Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Lượm lặt - Bộ Máy Lãnh Đạo Quốc Gia Cần Gì?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Tiếc thương Đại tướng, cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, nhà giàn DK1 càng vững tay súng (QĐND). Tráo thủy tinh: ‘Bệnh viên có sai nhưng họ không… tham ô”?!  (NĐT)
____________________________________________________________________________________________________________________
Ai đang lèo lái để có một quyết định khủng khiếp như vậy?  – Nhà văn Tô Nhuận Vĩ  -(Quechoa)
An táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa – đảo Yến  TTO- 16g45 chiều 7-10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài cho biết cuộc họp giữa Trung ương, tỉnh và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa xong.
Suy nghĩ rất nhiều khi đọc ” Đảm bảo không có trường hợp thứ ba  – Nguyễn Mộng Hoài – (Quechoa)

Đại tướng, cô đơn đến chết.  -(Canhco -RFA)
Những thiên thần trong bóng tối  -(Lê diễn Đức -RFA)
Suy ngẫm về Tướng Giáp  -(Jonathan London)
Bộ Máy Lãnh Đạo Quốc Gia Cần Gì?  - (AlanPhan)

Không Quên Tinh Thần Dân Tộc?   (AlanPhan)-   Cái dụ này “hồi xưa” dưới thời “Ngụy quyền bán nước” chúng tôi học đâu có mà dữ dội theo kiểu “nhân điễn hình” như thời “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc”- Bị bắt quay chép là coi như tiêu tùng-Không dè nay lại mang sang tới bên Mỹ!!!===>>>
Không nên tưởng thưởng cho chính sách đàn áp của Việt Nam  -Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên  -  (Defend the Defenders)  -  Ban biên tập | Washington Post
Kate Hodal – Thịt chó trở thành một ngành kinh doanh lớn ở Việt Nam- (Danluan)
____________________________________________________________________________________
Tình cảm yêu và ghét với Tướng Giáp  (BBC) -Ông Trần Nhật Phong từ California giải thích hai loại tình cảm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cựu đại tá Phạm Quế Dương : Tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà văn hóa  (RFI)
Lào sắp xây thêm đập trên dòng chính sông Mêkông  (RFI)    —-Những cái ách hành chính địa phương  -(RFA)
Miền Trung sau cơn bão : thiệt hại và cứu trợ  -(RFA)   >>>Xả lũ gây ngập lụt , trách nhiệm về ai ?   -Thuộc về Ông Trời.
Hơn 3.000 tỷ xây cầu Cao Lãnh vượt sông Tiền  (ĐT)    —-Tăng lương tối thiểu, doanh nghiệp lo vỡ nồi cơm (ĐT)   —Khởi công Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn ngày 23/10 (ĐT)
Dư âm phiên xử Lê Quốc Quân  (RFA)  - Mẹ LQQ :  Khốn nạn lắm, gần kết thúc tòa rồi. Họ giam con tôi gần cả năm mà từ sáng đến giờ xin vào tòa họ không cho, giờ xin đứng trước tòa để đón mà nhìn một chút.
Chia rẽ quan điểm về Di sản của Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp  (VOA) -Tin Đại Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời đã được phổ biến rộng rãi trên các trang mạng xã hội nhanh chóng khơi lên những phản ứng khác nhau
Tướng Giáp biến Việt Nam thành kiểu mẫu cho các cuộc cách mạng trên thế giới’  -(VOA)  -Giáo sư Carl Thayer nói ‘Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có công biến Việt Nam thành kiểu mẫu cho các cuộc cách mạng khác trên thế giới’
Foxconn bị tố bóc lột cả công nhân Việt tại Séc  (Vietinfo)

KINH TẾ
- Trồng cao su ào ạt ở Quảng Trị: Đặt rủi ro vào một giỏ! (NNVN).
Posco VST: Bốn năm, lỗ ngàn tỷ   -   (baodautu.vn) Trong 4 năm hoạt động, Posco VST thua lỗ hơn 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, công ty này liên tục kiến nghị về việc tăng, giảm thuế xuất nhập khẩu, thậm chí cả việc kiện chống bán phá giá. >>> Honda Việt Nam: Nhà máy số 3 nằm im chờ thời?  >>> Đại gia Suzuki Việt Nam ngập trong thua lỗ    >>> Sẽ “soi” lỗ của Kao Việt Nam      >>> Doanh nghiệp chế xuất đua nhau… lỗ khủng
World Bank: tăng trưởng VN sẽ còn tụt  (BBC)

VĂN HÓA-THỂ THAO
Sách tranh dành cho ai? (Tia sáng).

  <<<===Huỳnh Bích Phương: gương mặt thanh tú, dáng hình hấp dẫn  (Thebox)
Cụ bà bị con bỏ rơi giữa đường  (NLĐ)    —-Giết người rồi vào nhà nghỉ ‘mây mưa’ cùng bạn gái  (NĐT)
TPHCM: Hầu hết trẻ em đường phố bị xâm hại tình dục và sử dụng chất gây nghiện  (LĐ)
Người Việt nắm vai trò chính trong việc buôn bán ma túy đá tại Séc  (Vietinfo)

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- LỊCH SỬ CỦA NHỮNG QUAN NIỆM: Thời điểm kết thúc ngàn năm Bắc thuộc (Tia sáng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 
Malala Yousafzai
Malala: Đối thoại để có hòa bình  (BBC) -BBC bắt đầu chủ đề 100 phụ nữ bằng bài phỏng vấn với thiếu nữ Pakistan bị bắn vào đầu vì đòi quyền đi học cho nữ sinh.  ====>>>

Giải Nobel Y học 2013 được trao cho 2 người Mỹ Randy Schekman và Thomas Suedhof và 1 người Đức Thomas Suedhof.  <<<===Giải Nobel Y học mở đầu tuần lễ trao giải Nobel (VOA)
Chính phủ Mỹ ngưng hoạt động sang tuần thứ hai(VOA)

Suy ngẫm về Tướng Giáp

Vào tháng Một năm 1990, tôi ngồi trong một phòng hội nghị lạnh lẽo ở Hà Nội với một nhóm 30 sinh viên phương Tây đang đợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến. Nhóm này dừng chân ở Hà Nội chỉ một tuần; một bến đỗ ngắn ngủi trong chuyến tham quan dài chín tháng tại 20 quốc gia với đề tài “Nghiên cứu hòa bình vòng quanh thế giới”.
Nhà trí thức Na Uy Johan Galtung, người hộ tống chúng tôi trong chuyến đi này, qua những mối liên lạc toàn cầu đã cố gắng thu xếp hơn 250 cuộc họp với những nhà hoạch định chính sách, trí thức, và nhiều cá nhân lỗi lạc khắp thế giới trong một thử nghiệm về giáo dục hòa bình. Giả định dưới sự liều lĩnh này là khái niệm rằng việc tiếp xúc trực tiếp với nhiều nền kinh tế chính trị của thế giới, kết hợp với những thảo luận được đề cập phía trên, và các bài giảng về xung đột và nghiên cứu hòa bình sẽ kiến tạo một kinh nghiệm giáo dục vô cùng độc đáo và giá trị.

Ở Hà Nội ngày hôm đó, những sinh viên đi cùng với tôi và tôi phần lớn và có lẽ còn thiếu hiểu biết một cách đáng hổ thẹn về người mà chúng tôi đang đợi. Khi Đại tướng đến với bộ quân phục vận trên người, những sinh viên chúng tôi đứng thành hàng đón tiếp, mỗi người bắt tay với nhân vật lịch sử thế giới này, người mà chúng tôi biết rất ít.
Sau đó chúng tôi lắng nghe Tướng Giáp phát biểu có phần dài dòng và khô khan về những kinh nghiệm và ý tưởng mà mấy thằng nhóc 20 tuổi như chúng tôi chỉ hiểu được một ít. Buổi tối cùng ngày, Giáo sư Galtung đã làm các sinh viên Mỹ trong chúng tôi kinh ngạc khi ông ta có vẻ muốn đề nghị chúng tôi nên đưa ra lời xin lỗi dưới vài hình thức cho những việc làm của chính phủ tôi; những việc làm đã định đoạt quỹ đạo thảm khốc trước khi chúng tôi chào đời.
Tôi không hề biết rằng vào thời điểm khoảng hai năm sau cái ngày lãnh lẽo đó, tôi lại có hứng thú tích cực với Việt Nam, với quá trình cải cách thị trường và việc tái hòa nhập với các nền kinh tế trong vùng và đặc biệt là trên thế giới.
Từ năm 1992 và đặc biệt là sau năm 1997, tôi vẫn quan tâm mạnh mẽ với những quá trình thay đổi xã hội đang diễn ra ở Việt Nam. Tôi đặc biệt hứng thú với nền kinh tế chính trị của sự thịnh vượng, tiếp cận vấn đề đó qua phân tích mối liên hệ của những thể chế chính trị, kinh tế và phúc lợi xã hội.
Làm như vậy, tôi đã dần quen với lịch sử Việt Nam. Dù sự hiểu biết của tôi về Cuộc chiến tranh của người Mỹ ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, tuy nhiên tôi đã hiểu thêm về Việt Nam và sự quan trọng của chính Tướng Giáp.
Tuần này, nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức tang lễ cấp quốc gia cho Tướng Giáp. Những nghi lễ, vốn hiếm thấy ở Việt Nam, có thể gây ra nhiều trạng thái cảm xúc từ nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Dù nhà cầm quyền Việt Nam có mong muốn hay không, việc Đại tướng qua đời đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử đương đại Việt Nam.
Sau khi tang lễ của Đại tướng đã qua, chúng ta vẫn còn thời gian để suy ngẫm về tầm quan trọng của Ông Giáp, vai trò của ông trong việc đánh bại quân đội Pháp và Mỹ, khuynh hướng gây tranh cãi đối với giá trị của nhân sinh trong những năm tháng chiến tranh, sự cô lập của ông thời hậu chiến, và sự quan tâm muộn màng của ông trong việc cải thiện trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giải trình của Đảng và nhà nước mà ông đã cống hiến cả đời mình cho.
Tuy nhiên, đến bây giờ, cái chết của ông đã làm mọi người ở Việt Nam và những người có liên hệ với đất nước không khỏi bàng hoàng. Với nhà cầm quyền Việt Nam, thời điểm này không tránh khỏi lúng túng. Trong khi đó, tầng lớp chính trị cấp cao của Việt Nam chắc chắn sẽ suy ngẫm nghiêm túc về cái chết của Đậi tướng Giáp, sự thật là việc Ông Giáp qua đời sẽ khiến các hoạt động của họ bị xem xét kĩ lưỡng.
Những thành tích ấn tượng nhất của Đại tướng Giáp và đồng nghiệp của ông, tất nhiên, là ở trên chiến trường. Sau cuộc chiến, Tướng Giáp bị gạt ra ngoài lề và quyết định giữ im lặng trong khi những người như Lê Duẩn làm kiệt quệ nền kinh tế đất nước. Vào cuối thập niên 80, ngay cả những nhân vật như Trường Chinh đã bắt đầu công nhận sự cần thiết của cải tổ.
Từ cuối thập niên 80, Việt Nam đã trải qua hai thập kỉ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhưng chưa được tự do khỏi những xiềng xích của một hệ thống chính trị mà trong đó lòng trung thành với những nguyên tắc Leninist (và gần đây nữa là lợi ích cá nhân) thường được đặt trên lợi ích quốc gia.
Trong bất kỳ nền văn hóa nào, cái chết của những nhân vật trọng đại là cơ hội để suy ngẫm. Vào năm 1925, tang lễ của Phan Châu Trinh nằm trong những sự kiện quan trọng nhất về sự phát triển của phong trào chống thực dân tại Việt Nam. Trong những ngày tiếp theo, tất cả chúng ta sẽ suy ngẫm thêm về cuộc đời của Võ Nguyễn Giáp và tầm quan trọng của nó đối với Việt Nam; quá khứ, hiện tại và tương lai.
JL
Xin lưu ý: Trong bản dịch đầu tiên có nơi thiếu chữ Ông. Đó xây ra trong quá trình dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Xin lỗi và cảm ơn những bạn đã nêu vấn đề này.

Ai đang lèo lái để có một quyết định khủng khiếp như vậy?

Quechoa

Nhà văn Tô Nhuận Vĩ
 NQL:Mọi người không rõ Vũng Chùa là ở đâu. Xin thưa Vũng Chùa ở Xã Quảng Đông- Quảng Trạch, thuộc vùng Đèo Ngang- Roòn, cách Lệ Thủy gần bảy chục cây.Đó là nơi không có dân. Đảo Yến cách bờ chừng cây số hoàn toàn không có dân, Móng Rồng là mỏm núi đất cằn sát biển, cũng không có dân nốt.

 Suốt từ sáng cho đến chiều nay (07/9) tại tất cả các cuộc tụ hội,gặp nhau của nhiều anh chị em trí thức,văn nghệ sĩ,tu sĩ Phật giáo ở Huế mà tôi có mặt, cũng như nhiều cuộc điện thoại đến tôi để hỏi, để la làng lên, là vì sao lại có dự tính động trời là đưa thi hài Bác Giáp không về Lệ Thủy mà ra một nơi “khỉ ho cò gáy” như vậy?!

Bất cứ nơi nào trên dải đất Việt nam này cũng muốn, cũng có lý do để mong thi hài Bác được an táng trên chính quê hương mình, Huế càng có lý do vì biết bao kỷ niệm của Bác còn ghi dấu ở trường Quốc học, ở không ít gia đình. Nhưng nơi duy nhất xứng đáng đón nhận trọng trách và vinh dự này, trừ Thủ đô, là Lệ Thủy, nơi chôn nhau cắt rốn của Bác, nơi ba mạ Bác đang yên nghỉ.
Bạn bè tôi bức xúc, có người tức điên lên hỏi mà như quát tôi “Chi lạ rứa mi?”. Tôi chỉ biết điện thoại cho Ngô Minh,Mai Văn Hoan ở Huế, Hữu Phương ở Quảng Bình, Nguyễn Quang Lập ở Sài gòn, Phạm Xuân Nguyên ở Hà nội…để truyền lại câu hỏi như quát của bạn bè tôi ở Huế: “Chi lạ rứa? Ai là chủ mưu của chuyện động trời ni?” để nhận được những câu trả lời tức giận càng ghê khiếp từ các anh.
Một Phật tử trong nhóm bạn tôi đang bàn cách ra Quảng bình dự lễ an táng Bác, sau khi làm lễ cúng chay cho Bác,sững ra nhìn tôi rồi lo lắng: Hay là…  Tôi rùng mình chợt hiểu cái Hay là… của anh. 
Hay là  ma đang đưa lối quỷ đang dẫn đường cho một ai đó là người nhà cụ Võ đi ngược lại tất cả những gì tốt đẹp mà cả dân tộc này đang dành cho Bác?! Cuộc đời của Bác đã gặp quá nhiều đau đớn, ngang trái do kẻ thù và cả “đồng chí” dành cho mình-như Ngô Minh đã viết- nay chúng đang tìm cách lèo lái người thân của Bác theo một quyết định khủng khiếp, bất chấp hàng triệu con tim lúc này đang rỉ máu vì sự ra đi của Bác?
 Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bùi Chí Vinh – Sự tráo trở của phương pháp truyền thông hai mặt qua cái chết của tướng Giáp


Trong những ngày này thấy truyền thông báo chí đổ xô đưa hình ảnh và thành tích Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tự nhiên cảm thấy chạnh lòng.
Chạnh lòng vì nhiều lẽ, thuở còn sống ông Giáp từng góp ý rất nhiều cho chính sách, nghị quyết gắn bó và tôn trọng nhân dân nhưng không thấy ai thực thi. Chưa kể những góp ý đó chỉ được báo mạng, báo lề trái, báo nước ngoài đưa tin còn hơn 700 tờ báo quốc doanh, báo lề phải trong nước thì im hơi lặng tiếng. Ấy thế mà bây giờ ông Giáp vừa mới tắt thở mấy ngày thì hàng trăm tờ báo từng “im hơi lặng tiếng” kia đã ca ngợi ông tận chín tầng mây xanh. Và chắc chắn sẽ ca ngợi liên tục để bù lỗ cho những ngày sống giả nhân giả nghĩa.
Ngồi ngẫm nghĩ một chút tự nhiên thấy lòng xót xa nhớ đến bài thơ SÁU MẶT CON XÚC XẮC từng in báo lề phải và từng truyền khẩu trong nhân dân hàng chục năm nay. Nay chép lại để bà con ôn cố tri tân chuyện thời sự trắng đen trước mắt…

BÙI CHÍ VINH – SÁU MẶT CON XÚC XẮC

Khi các anh đua nhau xu nịnh Đảng
Để hằng mong kiếm địa vị cho mình
Thì tôi lưu lạc trong lòng cách mạng
Làm thơ khuyên người nghèo “khoan” nói chuyện tiếu lâm
Bây giờ các anh lại đua nhau dè bỉu Đảng
Để lần thứ hai kiếm lợi nhuận cho mình
Thì tôi tiếp tục lưu lạc trong lòng cách mạng
Làm thơ khuyên người nghèo “nên” nói chuyện tiếu lâm
BCV

Dư luận Trung Quốc nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

  •   Hồ Anh Hải
Ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ chí Minh đăng trên báo chí Trung Quốc
Ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ chí Minh đăng trên báo chí Trung Quốc =>
 
Không ngờ tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trầnlại được dư luận Trung Quốc quan tâm sớm và nhiều đến thế ; mấy hôm nay, các báo « lề phải » cũng như các blog đều dồn dập đưa tin này.
Một blogger có biệt danh Trần Mỗ Gia đưa lên mạng bài viết dưới tít « Tướng Việt Nam nổi tiếng Võ Nguyên Giáp tạ thế, hưởng thọ 102 tuổi » ngay từ 22h27 (giờ Bắc Kinh, tức 21h27 giờ Hà Nội) ngày 4 tháng 10, tức chỉ hơn ba tiếng đồng hồ sau khi Đại tướng trút hơi thở cuối cùng. Blogger JediZcũng post một bài tương tự vào lúc 23h44 (giờ Hà Nội). Chẳng hiểu họ lấy tin từ nguồn nào mà sớm hơn cả tin của báo mạng Việt Nam ? Phải chăng tình báo Trung Quốc rất giỏi săn tin, hay là ở ta có ai đó báo tin cho họ?
Các báo « lề phải » ở Trung Quốc đều đưa tin vào hôm sau. Lúc 7h10 (giờ Hà Nội) ngày 5 tháng 10,  Thời báo Hoàn cầu đưa lại bài viết của chinanews.com dưới đầu đề « Truyền thông Mỹ: Võ Nguyên Giáp có thể sánh với Rommel [1], từng học tư tưởng quân sự Mao Trạch Đông ». Bài do phóng viên Lý Dương của chinanews.com điện từ New York về, sau đó trở thành nội dung chủ yếu của hầu như tất cả các bài liên quan trên báo Trung Quốc.
Lý Dương ngay dòng đầu đã viết : Các giới quan tâm cao độ tới sự ra đi của « bậc tiền bối chống Mỹ nổi tiếng » [nguyên văn : danh túc] thời trước này.
Võ Nguyên Giáp từng ba lần được đưa lên trang bìa tạp chí Time của Mỹ vào các thời gian 1/1966, 2/1968 và 5/1972, khi ông đang chỉ huy quân đội triển khai cuộc đấu tranh chống Mỹ. Truyền thông Mỹ tới tấp đưa tin Võ Nguyên Giáp qua đời, phần lớn có tìnhcảm kính trọng đối thủ thời trước này… Thời báo New York viết, nhữngngười ủng hộ Võ Nguyên Giáp xếp ông ngang hàng với các thiên tài quân sự như MacArthur, Rommel…Tạp chí Time tháng 5/1972 dẫn lại sự đánh giá của người Pháp, gọi Võ Nguyên Giáp là « ngọn núi lửa phủ tuyết trắng », hình dung ông có vẻ ngoà iđiềm tĩnh nhưng nội tâm nóng hổi. … Trong một thời gian rất dài, ông được Mỹ coi là nhân vật trong quân đội chỉ xếp sau Hồ Chí Minh… [...] ảnh hưởng chính trị của ông chưa bao giờ hoàn toàn bị mất, nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế không quên ông.
Cuối cùng bài báo viết : Năm 1990, Võ Nguyên Giáp tới dự Á Vận hội Bắc Kinh, báo chí nhà nước Trung Quốc hình dung ông đã « cố gắng khôngmệt mỏi » trongviệc cải thiện quan hệ Trung Quốc-Việt Nam.
Tờ Kinh Hoa Nhật báo ngày 6/10 đăng bài viết dưới đầu đề « Võ Nguyên Giáp ‘Napoleon đỏ’ của Việt Nam qua đời, nổi tiếng ngang MacArthur », trongđó có câu : Thông tấn xã Reuter và truyền thông phương Tây cho rằng Võ Nguyên Giáp là một trongnhữngvị chỉ huy quân sự nổi tiếng nhất thế kỷ XX, « danh tiếng ngang với Montgomery [2], Rommel, MacArthur ».
Giới truyền thông Trung Quốc nhân dịp này còn đưa ra rất nhiều ảnh, kể cả ảnh cưới bà Nguyễn Thị Quang Thái, và bài viết xung quanh các mẩu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
...................................
[1] Erwin Rommel, nguyên soái lục quân Đức (1891-1944), biệt danh « Cáo sa mạc », được Churchill gọi là « vị tướng vĩ đại ». Được Hitler sủng ái nhưng sau do tham gia âm mưu lật đổ Hitler nên bị Hitler ra điều kiện hoặc là tự xử nhưng gia đình được bảo đảm an toàn, hoặc ra tòa án quân sự. Rommel chọn tự tử, sau đó được hưởng nghi lễ quốc tang. [2] Bernard Montgomery (1887-1976), nguyên soái lục quân Anh, có công lớntronghai cuộc Thế chiến.

Kỷ niệm với Tướng Giáp trong thời ”sửa sai” Cải cách ruộng đất

Tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh báo trong nước
Tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh báo trong nước

Tú Anh – RFI

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời vào 18 giờ chiều nay 04/10/2013. Chính quyền Việt Nam chưa chính thức thông báo nhưng các hãng thông tấn nước ngoài đã nhanh chóng loan tin. Sau chiến dịch cải cách ruộng đất đẫm máu tại Miền bắc Việt Nam trong thập niên 1950, đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao trách nhiệm « sửa sai ». Nhà báo Nguyễn Minh Cần, lúc đó là một cán bộ cao cấp, được chỉ định làm việc chung với tướng Giáp.
Để tìm hiểu thêm về hoạt động của vị tướng nhiều huyền thoại này RFI đặt câu hỏi với nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Matxcơva. Ông cho biết cảm xúc và nhận định về đức độ của tướng Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn khó khăn này :

Nhà báo Nguyễn Minh Cần tại Matxcơva
04/10/2013

Bộ Máy Lãnh Đạo Quốc Gia Cần Gì?

Lý Quang Diệu: Bộ Máy Lãnh Đạo Quốc Gia Cần Gì?
(Trích bài phỏng vấn của các tác giả Graham Allison, Robert D.Blackwill và Ali Wyne trong cuốn sách Lee Kuan Yew: The Grand Master’s Insights on China, the United States, and the World)
Dịch giả: Phương Thanh (Doanh Nhân Saigon)

Với Singapore, thách thức cơ bản vẫn chưa thay đổi: trừ phi chúng tôi liên tục có rất nhiều người có năng lực cao để đảm nhận cương vị Thủ tướng và Bộ trưởng, nếu không điểm đỏ nhỏ bé Singapore sẽ trở thành một chấm đen tí xíu…
Để tìm được những con người có năng lực, tận tụy, chính trực và sẵn sàng cống hiến giai đoạn sung sức nhất của mình, và dám vượt qua quá trình bầu cử đầy rủi ro, chúng tôi không thể trả lương thấp cho các vị Bộ trưởng và nói rằng phần thưởng duy nhất của họ chính là sự đóng góp của họ cho lợi ích chung được.
Chúng tôi không đưa Singapore từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất bằng việc săn lùng những vị bộ trưởng sẵn sàng hy sinh tương lai con cái của mình khi phải gánh vác nhiệm vụ phục vụ công chúng. Chúng tôi có một quá trình rất thực dụng, không đòi hỏi người có năng lực phải từ bỏ quá nhiều vì cộng đồng. Chúng tôi không hạ thấp Singapore xuống thành một quốc gia bình thường khác ở thế giới thứ ba bằng việc né tránh vấn đề trả công cho các bộ trưởng với mức lương cạnh tranh.
Người ta nói con người nghĩ cho bản thân? Nói một cách trung thực thì bạn có tin rằng một gã không học hết tiểu học lại biết rõ kết quả lựa chọn của mình khi gã trả lời theo bản năng câu hỏi về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo không? Nhưng chúng tôi thì biết kết quả. Chúng tôi sẽ chết đói, chúng tôi sẽ bị xung đột sắc tộc. Chúng tôi sẽ tan rã.

Để có một chính phủ tốt, bạn phải có những con người giỏi trong chính phủ. Suốt 40 năm qua, tôi đã quan sát thấy rằng ngay cả với một hệ thống chính phủ kém nhưng có những con người giỏi giang thì người dân vẫn có một chính phủ tạm ổn với mức tiến bộ kha khá. Mặt khác, tôi đã thấy nhiều hệ thống chính quyền lý tưởng bị thất bại.
Hai nước Anh và Pháp đã viết hơn 80 bản hiến pháp cho các thuộc địa khác nhau của mình. Chẳng có gì sai với các bản hiến pháp, các thiết chế, vấn đề chi tiêu và các cán cân cả. Thế nhưng xã hội lại không có những nhà lãnh đạo vận hành được các thiết chế đó, và cũng không có những con người tôn trọng các thiết chế đó… Các nhà lãnh đạo thừa kế những bản hiến pháp này không đủ khả năng đảm đương công việc, và đất nước của họ thất bại, và hệ thống của họ sụp đổ trong cảnh bạo loạn, đảo chính và cách mạng.

Nếu một dân tộc đánh mất hẳn niềm tin vào các thiết chế dân chủ của mình bởi vì họ không tìm thấy người đủ năng lực điều hành họ, cho dù hệ thống đó rất tốt, thì dân tộc đó sẽ suy tàn. Cuối cùng, chính người dân mới vận hành hệ thống để cho nó đi vào cuộc sống.
Rất cần thiết phải bồi dưỡng một thế hệ ở trên đỉnh của xã hội, sao cho thế hệ ấy có đủ phẩm chất cần thiết để dẫn dắt và đem lại cho người dân cảm hứng và động lực để đi tới thành công. Nói tóm lại, chính là tầng lớp tinh hoa… Tất cả những người có tiềm năng phát triển rực rỡ phải được như vậy. Đó chính là mũi nhọn trong xã hội, những con người để gửi gắm tốc độ tiến bộ của chúng ta.
… Không có cách nào để vận hành một đất nước tốt hơn là dùng người giỏi nhất cho công việc khó khăn nhất.

Không Quên Tinh Thần Dân Tộc?


(Nạn quay cóp trong giới sinh viên gốc Việt ở Little Saigon)

________________________________________
Thiên An/Người Việt (Friday, April 12, 2013)

WESTMINSTER (NV) – Tại một số trường đại học và cao đẳng quanh khu vực Little Saigon, việc quay cóp xảy ra khá thường xuyên mặc dù các trường đều có biện pháp mạnh để ngăn chặn vấn nạn này.



“Làm ơn thương chính mình đi, đừng quay cóp!” Không hét, nhưng giọng nói giận dữ của thầy Michael Bialecki phá vỡ hoàn toàn sự tập trung cao độ của hơn 50 sinh viên đang chăm chú vào bài thi. Đó là một sáng Thứ Hai, 1 Tháng Tư, ngày đầu tiên trường Orange Coast College (OCC) mở cửa trở lại sau một tuần nghỉ Spring Break, cũng là ngày thi giữa kỳ cho lớp Sinh Vật 180 của thầy Michael Bialecki.


Người nữ sinh gốc Việt bị phát hiện quay cóp, ngồi đơ một lúc lâu trong góc phòng, sau khi thầy Bialecki tịch thu bài thi của cô. Phải đến lúc chính thầy lên tiếng đuổi ra khỏi phòng thi, cô mới lặng lẽ, cười gượng xấu hổ dưới ánh nhìn của bạn bè, xách cặp vở bước ra cửa. Thầy Bialecki ghi tên cô xuống, chuẩn bị cho thủ tục phạt tội quay cóp của trường OCC. Nhẹ là cảnh cáo, cho rớt, nặng là ghi vào sổ điểm, đuổi học.


Trường hợp quay cóp của cô nữ sinh gốc Việt trên không phải là hiếm tại các trường đại học và cao đẳng quanh khu vực Little Saigon, nơi có đông người Việt Nam theo học.


“Công nhận Việt Nam mình quay cóp nhiều, nhất là mấy cái môn phải học bài,” anh An Lâm, 27 tuổi, một cựu sinh viên trường Cypress College, cho biết. Hay như anh Ánh Vũ, cư dân Westminster, khoe một người bạn mình có “đủ hết đề, lấy A dễ dàng không cần học” cho các lớp Lịch Sử “online” của trường Golden West College.


Thầy Konrad Stein, giảng dạy môn Vật Lý tại trường Golden West College gần 30 năm qua, cho biết: “Khi ít, khi nhiều, kỳ học nào cũng có học sinh gian lận.” Vào kỳ học hiện tại, vụ quay cóp mới nhất mà thầy Stein bắt được là hai nam sinh viên trao đổi tài liệu trong bài thi đầu tiên của lớp Vật Lý 185. Hai sinh viên này là người Việt Nam.


Thầy kể ra vô vàn ví dụ mà thầy có qua những lần phát hiện học sinh quay cóp. Từ quay cóp “lẻ,” đến quay cóp cùng bạn bè, để giúp bạn hay được bạn giúp… Cách thức quay cóp cũng trăm kiểu ngàn cách, như viết lên người, dùng điện thoại chụp hình đáp án, hay xin đi vệ sinh để coi tài liệu… Bài tập về nhà mỗi tuần hay bài thi cuối khoá, lúc nào sinh viên cũng có thể “ăn gian” được.



“Cũng lớp Vật Lý 185 này vào năm học trước, tôi phát hiện nguyên cả lớp cùng gian lận trong bài vở,” thầy Stein nói. “Tôi đành cho bài kiểm tra thật khó để coi ai có khả năng thực sự. Kết quả là 80% lớp học rớt.”


“Đáng buồn khi phải thừa nhận rằng, đa số sinh viên quay cóp là người Việt,” thầy Konrad Stein nói. Khi được phóng viên hỏi đâu là sự khác biệt giữa sinh viên gốc Việt và sinh viên các sắc dân khác, thầy chia sẻ: “Tôi không rõ lý do, nhưng có lẽ sinh viên Mỹ không coi trọng điểm số như sinh viên Việt Nam. Nói chung, sinh viên gốc Á chịu quá nhiều sức ép về bằng cấp.”


Thực ra, việc gian lận thi cử không phải là vấn nạn riêng của cộng đồng Việt Nam, hay riêng ở Little Saigon. Trong các câu chuyện của thầy Stein, cũng có một số sinh viên Việt khi thi luôn ngồi bàn đầu để tỏ ra minh bạch, hay như một sinh viên gốc Trung Đông từng quay cóp, bị bắt, và còn tặng đồng hồ Rolex để xin thầy bỏ qua.


Số liệu thống kê của The Educational Testing Service cho thấy nạn quay cóp càng ngày càng gia tăng tại Hoa Kỳ. Không riêng sinh viên gốc Việt, các sinh viên thuộc sắc dân khác cũng dùng các hình thức quay cóp khác nhau để nâng điểm số. Nếu như vào những năm 1940, chỉ khoảng 20% sinh viên thừa nhận có quay cóp, thì trong những năm gần đây, con số này tăng lên thành 75% đến 98%, tuỳ trường.


Trong khảo sát của Who’s Who Among American High School Students, 80% sinh viên nói từng gian lận, hầu hết không bị bắt gặp, và một nửa trong số đó nói “quay cóp là chuyện nhỏ.” Một số liệu khác của The Educational Testing Service cho thấy số sinh viên gian lận rơi vào hai thành phần chính: một là điểm trung bình thấp cần quay cóp để lên lớp, hai là những sinh viên giỏi nhưng quay cóp vì muốn lọt vào hàng ‘top’.”


Gian lận thi cử là một vấn nạn chung của học đường hiện nay ở Mỹ. Gần đây nhất, báo chí khắp nơi đưa tin 125 sinh viên Harvard, trường đại học danh giá nhất Hoa Kỳ, và thế giới, bị kỷ luật cũng vì gian lận trong kỳ thi cuối khóa. Hơn một nửa số sinh viên dính líu đã phải nghỉ học, một nửa kia bị cảnh cáo, và được tha. Nay trường Harvard lập một ủy ban chuyên nghiên cứu nhằm gia tăng sự trung thực trong học hành và khuyến khích sinh viên giữ tinh thần đạo đức.


Trở lại với chuyện sinh viên Việt Nam ở Little Saigon, có thể việc học hành của người Việt cũng không khác gì các sắc dân khác; tỉ lệ lớn sinh viên bị bắt khi quay cóp là Việt Nam có thể là do số lượng dân Việt đông đúc tại đây. Nhưng cũng có thể, tỉ lệ này là do nhiều thanh niên vẫn còn suy nghĩ “không quay cóp không phải là học trò!” phổ biến đến mức hầu hết người Việt Nam đều nghe qua.


Sinh viên Việt Nam, bên cạnh nhiều gương sáng với các thành tích cao nhất tại các trường đại học và cao đẳng, là không ít người để lại hình ảnh xấu cho cộng đồng trong việc gian lận thi cử.

Những thiên thần trong bóng tối

Lê Diễn Đức

Tôi đến dự lễ trao Giải thưởng của Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại, vinh danh các nhà tranh đấu vì tự do tôn giáo và dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam là vì trước hết một trong hai người nhận giải thưởng là blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, một người bạn của tôi.
 
Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại được thành lập từ năm 1992, có cơ sở tại Orange County, (California), Houston (Texas), Hoa Kỳ và Paris (Pháp).
 
Đây là một hiệp hội tư của giáo dân Việt Nam hải ngoại. Phong trào này đặt dưới quyền giám sát của Hội đồng Giáo hoàng về giáo dân, theo Bộ Giáo Luật hiện hành, nhằm mục đích đối thoại giữa các tôn giáo và tạo nên mối liên kết giữa những người Việt với nhau. Ngoài những hoạt động xã hội, tín ngưỡng, hỗ trợ cộng đồng giáo dân bản xứ trong đời sống và tinh thần Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại có mục tiêu hiệp thông, yểm trợ cuộc tranh đấu đòi quyền tự do, dân chủ trong nước.
 
Nhân Đại hội kỳ 6 được tổ chức tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại làm lễ trao Giải thưởng "Tự do Tôn giáo" mang tên Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền.
 
Philipphê Nguyễn Kim Điền (1921-1988) là một Giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Ông nguyên là Giám mục chính tòa của Giáo phận Cần Thơ và là cựu Tổng Giám mục Tổng Giáo Phận Huế. Ông là người đã kiên nhẫn đối mặt với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam với những biện pháp ôn hoà, nhưng cuối cùng đã rút ra kết luận rằng, không thể đối thoại với họ. Ông đã liên tục, kiên cường tranh đấu cho quyền tự do tín ngưỡng, đã bị nhà cầm quyền sách nhiễu, hành hạ và chết năm 1988 trong một bối cảnh với nhiều nghi vấn.
 
Giải thuởng Tự do Tôn giáo mang tên ông được thành lập từ năm 2010 nhằm vinh danh những người trong nước dấn thân cho các hoạt động tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.
 
Những người được đã nhận Giải thưởng này gồm Tu Viện Thái Hà (Hà Nội), linh mục Nguyễn Hữu Giải, tu sĩ Nguyễn Văn Lía (Phật Giáo Hoà Hảo), tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm (Phật giáo Hoà hảo)...
 
Vào ngày 6/10/2013, buổi lễ diễn ra tại hội trường của Vietnamese Cevic Center nằm trong khu thương mại của người Việt trên đường Bellaire. Tôi tới và gặp gỡ một số người quen biết, đặc biệt gặp được anh Nguyễn Mai từ Chicago bay qua. Anh Nguyễn Mai là người đã có một thời rất gắn bó với Đàn Chim Việt.
 
Sau phần lễ nghi, ông Nguyễn Chính Kết, Trưởng Ban Tổ Chức, đọc lời chào mừng và sau ông Đỗ Như Điện, đã phát biểu và đọc danh sách vinh danh những người nhận giải thưởng năm 2013: mục sư Phạm Ngọc Thạch và JB Nguyễn Hữu Vinh.
 
Anh Nguyễn Mai, đại diện cho mục sư Phạm Ngọc Thạch và anh Phạm Hồng Lam (đến từ nước Đức= đại diện cho blogger Nguyễn Hữu Vinh, nhận Giải thưởng. Giải thưởng chủ yếu mang giá trị tinh thần, nhưng cũng có hiện kim là 5.000 USD.
 
Những người tham dự được nghe lời của mục sư Phạm Ngọc Thạch từ Việt Nam được ghi âm qua điện thoại và nghe anh Phạm Hồng Lam đọc thư của JB Nguyễn Hữu Vinh, cám ơn Ban Tổ chức của Phong Trào Giáo Dân Hải ngoại và những ngừơi tham dự lễ.
 
Mục sư Phạm Ngọc Thạch đã từng bị bắt, bị đánh đập, ngồi , bị đuổi ra khỏi nhà và trở thành người vô gia cư ngay trên quê nhà Việt Nam. Tuy nhiên, ông vẫn kiên cường cho rằng đường phố của Việt Nam chính là nhà thờ và vẫn duy trì rao giảng về sự thật và đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền cho người dân Việt Nam.
 
JB Nguyễn Hữu Vinh đã có những bài viết về chính trị+xã hội, về sự lât lọng, âm mưu xảo trá, sự đàn áp vô nhân đạo của nhà cầm quyền trong những vụ tranh chấp đụng độ với giáo dân từ nhiều năm nay. Anh cũng là một nhân vật tích cực trong các buổi biểu tình chống quân Trung Quốc xâm lược, bị công an, an ninh theo dõi và côn đồ hành hung tại nhà với nhiều dấu hiệu cho thấy sự bao che của nhà cầm quyền.
 
Buổi lễ được tổ chức long trọng nhưng đơn giản và có không khí sống động với những bài ca tranh đấu do hai nữ ca sĩ trình bày.
 
Bài hát "Những thiên thần trong bóng tối" của nhạc sĩ Trúc Hồ được các ca sĩ thể hiện với lời nhắn nhủ và nhắm chỉ hai người được nhận giải thưởng hôm nay.
 
Trong bóng đêm bạo lực ngột ngạt của chế độ độc tài toàn trị, vâng, họ thực sự là những "thiên thần trong bóng tối"!
 
Một số hình ảnh trong buổi lễ trao Giải thưởng Tự do Tôn giáo 2013 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ:
 
 Ông Nguyễn Chính Kết đọc lời chào mừng
 
Trao Giải thưởng cho những người đại diện
 
Ông Phạm Hồng Lam đọc thư của JB Nguyễn Hữu Vinh
 
Tiếng hát "Những thiên thần trong bóng tối".
 
© Lê Diễn Đức - RFA

Thời điểm kết thúc ngàn năm Bắc thuộc

Trần Trọng Dương

Ngô-Vương-Quyền đánh giặc Nam-hán
Ngày nay, khi hỏi bất kỳ người Việt Nam nào về thời điểm kết thúc ngàn năm Bắc thuộc mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, hầu như câu trả lời chắc chắn sẽ là năm 938. Dấu chấm hết cho một giai đoạn lệ thuộc là chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng trước quân Nam Hán. Tuy nhiên, ít người để ý đến việc vì sao các sử gia, các nhà nghiên cứu lịch sử lại CHỌN thời điểm đó, tiêu chí để xác định là gì, và họ chọn thời điểm đó với mục đích gì. Ngoài ra, còn có những thời điểm nào khác đã được đề xuất, với tiêu chí khác, và dĩ nhiên với những mục đích khác? Bài viết này sẽ giới thiệu CÁC mốc thời gian đã từng được đề xuất cũng như thảo luận về những vấn đề có liên quan như đã nêu.

Giả thuyết 1: năm 938


Đề xuất này có từ khá sớm, ít nhất là từ thế kỷ XV qua cách phân kỳ lịch sử của Ngô Sĩ Liên. Tuy nhiên, Ngô Sĩ Liên chọn năm 939 làm thời điểm đầu tiên của kỷ nguyên độc lập tự chủ, còn năm 938 được chọn làm thời điểm kết thúc ngàn năm Bắc thuộc. Có hai tiêu chí được sử dụng ở đây. Trong đó, CHIẾN THẮNG trước quân đội phương Bắc được dùng để chọn thời điểm kết thúc; xây dựng triều đại được dùng để xác định thời điểm mở đầu1.

Cách phân kỳ của Ngô Sĩ Liên hẳn đã có ảnh hưởng lớn đến phần lớn các sử gia trong nhiều thế kỷ sau. Sách “Lịch sử Việt Nam” (1971) ghi: “Chiến thắng oanh liệt của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng cuối năm 938 kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn nghìn năm. Dân tộc ta đã giành lại được quyền làm chủ đất nước. Một thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc bắt đầu.”2 Giáo trình “Tiến trình lịch sử Việt Nam” (2010) ghi: “Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là cái mốc bản lề của lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc.”3 “Dấu chấm cuối cùng là để ở năm 938: bút là giáo gươm, mực là sông Bạch Đằng, theo tôi hợp lý hơn và đẹp hơn.”4 Cách bình luận của GS Trần Quốc Vượng cho thấy ông đang phải lựa chọn giữa các mốc thời điểm khác nhau. Mốc 938 được chọn phải chăng vì nó gắn với một chiến thắng rực rỡ, oanh liệt, có tầm về nghệ thuật quân sự: một trận thủy chiến với sự thông hiểu con triều. Rồi sau đó, cách đánh này còn được dùng lại thời Lê Hoàn chống Tống và Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông: “trận Bạch Đằng lịch sử, vừa xóa sổ cả đạo thủy quân Nam Hán xâm lược, vừa giết chết cả chủ tướng: Thái tử Hoằng Thao”5. Hơn nữa, có thể thấy, từ góc độ rộng lớn hơn, Ngô Quyền đã “trấn diệt thù trong, tiêu diệt giặc ngoài”6. Cách dùng chữ như vậy, hẳn có đối chiếu với lịch sử Việt Nam quãng những năm sáu bảy mươi của thế kỷ XX. Ở đây, chúng ta đã thấy việc nghiên cứu của các nhà sử học đã ít nhiều có sự điều chỉnh của bối cảnh lịch sử Việt Nam hiện đại.

"Nhưng dù sao, với thời điểm năm 938, chúng ta có thể thấy, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX, các sử gia và các nhà nghiên cứu lịch sử đã dùng chung một tiêu chí để xác định thời điểm kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, ấy là một CHIẾN THẮNG.

Nhưng điểm đáng bàn đến ở đây, chiến thắng Bạch Đằng không phải là chiến thắng đầu tiên của thế kỷ X. Chính vì thế, trước nay đã có một số đề xuất khác, như sẽ trình bày dưới đây.

Giả thuyết 2: năm 931

Ý kiến này được đưa ra bởi hai nhà sử học Nguyễn Diên Niên và Phan Bảo trong bài viết “Dương Đình Nghệ với ba nghìn người giả tử của ngài (Hay ai là người khai sinh nền độc lập dân tộc lần thứ nhất?)”7 Khởi đầu bài viết, các tác giả đã dẫn một đoạn sử liệu như sau:

“Dương Đình Nghệ người Ái Châu, nuôi ba nghìn giả tử, mưu đồ khôi phục Giao Châu. Viên tướng cai quản Giao Châu người Hán là Lí Tiến đã biết, nhưng ăn hối lộ của Nghệ nên làm như không nghe thấy. Năm này (tức năm Tân Mão 931), Đình Nghệ dấy quân bao vây Giao Châu, vua Hán sai Thừa chỉ Trình Bảo sang cứu, chưa đến nơi thành đã nguy ngập. Tiến bỏ trốn về bị vua Hán giết chết. Bảo vây Giao Châu, Đình Nghệ ra đánh, Bảo phải thua và tử trận.”8 Dương Đình Nghệ tự xưng làm Tiết độ sứ, vua Nam Hán “biết chẳng thể tranh với ngài được nữa, đành bái tướng Tiết độ sứ châu Giao”9.

Trong đó, các tác giả đã đưa ra những lý lẽ như sau:

(1) Dương Đình Nghệ đã gây dựng “một tổ chức chính trị bí mật” (ba ngàn giả tử) với mục tiêu khôi phục lại Giao Châu;

(2) Đánh đuổi Thứ sử Lý Tiến về nước, và đánh bại quân tiếp viện Trần Bảo;

(3) Tiếp tục việc tự trị, “trông coi việc ở châu”, “khước từ mọi sự can thiệp từ bên ngoài”.

Có thể thấy, các tác giả vẫn lấy tiêu chí “chiến thắng quân sự” để xác định lại thời điểm kết thúc ngàn năm Bắc thuộc. Điều quan trọng nhất mà các tác giả đưa ra ở đây chính là sự kiện chiến thắng Trần Bảo xảy ra trước chiến thắng Bạch Đằng bảy năm10.

Giả thuyết 3: năm 905

Đây là một thời điểm mà cũng không ít người nghĩ đến, như trăn trở của GS Trần Quốc Vượng11. Suy nghĩ này dựa trên sử liệu trong sách Tư trị thông giám: “năm Ất Sửu, tặng Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ Khúc Thừa Dụ chức Đồng Bình chương sự. [Trước đó] Khúc Thừa Dụ nhân loạn mà chiếm cứ An Nam”12.

Năm 1996, A.B. Poliacop trong cuốn “Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X-XIV” đã lần đầu đề xuất thời điểm năm 905 một cách chính thức. Ông đánh giá Khúc Thừa Dụ là người mở ra một thời đại mới. Ông xác định năm 905 “là bước khởi đầu của các triều đại độc lập thực sự đầu tiên”13. Tác giả cho rằng, với sự truyền thừa qua ba đời (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ)14 và với việc xây dựng hệ thống hành chính và luật lệ mới, họ Khúc thực sự đã chứng tỏ “tinh thần độc lập tự chủ”15, “chấm dứt thời kỳ mất nước”16.

Đến năm 2010, cách phân kỳ này chính thức được nhóm Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh đưa vào giáo trình Đại cương lịch sử Việt Nam. Giáo trình này đã dành riêng một chương để viết về “Thế kỷ X: xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập, tự chủ và thống nhất thời Khúc - Ngô – Đinh - Tiền Lê” (Chương V) thuộc “thời đại phong kiến dân tộc”17. Các tác giả đã viết như sau: “từ năm 905, dù những người đứng đầu đất nước chưa thành lập vương triều và theo xu hướng chung của thời điểm đó, nhận chức Tiết độ sứ, “kỷ nội thuộc Tùy - Đường” như cách nói của người xưa hay đầy đủ hơn là thời Bắc thuộc nói chung đã chấm dứt vĩnh viễn… Nói cách khác, từ năm 905, đất nước ta chuyển sang một thời đại mới, thời đại độc lập, tự chủ dưới chế độ phong kiến”18.
***
Có thể thấy, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX-XXI, tiêu chí quan trọng nhất được dùng để xác định thời điểm chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc chính là CHIẾN THẮNG trước giặc ngoại xâm. Đây là tiêu chí được đưa ra bởi những học giả theo các giả thuyết 931 và 938. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được chọn có thể dựa trên những lý do: (1) Đây là một chiến thắng lớn, một chiến thắng đẹp về lịch sử quân sự; (2) Ngô Quyền đã xưng vương ngay sau đó. Lý do để họ bác bỏ thời điểm năm 931 là vì Dương Đình Nghệ thì lại xin “sách phong”19 Tĩnh hải quân Tiết độ sứ từ phương Bắc. Đến thế kỷ XX, tiêu chí CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ tiếp tục được đề cao trong bối cảnh Việt Nam đã/ đang phải tiến hành các cuộc chiến tranh trước các thế lực của Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Có thể thấy rõ điều này qua bài viết của Văn Lang. Tác giả cho rằng trong thế kỷ X, yếu tố tiên quyết của nền độc lập chính là BẠO LỰC QUÂN SỰ, bạo sự quân sự là “động lực”, là “người đỡ đẻ” của độc lập tự chủ20.

Trong khí đó, Poliacop lưu ý rằng, các “nhà nghiên cứu Việt Nam hiện đại đánh giá quá cao ý nghĩa của chiến thắng trên sông Bạch Đằng trong bối cảnh giành lại nền độc lập”21. Ông khẳng định Dương Đình Nghệ cũng đã làm được một chiến thắng trước đó bảy năm (931). Và như những gì mà nhà nghiên cứu này đưa ra trong giả thuyết 905, dường như ông đã từ chối tiêu chí chiến thắng. Ông viết: năm 905, nhà Đường suy vi, viên Tiết độ sứ Trung Quốc cuối cùng là Độc Cô Tôn bị triệu khỏi Giao Châu, Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ chiếm đóng phủ Tống Bình. Nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ như một việc đã rồi. Năm 907, nhà Đường cũng mất, nhà Hậu Lương lên thay cũng đã công nhận chính quyền của họ Khúc22.

Đến đây, chúng tôi muốn tổng kết lại các tiêu chí mà các nhà nghiên cứu trước đây đã sử dụng.
Có thể thấy, tiêu chí quan trọng nhất nên được dùng ở đây là sự TỰ TRỊ và HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH do NGƯỜI BẢN ĐỊA hoặc những người đã bản địa hóa điều hành. Việc giành được chính quyền năm 905 của Khúc Thừa Dụ dường như đã bị quên lãng chỉ vì phương thức khá “hòa bình”23 của Khúc Thừa Dụ và sự thất bại của Khúc Thừa Mỹ vào năm 930. Đây chính là lý do khiến các sử gia có tinh thần quốc gia dân tộc đã không lấy ba đời họ Khúc làm triều đại mở đầu, thay vào đó họ dùng các uyển ngữ “người đặt cơ cở cho nền độc lập”, hoặc đặt vào kỷ “Nam Bắc phân tranh”. Nhiều học giả đã tuyệt đối hóa tiêu chí thắng - bại để ra kết luận cuối cùng. Thế nhưng, ngay cả khi dùng tiêu chí chiến thắng, họ dường như cũng cố gắng bỏ qua sự kiện năm 931 của Dương Đình Nghệ; lý do đưa ra là Dương Đình Nghệ đã nhận sách phong của phương Bắc. Song qua bảng trên, ta thấy việc sách phong của Tĩnh hải quân Tiết độ sứ Ngô Quyền cũng đã bị bỏ qua. Thực chất, người ta đã không biết rằng: việc sách phong này luôn được thực hiện như một đối sách ngoại giao mềm mỏng của tất cả các triều đại trong lịch sử.

Tóm lại, với quan niệm nền độc lập phải được xác quyết bằng một chiến thắng trước giặc ngoại xâm, phần lớn các sử gia Việt Nam từ thế kỷ XV đến nay đã ấn định năm 938 như là dấu chấm hết cho giai đoạn Bắc thuộc. Tiêu chí chiến thắng bằng bạo lực quân sự dường như là một công cụ thường hằng của các sử gia nhằm phục vụ cho bối cảnh chính trị của Việt Nam - nơi luôn trải qua các cuộc xâm lăng của ngoại quốc.

Nhìn từ một góc độ thuần túy sử học như Poliacop thì nền độc lập đã được hình thành do áp lực quân sự của người bản địa trong bối cảnh đế chế Đại Đường đang ở chặng cuối của sự tan rã. Xu thế phân mảnh của một đế quốc và ý thức tự trị (cát cứ24) của các nhóm thế lực là hai nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành mười quốc gia thời Ngũ Đại và sự độc lập của mảnh đất phương Nam.
----------------------   
1 Tuy nhiên, bài này sẽ chỉ tập trung khảo sát, thảo luận về thời điểm kết thúc. Còn thời điểm khởi đầu xin được trình bày trong một dịp khác.
2 Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. 1971. Lịch sử Việt Nam. (Tập 1). NXB Khoa học Xã hội. H. Tr.141.
3 Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Vũ Minh Giang, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Đình Lê, Trương Thị Tiến, Phạm Xanh. (2010). Tiến trình lịch sử Việt Nam (tb. Lần 10). NXB Giáo dục Việt Nam. HN.
4 Trần Quốc Vương. 1984. Việt Nam thế kỷ X - văn hóa - văn minh. Trong “Thế kỷ X: những vấn đề lịch sử”. NXB KHXH. H. Tr.222.
5 Văn Lang. 1984. Thế kỷ X - một đặc điểm quân sự và quân sự học. Trong “Thế kỷ X: những vấn đề lịch sử”. NXB KHXH. H. Tr. 189. Hoằng Thao: thực ra là “Hồng Tháo”.
6 Như trên
7 http://vanhoanghean.com.vn (Thứ hai, 21/11/2011 10:12)
8 Tư Mã Quang. 1084. Tư trị thông giám. quyển 277.
9 Âu Dương Tu. 1053.  Tân Ngũ đại sử, quyển 60.
10 Mặt khác, nhiều học giả đã khẳng định tầm ảnh hưởng của họ Dương trong suốt thế kỷ X. Thời đại của Dương Đình Nghệ tồn tại trong sáu năm, cho đến khi ông bị Kiều Công Tiễn sát hại. Nhưng nhìn từ tổng thể, họ Dương đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử thế kỷ X. Con rể ông - Ngô Quyền ngay sau đó đã đem quân từ châu Ái ra diệt Kiều Công Tiễn và làm nên chiến thắng Bạch Đằng. Những con rể khác của họ Ngô như Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn ít nhiều nắm được quyền tối cao đều phải dựa vào mối quan hệ hôn nhân này.
11 Trần Quốc Vượng. 1984. bđd. Tr.222.
12 Nguồn sử liệu này không thấy đề cập trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhưng đã được Việt sử thông giám cương mục đề cập.
13 A.B. Pôliacốp. 1996. Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X- XIV. Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân dịch; Lê Đình Sỹ, Nguyễn Xuân Mạnh, Hán Văn Tâm hiệu đính. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia. H. Tr.22.
14 Quãng thời gian tồn tại hiện có hai giả thuyết: (1) 18 năm (905-923) theo Toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục; (2) 26 năm (905-930) theo Việt sử lược, An Nam chí lược [xem thêm Đỗ Danh Huấn. 2012. Lại bàn đến sử liệu viết về họ Khúc. Trong “Sử học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa”. NXB Thế giới. H. 485- 506].
15 A.B. Pôliacốp. 1996. sđd. Tr. 23.
16 A.B. Pôliacốp. 1996. sđd. Tr.29.
17Đây là một cách phân loại rất khác so với các sử gia truyền thống (như Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, Lê Hy), qua các thuật ngữ “Nội kỷ”, “Ngoại kỷ”, xem Phan Huy Lê. 1998. Đại Việt sử ký toàn thư: Tác giả- văn bản - tác phẩm. Trong “Đại Việt sử ký toàn thư”. NXB KHXH. H. Tr.25.
18 Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. (2010). Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1). NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội. tr.102
19 Sách phong: là chế độ ngoại giao mà các triều đại Trung Hoa công nhận quan hệ với các nước lân bang mà họ coi là phiên quốc bằng cách phong tước cho những người đứng đầu của các nước này. Ví dụ một số tước phong:  An Nam đô hộ phủ, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ hoặc An Nam quốc vương.
20 Văn Lang. 1984. bđd. Tr.192.
21 A.B. Pôliacốp. 1996. sđd. Tr. 28.
22 A.B. Pôliacốp. 1996. sđd. Tr.21-22.
23 Keith Weller Taylor. 1983. The Birth of Vietnam. University of California Press. Berkeley. tr.259.
24 Keith Weller Taylor. 1983. sđd. tr.261.
 

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rệu nát từ bên trong


Một sinh hoạt tưởng niệm tại Bắc Kinh, nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc thứ 64 hôm 01/10/2013.
Một sinh hoạt tưởng niệm tại Bắc Kinh, nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc thứ 64 hôm 01/10/2013. REUTERS/Jason Lee
Tú Anh  – RFI
Chế độ Trung Quốc không tránh được sụp đổ hay bị lật đổ . Trên đây phân tích của hai nhà trí thức có uy tín tại Bắc Kinh nhân 64 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa : một người là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, một người là giáo sư đại học Bắc Kinh.
Trung Quốc dường như đang chiếm thế thượng phong trong mọi lãnh vực ngoại giao đến quân sự nhờ vào nền kinh tế được xếp vào hạng thứ hai trên thế giới. Tại thượng đỉnh APEC và ASEAN  trong hai ngày 07 và 08 tháng 10, chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình nổi bật như ngôi sao sáng trong khi lãnh đạo siêu cường Hoa Kỳ, Barack Obama phải vắng mặt vì khủng hoảng chính trị và ngân sách.
Các nhà phân tích quốc tế không ngần ngại kết luận là chính sách « chuyển trục » sang Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ gặp vấn đề và Trung Quốc với sức mạnh kinh tế, quân sự đang lên sẽ « lấp khoảng trống ».
Tuy nhiên đây không phải là nhận định của những nhà phân tích dám suy nghĩ độc lập tại Hoa lục : xem vậy mà không phải như vậy.
Công luận đã biết giải Nobel Hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba lãnh án 11 năm tù vì cùng với hơn 300 nhân sĩ (trong danh sách phổ biến đầu tiên) vào cuối năm 2008, công bố Hiến Chương 08 phân tích những nhược điểm của chế độ Trung Quốc và đề ra kế hoạch dân chủ hóa gồm 19 điểm để cứu nước, cứu dân và cứu đảng cầm quyền.
Vào lúc Trung Quốc rầm rộ kỷ niệm 64 năm chế độ được mệnh danh là « Cộng Hòa Nhân Dân » thì nhà ly khai Bào Đồng, nguyên là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, nhà lãnh đạo cải cách bị cách chức vì chống biện pháp đàn áp phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989, khẳng định : Trung Quốc thực chất không phải là nền cộng hòa mà cũng không tôn trọng nhân dân.
Trong một bài phân tích dài với tựa đề : « Trung Quốc ăn mừng 64 năm chế độ xây dựng trên sự áp bức nhân dân » được phổ biến trên mạng của Asia News.it, nhà ly khai nhận định một cách thẳng thừng : Hệ thống chính trị Trung Quốc mang bản chất trấn áp, bất công và tham nhũng. Từ khi Trung Hoa được « giải phóng », quyền của công dân bị xem là « tà ngụy ». Dưới bảng hiệu « chuyên chế vô sản » một hệ thống độc tài khác khai sinh : đảng Cộng sản tự cho mình có toàn quyền thống trị mọi lãnh vực xã hội, kinh khiếp hơn bất kỳ chế độ phong kiến hay độc tài cá nhân nào. Nhân dân « được giải phóng » phải tuân thủ mệnh lệnh của đảng Cộng sản.
Nếu trước năm 1949, những hành vi áp bức, bóc lột được xem là phi lý thì sau ngày « giải phóng » hiện trượng thối nát đó được sống lại và được đảng tôn vinh : sau khi kích động bần cố nông tước đoạt tài sản của địa chủ thì tài sản khổng lồ này bị đảng tóm thu hết nhân danh hợp tác xã. Thực chất thì đất đai, công ty xí nghiệp được « biến hóa » thành tài sản riêng của những người gọi là cách mạng và con cháu họ dưới nhãn hiệu « tài sản xã hội chủ nghĩa » dù Mao không nói đến « chia chác » như vậy.
Đó chính là lý do sâu xa mà bộ máy tuyên truyền lờ đi giai đoạn « cướp chính quyền » mà tập trung vào chuyện bí ẩn « xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ».
Về niềm kiêu hãnh « nhờ Đảng mà Trung Quốc lên hàng cường quốc kinh tế thứ hai thế giới » thì ông Bào Đồng nhắc dân Trung Hoa hãy nhớ là trước năm 1949, Trung Quốc đã chiếm thứ hạng này, và phải mất 64 năm mới trở về thứ hạng cũ. Ông bình luận một cách mỉa mai : Phải mất 64 năm học tập, người dân Trung Hoa mới ngộ ra « sự thật » là xứng đáng được những kẻ cầm quyền hiện nay lãnh đạo. Mà « sự thật » trong chế độ này là do đảng quyết định.
Hệ quả là người dân Trung Hoa từ thế hệ này qua thế hệ khác phải chịu đựng tệ nạn tham nhũng tràn lan, nạn ô nhiễm từ trên trên trời xuống lòng đất.
Đó là « mô hình » Trung Quốc được xây dựng trong 64 năm qua. Trong khi đảng cố gắng phô bày bộ mặt phấn son với quốc tế thì trong nội bộ, họ ý thức được các nhược điểm cốt lõi này với những lời « bôi nhọ lẫn nhau » hay biện minh là « cần học hỏi thêm ».
Để kết luận, nhà ly khai Bào Đồng khẳng định ông không có ý hạ nhục chế độ, nhưng một cơ chế chính trị không chấp nhận đối kháng là một cơ chế tiêu vong, trừ phi còn có những người có tinh thần can đảm cải cách nó.
Đây cũng là nhận định của giáo sư Hạ Vệ Phương. Ông không phải là nhà ly khai hay đối lập mà là một chuyên gia luật pháp của Đại học Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của nhật báo South China Morning Post, giáo sư Hạ Vệ Phương cho biết ông Tập Cận Bình đã làm giới trí thức thất vọng. Nếu không chấp nhận tự do báo chí và tư pháp độc lập để trong sạch hóa guồng máy chính quyền, thì chế độ này, theo giáo sư Hạ Vệ Phương, sẽ bị cáo chung : « Khi dân chúng mất hết niềm hy vọng, khi không còn gì để mất, thì chỉ còn giải pháp sau cùng : nổi dậy làm cách mạng ».
 

Phản bác bài viết “Không được kích động bạo lực”


Nguyễn Ngọc Già (Danlambao)Rất lâu, từ trước khi bà Hằng bị ông A cho là “kích động bạo lực”, nhiều mạng người đã chết hay bị thương tật, tù tội oan khuất bằng cách này hay cách khác, dù gián tiếp hay trực tiếp do giới cầm quyền Việt Nam gây ra như: Bà Bùi Thị Nhung chết ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, vụ gia đình Đoàn Văn Vươn, vụ nông dân Văn Giang chống cướp đất, vụ đặt mìn tại nhà giám đốc công an Khánh Hòa của ông Nguyễn Viết Trương, vụ bà Đặng Thị Kim Liêng (mẹ cô Tạ Phong Tần) tự thiêu, vụ người đàn ông tự thiêu cháy đen tại Lâm Đồng v.v… cùng nhiều vụ chết người do phía công an gây ra. Thử hỏi ông Nguyễn Quang A, những vụ chết người này do ai “kích động bạo lực”?…
*
Thông qua bộ phim tài liệu “Lửa trong vùng đất của tuyết” [1], đài VOA đã cảnh báo với thế giới về 118 “ngọn lửa” bùng phát trong tuyệt vọng mà người dân Tây Tạng đang gào thét vang động để mong nhiều quốc gia giúp dân tộc họ tránh họa diệt vong bởi Trung Cộng. Người Tây Tạng đã quyết chọn cách biểu lộ đau đớn nhất, vì không nhìn thấy tương lai nào cho dân tộc họ.
Sau nhiều vụ tự thiêu như thế, Trung Cộng đã vu cáo cho Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Nhằm thực hiện mục tiêu ly khai, bè lũ Đạt Lai Lạt Ma đã xúi bẩy một số người tự thiêu. Điều này rất đáng khinh và cần phải bị lên án” [2]. Lời “kết tội” mang nặng “mùi bạo lực” lại không trưng ra được một bằng chứng nào về điều họ tuyên bố (!). “Thế giới” cộng sản chỉ còn mấy nước loe hoe, nhưng họ giống nhau ở chỗ coi… “cái sự xúi” là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, khi muốn chụp mũ ai đó. Điều lạ mà quen. Quen vì đó là thói tiểu nhân hạ tiện vốn có. Lạ là vì sau bao nhiêu năm trôi qua, người cộng sản vẫn không thay đổi lối suy nghĩ vô văn hóa như thế này.
Sau quá nhiều cái chết thương tâm của người Tây Tạng, Trung Cộng có vẻ xuống thang đàn áp [3]: “Hôm qua 14/09/2013, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận định rằng Trung Quốc bây giờ đã “thực tế hơn” về Tây Tạng, sau một thời gian dài theo đuổi chính sách đàn áp. “Chính sách cứng rắn của Trung Quốc đã hoàn toàn thất bại!”.
Nếu không có những vụ tự thiêu nhiều như thế, liệu Trung Cộng có bao giờ nhìn lại “con đường tàn bạo” của họ? Phía nào châm ngòi cho “kích động bạo lực”?
Trang “Diễn đàn xã hội dân sự” có bài “Không được kích động bạo lực” [4] của ông Nguyễn Quang A chỉ trích “một người phụ nữ” hô to vài lần những câu: “Học tập gương anh hùng Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình,”… “Nhìn thẳng đầu bọn quan tham mà nổ súng”, “Nhìn thẳng đầu bọn tham nhũng mà bóp cò”, nhưng không chỉ ra tên cụ thể, mặc dù ai xem clip này cũng biết đó là bà Bùi Thị Minh Hằng.
Tôi không nghĩ ông Nguyễn Quang A không biết điều 52 Hiến pháp quy định: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Xin hỏi mấy câu:
Ông Nguyễn Quang A đại diện những ai để dùng chữ “chúng ta” trong bài?
Ông Nguyễn Quang A nhân danh tổ chức nào để đòi “cách ly” bà Bùi Thị Minh Hằng?
Ông Nguyễn Quang A định nghĩa như thế nào về chữ “cách ly”? “Cách ly” vốn được dùng phổ biến trong y học nhằm khoanh vùng để kiểm soát và diệt trừ vi trùng hay virus đối với những loại bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan rộng, ảnh hưởng lớn đến xã hội.
Nếu ông A dừng lại ở “lời khuyên” đối với bà Hằng thì không có gì để bàn, nhưng tôi buộc phải lên tiếng vì ông đang “kích động” người khác “cách ly” bà Hằng, đó là ông đang vi phạm vào điều 52 Hiến pháp, bởi ông và bà Hằng là 2 Công Dân hoàn toàn ngang nhau trước pháp luật (tôi không quan tâm cái học vị tiến sĩ của ông).
Với chữ “cách ly”, ông A đã phạm vào “tội làm nhục người khác” thuộc điều 121 Luật hình sự, hơn nữa đó là việc phân biệt đối xử, kỳ thị [nghĩa là ông A tự cho phép bản thân xem bà Hằng đang bị bệnh truyền nhiễm [nghĩa bóng)], ông A phạm vào “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” theo điều 87:
- Khoản b: “Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”
- Khoản c: “Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo…”. (vì ông như đang kêu gọi: “Tôi tin các Ki tô hữu không khuyến khích những người hô hào bạo lực như vậy đi với họ”.)
“Bạo lực”, ngày càng dồn dập và rộng khắp Việt Nam, từ mọi nguyên nhân, từ mọi phía. Ở đây chỉ nói những vụ tương quan giữa dân và giới cầm quyền nhằm không đi xa nội dung bài viết của ông Nguyễn Quang A.
Rất lâu, từ trước khi bà Hằng bị ông A cho là “kích động bạo lực”, nhiều mạng người đã chết hay bị thương tật, tù tội oan khuất bằng cách này hay cách khác, dù gián tiếp hay trực tiếp do giới cầm quyền Việt Nam gây ra như: Bà Bùi Thị Nhung chết ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, vụ gia đình Đoàn Văn Vươn, vụ nông dân Văn Giang chống cướp đất, vụ đặt mìn tại nhà giám đốc công an Khánh Hòa của ông Nguyễn Viết Trương, vụ bà Đặng Thị Kim Liêng (mẹ cô Tạ Phong Tần) tự thiêu, vụ người đàn ông tự thiêu cháy đen tại Lâm Đồng v.v… cùng nhiều vụ chết người do phía công an gây ra. Thử hỏi ông Nguyễn Quang A, những vụ chết người này do ai “kích động bạo lực”?
Tôi tin dù bà Hằng có gào lên vài chục lần những câu nói đó, cũng không có hiệu quả, cũng chẳng ai theo (hãy xem lại clip, chỉ lơ thơ một hai tiếng hô theo dè dặt). Lời hô của bà Hằng chẳng qua chỉ biểu lộ sự uất ức của một người “khẩu xà tâm phật”, nó tựa như chửi đổng: “có ngon bắn vào đầu những thằng quan tham đi! chỉ giỏi hà hiếp dân đen!”. Thế thôi! Không ngờ được một người “nổi tiếng” chộp lấy như là một “bằng chứng” sống động (!)
Ông Nguyễn Quang A quy kết bà Hằng theo cảm tính mà không trình ra một chứng cớ nào do bà Hằng trực tiếp hay gián tiếp gây ra, nó chỉ thể hiện sự thành kiến không đáng. Đó cũng là tâm thức khinh dân mà một số ông (bà) có “học hàm học vị” bị cộng sản nhồi sọ bao năm qua trong vô thức nên họ không hay biết.
Giả sử một mai tiếp tục xảy ra xô xát hay sử dụng súng giữa dân và giới cầm quyền như đã xảy ra tại Dương Nội, Thái Bình, Thủ Thiêm, vụ Đặng Ngọc Viết, vụ nổ trước nhà giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên [5] cho đến nay chưa tìm ra thủ phạm v.v… hóa ra, ông Nguyễn Quang A và những ai đồng tình với luận điểm của ông có sẵn “cái thùng rác” mang tên Bùi Thị Minh Hằng mà trút vào ư? Giới công an cứ theo kiểu hồ đồ của ông Nguyễn Quang A mà tới nhà bà Hằng và “chụp” cho “cái mũ”: Tất cả tại bà Hằng mà ra nông nổi (!). A lê hấp! Túm đầu ngay và tống vào tù, vì bằng chứng từ ông Nguyễn Quang A – một người “nổi tiếng” – cung cấp, thế là đủ! Đó là thói ngụy biện sử dụng “danh tiếng” để đè bẹp người khác. Một hành vi không thể gọi là “trượng phu” (!).
Bài viết của ông Nguyễn Quang A giống như một loại “chỉ điểm” vô căn cứ của mật thám thời “Đêm giữa ban ngày” (của nhà văn Vũ Thư Hiên), nó thể hiện sự ấu trĩ đến ngờ nghệch, lại cứ tưởng là “ôn hòa” và “văn minh” (!). Hóa ra, ông A không khác gì giới cầm quyền Việt Nam ngày xưa và hiện nay chóp bu “đời mới” vẫn miệt mài làm theo (!).
Viết đến đây tôi bỗng bật cười vì chi tiết cũ nhưng rất ấn tượng [6]: ông Nguyễn Xuân Diện đã từng bị vu cho: nếu Trung Quốc đánh Việt Nam là “tại” ông Diện “xúi” mọi người đi biểu tình, trong lời đe dọa này họ cũng nhắc đến cả ông Nguyễn Quang A. Bó tay với cái kiểu “đỗ thừa” này. Không ngờ bây giờ ông Nguyễn Quang A lại sử dụng “chiêu thức” tương tự để lôi kéo người khác “cách ly” bà Hằng. Hãy làm ơn nhớ lại, ông A ạ!
Ông Nguyễn Quang A và những ai ủng hộ kiểu ông A, thật ra họ thể hiện loại lý thuyết suông, máy móc và giáo điều, xơ cứng khi áp dụng “tinh thần bất bạo động”; họ xa rời thực tế, nên họ chủ quan đến nỗi luôn cho mình là “đúng” với suy nghĩ: “ai đấu tranh khác ta là chống cộng cực đoan”, “ai hô những khẩu hiệu không giống ta là kích động bạo lực” v.v… chẳng bao giờ họ giật mình để nhận ra, họ đang mơ về một… “thế giới đại đồng”, họ ảo tưởng y chang như người cộng sản!
Thêm vào đó, chưa bao giờ bản thân họ hay người thân của họ bị chà đạp, bị đánh đập, bị bóp vú, bị lột truồng, bị cướp phá, bị gãy cổ, bị ném ra vỉa hè như một con mèo ướt không nơi nương tựa v.v… nên họ có bao giờ thấu được sự uất hận và khinh bỉ của người dân đối với chế độ man rợ này! Vì thế, khi người dân ức quá, rủa xả cho đỡ nặng lòng thì họ chụp ngay là “kích động bạo lực” mà không thèm suy xét có chứng cớ nào không.
Khi người dân lầm lũi, câm lặng ôm nỗi đau thương tủi hận và lầm lì xách súng ra như Đặng Ngọc Viết, họ mới hoảng hồn như Huỳnh Ngọc Sơn phát ngôn dốt nát và ngớ ngẩn mà VNN đưa tin [7]: “Việc đánh đến chết những kẻ ăn trộm chó ngày càng tăng ở các địa phương, việc người dân tự trang bị vũ khí vào tận công sở tấn công cán bộ… khiến Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn phải thốt lên: “Làm sao lại đến mức độ đó chứ?”
Còn bây giờ, hãy cùng nhớ lại viện IDS – do ông Nguyễn Quang A làm viện trưởng – bị Nguyễn Tấn Dũng “bức tử”, đã viết [8]:
Ngày 14-09-2009, Hội đồng Viện IDS đã họp phiên toàn thể, quyết định tự giải thể để biểu thị thái độ dứt khoát của Viện đối với Quyết định 97. Quan điểm của Viện chúng tôi được trình bày trong tuyên bố này và được công bố kèm theo các tài liệu liên quan [1]. Chúng tôi cũng giữ quyền sử dụng tiếp các công cụ pháp lý để bảo vệ sự trong sáng của luật pháp.
Từ bấy đến nay, hơn 4 năm qua, từ cái gọi là “giữ quyền sử dụng tiếp các công cụ pháp lý để bảo vệ sự trong sáng của luật pháp”, cuối cùng viện IDS vẫn không dám làm (hay không làm nổi?) đến nơi đến chốn điều mà họ nói như đinh đóng cột, trong khi ông Nguyễn Quang A rỗi hơi đến nỗi viết một bài chỉ trích bà Bùi Thị Minh Hằng vô căn cứ, nặng về suy diễn cảm tính (!) Giá như ông A dành ít thời gian để ngẫm lại chính cái vụ IDS “tự xử” và lời “tâm huyết” nhỉ (?) Chém gió! Ý tứ đoạn văn này có được xem là “kích động” không nhỉ? Tôi nghĩ ông A không ủng hộ “kích động bạo lực” thì hẳn nhiên ông phải ủng hộ “kích động không bạo lực” chứ nhỉ? Ngon mà làm cho dân đen chúng tôi “hưởng xái”, có vẻ nó còn thực tế và tôi thành thật để cám ơn ông, quyết không nuốt lời!
Tuy nhiên cũng cần phải khách quan để nói: Lời hô to của bà Bùi Thị Minh Hằng được xem là “kích động bạo lực” khi nào? Thưa, chỉ khi 2 điều kiện dưới đây xảy ra đồng thời:
- Bà Bùi Thị Minh Hằng đang đứng trong hàng ngũ của một tổ chức và nhân danh tổ chức đó phát ngôn.
- Có khách thể rõ ràng, ví dụ: “Nhắm thẳng vào tổ chức ABC mà bắn”, “Nhằm thẳng vào đầu những tên quan tham 3DX, 4SS, TLĐB, SHĐH mà bóp cò”.
Đó lại chỉ ra một việc, lâu nay một số vị “có ăn có học” cứ nhìn một số người dân hay một vài nhóm bạn hữu như là một tổ chức chính quy có cương lĩnh, có điều lệ, có tài lực, vật lực, nhân lực đủ đầy. Rất lạ với những người tưởng chừng họ hiểu biết nhiều hơn người dân đen tưởng họ có.
Một khi cố tình nghiêm trọng hóa hậu quả gây ra từ “kích động bạo lực” mà không có chứng cớ, nặng về suy diễn, nghĩa là khinh dân. Bởi vì, một người ra tay bạo lực chỉ vì bị người khác “xúi” (kích động), tức là người đó kém tri thức, nói trắng ra cho dễ hiểu bằng từ thô thiển: Ngu.
Người dân ngày nay không ngu như ông Nguyễn Quang A tưởng. Hãy nhìn thực tế mà luận, đừng ngồi trong vỏ ốc, tháp ngà mà suy, hỡi những “trí thức sa lông”! Hãy hỏi thử gia đình Đoàn Văn Vươn, Lê Thị Ngọc Đa, Trần Thị Hài, Nguyễn Viết Trương, dân Văn Giang, Dương Nội, Thái Bình, Long An, Đà Nẵng v.v… xem những ai “xúi giục” hay “kích động” họ đứng lên chống lại bọn tham quan? Hay vì lợi ích của họ bị xâm phạm bất hợp pháp và bất hợp lý, họ từ những người dân oan lẻ tẻ, tự động đoàn kết lại để lập hội cùng đấu tranh? Và như thế nó là cái án tù 3 năm rưỡi mà bà Lê Thị Ngọc Đa phải nhận lãnh! [8] Rõ ràng, dân chẳng ngu chút nào!
Ông Nguyễn Quang A hô hoán lên chẳng khác gì ĐCSVN hô hoán “thế lực thù địch” mà không chỉ ra được tổ chức nào, tên gì cụ thể.
Tại sao ông A có thể hô hoán với những lời lẽ chụp mũ nặng về suy diễn và hoang mang không đáng có? Vì suy nghĩ ông A giống như suy nghĩ của giới chóp bu hiện nay, họ cho rằng dân ngu dốt nên mới dễ nghe theo lời “xúi”. Những ai đồng ý với Nguyễn Quang A qua bài viết của ông, một là cũng tự đặt bản thân vào tâm thức dễ bị “xúi”, hai là cũng khinh dân như… cộng sản. Do đó, bài viết của ông A suy cho cùng là một dạng chống lại nhân dân, chứ không phải vì dân.
Thậm chí, một người mang tiếng là Thầy cần nhận thức rõ: nếu học trò mình có dốt (thật) đi chăng nữa, chẳng có người Thầy đàng hoàng nào chửi học trò: “ngu quá!”. Trong trường hợp đã cố hết sức để dạy mà học trò vẫn không tiến bộ thì người Thầy có lương tâm và trách nhiệm luôn khuyên: Em hãy chọn một ngành khác mà em có khả năng phù hợp. Đó mới xứng đáng là Thầy. Cũng cần nhớ, bạn có thể là thầy trong lĩnh vực này, nhưng lĩnh vực khác bạn cần học nhiều hơn nữa. Vậy, nên, một ông thầy cho rằng mình “cái giống gì” cũng “giỏi” thì đó có phải trở thành một ông thầy… cực đoan không nhỉ (?).
Tôi bỗng nhớ, ông Ngô Bảo Châu, ông Đàm Thanh Sơn và mấy ông khác “xúi” hơn 3.000 người “cùng viết hiến pháp”, với kết quả hơn 88% đòi bỏ điều 4, nhưng sau đó, các ông này tự tiện vứt bỏ kết quả điều tra để phục vụ “đảng ta”, đến nỗi bà Nguyễn Thị Từ Huy đòi Đàm Thanh Sơn rút bài viết của bà trên trang cá nhân của Sơn sau vụ này. Còn tôi ư? Tôi tự chửi mình là: “ngu quá” sau khi để cho mấy ông “giáo sư” “thiệt”… lừa đảo mình. Quý độc giả thấy tội nghiệp tôi hay tiếp tục chửi tôi?
“Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời” – Dalai Lama
Khi Đức Dalai Lama nói vậy, giả sử “suy diễn”: Đã là “cỏ dại” tức phải diệt, đã là “trùng độc” tức phải trừ, rồi “quy tội” Đức Dalai Lama cố tình “kích động bạo lực”? Quả hài hước!
Tôi long trọng tuyên bố: Ông Nguyễn Quang A không được phép khinh dân, coi người dân dễ bị “xúi giục”, dễ bị “kích động”, vì dân là cha là mẹ. Cha mẹ có sai thì khuyên nhủ, không được chụp mũ cha mẹ, vì đó là bất hiếu tử. Những bất hiếu tử luôn bị người đời nguyền: Trời tru đất diệt! Không biết lời nguyền này có bị ông Nguyễn Quang A gán cho tội “kích động”… ông Trời sử dụng “bạo lực” không nhỉ (?)
Nói tóm lại, tất cả những ai mang danh trí thức thì không được phép khinh dân, chụp mũ dân, chửi dân ngu dốt mà phải khuyên nhủ, an ủi, khích lệ, sẻ chia và chỉ ra cho dân những điều nên và không nên làm, đó mới xứng là những giáo sư tiến sĩ thứ thiệt.
Chỉ có Dân mới có Quyền Chửi: Đù má! trí thức gì cứ hở ra là kiếm chuyện chửi dân!
_______________
Ghi chú của tác giả:
- Bài viết gởi riêng đến Dân Làm Báo, nhưng người viết rất cảm ơn tất cả những trang nào dẫn bài này về. Xin nhắn trang viteuu.blogspot.com và trang quynhtramvietnam.blogspot.com: cám ơn quý trang đã dẫn bài, nhưng vui lòng đính chính giùm, tôi không phải nhà văn Nguyên Ngọc.
- Tôi không nghĩ nhiều vị trí thức khác khinh dân như ông Nguyễn Quang A, do đó tôi cũng không ngại bài viết này “chia rẽ” (ý của ông A đòi “cách ly” bà Hằng) trong phong trào đấu tranh dân chủ hiện nay. Chỉ muốn trình ra cho độc giả thấy “bệnh” giáo điều, lý thuyết suông của một số vị có “học cao” (!)
 

Không được kích động bạo lực

DiendanXHDS

 Nguyễn Quang A
Các báo chính thức đưa tin về vụ xử Luật sư Lê Quốc Quân vì tội “trốn thuế”. Từ “trốn thuế” trong ngoặc là nguyên văn của TTXVN và các tờ báo của nhà nước. Như thế báo chính thống cũng ngầm thừa nhận Luật sư Quân không phạm tội trốn thuế.
Nhiều người đã đến dự phiên tòa nhưng bị cản trở. Vì thế nhiều cuộc biểu tình đã hình thành trên địa bàn Hà Nội trong ngày xét xử. Tôi ủng hộ những người biểu tình ôn hòa.

Nhưng tôi thực sự bị sốc khi xem một đoạn video mang tênLê Quốc Quântrên mạng. Tại đó một người phụ nữ hô to “Học tập gương anh hùng Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình,”“Nhìn thẳng đầu bọn quan tham mà nổ súng,” “Nhìn thẳng đầu bọn tham nhũng mà bóp cò”. Tôi không thể tin vào tai mình nữa. Hình như người đó cũng mang một chiếc áo có in hình Lê Quốc Quân. Những lời hô hào đó làm bẩn danh Lê Quốc Quân! Tôi nghĩ Luật sư Lê Quốc Quân chắc hẳn không tán thành sự kích động bạo lực như vậy. Những người hô hào như thế có thể có bức xúc gì đó nhưng chẳng gì có thể biện minh cho việc làm tai hại của họ. Những hành động như thế là có hại cho đất nước và phải bị lên án.
Chúng ta lên án chính quyền đã gây ra những bất công cho anh Đoàn Văn Vươn. Chúng ta ủng hộ anh Vươn và có thể đồng cảm với sự “tự vệ” của anh em ông Vươn, nhưng chúng ta không thể đồng tình với việc dùng vũ khí (dù chỉ để “dọa”) của anh em họ Đoàn.
1
Cũng vậy với ông Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình. Việc ông Viết gây ra 2 cái chết và 3 người bị thương là hành động bạo lực rất đáng tiếc. Ông Viết đã bị dồn đến đường cùng. Nguyên nhân chính hẳn là ở Hiến pháp, Luật đất đai và việc thi hành. Chúng ta phải lên tiếng để loại bỏ những nguyên nhân gây ra sự cố đau thương như thế. Tuy vậy, không thể và không nên coi ông Viết là anh hùng và càng không thể chấp nhận việc noi gương ông Viết để giết người.
Chúng ta phấn đấu cho một nền pháp trị. Hô hào “nổ súng” và “bóp cò” là phản lại các ý tưởng dân chủ và pháp trị, là khuyến khích bạo lực và khuyến khích luật rừng và như thế phải bị lên án. Hơn thế, luật Việt Nam và luật của hầu hết các nước đều coi kích động bạo lực là một tội, mà ở đây đích thực là kích động giết người!
Phong trào xã hội dân sự ở Việt Nam phải tránh xa các phần tử quá khích như vậy và phải thấm nhuần và tuân theo nguyên tắc bất bạo động.
Trong một đất nước mà lịch sử chỉ chủ yếu là lịch sử chiến tranh, việc truyền bá tinh thần bất bạo động hẳn không dễ. Thế mà chừng nào mọi người Việt Nam, nhất là những người cầm quyền, không thấm nhuần tư tưởng bất bạo động, không mạnh dạn lên án bạo lực, thì Việt Nam không có tương lai.
Bất bạo động không chỉ là việc không dùng bạo lực như công cụ để đạt mục tiêu của mình, mà còn là việc lên tiếng và dùng tất cả các biện pháp bất bạo động và hợp pháp khác để (cùng những người khác) chống lại bạo lực từ bất kỳ phía nào.
Thí dụ, trong một cuộc biểu tình ôn hòa thì việc lên án nhà cầm quyền dùng bạo lực là chuyện hiển nhiên, nhưng việc can ngăn, thậm chí cách ly những phần tử quá khích trong hàng ngũ những người biểu tình là hết sức quan trọng. Nếu chúng ta phản đối nhà cầm quyền sử dụng bạo lực với những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, thì chúng ta càng phải ngăn chặn những người chủ trương bạo lực trong chính hàng ngũ những người biểu tình bằng cách can khuyên họ hoặc thậm chí cách ly họ nếu họ không nghe lời khuyên.
2
Chúng ta cũng phải coi chừng công an cài người vào khiêu khích và tạo cớ cho nhà cầm quyền can thiệp bằng bạo lực. Chính vì thế những người biểu tình nên tìm mọi cách lưu và truyền bá mọi chứng cứ như ảnh, video để vạch trần những kẻ được cài vào nhằm kích động và yêu cầu cảnh sát cách ly chúng với chứng cớ cụ thể về cả bản thân sự yêu cầu này, và đấy là một phần quan trọng của phương pháp bất bạo động.
Bạo lực là sức mạnh của việc dùng cơ thể, khí cụ, vũ khí. Nhưng bạo lực cũng có thể là bạo lực ngôn từ, sự hô hào, kích động dùng vũ lực, việc sử dụng lời lẽ ác khẩu. Tránh bạo lực là phải tránh cả hai loại đó.
Phật giáo, Công giáo đều đề cao sự bất bạo động. Tôi tin các Ki tô hữu không khuyến khích những người hô hào bạo lực như vậy đi với họ. Và phong trào xã hội dân sự ở Việt Nam cũng phải bày tỏ chính kiến dứt khoát phản đối việc hô hào bạo lực.
N.Q.A.

Ảnh: Từ Blog Tễu.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét