Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

NHỮNG BÀI HỌC MÁU XƯƠNG CHO VIỆT NAM QUA “SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN”

Lã Việt Dũng - Tuyên truyền, sự thật và lòng can đảm


Chiều 5/6/2014, một hội thảo "Làm sao để thoát Trung" diễn ra ở Hà Nội.
Một cuộc hội thảo hội tụ khá nhiều những cây đa cây đề của giới trí thức Hà Nội, những người đã ký bản yêu cầu sửa đổi hiến pháp, còn gọi là nhóm 72.
Mặc dù đã có những phát biểu đanh thép, nhưng sự thú vị lại không đến từ những học giả, mà đến từ câu hỏi của các bạn trẻ:
- Đồng ý là chúng ta cần thoát Trung, vì chúng ta đang ở bờ vực. Nhưng chúng ta thoát rất giỏi, thoát từ bờ vực này sang cái vực khác còn sâu hơn, thì sao?
- Các bác nói phải liên minh với nước khác để thoát Trung, vậy nhỡ đến lúc nước đó có vấn đề với Việt Nam, thì lại tìm nước khác nữa liên minh để thoát à?
- Các bác phát biểu rất hay, nhưng đề tài này không mới. TV nói, báo nói, vỉa hè cũng nói. Nhưng sau nói là làm gì? Các bác phất cờ đi?
Những câu hỏi đó được sự vỗ tay nhiệt liệt, nhưng câu trả lời là: im lặng!
Người cộng sản rất giỏi tuyên truyền, và họ có cả bộ máy để làm việc đó. Chỉ cần quăng những câu hỏi không có đáp án vào sinh viên, vào công chức, vào dư luận viên là mọi nỗ lực thoát Trung, mọi nỗ lực thay đổi sẽ rơi vào bế tắc.
Nếu đưa những câu hỏi trên thoát ra khỏi không gian chật hẹp của buổi hội thảo, vào thế giới tự do, không khó để có câu trả lời. Trong phạm vi của buổi hội thảo, của cái xã hội tù túng, đó không phải là các câu hỏi "không có đáp án", mà là những câu hỏi "không dám có đáp án". Để trả lời các câu hỏi đó, cần phải nhìn thẳng vào sự thật, chứ không phải "một nửa sự thật" như tinh thần của buổi hội thảo.
Vì chỉ dám tiếp cận "một nửa sự thật", nên ngay từ đầu, chủ toạ - bác Chu Hảo - đã đặt ra một loạt rào cản. Không quá khích (cái dạo này hay được dùng, có vẻ cứ muốn né tránh là người ta đổ cho quá khích), không bức xúc, không đả kích, có quyền dừng những câu hỏi nhạy cảm... đã làm phần hội nhiều hơn phần thảo, nên dù cũng có nhiều phát biểu mạnh mẽ, nhưng né tránh và không giải pháp.
"Một nửa sự thật" đó thể hiện rõ nét trong bài "Làm sao để thoát Trung" của anh Giáp Văn Dương, diễn giả chính của chương trình. Ngay từ đầu, anh đã đặt rào cản bằng cách giải thích sự khác biệt của từ "làm sao" và "làm thế nào". Theo đó, bài của anh chỉ nêu vấn đề "làm sao" mang tính lý thuyết, còn "làm thế nào" là việc của chính phủ.
Bài của anh có thể tóm tắt làm ba phần như sau:
1. Thoát Trung
- Thoát đi đâu: thoát đi ra phần còn lại của thế giới
- Thoát cái gì: thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc
- Thoát thế nào: muốn thoát khỏi Trung Quốc, cần phát triển hơn Trung Quốc. Vậy nên trả lời câu hỏi thoát thế nào đồng nghĩa với trả lời câu hỏi phát triển thế nào.
2. Làm sao để phát triển: phát triển 7 trụ cột
– Con người tự do
– Giáo dục khai phóng
– Xã hội dân sự
– Hành chính phục vụ
– Thể chế dân chủ
– Kinh tế thị trường
– Nhà nước pháp quyền
Anh nêu cả 7 trụ cột, nói kỹ về giáo dục nhưng không chỉ ra được trong hoàn cảnh hiện nay phải ưu tiên cái gì.
3. Chúng ta (cá nhân, không đề cập đến chính phủ) có thể làm gì?
- Nâng cao năng suất lao động (tự khai sáng, tự cứu mình, đẩy mạnh khởi nghiệp, sáng tạo, đổi mới, làm việc chăm chỉ...)
Nghe bài của anh, mọi người hiểu: Muốn thoát Trung, phải phát triển, muốn phát triển, phải lao động, việc khác có chính phủ lo! (dạo này chính phủ đang có uy tín, nên nhiều người hay dùng từ "chính phủ lo" thay cho "đảng và nhà nước lo")
Đó là một lập luận logic và hợp lý, rất hợp lý nếu chúng ta đang ở ... Mexico, và vấn đề không phải thoát Trung, mà là thoát Mỹ - chỉ cần phát triển hơn Mỹ là thoát. Nhưng ở nơi ấy, trong thế giới tự do, câu hỏi "làm sao để thoát Mỹ" chắc chắn là một câu hỏi ngớ ngẩn. Chính người Mỹ có lẽ đang phải đặt câu hỏi: "làm sao để thoát Mexico".
Vậy đâu là sự thật? Theo tôi, một nửa sự thật còn lại nằm ở câu hỏi: "Tại sao phải thoát Trung?" mà không hiểu vô tình hay cố ý đã bị né tránh (mình đứng lên định hỏi thì bị chặn). Bao đời cha ông ta muốn thoát Trung (cả người Nhật, người Hàn), đến nay chúng ta lại tiếp tục phải thoát Trung. Chúng ta chắc chắn không muốn thoát một nước Trung Hoa dân chủ, vì nó công bằng và đem lại nhiều cơ hội. Chúng ta muốn, và cần phải thoát khỏi một nước Trung Hoa Cộng Sản, như cha ông ta muốn thoát một nước Trung Hoa phong kiến, vì chỉ những nước độc tài toàn trị, độc tài phong kiến mới sẵn sàng chà đạp nhân dân mình, chà đạp nhân dân dân tộc khác để bảo vệ quyền lực của thiểu số, bảo vệ lợi ích của thiểu số và duy trì ý thức hệ của thiểu số.
Sự thật rõ ràng nhưng trần trụi. Chúng ta thoát ý thức hệ của Trung Cộng thế nào, nếu đó cũng là ý thức hệ của chúng ta? Liệu chúng ta có dám thoát nổi mình? Trả lời thẳng thắn câu hỏi đó là điều không thể với bác Chu Hảo, với anh Giáp Văn Dương và những cuộc hội thảo nằm trong toà nhà của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Nhưng khi không thể thì đừng nên nói, đừng nên hội thảo chỉ để nói một nửa sự thật, vì một nửa sự thật vẫn là giả dối, và sự giả dối lại giúp ích đắc lực cho bộ máy tuyên truyền.
"Muốn thoát Trung, phải thoát Cộng. Muốn thoát Cộng, phải dân chủ, đa đảng". Để nói ra điều đó cần một sự can đảm như một cậu bé (có lẽ vì trẻ và ngây thơ) dám hét lên "Hoàng đế cởi truồng!" trong truyện cổ, và để thực hiện nó còn cần sự can đảm gấp nhiều lần. Hi vọng những thành viên trong câu lạc bộ Phan Chu Trinh, những người tổ chức cuộc hội thảo này có thể một lần lên tiếng, một lần thực hiện, một lần can đảm đáp lại lời trách cứ bi ai của cụ:
"Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày."
Cuối cùng, xin mạo muội trả lời ý kiến của các bạn trẻ, khi đã mạnh dạn tiếp cận sự thật:
1. Chúng ta đang ở trên bờ vực, đó là bờ vực làm nô lệ cho chủ nghĩa đại hán bá quyền Bắc Kinh, bờ vực của sự độc tài toàn trị, không có một bờ vực nào lớn hơn. Vì vậy, khi thế giới văn minh chìa tay cho chúng ta, hãy mạnh dạn nắm lấy và đi cùng họ. Tất nhiên, trong tiến trình dân chủ, chúng ta sẽ có sai lầm, sẽ có va vấp, nhưng hãy tin vào chính mình. Với sự tự do lựa chọn, tự do bầu cử, tự do quyết định, chúng ta sẽ đủ minh mẫn để tìm ra giải pháp cho mình, chắc chắn tốt hơn giải pháp của những người tự cho là đỉnh cao trí tuệ nhưng khư khư ôm lấy cái học thuyết đã thất bại mấy trăm năm.
2. Có thể chúng ta không liên minh với nước này chống nước kia, nhưng chúng ta buộc phải liên minh với nước khác để bảo vệ chủ quyền. Sự liên minh này không phải là sự ràng buộc ý thức hệ, mà là liên minh theo tiêu chuẩn tự do, dân chủ, nhân quyền. Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó, nhưng cái giá phải trả bao giờ cũng rẻ hơn việc mất tất cả vào tay Trung Quốc.
3. Thoát Trung và thay đổi quan hệ với Trung Quốc là một vấn đề phức tạp, nằm ngoài khả năng của một cá nhân, một cuộc hội thảo, của các tổ chức XHDS và nằm ngoài cả khả năng của ĐCS do những ràng buộc và nợ nần hiện tại. Cần phải có những giải pháp chính trị từ những tổ chức chính trị chuyên nghiệp.
Trên đây là những gì mình thu hoạch được sau buổi hội thảo, mong mọi người chỉ giáo!
(FB. Lã Việt Dũng)

Nếu Việt Tân gây rối, bảo hiểm có bồi thường?

Theo VnExpress ngày 4/6/2014 với nhan đề , Bộ Tài chính giục bảo hiểm bồi thường doanh nghiệp bị đập phá - VnExpress Kinh Doanh thì "Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam hướng dẫn giải quyết bồi thường cho các đơn vị bị thiệt hại tại Bình Dương, Hà Tĩnh... hồi tháng 5.
Theo đó, về nguyên nhân gây ra thiệt hại, Bộ yêu cầu xác định là do một số người vi phạm pháp luật, có hành vi đập phá, đốt tài sản, chiếm đoạt tài sản, không phải yếu tố chính trị, bạo động, bạo loạn."
Có lẽ trên cơ sở văn bản chỉ đạo này, sáng 6/6, tại Bình Dương, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, đại diện chính quyền Bình Dương và các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm bị thiệt hại tại Bình Dương. Tại cuộc họp này, các doanh nghiệp bảo hiểm đã công bố tạm ứng trước 114,7 tỉ đồng cho 113 doanh nghiệp bị thiệt hại, trong đó phần lớn là các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hongkong, Singapore... Tin này đã được rất nhiều trang báo chí điện tử đăng lại trong ngày ( Bài trên Tiền Phong: Tạm ứng 114,7 tỷ đồng bồi thường cho doanh nghiệp )
Tuy nhiên, ngay trong buổi chiều cùng ngày với cuộc họp của Bộ Tài chính và các doanh nghiệp bảo hiểm để công bố số tiền tạm ứng bồi thường thiệt hại nói trên, Công an TPHCM đã đã phát đi một thông cáo báo chí về tình hình an ninh trật tự, trong đó có kết luận "một số đối tượng thuộc tổ chức phản động Việt Tân đã đứng ra lôi kéo các đối tượng xấu tham gia, xúi giục những người tuần hành đập phá tài sản của các doanh nghiệp tại địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai…" Thông cáo cũng đã được hàng loạt các trang báo điện tử đăng lại “Tổ chức Việt Tân kích động các vụ gây rối”
Theo quan điểm chính thống của Việt Nam thì Việt Tân là một tổ chức chính trị phản động. Vì vậy kết luận của Công an TPHCM về sự lôi kéo, xúi giục của tổ chức này trong các sự kiện vừa qua ở Bình Dương, Đồng Nai... có vẻ không phù hợp với"văn bản gửi các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam hướng dẫn giải quyết bồi thường cho các đơn vị bị thiệt hại tại Bình Dương, Hà Tĩnh..." trong đó Bộ Tài chính "yêu cầu xác định là do một số người vi phạm pháp luật, có hành vi đập phá, đốt tài sản, chiếm đoạt tài sản, không phải yếu tố chính trị, bạo động, bạo loạn." như được dẫn trong bài báo trên của VnExpress.
Theo một chuyên gia bảo hiểm, đối với bất kỳ thiệt hại nào thì nguyên nhân gây ra nó là một trong những căn cứ chủ yếu để xác định doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hay không. Vì thế những kết luận trái ngược về "yếu tố chính trị" trong các cuộc gây rối tại Bình Dương do các cơ quan chức năng đưa ra chắc sẽ làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm bối rối vì không biết nên căn cứ vào đâu để quyết định trách nhiệm của họ.
Được biết đằng sau các doanh nghiệp bảo hiểm còn có trách nhiệm của các công ty tái bảo hiểm ở nước ngoài cũng chia sẻ rủi ro đối với các thiệt hại này với tỉ lệ rất lớn và họ rất quan tâm đến việc các cơ quan chức năng của Việt Nam kết luận về nguyên nhân của các vụ gây rối này như thế nào để quyết định xem liệu họ có trách nhiệm hay không. 
Thanh Phong
(Quê choa) 

NHỮNG BÀI HỌC MÁU XƯƠNG CHO VIỆT NAM QUA “SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN”

Nhát sĩ Tô Hải

xác người bị xe tăng tầu cộng nghiền nát
25 năm đã trôi qua…Nhưng “Vết nhơ trong lịch sử loài người”, một nhóm cầm quyền làm Thiên Hoàng một nước đông dân nhất thế giới, dám lạnh lùng hạ lệnh cho quân đội của họ, dùng xe tăng nghiến nát những công dân bị trị chỉ vì họ đã dám xuống đường, cắm trại ngay quảng trường Thiên An Môn, trương lên những khẩu hiệu hết sức ôn hòa: ĐÒI HỎI DÂN CHỦ, ĐÒI HỎI ĐỔI MỚI, ĐÒI HỎI DÂN CHỦ CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, YÊU CẦU BỎ MÔN LÝ LUẬN MÁC LÊ KHÔNG CÒN THÍCH HỢP….lác đác có một vài khẩu hiệu : “Đặng Tiểu Bình hãy từ chức đi!”…Hàng trăm ngàn người, (có ký giả ước tính :“hàng triệu”?.) đã tập trung ngay trước cái ảnh to đùng Mao Trạch Đông, tội phạm chính gây nên mọi sự đau khổ, đấu tố, “ nhảy vọt”, “cách mạng văn hóa” đưa đến cái chết cả hàng chục triệu người cũng không hề bị xâm phạm hoặc kéo cổ xuống… suốt thời gian họ chiếm đóng cái quảng trường …bất an này…

Thoạt đầu chỉ là thày trò của 20 trường đại học Bắc Kinh…Dần dần là lực lượng công nhân, công chức nông dân thậm chí cả cảnh sát, quân đội, cán bộ đảng trung, cao cấp đều gia nhập…Đặc biệt, , hai tên tuổi lớn của Trung Ương Đảng CS là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đều tuyên bố đứng về phe biểu tình ….Riêng Triệu tử Dương còn tới tận nơi biểu tình để diễn thuyết động viên mọi người kiên trì đấu tranh ôn hòa và…ôn hòa cho một sự …“đổi mới thực sự”, không được đập phá hủy hoại tài sản, dùng võ lực với bất cứ ai …..
……Và sau nhiều ngày làm cho chính quyền của Đặng Tiểu Bình bị vô hiệu hóa , tên đồ tể lùn họ Đặng đã lạnh lùng ra lệnh cho quân đội của đảng….“Giết ! Giết không nương tay !”
Không được các lực lượng võ trang Bắc Kinh chấp hành, hắn đã ra lệnh điều một đơn vị “người dân tộc” có ký hiêu 27 , tiến vào quảng trường và xả súng, bắn người biểu tình như bắn bia , vừa bắn vừa cười đùa , cùng xe tăng cán nát những thây người (ảnh) không thương tiếc !
xác người bị xe tăng tầu cộng nghiền nát

Ôn hòa từ khẩu hiệu đến lời hô để kết quả là chết nát bét dưới xích xe tăng

lực lượng hung hậu vĩ đại mà phải ôn hòa xin dân chủ trong taybọn phát xít ?





và đây chính quyền bắt đầu cuộc “trả lời: bằng súng đạn và xe tăng
Và cuộc xuống đường ôn hòa, chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn …chấm dứt ! Và không bao giờ tái diễn được nữa !…
25 năm trước, khi Internet chưa hề được xử dụng đại chúng như ngày nay, khi những người làm truyền thông chưa có được những công cụ kỹ thuật hành nghề như hôm nay, khi mà các luồng thông tin đưa ra ngoàì đều bị cộng Tầu cũng như cộng Việt bịt kín, thế giới có biết chút ít về cái tội ác chống nhân loại này cũng là nhờ các ký giả ngoại quốc phải liều mình quay lại hoặc ghi lại trên các phương tiện cổ lỗ …Các bài viết trên các báo chí ,đài ,tivi phương Tây mà ở Việt Nam bọn mình đọc trộm, nghe lén cũng chỉ giới hạn ở những thông tin lỗ mỗ, hiếm có những tin tức chi tiết cụ thể…
Ví dụ : Họ đã giết bao nhiêu người ? Cho đến nay cũng chỉ là ước đoán vì cuộc tàn sát xảy ra trong đêm 3 và cả ngày 4/6/89 khi mà các lực lượng thu giọn, rửa ráy đã tiến hành đâu vào đấy ….Còn những nhân vật nào tổ chức, lãnh đạo thì đều… không tên tuổi, những người bị bắt có đến hàng ngàn rồi đưa đi đâu biệt tích mà sau này chẳng còn biết ai vào ai, trừ một số rất ít đã trốn thoát ra nước ngoài (qua ngả Hong Kong)…kể cả người thanh niên đứng chắn trước đoàn xe tăng hung hãn tên là gì đến nay cũng ….vô danh !
Cho tới năm nay, kỷ niệm sự kiện tội ác khủng khiếp của chủ nghĩa cộng sản Tầu cách đây ¼ thế kỷ, thế giới lại có dịp đặt lên bàn mổ cái hiện tượng giết người đồng loại ghê tởm này mà thời ấy, ngay nước Mỹ, dưới thời G.Bush (cha), do mới bắt tay với Đặng nên cũng không có một lời chính thức lên án ? Còn với mấy ông cộng Việt thì…im thin thít (kể cả cho đến hôm nay đang có sự kiện xâm lăng cụ thể của giàn khoan HD981 ) thậm chí còn tỏ ra tán thành hành động chuyên chính của người đồng chí phương Bắc này!
Riêng mình, sau mấy ngày liền đọc… đọc và xem… xem, thì :
Qua rất nhiều tài liệu mới.
Qua những bằng chứng sống, những nạn nhân đã đào thoát khỏi đất nước Trung Hoa đã mất trong tay cộng sản,
Qua những lời hối hận ngay của những người đã nổ súng vào đồng bào mình,
Qua cả những tên đặc vụ đã lộn sòng vào lực lượng biểu tình, kể cả những đảng viên đã… “lỡ” tham gia tự thú..
Đặc biệt là qua một số bài viết về chủ đề “Một cuộc cách mạng bị bỏ lỡ” , “Một cuộc cách mạng xuýt thành công” của 2 tác giả John Simpson và Carrie Gracie thì mình đã đi đến những giả thuyết nhưng….90% đúng như sau :
-Phải chăng cuộc nổi dậy đó đã không có mục tiêu rõ ràng ? Đòi dân chủ ,đòi đổi mới từ trong tay những kẻ không bao giờ nhường (dù chỉ là một chút ít như được phép nói lên sự thật) cho bất cứ ai ??
-Phải chăng một cuộc xuống đường, nổi dậy của cả triệu người mà không lật nổi một chế độ cũng độc tài như Ceaucescu ở Roumania, như Honecker ở Đông Đức….dù số lượng người xuống đường không thấm tháp gì với số người chiếm giữ Thiên An Môn ??
-Phải chăng những người nổi dậy đã bị “lãnh đạo” ?, đã quá tin vào những nhân vật như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương sẽ cùng họ xây nên một cái cơ chế dân chủ đổi mới tốt đẹp hơn cái đang hiện hữu ??….
Và đây là ý kiến của cá nhân mình , không giả thuyết gì nữa :
CUỘC NỔI DẬY VĨ ĐẠI ĐẾN THẾ MÀ BỊ ĐẬP TAN BẰNG VÕ LỰC CHÍNH LÀ VÌ KHÔNG NẮM ĐƯỢC THỜI CƠ ĐÃ ĐẾN, CHUYỂN NHANH VÀ DỨT KHOÁT TỪ ÔN HÒA SANG BẠO LỰC CÁCH MẠNG !
Đó là phải xông vào ngay các cơ quan đầu não, đài phát thanh, truyền hình, bắt giữ ngay những tên trùm đồ tể, như nhân dân biểu tình ở Bucarest đã xông vào “lâu đài vàng” của vợ chồng Ceaucescu bắt chúng bỏ chạy tới Timísoara thì phải…đền tội trước một tòa án của nhân dân địa phương…và trước một số lượng người biểu tình không bằng….1/1000 ở Thiên An Môn !
Mình mạnh dạn nêu ý kiến này như một bài học xương máu rút ra từ cuộc thảm sát của cộng sản Tầu đối với đồng bào của chúng..,
Mình dứt khoát nhắc lại :
KHÔNG HOẶC CHƯA CÓ THỜI CƠ MÀ HÔ HÀO TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG là phiêu lưu!
Nhưng , khi có thời cơ tập hợp được lực lượng (như có đông đảo dân oan, các phong trào dân chủ ,các người bị áp bức bóc lột, nông dân mất đất, công nhân lao động quanh năm không có được miếng thịt cúng ngày giỗ cha.. được một tổ chức hay cá nhân nào đó huy động) thì …
ÔN HÒA KHI CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỒNG NGHĨA VỚI TỰ SÁT !
Tuy nhiên, ở cái đất này, sự SỢ HÃI, bản năng HÈN KÉM, CHỦ NGHĨA CƠ HỘI, SỰ MẤT TIN TƯỞNG VÀO NHAU nó đang tồn tại dưới mọi hình thức.. Cho nên có được một lực lượng đông đảo tới mức không mấy kẻ dám nổ súng như ở Thiên An Môn có lẽ còn phải…khá lâu, còn phải nhờ vào những tội lỗi ngày càng chồng chất của bọn cầm quyền từ thôn xóm tới trung ương làm cho đa số dân ta ngày càng căm giận, chán ghét, như những ngọn lửa đang leo lét được bùng lên khi có ai đổ thêm dầu …mới chịu dồn dập xuống đường. Lúc ấy :Chính là lúc chúng ta phải hành động, xếp lại cái “ÔN HÒA”. Phải chiếm lấy chính quyền dù có phải hy sinh ít nhân mạng,..
ĐỪNG ĐỂ NHƯ BÊN TẦU, NĂM 1989 CÓ MỘT CUỘC CÁCH MẠNG ĐÃ BỊ BỎ LỠ !
https://www.youtube.com/watch?v=3dKylvqc-bo
Mình hy vọng giúp ích gì cho các bạn trẻ YÊU NƯỚC NHƯNG THÙ CỘNG SẢN trong những thời gian tới …Chứ còn bản thân mình thì…2 ngày gõ xong bài này đã muốn ngã lăn quay vì…..hết hơi !
Đừng chửi mình nói thì hay như anh ba Dũng nhưng chẳng thấy làm cái gì cụ thể cả !
 

ĐÁM TANG MỆ NỘI TÔI, NGHICH LÝ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Ngô Minh

Lê Quang Vinh
              (QTXM). Bạn đọc thân mến. Nhà báo Lê Quang Vinh quê ở Quảng Trạch, Quảng Bình, là phóng viên ảnh báo Thương Mại cũng tôi mười mấy năm liền. Nhưng năm ấy tôi không hề nghe anh kể chuyện CCRĐ. Những ngày căn phẫn bọn Tàu Khựa ngang nhiên đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam anh mới nhớ lại. Thì ra  cái  đại họa “Cải cách ruộng đất” là từ các “đồng chí” Trung Quốc. Bọn “Đội” CCRĐ chính là bọn Hồng vệ binh của Mao Trạch Đông sau này đã giết hàng chục triệu người Trung Quốc. Lê Quang Vinh viết :” Hàng vạn sinh linh, trong đó có những người con ưu tú của dân tộc bị hành hạ, tiêu diệt. Làng tôi có ông Nghè Cơ (tên thật Nguyễn Bá Ky – Bí danh hoạt động CM là “Vĩnh Khang”) – Nhạc phụ của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên bị “Cải cách ruộng đất” quy “địa chủ”, “phản động”, “cường hào gian ác” và bị xử bắn ngay nơi chỗ Mệ Nội tôi nằm là bãi Hói Nại. Cách đây 2 năm, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đã có Quyết định công nhận “Cán bộ lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa” cho ông Nghè (Liệt sĩ, Đảng viên Đảng Lao động – nay là ĐCS). Bi kịch trong “Cải cách ruộng đất” đã thành bi kịch toàn xã hội miền Bắc thời đó . Mỗi gia đình vốn tử tế bị nó làm cho vô luân, hư nát, tệ hại  Tôi kể lại cái chết và đám tang Mệ Nội ( bà nội) tôi, như một sự cảnh tỉnh: giặc Tàu đã dùng người Việt tiêu diệt người Việt, xã hội VN vô cùng tài giỏi. Tổn hại của “Cải cách ruộng đất” lớn hơn rất nhiều lần những tổn hại trong kháng chiến chống Pháp về người và của, đặc biệt luân thường đạo lý và xã hội. Hậu quả bi thương của hàng triệu gia đình còn nguyên đó cho tới hôm nay. Chúng ta không chỉ đấu tranh kiên cường giành lại Hoàng Sa bảo vệ Trường Sa; chúng ta cần tránh xa, cảnh giác cao hơn những âm mưu “diễn biến hòa bình” từ những người “Cộng sản” Tàu. Đó chính là “Lực lượng thù địch” đích thực đối với dân tộc VN và những người CSVN. Tôi thấy ở lĩnh vực này, nhân dân đã tiên phong, tĩnh táo và cảnh giác hơn các những người lãnh đạo”.   QTXM xin giới thiệu bài bài viết của nhà báo Lê Quang Vinh về câu chuyện bi thương này để bạn đọc cùng chia sẻ.

                                                                *
                                                              *   *
                                                                     
             Gần giữa tháng 3 ta rồi, nhưng thời tiết ở quê vẫn còn mát mẻ.          Khoảng hơn 4 giờ chiều, ngày13/3/Bính Thân (23/4/1956), tôi đon đả từ chợ Trường về nhà Mệ Nội (Chợ Hòa Ninh khi xưa nằm bên cạnh trường học do ông Xu Phiến xây cất từ thiện cho làng nên thường gọi là “Chợ Trường”). Không biết trời đất xui khiến thế nào ấy, nên dường như đôi chân tôi cứ thế vô tư rảo bước mà chả thấy mệt, dầu cả ngày bụng lép kẹp đói đến cồn cào. Định vào đây, sẽ trèo lên tra (gác nhà) lấy trộm một ít tiền ken của Mệ để đánh đáo (Tiền do Pháp đúc chủ yếu bằng kim loại chì và kẽm thời Pháp thuộc, một mặt có chữ Pháp và một mặt có chữ Nam, vào thời đó bị vô hiệu không tiêu được nữa; nhưng Mệ vẫn cất giữ cả một dãy cót, với khối lượng ước tới hàng nghìn, chục nghìn quan).  Tới nhà Mệ, tôi bước qua kẹt cửa (bục cửa) để vào nhà. Thấy mệ Nội nằm sóng soài trên tấm ván bổ (Tấm ván to ghép khoảng 3 – 4 tấm ván mỏng với nhau dùng thưng che cửa). Tôi thầm nghĩ, chắc giờ này Mệ đang ngủ… Tôi rón rén tới nơi Mệ nằm. Ở dưới đất phía bên phải gần đầu Mệ, thấy một nửa chiếc bánh tráng (bánh đa đã nướng) để trong chiếc nón rách ngửa mặt, tôi định đưa tay bẻ xin Mệ một meéng (miếng – tiếng Hòa Ninh) ăn cho đỡ đói. Nhưng linh tính thế nào, tay tôi tự nhiên rụt lại và miệng thì lạc giọng gọi thất thanh mấy tiếng liền: “Mệ ơi! Mệ ơi! Mệ ơi!”…Lúc này, cả người đã như tá hỏa, tôi thất thần chợt nhận ra Mệ chết mất rồi! Tôi nhào xuống nhà ngang để gọi thím Toàn, nhưng không ai có nhà. Cứ thế, tôi câm lặng lao nhanh về nhà và gặp Mự ngay ở sân. Tôi la lớn: “Mệ chết! Mệ chết! Mệ chết rồi…” Thế là cả nhà gồm Mự, ả Liệu, ả Lài cùng chạy ào ra nhà Mệ.  Một chốc sau, mọi người như O Trợ Dịu (con gái duy nhất của Mệ), ông Câu Đằng (là em trai Mệ) và mấy người nữa cũng kịp tới.

       Lúc này, tôi mới hoàn hồn để nhìn kỹ Mệ đang nằm đó. Vì bị quy “địa chủ” nên giường, phản, mọi đồ vậy… bị “Đội cải cách” tịch thu hết, Mệ đành phải ngả tấm cửa bổ ra trên nền đất để nằm.  Hình ảnh Mệ nằm đó gầy tong teo, mái tóc bạc trắng, hai cục xương bên hai thái dương nhô cao vì chỉ còn da bọc, hai má hỏm sâu bởi hai hàm răng không còn chiếc nào. Người Mệ lọt thỏm trong bộ đồ thao (vải tơ tằm) màu bàng bạc ngã vàng, đã rách mấy chỗ, mình nằm ngửa trên tấm ván bổ trệt sát nền nhà. Đôi mắt Mệ nhắm nghiền, ráo hoảnh, như đang hướng lên trên trời cao… Sau này, có mấy người ngoài chợ Trường nói lại với Mự tôi: Chiều ấy, vào đầu buổi chợ, Mệ ra đây và được ai đó cho nửa chiếc bánh tráng. (Nay tôi không còn nhớ tên nữa, nhưng là người trên Thành – bà con bên Công giáo, rất nhiều người nghĩa tình lắm). Người này cũng sợ liên lụy với “địa chủ” nên sau khi cho bánh liền ra hiệu để Mệ  chạy đi, rồi hô hoán là “mụ tra ăn cướp”, “mụ tra ăn cướp”! Cố nhiên, không có ai đuổi theo bắt “con địa chủ già” ăn cướp.              Được nửa chiếc bánh tráng trong tay, Mệ bò nhanh về nhà. Khi tới nhà, Mệ đã kiệt sức do đói, không thể ăn được vì không còn răng. Ở tuổi gần 80 và tình trạng Mệ hiện tại thì ăn bánh tráng là phải ngậm từng mẩu nhỏ thật lâu trong mồm cho mềm ra mới nuốt được. Do đó mà Mệ đã bị luội sức đi trước rồi, giờ chết tức tưởi như vậy. Chết bên nửa chiếc bánh tráng chợ Trường!

            Mệ chết đói bên cạnh nửa chiếc bánh tráng còn nguyên. Lúc này nửa chiếc bánh ấy có thể cứu sống Mệ nhưng nó đã như nửa vầng trăng khá xa, vầng trăng khuyết tận trên trời cao. Ôi cái bi thương khủng khiếp của kiếp người như Mệ cả thế gian này liệu có ai không? Tai ương của “Cải cách ruộng đất”, nó tàn ác như vậy!      
                                                                  *
*   *      
         Một tên địa chủ chết, lập tức phải đưa chôn ngay. Phải tống khứ ra khỏi làng càng sớm càng tốt kẻ “bóc lột” này. Sợ con ma “địa chủ” trả thù hay sao mà lệnh của “Ủy ban hành chính xã” và “Đội Cải cách” được thực thi ngay trong đêm 23/4/1956.  Xã bắt những người bị quy “địa chủ” và con cái họ, tới để đưa đám. Những người đàn ông mặt xác xơ do thiếu đói thì đào huyệt mộ, những người đàn bà thì khiêng linh cữu. Theo trí nhớ của chị Liệu (chị gái tôi), có các bà và chị sau khiêng linh cữu: Mệ Huyên (mụ mọn của ông cụ Bản), Mự tôi, ả Liệu, hai ả Huệ và Hoe (con ông Trợ Đản), ả Hoàn (con mệ Thông Nhít), O Trợ Dịu. Người em ruột duy nhất của Mệ là ông Câu Đằng lo khâm liệm.  Đám tang không có lấy một nén nhang, ngọn nến để đốt, may mà có ánh trăng. Đã là “mười ba” âm, nên trăng khá đầy và sáng. Dưới ánh trăng, Mự tôi thở hổn hển cùng những người đàn bà già và mấy chị yếu ớt, chân mọi người như ríu lại bước thấp bước cao, lê đi rất khó nhọc trong đám đưa thê lương…        

         Chừng ấy con người mà khiêng cỗ linh cữu được đóng bằng ván gỗ vàng tâm rất dày nên khá nặng; lại phải mò mẫm khiêng đi trong đêm khiến linh cữu nhiều lần bị vấp lên vấp xuống, ì à ì ạch suốt cả giờ mới tới nơi chôn cất ở bãi Hói Nại (ngoài bờ sông Hòa Ninh, xế bên kia là thôn Vĩnh Phước).  Thật trớ trêu là người ta ra lệnh chỉ những tên địa chủ là phải tới đưa tên địa chủ đã chết ra bãi đất hoang bên sông chôn chứ không được chôn trong nội đồng. Ruộng nội đồng được chia cho nông dân cả rồi, địa chủ không thể có một “dằm đất để cắm dùi” chứ đùng nói tới được chôn cất. Nơi Mệ nằm thế này, ngày xưa cùng lắm chỉ chôn cất những người gọi là “tứ cố vô thân”, những kẻ “ăn mày”, hoặc dân “Xuân Hồi” vô gia cư…Mỗi lần thủy triều lên (khi chưa đắp đê Cửa Hác), nước mặn dâng ngập cả bãi sình mom sông này. Nhà thím Lai là con dâu của Mệ còn mấy đám ruộng vốn được Mệ chia cho từ trước, tuy có liên lụy với địa chủ nhưng vẫn được ân phước là thành phần “nông dân” – vì thế nên Mệ không được chôn ở ruộng nhà thím ấy, nhà “nông dân”!  Chị Liệu vẫn còn nhớ rành rọt, Mự sai ra nhà thím Lai để gọi đi đưa Mệ, nhưng thím ấy “sợ” nên dứt khoát không đi; cả nhà  mấy đứa cháu nội vì thế cũng không đi. Sau này, Mự tôi cũng nhiều lần kể lại như vậy. Thím Lai vốn tốt với mẹ chồng, nhưng “Cải cách” nó làm cho thím ấy phải chịu tệ như vậy.   Ở thời đó, trong làng Hòa Ninh, không ít người con đấu tố cha mẹ ruột mình mà. Như anh Mừng, chồng o Hòa con mệ hội Huyến có họ hàng nội thân với Mệ, đấu tố cha mạnh tay quá làm rách mí mắt ông Lý Pháp (thầy dạy tôi thời “vỡ lòng”). Ông Ngoại tôi, Cụ Ngô Nhật Tuyên ở bên Phường, cũng bị thằng cháu ngoại là con trai người con gái cả Ngô Thị Nậy, tên là Nhuyền, đã dơ nắm đấm dí vào mặt ông ngoại mình đấu tố. Hắn còn vặt râu ông và quát lớn: “Mi biết tau (tao) là ai không?
           
            Bi kịch trong Cải cách ruộng đất đã thành bi kịch toàn xã hội miền Bắc thời đó chứ không còn là sự bất hiếu riêng rẻ trong mỗi gia đình vốn tử tế, đã bị nó làm cho vô luân, hư nát, tệ hại đến vậy. Thật ngao ngán.            Nói thêm về chiếc áo quan của Mệ. Trước biến cố “Cải cách ruộng đất” 1954 mấy năm, Mệ đã chuẩn bị “hậu sự” cho mình vì đã ngoài 70 tuổi. Bởi thế nên Mệ đã thuê thợ mộc ở làng là ông Tri Cầu chuyên buôn gỗ và có xưởng mộc, đóng cỗ quan tài bằng gỗ “vàng tâm” – thứ gỗ quý chịu nước nằm trong đất lâu năm khó hoai, để sẵn trong nhà. Tôi nhớ rõ cỗ quan tài đặt ngay gian giữa nhà, theo thời gian đã lên nước vàng ươm. Cả 4 tấm là 4 phiến gỗ nuột nà; hai đầu chạm khắc hoa văn cẩn thận, một đầu chữ “thượng”, một đầu chữ “hạ” theo lối chữ nho; ván “thiên” dày khoảng 1 gang tay. Cả chiếc áo quan to, bề thế hiếm thấy vào thời đó. Đến mùa, Mệ và thím Toàn thường chứa thóc trong cỗ áo.  Hôm bốc mộ Mệ là một ngày mùa hè nắng to, khoảng năm 1960 -1961. Khi quật lên, thấy rõ mồm một quan tài Mệ bị chôn nghiêng. Nghiêng nhiều lắm. Nghiêng ra phía rào (bờ sông). Không thể trách ai được, vì tình thế đưa đám Mệ diễn ra cực kỳ bất cập như vậy, quan tài không bị nghiêng lệch mới là lạ.    Mở nắp quan tài, tôi thấy nước dâng lên hơn phân nửa, rặt một màu vàng do đất mặn nhiễm nhiều phèn. Phía trên mặt nổi lềnh phềnh tấm áo còn nguyên sắc đỏ và vàng (áo 2 lớp, lớp ngoài là gấm màu đỏ, lớp trong là lụa tơ tằm màu vàng). Chiếc áo gấm Mệ đã cất giấu vô cùng tài tình, cốt cán của đội “Cải cách” không lấy được nên khi qua đời còn có mà mặc cho Mệ. Tới bây giờ, tôi vẫn không thể nghĩ và hình dung được là làm sao mệ cất giữ an toàn chiếc áo gấm này trước quân ăn cướp, vô lương của Cải cách ruộng đất? Những thằng được phong lên làm “cốt cán” là những đứa vô học, trợn trạc, lưu manh nhất làng nên luôn ranh mãnh và hung dữ lắm, mà nó “chịu thua” không thu được chiếc áo dài của Mệ tôi là quá lạ kỳ. Nhưng nghĩ kỹ lại, bọn này vẫn còn “nhân đạo”, chứ sao chiếc áo quan quý nằm chềnh ềnh giữa nhà thế mà không bị “tịch thu”? Chắc áo quan là “danh mục” bị chính quyền cấp trên cấm đụng vào vì “kiêng kỵ” hay sao đó. Cũng có thể, chính quyền muốn tỏ ra có “văn hóa”, có “đạo đức” nên không táng tận đến cỡ để cấp cơ sở đàn em phải đụng tay đụng chân đến thứ mà những ông bà già nua sắp sẵn cái chết cho mình?
          Mệ Nội tôi – Cụ Đoàn Thị Diệp, là con gái cả một gia đình họ Đoàn có truyền thống học hành – đỗ đạt. Là người phụ nữ đẹp, giỏi dang, ham làm giàu và ở phương diện này khá thành công. Cả đời Mệ luôn siêng năng tần tảo, căn cơ và tằn tiện. Nhờ đức tính đó mà với hai bàn tay trắng đã gây dựng nên cơ nghiệp, để lại cho mỗi người con một phần di sản của mình làm ra. Chồng mất sớm, một tay cụ gây dựng cho 5 người con, cả trai lẫn gái, người nào cũng nhà ngói, ruộng vườn và trở thành một trong những gia đình giàu có bậc nhất trong làng.Ngôi nhà rường bằng gỗ gụ, với bao đường nét chạm khắc tinh xảo, cụ mua của một ông quan từ huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) về dựng cho con trai Lê Duy Xinh, hiện vẫn còn nguyên vẹn ở làng.
Thật rất nghịch lý, một gia đình giàu có, đông con cháu, thế mà đại họa “Cải cách ruộng đất” rước từ Tàu về, đã đẩy Mệ tôi và hàng chục vạn người khác, trong đó có nhiều người kháng chiến cũ, có công với cách mạng tới cái chết vô cùng bi thương như vậy. Tội nghiệp Mệ quá Mệ ơi!
 Hà Nội, ngày Biển Đông dậy sóng 11/5/2014                                                                                     
Cháu nội Lê Quang Vinh
( Tác giả gửi bài cho QTXM)

Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Bắc Việt: “Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?”

Danluan

 Dân Luận: Chí ít là bác đại biểu quốc hội này đã thành thực khi thừa nhận “lòng yêu nước” và “con tàu Cộng sản” vào lúc này đang đi về hai phía trái ngược nhau. Đảng CSVN sẽ chọn con đường nào, yêu nước hay yêu CNXH?
Về câu hỏi ai là người có lợi từ vụ lình xình giữa hai quốc gia. Ngoài Trung Quốc rõ ràng hưởng lợi từ việc lấn biển lấn đảo, thì có lẽ còn… thế lực thù địch với Đảng nữa. Chắc bác Nguyễn Bắc Việt định đổ cho Việt Tân kích động lãnh đạo Trung Quốc lấn tới để chia rẽ hai nước đây :D
Bài phát biểu của ông Nguyễn Bắc Việt, đại biểu Quốc Hội tỉnh Ninh Thuận
Kính thưa Quốc hội,
Tôi xin được tham gia một số ý kiến như sau.

Thứ nhất, về đánh giá tình hình, tôi cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên với tình hình diễn ra gần đây cho thấy cần đánh giá sát hơn nữa. Về chiến lược biển, có thể nói trong thời gian qua thực hiện chiến lược biển theo Nghị quyết Trung ương 7 khóa X chưa được quan tâm đúng mức, cho nên sự kiện biển Đông ta mới thấy cần đội tàu hiện đại, cần tàu thuyền công suất lớn cho ngư dân đánh bắt xa bờ dài ngày, mới thấy cần dịch vụ hậu cần cho nghề cá. Nghị quyết Trung ương nêu nhưng đến nay, nhất là sau sự kiện Vinashin chúng ta đã không tập trung đúng mức.
Thứ hai, trong đánh giá cần nhìn nhận tình hình bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững thời gian vừa qua và gần đây có những vấn đề trong điều hành lãnh đạo chưa tốt. Ngay địa phương chúng tôi cũng thấy rất rõ việc này. Không phải chỉ vấn đề đất đai dân mới khiếu kiện mà bây giờ là vấn đề bảo vệ môi trường liên quan đến đời sống của nhân dân. Theo tôi cần có sự nhìn nhận đánh giá để có giải pháp.
Thứ ba, trong đánh giá cần thấy vẫn còn biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Thực tế sự kiện biển Đông từ ngoài khơi nhưng vào bờ là có vấn đề.
Thứ tư là cần đánh giá thực sự lòng dân, cán bộ, đảng viên chưa yên trước bất ổn của thị trường tiêu thụ, trước tham nhũng tiêu cực, trước tệ nạn xã hội, trước trật tự an toàn xã hội, trước yêu cầu của việc làm, trước yêu cầu của thực hiện chế độ, chính sách cho các đối tượng chúng ta còn nợ 2 đề án đến nay vẫn chưa cho ý kiến.
Về vấn đề biển Đông, từ sáng tới giờ và những ngày qua trong phát biểu tôi đồng tình với các ý kiến phát biểu ở một vế, đó là vế thể hiện lòng yêu nước. Nhưng còn một vế theo tôi là chúng ta chưa thực sự quan tâm, đó là yêu chế độ và lo cho con tàu Cộng sản và công dân quốc tế. Thời điểm này chúng ta nên nhớ Di chúc của Bác, Bác để lại cho chúng ta lời di chúc trong đó khi nói về phong trào Cộng sản Bác đã nói là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạng của phong trào cộn sản và công nhân quốc tế bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em. Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý có tình.
Dẫn 2 lời di chúc của Bác cùng với lời căn dặn của Bác với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi Bác lên đường đi sang Pháp năm 1946 bác có dặn “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Theo tôi “dĩ bất biến, ứng vạn biến” bây giờ đó là độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội. Rất tiếc trong pháp điển chúng ta chưa thực sự quan tâm đến nội dung này. Chính vì vậy, theo tôi đối với chúng ta hiện nay cái cần là làm sao chúng ta làm dịu tình hình biển Đông.
Hai, chúng ta phải chủ động đấu tranh với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Ba, bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình của Việt Nam, của khu vực và của thế giới. Chính vì vậy đối sách giải pháp của chúng ta, theo tôi:
Một, phải xác định cho rõ nguyên nhân, phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?
Hai, phải tiên định mục tiêu lý tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như Bác đã căn dặn. Đó là phải làm sao giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay. Xem nhẹ chúng ta sẽ chệch hướng.
Thứ ba, nắm chắc quan điểm đường lối, phương pháp cách mạng, pháp luật của Việt Nam trong đấu tranh hiện nay sử dụng Luật biển, sử dụng Hiến pháp của chúng ta để đấu tranh.
Thứ tư, siết chặt kỷ cương thông tin trên báo chí, bảo đảm đúng định hướng và những việc cần làm ngay. Chúng ta cần:
Thứ nhất, phải làm sao gặp gỡ tiếp xúc với Trung Quốc để làm dịu tình hình biển Đông, sớm đưa lại tình hình như trước khi xảy ra sự kiện.
Thứ hai, xử lý nghiêm minh theo pháp luật các đối tượng kích động, thông báo công khai.
Thứ ba, không vì tình hình biển Đông mà sao nhãng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tôi xin hết ý kiến.

Phát biểu của một vị ĐBQH về tình hình biển Đông

“Về vấn đề biển Đông, từ sáng tới giờ và những ngày qua trong phát biểu tôi đồng tình với các ý kiến phát biểu ở một vế, đó là vế thể hiện lòng yêu nước. Nhưng còn một vế theo tôi là chúng ta chưa thực sự quan tâm, đó là yêu chế độ và lo cho con tàu Cộng sản và công dân quốc tế. Thời điểm này chúng ta nên nhớ Di chúc của Bác, Bác để lại cho chúng ta lời di chúc trong đó khi nói về phong trào Cộng sản Bác đã nói là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạng của phong trào cộn sản và công nhân quốc tế bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em. Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý có tình…..
ĐBQH Nguyễn Bắc Việt

Nguyễn duy Xuân

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng phát biểu: “Chúng tôi luôn mong muốn hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.  Quan điểm của Thủ tướng thật rõ ràng và minh bạch, được đồng bào cả nước đồng tình, dư luận quốc tế  ủng hộ.
Trong phiên họp tại Hội trường chiều 2-6, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) đã nói câu nổi tiếng làm dậy sóng nghị trường: “Dứt khoát bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước mà cha ông để lại. Dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục, không bán mình cho quỷ dữ“.

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nhấn mạnh, người dân Việt Nam trong và ngoài nước đều hướng về biển Đông với sự quan tâm, lo lắng, phẫn nộ, bất bình, lên án hành vi ngang ngược, bất chấp đạo lý, nhân nghĩa láng giềng, trắng trợn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) thì nói: Chúng ta hãy nhân đà này biến hóa vinh phúc, đoàn kết toàn dân tộc, loại bỏ những người có tư tưởng “xi nhan phải nhưng lại rẽ trái”.
Còn đây là lời phát biểu của một vị đại biểu khác, ông Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) cũng trong phiên họp nói trên nhưng không thấy báo chí nhắc tới trong các bản tin:
Nguyen-Bac-Viet1
Ông Nguyễn Bắc Việt tại nghị trường
“Về vấn đề biển Đông, từ sáng tới giờ và những ngày qua trong phát biểu tôi đồng tình với các ý kiến phát biểu ở một vế, đó là vế thể hiện lòng yêu nước. Nhưng còn một vế theo tôi là chúng ta chưa thực sự quan tâm, đó là yêu chế độ và lo cho con tàu Cộng sản và công dân quốc tế. Thời điểm này chúng ta nên nhớ Di chúc của Bác, Bác để lại cho chúng ta lời di chúc trong đó khi nói về phong trào Cộng sản Bác đã nói là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạng của phong trào cộn sản và công nhân quốc tế bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em. Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý có tình.
Dẫn 2 lời di chúc của Bác cùng với lời căn dặn của Bác với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi Bác lên đường đi sang Pháp năm 1946 bác có dặn “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Theo tôi “dĩ bất biến, ứng vạn biến” bây giờ đó là độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội. Rất tiếc trong pháp điển chúng ta chưa thực sự quan tâm đến nội dung này. Chính vì vậy, theo tôi đối với chúng ta hiện nay cái cần là làm sao chúng ta làm dịu tình hình biển Đông.
Hai, chúng ta phải chủ động đấu tranh với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Ba, bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình của Việt Nam, của khu vực và của thế giới. Chính vì vậy đối sách giải pháp của chúng ta, theo tôi:
Một, phải xác định cho rõ nguyên nhân, phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?
Hai, phải tiên định mục tiêu lý tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như Bác đã căn dặn. Đó là phải làm sao giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay. Xem nhẹ chúng ta sẽ chệch hướng.
Thứ ba, nắm chắc quan điểm đường lối, phương pháp cách mạng, pháp luật của Việt Nam trong đấu tranh hiện nay sử dụng Luật biển, sử dụng Hiến pháp của chúng ta để đấu tranh.
Thứ tư, siết chặt kỷ cương thông tin trên báo chí, bảo đảm đúng định hướng và những việc cần làm ngay. Chúng ta cần:
Thứ nhất, phải làm sao gặp gỡ tiếp xúc với Trung Quốc để làm dịu tình hình biển Đông, sớm đưa lại tình hình như trước khi xảy ra sự kiện.
Thứ hai, xử lý nghiêm minh theo pháp luật các đối tượng kích động, thông báo công khai.
Thứ ba, không vì tình hình biển Đông mà sao nhãng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tôi xin hết ý kiến.”
Trích phát biểu của ông nghị Nguyễn Bắc Việt – Ninh Thuận tại hội trường Kì họp thứ 7, QH13 chiều 2-6

Chung quanh công hàm Phạm Văn Đồng

Trần gia Phụng – ĐCV

cong-ham-ban-nuoc-1958-cua-Pham-van-Dong-sm
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981đến đặt tại vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam Cộng Hòa ngày-19-1-1974. Sự xuất hiện giàn khoan nầy làm rộ lên trở lại dư luận trong và ngoài nước vấn đề công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam trước đây.
1.- TUYÊN BỐ CỦA TRUNG QUỐC

Từ 24-2 đến 29-4-1958, các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp tại Genève bàn về luật biển. Hội nghị ký kết bốn quy ước về luật biển. Riêng quy ước về hải phận mỗi nước, có 3 đề nghị: 3 hải lý, 12 hải lý và 200 hải lý. Không đề nghị nào hội đủ túc số 2/3, nên LHQ chưa có quyết định thống nhất. Lúc đó, Trung Quốc và hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là thành viên LHQ nên không tham dự hội nghị nầy.
Trước cuộc tranh cãi về hải phận, ngày 28-6-1958, Mao Trạch Đông tuyên bố với nhóm tướng lãnh thân cận: “Ngày nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and Jon Halliday, MAO: The Unknown Story, New York: Alfred A. Knopf, 2005, tr. 426.) Tiếp đó, ngày 4-9-1958, Trung Quốc đưa ra bản tuyên bố về hải phận gồm 4 điểm, trong đó điểm 1 và điểm 4 được dịch như sau:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
. . . . . . . . . . . . . .
(4) Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc… (Nguồn: <http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm>).
Mục đích của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 nhằm xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. Tuy nhiên điểm 1 và điểm 4 của bản tuyên bố cố ý lập lại và mặc nhiên khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và gọi theo tên Trung Quốc là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa].
Điểm cần chú ý là Trung Quốc lúc đó chưa phải là thành viên Liên Hiệp Quốc và không thể dùng diễn đàn của Liên Hiệp Quốc để bày tỏ quan điểm và chủ trương của mình, nên Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố nầy, thông báo quyết định về lãnh hải của Trung Quốc. Vì vậy các nước không nhất thiết là phải trả lời bản tuyên bố của Trung Quốc, nhưng riêng Bắc Việt Nam lại tự ý đáp ứng ngay.
2.- CÔNG HÀM CỦA BẮC VIỆT
Trước khi ký kết hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai đất nước, đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) đã sắp đặt trước kế hoạch tiếp tục chiến tranh đánh miền Nam. Chủ trương nầy được đưa ra rõ nét tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Guangxi), từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai.
Sau khi đất nước bị chia hai, Bắc Việt nằm dưới chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) lãnh đạo. Muốn đánh miền Nam, thì Bắc Việt cần được các nước ngoài viện trợ, nhất là Liên Xô và Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố về lãnh hải ngày 4-9-1958, chẳng cần tham khảo ý kiến Bắc Việt, thì “không gọi mà dạ”, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, lại hưởng ứng ngay, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc để lấy lòng chính phủ Trung Quốc.
Mở đầu bản công hàm, Phạm Văn Đồng viết: “Thưa Đồng chí Tổng lý”. Kết thúc bản công hàm là câu: “Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.” Gọi nhau đồng chí là ngôn ngữ giao thiệp giữa đảng với đảng trong cùng một hệ thống cộng sản quốc tế, khác với ngôn ngữ ngoại giao thông thường. Nội dung bản công hàm Phạm Văn Đồng nguyên văn như sau:
“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.”
Chắc chắn bản công hàm nầy đưọc Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) chuẩn thuận và được gởi thẳng cho Trung Quốc mà không tham khảo ý kiến hay thông qua quốc hội Bắc Việt. Quốc hội Bắc Việt lúc đó nguyên là quốc hội được bầu ngày 6-1-1946, gọi là quốc hội Khóa I. Sau chiến tranh 1946-1954, đất nước bị chia hai. Nhà nước Bắc Việt triệu tập những dân biểu cộng sản còn sống ở Bắc Việt vào tháng 9-1955, tiếp tục hoạt động cho đến ngày 8-5-1960, Bắc Việt mới tổ chức bầu lại quốc hội khóa II, khai mạc phiên họp đầu tiên tại Hà Nội ngày 6-7-1960.
3.- TRUNG QUỐC BIỆN MINH
Khi tự động đem giàn khoan 981 đặt trong vùng biển Hoàng Sa, vi phạm lãnh hải Việt Nam, Trung Quốc liền bị dân chúng Việt Nam biểu tình phản đối mạnh mẽ và dư luận quốc tế lên án, thì nhà cầm quyền Trung Quốc cho người sử dụng công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 để nói chuyện.
Cùng ngày 20-5, hai nhân vật Trung Quốc đã lên tiếng biện minh cho hành động của Trung Quốc. Dĩ nhiên họ được lệnh của nhà nước Bắc Kinh mới được quyền lên tiếng.
Thứ nhứt, đại biện lâm thời Trung Quốc ở Indonesia, ông Lưu Hồng Dương, có bài đăng trên báo Jakarta Post (Indonesia), xác định rằng quân đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] là lãnh thổ của Trung Quốc. Bài báo viết: “Trong tuyên bố ngày 14-9-1958, thay mặt chính phủ Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.” Lưu Hồng Dương, tác giả bài báo, còn viết: “Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc “estoppels”. [không được nói ngược].
Người thứ hai là tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, trả lời phỏng vấn hãng tin Deutsch Welle (DW) của Đức, được đưa lên Net ngày 20-5. Ông nầy nói như sau: “Năm 1958, thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai… Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975. Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền.”
4.- CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỐNG CHẾ
Trả lời những cáo buộc trên đây của Trung Quốc, trong cuộc họp báo ngày 23-5-2014 tại Hà Nội, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho rằng công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Ông Hải nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, TrườngS, vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa… Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy điều đó càng khẳng định công văn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý…”
Ngoài ra, còn có đại sứ của hai phía Trung Cộng và Việt Cộng ở Hoa Kỳ tham gia cuộc tranh cãi, lên tiếng bênh vực lập trườøng của chính phủ mình. Báo chí hai nước cũng đưa tin và bình luận cáo buộc đối phương mà trước đây ít khi thấy. Lời qua tiếng lại còn nhiều, nhưng đại khái lập trường hai bên là như vậy.
5.- HIỂU CÁCH NÀO?
Bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đưa ra hai chủ điểm: 1) Xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. 2) Mặc nhiên xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên một số quần đảo trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn của Việt Nam từ lâu đời.
Dầu công hàm Phạm Văn Đồng không có chữ Hoàng Sa và Trường Sa như ông Trần Duy Hải nói, nhưng công hàm Phạm Văn Đồng “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc”, có nghĩa là nhà nước Bắc Việt cộng sản công nhận hai chủ điểm của bản tuyên bố của Trung Quốc.
Trần Duy Hải còn nhấn mạnh rằng sau hiệp định Genève, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa và “Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được.” Ông Hải nói chuyện lạ lùng như một người nước ngoài. Nếu Nam Việt không phải là một phần của Việt Nam, thì tại sao Bắc Việt lại đòi “Chống Mỹ cứu nước” hay “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.”? Khi xâm lăng Nam Việt, thì Bắc Việt nhận Nam Việt là một phần của Việt Nam. Khi cần xin viện trợ thì Bắc Việt bảo rằng đó là của Nam Việt, rồi Bắc Việt dùng để trao đổi với nước ngoài? (Một giải thích lạ lùng hơn nữa là bà Nguyễn Thị Thụy Nga (Bảy Vân), vợ Lê Duẫn, trả lời trong cuộc phỏng vấn năm 2008 của đài BBC rằng “ngụy nó đóng ở đó nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa.” (CTV Danlambao – danlambaovn.blogspot.com)
Một nhà nghiên cứu trong nước còn nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội nên không có giá trị pháp lý trong bang giao quốc tế. (BBC Tiếng Việt 21-5-2014, “Hoàn cảnh lịch sử công hàm 1958”).
Khái niệm nầy chỉ đúng với các nước tự do dân chủ. Trong các nước tự do dân chủ, tam quyền phân lập rõ ràng. Những quyết định của hành pháp phải được lập pháp thông qua, nhất là những hiệp ước về lãnh thổ, lãnh hải phải có sự đồng ý của quốc hội. Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản, cộng sản không cai trị theo luật pháp, mà cộng sản thống trị theo nghị quyết của đảng cộng sản. Với cộng sản, tam quyền không phân lập mà tam quyền đồng quy vào trong tay đảng CS, nên CS chẳng cần đến quốc hội. Chủ trương nầy được đưa vào điều 4 hiến pháp cộng sản mà ai cũng biết.
Trung Quốc là một nước cộng sản từ năm 1949. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng thống trị đất nước họ như đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Vì vậy, giữa hai nước cộng sản với nhau, Trung Quốc rất am hiểu truyền thống của nhau, am hiểu ngôn ngữ cộng sản với nhau. Chính công hàm của Phạm Văn Đồng cũng viết theo ngôn ngữ cộng sản: “Thưa Đồng chí Tổng lý”. Vì vậy, Trung Quốc hiểu công hàm Phạm Văn Đồng theo cách thống trị đất nước của nhà nước cộng sản, nghĩa là quyết định của đảng cộng sản là quyết định tối hậu, trên tất cả, chẳng cần gì phải có chuyện quốc hội phê chuẩn.
Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng CSVN ngày nay) ủng hộ hay không ủng hộ bản tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, dân chúng Việt Nam không cần quan tâm. Tuy nhiên, đối với dân chúng Việt Nam, chuyện Phạm Văn Đồng cùng Hồ Chí Minh và đảng Lao Động tán thành “quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], …, quần đảo Nam Sa [Trường Sa], … thuộc Trung Quốc” là một hành vi bán nước và phản quốc.
6.- LIÊN MINH QUÂN SỰ?
Trước hiểm họa Trung Quốc đe dọa ngày nay, vì Việt Nam không đủ sức chống lại Trung Quốc nên có ý kiến cho rằng nhà nước CSVN cần phải liên minh với nước ngoài để chống Trung Quốc. Ví dụ liên minh với Hoa Kỳ hay với khối ASEAN chẳng hạn.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào ngày 25-8-2010, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN đã đưa ra chủ trương “ba không” của đảng CS và nhà nước CSVN là: Không tham gia liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không cùng một nước khác chống lại nước thứ ba. (Xem Internet: chủ trương ba không của CSVN.)
Về phía Hoa Kỳ, thì vừa qua, ngày 28-5-2014, trong bài diễn văn trình bày tại lễ tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point, New York, tổng thống Obama đưa ra nét căn bản về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ: “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, nếu cần cho lợi ích cốt lõi của chúng ta – trong trường hợp người dân chúng ta bị đe dọa, nguồn sống chúng ta gặp nguy hiểm hay an ninh của các nước đồng minh bị thách thức …” (BBC Tiếng Việt, 29-5-2014.)
Chủ trương sử dụng sức mạnh để bảo vệ lợi ích cốt lõi của nước mình không phải là chủ trương riêng của Hoa Kỳ hay của một nước nào mà là chủ trương chung của tất cả các nước trên thế giới. Nước nào cũng vì quyền lợi của nước mình mà thôi. Vậy thử hỏi Hoa Kỳ có quyền lợi gì khi giúp Việt Nam (90 triệu dân) nhằm đổi lại với việc Hoa Kỳ giao thương với Trung Quốc (hơn 1 tỷ dân)? Ngoài ra, Hoa Kỳ khó trở thành đồng minh của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ vì một lý do đơn giản là CHXHCNVN là một nước cộng sản vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.
Hơn nữa, Hoa Kỳ mới liên minh trở lại với Phi Luật Tân để ngăn chận Trung Quốc từ xa. Vì Phi Luật Tân ở xa, nằm phía bên kia bờ Biển Đông phân cách Phi Luật Tân với lục địa Trung Quốc, nên an toàn hơn cho Hoa Kỳ. Vì vậy, Hoa Kỳ có cần liên minh với CSVN hay không?
Các nước trong khối ASEAN cũng không khác gì Hoa Kỳ, tập họp với nhau vì quyền lợi kinh tế của mỗi nước. Có nước chẳng ưa thích gì Việt Nam như Cambodia, Lào vì truyến thống lâu đời. Có nước chẳng có quyền lợi gì trong vấn đề Việt Nam và Biển Đông như Miến Điện, Mã Lai. Đó là chưa nói hầu như các nước ASEAN đều quan ngại thế lực của Trung Quốc về nhiều mặt và các nước ASEAN còn muốn Việt Nam luôn luôn ở thế yếu kém, bị động để đừng quay qua bắt nạt các nước láng giềng.
Như thế, chỉ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng nhà nước CSVN có thể liên minh với bất cứ nước nào để chống Trung Quốc. Trung Quốc dư biết điều đó. Cộng sản Việt Nam phải tự mình giải quyết lấy bài toán của mình do những sai lầm của Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra. Nhờ Trung Quốc đánh Pháp chẳng khác gì nhờ một tên ăn cướp đuổi một kẻ ăn trộm. Còn nhờ Trung Quốc chống Mỹ không phải là giải pháp để cứu nước mà là con đường dẫn đến mối nguy mất nước …
7.- PHẢI QUYẾT ĐỊNH
Lịch sử cho thấy từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam luôn luôn chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, chống lại các cuộc xâm lăng của nước ngoài. Ngược lại, từ giữa thế kỷ 20, đảng CSVN cướp được chính quyền năm 1945, đã dùng đất đai do tổ tiên để lại như một vật trao đổi nhằm mưu cầu quyền lực, mà công hàm Phạm Văn Đồng là một ví dụ điển hình.
Muốn thoát khỏi tấn bi kịch hiện nay, một trong những việc đầu tiên là phải vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng, chấm dứt sự thừa nhận của Phạm Văn Đồng và đảng Lao Động tức đảng CSVN đối với tuyên bố của Trung Quốc.
Muốn vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng thì phải vô hiệu hóa chính phủ đã ký công hàm. Phạm Văn Đồng đã chết. Chính phủ Phạm Văn Đồng không còn. Tuy nhiên, chính phủ thừa kế chính phủ Phạm Văn Đồng còn đó ở Hà Nội. Vậy chỉ còn cách giải thể nhà nước cộng sản hiện nay ở Hà Nội mới có thể vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng. Có hai cách giải thể:
Thứ nhứt, đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, hậu thân của đảng Lao Động trước đây, thừa kế chính thức của nhà nước do Phạm Văn Đồng làm thủ tướng, phải tìm cách tự lột xác như ve sầu lột xác (kim thiền thoát xác), mới phủ nhận những điều do nhà cầm quyền cũ ký kết. Trên thế giới, đã có hai đảng cộng sản theo thế kim thiền thoát xác là trường hợp Cộng sản Liên Xô với Yeltsin và cộng sản Cambodia với Hun Sen.
Vấn đề là những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay có vì sự sống còn của đất nước, có chịu hy sinh quyền lợi của đảng CS, có chịu giải thể đảng CS như Yeltsin đã làm ở Liên Xô, để cùng dân tộc tranh đấu bảo vệ non sông?
Thứ hai, nếu những nhà lãnh đạo cộng sản vẫn cương quyết bám lấy quyền lực, cương quyết duy trì đảng CSVN, thì chỉ còn con đường duy nhứt là toàn dân Việt Nam phải tranh đấu lật đổ chế độ cộng sản. Cuộc tranh đấu sẽ rất cam go, khó khăn, nhưng hiện nay đất nước chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm, đang lâm vào thế cùng. Cùng đường thì phải tranh đấu để biến đổi và tự cứu mình.
Vậy chỉ còn con đường duy nhứt là chấm dứt chế độ CSVN để chấm dứt công hàm Phạm Văn Đồng, đồng thời chấm dứt luôn những mật ước giữa đảng CSVN với đảng Cộng Sản Trung Quốc từ thời Hồ Chí Minh cầu viện, qua thời Thành Đô và cho đến hiện nay.
Đã đến lúc phải quyết định dứt khoát: Hoặc CSVN theo thế “ve sâu lột xác”, hoặc CSVN phải bị lật đổ mà thôi. Nếu không, hiểm họa một thời kỳ Hán thuộc mới đang chờ đợi Việt Nam.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 5-6-2014)
© Đàn Chim Việt

Dư âm từ diễn văn BT Quốc phòng VN

BBC

Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói về “Quản lý những căng thẳng chiến lược”
Cộng đồng người Việt trong ngoài nước đã có nhận định khác nhau về bài phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, ở một hội nghị an ninh tại Singapore hôm 31/5.
Bài phát biểu với chủ đề “Quản lý những căng thẳng chiến lược” được Đại tướng Phùng Quang Thanh đọc tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La).
BBC phỏng vấn thêm một số chuyên gia quốc phòng, an ninh nước ngoài bình luận về ý nghĩa của bài phát biểu, trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung đang căng thẳng vì vụ giàn khoan Hải dương 981.

Carl Thayer, Giáo sư Danh dự, Học viện Quốc phòng Úc, Canberra
Tôi đã tham dự Đối thoại Shangri-La và có mặt khi Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu.
Bài phát biểu nhắm đến khán giả có mặt và cho Trung Quốc. Nó muốn xoa dịu và không gây mất lòng. Nếu anh không biết đang có đối đầu vì giàn khoan Trung Quốc, thì khi nghe diễn văn, có khi anh nghĩ chỉ có chút căng thẳng xảy ra, không có gì đặc biệt.
Tướng Thanh có thể đã chinh phục được những ai trong khu vực cổ vũ đối thoại và thương lượng với Trung Quốc trong căng thẳng ở Biển Đông. Ông mô tả Việt Nam là nạn nhân không khiêu khích. Ông gọi Trung Quốc là bạn của Việt Nam. Điều này có thể được lòng Bắc Kinh, nhưng những người Việt trẻ hơn có mặt ở Singapore bị sốc.
Tướng Thanh đã trả lời một câu hỏi về việc Việt Nam cân nhắc dùng hành động pháp lý. Ông nói đó là giải pháp cuối cùng. Điều này làm đoàn Philippines có mặt thất vọng.
Carl Thayer
Nhưng Tướng Thanh lẽ ra có thể nhắc rằng hành động của Trung Quốc gây hại cho nỗ lực xây dựng niềm tin chiến lược mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cổ vũ một năm trước. Ông lẽ ra có thể nói về số lượng, đội hình, chiến thuật mà Trung Quốc đang dùng. Ông lẽ ra có thể kêu gọi khu vực ủng hộ Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật quốc tế và giải quyết tranh chấp trong hòa bình.
Tướng Thanh đã trả lời một câu hỏi về việc Việt Nam cân nhắc dùng hành động pháp lý. Ông nói đó là giải pháp cuối cùng. Điều này làm đoàn Philippines có mặt thất vọng. Trước bình luận của ông, họ rất trông chờ Việt Nam sẽ cùng với họ ra tòa án trọng tài.
Dẫu sao Tướng Thanh cũng đã trình bày một cách ấn tượng và chuyên nghiệp.Ông trả lời trực tiếp các câu hỏi, không lập lờ và thể hiện sự minh bạch.
David Brown, nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, nay là cây bút bình luận về chính trị Việt Nam
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã không, hoặc không muốn, nối tiếp lập trường năng nổ hơn mà các lãnh đạo như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh…đã thể hiện.
Ông ấy thể hiện tư thế quá nhún nhường, “chúng tôi đề nghị Trung Quốc…” Cái nhìn của vị bộ trưởng về Trung Quốc, nếu quả thực đây là những gì ông ấy nghĩ, thật ngây thơ và không tưởng.
Tướng Thanh tạo cảm giác là ông không phải đang tranh luận với Trung Quốc, mà lại lùi về sau để thuyết phục họ rằng Việt Nam không có ý xấu với Trung Quốc đâu.
Collin Koh Swee Lean, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore
Tôi không cho rằng bài phát biểu của Tướng Thanh quá mềm mỏng với Trung Quốc.
Ngược lại, tôi thấy bài nói vừa cương quyết vừa điều độ. Nó nhấn mạnh nhu cầu kiềm chế mà cũng nói rõ là Việt Nam đã chỉ phản ứng trước những hành động của Trung Quốc chứ không để bị hiểu nhầm là khiêu khích.
Xung đột giàn khoan
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan

Ông ấy cũng không cần phải quá cứng rắn, vì Đối thoại Shangri-La là diễn đàn để các nước đối thoại nhằm tăng cường xây dựng niềm tin. Nó không nên biến thành nơi các chính phủ công khai nhiếc móc nhau.
Tôi cảm thấy bài phát biểu là phương thức chừng mực của Việt Nam. Không quá cứng để có thể gây hại cho Đối thoại Shangri-La, mà cũng không quá mềm để tránh nói về tranh chấp đang diễn ra.
Tôi cảm thấy bài phát biểu là phương thức chừng mực của Việt Nam. Không quá cứng để có thể gây hại cho Đối thoại Shangri-La, mà cũng không quá mềm để tránh nói về tranh chấp đang diễn ra.
Collin Koh Swee Lean
Lập trường của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La, như qua diễn văn của Tướng Thanh, nên được xem là sự trưởng thành hơn trong khả năng đóng vai trò lớn hơn ở khu vực của Việt Nam. Nó chứng tỏ Việt Nam có quyết tâm chính trị duy trì hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, và kêu gọi, cổ vũ sự kiềm chế trong giải quyết tranh chấp. Về lâu dài, nó có thể giúp Việt Nam ở tư thế chính nghĩa, chinh phục cảm tình của các chính phủ trong vùng.
Có thể một số người trong chính phủ Mỹ hay Nhật muốn có lập trường cứng rắn, mạnh hơn từ Việt Nam. Nhưng nhìn chung, tôi tin Tokyo và Washington ngầm hiểu rằng chẳng nên ngạc nhiên vì thái độ của Việt Nam. Thậm chí ở cấp độ chính thức hay bán chính thức, Hà Nội và hai đại cường có khi đã ngầm hiểu với nhau là Việt Nam sẽ có lập trường trung hòa vì nguyên do địa chính trị.
Mặc dù bài phát biểu của Tướng Thanh có thể bị xem là “mềm”, nhưng Việt Nam vẫn được tự do thắt chặt quan hệ với Nhật và Mỹ. Cả hai nước đều muốn giúp Việt Nam ở lĩnh vực an ninh biển. Không phải vì bài của Tướng Thanh mà Tokyo và Washington sẽ lại giảm đi hợp tác với Việt Nam.
Việt Nam không chỉ cần ngoại giao hòa bình để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc mà đồng thời đã nhận thức họ cần xây dựng khả năng quân sự và chấp pháp trên biển, theo một cách chừng mực và không khiêu khích, trước sự cứng rắn hơn của Trung Quốc. Còn Tokyo và Washington, trong chiến lược tăng cường hợp tác với Đông Nam Á, sẽ tiếp tục giúp đỡ và thắt chặt quan hệ với Việt Nam. Đối thoại Shangri-La và bài nói của Tướng Thanh sẽ không thay đổi điều đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét