BẢN CHẤT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TOÀN CẦU NỬA THẾ KỶ QUA VÀ TƯƠNG LAI
Bản chất của loài người nói riêng, và muôn loài nói chung là tư hữu và
quyền lực. Mỗi con người luôn có một tiềm năng vô hạn về sức mạnh tự
thân cả phần xác, lẫn phần hồn. Vấn đề của xã hội là làm sao cho những
cá nhân ấy sử dụng hiệu quả nhất mọi khả năng của họ, và biết kết hợp,
dung hòa tất cả các khả năng cùng với bản chất của con người của toàn xã
hội một cách hiệu quả nhất, để làm nên sức mạnh quốc gia. Nhiệm vụ này
là nhiêm vụ của chính trị, vì chính trị là nghệ thuật của sự có thể.
Mỗi quốc gia được hội tụ 3 yếu tố quan trọng trong việc thực hiện sức
mạnh tổng thể của mình: Thiên, Địa và Nhân. Trong 3 yếu tố trên, không
yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào, mặc dù, con người - Nhân - là chủ
thể có thể làm thay đổi 2 yếu tố còn lại - Địa Lý và Thiên Thời - có thể
tăng mạnh thuận lợi, hoặc giảm thiểu những khó khăn. Hoa Kỳ có đủ 3 yếu tố này một cách tương đối hoàn hảo nhất toàn cầu.
Lịch sử và sứ mạng Hiệp ước Bretton Woods
Với đầy đủ 3 yếu tố Thiên, Địa và Nhân những Quốc Phụ của Hoa Kỳ đã làm
nên một nền chính trị biết phát huy và kết hợp hết toàn sức mạnh của một
nền văn hóa đa chủng tộc, những đứa con 5 cha, 7 mẹ quy tụ về đây. Và
sau chiến tranh thế giới I, Hoa Kỳ đã trở thành cường quốc số 1 của toàn
cầu. Nhưng mãi đến sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1929 - 1933, thì
sức mạnh siêu cường của Hoa Kỳ mới thực sự làm cho thế giới phải cần đến
họ. Kết cục là, đến giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới II, tháng
12/1944 hơn 70 quốc gia và hơn 300 chuyên gia chính trị, kinh tế buộc
lòng phải họp nhau ở thành phố Bretton Woods của tiểu bang New
Hampshire, để lập ra một hệ thống tiền tệ, với cái gọi là Hệ thống Bretton Woods - hay còn gọi là Hiệp ước Bretton Woods: Bretton Woods system - hòng kiểm soát kinh tế và khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.
Với Hiệp ước Bretton Woods, trung tâm quyền lực kinh tài phải dời đô từ
cựu lục địa châu Âu, mà đại diện là Thị trường Chứng khoán Luân Đôn - LSE: London Stock Exchange - của Vương Quốc Anh, để sang Tân Thế giới là thành phố Nữu Ước của Hoa Kỳ - NYSE: New York Stock Exchange.
Ngoài ra, điều căn bản là tất cả các giá trị đồng tiền của các cường
quốc kinh tế lúc bấy giờ phải lấy giá trị vàng, và đồng Đô la Mỹ làm mốc
để neo đậu cố định, khi bất kỳ một ngân hàng trung ương của quốc gia
nào muốn in thêm tiền thông qua quốc hội để bơm vào nền kinh tế quốc gia
ấy, phải đóng vào kho chứa vàng ở New York một lượng tương đương.
Để cho dễ hiểu, lấy ví dụ, theo Bretton Woods thì 1USD ăn 2 đồng Đức Mã,
tương đương 120 Yên Nhật, tương đương với 0,5 Bảng Anh, tương đương với
1,5 Quan Pháp, v.v... Và cứ 35USD tương đương với 1 ounce vàng 9.999.
Bất kỳ quốc gia nào muốn in tiền bơm vào nền kinh tế của quốc gia ấy, và
lưu thông trên toàn cầu thì phải ký quỹ tại kho vàng New York một số
vàng tương đương. Hoa Kỳ có thêm sức mạnh vô song của đồng đô la vĩnh
cửu từ đây.
Đây là một Hiệp ước có tính khoa học để ngăn chặn khủng hoảng kinh tài của một quốc gia, khu vực dưới sự điều hành của Hoa Kỳ. Mà nếu không có Hiệp ước này thì các quốc gia riêng lẻ có thể bị khủng hoảng kinh tế do chính trị sai lầm, kéo theo khủng hoảng kinh tế khu vực, và toàn cầu vì mất cân bằng quy luật cung-cầu trong chính sách kinh tế. Hiệp ước Bretton Woods tồn tại được từ 1944 đến 1971, 26 năm kinh tế toàn cầu sóng yên biển lặng.
Đây là một Hiệp ước có tính khoa học để ngăn chặn khủng hoảng kinh tài của một quốc gia, khu vực dưới sự điều hành của Hoa Kỳ. Mà nếu không có Hiệp ước này thì các quốc gia riêng lẻ có thể bị khủng hoảng kinh tế do chính trị sai lầm, kéo theo khủng hoảng kinh tế khu vực, và toàn cầu vì mất cân bằng quy luật cung-cầu trong chính sách kinh tế. Hiệp ước Bretton Woods tồn tại được từ 1944 đến 1971, 26 năm kinh tế toàn cầu sóng yên biển lặng.
Nhưng, đời lại có những chữ nhưng bắt nguồn từ bản chất của con người -
tư hữu và quyền lực. Nên phải quay về một chút lịch sử toàn cầu.
Sau chiến tranh thế giới II, theo Hiến chương Liên hiệp quốc một số quốc
gia có tiền án, tiền sự đi gieo rắc chiến tranh trong 2 kỳ thế chiến bị
thua trận - Đức, Ý và Nhật - không được thành lập quân đội, để đi xâm
lược các nước khác, mà chỉ để phục vụ bảo vệ an ninh quốc phòng. Nhưng,
các đồng minh và kẻ thù trong chiến tranh thế giới II lại đảo lộn vì tư
duy của các chính trị gia đi theo 2 con đường có 2 ý thức hệ khác nhau -
Tư bản và Cộng sản. Cho nên, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - khối NATO: North Atlantic Treaty Organization hình
thành. Trong đó, điều quan trọng hàng đầu là, Hoa Kỳ đảm bảo an ninh
cho các quốc gia trong tổ chức này, để phòng vệ với sự xâm lược của cộng
sản từ Liên Xô và Đông Âu tràn sang Tây Âu bằng vũ lực, trong đó có
Đức, xưa là kẻ thù Hoa Kỳ trong thế chiến, nay là đồng minh trong NATO. Ở
châu Á, có Nhật Bổn là một thành viên trong bên thua cuộc trong chiến
tranh thế giới II cũng phải chịu dưới sự bảo trợ an ninh quốc gia từ Hoa
Kỳ, để không bị khối cộng sản từ Trung Hoa xâm lược.
Sau 20 năm được bảo trợ an ninh quốc phòng Đức và Nhật yên ổn làm ăn,
toan lo nghèo khó. Cuối thập niên 1960, Đức và Nhật đã trở thành cường
quốc kinh tế, và chiếm hơn 25% thị phần kinh tế toàn cầu, đồng thời còn
có thể mở rộng thị trường trên toàn cầu. Hoa Kỳ thuyết phục Đức và Nhật
nâng giá trị đồng Yên và Đức Mã lên cao ngang tầm với giá trị thị trường
mà 2 nước này chiếm lĩnh, nhưng Đức và Nhật không đồng ý. Họ đòi vai
trò đồng tiền của họ phải được bảo trợ bằng Hiệp ước Betton Woods đã
cùng nhau thỏa thuận vào tháng 12/1944, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
giá thành hàng hóa xuất khẩu, và cạnh tranh với nền kinh tế siêu cường
của Hoa Kỳ. Điều đó đã buộc Tổng thống Richard Nixon phải hủy bỏ Hiệp
Ước Bretton Woods vào tháng 8 năm 1971. Kinh tế thế giới trở lại thời kỳ
bấn loạn, cứ theo chu kỳ 7-8 năm có một cuộc khủng hoảng kinh tế khu
vực, có thể dẫn đến toàn cầu, như giai đoạn trước khi có Bretton Woods
ra đời.
Sau khi đơn phương rút ra khỏi Hiệp ước Bretton Woods tháng 8 năm 1971,
các quốc gia đã đóng quỹ vàng cho New York đòi lại số vàng mà mình đã ký
gửi suốt 26 năm qua, nó lên đến 24 ngàn tấn vàng. Nhưng điều này hoàn
toàn không quan trọng, vì lúc ấy dự trự vàng chỉ riêng Hoa Kỳ đã lớn hơn
tổng dự trữ vàng của 9 nền kinh tế top ten còn lại. Hoa Kỳ lại nghĩ ra
một chiến lược quản trị toàn cầu, khi mà đồng tiền không còn neo đậu vào
vàng.
Bretton Woods ra đi cái gì thay thế?
Đã có dầu khí. Có nghĩa là, sau 1971, toàn bộ vàng, tiền của toàn cầu có
một cái mốc mới là dầu hỏa. Vì thế giới lúc này không có vàng không
đáng lo ngại, nhưng không có dầu thì các quốc gia trên thế giới khó lòng
phát triển khi nền kinh tế từ nông nghiệp đã chuyển mình sang kinh tế
công nghiệp từ sau chiến tranh thế giới II. Có nghĩa là, lâu nay giá
đồng tiền các quốc gia neo vào vàng, và dầu hỏa theo đó mà được ấn định
giá. Nay Bretton Woods bị Hoa Kỳ đơn phương hủy bỏ, thì cũng chính Hoa
Kỳ mặc nhiên, luật bất thành văn xây dựng một thời kỳ mới, mà ở đó dầu
hỏa là cái mốc mà tất cả các đồng tiền và cả quý kim vàng cũng phải neo
vào đó, làm cái mốc giá trị cho mọi sự trên đời.
Lại phải quay về một chút lịch sử liên quan đến chuyện Hoa Kỳ lấy dầu
hỏa thay thế vàng trong định lượng giá trị hàng hóa toàn cầu.
Mối bất hòa của 2 quốc gia đầu têu cộng sản đã âm ỉ từ thập niên 1950s,
vì quốc gia nào cũng muốn làm anh cả Đỏ. Điều này trong di chúc của cụ
Hồ có đề cập đến, và cụ khuyên, hãy giữ gìn sự đoàn kết trong đảng như
giữ gìn con ngươi của chính mình. Và rạn nứt ấy được bùng nổ thực sự vào
8 giờ sáng ngày 13 tháng 8 năm 1969, lực lượng tuần tra biên phòng ở
Tân Cương, Trung Hoa gồm 37 người, do 1 sỹ quan là Dương Chính Lâm chỉ
huy, bị lực lượng Liên Xô có 6 xe tăng yểm trợ phục kích và hạ sát toàn
bộ. Khi Trung Hoa gửi công hàm phản đối, thì bên Liên Xô đáp trả là do
biên phòng Trung Hoa xâm phạm lãnh thổ.
Lừa nước đục thả câu, vào cuối năm 1969, Hoa Kỳ đã đi đêm với A Phú Hãn
và Rumania để tiếp cận với Mao Trạch Đông trong chiến lược tiêu diệt
Liên Xô cũ, và cũng để thực hiện chiến lược cai quản toàn cầu trong thế
kỷ tiếp theo, bằng cách nắm yết hầu dầu hỏa của thế giới. Sau khi hủy bỏ
Hiệp ước Bretton Woods tháng 8/1971, thì tháng 12/1972 Richard Nixon gặp Mao,
Thông cáo Thượng Hải ra đời. Trong đó, vấn đề Đài Loan, biển Đông và
Đông Dương được Hoa Kỳ bàn giao cho Trung Hoa bằng ngoại giao bóng bàn,
trở thành vật thế chấp của Trung Hoa và Hoa Kỳ.
Để đổi lại, Trung Hoa mở cửa thị trường, đối đầu với Liên Xô. Hoa Kỳ bỏ
chiến trường Đông Dương với cái gọi là, ngăn chặn làn sóng cộng sản
tràn khắp Á Châu, để chuyển sang Trung Đông để bắt thế giới phải neo giá
trị đồng tiền và vàng theo đơn vị mỗi thùng dầu hỏa.
Kết quả của chiến lược chuyển neo đậu đồng tiền, hàng hóa từ cái mốc là 1
ounce vàng sang 1 thùng dầu hỏa là, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ; toàn bộ
Đông Dương rơi vào tay cộng sản; Trung Đông rơi vào tay Hoa Kỳ; Israel
thắng trận ở cuộc chiến với Ai Cập và Syria vào ngày 06/10/1973; Khủng
hoảng ngoại giao 52 con tin Hoa Kỳ với Iran năm 1978 làm giá vàng dậy
sóng đến 850USD/oz theo giá dầu, vì khủng hoảng an ninh khi vực Vịnh Ba
Tư, làm cản trở vận chuyển dầu cung cấp toàn cầu từ cuối năm 1978. Một
thời kỳ mới mà Hoa Kỳ đã xác lập tất cả các đồng tiền trên toàn cầu phải
bị neo nào giá của mỗi thùng dầu đã hình thành.
Quyền lực của dầu hỏa
Nhưng đến giữa sau thập niên 1980s thì Liên Xô như con rùa lật ngữa - mà
dân gian Việt gọi là Nga Ngố. Với tuyên bố của Gorbachev trong cuộc họp
ở Berlin của cộng sản toàn cầu là, tùy nghi tự định liệu. Nó làm ta nhớ
đến tuyên bố của Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cách đó 14 năm - tùy
nghi di tản - làm VNCH sụp đổ. Cũng với tuyên bố cùng ý nghĩa này từ
Gorbachev, Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Hoa Kỳ một mình múa gậy vườn hoang
suốt gần 2 thập niên từ 1986 đến 2004!
Trong khi đó, trước và sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, một Đặng
Tiểu Bình ở Trung Hoa thấy được sai lầm của cú ngoại giao bóng bàn từ 2
thập niên trước. Và qua sự kiện ngày 04/6/1989 Thiên An Môn đẫm máu,
Đặng đã đưa ra sách lược, Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là
chơi. Nó biến Trung Hoa thành nơi bán tài nguyên và môi trường để làm
công xưởng của thế giới bằng lao động giá rẻ. Nó cướp việc làm của toàn
cầu, và đồng lõa với các đại tư bản toàn cầu để bóc lột chính nhân dân
Trung Hoa, nhằm ẩn mình chờ thời cho con Rồng Trung Hoa thức giấc.
Trạng chết thì trẫm cũng thương vong. Liên Xô sụp đổ là thắng lợi của phe Tư bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhưng qua đó, những cuộc chạy đua vũ trang đã để lại khối nợ khổng lồ cho chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt đối với các đời Tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa từ 1980 đến 1988 của ông Ronald Reagan đã đẩy nợ công từ 907 tỷ lên hơn 2 lần là 2602 tỷ đô la. Rồi đến 1 nhiệm kỳ của ông Bush cha từ 1989 đến 1992 đã đẩy nợ công từ 2602 tỷ lên gần gấp đôi là 4064 tỷ đô la. Cả 2 nhiệm kỳ Tổng thống thuộc Dân chủ do Bill Clinton nắm từ 1993 đến 2000 nợ công tăng thêm từ 4064 tỷ lên 5674 tỷ, chỉ tăng thêm 1100 tỷ đô la trong 8 năm, thấp nhất trong 34 năm qua. Vì cũng 8 năm nắm quyền nước Mỹ, nhưng ông Bush con đã đẩy nợ công nước Mỹ từ 5674 tỷ lên đến 10.024 tỷ đô la, tăng thêm 4350 tỷ đô la.
Obama bước vào Nhà Trắng với núi nợ lên đến 10.024 tỷ đô la, và kinh tế Hoa Kỳ đang suy trầm. Hàng loạt vấn đề cần giải quyết sau đống đổ nát của chấm dứt chiến tranh lạnh, và chạy đua vũ trang, cũng như cuộc chạy đua trong chiến tranh tiền tệ. Việc đầu tiên là Obama tuyên bố khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ sau khi Lehman Brothers sụp đổ lúc ông Bush con còn tại vị, và tái cơ cấu những trụ cột tài chính Hoa Kỳ gồm Bank of America, và cả City Group, nên phải vay của Trung Hoa 800 tỷ đô la. Sau đó là, những gói kích thích kinh tế với cái gọi là nới lỏng tín dụng - QE: Quantitative Easing - để phá giá đồng đô la Mỹ, làm giá dầu tăng cao, và giá vàng cũng tác nước theo mưa lên những kỷ lục mới cho giá dầu là 120USD/thùng và giá vàng 1.900USD/oz. Hết nhiệm kỳ đầu của Obama, đến 2012 nợ công Hoa Kỳ đã đến con số 16.066 tỷ đô la, gần như tương đương 100% GDP Hoa Kỳ của năm 2012 là 16.240 tỷ.
Còn nếu ai quan tâm nợ công Hoa Kỳ, chịu khó vào cái đồng hồ báo nợ của nước Mỹ nó nhảy sẽ chóng mặt và khó thở: US Debt Clock. Cho đến thời điểm tôi viết bài này đồng hồ nợ công Hoa Kỳ đã nhảy đến con số 17.272 tỷ đô la! Vì thế cho nên cuối năm 2013, chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa 2 tuần, vì quốc hội không thông qua ngân sách tài khóa cho năm 2014. Nhưng đó chỉ là thủ thuật chính trị của một thể chế chính tri đa nguyên và tản quyền tốt nhất hiện nay của xã hội loài người - nghệ thuật của sự có thể.
Trạng chết thì trẫm cũng thương vong. Liên Xô sụp đổ là thắng lợi của phe Tư bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhưng qua đó, những cuộc chạy đua vũ trang đã để lại khối nợ khổng lồ cho chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt đối với các đời Tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa từ 1980 đến 1988 của ông Ronald Reagan đã đẩy nợ công từ 907 tỷ lên hơn 2 lần là 2602 tỷ đô la. Rồi đến 1 nhiệm kỳ của ông Bush cha từ 1989 đến 1992 đã đẩy nợ công từ 2602 tỷ lên gần gấp đôi là 4064 tỷ đô la. Cả 2 nhiệm kỳ Tổng thống thuộc Dân chủ do Bill Clinton nắm từ 1993 đến 2000 nợ công tăng thêm từ 4064 tỷ lên 5674 tỷ, chỉ tăng thêm 1100 tỷ đô la trong 8 năm, thấp nhất trong 34 năm qua. Vì cũng 8 năm nắm quyền nước Mỹ, nhưng ông Bush con đã đẩy nợ công nước Mỹ từ 5674 tỷ lên đến 10.024 tỷ đô la, tăng thêm 4350 tỷ đô la.
Obama bước vào Nhà Trắng với núi nợ lên đến 10.024 tỷ đô la, và kinh tế Hoa Kỳ đang suy trầm. Hàng loạt vấn đề cần giải quyết sau đống đổ nát của chấm dứt chiến tranh lạnh, và chạy đua vũ trang, cũng như cuộc chạy đua trong chiến tranh tiền tệ. Việc đầu tiên là Obama tuyên bố khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ sau khi Lehman Brothers sụp đổ lúc ông Bush con còn tại vị, và tái cơ cấu những trụ cột tài chính Hoa Kỳ gồm Bank of America, và cả City Group, nên phải vay của Trung Hoa 800 tỷ đô la. Sau đó là, những gói kích thích kinh tế với cái gọi là nới lỏng tín dụng - QE: Quantitative Easing - để phá giá đồng đô la Mỹ, làm giá dầu tăng cao, và giá vàng cũng tác nước theo mưa lên những kỷ lục mới cho giá dầu là 120USD/thùng và giá vàng 1.900USD/oz. Hết nhiệm kỳ đầu của Obama, đến 2012 nợ công Hoa Kỳ đã đến con số 16.066 tỷ đô la, gần như tương đương 100% GDP Hoa Kỳ của năm 2012 là 16.240 tỷ.
Còn nếu ai quan tâm nợ công Hoa Kỳ, chịu khó vào cái đồng hồ báo nợ của nước Mỹ nó nhảy sẽ chóng mặt và khó thở: US Debt Clock. Cho đến thời điểm tôi viết bài này đồng hồ nợ công Hoa Kỳ đã nhảy đến con số 17.272 tỷ đô la! Vì thế cho nên cuối năm 2013, chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa 2 tuần, vì quốc hội không thông qua ngân sách tài khóa cho năm 2014. Nhưng đó chỉ là thủ thuật chính trị của một thể chế chính tri đa nguyên và tản quyền tốt nhất hiện nay của xã hội loài người - nghệ thuật của sự có thể.
Không say với men chiến thắng, yếu tố Thiên Địa, Nhân của Hoa Kỳ vẫn
được miệt mài xây đắp dưới nghệ thuật của sự có thể - chính trị hùng
cường. Trung Hoa cứ nghĩ mình đủ sức để vẫy đuôi rồng xuống Biển Đông,
và vươn vuốt rồng khắp nơi, khi họ đạt được vị trí siêu cường thứ 2 về kinh tế thế giới vào năm 2010.
Nhưng Trung Hoa không hiểu rằng từ 2004, Hoa Kỳ đã tiên liệu, và sử
dụng sức mạnh của dầu hỏa là cái mốc giá trị mọi hàng hóa cho toàn cầu.
Hoa Kỳ bắt đầu tạo ra chiến tranh tiền tệ, giá dầu tăng, thì giá vàng
phải tăng theo. Ai sử dụng dầu nhiều nhất thế giới, kẻ ấy thua thiệt; Ai
cần dự trữ vàng để chống các con kền kền gây lũng đoạn kinh tế các quốc
gia như George Soros, thì mua vàng dự trữ, kẻ ấy thua thiệt. Những kẻ
ấy là Trung Hoa, Ấn Độ, và Việt Nam, v.v...
Cũng giống như xưa với Đức và Nhật, Hoa Kỳ cũng yêu cầu Trung Hoa nâng đồng Yuan lên, nhưng Trung Hoa từ chối. Mày từ chối thì tao phá giá đồng tiền của tao. Và từ đó chiến tranh tiền tệ khốc liệt nhất diễn ra, giá dầu, giá vàng nhảy múa rối tung, cả thế giới đảo điên sau mỗi lần họp của Fed - Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Một mình Nga Ngố hưởng oản để phục sinh, và gây khó dễ.
Trong năm 2013, NHNN Việt Nam bán đấu giá vàng 70 đợt, không biết vàng bán ra từ đâu? Vàng tín phiếu thì tốt, xem như NHNN Việt Nam in giấy lộn làm tín chỉ vàng bán cho các tổ chức tài chính để mua trích quỹ dự phòng nợ xấu, và NHNN Việt Nam có được hơn 6.000 tỷ đồng lãi nộp ngân sách hoạt động cho chính phủ trong lúc kinh tế đang suy sụp. Nhưng nếu vàng đó là vàng mua thật để bán cho các tổ chức tài chính thì đó là cách làm của con rắn tự ăn cái đuôi của mình. Vì vàng mua từ lúc giá vàng 1.500USD/oz, nhưng tới hôm nay vàng chỉ còn 1.200USD/oz, xem như ngân quỹ quốc gia mất đi hàng trăm triệu đô la, vì lỗ cứ mỗi ounce vàng đến 300USD!
Cũng giống như xưa với Đức và Nhật, Hoa Kỳ cũng yêu cầu Trung Hoa nâng đồng Yuan lên, nhưng Trung Hoa từ chối. Mày từ chối thì tao phá giá đồng tiền của tao. Và từ đó chiến tranh tiền tệ khốc liệt nhất diễn ra, giá dầu, giá vàng nhảy múa rối tung, cả thế giới đảo điên sau mỗi lần họp của Fed - Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Một mình Nga Ngố hưởng oản để phục sinh, và gây khó dễ.
Trong năm 2013, NHNN Việt Nam bán đấu giá vàng 70 đợt, không biết vàng bán ra từ đâu? Vàng tín phiếu thì tốt, xem như NHNN Việt Nam in giấy lộn làm tín chỉ vàng bán cho các tổ chức tài chính để mua trích quỹ dự phòng nợ xấu, và NHNN Việt Nam có được hơn 6.000 tỷ đồng lãi nộp ngân sách hoạt động cho chính phủ trong lúc kinh tế đang suy sụp. Nhưng nếu vàng đó là vàng mua thật để bán cho các tổ chức tài chính thì đó là cách làm của con rắn tự ăn cái đuôi của mình. Vì vàng mua từ lúc giá vàng 1.500USD/oz, nhưng tới hôm nay vàng chỉ còn 1.200USD/oz, xem như ngân quỹ quốc gia mất đi hàng trăm triệu đô la, vì lỗ cứ mỗi ounce vàng đến 300USD!
Kết cho tương lai
Cho đến nay, mọi quyền lực xoay quanh giá dầu, vì thế giới vẫn chưa có những kỹ thuật tối tân, giản tiện để tận dụng nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên: năng lượng từ gió, và mặt trời. Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất là đến 2015, Hoa Kỳ sẽ là nước sản xuất dầu hỏa số 1 toàn cầu, nhờ vào việc vắt đá thành dầu, soán ngôi vị của Trung Đông về khoản này. Cho nên chúng ta không lạ là tại sao Hoa Kỳ quậy cho cách mạng Hoa Nhài và chuyển trục trở lại Thái Bình Dương từ Trung Đông.
Mưa, gió, bão táp, phong ba sẽ đổ vào đâu khi Hoa Kỳ muốn, khi họ đã độc lập nguồn năng lượng chủ chốt này - dầu hỏa. Và chắc chắn một điều quan trọng là, Hoa Kỳ là tay tổ chức sòng bài thu tiền xôi, trong khi đó các con bạc khát nước đang cật lực đánh bạc cả ngày lẫn đêm mất tiền, tốn sức, mà cứ ngỡ mình hay.
Dầu sẽ lên, và sẽ xuống, nhưng xu thế xuống và đứng giá trong ít nhất 1/4 thế kỷ tới, với những gì công bố mới đây về an ninh năng lượng độc lập của Hoa Kỳ. Nhưng cũng vì nó mà những đợt sóng tăng hạ giá từ ông chủ thế giới Hoa Kỳ ban phát sẽ làm cả thế giới say sóng, nôn mửa, và có thể đi vào hôn mê, nếu ông chủ muốn cho thêm liều thuốc gây ói cho đến kiệt sức.
Cho đến khi nào thế giới chưa đủ sức làm ra công nghệ để tận dụng 2 nguồn năng lượng vô tận: gió và mặt trời, thì Hoa Kỳ vẫn dùng sức mạnh của dầu hỏa, đồng đô la, và vàng - mà chủ chốt là dầu hỏa làm tâm để điều khiển toàn cầu theo chiến lược của họ đã vạch ra.
Việt Nam giải 'bài toán' rủi ro trước nước lớn
Chuyển từ ngoại giao phòng ngừa đơn thuần sang ngoại giao theo tư
duy "kiến tạo phát triển" là chìa khóa tăng cường thế chủ động của Việt
Nam.
>>Thông điệp của Thủ tướng và bước ngoặt 2014
LTS: Năm 2013 là một năm "được mùa" của ngoại giao Việt Nam, với việc thiết lập khái niệm "lòng tin chiến lược", duy trì được một môi trường khu vực hòa bình, ổn định đồng thời với việc triển khai ngoại giao nước lớn. Đây là cơ sở để tính toán một năm 2014 theo góc nhìn dài hơi hơn, với những xung lực mới.
Dưới góc nhìn của một "Nhà nước kiến tạo phát triển" như thông điệp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa nêu, chính sách đối ngoại phải có tầm nhìn đủ bao quát với những lựa chọn ứng xử khác nhau sẽ giúp quốc gia đối phó một cách hiệu quả với các rủi ro. Khi tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, tình hình nội bộ của các nước lớn và đối tác cũng có những thay đổi, chuyển biến liên tục thì một trong những điểm cốt lõi của ngoại giao Việt Nam 2014 chính là nhận diện và quản lý được rủi ro tiềm tàng khi nó còn chưa lộ diện.
Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu bài phân tích về thông điệp này, nhìn từ góc độ tác động tới chính sách đối ngoại.
Ngoại giao nước lớn và chiến lược lòng tin
Các nước lớn là những chủ thể đầy quyền lực trong quan hệ quốc tế, và cường quốc rõ ràng có nhiều công cụ chính sách hơn các nước nhỏ. Mối quan hệ nước lớn - nước nhỏ, hay giữa các nước lớn với nhau đều chứa đựng đầy rẫy rủi ro mà nếu không biết cách ứng xử khéo léo thì lợi ích của các nước nhỏ hơn sẽ dễ dàng bị đe dọa.
Rủi ro lớn nhất trong mối quan hệ với các nước lớn chính là hiểu sai hoặc không thể dự đoán được những bước đi chính sách của họ. Mặc dù có một số điểm chung trong cách hành xử, tuy nhiên mỗi một nước lại có những yếu tố lịch sử, dân tộc,... khác nhau ảnh hưởng tới cách thức các nước lớn nhìn nhận thế giới, dẫn đến quá trình hoạch định chính sách ngoại giao là khác nhau tùy tình hình và thời điểm cụ thể.
Với một nước nhỏ, quá cứng rắn hay quá mềm dẻo khi ứng xử với nước lớn có thể dẫn tới những hệ quả mà nước này không thể kiểm soát được, dẫn tới lợi ích chiến lược bị đe dọa nghiêm trọng. Quá trình phân tích và đánh giá rủi ro sẽ phải xác định được các yếu tố then chốt, giúp nước nhỏ hiểu đúng hơn bản chất các mối quan hệ đan xen phức tạp trong mối quan hệ với các nước lớn. Cuối cùng ngoại giao phải thiết lập được một hệ thống chính sách trong đó ứng phó được với mọi tình huống có thể xảy ra.
Xây dựng "lòng tin chiến lược" chính là một trong những bước "kiến
tạo" như vậy. Thiết lập lòng tin chính là một chiến lược nhằm "phòng
ngừa rủi ro" về mặt dài hạn thông qua những biện pháp ngoại giao cụ thể,
thông qua đối thoại và từ đó tìm kiếm tiếng nói chung. "Đoán" được ý
nghĩ và hành động của các nước lớn không những là một môn khoa học, mà
còn là một "nghệ thuật" mà các nước nhỏ hơn phải nắm vững để có thể bảo
vệ lợi ích cho riêng mình.
Nhưng "đoán" như thế nào, và sau đó là hoạch định chiến lược đối phó với từng kịch bản tiếp cận ra sao lại là một vấn đề khác. Muốn "đoán" thì phải "hiểu", muốn "hiểu" thì phải "đối thoại", và muốn "đối thoại" thì cần có một chiến lược gây dựng lòng tin dài hạn. Phòng ngừa rủi ro chính từ bước đầu tiên, hiểu và xây dựng lòng tin với đối phương. Biển Đông có thể là một thí dụ điển hình.
Biển Đông và những rủi ro
Rủi ro trong vấn đề biển Đông là rất lớn khi bất cứ một đánh giá chính sách sai lầm nào cũng có thể khiến cho căng thẳng leo thang.
Trong một môi trường quốc tế mà sự tin cậy lẫn nhau vẫn chưa thể được xây dựng, cần thiết phải có những đối sách ngắn hạn để đối phỏ với rủi ro có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Và vì là một nước nhỏ, Việt Nam phải chấp nhận một rủi ro lớn hơn rất nhiều. Rủi ro khi các nước lớn sử dụng sức mạnh quân sự để đạt ưu thế trong tranh chấp, rủi ro khi các cường quốc bắt tay nhau để "chia chác" các lợi ích trên biển mà không cần "để ý" tới phản ứng của các nước nhỏ hơn.
Nhiệm vụ của ngoại giao và những người phân tích chính sách đối ngoại là phải xác định rõ trong từng trường hợp Việt Nam phải ứng xử ra sao, phải có chính sách ứng phó như thế nào để bảo toàn lợi ích và chủ quyền từ ngàn đời nay của quốc gia, với việc đánh đổi ít nhất.
Tranh chấp lãnh thổ không phải là chuyện có thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi có những chiến lược dài hơi, với những rủi ro được nhận diện một cách rõ ràng. Một nền ngoại giao chỉ biết thụ động đối phó với tác động từ bên ngoài sẽ dễ dàng đánh mất lợi ích, vị thế và cả bản sắc của cả một quốc gia.
Trung Quốc có chiến lược riêng của họ trong tranh chấp biển Đông, và chênh lệch quyền lực là quá rõ ràng giữa Bắc Kinh và các bên còn lại trong tranh chấp. Rủi ro và thách thức trong vấn đề này lớn hơn rất nhiều lần so với cơ hội, và vì vậy cần những chiến lược rõ ràng cụ thể để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể có.
"Thể chế hóa" hay "học thuật hóa" chính là những chiến lược như vậy. "Thể chế hóa" là việc làm sao thiết lập một Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa các nước có liên quan tới tranh chấp và cố gắng tìm một đồng thuận về nội dung trong các cánh diễn dịch UNCLOS khác nhau. Làm sao để giúp Trung Quốc nhận ra được lợi ích của việc xây dựng COC, và làm thế nào giúp ASEAN trở nên đoàn kết hơn nữa trong vấn đề này chính là nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao Việt Nam 2014, thông qua việc lấy cơ chế xây dựng lòng tin chiến lược làm nền tảng.
Bên cạnh đó, "học thuật hóa" sử dụng sức mạnh của khoa học và lý lẽ như một vũ khí tuyên truyền nhằm "đánh bật" những lập luận và bằng chứng khống, thiếu sức thuyết phục từ phía Trung Quốc, vốn áp đảo trên các diễn đàn quốc tế. Một sự kết hợp giữa khoa học vốn mang đậm tính hợp lý và logic, và tuyên truyền với sức lan tỏa mạnh mẽ sẽ giúp các quan điểm của Việt Nam vừa mang sức nặng và tính thuyết phục, lại vừa được phổ biến một cách rộng rãi trên các diễn đàn, cả trong và ngoài nước.
Môi trường quốc tế đầy biến động hiện nay đi kèm với quá trình cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung khiến cho tương lai an ninh khu vực trở nên rất bấp bênh. Điều này đòi hỏi việc hoạch định sách lược ngoại giao phải có những chiến lược cụ thể, rõ ràng, nhận diện được những rủi ro có thể xảy đến trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chuyển từ ngoại giao phòng ngừa đơn thuần sang ngoại giao theo tư duy "kiến tạo phát triển" là chìa khóa tăng cường thế chủ động của Việt Nam trong thời điểm 2014 hiện nay, lẫn tương lai trung hạn sắp tới.
Nguyễn Thế Phương
>>Thông điệp của Thủ tướng và bước ngoặt 2014
LTS: Năm 2013 là một năm "được mùa" của ngoại giao Việt Nam, với việc thiết lập khái niệm "lòng tin chiến lược", duy trì được một môi trường khu vực hòa bình, ổn định đồng thời với việc triển khai ngoại giao nước lớn. Đây là cơ sở để tính toán một năm 2014 theo góc nhìn dài hơi hơn, với những xung lực mới.
Dưới góc nhìn của một "Nhà nước kiến tạo phát triển" như thông điệp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa nêu, chính sách đối ngoại phải có tầm nhìn đủ bao quát với những lựa chọn ứng xử khác nhau sẽ giúp quốc gia đối phó một cách hiệu quả với các rủi ro. Khi tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, tình hình nội bộ của các nước lớn và đối tác cũng có những thay đổi, chuyển biến liên tục thì một trong những điểm cốt lõi của ngoại giao Việt Nam 2014 chính là nhận diện và quản lý được rủi ro tiềm tàng khi nó còn chưa lộ diện.
Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu bài phân tích về thông điệp này, nhìn từ góc độ tác động tới chính sách đối ngoại.
Ngoại giao nước lớn và chiến lược lòng tin
Các nước lớn là những chủ thể đầy quyền lực trong quan hệ quốc tế, và cường quốc rõ ràng có nhiều công cụ chính sách hơn các nước nhỏ. Mối quan hệ nước lớn - nước nhỏ, hay giữa các nước lớn với nhau đều chứa đựng đầy rẫy rủi ro mà nếu không biết cách ứng xử khéo léo thì lợi ích của các nước nhỏ hơn sẽ dễ dàng bị đe dọa.
Rủi ro lớn nhất trong mối quan hệ với các nước lớn chính là hiểu sai hoặc không thể dự đoán được những bước đi chính sách của họ. Mặc dù có một số điểm chung trong cách hành xử, tuy nhiên mỗi một nước lại có những yếu tố lịch sử, dân tộc,... khác nhau ảnh hưởng tới cách thức các nước lớn nhìn nhận thế giới, dẫn đến quá trình hoạch định chính sách ngoại giao là khác nhau tùy tình hình và thời điểm cụ thể.
Với một nước nhỏ, quá cứng rắn hay quá mềm dẻo khi ứng xử với nước lớn có thể dẫn tới những hệ quả mà nước này không thể kiểm soát được, dẫn tới lợi ích chiến lược bị đe dọa nghiêm trọng. Quá trình phân tích và đánh giá rủi ro sẽ phải xác định được các yếu tố then chốt, giúp nước nhỏ hiểu đúng hơn bản chất các mối quan hệ đan xen phức tạp trong mối quan hệ với các nước lớn. Cuối cùng ngoại giao phải thiết lập được một hệ thống chính sách trong đó ứng phó được với mọi tình huống có thể xảy ra.
Rủi ro trong vấn đề biển Đông là rất lớn khi bất cứ một đánh giá
chính sách sai lầm nào cũng có thể khiến cho căng thẳng leo thang. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
|
Nhưng "đoán" như thế nào, và sau đó là hoạch định chiến lược đối phó với từng kịch bản tiếp cận ra sao lại là một vấn đề khác. Muốn "đoán" thì phải "hiểu", muốn "hiểu" thì phải "đối thoại", và muốn "đối thoại" thì cần có một chiến lược gây dựng lòng tin dài hạn. Phòng ngừa rủi ro chính từ bước đầu tiên, hiểu và xây dựng lòng tin với đối phương. Biển Đông có thể là một thí dụ điển hình.
Biển Đông và những rủi ro
Rủi ro trong vấn đề biển Đông là rất lớn khi bất cứ một đánh giá chính sách sai lầm nào cũng có thể khiến cho căng thẳng leo thang.
Trong một môi trường quốc tế mà sự tin cậy lẫn nhau vẫn chưa thể được xây dựng, cần thiết phải có những đối sách ngắn hạn để đối phỏ với rủi ro có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Và vì là một nước nhỏ, Việt Nam phải chấp nhận một rủi ro lớn hơn rất nhiều. Rủi ro khi các nước lớn sử dụng sức mạnh quân sự để đạt ưu thế trong tranh chấp, rủi ro khi các cường quốc bắt tay nhau để "chia chác" các lợi ích trên biển mà không cần "để ý" tới phản ứng của các nước nhỏ hơn.
Nhiệm vụ của ngoại giao và những người phân tích chính sách đối ngoại là phải xác định rõ trong từng trường hợp Việt Nam phải ứng xử ra sao, phải có chính sách ứng phó như thế nào để bảo toàn lợi ích và chủ quyền từ ngàn đời nay của quốc gia, với việc đánh đổi ít nhất.
Tranh chấp lãnh thổ không phải là chuyện có thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi có những chiến lược dài hơi, với những rủi ro được nhận diện một cách rõ ràng. Một nền ngoại giao chỉ biết thụ động đối phó với tác động từ bên ngoài sẽ dễ dàng đánh mất lợi ích, vị thế và cả bản sắc của cả một quốc gia.
Trung Quốc có chiến lược riêng của họ trong tranh chấp biển Đông, và chênh lệch quyền lực là quá rõ ràng giữa Bắc Kinh và các bên còn lại trong tranh chấp. Rủi ro và thách thức trong vấn đề này lớn hơn rất nhiều lần so với cơ hội, và vì vậy cần những chiến lược rõ ràng cụ thể để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể có.
"Thể chế hóa" hay "học thuật hóa" chính là những chiến lược như vậy. "Thể chế hóa" là việc làm sao thiết lập một Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa các nước có liên quan tới tranh chấp và cố gắng tìm một đồng thuận về nội dung trong các cánh diễn dịch UNCLOS khác nhau. Làm sao để giúp Trung Quốc nhận ra được lợi ích của việc xây dựng COC, và làm thế nào giúp ASEAN trở nên đoàn kết hơn nữa trong vấn đề này chính là nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao Việt Nam 2014, thông qua việc lấy cơ chế xây dựng lòng tin chiến lược làm nền tảng.
Bên cạnh đó, "học thuật hóa" sử dụng sức mạnh của khoa học và lý lẽ như một vũ khí tuyên truyền nhằm "đánh bật" những lập luận và bằng chứng khống, thiếu sức thuyết phục từ phía Trung Quốc, vốn áp đảo trên các diễn đàn quốc tế. Một sự kết hợp giữa khoa học vốn mang đậm tính hợp lý và logic, và tuyên truyền với sức lan tỏa mạnh mẽ sẽ giúp các quan điểm của Việt Nam vừa mang sức nặng và tính thuyết phục, lại vừa được phổ biến một cách rộng rãi trên các diễn đàn, cả trong và ngoài nước.
Môi trường quốc tế đầy biến động hiện nay đi kèm với quá trình cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung khiến cho tương lai an ninh khu vực trở nên rất bấp bênh. Điều này đòi hỏi việc hoạch định sách lược ngoại giao phải có những chiến lược cụ thể, rõ ràng, nhận diện được những rủi ro có thể xảy đến trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chuyển từ ngoại giao phòng ngừa đơn thuần sang ngoại giao theo tư duy "kiến tạo phát triển" là chìa khóa tăng cường thế chủ động của Việt Nam trong thời điểm 2014 hiện nay, lẫn tương lai trung hạn sắp tới.
Nguyễn Thế Phương
Vấy bẩn
Trần Trường Sa (Danlambao) - Lịch sử mấy mươi năm gần đây cho thấy: Hễ cái gì có mấy anh cộng sản dính vào là bị vấy bẩn cả!
Cách đây đã lâu, có một lần, tôi dự một cuộc họp lấy ý kiến kỷ luật một
anh đảng viên. Thành phần tham dự gồm có: toàn thể chi bộ đảng xí nghiệp
anh ta đang làm việc; đại diện các chi bộ khác trong đảng bộ tổng công
ty; một số quần chúng đại diện các xí nghiệp trong toàn tổng công ty.
Chủ trì là ông bí thư đảng ủy tổng công ty. Sau khi báo cáo về những sai
phạm của anh đảng viên này (thủ kho lấy trộm vật tư trong kho đi bán
với lượng lớn); ông bí thư yêu cầu mọi người cho ý kiến và đề xuất hình
thức kỷ luật. Nhiều đảng viên nêu ý kiến, đa phần tập trung lên án hành
vi của anh đảng viên nọ một cách gay gắt và đề xuất hình thức kỷ luật là
“khai trừ ra khỏi đảng” (sau này tôi mới biết thực ra chi bộ của anh ta
đã biểu quyết khai trừ anh ta ra khỏi đảng rồi, việc lấy ý kiến rộng
rãi chỉ là làm ra vẻ dân chủ thôi). Cánh quần chúng im lặng không ai có ý
kiến gì. Ông bí thư định tổng kết các ý kiến phát biểu để trình lên
đảng ủy tổng công ty cho xong chuyện. Chợt một anh quần chúng nọ đứng
lên, đưa tay xin có ý kiến. Ông bí thư đành ngồi xuống chờ.
Anh này phát biểu, lâu quá rồi nên tôi không thể nhớ chính xác từng lời của anh ta, nhưng nội dung thì nhớ rõ như sau: “Thưa
quý vị, nếu tôi nhớ không nhầm thì ở đây có trên một chục vị cách đây
mới hơn ba năm đã cùng tôi dự buổi họp đoàn cơ sở tổng công ty giới
thiệu anh H. vào đảng. Hôm đó theo đánh giá của chi đoàn, ban giám đốc
xí nghiệp thì anh H. là một quần chúng rất tốt. Vừa tích cực trong lao
động, vừa chăm chỉ, thật thà, hòa nhã với mọi người... Toàn thể mọi
người dự họp hôm đó đều nhất trí 100% giới thiệu anh H. vào đảng. Vậy mà
chưa đầy ba năm, đảng đã làm cho một người tốt như anh H. trở nên hư
hỏng. Trách nhiệm là do đảng, đảng phải gánh chịu, tôi không nhất trí
việc đảng trả anh H. về cho quần chúng.”
Cả hội trường ồ lên như ong vỡ tổ. Quần chúng không còn im lặng nữa. Những tiếng hô “không nhận, không nhận...”; “xấu mặt quần chúng...”... lác đác nổi lên. Ông bí thư phải lớn giọng để vãn hồi trật tự rồi tuyên bố biểu quyết “khai trừ”. Đại bộ phận phía đảng viên biểu quyết “khai trừ”; phía quần chúng tôi không thấy một ai đưa tay.
Cả hội trường ồ lên như ong vỡ tổ. Quần chúng không còn im lặng nữa. Những tiếng hô “không nhận, không nhận...”; “xấu mặt quần chúng...”... lác đác nổi lên. Ông bí thư phải lớn giọng để vãn hồi trật tự rồi tuyên bố biểu quyết “khai trừ”. Đại bộ phận phía đảng viên biểu quyết “khai trừ”; phía quần chúng tôi không thấy một ai đưa tay.
Từ đấy, tôi mới để ý trong số bà con, anh em, bạn bè... cứ người nào vào
đảng là cách sống, cách ứng xử xấu đi thấy rõ. Nhất là thái độ đấu
tranh với tiêu cực. Họ không dám phê phán cái xấu. Vốn trước đây họ lại
rất tích cực phê phán tiêu cực mới được giới thiệu vào đảng.
Đảng đã “vấy bẩn” vào quần chúng
Xem lại lịch sử các cuộc nổi dậy của dân ta chống Pháp, từ phong trào
Cần Vương; Đông Du; Duy Tân; Quốc dân đảng... cho đến các trào lưu ôn
hòa bảo hoàng... chưa bao giờ xảy ra tình trạng các nhóm kháng Pháp tiêu
diệt lẫn nhau cho đến lúc cộng sản xuất hiện. Tại sao như vậy? Việt
Minh là lực lượng kháng chiến do cộng sản lãnh đạo, thực hiện hai mục
tiêu cùng một lúc. Vừa đánh đuổi ngoại xâm, vừa tiêu diệt tư sản và giới
bảo hoàng mà họ gọi là phong kiến. Có nghĩa là vừa làm nhiệm vụ của dân
tộc, vừa làm nhiệm vụ (do chủ nghĩa đặt ra) của giai cấp vô sản. Hai
nhiệm vụ này lại mâu thuẫn nhau, trong lúc làm nhiệm vụ thứ nhất họ lại
xen vào nhiêm vụ thứ hai, ngăn cản những người họ cho là thuộc giai cấp
khác, không được cùng làm nhiệm vụ thứ nhất mà không đứng trong hàng ngũ
của họ bằng cách thủ tiêu, ám sát, chỉ điểm cho Tây giết... Còn những
người khác tư tưởng giai cấp đứng trong hàng ngũ của họ thì sẽ bị tiêu
diệt khi nhiệm vụ thứ nhất hoàn thành. Hiện tượng này thường thấy phổ
biến ở các nước theo đạo Hồi, các phe phái cùng mục tiêu đấu tranh cũng
ngầm tiêu diệt lẫn nhau.
Đảng đã làm cho công cuộc kháng chiến, đánh đuổi ngoại xâm bị vấy bẩn
Thời gian qua dư luận xôn xao về vụ lừa đảo bị cho là do các nhà “ngoại
cảm” tạo ra trong việc đi tìm hài cốt các liệt sĩ cộng sản hy sinh trong
các cuộc chiến gần đây. Về khả năng ngoại cảm không phải chỉ có ở nước
ta, mà hầu hết các nước trên thế giới đều có hiện tượng này. Độ tin cậy
vào khả năng ngoại cảm không bao giờ cao cả. Một ông thầy bói suốt đời
giỏi lắm là tìm ra vài chục đến trăm hài cốt là cùng; số vụ không tìm
được hoặc tìm sai đôi khi gấp chục lần thế. Nhưng không vì thế mà người
ta coi khinh và cho họ là kẻ lừa đảo. Dưới sự lãnh đạo của đảng, mỗi nhà
ngoại cảm tìm được vài ngàn hài cốt chỉ trong vòng vài năm.
Thường xưa chỉ có gia đình mới bỏ tiền thuê thầy bói tìm hài cốt thân
nhân. Nay các cơ quan đoàn thể, có cả công an, quân đội lấy tiền ngân
sách (tức là tiền thuế của dân) đi thuê nhà ngoại cảm tìm hài cốt. Xong
có nhiều cái đem về làm đám tang tại cơ quan, đơn vị, không có sự mờ ám ở
đây mới là chuyện lạ.
Đảng đã vấy bẩn lòng tin những hiện tượng mà khoa học chưa giải thích nổi
Người ta cho Cộng sản là “vô thần”. Cộng sản muốn tiêu diệt tất cả những
gì được xem là “hữu thần” như tôn giáo, thờ cúng... Lúc đầu, cộng sản ở
một vài nơi trên thế giới cũng làm thế thật. Nhưng làm triệt để hay ở
mức độ mạnh tay, lâu bền thì ngoài Bắc Triều Tiên ra không nơi nào làm
nổi. Không làm được điều này thì những người trong đảng cộng sản dần dần
trở thành “hửu thần” một cách mù quáng (tệ hơn cả những người mê tín dị
đoan do thiếu học). Hiện tượng này nay đang phổ biến ở Việt Nam và
Trung Quốc. Đi lễ chùa, cầu đảo ở các am miễu để cầu qua lọt các phi vụ
tham ô, lừa đảo là việc làm thường xuyên ít nhất mỗi tháng hai lần của
các cặp vợ chồng quan tham. Hơn thế nữa, cộng sản thường biến các lãnh
tụ thành một thứ thần linh để mê hoặc dân chúng; từ đó vô tình manh nha
hình thành một thứ tôn giáo mới.
Đảng muốn lãnh đạo luôn các tổ chức tôn giáo một cách chặt chẽ. Đảng
không chỉ muốn kiểm soát hình thức (giờ giấc, quy mô...) các hoạt động
tôn giáo mà còn muốn xen vào lèo lái nội dung tư tưởng của các tôn giáo.
Ví dụ như khẩu hiệu: “Kính Chúa - yêu nước”; “Đạo pháp - dân tộc - chủ
nghĩa xã hội”... được đưa vào các giáo hội quốc doanh. Thường xuyên sách
nhiễu các nhà thờ, chùa chiền... nào không tham gia các giáo hội này.
Lập nhiều ban bệ phụ trách tôn giáo cả ở cơ quan Đảng, Quốc hội và Chính
phủ; còn có cả Công an tôn giáo. Nhà nước cài người vào các tổ chức tôn
giáo tạo nên nhiều hành vi lệch lạc mà xưa nay chưa từng có trong giới
tu sĩ. Một số thầy chùa thờ tượng Hồ Chí Minh với chú thích “Bồ tát hóa
thân”. Tôi không cho việc các thầy tu phá giới như ăn nhậu, gái gú, nhảy
nhót, phát ngôn bừa bãi, giảng đạo lệch lạc... là chủ trương phá hoại
cố tình của nhà nước cộng sản đối với tôn giáo. Nhưng nếu tỉ lệ phát
sinh các thầy tu như thế này trong số những người đi tu tự giác là dưới
5%; thì đối với người được bố trí đi tu là trên 90%. Phật giáo Việt Nam
đang ở thời kỳ mạt pháp là điều mà ai cũng thấy rõ.
Đảng đã vấy bẩn vào tôn giáo
Lãnh vực nào có đảng xen vào lãnh đạo thì y như là ít lâu sau sẽ trở nên xấu xa, lắm điều tiếng.
Văn hóa: việc công nhận các di sản văn hóa ngày càng hổn loạn, điển hình nhất là vụ (bị) lừa đảo bình chọn Vịnh Hạ Long.
Giáo dục: việc công nhận tràn lan các danh hiệu “giáo sư”, “tiến
sĩ”... đến độ những giáo sư tiến sĩ thực tài cảm thấy xấu hổ khi bị xưng
danh các danh hiệu này... Các nhà tuyển dụng hoàn toàn bó tay không thể
phân biệt được năng lực của người xin việc ở các trình độ phổ thông,
đại học hay cao học, ai khá hơn ai, nếu như chưa qua thử việc. Dạy học
trở thành một nghề kinh doanh bán chữ, tệ hơn nữa là bán điểm để lấy
bằng.
Kinh tế: các tập đoàn kinh tế nhà nước phá hoại của nhân dân hàng
trăm tỉ đôla trong gần ba mươi năm làm kinh tế thị trường. Nhóm lợi
ích, tham ô, tham nhũng mọc lên như nấm.
Y tế: lương y ngày nay như bà chằn, thậm chí trở thành “bất lương
y”. Bệnh nhân bị xem như khách hàng. Ô nhiểm thực phẩm quá phổ biến,
đến nỗi muốn tránh thực phẩm độc hại chỉ còn cách nhịn đói!
Thể thao: gian lận, mua bán độ tràn lan...
...
Đảng thường xuyên phát động phong trào “thi đua yêu nước”. Nhưng cũng
như mọi lãnh vực khác “thi đua cứ thấy thua đi mãi”. Chẳng thấy ai yêu
nước như ý đảng cả, minh chứng là có mấy người yêu nước chống ngoại xâm
thì bị đảng chỉ đạo công an dẹp cả, và đảng bảo “việc này để đảng lo”.
Còn lại, đi đâu cũng chỉ thấy người yêu tiền.
Thôi thôi, đảng đừng vấy bẩn nữa. Đảng muốn độc quyền lãnh đạo thì lo
cho dân việc an ninh quốc phòng là đủ rồi. Ấm no hạnh phúc xin để dân lo
bằng cách để cho dân hay chữ “tự do”. Đừng để người dân nước Việt bước
ra nước ngoài phải xấu hổ vì đảng nữa!
01 – 01 – 2014
Tiến Lên CNXH Hay Khai Tử CNXH?
Ngọc Ẩn (Danlambao) - Tất
cả Tổng Bí Thư của đảng CSVN đều kêu gọi tiến lên CNXH. Những tổng Bí
Thư càng dốt nát thì càng hăng say tiến xuống CNXH. Người dân cần đặt
câu hỏi với đảng CSVN là tại sao phải tiến lên CNXH? Có cần thiết phải
tiến lên CNXH? Trên thế giới đã có quốc gia cộng sản nào thành công tiến
lên CNXH?
Chúng ta phải lui về quá khứ để nhìn lại lịch sử cuộc hành trình tiến
lên CNXH của đảng CSVN. Ông Hồ Chí Minh thành lập đảng CSVN năm 1930
nhưng dấu nhẹm chuyện này với người dân. Cương lĩnh của đảng CSVN là lấy
giai cấp công nhân và nông dân làm lực lượng nồng cốt, và áp dụng chủ
thuyết Marx-Lenin làm hệ thống lý luận. Sau khi chiếm được miền Bắc thì
đảng CSVN kêu gọi người dân miền Bắc "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên CNXH" bằng cách giết hoặc bỏ tù thành phần địa chủ và trí thức
trong cải cách ruộng đất từ năm 1954 đến 1956 và biến đất ruộng tư hữu
thành ruộng hợp tác xả do đảng CSVN hoàn toàn kiểm soát, và đảng CSVN
gọi đó là làm chủ tập thể. Như thế thì tiến lên CNXH cần phải tiêu diệt
thành phần giàu có, biết làm ăn buôn bán và đảng CS đứng ra thay thế
người giàu để buôn bán và bóc lột toàn dân. Vào năm 1956 thì đảng CSVN
đã đóng cửa hai tờ báo Nhân Văn và Giai Phẩm ở miền Bắc chì vì hai tờ
báo này đòi quyền tự do ngôn luận và nhân quyền. Trong vụ đóng cửa hai
tờ báo mà chúng ta vẫn quen gọi là vụ án Nhân Văn Giai Phẩm thì những
nhân sĩ trí thức bị đảng CSVN bao vây kinh tế, bắt tù cải tạo, tự phê.
Những nhà trí thức đó bao gồm Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường, Bác Sĩ Đặng Văn
Ngữ, triết gia Trần Đức Thảo, và những nhà thơ Trần Dần, Phùng Quán,
Quang Dũng, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt và nhạc sĩ Văn Cao. Một số nhà văn
bị bao vây kinh tế, bị khủng bố và bị ép buộc phải làm công cụ tuyên
truyền cho đảng CSVN. Tiến lên CNXH trong thập niên 1950 là cướp quyền
tự do ngôn luận, vi phạm nhân quyền, đảng CSVN độc quyền làm kinh tế
không có cạnh tranh thế là đảng tha hồ bóc lột và đương nhiên thành phần
trí thức bị CS đày đọa và bị khóa mỏm.
Tiến lên CNXH sau khi cướp được miền Nam trong thập niên 1970
Miền Nam VN trong chế độ VNCH đã có quyền tư hữu đất đai, có nhân quyền
và có tự do dân chủ. Giới trí thức miền Nam được trọng dụng, nông dân
được phân phát ruộng đất qua chương trình xây dựng nông thôn và người
cày có ruộng. Đảng CSVN sau khi cướp được cả hai miền Nam Bắc đã lập tức
bắt toàn dân phải tiến lên CNXH. Tiến lên CNXH cần phải tiêu diệt người
giàu, người biết làm kinh tế vì chủ thuyết Marx-Lenin quy tội người
giàu là bóc lột, cho dù họ đã làm việc cật lực qua bao nhiêu thế hệ mới
tích lũy được tài sản, thế là đảng đánh tư sản và cướp sạch nhà cửa,
dụng cụ, nguyên liệu của những nhà tư sản và đày họ lên rừng. Tiến lên
CNXH cần tiêu diệt người biết làm kinh tế và bỏ tù trí thức thì lấy ai
vận hành những cơ sở kỹ nghệ của miền Nam còn nguyên vẹn khi đảng CSVN
và Nhà Nước tiếp thu. Đảng CSVN đưa những cán bộ người rừng lên làm lãnh
đạo những cơ sở kỹ nghệ, họ là chuyên viên phá hoại chỉ biết bấm cò
súng, giật sập cầu cống, đắp mô chặn đường giao thông. Những người rừng
đã khiến kinh tế trù phú miền Nam hoàn toàn sụp đổ chỉ trong vòng 5 năm
"tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH". So sánh tiến lên CNXH
trong thập niên 1950 và 1970 thì vẫn cái cảnh "một năm hai thước vải thô
làm sao em đủ để che cụ Hồ". Trong khoảng thời gian từ 1975-1985 là
giai đoạn CSVN đã kéo cả nước tiến xuống CNXH qua kinh tế tập trung và
đảng CSVN trở thành bọn bóc lột. Từ đói nghèo không lối thoát đảng CSVN
đã bị bắt buộc phải xé rào CNXH để trở thành bọn tư bản đỏ với kinh tế
kiểu mẫu tư bản tiểu tư sản mà đảng đã dùng bạo lực để tàn phá trước đó.
Học theo lề lối làm kinh tế của chế độ VNCH thì đảng CS gọi đó là đổi
mới nhưng thực tế là đổi cũ.
Nguyên nhân đảng CSVN bắt toàn dân tiến lên CNXH
Nguyên nhân chính là những người có quyền lực trong đảng là những người
thiếu văn hóa trầm trọng và hoàn toàn không có lòng tự trọng khi đã thấy
cái sai của tiến lên CNXH mà vẫn lao vào. Những người lãnh đạo đảng
CSVN đã trốn vào rừng theo cộng sản từ lúc 13-14 tuổi. Những em bé 13-14
tuổi chạy vào rừng theo CS và được một bầy vẹt cán bộ chính trị nhồi sọ
chủ thuyết Marx-Lenin, tiến lên CNXH, và họ ảo tưởng ra một thiên đường
CNXH do nhân dân làm chủ, làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu thì
em bé nào mà không mê muội, không mơ ước. Bầy vẹt cán bộ tuyên truyền đã
học được từ tư tưởng HCM và HCM học từ Lenin, Mao Trạch Đông và cứ thế
các em bé bị nhồi sọ bị lường gạt từ trình độ tiểu học, và từ đó những
trẻ em người rừng đòi tiến lên CNXH. Tổng Bí Thư Lê Duẫn với trình độ
học vấn chưa qua tiểu học đã vào rừng theo CS thì khi lên làm lãnh tụ đã
lập đi lập lại như con vẹt là phải làm chủ tập thể, phải tiến lên CNXH,
ông Duẫn có được học tập thêm được gì ngoài những điều vừa kể. Ông Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xác nhận là 14 tuổi vào rừng theo đảng CS. Dĩ
nhiên là cậu bé Dũng 14 tuổi cũng bị một bầy vẹt nhồi sọ tiến lên CNXH
và khi lên làm Thủ Tướng thì cũng chỉ là con vẹt tiến lên CNXH. Có phải
thiên đường CNXH chỉ toàn loài vẹt? Nguyên nhân chính để các quan lớn
trong BCT cứ một mực đòi tiến lên CNXH chính là quyền lợi và quyền lực.
Các quan lớn thì chắc chắn làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu, chỉ
có dân nghèo làm kiệt sức, bệnh tật mà vẫn cháo rau sống qua ngày trong
CNXH.
Hảy hỏi ông Tổng Bí Thư Trọng và ông Thủ tướng Dũng
Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn ở Cuba đã tuyên bố là dân
VN khao khát tiến lên CNXH. Kết quả của bài diễn văn là Tổng Thống
Brazil đã hủy bỏ cuộc họp đã hẹn trước với Ông Tổng Bí Thư chỉ vì nhân
dân Brazil không khao khát tiến lên CNXH thì mời ông Trọng đến để làm
hoen ố đất nước Brazil.
Người dân cần phải đặt câu hỏi với ông Trọng và ông Dũng là CNXH độc đảng hay đa đảng?
Tiến lên CNXH có còn điều 4 hiến pháp?
CNXH có nhân quyền hay không?
CNXH có quyền tư hữu đất đai hay không?
CNXH tiêu diệt bọn tư bản bóc lột thì tại sao đảng và Nhà Nước cứ rước tư bản vào bóc lột?
Chủ nghĩa tư bản hay CNXH tạo công ăn việc làm cho người dân VN?
CNXH có đảng viên CS bóc lột, cướp tài sản và sức lao động của người dân hay không?
Tiến lên CNXH có cần gửi con cháu đến các nước tư bản như Mỹ, Nhật, Úc,
Pháp, Anh Quốc để học kinh tế và kỹ thuật? Các quốc gia vừa kể có kêu
gọi và có chương trình giáo dục tiến lên CNXH hay không?
Tại sao cán bộ CS không gửi con cháu sang học tại các nước CNXH anh em như Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba?
Đảng CSVN cướp của người giàu, có đem phân phát cho người nghèo hay bỏ vào túi cán bộ?
Theo lý luận của CS thì thành phần tư sản làm giàu do bóc lột của dân
nghèo, như vậy khi đảng và Nhà Nước cướp tài sản của thành phần tư sản
bóc lột thì có phải đảng CS là đảng bóc lột cả người giàu và người
nghèo?
Nếu đảng CSVN trả lời là tiến lên CNXH vẫn còn độc đảng, điều 4 hiến
pháp vẫn tồn tại, không có nhân quyền thì đúng là tiến xuống CNXH chứ
chẳng phải tiến lên. Nếu đảng CSVN trả lời là tiến lên CNXH không còn
điều 4 hiến pháp, không còn độc tài, độc đảng thì tại sao đảng CSVN
không lập tức hủy bò điều 4 hiến pháp để sớm tiến lên CNXH?
Kết Luận
CNXH theo mô hình CS là một xả hội đóng khung tư tưởng và những cái
khung tư tưởng đó do một tập hợp người rừng đẻ ra. Tư duy con người chỉ
được phát triển trong một cái khung chật hẹp khiến xả hội càng lạc hậu,
chậm tiến. Đảng CS chọn lựa thành phần lãnh đạo đất nước là những đảng
viên có tư duy nằm gọn trong cái khung CNXH thiếu óc sáng tạo nhưng dư
thừa tham ô. Chế độ trả lương chết đói là một chính sách phát triển tham
nhũng nhanh nhất, tinh vi nhất và bóc lột người dân tàn bạo nhất. Những
người có tư duy thoát ra khỏi cái khung CNXH thì bị cầm tù hoặc phải
đem tài năng phục vụ ở ngoại quốc. Giáo sư Ngô Bảo Châu là một bằng
chứng và người tù Trần Huỳnh Duy Thức là một điển hình. Nhìn vào cái
khung tư duy CNXH chỉ thấy một bầy vẹt bao gồm Tổng Bí Thư, Thủ Tướng,
Đại Biểu Quốc Hội kêu gào vật vã tiến lên CNXH như những kẻ bệnh thần
kinh. Ở những nước tự do dân chủ thì tư duy con người chỉ có bầu trời là
giới hạn, khi tư tưởng con người không bị đóng khung, được phát triển
tự do từ lúc còn rất trẻ thì xả hội được hưởng ấm no với những tư tưởng
tự do dân chủ và sản phẩm vĩ đại như Iphone. Chính vì bị đóng khung tư
duy đã và đang biến công dân của những nước đòi tiến lên CNXH trở thành
những công nhân rẻ tiền phục vụ công dân những nước tư bản. Lao động và ô
sin VN chắc chắn là không qua Bắc Hàn hay Cuba để phục vụ mà chỉ qua
các nước tư bản như Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản, Singapore. Những công
dân của đất nước CNXH sống dật dờ, sống làm gia công cho những quốc gia
tư bản, như thế thì CNXH sống bám vào những quốc gia tư bản thì đảng
CSVN làm thế nào để lý luận gian dối là thời kỳ tư bản chính là thời
kỳ"quá độ" trước khi tiến lên CNXH. Hảy hỏi đảng CSVN có cần thiết tiến
lên CNXH hay là cần khai tử CNXH sẽ giúp cả dân tộc Việt Nam thoát đói
nghèo, lạc hậu? Người dân VN bị đảng CSVN lường gạt và bóc lột quá lâu
với ảo tưởng tiến lên CNXH. Người dân hảy mạnh dạn nói "không" với CNXH
31-12-2013
10 phát ngôn ấn tượng nhất năm 2013, giang hồ mạng bình chọn
Giang hồ mạng bình chọn
Theo FB Mục Đồng
NQL: Giang hồ mạng bình chọn theo tiêu chí
buồn cười. Những ai nói dù tử tế hay mất dạy mà buồn cười đều được giới
giang hồ mạng đưa vào bình chọn
1. "Tôi khai trình độ cấp 3 và đại học chứ
không khai có bằng cấp vì mình đã học nhưng chưa thi tốt nghiệp. Như vậy
không thể gọi là khai thiếu trung thực.” (Lý luận của PGĐ Sở Văn Hóa
tỉnh Bạc Liêu sau khi bị lật tẩy vụ khai gian bằng cấp).
2. “Ơn Đảng, ơn chính phủ, tôi đã được trở về nhà.” (Câu nói đậm chất
Bắc Triều Tiên của anh Nguyễn Thanh Chấn sau án oan sai 10 năm ).
3. Có lẽ vì thế mà Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Quảng Ba đã nói: ”Bao giờ ta có thể làm được như họ” chăng?
3.1 Và để khẳng định năng lực qua vụ Nguyễn Thanh Chấn. Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền trả lời phỏng vấn báo chí:
“Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất
thế giới”.
4. “Vì đại cục, không thể xử phạt tham nhũng. Nhưng sẽ xử phạt nghiêm
khắc người tố cáo tham nhũng.” (Câu phát biểu có thể giúp Lý Quang Thái –
GĐ Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hà Giang được lưu danh thiên cổ).
5. “Dân không thờ sai ai bao giờ.” (Lời nhận xét của nhà sử học Dương
Trung Quốc khi chứng kiến hàng ngàn người đổ về ngôi nhà số 30 Hoàng
Diệu).
6. “Tôi nói thật tâm. Tôi không tham về tiền bạc! Tiền mua nhà cho bồ
nhí của tôi là tiền…vợ tôi cho”. (lời Dương Chí Dũng nói trong phiên
tòa).
7. “Tôi có người chị ruột từ Mỹ về Việt Nam, khi đi mang theo 2kg bột
sắn dây, bị hải quan sân bay phát hiện không cho mang đi nữa là 600 bánh
ma túy.”. (Lời của độc giả Lê Minh – báo Tuổi Trẻ thắc mắc về sự vụ để
“lọt” 600 bánh heroin của sân bay Tân Sơn Nhất.)
8. “Anh này đang bị đánh thì lăn ra…ngủ chứ không phải bất tỉnh. Tôi
nghĩ là “có dấu hiệu trúng gió”. Chúng tôi không phải là đánh anh mà là
khống chế để anh ta không đánh chúng tôi”. (Chủ tịch công an P25 – Bình
Thạnh nói về chuyện cấp dưới ông đánh người bán hàng rong).
9. "Tao biết con tao bị tử hình thì tao chuẩn bị dao giết con Thúy tại
tòa. Ai kêu đeo hột xoàn, chạy xe tay ga chi cho nó chém?...".( mẹ tên
cướp Hồ Duy Trúc – người chặt tay cô gái đi SH trên cầu Phú Mỹ gào lên
giữa tòa).
Nhưng vẫn còn đó một câu rất tình người.
10. “Tôi trả lại tiền bởi nếu tôi lấy thì cũng là tôi hôi của, và nếu
thế thì tôi có khác gì những người hôi bia đâu”. (Lời anh tài xế Hồ Kim
Hậu).
Cổ máy thời gian
Đã không biết bao nhiêu lần, chú mèo máy Đô-Rê-Mon dùng cổ máy thời
gian đưa anh chàng Nô-Bi-Ta đến tương lai để chứng minh một điều chắc
như "đinh đóng cột" rằng Xu-Ka sẽ là vợ của chàng. Vậy mà cậu học trò
kính cận khờ khạo vụng về kia vẫn cứ "ghen bóng ghen gió" với Đê-Khi đẹp
trai, thông minh, học giỏi mỗi khi thấy nàng Xu-Ka và chàng ấy thân mật
sánh bước bên nhau...
Chuyện con nít là vậy!
Vừa rồi, nghe Cụ dự báo về tương lai một trăm năm tới, sự háo hức "trẻ
thơ" của mình trổi dậy, mình định sẽ viết thư qua Nhật nhờ ông họa sĩ
kiêm nhà văn Fujiko-F-Fujio gửi cho một "cổ máy thời gian" loại tối tân
nhất - chứ không phải loại "hàng không mẫu hạm Liêu Ninh" đang xuống
vùng biển Đông hù dọa lòe bịp kia đâu. Dùng cổ máy thời gian tìm đến
tương lai xem cái hình hài dù chưa "hoàn thiện" ấy mặt, mũi, chân,
tay... nó như thế nào mà nhân loại đồn thổi dữ dội đến như vậy, hết năm
này đến tháng nọ hao hơi tổn sức.
Trong khi chờ đợi cổ máy thời gian, cũng như tiền nhân, mình chỉ có một
mong ước nho nhỏ "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", đơn
giản như vậy nhưng cũng thấy khó trăm bề, lắm nhiêu khê. Đã thế, "nói và
làm" xưa-nay thường tù mù bất nhất, chàng Nô-Bi-Ta luôn có Đô-Rê-Mon
bên mình mà đôi khi còn hoài nghi, thiếu tự tin... đến ngây ngô, buồn
cười quá thể!
Những ai đã từng đọc "Thất bại lớn" của Z.Brzezinski đều kính nể sự
thông tuệ và khả năng tiên đoán trước của tác giả, ông ấy còn nhận định
quả quyết rằng "mô hình ấy còn tồn tại tức là bên trong nó không phải là
nó". Vậy đấy, mọi bàn cãi ồn ào chẳng qua chỉ là những cái hình thức
che đậy níu kéo bên ngoài, thực chất bên trong nó đâu còn là nó nữa, mâu
thuẩn nội tại sẽ giải quyết nốt bài toán cuối cùng, nhanh hay chậm là
tùy ở mức độ căng thẳng.
Có ai đó đã từng ví von người lớn chỉ là con nít nhiều tuổi. Đúng vậy!
Nhiều khi nói mà không biết mình đã nói gì, nói lấy được, nói vì lòng
tham, vì cái tôi kiêu ngạo, đến khi đụng chuyện lại trốn vào
>>> đây,
thì thiên hạ hoang mang là điều dễ hiểu. Đô-Rê-Mon nói và luôn chứng
minh được mọi chuyện, thế mà cậu bé Nô-Bi-Ta lắm lúc còn "thận trọng"...
huống hồ gì những điều mà biết trước người khác cũng không tin, chính
bản thân mình cũng không tin mà vẫn cứ nói. Đợi cổ máy thời gian đến
vậy...
Và các bạn trẻ vẫn mãi đánh đố nhau câu hỏi "vì sao Xu-Ka lại chọn Nô-Bi-Ta?".
Và các bạn trẻ vẫn mãi đánh đố nhau câu hỏi "vì sao Xu-Ka lại chọn Nô-Bi-Ta?".
P/s: Thấy thiên hạ xưa nay viết thật nhiều, nhưng ngẫm đi ngẫm lại cũng chừng ấy ý!
Nước cờ quẩn của người Miên
Bài này viết trước tết Dương lịch, mải mê với cô bé trèo đầu tượng, quên mất, bây giờ thấy quá muộn, nhưng thôi đăng tạm vậy.Bạn đọc tự hỏi, tại sao Thủ tướng Hun Sen lại sang thăm Việt Nam tới 3 ngày trong khi hàng chục ngàn người biểu tình ở Phnom Penh đang đòi ông từ chức. Câu trả lời đơn giản, Hun Sen đang cần Việt Nam trong lúc này.
Thái Lan là kẻ thù của Campuchia, cho dù ai lên nắm quyền, cũng chẳng có ý định sang Bangkok nhờ dân áo đỏ hay áo vàng biểu tình hộ.
Hun Sen không thể sang Bắc Kinhc cầu viện, bởi thủ lĩnh đảng đối lập là Sam Rainsy, người luôn gọi người Việt là yuon (Duôn) để tỏ ý khinh bỉ người Việt, có Trung Quốc chống lưng, dù Hun Sen từng sang Trung Nam Hải rất nhiều lần.
Ông Rainsy bị kết án hai năm tù hồi 2010 vì tội dỡ cột mốc biên giới với Việt Nam, rồi trước đó bị án tù 10 năm vì dám chống Hun Sen.
Rainsy từng nói, tất cả các đảo tranh chấp trên biển Đông đều là của Trung Quốc, “Chúng tôi không chỉ xem Trung Quốc là một người bạn mà còn là một đồng minh.”
Hay Rainsy mạnh mẽ hơn ““Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi.”
Khó mà tin nghị trình chuyến thăm được hoạch định từ hàng năm, bởi quan hệ hai quốc gia trở nên lạnh nhạt sau hội nghị ASEAN lần thứ 45 tại Campuchia (7-2012) với thất bại nặng về ngoại giao cho Việt Nam và Philippines khi không ra được thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng, một việc chưa có tiền lệ.
Có nhà ngoại giao nói rằng, Trung Quốc đã mua chiếc ghế Chủ tịch ASEAN cho Campuchia, chỉ cần phá hội nghị lần đó là coi như thành công.
Không hiểu đoàn của Thủ tướng Hun Sen tới Hà Nội tuần trước có Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong.
Vị này từng thách thức ASEAN rằng, Campuchia cương quyết cho rằng, bất kỳ việc đề cập nào tới bãi Scarborough, đang tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, là tương đương với việc thiên vị trong tranh chấp và sẽ làm suy yếu nguyên tắc trung lập của ASEAN.
Ông còn dọa “Nếu chúng ta không thể đồng ý về câu từ thì sẽ không đưa ra tuyên bố nào hết.” Nói là làm, Hor Namhong từ chối không ký và bỏ thẳng ra ngoài. Bộ trưởng Phạm Bình Minh và đoàn Việt Nam chắc phải tái mặt khi nghe chủ nhà phủi bụi vào mặt như vậy.
Bàn cờ Campuchia (Miên), Việt Nam, Trung Quốc là như thế. Người Miên đang chơi mấy nước cờ quen thuộc.
Rainsy đang dí tốt trên đường phố với mấy chục ngàn người biểu tình, gây sức ép rất lớn lên đảng của Hunsen.
Trung Quốc dùng con ngựa thành tờ roa là Campuchia, đâm hông Việt Nam dùng đất Miên và bauxite Tây Nguyên. Phía đông đã có biển Đông và lực lượng hải quân gấp nhiều lần Việt Nam. Phía bắc là hàng hóa, nhập siêu và trăm mưu ngàn kế khác.
Hun Sen còn mỗi con bài Việt Nam “tình hữu nghị quốc tế vô sản”. Mang theo vài trăm phong bì, mỗi cái đựng 200 đô la Mỹ, Thủ tướng tặng cho các cựu binh Việt từng đổ máu trên chiến trường Miên mấy chục năm trước. Ca ngợi hết lời bằng tiếng Việt, cuộc gặp kéo dài mấy tiếng liền. Giá mà ông làm thường xuyên thì đâu đến nỗi.
Không hiểu có ai trong hội trường đứng lên hỏi cái bằng PTS mà Việt Nam cấp cho ông còn trong túi áo ngực hay đã xé và cho vào sọt rác như người ta đồn thổi.
Campuchia là quốc gia bé kẹt giữa Thái Lan và Việt Nam. Các chính khách Campuchia được cho là theo văn hóa Pháp vì hầu hết du học bên Pháp, giống như Quốc vương Sihanouk. Kiến trúc Phnom Penh đặc Pháp dù ngày nay người Hoa và Việt khá đông.
Ngày xưa, Quốc vương Sihanouk đi chữa bệnh bên Bắc Kinh, thỉnh thoảng có ghé thăm Hà Nội. Các quan chức cao cấp khác cũng vậy. Lúc thì chơi với người Hoa, khi sang thăm hàng xóm Việt, dù trong lòng có người vẫn thầm gọi Duôn.
Nhìn mấy chục ngàn dân Miên biểu tình trên đường phố, người Mỹ và phương Tây sẽ mừng thầm. Rainsy hay Hun Sen có cầm quyền cũng không thể bỏ qua tiến trình dân chủ này.
Người Trung Quốc cũng chẳng vui vì họ sợ kiểu dân chủ, biểu tình thay đổi chính phủ. Người Việt chẳng biết nghĩ gì.
Tuy thế, dân Campuchia được hưởng lợi. Sự có mặt của họ trên đường phố đã dạy cho Hun Sen và phe cánh một bài học đơn giản, tiếp tục thiếu minh bạch, ăn cắp và lạm quyền, sẽ khó tránh đòn trừng phạt. Nếu chính quyền trong sạch thì có đến 100 Rainsy cũng chẳng ai theo.
Ukraine trong cơn nguy khốn vì hàng trăm ngàn người biểu tình đã có Putin giơ 15 tỷ đô la giúp mà chưa chắc đã giữ nổi chính quyền. Hỏi rằng Hun Sen có tìm được người bạn nào cứu với gói hỗ trợ hàng tỷ USD như trên.
Lãnh đạo quốc gia nên sống cho đàng hoàng, kẻo một ngày chạy đi tìm đồng minh, thân ốc chắc mang nổi mình ốc, nói chi cưu mang ai. Thời toàn cầu hóa, tỵ nạn vì ăn cắp hơi bị khó.
Còn chơi cờ kiểu quẩn như người Miên có ngày mất cả nước.
HM. 30-12-2013
Thận trọng khi quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Tin đọc nhiều
Một nữ sinh tử vong trong vụ cháy sau khách sạn La Thành
Tai ương trên hòn đá khổng lồ
Cái chết cô độc của gã giang hồ cộm cán
Uẩn khúc trong “chiến công” của điều tra viên chiếm giữ 700 triệu đồng
Trả giá đắt vì “tòm tem” gái bản
Nhiều lãnh đạo tỉnh xin từ chức vì... tai nạn giao thông tăng!
Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường lưu ý việc tổng kết phải khách quan, đầy đủ, toàn diện nhưng khái quát rõ nét nhất về kết quả, đặc biệt tập trung đánh giá nguyên nhân của những bất cập, hạn chế từ đó để có những đề xuất sửa đổi hợp lý.
(PLO) - Có nên đưa vào quy định trách nhiệm hình
sự của pháp nhân là vấn đề nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các đại
biểu trong phiên họp Ban soạn thảo Dự án Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi
chiều qua (2/1). Phiên họp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường -
Trưởng Ban soạn thảo chủ trì.
Trình bày Dự thảo báo cáo tổng
kết thi hành BLHS, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính - Hình sự Nguyễn Văn Hoàn
cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, tổng kết thi hành BLHS thời
gian qua cho thấy đã bộc lộ nhiều bất cập. Bất cập từ chính các quy định
của Bộ luật, bất cập từ việc hướng dẫn thi hành chậm; các cơ quan tiến
hành tố tụng dù đã có nhiều cố gắng trong phối hợp nhưng nhiều nơi chưa
chặt chẽ, nhận thức còn khác nhau, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý vụ án.
Một số quy định của các văn bản pháp luật liên quan (nhất là Bộ luật Tố
tụng Hình sự) cũng còn nhiều mâu thuẫn…
5 định hướng lớn trong sửa đổi BLHS
lần này là thể chế hóa chủ trương của Đảng về hoàn thiện chính sách hình
sự theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc
xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản
của công dân; thể chế hóa về mặt hình sự chính sách của Đảng và Nhà
nước trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triền nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN; tăng cường hợp tác quốc tế; hoàn thiện kỹ thuật lập
pháp hình sự; đổi mới tư duy về tội phạm và hình phạt, về cơ sở trách
nhiệm hình sự, khắc phục những hạn chế trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu
đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
Trong đó, đáng chú ý là sẽ sửa đổi
theo hướng quy định hình sự trách nhiệm của pháp nhân. Theo đó, xác định
rõ chính sách xử lý hình sự đối với các pháp nhân thực hiện hành vi
phạm tội; những loại tội phạm nào thì pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm
hình sự; các chế tài áp dụng. Trước mắt, theo Tổ biên tập, cần nghiên
cứu, cân nhắc theo hướng chỉ đặt vấn đề chịu trách nhiệm hình sự đối với
các pháp nhân kinh tế, đồng thời nghiên cứu bổ sung các hình phạt áp
dụng đối với loại pháp nhân này cho phù hợp hơn.
Tuy nhiên, Phó Viện trưởng VKSNDTC
Trần Công Phàn băn khoăn: “Có nên đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự của
pháp nhân hay không vì suy cho cùng, trách nhiệm hình sự là cá thể hoá”.
Phó Viện trưởng lưu ý phải thận trọng nếu không “đặt ra nhiều khi là
hình thức”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Dương
Ngọc Ngưu đồng tình: Việc xử lý với pháp nhân vi phạm hiện đã có phạt
tiền (mức phạt đã được nâng lên theo Luật Xử lý vi phạm hành chính mới),
rút giấy phép hoặc giải thể, người có trách nhiệm cũng có thể bị xử lý
kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự… Như vậy đã có đầy đủ cơ chế
xử lý nên theo Phó Chủ nhiệm: “Chưa nên đưa vào quy định trách nhiệm
hình sự của pháp nhân”.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công an Lê
Quý Vương thì chỉ rõ thực tế việc xử lý với pháp nhân hiện đang gặp
nhiều vướng mắc, nhiều việc cụ thể xảy ra nhưng “chẳng ai chịu trách
nhiệm” và lưu ý cần cân nhắc kỹ hơn về vấn đề này.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng
Hà Hùng Cường lưu ý việc tổng kết phải khách quan, đầy đủ, toàn diện
nhưng khái quát rõ nét nhất về kết quả, đặc biệt tập trung đánh giá
nguyên nhân của những bất cập, hạn chế từ đó để có những đề xuất sửa đổi
hợp lý.
Do đây là Dự án luật quan trọng nên Bộ
trưởng nhấn mạnh “phải xây dựng Bộ luật mới có tuổi thọ lâu dài”. Đồng
thời, Bộ trưởng yêu cầu rà lại các quy định của Hiến pháp mới có hiệu
lực có tác động đến sửa đổi BLHS. Bộ trưởng cũng gợi ý, cùng với Dự án
Luật sửa đổi, nên có một số đề án kèm theo, ví dụ đề án hạn chế quy định
hình phạt tử hình; hay đề án về trách nhiệm hình sự của pháp nhân…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét