- CHỊ PHẠM THANH NGHIÊN CÔNG AN BỊ SÁCH NHIỄU (LS Nhân quyền).
- Về cái gọi là “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” (ANTĐ/DĐXHDS).
- John McCain: “Võ Nguyên Giáp đã thắng chúng tôi trong cuộc chiến, chứ chưa bao giờ thắng chúng tôi trong một trận đánh” (WSJ/ Lê Anh Hùng).
- Những kỷ niệm không quên với Đại tướng (Nguyễn Vĩnh). - Đại tướng, cô đơn đến chết (RFA blog). - Một lời bình nhân cái chết của Tướng Giáp (Trần Kinh Nghị). - ĐÁM TANG … (FB Võ Trung Hiếu). “Khi
bạn qua đời như một yếu nhân/ Ngay cả nguyên nhân bạn chết cũng tạm trở
thành bí mật/ Ngay cả ngày giờ bạn chết cũng tạm trở nên khuất tất/
Ngay cả nơi bạn chết không phải ai cũng được quyền nói ra/ Bạn và sự tồn
vong của bạn là con tin cho những ý đồ/ Bạn ra đi sẽ là điểm cộng hoặc
trừ/ Cho một âm mưu, thế lực, quyền năng...”
- THẦN TƯỢNG LÀ THUỐC PHIỆN (Hồ Hải). “Ông
tổ về chủ thuyết cộng sản – Karl Marx – đã nói: ‘Tôn giáo là thuốc
phiện của quần chúng’ chẳng sai…Lúc Karl Marx nói câu này, ông ám chỉ Ki
Tô giáo. Nhưng ông cũng không đủ khả năng để tiên đoán được chính những
học trò của ông sau này, và ngay cả ngày nay cũng biến ông thành một
thần tượng cho một tôn giáo mới. Tôn giáo cộng sản còn ghê gớm hơn Ki Tô giáo“.
- Nước mắt nhân dân (Thăng Sắc). – Nguyễn Trần Sâm: Sùng bái – mảnh đất tốt cho chế độ nô lệ (Đào Hiếu). “Hãy
nhớ: một dân tộc văn minh bậc nhất như dân tộc Đức cũng đã từng phát
cuồng phát dại vì Adolf Hitler… Đức Phật Gautama (Thích Ca Mâu Ni) –
người mà ngày càng được nhiều nhà tư tưởng, nhiều nhà bác học thừa nhận
là có tư tưởng cao siêu nhất và cũng đúng đắn nhất – đã từng dạy: ‘Con người phải là chỗ dựa của chính mình. Chớ tìm nơi trú ẩn ở chỗ khác‘.“
- Chuyện tướng Giáp và Điện Biên Phủ (VQHN). “Thế
nhưng sau Geneve nhiều chiến sĩ Điện Biên bị đày đọa, nhiều gia đình
kháng chiến bị quy tội địa chủ (thí dụ), bị đấu tố trong Cải cách rượng
đất, bị thanh trừng trong Vụ án Xét lại. Sau thống nhất, tướng Giáp bị
đẩy ra bên ngoài quân đội, đưa đi làm một việc tuy quan trọng nhưng
ngoài vòng quyền lực chính trị và chẳng liên quan gì đến kinh nghiệm của
ông. Cho nên cuộc cách mạng mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên, đã
bị đảng Cộng Sản của hôm nay phản bội từ lâu rồi...”
- Thế giới xúc động trước sự ra đi của vị Tướng huyền thoại (PLVN). - Cái tâm của Đại tướng thấm vào lòng dân (TT). -CHÀO ĐẠI TƯỚNG (Cu Vinh). - MỖI TỈNH, THÀNH PHỐ, TRUNG TÂM HUYỆN NÊN TỔ CHỨC CHO NHÂN DÂN VIẾNG ĐẠI TƯỚNG.
- SÁCH VIẾNG ĐẠI TƯỚNG (BS).
- Lương tâm và lương bổng (CAND).
- Cần tăng “tuổi thọ” Luật dân sự (DT).
SCMP: Ngoại trưởng Mỹ – Nhật – Úc cùng phản đối Trung Quốc ở Biển Đông (GDVN) —Chính uỷ Quân khu 7: Nói chuyện chuyên đề tình hình biển Đông (Infonet) —Mỹ – Trung: Những động thái trái chiều (TVN)Trung Quốc nuôi mộng xây dựng “Con đường tơ lụa” ở Biển Đông với ASEAN (GDVN)
Có nên thưởng cho đàn áp ở Việt Nam? (BBC) -Báo Mỹ Washington Post đăng xã luận cuối tuần đặt vấn đề về thái độ và hành động của chính quyền Mỹ với đàn áp nhân quyền và giới bất đồng chính kiến ở VN.
Người dân tiếc thương Tướng Giáp (BBC /ảnh) —Tướng Giáp là ‘người yêu nước vĩ đại’ (BBC) -Ngoại trưởng Pháp ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘người yêu nước vĩ đại’, ‘người lính vĩ đại’ và ‘con người phi thường’.
Ngoại trưởng Pháp : « Tướng Giáp là một nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam » (RFI) —-Huyền thoại Võ Nguyên Giáp qua góc nhìn sử học (RFI) —-Quãng đời nhẫn nhục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (RFA) —Những thừa nhận bất ngờ của người Mỹ về Tướng Giáp (ĐV) —“Đại tướng hội đủ các nhân tố của một bậc vĩ nhân: TRÍ – DŨNG – NHÂN” (GDVN)
Chiến sĩ Trường Sa, nhà giàn DK1 tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (GDVN) —Video: Tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng bản “Chiêu hồn tử sỹ” (GDVN) ===>>>
Bản nhạc đưa tiễn Bác Hồ chiều nay lại vang lên (DT) —- 700 phút phim chưa công bố về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TNO)
Tin về Tướng Giáp : Internet qua mặt báo chí chính thức Việt Nam (RFI) - Trong bản tin hôm nay, 06/10/2013 đánh đi từ Hà Nội, hãng tin Pháp AFP đã tìm hiểu lý do vì sao báo chí chính thức tại Việt Nam tại loan tin quá chậm về cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp so với mạng internet, đặc biệt là Facebook. Câu trả lời mà AFP tìm được là : đa số nhà báo Việt Nam đã bị buộc phải im lặng, trong lúc thông tin được loan truyền rộng rãi trên internet.
….Phát biểu với hãng AFP, một biên tập viên tại một cơ quan thông tấn nhà nước hàng đầu ở Việt Nam đã không tránh khỏi bất mãn : « Đó là một điều quả thực là ngu xuẩn – Nhưng chúng tôi không thể làm những gì chúng tôi muốn làm. Có những thủ tục mà chúng tôi phải thuân thủ ». Nhân vật này cho biết thêm là các cơ quan báo chí phải chờ có thông báo chính thức, điều mà mãi đến hôm sau, thứ Bảy 05/10 mới được thực hiện…..
Việt Nam: Câu lưu ba blogger dự khóa học xã hội dân sự ở Philippines (RFI) —-Hàng chục thanh niên bị bắt khi từ Philippines trở về VN (RFA) —Tại sao lại coi truyền thông là kẻ thù? (RFA) —-9 bloggers bị bắt khi từ Phi về Việt Nam (NV)
Khoảng trống trách nhiệm (BBC) -Làm sao để quan chức phục vụ chứ không ‘rút rỉa’? —-CSVN tuyên truyền dối trá về ‘sửa hiến pháp’ (NV)
‘Dựng’ phóng sự giả, phóng viên bị tước giải thưởng, phạt tiền (NV) —-Trẻ béo phì nội đô TP.HCM vượt xa thế giới (ĐV)
“Nếu mưa cực đoan thì chẳng hồ nào chịu nổi!” (Infonet) - “Mưa cực đoan” chả hiểu được với chữ nghĩa siêu!? => Dạo này đúng là xuất hiện rất nhiều từ mới =))
Những quyết định lạnh lùng (NLĐ) -Đẩy một người khó khăn vào đường cùng, nếu lương tâm ai đó thấy thanh thản thì chỉ có thể nói rằng đây là một việc làm bất nhân!
Tiếp vụ phá nhà, hành hung người ở Hải Phòng: Quận, phường coi thường chỉ đạo của thành phố?. (Tamnhin) (cái vụ trên bảo dưới không nghe hình như ngày càng phổ biến hỉ ?!)
Gần
50 ngàn giáo dân Giáo hạt Thuận Nghĩa cầu nguyện cho Giáo xứ Mỹ Yên
(NVCL) —-Giáo phận Vinh tiếp tục kêu gọi cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên
(NVCL)
Đức
Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long: “Sự thật sẽ giải phóng chúng ta
khỏi sự gian dối và bóng tối sự dữ là chính thể Cộng Sản”
(NVCL)
Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” : Quyền dân sự chính trị không xa lạ với xã hội ta (QĐND)
______________________________________________________________________________________________________________________
Danh sách ký tên Đợt 8 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 -Tổng cộng các đợt 1- 8: 928 người -(DĐXHDS)Miên man chuyện lễ tang tướng Giáp -Võ văn Tạo -(DĐXHDS)
Người Buôn Gió – Truyện mới -(Danluan) —-Hoàng Nhất Phương – Prisoners – Truy Tìm Thủ Phạm -(Danluan)
Đức Thành – “Những thế lực thù địch”- Ta đã biết ngươi là ai! -(Danluan) —-Thiên An – Không Quên Tinh Thần Dân Tộc? -(Danluan)
Những nhận định về tài năng của Tướng Giáp-(DĐCN) —Vô cùng thương tiếc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp-(DĐCN) —Vài ghi nhận về cá tính của VN Giáp :(DĐCN)
Chi tiết “quên” trong tiểu sử tướng Giáp – Võ văn Tạo -(Quẹchoa) – Năm 1983 :“Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch”!
Xin gửi theo Đại tướng một thắc mắc – Nguyễn T Bình -(Quechoa / Ngoclinhvugia)
Hậu quả của việc không thừa nhận các hội, đoàn, đảng phái trong xã hội -Hà Huy Sơn – (Boxitvn)
Khoảng 17 giờ tối ngày 30/9/20913, một dân oan 66 tuổi tại Hà Nam đã bị chiếc xe tải đổ cát mang biển số 90C-009-14 húc gãy chân. Dưới sự bảo kê của công an và chính quyền địa phương, tài xế xe tải này tiếp tục đổ cát phủ khắp lên cơ thể nạn nhân đang quằn quại trong đau đớn……
“Diễn đàn xã hội dân sự”, bước phát triển tất yếu hợp quy luật -Nguyễn Thượng Long - -(Boxitvn)
Vụ Luận văn về Mở Miệng: còn cơ hội nào cho ngành KHXH&NV? -TS Nguyễn Thị Từ Huy -(Boxitvn)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng thiên tài -Nguyễn Trọng Vĩnh -(Boxitvn)
Sông Bắc Vong (Trương Nhân Tuấn)
TẠI SAO PHẢI SỢ XÃ HỘI DÂN SỰ? (Bùi Văn Bồng)
Bàn qua về THIỆN, ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX – Phần 1 (Bùi Văn Bồng)
HÀN QUỐC VÀ CON ĐƯỜNG KỸ TRỊ (Mạnh Kim)
___________________________________________________________________________________________________________________________________
Chuyện 2 trung tá Mỹ quỳ dưới ảnh Tướng Giáp (VNN) —-Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Thầy giáo dạy Lịch sử nổi tiếng (VNN) —-“Dĩ công vi thượng” (SGTT) —-Đại tướng có những lúc khóc thầm (SGTT) —–Những câu trả lời phỏng vấn bất hủ của Tướng Giáp trên CNN (Infonet)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị APEC (TT) —- CSVN mua vũ khí để làm gì? (Huỳnh ngọc Tuấn – Chuacuuthe)
Tan giấc mộng Úc
(TT) - Hàng trăm người ở Nghệ An, Hà Tĩnh như con thiêu thân đã đóng
mỗi người hàng chục ngàn USD cho các đường dây đưa người đi Úc. “Thiên
đường Úc” không thấy đâu, chỉ thấy giờ đây họ và gia đình phải nai lưng
cày bừa để trả món nợ vay cho ước mơ đổi đời.
Thầy thuốc giả (TN) -Việc
“bác sĩ” Hồ Quang Hải, từ một dược tá bình thường bỗng dưng có bằng bác
sĩ, rồi nhảy tót lên làm cán bộ giảng dạy của một trường “đại học quốc
tế” ở TP.HCM không phải là chuyện quá sức tưởng tượng của nhiều người.
Những quyết định lạnh lùng
(NLĐ) -Đẩy một người khó khăn vào đường cùng, nếu lương tâm ai đó thấy
thanh thản thì chỉ có thể nói rằng đây là một việc làm bất nhân!
- Dư nợ bằng vàng tại TP.HCM còn hơn 7 tấn (VTV). - Vàng giảm giá còn 37,52 triệu đồng/lượng (VOV). - Cầu vàng vẫn đang ở mức cao (CaFeF).
- Bất động sản miền Bắc vẫn ‘sống khỏe’? (VTC). - Bất động sản: Nam, Bắc cùng “ấm” (CaFeF). – Bình Dương: Vì sao CS nhà ở cho NLĐ khó triển khai? (Tầm nhìn).
- Than xuất khẩu đang tăng trở lại (LĐ).
Vốn tăng, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn ngừng hoạt động -(ĐV) —-Nhiều doanh nghiệp tại các KCN-KCX ngưng hoạt động-(ĐV)6 tạ gà thải TQ nhập lậu vào Hà Nội-(ĐV) —-Hồng, táo, lê… “made in China” tràn ngập chợ Long Biên (GDVN)
Ép chín sầu riêng bằng thuốc “lạ” (NLĐ) -Để sầu riêng nhanh chín, người trồng và các thương lái nhúng vào thùng nước đã pha sẵn thuốc, có nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng
World Bank: Vốn IDA dành cho Việt Nam có thể giảm trong 3 năm tới (Tamnhin) –-EVN lỗ lớn vì đầu tư ngoài ngành (TT)
Tiền xây biệt thự, sân tennis tính vào giá điện (VEF) – Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ là do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả. —-Đầu tư 121 ngàn tỉ đồng ngoài ngành, EVN lỗ hàng ngàn tỉ (TT)
Cầu vốn ngoại ngân hàng, ai được bán ai dám mua? (VEF) —-Đầu tuần, vàng thế giới lẫn trong nước tăng nhẹ (TT)
- Tọa đàm về thân thế sự nghiệp của TS Nguyễn Tâm Hoằng (Phan Duy Kha).
- Cầu đã bắc qua sông (Quê choa).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Vụ “Đốt bỏng tay học trò, cô giáo mầm non tự tử”: Cô giáo đã tử vong sau hơn 1 tuần điều trị (DT).
Tạp chí Science : Dùng nhà khoa học giả lật tẩy báo mạng dỏm (RFI) —Nhạc sĩ Đăng Khánh và trăn trở về nhạc Việt Nam (RFA)Cuộc đua 3.000 km của xe chạy bằng pin mặt trời bắt đầu tại Úc (VOA) — Đào tạo nghề chất lượng cao (NLĐ)
Trận chiến Waterloo tại vương quốc Bỉ (NV) -Từ thủ đô Brussels của vương quốc Bỉ (Belgium) đi về hướng Nam khoảng 20km, du khách sẽ đến một ngôi làng nhỏ Waterloo hiền hòa với các cánh đồng bát ngát vây quanh. Sự hiền hòa nơi đây khiến ít ai có thể nghĩ rằng năm 1815 đã có một trận chiến thư hùng lịch sử đã diễn ra tại đây giữa quân đội của Hoàng Ðế Pháp Napoleon Bonaparte và liên quân Anh-Hà Lan-Bỉ-Ðức (British-Dutch-Belgian-German) do Duke of Wellington của British chỉ huy cộng với cánh quân Prussian (nước Phổ ngày xưa) do tướng Marshal Blucher chỉ huy hợp lại tấn công quân đế chế Pháp.
Khi giáo viên phải làm tới 24 loại sổ sách (TT) —-Choáng với việc thu học phí kiểu … “cầm đồ” (Infonet)
Đổi mới giáo dục: “Giảm sinh viên trường công xuống 50% và thấp hơn” (GDVN)
- Phú Yên: Tìm được 2 thi thể còn lại trên công trình đường hầm dẫn nước thủy điện La Hiêng 2 (HNM/TTXVN).
- Gà thải loại… ngắc ngoải về Thủ đô (ANTĐ). - Hãi hùng giăm bông bẩn (TN). - Kinh hãi: Bạch tuộc ‘cao su’, hải sản tẩy javel (KP). - Xâm nhập đường buôn thịt thối, nội tạng bẩn vùng biên (DT).
Ứng viên Siêu mẫu Việt Nam lộ bụng mỡ (KP) ====>>>
Bạn gái bị trêu, bảo vệ quán bar đâm chết người (ĐV) —-Triệt phá nhóm ‘hô biến’ xe gian thành ‘chính chủ’ (ĐV) —-Nhiều súng đạn đưa vào Việt Nam (ĐV) — Phát hiện hàng loạt súng ngắn được gửi bằng máy bay từ Mỹ về Việt Nam (LĐ) —-Trộm đột nhập lấy đi gần trăm cây vàng (ĐV)
“Bát nháo” bác sĩ hành nghề tại cơ sở y tế tư nhân (Dân trí) —- Chết do bác sĩ tắc trách? (NLĐ) —Chồng bóp cổ vợ đến chết rồi tìm cách phi tang (LĐ) —Bất ngờ lao vào xe ôtô tải tự tử, bị cán nát đầu (LĐ)
Xem cãi nhau, bị đâm chết (NLĐO) —Trêu chọc gái, bị đâm chết giữa đường (PLTP) —Nghịch lý: biết sai nhưng phải xử (PLTP)
Khán giả Huế phẫn nộ với liveshow Chế Linh (TN) —Hãi hùng giăm bông bẩn (TN)
Đội “nữ tặc” chiếm cả toa tàu để ăn chơi đập phá (Soha)
Cụ bà bị con bỏ rơi giữa đường (NLĐ)
- Tổng thống Assad thừa nhận mắc sai lầm trong nội chiến Syria (TN). - Bắt đầu phá hủy vũ khí hóa học của Syria (VOV). - Assad sẽ bị “hạ gục” bởi một nữ tướng? (VnM).
- Ai Cập chìm trong bạo lực: 50 người chết, hơn 200 bị thương (TT). - Máu chảy tràn tại biểu tình ở Ai Cập (VNN).
- Mục tiêu bị Mỹ truy kích tại Somalia là Chỉ huy chiến đấu của Al-Shabaab (Tin mới). - Mỹ có thể áp tải nghi phạm al-Qaeda từ Libya về để xét xử (VOV), - Dân Mỹ – Những con tốt trên bàn cờ chính trị? (CAND). - Quốc hội Mỹ tiếp tục bất đồng về vấn đề ngân sách (TTXVN). - Mỹ: 800.000 nhân viên chính phủ sẽ trở lại làm việc (DV). - Mỹ làm gì khi thiếu hụt tàu ngầm hạt nhân? (ĐV).
Bắt đầu dỡ bỏ vũ khí hóa học của Syria (BBC) —-Vũ khí hóa học ở Syria bắt đầu được phá hủy -(RFI) —Bắt đầu phá hủy vũ khí hóa học của Syria (VOA)Giáo chủ Iran phê phán Tổng thống Rohani về chuyến công du New York-(RFI)
Đặc nhiệm Mỹ đột kích ở châu Phi (BBC) - Biệt kích Mỹ bất ngờ thực hiện hai vụ đột kích riêng rẽ ở Libya và Somalia và bắt được một thủ lĩnh al-Qaeda. —-Biệt kích Mỹ đồng thời xuất trận tại Somalia và Libya-(RFI)
Nhân viên dân sự bộ Quốc phòng Mỹ được gọi đi làm trở lại-(RFI) —-Ai đang giữ chính phủ Mỹ làm ‘con tin’? (VOA) —Ngoại trưởng Kerry: ‘Al-Qaida có thể chạy, nhưng không thể lẫn trốn’ (VOA) —-Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng sau hai cuộc truy quét khủng bố (VOA) —Mỹ bắt sống một thủ lĩnh cao cấp của Al Qaeda (LĐ)
Bắc Triều Tiên và chủ nghĩa sùng bái cá nhân-(RFI) —-Triều Tiên: Học sinh bị phạt nếu cắt mắt 2 mí (NLĐO)
Hơn 40 người bị bắt tại Miến Điện sau các vụ bạo động tôn giáo-(RFI) —Đụng độ Hồi Giáo và Phật Giáo ở Rakhine, 44 người bị bắt (RFA)
Campuchia: Phe đối lập lại tổ chức biểu tình phản đối kết quả bầu cử (RFA) —-Gái giải sầu Hungary phục vụ quân đội Liên Xô trong Thế chiến thứ Hai -(RFI)
Nam Thái Lan : Bạo động dai dẳng lại khiến cho hơn một chục người chết-(RFI) —Iraq: 15 người chết vì bom, đa số là học sinh tiểu học (VOA)
Những cuộc gặp gỡ “bên lề” ở APEC (RFA)
Bão Fitow : Trung Quốc báo động đỏ-(RFI) —-Bão Fitow tiến vào miền đông Trung Quốc (VOA)
Chính quyền Ý sẽ trục vớt tàu chở người tỵ nạn bị đắm gần Lampedusa-(RFI) —Máy bay chở đuốc Olympic đến Nga (RFA)
Mỹ vẫn là siêu cường trong 20 năm tới (NLĐ)
John McCain: “Võ Nguyên Giáp đã thắng chúng tôi trong cuộc chiến, chứ chưa bao giờ thắng chúng tôi trong một trận đánh.”
Để đánh bại bất kỳ đối thủ nào, vị tướng Bắc Việt Võ Nguyên Giáp chấp nhận thương vong khổng lồ và sự tàn phá gần như toàn bộ đất nước
Người
dịch: Lê Anh Hùng
Tôi
từng gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người vừa mới mất hôm thứ Sáu – hai lần.
Lần đầu tiên diễn ra trong một bệnh viện quân đội của Việt Nam, nơi tôi được
đưa đến không lâu sau khi bị bắt năm 1967. Bố tôi là tư lệnh lực lượng quân đội
Mỹ ở Thái Bình Dương, và điều đó khiến tôi trở thành đối tượng gây tò mò trong
một số giới của nhà cầm quyền Bắc Việt.
Tôi vẫn còn nhớ một vài vị khách cao
cấp bên cạnh những lính gác hay những người thẩm vấn mà tôi tiếp xúc hàng ngày.
Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng của Bắc Việt, là người duy nhất mà tôi
nhận ra. Ông chỉ ở lại một lát, nhìn tôi chằm chằm, rồi im lặng bỏ đi.
Cuộc gặp gỡ thứ hai của chúng tôi
diễn ra đầu những năm 1990, trong một trong nhiều chuyến công tác của tôi tới
Hà Nội để bàn về vấn đề POW/MIA (tù binh và những trường hợp mất tích trong chiến tranh) và việc bình
thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trước đó, tôi đã đề nghị Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Lê Mai sắp xếp một cuộc phỏng vấn ngắn
với vị tư lệnh huyền thoại của quân đội Bắc Việt.
Hôm sau, tôi được dẫn vào phòng tiếp
đón lớn của Phủ Chủ tịch (vốn do người Pháp xây dựng theo phong cách Beaux-Arts
cho Toàn quyền Đông Dương), nơi vị tướng đang đợi. Tươi cười, nhỏ nhắn, cao
tuổi nhưng hoạt bát, và trong bộ đồ màu xám cùng caravat, thật khó mà nói rằng
trông ông giống với tiếng tăm thời chiến của mình như một chiến binh tàn nhẫn
với tính khí quyết liệt.
Võ Nguyên Giáp hồ hởi đón tôi dưới
bức tượng bán thân khổng lồ của Hồ Chí Minh, người đã dẫn dắt Việt Nam trong
hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cả hai chúng tôi đều vỗ vai nhau như thể
là những đồng chí lâu ngày gặp lại chứ không phải là cựu thù.
Trước khi cuộc gặp diễn ra, tôi hy
vọng cuộc thảo luận sẽ tập trung vào vai trò lịch sử của ông. Sau khi từ Việt
Nam trở về quê hương năm 1973, tôi đọc tất cả những gì đến tay mình liên quan
đến cuộc chiến của người Pháp cũng như cuộc chiến của người Mỹ ở đây, bắt đầu
với tác phẩm “Hell in a Very Small Place” (Địa ngục ở vùng đất chật hẹp đó), công
trình nghiên cứu kinh điển của ông về cuộc bao vây năm 1954 tại Điện Biên Phủ,
nơi chế độ thuộc địa của Pháp thực sự chấm dứt và thiên tài của Võ Nguyên Giáp
lần đầu tiên trở nên hiển nhiên trước một thế giới đang kinh ngạc.
Tôi muốn nghe Võ Nguyên Giáp mô tả
về trận đánh kéo dài gần hai tháng kia, muốn ông giải thích về cách thức mà
quân đội của ông đã khiến người Pháp phải sửng sốt khi làm nên điều không thể
là đưa những khẩu pháo băng qua bao núi non và rừng rậm. Tôi còn muốn trao đổi
với ông về một kỳ tích hậu cần khác nữa: đường mòn Hồ Chí Minh.
Tôi hiểu ông tự hào về danh hiệu
“Napoleon đỏ” của mình, và tôi cho rằng ông sẽ tận dụng mọi cơ hội để thoả mãn
trí tò mò của tôi về những chiến công của mình. Tôi muốn chúng tôi hành xử như hai
sỹ quan quân đội hồi hưu hay hai cựu thù hồi tưởng về những sự kiện lịch sử mà
ở đó ông từng đóng một vai trò quyết định còn tôi chỉ là một nhân vật nhỏ bé.
Tuy nhiên, ông lại trả lời phần lớn các câu hỏi của tôi một cách ngắn gọn, cung
cấp thêm ít ỏi thông tin ngoài những gì mà tôi đã biết, rồi phẩy tay ra dấu không quan tâm.
Giờ đây tất cả đều đã là quá khứ,
ông nói. Bạn và tôi nên bàn về một tương lai mà ở đó hai nước chúng ta không
phải là kẻ thù mà là bạn bè. Và chúng tôi đã làm như vậy, hai chính khách bàn
về cái công chuyện quốc gia chung đã đưa tôi đến Việt Nam.
Võ Nguyên Giáp là một bậc thầy về
hậu cần, nhưng danh tiếng của ông thì còn bắt nguồn từ nhiều thứ khác. Những chiến công mà ông giành được là nhờ vào
một chiến lược kiên trì mà ông và Hồ Chí Minh tin chắc là sẽ thành công – một quyết tâm sắt
đá là chấp nhận tổn thất khổng lồ và sự tàn phá gần như toàn bộ đất nước để
đánh bại mọi kẻ thù, bất kể chúng hùng mạnh đến đâu. “Các bạn giết 10 người của
chúng tôi thì chúng tôi cũng giết một người của phía bạn”, ông nói, “nhưng cuối
cùng, các bạn sẽ mệt mỏi với điều đó trước chúng tôi”.
Võ Nguyên Giáp thi hành chiến lược
đó với một ý chí sắt đá. Ở Điện Biên Phủ, quân Pháp đẩy lùi hết đợt tấn công vỗ
mặt này đến đợt công kích trực diện khác. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu
Thân 1968 là một thảm hoạ về mặt quân sự mà trên thực tế đã phá tan Việt Cộng.
Nhưng Võ Nguyên Giáp vẫn kiên định và chiến thắng.
Người Mỹ chưa bao giờ thua Bắc Việt
trong một trận đánh nào, nhưng họ lại thua trong cuộc chiến. Các quốc gia, chứ
không phải quân đội của chúng, mới là kẻ chiến thắng trong các cuộc chiến.
Võ Nguyên Giáp đã hiểu điều đó, còn chúng tôi thì không. Người Mỹ tỏ ra mệt mỏi
với cuộc chết chóc sớm hơn người Việt Nam. Thật khó mà bảo vệ chiến lược đó về
mặt đạo lý, nhưng bạn lại không thể phủ nhận thành công của nó.
Gần cuối cuộc gặp, tôi lại thử thái
độ trung thực của Võ Nguyên Giáp một lần nữa. Tôi hỏi ông là có phải ông từng
phản đối việc Việt Nam xâm lược Campuchia không. Ông lại phủ nhận điều ấy, với
một câu theo kiểu “các quyết định của đảng thì luôn luôn đúng”.
Câu trả lời đó đã kết thúc cuộc gặp
gỡ của chúng tôi. Chúng tôi đứng dậy, bắt tay, và khi tôi định quay gót ra về
thì ông nắm lấy tay tôi rồi nói nhỏ: “Các bạn là kẻ thù danh dự.”
Tôi không biết ông muốn hàm ý điều
đó như một sự so sánh với những kẻ thù khác của Việt Nam, người Tàu, người
Nhật, hay người Pháp (những kẻ đã sát hại vợ ông), hay như một sự thừa nhận
ngầm rằng chúng tôi đã chiến đấu cho lý tưởng chứ không phải cho một đế quốc nào
và rằng chủ nghĩa nhân đạo của chúng tôi đã góp phần vào thất bại của chúng tôi.
Mà có thể là ông chỉ muốn vuốt ve tôi thôi. Bất kể ông muốn hàm ý điều gì đi
nữa thì tôi cũng ghi nhận tình cảm đó.
- John McCain là thượng nghị sỹ Đảng Cộng hoà của bang Arizona; ông từng là ứng cử viên của Đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008.
Một lời bình nhân cái chết của Tướng Giáp
Có thể nói Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là
một trong số ít vĩ nhân được ca ngợi với rất ít tranh cãi không chỉ tại
Việt Nam mà cả trên thế giới. Quả vậy, Ông là một vĩ nhân thực thụ,
không chỉ lúc sinh thời mà đến lúc qua đời vẫn tỏa sáng. Sự vĩ đại này
không phải bất cứ vĩ nhân nào cũng có nếu thấy rằng không ít những vĩ
nhân vừa có công vừa có tội và cũng không ít vĩ nhân tự mình hoặc bị
người khác hủy hoại thanh danh vào giai đoạn cuối đời, v.v.... Đại
tướng Võ Nguyên Giáp không có trong số đó.
Tướng Giáp chụp với Cụ Hồ năm 1962 (ảnh tư liệu) |
Nhân sự kiện này, không khỏi nuối tiếc cho trường hợp Cụ Hồ đã bị chính một số đồng chí của mình không làm theo mong muốn cuối cùng mà Người đã thận trọng ghi trong Di chúc. Tiếc thay họ nói quá nhiều về "tầm nhìn vi mô, vĩ mô" nhưng không thấy một điều tưởng chừng đơn giản như vậy! Phải chăng Tướng Giáp- người học trò trung thành-đang thực hiện ý nguyện của Cụ Hồ? Ước gì giới lãnh đạo đất nước ngày nay học được một phần thế hệ Hồ Chí Minh-Võ Nguyên Giáp.
Chuyện tướng Giáp và Điện Biên Phủ
1.
Có người chê chiến thắng Điện Biên là một cuộc “nướng quân” – nhất tướng công thành vạn cốt khô. Tớ không đồng ý với nhận định đấy.
Để so sánh, trong Hell in a Very Small Place của sử gia Bernard Fall, có một chi tiết là vì bi bao vây và mất đường tiếp tế, trong những ngày trước khi quân Việt Minh tràn vào, Pháp bị thiệt mạng mất 1,037 người trong những cuộc hành quân ra ngoài vành đai, mà chả được kết quả gì.
(Trước khi in sách, Bernard Fall có viết một bài báo, cũng khá nhiều chi tiết, các bác có thể đọc ở đây. Ông bảo: “By the time the battle started in earnest on March 13, 1954, the garrison already had suffered 1,037 casualties without any tangible result.”)
Vậy cái đó có kể là “nướng quân” không?
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=eFTLKWw542g
2.
Trận Điện Biên không phải thắng vì nướng quân. Bernard Fall và hầu hết mọi nhà phân tích khác đến sau ông (thí dụ), đều cho rằng Pháp thua vì Pháp không ngờ Việt Minh mang được pháo lên tới sườn núi, vậy mà họ đã làm được.
Quân số Việt Minh tại Điện Biên Phủ đông gấp nhiều lần quân Pháp. Đó là vì phía Việt Minh nhận định (đúng) rằng thắng Điện Biên là thắng tất cả, nên trong tay có bao nhiêu quân đem ra xài hết. (Tư duy đó không xa lắm so với Chủ thuyết Powell trong chiến tranh Kuwait là phe ta phải áp đảo phe địch thì mới đánh.)
Có rất nhiều người chết, bị thương, trong trận này, tất nhiên. Bên Pháp chết và bị thương ước lượng từ 6,700 tới 8,900 người. Bên Việt Minh chết và bị thương 13,000 người theo con số của VM và 23,000 theo ước tính của phía Pháp. Nếu tin vào con số của Pháp, tỷ lệ là 3:1. Tỷ lệ này không phải là nặng, nhất là nếu so sánh với các trận đánh khác trong suốt 100 năm chống Pháp.
Trận Ba Đình khi Pháp tấn công lực lượng của Đinh Công Tráng, chẳng hạn, được sách Pháp ghi lại là hàng ngàn quân khởi nghĩa thiệt mạng, phía Pháp mất 19 người chết, 45 bị thương.
Trận Tuyên Quang, Lưu Vĩnh Phúc tấn công đồn Pháp, phe Pháp chết 50, bị thương 224, trong khi phía quân Cờ Đen và lính nhà Thanh chết tới 1000 và bị thương 2000. Và Cờ Đen thua.
Các trận đánh khác cũng chắc cỡ vậy, nhưng số liệu thì không rõ vì sử Việt không ghi số người khởi nghĩa bị giết. Thí vụ trong trận Phan Đình Phùng đánh Vụ Quang, sử Việt Nam ghi lại là giết 100 giặc Pháp, nhưng không ghi số thiệt mạng của phe nghĩa quân.
Với lịch sử như vậy, nên chuyện hy sinh ở Điện Biên Phủ, và những câu trả lời phỏng vấn của tướng Giáp kiểu “tôi không hối hận” phải nhìn dưới góc độ tinh thần của kháng chiến khi đó.
Thêm nữa, tất cả những binh lính, dân công này đều là người tình nguyện, không có nghĩa vụ quân sự, không có bắt lính quân dịch. Rất nhiều người trong số họ con nhà khá giả, có học (và cũng vì vậy nhiều người trong số họ sau đó là nạn nhân Cải cách ruộng đất). Tớ đồ rằng khá đông người trong số họ hiểu tinh thần Nguyễn Thái Học là “không thành công thì cũng thành nhân.”
Cho nên, chuyện hy sinh 3 đổi 1 không những không phải là con số chênh lệch lớn, mà là con số xưa này các trận nghĩa đánh Tây đều như vậy, và cũng là con số chính những người lính đó hiểu và chấp nhận.
Hoàn cảnh như thế, không thể gọi là chuyện “nướng quân” được.
3.
Nói chung thì dân trong nước đánh quân đội chiếm đóng thì bao giờ cũng sẵn sàng chết nhiều hơn, một bài học vẫn còn kéo dài tới thời Việt Nam xâm lăng Kampuchea, Liên Xô chiếm Afghanistan, Mỹ đánh Iraq.
4.
Trận Điện Biên cộng với chiến tranh Algeria ngay sau đó dẫn tới sự sụp đổ nền Đệ Tứ Cộng Hòa của Pháp và giúp đưa đến sự tan vỡ của hệ thống thuộc địa toàn cầu. Trận Điện Biên là trận đánh cuối cùng của cộng sản mà có chính nghĩa.
Thế nhưng sau Geneve nhiều chiến sĩ Điện Biên bị đày đọa, nhiều gia đình kháng chiến bị quy tội địa chủ (thí dụ), bị đấu tố trong Cải cách rượng đất, bị thanh trừng trong Vụ án Xét lại. Sau thống nhất, tướng Giáp bị đẩy ra bên ngoài quân đội, đưa đi làm một việc tuy quan trọng nhưng ngoài vòng quyền lực chính trị và chẳng liên quan gì đến kinh nghiệm của ông.
Cho nên cuộc cách mạng mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên, đã bị đảng Cộng Sản của hôm nay phản bội từ lâu rồi. Ngay cả đến hình thức bên ngoài, đảng CSVN cũng còn chả giữ được; Đã từ lâu, ít nhất là trong hơn chục năm trở lại đây, mỗi năm lễ tưởng niệm chiến thắng Điện Biên chỉ diễn ra trong vòng các cựu chiến binh, không có đại thần triều đình, trừ tấn tuồng hời hợt “TBT đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”
Đảng Cộng sản Việt Nam của ngày hôm nay không phải là hậu duệ của chiến thắng Điện Biên. Năm tới kỷ niệm 60 năm Điện Biên các ông có tổ chức tưng bừng thế nào đi nữa cũng quá trễ và không đủ. Nói theo tiếng Mỹ là too little too late. Nói theo tiếng Teen là có một sự vơ vào nặng.
Đại tướng, cô đơn đến chết.
canhco
Sau khi ông chết hai ngày báo chí mới đưa những bài viết ca tụng ồ
ạt đến nỗ không kịp đọc, và rồi khi đọc lại không thấy gì mới. Những
bài viết chừng như cách nay năm sáu chục năm. Có chăng là cách hành văn
khác, con chữ khác và cách đọc khác. Khi xưa là tờ Nhân Dân, với khổ
lớn, chữ nhòe nay ngồi trước màn hình chữ trong veo và không tốn công
lật từng tờ giấy mà muốn không dính vào nhau phải chịu khó thấm nước
bọt. Bố mình bảo thế. Cách đọc báo của những ngày khốn khó nhưng tràn
ngập niềm tin. Niềm tin đất nước sẽ thanh bình và người dân sẽ cơm no áo
ấm.
Những bài báo ấy hôm nay tuy mở hết công suất tụng ca người quá cố vẫn không che được quá khứ nhiều chục năm của tất cả các tờ báo hôm nay khi trong những dịp kỷ niệm Điện Biên Phủ, chưa một lần dám đăng tên Võ Nguyên Giáp, người làm nên lịch sử này.
Bọn tướng tá đọc diễn văn, nêu ra mọi thứ nhưng người anh cả của chúng là Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại không được nêu tên dù chỉ một lần.
Đại tướng không phải đột nhiên mà mất. Ông đại thọ và trước khi mất không chịu cảnh đau đớn quằn quại gì, đấy là hạnh phúc cho gia đình. Hơn nữa trước khi mất, ông đã có phần nào toại nguyện khi ít nhất có ba lần góp ý với chính phủ về việc dừng dự án này, bỏ ý định kia. Tuy chính phủ chẳng những không nghe mà còn giả vờ gật đầu nhưng nhiều người tin rằng sau gần 50 năm được họ gật đầu tuy chỉ là giả vờ cũng đã an ủi cho ông lắm rồi, trong khi trước đây họ không lịch sự với ông như thế.
Cái chết của ông làm nhiều người bật khóc và đâu đó cũng có kẻ thở ra như trút gánh nặng.
Những người đồng chí, người em trong quân đội, hay thậm chí chỉ là đồng hương Quảng Bình của ông họ rơi nước mắt là phải vì còn ai hơn ông nữa trên mảnh đất quá nhiều truân chuyên này. Võ Nguyên Giáp đã là huyền thoại khi ông còn trẻ và sự hiển nhiên đó đang bị rất nhiều người từ khước, mặc dù nỗ lực của họ không thể bịt mắt cả một dân tộc bất kể quyền lực họ có uy vũ đến cỡ nào.
Khi người dân tôn vinh một anh hùng thì sức mạnh nội tại của quần chúng thách thức cả súng đạn. Chính quyền này biết sự thật ấy và vì vậy họ cần tới hơn 10 tiếng đồng hồ để đưa ra một quyết định đơn giản: thông báo cho nhân dân biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời vào lúc 18 giờ 09 phút ngày 4 tháng 10 tại bệnh viện Quân đội Trung ương 108.
Thế nhưng có dấu đến đâu thì dân cũng đã biết. Hơn nữa, vì dấu nên cái biết của họ không gói gọn trong việc đại tướng vừa mất. Nhờ Internet, họ có cơ hội biết nhiều điều hơn cái chết của ông.
Họ bắt đầu biết: mặc dù là người hùng của Điện Biên Phủ nhưng đại tướng của họ đã không được trọng dụng trong Bộ chính trị ngay cả khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống. Họ biết khi nghe kể lại công khai trên mạng, trên đài phát thanh ngoại quốc do những người từng một thời với Đại tướng nói về những việc liên quan đến ông. Toàn chuyện buồn tủi và khó chấp nhận đối với một đại tướng từng làm run sợ biết bao tướng lãnh tây phương. Một ông đại tướng cô đơn giữa một bầy sói dữ.
Những con sói mang tên đồng chí.
Người thương yêu, kính trọng và âm thầm ủng hộ cho ông chỉ là những viên chức nhỏ bé, đơn độc vì vậy có muốn bênh vực ông cũng không thể làm gì hơn. Cho tới vài năm gần đây những nhân chứng sống ấy bắt đầu kể lại các tình tiết bí mật khi những con sói hung dữ, tàn bạo một thời lần lượt ra đi. Kẻ chết, người thất sủng, tất cả bọn họ không có cơ hội trả lời trước tòa án lịch sử nhưng lịch sử sẽ không tha thứ cho họ trong ván bài chính trị gian lận.
Kịch bản Sáu Sứ của Tổng cục 2 và "Vụ án xét lại chống đảng" cố gán ghép tội phản động cho tướng Giáp cuối cùng cũng không thành công. Ông Đại tướng cô đơn trong căn nhà số 30 đường Hoàng Diệu ấy phải chịu ẩn mình phía sau cái hào quang Điện Biên Phủ hơn 50 năm. Con sư tử tuy đã ẩn mình nhưng buộc phải im lặng, im lặng tuyệt đối. Im lặng đến nỗi sau khi ông mất nhiều người uất hận thay cho ông. Họ đòi con sư tử ấy phải rống.
Đại tướng từng nhiều lần gọi sự im lặng này là cách tạo cho Đảng của ông mạnh hơn. Nhưng rất nhiều người không đồng ý, họ nói ông chống chế. Sự nhẫn nhục của ông chỉ làm cho sói thành hùm. May cho ông là còn chiến thắng Điện Biên Phủ trong lịch sử quân sự thế giới nếu không thì ông không cách nào thoát khỏi trò chơi thú vật của những kẻ đương quyền.
Một câu hỏi lớn, rất lớn: Tại sao ông bị trù dập, tại sao ông bị cô lập trong khi chiến trường miền Nam rất cần cự só mặt của ông. Tại sao vụ án Năm Châu - Sáu Sứ đã có kết quả nhưng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh lại cố tình cho trôi qua một vụ thanh trừng bẩn thỉu đối với kẻ có công với đất nước (*). Vai trò ông Linh trong vụ này là gì? Ông Linh chết, ông Duẩn ông Thọ và nhiều ông nữa đã chết, nhưng tới bây giờ vẫn không một ông Tổng bí thư nào sau ông Linh công khai trả lại sự thật cho đại tướng Võ Nguyên Giáp và những người khác.
Tuy không tổng bí thư nào sau thời Nguyễn Văn Linh có dấu vết tham gia trù dập đại tướng nhưng bù lại họ hùa nhau bịt kín miệng giếng để không ai có cơ hội khui ra sự thật. Cái gì đã tạo cho tất cả các đời tổng bí thư giống nhau như khuôn và không một ai có đủ bản lĩnh vượt qua cái hèn để mang Đại tướng về đúng chỗ của ông.
Lý do thứ nhất; tài mọn thường dị ứng với thiên tài.
Lý do này không vững đối với những Tổng bí thư về sau khi đại tướng không còn là trụ đồng tỏa hào quang ngăn bước đường tiến thân của họ. Nếu nói ông Lê Duẩn có tính khí đố kỵ thì còn hợp lý bởi ông Duẩn là một công thần trong thời kỳ đầu tiên cùng với Đại tướng Giáp. Vào Đảng trước đại tướng Giáp, ông Duẩn đã nhìn thấy trước con đường hoạn lộ của mình giá nào cũng phải nắm chức Tổng bí thư. Con đường thăng tiến của ông Giáp phải bị cản trở bằng mọi cách nếu không có làm tới Tổng bí thư thì người dân và nhất là đồng chí sẽ không ai chịu phục. Gian hùng và quyết đoán đã làm ông Duẩn trở thành gian thần trong khi đại tướng Giáp thiếu hẳn hai đức tính ấy thì làm sao không thất trận ngay trong chiến trường mà đồng chí của mình sắp xếp?
Lý do thứ hai, phải chăng đại tướng đã phạm một lỗi lầm nào đó quan trọng đến nỗi tạo cơ hội cho Lê Duẩn và bè cánh của ông ta nắm lấy và áp lực đại tướng đến nỗi ông nhũn như con chi chi và lịch sử đã diễn ra như mọi người đều thấy?
Nghi vấn vẫn là nghi vấn nhưng dù sao thì tất cả nạn nhân lẫn kẻ chủ mưu đều đã chết. Trách nhiệm còn lại thuộc về ai đây?
Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải trách nhiệm giải mật sự thật lịch sử. Vâng, chính Tổng bí thư đương nhiệm chứ không ai khác.
Ông Trọng phải công khai ra lệnh làm rõ: Ai là người nghĩ ra cái trò buộc đại tướng nhận chức Chủ tịch "Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch" vào năm 1983. Ai là kẻ viết kịch bản cho vụ án Năm Châu - Sáu Sứ và trong đó kẻ nào còn sống hiện nay? Ai là kẻ dựng nên "Vụ án xét lại chống đảng" mà tới nay chưa có một tòa án nào được công khai lập ra để nhân dân biết được những oan khiên của biết bao tinh hoa dân tộc đã bị chôn vùi.
Nếu ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ thái độ im lặng thì xin ông và cả đảng, chính phủ của ông đừng bén mảng tới đám tang đại tướng. Cứ tham dự Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, cứ gửi vòng hoa tới chia buồn. Đừng đọc những bài điếu văn mà trong đó một giọt nước mắt cá sấu cũng không có nỗi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chịu im tiếng hơn 50 năm đã là quá đủ. Tại sao đến lúc này vẫn có người đòi hỏi ông phải thế này phải thế kia. Một Điện Biên Phủ rung chuyển cả thế giới chưa đủ hay sao? Một con người bình thường đừng đòi hỏi họ hai lần làm anh hùng trong khi hàng trăm ngàn người ở thể chế này ngay một lần sống cho tử tế cũng không có được?
(*) Bên Thắng Cuộc, Tập II Quyền Bính, Chương II: Tướng Giáp,nhà xuất bản OSINBOOK, 2012, tr. 134-178. Tác giả Huy Đức
Những bài báo ấy hôm nay tuy mở hết công suất tụng ca người quá cố vẫn không che được quá khứ nhiều chục năm của tất cả các tờ báo hôm nay khi trong những dịp kỷ niệm Điện Biên Phủ, chưa một lần dám đăng tên Võ Nguyên Giáp, người làm nên lịch sử này.
Bọn tướng tá đọc diễn văn, nêu ra mọi thứ nhưng người anh cả của chúng là Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại không được nêu tên dù chỉ một lần.
Đại tướng không phải đột nhiên mà mất. Ông đại thọ và trước khi mất không chịu cảnh đau đớn quằn quại gì, đấy là hạnh phúc cho gia đình. Hơn nữa trước khi mất, ông đã có phần nào toại nguyện khi ít nhất có ba lần góp ý với chính phủ về việc dừng dự án này, bỏ ý định kia. Tuy chính phủ chẳng những không nghe mà còn giả vờ gật đầu nhưng nhiều người tin rằng sau gần 50 năm được họ gật đầu tuy chỉ là giả vờ cũng đã an ủi cho ông lắm rồi, trong khi trước đây họ không lịch sự với ông như thế.
Cái chết của ông làm nhiều người bật khóc và đâu đó cũng có kẻ thở ra như trút gánh nặng.
Những người đồng chí, người em trong quân đội, hay thậm chí chỉ là đồng hương Quảng Bình của ông họ rơi nước mắt là phải vì còn ai hơn ông nữa trên mảnh đất quá nhiều truân chuyên này. Võ Nguyên Giáp đã là huyền thoại khi ông còn trẻ và sự hiển nhiên đó đang bị rất nhiều người từ khước, mặc dù nỗ lực của họ không thể bịt mắt cả một dân tộc bất kể quyền lực họ có uy vũ đến cỡ nào.
Khi người dân tôn vinh một anh hùng thì sức mạnh nội tại của quần chúng thách thức cả súng đạn. Chính quyền này biết sự thật ấy và vì vậy họ cần tới hơn 10 tiếng đồng hồ để đưa ra một quyết định đơn giản: thông báo cho nhân dân biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời vào lúc 18 giờ 09 phút ngày 4 tháng 10 tại bệnh viện Quân đội Trung ương 108.
Thế nhưng có dấu đến đâu thì dân cũng đã biết. Hơn nữa, vì dấu nên cái biết của họ không gói gọn trong việc đại tướng vừa mất. Nhờ Internet, họ có cơ hội biết nhiều điều hơn cái chết của ông.
Họ bắt đầu biết: mặc dù là người hùng của Điện Biên Phủ nhưng đại tướng của họ đã không được trọng dụng trong Bộ chính trị ngay cả khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống. Họ biết khi nghe kể lại công khai trên mạng, trên đài phát thanh ngoại quốc do những người từng một thời với Đại tướng nói về những việc liên quan đến ông. Toàn chuyện buồn tủi và khó chấp nhận đối với một đại tướng từng làm run sợ biết bao tướng lãnh tây phương. Một ông đại tướng cô đơn giữa một bầy sói dữ.
Những con sói mang tên đồng chí.
Người thương yêu, kính trọng và âm thầm ủng hộ cho ông chỉ là những viên chức nhỏ bé, đơn độc vì vậy có muốn bênh vực ông cũng không thể làm gì hơn. Cho tới vài năm gần đây những nhân chứng sống ấy bắt đầu kể lại các tình tiết bí mật khi những con sói hung dữ, tàn bạo một thời lần lượt ra đi. Kẻ chết, người thất sủng, tất cả bọn họ không có cơ hội trả lời trước tòa án lịch sử nhưng lịch sử sẽ không tha thứ cho họ trong ván bài chính trị gian lận.
Kịch bản Sáu Sứ của Tổng cục 2 và "Vụ án xét lại chống đảng" cố gán ghép tội phản động cho tướng Giáp cuối cùng cũng không thành công. Ông Đại tướng cô đơn trong căn nhà số 30 đường Hoàng Diệu ấy phải chịu ẩn mình phía sau cái hào quang Điện Biên Phủ hơn 50 năm. Con sư tử tuy đã ẩn mình nhưng buộc phải im lặng, im lặng tuyệt đối. Im lặng đến nỗi sau khi ông mất nhiều người uất hận thay cho ông. Họ đòi con sư tử ấy phải rống.
Đại tướng từng nhiều lần gọi sự im lặng này là cách tạo cho Đảng của ông mạnh hơn. Nhưng rất nhiều người không đồng ý, họ nói ông chống chế. Sự nhẫn nhục của ông chỉ làm cho sói thành hùm. May cho ông là còn chiến thắng Điện Biên Phủ trong lịch sử quân sự thế giới nếu không thì ông không cách nào thoát khỏi trò chơi thú vật của những kẻ đương quyền.
Một câu hỏi lớn, rất lớn: Tại sao ông bị trù dập, tại sao ông bị cô lập trong khi chiến trường miền Nam rất cần cự só mặt của ông. Tại sao vụ án Năm Châu - Sáu Sứ đã có kết quả nhưng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh lại cố tình cho trôi qua một vụ thanh trừng bẩn thỉu đối với kẻ có công với đất nước (*). Vai trò ông Linh trong vụ này là gì? Ông Linh chết, ông Duẩn ông Thọ và nhiều ông nữa đã chết, nhưng tới bây giờ vẫn không một ông Tổng bí thư nào sau ông Linh công khai trả lại sự thật cho đại tướng Võ Nguyên Giáp và những người khác.
Tuy không tổng bí thư nào sau thời Nguyễn Văn Linh có dấu vết tham gia trù dập đại tướng nhưng bù lại họ hùa nhau bịt kín miệng giếng để không ai có cơ hội khui ra sự thật. Cái gì đã tạo cho tất cả các đời tổng bí thư giống nhau như khuôn và không một ai có đủ bản lĩnh vượt qua cái hèn để mang Đại tướng về đúng chỗ của ông.
Lý do thứ nhất; tài mọn thường dị ứng với thiên tài.
Lý do này không vững đối với những Tổng bí thư về sau khi đại tướng không còn là trụ đồng tỏa hào quang ngăn bước đường tiến thân của họ. Nếu nói ông Lê Duẩn có tính khí đố kỵ thì còn hợp lý bởi ông Duẩn là một công thần trong thời kỳ đầu tiên cùng với Đại tướng Giáp. Vào Đảng trước đại tướng Giáp, ông Duẩn đã nhìn thấy trước con đường hoạn lộ của mình giá nào cũng phải nắm chức Tổng bí thư. Con đường thăng tiến của ông Giáp phải bị cản trở bằng mọi cách nếu không có làm tới Tổng bí thư thì người dân và nhất là đồng chí sẽ không ai chịu phục. Gian hùng và quyết đoán đã làm ông Duẩn trở thành gian thần trong khi đại tướng Giáp thiếu hẳn hai đức tính ấy thì làm sao không thất trận ngay trong chiến trường mà đồng chí của mình sắp xếp?
Lý do thứ hai, phải chăng đại tướng đã phạm một lỗi lầm nào đó quan trọng đến nỗi tạo cơ hội cho Lê Duẩn và bè cánh của ông ta nắm lấy và áp lực đại tướng đến nỗi ông nhũn như con chi chi và lịch sử đã diễn ra như mọi người đều thấy?
Nghi vấn vẫn là nghi vấn nhưng dù sao thì tất cả nạn nhân lẫn kẻ chủ mưu đều đã chết. Trách nhiệm còn lại thuộc về ai đây?
Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải trách nhiệm giải mật sự thật lịch sử. Vâng, chính Tổng bí thư đương nhiệm chứ không ai khác.
Ông Trọng phải công khai ra lệnh làm rõ: Ai là người nghĩ ra cái trò buộc đại tướng nhận chức Chủ tịch "Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch" vào năm 1983. Ai là kẻ viết kịch bản cho vụ án Năm Châu - Sáu Sứ và trong đó kẻ nào còn sống hiện nay? Ai là kẻ dựng nên "Vụ án xét lại chống đảng" mà tới nay chưa có một tòa án nào được công khai lập ra để nhân dân biết được những oan khiên của biết bao tinh hoa dân tộc đã bị chôn vùi.
Nếu ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ thái độ im lặng thì xin ông và cả đảng, chính phủ của ông đừng bén mảng tới đám tang đại tướng. Cứ tham dự Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, cứ gửi vòng hoa tới chia buồn. Đừng đọc những bài điếu văn mà trong đó một giọt nước mắt cá sấu cũng không có nỗi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chịu im tiếng hơn 50 năm đã là quá đủ. Tại sao đến lúc này vẫn có người đòi hỏi ông phải thế này phải thế kia. Một Điện Biên Phủ rung chuyển cả thế giới chưa đủ hay sao? Một con người bình thường đừng đòi hỏi họ hai lần làm anh hùng trong khi hàng trăm ngàn người ở thể chế này ngay một lần sống cho tử tế cũng không có được?
(*) Bên Thắng Cuộc, Tập II Quyền Bính, Chương II: Tướng Giáp,nhà xuất bản OSINBOOK, 2012, tr. 134-178. Tác giả Huy Đức
Miên man chuyện lễ tang tướng Giáp
Võ Văn Tạo
Gần 24 giờ sau khi đại tướng Võ Nguyên
Giáp trút hơi thở cuối cùng tại Quân y viện 108 (18h09 ngày 4-10-2013,
theo Võ Hồng Nam – con trai út ông), rất nhiều lão thành cách mạng, cựu
chiến binh, trí thức và người dân rốt cuộc cũng nhẹ nhõm. Cuối chiều
5-10, một số báo điện tử nhà nước đưa tin: Văn phòng TW ĐCSVN vừa ra
thông báo, sẽ tổ chức theo nghi thức quốc tang trong 2 ngày
12&13-10.Trừ những người có quan hệ thân thiết với gia đình và thư ký tướng Giáp, phần lớn người biết sớm tin ông từ trần nhờ các hãng thông tấn nước ngoài kịp thời đăng tải. Các báo quốc doanh, phần sợ bị “trên” quở phạt, buộc “bóc” xuống như vụ cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần(!), phần bị chỉ đạo chờ “nhạc trưởng” TTXVN(!) “vung đũa”, ít nhiều đều có phần chậm trễ.
Rất chuyên nghiệp, các hãng thông tấn nước ngoài hiểu, thông tin tướng Giáp, lẫy lừng danh tiếng thế giới, tạ thế ở tuổi ngoài bách niên, đặc biệt thu hút công chúng, không chỉ tại Việt Nam. Với báo giới, đó là sự kiện lớn, là tin “sốt”, đăng trước là thắng. Điều đó không phải nhận định chủ quan. Thực tế, hầu hết các báo, tạp chí lớn và có uy tín trên thế giới đều kịp thời đăng trên trang nhất, tin, bài, ảnh lớn nhân sự kiện tướng Giáp từ trần.
Liền đó, vấn đề nhiều người quan tâm là câu hỏi: “Việt Nam sẽ tổ chức tang lễ ông theo nghi thức nào? “Quốc tang” hay “tang lễ cấp Nhà nước”? Đó cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm từ dạo tướng Giáp tròn trăm tuổi. Sau tin ông từ trần, một vài báo nhà nước mon men đề cập, nhưng cũng chỉ dám đăng lại quy định tại Nghị định 105. Theo đó, tướng Giáp, chỉ kinh qua chức vụ cao nhất là Phó Thủ tướng thường trực, nếu Bộ Chính trị không quyết, sẽ chỉ tổ chức tang lễ theo nghi thức cấp Nhà nước.
Trong tâm tưởng công luận trong và ngoài nước, về những yếu nhân của thể chế Việt Nam đương đại, Võ Nguyên Giáp liền kề Hồ Chí Minh. Và khoảng cách giữa hai người với các yếu nhân khác là quá xa. Tang lễ ông, nhất định phải là quốc tang, quốc tang đặc biệt.
Hãy tạm gác sang một bên, quan điểm của một số người đánh giá công – tội của tướng Giáp đối với đất nước và động thái nhẫn nhục đến lạ lùng của ông trước nhiều lãnh đạo cấp cao nhiều nhiệm kỳ. Lịch sử – như tướng Giáp nói nhân 30 năm Điện Biên Phủ – “giống như chậu bột sắn dây. Vừa mài xong mà thọc tay xuống, chỉ lõng bõng những nước. Để lắng ít bữa, bột ra bột, nước ra nước”. Xã hội luôn là thế, mỗi người mỗi nhãn quang, mỗi thái độ phục thiện và ở các điều kiện, hoàn cảnh, thời đại khác nhau, hậu thế sẽ còn tranh cãi, phán xét.
Dưới con mắt đa số công chúng trong và ngoài nước tán thành chiến tranh giành độc lập dân tộc, tướng Giáp là tượng đài lẫy lừng. Rất nhiều tướng lĩnh, chính khách tên tuổi khắp thế giới, kể cả đối phương một thuở, bày tỏ lòng khâm phục và kính trọng ông như danh tướng vĩ đại số 1 của Việt Nam, của châu Á, của thế giới, của thế kỷ XX và của mọi thời đại, hãnh diện đã có dịp thăm, đàm đạo và chụp ảnh cùng ông.
Trở lại thông báo tổ chức tang lễ tướng Giáp. Căn cứ Nghị định 105/2012 ngày 17-12-2012, tang lễ ông do Bộ Chính trị (xem xét) quyết định (thông thường, quốc tang chỉ dành cho người đứng đầu 4 tổ chức: Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Ông chỉ là Phó Thủ tướng, nếu Bộ Chính trị không quyết, sẽ chỉ theo nghi thức cấp Nhà nước). Như vậy, quyết định tổ chức quốc tang tướng Giáp, Bộ Chính trị làm đúng chức năng và thẩm quyền, cơ bản hợp lòng dân và đa số công chúng.
Nói cơ bản vì rất nhiều người lấy làm tiếc khi tang lễ ông sẽ chỉ diễn ra chính thức trong 2 ngày (tuân thủ quy định về quốc tang tại Nghị định 105). Ngày 12 viếng. Ngày 13, sau lễ truy điệu bắt đầu lúc 7 giờ sáng, đã phải lo di quan về quê nhà mãi tận Quảng Bình để kịp an táng trong ngày. Tướng Giáp là một trường hợp hết sức đặc biệt, chỉ những đoàn viếng theo nghi thức của các tổ chức, đoàn thể, cơ quan, ban ngành và địa phương, đã khó đủ thời gian. Rất đông lão thành cách mạng, tướng lĩnh, đồng đội, người dân và bạn bè quốc tế thật lòng muốn đến nhìn mặt ông lần cuối tại nhà tang lễ ở Hà Nội, khó có cơ hội. Sẽ hợp lý hơn, nếu tang lễ ông thêm 1-2 ngày, không quá cập rập đến vậy. Hơn 2 ngày là “phá lệ”. Nhưng có lẽ sau ông, Bộ Chính trị có muốn “phá lệ”, cũng chẳng còn ai. Có người bảo, “phá lệ” gây phật ý mấy vị “đa, đề” vẫn hậm hực nhìn ông như cừu địch. Chẳng biết có đúng vậy không? Nhưng nếu “phá lệ”, có lẽ sẽ được tuyệt đại đa số lão thành cách mạng, tướng lĩnh, quân nhân, người dân và bạn bè quốc tế hoan nghênh (dù truyền thông phải hoãn vui chơi, giải trí). Điều đó chắc chắn sẽ giúp Bộ Chính trị cũng như Đảng CSVN lấy lại phần nào thiện cảm.
Những ai biết những khúc mắc éo le trong cuộc đời tướng Giáp, mới hiểu phần nào ý nghĩa của của quyết định quốc tang. Theo Nghị định 105, tang lễ tướng Giáp không đương nhiên tổ chức theo nghi thức quốc tang. Rất có thể, sau ông, một vài vị khác, tuy không thuộc diện “tứ trụ triều đình”, nhưng cũng sẽ được tổ chức tang lễ theo nghi lễ quốc tang. Nhưng có lẽ, với những trường hợp ấy, Bộ Chính trị sẽ dễ quyết hơn.
Sinh thời, tướng Giáp được đa số đồng chí, đồng đội, cán bộ và nhân dân yêu mến, kính trọng. Nhưng ông cũng bị không ít kẻ ganh ghét, hiềm tị, vu khống (“con nuôi một tên thực dân”, “bị CIA mua chuộc”!), oan khiên thấu trời xanh. Nhiều chục năm, ông bị nhiều lãnh đạo, tướng tá hãm hại hay hèn hạ và cơ hội sợ liên lụy, xa lánh một cách quá tệ bạc, nhiều trường hợp đến thô bỉ. Bị bạc đãi là thế, nhưng ông lại rất có ý thức bảo vệ đồng đội, cấp dưới. Người viết bài này chứng kiến, dịp 1984-1985, tướng Giáp vào Nha Trang dự Hội nghị khoa học toàn quốc tại Khách sạn Hải Yến. Giải lao, có vị sư đoàn trưởng ở địa bàn ngỏ lời mời ông thăm đơn vị. Ông chân thành cảm ơn, nhưng từ chối khéo, nói “không muốn gây phiền phức cho anh em”.
Một cách ôn hòa và kiên nhẫn, nhiều lần tướng Giáp gửi đơn đến Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Bộ Chính trị và BCH TW Đảng, yêu cầu xác minh và xử lý, đều vô vọng. Về chuyện này, lãnh đạo Đảng còn mắc nợ ông, mắc nợ quân đội và nhân dân. Nhiều người xem quyết định tổ chức tang lễ ông theo nghi thức quốc tang như một động thái “sửa sai” nho nhỏ và muộn màng của Bộ Chính trị.
Chẳng biết trong những ngày này, có ai trong Bộ Chính trị và lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu tự vấn: để vị đại tướng bậc nhất trung thần ra đi, ôm theo mối oan khiên tột cùng, cùng trĩu nặng ưu tư thế sự, là mình có phần trách nhiệm?
Nhiều người nghĩ cuộc đời tướng Giáp là tấn bi kịch lớn. Ông từng thống lĩnh QĐNDVN đánh bại nhiều đạo quân sừng sỏ, danh tiếng lẫy lừng 5 châu lục, nhưng lại thất bại trước “đồng chí” và “tổ chức”. Nhưng có vẻ như trong “trận đánh cuối cùng”, ông lại thắng, khi trước lúc nhắm mắt xuôi tay, kịp quyết định sẽ trở về với người dân bình dị nơi quê nhà. “Quan nhất thời, dân vạn đại”, chỉ có đất nước, quê hương và nhân dân mới là điều quan trọng và vĩnh cửu.
Phải, chưa nói đến cái tầm, ở Mai Dịch hay Nghĩa trang quốc gia mới xây, có mấy người đích thực cùng cái tâm như ông? Có ai được nhân dân, công chúng trong và ngoài nước kính phục và tưởng nhớ như ông?
V.V.T.
Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải hợp ý nguyện lòng dân
Ngô Minh
NQL:Chưa có tin gì về nơi an táng cụ Võ
nhưng nhiều tin cho hay sẽ an táng cụ ở Mũi Rồng- Vũng Chùa- xã Quảng
Đông- huyện Quảng Trạch.
Đây là một điều bất thường khiến dân Quảng Bình ngơ ngác.
Đây là một điều bất thường khiến dân Quảng Bình ngơ ngác.
Việc đem cụ Võ về quê hương an táng là rất tuyệt vời, xưa nay hiếm. Nhưng đã về quê hương sao không về Lộc Thủy- Lê Thủy lại về Quảng Trạch, tít tận địa đầu phía bắc Quảng Bình?
Nghe mồm mấy ông phù thủy hay vì lợi ích du lịch của ông con cụ Võ?
Thật không hiểu nổi?
Đại
tướng Võ Nguyên Giáp là Anh hùng Dân tộc, là Đại tướng của lòng dân
Việt Nam và thế giới. Mấy ngày hôm nay ở hai địa điểm :Nhà riêng
30-Hoàng Diệu Hà Nội và Ngôi nhà đại tướng ở làng An Xá, Lệ Thủy, vàng
chục vạn người dân, cựu chiến binh đến khóc viếng Đại tướng. Ý nguyện
của nhân dân sau khi Đại tướng qua đời phải mai táng ở một nơi hợp lý
nhất. Đó là quê cha đất tổ, mạch đất thiêng đã sinh ra thiên tài lỗi lạc
năm châu. Đồng thời vừa tiện đường cái quan đi lại, để nhân dân hàng
ngày đến thăm viếng, tưởng niệm, nhất là dịp giỗ Đại tướng , dịp Tết
Nguyên Đán, lễ Độc Lập 2-9, ngày thương binhliệt sĩ 27/7…. Chứ không thể
lợi dụng uy danh cao vời của Đại tướng để kinh doanh du lịch !
Từ
cả ngày hôm qua (6-10) đến sáng nay, có hàng ngàn cuộc điện thoại hỏi
tôi :” Ngô Minh có biết Đại tướng sẽ an táng ở nơi đâu để đi viếng”.
Sáng nay hàng chục cuộc điện thoại của các trí thức, thầy giáo từ Lệ
Thủy, Quảng Trị điện vào bày tỏ sự phẫn nộ khi nghe tin Đại tướng sẽ
được an táng tại . khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, H.Quảng
Trạch, Quảng Bình) được chọn làm nơi an táng cho Đại tướng (Thanh Niên
online ngày hôm nay (6/10) . Chiều 6/10, các nhà báo phỏng vấn ông Võ
Điện Biên– con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, địa điểm cụ thể
an táng chưa thể công bố. “Nhưng chắc chắn sẽ không phải là huyện Lệ
Thủy, chỉ biết rằng sẽ ở một địa điểm thuộc tỉnh Quảng Bình”, ông Võ
Điện Biên cho biết. Vì thế mà nhân dân Lệ Thủy phẫn nộ là quá đúng. Và
họ sẽ phẫn nộ lâu dài nữa.
Ngày 5-10, chúng tôi tìm cách điện thoại cho ông Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, thành viên BAN TANG LỄ về nơi an Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói là ở Quảng Bình,cụ thể là ở đâu. Ông Lương Ngọc Bính cho biết nơi an táng là huyện Lệ Thủy, quê Đại tướng. Nhà văn Nguyễn Thế Tường ở Đồng Hới email cho tôi bảo có thể địa điểm là tại xã Mai Thủy, gần đường Hồ Chí Minh, nơi đó đã có mộ bố mà mẹ của Đại tướng. Sẽ dành một diện tích đất khoảng hơn 2 ha để xây lăng mộ và làm Nhà lưu niệm Đại tướng cho đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm viếng vị tướng thiên tài của thế giới mọi thời đại về. Chúng tôi đã đưa thông tin này lên mạng kèm theo Danh sách Ban lễ tang Trung ương. Sáng nay, báo chí đưa tin, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình sẽ cùng với ông Võ Điện Biên - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn chọn địa điểm an táng Đại tướng chính thức. Hiện nay anh Võ Điện Biên đang ở Quảng bình.
Theo tuyên bố của anh Võ Điện Biên trước báo giới:”Nhưng chắc chắn sẽ không phải là huyện Lệ Thủy” thì địa điểm Đảo Yến, Vũng Chùa ở Quảng Trạch gần như đã được chọn, vì anh không biết vị trí nào khác. Việc đó trái với đạo lý và nhân cách Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Về mặt đạo lý. Cha ông ta xưa nay đều nói rằng:” Lá rụng về cội”. Cội rễ của Võ Nguyên Giáp là mảnh đất linh kiệt Lệ Thủy đã sinh ra ông và bao nhiêu người tài giỏi trên đời này. Thứ hai lá “rụng về cội” còn có nghĩa con về với cha mẹ, bà con làng xóm, để sớm hôm lúc nào cũng có người qua lại viếng thăm. Tôi biết anh Võ Điện Biện có mấy chục héc-ta đất ở Hòn La ( vùng Đảo Yến, Vũng Chùa ấy) được tỉnh Quảng Bình cấp cho gần chục năm nay với lý do là trồng rừng, nhưng thực chất là dể xây dựng Khu du lịch. Tỉnh Quản Binh đang xây dựng Hòn La thành một khu công nghiệp –cảng biển lớn . Nên ý định anh Võ Điện Biên định đưa bố mình về nằm ở đây rõ ràng là nhắm mục tiêu :”Lợi dung Danh tiếng Võ Nguyên Giáp để kinh doanh du lịch, làm giàu “ ! Đó là việc trái với đạo lý và không phù hợp với nhân cách, đức độ của Đại tướng. Hơn nữa vùng Đèo Ngang ( Vũng Áng- Hòn La) là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam. Nên tuyệt đối không nên an táng Đại tướng ở đó. Đừng để ông phải chịu đựng hòn tên mũi đạn một lần nữa. Đời ông khổ với quân thù và khổ với “đồng chí” nhiều rồi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại tướng của lòng dân. Nhân dân còn sống với đại tướng của mình hàng ngàn năm sau nữa. Hãy để cho nhân dân vẫn được đến với Đại tướng hàng ngày sau khi ông qua đời. Mai táng ông ở Hòn Yến- Vũng Chùa ấy thì chỉ có các đại gia, khách du lịch xịn mới có điều kiện ghé được. Còn cán bộ lãnh đạo thì chỉ một năm một lần viếng ông vào Ngày thương binh liệt sĩ (27-7). Còn nhân dân cả nước, nhân dân Quảng Bình và đặc biệt bà con thân thuộc của Đại thướng, bà con nông dân Lệ Thủy nghèo thì không bao giờ đến được để thăm viếng, thắp nhang trong những ngày Tết Nhất, giỗ chạp. Đó là sự phi lý không thể chấp nhận được.
Với tư cách là một người lính của Tướng Giáp, tư cách một nhà văn Việt Nam sinh ra ở Lệ Thủy, tôi đề nghị Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình phải kiên quyết bàn với ông Võ Điện Biên để đưa Đại tướng về an táng ở Lệ Thủy( có thể lại Mai Thủy hay An Mã đều là những địa điểm tốt, thuận tiện giao thông). Đó là địa điểm thích hợp nhất. Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nằm với quê hương sinh ra mình, nhưng nhân dân cả nước Việt Nam, cả tỉnh Quảng Bình , nhân dân và bạn vè quốc tế kính yêu, ngưỡng mộ Đại tướng có điều kiện để viếng thăm bất cứ lúc nào. Khách du lịch đến với tỉnh Quảng Bình hàng năm nhờ uy danh của Đại tướng chắc chắn sẽ cao hơn , đông hơn ở Vũng Chùa- Đảo Yến.
Chuyện mai táng một vĩ nhân không được phép thiển cẩn. Thiển cận rồi sẽ ân hận suốt đời, bị nhân dân lên án suốt đời.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
SÁCH VIẾNG ĐẠI TƯỚNG
SÁCH VIẾNG ĐẠI TƯỚNG
Chi nhánh NXB Thanh Niên tại TPHCM liên kết với doanh nghiệp sách Thành Nghĩa vừa tái bản cuốn “ Tại sao Điện Biên Phủ “ của tác giả Lê Phú Khải ( Tháng 09/2013 ) có bổ sung bài viết mới và nhiều hình ảnh về Điện Biên trong mùa xuân 2013 này, sách nhằm chuẩn bị kỷ niệm 60 năm chiến thắng ĐBP và mừng thọ Đại Tướng 104 tuổi. Nào ngờ, Đại Tướng đã “ Không nán lại cái phút giây cực lạc để sống thêm ít phút nhọc nhằn trên cõi đời ô trọc này “ ( Sếch –pia) mà dứt áo ra đi! Đau buồn … tác giả dâng tác phẩm này của mình như một nén nhang viếng linh hồn Đại Tướng ./.
Sông Bắc Vong
Các cột mốc theo công ước 1887 cắm chung quanh khu vực này là :
Mốc số 26, tên Lũng Mính Ải 隴茗隘. Au pied des rochers sur la rive gauche de la rivière. Tạm dịch: cắm dưới chân núi đá, phía tả ngạn của con sông.
Mốc số 27, Bản Chiêu Sơn 扳昭山. Au pied des rochers, à l’O de l’ancien poste français. Tạm dịch : cắm dưới chân núi đá, phía tây của một công sự cũ của Pháp.
Mốc số 28, Na Hà Ả i那荷隘. Sur le mamelon au N. du barrage (rive droite de la rivière). Tạm dịch : cắm trên đỉnh đồi, phía bắc của rào cản (phía hữu ngạn của dòng sông).
Mốc số 29, Na Bài Sơn 那排山. Sur la rive droite de la rivière au pied d’un petit mamelon, en face des rochers de la rive gauche. Tạm dịch : cắm ở phía bờ hữu ngạn của dòng sông, đối diện với tảng đá ở bờ bên kia.
Mốc số 30, Bản Bản Hà 扳本河. Sur la rive droite à l’O du Cuc Lo au pied des rochers. Cắm ở bờ hữu ngạn, về phía tây Cuc Lo và ở dưới chân núi đá.
Theo biên bản mô tả vị trí cột mốc của công ước 1887, từ mốc số 28, 29, 30, đường biên giới là dòng sông.
Đường biên giới trong khu vực này đã thay đổi, VN mất đất ở hai nơi (trên bản đồ này lãnh thổ VN ở phía bắc, TQ ở phía nam) :
1/ Khu vực gần cột mốc cũ, số 26. Biên giới từ cột 25 đến cột 26 là sông Bắc Vong. Đường biên giới rời sông, nơi khúc quanh rẻ về hướng tây, bắt vào đỉnh ngọn núi phía đông bắc thiên bắc, sau đó theo đường sống núi cho đến mốc số 27.
Đường biên giới mới, là sông Bắc Vong, đến khúc rẻ về hướng tây, thay vì rời sông, lại tiếp tục đi theo sông về hướng tây, sau đó rời sông để bắt lên các ngọn núi ở phía sau đường biên giới cũ như vẽ trên bản đồ.
2/ Khu vực từ mốc cũ số 28 đến mốc số 30, đường biên giới theo công ước 1887 là nhánh suối, phụ lưu của sông Bắc Vong. Đường biên giới mới 1999, không theo nhánh suối, mà lên đỉnh các ngọn đồi phía bắc của con suối này. VN mất đất chiều dài khoảng 5km, chiều rộng khoảng 1km, là một thung lũng dài, nối qua bên TQ.
Đường đỏ là đường biên giới theo công ước 1887. Đường hồng là biên giới theo HUBG 1999. Phần gạch chéo trên bản đồ là phần đất VN bị mất cho TQ. Lưu ý, trong khu vực này, lãnh thổ của VN ở phía bắc, của TQ ở phía nam.
Cẩm nang dân chủ đa nguyên – Kỳ 4 – Quần Chúng (Hoàng Tâm Nguyên)
“…Bằng cách dứt khoát đoạn tuyệt với văn hóa nhân sĩ của tầng lớp cha anh
và quả quyết sống như những con người tự do, lớp người trẻ sẽ có
những đóng góp thiết thực để tiến trình dân chủ trở nên nhanh chóng
hơn…”
IV. QUẦN CHÚNG
1/ Hai ngộ nhận và ba điều kiện
2/ Làm sao để động viên quần chúng?
3/ Chuẩn bị và động viên quần chúng
4/ Thông điệp phải gửi tới quần chúng
5/ Trình tự các thành phần nhập cuộc đấu tranh dân chủ
6/ Phản ứng từ các thành phần trong xã hội Việt Nam
*
Quần chúng là gì? Quần chúng phải được hiểu là
khối đông đảo những người không phân biệt trình độ hiểu biết, không
dành cho hoạt động chính trị một quan tâm bền bỉ nào và cũng không tham
gia một tổ chức chính trị nào. Đặc điểm của quần chúng là không gắn bó, mỗi người sống riêng lẻ, bình thường bất lực, khi được động viên thì ứng xử giống như một đám đông, nghĩa là một khối nhiều người không biết nhau đi theo sự hướng dẫn của những người cầm đầu.
1/Hai ngộ nhận và ba điều kiện
-Ngộ nhận thứ nhất là cho rằng quần chúng là tất cả, quần chúng có thể động viên được một cách nhanh chóng và khi đã có quần chúng là sẽ thành công.
Ngộ
nhận này khiến người ta hăm hở vận động quần chúng (rải truyền đơn,
căng biểu ngữ, kêu gọi biểu tình v.v.) dù chưa có chuẩn bị về tư tưởng
và tổ chức. Có những tổ chức ra đời chỉ để sách động quần chúng.
-Ngộ nhận thứ hai là cho rằng nếu quần chúng phẫn nộ vì ý thức được rằng mình bị đàn áp và bóc lột thì họ sẽ đứng dậy đánh đổ chính quyền.
Sự thực thì mọi kinh nghiệm đều cho thấy là một khối người dù đông đảo
tới đâu và hoàn toàn đồng ý rằng mình bị áp bức cũng không đứng dậy
tranh đấu. Họ chỉ đứng dậy tranh đấu nếu có một tổ chức lãnh đạo và tổ chức này phải đủ mạnh và gắn bó để khiến họ tin chắc vào thắng lợi.
Tâm lý đám đông của quần chúng cần được đặc biệt lưu ý vì có hai hệ quả rất quan trọng: một là quần chúng đòi hỏi lãnh đạo, do đó quần chúng chỉ có thể động viên được nếu có một tổ chức mạnh khởi xướng; hai là, cũng như một đám đông, quần chúng được động viên do bị kích thích. Không có sự kích thích nào có thể kéo dài được, bởi vậy quần chúng chỉ có thể động viên được trong một thời gian ngắn.
Tổ chức lãnh đạo vì vậy phải chuẩn bị trước kế hoạch để tận dụng tối
đa và tức khắc thời điểm thuận lợi này để đạt những kết quả dứt khoát
không thể đảo ngược. Do hai đặc tính này giai đoạn động viên quần chúng
là giai đoạn hết sức căng thẳng và sôi nổi. Các nhà nghiên cứu chính trị
dùng cụm từ chiến tranh động viên (war of mobilization, guerre de mobilisation).
Một cách cụ thể, nếu bỏ qua những hành động khủng bố, hầu như trong mọi cuộc cách mạng bất bạo động tại mọi quốc gia cuộc chiến tranh động viên diễn ra như sau:
-Một bên là phe đối lập cố gắng thuyết phục quần chúng rằng phải thay đổi chế độ chính trị và tổ chức xã hội để tìm một lối thoát cho cả dân tộc; một bên là đảng cầm quyền cố gắng trấn an quần chúng rằng mỗi người có thể tìm giải pháp thăng tiến cá nhân cho mình trong khuôn khổ chế độ.
Đối lập hô hào thay đổi xã hội trong khi chính quyền đề cao sự linh động trong xã hội. Đối lập hô hào một giải pháp chung cho đất nước trong khi chính quyền hứa hẹn những khả năng thăng tiến cá nhân.
Tóm lại đối lập kêu gọi đoàn kết để cùng nhau đấu tranh cho một giải
pháp quốc gia trong khi chính quyền khuyến khích tâm lý luồn lách để tìm
giải pháp cá nhân.
-Đối
lập tố giác những sai phạm của chính quyền và những thiệt hại gây ra
cho quần chúng. Để chống trả, một chính quyền khôn ngoan không bao giờ
nói là tất cả đều rất tốt và không có gì phải thay đổi, vì như thế là vô
tình tiếp tay cho đối lập bởi vì khiến người dân thấy là họ không có gì
để hy vọng ở chế độ; trái lại nó luôn luôn nhìn nhận là có nhiều sai
lầm và tỏ ra cố gắng sửa sai, dù những biện pháp sửa sai chỉ nhằm duy
trì hiện trạng.[1]
-Đối
lập kêu gọi hoà giải và hoà hợp dân tộc để có đoàn kết và sức mạnh dân
tộc, trong khi chính quyền cố hết sức để khơi động những tị hiềm để giữ
quần chúng trong thế chia rẽ bất lực. Cuộc nổi dậy nào của
quần chúng cũng bắt đầu từ một biến cố khởi động xẩy ra cho một tập thể
quần chúng, nếu tập thể này không được sự hưởng ứng của các tập thể
khác, thậm chí còn bị chống đối, thì biến cố này không thể trở thành
khởi điểm cho một cuộc nổi dậy của toàn dân. Một thí dụ cụ thể, trong
nhiều thí dụ khác, là khi người Công giáo tranh đấu, như biến cố Tam Toà
tại Quảng Bình năm 2009, chính quyền cộng sản đã khơi động tinh thần
bài Công giáo để huy động những phần tử quá khích hành hung các linh mục
và giáo dân. Các tập đoàn độc tài không cần người dân
thương yêu chúng, chúng chỉ cần người dân đừng thương yêu nhau để tiếp
tục bất lực trong sự chia rẽ.
-
Đối lập cố gắng thống nhất đội ngũ lãnh đạo vì đó là điều kiện bắt buộc
để động viên quần chúng; quần chúng không thể đứng dậy nếu nhận được
những lời kêu gọi mâu thuẫn từ nhiều nguồn. Chính quyền cố
gắng phân tán và chia rẽ tối đa đối lập bằng mọi phương tiện, kể cả
khuyến khích cách làm chính trị nhân sĩ, mua chuộc một số thành phần đối lập hay thành lập những tổ chức đối lập giả hiệu.
-Đối
lập cố gắng trấn an những người trong bộ máy chính quyền rằng sự thay
đổi chế độ sẽ không đe dọa họ trong khi chính quyền cố gắng tạo tâm lý
lo sợ những trả thù báo oán để đoàn kết nội bộ trong phản xạ tự vệ. Hoà giải và hoà hợp dân tộc là ngôn ngữ bắt buộc của một đối lập thông minh.
Bằng ngôn ngữ ôn hoà và bao dung đối lập cố gắng thuyết phục và tranh
thủ những thành phần tiến bộ trong đảng cầm quyền bởi vì những tiếng nói
phản kháng từ trong nội bộ có sức tàn phá đặc biệt; chính quyền cố gắng
giữ vững hàng ngũ bằng cách phủ dụ và mua chuộc những người bất mãn,
nếu không được thì trừng trị một cách thật nghiêm khắc để làm gương.
Cố gắng động viên quần chúng chỉ thành công nếu hội đủ ba điều kiện:
-Điều kiện thứ nhất là quần chúng cảm thấy mình là một thành phần bị một thành phần khác chà đạp và bóc lột.
Cần có sự hiện hữu của hai tập thể có căn cước rõ ràng, một tập thể ta
trong đó mỗi người cảm thấy mình là thành viên gắn bó và có trách nhiệm
phục vụ, đồng thời cũng cảm thấy được hỗ trợ; và một tập thể địch mà tập thể ta nhìn như nguyên nhân của những đau khổ mà mình và các đồng cảnh là nạn nhân.
Tập
thể địch có thể được tạm định nghĩa là thành phần thượng lưu trong chế
độ. Tập thể ta phải là toàn dân hoặc đại đa số dân chúng. Như vậy muốn xây dựng tập thể này, không có giải pháp nào khác hơn là củng cố lòng yêu nước và đề cao hoà giải và hoà hợp dân tộc.
Không có lòng yêu nước thì không thể nói tới dân tộc, yêu nước mà chia
rẽ và thù ghét lẫn nhau thì cũng không phải là một lực lượng và sẽ tiếp
tục bất lực trong sự chia rẽ.
-Điều kiện thứ hai là phải có những hứa hẹn cụ thể.
Quần chúng không đủ hiểu biết và suy luận để có thể được hoàn toàn
thuyết phục và động viên vì những phúc lợi của đạo đức chính trị, lòng
yêu nước, tự do, dân chủ v.v. Họ phải nhìn thấy cuộc cách mạng đem lại
cho họ những kết quả cụ thể nào. Các cuộc cách mạng Hoa Kỳ và Pháp cuối
thế kỷ XVIII có nguồn gốc là chống thuế. Các đảng cộng sản tại Nga,
Trung Quốc và Việt Nam đã có một hứa hẹn rất cụ thể là nếu nắm được
chính quyền họ sẽ tiêu diệt giai cấp chủ nhân (hoặc địa chủ) và lấy của
người giàu chia cho người nghèo.
- Điều kiện thứ ba là quần chúng phải chắc chắn là cuộc đấu tranh sẽ thành công. Quần chúng không lãng mạn. Cũng không thể đòi hỏi sự dũng cảm và kiên trì nơi quần chúng. Dũng cảm và kiên trì là đặc tính của những tổ chức.
Nhưng khi nào thì quần chúng tin chắc vào thắng lợi? Câu trả lời của
những kinh nghiệm lịch sử và những công trình nghiên cứu là khi quần
chúng thấy có một tổ chức vừa đáp ứng đúng nguyện vọng của họ vừa có đủ
sức mạnh để giành thắng lợi. Một lần nữa đấu tranh chính trị luôn luôn là đấu tranh có tổ chức và không bao giờ là đấu tranh của những cá nhân.
Sức mạnh của tổ chức được hiểu là phương tiện, trí tuệ, đội ngũ nòng
cốt, uy tín của lãnh đạo, và nhất là sự gắn bó vì quần chúng nhìn một tổ
chức như một người. Một tổ chức yếu về lực lượng hoặc chưa có uy tín dĩ
nhiên không động viên được quần chúng. Một tổ chức không có nhất trí
dưới mắt quần chúng giống như một người chưa biết mình muốn gì và do đó
cũng không thể động viên được quần chúng. Và vì tổ chức lãnh đạo quần
chúng phải vừa mạnh vừa gắn bó, nó chỉ có thể là thành quả của những cố
gắng thông minh và kiên trì trong hàng thập niên. Một tổ chức vừa mới
thành lập được vài năm, chưa nói vài tháng, không có hy vọng nào động
viên được quần chúng.
Điều
quan trọng cần được nhắc lại và nhấn mạnh là một khi đã được động viên
thì lực lượng quần chúng phải được sử dụng ngay tức khắc để đạt thắng
lợi. Quần chúng không kiên nhẫn, nếu thắng lợi không đến nhanh chóng khí thế đấu tranh sẽ nhường chỗ cho thất vọng.
Tóm
lại, quần chúng chỉ động viên được vào lúc mà mọi cố gắng và hy sinh để
thành công đã làm xong, thắng lợi đã chắc chắn và quần chúng không còn
chọn lựa nào khác hơn là ủng hộ.
Còn một lấn cấn: một cuộc cách mạng có thể hoàn toàn một cách bất bạo động trong mọi trường hợp được không? Những thay đổi chế độ trong hoà bình tại Đông Âu và Liên Xô cũ phải chăng chỉ là do may mắn?
Quả
thực động viên quần chúng là để buộc chính quyền phải nhượng bộ trước
đe doạ của những hành động mãnh liệt như biểu tình lớn trên toàn quốc,
chiếm đóng và làm tê liệt các cơ quan xí nghiệp, cuối cùng chiếm chính
quyền dưới áp lực của đường phố, thậm chí nổi dậy võ trang nếu cần. Điều rất quan trọng cần được nhấn mạnh là trong đại đa số các trường hợp những hành động này không cần thiết.
Một đối lập sáng suốt có thể không dùng tới những hành động này trong
mọi trường hợp. Chỉ cần có khả năng lật đổ chính quyền bằng áp lực quần
chúng là đủ.
Chính quyền nào, dù ngoan cố và lì lợm đến đâu, cũng sẽ thoả hiệp thay vì đối đầu nếu biết trước đối đầu sẽ thảm bại.
Như thế tranh thủ và động viên quần chúng là điều phải làm, nhưng đưa quần chúng vào hành động là không cần thiết. Chỉ cần chứng tỏ có khả năng điều động quân chúng nổi dậy là đủ chứ không cần quần chúng thực sự nổi dậy.
Những
ngộ nhận về vận động quần chúng chủ yếu do quan sát hời hợt không khí
tưng bừng của những cuộc cách mạng đã thành công, người ta tưởng rằng
các cuộc cách mạng này đã thành công vì được quần chúng ủng hộ, trong
khi thực ra quần chúng chỉ ủng hộ các cuộc cách mạng đó vì chúng đã thành công.
Trong lịch sử của các dân tộc, những cuộc đổi đời lớn đều là thành quả
của những nhóm nhỏ đã có đủ trí tuệ để nhìn thấy hướng đi phải có cho xã
hội và đã kiên trì đấu tranh, chấp nhận mọi cố gắng và hy sinh cho lý
tưởng của họ. Sau cùng họ đã đánh bại được những tập đoàn cầm quyền
nhiều lần mạnh hơn họ về cả phương tiện lẫn số lượng bởi vì họ là hiện
thân của một tương lai bắt buộc phải đến trong khi tập đoàn cầm quyền là
hiện thân của một hiện tại phải qua đi. Và vì họ đã có đủ quyết tâm,
dũng cảm và kiên trì, để vượt qua mọi thử thách. Sự hưởng ứng của quần
chúng sau cùng đã đến như là phần thưởng của thắng lợi.[2]
2/Làm sao để động viên quần chúng?
Mọi nghiên cứu và kinh nghiệm lịch sử đều đưa đến một kết luận rất rõ rệt: một
khối người dù đông đảo đến đâu và bị bóc lột đến đâu đi nữa cũng không
đứng dậy trong một cuộc đấu tranh chung nếu không có những điều kiện cần
thiết. Mặt khác không phải những người bị thua thiệt nhất
là những người đứng dậy tranh đấu, họ chỉ có thể hưởng ứng một cuộc đấu
tranh đã gần như chắc chắn thắng lợi mà thôi. (Giai cấp bần cố nông
Việt Nam đã chỉ nhập cuộc ủng hộ đảng cộng sản sau khi họ đã cướp được
chính quyền năm 1945 với một đội ngũ nhỏ). Những người đứng dậy tranh
đấu là những người tương đối đã khá giả và nhận thức rằng họ không có
được chỗ đứng phải có. Không phải là một sự tình cờ mà mọi cuộc cách mạng, kể cả các cuộc cách mạng cộng sản, đều xuất phát từ giới trí thức trung lưu.
Những điều kiện nào cần thiết để động viên quần chúng?
-Điều kiện thứ nhất là một ý thức rằng mình thuộc một thành phần bị một thành phần khác bóc lột và cuộc sống và chỗ đứng của mình chỉ có thể cải thiện trong một giải pháp chung chứ không thể có giải pháp cá nhân.
Các đảng cộng sản đã thành công ở một số quốc gia, như Việt Nam, vì họ
đã tạo ra được ý thức một giai cấp bần cố nông bị giai cấp địa chủ bóc
lột và phải đánh đổ giai cấp địa chủ để giải thoát toàn thể giai cấp
mình. Điều này rất quan trọng và cũng rất khó đạt tới, nhất là đối với
một phong trào dân chủ kêu gọi bao dung và đoàn kết dân tộc thay vì hận
thù.
Ý thức phải rất rõ rệt, nghĩa là mọi người phải cảm thấy đủ gắn bó với thành phần của mình cả về quyền lợi lẫn tình cảm để không có ý định xé lẻ
tìm cách tự thăng tiến một mình. Ý thức này chỉ có thể là thành quả của
một cố gắng thuyết phục nghiêm túc và kiên trì, bởi vì các tập đoàn cầm
quyền không thiếu khả năng cám dỗ.
Chế
độ cộng sản ngày nay đã và đang đưa ra những mẫu người thành công xuất
phát từ giai cấp nghèo khổ để tạo ảo tưởng "linh động xã hội" (social mobility)
và giúp chế độ kéo dài. Nhưng số người này là bao nhiêu? Chúng ta sẽ
cần những thống kê xã hội và những lập luận chính xác để vạch trần sự
bịp bợm này, và chúng ta cũng cần rất nhiều kiên trì bởi vì
tâm lý thông thường của con người là luồn lách, tránh hiểm nguy, tìm lối
thoát cho riêng mình, để mặc cho những kẻ dại dột đem đầu
húc đá; vả lại nếu vạn nhất chúng có thành công thì cả xã hội, trong đó
có mình, đều được hưởng. Chúng ta cần một cố gắng rất mãnh liệt và bền
bỉ để chứng minh rằng chủ nghĩa luồn lách không phải chỉ là hèn nhát mà
còn là dại dột.
-Điều kiện thứ hai đòi hỏi một tổ chức động viên.
Mọi nghiên cứu lý thuyết cũng như mọi kinh nghiệm trên thế giới đều quả
quyết không hề có hiện tượng quần chúng tự nhiên đồng loạt đứng dậy
tranh đấu đòi thay đổi xã hội. Mọi thay đổi chế độ và chính quyền đều cần một tổ chức làm động cơ. Không có ngoại lệ nào cho qui luật này.
Không phải tổ chức nào cũng có thể động viên quần chúng. Muốn động viên được quần chúng, tổ chức phải hội đủ ít nhất ba điều kiện.
1. Trước hết phải có một tư tưởng chính trị và một dự án chính trị đủ sức thuyết phục, và trên thực tế đã thuyết phục được, một số đông đảo. Không phải là một sự tình cờ mà một phong trào chính trị luôn luôn phải có một phong trào tư tưởng đi trước.
Dự án chính trị và nhất là tư tưởng chính trị không thể vay mượn, bởi
vì tư tưởng phải được liên tục triển khai vào thực tại và người ta chỉ
có thể thích nghi một dự án chính trị với thực tại mà không biến chất nó
và bộc lộ sự mâu thuẫn trong hành động nếu là dự án của chính mình.
2. Sau đó tổ chức phải rất gắn bó và đồng nhất. Mọi chọn lựa, dù chắc chắn phải có thảo luận trong một sinh hoạt dân chủ, cuối cùng phải là quyết định đồng thanh trước mắt quần chúng.
Điều trớ trêu là một tổ chức tranh đấu cho dân chủ và đa nguyên lại
phải rất đồng nhất trong nội bộ. Lý do là vì tổ chức được nhìn như một
thực thể, nhìn từ bên ngoài một tổ chức chia rẽ về ý kiến không khác gì
một người chưa biết mình muốn gì. Làm sao hy vọng thuyết phục được quần
chúng theo một đường lối mà chính mình cũng chưa tin chắc?
3. Cuối cùng, tổ chức phải đủ mạnh, đủ tầm vóc và phương tiện, hay ít nhất phải chứng tỏ tiềm năng trở thành lớn mạnh, để quần chúng tin tưởng vào thắng lợi.
Không hội đủ ba điều kiện tối thiểu này thì mọi cố gắng động viên quần chúng chỉ là vô vọng.[3]
3/Chuẩn bị và động viên quần chúng
Sự hưởng ứng của quần chúng là điều kiện bắt buộc, nhưng không phải là công việc khó khăn nhất của đấu tranh cách mạng và cũng chỉ là giai đoạn cuối cùng trước khi tiến công giành thắng lợi.
Cần phân biệt chuẩn bị quần chúng và động viên quần chúng.
-Tâm lý quần chúng cần được chuẩn bị :
Một phần như là phó sản của những cố gắng truyền bá tư tưởng mới ngay từ giai đoạn đầu, trong thời đại chúng ta chủ yếu qua thông tin và sách báo,
Một phần do chính những sai phạm của chính chế độ cần phải thay đổi.
-Nhưng động viên quần chúng tham gia đấu tranh thay đổi xã hội là một điều khác.
Ngày nay chúng ta có thể coi tâm lý quần chúng Việt Nam đã chín muồi.
Vấn đề còn lại là động viên quần chúng tranh đấu và đây là vấn đề chỉ có thể đặt ra sau khi đã xây dựng xong tổ chức đầu tàu và đã hội đủ các phương tiện.
Có
thể nói sự hưởng ứng của quần chúng chỉ có vào lúc mà hầu như tất cả
những cố gắng cam go nhất đã làm xong và thắng lợi đã chắc chắn.[4]
4/ Thông điệp phải gửi tới quần chúng
Đảng
cộng sản đang dẫn đất nước vào bế tắc. Đất nước tuy có tăng trưởng về
mặt kinh tế nhưng không tăng trưởng một cách lành mạnh, ở mức độ đáng lẽ
phải có. Tham nhũng đã khiến chênh lệch giàu nghèo quá lớn và của cải
tập trung trong tay một số người rất nhỏ. Dưới chế độ cộng sản, Việt Nam
đã tụt hậu bi đát trong cuộc cách mạng tri thức hiện nay. Một thực tế
phân công lao động mới đang hình thành trên thế giới trong đó có những
nước nắm những ngành kỹ thuật cao và những nước khác đảm nhận những công
việc nặng nhọc và lợi tức thấp; số phận đang chờ đợi đại bộ phận dân
tộc là số phận thua kém của những người lao động tay chân.
Những người ít nhiều tham gia vào cuộc đấu tranh cho dân chủ đều đồng ý rằng trở ngại chính không phải là chỉ đảng cộng sản mà còn là sự thụ động của quần chúng.
Vậy thông điệp mà ta phải gửi tới quần chúng là mỗi
người không thể luồn lách, tìm cách giải quyết các vấn đề cá nhân bằng
những giải pháp cá nhân được, mà phải có một giải pháp chung cho đất
nước và như thế phải hành động chung.
Không phải ai cũng đủ tư cách để gửi thông điệp này, bởi vì sức thuyết phục của nó tùy thuộc cả lời nói lẫn người nói.[5]
Thực ra quần chúng Việt Nam không còn cần được thuyết phục rằng chế độ cộng sản hiện nay là độc tài, tham nhũng, bạo ngược nữa. Họ cần một giải pháp và một niềm tin vào thắng lợi, họ cần được tổ chức và lãnh đạo. Họ cần một tổ chức dân chủ thực sự mạnh.[6]
Quần chúng đòi hỏi lãnh đạo và họ không thể nhận cùng một lúc nhiều chỉ
thị. Quần chúng đòi hỏi một đường lối và những chỉ thị rõ rệt, xuất
phát từ những cấp lãnh đạo bằng xương bằng thịt mà họ biết và tín nhiệm.
5/ Trình tự các thành phần nhập cuộc đấu tranh dân chủ
Vòng xoắn leo thang phẫn nộ-chống đối-đàn áp-chống đối này sẽ đưa nhiều thành phần xã hội nhập cuộc đấu tranh cho dân chủ.
Kinh nghiệm cho thấy trong hầu như mọi trường hợp chuyển hóa về dân chủ
các thành phần này thường nhập cuộc theo cùng một thứ tự
đã được nhiều nghiên cứu xác định, đặc biệt là một công trình nghiên cứu
rất công phu của Woodrow Wilson Center – cho đến nay chưa bị phản bác –
qui tụ một số lượng đông đảo những nhà nghiên cứu có uy tín trong hơn
hai năm từ 1979 đến 1981.
-Đầu tiên là giới văn nghệ sĩ,
những người cần tự do nhất để có thể sáng tạo đồng thời cũng là những
người có bản chất phóng khoáng và chính quyền cũng không lo ngại. Lớp người này tuy ít và hiểu biết chính trị sơ sài nhưng lại có một khả năng động viên lớn do sức thu hút quần chúng của họ.
-Kế tiếp là thành phần cởi mở trong đảng cầm quyền và bộ máy nhà nước. Cần nhấn mạnh rằng mục đích ban đầu của thành phần này không phải là thay đổi chế độ mà là bảo vệ chế độ.
Một phần vì cảm thấy không được đãi ngộ xứng đáng, một phần vì sáng
suốt, họ tin rằng chế độ không thể tồn tại như hiện trạng và họ vận động
cải tiến nó để giúp nó tiếp tục tồn tại. Chỉ sau khi những cố gắng này chứng tỏ rõ ràng là tuyệt vọng họ mới đứng về phe dân chủ.
- Sau đó là các tập hợp ngành nghề,
như các đoàn thể nhà báo, luật gia, y sĩ, kiến trúc sư, nhà giáo, nhà
nông v.v. Tất cả đều bực bội vì ngành nghề của họ bị bế tắc do chính
quyền. Đặc tính chung của những chế độ độc tài tham nhũng là tất cả mọi
ngành nghề đều bị chèn ép, quyền lợi tập trung trong tay một vài băng
đảng tay chân của chính quyền, vì thế mỗi tập thể đều là một
trái bom nổ chậm và khi một ngành đứng dậy phản đối thì một cách nhanh
chóng các ngành nghề khác cũng hưởng ứng theo.
- Sau cùng là tuổi trẻ, thanh niên và sinh viên. Khi tuổi trẻ đã nhập cuộc một cách đông đảo thì sự sụp đổ của chính quyền là điều chắc chắn.
Những
nghiên cứu này có thể giúp giải thích biến cố Thiên An Môn năm 1989
trong đó sinh viên Trung Quốc đã nổi dậy và bị tàn sát nhưng sau đó
chính quyền cộng sản Trung Quốc vẫn đứng vững. Đó là vì tuổi trẻ Trung Quốc đã nổi dậy bồng bột và đơn độc trong một xã hội chưa sẵn sàng.
Con số 10.000 sinh viên trong một nước với 1.300 triệu người cũng là
một tỷ lệ quá nhỏ. Chúng cũng giải thích tại sao tình hình Việt Nam đã
không chuyển động cho tới nay, đồng thời cho phép đánh giá mức độ chín
muồi của tiến trình dân chủ hóa tại nước ta.[7]
6/Phản ứng từ các thành phần trong xã hội Việt Nam
Cho đến nay, giới văn nghệ sĩ Việt Nam đã bất động;
họ không cần tự do vì không có nhu cầu sáng tạo. Văn học và nghệ thuật
Việt Nam không sáng tạo và do đó không làm nảy sinh nhu cầu đòi tự do.
Điều này chúng ta có thể thấy rõ, văn nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại không
bị kềm kẹp nhưng cũng không có sáng tạo nào dù những thảm kịch của giai
đoạn lịch sử vừa qua đã có thể là chủ đề cho những tác phẩm rất lớn, các
ca sĩ hát đi hát lại những bản nhạc đã quá cũ về cả nhạc lẫn lời và ý. Chỉ mới gần đây mới có những hiện tượng Việt Khang, Kim Chi v.v.
Hy vọng đó là những con én báo mùa xuân.
Các tập thể nghề nghiệp cũng không nhiều tâm sự.
Kể cả hai tập thể đông đảo đáng lẽ phải rất đau nhức là giới nhà báo và
giới luật gia. Họ bị bắt buộc phải hàng ngày phản bội nghề nghiệp và
danh dự của mình, nhà báo phải xuyên tạc, thẩm phán phải xử ngược với
luật pháp và lương tâm, luật sư không được bào chữa tận tình. Thậm chí
cơ quan lập pháp cao nhất, quốc hội, cũng là cơ quan quyền lực cao nhất
trên danh nghĩa, cũng không hề phiền lòng khi luật pháp và hiến pháp bị
vi phạm thô bạo. Chắc chắn tuyệt đại đa số "đại biểu" tin chắc rằng vai
trò của quốc hội chỉ là để làm công cụ cho chính phủ và không cần thắc
mắc.
Vậy phải chăng chỉ còn trông đợi ở những "thành phần sáng suốt" trong đảng và nhà nước cộng sản?
Không ít người tin như vậy, nghĩa là Việt Nam chỉ có thể thay đổi nhờ
một "Gorbachev Việt Nam" hay là nhờ đảng cộng sản tự vỡ, tự tách. Nếu như thế thì còn phải chờ đợi rất lâu
vì các "thành phần sáng suốt" này hoặc chỉ muốn chấn chỉnh đảng để có
thể chống lại dân chủ, hoặc chỉ lên tiếng kêu gọi dân chủ một cách rụt
rè sau khi đã trở thành những vị "nguyên là". Các xung khắc
trong nội bộ đảng và nhà nước cộng sản có và ngày càng nhiều nhưng vẫn
chưa đủ mạnh để đẩy một cấp lãnh đạo thất vọng nào vào hàng ngũ dân chủ.
Một số người, chủ yếu ở hải ngoại, hy vọng khối
dân oan sẽ là chủ lực của cuộc tiến công giành dân chủ. Nhưng khối dân
oan là một khối cần được giúp đỡ hơn là một lực lượng. Họ không phải là một tập thể liên đới. Họ đi cùng nhau nhưng không có đòi hỏi chung. Họ chỉ có thể hưởng ứng và tăng cường cuộc nổi dậy đòi dân chủ chứ không thể là chủ lực. [8]
Thành
thực mà nói, thanh niên Việt Nam có quyền mơ ước những gì? Khó có thể
là những thành tựu khoa học kỹ thuật bởi vì họ không có những phương
tiện và những giáo sư tương đương với sinh viên các nước tiến bộ.
Cũng không thể là những công trình văn hóa tư tưởng vì họ không có quyền
tự do suy nghĩ và phát biểu trong khi ý kiến và sáng tạo là những yếu
tố chỉ nẩy sinh và phát triển nơi những con người tự do, trong những xã
hội dân chủ. Ngay cả giấc mơ bình thường và nhỏ bé là có được một căn
nhà nhỏ ở thành phố cũng hoàn toàn ngoài tầm tay tuyệt đại đa số. Thử
thách có thể khiến con người lớn lên như trong đa số trường hợp. Nhưng
nó cũng có thể bẻ gẫy và làm cho con người nhỏ lại và thấp xuống. Cuộc
chiến đấu của chúng ta cũng chính là để trả lại cho tuổi trẻ quyền được
mơ ước.
Giải
pháp nào cho sự băng hoại của đạo đức, ý chí và niềm tin? Tại sao tuổi
trẻ và quần chúng lại thụ động trong tâm lý rã hàng và bỏ cuộc? Điều
trước hết chúng ta phải làm là xây dựng đội ngũ dân chủ để tạo niềm tin và để cống hiến cho những giá trị đạo đức một sự hiện hữu cụ thể bằng xương bằng thịt làm điểm hẹn cho những con người còn ý chí hoặc còn có thể đánh thức và động viên.
Những giá trị tình cảm và đạo đức chỉ có thể phục hồi bằng sự hiện hữu
của một lực lượng những người chuyên chở chúng chứ không thể bằng thảo
luận và lý luận.[9]
Bằng cách dứt khoát đoạn tuyệt với văn hóa nhân sĩ của tầng lớp cha anh
và quả quyết sống như những con người tự do, lớp người trẻ sẽ có
những đóng góp thiết thực để tiến trình dân chủ trở nên nhanh chóng
hơn. Người trẻ sẽ hiểu, người trẻ đang hiểu, rằng tự do
và dân chủ không bao giờ miễn phí mà luôn luôn đòi hỏi phấn đấu và hy
sinh để có.[10]
Những dữ kiện gần đây đang thai nghén một hiện tượng khá mới và rất tích cực cho tiến trình dân chủ: tuổi trẻ đang chuyển mình dấn thân với một thái độ đòi hỏi thay vì xin xỏ những quyền lợi căn bản của người dân.[11]
Tuổi
trẻ cần mọi tầng lớp xã hội nhiệt liệt ủng hộ và nhiệt tình hỗ trợ.
Thiếu vắng khâu này sẽ gián tiếp bật đèn xanh để chính quyền thẳng tay
đàn áp tuổi trẻ.
(Còn Tiếp)
Hoàng Tâm Nguyên
Chú thích:[1] Nguyễn Gia Kiểng - Vận động dân chủ, từ manh động đến hành động
[2] Nguyễn Gia Kiểng - Vận động dân chủ, từ manh động đến hành động
[3] Nguyễn Gia Kiểng - Tâm niệm trước một hiệp đấu mới
[4] Nguyễn Gia Kiểng - Đoạn tuyệt với tinh thần Phan Bội Châu
[5] Nguyễn Gia Kiểng - Làm gì để thắng?
[6] Nguyễn Gia Kiểng - Kịch bản nào cho cuộc cờ này?
[7] Nguyễn Gia Kiểng - Chín muồi tới mức độ nào?…
[8] Nguyễn Gia Kiểng - Chín muồi tới mức độ nào?…
[9] Nguyễn Gia Kiểng - Ý chí và tình cảm còn lại của dân tộc
[10] Nguyễn Gia Kiểng - Chín muồi tới mức độ nào?…
[11] Nguyễn Gia Kiểng - Tâm niệm trước một hiệp đấu mới
Hãy đừng so sánh với chính mình (tự sướng, thủ dâm chính trị) nữa. Mà nên so sánh với các nước có cùng điều kiện như mình
“định hướng dư luận” là lừa đảo dối trá, “kiên định con đường xhcn…” là ngoan cố chống lại người dân :
Cứ cho là “chủ nghĩa xã hội thật sự là thiên đường của loài người” như từ bé cho đến giờ hệ thống giáo dục, tuyên truyền của đảng và nhà nước cầm quyền ở VN vẫn “dạy” dân đi, thì để biết thế nào là đúng sai, người ta phải nhìn vào hiện thực xã hội VN xuyên suốt chiều dài cầm quyền của hệ thống chính trị và so sánh sự phát triển các mặt của đất nước với các quốc gia khác trên thế giới.
“mục đích đòi hỏi đạt tới nó bằng phương tiện bất công thì mục đích đó không thể là mục đích chính đáng”- CMác.
Trong thực tế, đảng cs VN hiện đang thực hiện bao nhiêu chính sách bất công-vậy mà họ vẫn luôn trơ tráo nói tới để đạt các mục tiêu”vì dân, công bằng, dân chủ, văn minh….”- thật là lố bịch hết chỗ nói.
Để mê hoặc người dân, đảng cs VN đã tuyên truyền cho đường lối “giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp”. Chính vì thế, khi chưa nắm trọn quyền thống trị, nó từng chiếm được lòng tin của một phần lớn người dân-do vậy, người dân đã nghe theo đảng, không tiếc xương máu để mong đạt được mục đích “giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp” ấy, ai dè, đến khi nắm trọn quyền lực, những tưởng rằng dân sẽ tự do, sẽ thủ tiêu bất công xã hội, giữ được chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thì người dân chỉ thấy đau khổ máu và nước mắt và tiếp tục sự bất công nghiêm trọng hơn, lệ thuộc ngoại bang hơn.
Hiện nay, nhìn bề ngoài, thấy đất nước có thêm nhiều khu công nghiệp, thấy nhiều nhà cao tầng, đường sá khang trang hơn, thấy dân ăn uống đầy đủ hơn, đi lại bằng phương tiện cơ giới khác xưa và đảng ta nhấn mạnh đây là công lao “trời biển” của đảng ban phát cho dân, không có đảng thì dân có lẽ không có những thứ ấy?
Xin thưa: không, ngàn lần không. Đó là thủ đoạn đánh lừa nhãn quan và tư duy. Những thứ gọi là đổi mới nhìn thấy ấy, người dân có được hưởng không? Có phải để phục vụ cho người dân không? hay chỉ là những thứ để kẻ cầm quyền khai thác nặn bóp bóc lột người dân? những thứ ấy nó buộc phải có khi xã hội loài người nói chung vẫn đang phát triển, thì dù một quốc gia có lạc hậu, nguời lãnh đạo có lưu manh phản động đến đâu thì những thứ ấy vẫn có vì theo lẽ tự nhiên, bởi vì đó là sự thay thế nghiễm nhiên mới cho cũ. Nếu không vay nợ hàng trăm tỷ đô la (để mà có tiền lấy cớ đầu tư dự án mà rút phần trăm ra chia nhau), nếu nước ngoài không đổ tiền vào đầu tư khai thác sức lao động rẻ mạt của người dân VN, thì liệu có những thứ gọi là đổi mới ấy không? và nếu trả nợ hết ngay thì có còn những thứ ấy không?
Việc này khác nào một anh sỹ diện, ăn tiêu chơi bời bạt mạng, đi lừa và vay mượn hàng xóm được một số tiền lớn về xây nhà, tậu ô tô và khoe khoang rằng ta làm ăn giỏi để tiếp tục lừa người khác. Thực chất người dân VN đang bị bần cùng hóa, bị lừa dối, và bị tước đoạt hết những quyền sống, quyền tự do tối thiểu của con người mà tạo hóa vốn đã ban cho họ (kể cả quyền được bày tỏ, được tiếp nhận tư tưởng, thông tin như được nói, được nghe, được thấy-là những quyền của muôn loài)….
Nhưng với các nước không có đảng cs độc tài lãnh đạo, họ thực hiện đa đảng, thì sự phát triển của quốc gia được người dân và các tổ chức chính trị (nhiều khi đối lập nhau)giám sát rất chặt chẽ. Với những quốc gia ấy, không có chuyện thất thoát hàng ngàn tỷ mà không thu được về, vì họ hành xử theo phương châm”chẳng có gì đang từ không thành có, cũng chẳng có gì đang từ có trở thành không”. Cũng chẳng có chuyện người lãnh đạo chỉ “chịu trách nhiệm chính trị”là xong, mà việc cách chức, bãi nhiệm, phạt tù là tất yếu đối với những kẻ đã gây ra sự thất thoát ấy.
Ngoài ra, đảng cầm quyền phải bị loại khỏi vị trí lãnh đạo đất nước, nhường chỗ cho những đảng có uy tín hơn. Vì Tam quyền phân lập, nên có sự giám sát chặt chẽ lẫn nhau giữa người dân cũng như các đảng phái với đảng cầm quyền, sự giám sát đó trên nền tảng công khai minh bạch và bình đẳng, mục tiêu là không một đảng cầm quyền nào được phép lạm dụng quyền lực, đem lại đặc quyền cho riêng đảng mình phe phái mình.Vì thế, dưới chế độ tự do dân chủ của các nước này, nhiều khi mới nhậm chức được vài tháng, những ông tổng thống, thủ tướng đã bị phế truất, mà những người này cũng không được miễn truy tố, nếu có tội những người này vẫn phải chịu những hình phạt nghiêm khắc, kể cả án tử hình. Thế nhưng, ở những nước đó, đâu có “mất ổn định” đến nỗi ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như người cầm quyền nước ta vẫn dọa dân?.
Sự cạnh tranh giữa các đảng thất cử với đảng cầm quyền tạo ra một động lực phát triển tiến bộ, nó ràng buộc các đảng phái phải ra sức tôn trọng hiến pháp, nó làm cho mỗi đảng phái đều phải tự nguyện làm sạch mình, đều phải ra sức chứng minh năng lực uy tín của mình trước người dân. Chính sự cạnh tranh ấy, sự ràng buộc ấy giữ cho xã hội được cân bằng ổn định một cách lành mạnh Vì thế, nên đất nước họ có sự phát triển hết sức lành mạnh về các mặt. Đặc biệt là sức sản xuất được giải phóng triệt để, con người được giải phóng triệt để về khả năng của mình: Hàn quốc, Thụy Điển là một ví dụ, ở đó năng lực của từng cá thể được phát huy tối đa và cũng vì đó mà quốc gia phát triển về mọi mặt hết sức nhanh chóng.
Trở lại vấn đề của nước ta: chỉ có một mình đảng vừa đá bóng vừa thổi còi, ai không nghe đảng là sai hết, là phản động hết, vậy đảng quá đúng và tài giỏi ư?
Đúng và tài giỏi mà để đất nước ngày càng thụt lùi xa so với các quốc gia khác trên thế giới về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, về nhân quyền, về mức sống người dân.
Hãy đừng so sánh với chính mình (tự sướng, thủ dâm chính trị) nữa. Mà nên so sánh với các nước có cùng điều kiện như mình đi.
Do đó, để tạo tiền đề đuổi kịp các nước, việc đầu tiên là phải loại bỏ điều 4 khỏi hiến pháp VN. Và hơn cả là thực hiện một hiến pháp như nội dung mà kiến nghị 72 đã đề xuất.
Đừng đợi đến lúc chúng ta kiệt sức vì mất máu và con bạch buộc no máu rồi ngủ say.
Từ lâu vì sống trong sự kìm kẹp và đàn áp của chế độ độc tài mà người Việt chúng ta có thói quen xấu như đã nói, đó là thay vì đoàn kết để đấu tranh chống lại sự bất công và sai trái từ phía chính quyền thì lại thụ động chờ đợi sự bách hại của bạo quyền. Thay vì cùng nhau cất lên tiếng nói chân chính của mình thì lại chờ đợi một ai đó lên tiếng cho mình. Và kẻ cầm quyền chỉ chờ có thế, những cá nhân dũng cảm nhưng đơn lẻ đó lập tức bị đàn áp để dằn mặt những người dân khác. Như vậy người dân đã sa bẫy và mắc mưu kẻ cầm quyền độc ác. Vì rằng khi người dân không đoàn kết lại thì những cá nhân ưu tú dám đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa và quyền lợi của mọi người sẽ trở thành miếng mồi ngon cho kẻ ác. Kẻ cầm quyền độc ác chỉ lo sợ khi nào người dân đoàn kết lại và đấu tranh với nỗi bất công do chúng gây ra. Vì thế việc chia rẽ, kìm kẹp và tước đoạt đi những quyền tụ họp biểu tình của người dân là thủ đoạn của một chính quyền tàn ác vốn là kẻ thù của nhân dân.
Những quyền lợi của chúng ta thì tự bản thân mình phải đứng lên đòi lấy, không ai làm thay điều đó cho chúng ta cả. Nhưng một cá nhân thì sẽ không có sức mạnh trước một chính quyền độc tài bất công và đàn áp, vì vậy mọi người dân phải đoàn kết với nhau để đấu tranh cho quyền lợi của mình. Qua đó chúng ta sẽ nói lên được tiếng nói chân chính của mình: Đó là đòi những quyền cơ bản của con người đã bị nhà cầm quyền tước đoạt, chống lại nỗi bất công do nhà nước gây ra cho người dân.
Trong thời đại dân chủ ngày nay, việc người dân tụ họp biểu tình để nói lên ý nguyện của mình là quyền căn bản được pháp luật và công ước quốc tế quy định, nhà nước Việt Nam cũng đã tham gia ký kết những văn kiện này. Chính vì thế mà người dân Việt Nam hãy cùng nhau đoàn kết để biểu tình phản đối nhà nước mỗi khi quyền lợi của chúng ta bị vi phạm, thay vì phải cam chịu bất công. Bởi vì sự im lặng chịu đựng của chúng ta chỉ làm cho chế độ độc tài hả hê và đắc thắng, từ đó những hành động tàn ác và bất công ngày càng gia tăng đối với nhân dân. Nếu chúng ta thụ động chấp nhận sự bất công hay sợ hãi sự tàn ác và đàn áp của nhà nước thì chúng lại càng tàn ác hơn, sự khổ đau của con người vì thế mà càng nhiều và lớn thêm lên.
Hãy chủ động đoàn kết đấu tranh với sự bất công và tàn ác, không được thụ động ngồi chờ để rồi đến lượt bạn và gia đình mình phải gánh chịu sự bất công. Chính quyền độc tài toàn trị như con bạch tuộc với những cái vòi đầy máu quấn chặt và hút máu làm cho con người ngày càng yếu ớt và kiệt sức vì mất máu. Chúng ta càng thụ động và sợ sệt thì những chiếc vòi bạch tuộc càng buộc chặt và tự do càng bị mất đi. Toàn thể người dân Việt Nam đoàn kết lại và chặt đứt những chiếc vòi bạch tuộc kia thì chúng ta sẽ được giải thoát, đừng đợi đến lúc chúng ta kiệt sức vì mất máu và con bạch buộc no máu rồi ngủ say.
Nhà Phật có đưa ra luật Nhân – Quả, đó là một triết lý hay đã minh chứng. “Nhân nào quả nấy” vốn là câu nói cửa miệng của người dân Việt từ xưa. Những kẻ gây nên bất công sai trái và tàn ác rồi cũng sẽ đến ngày phải đền tội. Vẫn biết là vậy nhưng chúng ta không nên để nổi khổ đau của đồng bào của mình kéo dài thêm nữa, không nên thụ động chờ đợi kẻ độc tài tự sụp đổ mà hãy chủ động đấu tránh chấm dứt sớm chế độ tàn ác và sai trái đó. Và vì rằng việc giải thoát cho đồng bào mình cũng là giải thoát cho chính mình, trong nỗi đau của đồng bào có nỗi đau của mình, trong hạnh phúc của đồng bào có hạnh phúc của mình. Chúng ta có một ngôi nhà chung, đó là đất nước Việt Nam; chúng ta có một cội nguồn chung, đó là dân tộc Việt Nam; vì vậy đoàn kết để đấu tranh chống lại cái ác để xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc cho ngôi nhà chung đó là trách nhiệm và vinh quang của chúng ta!
CSVN mua vũ khí để làm gì?
VRNs (07.10.2013)
– Quảng Nam – Trong những năm gần đây CSVN đặt mua một số vũ khí từ Nga
như 6 chiếc tàu ngầm Kilo, hơn 10 chiến đấu cơ Sukhoi 30 và một số
trang thiết bị quân sự khác.
CSVN còn đề nghị mua vũ khí sát thương từ Hoa kỳ !?
Những động thái này được đánh giá là
tích cực từ phía các nhà phân tích chiến lược của khu vực và thế giới vì
theo các nhà chiến lược này số khí tài quân sự mà CSVN mua của Nga tuy
không thể làm cân bằng thế lực quá nghiêng về phía Trung Quốc nhưng nó
thể hiện “quyết tâm” của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền và an ninh
quốc gia trước tham vọng của Trung Quốc!?
Nhưng sự thật có đúng vậy không?
Trong chính trị mưu lược của người lãnh
đạo là một yếu tố căn bản để định hướng hành động, có những động thái
bên ngoài giống nhau nhưng hàm ý và mục đích chiến lược lại hoàn toàn
khác nhau.
Chúng ta thử so sánh hành động của chính phủ Philippine và nhà cầm quyền Hà Nội.
Philippine mua vũ khí của Hoa Kỳ và đồng
minh là để tự vệ trước một Trung cộng bá quyền đang xâm phạm nghiêm
trọng đến chủ quyền của Philippine, điều này ai cũng rõ. Tuy số khí tài
này khiêm tốn hơn của Việt Nam nhưng nó được hoạch định minh bạch bởi
một thể chế chính trị gồm chính phủ và quốc hội minh bạch, điều này hoàn
toàn thiếu vắng tại Việt Nam với một chính thể độc tài chuyên chế mà
chỉ có đảng CS mới là người duy nhất quyết định và hiểu biết về mục đích
của mình, không ai có thể kiểm chứng và can thiệp được.
Việc mua sắm vũ khí được cho là để “tự
vệ” của nhà cầm quyền Hà Nội không loại trừ những thủ đoạn chính trị ẩn
giấu bên trong hơn là mục đích quân sự, vậy thủ đoạn đó là gì?
Mục đích chính trị của việc mua sắm khí
tài quân sự này là để chứng minh với nhân dân Việt Nam rằng đảng CS
không bán đứng quyền lợi của đất nước này, còn với thế giới nhất là với
chính quyền Mỹ là Việt Nam có “quyết tâm” đối đầu với Trung cộng trong
hồ sơ biển Đông. Nhà cầm quyền Hà Nội cố gắng thuyết phục Washington
rằng họ không thỏa hiệp với Trung cộng, không đi đêm với Trung cộng để
chống Mỹ nếu một cuộc chiến xảy ra!
Đây mới là mục đích chính của việc trang bị vũ khí khá tốn kém này.
Một khi người Mỹ yên tâm rằng CSVN không
là đồng minh của TC, khả năng để TC triển khai vũ khí tại Việt Nam là
hoàn toàn không có thì người Mỹ sẽ không làm gì để thay đổi hiện trạng
và CSVN sẽ ung dung cai trị đất nước cho đến khi cuộc chiến xảy ra và
lúc đó họ sẽ lựa chọn, và sự lựa chọn này sẽ là đứng về phía TC vì giúp
cho TC là giúp chính họ.
Người Mỹ sẽ phải bất ngờ nhưng đã quá muộn!
Cũng giống như trước đây Đặng Tiểu Bình
quyết tâm “dạy cho Việt Nam một bài học” là để chứng minh cho Mỹ và
Phương Tây thấy rằng họ đã đoạn tuyệt với khối CS, là đồng minh của Mỹ,
là NATO phương Đông!
Sau cuộc chiến đó Mỹ – Phương Tây và
Nhật bản đã ồ ạt viện trợ, đầu tư, mở cửa thị trường cho hàng hóa TC, và
làm nên một Trung Quốc của ngày hôm nay, một hiểm họa tiềm tàng của thế
giới và cả Hoa Kỳ.
Người Mỹ – Phương Tây và Nhật bản đã bị
Đặng Tiểu Bình lừa, nhưng phải công nhận tài năng lỗi lạc của họ Đặng và
viễn kiến của đảng Cộng sản Trung Hoa.
Ngày hôm nay chẳng lẽ người Mỹ để CSVN, đàn em của Đặng Tiểu Bình và đảng CS Trung Hoa lừa một lần nữa?
Huỳnh ngọc Tuấn
Chương Trình Tẩy Não Học Sinh Lớp Một Ở Trung Quốc
Sách giáo khoa lớp một mới của Trung Quốc: “Học sinh mãi mãi trung thành với đảng”.
Vào mùa khai giảng tháng 9 này, mỗi học sinh 6 tuổi sẽ được phát một quyển sách giáo khoa mới xuất bản với mục đích giáo dục tình yêu đối với chính quyền mới của đảng cộng sản Trung Quốc.
Quyển sách 56 trang có tựa đề “Sải bước tới tầm cao mới của lịch sử: giới thiệu với học sinh tinh thần của đại hội đảng lần thứ 18” đã thu hút nhiều bình luận trên mạng, hầu hết là trái chiều. Nhiều người Trung Quốc đặt câu hỏi mục đích chính trị đằng sau hành động ồ ạt tuyên truyền quyển sách này vào trường tiểu học là gì và cho rằng ý tưởng này không phù hợp và là phản tiến bộ.
Quyển sách này được mô tả trên website chính thức của nó là nhằm giới thiệu đến những học sinh nhỏ tuổi về “tinh thần của đại hội đảng lần thứ 18”, một hội nghị chính trị mà thế hệ lãnh đạo mới nhất của đảng, trong đó có tổng bí thư Tập Cận Bình vừa được bổ nhiệm.
Quyển sách nói về nhiều chủ đề khác nhau, gồm có cấu trúc và tuyên bố mục đích của đại hội, và những thành tựu “vĩ đại” như phát triển kinh tế, kiểm soát internet và chiếc “hàng không mẫu hạm huyền thoại”, mà quân đội Trung Quốc mới cho hạ thủy. Và cả những đoạn phỏng vấn nhiều “lãnh đạo nòng cốt” của đảng và của các “công nhân gương mẫu”.
Nội dung quyển sách chia làm 4 chương, tất cả đều được viết bằng ngôn ngữ đặc trưng ca tụng cộng sản. Chương cuối tên là “Trẻ em Trung Quốc trung thành với đảng mãi mãi”, có thông tin cơ bản về các các chiến dịch quân sự tiềm năng được đưa ra trong đại hội.
Rất nhiều người Trung Quốc ngờ vực quyển sách này là một chiêu tuyên truyền nặng tay của đảng. Sự “cồng kềnh, giả mạo và trống rỗng” của đảng cộng sản Trung Quốc được thể hiện rõ ràng và trực tiếp trong ‘Nội quy đối với học sinh tiểu học Trung Quốc’, blogger Yeduzidu viết như vậy vào tháng 5 trên trang Tiany, một diễn đàn thu hút đông đảo người dùng Trung Quốc:
“Nội quy thứ nhất là yêu tổ quốc, yêu đồng bào và yêu đảng cộng sản. Đây rõ ràng là nhồi sọ chính trị. Tại sao một đảng chính trị lại bắt người dân ca tụng nó? Chẳng phải là rất không phù hợp khi bắt những đứa trẻ nhỏ tuổi như vậy tuyên bố quan điểm chính trị như trên?”
Một người dùng dưới tên HarrisD bình luận trên Weibo của mình: “Chính trị không nên tồn tại trong trường tiểu học. Đây hiển nhiên là tẩy não, nhằm phá hủy hoàn toàn khả năng sáng tạo và sáng kiến của thế hệ mới”. Quyển sách mới này có vẻ như là một phần của kế hoạch lớn hơn nhằm tăng cường sự hiện diện của đảng cộng sản dưới thời Tập Cận Bình. Những tháng gần đây đã chứng kiến gia tăng ngăn chặn đối với những ‘tin đồn’ trên mạng. Tất cả quan chức thuộc mọi cấp bậc đều phải tuân thủ hệ thống song quy (vốn vi phạm pháp luật), và gần đây, phương thức kiểu Mao-ít là buộc các quan chức phải thực hiện tự phê bình công khai đã được phục hồi.
Một người dùng Weibo so sánh quyển sách này với những gì được truyền bá dưới thời Mao Trạch Đông. “Trong năm 1975, khi tôi đang học tiểu học, tôi bị bắt phải đọc “Mao Trạch Đông Tuyển Tập” và viết bài phê bình những người có tư tưởng hữu khuynh.
Một nhà báo của tờ Orient Today bình luận: “Không phải là học tập Xô Viết nữa, mà là học tập con đường của Bắc Triều Tiên?”
“Đây quả thực là một tầm cao lịch sử mới,” một người bình luận, dùng chính tên của quyển sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét