Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Mại dâm, cặp bồ và những cuộc hôn nhân ngoại đầy may rủi (VŨNG ÁNG)

Chính trị – Xã hội

Một bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) - tại quần đảo Trường Sa -chụp ngày 29/07/2014. Nguồn : Quân đội Philippines
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa  -(RFI)
Một bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) – tại quần đảo Trường Sa -chụp ngày 29/07/2014. Nguồn : Quân đội Philippines =>>
Từ một bãi chìm , mới hồi   tháng 6/2014 đến nay mà Trung cộng làm thế này thì kinh thật- Cho nên cái Phi trường và Hải cảng ở Gạc Ma không chừng cuối năm nay sử dụng được- Rất nguy hiểm. – Mời xem lại :  Trung Quốc xây dựng trái phép ở Gạc Ma (Trường Sa): Nấc thang mới độc chiếm Biển Đông  -(LĐ)  -13/06/2014

Các phương tiện của Trung Quốc tham gia xây dựng tại bãi Gạc Ma <<<===  Ngư dân Việt thấy việc Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma   -(ĐV) -14/06/2014
Trung Quốc mưu đồ xây dựng sân bay quân sự ở Đá Gạc Ma?   -(ĐSPL) - 04-05-2014  >>>>    Việt – Trung nhất trí duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông

Giáo sư Thayer : Biển Đông là vùng nước đang cần quy tắc  -(RFI)

Trung Quốc bị tố xây thêm cơ sở quân sự ở Trường Sa   -(VnEx)   —  TQ trong ‘cao trào’ cải tạo đảo ở Biển Đông  -(VNN)    —   Tin thế giới 18h30: Trung Quốc bị tố đưa thêm vũ khí ra Trường Sa   -(Infonet)   —  Trung Quốc sẽ triển khai nhiều tàu nổi, tàu ngầm hơn ở Biển Đông  -(GDVN)
Vì sao TQ quyết bảo vệ căn cứ tàu ngầm Du Lâm?   -(ĐV)  – Đô đốc Zhang Zhaozhong thuộc Hải quân TQ tuyên bố,Bắc Kinh sẽ tăng cường ngăn chặn máy bay do thám Mỹ để bảo vệ căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ -(VNN)   —  Mục đích Campuchia điều tra dân số người Việt -(VNN)
Thông cáo báo chí : -Về quyết định của Chính phủ Việt Nam kết án các nhà hoạt độngà Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và Nguyễn Văn Minh – (Tổng lãnh sự quán Hoa kỳ tại Saigon)
“Việt Nam chọn vũ khí Israel vì trải qua chiến đấu thực tế”  -(GDVN)
Đặt nhân dân lên vị trí cao nhất  -(NLĐ) – Nó rớt thì mau chết hơn, để sát đất được rồi.   —   Thủ khoa đại học thất nghiệp: Có gì bất thường?  -(TVN)
Hồn Sài Gòn có thể… quy ra tiền không? -(TVN)   —  Sài Gòn: 59 Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa được khám chữa bệnh  -(DCCT)
Con đường đưa Việt Nam tới thịnh vượng -(TVN)  -Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành : -Còn xét trên các phương diện khác, không chỉ thuần kinh tế, thì nếu gắn bó vào một thể chế chính trị khó đoán như Trung Quốc thì chúng ta dễ bị rủi ro, nhất là khi hai bên cơm không lành canh không ngọt.  >> Bài 1: 69 năm Việt Nam: Tỉnh táo để tìm đúng đường       >> Bài 2: Chất xám chảy đi, đất nước lấy gì phát triển
‘Chọn Chủ nghĩa Cộng sản là sai lầm’  – (BBC) –  Nhân sự ra đi của bà Võ Thị Thắng, nguyên Tổng thư ký Hội trí thức yêu nước Tp HCM, ông Huỳnh Kim Báu chia sẻ nhận thức về Đảng cộng sản và chính quyền.
‘TQ không muốn VN đa nguyên’  -(BBC /nghe) -Việt Nam vẫn quẫy ra. Quẫy ra để đi theo tự do hóa, mà Trung Quốc thì ngăn lại, đấy là mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc” -TS. Vũ Duy Phú
‘Gia đình hy vọng Điếu Cày sớm ra tù’  -(BBC /nghe) – “Không những gia đình mà rất nhiều người hy vọng như vậy,” bà Dương Thị Tân nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 30/8.  -“Hôm 28/8, người ta cho ông gọi điện về nhà. Ông nói với con trai rằng người của Bộ Công an đã vào trại giam và yêu cầu ông làm đơn xin ra tù trước thời hạn”, bà cho biết.  “Ông khẳng định không có tội và nói mình bị giam giữ trái pháp luật.”  “Ông nói nếu có phải làm đơn thì ông sẽ làm đơn yêu cầu thả tù chứ không xin tha.”   “Gia đình chúng tôi thì luôn khẳng định là khi nào ông Hải về tới nhà mới tin là người ta đã trả tự do cho ông.”  —  Khó khăn của đấu tranh bất bạo động  -(BBC)
Việt Nam sẽ ân xá và giảm án tù nhân vào dịp 2 tháng 9 -(RFA)   —   Dân biểu Úc thúc giục VN trả tự do cho các nhà hoạt động vì quyền công nhân -(RFA)
Vì sao 20 năm mới công bố ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh   -(VnEx)  -Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9h47 ngày 2/9/1969, ngày Quốc khánh của Việt Nam. Vì trùng với ngày vui lớn của dân tộc, Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng khoá 3 đã quyết định công bố lùi lại một ngày, là 3/9/1969.
Việt Nam đối tác quan trọng của Hoa Kỳ  -(RFA)
Tổng Liên đoàn Lao động lo ngại khi VN tham gia TPP  -(RFA)  —  Giấy nhập cư mới gây lo ngại cho người Việt tại Campuchia  -(RFA)
Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thu được kết quả gì?  -(RFA)
Vụ án trùm Minh ‘sâm’ và sự bí mật… công khai -(TVN)  —   Nghị định về casino: “Có thể lại xin ý kiến Bộ Chính trị”  -(VnEc)  —   Bác tin 1 vạn lao động TQ vào Vũng Áng  -(BBC)
Rợn người đu dây cáp qua suối ở Đạ Nghịt  – (TNO) –  PV Thanh Niên Online ngày 28.8 có mặt tại suối Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng chứng kiến cảnh người dân vượt suối chiều ngang hơn 10 mét bằng dây cáp.  -Người dân phải vượt suối Đạ Nghịt (xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) bằng dây cáp, đánh đu với tử thần, nếu không muốn bị cô lập trong rừng.  ===>>>
Phải nói là nhân dân ta “tài thiệt” – Bà con rảnh xem mấy video mới đây để biết được là Dân ta làm xiếc với tính mạng để mưu sinh mới sinh tồn trong thế kỷ 21 đã qua 1o năm.   >>>   Tuyến đường giao thông độc nhất thế giới  -Daklak  – (Youtube)   >>>   Cảnh người dân đu dây vượt sông bằng chiếc cáp treo tự chế – Buôn Đôn -(Youtube)
 Tối 2-9, cấm xe máy qua hầm Thủ Thiêm - (TBKTSG ) – Từ 20 giờ 30 phút ngày 2-9 đến 5 giờ ngày 3-9 sẽ cấm các loại xe máy đi qua đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) để phục vụ công tác bắn pháo hoa kỷ niệm 69 năm ngày Quốc khánh 2-9.
 Cần quen dần với luật chơi của nền dân chủ  -(TBKTSG) -Luật Trọng tài thương mại, Nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh phải tôn trọng các thiết chế giải quyết tranh chấp trọng tài. Các doanh nghiệp, thương nhân cũng cần biết rẳng khi đã chọn luật chơi của nền dân chủ thì họ phải biết chấp nhận kết quả của nó.
 ***Chỉ nói đến “dân chủ kinh tế” không đả động gì “dân chủ chính trị xã hội” mà chính kinh tế- chính trị xã hội bboor sung và hoàn thiện cho nhau- Trong xã hội, đời sống sinh hoạt xã hội không có dân chủ , đều do kẻ cai trị sắp xếp và ra lệnh cho mọi người trong xã hội đó phải tuân theo dù mình đồng ý hay không đồng ý… thì làm gì có dân chủ, xã hội sinh hoạt không dân chủ(không hỏi ý dân công khai và người dân tự do nói dù khác hay ngay cả đối nghịch với nhà cầm quyền…) thì làm gì mà có một nền kinh tế dân chủ – Xã hội hình thành sinh hoạt mới đẻ ra kinh tế, kinh tế đẻ ra xã hội à? -Của cải mà đất đai là thiết yếu đối với con người, anh không làm chủ miếng đất của anh ( phải nói là của ông A hay bà B) anh chì là kẻ “làm thuê” bao nhiêu năm đó, tức là nó có thể mất bất kỳ hồi nào, lúc nào thì anh dại gì tận lực đầu tư hay mài sừng để khai thác nó….  Nhất định, Xã hội phải Dân Chủ rồi mới có Kinh tế Dân chủ – Điều đó chắc chắn khắp thế giới xưa nay có rất nhiều chứng minh , đưới chế độ độc tài điều hành xã hội thì nhất định kinh tế không phát triển được ( nên nhớ là kinh tế cũng phải có luật pháp chớ , và khi xã hội có Dân chủ tự do thì nhà cầm quyền chỉ giữ lại kiểm soát những cái gì có liên quan đến an ninh quốc gia, còn lại thì nhà cầm quyền chỉ giữ vai trò trọng tài và điều hành và người dân cũng như nền kinh tế trả lương cho anh chứ không phải đè đầu dân để đòi tiền cho bằng được , anh không làm ích quốc lợi dân thì mời đi chăn vịt, còn cứ bám ghế còn hơn keo con voi thì làm gì có dân chủ)
Khi người chơi được thổi còi trận đấu  -(TBKTSG)   —    Chỉ là tiền trả cho giấy chứng nhận xuất xứ?  -(TBKTSG)  -Đầu đuôi câu chuyện là do một đoạn video ngắn cho thấy cảnh một cán bộ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu nhận tiền từ doanh nghiệp……Nhưng điều quan trọng là lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ này đã được miễn cho doanh nghiệp cả mấy năm nay. Đây là một nỗ lực giảm chi phí cho doanh nghiệp mà đại diện Bộ Công Thương không nắm được kể ra cũng hơi lạ. Một khi đã được miễn thì làm gì có chuyện doanh nghiệp nộp cho bà cán bộ nói trên tiền trả “giấy chứng nhận xuất xứ” cho được…..
Đọc “Việt Nam – cội nguồn cuộc chiến” của Hà Mai Việt  – (DCVOnline)
 Chia tay Thương xá Tax  -(Nguyễn ngọc Chính)

Kinh tế

Choáng Hà Nội: Shop hạng sang bán hàng kiểu bao cấp  -(VEF)   —   Điểm yếu ngân hàng Việt: Những đánh giá trực diện  -(VnEc)
Dư thừa vốn, ngân hàng sống nhờ trái phiếu   -(ĐV)   —  Biển đã tràn vào nhà!  -(MTG)
“Chính phủ đang cân nhắc vay 1 tỷ USD để đảo nợ”  -(VnEc)   —   Kinh tế khó khăn, ATM bớt nghẽn dịp lễ   -(VnEx)   —   Chỉ 20% DN vàng biết quy định về chất lượng vàng  -(TN)
Gần 2.000 tỉ đồng xây quảng trường trung tâm ở Thủ Thiêm  -(TBKTSG)   —    4.200 tỉ đồng xây dựng 65 km đường Hồ Chí Minh  -(TBKTSG)   >>>   Ngân hàng mắc kẹt trong nợ xấu   >>>   Bò Úc, heo châu Âu và nỗi buồn ngành chăn nuôi trong nước    >>>    Cà phê cuối vụ: giá tăng, mua bán vẫn cứ căng?
Chuyển nhà máy Nokia Trung Quốc, Hungary, Mexico về VN -(TBKTSG)    >>>   Mua Metro, BJC quyết đưa hàng Thái vào Việt Nam!
Hàng Việt chưa thể đẩy lùi hàng Thái!  -(MTG)
Đáng lo với cây biến đổi gien  -(NLĐ)   —  Nhập giống ngô biến đổi gene: Việt Nam chủ động phụ thuộc?   -(ĐV)
Công nghiệp phụ trợ: “Việt Nam đang chế biến hộ cho thiên hạ”  -(RFA)   —  Đi buôn rau sạch    -(RFA)

Thế giới

Quân nổi dậy phản công, Ukraine xin gia nhập NATO  -(VnEc)   >>>   Nguy cơ với kinh tế Nga tăng mạnh vì Ukraine
Nhiều lính Nga biến mất bí ẩn  -(VnEc)- Nhiều lính Nga đang phục vụ trong quân ngũ bỗng dưng mất liên lạc, hoặc có tin đã được đưa xác về nhà…
Tổng thống Putin: Đừng đùa với nước Nga  -(TT)   —  Thủ tướng Úc cân nhắc đề nghị ‘cấm cửa’ ông Putin tại Thượng đỉnh G20  -(TNO)
Người Trung Quốc ở Iraq   -(TTCT) – Tại sao Trung Quốc lại sớm lên tiếng tán đồng Mỹ không kích Iraq song lại hục hặc với Mỹ chuyện Thủ tướng Nouri Maliki?
Thủ tướng Ấn bắt đầu thăm Nhật : Hợp tác an ninh là trọng tâm nổi bật  -(RFI)   —   Đài Loan chi hàng tỷ đô la tăng cường phòng thủ đề phòng với Trung Quốc -(RFI)
Người giữ tiền riêng của Kim Jong Un bỏ trốn  -(Soha) – Đại diện cấp cao tại ngân hàng Joson Daesong của Triều Tiên ở đông bắc nước Nga đã ôm khoảng 5 triệu USD tiền “ngân quỹ riêng” của lãnh đạo Kim Jong Un bỏ trốn
Anh quốc nâng mức báo động khủng bố   -(BBC)  —  Miến Điện phát hiện “thiếu” 9 triệu dân so với dự đoán -(RFI)
IMF vẫn tin cậy vào Tổng giám đốc Christine Lagarde sau khi bị khởi tố -(RFI)   —  Dịch Ebola tiếp tục lây lan sang quốc gia khác ở tây Phi -(RFI)
Cần 70 triệu USD để cứu trợ các vùng kiểm dịch Ebola  -(RFA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học- Xã hội

Biết dời hiện vật ngoại lai đi đâu!  -(NLĐ)
90% sinh viên sư phạm thực tập giỏi  -(NLĐ)

Hà Tĩnh:  -Hình ảnh xe sang tậu chỉ để quản lý… cống nước  -(VNN) -Chiếc xe sang LandCruiser trị giá 3,63 tỷ được UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) mua về nhằm mục đích quản lý, vận hành hệ thống thoát nước trong thị xã bé nhỏ. Gần 1 năm qua không được sử dụng.
Cuộc chạy trốn nghẹt thở của nữ sinh bị bắt làm ‘nô lệ tình dục’  -(VNN)
Bộ Công Thương nói gì trước hàng loạt thông tin tiêu cực?  -(VnEc)
Đi cướp để… trả nợ ngân hàng  -(TN)   —  Cơ quan điều tra không đề nghị truy tố bác sĩ Tường về tội danh giết người  –  (TNO)
Quốc Hùng là công ty của vợ con ông chánh thanh tra ‘ăn hai đầu lương’  -(PLTP) -Ngày 29-8, một nguồn tin cho biết ban giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận đang tiến hành họp để kiểm điểm và xử lý việc ông Nguyễn Quốc Thắng, Chánh Thanh tra đơn vị này, đã đứng ra giải thích thắc mắc của nông dân tại trụ sở Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Xây lắp điện Quốc Hùng và khẳng định mình “ăn hai đầu lương”.
Dư luận thắc mắc: Thực sự chủ của Công ty Quốc Hùng là ai mà lại được đích thân chánh Thanh tra Điện lực Bình Thuận đứng ra giải quyết, “bảo kê” cho tất cả khách hàng hợp đồng với công ty này. Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty Quốc Hùng có hai thành viên góp vốn do bà Nguyễn Thu Hương làm giám đốc và bà Nguyễn Thị Thanh Hảo làm thành viên. Bà Hương là con gái ruột, còn bà Hảo là vợ của ông chánh thanh tra! Chính vì điều này mà Công ty Quốc Hùng được thực hiện việc thí nghiệm điện!Chánh thanh tra khoe ăn hai đầu lương
Bắt “nữ tặc” nhiều lần trộm xe đạp điện   -(NLĐO)   >>>   Cựu cảnh sát chống ma túy cầm đầu đường dây buôn bán ma túy  :Làm đúng nghề  >>>   Lâm tặc đánh hạt phó kiểm lâm nhập viện    >>>>   Bắt thêm băng lừa đảo qua điện thoại
 PGĐ nổ súng, hai người bị găm chục viên đạn chì   -(ĐV)

2910. Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?

Hoàng Xuân Phú
29-08-2014
Vậy là  đã được Quốc hội khóa XIII thông qua vào ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Nếu coi là “Hiến pháp mới”, thì e rằng ăn quá non nên gạo còn sống sượng. Còn nếu gọi là “Hiến pháp sửa đổi”, thì có lẽ hâm quá đà nên cơm cũ đã cháy khê.
Dù muốn hay không, Hiến pháp 2013 cũng chi phối cuộc sống của Nhân dân ta và sự phát triển của Dân tộc ta trong thời gian tới. Do đó, thay vì ca ngợi ngất trời hay chê bai triệt để, nên tìm hiểu những biến đổi về nội dung của Hiến pháp, để đoán biết hệ quả mà phòng xa hay tận dụng, đồng thời để thấy rõ hơn tâm và tầm của bộ máy lập hiến.  Theo tinh thần ấy, bài này trao đổi về hệ quả của một số thay đổi trong Hiến pháp 2013.
Phần 1 nhận diện mấy nội dung vốn tồn tại trong Hiến pháp 1992, nay bị Hiến pháp buông rơi, mặc dù vẫn còn cần thiết. Chẳng hạn:
-       Đòi hỏi “Các cơ quan Nhà nước… đơn vị vũ trang nhân dân… phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”;
-       Qui định trách nhiệm của công an nhân dân là phải “bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân;
-       Cam kết “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”.
Phần 2 điểm mặt ba thay đổi theo hướng tiến bộ liên quan đến quyền sau song sắt, mà những người dính vòng lao lí nên biết để đấu tranh đòi thực hiện.
Phần 3 đề cập đến hiện tượng rộ nở thuật ngữ “công khai” trong Hiến pháp 2013. Đáng lưu ý là hai khoản hiến định mà công dân quan tâm đến vận nước nên tận dụng, đó là:
-       Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác… phải được sử dụng… công khai” (Khoản 1 Điều 55 Hiến pháp 2013),
-       Quốc hội họp công khai” (Khoản 1 Điều 83 Hiến pháp 2013).
Phần 4 cảnh báo nguy cơ quyền con người và quyền công dân có thể bị khước từ hay cản trở bởi mệnh đề: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” – Một mối họa chỉ tương xứng với chính trường hoang dã và xa lạ với nhà nước pháp quyền đích thực. Buồn thay, căn cứ vào nguyên tắc lập hiến và lập pháp, thì mưu mô đó thuộc loại mánh lới bất thành.
Phần 5 phân tích sai lầm tai hại trong việc dùng Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 để hiến định khả năng hạn chế quyền con người và quyền công dân. Sơ sẩy khi hiến định quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở” tại Điều 22 Hiến pháp 2013 là ví dụ điển hình, cho thấy có những thay đổi chưa chắc đã phản ánh đúng dụng ý của tác giả. Do đó, thay vì ghi nhận một số thể hiện có vẻ tiến bộ trong Hiến pháp 2013, ta lại phải băn khoăn với câu hỏi: Thực ra họ sửa nhầm hay đổi thiệt?
  1. Hiến pháp buông rơi
Chẳng nhất thiết và cũng chẳng thể ghi hết mọi điều quan trọng vào Hiến pháp. Nhưng khi Lời nói đầu khẳng định rằngHiến pháp 2013 “kế thừa… Hiến pháp năm 1992″, thì việc nó buông rơi một số nội dung vẫn còn hợp lý và cần thiết của Hiến pháp 1992 có thể bắt nguồn từ dụng ý sâu xa, mà ta không thể làm ngơ.
  1. 1.
Lạm dụng quyền lực là xu hướng mang tính bản năng của thế lực cầm quyền. Do đó, với tư cách là công cụ pháp lý cơ bản để điều khiển hoạt động của Nhà nước, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Hiến pháp phải là kiểm soát và kiềm chế bộ máy Nhà nước. Trong hoàn cảnh nhà cầm quyền hay hành động bất chấp Hiến pháp và pháp luật, thì khoản hiến định sau đây tại Điều 12 Hiến pháp 1992 là rất cần thiết:
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phảinghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.”
Tiếc rằng, như đã trao đổi ở bài “Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp”, khi liệt kê những đối tượng phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”, cả Hiến pháp 1992 lẫn Hiến pháp 2013 đều chừa lại thế lực “siêu nhà nước”, cần phải kiềm chế nhất, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Điều ấy cũng phi lý như chỉ nhìn nhận cái “nhà” (“nhà ngói” thay vì“nhà nước”) từ “trần giả” trở xuống và cố tình bỏ qua cái “nóc”, rồi khi bị “dột” thì lại giả vờ ngu ngơ “không rõ nước rơi từ đâu”. Đáng tiếc hơn nữa, đòi hỏi Các cơ quan Nhà nước… đơn vị vũ trang nhân dân… phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật (trong Hiến pháp 1992) đã bị bỏ rơi, và được nới lỏng trong Hiến pháp 2013 như sau:
“Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.” (Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013)
Điều tệ hại là, sau khi cố tình bỏ đi chữ “phải”, điều khoản trên không còn thể hiện trách nhiệm hiến định, bắt buộc Nhà nước phải thực hiện, mà trở thành mệnh đề khẳng định, công chứng cho một trạng thái phi thực tế, như thể nó đã mặc nhiên tồn tại. Hơn nữa, cho dù hiểu đó là một yêu cầu, thì các cơ quan Nhà nước “muốn theo” hay “theo được” bao nhiêu thì “theo”, không nhất thiết phải “chấp hành”, càng không cần phải “nghiêm chỉnh”. Vậy là tấm gương xấu của Điều 4 dành cho ĐCSVN đã phản chiếu sang Điều 8 dành cho các cơ quan Nhà nước.
Vốn dĩ đã quen hành động bất chấp pháp luật, nay được Hiến pháp “giải thoát” khỏi nghĩa vụ “nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”, thì các “con trời” sẽ còn lộng hành đến mức nào nữa?
Từ lúc Hiến pháp 2013 có hiệu lực, các vụ tử vong trong khi hoặc sau khi “làm việc” với công an diễn ra dồn dập hơn, mặc dù “đang xét xử 5 công an… đánh chết anh Ngô Thanh Kiều” (vào ngày 13/5/2013 tại Phú Yên). Nếu không cóthương tích đầy mình làm bằng chứng, như trường hợp Huỳnh Nghĩa (39 tuổi, ở tỉnh Đắk Nông, chỉ vì bị nghi là hái trộm hạt tiêu mà tử vong sau khi “làm việc” với công an vào ngày 13/2/2014), thì lý do tử vong được công bố “đương nhiên” là do “tự tử”. Chẳng hạn, Huỳnh Nhất Trung (20 tuổi, ở tỉnh Bình Định) “treo cổ tự tử chết trong nhà tạm giữ công an huyện Vân Canh” vào tối 11/3/2014. Sáu ngày sau (tức 17/3/2014), Bùi Thị Hương (42 tuổi) “được công an phường Tân Đồng (thị xã Đồng Xoài, Bình Phước) mời lên trụ sở làm việc vì nghi ngờ liên quan đến việc đem đi bán 2 chỉ vàng giả… chết trong tư thế treo cổ bằng áo gió trên cửa phòng tạm giữ hành chính.”
Phải chăng, sự gia tăng tử vong do “làm việc” với công an là hệ quả của việc Hiến pháp 2013 bỏ rơi đòi hỏi “Các cơ quan Nhà nước… đơn vị vũ trang nhân dân… phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”?
  1. 2.
Vốn dĩ, Hiến pháp 1992 quy định về lực lượng công an như sau:
Điều 47  Nhà nước xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm.
Điều này được “đơn giản hóa” đáng kể trong Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 67  Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.”
Vậy là, khi đã được nuôi no đủ, có vũ khí tối tân, thậm chí sắp được trang bị cả máy bay, tàu thủy, thì cũng qua cái thời hiến định “công an nhân dân” phải “dựa vào nhân dân”. Đồng thời, Hiến pháp 2013 cũng “giải phóng” công an khỏi trách nhiệm “bảo đảm… các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa.
Thực ra, thiên hạ vẫn thường chứng kiến công an xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, còn chuyện công an “bảo đảm” các quyền đó thì nghe giống như cổ tích. Cho nên, có lẽ sẽ trung thực hơn nếu xóa bỏ chuyện hoang đường ấy ra khỏi Hiến pháp.
Nhưng tại sao lại “giải phóng” lực lượng công an khỏi cả trách nhiệm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, trong khi họ sống và hành nghề bằng tiền của Nhân dân? Đừng ngụy biện rằng nội dung ấy đã chứa đựng trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”. Bởi vì nhiệm vụ còn sót lại này cũng đã từng tồn tại song song trong Hiến pháp 1992 cùng với nội dung vừa bị bỏ rơi. Hơn nữa, đối với những tay súng“chỉ biết còn Đảng, còn mình” (xem Ảnh 1) thì trật tự, an toàn xã hội” trước hết là sự an toàn của lãnh đạocủa chế độ,và “chống tội phạm” trước hết là chống những người mà giới cầm quyền không ưa nên quy kết là “thù địch”.
H1Ảnh 1: “CÔNG AN NHÂN DÂN CHỈ BIẾT CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH” (Nguồn: Internet)
Nếu có biểu tình, dù chỉ lác đác mươi người thực thi quyền hiến định và chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo hay phản đối tham nhũng, thì họ cũng coi đó là hành động đe dọa sự an toàn của chế độ, và ngay lập tức huy động lực lượng đông đảo để giải tán, thậm chí để đàn áp. Còn nếu tính mạng và tài sản của Nhân dân bị đe dọa, thì điều động lực lượng“mỏng” và can thiệp “thận trọng” đến mức… trật tự xã hội ngày càng thêm hỗn loạn. Viết như vậy, bởi tin rằng: Nếu thực sự muốn thì lực lượng công an thừa sức để điều tra và khống chế nhiều tệ nạn xã hội đang hoành hành.
Thay vì bảo vệ, họ lại cư xử với nạn nhân như với kẻ thù của chế độ. Họ đang tâm xả đạn như mưa vào nhà dân, để mở đường cướp tài sản hợp pháp của dân, như đã diễn ra ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012. Coi người dân như hình nộm để tập bắn, nên gọi cuộc xả đạn về phía người dân là “diễn tập”, và cao hứng tự ca rằng “không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Rồi còn công khai tuyên bố rằng: “Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách… rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả.” Cứ tưởng, hành động và phát ngôn như vậy trong Nhà nước của Nhân dân thì bị cách chức, thậm chí bị loại khỏi ngành công an và bị truy tố trước pháp luật. Ai dè sau một thời gian ngắn còn được vinh danh bởi quân hàm Thiếu tướng.
Chưa đầy năm tháng sau trận xả đạn ở Tiên Lãng, vào ngày 24/4/2012, họ lại điên cuồng đánh đập dã man cả hai phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam đến tác nghiệp ở Văn Giang, vì tưởng đó là dân đen, dám đứng nhìn bầy quân cướp đất.
Những hành động ngạo ngược hại dân diễn ra nơi nơi, nhiều không kể xiết… Khi còn hiến định trách nhiệm “bảo đảm… các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân” mà họ còn hành động như vậy, thì rồi đây sẽ còn tệ hại đến mức nào nữa?
  1. 3.
Hiến pháp 1992 quy định về quyền bầu cử và ứng cử như sau:
Điều 54  Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”
Điều này được viết lại trong Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 27  Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”
Nghĩa là bỏ đi mệnh đề không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú”, vốn dĩ đã xuất hiện tại Điều 23 Hiến pháp 1959, sau đó được tiếp tục duy trì trongĐiều 57 Hiến pháp 1980 và Điều 54 Hiến pháp 1992.
Thuở còn quy định không phân biệt… thành phần xã hội…” thì đã rất phân biệt, đến mức khó lòng tự ứng cự nếukhông thuộc “thành phần xã hội” được bộ máy cầm quyền lựa chọn và đề cử. Vậy thì rồi đây sẽ ra sao?
  1. 4.
Về quyền khiếu nại, tố cáoĐiều 74 Hiến pháp 1992 quy định:
“Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.”
“Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh.”
Nội dung trên được thay bằng một câu gọn lỏn như sau trong Điều 30 Hiến pháp 2013:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo.”
Nghĩa là đòi hỏi “xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định” và “kịp thời xử lý nghiêm minh” bị loại bỏ ra khỏi Hiến pháp 2013. Để thấy rằng việc loại bỏ này không phải là vô tình, hay do các tác giả của Hiến pháp 2013 muốn lược bớt tất cả các ràng buộc về thời gian, chỉ cần lưu ý rằng quy định những người bị chất vấn “có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định” tại Điều 98 Hiến pháp 1992 vẫn được bảo lưu nguyên vẹn tại Điều 80 Hiến pháp 2013.
Bấy lâu nay, khiếu nại, tố cáo của công dân hay bị ngâm tôm quá lâu, khiến nhiều người phải lang thang khiếu kiện suốt chục năm trời. Rồi đây, khi ràng buộc về thời gian xử lý đã bị xóa khỏi Hiến pháp, thì người dân sẽ phải mòn mỏi chờ đợi thêm bao lâu nữa?
  1. 5.
Đáng lưu ý là quy định
“Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”
tại Điều 70 Hiến pháp 1992 đã bị loại bỏ ra khỏi điều hiến định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp 2013 (tức là Điều 24). Tại sao lại như vậy? Chẳng nhẽ quy định ấy không còn cần thiết trong chế độ đã từng diễn ra phong trào đập phá đền chùa nhân danh chống mê tín dị đoan? Hay là để tránh mâu thuẫn với thực tế chiếm đất tôn giáo vẫn xảy ra đó đây?
Mấy vị Hòa thượng, Thượng tọa, Linh mục… trong Quốc hội có đấu tranh đòi bảo lưu điều hiến định bảo hộ nơi thờ tự hay không? Hay vì quá mải lo thực hiện sứ mạng bảo vệ chế độ, mà quên mất vai trò phải đóng trong Quốc hội, là đại diện và bảo vệ tín ngưỡng, tôn giáo?
Điều đáng lo ngại là: Liệu việc chiếm đất của các cơ sở tôn giáo có gia tăng sau khi xóa bỏ hiến định “nơi thờ tự… được pháp luật bảo hộ” hay không?
  1. Quyền sau song sắt
Một trong những tên gọi trớ trêu nhất trong tiếng Việt thời nay là “cơ quan bảo vệ pháp luật”, vì chính các cơ quan đó lại hay vi phạm pháp luật nhất. Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ là một ví dụ điển hình trong muôn vàn vụ việc, đã và đang xảy ra thường xuyên trên mọi miền Tổ quốc. Tại sao nhân danh bảo vệ pháp luật mà lại vi phạm pháp luật như vậy? Chắc hẳn, pháp luật chỉ là thứ mà họ vin vào, chứ không phải là cơ sở pháp lý mà họ tôn trọng và tuân theo khi thao túng quyền lực.
  1. 1.
Những người bị bắt, bị giam “thân cô thế cô” trong chốn ngục tù, dù “đúng người đúng tội” cũng rất cần được luật sư bảo vệ và trợ giúp pháp lý. Nếu bị bắt oan thì lại càng cần luật sư bênh vực. Thế nhưng, bộ máy điều tra, giam giữ thường cô lập nghi can, bị can, bị cáo, không cho họ có điều kiện lựa chọn và tiếp xúc với luật sư, đặng dễ bề tra hỏi, ép cung, dàn dựng… Thậm chí, nhiều người bị ép buộc phải khước từ luật sư do người nhà đứng ra mời và chấp nhận luật sư do bên điều tra áp đặt, nên dù có bào chữa cũng bằng… âm.

Về “quyền bào chữa”, Hiến pháp 1992 quy định như sau, trong khuôn khổ hiến định trách nhiệm của Tòa án:
Điều 132  Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình…”
Như vậy, Hiến pháp 1992 chỉ đề cập đến “quyền bào chữa của bị cáo, tức là của “người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử” (theo định nghĩa tại Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự). Nếu Hiến pháp chẳng hề đề cập tới “quyền bào chữa” thì có thể cũng chẳng hề chi, nhưng khi đề cập một cách không đầy đủ thì lại trở thành tai hại, vì có thể tạo ra cách nghĩ sai lầm là người bị bắt, người bị tạm giam giữ (theo định nghĩa tại Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự) và bị can (tức là “người đã bị khởi tố về hình sự” – theo định nghĩa tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự) không có “quyền bào chữa”.
Tuy nhiên, hạn chế của Hiến pháp 1992 không phải là lý do duy nhất khiến “quyền bào chữa” của “người bị tạm giữ, bị can” bị xâm phạm tràn lan. Bởi vì Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định rõ ràng rằng:
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.”
“Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.”
Hạn chế kể trên của Hiến pháp 1992 được khắc phục một phần bởi Khoản 7 Điều 103 Hiến pháp 2013, trong khuôn khổ hiến định trách nhiệm của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân:
“Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.”
(Tức là ngoài “bị cáo” thì thêm đối tượng “bị can” cũng được bảo đảm “quyền bào chữa”.) Và nó được khắc phục nhiều hơn bởi Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013, trong khuôn khổ hiến định quyền con người:
Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.”
Như vậy, theo quy định của Hiến pháp 2013, kể từ khi “bị bắt” đến khi “bị xét xử”, mọi người đều “có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.
Có điều, một khi đã đề cập đến quyền con người trong vòng lao lí, thì Hiến pháp viết như vậy vẫn chưa đầy đủ. Từ “bào chữa” khiến người ta chỉ chú tâm vào việc “bênh vực cho đương sự trước tòa án”, tức là khi xét xử, và cùng lắm là mở rộng ra lúc điều tra, khi công an thẩm vấn đối tượng để xác định tội phạm. Nhưng lúc ở sau song sắt, ngoài giờ hỏi cung hay xét xử, dù trước khi ra tòa hay đang thi hành án, thì đương sự vẫn cần được luật sư trợ giúp và bảo vệ trước sự cư xử trái pháp luật của bộ máy điều tra và giam giữ. Vậy nên cần sửa lại Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013, bằng cách bổ sung thêm thời gian “thi hành án” cũng như “quyền được luật sư bảo vệ và trợ giúp pháp lý”, đại loại có thể viết như sau:
“Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, hoặc thi hành án có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, có quyền được luật sư bảo vệ và trợ giúp pháp lý.”
  1. 2.
Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013 hiến định:
“Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luậtnghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.”

Vốn dĩ, quy định “xét xử độc lập” và “chỉ tuân theo pháp luật” đã có trong Điều 130 Hiến pháp 1992, song khoản hiến định đó tỏ ra vô dụng trên thực tế. Các thẩm phán vẫn hay bị các loại cấp trên chi phối.

Nay có thêm quy định “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử”, liệu nó có thể góp phần kích hoạt lòng tự trọng của các thế lực quen thói lộng quyền và đánh thức lương tâm nghề nghiệp của các thẩm phán quen phán xử theo lệnh trên hay không?
Ít nhất, về mặt pháp lý, các thẩm phán không thể biện hộ cho hành vi uốn cong cán cân công lý để xử sai, và các tầng thượng cấp không thể chối tội nếu bất chấp Hiến pháp để can thiệp vào việc xét xử của tòa án. Và họ không thể dùng pháp luật hiện hành để gỡ tội khi đứng trước vành móng ngựa trong chế độ kế tiếp.
  1. 3.
Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 hiến định:
Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.”
“Nguyên tắc tranh tụng” là gì? Trong bài “Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa, cơ sở hình thành phán quyết của Tòa án”, Tiến sĩ Nguyễn Sơn – Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – đã giải thích:
Tranh tụng trong tố tụng hình sự: là sự tranh luận của bên buộc tội và bên bào chữa, dựa trên những chứng cứ được đưa ra trước phiên tòa do các bên thu thập theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là cơ sở để Tòa án ra phán quyết có hiệu lực thi hành, nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con người.”
Khi viết “là cơ sở…”, chứ không phải “là một trong những cơ sở…”, thì có nghĩa đó là “cơ sở duy nhất”. Tức là: Khi phán quyết, Tòa án phải dựa và chỉ được dựa trên kết quả tranh luận trước tòa giữa bên buộc tội và bên bào chữa.Không được khăng khăng bám vào những chứng cứ hay lời khai nhận do bên điều tra và công tố đưa ra, bất chấp lập luận của bên bào chữa. Càng không thể phán quyết theo “bản án bỏ túi”, được thế lực nào đó ấn định từ trước khi diễn ra tranh luận tại phiên tòa.

Hệ quả của Điều 103 Hiến pháp 2013 là: Những thẩm phán chân chính có thêm cơ sở pháp lý để phán xử tử tế, theo đúng lương tâm nghề nghiệp. Còn những thẩm phán bù nhìn thì mất bớt đường biện hộ cho bản lĩnh kém cỏi và hành động vô lương của mình. Số phận dân oan sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào việc họ có được thẩm phán chân chính xét xử và được luật sư đủ tài năng bào chữa hay không.

  1. Rộ nở“công khai”
Một trong những nét đặc biệt trong Hiến pháp 2013 là từ “công khai” đột nhiên “nở rộ”. Từ này vốn chỉ xuất hiện hai lần trongHiến pháp 1946 và đúng một lần trong mỗi bản Hiến pháp 1959Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992. Nhưng nó xuất hiện đến 7 lần trong Hiến pháp 2013.
  1. 1.
Về cơ bản, đó là một triệu chứng tốt. Nhưng đôi khi, ý nghĩa của từ “công khai” lại khá khó hiểu, chẳng hạn:
“Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”  (Khoản 2 Điều 28 Hiến pháp 2013)
“Công khai… trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” có nghĩa là thế nào? Nếu công dân “kiến nghị” về vấn đề gì đó, thì cứ việc lặng lẽ mà “tiếp nhận”, xem xét và giải quyết nghiêm túc, rồi “phản hồi” trực tiếp cho người có kiến nghị. Như vậy đã có thể coi là đủ. Có nhất thiết phải “công khai”, công bố với thiên hạ, rằng ông nọ bà kia kiến nghị cái ấy,nhưng chẳng được chấp thuận vì lý do nào đấy, khiến người đó bị cười chê, hay không? Đặc biệt, khi công dân muốn kiến nghị, tố cáo một cách kín đáo về hành vi tham nhũng của quan chức, thì có nên “công khai” cho tham quan biết để trả thù hay không?
Và đây nữa:
Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phảicông khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.” (Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp 2013)
Tại sao lại đưa ra đòi hỏi “phải công khai” (khi đã có yêu cầu “minh bạch”) trong hoàn cảnh này? Nếu không hiến định “công khai”, thì người dân có thể chấp nhận để cho việc thu hồi đất” diễn ra kín đáo, vụng trộm hay không? Và “phải công khai” đến mức độ nào? Điều mà người dân muốn biết là danh tính của các thế lực nấp sau “việc thu hồi đất” để chia chác lợi lộc, vậy thì có định “công khai” về chúng hay không?
  1. 2.
Có một yêu cầu “công khai” đã trở thành kinh điển, đó là:
Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.” (Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013)
Nội dung Tòa án nhân dân xét xử công khai” đã xuất hiện trong tất cả các hiến pháp của chế độ này, tại Điều 67 Hiến pháp 1946Điều 101 Hiến pháp 1959Điều 133 Hiến pháp 1980 và Điều 131 Hiến pháp 1992. Tiếc rằng, cái đòi hỏi chính đáng đó đã trở thành hiện thân của sự dối trá trắng trợn. Tuyên bố là “xét xử công khai”, nhưng lại tung ra lực lượng dày đặc để ngăn cấm những người quan tâm tiếp cận khu vực xử án, đến mức cả bố mẹ, anh chị em ruột của bị cáo cũng không được vào phòng xét xử. Thực tế đó diễn ra triền miên, ngang nhiên… Ấy vậy mà các cấp lãnh đạo vẫn cứ làm ngơ, như thể không hề hay biết. Trớ trêu hơn, với tư cách “đại biểu cao nhất của Nhân dân”, “thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp” và “giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” (Điều 69 Hiến pháp 2013), đại biểu Quốc hội vẫn bỏ qua, không đòi hỏi Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Công an (là những chức vụ do Quốc hội “bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm” hoặc “phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức” theo quyền hạn được hiến định tại Điều 84 Hiến pháp 1992 và Điều 70 Hiến pháp 2013) ra lệnh thuộc hạ chấm dứt cái tệ nạn vi hiến, phi pháp ngang nhiên ấy.
Lần này, bên cạnh đòi hỏi “xét xử công khai” trong khuôn khổ hiến định trách nhiệm của tòa án, Hiến pháp 2013 còn bổ sung thêm quy định “xét xử công khai” vào quyền con người, là “được… xét xử công khai”:
Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.” (Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp 2013)
Hy vọng rằng, khi được nhấn mạnh đến hai lần trong Hiến pháp, nhà cầm quyền sẽ không tiếp tục coi quy định “xét xử công khai” như một trò đùa pháp lý. Và người dân cũng ý thức rõ hơn quyền hiến định của mình, để mà cương quyết đấu tranh, đòi nhà cầm quyền phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh.
  1. 3.
Đòi hỏi “công khai” mới mẻ sau đây kéo theo một hệ quả quan trọng:
Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.” (Khoản 1 Điều 55 Hiến pháp 2013)
Có nghĩa là từ nay, các cơ quan Nhà nước phải “công khai” mọi khoản chi tiêu thuộc “ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý”.
Cơ sở chính đáng của quy định này là: Tiền bạc và của cải mà Nhà nước đứng ra quản lý chính là của Nhân dân, nênNhân dân có quyền biết và phải biết để giám sát xem Nhà nước chi tiêu có hợp lý hay không. Biết để còn can thiệp, hay ngăn chặn trong trường hợp cần thiết, chứ không phải biết chỉ để mà tức… Vì thế, Nhân dân phải biết đủ sớm, chứ không phải đợi đến lúc mọi chuyện trôi qua, khi tiền bạc, của cải của Nhân dân đã “không cánh mà bay”, và thủ phạm đã “hạ cánh an toàn”… Quy định phải được sử dụng… công khai” cần được hiểu là phải “công khai” từ trước khi “sử dụng”, tức là từ khi lập kế hoạch “sử dụng”. Điều đó cũng giống như việc người điều khiển phương tiện giao thông phải có tín hiệu báo hướng rẽ từ trước khi rẽ, chứ không phải rẽ xong rồi mới phát tín hiệu rẽ. Muộn nhất thì cũng phải “công khai” trong khi đang “sử dụng”, chứ không thể đợi đến lúc xong xuôi hay sau một thời gian thì mới “công khai”.
Cần phải nhấn mạnh, rằng Điều 55 Hiến pháp 2013 quy định phải “công khai” tất cả các khoản chi tiêu đó, không có ngoại lệ. Nghĩa là phải “công khai” cả các khoản chi cho đảng cầm quyền, cũng như chi cho bộ máy quốc phòng và bộ máy an ninh
Hệ quả hiển nhiên là: Không được coi những thông tin ấy là “bí mật Nhà nước” và không được phép đóng dấu “mật” hay “tuyệt mật” lên các tài liệu liên quan, bởi vì như vậy là vi hiến. Hơn thế nữa, không được kết tội những công dân lưu trữ hay công bố tài liệu liên quan là “chiếm đoạt bí mật Nhà nước” hay “làm lộ bí mật Nhà nước”(theo Điều 263 Bộ luật hình sự).
  1. 4.
Với việc thông qua Hiến pháp 2013, Quốc hội đã tự dành cho mình một cam kết “công khai”, đó là:
Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.” (Khoản 1 Điều 83 Hiến pháp 2013)
Việc hiến định Quốc hội họp công khai” không phải là ngoại lệ hiếm hoi, mà là thông lệ khá phổ biến trong hiến pháp của các nước trên thế giới, ví dụ như Hiến pháp Ba Lan (Điều 113), Hiến pháp Bỉ (Điều 47), Hiến pháp Bồ Đào Nha (Điều 116), Hiến pháp Đan Mạch (Điều 49), Hiến pháp Đức (Điều 42), Hiến pháp Hungari (Chương Nhà nước, Điều 5), Hiến pháp Hy Lạp(Điều 66), Hiến pháp Na Uy (Điều 84), Hiến pháp Nhật (Điều 57), Hiến pháp Pháp (Điều 33), Hiến pháp Thụy Điển (Chương 4, Điều 9)…
Ở Việt Nam, nội dung Quốc hội họp công khai” đã xuất hiện trong Hiến pháp 1946 (Điều thứ 30), nhưng nó bị thủ tiêu trong ba bản hiến pháp kế tiếp (từ năm 1959), để rồi sau 54 năm mới lại được tái hiện trong Hiến pháp 2013.
Quốc hội họp công khai” có nghĩa là thế nào? Có thể tìm thấy câu trả lời rõ ràng ngay trong Hiến pháp 1946 của chính chế độ này:
Điều thứ 30  Nghị viện họp công khaicông chúng được vào nghe. Các báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận và quyết nghị của Nghị viện. Trong những trường hợp đặc biệt, Nghị viện có thể quyết nghị họp kín.”
Vâng, đặc điểm tối thiểu của “họp công khai” là “công chúng được vào nghe”
Hiển nhiên phải là như vậy! Vì “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân”, do Nhân dân bầu ra, để thay mặt Nhân dân đóng vai trò “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” trong đất nước mà “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”, nên tất nhiên Nhân dân có quyền chứng kiến “cơ quan đại biểu” của mình họp hành, hoạt động như thế nào.
Nếu muốn thì công chúng phải được chứng kiến trực tiếp. Tức là “vào nghe” trực tiếp ngay trong phòng họp của Quốc hội, chứ không phải gián tiếp, qua thông tin tường thuật của tivi, đài, báo, đã bị biến dạng qua lăng kính chủ quan của nhà báo và bị bóp méo bởi cái gọi là “định hướng tuyên truyền”. Kể cả xem “truyền hình trực tiếp” trong phòng cách biệt (với phòng họp Quốc hội) hay qua chương trình TV cũng không phải là “chứng kiến trực tiếp”, vì tín hiệu truyền hình có thể “bị trục trặc” đúng những lúc gay cấn, hay ống kính ghi hình có thể bị quay lệch khỏi hướng đáng quan tâm.
Để công chúng có thể “vào nghe” trực tiếp thì phòng họp của Quốc hội phải được thiết kế và xây dựng tương ứng, có đủ chỗ cho công chúng “vào nghe”. Một hình mẫu có thể tham khảo là phòng họp của Quốc hội CHLB Đức, trong đó 6 khán đài với khoảng 430 chỗ ngồi (chưa kể chỗ đứng) được dành cho công chúng, khách và nhà báo, để họ có thể trực tiếp chứng kiến toàn cảnh phiên họp công khai của Quốc hội (xem Ảnh 2). Đương nhiên, công chúng phải tiến hành đăng ký và đợi đến lượt mình; còn Quốc hội thì phải có hướng dẫn cụ thể và cung cấp công cụ đăng ký trực tuyến để công chúng có thể đăng ký thuận lợi.
Liệu Nhà Quốc hội Việt Nam đang được xây dựng có phù hợp với tinh thần “Quốc hội họp công khai” (nghĩa là có chỗ cho công chúng “vào nghe”) hay không? Nếu không phù hợp, thì nhân dịp đề nghị bổ sung hơn 2.000 tỷ đồng cho Dự án Nhà Quốc hội, với lý do “thiết kế công trình Nhà Quốc hội được điều chỉnh theo hướng điều chỉnh lại công năng cho phù hợp với yêu cầu sử dụng mới”, phải nhanh chóng tạo dựng thêm chỗ cho công chúng “vào nghe”. Nếu phớt lờ, không chịu hiệu chỉnh theo tinh thần của Hiến pháp mới được thông qua, thì những người chịu trách nhiệm xây dựng Nhà Quốc hội và điều khiển các cuộc họp Quốc hội trong tương lai sẽ bị coi là vi phạm Hiến pháp.
Điều đáng lo hơn là liệu những người lãnh đạo Quốc hội đã thực tâm chấp nhận việc “Quốc hội họp công khai” hay chưa? Vốn dĩ, nhân danh “bảo vệ an ninh”, họ có thể chặn cả đường giao thông công cộng, ngăn không cho dân chúng đi qua khu vực mà Quốc hội họp. Thậm chí, họ từng ngang nhiên đưa ra lệnh cấm: “Phóng viên không được phỏng vấn và chụp ảnh đại biểu Quốc hội trong khu vực sảnh trước của hội trường – nơi đại biểu Quốc hội giải lao”. Phóng viên của báo chí chính thống, vừa thực hiện nhiệm vụ của bộ máy tuyên truyền “lề đảng” và thực thi quyền tự do báo chí, vừa đáp ứng yêu cầu truyền tải thông tin để cử tri cả nước theo dõi và giám sát hoạt động của Quốc hội, mà còn bị cản trở thô bạo như vậy, thì làm sao người lao động chân quê có thể len vào chốn “Quốc hội họp công khai”?
Đây là một trong những thử thách đầu tiên đối với Quốc hội sau khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực. Người dân có thể kiểm nghiệm thái độ tôn trọng và chấp hành Hiến pháp của chính bản thân Quốc hội, bằng cách sớm đăng ký tham gia chứng kiến trực tiếp các cuộc “họp công khai” của Quốc hội. Để tránh ngụy biện về hoàn cảnh chật chội, do chưa xây xong Nhà Quốc hội mới, có thể viết thẳng vào đăng ký rằng sẵn sàng đứng nghe hoặc mang theo ghế xếp để ngồi nghe.
Nếu Quốc hội viện cớ quanh co, không chịu thi hành cái điều khoản hiến định có thể dễ dàng thực hiện ngay lập tức, chẳng bị ai cản trở ngoài chính bản thân, thì chứng tỏ họ coi Hiến pháp vừa thông qua chỉ là trò đùa. Và nếu cơ quan lập hiến nhìn nhận như vậy thì đừng có hy vọng hão huyền vào sự tôn trọng Hiến pháp của bộ máy cầm quyền.
Ngược lại, nếu Quốc hội thực sự chấp nhận để người dân nào “vào nghe” các cuộc họp được hiến định là “công khai”, thì đó là một tín hiệu tốt, chứng tỏ Quốc hội cũng muốn xây dựng nhà nước pháp quyền.
  1. Mánh lới bất thành
Trong Hiến pháp 2013, có ba điều hiến định về quyền công dân được kèm theo câu “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” hay “… do luật định”, đó là:
Điều 23  Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 25  Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 27  Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Câu kèm theo đó mang dụng ý gì?
  1. 1.
Để trả lời câu hỏi trên, ta điểm lại quá trình thay đổi, biến dạng của điều hiến định về quyền “tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” qua các đời Hiến pháp của chế độ này.
Trong hai bản hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959), các quyền công dân thuộc thể loại này được hiến định một cách vô điều kiện, không bị hạn chế (xem Phụ lục I). Có lẽ, đó là biểu hiện của thế hệ cầm quyền mới thoát thân từ cương vị bị trịchưa kịp lĩnh hội đầy đủ kỹ năng quản lý xã hội, và cũng chưa bị nhiễm nặng “hội chứng cầm quyền”.
Hiến pháp thứ ba được thông qua vào năm 1980, giữa lúc đất nước đã thống nhất dưới sự lãnh đạo độc quyền của ĐCSVN. Trên đỉnh cao quyền lực, nhà cầm quyền không cần lấy lòng dân chúng như thời kỳ còn phải tranh chấp, nên một số quyền tự do của công dân trong Hiến pháp 1980 được hiến định kèm theo ràng buộc:
Điều 67  Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình,phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.
Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.
Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.”
Tức là “các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình” của công dân phải “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”, trong đó “lợi ích của chủ nghĩa xã hội” chiếm vị trí hàng đầu, còn “lợi ích của nhân dân” chỉ đứng hạng hai. Cả hai loại lợi ích đó và cái gọi là “lợi ích của Nhà nước” đều trừu tượng, nên dễ quy chụp những hành động của dân chúng mà nhà cầm quyền không thích là “không phù hợp” hay “xâm phạm”các lợi ích đó.
Hiến pháp thứ tư – Hiến pháp 1992 – ra đời vào lúc Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu đã sụp đổ đồng loạt,“chủ nghĩa xã hội” trở nên tai tiếng. Vì vậy, các nhà lập hiến Việt Nam đã xóa bỏ điều kiện “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội” và thay bằng ràng buộc “theo quy định của pháp luật”:
Điều 69  Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Việc đột nhiên hủy bỏ nội dung “Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó” (vốn có trong Điều 67 Hiến pháp 1980 và Điều 25 Hiến pháp 1959) cho thấy: Ngay từ khi ban hành Hiến pháp 1992 nhà cầm quyền đã không muốn chấp nhận người dân thực thi các quyền hiến định ấy. Trên thực tế, họ đã dựa vào điều kiện “theo quy định của pháp luật” để “câu giờ”, cố tình không ban hành các luật liên quan, để lập luận rằng: Khi chưa có pháp luật quy định cụ thể thì chưa thể hành động “theo quy định của pháp luật”.
Nguy hiểm tiềm tàng của thuật ngữ “theo quy định của pháp luật” ẩn chứa trong không gian bao la của cái gọi là “pháp luật”. Theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 172008/QH12, thì trong “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật” không chỉ có Hiến pháp và các luật, mà còn có cả “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân”. Hơn nữa, Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân số 31/2004/QH11 cho phép
“Hội đồng nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong những trường hợp… quyết định những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp…”
và cho phép
“Uỷ ban nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật… để thi hành Hiến pháp…”
Như vậy, cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp phường, xã cũng có thể viện cớ hiến định để hạn chế quyền công dân. Vì Hiến pháp không quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, nên khó chỉ ra một cách trực tiếp rằng các hành vi sai trái hạn chế quyền công dân của các cơ quan đó là vi hiến.
Trong khi trì hoãn hơn nửa thế kỷ, cố tình không ban hành luật để bảo đảm thực hiện các quyền hiến định, thì nhà cầm quyền lại sinh ra một số nghị định và thông tư để hạn chế quyền tự do của công dân. Điển hình là cặp Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA nhằm ngăn cấm thực thi quyền hội họp, biểu tình, và cặp Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-TTCP nhằm cản trở khiếu nại có nhiều người tham gia. Song bài Lực cản Nhà nước pháp quyền đã chỉ ra rằng các nghị định và thông tư đó vi phạm Hiến pháp và luật.
Như đã khẳng định trong bài “Quyền biểu tình của công dân”Chừng nào chưa có “quy định của pháp luật”, thì chừng ấy chưa có hạn chế đối với quyền biểu tình, nên công dân có quyền biểu tình một cách hoàn toàn tự do, theo đúng tinh thần của Hiến pháp 1992, không phải đợi đến lúc có Luật biểu tình hay một văn bản tương tự.
Sau mấy phương án dự thảo nhằm khắc phục tình trạng đuối lý (xem Phụ lục II), cuối cùng Hiến pháp 2013 (Điều 25)quy định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.”
Mệnh đề “theo quy định của pháp luật” (trong Điều 69 Hiến pháp 1992) được xóa đi, không phải vì sự hào phóng đột biến, mà để thay bằng câu sau:
Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Nghĩa là vẫn bảo lưu khả năng thao túng bao la của cái gọi là “pháp luật”. Đáng nói hơn, là ba chữ “việc thực hiện” được huy động vào cuộc. Để làm gì?
Một mặt, mục tiêu đặt ra chỉ là sửa đổi chứ không phải viết mới Hiến pháp, nên những chỗ thực sự cần thiết mới được sửa, nghĩa là thay đổi kể trên không thể vô tình, mà chắc đầy dụng ý. Mặt khác, bộ máy đương quyền càng tỏ ra ngu ngơ và gắn bó với đồng chí phương bắc bao nhiêu, thì lại càng ranh mãnh và đối kháng với Dân ta bấy nhiêu, cho nên chẳng ngạc nhiên khi năng lực sáng tạo của nhà cầm quyền lại được huy động để đối phó với Dân ta. Vì thuật ngữ “theo quy định của pháp luật” vẫn chưa đủ thuyết phục, nên nay thay nó bằng mệnh đề “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, hẳn là để nhấn mạnh rằng “các quyền này” chỉ được “thực hiện” khi có “pháp luật quy định”.
Với mánh lới mới mẻ này, một bức tường pháp lý vững chắc hơn trước được dựng lên vô thời hạn để cản công dân đến với quyền tự do. Nếu sau này bất đắc dĩ phải để công dân “thực hiện” quyền nào đó, thì họ sẽ dùng pháp luật để hạn chế đáng kể quyền ấy.
Đó có lẽ cũng là chìa khóa để giải mã thâm ý của Điều 23 (về quyền tự do đi lại và cư trú, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước) và Điều 27 (về quyền bầu cử và ứng cử) trong Hiếp pháp 2013.
  1. 2.
Nếu đấng sinh thành ra Hiến pháp 2013 nghĩ như vậy, thì đấy chỉ là ý muốn chủ quan của họ.
Không thể trì hoãn mãi mãi việc ban hành các luật liên quan. Chớ viện cớ thiếu thời gian hay thiếu kinh phí. Gần 70 năm đã trôi qua kể từ khi chế độ này ra đời, chẳng nhẽ vẫn chưa đủ thời gian để làm các luật bảo đảm thực thi quyền công dân hay sao? Bỏ hàng núi tiền của Nhân dân nuôi béo tham nhũng thì được, chẳng nhẽ trích một phần nhỏ kinh phí để làm luật lại không được hay sao? Hơn nữa, nhiều người sẵn sàng cùng nhau viết luật, và có đủ khả năng hoàn thành sản phẩm với chất lượng tốt trong thời gian ngắn. Chỉ cần Quốc hội chân thành đề nghị, thì họ sẽ ra tay. Nếu quả thật Quốc hội thiếu tiền, thì họ sẵn sàng làm không công, giống như bỏ công viết những bài như thế này.
Trong một thể chế xưng danh “Nhà nước pháp quyền” (Điều 2 Hiến pháp 2013) thì đảng cầm quyền cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Một khi đã hiến định rằng “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” và “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị” (Điều 16 Hiến pháp 2013), thì không thể đòi hỏi các tổ chức và cá nhân khác phải thực hiện những điều mà đảng cầm quyền và các đảng viên của nó không cần thực hiện.
Nếu đòi hỏi các tổ chức khác phải đăng ký và chỉ được hoạt động sau khi được cấp phép, thì sẽ vấp phải các câu hỏi sau đây: ĐCSVN đã làm thủ tục đăng ký thành lập khi nào? Đã được chính quyền thời đó cấp phép hay chưa? Cho đến nay, Luật quy định quyền lập hội, ban hành bởi Sắc lệnh số 102/SL-L004 do Chủ tịch Quốc hội Hồ Chí Minh ký ngày 20/5/1957, vẫn còn nguyên hiệu lực, và nó được lấy làm căn cứ cho Nghị định số 33/2012/NĐ-CP, mới được ký vào ngày 13/4/2012. Sắc lệnh này quy định:
Điều 4. Những hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này và đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại.”
Rõ ràng, ĐCSVN là “hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này” và “đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến”. Vậy thì, sau ngày 20/5/1957, ĐCSVN đã làm thủ tục “xin phép lại” hay chưa?
Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định:
“Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Cho đến tận bây giờ, Hiến pháp vẫn chưa xác định nhiệm vụ và quyền hạn của “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, trong khi hiến định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Hiến pháp và pháp luật cũng chưa hề ban hành “khuôn khổ” hoạt động của đảng. Song ĐCSVN không hề chờ đợi, mà vẫn ngang nhiên “hoạt động”. Vậy thì tại sao lại không chấp nhận cho công dân thực thi các quyền hiến định, mà đòi họ phải chờ đợi, đến khi có “pháp luật quy định” thì mới được “thực hiện các quyền này”?
  1. 3.
Như đã viết ở trên, các quyền công dân tại Điều 23Điều 25 và Điều 27 được hiến định không kèm theo ràng buộc, chẳng phải vì hào phóng bất thường, mà do dự định dùng luật và các văn bản dưới luật để “siết lại”. Tiếc thay, hiện trạng của Hiến pháp 2013 không cho phép bất kỳ ai triển khai ý đồ “siết lại” nữa. Vì sao?
Nguyên tắc sơ đẳng trong kỹ thuật lập hiến và lập pháp là: Luật và các văn bản dưới luật chỉ có thể hạn chế một quyền hiến định nào đó, nếu Hiến pháp cho phép hạn chế đích danh quyền ấy. Ví dụ, Hiến pháp CHLB Đức quy định như sau:
Điều 5
(1) Mọi người có quyền tự do phát biểu và phổ biến quan điểm của mình bằng lời nói, chữ viết và hình ảnh, và tự do tìm hiểu thông tin từ các nguồn có thể truy cập phổ thông. Tự do báo chí và tự do thông tin được đảm bảo. Không được kiểm duyệt.
(2) Những quyền này bị hạn chế bởi quy định trong các luật phổ quát, bởi quy định của Luật bảo vệ thanh thiếu niên, và bởi quyền được bảo vệ danh dự cá nhân…”
 “Điều 8
(1) Mọi người Đức đều có quyền tụ họp một cách hòa bình và không mang theo vũ khí, mà không cần phải trình báo hay được chuẩn y.
(2) Đối với các cuộc tụ họp ngoài trời, quyền này có thể bị hạn chế bằng luật hoặc trên cơ sở của một luật.”
Nguyên tắc sơ đẳng đó không phải là quá xa lạ với các nhà lập hiến Việt Nam. Có điều, lẽ ra phải được trình bày một cách rõ ràng và chính xác, Hiến pháp Việt Nam lại bị lây nhiễm cái ngôn ngữ của chính trường hoang vắng lòng trung thực: Khi nói thẳng thì không thật, còn sự thật thì lại bị úp mở, trình bày quanh co… Thay vì viết rõ là “quyền… có thể bị hạn chế bằng pháp luật”, thì lại che dấu sau thuật ngữ “có quyền… theo quy định của pháp luật”.
Trong Hiến pháp 1992, cụm từ “theo quy định của pháp luật” đã được viết kèm theo một số quyền công dân, đó là:
-       Quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Điều 54);
-       Quyền tự do kinh doanh (Điều 57);
-       Quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp (Điều 63);
-       Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 68);
-       Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 69).
Và quyền xây dựng nhà ở thì được gắn với điều kiện “theo quy hoạch và pháp luật” (Điều 62). Viết như vậy có nghĩa là có thể dùng pháp luật để hạn chế các quyền ấy.
Hiến pháp 2013 bỏ hiến định về quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp, đồng thời bỏ hiến định về quyền xây dựng nhà ở của công dân. Quyền tự do kinh doanh được hiến định đơn giản và rõ ràng hơn:
Điều 33  Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.”
Đây cũng là một cách hiến định, rằng có thể ban hành pháp luật để hạn chế quyền tự do kinh doanh.
Cách hiến định này cũng “tế nhị” như thuật ngữ “trái luật” trong hai ngữ cảnh sau đây:
“Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” (Điều 19 Hiến pháp 2013)
“Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.” (Điều 21 Hiến pháp 2013)
Ngụ ý là: Có thể ban hành luật để “tước đoạt tính mạng” của ai đó và cho phép một số đối tượng được quyền “bóc mở, kiểm soát, thu giữ… thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.
Rõ ràng là Hiến pháp 2013 không lãng quên nguyên tắc lập hiếnĐể có thể hạn chế một quyền hiến định bằng luật hay văn bản dưới luật, thì trước hết phải hiến định về khả năng hạn chế ấy. Vậy mà Hiến pháp 2013 lại hiến định mấy quyền một cách vô điều kiện tại Điều 23Điều 25 và Điều 27, không kèm theo hạn chế và cũng không có hiến định về khả năng hạn chế các quyền ấy bằng pháp luật.
Mệnh đề “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” được kèm theo chỉ cho phép ban hành pháp luật để hướng dẫn cách “thực hiện”, mà kết quả cuối cùng phải là người dân được “thực hiện” các quyền đó. Luật và các văn bản dưới luật không được phép gây khó dễ, nhằm cản trở hay tạo cớ ngăn cấm “thực hiện”, vì như vậy là vi phạm Hiến pháp 2013.
Có thể một số vị sẽ cố lập luận, rằng mệnh đề “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” chứa đựng khả năng dùng pháp luật để hạn chế hay khước từ “việc thực hiện các quyền này”. Song họ sẽ vấp phải câu hỏi: Tại sao không viết thẳng, viết rõ dự định hạn chế hay khước từ ấy trong Hiến pháp? Cố tình mập mờ để đánh lừa ai?
Khoản 1 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 12/2008/QH12 quy định:
“Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.”
Theo đó, nếu nhà cầm quyền dự định dùng pháp luật để hạn chế một quyền hiến định nào đó, thì phải trình bày dự định ấy trong Hiến pháp một cách “rõ ràng, dễ hiểu”, chẳng hạn: “Quyền này có thể bị hạn chế bằng pháp luật.”
Hiến pháp đích thực phải được viết một cách trung thực. Hiến pháp dành cho toàn thể Nhân dân, nên nó phải được “diễn đạt… rõ ràng, dễ hiểu” đến mức dân thường cũng có thể hiểu để thi hành. Không được vận dụng kỹ năng lập lờ lươn lẹo từ chính trường vào Hiến pháp nhằm đánh lừa người dân.
Có lẽ các nhà lập hiến CHXHCN Việt Nam chẳng có ý định đi xa đến mức chấp nhận những quyền con người, quyền công dân hoàn toàn “bao la”, không hề bị hạn chế. Nhưng “bút sa gà chết”, câu chữ mà họ sử dụng trong Hiến pháp 2013 chỉ cho phép kết luận như trên.
  1. Sai lầm tai hại
Điều gì khiến các nhà lập hiến sơ suất như vậy? Hẳn là do chủ quan, quá ỷ lại vào khả năng thao túng của Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, quy định rằng:
“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Ý đồ và hệ quả của nước cờ lạ lẫm này là gì?
  1. 1.
Vốn dĩ, nội dung của điều khoản trên được thể hiện trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013) tại Khoản 2 Điều 15 như sau:
“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.”
Bài “Teo dần quyền con người trong Hiến pháp” đã phê phán khoản dự thảo này và chỉ rõ: Danh sách “lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng” rộng đến mức có thể bao trùm mọi hoàn cảnh thông thường. Cho nên, nhà cầm quyền luôn có thể viện dẫn những lý do đó, nhằm giới hạn quyền con người và quyền công dân. Và bất cứ lúc nào họ muốn thì đều quan niệm là “trường hợp cần thiết”. Vì vậy, việc nhét chữ chỉ vào điều khoản ấy chẳng hề có tác dụng hạn chế phạm vi hành động của giới cầm quyền, mà cốt để ngụy trang, che đậy mục đích hiến định hóa việc chính quyền có thể giới hạn quyền con người và quyền công dân. Hơn nữa, dự thảo không hề đề cập ai và cấp nào có quyền giới hạn. Điều đó mở đường cho bộ máy cầm quyền các cấp có thể can thiệp tùy tiện vào quyền con người và quyền công dân.
  1. 2.
Để khắc phục nguy cơ tùy tiện, các nhà lập hiến đã bổ sung thêm ràng buộc “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật vào Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013. Điều kiện này kéo theo hệ quả gì?
Trước kia, bài Lực cản Nhà nước pháp quyền đã dựa vào nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được hiến định tạiĐiều 112 Hiến pháp 1992 để chỉ ra tính vi hiến của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP. Vì Hiến pháp không quy định nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước từ cấp bộ và tỉnh thành trở xuống, nên không thể sử dụng cách lập luận này để chỉ ra tính vi hiến của văn bản pháp quy do các cấp dưới ban hành.
Nhưng bây giờ thì việc chứng minh tính vi hiến trở nên đơn giản hơn. Theo Điều 14 Hiến pháp 2013, ngoài Hiến pháp, chỉluật mới được hạn chế quyền con người, quyền công dân. Có nghĩa là: Tất cả các nghị quyết, pháp lệnh, lệnh, quyết định, nghị định, thông tư… đều trở nên vi hiến nếu chúng hạn chế quyền con người, quyền công dân. Chẳng hạn như các văn bản hạn chế quyền hội họp, biểu tình (Nghị định số 38/2005/NĐ-CP), hạn chế quyền khiếu nại, tố cáo (Nghị định 136/2006/NĐ-CP), hạn chế quyền lập hội (Quyết định 97/2009QĐ-TTgNghị định 45/2010/NĐ-CPNghị định 33/2012/NĐ-CP), hay hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin trên mạng internet (Nghị định 72/2013/NĐ-CP)…
Đáng lưu ý là: Giữa thời buổi bộ máy cầm quyền đã tha hóa, phạm trù “công vụ” thường bị lạm dụng để ngụy trang cho những hành động xấu xa và thuật ngữ “chống người thi hành công vụ” hay bị lạm dụng để vu khống dân lành, thì Chính phủ lại mới ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP, trong đấy cho phép:
“… người thi hành công vụ được nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn côngkhống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.”
Có nghĩa là nghị định này cho phép người thi hành công vụ xâm phạm “quyền bất khả xâm phạm về thân thể” (hiến định tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013), thậm chí có thể “tước bỏ tính mạng”  “quyền sống (hiến định tại Điều 19 Hiến pháp 2013) của người dân trong một số trường hợp. Như vậy là vi phạm Điều 14 Hiến pháp 2013.
Nghị định 208/2013/NĐ-CP có quy ước:
“Việc nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Nhưng pháp lệnh không phải là luật, nên việc Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 cho phép “nổ súng” vào người dân cũng là trái với quy định của Điều 14 Hiến pháp 2013. Do đó, viện dẫn pháp lệnh đó không có tác dụng cải thiện tình trạng vi hiến của Nghị định 208/2013/NĐ-CP.
Điều nghiêm trọng là: Nghị định 208/2013/NĐ-CP được ban hành vào ngày 17/12/2013, tức là 19 ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013, và nó có hiệu lực từ ngày 1/2/2014, tức là một tháng sau khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực. Như vậy, việc ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP rõ ràng là một hành vi vi phạm Hiến pháp 2013 trong thế chủ động, không phải bị động như những nghị định đã được ban hành từ trước khi Hiến pháp 2013 được thông qua. Vì sao Chính phủ lại hành động bất chấp Hiến pháp như vậy? Quốc hội định “xử lý” thế nào đối với “hành vi vi phạm Hiến pháp” đó của Chính phủ?
  1. 3.
Như đã viết trong phần 5.1, khi được đưa vào dự thảo, mục đích nguyên thủy của Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 lànhằm hiến định khả năng hạn chế các quyền con người, quyền công dân. Song họ đã đi sai nước cờ, chọn nhầm cách thể hiện.
Với cách viết như hiện nay, họ mới thể hiện điều kiện cần, là nếu được phép hạn chế thì “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Nó chưa thể hiện được điều kiện đủ cho việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, tức làchưa hề cho phép ban hành luật để hạn chế các quyền ấy.
Những ai đã lĩnh hội kiến thức ở trường phổ thông đều phân biệt được giữa “điều kiện cần” và “điều kiện đủ”, và đều hiểu rằng “chỉ có thể…” không có nghĩa là “có thể…”. Ví dụ: Chắc mọi người đều đồng ý là chỉ có thể làm Chủ tịch Quốc hội nếu không mù chữ”. Nhưng như vậy không có nghĩa là thừa nhận mệnh đề “có thể làm Chủ tịch Quốc hội nếu không mù chữ”.
Để thể hiện “điều kiện cần và đủ”, lẽ ra phải viết thêm vào Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 một từ “có thể” nữa, chẳng hạn:
“Quyền con người, quyền công dân có thể và chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
  1. 4.
Nhưng đấy chỉ là xét về lô-gíc ngôn ngữ thuần túy. Còn về mặt pháp lý, thì không thể hiến định như vậy. Bởi lẽ, nếu chấp nhận việc hiến định một cách chung chung, thì có thể thay điều khoản trên bằng một câu còn tổng quát hơn nữa, đó là:
“Mọi quy định của Hiến pháp đều có thể thay đổi trong trường hợp cần thiết.”
Và khi đó Hiến pháp cũng trở nên vô dụng, chẳng cần tốn công bàn luận về nó làm gì nữa.
Khoản 2 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 12/2008/QH12 viết rõ:
“Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung.
Trong Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, phạm trù “quyền con người, quyền công dân” quá chung chung và các “nội dung cần điều chỉnh” không hề được “quy định trực tiếp”. Chùm “lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” cũng quá chung chung, bao la đến mức có thể quy chụp mọi hoàn cảnh. Khi nhà cầm quyền muốn, thì tất nhiên họ coi đó là “trường hợp cần thiết”. Cho nên, nếu hiến định như vậy, thì bất cứ quyền con người và quyền công dân nào cũng có thể bị chà đạp một cách “hợp pháp”.
Có thể ai đó sẽ ngụy biện, rằng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới phải phù hợp với Hiến pháp, còn Hiến pháp không cần phải phù hợp với luật ấy. Đừng quên, rằng khi viết và thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thì Hiến pháp 1992 vẫn còn có hiệu lực, và Khoản 2 Điều 5 Luật số 12/2008/QH12 hoàn toàn hợp hiến, nên họ vẫn phải tuân theo.Nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thể không cần phải tuân theo luật, nhưng hành vi của những người viết và thông qua Dự thảo thì vẫn phải tuân theo luật hiện hành.
Thế nào mới có thể coi là “quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung”? Thông thường, trong điều hiến định về quyền nào đó thì cần quy định luôn hoàn cảnh và hình thức có thể hạn chế quyền ấy – Như vậy là“trực tiếp” nhất. Nếu có một hoàn cảnh cần phải hạn chế một số quyền khác nhau, thì có thể sinh ra một điều hiến định cho hoàn cảnh ấy, nhưng trong đó phải nêu đích danh các quyền cần phải hạn chế một cách cụ thể (tức là “không quy định chung chung”). Như vậy mới là “quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh”.
Một ví dụ minh họa là Điều 17a Hiến pháp CHLB Đức. Khoản 2 của điều này viết rằng:
“Các luật phục vụ mục tiêu quốc phòng và bảo vệ thường dân có thể quy định hạn chế quyền cơ bản về tự do cư trú, đi lại (Điều 11) và bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 13).”
Ở đây, hoàn cảnh “có thể quy định hạn chế quyền cơ bản” được viết cụ thể là “phục vụ mục tiêu quốc phòng và bảo vệ thường dân”. Hình thức, phương tiện hạn chế được quy định cụ thể là “luật”“Nội dung cần điều chỉnh” được quy định cụ thể là “quyền cơ bản về tự do cư trú, đi lại (Điều 11) và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 13)” – Nghĩa là không chỉ nêu đích danh quyền bị hạn chế, mà còn phải viết rõ là quyền đó được quy định ở điều nào của Hiến pháp. Như thế mới có thể coi là “quy định trực tiếp”, “không quy định chung chung”.
Trong thể chế Cộng hòaNhà nước phải là “của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”, và đương nhiên Hiến pháp cũng phải là “của Nhân dân” và “vì Nhân dân”, bất kể nó “do” ai viết ra và “do” ai thông qua. Vì vậy, nhiệm vụ của Hiến pháp là hạn chế sự tùy tiện của bộ máy Nhà nước, để bảo vệ Nhân dân, bảo vệ quyền con người và quyền công dân, chứ không phải là khống chế Nhân dân, hạn chế quyền con người và quyền công dân, để bảo vệ Nhà nước và để bộ máy ấy dễ hành xử tùy tiện.
Tóm lại, không thể biến báo Điều 14 Hiến pháp 2013, hay tạo mới một điều khoản duy nhất, để hiến định khả năng hạn chế tất cả các quyền con người và quyền công dân một cách chung chung! Do đó, không tồn tại khả năng hợp hiến nào để nhà cầm quyền có thể hạn chế các quyền được hiến định tại Điều 23Điều 25 và Điều 27 của Hiến pháp 2013.
  1. 5.
Để ý thức rõ hơn hậu quả tai hại của nước cờ lập hiến sai lầm, hãy xem xét điều khoản hiến định về “quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở”.
Vốn dĩ, Điều 71 Hiến pháp 1980 quy định:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật.”
Sau đó, Điều 73 Hiến pháp 1992 bỏ bớt câu thứ ba và chỉ giữ lại hai câu đầu:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Nghĩa là cả hai Hiến pháp “tiền nhiệm” đều “trừ trường hợp được pháp luật cho phép” ra khỏi phạm trù “Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý”.
Nhưng bây giờ mệnh đề “trừ trường hợp được pháp luật cho phép” bị xóa khỏi Hiến pháp 2013:
Điều 22  
  1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
  2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
  3. Việc khám xét chỗ ở doluậtđịnh.”
Như vậy, Hiến pháp 2013 quy định dứt khoát rằng: “Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.” Và không hề loại trừ bất cứ trường hợp nào.
Hệ quả pháp lý của Khoản 3 Điều 22 chỉ là: “Việc khám xét chỗ ở” phải “do luật định”, tức là phải dùng luật, chứ không được dùng các văn bản dưới luật, như nghị định, thông tư…, để quy định việc khám xét chỗ ở. Khoản 3 không hề hạn chế hay phủ định Khoản 2, nghĩa là không hề cho phép ban hành luật quy định “việc khám xét chỗ ở” của bất kỳ người nào trong trường hợp “không được người đó đồng ý”.
Vậy thì nhà cầm quyền sẽ làm thế nào khi cần khám xét chỗ ở của nghi can nhưng “không được người đó đồng ý”?
Trong tiếng Việt thì “không ai…” có nghĩa là “không người nào…”, kể cả công an và các loại “tay chân” của họ. Cho đến nay, họ thường cho người đóng vai “quần chúng bức xúc”hay giả dạng “côn đồ tự phát”, thậm chí huy động cả côn đồ đích thực, để đàn áp công dân thực thi các quyền hiến định. Bây giờ, khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực, nếu cần khám xét chỗ ở của đối tượng nào đấy nhưng “không được người đó đồng ý”, chẳng nhẽ lại bắt con người đóng con vật hay sao? Hay tự phủ định tư cách “người” của mình? Hay ngang nhiên hành động bất chấp Hiến pháp?
Ai cũng biết cái thông lệ được thừa nhận khắp thế giới, là bộ máy công an, cảnh sát phải được Hiến pháp và luật cho phép khám xét chỗ ở trong một số trường hợp cần thiết, cho dù chủ nhân có đồng ý hay không. Vậy mà, thông qua câu chữ đã thể hiện trong Hiến pháp 2013, Quốc hội khóa XIII đã tước bỏ mất khả năng khám xét hợp lý ấy. Buồn thay…
*
*     *
Những điều đã trao đổi trong bài này dựa trên tư duy và lô-gíc thông thường, dưới giả thiết là nhà cầm quyền thực tâm tôn trọng và chấp hành Hiến pháp. Tiếc rằng, bằng hành động thực tế, họ thường xuyên phủ định giả thiết đó. Hiển nhiên, nếu nhà cầm quyền chỉ coi Hiến pháp là một thứ “tập làm văn”, thì mọi suy luận về hệ quả của nó đối với thực tế cuộc sống là hoàn toàn vô nghĩa.
Đọc những điều mà ta đã và sẽ còn tiếp tục rút ra, chắc hẳn nhiều vị đại biểu Quốc hội giật mình, khi thấy rõ hơn hình hài cái Hiến pháp mà mình đã tắc trách nhấn nút “tán thành” lúc mới hiểu lõm bõm. Ngược lại, có thể một số vị đã trực tiếp tham gia viết và chỉnh sửa dự thảo Hiến pháp sẽ phản ứng và quả quyết rằng họ nghĩ hoàn toàn khác. Nhưng đối với văn bản Hiến pháp thì các tác giả nghĩ ra sao chỉ là chuyện phụ, điều quyết định là họ đã viết như thế nào. Bởi không phải cái tư duy quanh co hay ý đồ mập mờ của phía lập hiến, mà chính câu chữ, lời văn được thể hiện trong Hiến pháp mới xác định nội dung hiến định. Do đó, dù tuân theo nguyên tắc khách quan, ta chỉ cần dựa trên thực trạng văn bản Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua và đang có hiệu lực để suy luận, chứ không phải lệ thuộc vào những gì đã diễn ra trong đầu của thế lực cầm quyền và quân sư của họ.
Có lẽ do ỷ thế lập pháp, nên chủ quan mà đi sai nước cờ lập hiến. Bây giờ biết tính sao đây? Vừa thông qua Hiến pháp 2013 với sự tán thành gần như tuyệt đốichẳng nhẽ bây giờ Quốc hội lại đem nó ra mà tẩy xóa? Đã quả quyết rằngHiến pháp 2013 thể hiện được ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân”, thì bây giờ Quốc hội có quyền bất chấp “nguyện vọng của Nhân dân” và “lòng dân” để sửa chữa nó hay không?
Trước sự cố ngoài ý muốn kiểu này, thông thường có ba cách xử lý như sau.
(1)  Quân tử nhất ngôn: Đành chấp nhận hậu quả do sai lầm của chính mình gây ra, thực hiện đúng văn bản Hiến pháp mà mình đã ban hành, dù trái ý và bất lợi cho nhà cầm quyền.
(2)  Kiên định & trung thực: Không muốn rời bỏ ý định vốn có, nên thẳng thắn thừa nhận sai lầm, xin lỗi và xin phép Nhân dân cho sửa chữa các lỗi đã phạm phải, để Hiến pháp thể hiện đúng ý định của thế lực cầm quyền, dù nó mới được thông qua, còn chưa ráo mực.
(3)  Ù lì bất chấp: Không chịu thừa nhận sai lầm, mà vẫn hành động theo ý mình, bất chấp hiện trạng của văn bản Hiến pháp.
Không hiểu Quốc hội (với tư cách cơ quan lập hiến) và thế lực thực quyền (điều khiển hành vi của Quốc hội) sẽ chọn cách nào?
* * * * * * * * * *
Phụ lục I
Điểm chung trong hai bản hiến pháp đầu tiên của chế độ này là một số quyền công dân được hiến định một cách đơn giản, vô điều kiện, không bị hạn chếHiến pháp 1946 quy định như sau:
Điều thứ 10
Công dân Việt Nam có quyền:
- Tự do ngôn luận
- Tự do xuất bản
- Tự do tổ chức và hội họp
- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.”
Mười ba năm sau, Hiến pháp 1959 sửa lại thành:
Điều 25  Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.”
Phụ lục II
Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013)Điều 69 Hiến pháp 1992 đã được sửa lại như sau:
Điều 26  Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Điều gì thay đổi ở đây? Như đã phân tích trong bài “Teo dần quyền con người trong Hiến pháp”, họ xóa đi hai chữ “có quyền” trước đoạn “được thông tin” và trước đoạn “hội họp, lập hội, biểu tình”. Đồng thời, dùng chữ “được” (vốn dĩ chỉ là một thành phần của từ “được thông tin”) thay cho hai chữ “có quyền” ấy. Để làm gì? Để xóa bỏ những quyền cơ bản đó của công dân. Từ chỗ công dân luôn “có quyền” (kể cả khi không có luật hoặc chưa có luật liên quan), bây giờ bị tước“quyền”, và “quyền” bị hạ cấp xuống thành những thứ “được” ban phát. Mà “được… theo quy định của pháp luật” thì cũng có nghĩa là “chỉ được… theo quy định của pháp luật”. Tức là công dân “chỉ được” ban phát nếu nhà cầm quyền đã ban hành “quy định của pháp luật”. Khi nhà cầm quyền chưa muốn, lờ đi việc ban hành “quy định của pháp luật”, thì người dân sẽ không được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Qua đó ta thấy, nhà cầm quyền vẫn duy trì ý chí cản trở công dân thực thi các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình.
Cuối cùng, trong Hiến pháp 2013 mới được thông qua, các tác giả đã bỏ từ “được” và thay nó bằng từ “tiếp cận”:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.” (Điều 25)
Như vậy là cụm từ “Công dân có quyền” ở đầu câu không còn bị chữ “được” chặn đường, mà có thể tác động liên thông tới tận từ “biểu tình” ở cuối câu.
Ngày 29 tháng 8 năm 2014
Cùng tác giả:
Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo
Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp
Rủi cho Phương Uyên – May cho Dimitrov
Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?
Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp
Teo dần quyền con người trong Hiến pháp
Hai tử huyệt của chế độ
Bài học tồn vong từ thảm họa
Lực cản Nhà nước pháp quyền
Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng
Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ
Quyền biểu tình của công dân
Phiêu lưu điện hạt nhân
Về huyền thoại điện hạt nhân giá rẻ
Mạn bàn về an toàn điện hạt nhân

Huế năm 1945 và chính phủ Trần Trọng Kim(*)

http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/hue-nam-1945-va-chinh-phu-tran-trong-kim*

  Lê Xuân Khoa(1)

(Trích)
…Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong một hoàn cảnh rất tình cờ của lịch sử, không do kết quả tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng phái hay một phong trào chính trị nào. Sau gần một thế kỉ bị Pháp đô hộ, lần đầu tiên nước Việt Nam được độc lập (dù mới chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu.
Sau khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng vào tháng 6 – 1940 và toàn quyền Decoux phải nhường cho Nhật quyền làm chủ về quân sự ở Đông Dương vào tháng 9, thì uy tín và quyền thế của Pháp bị sụp đổ mau chóng đối với các xứ thuộc địa ở Đông Dương. Các đảng phái chính trị Việt Nam bỗng thấy có động lực mới và thời cơ hoạt động để đòi lại độc lập cho đất nước. Trừ những lãnh tụ chính trị đã lưu vong ở Trung Hoa hoặc đang hợp tác với chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch để chống Nhật – kể cả Hồ Chí Minh – hầu hết các lãnh tụ chính trị và trí thức ở trong nước đều muốn dựa vào thế lực của Nhật để loại trừ Pháp ra khỏi Đông Dương. Tổ chức có triển vọng nhất lúc bấy giờ là Việt Nam phục quốc đồng minh hội do Hoàng thân Cường Để thành lập ở Nhật (thường gọi là nhóm Phục quốc) đã từng tổ chức lực lượng quân sự mang tên là Việt Nam kiến quốc quân đi theo quân đội Thiên hoàng về đánh Pháp ở trận Lạng Sơn ngày 23 – 9 – 1940. Một số lãnh tụ, trong đó có Ngô Đình Diệm, từ lâu đã liên lạc với nhóm Phục quốc để mưu đồ chống Pháp, có nhiều hi vọng sẽ được Nhật ủng hộ thành lập chính quyền trong trường hợp Pháp bị lật đổ.

Tuy nhiên, vì còn bận chiến đấu với quân đội đồng minh, mục đích trước mắt của Nhật là sử dụng Đông Dương vào mục tiêu quân sự nên Nhật đã bằng lòng để cho Pháp tiếp tục cai trị về mặt hành chính. Năm 1944, Nhật bắt đầu nghĩ đến việc loại bỏ Pháp để phòng ngừa việc Pháp có thể làm hậu thuẫn cho liên quân Anh – Mỹ vì mặt trận đã được mở rộng sang vùng Đông Nam á. Mặt khác, giải phóng cho các nước Đông Dương khỏi bị lệ thuộc vào nước Pháp cũng sẽ giúp cho Nhật củng cố được ảnh hưởng và thế lực của “khối Đại Đông á” mà Nhật muốn lãnh đạo để chống lại khối Tây phương. Sau khi lật đổ chính quyền Pháp trên toàn cõi Đông Dương (9 – 3 – 1945), Nhật duy trì hoàng đế Bảo Đại và hứa hẹn sẽ để cho Việt Nam được độc lập. Bảo Đại cũng không ngờ rằng Nhật lại để ông tiếp tục làm vua thay vì đưa Hoàng thân Cường Để về nước cầm quyền. Ông đã hỏi Đại sứ Marc Masayuki Yokohama về chuyện này và nói: “Tôi gắn bó với dân tộc tôi chứ không phải ngai vàng”. Nhưng Đại sứ Nhật đã trả lời: “Những người gieo mầm không phải là người gặt hái kết quả”. Điều đó cho thấy lý do Nhật không ủng hộ Cường Để vì không tiện lập một chính phủ Việt Nam tuy chống Pháp nhưng thân Nhật, trong khi Bảo Đại không phải là người của Nhật và có thể được dân chúng tin tưởng nếu ông chống lại mưu toan của Pháp trở lại Việt Nam. Người chuẩn bị cho Cường Để trở về thay thế Bảo Đại và cho Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng là Trung tá tình báo Hayashi Hidezumi. Vào giữa năm 1944, tin đồn về chuyện này được lan truyền trong giới chính trị khá lộ liễu đến nỗi, để tránh cho Ngô Đình Diệm khỏi bị mật thám Pháp lùng bắt, Nhật phải cải trang cho ông Diệm thành một sĩ quan Nhật và đưa ông từ Huế vào Sài Gòn ẩn náu trong một nhà thương quân đội Nhật. Đến tháng Giêng 1945, hai tháng trước ngày đảo chính, Tổng tư lệnh Nhật Tsuchihashi Yuichi quyết định không dùng lá bài Cường Để nữa.
Đến đây cũng cần nói đến trường hợp của Phạm Quỳnh, Ngự tiền Văn phòng (tương đương với chức Thủ tướng) của Bảo Đại. Chính phủ Nhật giữ Bảo Đại nhưng không muốn giữ Phạm Quỳnh vì ông là người bị coi là thân Pháp. Thật ra, Phạm Quỳnh là một học giả yêu nước nhưng cũng là một nhà chính trị ôn hoà, chủ trương rằng Việt Nam thời đó không thể chống nổi Pháp nên cần phải học hỏi văn minh Tây phương qua văn hoá Pháp để dần dần đòi lại quyền tự chủ. Trong một bản phúc trình cho nhà cầm quyền Pháp ở Huế sau ngày Nhật đầu hàng đồng minh, Đại sứ Yokohama thuật lại buổi yết kiến vua Bảo Đại để báo tin việc chính phủ Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và trao trả độc lập cho Việt Nam. Phạm Quỳnh hiện diện trong buổi tiếp kiến này yêu cầu Nhật Bản thừa nhận nền độc lập của Việt Nam một cách chính thức vì Pháp đã bị tước quyền bảo hộ. Ông nhấn mạnh rằng: “Để chúng tôi có thể hợp tác hữu hiệu với Nhật Bản, chúng tôi cần phải có được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, và để đạt được điều đó, uy tín của chính phủ chúng tôi cần phải được tăng cường bằng một hành động long trọng tuyên cáo độc lập”. Yokohama trả lời rằng việc tuyên cáo độc lập để chứng tỏ chủ quyền là hành động nội bộ mà “Ngài có tự do tuyệt đối để hành động theo sự phán xét của chính phủ ngài”. Tuy nhiên, Yokohama lại cho biết là vì muốn sớm vãn hồi an ninh và trật tự và “bảo vệ xứ này chống lại cuộc xâm lăng của quân địch trong tương lai,” Bộ Tổng tư lệnh quân đội Nhật “mong muốn rằng hiện trạng chính trị và hành chính được duy trì nhiều chừng nào hay chừng nấy”(1).
Những lý do trên cho thấy tại sao Nhật không mời Phạm Quỳnh cũng như không mời Ngô Đình Diệm là những người có kinh nghiệm về chính quyền mà lại mời Trần Trọng Kim, một trí thức không đảng phái, tuy nhiệt tâm yêu nước nhưng không phải là một người làm cách mạng. (Xem thêm Chương 10 về lý do Ngô Đình Diệm không được mời, hay được mời nhưng không nhận). Đối với Trần Trọng Kim, đây là một chuyện rất bất ngờ mà chỉ sau khi gặp Bảo Đại lần thứ hai, sau mười ngày trì hoãn, ông mới nhận trách nhiệm thành lập chính phủ. Bảo Đại thúc giục ông:
“Trước kia, người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.(1)
Chính phủ Trần Trọng Kim thường không được nhắc nhở đến trong lịch sử tranh đấu giành độc lập cho dân tộc, hoặc nếu có thì cũng chỉ được coi như một chính phủ chuyển tiếp trong một thời gian ngắn ngủi không có thành tích gì đáng kể. Việt Minh thì dứt khoát lên án chính phủ Kim là “bù nhìn” do Nhật tạo ra và chỉ đem lại cho Việt Nam một nền “độc lập bánh vẽ”. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tác giả ngoại quốc cũng đồng ý một cách thiếu thận trọng như thế. Đến nay, hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, giai đoạn lịch sử này cần được xem xét lại một cách khách quan về tính chất chính đáng của chính phủ ấy.
Trần Trọng Kim thành lập chính phủ trong tình trạng độc lập nửa vời vì chưa được trao trả trọn vẹn chủ quyền và lãnh thổ, nhưng như lời nhận định nêu trên của Bảo Đại, đây là một cơ hội để cho Việt Nam có thể chuẩn bị đầy đủ khả năng nhận lãnh hay đòi hỏi độc lập hoàn toàn. Nếu không nắm lấy cơ hội này, Việt Nam không tránh khỏi tình trạng bị quân phiệt Nhật thay thế Pháp cai trị một cách khắt khe trong những điều kiện của chiến tranh chống quân đội đồng minh. Luật sư Trịnh Đình Thảo, sau này là Chủ tịch của Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình (LMDTDCHB) trong hệ thống Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (MTDTGPMN) cho biết Trần Trọng Kim “không tin ở sự thành thật của nhà cầm quyền người Nhật và lo ngại bị lôi cuốn vào những biến cố có hại cho tương lai của xứ sở” nhưng ông Thảo đã thuyết phục được ông Kim nhận lời yêu cầu của Bảo Đại với lý do “phải gấp rút thành lập chính phủ Việt Nam độc lập để đặt các lực lượng đồng minh, nhất là Pháp, trước một tình trạng pháp lý không thể đảo ngược bằng lời tuyên cáo hủy bỏ những hiệp ước Bảo hộ năm 1862 và 1874, tuyên cáo nước Việt Nam độc lập và thống nhất”.(1)
Luật sư Thảo cũng cho biết một chuyện đáng lưu ý khác là Trần Trọng Kim đã được một chính khách Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm “bắt cá hai tay” để có thể tồn tại của Thái Lan. Nhân vật này là Pridi Banomyong, cựu Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ Thái Lan, vốn là bạn cùng lớp rất thân của luật sư Dương Văn Giáo tại Đại học Luật Paris và khi làm Bộ trưởng đã mời luật sư Giáo làm cố vấn chính trị. Khi đó chính phủ Thái Lan do Thống chế Phibul Songram cầm đầu, bắt buộc phải thân Nhật lúc đó đang có 50.000 quân trú đóng ở Thái Lan. Pridi Banomyong khi đó phải sang Sài Gòn để hoạt động cho vai trò trung lập của Thái Lan. Trong thời gian này ông được Dương Văn Giáo giới thiệu với Trịnh Đình Thảo. Pridi cho hay trong khi Phibul Songram đi với Nhật thì một số chính trị gia Thái ở Anh và Mỹ hợp tác với đồng minh để tránh cho Thái Lan bị liệt vào phe thua trận khi chiến tranh chấm dứt. Những chính khách lưu vong này thành lập một chính phủ trù bị để khi cần thiết, sẵn sàng thay thế chính phủ Phibul Songram và được đồng minh thừa nhận. Lời khuyên của Pridi Banomyong cho Trần Trọng Kim là “hãy nắm lấy độc lập mà không theo Nhật”.(1)
Ngoài hoàn cảnh khó khăn về chính trị, đất nước lại đang gặp phải tình trạng nguy ngập về kinh tế: nạn đói đang hoành hành, các thành phố và trục lộ giao thông đường bộ, đường biển từ Nam ra Bắc bị phi cơ và hạm đội đồng minh oanh tạc hay thả mìn. Bộ trưởng Xã hội của chính phủ Kim, bác sĩ Vũ Ngọc Anh, bị thiệt mạng trong một vụ oanh tạc như thế. Các cơ sở chính quyền còn ở trong tình trạng giao thời, quân đội chưa thành lập, và guồng máy hành chính do Pháp để lại chỉ là những thuộc cấp mà hầu hết là “những tham quan ô lại chỉ quen sự thi hành mệnh lệnh của người Pháp, chứ không mấy người có đủ tư cách làm người công chức một nước tự chủ”.(2)
Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong những điều kiện khó khăn về chính trị, an ninh và kinh tế như vậy. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:
1. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam.
2. Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.
3. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.
4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.
5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.
6. Thiết lập các Uỷ ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục.
Chỉ trong thời gian bốn tháng (từ 17 – 4 đến 16 – 8), chính phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này. Kết quả có thể được tóm tắt như sau:
Cứu đói: Bộ Tiếp tế do bác sĩ Nguyễn Hữu Thi cầm đầu nỗ lực điều động việc vận tải thóc từ Nam ra Bắc. Lúc này, Pháp đã mất khả năng ngăn cấm việc tiếp tế gạo và, nhờ sự can thiệp của chính phủ Kim, giới quân phiệt Nhật cũng không còn thi hành chính sách độc đoán về sản xuất nông phẩm. Tuy nhiên, công việc chuyên chở gạo vô cùng khó khăn vì những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ nhằm cắt đứt trục giao thông và chuyển vận của Nhật. Không quân Mỹ oanh tạc thường xuyên đường xe lửa và đường bộ trong khi hải quân phong toả đường biển bằng thuỷ lôi. Nhiều đoàn thuyền buồm còn bị nạn hải tặc chặn cướp khiến cho gạo tiếp tế bị thiếu hụt trầm trọng. Nếu không nhờ sự thành lập Tổng hội Cứu tế nạn đói để phối hợp hoạt động với những hội chẩn tế và những đoàn thanh niên cứu đói trên toàn quốc thì số người chết vì nạn đói còn cao hơn nữa.
Chủ quyền: Để biểu hiệu cho sự thống nhất ba miền lãnh thổ, quốc hiệu “Việt Nam” chính thức thay thế cho quốc hiệu “An Nam” đang được sử dụng. Mặc dù hứa hẹn cho Việt Nam độc lập, Nhật vẫn giữ lại ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là nhượng địa dành cho Pháp, và toàn thể Nam Bộ là thuộc địa của Pháp. Ngày 3 – 7, chính phủ Kim thâu hồi được ba thành phố nhượng địa, nhưng cuộc điều đình về vấn đề Nam Bộ không có kết quả. Ngày 1 – 8, Thủ tướng Kim phải đích thân từ kinh đô Huế ra Hà Nội gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi Yuitsu, không những yêu cầu trả ngay phần còn lại của lãnh thổ mà còn đòi luôn các công sở thuộc về phủ toàn quyền Pháp khi trước. Tất cả những đòi hỏi này đều được Tsuchihashi chấp thuận, và hai bên ấn định ngày trao trả Nam Bộ là 8 – 8 và ngày trao trả các công sở là một tuần sau đó. Cũng trong dịp gặp Tsuchihashi, Trần Trọng Kim đã được Nhật đồng ý chuyển giao lại các binh sĩ Việt Nam, cung cấp 4.000 khẩu súng mới và đạn dược để tổ chức đội quân bảo an.
Cải tổ: Vốn là một nhà giáo dục, Trần Trọng Kim rất chú trọng đến việc cải tổ hệ thống giáo dục, bắt đầu bằng việc sử dụng tiếng Việt làm ngôn ngữ giảng dạy. Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, không những là một nhà khoa học mà còn là một học giả uyên bác, đã hoạch định xây dựng một nền quốc học trên cơ sở dân tộc và tiến bộ, nhưng chưa kịp thi hành trong một nhiệm kỳ quá ngắn ngủi. Hệ thống và chương trình Trung học do ông soạn thảo(1) đã được các chính phủ quốc gia tiếp tục áp dụng với đôi chút sửa đổi trong nhiều năm về sau.
Về tư pháp, do đề nghị của Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo, Thủ tướng Kim ký nghị định ân xá ngày 2 – 5 với lệnh “Thả ngay tất cả các tù nhân chính trị” và ngày 8 – 5 thành lập Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp trên căn bản thống nhất xứ sở, các quyền tự do chính trị, tôn giáo và nghiệp đoàn(1). Ngoài ra, miễn hay giảm 13 hạng thuế được thi hành dưới thời Pháp và Nhật.
Chính trị: Với chủ trương “hợp nhất tất cả các phần tử quốc dân để củng cố độc lập của quốc gia và gây mạnh cái tinh thần yêu nước trong mọi giai tầng xã hội,”(2) chính phủ Kim đã động viên được tinh thần yêu nước của toàn dân qua việc tổ chức lần đầu tiên sau thời Pháp thuộc những buổi lễ vinh danh các anh hùng dân tộc đã chiến thắng quân xâm lược và những nhà cách mạng đã hi sinh cho Tổ quốc, thay đổi tên đường phố và phá hủy những tượng đài biểu thị nền đô hộ của Pháp. Sôi nổi nhất là phong trào Thanh niên Tiền tuyến do Bộ trưởng Phan Anh phát động và khuyến khích thanh niên sinh viên tham gia các sinh hoạt chính trị, văn hoá, xã hội. Những đoàn thể thanh niên này cũng như Tổng hội Sinh viên là những nơi Việt Minh len lỏi vào và lôi cuốn được nhiều người yêu nước đi theo. Ngoài ra, chính phủ Kim cũng thực hiện tinh thần hoà giải và đoàn kết dân tộc, không phân biệt đảng phái, không chỉ bằng việc thả hết các chính trị phạm và kêu gọi họ hợp tác, mà còn can thiệp với Nhật để các thanh niên bị bắt về tội theo Việt Minh chống Nhật cũng được phóng thích.
Những kết quả trên đây cho thấy nội các Trần Trọng Kim, dù không phải là những chính trị gia có thành tích và kinh nghiệm, song đều là những nhà trí thức nhiệt tình với đất nước, hết lòng phục vụ cho quyền lợi chung của dân tộc, không tham nhũng, không chia rẽ bè phái, không tham quyền cố vị. Trước tình thế rối ren của Cách mạng Tháng Tám, Thủ tướng Kim được quân đội Nhật cho biết họ “còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân đội đồng minh đến thay,”(1) nhưng ông đã từ chối yêu cầu Nhật bảo vệ chính phủ và muốn duy trì trật tự vì muốn tránh đổ máu và rối loạn. Trước đó, trong chuyến đi ra Hà Nội để điều đình với Tổng tư lệnh Nhật Tsuchihashi Yuitsu để lấy lại Nam Kỳ và các cơ sở chủ quyền còn lại, Trần Trọng Kim đã tìm hiểu kỹ lưỡng về Mặt trận Việt Minh đang gây thanh thế ở miền Bắc. Ông nhận định rằng “Đảng Việt Minh cộng sản có tổ chức rất chu mật và theo đúng phương pháp khoa học. Trong khi ông Hồ Chí Minh ở bên Tàu để chờ đợi thời cơ, ở trong nước đâu đâu cũng có cán bộ ngấm ngầm hành động và tuyên truyền rất khôn khéo. Họ lợi dụng lòng ái quốc của dân chúng mà tuyên truyền Việt Minh không phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái có chung mục tiêu giành lại độc lập cho nước nhà, vậy nên từ Bắc chí Nam ở đâu cũng có người theo… Đảng viên cộng sản lại biết giữ kỉ luật rất nghiêm và rất chịu khó làm việc. Xem như hội truyền bá quốc ngữ khi mới lập thành ở Hà Nội là có ngay những người cộng sản vào hội rồi, và những người nhận việc đi dạy học rất chăm, không quản công lao gì cả. Một tổ chức có kỉ luật và chịu khó làm việc như thế, làm gì mà không mạnh”(2). Chính vị Khâm sai miền Bắc Phan Kế Toại và một số Bộ trưởng trong chính phủ Kim cũng bắt đầu có thiện cảm với Việt Minh.
So sánh một lực lượng cách mạng đã hoạt động lâu năm có ảnh hưởng trong quần chúng và đang có thời cơ với một chính phủ trí thức yêu nước nhưng mới ra đời được bốn tháng, chưa có đủ quyền hành, chưa kịp có quân đội, Trần Trọng Kim đã quyết định đúng khi ông không nhờ quân đội Nhật can thiệp, một quân đội lúc đó đã mất hết tinh thần đang chờ bị tước khí giới và giam giữ. Ông đã thực hiện phương châm “khả hành khả chỉ” trong chính trị học Khổng giáo để biết “lúc nào nên làm, lúc nào nên thôi”. Bởi vậy, sau khi giành được chính quyền, Mặt trận Việt Minh đã không những không bắt bớ hay trả thù một người nào trong chính phủ Kim mà còn lôi cuốn được một số Bộ trưởng gia nhập mặt trận kháng chiến chống Pháp, mặc dù trước đó đã lên án chính phủ này là “bù nhìn” và “Việt gian”. Chính phủ Kim mang tiếng là thân Nhật, nhưng thật ra chỉ là lợi dụng cơ hội Nhật đảo chính Pháp để nắm lấy quyền cai trị nhằm dần dần phục hồi độc lập hoàn toàn cho dân tộc. Đó là phương cách thực tế và khôn ngoan nhất mà bất cứ một chính trị gia sáng suốt nào, kể cả Hồ Chí Minh, cũng sẽ chọn lựa vào lúc đó. Khoảng tháng 6 – 1945, khi Thủ tướng Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật dứt khoát trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và toàn bộ đất Nam Kỳ cho Việt Nam, ông đã nói: “Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn lòng xin lui”(1). Chỉ tiếc rằng vài tháng sau, lúc gần đạt được mục tiêu thì Chính phủ Kim phải ra đi.
Nhiều người trách chính phủ Trần Trọng Kim là nhu nhược, không dám đối phó với Việt Minh sau ngày 19 – 8 – 1945 mặc dù nhà cầm quyền Nhật đã báo cho Thủ tướng Kim biết là “quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Đồng minh đến thay”(2). Thật ra, quyết định của Bảo Đại và Trần Trọng Kim không nhờ Nhật can thiệp là đúng vì ba lý do chính:
1. Quân đội Nhật đã đầu hàng. Không có một lý do hay động lực nào khiến họ thấy cần phải chiến đấu để bảo vệ một chính phủ địa phương đang thất thế. Trách nhiệm “giữ trật tự” của quân đội Nhật sẽ chỉ có hiệu lực lúc đầu và họ sẽ phải nhượng bộ hoặc xung đột với cao trào đòi độc lập của những đoàn thể thanh niên, sinh viên và dân chúng do Việt Minh tổ chức. Thời gian “giữ trật tự” để chờ quân đội đồng minh lại rất ngắn (khoảng hai tuần lễ) và chính phủ Trần Trọng Kim sẽ không thể chối bỏ được trách nhiệm về những cuộc đổ máu của dân Việt Nam do quân Nhật gây ra.
2. Việt Minh đã thành công lớn trong chiến dịch tuyên truyền là được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Những lời tuyên bố của Tổng thống Roosevelt chỉ trích chế độ thực dân của Pháp, sự thành lập “bộ đội Việt – Mỹ” từ chiến khu Tân Trào với sự hiện diện của các sĩ quan OSS, và tấm hình tướng “Cọp Bay” Chennault ký tặng Hồ Chí Minh ở Côn Minh đã được Việt Minh sử dụng và thuyết phục được đại đa số nhân dân ủng hộ. Luật sư Trịnh Đình Thảo, Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Kim, còn được tin là “đại uý Landsdale, phụ tá của thiếu tá Archimedes Patti, trưởng đoàn OSS ở vùng Đông Nam á… thay vì tiếp tế cho những nhóm quân của Pháp còn đang chiến đấu (chống Nhật) trong rừng miền biên giới, lại thả dù vũ khí và đạn dược xuống cho Việt Minh để trang bị cho một tiểu đoàn đầu tiên, và phái Aaron Bank tới huấn luyện cho bộ đội của Hồ Chí Minh”.
3. Việt Minh đã chiếm được các cơ sở chính quyền, Hồ Chí Minh đã thành lập Chính phủ lâm thời, Khâm sai Bắc Bộ là Phan Kế Toại đã từ chức, đoàn Thanh niên Tiền tuyến và lính bảo an nhiều người đã đi theo Việt Minh. Thư của Bảo Đại gửi cho Truman và De Gaulle kêu gọi ủng hộ chính nghĩa quốc gia đều không được trả lời. Trong tình trạng thất thế và cô đơn trước khí thế sôi sục của “cách mạng”, Bảo Đại cùng Hoàng gia có thể bị lâm vào số phận của Louis XVI sau Cách mạng Pháp 1789 hay Nicholas II hồi Cách mạng Nga 1917. Quyết định thoái vị của Bảo Đại là một quyết định sáng suốt, thức thời, tránh được đổ máu vô ích của nhân dân nếu ông nhờ Nhật dẹp Việt Minh.
Trong thời gian quá ngắn phục vụ đất nước, chính phủ Trần Trọng Kim không mắc phải sai lầm nào đáng bị chỉ trích, trái lại, đã thực hiện được nhiều thành tích đáng kể nhất là việc lấy lại được miền Nam và ba nhượng địa quan trọng ở miền Bắc, hoàn thành được việc thống nhất đất nước như đã nói trên. Tất cả những điều đó cho thấy Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim không phải là “bù nhìn” của Nhật và nền độc lập của Việt Nam, dù chưa hoàn toàn, vẫn là một thực tại chứ không phải “bánh vẽ”, nhất là so với những điều kiện của một “quốc gia tự do” và viễn tưởng thống nhất mơ hồ như trong Hiệp định sơ bộ 6 – 3 năm 1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phải ký kết với Cao uỷ Bollaert.
Sai lầm chính trị, đúng ra là một nhược điểm, đáng nói đến là Trần Trọng Kim đã không thực hiện được sách lược “bắt cá hai tay” của Thái Lan mà Pridi Banomyong đã chia sẻ. Điều đó có nghĩa là trong khi chính phủ Kim giữ thái độ trung lập chính trị đối với Nhật thì đáng lẽ đã phải có những nhân vật chính trị khác đi với Anh, Mỹ để chống Nhật và để thay thế chính phủ Kim khi chiến tranh chấm dứt. Nhưng khác với Thái Lan, Việt Nam còn phải đối phó với Pháp, khi đó cũng là một thành phần của Đồng minh, đang quyết tâm trở lại Đông Dương. Công việc vận động Đồng minh lại rất khó khăn vì Anh là một đế quốc tất nhiên ủng hộ Pháp chinh phục lại các thuộc địa cũ trong khi mối quan tâm chính của Hoa Kỳ lúc đó là ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô Âu châu. Dù sao, đó cũng chính là lầm lỗi của các đảng phái quốc gia nói chung, không có một tầm nhìn rộng rãi về chính trị thế giới sau Thế chiến thứ hai, không hợp tác được với nhau để có một sách lược chung…
(Vì không liên lạc được với Giáo sư Lê Xuân Khoa nên chúng tôi chưa được ý kiến của giáo sư về đoạn trích này. Xin chân thành cáo lỗi và cảm tạ giáo sư (T.G).

(*) Trích Việt Nam 1945 -1995, NXB Tiên Rồng, Hoa Kỳ, 2004.
(1) Lê Xuân Khoa, quốc tịch Mỹ, gốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, tiến sĩ triết học.
(1) CAOM, HCI – 101. Marc Masayuki Yokohama viết bản phúc trình 112 trang đánh máy cho nhà cầm quyền Pháp, nhan đề“Mémoires personnels écrits en réponse au questionnaire des autorités franỗaises de Hué sur les évènements survenus en Indochine en Mars 1945” (Hồi ký cá nhân viết ra để trả lời bản câu hỏi của nhà chức trách Pháp ở Huế về những sự việc xảy ra ởĐông Dương vào tháng 3 – 1945). Marc Yokohama có vợ Pháp tên là Jeanne A. Vicart và một con trai tên Jean-Marie Masayumi Yokohama sinh tại Paris năm 1926. Ngày 13 – 12 – 1946, vợ và con của Marc được chính phủ Pháp cho phép hồi hương vì có công giúp đỡ kiều dân Pháp ở Hà Nội sau vụđảo chính. Không thấy nói gì tới biện pháp đối với Marc Masayuki Yokohama.
(1) Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi(Sài Gòn: Vĩnh Sơn, 1969), tr. 51.
(1) Trịnh Đình Khải, Décolonisation du Vietnam: Un Avocat Tðmoigne (Công cuộc giải thực dân của Việt Nam – Một luật sư, hồi ký) (Paris: L’Harmattan, 1994), 62. Tác giả cuốn hồi ký bằng Pháp văn này là luật sư Trịnh Đình Thảo, viết sau năm 1975 và trước khi ông mất năm 1986 nhưng tới năm 1994 mới được xuất bản ở Pháp, do trưởng nam của ông là luật sư Trịnh Đình Khải đứng tên tác giả.
(1)Sách đã dẫn, tr. 62 – 63.
(2) Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, tr. 56.
(1) Hữu Ngọc và Nguyễn Đức Hiền (sưu tầm), La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (Hà Nội: NXB Giáo dục, 1998), tập I, tr. 775 – 850. Với sựđóng góp bài vở của 59 người quen biết cố học giả họ Hoàng, các tác phẩm của Hoàng Xuân Hãn về Khoa học và Giáo dục được in lại trong tập I này, các tác phẩm về Lịch sửđược in trong tập II và về Văn học trong tập III.
(1)Đạo luật đầu tiên cho phép tổ chức nghiệp đoàn là do chính phủ Trần Trọng Kim soạn thảo và ban hành ngày 5 – 7 – 1945. Tổng Liên đoàn Lao động của Việt Minh tới tháng 7 – 1946 mới được thành lập. (Alice W. Shureliff, “Trade Union Movement in Vietnam” trong Monthly Labor Review, U.S. Departmen of Labor, Washington, D.C., January 1951, tr. 31).
(2) Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, trong “Lời tuyên cáo của nội các Trần Trọng Kim”, phần Phụ lục, tr. 193.
(1)Sách đã dẫn, tr. 93.
(2)Sách đã dẫn, 73 – 74.
(1)Sách đã dẫn, tr. 78 – 79.
(2)Sách đã dẫn, tr. 93.

Công nghiệp phụ trợ: “Việt Nam đang chế biến hộ cho thiên hạ”

000_Hkg8686356.jpg
Triển lãm xe công nghiệp Trung Quốc được lắp ráp tại VN hôm 12/6/2013, tại Hà Nội
Thời gian gần đây, Việt Nam nhắc nhiều đến một yếu tố quan trọng để đưa nền kinh tế ra khỏi sự ảnh hưởng, lệ thuộc vào Trung Quốc và nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu đó là đẩy mạnh những ngành “công nghiệp hỗ trợ”.
 
Vai trò của công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ được hiểu là các ngành công nghiệp sản xuất từ nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các sản phẩm, phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm… để cung cấp cho ngành công nghiệp lắp ráp các sản phẩm cuối cùng là tư liệu và công cụ sản xuất hay sản phẩm tiêu dùng.

Trong cuốn “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam" G.S Trần Văn Thọ chỉ ra rằng “công nghiệp hỗ trợ” rất quan trọng vì ngoài việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chiều rộng và chiều sâu, công nghiệp hỗ trợ còn góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và tạo thêm việc làm một cách hiệu quả.
    Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất sơ sài, nên các doanh nghiệp FDI của Việt Nam vẫn phải nhập các phụ tùng, thiết bị công nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam.
    TS Trần Văn Hải

Vì lẽ đó, nếu công nghiệp hỗ trợ không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh, khó thu hút được các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài và Việt Nam phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Nhiều chuyên gia đánh giá, trong bối cảnh Biển Đông còn nhiều phức tạp, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc chứa đựng nhiều rủi ro, bất ổn vì thế ngành công nghiệp hỗ trợ càng có vai trò lớn hơn, nhằm đảm bảo tính chủ động của nền kinh tế quốc nội.

Thậm chí nhiều vị còn cho rằng “công nghiệp hỗ trợ” này phải mang tính chất “xương sống” của nền công nghiệp quốc gia.

Thế nhưng, trên thực tế ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa cất cánh và chưa được chú trọng đầu tư dù rằng đã có những quy hoạch phát triển do Chính phủ phê duyệt từ cách đây hàng chục năm.

Đánh giá chung về ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, T.S Trần Văn Hải, nguyên là giảng viên bộ môn Kinh tế ở một trường đại học tại Hà Nội hiện đang làm tư vấn về đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài nhận xét:

“Những ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất sơ sài, nên các doanh nghiệp FDI của Việt Nam vẫn phải nhập các phụ tùng, thiết bị công nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đơn giản, họ chỉ lắp ráp các sản phẩm công nghiệp ở trong nước, rồi sau đó mang đi xuất khẩu.

Chính vấn đề đó, nó giúp cho Việt Nam trong chuỗi sản phẩm không lớn. Cũng chính vì đặc tính trên nên giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm không nhiều.”

Ngoài ra, T.S Hải lấy thí dụ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan hay Malaysia những ngành công nghiệp hỗ trợ có vị trí rất quan trọng để phát triển nền công nghiệp trong nước, những quốc gia trên ưu tiên phát triển những ngành này từ những ngày đầu thực hiện công nghiệp hóa tại nước họ.

Kết quả là xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng ở những quốc gia trên có sự phân công lao động hợp lý và hiệu quả.

Nghịch lý Việt Nam

Nếu nhìn vào bức tranh chung, có thể nhận thấy vai trò của ngành công nghiệp trong nước hiện tại tạo ra giá trị gia tăng không nhiều trong chuỗi sản phẩm, vì thế phần đóng góp của Việt Nam không cao, chỉ được coi như “phần ngọn” trong khi “phần gốc” lại là hàng hóa nhập khẩu về từ một bên thứ ba.
    Vấn đề công nghiệp là đang chế biến hộ cho thiên hạ, công nghiệp phụ trợ của mình không có, thành thử giá trị gia tăng để tăng thu nhập cho nền kinh tế gần như ở mức thấp nhất.
    GS Vũ Văn Hóa

Chính điều này được giáo sư Vũ Văn Hóa gọi bằng cái tên “Việt Nam đang chế biến hộ cho thiên hạ” ông phân tích:

“Vấn đề công nghiệp là đang chế biến hộ cho thiên hạ, công nghiệp phụ trợ của mình không có, thành thử giá trị gia tăng để tăng thu nhập cho nền kinh tế gần như ở mức thấp nhất, dệt may chẳng hạn, tăng trưởng của nó theo thông báo thì tương đối lớn trong xuất khẩu thế nhưng từ nguyên liệu là vải đến tất cả các việc tạo ra một cái áo, ngay cả mẫu mã cũng phải nhập ở nước ngoài. Như vậy Việt Nam chỉ có mỗi cái chi phí nhân công là chính mà chi phí nhân công của Việt Nam lại quá rẻ.”
Trong một buổi thảo luận gần đây về ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, G.S T.S Võ Thanh Thu của trường Đại học Kinh tế TPHCM đã phát biểu với truyền thông trong nước rằng “Việt Nam sắp đi hết chặng đường 30 năm đổi mới kinh tế, nhưng chỉ mới xây dựng được nền công nghiệp gia công mang tính phụ thuộc.

Nền kinh tế Việt Nam đứng trước một nghịch lý đó là nguyên liệu trong nước có khả năng cung cấp được thì hầu hết xuất khẩu thô như nông sản, than đá… công nghiệp chủ lực mang lại ngoại tệ cho đất nước chủ yếu gia công lắp ráp từ nguyên liệu nước ngoài, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển.”

Với hai điểm cơ bản thứ nhất là thoát khỏi sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, tăng cường tính chủ động cho nền kinh tế, và thứ hai là tăng cường giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu cũng như FDI, do đó, việc đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ hẳn là lúc cần phải được đẩy nhanh. Vậy những gì Việt Nam cần phải làm lúc này:

“Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân không có điều kiện để mà khai thác các thị trường mặc dù họ vẫn có thể có cơ hội ở đâu đó thị trường trong nước, thị trường bên ngoài hoặc tạo thành các doanh nghiệp mang tính chất cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài để tham gia vào các liên kết.

Cũng có thể là ban đầu ở vị trí thấp hoặc cung cấp một số sản phẩm thôi về sau nâng cấp dần để có thể tham gia sâu hơn vào những giá trị trong khu vực và toàn cầu.”

Vừa rồi là lời nhận xét của bà Phạm Chi Lan trong một lần phỏng vấn gần đây với chúng tôi khi nói về làm sao để thúc đẩy vai trò khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động của ngành công nghiệp hỗ trợ.

Theo số liệu thống kê, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phần lớn do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện với quy mô sản xuất nhỏ, đây là khu vực tạo ra nhiều việc làm và chiếm tới hơn 97% số doanh nghiệp ở Việt Nam.

Nhiều chuyên gia cho rằng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là biện pháp hữu hiệu nhất để đối phó với khủng hoảng kinh tế cũng như khiến nền kinh tế nội địa chủ động hơn.

Bên cạnh biện pháp tăng cường vai trò của những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi sản xuất, việc đẩy mạnh vai trò của công nghiệp hỗ trợ cũng khiến môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài, khiến họ không còn phải lo lắng vấn đề nhập khẩu linh kiện, thiết bị phụ trợ hay các dịch vụ đi kèm từ một nước thứ ba.

Và cuối cùng khi một nền công nghiệp phụ trợ phát triển cũng sẽ đẩy mạnh tiến trình chuyển giao và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất.

Có thể nhận thấy tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong khu vực, thế nhưng để ngành công nghiệp này phát huy tối đa hiệu quả thì còn là câu chuyện dài vì như lời T.S Trần Du Lịch nhận xét: “Bàn bạc bao nhiêu, cuối cùng cũng chỉ là những tài liệu cất trong hộc bàn.”
Vũ Hoàng
(RFA)

Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa

Một bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) - tại quần đảo Trường Sa -chụp ngày 29/07/2014. Nguồn : Quân đội Philippines
Một bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) – tại quần đảo Trường Sa -chụp ngày 29/07/2014. Nguồn : Quân đội Philippines

Trọng Nghĩa  -RFI

Theo báo chí Nhật Bản và Ấn Độ vào hôm nay, 30/08/2014, chính quyền Manila vừa công bố ảnh chụp từ trên không cho thấy Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng cơ sở có thể dùng vào mục đích quân sự trên một số rạn san hô ở vùng quần đảo Trường Sa tại Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines không ngần ngại tố cáo thái độ nói một đằng, làm một nẻo của Trung Quốc.

Một bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South Reef) chụp ngày 29/07/2014 là bằng chứng rõ rệt về việc Bắc Kinh đang tăng tốc độ xây dựng cơ sở.
Bức ảnh cho thấy rõ đường xá đã làm xong, nhiều cây dừa mới được trồng, cũng như một số công trình khác. Tờ báo Nhật Asahi Shimbun, đã so sánh bức không ảnh trên với một bức chụp vào tháng Hai, chỉ cho thấy các công trình cải tạo đất đai đang được tiến hành., chứ không phải là các cơ sở gần như hoàn chỉnh.
Một quan chức quân sự cao cấp Philippines nhận xét : « Với việc xây dựng một sân bay quân sự và một hải cảng, Trung Quốc có thể là đang nhằm mục tiêu kiểm soát Biển Đông bằng võ lực ».
Theo báo Asahi, các bức ảnh do quân đội Philippines cung cấp còn cho thấy các công trình xây dựng đang được tiến hành trên hai rạn san hô khác trong vùng Trường Sa là Cụm Đá Gaven (Gaven Reefs) và Đá Châu Viên (Cuarteron Reef).
Cả ba thực thể địa lý này đều là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Philippines. Chính Bắc Kinh vào năm 1988 đã xua lực lượng võ trang đánh chiếm Đá Gạc Ma, lúc đó ở trong tay Việt Nam, sát hại hàng chục người lính Việt Nam và giành quyền kiểm soát Gạc Ma, cũng như Ga Ven và Châu Viên từ đó đến nay.
Cũng hôm nay, đài truyền hình Ấn Độ NDTV cũng nêu bật sự kiện chính quyền Philippines công bố không ảnh để tố cáo Trung Quốc đẩy mạnh tiến trình chiếm đóng Trường Sa. NDTV tuy nhiên đã chú ý đến các công trình mà Trung Quốc đang tiến hành trên rạn san hô Kennan (Đá Ke Nan) còn gọi là Chigua.
Bức ảnh chụp hồi cuối tháng Bảy cho thấy các chiếc cần cẩu khổng lồ, vật liệu xây dựng, container được sử dụng làm nơi ở cho người dân và một phần công trình bằng xi măng mà Philippines xác định là một đường bay.
Trả lời đài NDTV, ông Charles C. Jose, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines thẩm định : « Căn cứ vào kích thước của các công trình xây dựng, có thể phỏng đoán đó là một căn cứ quân sự ».
Theo NDTV, các công trình xây dựng đang được Trung Quốc rốt ráo xúc tiến vào lúc Philippines đã có công hàm ngoại giao phản đối và cáo buộc Trung Quốc vi phạm bản Tuyên bố năm 2002 về ứng xử trên Biển Đông mà Bắc Kinh đã ký với ASEAN, trong đó yêu cầu các bên tranh chấp không được đưa người đến ở tại các nơi còn hoang vắng.
Trung Quốc đã bị tố cáo là có thái độ lá mặt lá trái trên Biển Đông, một mặt hô hào đối thoại, nhưng một mặt khác thì tiếp tục áp đặt chủ quyền bằng cách tiếp tục xây dựng trên các rạn san hô đang tranh chấp.
Ông Jose, phát ngôn viên Bộ Ngoai giao Philippines đã khẳng định với đài truyền hình Ấn Độ : « Người Trung Quốc nói một đằng và làm một nẻo ».
Và cũng chính vì lý do đó mà Philippines đã quyết định đưa vấn đề Biển Đông ra trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc và yêu cầu là các tranh chấp phải được giải quyết thông qua Công ước Liên Hiêp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Vụ “chánh thanh tra khoe ăn hai đầu lương”

Vụ “chánh thanh tra khoe ăn hai đầu lương”

Quốc Hùng là công ty của vợ con ông chánh thanh tra ‘ăn hai đầu lương’

Ngày 29-8, một nguồn tin cho biết ban giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận đang tiến hành họp để kiểm điểm và xử lý việc ông Nguyễn Quốc Thắng, Chánh Thanh tra đơn vị này, đã đứng ra giải thích thắc mắc của nông dân tại trụ sở Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Xây lắp điện Quốc Hùng và khẳng định mình “ăn hai đầu lương”.
Theo thông tin ban đầu, ông Thắng trực tiếp đứng ra giải thích làm dư luận nghi ngờ về tính minh bạch của chủ trương thực hiện thí nghiệm điện thiết bị đường dây và trạm biến áp phân phối của Bộ Công Thương. Còn thời điểm ông có mặt tại Công ty Quốc Hùng trùng với thời gian ông xin nghỉ phép.

Dư luận thắc mắc: Thực sự chủ của Công ty Quốc Hùng là ai mà lại được đích thân chánh Thanh tra Điện lực Bình Thuận đứng ra giải quyết, “bảo kê” cho tất cả khách hàng hợp đồng với công ty này. Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty Quốc Hùng có hai thành viên góp vốn do bà Nguyễn Thu Hương làm giám đốc và bà Nguyễn Thị Thanh Hảo làm thành viên. Bà Hương là con gái ruột, còn bà Hảo là vợ của ông chánh thanh tra! Chính vì điều này mà Công ty Quốc Hùng được thực hiện việc thí nghiệm điện!
Như chúng tôi đã thông tin, thực hiện thông tư của Bộ Công Thương, tháng 8-2014, Điện lực Bình Thuận đã yêu cầu các chủ trạm biến áp phải có chứng nhận đã “thí nghiệm điện” mới mở điện trở lại. Tại Bình Thuận, chỉ có Công ty Quốc Hùng (Phan Thiết) có chức năng thực hiện việc này. Lúc đầu công ty đưa ra giá 3,7 triệu đồng/trạm biến áp nhưng sau đó hạ dần rồi “cào bằng” 3 triệu đồng. Đặc biệt khách hàng chỉ cần nộp tiền, nhận biên lai là đã được Điện lực Bình Thuận mở điện. Sau khi chúng tôi phản ảnh, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã chỉ đạo Điện lực Bình Thuận tạm ngưng thực hiện việc “thí nghiệm điện” và mở điện cho dân bình thường.
Sau khi có chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực miền Nam, Công ty Quốc Hùng thông báo trả lại tiền cho những hộ dân đã ký hợp đồng nhưng chưa thực hiện thí nghiệm điện. Và đích thân ông chánh thanh tra đã trực tiếp đứng ra giải quyết với những phát ngôn gây sốc như “bảo kê”, “ăn hai đầu lương, lương nào cũng ăn” để khách hàng thêm tin tưởng về công ty gia đình của mình.
Một khách hàng đã đóng tiền và ký hợp đồng với Công ty Quốc Hùng cho biết: “Chúng tôi mắc cười với cái gọi là “thí nghiệm điện” vì họ chỉ leo lên trạm biến áp, quét quét, lau lau rồi chụp mấy nắp chụp bằng cao su rồi lấy 3 triệu đồng, vậy là xong thí nghiệm điện”.
PHƯƠNG NAM

2911. An-nam thời mạt giáo

Baron Trịnh
30-08-3014
H1
1. Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” với kinh phí thực hiện là khoảng 4.000 tỉ đồng và áp dụng cho 327.127 học sinh đang gây nhiều tranh cãi lẫn bức xúc trong dư luận.
Tranh cãi không phải vì đổi mới hay đổi cũ, cải tiến hay cải lùi, cũng như cần-lao An-nam đã quá quen với những chính sách trên trời hay sặc mùi lợi ích nhóm trong ngành giáo dục. Mà là vì không hiểu tại sao Tp.HCM lại chọn và quyết liệt áp dụng cho toàn bộ các cháu học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Trong khi vấn đề này còn chưa rõ ràng về tính hiệu quả lẫn tác hại của nó, kể cả ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ.
Mạng xã hội và báo chí gần như vỡ tung khi một Facebooker đưa tin về một loại máy tính bảng có thương hiệu AIC Group – Smart Education được nhập về từ Đài Loan với giá 900.000 đồng bởi Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC) – một đơn vị tư vấn cho Đề án trên. Dư luận nghi ngờ rằng, đây chính là loại máy tính bảng được đề xuất trong Đề án “sặc mùi tiền, thiếu tình người” nêu trên với giá đề xuất tận… 3 triệu đồng.

Lãnh đạo Tp.HCM và quan chức Sở GD&ĐT chống chế rằng đây mới là đề án, và chưa được phê duyệt nên chưa thể thực hiện. Bà chủ tịch HĐQT của AIC cho rằng công ty họ bị oan, máy tính họ nhập có kích thước 7,85 inch chứ không phải 7 inch sau khi không thể phủ nhận là họ có nhập 3.500 chiếc ở cảng Hải Phòng và 1.400 chiếc ở Nội Bài. Bà này nói rằng họ nhập về để tặng nhân viên và phục vụ công việc nội bộ(?).
Điều rất lạ là ngay sau đó, trang web của công ty này (aicvn.com) đã bị gỡ xuống. Năm ngoái, công ty này cũng bị báo chí phanh phui vụ nhập 150 lò đốt rác thải sinh hoạt cũ của Nhật về bán cho các bệnh viện làm lò đốt rác thải y tế với trị giá khoảng 300 tỷ đồng, trong khi một nguồn tin trên báo chí cho biết giá nhập khẩu của mỗi lò đốt này chỉ có 45.000 USD (khoảng 900 triệu đồng).
Không biết máy tính bảng của công ty AIC nhập về có phải là loại sử dụng làm SGK điện tử đề xuất trong Đề án không? Và có thể sẽ không bao giờ được làm rõ bởi với sự phản đối quyết liệt của dư luận thì Sở GD&ĐT Tp.HCM khó mà triển khai đại trà Đề án này như ý định ban đầu. Tuy nhiên, đây là điều đáng mừng vì nếu Đề án này mà đã đi vào hoạt động thì người dân chỉ còn biết ngậm quả đắng. Bởi lẽ, dù phải tự tử để trở thành trở hộ nghèo để có thể vay tiền mua máy tính bảng cho con đi học như chị Nhân ở Cà Mau thì họ cũng phải làm. Vì con trẻ chính là cuộc sống của họ, việc học hành của con trẻ chính là tương lai của họ.
Kinh doanh thì ai cũng muốn có lợi nhuận cao. Nhưng nếu kiếm tiền một cách bất chính bằng cách móc ngoặc giữa quan chức và doanh nghiệp thì đó là sự cạnh tranh bẩn thỉu của doanh nghiệp sự tham nhũng nghiêm trọng của quan chức.
Thêm nữa, nếu kiếm tiền trên sức khỏe, sự hình thành nhân cách và tri thức của con trẻ – thế hệ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tương lai thì đó là kiểu kiếm tiền khốn nạn và thất đức nhất, có thể quy kết như tội phản bội tổ quốc. Bởi lẽ, những kẻ này đang làm cho đất nước trở nên nghèo đói, yếu hèn và bạc nhược.
Bi kịch của xứ An-nam, là vì tiền, rất nhiều kẻ sẵn sàng bán rẻ lương tâm lẫn lòng yêu nước!
2. Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT chủ trì xây dựng đã được đưa ra thảo luận tại Ủy ban đổi mới giáo dục, Chính phủ đến Quốc hội.
Nhiều vấn đề trong Đề án dược đưa ra tranh luận sôi nổi bởi các nhà lãnh đạo cao cấp, các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục đầu ngành. Trong đó vấn đề được dư luận quan tâm là Ban soạn thảo Đề án đề xuất chương trình THCS tăng lên thành 5 năm và chương trình THPT rút xuống còn 2 năm. Một số chuyên gia giáo dục còn đề xuất phương án mới là chương tiểu học là 6 năm, chương trình THCS 4 năm và THPT là 2 năm.
Có điều, vẫn như thường lệ khi đưa ra một vấn đề mới, từ quan chức cao cấp đến lìu tìu, từ nhà quản lý chuyên môn đến chuyên gia đua nhau chém gió những thứ ở trên giời. Cũng có vài ý kiến tâm huyết của những người tâm huyết. Nhưng khốn nỗi, tiếng nói của họ thường không có trọng lượng nên chẳng giải quyết được gì ngoài để báo chí xáo xào tung hỏa mù dư luận.
Điều có lẽ những người có tri thức và lương thiện đều nhìn thấy là để đổi mới, cải cách thì cần phải thực hiện từ cái gốc. Ấy nhưng các vị áo cao mũ dài lại toàn chém phần ngọn. Một nền giáo dục suy đồi, nát và thối như hũ tương có dòi thì chỉ còn cách ủ mẻ tương mới, chứ không thể vớt dòi ra để tương thơm ngon lên được.
Và cái gốc trong đổi mới giáo dục là con người và cơ chế chứ không phải là đổi chương trình 4 năm thành 5 năm, hay biến sách giáo khoa giấy thành sách giáo khoa điện tử.
Một người thầy giỏi về chuyên môn, có lương tâm và có tự trọng nghề nghiệp thì chắc chắn sẽ không bán điểm lấy tiền, đổi điểm lấy tình; không dạy thêm vì tiền; không dạy cho xong trách nhiệm. Đồng thời người thầy này sẽ luôn có tinh thần cầu thị học hỏi và đủ tri thức để học hỏi cái mới, cái tiên tiến trong giảng dạy. Nên cho dù có dạy bằng phương pháp truyền thống hay hiện đại thì chất lượng vẫn không thay đổi.
Ngược lại, một người thầy kém về chuyên môn, thiếu cả lương tâm lẫn tự trọng nghề nghiệp thì sẵn sàng bán điểm lấy tiền, đổi điểm lấy tình; sẵn sàng bắt học sinh học thêm vì tiền; sẵn sàng đứng nhầm lớp. Những người thầy này sẽ không đủ tri thức và luôn giấu dốt nên không thể tiếp cận được cái mới, cái tiên tiến trong giảng dạy. Nên cho dù có dạy bằng SGK giấy hay SGK điện tử thì cũng chỉ biết đọc chép mà thôi.
Một cơ chế tốt (bao gồm cả cơ chế về tiền lương, cơ chế về quản lý, cơ chế về trao đổi học thuật,…) sẽ đảm bảo cho người thầy đứng đúng lớp, làm đúng chuyên môn, tâm huyết và tận tụy với nghề nghiệp. Một cơ chế tốt sẽ đào thải những người thầy yếu kém cả về nhân cách lẫn chuyên môn, không để cho đám cơ hội chủ nghĩa leo sâu, leo cao vào các vị trí quản lý để lũng đoạn và làm suy thoái giáo dục. Một cơ chế tốt giúp người thầy độc lập về tư duy để có thể phát huy được năng lực chuyên môn, phát kiến được sáng tạo,… và tạo ra các sản phẩm có ích cho xã hội. Và cao hơn thế, một cơ chế tốt sẽ thay đổi được một nền giáo dục phục vụ đang suy thoái nghiêm trọng sang một nền giáo dục cống hiến với tương lai phát triển tươi sáng.
Những người đang xây dựng đề án, những người đang quản lý giáo dục, những chuyên gia giáo dục và các nhà giáo có biết điều này không? Họ biết, và biết rất rõ. Thế nhưng họ không thể làm, họ không dám làm. Bởi lẽ họ đã quen với những nghịch lý trong xã hội, họ không muốn mất nồi cơm đang có, họ không muốn mất cái mũ ô sa đang đội. Và họ chấp nhận khom mình, uốn lưỡi, bẻ cong câu chữ để chấp nhận cái nghịch lý đang tồn tại đó.
Cũng có nhiều người muốn làm, muốn dấn thân vào những điều khó, điều khổ để mong muốn có một nền giáo dục tươi sáng cho nước nhà. Nhưng những người có đủ tâm, đủ tầm thì quá già để làm. Những người trẻ thì luôn thấy trước mặt một cái thòng lọng liên quan đến hệ tư tưởng, đến cơm áo gạo tiền và những mối quan hệ trong gia đình lẫn xã hội.
Khi một người thầy đứng lên chống lại sự tiêu cực của lãnh đạo, sự dốt kém chuyên môn của đồng nghiệp, sự phi lý của cơ chế giáo dục,… mà bị quy chụp, gán ghép cho các tội như phá hoại, chống đối chủ trương đường lối, gây mâu thuẫn và mất đoàn kết nội bộ, suy thoái tư tưởng, đạo đức,… dẫn đến bị học trò và đồng nghiệp quay lưng, bị xã hội lên án, bị lãnh đạo trù dập, bị liên lụy đến người thân thì chắc chắn rằng, sẽ không ai muốn dấn thân cả, mặc dù họ hiểu, họ biết, và họ đau với nền giáo dục nước nhà.
Thế nên, nếu không thay đổi được cái gốc mà chỉ loanh quanh cái ngọn thì cũng chỉ là bình mới rượu cũ mà thôi. Cho dù có các đề án hàng chục nghìn tỷ đồng, cho dù có học cái hay, cái tốt của Tây, của Tàu thì cuối cùng vẫn quay lại cái nền cũ. Giáo dục An-nam hiện tại cần người làm, làm thật, làm bằng cả sự hy sinh, tâm huyết và cống hiến, chứ không cần những hô hào, những quyết tâm và những tranh luận hàn lâm sáo rỗng.
Không thể mong chờ một sự thay đổi kỳ diệu từ những “cây đũa thần” như kiểu Nghị quyết 29/NQ-TW mà ông bộ trưởng Luận coi như “triết lý giáo dục”. Đó là sự hoang tưởng về nhận thức, về tư duy. Bởi lẽ cho dù chủ trương, chính sách có hay đến mấy, có đúng đắn đến mấy,… nhưng vẫn cơ chế cũ, vẫn con người cũ thì không thể thay đổi theo chiều hướng tích cực được. Vụ việc Đề án sách giáo khoa điện tử cho học sinh lớp 1 đến lớp 3 ở Tp.HCM nêu trên là một ví dụ minh chứng rõ rệt nhất.
Khốn nỗi, An-nam là một dân tộc ưa mê tín dị đoan, thậm chí là cuồng tín. Họ hy vọng vào sự may rủi, sự ban ơn của thần thánh nhiều hơn sự nỗ lực của bản thân, và họ vẫn mong chờ vào một cây đũa thần nào đó để có thể thay đổi nền giáo dục mà họ thấy đã mục nát.
Mặc dù, họ vẫn hiểu là chẳng bao giờ có thần, có thánh.
3. Giáo dục là cái gốc của văn hoá, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển và văn minh của quốc gia đó. Chỉ có một nền giáo dục phát triển mới hình thành nên những thế hệ công dân có đầy đủ tri thức, lành mạnh tâm hồn để có thể đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu.
Vậy mà sau 69 năm độc lập, 39 năm thống nhất đất nước, nền giáo dục An-nam vẫn trì trệ, suy thoái và yếu kém. Thế nên phần lớn cần-lao An-nam khiếm khuyết về tri thức, què quặt về tâm hồn, bạc nhược về nhận thức và hèn nhát về suy nghĩ cũng không có gì là lạ cả.
Dốt và hèn, không bao giờ trở thành thượng đẳng.
© 2013 Baron Trịnh

2912. NHỚ LẠI VỀ MÌNH

Phạm Quế Dương
30-08-3014
H1
Sách “ĐÊM DÀY LẤP LÁNH” vừa ấn hành ở Mỹ của Nguyễn Thanh Giang là một công trình đồ sộ. Sách viết về 60 nhân vật lịch sử đã có cống hiến lớn cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh, Trần Độ, Trần Dần … đến Trần Huỳnh Duy Thức, Vi Đức Hồi, Phạm Thanh Nghiên, Điếu Cày, Đỗ thị Minh Hạnh … Không chỉ kể về khối lượng, với 548 trang in khổ A4, tương đương hơn một nghìn trang in khổ thông thường, sách là một biên niên sử mang hơi hướng sử thi vì được viết không chỉ bằng trí tuệ thật uyên thâm và uyên bác mà còn bằng một tấm lòng ưu ái rất đáng trân trọng.
Về mặt trí tuệ, nhiều bài trong “Đêm Dày Lấp Lánh” có giá trị như một bản tóm tắt luận án tiến sỹ với ngồn ngộn tư liệu và những phát hiện mới làm người đọc ngạc nhiên.
Nghiên cứu về Nguyễn Trãi, tác giả đã phát hiện và chứng minh được rằng chính Nguyễn Trãi đã đưa ra một định nghĩa về “dân tộc” sớm hơn, đầy đủ hơn Stalin. Cho đến năm 1913, người ta mới đọc được một định nghĩa được xem là có giá trị đầu tiên trong lịch sử nhân loại của Stalin về dân tộc. Song định nghĩa dân tộc của Stalin chỉ nêu lên bốn yếu tố: kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, tâm lý. Trước đó, Nguyễn Trãi còn nói đến yếu tố thứ năm: nhân dân.
Ông kết thúc bài viết bằng một nhận thức về tầm nhân loại của tư tưởng Nguyễn Trãi:
Các học giả thường nói tới bốn thế hệ nhân quyền :
- thế hệ của những quyền tự do chính trị;
- thế hệ của những quyền lợi kinh tế xã hội;
- thế hệ của các quyền lợi cộng đồng;
- thế hệ của những quyền lợi nhân lọai.

Từ “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” đến “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, từ “yêu nuôi muôn dân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu” đến “Hòa bình là gốc của nhạc”, “Dập tắt chiến tranh cho muôn đời”, phải chăng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã xuyên suốt bốn thế hệ nhân quyền “.
Các học giả Việt Nam từ xưa đến nay khi nghiên cứu về xã hội Truyện Kiều hoặc chỉ nhìn qua lăng kính định mệnh, hoặc lên án đồng tiền….Nguyễn Thanh Giang, dưới con mắt của nhà dân chủ, đã nhìn ra nguyên nhân tàn hại đời Kiều là do pháp luật không được thượng tôn. Ông dẫn ra đến hơn 30 câu Kiều có chữ “oan” và chữ “oán”.
Bài viết này không dám đảm đương nhiệm vụ giới thiệu cuốn “Đêm dày lấp lánh”. Việc này phải dành cho các học giả xứng tầm. Chỉ xin được “tát nước theo mưa” để tâm sự đôi điều.
Trước hết phải cảm ơn Nguyễn Thanh Giang đã vì quá thương yêu mà đưa tôi vào danh sách những danh nhân trong lịch sử đấu tranh vì tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Phải chăng đây là một-cuốn-sách-bia.
Ngoại tám mươi, nhiều khi lẩn thẩn buồn nghĩ về cái tuổi già vô tích sự, đọc Nguyễn Thanh Giang tự nhiên thấy được an ủi rất nhiều. NTG không chỉ nhắc lại những ngày hào hùng đánh Pháp ở đồn Tu Vũ, đánh Tàu ở Biên giới phía Bắc mà còn dẫn ra những câu mình đã từng nói, từng viết mà không còn nhớ: “Góp ý với đại hôi IX đảng Cộng sản Việt Nam, trong bài “Phải cải cách chính trị cùng với cải cách kinh tế” ông (tức là tôi) viết: “…Tình hình đất nước ta ngày càng tụt hậu xa so với thế giới về kinh tế, ngay cả những nước gần cận trong khu vực. Nạn tham nhũng tràn lan không bài thuốc chũa trị, từ người lái xe ôm đến bà bán nước vùng quê đều rõ, sao những người lãnh đạo đảng CSVN không thấy mà lúc nào cũng chỉ muốn người ta tung hô Đảng sáng suốt, Đảng quang vinh, đời đời nhớ ơn Đảng … Muốn cứu vãn tình thế không thể chỉ đổi mới bằng cải cách kinh tế mà phải nhanh chóng triệt để cải cách, đổi mới chính trị. Phải nói thẳng là cải cách-đổi mới chính trị, không thể nói là cải cách-đổi mới hành chính, một kiểu nói lừa dối lương tâm … Người đứng đầu Đảng và Nhà nước (Chủ tịch nước hay Tổng thống) phải là một. Đảng cử ra ba bốn người rồi để dân trực tiếp bỏ phiếu. Không thể như hiện nay, Đảng cử ra Tổng Bí thư thì tự nhiên dân phải nhận là Vua của mình rồi. Sự thật đó là Vua của ĐCSVN chứ có phải của dân đâu…. Phải thật sự bầu cử tự do. Người dân được tự do ứng cử, xoá bỏ việc mọi danh sách phải thông qua Mặt trận Tổ quốc. Đó là một việc làm lùa bịp, trấn áp trắng trợn người tài một cách bẩn thỉu, đáng khinh mà những người cầm đầu Mặt trận Tổ quốc đã có lúc tự nhận mình chỉ là “ cây cảnh” … Quân đội, công an là công cụ vũ trang của Nhà nước, không phải của riêng Đảng. Trả lại câu nói của Bác Hồ :” Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân”. Tự sửa câu nói lịch sử của Bác Hồ là bất hiếu, bất trung … ĐCSVN phải xin lỗi vụ Nhân văn-Giai phẩm, vụ Xét lại, vụ Kim Ngọc, vụ án Trường Xuân. Các vụ này xử lý oan bao nhiêu hiền tài của đất nước…”.

Mấy bạn cựu chiến binh cổ lai hy đọc những đoạn ấy ngỏ lời khích lệ tôi: “Cách đây hơn chục năm mà đã dám viết được như thế thì NTG xếp ông vào hàng “Chiến sỹ dân chủ” không sai đâu”.
Thật ra, NTG không chỉ biểu dương mà đã từng thẳng thắn phê phán tôi. Thấy tôi bị bắt, bị đưa ra tòa xử tội và bị tống vào tù, như là vừa thương vừa giận NTG đã trách móc tôi ăn nói bỗ bã đốp chát quá với tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch nước Lê Đức Anh. Xin lỗi NTG, cho đến bây giờ tôi vẫn không ân hận, sám hối gì. Với cái tội đưa Trung Quốc vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nói Nông Đếch Mạnh như tôi còn quá nhẹ. Bỏ vợ ốm chết để hú hý với người tình của con thì thật là Nông-Đức-nông-tài. Thời Mạnh làm Tổng bí thư đã dấy lên phong trào học tập đạo đức Hồ Chí Minh. Hẳn là ông ta thấm nhuần đạo đức Hồ Chí Minh sâu sắc lắm nên mới như thế.
Về ông Lê Đức Anh thì xin kể thêm câu chuyện sau:
Hồi làm Tổng biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự tôi thường tiếp xúc trực tiếp để lấy tài liệu viết về các vị tướng như Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà ….Thấy vậy, cậu Ngọc – thư ký riêng của Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh – bốn lần mời tôi đến gặp Đại tướng nhưng tôi đều tìm cớ đánh lảng. Lúc ấy Lê Đức Anh có tiếng xấu về vụ thảm sát tướng Nguyễn Bình và vụ Năm Châu Sáu Sứ, bây giờ lại lộ thêm vụ Thỏa ước Thành Đô 1990 thì tôi khẳng định rằng nặng lời như vậy vẫn còn quá nhẹ.
Sau khi Đại tướng Văn Tiến Dũng thôi chức Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng (1986), Tết tôi theo một số tướng lĩnh đến nhà riêng chúc Tết. Các tướng lĩnh chúc tết Đại tướng, nhưng tôi thì ngồi yên. Khi phu nhân Đại tướng bước vào tôi mới đứng dậy: “Cháu xin chúc Tết cô khỏe mạnh, bình an, mọi sự may mắn”. Phu nhân của Đại tướng là bà Tám Kỳ. Bà hỏi: “Anh là ai?”. “Cháu là Phạm Quế Dương là cháu của ông Sung” (Ông Sung là bác của bà Tám Kỳ). Bà cười rất vui: “Thế à”. Quay lại, tôi mới chúc tết Đại tướng Văn Tiến Dũng. Khi ra về, vài vị tướng hỏi tôi khi Đại tướng còn đương chức sao không đến thăm và chúc tết Đại tướng. Tôi trả lời: “Em không đến, vì sợ người ta cho là có ý đồ cậy cục”.
Không biết Nguyễn Thanh Giang lấy tài liệu từ đâu mà đã viết như sau:
Bà Đỗ thị Cư – nguyên phó giám đốc Lâm trường Yên Bái, đảng uỷ viên đảng bộ Bộ Lâm nghiệp– đã viết về chồng mình- đại tá Phạm Quế Dương- như sau: “ Gia đình tôi tự hào có người chồng chung thuỷ, người cha mẫu mực, người ông hiền hoà. Đối với họ tộc giữ được nếp gia phong, kính trên nhường dưới. Đối với bạn bè chân thành cởi mở. Đối với cấp dưới khoan dung độ lượng. Không ỷ quyền nạt nộ kẻ dưới. Biết thương yêu đồng đội lúc khó khăn. Không phân biệt kẻ sang người hèn. Đối với cấp trên, anh Dương có cá tính đặc biệt, không cơ hội, khom lưng, nịnh hót, cầu lợi cá nhân, chỉ phục tùng người thực sự có tài và rất tôn trọng người tài. Nếu như ai đó bất tài, thất đức thì dù ở cấp cao đến mấy cũng không thần phục được anh Dương. Chính vì thế mà anh luôn bị thiệt thòi và gặp rất nhiều gian truân trong suốt quá trình công tác của mình …Anh là người dám nói trước những điều nhiều người biết nhưng không dám nói, dám làm những việc nhiều người thấy cần phải làm nhưng không dám làm …”.
Rất cảm ơn Nguyễn Thanh Giang đã gợi lại cái quá khứ không đến nỗi đáng chê trách để tôi được an ủi phần nào trong những ngày cuối đời buồn tủi. Hy vọng rằng con cháu của 60 vị được tôn vinh trong cuốn “Đêm dày lấp lánh” cũng sẽ được tự hào về cha ông mình mà noi gương sáng dấn thân mạnh mẽ cho tiến trình dân chủ hóa nước nhà.
Hà Nội 30 tháng 8 năm 2014
Phạm Quế Dương
Khu Tập thể 37 Lý Nam Đế – Hà Nội
ĐT: 04 . 63700002.

Vũ Trọng Khải - Bất đắc dĩ, tôi trở thành chuyên gia kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn

(Nhân kỷ niệm 47 năm nhận công tác ở Bộ Nông nghiệp, ngày 05 tháng 8 năm 1967)

Hồi nhỏ, tôi sống ở núi rừng Việt Bắc, nên đã biết chăn nuôi dê, gà và trồng rau, biết vào rừng tìm kiếm lâm sản để giúp mẹ tôi kiếm sống. Nhưng từ sau năm 1954, tôi sống cùng cha mẹ ở thành phố cảng Hải Phòng, trở thành thị dân, không biết gì về nông nghiệp, nông thôn. Năm 1963 sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi dự thi vào Đại học Bách Khoa Hà Nội, ngành Vô Tuyến điện. Nhưng giấy báo gọi nhập học lại là Đại học Kinh - Tài (Kinh tế - Tài chính), sau đổi thành Đại học Kinh tế - Kế hoạch, nay là Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Lúc đó, học ngành gì do Đảng và nhà nước phân công, ít khi phù hợp với nguyện vọng cá nhân. Nhập học trường Đại học Kinh - Tài, người ta phân tôi học ngành Kinh tế Nông nghiệp, thuộc khoa “công - nông” (kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp).

http://media.vietq.vn/files/gltt/thang5/Cong_nghe_cao_1.jpg

Tôi lên văn phòng khoa, trình bày nguyện vọng, xin chuyển sang ngành Kinh tế Công nghiệp, vì tôi là thị dân trên đất Cảng, không biết gì về nông nghiệp, nông thôn. Ông Nghĩa phụ trách Tổ chức - Hành chính khoa bảo: “Học sinh phổ thông thì học ngành gì chẳng được. Tổ chức đã phân công, không thể thay đổi được”. Tôi đành bằng lòng học ngành Kinh tế nông nghiệp, khóa 5 (1963-1967) của Đại học Kinh - Tài. Sau này, tôi mới biết việc phân công sinh viên vào học các ngành của trường Đại học này theo mức độ “tốt, xấu” của lý lịch: (i) Ngoại giao, ngoại thương; (ii) Kế hoạch hóa; (iii) Tài chính, ngân hàng; (iv) Kinh tế Công nghiệp. Còn Kinh tế Nông nghiệp dành cho những người có lý lịch như tôi: “tiểu tư sản”. Ba mẹ tôi đều không phải là Đảng viên Đảng Lao động (nay là Đảng Cộng sản). Thế là tôi được ưu ái lắm rồi, so với các bạn đồng tuế khác, lúc đó. Tôi có một người bạn kém tôi gần 10 tuổi. Bà mẹ anh ấy đã kể với tôi rằng: anh ấy giỏi và mê văn lắm, nhưng hai lần thi vào Khoa Văn, trường Đại học Tổng Hợp, Hà Nội, đều trượt. Lý do rất đơn giản: Bố anh ấy tuy đã là đảng viên Đảng Cộng sản từ 1930 trong phong trào cách mạng “Tiếng trống Tiền Hải”, đã từng là Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng, Bí thư Đảng đoàn của một bộ, nhưng đang ở tù vì bị quy là “thành phần xét lại, chống Đảng”. Bức xúc vì con trai không được vào đại học chỉ vì lý lịch, bà mẹ anh ta lên Ban Tổ chức Trung ương Đảng phản đối và làm ầm ĩ. Cuối cùng, vị chuyên viên Ban Tổ chức Trung ương Đảng hỏi bà mẹ anh ấy rằng “Chị có đồng ý cho cậu ấy học Đại học Nông nghiệp không? Nếu đồng ý thì tôi có thể giải quyết được”. Bà mẹ anh ấy đành chấp nhận. Ông chuyên viên liền nhấc điện thoại gọi đến trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, yêu cầu nhà trường tiếp nhận anh ấy học mà không qua thi tuyển. Nhà trường buộc phải đồng ý, tuy rằng lúc đó đã là tháng 11, sinh viên các trường đại học ở Hà Nội đều đã học được hai tháng. Hiện nay, anh ta đã trở thành một vị tiến sĩ khá nổi tiếng và đang giữ chức Viện trưởng một viện thuộc một bộ quan trọng. Thế mới biết, ở cái đất nước có hơn 70-80% dân cư sống bằng nông nghiệp, mà người ta lại coi thường nông nghiệp như vậy. Những người có lý lịch chính trị “không tốt” theo tiêu chí của chế độ, chỉ có thể vào học đại học nông nghiệp! May mắn cho ngành nông nghiệp, những người bị bất đắc dĩ phải học các trường, khoa nông nghiệp vì lý do lý lịch “có vấn đề” lại thường là những người thông minh.

Thời đó, giáo trình Đại học Kinh tế hầu như được sao chép của Liên Xô và Trung Quốc. Chương trình học về chủ nghĩa Mac-Lenin bao gồm: Kinh tế Chính trị học, Triết học, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, mất hai năm. Chuyên ngành gồm hai môn là Kinh tế Nông nghiệp và Tổ chức Quản lý Xí nghiệp Nông nghiệp (nông, lâm trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp dựa trên chế độ sở hữu tập thể của nông dân về ruộng đất và các tư liệu sản xuất chủ yếu khác). Đương nhiên là giáo trình không dựa trên cơ sở quy luật của nền kinh tế thị trường, mà là nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và do nhà nước chỉ huy thống nhất. (Thực chất là nền kinh tế nhà nước hóa cao độ).

Vậy là khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường từ 1986, toàn bộ kiến thức học ở Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội của tôi không còn giá trị gì. Nhưng cũng may là cuộc sống luôn mách bảo cho con người ta những kiến thức quý báu, đúng đắn. Nhờ quá trình công tác gắn bó, mẫn cảm với thực tiễn nông nghiệp, nông thôn, nên tôi ngộ ra nhiều điều về tính hợp lý của kinh tế thị trường. Và mỗi lần ngộ ra như vậy, trong bối cảnh không có thông tin từ thế giới văn minh, tôi cứ tưởng mình tìm ra “Châu Mỹ”. Thật thảm hại cho cái sự học của tôi. Lớp tôi có 48 sinh viên, nhưng chỉ có 8 sinh viên xuất thân là học sinh phổ thông. Trong 8 sinh viên này, tôi là người duy nhất sống ở thành phố. 40 sinh viên còn lại là cán bộ được cử đi học. Họ học chương trình phổ thông ở trường đặc biệt gọi là “Bổ túc văn hóa công nông Trung ương”, có khi một năm học hết chương trình ba lớp phổ thông. Họ gọi tôi là “nông dân cày đường nhựa”. Trong thời gian học đại học, có lẽ hứng thú nhất đối với tôi là giờ thảo luận trên lớp, đối thoại trực tiếp giữa thầy và trò. Ấn tượng sâu đậm nhất đối với tôi là cuộc đối thoại giữa tôi và thầy Đỗ Tư, dạy môn Chủ nghĩa Xã hội Khoa học. Thầy nói rằng, Lênin quan niệm: “Giai cấp vô sản làm cách mạng không mất gì. Có mất là mất xiềng xích, còn được thì được cả thế giới”. Tôi buột mồm hỏi lại thầy: “Thưa thầy, thế giai cấp hữu sản làm cách mạng thì được gì?”. Câu hỏi này không bị quy tội là thất lễ với thầy mà là tội “chết người”: “mất quan điểm, lập trường của giai cấp công nông”. May cho tôi, thầy Đỗ Tư là người uyên bác, rộng lượng, đã từ tốn giải thích về cái được của giai cấp hữu sản là tinh thần, lý tưởng, vì sự giải phóng giới cần lao khi họ đi theo giai cấp vô sản, làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhìn vào thực tế gia đình tôi, bạn bè của cha mẹ tôi, cách giải thích ấy thật khiên cưỡng. Ở Hải Phòng, ông Nguyễn Mạc là một nhà tư sản, bạn thân của cha mẹ tôi, không đi vào Nam mà ở lại để tham gia khôi phục kinh tế đất nước sau hòa bình lập lại, Hải Phòng được “giải phóng” (5/1955). Ông Nguyễn Mạc kinh doanh sản xuất giày, dép và đồ da các loại. Thường tối thứ 7, cha mẹ tôi và tôi đến ăn cơm thân mật tại tư gia của ông trên đường Trần Phú. Ông hồ hởi tham gia công ty hợp doanh với nhà nước trong công cuộc cải tạo tư bản công, thương nghiệp của thành phố cảng. Nhưng rồi, trong công ty hợp doanh, một vài công nhân “cốt cán” tố cáo ông tham gia “công đoàn vàng”, một tổ chức thân với chính quyền thời Pháp chiếm đóng Hải Phòng. Ông lo sợ bị đấu tố, cộng thêm với việc cha mẹ tôi mấy tuần liên không đến nhà ông ăn cơm như trước. Ông Đ.M, một vị lãnh đạo ở Hải Phòng lúc đó, đã khuyến cáo ba tôi là không nên có quan hệ quá thân tình với những người trong giới tư sản. Ông Mạc nghĩ rằng ba tôi sợ liên lụy với một người tham gia “công đoàn vàng”, nên không dám đến chơi. Rồi ông lo lắng, tuyệt vọng nên đã thắt cổ tự tử. Ông Đ.M lại trách ba tôi là đã không quan tâm, lui tới thăm viếng để giải thích chính sách cải tạo tư sản của chính phủ cho ông Mạc, nên đã dẫn đến cái chết bi thương ấy!?

Hơn 10 người con của ông Mạc đi học phổ thông bị phân biệt đối xử và không có ai được vào học đại học.

Về gia đình tôi, ba tôi bảo, lúc còn làm luật sư tập sự cho một luật sư người Pháp ở Hải Phòng, lương 70 đồng/ 1 tháng, đủ nuôi cả nhà, gồm bà nội, mẹ tôi, bốn anh chị em tôi, chú và cô ruột tôi. Sau khi hết tập sự, nếu ra lập văn phòng luật sư riêng thì, chỉ sau vài năm có thể mua được nhà, ô tô. Những điều đó đã không thành, vì trước năm 1945, ba tôi đã tham gia Việt Minh, theo cụ Hồ làm cách mạng tháng 8 ở Hải Phòng, rồi kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đến khi chết (1/1996), cha mẹ tôi vẫn ở căn hộ tập thể, thuê của nhà nước với giá bao cấp, “gần như cho”, nhưng tiện nghi thì quá đơn sơ. Nhà ở 40 Lạch Tray gồm 5-6 hộ gia đình cùng sử dụng chung một nhà vệ sinh, hố xí xổm. Mỗi lần mưa, nước dưới bể phốt lại tràn lên mặt sân mà công ty quản lý nhà của nhà nước không sửa. Bức tường bao quanh nhà bị sập nhiều năm cũng không được xây lại. May mắn là năm 1968, luật sư Trình Đình Thảo, anh ruột mẹ tôi, từ Nam ra Bắc, xuống thăm gia đình tôi, người ta mới xây lại bức tường này để “bảo vệ ông Thảo” và mang đến một bộ salon để ba mẹ tôi tiếp ông Thảo. Sau đó, người ta lại mang bộ salon ấy đi!

Trở lại việc học, tôi tự nghĩ mình đã chấp nhận học ngành này thì phải học thật giỏi để các bạn đồng môn phải nể phục “anh nông dân cày đường nhựa” là tôi. Do đó, tôi chịu khó đọc sách và tự viết thu hoạch cho mình, thể hiện ý kiến riêng trước những kiến thức thu được. Bây giờ người ta gọi là “comment” (bình luận). Học đại học không thể tiếp thu sự truyền thụ kiến thức của thầy và sách giáo khoa một cách thụ động mà phải là đi tìm cái mình chưa biết, dựa trên cái đã biết của mình và cái đã biết của người khác qua sự giảng dạy của thầy và qua sách, báo. Tôi gọi là “cách học theo phương pháp nghiên cứu khoa học”. Lãnh đạo Đoàn Thanh niên Lao động của trường thấy cách học của tôi là sáng tạo nên bảo tôi đi báo cáo kinh nghiệm học tập cho các lớp và khoa khác trong trường.

Năm 1967, tôi học năm cuối và phải làm luận văn tốt nghiệp. Cơ may là do có sự hợp tác giữa Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Bộ Nông trường Quốc doanh, nên sinh viên lớp tôi được cử vào các đoàn cán bộ của bộ này thực hiện nhiệm vụ: “3 xây 3 chống” ở các nông trường quốc doanh (chống quan liêu, lãng phí, tham ô, xây dựng chế độ quản lý mới, gồm ba nội dung mà nay tôi quên mất rồi). Nhờ vậy, việc nghiên cứu thực tế được thực hiện dễ dàng. Tôi đã hoàn thành xuất sắc luận văn tốt nghiệp “Cải tiến tổ chức lao động ở đội trồng cà phê, thuộc Nông trường Quốc doanh Thanh Hà, tỉnh Hòa Bình”, do thầy Nguyễn Đình Nam hướng dẫn (lúc đó, thầy Nguyễn Đình Nam là Tổ trưởng Bộ môn Tổ chức Quản lý Xí nghiệp Nông nghiệp, sau này là Giáo sư, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Kế hoạch). Nhưng điều quan trọng hơn cả là, qua thời gian tham gia đoàn cán bộ “3 xây 3 chống”, tôi đã hiểu hơn thực tế quản lý ở một đơn vị sản xuất nông nghiệp cơ sở thuộc sở hữu nhà nước, thu được một số kinh nghiệm về phương pháp xâm nhập thực tế, nhất là cách xử lý mối quan hệ với các cán bộ quản lý ở cấp vi mô (nông trường, đội, tổ sản xuất). Kết quả bốn năm học đại học vượt trội của tôi đã khiến các bạn đồng môn nể phục.

Sau khi tốt nghiệp, tháng 8 năm 1967, tôi được nhà trường phân công công tác về Bộ Nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp lại phân tôi về Vụ Kế hoạch, làm cán bộ nghiên cứu chính sách và giá cả, theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp thời bây giờ. Từ đó cho đến khi về hưu, tôi không được dự bất kỳ một khóa học nào, kể cả trong nước và nước ngoài, nhưng tôi đã được học ở trường đại học lớn nhất là thực tế quản lý nông nghiệp ở Việt Nam, qua những đợt khảo sát kế tiếp nhau. Nhờ vậy, tôi đã trở thành chuyên gia về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Trong khi phần lớn các bạn đồng nghiệp cùng trang lứa với tôi, công tác ở các cơ quan khác nhau, lần lượt được cử đi học ở nước ngoài để trở thành Phó Tiến sĩ, thì tôi lao vào các chuyến đi công tác thực tế ở nông thôn, hết đợt này đến đợt khác. Đó cũng là cơ duyên. Chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt giữa tôi và các bạn đồng môn, đồng nghiệp. Cũng chính sự khác biệt đó đã làm nên “thương hiệu” của tôi.

Đợt nghiên cứu khảo sát đầu tiên mà tôi được tham gia là “Tổng kết chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp trong khu vực kinh tế tập thể, sau 10 năm hợp tác hóa”. Tôi đã có dịp kể trong câu chuyện trước rồi. Kết quả là tôi viết được một báo cáo khoa học, trình bày trước Đảng đoàn Bộ Nông nghiệp ngày 30 tháng 4 năm 1969 và đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, tháng 12 năm 1969, đã gây tiếng vang lớn. Bởi vì, tôi đã đề xuất cho xã viên và hợp tác xã tự do buôn bán lương thực và các nông sản khác, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. Nhưng dĩ nhiên chả ai chấp nhận những kết quả nghiên cứu này của tôi.

Đầu những năm 70 của thế kỷ 20, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn có chủ trương lớn là cơ giới hóa nông nghiệp. Một tổ công tác được thành lập gồm các chuyên gia kĩ thuật cơ khí nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp, do ông Hoàng Bá Sơn, ủy viên Ủy Ban Nông Nghiệp Trung ương (hàm Thứ Trưởng) phụ trách và ông Lê Kiểm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cơ khí và trang thiết bị nông nghiệp (thuộc Ủy ban Nông Nghiệp Trung ương) trực tiếp chỉ đạo thí điểm cơ giới hóa nông nghiệp tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tôi được giao nghiên cứu các vấn đề kinh tế của việc cơ giới hóa nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu của tôi đã được công bố bằng bản báo cáo “Mấy vấn đề kinh tế của việc cơ giới hóa nông nghiệp trong khu vực kinh tế tập thể” trình lên Ủy ban Nông nghiệp Trung ương và đã được tạp chí Nghiên cứu Kinh tế đăng trên hai số tháng 10 và tháng 12 năm 1971. Kết luận khoa học của tôi là không thể cơ giới hoán nông nghiệp, bởi vì: (i) Xét trên khía cạnh kỹ thuật, sức lao động được giải phóng khỏi công việc đồng áng nhờ cơ giới hóa chỉ tồn tại dưới dạng giảm số ngày công lao động cần thiết đầu tư cho sản xuất trên 1 ha gieo trồng (giảm 90 ngày công/1ha gieo trồng lúa), không giảm được số người lao động phải đảm trách 1 ha đất nông nghiệp, do không có hệ thống máy móc nông nghiệp sử dụng trong tất cả các khâu canh tác, nên năng suất lao động làm bằng máy và làm bằng tay ở các khâu canh tác không tương thích nhau. Điều đó còn gây ra tình trạng phổ biến là “máy chờ ruộng” hoặc “ruộng chờ máy”; (ii) Xét về mặt kinh tế, lý do chính cản trở cơ giới hóa nông nghiệp là những ngày công lao động được máy thay thế không tạo thêm thu nhập do không có việc làm mới. Vì vậy, càng cơ giới hóa cao, thu nhập của hợp tác xã và xã viên càng giảm. “Máy ăn thịt người”. Nhưng người ta vẫn thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp trong mấy năm liền ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Thất bại là điều đương nhiên.

Năm 1973, tôi lại được tham gia tổ chỉ đạo cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thọ, huyện Bình Lục (Hà Nam). Tôi đã chủ trì “thiết kế” cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý mới và tham gia chỉ đạo “thi công” bản “thiết kế” này trong ba năm (1973 – 1976). Hợp tác xã Mỹ Thọ được thưởng huân chương lao động hạng 3 năm 1975 và hạng 2 năm 1976 vì thành tích phát triển sản xuất và bán lúa vượt mức hai lần mức nghĩa vụ cho nhà nước. Tôi đã có bài báo “Thực hiện một nề nếp quản lý mới ở một hợp tác xã vùng đồng bằng” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế các số tháng 8, 10 và 12 năm 1974. Dựa trên kết quả nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện mô hình quản lý mới của hợp tác xã Mỹ Thọ, tôi đã viết luận án Phó Tiến sĩ và bảo vệ thành công ngày 5/10/1982 với tiêu đề “Quan điểm hệ thống đối với việc xây dựng một mô hình tổ chức - quản lý sản xuất - kinh doanh mới của hợp tác xã, qua thực tiễn ở hợp tác xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục”. Lần đầu tiên, và có lẽ là rất hi hữu, kết quả nghiên cứu của tôi được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn quản lí nông nghiệp ở một hợp tác xã.

Trong những năm 1977 và 1978, ở Hà Nội đã diễn ra cuộc đấu tranh khá gay gắt về chính sách giá cả nông sản giữa hai quan điểm cấp tiến, hướng theo cơ chế thị trường và quan điểm bảo thủ theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp. Đại diện cho quan điểm cấp tiến là ông Trần Phương, Bộ trưởng Bộ Nội thương và ông Võ Thúc Đồng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Đại diện cho quan điểm bảo thủ là ông Tô Duy, Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước. Ông Trần Phương thực hiện mua nông sản giá cao, bán giá cao để tăng lượng cung thực phẩm cho dân cư phi nông nghiệp, phê phán chính sách giá nông sản “mua như cướp, bán như cho”. Quan điểm bảo thủ lập luận rất “củ chuối”: Sở dĩ mua lúa của hợp tác xã thấp với giá 0,3 đồng/ kg (ba hào), vì lương tối thiểu là 27 đồng/ tháng. Lương tối thiểu chỉ có 27 đồng/ tháng, là bởi vì giá mua lúa 0,3 đồng/ kg và còn vì giá gạo bán cho dân phi nông nghiệp (không phải chỉ cho người làm công ăn lương của nhà nước) là 0,4 đồng/kg gạo!? Đúng là một thứ tư duy logic “đèn cù”. Tôi được tham gia nghiên cứu chính sách giá nông sản dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tiến sĩ Chu Hữu Qúy, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Nông nghiệp, thuộc Bộ Nông nghiệp. Chúng tôi đã có nhiều cuộc tranh luận rất gay gắt với cán bộ Ủy ban Vật giá Nhà nước ngay tại hợp tác xã và ở văn phòng. Sau khi đi khảo sát một số hợp tác xã, tôi đã có bài viết “Về phương pháp tính giá thành sản xuất lúa ở các hợp tác xã nông nghiệp” để làm cơ sở hoạch định chính sách giá theo hướng thị trường, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số tháng 8 năm 1977. Nhưng dĩ nhiên, kết quả nghiên cứu này cũng chỉ để đăng báo, “ghi điểm” trong lí lịch khoa học của tôi mà thôi.

Từ tháng 10 năm 1982, sau khi bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ, tôi làm giáo viên ở trường Quản lý Hợp tác xã, nay là trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi ngộ ra một điều là muốn giảng dạy tốt, giáo viên phải nghiên cứu khoa học, vận dụng lý luận vào thực tiễn, nhận dạng và phân tích bản chất kinh tế xã hội của các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý nông nghiệp ở tầm vĩ mô và vi mô, trên cơ sở đó có thể đề xuất các giải pháp khắc phục để phát triển. Những kết quả nghiên cứu ấy sẽ được đưa vào giảng day theo phương pháp nghiên cứu tình huống (case study). Tôi đề ra phương châm “Nhất thể hóa quá trình: Thực tiễn quản lý – Nghiên cứu ứng dụng – Tư vấn và Giảng dạy”. Nghiên cứu khoa học ứng dụng trong quản lý nông nghiệp là sức sống của nhà trường. Kết quả nghiên cứu khoa học phải là nội dung cơ bản của các khóa học của nhà trường. Giảng dạy được coi như là một cách tư vấn cho người học. Học viên là những cán bộ quản lý và cả nông dân đương chức ở cả đơn vị kinh doanh (nông trường quốc doanh, hợp tác xã, trang trại) và ở cơ quan hoạch định chính sách, quản lý nông nghiệp ở các cấp. Họ đến trường không phải để học lý thuyết như sinh viên các trường kinh tế. Họ cần các kiến thức thiết thực, giúp họ giải quyết các vấn đề thực tiễn đang nảy sinh trong phạm vi chức trách, quyền hạn của mình. Trong quá trình học, học viên và giảng viên, thông qua thảo luận các tình huống, họ vừa là thầy, vừa là trò của nhau. Do đó, tôi đã nhận thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và thành phố.

Trong các năm 1987, 1988, 1989, tôi chủ trì nghiên cứu đề tài cấp thành phố “Những bài học kinh nghiệm về cải tạo xã hội chủ nghĩa nền nông nghiệp ở ngoại thành TP HCM” và “Xây dựng và chỉ đạo thực thi mô hình hợp tác xã kinh doanh tổng hợp – hợp tác xã Xuân Lộc, huyện Hóc Môn [nay là quận 12]”. Hai đề tài này đã được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao. Đề tài những bài học kinh nghiệm cải tạo nông nghiệp ngoại thành TP HCM đã được nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật của TP HCM in và phát hành năm 1990 với tiêu đề “Kinh tế hàng hóa và sự hình thành hệ thống quản lý và kinh doanh mới trong nông nghiệp, qua thực tiễn ở TP HCM”. Đề tài thành công ở chỗ đã đưa ra cơ sở khoa học dựa trên qui luật của kinh tế thị trường để hình thành và phát triển hệ thống quản lý nông nghiệp ở cả tầm vĩ mô (cấp thành phố) và tầm vi mô (các hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp).

Điểm đặc biệt là, khi triển khai đề tài xây dựng mô hình hợp tác xã kinh doanh tổng hợp Xuân Lộc, tôi đã ngầm chấp nhận thực tiễn là không tập thể hóa ruộng đất. Ruộng đất thuộc hộ xã viên nào, xã viên đó tự chủ canh tác. Hợp tác xã chỉ làm dịch vụ đầu vào - đầu ra cho sản xuất của xã viên và kinh doanh vận tải, tín dụng và cả hàng tiêu dùng…, nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã viên, cũng như của cư dân trên địa bàn xã Thạnh Lộc. Hồi đó, nếu cấp lãnh đạo TP HCM và trường Quản lý Hợp tác xã, nơi tôi công tác, biết được điều này chắc chắn tôi bị sa thải. Bí mật này được giữ cho đến tháng 4 năm 1988 thì không còn cần thiết nữa vì Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về quản lý nông nghiệp đã thừa nhận hộ nông dân xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Điều này, vô hình chung, đã thừa nhận sự cáo chung của hợp tác xã dựa trên chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất chủ yếu khác và xác lập sự đúng đắn của mô hình Hợp tác xã Xuân Lộc, không tập thể hóa quyền sở hữu ruộng đất của xã viên. Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu này cũng chỉ giúp ích cho việc giảng dạy của tôi mà thôi.

Chuyển sang kinh tế thị trường kể từ sau Đại hội Đảng lần 6 năm 1986, nhiều vấn đề kinh tế và quản lý mới nảy sinh. Điều đó tuy là đương nhiên, nhưng nó đòi hỏi những nhà hoạch định thể chế quản lý vĩ mô và vi mô (doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại) phải thay đổi tư duy để thay đổi pháp luật và chính sách, phương thức quản lý phù hợp với qui luật của kinh tế thị trường. Vì vậy, để làm tốt việc bồi dưỡng kiến thức cho học viên – các nhà quản lý đương chức, việc thực hiện tốt phương châm “Nhất thể hóa quá trình Thực tiễn quản lý nông nghiệp - Nghiên cứu ứng dụng - Đào tạo, Tư vấn” lại càng trở nên cần thiết và cấp bách. Do đó, tôi đã thực hiện nhiều đề tài khoa học.

Năm 1985, miền Nam tuyên bố “cơ bản hoàn thành cải tạo nông nghiệp, thành lập hàng loạt các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp dựa trên việc tập thể hóa quyền sở hữu ruộng đất”. Tôi đề xuất và được Bộ Nông nghiệp cho thực hiện đề tài “Xã hội hóa nền nông nghiệp tiểu nông ở Nam Bộ”. Tôi phát hiện rằng, trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa nền nông nghiệp Nam Bộ bằng chính sách “điều chỉnh ruộng đất” theo phương châm “nhường cơm xẻ áo” đã xóa bỏ thành phần trung nông, lực lượng sản xuất hàng hóa chủ yếu trong nông nghiệp Nam Bộ. Tiếp đến, việc thành lập các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp và thực hiện cơ chế khoán sản phẩm theo chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981) đã một lần nữa “cào bằng” ruộng đất giữa các hộ nông dân do việc giao khoán diện tích ruộng đất theo mức bình quân nhân khẩu trong hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Thậm chí, ruộng đất còn giao cho các hộ tiểu thương ở thôn quê. Tôi đã viết bài “Vấn đề ruộng đất ở Nam Bộ”, đăng trên tạp chí của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cảnh báo trước tình trạng tranh chấp ruộng đất và giảm sút sản lượng nông sản hàng hóa. Chỉ những vùng nông thôn nào không thực hiện đúng chính sách ruộng đất (như ở hợp tác xã Xuân Lộc, Hóc Môn, TP HCM được nêu ở trên), với “chiêu” khoán “nguyên canh”, vấn đề tranh ruộng đất mới không xảy ra. Thực tiễn đã diễn ra như tôi đã dự báo. Đầu những năm 90 của thế kỉ 20, tình trạng tranh chấp ruộng đất đã diễn ra khá gay gắt ở Nam Bộ, còn kết quả nghiên cứu khoa học của tôi lại được cất trên kệ sách. Để quá độ sang kinh tế thị trường, phải chuyển các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã trong nông nghiệp sang các loại hình tổ chức kinh doanh mới. Các thể chế quản lí vĩ mô và vi mô đã thay đổi nhưng do không hiểu đúng bản chất của kinh tế thị trường nên có rất nhiều ngộ nhận. Tôi đã viết những bài nghiên cứu để phản biện các thể chế quản lí và vạch ra sự ngộ nhận trong nhận thức về kinh tế của nhiều người, được đăng tải trên báo và tạp chí khoa học. Điển hình là các bài “Đa dạng hóa quyền sở hữu trong xí nghiệp quốc doanh”, để hình thành các loại hình doanh nghiệp theo cơ chế kinh tế thị trường, “Tổng công ty 90-91 và kinh tế thị trường”; “Trang trại và kinh tế thị trường”, “Bản chất kinh tế - xã hội của hợp tác xã kiểu mới”, “Mô hình nông trường quốc doanh Sông Hậu”…

Thực hiện đề tài cấp thành phố về “Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong nông nghiệp” ở TP HCM (năm 1993), tôi đã xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn để hình thành bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp theo cơ chế kinh tế thị trường.

Khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước Đông Nam Á năm 1997, đầu năm 1998, tôi đã tổ chức hội thảo khoa học và có bài tổng kết đăng trên báo Nhân dân “Đối sách của các doanh nghiệp Việt Nam trước cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực”.

Dĩ nhiên các kết quả nghiên cứu này cũng chỉ giúp ích cho việc giảng dạy của tôi mà thôi.

Năm 2002, kỷ niệm 35 năm tốt nghiệp đại học và làm nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy về quản lý nông nghiệp, tôi đã tập hợp các bài viết, các kết quả nghiên cứu khoa học để nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in và phát hành cuốn sách Hai mô hình kinh tế và sự đổi mới kinh tế, qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.

Tôi đang nghĩ sẽ không tham gia thực hiện các đề tài khoa học nữa, vì cơ chế quản lý tài chính trong khoa học rất tồi tệ, làm nản lòng các nhà khoa học. Các nhà khoa học không chấp nhận “thay thế văn minh lúa nước của cha ông bằng văn minh phong bì”!

Nhưng rồi, “sinh nghề tử nghiệp”, do cuộc sống xô đẩy, tôi trúng thầu đề tài cấp nhà nước KX 01-13 “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại” (năm 2003 và 2004). Tôi làm chủ nhiệm đề tài với sự cộng tác đắc lực của Giáo sư Xã hội học Đỗ Thái Đồng và Tiến sĩ Tâm lý học Phạm Bích Hợp. Đề tài đã đạt kết quả xuất sắc và nhà xuất bản Nông nghiệp đã in và phát hành năm 2004.

Năm 2005, trước tình trạng quản lí yếu kém của các nông trường quốc doanh tôi buộc phải tham gia và đã trúng thầu đề tài trọng điểm cấp bộ “Đa dạng hóa chủ thể sở hữu doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước” với sự cộng tác của Tiến sĩ Nguyễn Thắng, Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II từ tháng 6 năm 2006 đến nay (tôi hướng dẫn luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thắng với đề tài trên, nhưng chỉ trong phạm vi ngành cao su và đã bảo vệ thành công năm 2004). Đề tài cũng được nghiệm thu, đánh giá xuất sắc và nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in và phát hành năm 2006. Từ 2006, tôi không tham gia đấu thầu các đề tài khoa học vì quá mệt mỏi với cơ chế quản lí tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Tôi gọi cơ chế quản lí tài chính này được thiết kế theo nguyên lí Trạng Quỳnh “ị mà cấm đái”. Nhưng cuộc sống đã thúc giục tôi viết nhiều bài báo chuyên luận, phản biện các chính sách và cơ chế quản lí nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như các phương thức quản lý doanh nghiệp nông nghiệp. Chúng được đăng tải trên các báo, như Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Việt Nam, tạp chí Khoa học Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, báo Nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)… Chủ đề của các bài báo bao gồm từ chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách ruộng đất, mua lúa gạo, đến tổ chức sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp, quản lý chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, quản lý hợp tác xã, trang trại, xây dựng nông thôn mới…

Năm 2010, tôi nghỉ hưu ở tuổi 65, trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II đã tập hợp các bài báo nói trên của tôi, in thành cuốn sách Phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay – những bức xúc và trăn trở. Sang năm 2015, tôi tròn 70 tuổi. Tôi dự định tái bản cuốn sách này, có bổ sung các bài viết từ năm 2010 đến nay. Cuốn sách này sẽ như là biểu hiện sự kết thúc sự nghiệp của tôi với tư cách là một chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn một cách bắt đắt dĩ.

Điều cuối cùng, tôi muốn nói là: (1) Tôi chỉ xứng đáng là nhà nghiên cứu và giảng dạy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt Nam và chỉ của Việt Nam mà thôi. Đối với thế giới, tôi không phải là “nhà” hay “lều” nào hết. (2) Những đóng góp của tôi cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn được diễn ra theo hai giai đoạn phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam: (i) Trong giai đoạn thực thi nền kinh tế nhà nước hóa dựa trên chủ nghĩa Mac-Lenin, do bám sát thực tiễn và được thực tiễn mách bảo, tôi đã phát hiện ra những vấn đề đang cản trở sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, lý giải tìm nguyên nhân của nó và đề xuất các giải pháp khắc phục để phát triển theo hướng thị trường. Tôi gọi đó là quá trình “tự ngộ” diễn ra theo quy luật của nhận thức “từ thực tiễn khái quát thành lý luận”. Bi kịch là chỗ, mỗi lần “tự ngộ”, tôi cứ tưởng mình “phát hiện ra châu Mỹ”, trong khi thế giới, người ta đã biết từ hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm trước và viết thành hàng ngàn cuốn sách. (ii) Trong giai đoạn thực thi kinh tế thị trường, nhờ mở cửa hội nhập, tôi có điều kiện thuận lợi “học lỏm” được nhiều tri thức của nhân loại trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn và các lĩnh vực có liên quan. Do đó, tôi đã thành công trong việc vận dụng tri thức – những khái niệm, lý luận, phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới – vào thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam (phát hiện vấn đề mới nảy sinh, lý giải nó, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề này để phát triển theo quy luật kinh tế thị trường). Đó chính là quá trình “từ lý luận đến thực tiễn”.

Điều đáng buồn là ở Việt Nam, hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động hoạch định thể chế quản lí ở cả tầm vĩ mô và vi mô diễn ra như hai đường thẳng song song. Các kết quả nghiên cứu khoa học chỉ giúp cho các bài giảng của tôi hấp dẫn người học hơn, chưa bao giờ nó trở thành cơ sở khoa học trong việc hoạch định chính sách và cơ chế quản lí trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn. Học viên thường nói với tôi là nội dung của bài giảng của thầy đúng nhưng không áp dụng được vào thực tế. Biết vậy, nhưng tôi vẫn làm hết sức mình trong mấy chục năm qua. Vì cái tính tôi nó vậy. Kết quả là, dù không muốn tôi đã trở thành chuyên gia về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, với thương hiệu riêng có, tạo ra một trường phái khoa học trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Cái giá phả trả cho các thành tựu “LA DIEU BONG” đó là tôi đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kiếm tiền hợp pháp trên thị trường đất đai, địa ốc, chứng khoán. Trong khi đó, nhiều người bạn tôi đã không bỏ lỡ cơ hội này nên đã trở nên giàu có. Nhưng tôi không hối tiếc.
Vũ Trọng Khải
Tháng 08 năm 2014
Có thể đọc lại các cuốn sách và các bài báo của tôi trên website http://www.cmard2.edu.vn/
Tác giả gửi BVN.
(Bauxitte)

-‘Chọn Chủ nghĩa Cộng sản là sai lầm’

BBC

Việc lựa chọn chủ nghĩa cộng sản là một ‘sai lầm’ theo ý kiến của một cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP. Hồ Chí Minh.
Trao đổi với BBC nhân bà Võ Thị Thắng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng mới qua đời ở Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu, cựu đồng chí của bà Thắng trong thời gian trước 1975 tại Sài Gòn, nói:
Chủ nghĩa Cộng sản là một sai lầm. Phải đấu tranh để loại bỏ nó đi, xây dựng một xã hội dân chủ. Chứ không thể nào duy trì một chế độ độc tài độc đảng như hiện nay
Ông Huỳnh Kim Báu

“Khi hòa bình, chúng tôi mới tiếp cận tài liệu và qua thực tế, thì chúng tôi mới thấy rằng chọn Chủ nghĩa Cộng sản là một sai lầm.
“Phải đấu tranh để loại bỏ nó đi, xây dựng một xã hội dân chủ.
“Chứ không thể nào duy trì một chế độ độc tài độc đảng như hiện nay.”
Về giới cầm quyền hiện nay ở Việt Nam, ông Hùynh Kim Báu nêu nhận xét:
“Còn giới cầm quyền, bây giờ gọi là Đảng đấy, thì đều bị tha hóa rồi, họ không còn thực hiện lý tưởng như hồi chúng tôi chọn.”
Theo ông Báu, bà Võ Thị Thắng, sau khi nghỉ hết các chức vụ đảng và chính quyền có ‘chia sẻ’ các suy nghĩ này của các cựu đồng chí của bà.
“Vâng đúng rồi, chúng tôi cùng một quan điểm, cùng một lập trường mà,” ông Báu khẳn đinh.
Ở phần mở đầu cuộc trao đổi với BBC, ông Báu đưa ra nhận xét về con người và nhân cách của bà Võ Thị Thắng, cũng như về một ‘nghi án’ chính trị chống lại bà Thắng từ trong nội bộ Đảng và chính quyền Việt Nam.
Ông Huỳnh Kim Báu nguyên là giáo viên tại miền Nam Việt Nam, từng tham gia các phong trào sinh viên có liên hệ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam ở Sài Gòn và Nam bộ, từng là tù chính trị trong chế độ ở miền Nam trước 30/4/1975.
 

2913. “Lùm xùm” về di chúc Hồ Chí Minh

Võ Văn Tạo
31-08-2014

Gần đến ngày 2-9-2014, trong lúc cuộc vận động học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh do ĐCSVN phát động đang ráo riết, cũng là gần đến 2-9 – ngày HCM qua đời (trùng Quốc khánh), báo điện tử Vnexpress (từng tuyên bố dẫn đầu lượng người truy cập báo quốc doanh) ngày 30-8-2014 đăng bài: “Vì sao 20 năm mới công bố ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Phần đầu bài báo, tác giả Hoàng Thùy cho biết, HCM qua đời, di chúc lập tức được công bố, nhưng do hoàn cảnh lịch sử nên lúc bấy giờ có một số điều chưa được công bố. Việc công bố di chúc căn cứ cuộc họp bất thường chiều 3-9-1969 của BCHTW, giao Bộ Chính trị thực hiện. HCM chết lúc 9 giờ 47 phút sáng 2-9-69 – “ngày vui lớn của dân tộc” – Quốc khánh, nên Bộ Chính trị khóa 3 đã công bố ông qua đời vào thời khắc trên của ngày 3-9-69. Bài báo cho biết: 20 năm sau, Bộ Chính trị khoá 6 ra Thông báo số 151 (19-8-1989), cho rằng: nay cần công bố lại đúng ngày HCM qua đời là 2-9-69.

Tuy nhiên, bài báo phớt lờ sự kiện trước Thông báo 151 bốn tháng (5-89), thư ký riêng của HCM là Vũ Kỳ đã chủ động bàn bạc với đại tá Bùi Tín – Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân để “tự phát” đăng trên “Cơ quan ngôn luận của ĐCSVN” di chúc thật của HCM, bộ lộ nhiều điểm khác biệt cơ bản với di chúc đã được chính thức công bố. Và sau vụ lộ “bí mật cung đình” động trời ấy, Vũ Kỳ “lên bờ xuống ruộng”, Bùi Tín phải lưu vong mãi bên Pháp. Điều đó cho thấy, nếu không có vụ tiết lộ ấy, đến tận hôm nay, hàng triệu người dân VN – vốn sùng bái HCM do bị tuyên truyền, thêu dệt, tô vẽ thần thánh – vẫn thành tâm làm giỗ “cha già dân tộc” vào 3-9, và việc ra thông báo 151 là vạn bất dắc dĩ, do đã phát lộ ngoài ý muốn. Và theo tập tục thờ cúng giỗ chạp của tuyệt đại đa số người Việt Nam, “cha già dân tộc” bị bỏ đói gần nửa thế kỷ qua.
Theo đại tá Bùi Tín, ông Vũ Kỳ cho biết, sau khi HCM tắt thở, ông có đưa ngay cho ông Phạm Văn Đồng một phong bì lớn, chứa toàn bộ 4 văn bản di chúc HCM khởi thảo từ 1965 và các bản chỉnh sửa hàng năm. Nhưng ông Đồng không dám cầm, nói để đông đủ Bộ Chính trị có mặt, hãy đưa ra. Hôm sau, ông Vũ Kỳ đưa ông Lê Duẩn. Ông Duẩn đưa lại cho Bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn. Việc cắt xén, chỉnh sửa, lắp ghép, thêm nếm ra sao trước khi chính thức đưa ra công bố, do “cặp bài trùng” Duẩn – Hoàn chủ trì thu xếp.
Thông báo 151 có đoạn “Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về yêu cầu hoả táng là thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân (nhưng đâu có xin ý kiến Quốc hội hay trưng cầu dân ý? – TG), Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá 3) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bạn bè quốc tế có điều kiện tới thăm viếng, thể hiện tình cảm sâu đậm với Bác. Điều này đã xin phép Bác (không thấy trưng ra bút tích? – TG) nên đượclàm khác với lời Bác dặn“. Như vậy, có thể hiểu, nếu chi tiết này trong Thông báo 151 là trung thực, thì việc ướp xác, xây lăng tẩm cực kỳ tốn kém xa hoa phung phí như vua chúa Ai Cập đã được lên kế hoạch công phu và chu đáo từ thuở HCM sinh thời, và “cha già dân tộc” đã đồng ý (điều này phù hợp với thực tế: HCM vừa tắt thở, đám chuyên gia kỹ thuật ướp xác của Liên Xô túc trực trước đó, kịp thời tác nghiệp). Trong khi đó, các tài liệu chính thức do nhà nước công bố cho biết, đến tháng 5-69, HCM vẫn chỉnh sửa lần cuối cho bản di chúc. Trong đó nguyện vọng: hỏa táng, lấy tro cốt chôn trên đồi cao ở 3 miền cho người dân đến viếng, không xây lăng mộ hoành tráng tốn kém, tạo tiền lệ tiết kiệm, vệ sinh, trong hoàn cảnh VN đất chật người đông…cho toàn dân noi theo… vẫn có trong di chúc, nhưng đã bị cắt xén trong bản công bố chính thức 1969. Như vậy, việc không ít người nhận định HCM – “kịch sĩ tài ba hiếm có” – là không phải vu vơ. Trường hợp ngược lại, nếu HCM không hay biết gì về kế hoạch xây lăng tẩm, thì chi tiết “đã xin phép Bác” trong Thông báo 151 của Bộ Chính trị khóa 6 là man trá. Logic hiển nhiên: trường hợp nào cũng không tránh được “kịch”! Không rơi vào “cha già dân tộc”, thì cũng “các học trò xuất sắc và trung thành”(!).
Trong di chúc, HCM viết, kết thúc chiến tranh, nhà nước miễn thuế nông nghiệp 01 năm cho nông dân. Chủ trương này không phải HCM “phát minh”. Các triều đại thời phong kiến trước đây thường áp dụng, để khoan sức dân đã trải hy sinh và đóng góp đến kiệt quệ vì xã tắc của triều đình suốt binh đao khói lửa. Dĩ nhiên, miễn thuế thì vua quan phải cắt giảm chi tiêu. Thế nhưng, nội dung này cũng bị xén, chỉ phát lộ sau 20 năm bởi Vũ Kỳ và Bùi Tín. Và được người ta bất đắc dĩ “sửa sai” sau đó bằng giảm 50% thuế nông nghiệp trong 2 năm liên tiếp. Qua đó cho thấy, việc những người cộng sản vẫn rao giảng rằng các chế độ phong kiến đều hết sức hà khắc, bóc lột nhân dân đến xương tủy (để phát động “đả phong”), là rất ngược đời.
V.V.T.
—–

Nhân 45 năm ngày cụ Hồ từ trần (2-9-2014)

Nguyễn Thanh Giang
31-08-2014
HUYỄN HOẶC
“Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”
Dòng chữ dựng lên
Triệu người ngã xuống
Trong Lăng vẫn một người mơ mộng
Gọi Trăng vào cửa sổ ngắm nhà thơ.(*)
                               Ngày Cá Tháng Tư 2014

(*) Ý trong thơ “Nhật ký trong tù”


TƯ TƯỞNG VÀ ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH


Nghe người đứng trên cao thuyết giảng tư tưởng Hồ Chí Minh
Đàn vịt cạc cạc rủ nhau rúc đầu xuống bùn
Những chú ếch nhẩy lên lưng nhau mắt nhắm nghiền ộp oạp

Nghểnh đầu soi tấm gương đạo đức cao cả của ngài
Những oan hồn Cải cách ruộng đất
Những oan hồn Nhân văn Giai phẩm
Những oan hồn Xét lại Chống Đảng
Đêm đêm theo bước Nông thị Xuân
Ùa cả vào Lăng
Gào thét

Nhớ Cụ đã từ trần được 45 năm

                                         NGUYỄN THANH GIANG

Mại dâm, cặp bồ và những cuộc hôn nhân ngoại đầy may rủi

Từ khi những công nhân ngoại, đặc biệt là công nhân Trung Quốc, “đổ bộ” Formosa làm việc, cuộc sống của người dân các xã Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Long (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) xáo trộn đến chóng mặt. Người người đua nhau xây nhà trọ, khách sạn cho thuê; hàng quán trương biển chữ tiếng Trung to tướng, để mời mọc những “thượng đế” người Trung Quốc. Rồi quán massage, tẩm quất mọc lên như nấm sau mưa và những cô gái quê giờ đây đã biết cặp bồ và lấy chồng ngoại…

Đêm ở ngã ba Formosa
Chúng tôi đến được ngã ba Formosa thì trời đã chuyển về đêm. Không giống như những ý nghĩ mơ hồ về nơi này lúc còn ngồi trên chuyến xe đò chật ních, ngột ngạt trước đó, dọc quốc lộ 1A - ngã ba Formosa (xã Kỳ Liên) tấp nập, rộn ràng chẳng khác nơi phố hội. Cách nay ngót nghét chục năm thôi, nơi đây vẫn là vùng đất nghèo nhất của huyện nghèo nhất tỉnh Hà Tĩnh. Từ ngày những dự án thuộc Khu kinh tế Vũng Áng khởi động, đã có sự tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân, nhất là thời điểm những công nhân ngoại, mà đặc biệt là công nhân Đài Loan, Trung Quốc đến đây làm việc thì các xã Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Long đã có sự đổi thay đến chóng mặt.
Bà Trần Thị Nguyên (xã Kỳ Liên) hồi tưởng: “Mấy chục năm qua, nhà cửa của dân bầy tui lụp xụp, nghèo lắm chớ nỏ được như bây chừ. Từ khi họ về đây khai trương dự án, làm nhà máy, rồi công nhân ở đâu về đông quá trời, đông hơn cả dân bầy tui, người nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Riêng người Trung Quốc thì đông lắm. Đêm đêm họ đi nhảy, đi nhậu, hát hò náo loạn cả xã”.
Kể từ thời điểm đó, để phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, giải trí của công nhân ngoại, người dân các xã Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Long đua nhau xây phòng trọ cho công nhân Việt, công nhân Trung Quốc thuê. Bà Nguyên chỉ tay về phía cái khách sạn to vật vã và nói: “Đó là chỗ mấy ông người Trung Quốc có chức sắc dưới nhà máy Formosa thuê ở”.
Chỉ tay qua mấy khu nhà trọ lụp xụp, bà Nguyên nói “đó là chỗ công nhân thuê nhà trọ, họ ở chung với dân. Thường họ tự nấu ăn. Đi chợ thì có phiên dịch đi cùng, trả giá còn ghê hơn người của ta. Họ mà nếu có thuê dân đây thì cũng chỉ thuê nhặt rau, làm cá, thái thịt lợn”. Ngẫm trong giây lát, bà Nguyên nói tiếp: “Trước vụ lộn xộn (15.4), người Trung Quốc đi ngoài đường đông lắm. Họ nói chuyện với nhau xộ xộ xào xào chẳng hiểu ra làm sao. Mà họ gây sự đánh nhau luôn chứ chẳng phải hiền lành gì đâu. Hôm bữa, cậu công nhân ta đi xe thế nào đấy rồi cả nhóm công nhân Trung Quốc xúm lại đòi ném đá, đập, may mà dân đây can được, chứ không to chuyện rồi, chú ạ”.
Những công nhân Trung Quốc làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng cũng tham gia giao thông bằng xe gắn máy và nhiều người cũng... vi phạm luật giao thông chẳng khác gì người bản địa. Ông Nguyễn Văn Linh - một người dân - nói: “Công an thổi lại, nhiều ông không chịu ký vào biên bản, vì giữa hai bên không hiểu nhau. Sau này, mỗi lần thổi công nhân Trung Quốc lại, công an triệu một cô phiên dịch đến giải thích luật cho họ. Rồi thì họ cũng hiểu, cũng ký vào biên bản, sau đó lên huyện nộp phạt như người nhà mình”.
Ở Kỳ Liên, Kỳ Phương bây giờ, khái niệm massage, tẩm quất chẳng có gì làm lạ và gây tò mò đối với người dân nữa. Có cầu ắt có cung, hàng loạt quán massage, tẩm quất, cắt tóc thanh nữ mọc lên như nấm sau mưa. Những cô gái miền Tây da trắng muốt đổ xô về đây phục vụ khách, khiến việc quản lý của các địa phương hết sức khó khăn. “Dân xã Kỳ Liên chưa được 3.000 người, trong khi công nhân đến hơn 4.000 mà toàn là đàn ông cả. Xa nhà, xa vợ rồi thì họ có nhu cầu massage, tẩm quất, cắt tóc nam nữ đủ kiểu, khiến việc quản lý của chính quyền địa phương gặp không ít khó khăn” - bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Kỳ Liên - than thở.
Mại dâm, cặp bồ và lấy chồng ngoại
Chúng tôi hỏi: “Nghe thông tin ở địa phương mình có nhiều phụ nữ, trong đó có cả phụ nữ đã có gia đình cặp bồ với công nhân Trung Quốc, điều này chính xác không? Bà Thủy xác nhận “nói thật là có”. Và “những mối quan hệ không lành mạnh này đã khiến cho nhiều gia đình rạn nứt tình cảm. Chúng tôi đang rất lo ngại về điều này”. Không chỉ cặp bồ, ở Kỳ Liên, Kỳ Long còn có nhiều cô gái quê chấp nhận những cuộc hôn nhân với công nhân Trung Quốc mang đầy may rủi.
Bà Nguyễn Thị Thủy cho biết, ở xã đã có 2 trường hợp lấy chồng người Trung Quốc. Trường hợp chị Võ Thị Hoa (SN 1983, trú thôn Hoành Nam) lấy chồng người Trung Quốc làm việc ở Formosa. “Hai người họ dắt nhau lên đây nhờ giới thiệu lên trên, xã không thể tiến hành được vì ông công nhân Trung Quốc này sang đây lao động theo diện visa du lịch 3 tháng. Dù vậy, họ vẫn dắt nhau lên công ty tổ chức đám cưới cách nay 2 năm. Nhưng rồi sau đó, có lẽ chị Hoa cảm nhận cuộc hôn nhân này không bền vững nên chia tay nhau rồi” - bà Thủy cho biết.
 
Từ khi những công nhân nước ngoài đến làm việc, khách sạn, quán nhậu, hàng ăn, massage mọc lên đông đúc tại Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: Đăng Khoa - Trần Tuấn
Cách đây chưa lâu, một trường hợp khác là chị Trần Thị Bắc (SN 1991, trú xóm Liên Sơn) lên xe hoa với người chồng là công nhân Trung Quốc. Chị Bắc quen biết với người đàn ông Trung Quốc này khi cả hai cùng làm ở Formosa và tiến đến hôn nhân. Đám cưới được tổ chức rình rang khiến dân thôn quê ai cũng choáng váng. Sau ngày cưới, cô dâu theo chồng về Trung Quốc.
Còn ở xã Kỳ Long cũng đã có 2 trường hợp kết hôn với người Đài Loan (Trung Quốc). Họ tổ chức đám cưới vào các năm 2011, 2012 và nay đã theo chồng sang xứ Đài. Chị Bắc và cả nhiều cô dâu mà chúng tôi chưa kịp biết liệu có được hưởng hạnh phúc, hay là sẽ rơi vào cảnh khổ ải nơi xứ người thì chưa ai dám chắc. “Thực tế trên, Hội Phụ nữ xã cũng đã có định hướng tuyên truyền cho chị em phụ nữ phải hết sức thận trọng khi kết hôn với công nhân người nước ngoài.
Trong khi hầu hết chị em đều không biết tiếng Trung, nên việc giao tiếp cũng như tiếp nhận văn hóa của họ là vấn đề không đơn giản. Nói thật là đã có nhiều lớp học tiếng Trung đã được mở, nhưng hầu như chị em học không được, hoặc có chăng nữa thì tiếng cũng bập bẹ vậy thôi. Đáng lo thật” - bà Nguyễn Thị Thủy nói thêm.
Ở ngã ba Formosa ngày trước, vào những tối thứ bảy, chủ nhật, người ta chẳng lạ gì những chuyến xe buýt chở hàng chục công nhân Trung Quốc đi hàng chục cây số ra “động” Voi (địa điểm mại dâm gần như công khai ở xã Kỳ Phong, kéo dài đến thị trấn Voi của Kỳ Anh) vui vẻ. Đây là thực tế được người dân địa phương lẫn đại diện chính quyền địa phương khẳng định.
“Công nhân Trung Quốc vẫn đến đây thuê xe chở ra ngoài Voi đi em út đó thôi. Chuyện này có chi lạ mô mà chú hỏi” - một người làm dịch vụ cho thuê ôtô tại Vũng Áng nói. Bây giờ thì nạn mại dâm cũng đã bắt đầu bùng phát ở nơi đây. Và chỉ cách đây mấy hôm, công an huyện Kỳ Anh đã bắt tại trận 7 đôi nam nữ mua bán dâm tại các địa bàn quanh Khu kinh tế Vũng Áng.
Những ngày này, trước thông tin sẽ có 10.000 công nhân nước ngoài sẽ đến Vũng Áng làm việc trong thời gian sắp tới, người dân ở các xã Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Long cảm thấy lo ngại. Như một quy luật, khi lao động nước ngoài đến nhiều, ngoài việc tạo thêm thu nhập từ dịch vụ, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khi an ninh, trật tự sẽ phức tạp và cùng với đó là tệ nạn xã hội cũng sẽ tăng lên.
Một người dân lo lắng nói: “Không biết Nhà nước mình làm răng mà cho họ sang đông rứa hè. Tui cũng ngại lắm đó. Ngại là họ sang đây không biết tiếng, khác phong tục, lối sống rồi thì sẽ lộn xộn, đánh đập nhau nữa cho coi”. Đứng cạnh, một người khác vừa nói vừa cười: “Một vạn công nhân nam qua đây mà không mang theo phụ nữ thì làm răng hè? Nhu cầu chính đáng của con người mà. Rồi e loạn mất thôi, mấy chú ơi...”.
Đêm Vũng Áng trời rả rích mưa. Lang thang dọc quốc lộ 1A, đập vào mắt chúng tôi là cảnh hàng loạt hàng quán từ nhậu, hát, trà sữa trân châu biển hiệu tiếng Trung cỡ chữ to chẳng kém chữ Việt được chiếu sáng bằng ánh đèn 7 màu lấp lánh trông lạ mắt. Ở đâu đó, phía bên kia đường dội lại những câu hát trong bài “Người đến từ Triều Châu” bằng tiếng Trung Quốc, của một người đàn ông giọng nhão nhoẹt vì đã say mèm...
(Lao động) 

Người Buôn Gió - Nhớ về một con sông đang gần cạn

Bọn trẻ chúng tôi ngày ấy đi bơi ở bể Tăng Bạt Hổ. Phải một tuần mới có dịp đi một lần vì tiền không có. Chúng tôi cuốc bộ từ nhà đến Tăng Bạt Hổ. Đoạn đường khá dài so với bây giờ, nhưng hồi ấy đôi chân của chúng tôi không biết mệt mỏi là gì. Chúng tôi đi bộ qua cầu Long Biên sang bãi giữa sông Hồng chơi, tìm những mảnh vỡ của bom bi, về đập lấy bi chơi. Những mảnh gang là vỏ quả bom, bên trong chứa những viên bi sắt nhỏ, có lúc còn nhặt được cả vỏ đạn 12 ly 7 nữa.
Chơi chán bên đó, lấy mía tre ăn. Mía tre như loại cỏ to, ăn ngòn ngọt, cọng nó chỉ bằng chiếc đũa. Mọc dại đầy mép bãi sông. Xong leo lên cầu sang bên Gia Lâm đi vòng đường cầu phao về. Chả biết mệt là gì.

Đi bộ từ nhà đến bể bơi Tăng Bạt Hổ chả thấm gì, trời nắng chang chang, đi toàn chân đất, mặc quần đùi, tiền dắt ở cạp quần. Cẩn thận hơn thì ở cái chỗ chun quần rạch một cái khe, luồn tiền vào đó. Tiền chỉ đủ mua được một vé vào bơi một tăng.  Cái bể bơi đó tinh theo tăng, mỗi tăng một tiếng. Hết một tiếng là bảo vệ tuýt còi lùa lũ trẻ lên như vịt. Sau đó mới đến lượt mới xuống. Bảo vệ canh đông, lên bờ rồi là vào khu đi ra, khó mà xoay sở vào lại.
Hôm nào không có tiền, bọn bạn rủ đi, tôi cũng vẫn đi. Đến nơi chạy quanh bức tường rình bảo vệ sơ hở để trèo qua nhảy vào bể bơi. Từ bờ tường đến bể bơi là một khoảng trống đường tập chạy. Trèo qua tường không bị phát hiện đã khó, băng được qua khoảng trống ấy vào đến bể bơi càng khó hơn.
Tôi học lặn ở bể bơi, còn chả học bơi được tí nào ở đấy. Người cứ lúc nhúc. Sau không có tiền, mà lại xa. Tôi lên hồ Than ở bãi Nghĩa Dũng.
Hồ Than nằm khoảng đối diện với nhà máy nước Yên Phụ, giờ nó là sân bóng hay ten nít gì đó thì phải. Lúc đó là con đê đất, qua đê là những rặng tre, ngôi nhà như một làng quê. Cái tên hồ Than là do người ta đổ xỉ than xuống mép hồ. Hình như xỉ than lại làm cho nước trong thì phải, nước hồ luôn sạch trong như bể bơi. Hồ Than nằm ngay mép chân đê, ô tô chở xỉ than từ trên đê trút xuống hồ, xỉ than tạo thành một con dốc có chiều dài gần hết hồ. Phía bên kia hồ là nhà dân, chúng tôi chỉ xuống nước từ phía chân đê tức dốc xỉ than ấy.
Vài đứa trẻ đã chết vì xuống dốc trôi tuột trên lớp xỉ than, vì cả quãng dốc chiều ngang mấy chục mét xuống hồ chỗ nông sâu khác nhau. Những đứa không biết vừa lò dò trên dốc xỉ, trôi tuột xuống nơi sâu nhất và chấm dứt đời mình ở tuổi thiếu niên.  Người ta thấy vậy liền cấm chúng tôi tắm ở hồ Than.
 Thế là chúng tôi ra sông Hồng, nơi chẳng ai cấm, chẳng ai bán vé, chẳng ai thèm nhìn chúng tôi làm gì. Bờ sông hoang vu, có lúc bờ bên Hà Nội bị sạt lở thành vách dựng đứng, xà lan cập ven bờ ở chỗ cầu Chương Dương bây giờ. Từ nhà tôi ra sông Hồng là gần nhất, chỉ băng qua con đê một đoạn là đến bờ sông. Mùa thu nước sông xuống thấp lộ ra những doi cát loang lổ, nước sông xanh trong, tôi tạp bơi tha hồ từ doi cát này sang doi cát kia. Dần dần thành biết bơi. Nhưng vì bơi ở sông, tất cả chúng tôi đều quen một kiểu là đầu luôn trên mặt nước để canh chừng bè nứa, xà lan đi qua. Rất nhiều đứa trẻ đã chết vì rúc vào gầm bè nứa hay gầm xà lan. Chỗ chúng tôi chết hai người, đó là Thắng và Chính. Bạn Thắng hay trao đổi truyện với tôi, hai thằng đi hiệu sách, mỗi đứa mua một truyện, về đọc xong thì đổi nhau đọc tiếp cho tiết kiệm tiền. Thắng chết hai ngày sau nhà tìm được xác, còn anh Chính hơn tôi 3  tuổi thì chết phải tuần mới mò được xác. Bạn Thắng thì mất do chui gầm xà lan, anh Chính thì nhảy đúng đống sắt dưới sông. Dạo ấy dưới sông đôi chỗ có sắt, về sau sắt vụn đắt còn có nghề thuyền chài đi mò sắt dưới lòng sông nữa.
Sau này đôi khi tôi ra bể bơi, thấy những người bơi chuyên nghiệp, họ đeo kính, đội mũ bơi. Họ bới sải hay nhái đều ngụp xuống vài nhịp rồi nhô mặt lên thở, rồi lại ngụp xuống bơi vài nhịp. Bọn tôi bơi hầu như tóc không ướt, chỉ ướt tí gáy, nước không  bắn nhiều vì chúng tôi bơi chậm lấy sức bơi dài. Nếu bạn nhìn thấy ai bơi, đầu luôn ngoi trên mặt nước khi bơi nhái, không có giọt nước nào bắn lên mặt nước. Đó chính là kiểu bơi của những đứa trẻ đường phố thời bao cấp, kiểu bơi dài đến cả cây số, lên bờ không chút thở dốc nào. Tìm hiểu tôi mới biết cái kiểu bơi ngụp vài nhịp ấy là đúng sách dậy cho người đi bơi. Có điều nếu ở sông thì kiểu ấy có thể nguy hiểm vì vấp phải cái vật gì đang trôi, nhất là lúc nước chảy mạnh. Hoặc nơi ô nhiễm bơi ngụp nhịp ngoi lên thế cũng bệnh tật.
Mùa thu năm ấy tôi học bơi thành công ở sông Hồng. Đến mùa nước lũ mới bắt đầu, nước chưa dâng lên mặt bờ là lúc bơi thích nhất. Nước sông đỏ hồng không xanh trong như mùa thu, trên mặt nước đôi khi có cả những cây gỗ to trôi từ trên thượng nguồn về. Chắc gỗ hồi đó cũng chả đắt và hiếm nên nó trôi về qua Hà Nội như vậy. Bọn tôi bơi vượt sông, thường chỉ có tôi và thằng An Bính và thằng Hùng là với nhau. Nhà tôi số 22 , nhà An 28 còn nhà Hùng số 36. Nhà hai thằng đã bán đi chỗ khác ở từ lâu, thằng Hùng tù ra tù vào rồi chết bị bệnh tật. Còn An thỉnh thoảng có về qua ngõ, nhưng mươi năm gần lại thì chả gặp nó nữa.
Vượt sông ở tuổi 12 cần phải can đảm và bình tĩnh. Chúng tôi bơi nhái, đầu ngẩng cao, vừa bơi vừa nói chuyện, nước sông khá manh, bờ bên kia nhìn mờ mờ ảo ảo. Chúng tôi cứ lựa chếch dòng nước mà đi. Sợ nhất đang băng qua sông mà gặp ca nô lớn đi qua, sóng đánh tơi bời, nhấn lên nhấn xuống, mặt mũi tối tăm, uống nước sông đến oẹ ra là thường. Lúc ấy thường bơi đứng chịu trận. Nếu không gặp ca nô đi qua, chúng tôi chếch dòng sang đến bờ bên kia cũng mất hơn một tiếng. Cái độ chếch tuỳ thuộc vào hôm nước mạnh hay yếu, nếu nước xiết có khi điểm chếch đến 3 cây số.
Khó nhất là khi đến gần bờ bên kia, thế nào cũng gặp dòng nước xiết chảy cách bờ chục mét, không xiết thì là xoáy. Gặp nước xiết thì dùng hết sức để bơi sải cắt qua, lúc đó sức đã kệt lắm, nhưng nếu không băng qua đoạn nước xiết ấy thì không biết bao giờ vào đến bờ. Có thể bị cuốn đi đến lúc kiệt sức và chết. Nhưng nước xiết chưa hiểm bằng vùng nước xoáy, ở vùng nước xoáy thì có bơi sải mạnh để cắt ra đến mấy cũng chả ăn thua. Một lần tôi rơi vào vùng xoaý, dùng hết sức bơi sải cắt mà khổng  ra được. Mệt quá thả người bơi ngửa nhắm mắt nghỉ mấy phút, mở mắt ra quay người lại, mặt đập vào bờ.
 Bơi ở sông Hồng lên bờ, khắp người phủ lớp phù sa mịn như phấn. Sang đến bờ bên kia tha hồ nằm nghỉ, cảm tưởng như đã đến một vùng đất hoang vu. Mà nó hoang vu thật, ngày ấy các khu ven sông còn đường đất, rặng tre, bụi chuối và la liệt ao, người ta trồng ngô, cắt cỏ, nuôi bò. Ở Lò Đúc còn đầy cò về đậu, lúc đó người ta gọi Lò Đúc là bang cứt cò, còn chỗ bãi sông đoạn Phúc Tân, Chương Dương, Hàm Tử là bang cứt bò. Bên bãi giữa sông có rắn, chuột, ếch, nhái... rắn thì chúng tôi không dám lại gần. Nhưng ếch nhái có lúc vồ được dăm con, trói chúng lại buộc thành dây quanh bụng rồi bơi về. Sang bờ bên này là xin lửa nướng ăn luôn tại chỗ. Sợ mang về nhà bố mẹ biết bơi sống thì no đòn.
Tôi có một con chó ta tên là Lu, nó chạy theo tôi ra sông, gần sông tôi mới phát hiện, nó đi theo lặng lẽ từ lúc nào. Thế là tôi lôi cổ nó xuống sông, nó trụ bốn chân ghì lại không xuống. Tôi lôi không được thả quách nó ra, rồi tôi nhảy xuống sông. Thật kỳ lạ, con Lu lại chạy xuống sát mătj nước tru tréo như gọi tôi vào. Tôi nhìn nó cười như bảo mày yên tâm, tao bơi giỏi.  Nó bồn chồn, cuống quýt dậm chân trên bờ, miệng ăng ẳng, rồi bất ngờ nó nhảy bổ xuống nước một cách quả quyết bơi lại gần tôi liếm mặt như muốn bảo, tôi sẽ ở gần cậu chủ dù thế nào đi nữa. Lần đó tôi lên bờ, nhìn nó mãi, tôi hiểu thế nào là tình bạn giữa người và chó.
 Bố tôi đi tù, mẹ tôi bán con Lu lấy tiền tiếp tế, đợt đó nhà tôi kiệt quệ vì khi khám nhà người ta thu sạch. Mẹ tôi đi bán nước chè rong, cứ xách cái ấm giỏ đi bộ hết phố này sang phố khác. Tôi đi học về mới biết con Lu bị bán, tôi đi tìm nó trên chợ chó Long Biên, ngó từng cái chuồng sắt. Rồi tôi đi quanh những hàng thịt chó bốc mùi thơm phức tìm nó. Tôi thấy cái đầu chó thui trong tủ kính nhe răng đau đớn. Tôi khóc nức nở. Tôi ước đến cháy gan ruột có tiền để tìm thấy con Lu chuộc về.
Nhiều năm sau, trải qua đủ mọi khốc liệt cuộc đời, thăng trầm các kiểu từ nhà tù đến giám đốc . Tôi lái ô tô đi qua cầu Long Biên, bỗng nhiên nước mắt trào ra không ngăn nổi. Lúc ấy tôi đang làm cầm đồ và cá độ bóng đá, vài chục triệu mất đi chả nghĩa gì chỉ là cái tặc lưỡi. Thế nhưng tôi không ngăn nổi những dòng nước mắt của hồi ức. Tôi về còn làm thơ, bài thơ có đoạn
Lu lu ơi.
Hôm nay tao đi xe bốn bánh
Lượn qua cầu Long Biên
Chợ chó bây giờ không họp
Mày về đâu, ngần ấy đoạn trường.
Mãi trong cuộc đời này, tôi chưa lúc nào quên hình ảnh con Lu lo lắng cho tôi, rồi nó quyết định nhảy xuống sông để bơi cạnh tôi, mặc dù trước đó nó rất sợ. Tôi không dám ví người với chó, nhưng trong cuộc đời này nhiều người tưởng là bạn, là người yêu đã bỏ tôi trong lúc tôi gian nan. Vì thế hôm ấy, khi lái xe ô tô, tiền đầy cốp xe, kiếm ghế sau, súng ngắn dắt lưng. Tôi khóc vì thương nhớ một tình bạn thời thơ ấu đã tuột mất.
 Bây giờ con sông xưa đã cạn, chẳng còn những mùa nước lũ dâng đến tận mép chân đê. Nước lớn nhất cũng không ngập nổi bãi giữa. Phía bờ bên Hà Nội cạn trơ đáy, nước sông đen xì. Người ta trồng rau luôn dưới lòng sông. Càng theo năm tháng con sông càng cạn. Cũng như tôi càng lớn lên, càng thấy tình người trong xã hội cạn dần đi cùng với dòng sông thơ ấu.
 Hôm trước ngồi ở trung tâm Viên hoa lệ , trong một quán cà phê sang trọng. Tí Hớn kể những mẩu chuyện đố vui, mấy người bạn đều khen Tí Hớn thông minh. Tôi không hề cười, khi Tí Hớn chạy ra ngoài chơi. Tôi mới nói với các bác.
- Em không thích nó thế, nếu cứ thông mình thế này sẽ trở thành ranh mãnh. Em sẽ cấm nó đọc những chuyện như thế. Nó cần phải đọc sách như Con Bim Trắng Tai Đen, Hành Trình Ngày Thơ Ấu....phải nuôi tình cảm cho nó trước rồi mới đến sự thông minh. Em sợ xã hội này, nếu sự thông minh mà không có tình cảm thì sẽ thành người khó lường, rất dễ thành ranh mà và khôn lỏi.
Những người anh lớn tuổi bỗng trầm ngâm, rồi tất cả gật đầu.
- Đúng là bây giờ, ở nước mình, tình người ngày càng cạn quá. Phải cần có cách giáo dục khác.
Trong đầu tôi,  hiện lại dòng sông cạn đáy, đen nhớp nháp và rác rưởi ngồn ngang. Dòng sông ấy bao giờ mới đỏ lựng phù sa  bám mịn màng trên làn da người vào mùa nước, và trong xanh êm ả vào mùa thu.

 Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn gió) 

2915. Đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh

Việt Báo
 Tô Hoài (trái) và Trần Đĩnh (hình trang 590, sách “Đèn Cù.”) Trần Đĩnh kể rằng ông Hồ và Trường Chinh tham dự buổi đấu tố cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long): ‘Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt’. Cũng như chi tiết áo quan rẻ tiền, không chứa nổi xác bà cụ Nguyễn Thị Năm, nên ‘Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô…’ (trang 86)“.
Phan Tấn Hải
30-08-2014
Tô Hoài (trái) và Trần Đĩnh (hình trang 590, sách “Đèn Cù.”)
Trần Đĩnh không phải là một tác giả quen tên đối với người đọc sách Miền Nam Việt Nam, và cũng khá lạ với độc giả hải ngoại.
Nhưng ông là người đã từng cầm bút viết lên những trang sách nhiều triệu người đọc, ở Miền Bắc.
Trần Đĩnh là người chấp bút Tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chí Minh, năm 1960; và chấp bút các cuốn tự truyện, hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương… trong đó, nổi tiếng với dân Miền Bắc là cuốn “Bất Khuất” (hồi ký tù Côn Đảo của Nguyễn Đức Thuận, 1967). Trần Đĩnh cũng là dịch giả nhiều tác phẩm văn học…
Tại sao dân Miền Nam và hải ngoại ít biết tới Trần Đĩnh? Câu trả lời đơn giản: ông bị bắt, bị cải tạo lao động (trong một xưởng in), bị quản chế nhiều năm vì liên hệ trong “vụ án xét lại” — một vụ án được nhiều người gọi đơn giản là vụ án Hoàng Minh Chính, hay vụ án “tay sai Liên Sô”.

Tại sao ông dính vào “xét lai”?
Nơi trang 561 của “Đèn Cù,” tác giả Trần Đĩnh giải thích:
“Nhiều người không biết gốc tội chúng tôi là muốn đối thoại với bà con trong Nam chứ không xin máu họ. Cộng sản tồn tại nhờ chuyên chính bạo lực nhưng chúng tôi đòi giải vũ trang đảng, đòi đảng phải chụp bạo lực đi hay từ bỏ vai trò “bà đỡ của cách mạng” hay thôi con đường “chính quyền ra từ nòng súng.” Thực chất đòi dân chủ cho muôn người… chúng tôi đã xung phong làm nghịch tử. Không thích đổ máu người nữa. Thích quyền người.”
Cuốn tự truyện của Trần Đĩnh dày 600 trang, đầy những chi tiết về bản thân ông, một chàng trai theo lý tưởng chống Pháp, tham dự tổng khởi nghĩa do Cộng sản lãnh đạo ngày 19-8-1945 khi mới 15 tuổi, và năm 19 tuổi được đưa vào An Toàn Khu để làm báo Sự Thật bên cạnh các lãnh tụ như Hồ Chí Minh, Trường Chinh…
Tuy là tự truyện, nhưng trước hết đây là một lối viết rất văn học, chú ý tới nhiều chi tiết dễ dàng làm độc giả hình dung ra người và cảnh một cách sinh động.
Thí dụ, nơi trang 84, Trần Đĩnh kể rằng ông Hồ và Trường Chinh tham dự buổi đấu tố cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long): “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt.”
Cũng như chi tiết áo quan rẻ tiền, không chứa nổi xác bà cụ Nguyễn Thị Năm, nên “Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô…” (trang 86)
Bịt râu và đeo kính râm suốt… Nhảy lên xác cụ bà, vừa giẫm vừa hô…
Đó là những chi tiết văn học, làm đôc giả thấy cảnh hiện ra rõ ràng.
Trần Đĩnh vào nghề làm báo và dược Trường Chinh (Tổng Bí Thư Đảng và là Chủ nhiệm bao Sự Thật) hướng dẫn.
Trần Đĩnh cũng kể về “mối tình” của ông Hồ với cô Phương Mai… Cách kể chuyện của Trần Đĩnh rất văn học, với những chữ như: tự nhiên, mang ba lô, chăn chiếu, tớ được xua về sớm, về muộn, máy Cụ…
Trích trang 30:
“Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái P.M. (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M. (Phương Mai) đến nữa. Chắc máy cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ”. (hết trích)
Đó là văn học, kiệm lời nhưng đưa sâu vào trí nhớ độc giả.
Phương Mai là ai?
Không rõ có phải Phương Mai đươc Nguyễn Minh Cần (Cựu Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội) kể trong bài “Vài mẩu chuyện về cuộc đời HCM”, trích:
“…Xin nói rõ chuyện như thế này: hồi đó, có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để việc “giải quyết sinh lý” được điều hòa thì tốt cho sức khỏe. Và sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ. Và như ta đã biết qua cuộc “loạn đàm,” chị đặt vấn đề phải có hôn nhân đàng hoàng. Thế là… việc không thành. Rồi chị được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ thương binh và ở luôn tại Hà Nội.”(hết trích)
Chị Phương Mai đặt vấn đề? Hay là ông Hồ thấy dan díu đã đủ rồi? Dĩ nhiên, không ai có câu trả lời chỗ này…
Trần Đĩnh cũng kể về cô X. người đứng bên cạnh ông Hồ và đươc ông Hồ xem là “con nuôi.” Cô X. Những cảm xúc của Trần Đĩnh với cô X. đươc kể nơi trang 97-98 và:
“Tôi quả đang vút lên chín tầng mây… Mới hôm qua ở suối lên, dốc trơn, tôi giơ tay ra đỡ X. Bàn tay con gái tôi lần đầu nắm lâu trong đời. Và cảm giác rạo rực theo tôi mãi…”
Cô X. lúng túng, rơi chiếc thìa trên cỏ… Cô X. cũng là người làm Trần Đĩnh mơ mộng, có lúc ký tên với bút hiệu Hoàng X. là vì cô.
Nơi trang 375, Trần Đĩnh kể tiếp:
“…rồi cô cho tôi cái thìa, món kỷ niệm tôi đặt lên trên bụi lạc tiên đầy bụi ở giữa Na Sầm và Đồng Đăng, chờ vượt sang Trung Quốc. Tóm lại tình trong như đã, mặt ngoài còn e…”
Nhưng rồi Trần Đĩnh tiêt lộ, cô X. chính là cô Xuân, chết ở Hà Nội vì bị ô tô đè… (trang 183) Nhiều năm sau, người ta mới biết cô Xuân cũng là một phần giường chiếu của ông Hồ.
Đọc “Đèn Cù” của Trần Đĩnh, chúng ta nhìn rõ hơn về cach công an đàn áp những người “xét lại,” và thấy một sự thật nữa: mỗi lần chuyển biến chính sách đối ngoại, sẽ có một thành phần trong Đảng bị thanh trừng.
Bản “Đèn Cù” tôi đọc tuy có vài trang in nhầm, nhưng 600 trang sách đầy những chi tiết lịch sử đã lôi tôi vào một thế giới hiếm người Miền Nam biết tới: từ nơi An Toàn Khu, Trần Đĩnh làm báo với Trường Chinh, rồi đi Bắc Kinh nhiều năm để học, những cảm xúc của anh với cô diễn viên múa Hồng Linh có cha bị giết oan vì nghi là Tàu Tưởng (phe Tưởng Giới Thạch), rồi về nước làm báo tiếp, bị thanh trừng, đẩy vào một góc xưởng in để “lao động cải tạo” nhưng tất cả các thợ in đều thương cảm…
Nhiều chi tiết lịch sử đươc ghi lại mà chính sử sẽ bỏ qua, trong đó có chuyện Lê Duẩn “trình bày về đề cương về vấn đề con người” riêng cho triết gia Trần Đức Thảo nghe (trang 435-441) và khi xin Giaó sư Thảo có ý kiến… thì:
“Ngơ ngác một lát, Thảo nói: – Tôi không hiểu gì cả.”
Thế là, Lê Duẩn vòng ra sau GS Thảo, vòng tay ôm GS Thảo nhấc lên, giộng xuống đất mấy cái cho hả giận… rồi bỏ vào trong nhà.
Sau đó, GS Trần Đức Thảo kể lại với Trần Đĩnh, Duẩn chẳng hiểu gì về chủ nghĩa Mác… Rồi Trần Đức Thảo thì thầm vào tai Trần Đĩnh: “Làm sao Duẩn lại Mác-xít được?”
Có một chi tiết cũng đã bị chính sử Hà Nội xóa đi: nhà báo Bùi Tín vào Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Bây giờ, Hà Nội không muốn nhắc tới tên của nhà báo Bùi Tín, người đã vào Dinh Độc Lập và đã tò mò mở cửa một tủ lạnh nơi này…
Đọc cuốn Đèn Cù, sẽ có một số người không hài lòng, vì một số nghi vấn lịch sử không đươc Trần Đĩnh chú ý nhiều.
Người đọc có cảm giác không nghi vấn gì về tập thơ trong tù ký tên ông Hô mà một số học giả nói là của một bạn tù khác, và độc giả cũng không nghi vấn gì về một ông Hồ sau này được nói là gián điệp Hoa Nam giả mạo để càì vào VN.
Ông Hồ trong “Đèn Cù” là một nhà hoạt động với những tham sân si đời thường, và cũng tội nghiệp khi bị Lê Duẩn lấn ép.
Nhưng Trần Đĩnh viết theo trí nhớ, theo những gì ông thấy, ông nghe. Và khi ông viết (thập niên 1990s) lại chưa có Internet để tra cứu tài liệu. Và cũng có thể nêu nghi vấn rằng ông nhớ không chính xác một số chi tiết.
Dù vậy, chúng ta không thể đòi như một tác phẩm nghiên cứu. Đây là một hồi ký, một tự truyện và tận cùng là một tác phẩm văn học; “Đèn Cù” đã ngay lập tức có một vị trí đôc đáo trong dòng văn học Việt Nam.
Trần Đĩnh đã cầm bút lên để viết như một chứng nhân của cách mạng, viết như một nạn nhân của vụ án xét lại, viết như một nhà văn trôi nổi với lịch sử dân tộc, và trong tận cùng là viết như một người con rất mực yêu thương đất mẹ.
Sách đề giá 25 Mỹ Kim, xuất bản bởi Người Việt Books. Có thể vào Amazon.com để mua.
Ngắn gọn, những ngươì quan tâm về lịch sử không thể không đọc sách này.

Trần Đức Thảo và Lê Duẩn


Trong Ðèn Cù, nhà văn Trần Ðĩnh kể lại cuộc gặp gỡ giữa triết gia Trần Ðức Thảo và Lê Duẩn, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, chính Trần Ðức Thảo kể lại cho tác giả nghe. Trần Ðĩnh không nói chuyện xẩy ra vào năm nào, nhưng thời điểm chắc không quan trọng.
Một hôm Trần Ðức Thảo được thư ký của Lê Duẩn là Nguyễn Ðức Bình đến đón, bằng xe hơi, trong khi nhà triết học đang sống trong cảnh nghèo nàn, túng thiếu, bị cả bạn bè bỏ rơi vì đã tham dự nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, viết những điều ngược lại với chủ trương văn hóa của Ðảng. Trước khi về Việt Nam tham gia kháng chiến chống Pháp, Trần Ðức Thảo ở Pháp đã nổi tiếng trong giới triết học châu Âu. Ông được Phạm Văn Ðồng đến thăm, tại Paris ba lần, mời về “giúp nước.” Nhưng khi về chiến khu ở Việt Bắc, Hồ Chí Minh bảo ông: “Chú đã học ở nước ngoài nhiều rồi, bây giờ về học nhân dân.” Trần Ðức Thảo tham gia nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm, báo Nhân Văn ra số 3 đăng các bài Nỗ lực phát triển tự do dân chủ của ông. Vì vậy trong các đợt chỉnh huấn Trần Ðức Thảo cùng với Nguyễn Mạnh Tường, Ðào Duy Anh, Trương Tửu, bị đưa ra cho giáo viên và sinh viên đấu tố, cấm không cho dạy ở tại các trường Sư Phạm và Tổng Hợp Hà Nội nữa.
Nguyễn Ðức Bình nói ông tổng bí thư muốn đọc cho giáo sư nghe để xin ông góp ý kiến về một bài đang viết: “Ðề cương về vấn đề con người.” Ngồi trong phòng khách, chỉ có ba người, Lê Duẩn độc thoại được mấy phút thì Nguyễn Ðức Bình nhắc Trần Ðức Thảo hãy ghi những lời ông tổng bí thư nói. Trần Ðĩnh cho biết một thói quen của các quan chức, cán bộ là khi nghe cấp trên nói gì thì họ cũng ghi chép chăm chú những lời vàng ngọc, chứng tỏ lòng kính cẩn và trung thành. Thấy triết gia cứ ngồi im, Bình chạy đi lấy giấy, bút đến đặt trước mặt. Triết gia vẫn không ghi chép gì cả. Ông Nguyễn Ðức Bình này về sau lên làm ủy viên về văn hóa, tư tưởng, chắc nhờ vào thái độ cung kính và tận trung như thế.
Khi Duẩn ngưng, Nguyễn Ðức Bình nhắc: “Tổng bí thư đã nói xong, xin giáo sư góp ý kiến.” Trần Ðức Thảo ngơ ngác một lát, rồi thú thật: “Tôi không hiểu gì cả.”
Ngay lập tức ông tổng bí thư chạy ra đằng sau Trần Ðức Thảo, hay tay quàng ôm lấy ngực triết gia, xốc lên, dội xuống mấy lần, rồi “buông thịch” xuống một cái cho ông giáo sư rơi xuống ghế ngồi. Lê Duẩn bỏ đi vào phòng trong. Bình trách mắng ông giáo sư tại sao “nói không hiểu gì cả,” rồi cũng đi vào. Trần Ðức Thảo còn một mình, không biết lối ra, phải hỏi mấy người hầu trong nhà đường nào đi ra cổng, rồi về nhà mình.
Trần Ðức Thảo nói thật lòng. Ông không hiểu Lê Duẩn nói cái gì. Trần Ðĩnh hỏi tại sao không hiểu. Triết gia trả lời: “Khái niệm không chuẩn gì cả!”
Những người học triết trong các đại học lớn, huấn luyện có bài bản, tập được thói quen khi bàn luận chuyện gì thì các danh từ và khái niệm mình nêu ra phải có nghĩa rõ ràng, chuẩn mực. Nếu dùng một danh từ, một khái niệm có sẵn, từng được mọi người sử dụng từ trước, thì phải hiểu chúng theo tiêu chuẩn đã quen dùng. Cũng giống như khi bàn về một bài toán đại số, trong môn này cả thế giới đã quen nói tới “số âm,” và “số dương.” Nếu bây giờ anh lẫn lộn số âm với số dương, hoặc có lúc hiểu theo nghĩa này, rồi sau đó lại hiểu theo nghĩa khác; thì các người đã học đại số sẽ chịu chết, không ai hiểu anh ta nói gì cả.
Lê Duẩn không biết đã học đến đâu, trình độ tới cấp nào, nhưng lại thích đóng vai một lý thuyết gia. Ông có nhu cầu chứng tỏ mình giỏi hơn Hồ Chí Minh một bậc. Hồ Chí Minh đã tự nhận rằng mình không có lý thuyết hay tư tưởng nào cả, chỉ có “phong cách” thôi. Vì, ông giải thích, tất cả những gì đáng viết đã có Mao Trạch Ðông viết ra tất cả rồi, chỉ cần học Mao là đủ. Lê Duẩn đã từng xưng tụng “Mao Trạch Ðông là Lê Nin của thời đại Ba dòng thác cách mạng.” Nhưng Duẩn vẫn tự hào mình đã phát kiến ra hiện tượng “Ba dòng thác cách mạng,” coi là mới mẻ lăm. Từ thập niên 1960, phong trào cộng sản trên thế giới bắt đầu đặt vấn đề làm sao cho chủ nghĩa cộng sản mang “tính con người,” tức là không chỉ chú trọng đến “tính giai cấp” mà thôi. Chắc Lê Duẩn cũng muốn chứng tỏ mình có suy nghĩ sâu xa về vấn đề căn bản này; muốn để lại một di sản “trước thư, lập ngôn” cho con cháu sau này hãnh diện.
Tại sao Lê Duẩn lại mời Trần Ðức Thảo tới nghe trước các ý kiến mình sắp hay đang viết? Rất có thể ông chỉ muốn nói cho vị giáo sư triết học nghe xong rồi gật gù tán thưởng mấy câu, giống như đám thuộc hạ vẫn lúi cúi ghi chép những lời vàng ngọc của ông. Ðược như vậy, ông cũng đủ thỏa mãn, sẽ cho in tác phẩm về “vấn đề con người,” cho các đảng viên học tập. Ðàn em của ông sẽ thì thầm với nhau, thả tin đồn rằng đồng chí tổng bí thư đã cho giáo sư triết học Trần Ðức Thảo nghe trước rồi, “phục lắm, phục lắm!” Như vậy cũng đáng hãnh diện!
Cũng có thể Lê Duẩn có ý sẽ nhờ một triết gia có bằng cấp và nổi danh quốc tế chấp bút viết hộ mình, diễn tả những ý kiến của mình ra, dùng ngôn ngữ mang mùi vị triết học. Các lãnh tụ cộng sản vẫn quen sai người viết hộ như vậy; trừ Hồ Chí Minh phải tự viết tiểu sử mình, ký tên Trần Dân Tiên, hoặc T. Lan. Mao Trạch Ðông chắc không nhờ ai chấp bút, vì chính ông ta vốn có tài văn chương. Có thể đoán Lê Duẩn cũng mang ý định “lập ngôn” theo gương Mao, Lenin, và Stalin; mong cũng được coi là một lãnh tụ cộng sản thứ lớn.
Stalin đã viết cả bộ Lịch Sử Ðảng Cộng Sản, gồm nhiều tập sách mỏng bàn về các vấn đề căn bản của chủ nghĩa cộng sản, như “Duy Vật Biện Chứng” là gì, “Duy Vật Lịch Sử” là gì. Thời 17, 18 tuổi ở Sài Gòn tôi đã đọc những tập sách này, do Nhà Xuất Bản Thợ Thuyền ở Pháp in. Ngay hồi đó, tôi đã tự hỏi: Cái ông Stalin này lúc trẻ thì đấu tranh bí mật, tổ chức cả việc ăn cướp lấy tiền hoạt động, rồi đi tù, khi lớn thì lo đối phó với bên địch cũng như với các đồng chí. Làm sao ông ta có thời giờ ngồi viết những cuốn sách triết lý như thế? Chắc hẳn khi đã có địa vị ông mới sai một cán bộ tuyên huấn nào đó viết cho mình. Bởi vì đây là những điều ABC trong chủ nghĩa Mác, ai cũng có thể viết được, miễn là có tài diễn tả cho sáng sủa.
Cuộc gặp gỡ giữa Lê Duẩn và Trần Ðức Thảo được Trần Ðĩnh thuật lại rất hay. Mỗi nhân vật đều linh hoạt, một vài nét đủ thấy sống động trước mắt người đọc. Có lẽ Nguyễn Ðức Bình là người thất vọng nhất. Bao nhiêu công xun xoe, săn đón, nhắc nhở của một anh thư ký muốn làm vừa lòng ông chủ, tan ra mây khói. Trần Ðức Thảo thì đúng là một triết gia, quen nghĩ gì thì nói thật. Người ngay thẳng như thế không có khả năng chen chân vào chốn quan trường, trong khi chung quanh ông Lê Duẩn thì toàn người người chỉ lăm le mong xin được một cái ghế.
Nhưng trong hoạt cảnh Trần Ðức Thảo gặp Lê Duẩn, con người đáng thương nhất là ông tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Chắc ông cũng tự cho mình là một người thông minh lỗi lạc, vì đã quen sống giữa đám thuộc hạ lúc nào cũng cúi đầu, xoa tay, miệng tìm lời xưng tụng. Trong đầu ông chắc cũng nghĩ mình là một lãnh tụ vĩ đại, nói cái gì là hàng ngàn, hàng vạn người hoan hô. Ông ta khinh thường Hồ Chí Minh, cho nên mới để đàn em viết lời ca tụng, so sánh mình với Lê Nin; ông Hồ chưa bao giờ được một đảng viên Cộng sản Việt Nam so sánh như vậy. Câu nói của Trần Ðức Thảo: “Tôi không hiểu gì cả,” phải làm cho ông ngạc nhiên, sửng sốt! Chính ông cũng không hiểu nổi trên đời làm sao lại có người dám nói như vậy! Cho nên ông cảm thấy bị xúc phạm nặng nề; không khác gì nghe lời một đứa trẻ nói: “Ðức vua không mặc quần!”
Phải kinh ngạc và nổi giận hết sức Lê Duẩn mới phản ứng một cách thô bạo như lời ông Thảo kể lại cho Trần Ðĩnh nghe. Ôm lấy cái thân hình mỏng teo của vị triết gia, giọng lên giọng xuống mấy lần rồi buông tay ra, ông Lê Duẩn không thể nói một lời nào cả. Ông có thể nghĩ: Cái người này đang sống ở trên mây, ở một hành tinh khác đây, còn nói gì cho hắn hiểu được nữa? Vì đối với một người nắm quyền sinh sát suốt mấy chục năm, bao lâu nay ai gặp cũng khúm núm, nói gì người ta cũng vâng dạ, làm Lê Duẩn sao hiểu nổi trên đời lại có một “quái nhân” dám thản niên nói thật rằng, “Tôi không hiểu gì cả!”
Bây giờ, trong đảng Cộng sản Việt Nam không biết còn ai nhớ ông Lê Duẩn đã viết những cái gì hay không. Sự nghiệp của Trần Ðức Thảo trong ngành triết học bị tan vỡ khi ông về nước, nghĩ rằng mình sẽ góp phần phát triển thêm chủ nghĩa Marx. Năm 1973 ông còn cho xuất bản một cuốn sách triết học về “Nguồn gốc của Ngôn ngữ và Ý Thức.” Cuốn sách được dịch ngay sang tiếng Anh, tôi đã mượn bản tiếng Anh này từ thư viện của Ðại Học McGill, Montréal, Canada, trong thời gian tôi đang viết cuốn Tìm Thơ Trong Tiếng Nói cho nên muốn đọc thêm về nguồn gốc ngôn ngữ. Trong cuốn sách đó Trần Ðức Thảo vẫn dùng quan điểm Mác xít, trong lúc ở thế giới bên ngoài các nhà nghiên cứu cùng đề tài đó đã tìm ra nhiều khảo hướng mới. Tuy nhiên, bây giờ nhiều người nghiên cứu về đề tài này vẫn có lúc phải nhắc tới các ý kiến của ông. Trần Ðức Thảo nhờ số tiền tác quyền trả cho cuốn sách này mà mua được một cái tủ lạnh, ba tháng sau tủ lạnh hư. Phùng Quán đã viết một bài rất hay kể chuyện cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn của ông ở Hà Nội.
Bây giờ ở Việt Nam nhiều người đã biết đến giá trị của ông. Năm 1997 bắt đầu in một vài tác phẩm của Trần Ðức Thảo. Năm Năm 2000 ông còn được trao giải thưởng cùng một lúc với học giả Ðào Duy Anh, thi sĩ Nguyễn Bính. Quan nhất thời, dân vạn đại. Những nhà văn hóa có giá trị sẽ còn giúp ích cho đất nước và cho loài người mãi mãi.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)

Lê Mai - “Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực

Xtalin và Mao Trạch Đông
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, một loạt các nước XHCN ra đời và cũng từ đó thế giới căn bản chia thành hai phe: phe XHCN và phe TBCN. Phải thừa nhận một điều, mặc dù mới xuất hiện, nhưng phe XHCN tỏ ra có sức sống mạnh mẽ, giàu tư tưởng và khát vọng. Lý tưởng xóa bỏ chế độ người bóc lột người, cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, ai mà không ham ? Hơn thế nữa, phe XHCN có “hai ông anh” Liên Xô và Trung Quốc – đất rộng, người đông đứng đầu, là niềm cỗ vũ rất lớn cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Ngày 2.9.1945, nước VNDCCH ra đời trong cái chớp mắt của lịch sử, sau “ông anh Cả” Liên Xô 28 năm, nhưng lại trước “ông anh Hai” Trung Quốc 5 năm. Người Pháp không dễ gì từ bỏ Đông Dương, vì thế chỉ hơn một năm sau, họ đã tung ra cuộc tái xâm lược VN với sức mạnh ghê gớm. Năm năm chiến đấu trong vòng vây, cho dù không có sự trợ giúp của “hai ông anh”, nước VN vẫn đứng vững và tiến lên. Trước đó, trong hai năm 1945-1946, Hồ Chí Minh đã gửi 8 lá thứ cho Tổng thống Mỹ Harry Truman, nhưng đáng tiếc là lúc bấy giờ, VN “chưa bị ra-đa của Hoa Kỳ” phát hiện. Nếu có, biết đâu đã tránh được cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ II và hẳn là vai trò của “hai ông anh” cũng khác với những gì lịch sử đã diễn ra ?

“Ông anh Cả” Liên Xô đứng đầu phe XHCN một cách vững vàng, kiên định, chặt chẽ, “khó tính”, không một nước nào, một vấn đề quan trọng nào có thể thoát khỏi sự chú ý của “ông anh”.

Nam Tư là nước hứng chịu cơn thịnh nộ đầu tiên của “ông anh Cả”. Khi biết tin Nam Tư và Bungari tiến hành ký kết Hiệp ước hợp tác, hữu nghị, lại còn tuyên bố văn kiện có hiệu lực ngay, lập tức Xtalin gửi một bức điện cho Titô:

“Chính phủ Xô viết cho rằng cả hai Chính phủ đã sai lầm khi ký Hiệp ước mà không tham khảo ý kiến trước của Chính phủ Liên Xô. Chính phủ Liên Xô cho rằng sự vội vàng này đã tạo cớ cho Anh và Mỹ tăng cường can thiệp quân sự vào Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, chống lại Nam Tư và Bungari”.

Theo chỉ thị của Xtalin, Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtốp gửi điện mời Titô và Đimitrốp đến Mátxcơva, song chỉ có Đimitrốp đến còn Titô thì không. Đimitrốp – nhân vật nổi tiếng thế giới trong phiên tòa Laixich, cố gắng giải thích cho Xtalin rằng văn kiện mà hai nước ký chỉ là một bản ghi nhớ về việc cần phải có một Hiệp ước.

Xtalin không chịu, mỉa mai “lên lớp” Đimitrốp:

- Anh hành động như một “Bí thư đoàn thanh niên”, anh muốn chứng minh rằng anh vẫn còn là Bí thư Quốc tế cộng sản phải không ? Các anh đặt chúng tôi trước những việc đã rồi.

Karden – đại diện của Nam Tư ủng hộ Đimitrốp:

- Có thể việc ký Hiệp ước là vội vàng, nhưng bản dự thảo đã được gửi cho Chính phủ Liên Xô mà không có phản ứng gì…Theo tôi, tôi không thấy có gì khác biệt trong chính sách của Nam Tư và Liên Xô.

Xtalin nói:

- Cái gì ? Khác biệt là có đấy mà còn sâu sắc, thế anh nói thế nào về Anbania ? Các anh không hề tham khảo ý kiến chúng tôi khi đưa quân vào Anbania.

Titô, sau khi nghe báo cáo về chuyến đi, tỏ vẻ không hài lòng. Tại cuộc họp Bộ chính trị sau đó, Titô nói:

- Nam Tư không có gì khác biệt so với Liên Xô trong chính sách đối ngoại. Người Nga có cách nhìn về vai trò của họ, nhưng chúng ta cần nhìn nhận vấn đề trên cơ sở hệ tư tưởng của chúng ta là đúng đắn. Sẽ là sai lầm khi giữ vững nguyên tắc cộng sản mà gây phương hại cho một khuynh hướng nào đó…Chúng ta không phải là con tốt trên bàn cờ…Chúng ta chỉ có thể trông đợi ở chính lực lượng của mình.

Một Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng tài chính Nam Tư X.Juicovitch không nhất trí với quan điểm này, bí mật báo cho Liên Xô qua đại sứ Nga ở Nam Tư. Thế là, Xtalin vội vã rút tất cả chuyên gia từ Nam Tư về nước.

Bộ chính trị Nam Tư quyết định khai trừ khỏi đảng và bắt giữ Bộ trưởng Tài chính X.Juicovitch và Bộ trưởng Công nghiệp nhẹ A.Khebrang. Sự khác biệt quan điểm giữa hai đảng đã biến thành “scandal chính trị”.

Chính phủ Liên Xô phản ứng ngay. Xtalin yêu cầu Môlôtốp chuyển một bức điện đầy căng thẳng cho Titô:

“Ban chấp hành Trung ương ĐCS Bônsêvich Nga được biết rằng Chính phủ Nam Tư đã tuyên bố X.Juicovitch và A.Khebrang là kẻ phản bội đất nước. Chúng tôi hiểu điều này có nghĩa là Bộ chính trị ĐCS Nam Tư muốn tiêu diệt họ. Trung ương ĐCS Bônsêvich Nga tuyên bố rằng, nếu Bộ chính trị ĐCS Nam Tư thực hiện hành vi này thì chúng tôi coi Bộ chính trị ĐCS Nam Tư là kẻ phạm tội giết người. Ban chấp hành Trung ương ĐCS Bônsêvich Nga yêu cầu được có đại diện tham gia khi tiến hành điều tra vụ án đối với X.Juicovitch và A.Khebrang về cái gọi là cung cấp thông tin không chính xác cho Ban chấp hành Trung ương ĐCS Bônsêvich Nga. Chúng tôi chờ điện trả lời ngay”.

Và đây là trả lời của Trung ương ĐCS Nam Tư:

“Trung ương ĐCS Nam Tư không bao giờ có ý định thủ tiêu ai cả, trong đó bao gồm cả X.Juicovitch và A.Khebrang. Họ đang được chúng tôi theo dõi. Trung ương ĐCS Nam Tư cho rằng Trung ương ĐCS Nga đã đưa ra vấn đề rất sai lầm và chúng tôi rất phẫn nộ phản đối ý đồ coi lãnh đạo đảng của chúng tôi là “kẻ phạm tội giết người”. Vì vậy, Trung ương ĐCS Nam Tư cho rằng không chấp nhận sự có mặt của đại diện của Trung ương ĐCS Nga trong vụ án X.Juicovitch và A.Khebrang”.

Kết cục, Hội nghị Quốc tế Cộng sản tại Bukharest tháng 6.1948 “về tình hình của ĐCS Nam Tư” đã khai trừ Nam Tư ra khỏi phe XHCN.

Đó là màn dạo đầu của “ông anh Cả” Liên Xô. Sự kiện đó báo trước một điều, bất cứ nước nào trong phe XHCN cũng đừng hòng mong chống lại sự lãnh đạo của “ông anh Cả”.

Ngày 1.10.1949, nước CHND Trung Hoa được thành lập. “Tuần trăng mật” giữa “ông anh Hai” Trung Quốc với “anh anh Cả” Liên Xô diễn ra vô cùng tốt đẹp. Mao Trạch Đông tiến hành thăm Liên Xô lần đầu tiên, được Xtalin rất khen ngợi. Hai nước đã ký một loạt Hiệp ước hỗ trợ, hữu nghị và hợp tác, Liên Xô giúp Trung Quốc rất nhiều lĩnh vực. Còn nữa, Xtalin phân công Trung Quốc có trách nhiệm giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp. Trong bối cảnh đó, dĩ nhiên Việt Nam đặt nhiều hy vọng vào Trung Quốc, vì nếu không có sự trợ giúp vũ khí và các phương tiện khác, tất nhiên phần nào cuộc kháng chiến sẽ khó khăn hơn.

Những năm đó, quan hệ giữa Việt Nam và “hai ông anh” nói chung là tốt đẹp. Với sự thúc đẩy của “hai ông anh”, nhiều nước trong phe XHCN đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với VNDCCH.

Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân VN đã kết thúc thắng lợi với trận Điện Biên Phủ vang dội, 9 năm sau kể từ ngày độc lập.

(còn tiếp)
   Lê Mai
(Blog Lê Mai)

2914. Hậu duệ Anh hùng Nguyễn Trung Trực “kêu cứu”: Thờ hài cốt giả, rước sắc thần khống, giỗ sai ngày…

Anh Kiệt
31-08-2014
ANH ONG NGUYEN KHUONG NINH (2)
Anh hùng Dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực nổi tiếng với thành tích “Lửa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạch Kiên Giang khấp quỷ thần”, đã được nhà nước Việt Nam dành cho nhiều ưu ái tôn vinh. Thế nhưng cái sự tôn vinh ấy sai lệch quá nhiều, cháu con cụ Nguyễn nhiều năm khiếu nại nhưng không ai sửa.
Lễ hội Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia bị khiếu nại
Năm 1987, chính quyền địa phương đã đưa bộ hài cốt mới khai quật vào làm mộ trong ngôi đình mà dân gian thờ Nguyễn Trung Trực. Ngôi mộ và đình đã được phong tặng di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 1988, Hội thảo Khoa học về sự nghiệp và thân thế AHDT Nguyễn Trung Trực tại tỉnh Kiên Giang lại công nhận một chi tộc họ Nguyễn ở Cà Mau là hậu duệ của AHDT Nguyễn Trung Trực. Năm 2001, UBND tỉnh Cà Mau xây dựng mộ và nhà mồ cho “cha mẹ đẻ” của AHDT Nguyễn Trung Trực tại xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi. Ngày giỗ AHDT Nguyễn Trung Trực được nâng lên làm lễ hội cấp quốc gia. Báo Kiên Giang số 3158 ngày 01/10/2013 đã thông tin lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh của AHDT Nguyễn Trung Trực là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia kể từ năm 2014.

Những tưởng sự ưu ái ấy đủ để cháu con và những người ngưỡng mộ anh hùng Nguyễn Trung Trực hài lòng, mãn nguyện, thế nhưng từ năm 1988 đến nay, ông Nguyễn Khương Ninh, cháu đời thứ năm của AHDT Nguyễn Trung Trực và một số nhân sĩ, cán bộ hưu trí lão thành của Kiên Giang liên tục khiếu nại với các cấp chính quyền về bốn nghi vấn: hài cốt được cho là của AHDT Nguyễn Trung Trực là hài cốt của một người Hoa, ngày giỗ không đúng ngày hy sinh, chi tộc mới được công nhận ở Cà Mau cũng không có căn cứ.
Báo chí trong nước như Pháp Luật Việt Nam, Thanh Niên, từng nhiều lần lên tiếng về sự việc này.
Gần đây, sắp đến ngày giỗ lần thứ 146 AHDT Nguyễn Trung Trực, một lần nữa, ông Nguyễn Khương Ninh lại viết thư gởi đến các cơ quan nhà nước “cầu cứu” làm rõ và sửa lại những sai sót đã nêu.
Hài cốt Nguyễn Trung Trực hay của một người Hoa?
Căn cứ duy nhất để tỉnh Kiên Giang khẳng định bộ hài cốt đang được thờ cúng là của Nguyễn Trung Trực là sự chỉ dẫn và lời cam kết của cố nhà văn Sơn Nam, nội dung như sau “Năm 1943-1944, tôi có làm thư ký ở Tòa Bố Rạch Giá. Vì tò mò, tôi có tìm hiểu về Nguyễn Trung Trực, nhất là nơi chôn hài cốt. Tên Phó Tham biện bấy giờ là Roger Lucas, có nhà riêng ở khuôn viên Tòa Bố, nói nhiều lần với tôi rằng xác của Nguyễn Trung Trực chôn ở sát bên Tòa Bố, tức là chỗ mà tôi đã chỉ rõ để khai quật. Tòa Bố thời Pháp, từ năm 1880 về sau xây không chính xác đúng nền Tòa Bố cũ. Vì vậy Tòa Bố sau có vách đá kiểu đồn lính, lại sát kề bên mộ….”.
Ông Nguyên khuong ninh giua và cán bộ ban quản lý di tích làm vệ sinh thủ cấp trong đền thờBản cam kết này khác hẳn bài viết của Sơn Nam trên tập san Sử Địa năm 1968 như sau Ttình cờ được nghe tên chủ tỉnh Maxime Vialar nói với người thơ ký phụ trách việc cơ mật “Mộ Nguyễn Trung Trực ở sát gốc cây đa đàng kia. Đừng cho lính mã tà dẩn tội tới làm cỏ gần đó”. Cây đa này ở sau tòa Bố, trên khoảng đất trống giữa tòa Bố và dinh chủ tỉnh”. Cũng trên tập san này, bài viết của Phù Lãng Trương Bá Phát nói về ngôi mộ như sau: “Tôi hỏi thêm Sơn Nam:
– Mả Nguyễn Trung Trực nằm trong tòa bố mà cụ thể là ở chỗ nào?
– Ở nơi mấy cây đa trong vòng rào tòa Bố.
– Có bia hay dấu gì khác cho người ta biết?
Không có gì hết, tôi chỉ nghe nói trong khoảng đất trống giữa mấy cây đa, vậy thôi”
Nhà nghiên cứu Trương Thanh Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Văn Nghệ Kiên Giang còn phát hiện thêm, trong quyển Người Anh Hùng Dân Chài viết chung với Ngọc Linh in năm 1959, Sơn Nam viết “Xác cụ Nguyễn chôn sau lầu ông Chánh (tức dinh Tỉnh trưởng, ngày nay là nhà Văn hóa thiếu nhi-NV), dưới gốc cây đa, cách lầu 70 mét, lâu ngày rễ đa phủ mất không còn thấy mộ”. Theo ông Hùng thì hai vị trí Sơn Nam viết trước đây và nơi chỉ mộ, cam kết với tỉnh Kiên Giang cách nhau rất xa về phương hướng tọa độ và nhất là về hiện trạng ngôi mộ. Trước đây, ông khẳng định ngôi mộ đã bị lấp bằng nhưng lại chỉ dẫn khai quật một ngôi mộ đá có bia bằng chữ Hán. Người bình thường nhất cũng sẽ tự hỏi lẻ nào chính quyền Pháp thời ấy nhân đạo đến mức xây mộ, lập bia cho tử tội?
Một nghi vấn khác là theo lịch sử, Nguyễn Trung Trực bị chết chém vào năm 30 tuổi nhưng theo biên bản giám định hài cốt của Tiến sĩ khảo cổ Lê Trung Khá thì đây là hài cốt của người trên 50 tuổi. Theo xác nhận của ông Khá với nhiều người thì xương cổ của hài cốt này còn nguyên.
Ông Nguyễn Tấn Thanh (chín Cửu) nguyên Chủ Tịch UBND tỉnh Kiên Giang được cấp nhà cạnh bên ngôi mộ được khai quật cũng khẳng định đó là ngôi mộ đá, hài cốt còn nguyên vẹn, con trai ông đã từng khai quật và lấp lại. Yêu cầu chính đáng của ông Nguyễn Khương Ninh là nên tái giám định hài cốt và đưa ra khỏi khu tưởng niệm này. Không nên để hàng vạn người hàng năm cúng vái hài cốt một người Hoa không rõ tung tích.
sac than NTTÔng Nguyễn Khương Ninh còn lưu ý hiện trong đình có thờ hộp sọ của một người bí mật đã tiến cúng vào năm 1956 và cho biết đó là hộp sọ của cụ Nguyễn mà nghĩa quân đã cướp được và cất giử. Hộp sọ hiện được thờ trên bàn thờ của Nguyễn Hiền Điều. Đó là sự nhầm lẩn của Ban Quản Lý hiện nay vì Nguyễn Hiền Điều quan triều đình chết trong khi dẹp loạn người Khmer, trước khi Pháp chiếm Nam Kỳ hàng chục năm thì không lý do gì phải cất giấu đến khi Pháp không còn ảnh hưởng ở Việt Nam mới đem ra tiến cúng.
Ngày kỷ niệm (giỗ) sai với ngày chết nửa tháng
Theo các tài liệu lịch sử xưa nay, anh hùng Nguyễn Trung Trực hy sinh vào ngày 27/10/1868 nhằm ngày 12/09 năm Mậu Thìn AL.
Các chi tộc con cháu cụ Nguyễn ở Long An, Cái Bè đều giỗ vào ngày 12/09 Al. Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo tỉnh Long An tổ chức kỷ niệm hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vào ngày 12/9 AL. Hầu hết các đình, đền thờ cụ Nguyễn cũng đều làm lễ giỗ, kỷ niệm theo ngày này.
Được biết sau giải phóng, tỉnh Kiên Giang cũng đã có lần tổ chức kỷ niệm cụ Nguyễn theo ngày dương lịch là 27/10. Tuy có khác nhau về sử dụng dương lịch hay âm lịch nhưng vẫn theo mâu số chung là căn cứ vào ngày hy sinh nên vẫn xem là phù hợp. Thế nhưng từ năm 1987 đến nay, sau khi Đình Nguyễn Trung Trực được phong di tích quốc gia, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ giỗ Nguyễn Trung Trực vào ngày 28/08 ÂL (trước ngày mất gần nửa tháng) không biết dựa vào căn cứ nào. Việc làm này đã nhiều lần được ông Nguyễn Khương Ninh và các nhân sĩ địa phương góp ý nhưng Ban Quản lý Di tích và chính quyền vẫn không thay đổi.
Được phong thần năm 12 tuổi?
Trong lễ hội kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Trung Trực, có nghi thức rước Sắc Thần long trọng, thu hút hàng vạn người tham dự trong đó có cả các quan chức.
Ông Nguyễn Khương Ninh cho biết hiện nay tại đình Nguyễn Trung Trực có tới 2 Sắc Thần như sau:
1/ Sắc Thần Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Đại Tướng Quân do vua Tự Đức ấn phong vào năm 1852
2/ Sắc phong Thần Hoàng Bổn Cảnh (được cho rằng phong cho anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực) cũng được vua Tự Đức ấn phong cùng thời gian với Sắc Thần Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Đại Tướng Quân vào năm 1852
Điều này hoàn toàn vô lý vì năm 1852 cụ Nguyễn Trung Trực mới 14 tuổi chưa tham gia chống Pháp, chưa hy sinh vì sao lại được phong thần?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Nghị căn cứ ”Cơ mật viện trích tư sự,” đề ngày 6 tháng 2 năm Tự Đức 24, tức 1872 cho biết: “Mãi bốn năm sau khi Nguyễn Trung Trực mất, triều đình Huế mới có văn thư yêu cầu cứu xét rõ nguyên ủy, sự trạng của hai tên này (Nguyễn Trung Trực và Hồ Huân Nghiệp) xuất thân như thế nào, đã từng làm quan hay chưa, theo ai làm việc gì, chết ngày nào để xem có nên hay không nên tặng thưởng..”. Như vậy, rõ ràng hai sắc thần này đều không liên quan đến Nguyễn Trung Trực.
Tuổi mẹ bằng tuổi con?
TSSD- Son Nam
Trước đây, người ta chỉ biết AHDT nguyễn Trung Trực quê ở Bình Định, vào Nam từ nhỏ, có ba anh em là Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Trụ (chi Cái Bè hiện nay) và Nguyễn Thị Đạt. Trong Hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp anh hùng Nguyễn Trung Trực năm 1988, Bà Nguyễn Thị Mỹ Thu (giám đốc bảo tàng tỉnh Kiên Giang thời đó) và ông Dương văn Cầu (cán bộ lịch sử tỉnh Kiên Giang) có bài tham luận: Thêm một phát hiện về thân thế anh hùng Nguyễn Trung Trực, giới thiệu một chi hậu duệ khác của cụ Nguyễn ở Tân Thuận, Đầm Dơi, Cà Mau.
Theo đó, Nguyễn Trung Trực là anh cả của tám anh em. Hiện tại, Cà Mau có sáu ngôi mộ chỉ thiếu mộ Nguyễn Trung Trực và người em thứ sáu. Chi tộc này cho rằng, người thứ sáu bị thất lạc ở Long An là bà Nguyễn Thị Đạt. Cũng theo chi tộc này thì cha Nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Phụng hay còn gọi là Nguyễn Cao Thăng và mẹ là Lê Kim Hồng. Thông tin gia phả của chi tộc này thì không có ông Nguyễn Trung Trụ. Ngược lại theo các chi phái ở Bình Nhật và Cái Bè thì không có thông tin nào cha mẹ Nguyễn Trung Trực vào Nam.
Năm 1991, ông Mạc Liêm phó GĐ sở VHTT kết hợp cùng với Nguyễn Khương Ninh đi xác minh đối chiếu gia phả bia mộ. Qua sự xác minh này, ông Phạm Đăng Giới (lúc đó là cán bộ Sở Văn hóa Kiên Giang) có làm văn bản báo cụ thể gởi cho sở VHTT và Bảo tàng tỉnh Kiên Giang với kết luận: Dòng họ Bến Lức- Long An và dòng họ Cái Bè -Tiền Giang có thể là một, cụ Nguyễn Trung Trực thuộc dòng họ của hai chi này. Còn dòng họ Tân Thuận, Minh Hải (Cà Mau) không đủ cơ sở khoa học để chứng minh cụ Nguyễn Trung Trực thuộc dòng họ này. Để bảo vệ tính trung thực của lịch sử, đề nghị sở VHTT và bảo tàng Tỉnh Kiên Giang cần xem xét để chấn chỉnh sửa sai.
Điển hình rõ nhất về sự không trùng khớp của chi nhánh Tân Thuận so với chi nhánh gốc ở Bình Nhật, Long An là năm sinh của người được cho là em thứ sáu của Nguyễn Trung Trực (bà Nguyễn Thị Đạt) ở Tân Thuận bằng với năm sinh của bà Đào Mỹ Xuân con gái của Nguyễn Thị Đạt ở Bình Nhật.
Ông Ninh cho biết, theo các cán bộ Bảo Tàng Kiên Giang bà Mỹ Thu dựng ra chi tộc là hậu duệ Nguyễn Trung Trực nhằm đền ơn với gia đình này đã có ơn nuôi dưởng bà Mỹ Thu trong chiến tranh.
——
Chú thích ảnh:
Ông Nguyễn Khương Ninh và bộ hồ sơ khiếu nại in thành tập dài
Ông Nguyễn Khương Ninh (giữa) với các cán bộ Ban quản lý di tích và cái hộp sọ
——
Link một số bài viết trong nước đã đăng:
- Báo Pháp Luật Việt Nam (không tìm được link gốc, lấy link dẫn lại): Ai thực sự là hậu duệ Nguyễn Trung Trực? (DV).
- Báo Thanh Niên:  Tranh cãi về ngôi mộ trong đền Nguyễn Trung Trực   —   Băn khoăn ở đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực   —    Tranh cãi về ngôi mộ trong đền Nguyễn Trung Trực: Không nên kéo dài sự ngờ vực
—–
Bức thư mới nhất của ông Nguyễn Khương Ninh:
Tam thu 1

2916. NGHIỆP VỤ ĐIỀU TRA NHÌN TỪ MỘT VỤ ÁN

LS Ngô Ngọc Trai: Ở Bắc Giang có hai vụ án Nguyễn Thanh Chấn đã được minh oan và Hàn Đức Long đang kêu oan, cùng được điều tra truy tố và xét xử bởi một hệ thống cơ quan tố tụng. Vậy liệu Hàn Đức Long có bị oan như Nguyễn Thanh Chấn không, tôi thì tin đúng là như vậy. Xin mời mọi người xem bài này để biết cơ quan điều tra đã làm ăn như thế nào và có đúng cơ quan điều tra VN thuộc hàng giỏi nhất thế giới như lời ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền nói không.
31-08-2014
Hai tử từ Hàn Đức Long và Nguyễn Thanh Chấn - một người đã thoát án tử.
Hai tử từ Hàn Đức Long và Nguyễn Thanh Chấn – một người đã thoát án tử.
Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang đang mang tiếng xấu bởi đã gây ra vụ án oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Cũng chính cơ quan này trước đây từng bị một người khác là Hàn Đức Long tố cáo bức cung nhục hình trong quá trình điều tra vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em xảy ra tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ năm 2005.
Ngay trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng đã xác minh lời tố cáo của Hàn Đức Long nhưng rồi đi đến kết luận là việc tố cáo không có cơ sở.
Xác minh bằng cách nào
Hàn Đức Long khai rằng trong các lần đi hỏi cung đều bị điều tra viên đánh bằng hung khí là gậy lim dài 70cm bản rộng 03 ngón tay (thước thợ xây) và cờ lê, bật lửa đốt râu, bút bi để đập bẻ ngón tay.
Để xác minh sự việc cơ quan tiến hành tố tụng đã hỏi những phạm nhân bị giam giữ cùng phòng với Long và giám thị trại giam xem có việc điều tra viên đánh Long không từ đó cho ra kết luận.
Cũng trong quá trình điều tra vụ án, để củng cố qua điểm Long là thủ phạm cơ quan điều tra đã hỏi những người từng giam giữ cùng phòng với Long, và những người này khai rằng đã từng nghe Long nói chuyện thừa nhận hành vi phạm tội.
Những lời khai đó đã được ghi lại trong biên bản lấy lời khai và trở thành chứng cứ để xác minh sự việc và kết tội bị cáo.
Trong khi đó thuộc tính quan trọng nhất của chứng cứ là tính khách quan.
Các mẫu biên bản ghi lời khai do Bộ công an ban hành đều có các mục thông tin làm rõ người được lấy lời khai có quan hệ thế nào với bị can, quan hệ thế nào với bị hại, có tư cách gì trong vụ án, đã làm gì ở đâu, sức khỏe và tinh thần có minh mẫn hay không… Để từ đó xác định xem lời khai báo có khách quan và có thể tin cậy không.
Vậy trong việc xác minh Long có bị đánh đập nhục hình không mà lại đi hỏi cán bộ quản lý trại giam là người chịu trách nhiệm bảo vệ tính mạng sức khỏe người bị giam giữ thì có hợp lý không?
Lâu nay dư luận vẫn đồn thổi những người phạm tội hiếp dâm thường bị bạn tù hành hạ đủ đường vì sự khinh tởm đối với loại tội phạm này. Vậy Long có tránh được số phận bị hành hạ ngược đãi không mà khi xác minh Long có bị đánh đập không lại đi tìm chứng cứ từ nguồn đó?
Những hoạt động điều tra như trên cho thấy chất lượng điều tra rất thấp, không thể tin được vào những bằng chứng được thu thập như vậy.
Đâu chỉ mỗi bức cung nhục hình
Những vấn đề tồn tại của cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang cũng chính là vấn đề đặt ra đối với hệ thống cơ quan điều tra cả nước.
Và vấn đề tồn tại của hoạt động điều tra liên quan đến chất lượng của hoạt động này không phải chỉ mỗi vấn nạn bức cung nhục hình mà trong hoạt động điều tra còn tồn tại nhiều yếu kém khác nữa.
Đừng đề vấn đề bức cung nhục hình vốn dễ gân phẫn nộ che lấp đi các vấn đề bức thiết khác.
Để thấy được điều này chỉ cần khảo sát qua các hoạt động nghiệp vụ điều tra ngay trong vụ án Hàn Đức Long.
Vụ Hàn Đức Long cơ bản như sau: Chiều tối ngày 26/6/2005 vợ chồng anh Sơn chị Liễu đi làm đồng về không thấy con gái đâu mọi người đổ xô đi tìm, sáng hôm sau người đi làm đồng sớm phát hiện thấy xác cháu bé ngoài mương nước cánh đồng. Kết quả giám định pháp y cho thấy cháu bé bị hiếp trước khi bị giết chết.
Sau gần 4 tháng điều tra không tìm ra thủ phạm, cơ quan điều tra nhận được thư tố giác của hai mẹ con bà cụ người địa phương cùng tố một người ở cùng thôn là Hàn Đức Long đã từng hiếp dâm mình. Cơ quan điều tra bắt giữ Long, Long thú nhận đã hiếp dâm hai mẹ con bà cụ và trong quá trình giam giữ lại thừa nhận mình là thủ phạm trong vụ giết hiếp cháu bé.
Cơ quan điều tra đã lấy lời khai nhiều người và đi đến kết luận chiều hôm xảy ra vụ án, Long đem ngô thóc đi xay xát, trong lúc chờ đợi đến lượt mình Long đã đi sang nhà cháu bé, thấy cháu ở nhà một mình Long bắt bế đưa cháu ra cánh đồng hiếp rồi đẩy cháu ngã xuống mương nước đoạn quay trở lại quán xay xát như không có chuyện gì xảy ra.
Qua các lời khai cơ quan điều tra xác định Long phạm tội trong lúc chờ đợi hai người phụ nữ xay xát thóc, họ đã cho thực nghiệm điều tra xem thời gian hai người phụ nữ xay xát hết bao nhiêu lâu có đủ để Long thực hiện hành vi phạm tội rồi quay trở về không.
Việc thực nghiệm điều tra tưởng chừng như hợp lý nhưng thực chất chứa đựng rất nhiều điều vô lý.
Đã qua thời gian 4 tháng kể từ ngày xảy ra vụ án, chỉ đến khi bắt Long cơ quan điều tra mới lật giở lại điều tra về việc làm của Long hôm đó, họ đã đi thu thập lời khai nhân chứng.
Vậy sau khoảng thời gian 4 tháng liệu những người đi xay xát thóc có nhớ được hôm đó mình đã xát bao nhiêu kg thóc không? Và họ có thể nhớ được hôm đó có những người nào xay xát thóc, nhưng liệu có nhớ nổi thứ tự lần lượt những người xay xát thóc không?
Sau 4 tháng, chủ quán xay xát khai rằng có sự khác nhau về điện áp và động cơ máy giữa hôm xảy ra vụ án và buổi thực nghiệm. Hôm xảy ra vụ án điện lưới yếu nên trong hai động cơ xay thóc và chà gạo phải chạy từng động cơ một. Động cơ máy thì đã cũ hỏng và được thay máy mới dẫn đến tốc độ năng xuất và thời gian xay xát thóc khác nhau.
Với những dữ kiện thông tin sai lệch như thế liệu có còn nên thực nghiệm điều tra không.
Bất chấp những sự vô lý cơ quan điều tra vẫn tiến hành thực nghiệm việc xay xát thóc để từ đó cho ra kết quả thời gian xay xát của hai người phụ nữ đủ lâu để Long thực hiện hành vi phạm tội và trở về.
Không chỉ thế
Cơ quan điều tra cũng thực nghiệm cho một người ôm một vật nặng tương đương cháu bé di chuyển trên quãng đường gây án đi và về (khoảng 1,7km) xem hết bao nhiêu phút để xem lượng thời gian có phù hợp với thời gian xay xát thóc của hai người phụ nữ không.
Nhưng vấn đề là tốc độ di chuyển trong khi thực nghiệm làm sao đúng khớp với sự di chuyển khi phạm tội?
Việc di chuyển khi phạm tội sẽ lúc nhanh lúc chậm bởi hung thủ còn phải quan sát nghe ngóng và tránh người phát hiện. Cháu bé là thực thể sống giẫy đạp đâu có im lìm như đồ vật thực nghiệm.
Như thế tốc độ di chuyển khác nhau thì kết quả phép chia thời gian không thể giống nhau dù cho quãng đường không đổi.
Ngoài vấn đề di chuyển còn có giai đoạn bị can hiếp dâm và xuất tinh ra ngoài, khoảng thời gian này thì làm sao tính đếm được bao lâu để có thể tính được tổng thời gian thực hiện hành vi phạm tội là chừng nào.
Bất chấp bao nhiêu sự vô lý không thể chấp nhận, cơ quan điều tra vẫn gò ép tiến hành thực nghiệm điều tra từ đó cho ra kết quả làm căn cứ để định đoạt mạng sống người khác.
Giám định lông tóc, tinh trùng
Cơ quan điều tra thu giữ được ở hiện trường một số lông và tinh dịch nhưng lại không giám định cho ra được kết quả.
Về tinh trùng thì kết luận giám định cho rằng lượng dấu vết ít và chất lượng vết kém nên không thu giữ được gen. Về lông thì kết luận lông thu được ở hiện trường là lông người, trong đó chỉ có một sợi có gốc nhưng ít tế bào gốc nên không phân tích được gen.
Nội dung kết luận như vậy đã khiến luật sư rất đau đầu bởi chúng tôi không thể hiểu được một lượng tinh trùng ở mức nào thì mới có thể giám định được kết quả, hoặc lông người cần phải có chân lông hay bao nhiêu sợi lông mới giám định được?
Đây là những vật chứng vô cùng quan trọng giúp xác định thủ phạm có phải Long hay không thế mà lại không giám định được. Phải chăng do trang thiết bị máy móc không đủ hiện đại nên gặp khó khăn trong giám định xét nghiệm.
Nếu đây là lý do thì thiết nghĩ cần phải giải quyết ngay lập tức, ngân sách nhà nước phải cấp tiền để trang bị thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho việc giám định điều tra.
Vấn đề và giải pháp
Chỉ khảo sát trong một vụ án thôi mà đã bộc lộ ra rất nhiều vấn đề trong hoạt động điều tra, đó là sự yếu kém về đạo đức công vụ và trình độ chuyên môn, có thể cả thiếu thốn về thiết bị vật chất.
Cần phải chỉ ra cái đó để cho dư luận thấy được nguyên nhân gây ra oan sai không chỉ là bức cung nhục hình mà còn nhiều nguyên nhân khác nữa.
Trong quá trình bào chữa các vụ án luật sư đều nêu ra các bất cập của hoạt động điều tra, nhưng vấn đề đặt ra lại mang bản chất của một vấn đề vĩ mô nên không thể giải quyết trong phạm vi giải quyết một vụ án.
Nhiều trường hợp đứng trước những vô lý ngang trái nhưng người luật sư cũng nản lòng, nói ra mà chẳng hy vọng gì thay đổi được.
Nay trong bối cảnh hệ thống chính trị đang dành sự quan tâm cho mảng vấn đề tư pháp, Quốc hội đã chọn chuyên mục giám sát cho năm 2015 là tình trạng án oan sai, sâu rộng hơn là chủ trương về cải cách tư pháp. Vậy nên đây là thời điểm thích hợp để nêu ra những vấn đề tồn tại trong hoạt động điều tra để đông đảo biết được và cùng tìm giải pháp tháo gỡ.
Qua đó cũng hy vọng cơ quan điều tra của tỉnh Bắc Giang nói riêng và hệ thống cơ quan điều tra nói chung soát xét lại bản thân mình và có lộ trình nâng cấp cho phù hợp.
Để mục đích tối hậu là không được để xảy ra những vụ án oan như Nguyễn Thanh Chấn nữa.
Nguồn: FB LS Ngô Ngọc Trai

2917. Lộ trình bán nước của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không hề thay đổi

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn TS Hà Sĩ Phu về chuyến sang Tàu của sứ thần Lê Hồng Anh

31-08-2014
H1
Vào đầu tháng 5 vừa qua, khi giới bành trướng, bá quyền Bắc Kinh đưa giàn khoan HD 981 xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một số nguồn tin cho biết, ông Tổng bí thư Nguyễn Phũ Trọng đã ngỏ lời xin đến Trung Quốc để hội kiến nhưng đã bị từ chối.
Vào những ngày cuối tháng  8 năm 2014  này, khi sự kiện giàn khoan tạm thời lắng xuống, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực  Ban bí thư đã được phép đến Bắc Kinh với tư cách là đặc phái viên của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vào phút chót, trước khi kết thúc chuyến đi, ông Lê Hồng Anh cũng được gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình để nghe huấn dụ
Về sự  kiện này, từ thành phố Đà Lạt, tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã có đôi lời bình luận qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.

- TQT: Xin chào TS Hà Sĩ Phu
- HSP: Vâng, xin chào nhà báo Trần Quang Thành thân mến.
- TQT: Thưa TS HSP, sứ thần Lê Hồng Anh đã sang Trung Quốc 2 hôm nay, ngày 26 và 27 tháng 8, TS có theo rõi chuyến đi này của sứ thần LHA không ạ?
- HSP: Mấy hôm nay tôi bị đau nên không theo rõi được chi tiết nhưng cũng nắm được khái quát tình hình. Trước đó có hai đại biểu Hoa Kỳ, ông John Mccain và tướng Demsey, sang thăm Việt Nam thì nhiều người đã hy vọng về quan hệ Việt Mỹ có thể cải thiện, lại thấy rằng ngay cả cánh bảo thủ Việt Nam cũng muốn liên kết với Mỹ thì tình hình đã có chút hy vọng trong việc cân bằng với Trung Quốc. Nhưng nay thấy ông Lê Hồng Anh sang Trung quốc, muốn nói lời đền bù, xin lỗi về một số lời phát biểu có thể làm phật lòng Trung Quốc, nay xin “khôi phục” lại tình hữu nghị thì khác nào một cuộc “tiểu Thành Đô”, thế nên bây giờ nhiều người mới ngã ngửa ra rằng tình hình nó chẳng có thay đổi gì cả. Tôi muốn nhắc đến một câu thế này: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Câu này không phải câu của riêng ông Hổ đâu, sách vở chữ nho đã có từ trước rồi, nghĩa là phải nắm vững, nắm chắc những điều cơ bản, từ gốc rễ, thì mới có thể hiểu và ứng xử những điều chi tiết ở trên ngọn.
Trong tình hình chính trị hiện nay thì nắm cái gì là cái gốc để khỏi dao động trước những diễn biến lặt vặt cụ thể? Cái gốc là ĐCSVN đã bán dần chủ quyền đất nước mình cho Trung Quốc, để trở thành một nước chư hầu hoặc thành một tỉnh của Trung Quốc, còn những hoạt động cụ thể lúc thì tô điểm, lúc thì thích nghi, lúc thì đánh lừa, song cái thế “bán nước” đã định hình không có thay đổi. Muốn thay đổi thì phải có những áp lực gì? Về áp lực của thế giới, đòi hỏi phải có dân chủ nhân quyền thì mới được thế này thế kia, nhưng thực tế nước nào cũng vì quyền lợi của mình nên chưa có áp lực gì thật quan trọng cả. Áp lực trong nước thì nhân dân từ chỗ tay trắng đã làm được như hôm nay, khoảng 2 chục tổ chức xã hội dân sự đã hình thành, đã ngồi lại được với nhau, chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng bấy nhiêu cũng chưa đủ thành áp lực. Áp lực về kinh tế thì đáng kể, nếu phá sản, vỡ nợ, hệ thống ngân hàng sụp đổ thì đúng là áp lực, nhưng biết đâu Việt nam lại càng dựa vào Trung Quốc để cứu nguy? Giới trí thức thường có 2 điều ngộ nhận. Thứ nhất là tin vào quy luật “cùng tắc biến”, đến tận cùng thì nó phải đổ! Nhưng trong khi chưa có lực lượng tốt đủ mạnh tiếp cận vào để kéo nó đi, thì có khi nó lại biến thành một cái gì đó xấu hơn. Nói một cách nôm na cho dễ hiểu thì ví dụ có một thằng khốn nạn đến bước đường cùng phải đổ, nhưng nó lại biến thành một thằng khốn nạn khác, chứ chắc gì đã thành một người tử tế, khi cái lực lượng bắt nó phải thành tử tế thì chưa có, chưa đáng kể.  
- TQT: Bảy mươi năm dân ta sống dưới chế độ do ĐCSVN cầm đầu, đã thấy nhiều lần ĐCSVN thay đổi, thí dụ đổi ĐCS thành đảng Lao động Việt Nam, rồi lại đổi thành ĐCS, bây giờ có người lại muốn nó trở lại thành đảng Lao động Việt Nam? Ông thấy thủ đoạn đó có thể làm cho Việt Nam này thay đổi hay không thưa ông?
- HSP: (Xin nhắc lại điều vừa nói), trí thức ta học nhiều nên cứ tin vào quy luật, “cùng thì tắc biến”, rồi nó cũng phải tốt thôi. Nghĩ thế là rất sai, tôi thường nói bỗ bã với anh em, bước đường cùng thì một thằng tồi tệ thường biến thành một thằng tồi tệ khác, chứ tin nó phải thành người tử tế thì chẳng có quy luật nào như thế cả. Một khi cái độc tài toàn trị được chủ động thiết kế con đường thay đổi của nó thì nó bỏ cái xấu cũ và thực hiện cái xấu mới thôi. Đất nước hiện nay chưa có có lực lượng nào có thể đối trọng với cái độc tài toàn trị. Tôi muốn trở lại với ý kiến: Muốn thoát khỏi ách nô dịch của Trung Quốc thì dứt khoát phải thoát khỏi ách Cộng sản. Hai việc ấy phải làm đồng thời. Thủ phạm làm mất nước là chế độ CS độc tài toàn trị. Quý vị nói Thoát Trung là phải thoát bằng Văn hóa, tức là chĩa mũi nhọn vào văn hóa, chĩa mũi nhọn vào 4000 năm lịch sử, quy tội vào tất cả mọi người Việt Nam, thì cái anh Cộng sản nó sướng quá! Thực ra Văn hóa là cái nền nhưng cái nền rất xa, đừng quên thủ phạm trực tiếp là Cộng sản!
- TQT: Thưa TS HSP, có người nói rằng chúng ta công nhận đa nguyên đa đảng, có nghĩa là rồi đây vẫn có ĐCS nên họ lưu lại để làm cho đảng của họ tốt hơn. Vậy ý kiến của ông về điều này thế nào?
- HSP: Nói đa nguyên đa đảng là phải đa nguyên đa đảng thật, bình đẳng, chứ đa đảng mà lại dưới sự lãnh đạo của một đảng, thì cũng giống như Trung Quốc, cũng 8-9 đảng chứ có phải không có đâu, nhưng thế là đa đảng cuội. Đa đảng thật thì đảng cộng sản tất nhiên cũng có quyền tồn tại như các đảng khác, nhưng trong điều kiện bình đẳng như thế thì đảng cộng sản không thể trở thành một đảng lãnh đạo được, vai trò lịch sử của đảng cộng sản chỉ là vai trò đối trọng, phản biện khi chủ nghĩa tư bản còn man rợ, chứ khi trở thành một đảng cầm quyền để lãnh đạo xây dựng đất nước thì đảng cộng sản bao giờ cũng là một đảng tồi, là một đảng nhỏ yếu, thực tế khắp thế giới đã chứng minh điều đó, vì chủ nghĩa cộng sản vốn là một lý thuyết phi khoa học và phản dân chủ, phản quy luật, nhân loại đã đào thải, cho nên tôi không tin rằng cứ là cộng sản mà lại chân chính, ví như cả một tà giáo đã không chân chính thì tín đồ của nó sao lại chân chính được? Nói thế là ngụy biện. Hiện nay những đảng viên còn trong đảng cũng có một vai trò trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, nếu quả thực muốn đấu tranh, chứ hy vọng ở lại trong đảng để xây dựng một thứ cộng sản chân chính thì chỉ là ảo tưởng.
Xin nói tiếp về 2 nhận thức sai lầm: sai lầm thứ nhất là cứ tin vào quy luật rằng cuối cùng nó sẽ phải tốt. Sai lầm thứ hai, nói rằng ta chỉ cần chống độc tài toàn trị chứ không cần chống cộng sản, nếu cộng sản lại dân chủ, lại tử tế lại thì ta cũng chấp nhận chứ sao. Đó chỉ là cái bệnh lý thuyết của trí thức, thực tế không có điều ấy xảy ra. Đảng cộng sản chỉ có thể tốt khi chưa cầm quyền, chứ khi đã cầm quyền thế nào cũng tha hóa, đi vào tồi tệ, không thể trở thành dân chủ. Nhân loại đã từng hy vọng có một “chủ nghĩa cộng sản với bộ mặt dân chủ” nhưng thực tế không có. Không ít người nghĩ cứ theo ông Hồ là sẽ tử tế thì rất sai lầm. Dựa vào ông Hồ là sẽ đi lại vết xe cũ.
- TQT: Vậy thì theo TS HSP, việc ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ, rồi sứ thần Lê Hồng Anh sang Tàu đều là những hoạt động dối gian của đảng cộng sản phải không ạ?
- HSP: Dù là động tác này hay động tác kia thì đều phục vụ cho chính sách độc tài toàn trị và đầu hàng Tàu, những động tác đó đều có Tàu nó “duyệt” cả, Tàu không đồng ý chắc chẳng dám làm. Chuyến đi của ông Nghị cũng có một dư luận thế này tôi cứ nói để ta nghiên cứu thêm : mục đích giới thiệu đây là một ứng cử viên tổng bí thư tương lai thì đã đạt, nhưng việc tặng chủ nhà 2 tấm ảnh vớ vẩn như “chửi” vào mặt chủ nhà thì nhằm mục đích gì? Phải chăng tặng phẩm 2 tấm ảnh lố bịch là để che cho một tặng phẩm nào đó to hơn, biếu Mỹ một quyền lợi gì đó của đất nước, hay chỉ nhằm nói với Trung Quốc rằng “tôi chơi đểu” với Mỹ đấy, xin đừng giận chúng tôi? Những động tác ấy cũng là xoa vuốt cả thôi, chẳng có lợi ích quan trọng gì cho đất nước cả. Tôi cứ hình dung rằng bỗng nhiên giới lãnh đạo Việt Nam rất yêu nước, chống Tàu, và bỗng nhiên Mỹ muốn gắn bó giúp đỡ Việt Nam hết sức như giúp Nhật Bản hay Đài Loan thì cũng chẳng giải quyết được tình hình, một khi Trung Quốc nó đã khống chế khắp cả từ trên xuống dưới bao nhiêu năm nay rồi, ra thế nào được? Chỉ còn mỗi khả năng phụ thuộc vào nhân dân, nếu nhân dân có sức mạnh để giải thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản thì mới cứu được nước chứ chẳng ai cứu được.
- TQT:  Xin cảm ơn TS HSP đã có một cuộc trò chuyện rất là thẳng thắn, rất rõ ràng, thái độ không có mơ hồ.
- HSP: Vâng, xin cảm ơn.
 https://www.youtube.com/watch?v=viqFnJ194ds

2718. THANH TRỪNG CỦA TẬP CẬN BÌNH

Chu chi Nam và Vũ văn Lâm
31-08-2014
H1
Từ ngày lên ngôi tới nay, chưa đầy 2 năm, Tập cận Bình đã làm nhiều đợt thanh trừng, từ nhỏ tới lớn, mà người Trung cộng cho rằng từ việc đập ruồi cho đến giết hổ, dưới danh nghĩa chống tham nhũng, nhưng thực tế là củng cố quyền lực, tiêu diệt tất cả những người chống đối mình, chống đối trước đây cũng như chống đối hiện nay. Việc thanh trừng này đang nhằm vào một con hổ lớn, Chu vĩnh Khang, đã từng là nhân vật đầy quyền thế của Trung cộng.
Liệu cuộc thanh trừng này có dám động đến Giang trạch Dân, cựu Chủ tịch nước, cựu Tổng bí thư đảng, con hổ lớn nhất. Đây là câu hỏi mà nhiều nhà báo Trung cộng và ngoại quốc đang đặt ra.
Chúng ta hãy xem xét từ diễn tiến sự việc cho tới nguyên nhân rồi đưa ra một vài tiên đoán khiêm nhượng cho vấn đề.

     I ) Tập cận Bình, ông là ai
Ông sinh vào ngày 01/6/1953, tại Bắc Kinh, nhưng quê quán thật của ông là ở Thiểm tây, con của ông Tập trọng Huấn (1913 -2002). Ông vào đảng Cộng sản lúc 16 tuổi, có học trường Thanh hoa, trường đào tạo cán bộ cao cấp của đảng. Nhiều báo chí ngoại quốc và ngay cả báo chí Hồng công, Trung cộng cho rằng ông Tập trọng Huân là một trong 8 đại gia của đảng, được lập ra bởi Đặng tiểu Bình, để tránh việc chuyển quyền một cách bạo động, đẫm máu. Thực ra không phải vậy, Tập trọng Huân là một trong những phó Thủ tướng thời họ Đặng nắm quyền, nhưng không nằm trong 8 đại gia. Đó là : 1) Đặng tiểu Bình (1905 – 1997), 2) Dương thượng Côn (1907 – 1998), 3)Văn Chấn (1908 – 1993), 4) Trần Vân (1905 – 1995), 5) Lý tiên Niệm (1909 – 1992), 6) Bành Chân (1902 – 1997), 7) Tống nhiệm Cùng (1909 – 2005), 8) Bạc nhất Ba (1908 – 2007), cha của Bạc hy Lai.
Nhiều nhà báo, nhất là ở Trung cộng và Việt cộng, khen ông là người có nhiều bằng cấp, nào là cử nhân chính trị học, kỹ sư hóa chất, thạc sĩ và tiến sĩ luật. Họ còn khen ông là người thận trọng, kín đáo. Tuy nhiên điều đó cũng nói nên mặt trái của nó : Đó là nhiều bằng cấp, chứng tỏ là ham danh, nhất là hiện nay ở Trung cộng và Việt Nam, bằng cấp giả đầy đường, mua bằng lợi hay dùng quyền thế để có bằng, nhưng thực tài học chẳng có gì. Một con người thận trọng, kín đáo thường là một con người ít cởi mở, thâm độc, hay đá giò lái, hay đâm sau lưng. Có người cho rằng ông là tay em của Giang trạch Dân. Quả đúng như vậy. Họ Giang đã cài họ Tập vào làm nhân vật thứ nhì của nhóm lãnh đạo Trung cộng trong suốt thời gian Hồ cẩm Đào làm Tổng bí Thư và Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân Ủy hội, với ý đồ là kiểm soát họ Hồ và trong tương lai, khi họ Hồ không còn tại chức, họ Tập lên ngôi, thì họ Giang dễ dàng khống chế, sai khiến họ Tập.
Nhưng có lẽ tình hình hoàn toàn đi ngược lại những dự đoán của Giang trạch Dân. Từ ngày Tập cận Bình lên ngôi tới nay, chưa đầy 2 năm, từ cuối năm 2012, ông lên chức Tổng bí thư vào tháng 11/2012, sự kiện đã diễn ra không có lợi cho chính Giang trạch Dân.
Có người cho rằng Tập cận Bình là tay em của Giang trạch Dân, làm sao có sự kiện này. Quả thực họ Tập là tay em của họ Giang, nhưng trong lịch sử Tàu, chuyện học trò phản thầy, gia nô phản chủ là chuyện cơm bữa.
Trở lại sơ qua về lịch sử Tàu hiện đại, theo một số chuyên gia thì sau Biến cố Thiên an Môn 1989, trong một buổi họp Ban Thường vụ Bộ chính trị, Đặng tiểu Bình đề cử Hồ cẩm Đào lên thế Triệu tử Dương trong chức vụ Tổng bí thư, vì ông này bị tố cáo là đã nhân nhượng với sinh viên học sinh và những người biểu tình. Dương thượng Côn không đồng ý và đã phản ứng lại bằng cách đề cử Giang trạch Dân, lúc đó đang nắm quyền ở Thượng hải. Ông nói: « Đồng chí Đặng, ở đời không tái tam ba bận, trong quá khứ Đồng chí đã đề nghị 2 người Tổng bí thư là Hồ diệu Bang và Triệu tử Dương. Nhưng không xong. Lần này không nên có lần thứ ba. » Chính vì vậy mà có sự dàn xếp để họ Giang lên chức Tổng bí thư, họ Hồ làm phó. Sự bất đồng giữa Dương thượng Côn và Đặng tiểu Bình bắt đầu từ đây.
Họ Côn là tay em của họ Đặng từ lâu, từ thời Chiến tranh với Nhật, họ Đặng làm tư lệnh Quân đoàn V I I I, họ Dương làm phó, cả hai người đều học ở Liên sô về. Họ Dương là người thứ 28 học trường Đông phương mà những người cộng sản cho rằng đó là một trường đại học do Lénine mở ra, nhưng thực sự thì trình độ rất kém, để được vào học, chỉ cần có 2 chứng chỉ làm việc 2 năm ở các công xưởng. Ở Tàu, chúng ta thấy có Chu ân Lai, Trần Vân, Đặng tiểu Bình, Dương thượng Côn v.v… . Ở Việt Nam chúng ta thấy có Hồ chí Minh, Lê hồng Phong, Nguyễn thị minh Khai v.v…
Họ Đặng và họ Côn thân nhau từ thời đi học, sau đó làm chung với nhau suốt một thời gian dài. Sau năm 1978, họ Đặng trở lại chính quyền, đã nâng đỡ họ Côn, cho làm đến chức Quân Ủy toàn quân, rồi Chủ tịch Nhà nước. Trong thời gian biến cố Thiên an Môn 1989, người ra phi trường đón Gorbatchev, lúc đó còn là Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên sô, là Dương thượng Côn.
Ở Tàu, ngay cho đến nay, tinh thần phong kiến, gia tộc, bang trưởng, cha truyền con nối còn rất nặng. Dương thượng Côn sau khi làm Chủ tịch nước, thì truyền lại cho con mình làm Quân Ủy toàn Quân. Đấy là chưa nói đến việc họ Dương còn có người con rể làm Tham mưu trưởng quân đội. Để đàn áp biểu tình Thiên an Môn chính là quân đội của con cháu Dương thượng Côn. Trong tám Đại gia vào thời bấy giờ, đứng đầu là họ Đặng, đứng thứ nhì là họ Dương. Đứng thứ ba là Văn Chấn, một người tướng vô học, nhưng đánh hơi theo chiều rất giỏi, đã đi theo Đặng tiểu Bình, và được ông này đặt cho biệt hiệu : « Cây đại bác đáng yêu của tôi. »
Trở về việc thanh trừng: Ngày 29/7 vừa qua, Tập cận Bình ra thông cáo điều tra Chu vĩnh Khang. Nhiều người nói rằng họ Tập đã phạm vào những cấm kị, luật truyền miệng, bất thành văn, đặt ra bởi Đặng tiểu Bình, đó là không được điều tra những người đương kim hay những người cựu Ủy viên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Thực ra thì chính Đặng tiểu Bình đã vi phạm đầu tiên luật bất thành văn, cấm kị này. Vì sau khi Giang trạch Dân lên ngôi, chưa đầy 3 năm, thì họ Đặng đã cùng họ Giang ép Dương thượng Côn từ chức Chủ tịch nước vào năm 1992, ông này còn sống đến năm 1998.
Nhưng « Gậy ông lại đập lưng ông « , đó là họ Đặng chết năm 1997, chỉ 2 năm sau thì Giang trạch Dân ra lệnh điều tra tài sản của con cháu, gia đình họ Đặng; và mặc dầu không nói ra, nhưng Giang trạch Dân đã ra lệnh ruồng bắt, thủ tiêu những người theo Pháp luân công, một giáo phái, theo tinh thần tổng hợp tôn giáo, triết lý, Phật, Khổng, Lão, Nho, theo châm ngôn Chân, Thiện, Nhẫn ( Trọng Sự thật, Làm điều Thiện và Cố Kiên nhẫn). Ngoài việc luyện tập thân thể cân bằng, cường tráng, còn có việc luyện tập tinh thần trong sạch, trọng sự thật, làm điều thiện, kiên nhẫn, không nói dối, không làm điều ác, như vừa nói. Một tâm hồn trong sạch trong một thân thể khỏe mạnh. Đó là mục đích của Pháp luân công. Pháp luân công được phép hoạt động chính thức ở Tàu bởi Đặng tiểu Bình, sau biến cố Thiên an Môn. Phải chăng cho phép Pháp luân công hoạt động chính thức ở Tàu, là Đặng tiểu Bình đã nghĩ đến việc thay thế triết học Mác Lê Mao, trở về nền triết học cổ truyền. Đây là một câu hỏi lớn nhưng chưa có câu trả lời dứt khoát.
Điều người ta biết là từ sau khi họ Đặng chết, Giang trạch Dân đã đàn áp thẳng tay giáo phái này, nạn nhân lên tới cả triệu người, vừa bị vào tù, vừa bị thủ tiêu, hành quyết, lấy những bộ phận con người bán ra nước ngoài để làm giàu, và người làm việc này là Chu Bân, con trai Chu vĩnh Khang.
Họ Tập lên chức Tổng bí thư Đảng vào cuối năm 2012. Từ đó đến nay, chưa đầy 2 năm, nhưng đã thi hành một cuộc thanh trừng nội bộ rộng lớn, vi phạm tất cả những cấm kỵ theo luật bất thành văn được Đặng tiểu Bình thiết lập lên. Cuộc thanh trừng này lấy nhãn hiệu là chống tham nhũng, nhưng thực chất bên trong là đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực giữa những phe phái với nhau : Phe Tập cận Bình, đương kim Tổng bí thư, phe Giang trạch Dân, cựu Tổng bí thư, phe Hồ cẩm Đào, Tổng bí thư vừa hết nhiệm kỳ. Nhưng tranh chấp có vẻ gay cấn nhất chính là giữa phe Giang trạch Dân và Tập cận Bình.
Có người nói họ Tập là tay em của họ Giang, sao lại thế ?
Quả thật họ Tập là tay em của họ Giang, được họ Giang cài vào nhóm lãnh đạo dưới thời Hồ cẩm Đào, nghĩ rằng họ Tập là người « Kín đáo, ít biểu lộ lập trường, không có lập trường rõ rệt «, vừa để kiểm soát Hồ cẩm Đào, vừa nghĩ sau khi ông này không còn tại vị, Tập cẩm Bình lên thế ngôi, thì Giang trạch Dân dễ khuynh loát hơn.
Việc hai cuộc họp toàn bộ Trung Ương đảng vào giữa năm 2012, với sự có mặt của Giang trạch Dân, mang ý nghĩa là họ Giang muốn chứng tỏ họ Tập là tay em của minh trước công chúng.
   II) Diễn tiến cuộc thanh trừng từ ngày Tập cận Bình lên ngôi
Nhiều người cho rằng cuộc thanh trừng của Tập cận Bình bắt đầu từ sự kiện Bạc hy Lai bị rớt đài và bị đưa ra tòa vào ngày 19/3/2012. Người ta còn nhớ Vương lập Quân, nhân vật thứ 2 của Trùng Khánh, đặc trách công an, mật vụ, tay em đắc lực của vợ chồng Bạc hy Lai, làm bất cứ việc gì do vợ chồng này sai bảo. Bỗng một hôm ông ta chạy vào tòa Tổng Lãnh sự Hoa kỳ ở Trùng Khánh xin tỵ nạn chính trị, nói rằng vợ chồng họ Bạc muốn giết ông.
Tất nhiêm tòa Tổng Lãnh sự Hoa kỳ chấp nhận bảo vệ ông, trong đó có những cuộc thẩm vấn, lấy tin tức hay không thì không rõ. Một thời gian sau thì Vương lập Quân được người của Trung ương từ Bắc kinh xuống hộ tống đưa về Bắc Kinh, và sự việc Bạc hy Lai nổ ra. Sự việc Bạc lai Hy không phải chỉ là tham nhũng và chuyển tiền ra nước ngoài của vợ Bạc mà còn liên quan đến án mạng, một tài phiệt Anh quốc, bị bà này giết chết, mà đằng sau, theo nhiều nhà báo, là sự việc chính trị, đảo chính cướp quyền.
Giang trạch Dân, sau khi thấy không thể khống chế được Tập cận Bình, đã đứng đằng sau Chu vĩnh Khang, người nắm quyền công an, cảnh sát, pháp luật, dầu khí, nhân vật thứ 4, Bạc hy Lai, Tỉnh trưởng Trùng Khánh, nhân vật đang lên lúc bấy giờ và Từ tài Hậu, Phó Quân Ủy Trung Ương, nhân vật thứ nhì trong quân đội. Cả 3 nhân vật này cùng nhiều người khác phát động chính biến, bị Hồ cẩm Đào, đương kim Tổng bí thư khám phá và trấn áp. theo nguồn tin bán chính thức nhưng đáng tin cậy. Trước và sau cuộc họp Bắc Đới Hà, Chu vĩnh Khang đã 2 lần tìm cách bí mật ám sát Tập cận Bình nhưng không thành.
Như trên đã nói, từ ngày họ Tập lên ngôi đến giờ chưa đầy 2 năm, thế mà cuộc thanh trừng tham nhũng, nhãn hiệu bề ngoài, thực chất là cuộc đấu đá nội bộ, đã kỷ luật 182 000 viên chức, trong đó có 36 thứ trưởng, và 3 con hổ lớn là Chu vĩnh Khang, Từ tài Hậu và Bạc hy Lai.
Tóm lược một vài sự kiện quan trọng dựa theo ngày tháng năm:
Giang trạch Dân làm Tổng bí thư từ năm 1989 tới 2001, Hồ cẩm Đào từ năm 2001 tới gần cuối 2012, Tập cận Bình lên chức Tổng bí thư vào tháng 11/2012. Tháng 2/2012, Vương lập Quân, tay em của Bạc Hy Lai, đặc trách về Công An, mật vụ, tình báo tại Trùng Khánh chạy trốn vào tòa Tổng lãnh sự Hoa kỳ ở Trùng Khánh, sau đó được bảo vệ đưa lên Bắc Kinh, lúc này Hồ cẩm Đào vẫn là Tổng bí thư.
Tập cận Bình, sắp lên Tổng bí thư, Hồ cẩm Đào đương kim Tổng bí thư, Ôn gia Bảo, đương kim Thủ tướng, lập thành liên minh, truy tố Bạc hy Lai.
Ngày 19/3/2012, Bạc hy Lai bị đưa ra tòa. Sau khi Bạc hy Lai rớt đài, Chu vĩnh Khang, tay chân của Giang trạch Dân, đặc trách về an ninh, tình báo và dầu khí, phát động cuộc chính biến, nhưng bị Hồ cẩm Đào điều quân trấn áp.
Tháng 9/2012, Tập cận Bình biến mất trong 2 tuần, theo nhiều nguồn tin thì trong một cuộc họp Ban Thường vụ Bộ Chính trị họ Tập bị một đồng nghiệp dùng ghế ném vào ông làm ông bị trật xương sống,
Sau cuộc họp Đới Hà đầu năm 2013, hai lần Chu vĩnh Khang tìm cách bí mật ám sát Tập cận Bình, nhưng không thành.
Ngày 30/6/2014, Tập cận Bình mở Hội nghị Cục Chính trị, tuyên bố khai trừ Từ tài Hậu, nhân vật thứ nhì trong quân đội, ra khỏi Đảng cộng sản Trung cộng. Ngày 29/7/2014, Đảng Cộng sản Trung cộng tuyên bố án điều tra Chu vĩnh Khang.
Gần đây nhất, ở Bắc Kinh, có nhiều tin đồn về đảo chánh, do Phạm trường Long, Phó Quân Ủy thứ nhất, cùng Phòng phong Huy, Tham mưu trưởng, nhưng nhiều người nói đứng đằng sau là Quách bá Hùng, nguyên Phó Quân Ủy. Có người còn nói thêm là có dính dáng với Trường vạn Toàn, đương kim Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ngày 1/8/2014 có một cuộc họp mặt quân đội, cũng đồng thời là lễ sinh nhật của Quách bá Hùng, được 87 tuổi, Tập cận Bình, đương kim Tổng bí thư, và Lý khắc Cường, đương kim Thủ tướng, có tới tham dự, nhưng ra về rất sớm. Theo như nhiều nguồn tin từ cuộc họp mặt đưa ra thì một số cựu Ủy viên, cũng như một số tân Ủy viên trong quân Ủy hội đã họp và bàn bạc rất lâu, sau đó còn rời đi họp chỗ khác. Từ đó có người cho rằng họp để bàn tính việc đảo chính. Việc này không thể tiên đoán cưỡng ép được. Vì dù sao cũng chỉ là tin đồn. Việc chắc chắn là đang có một cuộc tranh quyền khốc liệt ở Trung cộng, một cuộc đấu tranh quyền lực sống còn, kiểu: « Anh sống thì tôi chết. Tôi sống thì Anh chết » Giữa họ Giang và họ Tập.
     III) Nguyên nhân:
-    Nguyên nhân xâu xa từ chế độ quân chủ phong kiến Tàu mà chế độ cộng sản hiện nay chỉ là sự kéo dài, là mặt trái của chế độ này.
Một nhà tư tưởng kiêm sử gia đã viết:« Lịch sử Tàu là một chuỗi dài đấu tranh quyền lực, chiếm đất và thôn tính các quốc gia khác. »
Thật vậy nhìn vào lịch sử dòng dài của Tàu, lấy một vài thời đại tiêu biểu, trong hạn hẹp của bài này:
Thời Xuân thu – Chiến quốc (722 – 256, trước Tây Lịch), đây là một thời huy hoàng về tư tưởng, văn hóa, triết lý của Tàu với Lão tử, Khổng tử, Tôn tử, Bách gia chư tử, nhưng đây cũng là một thời đại của sự tranh quyền, cướp nước, thôn tính lẫn nhau lên đến cao độ.
Thời nhà Đường (618 – 907), một triều đại to lớn của lịch sử Tàu. Người lập ra nhà Đường là Lý Uyên, nhưng trong đó phải kể đến Lý thế Dân, người được coi là một đại Hoàng đế của Tàu. Cũng vì tranh quyền, cướp nước, ông đã phải giết 2 người anh em của ông là Lý kiến Thành và Lý nguyên Các, ép bố ông là Lý Uyên thoái vị, lên làm Thái thượng hoàng. Sau đó chính các con ông đã cũng vì tranh giành quyền lực, làm cuộc đảo chính ông, nhưng không thành. Cũng dưới thời nhà Đường với nhân vật nổi tiếng mà người Tàu ai cũng biết là Võ tắc Thiên (625 – 705), người đàn bà đầu tiên và duy nhất lên làm vua nước Tàu. Bà được Lý thế Dân tuyển vào làm tài nhân lúc mới 14 tuổi. Trước khi Lý thế Dân chết, bà đã tằng tịu với con trai út của Lý thế Dân là Lý Trị. Sau khi Lý thế Dân chết, bà phải đi vào tu ở chùa Cảm Nghiệp và Lý Trị lên ngôi. Chỉ một thời gian ngắn bà được Lý Trị đưa về làm cung phi, sau lên quí phi. Vì muốn giành ngôi hoàng hậu, bà đã không ngần ngại giết chết con gái sơ sinh của mình và đổ tội cho hoàng hậu, sau đó bà này bị Lý Trị truất phế, đưa bà lên ngôi hoàng hậu. Từ khi Lý Trị bị bệnh thong manh (không nhìn rõ), bà lên ngôi nhiếp chính bán chính thức, rồi nhiếp chính chính thức sau khi ông chết. Trong thời gian nhiếp chính, bà đã nhiều lần đưa con của mình lên ngôi vua, rồi lại truất phế, đến nỗi bà ép một người con của bà là Lý Hiền phải treo cổ tự tử chết. Sau đó bà chính thức lên làm vua.
Trở về thời đại gần chúng ta hơn là triều đại nhà Thanh (1644 – 1911) trước thời Dân quốc và Cộng sản hiện nay. Đây cũng là một triều đại lớn của Tàu, với những ông vua giỏi và cầm quyền lâu như Khang Hi, cầm quyền từ năm1662 đến 1722, Càn Long từ năm 1735 đến 1795.
Chỉ lấy thời Khang Hi, ông có 9 con trai. Chín người này, mặc dầu là anh em, nhưng đã tranh giành ngôi Thái tử, đến nỗi đầu độc lẫn nhau, rồi giết chết nhau. Ngày xưa người ta gọi 9 người con của Khang Hi là 9 con rồng tranh ngôi (Cửu long tranh ngôi); ngày hôm nay, người ta gọi những người trong Bộ Chính trị là những con hổ tranh quyền thì cũng vậy.
Cuộc tranh giành quyền lực giữa những con hổ đang diễn ra ở Trung cộng, không những nó mang tất cả tính chất khốc liệt của thời quân chủ phong kiến Tàu, mà nó còn mang tính man dại của cộng sản, vì chủ nghĩa cộng sản, bắt đầu từ Marx, cho rằng con người sinh ra là từ con vật, thêm vào đó lại chủ trương phá hủy mọi hàng rào đạo đức, không còn cái gì là liêm sỉ. Chúng ta cứ lấy cuộc thanh trừng của Tập cận Bình hiện nay thì rõ. Hô hào chống tham nhũng, nhưng bắt đầu từ Tập cận Bình cho tới một anh cộng sản nhỏ, ai mà không tham nhũng. Điều này, dân Tàu biết rất rõ. Khổng Tử ngày xưa có nói: « Nhân vô liêm sỉ hà như vật dã. » (Người không có liêm sỉ chỉ là con vật).
Miệng hô hào chống tham nhũng, nhưng chính mình tham nhũng. Thử hỏi liêm sỉ để ở đâu ?
-    Nguyên nhân từ chủ nghĩa cộng sản đã biến người cộng sản, nhất là giới lãnh đạo thành “Quỉ nhập tràng”
Ông Lê xuân Tá, cựu Phó Trưởng Ban Khoa học và Kỹ thuật đảng Cộng sản Việt Nam, từ bỏ đảng, có viết: «Sự ngu dốt và sự thấp hèn tự nó không đáng trách. Nhưng sự ngu dốt và thấp hèn mà được trao quyền lực, và được cấy vào vi trùng ghen tỵ, thì nó trở thành quỉ nhập tràng. Và con quỉ này nó ý thức rất sớm và rất rõ rằng cái đe dọa quyền và lợi của nó chính là sự hiểu biết, văn hóa và văn minh; nên nó đã đánh những thứ này một cách tàn bạo, vô nhân đạo và không thương tiếc. Cách mạnh Hồng vệ binh ở bên Tàu là thế; vụ Nhân văn giai phẩm ở Việt Nam là vậy. Nhưng vì nó là ngu dốt và thấp hèn, nên những thứ này lâu ngày đã trở nên sỏi thận, sỏi mật, sơ gan, cổ chướng trong lục phủ, ngũ tạng của chế độ, làm cho chế độ này (ý nghĩa chỉ chế độ cộng sản – Lời chú thích của tác giả bài này) không ai đánh mà tự chết» .
Còn ông Yakolek, cựu Ủy vên Bộ Chính trị, cựu Cố vấn của Gorbatchev, cũng có viết: « Giới lãnh đạo cộng sản là một loài sâu bọ, con mới đẻ nằm lên xác con già, con già đè lên xác con trẻ. Nhưng trong đó có một con khỏe nhất, leo lên chỗ cao nhất. Tuy nhiên để được địa vị này, thì nó phải dẵm lên xác không biết bao con khác. »
Thật vậy bắt đầu ngay từ Lénine, mặc dầu xuất thân trong một gia đình trung lưu khá giả, có học đến cử nhân luật, nhưng đây là con người mang nhiều ý nghĩ, tư tưởng hận thù, không độ lượng, nhất là sau khi cái chết của người anh vì chống lại chính quyền Nga hoàng đương thời. Ông hoạt động chính trị, đi theo phong trào cộng sản, bị trục xuất khỏi Nga, sống lang thang ở Âu châu, hoạt động trong Đệ Nhị quốc tế cộng sản. Tuy nhiên ông không phải là người sáng chói trong tổ chức này, trước ông còn có Kautski, Rosa Luxemboug v.v… Ngay ở trong nước, những người hoạt động trong Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, lập ra đảng Xã hội, Dân chủ, Thợ thuyền Nga giỏi hơn ông nhiều, chẳng hạn như Plékhanov, Axelrod và ngay cả Trotski. Tuy nhiên thời cơ lúc đó là gần chấm dứt Đại Chiến Thứ Nhất (1914 -1918), nước Đức đang phải đương đầu với 2 mặt trận: Đông bắc với chính quyền Nga Hoàng Nicolas 2, Tây nam với Pháp. Bộ tham mưu Đức muốn dồn nổ lực vào mặt trận phía Tây nam. Lợi dụng thời cơ, lúc đó đang ở Thụy sĩ, Lénine tuyên bố « Hòa bình bằng bất cứ giá nào. Trả đất cho dân và ngay cả nhượng đất để có quyền. » Chính vì vậy mà Bộ Tham mưu Đức đã đưa ông về trong một toa xe lửa bọc sắt, bên trong có cả những người công an, tình báo Đức, nói tiếng Nga rất giỏi. Với sự giúp đỡ của Đức ông đã cướp được chính quyền. Cướp được quyền, mang sẵn trong đầu lý thuyết của Marx, chủ trương bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp, đây là « Vi trùng ghen tị » mà ông Lê xuân Tá nói, Lénine đã áp dụng lý thuyết của Marx và đã « Trở thành quỉ nhập tràng « là vậy. Một con quỉ khác con người ở chỗ là đối với nó trên không có Trời, dưới không có đất, không xem đạo đức, lễ nghĩa ra gì cả, làm bất cứ việc gì để thành công, trong đó có việc nói dối, lừa đảo và giết người.
Những người lãnh đạo cộng sản sau này, từ Mao, Đặng, Hồ, Lê Duẫn và con cháu cũng chỉ là quỉ nhập tràng, vì được Lénine, Staline lượm về trao quyền lực, lợi dụng tình thế sau Đệ Nhị Thế Chiến, rồi cấy vào vi trùng ghen tỵ là lý thuyết Mác Lê. Thế rồi cha dạy con, con dạy cháu cho tới ngày hôm nay.
Vấn đề nói dối, thông tin tuyên truyền sai sự thật, lừa đảo dân đã trở thành quốc sách của chính quyền từ thời Lénine, được tăng cường bởi Staline và được tiếp nối bởi những giới lãnh đạo cộng sản sau này.
Theo như nhà kinh tế Nga, ông Girsh Itsykovich Khanin, kinh tế Nga từ năm 1928 tới năm 1985, tổng sản lượng quốc gia không tăng trưởng 84 lần như những con số chính thức của chính quyền, mà chỉ tăng trưởng gấp 6,6 lần. Như từ năm 1928 tới năm 1940, theo con số của nhà nước thì tăng trưởng là 13,9%, thực tế chỉ là 3,2% ; từ năm 1980 tới 1985, theo con số nhà nước thì tăng trưởng 3,5%, thực tế chỉ là 0,6%. (Theo báo Capital – Hors série – Juin, Juillet 2014).
Theo như Abraham Lincoln: “Người ta có thể nói dối một hai lần, nhưng người ta không thể nói dối mãi. Người ta có thể lừa đảo một hai người, nhưng người ta không thể lừa đảo cả một dân tộc”.
Sự thật sớm muộn sẽ được phơi bày.
Sự thật nước Tàu của Tập cận Bình hiện nay là kinh tế càng ngày càng trở nên khó khăn, mức tăng trưởng không phải ở 2 con số nữa, trong khi đó nạn tham nhũng, hối lộ không dẹp nổi như nhiều chính quyền vừa qua hứa, mà càng ngày càng tăng. Hối lộ tham nhũng nặng nề nhất là trong đảng cộng sản, vì là độc đảng và lại nắm chính quyền.
Chính vì vậy mà ngay Tập cận Bình có lúc đã tuyên bố: « Đảng cộng sản Trung cộng là nơi chứa những thành phần thối tha nhất của xã hội. »
   IV) Tiên đoán hậu quả sự việc
Phải chăng Tập cận Bình đang mắc vào một cái sai lầm to lớn như Gorbatchev trước đây, đó là cố cải cách một chế độ không thể cải cách được, rồi đi đến hậu quả là làm chế độ sụp đổ ?
Có thể như vậy, đầu năm 2014, qua chỉ thị của họ Tập, Ban Tư tưởng, Ý thức hệ của Đảng đã ra lệnh cho các đảng viên, nhất là những người cao cấp, phải đọc và học hỏi Tocqueville (1805 – 1859), vào thời sau Cách mạng Pháp 1789, với hai quyển sách nổi tiếng, quyển đầu là « De la Démocratie en Amérique » ( Về Vấn đề Dân chủ ở châu Mỹ), được giới trí thức Mỹ ngay cho tới ngày hôm nay, vẫn cho rằng đây là một trong những quyển sách quan trọng nhất nói về dân chủ, văn hóa và văn minh Hoa kỳ; quyển sách thứ nhì mang tên « L’Ancien Régime et la Révolution » ( Chế độ cũ và Cách mạng). Đây là quyển sách mà Đảng Cộng sản Tàu yêu cầu đảng viên nghiên cứu học tập vì trong đó có câu: « Thời gian nguy hiểm nhất cho một chế độ, đó là lúc mà chế độ này bắt đầu cải cách. » Theo như Tocqueville thì Chế độ cũ của Pháp, thời vua Louïs XVI ( L’Ancien Régime) đã sụp đổ vì chế độ này bắt đầu cải cách.
Tập cận Bình, Đảng Cộng sản Tàu, muốn học hỏi thời Cách mạng Pháp và nhất là thời cải cách của Gorbatchev, để rút tỉa kinh nghiệm.
Tuy nhiên ý thức được, nhìn được sự nguy hiểm, nhưng tránh được hay không lại là một chuyện khác. Chẳng khác nào như ai cũng muốn thành công, ai cũng muốn trở nên giàu có, nhưng giàu có hay thành công được hay không, lại là một việc.
Trong lịch sử, từ cổ chí kim, biết bao chế độ, triều đại, đế quốc đã sụp đổ !
Những chế độ, những triều đại, đế quốc này sụp đổ, không có nghĩa là họ không nhìn thấy những nguy cơ đe dọa mình nhưng nhiều khi vì quá trễ, hay mắc vào những « Tất yếu lịch sử « không thể đi ngược lại, càng đi ngược lại, càng đâm đầu vào chỗ chết, đó là những chế độ dựa trên một nền tảng triết lý, đạo đức sai lầm, đi ngược lại lòng dân, đi trái chiều tiến bộ của lịch sử nhân loại. Chẳng khác nào như một căn nhà, khi nền móng đã ọp ẹp, những cột chính đã mục nát, thì càng sửa đổi càng làm cho căn nhà chóng sụp đổ.
Căn nhà Trung cộng, dựa trên nền tảng triết lý sai lầm, đó là lý thuyết Mác Lê, đã được thử nghiệm 70 năm nay, nhưng đã thất bại; những cột trụ chính là những cựu hay đương kim Ủy viên Bộ Chính Trị, ai cũng tham nhũng, hối lộ. Chống tham nhũng hối lộ nhiều khi lại là chống lại chính mình, đó là cái bình phong bên ngoài để che dấu sự đấm đá, tranh quyền nội bộ.
Đây là một trong những viễn tượng hậu quả của cuộc thanh trừng đang tiến hành của Tập cận Bình. Đấy là chưa nói đến trường hợp tồi tệ: 19 con hổ già, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, liên kết với một vài con hổ mới, đương kim Ủy viên, bao vây con hổ Tập cận Bình, bị coi là con hổ lạc đàn, nhưng lại tìm cách khống chế chúng, bằng cách ám sát một lần nữa, đảo chính một lần nữa; vì có những tin đồn, nhưng không phải là không đáng tin cậy, theo đó, Giang trạch Dân đứng sau Chu vĩnh Khang và Bạc hy Lai, đã làm đảo chính hụt cũng như nhiều lần ám sát hụt họ Tập.
Nhưng nếu họ Tập thành công, thắng trong cuộc thanh trừng chống tham nhũng, hối lộ, làm cho chế độ trở nên trong sạch, lấy lại được niềm tin của dân, chế độ trở nên tự do, dân chủ, đi đúng chiều hướng của văn minh nhân loại, hội nhập được vào cộng đồng thế giới, thì dù muốn hay không muốn, Tập cận Bình sẽ trở thành một vĩ nhân của lịch sử Trung quốc cận đại.
Suy đi tính lại, khả thế thành công của Tập cận Bình rất là mong manh. Có thể đến một lúc nào họ Tập phải ngừng cuộc thanh trừng, thỏa hiệp với những con hổ già, để được tại vị; mặc dầu họ Tập tuyên bố rất cứng rắn trong cuộc họp Ban Thường trực Bộ Chính trị, ngày 26/6 vừa qua, theo tiết lộ của một số nguồn tin bán chính thức, nhưng đáng tin cậy: « Tôi không màng đến sự sống chết, không màng đến việc tiếng tăm của tôi còn hay mất, tôi nhất quyết chống tham nhũng, lấy lại lòng tin của dân. » (1)
 Paris ngày 30/08/2014
Chu chi Nam và Vũ văn Lâm

Bát mì của lòng tự trọng

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
 Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.

 Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
 Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”.
 Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
 Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.
(FB Vietnamplus)

Lập trường ngoại giao của Việt Nam nhìn từ hai phía

Khởi động tuần làm việc mới, Việt Nam thông báo việc cử một quan chức cấp cao trong Đảng Cộng Sản sang Bắc Kinh đề thúc đẩy mối quan hệ “ có lợi “ giữa hai nước. Cũng trong cùng ngày, Việt Nam trong vai trò chủ nhà đã tiếp đón phái đoàn cấp cao đến từ Ấn Độ, chuyến thăm mới nhất trong một loạt các chuyến thăm hữu nghị từ các nước có chung sự bất bình với Trung Quốc và yêu sách lãnh thổ ngang ngược của họ.

Seth Grae, nhà cố vấn năng lượng Mỹ, người đứng đầu nhóm Lightbridge, đã dành hơn 1 năm để thương lượng thỏa thuận về việc tư vấn cho chính phủ Việt Nam về phát triển năng lượng hạt nhân cho mục đích dân sự. Trong suốt nhiều tháng, ông không chắc khi nào các nhà chức trách Việt Nam đồng ý kí kết bản thỏa thuận sơ bộ. Cho đến ngày 12 tháng 8, ông nhận được tin bản thảo thuận đã được kí cách đó chính xác 2 ngày.

Lễ kí kết diễn ra vào ngày 14 tháng 8 trùng với chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ sau khi người Mỹ chiến đấu trong chiến tranh tại đây của tướng Martin Dempsey,vị chủ tịch đầu tiên của tham mưu liên quân Mỹ. Theo ông Grae, đây có thể là sự trùng hợp khéo léo, và cũng có thể không. Cả Việt Nam và Mỹ đều nôn nóng công khai sự hợp tác cả về kinh tế cũng như quân sự ngay sau khi Trung Quốc quyết định đặt dàn khoan dầu lớn ở vùng biển tranh chấp trên biển Đông. Trung Quốc và các nước láng giềng không ngừng tranh cãi về việc bên nào sở hữu phần nào trên biển, nhưng vị trí dàn khoan đầu tháng năm chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý ( 222 km) và rất gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền và đã từng bất thường gây hấn. Sự việc này đã gây ra làn song biểu tình chống Trung Quốc trên các thành phố lớn của Việt Nam và bạo loạn ở nhiều khu công nghiệp. Ít nhất 4 công nhân đã thiệt mạng trong vụ bạo động ở miền trung Việt Nam.

Ngày 15 tháng 7, Trung Quốc dời dàn khoan 1 tỷ USD, 1 tháng trước thời hạn. Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã giải thích rằng sự dịch chuyển vị trí này là nhằm bảo vệ dàn khoan khỏi cơn bão. Dingding Chen đến từ đại học Macau đã viết trên tờ The Diplomat rằng toàn bộ sự kiện dàn khoan dầu nói chung đều nhất quán với những gia tăng động thái đáng chú ý trong những năm gần đây để bảo vệ những yêu sách lãnh thổ của họ; ông ta cho rằng những lý do chính xác cho sự chuyển hướng sớm của dàn khoan là vì nó không mấy quan trọng xét trên toàn cảnh lớn.

Các nhà phân tích khác, bao gồm cơ quan ngoại giao thường trú tại Hà Nội, nghi ngờ rằng sự việc này có ám chỉ đáng kể đến mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc. Họ muốn biết có phải Trung Quốc rời dàn khoan là để tạo bất hòa trong nòng cốt những đảng viên bảo thủ đang cầm quyền trong ĐCSVN, khi mà nhiều người trong số họ đang kịch liệt ủng hộ giữ quan hệ vững chắc với hàng xóm phía bắc. Đọc đến đây, có thể thấy được cử chỉ hòa giải khi bộ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam trì hoãn chuyến thăm Washington dự định trong mùa hè này, người đã nhận được lời mời từ ngoại trưởng Mỹ trong tháng 5.

Ngày 25 tháng 8, Việt Nam thông báo cử quan chức cấp cao của Đảng tới Bắc Kinh thúc đẩy mối quan hệ song phương “ có lợi” đồng thời ngăn ngừa sự kiện dàn khoan tái diễn. Tuy nhiên với những người dân Việt Nam,trong lịch sử đã chịu sự xâm lược của Trung Quốc lo lắng rằng sự kiện này tạo ra tình trạng căng thẳng mới.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã lên án Trung Quốc vì những hành động của họ trong các cuộc họp gần đây của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Song với quan điểm đề cao chủ nghĩa dân tộc, một số trí thức và chính trị gia Việt Nam nổi tiếng đã đề xuất lên thủ tướng, người đại diện cho phe nới lỏng quan hệ với phương Tây trong Đảng, cần có lập trường rõ ràng hơn. Ngày 28 tháng 7, 61 Đảng viên đã đưa lên đề xuất mở để thuyết phục chính phủ “thoát ra” khỏi phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc và phản đối yêu sách lãnh thổ của họ ở tòa án quốc tế – điều này có khả năng trở thành bước quyết định lịch sử cho mối quan hệ Trung – Việt.

Việc thoát li khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc có thể như lời gợi ý tạo quan hệ gần gũi hơn với các cường quốc khác. Nhưng Việt Nam đã né tránh việc tạo ra các liên minh quân sự chính thức, hình thức cho phép căn cứ quân sự nước ngoài lực lượng phòng vệ của họ chủ động điều phối. Thay vào đó Việt Nam tập hợp “ sự hợp tác” ở các mức độ khác nhau với các quốc gia khác,trong đó có các thể lực lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn độ – chủ trương theo đuổi từng bước một,tiếp tới đa phương trong ngoại giao quốc tế.

c44da563-9119-4e9b-b31d-d58e05b2b21c

Khi dàn khoan dầu đầu tiên xuất hiện vào đầu tháng 5,một số Đảng viên trong chính phủ của thủ tướng Dũng đã trì hoãn bình luận công khai một cách đáng chú ý; phản ứng đầu tiên của họ là đợi giải thích từ phía Trung Quốc. Trần Ngọc Anh, chuyên gia Việt Nam công tác tại đại học Indiana cho rằng ĐCSVN đã không triển khai bất cứ một chiến lược rõ ràng và hiệu quả nào để đáp trả hành động gây hấn lãnh thổ của Trung Quốc. Ông còn bổ sung thêm việc một số Đảng viên lo ngại rằng chiến lược củng cố mối quan hệ với Mỹ và các chính quyền nước ngoài có thể chọc tức Trung Quốc, quốc gia vẫn luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên việc này không cản trở Việt Nam trong vai trò chủ nhà tiếp đón phái đoàn cấp cao từ 3 cường quốc cùng chung mục đích phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc là Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ trong tháng này.

Ngày 1 tháng 8, ngoại trưởng Nhật Bản, Fumio Kishida trong chuyến thăm Hà Nội đã thông báo Nhật Bản, bản thân cũng có những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, sẵn sàng cung cấp 6 tàu hải quân cho Việt Nam. Carl Thayer, một chuyên gia phân tích kì cựu của Việt Nam cho hay mỗi con tàu này chỉ nặng trong khoảng 600 đến 800 tấn, trong khi tàu tuần tra của Trung Quốc vào khoảng 2000 tấn. Còn cơ quan ngoại giao phương Tây tại Hà Nội cho rằng thật ngây thơ khi không nhận thấy hàm ý trong các thông báo quân sự .

2 tuần sau đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, Dempsey đã lên tiếng ủng hộ “ cải thiện vững chắc” mối quan hệ của Mỹ với lực lượng vũ trang Việt nam, rằng “lãnh thổ biển” đại diện cho “ lợi ích an ninh chung lớn nhất” giữa 2 quốc gia.Ông cũng thừa nhận “cái bóng của Trung Quốc” xảy ra làm ảnh hưởng đến tương tác với các viên chức Việt Nam.

Phát biểu của Dempsey có vẻ thằng thắn hơn so với bình luận của nhà đồng cấp tiền nhiệm Leon Panetta. Panetta đã từ chối đề cập đến Trung Quốc trong bài ca ngợi được ông thực hiện trên chuyến tàu chở hàng của Mỹ gần bờ biển Việt Nam vào tháng 11 năm 2011. Mặc dù vậy, các đại lý vũ khí của Mỹ lại không có khả năng cung cấp vũ khí tiên tiến cho Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn. Và tốc độ của quá trình hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và các liên minh khác cuối cùng lại phụ thuộc vào sự chèn ép hung hăng của Bắc Kinh khi thực hiện yêu sách lãnh thổ biển đông.

Ngày 24 tháng 8, bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, Sushma Swaraj đã có chuyến thăm 3 ngày tới Hà Nội nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại và quốc phòng. Trước đó vài ngày, Việt nam đã gia hạn hợp đồng thuê cho phép Ấn Độ thăm dò 2 khối dầu ngoài biển Đông. 19 nhà ngoại giao Ấn Độ từ Nam và Đông Nam Á được trông đợi sẽ tụ họp ở Hà Nội vào ngày 26 tháng 8, trong một dấu hiệu rõ ràng khác rằng Ấn Độ cũng giống như Nhật Bản và Mỹ cảnh giác với sự xuất hiện của lực lượng quân sự Trung Quốc, cũng coi Việt Nam là một phần quan trọng của chiến lược.

Nhịp độ tiến triển của quá trình Việt Nam khởi động chiến lược hợp tác với Mỹ, Nhât và các đồng mình khác một cách cơ bản phụ thuộc vào thái độ gây hấn của Trung Quốc khi tuyên bố yêu sách về biển Đông. Nhưng những nhà cải cách và hoạt động Việt Nam trong lúc này vẫn cố gắng sử dụng quan điểm phản đối Trung Quốc để dùng phục vụ cho các chương trình nghị sự trong nước. Ngày 8 tháng 8, một nhóm 10 tổ chức xã hội Việt Nam đã viết thư ngỏ đến hai thượng nghị sĩ John McCain và Sheldon Whitehouse, người đã đến Việt Nam, tranh luận việc Mỹ nâng lệnh cấm vận về vũ khí chết người cho đến khi phía Việt Nam phóng thích các tù nhân bị tra tấn lương tâm và bỏ đi 1 số điều luật an ninh quốc gia mơ hồ mà tiêu biểu được sử dụng làm cái cớ để bắt giữ những người bất đồng quan điểm về chính trị.

Dù Việt Nam có đồng ý nhượng bộ, cung cấp bằng chứng về sự tự nguyện thực thi các biện pháp cứng rắn với Trung Quốc hay không thì theo Thayer, “trận chiến lớn” giữa những nhà chính trị quyền lực về hướng đi lâu dài của chiến lược ngoại giao của đất nước họ khó có thể giải quyết.
 
Dịch bởi CTV Phía Trước
Theo The Economist
(Tạp chí Phía trước) 

Nói chút về “mộng mị dân chủ”

Câu chuyện Bùi Hằng tạm thời khép lại với mức án 3 năm tù. Nhưng thông qua đó, cũng cho thấy nhiều điều cần bàn trong giới đấu tranh dân chủ thông qua căn bệnh mộng mị (mộng mị dân chủ).

Sự tôn sùng thái quá cá nhân
Không ít cá nhân trong lẫn ngoài nước khi tham gia vào tiến trình chống độc quyền/ lạm quyền của chế độ ở Việt Nam thường hay mắc bệnh phong danh hiệu/ thần thánh hóa cá nhân: Bùi Thị Minh Hằng (Bùi Hằng) là biểu tượng dân chủ; Phương Uyên là anh thư thời đại; Đỗ Thị Minh Hạnh cánh chim báo bão; Cù Huy Hà Vũ biểu tượng đấu tranh dân chủ…
Cố nhiên, các danh xưng đẹp đẽ/ kiêu hãnh này thể hiện lòng yêu mến hay thậm chí là sự kỳ vọng lớn lao. Nhưng liệu nó có cần thiết trong giai đoạn này? Khi mà chúng ta chưa cần lắm một trò chơi mang tên phân cấp bằng danh xưng..
Chính “danh xưng sùng bái” thái quá đó dẫn tới hiện tượng, đưa vị trí của một số người bất đồng chính kiến đi quá xa, và lên quá cao so với vị trí mà những người ấy đang đứng. Trong khi đó, hiểu sai lệch hoặc đánh giá thấp chính quyền hiện tại. Đưa tới những nhận định phi thực tế. Ví như, bài “Phiên toà xử Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất” của tác giả Đỗ Thành Công có nhận định “Phiên toà xử Chị Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất đối với đảng CSVN. Nếu kém xử trí, đảng CSVN có thể sẽ bị mất đi hàng trăm triệu mỹ kim tiền viện trợ, giúp đỡ về mua vũ khí, thiết bị quân sự. Đồng thời, các bước chiến lựợc sắp tới của Việt Nam, nhằm dựa Mỹ để cân bằng với Trung Cộng, cũng sẽ bị kéo lùi.”
Đó là điển hình cho sự ngây thơ đến hoang tưởng của không ít những ai đang quan tâm đến dân chủ Việt Nam. Một Bùi Hằng với “phiên toà đắt giá nhất đối với đảng CSVN”, vậy thì phiên tòa dành cho Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức… sẽ là phiên tòa gì đối với chính quyền? Lúc đó chính quyền lại mất bao nhiêu “triệu mỹ kim, thiết bị, vũ khí quân sự viện trợ”? Và từ bao giờ một cá nhân lại có thể kéo lùi “chiến lược” của nước CHXHCN Việt Nam?
Thế nên, thay vì đặt vào kỳ vọng quá lớn vào một cá nhân và tìm cách khoác lên họ chiếc áo cỡ và mĩ miều như: vai trò tiên phong, lãnh tụ, lãnh đạo, trụ cột, anh hùng, liệt nữ… thì chỉ hãy dành cho họ - những người bất đồng chính kiến một danh xưng duy nhất và đồng nhất: Người bất đồng chính kiến.
Bởi sự thần thánh hóa cá nhân qua danh xưng là sự u mê không hơn không kém. Và chắc hẳn những nhà bất đồng chính kiến họ cũng không cần điều đó.
Chính quyền (Cộng sản) đang sợ hãi?
Những nhà người quan tâm đến dân chủ ở Việt Nam, thậm chí là những người bất đồng chính kiến hay nói về sự sợ hãi của chính quyền? Và chúng ta thường hay nghĩ họ bắt ai đó vào tù vì họ (chính quyền) đang sợ hãi tiếng nói của họ?

Hội ngộ Dân chủ Bắc Trung Nam sau sự kiện "phiên tòa Bùi Hằng". Ảnh: Nguyễn Lân Thắng.

Ngay vụ án xử Bùi Hằng vừa qua, trên facebook lan tràn tin đồn Bùi Hằng tha bổng vì Việt Nam cần TPP, vì “vũ khí Mĩ”… Khi phiên tòa diễn ra trùng thời điểm ông Lê Hồng Anh đi Trung Quốc, một số người lại nghĩ rằng đó là chuyến đi “đổi chác” với "món quà” mang tên Bùi Hằng???
Điều này, dẫn đến ý nghĩ “Chính quyền thua toàn diện” như của tác giả Nguyễn Thiện Nhân, trong đó tác giả đề cập đến việc “Bùi Thị Minh Hằng là một biểu tượng cho sức mạnh đấu tranh của phụ nữ ở tầng lớp bình dân.” Tôi thực sự không hiểu tầng lớp bình dân gồm những ai, và bao nhiêu người coi chị Bùi Hằng là biểu tượng? Trong khi đó, ngay cả những người “lề trái” cũng có những đánh giá khác nhau về chị!
Thậm chí, tôi không thể tin được lại có ý nghĩ rằng, việc có công an (thực ra phần nhiều là dân phòng, dân quân tự vệ) chặn dòng người vào tòa là thể hiện sự “bế tắc trước sức mạnh đấu tranh đang dâng trào của những người đòi dân chủ”, thay vì suy nghĩ đơn thuần là sự chủ động ngăn chặn những biến cố nơi pháp đình của chính quyền mà thôi.
Trong khi đó, thẳng thắn mà nói, chính quyền với bộ máy cai trị tập trung lớn (lực lượng lẫn phương tiện) như hiện nay không tồn tại nỗi sợ hãi đối với bất kỳ một cá nhân nào đó trong thời điểm này cả. Họ đủ khôn và tiềm lực để bóp chết một ai đó (nếu họ muốn).
Một Bùi Hằng chưa phải là cái gì đó để nhà nước Việt Nam phải sợ hãi. Kể cả những người bị cầm tù trước đó và sau này như Lê Quốc Quân, Nguyễn Tiến Trung, Uyên-Kha, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định….
Vấn đề việc bỏ tù hay không bỏ tù phụ thuộc vào mức độ hành vi của một chủ thể/nhóm người đó có chạm mốc vàng của chế độ hay chưa? Mà điều này, thì còn rất là lâu mới đạt đến được.
Việc kêu gọi thả các tù nhân lương tâm từ bên ngoài chưa bao giờ đưa chính quyền Việt Nam vào thế bị động vì sợ hãi cả. Mà ngược lại, những cá nhân mà chính quyền nhắm đến và đưa vào tù được xem xét như là sự cảnh cáo cho việc vượt ra các khuôn phép đề ra của chính quyền hiện thời và là vật tin cho các cuộc đổi chác bên ngoài. Tất nhiên, việc thả người không hẳn là bị gây áp lực mà chính quyền thừa hiểu giá trị và biết định giá được những người sau khi được ra khỏi tù sẽ làm được gì và ở tại đâu. Các bước lùi trong “nhân quyền” của họ nếu có (kể cả khi cho ông Kim Ngọc khoán 10) cũng chỉ là đảm bảo ưu tiên lớn nhất, quan trọng nhất – giữ chặt chế độ mà thôi.
Thế nên, một Cù Huy Hà Vũ ở nước ngoài “chữa bệnh” cũng không khác gì một Lê Thị Công Nhân ở trong nước - “Thời hạn quản chế của tôi đã kết thúc từ hơn một năm nay, nhưng cuộc sống vẫn không hề thay đổi mà còn bị bóp nghẹt hơn”
Do đó, sự sợ hãi của chính quyền không nằm ở các cá nhân hay các tổ chức hiện nay mà nó chỉ thực sự hiện hữu khi và chỉ khi hình thành các lực lượng đối lập vững mạnh, đủ khả năng đối trọng với Đảng cầm quyền.
Mà lực lượng đối lập đó chỉ hình thành khi tình trạng niềm tin tập trung (thông qua các tổ chức đối lập) của người dân đã đạt mức 5% dân số. Đó là lý do vì sao ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Chúng ta không sợ bất cứ thế lực nào, chỉ sợ nhân dân mất niềm tin.
Vì vậy, một sự “quan ngại sâu sắc” từ đại sứ quán Mĩ ở Hà Nội, một “thông điệp” từ EU về một người bất đồng chính kiến nào đó trong nước cùng lắm là được chính quyền trả lại bằng một bài viết trên báo Nhân Dân hoặc Quân Đội Nhân Dân mà thôi.
Cũng phải nhắc lại rằng, chính quyền hiện nay từng mất 15 năm để đi từ con số 0 trở thành Đảng phái chính trị lớn, mất 30 năm để thực hiện lý tưởng của mình. Gần 40 năm tiến hành xây dựng chế độ. Họ biết mọi mánh khóe, mọi thủ đoạn, mọi cách thức để định nghĩa hai chữ “sợ hãi”. Lịch sử chọn họ chứ không chọn chính phủ Trần Trọng Kim, chính phủ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chắc chắn không phải là sự ngẫu nhiên.
Do đó, ý nghĩ chính quyền đang sợ hãi vì một cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức nhóm hội nào đó trong thời điểm hiện nay là một sự ảo tưởng – không thực tế và cần phải vứt bỏ.
Cách mạng 2.0 và vấn đề tổ chức
Sự trợ giúp của các mạng xã hội giúp chúng ta chuyển tải nhanh thông điệp, kết nối dễ dàng giữa mọi người. Nhưng vô tình, lại đem tới cho những người bất đồng chính kiến sự kiêu ngạo không đáng có. Cho đến tận bây giờ, không ít người vẫn không ngừng tin tưởng vào cuộc cách mạng 2.0 (cuộc cách mạng – mạng xã hội).
Họ tưởng họ có trong tay một vũ khí để đánh phá chế độ, khiến chế độ lùi bước. Nhưng thực ra, mạng xã hội vẫn chỉ là phương tiện truyền tải không hơn không kém. Nếu nâng lên thành các blog chính trị thì nó trở thành một vũ khí tuyên truyền ở một mặt trận riêng biệt chứ không phải là khởi nguồn hay là nơi diễn ra cuộc cách mạng 2.0!
Chính tổ chức mới chính là thứ định ra cái gọi là “Cách mạng 2.0”. Nhưng tổ chức phải là sự vận động không ngừng trong môi trường thực tiễn đời sống. Hiện nay, ở Việt Nam có 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập và có thể tăng lên trong thời gian sắp tới. Nhưng vấn đề là, các tổ chức đó hiện nay như thế nào?
Nói thẳng là dù các tổ chức ra đời (rất nhiều) nhưng rất yếu.Và thực sự chưa thu hút được người dân tham gia. Trong khi đó, các hoạt động phần nhiều mang tính lẻ tẻ thông qua các kiến nghị, thư ngỏ, bài viết và hầu như theo mùa vụ, sự kiện. Chưa kể tính chế tài thành viên gần như rất kém. Thành ra, tổ chức ra đời nhiều nhưng hầu hết đều thiếu tổ chức là vì vậy.
Tính bán chuyên của các tổ chức thậm chí chưa đạt đến. Ví như trong phiên tòa Bùi Hằng diễn ra ở Đồng Tháp, dù có đại diện của một số tổ chức xã hội dân sự nhưng phần nhiều cũng chỉ là sự tụ họp – hóng tin và ăn uống. Kể cả khi bị bắt vào đồn với những tấm ảnh tag qua mạng xã hội cũng cho thấy một vấn đề không nhỏ của các tổ chức hội đoàn độc lập. Đó là tính thiếu liên kết, thiếu kế hoạch, thiếu phương pháp, cách thức, nội dung đấu tranh trong một số thời điểm nhất định (vô tổ chức trong tổ chức). Nó khiến cho việc thành lập nhiều Hội đoàn Độc lập không cân xứng với sự kỳ vọng của những ai quan tâm đến quá trình đấu tranh tại Việt Nam. Tính chuyên nghiệp, hơi hướng thụ động diễn ra ở hầu khắp các tổ chức. Một điển hình là lấy tin trực tiếp tại hiện trường của gần 20 Hội đoàn chỉ thông qua việc chuyển tiếp tin của danlambao, ngay cả Hội nhà báo Độc lập dù có trên 3 thành viên tham dự, nhưng không có một tin nào là một điều cần phải xem lại.
Bức tranh tổ chức “mạnh ai nấy làm”, rời rạc ấy tiếp diễn ngay cả sau khi phiên tòa kết thúc thông qua các tuyên cáo về vụ án/mức án.
Tất nhiên, chính quyền hoàn toàn không sợ những cách thức đấu tranh kiểu này. Họ càng mừng hơn, vì nếu các Hội đoàn “làm ăn manh mún” như thế ở các sự kiện tiếp theo, với cái cách đấu tranh kiểu bừa bãi, mạnh đâu hô đó, tới đâu dàn trận tới đó, mạnh ai người nấy làm, thì tự giác các tổ chức ấy sẽ chìm và họ (chế độ) với các khuôn hình phạt trong bộ luật Hình sự dày cộm đủ để khép tội chính quy dài dài đối với từng người bất đồng chính kiến mà họ thích.
Vì thế nên, viễn cảnh về việc chính quyền sợ hãi khi có một tổ chức đối lập (trọng lượng) có khả năng phát động cuộc cách mạng 2.0 còn rất xa. Thời gian là bao lâu phụ thuộc vào đường lối các tổ chức xã hội dân sự đề ra có trở nên gần gũi với cuộc sống để thu hút nhiều người dân tham gia thực sự hay không? Hoạt động tuyên truyền để tiếp cận người dân có cao không? Quá trình đấu tranh có mang tính tự giác hay không? Ngoài những hình thức đấu tranh bằng thư ngỏ, kiến nghị, bài viết trên mạng…, còn lối đấu tranh nào nữa không? Những người đang đấu tranh cho nền dân chủ trong nước có bớt hoang tưởng (mộng mị dân chủ) hay không?
Nếu những điều trên vẫn chưa có câu trả lời thì câu chuyện mộng tưởng dân chủ kiểu như “cô Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Hằng cho hay: “Tôi vừa gặp Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Đồng Tháp. Họ hy vọng sẽ có một phiên tòa tốt” vẫn sẽ còn tiếp diễn dài dài.
Liên Sơn
(Việt nam Thời báo)

Phạm Thị Hoài - Nhật thực

Trong chương trình Ngữ văn bậc Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông ở Việt Nam, lớp 6 có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ; lớp 7 có hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh, bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng và bài báo “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc; lớp 8 có ba bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng” và “Đi đường” của Hồ Chí Minh; lớp 9 có bài “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà và bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương; lớp 11 có “Vi hành” và Nhật kí trong tù của Nguyễn Ái Quốc; lớp 12 có “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chủ tịch và bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu; duy nhất lớp 10 vắng bóng Bác Hồ, chỉ vì chương trình lớp này dành riêng cho văn học cổ trung đại.
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/09/hcmshaomin1.jpg

Bao nhiêu Bác Hồ thì đủ cho môn Văn? Dường như rút một Bác khỏi chương trình khác nào xóa một Bác trên tờ bạc [1], là chuyện kinh thiên động địa [2].

Song muốn chăm sóc nhu cầu kính yêu và thương nhớ lãnh tụ thì môn Văn trong trường phổ thông không phải là chỗ thắp hương thích hợp nhất. Văn chẳng được gì, Bác cũng chẳng được gì, nếu không muốn nói là đôi bên cùng thiệt. Có lẽ không một giáo viên nào giảng bài “Đêm nay Bác không ngủ” lại không bất giác nghĩ đến vô số những dị bản của bài thơ này, với một hình ảnh Bác Hồ nằm ngoài chủ trương và sự kiểm soát của Bộ Giáo dục. Còn bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương thì đẩy Bác – hay đúng hơn là phần còn lại của Bác – vào một khung cảnh thật tăm tối. Nguyên văn như sau:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Bác là một mặt trời đỏ, ở trong lăng. Song cũng ở trong lăng, Bác lại được một mặt trăng dịu hiền phủ bóng. Mặt trăng và mặt trời rơi vào vị trí ấy là xảy ra nhật thực. Dù không phải là khoa học để buộc phải chính xác, văn chương cũng không phải là một rổ đinh vít vô chính phủ hay một vương quốc toàn mây mù. Muốn thế nào, viếng lăng Bác như thế giống rưng rưng nước mắt xem nhật thực.

Cho nên tôi chỉ có thể khâm phục quyết tâm giảng dạy của các nhà sư phạm ở Việt Nam. Ngoài những tin văn hóa như “Công khai nâng ngực, Linh Chi ưỡn hết cỡ” hay “Phi công trẻ lộ ảnh cưới, Phi Thanh Vân sốc nặng“, “Hà Hồ tạo sóng dư luận với đầm ‘phòi’ ngực“…, mới đây tôi còn đọc được trên tờ Giáo dục & Thời đại của Bộ Giáo dục và Đào tạo mẹo ra câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn của một giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với chính bài thơ xem nhật thực nói trên. Để tìm “cảm xúc chủ đạo” của tác giả, học sinh được chọn một trong bốn giải đáp:

A. Nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ khi Bác không còn nữa.

B. Tình yêu và lòng biết ơn vô hạn của tác giả khi đến viếng Bác.

C. Những xúc động nghẹn ngào của tác giả khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác.

D. Suy nghĩ về quê hương, đất nước của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

A, C, D đều trật, đều là những phương án nhiễu. Phải có “cái nhìn sâu sắc và khái quát về tổng thể bài thơ”, như yêu cầu của người ra đề, mới chọn được trúng lời giải B. Nếu phải học chương trình Ngữ văn bậc Trung học ở Việt Nam hôm nay, chắc chắn tôi trượt.
 
Tháng 8 29, 2014

Phạm Thị Hoài

© 2014 pro&contra


[1] Trừ tờ mệnh giá 100 đồng hầu như không còn được sử dụng, tất cả các tờ tiền Việt Nam khác đang lưu hành đều in hình Hồ Chủ tịch.

[2] Bắc Triều Tiên vừa giải phóng tờ bạc có mệnh giá cao nhất, 5000 wŏn, khỏi sự án ngữ vĩnh viễn của Chủ tịch Vĩnh cửu Kim Nhật Thành, trong khi cũng như ở Việt Nam, trừ hai tờ có mệnh giá nhỏ nhất, 1 giác và 5 giác, tất cả các tờ bạc Trung Quốc khác đều in hình Mao Trạch Đông.

“Nóng”, “lạnh” ở Vũng Áng: Formosa - cánh cổng đang dần khép lại

 Kể từ sau sự kiện “nóng” vào ngày 14.5 và bây giờ trước thông tin sắp tới có khoảng gần 1 vạn lao động nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc sẽ “đổ bộ” vào làm việc tại đại công trường Formosa, nhiều lao động địa phương khi tiếp xúc với phóng viên Báo Lao Động khẳng định một điều chắc chắn rằng, cánh cửa để công nhân Việt vào làm việc chính thức tại nhà máy này đang đóng lại...
Tuyển lao động kiểu... “biết câu cá không”
Khoác lên vóc dáng thư sinh bộ đồ công nhân lấm lem bụi đất, mấy ai có thể ngờ Hoàng Đình Thụ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) tốt nghiệp đại học ngành điện lại chấp nhận làm công nhân trên công trường Formosa với mức lương chẳng bằng những người học vấn chưa hết cấp hai.

Thụ kể: “Hai năm qua, em 2 lần nộp hồ sơ và được bên Formosa gọi đến phỏng vấn, nhưng đều trượt. Bây giờ, em làm công nhân cho Cty King Power - là nhà thầu phụ thi công nhà máy Formosa. Công việc trái ngành nghề được đào tạo, vất vả lắm, mà đồng lương cũng chẳng được là bao. Lo nhất là rồi đây, khi Cty này hoàn thành xong gói thầu thì chắc là em vác hồ sơ đi xin việc tiếp”. Đưa tay lên đầu vuốt mái tóc rối bời, Thụ nói như tự trấn an mình: “Thôi thì kệ, anh ạ. Đến đâu hay đó, có việc làm là may rồi”.

Thụ chứng kiến hằng ngày trên công trường, công nhân Việt lẫn công nhân lao động phổ thông người Trung Quốc làm những việc chẳng khác gì nhau. “Họ buộc thép, bắc giàn giáo... Lạ nỗi là, làm công việc như nhau, nhưng lương của người mình chỉ bằng một nửa lương của người Trung Quốc” - Thụ nói.

Khi chúng tôi hỏi anh có biết là Formosa sắp đưa sang gần 10.000 lao động nước ngoài không? “Có chứ. Nhưng lạ nỗi (lại lạ nỗi!) là lâu nay ở đây họ chẳng có thông báo tuyển dụng chi hết. Chắc sau vụ lộn xộn đó, người ta ưu tiên tuyển người bên đó, hiểu tiếng của nhau cho dễ quản ấy mà” - Thụ rành rọt. Chúng tôi ngỏ ý nhờ chỉ giúp cho một số công nhân nhiều lần rớt khi dự tuyển vào làm việc tại Formosa để tìm hiểu thêm căn nguyên, Thụ cười và nói: “Tưởng chi, chớ món ni thì đầy rẫy. Thằng Hùng, Minh, Quân... thi đến 5 lần vẫn trượt thẳng cẳng đó thôi”.

Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm gặp được Trần Khắc Hùng (23 tuổi, thôn Đông Phong, xã Kỳ Thịnh). Suốt gần 3 năm qua, Hùng mang tấm bằng cao đẳng ngành cơ khí chế tạo đến Formosa ứng tuyển, nhưng đều trượt cả. Hùng kể: “Cả 3 lần mang hồ sơ lên nộp đều được gọi lên phỏng vấn. Mà họ phỏng vấn chi lạ đời lắm anh, chẳng thấy hỏi chi về chuyên môn, mà chỉ hỏi đã lấy vợ chưa, có người yêu chưa, biết câu cá không... Thà họ hỏi về chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ để mình biết lý do không trúng, trượt, chứ hỏi như chơi rồi sau đó chẳng thấy thông báo gì cả anh ạ”.  
Đã 3 lần, Trần Khắc Hùng được Formosa gọi phỏng vấn tuyển dụng nhưng chỉ để hỏi “có biết câu cá không” và kết quả là trượt. Ảnh: ĐĂNG KHOA - TRẦN TUẤN
Và thời gian sau này, việc đăng tuyển lao động tại địa phương vào làm việc tại các bộ phận nhà máy Formosa đã ngừng bặt. “Em chẳng thấy họ thông báo tuyển dụng, cũng không nghe xã thông báo, thôn rao trên loa phát thanh chi hết” - đó cũng là khẳng định của nhiều lao động địa phương dù đã được đào tạo nghề, có bằng cấp cao đẳng, đại học, nhưng để lọt vào làm việc chính thức, lâu dài cho Formosa là quá khó.

Ai đóng đinh, phụ hồ, buộc thép...?

Liên tưởng đến thông tin mà ông Hồ Anh Tuấn - Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, số lao động sắp tới mà Formosa trình tỉnh xin đưa sang Vũng Áng, trước đó họ đã đăng thông báo tuyển dụng đầy đủ rồi, nhưng không tuyển được lao động trong nước. Chúng tôi tìm về xã Kỳ Phương gặp bà Lê Thị Diệu Thúy - cán bộ phụ

trách chính sách xã Kỳ Phương - để hỏi thực hư ra sao. Bà Thúy cho biết, trước đây, hầu hết những thông báo tuyển dụng của Formosa đều được đưa về xã. Lục tìm hết đống hồ sơ, bà Thúy chép miệng: “Lâu nay cũng ít thấy thông báo tuyển dụng lao động từ Formosa gửi về. Để tôi xuống văn phòng nhờ lục xem có cái nào không”. 30 phút sau, bà Thúy trở lại cùng một thông báo tuyển dụng của Cty CP Lilama 18 từ đầu tháng 6.2014 với các ngành nghề: Hàn điện, hàn hơi, cơ khí, tiện, gia công, sửa chữa.... Yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng nghề (không xét tuyển sơ cấp và đại học). Theo thông báo, tuyển dụng để làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa.

Bà Thúy cho biết, cách đây vài tuần, Sở LĐTBXH tỉnh có yêu cầu thống kê số lao động thường xuyên, lao động bấp bênh trên toàn xã. Bà Thúy nhìn nhận: “Nói chung lao động của xã chủ yếu là đi làm ở KKT Vũng Áng hết. Ít ai thất nghiệp ở nhà, nhưng mà số đi làm đó, hầu hết là việc tạm thời, không có bền vững”. Xã này cũng đã có nhiều cuộc khảo sát để hướng nghiệp cho lao động địa phương. Thế nhưng, thay vì hào hứng, thì nhiều người đã tỏ ra thất vọng và cho rằng “rồi cũng chỉ để đóng đinh, buộc thép, phụ hồ thì đi đào tạo làm chi”.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Trưởng phòng LĐTBXH huyện Kỳ Anh - ông Nguyễn Văn Hảo - cho biết, từ sau vụ lộn xộn 14.5, phòng có tiếp nhận được 2 thông báo tuyển dụng làm việc cho dự án thuộc Formosa ở KKT Vũng Áng. Đó là Cty Lilama 18 và Cty Hạ Môn. Quy trình thông báo tuyển dụng, các Cty này gửi thông tin tuyển dụng về tỉnh. Sau đó tỉnh gửi về huyện và huyện gửi đến các phòng, ban tiếp tục thông báo về địa phương. Theo ông Hảo, có thể một số Cty khác thông báo tuyển dụng thông qua sàn giao dịch...

“Khép” công nhân trong những tòa cao ốc

Trong những ngày lang thang trước cổng đại công trường Formosa, chúng tôi có dịp làm quen và được nghe Nguyễn Văn Hai (xã Kỳ Liên, huyện Kỳ Anh) kể về tình bạn giữa anh với A Long - một công nhân Trung Quốc - đang làm việc tại đây. Hai kể: “Nhà em quen A Long từ khi nó sang làm công nhân cách nay 2 năm. Đều đặn mỗi chiều tan ca, nó ra quán bia của em nhậu. A Long tính hiền, ít nói. Em thấy hay hay, nên bắt quen. Thấy vợ chồng em bán quán bia lụp xụp lời lãi chẳng là bao, nên A Long bảo, có thích đi làm công nhân, thì sẽ giới thiệu cho. Nghe nó rủ thấy hay, nên em giao quán cho vợ trông, rồi vào công trường cùng nó. Đợt rồi, sau vụ lộn xộn, A Long về nước, mới sang cách nay ít hôm thôi”.

Hai bảo: “Chiều nay tan ca, A Long mới ra đây. Nó đi taxi chứ không đi bộ như những lần khác. Gặp em, A Long chào và bảo nhớ bia Hà Tĩnh, thèm mấy món mồi vặt do vợ em làm. Lúc nãy, trước khi chào để về, A Long nhìn em, cười tươi rói, rồi còn xin lại số điện thoại của em để lúc nào đó có dịp gặp nhau”. A Long và cả những công nhân người Trung Quốc mà anh biết trước và sau vụ lộn xộn, ở trong công việc cũng như cuộc sống giữa đời thường, thái độ chẳng khác là bao. “Chỉ có điều bây giờ, những công nhân như A Long phải ở tập trung trong những tòa nhà to vật vã ngay trên công trường Formosa và ít ra ngoài hơn. Có lẽ, dăm bữa nửa tháng, những người như A Long lại vẫn cuốc bộ ra đây nhậu với nhà em thôi”.

Đúng như lời Hai nói, trong chiều 27.8, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc khảo sát tại khu vực 2 xã Kỳ Liên, Kỳ Phương, hầu hết công nhân Trung Quốc sau giờ tan ca được đưa đón về những khu nhà trọ tập trung bằng ôtô. Không một công nhân Trung Quốc nào tự về một mình. Khi trời nhập nhoạng tối, những công nhân người Trung Quốc có nhu cầu ra ngoài, họ thuê taxi đi theo nhóm.

Ông Nguyễn Đức - công nhân công trường Formosa - nhận định: “Hiện số lượng công nhân người Trung Quốc trở lại công trường chưa được như trước đó. Hiện giờ, thật lòng mà nói thì cho dù đã có chuyện, nhưng giữa chúng tôi, trong công việc vẫn đối xử với nhau bình thường chứ không có hiềm khích gì. Bởi anh em giờ ai cũng hiểu rằng họ là những người đi làm ăn lương thiện như chúng tôi cả thôi” - ông Đức nói.

Chúng tôi trở lại Kỳ Liên khi trời nhập nhoạng tối, cũng là thời điểm tan ca của hàng ngàn công nhân làm việc trên đại công trường Formosa. Từ sau sự kiện 14.5 đến nay, lực lượng công an, biên phòng Hà Tĩnh vẫn duy trì chốt chặn ở cổng chính công trường phối hợp kiểm tra thẻ ra vào. Việc kiểm tra chặt chẽ lần lượt từng công nhân ra vào trong trật tự, chứ không còn cảnh chen chúc, ồ ạt đến kín cả một đoạn đường như trước. Lẫn trong từng đoàn xe máy là hàng chục chiếc xe khách chở công nhân Trung Quốc lầm lũi rời nhà máy Formosa rẽ về mọi nẻo...
Đăng Khoa - Trần Tuấn
(Lao Động)

Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thu được kết quả gì?

Cuộc thi Tuổi trẻ học tập đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013
Cuộc thi Tuổi trẻ học tập đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013
Courtesy Tuoitrehaiduong.vn
Việt nam đang kỷ niệm 45 năm ngày mất của ông Hồ Chí Minh, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tấm gương của ông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đạo đức xã hội nói chung và đạo đức của các quan chức Đảng viên luôn rêu rao học theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng  xuống cấp trầm trọng.

Việc tổ chức học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh đã được Đảng CSVN duy trì thường xuyên và liên tục nhiều năm qua.

Xuống cấp và suy đồi

Trong bài viết trên Tạp chí Cộng sản  ngày 10.08.2014, nhân kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng : “Các cấp ủy, tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên cần phải tiếp tục thực hiện thật tốt việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức;”

Điều đó cho thấy rằng việc học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã không giải quyết được tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ đảng viên. Mà nó hầu như ngày càng tăng lên.
Thực trạng đạo đức xã hội xuống cấp hiện nay là sự thật và là điều đáng báo động, nó không chỉ là sự xuống cấp đạo đức của các quan chức, cán bộ đảng viên, mà sự xuống cấp của đạo đức xã hội là hệ quả. Bằng chứng là TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải thừa nhận là có một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên đã suy thoái đạo đức
TS. Hán - Nôm Nguyễn Xuân Diện thấy rằng, thực trạng đạo đức xã hội xuống cấp hiện nay là sự thật và là điều đáng báo động, nó không chỉ là sự xuống cấp đạo đức của các quan chức, cán bộ đảng viên, mà sự xuống cấp của đạo đức xã hội là hệ quả. Bằng chứng là TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải thừa nhận là có một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên đã suy thoái đạo đức.

Từ Sài gòn TS. Nguyễn Xuân Diện nói với chúng tôi:

“Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được phát động từ nhiều chục năm nay trong Đảng viên Đảng CSVN – mà quan chức thì toàn là đảng viên hết. Tuy vậy kết quả cho thấy thu được rất ít ỏi và không có gì là đáng kể. Bằng chứng là đạo đức xã hội và đạo đức của quan chức xuống cấp rất trầm trọng”
Học tập theo gương Hồ Chí Minh từ bé
Học tập theo gương Hồ Chí Minh từ bé. Hội thi“Tuyên truyền viên giỏi” về học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh



Đối với dân chúng, họ chẳng quan tâm đến việc học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà báo Ngô Nhật Đăng, một cựu chiến binh thấy rằng: người dân trông vào cách hành xử của chính quyền đối với ông Hồ Chí Minh qua việc thực hiện Di chúc của ông, trên thực tế đã không diễn ra như họ đã nói, hơn nữa người dân biết ý thức hệ CS nay đã bị nhân loại đào thải thì việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh đối với họ chỉ là việc vô bổ và khiến cho người ta chán ngán.

Từ Sài gòn, Nhà báo Ngô Nhật Đăng nói với chúng tôi:

“Tôi nghĩ rằng phần lớn mọi người cũng nghĩ như tôi, mọi người không quan tâm tới vấn đề này. Cá nhân tôi thì cho rằng việc đem nhân thân của ông Hồ Chí Minh ra để gán vào những chuyện khác hoặc thần thánh hóa quá mức là điều rất không nên. Cho nên tôi thấy việc tổ chức học tập tấm gương ông Hồ Chí Minh là việc tốn kém và vô ích. Thậm chí nó phản lại tác dụng mà những người tổ chức họ mong muốn ”.

Tôi thấy đạo đức xã hội suy đồi là do người ta đã xây dựng một cái ý thức hệ, mà cái ý thức hệ ấy được xây dựng bằng sự dối trá, sự sợ hãi, của thông tin một chiều. Những cái đó đã phá hủy tất cả những nền tảng đạo đức xã hội, đạo đức của dân chúng ngày xưa – những cái tốt đẹp nhất của người Việt - Nhà báo Ngô Nhật Đăng
Nguyên nhân

Trả lời câu hỏi nguyên nhân nào đã dẫn đến việc đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng như hiện nay?

Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng đạo đức xã hội hiện nay không phải là xuống cấp, mà theo ông là đã ở mức suy đồi trầm trọng từ thượng tầng kiến trúc, tới hạ tầng cơ sở.

Nhà báo Ngô Nhật Đăng nói:

“Tôi thấy đạo đức xã hội suy đồi là do người ta đã xây dựng một cái ý thức hệ, mà cái ý thức hệ ấy được xây dựng bằng sự dối trá, sự sợ hãi, của thông tin một chiều. Những cái đó đã phá hủy tất cả những nền tảng đạo đức xã hội, đạo đức của dân chúng ngày xưa – những cái tốt đẹp nhất của người Việt. Tất cả các môi trường từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội đã bị phá vỡ đến tận gốc. Nên nó mới dẫn  đến tình trạng đạo đức xã hội suy đồi như hiện nay”.

LS. Nguyễn Văn Đài, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà nội thấy rằng sự tuyệt đối hóa quyền lực của Đảng CSVN là nguyên nhân cơ bản khiến đạo đức xã hội băng hoại như hiện nay.
Ông Võ Nguyên Giáp và lãnh tụ Hồ chí Minh năm 1945
Ông Võ Nguyên Giáp và lãnh tụ Hồ chí Minh năm 1945
LS. Nguyễn Văn Đài cho biết:

“Một nhà nước tuyệt đối hóa quyền lực sẽ tha hóa tuyệt đối về đạo đức và lối sống. Ở VN cũng vậy thôi, khi Đảng CSVN tuyệt đối hóa về quyền lực của họ thì tất cả các quan chức Cộng sản thì quyền lợi luôn đi đôi với lợi ích. Và do vậy nó sẽ luôn luôn làm tha hóa đạo đức cán bộ của họ từ trung ương đến địa phương ”.

Đánh giá về việc tổ chức các đợt học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Xuân Diện thấy rằng đây là một việc làm mang tính hình thức, tốn thời gian và tiền bạc, chỉ với mục đích tạo hiệu ứng về bề nổi để tuyên truyền. Theo ông đây không phải là biện pháp giáo dục cần thiết và phù hợp.
Một nhà nước tuyệt đối hóa quyền lực sẽ tha hóa tuyệt đối về đạo đức và lối sống. Ở VN cũng vậy thôi, khi Đảng CSVN tuyệt đối hóa về quyền lực của họ thì tất cả các quan chức Cộng sản thì quyền lợi luôn đi đôi với lợi ích. Và do vậy nó sẽ luôn luôn làm tha hóa đạo đức cán bộ của họ từ trung ương đến địa phương - LS. Nguyễn Văn ĐàiTS.
Nguyễn Xuân Diện nói:

“Sự suy thoái đạo đức trong Đảng ngày càng trầm trọng, cho dù Đảng và nhà nước đã phát động rất mạng mẽ và tốn rất nhiều tiền của cho phong trào học tập đạo đức Hồ Chí Minh.  Nhưng không đem lại mấy kết quả cho việc chấn hưng lại đạo đức của Đảng viên Đảng CSVN nói riêng và đạo đức của toàn xã hội VN nói chung .”

Khi được hỏi cần phải có các giải pháp gì để ngăn chặn việc đạo đức xã hội xuống dốc như hiện nay?

LS. Nguyễn Văn Đài thấy rằng truyền thống đạo đức của người VN đã có và được hoàn thiện từ lâu đời. Đạo đức xã hội hiện nay bị tha hóa cũng bởi đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức và quan chức đã làm tha hóa người dân, vì người dân phải dùng tiền để đổi lại dịch vụ mà lẽ ra bất kỳ nhà nước nào cũng phải phục vụ họ vô điều kiện.

LS. Nguyễn Văn Đài nói:

“Cái nguồn gốc của sự tha hóa đó là do quyền lực tuyệt đối, quyền lực tuyệt đối thì sinh ra tha hóa tuyệt đối. Vì thế muốn ngăn chặn sự suy giảm về đạo đức xã hộihay sự suy giảm đạo đức của tầng lớp quan chứ thì phải thay đổi thể chế chính trị. Tức là phải dân chủ hóa xã hội, phải cho báo chí được tự do và độc lập với chính quyền, phải có tổ chức đảng phái chính trị đối lập để giám sát đảng cầm quyền. Đồng thời phải có các cuộc bầu cử tự do để cử trị lựa chọn những cán bộ đại diện cho mình”

Vạn vật đều vận động và phát triển không ngừng, đó là quy luật của tự nhiên. Tư tưởng và đạo đức cũng luôn vận động và phát triển có quy luật của nó. Việc cứ rêu rao kêu gọi học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, một con người có tư tưởng là ý thức hệ Cộng sản đã bị đào thải chỉ nhằm phục vụ cho đảng cầm quyền. Đảng này cho thấy đã mất tính chính đáng từ lâu nên nay họ vẫn phải ‘phong thánh’ cho ông Hồ Chí Minh như là một lãnh tụ vĩ đại để dân chúng tôn thờ.
Anh Vũ, thông tín viên RFA 
2014-08-30 
  • Giáo sư Thayer : Biển Đông là vùng nước đang cần quy tắc (RFI) - Ngày 28/08/2014, Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ ba (EAMF-3) đã mở ra tại Đà Nẵng, với sự tham gia của 10 nước Asean và 8 đối tác trong khối Hội nghị Thượng đỉnh ĐôngÁ (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,Úc, New Zealand, Nga và Mỹ). Trong bối cảnh khu vực đang bị tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với tất cả các láng giềng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông khuấy động, Diễn đàn EAMF lần này đã đặt trọng tâm vào việc thảo luận các biện pháp bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.
  • 'Gia đình hy vọng Điếu Cày sớm ra tù' (BBC) - Vợ blogger Nguyễn Văn Hải nói gia đình hy vọng ông sẽ sớm được trả tự do, sau khi có thông báo về việc phía công an yêu cầu ông làm đơn ra tù trước thời hạn.
  • Thái Lan suy giảm tự do báo chí? (BBC) - Tự do báo chí ở Thái Lan hậu đảo chính quân sự giảm sút ra sao và đang theo chiều hướng nào, theo thảo luận của giới quan sát.
  • Tổng Liên đoàn Lao động lo ngại khi VN tham gia TPP (RFA) - Các giới chức cao cấp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tỏ ra ngần ngại về các điều kiện liên quan đến nhân quyền khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Châu Âu EVFTA.
  • Việt Nam đối tác quan trọng của Hoa Kỳ (RFA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khẳng định Việt Nam đang là đối tác quan trọng của Hoa Kỳ. Ông Kerry đã chúc mừng nhân dân Việt Nam nhân kỷ niệm Quốc khánh 2/9.
  • Giấy nhập cư mới gây lo ngại cho người Việt tại Campuchia (RFA) - Chính phủ Campuchia ngày 27/8, đã quyết định cấp giấy công nhận người nước ngoài nhập cư vào Campuchia cho cộng đồng người Việt sinh sống tại đây. Đây là loại giấy tờ mới nhất do phía Campuchia cấp cho cộng đồng người Việt sinh sống ở xứ chùa Tháp.
  • Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thu được kết quả gì? (RFA) - Việt nam đang kỷ niệm 45 năm ngày mất của ông Hồ Chí Minh, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tấm gương của ông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đạo đức xã hội nói chung và đạo đức của các quan chức Đảng viên luôn rêu rao học theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng xuống cấp trầm trọng.
  • Hát bội bị bỏ quên trên màn ảnh truyền hình (RFA) - Người ta còn nhớ từ thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, bộ môn hát bội Ban Vân Hạc đã thường xuyên có trên đài phát thanh Sài Gòn. Đến khi truyền hình ra đời thì hát bội cũng vẫn có chỗ đứng, khán giả yêu thích vẫn còn được thưởng thức trên màn ảnh nhỏ
  • Hoa Sen và Bão tố (RFA) - Văn học lưu vong thế giới vừa tiếp nhận thêm một tác phẩm viết bởi một cô bé lưu lạc sang Mỹ năm 13 tuổi để rồi sau một chặng đường dài va đập với văn hóa Hoa Kỳ đã rất thành công trên con đường sự nghiệp và hơn thế, được giới văn chương Mỹ biết đến như một dấu ấn văn học di dân qua hai tác thẩm đều do một nhà xuất bản uy tín của Mỹ ấn hành.
  • Nguy thật rồi Van Gaal! (BBC) - Louis Van Gaal tiếp tục đi tìm đáp số sau trận bị Burnley cầm hòa 0-0 mặc dù có Angel di Maria vào sân.
  • Không khí ngột ngạt trong làng bóng đá (RFI) - Thời sự ChâuÁ khá vắng bóng trên các mặt báo Pháp ngày cuối tuần (30/08/2014). Nhật báo Le Monde có xã luận đáng chúý dành cho những người hâm mộ bóng đá đề tựa:« Không khí ngột ngạt trong làng bóng đá».  
  • Lại chen mua vé xem U19 ở Việt Nam (BBC) - Tín hiệu 'đáng mừng' khi người hâm mộ 'chen chúc' mua vé xem giải trẻ, bất chấp dịch vụ bán vé đã 'lỗi thời' ở Việt Nam.
  • Chống châu Âu : Vũ khí khí đốt của Nga sẽ không còn hữu hiệu ? (RFI) - Trước căng thẳng leo thang với Ukraina và khả năng bị phương Tây trừng phạt nặng thêm, Mátxcơva lại gợi lên vấn đề cắt khí đốt bán sang ChâuÂu, một kịch bản với những hậu quả khác nhau mà giới chuyên gia không xem thường. Ngày 29/08/2014, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexandre Novak đã tuyên bố có« nguy cơ khí đốt mà tập đoàn Gazprom chuyển sang ChâuÂu bị Ukraina lấy bớt một cách bất hợp pháp cho nhu cầu của họ».
  • Điều tra về lính Nga tại Ukraina, một dân biểu bị hành hung (RFI) - Một dân biểu Nga đã bị tấn công và phải nhập viện với một vết thương trên đầu sau khi tham dự lễ tang bí mật của các quân nhân Nga được cho là tử trận tại Ukraina. Đảng của dân biểu này hôm nay 30/08/2014 cho biết như trên.
  • Máy bay dân sự Ukraine rớt ở Algeria (RFA) - Một máy bay dân sự của Ukraine chở 7 người đã bị rơi ở sa mạc Sahara nước Algeria vào rạng sáng thứ bảy. Thông tấn xã Algeria loan báo tin này. Chưa có tin về số thương vong trong vụ này.
  • Ukraine kêu gọi EU tăng cường cấm vận Nga (RFA) - Trong cuộc họp ở Bussels nước Bỉ để thảo luận việc quân Nga tiến vào Ukraine, hôm nay Tổng thống Ukraine ông Petro Poroshenko kêu gọi các nhà lãnh đạo EU thực hiện những biện pháp mạnh hơn để trừng phạt Nga.
  • Ukraine 'đang ngoài tầm kiểm soát' (BBC) - Đức cảnh báo xung đột ở miền đông Ukraine đang "ngoài tầm kiểm soát" và cần ngăn chặn một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Ukraine và Nga.
  • Iran phản đối các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ (RFI) - Iran hôm nay 30/08/2014 phản đối Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào các định chế, doanh nghiệp và cá nhân bị cáo buộc đã ủng hộ chương trình nguyên tử của Teheran và« chủ nghĩa khủng bố».
  • Nga muốn lập một « cầu tiếp viện nhân đạo » cho miền đông Ukraina (RFI) - Truyền thông Nga hôm nay 30/8/2014 dẫn lời một quan chức bộ Quốc phòng Nga cho biết Matxcova muốn tổ chức một« cầu tiếp viện nhân đạp» để tiến hành nhiều đoàn xe cứu trợ cho vùng miền đông Ukraina nơi đang có chiến sự giữa quân chính phủ và lực lượng ly khai thân Nga.
  • IMF vẫn tin cậy vào Tổng giám đốc Christine Lagarde sau khi bị khởi tố (RFI) - Hôm 26/8/2014 vừa qua bà Chistine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF bị tư pháp khởi tố tại Paris vì cáo buộc« bất cẩn» trong các quyết định được cho là thiên vị cho tỷ phú Pháp Bernard Tapie trong một vụán tranh chấp tài sản với ngân hàng Crédit Lyonnais hồi năm 2008. Mặc dù vậy hôm qua, Hội đồng quản trị của định chế tài chính hàng đầu thế giới này bày tỏ sự ủng hộ và tin tưởng vào bà tổng giám đốc của mình.
  • Thủ tướng Ấn bắt đầu thăm Nhật : Hợp tác an ninh là trọng tâm nổi bật (RFI) - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã lên đường đến Kyoto vào hôm nay, 30/08/2014, chặng đầu tiên trong chuyến công du chính thức Nhật Bản, sẽ kéo dài năm ngày. Theo giới quan sát, một trong những trọng tâm của chuyến thăm quan trọng này là việc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng Nhật-Ấn trong bối cảnh cả New Delhi lẫn Tokyo đều đối mặt với tham vọng lãnh thổ và năng lực quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng cao.
  • Dịch Ebola tiếp tục lây lan sang quốc gia khác ở tây Phi (RFI) - Bệnh dịch Ebola đã làm hơn 1500 người thiệt mạng nay tiếp tục lan tràn. Hôm qua 29/8/2014, bộ trưởng Y tế Sénégal thông báo phát hiện trường hợp nhiễm virus Ebola đầu tiên ở nước này. Như vậy là Sénégal là quốc gia Tây Phi thứ 5 bị dịch Ebola.
  • Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa (RFI) - Theo báo chí Nhật Bản và Ấn Độ vào hôm nay, 30/08/2014, chính quyền Manila vừa công bố ảnh chụp từ trên không cho thấy Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng cơ sở có thể dùng vào mục đích quân sự trên một số rạn san hô ở vùng quần đảo Trường Sa tại Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines không ngần ngại tố cáo thái độ nói một đằng, làm một nẻo của Trung Quốc.
  • Nhật quan ngại hành động của Trung Quốc ở Trường Sa (BaoMoi) - Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga vừa cảnh báo rằng thông tin Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở liên quan đến quân sự ở các đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của VN đang gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế.
  • Apple tung ra iPhone 6 vào ngày 9/9 (VOA) - Nhà sản xuất điện thoại di động lớn hàng thứ ba trên thế giới sẽ tổ chức buổi lễ khai trương sản phẩm mới tại Cupertino, California vào ngày 9 tháng Chín tới.
  • Senegal xác nhận ca bệnh Ebola đầu tiên (VOA) - Bộ trưởng y tế Awa Marie Coll Seck cho báo chí biết rằng bệnh nhân là một sinh viên Guinea được điều trị tại một bệnh viện ở thủ đô Dakar hồi đầu tuần này
  • Kinh tế Brazil rơi vào suy thoái (VOA) - Nền kinh tế Brazil đã rơi vào suy thoái, đảo ngược đà tiến từng làm cho quốc gia Nam Mỹ này trở thành 1 trong những nơi được các nhà đầu tư ở Phố Wall ưa chuộng
  • Nổ bom gần Baghdad giết chết 11 người (VOA) - Một kẻ nổ bom tự sát nhắm vào quân đội Iraq đã giết chết ít nhất 11 người, trong đó có 4 quân nhân, tại một thị trấn gần thủ đô Baghdad
  • Có tin đảo chánh ở Lesotho (VOA) - Cư dân Lesotho sáng nay nghe tiếng súng nổ trong lúc các đơn vị quân đội bao vây các tòa nhà chính phủ, kể cả những văn phòng cảnh sát ở thủ đô
  • Tư lệnh Mỹ đốc thúc TQ giải quyết tranh chấp bằng hòa bình (BaoMoi) - Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đô đốc Samuel Locklear ngày 28.8 đã kêu gọi Trung Quốc nên hành xử như một nước lớn, một “anh cả” trong khu vực bằng cách giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông một cách hóa hiếu thay vì ngang ngược như hiện nay.
  • Thắng lợi của đối ngoại đa phương (BaoMoi) - Trước sự phản ứng quyết liệt, hợp lý, hợp tình của Việt Nam cùng với sự ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế, ngày 15/7/2014 Trung Quốc đã phải di chuyển giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là thành công của chúng ta trong đường lối đối ngoại đa phương.
  • [Photo] Chương trình nghệ thuật “Hồn dân tộc - Sóng biển Đông” (BaoMoi) - Chào mừng 69 năm ngày Quốc Khánh 2/9 và 60 năm giải phóng Thủ đô 10/10, ngày 29/8, tại Rạp Xiếc Trung ương (Hà Nội), Hội nghệ sỹ Sân khấu, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Hội Võ thuật Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật “Hồn dân tộc - Sóng biển Đông."
  • Thế giới tuần qua: Đường dây nóng giúp giảm nhiệt (BaoMoi) - QĐND ONline - Ukraine, Syria tiếp tục hỗn loạn với các cuộc chiến; Dải Gaza tạm yên tiếng súng hay việc ASEAN thảo luận để xây dựng một đường dây nóng xử lý các tình huống khẩn cấp là những thông tin được quan tâm trong tuần qua.
  • Tham vọng bá chủ của ông Tập Cận Bình (BaoMoi) - Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở thành nhà lãnh đạo được truyền thông thế giới nhắc đến nhiều nhất. Ông được biết đến bởi chính sách đối nội cứng rắn, bá quyền đầy tham vọng và sự quyết liệt tiêu diệt quan tham trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • Trung Quốc mở rộng trái phép bãi Gạc Ma (BaoMoi) - ANTĐ - Quân đội Philippines cho biết, Trung Quốc đang tăng cường vũ khí và thiết bị quân sự khác tới các cơ sở xây dựng trái phép trên một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
  • Trung Quốc nói gì khi Bộ quốc phòng Nhật xin ngân sách kỷ lục? (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu ngân sách hoạt động kỷ lục lên đến 5050 tỷ yen (tương đương 48,7 tỷ USD). Giới quan sát cho biết Bộ quốc phòng Nhật tăng yêu cầu ngân sách nhằm đối phó với việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán trên biển Hoa đông, trong đó có các hòn đảo mà Nhật tuyên bố chủ quyền...
  • Hỗ trợ tàu cá bị Trung Quốc thu tài sản (BaoMoi) - TT - Ngày 29-8, quỹ chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” của báo Tuổi Trẻ đã hỗ trợ 40 triệu đồng cho ông Lê Khởi, chủ tàu cá QNg 96697 ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
  • Máy bay Mỹ thu thập thông tin tàu ngầm Trung Quốc (BaoMoi) - Hãng tin Reuters ngày 29-8 dẫn nguồn từ nhận định của giới chuyên gia quân sự Trung Quốc khẳng định máy bay trinh sát chống tàu ngầm P-8 Poseidon của Mỹ hoạt động ở phía đông đảo Hải Nam nhằm mục đích thu thập thông tin về đội tàu ngầm của Trung Quốc ở căn cứ Du Lâm (đảo Hải Nam).
  • Mỹ thúc giục Trung Quốc về biển Đông (BaoMoi) - Ngày 29.8, Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương Samuel Locklear chỉ trích những hành động vừa qua của Trung Quốc ở biển Đông là mang tính “khiêu khích” và “gây rối”.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét