Đặc khu kinh tế– Quỷ kế nhãn tiền?
Tập đoàn Formosa |
Từ vài tháng nay, nghe nói Tập đoàn Formosa Đài Loan chi nhánh Vũng Áng,
Hà Tĩnh đã biến thành “con ngựa thành Troia” trong tay Trung Nam Hải.
Điều đó thật chẳng có gì là lạ.
Với một dự án thuộc loại “công nghệ đen” khổng lồ, cơ sở hạ tầng sản
xuất kềnh càng, đồ sộ, chiếm một diện tích 3-4 ngàn ha, sử dụng hàng vạn
nhân công, lại tiếp nối một cảng nước sâu vừa thuận lợi cho sản xuất
kinh doanh kiếm lời lúc bình thường, vừa lập tức biến thành căn cứ hải
lục quân theo mục đích đã định sẵn.
Những người khảo sát xác định vị trí dự án của cả hai bên thật thông
minh, hiểu biết đã đặt cho nó vào đúng một vị trí “ nhạy cảm”như một “tử
huyệt” án ngữ một khu vực phòng thủ lợi hại vào bậc nhất trải dài từ
Nghệ Tĩnh tới Quảng Bình, Thừa Thiên, Huế, xưa kia gọi là vùng Thuận
Hóa mà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra cho Chúa Nguyễn là:
“Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Chính vì thế nên dù dự án này
có chủ là nhà đầu tư Nga hay Mỹ cũng vậy thôi. Nó nhất định phải về tay
người Hoa Lục như một định mệnh, không thể khác, vì một bên cần kiếm
nhiều tiền, còn một bên thì coi đây là món hàng vô giá, đắt mấy cũng
phải mua cho bằng được.
Gần đây được sự hối thúc của ông chủ phương Bắc, nhân sự kiện lộn xộn
tại Bình Dương và một vài nơi, làm cho nhà cầm quyền VN hơi bị “yếu bóng
vía” dễ thỏa hiệp bằng các biện pháp nặng về “nhượng bộ” để lấy lòng
tin các nhà đầu tư và cũng để cho Bắc Kinh bớt gây căng thẳng, Formosa
Hà Tĩnh đã đưa yêu cầu đòi CP cho lập Đặc Khu Kinh Tế Vũng Áng trực
thuộc Văn phòng CP, đồng thời nêu yêu sách với nhiều ưu đãi đặc biệt như
nhà đầu tư bậc “bố” chứ không phải một đối tác bình thường. Rõ ràng đây
là hành động “ép” phía đang yếu thế khi cái giàn khoan oan nghiệp
HD-981 đang nghễu nghện giữa Biển Đông của VN. Được biết yêu sách phi lý
này người gửi cũng khá khôn khéo đưa tận tay PTT Hoàng Trung Hải. Sự
việc rồi đây sẽ “hạ hồi phân giải”. Các nhà kinh tế tên tuổi của đất
nước cũng đã nêu nhiều ý kiến phản biện nhiều chiều. Người viết xin
không giám “múa rìu qua mắt thợ” mà chỉ xin nêu vài nét sơ lược theo
nhận thức kiểu “ếch ngồi đáy giếng” của dân thường ít học.
Từ lâu, hầu như đã là công trình hay dự án TQ đầu tư hay trúng thầu thì
họ kiếm lời ghê gớm. Phía VN chịu nhiều thua thiệt, nhưng đặc biệt nguy
hại là ở đâu có mặt người TQ thì ở đó là lãnh địa bất khả xâm phạm của
họ. Các cơ quan công quyền VN tự nhiên mất quyền kiểm soát, giám sát,
mặc cho họ muốn làm gì thì làm. Nếu nay mai xuất hiện các đặc khu kinh
tế, lại là các khu như Vũng Áng với hàng chục vạn người TQ thì có phải
là đã tạo ra nhiều Crưm, liệu Văn phòng CP có quản lý được không? Ở đây
tính chất nguy hiểm của nó còn gấp bội. Mỗi một đặc khu trên đất liền sẽ
gấp bao nhiêu lần cái giàn khoan HD-981. Mỗi một đặc khu, mỗi một dự án
của TQ, phải chăng sẽ là một căn cứ quân sự khi cần, khó có thể khác.
Chính vì thế lợi dụng chính sách đầu tư quá thông thoáng và buông lơi
cảnh giác của ta, TQ đã ồ ạt cho đội quân thứ 5 khoác áo thương nhân
tràn sang VN, trước mắt họ kiếm lời kiêm mục đích làm suy yếu, phá hoại
tận gốc nền kinh tế, đầu độc dân VN từ tinh thần đến vật chất, triệt để
phá hủy môi trường làm cho giống nòi VN tàn lụi. Một điều nguy hại ít
được nhắc đến là trong hàng nửa thế kỷ qua họ đã tạo dựng được một đội
ngũ tay sai trung thành và một tầng lớp không nhỏ thân Trung cộng trong
các tổ chức, các cơ quan đảng, nhà nước. Đây là bọn hai mang, dân có thể
nhận ra, nhưng khó trừ khử, nhất là những kể có quyền, có chức. Thử
hình dung hiện tại chúng có ngồi yên không hay đang phá ngầm mà chính cơ
quan công quyền cũng không hề biết. Giặc ngoại xâm giữa biển dễ thấy,
còn bọn nội xâm, nguy hiểm vô cùng lại vẫn có thể giấu mặt. Khi cuộc
chiến trên đất liền nổ ra chắc chắn hàng ngàn pháo đài Trung cộng trên
khắp đất nước sẽ phát hỏa, hàng chục vạn người TQ đang có mặt tại VN
cùng với bọn Việt gian, bọn bám gót Tàu sẽ là đội quân còn nguy hại hơn
cả những binh đoàn thiện chiến. Thiết tưởng, không còn nghi ngờ, do dự
gì nữa về quan hệ địch – ta giữa VN và TQ, cần phải có thái độ cương
quyết, dứt khoát trong một số lĩnh vực:
- Để chặn đứng việc TQ có mưu đồ xâm lấn lãnh thổ, biến các dự án thành
các pháo đài quân sự, di dân xuống phía Nam theo chủ trương đã từng nói
toẹt ra từ thời Mao Trạch Đông thông qua con đường giao lưu thương mại
ngày càng đưa nhiều người sang VN, lấy vợ, sinh con, lập làng, lập phố.
Cần quốc hữu hóa có bồi hoàn đối với các dự án có nguy cơ tới an ninh
quốc phòng như Formosa và tương đương. Các công trình dự án khác phía VN
phải thực hiện việc giám sát, buộc tuân thủ đúng mục đích ghi trong hợp
đồng hoặc trong giấy phép đầu tư. Chấm dứt tình trạng để mất chủ quyền
đã diễn ra lâu nay. Nếu vi phạm cương quyết rút giấy phép hoặc đình chỉ
hợp đồng. Tổng rà soát các đối tượng là người TQ nói chung, trục xuất
các đối tượng nhập cảnh trái phép, buộc hồi hương các đối tượng đưa sang
không đúng quy định. Các đối tượng còn lại phải được quản lý nghiêm
ngặt mọi sự di chuyển, mọi mối quan hệ với các giới chức cũng như dân
thường VN.
-Phát động quần chúng tố giác những kẻ có biểu hiện làm tay sai hoặc
thân Trung cộng. Trong các cơ quan đảng, nhà nước nói chung nên lập ra
các ban giám sát gồm những người thực sự trung thành với đất nước với
dân tộc để rà soát, phát hiện bọn tình báo, bọn Việt gian để có kế hoạch
xử lý, giáo dục những người thân Trung cộng và những người chưa phân
biệt rõ bạn, thù.
-Cùng với các biện pháp trên cần nói rõ cho nhân dân hiểu thật thấu đáo
về hành động trước mắt và âm mưu lâu dài của TQ đối với nước ta, hưởng
ứng tích cực các chủ trương, biện pháp giảm sự phụ thuộc kinh tế vào TQ
và, tẩy chay các hàng hóa, thực phẩm độc hại nhằm đầu độc người dân VN.
Có sự chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt khi TQ phát động chiến tranh trên bộ
với nước ta. Nếu giám làm và kiên quyết làm được những điều trên, cùng
với nhiều giải pháp mà các bậc CM lão thành, giới trí thức, học giả
trong, ngoài nước đã tâm huyết góp tiếng nói thẳng thắn, chân thành,
chắc chắn VN sẽ vượt qua được cuộc đối đầu quyết liệt với chủ nghĩa bá
quyền Đại Hán.
Trung Ngôn
(Quê choa)
Việt Nam-Trung Quốc: Ai vay nợ và ai phải trả
Song Chi -Nguoiviet
Trong buổi tiếp xúc với cử tri tại Sài Gòn ngày 26 tháng 6, 2014, ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đã có những câu phát biểu được báo chí trích dẫn, về vấn đề mà người dân quan tâm nhất hiện nay là tình hình biển Ðông và mối quan hệ với Trung Quốc.Chỉ cần đọc/nghe qua những phát biểu này của một trong bốn nhân vật đứng đầu bộ máy đảng và nhà nước cộng sản, người ta cũng có thể nhận ra quá nhiều điều không ổn trong quan điểm, tư duy, não trạng của các lãnh đạo Việt Nam. Từ đó dẫn đến cách hành xử lúng túng, bị động, bạc nhược của họ trước Bắc Kinh bao lâu nay.
Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang “trao đổi” với cử tri khi tiếp xúc ở Sài Gòn sáng 26 tháng 6, 2014. (Hình: Tuổi Trẻ) |
Chẳng hạn, khi nói về công hàm Phạm Văn Ðồng năm 1958, “Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh: ‘Ông Phạm Văn Ðồng (cố thủ tướng) có bao giờ nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc đâu, đã đăng công khai trên mạng hết rồi.’” (“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).
Ðây là lập luận chống chế quen thuộc của nhà cầm quyền Việt Nam sau khi vụ công hàm của Phạm Văn Ðồng bị công khai trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Về việc này, Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn viết trên facebook:
“Ông Phạm Văn Ðồng không nói Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu?
…Ðúng là công hàm PVÐ không đề cập cụ thể đến Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Nhưng ông tán thành tuyên bố của Tàu rằng Hoang Sa-Trường Sa là của Tàu. Trong công hàm đó câu đầu tiên viết rằng:
“Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9, 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.”
Vậy thì tuyên bố 4 tháng 9, 1958 của Tàu là gì? Trên mạng vẫn còn lưu hành bản tiếng Hoa và một bản dịch tuyên bố 4 tháng 9, 1958. Tuyên bố có đoạn viết:
“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”
Như vậy trong tuyên bố trên Tàu cộng họ nói rõ rằng Hoàng Sa-Trường Sa là của họ (hay theo cách gọi Tây Sa-Nam Sa của Tàu). Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng và tán thành Tuyên bố đó thì cũng có nghĩa là tán thành và công nhận Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu rồi. Khó nói cách khác được.”
Không chỉ các ông lãnh đạo mà nhiều người dân, nhất là đám dư luận viên trên mạng cũng lập luận tương tự để “chạy tội” cho cái công hàm tai hại, nhưng phải thấy rằng trước quốc tế mà cứ cố cãi như thế này thì không thể thắng được Trung Cộng về lý.
Nói về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: “Trước việc Trung Quốc lấy cớ từng giúp Việt Nam trong quá khứ để gây hấn ở biển Ðông, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam mang ơn thì có cách trả ơn, chứ Trung Quốc không được áp đặt.” (“Việt Nam mang ơn thì sẽ trả, nhưng Trung Quốc không được áp đặt,” Dân Trí).
Bao lâu nay, phía Trung Cộng tất nhiên là thường xuyên nhắc đi nhắc lại việc đã từng giúp đỡ Bắc Việt “đánh Pháp đuổi Mỹ,” lấy đó làm cớ để mắng mỏ Việt Nam vô ơn mỗi khi quan hệ giữa hai đảng cộng sản trở nên xấu đi.
Nhưng không chỉ Trung Cộng, từ các thế hệ lãnh đạo cho tới nhiều tướng tá, quan chức khác nhau của đảng cộng sản Việt Nam cũng liên tục nhắc nhở… chính họ và người dân Việt Nam, phải biết ơn Trung Quốc.
Người dân Việt Nam hoàn toàn có quyền hỏi lại đảng và nhà nước cộng sản rằng hãy nói rõ ràng và sòng phẳng một lần, ai nợ ai.
Chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam nợ đảng Cộng Sản Trung Quốc để có đủ sức tiến hành hai cuộc chiến, trong đó cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” thực chất là cuộc chiến tranh ý thức hệ, là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc. Ðối với đa số người Việt Nam, đó là một cuộc chiến không mong muốn, vậy tại sao người dân Việt Nam phải mang nợ Trung Quốc.
Những thông tin, tư liệu được bạch hóa phần nào trong những năm qua đã nói lên tính chất phi lý, vô nghĩa, cái giá quá đắt phải trả cũng như những hệ lụy nặng nề cho đất nước, dân tộc Việt Nam từ việc đảng cộng sản chấp nhận sự viện trợ từ Trung Cộng để đổi lấy việc tiến chiếm miền Nam, thống nhất đất nước nhưng lại bị lệ thuộc lâu dài vào Bắc Kinh về mọi mặt.
Và họ đã phải trả món nợ này không chỉ bằng hàng núi xương máu của nhân dân mà cả tài nguyên, những sự ưu tiên trong lĩnh vực kinh tế cho tới một phần lãnh thổ lãnh hải.
Những thông tin, tư liệu đó cũng cho thấy cuộc chiến chống Mỹ của Bắc Việt thật ra có lợi cho chính Trung Cộng như thế nào, đảng Cộng Sản Trung Quốc lẽ ra phải cảm ơn sự mù quáng của đảng Cộng Sản Việt Nam thì đúng hơn.
Nhưng đó là quan hệ mắc mứu giữa hai đảng, nhân dân Việt Nam chả dự phần gì vào để mà cứ phải mang ơn, biết ơn. Về phía những người cộng sản, chính cái tâm lý mắc nợ, mang ơn này đã khiến họ luôn luôn ở vào thế yếu khi phải đương đầu với Trung Cộng để bảo vệ độc lập chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ.
Tự trói buộc mình vào sự tương đồng về mặt ý thức hệ, mặc dù ai cũng rõ cho đến thời điểm này thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không còn là hai đảng cộng sản đúng nghĩa và cũng chả bên nào còn thực lòng tin vào chủ nghĩa cộng sản, lý thuyết Marxism-Leninism nữa.
Tiếp đến tự trói buộc mình vào mối ân oán nợ nần, quan hệ 4 tốt 16 chữ vàng giữa hai đảng cộng sản, trong khi trên thực tế, Bắc Kinh từ lâu đã không coi mối quan hệ hai bên ra cái gì. Và bây giờ, là lần thứ hàng trăm hàng ngàn, Trung Cộng đang công khai xâm lược Việt Nam, thách thức, lăng nhục nhà cầm quyền Việt Nam.
Chừng nào các lãnh đạo, quan chức cộng sản ở Việt Nam tự mình rũ bỏ được cái tâm lý mắc nợ ấy trong mối quan hệ với Bắc Kinh thì họ mới có đủ sáng suốt và sức mạnh để đi cùng một con đường với nhân dân và với thời đại: Thoát Cộng, thoát Trung, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, cương quyết giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng trông chờ ở nhà cầm quyền Việt Nam điều đó thì khác nào hái sao trên trời!
Cuối cùng, trong các phát biểu của ông chủ tịch nước, có một ý sau nói về việc bảo vệ chủ quyền:
“Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải giữ gìn.” (“Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).
Trước đó, tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học Việt Nam sáng 17 tháng 5, ông Phó Thủ Tướng Vũ Ðức Ðam đã nói: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đòi lại. Ðời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại.” (“Nhất định phải đòi lại Hoàng Sa,” báo Thanh Niên).
Và nếu chú ý tìm kiếm thêm thì chúng ta sẽ thấy không chỉ có hai nhân vật trên phát biểu những ý tương tự.
Nghe thì có vẻ quyết tâm, đầy xúc động (!) nhưng thật ra nói như vậy có nghĩa là các ông giương cờ trắng, chào thua giặc trước rồi và ủy thác việc đòi lại Hoàng Sa cũng như bảo vệ chủ quyền cho… con cháu.
Các ông không sợ người dân rồi con cháu sau này và cả lịch sử nguyền rủa muôn đời vì đã vay mượn các nước để tiêu xài cho đã đời này, mặt khác, tài nguyên đất nước, đất đai, biển, đảo& có bao nhiêu khai thác sạch, cho thuê hay bán sạch để ăn ngay đời này, còn nợ công cho tới việc đòi lại lãnh thổ lãnh hải thì để cho con cháu gánh, hay sao?
Chỉ qua một buổi nói chuyện của một trong tứ trụ triều đình của Việt Nam mà đã bộc lộ bao nhiêu vấn đề trong quan điểm, tư duy của các lãnh đạo Việt Nam, chả trách gì tình hình cứ ngày càng bi đát, tuyệt vọng.
Việt Nam có thể mất nước đến nơi mà nhà cầm quyền vẫn chưa tìm ra, và cũng không thực tâm muốn tìm, con đường để thoát khỏi Trung Cộng, bảo vệ được độc lập chủ quyền, giang sơn gấm vóc của non sông.
Nguyễn Văn Tuấn - Ông Phạm Văn Đồng không nói HS-TS là của Tàu?
Ngài Chủ tịch Nước nói rằng ông đã đọc kĩ từng chữ cái công hàm của
ông Phạm Văn Đồng, và "Ông Phạm Văn Đồng có bao giờ nói Hoàng Sa -
Trường Sa (HS-TS) là của TQ đâu” (1). Đúng là công hàm PVĐ không đề cập
cụ thể đến Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Nhưng ông tán thành tuyên
bố của Tàu rằng HS-TS là của Tàu. Trong công hàm đó câu đầu tiên viết
rằng:
“Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc”.
Vậy thì Tuyên bố 4/9/1958 của Tàu là gì? Trên mạng vẫn còn lưu hành bản tiếng Hoa và một bản dịch tuyên bố 4/9/1958 (2). Tuyên bố có đoạn viết:
“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”
Như vậy trong Tuyên bố trên Tàu cộng họ nói rõ rằng HS-TS là của họ (hay theo cách gọi Tây Sa – Nam Sa của Tàu). Chính phủ VNDCCH tôn trọng và tán thành Tuyên bố đó thì cũng có nghĩa là tán thành và công nhận HS-TS là của Tàu rồi. Khó nói cách khác được (3).
Tôi cực kì ngạc nhiên là rất nhiều người, kể cả giới có học, đều biện minh rằng công hàm của ông PVĐ không hề công nhận HS-TS là của Tàu. Nhưng đọc văn bản thì phải đặt văn bản trong bối cảnh, chứ nếu chỉ xem văn bản như một tài liệu độc lập thì có khi chẳng có ý nghĩa gì. Tôi nghĩ không nên trốn tránh vấn đề cái công hàm PVĐ đặt ra (4), mà cần phải suy nghĩ cách hoá giải cái công hàm đó.
_______________________
(1) http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/182973/-ong-pham-van-dong-khong-bao-gio-noi-hoang-sa-cua-tq-.html
(2) http://bshuy1969.blogspot.com.au/2011/07/tuyen-bo-ngay-491958-cua-cp-trung-quoc.html
(3) Nếu công hàm PVĐ viết "[...] Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa liên quan đến bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lí; tuy nhiên, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không tán thành nguyên tắc đó áp dụng cho Hoàng Sa và Trường Sa" thì tôi nghĩ chúng ta chẳng có vấn đề gì.
(4) Thật ra, nói là “công hàm Phạm Văn Đồng” cũng oan cho ông ấy, vì theo một nguồn tin thì mấy ông trong Bộ Chính Trị đều có đọc qua và phê chuẩn công hàm này. Như vậy trách nhiệm thì phải trách nhiệm … tập thể. Nghe nói khi Tàu nó chiếm Hoàng Sa thì VNDCCH ra tuyên bố rằng “TQ là anh em ruột thịt, đất đó nằm trong tay TQ tốt hơn hàng triệu lần nằm trong tay kẻ thù Sài Sòn" mà nhiều người cho là ông Bùi Tín viết nhưng tôi không tìm thấy nguồn. Nhưng phía VNCH đề nghị VNDCCH ra tuyên bố chung lên án việc Tàu cộng chiếm Hoàng Sa thì bên VNDCCH từ chối. Tất cả những điều này cho thấy thời đó mấy người trong Chính phủ VNDCCH một cách cuồng tín xem Tàu như anh em ruột, còn gần gũi hơn cả những người anh em ở miền Nam. Ai cũng một lần sai lầm trong tình cảm, nhưng sai lầm của mấy ông bà VNDCCH thì thuộc vào loại vô tiền khoáng hậu để thế hệ sau phải ghánh lấy hậu quả.
“Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc”.
Vậy thì Tuyên bố 4/9/1958 của Tàu là gì? Trên mạng vẫn còn lưu hành bản tiếng Hoa và một bản dịch tuyên bố 4/9/1958 (2). Tuyên bố có đoạn viết:
“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”
Như vậy trong Tuyên bố trên Tàu cộng họ nói rõ rằng HS-TS là của họ (hay theo cách gọi Tây Sa – Nam Sa của Tàu). Chính phủ VNDCCH tôn trọng và tán thành Tuyên bố đó thì cũng có nghĩa là tán thành và công nhận HS-TS là của Tàu rồi. Khó nói cách khác được (3).
Tôi cực kì ngạc nhiên là rất nhiều người, kể cả giới có học, đều biện minh rằng công hàm của ông PVĐ không hề công nhận HS-TS là của Tàu. Nhưng đọc văn bản thì phải đặt văn bản trong bối cảnh, chứ nếu chỉ xem văn bản như một tài liệu độc lập thì có khi chẳng có ý nghĩa gì. Tôi nghĩ không nên trốn tránh vấn đề cái công hàm PVĐ đặt ra (4), mà cần phải suy nghĩ cách hoá giải cái công hàm đó.
_______________________
(1) http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/182973/-ong-pham-van-dong-khong-bao-gio-noi-hoang-sa-cua-tq-.html
(2) http://bshuy1969.blogspot.com.au/2011/07/tuyen-bo-ngay-491958-cua-cp-trung-quoc.html
(3) Nếu công hàm PVĐ viết "[...] Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa liên quan đến bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lí; tuy nhiên, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không tán thành nguyên tắc đó áp dụng cho Hoàng Sa và Trường Sa" thì tôi nghĩ chúng ta chẳng có vấn đề gì.
(4) Thật ra, nói là “công hàm Phạm Văn Đồng” cũng oan cho ông ấy, vì theo một nguồn tin thì mấy ông trong Bộ Chính Trị đều có đọc qua và phê chuẩn công hàm này. Như vậy trách nhiệm thì phải trách nhiệm … tập thể. Nghe nói khi Tàu nó chiếm Hoàng Sa thì VNDCCH ra tuyên bố rằng “TQ là anh em ruột thịt, đất đó nằm trong tay TQ tốt hơn hàng triệu lần nằm trong tay kẻ thù Sài Sòn" mà nhiều người cho là ông Bùi Tín viết nhưng tôi không tìm thấy nguồn. Nhưng phía VNCH đề nghị VNDCCH ra tuyên bố chung lên án việc Tàu cộng chiếm Hoàng Sa thì bên VNDCCH từ chối. Tất cả những điều này cho thấy thời đó mấy người trong Chính phủ VNDCCH một cách cuồng tín xem Tàu như anh em ruột, còn gần gũi hơn cả những người anh em ở miền Nam. Ai cũng một lần sai lầm trong tình cảm, nhưng sai lầm của mấy ông bà VNDCCH thì thuộc vào loại vô tiền khoáng hậu để thế hệ sau phải ghánh lấy hậu quả.
Nguyễn Văn Tuấn
Theo FB Nguyễn Văn Tuấn
Cánh chim báo bão đã sải cánh tự do!
Không còn là tin đồn nữa. Khi chính một nữ cựu tù nhân lương tâm còn
trong vòng quản chế như Phạm Thanh Nghiên nghẹn ngào cho tôi biết, và
chính anh Đỗ Ty – cha của Hạnh – xác nhận qua điện thoại, thì mọi ngờ
vực đều tan biến.
Chiều muộn ngày 27/6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh – cánh chim báo bão những
năm về trước – đã làm cộng đồng dân chủ trong nước và hải ngoại tràn
ngập một niềm vui khó tả: cô vừa được tự do!
Hạnh đang trên đường về nhà!
Hầu tương tự như trường hợp của “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu,
những tin tức đầu tiên về việc Minh Hạnh có thể được “cho về” đã xuất
hiện cách thời điểm trả tự do khoảng một tháng. Và trong khoảng thời
gian một tháng ấy, “họ cố ép tôi ký bản nhận tội, nhưng tôi nói rõ với
họ là tôi không ký vì tôi không có tội gì hết!” – tù nhân lương tâm
Nguyễn Hữu Cầu thản nhiên thuật lại và còn ngâm nga bài thơ “Con bò kéo
xe” của ông.
Đỗ Thị Minh Hạnh |
Cách đây chưa đầy một tuần, những thông tin từ gia đình Đỗ Thị Minh Hạnh
và người mẹ vận động không mệt mỏi cho cô như đã cảnh báo về ý đồ “giấy
nhận tội”. Lẽ đương nhiên, ai cũng hiểu đó là quán tính của một chính
thể chưa thể quen với quán tính bắt buộc phải thừa nhận sai lầm khi bắt
người, nhất là khi người đó lại chỉ đấu tranh cho quyền lợi của công
nhân Việt Nam chứ chẳng hề nhắm tới động cơ lật đổ chế độ hiện hành.
Vào buổi sơ khai của phong trào đấu tranh công nhân, hành động chính
quyền bắt ba người tranh đấu Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn
Hoàng Quốc Hùng cũng tràn sắc máu nguyên thủy. Không một ai được thanh
minh, cũng chưa từng có một dấu hiệu thỏa hiệp nào của Nhà nước Việt Nam
với nhu cầu công đoàn độc lập quá sức bức bối.
Khác hẳn với giờ đây…
Giờ đây, gần 1.000 cuộc đình công của công nhân diễn ra hàng năm tại
nhiều vùng ở Việt Nam đã đủ chứng minh cho tính “ưu việt” đến thế nào
của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam – một cơ quan công quyền nhưng
trung gian để trực tiếp hưởng 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp và
cũng ăn vào công sức lao động của công nhân, một tổ chức “đại diện cho
quyền lợi của công nhân” song đã chưa từng chấp nhận bất kỳ một cuộc
đình công nào trên toàn quốc, ngược hẳn với mối giao hảo chung chịu của
họ với giới chủ doanh nghiệp.
Giờ đây và khác hẳn với thời kỳ làn sóng công nhân tranh đấu bị đàn áp,
chính thể cầm quyền ở Việt Nam đang phải dần chấp nhận đòi hỏi về định
chế công đoàn độc lập do người Mỹ và phương Tây đặt lên bàn đàm phán
Hiệp định TPP. Không phải vô cớ mà cũng vào tháng Sáu này, hơn 150 dân
biểu quốc hội Mỹ đã đồng gửi thư kiến nghị cho Đại diện thương mại Hoa
Kỳ về “không TPP nếu không có công đoàn độc lập” và “Việt Nam phải trả
tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh”.
Cũng không phải vô cớ mà kịch bản cánh chim báo bão Đỗ Thị Minh Hạnh
được trả tự do vô điều kiện không chỉ là niềm vui bất ngờ của cô và gia
đình, mà còn khiến bật lên một tia hy vọng lớn lao hơn nhiều: đã có tín
hiệu về một khả năng nào đó tổ chức công đoàn độc lập được chính quyền
“thí điểm” ở Việt Nam trong vài năm tới.
Hãy khóc…
Nếu có thể nhớ lại, hãy nên so sánh những bước chân của Hạnh bần thần ra
khỏi phòng giam với không khí òa vỡ của đám đông vào tháng 8/2013, khi
nữ sinh áo trắng Phương Uyên đột ngột được phóng thích ngay tại tòa Long
An. Để sau tháng Tám ấy là một sự chuyển mùa dân chủ ở Việt Nam, nơi mà
tiếng chim hót dân sự đã không còn bị vùi dập quá tàn nhẫn.
Cánh chim báo bão Minh Hạnh hẳn cũng như vậy thôi. Phía trước không chỉ
là bầu trời tự do với riêng cô, mà một chân trời mới đang hé rạng cho
các tổ chức xã hội dân sự ở đất nước đầy cam go này, nơi mà mới đây 16
tổ chức dân sự đã tiếp bước Hạnh để ra một tuyên bố về sự cần kíp xây
dựng tổ chức công đoàn độc lập cho 5 triệu công nhân Việt Nam.
Hạnh hãy khóc đi, những giọt nước mắt siết bao ơn nghĩa với Người Mẹ và Dân Tộc…
Phạm Chí Dũng
(Quê choa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét