Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Nỗi lo của Việt Nam: lần trỗi dậy đầy đe dọa của Trung Quốc - Biển Đông nổi sóng: Chiến lược ‘hòa bình chủ động’ của Việt Nam

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Video: Trung Quốc duy trì 118 tàu bật còi uy hiếp, sẵn sàng đâm va (VOV). – Tàu Trung Quốc lao thẳng vào tàu lớn nhất của Việt Nam (TT). – Clip tàu TQ dàn đội hình đâm thẳng tàu VN (VNN).  – Video tàu Trung Quốc tấn công, đâm thẳng vào tàu Việt Nam (TT).
- Tàu Trung Quốc chủ động đâm va 27 tàu kiểm ngư của Việt Nam (SKĐS).  – Thế giới 24g: Đâm tàu Việt Nam xong, Trung Quốc kêu bị quấy rối (Megafun).  – Tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc là thông tin bịa đặt (DV).
- TQ đổi thủ đoạn tấn công tàu VN (VNN). -  Trung Quốc sử dụng chiêu trò mới (VOV). “Trước đây, Trung Quốc dùng tàu Hải cảnh để đâm tàu Việt Nam nên tàu họ cũng bị móp méo. Nhưng nay Trung Quốc dùng tàu kéo công suất lớn và có hệ thống đệm va rất tốt nên khi đâm thì tàu của họ sẽ không bị hư hại“.  – Trung Quốc dùng thủ đoạn nguy hiểm mới trên hiện trường (LĐ).
- Trung Quốc sử dụng sáu tàu quân sự, hai máy bay chiến đấu tại thực địa (PLTP). - Hoàng Sa ngày 26.6: Trung Quốc tăng máy bay chiến đấu ở khu vực giàn khoan (Tin Nóng). – Phát hiện 2 máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong khu vực giàn khoan (KTĐT). – Trung Quốc điều thêm máy bay chiến đấu đến giàn khoan (VNE). “Lúc 8h45-8h55, lực lượng kiểm ngư phát hiện hai máy bay chiến đấu lượn hai vòng trên khu vực Nam – Tây Nam ở độ cao 1.000-1.500 m, cách giàn khoan 12 hải lý“.   - Hai chiến đấu cơ Trung Quốc hung hăng bay lượn ở Hoàng Sa (VTC).  – Máy bay Trung Quốc “quần thảo” khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (LĐ). – Trong ngày, máy bay Trung Quốc 7 lần bay tới lui tại giàn khoan (NĐT).   – Máy bay chiến đấu Trung Quốc hoạt động ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (QĐND).
- Cảnh báo: Có tới 16 giàn khoan dầu của Trung Quốc ở Biển Đông! (GDVN).
- Yêu cầu TQ bồi thường thiệt hại các tàu bị đâm hỏng (VNN).
- TQ ngang nhiên tuyên bố tuần tra định kỳ ở Biển Đông (VNN). “Phát biểu trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 26/6, người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ Dương Vũ Quân khẳng định, quân đội nước này đã thiết lập chế độ tuần tra chiến lược định kỳ ở Biển Đông, đồng thời ngang nhiên tuyên bố đây là hành động ‘hoàn toàn hợp pháp và chính đáng’ nằm trong sự sắp đặt công tác tổng thể của TQ“.
- Kiềm chế có giới hạn, Việt Nam làm mọi cách bảo vệ chủ quyền (TT). – Việt Nam không theo thuyết “vũ khí luận” (LĐ).  – Diễn đàn bạn trẻ: Việt Nam phải làm gì với giàn khoan TQ? (RFA). “Khi mà cái giới hạn đó bị xâm phạm thì anh phải nổ súng, kể cả thua cũng phải nổ súng. Bởi vì đó là chủ quyền quốc gia“.
- Với giàn khoan 981, Trung Quốc thực sự muốn gì? (Đoan Trang). “TS. Nguyễn Thị Lan Anh (Học viện Quan hệ Quốc tế), đã có bài viết đăng trên RSIS, chỉ ra rằng: Trung Quốc cố ý đặt giàn khoan dầu 981 vào vùng biển tranh chấp, tiến tới buộc Việt Nam phải cùng đàm phán với Trung Quốc để dàn xếp một thỏa thuận tạm thời“.
- Chủ tịch nước: Phải bảo vệ bằng được chủ quyền thiêng liêng (TT).  – Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: “Biển của ta, ta phải giữ” (LĐ). – Chủ tịch nước: Khi đất nước bị đe doạ, cả dân tộc sẽ nhất loạt đứng lên (DT). Đất nước đang bị đe dọa, giặc Tàu đang làm mưa, làm gió ngoài biển Đông suốt gần 2 tháng qua, khi nào thì “cả dân tộc sẽ nhất loạt đứng lên”, thưa ông Chủ tịch? Chỉ cái việc xuống đường biểu tình, cất tiếng nói phản đối TQ không thôi mà còn bị dập tơi bời rồi, còn chuyện hàng loạt công nhân ở các hãng xưởng nổi dậy, biểu tình phản đối TQ thì cũng bị “bọn xấu” cài vào, gây thiệt hại cho nền kinh tế hàng trăm tỉ đồng. Những chuyện nhỏ như vậy không làm được, thử hỏi cả dân tộc đứng bằng cách nào?
- CTN Trương Tấn Sang: ‘Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa của TQ’ (VNN). “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho hay ông đã đọc kỹ từng chữ trong công thư 1958. Thủ tướng Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa – Trường Sa là của TQ“. Cái đó thì toàn dân đã biết từ lâu rồi, thưa chủ tịch. Nhưng mà thông tin dưới dây và nhiều thông tin khác thì người dân chưa biết, Chủ Tịch nước trả lời giúp dân, rằng những điều TQ nêu ra là sự thật hay bịa đặt:
- Trung Quốc, Việt Nam và Hoàng Sa: Đã đến lúc có lối thoát? ( BS). “… có một sự thực là trong một cuộc gặp vào năm 1977, chính ông Phạm Văn Đồng đã giải thích cho một người khi đó là Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Tiên Niệm (Li Xiannian); và cái sự thực này quả thật đã làm suy yếu những lập luận hiện nay của Việt Nam nhằm đánh lạc hướng nội dung của công hàm Phạm Văn Đồng. Ấy là bởi vì trong cuộc gặp, ông Đồng có nói: ‘Nên hiểu các tuyên bố của chúng ta, kể cả tuyên bố trong công hàm của tôi gửi Thủ tướng Chu Ân Lai, như thế nào? Nên hiểu nó trong bối cảnh lịch sử của thời đại’, và ‘trong cuộc kháng chiến, tất nhiên chúng tôi phải đặt việc chiến đấu chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác’.”
H2- ‘Bắc Kinh không được phép áp đặt’ (BBC). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”. Không phải chờ lâu vậy đâu ông Chủ tịch nước ơi, vài năm nữa thì Việt Nam không còn đường ra biển, còn hạn 10 năm thì có lẽ lúc đó TQ đã chiếm và làm chủ luôn cả đất nước Việt Nam. Với tình hình này, có lạc quan cách mấy cũng không thể nghĩ quá 10 năm đâu…
- Đề nghị Đảng, Nhà nước có giải pháp cứng rắn, quyết liệt hơn trong vấn đề biển Đông  (PLTP). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM tiếp xúc cử tri: Tình hình càng khó khăn phức tạp, càng cần kiên trì, hiểu biết, sáng suốt (CAND). -  Chủ tịch nước: ‘Không để bị khiêu khích (VNE).  Chẳng phải khiêu khích mà là thách thức! Chính giặc Tàu đang thách thức lãnh đạo đảng và nhà nước VN suốt gần 2 tháng qua, xem có dám làm gì chúng không, khi liên tục xâm phạm chủ quyền biển đảo VN. Chúng cũng đang thử mức độ chịu nhục của lãnh đạo đảng và nhà nước ta đang ở mức độ nào. – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Có những giải pháp hợp lý để bảo vệ chủ quyền (CAĐN). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải thực túc để có binh cường (PLTP).
- Để bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước, Quốc hội hãy mạnh mẽ và dứt khoát! (Người ĐT/ Quê Choa). - Quốc hội Việt Nam có thực sự đại diện cho người dân? (RFA).  Đinh Quang Tuyến: “Thực ra nếu quốc hội có thực quyền thì đã làm; nhưng quốc hội không có thực quyền vì lãnh đạo quốc hội và đa số thành viên đều là đảng viên. Mà đảng viên thì phải thề với đảng trước khi thề với đất nước nên các đại biểu quốc hội phải thực hiện lời thề của họ đối với đảng. Thế mới là cái tệ! Đảng chần chừ, không quyết thì quốc hội không quyết“.  – Xích Tử – Dân biết bình tĩnh rồi, thưa Quốc hội (Dân Luận). – Thượng Đẳng Đại Hèn Quân Quốc Huân Chương (Đinh Tấn Lực).
- Phạm Trần: Đảng rối loạn, Quốc hội loạn ngôn (DLB). “Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đã bị ‘rối lọan thần kinh’ và Quốc hội mắc chứng ‘loạn ngôn’ trước xâm lược Biển Đông của Trung Cộng“.
- Lê Ngọc Thống: Biển Đông nổi sóng: Chiến lược ‘hòa bình chủ động’ của Việt Nam (ĐV). “Vấn đề rất quan trọng ở đây là chúng ta nghe, hiểu, để biết được “nền hòa bình Trung-Việt” là nền hòa bình kiểu gì, mối quan hệ hữu nghị Việt-Trung là hữu nghị kiểu gì… để căn cứ vào thế, lực của chúng ta hiện nay đến đâu mà phấn đấu gìn giữ hay dứt khoát loại bỏ… Đã đến lúc Việt Nam phải chấp nhận “phẫu thuật” khối u dù phải đau và tốn kém“.
- ‘Đại cục’ và ván cờ cân não Biển Đông (BBC). “Dương Khiết Trì đã rời Hà Nội nhưng không rõ ‘đại cục’ mà ông nói nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam có ở lại.  Tới Hà Nội, ông Dương nói ‘rất coi trọng quan hệ với Việt Nam’ và muốn khuyên nhủ ‘đứa con lạc lối’ hãy trở về, theo lời lẽ trên báo Trung Quốc“.
- Trương Nhân Tuấn: «Dạy đĩ vén váy» (Huỳnh Ngọc Chênh). “Trong thời điểm hiện tại, tôi ủng hộ bất kỳ ai, bất kỳ giải pháp nào có khả năng giúp VN không bị thiệt hại về lãnh thổ và hải phận trước sự xâm lấn của TQ. Nếu ông Dũng có khả năng làm việc này, tôi sẽ ủng hộ ông không điều kiện. Vấn đề cấp bách, tính từng ngày, từng tháng, chứ không phải (nói như ông Sang) để cho con cháu sau này đòi lại“.
H5- TỨC CẢNH: Gởi ông Nguyễn Phú Trọng (FB CauBay Thiem). “Nó hứa gì mà Lú cười mím chi/ Phải chăng nó bảo cứ ngoan đi/ Quê cha đất tổ nhường cho nó/ Mấy đảo san hô có sá gì/ Nó bảo gì mà Lú cười mím chi/ Phải chăng nó nhắc phải khắc ghi/ Công hàm bán nước năm năm tám/ Kiện mấy cũng thua chớ ích gì…” =>
- Việt Nam, Philippines cùng phản đối bản đồ ‘10 đoạn’ của TQ (VOA).   – Hà Nội – Manila tăng cường hợp tác quân sự (RFI).  – Bắc Kinh chỉ trích Manila và Tokyo tăng cường hợp tác an ninh (RFI). – Trung Quốc đòi Philippines “đi cùng hướng” (VnEconomy).
- Mỹ ra “thông điệp” về Biển Đông, Trung Quốc chỉ còn biết bực tức (BizLive).  “Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết là ‘hai lãnh đạo đã thảo luận về những mối quan ngại chung liên quan tới kiểu hành vi gây bất ổn tại Biển Đông và nhắc lại quan tâm chung của hai nước đến (việc tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền tự do hàng hải và giải pháp hòa bình cho những vụ tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải’.”  - Lý Hiể̀n Long: ‘Không nên cứ mạnh đúng’ (BBC).  – Sự liên tưởng (CAĐN). - ‘Trung Quốc tự đẩy vào thế đối đầu với cả khu vực’ (Zing).  – Nếu Mỹ bỏ cấm vận vũ khí, Việt Nam nên làm gì? (GDVN).
- Hội hữu nghị VN – Campuchia đòi TQ rút giàn khoan (RFA).
- Luật quốc tế và chiến lược cho Việt Nam (NCQT). – Vai trò cầm cân nảy mực của ICJ – Kỳ 1: Tòa án của cộng đồng quốc tế (Tin Tức).  – Vai trò cầm cân nảy mực của ICJ – Kỳ cuối: Tầm quan trọng không thể thay thế (Tin Tức).
- Lộng ngôn trong văn hóa ngoại giao của Trung Quốc (FB Mạnh Kim).
- Báo TQ lu loa: “Phải cẩn thận với tên lửa chống hạm Nga của Việt Nam” (GDVN).
- Việt Nam liệu có ‘thoát Trung’ được không? (VOA). TS Alan Phan: “Vấn đề thoát Trung, ngay cả kinh tế, chính trị cũng như quân sự, thì tôi cho là hiện bây giờ cái khả thi gần như là 0 bởi vì thứ nhất, trên thượng tầng của lãnh đạo Việt Nam, vẫn còn một sự liên kết khá bền chặt  với lại chính trị của  Trung Quốc“.
- Vì sao kinh tế Việt Nam quá khó để thoát Trung? (RFI). Phạm Chí Dũng: “Vấn đề thoát Trung, xét về mặt thượng tầng là thoát khỏi ý thức hệ của Bắc Kinh vốn đã chi phối quá nhiều đối với giới lãnh đạo bảo thủ ở Hà Nội, một ý thức hệ mà cho tới nay đã chứng tỏ sự nguy hiểm đến mức kéo lùi tiến trình vận động xã hội và xu thế dân chủ về lại những năm 60-70 của thế kỷ XX. Đây chính là thoát khỏi phương diện bị ràng buộc về tư tưởng chính trị và thể chế chính trị“.
H1- Rủi ro gì từ ‘đặc khu kinh tế’ Vũng Áng? (BBC). “Ông Doanh cũng nói về mặt quốc phòng, Vũng Áng ‘là một địa điểm hết sức nhạy cảm. Ở trên mạng Trung Quốc đã lưu hành kịch bản tấn công Việt Nam trong 32 ngày, trong đó nói Trung Quốc sẽ đánh vào miền trung, chia cắt Việt Nam ra. Vũng Áng hay Quảng Trị là những vùng hẹp nhất trên đất liền của Việt Nam, vì vậy tôi hy vọng những nhà chiến lược quốc phòng của Việt Nam sẽ quan tâm và thận trọng trước những yêu cầu này“. – Audio phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: ‘Cần cẩn thận trước đề xuất của Formosa’ (BBC).
- Dương Hoài Linh – Thử làm dư luận viên (Dân Luận). “Chủ quyền quốc gia theo nhà báo Thanh Trúc trên trang Nguyễn Tấn Dũng là chưa bị mất một hòn đảo nào. Hoàng Sa là do VNCH làm mất, còn Gạc ma, Ải nam Quan và một nửa Thác Bản Giốc là do chính quyền chết tiệt nào đó chứ không phải chúng ta“.
- Tang lễ ông Hoàng Thu – người tự thiêu phản đối giàn khoan Trung Cộng (DLB).
- Lòng yêu nước vượt qua lòng ghen (Nguyễn Tường Thụy).
- David O. Dapice – Vũ Thành Tự Anh: Đi dưới bóng đè của gã khổng lồ (TBKTSG). “Để gìn giữ độc lập dân tộc, người Việt Nam sẽ phải tìm cách giữ thăng bằng trên một lằn ranh mong manh, dưới bóng đè của người láng giềng khổng lồ đầy mưu tính“. – Cả nước bị đầu độc (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Phiên xử phúc thẩm Blogger Trương Duy Nhất (RFA).  – SÁNG NAY XỬ PHÚC THẨM NHÀ BÁO TRƯƠNG DUY NHẤT (Huỳnh Ngọc Chênh). Blogger Nguyễn Văn Thạnh: “Hôm nay đi tham dư phiên tòa xử phúc thẩm nhà báo-blogger Trương Duy Nhất. Khẩu hiệu cho hôm nay: MỞ MIỆNG KHÔNG CHỈ LÀ QUYỀN MÀ CÒN LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN. CHÍNH QUYỀN CẦN TÔN TRỌNG GÓC NHÌN KHÁC!
- Việt Nam y án 2 năm tù đối với blogger Trương Duy Nhất (VOA). – ‘Tòa ngăn luật sư và ông Nhất trình bày’ (BBC). “Chúng tôi đề nghị phải làm rõ là 12 bài này xâm phạm lợi ích nào của Nhà nước, được quy định trong văn bản pháp luật nào. Nhưng Tòa đã cảnh cáo luật sư nếu mà đưa vấn đề đấy ra thì sẽ bị đưa ra khỏi Tòa“. – ‘Nếu tranh luận thì Tòa không nói lại được’ (BBC). – Phiên phúc thẩm vụ án Trương Duy Nhất xử nhanh như chớp- Y án! (Quê Choa).
- 100 triệu view và vài lời kính cáo (Quê Choa). “Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí  nhưng lại có khả năng dùng blog Quê Choa  làm con thuyền chuyên chở SỰ THẬT đến với dân“.
- Làm người lương thiện sao khổ thế này chứ? (Dân Luận). “Các em ơi lẽ nào các em dù làm công an cũng từng là người lương thiện, cũng sinh ra trong gia đình có cha mẹ ông bà lương thiện chẳng lẽ các em đã đánh mất hết sự lương thiện hay sao? Các em không chấp nhận cô giáo của các em làm một người thầy lương thiện ?!” – Đóm lửa đêm đen (FB Trần Hào Trần Hào).
- Nhà hoạt động Việt Nam gặp gỡ EU tại Brussels (VNUPR). – Paulo Thành Nguyễn: Thấy gì về tình hình nhân quyền sắp tới ở Việt Nam qua phiên họp UPR? (VNUPR). “Nhưng nhìn chung, đa số 182 khuyến nghị được chấp nhận đều mang ngữ nghĩa chung chung như: ‘tiến hành’ ; ‘khuyến khích’; ‘đảm bảo’; ‘tạo điều kiện’… mà không có hướng thực hiện. Trong khi đó, các khuyến nghị có tính chất cụ thể hướng đến các giải pháp, tạo ra cơ chế cải thiện tình trạng nhân quyền lại nằm hầu hết trong 45 khuyến nghị bị bác bỏ“.
- Các tổ chức nhân quyền yêu cầu chấm dứt tra tấn (VOA).
- Phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng: Công đoàn độc lập tại Việt Nam: Đề nghị về mô hình tổ chức và phương thức phát triển (BS).
- SÁCH: CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ – NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI (FB Bang Tran). Sách dày 242 trang, NXB Tri Thức. “Cuốn sách giáo khoa mà bạn đang có trong tay sẽ giúp chúng ta đi từ nền Văn hóa của cái Có ích sang nền Văn hóa của Phẩm giá….nó giúp đặt lên ngai vàng không phải một ông vua, không phải là một Sa hoàng mà là một nền dân chủ. Nền dân chủ mà tất cả chúng ta đều phải học, nền dân chủ mà chúng ta hy vọng rằng con cháu chúng ta sẽ được sống trong đó“.
-  Trình bày của Ted Osius trước Uỷ Ban Quan Hệ Quốc Tế – Thượng Viện Hoa Kỳ – về việc bổ nhiệm ông làm Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam (Liêm Nguyễn).
- VN đội sổ trong chỉ số tử tế của các quốc gia trên thế giới (FB Nguyễn Văn Tuấn). – 124 Trên 125, Ai? (Đinh Tấn Lực).
H4- Lai Châu: HÀNG TRĂM DÂN OAN BAO VÂY UBND HUYỆN ĐÒI TREO CỔ CHỦ TỊCH (NNVN/ Tễu). “Không khí tại trụ sở của UBND huyện Than Uyên và Tân Uyên luôn trong tình trạng ‘nóng’. Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm người kéo lên trụ sở, xe máy dựng kín cổng UBND huyện. Do quá bức xúc, nhiều người dân đã cầm theo dây thừng làm lọng buộc sẵn để dọa thắt cổ ông Phan Bá Quyết – Chủ tịch UBND huyện...” – Long Biên (Hà Nội): Phường làm ngơ cho công trình sai phép? (GDVN).
- Video: Biểu tình tại Sài Gòn ngày 24-06-2014 (Hung Nguyen).
- Khi một nền giáo dục không còn khả năng tự cải hóa tự thay đổi (Vương Trí Nhàn). “Thử nhìn vào các cuốn sách giáo khoa môn văn ở bậc tú tài Sài Gòn trước 1975… Không bao giờ có chuyện văn học phục vụ chính trị một cách thô thiển nói chung. Không bao giờ dành cho văn chương đương thời một sự sùng bái quá đáng; không ép học sinh phải học mọi thứ văn chương vừa viết rời tay và mới xuất hiện trên báo chí vài năm. Còn ở Hà Nội thì sao? Trước khi vào Đại học Sư phạm Vinh, tức là từ hồi còn học cấp II, cấp III Chu Văn An, tôi đã biết rằng các nhà nghiên cứu văn học đương thời bị khống chế theo cái phương châm học từ Trung quốc sau 1949 là hậu kim bạc cổ“.
- Ném Bùn Vào Văn Học (Việt Báo). “Thí dụ, như cuốn ‘Bắt Trẻ Đồng Xanh’ do Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch ra Việt ngữ, sau 1975 được một nhà xuất bản Sài Gòn (phải hiểu là NXB của Đảng CSVN) tái bản, và xóa tên người dịch, ghi rằng ‘Dịch giả: Bùi Giáng’.  Sự nhầm lẫn ‘tên dịch giả’ này là cố ý, mục đích là để xóa bỏ ký ức về Ni Trưởng Trí Hải, người bị CS tuyên án tù nhiều năm vì bất đồng chính kiến“. – Chế độ toàn trị và văn chương (Văn Việt).
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – Kỳ 8: Hội nghị lý luận phê bình VĂN HỌC – Kỳ 6 (Nhật Tuấn).  “Mở đầu phần ‘cúng’ tất nhiên có ý kiến ‘chỉ đạo hội nghị’ của ông Phó ban tư tưởng Đào Duy Quát nghiêm khắc nhắc nhở ‘con đường mà Đảng lãnh đạo và nhân dân đã chọn’ là: ‘xây dựng chủ nghĩa xã hội với quy luật kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’...”
- Thư ngỏ gửi cháu nhỏ! (Nguyễn Đình Bổn). “Nhưng người có tài thì ít mà bọn cơ hội lại nhiều. Và chính bọn này là những người trung thành nhất với chủ của mình. Họ chỉ cần biết nịnh, làm (hoặc thuê) ai đó in vài tập thơ, vài cái truyện ngắn, hay luồn lách xin xỏ, hối lộ sao đó… thoắt cái họ từ một tay vô danh trở thành nhà văn, nhà thơ, đạo diễn…. Và dù họ vẫn cứ vô danh với công chúng, nhưng nếu biết nịnh tốt họ sẽ được cử đi du lịch (thậm chí ra nước ngoài) mà không tốn tiền, dự hội thảo này nọ“.
- Vũ Thư Hiên – Kẻ Vô Ơn (Dân Luận). “Hồi Cải cách ruộng đất bọn con cái địa chủ, phú nông, không trước thì sau, theo nhau chuồn bằng sạch. Không như chúng ta, đã đi với cách mạng là ta đi đến cùng. Chúng nó không thể kiên trì lập trường cách mạng là do bản chất giai cấp của chúng nó khác ta...”
- TBT BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT ĐINH ĐỨC LẬP GIAN DỐI NHẬN GIẢI BÁO CHÍ QUỐC GIA (NCT/ Hữu Nguyên).
- TS Trần Đình Bá: Vietjet Air đáp nhầm sân bay: Giải mã hộp đen, sự thật nói lên tất cả! (GDVN).
- Dự án bị “tuýt còi” cố tình thi công sẽ “ăn” phạt từ 1 – 2 tỷ (Infonet).
- Bí thư Hà Nội: Tôi nghe có chuyện ăn chia, khai khống (TP). BT Thành ủy Phạm Quang Nghị phát biểu tỉnh bơ: “Cần phải xem là xung quanh đơn giá hiện nay đã phù hợp chưa. Xung quanh việc xác định khối lượng rác thải liệu có chuyện thỏa thuận ăn chia, khai khống số lượng không?  Tôi nghe nói là có!” Chắc ông nghe nhưng không tin, nên không cần điều tra?
- Ma túy trong trại giam (NBG).”Nói thật thì trong tù thuốc phiện sẵn hơn, dễ dùng hơn bên ngoài cả tỉ lần. Chỉ có tiền để mua hay không. Nhiều thằng bên ngoài chưa nghiện, vào tù sẵn thuốc chích cho đỡ buồn thành nghiện. Ông nghiện vào thì nghiện nặng hơn. Thuốc phiện luôn sẵn trong phòng, sẵn như trà mạn mình vẫn uống. Mình kiếm trà mạn dễ thế nào thì thuốc phiện cũng dễ kiếm trong trại giam như thế“.
- AI LÀ NGƯỜI THÂN CỦA BỘ HÀI CỐT TỬ SỸ VIỆT NAM CỘNG HÒA NGUYỄN AN KHANG? (Hồ Hải).
- Một cựu tỵ nạn Việt Nam trở thành Thống đốc bang tại Úc (RFI). – Người gốc Việt làm toàn quyền Nam Úc (BBC). – Úc lần đầu tiên có thống đốc gốc Việt (NV).
- Mỹ: Thượng Viện Mỹ chuẩn thuận Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt (NV).
- Tổng thống Mỹ có nguy cơ bị kiện (TN). Bà con gốc Việt tranh thủ tới Nhà Trắng, báo cho TT Obama biết bí quyết thắng kiện của Thủ tướng VN là nhờ 2 cái “bao cao su đã qua sử dụng”. TT Obama không nên lơ là, mất cảnh giác, cần chuẩn bị sẵn vài chục bao cao su, ném vào nhà Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner và những người ở Hạ viện, nếu họ phát đơn kiện, sẽ nắm chắc phần thắng!
H7<= Photo: nuzzel.com. – Mỹ tính đổi tên đường trước sứ quán TQ (BBC). “Con đường nơi đặt Tòa đại sứ Trung Quốc ở thủ đô Washington của Mỹ có thể sẽ mang tên nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng đang bị Bắc Kinh cầm tù.  Một điều khoản sửa đổi kèm trong trong dự luật ngân sách của Bộ Ngoại giao Mỹ nếu được thông qua thì Tòa đại sứ Trung Quốc sẽ đổi địa chỉ lại thành Số 1 Đường Lưu Hiểu Ba“. Cho mày chết! Tưởng có thể mang mấy cái Viện Khổng Tử vào Mỹ, buộc các GS Mỹ gỡ bỏ ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong trường học, nhưng đã bị các GS đòi “gỡ bỏ” Viện Khổng Tử. Bây giờ thêm cái chuyện ĐSQ TQ có thể tọa lạc trên con đường mang tên Lưu Hiểu Ba, nếu chuyện này xảy ra, người dân TQ muốn liên lạc với ĐSQ TQ ở Mỹ đều ghi địa chỉ “Số 1 Lưu Hiểu Ba”. Quả là Mỹ muốn tặng cho CSTQ một pha biểu diễn kungfu cỡ Lý Tiểu Long!
- Cư Dân Hồng Kông Bác Bỏ Bạch Thư (ĐKN).
- Nhiều người Duy Ngô Nhĩ bị kết án nặng nề trong phiên « đấu tố » tại Tân Cương (RFI).
- Lần đầu tiên Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC (RFI). – Trung Quốc lợi dụng cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương để do thám Mỹ (TN).
- Triều Tiên phóng tên lửa tầm ngắn ra biển (VNE).

- Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại buông lời hiếu chiến, đe dọa ở Biển Đông (GDVN). “Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại vừa buông lời đe dọa, hiếu chiến ở Biển Đông khi Dương Vũ Quân, người phát ngôn cơ quan này tuyên bố: Bắc Kinh nhất quyết chủ trương đàm phán song phương, nếu có nước nào đó cứ làm theo ý mình, tiếp tục muốn đối đầu sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả?!” – Đâu là lý do thực sự khiến TQ ngang ngược, hung hăng ở Biển Đông?  (GDVN).  – Nỗi lo của Việt Nam: lần trỗi dậy đầy đe dọa của Trung Quốc (Phan Ba).
- Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam: Thoát Trung hay đuổi Tàu? (DLB). “‘Thoát Trung’ là gián tiếp thừa nhận Việt Nam bị Tàu đô hộ theo hình thức ‘mềm’, nghĩa là tuy bên ngoài với dân chúng và trước cộng đồng thế giới thì Việt Nam cũng có nhà nước, có quân đội như một nước có chủ quyền nhưng bên trong họ chỉ là nô tài của Tàu…
- Tri thức: “Vũ khí” quan trọng trong tranh chấp Biển Đông của Việt Nam (NCQT). “Khi mà các bài viết khoa học về Biển Đông của Việt Nam xuất bản trên các tạp chí danh tiếng nước ngoài là quá ít, tận dụng những nguồn lực tri thức nghiên cứu sẵn có ở những quốc gia có nền khoa học tiên tiến hơn sẽ là một trong những biện pháp ngắn hạn mang lại hiệu quả lớn. Lợi ích đầu tiên chính là gia tăng được một cách đáng kể số lượng các bài viết nghiên cứu khoa học về Biển Đông được viết bằng tiếng Anh và đăng trên các ấn phẩm học thuật có uy tín của nước ngoài“.
- Người dân chúng tôi muốn hỏi Chính Phủ của mình… (FB Mai Tú Ân). “Nếu lòng dân chúng tôi sôi sục lên căm thù khi thấy chúng tiểp tục đưa giàn khoan thứ 2, thứ 3 vào…lãnh hải lãnh thổ của chúng ta, thì người dân chúng tôi có được biểu tình bất bạo động chống lại những kẻ ngang ngược đó hay không? Chúng tôi có được thể hiện lòng yêu nước, lòng căm hận chúng hay không, hay là vẫn lại như trước, như bây giờ là ngồi nhà để nuốt nhục vào lòng“.
- Cách chơi nào là của chúng ta? (VnEconomy). “Bà Nguyễn Thị Bình đau đáu với câu hỏi ‘có cách chơi nào để vừa giữ vững được độc lập tự chủ, vừa tranh thủ cơ hội để phát triển?’...” Có, nhưng muộn rồi. Đó là thế kỷ trước, chớ có mang Chủ nghĩa Cộng sản về VN, để không phải làm làm “tiền đồn của Chủ nghĩa Cộng sản”, không nhận giặc Tàu làm đồng chí, không tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam”, thì sẽ không có chuyện dâng đất, nhượng biển cho TQ. Bây giờ VN không thua gì Nam Hàn, Đài Loan, sẽ không bị TQ ăn hiếp như hiện nay.
- DỰ PHIÊN PHÚC THẨM TRƯƠNG DUY NHẤT – Ghi chép (Trần Kỳ Trung). “Mình, Nguyên, anh Lợi cùng một số người khác được vào tòa phúc thẩm xem xử Trương Duy Nhất nhưng… thực trên thực tế, chiếm gần hết thời gian là xem ‘Phim câm’. Nguyên nói với mình: ‘Nên đào tạo phóng viên báo chí, truyền hình nước mình thêm bộ môn khẩu ngữ, nghĩa là nhìn miệng  mấp máy biết họ đang nói gì“.
- Phạm Ngọc Cương: TUYÊN BỐ CỦA QUỸ NGÒI BÚT TỰ DO (BS). “Nếu mỗi người Việt Nam hôm nay không thức tỉnh nhanh chóng và khẩn trương hành động, thì quán tính đen tối của nhà cầm quyền cộng sản sẽ còn tiếp tục, với mức độ khẩn trương hơn, huỷ diệt toàn bộ những gì làm nên dân tộc này, nghiền nát tương lai của mỗi người Việt Nam không còn Tổ quốc“.
- Độc tài đang co cụm, tử thủ (BVN). “Đã qua rồi ý thức hệ CS, thế giới ngày nay thật sự đã hình thành và đấu tranh không khoan nhượng giữa 2 nhóm nước: một bên là thể chế dân chủ tiến bộ và một bên là thể chế độc tài lạc hậu, mang dấu ấn Phong kiến – nhóm nước dân chủ đông, hợp thời, ‘ăn khách’, chiếm thế thượng phong“.
- Tự Đánh Vào Đầu (Dainamax). “… trận đánh ưu tiên của lãnh đạo Trung Quốc không hẳn là Đông Hải hay Tây Tạng, Tân Cương hay Hồi giáo. Trận đánh kỳ lạ ấy là mặt trận tư tưởng và ý thức hệ. Là đánh vào đầu.  Khi đó, giới quan sát lạc quan của Tây phương nghĩ sao về hứa hẹn cải cách kinh tế và chính trị của Tập Cận Bình? Nhiều người lộn đầu mà luận ngược về tương quan nhân quả, họ cho là chỉ vì các nước dân chủ Tây phương gây ra nỗi lo nên mới làm họ Tập phải xiết vòng kim cô“.
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 26-6-2014 (VietFin).  – Công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô năm 2014: “Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu” (ECNA).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 26-6-2014 (VietFin).  – Chứng khoán ngày 26/6: VN-Index lập đỉnh 40 phiên (VnEconomy). – Blog chứng khoán: Thanh khoản tăng dần (VnEconomy).  – Nhận định chứng khoán ngày 27/6: “Ngắn hạn không giảm sâu”
- “Bom nổ chậm” ở tín dụng ngoại tệ (VnEconomy).  – Gần 70% doanh nghiệp nhỏ không vay nổi ngân hàng (Infonet).
- Tổng quan chuyển động BĐS ngày 26-6-2014 (VietFin).
- Casino tại Việt Nam và hai câu hỏi của vị tỷ phú (VnEconomy).
- EVN lãi to nhờ tăng giá điện (NLĐ). - Ưu ái cho độc quyền  “Trong lúc không ít tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn kém hiệu quả thì việc EVN lãi lớn là đáng khích lệ. Tuy nhiên, ít ai vui khi biết khoản lợi nhuận khổng lồ đó được chủ yếu là nhờ tăng giá bán điện chứ chẳng phải nhờ nỗ lực của doanh nghiệp“.
- Các tập đoàn đầu tư nước ngoài lách thuế gây tổn hại nền kinh tế (TTXVN).
- TRUNG QUỐC ĐÃ LÀ “CƯỜNG QUỐC KINH TẾ” CHƯA? (FB Mạnh Kim). “… có thể kết luận kinh tế Trung Quốc phát triển cực kỳ không bền vững. Cường điệu hóa sức mạnh kinh tế Trung Quốc chỉ khiến tạo ra tâm lý sợ hãi dẫn đến sai lầm trong chính sách thương mại đối với nước này“. – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc (NCQT). 

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Bạn hỏi chúng tôi trả lời: PHẠM QUỲNH, THỦ KHOA ĐẦU TIÊN CỦA TRƯỜNG BƯỞI (Phạm Tôn).
- Mặc Đỗ: NGƯỜI ĐỒNG CHÍ GÁNH CÁT  –  VỀ QUÊ  –  Cho những ngày trống rỗng đã quay về   — Con Bửa Củi (Da Màu).
- Và chúng ta đã mù lòa trong ánh sáng (Văn Việt).
- Vãn tuồng (Nguyễn Đình Bổn).
- Về một quả bom sai lệch (PBVH).
- NHỮNG VIÊN SỎI TRẮNG ÁM ẢNH (Văn Công Hùng).
- THẢO LUẬN VỀ DỊCH THUẬT (6): Đọc và dịch một bài thơ Apollinaire (Văn Việt).
- Hunter Lewis – Tác phẩm náo động dư luận của Thomas Piketty (THĐP).
- THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ (2): Nhận diện rõ hơn tính chất của chủ nghĩa bành trướng thời hiện đại (Văn Việt).  – THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ (3)
- Đề nghị công nhận “Bộ sưu tập hiện vật vàng văn hóa Óc Eo – Gò Tháp” là bảo vật quốc gia (PLTP).
H6- NHỮNG CUỐN SÁCH MỚI NHẤT TRÊN GIÁ (Tễu). =>
- Vững như cơm tấm Thuận Kiều (NLĐ).
- Giả vờ là ‘Tây’ để được chiều như khách VIP (VEF).
- Những cái tên ấn tượng, độc đáo nhất Việt Nam (Box).
- World Cup Brazil 2014: Ngày thứ 15 (RFA). - Tọa đàm World Cup: Bất ngờ tuần hai (BBC). – World Cup 2014 : Tuyển Pháp hoàn thành nhiệm vụ tuy bị Ecuador cầm hoà (RFI).  – Thụy Sĩ thắng lớn, theo Pháp đi tiếp (BBC).  – Mỹ gặp Đức, Bồ Đào Nha gặp Ghana (BBC). – Trước giờ bóng lăn trận Hoa Kỳ – Germany: chẳng ai sợ ai (RFA). – Tuy thua Đức 0-1, Mỹ lần thứ hai liên tiếp có mặt vòng 16 (NV). – Bảng H, ai sẽ vào vòng 1/16? (NV).  – Bỉ và Algeria, hai đội cuối cùng vào vòng 16
- Suarez bị cấm đá và phạt tiền vì vụ cắn (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chúng ta vẫn đeo mặt nạ để sống (Blog VOA). “Tỷ lệ 99% học sinh tốt nghiệp tú tài mấy hôm nay đã ám ảnh tôi. Một con số đẹp như mơ. Nhưng có nhiều bài báo cứ đặt câu hỏi về chất lượng thực sự của 99% học sinh tốt nghiệp đó. Chẳng lẽ dư luận lại mất lòng tin vào giáo dục đến vậy sao?
- Chia sẻ đặc biệt để không mất điểm của thủ khoa khối C (GDVN).
- Chuyện của người phụ nữ 7 năm đón sĩ tử đến trọ miễn phí (GDVN).
- Đề thi đại học (có lẽ là) khó nhất thế giới – Trần Tuấn Minh (HTN).
- Đáp án độc về bài Toán lớp 2 khiến người lớn đau đầu (Zing).
- Chuẩn bị gì khi trẻ vào lớp 1? (TT).  – Học cho cha mẹ! (SGGP).
- Khổ với quy định về giáo viên nước ngoài (TT).
- Cử nhân ra trường xoay đủ nghề kiếm sống (LĐ). – Tốt nghiệp đại học bằng giỏi có cơ hội được tuyển thẳng vào công chức (GDVN).
- Cậu bạn từng ‘đội sổ’ giành học bổng 5 tỷ đồng (iOne).
- Làm gì khi bị sỉ nhục? (THĐP).  – Vị đắng
- 3 nhà khoa học Việt vào tốp “có ảnh hưởng nhất thế giới” (TT).
- Tuổi thơ thần kỳ của 4 người có IQ cao nhất mọi thời đại (Zing).

- Giáo dục Việt Nam – Đào tạo thiếu cả thợ lẫn thầy (Baron Trịnh). Thiếu cả thợ lẫn thầy, nhưng thừa robot!
- Nhập nhằng công tư (TBKTSG). “Cách kinh doanh mượn cơ sở công lập để nhanh chóng triển khai các dự án tư nhân một cách ít tốn kém nhất đã diễn ra trong nhiều lĩnh vực mà đầu tiên phải nói đến giáo dục“.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- ‘Hơn 200 người nhìn thấy tai nạn nhưng không ai giúp đỡ’ (ĐV). “Căn bệnh vô cảm, coi như ‘không nghe, không thấy, không biết’ đã và đang ngấm ngầm làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con người và cả xã hội, không riêng gì ở Sài Gòn“.
- Đánh hội đồng người bị nghi là ăn trộm đến chết (Zing).
- Khách nườm nượp tìm đến cụ bà 80 tuổi bán bún tại vỉa hè (Zing).
- Nhiều số điện thoại bàn của lãnh đạo huyện Mê Linh có cho …đủ số (GDVN).
- Cảnh hàng trăm xe quá tải ‘núp’… trước mặt trạm cân (VNN).
- Sớm xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung (SGGP).
- Điện Biên xảy ra động đất lớn nhất năm (VNE). – Động đất 4,3 độ Richte ở Điện Biên (TT). 
Sạt lở nghiêm trọng đe dọa đường sắt Bắc – Nam (VNN).
- “Mã Đen”- Bộ Phim Tài Liệu về Thực Trạng Hệ Thống Y Tế Hoa Kỳ, Không Thể Bỏ Qua (ĐKN).
- Thái Lan gây sức ép trên Lào về đập Don Sahong (RFI).

QUỐC TẾ
- Iraq lún sâu vào xung đột giáo phái (Tin Tức). – Ngoại trưởng Kerry dự cuộc họp ở Paris về vấn đề Iraq (VOA).  - Lính đặc nhiệm Mỹ tiếp tục đổ bộ xuống Baghdad (TTXVN). – Các nhà ngoại giao Tây phương tập trung đối phó khủng hoảng Iraq (VOA).   – Iraq xác nhận Syria ném bom quân Isis (BBC).
- Phương Tây tăng áp lực lên Nga trước khi hết hạn hưu chiến (RFI). – Nga cảnh báo hành động quân sự của NATO sẽ phản tác dụng (TTXVN). – Phe ly khai Ukraine đồng ý đàm phán với chính phủ (VNE). – Hôm nay, Moldova và Gruzia đặt bút ký “ngả” về EU, “quay lưng” với Nga (BizLive).
- Quân đội Thái Lan khẳng định không trù tính trước vụ đảo chính (RFI). – Thái Lan: ‘Đảo chính không có chuẩn bị’ (BBC).
- Pháp bổ nhiệm đặc sứ chuyên trách quan hệ kinh tế với ASEAN (RFI).
- Binh Sĩ Hàn Quốc Bắn Chết 5 Đồng Đội Đã Tự Bắn Vào Mình (ĐKN).
- Campuchia hứa sẽ thực hiện cải cách kinh tế (VOA).
- Hàn Quốc giữ lại Thủ tướng từ nhiệm (RFI).
- Chuyển khu vực tìm kiếm chuyến bay MH370 (BBC).  – MH370 được tìm kiếm ở khu vực mới (VNN).

* RFA: + Sáng 26-06-2014; + Tối 26-06-2014
* RFI: 26-06-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 26-06-2014; + Bản tin video tối 26-06-2014

Nỗi lo của Việt Nam: lần trỗi dậy đầy đe dọa của Trung Quốc

Cuộc xung đột ở biển Đông đánh thức dậy những nỗi lo sợ có gốc rễ sâu xa tại Đông Nam Á: một sự thống trị của Trung Quốc. Một chuyến viếng thăm Việt Nam cho thấy việc đối phó với cường quốc mới khó khăn cho tới đâu.
Sao vàng trên nền đỏ. Học viên sĩ quan chỉnh tề trong những bộ đồng phục trắng. Thêm vào đó là mặt trời lặn trên biển và những bài ca về quê hương. Trong truyền hình nhà nước Việt Nam, việc tạo khí thế yêu nước ngày càng đạt tới những đỉnh cao mới. Chính phủ ở Hà Nội dựa vào xúc cảm – và thông điệp là rất rõ ràng: Trường Sa và Hoàng Sa, như hai quần đảo ở biển Đông được Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền có tên trong tiếng Việt, là thuộc Việt Nam. Chấm hết.
Trung Quốc nhìn điều này có khác đi: Sau khi giàn khoa đầu tiên của Trung Quốc được neo lại trong vùng biển tranh chấp vào đầu tháng Năm thì giàn khoan kế đến đã tiếp theo đó vào giữa tháng Sáu. Trung Quốc tiến hành một hình thức mới của chính sách đối ngoại bành trướng ở biển Đông, cái không bao lâu nữa cũng có thể được áp dụng ở những vùng khác, điều này thì các chuyên gia châu Á thống nhất với nhau. Và qua đó, Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng từng bước một – khiến cho Đông Nam Á lo ngại, nhưng cũng cả Nhật Bản và Hoa Kỳ nữa. Và các quốc gia tương đối nhỏ ở xung quanh đối phó rất khó khăn với siêu cường quốc mới, mặc cho có sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ như trong trường hợp của Philippines. Cơn thịnh nộ về bước tiến đơn phương của láng giềng to lớn đã bùng phát thành những cuộc biểu tình bạo lực vào giữa tháng Năm trong nhiều tỉnh của Việt Nam. Trong đó đã có bốn người bị thiệt mạng. Chính phủ Việt Nam đã đối phó một cách cương quyết với những người biểu tình bạo lực. Hiện giờ tình hình đã kiểm soát được.
Cuộc xung đột đời đời
Khi nói chuyện với người Việt về tranh chấp lãnh thổ thì lịch sử đầy xung đột của hai nước sẽ được nhanh chóng đề cập tới. Người ta sẽ nói về Ngô Quyền, người năm 938 đã giành được nền độc lập cho Việt Nam từ Trung Quốc. Hay Lê Lợi và hai bà Trưng, những người đã đánh đuổi người Trung Quốc. Nghe giống như là những nhân vật của thời hiện tại.
“Từ 1000 năm nay, các hòn đảo đó thuộc Việt Nam. Những gì Trung Quốc đang làm là bất hợp pháp”, một người đàn ông cao tuổi nói, người đang ngồi nghỉ tại hồ Hoàn Kiếm trong trung tâm của thủ đô Hà Nội vào một ngày nóng nực. “Cuộc đấu tranh chống Trung Quốc”, trưởng phân tích về địa chính trị của thinhtank Mỹ Stratfor, Robert D. Kaplan, đã viết như vậy trong quyển sách mới nhất của ông về xung đột ở biển Đông, “là cốt lõi của lịch sử Việt Nam.”
Vì vậy mà người khách đến thăm nhìn thấy cuộc tranh chấp biển đảo ở khắp nơi trong nước. Ở lối vào của Bảo tàng Lịch sử thủ đô Hà Nội, ba tấm bản đồ có nhiệm vụ chứng minh cho quyền sở hữu các hòn đảo lâu đời hàng nhiều trăm năm. Cả tại các cảng hàng không, khách du lịch cũng được thông tin về việc này bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Những ngày này tại thành phố cảng Đà Nẵng ở trung phần Việt Nam, trong khuôn khổ của một hội nghị quốc tế, một cuộc triển lãm đã được khai mạc, sưu tập nhiều tài liệu và bản đồ qua nhiều thế kỷ như là những bằng chứng. Ngay cả trên những hòn đảo nhỏ ở biển Đông cũng có những cuộc triển lãm di động, có nhiệm vụ chứng minh cho các quyền lịch sử của Việt Nam.
Sở hữu lịch sử: Một cuôc triển lãm mới trưng bày những tấm bản đồ chứng minh cho quyền sở hữu của Việt Nam. Hình: DW/P. Ebbinghausen
Sở hữu lịch sử: Một cuôc triển lãm mới trưng bày những tấm bản đồ chứng minh cho quyền sở hữu của Việt Nam. Hình: DW/P. Ebbinghausen
Chiến đấu? Hay chấp nhận bị áp bức?
“Người Việt căm ghét những gì người Trung Quốc đang làm trước bờ biển Việt Nam”, người đàn ông già ở cạnh hồ nói tiếp. “Nhưng cũng cần phải bình tĩnh và tìm một giải pháp hòa bình.” Một người đàn ông khác thêm vào: “Tôi không thể nghĩ rằng sẽ có chiến tranh trong tương lai gần đây. Trung Quốc và Việt Nam có nhiều mối quan hệ chặt chẽ trên nhiều bình diện.” Và ở một nơi thuộc ngoại ô Hà Nội, một cựu chiến binh nhấn mạnh với Làn sóng Đức: “Không có ai muốn chiến tranh cả.”
Nhưng xung đột này có thể được giải quyết cụ thể như thế nào thì không ai biết. Những người đàn ông ở hồ Hoàn Kiếm nhất trí với nhau, rằng Việt Nam cần sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, vì so với Việt Nam thì Trung Quốc là một kẻ khổng lồ. “Nếu không thì chúng tôi không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhập sự đàn áp của Trung Quốc.”
Thư giãn tại hồ Hoàn Kiếm: người Việt hy vọng vào mọt giải pháp hòa bình. Hình: DW/P. Ebbinghausen
Thư giãn tại hồ Hoàn Kiếm: người Việt hy vọng vào mọt giải pháp hòa bình. Hình: DW/P. Ebbinghausen
Nhiều phương cách, không có giải pháp
Ở hội nghị kéo dài nhiều ngày tại Đà Nẵng, các chuyên gia từ mười nước cũng rất khó khăn trong việc tìm một phương cách cụ thể. Jerome Cohen từ New York Scholl of Law nói: “Trung Quốc sẽ ở lại đó. Không thể chấp nhận việc không làm gì cả. Và cũng không thể chấp nhập mạo hiểm một cuộc chiến.” Phải thúc đẩy Trung Quốc đi vào khuôn khổ của luật lệ quốc tế. Điều đó có thể tiến hành ra sao thì vẫn không rõ – vì cho tới nay thì Trung Quốc cự tuyệt điều nói chung là có một cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Leszek Buszynski, giáo sư về chính sách đối ngoại tại Đại học Quốc tế ở Nhật Bản, cho rằng điều chính là Đảng Cộng sản Việt Nam phải giải phóng mình khỏi đảng anh em Trung Quốc. Và Gregory Poling từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington ủng hộ một cách tiếp cận khu vực: đặc biệt là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần phải tiếp tục phát triển một bộ quy tắc ứng xử.
MỘt gian phòng đầy người thông thái: thế nhưng các nhà phân tích cũng không tìm thấy một giải pháp tại hội nghị ở Đà Nẵng. Hình: DW/P. Ebbinghausen
MỘt gian phòng đầy người thông thái: thế nhưng các nhà phân tích cũng không tìm thấy một giải pháp tại hội nghị ở Đà Nẵng. Hình: DW/P. Ebbinghausen
Carl Thayer của đại học Úc không còn tin vào thành công của những quy tắc như vậy nữa, vì Trung Quốc ngay từ bây giờ không tuân thủ theo bản ghi nhớ do ASEAN và Trung Quốc đưa ra năm 2002, nhằm phát triển một bộ quy tắc ứng xử. Ông đề nghị đưa ra Liên Hiệp Quốc. Điều đó lại bị nhiều chuyên gia cho rằng ít có triển vọng, vì Trung Quốc có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an.
Sự pha trộn từ cảm xúc dân tộc mạnh mẽ và oán giận lâu đời nhiều thế kỷ khiến cho một giải chính trị trở nên rất khó khăn, Gerhard Will từ Viện Khoa học và Chính trị ở Berlin nói. Các chính phủ ở mọi bên đều hứa hẹn với người dân của họ nhiều cho tới mức hầu như không còn có không gian cho thương lượng nữa. Thay vào đó là chỗ cho xúc cảm, tuyên truyền và học viên sĩ quan chỉnh tề.
Làn sóng Đức

Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Đài Loan – Yên lặng trước cơn bão?

Đang có im lặng tương đối xung quanh hòn đảo Đài Loan. Đó trước hết là công lao của Mã Anh Cửu, người được bầu lại vào chức vụ tổng thống trong tháng Ba 2012 sau nhiệm kỳ bốn năm đầu tiên. Ứng cử viên này của Quốc Dân Đảng cố tìm sự cân bằng với nước Cộng hòa Dân nhân quá mạnh, vẫn tiếp tục nhìn hòn đảo như là một tỉnh bội phản và rất muốn lấy nó trở về với đất nước khổng lồ.
Mã theo chính sách cân bằng không hướng tới một nền độc lập cho hòn đảo. Đường lối chủ đạo của ông đối với Bắc Kinh là công thức ba không – không thống nhất, không độc lập và không dùng bạo lực. Trong tinh thần của chính sách này, Mỹ đã ký kết không ít hơn là 16 hiệp định với nước Cộng hòa Nhân dân, trong số đó là hiệp định quan trọng nhất: The Economic Cooperation Framework Agreement (ECFA). Dự định sẽ có nhiều ưu đãi về thuế quan và qua đó sẽ còn thúc đẩy nền thương mại vốn đã phát triển mạnh giữa hai nước thêm nữa. Nhưng qua đó, Đài Loan sẽ còn phụ thuộc kinh tế nhiều hơn nữa vào Trung Quốc. Ngay từ bây giờ đã có trên 40% hàng xuất khẩu của Đài Loan đi sang Trung Quốc và Hongkong. Đầu tư bạc tỉ chảy đi theo cả hai hướng. Hiện nay đã có không biết bao nhiêu là chuyến bay trực tiếp giữa Đài Loan và Trung Quốc. Doanh nhân cũng như khách du lịch không còn phải đi vòng vất vả qua Cảng hàng không Hongkong nữa.
Tức là tất cả đều tốt đẹp giữa Cộng hòa Trung Hoa, như Đài Loan chính thức tự gọi họ, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? Xin hãy cẩn thận, đó có thể là một sự yên lặng lừa dối.
Cả hai bên đều có quân đội được vũ trang cao, ngay cả khi Quân đội Giải phóng Nhân dân có lợi thế thấy rõ. Từ 14.000 tới 16.000 tên lửa trên lục địa được hướng tới Đài Loan. Để đối phó với kho vũ khí này, người Đài Loan trước sau vẫn phải dựa vào những xuất khầu vũ khí từ Hoa Kỳ. Chính phủ Đài Loan thường xuyên đưa ra danh sách muốn có tại Washington. Không phải tất cả các ý muốn đều được toại nguyện, nhưng Hoa Kỳ thường xuyên cung cấp vũ khí cho hòn đảo nhỏ. Trong lúc đó, luôn có những tiếng thét vang giống như phản xạ từ người Trung Quốc, khi người Mỹ cung cấp. Cũng như lần mua bán vũ khí mới đây với số tiền là sáu tỉ dollar. Lư Minh Phúc, giáo sư tại Đại học Quốc phòng Quốc gia, hỏi: “Tại sao các anh bán vũ khí cho Đài Loan? Chúng tôi cũng không bán vũ khí cho Hawaii.”
Cho tới chừng mào mà đôi bên cứ tiếp tục tăng cường vũ trang thì mối nguy hiểm của một cuộc chiến là có thật. Vấn đề trong lúc đó là cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều không kiểm soát được nhân vật quyết định thứ ba, tức là chính phủ Đài Loan và cuối cùng là người dân Đài Loan. Chính phủ Quốc Dân Đảng hiện nay đang theo đuổi một đường lới mang tính hòa giải, vâng, gần như là âu yếm với Bắc Kinh. Nhưng ai có thể bảo đảm rằng vẫn sẽ như vậy? Điều gì sẽ xảy ra khi Đảng Dân chủ Tiến Bộ (Democratic Progressive Party – DDP) đối lập cầm quyền tại lần bầu cử tới đây?
Tuy DDP cũng cải thiện quan hệ của họ với lục địa. “Trung Quốc đang thay đổi, vì vậy mà DDP cũng không nên có ý rằng nó không cần phải thay đồi”, chủ tịch đảng đương nhiệm Tô Trinh Xương nói. Ông Tô thực tế được bầu làm chủ tịch cho tới tháng Năm 2014. Nhưng không chắc chắn là ông sẽ đứng ra tranh cử vào lần bầu cử tới đây trong năm 2016. Trong DDP còn có những lực lượng mạnh, ủng hộ một nền độc lập cho hòn đảo. Nếu các lực lượng này giành được quyền kiểm soát trong DDP và rồi tiếp theo sau đó là trong lần bầu cử tổng thống thì rồi chúng ta sẽ có một Casus belli [hành động gây ra chiến tranh]. Và rồi Hoa Kỳ sẽ bị bắt buộc. Vì Taiwan Relations Act. Nó buộc người Mỹ phải giúp đỡ trong trường hợp có xung đột quân sự.
“Những người bạn của chúng ta ở Trung Quốc không nên đánh giá quá thấp tình cảm chúng ta giành cho Đài Loan”, Richard Bush và Michael O’Hanlon, chuyên gia Á châu tại Brookings Institution, viết trong quyển sách A War Like No Other của họ. Người Mỹ ủng hộ Đài Loan dân chủ, ngược lại, đối với nước Cộng hòa Nhân dân độc tài thì họ có một quan hệ rất căng thẳng.
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

2387. Công đoàn độc lập tại Việt Nam: Đề nghị về mô hình tổ chức và phương thức phát triển

Trần Quang Thành phỏng vấn Tiến sỹ Phạm Chí Dũng
Trong buổi họp của 16 hội đoàn xã hội dân sự tại chùa Liên Trì (Sài Gòn) ngày 5/6 vừa qua, vấn đề hình thành công đoàn độc lập tại Việt Nam đã được đưa ra như là một nhu cầu thiết yếu hiện nay. Tại sao trong lúc đất nước đang có nhiều vấn đền nóng bỏng khác mà lại đề cập đến vấn đề này ? Nếu đó là nhu cầu của hiện tại thì mô hình sẽ như thế nào, phương thức phát triển ra sao ? Song song đó là vấn đề tổ chức và vấn đề nhân sự cũng cần phải được đặt ra để giải quyết. Đây là những điều được Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trình bày trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Mời quý vị cùng nghe.


- Trần Quang Thành: Xin chào Tiến sỹ Phạm Chí Dũng. Mấy hôm nay các tổ chức xã hội dân sự trong nước trong một cuộc họp  bàn thảo tình hình đất nước có đề xuất vấn đề là cần phải có một công đoàn độc lập ra đời để đấu tranh bảo vệ các quyền lợi của người lao động, đặc biệt là của công nhân. Ông có thể cho biết nội dung tuyên bố được không ?

- Tiến sỹ Phạm Chí Dũng: Tuyên bố này xuất phát từ 16 hội đoàn dân sự độc lập tại chùa Liên Trì quận 2 vào ngày 5/6/2014. Đây là lần đầu tiên ở Việt nam từ năm 1975 đến nay diễn ra một hội nghị được coi là Diên hồng giữa các hội đoàn dân sự độc lập. Điều đó cho thấy động thái tương đối mở và thống nhất giữa các hội đoàn dân sự độc lập và của xã hội dân sự ở Việt Nam.
Chúng ta thấy từ đầu năm 2013 khi khởi xướng bằng Phong trào kiến nghị 72 và sau đó phát sinh hàng loạt tổ chức dân sự độc lập, thì đây là điểm nhấn đáng chú ý về tính thống nhất khá cao của các nhóm dân sự độc lập để hướng tới một vấn đề hết sức thiết thực đối với tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, đó là làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người công nhân khi Tổng liên đoàn lao động Việt nam đã không thể bảo đảm được điều đó suốt bao nhiêu năm qua.

- TQT: Hiện tình đất nước có rất nhiều vấn đề cần phải bàn, cần phải tiến hành lúc này. Tại sao chúng ta lại đặt vấn đề công đoàn độc lập?
- PCD: Việt Nam có 5 triệu công nhân, là một con số rất đáng kể tạo ra sức sống cho nền kinh tế nước nhà. Nhưng nếu không biết huy động sức sống đó thì có thể làm cho nó bị hủy diệt. Trong những năm vừa qua có thể nói đời sống người công nhân rất thấp. Chúng tôi có những thống kê ước tính là ít nhất là từ 2011 đến nay mặt bằng giá cả ở Việt nam đã tăng vọt từ 2-3 lần, trong khi đó mức thu nhập của người công nhân lại giảm đi từ 25-30% khiến đời sống của công nhân rất khó khăn. Anh có thể nhận ra là từ Tết 2011 đến 2012, đặc biệt năm 2013 và Tết 2014 công nhân thậm chí không có tiền mua vé tàu về quê ăn tết. Có hàng trăm ngàn công nhân phải ở lại các khu nhà trọ, không dám ra đường vì không có tiền. Cũng có hàng chục ngàn doanh nghiệp không có tiền để trả lương cho công nhân. Ở nhiều doanh nghiệp khác công nhân phải làm việc từ 10-12 tiếng đồng hồ một ngày và liên tục 6 ngày/tuần nhưng thu nhập chỉ ở mức 3-4 triệu/tháng, đây là mức sống khá thấp không đủ trang trải mà thậm chí còn bị nợ lương. Nếu tình trạng nợ lương xảy ra thường xuyên thì thu nhập người công nhân giảm đi còn 2 triệu, thậm chí có nơi chỉ còn 1,5 triệu/tháng thôi thì làm sao có thể sống được?
Tình hình đó làm phát sinh các cuộc đình công, lãn công liên tục của các công nhân, đặc biệt là khu vực phía Nam, ở Bình Dương, ở TP.HCM và một số nơi khác. Trong khi hầu như không lo được về những bổ trợ cho mức thu nhập của người công nhân thì Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lại cũng chưa từng giải quyết bất kỳ một cuộc đình công nào của công nhân. Theo quy định thì mỗi cuộc đình công đều phải thông báo cho công đoàn để họ giải quyết, nhưng trước đây từng có trường hợp công nhân làm đơn xin phép công đoàn cơ sở để được đình công nhưng tất cả những đơn đó đều được cho vào ngăn kéo và không hề có cuộc đình công nào được cho phép.
Số lượng các cuộc đình công từ 2006 đến nay tăng lên liên tục. Từ 2007 sau khi Việt Nam tham gia vào WTO là cơ hội để làm cho đời sống công nhân tăng cao, nhưng các cuộc đình công vẫn tăng lên, và cho đến năm 2013 thì đã tăng đến gần 1.000 cuộc đình công. Trong khi đó các quan chức của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam vẫn ung dung hưởng thụ 2% trên quỹ lương của doanh nghiệp (cũng có thể coi là quỹ lương của công nhân). Liên đoàn lao động thực thi trách nhiệm một khâu trung gian và chỉ bảo vệ cho quyền lợi của giới chủ và giới quan chức mà thôi, họ không có một chút ngắm nghía tới quyền lợi của người công nhân.
Đó là lý do tại sao quyền lợi của người công nhân cần phải được bảo vệ. Nếu quyền lợi của họ không được bảo vệ bằng các cơ quan nhà nước thì phải có những tổ chức dân sự độc lập đứng ra tổ chức những chuyện này. Kinh nghiệm tổ chức những chuyện này đã có quá nhiều ở Mỹ, ở các nước phương Tây, ở Bắc Âu, họ đã lo được nhiều cho người công nhân. Trong những năm suy thoát vừa qua ở Mỹ cũng có chính sách là người công nhân có thời gian nghỉ  việc đến 18 tháng và  được trợ cấp đến 70%, ở Bắc Âu còn cao hơn nữa, phụ nữ có thai được nghỉ tới 2 năm và được trợ cấp gần 100% lương. Trong khi đó ở Việt Nam xảy ra tình trạng thậm chí chỉ đi vệ sinh cũng phải làm đơn xin phép, nghỉ không phép không có khoản bổ trợ nào… Cho thấy cần phải có tổ chức dân sự độc lập đứng ra như những tổ chức phi chính phủ ở Bắc Âu hỗ trợ đời sống cho công nhân, hỗ trợ tư vấn pháp luật và cả phương pháp đấu tranh sao cho ôn hòa mà vẫn có kết quả.

- TQT: Hiện các tổ chức xã hội dân sự ra tuyên bố thành lập công đoàn độc lập, có nghĩa là công đoàn độc lập đó đã sẵn sàng ra đời hay chưa?

- PCD : Trong hoàn cảnh Việt Nam gần 40 năm qua chịu sự chỉ đạo một chiều và áp chế với tất cả các tổ chức độc lập, đang hoàn toàn sẵn sàng ra đời một tổ chức độc lập về công đoàn. Hiện điều kiện và cơ hội đang tới, một trong những cơ hội đó là Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại xuyên Thái bình dương TPP mà Việt Nam đang lấp ló gần cửa cho đến cuối năm nay. Một trong những điều kiện then chốt mà TPP đặt ra là phải thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của người công nhân. Theo tôi biết thì vào cuối 2013 Việt Nam đã bắt đầu đáp ứng một số thỏa thuận với Hoa Kỳ và phương Tây về công đoàn độc lập. Cụ thể là họ đưa ra 2 phương án. Một là họ sẽ mở rộng quyền tự chủ hay còn gọi là “tự trị’ của công đoàn các cấp cơ sở với sự tham gia của người công nhân nhiều hơn ở các cấp cơ sở địa phương. Hai là họ xin một thời gian ân hạn khoảng 5 năm để thực hiện cải cách về hệ thống công đoàn, cũng giống thời hạn mà họ từng xin với vấn đề cải cách kinh tế để tham gia và hiệp định TPP vào 2013. Đó là cơ sở quan trọng cho thấy đây là điều kiện để có thể bắt đầu hình thành tổ chức công đoàn độc lập ở Việt Nam.
Mặc dù chỉ là bước đầu và chưa có gì cho thấy sẽ có kết quả khả quan, nhưng người công nhân Việt Nam đã có lợi do sự hình thành của ban đầu của xã hội dân sự. Xã hội dân sự có thể hình thành một vài tổ chức tư vấn về công đoàn độc lập cho công nhân, cụ thể là vấn đề pháp lý và thứ nữa là tư vấn phương pháp đấu tranh, và tốt hơn nữa là có thể hỗ trợ cho công nhân một phần về vật chất, bảo đảm mức sống hàng ngày và có thể cho một số phương tiện để đấu tranh.  

- TQT: Dư luận cho rằng ở Việt Nam hiện nay đã xuất hiện một số tổ chức công đoàn độc lập như Hiệp hội công nông, Lao động Việt… Phải chăng những tổ chức đó làm tiền thân cho một công đoàn độc lập hay chúng ta phải thành lập một công đoàn độc lập thực sự ?

- PCD: Tôi vẫn đánh giá những tổ chức như vậy là tiền thân của hoạt động công đoàn độc lập ở Việt Nam. Những tổ chức này được thành lập từ những năm 2007-2008, trong đó có vai trò của những người như LS Lê Thị Công Nhân. Nhưng mà đó vẫn là những năm rất khó khăn. Có lẽ phải chờ đến thời gian này, khi mà những tổ chức xã hội dân sự manh nha hình thành và bắt đầu gần được chấp nhận bởi nhà nước, thì có lẽ hoạt động của các tổ chức như Công nông, Lao động Việt hay những tổ chức sau đó mới có thể theo bài bản. Nhưng cũng giống như các tổ chức công đoàn độc lập, các tổ chức này cần phải gắn kết với nhau thật chặt chẽ, có sự thống nhất với nhau về mục đích, về phương pháp đấu tranh, về khu vực hoạt động, làm sao để không giẫm chân chồng chéo lên nhau, thống nhất với nhau về quan điểm. Và một điều quan trọng nữa là không bị mua chuộc.

- TQT: Vậy phải làm sao để có một tổ chức công đoàn vững mạnh tiêu biểu cho quyền lợi hợp pháp của công nhân? Theo ông, chúng ta phải tiến hành theo mô hình nào hay là dựa trên cơ sở của những công đoàn sẵn có thì chúng ta phát triển ra những công đoàn độc lập khác?

- PCD: Có hai cách. Cách thứ nhất là tự phát. Hiện nay một số tổ chức xã hội dân sự đang đề nghị xây dựng một ủy ban hỗ trợ cho công đoàn độc lập về phương pháp đấu tranh về pháp luật. Cách thứ hai là nên chờ cho tới khi Việt Nam tham gia chính thức vào TPP và chấp nhận điều kiện về thành lập công đoàn độc lập của phương Tây và Hoa Kỳ.
Nhưng theo tôi thì việc gì cần làm thì phải làm ngay thôi. Ngay bây giờ cần có một ủy ban hỗ trợ về công đoàn độc lập, xây dựng một tổ chức phi chính phủ theo mô hình những tổ chức công đoàn độc lập lớn nhất Hoa Kỳ. Họ đã có kinh nghiệm rồi, họ có phương pháp đấu tranh bài bản và thực ra họ đã là một tổ chức có tính chi phối rất mạnh không chỉ đối với giới công nhân mà đối với cả giới chính khách trong Quốc hội của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ là nên bắt đầu ngay từ bây giờ, tất cả những nơi nào có thể thành lập được các tổ chức công đoàn độc lập hay hỗ trợ công đoàn độc lập thì nên thành lập ngay, và cần có một cái khung nhà để cho người công nhân thấy hình dáng của ngôi nhà, từ đó họ sẽ tham gia. Và khi có một ủy ban hỗ trợ công đoàn độc lập thì những người công nhân có tinh thần đấu tranh nhất sẽ tìm đến ủy ban đó đề nghị phối hợp và nhận sự hỗ trợ, khi ấy có thể bắt tay làm việc với nhau.

- TQT: Như vậy theo Tiến sỹ Phạm Chí Dũng thì hiện nay muốn thành lập một công đoàn độc lập ở Việt Nam thì việc đầu tiên là phải thành lập một ủy ban như Tiến sỹ vừa nói. Nhưng trên thực tế hiện nay thì một số tổ chức đã hình thành, họ khẳng định họ là công đoàn độc lập rồi. Vậy chúng ta có nên tiến hành phối hợp các tổ chức đó với nhau hay thế nào?

- PCD: Tôi cho là vẫn nên tiến hành, bởi vì dù là tổ chức đó đã hình thành trong quá khứ nhưng họ cũng chỉ là theo dõi hoặc là đảm trách một vài khu vực nhỏ nào đó thôi chứ chưa phải tất cả các vùng miền của đất nước. Trong khi đó hoạt động đình công của công nhân và lợi ích của công nhân bị xâm hại xảy ra ở rất nhiều vùng miền, khu vực trên đất nước ta. Ngay cả những khu vực biên giới phía Bắc hay phía Nam – Cà mau vẫn có thể hình thành những tổ chức công đoàn độc lập mà không phụ thuộc vào những tổ chức trước đây. Nhưng tốt nhất là những tổ chức công đoàn độc lập trước đây nên ngồi lại với những tổ chức công đoàn độc lập mới để cùng tìm một tiếng nói chung, như vậy hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn.

- TQT: Ai sẽ góp phần để đứng ra họp mặt tất cả những tổ chức đang hình thành để tạo nên một tổ chức công đoàn vững mạnh?

- PCD: Tôi nghĩ là không ít người có tâm huyết và có trình độ sẽ làm việc này. Đó là Đỗ Thị Minh Hạnh như chúng ta đã biết, trước đây là một nhà đấu tranh nhân quyền cho công nhân. Cùng với Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, họ đã tạo ra một bộ ba về đấu tranh cho công đoàn độc lập đầu tiên ở Việt Nam và có kết quả đặc biệt là trong những cuộc đình công của công nhân giày Mỹ Phong. Như vậy nếu Đỗ Thị Minh Hạnh với Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng được trả tự do trong thời gian tới theo như một thỏa thuận nào đó giữa nhà nước Việt nam với nhà nước Hoa Kỳ, thì đó là một tín hiệu tốt cho thấy không những nhà nước Việt nam  cần phải chấp nhận sự tồn tại sự hình thành xã hội dân sự mà còn chấp nhận cả tính độc lập và tính hợp pháp, hợp lý của công đoàn độc lập, cũng như những nhân tố hoạt động cho công đoàn độc lập. Đó chính là điều kiện để xây dựng những lãnh đạo công đoàn độc lập cho phong trào công đoàn độc lập của Việt Nam trong tương lai.

- TQT: Xin cảm ơn Tiến sỹ Phạm Chí Dũng

2388. ‘Đại cục’ và ván cờ cân não Biển Đông

BBC – Việt Ngữ
Nguyễn Lễ
26-06-2014
Dương Khiết Trì đã rời Hà Nội nhưng không rõ ‘đại cục’ mà ông nói nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam có ở lại.
Chinese State Councilor Yang meets Vietnamese Communist Party's General Secretary Nguyen in Hanoi
Ông Dương Khiết Trì (trái) nói về ‘đại cục’ khi Việt Nam
Tới Hà Nội, ông Dương nói ‘rất coi trọng quan hệ với Việt Nam’ và muốn khuyên nhủ ‘đứa con lạc lối’ hãy trở về, theo lời lẽ trên báo Trung Quốc.
Rõ ràng Bắc Kinh không có ý nhượng bộ về giàn khoan nhưng lại không muốn cái giàn khoan đó đẩy Hà Nội ra khỏi vòng cương tỏa của mình.
Một lần nữa, ông Dương lại nhắc nhở Hà Nội về đại cục.

Vẫn là đồng chí?

Ông Dương đến Việt Nam với tư cách đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước truyền thông quốc tế, cả chủ lẫn khách đều gọi nhau là ‘đồng chí’.
Nhưng đã lôi nhau ra nói trước mắt bàn dân thiên hạ thì còn đồng chí nỗi gì?
Các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể sợ mất tình cảm với Trung Quốc chứ Trung Quốc thì rất thẳng thừng.
Khi chính thức tung ra các bằng chứng cho thấy chính quyền Bắc Việt từng ‘thừa nhận Tây Sa của Trung Quốc’, cốt là để Việt Nam khó ăn khó nói trước quốc tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hẳn phải hiểu họ đẩy nhà chức trách Việt Nam vào thế khó trước người dân của họ.
Đã thủ sẵn ‘đồ chơi’ trong tay, họ đợi khi Việt Nam lên tiếng quyết liệt về chủ quyền Hoàng Sa thì mới tung ra để Việt Nam muối mặt.
Trong cuộc đấu cân não trên Biển Đông, Trung Quốc đang làm chủ tình hình. Họ điềm tĩnh, xem tình hình và ra đòn chính xác.
Trong khi đó thì Việt Nam chạy vạy khắp nơi, thậm chí nhờ đến sự lên tiếng của những nước như Ai Cập và Chile.
Một tuần sau đó, Việt Nam phản đòn bằng cách tập hợp báo chí quốc tế tại Hà Nội để trưng ra bằng chứng chủ quyền của mình.
Tuy nhiên, nếu người Việt xem việc chính quyền Quảng Đông nói Hoàng Sa không thuộc quyền quản lý của họ hồi năm 1898 là bằng chứng thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam bao nhiêu thì dân Trung Quốc cũng nghĩ công hàm Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ chủ quyền của họ bấy nhiêu.
Đó là chưa nói Quảng Đông chỉ là chính quyền một tỉnh còn văn bản chính thức do thủ tướng ký có đầy đủ giá trị pháp lý của một quốc gia.
Mà không chỉ một văn bản này, Trung Quốc còn nói với thế giới rằng ‘các chính quyền liên tục của Việt Nam trước năm 1974 (Bắc Việt) luôn thừa nhận Tây Sa là của Trung Quốc’.
Bắc Kinh thừa hiểu đây là ‘tình đoàn kết vô sản’ của Hà Nội đối với họ vào lúc đó. Nhưng họ vẫn thừa cơ chộp lấy để biến thành con dao đâm lại Hà Nội.
Có điều các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt lợi ích quốc gia dân tộc của họ lên trên hết, còn chính quyền Bắc Việt chỉ nên tự trách mình đã không tỉnh táo như họ mà thôi.
Với lại, do Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quyền lãnh đạo không có ai phản biện nên những sai lầm nghiêm trọng như thế này vẫn không bị phát hiện và ngăn chặn.
Nhưng lần này, đòn nặng tay của Trung Quốc dường như đã làm Hà Nội bừng tỉnh.
Chừng mấy năm trước, ai có thể nghĩ rằng sẽ có ngày chính quyền Hà Nội trân trọng Việt Nam Cộng hòa ‘đã giữ chủ quyền’ và nhờ ‘đế quốc Mỹ’ lên án người ‘đồng chí’ Trung Quốc?

Tương quan lực lượng

Dẫu sao đi nữa toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đã được huy động ở mức độ chưa từng thấy để đấu tranh với Trung Quốc.
Trung ương Đảng, Quốc hội, Thủ tướng và mới đây là Chủ tịch nước đều đã lên tiếng. Các nhà ngoại giao Việt Nam tranh thủ mọi diễn đàn; đại sứ tại các nước cũng được huy động; họp báo quốc tế liên tục ở Hà Nội; hệ thống truyền thông đưa tin Biển Đông hàng ngày; còn trên thực địa tàu chấp pháp Việt Nam không ngày nào không đối đầu với tàu Trung Quốc.
Tuy nhiên trước một đất nước khổng lồ, tiềm lực hùng mạnh, quyết tâm vô bờ thì cơ hội Việt Nam đến đâu?
Người Việt Nam ai cũng rất yêu nước. Nhưng lòng yêu nước không phải của riêng người Việt.
Người dân Trung Quốc vốn một lòng tin sắt đá vào chủ quyền Tây Sa, Nam Sa cũng sẽ sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc của họ.
Việt Nam có lịch sử ngàn năm chống lại phong kiến phương Bắc nhưng hai trận hải chiến với Trung Quốc trong thế kỷ trước, cả Bắc Việt hay Nam Việt Nam đều thua.
Khi Trung Quốc vẽ cái lưỡi bò đó để ôm hết Biển Đông trước mặt Việt Nam, rõ ràng họ đã quá coi thường người dân Việt.
Có mặt ở Việt Nam cách nay không lâu, tôi đã nghe từ radio phát bài vọng cổ ‘Nam quốc sơn hà nam đế cư’ ở một tỉnh miền Tây; tôi đã thấy một sạp bán dừa ven đường ở Sài Gòn dán khẩu hiệu đòi Trung Quốc rút giàn khoan; tôi cũng nghe nỗi bức xúc với Trung Quốc từ một bà nội trợ mà trước giờ chỉ quan tâm đến đề đóm…

Luật pháp và lợi ích

Riêng về lý lẽ chủ quyền, tôi nghĩ nếu Trung Quốc có chủ quyền đàng hoàng thì họ nên đấu tranh ngay thẳng để mọi người tâm phục khẩu phục thay vì cứ dùng thủ đoạn.
Để đối phó với Trung Quốc, con đường thông qua luật pháp quốc tế dường như là con đường khả dĩ nhất của Việt Nam hiện nay.
Thế nhưng lý lẽ và luật pháp liệu có bằng lợi ích quốc gia?
Luật pháp quốc tế ở đâu khi người dân Crimea tự ý trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga trong khi vùng đất này không chỉ của riêng người dân Crimea mà còn là một phần lãnh thổ của Ukraine?
Vậy mà khi đưa ra Liên Hiệp Quốc nhiều nước không phản đối. Việt Nam nằm trong số đó dù cũng không ủng hộ.
Vậy làm sao Việt Nam có thể mong chờ các nước ủng hộ ‘lẽ phải’ của mình khi mà nước nào cũng chỉ vì lợi ích của mình mà thôi?
Về phía Việt Nam, cả thủ tướng lẫn chủ tịch nước đều đề cập đến dùng ‘biện pháp pháp lý’. Chủ tịch Trương Tấn Sang trong phát biểu mới đây nói là sẽ sử dụng ‘khi cần thiết’.
Cùng lúc có dư luận ở Việt Nam đang sốt ruột muốn biết ‘khi cần thiết’ là lúc nào?
Khi công khai nói về biện pháp pháp lý, một mặt Hà Nội muốn cảnh báo Bắc Kinh họ có một con bài sẵn sàng chơi với Trung Quốc, mặt khác họ muốn trấn an người dân trong nước chính quyền có thể bảo vệ được chủ quyền.
Tuy nhiên, chính quyền có đủ thứ để cân nhắc chứ không nghĩ đơn giản như người dân.
Có đảm bảo thắng kiện? Có hiệu quả không? Hậu quả trong quan hệ với Trung Quốc?
Các chuyên gia đã chỉ ra dù Việt Nam có thắng kiện thì cũng không thể làm gì được cái giàn khoan. Trong khi đó, một khi đã đưa nhau ra tòa thì hai nước sẽ khó nói chuyện với nhau được nữa và Việt Nam sẽ hứng chịu thiệt hại từ những đòn trả đũa của Trung Quốc như họ đã làm với Philippines.
Với lại, dù là kiện về chủ quyền Hoàng Sa hay kiện giàn khoan thì Trung Quốc đều có vũ khí lợi hại là công hàm 1958 để nói rằng cả quần đảo và vùng biển họ khoan dầu đều ‘không tranh chấp’.
Giả sử Việt Nam mà thua kiện thì không biết lòng dân phẫn nộ với chính quyền đến mức nào?
Một chuyên gia về Biển Đông của Việt Nam, thạc sỹ Hoàng Việt nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không dám chắc về ‘khả năng thắng của Việt Nam’ vì đây là vấn đề ‘cực kỳ phức tạp’.

Các nước có quan tâm?

Các nước chỉ can thiệp khi họ có lợi ích trực tiếp trong tranh chấp Biển Đông.
Khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa, lúc đó Mỹ, Nga có lợi ích gì mà bảo vệ Việt Nam? Trong khi đó họ vừa cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện nay các nước đều lo sợ tranh chấp Biển Đông leo thang thành xung đột thì tuyến đường hàng hải quan trọng sẽ bị gián đoạn.
Và liệu Trung Quốc có đảm bảo cho tàu bè qua lại nếu Biển Đông nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của họ?
Với nữa, một nước lớn có tham vọng lớn như Trung Quốc làm chủ được Biển Đông thì họ có dừng ở đó không?
Mỹ đã nhiều lần lên tiếng về tự do hàng hải – rõ ràng nhằm vào mục tiêu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Trong tình hình hiện nay, chỉ cần sơ sẩy một bước nữa, Việt Nam có nguy cơ mất hết.
Nếu sau này dù Việt Nam hay Trung Quốc để mất biển đảo vào tay đối phương thì oan tương sẽ kéo dài không dứt và hai dân tộc láng giềng sẽ hận thù nhau mãi không thôi.
Sẽ là viễn cảnh đau lòng nếu cuộc sống yên bình của người dân hiền lành, lương thiện, chăm chỉ tạo dựng hạnh phúc cho bản thân và gia đình ở hai nước lâm vào cảnh tan nát.
Muốn hóa giải can qua rất cần sự thấu hiểu lẫn nhau của người dân hai nước.
Người Trung Quốc thấu được nỗi uất ức của người dân Việt Nam còn người Việt Nam hiểu được niềm tin chủ quyền của người dân Trung Quốc mạnh mẽ như thế nào.
Trước mắt, cả Việt Nam và Trung Quốc đều không có lợi ích gì trong một cuộc xung đột trên Biển Đông nhưng về lâu dài khi lợi ích của hai bên đi đến chỗ quyết không thể nhượng bộ thì một cuộc đối đầu quân sự xem ra khó tránh khỏi.

2389. Biển Đông nổi sóng: Chiến lược ‘hòa bình chủ động’ của Việt Nam

Lê Ngọc Thống
26-06-2014
Việt Nam phải chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế về an ninh, chính trị mới có đủ sức mạnh bảo vệ hòa bình như mong muốn.
Hữu nghị viễn vông và nền hòa bình kiểu Trung Quốc
Tân Hoa xã đã đưa ra “4 không” trước chuyến đi của Dương Khiết Trì sang Việt Nam cùng với thông điệp cứng rắn, không thiện chí, trong các sai phạm của Trung Quốc trên Biển Đông:  “Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông; Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.
 Đương nhiên, thái độ, giọng điệu láo xược của đại Hán khi chưa bị “no đòn” qua giới truyền thông Trung Quốc (như Tân Hoa xã nêu trên…) và các học giả, tướng lĩnh khi “chưa thấy quan tài…” thì Việt Nam đã nghe quen tai từ lâu và chúng ta không cần quan tâm.
Vấn đề rất quan trọng ở đây là chúng ta nghe, hiểu, để biết được “nền hòa bình Trung-Việt” là nền hòa bình kiểu gì, mối quan hệ hữu nghị Việt-Trung là hữu nghị kiểu gì…để căn cứ vào thế, lực của chúng ta hiện nay đến đâu mà phấn đấu gìn giữ hay dứt khoát loại bỏ.
Từ năm 1949 đến năm 1979, quan hệ “hữu nghị” Việt-Trung đã quá rõ trong sách trắng “30 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc”. Và từ đó đến nay sự “hữu nghị” của Việt Nam-Trung Quốc cũng quá rõ dù chưa viết thành sách. Vậy, một nền hòa bình trên nền tảng của mối quan hệ “hữu nghị” như thế sẽ là một nền hòa bình kiểu gì?
H3Hai tàu chấp pháp Trung Quốc chiếc thì phun vòi rồng, chiếc thì đâm húc tàu Kiểm Ngư Việt Nam trên Biển Đông. Hành động “hữu nghị” kiểu đại Hán?
Tư tưởng đại Hán này của Trung Quốc chúng ta được biết qua “4 không” nêu trên là qua báo chí, nhưng chưa hết, chắc chắn sẽ còn phát tiết qua cấp “vĩ mô” mà người dân không được nghe, không biết…nhưng như thế là đã quá đủ cho một nhận thức.
Thủ tướng Việt Nam tuyên bố: “…Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Đây là tuyên bố mà dân tộc Việt đã phải kiên trì, chờ đợi, là tuyên bố mà đồng bào Việt Nam, nhân dân Việt Nam ai cũng hiểu sâu sắc nhất mà không cần giải thích, không cần thông tư, nghị định hướng dẫn nào hết. Không nghi ngờ gì nữa, dân tộc Việt đã kết thành một khối.
Có thể nói đây là một tuyên bố khẳng định tính minh bạch, ý chí và nguyện vọng, nguyên tắc nhất quán của Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc-một nước lớn láng giềng đầy duyên nợ.
Đừng có đặt vấn đề tại sao không phải là trước đây mà để đến tận bây giờ, bởi vì, nếu như đó là một cuộc cách mạng, một sự thay đổi…thì tất cả đều phải có sự chuẩn bị về lượng, có đủ lượng mới thay đổi được chất, phải có “giọt nước cuối cùng” để chuyển hóa… Cho nên, tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam đã xuất phát từ cơ sở vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, từ thế và lực của Việt Nam trong khả năng giữ vững nền độc lập tự chủ, khả năng xây dựng, duy trì một “nền hòa bình chủ động”…trong tình thế “giọt nước cuối cùng làm tràn ly” là giàn khoan Hải Dương 981 đã ngang ngược bất chấp hạ đặt trong thềm lục địa sâu trong EEZ của Việt Nam. Đó chính là thời cơ là vận nước đã đến.
Đã đến lúc Việt Nam phải chấp nhận “phẫu thuật” khối u dù phải đau và tốn kém.
Phải, không đau sao được khi nhìn một quả dưa hấu mà trâu bò ăn không hết ở cửa khẩu phía Bắc, không đau sao được khi những quả vải đỏ au của người dân đang nghẹn chật con đường, không đau sao được khi lúa của người nông dân bị mua với giá rẻ…Đau lắm, tốn kém lắm, nhưng phải “phẫu thuật” để chúng ta sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tự chủ…để con tim Việt Nam không bao giờ ứa máu như đã từng trước hình ảnh của “Vòng tròn bất tử Gạc Ma”.
Láng giềng hữu nghị và hòa bình chủ động
Việt Nam chỉ không chấp nhận một quan hệ “hữu nghị viễn vông” nhưng rất hoan nghênh mối quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc. Mối quan hệ hữu nghị thực sự phải là: tôn trong độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác phát triển đôi bên cùng có lợi.
Đương nhiên, nền hòa bình dựa trên nền tảng hữu nghị như vậy mới thực sự bền vững cho 2 dân tộc.
Trung Quốc là nước lớn, là cường quốc, là quốc gia có “núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam. Việt Nam muốn hòa bình (với Trung Quốc), nhưng bản chất của Trung Quốc là không thay đổi là bành trướng, cậy mạnh, để thôn tính Biển Đông thì không bao giờ có được mối quan hệ hữu nghị láng giềng thực chất và đúng chuẩn quốc tế. 
Việt Nam yêu chuộng hòa bình nhưng để có được một nền hòa bình không lệ thuộc thì chỉ còn cách là phải thực hiện chiến lược “hòa bình chủ động”.
Hòa bình chủ động là gì? Đó là, về đối nội phải tăng cường sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh, về đối ngoại là sự chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế về kinh tế đồng thời quan trọng hơn, là về cả an ninh lẫn chính trị.
Nền hòa bình chủ động chúng ta có được là bằng sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh, là ý chí, khả năng giáng trả kẻ thù để bảo vệ nó. Khác với nền hòa bình chủ động, nền hòa bình thụ động chỉ có được chỉ bằng sự nhân nhượng, đổi chác lợi ích.
Hãy xem Nhật Bản. Trên lý thuyết, được bảo vệ dưới cái ô an ninh của Mỹ, nước Nhật khó bị đe dọa, nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với các yêu sách chủ quyền hung hăng từ Bắc Kinh khiến cho nước Nhật chắc chắn không bao giờ chấp nhận một vai trò thụ động và chỉ trông chờ vào người Mỹ, ngay dù Mỹ là đồng minh, huống chi, thụ động trông chờ vào Trung Quốc-đối tượng tác chiến trực tiếp?
Mối quan hệ Nhật Bản-Ấn Độ, Nhật Bản-Úc, Nhật Bản-Philipines, Indonesia, Việt Nam để tiến hành “hòa bình chủ động” với Trung Quốc đã và đang chứng tỏ điều đó.
Trong khi đó, Việt Nam không có ô an ninh nào, nói cách khác là Việt Nam chưa tham gia vào một “cơ chế” an ninh, chính trị nào trong khu vực. Nếu sức mạnh (tổng hợp) răn đe ngăn ngừa chiến tranh hạn chế, chưa đủ sức làm cho kẻ thù phải trả giá đắt không chịu đựng nổi thì một nền hòa bình, nếu có, với Trung Quốc cũng chỉ là thụ động mà thôi, không thể khác được, trừ phi Trung Quốc thay đổi bản chất.
 Bởi vậy dứt khoát Việt Nam phải xây dựng một chiến lược “Hòa bình chủ động” trong tình hình Trung Quốc đang ngày càng trắng trợn, hung hăng thôn tính Biển Đông như hiện nay nếu như muốn có một nền hòa bình đúng nghĩa, đúng chuẩn quốc tế.

2390. TUYÊN BỐ CỦA QUỸ NGÒI BÚT TỰ DO

Phạm Ngọc Cương
Chúng tôi kêu gọi những đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam hãy nhanh chóng rời bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho đất nước ta lâm nguy trước tiền đồ mất nước đen tối, làm cho dân tộc ta trở nên suy nhược, đớn hèn, mất hết sức chiến đấu để tồn tại như cha ông ta từng chiến đấu. Người Việt yêu nước chống lại sự tàn bạo hèn hạ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nhưng hết lòng ủng hộ các đảng viên thức tỉnh.
26-06-2014
Chế độ cai trị độc đảng chuyên chế của nhà cầm quyền Việt Nam đã gây ra những tổn thất vô cùng nghiêm trọng trong lịch sử Việt Nam gần một thế kỷ qua.
Con thuyền Việt Nam luôn bị những kẻ cầm lái tự phong dẫn vào thác ghềnh, chịu đựng muôn vàn phong ba bão tố, trồi sụt giữa các con sóng dữ. 
Đảng Cộng sản Việt Nam không ngớt khoe khoang về công lao giành độc lập và thống nhất đất nước, nhưng chưa giai đoạn nào trong lịch sử dân tộc ta bị lâm vào rất nhiều cuộc chiến với đủ loại kẻ thù, tổn thất núi xương sông máu mà vẫn liên tục mất đất, mất đảo, mất biển.

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngưng nghỉ rao giảng về chủ trương đại đoàn kết, hoà hợp dân tộc, nhưng không làm gì thực tế theo hướng đó, làm lòng dân ngày càng ly tán, đau lòng nhất là việc nhiều triệu người phải bỏ nước ra đi với nhiều sinh mạng bỏ mình trên đường tìm tự do.
Vay mượn hệ tư tưởng bạo lực và không tưởng Mác-Lê-Mao, đảng Cộng sản Việt Nam không làm được gì hơn là làm thui chột và kiệt quệ sinh lực tự cường của một dân tộc giàu truyền thống hào hùng bất khuất.
Nhằm củng cố quyền lực cai trị, đảng Cộng sản Việt Nam một mặt hô hào toàn dân đoàn kết để “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, mặt khác tiến hành mọi quỷ kế  “cải cách ruộng đất”, “cải tạo tư sản tư doanh”, ra luật “trừng trị các tội phản cách mạng”, “tập trung cải tạo các phần tử có hại cho an ninh”… với mục đích làm cạn kiệt sức dân. Khi đã kéo đất nước sa vào tình trạng phá sản về kinh tế thì đảng này vội vã sáng tạo ra cái “đổi mới” nửa vời, kết quả làm cho đất nước bị lê lết hết từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, về mọi mặt kinh tế cũng như xã hội.
 Nhìn chung, dưới sự cai trị “vô cùng sáng suốt” và “duy nhất đúng đắn” của đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta liên tiếp hụt hơi và tụt hậu so với bước tiến chung của các nước trong khu vực cũng như của cộng đồng nhân loại.
Trong bối cảnh đó, những kẻ cầm quyền tự phong lại rất mực trung thành với đường lối làm chư hầu “bốn nghe lời” và “mười sáu vâng dạ” của Tàu để giang sơn gấm vóc bị lệ thuộc, xâm hại và thôn tính.
Xét rằng một đảng mà Cương lĩnh chính trị từ những năm 30 của thế kỷ trước là người cầy có ruộng mà tệ nạn dân oan mất đất đang hàng ngày diễn ra trên khắp nước, từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau.
Xét rằng một đảng luôn tuyên thệ là lực lượng tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam mà chỉ làm cho giai cấp đó ngày càng bần cùng và tha hoá.
Xét rằng lợi ích cao cả nhất của các cơ quan công quyền quốc gia là phục vụ và thoả mãn tối đa các nhu cầu chính đáng của dân chúng, nhưng trong thực tế lại  hành hạ, bóc lột, và đàn áp dân chúng.
Xét rằng bản chất của nhà nước là không chỉ xác lập và tôn trọng các quyền thiêng liêng mà tạo hoá đã ban tặng là “quyền bình đẳng”, “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” mà còn phải kiến tạo tối đa các cơ chế vận hành xã hội để các quyền đó sớm hội tụ, đâm hoa và kết trái cho từng công dân.
Một chế độ ăn trên ngồi trốc trên đầu trên cổ dân chúng, hàng ngày hàng giờ áp đặt sự thống trị lưu manh, hà khắc và tham nhũng trên toàn cõi Việt Nam, không một lần được toàn dân trực tiếp bầu ra, không thể là một chế độ của dân và  vì dân.
Một cơ cấu mục rỗng mua quan bán chức tràn lan từ trên xuống dưới một cách hệ thống không thể là một chính quyền từ dân.
Hành xử của những kẻ cầm quyền trong đảng Cộng Sản Việt Nam luôn thể hiện rõ bản chất của chúng: dê cừu với giặc, lang sói với dân.
U mê, bạc nhược trong quan hệ với Trung Quốc bao nhiêu thì đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước tay sai của nó lại sắc bén, quyết liệt và tàn bạo trong đàn áp dân chúng bấy nhiêu! 
Liên tục bắt bớ người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, tống giam các blogger dám lên tiếng trước những việc làm sai trái của chế độ, hàng ngày hàng giờ nhà cầm quyền đang ghi thêm tội ác mới với nhân dân Việt Nam.
Căn cứ cách hành xử mang tính truyền thống của nhiều triều cộng sản, nhân dân Việt Nam đã quá hiểu rằng không có hy vọng gì để họ tự phủ định, tự chuyển đổi, hoá thân và thăng hoa. Bộ máy độc tài đảng trị ngày nay chỉ tồn tại trong tình thế câu giờ, sử dụng tối đa hiệu suất của cỗ máy quyền lực còn tậm tịt chạy được trong buổi hoàng hôn cộng sản, nhằm vét nhẵn tài sản quốc gia cho gia đình và phe nhóm.
Mặt thật của đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay là phản dân, hại nước.
Bản án mà nhà cầm quyền Hà Nội tự dệt ra cho họ đã quá dầy và nặng, vượt mọi chịu đựng của dân tộc. Trước sự thật đang diễn ra trong lịch sử cận, hiện đại của Việt Nam, không một công cụ tuyên truyền lừa bịp và dối trá nào có thể che đậy. 
Nếu mỗi người Việt Nam hôm nay không thức tỉnh nhanh chóng và khẩn trương hành động, thì quán tính đen tối của nhà cầm quyền cộng sản sẽ còn tiếp tục, với mức độ khẩn trương hơn, huỷ diệt toàn bộ những gì làm nên dân tộc này, nghiền nát tương lai của mỗi người Việt Nam không còn Tổ quốc.
Là những ký sinh trùng bám trên đầu, trên cổ nhân dân Việt Nam, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang tranh thủ hút lấy chất dinh dưỡng và năng lượng từ các tế bào Việt, đồng thời bơm độc tố và các chất cặn bã vào trong cơ thể Việt, gây cho quốc gia đủ loại bệnh cấp tính, là trở lực lớn nhất cho sự phát triển khoẻ mạnh của giống nòi.
Vì vậy chúng tôi long trọng tuyên bố phủ nhận sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như nhà nước tay sai của nó. Chưa hề có và không bao giờ có hai phe “đảng quyền” và “chính quyền “ như người ta muốn nhân dân mờ mắt trong hi vọng ở sự chuyển biến nền cai trị chuyên chế sang dân chủ.
Để tồn tại, chính thể độc tài đảng trị Việt Nam trước sau như một dùng hai gọng kìm kẹp cổ dân chúng: 1/tuyên truyền bịp bợm, dối trá, nhằm tẩy não để ngu hoá dân chúng; 2/gieo rắc khủng bố và trấn áp, tạo nên nỗi sợ hãi bao trùm toàn xã hội. Tháo được gọng kìm về tư tưởng là điều kiện tiên quyết dẫn tới vô hiệu hoá cả hai gọng kìm mà lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đang xiết vào cổ nhân dân Việt Nam.
Chúng tôi kêu gọi những đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam hãy nhanh chóng rời bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho đất nước ta lâm nguy trước tiền đồ mất nước đen tối, làm cho dân tộc ta trở nên suy nhược, đớn hèn, mất hết sức chiến đấu để tồn tại như cha ông ta từng chiến đấu. Người Việt yêu nước chống lại sự tàn bạo hèn hạ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nhưng hết lòng ủng hộ các đảng viên thức tỉnh.
Cũng như thế, người Việt yêu nước chống chính sách bá quyền của bọn đầu lĩnh Trung Nam Hải chứ không chống nhân dân Trung Quốc.
Chúng tôi kêu gọi mỗi người con của dòng giống Lạc Hồng hãy bằng tất cả khả năng, và cơ hội có được, cùng nhau tìm ra và thực hành mọi phương án khả thi đặng xoá bỏ đến tận gốc sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam.
Hãy cùng thắp sáng lên ngọn đuốc của tư tưởng tự do, chính nghĩa, công lý và lương tri.
Hãy tự thay đổi và giúp người khác cùng thay đổi.
Chúng tôi trân trọng thông báo Quỹ Ngòi Bút Tự Do ra đời với mục đích toàn tâm toàn ý ủng hộ mọi tiếng nói dũng cảm đấu tranh cho sự thay đổi và đa dạng hoá tư duy.
Tất cả những tiếng nói với mục tiêu “nâng dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” bị nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp, bắt giữ và giam cầm đều đáng được lắng nghe, cổ vũ, trân trọng và nhiệt thành ủng hộ.
Quỹ Ngòi Bút Tự Do sẽ trợ giúp và vinh danh những cá nhân và tổ chức có đóng góp tích cực vào việc khai mở dân trí, lên tiếng tranh đấu không mệt mỏi vì quyền của mỗi người Việt Nam phải được sống trong một nước Việt Nam thực sự bình đẳng về quyền làm người, dồi dào tự do, dân chủ thịnh vượng, trong một nền chính trị cạnh tranh đa nguyên và đa đảng, trong một nhà nước triệt để pháp quyền, trong một môi trường xã hội công bằng, lành mạnh, hừng hực khí thế phát triển sánh vai các chuẩn mực của nhân loại văn minh hôm nay.
Chương trình hành động cụ thể của Quỹ sẽ được công bố theo quá trình hoạt động. Mọi liên lạc xin gửi về theo email: ngoibuttudo@yahoo.com; hoặc freedomofexpression0123@gmail.com
Độc tài nhất thời có thể dập được vài đốm lửa, nhưng họ không thể dập được hàng triệu bó đuốc được thắp lên liên tục, vì chính nghĩa, vì sự trường tồn và hùng mạnh của dân tộc Việt trên giang sơn đau thương và thiêng liêng này.
Chúng tôi đặt trọn niềm tin vào nội lực dân tộc ta. Một dân tộc chưa từng khuất phục, hoàn toàn có khả năng chế ngự và hoá giải bất kỳ thù trong giặc ngoài nào.
Nhiều đốm lửa tụ lại sẽ ra nhiều bó đuốc. Nhiều bó đuốc càng to, càng sáng thì nhân dân sẽ nhanh chóng thức tỉnh và đứng dậy.
Khi chúng ta cùng mở miệng, ấy là lúc chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam sẽ cáo chung nhanh chóng đến không ngờ!
Sự thay đổi phải đến và đang đến từ chính mỗi người dân Việt hôm nay!
26/06/2014
Thay mặt Quỹ Ngòi Bút Tự Do
Phạm Ngọc Cương

2391. Tri thức: “Vũ khí” quan trọng trong tranh chấp Biển Đông của Việt Nam

Nghiên cứu Quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thế Phương
26-04-2014
Khi hàng loạt giàn khoan của Trung Quốc đang khuấy động Biển Đông thì một mặt trận khác cũng đang bốc lửa. Cuộc tranh luận xuất phát từ một bài báo của nhà nghiên cứu Sam Bateman – của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đã gặp phải phản biện gay gắt của hai học giả Việt Nam là Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn. Sau đó cũng trên diễn đàn này, một cuộc tranh luận khác trực diện hơn giửa một học giả Việt Nam từ Học viện Ngoại giao với một học giả của Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải Trung Quốc.[1] Những cuộc tranh luận này một lần nửa cho thấy vai trò và tác động của tri thức và giới học giả trong cuộc chiến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Tại sao giới học giả lại quan trọng?
Tại sao phải thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của giới học giả, hay nói một cách rộng hơn là thành tố kiến thức trong cuộc chiến vì Biển Đông? Phân tích cục diện hiện tại, có ba yếu tố tác động khả năng áp dụng vai trò của giới học giả vào trong thực tế chiến lược Biển Đông của Việt Nam: (i) tương quan thực lực giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến cho chạy đua sức mạnh không phải là lựa chọn tối ưu; (ii) xu hướng “quốc tế hóa” Biển Đông ngày càng được ủng hộ là một lợi thế quan trọng và (iii) lý lẽ chủ quyền và diễn giải luật biển của Việt Nam hợp lý hơn so với Trung Quốc.
Trước hết, nếu xét trên tương quan sức mạnh, thì Việt Nam khó có thể so sánh với Trung Quốc trên tất cả các phương diện từ tiềm lực kinh tế, quốc phòng đến tiềm lực con người. Trung Quốc hiện tại là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với một tham vọng trở thành cường quốc hải dương cạnh tranh với Mỹ trong tương lai. Quá trình hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh đang tiến triển một cách nhanh chóng và khá toàn diện, mà biểu tượng là việc đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên trong năm 2012 vừa qua.
Một “chiến lược phi đối xứng” về quân sự đã và đang được xây dựng trong trường hợp xấu nhất nếu có chiến tranh xảy ra, tuy nhiên chiến lược đó cũng chỉ tạo một lợi thế nhỏ của Việt Nam trên bàn đàm phán. Mục tiêu rõ ràng nhất của quá trình hiện đại hóa quân đội và lực lượng cảnh sát biển trong suốt thời gian qua không gì khác hơn ngoài răn đe ở mức độ nhất định và tăng cường khả năng thương lượng. Tác chiến “phi đối xứng” trên biển sẽ là một kinh nghiệm hoàn toàn mới với Việt Nam.
Thứ hai, cùng với một số nước trong ASEAN như Philippines và Indonesia, Việt Nam đã khá thành công trong việc đưa tranh chấp ra bàn luận công khai tại các diễn đàn an ninh và chính trị khu vực. “Quốc tế hóa” là giải pháp bị Trung Quốc phản đối rất quyết liệt, trong khi các nước khác – có hay không có liên quan đến tranh chấp – đếu ủng hộ một cách mạnh mẽ. Quốc tế hóa và đa phương hóa vấn đề Biển Đông khiến cho cán cân ngoại giao trở nên bất lợi hơn đối với Bắc Kinh, khi ngoài các nước tranh chấp chính còn xuất hiện những chủ thể khác như Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ.
Một lợi thế nữa để tăng cường vai trò của giới học giả chính là sự hợp lý hơn về lý lẽ chủ quyền cũng như về cách diễn giải luật biển quốc tế của Việt Nam. Các chứng cứ chủ quyền của Việt Nam được các tài liệu, bản đồ trong và ngoài nước xác nhận và chứng minh một cách rõ ràng về tiến trình và lịch sử xác quyết chủ quyền. Trong khi đó những tài liệu từ phía Trung Quốc không thể hiện một lộ trình như vậy. Rõ ràng, sự yếu thế về mặt chứng cứ lịch sử là lý do chính khiến Bắc Kinh cương quyết phủ định giải pháp đưa tranh chấp ra Tòa án Quốc tế hay Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc dựa vào hai luận điểm chính để bảo vệ cho các lý lẽ của mình.
Một là khái niệm về vùng nước lịch sử, khái niệm nền tảng để Trung Quốc hợp pháp hóa cho “đường lưỡi bò” của mình. Thứ hai là quan điểm “nối chủ quyền” dựa vào các diễn giải từ Công ước Luật biển UNCLOS. Một trong những diễn giải khả dĩ về các yêu sách 80% Biển Đông dựa trên việc công nhận tư cách pháp lý đảo của các cấu tạo tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Theo đó, tất cả đảo, đá và quần đảo của Trung Quốc đều có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế EEZ mà không phân biệt đảo, đá đó phù hợp quy định chế độ đảo của UNCLOS hay không. Những luận điểm này bị đánh giá là thiếu tính thuyết phục và thể hiện “tham vọng” chiếm cứ Biển Đông của Bắc Kinh.
Tìm những bước khởi đầu
Tuy có tầm quan trọng to lớn như vậy, song nếu so sánh với Trung Quốc thì giới học giả Việt Nam nói riêng và mặt trận tranh đấu học thuật của Việt Nam nói chung vẫn còn đang thua kém ở nhiều lĩnh vực.
Trung Quốc hiện nay có tới 14 cơ quan nghiên cứu về Biển Đông ở tầm quốc gia được ưu tiên tài trợ bởi chính phủ trung ương. Ngoài 14 cơ quan này, những trung tâm tư vấn chính sách ngoại giao được coi là tinh túy ở Trung Quốc cũng đang tiến hành những nghiên cứu riêng của mình về Biển Đông. Ví dụ như Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc đang tiến hành tài trợ một nghiên cứu về luật quốc tế liên quan tới Biển Đông. Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thì thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí nhằm đưa ra các lập luận bảo vệ cho lợi ích của Bắc Kinh tại các khu vực tranh chấp. Thêm vào đó, do tầm quan trọng của chủ quyền biển đảo, hầu hết các bài nghiên cứu từ an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho đến mối quan hệ Trung – Mỹ đều được phía các học giả Trung Quốc lồng ghép thêm vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền biển như là một hàm ý chính sách cho giới lãnh đạo.
Kết quả của việc này chính là một sự bùng nổ các vấn đề nghiên cứu về Biển Đông trong cộng đồng học giả và giới làm chính sách ở Trung Quốc và được chính phủ trung ương tài trợ. Các Viện nghiên cứu mới được thành lập sẽ giúp cho nước này đào tạo ra được nhiều hơn các học giả có kiến thức và kỹ năng hoàn chỉnh về các vấn đề kinh tế, pháp lý, và cả quân sự có liên quan tới Biển Đông. Một chiến lược tận dụng sức mạnh kiến thức như vậy sẽ là rất khó để đối phó nếu như Việt Nam không có đối sách đúng đắn để phù hợp.
Việt Nam cần thành lập thêm những trung tâm nghiên cứu chuyên sâu khác ở các trường Đại học hay Viện nghiên cứu để từ đó tạo mối liên kết rộng rãi và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ hơn trong nghiên cứu Biển Đông.
Tuy nhiên, có thể thấy việc đầu tư để xây dựng một đội ngũ học giả có đủ trình độ để bước vào cuộc chiến “học thuật hóa” và “ngoại giao học thuật” sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Sẽ cần một chiến lược về trung và dài hạn để Việt Nam có thể làm chủ được mặt trận này.
Song song với các bước chuẩn bị dần dần về con người, cũng rất cần thiết phải mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu các ý kiến từ bên ngoài và phần nào dựa vào những học giả nước ngoài để lan tỏa các lý lẽ lập luận của Việt Nam ra cộng đồng quốc tế một cách mạnh mẽ hơn. Đây được coi là phương pháp “mượn gió Đông” trong bối cảnh thực lực của các học giả Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu.
Khi mà các bài viết khoa học về Biển Đông của Việt Nam xuất bản trên các tạp chí danh tiếng nước ngoài là quá ít, tận dụng những nguồn lực tri thức nghiên cứu sẵn có ở những quốc gia có nền khoa học tiên tiến hơn sẽ là một trong những biện pháp ngắn hạn mang lại hiệu quả lớn. Lợi ích đầu tiên chính là gia tăng được một cách đáng kể số lượng các bài viết nghiên cứu khoa học về Biển Đông được viết bằng tiếng Anh và đăng trên các ấn phẩm học thuật có uy tín của nước ngoài.
Tóm lại, Việt Nam cần có một chiến lược đúng đắn trong mặt trận kiến thức này để tạo một sân chơi cho các tiềm năng bùng nổ. Làm chủ được kiến thức thì sẽ làm chủ được cả cuộc chơi.
Nguyễn Thế Phương hiện là nghiên cứu viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TpHCM.
[1] http://www.rsis.edu.sg/publications/commentaries.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét