Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Việt Nam cần ‘thoát Trung’ hay không?

Chính trị – Xã hội

Hà Nội – Manila tăng cường hợp tác quân sự  -(RFI)   >>>  Bắc Kinh chỉ trích Manila và Tokyo tăng cường hợp tác an ninh   >>>  Mỹ tiếp tục tố cáo Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông    >>>   Kế hoạch chiếm Biển Đông đã được Bắc Kinh tiến hành từ 60 năm nay
Yêu cầu TQ bồi thường thiệt hại các tàu bị đâm hỏng  -(VNN)   —   Lưỡng nan của người CSVN trong thế đối đầu với Trung Quốc  -(RFA)
Quốc hội Việt Nam có thực sự đại diện cho người dân?  -(RFA)   >>>   Việt Nam hạ thủy hai tàu chiến mang tên lửa   >>>  Việt Nam phải làm gì với giàn khoan TQ?
Tranh chấp căng thẳng khiến láng giềng Trung Quốc xích lại gần nhau  -(VOA)   >>>  Việt Nam cần ‘thoát Trung’ hay không?   >>> TQ phát hành bản đồ 10 đoạn khẳng định chủ quyền ở Biển Đông
Giàn khoan 981:Việt Nam nhận lệnh tiến sát,TQ dàn tàu dày đặc   -(ĐV)   —  Hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc lượn liên tục gần giàn khoan 981  -(GDVN)   —   Trung Quốc sử dụng sáu tàu quân sự, hai máy bay chiến đấu tại thực địa - (PLTP)   —   TQ đổi thủ đoạn tấn công tàu VN  -(VNN)   >>>    Clip tàu TQ dàn đội hình đâm thẳng tàu VN Video
Giàn khoan Nam Hải 09 làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông   -(Tintuc)  —   Tiêm kích TQ “hộ tống” giàn khoan Nam Hải 09 tới vịnh Bắc Bộ?  -(KT)   —   Hành động của Trung Quốc đã đến “giới hạn sự kiềm chế” ? -(Bizlive)   –   Vạch mặt máy bay TQ ‘hộ tống’ giàn khoan Nam Hải 9   -(ĐV)   —   Tàu Trường Sa thay máu, canh cánh lo không được ra biển   -(ĐV)
‘Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa của TQ’  -(VNN)
Chủ tịch nước liên tục khẳng định chủ quyền lãnh thổ   -(ĐV)   —    Chủ tịch nước: “Dứt khoát không nhân nhượng chủ quyền lãnh thổ  -(Bizlive)   —   Chủ tịch nước: Giữ bằng được chủ quyền, dứt khoát không nhân nhượng!   -(Infonet)   —    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải thực túc để có binh cường  -(PLTP)
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc đang tự hủy hoại vị thế   -(ĐV)   —   Có đủ bằng chứng việc tàu Trung Quốc đâm va, gây thiệt hại cho các tàu Việt Nam -(Tintuc)   —  Lộ dã tâm của Trung Quốc khi đâm nát tàu Kiểm ngư 951  -(KT)
Ngoại trưởng Nhật xem xét hoãn thăm Việt Nam để hội đàm với Triều Tiên  -(GDVN)
Từ chối vụ kiện của VN, TQ tổn thất nặng nhất là gì?  -(KT)
‘Nếu tranh luận thì Tòa không nói lại được’  -(BBC /nghe) -  Tuy nhiên, ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho ông Nhất, nói với BBC khi vừa kết thúc phiên tòa rằng Tòa đã ‘tìm cách ngăn không cho bị cáo cũng như luật sư trình bày và phân tích’ về 12 bài viết được dùng làm căn cứ kết tội ông Nhất.
“Chúng tôi đề nghị phải làm rõ là 12 bài này xâm phạm lợi ích nào của Nhà nước, được quy định trong văn bản pháp luật nào” ông Hải cho biết, “Chúng tôi cũng muốn trình bày từng bài một viết như vậy thì có lợi hay không có lợi cho Nhà nước Việt Nam.”
Một cựu tỵ nạn Việt Nam trở thành Thống đốc bang tại Úc  -(RFI)   —  Người gốc Việt làm toàn quyền Nam Úc  -(BBC)


Công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô năm 2014: “Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu”  -(UBKT QH)
Trung Quốc biến “đường 9 đoạn” thành “đường 10 đoạn”  -(NLĐ)
TQ ngang nhiên phát hành bản đồ ‘nuốt chửng’ Biển Đông- (TTXVN/ VNN)
Trung Quốc mạo danh “quyền lịch sử”  -(SGGP)
Trung Quốc tố bị Mỹ “sỉ nhục” tại Washington DC  - (MTG)
Ai cãi cho Philippines?  - (TT)
Cựu binh Gạc Ma kể chuyện lao tù Trung Quốc(TP)
Vụ bệnh nhân chết bất thường: Bác sĩ gọi mấy “người bạn” đến để bảo vệ mình?   -(PLVN)
Thiếu tướng Trần Văn Vệ nói rõ về CMND 12 số, Thẻ căn cước công dân  - (Infonet)

Kinh tế

Bôxit Tân Rai nộp ngân sách 77 tỉ đồng   -(Tintuc)
Gia Lai ngăn người Trung Quốc thuê đất trồng dưa thế nào?    -(ĐV)   —   Phụ thuộc Trung Quốc: Xuất khẩu cao su, gạo trả giá   -(ĐV)
“Ưu đãi nhiều sẽ dẫn đến một nền kinh tế méo mó”  -(Bizlive)   >>>   Tập đoàn đa quốc gia nghĩ gì về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam?   >>>   Việt Nam: “Cứ điểm” đầu tư mới của các nhà tài phiệt Châu Phi và Trung Đông   >>>   Gần 700 triệu USD “đặt cọc” vào bất động sản
Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Cần tăng biên độ tỷ giá 1% hiện nay  -(Bizlive)   >>>  Biệt thự “ma” hoang lạnh ở “thiên đường” nhà đất   >>>  Biệt thự tiền tỷ thành nhà nuôi yến, chuồng gà giữa Sài Gòn   >>>   Nam A Bank cho doanh nghiệp vay lãi suất 7% – 9%/năm   >>>  Đến 2015, nhiều nhất chỉ cần 20 ngân hàng
Không tăng sốc, giá xăng vẫn âm thầm ‘lên đỉnh’  -(VEF)   >>>   Thẻ cào giả – nhà băng bị vố lừa tiền tỷ
TP.HCM: Nhiều doanh nghiệp không mặn mà gói 30.000 tỷ  -(VL)
Kinh tế Mỹ suy giảm nhiều hơn dự đoán  -(VOA)   >>>   Mỹ: Số nhà bán tăng mạnh trong tháng 5

Thế giới

Vì sao Trung Quốc không dám ‘xử rắn’ với Hong Kong?    -(ĐV)   –   Trung Quốc chú trọng thu mua và tích trữ lương thực -(Tintuc)
Trung Quốc kết án tù thêm 9 người ở Tân Cương với tội khủng bố  -(RFA)   —   Nhiều người Duy Ngô Nhĩ bị kết án nặng nề trong phiên « đấu tố » tại Tân Cương   -(RFI)   >>>    Bắc Kinh nỗ lực bịt miệng giới truyền thông tranh đấu
RIMPAC 2014: Mỹ ép lòng mời, gượng gạo chạm mặt Trung Quốc   -(ĐV)   —   Đại sứ Mỹ: Trung Quốc rình mò trên mạng là mối đe dọa lớn  -(GDVN)
Trực thăng Triều Tiên nổ tung giữa trời  -(VNN)   >>>   2/3 dân Nga muốn Putin làm Tổng thống sau 2018
Ngoại trưởng Kerry dự cuộc họp ở Paris về vấn đề Iraq  -(VOA)   —   Tòa án Tối cao Mỹ phán quyết bảo vệ quyền riêng tư, bản quyền truyền hình -(VOA)   —    Đại sứ Baucus: Đánh cắp thông tin mạng đe dọa an ninh của Mỹ -(VOA)
Campuchia hứa sẽ thực hiện cải cách kinh tế -(VOA)
Các tổ chức nhân quyền yêu cầu chấm dứt tra tấn -(VOA)   —   Các nhóm tôn giáo Mỹ quan ngại về việc kiểm duyệt Internet -(VOA)
Libya tổ chức bầu cử quốc hội -(VOA)   —  ISIL đang chiếm lợi thế trong cuộc giao tranh ở Iraq -(RFA)
Tướng lãnh Thái Lan tuyên bố không âm mưu cuộc đảo chánh  -(RFA)   >>>   Thái Lan: Chính phủ quân nhân thành lập ban kiểm duyệt báo chí
Thái Lan gây sức ép trên Lào về đập Don Sahong  -(RFI)   —  Lật đổ ‘không chuẩn bị’?  -(BBC)  –  Thái Lan: ‘Đảo chính không có chuẩn bị’  -(BBC /nghe xem)
Quân đội Philippines giảm yêu cầu về thể lực cho cấp chỉ huy  -(RFA)
Hàn Quốc giữ lại Thủ tướng từ nhiệm   -(RFI)   —   Nam Bắc Hàn kỷ niệm 64 năm đình chiến  -(RFA)   —   Miến: Sửa đổi Luật tụ tập bất bạo động  -(RFA)
Pháp bổ nhiệm đặc sứ chuyên trách quan hệ kinh tế với ASEAN  -(RFI)   >>>    Phương Tây tăng áp lực lên Nga trước khi hết hạn hưu chiến
  Chính quyền Trung Quốc sử dụng các đại lý quảng cáo để ăn cắp các thông tin độc quyền như thế nào?  -(ĐKN)   >>>   Các nhóm tôn giáo Mỹ quan ngại về việc kiểm duyệt Internet (VOA).  – Truyền Thông Trung Quốc: Ai Tin, Người Đó Bị Lừa

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Mỗi năm dư 12 nghìn cử nhân tài chính, ngân hàng  -(VNN)
Giáo dục tiểu học: Năng lực và thành tích   -(RFA)

Nem chua bẩn vùi dập đặc sản xứ Thanh  -(VEF)  >>>   Chiêu lừa mới từ việc giao hàng mua bán online
Nổ xưởng luyện phôi thép, 4 công nhân nguy kịch  -(VNN)   >>>   Dì ghẻ đánh con, rạch hàng chục nhát dao vào chồng   >>>   Nghi vợ ‘ăn nem’, chồng đâm dao đến chết

‘Tòa ngăn luật sư và ông Nhất trình bày’



Ông Trương Duy Nhất khẳng định tại phiên tòa sơ thẩm rằng 'ông không có tội'

Blogger Trương Duy Nhất vừa bị giữ nguyên án trong một phiên tòa vừa kết thúc chóng vánh vào sáng ngày 26/6 tại Đà Nẵng mà luật sư mô tả là ‘Tòa không cho luật sư và bị cáo nói về các bằng chứng’.

Trong phiên sơ thẩm hồi đầu tháng Ba, ông Nhất bị kết tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự và bị tuyên án hai năm tù.
Bằng chứng kết tội ông Nhất là 11 bài viết của ông Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân của ông có tựa đề ‘Một góc nhìn khác’.

Theo cáo trạng thì các bài viết này ‘đã làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam’.

‘Không được nói’

Tuy nhiên, ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho ông Nhất, nói với BBC khi vừa kết thúc phiên tòa rằng Tòa đã ‘tìm cách ngăn không cho bị cáo cũng như luật sư trình bày và phân tích về 12 bài này’.

“Chúng tôi đề nghị phải làm rõ là 12 bài này xâm phạm lợi ích nào của Nhà nước, được quy định trong văn bản pháp luật nào” ông Hải cho biết, “Chúng tôi cũng muốn trình bày từng bài một viết như vậy thì có lợi hay không có lợi cho Nhà nước Việt Nam.”
"Cá nhân tôi cho rằng nếu tranh luận một cách sòng phẳng thì Viện kiểm sát không đáp lại được." - Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho Trương Duy Nhất
“Nhưng Tòa đã cảnh cáo luật sư nếu mà đưa vấn đề đấy ra thì sẽ bị đưa ra khỏi Tòa. Cứ nói đến vấn đề như thế thì họ tìm cách không cho nói nữa,” ông nói thêm.

Ông Hải còn cho biết Viện kiểm sát cũng không tranh luận về các bài viết này tại Tòa.

Ngay cả bị cáo Trương Duy Nhất trong lời nói cuối cùng trước Tòa cũng yêu cầu được trình bày về các bài viết này nhưng Tòa cũng kiên quyết không cho, theo lời luật sư Hải.

“Cá nhân tôi cho rằng nếu tranh luận một cách sòng phẳng thì Viện kiểm sát không đáp lại được.”

Chính vì thế tòa phiên tòa đã kết thúc rất chóng vánh sau chưa tới hai giờ đồng hồ và phần nghị án chỉ diễn ra ‘có vài phút’, theo luật sư Hải.

Ngoài ra, yêu cầu của luật sư triệu tập một số người được nêu lên trong 12 bài viết và giám định viên đã ký vào biên bản giám định ‘cũng bị Tòa bác bỏ mà không nêu lý do thỏa đáng’.

Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Trương Duy Nhất được cho là đã nói rằng ông ông không ‘xâm phạm quyền và lợi ích’ của tổ chức hay cá nhân nào cả mà chỉ ‘chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng’ với hy vọng ‘lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm’.
  (BBC) 

Việt Nam cần ‘thoát Trung’ hay không?

Người biểu tình hô khẩu trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội.
Người biểu tình hô khẩu trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội.

Duy Ái  -VOA

Nhiều nhà quan sát tình hình Việt Nam hồi gần đây cho rằng việc Trung Quốc đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa đã làm tan vỡ ảo tưởng của một số người có lẽ không nhiều ở Việt Nam về mối quan hệ “bốn tốt” với nước láng giềng khổng lồ ở phương bắc. Sự tan vỡ đó xảy ra đồng thời với sự hình thành của một cuộc vận động tư tưởng trong giới trí thức Việt Nam nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc của Trung Quốc trong các lãnh vực văn hóa, chính trị và kinh tế. Ban Việt Ngữ đài VOA đã tiếp xúc với Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, cựu Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, để tìm hiểu thêm về diễn tiến đáng chú ý này. Mời quí thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.
VOA: Thưa giáo sư Đoàn Viết Hoạt, trước hết chúng tôi xin cám ơn ông đã có nhã ý dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Và câu hỏi thứ nhất chúng tôi xin hỏi là nội dung chính của chủ trương Thoát Trung là gì.

Đoàn Viết Hoạt: Đây là vấn đề thời sự và đang được cả trong nước lẫn hải ngoại cũng như quốc tế quan tâm. Xét trên vấn đề thời sự như vậy, vấn đề Thoát Trung nó khá rõ về nội dung. Tức là, hiện nay chúng ta thấy quan hệ giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam với Đảng Cộng Sản Trung Quốc rất là chặt chẽ; nhất là từ khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định gắn chặt với Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Thành ra, Thoát Trung đầu tiên là thoát ra khỏi cái sự gắn chặt đó. Cái mà bình dân người ta gọi là “cái vòng kim cô Thành Đô.” Tôi nghĩ đấy là cái quan trọng nhất, và làm sao Thoát Trung thì là vấn đề khác, nhưng Thoát Trung đầu tiên là phải có tư tưởng độc lập và tìm cách ra khỏi những trói buộc mà chính Đảng Cộng Sàn Việt Nam đã tự đặt mình vào sự trói buộc đó với Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Như vậy là thoát về đường lối, chính sách và về tư tưởng. Và điều đó đặt đến rất nhiều về những nội dung cụ thể về luật pháp, hành chánh và những vấn đề khác, nhất là vấn đề kinh tế.
VOA: Thưa giáo sư, chắc ông cũng biết là trong bài viết “Thoát Trung Luận” của ông Giáp Văn Dương, ông ấy đã kết thúc bài viết bằng khẩu hiệu “Thoát Trung hay là chết”. Nhưng, trong một bài viết “phản biện” bài viết đó của ông Dương, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một nhà tranh đấu dân chủ ở Hà Nội, có nói rằng “nếu nhìn ở phạm vi ngay trước mắt thì Việt Nam cần phải xa rời Trung Quốc để hướng đến và thắt chặt với phương Tây, nhưng nếu nhìn ở phạm vi dài hạn thì vấn đề không phải là “Thoát Trung” hay không “Thoát Trung” mà vấn đề là đất nước phải có sự sáng suốt, tỉnh táo để nhận ra được cần phải du nhập cái gì, tránh cái gì…Mà để có sự sáng suốt, tỉnh táo đó thì dân chúng và đặc biệt là giới trí thức phải có suy nghĩ độc lập, khoa học và có khả năng ảnh hưởng, tham gia vào các quyết định liên quan đến mọi vấn đề của quốc gia, xã hội. Khi đó mọi vấn đề “thoát” hay “nhập” với bất cứ cái gì không còn là vấn đề khó khăn, mông lung hay bế tắc nữa.” Ngoài ra, một nhà sử học có uy tín ở Việt Nam, ông Dương Trung Quốc, mới đây cũng nói với báo chí trong nước là Việt Nam “không cần thiết phải ‘thoát Trung’, mà phải biết cách để sống cạnh Trung Hoa như thế nào.” Ông nghĩ sao về các nhận định đó?
Đoàn Viết Hoạt: Tôi có đọc cả ba bài này. Tôi chia sẻ cái nhìn của anh Phạm Hồng Sơn cũng như là của ông Dương Trung Quốc. Tôi cũng nghĩ rằng ông Giáp Văn Dương muốn đề cập đến vấn đề một cách thời sự trước mắt, còn hai vị kia, nhất là Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nói đến cái vấn đề căn bản hơn. Tôi nghĩ rằng cũng cần phải chia sẻ với rất nhiều người, đặc biệt là giới trí thức và những người làm chính trị, về nền tảng lâu dài cho sự độc lập của Việt Nam. Thoát Trung chỉ là một dịp để chúng ta thấy sự lệ thuộc của Việt Nam nói chung vào nước ngoài – trước đây là Pháp, Mỹ rồi đến Liên Xô và giờ đây đến Trung Hoa. Thành ra, những vị có suy nghĩ lâu dài, muốn tìm ra một giải pháp bền vững cho nền độc lập của Việt Nam thì cần phải suy nghĩ xa hơn một chút về Thoát Trung.
Thật sự là đúng như Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã nói, không phải chỉ vấn đề Thoát Trung mà chúng ta phải thoát ra khỏi tất cả những sự lệ thuộc vào nước ngoài, nhất là vấn đề về tư tưởng và đường lối. Thành ra việc Thoát Trung hiện nay đòi hỏi một cái lớn, đó là Thoát Cộng; và đòi hỏi một cái lớn hơn nữa là chấp nhận một hệ thống xã hội, chính trị như thế nào để chúng ta có thể thật sự độc lập và phát huy sức mạnh của người dân. Đây là vấn đề mà tôi nghĩ là các vị như ông Phạm Hồng Sơn hay ông Dương Trung Quốc muốn đề cập tới.
VOA: Thưa giáo sư, qua những gì mà giáo sư vừa nói, chúng tôi nhận thấy dường như “Thoát Trung” chỉ là một cái tên mới của những nỗ lực hiện đại hóa hay Tây hóa mà sĩ phu Việt Nam đã thực hiện hay hô hào từ rất lâu. Xin ông cho biết cuộc vận động Thoát Trung hiện nay có gì khác với những nỗ lực của trí thức Việt Nam từ Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ cho tới Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lý Đông A … để hiện đại hóa Việt Nam? Và phải chăng cuộc chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa chống lại quân đội Bắc Việt cũng chính là một nỗ lực Thoát Trung?
Đoàn Viết Hoạt: Nếu chúng ta đặt vấn đề Thoát Trung không thì nó có thể là khác. Nhưng nếu ta nhìn như là thoát ra khỏi tất cả những ảnh hưởng ngoại lai, những gì đến với đất nước chúng ta bằng hình thức áp đặt, hay bị lệ thuộc, thì chúng ta thấy rằng nó là một cuộc đấu tranh lâu dài của dân tộc và của đất nước, có lẽ là cả trăm năm nay rồi. Đặc biệt là từ khi bắt đầu tiếp cận với Tây Phương qua việc người Pháp đến và đô hộ nước ta. Cuộc đấu tranh đã bắt đầu từ đó, và nó tìm cách bắt đầu phục hồi niềm tin vào dân tộc và tìm ra con đường phát triển dân tộc mà không phải lệ thuộc ảnh hưởng quốc tế hay ngoại lai hay siêu cường nào, kể cả Á Đông lẫn Âu Mỹ. Con đường đó bắt đầu từ trăm năm nay và vẫn chưa hoàn tất.
Thoát Trung, theo tôi, là giai đoạn cuối cùng trong tiến trình này và chúng ta phải tìm cho được lời giải đáp căn bản. Những người đi trước chúng ta mà tôi đặc biệt chú ý tới là Lý Đông A, bởi vì ông đã nêu ra vấn đề đối với Tàu này từ năm 1943 và ông đã cảnh giác chúng ta về “Đại Họa Hán” sẽ đến trong những thập niên mà chúng ta đang thấy bây giờ, và ông cho đó là cái “đại địch cuối cùng” mà chúng ta phải thoát khỏi thì may ra mới vươn mình lên được. Nhưng mà có lẽ ông còn nói hơn nữa là tinh thần độc lập mà ông gọi là “độc lập siêu nhiên”, tức là thoát ra khỏi mọi cái ảnh hưởng. Không có nghĩa là chúng ta cô lập, bởi vì thời đại hiện nay chúng ta không thể cô lập được, nên phải độc lập cùng với các dân tộc khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Nhưng mà mình phải phát huy bản sắc của mình. Nếu không thì mình Thoát Trung nhưng lại lệ thuộc vào Mỹ chẳng hạn; cũng như trước đây lệ thuộc vào Liên Xô ở Miền Bắc và Miền Nam lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ. Chúng ta cần phải thoát khỏi những cái đó để vươn mình lên, đồng thời tổng hợp được tất cả những tinh hoa để giúp cho đất nước phát triển. Tôi nghĩ đó là vấn đề căn bản mà nếu có thời giờ chúng ta có thể đề cập thêm.
VOA: Giáo sư vừa nói tới lời cảnh cáo ông Lý Đông A đưa ra năm 1943 về “hiểm họa nòi Hán”. Xin giáo sư nói rõ thêm.
Đoàn Viết Hoạt: Lý Đông A là người có thể nói là người chưa được nhiều người biết đến. Đặc biệt là vì những tài liệu của ông bị cấm đoán trong tất cả các chế độ, nhất là chế độ độc tài và đặc biệt là chế độ Cộng Sản. Chưa kể rằng bản thân ông cũng như nhiều nhà yêu nước khác như Trương Tử Anh hay Huỳnh Phú Sổ đã bị Cộng Sản giết hoặc thủ tiêu. Những người nào đọc tài liệu của ông Lý Đông A sẽ biết ông đã nói từ năm 1943 về tình hình thế giới hậu Đệ Nhị Thế Chiến. Ông đã tiên liệu Nhật và Đức sẽ thua trong vòng 45, 46. Và ông nói rằng sau đó, hiểm họa hiện nay của Anh, Mỹ là Nhật, Đức, nhưng hiểm họa, “đối địch”, sau đó là nước Nga và sau nước Nga là nước Tàu. Và ông nói rất rõ trong những tài liệu đó và mong rằng quí vị tìm đọc cái đó. Nhưng mà riêng về Việt Nam thì ông nói điều mà ông gọi là “đại địch tối hậu”, tức là cuối cùng, là Tàu; Ông viết khá dài về hiểm họa đó và ông nói rằng nó đang bộc lộ bằng chính những tuyên bố của Tưởng Giới Thạch tại hội nghị quốc liên khi Thế Chiến Thứ Hai chưa thật sự chấm dứt. Tưởng Giới Thạch đã đòi lại những vùng đất mà Trung Hoa cho rằng trước đây thuộc họ. Ông Lý gọi đó là “chủ nghĩa Đại Hán mới” và chúng ta cần phải cảnh giác. Rõ ràng là bây giờ chủ nghĩa này đang trở lại.
Việt Nam cần ‘thoát Trung’ hay không
VOA: Giáo sư nghĩ như thế nào về cuộc chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa chống lại quân đội Bắc Việt trước đây? Phải chăng đó cũng là một nỗ lực Thoát Trung, thoát khỏi sự kềm kẹp hay sự xâm lăng của Trung Quốc?
Đoàn Viết Hoạt: Tất nhiên, trước hết là sự xâm lăng của Bắc Việt. Bởi vì Hiệp định Geneve chia đôi đất nước không cho phép việc xâm chiếm Miền Nam bằng quân sự. Do đó, quyền bảo vệ và tự vệ là đương nhiên. Đặc biệt là Việt Nam Cộng Hòa là nước đã bắt đầu phát triển chế độ tự do và chế độ dân chủ. Cho nên nó hoàn toàn ngược lại chế độ Miền Bắc. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là vì nó nằm trong cuộc chiến tranh Lạnh giữa hai ý thức hệ tư bản với cộng sản quốc tế. Thứ ba là rõ ràng lúc đó Trung Quốc hậu thuẫn cho Miền Bắc, cùng với Liên Xô, để phát triển chủ nghĩa Cộng sản cũng như ảnh hưởng của Trung Quốc. Như chúng ta biết, Trung Quốc có mục tiêu riêng của họ là phát triển tiếp cái Đại Hán của họ. Và vì vậy, quả nhiên là cuộc chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa có nhiều mục tiêu: thứ nhất là bảo vệ tự do dân chủ, thứ hai là chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản và thứ ba là chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
VOA: Cám ơn giáo sư rất nhiều. Chúng tôi rất mong có dịp hầu chuyện thêm với giáo sư về “Thoát Trung.”
Đoàn Viết Hoạt: Cám ơn anh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét