Chống " Diễn biến hòa bình" hay chống lại sự đổ vỡ niềm tin?
Mấy năm gần đây, Đảng và nhà nước Việt Nam (VN) liên tục đưa ra những
cảnh báo về một mối đe dọa an ninh qua cụm từ "diễn biến hòa bình" trước
tình hình trị an trong nước ngày càng rối rắm. Các cuộc tập trận chống
bạo loạn, khủng bố được thực hiện dồn dập, ở khắp nơi trên cả ba miền
Bắc - Trung - Nam. Dấu hiệu cho thấy ý thức về nguy cơ đe dọa chế độ
hiện rõ hơn bao giờ hết.
DIỄN BIẾN HÒA BÌNH - Nếu hiểu theo đúng nghĩa của nó thì đây là là một
hình thức chuyển đổi chính trị bằng các phương án phi bạo lực. Không
dùng tới lực lượng vũ trang. Xét ở góc độc chính trị thì đây là một cuộc
thay đổi dựa trên những đối thoại, biểu thị mong muốn của nhân dân về
mức độ hài lòng đối với chế độ cầm quyền..
Ở các nước dân chủ, đa nguyên: Tổ chức chính trị, đảng phái nào được
nhiều người ủng hộ hơn sẽ nắm quyền lãnh đạo. Việt Nam là nước độc đảng.
Chế độ hiện nay về danh nghĩa thì là chế độ dân chủ, luôn khẳng định
"đại đa số nhân dân ủng hộ".. theo như những tuyên truyền của Đảng. Vậy
tại sao lại phải dùng tới lực lượng vũ trang tập trận để răn đe? Phải
chăng đây là thông điệp: Chế độ sẽ dùng sức mạnh bạo lực từ lực lượng vũ
trang để đối phó với diễn biến hòa bình?
Thế giới đang có những chuyển biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ xung
đột bất ngờ rất khó lướng trước. Không ít chế độ độc tài đã bị lật đổ
khi dùng tới lực lượng vũ trang để trấn áp, duy trì quyền lực. Một đất
nước rất gần gũi với VN, có một chế độ suốt hơn 10 năm qua cũng phải đối
mặt với kiểu đấu tranh "diễn biến hòa bình", và chính chế độ ấy cũng
giành chiến thắng bằng cách đấu tranh này. Đó chính lả Đảng Vì người
Thái ở Thailan. Mặc dù tiền thân của Đảng là Thai Rak Thai (TRT) từng bị
cáo buộc gian lận bầu cử, bị giải tán năm 2007, mât chính quyền qua tay
Đảng Pue Thai năm 2008. Nhưng chính sự ủng hộ của tầng lớp đa số là dân
lao động thu nhập thấp và nông dân đã giúp cho Đảng Vì người Thái lên
nắm quyền mà ai cũng biết đó chính là TRT với sự hậu thuẫn phía sau là
cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.Ngay năm 2013 này, chính quyền và Đảng
Vì người Thái do bà Yingluck Shinawatra lãnh đạo cũng đối mặt một cuộc
đấu tranh mà tưởng chừng đã thất bại hoàn toàn trước đối thủ. Sự khéo
léo, kiên nhẫn và bản lĩnh chính trị hơn người đã khiến cục diện chính
trị Thái lan trở thành một bài học lớn, đáng ngưỡng mộ trên khắp thế
giới.
Nhìn lại vị thế Đảng CSVN. Hơn 60 năm nắm chính quyền, là Đảng chính trị
duy nhất trong nước. Liệu một vài nhóm Bloger, một số Đảng viên bất
đồng bỏ Đảng có thực sự đe dọa vai trò chính trị của Đảng?
Nếu xác nhận điều này, đồng nghĩa chính giới lãnh đạo của đảng không tin
vào uy tín của Đảng trước dân. Điều này khá dễ để lý giải bởi thời gian
cũng là liều thuốc minh chứng cay đắng cho cả chính trị. 60 năm, tương
đương 3 thế hệ con người. Lớp những người theo Đảng, tin Đảng, tuyệt đối
trung thành với Đảng nhờ vào hào quang chiến thắng và những khẩu hiệu
đã ra đi. Thế hệ ngày nay nhìn vào thực tế, nghe kể lại lịch sử thì phán
xét và chú ý đến những giá trị mà Đảng và chế độ mang lại có đúng và
hữu ích thật sự hay không. Điều đó được thể hiện ở những gì cha ông để
lại. Những mảnh đất từ khẩu hiệu "người cày có ruộng" giờ đây không còn,
tương lai mù mịt trước đầy rẫy khó khăn, các giá trị tinh thần về tự do
ngôn luận, nhân quyền.v.v. bị gò bó trong những điều luật mờ nhạt, lấp
lửng. Tình trạng tham nhũng và suy thoái đạo đức đến mức đáng sợ hãi,
kinh tởm từ chính các quan chức chế độ khiến lòng tin người dân chuyển
sang tư tưởng đối nghịch.
Không dừng lại ở những phản ứng ngấm ngầm, bất mãn ngấm ngầm. Những
người dân nghèo khó đã kết lại thành "dân oan", đấu tranh, biểu tình...
đâu đó bắt đầu có những dấu hiệu sẵn sàng chấp nhận đổ máu chống lại
những bất công thiệt thòi mà họ phải gánh chịu.. Có những Đảng viên công
khai tuyên bố bỏ Đảng vì mất lòng tin vào Đảng. Liệu đến KHI NÀO THÌ
NGƯỜI DÂN SẼ CHÍNH THỨC TUYÊN BỐ BỎ ĐẢNG?
Các hành xử gần đây của lực lượng chính quyền, Công an, An ninh đối phó
với những cá nhân bất đồng chính kiến, những người đứng lên tố cáo tham
nhũng, các cuộc bắt bớ, đánh đập thô bạo, cưỡng bức bạo lực chỉ càng
khiến uy tín Đảng đi đến móc lụi tàn hoàn toàn nhanh hơn.
Như vậy: Đảng đang dùng sức mạnh đối phó điều gì? Cứu vãn uy tín bằng
sức mạnh, chuyển từ tin cậy, ủng hộ sang khuất phục? Hay chống lại một
xu thế chuyển biến mang tính lịch sử là sự chuyển giao quyền lực trong
hòa bình? — với Nguyễn Lân Thắng và 17 người khác.
Nhất Nam
(FB Nhất Nam)
2013: Phép thử nhân sự giữa nhiệm kỳ
Nửa nhiệm kỳ Đại hội XI đã qua. Tiểu ban nhân sự Đại hội XII chuẩn bị
đi vào hoạt động. Có những vấn đề gì đặt ra giữa cách làm truyền thống,
cách làm cũ so với cách làm phi truyền thống, cách làm đã được gọi là
mới chưa về nhân sự cao cấp từ Đại hội XI khi bầu không đủ số lượng ủy
viên Bộ Chính trị và tiếp tục diễn tiến, lên đến đỉnh điểm trong năm
2013.
Muốn gọi thế nào cũng được, nhưng sự thật hiển nhiên cả xã hội đều
thấy, đó là việc chuẩn bị và quyết về nhân sự cao cấp trong hệ thống
chính trị Việt Nam không còn giống như trước đây. Một phép thử nhân sự
giữa nhiệm kỳ đã được trải nghiệm. Phép thử này cho thấy những vấn đề
mới, nổi bật sau:
Một là, sự đồng thuận tuyệt đối trong Bộ Chính trị là yếu tố quan trọng, tuy nhiên duy trì được lại là bản lĩnh trong tình hình hiện nay.
Hai là, tiếng nói của Ban chấp hành Trung ương trong
vấn đề nhân sự đã được tăng cường và là tiếng nói cuối cùng. Tiểu ban
nhân sự Đại hội XII chắc chắn phải đánh dấu đậm vào điểm này trong quá
trình chuẩn bị.
| ||
Từ hai điểm vừa nêu cho thấy “truyền thống đoàn kết trong Đảng, bảo vệ
sự đoàn kết trong Đảng như bảo vệ con ngươi của mắt mình” đang đặt ra
nhiều suy ngẫm. Sự lo ngại về các nhóm lợi ích và chính các nhóm này
chi phối, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, trong đó có
vấn đề nhân sự không còn là mơ hồ mà đã là hiện hữu. Hy vọng của đa số
dân chúng chính là ở chỗ nhóm lợi ích "chi phối và quyết định" này đặt
lợi ích của đất nước lên trên hết và nếu vậy thì mọi quyết định về nhân
sự đều có thể được biện minh.
Ba là, đã có sự tăng cường thêm tiếng nói của Quốc hội trong vấn đề nhân sự. Lần đầu tiên, Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm
đối với các chức danh do Quốc hội chi phối. Tất nhiên đây cũng là thử
nghiệm mà hệ thống chính trị - nhà nước đang trên đường đổi mới, cải
cách thì chắc chắn sẽ còn nhiều thứ phải thử nghiệm. Nhưng dù sao cũng
đã có thêm một kênh có thêm tiếng nói trong vấn đề nhân sự cao cấp của
đất nước.
Nhiều người dân bình thường ao ước giá như chỉ có hai hình thức tín
nhiệm và không tín nhiệm thì tốt biết bao, kết quả sẽ rõ ràng hơn và
chắc chắn cũng sẽ tạo ra những áp lực nhất định cho việc thay đổi ngay
một số chức vụ trong các cơ quan nhà nước cao cấp. Cho dù không được
như vậy, nhưng tín hiệu được phát đi qua lần thử nghiệm này là quan
trọng hơn nhiều. Đó là tín hiệu đáng mừng về tính dân chủ và tính đại
diện thật sự của cơ quan dân cử cao nhất. Quốc hội với các vị đại biểu
của dân có số lượng lớn, tập trung trí tuệ của đất nước và mang trọng
trách thực sự trước cử tri cả nước sẽ dần có tiếng nói quan trọng trong
chuẩn bị và quyết định nhân sự trong bộ máy nhà nước.
Bốn là, sự xuất hiện những gương mặt mới trong nhân sự cao cấp 2013, đặc biệt là hai tân Phó Thủ tướng
cho thấy hiền tài của đất nước 90 triệu dân không phải là hiếm, cứ đốt
đuốc tìm đi sẽ thấy, vấn đề chỉ là có chịu đốt đuốc đi tìm không hay
vẫn là cách làm nhân sự theo kiểu cũ. Chỉ rất riêng trong phạm vi Chính
phủ thì qua các phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội đã cho thấy những
bộ trưởng nào là hiền tài thật sự, và những vị nào không phải dưới con
mắt của người dân và xã hội.
Năm là, với những dấu ấn mới, phép thử nhân sự vừa qua ít nhiều
tạo tiền đề hy vọng có được một ban lãnh đạo đủ tầm trong tương lai. Xã
hội đang trông đợi một ban lãnh đạo mới xuất hiện sau Đại hội XII với
những tư duy mới trong hoạch định chính sách cho đường lối phát triển
đất nước. Hiến pháp sửa đổi đã được thông qua tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Trong hai thứ lãnh đạo đó thì lãnh đạo Nhà nước dễ hơn nhiều so với lãnh đạo xã hội.
Thời khắc lịch sử QH khóa 13 ấn nút thông qua Hiến pháp sửa đổi sáng 28/11. Ảnh: Minh Thăng |
Với cơ cấu quyền lực
về cơ bản không có thay đổi lớn, với cách bố trí nhân sự vào bộ máy
nhà nước, việc thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là
điều đương nhiên. Tất cả các vị trí chủ chốt lãnh đạo của bộ máy chính
quyền từ cấp thấp nhất là xã đến cấp Trung ương có vị trí nào không
phải là người ngoài Đảng nắm giữ. Mà đã là đảng viên thì trách nhiệm là
phải thực thi nghị quyết Đảng, thực thi đường lối, chính sách của Đảng
và thực thi pháp luật của Nhà nước. Đây là mặt thuận lợi cơ bản của hệ
thống chính trị một đảng cầm quyền ở nước ta.
Tuy nhiên cái dễ này lại liên hệ chặt chẽ với cái khó kia, đó là lãnh
đạo xã hội. Lãnh đạo xã hội - nếu như có một sự lãnh đạo như vậy- không
giống như lãnh đạo nhà nước. Mấy triệu đảng viên làm sao hóa thân vào
gần 90 triệu dân chúng còn lại để mà lãnh đạo. Lãnh đạo Nhà nước là
thông qua các hoạt động của cơ quan nhà nước thể chế hóa đường lối,
chính sách của Đảng thành pháp luật Nhà nước, là xây dựng ban hành cơ
chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch… Tất cả những cái đó tác động đến
toàn bộ người dân, xã hội.
Điều này cho đến nay kết quả không hẳn đã là tốt đẹp. Biết là 80% các
vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai, nhưng thể chế đất đai về cơ bản
không thay đổi, kể từ Hiến pháp. Biết là doanh nghiệp nhà nước quá
nhiều, là làm ăn thua lỗ, nhưng thể chế về doanh nghiệp nhà nước không
có thay đổi lớn.
Biết là tham nhũng trong
bộ máy là lớn, tác hại khôn lường, đe dọa sự tồn vong của chế độ,
nhưng công tác phòng, chống tham nhũng mang lại kết quả rất hạn chế.
Thế thì lãnh đạo xã hội ra sao. Nói ngắn gọn, để lãnh đạo phải có năng
lực, uy tín và tạo dựng được niềm tin trong xã hội. Hơn lúc nào hết,
Đảng đang rất cần và phải bằng mọi cách có được những cái đó. Đảng phải
nhìn thẳng vào sự thật. Đây là thời kỳ giống như trước Đại hội VI.
Cuộc sống không phải tươi sáng, thanh bình như trong các báo cáo,
tường trình chính thức.
Lịch sử phát triển đất nước ta gần như chứng minh một quy luật, đó là
cứ mỗi khi đất nước cực kỳ khó khăn lại xuất hiện những nhân tố mới.
Một lần nữa, cơ hội và thách thức có tính lịch sử đối với Đảng lại được
đặt lên bàn cân.Vượt qua hay không vượt qua được thách thức, có hay
không có một ban lãnh đạo mới đủ tầm được tìm tòi, tạo dựng từ phép
thử nhân sự thời gian qua đang là những vấn đề còn để ngỏ và thời gian
sẽ cho câu trả lời xác đáng.
Đinh Duy Hòa
(VNN)
Đinh Duy Hòa
(VNN)
Bộ Công An ngang nhiên vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh của chính phủ Việt Nam
Tự do đi lại và các hạn chế
Tự do đi lại là một trong những quyền tự nhiên căn bản của con người. Quyền này chắc chắn xuất hiện trước mọi loại hình nhà nước, gắn liền với đặc tính di chuyển của loài người.
Điều 12 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị nêu rõ: “Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó; Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình; Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận.”
Như vậy, chỉ ‘quyền lợi công’ mới là cơ sở khả dĩ duy nhất hợp lý để các nhà nước hạn chế quyền tự do đi lại của công dân. Trên lý thuyết, ‘quyền lợi công’ này phải được định nghĩa rõ ràng ‘theo luật định’, tức được quy định chi tiết trong một luật do Quốc hội ban hành, với một tinh thần tôn trọng quyền con người hết sức nghiêm cẩn.
Thực tế Việt Nam
Trái với thông lệ quốc tế, quyền đặt ra các giới hạn về tự do đi lại ở Việt Nam được giao cho hành pháp, mà cụ thể là được quy định trong Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Thiếu nhận thức về quyền con người, Chính phủ Việt Nam vẫn coi quyền tự do đi lại của công dân là do mình ban phát. Điều này thể hiện rõ trong cách diễn đạt đầy tính chất ‘xin-cho’:
Điều 22.
1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh.
Không gian cho quyền tự do đi lại của công dân Việt Nam theo khuôn khổ của Nghị định này vốn đã tương đối chật hẹp, với thẩm quyền ‘chưa cho xuất cảnh’ được ban phát cho nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương. Đã vậy, cách hành xử của nhân viên công quyền trên thực tế còn khiến không gian này trở nên chật hẹp hơn.
Bằng chứng là trong vài ngày gần đây, việc CA Sài Gòn và Cục Quản lý Xuất nhập cảnh liên tục chặn giữ các blogger Châu Văn Thi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Nguyễn Hoàng Vi, Đào Trang Loan, Nguyễn Thảo Chi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã sai ở hai điểm sau:
Một là, theo Nghị định 136, CA Sài Gòn (có các cơ quan điều tra cấp tỉnh) chỉ được phép chưa cho xuất cảnh các công dân thuộc diện sau:
Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
Những blogger kể trên đều không nằm trong các diện được quy định ở điều 21, bởi vậy CA Sài Gòn không có quyền cấm họ xuất cảnh.
Hai là, người ra quyết định chưa cho xuất cảnh phải có văn bản thông báo cho công dân bị cấm (phân biệt với văn bản do Cục Quản lý XNC lập ở sân bay). Đây là cơ sở để xử lý trách nhiệm người đưa ra quyết định trong trường hợp quyết định trái pháp luật. Tuy vậy trong sự việc kể trên, các blogger đều không nhận được văn bản cấm xuất cảnh của mình để làm căn cứ khởi kiện hoặc khiếu nại sau này. Không khó để nhận ra ý đồ trốn tránh trách nhiệm của những người ra quyết định này.
Vẫn biết luật pháp Việt Nam còn nhiều hạn chế so với chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quyền con người. Tuy nhiên, việc một chính quyền không tuân thủ luật pháp do chính nó đặt định là minh chứng rõ nhất phủ nhận tính chính danh của nó. Thực tế này tiềm ẩn khả năng đưa xã hội vào một trạng thái vô luật, vô chính phủ.
Vì sao nên nỗi?
Đây không phải là lần đâu tiên chính quyền Việt Nam không tuân thủ luật pháp do chính nó đặt ra, đặc biệt trong lĩnh vực quyền con người. Hiện tượng này đã phổ biến đến mức có thể coi là nguyên tắc cầm quyền của chế độ toàn trị. Có hai khả năng:
Một là chính quyền đang chơi trò hai mặt về nhân quyền. Nó tham gia ký kết các Công ước Quốc tế và ban hành luật pháp liên quan để thuyết phục cộng đồng quốc tế về cam kết tôn trọng nhân quyền của nó, trong khi đó ở trong nước, vì nhu cầu đàn áp, nó công nhiên phá vỡ luật chơi do nó đặt ra.
Hai là năng lực chính quyền quá yếu kém. Bộ máy công an trị, nhân danh sứ mệnh ‘còn đảng còn mình’, phớt lờ mọi quy định pháp luật của quốc gia và quốc tế, miễn sao trấn áp thành công những đối tượng mà nó coi là nguy hiểm với chế độ. Kết quả là, chính bộ máy công an này là tác nhân lớn nhất hủy hoại tính chính danh của chính quyền thông qua việc coi thường pháp luật do chính quyền đó đặt định.
Dù là trường hợp nào đi chăng nữa thì người bị thiệt ở đây cũng vẫn là công dân khi họ bị tước đoạt đi những quyền mà họ xứng đáng được hưởng.
Trước các hành vi tùy tiện của Công an Cửa khẩu thuộc Bộ Công An, các blogger nên chủ động tiến hành việc khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa hành chính với CA Sài Gòn.
Nguyễn Anh Tuấn - thành viên MLBVN
Tự do đi lại là một trong những quyền tự nhiên căn bản của con người. Quyền này chắc chắn xuất hiện trước mọi loại hình nhà nước, gắn liền với đặc tính di chuyển của loài người.
Điều 12 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị nêu rõ: “Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó; Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình; Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận.”
Như vậy, chỉ ‘quyền lợi công’ mới là cơ sở khả dĩ duy nhất hợp lý để các nhà nước hạn chế quyền tự do đi lại của công dân. Trên lý thuyết, ‘quyền lợi công’ này phải được định nghĩa rõ ràng ‘theo luật định’, tức được quy định chi tiết trong một luật do Quốc hội ban hành, với một tinh thần tôn trọng quyền con người hết sức nghiêm cẩn.
Thực tế Việt Nam
Trái với thông lệ quốc tế, quyền đặt ra các giới hạn về tự do đi lại ở Việt Nam được giao cho hành pháp, mà cụ thể là được quy định trong Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Thiếu nhận thức về quyền con người, Chính phủ Việt Nam vẫn coi quyền tự do đi lại của công dân là do mình ban phát. Điều này thể hiện rõ trong cách diễn đạt đầy tính chất ‘xin-cho’:
Điều 22.
1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh.
Không gian cho quyền tự do đi lại của công dân Việt Nam theo khuôn khổ của Nghị định này vốn đã tương đối chật hẹp, với thẩm quyền ‘chưa cho xuất cảnh’ được ban phát cho nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương. Đã vậy, cách hành xử của nhân viên công quyền trên thực tế còn khiến không gian này trở nên chật hẹp hơn.
Bằng chứng là trong vài ngày gần đây, việc CA Sài Gòn và Cục Quản lý Xuất nhập cảnh liên tục chặn giữ các blogger Châu Văn Thi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Nguyễn Hoàng Vi, Đào Trang Loan, Nguyễn Thảo Chi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã sai ở hai điểm sau:
Một là, theo Nghị định 136, CA Sài Gòn (có các cơ quan điều tra cấp tỉnh) chỉ được phép chưa cho xuất cảnh các công dân thuộc diện sau:
Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
Những blogger kể trên đều không nằm trong các diện được quy định ở điều 21, bởi vậy CA Sài Gòn không có quyền cấm họ xuất cảnh.
Hai là, người ra quyết định chưa cho xuất cảnh phải có văn bản thông báo cho công dân bị cấm (phân biệt với văn bản do Cục Quản lý XNC lập ở sân bay). Đây là cơ sở để xử lý trách nhiệm người đưa ra quyết định trong trường hợp quyết định trái pháp luật. Tuy vậy trong sự việc kể trên, các blogger đều không nhận được văn bản cấm xuất cảnh của mình để làm căn cứ khởi kiện hoặc khiếu nại sau này. Không khó để nhận ra ý đồ trốn tránh trách nhiệm của những người ra quyết định này.
Vẫn biết luật pháp Việt Nam còn nhiều hạn chế so với chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quyền con người. Tuy nhiên, việc một chính quyền không tuân thủ luật pháp do chính nó đặt định là minh chứng rõ nhất phủ nhận tính chính danh của nó. Thực tế này tiềm ẩn khả năng đưa xã hội vào một trạng thái vô luật, vô chính phủ.
Vì sao nên nỗi?
Đây không phải là lần đâu tiên chính quyền Việt Nam không tuân thủ luật pháp do chính nó đặt ra, đặc biệt trong lĩnh vực quyền con người. Hiện tượng này đã phổ biến đến mức có thể coi là nguyên tắc cầm quyền của chế độ toàn trị. Có hai khả năng:
Một là chính quyền đang chơi trò hai mặt về nhân quyền. Nó tham gia ký kết các Công ước Quốc tế và ban hành luật pháp liên quan để thuyết phục cộng đồng quốc tế về cam kết tôn trọng nhân quyền của nó, trong khi đó ở trong nước, vì nhu cầu đàn áp, nó công nhiên phá vỡ luật chơi do nó đặt ra.
Hai là năng lực chính quyền quá yếu kém. Bộ máy công an trị, nhân danh sứ mệnh ‘còn đảng còn mình’, phớt lờ mọi quy định pháp luật của quốc gia và quốc tế, miễn sao trấn áp thành công những đối tượng mà nó coi là nguy hiểm với chế độ. Kết quả là, chính bộ máy công an này là tác nhân lớn nhất hủy hoại tính chính danh của chính quyền thông qua việc coi thường pháp luật do chính quyền đó đặt định.
Dù là trường hợp nào đi chăng nữa thì người bị thiệt ở đây cũng vẫn là công dân khi họ bị tước đoạt đi những quyền mà họ xứng đáng được hưởng.
Trước các hành vi tùy tiện của Công an Cửa khẩu thuộc Bộ Công An, các blogger nên chủ động tiến hành việc khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa hành chính với CA Sài Gòn.
Nguyễn Anh Tuấn - thành viên MLBVN
Ba vấn đề lớn trong các “đại án kinh tế”, qua vụ án Vinalines
Ngày mai, 16/12, dường như phiên tòa “đại án Vinalines” xử Dương Chí
Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn… sẽ có phán quyết cuối cùng nặng nề với
2 án tử hình và một án tù giam 34 năm (vẫn chưa phải án chung thân!).
Tội danh chính gồm 2 phần: vi phạm qui định nhà nước và tham nhũng (đưa
và nhận hối lộ), cả hai đều gây thất thuất tài sản lớn của nhà nước…
Phiên tòa là bức tranh chung đại diện cho nền kinh tế cũng như cho cả thể chế nước ta hiện nay. Từ đó, tôi thấy có ba vấn đề lớn trong vụ án này cũng như trong các “vụ đại án kinh” khác của Việt Nam, đó là: Cơ sở pháp lý (cả lập pháp, tư pháp lẫn hành pháp), của vụ án này không ổn, và như thế chẳng qua là họ đang lừa dân biểu diễn màn hài kịch “chống tham những”, đang lợi dụng pháp lý để các phe nhóm lợi ích trong đảng đấu đá nhau mà thôi; hai là: Cơ chế kinh tế - dùng các đơn vị kinh doanh quốc doanh làm chỉ đạo – tạo ra các vấn đề trầm trọng thể hiện rất rõ trong các vụ án, luôn luôn và tất yếu gây nên đỏ vỡ kinh tế lớn cho đất nước; và thứ ba là cách dùng người và cách quản lý kinh tế của chế độ này hay cơ chế đó rất không ổn: không theo hiệu quả làm việc mà theo “phân công của đảng” tức bổ nhiệm theo thế lực thực tế của các phê nhóm lợi ích trong đảng với nhau trong từng lĩnh vực cụ thể, mà chỉ ra sức khai thác thực tế “thắng lợi cách mạng” đã để lại hiện nay…
Vậy nên tôi xin có vài ý kiến chia sẻ về điều đó, và xin bỏ qua phần tội danh tham nhũng vốn là bản chất hệ thống và là đặc thù (vừa là phương tiện vừa là mục đích cách mạng) của các quan cộng sản, ở đâu cũng có, và trong cơ quan nào cũng có thể thấy rõ mọi lúc mọi nơi, dù bao giờ khi khởi tố các vụ án cũng chỉ là “vi phạm các qui định quản lý nhà nước”…
Phiên tòa là bức tranh chung đại diện cho nền kinh tế cũng như cho cả thể chế nước ta hiện nay. Từ đó, tôi thấy có ba vấn đề lớn trong vụ án này cũng như trong các “vụ đại án kinh” khác của Việt Nam, đó là: Cơ sở pháp lý (cả lập pháp, tư pháp lẫn hành pháp), của vụ án này không ổn, và như thế chẳng qua là họ đang lừa dân biểu diễn màn hài kịch “chống tham những”, đang lợi dụng pháp lý để các phe nhóm lợi ích trong đảng đấu đá nhau mà thôi; hai là: Cơ chế kinh tế - dùng các đơn vị kinh doanh quốc doanh làm chỉ đạo – tạo ra các vấn đề trầm trọng thể hiện rất rõ trong các vụ án, luôn luôn và tất yếu gây nên đỏ vỡ kinh tế lớn cho đất nước; và thứ ba là cách dùng người và cách quản lý kinh tế của chế độ này hay cơ chế đó rất không ổn: không theo hiệu quả làm việc mà theo “phân công của đảng” tức bổ nhiệm theo thế lực thực tế của các phê nhóm lợi ích trong đảng với nhau trong từng lĩnh vực cụ thể, mà chỉ ra sức khai thác thực tế “thắng lợi cách mạng” đã để lại hiện nay…
Vậy nên tôi xin có vài ý kiến chia sẻ về điều đó, và xin bỏ qua phần tội danh tham nhũng vốn là bản chất hệ thống và là đặc thù (vừa là phương tiện vừa là mục đích cách mạng) của các quan cộng sản, ở đâu cũng có, và trong cơ quan nào cũng có thể thấy rõ mọi lúc mọi nơi, dù bao giờ khi khởi tố các vụ án cũng chỉ là “vi phạm các qui định quản lý nhà nước”…
Cơ sở pháp lý để luận tội “vi phạm các qui định quản lý nhà nước” ở đây, trong ví dụ vụ “đại án kinh tế” Vinalines là Nghị định 49/2006/NĐ-CP của Thủ Tướng mới lên lúc đó NTD ký ngày 18/5/2006 (NĐ 49/CP).
Về lập pháp, trước 2006 cả nền kinh tế phát triển khá rầm rộ và việc các đơn vị, địa phương ồ ạt nhập tầu biển cũ về kinh doanh là rất phổ biến, vì nói chung cách đó khá hiệu quả đối với nền kinh tế vừa mới mở ra của ta thời kỳ đó. Việc quản lý nhập khẩu tàu biển về VN trên phạm vị quốc gia với cái nhìn vì lợi ích cả nền kinh tế khi đó và bao giờ cũng là cần thiết. Nhưng không hiểu sao người chấp bút cho nghị định CP này lại là…Vinashin. Vinashin chính là “nạn nhân” của “phong trào” nhập tầu biển cũ ồ ạt làm các xưởng tàu trong nước chết thảm nhiều năm (20 năm dài, từ 1986) trước đó, nhất là các xưởng tàu lớn của Vinashin... Vì thế, Nghị định 49 đã ghi rõ cấm nhập các tàu biển trên 15 tuổi… Mục tiêu “lập pháp” lớn nhất của Vinashin lúc đó là bắt các anh “bạn vàng” lớn nhất trong nước như Vinalines, PetroVietnam, Petrolimex và các loại tổng công ty “im-ếch” và các công ty vận tải biển khác “của nhà nước” phải đặt hàng họ - Vinashin đóng tàu mới trong nước thay vì đi mua tàu cũ… Chính phủ thì coi đây là nghị định bảo hộ kinh tế của mình giúp Vinashin – quả đấm thép đặc biệt “sáng” lên…
Đầu 2006, tôi đã được ông Bình và ông Ánh (TGĐ và PTGĐ Vinashin) khoe về thành tích “lập pháp” đó của họ như sau: “Bọn tớ đang sắp lùa được chúng nó vào rọ hết rồi. Từ 1.6.2006 chúng nó có muốn cũng không thể chạy thoát việc đặt hàng đóng mới ở Vinashin…”, và họ nói về nội dung Nghị định 49/CP mà N.T.Dũng sẽ ký… (”Chúng nó” ở đây là “các ông bạn vàng” đã kể trên), rồi họ say sưa nói đến tương lai ngành đóng tàu Việt Nam sẽ trở thành trụ cột nền kinh tế Biển, sẽ đứng thứ tư (trong kế hoạch gửi CP họ rút xuống thứ 7) thế giới, vào năm 2010…
Tôi đã đưa ra bốn lý do chính mà theo tôi một NĐ như thế dù CP có thông qua cũng sẽ khó thực hiện là: Người mua tầu cũ, dù trên 15 năm tuổi, thường sẽ khai thác hiệu quả hơn đóng mới rất nhiều (vì nước ta còn nghèo, dân ta chưa quan tâm đến cấc vấn đề an toàn và môi tường…); thứ hai: tầu trên 15 tuổi mà do Nhật hay Châu Âu đóng thì khả năng chất lượng còn rất tốt và thiết bị kỹ thuật hiện đại… hơn tàu Vinasshin đóng mới là rất cao, (tàu Vinashin đóng mới chỉ hơn tàu cũ của... TQ đóng thôi!), và thứ ba: Thế giới đóng tàu là để dùng 50-60 năm (có khi cả trăm năm) thì mới hiệu quả, chứ có phải chỉ dùng 15 năm đâu? Tầu dưới 15 tuổi rất ít chủ tàu bán đi vì đang “ngon” và khai thác chưa thu hồi hết vốn và bán đi thì khó vì giá phải cao; và lý do thứ tư, quan trọng nhất: Khi đi mua tầu ở nước ngoài, người ta vừa được du hí bằng tiền nhà nước, vừa được chủ tầu “lại quả” rất ngon vì người ta mua bằng tiền nhà nước mà...
Như vậy, vấn đề trong lập pháp ở đây là, Nghị định 49/CP là một chính sách cực kỳ sai lầm của chính phủ vì nó không khả thi, vì nó đi ngược các nguyên tắc kinh tế cơ bản trên.
Tôi không biết trên thế giới có nước nào “chơi sang” mà dám có chính sách bảo hộ “tự hại” như NĐ 49/CP cấm nhập tầu biển trên 15 tuổi như VN? Thường thì, các chính phủ không khuyến khích việc nhập tàu biển cao tuổi bằng các chính sách thuế cao (thế nhập khẩu và thuế khai thác), và bằng các qui định cao về an toàn, đăng kiểm, bảo hiểm… với tàu biển mà thôi. Ví dụ, vì các lý do cụ thể là bảo vệ môi trường biển, nước Úc cấm tàu trên 30 tuổi vào cảng của họ, vì bảo vệ an toàn con người đi biển các nước Tây Âu đánh thuế rất cao chủ tàu của họ khi khai thác tàu cũ trên 25 năm nhưng vẫn cho khai thác vô thời hạn, miễn là đăng kiểm và bảo hiểm chấp nhận…, hay vì tham gia các công ước quốc tế về biển như IMO, SOLAS… mà các nước đều phải gia tăng các yêu cầu đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu biển… Chỉ có VN mới có tư duy điều hành kinh tế bằng mệnh lệnh với vô số các nghị định như kiểu NĐ 49/CP đó…
Có thể những người thông qua nghị định 49/CP (là VPCP) và người ký nó (TTg Nguyễn Tấn Dũng) chả hiểu tí gì về tầu biển và sự nguy hiểm của bảo hộ kinh tế trực tiếp, nhưng họ cũng đã không biết học theo “đại ca” của mình là Đặng Tiểu Bình khi ông này đã từng nói và làm trong thời điểm mở cửa nước Trung Hoa rằng: “đóng tàu không bằng mua tàu, mua tàu không bằng thuê tàu…” để thực hiện chính sách “mèo trắng hay mèo đen, miễn mèo nào bắt được chuột!” của ông.
Trong kinh tế của các “quả đấm thép” VN thì câu đó là: mua tàu hay đóng tầu hay thuê tàu, miễn là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất? Thế là, để mở cửa nền kinh tế, TQ thì bắt đầu bằng thuê tầu và họ cứ thế đi lên, còn VN bắt đầu bằng mua tàu (cũ) và đóng tàu (nát) – VN cứ thế mà chìm nghỉm. Ngày hôm nay, công nghiệp đóng tàu TQ đứng đầu thế giới (về sản lượng và thị trường, chất lượng thì còn lâu – vì đó là vấn đề “đạo đức cộng sản”), đóng tàu VN cũng đứng đầu thế giới, nhưng về tai tiếng và ân oán nợ nần…
Chính sách đó (Nghị định 49/CP) đã phá sản hoàn toàn mà, về hành pháp, đến hôm nay nó vẫn được dùng như Kinh thánh để làm cơ sở pháp lý quản lý kinh tế trong nước và cho các vụ án, nhất là trong các vụ “đại án linh tế” như vụ Vinalines… Tức là nó đang là cơ sở pháp lý để kết án tử hình hai ông Dũng và Phúc…
Cần phải nhắc lại là, chính trong vụ đại án Vinashin mới gần đây thôi, người ta cũng đã dùng Nghị định 49/CP này để kết án các quan chức vô lại Vinashin khi chính họ đã vi phạm cái nghị định mà họ soạn thảo ra rồi “lobby” để Thủ tướng ký năm 2006 đó! Đó là khi họ được giao một đống tiền của nhà nước và họ biết nếu họ tự đóng tàu thì chỉ có lỗ nên họ đã…đi mua hàng loạt tàu cũ về và lập nên các công ty hàng hải Vinashinlines, Biển Đông, tàu khách Bắc Nam Vinashin, từ số O tròn trĩnh thành những “người khổng lồ” trong ngành trong mấy tháng!
Khoảng thời gian đó (2007-2008?), tôi lại quay lại hỏi các ông Bình, Ánh… “Sao các anh vi phạm NĐ 49/CP? Sao các anh không “vì tương lai nghành đóng tàu Việt nam” mà tự đóng tàu rồi khai thác?’ Có phải vì mấy nguyên nhân làm NĐ 49/CP sẽ bất khả thi mà tôi đã đưa ra?...” Thì tôi được trả lời: Vinashin được Thủ tướng giao nhiệm vụ cấp tốc phát triển tuyến vận tải hành khách và container Bắc-Nam để khẳng định vai trò kinh tế biển của Việt Nam, nên không thể đợi đóng tàu được! Và vì thế… tất cả các con tàu họ mua “cấp tốc” về đều có tuổi vượt xa tuổi 15-“sắp trăng tròn” mà họ đã yêu cầu CP cấm nhập…
Như vậy, việc hành pháp với NĐ 49/CP cũng chỉ là trò hề, họ thích thì theo, không thích thì thôi, có người phải theo, có người không phải theo, và bao giờ họ cũng có lý do gì đó cao hơn pháp luật, ví dụ ở đây là “chỉ thị của thủ tướng”… Vậy pháp luật là gì, nghị định CP là gì mà bắt cả nước phải tuân theo nếu vẫn có những thứ luôn cao hơn pháp luật?
Khuôn mặt thứ ba của hệ thống Pháp lý là tư pháp, với Nghị định 49/CP năm 2006 thì nó là cái gì, trông như thế nào? Trong ngành vận tải sông biển và đóng tàu (cả trong dầu khí, thủy sản và một số ngành công nghiệp khác…) có một dạng tổ chức độc lập đóng vai trò tư vấn pháp lý và kỹ thuật trong ngành, vai trò tư pháp, đó là tổ chức Đăng kiểm Hàng hải Việt nam. Ở nước ta Đăng kiểm Hàng hải là cơ quan nhà nước vừa có vài trò lập pháp (lập ra các qui phạm, qui định kỹ thuật), vừa có vài trò hành pháp (giám sát thực hiện) và vừa có vai trò tư pháp (giải thích, điều chỉnh, tư vấn kỹ thuật…).
Trong NĐ 49/CP. Đăng Kiểm VN đã bị cho đứng ngoài từ đầu trong việc tham gia tư vấn “lập pháp”, tức là góp ý cho NĐ 49/CP, ít nhất là về chuyên môn kỹ thuật hàng hải. Vì thế cho nên khái niệm cơ bản như ụ nổi 83M có phải là tàu biển không và có chịu sự áp đặt của Nghị định 49/CP đó không, mà đến nay người ta cũng vẫn còn cãi nhau suốt, đã gần chục năm áp dụng NĐ rồi, thì quả là… bó tay chấm cơm!
Việc này nếu đưa ra tòa án hay trọng tài quốc tế, thì chỉ cần một câu giải thích định nghĩa từ ship - tầu biển trong NĐ 49/CP của một cơ quan đăng kiểm quốc tế là xong. Nghị định 49/CP điều tiết việc nhập khẩu tầu biển nhưng không có định nghĩa “tầu biển” chính xác và được các bên liên quan hiểu “tầu biển” nhất quán là gì, thể hiện cách làm luật của ta nó “chuyên nghiệp” ra sao, cách thực hiện luật pháp nó rối loạn thế nào và cách giải thích và áp dụng nó bế tắc làm sao!
Luật ra ám muội như thế, những người “cảnh sát kinh tế” cho việc áp dụng luật, ở đây là NG 49/CP và việc nhập khấu ụ nổi 83m của Vinalines là Hải Quan lại thường là những người biết ít nhất về kỹ thuật, nhất là kỹ thuật hàng hải, thì làm sao hiểu cho tường tận NĐ 49/CP để thực hiện! Thế mà họ đã hiểu đúng và thực nhiện đúng, họ đã cho thông quan Ụ nổi vì đó đúng là không phải tầu biển – đối tượng áp dụng của NĐ 49/CP!
Thế mà, hôm qua và hôm nay, đọc các bài báo lề phải về “đại án Vinalines”, về chi tiết các vị công tố viên dùng biên bản của Đăng kiểm VN để “đập lại” các đăng kiềm viên và cán bộ hải quan hiện đã là những bị can tại tòa, rằng “Ụ nổi 83M không phải là tàu biển thì là mớ rau à?”, tôi thấy đau lòng và uất nghẹn cho người dân trước hệ thống tư pháp ngu và ác đến tột cùng của chế độ này quá! Chẳng khác gì như công an bắc Giang tra tấn ép cung ông Chấn để lập thành tích phá án nhanh, các công tố viên Viện Kiểm “nhân dân” đang công khai “ép cung, tức đổi trắng thành đen giữa phiên tòa, đưa các “đồng chí” vô tội của mình vào vòng lao lý, để lập thành tích chống tham nhũng với đảng, và đảng thì với dân!
Đó cũng là một lý do trực tiếp làm tôi phải xóa các cuộc hẹn chiều nay để ngồi viết bài này.
Ý của tôi là: Những người đang đứng trước vành móng ngựa hôm nay ít nhiều một số cũng có tội và đáng bị xử, nhưng có lẽ không phải tất cả - có nhiều người không có tội “vi phạm các qui định pháp luật” như cán bộ đăng kiểm (Lê Văn Dương) và ba cán bộ hải quan (Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng và Lê Ngọc Triện). Với tôi, những kẻ đang xử họ còn có tội lớn hơn nhiều, là đang vận hành một chế độ pháp lý đại ngu đại ác đại bất công như thế!
Tôi xin mạn phép đưa ra 2 định nghĩa tàu biển và Ụ nổi của các đăng kiểm quốc tế (như ABS, DNV-GL, LR, BV…) dùng phổ biến trong các tài liệu pháp lý, tài liệu kỹ thuật, qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật… trong các nghành đóng tàu, hàng hải, dầu khí quốc tế như sau: Tàu biển (seagoing ships) là phương tiện nổi tự hành (có động cơ và chân vịt) để (với mục đích chính) vận chuyển hay di chuyển trên biển mà trên 99% thời gian khai thác của nó là dành cho mục đích chính đó.
Còn Ụ nổi (floating drydock) là một dạng phao nổi có tiết diện chữ U có đội nổi thay đổi và có thể làm chìm xuống-nổi lên để năng tàu biển lên khỏi mặt nước.
Theo hai định nghĩa trên và theo mọi tổ chức đăng kiểm, mọi chuyên gia trong ngành thì ụ nổi và tầu biển là khác nhau và luôn cần hai định nghĩa khác nhau hoàn toàn như trên. Tứ là, Ụ nổi 83M không phải và không thể là tàu biển, và nó không là đối tượng chịu áp đặt của NĐ 49/CP hiện hành. Nói Ụ nổi là tầu biển thì cũng như nói nhà hộ sinh là bà đẻ vậy, hay nói giường bệnh chính là bệnh nhân, gara là cái ô tô, nhà của bạn là bạn?…
Điều đó có nghĩa là trong vụ “đại án Kinh tế” Vinalines mà ngày mai người ta sẽ kết án ”vi phạm các qui định quản lý kinh tế” của đối với các ông Dũng, Phúc… trong việc nhập ụ nổi 83M, là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Rất tiếc, trong quá trình tố tụng vụ án, các vị “tư pháp” của vụ án này là các Đăng kiểm VN và Hải quan lại cũng bị bắt giam cùng các bị can thay vì được hỏi cách hiểu và cách áp dụng NĐ 49/CP!
Tóm lại, trong vụ án này, tư pháp bị hành pháp bắt giam, đè bẹp và xét xử. Họ trở thành bị can và tội phạm và họ thậm chí không thể tự bảo vệ chính mình, vì họ bị đảng cướp mất cơ sở pháp lý của họ - chính là cách hiểu đúng ND 49/CP! Ôi những vị quan tòa công minh về kỹ thuật – các chuyên gia đăng kiểm, và cả các vị “cảnh sát kinh tế” của chế độ- trong chế độ không chịu tam quyền phân lập này với ý chí của đảng luôn cao hơn tam quyền ấy, các vị chỉ có thể trở thành hề, vật hy sinh và mồi ngon cho kẻ khác! Tư pháp ở đâu ư? Thế Pháp lý ở đâu?
Vinalines – Lại một vụ án điển hình tượng trưng cho xã hội CSVN này: lập pháp ngu ngơ bất mình, hành pháp tùy theo ý thích và “sức mạnh $”, còn tư pháp thì bị bắt đem xử luôn cho đúng ý hành pháp!
Ôi, con đường công lý cho dân Việt còn xa lắm! Bức tranh những “đại án kinh tế chống tham nhũng” cũng chỉ là những màn diễn bi hài để các thế lực trong các nhóm lợi ich $ đỏ tranh giành thế lực với nhau mà thôi…
Tôi chỉ phân tích một NĐ 49/CP để chúng ta thấy cái lố bịch, cái ngu dốt, cái nguy hiểm, cái trơ tráo và cái sự độc ác của cả hệ thống pháp lý qua một nội dung là ND 49/CP để thấy nó đã gây nên bao vô lý đau thương bi hài cho nền kinh tế, cho từng người liên quan và cho cả xã hội VN hiện đại này.
Bây giờ, các bạn hãy tự hình dung cái xã hội này đã và đang được xây dựng trên hàng ngàn hàng vạn những “nghị định” ngu xuẩn như thế, được điều tiết mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, pháp luật… của xã hội cộng sản này theo những cách như thế và bằng những con người như thế, để thấy mức độ ghê tởm và không thể cứu vãn của nó.
Dân tôi ơi, đừng hy vọng gì vào cái gọi là chống tham nhũng của CSVN nữa!
Phan Châu Thành
(PS: Hôm nay tôi chỉ nói được quan điểm của mình về một trong ba vấn đề nêu ra thôi. Hai vấn đề kia, hy vọng sẽ có dịp chia sẻ cùng các bạn dịp khác – Cảm ơn - PCT).
(Dân luận) (PS: Hôm nay tôi chỉ nói được quan điểm của mình về một trong ba vấn đề nêu ra thôi. Hai vấn đề kia, hy vọng sẽ có dịp chia sẻ cùng các bạn dịp khác – Cảm ơn - PCT).
Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế của Việt Nam qua lời kể nguyên Phó Chủ tịch FPT
Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào xin học ở Việt Nam.
Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi
trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua
với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy... Nhưng với
các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể
ngang ngửa như cờ, toán...
Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc
khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu
năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.
Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.
Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.
Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ...
Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số
lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương
Đồng và đứng thứ 10.
Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.
Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?
Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.
Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.
Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại "gà nòi" chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)...
Rồi "bọn gà" này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 "con" vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 "con gà" để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.
Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:
- Các cháu có nguyện vọng gì?
Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:
- Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.
Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.
Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:
- Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?
Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.
Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.
Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.
Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:
- Phải có đủ thành phần nam, nữ.
- Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm "gà" (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).
- Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho "gà" của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.
- Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm "gà" bài cho học sinh trường mình. Lý do: "Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức". Có lẽ cũng là vụ "Đồi Ngô" đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.
- Phải có đủ thành phần nam, nữ.
- Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm "gà" (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).
- Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho "gà" của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.
- Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm "gà" bài cho học sinh trường mình. Lý do: "Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức". Có lẽ cũng là vụ "Đồi Ngô" đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.
Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn "con gà" khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Theo tôi biết thì hàng chục ngàn "con gà" đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.
Thế khác nhau chỗ nào?
Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.
Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar... phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ...
Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.
Lê Quang Tiến
(Chúng ta)
Đặng Huy Văn - Thư con gái gửi Ba nhân dịp lễ NÔ-EN
Đặng Huy Văn: Năm nào đến dịp lễ Giáng Sinh, Hà Nội trời cũng rét. Có năm nhiệt độ xuống thấp nhất trong năm. Năm nay, tôi dự đoán đêm Nô-en Hà Nội sẽ lạnh hơn vì còn 9 ngày nữa mới đến lễ Giáng Sinh mà nhiệt độ đã xuống dưới 14 độ C rồi. Sáng nay, có việc phải đi qua trại giam Thanh Xuân ngay gần khu đô thị Xa La nơi tôi ở, tôi chợt nhớ ra, tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh vừa bị chuyển trại ra Bắc hôm đầu tháng 10/2013 đang bị giam tại đây. Trời ơi! Một cô gái trẻ Miền Nam chưa quen chịu lạnh lại đang bị bệnh mà nằm trong tù thiếu chăn, thiếu áo ấm thì khổ cực đến thế nào? Tôi vội về nhà lục các trang tài liệu về Minh Hạnh đọc một mạch và không cầm được nước mắt. Tại sao một cô gái trẻ đã giúp đỡ công nhân đòi giới chủ tăng lương lại bị bắt? Năm 1930, bố tôi đi rải truyền đơn kêu gọi công nhân nhà máy Trường Thi, Nghệ An đình công đòi giới chủ tăng lương đã bị Pháp bắt giam tù 5 năm tại Kon Tum thì đã đành.
Đằng này, một “đảng của giai cấp công nhân” lại đi bỏ tù một người bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân là sao? Một dân tộc đã phải hi sinh hơn 4 triệu người để đảng ấy thực hiện khẩu hiệu “chống ngoại xâm” lại đi bắt một người chống giặc Tàu, kẻ thù truyền kiếp đang xâm chiếm Hoàng Sa và gây rối tại nhiều vùng trên đất nước như Tây Nguyên, Trà Vinh, Bình Dương, Ninh Bình…dưới danh nghĩa “đầu tư” để phá hoại nước ta, phải đi tù là sao? Một cô gái trẻ chỉ muốn bảo vệ dân oan trước sự ăn cướp đất đai của bọn tham nhũng (kẻ thù của đồng chí TBT), mà cũng bị kết án tù là sao? Việc tày trời này, đồng chí TBT có biết không? Và rồi đây, sẽ còn bao nhiêu Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Đinh Nguyên Kha, Lê Quốc Quân…sẽ tiếp tục vào tù nữa, hỡi ngài tân thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ?
Hạnh ơi! Bác đứng một lúc ngoài cổng phân trại 3 trại giam Thanh Xuân nhòm vào để mong được nhìn thấy tấm thân gầy guộc của cháu mà bất lực! Bác chợt nghĩ, những người như bác mới là người phải vào đó để thế chỗ cho cháu, vì chính các bác mới là những người đã làm cho dân tộc ta đang ngày càng khốn khổ! Bác thành thật xin lỗi cháu và chúc cháu có một lễ Nô-en trong tù đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc!
THƯ CON GÁI GỬI BA NHÂN DỊP LỄ NÔ-EN
(Thay lời tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh)
Nô-en đang về, Miền Bắc đêm lạnh lắm
Nằm trong tù giá buốt thấu xương da (*)
Từ Miền Nam con chưa quen chịu rét
Đêm đông dài con đau nhớ thương ba!
Tầm tuổi con, ba cũng đã vào tù
Mọi khuất oan chốn lao tù ba biết cả
Đêm Giáng Sinh nằm ôm cây Thánh Giá
Giấu trong chăn cầu nguyện Chúa Giê-su!
“Nhận tội mau, cô sẽ được ra tù!”
Lời quản giáo âm vang vào giấc ngủ
Nhưng ba ơi con vì thương quý thợ
Giúp đòi lương sao có tội, hả ba?
Xưa ông nội đi tham gia cách mạng
Cũng biểu tình đòi giới chủ tăng lương
Cũng vận động công nhân đoàn kết lại
Sao người ta lại tặng nội huân chương?
Xưa bà nội cũng vâng theo lời “bác”
Biểu tình đòi quyền sống của con người
Rồi ngã xuống trên nẻo đường kháng Pháp
Sao chính quyền phong liệt sĩ, ba ơi?
Mà nay con noi gương ông bà nội
Chống giặc Tàu đang tráo trở xâm lăng
Khai Bô-xít đưa người sang quấy rối
Vờ đầu tư để giày xéo bản làng!
Bọn Trung Quốc nơi chúng xây nhà máy
Bắt công nhân sống thậm tệ hơn xưa
Lương trả thấp chủ lại còn cưỡng bức
Chính quyền mình đã bảo vệ dân chưa?
Cũng mang danh “nhà nước của công nông”
Mà lại cho chủ Tàu làm công nhân đói rách
Lái buôn Trung Quốc hứa mua rồi trốn sạch
Để cánh đồng ngập quả thối, thương không?
Sao ông bà nội con xưa theo cách mạng
Lại đón giặc Tàu sang giày xéo dân ta?
Đêm trong tù trăn trở hoài năm tháng
Thương ông bà, lòng con cứ xót xa!
Con gái ba nay trong tù bệnh tật
Ngực trái đau ai chữa trị thuốc men?
Ngày mãn tù chắc gì còn mạng sống
Chồng, con ư? Ba ơi liệu còn duyên?
Bị đòn tù dã man, con đã chịu quen rồi
Xin đừng lo con bị hành hạ nhé, ba ơi!
Các quản giáo nhà tù đều là “thầy dạy võ”
Để mai sau con đủ dũng khí làm người!
Con chỉ ao ước ngày ra tù còn mạng sống
Để cùng toàn dân tiếp tục cuộc đấu tranh
Vì nhân quyền cho mỗi người lao đông
Giúp dân oan có cuộc sống yên lành!
Ba ơi! Đêm Nô-en con chắc ba buồn lắm
Bởi ba thương 74 đồng đội cũ tại Hoàng Sa
Bốn mươi năm trước đã quên thân vì Tổ Quốc
Chống giặc Tàu sang xâm chiếm nước ta!
Ba hãy cầu nguyện Chúa Giê-su cho các bác
Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí…hộ con
Giáng Sinh trong tù con chỉ buồn và muốn
Đến Nhà Thờ cầu cho các Hải Chiến cô hồn!
Giáng Sinh vắng con, ba hãy an ủi má
Chỉ vài năm nữa thôi con sẽ được trở về
Con sẽ vẫn là cún con như ngày xưa của má
Và hát mừng Giáng Sinh cho ba má cùng nghe!
Hà Nội, 15/12/2013
Đặng Huy Văn
Bài do tác giả gởi. VAOL biên tập và minh hoạ.
(*) Đỗ Thị Minh Hạnh bị chuyển trại ra Bắc | Đàn Chim Việt
(Thay lời tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh)
Nô-en đang về, Miền Bắc đêm lạnh lắm
Nằm trong tù giá buốt thấu xương da (*)
Từ Miền Nam con chưa quen chịu rét
Đêm đông dài con đau nhớ thương ba!
Tầm tuổi con, ba cũng đã vào tù
Mọi khuất oan chốn lao tù ba biết cả
Đêm Giáng Sinh nằm ôm cây Thánh Giá
Giấu trong chăn cầu nguyện Chúa Giê-su!
“Nhận tội mau, cô sẽ được ra tù!”
Lời quản giáo âm vang vào giấc ngủ
Nhưng ba ơi con vì thương quý thợ
Giúp đòi lương sao có tội, hả ba?
Xưa ông nội đi tham gia cách mạng
Cũng biểu tình đòi giới chủ tăng lương
Cũng vận động công nhân đoàn kết lại
Sao người ta lại tặng nội huân chương?
Xưa bà nội cũng vâng theo lời “bác”
Biểu tình đòi quyền sống của con người
Rồi ngã xuống trên nẻo đường kháng Pháp
Sao chính quyền phong liệt sĩ, ba ơi?
Mà nay con noi gương ông bà nội
Chống giặc Tàu đang tráo trở xâm lăng
Khai Bô-xít đưa người sang quấy rối
Vờ đầu tư để giày xéo bản làng!
Bọn Trung Quốc nơi chúng xây nhà máy
Bắt công nhân sống thậm tệ hơn xưa
Lương trả thấp chủ lại còn cưỡng bức
Chính quyền mình đã bảo vệ dân chưa?
Cũng mang danh “nhà nước của công nông”
Mà lại cho chủ Tàu làm công nhân đói rách
Lái buôn Trung Quốc hứa mua rồi trốn sạch
Để cánh đồng ngập quả thối, thương không?
Sao ông bà nội con xưa theo cách mạng
Lại đón giặc Tàu sang giày xéo dân ta?
Đêm trong tù trăn trở hoài năm tháng
Thương ông bà, lòng con cứ xót xa!
Con gái ba nay trong tù bệnh tật
Ngực trái đau ai chữa trị thuốc men?
Ngày mãn tù chắc gì còn mạng sống
Chồng, con ư? Ba ơi liệu còn duyên?
Bị đòn tù dã man, con đã chịu quen rồi
Xin đừng lo con bị hành hạ nhé, ba ơi!
Các quản giáo nhà tù đều là “thầy dạy võ”
Để mai sau con đủ dũng khí làm người!
Con chỉ ao ước ngày ra tù còn mạng sống
Để cùng toàn dân tiếp tục cuộc đấu tranh
Vì nhân quyền cho mỗi người lao đông
Giúp dân oan có cuộc sống yên lành!
Ba ơi! Đêm Nô-en con chắc ba buồn lắm
Bởi ba thương 74 đồng đội cũ tại Hoàng Sa
Bốn mươi năm trước đã quên thân vì Tổ Quốc
Chống giặc Tàu sang xâm chiếm nước ta!
Ba hãy cầu nguyện Chúa Giê-su cho các bác
Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí…hộ con
Giáng Sinh trong tù con chỉ buồn và muốn
Đến Nhà Thờ cầu cho các Hải Chiến cô hồn!
Giáng Sinh vắng con, ba hãy an ủi má
Chỉ vài năm nữa thôi con sẽ được trở về
Con sẽ vẫn là cún con như ngày xưa của má
Và hát mừng Giáng Sinh cho ba má cùng nghe!
Hà Nội, 15/12/2013
Đặng Huy Văn
Bài do tác giả gởi. VAOL biên tập và minh hoạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét