Chuẩn bị nghỉ hưu, một cán bộ công an TP.Hải Phòng mang thẻ ngành đi cắm để lấy số tiền hơn 1,6 tỷ đồng rồi biến mất.
Từ đó đến nay, sự việc vẫn giậm chân tại chỗ, chưa được xem xét xử lý thấu đáo. Và theo "nạn nhân", họ vẫn đang giữ tấm thẻ ngành của vị cán bộ công an đã về hưu kia...


 Thẻ ngành Công an của Nguyễn Thị Thanh H. đang được chị Hà giữ.
Thẻ ngành Công an của Nguyễn Thị Thanh H. đang được chị Hà giữ.
  
 Từ khoản vay dùng đến thẻ ngành

Chị Nguyễn Thị Hà (trú tại số 11/40/72 Lạch Tray, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng) có quen biết với bà Nguyễn Thị Thanh H. (nguyên là sỹ quan công an TP.Hải Phòng (SN 1957, nơi ĐKHKTT: Số 3, lô 6, khu GT1 phường Cát Bi, quận Hải An, TP.Hải Phòng).

Khoảng tháng 1/2011, bà H. có đặt vấn đề vay tiền chị Hà nói là để thực hiện dự án tại xã Bắc Sơn (quận Kiến An) và tại huyện An Dương cho ngành công an. Để vay được tiền, bà H. đã đưa thẻ ngành công an cho chị Hà giữ. Theo chị Hà, từ đầu tháng 1/2011 đến tháng 8/2011, bà H. đã đến vay tổng cộng số tiền là 1.617.000.000 đồng.


Đến hẹn, chị Hà không thấy bà H. trả tiền, gọi điện không liên lạc được. Chị Hà đã đến nhà bà H. thì được biết nhà của bà H. đã bị bắt nợ. Qua tìm hiểu chị Hà còn biết được bà H. còn vay tiền của nhiều người khác trong ngành công an và người dân. Cho rằng mình bị lừa đảo, chị Hà làm đơn tố cáo lên công an TP.Hải Phòng.

Ngày 18/9/2012, chị Hà nhận được giấy mời của Cơ quan CSĐT công an TP.Hải Phòng: Đúng 8h30 ngày 23/9/2012, có mặt tại trụ sở công an thị trấn Trâu Qùy, Gia Lâm, Hà Nội để đối chất phục vụ yêu cầu giải quyết đơn tố cáo (?)

Chị Hà có mặt như trong giấy mời. Tại Trâu Qùy, chị Hà đã gặp được bà H. và một điều tra viên tên là Phạm Tiến Dũng. Trực tiếp đối chất với bà H., chị Hà yêu cầu bà H. trả hết số tiền nợ nhưng bà H. không trả.

Bất ngờ, đến ngày 10/10/2012, Cơ quan CSĐT  - Công an TP. Hải Phòng ra quyết định không khởi tố vụ án vì cho rằng, việc bà Nguyễn Thị Thanh H. vay tiền chị Hà là quan hệ dân sự, không có dấu hiệu tội phạm hình sự và đề nghị chị Hà liên hệ với Tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cho rằng công an TP. Hải Phòng bao che cho sai phạm, vi phạm các quy định xây dựng lực lượng ngành công an, chị Hà đã làm đơn tố cáo lãnh đạo công an TP. Hải Phòng.

Bộ công an yêu cầu kiểm tra, báo cáo


Sau khi nhận được đơn tố cáo của chị Hà tố cáo lãnh đạo CATP. Hải Phòng bao che cho bà Nguyễn Thị Thanh H., nguyên cán bộ PC64, Thanh tra bộ Công an đã kiểm tra xác minh và ngày 26/8/2013 có văn bản số 943/V24-P3 thông báo ý kiến chỉ đạo của đ/c Thứ trưởng thường trực bộ Công an Đặng Văn Hiếu về việc giao cho Giám đốc CATP Hải Phòng thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ trước ngày 15/9/2013 về các nội dung: Chỉ đạo kiểm tra thu hồi giấy chứng nhận CSND, ANND và các phương tiện công tác, chiến đấu của số cán bộ của CATP Hải Phòng đã nghỉ hưu, nhưng chưa nộp lại theo quy định của Bộ (trong đó có trường hợp của đ/c Nguyễn Thị Thanh H.);

Tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân không thực hiện đúng quy định của Chính phủ và Bộ trưởng bộ Công an về quản lý, sử dụng giấy chứng nhận CSND, ANND (không thu hồi Giấy chứng nhận CSND của đ/c Nguyễn Thị Thanh H., nguyên cán bộ PC64 CATP Hải Phòng, trước khi nghỉ hưu).


Quá thời hạn 15/9/2013, nhưng Thanh tra Bộ Công an chưa nhận được báo cáo kết quả việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ. Ngày 30/9/2013, Thanh tra bộ Công an tiếp tục có công văn đề nghị Giám đốc công an TP. Hải Phòng kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của bộ Công an. Kết quả thực hiện báo cáo lãnh đạo Bộ (qua thanh tra Bộ) trước ngày 15/10/2013.

Cho đến nay, đã quá thời hạn 15/10/2013, nhưng công an Hải Phòng vẫn chưa thực hiện đúng sự chỉ đạo như công văn  của Thanh tra bộ Công an.

Chị Nguyễn Thị Hà bức xúc cho biết: "Bà H. nói dối tôi là vay tiền để làm kinh tế cho ngành công an, rồi đưa thẻ ngành cho tôi để vay tiền. Hiện nay, bà H. đã trốn mất, mà không trả tôi một đồng nào. Việc làm của bà H. có dấu hiệu lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cần phải bị pháp luật trừng trị.

Khi tôi có đơn tố cáo bà H., công an Hải Phòng lại vô lý triệu tập tôi và bà H. lên Hà Nội để điều tra, trong khi tôi và bà H. là người có ĐKTT ở Hải Phòng. Công an Hải Phòng càng lộ sự bao che khi ra quyết định không khởi tố vụ án vì cho rằng việc bà H. cắm thẻ ngành vay tiền chỉ là dân sự”.


Vậy sự việc cụ thể như thế nào, vi phạm đến đâu, đề nghị cơ quan chức năng, công an Hải Phòng tiến hành làm rõ.
 
Theo ĐS& PL

Ôi, Bác tôi có là cái gì đâu!!!

Ngày xưa khi cánh của Internet chưa mở và với những gì tôi được học, được đọc. Tôi cứ ngỡ Bác tôi là vĩ đại nhất. Nhưng rồi Gandhi, Mandela, Lý Quang Diệu... hiện ra tôi mới ngỡ ngàng "Ôi họ mới vĩ đại làm sao, Bác tôi có là cái gì đâu!!! Hic hic hic 
 

Khi Nelson Mandela bước qua cánh cổng nhà tù Victor Verster cũng là lúc đất nước Nam Phi bắt đầu một cuộc đổi thay kỳ vĩ.

Cái nắng nóng 40 độ C ở Kaarl hôm đó - cái ngày 11.2.1990 không thể nào quên - đã không cản bước được những con người yêu tự do kéo đến vây quanh khu trại giam Victor Verster, mà ngày nay đã được đổi tên thành Trung tâm Cải tạo Drakenstein.

Trước đấy không lâu, vị tổng thống da trắng Frederik de Klerk thông báo sẽ trả tự do cho Nelson Mandela, người đã ngồi tù suốt 27 năm vì tội “lên kế hoạch phá hoại nhà nước”. Người dân Nam Phi từ khắp nơi đổ về quanh khu trại giam để chào đón người anh hùng của họ, người đã bước vào nhà tù với một phong thái hiên ngang từ nhiều năm trước.

Trong đám đông đổ về khu Victor Verster, có những người chào đời sau khi Mandela vào tù, có những người đã quên hẳn ngoại hình của Mandela, do việc sử dụng hình ảnh của ông bị cấm dưới thời Apartheid. Nhưng tất cả đều đến đây, đơn giản ông là niềm tự hào, niềm hy vọng, là tương lai của họ, của đất nước Nam Phi bị chia rẽ sâu sắc này.

Cũng trong đám đông ấy, có những người chờ đợi giây phút Mandela được trả tự do với một tâm trạng lo âu, thậm chí hoảng sợ.

“Ai cũng muốn biết người đàn ông này sẽ làm gì một khi được tự do. Có người nói rằng chiến tranh sẽ nổ ra, có người lo sợ dân da trắng sẽ bị đuổi khỏi đất nước Nam Phi…”, Kevan Heesom, hồi đó là một cậu bé trong một gia đình người Anh, bồi hồi kể lại.

Nỗi lo lắng của những người như Heesom là có thể hiểu được. Mandela từng là một nhà đấu tranh bất bạo động. Nhưng rồi, ông và các đồng chí của mình đã sử dụng vũ lực để chống lại chế độ Apartheid vốn áp đặt một chính sách kỳ thị hà khắc lên người da đen. Mandela đã bị người da trắng đại diện cho chế độ Apartheid bỏ tù. Giờ đây, khi được trả tự do, có thể ông sẽ báo thù.

Cái lối tư duy này thậm chí đã đẩy không ít người vào quyết định rời khỏi Nam Phi. “Tôi đã tự nhủ rằng mình phải rời khỏi nơi đây vì đất nước này sắp rơi xuống vũng lầy rồi”, Charles Brown, giờ đã là một công dân Úc, kể.

Và rồi, giây phút mà người ta chờ đợi đã đến. Đó là vào lúc 16 giờ 14 ngày 11.2.1990. Từ sau cánh cổng nhà tù Victor Verster, Nelson Mandela bước ra. Ông giơ nắm tay đầy cương quyết, rồi vẫy chào đám đông với một nụ cười rạng rỡ.

Những người chào đón ông có thể đọc thấy tất cả các thông điệp mà họ chờ đợi trong nụ cười ấy.

Nụ cười không chứa đựng hận thù.

Nụ cười của cuộc đấu tranh vì tự do vẫn tiếp diễn.

Nụ cười của niềm tin mãnh liệt vào một tương lai, nơi mà dân tộc Nam Phi hòa chung một khối, bỏ quá khứ Apartheid đen tối lại phía sau.

Đám đông cuộn chảy hét vang: “Madiba muôn năm!”, “Madiba vĩ đại!”.

Madiba là tên gọi tôn vinh Mandela.

Sau những bước chân tự do đầu tiên, người anh hùng Mandela đã du hành về thành phố Cape Town cách đó chừng 60 km. Ngay trong buổi tối 11.2 đó, cựu tù nhân Mandela đã đứng trước biển người, nói những lời cương quyết:

“Cuộc đấu tranh của chúng ta đã bước vào khoảnh khắc quyết định. Hành trình đến với tự do của chúng ta là không thể đảo ngược. Đây là lúc cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt trận. Cho phép mình ngơi nghỉ lúc này là một sai lầm mà các thế hệ tương lai sẽ không thể nào tha thứ cho chúng ta”.

Và ông đã cùng nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh, nhưng không phải bằng con đường bạo lực đẫm máu, để đưa đất nước tươi đẹp này thoát khỏi đêm trường Apartheid.

Để có được ngày tự do, Nelson Mandela đã trải qua những tháng ngày dài đằng đẳng trong chốn lao tù. Đó là 27 năm, thời gian đủ để một người chào đời sống cho tới lúc trưởng thành.

Quãng thời gian trong tù thực sự là một đêm trường, nhưng cũng từ đêm đen ấy, một ngày mới tươi sáng đã đến với dân tộc Nam Phi.

Bắt đầu vào thập niên 1940, khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid manh nha tại Nam Phi, chàng trai Nelson Mandela đã chọn cho mình chỗ đứng về phía những người bị áp bức, kỳ thị. Ông và một người đồng chí đã thành lập hãng luật để bảo vệ quyền lợi cho người nghèo cũng như tham gia các hoạt động đối kháng ôn hòa.

Trong giai đoạn đầu, Mandela chịu ảnh hưởng đường lối đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi.

Nhưng biện pháp bất bạo động này vẫn là một điều cấm kỵ của chính quyền Apartheid. Năm 1956, Mandela và 150 người khác bị bắt với cáo buộc phản quốc. Phiên tòa kéo dài sau đó kết thúc với việc các bị cáo được tuyên trắng án vào năm 1961.

Khi con đường đấu tranh bất bạo động bị ngăn cấm, Mandela đã dùng vũ lực để xóa bỏ chế độ Apartheid. Cuộc đấu tranh vũ trang cùng với việc tham gia đảng Đại hội Dân tộc châu Phi vốn bị chính quyền cấm cản đã khiến Mandela trở thành đối tượng bị truy đuổi của cảnh sát.

Tháng 8.1962, với sự giúp sức của tình báo Mỹ, chính quyền Nam Phi đã bắt giữ Mandela cùng nhiều đồng chí của ông.

Lại thêm một phiên tòa dài nữa.

Lại thêm những bản án “phá hoại chính quyền” và “phản quốc” nữa.

Cuối cùng, vào ngày 12.6.1964, Tòa án Tối cao Pretoria của chính quyền Apartheid đã tuyên án chung thân đối với Mandela về tội “lên kế hoạch phá hoại nhà nước” cùng một số tội danh khác.

Trước tòa, Mandela, lúc này 46 tuổi, đã thừa nhận hành vi của mình bằng một niềm tin không gì lay chuyển:

“Tôi không phủ nhận rằng tôi đã lên kế hoạch phá hoại. Tôi làm điều đó không phải vì sự khinh suất hay vì sở thích bạo lực. Tôi đã lên kế hoạch này theo sau những đánh giá nghiêm túc và bình tĩnh về tình hình chính trị nảy sinh sau nhiều năm nhân dân chúng tôi bị người da trắng bóc lột, áp bức dưới chế độ chuyên quyền”.

Và Mandela cùng những người bị kết án đã bước lên xe cảnh sát với nụ cười trên môi trước sự cổ vũ của đám đông ủng hộ vây quanh trụ sở tòa án.

Phần lớn thời gian ở tù, Mandela bị nhốt trong một xà lim bé nhỏ ở đảo Robben.

Trong hoàn cảnh ngục tù đằng đẳng, ông vẫn luôn giữ được khí tiết của một chiến sĩ dám dấn thân vì đại nghĩa. Mandela từng nhiều lần từ chối các điều kiện trả tự do của nhà cầm quyền. Chính vì vậy mà uy tín của ông ngày một lớn trong lòng người dân Nam Phi, bất chấp chính quyền Apartheid đã sử dụng mọi biện pháp để ngăn cấm việc truyền bá hình ảnh, tài liệu về ông.

Rốt cuộc, bản án khắc nghiệt của nhà cầm quyền nhằm triệt tiêu ý chí chiến đấu của ông, cũng là của người dân Nam Phi bị áp bức, đã trở nên vô hiệu.

Sau những cởi mở dè dặt cuối thập niên 1980, vị tổng thống da trắng mới lên cầm quyền Frederik de Klerk đã đi xa hơn trên con đường xóa sổ chế độ Apartheid khi bãi bỏ nhiều đạo luật kỳ thị. Hàng loạt đảng phái chính trị từng bị cấm đoán được phép hoạt động.

Cuối cùng, vào tháng 2 cách đây 20 năm, ông Klerk tuyên bố trả tự do cho Mandela, người sẽ đi vào lịch sử nhân loại như một nhà đấu tranh kiệt xuất cho tự do, hòa giải và tha thứ.

Sau khi rời nhà tù Victor Verster và sau những lời đanh thép ở Cape Town, Mandela tiếp tục cuộc đấu tranh của mình, đó là cuộc đấu tranh bất bạo động để hòa giải những ân oán của quá khứ cũng như phá bỏ mọi thành lũy của chế độ Apartheid.

Rốt cuộc, chế độ Apartheid bị bãi bỏ.

Mandela trở thành tổng thống Nam Phi vào năm 1994 sau một cuộc bầu cử. Đó là cuộc bầu cử đầu tiên tại đất nước này với đầy đủ ý nghĩa dân chủ thực sự. Nelson Mandela, dù đã cùng đám đông hô vang “Chính quyền thuộc về chúng ta” khi ở Cape Town trong buổi tối tự do đầu tiên sau 27 năm tù đày, đã chọn cách bước lên nắm chính quyền bằng việc tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc của một nền chính trị dân chủ lành mạnh.

Ông cũng chỉ làm tổng trong một giai đoạn ngắn - từ 1994 đến 1999 – sau đó rời chính trường và trao quyền chọn người kế nhiệm vào tay cử tri Nam Phi.

Mandela vĩ đại không chỉ bởi quá trình đấu tranh, những năm tháng bất khuất trong chốn lao tù, không chỉ bởi hành trình xóa bỏ chế độ Apartheid hay nỗ lực hòa giải dân tộc.

Ông bất tử bởi đã xây dựng nền móng vững chắc cho nền dân chủ ở Nam Phi.

Công lao xóa bỏ chế độ Apartheid của ông sẽ trở nên vô nghĩa nếu rốt cuộc ông không xây dựng được một nền dân chủ lành mạnh cho đất nước này, nếu ông thay nền chính trị ác quỷ Apartheid bằng một nền chính trị chuyên quyền của chính ông.

Thế mới hiểu vì sao Mandela thường phê phán Robert Mugabe, người cũng từng có cuộc đấu tranh giải phóng dân da đen vĩ đại không kém Mandela.
 
Mít Tơ Đỗ
Theo blog Mít Tơ Đỗ