Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Ngày 8/6/2014 - Liệu có thành quy luật: Mỗi đại án nướng một vài tướng Công an?

  • VN muốn TQ 'rút giàn khoan vô điều kiện' (BBC) - Một Phó Thủ tướng Việt Nam tuyên bố Trung Quốc phải rút giàn khoan 'vô điều kiện', và nói Việt Nam 'không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền'.
  • Mỹ tái khẳng định chống ô nhiễm là « trách nhiệm đạo lý » (RFI) - Trái đất ngày càng bị hâm nóng vàô nhiễm do hoạt động của con người là điều nhiều người công nhận. Tuy nhiên, rất nhiều chính khách Hoa Kỳ không thừa nhận điều này. Hôm qua, 06/06/2014, Nhà Trắng ra tuyên bố khẳng định bệnh hen, các bệnh dị ứng hay nạn khô hạn, là một vài trong số các tai họa do biến đổi khí hậu mà Mỹ đang ngày càng phải gánh chịu nhiều hơn.
  • Thái Lan : Đảo chính gây thiệt hại nặng cho du lịch (RFI) - Ngành du lịch Thái Lan là một trong số những lĩnh vực bị ảnh hưởng mạnh do cú đảo chính quân sự ngày 22/05/2014. Theo một báo cáo của Bộ Du lịch Thái Lan, công bố hôm qua 06/06/2014, số khách nước ngoài thăm Thái Lan trong tháng 5 giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Giới du lịch Thái Lan phàn nàn là truyền thông quốc tế nói quá nhiều về việc quyền tự do bị giới hạn và các nhà đối lập bị bắt giữ, trong khi cuộc đảo chính đã diễn ra« không bạo lực».
  • Brazil: Giao thông hỗn loại tại Sao Paulo vì đình công (RFI) - Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, nơi khai mạc Cúp bóng đá Thế giới ngày 12/6 tới, hôm qua 06/06/2014 đã sống trongác mộng khi cuộc đình công xe điện ngầm diễn ra đến ngày thứ hai gây ra kẹt xe trầm trọng, dưới những trận mưa như trút nước.
  • Tổng thống Ukraina Porochenko tuyên thệ nhậm chức (RFI) - Hôm nay, 07/06/2014, tân Tổng thống Ukraina Petro Porochenko đã chính thức nhậm chức. Trong bài diễn văn nhậm chức đọc trước Quốc hội,ông Porochenko cam kết sẽ duy trì toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraina và đưa đất nước tiến tới gia nhập Liên Hiệp ChâuÂu.
  • Tọa đàm ‘‘thoát Trung’’ : Trước hết phải thoát khỏi chế độ toàn trị (RFI) - Chiều 05/06/2014, tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra một cuộc hội thảo mang tên« Làm sao để thoát Trung ?». Hội thảo do Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh tổ chức. Để chuyển đến quý vị các thông tin về cuộc hội thảo, RFI phỏng vấn nhà giáo Phạm Toàn (Hà Nội), một người có mặt tại chỗ.
  • Hội thảo làm thế nào để “Thoát Trung”? (RFA) - Buổi hội thảo “Thoát Trung” hôm thứ năm ngày 5 tháng 6 vừa qua do Quĩ Văn Hóa Phan Chu Trinh và Nhà Xuất Bản Trí Thức tổ chức, đã qui tụ một số đông học giả, trí thức và đặc biệt nhiều người trẻ đến với vấn đề làm thế nào để thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc?
  • Đài Trung Quốc: “Việt Nam than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây” (RFI) - Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc trong bài viết đề ngày 06/0/2014 mang tựa đề“Việt Nam gây ra Cơn sóng tháng Năm” đã lênán Việt Nam“bất chấp luật quốc tế và sự thực, huy động vài chục chiếc tàu quấy nhiễu hoạt động khoan thăm dò trên vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc”. Bên cạnh đó, Việt Nam còn“kích động và dung túng bạo lực hóa biểu tình chống Trung Quốc”.
  • Quan hệ Mỹ-Trung lại nóng thêm (RFI) - Vốn đã căng thẳng do vấn đề Biển Đông, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục nóng thêm do báo cáo của Lầu năm góc khẳng định Trung Quốc vẫn công bố ngân sách quân sự thấp hơn thực tế.
  • Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên Biển Đông (RFI) - Trung Quốc đang có kế hoạch xây một đảo nhân tạo với một phi đạo và hải cảng trên Biển Đông. Hãng tin PTI của Ấn Độ hôm nay, 07/06/2014 trích lời một giáo sư đại học Renmin, Bắc Kinh, (hay còn gọi là Đại học Nhân Dân Trung Quốc) cho biết kế hoạch xây đảo nhân tạo đã được đệ trình lên chính phủ trung ương. Hòn đảo nhân tạo này sẽ có diện tích rộngít nhất gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ Diego Garcia, một đảo san hô rộng 44 km2 ở giữa Ấn Độ Dương.
  • Vì sao Mỹ ngày càng cứng rắn với TQ? (BaoMoi) - "Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã cứng rắn hơn so với trước đó. Thái độ này thể hiện quan điểm rộng hơn trong chính sách đối ngoại của chính quyền tổng thống Obama".
  • CIA mở tài khoản Facebook vàTwitter (VOA) - ​Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ, CIA, đã gia nhập hàng ngũ các tổ chức sử dụng các trang mạng xã hội, và công chúng đã nhanh chóng đăng ký để truy cập
  • : Paris và Washington căng thẳng vì ngân hàng BNP Paribas (RFI) - Báo chí Pháp ra ngày cuối tuần thứ Bảy 07/06/2014 đều tập trung nhận định về lễ kỷ niệm D-Day, ngày quân đồng minh đổ bộ lên vùng Normandie– Pháp. Thế nhưng, một hồ sơ nổi cộm khác đang gây sóng gió cho mối quan hệ giữa Paris và Washington là vụ ngân hàng hàng đầu của Pháp là BNP Paribas bị cáo buộc đã vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ khi giao dịch bằng đô la với các quốc gia như Sudan, Iran và Cuba.
  • Kinh tế suy giảm nghiêm trọng : Thách thức cho tân Tổng thống Ukraina (RFI) - Hôm nay, 07/06/2014,ông Petro Porochenko nhậm chức Tổng thống. Theo giới chuyên gia, tân Tổng thống Ukraina đứng trước thách thức phải lèo lái một đất nước, vừa thoát khỏi nguy cơ phá sản nhờ trợ giúpào ạt của Phương Tây, nhưng kinh tế nước này đang suy giảm ngày càng mạnh. Đặc biệt tình hình trở nên trầm trọng hơn với cuộc nổi dậy vũ trang tại miền Đông, thủ phủ của nền công nghiệp quốc gia.
  • Vì sao tôi thích đội Đức? (BBC) - Lâu lắm rồi đội tuyển Đức vẫn chưa chạm tới cúp vàng nhưng những người hâm mộ Đức đừng trách họ.
  • World Cup Brazil 2014: Đánh giá tình hình bảng B (RFA) - Phải đợi đến 1962, làng cầu Tây Ban Nha mới thật sự được chú ý đến. Phải đợi đến 2006, các cầu thủ của Xứ Bò Tót mới thật sự in đậm dấu giầy trên sân cỏ thế giới. Phải đợi đến 2010, Tây Ban Nha mới thật sự thành công khi thắng Hà Lan ở trận chung kết và 2 năm sau đó, thắng Italy trong trận tranh cúp vô địch EURO.
  • Ra Tuyên bố phản đối Trung Quốc (BaoMoi) - Sáng 7-6, bước sang ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành (BCH) Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XI), ông Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - đã thay mặt BCH đọc Tuyên bố phản đối Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam.
  • 'Giấc mộng Trung Hoa' và tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Lãnh đạo thế giới cần phải duy trì hòa bình với láng giềng thông qua các quy tắc và luật lệ. Trong lịch sử, không có một sự lãnh đạo nào bằng sức mạnh mà tồn tại lâu. Một Trung Quốc khiêm tốn, tích cực, tự tin sẽ được cộng đồng quốc tế chào đón, dù cho Trung Quốc có ở địa vị số 1 hay không.
  • UNESCO lên tiếng về tình hình biển Đông (BaoMoi) - (Seatimes) Ngày 6/6, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã gửi công hàm bày tỏ quan ngại với những diễn biến căng thẳng trên biển Đông sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam.
  • Trung Quốc đẩy mạnh âm mưu lập ADIZ ở Biển Đông (BaoMoi) - Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc vừa cho biết Trung Quốc đang tìm cách mở rộng cơ sở lớn nhất của họ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Bắc Kinh gọi là Nam Sa) thành một đảo nhân tạo có hình dáng đầy đủ và trọn vẹn, bao gồm cả đường băng và cảng biển, nhằm triển khai hiệu quả hơn sức mạnh quân sự của họ ở Biển Đông.
  • Ấn Độ: Hàng ngàn người nổi loạn do bị cắt điện (RFA) - Hàng ngàn người dân Ấn Độ tại khu vực phía bắc nước này hôm thứ sáu đã nổi loạn do bị cắt điện vào khi xảy ra một đợt nóng cực độ tại đó. Những người nổi loại đã đốt phá các trạm điện và bắt nhân viên điện lực làm con tin.
  • Mỹ xác nhận việc Bắc Hàn bắt giữ công dân (RFA) - Bắc Hàn bắt giữ một du khách 56 tuổi người Mỹ có tên Jeffrey Edward Fowle. Phía Hoa Kỳ cũng đã xác nhận vụ bắt giữ công dân nước mình nhưng không nêu rõ danh tính vì lý do tư riêng.
  • Nối gót Tư Trang và Thanh Loan, soạn giả Phong Anh vào mật khu (RFA) - Năm 1961 sau những lần thu tiền bản quyền vở tuồng ăn khách Thuyền Ra Cửa Biển, người ta tưởng đâu Phong Anh thừa thắng xông lên, tiếp tục cho ra đời tuồng mới. Nhưng không, năm 1962 Phong Anh vào mật khu, coi như vở tuồng đầu tiên nổi tiếng nhứt, và cũng là vở hát cuối cùng của Phong Anh. Không biết lúc vào mật khu ông có viết thêm tuồng nào nữa hay không?
  • Bùng phát Ebola lan tràn ở Tây Phi (VOA) - Hàng chục trường hợp nhiễm Ebola mới được ghi nhận tại Guinea và Sierra Leone kể từ cuối tháng Năm trong khi hơn 200 người đã chết kể từ tháng Hai
  • Thêm nhiều hồ sơ thời Tổng thống Bill Clinton được công bố (VOA) - Văn khố Quốc gia Hoa Kỳ vừa công bố 2000 trang tài liệu từ thời Tổng thống Bill Clinton còn làm chủ Tòa Bạch Ốc, kể cả nhiều tài liệu ghi chú, giác thư và bài diễn văn mà cho tới nay vẫn được giữ kín, không cho công chúng tham khảo.



    Tập hồ sơ này bao gồm một loạt đề tài, kể cả năm cuối cùng trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Clinton, các quyết định bổ nhiệm nhân sự vào Tối cao Pháp viện, và những cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại.



    Các tài liệu này đề cập tới những quan tâm của Tòa Bạch Ốc về tình hình Rwanda, và liệu có nên phân loại các vụ thảm sát hàng loạt ở nước này là một vụ diệt chủng hay không.



    Các cố vấn pháp lý lập luận rằng mô tả các vụ thảm sát là diệt chủng có thể tăng sức ép chính trị đối với Hoa Kỳ phải can thiệp để chận đứng bạo lực.



    Một số tài liệu khác có liên quan tới Phó Tổng thống Mỹ thời đó, là ông Al Gore, ông đã ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000, và thất bại sau khi các phiếu được tái kiểm tại bang Florida, giao phần thắng cho ông George W. Bush. Các cố vấn của ông Clinton kêu gọi ông trong những năm cuối cùng còn tại chức hãy tập trung để giúp ông Gore đắc cử.



    Rất nhiều tài liệu nêu chi tiết về những cố gắng cuối cùng thất bại của chính phủ Clinton tìm cách cải tổ hệ thống chăm sóc y tế, một sáng kiến do Phu nhân Tổng thống Clinton bấy giờ, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton lãnh đạo.



    Một quyển sách mới của bà Clinton về thời gian phục vụ tại Bộ Ngoại giao sẽ chính thức ra mắt vào ngày thứ Ba, với tựa đề là Hard Choices - Những Chọn lựa Khó khăn.



    Hàng ngàn trang tài liệu về thời Tổng thống Bill Clinton đã được công bố trong năm nay.



    Để tham khảo hồ sơ này quý vị có thể truy cập tại điạ chỉ www.clintonlibrary.gov.
  • Căng thẳng Biển Đông không ảnh hưởng hoạt động xuất nhập khẩu ở Lạng Sơn (BaoMoi) - (VTV Online) - Những ngày qua xuất hiện tin đồn thất thiệt về việc đóng một số cửa khẩu phía bắc, khiến một số mặt hàng nông sản có lúc bị rớt giá, nông dân bị ép giá. Nhóm phóng viên Thời sự VTV đã có mặt tại các cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) và ghi nhận không khí giao thương vẫn diễn ra sôi động bình thường.
  • Chụp hình với cờ Tổ quốc (BaoMoi) - “Chụp hình với cờ Tổ quốc, đồng lòng hướng về biển Đông” là hoạt động thu hút đông đảo các bạn trẻ ở TP.Đà Nẵng tham gia.
  • Ánh lửa xuyên đêm (BaoMoi) - Hơn tháng qua, công xưởng sửa tàu cảnh sát biển, kiểm ngư bị tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công luôn đỏ lửa. Đó không chỉ là ngọn lửa hàn xuyên đêm tăng ca, mà còn là nhiệt huyết của hậu phương trước những gian lao trên thân tàu làm nhiệm vụ thực thi pháp luật ở biển Đông.
  • Đặc biệt trên báo in ngày 08.06.2014 (BaoMoi) - Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan vô điều kiện; Trung Quốc không ngừng leo thang ở Trường Sa; Tàu kéo Trung Quốc đâm thô bạo tàu kiểm ngư; Tượng đài bóng đá; Quái kiệt đờn… miệng; Công xưởng sửa tàu giữ biển Hoàng Sa; Học viện khu ổ chuột; Sức mạnh tàu tuần tra biển của Nhật…là những thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 8.6.2014.
  • Khói bếp cay nồng (BaoMoi) - Nước mình có mấy ngàn năm đun củi? Chẳng ai biết cả. Thật ngạc nhiên, thứ nhiên liệu nguyên thủy là củi gỗ mà người Việt vẫn dùng phổ biến cho đến tận bây giờ dù rằng từ hơn một thế kỷ qua đã tìm ra than đá và gần đây nhất là dầu lửa trên biển Đông của Việt Nam.
  • Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN (BaoMoi) - (VTV Online) - Hôm nay (7/6), các quan chức cao cấp ASEAN bắt đầu nhóm họp tại Yangon, Myanmar để chuẩn bị nội dung cho loạt Hội nghị sắp diễn ra.
  • Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc (BaoMoi) - Với chủ đề “Chung tay bảo vệ đại dương xanh”, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm nay diễn ra trong bối cảnh hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở biển Đông - mối quan tâm chung của đất nước ta, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng. Phát biểu tại lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam sáng 7/6, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải một lần nữa nêu rõ: Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 vô điều kiện khỏi vùng biển của Việt Nam.
  • Yêu Tổ quốc, càng gắng học giỏi hơn! (BaoMoi) - QĐND - Sự kiện hơn 800 giáo viên, học sinh Trường Tiểu học, THCS, THPT Lê Quý Đôn (TP Biên Hòa, Đồng Nai) trang nghiêm xếp hình bản đồ Tổ quốc trong lễ chào cờ đầu tuần vừa qua, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trách nhiệm của tuổi trẻ hướng về biển, đảo quê hương. Cô Hồ Thị Lâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Ngay sau khi biết tin Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, lãnh đạo nhà trường đã họp bàn, biểu thị sự phản đối của thầy và trò trước hành động sai trái của Trung Quốc, đồng thời đi đến thống nhất ý tưởng xếp hình Tổ quốc, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong lễ chào cờ đầu tuần và phát động toàn trường chung sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là việc làm thiết thực, ý nghĩa, là bài học sinh động giáo dục lòng yêu nước, yêu biển, đảo quê hương cho các em học sinh”.
  • Thơ sinh viên tặng chiến sĩ Trường Sa (BaoMoi) - QĐND - Tôi gặp Đoàn Thị Ngọc, sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội trong kỳ thi hết môn. Dù bận rộn thi cử, nhưng Ngọc vẫn cố gắng hoàn thành bài thơ gửi những chiến sĩ Trường Sa. Cầm trên tay bài thơ “Nhắn gửi tiền tuyến”, Ngọc chậm rãi ngân nga: Đêm đêm nằm thao thức phía Biển Đông/Tiền tuyến ơi, anh có thấy không?/Tiếng đoàn kết cả dân tộc đồng lòng/Bước chân anh không bao giờ đơn độc/Triệu triệu người luôn sát cánh bên anh.
  • Chính nghĩa - "vũ khí" quan trọng nhất của Việt Nam (BaoMoi) - QĐND - Dư luận quốc tế tiếp tục phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời lên tiếng ủng hộ sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo chính nghĩa của Việt Nam.
  • Câu lạc bộ Liên quân Báo chí Nghệ An ủng hộ thân nhân cảnh sát biển (BaoMoi) - Với tinh thần chia sẻ, động viên, sát cánh cùng với lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển và thân nhân của họ trong thời điểm cả nước đang hướng về Biển Đông, ngày 7.6, nhà báo Lê Giáp – Chủ nhiệm CLB Liên quân Báo chí Nghệ An cùng với một số thành viên đã đến gia đình Trung úy Phạm Khả Đăng – Thuyền phó tàu cảnh sát biển có bố mẹ già bị bệnh hiểm nghèo trao tặng 25.500.000 đồng.
  • Sự kiện nổi bật trong tuần (BaoMoi) - * Dư luận quốc tế lo ngại trước những hành động của Trung Quốc gây tình hình căng thẳng trên Biển Đông và kêu gọi đàm phán, giải quyết hòa bình các tranh chấp.
  • Hơn 2.000 vị trí chờ người lao động (BaoMoi) - 1.000 lao động đã đến dự Sàn giao dịch việc làm thanh niên do Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên TP HCM tổ chức ngày 7-6.

Những điểm yếu của Việt Nam trong vấn đề kiện tụng (1)

Dư luận gần đây, trên báo chí hay trên mạng internet, cho rằng cần phải kiện Trung Quốc về giàn khoan 981. Vấn đề là ta có thể kiện TQ về việc gì ? Nếu dựa vào các công bố của các học giả VN, trước hay trong những ngày gần đây, (đặc biệt là của Quĩ Nghiên cứu Biển Đông), nhắc trường hợp Phi kiện TQ để thúc đẩy VN làm tương tự.
Theo tôi, nếu VN làm như vậy, sác xuất thắng kiện là vô cùng nhỏ.

Phi kiện TQ ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) gồm mười điều. Một số điểm chính : yêu sách đường 9 đoạn (là không phù hợp với luật biển), về quyền chiếm hữu các cấu trúc địa lý lúc chìm lúc nổi ở trong hải phận của Phi, về việc chiếm đóng và xây dựng trên các bãi lúc chìm lúc nổi, về hiệu lực của các bãi đá, về quyền tự do hàng hải v.v…
Nếu VN kiện, xem lại danh sách bảo lưu của TQ năm 1996 ở LHQ, nếu không lầm thì VN sẽ chỉ có thể kiện TQ (ở Tòa trọng tài theo phụ lục VII của công ước về Luật Biển 1982, hay một Tòa khác…), về việc mâu thuẩn của hai bên do cách diễn giải khác nhau về hiệu lực các đảo thuộc Hoàng Sa. Điển hình là đảo Tri Tôn mà phía VN gọi là « cấu trục địa lý » lúc chìm lúc nổi.
VN không thể kiện về hiệu lực « đường chữ U » vì vị trí giàn khoan 981 nằm trong vùng chồng lấn giữa các đảo Hoàng Sa và thềm lục địa Việt Nam (trong khi TQ chủ trương HS thuộc chủ quyền của họ). VN cũng không thể kiện về việc TQ đã chiếm hữu các cấu trúc địa lý (lúc chìm lúc nổi) nằm trong hải phận kinh tế độc quyền (ZEE) của mình. Các cấu trúc này, nếu có, cũng nằm trong vùng kinh tế độc quyền của các đảo Hoàng Sa.
VN cũng không thể kiện TQ do việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa (do TQ bảo lưu không chấp nhận giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng trọng tài quốc tế).
Nếu có thể xúc tiến việc kiện (theo kiểu của Phi), thì VN, hoặc yêu cầu Tòa tuyên bố các đảo Hoàng Sa quá nhỏ, không được hưởng qui chế đảo (theo định nghĩa của điều 121 Luật Biển 1982), chúng chỉ có tối đa lãnh hải 12 hải lý mà thôi ; hoặc yêu cầu Tòa giải thích về hiệu lực « đảo » của các đảo Hoàng Sa.
Kiện như vậy Việt Nam có thể bị Estoppel. (Đại khái theo nguyên tắc luật học này, người ta không thể nói (hay làm) ngược lại những gì đã chủ trương trước kia.)
Theo tuyên bố của chính phủ CHXHCNVN ngày 12-5-1977, điều 5 qui định : « Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này ».
Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các quần đảo « ở ngoài vùng lãnh hải » theo qui định ở điều 1, nên mặc nhiên chúng có vùng (ZEE) 200 hải lý (theo điều 3).
Nội dung điều 6 của Tuyên bố 12-5-1977, cho thấy VN có ý định sẽ điều chỉnh các điều khoản trong tuyên bố này để phù hợp với luật quốc tế.
Vấn đề là VN chưa bao giờ làm việc này một cách công khai (để phù hợp với bộ Luật Biển 1982).
Trên thực tế một số đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa hội đủ các yếu tố « đảo » theo điều 121 (có người sinh sống, có nền kinh tế tự túc…) của Luật Biển 1982. Mặt khác, nhiều trường hợp phân định ranh giới biển, các quốc gia cho phép các đảo rất nhỏ, thậm chí không có người ở, vẫn được hưởng hiệu lực như trên đất liền. Một số nước như Nhật, Pháp… đều chủ trương các đảo của họ, dầu chỉ là một hòn đá nhỏ xíu nổi lên mặt nưóc, có đầy đủ hiệu lực.
Án lệ của CIJ Jan Mayen – Groenland (Đan Mạch – Na Uy) 1993 cho thấy đảo Jan Mayen rất nhỏ so (và không có người ở thường trực) so với tầm mức như là một lục địa của đảo Groenland (tương tự đảo Bạch Long Vĩ của VN và Hải Nam của TQ trong Vịnh Bắc Việt), nhưng quyết định của Tòa (dựa trên công ước về Biển 1958 vì luật Biển 1982 chưa hiệu lực), là đảo Yan Mayen có hiệu lực tương tự như đảo Groenland.
Bây giờ VN có thể yêu cầu Tòa tuyên bố ngược lại chủ trương của mình trước đó, là các đảo này quá nhỏ, không thể gọi là đảo theo định nghĩa của điều 121 ? Chỉ vì TQ đã quản lý quần đảo HS ?
Do mâu thuẩn lập trường, nguy cơ VN bị Estoppel rất lớn. Việc tòa bác đơn, đồng nghĩa với việc TQ có thể đòi hỏi hiệu lực các đảo HS thế nào cũng được. Điều quan trọng hơn, Tòa mặc nhiên nhìn nhận các đảo này không thuộc chủ quyền của VN.
Nếu VN yêu cầu Tòa giải thích hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Hồ sơ VN cũng có thể bị bác. Hai bên VN và TQ, dầu không đồng ý với nhau mọi điểm do tranh chấp về chủ quyền HS, nhưng đã có một điểm chung về « hiệu lực các đảo » Hoàng Sa. Làm sao anh có thể yêu cầu tòa xử một vụ mà hai bên, nguyên và bị, đã đồng ý với nhau về kết quả ?
Do đó, người viết cho rằng cần phải gạt bỏ các đề nghị mang tính hấp tấp. VN cần một chiến lược pháp lý đã được kết tinh trong một quá trình nghiên cứu và suy nghĩ lâu dài. Kiện để thắng chứ không phải kiện để thua (hay có nguy cơ thua), như các đề nghị mang tính « mì ăn liền », hời hợt.
Lối thoát của VN, nếu chủ trương theo hướng « phân chia vùng biển » như hiện nay (của các học giả VN), cũng có thể thực hiện được. Chìa khóa của mọi vấn đề để VN không bị thiệt hại, là VN phải cương quyết khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa. Muốn làm được việc này, VN cần phải làm rõ lập trường về « một quốc gia Việt Nam » trong khoản thời gian 1954-1973. Tất cả để chứng minh VN có danh nghĩa chủ quyền ở HS.
Trên quan điểm đó (VN có chủ quyền ở HS không thể phản bác), VN có thể chủ trương việc phân định vùng biển « ngoài cửa vịnh Bắc Việt » (tức trong vùng có giàn khoan 981) là nối tiếp với việc « phân định trong vịnh Bắc Việt ». Hai bên có thể áp dụng công ước đã ký tháng 12 năm 2000 về hiệu lực các đảo để làm nền tảng. (Tương tự việc VN và TQ cùng đồng ý lấy các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895 làm nền tảng để phân định lại biên giới năm 1999).
VN có thể dẫn các án lệ C.I.J tranh chấp lãnh thổ và phân định hải phận Colombie-Nicaragua 19-11-2012, cho thấy các đảo của Colombie không được tính trọn vẹn hiệu lực. VN cần nhấn mạnh về nội dung Luật Biển 1982 và các nguyên tắc « công bằng – équitabilité » cũng như « tỉ lệ – proportionnalité » đã được áp dụng rộng rãi trong các vụ phân định biên giới biển. Tức là đường biên giới biển được điều chỉnh theo tỉ lệ (chiều dài bờ biển hai bên) và sao cho diện tích hai bên được tương đồng (équitabilité). VN có thể dẫn các án lệ (về nguyên tắc công bằng và theo tỉ lệ) như các vụ C.I.J, Jamahiriya arabe libyenne/Malte 1985, Délimitation maritime en mer Noire (Roumanie c. Ukraine) C.I.J. 2009, Golfe du Bengale, TIDM, 14-3-2012…
VN đã chấp nhận phân định lại Vịnh Bắc Việt bằng luật Biển 1982 cùng với các nguyên tắc « công bằng – équitabilité » và « tỉ lệ – proportionnalité ». Việc này đã làm cho VN thiệt hại trên 11.000km² biển (so với đường phân chia theo công ước 1887).
VN chủ trương các đảo nhỏ ven bờ không có hiệu lực, (mà các đảo này hầu hết lớn hơn các đảo HS). Ngoài ra còn có đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ (các đảo này lớn hơn và đông dân hơn đảo Phú Lâm rất nhiều), các đảo này chỉ có hiệu lực rất giới hạn.
Vì vậy không thể cho các đảo Hoàng Sa có hiệu lực nhiều hơn đảo Bạch Long Vĩ (hay Cồn Cỏ) được.
Nếu phía TQ một mực không rút giàn khoan về, trong chừng mực Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ tháng 12-2000 đã bị vi phạm. VN có thể vịn vào các nguyên tắc đã qui định trong « Convention de Vienne sur les droits des Traités 1969 », cho rằng phía TQ đã vi phạm Hiệp định Phân định vịnh Bắc việt tháng 12-2000. Từ đó, theo các qui tắc hướng dẫn, để đưa TQ ra một tòa trọng tài.
Dĩ nhiên, VN còn nhiều lối thoát khác, có lợi hơn, tác giả sẽ trình bày sau. Bài này người viết chỉ đưa ra cái nhìn của mình đối với các « nghiên cứu », các « đề nghị » của các học giả VN, nhất là nhóm học giả thuộc « Quĩ Nghiên cứu Biển Đông ». Vì lo ngại rằng không khéo, VN sẽ bị sụp bẫy pháp lý. Cái bẫy do chính phe mình gài ra.
Trương Nhân Tuấn
(Blog Trương Nhân Tuấn)

Liệu có thành quy luật: Mỗi đại án nướng một vài tướng Công an?

Vụ Dũng “tổng” nướng tướng Oánh, tướng Quắc. Vụ Năm Cam nướng tướng Huy, tướng Nhất. Hiện, nhiều đồng chí vẫn rình rập đòi nướng nốt tướng Việt Thành. Vụ Dũng “chàm” Vinalines nướng tướng Ngọ. Vào những phút cho đá bù giờ, đồng chí Dũng còn tố thêm một tiểu tướng và một đại tướng nữa. Số phận các cụ này vẫn còn là ẩn số và phụ thuộc vào những dàn xếp trên sân khấu chính trị Đại hội tới. Vụ bầu Kiên, cũng vẫn phút 92 bù giờ, đồng chí này đi bóng ngoạn mục rồi co chân sút thẳng vào khung thành tướng Thịnh Bộ Công an (Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ CA, Cục trưởng C46).

Nói về vụ bầu Kiên lại phải lần giở về Nghị quyết Trung ương 4 phòng, chống tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng cục bộ, lợi ích nhóm, hư hỏng, suy thoái biến chất trong cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, rồi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, rồi quyết định đưa 10 vụ án vào diện Ban theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo (trong đó có vụ bầu Kiên), rồi Quyết định 17-QĐ/BCĐTW thành lập 07 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Đoàn công tác số 3 (được giao địa bàn phức tạp nhứt) do cụ Thanh, Phó Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương làm Trưởng đoàn, làm việc tại Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao.
Trong đấu tranh chống tham nhũng (trong đó có các vụ việc nghiêm trọng dư luận xã hội quan tâm), cơ quan chỉ đạo là Ban Chỉ đạo PCTN mà cụ Trọng là Trưởng Ban, cụ Thanh là Phó Ban thường trực. Các cụ khác như cụ Chủ, cụ Thủ, cụ Công, cụ Kiểm, cụ Tòa chỉ là ủy viên thường. Nhiều vấn đề được quyết rốt ráo ngay tại Ban Chỉ đạo nhằm tránh đưa ra Bộ Chính trị, Trung ương, nơi mà cụ Thanh cụ Trọng không có tiếng nói quyết định. Có vấn đề rất phức tạp, buộc phải đưa ra Bộ Chính trị cho ý kiến tập thể.
Ngay từ đầu, vụ bầu Kiên đã đi theo lối dích dắc: khi báo cáo trước các cụ để xin ý kiến bắt đồng chí Kiên thì chỉ tập trung vào món vàng (cụ nào từng chơi vàng ở sàn ACB, tường tận các ngón võ mới biết nó phức tạp thế nào). Được tin này, đồng chí Lý Xuân Hải ở Sài Gòn mới yên tâm và vẫn thoải mái đi đánh gôn, uống bia, sau đùng cái làm quả khởi tố, tạm giam đồng chí Hải bị xộ khám mới vỡ tiếp ra cái vụ tín dụng ngân hàng to đùng, rồi lại liên tục gọi hỏi, vân vê các đồng chí Xuân Giá, Trung Cang, Trầm Bê, Thành, Hồng Anh … mới ngã ngửa ra nhiều điều khủng khiếp liên quan các cụ X, Y, Z … Rồi đồng chí Trung Cang bị khởi tố, cho tại ngoại, cấm xuất cảnh, cho xuất cảnh, dụ về nước, bắt tạm giam … Hòa Phát ban đầu bảo bị lừa, sau lại lúng ba lúng búng trước tòa rằng không bị lừa …
Dường như qua mỗi lần dích dắc, các đồng chí đại gia đều ít nhiều thoát tội hoặc giảm nhẹ. Điều đó không hoàn toàn đúng vì như vậy thì Nghị quyết 4 phá sản à? Chít. Chuyện bi chừ hóa to, liên quan đến uy tín lãnh tụ, đến uy tín của Đảng chứ không phải chơi đâu, nhất là vụ giàn khoan vừa qua khiến một số cụ uy tín xuống thấp, một số cụ lại tăng chỉ số Index vốn trước đây tụt xuống mức dưới đũng quần. Sắp xếp ghế Đại hội 12 đến nơi rồi, chỗ nào cũng nói về mức tín nhiệm cán bộ. Bữa trước, qua 1 tháng kín tiếng sau vụ giàn khoan, cụ Tổng nói thẳng rồi: anh nào tín nhiệm thấp thì cho nghỉ. Cái này nằm ở dích dắc trên sân khấu chỗ các cụ X, Y, Z. Thế nên người ta thấy một bên cứ kéo dây thít thật mạnh, một bên thì cố chống, gỡ rồi phản thùng khi có cơ. Giống y như trò kéo co hay đá bóng ý các cụ ạ. Kịch tính của cuộc chơi rõ nhất là màn chém gió phút bù giờ của đồng chí Kiên trước tòa, và ở giây cuối đồng chí này công khai tố cáo tướng Thịnh (cái này, người ít biết thì thấy thú vị, người biết nhiều thì bảo nó hài hước).
Giở lại cái quy luật nghiệt ngã mỗi đại án nướng một vài tướng Công an. Tướng Thịnh (được đeo lon tướng nhờ thành tích phá vụ đồng chí Kiên) luôn phân trần là khi bắt tớ có báo cáo, xin chỉ đạo của cụ X, Y, Z chứ không phải không. Đương nhiên các cụ không chối, nhưng chỉ đạo kiểu “đảm bảo đúng người, đúng tội, không làm oan sai, đồng thời tránh bỏ lọt tội phạm” thì vụ nào chẳng giống vụ nào, phải không các cụ. Một số nguồn tin cho hay, việc mở rộng điều tra vụ án sau này có nhiều nội dung nằm ngoài báo cáo xin ý kiến chỉ đạo ban đầu. Hơn nữa, đồng chí trực tiếp báo cáo xin ý kiến chỉ đạo vừa khuất núi, điều này khiến thế của tướng Thịnh yếu hơn lúc mới nổ súng. Cuộc chơi với một rừng luật nhưng lại chơi theo luật rừng thì số phận các cầu thủ trên chiếu thật mong manh phải không các cụ. Có một điều chắc chắn, ngày mai (9/6), tòa có tuyên án thế nào thì cuộc chơi này vẫn chưa thể kết thúc.
Cầu Nhật Tân 
(Blog Cầu Nhật Tân)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét