Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Để không còn đàm tiếu “tắm từ vai trở xuống”

Đào Tuấn - Để không còn đàm tiếu “tắm từ vai trở xuống”

Chỉ 3 hôm sau phát biểu tại nghị trường “làm từ vai trở xuống” gây chấn động của ĐBQH Lê Nam, kết luận về tài sản của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã được Ủy ban kiểm tra T.Ư công bố công khai trước toàn dân.
Cả buổi chiều hôm qua, mạng xã hội, báo chí tràn ngập các thông tin về vụ việc này. Và cảm tưởng chung của dư luận là sửng sốt, là tức giận.
Nào là thửa đất 351m2 ở Phú Khương. Nào là căn nhà tại Lê Quý Đôn. Nào là căn nhà phố ở TPHCM. Nào là nhà công vụ ở Hà Nội. Và tất nhiên không thể không kể đến “ngôi biệt thự khủng” với nhà gỗ và hơn 16.000m2 ở Bến Tre…
Những quân nhân cả đời không dám ước mơ một ngôi nhà tức giận là phải, bởi trong số đó có những ngôi nhà mà dù không phải là cán bộ quân đội, nhưng ông Truyền vẫn được cấp mà không có cả đơn đề nghị, không có cả xác nhận của cơ quan đơn vị công tác.
Những thương binh, những gia đình có công với cách mạng đang phải vất vả, bươn chải đâu đó tức giận là đúng thôi, khi trong đó, có ngôi nhà trục lợi chính sách người có công.
Và người lao động chân chất, người nghèo, người bất hạnh với ước mơ bé mọn một ngôi nhà xã hội, không tức giận không được, khi trong đó có những ngôi nhà gian dối, khi đó là ngôi nhà công vụ 3 năm không chịu trả, và khi đó là biệt thự “khủng” “cô em nuôi giúp đỡ”.
Không thể gọi khác hơn: Đó là sự tham lam. Tham lam trên cương vị một cán bộ cao cấp. Tham lam trên sự khốn khó của nhiều người dân lương thiện. Và tham lam bằng sự dối trá.
Còn nhớ tại phiên chất vấn Tổng Thanh tra, ĐBQH Lê Nam đã cho rằng, chỉ cần một vụ Trần Văn Truyền, nếu không nghiêm minh, không công khai “có khi nhân dân mất lòng tin với Đảng”. Bởi vì chỉ nói suông thì dân không tin. Bởi không làm đến đầu đến não, mà chỉ làm từ vai trở xuống thì nhân dân cũng không tin.
Việc xử lý nghiêm minh và công khai vụ ông Trần Văn Truyền hôm nay đã giải tỏa rất nhiều niềm tin trong nhân dân. Bởi đó chính là câu trả lời xác đáng nhất quyết tâm của Đảng trong việc xử lý sai phạm, bất kể đó là ai, ở cương vị nào.
Chỉ có điều, một điều thôi, là nhân dân vẫn đang chờ đợi việc xử lý kỷ luật cũng như việc thu hồi những tài sản bất minh, để thực sự xóa đi dư luận cứ “hạ cánh” là an toàn, để không còn những lời đàm tiếu làm nửa chừng, tắm từ vai trở xuống.
 Đào Tuấn
(Lao Động)

Chủ trương “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” có hợp lý?

20141119172138-anh00-622.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19/11/2014.
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
Câu hỏi?
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu lãnh hải của Việt Nam vẫn đang chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Phía Trung Quốc không ngừng áp dụng chính sách gặm nhấm dần dần để nâng cấp và hoàn thiện khả năng quân sự tiến tới độc chiến Biển Đông.
Đánh giá về tình hình Biển Đông và thái độ của Trung Quốc hiện nay, Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn cho rằng tình hình Biển Đông, để càng lâu càng khó và khó ở đây dĩ nhiên là khó cho Việt Nam. Theo ông vấn đề thời gian đang là kẻ thù của Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn nhận định:
“Sự phát triển về kinh tế của Trung Quốc cho phép họ có đầy đủ phương tiện về quân sự cũng như ngoại giao, để áp đảo các nước có tranh chấp với họ ở Biển Đông, trong đó Việt Nam đứng đầu. Và theo tôi cho rằng, tình trạng hiện thời đã là khó lắm rồi. Khó là vì thái độ của Trung Quốc ngày càng thêm cứng rắn về các yêu sách chủ quyền ở hai quần đảo HS và TS, cũng như hải phận theo đường chín đoạn chữ U. Rõ ràng Việt Nam không có một đối sách nào hữu hiệu để đối phó với sự việc gia tăng áp lực này với Trung Quốc. Về an ninh và phòng thủ hỗ tương, Việt Nam là nước hiếm hoi trong khu vực không ký hiệp định an ninh hỗ tương với một cường quốc khác. Điều này cho thấy, nếu có đụng chạm xảy ra, Việt Nam sẽ đối phó một mình. Thời gian tới chắc chắn Trung Quốc sẽ có những bước đi chiến lược. Khi họ tuyên bố vùng nhận diện phòng không, Trung Quốc đã chiếm được ½ Biển Đông rồi. Biển Đông để lâu càng khó là vậy.”
Ngày 19.11.2014, trong phiên trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, trong phần nói về vấn đề Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc,  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dùng 6 chữ “vừa hợp tác vừa đấu tranh”. Mà theo ông “vừa hợp tác vừa đấu tranh” để cùng có lợi, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, lợi ích chính đáng của dân tộc.
Đánh giá về chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève trong nhiều năm thấy rằng, việc lãnh đạo Việt nam khẳng định lập trường về vấn đề quan hệ với Trung Quốc lúc này là điều hết sức cần thiết.
anh_3_3999-400.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19/11/2014. Courtesy photo.
Từ Genève, ông Đặng Xương Hùng khẳng định:
“Ông Thủ tướng Dũng dạo này có cách phát biểu khôn ngoan hơn các nhà lãnh đạo ở Việt Nam, vì ông ấy phát biểu trước Quốc hội và với phát biểu là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” thì ăn tiền hơn. Đây là một phát biểu khá mạnh mẽ của ông Dũng vì trong đó có chữ đấu tranh. Trong hoàn cảnh của đất nước ta, vừa là láng giềng với Trung Quốc vừa phải đối phó với âm mưu thôn tính thì cái cách của ông Dũng có lẽ là tương đối phù hợp. Nhưng cái chính là nói có đi đôi với làm hay không và lãnh đạo Việt Nam cảm nhận được bao nhiêu % cái đó để thực hiện chủ trương “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” cho nó đủ đô của nó? Tức là hợp tác là bao nhiêu % và đấu tranh là bao nhiêu %?”
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn tỏ ra lo ngại về phát biểu này, ông nói với chúng tôi:
“Tôi thì hết sức lo ngại về lời tuyên bố này của TT Nguyễn Tấn Dũng. Việt Nam “hợp tác” về cái gì với Trung Quốc ở biển Đông ? Theo các tài liệu loan truyền từ trong nước thì lãnh đạo Việt Nam đã nhìn nhận với Trung Quốc là có ba vùng biển tranh chấp và Việt Nam có khai thác chung với Trung Quốc ở một số lô dầu khí. Khi nhìn nhận đây là vùng biển là “có tranh chấp”, theo tập quán quốc tế, khu vực này sẽ chia đôi, hay là cộng đồng khai thác. Thì vấn đề “Vừa hợp tác vừa đấu tranh” với Trung Quốc ở khu vực biển Trường Sa chỉ có nghĩa là hai bên khai thác trên thềm lục địa của Việt Nam, nhưng Việt Nam cố gắng “tranh đấu” để hưởng nhiều hơn Trung Quốc một chút. Còn trong trường hợp khi Trung Quốc đã tuyên bố “vùng nhận diện phòng không” trên khu vực bắc quần đảo Trường Sa, dĩ nhiên Việt Nam không thể “hợp tác” được với Trung Quốc rồi, mà tranh đấu thế nào, thật tình là nan giải.”
Trả lời
Trả lời câu hỏi, trong bối cảnh hiện nay chính quyền Việt Nam cần có các biện pháp gì để giữ vững chủ quyền về lâu dài?
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn cho rằng giải pháp tốt nhất vẫn là đưa vấn đề tranh chấp ra trước một Tòa án quốc tế. Đồng thời theo ông Việt Nam phải thay đổi thể chế chính trị, phải dân chủ hóa, để từ đó Việt Nam mới có thể trở thành đồng minh của Mỹ, trên cơ sở ký kết những kết ước an ninh hỗ tương với nước này.
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn cho biết:
“Gần đây tôi có đề nghị một phương án pháp lý, Việt Nam đơn phương đệ đơn ra tòa Công lý quốc tế, yêu cầu Tòa giải thích về hiệu lực ở một số điều trong các công ước quốc tế nền tảng. Làm các việc này, thứ nhất, là ta đưa vùng biển Hoàng Sa, là vùng mà Trung Quốc nói là không có tranh chấp, trở thành vùng biển có tranh chấp. Thứ hai, sẽ ngăn chặn hành vi tuyên bố “vùng nhận diện phòng không” của Trung Quốc ở vùng bắc quần đảo Trường Sa. Theo tôi thì việc kiên tụng này không tốn kém nhiều, cũng không có rủi ro Việt Nam bị thất kiện sẽ mất chủ quyền ở HS và TS. Theo tôi thấy, giải pháp này của tôi hiện nay vẫn là một giải pháp tốt nhất, tạo cho Việt Nam một lối thoát tránh những áp lực của Trung Quốc hiện nay.”
Ông Đặng Xương Hùng tiếp lời:
“Trong những lúc khó khăn như thế này thì ai cũng phải nghĩ phải có một người bạn, một người chống lưng, phải có một người giúp đỡ, một người chia sẻ lợi ích. Bây giờ Mỹ đã giơ tay ra và họ đã phát biểu công khai rằng họ sẵn sàng cho một mối quan hệ Việt – Mỹ mạnh hơn trước và với sự tin tưởng mạnh mẽ hơn trong quá khứ. Khi  phát triển mối quan hệ với Mỹ có tính chất tin cậy đã mạnh mẽ như vậy thì nó sẽ trở thành một lực lượng đồng minh với Mỹ để chống lại sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc. Phải hợp tác với Mỹ!”
Các nhà phân tích chính trị thường cho rằng, một trong những nhược điểm trầm trọng của các nhà lãnh đạo Việt Nam là nói một đằng làm một nẻo hoặc nói mà không làm. Hy vọng phát biểu lần này của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sẽ được coi trọng và sẽ có nhiều giải pháp phù hợp trong việc “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” để bảo vệ chủ quyền của quốc gia.
Anh Vũ
(RFA)
 

-Giảm giá 10 lần liên tiếp: Petrolimex đang lo sợ điều gì?

VNTB

VNTB: Từ tháng Tám đến nay, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã làm nên một cuộc “hồi tâm” không tiền khoáng hậu trong lịch sử phát triển và bóc lột người tiêu dùng của nó. Ngày hôm nay 22/11 đánh dấu chẵn một chục lần Petrolimex giảm giá xăng dầu.
Hẳn rất nhiều người đã và đang tự hỏi tại sao lại xảy ra hành động lạ lùng đến quá khó tin như thế? Phải chăng Petrolimex “thương dân” trong cơn khốn khó của một đất nước chìm trong cơn suy thoái? Hay Petrolimex đang làm đúng theo quy luật giảm giá của thị trường dầu quốc tế? Hoặc còn có lý do nào khác mang tính biểu hiện hơn?

Cách đây hai tháng, lần đầu tiên thông tin về việc cơ quan thanh tra chính phủ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Petrolimex đã xuất hiện.
Còn giờ đây, tin tức mới hơn là vào quý IV này, Thanh tra chính phủ sẽ công bố kết luận thanh tra dành cho Petrolimex. 
Nếu người tiêu dùng chịu khó biện chứng lịch sử về hành vi của Petrolimex thì có thể quá dễ nhận ra là trong 3 năm trước, bất chấp kinh tế suy thoái và túi tiền người dân cạn dần, tập đoàn này vẫn một mực tăng giá để bù đắp cho số lỗ hơn 10.000 tỷ đồng mà họ đã “chôn” trong bất động sản, chứng khoán từ trước đó. 
Còn giờ đây, thông tin mới nhất về “con sâu” Trần Văn Truyền vừa bị Ủy ban kiểm tra trung ương yêu cầu thu hồi tài sản cũng có thể đang tác động không nhỏ đến tâm lý của những quan chức đứng đầu Petrolimex như ông Bùi Ngọc Bảo.
Hoặc hơn nữa là một chiến dịch “diệt ruồi” đang lừng lững chờ đón ở phía trước.
Đã đến lúc nhóm lợi ích xăng dầu không thể “ăn của dân không chừa thứ gì”. 

———————
Từ 11 giờ, xăng dầu giảm giá lần thứ 10

Từ 11 giờ ngày 22/11 giá bán xăng dầu sẽ được điều chỉnh giảm tối thiểu: 1.141 đồng/lít xăng RON 92; khoảng 585 đồng/lít dầu điêzen 0,05S; khoảng 459 đồng/lít dầu hỏa; 536 đồng/kg dầu madút 180 CST 3,5S.

Đây là lần điều chỉnh giảm thứ 10 liên tiếp của xăng dầu. Theo đó, mức giá mới của các chủng loại xăng dầu là: Xăng RON 92 là 20.251 đồng/lít; Dầu điêzen 0,05S là 18.657 đồng/lít; Dầu hỏa là 19.250 đồng/lít; Dầu madút 180CST 3,5S là 15.141 đồng/kg.
Bảng giá xăng dầu mới
Theo thông báo của Bộ Công thương, điều chỉnh giảm giá xăng lần này căn cứ thực tế diễn biến giá xăng, dầu thành phẩm thế giới trong chu kỳ tính giá 15 ngày, kể từ ngày 7/11/2014 đến hết ngày 21/11/2014, bình quân giá Platt Singapore với xăng RON 92 là 87,659 USD/thùng, dầu điêzen 0,05S là 94,034 USD/thùng, dầu hỏa là 96,940 USD/thùng và dầu madút 180CST 3,5S là 457,442 USD/tấn;
Bên cạnh việc giảm giá bán, Bộ Công thương yêu cầu giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá hiện hành là 600 đồng/lít,kg đối với tất cả chủng loại xăng dầ.
Theo lãnh đạo Petrolimex cho biết: Việc giảm giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (NĐ 83) và các văn bản hướng dẫn thi hành NĐ 83 của Liên Bộ Công Thương – Tài chính.
Đây là lần thứ 10 liên tiếp giá xăng dầu điều chỉnh giảm và mức giảm lần sau luôn lớn hơn lần trước. Gần đây nhất, hôm 7/11, các DN xăng dầu đã giảm giá tới 950 đồng/lít đối với xăng.
Phạm Huyền – Vietnamnet

-Hoàng Đế hai mặt

Danquyen

Nguyễn văn Trần
Để hiểu văn hóa chánh trị của Tàu, tưởng nên hiểu qua điều sơ đẳng này. Trong quyển “ Lang Đồ Đằng ” (Tô tem Sói), tác giả Khương Nhung của Trung quốc xác định thuộc tính mang tính chất căn tính của người trung quốc là sói tính. Sói là con vật ranh mãnh, thủ đoạn, độc ác, thâm hiểm nhứt của các loài dã thú. Người trung quốc đặt căn cước của mình khởi đi từ đó. Mấy năm liền, Nhà nước Trung quốc cho in đi in lại quyển sách này nhằm cổ vũ tính chiến đấu, tinh thần quật cường của dân họ (Trần Đình Hiến dịch, Hà nội, 12 / 2006).

Trông mặt mà bắt hình dong . Người ta cứ tưởng Hoàng Đế Bắc Kinh Xi Jinping là con người hiền lành, vô hại và nhứt là “dễ bảo”. Thật ra, đây mới là một lãnh tụ cương quyết phải để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử ngàn năm của Trung quốc.
Nhưng ông là nhà cải cách lớn hay chỉ là một bạo chúa vĩ đại hung hản, thành tích của ông sẽ vượt qua Tần Thủy Hoàng và Mao Trạch-Đông ?
Mao có quyển Sách Đỏ một thời đã được cán bộ đảng viên xem như Thánh Kinh . Nay không ai nhắc tới . Người ta chỉ nhắc Mao đã giết hơn 80 triêu nhơn dân Tàu và thanh toán sạch đồng chí đã từng theo ông khi những người này bị nghi ngờ có thể có hại . Người sau cùng là Châu Ân-lai đã phải nói thẳng với Mao :  “Đồng chí có thể giết tôi để khỏi giết thêm nhiều người nữa ”. Từ đó, Mao dừng tay bớt đẩm máu. Mục tiêu của Mao giết chỉ để bảo vệ ngôi vị độc tôn của mình. Nay Quyển Sách Đỏ đã bị quyển Sách Trắng của Xi Jingping, một thứ Thánh Kinh mới, thay thế.
Qua quyển Sách Trắng, người ta thấy Xi Jingping đưa ra một cách khái quát những ý thức hệ và những sách lược trung tâm của đảng cộng sản Tàu và giải đáp những câu hỏi mà cộng đồng thế giới muốn biết liên hệ tới những quan niệm và kiểu mẫu phát triển của nước Tàu, và cả chánh sách đối nội và đối ngoại .
Quyển “ Bạch Thư ” (Sách trắng) của Xi Jinping viết theo chủ đề là “ Quản trị ” (La Gouvernance) đã thu hút sự chú ý của nhiều ký giả ngoại quốc khi tới Trung tâm Báo chí của buổi họp những nhà lãnh đạo kinh tế của APEC 2014 tổ chức ở Bắc kinh.
Hơn 200 quyển Bạch Thư có tựa là “Xi Jingping : Sự quản trị Trung quốc ” để sẳn trên kệ ở ngay lối vào Trung tâm Báo chí để phát không. Sách là một tập họp những bài diển văn, những huấn từ của Xi Jinping trong giai đoạn từ 15/12/2012 tới 13/06/2014 được dịch ra 9 thứ tiếng ngoại quốc. Sách cũng được đem giới thiệu, trước đó, vào tháng 10 vừa qua, tại Hội chợ sách vở và báo chí ngoại quốc do các nhà xuất bản tổ chức năm nay ở thành phố Franfort, Đức quốc.
Theo Ông Xu Bu, Chủ tịch Báo chí ngoại ngữ, “Quyển Bạch Thư thể hiện sự khôn ngoan của Trung quốc và chúng tôi hi vọng nó có thể giúp cộng đồng quốc tế hiểu quan niệm và đường lối chánh trị phát triển Trung quốc của chúng tôi” .
Tại Hội nghị Apec, Xi Jinping chủ tọa buổi họp của các nhà lãnh đạo kinh tế trong 2 ngày 10 và 11 tháng 11/2014, với chủ đề “Kiến tạo tương lai xuyên qua đối tác Á châu-Thái Bình Dương” .
Con người Xi Jinping

Từ Đại Hội đảng thứ 18, nhân dân Tàu đi theo hướng mới cải cách và mở cửa, dưới sự lãnh đạo của đảng và ông Tổng Bí thư Xi Jinping để canh tân xứ sở.
Khi phát hành quyển “Sách Trắng “, Xi Jinping tự thể hiện hoàn toàn khác biệt với những vị tiền nhiệm của mình. Hu Jintao trong mười năm, từ 2002 tới 2012, nắm đảng vẫn giử tánh khiêm tốn và kín đáo. Một Tuyển tập những bài diển văn của ông chỉ phát hành một năm sau khi ông rời quyền lực.
Nhưng Jiang Zemin khác hơn. Lãnh đạo đảng từ năm 1989 tới năm 2002, Jiang thích được tôn sùng lãnh tụ. Tuy nhiên những bài diển văn, những huấn từ, phát biểu của ông được tập trung thành 3 tập và mải bốn năm sau mới phát hành.
Xi Jingping đặc biệt hơn. Theo kết quả điều tra của China Media Project thuộc Viện Đại Học Hồng-Kông thì tên Xi Jinping thường được nhắc rất nhiều lần trên Nhân Dân nhựt báo, Cơ quan ngôn luận chánh thức của đảng cộng sản Trung quốc. Nhiều hơn những vị tiền nhiệm từ thời sau Mao Trạch-Đông.
Trong 18 tháng nắm quyền vừa qua, Xi Jinping được báo chí nhắc tên 4725 lần. Nhưng về mặt này, Xi vẫn còn thua Mao khá xa vì trong cùng khoảng thời gian, sau Đại Hội đảng kỳ IX năm 1969, Mao có tới 7000 lần được nhựt báo Nhân Dân nhắc tên.
Sự tôn thờ cá nhơn ở Mao vượt qua Staline rất nhiều. Từ đó, đảng cộng sản Tàu cấm những lãnh tụ sau này không được bắt chước Mao nữa .
Nay Xi Jinping ban hành chiến dịch chống tham nhũng trong đảng, chủ yếu nhằm loại những người chống đối ông ta, xác định quyền lực thật sự ở trong tay lãnh tụ. Đồng thời đảng cũng nổ lực dặp tắt xã hội dân sự vừa hình thành qua mươi hoạt động, khớp miệng nhà báo, giới chức đại học và luật sư. Thể hiện mạnh mẽ quyền Dân chủ tập trung. Nên nhớ trong lịch sử nước Tàu không có 2 từ ngữ “dân chủ và tự do”. Mạnh Tử chỉ mới nói “Dân vi quí,..” .
Người tổ chức và chủ tọa Hội nghị Apec, Xi Jinping, không ngần ngại, một cách êm dịu, khéo léo, nhưng công khai, thách thức Huê kỳ và những dự tính hội nhập kinh tế của Huê kỳ ở Á châu Thái Bình Dương . Ông lợi dụng cơ hội để xác định vị trí của nước Tàu trong trật tự mới Á châu. Ông mời những khách tham dự Apec thực hiện “Giấc mơ kiến tạo tương lai Á châu-Thái Bình Dương ” cho quốc gia mình, một cách phô trương sự lớn mạnh mà Trung quốc vừa tìm lại được. Và đồng thời là vai trò của Trung quốc quản lý nước Tàu để đem lại nhiều hơn những phúc lợi cho vùng Á châu-Thái Bình Dương và cả phần còn lại của thế giới.
Để trở thành Hoàng đế
 Xi Jinping đã để mất gần 2 năm cầm quyền chỉ nhằm, bằng mọi giá, củng cố lại đảng. Cái đảng của ông đã quá suy thoái. Ông thiết tha cứu đảng vì với tư cách đảng trưởng, ông tự cảm thấy mình có trách nhiệm không khác gì một thái tử của triều đại dân chủ nhơn dân đang trị vì nước Tàu. Ở ông toát lên rỏ cái tham vọng phục hồi sự vĩ đại lịch sử nước Tàu. Ông nghĩ điều này cũng là sự quan tâm khiêm tốn của toàn thể nhơn dân trung hoa ngày nay.
Để thực hiện tham vọng, Xi Jinping từng bước dẹp bỏ hẳn nguyên tắc lãnh đạo tập thể đặt ra từ thời Deng Xiaoping. Nguyên tắc này không chấp nhận từ trong trứng uy tín lớn của một cá nhơn. Deng quá sợ hải bệnh hoang tưởng của Mao đã đưa nước Tàu đến bên bờ vực thẩm và gần thủ tiêu đảng. Deng từ chối hết mọi danh xưng. Ông sợ những hình thức tôn sùng cá nhơn như một thứ bịnh dịch hạch. Ông chủ trương trong chánh trị đối ngoại khiêm tốn tối đa, lấy sự thỏa thuận ôn hòa làm gốc.
Tới Xi Jinping nắm quyền, lời nói đơn giản, thái độ dễ tin, gương mặt bầu bỉnh bìểu lộ sự vui vẻ, thật thà, tất cả những nét bề ngoài ấy đã tạo cho mọi ngưòi một luồn gió mới mát mẻ. Hơn nữa, báo Nhân Dân đăng hình Xi Jinping vác cuốc đi ra đồng với nông dân, với họ ông đã sống bảy năm dài thời Cách mạng văn hóa.
Hoặc hình ông chở con gái nhỏ trên xe đạp, hoặc ông đá trái banh nhơn chuyến ra nước ngoài, hay đẩy xe lăn đưa cha đi, …Qua những hình ảnh khả ái, ai cũng nghĩ Xi Jinping là một lãnh tụ khả ái, ôn hòa trong đối nội và đối ngoại.
Người ta bìết ông được cựu Chủ tịch Ziang Zemin chọn. Nhiều người tin ông là người không nguy hiễm. Không ai thật sự biết rỏ bản tánh và sự quyết tâm của ông muốn làm gì cho ông và cho nước Tàu. Cái bề ngoài đó lại che dấu một con người bằng thép, chỉ trong vài tháng cầm quyền, có thể nắm gần trọn trong tay chế độ. Hìện nay, Xi Jinping một mình chỉ huy những cơ quan quan trọng đặc trách về cải cách kinh tế, về an ninh nội chính, về qưân đội, về tài chánh, về internet, … Ông đã trở thành lãnh tụ mạnh, độc tôn, không thua Mao.
Nay mọi người đã thấy Xi Jinping chỉ là một người cộng sản độc tài, áp dụng triệt để tập trung dân chủ để kiểm soát toàn xã hội, giử cho chế độ kéo dài vô tận trên đó Xi Jinping ngồi ngất ngưỏng trên ngai vàng.

Sách lược gậm nhắm
Để hiểu văn hóa chánh trị của Tàu, tưởng nên hiểu qua điều sơ đẳng này. Trong quyển “ Lang Đồ Đằng ” (Tô tem Sói), tác giả Khương Nhung của Trung quốc xác định thuộc tính mang tính chất căn tính của người trung quốc là sói tính. Sói là con vật ranh mãnh, thủ đoạn, độc ác, thâm hiểm nhứt của các loài dã thú. Người trung quốc đặt căn cước của mình khởi đi từ đó. Mấy năm liền, Nhà nước Trung quốc cho in đi in lại quyển sách này nhằm cổ vũ tính chiến đấu, tinh thần quật cường của dân họ (Trần Đình Hiến dịch, Hà nội, 12 / 2006).
Khi đã nắm trọn trong tay quyền lực, Xi Jinping bắt đầu thực hiện giấc mơ “ Đông quốc ” (*) của Mao, mà cũng là tham vọng chung của dân Tàu từ xưa nay là bá quyền gồm thâu thiên hạ.
Xi Jinping liên tiếp gây hấn với những nước láng giềng. Chủ trương “chánh trị khiêm tốn ” của Đeng Xiaoping xây dựng trong hai mươi năm cầm quyền nay đã không còn thấy trong ngôn ngữ chánh trị đối ngoại của Bắc kinh nữa.
Trước nhứt đối với Nhựt, vụ đảo Senkaku-Diaoyu, tàu chiến và phi cơ của Tàu tới và của Nhựt ứng chiến làm cho thấy chiến tranh có thể xảy ra. Theo báo chí thì chính Xi Jinping đã trực tiếp nhúng tay vào vụ gây hấn với Nhựt.
Với Philippines, Xi Jing dùng võ lực tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.
Với Việt nam, sau thời gian lấn chiếm lảnh thổ biên giới, lảnh hải, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hồi giửa năm nay, Xi Jinping cho giàn khoan tới vùng đặc quyền kinh tế việt nam ngang nhiên thăm dó dầu khí, làm cho cả thế giới phản đối và dân chúng việt nam chống đối mãnh liệt, trở thành một phong trào chống Tàu, tuy bị nhà cầm quyền Hà nội đàn áp thô bạo cho vừa lòng Bắc kinh.
Sau cùng với Ấn độ, chỉ cách nay hơn một tháng, quân lính tàu xâm nhập lảnh thổ Ấn độ thuộc vùng ngưởi Tây tạng sanh sống vào lúc Xi Jinping thăm viếng Tân Đề-li.
Các nước láng giềng đều bất bình sách lược gậm nhắm của Xi Jinping. Có lẽ chỉ có đảng cộng sản và nhà nước Hà nội ủng hộ. Biển phía nam bị Xi Jinping giành trọn chủ quyền thuộc về Tàu, phủ nhận chủ quyền của 5 nước duyên hải khác. Kết quả, biển từng khu vực tuần tự rơi vào tay của Tàu. Xi Jinping không cần che dấu tham vọng của mình vì sức mạnh quân sự và kinh tế cho phép ông áp đảo các đối phương vốn yếu kém hơn. Ngoại trừ kẻ có thể can thiệp là Huê kỳ thì nay đang kẹt trong những tranh chấp ở địa phương khác. Bài học về chủ trương bá quyền của Bắc Kinh nên học sớm là hảy nhìn “Trung quốc (hiện nay) lớn hơn Trung hoa” không dưới 5 lần !
Trong sách lược gậm nhắm này, Xi Jinping ngán Nhựt vì Nhựt là nước duy nhứt có khả năng chống lại và còn hóa giải tham vọng bành trướng của Bắc kinh. Còn những nước láng giềng khác như Myanmar, Lào, Népal, Bhuttan, Thái lan, Kyrgyzstan, Mông cổ, Đài loan, Nam Kazakhstan, Việt nam, …Mao cho rằng là của Trung Quốc, đáng lẽ đã không bị mất nếu nhà Thanh không sụp đổ. Ngày nay, trong trường hợp Việt nam, không phải Xi Jinping xâm chiếm mà là thu hồi cái đã có về cho mình mà thôi. Rìêng Việt nam đã sẳn là của Trung Quốc rồi.
Nhắc lại huấn từ của Staline năm 1950 ban cho Hồ Chí Minh, khi gìao Vìệt nam cho Trung Quốc quản lý “Nay Trung Quốc giúp Việt nam một con gà, ngày mai, Việt nam phải nhớ trả lại một quả trứng ” (**) . Hà nội ngày nay, không trả lại một quả trứng, cũng không một con gà, mà trả luôn cả chuồng gà.
Xi Jingping đẩy mạnh cải cách để cứu đảng, củng cố quyền lực và giử bền vững chế độ. Ông cho Ủy Ban Trung ương đảng thông qua một nghị quyết cho phép tòa án được quyền tự trị đối với chánh quyền địa phương. Nhưng như vậy liệu đủ để bảo vệ một đảng từng suy thoái do thiếu lực lượng đối lập hay không ?
Xi Jing sẽ tìm được một công thức đưa nước Tàu vào một tiến trình mới phát triển bền vững và hợp lý không?
Xi Jinping là Deng Xiaoping của thế kỷ XXI hay lại là Gorbachetchev?
Nguyễn văn Trần
Ghi chú :
(*) Nguyễn văn Trần, Trần Đĩnh và Đèn Cù, 11/2014, Dân Quyền, Việt Luận, Thời Luận, ĐCV, …
(**) Ghi chép thật sự về Đoàn Cố vấn Trung quân giúp Việt nam trong chiến tranh Đông dương, xb Lịch sử đảng cộng sản Trung quốc, 2002

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét