Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

'Việt Nam phải lên tiếng bây giờ nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi' - Kinh tế Việt – Trung sẽ chuyển trục hiệu quả?

  • 'Không thể tránh cải cách thể chế nữa' (BBC) - Kinh tế gia Phạm Chi Lan nói nhu cầu hội nhập của nền kinh tế giữa lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc sẽ khiến Hà Nội không thể không cải cách thể chế.
  • Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do (RFI) - Theo tin từ thân nhân của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi này đã được trả tự do từ chiều qua 26/06/2014 và hiện cô đang trên đường về nhà ở Lâm Đồng. Đây là một thông tiný nghĩa trong lúc giới hoạt động dân chủ đang vận động cho việc thành lập Công đoàn độc lập tại Việt Nam.
  • Bán phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc : Thêm một báo động (RFI) - Hãng thông tấn AFP, ngày 25/06/2014 có bài tố cáo tệ nạn buôn phụ nữ vùng biên giới phía bắc Việt Nam sang Trung Quốc, một thực trạng nhiều năm nay liên tục được báo chí và giới bảo vệ nhân quyền báo động. Đường biên giới dài hơn 1.300 km giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như nhiều nước láng giềng Đông NamÁ, là nơi hoành hành của các đường dây« buôn người». Nạn buôn người qua biên giới dường như vượt khỏi khả năng kiểm soát của chính quyền Việt Nam, dù trong thời gian gần đây thực trạng nhức nhối này được chúý nhiều hơn.
  • 'Tự sản xuất để thoát lệ thuộc kinh tế' (BBC) - Kinh tế gia Phạm Chi Lan nói việc điều chỉnh tỷ giá không có tác động lớn về ngắn hạn đối với nền kinh tế mà cần nỗ lực tự sản xuất các mặt hàng trung gian.
  • Sáu tháng đầu năm : Việt Nam tăng trưởng 5,18% (RFI) - Theo số liệu chính thức công bố hôm nay, 27/06/2014, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 5,18% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng như vậy đã nhanh lên trở lại, trong lúc mà Việt Nam đang cố trấn an giới đầu tư sau đợt biểu tình đập phá công ty nước ngoài vào tháng Năm vì vụ giàn khoan HD-981. 
  • Triệu phú gốc Việt tại Pháp muốn mua tháp Eiffel (RFI) - Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa đề« Chúc Hoàng, nhà triệu phú của tháp Eiffel» với giòng giới thiệu :« Ở tuổi 70, người kỹ sư Pháp gốc Việt kín tiếng ra khỏi bóng tối khi đưa ra đề nghị OPA đầu tiên» :ông muốn mua lại cổ phiếu của Công ty quản lý tháp Eiffel.
  • Kinh tế Việt – Trung sẽ chuyển trục hiệu quả? (RFA) - Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của TQ hạ đặt trái phép trong lãnh hải VN, kéo theo những căng thẳng trên nhiều lĩnh vực quan hệ song phương…nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng đây là thời điểm để Việt Nam xoay chuyển cục diện quan hệ kinh tế hai nước, nhưng liệu cơ hội trên có thể trở thành hiện thực?
  • Những cây cầu lịch sử của London (BBC) - Nếu không có những cây cầu thì có lẽ London chẳng tồn tại - là lý do một bảo tàng triển lãm riêng về các cây cầu ở thủ đô Anh Quốc.
  • Hoa Kỳ ngưng sản xuất mìn chống cá nhân (RFI) - Washington thông báo sẽ không chế tạo thêm mìn chống cá nhân. Mặc khác, Mỹ sẽ tham gia hiến chương Ottawa, có hiệu lực từ năm 1999, cấm chế tạo, sử dụng loại vũ khí sát thương vô hình này, mà phần lớn nạn nhân là thường dân.
  • Quân đội Thái Lan khẳng định không bỏ quyền lực (RFI) - Quân đội Thái Lan, hôm qua 26/06/2014, cho biết là sẽ cho thành lập Quốc hội mới với 200 thành viên trong đó có thành phần quân đội và thiết lập một chính quyền lâm thời. Thế nhưng, tập đoàn quân sự sẽ không giải tán, họ vẫn tiếp tục nắm quyền hành. 
  • Máy bay Nga 'sẽ thay đổi tình hình Iraq' (BBC) - Thủ tướng Iraq Nouri Maliki nói với BBC rằng ông hy vọng chiến đấu cơ nhận từ Nga và Belarus sẽ thay đổi cục diện cuộc đấu tranh với phiến quân.
  • Ukraina ký thỏa thuận liên kết với Liên Hiệp Châu Âu (RFI) - Tại Bruxelles, ngày 27/06/2014, Tổng thống Ukraina Petro Porochenko đã ký hiệp ước thương mại với Liên Hiệp ChâuÂu trong khuôn khổ thành viên liên kết. Chính vì cựu Tổng thống Viktor Ianoukovitch từ chối ký kết thỏa thuận này vào cuối năm ngoái mà Ukraina rơi vào khủng hoảng. Cùng với Ukraina, hai nước Liên Xô cũ khác là Gruzia và Moldavia cũng ký thỏa thuận với Bruxelles.
  • Ghế Chủ tịch Ủy ban Châu Âu : Anh đánh trận cuối chống Juncker (RFI) - Cựu Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker chắc chắn sẽ là tân Chủ tịch Ủy ban ChâuÂu, một vai trò tương đương với Thủ tướng. Thượng đỉnh Liên Hiệp ChâuÂu khai mạc tại Ypres, Vương quốc Bỉ, từ chiều hôm qua 26/05 sẽ xác nhận thỏa hiệp này sau nhiều tuần lễ xung khắc trong khối thành viên.
  • Trước giờ bóng lăn vòng 16: Chỉ là phù du thôi (RFA) - Ông huấn luyện viên Jorge Sampaoli của đội banh Chile có cái nhìn thật đúng với thể thao và triết lý hơn, cho rằng mọi chuyện đều “chỉ là phù du thôi”, giải thích thêm “chẳng có chiến thắng, thành công nào là vĩnh cửu”.
  • Đức, Mỹ, Bỉ, Algeria vào vòng 2 World Cup (VOA) - Các cuộc tranh tài cuối cùng của vòng bảng World Cup đã kết thúc ngày hôm qua, thứ Năm, để điền đủ tên các đội cuối cùng vào danh sách 16 đội của vòng hai
  • Đập thủy điện Don Sahong được án treo : Lào đồng ý tham vấn trước (RFI) - Sứcép của các láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam như đã có hiệu quả. Nhân cuộc họp vào hôm qua 26/06/2014 tại Bangkok của Ủy hội sông Mêkông, Lào đã tuyên bố sẽ thực hiện thủ tục tham khảoý kiến các láng giềng đối với dựán đập thủy điện Don Sahong mà họ muốn xây dựng trên sông Cửu Long.
  • Biển Đông : Philippines mạnh dạn hơn trong đối sách chống Trung Quốc (RFI) - Tham gia tập trận hải quân với Mỹ gần vùng bãi cạn bị Trung Quốc cưỡng chiếm, tăng cường quan hệ an ninh với các đối thủ của Bắc Kinh như Việt Nam hay Nhật Bản, thúc đẩy liên kết giữa các nước ASEAN cùng có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông… Trong thời gian gần đây, Manila đã thể hiện một thái độ tự tin và mạnh dạn hơn trong việc tìm phương cách chống lại các động thái lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông.
  • Bình Nhưỡng loan báo thử thành công hỏa tiễn chiến thuật (RFI) - Bắc Triều Tiên thông báo hôm nay, 27/06/2014, là đã đạt« tiến bộ» trong việc nâng cao năng lực phòng thủ sau khi thử nghiệm thành công một hỏa tiễn có tính chính xác cao. Thử nghiệm này được cho là nhằm đáp trả lại cuộc tập trận của Hàn Quốc dọc vùng biên giới hai bên. 
  • Việt Nam tố Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng chồng lấn cửa vịnh Bắc Bộ (RFI) - Thêm một hành vi khiêu khích trên biển mới của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam bị Hà Nội công khai tố cáo vào hôm qua, 26/06/2014. Giàn khoan Nam Hải số 9 mà Trung Quốc loan báo đưa xuống gần bờ biển Việt Nam, đã đến một vị trí ở cửa Vịnh Bắc Bộ và có tin là đã bắt đầu hoạt động khoan dò. Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, đây là một hành động phi pháp, vì địa điểm thăm dò của giàn khoan Trung Quốc nằm trong một« vùng chồng lấn», chưa được phân định. 
  • Đại sứ Mỹ tại Philippines: Bản đồ mới của Trung Quốc không có cơ sở (BaoMoi) - Theo InterAksyon, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg ngày 27-6 đã lên tiếng ủng hộ việc Philippines phản đối Trung Quốc phát hành bản đồ mới gọi là “đường 10 đoạn”. Ông Philip Goldberg cho rằng Trung Quốc không hề có cơ sở nào dựa trên luật quốc tế để đưa ra bản đồ gom gần như toàn bộ các vùng biển, đảo ở biển Đông và trắng trợn tuyên bố thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
  • Tàu cá TQ 'chìm ở biển Hoa Đông' (BBC) - Truyền thông Trung Quốc đưa tin một tàu đánh cá nước này bị chìm gần khu vực quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
  • Một tàu cá Trung Quốc chìm gần Senkaku, 5 ngư dân mất tích (RFI) - Reuters dẫn tin từ Tân Hoa Xã cho biết, năm ngư dân Trung Quốc đã bị mất tích sau khi chiếc tàu cá của những người này bị chìm hôm nay 27/06/2014 ở phía bắc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Bắc Kinh tranh chấp với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông. 
  • Truyền hình dài tập Hàn Quốc, một chiêu quảng cáo của các mác lớn (RFI) - Sự nổi tiếng ăn khách tại ChâuÁ của các bộ phim truyền hình nhiều tập Hàn Quốc thu hút sự chúý của các nhãn mác lớn. Họ chấp nhận chi những khoản tiền lớn để có được hình ảnh các diễn viên nổi tiếng sử dụng điện thoại di động hoặc dùng mỹ phẩm của mình.Ý đồ quảng cáo của các bộ phim này đôi khi lộ liễu đến mức người xem có cảm giác đang theo dõi chương trình rao bán hàng hóa trên truyền hình.
  • Trung Quốc hồi hương công nhân bị kẹt ở Irak (RFI) - Truyền thông Trung Quốc vào hôm nay 27/06/2014 đã loan tin khoảng 50 công nhân tập đoàn Trung Quốc CMEC, đang xây dựng nhà máy điện ở Irak, được đưa về nước. Bị kẹt trong cuộc giao tranh giữa quân đội Irak và phiến quân ở vùng phía bắc Bagdad, hơn 1000 nhân công Trung Quốc khác đợi được di tản từ 2 tuần nay.
  • Mỹ thúc Trung Quốc trả tự do cho Lưu Hiểu Ba (RFI) - Trung Quốc bị chính phủ và quốc hội Mỹ gây sứcép. Hôm qua 26/06/2014, Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho giải Nobel Hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba đang bị lãnhán 11 năm tù. Hai ngày trước, Quốc hội Mỹ chấp thuận dựán lấy tên tác giả Hiến chương 08 đặt tên đường nơi tọa lạc đại sứ quán Trung Quốc ở Washington.
  • Trao đổi thư tín 27.06.2014 (RFA) - “Trong lịch sử thế giới chưa bao giờ có cảnh người dân chống giặc xâm lược mà bị bắt và bị đàn áp. Chỉ có CSVN mới làm chuyện này. Toàn dân VN phải vượt qua sợ hãi như dân tộc Ukraine, đứng lên cứu mình, gia đình và quê hương VN”.
  • Indonesia chuẩn bị cho tháng chay Ramanda (RFA) - Để chuẩn bị tinh thần mùa lễ chay Ramadan, hàng trăm cảnh sát và binh lính Indonesia mở chiến dịch càn quét và đóng cửa nhiều ổ mãi dâm tại một khu đèn đỏ ở vùng Subaraya trên đảo Java của Indonesia.
  • Phong trào chơi súng tự chế ở Tây Nguyên (RFA) - Giới trẻ Việt Nam nói chung và giới trẻ miền Trung – Tây Nguyên, đặc biệt là các huyện miền núi thuộc các tỉnh Tây Nguyên đang say sưa với loại súng tự chế từ những chiếc ống nhựa PVC và chai đựng nước suối.
  • TT Putin kêu gọi một cuộc ngưng bắn dài hạn ở Ukraina (RFA) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay kêu gọi một cuộc ngưng bắn dài hạn để đại diện chính quyền ở Kiev cũng như phía đối nghịch tại các vùng miền Đông nước này có thể ngồi vào bàn hòa đàm như mọi người mong đợi.
  • Afghanistan: NT Abdullah biểu tình cùng hàng ngàn người (RFA) - Tại Afghanistan, ngoại trưởng Abdullah Abdullah, người ra tranh cử tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, hôm nay dẫn đầu hàng ngàn người biểu tình tuần hành qua thủ đô Kabul để phản đối kết quả bầu cử bị cáo buộc có gian lận khiến ông thất cử.
  • Ðọc sách (VOA) - Một trong những đam mê lớn nhất trong đời của tôi là đọc. Hầu như toàn bộ thời gian trong ngày của tôi, lúc nhỏ, ngoài việc học, là đọc
  • Thủ tướng Nepal bị ung thư phổi (VOA) - Các giới chức Nepal cho biết vị thủ tướng nước họ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu và sẽ bắt đầu hóa trị tại một bệnh viện ở New York
  • Doanh nghiệp bớt khó khăn (BaoMoi) - TT - Ngày 27-6, tại cuộc họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê khẳng định doanh nghiệp đã bớt khó khăn hơn, dựa trên những số liệu điều tra hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
  • ASEAN phải thể hiện vai trò trung tâm trong vấn đề biển Đông (BaoMoi) - Các diễn biến phức tạp đang diễn ra ở biển Đông đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực. Do vậy, đây là vấn đề thuộc quan tâm chung và ASEAN phải có tiếng nói, thể hiện vai trò trung tâm và trách nhiệm của ASEAN.
  • Góp gạo cho tình yêu Tổ quốc (BaoMoi) - TT - Ở một ngôi làng vùng xa thuộc huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai), những hộ gia đình đồng bào Ja Rai nghèo đã san sẻ những nắm gạo trắng gửi đến báo Tuổi Trẻ để tiếp sức cho chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại biển Đông.
  • Triển lãm ảnh chủ quyền biển đảo quê hương (BaoMoi) - (PL)- Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cùng Hội Nhiếp ảnh TP.HCM sáng 27-6 đã khai mạc triển lãm ảnh “Chủ quyền biển đảo quê hương qua ống kính nhiếp ảnh”, trưng bày 72 bức ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa của 31 tác giả.
  • Hậu phương mạnh cho tiền tuyến vững (BaoMoi) - Biển trời Trường Sa, Hoàng Sa bao la, rộng lớn dường như đong đầy hơn bởi những giọt nước mắt san sẻ yêu thương gửi gắm từ đất liền
  • Trung Quốc tự làm tổn thương mình (BaoMoi) - Trung Quốc đang “tự trói chân” qua hành động leo thang khiến các nước trong khu vực đồng tâm chống lại nước này là nhận định của đô đốc hải quân về hưu Dennis Blair, cựu tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, trong cuộc phỏng vấn với báo Asahi (Nhật Bản) hôm 26-6. “Các nước trong khu vực không muốn một Trung Quốc hung hăng lúc nào cũng chỉ biết lợi ích của mình...
  • Tàu Trung Quốc chìm ở biển Hoa Đông (BaoMoi) - Một tàu cá Trung Quốc đã bị đắm trong vùng có các quần đảo tranh chấp với Nhật Bản tại biển Hoa Đông. Hiện tại vẫn còn 5 người trên con tàu đắm bị mất tích.
  • Đề nghị Chính phủ nhanh chóng khởi kiện Trung Quốc (BaoMoi) - (ĐSPL) – Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đề xuất và một lần nữa tiếp tục đề nghị Chính phủ cần nhanh chóng khởi kiện Trung Quốc ra trước cơ quan tài phán quốc tế phù hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
  • Nhiều hoạt động thiết thực hướng về biển đảo (BaoMoi) - Ngày 27-6, Đoàn công tác của Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự (Bộ Quốc phòng) đã đến thăm hỏi, động viên, trao 500 sản phẩm khẩu phần ăn đặc biệt và 40 lít xà-phòng sinh học CNM, trị giá 150 triệu đồng, tặng cán bộ, thuyền viên thuộc Chi đội Kiểm ngư số 3, Cục Kiểm ngư Việt Nam.
  • Liên đoàn Luật sư: Đề nghị Chính phủ sớm khởi kiện Trung Quốc (BaoMoi) - BizLIVE - Trước các hành vi ngày càng ngang ngược, thô bạo và bịa đặt bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế của Trung Quốc, ngày 27/6, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị Chính phủ cần nhanh chóng khởi kiện Trung Quốc ra trước cơ quan tài phán quốc tế.
  • Hành động vi phạm các cam kết quốc tế (BaoMoi) - QĐND - Dư luận quốc tế tiếp tục lên án việc Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông và phát hành bản đồ mới đưa gần như toàn bộ các vùng biển, đảo ở Biển Đông vào phạm vi cái gọi là “chủ quyền” của Bắc Kinh.

GS Thayer: 'Việt Nam phải lên tiếng bây giờ nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi'

Giáo sư Carl Thayer (trái) dự hội nghị về Biển Đông 
Giáo sư Carl Thayer (trái) dự hội nghị về Biển Đông

Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm. Nếu ngoan ngoãn im lặng thì có thể làm ăn hợp tác với Trung Quốc, nhưng đây không phải là một quan hệ ngang hàng giữa hai quốc gia ngang nhau, mà phải trở về quan hệ giữa một nước lớn và chư hầu như thời phong kiến khi xưa.
Giáo sư Carl Thayer
Giáo sư Carl Thayer nói việc Trung Quốc điều máy bay quân sự tới gần giàn khoan có thể là để thử nghiệm trước khi tuyên bố một khu phòng không trên Biển Đông.
Một giới chức hàng hải cao cấp của Việt Nam tiết lộ rằng cho tới thời điểm này, hơn 27 tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc cố ý đâm va hơn 100 lần, gây thiệt hại nặng cho các tàu kiểm ngư Việt Nam.
Trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều hôm qua, Phó Cục Trưởng Cục Kiểm Ngư Việt Nam Hà Lê còn cho biết là từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, các tàu của Trung Quốc thường xuyên có hành động nguy hiểm để “tấn công và uy hiếp” nhân viên của lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam, ngăn cản không cho họ thi hành phận sự, và vì những hành động này mà từ hồi đầu tháng 6 tới giờ, 15 nhân viên của lực lượng kiểm ngư Việt Nam bị thương.
Trang mạng Đời sống Pháp luật.com đăng tải nội dung của buổi họp báo, nêu lên những vụ điển hình gần đây nhất, xảy ra hôm 17 tháng 6, 18 tháng 8, và đáng chú ý nhất, theo bài báo là vụ xảy ra hôm 23 tháng Sáu, khi tàu kiểm ngư Việt Nam mang số hiệu KN-951 đang thi hành nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển, thì bị 4 chiếc tàu Trung Quốc bao vây, đâm va, gây hư hỏng nặng.
Phía Việt Nam cáo buộc rằng hành động hung hăng nguy hiểm đó của Trung Quốc cho thấy một sự tính toán trước, cố tình đâm vào chiếc tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam để gây thiệt hại nặng cho tàu này.
Tin của VnExpress hôm nay tường trình rằng Trung Quốc đã điều thêm máy bay chiến đấu tới giàn khoan HD 981. VnExpress nói rằng chiều ngày 26 tháng từ 6 giờ tới 7g 40, Trung Quốc đã cho máy bay trinh sát bay ba lượt qua khu vực các tàu Việt Nam, và từ 8 g 45 tới 8g 55, lực lượng kiểm ngư phát hiện hai chiến đấu cơ Trung Quốc lượn ở độ thấp cách giàn khoan 12 hải lý.
Nói chuyện với Ban Việt ngữ –Đài VOA, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từng làm việc cho Học viện Quốc phòng Australia, nhận định về những diễn biến này và những vụ đụng độ trên biển giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc hồi gần đây.
Giáo sư Thayer nói: “Dường như đây là dấu hiệu cuộc tranh chấp đang được quân sự hóa. Trung Quốc đã điều nhiều phi cơ, phần lớn là phi cơ dân sự nhưng cũng có các máy bay quân sự khi nước này băt đầu triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 981, và từ đó đã có nhiều máy bay quân sự khác được báo cáo trong khu vực này. Gửi thêm máy bay tới khu vực chỉ quân sự hóa cuộc tranh chấp, nhưng điều đó cho thấy là có thể Trung Quốc đang thử nghiệm khả năng của họ để thiết lập một khu phòng không, buộc các máy bay khác phải báo cáo khi bay ngang qua một vùng không phận giới hạn trên Biển Đông, từ phía Nam đảo Hải Nam và đảo Hoàng Sa, rồi hướng về phía Tây dọc theo bờ biển tới khoảng Đà Nẵng.”
Nhận định về phản ứng có phần không mấy quyết liệt của giới lãnh đạo Việt Nam trước những hành động leo thang và đụng độ trên biển hồi gần đây, Giáo sư Thayer nói:
“Dựa vào những báo cáo đến được tay tôi, thì Bộ Chính Trị hoàn toàn chia rẽ về liệu có nên ra mang vấn đề ra trước tòa án để thách thức Trung Quốc, hay là cứ tiếp tục phản ứng một cách không ồn ào. Giới lãnh đạo Việt Nam rất sợ rằng nếu họ tỏ thái độ quyết liệt hơn phản đối Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ lại leo thang vấn đề lên hơn bây giờ nữa, và trừng phạt Việt Nam phải chịu những hậu quả nặng nề hơn nữa, và có thể phơi bày ra trước ánh sáng công luận Việt Nam rằng giới lanõn đạo Việt Nam không có khả năng hành động một cách cương quyết. Đó là thực tế của tình hình. Quả thực, chính phủ Việt Nam không có khả năng hành động một cách cương quyết.”
Giáo sư Thayer nói trong giới lãnh đạo hàng đầu trong Bộ Chính Trị Việt Nam, sự lo sợ cao tới mức khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry mời Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sang Washington để thảo luận về vấn đề Biển Đông, Bộ Chính Trị đã quyết định phái một Thứ Trưởng Ngoại giao đi thay vì ông Phạm Bình Minh, bởi vì Hà nội sợ phái Bộ trưởng Ngoại giao tới Washington sẽ là hành động quá nhạy cảm vào thời điểm này, và điều đó cho thấy là có một số ủy viên Bộ Chính Trị muốn hòa hoãn, và nhượng bộ Trung Quốc, với hy vọng sẽ có thể giải quyết được cuộc tranh chấp này.
Được hỏi liệu hòa hoãn quá có làm cho tình hình xấu đi hơn nữa hay không, Giáo sư Thayer trả lời:
“Vâng, theo tôi đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm. Nếu ngoan ngoãn im lặng thì có thể làm ăn hợp tác với Trung Quốc, nhưng đây không phải là một quan hệ ngang hàng giữa hai quốc gia ngang nhau, mà phải trở về quan hệ giữa một nước lớn và chư hầu như thời phong kiến khi xưa. Trung Quốc muốn mình là số Một, các nước khác phải thừa nhận điều đó, và không muốn các nước khác liên kết với các thế lực bên ngoài khác.”
Mới đây Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã đến Việt Nam, và đòi hỏi Việt Nam với thái độ khá gay gắt phải ngưng leo thang những lời tố cáo Trung Quốc về vấn đề tranh chấp Biển Đông.
​Giáo sư Thayer khuyến cáo rằng nếu các nước nhỏ tiếp tục nhượng bộ, Trung Quốc dần dà sẽ thực hiện ý định chiếm thêm biển đảo, xây cất trên biển, và tất cả những gì mà Bắc Kinh muốn làm, và càng để lâu sẽ càng khó giải quyết một cách có lợi cho các nước nhỏ hơn.
Hoài Hương-VOA
27.06.2014

Kinh tế Việt – Trung sẽ chuyển trục hiệu quả?

Thương nhân Việt Nam và Trung Quốc đi qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.

Nghe bài này
Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong lãnh hải Việt Nam, kéo theo những căng thẳng trên nhiều lĩnh vực quan hệ song phương… nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng đây là thời điểm để Việt Nam xoay chuyển cục diện quan hệ kinh tế hai nước, nhưng liệu cơ hội trên có thể trở thành hiện thực?

Quan hệ hai nước xuống thấp

Quan hệ nhiều mặt Việt – Trung đang được đánh giá là xuống thấp nhất trong nhiều năm qua sau vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của VN ngoài biển Đông. Nhiều chuyên gia khẳng định với hệ lụy trên, Việt Nam cần phải có cái nhìn sâu hơn, tổng hợp hơn và gắn các sự việc lại với nhau hơn để thấy rõ một bức tranh tương phản trong quan hệ kinh tế 2 chiều, khi mà Trung Quốc luôn giành lấy những ưu thế cho họ.

Nhưng đồng thời, các nhà phân tích cũng khách quan nhận định Việt Nam cần “tận dụng tốt hơn kinh tế của Trung Quốc” chứ không đơn giản chỉ là “giảm phụ thuộc,” “thoát hiểm,” suy cho cùng dù là căng thẳng 2 quốc gia đang leo thang hay không, thì Việt Nam vẫn luôn cần phải thay đổi nhận thức với bài toán: tối đa lợi ích và giảm thiểu rủi ro khi làm ăn với người láng giềng khó chơi này.

Tuy nhiên, trước khi đi vào tìm hiểu các đối sách của Việt Nam hiện nay liệu có phù hợp và hiệu quả hay không, chúng ta cùng nhìn lại bức tranh thương mại và đầu tư 2 chiều trong thời gian qua để có một cái nhìn tổng hợp.

 Thực chất đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay rất ít, về đầu tư trực tiếp, vốn đăng ký chỉ vào khoảng 7,6 tỷ đô la nhưng vốn thực hiện chỉ là khoảng 4,3 tỷ đô la.

-TS Ngô Trí Long
Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, trong năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chừng 13 tỉ đô la và nhập khẩu trở lại gần gấp 3 lần ở con số 37 tỉ đô la và sự chênh lệch này được dự tính sẽ nới rộng hơn trong tương lai. Về lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Trung Quốc hiện đang đứng thứ 9 trong số các nhà đầu tư và chiếm khoảng 3% tổng số vốn đầu tư đăng ký tính đến cuối năm ngoái.

Trong một bài phân tích mới đây có tên Chiến Lược Xoay Trục Kinh Tế Việt Trung được giáo sư Trần Văn Thọ của trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản phổ biến, tại đây, giáo sư Trần Văn Thọ đã chỉ ra những hiện tượng bất bình đẳng trong quan hệ hai chiều để từ đó tìm ra bản chất thực sự của quan hệ kinh tế Việt Trung.

Về mặt FDI, Trung Quốc chỉ nhắm đến những lĩnh vực nhạy cảm, theo G.S Thọ thì điều bất thường là các quan chức địa phương của Việt Nam quá ngây thơ, thiếu cảnh giác trước các dự án, đồng thời, các doanh nghiệp Trung Quốc lại trúng thầu hầu hết các dự án trọng điểm trong các ngành quan trọng của Việt Nam với tiêu chí là “giá rẻ” nhưng thực chất cho thấy, sau khi thắng thầu, phía Trung Quốc thường điều chỉnh giá và thương lượng lại.

Đồng quan điểm với G.S Trần Văn Thọ, T.S Ngô Trí Long, một nhà kinh tế độc lập tại Hà Nội đưa ra quan điểm của ông về vấn đề này

Trung tâm thương mại của Trung Quốc được xây dựng gần biên giới cửa khẩu Tân Thanh, phía bắc Lạng Sơn hôm 5/2/2009.
"Thực chất đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay rất ít, về đầu tư trực tiếp, vốn đăng ký chỉ vào khoảng 7,6 tỷ đô la nhưng vốn thực hiện chỉ là khoảng 4,3 tỷ đô la. Đầu tư trực tiếp và gián tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam không nhiều, đặc biệt, họ đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam. Thường thường họ bỏ thầu giá thấp, mà Việt Nam trong giai đoạn đầu lại chủ yếu coi trọng về giá, hơn nữa thủ đoạn của Trung Quốc làm ăn, theo cách hối lộ, mua chuộc “có nghề” của họ. Thường tiền lệ của nhà thầu Trung Quốc đối với Việt Nam là: bỏ giá thấp, thi công chậm trễ, kéo dài, rồi yêu cầu đội vốn lên, đưa công nghệ lạc hậu vào, đưa lao động phổ thông vào nhiều, gây bất lợi cho Việt Nam.”

Thứ hai, điều lo lắng của nhiều vị chuyên gia là hiện tại kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn từ Trung Quốc. Trong bài viết của G.S Trần Văn Thọ thì nhập siêu của VN ngày càng tăng lên một cách bất thường và cơ cấu cũng có sự chênh lệch theo kiểu một nước chưa phát triển và một nước đã phát triển, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hàng nguyên liệu thô, sơ chế trong khi nhập hàng công nghiệp, máy móc. G.S Thọ phân tích hiện tại VN đang thiếu một tầm nhìn chiến lược trong quan hệ với một nước láng giềng khổng lồ, Việt Nam chủ trương trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 nhưng lại không có chiến lược đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ từ Trung Quốc.

Làm sao để tối đa hóa lợi ích?

Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí trong nước, ông Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách và kinh tế (VEPR) cho rằng thực chất của việc nhập siêu với Trung Quốc là nhập khẩu từ nước này đang trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất thường ngày của các doanh nghiệp trong nước. Điều này tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp bản địa, rất có khả năng VN rơi vào hiệu ứng giải công nghiệp hóa sớm khi chỉ xuất khẩu được sang họ các hàng hóa dựa vào tài nguyên và nhập khẩu hàng công nghiệp chế tạo thành phẩm.

Vậy hiện tại quan hệ vĩ mô giữa 2 nước đang diễn ra thế nào, từ Hà Nội, chuyên gia tài chính độc lập Bùi Kiến Thành cho biết quan điểm của ông:

 Đối với nhà nước thì vấn đề “láng giềng gần” thì phải quan hệ tốt, thế nhưng “tốt” đến mức nào cho hợp lý và lúc nào là phạm vào vấn đề độc lập chủ quyền.

-Bùi Kiến Thành



“Đối với nhà nước thì vấn đề “láng giềng gần” thì phải quan hệ tốt, thế nhưng “tốt” đến mức nào cho hợp lý và lúc nào là phạm vào vấn đề độc lập chủ quyền. Việc này thì lãnh đạo nhà nước cũng có cơ hội nhân việc giàn khoan này để mình định hướng lại việc giao bang với Trung Quốc sao cho phù hợp. Từ đó, mình mở rộng quan hệ của mình với thế giới, sao cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập thế giới một cách hợp lý. Đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh tốt cho lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo doanh nghiệp nghiên cứu tình hình phát triển của mình ra sao để khỏi lệ thuộc vào vấn đề kinh tế đối với Trung Quốc.”

Trong bài viết Chiến Lược Xoay Trục Quan Hệ Kinh Tế Việt Trung, G.S Thọ tổng hợp 3 điểm chính mà Việt Nam cần làm là: chỉnh đốn các hiện tượng bất thường bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn phổ quát nhằm loại bỏ những dự án kém chất lượng, lao động nước ngoài không cần thiết; VN trước khi ban hành các chính sách kinh tế đối ngoại phải ý thức sự tồn tại và lường trước những hậu quả từ Trung Quốc và cuối cùng là phải thực hiện ngay cuộc cải cách thể chế toàn diện theo hướng dân chủ hóa và trọng dụng nhân tài.

Chúng tôi đặt câu hỏi liệu Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn cần những chính sách như thế nào để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro trong khi vẫn phát huy nội lực, ông Bùi Kiến Thành phân tích:

“Từ trước đến giờ mang ra những chính sách này chính sách nọ, theo tôi đó chỉ là những biện pháp nhất thời để “chữa lửa” thôi, nếu một nền kinh tế mà chỉ có các biện pháp “chữa lửa” thì không thể nào phát triển bền vững ổn định được. Vì thế, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần suy nghĩ dài hạn hơn nữa, những vấn đề căn bản hơn nữa, trong đó phải thấy là Việt Nam có phải là một nền kinh tế thị trường hay không? Nếu quyết tâm như vậy thì phải làm những gì để nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường. Ngoài ra, muốn nền kinh tế phát triển phải có chính sách tiền tệ phù hợp, hiện tại, chúng ta chưa có một chính sách tiền tệ nào phù hợp cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững cả.”

Với những gì ghi nhận thì có lẽ chính sách kinh tế xoay trục của Việt Nam đối với Trung Quốc vẫn còn là một đường xa, bởi xưa cổ nhân có câu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” hẳn khi bản chất của một nền kinh tế độc lập tự chủ, thị trường đúng nghĩa chưa được thiết lập thực sự thì các biện pháp đối phó với người Trung Quốc khó chơi vẫn còn “khó” gấp nhiều lần.

Vũ Hoàng,
phóng viên RFA
Theo RFA

Vì sao VN 'ít đóng góp cho nhân loại'?

Nhân giải bóng đá World Cup ở Brazil, người Việt làm cúp để kinh doanh

Tác giả một bảng xếp hạng các nước về “đóng góp cho nhân loại” giải thích vì sao Việt Nam bị xếp vị trí áp chót.

Bấm Good Country Index là bảng xếp hạng mới ra mắt của một tác giả, nhà tư vấn chính sách Simon Anholt.

Trong 125 nước được đánh giá, Libya bị xếp chót, ở trên là Việt Nam (124).

Nói với BBC, ông Simon Anholt nhận xét Việt Nam có thứ hạng tốt về Văn hóa, đứng thứ 76.

“Tuy nhiên, tình hình đặc biệt có vấn đề ở Trật tự Thế giới (xếp thứ 123), và Hành tinh/Khí hậu (123).”

“Có những lĩnh vực cần cải thiện như làm từ thiện, số lượng người tị nạn, số lượng các hiệp định ký với LHQ, ô nhiễm nước, không khí, tự do báo chí, an ninh internet…”

Good Country Index dựa trên các khảo sát của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và World Bank.
"Có nhiều ví dụ cho thấy phát triển kinh tế, xã hội trong nước cũng có thể đi chung với cam kết thực sự vì nhân loại và hành tinh." - Simon Anholt
Các đánh giá đóng góp của 125 nước dựa trên bảy tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe...

Tác giả Simon Anholt cho rằng không nên ngạc nhiên khi Việt Nam bị xếp thấp, nhưng cũng nói Việt Nam vẫn có thể làm tốt hơn.

“Việt Nam đối diện nhiều thách thức ở trong nước, và có vẻ kỳ lạ khi mong đợi một nước như vậy cũng phải nghĩ đến chuyện đóng góp cho quốc tế.”

“Nhưng có nhiều ví dụ cho thấy phát triển kinh tế, xã hội trong nước cũng có thể đi chung với cam kết thực sự vì nhân loại và hành tinh.”

Ở bảng xếp hạng chung, Ireland đứng đầu, và cùng nhóm đầu bảng là các nước vùng Bắc Âu được cho là “có đóng góp chung nhiều nhất cho nhân loại và hành tinh”, hơn hẳn các khu vực khác trên thế giới.

Anh Quốc đứng thứ bảy và Hoa Kỳ đứng thứ 21 trong khi Kenya đứng thứ 26 trên toàn cầu nhưng là quốc gia đứng đầu châu Phi vì đã “nêu ví dụ đầy cảm hứng” về đóng góp có ý nghĩa xã hội.
(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét