<- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Tàu cũ, tàu nhập không nằm trong diện ưu tiên (PLTP). – Ngân hàng cho vay mua tàu cũ không được cấp bù lãi suất (VNE). – Hỗ trợ vốn đóng không quá 2.097 tàu đánh bắt xa bờ (CAND). – Hỗ trợ ngư dân, không tăng vô hạn tàu đánh bắt xa bờ (TQ). – Nhà nước hỗ trợ tín dụng còn đầu tư đóng tàu là quyền của ngư dân (CAND). – Ngư dân có quyền lựa chọn ngân hàng để vay (TBNH). – Thực hiện chính sách chặt chẽ, không chạy theo phong trào (KTĐT). – Doanh nghiệp muốn hưởng ưu đãi phải sống chết với nghề cá (VNE). – Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: “Tổ chức lại sản xuất nghề cá, tạo bước đột phá trong phát triển bền vững thủy sản” (LĐ).
- Dấu hiệu Trung Quốc sắp leo thang gây hấn hơn nữa ở Biển Đông (GDVN). – Âm mưu thay đổi hiện trạng Biển Đông (PT). – “Đường lưỡi bò 10 đoạn”: Đến dân Trung Quốc cũng không hiểu nổi (Infonet). – Trung Quốc – Philippines lại căng thẳng ở biển Đông (TP). – Phi-líp-pin phản đối tàu Trung Quốc ở Biển Đông (BP).
- Việt Nam tổ chức Diễn đàn Biển ASEAN (VOA). – ASEAN và Trung Quốc sẽ họp đặc biệt vào tháng 9 (VNE).
- Về chuyện công ty Nhật tìm thấy dầu và khí đốt ngoài khơi VN: TRONG NHÀ CHƯA TỎ NGOÀI NGÕ ĐÃ TƯỜNG (FB Nguyễn Hồng Kiên). - VN gia hạn thuê lô dầu khí cho Ấn Độ (BBC). – Ngoại trưởng Ấn Độ sắp thăm Việt Nam (VNE). – Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Việt Nam, thúc đẩy hợp tác kinh tế-quốc phòng (GDVN).
- Trung Quốc lại điều 4 tàu hải cảnh xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư (ANTĐ). – Nhật Bản tăng cường phòng thủ, phòng chống Trung Quốc … (MTG).
- Báo TQ: Tướng Mỹ đến VN để trồng hoa hay trồng gai? (NĐT). – Mỹ và Trung Quốc dễ xung đột vì “ông nói gà, bà nói vịt“ (MTG).
- Vì sao Mỹ chưa bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam? (Infonet). “
‘Việt Nam là một đối tác ngày càng quan trọng của Mỹ ở khu vực. Tuy
nhiên, mối quan hệ này không thể đạt hết tiềm năng trừ khi nó được xây
dựng trên sự tin cậy lẫn nhau’… Một lý do khác khiến Washington chưa
thực sự ‘nhiệt tình’ đối với việc dỡ bỏ lệnh cấm là vì họ cho rằng ‘Hà
Nội chỉ mong muốn điều đó để làm cảnh chứ không thực sự có ý định trở
thành khách hàng của ngành công nghiệp vũ khí Mỹ’.”- Trái đắng của sự lệ thuộc (RFA). “Thông tin ghi nhận trong số 24 dự án nhà máy xi măng thì Trung Quốc làm tổng thầu EPC 23 dự án. Nắm tổng thầu Trung Quốc dành hết thầu phụ cho người của họ; đem luôn lao động phổ thông từ Hoa lục sang. Hiện nay trong 20 dự án nhiệt điện, Trung Quốc trúng tổng thầu EPC 15 dự án tỷ lệ nội địa hoá 0%. “.
- Nỗi sợ của Chủ tịch Sang ‘là có căn cứ’ (BBC). Nguyễn Lân Thắng: “Ông
Trương Tấn Sang viết ‘chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là
hung bạo nhất’. Tôi tự hỏi là cái chữ ‘chúng ta’ này là ai? Chúng ta này
là nhân dân ta, hay đảng ta hay chính quyền ta?” – ‘Một bài viết toát lên nỗi sợ’ (BBC).
- Đặng Xương Hùng: Tổ quốc đang cần một nhà lãnh đạo dũng cảm và anh minh (Thông Luận). “Sự
xuất hiện phe đảng và phe chính phủ trong giới lãnh đạo, cùng với cơ
chế tập thể trong Bộ Chính trị, đã làm suy yếu mọi quyết định của lãnh
đạo đất nước. Tình trạng thỏa hiệp trong giới lãnh đạo thời gian qua đã
làm cho các chính sách đều nửa vời. Duy trì tình trạng này thì rất khó
có được một quyết sách làm chuyển hẳn hướng đi của đất nước và dân tộc“.
- Ông Đoàn Duy Thành: Sợ nói dối, nói hay mà không làm (TT). – Blogger Tô Hải: TỘI NGHIỆP THAY ÔNG ĐẢNG VIÊN 69 NĂM TUỔI ĐẢNG ĐOÀN DUY THÀNH! (Huỳnh Ngọc Chênh). “Đã
lâu lắm cứ tưởng ông đã ‘bị xử lý’ như các ông Đặng Quốc Bảo,Trần xuân
Bách, Trần Độ, rồi sau tập ‘Làm người khó thật’… Nào ngờ sáng nay
22/8/2014 ,vừa mở tờ Tuổi Trẻ ra đã thấy mặt ông đang còn sinh khí vững
vàng như ai. Đọc hết bài phỏng vấn mới biết là: Ông vẫn còn… sống và vẫn
sáng suốt, vẫn là đảng viên và vẫn… ‘tự diễn biến’ hơn ngày xưa…“.
- Căn bệnh nói dối, làm dối hiện nay, tất cả đều có nguyên nhân sâu xa: Chủ Nghĩa Tân Stalin (Dainamax). “Kể
lại việc lãnh đạo cộng sản, từ Hồ Chí Minh trở xuống, tổ chức học tập
cho trí thức vào mùa Thu 1953 trước khi phát động chiến dịch Cải cách
Ruộng đất, tác giả Trần Đĩnh nói đến một buổi tối thình lình có kẻng gọi
toàn thể lên hội trường. Tề tựu lâu rồi mà trên sân khấu vẫn vắng tanh.
Sau đó, Tố Hữu ủ rũ đi vào, theo sau là ‘Cụ Hồ’ và nhiều người khác. Tố
Hữu trình diễn màn nước mắt chan hoà để thông báo một đại tang: Đại
nguyên soái Stalin vừa từ trần“.
- Chuyện nghe kể (Minh Văn). “Mấy
hôm sau thì có giấy triệu tập cha xứ ra ủy ban xã để làm việc. Họ nói
rằng cha đã phạm tội xúi dục giáo dân làm loạn, chống lại chính quyền
cách mạng. Cho là mình không có tội, nên cha xứ không làm theo lệnh
triệu tập của họ. Hôm sau nữa thì có công an ở trên huyện về bắt cha đưa
đi biệt tích. Sau này người ta mới biết cha bị giam ở nhà tù ‘Cổng
trời’ khét tiếng, rồi chết ở đó“. Mời xem lại: “Trại Giam Cổng Trời” (phần 1) (RFA).
Nhưng nguyên nhân mà cha Nguyễn Văn Vinh bị bắt, có lẽ có do bàn tay Trung Quốc, sự kiện Giáng Sinh kia chỉ là cái cớ. Theo bài viết đăng trên Việt Catholic: “Khi
Chu Ân Lai, Thủ Tướng Trung Hoa đến thăm Hà Nội, ông thấy Linh mục
Nguyễn Văn Vinh còn tiếp tục được mời giảng dậy tại Đại Học. Ông liền
nói với phái đoàn tháp tùng ông: ‘Giờ này mà còn có linh mục được mời
giảng dậy Đại Học à!’ Thế là một buổi sáng nọ linh mục Nguyễn Văn Vinh
bị bắt dẫn đi, đem tống giam vào nhà Hỏa Lò Hà Nội...”. – Cha Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912 – 1971) – Cha chính Hà Nội Tấm gương can trường (HĐGMVN).
- Bi kịch trí thức – Bi kịch dân tộc (Phần 2) (VNTB). Mời xem lại: Bi kịch trí thức – Bi kịch dân tộc (Phần 1)- BS Nguyễn Đan Quế: Giáo dục – văn hoá Nhân Bản cho Việt Nam (VNTB). “Đồng hành cùng toàn dân đang đấu tranh để cho ra đời đường lối phát triển mới tự do và dân chủ. Trên mặt trận giáo dục – văn hoá, chúng ta chủ trương: Một nền giáo dục nhằm đào tạo con người, chứ không phải đào tạo công cụ; và một nền văn hoá nhằm phát triển con người, chứ không phải điều kiện hoá con người“.
– Mời xem lại: THẾ NÀY CÓ THỂ GỌI LÀ ĐẠO VĂN ĐƯỢC CHĂNG? (NTT). – ĐẠO VĂN CŨNG GIỐNG NHƯ ĂN TRỘM (FB TKL).
- Nguyễn An Dân: Nhà báo độc lập Chí Dũng có còn độc lập? (BBC). “So sánh phe bảo thủ với phe lợi ích và cho rằng phe bảo thủ thắng, là công khai cho rằng phe bảo thủ ‘tốt’ do không vì lợi ích. Điều này vừa sai vừa ủng hộ bảo thủ, cả hai điều đều phản lại tính chất ‘độc lập’ của một nhà báo độc lập, lại là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập“. – Nếu các bài viết của Phạm Chí Dũng thiên về “phe bảo thủ”, liệu có ảnh hưởng gì đến tính độc lập của hội NBĐL? (Huỳnh Ngọc Chênh).
Cần nhận ra rằng lỗi nằm ở hệ thống, không phải cá nhân. Giống như một phương trình sai, cho dù có thay bất cứ giá trị nào vào biến số, cũng đều cho ra kết quả sai. Khi hệ thống bị hỏng, thì cá nhân nào đặt vào hệ thống đó cũng hỏng. Điều mà người dân cần thay đổi chính là thay đổi thể chế này, không phải thay những cá nhân nằm trong thể chế đó, bởi có thay ông X, Y, Z thành ông A, B, C đi nữa, thì A, B, C cũng sẽ thoái hóa, biến chất, tham nhũng như X, Y, Z, và sự thay đổi đó cũng không thể làm cho đất nước này khá lên được. Cho nên những cây viết cần tập trung ở hệ thống, tức thể chế này, thay vì đứng về phe này hay phe kia.
- Báo Nhân Dân có nằm trong danh sách bị chế tài nhân quyền? (VNTB). “Điều tự an ủi duy nhất là vào lần này, phương pháp phản ứng của Nhân Dân đã có phần đỡ ‘sắc máu’ hơn… Cũng khác hẳn hành động lên án ‘can thiệp vào công việc nội bộ’ như trước đây, bài viết trên tờ báo này đã không mảy may đả động đến Chính phủ Hoa Kỳ… Thay vào đó, báo Nhân Dân đổ hết trách nhiệm lên đầu các ‘tổ chức chống cộng hải ngoại’ với động cơ kiếm phiếu bầu...”.
- Hướng tới phiên toà Bùi Thị Minh Hằng (NBG). “Chế độ xử người chống lại nó, mà nó phải huy động người đi từng nhà doạ nạt, nhắn nhe từng người dân là đừng nên đi xem. Đừng đi ủng hộ bị cáo. Bằng mọi thủ đoạn cấm đoán, triệu tập, dùng áp lực chỗ làm…mọi thứ để ngăn người dân không đi được đến phiên toà. Trước kia nó huy động người ta đi xem những phiên toà có tên là chống lại nhà nước nhân dân để người ta thấy sợ, người ta không dám làm như bị cáo. Giờ thì nó lại sợ người ta đi xem, người ta sẽ làm theo bị cáo“. – 26-8-2014 : HÃY KÉO NHAU VỀ CAO LÃNH THAM DỰ PHIÊN TÒA ĐỒNG THÁP (TNM).
- ĐIẾU CÀY, LÊ QUỐC QUÂN CÓ TỘI RẤT NẶNG VỚI NGÀNH THUẾ (Huỳnh Ngọc Chênh). “Không chỉ có ông Metro mà còn nhiều ông ngoại khác nữa như tập đoàn Coca cũng chui lọt qua lỗ kim dễ dàng. Đó là chưa nói những ông voi nội khổng lồ khác thu lợi nhuận khủng từ tiền chênh lệch đất, tiền chênh lệch sang nhượng dự án cũng thong thả chui lọt qua lỗ kim thuế vụ. Tại vì những người như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, LS Lê Quốc Quân mà ngành thuế phải dồn hết tâm trí vào nên lơ là mất cảnh giác nơi khác“.
- Nguyễn Trung Tôn – Những bài học trong chốn lao tù (19) (Dân Luận). “Tôi: Dạ tôi bị đau ngực trước khi vào đây; do bị Công an và côn đồ đánh ạ! Bs: Sao lại bị đánh? Tôi: Dạ tôi đi tổ chức lễ mừng Chúa giáng sinh nhưng họ không cho nên họ đánh ạ! Bs: Thê đã khám ở bệnh viện chưa? Tôi: Dạ chụp phim và có kết luận là bị Tổn thương phổi ạ! Bs: Thế Thận bị lâu chưa? Tôi: Dạ tôi chỉ đoán vậy thôi; ở nhà tôi không bị bệnh này, nhưng vào đây thì thấy dấu hiệu có thể là bệnh thận ạ! Bs: Bệnh này là bệnh xã hội, hết án về xã hội mà chữa, ở đây không điều trị bệnh này! Riêng thận thì anh cứ ăn nhiều rau, uống nhiều nước vào là ổn! Thôi về buồng đi!“
- Happy birth day to Dan Lam Bao — 22 tháng 8 – Kỷ niệm 4 năm thành lập Dân Làm Báo — Báo Dân Làm — Dân Làm Báo trên hành trình đến Tự Do của Dân Tộc — Trò chuyện cùng Lê Công Định nhân kỷ niệm 4 năm thành lập DLB — Bốn năm – Diên Hồng tiến bước — Chúng ta tôn trọng đa nguyên thay vì làm công cụ nên “được” Thủ Tướng xem là hàng cấm — Tôi là một thành viên Dân Làm Báo — Tâm tình người H’rê gửi Dân Làm Báo — Sinh nhật cho Tương lai (DLB).
- Án tham nhũng đất đai tại Hoàng Mai Hà nội vẫn chìm xuồng ! (Lê Hiền Đức). – Mời xem lại: TP. Hà Nội chỉ đạo giải quyết đơn tố cáo ở phường Hoàng Văn Thụ (DT). – Công dân phường Hoàng Văn Thụ “tố” quận Hoàng Mai thu hồi đất theo hồ sơ “khống” (DT). Bà Lê Thị Thanh Hương =>
- Có cần thiết chống Diễn biến hòa bình nữa hay không? (RFA). TS Nguyễn Quang A: “Diễn biến hòa bình tốt cho từng người VN, tốt cho bản thân Đảng CSVN, bởi vì chỉ có bằng cách ấy Đảng CSVN may ra có thể tồn tại được. Còn cứ nói ngược lại, nếu cứ nói là chống Diễn biến hòa bình để bảo vệ Đảng CSVN thì Đảng CSVN sẽ bị lịch sử vứt vào sọt rác“.
- Mặt trận phải độc lập để nói được tiếng nói của nhân dân (TN). Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN do đảng lãnh đạo, bây giờ có người đòi cơ quan này phải độc lập với đảng, bộ muốn “chống đảng”, muốn “diễn biến hòa bình” à? Chỉ có “thế lực thù địch” mới đòi một cơ quan của đảng độc lập với đảng!
- Nhạc sĩ ‘Đêm qua em mơ gặp bác Hồ’ qua đời ở tuổi 82 (TN). – Vĩnh biệt cha đẻ của tác phẩm Hòn đất (LĐ). – Bà Võ Thị Thắng qua đời (BBC). – Vĩnh biệt “nụ cười chiến thắng” Võ Thị Thắng (VOV). – Những cái chết của các nhân vật nổi tiếng mà báo không lề chẳng buồn đưa tin (FB Nguyễn Đình Bổn). “Vì sao vậy? Chỉ có thể nói những nhân vật đó từ lâu chẳng còn gì đáng nói, những giải thưởng, tác phẩm đó chỉ là ba thứ tuyên truyền, hư danh, không chút thực chất, lợi lộc nào cho xã hội nếu không nói là ngược lại. Và nụ cười đó, giờ nghĩ lại, sự ngạo mạn có quá nhiều cường điệu!“
- Trình Quốc hội thông qua Luật trưng cầu ý dân vào tháng 11/2015 (ĐSPL). Trưng cầu ý dân mà làm như thế này thì chỉ tốn thêm tiền của dân, kết quả mọi chuyện vẫn tốt đẹp 80-100%: Cầm tiền đi và hãy trả lời “công chức họ hàng” tốt hay xấu (LĐ). “86-88-89%,
toàn những con số ‘phát lộc’, thể hiện sự tận hiến của đội ngũ công bộc
của chúng ta. Còn nhũng nhiễu, nhiêu khê, vòi vĩnh ư? Hình như đó là
chuyện ở Châu Phi chứ đâu phải ở Việt Nam. Những người lạc quan hài
hước còn ước, giá như kết quả điều tra đẹp như mơ này được công bố sớm
hơn“. – Mời xem lại: Phần lớn người dân… hài lòng với dịch vụ công (LĐ).
- Facebooker Thùy Linh: “Nhân
tiện đây, Thông tấn xã VN được quyền tuyên bố: hơn 90% người dân đều
thấy hài lòng với sự lãnh đạo của đảng CSVN… Nhân sự kiện này, VN được
ghi vào kỷ lục guiness là dân tộc có tính hài hước và lạc quan nhất thế
giới...”. Nhân vụ này, nhớ tới những câu truyền miệng về những nghịch lý ở VN như sau: “Ai
cũng có việc làm nhưng không ai làm việc/ Ai cũng không làm việc nhưng
ai cũng có lương/ Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống/ Ai cũng không
đủ sống nhưng ai cũng sống/ Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng/ Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay đồng ý“.
- Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý vụ “con cháu trúng tuyển” (MTG). Nhờ Phó Thủ tướng xử lý luôn vụ “thái tử đảng” Nguyễn Thanh Nghị
và một số “con cháu” khác, chúng chẳng cần thi cử hay bầu cử, chỉ cần
“cơ cấu” là nhảy tuốt lên Trung ương ngồi. Chắc ông Phúc còn nhớ hồi ĐH
Đảng XI, Nguyễn Thanh Nghị chẳng cần nhận được đề cử từ đại hội đảng
cơ sở, nhưng vẫn được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung
ương, từ danh sách do chính Đại hội toàn quốc đang họp đề cử, để rồi sau đó cũng chính ông Phúc đã ký quyết định bổ nhiệm Nguyễn Thanh nghị làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng?! Ông hãy xử lý ông trước đi, chớ nên tiếp tục mỵ dân nữa.- Bộ Công thương phủ nhận nghi án tiêu cực thi công chức (DT). – Bộ Công Thương: Thi tuyển công chức ở Cục QLCT “đúng quy trình“ (Infonet).
- Nữ CSGT: Cả tập thể làm, sao chỉ mình tôi bị truy tố? (MTG). “Một mình bị cáo không thể nào làm được mà phải một tập thể. Tại sao những người khác chỉ bị xử lý hành chính còn bị cáo thì bị truy tố?“
- Ông Dương Tự Trọng lại sắp ra tòa (BBC). – Cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng- Dương Tự Trọng lại sắp phải hầu tòa (LĐ). – Bị 16 năm tù, Dương Tự Trọng lại sắp hầu tòa về tội mới (NLĐ).
- Minh “Sâm” – Phương “Ninh Hột”: Truyền kỳ chất chơi của giang hồ (ĐSPL). – Xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân vụ Minh “Sâm” (NLĐ). – CHÍNH QUYỀN BÙ NHÌN ? (Lê Khả Sỹ). “Những trường hợp này, cấp trên có nghĩ/ Thuộc hạ mình bị chúng nó mua rồi ?/ Hay là vẫn một lòng tin cậy/ Chúng vì dân vì nước suốt đời ?/ Loại chính quyền này giải thể đi thôi/ Còn dùng chúng thì có ngày mất nước/ Bởi với chúng, giang sơn Tổ quốc/ Không bằng một chầu ruột chó bia hơi !/ Hãy nhanh chóng thẳng tay trừng trị/ Nếu ‘nuôi ong tay áo’ sẽ toi đời !“
<= Giải thích kiểu này, hai ông xem người nghe như những đứa con nít! – Hai PGĐ Sở phân trần chuyện không đánh nhau (DV). “Khi thấy anh Chung đứng dậy và đưa ly ra cụng, tôi vội đưa hai tay ra để giữ anh Chung ngồi xuống vì nghĩ mình nhỏ tuổi hơn anh Chung. Tuy nhiên, khi đưa tay ra thì vô tình chạm vào đầu anh Chung làm ly bia bị bể. Mọi người gần đó nhìn thấy vậy tưởng là đánh nhau nên chạy đến đưa tôi ra ngoài và tôi cũng về luôn… Lúc đó tôi không biết anh Chung bị thương và mọi người tưởng lầm tôi đánh anh Chung…”.
Nước ta thời nay xuất hiện nhiều người có khả năng siêu phàm, nào là Dân phòng ‘quơ gậy’, một người dân nhập viện, cho tới cảnh sát giao thông “quơ gậy” thiếu nữ phải vào viện cấp cứu, bây giờ còn có chuyện một quan chức đưa tay ra, có thể làm người khác chảy máu đầu! Các nhà khoa học cần nghiên cứu khả năng siêu phàm của những người này để đưa họ vào sách Kỷ lục Thế giới Guinness. – Nỗi buồn công chức (NLĐ).
- SA ĐỌA ĐẾN KHÔNG TƯỞNG TƯỢNG NỔI (Văn Công Hùng). “Tôi khẳng định, nhiều thì chả dám chứ cũng khoảng 30% số đang lái xe bây giờ, nhất là lái xe cá nhân, không đủ thước tấc. Và họ vẫn lái ngon lành, tức là cái quy định kia phi lý. Nhưng quan trọng hơn, họ cũng đều phải chạy để có cái giấy khám sức khỏe xác nhận họ đủ thước tấc để lái. Thế thì cái quy định kia chỉ để… moi tiền. Và moi tiền đến mức cấp cả chứng nhận 2 mắt đều 10/10 cho một anh chột thì nó sa đọa và khốn nạn đến không tưởng tượng nổi rồi. Chả phải nhầm lẫn gì đâu, tiền đấy…”
- Trộm viếng nhà nguyên thượng tá công an (DT). “Bên trong két có tiền mặt, vàng và một số tài sản khác, tổng trị giá tài sản bị mất trộm trên 800 triệu đồng“.
- Hoãn phiên tòa xét xử vụ vợ bí thư xã đốt xác chủ nợ, trộm tài sản (LĐ).
- Nhân viên căng băng rôn trên đường đòi nợ Vinaconex (GDVN). – Vụ CN căng biểu ngữ trước cổng TCty Vinaconex đòi lương: Công nhân bức xúc vì bị nợ gần 10 tỷ đồng tiền lương (LĐ).
- Bộ Giao thông vận tải: Yêu cầu xử nghiêm vụ “xe vua” vượt mặt cơ quan chức năng (LĐ).
- SỬA QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM: BƯỚC TIẾN HAY LÙI? (TTPL).
- Làm sân bay trong trụ sở Ủy ban là chủ trương của TP.Hồ Chí Minh (GDVN).
- Kết luận về công tác quản lý, nuôi dưỡng trẻ em tại chùa Bồ Đề (KTĐT). – Xử lý trách nhiệm quản lý sau vụ việc xảy ra tại chùa Bồ Đề (HNM).
- Chuyển trẻ em và người già ra khỏi chùa Bồ Đề (TN). – 34 trẻ em và người già ở chùa Bồ Đề được chuyển đến các trung tâm bảo trợ xã hội (ND). – Chùa Bồ Đề: Ni sư rơi nước mắt ôm trẻ lần cuối (NĐT). – Ni sư, bảo mẫu chùa Bồ Đề khóc nức nở chia tay các cháu nhỏ (ĐSPL). – 33 người già, trẻ em chùa Bồ Đề đã đến nơi ở mới (KTĐT).
- Bé Kiều Tâm Anh chùa Bồ Đề đang được chăm sóc đặc biệt (ĐSPL). – Hành trình sống sót kỳ diệu của bé ‘có giòi’ ở chùa Bồ Đề (Zing).
- Thành ủy Hà Nội yêu cầu điều tra tiếp vụ mua bán trẻ em chùa Bồ Đề
(TN). Tưởng Thành ủy Hà Nội đã và đang điều tra vụ này mà, sao bây giờ
lại yêu cầu công an điều tra tiếp? Nếu không phải Thành ủy Hà Nội đã và
đang điều tra, sao Thành ủy lại tổ chức họp báo, công bố kết luận điều
tra? Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long còn công
bố: “Sư Thích Đàm Lan không liên quan tới mua bán trẻ em” là sao? Ông Phan Đăng Long =>
Ngay cả chuyện có muốn điều tra tiếp hay
không, đó là chuyện bên tư pháp, của Viện Kiểm Sát, nào phải của Thành
ủy? Thành ủy Hà Nội hết xen vào chuyện hành pháp, tới xen vào chuyện tư
pháp. Nếu không còn chuyện gì làm thì Thành ủy nên giải tán, để bớt chi
tiêu tiền thuế của dân, thay vì liên tục xen vào chuyện của các cơ quan
khác. Cũng Thành ủy Hà Nội tiếp tục đá lộn sân: Thành ủy Hà Nội cho phép chùa Bồ Đề tiếp tục nuôi trẻ (DT).
- Phổ cập casino: Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm (Bài 3) (VNTB).- ‘Không trừng phạt’ người đốt cờ VN (BBC). – Đại sứ VN ở Campuchia trình quốc thư (BBC).
- Chủ tịch EC sắp thăm Việt Nam (VOA).
- Nhân 110 năm ngày sinh nhật Đặng Tiểu Bình (Trương Nhân Tuấn). – Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình, chính sách với láng giềng không đổi (GDVN). “… các nhà phân tích và quan sát Trung Quốc cho biết, các triết lý của Đặng Tiểu Bình vẫn còn đang định hướng các hoạt động đối ngoại của Bắc Kinh ngày hôm nay, ngay cả khi các nước láng giềng xem hoạt động “thúc đẩy lợi ích” của Trung Quốc là những hành vi bắt nạt. Thật vậy, phong cách của Tập Cận Bình theo lưu ý của một số nhà quan sát là bản sao của Đặng Tiểu Bình“. – Công tội Đặng Tiểu Bình với VN? (BBC).
- Chống tham nhũng trong quân đội, ông Tập Cận Bình có gặp khó? (VNN). – Về bộ phim “Đặng Tiểu Bình trong giai đoạn bước ngoặt của Trung Quốc” (DCVOnline).
<- Vương Kỳ Sơn xử quan tham TQ – Kỳ 1: Chiêu thức ‘đánh phủ đầu’ đối tượng điều tra (MTG). – Vương Kỳ Sơn xử quan tham Trung Quốc – Kỳ 2: Nói chuyện với ‘Bao Công’ dễ bị ‘hại não’! (MTG).
- Tố chất nào của người Hoa? (pro&contra). “Song nhìn vào hàng ngũ quan chức thì ta phải phát hoảng. Hôm nay mở tờ báo này thấy một vị quan chức vào tù vì tham ô vài triệu, hôm sau mở tờ báo khác thấy một vị nữa vào tù vì tham ô vài chục triệu. Hôm nay nhấp chuột vào trang mạng này thấy chính phủ cưỡng chế dỡ nhà khiến một người dân phải đi kiến nghị, hôm sau nhấp chuột vào trang mạng khác thấy một người dân nữa bị dỡ nhà phải cùng quẫn tự thiêu“.
- Trung Quốc : Một tử tù được trả tự do sau sáu năm chờ bị hành quyết (RFI). “Trên 99,9% nghi can phải ra tòa năm ngoái đều bị lãnh án“.
- Trung Quốc « tôn trọng độc lập » nhưng dòm ngó tài nguyên của Mông Cổ (RFI). – Nói theo kiểu TTXVN là “hợp tác”: Trung Quốc, Mông Cổ hợp tác dầu mỏ (Tin Tức).
- Bắc Triều Tiên có thể thử hỏa tiễn tầm xa trước cuối năm (RFI). – Vì sao Triều Tiên điều xe tăng áp sát Trung Quốc? (DT).
- Triển lãm “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” tại Quảng Nam (HNM). – Quảng Nam: Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng pháp lý” (LĐ). – Hoàng Sa Trường Sa – những bằng chứng lịch sử và pháp lý (CAĐN). – Thêm nhiều bằng chứng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (PLTP). – Hơn 300 tư liệu quý khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (VTC). – Sẽ trưng bày hiện vật, tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa tại nước ngoài (TN). – Triển lãm tư liệu Hoàng Sa – Trường Sa tại Mỹ, Pháp (PT).
- Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: “Thách thức nào lớn nhất trong giải quyết vấn đề Biển Đông?” (DT). – ‘Muốn có COC phải kiềm chế tranh chấp’ (VNN).
- David Brown: Biển Đông: Đấu pháp chống lại lực lượng bán quân sự khổng lồ của Trung Quốc (CogitAsia). “Kế
hoạch này còn tồn tại một rủi ro nhỏ đó là Trung Quốc có thể cố tình
đâm va và sử dụng vòi rồng với các tàu tham gia diễn tập như đã làm với
Việt Nam mùa hè vừa qua. Tuy nhiên, kịch bản có khả năng xảy ra cao hơn
là tàu Trung Quốc sẽ tránh đối đầu khi gặp một lực lượng tương đồng hoặc
gần tương đồng về tương quan lực lượng, và trên thực tế sẽ vô hiệu hóa
các tính toán về chiến thuật của Trung Quốc và mở đường cho các giải
pháp chín chắn và tôn trọng lẫn nhau hơn“. – Carl Thayer: Cụ thể hóa một giải pháp bán quân sự cho căng thẳng hàng hải trên biển Đông (CogitAsia).
- Báo Nga khuyên Việt Nam nên thận trọng với vũ khí Mỹ (NĐT). Cả Nga lẫn TQ đều không muốn VN thân với Mỹ, điều này không có gì khó hiểu.
- Sự lựa chọn của mùa thu (viet-studies). “Hãy
vượt lên tâm thức Quốc – Cộng, rũ bỏ mô hình Xô viết đang vẫn còn ngự
trị trên đất nước ta. Mô hình xô viết thực chất là một thất bại của một
kịch bản giáo điều, ấu trĩ, tả khuynh và ngược với trào lưu lịch sử của
nhân loại… Trả quyền nghiệp đoàn cho công nhân để công nhân bàn với giới
chủ về lao động, tiền lương … Trả quyền tự do ngôn luận, báo chí xuất
bản cho xã hội trí tuệ để cho chân trời sáng tạo rộng mở làm nở bừng mọi
tài năng văn hóa của dân tộc trên mọi lĩnh vực“.
- Bài viết phản hồi loạt bài công kích Mục sư Nguyễn Hồng Quang của báo Sài Gòn Giải Phóng: Công kích cá nhân: Thủ đoạn đê tiện của những người mang danh nhà báo! (VNTB). “… nếu
một người đã biết cầm tờ báo để đọc hay một người biết cầm con chuột
máy tính để xem tin tức, họ sẽ nhận ra và đánh giá quá thấp, thậm chí
không thèm xem dạng bài công kích không có cơ sở kiểu này. Mà nếu thế
giới biết lại đánh giá thấp cả nền báo chí VN. Nên đây không phải là sai
lầm của người viết báo mà của cả ban lãnh đạo tờ báo Sài Gòn Giải Phóng
và cả ngành truyền thông nữa, cần rút kinh nghiệm không để xảy ra tương
tự“.
- Nguyễn Phương Linh – SỨC MẠNH CỦA MỘT NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ (DĐTK). “Việt
Nam sẽ là một thành viên của TPP. Nếu hợp lòng dân, giữa chính phủ và
nhân dân là một. Đó là một sức mạnh vũ bão. Ngoài ra, Việt Nam còn có
thêm sự hỗ trợ chân tình của các nước thành viên trong Hiệp định TPP và
các nước bằng hữu dân chủ khắp mọi nơi trên thế giới. Sức mạnh của Việt
Nam lúc đó là một sức mạnh tổng hợp. Không có một nước nào dám đe doạ
Việt Nam“.
- Vài suy nghĩ về báo chí Việt Nam (Jonathan London).
- Tiến sĩ “lái gỗ”, 200 triệu đồng và thị trường… nhân cách (Kim Dung). “Thị
trường GD, thị trường kinh tế đang cần rất nhiều chính sách điều chỉnh,
uốn nắn mang tính khả thi, khoa học, hợp quy luật thực tiễn. Có thế,
thị trường… nhân cách, nơi con người ta sẵn sàng tráo đổi đắt rẻ các
thang giá trị bản thân, chỉ vì lợi ích riêng, lợi ích nhóm, lợi ích cục
bộ, mới hy vọng hạn chế được, góp phần tạo lập từng bước những giá trị
văn minh, văn hóa xã hội“.
- Lê Chân Nhân: Kẻ sĩ rời xa, bất tài ăn bám (DT). “Những
kỳ thi tuyển công chức đầy tai tiếng vừa xảy ra ở Bộ Công thương cho
thấy người ta không cần người có tài, mà cần người có tiền mua ghế hoặc
dành chỗ béo bở cho con cháu. Bộ máy hành chính công mà nhiều kẻ bất
tài đục khoét còn kẻ sĩ rời xa thì cải cách đằng trời cũng không mạnh“.
- Chính phủ yêu cầu điều tra lại sai phạm thi tuyển ở Bộ Công Thương (TBKTSG). - Con cháu lãnh đạo đỗ công chức: Tiêu cực có giá bao nhiêu? (VTC).
- THẾ GIỚI KHÔNG CÓ CHỖ CHO NGƯỜI ĐỚN HÈN, VỊ KỶ (FB Nguyễn Văn Hoàng/ Dân News). “Chỉ
chăm chăm thu vén cho bản thân, không dám đương đầu hy sinh vì lợi ích
chung cao cả là một nguyên nhân khiến người Việt bị coi thường. Quả là
không oan khi xếp Việt Nam áp chót trong The Good Country Index – chỉ số
đóng góp cho hành tinh và nhân loại“.
- Phía sau tờ giấy xác nhận bệnh tâm thần (RFA). “Trốn
trách nhiệm pháp luật nghĩa là có giấy chứng nhận tâm thần thì có giết
người cũng không có tội lỗi. Bị tâm thần nó thế đó nên giờ nó có tiền nó
chạy giấy đó đó, liên quan đến vấn đề tài chính thì có giấy tâm thần
thì huề vốn. Vừa rồi có một giám đốc bệnh viện tâm thần ăn hối lội nhiều
quá trời rồi ra khám cũng bị tâm thần luôn, thế là huề vốn. Bây giờ có
giấy đó lợi lắm, có giết người cũng không ở tù“.
- Bộ mặt thật của Minh “Sâm” và câu hỏi trách nhiệm? (ĐCSVN/ DT).
- Đọc công trình của Thomas Piketty: Tư Bản thế kỷ XXI (Diễn Đàn).
- Kinh tế và xã hội người Hoa… đầu thế kỷ 20 (Diễn Đàn).
- Chiến đấu cơ Trung Quốc ‘cà sát’ máy bay Mỹ 6,1m (VnMedia). – Ngũ Giác Đài: Máy bay TQ lượn vòng ‘nguy hiểm’ gần máy bay Mỹ (VOA). – Chiến đấu cơ Trung Quốc ‘cà sát’ máy bay Mỹ 6,1m (NLĐ). – Mỹ phản đối Trung Quốc đánh chặn máy bay quân sự Mỹ (TT).
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 22-8-2014 (VietFin).- Đề xuất 8 ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam (TTXVN).
- Về chính sách phát triển thủy sản: Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Triển khai Nghị định 67 phải thực hiện chắc chắn, đảm bảo thành công (GDTĐ). – Dồn lực đánh bắt xa bờ (NLĐ).
- PetroVietnam sắp có dự án với Exxon Mobil trị giá 10 tỉ USD (TN).
- Blog chứng khoán: Điều chỉnh là mua (VnEconomy).
<- Vàng SJC bất ngờ doãng giá, USD tự do tiếp tục tăng (ĐTCK). – Fed khiến vàng giảm mạnh, USD tăng vọt (ĐTCK).- Có thể DN sẽ bị thanh tra thuế, hải quan nhiều hơn (TBKTSG).
- Hàng Việt nhìn từ chợ Đồng Xuân (TN).
- 230 tiểu thương tại Thương xá TAX ngưng hoạt động từ tháng 10 (TTXVN). – Thương xá Tax sầm uất đến những ngày cuối cùng (NLĐ).- DN phải “bắt tay” nông dân để vực dậy nghề nông (PLTP).
- Zalando: Tìm cái có lý trong vô lý (DĐDN).
- Ngấm đòn trừng phạt Phương Tây, thực phẩm tại Nga gặp “cơn bão giá” (BizLive).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 23-8-2014 (VietFin).
- Trần Vinh Dự: Song mã què và chú ngựa thứ ba (Blog VOA). “Như
thế, xét về tương quan không khó hiểu tại sao khu vực nước ngoài đánh
giá triển vọng kinh tế Việt Nam lạc quan hơn khu vực trong nước. Tuy
nhiên, cỗ xe tam mã sẽ không thể chạy tốt khi 2 trong 3 chú ngựa kéo xe
đang là những chú ngựa què. Việt Nam không thể chỉ dựa vào khu vực nước
ngoài để kéo nền kinh tế hồi phục“.
- Khi Bộ Tài chính quyết tâm (TBKTSG).
- Yếu tố nào quấy rầy thị trường cà phê sắp tới? (TBKTSG).
- Việt Nam được lập đường bay vàng qua không phận Campuchia (VTV). – Mở “đường bay vàng” qua không phận Campuchia: Hoan hô Bộ trưởng! (GDVN).
- Đại gia Việt có biệt danh như thế nào? (Soha).
- Cấp sổ đỏ tại Hà Nội có thể chỉ mất 1 tuần thay vì 2 tháng (VnEconomy). – Cư dân hai khu đô thị của Vingroup lần đầu nhận sổ đỏ
- Các tập đoàn Mỹ đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam (Tin Tức).
- Ngân hàng Thụy Sĩ lên tiếng sau 200 năm im lặng (Infonet).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Nhà văn NHẬT TIẾN ; Tiểu thuyết THỀM HOANG – KỲ1 (Nhật Tuấn).
- Câu chuyện văn học Việt Nam 18. Nhà Thơ1 phỏng vấn Nhà Thơ2 về Tân hình thức, đọc cười lăn (Inrasara). – Câu chuyện Cham – Cham & ĐHN 02: Tôi sợ, vậy tôi tồn tại
- Cuộc chẩn đoán / A Diagnosis (Da Màu).
- Hội Phụ nữ bất bình với bài tương tự ‘Gái miền Tây…3N’ (VNN). “Trong thời gian qua, dư luận nói chung và phụ nữ nói riêng rất bất bình về một số bài báo đưa ra những hình ảnh tiêu cực hoặc thiếu toàn diện về phụ nữ VN, điển hình là bài ‘Tổng GĐ Bảo Tín Minh Châu: Đàn ông thông minh không bao giờ lấy phụ nữ thành đạt’, ‘Cố ép cho thành thì sản phẩm méo mó’.“.
- Người với ngợm, hội với thảo (Lê Khả Sỹ). -Mời xem lại: Sao ông Vũ Khiêu lại nối giáo cho việc sửa Truyện Kiều vô lối? (Dân Luận/ Văn Việt).
- Tôn vinh Hai Bà Trưng, đâu phải chỗ để suy luận lung tung! (GDVN).
- Chùa di sản cấp quốc gia ngoi ngóp trong nước thải (GĐVN). =>
- Minh Mẫn, PV báo Tuổi Trẻ qua đời (TT). – Phóng viên Minh Mẫn của Báo Tuổi Trẻ tử nạn trên biển (PNTP).
- Cuộc đời ngắn ngủi của nhà văn Pháp Alain-Fournier (Đào Hiếu).
- Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Phú Quang mới là người vi phạm hợp đồng (TN).
- Sao Việt về nước làm show: Vì nghệ thuật hay “buôn” danh nghệ sỹ? (ĐSPL).
- Cười vỡ bụng nghe cô dâu chú rể kể chuyện hậu trường chụp ảnh cưới (aFamily).
- Trần Tiến Dũng: Ký ức lóng lánh bạc mùa cá linh (Dân News).
- KÌ CỤC LIỆT TRUYỆN (Kì 7: CHÓ GHẺ CÓ MỠ ĐẰNG ĐUÔI) VŨ DUY CHU (Trần Mỹ Giống).
- Người dùng chữ răn đời dưới chân Non Côi / Trần Kế Hoàn (Trần Mỹ Giống).
- Văn hóa- cầu nối danh nhân và doanh nhân (Báo CT).
- HÀNG RONG MỸ THO XƯA / Kha Tiệm Ly (Trần Mỹ Giống).
- Vĩ nhân “đội” thường dân (TBKTSG).
- Công viên Huntington – South Carolina (Hiệu Minh).
- Phong trào Olympics đang xuống thấp (VOA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Kỳ thi quốc gia chung: Trường đại học “đau đầu” khâu tổ chức thi (LĐ). – Nhọc nhằn liên thông chính quy (TN). – Có nên tổ chức kỳ thi Quốc gia vào năm 2015? Rất cần một kỳ thi tuyển “đầu vào” của riêng các trường (CAND). – ‘Bao giờ học trò mới hết hoang mang thi cử’ (iOne).
- Xây “móng” cho ĐH tư không sụp đổ (PLTP). – Tranh cãi mô hình ĐH phi lợi nhuận (NLĐ). – Tranh cãi nảy lửa mô hình đại học phi lợi nhuận (DT).- Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen được trao tặng Bắc đẩu bội tinh (TP/ DT).
- Giáo dục cơ bản chỉ còn 9-10 năm? (PT). - “Nhảy lớp” và học làm người (DT).
<- Đưa máy tính bảng vào trường học: Nhiều điều cần làm rõ (DT). – Đốt tiền tỷ để thêm “đầu to, mắt cận”? (TVN). – Tuấn Khanh: Lời cam kết từ con buôn (Dân News). “Tiếc cho một quốc gia và một thành phố mạnh mẽ nhất nước. Nơi đó, người ta không nghe thấy tiếng vang lên của tri thức tử tế, mà chỉ nghe tiếng vang của đồng tiền và những lời cam kết vô giá trị của con buôn“. – Đề án SGK điện tử cho học sinh tiểu học – GS Nguyễn Lân Dũng: Đất nước còn nghèo, không nên lãng phí dù chỉ một đồng (MTG). – SƯU THUẾ GIÁO DỤC (Hồ Như Hiển).
- Suy nghĩ về lỗi chính tả trong việc đánh dấu hỏi ngã (FB Hồ Trung Tú).
- Kiến nghị người nước ngoài có bằng ĐH được dạy trường phổ thông (PLTP). Nếu thi, coi chừng không đậu vì không chịu “chạy”! – Tiến sĩ ở Tây trượt kỳ thi công chức Việt (TN).
- Lời gan ruột của một người ông, người thầy với bỏ “chấm điểm tiểu học” (GDVN).
- Kết luận ban đầu vụ việc có thể lấy bằng tiến sĩ với giá 200 triệu đồng (ND). – “200 triệu có bằng tiến sĩ”: Chỉ là phát ngôn thiếu chuẩn mực? (ĐSPL). – Tiến sĩ “200 triệu”: “Tôi chỉ phát ngôn bừa bãi” (TT). – Sẽ xem xét kỷ luật đối với PGS ‘nhận’ chạy bằng tiến sĩ (TN). – Người ra giá 200 triệu đồng lấy bằng tiến sỹ y khoa: NCS toàn sếp thôi! (DV/ Kim Dung).
- Vụ nộp tiền “chống trượt”: Triệu tập Trưởng phòng Quản lý đào tạo (GDVN).
- Trường ĐH Quy Nhơn phát hiện nâng điểm trước khi xét tốt nghiệp, phát bằng (NLĐ).
- GS Nguyễn Đăng Hưng: ĐH Tôn Đức Thắng đang “hình sự hóa” vấn đề (DT).
- 5,3 tỷ VND cho việc nuôi dạy một đứa trẻ ở Mỹ (VNN).
- Phong trào Civic Hacking: khi người dân tự thiết kế các dịch vụ công của thành phố (Huffington Post/ TCPT).
- Góp ý 3 phương án kỳ thi quốc gia – GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Hãy dành kỳ thi quốc gia cho tuyển sinh ĐH, CĐ (ĐĐK). – Nhiều ý kiến ủng hộ việc tổ chức một kỳ thi quốc gia chung (VTV). – Phải sớm chốt phương án thi chung, kèm các giải pháp thuyết phục để được hiến kế (CAND).
- Mùa khai giảng và mùi tiền (ĐĐK).
- Đây có phải là sách giáo khoa điện tử? (FB Thienhai Blue/ Baron Trịnh). “Tôi
đã rất bức xúc và cảm thấy buồn, khi mà khi biết giá nhập vào của thiết
bị và giá bán dự định của nó, ăn lời 2-3 triệu trên một thiết bị mà đối
tượng ở đây là thế hệ tương lại của đất nước. Bạn có chấp nhận được
không? Thật là xấu hổ khi kinh doanh kiểu này“.
- ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG RÚT ĐƠN KIỆN GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG (Huỳnh Ngọc Chênh). – Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn khởi kiện ông Nguyễn Đăng Hưng (LĐ).
- Phương pháp giáo dục đặc biệt của người ông có hai cháu đỗ thủ khoa đại học cùng năm (giadinh.net).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Ngôi làng có nhiều người chết trẻ bí ẩn ở Thừa Thiên-Huế? (ĐSPL).
- Mẹ đi bán vé số bị xe cán chết, hai con nhỏ bơ vơ (ĐSPL).
- Cáp treo qua sông ở HN: Xã yêu cầu dừng vì “báo chí về nhiều quá“ (ĐSPL).
- Mang súng, mã tấu ngang nhiên xông vào nhà giết người giữa
- Chồng uống bia về đâm vợ chết tại nhà (DT).
- Báo động chất lượng nước sinh hoạt: Hàng triệu dân đô thị uống mầm bệnh mỗi ngày (LĐ). – Hàng ngàn người dân Hà Nội đong nước ăn từng bữa (DT). =>
- Đưa 7.000 lít dầu độc hại khỏi vịnh Hạ Long (NLĐ).
- Hàng vạn người dân “sống trong sợ hãi” cạnh quả “bom gas” khổng lồ (DT).
- Lý do gì khiến đàn ông mua dâm? (BBC).
- Vì sao cửa hàng sang ghét khách ăn mặc nhếch nhác? (Zing).
- Vì sao người Việt kiện chủ đất Thương Xá Eden? (RFA).
- Rừng phòng hộ bị ‘giết’: Kiểm lâm mỏng, hay làm ngơ? (VNN).
- Trận mưa đá lịch sử trút xuống chân núi Lang Biang (NLĐ).
- Mỹ cấm nhân viên ngoại giao dội nước đá lên đầu (NLĐ). “Trước khi thông báo được đưa ra, Đại sứ Mỹ tại Israel Dan Shapiro đã ‘trót’ tham gia trò chơi và thách thức Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power làm theo. Có lẽ bà Power đành ngậm ngùi thua cuộc vì lệnh cấm đã được ban hành“.
- Nhật tiếp tục cứu trợ nạn nhân đất lở (BBC).
- Ghê rợn với món ăn kinh dị nhất thế giới (LĐ).
- Uống thuốc hạ sốt, hành khách từ vùng Ebola “qua mặt” máy đo thân nhiệt (MTG). – Cưỡng chế cách ly người nghi nhiễm Ebola “nếu cần thiết” (DT). – Nguy cơ Ebola vào VN tỷ lệ thuận với đà tăng của dịch trên thế giới (VOA). – Mối đe dọa virut Ebola lan rộng ở châu Phi gây sợ hãi, lo âu (VOA).
- Bí ẩn những thi thể được tìm thấy trên sông Hồng (DT). – Cảnh sát đường thủy rùng mình kể chuyện tìm thấy thi thể chị Huyền (DT).
- Số bệnh nhân nhiễm virut Ebola tăng lên 14 người (VOA). – Nigeria xác nhận các ca Ebola do tiếp xúc gián tiếp với người bệnh (VOA).
QUỐC TẾ- Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” nguy hiểm tới mức nào? (DT). - Washington : Nhà nước Hồi giáo nguy hiểm hơn mọi mối đe dọa khủng bố (RFI). – Hoa Kỳ: Nhóm Nhà Nước Hồi giáo là mối đe dọa cấp thời (VOA). – Báo Pháp : Nhà nước Hồi giáo là « mối họa » cho cả thế giới (RFI).
- Phương Tây bất lực trước IS? (NLĐ). “Giới truyền thông Mỹ nhận định cục diện trên đã vô tình đặt Mỹ vào lựa chọn khó khăn: đứng cùng chiến tuyến với Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống lại kẻ thù chung IS. Đây là điều ít ai ngờ vì một năm trước, Mỹ đã lên án Damascus sử dụng vũ khí hóa học và kèm theo đe dọa can thiệp quân sự“. – Mỹ để ngỏ khả năng không kích phiến quân IS ở Syria (ĐSPL). – Syria : 12.000 quân thánh chiến đến từ 50 nước (RFI).
- Scotland Yard truy tìm hung thủ chặt đầu phóng viên Mỹ (RFI). – Nhà báo Foley bị chặt đầu vì “Quý bà al Qaeda“ (LĐ). – Hé lộ danh tính sát thủ chặt đầu phóng viên Mỹ (ĐSPL). – Những vụ chặt đầu nhà báo, công dân Mỹ làm chấn động thế giới (TN).
- Đoàn xe cứu trợ Nga băng qua biên giới vào Ukraine (VOA). – Matxcơva : Đoàn xe cứu trợ Nga vào Ukraina không cần chờ lệnh Kiev (RFI). – Vụ đoàn cứu trợ : Kiev tố Nga ‘‘xâm lược’’, nhưng không đáp lại bằng sức mạnh (RFI).
- Quốc tang Malaysia : Thi hài 20 nạn nhân đầu tiên của MH17 về nước (RFI). – Thi hài các công dân Malaysia trên chuyến bay MH17 được đưa về nước (VOA). – Malaysia làm quốc tang cho nạn nhân MH17 (BBC).
- Cao ủy Nhân quyền LHQ tố cáo Hội đồng Bảo an bất lực (RFI).
- Hamas hành quyết 18 người vì « cộng tác » với Israel tại dải Gaza (RFI). – Hội Đồng Bảo An thảo luận nghị quyết chấm dứt giao tranh ở Gaza (VOA).
- Tòa Bảo hiến Indonesia công nhận ông Joko Widodo đắc cử Tổng thống (RFI).
- LHQ hỗ trợ Myanmar chống buôn lậu ma túy (VOA).
- Quân đội Thái Lan sẽ nắm quyền lâu dài (RFI).
- Quá khứ quân phiệt trỗi dậy tại Nhật Bản ? (RFI).
- Mỹ hoạch định kế hoạch ngăn chặn nhóm Nhà nước Hồi giáo (VOA). – Mỹ áp đặt trừng phạt với hai người đàn ông có liên hệ với Al-Qaida (VOA). – Mỹ quyết diệt IS bằng được (TT). – Mỹ quyết tăng ngân sách nhằm tiêu diệt nhà nước Hồi giáo (Zing). – Mỹ vẫn không kích Iraq bất chấp đe dọa (VNN). – Biệt kích Mỹ và đêm giải cứu bất thành nhà báo Foley (DT). – Các phần tử chủ chiến ISIS từ nước Anh (VOA). – Lực lượng người Kurd hành quân nhằm chiếm lại một thị trấn ở Iraq (VOA). – Dân quân Shi’ite Iraq tấn công đền thờ Sunni, hàng chục người chết (VOA).
- Ukraine: Đoàn xe Nga vào lãnh thổ Ukraine là ‘xâm lăng trực tiếp’ (VOA). – Mỹ phản đối đoàn xe Nga vượt biên giới vào Ukraine (VOA). – Mỹ: Nga rút toàn bộ đoàn xe nhân đạo khỏi Ukraine hoặc phải trả giá đắt! (ANTĐ). – Mỹ và Đức hối thúc Nga dừng can thiệp vào tình hình Ukraine (TTXVN). – Phương Tây tức giận đoàn xe cứu trợ của Nga tiến vào Ukraine (NLĐ). – Yatseniuk: Ukraine không thể tồn tại nếu thiếu khí đốt của Nga (TTXVN). Ông Yatseniuk: “Mục
tiêu (của Nga) không phải là Donetsk hay Lugansk. Mục tiêu là Ukraine…
Không gì có thể ngăn cản chúng tôi. Chúng tôi đã đưa ra quyết định.
Chúng tôi là một phần của châu Âu“.
- Mỹ “kết thân” với cựu thù để tấn công tổ chức khủng bố? (KP). – LHQ: 190.000 người thiệt mạng ở Syria (VOA).
- Biểu tình có trật tự tiếp diễn tại Ferguson (VOA). – Căng thẳng dịu lại ở Ferguson (VOA). – Quỹ ủng hộ cho cảnh sát Wilson đã vượt qua quỹ cho nạn nhân Brown (VOA).
* RFA: + Sáng 22-08-2014; + Tối 22-08-2014* RFI: 22-08-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 22-08-2014; + Bản tin video tối 22-08-2014
2886. Nỗi sợ của Chủ tịch Sang ‘là có căn cứ’
22-08-2014
‘Nỗi
sợ’ của Chủ tịch Nước Việt Nam về việc người dân đang ‘mất lòng tin’ ở
Đảng là có cơ sở, theo bình luận của một quan chức thành viên Hội đồng
Lý luận Trung ương, cơ quan tham mưu của Ban chấp hành Trung ương Đảng
CSVN.
Trong một thông điệp đăng trên tờ Tạp chí Cộng sản
mới đây nhân dịp ngày 19/8 và 2/9, Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương
Tấn Sang viết: “Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo
nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ
ta.”Bình luận với BBC hôm 21/8 từ Hà Nội, Giáo sư Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng, nói:
“Điều Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nói là có căn cứ, bởi vì quy luật của muôn đời là có dân thì có tất, mà mất dân thì cũng mất hết…
“Thế còn nói không sợ bất kỳ thế lực xâm lăng nào, chỉ sợ nhất là mất lòng dân, thì muốn vậy phải chống được giặc nội xâm, chủ nghĩa cá nhân,
“Cái mà nhân dân hiện nay người ta đang mất lòng tin chính vì không nhìn thấy những cán bộ, đảng viên công chức, quan chức của mình gương mẫu, hy sinh vì dân, mà lại làm hại cho dân.
“Dù bộ phận này không phải là tất cả, nhưng cũng là một bộ phận đáng kể, đáng phải lưu ý trong việc xử lý.
Trong một đoạn khác, thông điệp của ông Sang viết: ‘Chúng ta không thể chấp nhận những người miệng nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm” mà tham nhũng, lãng phí, làm tổn hại đến đất nước, làm nghèo, suy yếu đất nước.
“Đây là giặc nội xâm, là những khối u trên cơ thể đất nước cần phải cắt bỏ.”
‘Dũng cảm, nghiêm khắc’
Trước đây, Chủ tịch Sang từng ví tham nhũng trong Đảng như những “con sâu”, “đàn sâu”, khi được hỏi lần này ông Sang có hàm ý gì hay không khi lại ví tệ nạn này với ‘nội xâm’ và ‘các khối u’ cần cắt bỏ, Giáo sư Bảo nói tiếp:“Những cách diễn đạt ấy của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một ý nghĩa, bản chất, tức là nhấn mạnh nỗi lo lắng của chúng tôi (VN) hiện nay trước tình trạng tham nhũng đã trở thành quốc nạn…
“Và nói rõ điều là trong một số người có chức, có quyền hiện nay mà thoái hóa, hư hỏng, thì người ta có thể ‘miệng nói vì dân’, nhưng mà hành động của họ lại ‘không phải vì dân’, cái gọi là ‘lợi ích nhóm’ đấy, thì đó là một cách nói rất dũng cảm, thẳng thắn và nghiêm khắc.”
Từ Sài Gòn, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội nói:
“Bài đó cũng là một bài đánh động để mọi người phải nhìn thấy ra nên đặt lợi ích của dân tộc này, đất nước này, với độc lập dân tộc, tự do, thống nhất đất nước, lãnh thổ là trên hết.”
‘Sai phạm đồng chí X’
Theo luật sư Thuận, thông điệp của Chủ tịch Sang trong thời điểm này không nhất thiết liên quan điều được cho là một “chiến dịch PR” chuẩn bị cho cuộc vận động tái tranh cử của cá nhân ông cho Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới.Ông nói: “Cái đó không có ai có thể đoán được, nhưng rõ ràng cái nguyên tắc của nó là những người nào đã làm công việc của mình không hoàn thành một cách xuất sắc, chưa nói rằng hư hại, thì không thể được đưa lên chức vụ cao hơn.
“Cho nên những người nào ở trên cương vị đó mà làm thành công, tốt, thì xứng đáng được tín nhiệm trong nước và quốc tế, được đề cao, thì người đó xứng đáng được đưa lên, thì tôi cho rằng như vậy thì Đại hội Đảng chọn người như thế mới là sáng suốt, chứ không phải cứ là tuần tự như tiến,
“Ông này đi, ông kia ở, còn nếu những người đang làm được việc mà để nghỉ thì đó cũng là một việc hoang phí, mà Đảng và dân tộc Việt Nam người ta cũng không thể để một người hoang phí như thế được.”
Liên hệ việc một lần Chủ tịch Trương Tấn Sang đề cập sai phạm của “đồng chí X” với thông điệp nhân dịp 19/8 và 2/9 năm nay của nhà lãnh đạo này vốn nhấn mạnh chỉnh đốn trong Đảng, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
“Những sai phạm của những người, mà tạm gọi như sai phạm của đồng chí X, thì sai phạm đó ở trên các cơ quan trung ương, thủ trưởng cơ quan Trung ương, cũng như những người ở địa phương, là ‘sai phạm đồng dạng’…
“Hiện bây giờ những người đó họ cũng phải nghĩ ra rằng nếu họ cứ tiếp tục như thế này, họ không tỉnh ra, thì thử hỏi cái đảng này, dân tộc này sẽ đi đâu, cho nên lúc nào họ nghĩ ra, họ tỉnh ra, và đặt lợi ích dân tộc lên trên, thì lúc đó đất nước này mới khá.”
‘Toát lên nỗi sợ’
Cũng hôm thứ Năm, bình luận với BBC về điều mà Chủ tịch Việt Nam đang quan ngại như một ‘nỗi sợ’ trong thông điệp tháng Tám của ông, một nhà hoạt động trên mạng xã hội của Việt Nam từ trong nước nói.“Bài viết này toát lên một nỗi sợ, đó là điều mà tôi thấy rõ nét nhất…” kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nêu quan điểm từ Hà Nội.
“Ông Trương Tấn Sang viết “chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất”.
“Tôi tự hỏi là cái chữ ‘chúng ta’ này là ai? Chúng ta này là nhân dân ta, hay đảng ta hay chính quyền ta?”
Khi được hỏi về khả năng và phạm vi có thể tác động đến công chúng, đặc biệt là giới trẻ, của thông điệp này, nhà hoạt động bình luận thêm:
“Có lẽ không tới 1% thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài này nó cũng giống như một chục năm trước đây,
“Nó là những câu từ rất sáo rỗng, cuối cùng thực hiện những điều ấy, thì các ông làm được những cái gì?
“Đất nước này ngày càng tan hoang, cứ theo dõi truyền thông báo chí thì bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu thứ và bức xúc của người dân, mà cuối cùng thì ngày càng tệ hại hơn, không giải quyết được cái gì cả,” kỹ sư Lân Thắng nói với BBC.
Hôm thứ Năm, một cựu Quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội nói với BBC cho rằng bài viết của Chủ tịch Việt Nam trong thời điểm hiện nay là một thông điệp có tính ‘nhắc nhở’ và ‘thức tỉnh’.
2887. Biển Đông: Đấu pháp chống lại lực lượng bán quân sự khổng lồ của Trung Quốc
Đôi lời: Gần đây, trên tạp chí online của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một viện nghiên cứu nổi tiếng ở Washington, đã công bố các đề nghị rằng Hoa Kỳ tổ chức huấn luyện lực lượng Cảnh Sát biển đa phương trong khu vực Biển Đông. Hai tác giả, ông David Brown và Carl Thayer, cho rằng những đợt huấn luyện này sẽ tăng cường khả năng của Việt Nam, Philippines và các nước khác, đồng thời ngăn chặn các hành động khiêu khích của Trung Quốc diễn ra trong tương lai. Đây là nội dung bài viết của ông David Brown.
Người dịch: T.H.A
11-08-2014
Hòa theo nhịp điệu hàng năm gây ra bởi mùa mưa bão, tháng trước Trung Quốc đã rút giàn khoan nước sâu của họ khỏi vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) do Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Các nhà phân tích lập tức bắt đầu tranh luận xem ai “thắng” ai “thua,” thế nhưng thực tế là, ý nghĩa của phép thử ý chí kéo dài 10 tuần này là các bài học mà Bắc Kinh, Hà Nội và chính phủ các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi việc theo đuổi “chủ quyền không thể lay chuyển được” của Bắc Kinh đã rút ra.
Phương thức gây hấn của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng kể từ khi Bắc Kinh đưa ra tuyên bố chủ quyền đầy tham vọng của mình trước Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 chỉ dựa trên một tấm bản đồ mơ hồ. Kể từ đó, Bắc Kinh đã nhiều lần phô diễn sức mạnh hàng hải của mình, đắc lợi từ sự bối rối và hoài nghi dai dẳng của nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ. Đó không hẳn là do Trung Quốc đã trở nên mưu mô hơn, mà chỉ là do quá nhiều người đã cả tin vào thông điệp rằng Trung Quốc, bất chấp khó khăn ngày càng chồng chất, sẽ trở thành một siêu cường trỗi dậy trong hòa bình. Chúng ta đã phải mất một khoảng thời gian để chợt nhận ra bản chất sự việc.
Theo
ông David Brown, để ngăn ngừa trước việc đối đầu với Trung Quốc và duy
trì trật tự trên biển Đông, việc hiện diện thường xuyên hơn của lực
lượng Tuần duyên Hoa Kỳ và các lực lượng bán quân sự tương tự của
Philippines, Việt Nam và các nước đồng minh khác là điều cần thiết.
Nguồn ảnh: Wikimedia.
Cuộc đối đầu Trung-Việt diễn ra ngoài
khơi Việt Nam vừa qua đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế,
nhưng cũng trong năm nay, một số đơn vị Tuần duyên Trung Quốc đã quấy
nhiễu các đồn tiền tiêu của Philippines, một hải đội nhỏ tới cắm cờ tại
Bãi cạn James trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, trong khi các
kỹ sư hàng hải của họ đã làm việc miệt mài để biến các rặng san hô và
bãi đá thành cơ sở hạ tầng phục vụ cho bá quyền khu vực.Bằng những lý do tuy rất xa lạ với các nhà hoạch định chiến lược năng lượng phương tây nhưng hiển nhiên là xuôi tai với người dân Trung Quốc, Bắc Kinh đã kích động sự phẫn nộ của dân chúng trước sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí của các quốc gia láng giềng. Hoàn cầu Thời báo, tờ báo theo chủ trương dân túy, đã đăng “Khoảng 20 triệu tấn dầu và khí đã bị Việt Nam, Philippines và Malaysia hút khỏi biển Đông mỗi năm. Đây là lượng dầu khí Trung Quốc thất thoát vào tay ngoại quốc”. Các số liệu ước tính của Trung Quốc về trữ lượng hydrocarbon đang chờ đón sự có mặt của các giàn khoan thường là lớn gấp ba lần các ước tính theo công bố của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ.
Việc Trung Quốc ngắm đến một khu vực thuộc bồn trũng Phú Khánh cách bờ biển miền Trung Việt Nam khoảng 190 km trong mùa hè vừa qua là điều không gây ngạc nhiên. Đó là một trong số các khu vực ít được thăm dò đã được Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ xác định là có nhiều khả năng chứa các bể hydrocarbon có trữ lượng đáng kể. Từ vài năm nay, ExxonMobil đã hợp tác với PetroVietnam thăm dò các lô gần bờ hơn, và dường như đã đạt được một số thành công. Tập đoàn Dầu khí Murphy, Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ, và Tập đoàn Dầu khí Gazprom của Nga đều đã được chính phủ Việt Nam cấp phép hoạt động trong khu vực đó.
Nếu giàn khoan HD-981 của Trung Quốc tìm thấy bất cứ dấu vết hydrocarbon nào thì chỉ thuần túy là do may mắn. Trừ khi được chỉ đạo bởi các chính khách, các công ty dầu khí không bao giờ tiến hành khoan thăm dò mà chưa có chứng cứ từ lượng lớn dữ liệu địa chất thu thập được và các mô hình địa chất cho thấy sự có mặt của các bề dầu khí có trữ lượng đáng kể — đủ để bù đắp chi phí lên tới 100,000,000 đô-la cho một giếng khoan.
Bãi Cỏ rong (Reed Bank), khu vực được Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ xác định là hứa hẹn nhất về trữ lượng hydrocarbon dưới đáy biển, là vùng thềm rộng khoảng 70 x 110 ki-lô-mét gần đảo Palawan nằm trong vùng ĐQKT của Philippines, nơi mà Tập đoàn Dầu khí Philex đã được Manila cấp phép để bắt đầu khoan vào năm 2016. Điều đó có nghĩa rằng các tàu khảo sát địa chất do Philex thuê sẽ phải làm việc cật lực ở khu vực này vào năm 2015, và có thể sẽ trở thành một mục tiêu vô cùng hấp dẫn cho một cuộc can thiệp từ phía Trung Quốc.
Bởi không nằm ở một vùng biển nước sâu, Bãi Cỏ rong là khu vực thích hợp để Trung Quốc triển khai các giàn khoan tự nâng để tạo cớ phô trương lực lượng. Không khó để hình dung ra một cuộc đối đầu tương tự như với Việt Nam mùa hè vừa qua trong thời gian sắp tới tại vùng biển của Philippines.
Đó chỉ là một kịch bản, có lẽ là một trong nhiều kịch bản mà các chiến lược gia Trung Quốc đang cân nhắc. Nếu họ có thể ra tay trước khi các nước khác kịp động thủ, Trung Quốc sẽ tạo được một mắt xích khác trong chuỗi các diễn biến nhằm tạo ra chủ quyền thực tế (de facto) đối với biển Đông. Nhưng chuỗi mắt xích này có thể được phá bỏ nếu Hoa Kỳ dẫn dắt thực hiện một kế hoạch có tính phòng ngừa và hợp tác để chống lại cuộc phô diễn sức mạnh của Trung Quốc.
Trung Quốc đã luôn dựa vào hạm đội tàu bán vũ trang đang lớn mạnh nhanh chóng của mình để hậu thuẫn cho các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ dường như ngầm định tránh để xảy ra đụng độ giữa các tàu chiến, một điều kiện mà cho đến nay đã tạo ra lợi thế cho Bắc Kinh. Một biện pháp đáp trả hiệu quả sẽ đẩy mạnh quan hệ hợp tác đào tạo được vun vén kỹ lưỡng giữa lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ với lực lượng cảnh sát biển của các quốc gia đối tác ở Đông Nam Á.
Trong những tháng tới, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ chuyển giao một vài chục tàu tuần tra cho Việt Nam và Philippines. Dù cho Trung Quốc có động thái gì vào mùa xuân-hè tới, việc tổ chức các cuộc diễn tập phối hợp đa quốc gia kéo dài trong vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa sẽ là một nước cờ hợp lý. Chỉ các lực lượng tuần duyên hoặc cảnh sát biển mới nên tham gia vào các cuộc diễn tập này. Các cuộc diễn tập này có thể tập trung vào việc huấn luyện trực tiếp tìm kiếm và cứu nạn, chặn bắt buôn lậu và cướp biển, phòng chống lực lượng nước ngoài xâm phạm lãnh hải, v.v. Hoa Kỳ và Nhật Bản nên hối thúc Australia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, và Singapore cùng tham gia.
Các đơn vị tham gia diễn tập nên duy trì sự hiện diện từ tháng 3 đến tháng 7, sẵn sàng ngăn chặn một cuộc triển khai lực lượng khác của Trung Quốc chỉ đơn giản bằng cách ngáng đường. Một cuộc phô diễn sức mạnh bán vũ trang tập thể như vậy sẽ cho thấy các nước quanh vùng và bạn bè của họ sẽ không còn nhẫn nhịn trước chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc. Kế hoạch này còn tồn tại một rủi ro nhỏ đó là Trung Quốc có thể cố tình đâm va và sử dụng vòi rồng với các tàu tham gia diễn tập như đã làm với Việt Nam mùa hè vừa qua. Tuy nhiên, kịch bản có khả năng xảy ra cao hơn là tàu Trung Quốc sẽ tránh đối đầu khi gặp một lực lượng tương đồng hoặc gần tương đồng về tương quan lực lượng, và trên thực tế sẽ vô hiệu hóa các tính toán về chiến thuật của Trung Quốc và mở đường cho các giải pháp chín chắn và tôn trọng lẫn nhau hơn.
Tác giả: Ông David Brown là một nhà báo tự do và nguyên là một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ.
2888. Cụ thể hóa một giải pháp bán quân sự cho căng thẳng hàng hải trên biển Đông
Đôi lời: Gần đây, trên tạp chí online của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một viện nghiên cứu nổi tiếng ở Washington, đã công bố các đề nghị rằng Hoa Kỳ tổ chức huấn luyện lực lượng Cảnh Sát biển đa phương trong khu vực Biển Đông. Hai tác giả, ông David Brown và Carl Thayer, cho rằng những đợt huấn luyện này sẽ tăng cường khả năng của Việt Nam, Philippines và các nước khác, đồng thời ngăn chặn các hành động khiêu khích của Trung Quốc diễn ra trong tương lai. Đây là nội dung bài viết của GS Carl Thayer.
Người dịch: T.H.A.
15-08-2014
Tôi muốn cụ thể hóa đề xuất của ông David Brown bằng cách đưa ra giải pháp sau đây: mục tiêu chính của chiến lược hàng hải của Hoa Kỳ ở biển Đông nên là tạo ra những tình huống buộc Trung Quốc phải lựa chọn giữa hai con đường: chấp nhận hiện trạng hoặc phải leo thang tranh chấp. Hoa Kỳ nên theo đuổi một chiến lược gián tiếp bằng cách thắt chặt hơn nữa quan hệ đồng minh với Philippines và hợp tác an ninh với Việt Nam, đồng thời tham gia vào các hoạt động hàng hải ôn hòa với mục đích răn đe Trung Quốc. Hoa Kỳ không nên đối đầu trực tiếp với Trung Quốc bằng lực lượng hải quân của mình.
Trước cuộc khủng hoảng giàn khoan, Việt Nam đã đề xuất một cuộc đối thoại an ninh ba bên với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đề xuất này có vẻ như đã nhận được phản ứng thận trọng từ phía Nhật Bản song vẫn chưa bị gác lại. Một cuộc họp ba bên kênh 2 (Track II) giữa các cơ quan nghiên cứu chiến lược đã được lên kế hoạch tổ chức vào cuối năm nay ở Washington.
Trước tình hình hiện tại, một cuộc gặp ba bên kênh 1 (Track I — có nghĩa là chính thức) nên bắt đầu được đàm phán và đóng vai trò như một bàn đạp để thống nhất một chiến lược đa phương nhằm răn đe Trung Quốc. Một chiến lược kiểu như vậy nên bao gồm cả Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và Hoa Kỳ, và đẩy mạnh hợp tác giữa các lực lượng tuần duyên của các nước này. Cho đến nay Nhật Bản đã chủ động tiếp cận Philippines và Việt Nam.
Hoa Kỳ và Việt Nam nên thúc đẩy thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng tuần duyên của hai nước. Đến nay, hoạt động huấn luyện đã diễn ra trên đất liền dưới hình thức các khóa học ngắn. Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ nên được triển khai tới vùng biển của Việt Nam để tham gia huấn luyện chung cũng như trao đổi quan sát viên trên tàu của nhau. Gần đây Việt Nam đã tham gia Sáng kiến An ninh Chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt . Việc này mang đến một cơ hội cho Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam phát triển hơn nữa khả năng cảnh giới lãnh hải của mình.
Thời cơ đã chín muồi để Hoa Kỳ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm bán trang thiết bị và dịch vụ quân sự cho Việt Nam. Có thông tin rằng trước đây Việt Nam đã bày tỏ quan tâm tới việc mua máy bay cảnh giới hàng hải và radar bờ biển của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có thể triển khai mẫu máy bay mà Việt Nam đang quan tâm và tiến hành các chuyến bay trình diễn với sự có mặt của các quan sát viên quân sự của Việt Nam trên máy bay.
Thêm vào đó, các máy bay cảnh giới hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ đang đóng tại Philippines theo thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng gần đây có thể được tạm thời triển khai tới Việt Nam. Chúng có thể tham gia vào các nhiệm vụ cảnh giới hàng hải chung với các máy bay Việt Nam. Quan sát viên quân sự của Hoa Kỳ có thể có mặt trên máy bay tuần tra của Việt Nam, và ngược lại.
Các nhà phân tích an ninh khu vực dự đoán rằng từ nay trở đi Trung Quốc sẽ tiến hành khoa trương sức mạnh hải quân trên biển Đông hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8. Điều này sẽ mang lại cơ hội cho Hoa Kỳ và Nhật Bản tổ chức một loạt các cuộc diễn tập hàng hải và các chuyến bay tuần tra liên tục với Việt Nam và Philippines ngay trước khi lực lượng Trung Quốc xuất hiện, kéo dài từ tháng 4 tới tháng 8 hàng năm. Chi tiết của các hoạt động này nên được bạch hóa tối đa cho tất cả các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc.
Một chiến lược gián tiếp mang lại cho Hoa Kỳ phương thức cụ thể hóa chính sách công khai phản đối việc sử dụng các biện pháp cưỡng ép và dọa nạt để dàn xếp các tranh chấp về lãnh thổ. Một chiến lược gián tiếp không đòi hỏi Hoa Kỳ phải trực tiếp đối đầu với Trung Quốc. Chiến lược này dồn cho Trung Quốc gánh nặng phải lựa chọn có chấp nhận rủi ro phải đương đầu với các đội hình tàu thuyền và máy bay hỗn hợp của cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam hay không.
Lực lượng không-hải hỗn hợp này sẽ hoạt động trong các vùng lãnh hải và không phận quốc tế chồng lên đường 9 đoạn của Trung Quốc. Mục tiêu ở đây là duy trì sự hiện diện liên tục các phương tiện máy bay và tàu bè để răn đe Trung Quốc khỏi việc cưỡng ép và dọa nạt Việt Nam và Philippines. Có thể tăng cường hiệu ứng răn đe bằng việc trao đổi chéo lực lượng thủy thủ và phi hành đoàn trong tất cả các cuộc diễn tập. Quy mô và cường độ của các cuộc diễn tập này có thể được tùy chỉnh theo mức độ căng thẳng của tình hình.
GS. Carlyle A. Thayer là Giáo sư Danh dự tại Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Australia ở TP Canberra, Australia.
2889. Tiến sĩ “lái gỗ”, 200 triệu đồng và thị trường… nhân cách
23-08-2014
Một chuyện ngược đời. Trong khi “chợ trời… nhân cách” thản nhiên mua bán vô tư, thì thị trường kinh doanh của nước Việt, lại rất khó khăn.
———————–
I-Cách đây 03 năm, trên báo Tia Sáng có đăng một bài viết nhan đề “Khái niệm thị trường giáo dục và vai trò các tác nhân”. Ngay ở phần đầu bài viết, tác giả đã phải thanh minh để tránh sự hiểu lầm từ phía bạn đọc. Rằng bài báo không phải là sự bênh vực cho thị trường GD theo cách hiểu thuần túy- GD là một loại hàng hóa trao qua đổi lại trên thị trường kinh tế. Đủ hiểu, thị trường GD- một khái niệm còn quá mới mẻ, gây tranh cãi sóng gió trong xã hội. Và chắc chắn còn cần rất nhiều những chính sách điều chỉnh của quản lý Nhà nước, khi mà hiện nay, các trường ĐH tư thục đang âm ỉ những trận chiến, hoặc lồ lộ hoặc ngấm ngầm xung quanh mỗi hai chữ- đồng tiền.
Có điều, thị trường GD ở VN chưa rõ đi theo hướng nào, nhưng không ít các ông thầy của ngành này, đã tự nhiên nhi nhiên buôn bán bất cứ cái gì có thể bán được các “mặt hàng GD” ngay trên … “chợ trời GD” ảo, hiểu một cách thô thiển nhất của từ này.
Mà thực chất đó là thị trường buôn bán… nhân cách. Rẻ, đắt tùy theo giá trị mỗi mặt hàng, mỗi phi vụ.
Câu chuyện ông Phó Gs Ts Đàm Khải Hoàn, Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng (ĐH Y Thái Nguyên) thỏa thuận sẽ “tậu” tấm bằng TS Y khoa với giá 200 triệu đồng, cho một “lái gỗ”- thực chất là phóng viên một tờ báo đóng vai, sau khi được các nguồn tin giới thiệu về ông này, đang gây ồn ào xã hội, là một minh chứng hổ thẹn.
Cho dù bây giờ, ông Đàm Khải Hoàn- cái tên rạng rỡ, đầy ý nghĩa chiến thắng, có thanh minh thanh nga bao nhiêu trước công luận, cho rằng ông bị phóng viên lừa, thì bản chất của vụ việc cũng không vì thế mà thay đổi. Sự thất bại ê chề cuối cùng thuộc về ông, về danh dự, thanh danh ông, và ông phải gánh chịu.
Khi ông tường minh cả “kỹ nghệ” kiếm bằng TS một cách rạch ròi, thành thục. Xấu hổ, là điều đó được nói ra từ miệng một ông thầy nhân danh Phó GS- TS. Xấu hổ, là đường đi nước bước được lập trình rất minh bạch. Từ việc viết bài báo khoa học đăng trên tạp chí Y học thực hành, nhờ các mối quan hệ để có tên trong một cơ quan hoặc tổ chức phi chính phủ, làm hộ đề cương đề tài, trình bày trước Hội đồng các GS, Phó GS để được chấp nhận đỗ đầu vào NCS, đến việc trấn an về những “đàn em” của ông trong Hội đồng xét tuyển NCS.
Thật là thành thục, thật là… ma giáo. Và cũng thật là ê chề.
Chứng tỏ cái lò ấp và bán bằng TS kiểu này nó không hề ảo, nó hành nghề rất chuyên nghiệp là khác. Thậm chí, người viết bài này bỗng nhiên nghi ngờ đặt câu hỏi, ngay cả cái bằng TS của ông, nó được mua được từ lò nào?
Đương nhiên, phản ứng đầu tiên của Giám đốc ĐH Thái Nguyên Đặng Kim Vui là… rất buồn: Việc anh Hoàn trao đổi chuyện làm bằng tiến sỹ kiểu đó là sặc mùi mua bán. Không thể chấp nhận được! Chúng tôi sẽ không bao che cho những hành động tiêu cực này! Còn đọc email của ông Đàm Khải Hoàn, được đăng trên báo chí, cho thấy, cái “sặc mùi mua bán” đó với ông, lại chả có gì xấu hổ, nó rất thường tình: Tôi nghĩ xã hội này có nhiều người có nhiều tiền thì khi học, họ có thể biếu tôi món quà to…(Dân Việt, ngày 17/8/2014).
Món quà to, và nhân cách…bé, nhưng vẫn rất tương xứng!
Xã hội không sốc nữa, từ lâu, về “chợ trời” GD. Hiện tượng ông Đàm Khải Hoàn là cá biệt hay không, hẳn ngành GD phải nắm rõ nhất. Nhưng không thể nói ngành GD vô can, không thể nói cái tư duy và tâm lý sính bằng cấp của quản lý nhà nước vô can.
Nghiễm nhiên cái tâm lý ấy ăn sâu trong tư duy tổ chức, nảy nở những loại hoa trái bất thường. Ở một cơ quan lớn, người viết bài này từng chứng kiến, bỗng có… phong trào đi học ThS, TS. Thậm chí một GS văn học có tiếng, người thầy của những vị học viên đó, khi gặp người viết bài, còn hỏi: “Cô có muốn kiếm cái bằng TS không? Với cô có gì khó khăn đâu!”.
Cái phong trào ồ ạt đi học ThS, TS mạnh đến nỗi, vị lãnh đạo cơ quan phải mỉa mai: Tôi là TS hẳn hoi, bảo vệ luận án ở một trường danh tiếng của nước ngoài, mà khi viết bài, tôi còn chả bao giờ ký TS. Nhưng dưới quyền ông, có bao nhiêu người khi xin đi học ThS, TS, không có cái mộng tráng sĩ thời nay- là làm quan?
Tư duy ấy đã khiến cho ngay Thủ đô HN từng phác thảo ra “bức tranh chiến lược cán bộ công chức” hoành tráng, với những con số 100% cán bộ các cấp có trình độ ThS, TS, rút cục chuốc lấy những tiếng cười chê, những lời đàm tiếu. Cho dù bức tranh đó giờ đã phủ mầu thời gian, nhưng vẫn luôn gây được… ấn tượng với XH.
Giáo dục là một ngành đặc thù, đòi hỏi cán bộ có trình độ cao. Tuy nhiên, với mục tiêu đào tạo 20000 TS của ngành vào năm 2020, lại dẫn đến hệ lụy tệ hại. Số liệu thống kê chính thức của Bộ GD cho biết, từ năm 2001- 2010, trong vòng 10 năm, cả nước mới đào tạo được hơn 4000 TS. Như vậy, còn phải đào tạo 15000 TS nữa (Đất Việt, 05/3), mà nay thực chất chỉ còn 06 năm nữa.
Đặt trong bối cảnh xã hội đầy sự “đi đêm”, triết lý sống của không ít người Việt có tiền mua tiên cũng được, trong một xã hội mà tiền có thể không mua được, nhưng rất nhiều tiền vẫn có thể mua được, thì sẽ có bao nhiêu TS “lái gỗ” nữa ra đời?
Và trong số 24000 TS hiện có ở nước Việt đang làm gì? Số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD, tính đến năm 2013 cho thấy, có hơn 9.150 TS là giảng viên các trường ĐH, CĐ. Vậy gần 15000 TS nữa đang ở đâu? Hay các bác đi làm quan? Cũng trong tổng số 24000 TS đó, có bao nhiêu TS “lái gỗ”? Bởi theo tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên chuyên viên đối ngoại (Học viên HCQG), nếu tính hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ TS ở VN cao gấp 05 lần Nhật Bản.
Vụ việc của ông Đàm Khải Hoàn vẫn là chuyện không may của một đ/c bị lộ giữa các đ/c chưa bị lộ, mà thôi.
Điều trớ trêu, những con số TS lại không chịu tỷ lệ thuận với thành quả GD.
Ví như, số GS, TS của VN nhiều nhất Đông Nam Á, nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm ở nhóm thấp nhất. Còn mới đây, bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới 2014, vừa được Trung tâm ĐH đẳng cấp thế giới thuộc ĐH Giao thông Thượng Hải (TQ) công bố, xếp hạng, VN vẫn đứng ngoài top 500 trường ĐH tốt nhất thế giới (Dân trí, ngày 19/8)
Xã hội ồn ào về chuyện cách tính GDP của VN chả giống ai. Hóa ra, ngay cả đào tạo TS, nước Việt cũng chả giống ai. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc), đã từng tổng kết tới 06 điểm khác biệt với thế giới trong đào tạo TS ở VN. Đó là môi trường và mô hình đào tạo, thời gian đào tạo, gánh nặng của NCS, thủ tục “bao thư” v..v. Những sự khác biệt đó, tiếc thay, chỉ chứng tỏ sự phi lý, khó hội nhập với thế giới về cung cách đào tạo trình độ học vấn và nghiên cứu khoa học của ĐHVN, và chất lượng đào tạo TS, cũng… khó hội nhập nốt.
Thông tin mới nhất, Trường ĐH Y Dược đã tạm dừng công tác quản lý và giảng dạy của ông Đàm Khải Hoàn, tiến hành lấy ý kiến nhận xét, đánh giá phẩm chất, trách nhiệm, ứng xử, quan hệ của người hướng dẫn NCS đối với ông Đàm Khải Hoàn, và của các cán bộ đã và đang làm NCS do ông hướng dẫn. Mọi việc, hồi sau sẽ rõ…
Trong đời sống, ông cha ta đã có câu tổng kết cái vênh vang tức cười của các ông TS giấy (rởm): Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Ngành GD lâu nay “đe” cả nước về số lượng hàng vạn TS, có điều lại không “đe” được ai về chất lượng. Vụ việc 200 triệu đồng liệu có thể coi như giọt nước tràn ly, cho thấy rõ, cái thị trường “chợ trời”… nhân cách đâu đó, tuy ảo, nhưng lại dễ dàng làm mất thiêng thêm cái uy chất lượng của ngành lâu nay, trong thời kim tiền, vốn đã chẳng dầy dặn gì.
**********************
II- Một chuyện ngược đời. Trong khi “chợ trời… nhân cách” của ngành GD thản nhiên mua bán vô tư, thì thị trường kinh doanh của nước Việt, lại rất khó khăn. Bởi nhan nhản các loại “giấy phép cha, giấy phép con, giấy phép cháu”, mặc dù, quyền tự do kinh doanh đã được đề cập đến trong các văn bản Hiến pháp và đạo luật.
Đó là vấn đề nổi lên tại Tọa đàm về quyền tự do kinh doanh của CLB Pháp chế DN (Bộ Tư Pháp) tổ chức ngày 20/8 mới đây. Những thông tin của cuộc tọa đàm cho thấy một bức tranh quản lý thị trường kỳ lạ cũng chẳng giống đâu nốt. Nó đầy sắc màu, nhưng lại chả trừu tượng. Ngược lại, rất cụ thể, đầy tính tư lợi của các bộ, ngành, chả oan… Thị Mầu tý nào!
Số liệu mới nhất được Bộ KH và ĐT công bố, hiện có 386 ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có điều kiện đi kèm. Trong đó có 895 điều kiện kinh doanh “cấp 1″ (giấy phép “cha”), 2.129 điều kiện “cấp 2″ (giấy phép “con”) và 1.745 điều kiện “cấp 3″ (giấy phép “cháu”).
Các quy định này thuộc phạm vi quản lý của 16 bộ, ngành và rất rắc rối. Có những ngành, điều kiện kinh doanh chung thì nằm ở luật, nghị định, nhưng điều kiện “con, cháu, chắt” thì nằm ở thông tư, quyết định, thậm chí công văn của các Bộ (VietNamNet, ngày 21/8)
Như vậy trong thực tiễn, luôn xảy ra những tình huống lạ lùng. Các DN kinh doanh những mặt hàng luật pháp không cấm, nhưng văn bản dưới luật của các Bộ, ngành, nhất là các Bộ như Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, lại… cấm? Thử hỏi, các DN sẽ kinh doanh như thế nào trong hàng loạt những “giấy phép con, giấy phép cháu”, hệt những “ông Trời con”?
Mà những “ông Trời con” có quyền hành động theo ý chí chủ quan của mình. Để làm gì? Câu trả lời, chỉ có các “ông Trời con” mới hiểu! Thực chất, cung cách quản lý như vậy, là vi phạm nguyên tắc tự do kinh doanh đã được hiến pháp công nhận.
Không phải vô lý, tại cuộc tọa đàm, ông Nguyễn Đình Lục, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng TƯ Đảng) đã nhìn nhận, chúng ta phải mất một thời gian rất dài là 48 năm (1945-1992) để xác lập quyền tự do kinh doanh. Và mất đến 69 năm để xác lập hoàn chỉnh quyền tự do kinh doanh (1945-2013)”.
Từ xác lập cho đến hoàn chỉnh, là cả một đời người, quá dài. Khiến cho người Việt nếu đeo đuổi kinh doanh, dưới những chính sách quản lý chặt chẽ, rắc rối, nghiệt ngã, chưa giàu có, chưa hưởng thụ, thì đã… già. Mà liệu đã thực sự hoàn chỉnh chưa? Theo Bộ trưởng KH và ĐT Bùi Quang Vinh, văn bản yêu cầu các bộ, ngành rà soát cắt giảm số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì câu trả lời nhận được chỉ là sự im lặng như một sự thách thức. Không những chưa cắt bỏ được mà số lượng này lại tăng lên trong thời gian qua.
Bản chất của sự “im lặng là … các bộ, ngành” này nói điều gì, nếu không phải là vì điều đó đụng chạm đến lợi ích cục bộ của các bộ, ngành, cho dù nhân danh hai chữ quản lý, bốn chữ điều kiện kinh doanh.
Trong khi về nguyên tắc và đạo lý, muốn các DN đóng góp tích cực của cải, vật chất, tài lực cho xã hội, các DN phải được tạo điều kiện, chứ không phải bị làm khó dễ. Mà nói như TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (cơ quan soạn thảo Luật DN sửa đổi) khi trả lời phỏng vấn của báo chí (PLO, ngày 18/8) đã thẳng thắn- “Giấy phép con”: Chả có bộ nào muốn nhả cục lợi!
Rõ ràng, cần phải coi, sự im lặng đó không chỉ là thách thức Bộ KH và ĐT, mà thực sự thách thức lợi ích phát triển của cả đất nước. Điều đó cho thấy cải cách hành chính, việc tổ chức, cấu trúc lại bộ máy hành pháp là công việc phải được ưu tiên trong bề bộn những công việc quốc gia đại sự phải làm.
Ý kiến của TS Đinh Xuân Thảo (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc UBTVQH) rất đáng suy nghĩ, khi ông cho rằng, để giải quyết tình trạng này, sẽ đưa ra quy định chỉ có luật, pháp lệnh và nghị định mới được đặt ra điều kiện kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải được ban hành tại cùng một văn bản, quy định cụ thể các điều kiện kinh doanh là gì, chấm dứt chuyện các bộ, ngành hướng dẫn thêm.
Tại cuộc họp với các bộ, ngành về chủ đề này ngày 19/8 mới đây, người đứng đầu Chính phủ đã phải chỉ đạo rõ ràng: Theo tinh thần của Hiến pháp và quy định về quyền tự do kinh doanh, người dân được quyền tự do thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Do đó, việc hạn chế quyền của công dân phải được quy định cụ thể trong luật…Quản lý nhà nước là để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, làm ăn. (VnEconomy, 20/8)
Dư luận xã hội đang chờ đợi, xem chỉ đạo của người đứng đầu CP có được các bộ coi là “thiêng” với các bộ, ngành không? Hay các bộ, ngành vẫn tiếp tục… im lặng đáng ngờ? Và nếu như đến yêu cầu của TTCP cũng không được thực hiện nghiêm túc, thì “bộ hạ” nào tự cho là mình thiêng đây? Bởi không thể để tình trạng bóp nghẹt DN mãi, đến mức DN không thể thở được.
Cũng có nghĩa là góp phần… đắc lực làm cho nền kinh tế luôn èo uột!
Thị trường GD, thị trường kinh tế đang cần rất nhiều chính sách điều chỉnh, uốn nắn mang tính khả thi, khoa học, hợp quy luật thực tiễn. Có thế, thị trường… nhân cách, nơi con người ta sẵn sàng tráo đổi đắt rẻ các thang giá trị bản thân, chỉ vì lợi ích riêng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, mới hy vọng hạn chế được, góp phần tạo lập từng bước những giá trị văn minh, văn hóa xã hội.
Nhưng cũng giống như vụ việc ông Đàm Khải Hoàn, mọi việc hồi sau sẽ rõ…
————
Bài trên TVN: “Những ông trời con và những món quà to”, ngày 23/8/2014
Nhân 110 năm ngày sinh nhật Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình có thể là một thiên
tài, một kiến trúc sư lớn, xây dựng thành công mô hình « xã hội chủ nghĩa
theo bản sắc Trung Hoa », giúp đất nước này thoát cảnh nghèo đói và chậm
tiến. Nhưng trên quan điểm chiến lược quân sự, họ Đặng có nhiều khuyết điểm. Ông
không phải là một nhà chiến lược quân sự có tài. Thất bại liên tục hai
cuộc chiến biên giới 1979 và 1984 trước một nước nhỏ là Việt Nam đã chứng minh
điều này.
1/ Thất bại về chiến lược quân
sự của Đặng Tiểu Bình :
Lịch sử nhân loại cho ta thấy đường
biên giới giữa hai quốc gia được thành hình do kết quả của « tương quan
lực lượng » giữa hai bên. Đối với nhiều học giả Trung Quốc, đường biên
giới miền bắc VN, do Pháp và nhà Thanh hoạch định theo các công ước 1887 và
1895, là một đường biên giới « bất bình đẳng », gây thiệt hại cho TQ.
Những người này cho rằng công ước được ký kết trong lúc nhà Thanh bị uy hiếp, nhà
Thanh phải « nhượng » VN lại cho Pháp mà không có sự trao đổi (về đất
đai) nào. Trước chiến tranh (Pháp-Trung 1884) xảy ra, hai bên Pháp và nhà Thanh
đã có thương lượng về số phận của Việt Nam. Năm 1883, theo tinh thần một kết ước giữa Lý Hồng Chương và viên Đặc
sứ Toàn quyền Pháp tại Bắc Kinh là ông Bourée, Pháp nhìn nhận đường biên giới
hai bên là một đường vẽ ở khoảng giữa vĩ tuyến 21 và 22 (từ Lào Cai ra biển), trong khi
phía nhà Thanh đòi hỏi biên giới đi qua tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, sau khi
chính phủ Ferry lên nhậm chức ở Paris, kết ước này bị hủy bỏ, ông Bourée (cho
là bị Lý Hồng Chương mua chuộc) bị bãi chức và triệu hồi.
Cuộc chiến 1979 cho thấy « mục
tiêu quân sự » của họ Đặng có thể là xác lập lại đường biên giới
Việt-Trung, theo tinh thần của kết ước Bourée – Lý Hồng Chương. « Mục tiêu
quân sự » của họ Đặng là chiếm các vùng đất đã hoạch định : từ Lào
Cai ra biển. (Tại vùng Lạng Sơn, biên giới theo sông Kỳ Cùng). Các « mũi
nhọn » chiến lược của các đạo quân TQ trên vùng biên giới cho ta thấy điều
này.
Thất bại cuộc chiến 1979, cũng là
thất bại chua cay của Đặng Tiểu Bình. Chua cay vì VN bị tấn công cùng lúc trên
hai mặt trận : phía bắc và phía tây nam. Toàn bộ lực lượng của VN đã dồn
về biên giới Kampuchia, biên giới phía bắc hầu như bỏ ngỏ. Quân TQ (với gần
300.000 quân cùng xe tăng đại pháo), vậy mà không hoàn tất được mục tiêu quân
sự. Quân TQ chịu tổn thất lớn và đã mất quá nhiều thời gian (gần một tháng) để
chiếm Lạng Sơn, lúc Liên Xô đã quyết định vào cuộc. TQ không thể ở lại các vùng
đất đã chiếm, vì lo ngại Liên Xô can thiệp, trong khi quân VN vẫn còn ở lại
Kampuchia (cho đến cuối thập niên 80).
Lý do thất bại, họ Đặng đã không
nghe lời các tham mưu, có kinh nghiệm trên thực địa. Những người này khuyên nên
chiếm một vùng đất giới hạn mà VN không thể chiếm lại được (như huyện Trùng
Khánh) hay khu vực biên giới Thanh Thủy.
Thất bại lần thứ hai, chiến dịch
biên giới Vị Xuyên năm 1984. Cuộc chiến này cũng khốc liệt, dài dẵn cho đến
cuối năm 1989, nhưng trong dân chúng (cũng như trước quốc tế), sự xung đột này
bị hai bên dấu nhẹm.
Mục tiêu quân sự của phía TQ có thể
là thiết lập lại đường biên giới khu vực Hà Giang (xã Thanh Thủy) theo đúng như
tinh thần công ước 1887 và công ước bổ túc 1895.
Nội dung hai công ước này, biên
giới trong khu vực là con suối Thanh Thủy (chứ không phải là đường phân thủy,
qua các đỉnh núi (gồm Lão Sơn...) như trên bản đồ hiện nay. Có thể tham khảo sơ
lược tại http://nhantuantruong.blogspot.fr/2014/07/nhan-120-nam-chien-tranh-trung-nhat.html
).
Sau nhiều năm xung đột, phía TQ vẫn
thua. Thua vì không đạt được mục tiêu quân sự. Đường biên giới hiện nay (có
thay đổi chút đỉnh) nhưng vẫn không phải là con suối Thanh Thủy, như mong muốn
của họ Đặng.
(Tác giả sẽ trở lại vài dịp khác để
trình bày vì sao biên giới khu vực xã Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
giang) không phải là con suối Thanh Thủy như đã qui định của các công ước Pháp
Thanh 1887 và 1895.)
2/ Về di sản « lý thuyết và
thực tiễn » của Đặng Tiểu Bình trong vấn đề phát triển Trung Quốc :
Theo cuốn « Từ lý luận đến
thực tiễn » của tác giả Trần Tiên Khuê, các định hướng chính của họ Đặng
là xây dựng quốc gia Trung quốc thành « một nước phát triển toàn
diện », một quốc gia « sáng lập tự do dân chủ xã hội chủ
nghĩa », với các tiêu chí như sau :
« Mục tiêu của
Trung Quốc là trở thành một nước nêu gương phát triển toàn diện, một nước sáng lập
tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa.
« Thứ nhất, làm
một nước hòa bình và phát triển, không bành trướng xâm lược, không cướp đoạt
đối với bên ngoài, dựa vào sức mình và lớn mạnh.
« Thứ hai, sáng lập
tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa, sáng tạo văn hóa, sáng tạo văn minh nước lớn xã
hội chủ nghĩa kiểu mới.
« Thứ ba, không
yêu cầu người khác tuân theo y nguyên mô hình phát triển của mình …
« Thứ tư, Trung Quốc
cần có cống hiến đáng kể đối với nhân loại, nhất là cần chủ trì công bằng, chủ trì
chính nghĩa, ra sức giúp đỡ các nước vừa và nhỏ phát triển, không đòi hỏi bất
cứ điều kiện gì. »
Hiển nhiên cái gọi là « xã hội
chủ nghĩa theo bản sắc Trung Quốc » hiện nay, nguyên thủy bắt nguồn từ ý
kiến « tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa » của Đặng Tiểu Bình. Các tư
tưởng « nền tảng » của họ Đặng, như về « miêu luận », về « dò
đá qua sông »… tựu trung ở việc giải thích thuần túy lý thuyết, sao cho việc
xây dựng Trung Quốc (bằng thể thức cũng như vốn liếng, khoa học kỹ thuật của tư
bản) hài hòa, không bị mâu thuẩn với chủ thuyết nền tảng lập quốc « xã hội
chủ nghĩa » của Mao Trạch Đông.
Họ Đặng đưa ra những khẩu hiệu « phát
triển », « hòa bình »… nhằm để trấn an các nước (giúp đỡ Trung
Quốc như Mỹ, Nhật, Nam Hàn…) cũng như các nước lân bang để được sự trợ giúp về
tư bản và kiến thức khoa học lỹ thuật. Việc này họ Đặng đã thành công. Trung
Quốc hiện nay phát triển vượt mức, trở thành cường quốc thứ hai về kinh tế trên
thế giới. Trao đổi hàng hóa giữa Trung quốc với Hoa Kỳ, Nhật, Nam Hàn, các nước
Tây Âu... chiếm phần lớn lưu lượng hàng hóa trên thế giới. Trung Quốc trở thành
« đầu tàu » lôi kéo sự phát triển kinh tế của cả thế giới.
Tuy nhiên trong nội bộ của Trung
Quốc, các khẩu hiệu « Trung Quốc hòa bình quang phục », « Trung
Quốc hòa bình quật khởi »… được loan truyền. Dĩ nhiên, việc « quang
phục », tức lấy lại (một cách vinh quang) những gì đã mất, thì không thể
thực hiện bằng phương thức « hòa bình ».
Chi phí lớn nhất của Trung Quốc
hiện nay là quân sự. Ngân sách dành cho quốc phòng của nước này đứng thứ nhì
trên thế giới, (gần hai trăm tỉ đô la), chỉ sau Hoa Kỳ. Lãnh đạo Bắc Kinh không
giải thích được lý do vì sao phải chi tiêu lớn lao cho quân sự (trong thời
bình), như Mỹ phải đối phó với các chiến trường Trung Đông, về các đe dọa khác
trên thế giới. Trung Quốc không bị đe dọa bởi thế lực nào.
Nỗ lực của Trung Quốc dành cho
« quốc phòng » chỉ có hai ý nghĩa : một là chuẩn bị cho chiến
tranh, hai là răn đe không cho chiến tranh xảy ra. Ngoài ra là vấn đề Đài Loan.
Vấn đề « thống nhất
đất nước », đối với đảng lãnh đạo, là thánh thức lớn. Đảng Cộng sản Trung
quốc có trách nhiệm thống nhất đất nước, nhằm khẳng định tính chính thống (là
một đảng lãnh đạo chứ không phải là đảng cách mạng).
Đài Loan có vai trò quan
trọng cho TQ về kinh tế. Nếu không nói quá, Đài Loan là động cơ của phát triển
kinh tế của TQ ngay từ những ngày đầu mở cửa. Đầu tư ở các tỉnh Quảng Đông và
Phúc Kiến phần lớn đến từ tài phiệt Đài Loan. Về địa lý chiến lược, Đài Loan
giữ vai trò cửa ngõ để hải quân TQ đi ra « biển xanh » (để có thể
« đối đầu » với hải quân các cường quốc Mỹ, Tây Âu...)
Về địa lý chiến lược, phía
Đông, Trung Quốc bị kềm hãm trong vùng nước cạn của Đông Hải, bởi bức trường
thành thiên nhiên là quần đảo Nansei (Nam Tây) của Nhật, chạy dài từ cực Nam
của đảo Kyushu cho đến phía Bắc đảo Đài Loan. Phía Đông và Đông Nam, Trung Quốc
bị ngăn chận bởi Đài Loan và Phi. Phía Nam, tức biển Đông theo tên gọi của Việt
Nam, cũng là vùng biển cạn, trong đó còn có khoảng 130 đảo san hô rải rác trong
một vùng 100km chiều ngang và 200km chiều dài, bao bọc bởi các nước Việt Nam,
Phi, Nam Dương, Mã Lai và Brunei. Trong các vùng biển cạn, cận bờ và có nơi đầy
cạm bẫy đá và san hô, tàu ngầm không thể hoạt động hữu hiệu.
Trung Quốc chỉ có thể trở
thành « đại quốc » nếu tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc ra vào an
toàn vùng biển sâu và rộng của Thái Bình Dương. Việc này chỉ có thể thực hiện
nếu Đài Loan và Biển Đông nằm dưới kiểm soát của Trung Quốc.
Trong khi đó, đà phát
triển của TQ khiến TQ trở thành một nước « đói » năng lượng. Vùng
biển Đông, các vùng trầm tích chạy dọc theo bờ biển VN, các bãi Tư Chính, Vũng
Mây, Phúc Tần, Phúc Nguyên… trên thềm lục địa VN, hay vùng bãi Cỏ Rong thuộc
quần đảo TS, hay là vùng thềm lục địa chung quanh quần đảo Điếu Ngư, là những
vùng có thể có trữ lượng dầu khí. Mặt khác, các nơi đó đều là các ngư trường
quan trọng trên thế giới. Trước đây, Tưởng Giới Thạch (khi vạch bản đồ chữ U)
đã xem đó là « không gian sinh tồn – espace vitale » của Trung Quốc.
Tiêu chí họ Đặng, « hòa
bình và phát triển, không bành trướng xâm lược, không cướp đoạt đối với bên
ngoài, dựa vào sức mình và lớn mạnh », có thể thực hiện được, nhưng
không thể bằng các phương pháp (diều hâu) của các thế hệ kế thừa, mà nạn nhân
là Việt Nam và Phi, như đã thấy hiện nay.
Hành động cho đấu thầu 9
lô trên thềm lục địa VN năm ngoái, cho đặt giàn khoan 981 mới đây, hay các việc
cắt cáp tàu nghiên cứu của VN, trong hải phận của VN, hay việc chiếm bãi cạn
Scarborough của Phi...
Hiện nay Trung Quốc đã ra mặt tranh
chấp (một cách gay gắt) với Nhật về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư, đơn phương
tuyên bố thành lập « vùng nhận diện phòng không » (ADIZ) trên biển
Hoa Đông. Trong Biển Đông, lãnh đạo Bắc Kinh đã thể hiện những hành vi bành
trướng về lãnh thổ (và hải phận), gây hấn đối với láng giềng chung quanh (Việt
Nam, Phi, Mã Lai…) làm đảo lộn trật tự đã thiết lập từ Thế chiến II đến nay.
Như thế mục tiêu của việc gia tăng lớn
lao ngân sách quốc phòng của Trung Quốc nhiều sác xuất là chuẩn bị cho chiến
tranh (chứ không nhằm giải phóng Đài Loan). Lãnh đạo Bắc Kinh không thể phục
hồi những gì (lãnh thổ) đã mất (một cách vinh quang) bằng phương pháp hòa bình.
Các việc này cho
thấy hậu duệ của họ Đặng đã không xây dựng Trung Quốc thành một « đại quốc »
theo tiêu chí « hòa bình » của Đặng Tiểu Bình, mà theo tư tưởng xâm
lược Đại Hán.
Đặng Tiểu Bình cũng nói nhiều về
« nước lớn - đại quốc », mà Trung quốc hướng tới : « nước
lớn xã hội chủ nghĩa kiểu mới ». « Xã hội chủ nghĩa kiểu mới »
tức là « tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa », nay gọi là « xã hội
chủ nghĩa theo bản sắc Trung Quốc » đã nói ở trên.
Các thế hệ hâu duệ của học Đặng đã
xây dựng đất nước đến đâu rồi ?
Quan niệm về « nước lớn – đại
quốc » theo Đặng Tiểu Bình là :
« Một đại quốc phải hội đủ các điều kiện
: Thứ nhất, kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Thứ hai, chiến lược quân sự ở
địa vị tiên phong. Thứ ba, tuyên truyền tư tưởng văn hóa có thể ảnh hưởng đến
toàn cầu. Thứ tư, có ảnh hưởng chính trị lớn nhất thế giới. »
Có thể trong chừng mực Trung Quốc
hiện nay đã trở thành một « đại quốc » về kinh tế và quân sự. Nhưng
hai tiêu chí về văn hóa và chính trị vẫn còn là thánh đố.
Từ thời Giang Trạch Dân, người kế
thừa trực tiếp từ Đặng Tiểu Bình, ta đã biết đến các khẩu hiệu xây dựng Trung
quốc : « hòa bình phát triển » và xây dựng « nhà nước pháp
trị xã hội chủ nghĩa » (đề xướng năm 1997). Ở Hồ Cẩm Đào ta biết đến khẩu
hiệu « xã hội hài hòa ».
Nguyên nhân của khẩu hiệu « xã
hội hài hòa » do từ những khuyết tật xã hội Trung Quốc. Phát triển ở đây
không đồng đều (hài hòa). Chỉ một phần nhỏ dân chúng hưởng thành quả của việc
phát triển thần kỳ về kinh tế, trong khi phần lớn dân chúng còn lại sống trong
cảnh bất công và nghèo khó.
Thời kỳ của Giang và Hồ đã không
làm được gì để thay đổi hình ảnh (xấu) của TQ trên thế giới. Tức là phương diện
văn hóa và chính trị vẫn là con số âm. Mặc dầu lãnh đạo Bắc Kinh cố gắng xây
dựng những học viện Khổng Tử ở các nước nhằm loan truyền văn hóa Trung Hoa,
nhưng thành quả vẫn chưa thấy.
Hiện nay Tập Cận Bình, người tự
xưng là « hậu duệ » của Đặng Tiểu Bình, « kế thừa » di sản
của ông này, đưa đề cương « Trung Hoa Mộng – giấc mơ Trung Hoa » (như
để cạnh tranh với « giấc mơ Hoa Kỳ » của những người muốn đến Mỹ quốc
để tìm cơ hội). Nhưng điều mà là họ Tập cố gắng thực hiện (trong lúc này) là
xây dựng « nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa », qua các việc bài trừ
tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo, nhằm chấn chỉnh lại xã hội Trung Quốc.
Tập Cận bình đã nhìn thấy yếu điểm
của Trung Quốc và muốn sửa chữa. Hiện nay nỗ lực xây dựng « nhà nước pháp
trị xã hội chủ nghĩa » của họ Tập bị đồng hóa với việc thanh trừng. Điều
này cho thấy, « giấc mơ Trung Hoa » của họ Tập, có thể trở thành ác
mộng cho chính ông, nếu việc cải cách thất bại.
Tiêu chí của Đặng Tiểu Bình về « nước
lớn » chỉ có thể thực hiện, nếu văn hóa và chính trị Trung Quốc, tức là
kiểu mẫu phát triển của Trung Quốc, « quyến rũ » được các nước khác. Mà
việc này chỉ có thể hiện thực nếu nhà nước Trung Quốc là một nhà nước pháp trị
(thật sự), đảng lãnh đạo là một đảng « cầm quyền » chứ không phải là
một đảng « cách mạng ». Việc phát triển phải hài hòa, đem lại phúc
lợi cho toàn thể người dân trong nước mà không loại trừ bất kỳ thành phần dân
chúng nào.
Lúc đó Trung Quốc mới có thể « cống
hiến cho nhân loại, chủ trì công bằng, chủ trì chính nghĩa, ra sức giúp đỡ các
nước vừa và nhỏ phát triển... » như là nước Mỹ hiện nay.
Con đường đi lên « đại quốc » của
Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình khẳng định :
« không theo
đường « bá quyền thực dân » của Bồ Đào Nha hay Hòa Lan ở thế kỷ thứ 16 và 17.
Con đường của Trung Quốc cũng không theo bá quyền lãnh đạo tự do kiểu Mỹ hay bá
quyền xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, đặc biệt là sự thống nhất bá quyền quân sự
với bá quyền hình thái ý thức ».
Nhưng hành vi của các hậu duệ của
họ Đặng lại phủ nhận tiêu chí của Đặng tiểu Bình.
Trường hợp Dương Khiết Trì trong
một buổi họp hồi năm ngoái giữa các lãnh đạo ASEAN và bà ngoại trưởng Clinton,
thực sự là thái độ « bá quyền thực dân ». Việc dọa nạt các nước khác
(ASEAN) là « các tiểu quốc – nước nhỏ » là hành vi của
một « thái thú », bất chấp
nguyên tắc cơ bản của LHQ là sự bình đẳng giữa các nước. Ngoài ra, gần đây,
cũng ông này, sang VN nhân vụ giàn khoan 981. Thái độ của ông này đối với VN rõ
ràng là thái độ hách dịch giữa « thượng quốc » với « chư
hầu » chứ không phải là sự giao thiệp giữa hai quốc gia bằng hữu. (Tuy vậy
việc này là do phía VN, vì đồng hóa quan hệ quốc gia với « việc gia
đình », hơn là từ phía TQ).
Trong khi họ Đặng (cũng như các
lãnh đạo khác của TQ) ảnh hưởng sâu đậm lý thuyết « Địa Chiến lược –
Không gian sinh tồn » của Friedrich Ratzel (sách gối đầu của Hitler). Mục tiêu
đi tới « đại quốc » của họ Đặng (và hậu duệ) vì thế cũng dựa trên lý
thuyết này. (Xem lại ở đây : http://nhantuantruong.blogspot.fr/2014/06/thoat-trung.html
)
Nếu như thế, ta cần phải hiểu tư
tưởng của họ Đặng « ở giữa hai hàng chữ », tức nói vậy mà không phải
vậy. Tức là tiêu chí « nước lớn » : « một nước hòa bình và
phát triển, không bành trướng xâm lược, không cướp đoạt đối với bên ngoài, dựa
vào sức mình và lớn mạnh » chỉ là chót lưỡi đầu môi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét