- Nỗi sợ của Chủ tịch Sang 'là có căn cứ' (BBC) - Giới quan sát bình luận về thông điệp từ bài viết mới đây trên 'Tạp chí Cộng sản' của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
- 'Một bài viết toát lên nỗi sợ' (BBC) - Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng nói thông điệp nhân ngày 19/8 và 2/9 của Chủ tịch VN Trương Tấn Sang thể hiện 'nỗi sợ'.
- Có cần thiết chống Diễn biến hòa bình nữa hay không? (RFA) - Đảng CSVN luôn lên án điều mà họ gọi là ‘Diễn biến hòa bình’ vì cho rằng gây hại cho tổ chức này. Tuy vậy, trên thực tế cho thấy, Đảng CSVN đã tự diễn biến một cách mạnh mẽ, với biểu hiện ngày càng xa rời CNXH để xích gần với chủ nghĩa tư bản phương Tây. Chính quyền VN có còn cần chống Diễn biến hòa bình nữa hay không?
- Mỹ: có thể hành động ở Syria để diệt IS (RFA) - Hoa Kỳ hôm nay cảnh báo lực lượng Hồi giáo cực đoan mệnh danh Nhà nước Hồi giáo IS là đáng sợ nhất từ trước đến nay, và có thể Mỹ sẽ phải có hành động tại Syria.
- IS là 'mối đe dọa lớn nhất' cho Hoa Kỳ (BBC) - Nhà nước Hồi giáo (IS) là mối đe dọa nguy hiểm mà Hoa Kỳ phải đối mặt trong những năm gần đây, Washington cảnh báo.
- Scotland Yard truy tìm hung thủ chặt đầu phóng viên Mỹ (RFI) - Hình ảnh phóng viên James Foley bị thánh chiến Hồi giáo hành quyết gây bất bình khắp thế giới kể cả ở các nước Hồi giáo. Trong đoạn băng vidéo, hung thủ bịt mặt nói tiếng Anh, giọng Luân Đôn rất chuẩn. Tình báo Scotland Yard nỗ lực truy tìm kẻ sát nhân rất có thể là một trong những công dân Anh gia nhập hàng ngũ thánh chiến tại Trung Đông.
- Báo TQ: Tướng Mỹ đến VN để trồng hoa hay trồng gai? (BaoMoi) - Bình luận về chuyến thăm của Đại tướng Dempsey đến Việt Nam mới đây, một tờ báo Trung Quốc rèm pha rằng đây là một hành động “trồng gai” vào căng thẳng Biển Đông. Vậy sự thực ông Dempsey đang trồng hoa hay gai ở Việt Nam và Biển Đông?
- Đại sứ VN ở Campuchia trình quốc thư (BBC) - Tân đại sứ Việt Nam tại Campuchia Thạch Dư trình quốc thư trong khi có tin tức trái chiều về quan điểm của Phnom Penh đối với biểu tình.
- Chủ tịch EC sắp thăm Việt Nam (VOA) - Thông cáo của EC cho hay trong cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đôi bên dự kiến sẽ thảo luận về việc đúc kết các cuộc thương lượng về Thỏa thuận Tự do Thương mại
- VN gia hạn thuê lô dầu khí cho Ấn Độ (BBC) - Việt Nam gia hạn hợp đồng cho Ấn Độ thuê một lô dầu khí tại Biển Đông, vốn bị Trung Quốc xem là nằm trong vùng biển tranh chấp.
- Nhà báo độc lập Chí Dũng có còn độc lập? (BBC) - Cây viết Nguyễn An Dân đặt một số câu hỏi về bài viết 'sẽ có “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam'.
- Bà Võ Thị Thắng qua đời (BBC) - Cựu tù chính trị, nổi tiếng với nụ cười khi ra tòa tại Sài Gòn năm 1968, qua đời ở tuổi 69.
- Ông Dương Tự Trọng lại sắp ra tòa (BBC) - Cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng, đang thụ án 16 năm tù, lại sẽ ra tòa vì cáo buộc không truy bắt một tội phạm.
- Công tội Đặng Tiểu Bình với VN? (BBC) - Một cựu Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc nói lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình có công với Trung Quốc nhưng “giảo hoạt” với Việt Nam.
- Phía sau tờ giấy xác nhận bệnh tâm thần (RFA) - Bệnh tâm thần, nói theo nghĩa nào cũng là một sự không may mắn trong số phận của người mang lấy nó. Và chẳng có ai dại gì dây dưa với những người bị loại bệnh này. Thế nhưng gần đây, người ta chen nhau xin giấy chứng nhận để được làm bệnh nhân tâm thần mặc dù bản thân họ không dính dự gì đến loại bệnh này.
- Việt Nam tổ chức Diễn đàn Biển ASEAN (VOA) - Trọng tâm thảo luận tại hai Diễn đàn khu vực này bao gồm tình hình trên biển, hợp tác hàng hải, đánh giá các sáng kiến và định hướng cho sự hợp tác tương lai
- 'Không trừng phạt' người đốt cờ VN (BBC) - Một quan chức Quốc hội Campuchia bác bỏ thông tin nói Campuchia hứa sẽ trừng phạt những người đốt cờ Việt Nam tại Phnom Penh.
- Tòa Indo phán quyết Widodo chiến thắng (BBC) - Tòa Hiến pháp Indonesia phán quyết ông Joko Widodo đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống nước này hồi tháng Bảy.
- Nhật tiếp tục cứu trợ nạn nhân đất lở (BBC) - Mưa lớn cản trở nỗ lực cứu trợ nạn nhân đất lở ở vùng ngoại ô Hiroshima, Nhật bản, vào khi con số tử vong và mất tích gia tăng.
- Đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển (BaoMoi) - KTĐT - Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức đợt cao điểm năm 2014, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển từ ngày 20/8 đến 15/10/2014.
- Lý do gì khiến đàn ông mua dâm? (BBC) - Những lý do khiến đàn ông mua dâm và cuộc tranh luận về việc liệu mua dâm có là sai trái hay bất hợp pháp hay không.
- Australia và Singapore chia sẻ thông tin tình báo (RFA) - Australia và Singapore hôm qua cam kết sẽ tăng cường việc chia sẻ thông tin tình báo để đối phó với mối lo sợ đang gia tăng về những đe dọa đến từ các công dân theo thánh chiến trở về nhà từ Iraq và Syria.
- Vì sao người Việt kiện chủ đất Thương Xá Eden? (RFA) - Eden Center, Thương Xá Eden thuộc thanh phố Falls Chuch, tiểu bang Virginia, là nơi có hơn một trăm cửa hiệu của người Việt thuộc vùng Đông Bắc Hoa Kỳ.
- Chụp ảnh sen tại Hà Nội (BBC) - Cứ vào mùa sen, nhiều người, bất kể tuổi tác, lại đổ về các đầm sen ở Hà Nội để chụp ảnh, tạo ra một loại hình kinh doanh mới.
- Một số ngành nghề có thể bị cấm kinh doanh ở VN (RFA) - Thông tấn xã Việt Nam hôm qua đưa tin Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam vừa đề xuất danh mục tám ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.
- Hội Đồng Bảo An thảo luận nghị quyết chấm dứt giao tranh ở Gaza (VOA) - Liên hiệp quốc cho biết Hoa Kỳ và các nước châu Âu đang thảo luận một nghị quyết của Hội đồng Bảo an nhằm chấm dứt giao tranh giữa Israel và Hamas trong Dải Gaza
- Hamas hành quyết 18 người vì « cộng tác » với Israel tại dải Gaza (RFI) - Hamas hôm nay 22/08/2014 loan báo đã hành quyết 18 người bị cho là đã« cộng tác» với Israel. Trong lúc đó ba nước châuÂu Anh, Pháp, Đức đang chuẩn bị trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một dự thảo nghị quyết mới nhằm kết thúc sáu tuần lễ xung đột tại dải Gaza.
- Quốc tang Malaysia : Thi hài 20 nạn nhân đầu tiên của MH17 về nước (RFI) - Một tháng sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Ukraina, khiến 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng, do bị trúng tên lửa tại khu vực có chiến sự ở miền Đông. Hôm nay, 22/08/2014, Malaysia tổ chức quốc tang. Thi hài 20 trong số 43 nạn nhân người Malaysia trong chuyến bay MH17, đã được chuyển từ Hà Lan về nước. Quốc vương và Thủ tướng Malaysia đã tham dự nghi thức trọng thể được tổ chức tại phi trường.
- Malaysia làm quốc tang cho nạn nhân MH17 (BBC) - Malaysia tổ chức quốc tang cho các nạn nhân vụ máy bay MH17 trong khi thi thể 20 hành khách Malaysia được chuyển về nước.
- Interpol điều tra "Xưởng sản xuất trẻ em" ở Thái (RFA) - Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol hôm qua cho biết tổ chức này đã bắt đầu một cuộc điều tra đa quốc gia liên quan đến trường hợp mà Thái Lan gọi là xưởng sản xuất trẻ nhỏ.
- Quân đội Thái Lan sẽ nắm quyền lâu dài (RFI) - Tại Thái Lan, đại tướng Prayuth Chan-ocha được« quốc hội bầu» làm thủ tướng với nhiệm vụ lèo lái quốc gia đến năm 2015. Trên lý thuyết, quân đội sẽ trao quyền lại cho một chính phủ dân sự sau tổng tuyển cử. Tuy nhiên, đối lập chính trị và các tổ chức quốc tế không tin tập đoàn tướng lãnh Thái sẽ thực tâm tái lập nền dân chủ.
- Quá khứ quân phiệt trỗi dậy tại Nhật Bản ? (RFI) - Căng thẳng Trung-Nhật đã làm hàng chục ngàn kiều dân hai nước hồi hương trong 12 tháng qua. Nếu tham vọng biển đảo của Bắc Kinh làm các nước ChâuÁ - Thái Bình Dương lo sợ, thì ngược lại Bắc Kinh lênán Tokyo tái võ trang làm sống lại thời quá khứ xâm lược mà Trung Quốc từng là nạn nhân.
- Số người chết do nội chiến tại Syria đã hơn 191 ngàn (RFA) - Con số người chết do nội chiến tại Syria đã lên đến 191,000 người theo thống kê của Liên Hiệp Quốc mới đây.
- Tiểu thuyết Pháp 2014 : một mùa sách mới (RFI) - Kể từ hôm qua, 21/08/2014, nước Pháp bước vào« mùa» xuất bản các tác phẩm văn học mới. Từ nay cho đến 31/10, các nhà sách Pháp sẽ cho ra mắt tổng cộng 607 tiểu thuyết Pháp và nước ngoài. Mùa sách năm nay có phần nhỉnh hơn năm ngoái, với 404 tiểu thuyết Pháp (so với 357 năm 2013), và 203 tiểu thuyết nước ngoài (so với 193 năm ngoái), cùng 75 cuốn đầu tay (so với 83 cuốn 2013).
- Bắc Triều Tiên có thể thử hỏa tiễn tầm xa trước cuối năm (RFI) - Bắc Triều Tiên có thể thử nghiệm một số vụ phóng tên lửa tầm xa mới trước cuối năm nay 2014. Một viện nghiên cứu Hoa Kỳ đã dự đoán như trên vào hôm qua, thứ Năm 21/08/2014. Việc phát triển các tên lửa liên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ Hoa Kỳ khiến khả năng răn đe hạt nhân của Bắc Triều Tiên đạt đến một tầm mức hoàn toàn mới.
- Iran sẵn sàng hợp tác chống lại nhà nước Hồi giáo (RFA) - Iran hôm qua bác bỏ cáo buộc cho rằng nước này sẵn sàng giúp đỡ chống lại quân nổi dậy thuộc nhà nước Hồi giáo ở Iraq để đổi lại có những tiến bộ trong đàm phán về chương trình hạt nhân giữa Iran và phương Tây.
- Dân quân Shi’ite Iraq tấn công đền thờ Sunni, hàng chục người chết (VOA) - Lực lượng dân quân Shi’ite hôm thứ Sáu đã ném bom và nổ súng vào một đền thờ Hồi giáo ở đông bắc Baghdad, giết chết hàng chục người trong lúc tham dự buổi cầu nguyện
- Hoa Kỳ : Nhà nước Hồi giáo nguy hiểm hơn mọi mối đe dọa khủng bố (RFI) - Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm qua 21/08/2014 lần đầu tiên xác nhận vụ Nhà nước Hồi giáo (EI) đã hành hình nhà báo Mỹ James Foley và cho rằng EI đã vượt lên tất cả các mối đe dọa khủng bố từ trước đến nay. Hoa Kỳ khẳng định quyết tâm chống lại mối nguy hiểm cực độ này với việc tiếp tục không kích.
- Các phần tử chủ chiến ISIS từ nước Anh (VOA) - Các cơ quan an ninh tình báo đang truy tìm tông tích của một phần tử chủ chiến Hồi Giáo chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley
- Báo Pháp : Nhà nước Hồi giáo là « mối họa » cho cả thế giới (RFI) - Mục thời sự quốc tế trên Báo Pháp ngày 22/08/2014 bàn nhiều về đoạn video được tung trên mạng Youtube, cho thấy một kẻ bịt mặt thuộc Nhà nước Hồi giáo EI hành quyết nhà báo Mỹ James Foley . Nhận định chung của các báo là Nhà nước Hồi giáo thách thức thế giới.
- Syria : 12.000 quân thánh chiến đến từ 50 nước (RFI) - Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 21/08/2014, có khoảng 12.000 quân thánh chiến từ 50 nước đến Syria chiến đấu kể từ khi khởi đầu cuộc xung đột cách đây ba năm. Washington ước lượng có trên 100 công dân Mỹ đi chiến đấu tại Syria, hoặc toan ra đi từ hơn ba năm qua.
- Cao ủy Nhân quyền LHQ tố cáo Hội đồng Bảo an bất lực (RFI) - Hôm qua 21/08/2014, theo AFP, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay, đã tố cáo sự bất lực của Hội đồng Bảo an LHQ trong việc giải quyết các xung đột trên thế giới, do thể thức thành viên thường trực có quyền phủ quyết. Phát biểu được đưa ra trong cuộc họp hôm qua của Hội đồng Bảo an. Trong cuộc họp này, Hội đồng Bảo an đã thông qua một nghị quyết ngăn ngừa xung đột vũ trang.
- Vụ đoàn cứu trợ : Kiev tố Nga ‘‘xâm lược’’, nhưng không đáp lại bằng sức mạnh (RFI) - Hôm nay 22/09, gần 100 chiếc xe đầu tiên trong đoàn xe cứu trợ đã vượt biên giới vào Ukraina, hướng về thành phố Lugansk. Chính quyền Ukraina tố cáo Nga« xâm lược», nhưng tuyên bố không dùng sức mạnh và kêu gọi cộng đồng quốc tế lênán hành động của Nga.
- Matxcơva : Đoàn xe cứu trợ Nga vào Ukraina không cần chờ lệnh Kiev (RFI) - Sau một tuần chờ đợi ở bên kia biên giới, hôm qua, 21/08/2014, đoàn xe Nga mang đồ cứu trợ cho thường dân miền Đông Ukraina đã được phép tiến về phía cửa khẩu Ukraina, để chờ đợi kiểm tra. Hôm nay 22/08, theo Reuters, vài chục chiếc xe đầu tiên đã vượt biên giới. Trong khi đó, AFP loan tin Matxcơva quyết định cho đoàn xe nhân đạo vượt biên giới không cần đợi lệnh từ Kiev.
- Ukraine: Đoàn xe Nga vào lãnh thổ Ukraine là 'xâm lăng trực tiếp' (VOA) - Ukraine cáo buộc Nga đang thực hiện một vụ “xâm lăng trực tiếp” vào biên giới miền đông của nước này khi một đoàn xe cứu trợ của Nga tiến vào Ukraine mà không được phép
- Ukraine lên án Nga xâm lược (RFA) - Ukraine hôm nay tuyên bố là Nga đã xâm lược trực tiếp vào lãnh thổ của Ukraine khi cho đoàn xe cứu trợ vượt biên giới để vào miền đông Ukraine, nơi tập trung lực lượng nổi dậy thân Nga.
- Trung Quốc : Một tử tù được trả tự do sau sáu năm chờ bị hành quyết (RFI) - Bị kếtán tử hình cách đây sáu năm vì tội giết hai người, một tù nhân Trung Quốc hôm nay 22/08/2014 được tòaán kết luận vô tội. Đây là trường hợp hiếm hoi được trắngán, và theo các tổ chức phi chính phủ, đã cho thấy những bất hợp lý trong hệ thống tư pháp nước này.
- Trung Quốc « tôn trọng độc lập » nhưng dòm ngó tài nguyên của Mông Cổ (RFI) - Hôm nay 22/08/2014 ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm Ulan Bator,ông Tập Cận Bình cam kết« Trung Quốc tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Mông Cổ». Tuyên bố này được đưa ra trong lúc Bắc Kinh luôn thèm muốn tài nguyên hầm mỏ của nước này, nhưng tại Mông Cổ dư luận đang tỏ ra nghi ngại.
- Người biểu tình Tây Tạng chết trong khi bị cảnh sát TQ câu lưu (VOA) - Các tổ chức nhân quyền quốc tế đang lên tiếng về cái chết của nhiều người Tây Tạng trong khi bị cảnh sát Trung Quốc câu lưu tuần này
- Cá độ mùa World cup hàng chục triệu đôla/ngày (RFA) - Người Việt tham gia đánh bạc đến hàng chục triệu đô la mỗi ngày trong thời gian diễn ra World cup 2014 dịp hè vừa qua.
- Phi công Trung Quốc liều lĩnh áp sát máy bay Mỹ (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Các quan chức quốc phòng Mỹ tố chiếc Su-27 TQ vừa có hành động nguy hiểm khi bay áp sát chiếc P-8 của Mỹ khi nó bay gần không phận Nhật.
- Trao đổi thư tín với thính giả (22.08.2014) (RFA) - “Ở VN, việc bầu cử chỉ là 1 hình thức hợp thức hóa việc ‘tiến cử’ mà thôi. Kết quả đã có từ trước khi tổ chức bầu cử. Ôi! Thiên đường”.
- Philippines: Phá vỡ đường dây dùng trẻ em tống tiền (RFA) - Cảnh sát Philippines hôm nay vừa bắt giữ 8 người tình nghi điều hành một đường dây sử dụng trẻ em tống tiền qua tình dục trên mạng.
- Biểu tình có trật tự tiếp diễn tại Ferguson (VOA) - Có sự giảm bớt số người biểu tình vào hôm thứ Năm ở thị trấn miền trung nước Mỹ Ferguson sau khi lực lượng vệ binh quốc gia rút khỏi thành phố
- Căng thẳng dịu lại ở Ferguson (VOA) - Căng thẳng có vẻ như đang dịu lại ở ngoại ô Ferguson của thành phố St. Louis, sau gần hai tuần lễ bất ổn vì vụ một cảnh sát da trắng đã bắn chết một thiếu niên da đen không vũ trang
- Số tử vong vì đất chuồi ở Nhật Bản có thể lên đến 80 người (VOA) - Cuộc tìm kiếm đã tạm ngưng vì mưa to được dự đoán là tiếp tục cho đến ngày thứ Bảy và có thể gây nên thêm những vụ đất chuồi nữa
- CLB bóng đá châu Âu mở rộng sân cỏ sang Hoa Kỳ (VOA) - Các câu lạc bộ hàng đầu thế giới đang tìm cách phát triển thương hiệu của họ sang Hoa Kỳ để thu hút và mở rộng số người ủng hộ ở Mỹ, và khai thác thị trường bóng đá mới
- Thủ môn Tim Howard tạm thời ngưng bảo vệ khung thành đội tuyển Mỹ (VOA) - Liên đoàn Bóng đá Mỹ hôm thứ Năm cho hay thủ môn kỳ cựu Tim Howard sẽ tạm ngưng bảo vệ khung thành đội tuyển Mỹ cho đến tháng 9 năm tới
- Philippines bác bỏ đàm phán song phương với TQ về tranh chấp lãnh thổ (VOA) - Philippines giữ nguyên lập trường đa phương của mình trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông giữa lúc có tin tàu Trung Quốc xuất hiện ở Bãi Cỏ Rong
- Mối đe dọa virut Ebola lan rộng ở châu Phi gây sợ hãi, lo âu (VOA) - Bộ trưởng Y tế Nam Phi nói Tổ chức Y tế Thế dự trù Ebola sẽ vẫn còn là một mối đe doạ ít nhất trong 6 tháng nữa
- Nguy cơ Ebola vào VN tỷ lệ thuận với đà tăng của dịch trên thế giới (VOA) - PGS-TS Phan Trọng Lân cho hay Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ ở cấp y tế cộng đồng tất cả hành khách nhập cảnh từ các khu vực bị Ebola hoành hành
- LHQ hỗ trợ Myanmar chống buôn lậu ma túy (VOA) - Cơ quan LHQ chống Ma túy và Tội ác khởi sự một chương trình mới giúp hệ thống công lực của Myanmar (Miến Điện) trong công tác bài trừ ma túy và tội phạm xuyên quốc gia
- Trung Quốc lại điều 4 tàu hải cảnh xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 20-8, Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng trên biển Hoa Đông, khi điều 4 tàu hải cảnh xâm nhập tuần tra vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
- Nhật Bản tăng cường phòng thủ, phòng chống Trung Quốc ... (BaoMoi) - Phóng thêm vệ tinh, sản xuất chiến đấu cơ nội địa, hỗ trợ xăng dầu cho máy bay Mỹ là những động thái của Nhật trước tình hình Trung Quốc (TQ) đòi làm chủ biển Hoa Đông...
- Nhật đóng tàu tuần tra chuyên trách Senkaku đối phó TQ (BaoMoi) - (Kiến Thức) - Đây là một nỗ lực bảo vệ chủ quyền Senkaku của Nhật Bản trước sức ép từ các hoạt động xâm phạm gia tăng của Trung Quốc.
- Người Quảng Nam với hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Sáng nay, triển lãm bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Bộ TT&TT tổ chức đã đến với người dân TP Tam Kỳ, Quảng Nam.
- Tiêm kích Trung Quốc bay cản đường máy bay săn ngầm Mỹ (BaoMoi) - (Tin Nóng) Một tiêm kích Su-27 của Trung Quốc vừa có hành vi bay nguy hiểm sát một máy bay tuần biển - săn ngầm mới nhất của Mỹ, chiếc P-8 trên không phận biển Hoa Đông ngày 18.8 vừa qua, theo Washington Free Bacon ngày 21.8.
- ASEAN và Trung Quốc sẽ họp đặc biệt vào tháng 9 (BaoMoi) - Các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc dự kiến có phiên họp đặc biệt vào tháng sau để thảo luận thêm về cách giải quyết căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, trong đó có việc đẩy nhanh Bộ Quy tắc ứng xử .
- Quảng Nam: Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng pháp lý” (BaoMoi) - Ngày 22.8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng pháp lý” tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam.
- Lần đầu tiên trưng bày mảnh vỡ tàu CSB bị tàu Trung Quốc đâm (BaoMoi) - VOV.VN - Mảnh vỡ này lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
- Việt Nam gia hạn cho Ấn Độ thuê 2 lô dầu khí ở Biển Đông (BaoMoi) - (DĐDN) - Ngày 21/8, tờ Times of India đã đăng tải thông tin: Việt Nam đã gia hạn hợp đồng cho Ấn Độ thuê 2 lô dầu khí tại Biển Đông thêm một năm nữa.
- Ấn Độ thêm thời gian thăm dò dầu khí ở biển Đông (BaoMoi) - (Tin tức thời sự) - Theo báo Ấn Độ, Việt Nam vừa gia hạn một năm đối với hợp đồng cho Ấn Độ thuê 2 lô thăm dò dầu khí ở Biển Đông.
- Ngoại trưởng Ấn Độ sắp thăm Việt Nam (BaoMoi) - Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj sẽ đến thăm Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ song phương, trong lúc truyền thông Ấn cho biết tập đoàn dầu khí nước này tiếp tục hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông.
- Triễn lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (BaoMoi) - Sáng 22-8 Tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý".
- ASEAN đồng lòng trong vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Nhật báo “Strait Times” của Xinh-ga-po ngày 19/8 đã đăng bài bình luận của nhà báo Ka-vi Chông-kít-ta-von nhận định, Thông cáo chung hôm 10/8 vừa qua của các ngoại trưởng ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại My-an-ma đã cho thấy dường như các thành viên ASEAN, dù là bên có tranh chấp hay không, ngày càng trở nên đoàn kết và mạnh mẽ bày tỏ quan điểm của mình trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Theo nhà báo Ka-vi, động thái gắn kết mới của ASEAN đã nhận được sự ủng hộ của cả nước Chủ tịch My-an-ma và nước điều phối Thái Lan.
- Phi-líp-pin phản đối tàu Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - Sau khi lớn tiếng bác bỏ đề nghị của Mỹ và Phi-líp-pin về việc ngừng các hoạt động gây mất ổn định tại Biển Đông, Trung Quốc đã tiếp tục có các hành động bị cho là mang tính khiêu khích. Ngày 18-8, Phi-líp-pin cho biết sẽ phản đối Trung Quốc về các hoạt động tuần tra ngày càng gia tăng của Bắc Kinh ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông được cho là giàu tiềm năng dầu và khí đốt.
- Âm mưu thay đổi hiện trạng Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Dư luận trong và ngoài khu vực đang quan tâm tới chuyến thăm chính thức Mông Cổ (từ 21 đến 22-8) của Tổng bí thư Trung Quốc bởi đây là chuyến thăm Mông Cổ đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa và là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ Trung Quốc tới Mông Cổ sau 11 năm.
- Việt Nam tổ chức hai diễn đàn an ninh biển (BaoMoi) - (Tin tức thời sự) - Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 (AMF-5) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3) sẽ được tổ chức từ ngày 26-28/8/2014 tại Đà Nẵng.
- Tác giả kế hoạch bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là ai? (BaoMoi) - (GDVN) - Chính Lưu Hoa Thanh là kẻ chủ mưu kế hoạch xâm lược 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 với vai trò Tư lệnh Hải quân.
- Kênh Kra có thể tạo chuyển động địa chính trị/kinh tế (BaoMoi) - (Toquoc)-Kênh đào Kra của Thái Lan là một sự lựa chọn lý tưởng đối với Trung Quốc.
- NÓNG 24h: Ấn Độ thuê 2 lô dầu khí của VN; Máy bay Ấn Độ bốc khói khi hạ cánh (BaoMoi) - (Xã hội) - Ấn Độ thuê 2 lô dầu khí của VN ở Biển Đông; Máy bay Ấn Độ chở 154 người bốc khói khi hạ cánh... là tin nóng nhất 24h qua.
- Ấn Độ khẳng định “có lợi ích chiến lược ở khu vực Biển Đông” (BaoMoi) - BizLIVE - Ngay trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tới Việt Nam trong hai ngày 25 và 26/08, Việt Nam và Ấn Độ đã quyết định gia hạn thêm một năm hợp đồng thăm dò lô dầu khí ngoài khơi bờ biển miền Trung. Đây là một động thái được đánh giá là nhằm khẳng định vai trò của Ấn Độ tại Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, theo RFI.
Lời cam kết từ con buôn
NS Tuấn Khanh
Có vẻ như những người đề xuất nên cuộc cách mạng sách giáo khoa điện
tử đã không còn đủ sức bình tĩnh trước món lợi 4000 tỷ sẽ đem về, nên họ
đang làm tất cả mọi thứ để thúc giục cho một cuộc chuyển đổi đầy bất
cập mà ai cũng nhìn thấy. Để thuyết phục tốt hơn việc các phụ huynh trên
toàn quốc gia phải chi tiền cho sách giáo khoa điện tử (*). Rất nhiều
lời cam kết về sản phẩm này đã xuất hiện, nhưng ngay từ đầu, ở mọi phía
đã hiện rõ tính cách con buôn vô trách nhiệm trong việc thèm muốn bán
được hàng hơn là một chiến lược đầy khát vọng trong sáng cho một quốc
gia.
Tạm khoan nói về giá trị của cái máy tính bảng giá rẻ – mà khả dĩ sẽ làm từ nguyên liệu của Trung Quốc – chúng ta hãy nói về các cam kết mong manh của những người bán hàng đa cấp – thuộc tầm quốc gia này, ở nhiều khía cạnh.
Sở giáo dục TP.HCM nhấn mạnh trong các quảng cáo của mình, nói rằng học sinh chỉ có thể dùng sách giáo khoa điện tử vào việc học, và sẽ không thể chơi game trên máy này. Đây là một cam kết về mặt kỹ thuật mà bất cứ cửa hàng bán điện thoại hay máy tính bảng hàng thấp nhất nào của cấp huyện cũng phải phì cười. Chuyện ‘hack’ hay ‘root’ một chương trình điều hành android của máy tính bảng – hiện nay đã trở thành trò chơi tại nhà – đã quá phổ biến. Cam kết một điều không thể tuyệt đối trong ngành công nghệ thông tin, chỉ có thể là từ một cá nhân hay tập thể quá dốt nát, hoặc quá gian xảo và lừa gạt để chỉ để bán hàng. Quả thật dễ dãi để tuyên ngôn!
Sở giáo dục TP.HCM cất tiếng hô vang như một cuộc cách mạng – dĩ nhiên, ắt phải có sự đồng thuận của Bộ giáo dục và Đào tạo, cho cuộc bán hàng mang tính cưỡng bức, trong đó cài sẳn toàn bộ các bản sách giáo khoa từ lớp 1 – 12 trong chiếc máy tính bảng. Nhưng điều mà người ta không tìm thấy, đó là giá trị mở lâu dài của hệ thống sách giáo dục điện tử này. Tập hợp các bản sách giáo khoa đó vào một bộ khung với “giá rẻ”, có thể được coi là một phương án mới của con buôn trong ngành giáo dục, và vô hình trung cũng chứng minh rõ thế độc quyền của nhà phát hành sách giáo dục, mà vốn gần 40 năm nay, có đủ các ví dụ chứng minh rằng đã luôn sai lầm và lạc hậu trong các ấn bản giáo khoa.
Xin Sở và cả Bộ đừng cố ý quên rằng sách giáo khoa là tài sản quốc gia, được sử dụng trong mục đích miễn phí bản quyền cho việc giáo dục quốc dân. Việc kinh doanh hoặc nhượng quyền kinh doanh trong một mô hình khác, thật sự là điều đáng buồn giữa thời buổi dễ làm tiền hôm nay. Hãy thử đặt câu hỏi, tại sao người ta lại không bán máy tính bảng với giá rẻ, hoặc để phụ huynh tự lựa chọn tablet cho con mình, rồi điều hành việc tải về các bản sách giáo khoa miễn phí, hoặc có giá hợp lý trong việc duy trì hệ thống? Chỉ duy việc kinh doanh các bản ebook sách tham khảo, sách bài tập thêm… của từng lớp, nếu biết khai thác cũng là nguồn thu đúng và dồi dào cho những nhà xuất bản có suy nghĩ về tương lai.
Chúng ta vẫn thấy những chuyện mua bán và trục lợi trên đất nước này mỗi ngày. Nhưng bán mua nhân danh vì tri thức của thế hệ, ít ra cũng phải có một ai đó chính danh cam kết chịu trách nhiệm rõ ràng. Thật đáng kinh tởm, nếu như một ngày nào đó xảy ra sai lầm hay khủng hoảng từ hệ thống sách giáo khoa điện tử này, người ta chỉ nghe được câu trả lời rằng “sẽ rút kinh nghiệm”, hay “tự kiểm điểm nghiêm khắc”… Người dân – với tư cách là người mua hàng – dù bị cưỡng bức mua, thì cũng cần được ứng xử văn minh, chứ không thể bị lừa đảo một cách hoang dã. 4000 tỷ mồ hôi nước mắt từ một nước nghèo như Việt Nam, cần lắm một cam kết có giá trị con người. Và cũng đừng quên 4000 tỉ chỉ mới là thí điểm ở một thành phố với các lớp 1,2,3. Con số tổng cho việc áp đặt đại trà, còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Trong những câu chuyện hàng chục ngàn học sinh Việt Nam bỏ học vì thiếu ăn, vì không đủ tiền mua tập vở đến trường. Sẽ có thêm bao nhiêu đứa trẻ sẽ ngậm ngùi từ giã lớp học vì một cái máy tính bảng “đại nhảy vọt” của Sở hay Bộ giáo dục Việt Nam? Những nhà cách mạng giáo dục điện tử này sẽ cam kết gì khi áp đặt thêm một gánh nặng cho các học sinh nghèo? Hãy tự hỏi, phải chăng, câu nói nổi tiếng của ông Nguyễn Thiện Nhân trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 6/9/2007 “Học phí chắc chắn sẽ phải tăng, có thể chấp nhận cả việc một số người đi học sẽ giảm vì tăng học phí”, đang là kim chỉ nam của ngành giáo dục Việt Nam, bất chấp mọi đạo lý?
Tiếc cho một quốc gia và một thành phố mạnh mẽ nhất nước. Nơi đó, người ta không nghe thấy tiếng vang lên của tri thức tử tế, mà chỉ nghe tiếng vang của đồng tiền và những lời cam kết vô giá trị của con buôn.
————————————-
(*) nội dung bài viết nhằm hướng đến đề án 4000 tỉ đồng của Sở giáo dục Tp.HCM. Trong các phiên bản đang xuất hiện trên mạng, có nơi lưu lại ấn bản cũ với cách gọi Classbook. Đây là một hình thức gọi tên để người đọc dễ hình dung về một loại máy tính bảng – sách giáo khoa điện tử đã được giới thiệu lâu nay, nhưng không liên quan gì đến Classbook, sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu, của công ty SGK điện tử EDC – trực thuộc NXB Giáo dục Việt Nam.
“Nhưng ở đây tự nhiên không hiểu cách chọn thế nào đó mà các dự án ngành năng lượng các nhà thầu Trung Quốc đều trúng thầu. Tại sao lại như vậy, là vì các chủ dự án cứ muốn chọn những nhà thầu đưa ra giá rẻ nhất còn bên nhà thầu Trung Quốc thì họ bỏ thầu để trúng cái đã. Còn sau đó khi ký kết hợp đồng họ sẽ thương lượng chứng minh thế nọ thế kia để bổ sung giá cao hơn. Nhưng Luật Đấu thầu bây giờ thì lại cấm giá hợp đồng không được cao hơn giá đấu thầu. Thế nhưng những dự án trước đây là như vậy. Chẳng hạn dự án đường sắt trên cao thì họ cũng như thế và bây giờ họ cũng đòi thêm, không được thì họ cũng bỏ dở nửa chừng họ đi về. Tôi chưa rõ là các chủ dự án của chúng ta sẽ xử lý vấn đề như thế nào. Nhưng tôi nghĩ chắc là phải xử lý đúng theo luật pháp về hợp đồng kinh tế.”
Thông tin ghi nhận trong số 24 dự án nhà máy xi măng thì Trung Quốc làm tổng thầu EPC 23 dự án. Nắm tổng thầu Trung Quốc dành hết thầu phụ cho người của họ; đem luôn lao động phổ thông từ Hoa lục sang. Hiện nay trong 20 dự án nhiệt điện, Trung Quốc trúng tổng thầu EPC 15 dự án tỷ lệ nội địa hoá 0%. Phần lớn các dự án của Tập đoàn Than và khoáng sản phía Trung Quốc đều trúng tổng thầu, kể cả hai dự án bauxite Tây nguyên đầy tranh cãi.
Các chuyên gia đã cảnh báo an ninh năng lượng của Việt Nam nằm trong tay Trung Quốc. Giả sử nhà thầu Trung Quốc vòi vĩnh không được bỏ ngang thì gây thiệt hại rất lớn. Với thiết bị máy móc và công nghệ Trung Quốc thì các nhà thầu khác khó lòng vào làm thay được.
Báo điện tử Đất Việt ngày 21/8/2014 trích lời bà Bùi Thị An, đại biểu quốc hội đơn vị Hà Nội cảnh báo tình trạng nhà thầu Trung Quốc ngừng thi công đòi thêm tiền ngày càng phổ biến. Bà An nêu ví dụ dự án nhiệt điện Nông Sơn Quảng Nam năm 2008, nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá rẻ thi công ì ạch đến năm 2012 thì bỏ hẳn trong khi công trình mới xây dựng được một nửa khối lượng. Chưa hết, gần đây nhất chủ đầu tư dự án thủy điện Vĩnh sơn-Sông Hinh cũng đã phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc nửa chừng vì họ ngừng thi công đòi tăng giá.
Theo lời Đại biểu Bùi Thị An, cần phải truy trách nhiệm đến cùng người đứng đầu các công trình, cũng như những người đã duyệt thầu. Tất cả mọi thứ cần phải được công khai minh bạch.
Đề cao Luật Đấu thầu 2013 và hy vọng nó sẽ sớm có tác dụng giúp cải thiện tình trạng khuất tất trong vấn đề đấu thầu. Tuy nhiên TS Phạm Sĩ Liêm có thêm đề xuất ông nói:
“Những dự án này phần lớn đều là dự án của nhà nước mà những dự án người Trung Quốc tham gia phần lớn lại là những dự án vay tiền của Trung Quốc mà vay tiền của Trung Quốc, vay vốn ODA thì người ta yêu cầu phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, tư vấn Trung Quốc, các nước khác thì cũng tương tự thôi. Các chủ đầu tư dự án nói chúng tôi phải chọn nhà thầu Trung Quốc vì chúng tôi vay tiền vốn ODA của Trung Quốc, phải theo điều kiện đặt ra. Nhưng theo tôi, chúng ta lúc cần cũng phải biết nói không với vốn ODA. Chứ không có nghĩa cứ vốn ODA là phải chấp nhận.”
Về mặt chính thức Trung Quốc không phải là nước cung cấp viện trợ phát triển (ODA) lớn cho Việt Nam. Trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, Trung Quốc xếp thứ 14 với gần 900 dự án FDI tổng vốn đăng ký 4,68 tỷ USD.
Tuy vậy theo trang mạng Diễn đàn Kinh tế Việt Nam VEF, dòng vốn Trung Quốc chảy vào Việt Nam rất lớn và chưa được thống kê đầy đủ. Thực tế Trung Quốc cung cấp vốn vay ưu đãi lãi suất thấp cho hầu hết các dự án ngành công nghiệp, năng lượng của nhà nước Việt Nam, thông qua đầu mối Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).
Rõ ràng bất kỳ sự lệ thuộc nào cũng kèm theo trái đắng, kể cả lệ thuộc vốn vay của Trung Quốc.
Phát ngôn viên tổng thống Edwin Lacierda hôm thứ Sáu nói rằng đối với Philippines, đàm phán song phương với Trung Quốc là “bất khả thi” bởi vì tranh chấp ở Biển Đông bao gồm nhiều hơn hai bên tranh chấp, và rằng đàm phán song phương giữa hai bên tuyên bố chủ quyền gây phương hại cho nhiều hơn hai nước tuyên bố chủ quyền.
Phát ngôn viên này cũng cho biết Philippines sẽ tiếp tục gửi công hàm ngoại giao phản đối điều mà Philippines cho là hành động xâm lấn của Trung Quốc đối với lãnh thổ của họ, mặc dù Bắc Kinh liên tục khước từ những kháng nghị này.
Ông Lacierda nói vấn đề không phải là liệu Trung Quốc sẽ chấp nhận công hàm phản đối ngoại giao hay không mà quan trọng là chính phủ Philippines tiếp tục khẳng định quyền của mình.
Đầu tuần này, Bắc Kinh đã khước từ một công hàm phản đối ngoại giao của Philippines về sự việc được cho là tàu Trung Quốc xuất hiện ở Bãi Cỏ Rong.
Philippines xem Bãi Cỏ Rong thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình vì cách đảo Palawan 80 hải lý.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng Bãi Cỏ Rong là lãnh thổ của Trung Quốc.
Nguồn: abs-cbnnews.com, gmanetwork.com
Tạm khoan nói về giá trị của cái máy tính bảng giá rẻ – mà khả dĩ sẽ làm từ nguyên liệu của Trung Quốc – chúng ta hãy nói về các cam kết mong manh của những người bán hàng đa cấp – thuộc tầm quốc gia này, ở nhiều khía cạnh.
Sở giáo dục TP.HCM nhấn mạnh trong các quảng cáo của mình, nói rằng học sinh chỉ có thể dùng sách giáo khoa điện tử vào việc học, và sẽ không thể chơi game trên máy này. Đây là một cam kết về mặt kỹ thuật mà bất cứ cửa hàng bán điện thoại hay máy tính bảng hàng thấp nhất nào của cấp huyện cũng phải phì cười. Chuyện ‘hack’ hay ‘root’ một chương trình điều hành android của máy tính bảng – hiện nay đã trở thành trò chơi tại nhà – đã quá phổ biến. Cam kết một điều không thể tuyệt đối trong ngành công nghệ thông tin, chỉ có thể là từ một cá nhân hay tập thể quá dốt nát, hoặc quá gian xảo và lừa gạt để chỉ để bán hàng. Quả thật dễ dãi để tuyên ngôn!
Sở giáo dục TP.HCM cất tiếng hô vang như một cuộc cách mạng – dĩ nhiên, ắt phải có sự đồng thuận của Bộ giáo dục và Đào tạo, cho cuộc bán hàng mang tính cưỡng bức, trong đó cài sẳn toàn bộ các bản sách giáo khoa từ lớp 1 – 12 trong chiếc máy tính bảng. Nhưng điều mà người ta không tìm thấy, đó là giá trị mở lâu dài của hệ thống sách giáo dục điện tử này. Tập hợp các bản sách giáo khoa đó vào một bộ khung với “giá rẻ”, có thể được coi là một phương án mới của con buôn trong ngành giáo dục, và vô hình trung cũng chứng minh rõ thế độc quyền của nhà phát hành sách giáo dục, mà vốn gần 40 năm nay, có đủ các ví dụ chứng minh rằng đã luôn sai lầm và lạc hậu trong các ấn bản giáo khoa.
Xin Sở và cả Bộ đừng cố ý quên rằng sách giáo khoa là tài sản quốc gia, được sử dụng trong mục đích miễn phí bản quyền cho việc giáo dục quốc dân. Việc kinh doanh hoặc nhượng quyền kinh doanh trong một mô hình khác, thật sự là điều đáng buồn giữa thời buổi dễ làm tiền hôm nay. Hãy thử đặt câu hỏi, tại sao người ta lại không bán máy tính bảng với giá rẻ, hoặc để phụ huynh tự lựa chọn tablet cho con mình, rồi điều hành việc tải về các bản sách giáo khoa miễn phí, hoặc có giá hợp lý trong việc duy trì hệ thống? Chỉ duy việc kinh doanh các bản ebook sách tham khảo, sách bài tập thêm… của từng lớp, nếu biết khai thác cũng là nguồn thu đúng và dồi dào cho những nhà xuất bản có suy nghĩ về tương lai.
Chúng ta vẫn thấy những chuyện mua bán và trục lợi trên đất nước này mỗi ngày. Nhưng bán mua nhân danh vì tri thức của thế hệ, ít ra cũng phải có một ai đó chính danh cam kết chịu trách nhiệm rõ ràng. Thật đáng kinh tởm, nếu như một ngày nào đó xảy ra sai lầm hay khủng hoảng từ hệ thống sách giáo khoa điện tử này, người ta chỉ nghe được câu trả lời rằng “sẽ rút kinh nghiệm”, hay “tự kiểm điểm nghiêm khắc”… Người dân – với tư cách là người mua hàng – dù bị cưỡng bức mua, thì cũng cần được ứng xử văn minh, chứ không thể bị lừa đảo một cách hoang dã. 4000 tỷ mồ hôi nước mắt từ một nước nghèo như Việt Nam, cần lắm một cam kết có giá trị con người. Và cũng đừng quên 4000 tỉ chỉ mới là thí điểm ở một thành phố với các lớp 1,2,3. Con số tổng cho việc áp đặt đại trà, còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Trong những câu chuyện hàng chục ngàn học sinh Việt Nam bỏ học vì thiếu ăn, vì không đủ tiền mua tập vở đến trường. Sẽ có thêm bao nhiêu đứa trẻ sẽ ngậm ngùi từ giã lớp học vì một cái máy tính bảng “đại nhảy vọt” của Sở hay Bộ giáo dục Việt Nam? Những nhà cách mạng giáo dục điện tử này sẽ cam kết gì khi áp đặt thêm một gánh nặng cho các học sinh nghèo? Hãy tự hỏi, phải chăng, câu nói nổi tiếng của ông Nguyễn Thiện Nhân trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 6/9/2007 “Học phí chắc chắn sẽ phải tăng, có thể chấp nhận cả việc một số người đi học sẽ giảm vì tăng học phí”, đang là kim chỉ nam của ngành giáo dục Việt Nam, bất chấp mọi đạo lý?
Tiếc cho một quốc gia và một thành phố mạnh mẽ nhất nước. Nơi đó, người ta không nghe thấy tiếng vang lên của tri thức tử tế, mà chỉ nghe tiếng vang của đồng tiền và những lời cam kết vô giá trị của con buôn.
————————————-
(*) nội dung bài viết nhằm hướng đến đề án 4000 tỉ đồng của Sở giáo dục Tp.HCM. Trong các phiên bản đang xuất hiện trên mạng, có nơi lưu lại ấn bản cũ với cách gọi Classbook. Đây là một hình thức gọi tên để người đọc dễ hình dung về một loại máy tính bảng – sách giáo khoa điện tử đã được giới thiệu lâu nay, nhưng không liên quan gì đến Classbook, sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu, của công ty SGK điện tử EDC – trực thuộc NXB Giáo dục Việt Nam.
Trái đắng của sự lệ thuộc
Thủy điện Sông Bung 4 ở huyện Nam Giang, Quảng Nam đang được nhà thầu của Trung Quốc thi công.
Courtesy photo
|
Vụ nhà thầu Trung Quốc bỏ ngang dự án thủy điện đang thi công ở Kontum
hồi cuối tháng 7 đã làm nóng lại cảnh báo về mối nguy lệ thuộc Trung
Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Phần nổi của tảng băng chìm
TS Phạm Sỹ Thành, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) được báo Lao Động điện tử trích lời nói rằng, sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mối nguy từ việc doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu phần lớn các dự án ‘chìa khóa trao tay’ tổng thầu EPC tại những công trình trọng điểm mới là điều đáng lo ngại.
Trả lời Nam Nguyên, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam từ Hà Nội phân tích thể thức đấu thầu hiện hành. Theo lời ông, hiện vẫn là thể thức hai phong bì, một phong bì là kỹ thuật, sau khi thông qua phong bì dự thầu về kỹ thuật thì xem đến phong bì về tài chính xem mức giá nào đó thì chọn. Về nguyên tắc là có thể không chọn giá thấp nhất, nhưng khuynh hướng hiện nay nói chung vẫn là chọn giá thấp nhất. Để nhà thầu Trung Quốc hay ai khác trúng thầu là tùy thuộc cách tổ chức chọn thầu. TS Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh:
TS Phạm Sỹ Thành, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) được báo Lao Động điện tử trích lời nói rằng, sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mối nguy từ việc doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu phần lớn các dự án ‘chìa khóa trao tay’ tổng thầu EPC tại những công trình trọng điểm mới là điều đáng lo ngại.
Trả lời Nam Nguyên, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam từ Hà Nội phân tích thể thức đấu thầu hiện hành. Theo lời ông, hiện vẫn là thể thức hai phong bì, một phong bì là kỹ thuật, sau khi thông qua phong bì dự thầu về kỹ thuật thì xem đến phong bì về tài chính xem mức giá nào đó thì chọn. Về nguyên tắc là có thể không chọn giá thấp nhất, nhưng khuynh hướng hiện nay nói chung vẫn là chọn giá thấp nhất. Để nhà thầu Trung Quốc hay ai khác trúng thầu là tùy thuộc cách tổ chức chọn thầu. TS Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh:
Nhà thầu Trung Quốc thì họ bỏ thầu để trúng cái đã. Còn sau đó khi ký kết hợp đồng họ sẽ thương lượng chứng minh thế nọ thế kia để bổ sung giá cao hơn.
-TS Phạm Sỹ Liêm
“Nhưng ở đây tự nhiên không hiểu cách chọn thế nào đó mà các dự án ngành năng lượng các nhà thầu Trung Quốc đều trúng thầu. Tại sao lại như vậy, là vì các chủ dự án cứ muốn chọn những nhà thầu đưa ra giá rẻ nhất còn bên nhà thầu Trung Quốc thì họ bỏ thầu để trúng cái đã. Còn sau đó khi ký kết hợp đồng họ sẽ thương lượng chứng minh thế nọ thế kia để bổ sung giá cao hơn. Nhưng Luật Đấu thầu bây giờ thì lại cấm giá hợp đồng không được cao hơn giá đấu thầu. Thế nhưng những dự án trước đây là như vậy. Chẳng hạn dự án đường sắt trên cao thì họ cũng như thế và bây giờ họ cũng đòi thêm, không được thì họ cũng bỏ dở nửa chừng họ đi về. Tôi chưa rõ là các chủ dự án của chúng ta sẽ xử lý vấn đề như thế nào. Nhưng tôi nghĩ chắc là phải xử lý đúng theo luật pháp về hợp đồng kinh tế.”
Thông tin ghi nhận trong số 24 dự án nhà máy xi măng thì Trung Quốc làm tổng thầu EPC 23 dự án. Nắm tổng thầu Trung Quốc dành hết thầu phụ cho người của họ; đem luôn lao động phổ thông từ Hoa lục sang. Hiện nay trong 20 dự án nhiệt điện, Trung Quốc trúng tổng thầu EPC 15 dự án tỷ lệ nội địa hoá 0%. Phần lớn các dự án của Tập đoàn Than và khoáng sản phía Trung Quốc đều trúng tổng thầu, kể cả hai dự án bauxite Tây nguyên đầy tranh cãi.
Các chuyên gia đã cảnh báo an ninh năng lượng của Việt Nam nằm trong tay Trung Quốc. Giả sử nhà thầu Trung Quốc vòi vĩnh không được bỏ ngang thì gây thiệt hại rất lớn. Với thiết bị máy móc và công nghệ Trung Quốc thì các nhà thầu khác khó lòng vào làm thay được.
Báo điện tử Đất Việt ngày 21/8/2014 trích lời bà Bùi Thị An, đại biểu quốc hội đơn vị Hà Nội cảnh báo tình trạng nhà thầu Trung Quốc ngừng thi công đòi thêm tiền ngày càng phổ biến. Bà An nêu ví dụ dự án nhiệt điện Nông Sơn Quảng Nam năm 2008, nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá rẻ thi công ì ạch đến năm 2012 thì bỏ hẳn trong khi công trình mới xây dựng được một nửa khối lượng. Chưa hết, gần đây nhất chủ đầu tư dự án thủy điện Vĩnh sơn-Sông Hinh cũng đã phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc nửa chừng vì họ ngừng thi công đòi tăng giá.
Theo lời Đại biểu Bùi Thị An, cần phải truy trách nhiệm đến cùng người đứng đầu các công trình, cũng như những người đã duyệt thầu. Tất cả mọi thứ cần phải được công khai minh bạch.
Người TQ trúng thầu ở mọi nơi
Một công trình xây dựng tại KCN Vũng Áng do nhà thầu Trung Quốc thi công. Courtesy photo. |
Về câu chuyện Việt Nam đã có quá nhiều kinh nghiệm về công nghệ Trung
Quốc và nhà thầu Trung Quốc, nhưng tại sao người Trung Quốc lại trúng
thầu ở mọi nơi mọi chỗ. TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng
Việt Nam nhận định:
“Rõ ràng việc lựa chọn bên trúng thầu không đúng và thực tế đã chỉ ra. Còn tại sao tình trạng tiếp tục thì cũng chưa ai nói rõ lý do. Nhưng chúng ta đều biết người Trung Quốc trong kinh tế rất coi trọng các mối quan hệ họ gọi là ‘Guan Xi” và ở Việt Nam cái ‘Guan Xi’ này đã phát huy tác dụng và do đó họ trúng thầu nhiều dự án. Trước khi thầu thì họ đã mời các bên có liên quan sang nước họ tham quan để chứng tỏ năng lực của họ. Trong quá trình tham quan thì họ đã ‘thế nào đó’ và rõ ràng cái đó tác động kết quả lựa chọn thầu.”
“Rõ ràng việc lựa chọn bên trúng thầu không đúng và thực tế đã chỉ ra. Còn tại sao tình trạng tiếp tục thì cũng chưa ai nói rõ lý do. Nhưng chúng ta đều biết người Trung Quốc trong kinh tế rất coi trọng các mối quan hệ họ gọi là ‘Guan Xi” và ở Việt Nam cái ‘Guan Xi’ này đã phát huy tác dụng và do đó họ trúng thầu nhiều dự án. Trước khi thầu thì họ đã mời các bên có liên quan sang nước họ tham quan để chứng tỏ năng lực của họ. Trong quá trình tham quan thì họ đã ‘thế nào đó’ và rõ ràng cái đó tác động kết quả lựa chọn thầu.”
Người Trung Quốc trong kinh tế rất coi trọng các mối quan hệ họ gọi là ‘Guan Xi” và ở Việt Nam cái ‘Guan Xi’ này đã phát huy tác dụng và do đó họ trúng thầu nhiều dự án.
-TS Phạm Sỹ Liêm
Đề cao Luật Đấu thầu 2013 và hy vọng nó sẽ sớm có tác dụng giúp cải thiện tình trạng khuất tất trong vấn đề đấu thầu. Tuy nhiên TS Phạm Sĩ Liêm có thêm đề xuất ông nói:
“Những dự án này phần lớn đều là dự án của nhà nước mà những dự án người Trung Quốc tham gia phần lớn lại là những dự án vay tiền của Trung Quốc mà vay tiền của Trung Quốc, vay vốn ODA thì người ta yêu cầu phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, tư vấn Trung Quốc, các nước khác thì cũng tương tự thôi. Các chủ đầu tư dự án nói chúng tôi phải chọn nhà thầu Trung Quốc vì chúng tôi vay tiền vốn ODA của Trung Quốc, phải theo điều kiện đặt ra. Nhưng theo tôi, chúng ta lúc cần cũng phải biết nói không với vốn ODA. Chứ không có nghĩa cứ vốn ODA là phải chấp nhận.”
Về mặt chính thức Trung Quốc không phải là nước cung cấp viện trợ phát triển (ODA) lớn cho Việt Nam. Trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, Trung Quốc xếp thứ 14 với gần 900 dự án FDI tổng vốn đăng ký 4,68 tỷ USD.
Tuy vậy theo trang mạng Diễn đàn Kinh tế Việt Nam VEF, dòng vốn Trung Quốc chảy vào Việt Nam rất lớn và chưa được thống kê đầy đủ. Thực tế Trung Quốc cung cấp vốn vay ưu đãi lãi suất thấp cho hầu hết các dự án ngành công nghiệp, năng lượng của nhà nước Việt Nam, thông qua đầu mối Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).
Rõ ràng bất kỳ sự lệ thuộc nào cũng kèm theo trái đắng, kể cả lệ thuộc vốn vay của Trung Quốc.
Nam Nguyên
(RFA)
Philippines bác bỏ đàm phán song phương với TQ về tranh chấp lãnh thổ
Người biểu tình phản đối Trung Quốc bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila, Philippines 12/6/2014.
VOA
Philippines cho biết họ giữ nguyên lập trường đa phương của mình trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông giữa lúc có tin tàu Trung Quốc xuất hiện ở Bãi Cỏ Rong.Phát ngôn viên tổng thống Edwin Lacierda hôm thứ Sáu nói rằng đối với Philippines, đàm phán song phương với Trung Quốc là “bất khả thi” bởi vì tranh chấp ở Biển Đông bao gồm nhiều hơn hai bên tranh chấp, và rằng đàm phán song phương giữa hai bên tuyên bố chủ quyền gây phương hại cho nhiều hơn hai nước tuyên bố chủ quyền.
Phát ngôn viên này cũng cho biết Philippines sẽ tiếp tục gửi công hàm ngoại giao phản đối điều mà Philippines cho là hành động xâm lấn của Trung Quốc đối với lãnh thổ của họ, mặc dù Bắc Kinh liên tục khước từ những kháng nghị này.
Ông Lacierda nói vấn đề không phải là liệu Trung Quốc sẽ chấp nhận công hàm phản đối ngoại giao hay không mà quan trọng là chính phủ Philippines tiếp tục khẳng định quyền của mình.
Đầu tuần này, Bắc Kinh đã khước từ một công hàm phản đối ngoại giao của Philippines về sự việc được cho là tàu Trung Quốc xuất hiện ở Bãi Cỏ Rong.
Philippines xem Bãi Cỏ Rong thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình vì cách đảo Palawan 80 hải lý.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng Bãi Cỏ Rong là lãnh thổ của Trung Quốc.
Nguồn: abs-cbnnews.com, gmanetwork.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét