẻ nặc danh hèn kém nào đó thì không có gì phải chấp vì họ đã chịu hạ mình xuống làm kẻ lén lút ném đá giấu tay rồi. Nhưng nếu các trang blog ấy là của các dư luận viên của đảng như đồn đại, thì đảng cũng nên huấn luyện nghiệp vụ và nâng cao trình độ văn hóa của họ lên để họ không vì thiếu hiểu biết mà vô tình bôi nhọ đảng. Vì chính họ đã cho rằng việc đảng làm chủ hệ thống báo đài cuả mình là việc xấu xa.
Ba
Còn tôi thì tuyệt nhiên không cho rằng hệ thống báo chí nằm trong tay đảng là điều xấu xa. Bởi ngay ở các nước dân chủ tiên tiến trên thế giới, bất kỳ chính đảng nào cũng đều nắm trong tay hệ thống báo chí của riêng mình. Hệ thống báo chí đó tồn tại song song với hệ thống báo chí của các đảng phái khác và tồn tại song song với báo chí của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Điều làm tôi phiền lòng là ở VN chỉ tồn tại độc nhất một đảng chính trị nên chỉ có độc nhất một hệ thống báo chí và đồng thời không có bất kỳ một tổ chức nào ngoài đảng hay một cá nhân nào có thể ra được báo.
Mới đây trên báo QĐND có bài "Không thể có tự do báo chí không giới hạn" lập luận rằng ở VN vẫn có tự do báo chí mà không cần thiết phải có báo chí tư nhân. Bài báo ấy cho rằng ban ngành nào cũng có báo, địa phương nào cũng có báo, đoàn thể quần chúng nào cũng có báo, lãnh vực nào cũng có báo...vì vậy mà rất tự do báo chí.
Người viết bài hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc có hiểu biết nhưng vì sự chỉ đạo của tổ chức đã cố tình lấy số lượng và sự phủ kín các lãnh vực ra để che đậy đi sự lãnh đạo độc tôn của đảng đối với hệ thống báo chí. 
Tự do báo chí không có nghĩa là có báo đài phủ kín khắp mọi lãnh vực, mà là trong mỗi lãnh vực có nhiều tờ báo viết theo các đường lối khác nhau, với nhiều quan điểm khác nhau.
Mà để có được điều đó thì không còn cách nào khác hơn là bên cạnh hệ thống báo chí của đảng cầm quyền, cần phải có báo chí của các tổ chức ngoài đảng và của các cá nhân. Bộ phận lớn nhân loại văn minh đi trước đã làm như vậy, ta đi sau và cũng không vô cùng tài giỏi gì để có thể sáng tạo ra một kiểu cách tự do báo chí  không giống ai được.
     Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Khi truyền thông quá đà

Câu chuyện VTV24 giờ điều tra năm sinh của cầu thủ Nguyễn Công Phượng đã đi đến chỗ tràn ngập thông tin đại chúng. Sự tràn ngập này là một thành công lớn của chương trình “Chuyển động 24 giờ” của VTV24 và nó đang tiếp tục gây tranh cãi trong cộng đồng yêu bóng đá và giới trẻ Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên thành công không phải lúc nào cũng là điều tốt đẹp nhất là khi con số người xem tăng cao hàng ngày chỉ cốt để biết cách đối phó với dư luận của kênh VTV24 sau khi vụ điều tra ngày một tỏ ra nguy hiểm đối với một cá nhân, và cá nhân đó lại là một cầu thủ nổi tiếng.
10-1401877460_660x0.jpg
Công Phượng đang làm bài thi
Cầu thủ Nguyễn Công Phượng, cư ngụ tại Mỹ Sơn, Đô Lương, Nghệ An, thi đấu cho Đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt Nam ở vị trí tiền đạo. Công Phượng bị nghi ngờ là gian lận tuổi, do một nhóm phóng viên viết phóng sự trên báo cho thấy giấy khai sinh và học bạ của anh được làm lại và đề ngày sinh là ngày 21 tháng 1 năm 1995, trong khi đó một số giấy tờ hộ khẩu của Công an Huyện và người cùng làng khẳng định ngày sinh của Công Phượng là ngày 21 tháng 1 năm 1993.
Ngày 18 tháng 11 năm 2014, Phòng tư pháp huyện Đô Lương đã đến làm việc với xã Mỹ Sơn, và khẳng định Công Phượng sinh năm 1995.
Công Phượng được xem là một trong những cầu thủ triển vọng nhất của bóng đá Việt Nam và vụ việc đã để lại cho anh một vết thương lớn trong cuộc đời cầu thủ. Dư luận ban đầu theo dõi bởi tò mò, nhưng sau hai tuần liên tục khi VTV24 giờ dẫn đắt câu chuyện tới chỗ ngụ ý Công Phượng đã gian lận có kế hoạch và giây mơ rễ má của câu chuyện đã làm cho vấn đề đẩy tới một hướng khác, hướng của sự lạm dụng vai trò truyền thông và có dấu hiệu vi phạm pháp luật vì khai thác đời tư một cá nhân trên truyền thông đại chúng.
Vi phạm đời tư nhằm câu khách?
Ý kiến về việc này, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói rằng ông không đồng ý việc chương trình Chuyển động 24 giờ của VTV tung hê tất cả các thông tin cá nhân của Công Phượng lên sóng. Đây rõ ràng là vi phạm quyền riêng tư cá nhân, điều mà Bộ Luật Dân sự hiện hành và sửa đổi đều quy định rõ. Đại biều Dương Trung Quốc cho rằng trong vấn đề này báo chí đã bị yếu tố giật gân, câu khách tác động.
Có lẽ muốn làm tới cùng theo hướng mà phóng viên VTV24 giờ đã trót theo nên mặc dù cơ quan chức năng đã về tận địa phương của Công Phượng xác minh năm sinh của chàng cầu thủ trẻ tuổi này sinh năm 1995 chứ không phải như kết luận Công Phượng sinh năm 1993, VTV 24 giờ vẫn tiếp tục gửi phóng viên tới một nơi khiến dư luận lên án kênh truyền hình này thậm tệ. Những phóng viên này đến nghĩa địa nơi có ngôi mộ người anh trai của Phượng để so sánh ngày sinh của người chết để làm rõ việc gian lận của người sống. Nhà báo Nguyễn Nguyên là người trong nhóm điều tra thuật lại:
"Trước khi vào trường quay tôi có trao đổi với một số anh em có làm chương trình Chuyển động 24 giờ. Họ nói có một góc họ không đưa lên truyền hình nhưng rất cảm động. Nhưng tôi nghĩ tôi có trách nhiệm phải nói ra. Và tôi xin phép được nói ra. Họ nói là khi họ đưa camera đến mộ anh của Công Phượng để quay nhưng mà rất tiếc, họ nói là cái bia đâu mất rồi. Tôi nghe thấy thế thì bị hẫng trong lòng. Không hiểu là cái bia đã bị lấy mất hay cái bia không được chăm sóc. Nhưng tôi lại nghĩ nhiều đến việc người ta giấu cái bia đó vì cái bia có năm sinh, và 2 anh em không thể sinh cùng một năm. Tự nhiên tôi nghĩ đến điều đó và tôi cứ mong rằng mình nghĩ sai”.
Thú nhận của nhà báo Nguyễn Nguyên đã gây một làn sóng phê phán VTV24 giờ đến nỗi video clip có phát biểu của nhà báo đã bị rút xuống.
Trong một chương trình “Chuyển động 24”, VTV24 giờ mời nhà văn Nguyễn Quang Vinh làm khách mời và khi nhà văn này đòi VTV phải làm rõ chuyện kết quả điều tra thì cũng bị dư luận cho là quá nóng nảy gây phản cảm trên hệ thống truyền hình quốc gia, nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho chúng tôi biết:
Cần phải nói rõ cái điều này: tại thời điểm mình được mời làm khách mời để mà bình luận tin tức trong ngày vì đây là làn sóng quốc gia nên không có chuyện ngẫu hứng được vì vậy mình có đề xuất cho cô Lê Bình là trong phần bình luận hôm nay phải nói về vấn đề Công Phượng bởi vì trước đây một tuần thì VTV 24 đã đưa thông tin, đặt nghi vấn về tuổi của Công phương rồi và hàng loạt các báo đều đưa tin, đưa chứng cứ là Công Phương sinh năm 1995 như thế thì sự nghi vấn của VTV 24 nếu sai thì nhân dịp bình luận này mình đề nghị xin lỗi luôn.

Lê Bình đồng ý cho mình là mình nói theo hướng bạn đọc còn cô Ngọc Trinh MC thì có nhiệm vụ bày tỏ quan điểm của VTV24 là không nhằm vào mục tiêu Công Phượng mà nhằm vào mục tiêu là đi tìm sự thực của Công Phượng để tìm hiểu ai đấy đã làm ra tuổi gian lận này.

Về quan điểm làm báo của họ thì mình tôn trọng. Mình vẫn nói rằng dù bảo gì thì nếu VTV24 sai thì phải xin lỗi. Trong quá trình chất vấn như vậy thì mình đưa ra toàn bộ quan điểm cá nhân hay theo các comment của bạn đọc và những comment ấy được chuẩn bị sự đồng ý từ trước cho nên họ đưa lên màn hình rất đàng hoàng. Tuy nhiên tại thời điểm đó mình vẫn nghĩ là VTV24 sai cho nên mình vẫn đề nghị VTV24 nên xin lỗi hay có lời nào đó để cho xong một việc thế nhưng Ngọc Trinh lại hẹn sang hôm khác và mình nổi nóng lên và hóa ra trong lúc ấy thì tổ điều tra của VTV24 đã vào Nghệ an và chắc chắn họ đã có chứng cứ để khẳng định tuổi của Công Phượng là sinh năm 93 chứ không phải 95 vì vậy có lẽ do đó họ mới đẩy cái thông tin này qua ngày hôm sau mới công bố cho bạn đọc.
Tôi là khách mời do đó trong công tác điều tra của tòa soạn thì ngay cả Ngọc Trinh cũng không biết nếu như giám đốc trung tâm không cho biết. Thế nên cái phản ứng của mình hôm đó là phản ứng thật sự nhưng nó lại nằm ngoài cái khung đã được lãnh đạo VTV24 duyệt cho nên cho dù tôi có bảo vệ tôi có phản ứng gì đi nữa thì xét về mặt một người lên sóng thì nó cũng không được phép phản ứng quá đà.
Phóng lao phải theo lao?
Nếu cho rằng VTV cố tình câu view thì cũng đúng một phần vì truyền thông mà không có người xem là một cơ quan truyền thông chết, hơn nữa VTV có thế mạnh là một kênh truyền hình của nhà nước nó có khả năng tiếp cận tất cả mọi mặt xấu tốt của xã hội mà không gặp cản trở từ phía chính quyền. Đánh giá ở góc nhìn này nhà văn Nguyễn Quang Vinh thừa nhận:
000_Hkg9069118-300.jpg
Các phóng viên Việt Nam đang làm việc ngoài trời. AFP photo

Tôi không thể biết được cái đường dài, mình không biết cái chủ trương lớn của VTV24 nhưng rõ ràng qua hai tháng mà VTV24 đã làm bằng những tiêu điểm, trưa nào cũng có tiêu điểm thì có lẽ đây là lần đầu tiên truyền hình Việt Nam bắt đầu đụng chạm tới những vần đề trước đây được coi là nhạy cảm. Vì dụ những vụ án lớn tiêu cực như vụ án Văn hóa Đồng mô đã bị phanh phui. Rồi những vấn đề về đạo đức, lãng phí những vấn đề về xử dụng tuyển dụng cán bộ…tất cả những việc đó bắt đầu đụng chạm vào các mảng tối mà trước đây hầu như truyền hình Việt Nam không đụng chạm hay chạm rất vừa phải.

Mình phải nghĩ cái đấy là một điều mừng bởi vì dù gì thì nhân dân vẫn cần những sự thật để không chỉ là chỉ ra cái xấu mà quan trọng hơn là cảnh báo các cơ quan nhà nước biết được những mặt xấu của mình để mà điều chỉnh chính sách, điều chỉnh công việc làm cho cuộc sống, đất nước tốt đẹp hơn đó là những gì cần ghi nhận.

Khi mà Chuyển động 24 giờ mới lên sóng thôi nhưng đã thu hút một lượng khán giả rất đông và theo như mình biết thì tiêu chí chuyển động 24 là tiêu chí về dân sinh, về những vấn đề xã hội.
Hiện tại những việc mà VTV đang làm thì mình thấy cần phải khuyến khích và khen ngợi các bạn đã đi vào những đề tài được nhân dân mong mỏi, thúc bách được những cơ quan quản lý nhà nước hiểu được rằng mỗi công việc của mình phải làm hàng ngày. Không đề sự uẩn ức không để những sự lếu láo như trước đây tiếp tục cần phải nói ra. Đấy là điều mình rất vui mừng.
Tuy nhiên vấn đề nào cũng có giới hạn của, nó nếu lạm dụng, khai thác quá mức thì sẽ sinh ra tác dụng ngược. Người dân đã đặt ra hàng trăm câu hỏi về mục đích của việc làm này do một cơ quan truyền thông nhà nước chủ xướng để đến khi mức độ nghiêm trọng cán mức giới hạn của quyền riêng tư, kể cả xâm nhập và tung hê cho mọi người biết là VTV 24 giờ dám đến cả nơi yên nghĩ của người chết để điều tra người sống khi vấn đề không thuộc phạm vi hình sự và VTV chưa có thẩm quyền của một cơ quan điều tra tội phạm như quy định của pháp luật.
Sự mong manh của biên giới luật pháp đã làm cho VTV hành xử sai nguyên tắc cho dù mục đích ban đầu của ekip điều tra là đúng đắn và cần thiết. VTV tuyên bố là muốn trong sạch hệ thống thể thao Việt Nam qua việc công khai hóa tuổi tác của vận động viên nhằm kết thúc một giai đoạn dài gian dối và coi thường dư luận.
Điều mà VTV không tiên đoán đúng là thái độ phản ứng của khán giả khi người sản xuất chương trình quá sa đà vào chủ đề đáng lẽ phải kết thúc này. Công Phượng từ là đối tượng cần minh xét năm sinh bỗng nhiên trở thành nghi phạm đã làm sự mệt mỏi của khán giả tăng dần và cuối cùng là sự nhập cuộc của chính Liên Đoàn bóng đá Việt Nam.
Ngôi sao mài lắm cũng mòn cạnh, Công Phượng đang là một ngôi sao bị VTV mài cho tròn trịa. Khi ngôi sao trở thành quả bóng thì sức lăn của nó sẽ ra sao?
Mặc Lâm
(RFA)

Tiếng chuông cảnh báo từ vụ ông Trần Văn Truyền

(LB: chương trình "Đả hổ diệt ruồi" version V....)

Những ai, dù ở cấp nào, dù đã nghỉ hưu, nếu tham lam, làm trái luật nước phép đảng, có gian dối đến đâu cũng sẽ bị xử lý...
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa có thông cáo báo chí về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với  ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Theo thông cáo báo chí này, với những vụ việc liên quan đến nhà đất cụ thể, ông Trần Văn Truyền đã có khuyết điểm, vi phạm, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và tổ chức đảng, sẽ bị kiểm điểm, xử lý…
Đây là “thông cáo báo chí”, được thông tin rộng rãi đến mọi người dân, thể hiện tinh thần công khai, minh bạch trong đấu tranh chống tiêu cực của Đảng ta. Vụ việc liên quan đến một vị lãnh đạo từng ở vị trí cấp cao, phụ trách một lĩnh vực rất trọng yếu, nhưng kết luận của Ban Kiểm tra Trung ương thể hiện trong thông cáo báo chí rất chi tiết, cụ thể, chỉ rõ từng sai phạm mang tính cố ý vụ lợi của cá nhân người vi phạm, không né tránh hay nương nhẹ. Cách xử lý đối với những sai phạm của cá nhân ông Trần Văn Truyền và các tổ chức, cá nhân liên quan khác cũng nghiêm khắc, kiên quyết. Như thế không thể nói là có vùng cấm trong đấu tranh chống tham ô tham nhũng.
Mặt khác, ông Trần Văn Truyền đã nghỉ hưu từ năm 2011, nhưng nay phát hiện có vi phạm, thì vẫn kiểm tra, xem xét, xử lý, không thể cứ về nghỉ hưu là hết trách nhiệm, chối bỏ trách nhiệm, là “hạ cánh an toàn”như cái lệ lâu nay.
Một trong những căn biệt thự liên quan đến ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ (Ảnh: VnExpress)
Ngoài những vi phạm về nhà đất, ông Trần Văn Truyền còn có biểu hiện vi phạm về công tác tổ chức, khi trước lúc về hưu ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ, trong đó nhiều trường hợp không đủ năng lực, phẩm chất và chưa được quy hoạch. Dư luận đang chờ cơ quan chức năng kiểm tra, kết luận và thông báo rộng rãi.
Việc công bố kết luận những sai phạm của một cán bộ cao cấp lúc này có hiệu ứng rất tích cực, thể hiện lời hứa đi đôi với hành động của những người có trọng trách của đất nước. Trong bối cảnh công cuộc phát hiện đẩy lùi tham nhũng thực tế chưa được như mong muốn, thì vụ việc này phần nào đem lại niềm tin cho nhân dân, đồng thời cũng nêu cao một thông điệp: Cuộc đấu tranh chống tham nhũng là có thật và đây là giai đoạn quyết liệt, bất kể là ai, nếu vi phạm, đều bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.
Từ vụ việc ông Trần Văn Truyền, có nhiều điều cần phải bàn. Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc không phải từ thông tin mà cán bộ, đảng viên nơi ông Trần Văn Truyền từng công tác phát hiện, báo cáo, mà do dư luận quần chúng nhân dân và báo chí bỏ công điều tra. Ở đây cũng không hề có sự tự giác sửa sai hay hối lỗi của cá nhân. Đặt lòng tin quá mức vào sự gương mẫu, tự giác của cán bộ, dù là cán bộ cao cấp, đã phải trả giá đắt.
Rõ ràng có những trường hợp cụ thể, chức quyền càng cao thì lòng tham và sự vô liêm sỉ càng nặng. Việc bổ nhiệm, cất nhắc cán bộ và kê khai tài sản cán bộ có chức vụ, dù rất đúng quy trình, nhưng thực ra cái quy trình ấy rất hình thức, không kiểm soát, phòng ngừa được nạn tham nhũng, có khi nó lại là cái màn che đậy cho những hành vi gian trá, vụ lợi.
Có ý kiến cho rằng, từ sự việc của ông Truyền hối thúc chúng ta nhìn lại toàn bộ nền công chức, công vụ, từ việc đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, cho tới cơ chế trách nhiệm và kiểm soát quyền lực… Đó là ý kiến xác đáng. Nếu không, sự việc ông Truyền chỉ là trường hợp cá biệt, “một bộ phận không nhỏ” vẫn tồn tại nhưng vẫn ở đâu đó, khó mà lộ ra ánh sáng.
Vụ việc ông Trần Văn Truyền như một tiếng chuông cảnh báo: Những ai, dù ở cấp nào, dù đã nghỉ hưu, nếu tham lam, làm trái luật nước phép đảng, trái với đạo đức của kẻ công bộc của dân, dù gian dối đến đâu, cũng sẽ bị xử lý./.
Uông Ngọc Dậu
(VOV)

Chiến dịch dài hơi hay chỉ xoa dịu?

Một biệt thự của ông Trần Văn Truyền
Nguyễn Tổng Thanh tra của Chính phủ Việt Nam bị kết luận vi phạm chính sách về nhà, đất.
Nguyên Tổng Thanh tra của Chính phủ Việt Nam bị kết luận vi phạm chính sách về nhà, đất.
Vụ xử lý sai phạm với cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam về vi phạm chính sách nhà, đất là tiến bộ của 
Đảng Cộng sản, nhưng chưa rõ liệu sẽ chỉ dừng lại như biện pháp xoa dịu dư luận hay không.
Đó là quan điểm của một số nhà quan sát nói với BBC hôm 22/11/2014 nhân việc cựu Ủy viên Trung ương Đảng, ông Trần Văn Truyền, Tổng thanh tra Chính phủ (2007-2011) vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản khẳng định mắc khuyết điểm.
Ông Truyền bị buộc phải trả lại nhà, đất mà khi còn đương chức, ông đã xin cấp không đúng chế độ.
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC đây là một "tiến bộ đáng ghi nhận". Ông nói Đảng cần công khai, minh bạch hơn nữa trong cuộc chiến chống tham nhũng để "lấy lại được uy tín".
Tôi hoan nghênh việc công bố kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng về ông Trần Văn Truyền và coi đó là một tiến bộ đáng ghi nhận trong việc chống tham nhũng và đấu tranh với những hành động lạm dụng chức quyền - TS. Lê Đăng Doanh
Tiến sỹ Doanh nói: "Tôi chưa biết được tiến triển của việc này thế nào, nhưng tôi hoan nghênh việc công bố kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng về ông Trần Văn Truyền và coi đó là một tiến bộ đáng ghi nhận trong việc chống tham nhũng và đấu tranh với những hành động lạm dụng chức quyền."
Theo nhà phân tích này, chính việc công khai, minh bạch trong chống tham nhũng của quan chức sẽ có tác động tốt với vị thế của Đảng và nhà nước Việt Nam.
Ông nói: "Theo tôi nếu làm như vậy mới làm cho Đảng lấy lại được uy tín của mình và thể hiện tinh thần đấu tranh và đổi mới của Đảng, và tôi nghĩ rằng đây sẽ là một phép thử rất quan trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam."
"Còn việc có đả hổ, diệt ruồi hay không, thì cho tới nay, chưa thấy có dấu hiệu gì. Bởi vì mới đây, ông Tổng 
Bí thư mới nhấn mạnh rằng ném chuột phải tránh để vỡ bình, tránh để vỡ đồ quý."
'Chưa phải sâu chúa?'
Ông Trần Văn Truyền, dùng từ như của ông Trương Tấn Sang Chủ tịch nước, thì có lẽ là một con sâu nhỏ, chứ chưa phải là một bầy sâu và cũng càng chưa phải là một sâu chúa - TS. Phạm Chí Dũng
Từ Sài Gòn hôm 22/11, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập, nói với BBC đây chưa phải là dấu hiệu của một chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt, dài hơi vì đối tượng mới chỉ là một quan chức đã về hưu, mà ông gọi là 'sâu nhỏ'.
Ông Dũng nói: "Chiến dịch dài hơi chỉ có thể xảy ra mà nhắm vào đối tượng là quan chức đương chức, còn thực ra với những quan chức mà đã về hưu thì gần như không có ý nghĩa gì cả.
"Theo tôi nhận xét, thì đó không phải là một đường dây dài hơi, một đường dây mà có thể dẫn tới các quan chức cấp lớn."
"Trung Quốc người ta giải quyết vấn đề như Từ Tài Hậu hay là Chu Vĩnh Khang, và đó là những con hổ cực lớn. Còn ở Việt Nam nói về ông Trần Văn Truyền, dùng từ như của ông Trương Tấn Sang Chủ tịch nước, thì có lẽ là một con sâu nhỏ, chứ chưa phải là một bầy sâu và cũng càng chưa phải là một sâu chúa."
Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền Đức, một công dân từng được giải thưởng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về chống tham nhũng, nói với BBC bà tin rằng đây chỉ là "thí tốt".
Theo bà, nếu chính quyền thực lòng hồi đáp, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các quan chức, thì nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể sẽ được phát giác.
Nói là không công khai tài sản lên, vì tài sản đó coi như là tài liệu bí mật. Ai mà đụng đến tài liệu đó, coi như là bị lộ bí mật, bị truy tố về hình sự chứ không phải đơn giản
Luật sư Trần Quốc Thuận
"Vì nó quá lộ liễu rồi, không thể nào giữ được nữa, tôi dùng một từ là 'tức nước, vỡ bờ', ăn nhiều quá thì 'bội thực, phải nhè ra', thì người ta nhìn thấy, thì phải đưa ra.
"Bây giờ không đưa một trường hợp nào ra, thì sẽ rùm beng lên, căng thẳng, cho nên tốt nhất chuyện này bây giờ đã vỡ lở, thì thôi hy sinh, thí tốt, tức là bỏ đi một hai người để làm dịu dư luận."
'Tài liệu bí mật'
Hôm 22/11, Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn nói với BBC một trong các nguyên nhân chính đằng sau vấn nạn tham nhũng chức vụ.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội nói:
"Nói là không công khai tài sản, vì tài sản đó coi như là tài liệu bí mật. Ai mà đụng đến tài liệu đó, coi như là bị lộ bí mật, bị truy tố về hình sự chứ không phải đơn giản. Cho nên chuyện đó một là bí mật.
"Còn thứ hai, câu chuyện nguyên tắc lớn nhất là không công khai. Không công khai thì người ta cứ khai rồi người ta giấu vào trong hộc bàn, thì ai biết? Cho nên vấn đề những người đương chức, đương quyền, người ta ngại chức quyền, thì người ta không khơi ra.
"Theo quy định mới, thì công khai ra hết, nhưng tôi muốn nói là công khai, thì phải công khai cho toàn dân biết, thì công khai mới có giá trị."
Nói chung là các ông ấy có nhiều nơi, chứ không phải là một nơi, ví dụ một cán bộ như tôi biết ngay ở Hà Nội cũng có mấy nhà, rồi trong Sài Gòn, rồi tỉnh nọ tỉnh kia. - Bà Lê Hiền Đức
Ông nói tiếp: "Theo Nghị quyết Trung ương 4, có một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất, tham nhũng, suy thoái, nếu công khai tài sản thì sẽ lộ bộ phận không nhỏ đó ra."
Từ Hà Nội, Bà Lê Hiền Đức nói với BBC bà đã nghe phản ánh về các dấu hiệu vi phạm của ông Trần Văn Truyền từ trước khi các thông tin xuất hiện chính thức hơn trên báo chí, truyền thông Việt Nam.
Và bà nói nhiều đơn thư mà người dân gửi tới bà cũng phản ánh về việc nhiều quan chức đã đang có những dấu hiệu vi phạm tương tự hay nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, theo bà, nhiều đơn thư được chuyển lên các cấp cao kể cả Trung ương Đảng để khiếu nại, tố cáo, phản ánh v.v... đã không được phản hồi, xem xét, xử lý kịp thời, mà do đó tình trạng tham nhũng chức vụ "vẫn còn tồn tại".
Bà nói: "Nói chung là các ông ấy có nhiều nơi, chứ không phải là một nơi, ví dụ một cán bộ như tôi biết ngay ở Hà Nội cũng có mấy nhà, rồi trong Sài Gòn, rồi tỉnh nọ tỉnh kia."
'Cần tự do báo chí'
Hôm 22/11, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nguyên Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên nói với BBC, ở Việt Nam, nhiều thông tin về tham nhũng chỉ tồn tại dưới hình thức tin đồn, khó kiểm chứng.
Ông nói: "Tôi cũng nghe tin đồn là có nhiều người có nhiều nhà nhiều cửa, một số ông ở cấp nhỏ nhỏ tôi biết được thì nhà cửa cũng một vài cái. Nhưng những ông lớn, tôi không tiếp cận nên tôi không biết, toàn nghe tin đồn thôi."
Không tự do báo chí mà cho quyền tiếp cận thông tin càng nguy hiểm, chẳng lợi ích gì hết, người ta sử dụng cái đó vô chuyện bè phái - Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Về quan hệ giữa quyền tiếp cận thông tin và tự do báo chí liên hệ tới vấn đề chống tham nhũng, ông Chênh nói:
"Thực ra nếu có quyền tiếp cận thông tin, mà không có tự do báo chí thì cái tiếp cận thông tin cũng chẳng có lợi ích gì.
"Tôi đã từng biết những tờ báo, người ta có được thông tin, người ta sử dụng thông tin đó ra để người ta gây áp lực, người ta làm tiền những kẻ liên quan thông tin.
"Không tự do báo chí mà cho quyền tiếp cận thông tin càng nguy hiểm, chẳng lợi ích gì hết, người ta sử dụng cái đó vô chuyện bè phái. Cho nên trước hết phải tự do báo chí trước đã rồi mới tính tới chuyện này, chuyện khác," blogger nói.
Truyền thông ở Việt Nam tiếp tục phản ánh về vụ ông Trần Văn Truyền.
Tờ báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam hôm thứ Bảy cho hay: "ông Trần Văn Truyền đề nghị đóng thêm nghĩa vụ tài chính để mua lại căn nhà số 105, Nguyễn Trọng Tuyển nhưng TP Hồ Chí Minh không đồng ý."
Báo Tuổi Trẻ thì dẫn lời đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Quyền, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nói: "Sự việc của ông Truyền càng hối thúc chúng ta nhìn lại toàn bộ nền công chức, công vụ, từ việc đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, kiểm soát quyền lực."
(BBC)

Từ vụ ông Truyền tới 'nhân sự Đảng'

Hình ảnh Ông Trần Văn Truyền nói về kết luận bị thu hồi nhà, đất số 1
Ông Trần Văn Truyền
Công bố kết luận điều tra việc ông Trần Văn Truyền, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ, mắc sai phạm, khuyết điểm 'trong chính sách nhà, đất' chỉ là một 'cú nhử', trong khi cuộc đua nhân sự Đại hội Đảng lần XII 'vẫn còn giằng co', theo một nhà quan sát trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập ở Sài Gòn cho rằng 'cuộc chạy đua nhân sự' vào các ghế quyền lực của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII hiện vẫn chưa thực sự bắt đầu.
Nếu như kịch bản không giải quyết được một vấn đề gì, thì Đại hội XII diễn ra có khả năng sẽ lặp lại kịch bản của Đại hội XI, có nghĩa là người ta lúc đó lại phải tìm một nhân vật trung dung nào đó - TS. Phạm Chí Dũng
Việc đưa vụ việc ông Truyền ra công luận theo ông Dũng có thể chỉ là một 'phép thử', một 'cú nhử' để thử phản ứng của các bên, trong khi các nhánh quyền lực 'chạy đua' có thể vẫn nắm trong tay những 'con bài' quan trọng hơn để có thể đưa ra sử dụng hay mặc cả khi cần thiết.
'Vẫn còn giằng co'
Theo ý kiến quan sát này, vụ việc với ông Truyền 'không có nhiều ý nghĩa' vì quan chức này đã nghỉ hưu từ 2011, ví đây chỉ là một nước đi "thí chốt", ông Dũng cho rằng tình thế cuộc chay đua nhân sự nội bộ Đảng hiện chưa ngã ngũ.
Ông nói: "Tình thế theo tôi đang khá là giằng co và chưa có một bước quyết định, chưa có một con cờ nào đã sang sông một cách thực sự, mà tất cả mới chỉ là những bước nhứ thôi.
"Chỉ có điều họ đã thử nghiệm và nhứ qua, nhứ lại khá lâu rồi. Đáng lẽ, tôi nghe những thông tin, có lẽ họ đã muốn giải quyết vấn đề này từ đầu năm 2014, thậm chí là cuối năm 2013, nhưng đã qua một năm mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề căn cơ về nhân sự."
Và nhà quan sát nói thêm: "Nếu như kịch bản không giải quyết được một vấn đề gì, thì Đại hội XII diễn ra có khả năng sẽ lặp lại kịch bản của Đại hội XI, có nghĩa là người ta lúc đó lại phải tìm một nhân vật trung dung nào đó. Tôi vẫn nghĩ mọi việc vẫn đang giằng co."
(BBC)

Luật sư "Vì Dân" Trần Đình Triển "tẩn" đồng nghiệp giữa công đường

Luật sư (LS) Trần Đình Triển – Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân nổi tiếng trong giới luật sư không phải vì bào chữa thành công cho thân chủ của mình, mà vì LS này luôn dính líu tới chuyện ồn ào bên lề các vụ án, cũng như những hành vi cá nhân không chuẩn mực.  
Vụ việc LS Trần Đình Triển bị chính thân chủ của mình đứng ra tố cáo là “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và “trốn thuế” vào giữa năm 2014 vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Mới đây, LS Nguyễn Trọng Hoàng – thành viên của Đoàn Luật sư TP Hà Nội, người đã từng có thời gian làm việc với LS Triển đã lên tiếng, đưa ra nhiều đánh giá bất ngờ về tư cách, đạo đức nghề nghiệp của vị luật sư này.
Luật sư Trần Đình Triển.
Theo LS Nguyễn Trọng Hoàng, LS Trần Đình Triển là một người có tư cách đạo đức kém, ăn nói thô tục, có những hành vi xử sự không đúng mực mà một luật sư cần có.
LS Hoàng nhận xét: “Đứng dưới góc độ pháp lý, đạo đức hành nghề của LS, tôi nhận thấy rằng LS Triển là người chưa được đào tạo về quy tắc ứng xử của một LS. Vị này ăn nói lỗ mãng, mất đi tư cách của một người LS cần phải có. Bản thân ông Triển là Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, đáng ra ông cần phải có phong thái của một người lãnh đạo, chứ không phải những cách hành xử kiểu chợ búa hay những chiêu trò bẩn thường thấy”.
LS Nguyễn Trọng Hoàng cho hay, ông đã từng tranh tụng cùng LS Trần Đình Triển tại tòa án ở thế đối đầu, một bên bào chữa cho bị đơn, một bên bào vệ nguyên đơn. Thế nhưng, sau khi kết thúc một phiên tòa tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, LS Trần Đình Triển đã có những hành vi côn đồ, hung hãn, khi định lao vào, quyết ăn thua đủ với LS Hoàng như thể là những kẻ du côn đầu đường xó chợ.
“Ngày 25, 26, 29 tháng 11 năm 2013, tôi được Tổng Giám đốc một Công ty trên địa bàn huyện Từ Liêm (cũ) phân công nhiệm vụ đại diện cho Công ty trong vụ tranh chấp thương mại do Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xét xử công khai. Tại phiên tòa, Luật sư Trần Đình Triển có những lời nói khiêu khích, thóa mạ, đe dọa đánh tôi và vu khống Công ty mà người đại diện là tôi” - LS Hoàng phản ánh.
Ngay sau khi Tòa tuyên án ngày 29/11/2013, tại phòng xét xử, LS Hoàng có đi tới chỗ LS Triển để trao đổi lại một số việc chưa hài lòng trong vụ án một cách rất lịch sự, bình thường. LS Hoàng cho rằng những lời nói của LS Triển tại Tòa án cũng như với các cơ quan Nhà nước khác phải có căn cứ và dựa trên quy định của pháp luật, không được vu khống, thóa mạ người khác khi mà cơ quan chức năng chưa có kết luận đúng sai.
Thế nhưng thay vì trả lời một cách bình thường, có văn hóa, thì LS Triển bộc lộ bản chất khi buông những lời nói xúc phạm và đe dọa đánh LS Hoàng ngay giữa Tòa án. Và phải nhờ tới sự can ngăn kịp thời của thư ký phiên tòa (bà Nguyễn Thị Thanh Huyền) thì LS Triển mới thôi không gây chuyện.
Không những vậy, LS Hoàng còn phản ánh rằng mỗi khi nhận bào chữa cho một khách hàng nào đó, LS Triển luôn có những chiêu trò, bới móc các vấn đề ngoài vụ việc đang giải quyết. Như gửi đơn thư tới nhiều địa chỉ khác nhau, vu khống, nhằm đưa các cơ quan Nhà nước vào cuộc để gây sức ép lên cơ quan tố tụng.
Báo chí cũng là một công cụ để LS Triển lợi dụng nhằm gây áp lực lên Tòa án. LS Hoàng cho hay, đã có rất nhiều vụ án LS Triển đã sử dụng những bài báo phản ánh không trung thực, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng đối thủ.
LS Hoàng nói: “Trong vụ tranh chấp thương mại giữa thân chủ của tôi và thân chủ của LS Triển vào tháng 11/2013, khi Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đang thụ lý, giải quyết, LS Triển ký công văn gửi Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với những nội dung mang tính vu khống người có quyền lợi đối lập với khách hàng của Luật sư Triển”.
Nếu những việc làm trên của LS Trần Đình Triển là đúng sự thật, thì vị luật sư này đã vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. (LB: còn nếu không phải thì ngược lại nhể ;))
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc) quy định:
Quy tắc 15. Bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư

Luật sư có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của cá nhân mình; giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, góp phần xây dựng đội ngũ luật sư trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội.

Quy tắc 16. Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp

16.1. Luật sư phải có thái độ thân ái và tôn trọng đồng nghiệp. Việc phê bình đồng nghiệp được thực hiện một cách thận trọng, khách quan, đúng nơi, đúng lúc với tinh thần xây dựng.

Quy tắc 20. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp

20.1. Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; thực hiện hành vi gây áp lực, đe dọa hoặc sử dụng các thủ thuật trái pháp luật và Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư để gây bất lợi đối với đồng nghiệp, giành lợi thế cho mình trong hành nghề.
    Tú Cẩm
(PetroTimes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét