Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Cuộc Tấn công Quyến rũ của Trung Quốc đã kết thúc?

Dư luận chính thống Trung Quốc trong thời gian phái viên Lê Hồng Anh thăm Trung Quốc

Bài dịch dưới đây do dịch giả Lệnh Lỗi Dương thực hiện có kèm theo lời bình, lấy nguồn từ một bài báo trên trang Lôi đình quân sự nhưng cũng có gốc từ trang Hoàn cầu là phụ trương tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc, viết vào những ngày phái bộ ông Lê Hồng Anh đang thăm “nước lớn”, bộc lộ mưu đồ thâm hiểm cũng như thái độ xấc xược rất kẻ cả của Cộng sản Tàu đối với Cộng sản “em út An Nam”. Trong khi đăng lại, chúng tôi có thêm vào một vài từ ngữ hoặc đoạn câu đặt trong ngoặc vuông, cốt để bạn đọc hiểu rõ hơn nghĩa của bản gốc.

Bauxite Việt Nam
Cẩn bạch

Tôi không bao giờ có ý định coi thường nhận thức của bạn đọc, nhất là những người cất công vào đọc những vấn đề hóc búa và trừu tượng trong blog này. Càng không có ý định dẫn dắt áp đặt dư luận. Theo tôi, các độc giả phù hợp với blog này đều là những người có suy nghĩ độc lập, đáng tin cậy, chắc chắn có khả năng tự nhận thức vấn đề.

     Tuy nhiên, đây là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, có nguy cơ hiểu lầm thậm chí có thể được các cơ quan hữu quan hỏi thăm. Vì vậy, tôi sẽ kèm theo những lời bình làm rõ vấn đề, mong chư vị khách hàng ủng hộ cho việc kinh doanh "buôn vỏ cam" của blog nhà.

     Hiện nay, Phái viên Tổng bí thư Lê Hồng Anh đang công cán tại Trung Quốc. Nếu có được những động thái khôn khéo, có khí phách, chuyến công cán này sẽ bảo vệ được quyền lợi quốc gia. Một trong những vấn đề quan trọng là biết được ý đồ thực sự của Trung Quốc. Chúng ta biết rõ, lập trường thực sự của Trung Quốc không nằm trên những trang báo chính thức như Nhân dân nhật báo hay Hoàn cầu.

Lôi đình quân sự là trang báo mạng được chính phủ tài trợ, nhưng phản ánh quan điểm hết sức hiếu chiến của giới quân sự Trung Quốc. Trong khi xung đột xảy ra, Lôi đình quân sự không ngừng kêu gọi những biện pháp quân sự cứng rắn, dùng những từ ngữ mạnh như "đánh Việt Nam như chó rớt xuống nước", "tràn ngập lãnh thổ Việt Nam trong ba ngày",...

     Tuy nhiên, với những động thái ngoại giao đa phương gần đây, Lôi đình quân sự bắt đầu có đổi giọng. Đặc biệt, Lôi đình quân sự không hề nhắc một câu đến chuyến công cán của Phái viên Tổng Bí thư Lê Hồng Anh.

     Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bài dịch dưới đây và xin cáo lỗi trước về những bình luận đáng ra không nên có.

Lệnh Lỗi Dương

越南应摒弃妖魔化中国宣传 否则别怪中国不友好

2014/8/28 11:42:40 来源:雷霆军事网 责任编辑:朱剑秋

Việt Nam phải chấm dứt tuyên truyền yêu ma hóa Trung Quốc nếu không đừng trách Trung Quốc không hữu hảo

Nguồn ngốc: Mạng Lôi đình quân sự. Chịu trách nhiệm biên tập: Chu Kiếm Thu

Người dịch và bình: Lệnh Lỗi Dương

越南该早日抛弃机会主义幻想

Việt nam cần sớm từ bỏ huyễn tưởng cơ hội chủ nghĩa

越南拥有上千年与中国打交道的经验。它与中国相处的一个特点就是,中越交恶后,不论输赢,越南总 要主动来华示好,以稳定关系。当前,维护越中关系平稳,符合越南的利益,因为面临一个大发展、大繁荣的难得战略机遇期,它不会轻易放弃。我们也必须承认, 很多时候越南掌握着中越两国关系的主动权。当前要稳定乃至改善中越关系,还需越南做出更多努力。

Việt Nam có trên nghìn năm kinh nghiệm quan hệ bang giao với Trung Quốc. Suốt quá trình bọn họ chung sống cùng với Trung Quốc có một đặc điểm chung là, mỗi lần sau khi Trung-Việt trở mặt bất hòa, bất luận thắng thua, Việt Nam nói chung phải đến Trung Quốc làm hòa, để ổn định quan hệ. Hiện nay, để bình ổn quan hệ Việt-Trung, phù hợp với lợi ích của Việt Nam, bởi vì đang có một cơ hội chiến lược khó có để đại phát triển, đại phồn vinh, bọn họ không nên dễ dàng vứt bỏ. Chúng ta nhất định phải nhìn nhận rằng, sau một thời gian dài Việt Nam đang nắm trong tay quyền chủ động về quan hệ hai nước Trung-Việt. Trước mắt để ổn định, thậm chí cải thiện quan hệ Trung Việt, Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều.

Lời bình


Nhận thức của Trung Quốc về chuyến công cán của ông Lê Hồng Anh là "sau khi trở mặt bất hòa" và "phải đến Trung Quốc làm hòa". Điều đó cho thấy rằng, tuy quan niệm của Trung Quốc về thế giới đã thay đổi rất nhiều, quan niệm của họ về Việt Nam không hề thay đổi (có lẽ có phần có trách nhiệm của chúng ta).

Đáng chú ý là ở đây Trung Quốc đã bắt đầu thò ra một củ cà rốt "cơ hội chiến lược khó có để đại phát triển, đại phồn vinh". Thái độ từ hăm dọa đã chuyển qua hứa hẹn. Vấn đề là liệu Trung Quốc có đáng tin hay không, cơ hội đó là cái gì, chúng ta sẽ phân tích sau. Sau khi giơ củ cà rốt mơ hồ ra, bài báo lại tiếp tục thái độ dạy dỗ bề trên "Việt Nam phải cố gắng nhiều". Cố gắng thì dĩ nhiên là cần thiết, nhưng xem họ muốn khuyên bảo ta điều gì.

一是抛弃无益幻想,回归“共同开发”。 越南以“合作共发展”来应付中国“共同开发”的主张,其最重要特点就是否定中国九段线主张,它主张的专属经济区和大陆架范围内是拒绝与中国共同开发的,它 认为争议区在这之外。按照越南的主张,中国不能进入西沙群岛以南的大部分海域进行开发。越南如在这方面不改变态度,而中国继续维权,两国矛盾和冲突只会增 加甚至扩大。

Một là từ bỏ ngay huyễn tưởng vô ích, quay đầu trở lại với khẩu hiệu "Cộng đồng khai phát". Việt Nam đem khẩu hiệu "Hợp tác cùng phát triển" để ứng phó với chủ trương "Cộng đồng Khai phát" của Trung Quốc, mà đặc điểm trọng yếu nhất của nó là phủ định chủ trương đường chín đoạn của Trung Quốc, bọn họ chủ trương cự tuyệt việc cùng mở mang bên trong phạm vi khu kinh tế đặc quyền và thềm lục địa phạm vi, họ cho là việc này nằm ngoài khu vực tranh nghị.

Lời bình:

Lần đầu tiên Lệnh tôi nghe được khẩu hiệu "Cộng đồng Khai Phát" (để nguyên văn cho đúng ý khẩu hiệu). Nghĩa của nó khá mơ hồ. Đối với những người nhẹ dạ hay mơ giữa ban ngày có thể hiểu là  "Cùng chung sức mở mang". Nghe cũng na ná như "Hợp tác cùng phát triển", nhưng ở đây có một sự tinh vi về chữ nghĩa kiểu Tàu. Cộng đồng mở mang có nghĩa là Trung Quốc xây dựng cộng đồng, Việt Nam tham gia, sẽ được tưởng thưởng theo ý Trung Quốc, quăng cho cục xương cũng phải vẫy đuôi mới hợp đạo lý. "Hợp tác cùng phát triển" là tư cách bình đẳng, rõ ràng là Trung Quốc chưa chuẩn bị cho công luận có thái độ này.

Đặc biệt bọn họ xem nền tảng của "Cộng đồng khai phát" là đường chín đoạn, việc mở mang sát ngay cạnh đường ranh giới phía Tây của đường chín đoạn.

当前要越南撤销其专属经济区和大陆架诉求是不可能的,但它可以将其视为争议区,与中国共同开发,这样双方能够有一个公约数,实现双赢。只要越南努力,加强国内宣传和解释,这是可行的,也是当前中国坚定国家合法权益的情况下,中越避开冲突的唯一办法。

Nếu căn cứ vào chủ trương của Việt Nam, Trung Quốc không thể đi vào đại bộ phận hải vực phía Nam của quần đảo Tây Sa tiến hành mở mang. Nếu như Việt Nam ở phương diện này không thay đổi thái độ, Trung Quốc tiếp tục tùy cơ ứng biến, mâu thuẫn cùng xung đột chỉ có thể gia tăng thậm chí khuếch đại.

Lời bình

Nói trắng ra bài báo đe dọa nếu Việt Nam còn dám giữ tư thế bình đẳng, không công nhận đường chín đoạn, Trung Quốc sẽ gia tăng xung đột. Không biết điều kiện đó ai có thể chấp nhận được, trong khi bài báo nói Việt Nam đang nắm trong tay quyền quyết định về triển vọng quan hệ Việt-Trung. Triển vọng đó là gì, "mày trở thành con chó của tao thì sẽ có cơ hội được cục xương", nếu không "tao sẽ đánh cho mày như chó rớt xuống nước", "quyền lựa chọn là ở bọn mày".
clip_image002


二是抛弃激烈手段,回归平和理性。此次对中建南项目,越南一开始就采用激烈的对抗手段,并迅速在国际上制造舆论,使得两国间无法通过原有的沟通渠道缓和或 解决问题。越方的手法来源于其历史经验,过去这些做法曾经十分有效,那是因为中国方面为顾全大局而做出的忍让,当中国决心维护自身合法权益时,这些手法便 不再可行。

Hai là phải từ bỏ thủ đoạn kích động, trở lại ôn hòa có lý trí. Lần này đối với hạng mục kiến tạo phía nam của Trung Quốc, Việt Nam một mặt mở đầu chọn dùng thủ đoạn kịch liệt đối kháng, đồng thời cấp tốc trên trường quốc tế tạo ra dư luận, khiến cho giữa hai nước không có cách nào thông qua việc khai thông tư tưởng nhằm xoa dịu hoặc giải quyết vấn đề.

Lời bình:

Nếu Việt Nam không tỏ thái độ quyết liệt, dư luận quốc tế có ủng hộ Việt Nam hay không. Sau hòa ước Trianon, nước Hung mất hơn nửa đất đai, trí thức của Hung đã tuyên bố: mất đất đã nhục nhã, nhưng không biết tỏ thái độ, chấp nhận việc mất đất còn nhục nhã hơn.

Nếu không có nhà lãnh đạo Việt Nam nào, không có người dân Việt Nam nào phản ứng lại sự kiện này, Việt Nam còn có thể tồn tại là một quốc gia hay không.

      Và cũng phải nói hành động của Trung Quốc không hề ôn hòa và có lý trí.  Việc khai thông tư tưởng, lúc nào cũng không muộn, và chỉ có thể tiến hành nếu hai bên nắm được một số nguyên tắc của nhau.

不仅如此,激烈的对抗方式迅速诱发越南国内的暴力事件,恶化其国内安全环境,这对它而言是一个惨痛教训。越南历来善于根据形势变化调整策略,经此次冲突,它应当认识到过去的手段已经不适应新形势。静悄悄的外交更有利于其管控与中国方面的矛盾和冲突。

Nguồn gốc thủ pháp [sách lược] của phía Việt Nam là có được từ kinh nghiệm lịch sử, trong quá khứ những trò làm [thủ đoạn] này đã từng mười phần hữu hiệu, chính là vì phía Trung Quốc đã lấy bảo toàn đại cục mà nhường nhịn, nhưng vào lúc này Trung Quốc đang quyết tâm giữ gìn quyền lợi hợp pháp của bản thân, những thủ pháp này không thể thực hiện lại được nữa.

Lời bình

Có thể giả thiết là người viết không hề biết Trung Quốc đã nhường nhịn Việt Nam tại Vị Xuyên thế nào, giết hại ngư dân và chiến sĩ Việt Nam "để bảo toàn đại cục" ra sao. Bây giờ Trung Quốc không chủ trương bảo toàn đại cục nữa, liệu sẽ xảy ra những chuyện gì. Ai có thể chấp nhận được?

三是抛弃错误宣传,回归正确舆论导向。长期以来,越南在南海问题的国内宣传上采取了“人民战争”的方式,除宣传自身主张外,还大张旗鼓地丑化甚至妖魔化 中国形象,激起全民对南海问题的狂热,也极大恶化越南民众对中国的感情和印象,这是越国内反华思潮的根本原因。这种情况不改变,越国内对华情绪不会有根本 改变,而这种情绪的不断发酵,又将极大限制越南党和政府与中国缓和和解决相关问题的手段和政策空间。越方最终将作茧自缚。

      Ba là phải vứt bỏ việc tuyên tuyền sai lầm, trở lại việc hướng dẫn dư luận chính xác. Từ lâu, Việt Nam đối với việc tuyên truyền trong nước về vấn đề Nam Hải đã thi hành phương thức "Chiến tranh nhân dân", ngoài việc tuyên truyền chủ trương của mình, la lối om sòm bôi nhọ thậm chí yêu ma hóa hình tượng Trung Quốc, kích động toàn dân cuồng nhiệt [đấu tranh] về vấn đề Nam Hải, khiến cảm tình và ấn tượng của dân chúng Việt Nam đối với Trung Quốc chuyển biến cực kỳ xấu, chính đây là nguyên nhân căn bản đã gây ra trào lưu phản Hoa trong nước. Nếu tình hình này không thay đổi, thái độ trong nước Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ không thể có thay đổi căn bản, vì loại tình cảm này sẽ không ngừng lên men, lại làm hạn chế tối đa không gian chính sách và các biện pháp của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm xoa dịu và giải quyết vấn đề liên quan với Trung Quốc. Phía Việt Nam rốt cuộc sẽ thành mua dây để tự trói mình.

Lời bình:

Qua đó có thể thấy Trung Quốc chưa hiểu tình cảm thái độ nhân dân Viêt Nam. Việt Nam không giống với Trung Quốc ở chỗ mọi bày tỏ tình cảm, biểu dương thái độ đều không phải là do Chính phủ sắp xếp chỉ đạo. [Ngược lại] Trung Quốc xúi giục học sinh từ Thành Đô về Bắc Kinh đốt Sứ quán Mỹ  sau vụ bắn nhầm vào tòa đại sứ ở Nam Tư là có [kèm theo] tưởng thưởng, cung cấp phương tiện đi lại [cho người biểu tình]. Nhân dân, trí thức Việt Nam cuồng nhiệt về vấn đề biển Đông là tình cảm thực.

Nhưng có thể thấy Trung Quốc khá e ngại với phản ứng của nhân dân [Việt Nam] và muốn yêu cầu Đảng và Chính phủ Việt Nam phải trấn áp dân chúng, đe dọa không làm sớm sẽ không kiểm soát được nữa.

越南党和政府应切实负起责任,管控好国内舆论,让人民全面了解越中关系,客观认识越中矛盾,冷静对待两国冲突。这是判断越方是否真心实意稳定两国关系的重要指标,如果连舆论都管控不好,让我们如何相信它们能稳定中越关系?

Đảng và Chính phủ Việt Nam phải thực sự gánh vác trách nhiệm, khống chế tốt được dư luận quốc nội, để nhân dân biết rõ toàn diện về quan hệ Việt-Trung, nhận thức khách quan về mâu thuẫn Việt-Trung, bình tĩnh mà đối xử với xung đột giữa hai nước. Cần đánh giá được chỉ tiêu trọng yếu là phải chăng phía Việt Nam đã chân tâm thực ý ổn định quan hệ hai nước hay chưa, nếu như việc quản lý giám sát dự luận còn không xong, thì chúng ta làm thế nào mà tin được bọn họ có thể ổn định quan hệ Trung-Việt?

四是抛弃机会主义,回归双边轨道。历史给了越南许多启示,其中之一就是越中相互尊重、相互友好带给越南的利益,要比它拉拢外来势力对付中国带来的多得多。两国以友好协商的方式解决了陆地边界和北部湾划界问题,这充分说明双边轨道对越南而言并不“吃亏”。

       Bốn là phải vứt bỏ cơ hội chủ nghĩa, quay lại quỹ đạo song biên. Lịch sử đã cho Việt Nam rất nhiều gợi ý, trong đó điều thứ nhất [cấp thiết nhất] là việc Việt-Trung tôn trọng lẫn nhau, cùng hữu hảo với nhau sẽ đem đến lợi ích cho Việt Nam, so với việc bọn họ lôi kéo các thế lực ngoại lai để đối phó Trung Quốc sẽ thực sự được lợi hơn rất nhiều. Hai nước sẽ đem phương thức hiệp thương hữu hảo để giải quyết xong vấn đề phân định biên giới lục địa và vịnh Bắc Bộ, điều này giải thích rõ quỹ đạo song biên đối với Việt Nam mà nói chẳng hề "chịu thiệt" .

Lời bình

Liệu các nhà lãnh đạo của Việt Nam có dám gánh trách nhiệm nếu quay lại "quỹ đạo song biên" với điều kiện là nhân dân không thể biểu lộ nhiệt tình với vấn đề chủ quyền của quốc gia, các lực lượng quốc tế đang ủng hộ Việt Nam không còn quan tâm đến vấn đề Việt Nam. Lúc đó Trung Quốc nắm trong tay quyền chia bánh, ai sẽ đảm bảo rằng Việt Nam sẽ "không hề chịu thiệt". Lich sử có dạy rằng chúng ta có thể tin ở Trung Quốc hay không? Thậm chí nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có đáng tin không.

      Vì sao những người dân trong các khu tự trị [của Trung Quốc] phải liều chết  trở thành khủng bố để cố thoát ra, nếu họ chỉ toàn hưởng lợi [từ nhà nước Trung Quốc]? Có nước láng giềng nào của Trung Quốc được hưởng lợi từ quỹ đạo song biên hay là Trung Quốc có lý do gì đặc biệt yêu quý Việt Nam đến mức dành riêng cho Việt Nam một chính sách béo bở đến thế?

但越南似乎对这一历史经验认识不足,近年来不断希望通过国际化南海问题来达到“我赢你输”的结果。这种做法只能被中方视为不友好的举动,加之域外大国围 堵中国的政策因素,我们不能不对越南的目的和手段产生不正面的想法,也不得不进行坚决反制。最终,越南或许会得到一些虚幻的“同情”和“声援”,但换来的 是与中国矛盾的加深和升级。孰轻孰重,尽可自行判断。如果越南不希望中国对其产生“错误”想法,那它就不要采取这些容易造成误会的做法。

Nhưng Việt Nam tựa hồ đối với kinh nghiệm lịch sử này chưa nhận thức được đầy đủ, những năm gần đây không ngừng hy vọng thông qua việc quốc tế hóa vấn đề Nam Hải để đạt tới kết quả "tôi kinh doanh anh thu hoạch". Cách làm này chỉ có thể bị phía Trung Quốc làm ra các cử động [đối phó bằng các hành động] không hữu nghị, gia tăng nhân tố chính sách của nước lớn ngoài khu vực bao vây Trung Quốc. Chúng ta không thể không nảy sinh cách nghĩ không chính diện về mục đích và thủ đoạn của Việt Nam, càng không thể không tiến hành phản công chế phục kiên quyết. Cuối cùng, Việt Nam có lẽ sẽ đạt được một số "đồng tình" và "ủng hộ" giả tưởng nào đó, nhưng đối lại mâu thuẫn với Trung Quốc sẽ nặng nề và thăng cấp. Ai khinh ai trọng, phải tự phán đoán lấy cho hết lẽ. Nếu như Việt Nam không hy vọng Trung Quốc đối với họ mà nảy sinh cách nghĩ "lỗi lầm", thì bọn họ không được thi hành những cách làm dễ dàng tạo thành hiểu lầm như thế.

Lời bình

Ý "tôi kinh doanh anh thu hoạch" ở đây là muốn nói Trung Quốc đã mất nhiều công xây dựng khai thác trên địa phận Hoàng Sa Trường Sa, Việt Nam chớ hòng nhảy vào đòi phần. Nếu vậy thì cái gọi là "chẳng hề chịu thiệt" là cái gì.

      Có thể thấy được Trung Quốc cực kỳ lo sợ dư luận quốc tế và các động thái ngoại giao gần đây của Việt Nam đã đi đúng hướng và chích đúng vào điểm yếu của Trung Quốc.

      Bài báo này tuy do một tên hoặc ngu hoặc đểu (hoặc cả hai) viết ra, nhưng có mấy điều đúng, có thể gạn đục khơi trong mà dùng:

       1. Việt Nam cần từ bỏ chính sách cơ hội chủ nghĩa trong ngoại giao. Cần phải có một chiến lược nhất quán, đường lớn mà đi.

       2.  Ai khinh ai trọng, phải tự phán đoán lấy. Chỉ dựa trên luật pháp quốc tế, lương tri của người tiến bộ và quyền lợi của cả dân tộc, quyết không nghe xúi dại của anh nào.
L.L.D
Nguồn: http://aivietnguyen.blogspot.com/2014/08/du-luan-trung-quoc-trong-thoi-gian-phai.html
Nguồn bản gốc: mil.huanqiu.com
(Bauxitevn)

Báo chí Trung Quốc viết về chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh

VHNA

Nguyên Hải dịch và giới thiệu

习近平:中越应回正确发展轨道传统友谊值得珍惜

Dưới đầu đề « Tập Cận Bình : Trung Quốc, Việt Nam nên trở lại quỹ đạo phát triển đúng đắn, mối tình hữu nghị truyền thống đáng được quý trọng » , Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 27/8/2014 đăng bản tin của Tân Hoa Xã nói về cuộc gặp giữa ông Lê Hồng Anh với Chủ tịch Tập Cận Bình, toàn văn như sau:
Ngày 27 tại Đại Lễ đường Nhân dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chủ tịch nhà nướcTrung Quốc Tập Cận Bình đã hội kiến với đặc phái viên của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, Bí thư thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.

Lê Hồng Anh đã chuyển lời nhắn (nguyên văn khẩu tín) của Tổng Bí thư Trung ương ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nhà nước Việt Nam Trương Tấn Sang gửi Tập Cận Bình.
Tập Cận Bình nói : Trung Quốc, Việt Nam là láng giềng gần, lại đều là quốc gia xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản lãnh đạo. Láng giềng gần thì khôngthể dọn đi đâu được, (quan hệ) hữu hảo phù hợp với lợi ích chung của hai bên. Mấy năm gần đây, mối quan hệ giữa hai nướcvề tổng thể phát triểntốt, nhưnggần đây bị xói mòn (nguyên văn xung kích) rất lớn, gây ra sự quan tâm cao độ của nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế. Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng cử đồng chí làm đặc phái viên đếnTrung Quốc tiến hành gặp gỡ cấp cao hai đảng, điều đó thể hiện nguyện vọng phía Việt Nam muốn cải thiện và phát triển mối quan hệ hai nước. Tôi coi trọng lời nhắn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trương Tấn Sang, mong muốn phía Việt Nam và phía Trung Quốc cùng cố gắng  làm cho mối quan hệ Trung-Việt trở lại quỹ đạo phát triển đúng đắn.
Tập Cận Bình nhấn mạnh, cấp cao hai đảng Trung Quốc và Việt Nam nên nắm đại cục, duy trì và tăng cường giao lưu, kịp thời đi sâu trao đổi, kiên trì từ tầm cao chiến lược và góc độ lâu dài dẫn dắt mối quan hệ Trung-Việt, đặc biệt vào thời điểm quan trọngcó sự quyết đoán chính trị đúng đắn. Phía Trung Quốc sẽ tiếp tục nắm phương châm ổn địnhlâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện, củng cố tốt, phát triểntốt mối quan hệ hai đảng hai nước.
Tập Cận Bình nhấn mạnh, tình hữu nghị truyền thống Trung Quốc-Việt Nam là do nhữngngười lãnh đạothế hệ trước của hai đảng hai nướctự tay xây dựng và hết lòng vun đắp nên, đáng đượcquý trọng và gìn giữ gấp bội. Hàng xóm với nhau khó tránh đượcva chạm, điều quan trọng là dùng thái độ và phương thức như thế nào để đối xử và giải quyết. Hai phía Trung Quốc, Việt Nam cần kiên trì xuất phát từ đại cục giữ gìn tìnhhữu nghị Trung-Việtvà mối quan hệ Trung-Việt, loại bỏ các can nhiễu, giải quyết ổn thỏa các vấn đề liên quan, đặc biệtlà kiên trì dẫn dắt dư luận đúng hướng, vun đắp, giữ gìn tình cảm hữu hảo giữa nhân dân hai nước. Trongcuộc hội đàm với đồng chí hôm nay, đồng chí Lưu Vân Sơn đã trình bày toàn diện lập trườngcủa Đảng và Chính phủ Trung Quốc về mối quan hệ Trung-Việt. Hai bên cần phảiquán triệt vào thực tế nhận thức chung và thành quả cuộc gặp cấp cao hai Đảng lần này, thúc đẩy mối quan hệ Trung-Việtthiết thực đượccải thiện và phát triển.
Lê Hồng Anh tỏ ý : tôi sẽ báo cáo trung thực và đầy đủ với Đảng và Chính phủ Việt Nam lời của Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Phía Việt Nam sẵn lòng cố gắng hết sức cùng với phía Trung Quốc duy trì giao lưu cấp cao, tiến hành trao đổi chân thành, tăng cường hiểu biết và tín nhiệm lẫn nhau, tăng cường đoàn kết hợp tác, giải quyết ổn thỏa các vấn đề, cùng nhau thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng hai nướckhôngngừng đượccủng cố và phát triển ; điều đó phù hợp lợi ích căn bản và lâu dài của hai nướcvà của nhân dân hai nước, cũng có lợi cho hòa bình, ổn địnhvà phồn vinh của khu vực. Sáng nay tôi đã cùng đồng chí Lưu Vân Sơn tiến hành hội đàm thẳng thắn chân thành và hữu hảo, đạt đượcsự nhận thức chung quan trọng. Phía Việt Nam mong muốn thực hiện tốt nhữngnhận thức chung đó, thúc đẩy việc cải thiện và phát triển mối quan hệ hai Đảng, hai nước.
Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, Phó Chủ tịch Chính Hiệp toàn quốc, Trưởng ban đốingoại Trung ương Đảng Vương Gia Thụy đã tham gia buổi hội kiến.

Về cuộc gặp Lê Hồng Anh – Lưu Vân Sơn, Tân Hoa Xã Trung Quốc ngày 27/8 đưa tin như sau (toàn văn) :
Sáng ngày 27/8/2014 tại Đại Lễ đường Nhân dân, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Lưu Vân Sơn đã hội đàm với đặc phái viên của Tổng bí thư ĐCSVN, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, Bí thư thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.
Lưu Vân Sơn nói, Trung Quốc, Việt Nam đều là quốc giaxã hội chủ nghĩado đảng cộng sản lãnh đạo, mối quan hệ giữa hai nướcmấy năm gần đây về tổng thể giữ được xu thế phát triển ; sự giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực quan hệ đảng, ngoại giao, kinh tế thương mại, nhân văn đượctriển khai rộng rãi, đem lại nhữnglợi ích thực sự cho nhân dân hai nước.
Lưu Vân Sơn vạch ra : trong thời kỳ trước đây, mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam có một dạo xuất hiện cục diện căng thẳng, đây là điều chúng tôi khôngmuốn thấy. Vào lúc mối quan hệ Trung -Việt gặp khó khăn,ĐCSVN cử đặc phái viên của Tổng Bí thư đếnTrung Quốc tiến hành gặp gỡ cấp cao hai đảng, điều đó thể hiện ý nguyện chính trị tích cực thúc đẩy sự cải thiện, phát triểnmối quan hệ Trung -Việtcủa Đảng và Chính phủ Việt Nam. Mong rằng phía Việt Nam tiếp tục cùng phía Trung Quốc cố gắng thúc đẩy mối quan hệ Trung -Việttrở lại quỹ đạo phát triểnôn địnhlành mạnh. Lưu Vân Sơn nhấn mạnh Trung Quốc, Việt Nam cần qua hợp tác mà giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì đàm phán song phương và hiệp thương hữu hảo, thiết thực quản lý kiểm soát tốt tình hình trênbiển, thực sự làm đượcviệc cùng nhau khai thác, mở ra cục diện mới Trung Quốc-Việt Nam hợp tác chiến lược toàn diện.
Lê Hồng Anh nói, lãnh đạoĐảng và Nhà nướcViệt Nam coi trọng mối quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc, đặt nó ở vị trí ưu tiên trongchính sách ngoại giao. Trước sau coi trọng tình hữu hảo truyền thống với phía Trung Quốc, trước sau chân thành mong mỏi thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nướclà phương châm nhất quán và chiến lược lâu dài của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Trong tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, thúc đẩy hợp tác, giải quyết bất đồng, làm cho hai nướcdốc sức vào sự nghiệp của mỗi nước, là điều quan trọng so với bất cứ thời kỳ nào. Tin rằng thông qua sự quyết tâm và cố gắng của hai bên, mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt -Trung ắt sẽ đượckhôi phục và phát triển theo chiều sâu.
Hai bên đạt được nhận thức chung ba nguyên tắc về phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam : một là lãnh đạohai đảng hai nướcsẽ tăng cường hơn nữa sự trực tiếp chỉ đạo phát triển mối quan hệ hai bên, thúc đẩy mối quan hệ Trung-Việt luôn luôn phát triển lành mạnh ổn định. Hai là hai bên cần tiếp tục làm sâu sắc sự giao lưu về đảng, chú ý khôi phục lâu dài và tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế thương mại, an ninh chấp pháp, nhân văn. Ba là hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai đảng hai nước đã đạt được, nghiêm chỉnh thực hiện « Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước », sử dụng tốt cơ chế đàm phán biên giới của chính phủ Trung Quốc-Việt Nam, tìm kiếm các biện pháp giải quyết cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể tiếp thụ, tích cực nghiên cứu và bàn bạc các vấn đề cùng phát triển, không sử dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình ổn định ở biển Nam Hải.
Phó Chủ tịch Chính Hiệp toàn quốc, Trưởng ban đốingoại Trung ương Đảng Vương Gia Thụy đã tham gia hội đàm.
Nguyên Hải  dịch theo nguồn tin :

习近平:中越应回正确发展轨道传统友谊值得珍惜

Bài học Ukraine cho Việt Nam

Ukraine và Việt Nam cùng giống nhau ở chỗ nằm sát cạnh Nga và Trung Quốc nên thường bị hai cường quốc này xem như khu vực sân nhà. Đến năm 2013 chính quyền Ukraine bị lật đổ vì tham nhũng và đánh mất lòng dân, nhưng trước đó cánh thân Nga rất mạnh do nhận được nhiều quyền lợi kinh tế và hậu thuẫn chính trị. Ngược lại khuynh hướng thân Tây phương và ước vọng vào nền dân chủ pháp trị ngày càng rõ rệt trong quần chúng. Ukraine nay trở thành tiền đồn tranh chấp giữa Nga và Âu-Mỹ thì chúng ta cần thiết phải phân tích những bài học của đất nước bất hạnh này để suy nghĩ về con đường tương lai cho Việt Nam.

http://motthegioi.vn/Uploaded/anhtu/2014_05_04/uk4_XOFD.jpg?width=600&height=300&crop=auto

Bài học thứ nhất là các quốc gia độc tài chuyên chế như Nga (hay Trung Quốc) không thể nào chấp nhận để Ukraine (hay Việt Nam) trở thành dân chủ kiểu Tây phương. Có nhiều nguyên do lịch sử và địa chính trị khiến hai cường quốc lớn xem những nước nhỏ láng giềng như chư hầu trong vòng kiềm toả của sân nhà; nhưng cạnh đó còn thêm nỗi quan ngại sâu xa rằng thay đổi thể chế tại Ukraine (hay Việt Nam) sẽ lan rộng để trở thành mối đe dọa cho sự sống còn (existential threat) của hệ thống cầm quyền chuyên chế trong chính nước họ. Do đó vào năm 2013 khi nhà nước thân Nga tại Ukraine bị dân chúng biểu tình chống đối, Mạc Tư Khoa đã có những đề nghị vô cùng hào phóng nhằm giảm 50% giá khí đốt cộng thêm 15 tỷ USD trợ giúp kinh tế để cứu vớt cho Tổng thống Viktor Yanukovich không bị lật đổ; ngược lại khi cách mạng quần chúng thành công và Ukraine có triển vọng sẽ ký kết hiệp ước tham gia Liên Hiệp Âu Châu, Putin đã không ngần ngại tung ra mọi thủ đọan kinh tế và quân sự để nước này nếu không trở lại quỹ đạo của Nga cũng sẽ mãi mãi bị chia rẽ và suy yếu.

Phong trào quần chúng tại Ukraine dù chống phe thân Nga nhưng không hề có mục tiêu trở thành bàn đạp bành trướng dân chủ sang cường quốc lân bang. Ngược lại Putin có quan điểm hoàn toàn đối nghịch xem một nước Ukraine dân chủ và cải cách như mối đe dọa trực tiếp cho hệ thống cầm quyền tại Nga, vì ông sợ dân Nga sẽ bị kích động để lật đổ ngôi vị Tổng thống của chính mình. Cá nhân Putin tự xem mình là đấng cứu rỗi để mang nước Nga trở lại vai trò cường quốc sau một thời gian dài bị Tây phương xem thường từ sau Chiến Tranh Lạnh, nên mọi toan tính liên hệ đến vai trò của ông tức nhằm ngăn trở sự trổi dậy của nước Nga. Chúng ta có thể liên hệ đến Bắc Kinh mang quan điểm tương tự đối với Việt Nam. Cũng thế, Tây phương xem việc Ukraine xích gần với Âu Châu như tiến trình tự phát theo đòi hỏi của quần chúng mong muốn dân chủ chớ không phải do Tây phương dàn cảnh và xúi dục trong chiến lược siết chặc vòng vây phong tỏa nước Nga; ngược lại Putin đánh giá đây là bước kế tiếp trong những toan tính của NATO để lật đổ chính quyền hợp pháp tại Nga. Cuộc đối đầu xảy ra tại Ukraine có thể ví như tranh chấp giữa hai loại người sống ở sao Hỏa và sao Thủy vốn mang quan điểm trái ngược nên thái độ vô cùng khác biệt, và điều không may là sự kiện tương tự có thể tái diễn tại Việt Nam.

Putin nhanh tay chiếm đoạt Crimea để phòng trường hợp chính quyền cách mạng Kiev hủy bỏ hiệp ước quân sự cho phép Hạm Đội Hắc Hải đặt bản doanh tại cảng Sevastopol, và ngăn ngừa không cho hải cảng tối quan trọng này trở thành căn cứ quân sự của NATO. Người ta có thể tiên liệu Bắc Kinh sẽ phản ứng giống vậy dù với cung cách hành xử khác đi, nhưng mục tiêu vẫn nhằm ngăn cản không cho Mỹ sử dụng Cam Ranh do vị trí quan trọng chiến lược nhìn ra Biển Đông – cho dù là nhà nước Việt Nam có sẽ thân Trung Quốc hay không.

Nga trả giá đắt vì các biện pháp phong tỏa kinh tế của Tây phương nhưng Putin không vì đó mà lùi bước. Khi nước lớn tự xem quyền lợi cốt lõi bị xâm phạm thì họ sẽ chấp nhận các mất mát vô cùng to lớn để thỏa mãn tham vọng – giống như Hitler đến giờ phút cuối vẫn tự xem mình là cứu tinh cho dù đã đưa dân tộc Đức đến thảm hoạ lịch sử. Hơn nữa trong tình trạng căng thẳng thì các nhà lãnh đạo độc tài rất khó thối lui vì quyền lực của họ đặt trên nền tảng của tinh thần dân tộc vốn bị khơi dậy và đang bùng phát rất mạnh – sự kiện này, một lần nữa có thể sẽ lại tái diễn tại khu vực Đông Á.

Ngược lại những biện pháp cấm vận sẽ khiến nền kinh tế Tây phương vốn chưa phục hồi càng thêm chậm lại. Dân chúng càng bất mãn nên các nước Âu Châu sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị chia rẽ. Tổng Thống Putin tính toán mở rộng thương mại với Trung Quốc và các nước đang trỗi dậy (như Nam Mỹ) để bù đắp cho các thiệt hại do lệnh phong tỏa từ Âu-Mỹ. Nếu thành công, Nga sẽ là nước đầu tiên phá vỡ chính sách phong tỏa kinh tế của Tây phương. Nga sẽ chứng minh được rằng một khối kinh tế mới có thể được thành hình đủ khả năng đối đầu với sức mạnh quan trọng nhất của Âu-Mỹ, khi đó một trật tự thế giới mới mà Tây phương không còn nắm vai trò chủ động mới thật sự bắt đầu, những nước như Iran hay Cuba không còn sợ bị Hoa Kỳ cô lập nữa.

Bắc Kinh theo dõi kỹ lưỡng phản ứng của Mỹ tại Ukraine. Nga và Hoa Lục đều có lợi thế sân nhà nên dùng đủ mọi thủ đoạn công khai hay mờ ám nhằm tạo áp lực lên các nước lân bang. Trong khi đó Ukraine (và Việt Nam) lại không nằm trong khu vực an ninh cốt lõi của Mỹ. Trường hợp Nga tấn công Tây-Âu hay Trung Quốc đe dọa nền an ninh Nhật-Hàn thì Hoa Kỳ sẽ phải can thiệp, nhưng ngược lại không thể có chiến tranh giữa Mỹ-Nga-Hoa do các xung đột biên giới hay lãnh hải với Ukraine hay Việt Nam, nhất là khi hai nước này không có liên minh quân sự với Tây phương. Cho đến nay Âu-Mỹ-Nhật vẫn không có biện pháp răn đe hữu hiệu đáp trả khi Nga-Hoa dùng các kế hoạch xâm lăng phi quy ước (non-conventional aggression) vào những nước láng giềng yếu kém. Trung Quốc xử dụng tàu kiểm giám phun vòi rồng; Nga dùng quân nhân ngụy trang thành dân sự; bước kế tiếp sẽ là những leo thang mới, dù tác động chính trị rất sâu xa nhưng vẫn không đủ để trở thành một cuộc đối đầu quân sự giữa các cường quốc.

Ngược lại Âu-Mỹ cũng phải tự xét lại chính sách ngoại giao của chính mình: NATO có thể nào tiếp tục thu nhận thành viên mới trong khi dân chúng Tây phương không hề có quyết tâm bảo vệ trong trường hợp bị xâm lược? Hoa Kỳ có thể thành hình hay tăng cường những liên minh quân sự nào (như với Úc-Nhật) mà họ có thể tin tưởng vào đồng minh, và quyền lợi đủ thiết yếu để họ phải giữ trọn lời cam kết?

Trở lại Ukraine, trong khi mục tiêu của cuộc cách mạng quần chúng là thiết lập nền dân chủ kiểu Tây phương thì nay bị Nga dùng mọi thủ đoạn để phá hỏng. Chính quyền tại Kiev thay vì tập trung chống tham nhũng, cải tổ hệ thống luật pháp và hành chính để phục hồi kinh tế nhưng nay bị chi phối vào các đe dọa quốc phòng. Mùa hè đang chấm dứt, người dân Ukraine bi quan nhìn đến một mùa Đông thiếu khí đốt trong lúc chi phí chiến tranh ngày càng đè nặng. Một nước nhỏ, xã hội bị phân hoá và nhà nước yếu luôn là mục tiêu cho nước lớn lũng đọan. Nhà cầm quyền độc tài vốn dễ bị hăm dọa hay mua chuộc, còn một chính quyền dân chủ nhưng phôi thai lại dễ bị phá hoại!

Một điểm đáng lưu ý là Thượng nghị sĩ McCain đã sang Ukraine vào tháng 12-2013 khi cao trào dân chủ chống Nga đang lên, nay ông lại sang Việt Nam vào tháng 08-2014 khi tình hình Việt-Trung trở nên căng thẳng. TNS McCain nhiều uy tín thuộc cánh diều hâu, ông chủ trương phát huy vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trên toàn cầu và đã hô hào dội bom Syria, cung cấp thiết bị cho Ukraine… ngược lại Hành pháp vốn thi hành chính sách ngoại giao thường tỏ ra thận trọng hơn nhiều.

Trong cuộc đấu trí giữa các cường quốc thì nguyện vọng dân tộc của những nước nhỏ thường bị bỏ quên. Nhưng chính khát vọng dân chủ của người dân Ukraine đã làm thay đổi bàn cờ Âu Châu. Đất nước của họ phải trả giá bằng chiến tranh và đối diện với tương lai vô cùng bấp bênh chính là những thách đố không may cho thân phận nhược tiểu. Liệu các nhà dân chủ có đủ kiên cường và tài ba để thu phục lòng dân và lèo lái con thuyền đất nước trong phong ba bão táp, câu hỏi này chỉ có dân tộc Ukraine - và Việt Nam - mới tự tim ra lời giải đáp.
Đoàn Hưng Quốc
(Bauxitevn)

Cân bằng chiến lược bấp bênh của Việt Nam

Nghiencuuquocte


Tác giả: Lê Thu Hương
Kể từ khi vượt qua những năm tháng bị cô lập đến cuối những năm 1990, Việt Nam đã theo đuổi chính sách “đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”. Từ năm 2001, Việt Nam đã bắt đầu thiết lập một mạng lưới các mối quan hệ đối tác được định nghĩa một cách linh hoạt, bao gồm: “toàn diện”(tăng cường quan hệ song phương và ngoại giao kinh tế), “chiến lược” và “chiến lược toàn diện” (mức cao nhất của hợp tác dựa trên mối quan hệ dài hạn).

Năm 2013, một năm đặc biệt hiệu quả của ngoại giao Việt Nam, Hà Nội thành lập sáu mối quan hệ đối tác mới, một trong số đó là với Mỹ. Mặc dù chỉ là đối tác toàn diện – một bậc thấp hơn so với “chiến lược” – nhưng đó là một sự tiến bộ rất quan trọng đối với quan hệ Việt -Mỹ.
Quan hệ đối tác Việt – Mỹ cho thấy sự cam kết tiếp tục đối với hợp tác hiện hữu về thương mại, giáo dục và phát triển. Đối với Việt Nam, nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ còn chứa đựng lợi ích được tham gia vào Hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khi giúp tăng cường hơn nữa quan hệ với Mỹ, mối quan hệ đối tác toàn diện cũng sẽ góp phần tích cực vào chiến lược “phòng bị nước đôi” (hedging) của Việt Nam đối với Trung Quốc. Về phía Washington, Việt Nam là một đối tác có các tài sản chiến lược giá trị trong khu vực Đông Nam Á, và sẽ là một thành phần quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ.
Sự mở rộng và đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại trong năm 2013 của Hà Nội cũng có thể được xem như là một hình thức ngoại giao phòng ngừa. Hà Nội đã sợ rằng tranh chấp trên Biển Đông sẽ leo thang.
Khủng hoảng giàn khoan dầu Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) đã chỉ ra rằng những nỗi sợ này đã có cơ sở.
Các lợi ích lãnh thổ tiếp tục thách thức mối quan hệ “bốn tốt” giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Bốn nguyên tắc “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt”, vốn từng được tuyên bố là nền tảng của quan hệ Việt -Trung, đang bị làm cho suy yếu do tranh chấp Biển Đông chưa có giải pháp. Nhiều nỗ lực để giải quyết căng thẳng với Trung Quốc – bao gồm cả đối thoại giữa hai đảng cộng sản, đối thoại giữa các bộ trưởng quốc phòng, một đường dây nóng về các vấn đề trên biển – đã không hiệu quả.
Thậm chí nguyên tắc “ba không” của chính sách quốc phòng Việt Nam – không liên minh quân sự, không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và không sử dụng quan hệ với quốc gia này để chống lại quốc gia khác – đã giúp Trung Quốc cảm thấy dễ chịu.
Trung Quốc là một trong hai đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, cùng với Nga. Điều này đã mang lại cho Việt Nam một cảm giác sai về an ninh từ mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, cũng như những ảo tưởng về sự hỗ trợ của Nga. Moscow đã không đứng cạnh Việt Nam trong cuộc khủng hoảng Hải Dương 981. Thay vào đó họ đã ký kết một thỏa thuận khí đốt 30 năm với Bắc Kinh trị giá 400 tỷ USD. Nhiều người sẽ thấy sự kiện này như một sự thất bại của hệ thống quan hệ đối tác của Việt Nam. Nội dung mơ hồ và thiếu chiều sâu của những mối quan hệ đối tác này là những nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng này.
Các lợi ích quốc gia về kinh tế và chính trị là những lý do chính trả lời cho câu hỏi tại sao các nước khác không muốn gây rủi ro cho mối quan hệ của họ với Trung Quốc chỉ để ủng hộ Việt Nam. Chỉ những quốc gia đang cố gắng để đối trọng lại Trung Quốc hoặc có quan hệ tương đối nghèo nàn với Trung Quốc mới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam – cụ thể là Mỹ, Nhật Bản và Philippines. Khi rà soát lại các chiến lược hợp tác, Hà Nội nên khai thác các lợi ích chung. Mỹ nổi lên như là một đồng minh tự nhiên của Việt Nam trong phương trình này. Nhưng Hoa Kỳ còn dè dặt trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Việt Nam – thành tích nhân quyền hạn chế của Hà Nội là một nguồn gốc của sự dè dặt đó. Dù chuyển đổi chính trị nội bộ là cần thiết cho một sự hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ, nhưng điều này sẽ không thể được tiến hành một cách dễ dàng hay nhanh chóng.
Đối với Nhật Bản, Việt Nam có một vai trò quan trọng trong việc nước này xét lại và sửa đổi Hiến pháp về quyền phòng vệ tập thể cũng như đối trọng với Trung Quốc. Tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư làm cho Tokyo thêm thận trọng đối với Bắc Kinh.
Philippines cũng muốn phát triển quan hệ gần gũi hơn với Hà Nội do lợi ích chung trong khu vực Biển Đông. Philippines là người tiên phong phát động vụ kiện chống lại các hành động đơn phương của Trung Quốc trên biển.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã cảnh báo nếu Việt Nam tiếp tục leo thang phản đối vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 thì sẽ có những hệ lụy về kinh tế diễn ra. Trung Quốc đã cho hồi hương công nhân từ Việt Nam, đóng băng các khoản đầu tư và thậm chí còn ngăn các công ty tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam.
Trước khi xảy ra sự kiện Hải Dương 981, Việt Nam cho rằng họ có thể cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Ví dụ, Việt Nam muốn tham gia vào các sáng kiến ​​kinh tế khu vực do cả Mỹ và Trung Quốc lãnh đạo, cụ thể là TPP và sáng kiến Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Nhưng nếu không khéo xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay trên Biển Đông, Việt Nam có thể lâm vào thế kẹt. Việt Nam sẽ khó có được quan hệ gần gũi hơn với Mỹ (do các cân nhắc chính trị trong nước và sự ủng hộ hạn chế ở Washington) bất chấp tình hình xấu đi trong quan hệ với Trung Quốc. Để tránh kịch bản này, Việt Nam cần phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách theo tình hình mới nhất, cụ thể là Trung Quốc không còn có ý định tuân thủ nguyên tắc “4 tốt”. Tuy nhiên, việc định hướng lại chiến lược ngoại giao, quốc phòng và kinh tế phải bắt đầu với một sự đồng thuận đạt được trong nội bộ lãnh đạo đất nước.
Nếu sự thiếu quyết đoán của lãnh đạo vẫn tiếp tục, Việt Nam sẽ rơi vào tình huống ngày càng có ít lựa chọn – và như thế,  một lần nữa, Việt Nam lại rơi vào trạng thái cô lập tương đối.
TS. Lê Thu Hương là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore. Một bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng tải trên East Asia Forum.
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/08/30/can-bang-chien-luoc-bap-benh-cua-viet-nam/#sthash.IejCYRkn.dpuf

Cuộc Tấn công Quyến rũ của Trung Quốc đã kết thúc?

Nghiencuuquocte


Tác giả: Bonnie S. Glaser, Deep Pal | Biên dịch: Viết Tuấn
Ông Tập Cận Bình rõ ràng đang áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật hăm dọa và tấn công quyến rũ trong tranh chấp lãnh thổ. Theo đó, Trung Quốc vẫn có thể duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong khi nỗ lực thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Một loạt hành động vô cớ gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cho thấy nước này dường như đã từ bỏ “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm ngoái. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi hợp tác kinh tế và ngoại giao với các nước láng giềng Đông Nam Á ngay cả khi Bắc Kinh và các nước này đang vướng vào tranh chấp biển. Thay vì lựa chọn giữa hai cách tiếp cận riêng biệt trong “chính sách ngoại vi,” ông Tập đang cố gắng kết hợp thành một chiến lược “chủ động” duy nhất nhằm thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc.
Chưa đầy một năm kể từ khi ông Tập đề ra chiến lược ngoại giao tập trung vào xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, quan hệ hiện nay của Trung Quốc với hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã xấu đi nhanh chóng. Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7, hai nước Việt – Trung đã ở vào thế đối đầu do Bắc Kinh đơn phương triển khai giàn khoan HYSY 981 vào vùng biển tranh chấp. Philippines, vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện mà Trung Quốc từ chối tham gia, đã gửi kháng thư cáo buộc Trung Quốc có hành động cải tạo đất ở Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), một trong năm thực thể ở Quần đảo Trường Sa mà người ta cho rằng Bắc Kinh đang cải tạo thành một đảo nhân tạo (The Philippine Star, ngày 13 tháng 6).
Sau 2 vụ máy bay của Trung Quốc và Nhật Bản suýt va chạm ở Biển Hoa Đông vào tháng 5 và tháng 6, Nhật Bản đã cảnh báo nguy cơ của những tai nạn nghiêm trọng, trong khi Trung Quốc cáo buộc máy bay Nhật Bản có “hành động hăm dọa.” Ngay cả Indonesia và Malaysia, những nước thường không muốn làm mất lòng Bắc Kinh, cũng thấy cần lên tiếng trước hành động của nước này. Indonesia đã xác định Trung Quốc là mục tiêu tiềm tàng tại các cuộc tập trận, trong khi Malaysia cùng với Mỹ đã chỉ trích Bắc Kinh trong một tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Najib (The Jakarta Post, 1 tháng 4, Nhà Trắng: “Tuyên bố chung của Tổng thống Obama và Thủ tướng Malaysia ông Najib” ngày 27 tháng 4).
Tình hình hiện tại khác xa thời điểm này năm ngoái. Ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường khi đó đã dành một khoảng thời gian trong năm đầu nắm quyền lực để công du các nước láng giềng, trong đó có khu vực Đông Nam Á, với những cam kết tăng cường giao thương, ký kết hiệp định thương mại, thúc đẩy các dự án nâng cao khả năng kết nối của ASEAN, đề xuất thành lập ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng Châu Á và trấn an khu vực rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ mang lại sự thịnh vượng cho các quốc gia láng giềng. Vào thời điểm đó, nhiều nhà quan sát đã nhận định rằng những động thái này giống như “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” của Trung Quốc (ví dụ, xem bài phân tích của Phương Nguyễn trên CSIS, ngày 17 tháng 10 năm 2013). Sau một thập kỷ, kể từ cuối thập niên 1980 đánh dấu việc Trung Quốc chiếm đóng các thực thể tranh chấp ở Biển Đông và thông qua Luật Lãnh hải, cuộc tấn công quyến rũ đầu tiên bắt đầu vào năm 1997 khi Bắc Kinh tuyên bố không phá giá đồng nhân dân tệ trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á và một vài năm sau đó đề xuất hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc-ASEAN, kéo dài gần 10 năm.
Một dấu hiệu khác về “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” đó là Trung Quốc tổ chức hội nghị công tác đối ngoại do ông Tập Cận Bình chủ trì trong hai ngày cuối tháng 10. Đây là hội nghị đầu tiên kiểu như vậy kể từ năm 2006, và cũng là lần đầu tiên tập trung vào chính sách đối với khu vực ngoại vi. Ông Tập đã đưa ra khái niệm ngoại giao “toàn diện, chân thành, hữu nghị, cùng có lợi.” Để nhấn mạnh tầm nhìn về sự thịnh vượng chung của khu vực, ông Tập cũng đề ra “quan niệm về giá trị và lợi ích” (yiliguan), trong đó khẳng định Trung Quốc sẽ không từ bỏ đạo đức và  công lý khi theo đuổi lợi các ích của mình (Xem thêm China Brief, ngày 02 tháng 11 năm 2013). Các nước khu vực và Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm khi vội kết luận rằng Bắc Kinh tự nhận thấy đã đi quá xa và đang tìm cách khắc phục các sai lầm chính sách của mình.
Tuy nhiên, thay vì tránh gây điều tiếng, Trung Quốc lại tiến hành một loạt hành động quyết đoán trong năm qua, khiến sự ngờ vực tăng lên trong khu vực, thậm chí ngay từ chính các nước có quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Điều này làm suy yếu “cuộc tấn công quyến rũ” của Bắc Kinh và khiến các nước láng giềng quay sang hợp tác an ninh với Mỹ. Liệu “chính sách ​​ngoại vi” của ông Tập đã kết thúc chỉ trong một năm?
Chính sách Ngoại vi đã Kết thúc?
Tại hội nghị mùa thu năm ngoái với sự tham dự của toàn bộ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, các cơ quan của Ban Chấp hành Trung ương, các Ủy viên Quốc vụ Viện, các thành viên của Tiểu ban Lãnh đạo Trung ương chịu trách nhiệm về vấn đề đối ngoại, cùng đại sứ Trung Quốc ở các quốc gia quan trọng, ông Tập kêu gọi “thúc đẩy chính sách ngoại giao với các nước láng giềng, thiết lập môi trường xung quanh thuận lợi cho Trung Quốc phát triển, cho phép các nước láng giềng hưởng lợi nhiều hơn từ sự phát triển của Trung Quốc vì mục tiêu phát triển chung” (Tân Hoa xã, ngày 25 tháng 10 năm 2013). Tuy nhiên, ông Tập cũng nhấn mạnh mục tiêu chiến lược quan trọng của chính sách đối ngoại: Trung Quốc “cần bảo vệ và tận dụng tốt thời kỳ cơ hội chiến lược [kéo dài đến năm 2020] để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia của Trung Quốc.”
Các quốc gia khác coi việc thúc đẩy môi trường hữu nghị xung quanh và việc bảo vệ yêu sách chủ quyền là hai mục tiêu trái ngược, nhưng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì không phải vậy. Bắc Kinh cho rằng cách hành xử hiện nay của nước này không có nghĩa là từ bỏ “cuộc tấn công quyến rũ lần hai.” Bắc Kinh vẫn cam kết chia sẻ những thành quả từ sự thịnh vượng của mình; tiếp tục khởi động các sáng kiến ​​đối với khu vực ngoại vi. “Con đường Tơ lụa trên Biển”, một kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng các cảng biển và tăng cường khả năng kết nối giữa các quốc gia ven biển ở Đông Nam và Ấn Độ Dương mà ông Tập đề xuất trong bài phát biểu tại quốc hội Indonesia, đang được cấp vốn và tích cực thúc đẩy (Washington Post, 9 tháng 10 năm 2013). Công tác chuẩn bị để thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á với số vốn 50 tỷ USD do các thành viên đóng góp cũng đang được triển khai.
Chính sách ngoại giao tích cực về kinh tế là một phần trong chiến lược tổng thể hướng tới việc ràng buộc các nước láng giềng vào liên kết lợi ích, khiến họ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc và tăng giá phải trả nếu các nước này áp dụng chính sách đối đầu với Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ. Trong khi đó Trung Quốc liên tục thực hiện các bước đi nhỏ, không đủ châm ngòi chiến tranh, nhưng dần dần sẽ thay đổi nguyên trạng theo hướng có lợi cho nước này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tính toán rằng trong ngắn hạn, điều này sẽ vấp phải sự phản đối. Tuy nhiên theo thời gian, khi ảnh hưởng của Bắc Kinh tăng lên sẽ đủ sức thuyết phục các nước láng giềng dễ bị tổn thương và yếu kém hơn chấp nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.
Tính Liên tục và Không Liên tục
Lập trường không thỏa hiệp của Trung Quốc trong các vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều không phải là mới. Báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào tại Đại hội Đảng lần thứ 17 năm 2007 đã xác định rõ: “Chúng ta quyết tâm bảo vệ chủ quyền, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc đồng thời giúp gìn giữ hòa bình thế giới.” 5 năm sau đó, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 18, đã được ông Tập Cận Bình thông qua, sử dụng ngôn từ có phần cứng rắn hơn, “Chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc và không bao giờ khuất phục trước sức ép từ bên ngoài.”
Giữa hai kỳ Đại hội Đảng, Bắc Kinh cũng xác định rõ lợi ích cốt lõi của mình bao gồm chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ. Trong phát biểu bế mạc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung tháng 7 năm 2009, Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc ông Đới Bỉnh Quốc, đã liệt kê và xác định lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đó là duy trì hệ thống xã hội; an ninh quốc gia; chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; cùng sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội (Trang web Bộ Ngoại giao Mỹ, “Phát biểu bế mạc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung,” ngày 28 tháng 7 năm 2009) Một danh sách tương tự cũng được nêu trong Sách trắng về Phát triển Hòa bình do Quốc Vụ Viện Trung Quốc công bố năm 2011 (Cổng thông tin chính thức của Chính phủ Trung Quốc, “Toàn văn: Sự Phát triển Hòa bình của Trung Quốc,” Tháng 9, 2011).
Sau khi nắm quyền lực, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố mạnh mẽ về việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của Trung Quốc. Đầu tháng 7 năm 2013 tại cuộc họp có sự tham gia của 25 thành viên Bộ Chính trị, ông Tập tuyên bố, “Các quốc gia không nên ảo tưởng rằng Trung Quốc sẽ đánh đổi lợi ích cốt lõi hoặc chúng ta sẽ cho phép những hành động phương hại đến chủ quyền, an ninh cũng như lợi ích phát triển của Trung Quốc”, trong khi vẫn tái khẳng định đề xuất của Trung Quốc, từng được Đặng Tiểu Bình đưa ra, là gác tranh chấp và cùng khai thác, (Beijing Review, ngày 29 tháng 8 năm 2013). Tại hội nghị chính sách ngoại vi tháng 10 năm 2013, ông Tập hai lần nhắc đến việc bảo vệ chủ quyền đất nước là một phần trong chính sách ngoại giao đối với khu vực dọc biên giới nước này (Tân Hoa xã, ngày 25 Tháng 10 năm 2013).
Mặc dù Trung Quốc đã hành xử quyết đoán trong vấn đề lãnh thổ từ thời ông Hồ Cẩm Đào, tuy nhiên ông Tập đã củng cố chính sách hiện nay của Trung Quốc, không đơn thuần chỉ là phản ứng, mà còn mang tính chủ động. Tháng 6 năm 2012, Bắc Kinh tận dụng sai lầm ban đầu của Philippines khi triển khai tàu chiến bắt giữ ngư dân Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough, để kiểm soát rạn san hô này và các vùng biển xung quanh. Trung Quốc coi đây này là một chiến thắng thực sự, với bài học rút ra là kết hợp đồng thời gây áp lực ngoại giao, trừng phạt kinh tế và tiến hành hăm dọa bằng lực lượng bán quân sự trong suốt thời gian đối đầu. Khi chính phủ Nhật Bản mua lại 3 hòn đảo thuộc Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư từ tay một chủ sở hữu tư nhân người Nhật vào tháng 9 năm 2012, Bắc Kinh đã tiến hành tuần tra thường xuyên bên trong lãnh hải 12 hải lý của các đảo này nhằm thách thức quyền kiểm soát của Tokyo.
Tuy vậy, khi Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận diện phòng không ở Biển Hoa Đông vào tháng 11 năm 2013, chồng lấn các khu vực tương tự mà Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thiết lập nhiều thập kỷ trước, thì đã không có hành động khiêu khích nào trước đó. Tương tự như vậy, trong cuộc đối đầu gần đây với Việt Nam, không có động thái khiêu khích nào dẫn đến việc triển khai giàn khoan HD-981. Ngược lại, các công ty Trung Quốc tự tài trợ cho hoạt động của họ, có vẻ như Bắc Kinh đã chỉ đạo (xemChina Brief, 19 tháng 6). Giàn khoan hoạt động trong một lô mà Trung Quốc cho rằng thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (China National Petroleum Corporation-CNPC). Một công ty nhà nước khác là Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation-CNOOC) đã tài trợ cho dự án thông qua công ty con là Công ty dịch vụ dầu khí Trung Quốc(China Oilfield Services Limited -COSL), đơn vị sở hữu giàn khoan.
Không giống những người tiền nhiệm sử dụng xen kẽ giữa chiến thuật hăm dọa và tấn công quyến rũ trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, ông Tập rõ ràng đang áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật. Theo đó, Trung Quốc vẫn có thể duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, trong khi nỗ lực thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Các lãnh đạo trước đây của Trung Quốc luôn tránh gây căng thẳng quá mức và cùng một lúc với nhiều nước láng giềng, đồng thời tìm cách duy trì mối quan hệ tích cực và ổn định với Mỹ. Trong khi, ông Tập sẵn sàng chấp nhận tình trạng căng thẳng ở cường độ cao với nhiều quốc gia trong vấn đề lãnh thổ cũng như trong quan hệ với Mỹ. Quan hệ Mỹ-Trung ngày càng có nhiều bất đồng, điển hình như gần đây chính quyền Obama đã chỉ trích gay gắt việc Bắc Kinh hành xử cưỡng ép và hăm dọa các quốc gia khác ở khu vực ngoại vi (Bộ Ngoại giao Mỹ, “Tranh chấp Biển ở Đông Á”, ngày 5 tháng 2).
Tăng cường Chính sách Ngoại giao Chủ động
Bắc Kinh đã âm thầm từ bỏ phương châm lâu nay của Đặng Tiểu Bình “bình tĩnh quan sát, bảo vệ vị thế, che giấu năng lực và chờ đợi thời cơ, luôn che giấu bản thân và không đòi hỏi ngôi vị lãnh đạo.” Các nguồn tin của Trung Quốc tiết lộ rằng phương châm chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình – còn được gọi là chiến lược Thao quang Dưỡng hối – không còn được trích dẫn trong các cuộc họp nội bộ hay văn kiện của đảng. Trong khi chưa có một phương châm mới, công thức tiếp theo đó là thúc đẩy một chính sách ngoại giao chủ động hơn.
Tại hội nghị về khu vực ngoại vi tháng 10 năm ngoái, ông Tập chủ trương rằng Trung Quốc cần “chủ động hơn trong việc thúc đẩy chính sách ngoại vi.” Ông Tập sử dụng cụm từ “fenfa youwei”, thường được dịch là sự hăng hái, nhưng cũng cho thấy một cách tiếp cận quyết đoán hơn. Với cùng cách diễn đạt như trên, trong bài phát biểu ông Tập đã sử dụng ít nhất hai cụm từ khác: “gengjia jiji” nghĩa là “tích cực hơn” và “gengjia zhudong” nghĩa là “chủ động hơn” khi đề cập về mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Kể từ hội nghị này, các quan chức cấp cao Trung Quốc đã sử dụng các cụm từ khác để mô tả chính sách đối ngoại “chủ động” hơn. Trong buổi họp báo tại một kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, trả lời câu hỏi về đặc điểm nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc năm 2013, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã sử dụng cụm từ “chủ động” (zhudong jinqu). Trong bài phát biểu khác về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ông Vương cũng sử dụng một số cụm từ khác hàm ý về một chính sách ngoại giao tích cực hơn (Jiji jinqu, Jiji zuowei và Jiji waijiao). Dù không cụm từ nào trong số này được chính thức công nhận là phương châm mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhưng đây có thể là một kiểu thăm dò phản ứng cho sự thay thế trong tương lai. Điểm chung của những cụm từ này là từ bỏ cách tiếp cận thận trọng, mang tính bị động trong quá khứ sang một lập trường chủ động hơn. Đối với tranh chấp trên biển, điều này hàm ý là nắm bắt và tạo ra cơ hội để thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Lý Giải Sự Thay đổi này
Chiến lược mới của Trung Quốc có thể xuất phát từ một số nhân tố, nhưng quan trọng nhất là việc nước này có đủ khả năng tiến hành một cuộc chơi kéo dài hàng thập kỷ ở Biển Đông. Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc đang chững lại, nhưng chắc chắn ảnh hưởng trong khu vực của nước này chỉ tăng lên dù tốc độ có chậm hơn trước đây. Trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Hòa Bình Thế Giới vào tháng 6, Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc ông Dương Khiết Trì tuyên bố:
Là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn đầu tư chủ yếu đối với nhiều quốc gia Châu Á, Trung Quốc chiếm tới 50% trong toàn bộ tăng trưởng kinh tế của Châu Á. Tăng trưởng liên tục của Trung Quốc sẽ mang lại cơ hội phát triển nhiều hơn cho Châu Á (Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, “Chung tay Xây dựng Hòa bình và An ninh ở Châu Á và Thế giới”, ngày 21 tháng 6).
Do vậy, Bắc Kinh tin rằng theo thời gian, không nước láng giềng nào sẵn sàng thách thức một Trung Quốc mạnh mẽ về kinh tế, bởi đơn giản cái giá phải trả là quá cao. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn giải thích về điều này sau Đối thoại Shangri La ở Singapore – “[Các nước láng giềng của Trung Quốc] lo ngại một khi Trung Quốc lớn mạnh, có thể quyết định đường chín đoạn theo ý muốn của mình, khi đó các nước khác chẳng thể làm được gì” (Straits Times, ngày 2 tháng 6).
Trung Quốc cũng đánh cược rằng chính quyền Obama, trong khi vướng bận nhiều vấn đề quốc tế cấp bách hơn, sẽ không can thiệp quân sự để giúp các quốc gia Đông Á bảo vệ các đảo, đá và yêu sách chủ quyền của họ. Bằng cách hạ thấp uy tín của nước Mỹ, Bắc Kinh đang gửi thông điệp tới các nước láng giềng rằng thỏa hiệp với nước này là điều không thể tránh khỏi.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (The People’s Liberation Army – PLA) cũng là nhân tố chi phối phần nào cách tiếp cận của ông Tập đối với khu vực. Mặc dù, bản chất mối quan hệ giữa giới lãnh đạo mới và quân đội Trung Quốc nhìn bên ngoài là khá tốt, sự quan tâm của ông Tập với quân đội là khá rõ. Các chuyến thăm thường xuyên tới bộ chỉ huy quân sự, lời kêu gọi PLA sẵn sàng “chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến” và ngân sách quốc phòng ngày càng tăng cho thấy sự quan tâm và thậm chí mong mỏi của ông Tập có được sự ủng hộ của quân đội. Những người trong cuộc thì khẳng định rằng PLA (cũng như các nhóm khác) đã gây sức ép với ông Tập về việc không thỏa hiệp trong vấn đề lãnh thổ. Một nguồn thạo tin cũng bí mật tiết lộ ông Hồ Cẩm Đào trong năm cuối cầm quyền, đã chống lại sức ép từ giới quân đội Trung Quốc về việc thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không ở Biển Hoa Đông. Ông Tập đã thông qua việc này chỉ một năm sau khi nắm quyền.
Trung Quốc cũng có thể là đang phản ứng với “chính sách tái cân bằng Châu Á” của Mỹ. Bất chấp sự trấn an liên tục từ phía Mỹ, Trung Quốc vẫn tin rằng chính sách tái cân bằng thực sự là âm mưu kiềm chế và bao vây nước này. Trung Quốc coi chiến lược trên là nguyên nhân gây căng thẳng giữa nước này và các quốc gia láng giềng. Sự can dự của các cường quốc ngoài khu vực được xem là không có lợi và gây mất ổn định. Ông Tập đã đưa ra quan điểm này nhiều lần, gần đây nhất tại Hội nghị về Các biện pháp Tương tác và Xây dựng Lòng tin ở Châu Á (Conference on Interaction and Confidence-building Measures – CICA) vào tháng 5 ở Thượng Hải, đồng thời ủng hộ xây dựng một cấu trúc an ninh Châu Á trong đó các vấn đề Châu Á sẽ do chính người Châu Á giải quyết (New Asian Security Concept For New Progress in Security Cooperation-FMPRC, “Khái niệm An ninh Mới ở Châu Á trong Diễn biến Mới về Hợp tác An ninh,” 21 tháng 5). Trong bài phát biểu tại hội nghị trên, ông Tập đã cảnh báo việc tăng cường liên minh quân sự với bên thứ ba, một chỉ trích rõ ràng nhằm vào chính sách tái cân bằng của Mỹ.
Chiến lược quyết đoán hơn của Trung Quốc cũng có thể là một nỗ lực củng cố tính chính danh của Đảng cộng sản trong bối cảnh các áp lực trong nước ngày càng tăng. Một quan điểm khác thì cho rằng ông Tập cần thực thi chính sách đối ngoại cứng rắn để thúc đẩy những cải cách kinh tế gây tranh cãi ở trong nước. Nếu một trong những cách giải thích trên đây là đúng thì chính sách đối ngoại diều hâu của ông Tập có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa và ít có khả năng bị các nhân tố bên ngoài chi phối, bao gồm cả những phản ứng gay gắt từ các nước láng giềng.
Chiến lược này của Trung Quốc có Thành công?
Trung Quốc không từ bỏ cuộc tấn công quyến rũ đối với các nước láng giềng, nhưng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khu vực không phải là mục tiêu duy nhất. Trung Quốc đồng thời muốn thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ mình. Tuy nhiên, để đạt được hai mục tiêu này, Bắc Kinh sẽ phải thuyết phục khu vực rằng đối đầu với nước này sẽ phải trả cái giá rất đắt và sẽ có lợi hơn nếu đồng ý thỏa hiệp. Cho đến nay, kết quả vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù trước áp lực liên tục từ phía Trung Quốc, Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường là không tồn tại tranh chấp đối với quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Việt Nam và Philippines hiện đang thách thức trực tiếp Trung Quốc trong các vấn đề lãnh thổ, mặc dù hai nước đều muốn giải quyết tranh chấp mà không tổn hại đến tổng thể quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh. Các nước khu vực thì vẫn do dự trong việc liên kết lại để gây sức ép lớn hơn với Trung Quốc. Hiện tại, dường như Bắc Kinh tự tin rằng thời gian đang đứng về phía họ.
Theo “Jamestown
Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/08/28/tan-cong-quyen-ru-trung-quoc-ket-thuc/#more-3536

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét