Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Sức mạnh của một nước Việt Nam Dân Chủ

Chính khách và hành xử với truyền thông

 Thấy gì sau câu chuyện đáng tiếc tại một cuộc họp báo của thành phố Hà Nội mới đây?...
Góc nhìn: Chính khách và hành xử với truyền thông
Một cuộc họp báo ở nước ngoài. Giữ được phong thái quý ông trong một không khí đầy áp lực thế này là rất khó khăn.
Câu chuyện gây tranh cãi về cung cách ứng xử của một quan chức Hà Nội với một nhà báo trong một cuộc họp báo mới đây, có thể xem là dịp để mổ xẻ nhiều hơn về kỹ năng của người có danh phận trước giới truyền thông.

“Khi tôi tới đây, bà Laura nhà tôi đã dặn rằng, dù tình hình thế nào đi chăng nữa, anh vẫn phải là một người lịch thiệp”.

Năm 2006, trả lời phỏng vấn báo chí sau khi bị ném cà chua ở Indonesia, Tổng thống Mỹ George Bush đã bắt đầu như vậy, trước khi nói tiếp: “Không vấn đề gì, việc đó (ném cà chua) chứng tỏ đấy là một quốc gia dân chủ”.

Bị ném cà chua vào mặt là một trải nghiệm khó khăn, nhưng ông Bush vẫn tỏ ra lịch thiệp, hoặc ít ra là ông cố gắng để lịch thiệp. Tuy nhiên, không những không phản ứng một cách bất nhã, ông còn “tranh thủ” nhấn mạnh được với giới truyền thông quốc tế về “dân chủ”, một “giá trị Mỹ” mà người Mỹ thường đề cao và muốn lan tỏa khắp thế giới.

Bộ phận phục vụ của ông Bush khi đó có lẽ đã mất thêm thời gian và chi phí giặt tẩy bộ vest của sếp, nhưng bản thân Tổng thống Mỹ thì đã “ghi điểm” đáng kể với báo giới, giữa bối cảnh đầy thử thách khi đó trong chuyến thăm châu Á.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, khi còn là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cũng từng đối diện nhiều câu hỏi khó, nhưng ông cũng đã có những câu trả lời khiến báo giới ngả mũ.

Lấy ví dụ có lần, trước câu hỏi của một nhà báo nổi tiếng về tình hình “chuẩn bị nhân sự” trước một kỳ họp Quốc hội, ông Đam có cách thoái thác trả lời khéo léo.

Vấn đề nhân sự vẫn thường bị xem là “nhạy cảm”, và ông Đam, sau thoáng chút suy nghĩ, nhìn về phía nhà báo và nói đầy dí dỏm: “Tôi không nghĩ là trong danh sách đó có anh!”. Một cách từ chối khiến người hỏi cũng không thấy mếch lòng, trong khi tránh được một nội dung đầy gai góc.

Câu chuyện của Tổng thống George Bush hay của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam được giới truyền thông kể lại với nhau nhiều lần, như là những ví dụ thú vị về ứng xử của chính khách nói riêng, của người nổi tiếng nói chung.

Đáng tiếc, nhiều ví dụ kém thú vị khác vẫn đã và đang diễn ra, như câu chuyện đáng tiếc tại một cuộc họp báo của thành phố Hà Nội mới đây. Vì bất bình trước việc bị một nhà báo “cắt lời”, một quan chức gần như đã đòi “đuổi” nhà báo này ra khỏi phòng họp báo - câu chuyện khiến cộng đồng báo chí dậy sóng mấy hôm nay.

Trước đó, giới truyền thông cũng từng chứng kiến việc một lãnh đạo Tập đoàn Vinashin (nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy - SBIC), hất micro của một phóng viên thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) với một thái độ khá bất nhã.

Ứng xử với truyền thông là một kỹ năng mà mọi chính khách lớn nhỏ, hay người nổi tiếng như doanh nhân, nghệ sỹ, cầu thủ bóng đá... đều cần được trang bị. Trước một tình huống khó, khéo léo né tránh một cách phù hợp khi không muốn hoặc không thể trả lời, là một kỹ năng quan trọng mà nhiều khi không phụ thuộc vào trình độ học vấn của người đó.

Trong hành trình làm chính khách, chút bối rối, thậm chí “vã mồ hôi” trước truyền thông là điều có thể thông cảm được; trong khi những hành xử kiểu “cấp trên - cấp dưới” là hoàn toàn không phù hợp, thậm chí có thể làm cho “hành trình chính khách” ấy đôi khi ngắn lại.

Cho dù khoảng cách quyền lực, tiền bạc, vị thế xã hội hay tầm ảnh hưởng giữa một chính khách và một nhà báo lớn đến mấy, đừng quên rằng trong một cuộc họp báo, chính khách và nhà báo có vai trò tương đương, ở đây là vai trò đối tác hỏi - đáp, ít nhất là trong khuôn khổ cuộc họp báo đó.

Đáng chú ý là sau nhiều “cú vấp” đáng tiếc giữa các chính khách và giới truyền thông, vấn đề đào tạo kỹ năng trả lời báo chí cuối cùng đã được nêu ra một cách nghiêm túc, với sự ra đời của bản “Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” của Chính phủ ban hành hồi tháng 5/2013.

Tháng 7/2013, một quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông, khi trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hội nghị triển khai quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Tp.HCM, cho biết sẽ “mời chuyên gia trong và ngoài nước đào tạo, tập huấn kỹ năng phát ngôn ở cấp bộ ngành trung ương và cấp tỉnh”.

Theo vị này, “không được đào tạo thì rất dễ lúng túng khi đứng trước nhiều máy quay, chụp ảnh, trước nhiều nhà báo đang có nhu cầu được thông tin, trong những vấn đề thời sự mà người dân quan tâm”.

Dù sao, ở vị trí nào đi nữa, chính khách vẫn phải luôn tự nhắc mình đang nhận lương từ tiền thuế của người dân. Trong khi giới truyền thông, về mặt nào đó, đang đại diện cho quyền và lợi ích của người dân.

Vì lẽ đó, ứng xử văn minh và lịch lãm là một yêu cầu, hơn thế, còn là một tiêu chuẩn để người dân và giới truyền thông đánh giá họ.

Thực tế nói chung ở Việt Nam chúng ta chưa có một bộ quy tắc ứng xử nào hay còn gọi là quy tắc tiêu chuẩn cho nguồn  nhân lực nói chung và chính khách nói riêng. Vì vậy ta chưa thể có "chế tài" để xử lý các tình huống "đẹp" hay "dở" như những  ví dụ trên điều này cần được nghiên cứu và có giải pháp triển khai mang tính khả thi và toàn diện chứ không nên xử lý theo kiểu giải quyết những "bất cập" trước mắt sẽ có nhiều hệ lụy khó lường.

Muốn vậy mọi thứ đều được công khai hóa, phân tích tình hình và đưa ra được "bộ quy tắc" ứng xử tiêu chuẩn văn hóa của mọi thành phần trong đó có những nhà chính khách cả trong hiện tại và tương lai.
Tổng hợp
(Tầm Nhìn)

Nguyễn Phương Linh - Sức mạnh của một nước Việt Nam Dân Chủ


Nhớ lại. Ngày 27/01/1973, hiệp định Paris được ký kết, mở đầu cho Cộng sản miền Bắc, hai năm sau đó, không tốn nhiều súng đạn, đã thôn tính miền Nam Việt Nam. Uất ức, đau đớn cùng cực, người dân miền Nam kết tội người Mỹ là kẻ phản bội đồng minh Việt Nam Cộng hoà, bán đứng miền Nam tự do cho độc tài Cộng sản miền Bắc. Nhưng bình tĩnh và khách quan, chúng ta sẽ không thể đứng trên quyền lợi của mình để kết tội người khác như vậy.

Người Mỹ biết rất rõ, không thể kéo dài cuộc chiến tại Việt Nam, một cuộc chiến không có ánh sáng ở cuối đường hầm. Họ phải rời Việt Nam trong danh dự. Họ không thể để cho con em họ chết trên rừng rậm tại một đất nước xa xôi. Họ phải hàn gắn vết thương chiến tranh Việt Nam trong mỗi người Mỹ, mỗi gia đình Mỹ. Người Mỹ phải dành thì giờ để ổn định lại nền kinh tế của đất nước họ sau 20 năm lâm chiến tại Việt Nam. Họ ra đi, trong tư thế của kẻ thua trận sau khi có gần 60 ngàn đồng đội của họ đã vĩnh viễn nằm xuống. Vậy người Mỹ bỏ miền Nam là để cứu đất nước họ, và có thể để nghỉ ngơi trước khi chuẩn bị cho những dự định tốt đẹp khác. Hiểu một cách độ lượng và công bằng như thế, chúng ta sẽ thấy người Mỹ không phải là kẻ phản bội đồng minh miền Nam Việt Nam.

Khi quân đội Mỹ ra đi khỏi Việt Nam, 7 căn cứ không quân của Mỹ ở Thái Lan đóng cửa (1961-1976). Dân Phillippines đứng lên đòi Mỹ trả lại căn cứ Không quân Clark và căn cứ Hải quân tại vịnh Subic. Đây là hai căn cứ hải quân và không quân lớn nhất của Mỹ ở ngoài nước Mỹ. Chúng được xây dựng từ năm 1903 và đóng cửa gần 100 năm sau, năm 1991. Do áp lực của dân chúng, Nhật Bản cũng đã lập kế hoạch để yêu cầu quân đội Mỹ rời khỏi đảo Okinawa.

Thế rồi, mộng Trung Hoa hoá thế giới của Cộng sản Trung Quốc trỗi dậy như Tổng thống Eisenhower của Mỹ đã cảnh báo cách đây 70 năm trong lý thuyết “domino” của ông. Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò 9 đoạn chiếm gần trọn biển Đông. Họ lập ra Vùng Nhận dạng Phòng không. Đưa Giàn khoan HD981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Một phần lãnh thổ của Phillippines bị đe doạ. Tranh chấp quyết liệt về quần đảo Điếu Ngư hay Senkaku đã xảy ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Biển Đông dậy sóng.

Trước sự hung hãn ấy của một nước Cộng sản độc tài hùng mạnh Trung Quốc, những nước nhỏ khó bề ngăn cản được con hổ Trung Quốc. Nhật Bản cấp tốc hoãn lại, nếu không nói là bỏ hẵn kế hoạch đòi Mỹ trả lại căn cứ quân sự trên đảo Okinawa. Tháng 6 năm 2012 Phillippines đã mời Mỹ trở lại vịnh Subic và căn cứ Clark như xưa. Sau khi bị người anh em “4 tốt” Trung Quốc ức hiếp và sỉ nhục, đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã phải buộc lòng tìm đến cầu cứu kẻ cựu thù Mỹ.

Vốn rất thực dụng và thực tế, như người Mỹ đã tiên đoán trên 40 năm về trước rằng họ sẽ trở lại Việt Nam và vùng đất ở châu Á, và sẽ trở lại trong tư thế để chiến thắng, như họ thua lần đầu khi đổ bộ lên bờ biển Normandy ở Pháp và họ đã trở lại Normandy và đã chiến thắng, giải phóng toàn châu Âu thoát khỏi hoạ phát xít Đức. Gần 10 ngàn người lính Mỹ đủ các loại cấp bậc đã nằm xuống chỉ cho một mục tiêu duy nhất: bảo vệ lý tưởng tự do.

Vậy, lần này người Mỹ trở lại Việt Nam và biển Đông không phải vì Việt Nam hay Phillippines hay vì Nhật Bản mà, để họ phục vụ đất nước Mỹ, phục vụ mục tiêu hoà bình, dân chủ, thịnh vượng cho người Mỹ và các nước đồng minh trên vùng biển Đông. Người Mỹ và mọi người trên thế giới đã thấy thủ đô kinh tế tài chính thế giới ngày nay không còn ở London, New York hay Tokyo mà đang tiến dần về khu vực Đông Nam Á. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) lúc đăng ký đầy đủ sẽ có 12 quốc gia thành viên trong đó có 4 quốc gia sáng lập là Bruney, Chile, New Zealand, Singapore và 8 nước đang đàm phán gồm Mỹ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản. TPP lúc ấy sẽ trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế toàn cầu. Tiềm năng của TPP rất lớn: GDP trên đầu người: 34.750 tỷ đô la Mỹ chiếm 37,5% GDP của thế giới, có dân số là 798,5 triệu người chiếm 11,2% dân số thế giới, và kim ngạch thương mại bằng 25% kim ngạch của thế giới. Với một khu vực có một nền kinh tế tiềm năng như vậy chắc chắn, bằng mọi giá, con người trong các quốc gia TPP phải đồng lòng, nhất trí trong việc tránh chiến tranh, giữ gìn an ninh, ổn định, hoà bình, để tập trung vào phát triển. Để đạt được những mục tiêu ấy điều căn bản là phải có sự đồng thuận của mọi người, nghĩa là các xã hội phải dựa trên nền tảng dân chủ. Dân chủ là đầu mối của tự do, công bằng, chính trực. Chính những giá trị này sẽ làm cho con người tin tưởng nhau để tập trung xây dựng cuộc sống cho cao đẹp hơn, nhân hậu hơn, hạnh phúc hơn.

Nước Mỹ đã tốn không biết bao nhiêu xương máu để có được một nền dân chủ và một nền kinh tế hàng đầu thế giới như ngày nay. Người Mỹ tự hào đã xây dựng được một nền khoa học, kỹ thuật phục vụ cuộc sống có chất lượng của con người. Họ muốn các nước trong vùng xuyên Thái Bình Dương cũng có những nền kinh tế mạnh và cuộc sống bình an, hạnh phúc. Họ muốn Việt Nam có một chính quyền dân chủ, minh bạch và một đất nước có nhiều tổ chức xã hội dân sự. Chính những tổ chức này sẽ tạo nên một đất nước công bằng, quý trọng sự khác biệt của nhau, giúp chính phủ nghe được tiếng nói của lương tâm, thấy được trong lòng người dân mình muốn gì. Giống như xã hội Mỹ, nhờ có dân chủ, có nhiều tổ chức xã hội dân sự mà đất nước họ tự do được phát triển hơn, giàu mạnh hơn. Đối với Việt Nam, dân chủ, tự do còn là sức mạnh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Độc tài, toàn trị, quan liêu, tham nhũng, bất công, xem quyền lợi cá nhân, đảng phái lên trên lợi ích của quốc gia là cái hoạ lớn cho toàn dân tộc Việt Nam.

Người Mỹ thích giúp các nước đối tác mạnh. Một nước đối tác mạnh là một nước hợp lòng dân, được người dân hỗ trợ. Với nhiệm sở ở nước ngoài như Toà Đại sứ, Tổng lãnh sự, người Mỹ có hàng trăm cách để biết một chính phủ có hợp lòng dân hay không, những ai tham nhũng, những ai độc tài, những ai thân Trung Quốc, những ai bài Mỹ, những ai theo Nga, những ai thân Pháp. Đối với các nước tự do, đây là chuyện bình thường, họ không quan tâm đến các vấn đề nội bộ của người khác. Nhưng trong quan hệ quốc tế, muốn có lòng tin và sự ủng hộ của nhau, Việt Nam không nên nói điều không thực, tránh thói quen tuyên truyền. Phải làm cho được những điều mình đã hứa.

Việt Nam sẽ là một thành viên của TPP. Nếu hợp lòng dân, giữa chính phủ và nhân dân là một. Đó là một sức mạnh vũ bão. Ngoài ra, Việt Nam còn có thêm sự hỗ trợ chân tình của các nước thành viên trong Hiệp định TPP và các nước bằng hữu dân chủ khắp mọi nơi trên thế giới. Sức mạnh của Việt Nam lúc đó là một sức mạnh tổng hợp. Không có một nước nào dám đe doạ Việt Nam.
Nguyễn Phương Linh
(Diễn Đàn Thế Kỷ)

Jonathan London - Vài suy nghĩ về báo chí Việt Nam

 Jonathan London
(Lưu ý, là lần đầu tiên tôi đã không nhờ ai kiểm tra bài. Cũng có thể có nhiều sai.).

Một trong những phát triển khá hứa hẹn ở Việt Nam hiện này là sự nổi lên của nhiều nhà bình luận độc lập và cái gọi là “nhà báo độc lập.” Dù có quan điểm nào về chính trị ở Việt Nam, việc Việt Nam đang phát triển một ‘phạm vi công’ (tức một không gian mà những ý kiến có thể được phô diễn một cách công khai) là không thể bàn cãi rồi.

Nghĩ gì về chính trị, động thái phức tạp của chính quyền đối với hiện tượng này hàm ý lập trường của Ban Tuyên Giáo đang diễn biến một cách nhất định nào đó, dù những tính chất và những kết quả của diễn biến đó còn quá mơ hồ. Riêng tôi khuyên chính quyền ở Việt Nam để cùng với dân dần dần bội dưỡng không gian đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một nền báo chí đa dạng hơn.Trong bối cảnh này, tôi có một vài đề nghị rất nhỏ đối với giới gọi là “nha báo độc lập” của Việt Nam.

Trước khi chuyển sang những đề nghị đó xin giải tích quyết định (mới có và tự phê duyệt sáng nay khi đang uống ca phê) đề viết một bài ngấn về việc này xuất phát từ việc. Một là nội dung của một bài “Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng còn có độc lập?” do Nguyễn An Dân viết. Hai là những ý tưởng của tồi gần đây sau 2-3 năm quan sát sự phát triển của ‘ngành’ báo chí độc lập ở Việt Nam trong những hình thức của nó. Vì bài đó và những ý tưởng của tôi liên quan đến nhau. Đề nghị ngấn gọn là như sau:

Bình luận và phản biện xã hội là một chức năng cột yếu của một nền báo chí. Song, có những bài miêu tả và phân tích một cách khách quan và nêu rõ những quan điểm khác nhau – tức ‘news gathering and reporting’ không nên bị bỏ qua. Ai cũng thích đọc những bài ý kiến. Nhưng, đề nghị các nhà báo Việt Nam độc lập cũng nỗ lực để phát triển những thế mạnh của hộ đối với những chức năng khác cưa ngành báo chí. Trong đó có việc viết những ‘bài thời sự’ (news ariticles) bình thường, khách quan, và được tin. Tôi biết viét những bài báo ‘bình thường’ có lúc chán. Viết bình luận, chém gió sướng hơn. Song, một tờ báo tin cậy (liệu trên giấy hay mạng) không thế thiếu những bài Làm đó Việt Nam sẽ mới có một nền báo chí thực sự độc lập.

Tôi xin nhấn mạnh, tôi rất ửng hộ sự đa dạng hóa của nền báo chí ở Việt Nam. Tôi cũng hiểu làm nhà báo ở Việt Nam một cách chuẩn và chuyên nghiệp, nhất là nhà báo độc lập, còn quá khổ, thậm chí đầy rủi ro. Với tư cách là bạn của Việt Nam tôi cũng đè nghị các bạn trong bộ mấy để thấy một cách mới sự giá trị của báo chí trong quá trình dân chủ hóa đất nước một cách trật tự, an toàn, văn minh. Bào chỉ không nên chỉ được xem là một công cụ, phải không? Việc có những bất đồng chính kiến được thảo luận một cách văn minh là chuyện bình thường ở các nước văn minh, phải không?

Dù chúng ta chưa biết về tương lai, chưa biết sẽ có nhà báo đọc lập nào sẽ được thả trong những tuần tới, sẽ có một nền bào chí như thế nào trong những năm tới, tôi xin chức mừng cả nước Việt Nam về sự phát triển và đa dạng hóa của ngành bào, cũng như khuyên khích cả người dân lẫn lãnh đạo chính trị nỗ lực để nuôi dưỡng bào chí của đất nước để thúc đầy dân chủ hóa của đất nước Việt Nam.
 Jonathan London
(Blog Xin Lỗi Ông)

Vụ “Phạm Chí Dũng”: Hoan hô tính đa nguyên trong báo chí độc lập

(VNTB) - Chúng tôi vui mừng, vì chưa đầy hai tháng thành lập, mà tinh thần đa nguyên trong Hội nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) đã phát huy tác dụng, hứa hẹn một nền báo chí tự do sẽ mau đến cho công chúng Việt Nam.
Đa nguyên về quan điểm
Những lý thuyết gia và những nhà cai trị các quốc gia theo học thuyết Cộng sản thường đề cao việc thống nhất quan điểm, theo một quan điểm duy nhất. Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy việc thống nhất quan điểm, tạo ra một quan điểm duy nhất là một giải pháp kém hiệu quả nhất cho phát triển. Hầu như nó chỉ đáp ứng được cho mục tiêu của một nhóm nhỏ, mà chưa bao giờ đủ sức giải quyết các vấn đề chung của cả cộng đồng. Minh chứng rõ nhất tại Việt Nam là dùng chiến tranh để thống nhất đất nước, bỏ qua một bên Hiệp định tái lập hòa bình đã được ký kết ở Paris năm 1973. Còn trên thế giới là cuộc tấn công vào Iraq với lý do ngụy tạo của liên quân Mỹ-Anh.

Do đó, việc đa nguyên trong quan điểm báo chí về tình hình chính trị xã hội Việt Nam nên là bước đi tiên phong cho cả cỗ xe Việt Nam đã khởi động rồi mà chưa biết lái theo hướng nào cho tốt.
Việc nhà báo Phạm Chí Dũng đưa ra những nhận định của ông về diễn biến của Việt Nam sau chuyến thăm Hoa Kỳ của ông bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trên BBC: "Chỉ trong khoảng ba tuần lễ, dường như những người trong “Phe bảo thủ” đã vượt lên một nhịp so với “Phe lợi ích”, khi trước đó thế giằng co là tương quan nổi trội tưởng như còn kéo dài đến tận Đại hội Đảng 12" là quan điểm bình luận của ông.
Quan điểm này có nhiều người chia sẻ, đón nhận, nhưng cũng có không ít người chê bai. Ở đây có ít nhất ba luồng quan điểm xuất hiện: Quan điểm của nhà báo Phạm Chí Dũng, quan điểm của những người ủng hộ, và quan điểm của những người không đồng tình.
Người đọc cũng cần phải cẩn thận khi chúng tôi không nhập chung quan điểm của ông Dũng và những người ủng hộ ông là một, vì trong thực tế, không ai ủng hộ ai 100% về mặt tư tưởng cả. Người ta chỉ ủng hộ những quan điểm phù hợp hoặc đang chi phối tích cực cho họ, hoặc ít là quan điểm đó được hiểu theo ý họ, nên họ theo. Ngược lại cũng hiếm có trường hợp không đồng tình hay chống đối một quan điểm 100%. Nguyên tắc Âm trong Dương và Dương trong Âm giúp hiểu rõ về vấn đề này.
Những bài viết kế tiếp đăng cùng trên BBC của ông Nguyễn An Dân hay trên Tin tức hàng ngày của nhà báo Nguyễn Quang trình bày quan điểm khác với nhận định của nhà báo Phạm Chí Dũng về kết quả chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị là điều bình thường.
Không ai đủ thông tin để khẳng định một trong các quan điểm này đúng hoàn toàn hay sai hoàn toàn. Do đó đa nguyên quan điểm cần được khuyến khích hơn nữa, để không chỉ dừng lại hai quan điểm như thể đối đầu nhau, mà còn có thể có thêm nhiều quan điểm xuất phát từ các lối tiếp cận khác hầu tiếp tục cung cấp cho công chúng những thông tin chính xác và minh bạch hơn, đồng thời giúp người dân có thêm nhiều cơ hội suy tư và chọn lựa khi cần.
Tự do đa nguyên, nhưng không được tấn công cá nhân
Xét về mặt tư tưởng, không ai dễ dàng chịu ai, nhưng không phải vì thế mà biến phản biện thành lên án cá nhân.
Nhà báo Nguyễn Quang viết trên Tin tức hàng ngày: "Nếu như điều bình luận trên đây [bình luận của ông Dũng - NV] là của một quần chúng bình dân thì người ta có thể bỏ qua cái giả thiết cho rằng chuyến đi của John McCain và Sheldon Whitehouse đến Việt nam vừa rồi là do dựa vào lời mời của Phạm Quang Nghị. Song đây là bình luận của ông Phạm Chí Dũng - Chủ tịch Hội NBĐL, một nhà bình luận chính trị được đánh giá là sắc sảo hàng đầu thì đó là điều khó có thể tha thứ".
Chúng tôi ủng hộ nhà báo Nguyễn Quang phản biện hay trình bày ý kiến đối nghịch với tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhưng chúng tôi không đồng ý ông Quang xem thường "quần chúng bình dân" [cách dùng từ của ông Quang - NV].
Ông Quang viết "Nếu như điều bình luận trên đây là của một quần chúng bình dân thì người ta có thể bỏ qua" nghĩa là gì? Ông xem thường "quần chúng bình dân" không đủ tri thức để hiểu vấn đề ông đang bàn sao? Trong cộng đồng "quần chúng bình dân" đó có cha mẹ, thầy cô của các nhà báo. Nhiều người trong họ là ân nhân về trí thức, về tâm linh và cả về vật chất của nhà báo. Chưa chắc nhà báo có khả năng hơn "quần chúng bình dân" đó. Nhà báo không được "hút máu người" rồi bảo "máu người tanh".
Điểm thứ hai chúng tôi cũng không đồng ý với nhà báo Nguyễn Quang là đang phản biện về nhận định đúng sai của nhà báo Phạm Chí Dũng lại lôi thân thế, địa vị xã hội vào để hạ thấp uy tín cá nhân ông Dũng.
Ông Quang viết: "Đây là bình luận của ông Phạm Chí Dũng - Chủ tịch Hội NBĐL, một nhà bình luận chính trị được đánh giá là sắc sảo hàng đầu thì đó là điều khó có thể tha thứ".
Tại sao đang tranh luận về chuyện ông Nghị lại không tiếp tục đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ quan điểm của ông Dũng là quan điểm thiểu số, không phù hợp với công chúng lại lôi cái này vào? Đây là cách cãi nhau của người không đủ lý, nên phải dùng yếu tố bên ngoài đưa thêm vào hỗ trợ. Cần lưu ý tư tưởng con người không bao giờ được đánh giá bởi địa vị xã hội của người đó. Một ông vua không luôn luôn có tư tưởng tuyệt vời, mặc dù nơi vị này tiềm năng đó rất lớn. Tráng sĩ Phạm Ngũ Lão đang ngồi giỏ tre, nhưng ai có thể cấm ngài có những thao thức lớn lao về đất nước.
Cách thức kéo nhân thân ra để đánh ngã đối thủ còn thấy ở ông Nguyễn An Dân viết trên BBC tiếng Việt: "Điều này vừa sai vừa ủng hộ bảo thủ, cả hai điều đều phản lại tính chất “độc lập” của một nhà báo độc lập, lại là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập".
Xin các nhà báo hãy tranh luận cách trong sáng, đừng mang một tiêu chuẩn do mình định ra rằng "độc lập" phải thế này, "Chủ tịch HNBĐL" phải thế kia để đánh giá người khác về quan điểm. Hãy chứng minh quan điểm của nhà báo Phạm Chí Dũng sai, nếu quý vị có nhiều thông tin và trực nghiệm tốt hơn, chứ đừng bao giờ nhắm vào con người đang muốn dấn thân cho công cuộc chung. Điều này sẽ giúp báo chí Việt Nam thoát thai khỏi báo chí xã hội chủ nghĩa và hy vọng công chúng Việt Nam sớm có tự do báo chí.
Đừng nhà báo nào lại tự buộc mình trở thành cho công cụ cho ai hay cho nhóm nào, vì sứ mạng của nhà báo là cung cấp cho công chúng của mình tin tức quan trọng, chính xác, đầy đủ và khách quan nhất.
Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh

Tranh cãi nảy lửa về giọng nói của BTV thời sự

Bản tin thời sự có sự xuất hiện BTV nói giọng Huế đã thu hút rất nhiều ý kiến phản hồi, bàn luận sôi nổi.

BTV của Đài truyền hình quốc gia thì phải chuẩn

giọng Huế, địa phương hóa, Kim Tiến, Anh Phương
Sau Hoài Anh, có thêm nhiều BTV nói giọng Nam xuất hiện trên sóng VTV

Bản tin thời sự 12h ngày 6/8 với sự xuất hiện của BTV Anh Phương nói tiếng Huế trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi. Người khen vì cái lạ, người chê vì sự lệch chuẩn thông thường. Đặc biệt, ý kiến mới đây của NSƯT Kim Tiến, PTV kỳ cựu của VTV càng thổi bùng lên tranh luận trái chiều về chuyện 'địa phương hóa' giọng nói của các BTV trên sóng truyền hình quốc gia.
"Theo tôi, Đài truyền hình Việt Nam nên thường xuyên có những chương trình thời sự của địa phương do các địa phương làm để người dân được biết thêm tiếng địa phương nhưng người dẫn chương trình chung nên dùng giọng chuẩn (tạm gọi là giọng Bắc hoặc giọng Hà Nội như hiện nay). Lý do tại sao lại dùng giọng Bắc vì mọi người thấy hầu hết các bạn thi âm nhạc, hát tại các tỉnh thành dù là người Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình thuận hay người Miền Nam cũng đều hát giọng Bắc đó thôi. Có ai hát giọng địa phương đâu trừ khi hát bài dân ca. Không phải giọng Bắc là chuẩn mực hơn giọng khác nhưng nó phổ biến hơn nên cũng nên lấy đó làm chuẩn", độc giả Huy nêu quan điểm.
Độc giả Thái Hương cho rằng: "Mình dân Nghệ nhưng cũng thấy không hợp lí. Nên nhớ VTV cho cả nước và người Việt ở nước ngoài, thậm chí người nước ngoài cũng theo dõi. Nói giọng đó sao họ nghe?".
Đồng quan điểm, độc giả có nickname Trần nói: "Không phải là phân biệt vùng miền nhưng chương trình thời sự vào lúc 19 giờ nên chọn các BTV nói giọng Bắc chuẩn, còn với chất giọng nói "rề rà"  thì nên để vào tiết mục đọc chuyện "đêm khuya" thì hợp lý hơn".
Độc giả Phạm Văn Hiệp gửi ý kiến: "Người xưa có câu: 'Nhân bất thập toàn'. Nói cho cùng là không ai phát âm chuẩn cả, muốn chuẩn thì phải học hỏi, sửa chữa, rèn luyện mới có được. Khi làm công việc BTV của Đài truyền hình quốc gia thì phải chuẩn, nhất là báo nghe thì phải phát âm chuẩn. Tiếng Việt chúng ta rất giàu và đẹp, cho nên mỗi một người Việt đều phải có trách nhiệm làm cho nó đẹp hơn, chứ đừng làm méo mó nó.
Trước đây có BTV Hoài Anh phát âm nghe được, gần đây có Trần Long trong bản tin tài chính trưa là nghe rất hay, rõ ràng. Người khó tính đến mấy nghe Trần Long phát âm cũng rất hài lòng.
Còn lại, phần lớn BTV của Đài phát âm sai nhiều quá. Ví dụ: BTV phát âm không chịu phân biệt âm tr, ch; âm d, gi, r,... Còn về dấu thì dấu "hỏi" thì phát thành dấu "huyền". Ví dụ: "Kính chào quý vị khán "già" ; "câu hòi"; Boeing 777 phát thành "bày bày bày"; Nguyễn Ngọc Hảo phát thành "Nguyễn Ngọc Hào"; lời rao phát thành "lời "giao"; hát sẩm phát thành "hát "sầm""; chính phủ Nhật Bản phát thành "Chính "phù" Nhật "Bàn". Nghe rất khó chịu".
"Theo tôi miền nào cũng được nhưng phát âm phải chuẩn. Không thể phát âm từ "ăn" thành "ăng" hay "xin chào quý vị và các bạn" thì phát âm là "xin chào quý vị và các bạng" như cô BTV người Huế", độc giả Sơn phản hồi.
Đài truyền hình Việt Nam nên có BTV của 3 miền

giọng Huế, địa phương hóa, Kim Tiến, Anh Phương
BTV Anh Phương trong bản tin thời sự nói giọng Huế gây tranh cãi
Độc giả Lê Dũng cho rằng: "Đài truyền hình quốc gia thì phải mang tính toàn quốc. Giọng Huế đại diện cho một vùng ngôn ngữ rộng kéo dài từ Nghệ An đến Huế. Có một BTV giọng Huế trong bản tin thời sự là hợp lý. Người vùng miền khác cũng nghe và hiểu thôi".
"Phải đa dạng hóa ngôn ngữ thôi. Không phân biệt Bắc, Trung, Nam mà điều quan trọng là phát âm truyền cảm tới người nghe và không mắc phải lỗi chính tả", độc giả Ngọc Bảo phản hồi.
Bạn đọc Bảo Thiên cùng quan điểm: "Các vùng Bắc, Trung, Nam của Việt Nam là 3 miền có phát âm đặc trưng riêng, việc Đài THVN chọn để phục vụ khán thính giả cả nước là tốt. Không có quy định nào về việc đài quốc gia thì phải giọng Bắc. Giọng Bắc hay nam hay Trung mà L, N, CH, Tr loạn cả lên thì đến Tây nghe còn cười cho!"
Độc giả Hải Sơn lại cho rằng: "Theo tôi, tiếng phổ thông của Việt Nam là tiếng Việt, vì vậy tất cả những ai phát âm bằng tiếng Việt (không ngọng) đều có thể làm nghề phát thanh và chúng ta không được phân biệt đối xử. Mặc dù mình không phải là người Huế nhưng mình rất thích nghe giọng bạn Anh Phương phát thanh trên truyền hình: Rõ ràng- rành mạch- tròn vành- rõ chữ- lại còn có duyên.
"Tôi thấy đài truyền hình Việt Nam nên có BTV của 3 miền là hay nhất vì đây là đài Việt Nam chứ không phải đài Hà Nội mà bắt buộc phải giọng Hà Hội. Công nhận giọng Hà Nội phát âm chuẩn hơn nhưng không phải từ nào cũng đúng. Đài truyền hình Việt Nam nên có cả giọng Bắc Trung Nam để các địa phương có thể dễ nghe tiếng của nhau hơn chứ lúc nào cũng Hà Nội thì những tiếng khác không ai nghe được à? Tôi thấy là người Việt Nam mà không nghe được tiếng của nhau là một điều cực kỳ tệ hại", độc giả có nickname Polytest viết.
Độc giả Phụng Vũ cho rằng nên thay đổi để thấy được sự thú vị trong ngôn ngữ: "Mình cũng đi rất nhiều nơi rồi, cô ấy nói tiếng Huế nhưng đã được phổ thông hoá cho nhẹ bớt để mọi người dễ nghe, chứ nói đặc giọng Huế thì nhiều người nghe không hiểu hết được. Cũng nên thay đổi đôi chút xem sao"

giọng Huế, địa phương hóa, Kim Tiến, Anh Phương
         NSƯT Kim Tiến cho rằng không nên địa phương hóa Đài truyền hình Quốc gia
HK (tổng hợp)
(VNN)

Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử (2)

Đối với Phật tử, Giê-su là một con người đáng kính trọng, đáng thờ phụng, là một vị thánh nhân và chắc đã trở thành vị trời sau khi là một con người, cách đây ngót hai mươi thế kỷ.
Giê-su đáng được kính trọng trong lòng người Phật tử

Nếu con người Giê-su sinh ra cách đây ngót hai mươi thế kỷ đã trở thành một vị trời, người Phật tử có thể dễ dàng chấp nhận chuyện này, thì ngài rất đáng được kính trọng, đáng được tôn sùng như các vị thần linh khác, được mọi người tôn kính thờ phượng do vô số thiện nghiệp của các ngài trong các đời sống trước; chính tính trời của các vị là bằng chứng rõ ràng về những thiện nghiệp của các vị trong các kiếp trước.

Hơn nữa, nghi lễ của đạo Ki-tô không đòi hỏi sát sinh, cũng giống như nghi lễ đạo Phật, vì sát sinh để cúng tế là phạm vào một trong những giới cấm cơ bản chung cho cả hai đạo. Người Phật tử không thể chê trách gì tín đồ Ki-tô khi những người này tôn thờ Thầy của họ, Chúa của họ. Còn hơn thế nữa, không gì ngăn cản người Phật tử tôn sùng Giê-su cũng như tôn sùng các vị thần linh khác xuất xứ từ Ấn Độ Giáo; trong nhiều chùa ta thường gặp đền thờ các vị thần này.
Đối với Phật tử, Giê-su là một con người đáng được kính trọng và tôn sùng
  Đối với Phật tử, Giê-su là một con người đáng được kính trọng và tôn sùng.
Đạo Phật chưa bao giờ phủ nhận sự hiện hữu hoặc phủ nhận tính trời của vô số vị trời của Ấn Độ cổ xưa, hay của các xứ mà đạo Phật truyền tới. Đạo Phật cũng không hạ thấp các vị trời đó xuống hàng những loài quỷ, xấu xa và tàn bạo, hiện thân của mọi điều xấu.

Ngược lại, đạo Phật đã thu nhập tất cả những vị này, kể cả những vị vốn rất hung dữ cũng được mau chóng chuyển hóa. Còn hơn thế nữa, đạo Phật đã nâng các vị thần này lên hàng mẫu mực cho Phật tử cư sĩ, nhưng không thể là mẫu cho hàng tăng sĩ vì đời sống quá sung sướng của cõi trời khiến các vị trời không thể thành tu sĩ khổ hạnh, không thể trì hành các giới luật nghiêm túc và khắc khổ, con đường duy nhất đưa đến giải thoát, Niết-bàn.

Trong cõi trời rất phong phú và phức tạp của đạo Phật, rất hiếm có những vị trời còn giữ tính dữ dằn hoặc thực sự căm thù đối với loài người. Nếu có, thường chỉ là những vị địa tiên thuộc những tầng thấp nhất, những vị tiểu thần của một thôn xóm nào đó, hay là Mâra, thần chết, đối thủ chính và dai dẳng của đức Phật, vì ngài dạy cho muôn loài phương pháp để thoát khỏi sự chết, hay đúng hơn những sự chết kế tiếp nhau, hệ quả của tái sinh.

Thật ra, Mâra là một hình ảnh có tính biểu tượng, chỉ được dùng trong đạo Phật, và theo truyền thuyết thì thường thường lố bịch hơn là đáng sợ, ngay cả lúc vị thần này xua đoàn quân quỷ ghê gớm do nó hóa hiện ra để tấn công đức Phật và đức Phật đã xua tan chúng chỉ bằng một niệm của ngài.

Việc các vị trời, ngoại trừ một vài vị rất hiếm, đều là những hữu thể hiền hoà xứng đáng được tôn kính, là một chuyện rất dễ hiểu theo giáo lý nhà Phật; nếu các ngài trở thành trời, được hưởng hạnh phúc tuyệt vời của cõi trời là vì các ngài thừa hưởng quả báo của vô số thiện nghiệp trong những đời trước.

Trở lại đề tài của chúng ta, nếu con người Giê-su đã trở thành một vị trời, và đứng trên quan niệm Phật giáo thì chuyện này rất đáng tin, ngài xứng đáng được mọi người tôn kính thờ phượng, không chỉ những tín đồ đạo Ki-tô, mà kể cả những người Phật tử cũng như những người theo đạo khác.

Hệ luân lý Giê-su truyền dạy cho tín đồ ngài hầu như in hệt hệ luân lý đức Phật dạy cho Phật tử. Không những cả đôi bên đều ngăn cấm làm điều ác, lớn hay nhỏ, như giết người, trộm cắp, tà hạnh, hưởng thụ, dối trá, phóng dật, v.v..., mà cả đôi bên cũng đều luôn luôn khuyên bảo tín đồ mình nuôi dưỡng và thể hiện những đức tính như lòng nhân ái, lòng từ bi, tính kiên trì, lòng từ thiện, lòng khoan dung mỗi khi bị xúc phạm, vv...

Như vậy, đối với Phật tử, Giê-su là một con người đáng kính trọng, đáng thờ phượng, là một vị thánh nhân và chắc đã trở thành trời sau khi là một con người, cách đây ngót hai mươi thế kỷ.
(còn tiếp)
Tác giả: GS. André Bareau
 Người dịch: Lại Như Bằng
(Gia Đình)

'Sống trong sợ hãi' với chế độ quân sự Thái Lan

Một cô gái làm điệu để chụp ảnh trước binh lính Thái sau cuộc đảo chính ngày 22.5
Một cô gái làm điệu để chụp ảnh trước binh lính Thái sau cuộc đảo chính ngày 22.5

Đằng sau vẻ ngoài yên bình ở Thái Lan là một nỗi sợ chế độ quân sự ngày càng tăng. Đã có cáo buộc quân đội dùng nhục hình đối với những người phản đối cùng các dấu hiệu thách thức của giới sinh viên, làm giảm giá trị tuyên bố “chế độ quân sự đang hoàn trả hạnh phúc về tay nhân dân”.

Tuyên bố này được tướng Prayuth Chan-ocha nói đến trong bài diễn văn được truyền hình trực tiếp tối thứ Sáu tuần trước.

Ngày 21.8, Tướng Prayuth đã được Hội đồng lập pháp quốc gia (LNA) gồm các cựu quân nhân và cảnh sát chỉ định làm thủ tướng tạm quyền. Ông hứa sẽ tổ chức bầu cử vào cuối năm 2015.

Ông tìm cách trấn an đồng bào Thái, khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài, rằng quân đội sau khi làm cuộc đảo chính không đổ máu ngày 22.5 đã phục hồi được trị an, sau 6 tháng chia rẽ và đôi lúc dẫn đến những cuộc biểu tình phản đối làm chết người.  

Nhưng người phản đối cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân cử của nữ Thủ tướng Yinggluck Shinawatra cùng các nhà giám sát nhân quyền, nói sự yên tĩnh bề ngoài đang ẩn chứa bầu khí lo sợ quân đội đàn áp mạnh tay đối với người phản đối.

“Con mụ ấy chết chưa ?”

Đó là câu hỏi lạnh người của những điều tra viên, mà người phản đối đảo chính Kritsuda Khunasen nghe được khi bà choàng tỉnh trong phòng giam, nhân ra mình bị bịt mắt. 

Kritsuda từ một điểm bí mật ở châu Âu, kể với Reuters qua Skype: bà bị bắt gần một tháng sau cuộc đảo chính, bị những người lính đánh đập và bỏ bà vào túi nhựa đen cho đến khi bà xỉu: “Đó lúc tôi ngỡ mình đã chết”.

Cuối tháng 6, Kritsuda được thả mà không bị buộc tội nào và bà trốn khỏi Thái Lan. Bà nói các điều tra viên dọa giết bà nếu kể ra chuyện bị nhốt, bị tra tấn.

Reuters nêu tướng Prayuth bác bỏ lời kể của Kritsuda là “hoàn toàn thất thiệt”, phớt lờ lời yêu cầu của Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay mở cuộc điều tra về tố cáo của Kritsuda hôm 5.8.

Tướng Prayuth

Đại tá Winthai Suvaree là người phát ngôn của chính phủ quân sự, nói với Reuters: họ đã thả tất cả những người bị giam nhốt: “Không ai bị ngược đãi, bị tổn thương và chúng tôi chẳng giữ ai quá 7 ngày. Chúng tôi bảo đảm rằng không còn ai bị giam giữ”.

Theo Reuters, quân đội Thái trấn áp người phản đối “có chọn lọc” vì muốn tránh sai phạm quá khứ. Cuộc đảo chính quân sự năm 2006 của họ đã lật đổ chính phủ của tỉ phú truyền thông Thaksin (anh ruột bà Yingluck) nhưng chỉ dẫn đến sự bất ổn khác. Đỉnh điểm là hồi năm 2010, quân đội đàn áp gây chết người thuộc phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin.  

Lần này, chế độ quân sự - có tên chính thức là Hội đồng quốc gia vì hòa bình và trật tự (NCPO) làm việc “có hệ thống” để dẹp tan mọi thách đố quyền lực của họ, dù là những vụ phản đối nhỏ, theo nhà nghiên cứu Sunai Phasuk:

“Họ không chùn tay. Họ có quyền lực và sử dụng nó. Họ không quan tâm sự phê phán của cộng đồng quốc tế và các tổ chức nhân quyền. Người phản đối cuộc đảo chính tiếp tục sống trong sợ hãi”.
Sunai cũng cho rằng quân đội nếu còn đàn áp thì sẽ gây ra một cuộc nổi loạn: “Khi ấy sẽ xảy ra một nỗi đe dọa nghiêm trọng rằng sẽ có cuộc đối đầu bạo lực”.
Các cựu thủ lĩnh “phe áo đỏ” kể với Reuters: NCPO bắt giam hàng trăm người phản đối, chính khách, nhà báo, học giả và chuẩn bị trừng phạt những người ủng hộ anh em ông Thaksin.

“Phe áo đỏ” bị theo dõi, nghe lén điện thoại và gia đình họ bị gây khó dễ. Một thành viên giấu tên kể: “Chúng tôi rất sợ. Hầu hết chúng tôi đều phải đi trốn hoặc tránh gây chú ý. Luôn có kẻ lạ mặt lảng vảng ngoài trường học của con em chúng tôi”. 

Theo Reuters, NCPO công khai dọa tịch thu tài sản của các đối thủ chính trị, người phản đối sống ở nước ngoài đều bị thu hồi hộ chiếu Thái.
Quân đội cũng đóng các trang web, vận hành những luật hà khắc để cấm mọi sự chỉ trích hoàng gia. Luật giới nghiêm vẫn còn áp dụng trên toàn quốc. 

Khi các cuộc phản đối và ủng hộ chính phủ Yingluck đã kết thúc, niềm tin của người tiêu dùng tăng cao trong tháng 7 và ngày 18.8, NLA thông qua luật ngân sách 2015 do NCPO trình.

Nhưng ngành du lịch vốn là một trong các mũi nhọn của kinh tế Thái đang chật vật: số khách du lịch nước ngoài giảm 10,9% trong tháng 7, theo Bộ du lịch nước này.

"Sẽ đào 4 cái huyệt"

NCPO đã “ca” những nỗ lực tái lập tình đoàn kết thông qua các “trung tâm hòa giải”, vận động “giáo dục tư tưởng” đối với “phe áo đỏ” nhất là ở miền bắc và đông bắc, hai vùng mà dân nghèo ủng hộ ông Thaksin.

Tướng Kampanart Ruddith nói với Reuters: “Phe áo đỏ đã bị tẩy não. Chúng tôi phải dạy cho dân làng biết nền dân chủ đích thực là gì”.

Nhưng vẫn còn đó những tố cáo NCPO ngược đãi. Một sinh viên nọ ở đại học Bangkok kể với Reuters: anh cùng 3 người bạn bị lính và cảnh sát thẩm vấn về việc dán các lời kêu gọi chống đảo chính quanh ký túc xá.

Sau một đêm bị lấy lời khai ở đồn cảnh sát, 4 sinh viên bị đưa lên một xe tải không biển số, bị lính mang súng máy bịt mắt. Họ nói với các sinh viên rằng xe chạy đến một căn cứ quân sự, nơi mà họ sẽ  tự đào 4 cái huyệt mộ và họ sẽ được cho ăn bữa cuối cùng.

Hôm sau, 4 sinh viên được thả mà không hề hấn gì. Nhưng nay họ chẳng dám đi chống chế độ quân sự nữa, theo lời một sinh viên tự nhận là Gai: “Tôi chẳng muốn chết”.

Nhưng cũng có những sinh viên “lì lợm”. Ngày 8.8, NCPO cảnh cáo Liên đoàn sinh viên Thammasat tự do vì dân chủ (LLTD) ở đại học Thammasat tại Bangkok, rằng họ nên hủy cuộc hội thảo về hiến pháp tạm thời vốn trao nhiều quyền cho NCPO. LLTD phớt lờ lệnh này.

Hồi giữa tháng 8, đã có hàng trăm truyền đơn “Không đảo chính” rải khắp bên ngoài trụ sở NCPO ở Bangkok, điều mà người phát ngôn quân đội nói là “không thể chấp nhận được”.
 
Bậc tôi trung vận dụng luật cấm khi quân

Một công cụ khác để “bịt miệng” phe phản đối đảo chính là “luật chống khi quân”: người dám chỉ trích hoàng gia bị buộc tội “phạm thượng” và bị tuyên án nặng. Mà tướng Prayuth lại là một bậc tôi trung của hoàng gia.

Cao ủy nhân quyền Liên hiệp Quốc đã “rất quan ngại việc truy tố và xử mạnh tay” các nghi can phạm tội khi quân: từ sau cuộc đảo chính 22.5, đã có ít nhất 13 vụ phạm tội này, trong khi các vụ cũ được “xới” lên lại.

Ngày 14.8, tài xế taxi Yuthasak Kangwanwongsakul, 43 tuổi, bị kết án 2 năm 6 tháng tù, vì dám đề cập những bất công xã hội với một hành khách, đã bí mật dùng điện thoại ghi âm rồi “mách” cảnh sát.

Cùng ngày, sinh viên Patiwat Saraiyaem, 23 tuổi và học đại học Khon Kaen, bị bắt vì xuất hiện trong một vở kịch kể về một vị vua. Hôm sau, đạo diễn vở kịch này là Pornthip Munkong, 25 tuổi, cũng bị bắt.

Vở kịch đã được diễn hồi tháng 10.2013, nhưng mãi đến tháng 7 qua, một người lính (được cảnh sát giấu tên) mới tố cáo.

“Luật cấm khi quân là vũ khí pháp lý cuối cùng của chính quyền để trấn áp phong trào ủng hộ dân chủ”, theo nhà nghiên cứu David Streckfuss ở Thái Lan chuyên theo dõi luật này.

Nhưng chế độ quân sự nhấn mạnh: luật bảo vệ hoàng gia là cần thiết để duy trì trật tự.
Trần Trí (theo Reuters)
     (Một Thế Giới)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét