Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Lượm lặt - VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT TRONG GIÁO DỤC CON CÁI - NHỮNG HẠN CHẾ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Việt Nam – Nhật Bản thảo luận tăng cường hợp tác bảo vệ bờ biển (SM). Tử tù tại Việt Nam được tiêm “thuốc độc” thế nào?  -(MTG)
Đại gia thủy sản trốn nợ bay sang Mỹ, bỏ “đàn em” chịu cảnh tội tù  -(MTG)
Muôn kiểu “tận thu” cuối năm  -(MTG)
_____________________________________________________________________
Họ đã đổi trắng thay đen như thế nào?  – (Boxitvn)
“Người trong cuộc” phản ứng vì lời xin lỗi có nhiều chi tiết “sai sự thật” – (Boxitvn)
Các vị có còn là con người? – (Boxitvn)   —-Và anh Đằng thì đang nằm ở trong kia – (Boxitvn)
Họ sợ những ai? »   -  -(ĐCV)  - Trên mạng vừa có bài “đảng CS sợ ai?” của anh Trần Ngọc Thành, một nhà đấu tranh được biết là rất hăng hái dấn thân cho phong trào công nhân và lao…
Xuân Thu nhị kỳ »  -   -(ĐCV)  - Nhưng mùa Thu năm nay sẽ không theo cái trật tự cũ “Xuân Thu nhị kỳ ” mà sẽ có nhiều biến cố mới, đầy khởi sắc. …
Dự án vận động: Phong trào dân sự bảo vệ dân sinh môi trường  – Tác giả dự án: Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng -(XHDS)

Dương Chí Dũng sẽ là một Xiêng Phênh?   -(XHDS)    —-    Danh sách 77 việc phụ nữ không được làm  - (XHDS)
Từ Nam Phi nghĩ đến Việt Nam – Viết một bài thơ thay cho bạn hữu Nam Phi từ nửa thế kỷ trước  -(XHDS)
Thư ngỏ gửi Ngài Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry  -(Bùi Tín -XHDS)
Cánh cổng mở rộng   – Christoph Hein/Udo Schmidt  -Phan Ba trích dịch từ “Miến Điện/Myanmar – Con đường gian truân đi tới tự do”-(Phan Ba)


Không có quân phục   –Christoph Hein/Udo Schmidt  -Phan Ba trích dịch từ “Miến Điện/Myanmar – Con đường gian truân đi tới tự do”-(Phan Ba)

KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 
Hoa hậu quốc tế nóng bỏng với bikini  -(MTG)  – Hình trên.
2 tuổi, tự nhặt rác lấy tiền mổ tim  – (MTG) - Bên Trung cộng.

Dân bức xúc vì phương thức truy thu thuế ‘kỳ lạ’

- Vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định số 44/2012/QĐ-UBND “về việc quy định về doanh thu tối thiểu và tỷ lệ phần trăm (%) chi phí tiêu hao nhiên liệu tối đa so với doanh thu của từng loại phương tiện vận tải ô tô, máy thi công để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp”. Tuy nhiên, xung quanh việc thực hiện quyết định này có khá nhiều điều kỳ lạ nảy sinh.
Bức xúc
Chi cục thuế TP Hà Tĩnh đã dựa theo quyết định 44/2012/QĐ-UBND, thành lập đoàn liên ngành gồm công an, chi cục thuế, đô thị để tiến hành truy thu thuế kinh doanh vận tải và xử phạt các trường hợp bị coi là trốn thuế trên địa bàn thành phố và xe các huyện đi vào địa bàn.
bức xúc, phương thức, truy thu thuế, ‘kỳ lạ’, Hà Tĩnh
Phương tiện bị tạm giữ tại chi cục thuế vì chưa đóng thuế
Theo số liệu từ Chi cục thuế Hà Tĩnh, đã có hơn 170 trường hợp bị truy thu và xử phạt vì trốn thuế KDVT với số tiền thu được gần 1.5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình truy thu thuế này có nhiều điều khá khó hiểu, khiến nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ không chấp nhận đóng nộp, bị tạm giữ phương tiện tại cơ quan thuế.
Các tiểu thương tại chợ TP. Hà Tĩnh, làng nghề Thạch Đồng và nhiều hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố cho rằng việc mình bị truy thu thuế KDVT là vô lý, sai đối tượng bởi phương tiện vận tải của họ (chủ yếu là xe tải nhỏ) chỉ phục vụ việc vận tải của gia đình, trong giấy chứng nhận đăng kiểm xe không hề có mục kinh doanh vận tải.
Ông Nguyễn Minh Hải (P.Tân Giang – TP.Hà Tĩnh) cho biết: “Nhà tôi chuyên nhận sửa động cơ điện, do có nhiều loại máy to nên phải sắm chiếc xe tải nhỏ để vận chuyển, vừa qua bị đội liên ngành tạm giữ và tiến hành thu thuế KDVT, tôi không hiểu lý do vì sao bởi trong Giấy chứng nhận kiểm định xe tôi không đăng ký KDVT”.
Tương tự ông Hải, anh Trịnh Văn Vôn (Tổ 8 xã Thạch Quý, TP.Hà Tĩnh) cũng cho biết: “Xe tôi mới mua về để thỉnh thoảng chở cốp-pha phục vụ việc thi công bởi nhà mình chuyên nhận xây dựng nhà cửa, bị tai nạn dừng 2 tháng nay. Vừa qua ngành thuế đã thu của tôi 7 triệu nói là thu thuế KDVT, quả thực là tôi không hiểu, bởi tôi đâu có chở thuê cho ai đâu mà nói là kinh doanh”.
Và còn khá nhiều chủ phương tiện bức xúc, không hiểu tại sao bị truy thu khoản thuế này bởi hầu hết họ là tiểu thương, kinh doanh các mặt hàng như chăn ga gối, lồng chim, hàng tiêu dùng, đã đóng thuế kinh doanh, thuế môn bài…phương tiện vận tải họ dùng để chở hàng hóa của mình đem đi tiêu thụ giờ cũng bị đánh thuế, bị phạt trốn thuế.
Phương thức truy thu thuế kỳ lạ
Một điều lạ nữa, theo nhiều hộ kinh doanh, khi bị dừng xe kiểm tra, họ được nhân viên chi cục thuế Hà Tĩnh “tư vấn” rằng nếu đóng nộp tại chi cục sẽ phải đóng ít hơn nhiều lúc về đóng nộp tại địa phương.
bức xúc, phương thức, truy thu thuế, ‘kỳ lạ’, Hà Tĩnh
bức xúc, phương thức, truy thu thuế, ‘kỳ lạ’, Hà Tĩnh
Giấy đăng kiểm xe không đăng ký kinh doanh vận tải cũng vẫn phải đóng thuế kinh doanh vận tải
Điển hình như anh Nguyễn Văn Thịnh (SN 1976 – quê Đức Thọ, Hà Tĩnh) có xe tải nhỏ bị tạm giữ khi chạy vào TP. Hà Tĩnh cho hay: “Vào hồi 9h15 ngày 22/11/2013, cán bộ Lê Vũ Phong (Chi cục thuế Hà Tĩnh) lập tiếp một biên bản với nội dung yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Cán bộ tính thuế cho tôi như sau: Nếu hiện tại nộp thuế ở đây thì mất tổng cộng 11.000.000đ. Còn nếu về Chi cục thuế Đức Thọ nộp thì mất 24.000.000đ tôi không hiểu gì cả”.
Cũng theo anh Nguyễn Văn Thịnh thì: “Hiện tại xe tôi vẫn bị chi cục thuế Tp.Hà Tĩnh giữ (trong biên bản chỉ ghi tạm giữ xe 3 ngày) vậy mà đã hơn 10 ngày rồi, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của gia đình tôi”.
Điều bất ngờ, đến nay, sau gần 15 ngày, anh Nguyễn Văn Thịnh được mời lên nhận lại xe và không phải đóng thuế KDVT?!
Dân bị phạt vì không được hướng dẫn luật?
Hầu hết các hộ kinh doanh có phương tiện chuyên chở nằm trong diện truy thu thuế vừa qua cho biết, họ không hề biết gì về việc xe của mình là đối tượng phải nộp thuế KDVT.
Đến khi thuế vụ tiến hành truy thu và xử phạt gấp 1-3 lần tiền thuế thì họ mới bức xúc, cho rằng mình không trốn thuế, tại sao lại xử phạt.
bức xúc, phương thức, truy thu thuế, ‘kỳ lạ’, Hà Tĩnh
Đơn kiến nghị của chủ phương tiện về việc “giảm giá” thuế
Ông Lê Mạnh Hà (P.Thạch Quý – TP. Hà Tĩnh) bức xúc: “Tại sao lại quy kết chúng tôi là trốn thuế? Xe tôi không đăng ký KDVT, hàng ngày chở vài chậu hoa đi bán thì sao lại đóng thuế KDVT, nếu luật quy định vậy thì chúng tôi sẵn sàng đóng, nhưng phải có hướng dẫn để chúng tôi làm thủ tục từ đầu chứ, không hướng dẫn rồi giờ bảo chúng tôi trốn thuế, rồi đè ra phạt”.
Trao đổi với VietNamnet về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Quỳnh Như – Đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục thuế Hà Tĩnh cho biết: “Luật quản lý thuế có hiệu lực từ tháng 1/2007 thì người nộp thuế phải tự kê khai, đăng ký thuế và chịu trách nhiệm, có quyền yêu cầu cơ quan thuế là phải nộp những loại thuế gì, thì cơ quan thuế sẽ giải thích… nhưng người nộp thuế về rồi là không trở lại nữa”.
Bà Như cho biết thêm: “Quy định thu thuế kinh doanh vận tải đối với các đối tượng xe này đã có lâu rồi, tuy nhiên từ năm nay mình mới bắt đầu thu, lâu nay thành phố đang vướng vì người dân mới tự giác nộp những chiếc xe như xe giường nằm một vài tỷ, 40-50 chỗ ngồi… thì người dân mới tự giác, còn những xe dưới 1 tấn, xe chở cát ở vùng nông thôn…thì người ta chưa tự giác”.
An Yên - Phi Long

VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT TRONG GIÁO DỤC CON CÁI - NHỮNG HẠN CHẾ



     Gia đình Việt là môi trường văn hóa rất quan trọng đối với người Việt Nam. Đây là nét đặc thù, truyền thống để khu biệt văn hóa Việt với các tộc người khác. Văn hóa gia đình Việt có tinh hoa và lạc hậu, nghĩa là, để xã hội Việt phát triển hơn cần loại trừ yếu tố lạc hậu đeo bám dân tộc từ mấy ngàn năm nay và mới nảy sinh trong thời kỳ hội nhập.
     Trước tiên, nói về người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong gia đình, đó là người mẹ chứ không phải người cha, cho dù người cha được xem là chủ hộ. Điều này khác với văn hóa Trung Quốc, người cha chỉ huy tất cả. Còn ở Việt Nam,  về hình thức người cha  đóng vai trò chỉ huy nhưng thực tế người mẹ lại quản lý, quán xuyến tất cả. Do đó, văn học Việt nam từ ngàn xưa cho tới nay thì những tác phẩm có nội dung ca ngợi bà mẹ rất lớn còn nói về người cha hết sức hiếm. Và nữa, khác với các dân tộc khác, vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong việc dựng nước và giữ nước rất rõ. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “Còn cái lai quần cũng đánh”…Khi người đàn ông ra trận người phụ nữ ở lại lo việc “Gánh vác giang sơn nhà chồng”, lo tăng gia sản xuất để đảm bảo cuộc sống cho gia đình và đóng góp cho xã hội. Có lẽ vì vậy mà khắp trên dãi đất hình chữ S, đâu đâu cũng có đền thờ Mẫu.
     Trong giáo dục con cái, người phụ nữ chịu trách nhiệm chính: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Nhìn chung giáo dục con cái trong gia đình Việt bằng tình thương và nêu gương. Ở phương diện này vừa là tinh hoa nhưng cũng vừa là lạc hậu. Thương con rồi chiều con, trẻ con được nuông chiều một lần tất sẽ có lần thứ hai, lần thứ ba…sự đòi hỏi của chúng mật độ ngày càng dày hơn, cho tới một khi chịu hết nổi, mặc chúng muốn làm gì thì làm, thành ra đứa trẻ hư hỏng. Có rất nhiều gia đình con học đến lớp 12 Trung học phổ thông vẫn còn đón đưa. Được sự chăm sóc, bao bọc thái quá thành ra chúng giống như “gà công nghiệp”. Thậm chí, có em học xong Đại học, về quê công tác, thấy người ta đi bộ đội cũng xung phong đi nhưng 3 tháng huấn luyện tân binh, tháng nào không có người nhà đến thăm là khóc, mỗi khi được “xả trại” là điện thoại về nhà mách mẹ “bị mấy đứa trong đơn vị ăn hiếp”(!). Ở phương Tây, trẻ con mong sao đủ 18 tuổi để được tự lập, tự do, tự chịu trách nhiệm về sở thích, việc làm của mình, không còn chịu sự giám sát của gia đình. Vì thế, cùng một lứa tuổi, thanh niên phương Tây tự tin hơn thanh niên Việt Nam.
     Văn hóa nêu gương trong gia đình Việt nhìn chung là tốt, ông bà cha mẹ nêu gương cho con cái về lễ nghĩa, lối sống và cả sự thành đạt. Gia đình nào chưa có sự thành đạt thì “mượn” những tấm gương thành đạt của bà con dòng tộc, xa hơn nữa là người trong làng, trong xã….Mặt trái của vấn đề này là đôi khi thái quá, áp đặt quá, làm cho con cái họ sợ, tự ti: “Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li”. Con em mình không
bằng bạn bằng bè thì xem đó là tủi nhục, vậy nên, rất nhiều em để làm vui lòng cha mẹ bằng cách lừa dối trong việc học hành, bắt đầu từ việc quay cóp, sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra. Có nhiều học sinh  phạm lỗi, nhà trường mời cha mẹ đến để nghe kiểm điểm, phối hợp giáo dục, thì đã nghĩ ra “chiêu” thuê một bà bán nước mía hay bánh xèo nào đó đi họp thay…Có bà , cùng một trường, đi dự họp kỷ luật cho học sinh đến lần thứ năm nhà trường mới phát hiện. Hỏi ra, không phải chỉ dự họp kỷ luật một trường mà cả 3 trường trong địa bàn thành phố. Cái lạc hậu của các ông bố, bà mẹ trong gia đình Việt là kỳ vọng vào con cái lớn quá, lại thêm sĩ diện, không hiểu năng lực đích thực của con cái, thành ra nêu gương lại tạo ấp lực cho chúng.
     Nguyên nhân sâu xa của việc nêu gương là áp đặt theo một khuôn mẫu định sẵn mà không đếm xỉa tới sở thích của con cái. “Làm hồ sơ thi Đại học hả, không phải lăn tăn gì hết, ngành Y cho bố, chả lẽ dòng họ Trần mình thua kém họ Lê!”, ngoài ông bố ra, bà mẹ, ông bà nội ngoại, cô bác chú dì  hai bên mỗi người “động viên” một câu nên rốt cuộc đứa trẻ phải nghe theo. Một điều đáng nói, bản thân đứa trẻ được bao bọc bởi các quan hệ gia đình, dòng họ nên khó có thể làm khác nguyện vọng của người lớn. Cái khác giữa học sinh Việt và học sinh phương Tây ở chỗ: trẻ em phương Tây sợ bóng tối, sợ một số con vật, còn trẻ em Việt sợ bố mẹ không vui lòng, sợ không làm tròn bổn phận.
     Giải pháp tốt nhất để giáo dục trẻ đúng hướng, tạo điều kiện cho trẻ phát triển cần quan tâm đến sở thích của trẻ để định hướng cho đúng đắn. Người ta chỉ có thể thành công khi người ta đam mê công việc. Cần phải biết khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá. Có như vậy mới khơi nguồn sáng tạo của trẻ. Chính điều này giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.
     Trong gia đình, để giáo dục trẻ cần có sự phối hợp tốt giữa bố mẹ và ông bà. Điều tối kỵ nhất là trẻ tìm được chỗ dựa khi mắc lỗi. Phải phân tích cho trẻ biết hành vi sai trái của mình với thái độ nghiêm túc nhưng không đay nghiến và không nói đi nói lại nhiều lần. Khi muốn nêu gương cho trẻ cần kín đáo, tế nhị. Chẳng hạn tặng cho trẻ một cuốn sách về danh nhân, sau đó khơi gợi trẻ kể lại chuyện danh nhân đã đọc, gợi cho trẻ nhận xét, bình luận. Đối với trẻ, tấm gương tốt nhất là những người thân trong gia đình về ứng xử, hành vi; cho nên khó có trẻ trung thực khi bố mẹ trộm cắp, cờ bạc, gian tham.
     Giáo dục con cái trong gia đình Việt là giáo dục khép. Khi mới chẵn tháng, ông nội hay ông bố làm mâm cơm kính cáo tổ tiên dòng tộc thêm một thành viên mới. Khi học nói, đứa bé được dạy cách phân biệt một hệ thống chức danh tôn ti trật tự hai họ nội ngoại…ngoài bố mẹ, ông bà trực hệ, bà con họ tộc ít nhiều đều quan tâm đến sự dạy dỗ; mà dạy dỗ ở đây chỉ quanh quẩn với hiếu thảo, lễ nghĩa. Chính điều này ăn sâu vào tiềm thức đứa trẻ. Nỗi sợ lớn nhất của trẻ em Việt Nam là làm bố mẹ phiền lòng, điều này khác với nỗi sợ hãi của trẻ em phương Tây, được giáo dục mở. Nếp sống họ tộc với nhiều lễ nghi, yêu cầu hạn chế sức khám phá của trẻ. Cùng một sự việc, ví như các em “chế tạo” một cái gì đó, nó làm tốn kém ít nhiều vật liệu, trẻ em Việt hãy coi chừng cái mông, còn trẻ em phương Tây lại được khuyến khích.
     Việc giáo dục con cái có ý thức cộng đồng trong gia đình Việt ít được chú ý. Một ai đó dẫm phải cái vỏ chuối trượt ngã các em có thể chạy đến nâng đỡ, đó là biểu hiện tình thương, tình nhân ái. Nhưng cũng chính các em đó vẫn sẵn sàng vứt vỏ chuối ra đường, đó là biểu hiện của sự thiếu ý thức. Mà ý thức sao được khi hàng ngày bố mẹ nó vẫn vứt rác bất cứ nơi nào, miễn là xa xa nhà mình một chút. Ngay ở Thủ đô “Không thơm cũng thể hoa lài/ Dẫu không lịch sự cungc người tràng An”, lễ hội hoa xuân, Ngày văn hóa Nhật Bản mấy năm trước bị người dân Hà Thành cướp hoa, bẻ hoa “đem về nhà để lấy khước!”
     Khi con cái trưởng thành, việc “định hướng” hôn nhân ngày xưa là “môn đăng hộ đối”, hiểu cho đúng là tương đương nhau về truyền thống gia đình, về thành đạt trong khoa cử, tiêu chí giàu nghèo là hàng thứ yếu. “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ” là cơ sở của “môn đăng hộ đối”, còn gì vinh hạnh bằng chồng đỗ đạt vinh quy bái tổ, “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Chính quan niệm đó cũng phần nào làm tăng thêm động lực của người học, thể hiện sự kính trọng của xã hội đối với người học, người dạy. Hiện nay, có lẽ vì các “ông Cử”, “bà Thạc” nơi hang cùng ngõ hẻm nào cũng có nên “mất giá” chăng? Xu hướng định hướng cho con cái lấy chồng, lấy vợ giàu trở nên phổ biến, con có chồng Việt kiều được xem là vinh hạnh, tệ hơn, nhiều gia đình gả con cho người Đài Loan, Hàn Quốc mà không biết con rể, gia đình con rể ra sao…Đã rất nhiều trường hợp sau kết hôn cô dâu phải bỏ trốn vì bị hành hạ, bị làm nô lệ tình dục, có trường hợp bố mẹ phải ra nước ngoài mang xác con về nhưng hầu như vẫn chưa đủ độ cảnh tỉnh những ông bố bà mẹ Việt ích kỷ.
     Con người chỉ tự quyết khi có tri thức, bản lĩnh, không phụ thuộc, nhất là về vật chất. Để con trẻ có lối sống đẹp, có công việc tốt trong tương lai phải giáo dục ý thức tự lập ngay từ nhỏ; và trong mỗi gia đình, tấm gương của ông bố, bà mẹ là luôn luôn phải vươn lên dù khó khăn, vất vả đến đâu. Giáo dục cho con cái phải tỉ mỉ, kiên trì, phải “đặt” mình vào vai đứa trẻ để hiểu chúng để từ đó có phương pháp giáo dục tốt nhất. Đứa trẻ ngày một lớn khôn, lượng thông tin trong thời đại ngày nay ngày một lớn, do đó, cha mẹ không đọc sách báo, không nâng tầm hiểu biết của mình thì khó giáo dục con cái thành đạt. 

Dương Chí Dũng sẽ là một Xiêng Phênh?

Trần Dân 
Cách đây 17 năm, ngay tại trường bắn, tử tù người Lào Xiêng Phênh đã quyết định khai ra đồng bọn buôn ma túy Đại úy công an Vũ Xuân Trường. Lời khai này đã giúp y thoát án tử hình, nhưng dẫn đến ít nhất 8 án tử hình khác và hàng chục án chung thân, tù nhiều năm cho các đồng phạm khác, trong đó có Đại úy Vũ Xuân Trường và nhiều sỹ  quan công an khác.

Dương Chí Dũng khó thoát khỏi án tử hình trong vụ đại án tham nhũng được Ban chỉ đạo chống tham nhũng trực tiếp giám sát. Những luật sư hàng đầu bào chữa cho Dũng đã không thuyết phục được ai rằng Dũng không tham ô, cụ thể không được chia 10 tỷ từ vụ bán ụ nổi 83M. Những bằng chứng kết tội Dũng lại khá thuyết phục, ví dụ:
1-    Ông chủ công ty môi giới AP là bạn thân của Dũng;
2-    AP đã có thỏa thuận chia cho bên thứ ba 1,666 triệu USD để làm thủ tục cho giao dịch mua bán ụ nổi sẽ được tiến hành sau đó;
3-    AP đã chuyển cho công ty em của Trần Hải Sơn (cấp dưới của Dũng) đúng 1,666 triệu USD;
4-    Sơn khai đã lấy trong số tiền trên chuyển cho Dũng 10 tỷ đồng. Một lần tại một khách sạn ở TP. Hồ Chí Minh (trao cho Dũng vali kéo đựng 5 tỷ đồng). Dũng thừa nhận được Sơn trao cho một vali kéo, nhưng chỉ chứa rượu;
5-    Sau đó, Dũng mua 2 căn hộ cao cấp cho bồ. Ban đầu Dũng khai do kinh doanh nên có số tiền mua 2 căn hộ này, tại tòa Dũng khai do vợ đưa tiền. Vợ Dũng khai do Vũ Tiến Sơn (thượng tá công an, cấp dưới của Dương Tự Trọng, em trai  Dũng) giao 13,8 tỷ đồng để nhờ mua bất động sản, nhưng không có xác nhận từ Vũ Tiến Sơn (hiện đã bị bắt do giúp Dũng trốn ra nước ngoài).
Đáng tiếc các luật sư đã không chỉ cho Dũng, với những bằng chứng này tòa án đương nhiên sẽ kết tội Dũng tham ô và án tử hình là không thể tránh khỏi, trừ khi Dũng nhận tội và khắc phục toàn bộ hậu quả, để được hưởng tình tiết giảm nhẹ đặc biệt.
Dũng đã biết án tử hình sẽ được tuyên, nhưng có vẻ Dũng khá bình tĩnh, trái ngược với thái độ của Dũng khi được tin bị khởi tố, bị bắt đã hoảng loạn, tìm mọi cách chạy trốn, liên lụy đến cả em trai. Một kẻ như Dũng không sợ chết mới lạ.
Chỉ có thể diễn giải được ông ta tin rằng sẽ không bị xử tử, vì ông ta đã có bài tẩy. Ông ta đã khai kẻ báo tin cho ông ta chạy trốn, đương nhiên ông sẽ sẵn sàng khai kẻ đã “bảo kê” cho ông ta nếu được đổi lại cái gì đó, dĩ nhiên không phải vali tiền mà là mạng sống của chính mình. Dũng sẽ học tập Xiêng Phênh? Trần Hải Sơn đã tố Dũng để bảo toàn mạng sống. Tại sao Dũng sẽ không như Sơn?
Sự xuất hiện của ông Nguyễn Bá Thanh có vẻ hợp lý. Một vụ đại án nữa có vẻ bắt đầu. 

Cánh cổng mở rộng

Christoph Hein/Udo Schmidt
Phan Ba trích dịch từ “Miến Điện/Myanmar – Con đường gian truân đi tới tự do”
Dân tìm kho báu chiếm lĩnh Rangoon
Cái nóng nực của ban ngày vẫn còn đè nặng nề lên trên thành phố. Mặt trời đang lặn để cho cái đỉnh tháp bằng vàng của ngôi chùa Shwedagon sáng rực. Ở đây, trên sân thượng, có một làn gió nhẹ thổi mát, con người nhún nhảy theo điệu nhạc từ những cái loa to màu đen. Ai ở đây, người đấy thuộc vào trong số những người thắng cuộc của Myanmar mới: doanh nhân và những người thừa hưởng gia tài, người làm trong ngành quảng cáo và chuyên gia máy tính, giám đốc và nhà ngoại giao, phụ nữ đẹp và đàn ông mặc sơ mi hở một khuy áo. Ánh sáng màu hồng của một quán hát karaoke buồn tẻ đang chập chờn trong ngôi nhà cao tầng đối diện. Những đôi mắt sáng lên trên sân thượng. “Bây giờ thì chúng tôi có được cơ hội mà chúng tôi cần”, U Moe Kyaw nói. “Nếu bây giờ mà Phương Tây không giúp đỡ chúng tôi thì rồi chúng tôi sẽ rơi vào tay của Trung Quốc nhiều thập niên. Nhưng thế nào đi nữa thì chúng tôi cũng thắng cuộc.”
Chùa Shwedagon. Hình: GEO
Chùa Shwedagon. Hình: GEO
Buổi tiệc đã bắt đầu – không chỉ trên mái nhà của chiếc tháp văn phòng này mà U Mow Kyaw mướn ba tầng ở trong đó. Với tập đoàn nhỏ của ông, cái xuất bản quyển Trang Vàng đầu tiên nặng hàng kí lô của trung tâm kinh tế Rangoon, nhận quảng cáo, tiến hành nghiên cứu thị trường, ông đứng ở hàng đầu của lần bùng nổ. “Cho tới nay thì chính phủ đã sống nhờ vào ba chữ C: quan hệ [contact], kiểm soát [control], chỉ huy [command]. Bây giờ thì có thêm cái thứ tư nữa: quan tâm lo lắng”, người đàn ông bốn mươi bảy tuổi nói. “Và nó sẽ thay đổi tất cả.”
Vào đầu năm 2011, Myanmar đã cởi bỏ sự tồn tại của nó như là nền độc tài quân sự tồi tệ nhất của Đông Nam Á như cởi bỏ một bộ quân phục cũ. Các tướng lĩnh trở thành người dân thường, những người tự gọi mình là nhà dân chủ – nhưng họ vẫn tiếp tục có quyền quyết định trong chính phủ. Đường lối của Myanmar khiến cho người ta nghĩ đến việc lái ô tô trên một con đường cao tốc về đêm mà không có đèn xe: có một ý tưởng cho mục đích, nhưng con đường thì nằm trong bóng tối. Đổi hướng hay quay ngược lại là không thể. Hương thơm của tự do đã phủ lên đất nước này, lơ lững như một đám mây mềm mại trên các thành phố và trên những ngôi nhà ở nông thôn. Ai cũng hít thở nó. Hầu như vẫn còn chưa có ai biết mình cần phải làm gì với sự tự do này. Nhưng cần phải tiến lên. Với nhiều cơ hội hơn nữa. Nhiều tiền hơn. Và con cái sau này cần phải sống tốt hơn là cha mẹ của chúng.
Min Lyat Chan biết điều đấy có cảm giác như thế nào. Anh được gọi là Kenmin, có thân hình như một nhà thể thao chuyên nghiệp, nét thu hút của một người thành công và một nghề nghiệp mà ai cũng ganh tỵ với anh: anh dạy trong một trung tâm về an toàn cho công nhân dầu mỏ và thủy thủ. Nó được xây dựng bởi công ty Đức Uniteam Marine, một doanh nghiệp hạng vừa, cung cấp thủy thủ đoàn Miến Điện cho tàu đi biển. Bên cạnh đó, với Savoy, Uniteam cũng khánh thành một trong những khách sạn đẹp nhất thành phố. Con đường thăng tiến của Kenmin cũng bắt đầu ở đó: người chỉ huy trung tâm an toàn chú ý đến người bồi bàn. Ông nhận người đàn ông trẻ tuổi biết nói tiếng Anh tốt đó vào làm việc như là huấn luyện viên. Gửi anh đến trường đại học vào buổi tối để học thêm một ít về tâm lý học. Ngày nay, Kenmin hai mươi sáu tuổi huấn luyện cho công nhân dầu mỏ để họ sống sót được khi chiếc máy bay trực thăng của họ rơi ngoài biển khơi và cho thủy thủ, để họ tự cứu mình lúc đắm tàu. Từ số tiền năm trăm dollar mà anh ấy nhận được hàng tháng như là huyến luyện viên, anh gửi một nửa về nhà cho cha mẹ của anh. Hàng ngày, anh ấy lặn xuống bể huấn luyện lớn nhiều lần. Sếp của anh ấy, người Hà Lan Paul van Empel, xác nhận như một ông thần thời tiết: “Chúng tôi có thể tạo ra mưa và bão, sương mù và sóng ở đây”, van Empel nói. Rồi ông ấn vào một cái nút, thế là có một cơn bão nổi lên trong cái hồ bơi khổng lồ ở ngoại ô của Rangoon.
Nếu như cũng đơn giản như thế với tự do – ấn vào một cái nút và rồi tập luyện cách làm thế nào để sống sót qua được. “Bây giờ mọi việc tiến triển nhanh lắm”, Kenmin cũng nói. “Không phải ai cũng chuẩn bị trước cả. Tôi hy vọng là chúng tôi không bị người nước ngoài tràn ngập.” Anh có thể nắm bắt được lần bùng nổ bằng cả hai tay. “Trước đây hai năm, điện thoại di động còn có giá một ngàn dollar ở chỗ chúng tôi – bây giờ chúng tôi có chúng với hai trăm dollar.” Rồi anh nói: “Tôi có cơ hội để giàu lên.” Và anh nói điều đó giống như trẻ em đi học ở Đức kể về món quá Giáng Sinh đẹp nhất của các em.
Kenmin nhìn thấy rõ các mục đích của anh ở trước mắt. Nhưng đối với đất nước của an thì con đường còn dài. Myanmar – ở đây đã có những viên tướng không ngần ngại giết người, tra tấn, lấy cắp. Lính của họ truy đuổi các nhà sư trong chiếc áo cà sa màu đỏ của họ qua đường phố Rangoon, bắn chết phóng viên, hành hạ những người chống đối, bán rẻ nguyên liệu của đất nước. Cái bây giờ đang lột xác thành hình là một đất nước phụ thuộc vào Trung Quốc mà trong đó giới tinh hoa đang làm giàu quá đáng và xem người dân như là nô lệ lao động. Gỗ nhiệt đới và ngọc thạch, thuốc phiện và dầu mỏ, tất cả đều đi qua biên giới Trung Quốc, có những thứ nào đó sang Ấn Độ và Thái Lan. Năm 1862, Miến Điện là một trong những nước đầu tiên của Trái Đất xuất khẩu thùng dầu đầu tiên của mình. Vẫn còn dưới sự thống trị của Anh quốc, nó là nước giàu nhất Đông Nam Á, được ban phúc lành với khoáng sản và di tích văn hóa. Ai cai trị nó thì đã có quyền lực chỉ vì vị trí địa lý – một cái nêm nằm giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan, với một bờ biển dài đến Vịnh Bengal.
Chủ nghĩa Tư bản Bóc lột tiếp tục diễn ra dưới thời của các viên tướng. Nó dẫn đất nước đi đến chỗ phá sản nhà nước. Thống kê được làm giả, nợ không được trả – cho tới cuối 2012, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) còn chờ hơn bốn trăm chín mươi triệu dollar mà họ đã từng chuyển giao cho chính phủ. Trong khi các viên tướng đưa ra tỷ lệ tăng trưởng là mười lăm phần trăm thì các phái viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xác định một tốc độ tăng trưởng thật sự là hơn năm phần trăm. Không có hệ thống tài chính, không có hệ thống ngân hàng, không có máy rút tiền tự động, nhưng có ba tỷ giá hối đoái. Năm 2007, một nửa các đầu tư nước ngoài chảy vào khu vực dầu và khí đốt. Các viên tướng nhét một phần tư ngân sách vào trong vũ khí. Vẫn còn lâu mới có được một cân bằng với các dân tộc thiểu số. Không có một xã hội dân sự đang hoạt động, không có hệ thống tư pháp, không có bảo đảm cho đầu tư. Họ nhốt người nhận Giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi trong nhà của bà ở cạnh hồ nước mười lăm năm trời. Sau khi được trả tự do, bà cảnh báo giới doanh nhân Phương Tây trước một sự lạc quan nhẹ dạ: “Cần nên có một sự hoài nghi đúng mực.” Nhưng người anh của bà, bất hòa với bà, thì được phép xây một biệt thự khổng lồ ở cạnh bờ của con sông Irrawaddy, trong Bagan thiêng liêng. Củ cải và cây gậy, lọ mật ong và cây súng máy, đó là chiến lược của “Men in Green”.
Ngôi nhà nơi bà Aung San Suu Kyi bị quản thúc tại gia. Hình: telegraph.co.uk
Ngôi nhà nơi bà Aung San Suu Kyi bị quản thúc tại gia. Hình: telegraph.co.uk
Cơn bão Nargis năm 2008 đã chiến thắng giới quân sự. “Lúc đấy, các viên tướng đã nhận ra rằng người Miến Điện chúng tôi không nản lòng, đoàn kết với nhau”, Zaw Oo nói. Ông đã thành lập nhóm hoạt động Loka Ahlinn, tạo nên nhiều thứ trong bí mật. “Rồi sau Nargis, mùa Xuân Ả Rập đã giúp chúng tôi. Mãi đến lúc đấy các viên tướng mới sợ thật sự.” Đã từ lâu, Zaw Oo không còn tin vào cái tốt trong nhà độc tài nữa. “Không có cánh cửa nào mở ra cả. Các viên tướng đã đứng ở cạnh bờ vực sâu. Họ đã làm cho đất nước này suy tàn. Người dân đứng đối lập với họ. Các viên tướng phải đến với họ. Hay là nhảy qua.” Thế giới ghi nhận các thay đổi đó, khi người Miến Điện bất thình lình mở lời với Trung Quốc, thế lực bảo vệ họ, rằng họ sẽ không cho xây một con đập nước mà điện của nó đang được người Trung Quốc cần đến. “Đó là điểm ngoặc”, Tin Maung Thann nói. Ông là một trong những người đang được cần đến nhiều nhất của Myanmar. Vì tất cả họ đều gõ cửa tại tổ chức phi chính phủ Egress do ông lãnh đạo: các quỹ và chính trị gia, nhà ngoại giao và lãnh đạo kinh tế. “Chắc chắn là cuộc Cách mạng Ả Rập đã giúp đỡ, vì những người cầm quyền bắt đầu sợ, số phận giống như thế đe dọa họ. Thêm vào đó là áp lực của những nước Đông Nam Á láng giềng, những nước muốn cuối cùng rồi cũng tiến lên được mà không phải luôn biện hộ cho nền độc tài trong hàng ngũ của họ.” U Moe Kyaw thì nhìn khác đi: “Mười lăm phần trăm của mười dollar thì không nhiều bằng năm phần trăm của một ngàn dollar”, doanh nhân này nói. Điều mà ông muốn nói: Tầng lớp thượng lưu của Myanmar cũ đã nhận ra rằng họ sẽ có được nhiều hơn, nếu như họ không chỉ thực hiện những cuộc kinh doanh đen tối với người Trung Quốc. “Không ai thích người Trung Quốc cả. Nhưng chính là Phương Tây với những biện pháp trừng phạt mới đẩy chúng tôi vào tay của họ”, sếp Egress Tin Maung Thann nói.
Cái nóng oi bức của Myanmar để cho đầu kêu o o, huyền thoại xuất hiện ở đây tại ly Whiskey đầu tiên. Bước ngoặc của các viên tướng tạo chỗ cho sự cay độc. Một trong các doanh nhân nước ngoài trong Rangoon, người dễ hiểu là không muốn được nêu tên ra, nhìn lần mở cửa như thế này: các tập đoàn Phương Tây nhất định muốn đến với các lọ mật ong của Miến Điện, đặc biệt là dầu và khí đốt. Vì các viên tướng đã trở thành đa triệu phú ngay từ lúc người Trung Quốc bóc lột rồi, nên họ đi đến quan điểm rằng đất nước bây giờ đã trưởng thành đủ để mở cửa. Vì giả như có thêm một biển máu nữa thì có nguy hiểm là họ sẽ mất đi tất cả. Nhưng Phương Tây thì cần nhượng bộ về chính trị, để bãi bỏ các biện pháp trừng phạt. Vì thế người ta đã dâng lên cho Phương Tây lần bầu Aung San Suu Kyi vào Quốc hội trên một cái khay bạc. “Một bước ngoặc một trăm tám mươi độ”, người đàn ông nói. “Trước kia, bà ấy không được phép vào Quốc Hội trong bất cứ trường hợp nào. Sau lần bầu hồi giữa tháng 4 thì bà ấy nhất định phải vào.” Bà ấy là chiếc lá nho mà cuối cùng rồi cũng tạo khả năng cho các tập đoàn Phương Tây công khai bước vào Myanmar. Sau đó, bà ấy sẽ bị – “từ tuyệt vời đấy trong tiếng Đức của các anh là như thế nào nhỉ? À vâng, ‘vô hiệu hóa’”. Có những người nào đó nhìn tương lai của Myanmar như thế này: Chỉ cải cách vừa đủ để cho con đường với ASEAN và cho một sự cân bằng với Phương Tây vẫn còn tự do. Mở cửa về kinh tế, nhưng vẫn tiếp tục có một môi trường đầu tư cực kỳ khó khăn.
Dẫu sao thì sự quan tâm đã hầu như không thể còn kìm hãm lại được nữa: các phái đoàn và phái viên của doanh nghiệp, người môi giới, tư vấn và giới ngân hàng đang đi khắp Rangoon. Ai cũng muốn là người đầu tiên khi cánh cổng tiền mở ra. Sẽ không lâu nữa đâu. Cho tới cuối 2012, người Mỹ đã bãi bỏ một vài biện pháp trừng phạt, người Âu đã bãi bỏ trên quy mô rộng lớn, Nhật Bản xóa bốn tỷ rưỡi tiền nợ cho Myanmar, hứa hẹn những khoản cho vay mới, xây thị trường chứng khoán và một nhà máy mô tô. “Lúc trước, chúng tôi có một thư hỏi trong một tháng, bây giờ là hai trong một ngày”, Chit Su Wai thuật lại, người nhiều năm trời đã giữ chỗ cho Hiệp hội Đông Á [của các doanh nghiệp Đức] tại một văn phòng sáng sủa trong tầng hầm của khách sạn Inya Lake ở Rangoon. Giá cổ phiếu của Yoma Holdings, công ty mà người Miến Điện Serge Pun ở Singapore đã thành lập, tăng bốn trăm chín mươi ba phần trăm trong vòng một năm, sau khi sự mở cửa đã có thể nhìn thấy rõ được. Vì Pun có giấy phép để nhập xe tải Đông Phong của Trung Quốc vào Miến Điện, xây nhà ở, và ông ấy sở hữu đất ruộng.
Chùa Sule về đêm
Chùa Sule về đêm
Italian Thai Development xoay một cái bánh xe may mắn thật to khác: tập đoàn xây dựng Thái Lan này muốn phát triển một cảng nước sâu, một nhà máy điện và đặc khu kinh tế đầu tiên với gần mười ba tỉ dollar. “Họ đã thỏa thuận trước với các viên tướng rồi”, Zaw Oo cay đắng nói. “Nhưng chúng tôi sẽ ngăn chận không cho họ cung cấp tất cả điện sang Thái Lan và chỉ có các doanh nghiệp ở đấy là kiếm được tiền thôi.” Ai thính mũi thì đã nhờ bù nhìn mua từ lâu. Giá cả cho hộ ở trong khách sạn đã tăng gấp đôi trong vòng sáu tháng. Để mua một căn hộ nhỏ thì người ta phải cần đến một chiếc xe tải, hàng chục cái bao chứa đầy tiền giấy kyat và tám người canh giữ và khuân vác. Họ mang tiền mặt đến cho người bán, sau đó mới có chìa khóa. Nhà tư vấn đầu tư từ thành phố München Jens Erhardt đã cùng với bạn bè xây một khách sạn năm sao ở cạnh bãi biển. “Myanmar là một cái mỏ vàng, người ta nhìn từ hướng nào thì cũng thế – nguyên liệu, khí đốt và dầu mỏ, quy mô khổng lồ, vị trí giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Tăng trưởng sẽ đến từ mọi hướng, người ta đổ đến đây từ mọi xó xỉnh của thế giới. Không có một chuyến bay nào, không có một khách sạn nào mà không có doanh nhân đã đặt trước”, Craig Steffensen mô tả tình hình. Ông chịu trách nhiệm cho Myanmar tại ADB.
Trong khi đấy thì xây dựng Myanmar sẽ khó khăn hơn là vẻ ngoài. Cái nhìn sang biên giới cho thấy điều đó: Thái Lan, nền kinh tế quốc dân lớn thứ nhì của Đông Nam Á, với sáu mươi triệu người cũng có số dân cư khoảng chừng như Miến Điện. “Nhưng những khác biệt khiến cho người ta bật ngữa: khách du lịch đến thăm Thái Lan trong một tuần nhiều như khách đến Myanmar trong cả năm 2011. Số người có ô tô ở Myanmar chỉ bằng khoảng sáu phần trăm của con số đấy ở Thái Lan, số người có điện thoại di động chỉ bằng một phần trăm trong nước láng giềng”, Ian Gisbourne nói, người đã soi sáng cơ hội đầu tư ở Myanmar cho ngân hàng Thụy Sĩ UBS. Cấu trúc quyền lực trong nước cho tới nay hầu như không thay đổi – nó chỉ được mặc cho y phục khác đi thôi, những nhà phê phán nói. Tin Maung Thann nhìn kỹ hơn: “Quá trình chính trị bây giờ đang đi trên con đường đúng đắn. Nhưng để xây dựng nền kinh tế của chúng tôi, chúng tôi cần một mô hình nào đó, một thời biểu. Nhưng không có mô hình cho một việc như thế này”, Tin Maung Thann nói, nhà tư tưởng của Egress. “Chúng tôi không còn có thể áp dụng các học thuyết của thế kỷ 20, của cuộc xây dựng Hàn Quốc, Đông Đức hay Indonesia được nữa. Vì cuối cùng thì chúng ta đang ở trong thế kỷ 21.” Điện bị mất trong khoảng khắc này trong văn phòng của ông, cái máy điều hòa nhiệt độ lặng câm.
Con người đã quen với việc đấy. Nhưng vẫn còn chưa quen với tự do. Nhà đấu tranh cho quyền công dân Zaw Oo bây giờ được phép nói thẳng. Nhưng ông thì thầm khi nói về giới quân đội. Tin Maung Thann nhận được rất nhiều tiền viện trợ. Nhưng ông phải biện hộ trước những người phê phán trong nước và nhấn mạnh rằng Egress vào thời độc tài “đứng gần các thể chế, không đứng gần các cá nhân”. U Moe Kyaw cùng gia đình lần đầu tiên bay đến nơi có tuyết, đến Thụy Sĩ. Và rên lên, rằng giám đốc từ Mỹ của ông thu nhập một tháng bằng một trăm cô nhân viên điện thoại Miến Điện của ông. Và anh Min Lyat Chan trẻ tuổi hy vọng, rằng nhiều người đồng hương của anh từ Mỹ bây giờ sẽ trở về Myanmar mới – chính anh thì anh lại muốn sang Singapore để kiếm tiền. Các biến đổi này khiến cho người ta nghẹt thở. Các vết thương không có thời gian để mà lành lại nữa. Khi vượt qua một chiếc xe tải với quân lính, người tài xế taxi trong Rangoon nói: “Giới quân đội trông như người. Thật sự thì họ là thú.” Mới trước đây một năm, ông chắc chắc là chỉ dám nhìn xuống.
Christoph Hein/Udo Schmidt
Phan Ba dịch

Không có quân phục

Christoph Hein/Udo Schmidt
Phan Ba trích dịch từ “Miến Điện/Myanmar – Con đường gian truân đi tới tự do”
Một viên tướng trở thành người tốt
Một người thì chân trần trong dép tắm và quấn cái xà rông truyền thống có vạch xanh nước biển, một người trong bộ comlê màu đen, giày sang trọng và thắt cà vạt: khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Thein Sein, Tổng thống Myanmar, trong thành phố Rangoon, sự tương phản hầu như không thể hơn được nữa. Trước đó, chưa từng có một tổng thống Mỹ đến thăm Myanmar. Vài tuần trước vẫn còn chưa có ai chờ đợi từ Obamar một chuyến viếng thăm như thế. Nhưng đến cuối Thu 2012, đất nước này sống trong một thời kỳ chuyển tiếp – thời quá độ từ một chế độ độc tài quân sự sang một nền dân chủ được ban bố. Thein Sein, vị tổng thống, đại diện cho cả hai hệ thống. Từ một thành viên của nhóm quân đội cầm quyền, viên tướng này đã trở thành nhà cải cách đất nước.
Tổng thống Obama thăm Tổng thống Myanmar Thein Sein
Tổng thống Obama thăm Tổng thống Myanmar Thein Sein
Mãi đến đầu tháng 2 năm 2011, sau cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên – bị tranh cãi – từ hai mươi hai năm nay, Thein Sein mới được tuyên thệ trở thành tổng thống dân sự. Trước đó, ông đứng trong vị trí lãnh đạo của giới quân sự cầm quyền, nô dịch hóa và tàn phá Myanmar, từ 2007 là thủ tướng. Vào ngày 30 tháng 3 năm 2011, “Hội đồng nhà nước về Hòa bình và Phát triển” chính thức giải tán, và Thein Sein tuyên thệ trở thành tổng thống nhà nước cùng với chính phủ mới gồm năm mươi tám người. Vừa mới là Tổng thống, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia và Tổng tư lệnh quân đội, người đàn ông đã có tuổi này với cái đầu hói hết nửa và chiếc kính gọng vàng đã thể hiện là một nhà cải mới toàn hảo. Vị nguyên thủ quốc gia, về mặt hình thức là đầu tiên của đất nước này kể từ lần đảo chánh quân sự năm 1962, trả tự do cho các tù nhân chính trị, công nhận người nữ lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi trong vai trò của bà ấy, mở cửa cho nền kinh tế. Với mỗi một tuần trôi qua trên đất nước này, thế giới lại càng ngạc nhiên nhiều hơn về viên tướng không có quân phục ấy. Trong y phục dân sự, ông trông giống như một thầy giáo dạy tiếng La tinh, một viên kế toán, có lẽ là một dược sĩ – nhưng không giống như một thành viên đứng đầu của chính quyền quân sự mà đã chịu trách nhiệm về cái chết của hàng ngàn con người. Không một ai tin rằng người sĩ quan đã được thanh minh đó lại có được một sự thay đổi như thế.
Tối tối, tại nhà riêng, ở phía sau cánh cửa đóng kín, ông chắc cũng không thể tin được chính bản thân mình: trong mùa Xuân 2012, tờ Time Magazine bình chọn Thein Sein là một trong số một trăm nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới. Tên của ông nằm trong danh sách đề cử cho Giải Nobel Hòa bình. Và Thant Myint-U, tác giả và là con trai của cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, U Thant, vinh danh Thein Sein như là “kiến trúc sư của một trong những biến đổi dân chủ ít có khả năng nhất trên toàn thế giới”. Theo cách nhìn của ông, con người sáu mươi bảy tuổi này đang tìm thế cân bằng theo nhiều hướng: “Ông ấy phải sắp đặt chính phủ theo hướng dân chủ, cải cách một trong những nền kinh tế quốc dân lạc hậu nhất trên thế giới, và thương lượng chấm dứt hơn một tá các xung đột sắc tộc đã kéo dài lâu nay.” Tất cả những việc đó, trong khi ông phải làm sao cho các tướng lĩnh trước đây không nổi giận, những người vẫn còn quyết định chính phủ, liên kết các viên chỉ huy quân đội, giới doanh nhân, các đảng đối lập và xã hội dân sự trẻ tuổi.
Rõ ràng là máu vẫn còn vấy trên bàn tay của viên tướng qua đêm trở thành dân sự: Thein Sein là thủ tướng, khi chính quyền quân sự chấm dứt cuộc nổi dậy hòa bình của các nhà sư trong một biển máu năm 2007. Và trong vai trò đấy, ông cũng là người ít nhất thì phải cùng chịu trách nhiệm khi những người giúp đỡ nước ngoài không được phép nhập cảnh sau cơn bão Nargis năm 2008 – hơn một trăm ngàn người đã thiệt mạng trong khi đó. Theo huyền thoại, Thein Sein đã nhận ra được tính cần thiết của những cuộc cải cách ngay trong khi vẫn còn ngồi trong chiếc trực thăng bay trên những vùng đất bị ngập lụt mà ngôi làng quê hương của ông cũng nằm trong đó.
Trong bộ tham mưu các tướng lĩnh, Thien Sein có quê từ miền Nam của đất nước chưa bao giờ được tôn trọng nhiều. Người ta nói rằng ông ấy là một con người đồng tình với tất cả, như là một người lúc nào cũng gật đầu. Nhà cố vấn và cũng là người viết diễn văn cho ông Nay Wing Maung mô tả ông là “không tham vọng lẫn không quyết định nhanh chóng  lẫn lôi cuốn, nhưng rất ngay thẳng và thật thà”. Trong nhân dân, có người gọi ông là “Mr. Clean”, vì ông không tham nhũng nhiều như đồng nghiệp trong hệ thống dễ bị mua chuộc của Myanmar. Người ta nhận ra điều đấy từ đâu? Vì ông cho tới nay vẫn không giúp đỡ ngôi làng quê nghèo nàn của ông, không khoe khoang ở đấy như những người khác, không cho xây chùa tưởng niệm Đức Phật và chính mình. Surin Pitsuwan, cho tới 2012 là tổng thư ký hùng biện của cộng đồng các nhà nước Đông Nam Á ASEAN, cộng đồng mà Myanmar cũng là thành viên, mô tả Thein Sein là “rất mềm mỏng, rất hiền hòa và rất cẩn thận”.
Các đặc tính đó đã đưa đẩy ông lên cao trong chính quyền quân sự: từ 2001 đến 2003, ông là người phụ tá cho Than Shwe, viên tổng tư lệnh đáng sợ. Không có sự đồng ý của ông thì Thein Sein không bao giờ được phép nhận quyền lãnh đạo đất nước đi đến dân chủ. Con đường thăng tiến của ông không được vạch sẵn ra từ bé. Thein Sein xuất thân trong hoàn cảnh nghèo khổ. Ở Kyonku, nơi đồng bằng rộng lớn của con sông Irrawaddy mở ra biển Andaman, cho tới nay vẫn chưa có điện và nước máy. Cha của ông, cũng như nhiều người dân Myanmar khác, đã từng là nhà sư, sau đó là nhà giáo, đã dệt chiếu và bán mì từ một căn nhà nghèo nàn dọc theo con đường bụi bặm và làm cu li kiếm tiền ở bến tàu. “Đối với tôi, cái nghèo là dấu ấn lên tuổi thơ. Vì thế mà giảm nghèo là yếu tố quan trọng nhất của cuộc cải cách”, Thein Sein nói giống như một chính khách. Người con trai thoát khỏi cảnh nghèo nàn của gia đình mình, cũng như nhiều nam thanh niên Myanmar khác, qua lần bước vào Học viện Quân sự. Ở độ tuổi bốn mươi, viên tướng đứng thứ tư của đất nước được phép viếng thăm Trung Quốc và Singapore trong những chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên. Sau đó, khi ông là viên tướng chịu trách nhiệm về vùng người Shan ly khai ở miền Bắc, ông được cho là đã hành xử ít tàn bạo hơn những người khác. Tất nhiên là giới đối lập lan truyền rằng thời trước, Thein Sein thích ra sân golf hơn là quan tâm đến một chiếc máy bay rơi xuống vùng của ông ấy.
Tướng Than Shwe. Hình: The Telegraph
Tướng Than Shwe. Hình: The Telegraph
Ngược lại, về việc mở cửa cho đất nước của mình thì rõ ràng là người tổng thống tự làm lấy. Khi đạo luật đầu tư hết sức quan trọng cho sự phát triển bị những người crony, những người đồng minh của chính quyền quân sự, làm cho mềm đi để họ hưởng lợi từ đó, văn phòng tổng thống đã lập tức thu hồi và chỉnh sửa nhiều điểm để tạo cho người nước ngoài có được những khả năng lớn hơn trong công cuộc xây dựng đất nước.
Nhưng thành tựu to lớn nhất của Thein Sein là việc công nhận Lady: nữ lãnh tụ phe đối lập Aung San Suu Kyi biết rằng bà đã nhận được gì từ người thủ tướng đó. Và điều đó cũng đúng theo chiều ngược lại: cả hai người có tuổi bằng nhau, và không ai trong hai người có thể đóng vai trò của mình trong nước Myanmar mới mà không có người kia. “ASSK” bắt đầu tin tưởng, khi Thein Sein mời bà vào dinh tổng thống tháng 8 năm 2011, nơi bà nhìn thấy một bức ảnh khổng lồ của cha bà, người anh hùng dân tộc Aung San. Viên cựu tướng lĩnh và người phụ nữ bị đàn áp nhiều năm trời đã bắt tay nhau ở dưới đó. Thein Sein còn tiếp nữa:  ông ấy không ngần ngại công khai tuyên bố sự kính trọng của mình đối với gia đình của người phụ nữ đấu tranh cho tự do: “Nếu như anh nhìn vào lịch sử của đất nước chúng tôi thì tấm gương duy nhất mà tôi có được chính là người anh hùng giành độc lập của chúng tôi, Tướng Aung San.” Với sự hiện diện của vợ ông và mẹ của hai cô con gái của gia đình, băng đá giữa người phụ nữ đấu tranh phản kháng và thành viên chính quyền quân sự đã tan chảy. Trong khi đó, vài tháng trước Aung San Suu Kyi còn bị giới quân đội căm ghét cho mức nhà độc tài toàn trị Than Shwe cấm không cho phép nói tên của bà ra trước mặt ông ấy.
Aung San Suu Kyi biết rõ rằng hiện bây giờ chỉ có Thein Sein là có thể tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách. “Tôi nghĩ Thein Sein thành thật”, người nữ trí thức để cho cả thế giới trích dẫn. Và Thein Sein cũng biết rằng Aung Sau Suu Kyi có đủ quyền lực để đánh đắm bất cứ một dự định nào của chính phủ. Thế nhưng sự im lặng của người phụ nữ đấu tranh đó mang lại cho ông tính chính danh mà ông cần, để có thể lấy điểm ở Myanmar và trước hết là ở nước ngoài.
Giống như đôi vợ chồng già, những người là địch thủ của nhau trước đây đã tạo một thỏa hiệp vì một Myanmar mới – “không với bạn và không thể không có bạn”, nó là như thế. Nếu như họ vẫn còn ngáng trở nhau trong những chuyến công du vào những tuần đầu tiên – sau khi AungSan Suu Kyi đến thăm Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thái Lan trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên của bà sau lần bị quản thúc tại gia, Thein Sein đã hủy bỏ không tham gia nữa –, họ nhanh chóng học được cách cũng để cho người kia đóng vai trò của mình ở nước ngoài. Vài tháng sau đó, khi ở New York, Thein Sein cũng nói về Lady: “Aung San Suu Kyi có một vai trò mang tính quyết định trong quá trình cải tổ. Bà ấy là nghị sĩ của Quốc hội và bà ấy đã làm việc với chúng tôi để đẩy mạnh một vài cải cách. Bà ấy là một người đồng nghiệp tốt. Tôi chắc chắn là bà ấy đang làm những gì mà bà ấy có thể làm, để hoàn thành quá trình cải cách.” Chỉ sau vài tháng trong chức vụ khó khăn, viên cựu tướng lĩnh đã tìm thấy những từ ngữ đúng đắn: “Di sản chính trị của tôi là việc chỉ cho thế hệ kế tiếp thấy rằng chúng tôi tôn trọng sự khác biệt; chúng tôi có ý kiến khác nhau, nhưng chúng tôi có thể làm việc cho cùng một mục đích vì đất nước này. Ngay với cả sự kình địch chính trị của hai thập niên vừa rồi.” Rằng “kình địch chính trị” chính là sự tô điểm có một không hai khi nhìn đến những bất công và thống khổ mà Thein Sein và những người đồng nghiệp trong chính phủ quân đội của ông đã gây ra cho đất nước này, điều đấy thì ông cố tình ỉm đi.
Nhưng liệu vị tổng thống đã tỉnh ngộ như thế có thể tự mình “hoàn thành quá trình cải cách” hay không? “Nếu theo ý tôi thì tôi chỉ muốn đứng đầu đất nước một nhiệm kỳ thôi”, ông nói. “Nhưng các quyết định trong tương lai tất nhiên là phụ thuộc vào nhu cầu của đất nước và mong muốn của người dân.” Sức khỏe của ông không được tốt. Vị tướng phải gắn một máy tạo nhịp tim ở thành phố Singapore hoa lệ – trên quê hương đã bị chính ông và các đồng nghiệp trong chính quyền quân sự tàn phá thì việc đó không đủ an toàn đối với ông.
Ngay cả khi Thei Sein cùng với người nữ lãnh tụ phe đối lập quyết định tốc độ mở cửa Myanmar, thì vẫn còn không rõ là ông muốn đi đến đâu. Vị tổng thống chỉ thỉnh thoảng mới đưa ra những lời nói ám chỉ. Như ông đã xin lỗi cho giới quân sự cầm quyền, rằng quân đội không còn sự lựa chọn nào khác khi giành lấy quyền lực vào cuối những năm 80, để tái lập “hòa bình và ổn định”. Và rằng các tướng lĩnh với hai mươi lăm phần trăm số phiếu vẫn tiếp tục giữ quyền phủ quyết, điều đấy là hợp lý theo quan điểm của ông: điều này tương tự với các hoàn cảnh trong thời quá độ ở Nam Hàn và Indonesia. Nhưng như vai trò của giới quân đội đã giảm dần đi cùng với sự ổn định của nền dân chủ trong cả hai nước đó, thì điều đấy cũng có thể xảy ra ở Myanmar.
Christoph Hein/Udo Schmidt
Phan Ba dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét