Mỹ đã có ảnh hưởng nào ở Việt Nam?
Trước đó hôm 9/12, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã loan báo sau điểm dừng chân
tại Jerusalem và Ramallah vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Kerry sẽ đến
Việt Nam để “làm nổi bật sự chuyển đổi mạnh mẽ trong mối quan hệ song
phương” và quan hệ đối tác phát triển của hai nước.
Thông cáo này cho hay đây là chuyến công du Á châu lần thứ tư
của ông Kerry từ khi ông nhậm chức Ngoại trưởng 1/2/2013 và đây
cũng là lần đầu tiên ông đến Việt Nam trong chức vụ này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Nhà thờ Đức Bà ở TPHCM, ngày 14/12/2013. |
Thông cáo viết: “...Trong chính sách tái cân bằng về châu Á -
Thái Bình Dương, Đông Nam Á có tầm quan trọng đặc biệt và
chuyến đi của ông Ngoại trưởng tới Việt Nam và Philippines chứng
tỏ cam kết lâu dài của Hoa Kỳ cũng như liên hệ cá nhân của ông
với khu vực…”; “… Chuyến thăm Việt Nam của ông Ngoại trưởng sẽ
nhấn mạnh sự chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ song phương
những năm qua và quan hệ đối tác đang lớn mạnh của chúng ta
trong nhiều lĩnh vực…” Tại Hà Nội, Ngoại trưởng Kerry sẽ thảo luận
với các lãnh đạo Việt Nam “về một loạt các vấn đề song phương và trong
khu vực.”
20 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton
năm 1995 đã chính thức bình thường quan hệ ngoại giao với quốc gia cựu
thù này, mở ra một chương sử mới trong quan hệ Mỹ-Việt. Đây là một mối
“quan hệ đầy kịch tính” do hệ lụy lịch sử và dường như mối quan hệ này
cho đến nay đa phần dựa trên kinh tế đã phải trải qua một giai đoạn
“biến đổi mạnh mẽ” -- khởi đầu qua việc ký kết Hiệp định Thương mại song
phương năm 2001, đến năm 2006 khi các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ ủng
hộ những nỗ lực của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và gần
đây với dự kiến Việt Nam sẽ tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) một công cụ của chính sách “xoay trục” Á châu của Hoa
Kỳ, và Thông cáo chung của Tổng thống Obama cùng Chủ tịch Trương Tấn
Sang về “Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ” vừa mới thiết lập
hôm 25/7 -- là trọng tâm của chuyến công du của Ngoại trưởng Kerry đến
Hà Nội.
Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát thì mối quan hệ này chỉ là mối quan
hệ một chiều vì gần 20 năm nay từ khi Hoa Kỳ nối lại bang giao với Việt
Nam, rất ít tiến bộ đã đạt được trong các lĩnh vực căn bản về các quyền
tự do chính trị, dân chủ và nhân quyền.
Trả giá nhân quyền?
Human Rights Watch mô tả thành tích nhân quyền của Việt Nam là “yếu
kém”, và sự hạn chế về tự do ngôn luận là “nghiêm trọng”, theo Tổ chức
Ân xá Quốc tế. Còn Freedom House thì đơn giản liệt kê Việt Nam vào vị
trí của một quốc gia “không có tự do”.
Trong khi đó, từ hành pháp đến lập pháp Hoa Kỳ luôn sẵn sàng lên tiếng
và đã lên tiếng nhiều lần từ nhiều năm qua để bày tỏ “quan ngại sâu
sắc”, thậm chí “vô cùng quan ngại” về thành tích nhân quyền “tồi tệ” của
chính phủ Việt Nam.
Trong lá thư đề ngày 10/12, 47 Hạ Nghị sỹ của lưỡng đảng Hoa Kỳ đã hợp
nhất cùng bày tỏ “quan ngại sâu sắc về việc tăng cường quan hệ với chính
phủ (Việt Nam)” và đặc biệt lo ngại về hợp tác thương mại ngày càng
tăng giữa hai nước, trong đó có các cuộc đàm phán TPP. “Việc tăng thêm
bất cứ mối quan hệ kinh tế nào, đặc biệt là thỏa thuận thương mại, cần
phải tùy thuộc vào điều kiện nhân quyền tại Việt Nam,” lá thư viết.
Trước đó, hôm 5/6, ông Joseph Yun, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng, Vụ Đông Á –
Thái Bình Dương Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện, Tiểu ban Châu Á – Thái Bình
Dương đã trả lời trước Quốc hội Hoa Kỳ như sau: “Chúng tôi đã nhấn mạnh
với các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng nhân dân Mỹ sẽ không ủng hộ việc tăng
cường mạnh mẽ quan hệ song phương nếu không có tiến bộ rõ rệt về nhân
quyền.”
Và hôm 10/12, nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền, chính ngài Đại sứ David
Shear cũng ra thông cáo nói “Hoa Kỳ và Việt Nam đã tái khẳng định cam
kết của hai nước về ủng hộ Tuyên ngôn Nhân quyền trong Quan hệ Đối tác
Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam được Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn
Sang công bố hồi tháng Bảy”. Một lần nữa, chính phủ Mỹ kêu gọi
chính phủ Việt Nam “trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép
mọi người Việt Nam được bày tỏ ý kiến của bản thân, và bảo vệ tự do tôn
giáo trên toàn quốc”. “Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh
vượng và độc lập, đồng thời tôn trọng nhân quyền và pháp quyền,” Đại
sứ David Shear cho biết.
Vậy thì cái gì vẫn đẩy Washington “tiếp tục ve vãn” Hà Nội? Có phải Hoa
Kỳ đang xem mối quan hệ với Hà Nội là cần thiết, quan trọng đến độ phải
trả giá về nhân quyền? Liệu có phải sự trỗi dậy mạnh mẽ và đầy hiếu
chiến của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương đã gia tăng áp lực buộc
Washington phải nhượng bộ Hà Nội? Tuy nhiên, việc theo đuổi một mối quan
hệ nguy hiểm như vậy, đơn giản chỉ làm suy yếu mọi nỗ lực của Hoa Kỳ
trong khu vực!
Ảnh hưởng của Mỹ?
Cuối tháng 10/2013, Trung Quốc cho thành lập một “Khu Xác định phòng
không” (ADIZ) ở Biển Hoa Đông bao gồm các quần đảo “Điếu Ngư” đang tranh
chấp với Nhật Bản, cũng như một phần khu vực có liên quan đến Hàn Quốc.
Sau phản ứng dữ dội của Nhật, Không quân Nam Hàn và đặc biệt Không lực
Mỹ đã điều động hai oanh tạc cơ B-52 bay qua khu vực trên mà không thông
báo cho Trung Quốc biết theo yêu cầu, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia
Marty Natalegawa lập tức lên tiếng hôm 9/12 kêu gọi các bên liên quan
“bình tĩnh xuống thang”, vì sợ rằng tranh chấp sẽ tràn vào Biển Đông.
Không còn nghi ngờ gì nữa, sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ thiết lập một
ADIZ tương tự trên Biển Đông. Đông thái của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông
chỉ là “Dương Đông, Kích Tây” nhưng đồng thời cũng để thăm dò phản ứng
của Hoa Kỳ trước khi ra tay hành động.
Biển Đông rồi sẽ dậy sóng, vấn đề chỉ là thời gian. Và chẳng có gì ngạc
nhiên, khi hai quốc gia phản đối Trung Quốc mạnh nhất ở Biển Đông lại là
Philippines, một đồng minh lâu đời của Mỹ, và Việt Nam - hai nước mà
Ngoại trưởng Kerry sẽ đến thăm trong những ngày tới “để thảo luận về một
loạt các vấn đề song phương và trong khu vực.”
Mặc dù phản đối mạnh mẽ nhưng cả Philippines lẫn Việt Nam đều không phải
là đối thủ của Trung Quốc như Nhật Bản và Hàn Quốc. Khả năng “đáp trả
quân sự” của Philippines và Việt Nam khá khiêm tốn. Tuy nhiên, trong khi
Philippines đang có một Hiệp ước quốc phòng với Mỹ, Việt Nam chỉ đơn
thuần là không!
Có lẽ Mỹ đã nhìn thấy ở Việt Nam một cơ hội của một quốc gia có nhu cầu liên minh?
Bí ẩn không phải là tại sao Việt Nam cần Mỹ mà là tại sao Mỹ vẫn chưa
thực hiện đòn bẩy trong việc hướng Việt Nam tới cải cách dân chủ và tự
do hóa kinh tế. Qua bản Hiến pháp 2013 mà mọi hy vọng cải cách chính trị
và kinh tế của Việt Nam đã tan theo mây khói, người ta có thể thấy rằng
Hà Nội đã làm hoàn toàn điều ngược lại, so với mong muốn và lợi ích của
Washington.
Tuy nhiên, có thể đối với một số lãnh đạo Mỹ, đó là công việc nội bộ của
Việt Nam. Nhưng với cách nhìn đó, rõ ràng là Washington đã thiếu một
tầm nhìn chiến lược lâu dài về Việt Nam trong chính sách đối ngoại của
mình. Trong khi Việt Nam có thể là điểm son lý tưởng trong khu vực Đông
Nam Á có khả năng hỗ trợ hữu hiệu Hoa Kỳ trong chiến lược “xoay trục”
đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã tỏ ra là mình không có đồng
minh hay chí hữu ở Việt Nam, bằng chứng là Washington không có khả năng
gây ảnh hưởng thực tế tại Hà Nội.
Trong một cuộc khảo sát của Pew Research năm 2002 cho thấy 71% dân chúng
Việt Nam có cảm tình với Hoa Kỳ, và 76% có thiện cảm với người Mỹ. Hơn
một thập niên đã qua, con số này có thể còn gia tăng và điều này có thể
thấy được qua những quan hệ giao lưu giữa nhân dân hai nước. Thực tế là
Hoa Kỳ đã có đồng minh ở Việt Nam từ lâu và đó là chính nhân dân Việt
Nam chứ không phải lãnh đạo Cộng sản Hà Nội.
Nếu Hoa Kỳ hy vọng mở rộng ảnh hưởng lâu dài tại Việt Nam, trước tiên
Washington cần hiểu rằng các nhà lãnh đạo tại Hà Nội không phải là đại
diện của ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Bất luận “chuyển
đổi mạnh mẽ” nào đã đạt được giữa hai chính phủ cho đến nay, nếu Hoa Kỳ
không có ảnh hưởng thực sự tại Hà Nội, đơn giản Mỹ sẽ không thể trông
cậy vào Việt Nam để hỗ trợ cho chiến lược “xoay trục” của mình.
Nếu Hoa Kỳ dùng Hà Nội như một quân bài, Hoa Kỳ tất sẽ thất bại. Vì khi
sợ mất một đối tác chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương, Washington đã
vô tình cho phép Hà Nội quyền tự tung, tự tác, ngay cả đi ngược lại với
những giá trị cốt lõi và quyền lợi trọng yếu của Hoa Kỳ.
Cho nên tốt nhất là Hoa Kỳ nên đồng hành với nhân dân Việt Nam trên bước
đường mưu tìm tự do, dân chủ và phồn vinh. Nhân dân Việt Nam thường
được cho là nhân hậu, cần cù, nhẫn nại, thông minh và sáng tạo. Hãy tặng
họ tự do, họ sẽ làm nên những điều thật vô cùng kỳ diệu.
Vũ Đức Khanh
14.12.2013
14.12.2013
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải
với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường
của Chính phủ Hoa Kỳ.
Kami - Đối lập trung thành: Tại sao lại không?
Việc hình thành các tổ chức mang màu sắc Xã hội Dân sự ở Việt nam trong
giai đoạn hiện tại khá rầm rộ, với sự ra đời cộng với các hoạt động
công khai của hàng loạt các tổ chức như: Diễn đàn Xã hội Dân sự, Phụ nữ
nhân quyền, Mạng lưới Blogger Việt Nam... Điều đó cũng ít nhiều cũng
tạo cho mọi người chúng ta một sự tin tưởng hơn, cho dù về thực chát nó
cũng vẫn chỉ là chuyện rượu cũ trong hũ nay được đổ vào bình. Và trong
tương lai một khi các tổ chức này không được tổ chức một cách bài bản,
để hoạt động có hiệu quả thì nó cũng như chuyện đánh trống ghi tên
nhằm tạo sự chú ý bằng những hoạt động bề nổi.
Ở Việt nam trong bối cảnh một thể chế chính trị độc tôn, độc đoán của đảng CSVN thì việc hy vọng để có một cuộc biểu tình có quy mô về chát lượng, số lượng người tham gia và kéo dài trong một thời gian là cả một vấn đề vô cùng khó. Dẫu đó là niềm hy vọng duy nhất và cuối cùng của các nhà tranh đấu, đã và đang hướng tới để có được một cuộc cách mạng. Vì họ nghĩ rằng chỉ khi nào các bài học ở Đông Âu trước kia hay Arap Spring gần đây nếu hiện hữu được ở Việt nam thì mới có thể có một sự thay đổi toàn diện về chính trị.
Tuy nhiên trên thực tế cho thấy khả năng dùng bạo động là đi ngược với xu thế của thời đại, bài học ở Ai cập, Syria, Lybia… cho thấy đó không phải là một sự lựa chọn đúng và thích hợp đối với mọi quốc gia nói chung và Việt nam nói riêng. Đó chỉ là giải pháp sau cùng nếu những người lãnh đạo đảng CSVN còn kiên quyết coi diễn biến hòa bình là kẻ thù của họ. Khi đó điều bắt buộc thì mới dùng vũ khi trong một cuộc chiến bằng bạo động, cho dù đây là điều không ai muốn. Hơn nữa việc sử dụng bạo động của các phần tử cực đoan bằng chiến tranh du kích thông qua việc đánh bom, đặt mìn, ám sát các cá nhân... tuy có tác dụng nhất định trong việc gây bất ổn xã hội. Nhưng người gánh thiệt hại sẽ là đa số dân lành vô tôi, nguy hiểm hơn hành động khủng bố này sẽ không nhận được sự ủng hộ đông đảo của cộng đồng ở trong nước cũng như quốc tế.
Đấu tranh bất bạo động, thông qua các hành động bất tuân dân sự là xu hướng phù hợp, biện pháp này đã dùng ở nhiều quốc gia để hạ bệ không ít nhà độc tài và đã đạt được không ít thành công. Đó là sự thay đổi của nhà nước độc tài, khi sức mạnh của người dân đã tạo nên sức ép đáng kể lên sự hoạt động của nhà nước, đủ để buộc họ phải thay đổi. Thông qua hành động bất bạo động một cách có tổ chức, như: chậm nộp thuế, bãi công, bãi thị, bãi khóa… để tổ chức tổng biểu tình trên toàn quốc nhằm làm tê liệt bộ máy nhà nước. Điều nói trên phải được tiến hành song song với việc xây dựng một lực lượng đối lập đủ mạnh và có trí tuệ.
Trong điều kiện hiện nay, nếu so sánh tương quan lực lượng đối lập ở Việt nam với chính quyền thì cũng tương đương một chiếc thuyền thúng và một chiếc chiến hạm. Đấu tranh bằng bạo động cũng như lấy chiếc thuyền nhỏ để đâm vào con tàu lớn, kết quả ra sao có lẽ không cần phải bàn tới. Tuy nhiên, xây dựng một lực lượng đối lập đủ mạnh tương đương với một con tàu nhỏ, thông qua chính sách đối lập trên tinh thần xây dựng, nhưng không đối kháng nhằm tạo lòng tin đối với chính quyền. Để từng bước tiếp cận và hỗ trợ để đưa những người có đức, có tài làm lãnh đạo xuất hiện trong khu vực công. Đây là phương thức chuyển hóa dần dần để không gây đổ vỡ, mà hiện nay chính quyền vẫn thường gọi là chính sách diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
Điều này không phải là mới mẻ, nó đã xuất hiện và tồn tại mà chúng ta còn biết đến nó dưới nghĩa của sự đối lập trung thành , có nghĩa là đối lập trên cơ sở chấp nhận một vài những giá trị căn bản để cùng tồn tại. Đối lập nhưng không đối kháng, đối lập để xây dựng góp ý cho chính quyền để thúc đẩy sự chuyển đổi của họ theo xu hướng tiến bộ. Trong điều kiện chính trị Việt nam, đây có thể là một sự lựa chọn khả dĩ và có thể có được hiệu quả. Trước hết là sự an toàn, tồn tại để phản biện.
Đối lập trung thành tại Việt Nam theo quan niệm của NV. Phạm Thị Hoài, đó là " ... những người (thường là đảng viên Đảng Cộng sản) không hài lòng với hệ thống chính trị trong nhiều vấn đề lớn, công khai phản biện và tìm giải pháp thay đổi trong phạm vi các vấn đề đó, nhưng không đụng chạm, hay tránh đụng chạm đến nền tảng tồn tại của hệ thống. Họ gắn bó với hệ thống vì xác tín, vì thói quen hoặc vì không có, hay không biết đến lựa chọn nào khác. Họ góp phần tích cực xây dựng và duy trì hệ thống, và qua đó có địa vị, uy tín và những quyền lợi nhất định trong hệ thống. Mong muốn của họ là cải tạo hệ thống nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của nó. Sự sụp đổ này đồng nghĩa với sự phủ định họ ở một số phương diện căn bản.".
Thời gian vừa qua lực lượng đối lập trung thành đã xuát hiện, tồn tại và hòa chung trong những tiếng nói đấu tranh, phản biện đối với chính quyền Việt nam ở cả trong và ngoài nước, không nhất thiết phải là đảng viên cộng sản. Với các tên tuổi các nhân sĩ trí thức, các học giả nổi tiếng trong và ngoài nước. Như: NV. Nguyên Ngọc, GS. Nguyễn Huệ Chi, TS. Lê Đăng Doanh, bà Phạm Chi Lan, TS. Nguyễn Quang A, GS. Tương Lai, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh..., các bloggers Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào... ở trong nước, hay ở ngoài nước như các ông Bùi Kiến Thành, GS. Trần Hữu Dũng, cựu dân biểu Houston Hoàng Duy Hùng... Mà kết quả phản biện của họ đã có tác dụng và góp phần quan trọng trong số các tiếng nói mang tính đối lập nói riêng và phong trào đấu tranh dân chủ nói riêng. Điều mà luôn bị coi rằng là các hành vi cải lương mang tính chất cúi đầu. Song xem ra nếu vẫn chưa tìm ra một lối thoát khả thi hay giải pháp tốt hơn thì việc lựa chọn những giải pháp mang tính “đường vòng” nhiều khi cũng có thể tới đích nhanh hơn.
Có các ý kiến cho rằng, với cộng sản không thể chuyển đổi mà chỉ có cách mạng triệt để để xóa bỏ, bởi theo họ những người cộng sản luôn biểu thị các hành động ngoan cố và thách thức đối với phong trào đấu tranh dân chủ. Họ luôn cho rằng các ý kiến phản biện kiểu đối lập nhưng không đối kháng là những ý kiến "bưng bô" của những người họ cho là tay sai của CS. Mà họ không tự xem lại mình đã có những việc làm đủ để tạo sức ép đáng kể lên chính quyền để buộc họ phải chuyển đổi hay chưa. Do đó nên biết "tiên trách kỷ, hậu trách nhân - trách mình trước, trách người sau". Quan trọng hơn là cần xem xét thực lực của chính bản thân mình đã có đủ sức để là đối trọng với đảng CSVN và chính quyền của họ hay chưa?
Hiện nay các đảng viên đối lập trung thành ở Việt nam đang có xu hướng cố gắng tạo nên một làn sóng bỏ đảng, với hy vọng đây là một việc xem ra có hiệu quả về mặt tâm lý. Với mục đích để nhằm tạo hình ảnh xấu cho đảng cầm quyền, song đắng tiếc những hành động như thế sẽ không để lại dư âm trong một thời gian dài. Hơn nữa có lẽ liệu pháp này sẽ khó có thể được số đông đảng viên đảng CSVN hoan nghênh và có thể lôi kéo được nhiều người tham gia. Cũng vì những đảng viên bình thường, cho dù không có chức có quyền thì việc bỏ đảng cũng là chuyện mất nhiều hơn được, trong khi số lượng kết nạp đảng viên mới lại lớn gấp nhiều chục lần số công khai tuyên bố bỏ đảng. Quan trọng hơn, việc bỏ đảng có lẽ chỉ thỏa mãn nỗi bực dọc chốc lát của mỗi cá nhân, nhưng sau khi bỏ đảng thì những người đó sẽ làm tiếp được việc gì? Trong lúc mối đe dọa lớn nhất của đảng CSVN đang là sự diễn biến của các đảng viên có xu hướng từ trong đánh ra, từ dưới đánh lên như chính họ thú nhận. Trường hợp của ông Lê Thăng Long, một nhân vật bất đồng chính kiến thì suy nghĩ ngược lại, ông Lê Thăng Long lại mong muốn trở thành đảng viên đảng CSVN, với mục đích để cải tạo và sửa lỗi hệ thống của chính đảng cầm quyền. Điều đó cho thấy đây là hai xu hướng trái ngược song đều có chung một mục đích. Vấn đề này cần phải được xem xét nghiêm túc và rút kinh nghiệm.
Trong đấu tranh chính trị có nhiều giải pháp không giống nhau và cho những kết quả khác nhau. Đối lập trung thành cũng vậy, đây là một trong những phương thức vận động theo xu hướng tự chuyển biến. Điều này gần gũi, dễ đáp ứng và hợp khẩu vị với dân chúng ở trong nước mong muốn. Vì đã bắt đầu chán kiểu đối lập mà theo họ là chỉ thấy chê, ngoài chê thì có làm được gì đâu. Một khi tình hình chính trị thay đổi, khi những nhà độc tài đã bị chịu sức ép đủ mạnh và có xu hướng bị dồn vào chân tường, thì nghiễm nhiên lúc đó lực lượng đối lập trung thành sẽ là cứu cánh và nơi nương nhờ cho họ. Chắc chắn sự thảo luận hay đàm phán cho một tương lai chính trị mới sẽ được thông qua lực lượng trung gian này, trước khi có sự bàn thảo với các lực lượng chống đối khác.
Tại thời điểm hiện tại thiết nghĩ phương thức đối lập nhưng không đối kháng, phản biện xã hội trên cơ sở xây dựng để phát triển vẫn có thể là phương thức phù hợp và có hiệu quả. Ít nhất là còn hơn trong điều kiện phong trào đấu tranh dân chủ đang ở tình trạng mất phương và chưa có bất kỳ một tổ chức chính trị nào xứng tầm có thể làm đối trọng với đảng CSVN chịu trách nhiệm lãnh đạo.
Ngày 15 tháng 12 năm 2013
© Kami
(Kami Blog's)
Không phải là bất đồng chính kiến!
(PetroTimes) - Có thể nói gần đây đã có không ít kẻ
lợi dụng quyền tự do, dân chủ để viết những bài báo thỏa mãn cái tôi cá
nhân của mình. Nhưng có một điều lạ là rất ít kẻ có hành vi như vậy bị
xử lý bằng pháp luật. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang nhu
nhược với loại người này.
Trong những năm gần đây, có một số người đã lập blog, viết bài vu cáo,
xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, xâm phạm đời tư công dân, xúc
phạm nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thậm chí cả các bậc tiền bối.
Thấy vậy một số thế lực thù địch ở phương Tây vội vàng "thổi" lên và gọi đó là những người bất đồng chính kiến, rồi ra sức bảo vệ. Mỗi khi có kẻ nào bị pháp luật xử lý, lập tức một số nước phương Tây nhao nhao lên bảo vệ và đòi Việt Nam phải trả tự do hoặc có những hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam. Gần đây nhất, Trương Duy Nhất, từng là phóng viên Báo Đại Đoàn Kết lập blog cá nhân và viết đến 1.000 bài ký tên Trương Duy Nhất, trong đó đã xuyên tạc một cách trắng trợn về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Không những vậy, Trương Duy Nhất còn có những bài viết bôi nhọ các cá nhân, tập thể, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Nhiều bài viết đặt tít cực kỳ độc địa như kiểu "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn nát bươm". Không dừng ở đó, Trương Duy Nhất còn bịa đặt ra nhiều bài viết bôi nhọ nhiều tổ chức, cá nhân, thậm chí cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá người khác bằng những quan điểm phiến diện của cá nhân.
Thấy vậy một số thế lực thù địch ở phương Tây vội vàng "thổi" lên và gọi đó là những người bất đồng chính kiến, rồi ra sức bảo vệ. Mỗi khi có kẻ nào bị pháp luật xử lý, lập tức một số nước phương Tây nhao nhao lên bảo vệ và đòi Việt Nam phải trả tự do hoặc có những hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam. Gần đây nhất, Trương Duy Nhất, từng là phóng viên Báo Đại Đoàn Kết lập blog cá nhân và viết đến 1.000 bài ký tên Trương Duy Nhất, trong đó đã xuyên tạc một cách trắng trợn về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Không những vậy, Trương Duy Nhất còn có những bài viết bôi nhọ các cá nhân, tập thể, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Nhiều bài viết đặt tít cực kỳ độc địa như kiểu "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn nát bươm". Không dừng ở đó, Trương Duy Nhất còn bịa đặt ra nhiều bài viết bôi nhọ nhiều tổ chức, cá nhân, thậm chí cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá người khác bằng những quan điểm phiến diện của cá nhân.
Trương Duy Nhất
Khi bày tỏ quan điểm về vấn đề gì đó thì rõ ràng đó là quan điểm cá
nhân, nhưng "bày tỏ quan điểm" khác với kiểu chửi bới cho sướng miệng
hoặc nhằm mục đích hạ uy tín của người khác. Vụ án Trương Duy Nhất cũng
là một bài học cảnh tỉnh cho một số người hiện nay đang dùng blog để
xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ.
Tất nhiên là với những loại bài viết như thế này, Trương Duy Nhất đã được một số nhóm phản động lưu vong và các thế lực thù địch ở nước ngoài tung hô nhiệt liệt. Các cơ quan chức năng đã nhắc nhở nhiều lần nhưng Trương Duy Nhất vẫn chứng nào tật nấy. Cuối cùng, cơ quan bảo vệ pháp luật đã phải khởi tố, bắt giam Trương Duy Nhất với tội danh Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Trương Duy Nhất sẽ được đưa ra xét xử trong nay mai.
Có thể nói gần đây đã có không ít kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để viết những bài báo thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Nhưng có một điều lạ là rất ít kẻ có hành vi như vậy bị xử lý bằng pháp luật. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang nhu nhược với loại người này.
Thực tế, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đến nay, chưa có người nào vì bất đồng chính kiến mà bị pháp luật xử lý. Tất cả những người bị xử lý đều có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không ít kẻ đã nhận tiền từ các tổ chức phản động nước ngoài, không ít kẻ mưu đồ thành lập tổ chức để phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Các thế lực thù địch phương Tây nhiều khi chỉ thí cho một ít tiền thì những người này đã sẵn sàng hung hăng lập tổ chức, lập diễn đàn với âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Cũng đã có những người bị "suỵt chó bụi rậm", trót nhận tiền bạc của chúng nên mới phải gồng mình lên để có những bài viết theo yêu cầu.
Trong một chừng mực nào đó, pháp luật của chúng ta quá nương nhẹ với những loại người này. Một công dân nếu đến trụ sở cơ quan công quyền lăng mạ, chửi bới thì có thể bị bắt giữ, bị xử lý hành chính ngay lập tức… Nhưng một kẻ lập blog cá nhân, chửi bới bạt mạng, xúc phạm hết người này đến người khác, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bịa đặt, vu khống cho các tập thể và cá nhân thì lại nói là "bất đồng chính kiến".
Có một sự thật là Việt Nam chưa "quen" với văn hóa… "kiện". Lẽ ra với những kẻ đã xúc phạm tới tập thể và cá nhân, chủ thể đó phải khởi kiện và Tòa án sẽ là cơ quan phán xét… Nhưng ở Việt Nam, hầu như không có vụ kiện nào kiểu như thế này.
Một điều nữa là khi gặp những trường hợp như thế này, các tập thể, cá nhân hay có lối "dĩ hòa vi quý", không dám đấu tranh trực diện. Trên thực tế, có không ít người khoái trá, thậm chí quảng bá cho những kẻ như Trương Duy Nhất.
Người viết bài này cũng đã từng gặp gỡ không ít những đối tượng cơ hội chính trị - những kẻ đã ăn tiền của các nhóm phản động lưu vong, mưu đồ lập tổ chức hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại an ninh quốc gia. Quả thật, không ít những kẻ trong số này đáng được gọi là những kẻ "tâm thần chính trị". Có một điều lạ lùng ở những người này là sự huyễn hoặc, ảo tưởng và luôn nghĩ mình là nhất, ý kiến của mình là sáng suốt nhất và tất cả những ai không đồng tình với quan điểm của mình đều là những người mù quáng. Những kẻ này đã biết cách lợi dụng triệt để những yếu kém, sai lầm trong quản lý kinh tế, những bất cập trong cơ chế, chính sách, những vấn đề tiêu cực trong xã hội… Chúng tập hợp lại, rồi nhào nặn theo ý muốn.
Đáng tiếc là báo chí chúng ta bấy lâu nay hầu như không mạnh tay đấu tranh với những kẻ như này. Báo chí có thể lên án hết sức mạnh mẽ những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, những sự vi phạm dân chủ hoặc lao vào các vụ án, nhưng với những kẻ dùng ngòi bút chống lại chế độ, chống lại đất nước, chính các cơ quan báo chí nhiều khi lại né tránh, ngại đụng chạm. Đây là một điều không bình thường.
Vậy nên những người cầm bút khi viết gì, trước hết hãy nghĩ đến trách nhiệm công dân.
Bảo sơn
Tất nhiên là với những loại bài viết như thế này, Trương Duy Nhất đã được một số nhóm phản động lưu vong và các thế lực thù địch ở nước ngoài tung hô nhiệt liệt. Các cơ quan chức năng đã nhắc nhở nhiều lần nhưng Trương Duy Nhất vẫn chứng nào tật nấy. Cuối cùng, cơ quan bảo vệ pháp luật đã phải khởi tố, bắt giam Trương Duy Nhất với tội danh Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Trương Duy Nhất sẽ được đưa ra xét xử trong nay mai.
Có thể nói gần đây đã có không ít kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để viết những bài báo thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Nhưng có một điều lạ là rất ít kẻ có hành vi như vậy bị xử lý bằng pháp luật. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang nhu nhược với loại người này.
Thực tế, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đến nay, chưa có người nào vì bất đồng chính kiến mà bị pháp luật xử lý. Tất cả những người bị xử lý đều có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không ít kẻ đã nhận tiền từ các tổ chức phản động nước ngoài, không ít kẻ mưu đồ thành lập tổ chức để phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Các thế lực thù địch phương Tây nhiều khi chỉ thí cho một ít tiền thì những người này đã sẵn sàng hung hăng lập tổ chức, lập diễn đàn với âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Cũng đã có những người bị "suỵt chó bụi rậm", trót nhận tiền bạc của chúng nên mới phải gồng mình lên để có những bài viết theo yêu cầu.
Trong một chừng mực nào đó, pháp luật của chúng ta quá nương nhẹ với những loại người này. Một công dân nếu đến trụ sở cơ quan công quyền lăng mạ, chửi bới thì có thể bị bắt giữ, bị xử lý hành chính ngay lập tức… Nhưng một kẻ lập blog cá nhân, chửi bới bạt mạng, xúc phạm hết người này đến người khác, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bịa đặt, vu khống cho các tập thể và cá nhân thì lại nói là "bất đồng chính kiến".
Có một sự thật là Việt Nam chưa "quen" với văn hóa… "kiện". Lẽ ra với những kẻ đã xúc phạm tới tập thể và cá nhân, chủ thể đó phải khởi kiện và Tòa án sẽ là cơ quan phán xét… Nhưng ở Việt Nam, hầu như không có vụ kiện nào kiểu như thế này.
Một điều nữa là khi gặp những trường hợp như thế này, các tập thể, cá nhân hay có lối "dĩ hòa vi quý", không dám đấu tranh trực diện. Trên thực tế, có không ít người khoái trá, thậm chí quảng bá cho những kẻ như Trương Duy Nhất.
Người viết bài này cũng đã từng gặp gỡ không ít những đối tượng cơ hội chính trị - những kẻ đã ăn tiền của các nhóm phản động lưu vong, mưu đồ lập tổ chức hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại an ninh quốc gia. Quả thật, không ít những kẻ trong số này đáng được gọi là những kẻ "tâm thần chính trị". Có một điều lạ lùng ở những người này là sự huyễn hoặc, ảo tưởng và luôn nghĩ mình là nhất, ý kiến của mình là sáng suốt nhất và tất cả những ai không đồng tình với quan điểm của mình đều là những người mù quáng. Những kẻ này đã biết cách lợi dụng triệt để những yếu kém, sai lầm trong quản lý kinh tế, những bất cập trong cơ chế, chính sách, những vấn đề tiêu cực trong xã hội… Chúng tập hợp lại, rồi nhào nặn theo ý muốn.
Đáng tiếc là báo chí chúng ta bấy lâu nay hầu như không mạnh tay đấu tranh với những kẻ như này. Báo chí có thể lên án hết sức mạnh mẽ những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, những sự vi phạm dân chủ hoặc lao vào các vụ án, nhưng với những kẻ dùng ngòi bút chống lại chế độ, chống lại đất nước, chính các cơ quan báo chí nhiều khi lại né tránh, ngại đụng chạm. Đây là một điều không bình thường.
Vậy nên những người cầm bút khi viết gì, trước hết hãy nghĩ đến trách nhiệm công dân.
Bảo sơn
"Không thể vì chống tham nhũng mà vội vàng đề nghị tử hình Dương Chí Dũng"
Chiều
13.12, sau phần luận tội của viện kiểm sát, 14 luật sư bảo vệ quyền lợi
cho 10 bị cáo lần lượt trình bày quan điểm bào chữa. Ba luật sư bào
chữa cho Dương Chí Dũng đều thống nhất quan điểm rằng viện kiểm sát
không đủ căn cứ để buộc tội tham ô đối với thân chủ của mình.
Cần đợi kết quả tương trợ tư pháp từ Singapore
Luật sư Ngô Ngọc Thủy lập luận với tư
cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, bị cáo Dương Chí Dũng
không phải là người quản lý tài sản của tổng công ty này. Số tiền 9
triệu USD mà Vinalines mua ụ nổi là vay của ngân hàng Citibank.
Luật sư Ngô Ngọc Thủy đề nghị tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung |
“Hồ sơ vụ án thể hiện Công ty AP tại Singapore đã chuyển 1,66 triệu USD về Việt Nam nhưng không có bằng chứng pháp lý nào cho thấy đó là tiền của Vinalines cả. Nói như cáo trạng thì tài sản đó là của Công ty AP và Công ty Phú Hà (công ty của em gái bị cáo Trần Hải Sơn - PV) chứ không phải của Vinalines. Do đó hành vi của ông Dũng không đúng với cấu thành của tội tham ô tài sản”, luật sư Thủy phân tích.
Luật sư Thủy đề nghị tòa tuyên bố không đủ căn cứ buộc ông Dũng tội tham ô tài sản và khoan hồng với ông Dũng về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậy quả nghiêm trọng.
Bổ sung, luật sư Trần Đình Triển cho rằng đây là vụ án liên quan đến sinh mạng con người nên tòa phải xem xét thật thấu đáo, đầy đủ. Theo luật sư Triển, vụ án có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng khi cáo trạng nói cơ quan điều tra đã đề nghị phía Singapore tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã vội vàng kết tội.
“Nếu sau này có kết quả, Công ty AP và người chuyển tiền về Việt Nam cho rằng khoản 1,66 triệu USD đó là tiền đầu tư thật thì sao? Các nước ASEAN có hiệp định tư pháp, sao lại không làm mà vội vàng buộc tội và đề nghị mức án cao nhất như vậy?”, luật sư Triển đặt câu hỏi.
Nước ra còn nghèo nên thường phải mua đồ cũ về dùng cho rẻ, nhưng việc không có thông tin nên đến phải mua qua công ty môi giới, dẫn đến mua hớ, mua đắt là việc làm sai và phải rút kinh nghiệm.
“Tuy vậy, Vinalines mua ụ nổi này bằng vốn vay ngân hàng, nếu họ không trả được thì là chuyện của họ với ngân hàng. Việc mua hớ, mua đắt cũng có thể khởi kiện theo các quy định về thương mại quốc tế để có thể đòi lại quyền lợi, tại sao lại phải vội vàng khởi tố hình sự?” luật sư Triển nói.
Tương tự phân tích của luật sư Thủy, luật sư Triển cho rằng hành vi nhận tiền nếu có cũng không phải là tội tham ô mà là tội nhận hối lộ. Và nếu đã nhận hối lộ thì phải dựa vào hiệp định tư pháp dẫn giải người đưa hối lộ từ Singapore sang Việt Nam để xét xử.
Về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, luật sư Triển cho rằng thân chủ mình có lỗi nhưng không đủ để kết tội vì đó là “lỗi hệ thống”, có chăng hành vi của bị cáo Dũng chỉ là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Luật sư Triển đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra lại vì đây là vụ án liên quan đến tính mạng con người, không thể vội vàng được. Đặc biệt là để cơ quan điều tra có thời gian phối hợp với cơ quan tư pháp nước bạn, làm rõ xem Công ty AP thực sự chuyển tiền cho ai, với mục đích gì.
Luật sư thất vọng với bản luận tội
Bào chữa cho bị cáo Mai Văn Phúc, luật sư Nguyễn Huy Thiệp nói: “Tôi thất vọng với phần luận tội của đại diện viện kiểm sát vì nó giống hết cáo trạng, không đưa vào những tình tình tiết đã được làm rõ trong hai ngày xét xử vừa qua. Với một bản luận tội như thế mà viện kiểm sát dám đề nghị kết tội tử hình đối với người khác”.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp thất vọng với bản luận tội của viện kiểm sát |
Theo luật sư Thiệp, không nên vì quá gấp rút tậo trung vào nhiệm vụ
phòng chống tham nhũng mà bỏ qua những quy trình tố tụng để làm rõ hành
vi phạm tội của các bị cáo.
Về tội tham ô, viện kiểm sát chỉ căn cứ vào lời khai của Trần Hải Sơn để buộc tội các bị cáo khác. Nhưng căn cứ mà viện kiểm sát cho rằng bị cáo Sơn khai nhận phù hợp lại chẳng đâu vào đâu cả. Nhân chứng được viện kiểm sát đưa ra để chứng minh lời khai của bị cáo Sơn là có cơ sở lại toàn là người thân của bị cáo Sơn như em gái, em rể. Trong khi chính em gái bị cáo Sơn cũng có lúc khai không thống nhất trong quá trình xét hỏi.
“Tại sao cơ quan điều tra không thu thập danh sách cuộc gọi, danh sách khách hàng của các hãng hàng không xem có đúng bị cáo Sơn đã liên lạc, bay ra Hà Nội để giao tiền cho bị cáo Phúc như bị cáo Sơn đã khai không? Nếu chưa làm được việc này thì đó là sai sót cần bổ sung”, luật sư Thiệp khẳng định.
Luật sư Thiệp cũng yêu cầu viện kiểm sát không được dùng “liên danh Dũng - Phúc" mà phải chứng minh ai là người chỉ đạo, chỉ đạo cụ thể như thế nào đối với các bị cáo khác. Luật sư này cũng đề nghị tòa tách tội tham ô ra để điều tra lại vì chưa đủ căn cứ kết tội.
Sáng 14.12, các luật sư tiếp tục phần bào chữa của mình cho các bị cáo khác và sau đó là phần đối đáp của đại diện viện kiểm sát.
Thanh Lưu
Mạc Văn Trang - Làm dân cực khó!
Hồi đầu năm tôi có viết bài “Chẳng ai muốn làm dân”, đó là thực tế trong
xã hội Việt Nam ngày nay. Giờ tìm hiểu thêm mới biết nguyên nhân chủ
yếu là do làm dân ở nước ta khó khăn trăm bề. Thôi thì là dân một nước
còn nghèo, phải cày sâu cuốc bẫm, dầm mưa dãi nắng, đầu tắt mặt tối, đổi
bát mồ hôi lấy bát cơm cũng là chuyện bình thường, cam chịu được; thôi
thì con quan, người ta có quyền, có tiền ăn sung mặc sướng, xe hơi nhà
lầu, đi du học bên Tây, bên Tàu, ốm đau đi nước ngoài chữa bệnh; con
mình ở nhà tranh vách đất, ăn cơm rau mắm, quần nâu áo vá, đi bộ đến
trường, ốm đau uống thuốc nam cũng cắn răng mà chịu, ráng phấn đấu lên
để thay đổi số phận…Nhưng khó nhất, cực nhất, không chịu nổi, là phải
đối phó với chính quyền để mà sống.
Chính quyền thì họ chuyên ăn rồi họp, nghĩ ra đủ mọi cách để trị dân và
làm lợi cho họ; họ có đủ bộ sậu từ đầu não đến chân tay, từ trên trung
ương đến mọi hang cùng, ngõ hẻm, nắm từng người trong hộ khẩu để quản lý
sao cho mọi người phải nghĩ, phải nói, phải làm như họ muốn. Mà như thế
thì chẳng khác gì thân phận trâu, ngựa để người ta muốn sai khiến sao
cũng được, bố thí cho cái gì được cái đó. Còn khi người dân muốn mình tự
do suy nghĩ, sống và làm ăn đàng hoàng theo ý mình thì không có cách gì
là phải dám đương đầu với tầng tầng lớp đủ loại “cán bộ”, đủ loại cơ
quan đoàn thể, với trăm mưu nghìn kế của họ.
Người dân có tài giỏi đến mấy, một khi đơn thương độc mã chiến đấu với
cả một hệ thống, thiên la địa võng những tổ chức với cơ chế nhằng nhịt,
với một rừng luật pháp, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông
tư hướng dẫn, điều lệ, quy chế… cũng mòn mỏi, hao tâm, kiệt sức, khánh
kiệt gia tài, và cuối cùng đành thất bại! Hi hữu cũng có người thắng
kiện chính quyền, nhưng cái thắng ấy, chủ yếu về mặt tinh thần, chứ
không bù đắp được bao nhiêu hao tổn nguồn lực mình đã phải bỏ ra. Vụ án
anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012 là một ví dụ
điển hình. Còn hàng ngàn, hàng vạn những người dân mòn mỏi, ăn chực nằm
chờ, khiếu kiện dòng dã năm năm, mười năm… vẫn vô vọng.
Không bút nào tả xiết những nỗi bất công, cay đắng, oan ức, cơ cực, của
những người dân oan. Mà phẫn uất nhất, lại là chính quyền dùng mọi thủ
đoạn để bênh che kẻ có tội, đẩy người dân về phía sai trái. Bao nhiêu
người tố cáo tham những, cuối cùng lại hứng chịu oan trái, thiệt thòi…
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cũng là một ví dụ nổi bật, nhưng chưa đến mức
phải chịu nhiều oan trái như bao nhiêu người khác.
Đã có bao nhiêu câu chuyện về “người có công” với nước, với chế độ này
phải ôm hàng đống đơn từ, nhẫn nhục lê bước hết cơ quan này đến cơ quan
khác, hết năm này qua năm khác để xin giải quyết chế độ!
Đã có bao nhiêu câu chuyện “các liệt sĩ trở về, xin thủ tục làm người
còn sống” mà khó khăn không tưởng tượng được! Sáng nay tôi lại bàng
hoàng đọc bài viết Khi “liệt sĩ trở về” muốn tự tử! đăng trên báo Dân
Trí. Người “liệt sĩ” ấy theo mệnh lệnh của đảng, đi làm nhiệm vụ quốc
tế, chiến đấu ở Cămpuchia, bị thương mất trí nhớ, lưu lạc, rồi lấy vợ ở
đó… Sau 27 năm người “liệt sĩ” mới tìm được về quê hương, đem theo cô
con gái. Thế mà mất hơn 600 ngày khai báo, chạy vạy khắp các cơ quan vẫn
chưa có “thủ tục làm người còn sống”! Đến nỗi hai cha con người “liệt
sĩ” ấy đã đi đến quyết định tự tử để chấm dứt cuộc đời đầy đắng cay,
phẫn uất!
Những “người có công” với đảng, nhà nước, chế độ này còn như thế, thì
thử hỏi những người dân đen, bị rẻ rúng, khốn khổ như thế nào với chính
quyền?
Và nhất là những người dân nào “ngang bướng”, dám làm trái ý đảng, chính
quyền, phê phán chế độ thì họ sẽ phải đương đầu với trăm nghìn thủ đoạn
mà chính quyền cùng đám xã hội đen “dám nghĩ, dám làm”!
Sống với một chính quyền luôn gây “khó trăm lần” như thế, dân biết
“liệu” làm sao! Vì sao chính quyền lại gây khó cho dân? Thì nhà báo đã
nêu câu thành ngữ mới “Việc dễ không gây khó, lấy thịt chó đâu mà ăn!”.
Ngày 15/12/2013
Mạc Văn Trang
(Quê Choa)
Nguyễn Vạn Phú - Tỉ giá và người nghèo
Hai gia đình ở sát nhau nhưng hoàn cảnh khác nhau. Gia đình ông A dành
dụm được chừng 2 tỉ đồng, dự trù sang năm cho con đi du học ở nước
ngoài.
Gia đình ông B nghèo hơn chỉ tiết kiệm được 20 triệu
đồng, cũng dự trù sang năm dùng để cho con đi học đại học tư trong nước.
Cả hai gửi tiền vào ngân hàng vì năm đó lãi suất đang rất cao, chừng
20%/năm. Năm sau, tiền ông A lên thành 2,4 tỉ đồng, tiền ông B lên thành
24 triệu đồng.
Cả năm đó tỉ giá hầu như không thay đổi nên ông A đổi
được thành 100.000 đôla cho con đi du học mà vẫn dư ra một khoản lớn.
Trường con ông B vì học phí tính bằng tiền đồng nên đã điều chỉnh theo
lạm phát, học phí thay vì 20 triệu đồng nay đã tăng lên thành 30 triệu
đồng, ông B méo mặt vì hụt một khoản không nhỏ.
Câu chuyện trên chỉ là giả định với những con số cố ý
làm tròn cho dễ hình dung. Trong bối cảnh con số thống kê ở Việt Nam bị
chê là thiếu tin cậy, tốt nhất là dùng cách “tính rợ” của dân gian. Tính
nhẩm kiểu như trên cũng cho ta thấy: khi lạm phát cao mà tỉ giá không
điều chỉnh theo tương ứng thì tỉ giá đó có lợi cho những ai có liên quan
đến ngoại tệ và có hại cho những ai chỉ biết dùng tiền đồng.
Gia đình ông C chuyên ăn thịt bò ngoại nhập dù đắt hơn
thịt bò trong nước. Năm trước ông bỏ ra 350.000 đồng mua một ký thịt bò
Úc, trong khi gia đình ông D chỉ phải bỏ ra 300.000 đồng mua thịt bò
dưới quê.
Qua một năm, đồng bạc mất giá, giá thịt bò trong nước
lên thành 350.000 đồng, trong khi đó vì tỉ giá hầu như không thay đổi,
dân nhập thịt bò Úc vẫn giữ nguyên giá bán 350.000 đồng. Nay coi như ông
C lợi hơn ông D vì trả cùng giá như nhau mà được ăn thịt bò ngoại. Ông D
cũng không dại, bèn chuyển sang mua thịt bò Úc luôn, thế là thị trường
thịt bò trong nước ngày càng tiêu điều vì không cạnh tranh nổi.
Ví dụ thứ nhì cho thấy vì sao nhiều chuyên gia kinh tế
nói chính sách tỉ giá đang làm sản xuất trong nước ngày càng kiệt quệ,
không cạnh tranh nổi với hàng ngoại nhập. Cứ thử làm những phép tính
tương tự sẽ thấy không một mặt hàng nào, từ đường, sữa đến cả cây tăm
cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu cùng loại nếu năm nào lạm phát cũng
cao mà tỉ giá vẫn được giữ hầu như cố định.
Nhìn cách khác, có thể nói lạm phát làm chi phí sản
xuất ở Việt Nam tăng lên quá nhanh, làm lần lượt nhiều mặt hàng mất tính
cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Bây giờ chúng ta nhìn vào bức tranh ngược lại để xem
tình hình này tác động như thế nào với những người hoạt động xuất khẩu.
Giả dụ năm này ông nông dân E bán gạo cho công ty xuất khẩu với giá
21.000 đồng/ký, tức chừng 1 USD/ký (lấy con số giả định cho dễ hình
dung). Một năm sau đó, ông vẫn phải bán với cùng giá này vì giá thế giới
không đổi, tỉ giá không đổi.
Trong năm đó, chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng
khoảng 25%, tức giá cả tăng thêm chừng một phần tư trong khi thu nhập
ông E không đổi, biểu sao gia đình ông ngày không một nghèo thêm, bởi
chỉ số giá tăng chừng đó mà chi phí cho y tế và giáo dục thường tăng vọt
cao hơn nhiều lần.
Công nhân và nhân viên làm cho Nhà nước cũng nghèo như
nông dân nhưng dù sao hằng năm lương còn được điều chỉnh theo sự trượt
giá của đồng tiền. Còn nông dân, trừ phi bán sản phẩm cho thị trường nội
địa, nếu cứ bám theo thị trường xuất khẩu sẽ chịu thiệt thòi, nhất là
khi giá nông sản thế giới lại giảm.
Nói như thế không có nghĩa cổ xúy cho việc phá giá đồng
tiền, dân ta mỗi khi nghe hai chữ phá giá lại càng lo ngại, lại tác
động mạnh lên lạm phát, hóa ra lợi bất cập hại. Điều dễ làm nhất, mà
cũng là chủ trương được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, là điều chỉnh tỉ giá
danh nghĩa sao cho linh hoạt, từng ngày, từng tuần chứ không phải tự
nhiên làm một lần cho gây sốc.
Tỉ giá thật đang cho thấy tiền đồng đã và đang tăng giá
so với đôla Mỹ, cần điều chỉnh tỉ giá danh nghĩa để tỉ giá trở về đúng
giá thật của nó. Vấn đề là nói linh hoạt nhưng dường như ai cũng quên,
có lẽ vì để nguyên tỉ giá như thế có lợi cho người có tiền, người sử
dụng nhiều hàng nhập, nhất là người nợ nước ngoài nhiều.
Thêm nữa, tỉ giá giữ nguyên trong khi lạm phát cao tạo
ra một ảo tưởng là thu nhập đầu người tính bằng đôla Mỹ đang tăng nhanh,
làm mọi người an tâm rằng tình hình phát triển kinh tế đang tốt đẹp.
Tình hình cứ như thế này, ông H sẽ mua được xe hơi nhập
từ Nhật. Giá nay còn cao nhưng thu nhập ông H đang tăng dần theo sự mất
giá của tiền đồng. Cứ đợi thêm một thời gian, lấy mớ tiền đồng mà thực
chất giá trị sử dụng chưa bằng một phần so với những năm trước, đổi sang
đôla (được bảo đảm tỉ giá “ổn định”), ông H sẽ có đủ tiền đô mua xe như
ông A cho con đi du học mà có lẽ vẫn còn dư kha khá.
Nguyễn Vạn Phú
(Tuổi trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét