Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Ngày 20/12/2013 - Xã hội rừng rú, bạo lực tràn lan & Cho phép bắn người chống đối cán bộ đang làm nhiệm vụ

  • Mỹ lo ngại về việc Nga triển khai tên lửa (RFI) - Hôm 16/12/2013, Matxcơva khẳng định đã triển khai các giàn tên lửa tầm ngắn tại Kaliningrad, vùng đất phía tây của Nga tiếp giáp với Liên hiệp châu Âu. Thông tin trên đã gây lo ngai cho Hoa Kỳ, Ba Lan và những nước trong khu vực Baltic cũng như tất cả các thành viên khối Nato.
  • Cựu bộ trưởng Nội vụ Pháp bị điều tra về biển thủ công quỹ (RFI) - Cựu Bộ trưởng Nội vụ Pháp, Claude Guéant sáng nay ngày 17/12/2013, đã bị tạm giữ trong khuôn khổ một cuộc điều tra sơ khởi một nghi án biển thủ công quỹ. Cơ quan chống tham nhũng và vi phạm tài chính tại Nanterre sẽ trực tiếp thẩm vấn ông Claude Géant cùng một cựu chỉ huy cảnh sát Pháp Michel Gaudin.
  • Haiyan : Mỹ viện trợ thêm 25 triệu đô la cho Philippines (RFI) - Kết thúc chuyến công du Philippines, hôm 18/12/2013, Ngoại trưởng John Kerry thông báo Washington sẽ bổ sung 25 triệu đô la trợ giúp cho Philippines, nâng tổng số tiền viện trợ của Hoa Kỳ cho đồng minh châu Á để khắc phục hậu quả cơn bão Haiyan lên đến 86 triệu đô la.
  • Mỹ đưa vào danh sách đen các công ty Miến Điện mua vũ khí Bắc Triều Tiên (RFI) - Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm 17/12/2013 đã đưa ra các biện pháp trừng phạt nhắm vào một sĩ quan quân đội và ba doanh nhân Miến Điện vì đã buôn bán vũ khí với Bắc Triều Tiên. Theo Bộ Tài chính Mỹ, vốn cấm các cá nhân và định chế Mỹ buôn bán với những người trong danh sách đen này, thì mục tiêu không nhắm vào chính phủ Miến Điện.
  • Ấn Độ quyết hồi hương nhà ngoại giao bị bắt tại Mỹ (RFI) - Hôm 18/12/2013, Ấn Độ đã hứa hẹn << bằng mọi giá >> sẽ hồi hương một nhà ngoại giao bị bắt giữ vài tiếng đồng hồ tại New York vì cáo buộc gian lận thị thực và bóc lột người giúp việc, trong khi Hoa Kỳ cố tìm cách xoa dịu cơn phẫn nộ của New Delhi.
  • Nga khôn khéo kéo Ukraina vào quỹ đạo của mình (RFI) - Chuyến đi của tổng thống Victor Ianoukovitch đến Nga hôm qua 17/12 được sự chú ý đặc biệt ở trong và ngòai nước. Kiev đã được Matxcơva cho vay 15 tỷ, hạ 30% giá khí đốt mà không kèm theo điều kiện nào cũng như không đề cập đến hiệp định tự do thuế quan mà Nga đang muốn Ukraina tham gia.
  • Bán chiến đấu cơ cho Brazil : Pháp đau vì bị loại (RFI) - Thủ tướng Đức dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên để đến Paris sau khi chính thức nhậm chức thêm một kỳ ba : << Một chặng mới trong quan hệ Pháp- Đức >>. Đối lập Ukraina << trong ngõ cụt >> sau khi Kiev nhận được sự hỗ trợ kinh tế của Nga. Quốc phòng, nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu. Pháp thất vọng nhiều sau khi Brazil chọn mua máy bay chiến đấu của Thụy Điển.
  • Đô trưởng Tokyo từ chức vì tai tiếng tài chánh (RFI) - Ông Naoki Inose, thị trưởng thành phố Tokyo, thủ đô Nhật Bản, đã xin từ chức vào hôm nay, 19/12/2013, sau khi tại chức chỉ vỏn vẹn có một năm. Ông đã bị mang tiếng, sau khi có tin cho rằng ông đã nhận một khoản tiền vay 50 triệu yen - khoảng 350.000 euro - từ tập đoàn bệnh viện Tokushukai. Bản thân tập đoàn này cũng bị dính vào một vụ tai tiếng tài chính.
  • Nga chỉ trích tổng thống Syria gây thêm căng thẳng (RFI) - Mátxcơva hôm nay, 19/12/2013 đã không ngần ngại sẵng giọng với đồng minh Syria, chỉ trích Tổng thống al Assad là đã đổ dầu vào lửa, gây thêm căng thẳng ở Syria. Nguyên nhân khiến Nga tức giận là tuyên bố của ông al Assad theo đó ông có thể ra tranh cử nhân cuộc bầu cử tổng thống Syria vào năm tới.
  • Mỹ thông qua ngân sách hai năm 2014-2015 (RFI) - Hôm qua, 18/12/2013, Thượng viện Mỹ đã chính thức bỏ phiếu chuẩn y ngân sách Hoa Kỳ cho hai năm tới đây là 2014 và 2015. Sau cuộc khủng hoảng gọi là << chính quyền bị đóng cửa >> vì không có ngân sách hoạt động hồi tháng 10 vừa qua, sự kiện ngân sách trong hai năm tới được thông qua đã dự báo một tình hình tài chính ổn định hơn cho Hoa Kỳ.
  • Hợp đồng chiến đấu cơ : Brazil chọn Thụy Điển thay vì Pháp (RFI) - Hôm qua 18/12/2013, Brazil loan báo đã chọn lựa trang bị cho Không quân nước này loại phi cơ tiêm kích Gripen NG của Thụy Điển, thay vì Rafale của Pháp hay F/A-18 của Mỹ. Trước thất bại mới này của Rafale, tập đoàn Dassault (Pháp) chỉ còn hy vọng vào một hợp đồng khổng lồ với Ấn Độ.
  • Turkmenistan: Đảng cầm quyền thắng cử trong cuộc bỏ phiếu "đa đảng" đầu tiên (RFI) - Theo kết quả công bố hôm nay, 19/12/2013, Đảng Dân Chủ đương quyền tại cộng hòa Trung Á Turkmenistan, đã giành được đa số ghế ở Quốc hội. Sự kiện đảng cầm quyền tại nước này thắng cử là điều gần như hiển nhiên, nhưng đáng chú ý trong cuộc bầu cử ngày chủ nhật, 15/12 vừa qua, là lần đầu tiên đảng này có một đối thủ : Đảng của giới công nghiệp và doanh nhân Turkmenistan, ra đời vào tháng 8 năm 2012.
  • Bầu cử Quốc hội Thái Lan có thể bị dời lại (RFI) - Ủy ban Bầu cử Thái Lan vào hôm nay, 19/12/2013, đã lên tiếng cảnh báo về khả năng rối loạn nếu vẫn duy trì cuộc bầu cử Quốc hội trước hạn định vào ngày mùng 02/02/2014 tới đây. Ủy ban đề nghị dời lại ngày bỏ phiếu, trong lúc mà hàng ngàn người vẫn xuống đường ở Bangkok.
  • Putin sẽ ân xá cho cựu tỷ phú Nga Khodorkovski (RFI) - Tại cuộc họp báo hàng năm ở Matxcơva hôm nay, 19/12/2013, tổng thống Nga Vladimir Putin vừa thông báo là ông sắp ký sắc lệnh ân xá cho cựu tỷ phú dầu hỏa Mikhail Khodorkovski. Theo ông Putin, ông Khodorkovski ngồi tù từ năm 2003 vì tội lừa đảo và trốn thuế đã viết đơn xin ân xá gởi tổng thống Nga, điều mà ông vẫn từ chối làm cho tới nay.
  • Châu Âu đạt thỏa thuận về Liên minh ngân hàng (RFI) - Các lãnh đạo Liên hiệp châu Âu họp lại hôm nay 19/12/2013 sau khi các Bộ trưởng Tài chính tối qua đã đạt được một thỏa thuận quan trọng về Liên minh ngân hàng - một dự án phức tạp có mục đích tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng mới trong khu vực đồng euro.
  • Phó Thị trưởng Thượng Hải bị bắt vì tham nhũng (RFI) - Theo truyền thông chính thức Trung Quốc được AFP trích dẫn vào hôm nay, 19/12/2013, một lãnh đạo cao cấp của thành phố Thượng Hải vừa bị bắt. Nhân vật này có dính líu đến vụ tập đoàn bào chế dược phẩm Anh Quốc GlaxoSmithKline (GSK) đang bị điều tra về tham nhũng ở Trung Quốc.
  • Thêm một nhà sư Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc (RFI) - Báo chí Trung Quốc cho biết hôm nay 19/12/2013 lại có thêm một nhà sư Tây Tạng tự thiêu tại tỉnh Cam Túc. Theo các phương tiện truyền thông của người Tây Tạng, thì vụ tự thiêu này nhằm phản kháng chính sách của Bắc Kinh.
  • Lampedusa - Ý: Thuyền nhân bị đối xử như súc vật (RFI) - Công luận Ý và châu Âu đã rất phẫn nộ sau khi một đài truyền hình ở Ý hôm thứ hai vừa qua chiếu những hình ảnh cho thấy các thuyền nhân trong trại tập trung trên đảo Lampedusa bị bắt cởi hết quần áo để được xịt thuốc tẩy ghẻ lở. Những hình ảnh này đã gây phẫn nộ dư luận Ý và châu Âu. Từ Roma, thông tín viên Huê Đăng tường trình.
  • Nhân quyền : Liên Hiệp Quốc lên án Syria, Iran và Bắc Triều Tiên (RFI) - Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 18/12/2013 đã lên án Syria vi phạm nhân quyền trên quy mô lớn, và bày tỏ quan ngại trước các vụ vi phạm ở Iran và Bắc Triều Tiên, tuy có hoan nghênh những hứa hẹn sẽ cải thiện tình hình của Tổng thống Iran Hassan Rohani.
  • Trung Quốc chuẩn bị xây căn cứ thứ tư ở Nam Cực (RFI) - Nhật báo Anh ngữ China Daily số ra ngày hôm nay, 19/12/2013, loan tin là Trung Quốc đang chuẩn bị xây một căn cứ thứ tư tại Nam Cực và dự trù xây thêm căn cứ thứ năm để tăng cường sự hiện diện trên vùng này.
  • Đối lập Ukraina lo ngại cho nền độc lập sau thỏa thuận với Nga (RFI) - Tuyên bố tại cuộc họp báo thường niên hôm nay, 19/12/2013 tại Matxcơva, tổng thống Vladimir Putin khẳng định là nước Nga chỉ giúp Ukraina với tư cách một << nước anh em và dân tộc anh em >>. Ông Putin đã tuyên bố như trên khi được hỏi về thỏa thuận hôm thứ ba vừa qua giữa Nga với Ukraina.
  • Tàu hải quân Anh thăm Việt Nam (VOA) - Tàu hải quân Hoàng gia Anh HMS Daring cập cảng Tiên Sa của Đà Nẵng bắt đầu chuyến thăm 4 ngày, đánh dấu 40 năm quan hệ ngoại giao Việt-Anh
  • Tấm vé số ở VN và 'sự vô cảm' (BBC) - Một Việt kiều ở San Jose được thưởng 1 triệu đô vì đã bán ra 1 trong 2 chiếc vé số trúng độc đắc 636 triệu đô la.
  • Bộ Công an xác nhận bắt ông Nhất (BBC) - Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng cho rằng blogger Trương Duy Nhất khó có khả năng hưởng án nhẹ vì không cộng tác trong quá trình điều tra.
  • Loạn thờ cúng do đâu? (BBC) - Chính quyền vi phạm luật sử dụng lao động khi để trẻ em, người già và người khuyết tật đi bán vé số dạo?
  • Ảnh đẹp du lịch 2013 (BBC) - Công nghệ hexacopter của BBC có thể làm thay đổi cách làm truyền hình và báo mạng trong tương lai.
  • Những vùng biển nóng 2013 (BaoMoi) - Trung Quốc trỗi dậy sức mạnh biển, liên tiếp thử khả năng và ảnh hưởng của họ với láng giềng tại các vùng biển lân cận, đẩy tranh chấp lên cao, có nguy cơ trở thành khủng hoảng khu vực khiến Hoa Đông, Biển Đông trong năm nay liên tục nổi sóng.
  • Đưa tàu sân bay xuống gần Hoàng Sa, TQ đang mưu đồ gì? (BaoMoi) - Việc Hải quân Trung Quốc bắt đầu đưa tàu sân bay xuống khu vực Biển Đông là động thái hết sức đáng chú ý trong bối cảnh thực tế là khu vực này còn đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, thậm chí hoạt động này có thể xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác trong khu vực.
  • Trung Quốc cảnh báo Mỹ cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 18/12 đã phản bác các phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến thăm Việt Nam, Philippines mới đây về vấn đề Biển Đông đồng thời kêu gọi Washington phải thận trọng trong lời nói và việc làm của mình.
  • Bàn tay 'mọc' ở chân (BaoMoi) - (TNO) Trong khi chờ đợi gắn lại bàn tay bị đứt, các bác sĩ ở bệnh viện Xiangya, Trường Sa, Hồ Nam (Trung Quốc) đã cho nó “trú tạm” vào mắc cá chân của bệnh nhân Xiao Wei.
  • Nhận diện mô hình độc chiếm Biển Đông của TQ (BaoMoi) - "Mặc dù chưa thể biết được chính xác diễn biến tương lai sự cứng rắn của Trung Quốc (ngay cả đối với Bắc Kinh), nhưng Trung Quốc đã tìm cách sao chép các khía cạnh của mô hình này để chống lại Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Việt Nam", Ely Ratner - Phó Giám đốc Chương trình An ninh Châu Á - Thái Bình Dương -Trung tâm An ninh Mỹ mới phân tích.
  • Đường Võ Nguyên Giáp giữa đường Trường Sa, Hoàng Sa (BaoMoi) - Cuối buổi chiều 12/12, tại kỳ họp thứ 8 HĐND Đà Nẵng, các đại biểu đã thông qua phương án đặt tên đường Võ Nguyên Giáp tại thành phố Đà Nẵng. Tuyến đường mang tên Đại tướng dài hơn 7km, bắt đầu từ ngã ba Nguyễn Huy Chương giao với đường Hoàng Sa... ...và kết thúc ở ngã ba đường Minh Mạng giao với đường Trường Sa. Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ, đặt tên đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp nối giữa đường Hoàng Sa và Trường Sa là mong muốn của nhiều cử tri thành phố, với ý nghĩa thiêng liêng gắn với bảo vệ chủ quyền tại hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Theo nhiều đại biểu, tuyến đường này cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện và Đà Nẵng không còn con đường nào xứng đáng hơn. Giao lộ Võ văn Kiệt - Hoàng Sa - Trường Sa hiện tại sẽ được đổi thành giao lộ Võ Văn Kiệt - Võ Nguyên Giáp. Dọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp là hệ thống resort - nơi thường xuyên tổ chức các hội nghị quốc tế. Những dãy tre xanh được trồng tại một số điểm dọc đường Võ Nguyên Giáp. Nhiều hoạt động thu hút khách du lịch như thi chạy việt dã, diễu hành xe moto cũng thường xuyên được tổ chức tại tuyến đường ven biển này. Đường Võ Nguyên Giáp cũng sẽ "sở hữu" công viên biển Đông, nơi nhộn nhịp các hoạt động ca nhạc cộng đồng, vui chơi của du khách, chụp ảnh cưới...
  • Mỹ-Trung cần nguyên tắc Chiến tranh lạnh để tránh đụng độ (BaoMoi) - Việc thiếu vắng thông tin liên lạc về các hoạt động quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tại châu Á khiến những lo ngại về các tính toán sai lầm có thể dẫn tới xung đột bị đẩy lên cao hơn bao giờ hết, mà điển hình là vụ đối đầu giữa tàu hải quân hai bên hồi đầu tháng 12. Tuy sự việc chưa leo thang nghiêm trọng, song chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ nghe theo một quy tắc mà Washington và Moscow từng làm trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
  • Đếm ngược chờ khai hội Carnival Đà Nẵng (BaoMoi) - Với lễ hội Carnival lộng lẫy cùng màn trình diễn ánh sáng âm nhạc đỉnh cao, sự kiện “Heineken Tưng bừng mùa lễ hội” tại Công viên Biển Đông - Đà Nẵng (21/11/2013) hứa hẹn đem đến cho khán giả những trải nghiệm độc đáo và đẳng cấp.
  • Trung Quốc tham gia RIMPAC bất chấp đối đầu Mỹ (BaoMoi) - Vài ngày sau khi tàu chiến Mỹ-Trung suýt va chạm trong vùng tranh chấp Biển Đông, Thời báo Hoàn cầu cho biết Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc vẫn sẽ tham gia tập trận chung “Vành đai Thái Bình Dương 2014” (RIMPAC 2014) với Hoa Kỳ trên vùng biển Hawaii.
  • Những cái đầu nóng, lạnh (BaoMoi) - TT - Chuyện chiếc tàu tuần dương Mỹ có trang bị tên lửa, USS Cowpens, phải bẻ lái sang trái tối đa để tránh bị tàu chiến Trung Quốc húc vào đã là sự kiện gây nhiều suy đoán mấy ngày qua.
  • Trung Quốc lên tiếng vụ suýt đâm tàu tên lửa Mỹ (BaoMoi) - Trung Quốc hôm qua (18/12) đã chính thức lên tiếng xác nhận vụ tàu hải quân của họ suýt đâm nhau với một tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông sau khi Washington phàn nàn rằng tàu của họ đã buộc phải bắt ngoặt tay lái để tránh một cuộc đụng đầu với tàu của Trung Quốc ở vùng lãnh hải quốc tế.
  • Tàu HMS Daring thăm Đà Nẵng: Việt – Anh đã nâng mức quan hệ quốc phòng (BaoMoi) - Trả lời phỏng vấn báo điện tử Infonet về việc khu trục hạm HMS Daring của Hải quân Hoàng gia Anh đến thăm Đà Nẵng, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, Tiến sĩ Antony Stokes, khẳng định đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển về quan hệ quốc phòng giữa hai nước Việt - Anh!
  • Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc đang cố tình gây chiến với Mỹ” (BaoMoi) - Trung Quốc đang cố tình gây chiến với Mỹ và đồng minh ở Đông Á sau khi ra lệnh cho tàu đổ bộ ngăn chiến hạm USS Cowpens ở biển Đông - ông Richard Fisher, chuyên gia về hiện đại hóa quân đội Trung Quốc - cho biết trên tờ Washington Free Beacon ngày 17.12.

Xã hội rừng rú, bạo lực tràn lan

Mở trang báo lề đảng ra, ngày nào cũng gặp nhan nhản những chuyện đâm chém, đổ máu thê thảm. Cá nhân hành hung nhau chí tử, băng nhóm thanh toán nhau đẫm máu chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh, không đâu.
Vào các trang mạng xã hội lề dân những vụ sử dụng bạo lực trong quan hệ dân sự càng diễn ra thường xuyên, man rợ, rừng rú, mạnh hiếp đáp yếu, nhân danh quyền lực Nhà nước ức hiếp dân.

Công an cùng côn đồ dùng sức mạnh Nhà nước và sức mạnh xã hội đen đánh người dân lương thiện tay không, sức yếu, thế cô ngay trên phố đông, ngay giữa làng xóm yên lành. Công an huy động côn đồ hành hung dân đến làm việc ngay trong phòng trực ban công an. Công an đánh chết dân ngay trong nhiệm sở chỉ vì những vụ việc dân sự thông thường hàng ngày.
Hai sự việc gần đây nhất của xã hội rừng rú, bạo lực tràn lan từ cơ quan công quyền Nhà nước lẽ ra phải là nơi ngự trị của pháp luật, người dân được bảo vệ, lẽ phải được sáng tỏ lại là nơi người dân bị hành hung, pháp luật bị chà đạp, luật rừng ngự trị, đến tận nơi nuôi dạy trẻ thơ lẽ ra chỉ có tình thương yêu lại là nơi bạo lực thi thố.
Bạo lực nơi công quyền. Ba công dân từ Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế vào Đà Nẵng, tối 7.12.2013 nghỉ trọ ở nhà nghỉ Hồng Ngọc đường Nguyễn Huy Tự, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Ngay đêm đó công an phường Hòa Minh không có nguyên cớ và công lệnh gì đường đột xâm phạm nơi cư trú của công dân, xông vào nhà trọ tra hỏi rồi cùng những người đàn ông mặc đồ dân sự không rõ xuất xứ với thái độ bặm trợn côn đồ dùng bạo lực bắt trái pháp luật ba công dân về đồn hạch xách giam giữ suốt đêm.
Sáng hôm sau công an phường Hòa Minh mới trả tự do cho ba công dân nhưng thu giữ của họ những tài sản quí giá và là tài sản tối cần thiết, bất li thân của con người thời đại công nghệ thông tin là láp tốp và điện thoại di động. Ba công dân phản đối việc thu giữ tài sản trái pháp luật, công an Hòa Minh buộc phải viết giấy hẹn họ hai ngày sau lên công an thành phố Đà Nẵng nhận lại tài sản.
Theo giấy hẹn của công an Hòa Minh, ngày 10.12.2013, ngày Quốc tế Nhân quyền, ba công dân đến công an thành phố Đà Nẵng nhận lại tài sản thì công an thành phố Đà Nẵng trả lời hoàn toàn không biết sự việc vì công an Hòa Minh chưa báo cáo và chỉ ba công dân về công an Hòa Minh. Công dân bị quyền lực Nhà nước bất chính, hành xử trái pháp luật đẩy từ phường lên thành phố rồi lại bị đẩy từ thành phố về phường. Về phường, công an Hòa Minh lại đẩy tiếp, lại hẹn đến 12. 12. 2013 lên công an thành phố Đà Nẵng giải quyết.
Bị đối xử quá bất công, vô lí, tàn nhẫn và trái pháp luật, ba dân đen thấp cổ bé họng cũng đành chấp nhận chỉ xin những kẻ bất lương mất tính người, không còn trái tim con người, chỉ là robot mặc áo công an phường Hòa Minh tờ giấy hẹn để có chứng cứ buộc nơi họ được hẹn đến phải giải quyết. Một việc nhỏ, một thủ tục hành chính đương nhiên, bắt buộc phải thực hiện nhưng công an Hòa Minh dứt khoát không thực hiên. Buộc lòng ba công dân phải đứng trước đồn công an phường Hòa Minh lên tiếng: “Phản đối công an phường Hòa Minh quận Liên Chiểu bắt người và thu giữ tài sản công dân trái pháp luật”, “Yêu cầu công an trả lại tài sản”. Lập tức công an phường Hòa Minh cùng những người mặc đồ dân sự bặm trợn mà ba đêm trước đã xông vào nhà trọ Hồng Ngọc lại xuất hiện xô vào đánh ba công dân máu chảy tràn trên mặt và ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu!
Bạo lực ở nơi của tình thương. Trường mầm non tư thục Phương Anh phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Sài Gòn nhận trông giữ và nuôi dạy 22 trẻ từ mười tháng đến bốn tuổi. Ở nơi chỉ từ ngữ phát âm lên: Trường mầm non. Nuôi dạy. Trẻ thơ đã gợi lên, đã đòi hỏi tình thương yêu bao la, sự nâng niu, chăm sóc, nhân hậu nhưng lại chỉ có bạo lực, tàn nhẫn, hung ác. Hàng ngày hai cô giáo nuôi và dạy những đứa trẻ dưới bốn tuổi bằng cách đến bữa ăn, cô nuôi trẻ liên tục dồn cháo vào đầy mồm đứa trẻ rồi bóp cổ, bịt mũi, vung tay tát tới tấp vào mặt, đánh túi bụi khắp người đứa trẻ, dựng ngược, nhét đầu đứa trẻ vào phuy nước bắt nó phải nín khóc để nuốt cháo.
Nhà trẻ cùng với gia đình là nơi gieo yêu thương, đánh thức tính người trong lòng trẻ thơ lại là nơi gieo hận thù, đánh thức tính thú, rèn luyện bạo lực cho đứa trẻ để đứa trẻ lớn lên trở thành những con thú trong xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể.
Xã hội rừng rú càng được khuyến khích phát triển, bạo lực càng tràn lan trong xã hội qua cách ứng xử của pháp luật và dư luận xã hội với hai vụ việc bạo lực trên.
Hai cô giáo hành hạ trẻ thơ không gây thương tích trên cơ thể nhưng gây chấn thương tâm lí, tinh thần cho trẻ thơ bị báo chí phanh phui, lập tức chính quyền vào cuộc, pháp luật truy tố, các quan chức từ quốc gia đến các ban, ngành, phường, xã lên tiếng, cả hệ thống truyền thông từ đài truyền hình quốc gia đến các tờ báo địa phương, ngành đồng loạt, cấp tập lên án.
Nhưng công an phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng xâm phạm nơi cư trú công dân, bắt giam người, thu giữ tài sản trái pháp luật của ba công dân rồi cùng côn đồ xã hội đen quây đánh ba công dân lương thiện, hoàn toàn không có sai phạm pháp luật, gây thương tích nặng nề cho người dân trong đó có một công dân nữ, gây phẫn nộ trong lòng người dân với Nhà nước, vụ việc lớn, nghiêm trọng hơn nhiều vụ việc ở trường mầm non phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Sài Gòn thì chính quyền, pháp luật và báo chí lề đảng hoàn toàn im lặng, làm ngơ, khuyến khích công an tiếp tục sử dụng bạo lực phi pháp trong những quan hệ dân sự với người dân. Người dân bị hành hung, bị đánh chết trong đồn công an cứ liên tiếp diễn ra trên khắp đất nước. Xã hội Việt Nam cứ mãi mãi là xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể trong xã hội rừng rú đó.
Phạm Đình Trọng
(Quê Choa)

Cho phép bắn người chống đối cán bộ đang làm nhiệm vụ

Từ 1/2/2014, sau khi áp dụng các biện pháp để khống chế người chống đối không có kết quả, cán bộ thi hành công vụ có quyền nổ súng để phòng vệ, bắt giữ. 
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Theo đó, người thi hành công vụ được hiểu là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật...
Vết thương do trung tá Dũng bắn anh Quang (xã Tắc Vân, TP.Cà Mau tỉnh Cà Mau). "Do đã uống rượu, tôi có lớn tiếng và có hành động quơ tay, quơ chân với lực lượng làm nhiệm vụ nên bị khống chế, còng tay đưa về trụ sở công an xã. Tại đây, ông Dũng dùng súng bắn tôi bị thương ở mang tai, phải nhập viện cấp cứu", anh Quang nói.
Bị dừng xe vì không đội mũ bảo hiểm, một thanh niên đã thóa mạ, cầm vỏ chai bia dọa đánh hai cảnh sát giao thông tại Lạng Sơn.
 
Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong lúc làm nhiệm vụ nếu gặp phải chống đối, người thi hành công vụ giải thích cho người vi phạm biết lỗi mắc phải, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi. Nếu họ không chấp hành, người thi hành công vụ mới được sử dụng biện pháp bắt giữ, cưỡng chế...
Nghị định cho phép trong trường hợp bị tấn công bằng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phòng vệ, khống chế bắt giữ người chống đối. Biện pháp đặc biệt được áp dụng là cho phép nổ súng.

Tuy nhiên, dù sử dụng biện pháp gì, Nghị định yêu cầu chỉ được áp dụng trong trường hợp "cần thiết", "cấp bách" và căn cứ "tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể".

Riêng với nổ súng, Nghị định yêu cầu tuân thủ hướng dẫn tại điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nguyên tắc là chỉ được nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành sau khi đã cảnh báo, không nổ súng vào phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.

Cũng theo Nghị định, sau khi xử lý vi phạm với người có hành vi chống người thi hành công vụ, cơ quan ra quyết định xử lý có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc để có biện pháp phòng ngừa, quản lý, giáo dục.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/2/2014. 
Theo khoản 3 điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các trường hợp nổ súng gồm:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
d) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;
e) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:
Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Linh Sang

Thiếu niên châu Á học giỏi : Mừng gần nhưng phải lo xa

Singapore cũng như Thượng Hải đứng hạng cao theo kết quả Pisa (Wikimédia)
Singapore cũng như Thượng Hải đứng hạng cao theo kết quả Pisa (Wikimédia)

Tú Anh (RFI)

Các quốc gia châu Á, trong đó Việt Nam củng cố hạng đầu trong kết quả thẩm định năng lực học sinh gọi tắt là Pisa thuộc Tổ chức OCDE (Hợp tác Kinh tế và Phát triển) thực hiện. OCDE cho rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa "học sinh, gia đình và giáo chức" là điểm mạnh của nền giáo dục Á Châu. Thực tế như thế nào ? Giáo sư Nguyễn Dư, trường Ecole Centrale tại Lyon phân tích.

Kết quả khảo sát năng lực đọc hiểu, khoa học và toán của lớp tuổi 15 được công bố hồi đầu tháng 12 gây phấn chấn tại Á Châu và nhất là ở Việt Nam. Học sinh thành phố Thượng Hải của Trung Quốc (nhưng không phải là cả nước) đứng đầu bảng xếp hạng 65 nước,năm 2012. Tiếp theo đó là học sinh Singapore, Hồng Kông, Đài Loan Hàn Quốc và Nhật Bản áp đảo học sinh Tây phương cùng cấp tuổi.

Việt Nam mà nền giáo dục bị chính nhà nước than phiền là đang xuống dốc với con số học sinh bỏ học đạt mức báo động có năm lên đến 100.000 cũng giành được hạng 8 về môn toán. Trong khi đó thì châu Âu với Anh Đức và Pháp, ba nước sản sinh ra nhiều bác học và Nobel thì lẹt đẹt ở hạng trung bình.

Chuyên gia của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OCDE) giải thích rằng học sinh châu Á được « đòi hỏi cố gắng » nhiều hơn ở châu Âu. Cha mẹ, thầy cô cũng theo sát và có cùng mục tiêu.

Vấn đề đặt ra là liệu các trẻ em 15 tuổi phải học ngày học đêm có tốt cho các em hay không ? Hiện tượng « học thêm » mà tệ hơn nữa là hiện tượng « thi đua thành tích » này tại một số nước châu Á sẽ gây hệ quả ra sao trên đại học và khi vào đời ? Tại sao chính sách giáo dục tại châu Âu không ép học sinh « dồi mài kinh sử » theo kiểu Á Châu mà lại giảm nhẹ chương trình ? Học như thế nào thì có lợi cho học sinh và cho xã hội ?

RFI đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Nguyễn Dư, nguyên giáo sư trường kỹ sư Ecole Centrale, Lyon, Pháp. Trong phần phân tích, Giáo sư Nguyễn Dư đặc biệt lưu ý học vấn để tạo ra con người toàn diện, là chạy việt dã Marathon : « Đứng nhất trong 10 km đầu rồi lê lếch 30 cây số sau thì để làm gì ? ». Ông nêu tấm gương giáo dục phục vụ nhu cầu đất nước, không chuộng hư danh của Thụy Sĩ và tấm gương Tunisia đào tạo những thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp mà sự tuyệt vọng đã biến thành ngọn lửa châm ngòi Cách Mạng Hoa Lài.

Giáo sư Nguyễn Dư : « Các nước Á Châu, đúng hơn là một số nơi, vì Thượng Hải, Hồng Kông chỉ là một tỉnh, cùng với Đại hàn, Nhật Bản, Singapore, tụ vào những chổ gọi là kinh tế khá giả (như ở tây phương). Việt Nam chỉ là ngoại lệ. Người ta đặt câu hỏi là tại sao trên đại học, sinh viên bên châu Âu và bên Mỹ học khá mà học sinh ở tuổi 15 thì học không bằng châu Á.

Không phải học sinh Á châu thông minh hơn. Ai cũng thấy học sinh Á châu bỏ thời gian ít nhất là gấp đôi học sinh châu Âu và Mỹ do nạn « học thêm ». Mới đây, một phóng sự trên đài truyền hình Pháp về học sinh Đại Hàn làm tôi toát mồ hôi : một em học sinh Đại Hàn 15 tuổi phải thức dậy từ 6 giờ sáng chuẩn bị đi học, sau nhà trường phải học thêm…đến 10 giờ tối… có đứa đến 11 giờ đêm mới về nhà …

Bên châu Âu, bên Pháp, người ta phản đối lối học như vậy vì đào tạo học trò là đào tạo về nhiều mặt, thành một con người và phải sữa soạn cho nó tiến lên đại học. Cụ thể, mình nhìn lại Việt Nam , tại sao sinh viên lên đại học nói là đuối sức trong khi đó bên Mỹ và châu Âu cái năng khiếu của sinh viên bắt đầu nổi trội lên …

Bộ Giáo dục Pháp cấm thầy cô không được cho bài về nhà làm nhiều quá không để cho đứa bé tối ngày lo bài vở mà quên đi những chuyện khác bên cạnh. Học sinh Âu Mỹ ngoài chuyện học ra chúng nó còn tham gia vào sinh hoạt xã hội, thể dục thể thao, văn hóa, mỹ thuật…. khi lên đại học thì chúng nó có nhiều hướng đi trong khi đó thì ở Việt Nam hoàn toàn bế tắc …

Việt Nam là trường hợp đặc biệt, nạn học thêm cũng như bên Đại Hàn nhưng do một lý do khác : học thêm trở thành bắt buộc chứ không phải vì nhu cầu. Chính nhà nước Việt Nam cũng công nhận trả lương thầy cô giáo không đủ sống nên thầy cô không giảng dạy đến nơi đến chốn, để bắt học sinh học thêm cho nên kết quả Việt Nam trong bảng xếp hạng Pisa cũng khá nhưng tạo ra bất công trong xã hội, bất công giàu nghèo.

Còn tại Trung Quốc, Thượng Hải là tỉnh giàu, lẽ ra nên điều tra thêm các tỉnh khác để xem trình độ học sinh cả nước ra sao…

Trả lời câu hỏi nên chuẩn bị cho học sinh thế nào là tốt nhất nếu tính đường dài, giáo sư Nguyễn Dư nêu hai tấm gương để suy ngẫm : Thụy Sĩ và Tunisia.

Giáo sư Nguyễn Dư : « Thụy Sĩ, một nước có nạn thất nghiệp thấp nhất thế giới nhờ giáo dục đi sát với nhu cầu kỹ nghệ, chính sách giáo dục xem học sinh đi thực tập, học nghề có giá trị vẻ vang như là sinh viên đại học. Pháp cũng đang lúng túng vì tại Pháp, người ta quan nịêm rằng học trò có vấn đề mới đi học nghề. Việt Nam cũng vậy, cha mẹ muốn cho con lên đại học, lấy bằng thạc sĩ , tiến sĩ rồi thất nghiệp cũng được.

Trường hợp cách mạng Tunisia, đầu mối là một anh có bằng cấp đại học thất nghiệp. Là nước nghèo mà Tunisia dưới thời Ben Ali vẫn đào tạo rất đông sinh viên có bằng cấp thất nghiệp. Một anh sinh viên (Mohamed Bouazizi) có nhiều bằng cấp lắm nhưng cái học của anh không đi sát với đòi hỏi của kỹ nghệ. Trong khủng hoảng, anh phải đi bán hàng rong, rồi bị cảnh sát phạt, xua đuổi.

Do phẫn uất anh tự thiêu ở ngoài đường. Chính ngọn lửa tự thiêu đó đã dẫn đến cuộc cách mạng và nhân dân Tunisia đã lật đổ ông Ben Ali. Đó là hậu quả của một nền giáo dục không thực tiễn. Đi học chỉ để lấy bằng cấp dẫn đến những hậu quả khó lường.Các nước nghèo như Việt Nam cần phải để ý điều đó. Việt Nam có nhiều tiến sĩ quá rồi đó nhưng có làm được việc hay không ? Đó là vấn đề mấu chốt của xã hội ».

Phó Thị trưởng Thượng Hải bị bắt vì tham nhũng

Trung Quốc điều tra về các viên chức đã nhận đút lót của GSK - Reuters
Trung Quốc điều tra về các viên chức đã nhận đút lót của GSK - Reuters

Thụy My (RFI)

Theo truyền thông chính thức Trung Quốc được AFP trích dẫn vào hôm nay, 19/12/2013, một lãnh đạo cao cấp của thành phố Thượng Hải vừa bị bắt. Nhân vật này có dính líu đến vụ tập đoàn bào chế dược phẩm Anh Quốc GlaxoSmithKline (GSK) đang bị điều tra về tham nhũng ở Trung Quốc.

Người bị bắt là ông Hoàng Phong Bình (Huan Fengping), Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Thượng Hải, đặc trách y tế và kế hoạch hóa gia đình. Trên site web của Ủy ban Nhân dân, tên ông đã bị rút ra khỏi danh sách ban lãnh đạo.

Trong một thông cáo ngắn gọn, Sở Tư pháp Thượng Hải cho biết ông đã bị câu lưu hôm qua, 18/12, vì đã có "hành vi tội phạm".

Thông cáo chính thức không nêu chi tiết về tội trạng của ông Hoàng Phong Bình, nhưng theo AFP, truyền thông chính thức cho biết là viên chức này đã nhận đút lót khi ông làm việc ở bệnh viện thành phố và việc ông bị bắt liên quan đến vụ điều tra tham nhũng mở ra từ tháng 7, nhắm vào tập đoàn GSK.

Một nguồn tin ẩn danh đã cho tờ 21st Century Business Herald biết là ông Hoàng Phong Bình có thân nhân làm việc cho GSK, và một số người trong gia đình ông đã sang định cư ở Canada.

Từ tháng 7/2013, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào tập đoàn GSK, bị tố cáo đút lót, hối lộ các viên chức Trung Quốc và các công ty trong ngành dược phẩm, các bác sĩ, các bệnh viện... để thúc đẩy việc bán sản phẩm của mình ở Trung Quốc.

Theo công an Trung Quốc, từ năm 2007, đã có gần 500 triệu đô la được chi ra trong các vụ hối lộ, qua trung gian các hãng du lịch và đề án tài trợ.

Bốn lãnh đạo người Trung Quốc làm việc trong tập đoàn GSK đã bị câu lưu trong khuôn khổ cuộc điều tra này, cũng như nhà điều tra độc lập người Anh Peter Humphrey, mà văn phòng làm việc cho GSK.
  • Official warns on export outlook (Washington Post) - There's little cause for optimism about China's exports in 2014, because demand in both developed and developing countries is growing too slowly to boost purchases of the nation's products, a commerce official told China Daily.
  • BTC China to stop taking yuan deposits (Washington Post) - BTC China, the world's largest Bitcoin operator, said it will no longer accept new deposits in yuan, dealing another setback to the virtual currency.
  • Luxury market cooling down (Washington Post) - China's anti-corruption campaign is cited as one of major factors dragging down growth in its luxury goods market. Growth is expected to cool in 2013.
  • Production to slow down: HSBC (Washington Post) - China's manufacturing sector will likely see the slowest expansion in three months in December because of lower output growth, HSBC Holdings Plc said on Monday.
  • An emphasis on stability (Washington Post) - The Chinese government wrapped up its annual Central Economic Work Conference and released afterwards a statement, which suggests an emphasis on stability.
  • Putting best foot forward in Africa (Washington Post) - Chinese footwear maker Huajian Group plans to make Ethiopia the hub for the global footwear industry and create more than 100,000 jobs locally.
  • Escapism from a 'vulgar' filmmaker (Washington Post) - The director of the disaster epic Back to 1942, the Chinese mainland's submission for the 2014 Academy Awards, is returning to comedy, the genre in which he made his name.
  • Nanyang odyssey (Washington Post) - Documentary filmmaker Zhou Bing reveals his secrets about bringing the subjects of his work closer to audiences far removed from his field of study, writes Raymond Zhou.
  • Jazzing up Beijing (Washington Post) - When Huang Yong was a young man studying bass, jazz music held little appeal. "When I was 20 years old, I couldn't bear listening to Miles Davis for 10minutes," says the founder of the Nine Gates Jazz Festival.
  • A new role for Peking Opera (Washington Post) - When Wang Xiaoxin was pursuing her studies at the Yale University School of Drama in 2006, she hoped to become an avant-garde theater director.
  • Breads for my daughter (Washington Post) - Her daughter is Jennifer Yeh's inspiration and motivation, and that is why she named her artisan bakery after the little girl - Boulangerie Nanda.
  • Life in poetry (Washington Post) - When a 17-year-old Ya Hsien waved goodbye to his mother in his hometown of Nanyang, Henan province, to join the Kuomintang army heading to Taiwan in 1949, he didn't expect the departure would be the last time they saw each other.
  • LV boutique reborn in Beijing (Washington Post) - If you enter Louis Vuitton's new boutique in the Peninsula Hotel Beijing, the first thing that pops into sight is a shelf where various kinds of bags are place.
  • Restoring a golden touch (Washington Post) - Two collections featuring a clover-leaf motif revive the painstaking procedure of gold beading, a technique originating in Mesopotamia.
  • Military plays down naval 'near-miss' (Washington Post) - The Chinese military responded to the "near-miss" between warships from China and US, saying Chinese vessel was conducting "normal patrols".
  • Baucus likely next ambassador to China (Washington Post) - Long-time US Senator Max Baucus is expected to be nominated by President Barack Obama to be the next ambassador to China, replacing Gary Locke, who will step down early next year.
  • Distributors connect with China Mobile (Washington Post) - China Mobile Ltd signed strategic agreements with 10 mobile phone distributors on Tuesday, aiming to gain an upper hand in selling 4G handsets.
  • Japan seeks bigger role for military (Washington Post) - Japan agreed on Tuesday to spend more to boost its military in the coming years, a move that experts believe aims to counter China's rising influence.
  • Continuity in DPRK policies expected (Washington Post) - Beijing said it hopes there won't be a "major change" in DPRK policies, as the execution of the country's No 2 has brought fear of instability to the region.
  • Clashes with US can be avoided: FM (Washington Post) - Clashes with the US can be avoided, FM Wang Yi said after media reports that a Chinese warship confronted the USS Cowpens in the S China Sea.
  • Yutu gets rolling on the moon (Washington Post) - China's first lunar rover and the lander took pictures of each other, marking the success of the country's Chang'e-3 lunar probe mission.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét