Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Ngày 28/3/2014 - Vì sao những nước giàu thường dân chủ hơn? - Tiền chạy ra… SÂN SAU

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Vì sao những nước giàu thường dân chủ hơn ?

Những thể chế chính trị chỉ có thể thành công khi tạo dựng được cái gọi là “bàn tay vô hình”, với cơ chế tản quyền để mang lại hiệu quả trong việc nhận diện những vấn đề cần giải quyết … và đề xuất những giải pháp cần thiết lẫn sự giám sát theo dõi tiến trình thực hiện … và chỉ có thể đạt được khi những quyết định được đưa ra trong điều kiện có nhiều thông tin được tiếp cận, càng nhiều càng tốt. Ở đây có thể thấy được tầm quan trọng của tự do báo chí và truyền thông độc lập. CẦN THIẾT PHẢI CÓ TRUYỀN THÔNG ĐỘC LẬP
Không có một thể chế như vậy, hệ thống chính trị không thể thành công trong việc đem lại một môi trường tốt, thích hợp mà nền kinh tế thật sự cần. Đó là lý do tại sao các nước giàu thường là những nước dân chủ … và vì sao những nơi như Venezuela (giàu có tài nguyên) lại trở nên nghèo đi.
Dù rằng nhiều nước có sự tổ chức của hình thức bầu cử, nhưng họ có vẻ như lại gặp quá nhiều vấn đề và va vấp trong công tác điều phối. Việc xếp hàng trật tự cho bầu cử không hẳn sẽ là một sự đảm bảo cho một điều gì đó tương tự khi người ta thực hiện với việc phân phát giấy vệ sinh :)
Trích tóm tắt từ bài viết trên Project Syndicate
https://www.project-syndicate.org/commentary/ricardo-hausmann-on-the-market-like-mechanism-in-advanced-economies–political-systems

Bản chất gói 50.000 tỷ “cứu” bất động sản


Ngân hàng Xây dựng và Công ty Thiên Thanh Group vừa gây sốt khi công bố gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, với sự tham gia của cả chục ngân hàng. Nhưng chính ngân hàng có tên cũng không biết là mình đã tham gia.

Không hiểu sao mình có tên

Theo danh sách các ngân hàng thương mại tham gia gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, ngoài Ngân hàng Xây dựng (VNCB), còn có các ngân hàng khác như: BIDV, Agribank, LienvietPostbank, Oceanbank, Sacombank, MBbank…
Tuy nhiên, trao đổi với PV Tiền Phong chiều 26/3, ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank khẳng định: “Tôi cũng mới đọc thông tin gói 50.000 tỷ đồng trên báo, chưa có kế hoạch gì về gói tín dụng này. Hiện đơn vị tổ chức (VNCB – PV) đang đàm phán và chưa ký kết gì với chúng tôi”. Một đại diện ngân hàng khác có tên trong nhóm tham gia cũng cho biết, chưa nhận được thông báo gì từ ngân hàng tổ chức.
Chuyên gia ngân hàng Bùi Kiến Thành cho rằng, gói 50.000 tỷ đồng các ngân hàng thương mại vừa đưa ra không ảnh hưởng gì tới gói 30.000 tỷ đồng (của Ngân hàng Nhà nước). Do khác nhau cả về điều kiện vay và chính sách ưu đãi. Gói 50.000 tỷ đồng không có gì đặc biệt, không có ưu đãi nào, khi vẫn với điều kiện và lãi suất như vay thương mại bình thường. Khác biệt chỉ là quản lý dòng tiền đi đúng nơi, đúng chỗ để không bị chiếm dụng.
“Kiểm soát luồng tiền là yêu cầu bắt buộc của ngân hàng, không phải của riêng từng gói 50.000 hay 100.000 tỷ đồng. Nếu ngân hàng nào không làm vậy là thiếu sót”, ông Thành nói.
Chuyên gia kinh tế – TS Nguyễn Trí Hiếu cũng lưu ý, gói 50.000 tỷ đồng không liên quan đến chính sách. “Gói tín dụng này là sáng kiến tốt, nhưng để triển khai các ngân hàng phải ngồi lại với nhau, tránh vết xe đổ của gói 30.000 tỷ đồng”, ông Hiếu nói.
Còn chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nghe gói 50.000 tỷ đồng rất hay, vẽ đẹp, khuếch trương, nhưng bản chất chỉ là đảm bảo dòng tiền đi đúng mục đích. “Nhiều người nói thực chất gói 50.000 tỷ đồng chỉ là số ảo, khó khả thi. Cụ thể ra sao phải đợi triển khai mới nói được”, ông Long nói.

Không nên ảo tưởng

Chuyên gia Bùi Kiến Thành lưu ý, điểm lạ của gói 50.000 tỷ đồng là vị trí của Công ty Thiên Thanh Group. Khi công ty này khẳng định có nguồn vật liệu giá rẻ hơn các đơn vị khác, nên đứng ra làm cầu nối giữa ngân hàng và chủ đầu tư, đơn vị thi công.
“Không rõ Công ty Thiên Thanh là gì lại được giữ vị trí trung gian, được cung ứng vật liệu để giải ngân tiền. Còn những đơn vị cung ứng vật liệu khác sẽ ra sao, chẳng nhẽ họ không được tham gia vào chuỗi cung ứng này? Tự tạo ra một thế độc quyền cho nhà cung ứng vật liệu này (Công ty Thiên Thanh – PV), như vậy là phi thị trường, cạnh tranh không lành mạnh, hình thành nhóm lợi ích”, ông Thành nói.
Theo vị chuyên gia này, vấn đề lớn của thị trường bất động sản không phải làm sao tạo ra sản phẩm, mà là sản xuất ra phải có người mua để ở (không phải mua đầu tư). Nếu không ai mua, không thu hồi được vốn, khoản vay sẽ biến thành nợ xấu. “Có lẽ đây là một chiêu PR của ngân hàng, và thổi phồng anh Thiên Thanh nào đấy, nên có đề xuất như vậy”, ông Thành thẳng thắn.
“Tôi cũng mới đọc thông tin gói 50.000 tỷ đồng trên báo, chưa có kế hoạch gì về gói tín dụng này. Hiện đơn vị tổ chức đang đàm phán và chưa ký kết gì với chúng tôi”.
Ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho rằng, không nên ảo tưởng về gói 50.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp được vay bao nhiêu, lãi suất thế nào hoàn toàn phụ thuộc thỏa thuận với ngân hàng. Theo ông Châu, việc liên kết 4 nhà (nhà đầu tư, nhà băng, nhà cung ứng vật liệu, nhà thi công) là xu thế toàn cầu. Tuy nhiên, mục tiêu của đơn vị tổ chức là gì? Nếu để giảm giá bất động sản rất đáng hoan nghênh; còn đơn vị tổ chức đặt lợi nhuận đầu tiên thì việc độc quyền và lợi ích nhóm không tránh khỏi. Điều này làm méo mó thị trường bất động sản vốn đang khó khăn.
Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) khẳng định, gói 50.000 tỷ đồng chỉ là tín dụng thông thường, không ưu đãi. Vì vậy, không liên quan gì tới gói 30.000 tỷ đồng, và cũng không có cạnh tranh.
Theo ông Mạnh, không nên gọi đây là gói tín dụng, chỉ là chương trình tín dụng thông thường của ngân hàng. Trước đây, mỗi ngân hàng cho vay một khúc (người cho vay đầu tư, người cho vay thi công, người cho vay mua vật liệu…), thiếu kết nối, dễ bị chiếm dụng nên giờ cần kết nối dòng tiền.
“Bản thân xây dựng cơ bản đang mất niềm tin lẫn nhau trong tín dụng, ngân hàng không tin chủ đầu tư, chủ đầu tư không tin nhà thầu… do dòng tiền bị sử dụng không đúng mục đích. Do đó, nợ đọng trong xây dựng lớn, đấy là con số phản ánh thực tế”, ông Mạnh nói. Vì vậy, theo ông Mạnh, các ngân hàng phải liên kết để kiểm soát dòng vốn.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho hay, không biết đến gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, cũng không chủ trì, nghiên cứu, đề xuất gói này.
Theo Tiền phong

Tiền chạy ra… SÂN SAU



Hàng nghìn tỷ đồng đã được ngân hàng “rót” vào các công ty “sân sau”, doanh nghiệp thân hữu. Những bí ẩn về dòng vốn chảy lòng vòng qua kênh tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu… chỉ dần hé lộ qua vụ án “Bầu Kiên”.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao nhóm 6 công ty của “bầu Kiên”, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, huy động được cả nghìn tỷ đồng của nhiều ngân hàng, gồm cả ACB? Có điều gì bất thường phía sau các thương vụ ngân hàng mua trái phiếu của nhóm công ty có liên quan đến cổ đông sở hữu nhà băng?

Vẽ giấy ra tiền!

Để hình dung được dòng tiền chảy từ ngân hàng vào nhóm 6 công ty của “bầu Kiên”, có thể xem cách huy động vốn tại Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội (ACBI, vốn điều lệ 300 tỷ đồng) do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện theo pháp luật.
Năm 2008, Công ty ACBI phát hành 8 triệu trái phiếu doanh nghiệp (tương ứng giá trị 800 tỷ đồng) bán cho Ngân hàng ACB, tiền được dùng mua 9,67 triệu cổ phiếu Ngân hàng Techcombank (trị giá 699 tỷ đồng) và cổ phiếu Ngân hàng Eximbank (100 tỷ đồng).
Công ty thế chấp toàn bộ cổ phiếu Techcombank cho Ngân hàng ACB để bảo đảm cho việc phát hành 8 triệu trái phiếu, thực chất là khoản vay “lách” quy định cấp tín dụng. Hiểu một cách nôm na là, Ngân hàng ACB đã cho doanh nghiệp vay tiền đầu tư cổ phiếu, dùng cổ phiếu làm tài sản bảo đảm vay vốn theo kiểu “mỡ nó rán nó”.
Tương tự, năm 2010, Ngân hàng ACB đã cho Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á châu Hà Nội (Công ty ACI – HN) vay 650 tỷ đồng qua hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp này, nhận thế chấp bằng nhiều cổ phiếu nhà băng khác (Kienlongbank, DaiAbank, Eximbank, Vietbank…).
Tiền huy động lại được quay vòng đầu tư cổ phiếu, cổ phần ngân hàng với tổng trị giá hơn 1.400 tỷ đồng. Hoạt động mua bán cổ phiếu ngân hàng của nhóm công ty của “Bầu Kiên” đã bị cáo buộc là đầu tư tài chính trái phép.
Cách huy động vốn qua kênh trái phiếu như kiểu “bầu Kiên” không lạ, mà thực tế đã được nhiều doanh nghiệp vận dụng linh hoạt khi tín dụng bị siết chặt (từ năm 2011). Và, ngân hàng cũng “hào hứng” mua trái phiếu doanh nghiệp, coi như khoản đầu tư dài hạn, có hoặc không có tài sản bảo đảm. Đơn cử, Công ty cổ phần tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và nhóm công ty con đã huy động tới 2.900 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho các ngân hàng.
Trong số này, Công ty cổ phần bán lẻ và quản lý bất động sản Đại Dương đã bán được 1.200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp cho Tổng Công ty tài chính cổ phần dầu khí (PVFC – nay là Ngân hàng PVcombank). Tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu gồm: số cổ phần của doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo (sở hữu 44% vốn Ocean Group) tại 1 công ty, sàn thương mại dự án Starcity của 2 công ty liên quan đến tập đoàn…



Hai ngân hàng HDbank và Techcombank đã mua 700 tỷ đồng trái phiếu của Ocean Group, trong đó có 500 tỷ đồng trái phiếu được bảo đảm bằng 71 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần khách sạn và dịch vụ Đại Dương (công ty con của Ocean Group). Ngân hàng Maritimebank mua 500 triệu trái phiếu của Công ty cổ phần dịch vụ hỗ trợ và phát triển đầu tư (công ty “cháu” của tập đoàn), không có tài sản bảo đảm.

Cho vay, góp vốn đầu tư

Ngoài cấp tín dụng và mua trái phiếu, ngân hàng còn “bơm” vốn thông qua hình thức góp vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Trong số này, có không ít doanh nghiệp có liên quan đến cổ đông sở hữu ngân hàng.
Đơn cử như trường hợp Ngân hàng Bắc Á, bà Thái Hương – Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, nắm giữ tới 6,99% vốn điều lệ (năm 2012). Trong danh mục đầu tư dài hạn vào 20 doanh nghiệp, đơn vị, Ngân hàng Bắc Á đầu tư lớn nhất là hơn 253 tỷ đồng, tương ứng 6,66% vốn Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH (bà Thái Hương là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH). Từ năm 2011, Ngân hàng còn ứng vốn trước cho Công ty TH triển khai dự án với tổng số giải ngân hơn 162 tỷ đồng. Khoản này tiếp tục được ghi nhận là nợ phải thu trong năm 2012.
Như Thời báo kinh doanh đã đề cập, Ngân hàng Oceanbank (có 20,66% vốn của Ocean Group) đã cho hàng loạt công ty con, cháu của Ocean Group vay vốn. Đơn cử, tính tới 6/2013, Công ty cổ phần khách sạn và dịch vụ Đại Dương còn dư nợ 61,2 tỷ đồng, Công ty cổ phần du lịch Khách sạn Suối Mơ nợ 13,8 tỷ đồng. Hay Công ty cổ phần bán lẻ và quản lý bất động sản Đại Dương được vay hơn 205 tỷ đồng, Công ty cổ phần đầu tư THT Việt Nam vay 133 tỷ đồng… Trước đó, Công ty cổ phần khách sạn và dịch vụ Đại Dương có khoản đầu tư hơn 43 tỷ đồng tại Oceanbank (tính đến thời điểm 31/12/2012) nhưng trong năm 2013 đã thoái vốn.
Theo một báo cáo công bố năm 2010, Oceanbank đã góp vốn đầu tư vào 3 công ty thuộc tập đoàn với tổng số vốn hơn 35,4 tỷ đồng, gồm Công ty cổ phần chứng khoán Đại Dương, Công ty cổ phần truyền thông Đại Dương, Công ty cổ phần công nghệ Đại Dương. Tỷ lệ sở hữu tại đây từ 10 – 11% vốn. Đến năm 2012, các khoản góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn của ngân hàng lên tới gần 590 tỷ đồng. Hiện, ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính năm 2013 nên không rõ sự thay đổi dòng vốn đầu tư vào các công ty liên quan.
Theo Thời báo kinh doanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét