Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Trung Quốc "vẽ" ra hội thảo về Biển Đông để làm gì?

Tình hình sức khỏe và số phận chính trị của đồng chí Nguyễn Bá Thanh tại Đại hội XII

Trước mỗi kỳ đại hội Đảng toàn quốc, Hội đồng bảo vệ sức khỏe Trung ương có nhiệm vụ làm việc với Tiểu ban Nhân sự, Ban Tổ chức Trung ương thậm chí cả Ban Kiểm tra Trung ương để hoàn tất và kết luận hồ sơ sức khỏe cho từng đồng chí ứng viên vào Trung ương và Bộ Chính trị. Các kỳ đại hội bấy lâu cho thấy đây là khâu phát sinh khá nhiều rắc rối, phức tạp.

Kết luận sức khỏe quan trọng không kém lý lịch trích ngang. Về lý lịch, có đồng chí sát Đại hội mới bị tố rằng thời Tiền khởi nghĩa, bố đẻ từng dắt lý trưởng đi truy bắt cán bộ. Năm ý năm nọ ở tù “nó” từng chào cờ địch. Lại có đồng chí khác, sát đại hội, bị một mụ đàn bà ngoa ngoắt tận đẩu đâu dắt díu 1 đứa trẻ diễu đi diễu lại khu Nguyễn Cảnh Chân lu loa lên rằng nó (chỉ đứa trẻ) là con ông ý ông nọ. Đảng cho thẩm tra, mụ còn biết rõ đồng chí này có nốt ruồi tận “chỗ đấy” trên cơ thể. Đương nhiên, mỗi màn diễn như vậy đều có đạo diễn rất to đứng sau. Chẳng biết đúng sai ra sao, chờ Ban Kiểm tra kết luận thì cũng làm xong nhân sự rồi.


Về sức khỏe, có đồng chí thậm chí ung thư giai đoạn cuối, biểu hiện mười mươi ra rồi nhưng vẫn không chịu cho khám chữa vì sợ “chúng nó” phát hiện ra thì mất cơ cấu như trường hợp đồng chí cán bộ cao cấp nọ được cơ cấu vào một chân tứ trụ trước Đại hội VIII. Đồng chí này chết ngay trước Đại hội vì cố giấu bệnh, giá đừng được cơ cấu thì có thể hưởng phú quý thêm vài năm. Đúng là phục vụ quên mình đến thế là cùng.

Tuy nhiên, cũng có đồng chí còn phương phi mập mạp lắm, đùng cái bị kết luận sức khỏe có vấn đề, thế là bao công phấn đấu chạy vạy bấy lâu đổ hết xuống sông biển. Trường hợp một tỉnh ngay sát Hà Nội trước đại hội X là ví dụ. Đồng chí chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, tham gia thường vụ mấy khóa. Kỳ đại hội X, đồng chí được cơ cấu vào Trung ương để lên ghế Bí thư tỉnh ủy. Sát đại hội, đồng chí bị kết luận là có u gan (không nói u lành hay u ác). Không tin kết luận, anh em bố trí cho đồng chí sang Singapore khám. Kết quả là cái vết đen chụp gan kia thực chất là mảnh đạn găm vào gan khi đồng chí bị thương ở chiến trường năm xưa, tuy nhiên hoàn toàn không ảnh hưởng sức khỏe. Về nước, đồng chí trình kết quả lên Trung ương, chờ được thẩm tra và kết luận thì đã làm xong nhân sự rồi. Không hiểu bằng cách nào mà một tay Phó Chủ tịch của tỉnh bên rất nhanh chóng đã được cơ cấu lấp ngay vào chỗ trống.

Thế nên, sau khi điều trị ở Hoa Kỳ về, dù đồng chí Nguyễn Bá Thanh có tráng kiện như Thánh Gióng thì cũng rất dễ bị xếp vào diện sức khỏe có vấn đề. Đối thủ của đồng chí không dễ gì bỏ qua cơ hội này. Như vậy, cơ ở lại Trung ương với đồng chí cũng còn khó chứ chưa nói tới việc vào được BCT.
  (Cầu Nhật Tân)

Chẳng lẽ kịch bản Thành Đô tái hiện?!

 Boxitvn

Thiện Tùng
Cách đây không lâu, tôi có bài viết “Trung Quốc cần Việt Nam hơn Việt Nam cần Trung Quốc” đăng trên Bauxite Việt Nam. Giải thích cho vấn đề này: Bành trướng để bá quyền là bản chất cố hữu của nhà cầm quyền TQ. Bởi bản chất ấy, họ ít bạn nhiều thù. Bạn của họ có chăng cũng do sợ mà phủ phục, chớ thực chất “đồng sàng dị mộng”. Từ lâu cũng như hiện nay, TQ tứ bề thọ địch: phía Bắc có Nga; phía Đông có Nhật, Nam Hàn và cả Đài Loan; phía Tây có Ấn Độ; phía Nam có khối Asean.
Asean là khối 10 nước nhỏ, nhưng lại là vùng đất béo bở. TQ bung ra hướng Nam này nằm trong khả năng nếu thu phục được VN. Về tương quan, từng nước trong khối không phải là địch thủ đối với TQ, nhưng nếu 10 nước đồng lòng với nhau thì TQ phải sợ. Bởi vậy, chia để trị, để thôn tính là ngón nghề của TQ, họ thích bàn thảo song phương, tối kỵ đa phương.
Thu phục VN trở thành ý đồ chiến lược bao đời của giới cầm quyền TQ. Bành trướng về hướng Nam mà không thu phục được VN là mộng không thành. Do vậy, về sách lược, TQ khi cứng lúc, mềm đối với VN, quyết không để VN vuột khỏi tầm tay mình.

Lối hành xử của TQ “mềm nắn, rắn buông”. Không phiền nhắc đến chuyện xa xưa: dùng lời ngon tiếng ngọt dụ khị không được, năm 1979, TQ xua 600 ngàn quân tràn sang biên giới phía Bắc VN “dạy cho VN một bài học”. Thằng học trò ngỗ nghịch chẳng những không chịu học mà còn quơ “thước” phang lại thầy máu me be bét, mang đầu máu chạy.
Dùng biện pháp cứng không được thì mềm: TQ bí mật cử đặc phái viên thuộc Cục tình báo Hoa Nam sang VN vuốt ve lãnh đạo đảng CSVN và mời họ sang Thành Đô mật bàn “đại cục” giữa 2 đảng và 2 nước. Đối với lãnh đạo đảng CSVN, hội nghị Thành Đô có lợi lộc gì không làm sao biết được, chớ đối với nhân dân VN nó là một thảm họa – thảm họa như thế nào không cần nói mọi người cũng đã biết.
Sau gần một phần tư thế kỷ (1990-2014) vuốt ve, thấy lãnh đạo VN có vẻ “phủ phục” Bắc triều, TQ nôn nóng kéo giàn khoan vào hải phận VN, gọi là thăm dò dầu khí chớ kỳ thực thăm dò phản ứng để độc chiếm biển Đông theo đường lưỡi bò mà họ tự vạch. Không ngờ, chẳng những nhân dân VN mà gần như các nước trên thế giới đều đồng thanh phản ứng. Đáng nói, những người lãnh đạo đảng CSVN không quản được dân mình, để chúng biểu tình la hét om sòm, buộc giới lãnh đạo VN, không cách nào khác, từng bước thay phiên nhau phản đối TQ – người phản đối sau chót đúng 2 tháng khi TQ đặt giàn khoan là Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Thấy nuốt không trôi và sợ VN vuột khỏi tay mình, TQ hộc tốc rút giàn khoan trước dự định 1 tháng. Họ coi việc rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải VN là thượng sách, vừa tránh búa rìu dư luận đối với mình, vừa cứu đảng CSVN một bàn thua trông thấy. Quả vậy, việc TQ rút giàn khoan như cấp cho lãnh đạo đảng CS VN viên thuốc hồi sinh, các vị bắt đầu nói năng “mạnh miệng” hơn một chút với dân mình.
Có lẽ vì “đại cục” giữa 2 đảng anh em do mật nghị Thành Đô mang lại, lãnh đạo đảng CSVN cử đặc phái viên Lê Hồng Anh sang gặp giới cầm quyền TQ. Họ tiếp tục “đi mây về gió” theo phương cách hội nghị Thành Đô, nói mà không cho người ta biết mình nói nội dung gì và muốn làm gì. Theo Tân Hoa Xã: “Hai bên đã đạt được nhận thức chung nguyên tắc 3 điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt:
1/ Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung trước sau như một, phát triển lành mạnh ổn định.
2/ Hai bên phải tiếp tục sâu sắc giao lưu giữa 2 Đảng, nhìn về lâu dài, khôi phục và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế, thương mại, an ninh, hành pháp, nhân văn, v.v.
3/ Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo 2 Đảng và 2 nước; nghiêm túc thực hiện thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa 2 nước Việt-Trung, vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Việt-Trung, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình và ổn định của Biển Đông (mà TQ gọi là Nam Hải)”.
Kết thúc chuyến đi, Lê Hồng Anh chuyển lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Chủ tịch đảng và cũng là Chủ tịch nước Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam.
Qua hiện tượng trên, người ta có quyền nghi ngờ kịch bản Thành Đô sẽ tái hiện. Vì mật nghị giữa 2 Đảng, trước đây không nhất thiết gặp nhau ở Bắc Kinh mà gặp ở thủ phủ tỉnh Vân Nam – Thành Đô, thì sắp tới có lẽ hai Đảng sẽ gặp nhau không nhất thiết ở Hà Thành mà có thể Sài Thành hay tỉnh lỵ nào đó của Việt Nam không chừng.
Ngày nào 2 đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc còn đi đêm với nhau và nói không cho dân hiểu thì ngày đó chẳng những nhân dân VN có quyền nghi ngờ lãnh đạo của mình và bè bạn thế giới cũng được quyền nghi kỵ đối với Việt Nam.
31/08/2014
T.T.
Tác giả gửi BVN

Sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh được người dân quan tâm đặc biệt, vì sao?

Những ngày qua, người dân trên cả nước đang hết sức quan tâm đến sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Vì sao như vậy?

Có thể nói, gần 30 năm sau đổi mới, chuyện những ông “quan” được dân khen, dân kính quả không nhiều. Có những “ông quan” dù đi hay ở thì người dân cũng không mấy ấn tượng. Nhưng tháng 12/2012, sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng rời Đà Nẵng để ra Hà Nội đảm nhận trọng trách Trưởng ban Nội chính Trung ương đã để lại trong lòng người dân “Thành phố đáng sống” này một niềm nhớ nhung, nuối tiếc. Đây là sự kiện cũng khiến báo chí quan tâm nhất vào thời điểm đó.

Và những ngày qua, khi nghe tin ông Bá Thanh bệnh nặng đang điều trị ở nước ngoài, người dân Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung đều hết sức quan tâm.

Ông Bí thư đi dân nhớ, ở dân thương

Năm 2012, khi nghe tin ông Nguyễn Bá Thanh sắp “ra Hà Nội”, trên các trang mạng xã hội, đã xuất hiện ngay những dòng rất tình cảm, chân thành: “Là người dân Đà Nẵng làm sao tôi không khỏi buồn khi nghe tin ông sắp ra Hà Nội. Nhưng ông đi để lo những cái cao, xa và lớn hơn. Chúng tôi không thể ích kỷ chỉ giữ ông lại cho một mình Đà Nẵng”- một giảng viên viết.
Ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh - Ủy viên TƯ Đảng, Trưởng Ban Nội chính TƯ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng
Không chỉ người Đà Nẵng, một bạn đọc Hà Nội cũng tâm sự: “Dù chưa một lần được gặp ông Thanh, nhưng mỗi lần nghe ông nói hay biết việc ông làm là tôi lại cảm thấy rưng rưng... Đơn giản là vì những việc ông làm đều vì dân…”.

Hay có độc giả khích lệ tinh thần ông: “Nếu cán bộ mà như ông Thanh thì giờ đây Việt Nam có thể sánh ngang với các cường quốc năm châu rồi, mong các vị cán bộ ai ai cũng cố gắng hết mình vì Tổ quốc, có năng lực thì tiếp tục phát huy cao hơn, không đủ năng lực thì xin giáng cấp cho những người đủ năng lực lên làm, đừng  mua chức mua quyền rồi làm hại xã hội… Chúc gia đình ông Nguyễn Bá Thanh có một cuộc sống thoải mái để lo cho đất nước”…

Các cơ quan báo chí lúc đó cũng đăng tải nhiều bài viết mô tả ông là người lãnh đạo gần dân, sát dân, lắng nghe dân, thường xuyên đối thoại với dân…
Một góc thành phố Đà Nẵng
Một góc thành phố Đà Nẵng
Cái tình dành cho ông Thanh cũng rất tự nhiên, dung dị vậy đó. Họ quý ông từ cái tiếng chân chất, mộc mạc mỗi lúc ông “đăng đàn” “Cái gì có lợi cho dân thì cố mà làm, đừng vì chai rượu, cái phong bì mà làm hỏng tương lai”. Bởi chính những lời chân thật, mộc mạc đó mới là điều mà dân muốn nghe, dân muốn bàn và muốn làm.

Nhiều năm qua trên các phương tiện truyền thông, ông Nguyễn Bá Thanh là nhân vật có sức thu hút người đọc. Dưới mỗi bài báo, hàng trăm lời bình luận về ông với lòng ngưỡng mộ và ủng hộ ông. Chính ngay tại diễn đàn Quốc hội, nhiều người vẫn xem ông là một “hiện tượng”.

Và người ta đã không quá lời với ông Nguyễn Bá Thanh khi bước chân đến thành phố Đà Nẵng - một thành phố đáng sống. Một vị giáo sư sau 10 năm trở lại Đà Nẵng thốt lên rằng: “Đà Nẵng làm tôi bất ngờ quá. Cách đây 10 năm tôi đến Đà Nẵng yên ắng lắm”.

Công đầu tiên phải kể đến cái Tầm nhìn, đầu óc và cái Tâm, cái Tình với dân, với nước ở nơi con người ấy- Nguyễn Bá Thanh!. Không chỉ người dân hay giới truyền thông trong nước bình luận và viết về ông, các hãng thông tấn nước ngoài cũng ca ngợi ông hết lời.

Phóng viên Ian Timberlake của hãng thông tấn AFP viết: “Dưới sự lãnh đạo của ông Thanh, Đà Nẵng được xếp loại thành phố thông thoáng và thuận lợi cho kinh doanh hàng đầu của Việt Nam, ông có thể làm cho mọi thứ thực hiện được”.

Michael Bùi, một Việt kiều Mỹ về đầu tư tại Việt Nam bộc bạch: “Tôi đã đi nhiều nơi nhưng chưa thấy ở đâu “thay da đổi thịt” từng ngày như ở Đà Nẵng. Với cá nhân ông Thanh, không chỉ tôi mà nhiều người Việt xa quê đều đánh giá rất cao về ông. Việc Bộ Chính trị rút ông Thanh ra Hà Nội, tôi nghĩ là một việc làm cần thiết trong lúc này”.

Những cảm nhận, những đánh giá về ông Thanh đã cho thấy rằng, ông được rất nhiều tầng lớp nhân dân quan tâm, mến mộ.

Chiều 29/8, ông Nguyễn Bá Cảnh (con trai ông Nguyễn Bá Thanh), Bí thư Thành đoàn TP Đà Nẵng, khẳng định: 'Hiện ba tôi đang chữa bệnh tại Mỹ gần 2 tuần qua chứ không phải về Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng như nhiều người đồn đoán'. Ông Cảnh cho biết thêm rằng, việc ông Thanh đi chữa bệnh ở nước ngoài, gia đình cũng đã báo cáo và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.Ngoài ra, ông Thanh cũng thường xuyên liên hệ về nước để trao đổi công việc bình thường.

Ông Nguyễn Bá Thanh hiện đang đảm trách các chức vụ: Ủy viên TƯ Đảng, Trưởng Ban Nội chính TƯ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng. Trước khi được giao đảm trách chức Trưởng ban Nội chính TƯ, ông Thanh có thời gian dài làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Là người nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thắn và hành động quyết đoán, ông Thanh được kỳ vọng sẽ là 'cánh tay sắt' trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

(còn tiếp)
Đăng Bình
(Gia Đình)

Người Buôn Gió - Tào lao chuyến đi của Lê Hồng Anh

Người Buôn Gió
Ông Lê Hồng Anh thường trực BBT đi Tàu, yết kiến ông Tập Cận Bình, cầm tờ giấy do BCT thống nhất soạn sẵn đọc.

Nhiều người chê ông LHA không có bản lĩnh ngoai giao, nhưng hầu hết các vị BCT VN ra nước ngoài đều đọc giấy như vậy. Nhưng trong mối quan hệ anh em Tàu - Việt mà đọc như vậy cũng có nghĩa chả tình cảm gì cả. Cũng khách sáo, lệ bộ như các nước khác. Thông tin cũng không có gì bí mật. Nhìn thì tưởng anh em, nhưng xem kỹ thì cũng như người ngoài với nhau.

Ông LHA đi với danh nghĩa đặc phái viên của ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Nghĩ thì cũng buồn cười, tự nhiên bây giờ ông TBT lại có một đặc phái viên đi sang gặp TBT Tàu.

 Thử đặt địa vị thiên tử của Tập Cận Bình, phải ngồi tiếp một sứ giả nước nhỏ, sứ giả cầm sớ đọc. Oai hay không oai.?

Thời phong kiến thì đúng là oai, thiên tử đón sứ giả chư hầu.

Nhưng thời nay thì liệu TCB có phải mất thì giờ ngồi tiếp một đặc phái viên của một nước nhỏ đến đọc một bài soạn sẵn không.?

Chức của Lê Hồng Anh mang tiếng là uỷ viên BCT, nhưng thực ra là quyền hạn mờ nhạt, đến hết nhiệm kỳ này là về hạ cánh an toàn. Một người chả còn cái gì để hướng đến phía trước nữa. Tàu khó có thể lợi dụng hứa hẹn được gì.

Cái tư cách đi của ông Lê Hồng Anh và địa vị cá nhân ông Lê Hồng Anh cùng với tương lai chính trị của ông, đến tiếp kiến Tập Cận Bình với bài diễn văn đọc sẵn. Cho thấy Đảng CSVN cũng chả mặn mà gì với Tập Cận Bình.

Nếu người đi là ông Phạm Quang Nghị, Nguyễn Bá Thanh...những nhân vật tương lai tới còn lên cao thì, có thể nói trong thời gian tới VN còn gắn bó mật thiết với Tàu hơn là có cơ sở. Một chuyến đi của Lê Hồng Anh chỉ là thủ tục kết thúc cho một chương trình đã lên sẵn mà thôi. Chuyến đi như thế chả thể  nói là mang lại việc gần nhau hơn hay xa nhau hơn.

Mấy cái chuyện đền bù do biểu tình bạo động và chuyện xử Bùi Hằng là món quà nhỏ, dù không thân thiện nhưng đi sứ Tàu thì phải có quà, cái lệ của chư hầu mấy chục năm nay đều thế, không dễ đi tay không được. Cũng không thể nói là vì thế mà đánh giá Việt sát Tàu hơn. Mọi chuyện chỉ như trước kia. Quan hệ Việt Tàu chắc chắn sau vụ giàn khoan chỉ như cũ là cùng, khó có thể tiến thêm được nữa.

 Có một điểm mà những nhà quan sát nào chú ý, sẽ thấy ban lãnh đạo VN không ưa gì Tập Cận Bình.

Thường thì báo chí VN  được ban tuyên giáo trung ương chỉ đạo đưa tin bỡ đợ những động thái của Nga, Tàu trong cũng như ngoài nước.  Nhưng riêng lần này, Tập Cận Bình mở một cuộc chống tham nhũng rất lớn. Lẽ ra theo thông thường, báo chí Vn phải ca ngợi công cuộc của Tập. Phải ca ngợi mô hình mà Tập đang làm rất quyết liệt.

Trái lại nhiều tin tức tuồn ra, hoặc kể cả trên báo chí chính thống đưa tin nội dung đều khiến người VN đọc có cảm tưởng là Tập đang thanh trừng bè phái, hạ bệ Giang. Thâu tóm quyền lực về cho mình. Chứ không phải Tập Cận Bình và ĐCSTQ đang đề cao nghiêm minh, kiên quyết làm trong sạch Đảng, diệt trừ bè lũ tham nhũng.


Thậm chí có những tin từ đâu đầy hào hứng khi nói việc quân đội âm mưu đảo chính Tập Cận Bình.

Lý do VN không thân Tàu hơn, ngoài việc giàn khoan ra, việc ấy chỉ là phụ. Ai cũng biết ĐCSVN lo tính mạng của mình hơn tất cả. Lý do không thân Tàu hơn lúc này là vì đường lối của Tập Cận Bình trong đối nội.

Lãnh đạo VN lo ngại gắn bó với Tập bây giờ, sẽ phải thực thi những gì Tập đang làm, phải ca ngợi và thực hiện nó. Trong khi ở VN tham nhũng tràn lan từ cấp cao nhất. Giờ mà học và làm theo Tập thì có khi tính mạng của ĐCSVN không trụ nổi. Cho nên Vn không mặn mà gì với Tập qua việc để ông Lê Hồng Anh, một người đã sắp hết thời đi sứ. Cũng không cho báo chí ca ngợi rầm rộ hình ảnh uy phong trấn áp, diệt trừ tham nhũng của Tập, trái lại còn mập mờ cho rằng Tập thanh trừng bè phái để tập trung quyền lực.

 Nếu vậy, đằng sau chuyện VN không thân Tàu hơn, chả có gì đáng mừng.
  Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Trung Quốc "vẽ" ra hội thảo về Biển Đông để làm gì?

TS Trần Công Trục nhận định, việc Trung Quốc tổ chức hội thảo chỉ là cách để đánh lạc hướng dư luận quốc tế, một cách che đậy những gì đang làm trên Biển Đông.

Ngày 21/8, Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc và Trung tâm sáng tạo hiệp đồng nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc tổ chức “Hội thảo nghiên cứu quốc tế trọng tài Biển Đông Trung Quốc-Philippines" thu hút hơn 40 học giả đến từ nhiều quốc gia. Trước đó, Philippin đã chủ động kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế...

Vậy việc tổ chức hội thảo lần này của Trung Quốc với mác "khoa học" đang nhằm mục đích gì?

Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban biên giới Quốc gia nhận định, mục đích đầu tiên là Trung Quốc tổ chức hội thảo nhằm phân bua với thế giới về việc bị Philippin kiện ra tòa án quốc tế, và vì sao Trung Quốc từ chối vụ kiện này?

"Trung Quốc giờ đây đang trở lại với việc mà họ đã quyết định từ trước là từ chối vụ kiện, họ đã công bố khắp thế giới, nhưng bây giờ lại tổ chức hội thảo gắn mác khoa học để thảo luận (thực chất là thanh minh). Như vây, Trung Quốc tổ chức hội thảo không nhằm tìm ra sự thật (vốn có của lịch sử) để điều chỉnh hành vi theo các quan điểm khoa học, mà rõ ràng chỉ là một việc làm mang tính chất đối phó với dư luận quốc tế. Điều này chứng tỏ Trung Quốc đang bị động, và tranh thủ ý kiến của một số nhà học giả để làm rối nhiễu thông tin", TS Trục nhận định.
TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban Biên giới Quốc gia: Kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp chống chiến tranh. Ảnh: Ngọc Quang.

Cũng theo TS Trục, nhìn vào diễn biến các mối quan hệ ngoại giao thời gian vừa qua và sự phản ứng mạnh mẽ của các nước có quyền lợi trên Biển Đông, Trung Quốc rất sợ các quốc gia thuộc ASEAN sẽ theo gương Philippin kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

TS Trục phân tích: "Trung Quốc không bao giờ muốn đưa ra cơ quan tài phán quốc tế những vấn đề ở Biển Đông mà chỉ muốn đàm phán riêng lẻ, tuy nhiên giờ đây các quốc gia có biển trong khu vực ASEAN đều đã thấy rõ mưu đồ của Trung Quốc nên sẽ cảnh giác cao với những âm mưu tiếp theo của nước này.

Gần đây, Trung Quốc lại đánh tiếng muốn đàm phán với ASEAN và sẵn sàng ký kết COC, điều đó cho thấy rõ rằng nước này cố gắng đưa vấn đề Biển Đông trở lại bàn đàm phán khu vực, nhằm tránh sự can thiệp của các quốc gia khác trên thế giới, mà cụ thể là Mỹ.

Nhưng đó dường như là nước cờ quá lộ liễu của Trung Quốc, nhằm che đậy những việc làm sai trái trên Biển Đông, bằng chứng là sự chủ động gây hấn với những quốc gia có biển. Trung Quốc trước sau vẫn sẽ tìm cách chiếm hữu Biển Đông, tìm mọi cách hoàn thành đường lưỡi bò để trở thành bá chủ thế giới, đó là mưu đồ quá rõ".

Kiện Trung Quốc là biện pháp tránh chiến tranh

Bình luận về việc Trung Quốc rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, TS Trần Công Trục cho rằng, đây chỉ là một bước lùi tạm thời, mà bằng chứng là nước này không thừa nhận sự sai trái khi đưa giàn khoan xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

"Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan và nhiều tàu quân sự vào biển nước ta, nhưng lại phớt lờ các yêu cầu đàm phán ngoại giao mặc dù chúng ta có hơn 30 lần đặt ra yêu cầu này, đó là hành động leo thang mới nguy hiểm mà Trung Quốc đã có dự tính. Vì vậy, việc Trung Quốc rút giàn khoan thực chất chỉ là một sự toan tính chứ không phải vì tôn trọng luật pháp quốc tế, không phải vì hòa bình quốc tế", TS Trục nói.

Theo quan điểm của TS Trần Công Trục, Việt Nam cần kiên trì với mục tiêu kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế.

"Kiện Trung Quốc là một việc làm đúng đắn không còn phải bàn nữa, chỉ có điều chọn thời điểm nào thuận lợi nhất mới cần phải tính toán, bởi việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần phải có thời gian, đồng thời chúng ta cũng phải lường trước những âm mưu xấu xa mà Trung Quốc có thể tiếp tục gây ra nhằm ngăn cản vụ kiện.

Việc Philippin kiện Trung Quốc là một đòn giáng mạnh vào uy tín chính trị của nước này, nếu tiếp tục bị các nước khác kiện, Trung Quốc sẽ gặp nhiều vấn đề về mặt ngoại giao với thế giới", TS Trục nhận định.

Không chỉ chủ động gây hấn trên Biển Đông, chiếm đóng trái phép các vùng biển của Việt Nam, mà Trung Quốc còn xuyên tạc sự thật về chủ quyền để nhân dân Trung Quốc hiểu lầm về chủ quyền trên biển.

Trước những ý kiến cho rằng, Trung Quốc rất có thể sẽ phớt lờ phán quyết của các tổ chức tài phán quốc tế hoặc từ chối vụ kiện như cách đang ứng xử khi bị Philippin kiện, TS Trục cho hay: "Với âm mưu áp đặt đường lưỡi bò trên Biển Đông, không có gì đáng ngạc nhiên nếu Trung Quốc tìm mọi thủ đoạn né tránh phải thực thi luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần kiện Trung Quốc vì hai lý do: Thứ nhất, đây là biện pháp hòa bình, nhằm công bố chính thức với thế giới về chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó, thế giới thêm một lần nữa hiểu rõ bản chất những hành vi nham hiểm của Trung Quốc, và tôi tin rằng trong một thế giới coi trọng quan hệ hợp tác như hiện nay thì Trung Quốc không thể mãi phớt lờ dư luận quốc tế, nếu không muốn bị cô lập chính trị.

Thứ hai, vụ kiện này sẽ giúp cho chính nhân dân Trung Quốc nhìn ý đồ của một nhóm lãnh đạo Trung Quốc đang chạy theo con đường cực đoan, nhằm chiếm đoạt lãnh thổ Việt Nam.

Tôi tin rằng, đa phần người dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, họ sẽ bày tỏ thái độ phản đối sự áp đặt vô lý của nhà cầm quyền Trung Quốc có thể gây ra xung đột và đe dọa tính mạng con em họ".
Ngọc Quang
(Giáo Dục)

Tôi chưa vào Đảng

Xin bắt đầu bằng câu chuyện về buổi họp mặt bạn bè cũ thời học phổ thông ở Trường cấp 2 Kiến Thiết, Q.3, TP.HCM của chúng tôi vừa được tổ chức.
TS Lê Nguyễn Minh Quang, tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche, cùng nhân viên ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” - Ảnh: Minh Đức
Đã mấy chục năm gặp lại, bạn bè mỗi đứa một cuộc đời nhưng tất cả vẫn bồi hồi xúc động nhắc chuyện ngày ấy làm kế hoạch nhỏ, những đứa trẻ chúng tôi đã đến bãi sắt vụn kéo về sân trường cả một chiếc vỏ ôtô bị vứt bỏ.

Ngày ấy, Đội, Đoàn có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh lắm. Hình ảnh đội viên sáng sáng tập thể dục, làm vệ sinh khu phố, tối tập nghi thức, sinh hoạt, hát ca, đoàn viên với những chương trình hành động xung kích, giữ gìn trật tự đường phố, giúp đỡ người già, dìu dắt trẻ em... cho tôi một lý tưởng phụng sự xã hội cao đẹp.

Tôi từng ấp ủ ước mơ và vui sướng biết bao nhiêu khi được vào Đội, vào Đoàn.

Vào Đảng bây giờ có thật sự để được cống hiến?
"Tôi mong hãy có thêm lần đột phá tư tưởng thứ ba: bất kể là ai, nếu có đức, có tài thì người đó phải được trọng dụng, được tạo cơ hội để đóng góp một cách tốt nhất cho đất nước"

LÊ NGUYỄN MINH QUANG

Vậy tại sao tôi lại chưa vào Đảng? Do tôi được đào tạo bài bản về ngành xây dựng và quản lý, được đánh giá là có chuyên môn, có năng lực, lãnh đạo thành phố có lần đề nghị tôi tham gia công tác quản lý ở Sở Xây dựng hay Sở giao thông vận tải. Và yêu cầu tiên quyết là tôi phải là một đảng viên.

Là một con dân thành phố, tôi rất khát khao được cống hiến khả năng của mình cho thành phố này, nhưng câu hỏi đặt ra là: tôi sẽ cống hiến bằng năng lực chuyên môn của mình hay bằng những buổi sinh hoạt Đảng?

Tất nhiên là bằng chuyên môn và nhiệt tâm, các anh chị lãnh đạo trả lời. Vậy tại sao điều kiện cần nhất lại là: phải là đảng viên?

Không giống như thời chiến tranh, thời đảng viên luôn là những người đi đầu, người dấn thân, tôi cảm thấy mục đích vào Đảng của mọi người hiện giờ hơi mơ hồ.

Vào Đảng bây giờ có thật sự để được cống hiến, phục vụ xã hội tốt hơn không, hay chỉ đơn giản là để được thăng tiến trong sự nghiệp?

Bao năm nay không phải là đảng viên, tôi vẫn phấn đấu hết sức cho công việc của mình, vẫn cố gắng làm nhiều điều có ích cho xã hội.

Bây giờ làm đơn xin vào Đảng, mục đích của tôi sẽ là gì nếu không phải là để được bổ nhiệm chức vụ? Nếu vậy, tôi cảm thấy đó là một việc làm không phải với Đảng, với lý tưởng, ước mơ của tôi, không phải với chính bản thân mình...

Vì những câu hỏi không trả lời được đó, vì những lý do đó, tôi chưa làm hồ sơ xin được kết nạp, dù trong thâm tâm cũng rất tiếc vì không có cơ hội cống hiến nhiều hơn.

Hãy đột phá tư tưởng lần thứ ba

Trong quá trình xây dựng kinh tế sau ngày thống nhất, Việt Nam đã có hai lần thay đổi quan điểm, có thể coi là cách mạng tư tưởng rất thành công: Một: không còn coi tư hữu ruộng đất là di sản của chế độ phong kiến, trả ruộng đất về cho người dân. Chỉ sau hai năm, từ một nước đói ăn, chúng ta đã có gạo xuất khẩu.

Hai: công nhận kinh tế tư nhân, coi doanh nhân là một thành phần đóng góp lớn cho xã hội. Quan điểm này đã khiến thay đổi cả diện mạo đất nước.

Tôi mong hãy có thêm lần đột phá tư tưởng thứ ba: bất kể là ai, nếu có đức, có tài thì người đó phải được trọng dụng, được tạo cơ hội để đóng góp một cách tốt nhất cho đất nước.

Khi tư tưởng đó được áp dụng từ trên xuống dưới sẽ tạo ra làn sóng trong xã hội, những người có thực tài, thực tâm được giao những vị trí thích hợp để làm việc thì lo gì đất nước ta không nắm được cơ hội để phát triển.

Hãy nhớ lại những ngày đầu xây dựng chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ quanh Người đội ngũ nhân sĩ trí thức đông đảo, nhiệt huyết giữa hoàn cảnh vô vàn khó khăn.

Đa số họ là những người ngoài Đảng. Họ đến với chính quyền vô vụ lợi bằng lòng yêu nước, thiện tâm, thiện chí với đất nước. Sau này, Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng có nhóm cố vấn là những trí thức như thế.

Tôi biết Đảng hiện giờ vẫn khẳng định rằng cơ hội là công bằng với mọi người, nhưng thực tế thì không thấy có ai ở ngoài Đảng được bổ nhiệm những vị trí quan trọng, quyết định.

Song song đó, tất nhiên Đảng vẫn phải phát triển đội ngũ của mình. Để thu hút được những thành phần ưu tú nhất (như lý tưởng của Đảng, lý thuyết của Đảng) thì đảng viên phải thật sự xứng đáng là những tấm gương để người khác noi theo. Những đảng viên hãy tự hỏi mình xem họ có thật sự mong muốn và giúp Đảng tốt lên bằng mỗi hành động của mình hay không?

Trách nhiệm cá nhân hiệu quả hơn tập thể

Năm 2000, tôi có viết một lá thư gửi Thủ tướng Chính phủ, góp ý về chính sách sử dụng nhân tài, thu hút du học sinh về nước làm việc, trong đó có đề nghị việc cần thay đổi quan điểm về quy trình đề cử, bổ nhiệm.

Nếu chỉ lấy người trong bộ máy, đội ngũ có sẵn sẽ dẫn đến việc không công khai minh bạch, dẫn đến nạn “con ông cháu cha”, dẫn đến tình trạng người có tài không được sử dụng...

Lãnh đạo thành phố lúc đó cũng mời tôi đến, chia sẻ rất cởi mở và chân thành với những suy nghĩ ấy.

Và ông có nói một câu khiến tôi nhớ và suy ngẫm đến tận hôm nay: “Tôi rất muốn bổ nhiệm các giám đốc sở là những người giỏi chuyên môn đang ở ngoài tổ chức Đảng, nhưng mười ông giám đốc sở là đảng viên làm sai thì đó là trách nhiệm của tập thể đảng bộ, một ông giám đốc sở không phải đảng viên làm sai thì là trách nhiệm của cá nhân tôi”.

Rất đồng cảm với ông, nhưng thổ lộ ấy khiến tôi suy nghĩ và để tâm nghiên cứu về sự khác nhau giữa trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân. Khoa học quản lý đã chứng minh rằng: không thể nào trách nhiệm tập thể lại có hiệu quả hơn trách nhiệm cá nhân.

Khi làm việc, chúng ta nên định hướng, bàn bạc, thảo luận với tập thể, nhưng khi quyết định phải có phân cấp trách nhiệm cho từng cá nhân. Nhìn vào cuộc khủng hoảng kinh tế mới đây trên toàn thế giới, khuôn vào ba nước tôi đã học tập, làm việc, nghiên cứu trong giai đoạn này là Pháp, Mỹ, Singapore thì thấy rõ: trong khi Singapore và Mỹ đã hồi phục khá nhanh chóng thì kinh tế Pháp vẫn trì trệ, vẫn chìm sâu trong khủng hoảng.

Một trong những lý do chính là sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp cho các công ty, tập đoàn có vốn lớn của nhà nước đã tạo nên sức ỳ, tư tưởng trách nhiệm tập thể trong các đơn vị ấy rất nặng, nhưng tất nhiên không nặng bằng ở Việt Nam.

Singapore cũng có những tập đoàn lớn của nhà nước, nhưng cá nhân lãnh đạo phải gánh trách nhiệm rất nặng nề. Như ở Tập đoàn Temasek, chủ tịch chính là vợ ông Lý Hiển Long, nhưng vẫn bị mổ xẻ về trách nhiệm trong thời kỳ khủng hoảng, dẫn đến việc bà phải thay đổi cả bộ máy lãnh đạo...

Ở Singapore, tinh thần của ông Lý Quang Diệu thấm đẫm mọi tổ chức: trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu phải là lớn nhất, kèm theo đó là danh dự của họ và mức lương cao tương ứng.

Trong ngành giao thông, xây dựng của chúng tôi, mỗi khi có vấn đề không hay ở một dự án lớn thì luôn nghe được điệp khúc quen thuộc “trách nhiệm thuộc về bộ, cục” mà không thấy tên ai cả. Quy chế trách nhiệm tập thể của chúng ta về lý thuyết là để cá nhân được tập thể chi bộ giám sát, nhưng rồi tham nhũng, tiêu cực vẫn xảy ra.

Thời gian gần đây tôi mới được thấy bộ trưởng quy trách nhiệm cho cá nhân người đứng đầu. Tôi cho rằng đó là tín hiệu tốt, cần phải nhân rộng ra toàn xã hội. Và thay đổi sẽ đến từ đó.

LÊ NGUYỄN MINH QUANG
(tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche Việt Nam)
P.VŨ ghi
(Tuổi Trẻ)

Mỹ sẽ bán vũ khí cho Việt Nam dù có ý kiến bàn lui

Tuy vẫn còn những ý kiến bàn lui trong Quốc hội Mỹ về việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng lệnh này sẽ vẫn được nới lỏng để đối phó với một Trung Quốc hung hăng, theo ý kiến của một chuyên gia quân sự trên tạp chí National Defense (Mỹ) ngày 29.8.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đón tiếp Đại tướng, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey tại trụ sở Bộ Quốc phòng ngày 14.8.2014 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Với mối quan hệ Việt Nam - Mỹ đang ấm lên, người ta đang đặt câu hỏi về việc duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam.

Một số quan chức chính phủ ở cả Mỹ và Việt Nam đang vận động để dỡ bỏ lệnh cấm trên, với lý do cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam khi đối mặt với một Trung Quốc đang nổi lên, theo một báo cáo tư vấn gần đây của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ).

Trong thập kỷ qua, Mỹ đã phát triển một quan hệ cộng tác chặt chẽ với Việt Nam, và quân đội hai nước đã có mối quan hệ chiến lược gần gũi. Đại tướng, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đã đến thăm Việt Nam vào giữa tháng 8.2014 và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel dự tính sẽ đến Việt Nam vào tháng 11, theo CSIS.

Mặc dù có những tiến bộ trong quan hệ hai nước, đến nay Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương với cái cớ về nhân quyền.

Tuy nhiên, việc xem xét dỡ bỏ lệnh cấm này đã được khởi động kể từ đầu mùa hè năm nay.

Với sự hỗ trợ từ những người ủng hộ như Thượng nghị sĩ John McCain (Đảng Cộng hoà), Ted Osius, tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, các cuộc hội đàm về bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí đã gia tăng. Các quan chức Việt Nam cũng ủng hộ việc bỏ lệnh cấm này.

Ông Daniel Darling, chuyên gia phân tích thị trường quân sự châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Tổ chức Dự báo quốc tế (Forecast International, ở bang Connecticut, Mỹ), nhận xét rằng quá trình nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam tuy diễn ra chậm nhưng tiến triển ổn định từ giữa thập kỷ qua.

Quan hệ giữa hai nước đã ấm lên đáng kể từ thời chính quyền Clinton, và tiếp tục cải thiện dưới thời chính quyền Bush và Obama sau đó, ông Darling nói.

“Mỹ và Việt Nam chia sẻ các mối quan hệ kinh tế, quan tâm về an ninh hàng hải, và đặc biệt lo ngại về những tham vọng lâu dài của Trung Quốc”, theo ông Darling.

Các vấn đề liên quan đến Trung Quốc có tầm quan trọng đặc biệt đối với lợi ích thương mại và an ninh hàng hải của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vị trí của Việt Nam tạo cho nước này một chỗ đứng địa lý mạnh mẽ trong khu vực. Và trong khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã có từ lâu đời, sự gia tăng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông đã trở thành một chất xúc tác để thảo luận việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí.

Chuyên gia Darling nói rõ hơn: "Sự cố mới nhất hồi tháng 5 liên quan đến việc công ty dầu khí CNOOC của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu ở vùng biển Việt Nam đã gây ra sự phản đối công khai tại Việt Nam".
Đại tướng, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Vùng 3 Hải quân tại Đà Nẵng ngày 15.8.2014. Ông cho biết nếu Mỹ dỡ bỏ cấm vận, ông sẽ đề xuất cung cấp khí tài để gia tăng năng lực cho Hải quân Việt Nam - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Tuy nhiên, cũng có một số người cho rằng sự hung hăng của Trung Quốc như là một động lực để dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí có thể không tạo nên một liên minh hiệu quả giữa Mỹ và Việt Nam.

Chẳng hạn, ông Olivia Enos, một trợ lý nghiên cứu tại Viện Davis nghiên cứu An ninh quốc gia và Chính sách đối ngoại (thuộc Quỹ Heritage Foundation) thì cho rằng: "Không còn nghi ngờ rằng sự hung hăng của Trung Quốc sẽ là một yếu tố quan trọng trong quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất. Ngoài ra còn có một thực tế là Việt Nam không nhất thiết phải chia sẻ lợi ích của Mỹ trong việc tạo thế cân bằng với Trung Quốc, một giả định làm nền tảng cho nhiều vận động về vấn đề này".

Còn theo báo cáo của CSIS, một vài quan chức ở Washington lo ngại việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam để ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc làm họ có nguy cơ mất đòn bẩy về các vấn đề nhân quyền.

Nếu gạt những vấn đề này sang một bên, thì việc mua sắm vũ khí của Việt Nam sẽ có ít tác động đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ, khi ngân sách quốc phòng Việt Nam được cho là vào khoảng 3 - 3,5 tỉ USD/năm, nghĩa là có sức mua hạn chế để mở rộng kho vũ khí, theo ông Darling. Việt Nam cũng duy trì mối quan hệ gần gũi với Nga khi mua vũ khí.

Binh luận về những ý kiến bàn lui về việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, chuyên gia Darling nói: “Trong khi chuyến thăm gần đây của đại tướng Martin Dempsey đến TP.HCM là một chỉ báo tốt cho việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước, thì việc thúc đẩy tiến trình này sớm hơn vẫn còn là một câu hỏi.

Nhiều người trong Quốc hội Mỹ tiếp tục nêu ý kiến về vấn đề nhân quyền của Việt Nam, nhưng những mối quan tâm nhân quyền tương tự trong quốc hội với Indonesia đã không ngăn cản chính quyền trước đó bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Indonesia. Nếu ta xem đây là một đối tác có giá trị trong việc cùng chống lại hải tặc đang gia tăng, chống lại việc buôn lậu vũ khí hay với một đối thủ chiến lược, thì các trường hợp ngoại lệ sẽ hầu như luôn được thực hiện".
Anh Sơn
(Tin Nóng)

Canh Lê - Muôn năm? Vinh quang? Vĩ đại?

Cứ làm một bài toán đơn giản: cùng hạ một cái cây, có được cùng một lượng gỗ, Việt Nam đi xuất khẩu bán thô thu được 10đ; các nước phát triển đem ra cưa xẻ, tẩm sấy, đóng thành bàn ghế tủ giường, xuất khẩu bán được 10.000đ. Như vậy là cùng hao tổn một lượng tài nguyên tương đương nhau, cùng xuất khẩu một khối lượng gỗ tương đương nhau, nhưng số tiền thu được rất khác nhau, do có được đầu tư công nghệ, tức đầu tư chất xám, trí thông minh, óc sáng tạo, tài khéo léo.., hay không...

Ngoài ra, mạt cưa, gỗ vụn thì Việt Nam phung phí đem chụm lò, các nước phát triển tận dụng làm ván okan, ván ghép; gỗ cao su và các loại gỗ tạp khác thì Việt Nam chê nhiều khói, ít than không thèm đem chụm lò, các nước phát triển xử lý làm ván ghép, ván ép... v.v ...

Ơ, mà tại sao họ phát triển !? Tại vì họ biết sử dụng chất xám, trí thông minh, óc sáng tạo, tài khéo léo..., biến những thứ tưởng chừng như vô ích, vô dụng thành hữu ích, hữu dụng! "Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" là vậy!

Cho nên, chất xám quyết định sự phát triển, rồi sự phát triển tác động lại chất xám, chứ sự phát triển không quyết định chất xám!

Không có tư duy triết học, lẫn lộn giữa vật chất và ý thức, hiện tượng và bản chất, nguyên nhân và kết quả, thì đói nghèo ngu dốt là hậu quả tất yếu!!!

Người Việt có câu: MỘT NGƯỜI BIẾT LO BẰNG MỘT KHO NGƯỜI BIẾT LÀM! Tuy vậy, suốt mấy ngàn năm qua người Việt có rất ít người "biết lo", thậm chí những người "biết lo" có khi còn bị cho là "dài lưng tốn vải", "chỉ biết nói mà không biết làm", có thời còn bị liệt vô thành phần "trí thức tiểu tư sản" cần phải "đào tận gốc trốc tận rễ"... Người Việt chỉ thích "tay làm hàm nhai" theo kiểu "lao động (tay chân) là vinh quang", chỉ biết "trên đồng cạn dưới đồng sâu", "con trâu đi trước cái cày đi sau", "bán mặt cho đất bán lưng cho trời"..., không hề có một phát kiến phát minh gì to tát, cả về vật chất lẫn tinh thần!

Việt Nam cứ đem toàn bộ tài nguyên và sản vật, từ than đá, dầu mỏ, quặng mỏ, gỗ..., đến cá, lúa, cà-phê, trái cây... đi bán thô với giá rẻ mạt, thậm chí lỗ, thì bao nhiêu "rừng vàng biển bạc" cho đủ!?

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, mà nông dân vẫn nghèo! Tự hào là tự hào cái gì!?

Khoan nói đâu xa, Thái Lan chỉ cần mua lúa gạo của Việt Nam về chà xát, đánh bóng, gắn thương hiệu, là đã nâng giá trị xuất khẩu lên để hưởng lợi rồi...

Còn nói xa, xa đến mức không thể đuổi kịp, người Nhật giáo dục rằng đất nước của họ chỉ là những hòn đảo nằm trên vành đai núi lửa và động đất, sóng thần, bão lũ, khí hậu khắc nghiệt, đất đai hạn hẹp, tài nguyên khan hiếm, phải nỗ lực thì mới có thể xây dựng được cuộc sống ấm no, đất nước giàu mạnh... Nước Nhật vẫn phải nhập khẩu lương thực, nhưng ngũ cốc do họ trồng thì được dành để nghiên cứu phát triển các chế phẩm sinh học, mang lại lợi nhuận cao gấp hàng triệu lần; nước Nhật vẫn phải nhập khẩu khoáng sản, nhưng họ dùng để chế tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, mang lại lợi nhuận cao gấp hàng ngàn lần...

So sánh về giá trị xuất khẩu mà chỉ biết tính "khối lượng", từ việc bán thô, bán rẻ, bán lỗ; mà không tính đến "chất lượng", có được nhờ chất xám, trí thông minh, óc sáng tạo, tài khéo léo..., đem lại lợi nhuận cao nhất có thể cho nhân dân và đất nước... là vô cùng ấu trĩ!!!

Cái kiểu giáo dục rằng Việt Nam "rừng vàng biển bạc" có giống với kiểu dạy dỗ con cái rằng "nhà mình giàu lắm, con chẳng cần phải học hành lao động cực khổ gì cả, chỉ cần nằm ngửa mà ăn" không!? Nước, nhà không mạt mới lạ!

"Vinh quang", "vĩ đại", "thần thánh" ... cái gì!?

Hãy sớm mà thức tỉnh đi, để còn nỗ lực theo kịp đà phát triển văn minh của nhân loại!!
Canh Lê
(FB Canh Lê)

Julia Lê - Chuyện nhỏ xíu ở nước Mỹ

Lincoln Monument. Ảnh: HM
Lincoln Monument. Ảnh: HM
Bài viết của chị Julia Lê. Chị Julia đưa con sang Mỹ du học. Cháu được nhận vào trường George Washington University (GWU) – một trong những trường nổi tiếng của Mỹ.

Người ta thường nói nước Mỹ là thiên đường. Thành ra tôi tự nhủ phải tận dụng từng phút từng giây sống ở đất nước này để quan sát và cảm nhận bằng hết cuộc sống thiên đường dưới mặt đất từ lúc đặt chân tới đây cho tới ngày cuối cùng trở về để đi tìm câu trả lời của riêng mình.

Không ai nói với ai nhưng cảm giác chung của những người lần đầu, hay những lần đầu tới nước Mỹ, đều ngạc nhiên, trầm trồ, thán phục về vẻ đẹp cũng như những điều khác biệt họ lần lượt khám phá được của đất nước này mà nước họ không có, hoặc có nhưng không ấn tượng bằng. Cảnh đẹp thì không giới hạn, không đóng khung vào hình mẫu nào cả. Mỗi địa danh, mỗi vùng đất có một vẻ đẹp riêng, một kiến trúc riêng, một lịch sử riêng không lẫn vào nhau. Nhưng vẻ đẹp của nước Mỹ có cái gì đó chạm được tới tâm can của khách thập phương, nhất là của những người tứ xứ tìm đến miền đất này sống và học tập xa quê hương, dù không gọi tên được vì nó không chỉ giới hạn trong một điều, hai điều mà là trong từng cảm nhận khác nhau của những người khác nhau tạo thành. Tựu chung lại, đó là vẻ đẹp riêng của nước Mỹ tạo nên bởi những con người Mỹ.

Kể một vài chuyện nhỏ xíu để các bạn dễ hình dung con người Mỹ tạo ra sự khác biệt thế nào. Nếu bạn là người từ nước khác đến, đang đi trên đường phố Mỹ với bộ dạng ngơ ngơ ngáo ngáo, băn khoăn có vẻ như đang cần giúp đỡ, cần hỏi đường… thì chắc chắn chưa cần mở lời nhờ giúp đã có người tiến về phía bạn hỏi xem họ có thể giúp gì bạn được không kèm theo nụ cười rất thân thiện. Tôi đã liên tục nhận được sự trợ giúp như vậy trong hầu hết những ngày mới đến khi lang thang trên đường. Lúc thì tìm địa chỉ ở Wilson Blvd thay vì đi đúng hướng thì lại đi ngược lên hướng ra trạm Metro Rosslyn. Anh trung niên nhìn thấy hình bản đồ trong điện thoại tôi cầm trên tay thì chỉ hướng đi ngược lại, còn tặng thêm câu động viên “cũng không xa lắm đâu“, như một làn gió mát giữa trưa nắng 90oF (~ 32oC), dịu cả người.

Lúc thì ở Metro hỏi cách mua thẻ, nạp tiền thế nào. Người nhân viên ngồi trong quầy hướng dẫn thấy tôi lớ ngớ lập tức ra khỏi quầy, đến tận từng bảng chỉ dẫn hướng dẫn tận tình, vui vẻ, kiên nhẫn giải đáp mọi yêu cầu không hề tỏ ra sốt ruột. Thậm chí có lần gặp người cùng xuống ga Metro hỏi tôi cần giúp gì, khi thấy họ không biết rõ tuyến đường tôi cần đi còn dắt tôi ra tận xe bus gặp tài xế để hỏi, và khi biết chắc là tôi tìm được cách đi đúng mới vẫy tay tạm biệt.

Tôi đã đi các loại phương tiện khác nhau: Tàu điện ngầm Metro, xe bus, tàu điện (light rail), tàu lửa (train) thì một đặc điểm chung là tiết kiệm được rất nhiều công sức của hành khách. Thứ nhất có một loại thẻ vừa đi được tàu điện Metro vừa đi được xe bus rất tiện. Mua thẻ cứng (SmarTrip) thì còn có thể nạp tiền nếu thẻ hết tiền) để đi lại lâu dài. Ngạc nhiên đầu tiên là đi tàu lửa trước lúc khởi hành cũng có 5 phút hướng dẫn an toàn và có tờ hướng dẫn để ở mặt sau ghế trước hệt như đi máy bay. Thật là yên tâm với những hướng dẫn như vậy cho những khách mới đi lần đầu. Nào là bạn hãy theo dõi từng bước chân khi bước lên tàu (Watch your step…)… Tôi ít đi tàu lửa ở Việt nam, không biết tàu lửa của chúng ta bây giờ có dán những hướng dẫn này trên tàu không? Ai biết xin trả lời giúp tôi.

Ngạc nhiên thứ hai là lên xe bus chỉ cần bỏ tiền vào máy tính tiền hoặc cà thẻ ngay khi bước lên. Không có người soát vé và cũng không cần phải báo cáo với tài xế “tôi xuống chỗ a,b,c…” gì sất. Dòng chữ điện tử thông báo tên đường hoặc tên giao lộ sắp đến hiện ra ngay trên đầu xe, hành khách nào cũng có thể nhìn thấy. Muốn xuống chỗ nào bạn chỉ cần giật sợi dây “stop requested“ (đề nghị cho xuống) là được toại nguyện. Dòng hướng dẫn “nhấn vào sợi dây màu vàng” để yêu cầu được xuống ghi ở rất nhiều nơi trên thành xe bus. Thật là tiện lợi. Chỉ cần quan sát và làm theo, ai cũng có thể làm, không cần phải la to cho cả làng nghe “tôi xuống chỗ này”… hay chăm chú nhìn đường cho kỹ để tránh bị nhầm bến như ở mình. Điều thú vị là khách xuống xe bus giữa chừng thường hay chào tài xế “chúc ngày tốt lành“… thật dễ thương.
Khách du lịch nhảy...cẫng. Ảnh: HM
Khách du lịch nhảy…cẫng. Ảnh: HM
Cái hay nữa là tất cả các tuyến tàu, xe đều có thể Google là ra hết, có đầy đủ cả sơ đồ tuyến đường lẫn giờ tàu. Chỉ cần có internet/3G trong tay, bạn cứ việc Google là thoải mái lên đường. Google map cũng giúp bạn đầy đủ từng lộ trình, khúc này đi bộ, khúc kia đi bus, khúc kia đi Metro… không chệch vào đâu được, rồi thì đoạn đường này đi mất bao nhiêu phút, tổng thời gian hết bao nhiêu phút…. rõ ràng, cụ thể. Mà giờ tàu, xe bạn yên tâm là chính xác. Tôi có lần cũng vì sự nhiệt tình quá của anh bạn cùng đường. Thay vì chỉ cần trả lời tôi cái trạm này tên Penn Station đúng không, thì anh ấy còn tận tình chỉ rõ cách đi thế nào từ trạm Light Rail tới Nhà ga Penn Station, nên cửa tàu chỉ mở mấy giây rồi đóng lại, báo hại tôi phải đi tới đi lui mấy bến, mấy tàu vì có tàu không ghé trạm đó và khi lội được tới nơi thì tàu chạy mất rồi.

Ôi cái sự tàu chạy đúng giờ làm tôi chậm 1 phút mà phải chờ 1 giờ mới có chuyến tàu tiếp. Nhưng mà cũng vui, vui vì biết chắc mình là người từ xa đến đi đâu cũng được giúp đỡ. Vui vì đi đâu cũng thấy những nụ cười, những sự trợ giúp đầy ân tình mến thương. Vui vì khi đi bộ cùng một bạn trẻ kéo valy cũng đi cùng tôi tới Ga Penn Station, biết tôi sắp muộn giờ tàu cứ giục tôi đi đường này ngắn nhất, và tới mỗi góc đường dành cho người đi bộ, đều chạy vào nhấn nút xin đường để được ưu tiên. Thế mà rồi vẫn lỡ tàu như thường.

Chưa kể suýt lỡ thêm một chuyến nữa vì hỏi ngay một anh cũng cà lơ phất phơ như mình, suýt nữa thì cả hai đều bị lỡ chuyến do cùng một giờ (2 giờ 35 phút) tại cùng nhà ga có 2 chuyến tàu cùng chạy về Washington DC, cùng boarding (lên tàu) một lúc, nhưng khác nhau là, chết tiệt, hai tàu của hai hãng khác nhau. Mà tệ hại nhất là cái tên trên vé cùng đề AmTrack, trong khi cái tàu tôi mua vé là Marc Train thì dòng chữ Marc Train lại in nhỏ xíu ở bên dưới nên không để ý. Tôi và anh bạn kia là 2 hành khách cuối cùng chạy lên tàu và cửa đóng. Hú vía. Nhờ khả năng đi bộ và chạy qua đường mỗi lúc băng qua các ngã tư được tập luyện mỗi ngày ở đây mới cứu được tôi lần này J.

Kể chuyện đi lại mãi cũng chán. Kể chuyện mua sắm nhé. Có lần khi mua một ổ cắm điện chuyển đổi từ đầu cắm tròn sang dẹp giá 5$, ( bạn nhớ là nước Mỹ , hay chắc chắn hơn là vùng DC/VA tôi ở không dùng phích cắm có lỗ tròn), anh chàng bán hàng da trắng tóc xoăn còn đề nghị phải lấy để thử xem có vừa không mới chịu bán. Anh ấy còn giải thích rằng may là tôi có mang theo đồ để thử, chứ nếu không vừa thì mua về không sử dụng được rất lãng phí.

Lần khác trong một siêu thị, tôi đã mang đồ ra quầy tính tiền thì mới phát hiện ra trong siêu thị còn có tầng lầu. Tôi hỏi anh chàng da màu nhân viên tính tiền, trên đó bán gì, được biết có bán thứ tôi đang cần mua, bèn tỏ ý lên lầu mua tiếp. Anh này cười rất dễ thương, để đồ đó tôi giữ cho. Tôi ung dung lên lầu ngắm nghía chọn lựa, cũng khá lâu mới xuống thì thấy anh chàng trẻ tuổi kia đã đóng quầy, đang ôm giỏ đồ của tôi, chỉ đứng chờ tôi xuống là đem sang quầy khác bàn giao. Tôi bối rối xin lỗi khi biết vì anh ấy vừa hết ca làm, nãy giờ phải chờ tôi “dung dăng dung dẻ” trên lầu. Nhưng nụ cười có chiếc răng khểnh khá duyên của anh ấy làm tôi bớt ngại. Còn nhắc tôi nhớ lấy cái nón tôi để trong giỏ hàng kẻo quên.

Bạn biết không, có hai điều ngạc nhiên, khác với quê nhà mình khi đi siêu thị (mall) ở đây. Thứ nhất, bạn có thể tự tính tiền không cần nhân viên, ở máy tự tính tiền riêng. Thứ hai nếu khách hàng không quá đông, nhân viên tính tiền luôn tự sắp đồ lên băng truyền tính tiền. Những món đồ tạm coi là hơi nặng bạn cứ việc để ở xe đẩy, nhân viên tính tiền sẽ tự lấy máy quét giá món hàng ngay tại xe đẩy, chứ không máy móc phải đặt lên bàn. Một quầy tính tiền ở những siêu thị lớn (costco) thường có 2 nhân viên và ở đâu bạn cũng thấy nhân viên mỉm cười tươi tắn với khách hàng.

Đi ngân hàng còn là “thượng khách hơn nữa“. Chưa cần biết bạn có thuộc loại khách VIP hay khách thường, mở cửa vào được chào đón nồng nhiệt, mời vào bàn có người tiếp riêng. Một chai nước mát lạnh đưa đến trước, rồi bạn mới cần nói những yêu cầu của bạn. Sự ân cần, tận tình và luôn luôn hỏi lại để chắc chắn là bạn đã hiểu đúng ý của cô nhân viên trao đổi và chắc chắn đó là điều bạn muốn. Điều này tôi cũng đã được chứng kiến ở Citibank Tp.Hcm (không phải quảng cáo cho Citibank đâu nhé, mà cái gì của nước mình hay cũng phải khoe cho mọi người biết), nhưng khác hơn là Citibank cũng chỉ phục vụ đặc biệt với khách hàng VIP thôi và khác hơn nữa là ở đây thẻ debit được phát hành ngay lập tức và cũng có hiệu lực ngay tắp lự.

Ở đây, tôi chưa từng bị từ chối giúp đỡ bao giờ. Từ những câu hỏi thăm rất cơ bản ai đi tàu cũng phải biết là đón tàu metro nào, đi hướng tàu nào để về được điểm mình cần (nếu lên nhầm tàu thì sẽ mất thời gian), cho đến những câu hỏi như học sinh vỡ lòng là: Đồng xu nào là quarter (25 cent), đồng nào là dime (10 cent), đồng nào là nickle (5 cent), đồng nào là penny (1 cent) mỗi khi trả tiền cứ loạn hết cả lên. Mà hay nhất là hỏi ai cũng nhiệt tình giảng giải, trả lời. Bạn đã thấy thiên đường mờ mờ chưa. Thế này đã là gì đâu. Ở nước văn minh nào chẳng có. Đúng là người ta thường sẵn lòng hơn với người lạ, nhưng ở nơi mà tất cả đều có chung cách hành xử, đều sẵn sàng trao tặng nụ cười như ở nơi này thì không phải tất cả mọi nơi. Hay là chỉ có tôi gặp may?

Nước Mỹ có là thiên đường như người ta nói không, tạm thời tôi cũng chưa dám đặt tên, chỉ gọi là một đất nước văn minh, thân thiện cho nó gần nhất với những cái tôi đang cảm nhận. Còn nó có phải thiên đường hay là hạ giới hay cái gì khác thì tôi sẽ trở lại trong những câu chuyện khác hầu các bạn sau. Mọi thứ đều có thể đổi thay. Cảm nhận của tôi rồi mai đây cũng khác. Nhưng bạn tin tôi nhé, những câu chuyện này hiện giờ đang là những cảm xúc trong trẻo, cảm xúc mặn nồng nhất với nước Mỹ nói riêng và vùng đất tôi đang sống DC/VA như một thời kỳ trăng mật của bất cứ lữ khách nào từng đến và từng sống trên nước Mỹ đều phải có. Người ta đã chỉ ra điều này, trong một bài giảng về Culture Shock cho sinh viên quốc tế. Bạn tìm trên youtube là có đấy.

Những câu chuyện nhỏ xíu này thật là nhỏ xíu như những hạt nhân nguyên tử đối với những người sống lâu ở Mỹ, nhưng vẫn còn là mới lạ cho những người lần đầu đặt chân tới nơi đây và càng lạ hơn đối với những người chưa từng ghé qua. Tôi ghi lại hầu mong cho những người cần biết thì khỏi phải tự tìm hiểu, những người muốn biết và mong muốn những chuyện nhỏ xíu này một ngày nào đó cũng là chuyện nhỏ xíu xiu trên quê hương chúng ta.

Một cách khách quan, ở Việt Nam tôi cũng từng biết có những chuyện giống như xứ thiên đường. Ấn tượng về một bệnh viện ở Đà nẵng có chế độ chăm sóc người già, người mắc bệnh hiểm nghèo thật đặc biệt mà khi biết ai cũng có cảm giác muốn được là công dân Đà nẵng. Chỉ là thông tin trên mạng, tôi không kiểm chứng được, nhưng ước gì chúng ta có nhiều bệnh viện như thế.
Phố phường "Hà Nội" ở DC :)  Ảnh: HM
Phố phường “Hà Nội” ở DC :) Ảnh: HM
Một bệnh viện khác là bệnh viện Da liễu Tp.Hcm cũng có một sự khoa học và cải tiến trong cách phục vụ bệnh nhân tôi từng biết. Đó là bệnh viện dán ngay thông báo hướng dẫn các bước của quy trình tới khám bệnh, ngay trên cửa tiếp nhận bệnh nhân, từ khâu mua sổ tới khám bệnh, lấy thuốc như thế nào rất tiện cho bệnh nhân, khỏi phải thấy cảnh “người đi sau hỏi người đi trước” là điều thường thấy ở khắp nẻo công đường. Đôi khi tôi nghĩ, người Việt mình mắc bệnh nói nhiều, tà lanh, lanh chanh cũng là do đi đâu cũng phải hỏi nhiều, phải trả lời nhiều những điều lẽ ra ai cũng cần biết mà không được hướng dẫn cụ thể. Còn các công chức viên thì không biết cười và cũng chẳng có thời gian để trả lời mãi một câu hỏi trong một ngày. Tại sao chúng ta không cải thiện được điều đơn giản này nhỉ?

Bệnh viện Da liễu TpHcm còn có một dịch vụ ưu việt nữa mà tôi thấy rất đáng hoan nghênh, là dịch vụ khám bệnh qua điện thoại. Lệ phí khám bệnh đắt gấp 3 (nếu tôi nhớ không nhầm, chính xác là 150.000đ/1 lần khám ) bình thường, nhưng bạn được ưu tiên phục vụ rất nhanh, từ lúc khám tới khi lấy thuốc, xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra, tiết kiệm được thời gian ít nhất một buổi sáng nếu khám bình thường. Bệnh viện mở ra dịch vụ này vừa có thêm doanh thu, vừa phục vụ được nhu cầu chính đáng của các khách hàng bận rộn không có thời gian, vì bạn không tưởng tượng được số bệnh nhân tới bệnh viện này khám mỗi ngày đâu. 300-400 người, không ít.

À mà còn nữa, tại sao người Việt mình bị ghẻ ngứa, chàm lác gì nhiều thế… là câu hỏi lần nào tới đó cũng ám ảnh tôi? Nhưng thôi chuyện không liên quan. Chỉ muốn nói lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu Tp.Hcm và ước mong, lại ước, cho các bệnh viện khác, các cơ quan công quyền khác.. cũng có những hướng dẫn và cách làm khoa học như thế này để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của người dân mình thôi.

Cuối cùng, nói về nước Mỹ thì phải dành ít dòng cho Washington DC (DC) và Virginia (VA), nơi đã cho tôi cơ hội để viết ra những câu chuyện nhỏ xíu này.

Virginia đón tôi bằng những ngày nắng đẹp. Trời trong vắt. Ngay cả giữa trưa nắng cũng dịu dàng, không gắt như nắng quê nhà. Ngày ở đây thật dài. Mọi hoạt động thường nhộn nhịp từ 9 giờ sáng và kéo dài tới gần 7-8 giờ tối là thường. Nắng đến tận 8 giờ mới tắt hẳn. Lúc đó ra ngoài trời mới thấy gió se se. Virginia, DC, đâu chỉ thể nói mỗi từ đẹp lắm là xong, là đủ. Không muốn tìm đọc trước những bài viết, những mô tả về vẻ đẹp của nơi này trên google, mà tôi muốn tự mình cảm nhận, bằng tất cả giác quan của mình, bằng sự trải nghiệm từng ngày sống ở nơi đây.

Chỉ có điều lạ, là không biết tại sao đã từng đi qua một số bang khác trên đất này, nhưng chưa có nơi nào đem lại cho tôi sự quyến luyến, cảm giác thân thương như ở đây. Mỗi con đường, mỗi vạt cỏ, mỗi cánh hoa đã đi qua tầm mắt tôi trong những chiều lang thang tản bộ dọc theo những con phố yên tĩnh, sạch đẹp cứ làm trái tim tôi thương mến làm sao. Như những người bạn, như những niềm vui nho nhỏ chào đón tôi đến với miền đất lạ. Cả những người không hề quen tôi đã gặp trên đường đi, trong siêu thị, trong cửa hàng.. đều tặng tôi những nụ cười thân thiện, sự chỉ giúp, hướng dẫn tận tình.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc câu chuyện dài lê thê này.

Sẽ còn trở lại với những câu chuyện khác…
Julia Lê.
Bài đăng trên: Triết học Đường phố

Nhân chuyện chị Julia Lê viết về nước Mỹ, Tổng Cua đăng vài bức ảnh chỗ đi câu cá ở Saint Michaels, vịnh Chesapeake (Maryland). Nhà này hay đến đó, một nơi cách nhà khoảng 160km, đi xe hơi khoảng hai tiếng. Đó là một bãi đá cho dân nghiền kiên nhẫn.
Bãi đá và cỏ dại hoang. Ảnh: HM

                                                      Bãi đá và cỏ dại hoang. Ảnh: HM
Hai phía đều là biển. Ảnh: HM

                                                            Hai phía đều là biển. Ảnh: HM
Bạch Đằng Giang (bản quyền của bạn Trà Đoàn). Ảnh: HM

                                      Bạch Đằng Giang (bản quyền của bạn Trà Đoàn). Ảnh: HM
Chim Mỹ ngủ cũng có hàng lối và vọng Đông. Ảnh: HM

                                        Chim Mỹ ngủ cũng có hàng lối và vọng Đông. Ảnh: HM
Ngồi câu ngắm mặt trời lặn. Ảnh: HM
                                                      Ngồi câu ngắm mặt trời lặn. Ảnh: HM
Chân dung Tổng Cua và các còm sỹ Cua thi nhau cắp lão chủ. Ảnh: HM
                   Chân dung Tổng Cua và các còm sỹ Cua thi nhau cắp lão chủ. Ảnh: HM
( Hiệu Minh Blog)
 

Triều Tiên đẩy nhanh quá trình 'thoát Trung'

Một cuộc tiếp xúc bí mật giữa Nhật-Triều được tiến hành. Nhật Bản đã dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Bình Nhưỡng.
 
Hãng Kyodo dẫn một nguồn thạo tin về mối quan hệ song phương ngày 30/8 cho biết các quan chức Bộ Ngoại giao của Nhật Bản và Triều Tiên đã tiến hành một cuộc tiếp xúc bí mật, nhiều khả năng nhất là ở Trung Quốc, trong những tuần gần đây để thảo luận về vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản và Triều Tiên đang đàm phán về những thỏa thuận để sớm công bố báo cáo đầu tiên về cuộc điều tra mới tiến hành liên quan đến vị trí của những công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong thập niên 1970 và 1980.
Triều Tiên đang giảm dần phụ thuộc vào Trung Quốc
Triều Tiên đang giảm dần phụ thuộc vào Trung Quốc
Theo nguồn tin trên, cuộc gặp bí mật diễn ra trong khoảng nửa cuối tuần trước đến nửa đầu tuần này, giữa Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á Bộ Ngoại giao Nhật Bản Keiichi Ono và Ryu Song Il, Vụ trưởng Vụ các vấn đề Nhật Bản thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên.

Nhiều ý kiến cho rằng, động thái cởi mở của Triều Tiên đối với Nhật Bản nằm trong nỗ lực "thoát Trung" của Triều Tiên. Bởi Nhật Bản cũng chẳng hề để Triều Tiên thiệt khi dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Bình Nhưỡng.

Theo đó, Nhật Bản đã nới lỏng lệnh cấm đi lại bằng tàu bè của công dân Triều Tiên tại các cảng của Nhật Bản và nới lỏng hạn chế kiều hối từ Nhật Bản đến Triều Tiên.

Không dừng ở đó, nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản trước đó cũng cho biết, nước này cân nhắc viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên nếu Tokyo đánh giá rằng kết quả cuộc điều tra của Bình Nhưỡng về vấn đề bắt cóc công dân Nhật có thể dẫn đến việc hồi hương các nạn nhân bị bắt cóc.

Những thực phẩm như gạo và dược phẩm sẽ được cung cấp thông qua một cơ quan quốc tế có thành tích trong việc giám sát phân phối hàng cứu trợ, nhằm ngăn Triều Tiên bán lại chúng.

Mâu thuẫn với đồng minh duy nhất cũng thúc đẩy Triều Tiên thay đổi quan điểm, hướng về phương Tây nhiều hơn. Đặc biệt, một cuộc tiếp xúc bí mật giữa Mỹ và Triều Tiên đã được tiến hành vào giữa tháng 8 vừa qua.

Theo đó, nhật báo Kyunghyang Shinmun của Hàn Quốc dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết một nhóm quan chức Mỹ đã bí mật tới Triều Tiên ngay trước khi diễn ra cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ mang tên "Người bảo vệ tự do Ulchi".

Báo trên cho biết: "Các quan chức Mỹ đã tới Bình Nhưỡng bằng một máy bay quân sự hôm 16/8 và quay trở về sau khi lưu lại tại đó gần 18 tiếng".

Một nguồn tin cho hay, nhóm quan chức trên đến từ Nhà Trắng và Ban Giám đốc Tình báo Quốc gia.

Mới đây nhất, Chính phủ Đức cũng đã cung cấp viện trợ y tế trị giá 450.000 euro (600.000 USD) cho Triều Tiên thông qua tổ chức phi chính phủ Caritas.

Nhóm Công giáo La Mã Caritas quốc tế, được thành lập tại Đức từ năm 1897, đã tiến hành chiến dịch vận động để giúp đỡ người nghèo tại Triều Tiên, đặc biệt là những bệnh nhân lao và viêm gan siêu vi trùng.

Caritas bắt đầu dự án giúp đỡ Triều Tiên từ năm 1996 và kể từ đó đã cung cấp hỗ trợ y tế và dinh dưỡng cho các bệnh nhân lao và viêm gan siêu vi trùng tại đất nước này.

Triều Tiên bất thường với Trung Quốc

Trong khi đó, Triều Tiên có hàng loạt động thái bất thường với Trung Quốc. Cụ thể, Triều Tiên tăng cường kiểm tra các gia đình có tivi được nhập từ nước láng giềng Trung Quốc, đặc biệt là những tivi có cổng USB và các chức năng điều khiển từ xa.

Hồi giữa tháng 8, một đơn vị kiểm duyệt của Bình Nhưỡng - được gọi là “109 Sangmu” - đã “viếng thăm” nhiều gia đình ở tỉnh Yanggang, sát biên giới Trung Quốc, để kiểm tra tivi. Một nguồn tin giấu tên cho biết lực lượng này đã thẳng tay gỡ bỏ các cổng USB, đồng thời phá hủy các thiết bị trên tivi để người dùng không thể sử dụng điều khiển từ xa.

Theo thông tin từ nhiều tờ báo của Hàn Quốc, việc Triều Tiên thành lập đội 109 Sangmu ngoài việc kiểm soát gắt gao các thông tin tuyên truyền từ nước ngoài còn có nhiệm vụ do thám, tiêu hủy các thiết bị có khả năng truyền phát sóng hay phục vụ mục đích gián điệp.

Và 109 Sangmu nhắm tới tivi của Trung Quốc có lẽ ngoài lý do kiểm soát thông tin còn có việc truy lùng các thiết bị tình nghi gián điệp.

Có vẻ như Triều Tiên không còn tin Trung Quốc như xưa nữa. Giữa tháng 8/2014 Triều Tiên cũng đã điều động một lượng lớn xe tăng, xe thiết giáp đến khu vực đóng quân của quân đoàn 12, đồn trú ở tỉnh Ryanggang, gần sát biên giới với Trung Quốc.

Theo tờ báo này, quân đoàn 12, được thành lập hồi năm 2010, có nhiệm vụ ứng phó với động thái của quân đội Trung Quốc trong tình huống khẩn cấp.

Tại Triều Tiên cũng xuất hiện nhiều biểu ngữ thúc giục binh sĩ nước này có "quan điểm đúng đắn" về Trung Quốc, phát động cuộc cách mạng trên bán đảo Triều Tiên mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Những biểu ngữ này được cho là được treo cả ở những trường đào tạo các quan chức cao cấp trong Đảng Lao động cầm quyền.

Tờ báo Hàn Quốc dẫn lời một nguồn tin thẳng thắn nhận định, "quan điểm của chính quyền Triều Tiên là sử dụng Trung Quốc chứ không tin tưởng nước này".

Trên lĩnh vực kinh tế, sản lượng ngũ cốc Triều Tiên nhập khẩu từ Trung Quốc trong nửa đầu năm nay đã giảm hơn phân nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu được Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc công bố hôm 30/7, Triều Tiên nhập 58.387 tấn ngũ cốc từ Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2014, giảm 53% so với con số 124.228 tấn được ghi nhận cùng kỳ năm 2013.

Giáo sư Lim Eul-chul tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Trường ĐH Kyungnam nhận định với hãng tin Yonhap: “Triều Tiên gần đây có biểu hiện giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và đa dạng hóa các đối tác nước ngoài khác”.
An Nhiên
(Đất Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét