Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Ngày 01/9/2014 - Dân chủ: Chất sống của đoàn kết và phát triển

  • Cựu đảng viên tự chặt ngón tay phản đối công an (RFA) - Cựu đảng viên cao niên, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh- Nguyễn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hôm qua đã công khai chặt đứt ngón tay trỏ để phản đối việc công an ép buộc bà ký tên nhận tội tham gia gây rối trật tự công cộng.
  • Khám phá dòng sông chảy ngược ở Tây Nguyên (BaoMoi) - Ngược dòng chảy qua đất bạn Campuchia, sông Sêrêpôk hòa dòng nước đất đỏ của cao nguyên cuồn cuộn, mang trong mình phù sa của trầm tích văn hóa và ý chí của con người Tây Nguyên ngược lên thượng nguồn hòa vào dòng Mê Kông rồi mới xuôi về biển Đông.
  • Chuyến đi khôi phục 16 chữ vàng và 4 tốt (RFA) - Ba điểm thống nhất được công khai sau chuyến làm việc tại Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến dư luận quan ngại.
  • Giáo sư Thayer: Biển Đông là vùng nước đang cần quy tắc (BaoMoi) - Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông thuộc Học viên Quốc phòng Úc cho rằng sự thiếu vắng quy tắc tại Biển Đông không chỉ có tác hại trên biển mà còn đem đến những hệ quả đáng ngại khác trên bờ.
  • Bùi Thị Minh Hằng (RFA) - Thị xã Cao lãnh nhỏ bé miền đồng bằng sông Cửu long đột nhiên nổi tiếng cả nước, và cả thế giới nhờ vào một người phụ nữ gốc từ miền Bắc là bà Bùi Thị Minh Hằng.
  • Được Mỹ yểm trợ, quân đội Irak phá vòng vây thánh chiến ở Armeli (RFI) - Quân đội Irak vào được Armeli, một thành phố của Irak với đa số tín đồ hệ phái Shia bị Nhà nước Hồi giáo bao vây từ hai tháng nay. Không quân Mỹ oanh kích yểm trợ các đơn vị Irak, Kurdistan và dân quân Shia hành quân phản công và thả dù tiếp tế lương thực cho dân chúng bên trong vòng vây.
  • Thủ tướng nước cộng sản cũ trở thành lãnh đạo chủ chốt của Châu Âu (RFI) - Vào thời điểm ChâuÂu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, với xung đột tại Ukraina, hôm qua 30/08/2014, các thành viên Liên Hiệp ChâuÂu đã nhất trí cử hai nhân sự lãnh đạo chủ chốt của khối 28 nước : Thủ tướng Ba Lan Donadl Tusk làm Chủ tịch Hội đồng ChâuÂu, còn vị trí lãnh đạo Ngoại giao ChâuÂu được phó thác cho Ngoại trưởngÝ, bà Federica Mogherini.
  • Tiểu bang California sẽ cấm dùng túi nylon (RFI) - Chính quyền tiểu bang California, Hoa Kỳ, chuẩn bị cấm dùng túi nylon tại các cửa hàng thực phẩm để chốngô nhiễm môi trường. Quyết định của Thượng viện California, được đưa ra hôm qua 30/08/2014, chỉ còn đợi chữ ký của Thống đốc tiểu bang để chính thức có hiệu lực.
  • Putin muốn thành lập « nhà nước » ở Đông Ukraina (RFI) - Việc xây dựng một Nhà nước phải được đề cập trong các cuộc thảo luận chấm dứt xung đột tại miền đông Ukraina. Trên đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, lần đầu tiên nói đến quy chế« nhà nước» tại vùng lãnh thổ của láng giềng Ukraina đang diễn ra xung đột võ trang giữa phe nổi dậy thân Nga và chính quyền trung ương Kiev. Phải chăng lãnh đạo Nga công khai hóa tham vọng địa chính trị hay chỉ để trắc nghiệm Nato ?
  • Loạt trừng phạt mới : Châu Âu ra hạn cho Nga 1 tuần (RFI) - Hôm qua 30/08/2014, tại hội nghị thượng đỉnh ở Bruxelles, Liên Hiệp ChâuÂu đã quyết định đưa ra thời hạn một tuần cho Matxcơva, trước loạt trừng phạt mới, sau nhiều bằng chứng cho thấy Nga can thiệp quân sự vào miền Đông Ukraina để ủng hộ phe nổi dậy.
  • Nga thúc giục đối thoại ở Ukraine (RFA) - Hôm qua tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng lực lượng thân Nga ở miền Đông Ukraine và chính phủ Kiev nên tiến hành những cuộc đối thoại có thực chất hơn để giải quyết xung đột ở đây.
  • Ukraina: Phe nổi dậy chuẩn bị phản công (RFI) - Trong khi quân đội Ukraina sa lầy trong chiến dịch chống phe ly khai thân Nga tại miền Đông Ukraina, nhiều hoạt động được tổ chức khắp Ukraina để huy động đóng góp của người dân cho mặt trận. Phe nổi dậy, được Matxcơva hậu thuẫn, mở một chiến dịch lớn tại miền Đông : cảng chiến lược Marioupol sẽ là mục tiêu sắp tới của cuộc phản công.
  • Macao: lãnh đạo hành pháp thân Bắc Kinh tái « đắc cử » với 95% phiếu (RFI) - Macao, lãnh địa tự trị dưới quyền cai quản của Trung Quốc, đã bầu đương kim lãnh đạo hành pháp thân Bắc Kinh, ứng cử viên duy nhất, vào nhiệm kỳ thứ hai. Theo AFP, cuộc bầu cử không tự do này diễn ra trong bối cảnh một bộ phận dân chúng Macao căm phẫn đòi dân chủ và cải cách xã hội.
  • Pakistan : Bạo lực bùng phát giữa người biểu tình và cảnh sát (RFI) - Đêm hôm qua 30/08/2014, rạng sáng nay, thủ đô Islamabad trở thành trường đấu giữa hàng nghìn người biểu tình, cắm trại từ hai tuần nay bên lề Quốc hội, và các lực lượng an ninh. Bạo lực khiếnít nhất ba người chết và khoảng 400 người bị thương. Để vãn hồi trật tự, cảnh sát đã dùng hơi cay và đạn cao su bắn vào người biểu tình.
  • Syria : lính mũ nồi xanh Philippines thoát vòng vây Al-Qaida (RFI) - Hôm qua 30/07/2014, lực lượng thánh chiến Mặt trận al-Norsa, chi nhánh Syria của Al-Qaida, tấn công đơn vị gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc trên cao nguyên Golan, Syria. Bị bao vây tại căn cứ này kể từ hai ngày nay, các binh sĩ Liên Hiệp Quốc đã nổ súng. Hôm nay, người phát ngôn quân đội Philippines thông báo toàn bộ 75 binh sĩ Philippines thuộc UNDOF, lực lượng giám sát ngừng bắn của Liên Hiệp Quốc trên Golan, đã thoát khỏi vòng vây an toàn.
  • Bắc Kinh chống quyền tự do ứng cử lãnh đạo Hồng Kông (RFI) - Đúng như tiên liệu, chế độ Trung Quốc không cho người dân Hồng Kông tự do ra tranh cử chức vụ lãnh đạo hành pháp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc với vai trò bù nhìn thông qua các quyết định của đảng Cộng sản buộc các ứng cử viên tranh ghế lãnh đạo Hồng Kông phải là người« yêu nước» và được« chọn lọc».
  • Gần 500 VĐV tham gia cuộc thi Ma-ra-tông quốc tế Đà Nẵng 2014 (BaoMoi) - QĐND - Sáng 31-8, tại Công viên Biển Đông (quận Sơn Trà), ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng phối hợp với Hiệp hội Ma-ra-tông Quốc tế (AIMS) khai mạc cuộc thi Ma-ra-tông Quốc tế Đà Nẵng 2014. Gần 500 VĐV của 27 quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký tham gia.
  • Sôi động Giải Marathon quốc tế Đà Nẵng 2014 (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Đúng 4 giờ sáng 31-8, các VĐV nội dung Marathon và bán Marathon chính thức xuất phát ở Công Viên Biển Đông. Giải đấu đã khuấy động thành phố sông Hàn khi các VĐV chạy qua những cung đường, cây cầu huyền diệu…
  • Mỹ quan ngại việc Trung Quốc triển khai lực lượng hải quân (BaoMoi) - Hãng thông tấn Mexico NOTIMEX ngày 30/8 đưa tin, trả lời phỏng vấn nhật báo El Mercurio của Chile, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc triển khai lực lượng hải quân tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
  • Sức sống mới trên đảo Lý Sơn (BaoMoi) - (PetroTimes) – Với hơn 22.000 cư dân sinh sống trên 3 xã đảo (An Bình, An Vĩnh, An Hải), huyện đảo Lý Sơn nằm ở vùng biên giới, vùng phên giậu của Tổ quốc ở Biển Đông. Hoạt động kinh tế chính trên đảo là nông – ngư nghiệp, trong đó kinh tế biển là mũi nhọn.
  • Nhật quan ngại hành động của Trung Quốc ở Trường Sa (BaoMoi) - Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga vừa cảnh báo rằng thông tin Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở liên quan đến quân sự ở các đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của VN đang gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế.
  • Thời tiết cả nước thuận lợi trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (BaoMoi) - (Xây dựng) – Trong hôm nay (31/8), do nằm sâu trong lưỡi áp cao cận nhiệt đới nên các tỉnh Bắc Bộ có nắng đẹp, nhiệt độ duy trì ở ngưỡng mát mẻ, dễ chịu, từ 30 – 33 độ C. Tây Nguyên và Nam bộ có mưa rào và dông trên diện rộng, mức nhiệt trong khoảng 27 – 32 độ C.

Dân chủ: Chất sống của đoàn kết và phát triển

Phải có cơ chế, cách thức để người dân có quyền nói tiếng nói của mình đến bất cứ cơ quan lãnh đạo nào của Đảng.

Nói về dân chủ, di chúc của Bác có đoạn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”. Nhân kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Người, Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Cán bộ TP.HCM, về vấn đề này.

Khơi dậy và tập hợp sức mạnh

. Phóng viên: Thưa ông, hiểu như thế nào về những lời trên trong Di chúc của Bác?

+ TS Nguyễn Việt Hùng: Giây phút Bác sắp đi xa, các vị lãnh đạo của Đảng ta từ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam về bên Bác. Lúc đó Bác đã yếu không nói được; Bác lấy hai bàn tay mình nắm chặt lại và hướng về các vị ấy với hàm ý nhắc nhở Đảng ta phải giữ gìn đoàn kết. Trong Di chúc, Bác còn viết đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Tại sao Bác lại nói là “từ Trung ương”, bởi vì để thực hiện được đoàn kết, trên phải làm trước, dưới làm sau.

Trong Di chúc, Bác cũng nói đến một trong những giải pháp tốt nhất để đoàn kết là phải thực hành dân chủ trong Đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình nhưng trên tình đồng chí yêu thương lẫn nhau.

Khi Bác nhắc nhở phải có dân chủ trong Đảng chính là Bác muốn nói hàm ý thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong điều kiện đặc thù khi đất nước bị chia cắt vì chiến tranh cần phải có mặt “tập trung” nhưng nếu chỉ “tập trung” thôi thì dễ đưa đến độc đoán, chuyên quyền. Vì vậy, Bác nhắc nhở về mặt dân chủ ở đây là làm sao phát huy sức mạnh toàn Đảng, phát huy sức mạnh của đội ngũ đảng viên, của đảng bộ các cấp giúp cho Trung ương sáng suốt hơn, nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn. Đây cũng chính là phương thức lãnh đạo của Đảng để vừa xây dựng XHCN ở miền Bắc vừa lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Yêu cầu ấy đòi hỏi Đảng phải thực hành dân chủ trong Đảng trước mới có thể đưa dân chủ lan tỏa ra ngoài xã hội để phát huy sức mạnh toàn Đảng, toàn dân. Lời nhắc nhở đó hoàn toàn đúng đắn.

   Tư tưởng của Bác đặc biệt nhấn mạnh đến dân chủ, xem đó chính là phương pháp tốt nhất để thực hiện đoàn kết trong Đảng và là nguồn nội năng để phát triển đất nước.  (Ảnh tư liệu)
.
Tư tưởng đó của Bác đã được thể hiện một cách mạnh mẽ ngay từ những ngày đầu thiết lập nên nền độc lập nước nhà và xuyên suốt cả cuộc đời đấu tranh vì dân...

+ Bác là người đặt ra tư tưởng xây dựng chế độ dân chủ ở Việt Nam, hình thành nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác khẳng định dân là chủ, nước ta là nước dân chủ. Bác cũng là người đặt nền móng xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa ở Việt Nam một cách thực sự và Bác nhắc Đảng ta phải làm sao thực hành dân chủ đó một cách thực sự rộng rãi trong nhân dân. Vì thế, ngay cả trong bộ máy của chế độ mới, Bác cũng mời những người hữu ích ra giúp nước như cựu hoàng Bảo Đại, thượng thư bộ hình Bùi Bằng Đoàn, khâm sai đại thần Phan Kế Toại. Bác còn mời nhân sĩ trí thức Huỳnh Thúc Kháng không đảng phái làm việc nước. Bác mời những người này vào những cương vị cao như bộ trưởng Bộ Nội vụ, phó thủ tướng, tổng thư ký Ủy ban Thường trực Quốc hội… Như thế, Bác muốn nhắc chúng ta dân chủ là khơi dậy và tập hợp được sức mạnh của nhân dân, ai có đức có tài mà yêu nước đều phải trọng dụng.

Phải làm sao dân thực sự là chủ

. Trong Di chúc, mong muốn cuối cùng của Bác là “toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,…”. Theo ông, vì sao Bác lại đặt vấn đề “dân chủ” ngay sau “độc lập”?
+ Mục tiêu của cách mạng nước ta từ khi có Đảng là giải phóng, giành lại độc lập dân tộc. Sau khi nước nhà độc lập, mục tiêu lớn nhất là phải đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Bác từng nói một câu bất hủ: Nước được độc lập mà dân không được tự do, ấm no, hạnh phúc thì độc lập cũng vô nghĩa. Bác còn nói người dân chỉ hiểu được giá trị của độc lập, tự do thông qua cơm no, áo ấm. Bác đưa ra yêu cầu: Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi, Bác cũng nói bao nhiêu công lao là của dân chúng, bao nhiêu khuyết điểm là của chúng ta. Rõ ràng Bác Hồ rất nghiêm khắc.

Muốn đạt được mục tiêu cao quý này thì lấy lực lượng ở đâu ra? Bước vào xây dựng đất nước trong tình thế đế quốc bao vây tứ bề, chúng ta lại bắt đầu từ điểm xuất phát thấp với một nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, trình độ dân trí thấp lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Vì vậy, Bác đề cao dân chủ là để tạo ra nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực con người, lòng yêu nước, trí thông minh, sáng tạo, cần cù của nhân dân ta. Dân chủ không chỉ là mục tiêu, dân chủ còn là phương thức để tập hợp lực lượng, là cách thức để khơi dậy sức mạnh của nhân dân tạo ra của cải vật chất, tinh thần chăm lo cho dân.

. Thưa ông, nhưng muốn hiện thực hóa điều này đòi hỏi phải thấu hiểu một cách sâu sắc và thấu đáo tư tưởng ấy của Người?
+ Dân chủ chính là bản chất của chế độ ta. Cho nên mọi nhận thức, cách thức tổ chức từ quyền lực chính trị của Đảng đến quyền lực nhà nước đều phải thấu suốt quan điểm dân chủ của Bác - Đảng cầm quyền, Nhà nước quản lý nhưng người dân làm chủ. Đi tới cái cốt lõi là từ chủ tịch nước đến chủ tịch xã và toàn bộ đảng viên của Đảng ta đều là công bộc của dân. Dân chủ là phải làm sao cho người dân thực sự là chủ.

Đảng phải trong sạch

. Với yêu cầu từ thực tiễn, chúng ta cần phải làm gì để tư tưởng về dân chủ của Người được đặt đúng vị trí và phát huy mạnh mẽ, thưa ông?
+ Thứ nhất, thực hiện tốt những lời dạy trong Di chúc của Bác Hồ. Sau 45 năm, chúng ta hãy kiểm điểm lại nhìn nhận xem đã làm được gì theo lời Bác, cái gì làm chưa tốt, chưa hay, chưa được và hãy trở lại đúng tư tưởng của Bác về dân chủ. Tiếp đó là phát huy dân chủ trong Đảng, đặc biệt là thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng, trong đó có việc phát huy dân chủ trong Đảng với điểm mới là thực hiện quy chế chất vấn trong Đảng.

Tiếp nữa, muốn thực hiện dân chủ trong Đảng thì phải xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng cán bộ đảng viên để họ ý thức về giá trị dân chủ. Phải làm tốt công tác con người và kỷ luật Đảng phải nghiêm. Đảng viên không được để cảm tính và lợi ích nhóm chi phối, họ phải làm sao cho người ta thấy rằng đảng viên của Đảng cầm quyền là trách nhiệm, sứ mệnh phục vụ chứ không phải vào Đảng để thăng quan tiến chức. Bây giờ có nhiều người vào Đảng có phải vì Đảng đâu, mà vì chức quyền.

Muốn Đảng trong sạch, vững mạnh cũng cần phát huy vai trò quần chúng để nhân dân giám sát, kiểm tra và tham gia vào xây dựng Đảng. Phải có cơ chế, cách thức để người dân có quyền nói tiếng nói của mình đến bất cứ cơ quan lãnh đạo nào của Đảng, kể cả Bộ Chính trị, Ban Bí thư và những cơ quan của Đảng phải có phản hồi. Ví dụ, cấp ủy định kỳ tổ chức tiếp xúc với nhân dân ít nhất một quý một lần để người dân biết Đảng làm gì, chứ như bây giờ đại hội, báo cáo cấp ủy, kiểm điểm toàn đảng viên nghe thôi.

. Xin cảm ơn ông.

TÁ LÂM thực hiện

Đề xuất công khai các phiên chất vấn trong Đảng

Tại sao các phiên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội đã truyền hình, truyền thanh trực tiếp mà trong Đảng ta, họp Ban Chấp hành Trung ương lại chưa được truyền hình và phát thanh trực tiếp? Tại sao chúng ta không tổ chức trực tiếp phiên chất vấn của các ủy viên Trung ương Đảng với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư? Nên chăng các cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương, trừ các chuyện đại sự bí mật quốc gia hệ trọng, còn lại thì trực tiếp cho toàn dân biết, nên chăng nghiên cứu để tiến tới công khai, vì dân chủ là phải công khai. Ví dụ, bàn về vấn đề bảo vệ chủ quyền trên biển Đông của nước ta, chống tham nhũng… mà chất vấn công khai thì hay quá, nhân dân sẽ đặt niềm tin mạnh mẽ vào Đảng.
TS Nguyễn Việt Hùng
(Pháp Luật)

Kon Tum: Dân đào vàng vô hiệu hóa chính quyền

KON TUM (NV) .- Sau khi phát giác xã Hiếu, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum có mỏ vàng trữ lượng lớn, dân tìm vàng đã đổ về đào xới, đãi vàng. Chính quyền từ xã đến huyện bị vô hiệu hóa.  
Thượng nguồn sông Hre, ở xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, tan hoang như vừa bị dội bom. (Hình: Tiền Phong)
Xã Hiếu, huyện Kon Plong nằm giữa rừng, sát chân dãy Trường Sơn, cách thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum khoảng 100 cây số. Xã này được xem là nơi có mỏ vàng với trữ lượng lớn nhất khu vực Tây Nguyên.

Từ tháng 4 năm ngoái, xã Hiếu trở thành nơi mà năm ông trùm, điều hành năm nhóm tìm vàng, tập hợp phu đào vàng từ Bắc Giang, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi làm chủ.

Sau khi phân chia địa bàn đào – đãi vàng, năm ông trùm này thuê đủ loại phương tiện phá rừng, mở đường, lập bãi, dựng trại, đưa đến đó dủ loại máy móc, biến xã Hiếu thành một “đại công trường”.

Những ông trùm này vừa dọa dân, buộc họ bán ruộng rẫy để có đất đào xới, đãi vàng, vừa thanh toán lẫn nhau, kể cả bắn vào cả lực lượng vũ trang của xã, huyện khi bị ngăn chặn đào – đãi vàng. Một cán bộ huyện Kon Plong thú nhận, ở xã Hiếu, giờ chỉ còn “luật rừng”!

Nhiều tờ báo ở Việt Nam mô tả, sông H’re bắt nguồn từ xã Hiếu, chảy về huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và ruộng rẫy, rừng núi ở xã Hiếu tan hoang bởi vô số những hố có đường kính chừng 15 mét, sâu chừng 25 mét. Sông H’re đục ngầu vì bùn đất. Toàn bộ khu vực nồng nặc mùi cyanide,

Ông Hoàng Thanh Hải, viên Chủ tịch mới của xã Hiếu, tiết lộ, sau trận huyết chiến giữa thuộc hạ của ông Đàm Văn Ngàn và thuộc hạ của ông Trần Thế Thủy, cùng ngụ ở Bắc Giang, ông Đàm Văn Ngàn đang thâu tóm các bãi vàng ở xã Hiếu từ những ông trùm khác.

Báo chí Việt Nam mô tả, ông Đàm Văn Ngàn đang tiếp tục ép dân chúng địa phương bán ruộng rẫy để ông ta có đất đào đãi vàng.

Bà Y Thị, Phó Chủ tịch huyện Kon Plông, xác nhận, từ tháng 4 năm ngoái đến nay, tuy các nhóm tìm vàng phá rừng, đào xới ruộng rẫy, sông suối, khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, chưa kể các vụ huyết chiến gây rối loạn tình hình an ninh, trật tử ở xã Hiếu nhưng nhà cầm quyền huyện Kon Plong và nhà cầm quyền tỉnh Kon Tum chưa bắt bất kỳ ai, cũng như chưa xử phạt hành chính ông trùm nào.

Công an huyện Kon Plong thừa nhận, dù tình hình an ninh trật tự ở xã Hiếu rất nghiêm trọng, khiến dân chúng hoang mang, bất bình song công an huyện này chưa làm gì ngoài việc thu giữ một ít xăng dầu, máy phát điện, máy bơm,… vả “gọi hỏi” để “răn đe”, “hy vọng” ông Đàm Văn Ngàn “tự giác rút khỏi địa phương”. (G.Đ)
(Người Việt)

Tuyên bố về việc chính quyền triệt hạ Chùa Liên trì

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM
TUYÊN BỐ VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM TRIỆT HẠ CHÙA LIÊN TRÌ
Kính gởi:

- Chức sắc và tín đồ các Tôn giáo tại Việt Nam.

- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Đồng kính gởi:

- Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo.

- Các Chính phủ dân chủ năm châu, các Tổ chức nhân quyền quốc tế, các Cơ quan báo chí hoàn vũ.

Ngày 18-08-2014, nhà cầm quyền phường An Khánh, quận 2, thành phố Sài Gòn đã gởi đến Hòa thượng Thích Không Tánh, Phó Viện trưởng kiêm Tổng ủy viên Từ thiện Xã hội thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, một “Thư mời” mang tính triệu tập cùng bản “Phụ lục đính kèm” (không có nơi phát hành, không ghi người hữu trách, không dẫn căn cứ pháp luật) về kế hoạch giải tỏa, san bằng Chùa Liên Trì (thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm) mà Hòa thượng đang là Viện chủ. Theo “Phụ lục đính kèm” với lời lẽ đe doạ sẽ “thực hiện biện pháp hành chính để thu hồi…” thì lệnh cưỡng chế, giải tỏa Chùa Liên Trì sẽ được tiến hành từ ngày 08 tháng 9 sắp tới.

Trả lời thái độ cường quyền này, Hoà thượng Thích Không Tánh đã có thư phúc đáp đề ngày 21-08-2014 với hai đề nghị và hai tuyên bố. Đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ủy ban Nhân dân thành phố “ngưng cho công an canh gác, cô lập, sách nhiễu, áp chế Chùa Liên Trì”, cũng như phải “tôn trọng Tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng, Nhân quyền mà đình chỉ việc giải toả Chùa Liên Trì nhằm lấy đất đầu tư kinh doanh…”. Tuyên bố không nhận số tiền 5.418.076.120 đồng của UBND Quận 2 nhằm “giải toả triệt tiêu Chùa Liên Trì” cũng như sẽ “tổ chức tuyệt thực và cầu nguyện cho Tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng, Nhân quyền Việt Nam…”

Trước sự kiện này, trong tinh thần hiệp thông tôn giáo và ý thức bảo vệ lẽ phải, Hội đồng Liên tôn Việt Nam tuyên bố như sau:

1- Khu đô thị mới Thủ Thiêm (rộng 930ha, trong đó tọa lạc Chùa Liên Trì) từ mấy chục năm qua được giới đầu tư kinh doanh bất động sản xem là “vùng đất vàng”. Cũng bởi tính chất gợi lòng tham ấy, công cuộc giải tỏa 15 ngàn hộ dân và cơ sở tôn giáo trong khu vực này - với lối thu hồi kiểu ăn cướp và cách bồi thường kiểu giết dần mòn- đã kéo dài quá lâu, làm phát sinh rất nhiều cuộc khiếu kiện (11 ngàn đơn đã nộp), gây ra rất nhiều vụ cưỡng chiếm bạo hành và còn dẫn đến nhiều nhiều án tù đày lẫn nhiều cái chết thương tâm của dân oan mất đất tuyệt vọng. Công luận từ lâu đã cho dự án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm là vụ án cướp đất tàn bạo nhất tại VN dưới chế độ cộng sản, được phối hợp thực hiện bởi những cái gọi là “ủy ban nhân dân”, “tòa án”, công an, côn đồ và đảng ủy.

2- Là một trong ba cơ sở tôn giáo còn sót lại nơi vùng đất sờ đâu cũng thấy tiền này (trong đó có nhà thờ Công giáo Thủ Thiêm và dòng Mến Thánh Giá, cả hai đã quyết không di dời dù bị cưỡng bức, riêng cơ sở của Hội thánh Tin lành Mennonite thì từ lâu đã bị xóa sổ), Chùa Liên Trì đang là nạn nhân mới nhất của mưu đồ tối đa hóa lợi nhuận cho các nhóm lợi ích lẫn mưu đồ tối thiểu hóa hoạt động “chống phá” của một tu sĩ Phật giáo như Hòa thượng Thích Không Tánh (vốn đã 3 lần bị tù bởi chế độ với tổng án 16 năm trời).

Thật vậy, từ lâu, trong tư thế Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng đã biến Chùa Liên Trì làm cơ sở thực hiện Đại Bi Tâm của Phật tử, thường xuyên tổ chức các buổi cứu tế cho người nghèo khổ, già yếu, tật bệnh và nhất là anh em Thương binh Việt Nam Cộng Hòa, một thành phần bất hạnh mà cho đến tận hôm nay, chế độ và nhà cầm quyền CS vẫn tiếp tục căm thù, áp bức, kỳ thị, đẩy ra ngoài lề xã hội.

Kể từ đầu năm nay, Chùa Liên Trì lại nhiều lần mở rộng cửa từ bi để trở thành nơi sinh hoạt hàng tháng cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập, đối tượng của một trong 14 điều cam kết mở rộng của nhà cầm quyền Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng 10 năm ngoái. Thế nhưng, vài cuộc sinh hoạt dân sự gần nhất đã phải đối mặt với hàng rào nhân viên an ninh vây bọc và những đống đá choán đổ gần hết con đường độc đạo dẫn vào chùa mà xe hơi không thể qua được. Đúng là ngôi chùa và vị viện chủ của nó đã trở thành cái gai trong mắt một nhà cầm quyền độc tài chưa bao giờ chấp nhận các tổ chức dân sự độc lập, và một nhà cầm quyền vô thần đấu tranh mãi mãi không đội trời chung với các tổ chức tôn giáo độc lập.

3- Vì đã hiện diện tại Thủ Thiêm hơn nửa thế kỷ nay, tỏa ánh đạo vàng từ bi hỉ xả cho nhân dân bản địa, Chùa Liên Trì do đó vẫn có quyền tồn tại và phải được tồn tại nơi khu đô thị mới này, vốn theo kế hoạch là một khu cư dân chứ không phải khu quân sự hay khu công nghiệp. Mà dân thì nơi nào cũng cần cơ sở tôn giáo, nên không cần và không thể giải tỏa chùa (cũng như mọi cơ sở của các giáo hội). Nếu làm như thế là cản trở và chà đạp trắng trợn nhu cầu tôn giáo của nhân dân!

Thế nhưng, dù hai năm trước đây, ngày 17-9-2012, Hòa thượng Thích Không Tánh đã viết thư gửi Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam yêu cầu không giải tỏa chùa Liên Trì, nay họ vẫn nhất định xóa sổ cứ điểm tâm linh đó và xem ra lần này quyết thực hiện cho kỳ được. Phải chăng để có thể ung dung làm điều tội lỗi, thậm chí tội ác, mà không sợ sự quấy rầy của tôn giáo (như tại các khu đô thị cư dân bên Tàu cộng và Hàn cộng)? Phải chăng để có thể tiếp tục phá hủy truyền thống đạo đức văn hóa dân tộc như họ đã và đang làm hơn nửa thế kỷ nay?

4- Cùng với Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất quốc nội lẫn hải ngoại, cùng với bao nhiêu tiếng nói của cá nhân và tập thể trong nước lẫn ngoài nước, người Việt lẫn người ngoại quốc, Hội đồng Liên tôn cực lực phản đối kế hoạch phá hủy Chùa Liên Trì, cướp bóc đất Liên Trì của nhà cầm quyền Cộng sản, cũng như hoàn toàn ủng hộ các đề nghị và tuyên bố của Hòa thượng Viện chủ. Nhà cầm quyền độc tài và vô thần đừng tưởng muốn làm gì -dù trái đạo lý, nghịch lòng dân, vô pháp luật- trên đất nước này thì làm. Hãy dừng bàn tay tội ác, đừng dại chuốc lấy quả báo khủng khiếp cho mình, đừng gây thêm khổ đau vô vàn cho Dân tộc này nữa!

5- Chúng tôi cũng kính mong các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan báo chí, các cộng đồng người Việt khắp nơi, đặc biệt ngài Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự tôn giáo hay tín ngưỡng, hãy lên tiếng phản đối, tìm cách ngăn chặn việc làm phi tôn giáo, phi nhân quyền của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Sự tồn vong của Chùa Liên Trì cũng là sự tồn vong của tôn giáo, sự tồn vong của những giá trị tâm linh, sức mạnh tinh thần vốn rất cần thiết cho một Việt Nam đang từng ngày bị băng hoại bởi chủ nghĩa và chế độ duy vật vô thần, độc tài toàn trị.

Làm tại Việt Nam ngày 30 tháng 8 năm 2014

Hội đồng Liên tôn Việt Nam:

- Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593).

- Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật Giáo (đt: 0165.6789.881)

- Thượng tọa Thích Viên Hỷ, Phật Giáo (đt: 0937.777.312).


- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công Giáo (đt: 0984.236.371)

- Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công Giáo (đt: 0935.569.205)

- Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công Giáo (đt: 0993.598.820)


- Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài (đt: 0163.3273.240)

- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài (đt: 0988.971.117)

- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài (đt: 0988.477.719)


- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827)

- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908)

- Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001)

- Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838.7716)

- Mục sư Đinh Thanh Trường, Tin Lành (đt: 01202352348)

- Mục sư Đinh Uy, Tin Lành (đt: 01635847464)

- Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082)

- Ông Tống Văn Chính, PGHH (đt: 0163.574.5430)

- Ông Lê Văn Sóc, PGHH (đt: 096.419.9039)

"TQ liên tiếp tập trận, ý đồ nhằm vào Việt Nam rất rõ ràng"

Sau khi hạ đặt phi pháp giàn khoan 981 không thành công, Trung Quốc đã tổ chức liên tiếp các cuộc tập trận đe dọa, ý đồ nhằm vào Việt Nam rất rõ ràng. 
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ quy mô lớn trên Biển Đông (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 26 tháng 8 năm 2014)
Một số trang mạng Trung Quốc, Hồng Kông trong các ngày cuối tháng 8/2014 đã đăng một số bài viết và loạt ảnh về cuộc tập trận đổ bộ lập thể quy mô lớn diễn ra trên Biển Đông vào trung tuần tháng 8 của Hạm đội Nam Hải.

Báo Trung Quốc không nói rõ vùng biển cụ thể nào ở Biển Đông. Đây là một cuộc tập trận đánh chiếm đảo, có sự tham gia của binh sĩ hải quân đánh bộ, tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn, tàu đệm khí, xe chiến đấu đổ bộ, xuồng máy, trực thăng…

Đáng chú ý, báo Trung Quốc gắn cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Philippines vừa tuyên bố tàu Trung Quốc đã mở rộng phạm vi tuần tra (phi pháp) ở bãi Cỏ Rong trên Biển Đông, tiến hành thả phao tiêu hàng hải ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Philippines cho biết, sẽ kiên quyết phá hủy những phao tiêu này của Trung Quốc.

Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 25 tháng 8 cũng đưa tin cho rằng, một biên đội đổ bộ trên biển của Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo. Bài báo cho biết, tham gia chỉ huy cuộc tập trận có lữ tưởng lữ đoàn đánh bộ Trần Vệ Đông, Hạm đội Nam Hải.

Theo bài báo, trong cuộc diễn tập này không bố trí kịch bản gốc, tùy thời cơ mà đưa ra tình huống, việc triển khai binh lực phải tự phối hợp, lần đầu tiên hệ thống giao chiến mô phỏng laser tiến hành đánh giá tổng hợp về tình hình chiến trường, sử dụng hỏa lực và tình hình tổn thất, kiểm nghiệm hiệu quả tố chất chiến thuật của binh sĩ quân xanh, quân đỏ và tính năng kỹ chiến thuật của binh lực, vũ khí trang bị. 
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ quy mô lớn trên Biển Đông (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 26 tháng 8 năm 2014)
Cuộc diễn tập diễn ra trong thời điểm tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, Trung Quốc vừa hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bị Việt Nam đấu tranh kiên quyết và đã phải rút về vùng biển đảo Hải Nam.

Ngoài cuộc tập trận đánh chiếm đảo đá trên, trên các trang mạng Trung Quốc gần đây cũng tiết lộ, Trung Quốc vừa tập trận bảo vệ giàn khoan trên Biển Đông, rõ ràng có ý đồ nhằm vào Việt Nam.

Trong các hình ảnh tập trận trên tờ “Tin tức Trung Quốc” có một số chú thích đáng chú ý như: Có phân tích cho rằng, trong hoạch định chiến lược đáp trả phong tỏa tầm xa của quốc gia bá quyền, Trung Quốc phải coi Australia là một trục chiến lược quân sự của chủ nghĩa bá quyền để tính toán. Australia ở nam bán cầu, cách Trung Quốc hầu như rất xa, nhưng cách Biển Đông chỉ khoảng 3.000 km.

Ngoài ra, bài báo dẫn “báo Nhật” cho rằng, hiện nay, Trung Quốc đã phong tỏa bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát), có ý đồ ngăn chặn Philippines tiếp tế cho binh sĩ Thủy quân lục chiến trên chiếc tàu cũ mắc cạn ở bãi cạn này. Điều này làm cho bãi Cỏ Mây trở thành một trong những khu vực điểm nóng bùng phát xung đột chủ yếu của Biển Đông. 
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ quy mô lớn trên Biển Đông (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 26 tháng 8 năm 2014)
Báo Trung Quốc cho rằng, Quân đội Philippines tổ chức du lịch tới một số đảo tranh chấp sẽ “bị Trung Quốc phản đối mạnh mẽ”. Đồng thời đe dọa rằng, nếu Philippines thực hiện hoạt động du lịch nêu trên thì có khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự.

Bài báo còn cho rằng, Việt Nam và Mỹ ngày càng xích lại gần nhau, nhưng Việt Nam bày tỏ không có ý định “chia đôi đường” với láng giềng phương Bắc (Trung Quốc), bởi vì hai nước có cùng chế độ chính trị và Việt Nam “lệ thuộc kinh tế” vào Trung Quốc ở mức độ nhất định.

Bài báo dẫn lời tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết, Mỹ hoàn toàn không ép Việt Nam phải lựa chọn đứng về Bắc Kinh hay Washington, “nhưng tôi thừa nhận, cái bóng đen của Trung Quốc không thể tránh khỏi bao trùm lên cuộc đối thoại” (trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của tướng Dempsey).

Trên các trang mạng Trung Quốc ngày 26 tháng 8 cũng đã đăng một số bài viết phản ánh chuyến thăm Trung Quốc để làm dịu tình hình, giữ gìn đại cục quan hệ Việt-Trung của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
ạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ quy mô lớn trên Biển Đông (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 26 tháng 8 năm 2014)
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 25 tháng 8 còn dẫn lời chuyên gia Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, Trung Quốc cần tiếp tục “thực thi pháp luật” trên Biển Đông, hơn nữa phải “tăng cường mức độ thực thi pháp luật” – những hoạt động này của Trung Quốc là phi pháp.

Doãn Trác nói, Trung Quốc có thể không chỉ thả phao tiêu hàng hải (phi pháp) ở bãi Cỏ Rong, mà còn có thể thả nó (phi pháp) ở các đảo, đá ngầm khác như bãi ngầm James. Doãn Trác hung hăng cho rằng, cho dù bị nước khác phá hủy, nhưng Trung Quốc sẽ tiếp tục thả phao tiêu, Trung Quốc cũng không phải khách khí trong việc phá hủy phao tiêu của nước khác (điều này cần ngăn chặn).

Ngoài ra, trên báo “Hoàn Cầu” còn có hình ảnh được chú thích cho biết, vào mùa hè năm 2014, ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, vài chiếc tàu đã tiến ra vùng biển dự kiến. Đây là tổ chức khu thủy cảnh của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, kết hợp với lực lượng hàng không hải quân, không quân, ngư chính, hải cảnh, phân đội dân binh trên biển (hơn 10 loại lực lượng quân sự, dân sự), điều động tàu chiến mặt nước (tàu đổ bộ), thuyền máy, tàu cá do thám (vài chục chiếc), vài máy bay chiến đấu, tiến hành tập trận phòng thủ khu vực quy mô lớn.

Như vậy, trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông hiện nay, Trung Quốc luôn từ chối luật pháp quốc tế (không tham gia vụ kiện của Philippines), chỉ muốn đòi “đàm phán song phương” (bẻ từng chiếc đũa) với từng nước “có tranh chấp”, từ chối đối thoại khi đang xâm phạm chủ quyền của nước khác (hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981), bất chấp luật pháp quốc tế… 
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ quy mô lớn trên Biển Đông (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 26 tháng 8 năm 2014)
Từ chối luật pháp và đối thoại, nhưng Trung Quốc lại dùng thực lực, dùng quân sự liên tục uy hiếp, đe dọa nước khác, điển hình như cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, cho giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 cùng một đội tàu chiến, máy bay quân sự, tàu hải cảnh… khổng lồ vào xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, ra sức "khủng bố" Việt Nam bằng các hành động như đâm chìm tàu cá, đâm dã man tàu thực thi pháp luật)…

Ngoài ra, gần đây, Trung Quốc lại tích cực tổ chức các cuộc tập trận ở Biển Đông, rõ ràng là có ý đồ răn đe vũ lực, uy hiếp các “nước nhỏ” ở ven Biển Đông, thể hiện tư tưởng: khi bị bất lợi về pháp lý, về dư luận thì dùng vũ lực.

Việc dùng vũ lực theo Bắc Kinh là "làm sao cho có lợi, vẫn có thể thu hồi (xâm lược, phi pháp) mà không đến nỗi để xảy ra chiến tranh" (ví dụ trường hợp cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, hay muốn biến vùng biển chủ quyền của Việt Nam thành vùng biển tranh chấp như vừa qua – điều này Trung Quốc đã không thực hiện được). Đây là một thủ đoạn thâm độc, cần kiên quyết ứng phó.

Rõ ràng, chủ trương “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp pháp, không có bất cứ căn cứ lịch sử, pháp lý nào, không được bất cứ nước nào chấp nhận. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam buộc phải tiếp tục kiên quyết đấu tranh, “trường kỳ kháng chiến” bác bỏ triệt để yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò”, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ quy mô lớn trên Biển Đông (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 26 tháng 8 năm 2014)
 Đông Bình
(Giáo Dục)

Doanh nghiệp “chết lâm sàng” bỗng dưng có giá?

Hơn hai năm qua, kinh tế khó khăn, hàng chục ngàn doanh nghiệp nhỏ lâm vào cảnh sống dở chết dở, thậm chí, nhiều doanh nghiệp thua lỗ đến mức “sống đời thực vật”. Trong khi, nhiều doanh nghiệp đang thi nhau làm thủ tục phá sản thì không ít “công ty xác chết” lại đắt khách đến lạ thường.

Sau khi tìm hiểu, PV báo Đời sống và Pháp luật biết được, nhiều người đang “săn” lại những “công ty sống thực vật” để lách luật. Bởi theo Thông tư 219 của bộ Tài chính, các doanh nghiệp thành lập mới phải mua tài sản cố định trên 1 tỷ đồng.

Đổ xô “săn” doanh nghiệp ngắc ngoải...

Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Nguyễn Minh Tuân, Giám đốc Công ty TNHH Uvip Việt cho biết, thời gian gần đây, cứ thỉnh thoảng ông lại nhận được điện thoại từ số máy lạ gọi đến để hỏi mua lại công ty.

Tuy nhiên, họ chỉ mua tư cách pháp nhân, còn các tài sản cố định không mua, hay một số hợp đồng đang còn dở dang không muốn dính dáng trách nhiệm. Sau này, qua tìm hiểu ông Tuân mới biết, có nhiều sàn mua bán công ty cung cấp thông tin công ty và số điện thoại của ông lên mạng.
Doanh nghiệp “chết lâm sàng” bỗng dưng có giá? - Ảnh 1

Việc mua bán doanh nghiệp ngày càng nhộn nhịp.

“Đúng là hơn một năm qua, kinh tế khó khăn, những người mua dòng quà tặng cao cấp không còn nhiều như trước. Cạn vốn, tôi tạm thời dừng kinh doanh để tập trung phát triển doanh nghiệp xây dựng do vợ tôi đứng tên. Ngay ngày hôm qua, có một người ở Sài Gòn gọi điện ra ngỏ ý mua lại công ty tôi với giá 150 triệu đồng. Nếu tôi đồng ý, ông ta sẽ cho người đến làm hợp đồng. Tuy nhiên, tôi muốn hợp tác để tiếp tục phát triển doanh nghiệp chứ không muốn bán đứt. Bởi chỉ mấy năm nữa kinh tế phục hồi, muốn mở công ty để lấy tư cách pháp nhân cũng rắc rối, mất thời gian lắm”, ông Tuân hé lộ.

Cũng theo vị Giám đốc này, hiện nay, việc mua bán doanh nghiệp “giãy chết” không phải là hiện tượng mới. Tuy nhiên, chưa bao giờ lại nhộn nhịp như lúc này. ông Tuân lý giải: “Chỉ riêng năm ngoái đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp, đa phần là công ty nhỏ tuyên bố phá sản, hàng chục ngàn công ty khác thì sống “vật vờ”.

Tuy nhiên, năm nay kinh tế khởi sắc hơn chút ít và theo nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán, năm sau là cơ hội để các doanh nghiệp Việt phục hồi. Chính vì thế, nhiều người đi tắt đón đầu, mua lại những công ty đang “hấp hối” vừa rẻ tiền lại có tư cách pháp nhân, có hóa đơn giá trị gia tăng rồi”.

Theo ông Tuân, tháng trước, bạn thân của ông là Giám đốc Công ty TNHH M.V (Hà Đông, Hà Nội, chuyên kinh doanh, phân phối sản phẩm gốm sứ vệ sinh) vừa chuyển nhượng cho một người khác với giá gần 200 triệu đồng.

Như lời kể của vị Giám đốc công ty M.V thì khi anh ta đang đi đến Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội nộp đơn xin mở thủ tục phá sản thì được một người phụ nữ gọi ra để “nói chuyện”.

Người đàn bà này nói rằng có quen một người đang muốn mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, gốm sứ nhưng không đủ 1 tỷ đồng để “vượt qua” được Thông tư 219 của Bộ Tài chính. Vì thế, để lách luật, người này thường đến Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội tìm những vị Giám đốc kinh doanh thất bát đến độ phá sản để mua lại công ty.

Khi chuyển nhượng, người bán không phải làm thủ tục phá sản rườm rà, mất thì giờ lại có khoản tiền đút túi. Trong khi đó, người mua thì có sẵn công ty và hóa đơn giá trị gia tăng, tư cách pháp nhân để kinh doanh. “Chiêu lách luật này nhìn vào thì có vẻ là nhanh gọn và hoàn hảo nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi đã có những trường hợp doanh nghiệp ôm cục nợ vì mua bán công ty theo kiểu này”, ông Tuân chia sẻ.

Ung dung hưởng lợi, hay còng lưng gánh nợ?

Trao đổi với PV về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, trong Thông tư 219/2013/TT-BTC của bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2013, có hiệu lực ngày 1/1/2014, quy định các doanh nghiệp thành lập mới phải mua tài sản cố định trên 1 tỉ đồng. Theo đó, Thông tư này được ban hành nhằm hạn chế các doanh nghiệp “ma” thành lập để mua bán hóa đơn.

Tuy nhiên, quy định này gây khó khăn rất lớn với những cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp bởi trong thời buổi kinh tế khó khăn, rất ít người dám bỏ ra số vốn lớn như vậy. Để “lách” Thông tư này, nhiều người mới nảy sinh ra chiêu mua những doanh nghiệp đang “sống dở chết dở” lấy tư cách pháp nhân kinh doanh. Nếu lỡ làm ăn thất bát thì cũng chỉ mất khoản tiền nhỏ bỏ ra để mua doanh nghiệp ban đầu.

Theo GS. TS Nguyễn Mại, việc mấy năm nay kinh tế khó khăn khiến các doanh nghiệp “đẻ” ra đủ trò để kiếm tiền. Trước đây, việc mua bán doanh nghiệp không phải là chuyện hiếm nhưng nó không rầm rộ và nhộn nhịp như hiện nay. Trên các trang mạng, chỉ cần gõ từ mua bán doanh nghiệp sẽ hiện lên cả ngàn công ty.

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc giao dịch mua bán doanh nghiệp này ban đầu nhìn người ta sẽ tưởng rằng đôi bên cùng có lợi. ít ai biết được nó đang tiềm ẩn những mối rủi ro cho bên mua. Bởi, ở thời điểm trước kia và cả hiện tại, ngân hàng siết cho vay dẫn đến nhiều người lấy tư cách pháp nhân của công ty để đi vay lãi bên ngoài. Khi không thể cầm cự được, họ bán lại công ty cho một người khác để trốn nợ.
Doanh nghiệp “chết lâm sàng” bỗng dưng có giá? - Ảnh 2
   Không ít trang web được lập lên để chuyên rao bán công ty.
                                                 
“Khi giao dịch, chắc chắn bên bán sẽ chẳng bao giờ công bố khoản tiền còn nợ cho bên mua cả. Họ chỉ làm cách nào có thể bán được công ty càng sớm càng tốt để không phải làm thủ tục phá sản mà lại có một khoản tiền. Tôi từng chứng kiến một công ty “còng lưng” gánh khoản nợ lên đến cả tỉ đồng sau khi mua lại một công ty khác. Sau khi đẩy được công ty và cả món nợ đó cho người khác, vị giám đốc cũ bỏ trốn. ông giám đốc mới vì đã trót ký vào bản hợp đồng nên bắt buộc phải trả món nợ của người “tiền nhiệm”. Những trường hợp tiền mất tật mang như vậy không hiếm”, chuyên gia kể lại.

Theo ông Nguyễn Minh Tuân, hiện nay có không ít công ty chuyên đi mua, môi giới các doanh nghiệp làm ăn thất bát để bán lại kiếm lời. “Chiêu trò” của những công ty này hết sức đơn giản, họ móc nối với nhân viên ở tòa án nhân dân các tỉnh để kiếm mối. Cứ mỗi khi doanh nghiệp làm thủ tục phá sản, lập tức nhân viên tòa án lại liên hệ với công ty này. Đám môi giới sẽ đến mua lại với giá “bèo” rồi thực hiện một số thủ thuật như lập trang web, quảng cáo hình ảnh... Sau đó, cũng chính doanh nghiệp này, chỉ sau một vài tháng sẽ được bán lại với giá cao hơn.

Nhộn nhịp “chợ” mua bán doanh nghiệp “xác chết” trên mạng

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay không ít các trang mạng rao bán lại những công ty trước đây từng kinh doanh thua lỗ. Tại trang web muabancongxxx, PV nhận được lời quảng cáo của một người bán một công ty TNHH, thành lập tháng 9/2013.

Khi PV liên lạc tới số 094614xxxx thì một người đàn ông tên T. (tự xưng là giám đốc công ty này-PV) trả lời: “Công ty em có giấy phép kinh doanh thương mại, vật liệu xây dựng, nhà hàng khách sạn, vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Hiện nay hồ sơ rất sạch, đã nộp đầy đủ các loại thuế, không nợ đối tác, chưa vay vốn ngân hàng lần nào, tư cách pháp nhân đầy đủ. Nếu anh muốn thì em để lại cho giá 25 triệu đồng. Có nhiều người hỏi mua lắm nhưng chưa được giá nên em từ chối”.

Cũng theo T., mặc dù công ty ngừng kinh doanh hơn một năm nay nhưng chưa muốn làm thủ tục phá sản nên đăng lên mạng tìm người mua.
VƯƠNG CHÂN
(Đời Sống Pháp Luật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét