Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đòi hỏi dân chủ, pháp quyền của nhân dân là tất yếu, khách quan
(xúc động quá.............)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi làm việc giữa Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Ban Cán sự Đảng Chính phủ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Sáng 29/8, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương có buổi
làm việc với Ban Cán sự Đảng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Kết luận
số 92 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp
đến năm 2020.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi làm việc.
Báo cáo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trình bày nêu rõ: Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp thông qua xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các vấn đề về tổ chức cơ quan điều tra, về thi hành án; chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm và thi hành án; chỉ đạo công tác bổ trợ tư pháp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác đào tạo cán bộ tư pháp và các chức danh tư pháp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về tư pháp; hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật…
Các bộ, ngành và địa phương được chỉ đạo khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận số 92 và các văn bản của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương hết sức nghiêm túc. Nhận thức của cán bộ, công chức, đảng viên về công tác cải cách tư pháp được nâng lên rõ rệt.
Thời gian tới, Ban Cán sự Đảng Chính phủ tập trung chỉ đạo công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp; tập trung các nguồn lực cho việc hoàn thành các chương trình, đề án về cải cách tư pháp; tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, công tác thi hành án; kiện toàn tổ chức và hoạt động của luật sư, trợ giúp pháp lý, công chứng, giám định; xây dựng đội ngũ và đào tạo đội ngũ công chức; bảo đảm nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động tư pháp…
Ban Cán sự Đảng Chính phủ đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, cho ý kiến về những định hướng lớn trong các dự án luật, pháp lệnh để thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Đồng thời, sớm cho ý kiến về một số đề án, dự án do các bộ, ngành chuẩn bị liên quan đến cải cách tư pháp; chỉ đạo việc tăng cường triển khai Đề án thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh; cho ý kiến về các giải pháp phát triển đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, tăng cường năng lực tranh tụng của luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng…
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Trong buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Ban Cán sự
Đảng Chính phủ, Chính phủ nhận thức rõ đòi hỏi về dân chủ, pháp quyền
của nhân dân, của xã hội là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan và
cũng là xu thế của thời đại; yêu cầu đặt ra phải xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN, phải xây dựng cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp mạnh.
Nhận thức rõ điều này, Chính phủ đã hết sức cố gắng trong quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về công tác tư pháp, cải cách tư pháp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã nêu lên những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém để ra sức khắc phục, để làm tốt hơn; những nhiệm vụ sát sườn cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Đó là những nhiệm vụ được quan tâm chỉ đạo thường xuyên ở các phiên họp của Chính phủ, đặc biệt là nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp; thúc đẩy hoàn thành các chương trình, đề án về cải cách tư pháp…
“Tinh thần chung của Chính phủ sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quán triệt chủ trương của Trung ương, Hiến pháp, pháp luật, nỗ lực, cố gắng phát huy kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém, thậm chí là khuyết điểm, phấn đấu làm tốt hơn, hiệu quả hơn công tác tư pháp, cải cách tư pháp”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác xử lý giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân; chỉ đạo, nghiên cứu để sớm có đội ngũ luật sư công hỗ trợ tư pháp giúp cho người dân đi khiếu kiện và kể cả hỗ trợ cho chính quyền trong giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; kiểm tra việc triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp, chỉ đạo tháo gỡ các vấn đề vướng mắc…
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ đã nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận số 92; đồng thời đánh giá cao những kết quả toàn diện mà Chính phủ đạt được trong công tác tư pháp, cải cách tư pháp cũng như những nhiệm vụ được Chính phủ đề ra và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới.
Chủ tịch nước đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Trung ương liên quan đến công tác tư pháp, cải cách tư pháp, đặc biệt là công tác tuyên truyền; hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật; đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các dự án luật; trong quá trình luật hóa Hiến pháp 2013 cần hết sức quan tâm phân công trách nhiệm, kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các cơ quan.
Tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó có cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp; chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng; cải cách chế độ công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường hơn nữa công tác phòng chống tội phạm bằng các giải pháp quyết liệt, đồng bộ. Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động tư pháp.
Chủ tịch nước khẳng định, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ trong giải quyết những vướng mắc liên quan đến hoạt động giám định tư pháp.
Với các đề xuất, kiến nghị của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, của Thủ tướng, Chủ tịch nước yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp thu, xem xét, xử lý, chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc
Nhận thức rõ điều này, Chính phủ đã hết sức cố gắng trong quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về công tác tư pháp, cải cách tư pháp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã nêu lên những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém để ra sức khắc phục, để làm tốt hơn; những nhiệm vụ sát sườn cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Đó là những nhiệm vụ được quan tâm chỉ đạo thường xuyên ở các phiên họp của Chính phủ, đặc biệt là nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp; thúc đẩy hoàn thành các chương trình, đề án về cải cách tư pháp…
“Tinh thần chung của Chính phủ sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quán triệt chủ trương của Trung ương, Hiến pháp, pháp luật, nỗ lực, cố gắng phát huy kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém, thậm chí là khuyết điểm, phấn đấu làm tốt hơn, hiệu quả hơn công tác tư pháp, cải cách tư pháp”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác xử lý giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân; chỉ đạo, nghiên cứu để sớm có đội ngũ luật sư công hỗ trợ tư pháp giúp cho người dân đi khiếu kiện và kể cả hỗ trợ cho chính quyền trong giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; kiểm tra việc triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp, chỉ đạo tháo gỡ các vấn đề vướng mắc…
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ đã nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận số 92; đồng thời đánh giá cao những kết quả toàn diện mà Chính phủ đạt được trong công tác tư pháp, cải cách tư pháp cũng như những nhiệm vụ được Chính phủ đề ra và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới.
Chủ tịch nước đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Trung ương liên quan đến công tác tư pháp, cải cách tư pháp, đặc biệt là công tác tuyên truyền; hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật; đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các dự án luật; trong quá trình luật hóa Hiến pháp 2013 cần hết sức quan tâm phân công trách nhiệm, kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các cơ quan.
Tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó có cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp; chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng; cải cách chế độ công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường hơn nữa công tác phòng chống tội phạm bằng các giải pháp quyết liệt, đồng bộ. Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động tư pháp.
Chủ tịch nước khẳng định, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ trong giải quyết những vướng mắc liên quan đến hoạt động giám định tư pháp.
Với các đề xuất, kiến nghị của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, của Thủ tướng, Chủ tịch nước yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp thu, xem xét, xử lý, chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc
(Chính phủ)
Phạm Quốc Hoàn - Không cần cái gọi là "Hội nhà báo độc lập"
Nhà báo Phạm Quốc Toàn. |
Ngày 4-7-2014 vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ ra mắt cái gọi
là "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" do một nhóm, gồm đa số là những người
chống đối Đảng, Nhà nước, từng vi phạm pháp luật khởi xướng. Đây là một
tổ chức hoạt động trái pháp luật dưới danh nghĩa "tự do báo chí". Phóng
viên đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo
Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo về vấn đề này.
PV:Vừa qua, cái gọi là "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" (HNBĐLVN) tuyên bố ra mắt và kêu gọi mọi người gia nhập. Ông nhìn nhận về sự việc này như thế nào?
PV:Vừa qua, cái gọi là "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" (HNBĐLVN) tuyên bố ra mắt và kêu gọi mọi người gia nhập. Ông nhìn nhận về sự việc này như thế nào?
Nhà báo Phạm Quốc Toàn: Tôi cho rằng, cái gọi là HNBĐLVN đã ra
đời bất hợp pháp, bởi dù họ có là gì đi chăng nữa thì cũng phải tuân thủ
pháp luật chứ không thể đứng ngoài, đứng trên pháp luật. Họ hoàn toàn
không đăng ký, xin phép hoạt động. Đây là một điều không thể chấp nhận
không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới - các tổ
chức xã hội ra đời đều phải đăng ký, được pháp luật thừa nhận.
PV: Với góc độ là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo, từ thực tiễn vị trí, vai trò hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay, theo ông, có cần phải có thêm một tổ chức như HNBĐLVN không? Vì sao?
Nhà báo Phạm Quốc Toàn: Ở Việt Nam, chỉ có Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp duy nhất, mái nhà chung của những người làm báo Việt Nam. Hội Nhà báo Việt Nam có quyền và nghĩa vụ tham gia xây dựng và góp phần thực hiện chính sách thông tin - báo chí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo.
Hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, là tổ chức đại diện tập hợp, đoàn kết, động viên các nhà báo phát huy khả năng sáng tạo, cùng các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp khác và nhân dân cả nước phấn đấu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; góp phần xây dựng báo chí Việt Nam thực sự là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân.
Những người làm báo Việt Nam tự nguyện tham gia Hội, tuân thủ Điều lệ của Hội. Hội Nhà báo Việt Nam đã ra đời, hoạt động từ năm 1950, cách đây gần 65 năm, đã qua 9 lần Đại hội. Hội là tổ chức chính thức đại diện cho những người làm báo Việt Nam được quốc tế ghi nhận, có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức báo chí quốc tế. Cả về mặt pháp lý và thực tiễn, cái gọi là HNBĐLVN hoàn toàn không có giá trị, không cần thiết đối với những người làm báo Việt Nam.
PV: Theo ông, liệu cái gọi là HNBĐLVN có đi vào vết xe đổ của cái gọi là Câu lạc bộ nhà báo tự do trước đây?
Nhà báo Phạm Quốc Toàn: Sau khi tự tuyên bố ra đời, cái gọi là HNBĐLVN đã đưa ra một số thông cáo và có những hoạt động bước đầu có dấu hiệu trái pháp luật, đăng tải, phát tán thông tin có nội dung xấu trên trang web và mạng xã hội. Đặc biệt, việc họ đưa ra những thông tin cho biết, HNBĐLVN là "hậu duệ", là sự tiếp tục của Câu lạc bộ nhà báo tự do là điều đáng cảnh báo. Câu lạc bộ nhà báo tự do là một tổ chức phản động, chống đối Đảng, Nhà nước cũng là chống đối nhân dân, đi ngược lại quyền lợi của đất nước, hoạt động trái pháp luật. Những cá nhân tham gia tổ chức này đã bị xử lý hình sự.
Nếu như HNBĐLVN vẫn đi theo vết xe đổ ấy, có bằng chứng hoạt động trái pháp luật cũng sẽ bị các cơ quan chức năng xử lý. Không riêng gì HNBĐLVN mà bất cứ ai hoạt động trái pháp luật thì cũng sẽ bị xử lý, không riêng Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào cũng vậy.
PV: Hội Nhà báo Việt Nam vừa qua yêu cầu các hội viên của mình không tham gia cái gọi là HNBĐLVN. Nhưng trong trường hợp vẫn có nhà báo thuộc Hội Nhà báo Việt Nam tham gia thì sẽ xử lý vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Nhà báo Phạm Quốc Toàn: Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu các hội viên của mình không tham gia, cổ vũ cái gọi là HNBĐLVN. Tôi cho rằng những nhà báo hội viên Hội Nhà báo Việt Nam có bản lĩnh nghề nghiệp, tự mình sẽ không bao giờ chấp nhận, tham gia cái gọi là HNBĐLVN. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh và nhiều cấp hội nhà báo thuộc
Hội Nhà báo Việt Nam đã có thông báo, nghị quyết khẳng định, HNBĐLVN là một tổ chức bất hợp pháp, được một vài cá nhân không phải là nhà báo đứng ra thành lập, thu nạp những đối tượng chống đối trong và ngoài nước, công khai tuyên bố theo đuổi mục tiêu đa nguyên chính trị, tư nhân hóa báo chí nhằm chống đối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý xã hội và báo chí; yêu cầu hội viên không tham gia, không cổ vũ cái gọi là HNBĐLVN. Ban chấp hành Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai cũng đã có nghị quyết phê phán cái gọi là HNBĐLVN.
Với một số người có tên trong danh sách HNBĐLVN, được biết không có ai còn là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam được cấp thẻ hội viên, thẻ nhà báo thời kỳ 2011 - 2015 và không hoạt động cho bất cứ cơ quan báo chí nào, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép xuất bản. Trường hợp cá biệt nếu như có hội viên nào đó cố tình tham gia HNBĐLVN, thì sẽ bị xóa tên khỏi danh sách hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, vì đi theo cái gọi là HNBĐLVN là đi ngược lại, trái với Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam.
Về những người tự xưng là Ban lãnh đạo của cái gọi là HNBĐLVN, uy tín nghiệp vụ, uy tín làm báo của họ thấp - thậm chí có người chưa phải là nhà báo. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam là những trí thức có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, không có bất cứ ai có thể thuyết phục, lôi kéo được họ. Với họ, sự phát triển và đi theo ngọn cờ chiến đấu của một nền báo chí cách mạng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngòi bút, trang giấy của họ là vũ khí chiến đấu, vì lợi ích của đất nước, lợi ích của nhân dân là điều tối thượng.
PV: Xin cảm ơn ông!
PV: Với góc độ là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo, từ thực tiễn vị trí, vai trò hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay, theo ông, có cần phải có thêm một tổ chức như HNBĐLVN không? Vì sao?
Nhà báo Phạm Quốc Toàn: Ở Việt Nam, chỉ có Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp duy nhất, mái nhà chung của những người làm báo Việt Nam. Hội Nhà báo Việt Nam có quyền và nghĩa vụ tham gia xây dựng và góp phần thực hiện chính sách thông tin - báo chí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo.
Hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, là tổ chức đại diện tập hợp, đoàn kết, động viên các nhà báo phát huy khả năng sáng tạo, cùng các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp khác và nhân dân cả nước phấn đấu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; góp phần xây dựng báo chí Việt Nam thực sự là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân.
Những người làm báo Việt Nam tự nguyện tham gia Hội, tuân thủ Điều lệ của Hội. Hội Nhà báo Việt Nam đã ra đời, hoạt động từ năm 1950, cách đây gần 65 năm, đã qua 9 lần Đại hội. Hội là tổ chức chính thức đại diện cho những người làm báo Việt Nam được quốc tế ghi nhận, có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức báo chí quốc tế. Cả về mặt pháp lý và thực tiễn, cái gọi là HNBĐLVN hoàn toàn không có giá trị, không cần thiết đối với những người làm báo Việt Nam.
PV: Theo ông, liệu cái gọi là HNBĐLVN có đi vào vết xe đổ của cái gọi là Câu lạc bộ nhà báo tự do trước đây?
Nhà báo Phạm Quốc Toàn: Sau khi tự tuyên bố ra đời, cái gọi là HNBĐLVN đã đưa ra một số thông cáo và có những hoạt động bước đầu có dấu hiệu trái pháp luật, đăng tải, phát tán thông tin có nội dung xấu trên trang web và mạng xã hội. Đặc biệt, việc họ đưa ra những thông tin cho biết, HNBĐLVN là "hậu duệ", là sự tiếp tục của Câu lạc bộ nhà báo tự do là điều đáng cảnh báo. Câu lạc bộ nhà báo tự do là một tổ chức phản động, chống đối Đảng, Nhà nước cũng là chống đối nhân dân, đi ngược lại quyền lợi của đất nước, hoạt động trái pháp luật. Những cá nhân tham gia tổ chức này đã bị xử lý hình sự.
Nếu như HNBĐLVN vẫn đi theo vết xe đổ ấy, có bằng chứng hoạt động trái pháp luật cũng sẽ bị các cơ quan chức năng xử lý. Không riêng gì HNBĐLVN mà bất cứ ai hoạt động trái pháp luật thì cũng sẽ bị xử lý, không riêng Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào cũng vậy.
PV: Hội Nhà báo Việt Nam vừa qua yêu cầu các hội viên của mình không tham gia cái gọi là HNBĐLVN. Nhưng trong trường hợp vẫn có nhà báo thuộc Hội Nhà báo Việt Nam tham gia thì sẽ xử lý vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Nhà báo Phạm Quốc Toàn: Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu các hội viên của mình không tham gia, cổ vũ cái gọi là HNBĐLVN. Tôi cho rằng những nhà báo hội viên Hội Nhà báo Việt Nam có bản lĩnh nghề nghiệp, tự mình sẽ không bao giờ chấp nhận, tham gia cái gọi là HNBĐLVN. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh và nhiều cấp hội nhà báo thuộc
Hội Nhà báo Việt Nam đã có thông báo, nghị quyết khẳng định, HNBĐLVN là một tổ chức bất hợp pháp, được một vài cá nhân không phải là nhà báo đứng ra thành lập, thu nạp những đối tượng chống đối trong và ngoài nước, công khai tuyên bố theo đuổi mục tiêu đa nguyên chính trị, tư nhân hóa báo chí nhằm chống đối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý xã hội và báo chí; yêu cầu hội viên không tham gia, không cổ vũ cái gọi là HNBĐLVN. Ban chấp hành Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai cũng đã có nghị quyết phê phán cái gọi là HNBĐLVN.
Với một số người có tên trong danh sách HNBĐLVN, được biết không có ai còn là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam được cấp thẻ hội viên, thẻ nhà báo thời kỳ 2011 - 2015 và không hoạt động cho bất cứ cơ quan báo chí nào, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép xuất bản. Trường hợp cá biệt nếu như có hội viên nào đó cố tình tham gia HNBĐLVN, thì sẽ bị xóa tên khỏi danh sách hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, vì đi theo cái gọi là HNBĐLVN là đi ngược lại, trái với Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam.
Về những người tự xưng là Ban lãnh đạo của cái gọi là HNBĐLVN, uy tín nghiệp vụ, uy tín làm báo của họ thấp - thậm chí có người chưa phải là nhà báo. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam là những trí thức có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, không có bất cứ ai có thể thuyết phục, lôi kéo được họ. Với họ, sự phát triển và đi theo ngọn cờ chiến đấu của một nền báo chí cách mạng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngòi bút, trang giấy của họ là vũ khí chiến đấu, vì lợi ích của đất nước, lợi ích của nhân dân là điều tối thượng.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nguyên Minh (Thực hiện)
(Biên Phòng)
-Con đường lệ thuộc vừa được gia cố
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Chuyến đi khôi phục 16 chữ vàng và 4 tốt
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Cựu Quan Chức Tiết Lộ: Bệnh Viện Phía Nam Trung Quốc Tràn Ngập Nội Tạng
Suốt những năm 80, một bệnh viện ở tỉnh Quảng Đông đã cấy ghép nội tạng cho người Hoa kiều
Tòa nhà Hồi Xao (Huiqiao), thuộc Bệnh viện Nam Phương, ở phía nam tỉnh
Quảng Đông Trung Quốc. Một cựu quan chức chính quyền Trung Quốc nói rằng
trong suốt những năm 80, bệnh viện này đã thực hiện nhiều ca cấy ghép
nội tạng của tù nhân cho bệnh nhân Hoa kiều. (Weibo.com)
Trong suốt những năm 80, chính quyền Trung Quốc điều hành một bệnh viện bí mật ở vùng núi Bạch Vân, phía Nam Trung Quốc, nơi các tử tù bị hành quyết và nội tạng của họ được dùng để cấy ghép cho bệnh nhân Hoa kiều, theo lời kể của một cựu quan chức.
Cựu quan chức này, có bí danh là “Ông Vương”, gần đây đã kể cho báo Epoch Times ở New York về những trải nghiệm và hiểu biết của ông. Từng là cựu cán bộ cốt cán của Hiệp hội Hoa kiều Hồi hương tỉnh Quảng Đông, ông có dịp viếng thăm bệnh viện và nói chuyện với những người làm việc ở đó, cũng như các bệnh nhân.
Các Hiệp hội Hoa kiều là những nhóm có quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc, mà Đảng Cộng sản có thể dùng để thâm nhập và quản lý những người Hoa kiều, để đảm bảo họ duy trì lập trường yêu nước với chính quyền. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động của chính quyền nhiều thập kỷ qua.
Liên hiệp Hoa kiều Hồi hương toàn quốc trực thuộc Đảng quản lý. Trên website, họ tự gọi là: “cầu nối giữa đảng và chính quyền với người Hoa kiều, gia đình của họ và người Trung Quốc hồi hương”.
Theo lời kể của ông Vương, một số người Trung Quốc hồi hương ở tỉnh Quảng Đông có thể tiếp cận được các nội tạng cấy ghép – và nội tạng cấy ghép ở Trung Quốc luôn có từ các tử tù bị hành quyết. Hệ thống hiến tạng chỉ mới được thành lập gần đây ở Trung Quốc và dù vậy hệ thống này chỉ cung cấp lượng nội tạng rất nhỏ so với nguồn từ các tử tù.
Trong suốt những năm 80, chính quyền Trung Quốc điều hành một bệnh viện bí mật ở vùng núi Bạch Vân, phía Nam Trung Quốc, nơi các tử tù bị hành quyết và nội tạng của họ được dùng để cấy ghép cho bệnh nhân Hoa kiều, theo lời kể của một cựu quan chức.
Cựu quan chức này, có bí danh là “Ông Vương”, gần đây đã kể cho báo Epoch Times ở New York về những trải nghiệm và hiểu biết của ông. Từng là cựu cán bộ cốt cán của Hiệp hội Hoa kiều Hồi hương tỉnh Quảng Đông, ông có dịp viếng thăm bệnh viện và nói chuyện với những người làm việc ở đó, cũng như các bệnh nhân.
Các Hiệp hội Hoa kiều là những nhóm có quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc, mà Đảng Cộng sản có thể dùng để thâm nhập và quản lý những người Hoa kiều, để đảm bảo họ duy trì lập trường yêu nước với chính quyền. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động của chính quyền nhiều thập kỷ qua.
Liên hiệp Hoa kiều Hồi hương toàn quốc trực thuộc Đảng quản lý. Trên website, họ tự gọi là: “cầu nối giữa đảng và chính quyền với người Hoa kiều, gia đình của họ và người Trung Quốc hồi hương”.
Theo lời kể của ông Vương, một số người Trung Quốc hồi hương ở tỉnh Quảng Đông có thể tiếp cận được các nội tạng cấy ghép – và nội tạng cấy ghép ở Trung Quốc luôn có từ các tử tù bị hành quyết. Hệ thống hiến tạng chỉ mới được thành lập gần đây ở Trung Quốc và dù vậy hệ thống này chỉ cung cấp lượng nội tạng rất nhỏ so với nguồn từ các tử tù.
Bắn vào lưng
Ông Vương nói rằng khi ông ở Trung Quốc, ông biết một cán bộ công an quân đội gọi là Hậu Dụ Ngô. “Anh ta nói với tôi rằng anh ta bắn tù nhân vào lưng, nhắm bắn vào bên cạnh tim một chút, nhằm lấy được nội tạng tim nguyên vẹn. Phát bắn không phá hủy trái tim hoặc phổi của tử tù”
Các tù nhân sau đó bị tiêm, để họ không thể nói được, và sau đó bác sỹ phẫu thuật tiến hành công việc – thường thì nạn nhân vẫn còn sống. Ông Vương nhấn mạnh: “Rất là đau đớn cho đến khi tù nhân thực sự chết hẳn”.
Điều trị đặc biệt
Lời kể của Ông Vương về bệnh viện dành cho Hoa kiều, khớp với các bình luận của những quan chức Trung Quốc gần đây.
Ví dụ, theo tờ Tin tức Buổi chiều Yangcheng, Diệp Kiếm Anh, một trong những lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản nói vào tháng 10/1979 rằng tỉnh Quảng Đông sẽ nhận được các chính sách cải cách kinh tế ưu đãi – trong đó có việc thành lập bệnh viện cho người Hoa kiều.
Ý tưởng này do Triệu Vân Hồng, Giám đốc của Đại học Y khoa Quân đội đề xuất, sau đó ông Diệp Kiếm Anh phê duyệt. Vào cuối năm 1979, Bệnh viện Y khoa Quân đội chạy thử nghiệm một phòng 20 giường bệnh cho người Trung Quốc ở Hồng Kông và Ma Cao. Trong vòng 3 năm, phòng bệnh đó chuyển thành tòa nhà Hồi Xao 100 giường, thuộc Bệnh viên Nam Phương.
Bệnh viện Nam Phương, trước kia thuộc quân đội, sau đó trở thành nơi đầu tiên phục vụ người Hoa kiều, đặc biệt từ Hồng Kông, Ma Caovà các nơi khác, trong đó có cả những người hồi hương để sống ở Trung Quốc. Tòa nhà ghép tạng được đặt ở chân núi Bạch Vân, tỉnh Quảng Đông, trên một khu đồn trú quân đội.
Trước yêu cầu bình luận về những cáo buộc của Ông Vương, bệnh viện Nam Phương từ chối không trả lời.
“Bí mật mở”
Ông Vương, cựu quan chức, nói ông đã từng ở tòa nhà Hồi Xao của bệnh viên Nam Phương. “Tôi có người thân ở trong bệnh viên Nam Phương 2 tháng do tai nạn ô tô. Vì vậy tôi chứng kiến tận mắt ở đó có nhiều bệnh nhân ghép tạng. Các bệnh nhân này dùng rất nhiều thuốc ức chế miễn dịch sau khi phẫu thuật và họ rất rất yếu”.
Thuốc ức chế miễn dịch, hay thuốc giảm đề kháng, được dùng cho bệnh nhân ghép tạng để ngăn cơ thể phản ứng ngược lại với bộ phận ngoài mới được ghép.
Ông Vương nói: “Tôi nhớ có một lần, bà Lí từ Anh quốc nói tạm biệt tôi, nói với tôi rằng chồng bà đã chết trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật”.
Ông Vương nói: “Tôi nghĩ: làm sao những người này có gan và thận để cấy ghép? Tôi hỏi họ tất cả gan và thận từ đâu đến? Từ lợn chăng? Hay từ chó? Họ nói với tôi rằng từ các tử tù. Và bí mật được mở ra”.
Sau khi ông quen biết nhân viên của bệnh viện hơn, họ đã kể cho ông về việc các tử tù bị bắn và lấy nội tạng như thế nào.
Giống như “Giết lợn”
Sau đó ông Vương, trong khi ở tỉnh Hồ Bắc, đã gặp một cựu nhân viên ở bệnh viên Nam Phương, người tên Hoàng, nói với ông: “Lấy nội tạng giống như giết lợn. Chỉ cần lấy cái họ cần thôi”.
Trong thời gian ở bệnh viện, ông Vương ấn tượng nhất khi thấy các cán bộ quân đội đi giao nội tạng mà không có một chút ân hận, mà còn thường xuyên đùa cợt về nội tạng. Điều đó khiến ông thấy ớn lạnh sống lưng.
Ông Vương nói: “Đó là khu vực quân đội. Bệnh viện Nam Phương có sẵn tất cả nội tạng và bán các nội tạng còn thừa cho các bệnh viện khác. Họ thu được rất nhiều tiền. Vì vậy những người ở bệnh viên Nam Phương có các bữa ăn xa xỉ”.
Ông nói: “Họ giống như những con quỷ trong chuyện “Tây Du Ký”, ý đề cập đến những con quỷ dữ săn lùng nhà sư Tam Tạng để ăn thịt. Ông nói thêm rằng một số con cái và người thân của một số Hoa kiều thấy sự sẵn có nội tạng ở bệnh viện Nam Phương như một cơ hội tốt để kiếm tiền bằng cách môi giới. Họ giới thiệu người cần nội tạng với tổ chức này và nói với họ rằng các tù nhân muốn hiến tặng nội tạng để đóng góp cho xã hội.
Ông Vương nói: “Vì vậy những người Hoa kiều này vô tình gây ra tội ác lớn. Kiếm tiền bằng cách giết người khác”
Để góp thêm tiếng nói nhân đạo nhằm sớm chấm dứt tội ác diệt chủng tàn bạo này, quý vị có thể ký tên thỉnh nguyện gửi đến cho Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại địa chỉ sau:
http://dafoh.net/ky-ten-thinh-nguyen
(Đại Kỷ Nguyên)
-Cựu đảng viên tự chặt ngón tay phản đối công an ép tội
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Bắc Kinh chống quyền tự do ứng cử lãnh đạo Hồng Kông
Khẩu hiệu “bất phục tùng” được dựng lên gần khu trung tâm tài chính Hồng Kông ngày 31/08/2014. -REUTERS/Bobby Yip
Tú Anh -RFI
Đúng như tiên liệu, chế độ Trung Quốc không cho người dân Hồng Kông tự do ra tranh cử chức vụ lãnh đạo hành pháp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc với vai trò bù nhìn thông qua các quyết định của đảng Cộng sản buộc các ứng cử viên tranh ghế lãnh đạo Hồng Kông phải là người « yêu nước » và được « chọn lọc ».
Tình hình Hồng Kông có nguy cơ căng thẳng thêm .Theo AFP, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội Trung Quốc mà thực chất chỉ là văn phòng tiếp thu các
quyết định của ban lãnh đạo đảng Cộng sản hôm nay 31/08/2014 ra tuyên
bố : chấp thuận bầu cử lãnh đạo hành pháp Hồng Kông năm 2017 theo nguyên
tắc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp. Tuy nhiên, Bắc Kinh đặt điều kiện
chỉ có người « yêu nước » phải hiểu là « yêu đảng Cộng sản » mới được
ứng cử.
Phong trào bất phục tùng công dân Occupy Central cho biết sẽ tung ra những đợt biểu tình phản kháng, gây tê liệt trung tâm tài chính. Trung Quốc không xem thường đe dọa này. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Sebastien Ricci phân tích :
“Hồng Kông, với 7 triệu dân, lớn gấp 10 lần Paris nhưng chỉ bằng đầu đũa so với Hoa lục. Là lãnh thổ của Trung Quốc nhưng Hồng Kông theo một quy chế tự trị đặc biệt : có tiền tệ riêng, luật pháp riêng và chính phủ riêng. Lãnh đạo hành pháp Hồng Kông lần đầu tiên sẽ được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu, trực tiếp vào năm 2017. Cho đến nay, chức vụ lãnh đạo này do một ủy ban gồm 200 đại cử tri đã được chọn lọc kỹ, bầu lên.
Tuy nhiên cần phải thận trọng vì Bắc Kinh nói đến bầu cử tự do nhưng lại đặt một loạt điều kiện. Ứng cử viên không được quá ba người, tất cả phải là người « yêu nước », phải hiểu là ủng hộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Với tiêu chí tùy tiện này, chính quyền Trung Quốc có thể loại trước những ứng cử viên mà họ không thích.
Lập tức, phong trào bất phục tùng công dân đe dọa chiếm đóng trung tâm thành phố nếu Trung Quốc không thực hiện lời cam kết cải cách dân chủ thật sự tại Hồng Kông. Bắc Kinh không giấu sự lo ngại. Hơn 7000 cảnh sát đã được huy động và nhiều xe thiết giáp đã xuất hiện trên đường phố. Những hình ảnh này làm sống lại cơn ác mộng Thiên An Môn tháng 6 năm 1989 khi quân đội Trung Quốc đàn áp phong trào đòi dân chủ trong biển máu“.
Phong trào bất phục tùng công dân Occupy Central cho biết sẽ tung ra những đợt biểu tình phản kháng, gây tê liệt trung tâm tài chính. Trung Quốc không xem thường đe dọa này. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Sebastien Ricci phân tích :
“Hồng Kông, với 7 triệu dân, lớn gấp 10 lần Paris nhưng chỉ bằng đầu đũa so với Hoa lục. Là lãnh thổ của Trung Quốc nhưng Hồng Kông theo một quy chế tự trị đặc biệt : có tiền tệ riêng, luật pháp riêng và chính phủ riêng. Lãnh đạo hành pháp Hồng Kông lần đầu tiên sẽ được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu, trực tiếp vào năm 2017. Cho đến nay, chức vụ lãnh đạo này do một ủy ban gồm 200 đại cử tri đã được chọn lọc kỹ, bầu lên.
Tuy nhiên cần phải thận trọng vì Bắc Kinh nói đến bầu cử tự do nhưng lại đặt một loạt điều kiện. Ứng cử viên không được quá ba người, tất cả phải là người « yêu nước », phải hiểu là ủng hộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Với tiêu chí tùy tiện này, chính quyền Trung Quốc có thể loại trước những ứng cử viên mà họ không thích.
Lập tức, phong trào bất phục tùng công dân đe dọa chiếm đóng trung tâm thành phố nếu Trung Quốc không thực hiện lời cam kết cải cách dân chủ thật sự tại Hồng Kông. Bắc Kinh không giấu sự lo ngại. Hơn 7000 cảnh sát đã được huy động và nhiều xe thiết giáp đã xuất hiện trên đường phố. Những hình ảnh này làm sống lại cơn ác mộng Thiên An Môn tháng 6 năm 1989 khi quân đội Trung Quốc đàn áp phong trào đòi dân chủ trong biển máu“.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét