Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Tin Chủ Nhật, 08-06-2014 - Không phải dàn khoan - Gạc Ma mới là chuyện lớn!

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Trắng đêm cho tàu vươn khơi (NLĐ). – Bùi Chí Vinh – Ngư dân không phải là hình nhân thế mạng (Dân Luận). “Ngư dân không phải là hình nhân thế mạng/ Ngư dân có mẹ có cha có con cái có gia đình/ Ngư dân có dòng máu Yết Kiêu, dòng máu đánh chìm tàu giặc/ Sao lại buộc họ ra chiến trường không vũ khí, tự mưu sinh?” – Phỏng vấn ngư dân: Hoàn cảnh hiện nay của ngư dân bị tàu TQ xâm hại (RFA).Ngư dân VN. Photo: CAND =>
- Nguyễn Chí Vịnh: ‘Anh là gì mà lật ngửa thuyền chúng tôi?’ (VNN). “Hãy hỏi những người TQ có mặt trên tàu mà đè bẹp tàu VN là: Anh đâm như một con voi đè bẹp con kiến như thế, lật ngửa thuyền chúng tôi như thế mà anh không ném một cái phao xuống cho người dân, anh nghĩ gì? Anh là gì mới được?” TQ trả lời: Hỏi lạ, là “bạn vàng, bạn tốt” của đảng và nhà nước VN, chứ là gì?! – Ngư dân VN nên kiện TQ thế nào? (BBC).
- Tàu kéo Trung Quốc đâm tàu Kiểm ngư Việt Nam (QĐND). – Ngày 7/6: Tàu TQ đâm trực tiếp vào mạn trái tàu VN (KP). – Tàu Trung Quốc lại hung hăng đâm tàu Kiểm ngư Việt Nam (TP). – Tàu Trung Quốc đâm trực diện vào tàu kiểm ngư Việt Nam (TN). – Tàu Trung Quốc manh động hơn, đâm ngang tàu Kiểm ngư Việt Nam (TTXVN). – “Nóng” từ Hoàng Sa chiều 7.6: Tàu Trung Quốc đâm trực tiếp mạn trái tàu kiểm ngư Việt Nam (LĐ). – Nóng tối 7/6: Tàu Trung Quốc dàn thế trận kiểu ‘Xích Bích’ ở Hoàng Sa (VTC). – Tình hình Biển Đông ngày 7/6: Các tàu Trung Quốc vây ép, đe dọa tàu cá Việt Nam (VTV).
- Sự hiện diện của vũ khí Trung Quốc trên Biển Đông (VTV/ ĐS&PL). – 4 tàu quân sự TQ xuất hiện quanh giàn khoan (VNN). – Đài CNN: Nhật ký trên tàu cảnh sát biển Việt Nam (NLĐ).
- VN muốn TQ ‘rút giàn khoan vô điều kiện’ (BBC). “Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan vô điều kiện khỏi vùng biển của Việt Nam và giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình, đối thoại trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”.
- Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên Biển Đông (RFI). – TQ tính lập vùng phòng không ở đảo nhân tạo thuộc Trường Sa (VNN). “Việc xây dựng đường băng trên Bãi Chữ thập có thể cho phép TQ chuẩn bị tốt hơn để thiết lập một vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông“. – Philippines điều tra dấu hiệu TQ xây dựng ở khu vực tranh chấp (RFA). – Cảnh giác với âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc (NLĐ). – Trung Quốc sẵn sàng làm mọi việc bất chấp luật pháp (MTG).
- Bộ NG Trung Quốc: Trung Quốc sẽ không từ bỏ ý định bảo vệ các quyền và chủ quyền của mình (CCTV/ Kichbu). – Trung Quốc triển khai hành động trên bất cứ hòn đảo và bãi biển nào đều không liên can gì tới Phi-li-pin (CRI).
- PHẢN ĐỐI VÀ KHÁNG CỰ (FB Nguyễn Hưng Quốc). “Như vậy, phản đối chưa phải là một hành động; kháng cự mới là hành động. Phản đối không làm thay đổi điều gì hết; chỉ có kháng cự mới, may ra, làm thay đổi được tình thế. Điều Việt Nam cần nhất hiện nay không phải là phản đối mà là kháng cự“. – Không muốn chiến tranh với TQ là vì thương dân? (FB LS Lê Quốc Minh).
- Phỏng vấn TS Ely Ratner, Phó giám đốc Chương trình an ninh châu Á – Thái Bình Dương thuộc Trung tâm nghiên cứu về một nền an ninh mới của Mỹ: Vì sao Mỹ ngày càng cứng rắn với TQ? (TVN).  – Mỹ yêu cầu Trung Quốc phản hồi Philippines vụ “đường lưỡi bò” (Philstar/ DV). – Trung Quốc bác lại “Báo cáo lực lượng quân sự” của Mỹ và mong Mỹ từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh (CRI). – Quan hệ Mỹ-Trung lại nóng thêm (RFI).
- Đài Trung Quốc: “Việt Nam than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây” (RFI). ” ‘Sở dĩ Việt Nam đưa ra những phản ứng kịch liệt như vậy là toan mượn cớ để mở rộng lợi ích trên Nam Hải’, ‘thừa cơ chuyến thăm Đông Á của ông Obama để làm rùm beng, ASEAN hóa tranh chấp Nam Hải’.” – Trung Quốc tấn công tâm lý chiến quyết liệt (Dân News).
- LỘNG NGÔN ! (FB Phan Văn Hoàng). “Các phương tiện truyền thông của Trung quốc cũng lộng ngôn không kém điển hình là tờ Hoàn cầu thơi báo. Lúc nào cũng dùng từ ngữ có tính chất đe dọa. Thậm chí có tờ báo còn đưa ra kế hoạch đánh VN trong vòng 31 ngày. Hoặc những kế hoạch đánh Trường Sa được đưa ra có ý thăm dò phản ứng của VN và Philippin.  Thậm chí đài CCTV còn phỏng vấn các học giả Trung quốc, đòi đánh VN vỡ mặt nữa, đoạn phỏng vấn này còn trên youtube“.
- Bài do một trí thức Trung Quốc viết: KẺ THÙ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC (Nguyễn Trọng Tạo).
H1-Mang “đồ chơi” ra dọa nhau? Cận cảnh đưa tên lửa C75 ra bệ phóng ở Cam Ranh (QĐND/ TP).  – R-77 – Tên lửa đối không mạnh mẽ nhất của tiêm kích Việt Nam (Soha). – Facebooker Huỳnh Duy Lộc: “Mang đồ chơi ra khoe thì có thể tin chắc là sẽ không có chiến tranh vì nếu thật sự lâm chiến, không ai dại gì cho đối phương biết vũ khí bí mật của mình“. – Đại đội pháo binh nữ nổi tiếng thăm huyện đảo Hoàng Sa (MTG).
- Nhà văn Quân đội Nguyễn Đình Tú: AI BẢO THẦN DÂN CHỊU ĐƯỢC!!!!  (Tễu). “Có lẽ phải đánh nhau thôi! Tàu Khựa đã giết dân ta trên biển Đông, đã đâm nát mấy chục tàu hải giám và tàu cảnh sát biển, đã tuyên bố chọc mũi khoan xuống đáy biển của ta.   Nhìn những người dân miền Trung đón xác ngư dân bị giặc Tàu giết, không ai không căm phẫn. Mọi phát biểu đã phát ra rồi, mọi cực lực lên án và hết sức quan ngại cũng đã được phát đi rồi“.
- Ý kiến của các nhà nghiên cứu nước ngoài: Dư âm từ diễn văn BT Quốc phòng VN (BBC). David Brown: “Ông ấy thể hiện tư thế quá nhún nhường, ‘chúng tôi đề nghị Trung Quốc…’ Cái nhìn của vị bộ trưởng về Trung Quốc, nếu quả thực đây là những gì ông ấy nghĩ, thật ngây thơ và không tưởng. Tướng Thanh tạo cảm giác là ông không phải đang tranh luận với Trung Quốc, mà lại lùi về sau để thuyết phục họ rằng Việt Nam không có ý xấu với Trung Quốc đâu“.
- Nguyễn Huy Canh: Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh và tuyên bố về tình hữu nghị của Thủ tướng  (Quê Choa). “Trong  khung cảnh đầy bức xúc và đau đớn này, không hiểu vì lí do gì, người đứng đầu chế độ không một lời, nhân danh nhân dân và tổ quốc, lên án hành động xâm lăng  của TQ trên các kênh thông tin đại chúng và quốc tế?
- Nguyễn Trọng Vĩnh: Đã đến lúc phải kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế (BVN). “Nguy hiểm lắm rồi. Chúng ta đã làm hết cách, chỉ còn cách kiện Trung Quốc. Yêu cầu Chính phủ đừng do dự nữa, hãy kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế. Mặc Trung Quốc tuyên bố không tham dự và không chấp hành phán quyết của Tòa và hăm dọa ta, ta phải kiên quyết thực hiện, không còn thời cơ nào khác“. – Trương Nhân Tuấn: Những điểm yếu của Việt Nam trong vấn đề kiện tụng (1).
- Đội Hoàng Sa thời phong kiến đã xác lập chủ quyền biển đảo ra sao? (VOV).
- Căng thẳng Biển Đông không ảnh hưởng hoạt động xuất nhập khẩu ở Lạng Sơn (VTV). – Không tự vệ trước Trung Quốc, chúng ta tự làm khó mình (KT). – Hà Tĩnh: Kiểm điểm 2 chủ tịch huyện vì buông lỏng quản lý khoáng sản (LĐ).
- Ngày 10-6, các nghi can trộm cắp trong vụ Formosa hầu tòa (TT). – Phóng viên Trung Quốc sẽ dự phiên tòa xử vụ gây rối tại Vũng Áng (DT). “Theo ông Việt, ngoài các phóng viên báo chí trong nước, phiên tòa sẽ có sự tham dự của nhóm phóng viên của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV“. Chỉ cho phóng viên TQ tham dự, thay vì tất cả các phóng viên truyền thông nước ngoài tham dự, để phía “bạn” thấy được “tính nghiêm minh của pháp luật” ở xứ ta, hay là muốn nhắn nhủ với phía “bạn” rằng, bọn này “phá hoại tình hữu nghị”, em mang chúng ra xử đẹp cho các anh xem? – 8 nhà thầu Trung Quốc quay lại KCN Vũng Áng (DT).
- Hội thảo làm thế nào để “Thoát Trung”? (RFA). – Audio phỏng vấn nhà báo Phạm Toàn: Tọa đàm ‘‘thoát Trung’’ : Trước hết phải thoát khỏi chế độ toàn trị (RFI). – Từ chợ Đồng Xuân tới 53 Nguyễn Du (Phạm Hồng Sơn). “Tôi có cảm tưởng một số những nhà hoạt động xã hội hiện nay cả tin đến mức như những chú chim hồn nhiên mới bị nhốt vào một ngôi nhà lớn, cứ thấy vệt sáng “dân chủ”, “nhân quyền”, “Hoàng Sa”, “Trường Sa”, “Thoát Trung”,… là lao tới, không biết đó là khung trời thật hay chỉ là bầu trời vẽ, khung kính cửa sổ hay một lối thoát dẫn sang một cái lồng khác“. – Ý kiến của một bạn trẻ trong hội thảo “Thoát Trung” ( dzunglaviet’s channel).
- Học sinh Việt Nam được học gì về quan hệ giữa VN và các nước trên thế giới? (FB Vũ Thị Phương Anh). “Nếu bạn là người Nhật hay người Mỹ, liệu bạn có muốn hỗ trợ cho một nước như VN để chống lại sự xâm lấn của TQ nếu biết rằng SGK của VN viết về quan hệ của hai nước Việt – Trung tốt đẹp đến như thế hay không?
- Video: Việt gian phát biểu mê sảng trong kỳ họp quốc hội (DLB). “Một, phải xác định cho rõ nguyên nhân, phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?  Hai, phải tiên định mục tiêu lý tưởng ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ như Bác đã căn dặn. Đó là phải làm sao giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay. Xem nhẹ chúng ta sẽ chệch hướng“.
- Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI THAY ĐỔI THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRƯỚC KHI CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM?
- Nguyễn Ngọc Già – Tù nhân lương tâm có thể cứu nước? (Dân Luận). “Vận nước đang nguy cấp. Hình ảnh lãnh đạo của người CS hoàn toàn vỡ vụn. Trung Quốc không có ý định lui bước – điều quá hiển nhiên. Xã hội đang xảy ra nhiều dấu hiệu loạn lạc và hoang mang cao độ trong những ngày này. Giới cầm quyền đương nhiệm tại Việt Nam không còn nhiều lựa chọn và không còn nhiều thời gian. Hãy quay về với dân tộc trước khi quá muộn!
- Khi người đấu tranh tự sướng  (DCVOnline).
- Khối 8406: Tuyên bố về giàn khoan HD 981 (DCCT). – Video: Sài Gòn: Bất ngờ biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc (DLB).
- CÔNG AN ĐỒNG NAI VÀ QUẢNG TRỊ LẠI SÁCH NHIỄU GIA ĐÌNH LÊ THỊ PHƯƠNG ANH (Lê Anh Hùng).
- Phạm Thanh Nghiên điều trần trước Quốc Hội Canada về tình trạng dã man trong nhà tù CSVN đối với Tù Nhân Lương Tâm (DLB).
- Bộ Công an triển khai các nội dung về tham gia Công ước chống tra tấn (CAND). “Việt Nam cũng đã gia nhập 12/27 văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người, trong đó có Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, trong đó có các quy định về chống tra tấn. Từ đó tới nay, Việt Nam luôn chủ động nghiên cứu gia nhập các điều ước quốc tế, nhất là các điều ước liên quan đến quyền con người“. Cứ gia nhập hết, cứ tham gia ký kết tất cả các công ước nhưng không thực hiện, ai làm được ta?
- Thách thức và hy vọng cho phong trào dân chủ Việt Nam trước vận hội mới (DLB). – Dương Trọng Huế – Lukas Parker: Vai trò của truyền thông và mạng xã hội (TBKTSG). “… truyền thông không gánh hoàn toàn trách nhiệm đối với kết quả thay đổi hành vi, nhưng là thành tố quan trọng, trong đó mạng xã hội cần nhận được sự chú ý nhiều hơn. Đã đến lúc ti vi, đài phát thanh và các tấm pano không còn là những kênh thông tin duy nhất đem lại hiệu quả cao“.
- Những bước nhảy vọt của chính sách Hòa Hợp Hòa Giải (DLB).
- Đối lập Việt Nam kêu gọi Phương Tây ủng hộ trong cuộc tranh đấu vì nhân quyền (Vietinfo).
- BÌNH LUẬN LÚC 0 GIỜ (Nguyễn Quang Vinh). – Một thái độ bất động và cam chịu cũng tệ hại không kém một sự vô tri (FB Nguyễn Hưng Quốc). – Thà chết còn hơn chứ sống kiểu này, nhục nhã quá đi… (FB Hung Ha).

- Hoàng Nhất Phương – Điểm sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975″ của Nguyễn Văn Lục (Dân Luận). “Với thế hệ trẻ Việt Nam, ‘Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975′ là cuốn phim tài liệu, giúp họ biết được những biến động đã xảy ra trên một phần đất quê hương. Biết để cùng chung chia nước mắt ngậm ngùi, khi hồi tưởng cuộc hành trình đi tìm tự do vô cùng bi thiết của thế hệ cha anh“.
- Chuyện bầu Kiên:  Tội cố ý làm trái và sự lỗi thời của một điều luật (TBKTSG). “Nếu tội cố ý làm trái được áp dụng cho khu vực kinh tế tư nhân, giám đốc doanh nghiệp tư sẽ như ngồi trên đống lửa, bởi vì họ có thể bị chụp lên đầu tội này bất cứ khi nào“.
H4- Liệu có thành quy luật: Mỗi đại án nướng một vài tướng Công an? (Cầu Nhật Tân). “Một số nguồn tin cho hay, việc mở rộng điều tra vụ án sau này có nhiều nội dung nằm ngoài báo cáo xin ý kiến chỉ đạo ban đầu. Hơn nữa, đồng chí trực tiếp báo cáo xin ý kiến chỉ đạo vừa khuất núi, điều này khiến thế của tướng Thịnh yếu hơn lúc mới nổ súng. Cuộc chơi với một rừng luật nhưng lại chơi theo luật rừng thì số phận các cầu thủ trên chiếu thật mong manh phải không các cụ. Có một điều chắc chắn, ngày mai (9/6), tòa có tuyên án thế nào thì cuộc chơi này vẫn chưa thể kết thúc“. – Những dấu hỏi trong vụ một tờ báo Việt Nam bị khởi tố vì bài viết liên quan đến Bộ Công an (RFI). Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh. Photo: DT =>
- “Bầu bộ trưởng qua ảnh, khó lấy phiếu tín nhiệm” (VnEconomy).
- Công chức chửi bậy sẽ “không được nâng lương” (KP). – Nè mấy chú Dư Luận Viên đang làm ăn lương của đảng để chửi dân:  Công chức chửi bậy sẽ “không được nâng lương” (DLB).
- Nguyễn Duy Xuân: Nói và làm để chống tham nhũng (VHNA).
- Bộ trưởng Bộ Y tế: “Người cận nghèo ốm một trận có thể thành người nghèo” (GĐXH). Còn bà bộ trưởng hay các quan chức mà ốm một trận sẽ trở nên giàu hơn, vì lính lác mang phong bì, quà cáp đến tặng, chúc mau hết ốm.
- CÒ BỆNH VIỆN (FB Phan Văn Hoàng). “Để diệt nạn cò, phải bắt đầu từ bác sĩ trước, sau đó là nhân viên của bệnh viện. Song song với việc đó phải cải cách quy trình khám và chữa bệnh của bệnh viện để làm sao cho cò không còn đất sống, khi bệnh nhân tới bệnh viện là họ tin tưởng ngay, đừng làm họ thất vọng vì cảnh chen lấn, chờ đợi trong bệnh viện công“.
- Luật chưa đề cập, làm sao buộc tội họ được (Xê Nho Nvp). – Mời xem lại: Khởi tố hai giám đốc kinh doanh tiền ảo bitcoin (VnEconomy).
- Nỗi đau ly tán của 6 người chịu án oan giết người (DT).
- Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc… vẫn ‘cực kỳ an toàn’ (DLB). – GỬI CỤC HỒNG… (Nguyễn Quang Vinh). “Ông nói rằng 300 tấn hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc nhiễm độc nhưng vẫn an toàn là câu trả lời một cục… màu hồng hồng như cục phân…làm đọc giả muốn ói…Cục trưởng chuyên ngành mà phát ngôn như vậy gọi là Cục ngu. Còn hơn ngu, nó là cục ác, chính loại như ông này đã ‘nhiễm độc’ rất nặng về thói quan liêu, thiếu trách nhiệm và vô đạo đức“.
- Thụy Điển: Mọi việc có nhà nước lo (TBKTSG).  “Thụy Điển từ lâu đã xây dựng được một hệ thống khế ước xã hội dựa trên niềm tin. Người dân có niềm tin cao vào các cơ quan công quyền. Để có được niềm tin đó, nhà nước và các cơ quan công quyền phải chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị quốc gia một cách minh bạch, trong sạch và trao quyền kiểm soát thông tin cởi mở gần như tuyệt đối cho báo chí và công chúng“.
- Google, Facebook, Apple… là những mối đe dọa? (Dân News).
- Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia xúc tiến chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2014 tại Đà Nẵng (LĐ).
Tác phẩm Quảng trường của Guo Jian thực hiện bằng 160 kí lô thịt lợnTác phẩm Quảng trường của Guo Jian thực hiện bằng 160 kí lô thịt lợn
<- Người không muốn quên (DLB). “25 năm sau, tái dựng lại cảnh giết người trên quảng trường be bét máu thịt này, vì không được phép dùng thịt người như nhà cầm quyền cộng sản, nghệ sĩ Guo Jian đã phải dùng thịt heo nghiền nát. 160 kí lô cả thẩy“.
- Lluís Bassets (El Pais, Tây Ban Nha) – Về những kẻ bắn vào nhân dân (Phạm Nguyên Trường). “Họ cai trị nhân danh nhân dân, nhưng khi cần, họ bắn vào nhân dân. Đấy là quyết định khó khăn đối với những chế độ sống bằng huyền thoại về nhân dân, người chủ của cuộc đời mình. Những người lính của nhân dân được lệnh bắn vào những người công nhân, sinh viên hoặc bắn vào những người lính khác, cũng xuất thân từ nhân dân, cái nhân dân được gán cho là có sứ mệnh lịch sử đặc biệt. Nhưng mệnh lệnh bắn giết lại được ban ra từ miệng các lãnh tụ được nhân dân yêu mến“.
- Hồng Kông cảnh báo nguy cơ đánh bom máy bay từ Trung Quốc (LĐ). “Chúng tôi nhận được một tin nhắn đe dọa khủng bố trên các chuyến bay của chúng tôi từ Trung Quốc đại lục đến Hồng Kông“.
- Mỹ xác nhận việc Bắc Hàn bắt giữ công dân (RFA). – Kim Jong-un tươi cười thăm trại trẻ mồ côi (VNN).

- Tàu kéo Trung Quốc đâm thô bạo tàu kiểm ngư (TN). – Tàu Trung Quốc manh động đâm tàu Kiểm ngư Việt Nam (TP). – Trung Quốc tăng tàu hải cảnh, hung hăng đâm trực tiếp tàu Kiểm ngư Việt Nam (VOV). “Phía Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 110 đến 115 tàu bao gồm: 35 – 40 tàu Hải cảnh, khoảng 30 tàu vận tải và tàu kéo, 35 – 40 tàu cá và 4 tàu quân sự tổ chức thành từng tốp ngăn chặn quyết liệt hơn, sẵn sàng tổ chức hú còi, đâm va, phun vòi rồng. Các tàu cá của Trung Quốc còn ném đá, chai lọ sang tàu Việt Nam…” – Bản tin 8H: Trung Quốc không ngừng đe dọa tàu Việt Nam (TP). – Tình hình Biển Đông: Tàu CSB phá thế trận ‘lấy thịt đè người’ của tàu Trung Quốc (NĐT).  – Cảnh sát biển đặt đóng xuồng tuần tra cao tốc (VNE).
- Tập Cận Bình thị uy với láng giềng, chủ động ra tay ở Biển Đông (GDVN). “Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 6/6 phân tích, kể từ khi lên nắm quyền Tập Cận Bình đã thay đổi hoàn toàn phong cách giấu mình chờ thời lâu nay, chủ động ra tay ở Biển Đông và biển Hoa Đông với chiến lược đối ngoại hoàn toàn mới gồm 3 mũi giáp công: Hữu hảo, nói lý và thị uy“.  – Báo Hongkong: Trung Quốc chuyển sang thế tấn công ở Biển Đông (ĐV).
- Nguyễn Khắc Mai: Không phải dàn khoan. Gạc Ma mới là chuyện lớn! (BVN). “Bộ Chính trị, Chính phủ, Nhà nước không thể tiếp tục lầm lỗi của mình, để phó mặc cho Trung Hoa làm gì thì làm ở Gạc Ma. Chính đây mới là chỗ để khởi kiện Trung Hoa ra Tòa án quốc tế. Hãy tập trung khởi kiện hành động dùng vũ lực quân sự để tranh chấp biển đảo với Việt Nam – một điều bị cấm trong công ước về Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc. Rõ ràng đây là sự vi phạm trắng trợn về luật biển của phía Trung Hoa, một bên đã ký công ước!
- Phạm ngọc Thái: Biển đảo quê hương (BĐX).
- Dân Dương Nội đang đói (Nguyễn Tường Thụy). “Bà con trồng chuối, đậu, khoai, sắn… Đúng đến lúc thu hoạch được thì ngày 25/4/2014, họ cho hàng nghìn công an, dân phòng, đầu gấu, có cả bộ đội nữa đến ủi phá tan tành cả. Bao nhiêu công sức, tiền của bỏ vào đầu tư mất hết. Bây giờ chúng tôi hết đường sống rồi… Tôi hỏi, bà con đói, sao không kêu lên các cấp chính quyền cứu trợ?  Bà con nói đã kêu lên các cấp chính quyền từ phường lên đến trung ương mấy năm nay nhưng họ không có ý kiến gì“.
- Bùi Bảo Trúc: Ðặc sản mới của Hải Dương (Người Việt). “Sau những chuyện như thế, người ta vẫn không thấy nhà cầm quyền Việt Nam có bất cứ một biện pháp nào với đặc sản Hải Dương. Tội bắt tài xế lái (?) xe ngược lại ý muốn là tội … cưỡng lái. Nhưng đặc sản Hải Dương vẫn không bị một khó dễ nào về mặt luật pháp“.
- Về Tank Man: Lựa chọn (Người Việt).
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 7-6-2014  (VietFin).
- Ba nguyên lý quản trị quốc gia thịnh vượng (THĐP).
- Nóng dòng tiền đầu tư từ Trung Quốc (TBKTSG).
- Vật vã tiền thừa: Nỗi khổ khác người của đại gia (VEF).
- Cuộc chơi mới mang tên ngân hàng bán lẻ (TBKTSG).
- Chật vật vì muối rớt giá (NLĐ).
- Dấu hiệu tích cực của kinh tế Mỹ (ND).
- Adam Smith và chủ nghĩa tư bản (THĐP).
- Ludwig von Mises: Kinh tế gia, Triết gia, Nhà Tiên tri (THĐP).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Thêm một chương trình nghệ thuật hướng về Hoàng Sa (LĐ). – Giao lưu “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”: Nghĩa tình của đất liền với biển đảo quê hương (LĐ). – Triển lãm tranh, điêu khắc về Hoàng Sa, Trường Sa (LĐ). – Bài hát: Tiếng nói thế hệ trẻ (DLB).
- Awake Phamtt – Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam? (*) (Dân Luận). “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung… Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp…”
- Nối gót Tư Trang và Thanh Loan, soạn giả Phong Anh vào mật khu (RFA).
- Hiến kế cho Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng về chiêu trò phát hiện hoa hậu đã sống thử? (FB Khải Đơn). – Làm sao để biết thí sinh dự thi hoa hậu đã ‘sống thử’? (VTC).
- Tính kí hiệu của hình tượng văn học (Trần Đình Sử). – Ngôn ngữ ngoài hành tinh (THĐP).
- Công việc kỳ lạ (phần 1) (THĐP).  – Công việc kỳ lạ (phần 2 – End)
- O LỰU (Tương Tri). – TÔI NỢ
- Xứ Nghệ & Văn Lang* (VHNA).
- Người lớn và những nỗi buồn khi ta lớn lên (THĐP).
- Chợ phiên Phước Tiến (ND).
- “Chợ” nghệ thuật lên cơn sốt (SGGP).
- Kundalini – Bí giáo cổ xưa của Ấn Độ (BHC).
- Tuyển Việt Nam đấu giao hữu với Myanmar tại Bình Dương (VNE).
- ‘Tôi bình luận World Cup thời TV trắng đen’ (BBC). – World Cup Brazil 2014: Đánh giá tình hình bảng B (RFA). – Vì sao tôi thích đội Đức? (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đề thi nóng chủ quyền biển đảo, Việt Nam có ĐH Fulbright (VNN).
- Đại học phi lợi nhuận: Vẫn phải có lợi nhuận (TT).
- Coi chừng sai lầm với trường “top” (PLTP). – Đừng quá tin vào bảng xếp hạng ĐH (NLĐ).
- Bao giờ em có mùa hè? (GDTĐ).
- Áp đặt cho con là đẩy chúng xa cách cha mẹ hơn (SM).
- TT Obama: Nên giúp sinh viên đại học tốt nghiệp trả nợ (VOA).
- Sự kinh hoàng của kỳ thi đại học ở Trung Quốc (KP).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- “Bội thực” chính sách giảm nghèo (TT). - Cứ hỗ trợ đồng hạng thì còn nhiều người xin ở lại hộ nghèo (CAND).
- Sững sờ nhà giàu Việt đổ đống vàng dát nhà làm sang (VEF).
- Đau lòng cảnh con thắng kiện, mẹ 83 tuổi mất nhà (VNN).
- Bài 1: Những bi kịch giữa đời thường ở Vô Hối  –  Bài 2: Treo cổ tự vẫn dưới… gầm giường  —  Bài 3: Tự sự nhói lòng từ Vô Hối  —  Bài 4: Những kỷ lục… đau lòng ở Vô Hối (VNN).
- ‘Cha mẹ không nên để sự sợ hãi của mình làm tổn thương những đứa con đồng tính’ (MTG).
- Hà Giang: Lở đất, sập nhà khiến 2 bố con thiệt mạng (DV). – Hậu Giang: Hàng chục căn nhà đổ sụp xuống sông (TT).
- Cháy lớn tại công ty may, 1.000 công nhân tháo chạy (DT).
- Bố mẹ khóa cửa đi làm sớm, bé gái ngủ trong nhà chết cháy (TTXVN). – Tây Ninh: Bé gái 4 tuổi chết cháy khi ở nhà một mình (MTG).
- Cháu bé 2 tuổi chết bất thường tại Bệnh viện tỉnh Bình Phước (Soha).
- Canada: Sét đánh xe tải bốc cháy kinh hoàng trên đường (NLĐ). “Sự việc xảy ra vào chiều hôm nay (7-6) tại Alberta, Canada và được ghi hình lại bởi máy quay an ninh của một doanh nghiệp gần đó“. Không phải sự việc xảy ra hôm nay, mà là thứ bảy tuần trước, hôm 31-5-14. Mời xem video clip có ghi rõ ngày, giờ: Lightning strikes truck (Interesting Event).
- Thót tim nhìn lợn “vượt ngục” bằng cách lao mình khỏi xe tải (LĐ).
- Đau xót thiếu nữ Pakistan bị gia đình xử bắn, ném xác xuống mương (DV).

- Video clip – bé Trung Quốc 2 tuổi hút thuốc: China outrage after smoking 2-year-old is caught on camera (Amazing Vids).
QUỐC TẾ
- Tổng thống Ukraina Porochenko tuyên thệ nhậm chức (RFI). – Vua chocolate tuyên thệ nhậm chức tổng thống Ukraine (VNE). – Ukraine: Tổng thống đắc cử Petro Poroshenko tuyên thệ nhậm chức (RFA). – Căng thẳng Ukraina: Tân Tổng thống Poroshenko tuyên thệ nhậm chức khi miền Đông đang “sôi sục“ (LĐ).
- Tân Tổng thống Ukraine: Crimea từng và sẽ là 1 phần của lãnh thổ Ukraine (VOA). – Căng thẳng Ukraina: Tân Tổng thống Poroshenko cương quyết không từ bỏ Crưm (LĐ). – Kinh tế suy giảm nghiêm trọng : Thách thức cho tân Tổng thống Ukraina (RFI).
- Lầu Năm góc cử cố vấn quân sự đến Ukraina (LĐ). – Tổng thống Nga-Mỹ trao đổi ngắn gọn về Ukraina bên lề tại lễ kỷ niệm D-Day (LĐ). – Tư lệnh NATO nói Liên minh NATO phải xét lại quan hệ với Nga (VOA). “Giờ đây Nga đang có những động thái cho thấy nước này hoàn toàn không phải là một đối tác của NATO. Và do đó, liên minh nên xét lại những quyết định đó“. – Nga yêu cầu Ukraine trả tự do cho hai phóng viên người Nga (RFA).
- Thái Lan : Đảo chính gây thiệt hại nặng cho du lịch (RFI).
- Afghanistan: Ứng viên tổng thống tiếp tục tranh cử, bất chấp bị mưu sát (VOA).
- Các phần tử chủ chiến bắt con tin tại trường Đại học Iraq (VOA).
- Paris và Washington căng thẳng vì ngân hàng BNP Paribas (RFI).
- Paris : chuyến thăm Pháp cuối cùng của Nữ hoàng Anh quốc ? (RFI).
- Ủy ban Bảo vệ Ký giả lên án Pakistan đình chỉ hoạt động của kênh tin tức Geo (VOA).
- CIA mở tài khoản Facebook và Twitter (VOA).
- Mỹ, Iran sẽ mở đàm phán trực tiếp về vấn đề hạt nhân (VOA).
- John Kerry dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng một xã vùng Bretagne (RFI).
- Thêm nhiều hồ sơ thời Tổng thống Bill Clinton được công bố (VOA).
- Ấn Độ: Hàng ngàn người nổi loạn do bị cắt điện (RFA).
- Brazil: Giao thông hỗn loại tại Sao Paulo vì đình công (RFI).

* RFA: + Sáng 07-06-2014; + Tối 07-06-2014

2313. Hoàn cảnh hiện nay của ngư dân bị tàu TQ xâm hại

RFA
07-06-2014
Nghe audio:
00:00
00:00

H3
Nhà nước Việt Nam khuyến khích ngư dân bằng mọi giá ra khơi để khẳng định chủ quyền trên vùng biển Việt Nam, đặc biệt ngay cả sau khi mà Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD-981 từ ngày 2 tháng Năm, rồi vụ một tàu cá Đà Nẵng bị đâm chìm gần khu vực giàn khoan.

Luôn bị xua đuổi

Thanh Trúc liên lạc với một số ngư dân vừa trở về, thuật lại cảnh ngộ của họ trên biển cả:
“Tàu đi ngày 11, cách Hoàng Sa khoảng 100 lý, đó là vùng của Việt Nam làm. Tàu đi lúc nào cũng có đồng đội thì nói chung là lúc nào cũng bị xua đuổi miết, phun nước xong rồi chạy đến thật sát. Nói chung mình tàu gỗ thì thấy tàu sắt mình cũng phải sợ, khi bọn chúng đến thì mình bỏ mình chạy để tránh né chứ mình tàu gỗ so với tàu sắt thì ngư dân Việt Nam mình thua nhiều.”
Đó là lời anh Trương Văn Nên, mà chiếc tàu cá ĐN9005 do anh làm thuyền trưởng, phát xuất theo đội tàu 5 chiếc ngày 11 tháng Năm từ bãi Thanh Khê, Đà Nẵng, bị tàu Trung Quốc xịt nước rồi đâm hỏng, vừa trở về bờ ngày 4 tây tháng 6 vừa qua:
“Thiệt hại một chiếc, tông là 4 chiếc, tông từ đằng sau tông tới thì nói chung thứ nhất là hở be, nói chung gỗ đóng tàu gọi là be, từ đó coi như là bị nước vào.”
Tuy bị tông như vậy nhưng so với các thuyền bạn thì tàu cá của anh Trương Văn Nên được coi là chỉ bị hư hại nhẹ:
“Tông mà ví dụ như hắn sơ sơ thì mình còn làm lại được, còn nếu mà hắn tông nặng quá thì cũng nhờ đồng đội kêu cứu để dắt vào. Nói chung cũng bị 40%, bởi vì nếu phần trên chưa đến cái mực nước ngoài biển thì không vô nước bao nhiêu. Bị gãy diền hay be nói chung là ở cái phần trên.”
Dẫu sao, vẫn lời anh Trương Văn Nên, ngày nào tàu Trung Quốc còn tiếp tục hung hăng tấn công vào tàu cá Việt Nam thì ngày đó mối nguy chết người vẫn chực chờ trong lúc vợ con gia đình ngư dân lâm cảnh thiếu thốn:
“Trung Quốc đem những cái tàu rất là to, đằng sau có đằng trước có. Mỗi lần nó tông thì coi như là chìm, nó rượt đuổi thì mình phải bỏ chạy nhưng mà chạy theo công suất của tàu Việt Nam mà tàu gỗ ngư dân thì coi như chạy không lại tàu Trung Quốc.
Nhà nước họ đến hỏi thăm, còn nhiệm vụ của mình thì mình phải đi làm. Thứ nhất là lo gạo cơm cho 12 thuyền viên ở trên tàu, mình là thuyền trưởng nữa là 13. Cho nên phải ra phải cố gắng đánh bắt, nhưng mà gặp bọn Trung Quốc xua đuổi quá, mỗi lần nó đến dí coi như là lưới chài kéo không kịp coi như mất đủ loại hết, thuyền viên trong tàu mình thì vợ con cũng đói khát. Cho nên nhiều lúc về cũng kêu gọi nhà nước làm thế nào cho bà con ngư dân ra làm chứ còn tàu gỗ chống với tàu Trung Quốc thì không được rồi.”
Cũng ra khơi ngày 11 tháng Năm từ bãi biển Thanh Khê nhưng ở một điểm xuất phát xa hơn, trở về ngày 3 tháng Sáu vừa rồi, tàu cá ĐN90175 của thuyền trưởng Trương Văn Hay hai lần bị tàu Trung Quốc đâm vào:
“Khoảng ngày 15 thì anh đi ra cách đảo Tri Tôn về hướng Nam khoảng 25 lý. Ngày 15 chiều, hồi 6 giờ, đang thả lưới thì một tiếng đồng hồ sau anh phát hiện có một số tàu Trung Quốc đang chạy xuống.
Thấy tàu Trung Quốc ngày càng tiến gần và linh cảm có điều không ổn, thuyền trưởng Trương Văn Hay bảo thuyền viên thu lưới lên:
“Gỡ lưới xong cái là anh lên ga anh chạy. Chạy một đoạn là nó dí theo khoảng 6 chiếc. Thấy không ổn bắt đầu anh tăng tốc thì cái tàu 71075 anh còn nhớ nó lao thẳng nó đâm va vào tàu anh làm hư hỏng nặng.”
Tàu cá của thuyền trưởng Trương Văn Hay bị gãy đuôi lái và sập ca bin:
“Nước tràn vào mà cái phần be trên mức nước khoảng 2 mét là nó vỡ ra, anh em hơi mất tinh thần thì bắt đầu anh lên tốc độ anh chạy về phía Tây Nam một đoạn xa nữa, bắt đầu anh dừng máy lại, nói anh em chịu khó nhảy xuống biển để mình khắc phục lại. Mình lấy gỗ lấy vải mình xảm vào, xong mình lấy tranh và móp mình đóng mình trám lại hết, coi như trám ngoài và đóng đinh hết toàn bộ toàn bộ thì mới cầm được.”
Sau đó, thuyền trưởng và thuyền viên quyết định ở lại đánh bắt cá với hy vọng có thể bù vào chỗ phí tổn sữa chiếc tàu bị hư hỏng khi về bờ. Năm ngày sau tàu lại bị tấn công lần hai:
“Đến ngày 20 tháng Năm, khoảng 14 giờ chiều, có một tàu vỏ thép Trung Quốc, tàu vỏ thép lớn đó, lao xuống xua đuổi tấn công mạnh luôn. Bị tấn công thì anh ra tốc độ hai máy anh chạy mà không kịp. Nó lao thẳng nó đâm tiếp vào mình là ngày 20 đó. Thế là anh em mới la làng lên, họ nói “quẹo phải, quẹo phải”. Nhờ sự khôn khéo và mưu trí của anh em thủy thủ nên anh quẹo phải một cái là lách được, hai tàu sát nhau coi như 30 centimét thì nó dừng lại. Thế là anh quẹo phải anh chạy xa cái đảo Tri Tôn 40 lý, anh làm để kiếm tổn rồi anh vô đất liền chiều ngày 3 rồi.”

Sự hung hăng thô bạo của tàu TQ

Đối với các ngư dân của Lý Sơn, Thanh Khê, những vụ tấn công của tàu vỏ thép Trung Quốc, ba bốn chiếc bao vây truy đuổi một chiếc tàu cá đơn lẻ của Việt Nam, là những màn săn bắt đứng tim trên biển. Vẫn lời thuyền trưởng Trương Văn Hay:
“Khủng khiếp quá, cái sự hung hăng thô bạo của nó ghê quá, nó làm cho mình chìm luôn, cố ý đâm cho mình chết nhưng mà anh đẩy tốc độ ra anh lách được, cho nên nó bể phần trên thôi và bể thêm trên ca bin nữa, còn tầng dưới mình cố gắng khắc phục để mình ở lại bám biển và kiếm phí tổn, nếu chạy vào thì lỗ tổn nặng.”
Được hỏi có bao nhiêu tàu Trung Quốc tại khu vực gần đảo Tri Tôn của Hoàng Sa, nơi tàu cá của anh bị tàu Trung Quốc đâm vào, thuyền trưởng Trương Văn Hay cho biết:
“Sáu mươi chiếc, chưa tính đến tàu chiến và tàu kiểm ngư của nó nữa, nó đi tuần tra rất là nhiều. Lớn lắm, tàu này anh nghĩ không phải tàu tư nhân mà là tàu nhà nước đóng cho dân hắn đi, giả dạng ra để va chạm bọn anh đây. Tàu đó không có lưới, không có ngư cụ trên tàu mà.”
Khẳng định vùng biển nơi mà tàu cá mình bị tàu Trung Quốc đâm chính là ngư trường truyền thống của người Việt Nam, thuyền trưởng Trương Văn Hay dứt khoát là ngư dân Việt Nam phải trở ra đó hoạt động trong mọi lúc có thể:
“Vùng biển đó cách đảo Lý Sơn khoảng 120 lý, cách Đà Nẵng cỡ 150 lý chớ mấy. Đà Nẵng và Lý Sơn là vùng truyền thống mà ngư dân bọn anh luôn hoạt động khai thác mà. Nghĩa là nó đang tranh chấp giàn khoan gần chổ đó, nó vây gần ghê lắm, nó đưa tàu đông ghê lắm, nó bày tỏ cái thái độ hung bạo, nó ỷ tàu sắt to nó đâm hiên ngang. Vô nhân đạo lắm, nó tông bễ tàu, chìm tàu, người chết mà nó vẫn bỏ chạy bình thường nó đâu có cứu người đâu.”
Còn lực lượng những đội tàu cá bên phía ngư dân Việt cũng đông đảo không kém:
“Tàu Đà Nẵng mình cũng đông, tàu Lý Sơn Quảng Ngãi mình cũng có, hoạt động gần gần cách đó 5 lý, 10 lý. Ngư trường đó là của bà con khai thác từ xưa đến nay quanh đảo Hoàng Sa mà cha mẹ ông bà để lại. Ác cái là cứ tới ngày mùa tháng mùa là những đàn cá chung quanh cái đảo chung quanh cách hai ba chục lý là nó nhiều, cho nên bà con theo đuổi cái đàn cá nớ để làm kiếm sống.”
Cũng như tàu cá bị nạn của thuyền trưởng Trương Văn Nên, tàu cá của thuyền trưởng Trương Văn Hay chưa được sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền địa phương.
Trong lúc chờ đợi tàu được sửa chữa lại để tiếp tục ra khơi bám biển, thuyền trưởng Trương Văn Hay nói anh đã kiến nghị chính quyền địa phương hỗ trợ cho ngư dân khắc phục tàu bị hư hại, đồng thời giúp thêm cho sinh hoạt gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn vì bị tàu Trung Quốc cản trở.

2311. TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI THAY ĐỔI THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRƯỚC KHI CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM?

Chu chi NamVũ văn Lâm
07-06-2011
SỰ QUAN TRỌNG CỦA THỂ CHÊ CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI, XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ VĂN MINH
Nhiều người chưa ý thức rõ vai trò của thể chế hay chế độ chính trị trong đời sống con người và xa hơn nữa là xã hội, văn hóa, văn minh. Chính vì lẽ đó, mà chúng ta nên có một cái nhìn xét lại, rõ ràng hơn nhất là trước nguy cơ bành trướng của Tàu cộng. Hơn nữa bài học trước mắt tại Ukrain, người dân đã xuống đường lật đổ chế độ độc tài, tham nhũng của Yanukovych,kẻ đã vì quyền lợi cá nhân, gia đình sẵn sàng bó gối quy hàng Nga, sau đó bầu ra vị tổng thống mới với chủ trương đoàn kết toàn dân, thân thiện với thế giới tự do, đối thoại bình đẳng với Nga để bảo toàn lãnh thổ.
Thể chế hay chế độ chính trị là mô hình tổ chức nhân xã, nói một cách dễ hiểu, là tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp của một cộng đồng con người.
Người ta thấy có chế độ độc tài, chế độ dân chủ. Trong chế độ độc tài có nghĩa là chế độ mà quyền hành nằm trong tay một người hay một nhóm người (oligarchie). Trong chế độ dân chủ, có nghĩa là chế độ mà quyền hành nằm trong tay người dân, người dân có quyền quyết định số phận của mình, người ta thấy có dân chủ trực tiếp, như ở Thụy sĩ, những quyết định quan trọng đều do trưng cầu dân ý quyết định; và chế độ dân chủ gián tiếp, người dân bầu ra đại diện của mình, trong một nhiệm kỳ, những người được bầu này thay mặt dân lấy những quyết định. Hiện nay, phần lớn những chế độ dân chủ là những chế độ dân chủ gián tiếp.
Trong chế độ dân chủ gián tiếp, người ta thấy có chế độ tổng thống như ở Hoa kỳ, chế độ đại nghị như ở bên Anh và phần lớn ở các quốc gia trên thế giới. Người ta cũng có thể thêm chế độ nửa tổng thống chế, nửa đại nghị chế, như ở bên Pháp.
I) Sự quan trọng của thể chế chính trị trong đời sống con người
Thể chế chính trị giữ một vai trò tối quan trọng trong sự phát triển đời sống con người. Vì vậy có người ví thể chế chính trị như mảnh đất và người dân như hạt mầm. Con người dù là da vàng, da trắng hay da đen có thể ví như hạt mầm, nếu hạt mầm này được gieo vào một mảnh đất tốt, tức sống dưới một chế độ tốt, chế độ tôn trọng con người, những quyền căn bản của nó, đồng thời được hướng dẫn, dìu dắt bởi một nền giáo dục tốt, một hệ thống an sinh xã hội tốt, thì hạt mầm này sẽ kết bông, nẩy trái. Ngược lại, nếu hạt mầm này được gieo trên một mảnh đất khô cằn, tức một thể chế chính trị xấu, không lo đến quyền lợi của người dân, mà chỉ lo đến quyền lợi của một số người, coi thường những quyền căn bản của con người, áp dụng một hệ thống giáo dục, tuyên truyền nhồi xọ, đa số đời sống của người dân trở nên cơ cực, trong khi một thiểu số cầm quyền tiêu sài theo kiểu vất tiền qua cửa sổ, an sinh xã hội của dân không được bảo đảm, trẻ em sơ sinh thì thiếu dinh dưỡng, khi bệnh thì thiếu thuốc, không có bác sĩ, không dám đi nhà thương, thì tất nhiên hạt mầm này sẽ thui chột, chẳng khác nào được gieo trên một mảnh đất khô cằn, toàn là xỏi đá.
Ngày hôm nay, theo những nhà và viện nghiên cứu về dân chủ, thì chế độ dân chủ, mặc dầu không được coi là chế độ hoàn hảo nhất, nhưng nó được coi là chế độ hiện hành tốt nhất để giúp con người và xã hội phát triển.
Chúng ta hãy lấy thí dụ điển hình để dễ hiểu, hai chế độ chính trị Nam Hàn và Bắc Hàn. Chế độ Bắc Hàn là một chế độ cộng sản độc tài, người dân sống dưới chế độ này không những không thể phát triển được, mà hàng năm còn bị nạn đói hoành hành từ bao chục năm nay. Ngoài xã hội thì những hãng xưởng thiếu điện để chạy nhà máy, trong khi những công thự, những chỗ tôn thờ lãnh tụ, thì điện chan hòa cả ngày lẫn đêm. Giáo dục là một nền giáo dục nhồi sọ, từ trẻ cho đến dân chỉ biết vâng lời, gọi dạ bảo vâng, nhắc lại những khẩu hiệu tuyên truyền rỗng tuếch.
Trong khi đó thì Nam Hàn hiện nay vô cùng phát triển. Chúng ta chỉ cần lấy một vài thí dụ điển hình : Nền khoa học kỹ thuật tân tiến hiện nay được coi là ngành điện thoại cầm tay, vì trong đó là cả một cái máy điện toán tối tân, thế mà Nam Hàn với hãng Sumsung đứng đầu trong việc sản xuất và bán trên thị trường đã lâu, trên cả hãng Apple của Hoa kỳ và hãng Nokia của Phần Lan. Ngành xe hơi cũng vậy, hãng Kia của Nam Hàn, mặc dầu mới xuất hiện, nhưng cũng không thua gì những hãng quốc tế nổi tiếng lâu đời khác như hãng Général Motor, Toyata, Wolkswagen, Renault. Nam Hàn từ mấy chục năm nay đã nổi tiếng về giáo dục, người thợ Nam hàn có một trình độ hiểu biết tổng quát đứng đầu thế giới. Người chuyên viên Nam Hàn cần cù làm việc, chịu khó học hỏi, đi làm việc nơi nào cũng được trọng. Bằng cớ là hai tổ chức quốc tế quan trọng nhất thế giới là Liên Hiệp quốc và Ngân Hàng quốc tế, đều được cầm đầu bởi người Nam Hàn.
Được như vậy, tất nhiên do nhiều nguyên do, nhưng một trong những lý do chính, đó là dân Nam Hàn được sống dưới một chế độ tự do, dân chủ, mặc dầu chế độ này mới được thiết lập vào khoảng thập niên 80.
Không nói đâu xa, chúng ta trở về Việt Nam thời cận đại:
Hai chế độ miền Nam Việt Nam trước năm 1975 là hai chế độ cộng hòa, Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng hòa. Hai chế độ này, vào thời đó có thể nói là 2 chế độ dân chủ, tất nhiên không thể so sánh với những nước dân chủ tiền tiến, nhưng nó là một trong những nước dân chủ đầu tiên ở châu Á, chỉ thua có Nhật. Chính vì vậy mà miền Nam cũng đã phát triển, hơn cả Nam Hàn và Đài loan lúc bấy giờ. Nếu tính theo sản lượng đầu người hàng năm thì vào cuối thời Đệ Nhất Cộng hòa, sản lượng của miền Nam Việt nam là 118 $, trong khi đó của Nam Hàn và Đài loan là trên dưới 80 $. Sự phát triển của miền Nam được ngay những người cộng sản công nhận, như ông Lê đăng Doanh, « nhà kinh tế «  cộng sản, trong một bài phỏng vấn của đài BBC, cũng công nhận là sau 1975, ông vào thăm miền Nam đầu tiên, ông đã phải ngạc nhiên về trình độ phát triển, ông đi thăm những vùng quê, ông thấy nơi nào cũng có điện, có máy cày, đời sống người dân tương đối đầy đủ. Nhà văn Dương thu Hương, cùng với « Đoàn quân chiến thắng » vào miền Nam, trước đời sống dân miền Nam, bà đã sửng sờ, bà tìm một góc phố, như lời bà kể, để khóc, và sau đó tuyên bố : «  Tôi đã cùng một đoàn quân chiến thắng, nhưng mô hình tổ chức xã hội của kẻ chiến bại lại văn minh hơn mô hình của kẻ chiến thắng « .
Chính «  Luật Người cày có ruộng «  của thời Đệ Nhị Cộng hòa Việt nam đã được chính phủ Đài loan bắt chước và đem áp dụng thành cộng ở nước này. Chỉ tiếc rằng những gì đã được xây dựng ở miền Nam đã bị cộng sản đổ xuống sông, xuống biển. Chính vì vậy mà dân miền Nam đã có câu: « Năm đồng đổi lấy một xu, người khôn đi học, thằng ngu làm thầy ».
Hiện nay cộng sản nói rằng đổi mới, nhưng thực sự là trở lại những thành qủa của miền Nam trước kia đã đạt được, nhưng khập khiểng, vì thể chế chính trị vẫn là chế độ cộng sản độc tài, vẫn lấy lý thuyết Mác Lê làm nền tảng cho chế độ, như đã được ghi trong hiến pháp; giáo dục thì nhồi sọ, đạo đức thì suy đồi, an sinh xã hội thì không có.
Nếu chúng ta nói đến sự quan trọng của thể chế chính trị trong sự phát triển con người và xã hội, văn minh, văn hóa, thì chúng ta có thể dẫn chứng rất nhiều.
Ở đây tôi chỉ xin nhắc đến ông Alexis de Tocqueville (1805 – 1859), với hai quyển sách nổi tiếng «  De la Démocratie de l’Amérique (Về chế độ dân chủ ở châu Mỹ), viết từ năm 1835 tới 1840, và quyển « De l’Ancien Régime et la Révolution «  (Về Chế độ cũ và Cách mạng) xuất bản năm 1856.
Sở dĩ tôi nói đến ông Tocqueville là vì hiện nay, đảng Cộng sản Trung cộng, nhất là Ban Tư tưởng và ý thức hệ đang khuyên các đảng viên đọc và suy ngẫm về quyển sách của ông, đặc biệt là câu trong quyển sách thứ nhì: « Giai đoạn nguy hiểm nhất cho một chế độ, đó là lúc mà nó bắt đầu cải tổ ».
Theo Tocqueville, thì « Ý tưởng dân chủ, bắt đầu bằng sự công bằng điều kiện (égalités des conditions) là một cái gì thiêng liêng, không thể tước bỏ được và nó chính là một động lực làm cho những chế độ độc tài sụp đổ ». Quyển sách về dân chủ Hoa kỳ là một quyển sách cho tới bây giờ, giới trí thức nước này vẫn cho là một trong những quyển sách hay nhất qua nhận xét, phân tích và tiên đoán về Hoa Kỳ.
Theo Tocqueville thì đây quả là một nền dân chủ gián tiếp, với một hiến pháp thành văn, tôn trọng những quyền căn bản của con người, tôn trọng tam quyền phân lập, và nhất là sự quân bằng quyền hành, giữa quyền trung ương và địa phương, giữa quyền hành pháp và lập pháp, giữa quyền lập pháp và tư pháp. Từ đó cho tới nay, không ai chối cãi rằng nền dân chủ Hoa Kỳ quả là một mảnh đất mầu mỡ cho mọi con người đến từ mọi chủng tộc, nẩy mầm và phát triển.
Với quyển sách thứ nhì, mà nay Ban Tư tưởng Trung ương Trung cộng đang yêu cầu cán bộ học hỏi, nói về tại sao chế độ cũ, tức chế độ quân chủ của vua Louïs XVI Pháp lại sụp đổ. Câu trả lời của Tocqueville tất nhiên là vì chế độ này đã cấm đoán tự do. Tuy nhiên ông cũng cảnh cáo chế độ dân chủ là không nên mắc vào « nạn độc tài số đông «  (despotisme de la majorité). Để tránh điều này thì nên có sự tản quyền, tôn trọng quyền tự do báo chí và làm thế nào để tam quyền phân lập rõ ràng và nhất là quyền tư pháp được độc lập.
Một câu hỏi đến với chúng ta là tại sao Ban Tư tưởng của Trung Ương đảng Cộng sản Trung cộng lại yêu cầu cán bộ học hỏi tư tưởng của Tocqueville và nhất là suy ngẫm câu vừa nói ở trên: «Thời điểm nguy hiểm nhất của một chế độ …. ».
Vì đảng Cộng sản Tàu cũng ý thức rất rõ rằng mình không thể nào đi ngược lại trào lưu tiến bộ của văn minh nhân loại, đó là đi đến thể chế chính trị tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, và từ đó tất nhiên là phải cải tổ, vứt bỏ tư tưởng Mác Lê Mao, chủ trương độc khuynh, độc đảng, độc tài. Tuy nhiên vấn đề là cải tổ thế nào để không đi đến cách mạng, làm sụp đổ chế độ, mất hết những đặc quyền, đặc lợi của một thiểu số người nắm quyền.
Đây là một vấn đề nan giải mà Tocqueville đã nhìn thấy và đặt ra với chế độ quân chủ Pháp thời vua Louïs XVI và cho rằng một trong những lý do chính của sự sụp đổ chế độ là vì chế độ này bắt đầu cải tổ.
Từ cái nhìn của Tocqueville, chúng ta nhìn vào lịch sử cận đại.
Chúng ta thấy rằng lịch sử, trái lại với một số nhà tư tưởng cho rằng biến chuyển thế này thế nọ, theo đường thẳng, đường trôn ốc, theo óc tưởng tượng đã đánh đồng lịch sử với toán học, tóm gọn sự biến chuyển lịch sử qua một phương trình toán học, rồi từ đó suy đoán ảo tưởng, nhưng nhiều khi lịch sử chỉ là một sự lập lại, nếu chúng ta đem so sánh sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên sô dưới thời Gorbatchev và sự sụp đổ của triều đình quân chủ Pháp Louïs XVI.

Nhưng phải chăng trong lịch sử cận đại không có một chế độ độc tài nào tự sửa đổi, cải tổ để đi đến chế độ dân chủ mà thành công ? Câu trả lời là có. Chúng ta chỉ cần lấy thí dụ gần chúng ta và chúng ta cũng biết đôi chút. Đó là Nam Hàn và Đài loan. Nam Hàn và Đài loan trước thập niên 80 là dưới chế độ độc tài.
Có người nói, độc tài Nam Hàn và Đài loan là độc tài hữu, khác với độc tài Trung cộng và Việt Nam là độc tài tả, có sự khác biệt. Điều này không sai.
Tuy nhiên trong chính trị, dù là tả hay hữu, nhất là người lãnh đạo, khi đã sáng suốt, có ý chí nhất quyết làm vì nước vì dân, thì cũng có thể làm nhiều chuyện, trong đó có cả việc thay đổi một chế độ.
I I) Sự quan trọng của thể chế chính trị trong xã hội, văn hóa và văn minh nhân loại
Xã hội chúng ta có thể định nghĩa đơn giản là cách sống của một nhóm người có tổ chức, với những truyền thống, luật lệ, cơ chế, trải qua những thời đại. Nói một cách khác đi, đó là cách tổ chức xã hội con người ở vào một thời điểm nhất định nào đó, chính là chế độ, thể chế, tức cách tổ chức chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội.
Văn hóa, văn là đẹp, hóa là biến đổi, đây là tất cả những hành động của con người làm thăng tiến đời sống của mình trên hai phương diện vật chất và tinh thần. Một khi những hành động này có ảnh hưởng rộng lớn, trong một vùng, trải qua một thời gian dài, thì nó trở thành văn minh.
Văn cũng là đẹp, minh là chiếu sáng, có ảnh hưởng lâu dài và rộng lớn.
Một số sử gia và nhân chủng học cho rằng con người trải qua 5 thời kỳ văn minh :
Văn minh trẩy hái, vào lúc con người mới xuất hiện trên trái đất, sống trong hang đá, hái trái cây, săn bắn ở chung quanh để sinh sống.
Văn minh du mục: rồi cây trái, súc vật ở chung quanh cũng trở nên khan hiếm, con người phải đi xa để tìm kiếm, nó bước sang thời kỳ văn minh du mục.
Nhưng ngay dù đi xa để kiếm ăn, thức ăn cũng trở nên khó khăn, con người phải trồng trọt, nuôi súc vật. Nó bước sang thời kỳ văn minh định cư nông nghiệp.
Với nền văn minh này, con người đã có thể thỏa mãn những nhu cầu căn bản của mình, nghĩa là khi đói thì có ăn, khi lạnh thì có áo để bận, con người bắt đầu nghĩ đến những nhu cầu xa xỉ, muốn ăn ngon, mặc đẹp, con người trao đổi với nhau về những s ản phẩm mình làm ra, có nghĩa là tôi trồng lúa mì để ăn, nhưng tôi thích ăn lúa mạch, thì tôi trao đổi với người trồng lúa mạch; tôi có thể dệt vải để mặc, nhưng thôi thích mặc lụa, thì tôi trao đổi với người dệt lụa. Con đường Gia vị, con đường Tơ lụa nối liền đông tây trong lịch sử nhân loại, có nghĩa là thế.Từ đó con người bước sang nền văn minh trao đổi thương mại.
Ngày xưa, con người phải đi xa để trao đổi, nhưng từ ngày có phát minh ra điện, điện thoại, điện toán, con người không cần phải đi xa để trao đổi, con người bước sang nền văn minh tri thức điện toán, như ngày hôm nay.
Vào thời văn minh trẩy hái, du mục, canh nông, lao động chủ yếu là dùng sức mạnh bắp thịt chân tay. Nhưng bước sang văn minh thương mại, nhất là văn minh tri thức điện toán ngày hôm nay, lao động chủ yếu là tư tưởng, phát minh sáng kiến, từ đầu óc con người.
Mỗi một thời văn minh có một hình thức tổ chức nhân xã tương xứng . Thời văn minh trẩy hái, du mục, đó là chế độ gia tộc, bộ lạc. Bước sang thời kỳ văn minh định cư nông nghiệp, là chế độ quân chủ.
Nhưng sang thời kỳ văn minh thương mại, tri thức, điện toán, đó là chế độ dân chủ, vì để trao đổi là phải có người khác, phải có đối thoại.
Socrate nói : « Nơi nào có đối thoại, nơi đó mới có tiến bộ và dân chủ » là như vậy. 
Nhất là vào thời kỳ văn minh tri thức điện toán ngày hôm nay, để phát minh, sáng kiến, con người bắt buộc phải sống dưới chế độ dân chủ, vì phải có tự do tư tưởng, trao đổi tư tưởng, công trình tìm kiếm, thì lúc đó con người mới có thể có những ý kiến mới.
Voltaire đã từng nói : « Tự do tư tưởng và ngôn luận là hai cột trụ chính của chế độ dân chủ ».
Mỗi một mô hình tổ chức nhân xã là một bước tiến của nhân loại. Nhưng nếu kéo dài quá thì lại trở thành vật cản trở, như chế độ quân chủ là một bước tiến so với chế độ gia tộc và bộ lạc, nhưng kéo dài lâu quá thì trở thành lạc hậu, ngăn cản bước tiến của con người.
Trong khi đó chế độ như chế độ quân chủ kéo dài cả bao ngàn năm, không những lỗi thời, mà còn trở nên giết người, vì một thiểu số nắm quyền, muốn kéo dài đặc ân, đặc lợi, bổng lộc của mình, không ngần ngại dùng bất cứ thủ đoạn nào, từ thông tin tuyên truyền lừa bịp, đến dùng cái còng với công an và dùng cái súng với lính để đàn áp dân.
Người ta nói : « Chế độ độc tài là chế độ của cái loa, cái còng và cái súng » là vậy. 
Nhìn vào lịch sử cận đại, 2 chế độ cái loa cái còng và cái súng là chế độ độc tài phát xít Hitler và chế độ cộng sản.
Cả hai đều dựa trên quan niệm triết lý, tư tưởng bất bình thường :
Hitler cho rằng chủng tộc Aryen là chủng tộc tinh khiết, không pha trộn với những chủng tộc khác, nên thông minh. Đây là một cái gì vô cùng phản khoa học. Dân tộc Đức tiêu biểu cho chủng tộc này, nên thông minh, đáng để cầm đầu thế giới. Chính vì vậy nên Hitler đã không ngần ngại phát động chiến tranh khắp nơi.
Marx thì cho rằng lịch sử con người là bạo động, là đấu tranh giai cấp, không ngần ngại mở đầu Bản Tuyên Ngôn thư Cộng sản: « Lịch sử nhân loại từ xưa tới nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp. »
Đây cũng là một cái nhìn quá phiến diện và tổng quát hóa, chẳng có gì là khoa học, như những người cộng sản, bắt đầu bởi Marx thường rêu rao: «Khoa học lịch sử, khoa học biện chứng».
Không cần chứng minh dài dòng, chúng ta chỉ nhìn chính chúng ta và những người chung quanh, xét cuộc đời thì chúng ta rõ: Bình thường con người muốn sống hòa bình. Con người chỉ dùng bạo động trong những trường hợp bị bắt buộc, trường hợp bất bình thường. Điều này đúng với cả lịch sử của những quốc gia.
Marx và những người cộng sản đã lấy cái gì bất bình thường làm cái bình thường, nên từ lý thuyết cho đến chế độ đã trở nên bất bình thường, bệnh hoạn.
Đấy lại chưa nói đến ngay từ lúc đầu, chế độ cộng sản, bề ngoài thì mang nhãn hiệu «Thế giới đại đồng, Anh em cộng sản» , nhưng bề trong là chủ nghĩa quốc gia cực đoan, bành trướng. Bề ngoài mang nhãn hiệu «Liên bang các Cộng hòa xã hội Sô Viết» (URSS), nhưng bên trong, Lénine, qua tay em của mình là Staline, vì lúc đó Staline đã đặc trách về vấn đề các dân tộc, tìm cách ép buộc, đàn áp, giết hại những dân tộc chung quanh, bắt họ đi theo Liên sô. Bằng chứng rõ ràng là khi đế quốc Liên sô sụp đổ năm 1989, thì những dân tộc này nổi lên đòi độc lập.
Chính vì mang đầu óc quốc gia cực đoan, bành trướng, nên đã có những vụ tranh chấp Nga – Hoa ở biên giới vào những năm 60, tranh chấp giữa Việt Cộng và Trung cộng, rồi đi đến chiến tranh năm 1979, tranh chấp Việt Miên rồi cũng đi đến chiến tranh trước đó một năm, 1978.
Sau khi Liên sô sụp đổ, thì Việt cộng vội chạy đi thần phục Trung cộng, mở đầu bằng Hội nghị Thành đô tháng 3/1990, và không ngừng ký những hiệp ước dâng đất nhượng biển cho Trung cộng. Nhưng vì Trung cộng từ xưa đã mang mộng bành trướng đế quốc, nay lại được cấy vào vi trùng bất bình thường Mác Lê, nên mộng bành trướng càng ngày càng mạnh. Mặc dầu cả 2 bên, lúc nào cũng rêu rao « Bốn tốt và 16 chữ vàng »; nhưng đùng một cái, Trung cộng cho đặt giàn khoan, xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam.
Nhiều người vì tin tưởng ở những câu nói đầu môi, chót lưỡi của cộng sản, « Tình Huynh đệ tốt, Môi hở răng lạnh, Tình đồng chí cộng sản », đã ngỡ ngàng về sự việc Trung cộng đặt giàn khoan dầu ở quần đảo Hoàng sa, thuộc về chủ quyền Việt Nam.
Thực ra nếu chúng ta xét lịch sử xa của cộng sản, thì chúng ta không có gì ngạc nhiên. Trung cộng và Việt cộng đã nhiều lần đánh nhau.
Bởi lẽ đó, chừng nào hai dân tộc Việt Nam và Trung hoa vẫn còn phải mang cái ách chế độ cộng sản, lấy lý thuyết Marx làm nền tảng cho chế độ, kêu gọi đấu tranh giai cấp, một lời kêu gọi chiến tranh triền miên, không những chiến tranh trong chính nội bộ, mà còn chiến tranh với nước ngoài, chừng đó hai dân tộc không thể nào sống hòa bình, hòa bình với chính mình, hòa bình với các nước chung quanh và với cộng đồng thế giới.
Người dân sống dưới chế độ độc tài phát xít hay độc tài cộng sản không những chỉ như một hạt mầm gieo trên một mảnh đất khô cằn, mà còn bị giới lãnh đạo dùng như những bia đỡ đạn cho tham vọng bành trướng và đế quốc của mình.
Vì vậy, ngày hôm nay, những chế độ độc đoán độc tài, không phát triển hay phát triển chậm hơn những chế độ dân chủ và đi ngược lại trào lưu tiến hóa của con người là như vậy.
Quả thưc nhân loại đã trải qua 5 nền văn minh, từ trẩy hái qua du mục, quân chủ tới dân chủ ngày hôm nay, mỗi một nền văn minh tương xứng với một mô hình tổ chức nhân xã khác nhau, hay nói một cách rõ hơn, hiện đại hơn là cách tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, hoặc chế độ hay thể chế chính trị khác nhau, từ thể chế gia tộc, bộ lạc, tới quân chủ và dân chủ.
Nước Tàu và Việt Nam hiện nay nói riêng và các nước phương đông nói chung trong đó có cả các nước Trung Đông, những nước này đã có một nền văn minh rất sớm, hơn cả tây phương. Nhưng tiếc rằng chế độ quân chủ kéo dài quá lâu. Ngày hôm nay chế độ cộng sản ở Tàu và Việt Nam cũng chỉ là một chế độ quân chủ phong kiến trá hình. Chế độ quân chủ này trước khi tàn thì bùng lên ở phía phải tức chế độ phát xít, bùng lên ở phía tả, tức chế độ cộng sản, để rồi sẽ tắt luôn như một nhóm lửa trước khi tàn.
Tây phương, mặc dầu văn minh đến chậm hơn đông phương, nhưng đã biết từ bỏ sớm chế độ quân chủ để bước sang chế độ dân chủ và kinh tế thị trường, và họ đã phát triển rất mạnh, vượt mặt đông phương.
Đối với những chế độ quân chủ, từ lạc hậu như ở các nước Trung Đông, cấm đoán ngay cả những người phụ nữ làm đủ mọi thứ nghề, ra đường phải bịt mặt, tới chế độ cộng sản tước hết mọi quyền căn bản nhất của con người; người xưa có câu « Trễ còn hơn không », hãy từ bỏ thể chế chính trị quân chủ phong kiến để bước sang chế độ dân chủ, tôn trọng những quyền căn bản của con người trong đó có nam nữ bình quyền, có quyền tự do tư tưởng và ngôn luận, thì mới hy vọng theo kịp những nước văn minh. Gương Nam Hàn và Đài loan cho ta thấy rõ. Hai nước này đã từ bỏ chế độ độc tài vào thập niên 80, để bước sang chế độ dân chủ, thế mà ngày hôm nay 2 nước này có thể sánh cùng với những nước văn minh khác trên thế giới.
Đất nước và dân tộc đang đứng trước hiểm họa diệt vong, trong thì đảng cộng sản mặc tình cấu kết với ngoại bang bán đất dâng biển, hèn với giặc, ác với dân, giết hết tinh anh, triệt mọi cơ hội phát triển của người dân, ngoài thì Tàu cộng lộng hành, ngang nhiên kéo dàn khoan đến vùng biển Việt Nam. Con đường duy nhất để chống ngoại xâm là bằng mọi cách phải thay đổi thể chế chính trị, từ độc tài cộng sản qua Dân chủ Tự do vì có như thế giới lãnh đạo mới quy tụ được sức mạnh toàn dân, vận động được các quốc gia và cộng đồng yêu chuộng Tự do và Hòa bình trên thế giới cô lập và bẻ gãy mọi mưu mô bá quyền của Tàu cộng. (1)
Paris ngày 05/06/2014

2312. Những điểm yếu của Việt Nam trong vấn đề kiện tụng (1)

Trương Nhân Tuấn
07-06-2014
H2
Dư luận gần đây, trên báo chí hay trên mạng internet, cho rằng cần phải kiện Trung Quốc về giàn khoan 981. Vấn đề là ta có thể kiện TQ về việc gì ? Nếu dựa vào các công bố của các học giả VN, trước hay trong những ngày gần đây, (đặc biệt là của Quĩ Nghiên cứu Biển Đông), nhắc trường hợp Phi kiện TQ để thúc đẩy VN làm tương tự.
Theo tôi, nếu VN làm như vậy, sác xuất thắng kiện là vô cùng nhỏ.
Phi kiện TQ ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) gồm mười điều. Một số điểm chính : yêu sách đường 9 đoạn (là không phù hợp với luật biển), về quyền chiếm hữu các cấu trúc địa lý lúc chìm lúc nổi ở trong hải phận của Phi, về việc chiếm đóng và xây dựng trên các bãi lúc chìm lúc nổi, về hiệu lực của các bãi đá, về quyền tự do hàng hải v.v…

Nếu VN kiện, xem lại danh sách bảo lưu của TQ năm 1996 ở LHQ, nếu không lầm thì VN sẽ chỉ có thể kiện TQ (ở Tòa trọng tài theo phụ lục VII của công ước về Luật Biển 1982, hay một Tòa khác…), về việc mâu thuẩn của hai bên do cách diễn giải khác nhau về hiệu lực các đảo thuộc Hoàng Sa. Điển hình là đảo Tri Tôn mà phía VN gọi là « cấu trục địa lý » lúc chìm lúc nổi.
VN không thể kiện về hiệu lực « đường chữ U » vì vị trí giàn khoan 981 nằm trong vùng chồng lấn giữa các đảo Hoàng Sa và thềm lục địa Việt Nam (trong khi TQ chủ trương HS thuộc chủ quyền của họ). VN cũng không thể kiện về việc TQ đã chiếm hữu các cấu trúc địa lý (lúc chìm lúc nổi) nằm trong hải phận kinh tế độc quyền (ZEE) của mình. Các cấu trúc này, nếu có, cũng nằm trong vùng kinh tế độc quyền của các đảo Hoàng Sa.
VN cũng không thể kiện TQ do việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa (do TQ bảo lưu không chấp nhận giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng trọng tài quốc tế).
Nếu có thể xúc tiến việc kiện (theo kiểu của Phi), thì VN, hoặc yêu cầu Tòa tuyên bố các đảo Hoàng Sa quá nhỏ, không được hưởng qui chế đảo (theo định nghĩa của điều 121 Luật Biển 1982), chúng chỉ có tối đa lãnh hải 12 hải lý mà thôi ; hoặc yêu cầu Tòa giải thích về hiệu lực « đảo » của các đảo Hoàng Sa.
Kiện như vậy Việt Nam có thể bị Estoppel. (Đại khái theo nguyên tắc luật học này, người ta không thể nói (hay làm) ngược lại những gì đã chủ trương trước kia.)
Theo tuyên bố của chính phủ CHXHCNVN ngày 12-5-1977, điều 5 qui định : « Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này ».
Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các quần đảo « ở ngoài vùng lãnh hải » theo qui định ở điều 1, nên mặc nhiên chúng có vùng (ZEE) 200 hải lý (theo điều 3).
Nội dung điều 6 của Tuyên bố 12-5-1977, cho thấy VN có ý định sẽ điều chỉnh các điều khoản trong tuyên bố này để phù hợp với luật quốc tế.
Vấn đề là VN chưa bao giờ làm việc này một cách công khai (để phù hợp với bộ Luật Biển 1982).
Trên thực tế một số đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa hội đủ các yếu tố « đảo » theo điều 121 (có người sinh sống, có nền kinh tế tự túc…) của Luật Biển 1982. Mặt khác, nhiều trường hợp phân định ranh giới biển, các quốc gia cho phép các đảo rất nhỏ, thậm chí không có người ở, vẫn được hưởng hiệu lực như trên đất liền. Một số nước như Nhật, Pháp… đều chủ trương các đảo của họ, dầu chỉ là một hòn đá nhỏ xíu nổi lên mặt nưóc, có đầy đủ hiệu lực.
Án lệ của CIJ Jan Mayen – Groenland (Đan Mạch – Na Uy) 1993 cho thấy đảo Jan Mayen rất nhỏ so (và không có người ở thường trực) so với tầm mức như là một lục địa của đảo Groenland (tương tự đảo Bạch Long Vĩ của VN và Hải Nam của TQ trong Vịnh Bắc Việt), nhưng quyết định của Tòa (dựa trên công ước về Biển 1958 vì luật Biển 1982 chưa hiệu lực), là đảo Yan Mayen có hiệu lực tương tự như đảo Groenland.
Bây giờ VN có thể yêu cầu Tòa tuyên bố ngược lại chủ trương của mình trước đó, là các đảo này quá nhỏ, không thể gọi là đảo theo định nghĩa của điều 121 ? Chỉ vì TQ đã quản lý quần đảo HS ?
Do mâu thuẩn lập trường, nguy cơ VN bị Estoppel rất lớn. Việc tòa bác đơn, đồng nghĩa với việc TQ có thể đòi hỏi hiệu lực các đảo HS thế nào cũng được. Điều quan trọng hơn, Tòa mặc nhiên nhìn nhận các đảo này không thuộc chủ quyền của VN.
Nếu VN yêu cầu Tòa giải thích hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Hồ sơ VN cũng có thể bị bác. Hai bên VN và TQ, dầu không đồng ý với nhau mọi điểm do tranh chấp về chủ quyền HS, nhưng đã có một điểm chung về « hiệu lực các đảo » Hoàng Sa. Làm sao anh có thể yêu cầu tòa xử một vụ mà hai bên, nguyên và bị, đã đồng ý với nhau về kết quả ?
Do đó, người viết cho rằng cần phải gạt bỏ các đề nghị mang tính hấp tấp. VN cần một chiến lược pháp lý đã được kết tinh trong một quá trình nghiên cứu và suy nghĩ lâu dài. Kiện để thắng chứ không phải kiện để thua (hay có nguy cơ thua), như các đề nghị mang tính « mì ăn liền », hời hợt.
Lối thoát của VN, nếu chủ trương theo hướng « phân chia vùng biển » như hiện nay (của các học giả VN), cũng có thể thực hiện được. Chìa khóa của mọi vấn đề để VN không bị thiệt hại, là VN phải cương quyết khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa. Muốn làm được việc này, VN cần phải làm rõ lập trường về « một quốc gia Việt Nam » trong khoản thời gian 1954-1973. Tất cả để chứng minh VN có danh nghĩa chủ quyền ở HS.
Trên quan điểm đó (VN có chủ quyền ở HS không thể phản bác), VN có thể chủ trương việc phân định vùng biển « ngoài cửa vịnh Bắc Việt » (tức trong vùng có giàn khoan 981) là nối tiếp với việc « phân định trong vịnh Bắc Việt ». Hai bên có thể áp dụng công ước đã ký tháng 12 năm 2000 về hiệu lực các đảo để làm nền tảng. (Tương tự việc VN và TQ cùng đồng ý lấy các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895 làm nền tảng để phân định lại biên giới năm 1999).
VN có thể dẫn các án lệ C.I.J tranh chấp lãnh thổ và phân định hải phận Colombie-Nicaragua 19-11-2012, cho thấy các đảo của Colombie không được tính trọn vẹn hiệu lực. VN cần nhấn mạnh về nội dung Luật Biển 1982 và các nguyên tắc « công bằng – équitabilité » cũng như « tỉ lệ – proportionnalité » đã được áp dụng rộng rãi trong các vụ phân định biên giới biển. Tức là đường biên giới biển được điều chỉnh theo tỉ lệ (chiều dài bờ biển hai bên) và sao cho diện tích hai bên được tương đồng (équitabilité). VN có thể dẫn các án lệ (về nguyên tắc công bằng và theo tỉ lệ) như các vụ C.I.J, Jamahiriya arabe libyenne/Malte 1985, Délimitation maritime en mer Noire (Roumanie c. Ukraine) C.I.J. 2009, Golfe du Bengale, TIDM, 14-3-2012…
VN đã chấp nhận phân định lại Vịnh Bắc Việt bằng luật Biển 1982 cùng với các nguyên tắc « công bằng – équitabilité » và « tỉ lệ – proportionnalité ». Việc này đã làm cho VN thiệt hại trên 11.000km² biển (so với đường phân chia theo công ước 1887).
VN chủ trương các đảo nhỏ ven bờ không có hiệu lực, (mà các đảo này hầu hết lớn hơn các đảo HS). Ngoài ra còn có đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ (các đảo này lớn hơn và đông dân hơn đảo Phú Lâm rất nhiều), các đảo này chỉ có hiệu lực rất giới hạn.
Vì vậy không thể cho các đảo Hoàng Sa có hiệu lực nhiều hơn đảo Bạch Long Vĩ (hay Cồn Cỏ) được.
Nếu phía TQ một mực không rút giàn khoan về, trong chừng mực Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ tháng 12-2000 đã bị vi phạm. VN có thể vịn vào các nguyên tắc đã qui định trong « Convention de Vienne sur les droits des Traités 1969 », cho rằng phía TQ đã vi phạm Hiệp định Phân định vịnh Bắc việt tháng 12-2000. Từ đó, theo các qui tắc hướng dẫn, để đưa TQ ra một tòa trọng tài.
Dĩ nhiên, VN còn nhiều lối thoát khác, có lợi hơn, tác giả sẽ trình bày sau. Bài này người viết chỉ đưa ra cái nhìn của mình đối với các « nghiên cứu », các « đề nghị » của các học giả VN, nhất là nhóm học giả thuộc « Quĩ Nghiên cứu Biển Đông ». Vì lo ngại rằng không khéo, VN sẽ bị sụp bẫy pháp lý. Cái bẫy do chính phe mình gài ra.

2314. Liệu có thành quy luật: Mỗi đại án nướng một vài tướng Công an?

Cầu Nhật Tân
07-06-2014
Vụ Dũng “tổng” nướng tướng Oánh, tướng Quắc. Vụ Năm Cam nướng tướng Huy, tướng Nhất. Hiện, nhiều đồng chí vẫn rình rập đòi nướng nốt tướng Việt Thành. Vụ Dũng “chàm” Vinalines nướng tướng Ngọ. Vào những phút cho đá bù giờ, đồng chí Dũng còn tố thêm một tiểu tướng và một đại tướng nữa. Số phận các cụ này vẫn còn là ẩn số và phụ thuộc vào những dàn xếp trên sân khấu chính trị Đại hội tới. Vụ Bầu Kiên, cũng vẫn phút 92 bù giờ, đồng chí này đi bóng ngoạn mục rồi co chân sút thẳng vào khung thành tướng Thịnh Bộ Công an (Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ CA, Cục trưởng C46).
Nói về vụ bầu Kiên lại phải lần giở về Nghị quyết Trung ương 4 phòng, chống tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng cục bộ, lợi ích nhóm, hư hỏng, suy thoái biến chất trong cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, rồi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, rồi quyết định đưa 10 vụ án vào diện Ban theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo (trong đó có vụ bầu Kiên), rồi Quyết định 17-QĐ/BCĐTW thành lập 07 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Đoàn công tác số 3 (được giao địa bàn phức tạp nhứt) do cụ Thanh, Phó Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương làm Trưởng đoàn, làm việc tại Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao.
Trong đấu tranh chống tham nhũng (trong đó có các vụ việc nghiêm trọng dư luận xã hội quan tâm), cơ quan chỉ đạo là Ban Chỉ đạo PCTN mà cụ Trọng là Trưởng Ban, cụ Thanh là Phó Ban thường trực. Các cụ khác như cụ Chủ, cụ Thủ, cụ Công, cụ Kiểm, cụ Tòa chỉ là ủy viên thường. Nhiều vấn đề được quyết rốt ráo ngay tại Ban Chỉ đạo nhằm tránh đưa ra Bộ Chính trị, Trung ương, nơi mà cụ Thanh cụ Trọng không có tiếng nói quyết định. Có vấn đề rất phức tạp, buộc phải đưa ra Bộ Chính trị cho ý kiến tập thể.
Ngay từ đầu, vụ bầu Kiên đã đi theo lối dích dắc: khi báo cáo trước các cụ để xin ý kiến bắt đồng chí Kiên thì chỉ tập trung vào món vàng (cụ nào từng chơi vàng ở sàn ACB, tường tận các ngón võ mới biết nó phức tạp thế nào). Được tin này, đồng chí Lý Xuân Hải ở Sài Gòn mới yên tâm và vẫn thoải mái đi đánh gôn, uống bia, sau đùng cái làm quả khởi tố, tam giam đồng chí Hải bị xộ khám mới vỡ tiếp ra cái vụ tín dụng ngân hàng to đùng, rồi lại liên tục gọi hỏi, vân vê các đồng chí Xuân Giá, Trung Cang, Trầm Bê, Thành, Hồng Anh … mới ngã ngửa ra nhiều điều khủng khiếp liên quan các cụ X, Y, Z … Rồi đồng chí Trung Cang bị khởi tố, cho tại ngoại, cấm xuất cảnh, cho xuất cảnh, dụ về nước, bắt tạm giam … Hòa Phát ban đầu bảo bị lừa, sau lại lúng ba lúng búng trước tòa rằng không bị lừa …
H2Dường như qua mỗi lần dích dắc, các đồng chí đại gia đều ít nhiều thoát tội hoặc giảm nhẹ. Điều đó không hoàn toàn đúng vì như vậy thì Nghị quyết 4 phá sản à? Chít. Chuyện bi chừ hóa to, liên quan đến uy tín lãnh tụ, đến uy tín của Đảng chứ không phải chơi đâu, nhất là vụ Biển Đông vừa qua khiến một số cụ uy tín xuống thấp, một số cụ lại tăng chỉ số Index vốn trước đây tụt xuống mức dưới đũng quần, sắp xếp ghế Đại hội 12 đến nơi rồi. Cái này nằm ở dích dắc trên sân khấu chỗ các cụ X, Y, Z. Thế nên người ta thấy một bên cứ kéo dây thít thật mạnh, một bên thì cố chống, gỡ rồi phản thùng khi có cơ. Giống y như trò kéo co hay đá bóng ý các cụ ạ. Kịch tính của cuộc chơi rõ nhất là màn chém gió phút bù giờ của đồng chí Kiên trước tòa, và ở giây cuối đồng, chí này công khai tố cáo tướng Thịnh (cái này, người ít biết thì thấy thú vị, người biết nhiều thì bảo nó hài hước).
Giở lại cái quy luật nghiệt ngã mỗi đại án nướng một vài tướng Công an. Tướng Thịnh (được đeo lon tướng nhờ thành tích phá vụ đồng chí Kiên) luôn phân trần là khi bắt tớ có báo cáo, xin chỉ đạo của cụ X, Y, Z chứ không phải không. Đương nhiên các cụ không chối, nhưng chỉ đạo kiểu “đảm bảo đúng người, đúng tội, không làm oan sai, đồng thời tránh bỏ lọt tội phạm” thì vụ nào chẳng giống vụ nào, phải không các cụ. Một số nguồn tin cho hay, việc mở rộng điều tra vụ án sau này có nhiều nội dung nằm ngoài báo cáo xin ý kiến chỉ đạo ban đầu. Hơn nữa, đồng chí trực tiếp báo cáo xin ý kiến chỉ đạo vừa khuất núi, điều này khiến thế của tướng Thịnh yếu hơn lúc mới nổ súng. Cuộc chơi với một rừng luật nhưng lại chơi theo luật rừng thì số phận các cầu thủ trên chiếu thật mong manh phải không các cụ. Có một điều chắc chắn, ngày mai (9/6), tòa có tuyên án thế nào thì cuộc chơi này vẫn chưa thể kết thúc.

(Bài do một trí thức Trung Quốc viết)
logovietTrên thế giới không có nước nào có lịch sử lâu đời như Trung Quốc, không có nước nào có một nền văn hóa không đứt đoạn như Trung Quốc, mà cái văn hóa đó lại đã từng đạt đến một nền văn minh cao độ. Người Hy-Lạp thời nay với người Hy-Lạp ngày xưa chẳng liên quan gì với nhau. Người Ai-Cập cũng vậy. Nhưng người Trung Quốc hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Trung Quốc cổ đại. Tại sao một nước khổng lồ như vậy, một dân tộc to lớn như vậy ngày nay lại ra nông nỗi xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp. Nào là vua bạo ngược, quan bạo nguợc, mà cả dân (quần chúng) cũng bạo ngược.
Thế kỷ thứ XIX, quần đảo Nam Dương – thời nay tức là Đông Nam Á, còn là thuộc địa của Anh và Hà Lan, có một chuyên viên Anh đóng ở Malaysia nói rằng: “Làm người Trung Quốc ở thế kỷ thứ XIX là một tai họa”. Bởi vì ông này đã thấy cộng đồng người Hoa sống ở quần đảo Nam Dương giống một lũ lợn, vô tri vô thức, tự sinh tự diệt, tùy thời còn có thể bị sát hại hàng loạt. Thế mà tôi thấy người Hoa ở thế kỷ XX so với người Hoa ở thế kỷ XIX tai họa của họ còn lớn hơn.
Điều làm chúng ta đau khổ nhất là bao mong đợi của người Hoa từ một trăm năm nay cơ hồ như đã bị tiêu tan toàn bộ. Cứ mỗi lần có một mong chờ trở lại, hứa hẹn nước nhà một tương lai sáng sủa hơn, thì kết quả lại càng làm cho chúng ta thất vọng và tình hình lại càng trở nên tệ hại hơn. Một mong chờ khác lại đến, để rồi lại đem về những ảo vọng, thất vọng, những tồi tệ liên miên vô tận.
Dân tộc cố nhiên là trường tồn, sinh mệnh của cá nhân là hữu hạn. Một đời người có được bao ước vọng lớn? Có được bao lý tưởng lớn, chịu được mấy lần tan vỡ ? Con đường trước mặt sáng sủa thế nào? Hay lại đen tối? Thật khó nói cho hết!
Bốn năm trước, lúc tôi diễn giảng tại New York, đến đoạn “chối tai”, có một người đứng dậy nói: “Ông từ Đài Loan đến, ông phải nói cho chúng tôi nghe về những hy vọng, phải cổ võ nhân tâm. Sao lại đi đả kích chúng tôi?”. Con người đương nhiên cần được khích lệ, vấn đề là khích lệ rồi sau đó làm gì nữa? Tôi từ nhỏ cũng từng được khích lệ rồi. Lúc 5, 6 tuổi, tôi được người lớn nói với tôi: “Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các cháu đấy!” Tôi cho rằng trách nhiệm của tôi lớn quá, chắc không thể nào đảm đương nổi. Sau đó tôi lại nói với con tôi: “Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!” Bây giờ con tôi lại nói với cháu tôi: “Tiền đồ Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!”
Một đời, rồi một đời, biết bao nhiêu lần một đời ? Đến đời nào thì mới thật khá lên được ? Tại Trung Quốc đại lục rộng lớn, sau thời Phản hữu (Phong trào chống phe hữu năm 1958), tiếp theo lại là Đại Cách Mạng Văn Hóa long trời lở đất. Từ ngày loài người có lịch sử đến nay chưa bao giờ thấy được một tai họa do con người làm ra to lớn đến như vậy. Chẳng nói đến tổn thất sinh mạng, cái tổn thương lớn lao nhất là sự chà đạp nhân tính, dầy xéo lên phẩm hạnh cao quý. Con người nếu rời bỏ nhân tính và những đức hạnh cao quý thì sánh với cầm thú
Bây giờ người ta nói nhiều về Hương Cảng [Hồng-Kông]. Bất cứ nước nào, nếu có đất đai bị nước ngoài chiếm cứ đều cảm thấy tủi nhục. Chờ cho đến lúc lấy được về chẳng khác nào lòng mẹ bị mất con. Ai cũng nhớ chuyện nước Pháp lúc phải cắt hai tỉnh Alsace và Lorraine giao cho Đức đã đau khổ như thế nào, lúc lấy lại được về đã sung sướng ra sao.
Nhưng Hương Cảng của chúng ta chỉ cần nghe đến việc trả về tổ quốc là lập tức hồn bay phách lạc. Chuyện gì mà lạ thế?
Còn nói về Đài Loan, hiện nay nhiều thanh niên người tỉnh này hoặc người nơi khác ở đây đều chủ trương Đài Loan độc lập. Tôi nhớ lại 30 năm trước đây, lúc Nhật Bản trả lại Đài Loan cho Trung Quốc (1945), mọi người sung sướng như si cuồng chẳng khác nào đứa con lạc mẹ lại tìm được đường về nhà. Cái gì đã xảy ra sau 30 năm đó để cho đứa con kia lại muốn bỏ nhà ra đi?
Ở nước ngoài, có lúc tôi dừng lại trong công viên, nhìn trẻ con ngoại quốc, thấy sao chúng sung sướng thế. Trong lòng tôi lúc ấy tự nhiên cảm thấy thèm thuồng quá. Chúng không phải mang gánh nặng, con đường chúng đi bằng phẳng, rộng rãi quá, tâm lý khỏe mạnh, sung mãn, sảng khoái. Con trẻ Đài Loan chúng ta đến trường học, đeo kính cận, mặt khó đăm đăm vì phải đối phó với áp lực bài vở. Mẹ ngất ngã xuống đất, con đến đỡ mẹ dậy, mẹ kêu rống lên:
“Mẹ có chết cũng chẳng sao, việc gì đến con! Con đi học bài đi! Đi học bài đi!”
Vợ tôi lúc dạy học ở Đài Loan, thỉnh thoảng cứ đề cập đến đạo đức làm người, tức thì sinh viên nhao nhao phản đối: “Chúng tôi không cần học làm người, chỉ cần học để ứng phó với việc thi cử”. Lại nhìn về trẻ con ở Trung Quốc lục địa, từ nhỏ đã phải học đánh đấu nhau, lừa dối bịp bợm nhau, lại luyện tập cách lừa bạn, phản đồng chí, lại phải học cách bốc phét, bịa đặt. Một nền giáo dục đáng sợ thay! Một thế hệ nữa những đứa trẻ này lớn lên sẽ như thế nào?
Người ta thường nói: “Mình nắm tương lai mình trong tay mình”. Lúc đã luống tuổi, tôi thấy câu này không ổn; sự thực, có lẽ chỉ nắm được một nửa trong tay mình, còn một nửa lại ở trong tay của kẻ khác.
Kiếp người trên đời này giống như một cục sỏi trong một máy nhào xi-măng, sau khi bị nhào trộn, thân chẳng tự chủ được. Điều ấy khiến tôi cảm thấy đó không phải là một vấn đề của riêng một cá nhân nào, nhưng là một vấn đề xã hội, văn hóa.
Lúc chết, Chúa Giê-Su (Jesus) bảo: “Hãy tha thứ cho họ, họ đã làm những điều mà họ không hề hiểu”. Lúc trẻ, đọc câu này tôi cho rằng nó chỉ là một câu tầm thường. Lớn lên rồi lại vẫn thấy nó không có gì ghê gớm cả, nhưng đến cái tuổi này rồi tôi mới phát hiện rằng nó rất thâm thúy, thật đau lòng thay! Có khác nào người Trung Quốc sở dĩ trở thành xấu xí như ngày nay bởi chính vì họ không hề biết rằng mình xấu xí.
Chúng ta có đủ tư cách làm chuyện đó và chúng ta có lý do tin rằng Trung Quốc có thể trở thành một nước rất tốt đẹp. Chúng ta không cần cứ phải muốn có một quốc gia hùng mạnh. Quốc gia không hùng mạnh thì có can hệ gì ? Chỉ cần sao cho nhân dân hạnh phúc rồi thì đi tìm quốc gia hùng mạnh cũng chưa muộn.
Tôi nghĩ người Trung Quốc chúng ta có phẩm chất cao quý. Nhưng tại sao cả trăm năm rồi, cái phẩm chất ấy thủy chung vẫn không làm cho người Trung Quốc thoát khỏi khổ nạn?
Nguyên do vì sao? 
Tôi muốn mạo muội đề xuất một câu trả lời có tính cách tổng hợp: Đó là vì văn hóa truyền thống Trung Quốc có một loại siêu vi trùng, truyền nhiễm, làm cho con cháu chúng ta từ đời này sang đời nọ không khỏi được bệnh.
Có người sẽ bảo: “Tự mình không xứng đáng, lại đi trách tổ tiên!”. Xét cho kỹ câu nói này có một sơ hở lớn. Trong vở kịch nổi tiếng “Quần ma” (Những con ma) của Ibsen (íp-sen) có kể chuyện hai vợ chồng mắc bệnh giang mai sinh ra một đứa con cũng bị bệnh di truyền. Mỗi lần phát bệnh nó lại phải uống thuốc. Có lần tức quá nó kêu lên: “Con không uống thuốc này đâu! Con thà chết đi thôi! Bố mẹ đã cho con cái thân thể như thế này à!?” Trường hợp này thì nên trách đứa bé hay trách bố mẹ nó? Chúng ta không phải trách bố mẹ, cũng không phải trách tổ tiên chúng ta, nhưng nhất quyết phải trách cái thứ văn hóa họ đã truyền lại cho chúng ta.
Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được. Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Trung Quốc chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ!
Một trong những đặc tính rõ nhất là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Đài Loan đã từng có một dạo phải chống bẩn và chống hỗn loạn, nhưng chỉ được mấy ngày. Cái bếp của chúng ta vừa bẩn vừa lộn xộn. Nhà cửa chúng ta cũng vậy. Có nhiều nơi hễ người Trung Quốc đến ở là những người khác phải dọn đi. Tôi có một cô bạn trẻ tốt nghiệp đại học chính trị. Cô này lấy một người Pháp rồi sang Pa-ri sinh sống. Rất nhiều bạn bè đi du lịch Âu châu đều ghé nhà cô trú chân. Cô ta bảo với tôi: “Trong tòa nhà tôi ở, người Pháp đều dọn đi cả, bây giờ toàn người Á đông nhảy vào!” (Người Á đông có khi chỉ người châu Á nói chung, có khi lại chỉ người Trung Quốc). Tôi nghe nói vậy rất buồn, nhưng khi đi xem xét tận mắt mới thấy là chỗ nào cũng đầy giấy kem, vỏ hộp, giầy dép bừa bãi, trẻ con chạy lung tung, vẽ bậy lên tường, không khí trong khu bốc lên một mùi ẩm mốc. Tôi hỏi: “Các người không thể tổ chức quét dọn được hay sao?” Cô ta đáp: “Làm sao nổi!”
Không những người nước ngoài thấy chúng ta là bẩn, loạn, mà qua những điều họ nhắc nhở chúng ta cũng tự thấy mình là bẩn, loạn.
Còn như nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp, và trong lĩnh vực này người Quảng Đông phải chiếm giải quán quân. Ở bên Mỹ có một câu chuyện tiếu lâm như sau: Có hai người Quảng Đông lặng lẽ nói chuyện với nhau, người Mỹ lại tưởng họ đánh nhau, bèn gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát tới, hỏi họ đang làm gì, họ bảo: ” Chúng tôi đang thì thầm với nhau”.
Tại sao tiếng nói người Trung Quốc lại to? Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng, to tiếng là lý lẽ mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình. Nếu không, tại sao họ cứ phải gân cổ lên như thế?
Tôi nghĩ những điểm này cũng đủ để làm cho hình ảnh của người Trung Quốc bị tàn phá và làm cho nội tâm mình không yên ổn. Vì ồn ào, dơ bẩn, hỗn loạn dĩ nhiên có thể ảnh hưởng tới nội tâm, cũng như sáng sủa, sạch sẽ với lộn xộn, dơ bẩn là hai thế giới hoàn toàn khác xa nhau.
Còn về việc xâu xé nhau thì mọi người đều cho đó là một đặc tính nổi bật của người Trung Quốc. Một người Nhật đơn độc trông chẳng khác nào một con lợn, nhưng ba người Nhật hợp lại lại thành một con rồng. Tinh thần đoàn kết của người Nhật làm cho họ trở thành vô địch.
Bởi vậy trong lĩnh vực quân sự cũng như thương mại người Trung Quốc không thể nào qua mặt được người Nhật. Ngay tại Đài Loan, ba người Nhật cùng buôn bán thì lần này phiên anh, lần sau đến lượt tôi. Người Trung Quốc mà buôn bán thì tính cách xấu xa tức thì lộ ra bên ngoài theo kiểu: Nếu anh bán 50 tôi sẽ bán 40. Anh bán 30 tôi chỉ bán 20.
Cho nên, có thể nói, mỗi người Trung Quốc đều là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như là ở bên trên thì chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời, ở dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư.
Người Trung Quốc ở một vị trí đơn độc như trong phòng nghiên cứu, trong trường thi – nơi không cần quan hệ với người khác – thì lại có thể phát triển tốt.
Nhưng nếu ba người Trung Quốc họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi, hoặc thậm chí không bằng cả một con giòi nữa. Bởi vì người Trung Quốc có biệt tài đấu đá lẫn nhau.
Chỗ nào có người Trung Quốc là có đấu đá, người Trung Quốc vĩnh viễn không đoàn kết được, tựa hồ trên thân thể họ có những tế bào thiếu đoàn kết. Vì vậy khi người nước ngoài phê phán người Trung Quốc không biết đoàn kết thì tôi chỉ xin thưa: “Anh có biết người Trung Quốc vì sao không đoàn kết không? Vì Thượng đế muốn thế. Bởi vì nếu một tỷ người Hoa đoàn kết lại, vạn người một lòng, anh có chịu nổi không? Chính ra Thượng Đế thương các anh nên mới dạy cho người Hoa mất đoàn kết!” Tôi tuy nói thế nhưng rất đau lòng.
Người Trung Quốc không chỉ không đoàn kết, mà mỗi người lại còn có đầy đủ lý do để có thể viết một quyển sách nói tại sao họ lại không đoàn kết. Cái điều này thấy rõ nhất tại nước Mỹ với những hình mẫu ngay trước mắt. Bất cứ một xã hội người Hoa nào ít nhất cũng phải có 365 phe phái tìm cách tiêu diệt lẫn nhau.
Ở Trung Quốc có câu: “Một hòa thượng gánh nước uống, hai hòa thượng khiêng nước uống, ba hòa thượng không có nước uống”. Người đông thì dùng để làm gì? Người Trung Quốc trong thâm tâm căn bản chưa biết được tầm quan trọng của sự hợp tác. Nhưng nếu anh bảo họ chưa biết, họ lại có thể viết ngay cho anh xem một quyển sách nói tại sao cần phải đoàn kết.
Lần trước (năm 1981) tôi sang Mỹ ở tại nhà một người bạn làm giáo sư đại học – anh này nói chuyện thì đâu ra đấy; thiên văn, địa lý; nào là làm sao để cứu nước… -
 Ngày hôm sau tôi bảo:
“Tôi phải đi đến đằng anh A một tý!”. Vừa nghe đến tên anh A kia, anh bạn tôi trừng mắt giận dữ. Tôi lại bảo: “Anh đưa tôi đi một lát nhé!”. Anh ta bảo: “Tôi không đưa, anh tự đi cũng được rồi!”.
Họ cùng dạy học tại Mỹ, lại cùng quê với nhau mà tại sao không thể cùng đội trời chung? Có thể nào nói như vậy là hợp lý được? Bởi vậy việc người Hoa cắn xé nhau là một đặc trưng nghiêm trọng.
Những người sống tại Mỹ đều thấy rõ điều này: đối xử với người Trung Quốc tệ hại nhất không phải là người nước ngoài, mà chính lại là người Trung Quốc với nhau.
Bán rẻ người Trung Quốc, hăm dọa người Trung Quốc lại cũng không phải là người Mỹ mà là người Hoa.
Tại Ma-lai-xi-a có một chuyện thế này. Một ông bạn tôi làm nghề khai thác mỏ khoáng sản. Anh ta bỗng nhiên bị tố cáo một chuyện rất nghiêm trọng. Sau khi tìm hiểu mới biết rằng người tố cáo mình lại là một bạn thân của anh ta, một người cùng quê, cùng đến Ma-lai-xi-a tha phương cầu thực với nhau. Người bạn tôi chất vấn anh kia: “Tại sao anh lại đi làm cái việc đê tiện đó?”. Người kia bảo: “Cùng đi xây dựng cơ đồ, bây giờ anh giàu có, tôi vẫn hai tay trắng. Tôi không tố cáo anh thì tố ai bây giờ?”
Cho nên kẻ thù của người Trung Quốc lại là người Trung Quốc.  
Không hiểu vì sao người ta lại so sánh người Trung Quốc với người Do Thái được? Tôi thường nghe nói “người Trung Quốc và người Do Thái giống nhau ở chỗ cần cù”. Điều này phải chia làm hai phần:
Phần thứ nhất: cái đức tính cần cù từ mấy nghìn năm nay cũng chẳng còn tồn tại nữa, nó đã bị thời kỳ “Tứ nhân bang” (bè lũ bốn tên) phá tan tại lục địa rồi.
Phần thứ hai: chúng ta còn gì để có thể đem so sánh với người Do Thái được? Báo chí Trung Quốc thường đăng: “Quốc hội Do Thái (Knesset) tranh luận mãnh liệt, ba đại biểu là ba ý kiến trái ngược nhau”, nhưng cố ý bỏ sót một sự kiện quan trọng là sau khi họ đã quyết định với nhau thì hình thành một phương hướng chung. Tuy bên trong quốc hội tranh cãi tơi bời, bên ngoài đang giao chiến, bốn phía địch bao vây, nhưng I-xra-en vẫn tổ chức bầu cử.
Ai cũng biết cái ý nghĩa của bầu cử là vì có đảng đối lập. Không có đảng đối lập thì bầu cử chỉ là một trò hề rẻ tiền.
Tại Trung Quốc chúng ta, hễ có ba người sẽ cũng có ba ý kiến, nhưng cái khác nhau là: sau khi đã quyết định xong, ba người đó vẫn làm theo ba phương hướng khác nhau. Giống như nói hôm nay có người đề nghị đi New York, người đề nghị đi San Francisco. Biểu quyết, quyết định đi New York, nếu ở I-xra-en cả hai người sẽ cùng đi New York, nhưng ở Trung Quốc thì một người sẽ bảo: “Anh đi New York đi, tôi có tự do của tôi, tôi đi San Francisco!”
Người Trung Quốc không thể đoàn kết, hay cắn xé nhau, những thói xấu đó đã thâm căn cố đế. Không phải vì phẩm chất của họ không đủ tốt. Nhưng vì con siêu vi trùng trong văn hóa Trung Quốc ấy làm cho chúng ta không thể đè nén, khống chế hành vi của chúng ta được. Biết rõ rành rành là xâu xé nhau, nhưng vẫn xâu xé nhau. Nếu nồi vỡ thì chẳng ai có ăn, nhưng nếu trời sụp thì người nào cao hơn người đó phải chống đỡ.
Cái loại triết học xâu xé nhau đó lại đẻ ra nơi chúng ta một hành vi đặc thù khác: “Chết cũng không chịu nhận lỗi”. Có ai nghe thấy người Trung Quốc nhận lỗi bao giờ chưa? Giả sử anh nghe một người Trung Quốc nói: “Việc này tôi đã sai lầm rồi!” Lúc đó anh phải vì chúng tôi mà uống rượu chúc mừng.
Con gái tôi hồi bé có một lần bị tôi đánh, nhưng cuối cùng hóa ra là nó bị oan. Nó khóc rất dữ, còn tâm can tôi thì đau đớn. Tôi biết rằng đứa con thơ dại và vô tội của tôi chỉ biết trông cậy vào bố mẹ, mà bố mẹ bỗng nhiên trở mặt thì nó phải sợ hãi biết nhường nào. Tôi ôm con vào lòng rồi nói với nó: “Bố xin lỗi con. Bố không đúng. Bố làm sai. Bố hứa lần sau bố không làm như vậy nữa. Con gái ngoan của bố, con tha thứ cho bố nhé!” Nó khóc mãi không thôi. Cái sự việc này qua rồi mà lòng tôi vẫn còn đau khổ. Nhưng đồng thời tôi lại cảm thấy vô cùng kiêu hãnh bởi tôi đã dám tự nhận lỗi của mình đối với nó.
Người Trung Quốc không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình. Có một câu tục ngữ: “Đóng cửa suy gẫm lỗi lầm” (Bế môn tư quá). Nghĩ về lỗi của ai ? Dĩ nhiên của đối phương.
Lúc tôi đi dạy học, học sinh hàng tuần phải viết tuần ký để kiểm thảo hành vi trong tuần. Kết quả kiểm thảo thường là: “Hôm nay tôi bị người này người nọ lừa tôi. Cái người lừa tôi ấy đã được tôi đối xử mới tốt làm sao, cũng bởi vì tôi quá trung hậu!”. Lúc đọc đến kiểm thảo của đối phương, lại cũng thấy anh học trò kia nói mình quá trung hậu. Mỗi người trong kiểm thảo của mình đều là người quá trung hậu. Thế còn ai là người không trung hậu?
Người Trung Quốc không thể nhận lỗi, nhưng cái lỗi vẫn còn đó, đâu phải vì không nhận mà nó biến mất. Để che đậy một lỗi của mình người Trung Quốc không nề hà sức lực tạo nên càng nhiều lỗi khác hòng chứng minh rằng cái đầu tiên không phải là lỗi. Cho nên có thể nói người Trung Quốc thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa.
Họ liên miên khoa trương về dân Trung Quốc, về tộc Đại Hán, huyên thuyên về truyền thống văn hóa Trung Quốc, nào là có thể khuếch trương thế giới,v.v…Nhưng bởi vì không thể đưa ra chứng cớ thực tế nào nên tất cả chỉ toàn là những điều bốc phét.
Tôi chẳng cần nêu ví dụ về chuyện nói khoác, láo toét làm gì. Nhưng về chuyện nói độc của người Trung Quốc thì không thể không nói được. Ngay như chuyện phòng the, người phương Tây vốn rất khác chúng ta, họ thường trìu mến gọi nhau kiểu “Em yêu, em cưng” [Bá Dương dùng chữ "đường mật" và "ta linh" để dịch chữ Honey, Darling của tiếng Anh -ND] thì người Trung Quốc gọi nhau là “kẻ đáng băm vằm làm trăm khúc” (sát thiên đao đích).
Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hoặc tranh quyền đoạt lợi là những lời nói độc địa sẽ được tuôn ra vô hạn định, khiến cho ai nấy nghe thấy cũng phải tự hỏi: “Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế?”
Lại nói ví dụ về chuyện tuyển cử. Nếu là người phương Tây thì tác phong như sau: “Tôi cảm thấy tôi có khả năng giữ chức vụ đó, xin mọi người hãy bầu cho tôi!”. Còn người Trung Quốc sẽ xử sự như Gia Cát Lượng lúc Lưu Bị tới cầu hiền (tam cố thảo lư). Nghĩa là nếu được mời, anh ta sẽ năm lần bảy lượt từ chối, nào là “Không được đâu! Tôi làm gì có đủ tư cách!” Kỳ thực, nếu anh tưởng thật mà đi mời người khác thì anh ta sẽ hận anh suốt đời.
Chẳng khác nào nếu anh mời tôi diễn giảng, tôi sẽ nói: “Không được đâu, tôi chẳng quen nói chuyện trước công chúng!” Nhưng nếu anh thật sự không mời tôi nữa, sau này nếu nhỡ lại gặp nhau ở Đài Bắc, có thể tôi sẽ phang cho anh một cục gạch vào đầu.
Một dân tộc hành xử theo kiểu này không biết đến bao giờ mới có thể sửa đổi được lầm lỗi của mình; sẽ còn phải dùng mười cái lỗi khác để khỏa lấp cái lỗi đầu tiên, rồi lại dùng thêm trăm cái khác để che đậy mười cái kia thôi.
Trung Quốc diện tích rộng thế, văn hóa lâu đời thế, đường đường là một nước lớn. Thế mà, thay vì có một tấm lòng bao la, người Trung Quốc lại có một tâm địa thật hẹp hòi.
Cái tấm lòng bao la đáng lẽ chúng ta phải có ấy chỉ đọc thấy được trong sách vở, nhìn thấy được trên màn ảnh. Có ai bao giờ thấy một người Trung Quốc có lòng dạ, chí khí sánh ngang được với tầm vóc nước Trung Quốc không? Nếu chỉ cần bị ai lườm một cái là đã có thể rút dao ra rồi, thử hỏi nếu có người không đồng ý với mình thì sự thể sẽ ra sao?
Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.
Mọi người Trung Quốc đều sợ sệt đến độ không còn biết quyền lợi mình là gì thì làm sao còn biết đấu tranh, gìn giữ nó được? Mỗi khi gặp một chuyện gì xảy ra y nhiên lại nói: “Bỏ qua cho rồi!”
Mấy chữ “bỏ qua cho rồi” này đã giết hại không biết bao nhiêu người Trung Quốc và đã biến dân tộc Trung Quốc thành một dân tộc hèn mọn.
Giả sử tôi là một người nước ngoài hoặc một bạo chúa, đối với loại dân tộc như thế, nếu tôi không ngược đãi nó thì trời cũng không dung tôi.
(LB: bài này trong cuốn Người trung quốc xấu xí - bà con có thể search mạng đọc đầy đủ).

Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc... vẫn 'cực kỳ an toàn'

Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật Nguyễn Xuân Hồng cho biết 300 tấn hoa quả nhiễm độc Trung Quốc nhập vào Việt Nam năm 2013 đã được bán ra trên thị trường. Theo ông Hồng, số hoa quả này nhiễm độc cao hơn 2-3 lần so với cho phép. Ông Hồng khẳng định mức nhiễm độc này là "cực kỳ an toàn và người tiêu dùng đã sử dụng số hoa quả mà chúng tôi phát hiện nhiễm độc vẫn đang còn rất an toàn".
Thành Luân (Đất Việt Online) - Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) vẫn ăn hoa quả nhiễm độc vì chúng vẫn an toàn.
PV: Cục Bảo vệ thực vật vừa phát hiện 17 lô hàng với gần 300 tấn hoa quả có dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép. Quy trình xử lý số hoa quả nhiễm độc này thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Hồng: 300 tấn hoa quả này tính trong cả năm 2013. Đây là mẫu của hơn 1 triệu tấn Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam, lấy của các lô hàng khác nhau, cộng dồn lại. Việc xử lý tuân theo Thông tư 13 của Bộ NN&PTNT về vấn đề kiểm tra an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật nhập khẩu và theo thông lệ quốc tế. Khi hàng hóa đến cửa khẩu, đầu tiên họ chưa thuộc diện kiểm tra chặt thì chúng tôi chỉ lấy mẫu, lưu mẫu và vẫn cho nhập vào, các doanh nghiệp vẫn buôn bán bình thường.
Đối với những lô vi phạm lần đầu, lần sau sẽ tăng tần suất kiểm tra, nếu vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ không cho họ xuất khẩu sang Việt Nam các nguồn hàng không an toàn.
Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế, khi phát hiện các mối nguy cơ đó thì phải thông báo cho phía nước xuất khẩu biết, Việt Nam cũng thường xuyên nhận được thông báo của các nước cảnh báo để có biện pháp ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra sau này.
Theo Cục trưởng Cục BVTV, người tiêu dùng đã sử dụng hoa quả 
trong số 300 tấn hoa quả nhiễm độc kia vẫn đang còn rất an toàn.
PV: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện trong 300 tấn hoa quả gấp bao nhiêu lần mức cho phép? Số hoa quả độc này hiện đang ở đâu?
Ông Nguyễn Xuân Hồng: So với quy định, loại nhiều nhất cũng chỉ cao hơn 2-3 lần. Mức này là cực kỳ an toàn và người tiêu dùng đã sử dụng số hoa quả mà chúng tôi phát hiện nhiễm độc vẫn đang còn rất an toàn.
Hiện 300 tấn hoa quả đã ra hết thị trường rồi vì theo thông lệ quốc tế, như nói ở trên, chúng tôi lấy mẫu kiểm tra sau. Chỉ trong trường hợp đặc biệt là ngay sau khi kiểm tra mức độc hại quá cao và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng rất lớn thì mới ngay lập tức công bố để người tiêu dùng không sử dụng thực phẩm đó trong một thời gian, đồng thời truy xuất lại và tiêu hủy.
PV: Vậy là nhiều người tiêu dùng đã ăn phải cam, quýt, nho, hồng... nhiễm độc. Bản thân ông có dám ăn hoa quả nhiễm độc không?
Ông Nguyễn Xuân Hồng: Với mức vi phạm như vậy, tôi vẫn ăn vì chưa ảnh hưởng đến sức khỏe. Mức độ nhiễm độc này chỉ để công bố bên kia họ vi phạm và có nguy cơ dẫn đến mất an toàn. Để kiểm tra xem có an toàn cho người tiêu dùng hay không người ta sử dụng chỉ số Daily Intex, một ngày có thể ăn bao nhiêu.
Ví dụ, khi một quả táo có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, một người ngày nào cũng phải ăn 70 quả táo thì mới mất an toàn. Chúng ta không thể ăn mỗi ngày bằng ấy táo được nên không thể ảnh hưởng đến sức khỏe được.
Hay 1 thanh niên 17 tuổi ăn 50kg cà rốt có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép thì mới mất an toàn.
Nói thế để thấy mức người ta đưa ra để cảnh báo đang còn rất an toàn cho người sử dụng.
PV: 300 tấn hoa quả nhiễm độc có phải là lớn không thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Hồng: So với mấy triệu tấn nông sản nhập từ nước ngoài vào thì là thấp.
PV: Trong khi nhiều mặt hàng nông sản như thanh long, dưa hấu... của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị dồn ứ ở cửa khẩu thì rau, củ, quả của Trung Quốc dù nhiễm độc vẫn thông quan dễ dàng. Phải nhìn nhận nghịch lý này như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Hồng: Các mặt hàng như thanh long, dưa hấu... bị ứ đọng ở cửa khẩu là vì lý do thương mại. Chúng tôi chưa nhận được thông báo của Trung Quốc về việc các nông sản Việt Nam chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá ngưỡng cho phép bao giờ, và cũng chưa xảy ra trường hợp Trung Quốc trả lại hàng vì lý do đó.
 

Không phải dàn khoan. Gạc Ma mới là chuyện lớn!

Nguyễn Khắc Mai
Cả tháng nay, chúng ta tập trung vào vụ dàn khoan HY981. Dùng dư luận lên án, phản đối, dùng cảnh sát biển, kiểm ngư để ngăn cản… Trung Hoa cứ lì lợm, tăng thêm lực lượng, tăng cả thủ đoạn hành động, tăng cả đấu khẩu, bất chấp lý lẽ, mặc kệ thiên hạ chê cười. Vì sao?
Nay đang có thêm một hướng phán đoán mới, để trả lời câu hỏi vì lý do gì mà Trung Hoa đem giàn khoan vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Vấn đề là Gạc Ma!
Có vẻ như “Tàu Khựa” đang dùng mẹo Tôn Tử, dương Đông kích Tây, đưa giàn khoan xuống để dư luận tập trung vào đây, còn chúng lại cấp tập, ráo riết đổ vật liệu, biến Gạc Ma thành một căn cứ, một sân bay quân sự.
Khi Gạc Ma đã trở thành một căn cứ không quân, bấy giờ mới là vấn đề. Chúng sẽ tuyên bố về một “Vùng phòng ngự không phận” trên Biển Đông, như chúng đã làm tại biển Hoa Đông. Còn Việt Nam sẽ nghẽn đường ra Trường Sa. Bởi Gac Ma sẽ như một cứ điểm nằm ở yết hầu của con đường huyết mạch quan trọng ấy
Từ năm 1988 sau khi Trung Hoa dùng vũ lực, tranh cướp Gạc Ma trên tay của Việt Nam, phía Việt Nam chỉ lên tiếng “bóng gió” rằng Việt Nam có đầy đủ chứng lý, Trường Sa là của Việt Nam. Tuồng như ban lãnh đạo Việt Nam âm thầm, mặc nhiên công nhận việc chiếm đóng Gạc Ma của Trung Hoa. Chưa hề có một tố cáo rành mạch, cương quyết việc chiếm đóng trái phép của phía Trung Hoa. Hơn nữa, hễ ai tưởng niệm những chiến sĩ hy sinh để bảo vệ Gạc Ma còn bị bắt bớ, cấm đoán, gây khó dễ.
Thâm độc và nguy hiểm đấy, hành động của Trung Hoa ở Gạc Ma.
Bộ Chính trị, Chính phủ, Nhà nước không thể tiếp tục lầm lỗi của mình, để phó mặc cho Trung Hoa làm gì thì làm ở Gạc Ma. Chính đây mới là chỗ để khởi kiện Trung Hoa ra Tòa án quốc tế. Hãy tập trung khởi kiện hành động dùng vũ lực quân sự để tranh chấp biển đảo với Việt Nam – một điều bị cấm trong công ước về Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc. Rõ ràng đây là sự vi phạm trắng trợn về luật biển của phía Trung Hoa, một bên đã ký công ước!
Hãy ngăn cản không để cho Trung Hoa lộng hành, làm việc đã rồi ở Gạc Ma. Hãy chặn đứng hành động nham hiểm, thâm độc của Trung Hoa ở Gạc Ma.
Bỏ mặc, để Trung Hoa biến Gạc Ma thành căn cứ không quân của chúng là tội lỗi muôn đời không thể tha thứ!
Không được mắc mưu Trung Hoa đang dương Đông kích Tây!
N. K. M.
Tác giả gửi BVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét