- Phan Văn Song : Có thật vẽ vậy không được? (Boxitvn). Tranh luận quan chuyện bản đồ giữa Dương Danh Huy và Phan Văn Song với Trương Nhân Tuấn. - Tô Oanh: Đôi điều muốn nói nhân đọc bài của ông Trương Nhân Tuấn và ông Dương Danh Huy về mốc giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Màu cờ tổ quốc dưới chân thác Bản Giốc (ĐV).
<- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 79 – 22/09/2013 (Thành). - Biểu dương người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trong sự nghiệp bảo vệ biên giới, hải đảo (ND). - Triển lãm những hình ảnh về đất và người Trường Sa (QĐND). - Trách nhiệm và tình yêu biển, đảo (QĐND).
- Tình hình Biển Đông: Uốn lưỡi bò trên đất Mỹ (ĐV). - Tư lệnh Hoa Kỳ William Fraser thăm Quân khu 5 (CAĐN).
- Stephen Blank – Quan hệ ngày càng thân thiết giữa Nga và Việt Nam (The Diplomat/Dân luận).
- Nguyễn Trung: SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC – Phần 3 (Bùi Văn Bồng). – Đau thương hành (Nguyễn Tường Thụy). Thơ của Thế Dũng.
- TUYÊN BỐ Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị (Diễn đàn XHDS). – Giới thiệu Diễn đàn Xã hội Dân sự.
- Vũ Đức Khanh: Lời đề nghị đối thoại về ‘nhân quyền’ giữa người Việt (VOA).
- Kết quả chuyến thăm Vatican của phái đoàn Việt Nam (RFA).
- Phật Tử Giáo Sư Trần Chung Ngọc con bài của thế lực nào? (Người Buôn Gió). “Còn đây là bằng chứng Giao Điểm làm việc cho Tổng cục an ninh, chính xác là A88 Cục An ninh xã hội, tiền thân trước kia là a 38 An ninh tôn giáo. Nay do thiếu tướng Lê Đình Luyện ( cũng là một Phật Tử quy y Tam Bảo ) làm cục trưởng. Hàng trăm cuốn tạp chí Giao Điểm được in ở trong nước đưa ra ngoài phát tán để gọi là phục vụ tín ngưỡng đồng bào hải ngoại“.
- KẺ CHỈ BIẾT TUÂN THỦ THÌ CHO VIỆC PHẢN KHÁNG LÀ ĐỒI BẠI (Phương Bích).
- BỊ CƯỠNG CHẾ VỀ CÔNG AN PHƯỜNG 1 VŨNG TÀU VÀ GIÁP MẶT NHỮNG “CÔN ĐỒ ĐẢNG” (Bùi Hằng). - TRONG CÕI ĐẤT ĐAI (Bùi Văn Bồng).
- Phạm Lê Vương Các: Dân oan thành kẻ sát nhân (BBC).
- Cần hiểu đúng về bản chất của quyền lực Nhà nước (QĐND). “Gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện một số ý kiến với danh nghĩa là “góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp”, nhưng thực chất lại chứa đựng những nội dung xuyên tạc bản chất của Nhà nước ta, trong đó có vấn đề quyền lực Nhà nước”.
- Chính quyền đô thị (ĐĐK).
- Chỉ một bộ có 4 thứ trưởng (TT). Còn lại là bộ nào cũng nhung nhúc như lợn con?
- Bộ trưởng KH-CN nói về Quỹ Đổi mới công nghệ 1.000 tỷ đồng (VTV). - Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 22/09/2013.
- ‘GÀ MẮC TÓC’ RỒI, CỤ TỔNG TRỌNG ƠI! (Bùi Văn Bồng). - Cần “chỉ mặt, đặt tên” đối tượng tham nhũng (VOV). “Chỉ mặt” có mà nó đập cho vỡ mặt! - Phỏng vấn Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước: Phải mạnh mẽ hơn với tham nhũng (NLĐ). - Bó tay với lãng phí.
- Quảng Ninh: Sẽ hủy quyết định “biếu không” DN 66 tỉ đồng (PLTP).
- Bình thường một cách bất thường (TP).
- Phí tiền của Nhà nước trả lương cho mấy vị quan tòa! (SGTT). - Không thể xử cả làng vì đánh chết “cẩu tặc” (KP). – Govapha – Tự xử thời hại điện (Dân luận). - Lộ đường đi “hợp pháp” của xe lậu (ĐT).
- Vụ chôn hóa chất độc hại ở Thanh Hóa: 10 lỗi, 10 hố chôn, hàng tấn chất độc (Thanh tra). - Vụ chôn thuốc sâu: Bệnh viện K thăm khám hàng ngàn người dân (NLĐ).
- Cảnh sát giao thông bắn nhau, 1 người chết, 2 bị thương (TP). – Đồng Nai: NÓNG: Một thiếu tá CSGT bị bắn chết, 2 CSGT bị thương (DV). - Đồng Nai: Bị bắn tại trạm, một thiếu tá CSGT tử vong (LĐ). - Trạm phó CSGT bị bắn chết ở Đồng Nai (KT). - Súng nổ trong trạm CSGT, một người chết, 2 người bị thương (TN). - Nổ súng tại trạm CSGT: 1 người chết, 3 bị thương (NLĐ). Người nhà thượng úy Đoàn Thanh Phú ngăn cản phóng viên chụp ảnh nạn nhân =>
- Huỳnh Văn Úc: Những hạt sạn trong một bài pháp thoại (Trần Nhương). - Người ta và…sâu.
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 66 ) (Nhật Tuấn).
- Đi viếng tiền nhân (Trần Nhương).
- Người Bỉ và truyện tranh comic (Phan Ba).
- Thảm họa Fukushima cảnh báo gì cho Việt Nam (RFA).
- Đảng Cộng sản còn tồn tại ở Trung Quốc được bao lâu nữa? ( Financial Times Magazine/PVLH).
- Bạc Hy Lai bị tuyên án chung thân (BBC). - Án tù ‘kết liễu sự nghiệp Bạc Hy Lai’. - Ông Bạc Hy Lai bị kết án tù chung thân, tịch thu tài sản (VOA). - Bạc Hy Lai nhận án chung thân: Đả tiếp hổ nào? (ĐV). - Bạc Hy Lai ở tù như ‘khách sạn’, mãn hạn sớm? (Tin tức). - Trung Quốc: Bạc Hy Lai nhận án tù chung thân (RFI). - Bắc Kinh muốn loại Bạc Hy Lai vĩnh viễn khỏi chính trường. - Quan chức Trung Cộng bị sa thải vì Nguyền rủa người Dân trong bửa Tiệc (ĐKN).
- Triều Tiên đổ lỗi cho Hàn Quốc vụ hoãn “ngày đoàn tụ” (NLĐ). - Lãnh tụ Bắc Triều Tiên hành quyết 9 người để tránh tai tiếng cho vợ (VOA). - Vụ nữ văn công BTT bị hành quyết : Bình Nhưỡng lên án báo chí Hàn Quốc (RFI).
- Đối lập Miến Điện : Tăng trưởng không đồng nghĩa với dân chủ hóa (RFI).
- Cam Bốt vẫn bế tắc chính trị hai tháng sau bầu cử (RFI). - Tình hình Campuchia: Đảng đối lập kháng chỉ quốc vương? (ĐV).
- VÁCLAV HAVEL: QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 1 (Bùi Văn Bồng).
- Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 21) (Boxitvn).
- Ngày hội thanh niên thành phố với biển đảo Việt Nam năm 2013 (VOH). - Lấp lánh những tấm gương vì sự nghiệp bảo vệ biên giới, biển đảo (PT). - Khen thưởng người có công vì sự nghiệp bảo vệ biên giới, biển đảo (PLTP).
- Ngoại trưởng Trung Quốc: “Lần đầu tiên nghe thấy đường 9 đoạn…” (GTVT). - UAV Trung Quốc làm gia tăng rủi ro xung đột Biển Đông, Hoa Đông (GDVN).
- “Nhật Bản có kế hoạch chặn thông tin giữa máy bay và tàu chiến TQ” (GDVN). - Trung Quốc bày trận đưa Nhật Bản vào ‘kế hoạch Biển Đông’ (SM).
- Mỹ cần đóng vai trò gì ở Biển Đông, Hoa Đông? (Infonet). - Trung – Mỹ thỏa thuận ngầm về hàng hải (TVN).
- Trụ sở tỉnh nào to như cung điện? (VNN). - Vì sao 70% DN chủ động đưa hối lộ? (PLTP). - Tham nhũng sợ thể chế tốt (DV).
- Chỉ 1% số công chức không hoàn thành nhiệm vụ? (LĐ). - “1% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ là chưa đúng thực tế” (GDVN). - Mời Bộ trưởng Nội vụ ‘vi hành’ (VNN). - Tuổi 55 đi thi hiệu trưởng (TT).
- ’36′ và chuyện nhiệm vụ ‘kép’ về quân đội làm kinh tế (VNN). - Nghịch lý nông dân siêu lãng phí, DNNN tiết kiệm nhanh (PNT).
- “Đề tài ứng dụng xếp ngăn kéo là không chấp nhận được” (Infonet). - Làm việc mà người dân cần (ANTĐ).
- Nổ súng kinh hoàng tại Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (TN). - 3 CSGT bị dính đạn trong một vụ nổ súng, 1 thiếu tá tử vong (GDVN). - Cảnh sát giao thông bắn nhau, một thiếu tá chết (TT). - 1 thiếu tá chết, 2 cảnh sát bị thương sau vụ nổ súng (VNN). - Trạm phó CSGT Dầu Giây bị thuộc cấp bắn chết (PLTP).
- Bùi Hoàng Tám: Vụ chôn hóa chất và bệnh “ung thư não trạng”! (DT). - Vụ chôn thuốc BVTV: Người dân nói gì với ĐBQH? (Infonet). - Người dân “vùng Nicotex” được khám bệnh miễn phí (LĐ). - Xin đừng quên láng giềng (LĐ).
- Ngập nhiều là do “biến đổi khí hậu”! (SGTT).
- Bạc Hy Lai cười khi nghe phán quyết (GDVN). - Về Trùng Khánh xem dân nói về Bạc Hy Lai (VNN).
- CPP: Quốc hội vẫn khai mạc, Hun Sen có thể nhậm chức ngày mai (GDVN). - Campuchia thắt chặt an ninh trước phiên khai mạc Quốc hội (LĐ).
KINH TẾ- Những sự kiện kinh tế nổi bật trong tuần (TBNH).
<- Năm vấn đề lưu ý trong cân đối thu – chi ngân sách (ĐT).
- Cắn răng tự xử nợ xấu, thà chết không khai thật (VNN).
- Khó xử lý tài sản, Luật Phá sản không vào cuộc sống (ĐT).
- “Quản” DNNN: Học gì từ thế giới? (TQ).
- CPI tháng 9 tại Tp.HCM tăng cao nhất trong 29 tháng (VnEco).
- Tín dụng tăng tốc (NLĐ). - Tiền xu biến mất trên thị trường (NHD).
- Thị trường bất động sản bắt đầu “nóng” (PNTP).
- Nguy cơ hết tôm nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu (TTXVN).
- Phân bón giả tràn lan (SGTT).
- TPHCM: Người Việt vẫn ngại dùng hàng Việt (PNTP).
- Nguyễn Thái Nguyên: Chuyện ghi chép ở Đức (Boxitvn). - Ý kiến ngắn: Thuế nhập khẩu đóng trong bao bì (VAT).
- Đàm phán TPP: Mỹ đã bật đèn xanh cho Trung Quốc? (TTXVN).
- Mỹ có thể bị vỡ nợ nếu QH không nâng trần nợ công (TTXVN). - TT Obama hối thúc quốc hội nhanh chóng hành động về ngân sách và mức trần nợ (VOA).
- TS Phạm Duy Nghĩa: TPP – những chuẩn mực mới của thế kỷ 21 (SGTT).
- Nói và làm: Cắn răng tự xử nợ xấu, thà chết không khai (VEF). - Nhiều ngân hàng “thà chết” không bán nợ xấu cho VAMC (GDVN).
- Thu ngân sách có nguy cơ “vỡ trận” (LĐ). - Tái cơ cấu nợ thuế (TN).
- Điểm mặt những doanh nghiệp trả cổ tức khủng (ĐTCK). - Nếu room ngoại là 60%… (NCĐT).
- Thêm làn sóng hạ giá bất động sản (TN). - Thời nhà tập thể phố cổ “đồ cổ” mà vẫn ế (Tầm nhìn).
- Trả lại khu công nghiệp (TT).
- Sinh tử với “tái thiết DN” (DĐDN). - Nhất con, nhì cháu… (Công thương).
- Gỡ khó cho ngành than: Cần cả hệ thống chính trị vào cuộc (Công thương).
- Mở cửa ngay ngành da giày? (TN).
- Bất lực với giá sữa? (LĐ). - Giá sữa: Ai cũng quản, không ai chịu trách nhiệm (DV). - Chuẩn hóa tên gọi sữa(PLTP).
- Liên kết sản xuất lớn (SGGP). - Chuyển hướng cho gạo xuất khẩu (TN).
- Khấm khá với nghề đi biển (DV). - Giá cá tra tăng mạnh (DV). - Rộng đường xuất khẩu tôm vào Mỹ (PLTP).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Tài tử thư ở Việt Nam (PBVH). - Truyện Kiều và văn hóa Trung Quốc.
- Lưu Quang Vũ vẫn đang sống trong đời (ANTĐ). - Sân khấu phía Bắc: Vẫn “ngủ quên”, bỏ lại khán giả (CAND).
- Có nên coi chọi trâu như một di sản văn hóa? (ĐĐK). - Lội bùn háo hức đi xem đua bò Bảy Núi (SM).
- Góc nhìn mới đề tài viết cho thiếu nhi (GD&TĐ).
- Phim “nhồi” quảng cáo, khán giả “ngộp”! (PNTP).
- Âm nhạc dân tộc mất dần chỗ đứng (RFA). - Nghệ sĩ hát xẩm Mai Tuyết Hoa: Phía sau là người chồng thầm lặng (ĐĐK). =>
- Nhạc Việt đang đi vào một chu kỳ… không tốt?! (PT). – Sáng tác ca khúc về đề tài xã hội: Cơn gió lạ (SK&ĐS). - Nhạc sỹ Dương Thụ: Trọn vẹn giấc mơ (VnM).
- Mối tình với Hồ Gươm của lão nhiếp ảnh Quang Phùng (Tin tức).
- Trách nhiệm trong nghệ thuật (SGGP).
- Hàng trăm nghệ sĩ được đề cử Giải Mai Vàng giai đoạn 1 (NLĐ).
- ĐẤT MẸ (Phalanxist).
- NHỮNG SUY NIỆM NGẪU HỨNG VỀ NGHỆ THUẬT VÀ CUỘC ĐỜI (II) (Nguyễn Tường Thụy). - Kỷ niệm về một bài thơ. – Thơ Trần Mộng Tú – TRĂNG THÁNG TÁM (DĐTK).
- Đi Tìm Alaska – Phần 10 – John Green (Nguyễn Hoàng Huy).
- Người Bỉ và truyện tranh comic (Phan Ba).
- Hoàng Nhất Phương – Ryan’s Daughter – Con Gái Của Ryan (Dân luận).
- Trung Quốc đầu tư 8 tỷ đô la xây phim trường cạnh tranh với Hollywood (RFI).
- Tuyển U 19 Việt Nam, quả ngọt đầu mùa của Hoàng Anh Gia Lai (RFI).
- Di sản và những “lễ hội sốc” (TVN).
- Khai quật khẩn cấp tàu cổ đắm (TN).
- Sách và những kỳ vọng khai minh (TT). - Chênh vênh… tản văn (TP).
- Nhạc Việt: sến soán ngôi sang? (TP).
- Sách không tuổi, tác giả không biên giới (SGTT).
- Bóng đá hồn nhiên (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Muốn đổi mới giáo dục phải thay đổi… từ “nóc” (SM).
- Phỏng vấn thầy Bùi Việt Hà – giảng viên khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự: Đừng đổ lỗi cho sách giáo khoa (VietQ).
- “Vỡ chuẩn” trường chuẩn quốc gia (NLĐ).
- Sẽ sử dụng bài thi TOEFL để đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh (SGTT).
- Triển khai các mô hình thí điểm dạy bơi cho học sinh (GD&TĐ).
<- Những túp lều bám nơi lưng chừng núi của học trò nghèo (Tiin). (còn Trụ sở thì như Cung Điện)
- Hà Nội quyết “dọn sạch” bạo lực học đường (GD&TĐ).
- Quán nhậu vây trường học (NLĐ). - 150 m có đến 16 tiệm internet.
- Năm nhất – thời điểm quan trọng để thành công (Kênh 14).
- Trái đất còn tồn tại 1,75 tỉ năm nữa (NLĐ).
- Chữ viết tay bị đe dọa ở thời đại kỹ thuật số (RFI).
- Sinh viên y khoa học… chay (DV).
- Nỗi sợ mang tên… họp đầu năm (ANTĐ). - Tiền trường đầu năm học: Vẫn “nóng” chuyện lạm thu (HNM). - Quỹ hội phụ huynh là của ai? (TT).
- Ám ảnh trẻ chết vì đuối nước (PLVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Cứu 9 thủy thủ chìm tàu trên vịnh Bắc bộ (DV).
- Thảm họa tràn Khe Ang (NNVN). - Trắng đêm ở Khe Ang (NLĐ). - Gượng dậy sau bão (NLĐ). - Gỗ và lũ (TT). - “Vàng trắng” lấn rừng (NLĐ).
- Bệnh viện là ổ dịch khổng lồ lây lan bệnh đau mắt đỏ (VNN).
- Hà Nam: Cám cảnh người dân 30 năm sống trong tăm tối vì không có điện (Trí thức trẻ/Afamily).
- Quảng Nam: Nhiều cô gái bị bán sang Trung Quốc (PNTP). Bà Bờ Linh Pươi bên bức ảnh cháu gái Riah Thị Non mất tích nhiều tháng qua => (hiện nay tình trạng "đợ con" sang Tàu cũng nhiều không kém - tất cả do nghèo mà ra, PV nào về mấy tỉnh miền Tây điều tra giúp!)
- Đáng sợ gia vị Trung Quốc (NLĐ). - Bắt giữ hơn 400kg chân động vật không nguồn gốc (VOV).
- Cổ tục phạt “chửa không chồng” giữa đại ngàn Trường Sơn (DV).
- Câu chuyện của những “cái bang ngoại quốc” (PL&XH). - Không khó dẹp nạn chăn dắt (NLĐ).
- Hà Nội với bài toán“khủng hoảng” quá tải rác thải ngoại thành (CAND).
- HÃY ĐI LOANH QUANH (Alan Phan).
- Các ‘thợ săn’ tận diệt chim trời ở miền Tây (VNE).
- Bảo tồn tê giác – chuyện còn nhiều gian nan (Thiên nhiên).
- Bão Usagi gây rối loạn giao thông tại Hồng Kông (RFI). - Bão Usagi hoành hành miền đông nam Trung Quốc (VOA). - Mexico tiếp tục cứu trợ bão lụt. - Mexico: Lở đất chôn vùi nửa thị trấn, 68 người “có thể đã chết” (Kênh 14).
- Báo 4 lần, bác sĩ vẫn bỏ mặc bệnh nhân (TN). - ‘Cò’ bệnh giăng bẫy khắp nơi (TP).
- Vớt được xe và bốn người bị lũ cuốn (PLTP). - Cả làng tiếc thương tân sinh viên bị lũ cuốn (TP). - Thanh Hóa: Hoa màu, nhà cửa chìm trong lũ (DV).
- Mỡ thối xào rán, trứng ung làm thần dược (VEF). - Đậu phụ “thạch cao” độc hại như thế nào? (PT). - Gần 90% người Hà Nội đang phải ăn thịt từ các lò mổ “bẩn” (VnM).
- Nhân viên dâng ôsin lấy lòng sếp (VEF).
- Vụ 2 tên trộm chó bị đánh chết ở Bắc Giang: Hơn 800 người dân cùng nhận tội giết 2 tên trộm chó sẽ xử lý ra sao? (GDVN).
QUỐC TẾ - Nội chiến trong lòng nội chiến ở Syria (VNN). - Đại sứ quán Nga tại Syria bị tấn công (Tin tức). - Phe đối lập Syria đặt điều kiện dự hội nghị ở Geneva (TTXVN). - Ông Lavrov: Mỹ muốn Nga ủng hộ sử dụng vũ lực tại Syria(VOA). - Ngoại trưởng Lavrov: Mỹ “hăm dọa” Nga về nghị quyết Syria (DT). - Mỹ hài lòng về danh sách vũ khí hóa học Syria (RFI).
- Ai Cập, thời của căm thù (Newsweek/RFA Blog).
- Iran sẵn sàng đàm phán hạt nhân (VOA). - Iran phô trương 30 tên lửa tầm xa 2.000 km (RFI). - Iran “khoe” 30 tên lửa tầm xa (NLĐ).
<- Khủng bố đẫm máu ở Kenya : Ít nhất 59 người chết, nhiều người bị bắt làm con tin (RFI). - 65 người chết trong các vụ bạo động ở Iraq (VOA). - Bao vây thương xá ở Nairobi (BBC). – Ảnh: Tấn công khủng bố đẫm máu ở Kenya. - Al-Shabab nguy hiểm đến mức nào? - Hình ảnh kinh hoàng vụ xả súng tại Kenya (Tin tức). - Vụ tấn công trung tâm thương mại ở Nairobi, 59 người chết (PNTP). - Kenya: Nhiều con tin vẫn bị bắt giữ tại trung tâm thương mại (VTV). - Kenya truy lùng các tay súng vụ tấn công thương xá ở Nairobi (VOA).
- Bom tự sát giết chết 60 người tại một nhà thờ Công giáo ở Pakistan (VOA). - Hơn 70 người chết trong hai vụ khủng bố tại Pakistan (RFI). - Đánh bom liều chết ở Pakistan làm 56 người chết (TTXVN). - Taliban nhận trách nhiệm vụ tấn công đẫm máu tại Pakistan (VOV).
- Hôm nay bầu cử quốc hội (Bundestag) và người đứng đầu chính quyền địa phương (Thị trưởng /Xã trưởng) ở Đức (FB Cuong Pham). - Bầu cử Đức : Đảng của bà Merkel liệu có đủ đa số ? (RFI). - Bầu cử Quốc hội : Thủ tướng Merkel nhiều triển vọng thêm nhiệm kỳ ba. - Đường lên đỉnh cao của Angela Merkel (BBC). - Bà Merkel tiến gần nhiệm kỳ thứ ba. - Angela Merkel hy vọng nhiệm kỳ thứ ba (NLĐ). - Đức: Liệu bà Merkel có giữ thêm nhiệm kỳ thứ ba? (VOA). - Cử tri Đức đi bầu Quốc hội mới.
- Chủ tịch Trung Quốc hội đàm Tổng thống Venezuela (TTXVN).
- Khánh thành tượng Nelson Mandela tại Washington (VOA).
- Hé lộ bí ẩn “Vùng 51” (NLĐ).
- Syria dùng binh pháp Triều Tiên chơi vũ khí hóa học? (ĐV). - Syria giao nộp dữ liệu kho vũ khí hóa học đúng hạn (DV). - Ngoại trưởng Nga: Phe đối lập Syria cũng phải tiêu hủy vũ khí hóa học (GDVN). - Các “bảo bối” để chống vũ khí hóa học Syria (VNN).
- Nga tố Mỹ o ép về vấn đề Syria (PLTP). - Ngoại trưởng Nga tố Mỹ “hăm dọa” về vấn đề Syria (TTXVN). - Nga sẽ thay đổi quan điểm nếu nếu Tổng thống Assad gian lận (LĐ).
- Tấn công khủng bố đẫm máu tại Kenya (TN). - Kenya giải cứu các con tin ở trung tâm thương mại (VOV).
- Pakistan: Đánh bom tự sát, 75 người chết (PLTP).
* RFA: Audio: + Sáng 22-9-2013; + Tối 22-9-2013; Video: + Sức mạnh truyền thông xã hội tại Việt Nam.* RFI: 22-9-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 22/09/2013; + Cuộc sống thường ngày – 22/09/2013; + Toàn cảnh thế giới – 22/09/2013; + Báo chí toàn cảnh – 21/09/2013; + Thời sự 12h – 22/09/2013; + Thời sự 19h – 22/09/2013.
2042. LIÊN MINH MỸ-PAKISTAN: KHÔNG KHÓ ĐỂ PHÁ VỠ
Chủ Nhật, Ngày 15/9/2013
(Husain Haqqcini, Tạp chí Foreign Affairs, số tháng 3-4/2013)
Tại sao liên minh Mỹ-Pakistan không đáng lo?
Không hề nói quá chút nào, Washington đã không có một khoảng thời gian dễ dàng trong việc xử lý mối quan hệ Mỹ-Pakistan. Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã tìm cách thay đổi tiêu điểm chiến lược của Pakistan từ cạnh tranh với Ấn Độ và tìm kiếm nhiều ảnh hưởng hơn ở Afghanistan sang bảo vệ sự ổn định nội bộ và phát triển kinh tế của chính mình. Nhưng cho dù Pakistan tiếp tục phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mỹ về quân sự và kinh tế, nước này đã không thay đổi hành vi của mình nhiều lắm. Hai nước buộc tội lẫn nhau là một đồng minh tồi tệ – và có lẽ họ đều đúng.
Người Pakistan có xu hướng nghĩ về Mỹ như là một kẻ hay bắt nạt. Theo quan điểm của họ, Washington lúc có lúc không mang lại sự viện trợ hết sức cần thiết, sẵn sàng rút nó đi bất cứ khi nào các quan chức Mỹ muốn thúc ép những thay đổi chính sách. Người Pakistan tin rằng Washington chưa bao giờ biết ơn vì sự hy sinh của hàng nghìn quan chức quân sự và an ninh Pakistan đã thiệt mạng trong cuộc chiến chống khủng bố trong những thập kỷ gần đây, cũng không thương tiếc hàng chục nghìn người dân thường Pakistan đã bị những kẻ khủng bố đó giết hại. Nhiều người ở nước này, bao gồm cả Tổng thổng Asif All Zardari và Tư lệnh lục quân Tướng Ashfaq Kayani, công nhận rằng Pakistan đôi lúc chán ngán kịch bản của Mỹ, nhưng họ lập luận rằng đất nước này sẽ là một đồng minh tốt hơn chỉ khi Mỹ tỏ ra nhạy cảm hơn với những mối lo ngại khu vực của Islamabad.
Ở phía kia, người Mỹ xem Pakistan là kẻ vô ơn đã nhận viện trợ kinh tế và quân sự trị giá gần 40 tỷ USD kể từ năm 1947, 23 tỷ USD trong đó là dành để chống khủng bố chỉ riêng trong thập kỷ trước. Theo quan điểm của họ, Pakistan đã vui vẻ nhận những đồng USD của Mỹ, ngay cả khi nước này bí mật phát triển vũ khí hạt nhân trong những năm 1980, đã chuyển giao những bí mật về hạt nhân cho các nước khác trong những năm 1990, và gần đây hơn hỗ trợ các nhóm phiến quân Hồi giáo. Theo một nhóm nòng cốt ngày càng tăng gồm các thượng nghị sĩ, các thành viên của Quốc hội và những người viết bình luận của Mỹ, cho dù Washington có làm gì đi nữa, thì nước này vẫn không thể trông chờ vào Pakistan với tư cách là một đồng minh đáng tin cậy. Trong khi đó, lượng lớn viện trợ của Mỹ đơn giản đã không thể tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế Pakistan.
Chiến dịch bí mật của Mỹ nhằm tiêu diệt Osama Bin Laden vào tháng 5/2011 ở Abbottabad đã đưa mối quan hệ đến mức thấp bất thường, khiến việc duy trì ảo tưởng về tình hữu nghị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tại thời điểm này, thay vì tiếp tục chiến đấu không ngừng vì chút lợi ích ít ỏi – tiền dành cho Pakistan, sự hợp tác tình báo hạn chế dành cho Mỹ, và một vài thành quả quân sự có tính chiến thuật cho cả hai bên – hai nước nên thừa nhận rằng lợi ích của họ đơn giản không hội tụ đủ để khiến họ trở thành các đối tác mạnh mẽ. Bằng việc đề cập đến thực tế này, Washington sẽ tự do hơn trong việc thăm dò các cách mới gây áp lực với Pakistan và đạt được các mục tiêu của riêng mình ở khu vực này. Trong khi đó, Islamabad cuối cùng có thể theo đuổi các tham vọng khu vực của mình, mà sẽ hoặc thành công một lần cho mãi mãi, hoặc, có khả năng hơn, dạy cho các quan chức Pakistan những giới hạn sức mạnh nước này.
Yêu cầu kết bạn
Người ta có xu hướng tin rằng những căng thẳng giữa Mỹ và Pakistan chưa bao giờ xấu hơn. Và chắc chắn, công chúng ở mỗi nước hiện nay không ưa gì nhau: trong cuộc thăm dò dư luận của viện Gallup năm 2011, Pakistan đứng trong hàng ngũ những nước ít được ưa thích nhất ở Mỹ, cùng với Iran và Triều Tiên; trong khi đó, cuộc thăm dò dư luận của Pew năm 2012 cho thấy rằng 80% người Pakistan có quan điểm không ủng hộ Mỹ, với 74% coi Mỹ là một kẻ thù. Sự đe dọa của Washington cắt viện trợ dành cho Pakistan và những lời kêu gọi ở Islamabad bảo vệ chủ quyền của Pakistan khỏi những sự xâm nhập bằng máy bay không người lái của Mỹ dường như cho thấy mối quan hệ hữu hảo đang theo chiều hướng đi xuống.
Nhưng mối quan hệ giữa Mỹ và Pakistan chưa bao giờ tốt đẹp. Vào năm 2002, tại cái có thể cho là đỉnh cao sự hợp tác chống khủng bố Mỹ- Pakistan, một cuộc thăm dò dư luận của Pew cho thấy 63% người Mỹ có quan điểm không ủng hộ Pakistan và khiến nước này đứng thứ 5 trong số những nước bị ghét nhất sau Colombia, Saudi Arabia, Afghanistan và Triều Tiên. Trước đó, vào năm 1980, ngay sau khi Liên Xô xâm lược Afghanistan, một cuộc thăm dò dư luận của tổ chức Harris đã cho thấy rằng đa số người Mỹ có quan điểm không ủng hộ Pakistan, bất chấp thực tế là 53% ủng hộ hành động quân sự của Mỹ nhằm bảo vệ nước này chống lại chủ nghĩa Cộng sản. Trong những năm 1950 và 1960, Pakistan không có vai trò nổi bật trong các cuộc thăm dò dư luận của Mỹ, nhưng các nhà lãnh đạo Pakistan thường phàn nàn về nền báo chí không thiện chí ở Mỹ.
Sự căm ghét của Pakistan dành cho Mỹ cũng không có gì là mới. Một cuộc thăm dò dư luận của Pew năm 2002 đã nhận ra rằng 70% người Pakistan không tán thành Mỹ. Và thái độ tiêu cực của họ có từ trước cuộc chiến tranh chống khủng bố. Số xuất bản vào tháng 9/1982 của “the Journal of Conflict Resolution” có đăng một bài viết của Shafqat Naghmi, một công chức Pakistan, dựa trên phân tích những từ chính được sử dụng trong báo giới Pakistan từ năm 1965 đến năm 1979. Ông đã tìm ra bằng chứng cho thấy chủ nghĩa bài Mỹ lan rộng ngay từ đầu nghiên cứu này. Vào năm 1979, một đám đông thù địch đã thiêu trụi sứ quán Mỹ ở Islamabad, và các cuộc tấn công nhằm vào các tòa nhà văn phòng của Mỹ ở Pakistan đã được đưa tin thậm chí vào những năm 1950 và 1960.
Kể từ khi thành lập Pakistan trở đi, hai nước đã tìm cách che đậy những lợi ích bất đồng và thực tế là người dân của họ không tin tưởng nước kia có mối quan hệ hữu nghị cá nhân ở các cấp cao nhất. Vào năm 1947, các nhà lãnh đạo Pakistan đã đương đầu với một tương lai không chắc chắn. Phần lớn thế giới thờ ơ với đất nước mới này – thù địch một cách không nhân nhượng, ngoại trừ nước láng giềng không lồ. Sự chia cắt Ẩn Độ thuộc địa của Anh đã mang lại cho Pakistan 1/3 quân đội của nước cựu thuộc địa nhưng chỉ 1/6 nguồn thu nhập của nước này. Do đó, kể từ khi được thành lập, Pakistan đã bị dồn cho gánh nặng một quân đội khổng lồ mà nước này không thể chi trả và nhiều con quái vật phải tiêu diệt.
Các quan chức và học giả của Anh, như Ngài Olaf Caroe, Tỉnh trưởng trước thời chia cắt của tỉnh North-West Frontier (hiện nay là Khyber Pakhtunkhwa) và Ian Stephens. Tổng biên tập tờ “The Statesman”, đã khuyến khích các nhà sáng lập ra Pakistan duy trì quân đội lớn của nước này như một công cụ bảo vệ chống lại Ấn Độ. Tuy nhiên, thiếu tài chính cho quân đội, các nhà lãnh đạo Pakistan đã xoay sang Mỹ, lập luận rằng Washington sẽ sẵn sàng chi trả khoản tiền đó do vị trí chiến lược quan trọng của Pakistan ở tại điểm giao nhau giữa Trung Đông và Nam Á.
Muhammad All Jinnah, nhà sáng lập và là nhà toàn quyền đầu tiên của nước này, và phần lớn các phụ tá của ông trong Liên đoàn Hồi giáo, đảng chính trị lớn của Pakistan, chưa bao giờ đến Mỹ và hiểu biết rất ít về đất nước này. Để bổ nhiệm chức đại sứ Pakistan tại Mỹ, họ lựa chọn Mirza Abol Hassan Ispahani, người đã đến Mỹ vào giữa những năm 1940 nhằm khua chiêng gõ trống kêu gọi sự ủng hộ đối với một nhà nước Hồi giáo độc lập ở Nam Á. Trong một bức thư gửi Jinnah vào tháng l1/1946, Ispahani giải thích những gì ông biết về tâm lý Mỹ. Ông viết: “Tôi học được rằng những lời nói ngọt ngào và những ẩn tượng đầu tiên rất có tác dụng với người Mỹ. Họ có xu hướng nhanh chóng thích hay không thích một cá nhân hay một tổ chức”. Vị luật sư tốt nghiệp trường Cambridge cố gắng hết sức để tạo ấn tượng tốt đẹp và trở nên nổi tiếng trong giới tinh hoa Washington vì phong cách uyên bác và trang nhã của mình.
Trở về Pakistan, Jinnah tìm cách kết giao với Paul Ailing, đại sứ mới bổ nhiệm của Mỹ ở Karachi, khi đó là thủ đô của Pakistan. Tại một trong những cuộc gặp giữa họ, Jinnah đã phàn nàn về cái nắng oi ả và đề nghị để lại dinh thự chính thức của ông cho sứ quán Mỹ. Vị đại sứ này đã gửi tặng ông một món quà là 4 chiếc quạt trần. Jinnah cũng rất cố gắng trả lời phỏng vấn các nhà báo Mỹ, nổi tiếng trong số đó là Margaret Bourke-White của tạp chí “Life”. Jinnah nói với bà: “Mỹ cần Pakistan hơn là Pakistan cần Mỹ. Pakistan là trục xoay của thế giới, một biên giới trên đó vị trí tương lai của thế giới xoay tròn”. Như nhiều nhà lãnh đạo Pakistan sau mình, Jinnah nói bóng gió rằng ông hy vọng Mỹ sẽ đổ tiền và vũ khí vào Pakistan. Và Bourke-White, như nhiều người Mỹ sau bà, đã hoài nghi. Bà cảm thấy phía sau lời dọa hão này là sự bất ổn và “sự phá sản những ý tưởng… một quốc gia tạo ra sự nồng ấm giả tạo của mình từ đám tro tàn của sự cuồng tín cổ xưa, được thổi bùng lên thành một đám cháy mới”.
Thái độ bài Mỹ theo bản năng trong số nhiều người Pakistan ngày nay khiến cho khó có thể nhớ được Jinnah và các đại sứ của mình đã không ngừng vận động hành lang Mỹ như thế nào để có được sự công nhận và tình hữu hảo trong những năm đầu đó. Tuy nhiên, người Mỹ không bị thuyết phục. Chẳng hạn, cố vấn Bộ Ngoại giao George Kennan đã không nhận thấy giá trị gì trong việc có Pakistan làm đồng minh. Vào năm 1949, khi gặp thủ tướng đầu tiên của Pakistan, Liaquat Ali Khan, ông đã trả lời yêu cầu của Khan ủng hộ Pakistan hơn so với Ấn Độ: “Những người bạn của chúng ta không được trông chờ chúng ta làm những việc mà chúng ta không thể làm. Không kém phần quan trọng là họ không nên trông chờ chúng ta là những gì mà chúng ta không thể là vậy”. Thông điệp của Kennan được phản ánh trong một lượng nhỏ viện trợ của Mỹ gửi đến đất nước mới này: trong 2 tỷ USD mà Jinnah đã yêu cầu vào tháng 9/1947, chỉ có 10 triệu USD được phát ra. Con số đó đã giảm xuống chỉ còn hơn 500.000 USD vào năm 1948 và giảm xuống con số không vào năm 1949 và 1950.
Chiến hữu
Pakistan cuối cùng đã nhận được những gì mình muốn với việc Dwight Eisenhower được bầu chọn làm Tổng thống Mỹ vào năm 1952. Ngoại trưởng của ông, John Foster Dulles, đã chấp nhận ý tưởng trao đổi viện trợ lấy sự ủng hộ của Pakistan đối với các lợi ích chiến lược của Mỹ. Ông xem Pakistan là một mối liên kết sống còn trong kế hoạch của ông bao vây Liên Xô và Trung Quốc. Dulles chống Cộng sản mạnh mẽ cũng đã thích thú với ý nghĩ có được một đội quân lớn gồm các binh lính thiện chiến với các sĩ quan được Anh huấn luyện ở phe cánh hữu trong Chiến tranh Lạnh. Bị ảnh hưởng bởi những miêu tả trước đó về người Pakistan, Dulles tin rằng họ đặc biệt thiện chiến: “Tôi đã có một số chiến binh thực thụ ở Nam Á. Những người châu Á duy nhất có thể thực sự chiến đấu là người Pakistan”, ông nói với nhà báo Walter Lippmann năm 1954.
Muhammad Ali Bogra, nhậm chức đại sứ Pakistan tại Mỹ vào năm 1952, cũng tích cực củng cố tình hữu nghị. Ông đã thành công như người tiền nhiệm của mình trong việc tranh thủ giới tinh hoa Mỹ, đặc biệt là Dulles, người cảnh giác với các nhà lãnh đạo Ấn Độ do quyết định của họ tiếp tục không liên kết trong Chiến tranh Lạnh. Bogra đảm bảo rằng quan điểm chống Cộng sản của ông được Dulles, cũng như các nhà báo và chính trị gia mà Bogra đã gặp ở Washington, biết rất rõ. Trong khi đó, Eisenhower đã giao nhiệm vụ cho Arthur Radford, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, giành được sự coi trọng của những người Pakistan có quyền lực – đặc biệt là tư lệnh quân sự Tướng Muhammad Ayub Khan, người cai trị đất nước này cho tới cuối thập kỷ. Ayub Khan là phương tiện để đưa Bogra lên làm Thủ tướng Pakistan vào năm 1953, sau cuộc đảo chính cung điện, với hy vọng rằng tình hữu nghị của Bogra với người Mỹ sẽ xúc tiến đưa luồng vũ khí và giúp đỡ phát triển đến Pakistan. Quả thật, viện trợ quân sự và kinh tế cho Pakistan đã bắt đầu tăng nhanh, đạt 1,7 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.
Đến lượt mình, Mỹ đã có được Pakistan tham gia hai thỏa thuận an ninh chống Liên Xô: Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á vào năm 1954 và Hiệp ước Baghdad (sau này gọi là Tổ chức hiệp ước Trung tâm) vào năm 1955. Nhưng đã có những dấu hiệu rắc rối. Bất cứ quan điểm nào cho rằng Pakistan sẽ tham gia cả hai liên minh hình thành trong một cuộc chiến tranh đã nhanh chóng biến mất, khi Pakistan (như nhiều nước khác) từ chối đóng góp nhiều tiền hay bất cứ lực lượng nào cho các tổ chức này. Dulles đã đến Pakistan vào năm 1954, tìm kiếm các căn cứ quân sự để sử dụng chống lại Liên Xô và Trung Quốc. Khi quay trở lại, ông đã tìm cách che giấu sự thất vọng của mình vì thiếu sự tiến bộ trước mắt. Trong bản ghi nhớ ông đã viết cho Eisenhower sau chuyến đi đó, ông đã miêu tả mối quan hệ Mỹ-Pakistan là “sự đầu tư” từ đó Mỹ “nhìn chung không ở vị thế để yêu cầu những sự đền đáp cụ thể”. Theo Dulles, sự hiện diện của Mỹ ở Pakistan có nghĩa là Mỹ có thể mở rộng ảnh hưởng của mình qua thời gian, dẫn đến “sự tin tưởng và tình hữu nghị”.
Về phần mình, Ayub Khan cho rằng một khi quân đội Pakistan được trang bị vũ khí hiện đại – bề ngoài là để chiến đấu chống lại Cộng sản – họ có thể sử dụng chúng để chống lại Ấn Độ mà không gây ra sự cắt đứt quan hệ với Mỹ. Trong cuốn hồi ký của mình, ông thừa nhận rằng “mục tiêu mà các cường quốc phương Tây muốn Hiệp ước Baghdad mang lại là hoàn toàn khác với các mục tiêu chúng tôi dự định”. Nhưng ông lập luận rằng Pakistan “không bao giờ có bất cứ bí mật nào về những ý định hay những lợi ích của mình” và rằng Mỹ hiểu rằng Pakistan sẽ sử dụng các vũ khí mới để chống lại nước láng giềng phía Đông của mình. Tuy nhiên, khi Pakistan thử học thuyết của Ayub Khan hồi năm 1965, bằng việc thâm nhập Kashmir và đẩy nhanh một cuộc chiến tranh tổng lực với Ấn Độ, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã ngừng cung cấp những thiết bị phụ tùng quân sự thay thế cho cả Ấn Độ lẫn Pakistan. Để trả đũa, vào năm 1970, Pakistan đã đóng cửa căn cứ bí mật của CIA ở Peshawar mà đã cho Mỹ thuê hồi năm 1956 để tiến hành các cuộc bay do thám bằng máy bay U-2. (Mặc dù Pakistan đã quyết định đóng cửa căn cứ này ngay sau cuộc chiến tranh 1965, nước này muốn đơn giản không gia hạn hợp đồng thuê đất này thay vì kết thúc nó sớm).
Các mối quan hệ Mỹ-Pakistan đã xấu đi sau khi Mỹ ngừng viện trợ quân sự, nhưng cả hai phía có thể không từ bỏ nỗ lực tìm kiếm một điểm chung nào đó. Người kế nhiệm Ayub Khan với tư cách là tổng thống, Tướng Agha Muhammad Yahya Khan, đã đồng ý là người hòa giải giữa Mỹ và Trung Quốc, tạo thuận lợi cho chuyến đi bí mật đến Bắc Kinh vào năm 1971 của Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon. Cuối năm đó, Nixon đã tỏ rõ thái độ biết ơn của mình đối với sự giúp đỡ của Pakistan bằng việc ủng hộ Tây Pakistan chống lại Đông Pakistan ly khai và những người Ấn Độ ủng hộ nó trong cuộc nội chiến đã dẫn đến sự thành lập Bangladesh. Mỹ đã coi nhẹ những hành động tàn bạo Tây Pakistan gây ra ở Đông Pakistan, và Nixon tìm cách phớt lờ Quốc hội để cung cấp một số vật chất cho các lực lượng Tây Pakistan. Nhưng điều đó không ngăn được đất nước này chia cắt. Khi chính quyền dân sự do Zulfikar All Bhutto lãnh đạo hàn gắn lại đất nước Pakistan mới, nhỏ hơn này, Mỹ và Pakistan vẫn duy trì khoảng cách nào đó. Trong một chuyến thăm của Nixon đến Pakistan, Bhutto đã đề nghị cung cấp cho Nixon một căn cứ hải quân nằm trên bờ Biển Arab, nhưng Nixon đã từ chối. Vào thời điểm mối quan hệ này bắt đầu hâm nóng lại, khi Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào Pakistan vào giữa những năm 1970, Pakistan đã tìm kiếm sự hồ trợ về kinh tế từ các nước Arab ở phía Tây của mình, mà cho tới khi đó gia tăng ngang với những đồng USD thu được từ dầu mỏ.
Căn cứ bên ngoài
Lần tiếp theo Mỹ và Pakistan cố gắng làm việc cùng nhau, đó là mở rộng một cuộc nổi dậy tương đối nhỏ được Pakistan ủng hộ ở Afghanistan theo yêu cầu của Mỹ. Sau khi Liên Xô xâm lược Afghanistan hồi năm 1979, Mỹ đã nhìn thấy một cơ hội để làm cân bằng điểm số sau thành tích nghèo nàn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam và khiến quân đội Xôviết kiệt quệ. Phiến quân Mujahideen ở Afghanistan, đã được cơ quan tình báo Pakistan (ISI) huấn luyện và được CIA tài trợ, sẽ trợ giúp. Nhà cai trị quân sự của Pakistan, Tướng Muhammad Zia-ul-Haq, đã nói với một nhà báo Mỹ trong cuộc phỏng vấn hồi năm 1980: “Liên Xô đang có mặt trên biên giới của chúng tôi. Thế giới tự do có còn bất cứ sự quan tâm nào dành cho Pakistan không?” Sau đó, Zia thậm chí đã khiến cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert McFarlane ngạc nhiên bằng một giọng ngọt ngào hơn: “Tại sao các ông không yêu cầu chúng tôi cung cấp căn cứ cho các ông?”
Mỹ không còn quan tâm đến những căn cứ ở Pakistan, nhưng nước này muốn sử dụng Pakistan làm khu vực triển khai cho cuộc nổi dậy của Afghanistan. Vì thế Washington không chỉ chuyển vũ khí và tiền cho phiến quân Mujahideen qua biên giới mà còn tăng gấp 4 lần viện trợ cho Pakistan. Islamabad đã liên tục yêu cầu máy bay chiến đấu F-16 vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980; Chính quyền Reagan đã tìm ra cách cung cấp cho họ, thậm chí thúc giục Quốc hội dỡ bỏ lệnh cấm viện trợ quân sự và kinh tế cho các nước có hoặc chuyển giao công nghệ hạt nhân. James Buckley, khi đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm về các vấn đề an ninh quốc tế, đã viện lý trên tạp chí “The New York Times” rằng sự hào phóng như vậy của Mỹ sẽ giải quyết “những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng bất ổn mà trước hết thúc đẩy một quốc gia như Pakistan tìm kiếm khả năng hạt nhân”. Vào năm 1983, đợt máy bay chiến đấu đầu tiên được chuyển đến Rawalpindi.
Nhưng như cuộc chiến tranh 1965 giữa Ấn Độ và Pakistan đã thể hiện, quyết định của Liên Xô rút các lực lượng của mình khỏi Afghanistan vào năm 1989 đã phơi bày những căng thẳng bên dưới biểu hiện bề ngoài của liên minh Mỹ-Pakistan. Những bất đồng giữa Washington và Islamabad về ai nên lãnh đạo Afghanistan hậu Xôviết đã nhanh chóng xuất hiện và phá rối thỏa ước ngừng bắn ngầm của hai nước. Dĩ nhiên Pakistan muốn có nhiều ảnh hưởng nhất có thể, tin rằng một nước Afghanistan thân thiện sẽ mang lại cho Pakistan chiều sâu chiến lược chống lại Ấn Độ. Mỹ muốn có một chính phủ phi cộng sản ổn định có thể đặt Afghanistan trở lại đúng vị trí của mình với tư cách là cường quốc khu vực ngoài rìa.
Lần đầu tiên, vấn đề sự ủng hộ của Pakistan dành cho các tổ chức khủng bố cũng đã trở thành một điểm nhức nhối. Trong một bức thư năm 1992 gửi Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, Đại sứ Mỹ tại Pakistan Nicholas Platt đã cảnh báo rằng Mỹ gần đi đến tuyên bố Pakistan là nhà nước bảo trợ khủng bố: “Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, ngoại trưởng có thể thấy mình bị pháp luật buộc phải đưa Pakistan vào danh sách các nhà nước bảo trợ khủng bố của Chính phủ Mỹ… Các ông phải thực hiện các bước cụ thể để ngăn chặn sự giúp đỡ cho các phần tử chiến binh và không cho phép các doanh trại huấn luyện của họ hoạt động ở Pakistan hay Azad Kashmir (phần lãnh thố Kashmir do Pakistan kiểm soát)”. Mối đe dọa đó là không có thật, nhưng Mỹ đã tìm được các cách khác để trừng phạt đồng minh từ lâu của mình. Vào năm 1991, Washington đã cắt viện trợ quân sự cho Pakistan sau khi Tổng thống George H.W.Bush không thể đảm bảo trước Quốc hội rằng Pakistan tuân thủ các cam kết không phổ biến hạt nhân. Từ năm 1993 đến năm 1998, Mỹ đã áp đặt những sự trừng phạt nghiêm khắc lên Pakistan vì sự tiến bộ và các cuộc thử hạt nhân tiếp diễn của nước này. Và Mỹ đã áp đặt nhiều sự trừng phạt hơn trong khoảng 2000-2001 để phản ứng cuộc đảo chính quân sự năm 1999 đã đưa Tướng Pervez Musharraf lên nắm quyền. Trong khi đó viện trợ dân sự đã hạ xuống mức thấp nhất.
Hợp tác hay chống lại chúng tôi
Tính gay gắt này tiếp tục tô điểm cho mối quan hệ này cho tới năm 2001, khi sau các cuộc tấn công 11/9/2011, Washington một lần nữa lại tìm cách hợp tác với Islamabad, hy vọng lần này Pakistan sẽ sửa chữa các vấn đề nội bộ của mình và dứt khoát thay đổi đường hướng chiến lược của mình. Nhưng hầu như không có sự nhiệt tình trong công chúng hay giới tinh hoa quân sự Pakistan, nơi tập trung quyền ra quyết định của đất nước, đối với việc đi theo Mỹ hay tầm nhìn của nước này về khu vực. Trong khi đó, các nhà ngoại giao Pakistan ở Mỹ đã dành phần lớn thời gian của mình để phản ứng sự chỉ trích của Quốc hội Mỹ về thái độ lá mặt lá trái của Pakistan liên quan đến những kẻ khủng bố. Chức vụ đại sứ trong giai đoạn này ban đầu do cựu nhà báo Maleeha Lodhi, và sau đó là nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp Ashraf Qazi nắm giữ. Họ nỗ lực để tạo dựng nên trường hợp Pakistan là nhà nước tiền tuyến trong cuộc chiến tranh chống khủng bố bằng việc vươn tới giới truyền thông Mỹ và vận động hành lang Quốc hội Mỹ với sự giúp đỡ của cộng đồng người Pakistan ở Mỹ đang ngày càng gia tăng. Với sự ủng hộ từ Chính quyền George W.Bush, các đại sứ có thể né tránh được sự chỉ trích và được thông qua các gói viện trợ khổng lồ. Nhưng những người hoài nghi, như nhà báo Selig Harrison, đã chỉ ra rằng Pakistan đang bán “chính sách tồi tệ thông qua những người bán hàng giỏi”. Những người bán hàng đặc biệt này được kế tiếp bởi hai vị tướng về hưu, Jehangir Karamat và Mahmud All Durrani, những người đã tìm cách cộng tác chặt chẽ hơn với các sĩ quan quân sự Mỹ, đảm bảo với họ rằng các tin tức về sự hỗ trợ tiếp tục của Pakistan dành cho Taliban ở Afghanistan đã bị thổi phồng quá mức. Về phía Mỹ, Anthony Zinni, từng là Tư lệnh Bộ chỉ huy trung tâm quân đội Mỹ tại thời điểm diễn ra cuộc đảo chính của Musharraf và vẫn giữ liên lạc với Musharraf sau khi ông nghỉ hưu, đã công khai nói về lợi ích của việc có thể giữ liên lạc “giữa binh lính với binh lính”. Tuy nhiên, các đại sứ-chiến binh không thể vượt qua được thông tin báo chí tiêu cực về sự dính líu của Pakistan ở Afghanistan.
Các đại sứ Mỹ ở Pakistan trong giai đoạn này tập trung vào việc thúc đẩy các mối quan hệ gần gũi với nhà lãnh đạo đất nước này, Musharraf. Khi sự kiểm soát của Musharraf yếu đi vào cuối thập kỷ, Anne Patterson, đại sứ Mỹ giai đoạn 2007-2010, tìm cách vươn tới các nhà chính trị dân sự Pakistan bằng việc gặp gỡ các nhà lãnh đạo của tất cả các đảng chính trị lớn của nước này. Để kiểm soát khu cảng, Đô đốc Mike Mullen, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân, đã theo đuổi tình bạn cá nhân với tư lệnh lục quân Pakistan, Tướng Ashfaq Kayani. Mullen đã tổ chức 26 cuộc gặp với Kayani trong 4 năm và thường miêu tả ông này như một người bạn. Nhưng vào cuối nhiệm kỳ của mình, Mullen đã bày tỏ sự thất vọng rằng chẳng có gì có tác động để thay đổi trọng tâm của Kayani, ông đã nói trong một bài diễn văn trước ủy ban quân lực Thượng viện: “Trong khi lựa chọn sử dụng cực đoan bạo lực làm công cụ chính sách, Chính phủ Pakistan, và đặc biệt nhất là quân đội Pakistan và ISI, gây nguy hiểm không chỉ cho triển vọng quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta mà còn đối với cơ hội để Pakistan trở thành một quốc gia được tôn trọng có ảnh hưởng hợp pháp tầm khu vực”.
Cuối cùng, trong nhiệm kỳ của Patterson và Mullen, chế độ của Musharraf đã sụp đổ và một chính quyền dân sự lên nắm quyền. Ngay từ đầu, chính quyền mới, do Zardari lãnh đạo, đã tìm cách chuyển biến mối quan hệ Mỹ-Pakistan thành cái mà ông gọi là quan hệ đối tác chiến lược. Zardari muốn huy động sự ủng hộ của dân chúng và về mặt chính trị ở Pakistan dành cho việc chống khủng bố, khi Mỹ đã có cam kết dài hạn với Pakistan thông qua một gói trợ giúp nước ngoài trong nhiều năm, bao gồm cả viện trợ dân sự nhiều hơn. Đồng thời, hai nước sẽ làm việc cùng nhau để vạch ra giai đoạn kết thúc của Afganistan có thể cùng chấp nhận được.
Là đại sứ của Pakistan tại Mỹ từ 2008 đến 2011, tôi đã tìm cách thực hiện chương trình nghị sự này và làm việc như cầu nối giữa hai bên. Tôi đã sắp xếp hàng chục cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự từ cả hai bên. Các quan chức cấp cao của Mỹ, bao gồm cả cố vấn an ninh quốc gia James Jones; Ngoại trưởng Hillary Clinton; và Giám đốc CIA, sau này là Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, đã hào phóng thời gian của mình. Các Thượng nghị sĩ John McCain, Diane Feinstein và Joseph Lieberman đã làm rối tung nhiều yếu tố trong sự cộng tác chiến lược, và Thượng nghị sĩ John Kerry đã dành không biết bao nhiêu giờ đồng hồ để xây dựng các mô hình cho các cuộc đàm phán về Afghanistan. Richard Holbrooke, đặc phái viên của Chính quyền Obama ở Pakistan và Afghanistan trước khi qua đời năm 2011, đã qua lại như con thoi giữa các thủ đô hai nước, tìm cách giải thích chính sách của Mỹ với các quan chức Pakistan và đảm bảo sự ủng hộ của Quốc hội dành cho Pakistan. Trong một vài dịp cuối tuần, khi các phu nhân của chúng tôi không có mặt ở Washington, tôi và Holbrooke dành hàng giờ liền với nhau, cùng đi xem phim hay gặp mặt ăn tối ở George Town. Chúng tôi nói về các cách để đảm bảo sự rút lui của Mỹ khỏi Afghanistan với sự hỗ trợ của Pakistan. Bị thuyết phục rằng quân đội Pakistan nắm giữ chiếc chìa khóa cho sự ổn định ở khu vực này, Tổng thống Barack Obama đã truyền đạt đến Pakistan rằng Mỹ muốn giúp Pakistan cảm thấy an toàn và thịnh vượng nhưng nước này sẽ không khuyến khích Pakistan ủng hộ các nhóm thánh chiến đe dọa an ninh Mỹ.
Nhưng cuối cùng, những nỗ lực nhằm xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược không đi đến đâu. Các nhà lãnh đạo dân sự không thể xoa dịu sự không tin tưởng giữa quân đội và các cơ quan tình báo của Mỹ và của Afghanistan. Và thiếu sự kiểm soát dân sự hoàn toàn đối với quân đội và các cơ quan tình báo Pakistan có nghĩa là hai nước đang làm việc để hướng tới những kết quả khác nhau. Tuy nhiên, phải thừa nhận là mọi điều có thể không hẳn tốt hơn nhiều nếu những người dân sự hoàn toàn nắm quyến kiểm soát; những người cai trị bằng sức mạnh dễ dàng hơn cho đồng minh của mình những gì họ muốn bất kể nguyện vọng của dân chúng, dù đó là các căn cứ U-2 và máy bay không người lái hay cung cấp vũ khí cho quân Mujahideen ở Afghanistan. Nhiệm kỳ tôi làm đại sứ đã đột ngột kết thúc vào tháng 11/2011, chỉ vài tuần sau khi một doanh nhân người Mỹ gốc Pakistan đã buộc tội tôi một cách giả dối là sử dụng anh ta làm trung gian để tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ trong việc cản trở một cuộc đảo chính quân sự ngay sau khi cuộc vây bắt tiêu diệt Bin Laden của Mỹ. Lời buộc tội này chẳng nghĩa lý gì bởi vì với tư cách là một đại sứ, tôi có quyền tiếp cận trực tiếp các quan chức Mỹ và không cần sự giúp đỡ của một doanh nhân gây tranh cãi để truyền đạt những lo ngại về quân đội Pakistan đang đe dọa sự cai trị dân sự. Tình tiết này đã khẳng định một lần nữa, nếu cần khẳng định, rằng việc ủng hộ các mối quan hệ gần gũi với Mỹ là một quan điểm không được ưa thích ở Pakistan và rằng nhìn chung là giới truyền thông, tư pháp, và tình báo Pakistan sẵn sàng tin vào điều tội tệ nhất xảy ra với bất cứ ai tìm cách cải thiện mối quan hệ đối tác đã trở nên căng thẳng.
Cho tới khi kết thúc cay đắng
Do lịch sử thất bại này, đã đến lúc phải xem xét lại liệu liên minh Mỹ-Pakistan có đáng để duy trì hay không. Ít nhất trong tương lai có thể đoán định được, Mỹ sẽ không chấp nhận tầm nhìn của quân đội Pakistan về sự vượt trội của Pakistan ở Nam Á hay đứng ngang hàng với Ấn Độ. Và chỉ riêng viện trợ sẽ không làm thay đổi những ưu tiên của Islamabad. Dĩ nhiên là khi nền dân chủ của Pakistan phát triển mạnh mẽ hơn, người Pakistan một ngày nào đó có thể có một cuộc tranh luận thực tế về lợi ích quốc gia là gì và nó nên được theo đuổi như thế nào. Nhưng thậm chí cả cuộc tranh luận đó cũng có thể không chấm dứt theo kiểu Mỹ muốn. Chẳng hạn, theo dữ liệu cuộc thăm dò dư luận 2012, mặc dù phần lớn người Pakistan sẽ ủng hộ mối quan hệ tốt đẹp hơn với Ấn Độ (69% số người được hỏi), đa số họ vẫn xem Ấn Độ là mối đe dọa lớn nhất cho nước mình (59%)
Với Mỹ và Pakistan ở vào thế bế tắc, hai nước này cần phải thăm dò các cách thức để vạch kế hoạch cho một mối quan hệ phi liên minh. Họ đã nếm trải điều này vào năm 2011 và năm 2012, khi Pakistan đóng cửa các đường quá cảnh để phản ứng lại cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của NATO trên biên giới Afghanistan-Pakistan làm 24 binh lính Pakistan thiệt mạng. Nhưng hành động này đã không thể gây tổn hại cho nỗ lực chiến tranh của Mỹ; Mỹ nhanh chóng nhận ra rằng mình có thể dựa vào các tuyến đường khác để thâm nhập vào Afghanistan. Để làm được việc này thì phải tốn kém hơn nhiều, nhưng sự linh hoạt của Mỹ đã chứng tỏ cho Islamabad thấy rằng sự giúp đỡ của nước này không phải là không thể thiếu được đối với Washington như nó đã từng được cho là vậy. Nhận thức đó cần phải nằm trong cốt lõi của mối quan hệ mới. Mỹ cần phải rõ ràng trong việc xác định những lợi ích của mình và rồi hành động vì chúng mà không quá lo ngại về phản ứng ở Islamabad.
Tình trạng lạnh nhạt mới giữa hai nước cuối cùng sẽ dẫn đến sự tính toán này. Mỹ sẽ tiếp tục làm những gì mình cảm thấy phải làm ở khu vực này vì an ninh của chính mình, như việc đẩy mạnh các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các đối tượng tình nghi là khủng bố. Những hành động này sẽ khiến Islamabad và Rawalpini, nơi đặt trụ sở của giới lãnh đạo quân sự Pakistan, tức giận. Các nhà lãnh đạo quân sự Pakistan có thể làm ầm ĩ về việc bắn hạ những chiếc máy bay không người lái của Mỹ, nhưng họ sẽ suy tính rất nhiều trước khi thực sự hành động như vậy, trước nguy cơ leo thang sự thù địch có thể xảy ra sau đó. Do ở thế yếu (thậm chí còn trở nên yếu hơn khi viện trợ quân sự của Mỹ cạn kiệt), Pakistan sẽ có thể kiềm chế không đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Một khi giới tinh hoa an ninh quốc gia Pakistan thừa nhận những giới hạn sức mạnh của mình, đất nước này cuối cùng có thể tìm kiếm mối quan hệ đối tác mới với Mỹ – nhưng lần này với sự hổ thẹn lớn hơn và ý thức được mình có thể và không thể nhận được gì. Cũng có khả năng, dù là ít hơn, các nhà lãnh đạo Pakistan có thể quvết định rằng họ có thể tự mình hoàn toàn làm tốt, mà không phụ thuộc nặng nề vào Mỹ, như họ đã làm trong một vài thập kỷ qua. Trong trường hợp đó, những sự thất vọng đối với nhau do sự phụ thuộc miền cưỡng của Pakistan vào Mỹ sẽ chấm dứt. Các nhà ngoại giao hai nước khi đó sẽ có thể cống hiến năng lực của họ cho việc giải thích quan điểm của họ và hiểu rõ lập trường hiện nay của phía bên kia thay vì liên tục lặp đi lặp lại những câu chuyện mâu thuẫn kể về những gì đã sai trong 6 thập kỷ qua. Cho dù nếu sự đổ vỡ liên minh này không dẫn đến một đoạn kết gây xúc động như vậy, nó sẽ vẫn để hai nước tự do đưa ra những quyết định chiến lược khó khăn về việc giao thiệp với nhau mà mỗi bên đều đang tránh. Pakistan có thể biết dược liệu các mục tiêu chính sách khu vực của mình về cạnh tranh và kiềm chế Ấn Độ có thể đạt tới được mà không có sự ủng hộ của Mỹ hay không. Mỹ sẽ có thể giải quyết các vấn đề như khủng bố và phổ biến hạt nhân mà không có gánh nặng bị Pakistan buộc tội phản bội. Sự thành thật về tình trạng thực sự của mối quan hệ giữa hai nước thậm chí có thể giúp cả hai nước hòa thuận hơn với nhau và hợp tác dễ dàng hơn. Xét cho cùng, các mối quan hệ đó khó có thể tồi tệ hơn hiện nay, trung thành với ý tưởng về một liên minh cho dù không bên nào thực sự tin vào điều đó. Đôi khi, cách đi lên tốt nhất trong một mối quan hệ nằm ở việc thừa nhận rằng nó kết thúc ở hiện thân hiện nay của nó./.
2043. Thảm họa Fukushima cảnh báo gì cho Việt Nam
22-09-2013
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Nhà máy điện nguyên tử Fukushima , Nhật Bản sau thảm họa động đất- sóng thần hồi tháng 3 năm 2011 vẫn còn tiếp tục gặp sự cố mà gần nhất là 300 tấn nước nhiễm xạ bị rò rĩ ra biển gây xôn xao dư luận.
Điều đó lại được nêu ra như một cảnh báo đối với dự án điện hạt nhân theo kế hoạch bắt đầu triển khai vào sang năm tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, chúng tôi mời quí thính giả theo dõi trình bày những thông tin liên quan với chuyên gia điện hạt nhân Nguyễn Khắc Nhẫn, Nguyên Giám đốc trường Cao đẳng Điện học và Trung tâm Quốc gia Kĩ thuật Sài Gòn ( nay là Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh)Nguyên Cố vấn Nha Dự báo, Kinh tế và Chiến lược EDF,Nguyên Giáo sư Viện Kinh tế, Chính sách Năng lượng và Đại học Bách khoa Grenoble.
Trước hết ông nói đến lý do vì sao tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima vẫn còn nguy hiểm
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn : Tình hình ở nhà máy ĐHN Fukushima vẫn còn hết sức nguy hiểm. Thảm họa tuy xảy ra đã quá 2 năm rưỡi trời, nhưng vẫn tiếp tục đe dọa Nhật bản và luôn cả thế giới.
Hiện nay có khoảng 3000 công nhân đang phục vụ tại công trường. Theo Tepco (Tokyo Electric Power Company), 2/3 trong số này rồi đây có khả năng bị ung thư tuyến giáp.
Các lò phản ứng 1-2-3 bị tai nạn được khống chế, đưa về trạng thái dừng lạnh, dưới 100° C, từ tháng 12/2011. Tepco tích cực trong công việc khử nhiểm, bao phủ và ưu tiên xử lý hồ chứa các thanh nhiên liệu của lò số 4 (đặt ở độ cao 30 m). Vào thời điểm sự cố, lò này, may là đang ngưng hoạt động, và tâm lò đã được tháo gỡ.Điều đáng lo sợ nhất là hồ nước này đang chứa 1331 thanh nhiên liệu đã sử dụng đầy chất độc. Theo Giáo Sư Hiroaki Koide của Đại học Kyoto, chuyên gia về an toàn và quản lý chất thải phóng xạ, nỗi tiếng ở Nhật trong phong trào chống đối ĐHN, số lượng Cesium 137 trong hồ nước tuơng đương với phóng xạ của 10.000 quả bom nguyên tử Híroshima ! (1)
Nếu nay mai rủi ro có động đất mạnh hay bão tố, hồ nước bị hư hại, thì phóng xạ sẽ thoát ra ngoài nhanh chóng và lan rộng khắp nhiều vùng, tùy theo hướng gió, có thể đe dọa nhiều nước khác.
Tepco tăng cường các hệ thống chống đỡ và xây dựng một siêu cấu trúc phía trên và bên cạnh tòa nhà của lò số 4 để triển khai các thiết bị cần thiết, với mục đích đưa nhiên liệu đi cất nơi khác, an toàn hơn.
Trong tương lai, Tepco sẽ cố gắng lấy ra các thanh nhiên liệu nóng chảy (corium) ở đáy các lò 1,2 và 3. Đó là một dạng magma tạo thành vào lúc bắt đầu thảm họa, khi mà các thanh nhiên liệu nóng chảy trên 2800°C tại tâm các lò phản ứng trộn lẫn với các chất khoáng hay kim loại của lò. (Thép nóng chảy ở 1400°-1500°C). Thùng lò ( cuve ) và vỏ lò (enceinte de confinement ) bị đâm thủng nên không còn cách gì cấm phóng xạ thoát ra ngoài.
Lâu nay, mỗi giờ , Tepco phải tưới 5 m3 nước lạnh vào vào mỗi lò 1-2-3 để duy trì nhiệt độ dưới 50°C. Như thế có nghĩa là mỗi ngày, hàng trăm tấn nước chảy qua hệ thống mở ( circuit ouvert ) làm lạnh bị nhiễm xạ. Để bảo vệ lớp nước giếng, Tepco phải bơm thường trực mỗi ngày khoảng 700 m3 nước, trong số này 300 m3 được khử nhiểm trước khi tưới lại vào hệ thống.
Hàng ngày còn 400 m3 phải tạm tích trữ trong gần 1000 thùng rất lớn ( cao 11 m, đường kính 112m ) được xây cạnh nhà máy ĐHN. Những thùng này sẽ có thể bị rò rĩ sau 5 năm vì xây dựng cấp tốc và cũng vì các chỗ nối ( joint) làm bằng cao su.
Gần đây, 300 tấn nước bị nhiễm xạ nặng, chảy ra biển làm xôn xao dư luận Nhật bản.
Đó cũng là một cảnh cáo, để thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đừng vội quên Fukushima, một tai biến rùng rợn còn tiếp diễn lâu năm.
Ngày 21/8 Cơ quan điều độ hạt nhân ARN ( Autorité de Régulation du Nucléaire ) của Nhật đã nhìn nhận sự cố quan trọng và đã đưa lên cấp 3 của thang INES ( International Nuclear Event Scale ). Tepco cho biết liều phóng xạ cạnh 2 thùng nước có chỗ lên đến 220-1800 mSv/ h, (2) con số hết sức nguy hiểm, so với tiêu chuẩn 1 mSv/1 năm, mà mỗi người dân có thể chấp nhận được. ( Ngày 14/3/2011, ba ngày sau tai biến, cạnh vỏ bọc lò số 3, con số đo được lên đến 167 Sv/h ! )
Các chuyên gia cho biết mỗi ngày, đại dương đón nhận hàng triệu triệu becquerels, tương đối thấp hơn con số 60 triệu tỷ becquerels (2) tung lên khí quyển và 27 triệu tỷ becquerels đổ xuống biển trong những tuần đầu sau thảm họa. Trong các đồng vị của phóng xạ, itium,
Cobalt, Strontium 90 ( chu kì 29 năm) và Césium 137 ( chu kì 30 năm) là đáng sợ nhất.
Hiện nay thủy lượng có thể chứa là 300.000 m3 và dự trù sẽ tăng lên 450.000 m3 trong thời gian tới. Nhưng Tepco không thể tiếp tục xử lý sự cố bằng cách xây dựng mãi mãi những thùng chứa nước nhiễm xạ như thế được. Tiền và đất đâu để, cứ vài ngày, xây thêm hồ Olympique, hay thùng chứa nước ? Những biện pháp đưa ra không thích hợp chút nào với tình trạng vô cùng khẩn cấp và nguy hiểm.
Ngày 15/9 nhiều báo chí như tờ Nikkei, Sankei Shimbun, Manichi Shimbun đã cực lực đả kích Tepco và Chính phủ. Tình cờ, cùng ngày này, lò số 4 của nhà máy Ohi bị ngưng vận hành vì lý do bảo trì. Đó là lò phản ứng chót còn phép hoạt động trong số 50 lò của Nhật.
Dư luận đã phản đối mạnh mẽ việc Thủ tướng Shinzo Abe muốn cho các nhà máy ĐHN của Nhật từ từ hoạt động trỏ lại. Tôi hy vọng kể từ nay, Nhật bản sẽ không sản xuất một kWh ĐHN nào nữa cả.
Tepco muốn xây dựng một bức tường khổng lồ dài 1.600 m với chiều sâu 20 đến 40 m, bao vây 4 lò, với mục đích ngăn chận nước chảy vào lớp giếng và thải ra biển. Máy làm đông ( congélateur) khổng lồ này sẽ tiêu thụ một lượng điện rất lớn. Ta còn nhớ ở Tchernobyl, cái hòm ( sarcophage ) đầu tiên, xây cấp tốc năm 1986, bị hư hỏng và người ta đang xây cái hòm thứ hai bằng sắt và bê tông ( 257 chiều dài, 108 m chiều cao ) trị giá hơn 1 tỷ đôla. Bao kín một lò mà tốn kém như thế.
Về kinh phí, nên biết rằng chính phủ Nhật vừa mới chi thêm 360 triệu euros cho việc xử lý nước nhiễm xạ, và trước đó, đã cấp cho Tepco 30 tỷ euros để bồi thường nạn nhân và xử lý nhà máy Fukushima.
Chẳng có một công nghệ quái lạ và tệ hại như ĐHN : tiền đập phá lại cao hơn kinh phí xây dựng và thời gian tháo gỡ gấp 10 lần lâu hơn khi xây cất ! Tepco đã tuyên bố phải 40 năm mới tháo gỡ xong nhà máy ĐHN Fukushima.
Gia Minh: Xin GS cho biết quan điểm về công việc khử nhiễm ở Nhật Bản?
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn :Chặt tỉa hàng chục ngàn cây, rút ra vài cm đất trên diện tích 120.000 ha nông nghiệp, rửa sạch hơn 600.000 tòa nhà lớn nhỏ, lưu trữ hơn 30 triệu m3 cặn bã phóng xạ, đó là một công trường khổng lồ ! Hiện nay chỉ mới 15% – 20% công việc được thực hiện. Người ta làm việc quá vất vả và cẩu thả, rất ít hiệu quả. Nước để rửa lấy một phần từ sông, sau đó từ biển. Cũng nên nhớ rằng chất phóng xạ có thể lan tỏa dễ dàng, thông qua việc đi vào các dòng nước.
Nhân công bắt đầu khan hiếm do nguy hiểm và lương thấp. Diện tích đất bị nhiễm xạ sự thật lớn hơn nhiều so với vùng cấm vào. Đó là chưa kể hàng ngàn tấn vật liệu cũng bị nhiễm phóng xạ trong số hàng triệu tấn đổ nát, do động đất và sóng thần gây ra.
So với Tchernobyl, vùng đất ở Nhật bản ít bị ảnh hưởng, do sự phát tán ra đại dương, nhưng ngược lại, Fukushima gây nhiễm xạ ở biển lớn hơn nhiều, chưa từng thấy trong lịch sữ. Đừng quên rằng hải sản là thành phần chính cung cấp thức ăn cho người Nhật. Hiện nay, 40% lượng cá trong vùng cấm vẫn còn không đảm bảo cho việc tiêu thụ.
Thực vật thủy sinh có thể mang các chất phóng xạ đi rất xa. Từ nay đến 3 hay 4 năm sau, Cesium 137, dù bị pha loãng bởi các dòng hải lưu mạnh, có thể đi đến nước Mỹ! Một GS Đại học Hawai tiên đoán rằng bờ biển Mỹ có khả năng bị ô nhiễm nặng hơn ở Nhật, vì phóng xạ có thể tập trung (reconcentration) nơi đây. Coi như lá rụng về cội, vì chính công ty Général Electric của Mỹ đã bán cho Nhật những lò của nhà máy ĐHN Fukushima, cách đây 40 năm !
Jota Kanda từ trường Đại học Tokyo, cho biết sự rò rỉ của nhà máy Fukushima tiếp tục với 0,3 terabecquerels ( TBq ) mỗi tháng, các con sông thông qua việc rửa trôi đất, thải ra biển 1,8TBq/ tháng, đó là chưa tính đến Cesium 137 nằm dưới đáy biển. Cả dây chuyền thức ăn bị ô nhiễm.
Rừng núi cũng lưu trữ một lượng chất phóng xạ đáng kể. Cesium, thành phần quan trọng cho thực vật, xâm nhập vào cây cối dễ dàng, thông qua lá. Cây cối, một khi hấp thụ một lượng lớn các chất phóng xạ rơi xuống, sẽ bảo vệ đất và sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng chỉ làm chậm quá trình ô nhiễm đất. Đó là sự nguy hiểm của hiệu ứng chậm, theo Pierre-Marie Badot từ trường Đại học Franche – Comte, bởi dân chúng sẽ ít cảnh giác hơn.
Hiện nay chưa có nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chất phóng xạ đối với cây cối và hệ thực vật ở Fukushima. Theo Anders Moller từ Đại học Paris-Sud và Timothy Mousseau từ Đại học Caroline du Sud, số lượng động vật về lâu về dài sẽ giảm dần do ảnh hưởng của liều lượng nhỏ chất phóng xạ. Ở Tchernobyl, sự đột biến của các loài tăng lên từ 2 đến 20 lần! Các nhà nghiên cứu ở đại học Okinawa, trong đó có Joji Otaki, khẳng định rằng các chất phóng xạ đã gây nên sự hủy hoại về gen và sinh lý. Tỉ lệ dị tật ở bướm trong vòng bán kính 200 km xung quanh nhà máy Fukushima vào khoảng 30%.
Nhật bản đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, môi trường. Hai năm rưỡi trời sau tai biến, vẫn còn hơn 300.000 người di tán. Sự chậm chạp trong quá trình tái thiết một phần là do sự đấu đá bên trong của các đảng phái chính trị, một phần cũng do sự dối trá, che đậy của Tepco.
Theo IRSN ( Institut de Radioprotection et de Sureté Nucléaire ) của Pháp, khoảng 7000 đến 8000 trường hợp ung thư tuyến giáp còn liên quan đến iode phóng xạ ở Tchernobyl. Nạn nhân chủ yếu là trẻ em vào thời điểm xảy ra sự cố, cách đây 27 năm. Cần từ 4 đến 5 năm để khẳng định việc chẩn đoán. Đến nay chúng ta vẫn không thể biết số người chết hoặc tàn tật suốt đời vì Tchernobyl : hàng ngàn, theo các tổ chức chính phủ và lobby hạt nhân – hay đúng hơn là hàng triệu, theo các nguồn khác.
Còn quá sớm để ước lượng số nạn nhân ở Nhật Bản. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Fukushima, thực hiện trên 300.000 người còn trẻ trong vùng xảy ra thảm họa, đã gây hoang mang trong dư luận : 40% trong số 96.000 trẻ em khi kiểm tra tuyến giáp đã cho thấy có u hoặc hạch.
Hàng triệu dân Nhật phải sống suốt đời trong sự sợ hãi, với một kẻ thù vô hình, không gây đau đớn nhưng tiềm tàng một mối nguy hiểm to lớn.
Gia Minh: Pháp rút bài học Fukushima như thế nào, thưa GS ?
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn :Các Cơ quan quản lý về an toàn hạt nhân của Pháp không còn loại trừ những tình huống đặc biệt như trước. Fukushima đã quét sạch sự tin tưởng mù quáng của các kỹ sư, những người mà bây giờ phải hình dung những điều không tưởng tượng nổi.
Theo Jacques Repussard, Tổng giám đốc IRSN, lập luận theo kiểu xác suất không còn chấp nhận được nữa, nếu xét kĩ hậu quả to lớn đối với dân chúng và các vùng đất đai. Phương pháp xác định (déterminisme) dù đắt tiền hơn, phải được xem như ưu tiên. Mặt khác, cũng cần phải giảm công suất của các lò. Mỹ có dự án sản xuất lò với công suất dưới 200 MW.
An toàn là vấn đề của tất cả mọi người. Ta không thể tự tin, chỉ dựa vào sự kiểm tra của các cơ quan an toàn. Từ nay nước Pháp phải chuẩn bị để đối phó với một thảm họa rùng rợn.
Ngay sau Fukushima, EDF (Electricité de France), CEA (Commissariat à l’Energie Atomique) và AREVA đã nhận được chỉ thị tăng cường độ an toàn và khả năng chịu đựng của các nhà máy ĐHN.
EDF phải trang bị cho mỗi lò phản ứng một tòa nhà an toàn, một nguồn nước lạnh riêng, một nhóm các máy diesel cho sự trợ giúp cuối cùng, một lực lượng phản ứng nhạy bén về hạt nhân tại 4 địa điểm, nhằm có thể can thiệp nhanh chóng trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Kinh phí tối thiểu, vào khoảng 10 tỉ euro, chắc chắn sẽ gây ra sự tăng giá đáng kể của mỗi kWh. Điều này khiến cho năng lượng tái tạo ngày càng hấp dẫn.
Theo cuộc điều tra mới nhất, 42% dân Pháp cho biết họ lo ngại về 19 nhà máy ĐHN của Pháp, chứa cả thảy 58 lò PWR.
Ông Pierre-Franck Chevet, tân chủ tịch Cơ quan an toàn hạt nhân (ASN ) Pháp vừa cho biết rằng có thể 5 hay 10 lò của EDF sẽ phải ngưng hoạt động cùng một thời điểm, nếu có rủi ro hay vì thiết bị. Ông phản đối việc kéo dài thời gian vận hành của các lò đến 60 năm.
Chính phủ Pháp vừa công bố 34 kế hoạch trung hạn trong chiến lược phục hồi công nghiệp, theo 4 hướng chính : chuyển tiếp năng lượng (transition énergétique), công nghệ số ( gồm giáo dục điện tử) , vận tải, công nghệ y sinh. Điều đáng chú ý nhất là năng lượng tái tạo được đề cao thay vì hạt nhân, không có ai khuyến khích. Trong bản xếp hạng quốc tế những nước cạnh tranh giỏi, Pháp tụt xuống hạng thứ 23, phần lớn cũng vì hạt nhân thu hút quá mạnh nguồn tài chính quốc gia, không cho phép đổi mới kịp thời.
Patrick Momal, của viện IRSN, cựu kinh tế gia của Ngân hàng thế giới, đã tính toán cái giá kinh khủng của một tai nạn nghiêm trọng như thảm họa Fukushima ở Pháp. Nó lên đến 430 tỉ euro, tức 20% PIB của nước này ! Nên so sánh với giá tạm thời 1000 tỉ đôla ở Fukushima. Với tình huống thảm họa này, các vùng đất bị ô nhiễm sẽ bị cấm sử dụng trong vòng hàng thập kỉ, Chính phủ sẽ phải xử lý các tình huống vô cùng phức tạp, với việc di tản của hàng trăm ngàn hay hàng triệu người. Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sẽ bị tê liệt, ngành công nghiệp du lịch bị phá tan, sản xuất điện trở nên bấp bênh, hậu quả về vệ sinh y tế thêm trầm trọng. Nếu tính đến rủi ro này trong bài toán về giá thành của mỗi kWh, thì ĐHN không thể nào rẻ hơn Năng lượng tái tạo.
Năm 2007, IRSN cũng đã tính đến nhiều tình huống thảm họa cho nhà máy ĐHN Dampierre ở Loiret. Một trường hợp được đánh giá khoảng 5800 tỉ euro, một con số khổng lồ để chứng tỏ rằng EDF có xu hướng đánh giá thấp chi phí các sự cố. Chi phí này bao gồm chi phí xã hội, do việc di tản bắt buộc đối với 5 triệu người, trong một vùng rộng đến 87.000 km2, chi phí tái định cư, khử nhiễm, xử lý chất thải phóng xạ. Tổng kinh phí thay đổi tùy theo các điều kiện thời tiết. Gió bay đến các vùng đông dân sẽ gây nên tình huống xấu nhất !
Gia Minh: Theo GS, thảm họa Fukushima có ảnh hưởng gì đến chương trình điện hạt nhân của Việt Nam không ?
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn :Tôi vô cùng lo sợ cho đất nước và đồng bào vì thảm họa Fukushima không làm lay chuyển quyết định của chính phủ VN quá tham vọng với chương trình ĐHN quá tham vọng.
Việt Nam không có khả năng về nhân sự, công nghệ, tài chính và cũng không có văn hóa an toàn để đối đầu với một sự cố cấp 7 ( thang INES) như Tchernobyl hay Fukushima.
Chúng ta không thể yên tâm, tiếp tục dựa trên các tính toán về xác suất để tối thiểu hóa mức nguy hiểm. Đừng bao giờ quên rằng trong thời gian 50 năm qua, thế giới đã chứng kiến 5 lần nóng chảy lò phản ứng: 1 ở Three Mile Island, 1 ở Tchernobyl và 3 ở Fukushima ! Đó là chưa nói đến nhiều tai nạn khác ở cấp độ thấp hơn. Cả 3 sự cố trên, chủ yếu là do ở con người, chứ không phải vì công nghệ.
Các cơ quan trách nhiệm Việt Nam đừng quên rằng một cuộc cách mạng năng lượng đang diễn ra trên thế giới và ĐHN bây giờ đã lỗi thời !
Viện dầu mỏ và năng lượng mới của Pháp (Ifpen) vừa công bố một phát hiện có tính đột phá.
Đó là khí hidro tự nhiên thoát ra một cách liên tục từ bề mặt các lục địa, rải rác ở rất nhiều nơi.
Hướng năng lượng mới này hội tụ tất cả các ưu điểm : không carbon, do đó sạch sẽ và rẻ tiền. Mặt khác, khí hidro tự nhiên có khả năng giải quyết tốt đẹp nhược điểm của Năng lượng tái tạo về tính chất không liên tục.
Trong lúc người ta đầu tư mạnh vào lưới điện thông minh (Smart grid) thì ta tiếp tục khuếch trương hệ thống theo mô hình cổ điển. Bill Gates, ngày 9/9 vừa qua, đã cho lên mạng một ổ nhện dây, hết sức rườm rà và nguy hiểm trên một trụ điện của ta.
Với sự tăng cường khai thác khí đốt và dầu schiste từ khoảng 10 năm nay, ta có thể nói rằng Mỹ đã khơi mào cho cuộc cách mạng năng lượng. Họ đã kich hoạt trở lại ngành công nghiệp và làm thay đổi cân bằng năng lượng của họ. Mỹ đang trở thành nước sản xuất số một thế giới về khí đốt.
Rồi đây họ có thể đạt được sự độc lập về năng lượng.
Tại nhiều nước châu Âu, như Pháp, khai thác khí schiste vẫn còn bị cấm là phải, vì lí do liên quan đến phương pháp hình thành khe nứt bằng nước ( fracture hydraulique). Phương pháp này tiêu tốn quá nhiều nước và gây ô nhiễm trầm trọng lớp nước giếng.
Kể từ sự cố Three Mile Island năm 1979, Mỹ không xây dựng thêm một nhà máy ĐHN nào cả. Tchernobyl và Fukushima cho họ hiểu rằng nguyên tử vô cùng nguy hiểm, cần phải liên tục tăng mức độ an toàn, nên rốt cuộc, không thể nào kinh tế bằng năng lượng hóa thạch hay tái tạo như các lobby tuyên truyền láo để ăn tiền. Tôi sẵn sàng chứng minh điều này với bất cứ chuyên gia nào trên thế giới.
Đức, rất thông minh và sáng suốt, đã quyết định từ bỏ ĐHN vào năm 2022, mặc dù phải hi sinh hàng trăm tỉ euro. Ngược lại, họ củng cố vị trí số một thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và mặt trời. Lãnh thổ ta có ít tia sáng mặt trời, ít gió, ít nước, ít sinh khối hơn nước Đức hay sao ?
Nhân loại từ hai ba thế kỉ qua, bị phỉnh phờ, giới hạn trong việc sử dụng năng lượng vì quá tin tưởng ở kĩ thuật tân tiến. Tại sao phải đi xa, phí tiền bạc và thì giờ để đào mỏ thật sâu, lấy than, dầu khí, uranium, rồi chuyên chở hàng trăm hay hàng ngàn km nhiên liệu, biến chế tốn kém, trước khi sử dụng.
Tạo hóa đã cho ta nhiên liệu thiên nhiên, không đòi hỏi một xu nhỏ nào, rải rác khắp nơi, để mỗi làng, mỗi thành phố, mỗi nhà, mỗi cá nhân có thể khai thác, làm ra điện nếu cần. Với hạt nhân, lộ trình vô cùng phức tạp và tốn kém hơn cả. Vài chục năm sau, phải tháo gỡ, lại đi tìm đất tốt, trở lại đào sâu, chôn cất, mà ngàn đời chất thải phóng xạ vẫn còn đó, không hết nguy hiểm ! Xây cất những nhà máy đồ sộ rồi lại phải truyền tải, phân phối với bao lãng phí trên những đường dây dài.
Với Năng lượng tái tạo, mỗi khu vực, mỗi vùng có thể hoàn toàn độc lập.
Xin mời các Bạn đọc cuốn sách vừa mới xuất bản của Al Gore, Nobel Hòa Bình 2007 : Le futur. Six logiciels pour changer le monde.
Ta cứ thổi phồng nhu cầu và mức tiêu thụ điện để chứng minh rằng ta có lý, một hai cần phải có gấp ĐHN.
Theo kế hoạch, đến 2030, ĐHN sẽ chiếm 10% của tổng sản lượng điện quốc gia. Chỉ vì 10% này mà ta phải cống hiến lãnh thổ cho phóng xạ hạt nhân tung hoành hay sao ? Nếu phân tích tỉ mỉ, ta có thể nói rằng ĐHN sản xuất ra chỉ đủ để cung cấp cho lãng phí năng lượng, vô cùng to lớn của ta ( trên 30% ) !
Trong giai đoạn chuyển tiếp và trong lúc ta đang triệt để khai thác mạnh Năng lượng tái tạo, ai cấm ta dùng than, khí như Đức, Mỹ, Trung quốc và các nước khác ?
Các cường quốc từ bỏ hạt nhân, nhưng vì họ muốn lấy lại hàng ngàn tỷ đôla đã lỡ dại đầu tư, từ nửa thế kỉ nay, nên tiếp tục ca tụng ĐHN để họ bán lò cho các nước đang phát triển, như các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kì., Bangladesh, Belarut và Việt Nam.
Ta sẽ mất độc lâp, tự chủ, phải nhập cảng máy móc, thiết bị tinh vi, chưa nói đến chuyên gia, nhiên liệu uranium làm giàu 3,5%. Sau này phải gửi chất thải phóng xạ đi ngoại quốc để xử lý. Nếu có cơn khủng hoảng chính trị hay uranium trên thị trường quốc tế, ta đành bó tay ngồi ngắm các lò ngủ im hay sao ?
Qua đường biển, Nhật đã mang tiến xuất khẩu phóng xạ nhiều nhất thế giới. Việt Nam nên tránh xa kỉ lục vô phước này.
Ta đi lùi mà cứ tưởng đi tới ! Thay vì gửi sinh viên du học các ngành có triển vọng cho đất nước, ta lại phung phí tiền bạc, khuyến khích họ đi lạc vào con đường hoàn toàn bế tắc của hạt nhân !
Lò phản ứng chung quy chỉ là một nồi nấu nước sôi mà thôi !
Các cụ với các lò bánh mì, các bà và các cô ở quê nhà. nướng bánh, nấu cơm thoải mái, nhanh chóng hơn các kỹ sư hạt nhân, không phí của và thì giờ mà cũng không sợ gì nguy hiểm cả.
Để thay lời kết luận, tôi đề nghị các Bạn tìm hiểu thái độ trái ngược của hai Thủ tướng Nhật. Nato Kan đang giữ chức vụ Thủ tướng lúc xảy ra thảm họa Fukushima. Tuy bị chỉ trích, phải nhìn nhận rằng ông đã trực tiếp chỉ huy việc xử lý sự cố một cách can đảm và thông minh. Kinh nghiệm của ông hết súc quý báu. Trong bài phát biểu gởi đến hôi nghị do Hàn lâm viện y học tổ chức ở New-York ngày 11-12/3/2013, nguyên Thủ tướng Nato Kan đã thú thật rằng ông đã nghĩ đến việc phải di tản 50 triệu dân của Tokyo và các vùng lân cận, nếu phóng xạ tiếp tục lan tràn đến thủ đô !
Lời kêu gọi đầy nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm, đáng kính trọng của ông, đối với thế giới là : Muốn có an toàn cao nhất thì không nên xây cất nhà máy ĐHN. Thay vào đó, ông đề nghị triệt để khuyếch trương Năng lượng tái tạo, tăng gia hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.
Ngược lại, tân Thủ tướng Shinzo Abe, quá lạc quan, thiếu khiêm tốn và suy xét, đã quyết tâm muốn cho các nhà máy ĐHN hoạt động trở lại, mặc dù có sự phản đối rất mạnh của dân chúng.
Vừa qua, ở Buenos Aires, để Tokyo được phép tổ chức Thế vận hội năm 2020, ông Shinzo Abe cả gan tuyên bố ẩu rằng tình hình ở Fukushima không có vấn đề và hoàn toàn dưới sự kiểm soát ( la situation est sous contrôle ! ) ( Eisuke Matui, Giám đốc của Viện nghiên cứu Y khoa và môi trường Gifu của Nhật đă lên tiếng phản đối lời tuyên bố vô trách nhiệm này )
Tôi sẽ hết lo sợ cho đất nước và đồng bào ngày nào Chính phủ Việt Nam lớn tiếng ủng hộ lập trường sáng suốt, khôn ngoan của nguyên Thủ tướng Nato Kan !
(1) Bom Hiroshima : 6/8/1945 – uranium làm giàu 80%
( 4.500 kg – dài 4,5m – đường kính 75 cm)
20.000 tấn TNT ( Trinitrotulène )
(2) Một số đơn vị cần biết:
Becquerel (Bq) : tác động phóng xạ đo bằng Becquerel (số hạt nhân phóng xạ tự phân huỷ
(désintégration) trong mỗi giây là 1 Curie)
1 Ci (Curie) = 37.109 Bq
Gray (Gy): liều hấp thu phóng xạ bởi một cơ thể hay một vật thể
1 Gy = 1joule/kg = 100 rad
Sievert (Sv): liều tương đương phóng xạ dùng để đo tác động sinh vật trên cơ thể. Đó là một
đơn vị đề phòng phóng xạ
1 Sv (Sievert) = 100 rem (Tchernobyl: 800-1600 rems)
(chiếu phổi: 0.1 mSv)) (1 Sv =1000 mSv)
2044. TUYÊN BỐ Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị
Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia” (trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận” (trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2] .
Căn cứ vào những quy định đó, các ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp khác với quan điểm của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập, đặc biệt là về những điều cơ bản của thể chế chính trị (như Kiến nghị do 72 người ký trực tiếp ngày 19-1-2013, thường được gọi tắt là Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp, và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước trên các trang thông tin điện tử) là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (dưới đây gọi tắt là Công ước quốc tế). Điều đó cũng đúng với nhiều tiếng nói đòi dân chủ và thực hiện các quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp, gắn liền với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa nhịp với các hình thức đấu tranh của nông dân bị mất đất, của công nhân đòi việc làm và cải thiện đời sống. Những tiếng nói đó của các tổ chức và nhóm như Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ, đều được bày tỏ một cách ôn hòa, hợp pháp.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây hoan nghênh ý thức xây dựng của những tiếng nói đó và thấy rằng để phản ảnh yêu cầu của đông đảo nhân dân, cần khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.
Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.
Việc sửa đổi Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau về những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự định trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp cuối năm tuy có một số điều chỉnh chi tiết nhưng về cơ bản vẫn duy trì thể chế toàn trị của giới cầm quyền nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta. Không ít người trong giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị, có phần do tư duy giáo điều, bảo thủ, nhưng phần quan trọng hơn, phổ biến hơn là do muốn bảo vệ và giành thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc. Đó là nguyên nhân gốc rễ khiến nước ta lâm vào khủng hoảng trên nhiều mặt: kinh tế suy giảm nặng và không ổn định, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, môi sinh bị tàn phá, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh thua kém nhiều nước trong khu vực, dân mất lòng tin đối với bộ máy cầm quyền; trong khi đó, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị thế lực bành trướng Trung Quốc gia tăng các hành động xâm phạm.
Để vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, qua đó phát huy sức mạnh hòa giải và đoàn kết dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. ĐCSVN, với vị trí là đảng đang cầm quyền, tự nhận vì nước vì dân, có trách nhiệm thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó một cách chủ động, mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống và cũng là phương án tối ưu cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa ở nước ta.
Nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của nước ta trong quan hệ quốc tế càng giảm sút. Đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.
Vì vậy, Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.
Tuyên bố này được gửi tới các thành viên cơ quan lãnh đạo ĐCS và Nhà nước; đồng thời được công bố trên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi, mong đồng bào trong và ngoài nước biểu thị sự đồng tình, hưởng ứng.
Ngày 23 tháng 9 năm 2013
Những người khởi xướng Diễn đàn xã hội dân sựGhi chú:
- Ý kiến hưởng ứng Tuyên bố này
xin gửi về địa chỉ e-mail: diendanxahoidansu@gmail.com
- Cách thức tham gia Diễn đàn sẽ được thông báo sau.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN TUYÊN BỐ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ 23-9-2013
|
|
STT
|
Họ và tên, chức danh (nghề nghiệp, nơi làm việc), thành phố/ nước |
01 | Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, nhà toán học, Hà Nội |
02 | Phạm XuânYêm, GS Vật lý, Paris, Pháp |
03 | Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu Lịch sử Văn hoá Huế, Huế |
04 | Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế |
05 | Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội |
06 | JB Nguyễn Hữu Vinh, blogger, Hà Nội |
07 | Nguyễn Hữu Vinh, cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội |
08 | Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cấp cao của Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ |
09 | Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM |
10 | Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội |
11 | Lưu Trọng Văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, TP HCM |
12 | Hà Dương Tường, GS Toán học, Paris, Pháp |
13 | Trần Thị Tươi, cộng tác viên báo chí, TP. HCM |
14 | Hoàng Tụy, GS Toán học, nguyên Chủ tịch IDS, Hà Nội |
15 | Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội |
16 | Phạm Quang Tuấn, PGS, Đại học New South Wales, Sydney, Australia |
17 | Nguyễn Thế Trường, đại tá, cựu chiến binh, nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân dân, nguyên Tổng biên tập báo Quân giải phóng Trung Trung Bộ, Hà Nội |
18 | Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội |
19 | Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM |
20 | Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại TP HCM, TP HCM |
21 | Nguyễn Thị Ngọc Trai, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội |
22 | Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, đại tá cựu chiến binh, TP HCM |
23 | Phạm Gia Toàn, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội |
24
|
Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội |
25 | Nguyễn Tường Thụy, blogger, cựu chiến binh, Hà Nội |
26 | Nguyễn Thị Thục, nhà báo, nguyên phóng viên đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt |
27 | Phan Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Phú An Định, TP HCM |
28 | Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM |
29 | Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM |
30 | Trần Văn Thọ, GS Kinh tế, Tokyo, Nhật Bản |
31 | Đào Tiến Thi, thạc sĩ Ngữ văn, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội |
32 | Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975, nguyên Tổng Thư ký Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Dân chủ Đà Lạt (1966), TP HCM |
33 | Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM |
34 | Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM |
35 | Nguyễn Văn Thạch, kỹ sư, TP Đà Nẵng |
36 | Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM |
37 | Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng |
38 | Lê Văn Tâm, TS Hóa học, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật Bản, TP HCM |
39 | Nguyễn Văn Tạc, giáo học hưu trí, Hà Nội |
40 | Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội |
41 | Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM |
42 | Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, Hà Nội |
43 | André Menras – Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù trước 1975, Pháp |
44 | Trần Thị Quyên, nghề nghiệp tự do, TP HCM |
45 | Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt |
46 | Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM |
47 | Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội |
48 | Đặng Bích Phượng, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội |
49 | Phạm Xuân Phương, đại tá, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị, cựu chiến binh, Hà Nội |
50 | Đoàn Văn Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương Cục Miền Nam, TP HCM |
51 | Nguyễn Thị Hoài Phương, làm nghề tự do, Hà Nội |
52 | Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An |
53 | Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, TP HCM |
54 | Hoàng Xuân Phú, GS TSKH Toán học, Hà Nội |
55 | Phan Thị Hoàng Oanh, TS, giảng viên đại học, TP HCM |
56 | Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Giám đốc chính trị, Chủ bút nhật báo Tin sáng Sài Gòn TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, TP HCM |
57 | Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt |
58 | Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội |
59 | Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội |
60 | Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội |
61 | Phạm Đức Nguyên, PGS, giảng viên cao cấp Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội |
62 | Hạ Đình Nguyên, cử nhân giáo khoa Triết Đại học Sài Gòn, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM |
63 | Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên IDS, Hội An |
64 | Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM |
65 | Trần Tố Nga, nữ cựu tù chính trị, cán bộ hưu trí, TP HCM, Paris |
66 | Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội |
67 | Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM |
68 | Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM |
69 | Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội |
70 | Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TP HCM, TP HCM |
71 | Trần Lương, nghệ sĩ thị giác, Hà Nội |
72 | Ngô Vĩnh Long, GS Sử học, University of Maine, Hoa Kỳ |
73 | Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Tổng Thư ký Uỷ ban cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam trước 1975, TP HCM |
74 | Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội |
75 | Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM |
76 | Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, TP HCM |
77 | Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện phó Viện IDS, Hà Nội |
78 | Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM |
79 | Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM |
80 | Lê Xuân Khoa, nguyên giáo sư thỉnh giảng, Viện Chính sách Đối ngoại, Đại học Johns Hopkins, Washington, DC, Hoa Kỳ |
81 | Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội |
82 | Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TPHCM |
83 | Phạm Khiêm Ích, PGS, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Hà Nội |
84 | Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng viên đại học, TP HCM |
85 | Nguyễn Thị Hoài Hương, làm nghề tự do, Hà Nội |
86 | Hoàng Hưng, làm thơ – dịch sách – làm báo, TP HCM |
87 | Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, GS Đại học Liège, Bỉ, đã hồi hương, TP HCM |
88 | Nguyễn Thế Hùng, GS Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng |
89 | Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), nguyên GS Kinh tế, Đại học Laval, Quebec, Canada |
90 | Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Nghệ An |
91 | Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TPHCM |
92 | Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP HCM, TP HCM |
93 | Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội |
94 | Phạm Duy Hiển, kỹ sư, Vũng Tàu |
95 | Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội |
96 | Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó Ban Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội |
97 | Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội |
98 | Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên IDS, Hà Nội |
99 | Trần Hải Hạc, TS, nguyên PGS Đại học Paris 13, Paris, Pháp |
100 | Hoàng Thị Hà, giáo viên về hưu, Hà Nội |
101 | Ngô Thanh Hà, cán bộ hưu trí, TP HCM |
102 | Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966-1967), nguyên Phó Bí thư Thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM (1975-1980), nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC), TP HCM |
103 | Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Phó Tổng thư ký Hội Người Việt Nam tại Pháp, Chủ biên tạp chí Diễn Đàn, Paris |
104 | Trần Tiến Đức, nhà báo, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục – Truyền thông, Uỷ ban Quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội |
105 | Huy Đức, nhà báo, TP HCM |
106 | Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, TP HCM |
107 | Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Toulouse, Pháp |
108 | Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM |
109 | Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 4, khóa 5, TP HCM |
110 | Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM |
111 | Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo, TP Huế |
112 | Trần Hữu Dũng, GS, nhà giáo nghỉ hưu, Dayton, Hoa Kỳ |
113 | Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM |
114 | Phạm Chí Dũng, nhà báo, TP HCM |
115 | Nguyễn Anh Dũng, nhà giáo, cựu chiến binh, Hà Nội |
116 | Lê Đăng Doanh, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên IDS, Hà Nội |
117 | Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội |
118 | Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM |
119 | Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM |
120 | Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội |
121 | Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM |
122 | Ngô Bảo Châu, GS Toán học, Hà Nội, Chicago |
123 | Bùi Chát, Nhà Xuất bản Giấy vụn, TP HCM |
124 | Thái Văn Cầu, chuyên gia về không gian, Hoa Kỳ |
125 | Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Đại học tại chức Hải Phòng, TP HCM |
126 | Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội |
127 | Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM, TP HCM |
128 | Đặng Thị Nguyệt Ánh, TS, Hà Nội |
129 | Bùi Tiến An, cựu tù chính trị chuồng cọp Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM |
130 | Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội |
[1] Điều 19 của Công ước này còn có khoản kế tiếp như sau: 3-Việc
hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm đòi hỏi đương sự phải có những
bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi
pháp luật vì nhu cầu: a-Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của
người khác. b-Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công
cộng hay đạo lý.
[2] Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền quy định tại điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới” và điều 20: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể”.
[2] Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền quy định tại điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới” và điều 20: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể”.
Đôi điều muốn nói nhân đọc bài của ông Trương Nhân Tuấn và ông Dương Danh Huy về mốc giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc
Tô Oanh
Tôi đã đọc các bài của ông Dương Danh
Huy và Trương Nhân Tuấn xoay quanh việc cắm mốc biên giới. Đặc biệt là
các lược đồ của ông Dương Danh Huy đã bị ông Trương Nhân Tuấn phê phán
và yêu cầu dỡ bỏ khỏi website.
Trước hết, xin nói rằng cho dù 90 triệu dân ta đều là các nhà toán học tài năng và đồ họa vi tính đã phát triển đến tột đỉnh thì cũng chẳng ai có thể vẽ được tấm bản đồ lên giấy chính xác 100% như trên thực địa. Nguyên nhân là bề mặt lồi lõm của trái đất hình khối cầu này. Vì vậy người ta đã nghĩ ra nhiều phép chiếu đồ khác nhau để thể hiện bề mặt trái đất lên trên giấy. Phương pháp chiếu đồ Bonn, Mercator, Gauss… và dựng mạng lưới kinh-vĩ theo toán học, rồi “tọa độ ô vuông” (bản đồ tỉ lệ lớn), mỗi loại chiếu đồ đều có ưu nhược điểm của nó. Vì thế quốc gia nào cũng phải xây dựng mạng lưới trắc địa quốc gia với những cột mốc quy định bất di bất dịch. May mắn là Việt Nam nằm gần xích đạo nên vẽ bản đồ theo phép chiếu đồ nào cũng hạn chế rất nhiều những khiếm khuyết của nó, nghĩa là độ chính xác cao so với việc vẽ bản đồ tại các nước vùng ôn đới.
Những lược đồ của ông Dương Danh Huy thể hiện để minh họa cho bài viết, tôi thấy có thể chấp nhận được. Phép chiếu đồ Mercator có ưu điểm là đúng phương hướng, chính xác tọa độ địa lý, nhưng càng xa xích đạo thì diện tích càng sai nhiều. Nhưng ông Huy chỉ muốn minh họa vị trí cột mốc với tọa độ địa lý của nó (một cách tổng thể) thôi mà!
Ông Tuấn đã lầm rằng phương pháp Mercator là lạc hậu khi chưa biết trái đất hình cầu ư. Không biết trái đất hình cầu thì sao họ biết lấy tâm trái đất làm điểm chuẩn để chiếu (phối cảnh) các điểm trên bề mặt trái đất lên trên một bề mặt hình trụ (tưởng tượng) bao quanh trái đất để xây dựng hệ tọa độ địa lý cho phương pháp vẽ Mercator? Ngày nay nhiều bản đồ phục vụ cho giao thông, hàng không và quân sự vẫn phải dùng đến loại chiếu đồ này và bản đồ nào cũng có ghi chú là càng ra xa trung tâm bản đồ thì độ chính xác càng không cao. Phi công ném bom, xạ thủ pháo mặt đất mà dùng bản đồ có lưới kinh vĩ tuyết cong thì “ toi đời “, quân ta bắn quân mình mất thôi! Là một thủ khoa duy nhất của ngành địa đồ học Việt Nam năm 1966, tôi không coi thường một loại chiếu đồ nào trong khi thể hiện mặt đất lên trên giấy cả. Mỗi loại chiếu đồ đều có một công dụng hữu ích cho một ngành, một việc cụ thể nhất định nào đó.
Đọc xong ý kiến của hai ông, tôi cứ nghĩ mãi: Tại sao người Việt mình hay lý sự cùn và nặng lời quy chụp nhau đến thế. Cái điều quan trọng ở đây là cần lên án thái độ lập lờ, né tránh của cơ quan chức năng về vấn đề biên giới thì các ông lại không nêu ra! Tại sao đã hơn 10 năm ký kết hiệp định biên giới mà Nhà nước chưa dám công bố bản đồ chi tiết minh họa cho Hiệp định? Ta được lợi, hay bị thiệt về đất đai mà đã không dám công bố bản đồ tỷ lệ lớn vùng biên giới đã được ký kết! Nhà khoa học, người dân rất cần Nhà nước công bố tập bản đồ tỷ lệ lớn (theo tọa độ ô vuông chứ không phải kinh, vĩ tuyến là đường cong) đính kèm Hiệp định biên giới Quốc gia.
T. O.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Sao tự nhiên anh lại dẫn câu ca dao ấy ra làm gì?
- Tôi muốn nói đến những câu phát biểu của bà Nguyễn Thị Doan. Những câu bà nói không những dịu dàng dễ nghe mà còn trở thành danh ngôn. Trên báo Nhân Dân ngày 5/11/2011 bà viết rằng: “ Dân chủ ở nước ta đã và đang phát triển lên tầm cao mới khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”. Câu này gần giống với danh ngôn của Lê Nin: “Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào cũng hơn gấp triệu lần”.
- Một trăm vạn là một triệu. Như vậy là dân chủ vô sản của ông Lê Nin cao gấp một trăm lần dân chủ của nước ta. Còn câu danh ngôn thứ hai bà Doan phát biểu trong trường hợp nào?
- Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/9/2013 bàn về việc thực hiện chính sách pháp luật và bảo hiểm y tế. Bà Doan nói: “ Tiền của gia đình liệt sĩ, thương binh còn bị ăn đến bao nhiêu như thế thì người ta ăn của dân không từ một cái gì nữa”.
- Les uns mangent surabondamment alores que les autres meutrent de faim. Người ăn không hết kẻ lần chẳng ra. “Người ta” ăn hết rồi thì gia đình liệt sĩ và thương binh còn lần ra cái gì được mà ăn?
- Sao anh lại dẫn thành ngữ tiếng Pháp ra đây làm gì?
- Là vì bà Doan đã học và làm luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh ở trường Thương mại cao cấp Paris (École des hautes études commerciales). Trong hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 14 họp vào tháng 10/2012 tại thủ đô Kinshasa của Cộng hòa dân chủ Congo bà Doan đọc tham luận bằng tiếng Pháp.
- Học rộng tài cao mà lại có lòng nhân ái thương dân. Tôi nể phục bà Doan lắm. Nhưng trong câu phát biểu của bà Doan, cái từ khó hiểu nhất là từ “người ta”. Nó cũng khó hiểu như cái từ “con sâu” trong câu nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này". Và trong các thứ hỉ nộ ái ố của tôi có thêm một nỗi sợ. Sợ lắm!
- Sợ gì?
- Sợ ‘người ta” và sợ “sâu”.
Trước hết, xin nói rằng cho dù 90 triệu dân ta đều là các nhà toán học tài năng và đồ họa vi tính đã phát triển đến tột đỉnh thì cũng chẳng ai có thể vẽ được tấm bản đồ lên giấy chính xác 100% như trên thực địa. Nguyên nhân là bề mặt lồi lõm của trái đất hình khối cầu này. Vì vậy người ta đã nghĩ ra nhiều phép chiếu đồ khác nhau để thể hiện bề mặt trái đất lên trên giấy. Phương pháp chiếu đồ Bonn, Mercator, Gauss… và dựng mạng lưới kinh-vĩ theo toán học, rồi “tọa độ ô vuông” (bản đồ tỉ lệ lớn), mỗi loại chiếu đồ đều có ưu nhược điểm của nó. Vì thế quốc gia nào cũng phải xây dựng mạng lưới trắc địa quốc gia với những cột mốc quy định bất di bất dịch. May mắn là Việt Nam nằm gần xích đạo nên vẽ bản đồ theo phép chiếu đồ nào cũng hạn chế rất nhiều những khiếm khuyết của nó, nghĩa là độ chính xác cao so với việc vẽ bản đồ tại các nước vùng ôn đới.
Những lược đồ của ông Dương Danh Huy thể hiện để minh họa cho bài viết, tôi thấy có thể chấp nhận được. Phép chiếu đồ Mercator có ưu điểm là đúng phương hướng, chính xác tọa độ địa lý, nhưng càng xa xích đạo thì diện tích càng sai nhiều. Nhưng ông Huy chỉ muốn minh họa vị trí cột mốc với tọa độ địa lý của nó (một cách tổng thể) thôi mà!
Ông Tuấn đã lầm rằng phương pháp Mercator là lạc hậu khi chưa biết trái đất hình cầu ư. Không biết trái đất hình cầu thì sao họ biết lấy tâm trái đất làm điểm chuẩn để chiếu (phối cảnh) các điểm trên bề mặt trái đất lên trên một bề mặt hình trụ (tưởng tượng) bao quanh trái đất để xây dựng hệ tọa độ địa lý cho phương pháp vẽ Mercator? Ngày nay nhiều bản đồ phục vụ cho giao thông, hàng không và quân sự vẫn phải dùng đến loại chiếu đồ này và bản đồ nào cũng có ghi chú là càng ra xa trung tâm bản đồ thì độ chính xác càng không cao. Phi công ném bom, xạ thủ pháo mặt đất mà dùng bản đồ có lưới kinh vĩ tuyết cong thì “ toi đời “, quân ta bắn quân mình mất thôi! Là một thủ khoa duy nhất của ngành địa đồ học Việt Nam năm 1966, tôi không coi thường một loại chiếu đồ nào trong khi thể hiện mặt đất lên trên giấy cả. Mỗi loại chiếu đồ đều có một công dụng hữu ích cho một ngành, một việc cụ thể nhất định nào đó.
Đọc xong ý kiến của hai ông, tôi cứ nghĩ mãi: Tại sao người Việt mình hay lý sự cùn và nặng lời quy chụp nhau đến thế. Cái điều quan trọng ở đây là cần lên án thái độ lập lờ, né tránh của cơ quan chức năng về vấn đề biên giới thì các ông lại không nêu ra! Tại sao đã hơn 10 năm ký kết hiệp định biên giới mà Nhà nước chưa dám công bố bản đồ chi tiết minh họa cho Hiệp định? Ta được lợi, hay bị thiệt về đất đai mà đã không dám công bố bản đồ tỷ lệ lớn vùng biên giới đã được ký kết! Nhà khoa học, người dân rất cần Nhà nước công bố tập bản đồ tỷ lệ lớn (theo tọa độ ô vuông chứ không phải kinh, vĩ tuyến là đường cong) đính kèm Hiệp định biên giới Quốc gia.
T. O.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Phật Tử Giáo Sư Trần Chung Ngọc con bài của thế lực nào.?
Không cần phải là một Phật Tử chân chính đến mức xin quy y Tam Bảo, muôn
vàn những người bình thường đi lễ chùa, khấn Phật chưa bao giờ quy y họ
cũng chẳng bao giờ đi châm chọc, đả kích đạo khác.
Lành như Bụt.
Đấy là câu nói dân gian bao nhiêu đời nay, từ khi đạo Phật nhập vào nước ta.
Đến cả những người Hồi Giáo cực đoan đánh bom khủng bố, thì những người theo đạo Phật Việt Nam có nhắc đến họ, cũng chỉ nhắc đến những kẻ đánh bom, chứ không bao giờ họ chỉ trích chủ thuyết học của Hồi Giáo.
Giáo sư Trần Chung Ngọc quy y Tam Bảo từ năm 1957, sau biến cố 1975 Ngọc chạy sang Mỹ. Suốt một thời gian dài Ngọc không có tư tưởng gì thể hiện chống phá Thiên Chúa Giáo. Những gì về Trần Chung Ngọc chỉ là có số không, chẳng ai biết đến.
Nhưng bắt đầu từ khi quan hệ Việt Mỹ trở lại. sự đi lại giữa Việt Mỹ dễ dàng hơn. Thấy tuổi tác đã xế chiều mà danh tiếng không ai biết đến, nhân lúc mở cửa, có cơ hội tiếp xúc với người chính quyền VN ( thực chất là Tổng cục an ninh ) thấy ĐCS đang có nhu cầu tuyển lựa những cảm tình viên hải ngoại. Trần Chung Ngọc như con suối khô gặp nguồn nước lớn, đã sốt sắng nhận lời.
Cuộc đời của một kẻ tàn binh, chạy trốn, tưởng chết già ở xứ người. Nay được đối phương trọng dụng, được thiên hạ biết đến. Thỏa ước mơ danh vọng. Trần Chung Ngọc ngày đêm nghiên cứu thần học, kinh Thánh để làm tên lính xung kích trên mặt trận tư tưởng tôn giáo cho ĐCS VN.
Và bắt đầu từ năm 1998 đến nay, Ngọc liên tục viết những cuốn sách chỉ trích Thiên Chúa Giáo bằng giọng điệu hằn học, cay cú, rủa xả. Bởi những nhà tu hành của Thiên Chúa Giáo dẫu có uyên thâm nhưng tư cách của họ không thể hạ mình cãi nhau với Ngọc. Cho nên Ngọc tưởng là mình bất khả chiến bại.
Nếu Trần Chung Ngọc thấy rằng ở hải ngoại có người chửi HCM là cuồng dâm, cuồng sát nhưng chẳng một nhà nghiên cứu về HCM hay giáo sư nghiên cứu lịch sử ĐCS VN nào đi đứng ra tranh luận, hay phản bác cả. Nhìn ví dụ đó , Ngọc sẽ hiểu vị trí của cái tưởng là bất khả chiến bại của Ngọc thế nào. Nhất là ở vị trí tương đồng như thế này, Ngọc còn khác những người chửi HCM ở chỗ, là Ngọc chửi có tiền, có nhiệm vụ của tổ chức giao, có chế độ đãi ngộ....có nhiều thứ được. Còn đám chửi HCM kia chả ai trả công, họ chửi cho đã miệng, sướng mồm.
Ngọc chửi Chúa của người ta, người ta bỏ ngoài tai, bởi Chúa lòng tôn kính Chúa của họ quá lớn. Lớn đến mức những kẻ tầm thường mang lời phàm phu như Ngọc không đến tai họ. Cũng tương tự như thế, nếu có kẻ nào đến Chùa mà nhạo báng Phật, chắc hẳn những vì hòa thượng Chân Tu chỉ chắp tay niệm Nam mô với khuôn mặt nhân từ với kẻ ngạo ngược.
Người quân tử, trí sĩ không làm cái điều nhạo báng đến thánh thần, đến Chúa, Phật. Nếu có, chỉ đến tầm vạch rõ hay lên án những kẻ đội lốt tu hành, có những hành vi xấu xa, đê tiện. Chứ nếu xúc phạm đến học thuyết, đến thánh thần nhất định kẻ đó phải mang trong mình một âm mưu, nhiệm vụ của thế quyền. Không một người tử tế nào nói rằng tôi theo đạo này, nên tôi thấy đạo kia sai tôi lên án cả.
Thế giới hàng trăm triệu tín đồ, đạo Phật, Thiên Chúa, Hồi Giáo có đến cả ngàn năm. Loại trở cờ, lươn lẹo như Ngọc so với lịch sử các đạo chỉ là cái chớp mắt, phán nào sao đúng hay sai được. Có chăng Ngọc muốn nổi danh làm kẻ đốt đền, thứ nữa là thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngọc được ăn học tử tế dười thời VNCH, hầu hết những bằng cấp Ngọc đều được VNCH ưu đãi cho học, hoặc Hoa Kỳ cấp học bổng. Thế nhưng sau này làm lại bản tự khai, về phần tài ngũ. Ngọc ghi rằng.
1962 bị gọi tái ngũ.
Thời gian tái ngũ của Ngọc không dài, sau đó được điều về làm giảng viên vật lý. Nhưng Ngọc sử dụng cái từ '' bị gọi '' cho thấy con người Trần Chung Ngọc tráo trở thế nào. Ngọc sống trong một nhà nước đang có chiến tranh, hàng triệu người cầm súng, Ngọc hưởng đủ mọi ưu đãi học hành hơn người khác. Giờ có làm nghĩa vụ ở quân đội ngắn hạn, có phải ra chiến trường đâu, thế sao gọi là '' bị gọi ''. Nếu Ngọc không muốn phục vụ VNCH, không muốn '' bị gọi '' Ngọc dinh tê ra vùng kháng chiến quân giải phóng ở bưng biền đi. Sao còn cố bám lấy học hàm, học vị làm cho chính quyền VNCH rồi sau đó sang Mỹ làm chi.
Một kẻ vô ơn phản nước và một kẻ nhạo báng thánh thần có là một thì chẳng có gì khó hiểu.
Nếu như VNCH dành thắng lợi, có lẽ Ngọc lại huênh hoang kể năm 1962 đang ở trưởng học thấy non sông bị chiến trinh,chàng thư sinh Trần Chung Ngọc đã xếp bút nghiên cắn máu viết tâm thư xin vào quân đội cũng nên.
Nhưng nói đi thì cũng nói lại, Tổng cục an ninh VN thừa hiểu họ không thể tuyển mộ được người có tâm can chính trực làm việc cho mình. mà chỉ mong tuyển được vài cơ kẻ hội làm tay sai cho mình đã là may. Sau đó nhào nặn biến những kẻ này thành những người có tâm huyết chính trực sau. Nhờ sẵn có tiếng Phật Tử , Ngọc được tuyển dụng và được giao nhiệm vụ cùng với nhóm Giao Điểm viết bài đánh phá các đạo nào mà chính quyền không ưa, hoặc đánh phá những nhân sĩ, trí thức mà chính quyền không ưa..
Đây là bằng chứng Trần Chung Ngọc hoạt động đắc lực cho Giao Điểm
http://www.giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/trancngoc_gt.htm
Còn đây là bằng chứng Giao Điểm làm việc cho Tổng cục an ninh, chính xác là A88 Cục An ninh xã hội, tiền thân trước kia là a 38 An ninh tôn giáo. Nay do thiếu tướng Lê Đình Luyện ( cũng là một Phật Tử quy y Tam Bảo ) làm cục trưởng. Hàng trăm cuốn tạp chí Giao Điểm được in ở trong nước đưa ra ngoài phát tán để gọi là phục vụ tín ngưỡng đồng bào hải ngoại.
Thiếu tướng Lê Đình Luyện công tác tại Hoa Kỳ, có gặp mặt Trần Chung Ngọc.
Thiếu tướng Lê Đình Luyện tại học viện Phật Giáo Sóc Sơn.
Chúng ta nhìn thấy một gương mặt quen thuộc trên chính trường tư tưởng tôn giáo đó là thượng tọa Thích Thanh Quyết đang vui vẻ với các tướng an ninh Vũ Hải Triều, Lê Đình Luyện, Vũ Thanh Bình, Đào Trọng Hùng ( chỉ thiếu AHLL VTND tướng Đường Minh Hưng nữa là đủ bộ ). Để thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà Giao Điểmn ca ngợi Thích Thanh Quyết lên tận mây xanh.
http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=7116
Xoay quanh Giao Điểm là Tổng Cục an ninh, Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phật tử Trần Chung Ngọc, Phật tử Bùi Hồng Quang...ta có thể thấy rằng Trần Chung Ngọc là con người thế nào.? Ngọc đang phục vụ ai.? và mưu đồ mà Trần Chung Ngọc là con tốt xung kích ấy có nguy hại đến sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, hòa giải và yêu thương hay không.? Có sự lợi dụng tôn giáo nào để khoét sâu thì hận, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc hay không.?
Xem một bằng chứng dưới đây nữa, để thấy rằng không phải chỉ Công Giáo Việt Nam là đáng thương. Mà ngay kể cả Phật Giáo Việt Nam dù có đang hưng thịnh , dù có nguy nga Đại Nam Quốc Tự hay hoành tráng Bái Đĩnh...thì xét về mặt nào đó, Phật Giáo cũng rất đáng thương.
Xem lại bài viết của Trần Chung Ngọc trên mục chính trị phê phán của báo Nhân Dân, nội dung kích động chia rẽ Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/21251502.html
Lành như Bụt.
Đấy là câu nói dân gian bao nhiêu đời nay, từ khi đạo Phật nhập vào nước ta.
Đến cả những người Hồi Giáo cực đoan đánh bom khủng bố, thì những người theo đạo Phật Việt Nam có nhắc đến họ, cũng chỉ nhắc đến những kẻ đánh bom, chứ không bao giờ họ chỉ trích chủ thuyết học của Hồi Giáo.
Giáo sư Trần Chung Ngọc quy y Tam Bảo từ năm 1957, sau biến cố 1975 Ngọc chạy sang Mỹ. Suốt một thời gian dài Ngọc không có tư tưởng gì thể hiện chống phá Thiên Chúa Giáo. Những gì về Trần Chung Ngọc chỉ là có số không, chẳng ai biết đến.
Nhưng bắt đầu từ khi quan hệ Việt Mỹ trở lại. sự đi lại giữa Việt Mỹ dễ dàng hơn. Thấy tuổi tác đã xế chiều mà danh tiếng không ai biết đến, nhân lúc mở cửa, có cơ hội tiếp xúc với người chính quyền VN ( thực chất là Tổng cục an ninh ) thấy ĐCS đang có nhu cầu tuyển lựa những cảm tình viên hải ngoại. Trần Chung Ngọc như con suối khô gặp nguồn nước lớn, đã sốt sắng nhận lời.
Cuộc đời của một kẻ tàn binh, chạy trốn, tưởng chết già ở xứ người. Nay được đối phương trọng dụng, được thiên hạ biết đến. Thỏa ước mơ danh vọng. Trần Chung Ngọc ngày đêm nghiên cứu thần học, kinh Thánh để làm tên lính xung kích trên mặt trận tư tưởng tôn giáo cho ĐCS VN.
Và bắt đầu từ năm 1998 đến nay, Ngọc liên tục viết những cuốn sách chỉ trích Thiên Chúa Giáo bằng giọng điệu hằn học, cay cú, rủa xả. Bởi những nhà tu hành của Thiên Chúa Giáo dẫu có uyên thâm nhưng tư cách của họ không thể hạ mình cãi nhau với Ngọc. Cho nên Ngọc tưởng là mình bất khả chiến bại.
Nếu Trần Chung Ngọc thấy rằng ở hải ngoại có người chửi HCM là cuồng dâm, cuồng sát nhưng chẳng một nhà nghiên cứu về HCM hay giáo sư nghiên cứu lịch sử ĐCS VN nào đi đứng ra tranh luận, hay phản bác cả. Nhìn ví dụ đó , Ngọc sẽ hiểu vị trí của cái tưởng là bất khả chiến bại của Ngọc thế nào. Nhất là ở vị trí tương đồng như thế này, Ngọc còn khác những người chửi HCM ở chỗ, là Ngọc chửi có tiền, có nhiệm vụ của tổ chức giao, có chế độ đãi ngộ....có nhiều thứ được. Còn đám chửi HCM kia chả ai trả công, họ chửi cho đã miệng, sướng mồm.
Ngọc chửi Chúa của người ta, người ta bỏ ngoài tai, bởi Chúa lòng tôn kính Chúa của họ quá lớn. Lớn đến mức những kẻ tầm thường mang lời phàm phu như Ngọc không đến tai họ. Cũng tương tự như thế, nếu có kẻ nào đến Chùa mà nhạo báng Phật, chắc hẳn những vì hòa thượng Chân Tu chỉ chắp tay niệm Nam mô với khuôn mặt nhân từ với kẻ ngạo ngược.
Người quân tử, trí sĩ không làm cái điều nhạo báng đến thánh thần, đến Chúa, Phật. Nếu có, chỉ đến tầm vạch rõ hay lên án những kẻ đội lốt tu hành, có những hành vi xấu xa, đê tiện. Chứ nếu xúc phạm đến học thuyết, đến thánh thần nhất định kẻ đó phải mang trong mình một âm mưu, nhiệm vụ của thế quyền. Không một người tử tế nào nói rằng tôi theo đạo này, nên tôi thấy đạo kia sai tôi lên án cả.
Thế giới hàng trăm triệu tín đồ, đạo Phật, Thiên Chúa, Hồi Giáo có đến cả ngàn năm. Loại trở cờ, lươn lẹo như Ngọc so với lịch sử các đạo chỉ là cái chớp mắt, phán nào sao đúng hay sai được. Có chăng Ngọc muốn nổi danh làm kẻ đốt đền, thứ nữa là thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngọc được ăn học tử tế dười thời VNCH, hầu hết những bằng cấp Ngọc đều được VNCH ưu đãi cho học, hoặc Hoa Kỳ cấp học bổng. Thế nhưng sau này làm lại bản tự khai, về phần tài ngũ. Ngọc ghi rằng.
1962 bị gọi tái ngũ.
Thời gian tái ngũ của Ngọc không dài, sau đó được điều về làm giảng viên vật lý. Nhưng Ngọc sử dụng cái từ '' bị gọi '' cho thấy con người Trần Chung Ngọc tráo trở thế nào. Ngọc sống trong một nhà nước đang có chiến tranh, hàng triệu người cầm súng, Ngọc hưởng đủ mọi ưu đãi học hành hơn người khác. Giờ có làm nghĩa vụ ở quân đội ngắn hạn, có phải ra chiến trường đâu, thế sao gọi là '' bị gọi ''. Nếu Ngọc không muốn phục vụ VNCH, không muốn '' bị gọi '' Ngọc dinh tê ra vùng kháng chiến quân giải phóng ở bưng biền đi. Sao còn cố bám lấy học hàm, học vị làm cho chính quyền VNCH rồi sau đó sang Mỹ làm chi.
Một kẻ vô ơn phản nước và một kẻ nhạo báng thánh thần có là một thì chẳng có gì khó hiểu.
Nếu như VNCH dành thắng lợi, có lẽ Ngọc lại huênh hoang kể năm 1962 đang ở trưởng học thấy non sông bị chiến trinh,chàng thư sinh Trần Chung Ngọc đã xếp bút nghiên cắn máu viết tâm thư xin vào quân đội cũng nên.
Nhưng nói đi thì cũng nói lại, Tổng cục an ninh VN thừa hiểu họ không thể tuyển mộ được người có tâm can chính trực làm việc cho mình. mà chỉ mong tuyển được vài cơ kẻ hội làm tay sai cho mình đã là may. Sau đó nhào nặn biến những kẻ này thành những người có tâm huyết chính trực sau. Nhờ sẵn có tiếng Phật Tử , Ngọc được tuyển dụng và được giao nhiệm vụ cùng với nhóm Giao Điểm viết bài đánh phá các đạo nào mà chính quyền không ưa, hoặc đánh phá những nhân sĩ, trí thức mà chính quyền không ưa..
Đây là bằng chứng Trần Chung Ngọc hoạt động đắc lực cho Giao Điểm
http://www.giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/trancngoc_gt.htm
Còn đây là bằng chứng Giao Điểm làm việc cho Tổng cục an ninh, chính xác là A88 Cục An ninh xã hội, tiền thân trước kia là a 38 An ninh tôn giáo. Nay do thiếu tướng Lê Đình Luyện ( cũng là một Phật Tử quy y Tam Bảo ) làm cục trưởng. Hàng trăm cuốn tạp chí Giao Điểm được in ở trong nước đưa ra ngoài phát tán để gọi là phục vụ tín ngưỡng đồng bào hải ngoại.
Thiếu tướng Lê Đình Luyện công tác tại Hoa Kỳ, có gặp mặt Trần Chung Ngọc.
Thiếu tướng Lê Đình Luyện tại học viện Phật Giáo Sóc Sơn.
Chúng ta nhìn thấy một gương mặt quen thuộc trên chính trường tư tưởng tôn giáo đó là thượng tọa Thích Thanh Quyết đang vui vẻ với các tướng an ninh Vũ Hải Triều, Lê Đình Luyện, Vũ Thanh Bình, Đào Trọng Hùng ( chỉ thiếu AHLL VTND tướng Đường Minh Hưng nữa là đủ bộ ). Để thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà Giao Điểmn ca ngợi Thích Thanh Quyết lên tận mây xanh.
http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=7116
Xoay quanh Giao Điểm là Tổng Cục an ninh, Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phật tử Trần Chung Ngọc, Phật tử Bùi Hồng Quang...ta có thể thấy rằng Trần Chung Ngọc là con người thế nào.? Ngọc đang phục vụ ai.? và mưu đồ mà Trần Chung Ngọc là con tốt xung kích ấy có nguy hại đến sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, hòa giải và yêu thương hay không.? Có sự lợi dụng tôn giáo nào để khoét sâu thì hận, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc hay không.?
Xem một bằng chứng dưới đây nữa, để thấy rằng không phải chỉ Công Giáo Việt Nam là đáng thương. Mà ngay kể cả Phật Giáo Việt Nam dù có đang hưng thịnh , dù có nguy nga Đại Nam Quốc Tự hay hoành tráng Bái Đĩnh...thì xét về mặt nào đó, Phật Giáo cũng rất đáng thương.
Xem lại bài viết của Trần Chung Ngọc trên mục chính trị phê phán của báo Nhân Dân, nội dung kích động chia rẽ Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/21251502.html
Người ta và...sâu
Chủ nhật ngày 22 tháng 9 năm 2013 6:34 PM- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Sao tự nhiên anh lại dẫn câu ca dao ấy ra làm gì?
- Tôi muốn nói đến những câu phát biểu của bà Nguyễn Thị Doan. Những câu bà nói không những dịu dàng dễ nghe mà còn trở thành danh ngôn. Trên báo Nhân Dân ngày 5/11/2011 bà viết rằng: “ Dân chủ ở nước ta đã và đang phát triển lên tầm cao mới khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”. Câu này gần giống với danh ngôn của Lê Nin: “Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào cũng hơn gấp triệu lần”.
- Một trăm vạn là một triệu. Như vậy là dân chủ vô sản của ông Lê Nin cao gấp một trăm lần dân chủ của nước ta. Còn câu danh ngôn thứ hai bà Doan phát biểu trong trường hợp nào?
- Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/9/2013 bàn về việc thực hiện chính sách pháp luật và bảo hiểm y tế. Bà Doan nói: “ Tiền của gia đình liệt sĩ, thương binh còn bị ăn đến bao nhiêu như thế thì người ta ăn của dân không từ một cái gì nữa”.
- Les uns mangent surabondamment alores que les autres meutrent de faim. Người ăn không hết kẻ lần chẳng ra. “Người ta” ăn hết rồi thì gia đình liệt sĩ và thương binh còn lần ra cái gì được mà ăn?
- Sao anh lại dẫn thành ngữ tiếng Pháp ra đây làm gì?
- Là vì bà Doan đã học và làm luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh ở trường Thương mại cao cấp Paris (École des hautes études commerciales). Trong hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 14 họp vào tháng 10/2012 tại thủ đô Kinshasa của Cộng hòa dân chủ Congo bà Doan đọc tham luận bằng tiếng Pháp.
- Học rộng tài cao mà lại có lòng nhân ái thương dân. Tôi nể phục bà Doan lắm. Nhưng trong câu phát biểu của bà Doan, cái từ khó hiểu nhất là từ “người ta”. Nó cũng khó hiểu như cái từ “con sâu” trong câu nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này". Và trong các thứ hỉ nộ ái ố của tôi có thêm một nỗi sợ. Sợ lắm!
- Sợ gì?
- Sợ ‘người ta” và sợ “sâu”.
TRONG CÕI ĐẤT ĐAI
* BÙI VĂN BỒNG
Chắp tay lạy cụ Nguyễn Du
Mượn câu Kiều chửi: “Tổ sư gian tà!”
***
Trăm
năm trong cõi người ta
Chữ Quyền, chữ Lợi khéo là hợp nhau
Đất đai
chiếm dụng nát nhàu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Sinh ra nhiều nỗi bất công
Quan trên, quan dưới đồng lòng vung tay
Lọc lừa đủ kế phơi bày
Cũng từ bụng dạ chất đầy gian tham
Mượn tay bộ đội công an
Ủi nhà dân mặc kêu oan não lòng
Mắt trừng hống hách oai phong.
Quan tham quen thói đem còng dọa dân
Mặc cho trời đất xoay vần
Có quyền ông chẳng phân vân chút nào
Xua quân, hét lính ầm ào
Như phường “nách thước tay dao” kém gì
Hung hăng mặc tiếng thị phì
Đất ngon chưa chiếm ông thì chẳng tha
Trăm
năm trong cõi người ta
Ông thần Tham Nhũng quả là rất oai
Không cần xem xét trong ngoài
Mặc cho chân lý mệt nhoài kêu ca
"Tham lam là việc của ta
Đứa nào đụng đến ra tòa như chơi"...
Ông ôm quyền lực thay trời
Thứ dân bay chớ mà moi móc nhiều
Nếu như có đứa sinh liều
Chống người công vụ thì tiêu đời mày
Đồng tiền đã sẵn trong tay
Thì cho cả lũ chúng mày vào gông
Dân bay dẫu một chữ “Đồng”
Làm sao sánh được với ông quyền hành
Khôn hồn thì cứ giao nhanh
Đất, nhà ông chiếm bay thành cu li
Cu li thì có quyền gì
Ông đương chức vụ, ông thì dẹp ngay
Mặc trời cao, mặc đất dày
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham
Vì tiền tao thẳng tay làm
Tiền, vàng là thứ tao ham nhất đời
Phen này bay có kêu trời
“Trời là tao” xét chi lời chúng bay
Mặc bay van
lạy suốt ngày
Bịt tai như điếc, bắt ngay họ Đoàn
Tiền đâu mà dám kêu oan
Cho dù đá có nát gan, kệ đời.
BVB Bịt tai như điếc, bắt ngay họ Đoàn
Tiền đâu mà dám kêu oan
Cho dù đá có nát gan, kệ đời.
Truyện Kiều và văn hóa Trung Quốc
Trần Đình Sử
Nghiên cứu so sánh Truyện Kiều hôm nay không thể đóng khung trong phạm vi so sánh tay đôi giữa hai tác phẩm Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, bởi bản thân sự vay mượn và sáng tạo của Nguyễn Du nằm trong quĩ đạo của các nền văn hóa bao bọc xung quanh, Truyện Kiều là
sản phẩm của hành vi sáng tạo văn hóa có bối cảnh rộng lớn. “Văn hóa”
từ những định nghĩa khoa lúc ban đầu của Morgan, Tylor đến nay đã được
phân hóa và mở rộng, đổi mới. Theo Kroeber Kluckhohn có thể hiểu văn hóa
một cách cô đọng là mô hình hành vi ngoại hiện hay nội ẩn được truyền
bá qua ký hiệu, tạo thành quan niệm về truyền thống, quan niệm giá trị,
vừa là sản phẩm của hoạt động con người, vừa là nhân tố giới hạn hoạt
động tiến bộ của con người. Quan niệm này rất rộng, bao gồm nhân sinh
quan Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, nhân sinh quan dân gian; quan niệm
về văn học, nghệ thuật, ngôn từ, thể loại… Từ giác độ này có thể xác
định Truyện Kiều như một sự lựa chọn và sáng tạo văn hóa.
Mối quan hệ Truyện Kiều với đạo
Phật từ lâu đã được nhiều học giả chú ý. Có người xem tác phẩm là sự
minh họa cho tư tưởng nghiệp báo của Phật học (Trần Trọng Kim)(1). Có
người lưu ý tới tư tưởng đạo Phật dân gian (Đào Duy Anh)(2). Có người
nhận xét về sự pha trộn Phật và Nho, từ tài mệnh tương đố và bỉ sắc tư
phong đến nghiệp báo, luân hồi, từ trung hiếu tiết nghĩa đến từ bi bác
ái, tu nhân tích đức (Cao Huy Đỉnh)(3). Có người nhận xét tư tưởng Phật
mạnh hơn Nho giáo, Kiều có ý thức của cá nhân tự giác về nghiệp báo.
Thực ra đạo Phật đã bị khúc xạ khi đi vào Truyện Kiều. Nhận xét
về sự hỗn dung, pha trộn Phật – Nho là rất có căn cứ. Nghiệp và mệnh
trời bổ sung cho nhau, nhân ái và từ bi bổ sung cho nhau. Nhưng tính
chất dung hợp đã làm nhạt nhòe tư tưởng Phật giáo. Chẳng hạn, Kiều nhiều
lần đi tu, nhưng không xem đó là con đường giải thoát đích thực, mà chỉ
là một việc bất đắc dĩ, một sự hy sinh tuổi xuân:
Đã đem mình bỏ am mây
Đã tu, tu trót, qua thì, thì thôi.
Đã tu, tu trót, qua thì, thì thôi.
Rõ ràng đó không phải là lời của người mộ đạo.
Truyện Kiều và Nho giáo là một đề tài còn ít được nghiên cứu đi sâu. Trước đây Phạm Quỳnh
có nói tới tư tưởng trung dung tùy thời. Một số tác giả khác nói tới
đạo đức, luân lý, lễ nghĩa, Nho giáo. Thực ra phạm vi vấn đề còn rộng
lớn hơn: từ tư tưởng thiên mệnh, ý thức bảo tồn gia đình, đến tư tưởng
nhân ái, coi trọng lòng trắc ẩn, lương tâm, coi nhân loại là nhất thể,
coi trọng sự sống đều có ảnh hưởng của Nho giáo. So sánh về các phương
diện này sẽ cho ta hiểu mức độ ảnh hưởng và tiếp nhận của Nguyễn Du đối
với Nho giáo.
So sánh Truyện Kiều và văn hóa
Trung Quốc đang là một đề tài để ngỏ cho những tìm tòi mới trong giao
lưu tinh thần của hai dân tộc qua một kiệt tác.
B. Truyện Kiều với tiểu thuyết Trung Quốc và chi loại tiểu thuyết tài tử giai nhân
Trong bối cảnh ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, Truyện Kiều là một sự lựa chọn về thể loại, và không thể không đề cập tới mối quan hệ giữa Truyện Kiều và tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc. Ông Phan Ngọc là người đầu tiên đề cập tới khía cạnh này, nhưng chưa đi sâu và ông lại không nói tới tiểu thuyết tài tử giai nhân.
Cách miêu tả chân dung nhân vật như Từ
Hải rõ ràng không phải bút pháp của tiểu thuyết tài tử giai nhân, mà là
bút pháp sử truyện, hoặc của tiểu thuyết kiểu Tam quốc chí, như Quan Công, Trương Phi, hoặc tiểu thuyết thông tục. Cách giới thiệu nhân vật mà ông Phan Ngọc gọi là “thao tác lập hồ sơ” thực ra là lối giới thiệu lai lịch của sử truyện.
Tiểu thuyết tài tử giai nhân là một chi
nhỏ của tiểu thuyết thế tình, ở Trung Quốc hầu như bị lãng quên, mà
không được xem xét. ở ta cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu.
Nhưng lại là loại tiểu thuyết có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam, được
phiên dịch, giới thiệu hoặc chuyển thành truyện Nôm như Bình Sơn Lãnh Yến, Ngọc Kiều Lê, Hoa tiên ký… Đặc
điểm của loại này là tình yêu lý tưởng giữa tài tử, giai nhân, đề cao
phụ nữ, có kết cấu: 1. Nhất kiến chung tình – 2. Gặp loạn ly tán – 3.
Đoàn viên, tương tự như bố cục truyện cổ tích “Hội ngộ – Tai biến – Đoàn
tụ”, nhưng không cùng loại; có nhân vật con hầu thông minh lém lỉnh, có
bọn tiểu nhân xiểm nịnh hại người; có xen nhiều thơ văn thù tạc; ít
miêu tả tâm lý, ít cá tính(4). Đây là khuynh hướng ca ngợi tình yêu,
giải phóng cá tính, đậm màu lý tưởng.
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân xét về nhiều mặt đều thuộc vào nhóm tiểu thuyết tài tử giai
nhân, lại vừa mang thêm yếu tố thế tình, phê phán xã hội, nên có nét
riêng.
Về mặt lý tưởng hóa, đề cao phụ nữ, Truyện Kiều đi theo khuynh hướng của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Về mặt thẩm mĩ, Truyện Kiềucó khuynh hướng bi kịch nhiều hơn các tiểu thuyết tài tử giai nhân tiêu biểu. Về thể loại Truyện Kiều khác tiểu thuyết chương hồi, mà thuộc vào loại truyện thơ Nôm, vốn có trong văn học Việt Nam, và Đông Nam á. Về nhân vật, Truyện Kiều chú trọng miêu tả tâm lý hơn.
Về ngôn ngữ, Nguyễn Du dùng nhiều lời độc thoại nội tâm hơn(5).
Nghiên cứu mối quan hệ trên sẽ cho thấy rõ sự kế thừa ảnh hưởng và sáng tạo đổi mới vô song của Nguyễn Du.
C. Truyện Kiều với thơ và kịch cổ điển Trung Quốc
Với tư cách là một truyện thơ Nôm, Truyện Kiều có nhiều mối quan hệ với thơ ca cổ điển Trung Quốc. Đây là điều mà các học giả Trung Quốc tiến hành so sánh Truyện Kiều hầu như chưa đề cập tới. Và do không quan tâm mặt này mà có những chỗ phê bình Nguyễn Du không thỏa đáng. Chẳng hạn câu: Một tường tuyết trở sương che, Tin xuân đâu dễ đi về cho năng, là
một ẩn dụ chỉ sự cách trở trong việc tìm gặp Thúy Kiều, thì có học giả
Trung Quốc chê là đem cảnh tuyết mùa đông miêu tả vào dịp xuân hè, gây
mâu thuẫn, phá hoại tính thống nhất chân thực của hoàn cảnh(6). Nhà
nghiên cứu đã không phân biệt ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi !
Nguyễn Du chịu ảnh hưởng của thơ ca cổ điển Trung Quốc rất sâu sắc. Có thể nói trước khi viết Truyện Kiều, Nguyễn
Du đã có một nhãn quan thi ca Trung Quốc sâu sắc thể hiện trong các áng
thơ chữ Hán của ông. Nguyễn Du sử dụng thành thạo các phép đối và sử
dụng dày đặc trong Truyện Kiều, tạo thành một chất lượng mới của
truyện thơ lục bát(7). Nguyễn Du lại dùng nhiều điển cố, cụm từ, câu sẵn
của thơ ca Trung Quốc, một tập quán sáng tác mà các nhà thơ Trung Quốc
thường có(8). Chúng tôi cũng đã chứng minh Nguyễn Du khéo dùng các cặp
màu sóng đôi theo lối của Đỗ Phủ(9). Trong việc miêu tả tâm lý, hay đúng
hơn là tả tình, Nguyễn Du sử dụng kinh nghiệm tả tình của thơ ca qua
các chủ đề như Tống biệt, Hoài cổ, Nhớ nhà đi sớm, Cảm khái thân thế, Cảm lưu lạc… Đó
là những thơ đề rất phổ biến trong thơ ca Trung Quốc, nhất là thơ
Đường. Truyện Kiều là kết tinh tiếp nhận và sáng tạo của thơ và văn
Trung Quốc. Ông Phan Ngọc còn nêu vấn đề Truyện Kiều chịu ảnh hưởng của kịch cổ điển. Đó lại càng là một đề tài thú vị của văn học so sánh.
D. Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện
Trong nghiên cứu văn học so sánh về Truyện Kiều thì so sánh với Kim Vân Kiều truyện có
ý nghĩa trực tiếp, bởi Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện, nhân vật, tình
tiết của nó. Ở đây có nhiều vấn đề được đặt ra, và các học giả cũng đã
có nhiều ý kiến khác nhau.
1. Về chủ đề:
Nhiều tác giả khẳng định Nguyễn Du chịu
ảnh hưởng của tư tưởng tài mệnh tương đố (Đào Duy Anh, Phạm Thế Ngũ).
Phan Ngọc cũng khẳng định tư tưởng tài mệnh tương đố nhưng xem đấy là
sáng tạo của Nguyễn Du, còn tư tưởng vốn có của tác giả Thanh Tâm Tài
Nhân là tình và khổ.
Chúng tôi cho rằng Nguyễn Du có tiếp thu
ảnh hưởng của chủ đề “tài mệnh tương đố” nhưng đã có sự đổi mới thành
“thân mệnh tương đố”, một chủ đề xuất hiện trong văn học Việt Nam từ thế
kỷ XVIII, làm choTruyện Kiều trở thành truyện xót thân đau lòng thấm thía nhất(10). Nguyễn Du đã chuyển câu chuyện “bất hủ” của Kim Vân Kiều truyệnthành
câu chuyện đoạn trường, đầy đau đớn, xót xa, bi kịch. Đây là sự thay
đổi trọng tâm (hay nét chủ đạo) trong chủ đề. Một số tác giả khác cũng
chú ý tới các khía cạnh chủ đề khác gắn liền với thực tại Việt Nam, như
tâm sự hoài Lê, quyền sống con người, tố cáo hiện thực đen tối, quyền
sống phụ nữ. Truyện Kiều đã gắn với một bối cảnh đời sống tinh thần khác
với Trung Quốc.
2. Về cốt truyện.
Đây là yếu tố được so sánh nhiều nhất
nhằm chỉ ra sự khác và giống giữa hai tác phẩm, sự vay mượn của Nguyễn
Du là hiển nhiên. Vay mượn đã phải là ảnh hưởng chưa lại là một chuyện
khác. Tác phẩmZaratustre đã nói như thế của Nitsơ đã vay mượn lời
khuyến dụ của giáo chủ Zaratustre, người sáng lập đạo Hồi ở Ba Tư để
phát biểu ý kiến của mình, nhưng hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của tôn
giáo ấy.Truyện Kiều có vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện với
tư tưởng Phật học, Nho học trong ấy cũng chưa thể nói là chịu ảnh
hưởng, bởi Nho học, Phật học là tư tưởng “đồng nguồn”, Nguyễn Du và
Thanh Tâm Tài Nhân cùng tiếp thu một nguồn mà ra. ảnh hưởng là tác động
văn học có tính chất bù đắp, lấp chỗ trống. Với ý nghĩa này, Kim Vân Kiều truyện quả có ảnh hưởng tới Truyện Kiều. Chúng ta biết trướcTruyện Kiều đã có Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào, đầu thế kỷ XVIII, kế theo có truyện Hoa Tiên của
Nguyễn Huy Tự giữa thế kỷ XVIII. Đó là những truyện tài tử giai nhân
điển hình với kết cục đại đoàn viên vui vẻ. Nhân vật tuy có trải qua
trắc trở nhưng không có tư tưởng hồng nhan bạc mệnh và nỗi đoạn trường
đối với kiếp người. Kim Vân Kiều truyện có chủ đề hồng nhan bạc
mệnh, có phong lưu vận sự bất hủ, nhưng chủ yếu có nét mới là ai oán
đoạn trường. Đây là yếu tố mà các tác phẩm tài tử giai nhân nói trên, và
cả một số tác phẩm khác như Ngọc Kiều Lê, Nữ tú tài, Phan Trần đều không có. Chính đó là yếu tố gợi ý để Nguyễn Du sáng tạo ra Đoạn trường tân thanh đầy xót thương đau đớn. Kim Vân Kiều truyện đã mở đầu bằng một khúcBạc mệnh oán:
Cổ kim hồng nhan hề, mạc bất bạc mệnh.
Hồng nhan bạc mệnh hề, mạc bất đoạn trường.
Ngã bản nhân hề, nãi vi oán khúc.
Văn thử oán khúc hề, thùy bất bi thương ?
Trước khi trẫm mình, Kiều cũng có bài lục tuyệt, có câu:
Trào tín thôi nhân khứ dã,
Đẳng nhân liễu khước đoạn trường.
Hồng nhan bạc mệnh hề, mạc bất đoạn trường.
Ngã bản nhân hề, nãi vi oán khúc.
Văn thử oán khúc hề, thùy bất bi thương ?
Trước khi trẫm mình, Kiều cũng có bài lục tuyệt, có câu:
Trào tín thôi nhân khứ dã,
Đẳng nhân liễu khước đoạn trường.
Nguyễn Du đã cảm vì mấy tiếng đoạn trường đó mà viết nên Đoạn trường tân thanh để
đáp lại với người xưa, khóc người xưa, như là người cùng một hội bể
dâu. Đó chính là điểm nút mà nhà thơ đã nắm lấy để cải tạo lại toàn bộ
mà viết ra Truyện Kiều, như một cảm hứng mới chưa có trong tiểu thuyết tài tử giai nhân được chuyển thể trước đó.
Hiểu ảnh hưởng là tác động có tính chất bù đắp thì Kim Vân Kiều truyện cung cấp một mô hình cốt truyện lắm tai, nhiều nạn mà cácTruyện Kiều của Mao Khôn, Dư Hoài, Mộng Giác Đạo Nhân
v.v… không có. Sáng tạo cốt truyện có nhiều tình tiết vốn là chỗ yếu
của văn học Việt Nam, đặc biệt là cốt truyện hư cấu. Chừng nào mức độ hư
cấu còn thấp thì cốt truyện nguyên bản có tác dụng bù đắp, gợi ý để cải
tạo, bổ sung. Tuy vậy, vai trò của nó cũng tương tự như các sự tích,
truyện sử làm nền tảng cho sự sáng tạo theo lối diễn nghĩa, diễn âm.
Nhược điểm của nghiên cứu so sánh cốt
truyện lâu nay là chỉ chú ý tới cốt truyện như là hệ thống biến cố nhân
quả nằm ngoài chi tiết cụ thể và ngoài lời kể (lời trần thuật), do đó
thường rút ra kết luận thiếu sức thuyết phục về tính sáng tạo của Nguyễn
Du. Nhận xét về việc rút gọn chi tiết xuống mức thấp nhất cũng chưa cho
thấy rõ tính chất ấy. Sáng tạo của Nguyễn Du thể hiện trước hết ở việc
đổi thay điểm nhìn trần thuật. Những chỗ Kim Vân Kiều truyện trần
thuật theo quan điểm của nguời đứng ngoài, thì Nguyễn Du trần thuật
theo còn mắt nhân vật, tự bên trong, nên mang nội dung tâm lý. Những chỗ
Thanh Tâm Tài Nhân chỉ giản đơn kể việc thì Nguyễn Du bổ sung thêm các
chi tiết tâm lý. Chẳng hạn đoạn Kim Trọng từ biệt Thuý Kiều về hộ tang,
đoạn Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều… Thanh Tâm Tài Nhân thường trần thuật
theo nguyên tắc liên tục… trước sau một cách tẻ nhạt, còn Nguyễn Du để
các việc gối đầu nhau tạo nhịp điệu thúc bách, dồn dập. Kim Vân Kiều truyện thiếu một điểm nhìn trần thuật nhất quán và vẫn lại thiếu nhịp điệu mà đó là đặc sắc của Truyện Kiều. Những điều này cho thấy Nguyễn Du tiếp thu hệ thống sự kiện nhưng lại kể theo một cách mới và cảm quan nhịp điệu mới.
3. Về nhân vật.
Tiếp thu hệ thống nhân vật của Kim Vân Kiều truyện nhưng
Nguyễn Du phú cho chúng một sinh mệnh mới. Nguyễn Du có một quan niệm
mới về con người. Con người bình đẳng, con người tâm lý, con người đời
thường và được nhìn đa chiều. Là con người bị tách khỏi gia đình, nguồn
cội, lưu lạc tha phương, Nguyễn Du nhấn mạnh ở Kiều con người nhân tính
phổ biến, với ý thức về sự may rủi, vô thường của đời, với sự mong manh,
nhỏ bé của kiếp người. Tuy vẫn giữ những nét tính cách quyết đoán, hiếu
nghĩa, nhưng Kiều chủ yếu trở thành biểu tượng của số phận đau khổ, của
sự đày đọa. Đó là điều gây xúc động nhất đối với người đọc Việt Nam. Sự
thương xót cho số phận lấn át lòng cảm phục đối với tính cách.
Cô Kiều ở Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu là
liệt nữ, là con người bất hủ, là người tình, còn ở Nguyễn Du này chủ yếu
là hiện thân cho sự bất công, oan khổ, lưu li, đau lòng. Nguyễn Du
không bỏ lỡ một dịp nào trong truyện để tỏ hết nỗi đau lòng của con
người.
Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân hầu như
không có cảm giác thời gian, còn Kiều của Nguyễn Du thì tràn đầy cảm
giác trôi chảy, thời gian vô tình. Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân không có
cảm giác lưu lạc, còn Kiều của Nguyễn Du luôn cảm thấy sự lênh đênh,
trôi giạt của mặt nước cánh bèo. Chân dung các nhân vật Thúy Kiều, Thúy
Vân của Trung Quốc là chân dung người đẹp đơn thuần, đặt dưới mắt người
tình Kim Trọng. Chân dung hai nàng trong Truyện Kiều được đưa lên
đầu, dưới con mắt tác giả, như một dự báo về số phận. Chân dung Kim
Trọng và Từ Hải hoàn toàn do Nguyễn Du sáng tạo nên. Nếu đi sâu vào thế
giới chi tiết thì ta sẽ thấy mức độ sáng tạo của Nguyễn Du là rất cao,
có thể nói là sáng tạo lại.
Nghệ thuật không tồn tại ở cấp độ cốt
truyện, môtíp là cấp độ dễ dàng vay mượn, lưu truyền. Nghệ thuật tồn tại
ở cấp độ chi tiết, cảm nhận, nó mang tâm hồn, cảm giác, sự sống của con
người, cái nhìn con người, là các yếu tố nói chung, không thể hoặc
không dễ vay mượn.
Đã đến lúc phải nâng cấp nghiên cứu so sánh Truyện Kiều để
thấy đó là một sự kiện giao lưu văn học đầy sáng tạo(10). Và điều đó
chỉ thực hiện được khi tiến hành so sánh toàn diện, trên nhiều cấp độ.
4. Phong cách học:
Đây lại là một lĩnh vực mà Truyện Kiều sáng
tạo không ít và chịu ảnh hưởng không ít từ văn liệu, điển cố, phép đối,
cách dùng chữ “nước”, chữ “đúc”, cách sử dụng từ chỉ màu sắc v.v… Đặc
biệt Nguyễn Du sáng tạo nhất quán ngôn từ độc thoại nội tâm dưới hình
thức nửa trực tiếp, là một hiện tượng nghệ thuật mới.
E. Kết luận
Truyện Kiều không hề giản đơn là
tác phẩm vay mượn. Truyện Kiều trước hết là sản phẩm của đời sống tinh
thần Việt Nam, là kết quả lôgíc của quá trình văn học Việt Nam, sự phát
triển nội tại của nhận thức đời sống, của tiếng Việt nghệ thuật, sự chín
muồi về thể thơ lục bát và truyện thơ Nôm. Vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện là
sự gặp gỡ tinh thần của nhà văn Việt Nam và tác giả Trung Quốc trong
nỗi đau trần thế. Nó cung cấp tài liệu và gợi hướng để cho tiếng thương,
tiếng đau – cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du có thể cất lên vang vọng.
Bối cảnh của tiếp nhận ấy là toàn bộ mối quan hệ văn hóa, văn học hết
sức rộng lớn của hai nước Việt – Trung, từ các học thuyết đến tiểu
thuyết chương hồi, thơ ca, từ vũ trụ quan, nhân sinh quan đến phong cách
học. Kim Vân Kiều truyện chỉ là một cái cớ trực tiếp rất nhỏ trong các mối quan hệ bao la kia.
Thông thường không ai vay mượn tác phẩm
toàn thiện toàn mỹ, bởi nó không để dư địa cho người sau. Đối với nó
người ta chỉ phiên dịch, chiêm ngưỡng. Tác phẩm được vay mượn thường có
giá trị gợi ý, mở ra triển vọng biến đổi, sáng tạo mới. Nó như viên ngọc
còn sù sì thô vụng để người sau mài chuốt, đẽo khắc, tạo thành tác phẩm
khác. Nguyễn Du đã đi theo thông lệ đó và làm sáng lên rực rỡ mối quan
hệ văn hóa, văn học lâu đời của hai dân tộc Việt – Trung.
5-1998
CHÚ THÍCH
(1) Lý thuyết Phật học trong Truyện Kiều // Truyện Thúy Kiều. Nxb. Văn hóa Thông tin, HN, 1995.
(2) Khảo luận về Truyện Thúy Kiều, Nxb. Văn hóa, H.1958.
(3) Triết lý đạo Phật trong Truyện Kiều // Kỉ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, Nxb. KHXH, 1967.
(4) Phó Đạo Bân: Khảo luận viết cho tập Tinh tuyển tiểu thuyết tài tử giai nhân cổ điển Trung Quốc, Cáp Nhĩ Tân, 1994.
(5) Xem Đổng Văn Thành: Thanh đại văn học luận cảo, Xuân Phong văn nghệ xuất bản xã, Thẩm Dương, 1994, tr.104.
(6) Xem Phan Ngọc, Tlđd.
(7) Xem phần Thi từ tạp thoại trong sách Tự nhiên thất thi cảo dữ Thi từ tạp thoại của Phùng Chấn, Quảng Tây, 1989, dẫn nhiều ví dụ về dùng câu sẵn.
(8) Trần Đình Sử: Mầu sắc trong Truyện Kiều // Những thế giới nghệ thuật thơ. Nxb, Giáo dục, Hà Nội, 1995. Xem thêm: Ý nghĩa của văn học Trung Quốc đối với tiến trình phát triển văn học Việt Nam // Lý luận và phê bình văn học. Nxb. Hội nhà văn, 1996.
(9) Xem: Những thế giới nghệ thuật thơ, phần Tư tưởng nhân vật và cách kể chuyện của Nguyễn Du, Trần Đình Sử, Tlđd.
(10) Xem thêm: Mấy khía cạnh thi pháp “Truyện Kiều” // Những thế giới nghệ thuật thơ. Nxb. Giáo dục, 1995, tr. 279 – 430.
Nguồn: Tạp chí Hán Nôm số 3 (36) năm 1998
QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC - Phần 1
* VÁCLAV HAVEL
... Sự
vĩ đại của Havel không nằm ở việc mô tả hệ thống hậu toàn trị, mà ở việc
vạch ra cái mâu thuẫn đặc thù tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của nó: mâu
thuẫn giữa nhu cầu tự nhiên, sống động và chân thực của đời sống dân sự,
với
những đòi hỏi phi tự nhiên, chết cứng và dối trá của hệ thống hậu toàn
trị.
Trong thời kì toàn trị, cá nhân đột ngột bị lột khỏi các tổ chức dân sự
truyền
thống (gia đình, bạn bè, các hội đoàn, tôn giáo v.v.), để lắp vào các
guồng máy
nhân tạo: nhà nước-đảng và các đoàn thể bù nhìn. Đến thời kì hậu toàn
trị, các
cỗ máy ấy dần xơ cứng, bị giả hóa dưới mặt nạ ý thức hệ; con người phải
sống
đời dối trá. Havel, với niềm tin sắt đá vào nhu cầu được sống thật của
con
người, cho rằng đời sống dân sự chắc chắn sẽ phục hưng.
Nhìn
thấy mâu thuẫn chính, riêng biệt của hệ thống hậu toàn trị, Havel
đã không đề ra bất kì một cuộc “cách mạng” hay “cải cách” nào về kinh tế, chính
trị hay quân sự. Ông kêu gọi một chiến lược hoàn toàn mới: hãy bắt đầu từ việc
giải phóng đời sống dân sự khỏi sự dối trá đang bao trùm. Chiến lược ấy được
dệt nên từ những hành vi thường nhật: người bán rau đừng treo cái khẩu hiệu mà
anh không hề tin tưởng. Hãy ngừng tham gia những trò hề bầu cử, những màn
mit-tinh lố bịch. Hãy nói những gì mình nghĩ. Hãy làm những gì mà hệ thống giả
đò là cho phép anh làm. Tức là, hãy sống trong sự thật...
Václav Havel, GCB, CC (5 tháng
10 năm 1936 – 18
tháng 12 năm 2011)
là nhà
văn và nhà viết kịch Séc. Ông là tổng thống Tiệp Khắc cuối cùng và tổng thống Séc đầu tiên.
Havel sinh tại Praha trong một gia đình trí thức tư sản nổi tiếng của Tiệp
Khắc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vì
lý do lý lịch nên việc học của ông gặp trắc trở. Ông phải tự học và trở thành
một nhà
văn, nhà viết kịch. Năm 1968, ông bị cấm viết kịch và bắt đầu hoạt động
chính trị.
Ông phải ngồi tù 5 năm vì là người đề xướng tuyên ngôn Hiến chương
77.
Ông
là lãnh tụ của cuộc Cách mạng Nhung (Tiệp Khắc) năm 1989, và là người
đứng đầu Diễn đàn dân sự (Civic Forum), tổ chức chính trị đã giành thắng lợi
trong cuộc tuyển cử tự do đầu tiên sau chế độ cộng sản.
Ông trở thành tổng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc
dân chủ, sau đó được bầu là tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Czech.
Sau khi rút lui khỏi chính trường, ông vẫn ủng hộ các
phong trào bất bạo động chống chế độ toàn trị ở các nước như Cuba và Trung
Quốc và là hội viên Câu lạc bộ Madrid. Ông đã đoạt Giải Olof Palme năm 1989, Giải Hòa bình của ngành
kinh doanh sách Đức năm 1989, Giải Ý thức toàn cầu năm 1996, Giải thưởng Hoàng tử xứ Asturias
về Truyền thông và Nhân văn năm 1997. Về sự nghiệp văn
học, ông đã đoạt Giải quốc gia Áo cho Văn học châu
Âu năm 1968, Giải Franz Kafka năm 2010. Ông mất ngày 18 tháng
12 năm 2011
Tác phẩm “Quyền lực
của Không Quyền lực”
được đánh
giá là tác phẩm mà chính tác giả đã xuất phát từ sự trải biến, chiêm
nghiệm thực trạng xã hội, có chiều sâu suy tư, trăn trở, đúc kết, phân
tích sâu sắc về thời cuộc chính trị-xã hội của
một nhà cách mạng thực sự yêu nước, có chính kiến vững vàng, trung thực,
dám nhìn thẳng vào sự thật và mổ xẻ nó, mạnh dạn, khéo léo, kiên quyết
cách tân (đổi mới) vì Đất nước và Nhân
dân.
Từ
hôm nay (22/9), trang BVB xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tác
phẩm này, để rộng
đường tham khảo, cùng chia sẻ. Kính mong bạn đọc đưa ra những nhận xét -
comment- trung thực, khách quan, xây dựng vì sự nghiệp chung, bày tỏ
nhận thức, suy ngẫm, luận giải của mình qua đọc tác phẩm này. BVB coi
đây là 'tài liệu mở' nhằm có thêm thong tin về chính trị-xã hội ở một
nước Đông Âu, giúp cho ta kiểm nghiệm cách nhìn, cách đánh gia, phân
tích hiện trạng xã hội và qua đó mọi còng dân cùng nâng cao ý thức góp
phần xây dựng xã hội thực sự có được thành quả: Dân giàu, Nước mạnh,
Công bằng, Dân chủ, Văn Minh - như các Nghị quyết đảng Cộng sản Việt Nam
từ nhiều nhiệm kỳ đại hội đã đề ra; mà thực tế cho đến nay để đạt được
mục tiêu quan trọng ấy còn muôn vàn khó khăn! * * *
[Václav Havel: The Power of
the Powerless
To the memory of Jan Patocka]
* Khải Minh dịch và giới thiệu
* Lâm
Yến hiệu đính./ - (From: talawas.org)
-----------------
PHẦN 1
Lời giới thiệu cho bản dịch
tiếng Việt
Václav Havel sinh ngày 5 tháng Mười năm 1936 tại Praha,
trong một gia đình trí thức tư sản nổi tiếng của Tiệp Khắc. Sau Thế chiến II,
sự nghiệp học hành của ông gặp trắc trở vì lý lịch. Havel
tự học và trở thành nhà văn, nhà viết kịch. Sau khi cách mạng Mùa xuân Praha bị
Hồng quân Liên Xô đàn áp (1968), ông bị cấm viết kịch và bắt đầu hoạt động
chính trị. Là người đề xướng tuyên ngôn Hiến chương 77, ông phải ngồi tù 5 năm.
Tư tưởng chính trị và đạo đức của Havel có ảnh
hưởng to lớn đến phong trào dân chủ ở Đông Âu. Havel
là lãnh tụ của cuộc Cách mạng Nhung của Tiệp khắc năm 1989, sau đó là người
đứng đầu Diễn đàn dân sự (Civic Forum), tổ chức chính trị đã giành thắng lợi
vang dội trong cuộc tuyển cử tự do đầu tiên sau chế độ cộng sản. Ông trở thành
tổng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc dân chủ, sau đó được bầu là tổng thống
đầu tiên của Cộng hòa Czech.
Sau khi rút lui khỏi chính trường, dù bệnh tật, Havel vẫn ủng hộ các phong trào
bất bạo động chống chế độ toàn trị ở các nước như Cuba,
và cả Việt Nam.
“Quyền lực của không quyền lực” (1978) là tác phẩm kết tinh tư tưởng của Havel. Tiểu luận này đã ảnh hưởng đến các phong trào chống toàn trị ở Đông Âu, định hướng lại lý thuyết chính trị về chế độ cộng sản, và góp phần tạo ra một làn sóng đương đại về xã hội dân sự.
“Quyền lực của không quyền lực” (1978) là tác phẩm kết tinh tư tưởng của Havel. Tiểu luận này đã ảnh hưởng đến các phong trào chống toàn trị ở Đông Âu, định hướng lại lý thuyết chính trị về chế độ cộng sản, và góp phần tạo ra một làn sóng đương đại về xã hội dân sự.
Tiểu luận mở đầu bằng một phân tích chính trị xuất
sắc: định danh thực trạng Đông Âu thời kì hậu Stalin bằng cái tên “hậu toàn
trị” . Havel đã
vạch ra đặc điểm cơ bản nhất của hệ thống hậu toàn trị: xã hội bị tha hóa thành
một hệ thống tự động vận hành. Hệ thống này nô dịch và điều khiển tất cả mọi
người - từ giới lãnh đạo chóp bu cho đến từng người dân. Không có ai đứng trên
hay đứng ngoài hệ thống ấy: mỗi người vừa là tù nhân, vừa là cai ngục cho hệ
thống.
Trong hệ thống hậu toàn trị, “sống đời dối trá” (living a lie) bao trùm xã hội như một định mệnh. Havel đã lột tả từng chiều cạnh của bi kịch này. Havel - nhà văn - đã đúc kết sự dối trá ý thức hệ qua hình ảnh: người bán rau quả treo trước quầy hàng, cùng với những lô hành và cà-rốt, khẩu hiệu “Vô sản thế giới đoàn kết lại!”. Havel - nhà đạo đức - đã chỉ ra tình trạng mất nhân phẩm của cá nhân, và vai trò của ý thức hệ như là mạng che cho các cá nhân đỡ bị trần truồng trước thực trạng ấy. Havel -nhà chính trị học - giải phẫu sự dối trá ý thức hệ với tư cách là dung dịch điều hòa hoạt động của các cá nhân bị nô dịch và tự nô dịch trong hệ thống, để đảm bảo cho hệ thống toàn trị vận hành nhịp nhàng.
Trong hệ thống hậu toàn trị, “sống đời dối trá” (living a lie) bao trùm xã hội như một định mệnh. Havel đã lột tả từng chiều cạnh của bi kịch này. Havel - nhà văn - đã đúc kết sự dối trá ý thức hệ qua hình ảnh: người bán rau quả treo trước quầy hàng, cùng với những lô hành và cà-rốt, khẩu hiệu “Vô sản thế giới đoàn kết lại!”. Havel - nhà đạo đức - đã chỉ ra tình trạng mất nhân phẩm của cá nhân, và vai trò của ý thức hệ như là mạng che cho các cá nhân đỡ bị trần truồng trước thực trạng ấy. Havel -nhà chính trị học - giải phẫu sự dối trá ý thức hệ với tư cách là dung dịch điều hòa hoạt động của các cá nhân bị nô dịch và tự nô dịch trong hệ thống, để đảm bảo cho hệ thống toàn trị vận hành nhịp nhàng.
Nhưng, sự vĩ đại của Havel không nằm ở việc mô tả hệ
thống hậu toàn trị, mà ở việc vạch ra cái mâu thuẫn đặc thù tất
yếu dẫn đến sự sụp đổ của nó: mâu thuẫn giữa nhu cầu tự nhiên, sống động và
chân thực của đời sống dân sự, với những đòi hỏi phi tự nhiên, chết cứng và dối
trá của hệ thống hậu toàn trị. Trong thời kì toàn trị, cá nhân đột ngột bị lột
khỏi các tổ chức dân sự truyền thống (gia đình, bạn bè, các hội đoàn, tôn giáo
v.v.), để lắp vào các guồng máy nhân tạo: nhà nước-đảng và các đoàn thể bù
nhìn. Đến thời kì hậu toàn trị, các cỗ máy ấy dần xơ cứng, bị giả hóa dưới mặt
nạ ý thức hệ; con người phải sống đời dối trá. Havel,
với niềm tin sắt đá vào nhu cầu được sống thật của con người, cho rằng đời sống
dân sự chắc chắn sẽ phục hưng.
Nhìn thấy mâu thuẫn chính, riêng biệt của hệ thống hậu
toàn trị, Havel đã không đề ra bất kì một cuộc “cách mạng” hay “cải cách” nào
về kinh tế, chính trị hay quân sự. Ông kêu gọi một chiến lược hoàn toàn mới:
hãy bắt đầu từ việc giải phóng đời sống dân sự khỏi sự dối trá đang bao trùm.
Chiến lược ấy được dệt nên từ những hành vi thường nhật: người bán rau đừng treo
cái khẩu hiệu mà anh không hề tin tưởng. Hãy ngừng tham gia những trò hề bầu
cử, những màn mit-tinh lố bịch. Hãy nói những gì mình nghĩ. Hãy làm những gì mà
hệ thống giả đò là cho phép anh làm. Tức là, hãy sống trong sự thật.
Đương nhiên, tất cả đều hiểu mỗi hành động cá nhân ấy
có ý nghĩa gì với một hệ thống chỉ có thể vận hành nhờ sự dối trá tập thể: nó
hô lên rằng “Hoàng đế cởi truồng!” Chính vì thế mà toàn bộ hệ thống sẽ ra sức
bịt miệng, đàn áp và vu khống các cá nhân ấy. Thế là một số người, do những lựa
chọn rất riêng tư về cách sống, đột nhiên thấy mình trở thành các “nhà bất đồng
chính kiến”. Tất nhiên, thiểu số này chẳng là các nhà cách mạng. Họ không có
học thuyết, chẳng dùng bạo lực, cũng không phủ định hệ thống trên lý thuyết. Họ
chỉ sống đúng những gì mà hệ thống hứa hẹn cho họ: quyền tự do ngôn luận, tự do
lập hội, tự do đi lại v.v., và vì thế trong mỗi hành động thực tiễn, lại không
ngừng vạch mặt hệ thống. Họ chỉ là những người dũng cảm hơn một chút, sống
trong sự thật sớm hơn một chút, và chỉ có ý nghĩa khi đằng sau họ là một không
gian của những người sống trong sự thật.
Trong không gian công toàn trị, nơi mà dối trá được đảm bảo bằng bạo lực, đời sống trong sự thật của số đông sẽ bắt đầu một cách tự nhiên từ trong những không gian công không chính thức: các nhóm không chính thức, văn học ám chỉ, báo chui (hay ngày nay là Internet) v.v. Nhu cầu sống trong sự thật, khi được thỏa mãn trong các mảnh đất ngầm của xã hội dân sự, sẽ làm cho biên cương của nó mở rộng mãi sang các địa hạt khác như kinh tế, tôn giáo v.v., với những đòi hỏi được thừa nhận, được thể chế hóa ngày một tăng. Cho đến khi nó đụng lớp vỏ cứng của hệ thống toàn trị cứng nhắc, và những chấn động trên địa hạt chính trị bắt đầu... Có thể là hệ thống toàn trị (giờ đây bị thu hẹp vào các thể chế quyền lực chính thức: đảng, bộ máy quan liêu, cảnh sát, quân đội) sẽ thích ứng và nhường bước cho một trật tự xã hội mới tự hình thành. Hoặc là nó sẽ bị cuốn trôi.
1978, trong đêm dày của chủ nghĩa toàn trị, Havel từ chối đoán mò những diễn biến chính trị tiếp theo một khi không gian công không chính thức đã lớn mạnh. Một thập kỉ sau, các cuộc cách mạng ở Đông Âu đã hoàn tất chương cuối cùng của kiệt tác Quyền lực của Không Quyền lực. Ngày nay, được gợi hứng một phần bởi hình dung của Havel về một xã hội dân sự sống động và tự trị, Đông Âu và nhiều nơi khác trên thế giới vẫn đang thử làm giàu chế độ dân chủ truyền thống.
Trong không gian công toàn trị, nơi mà dối trá được đảm bảo bằng bạo lực, đời sống trong sự thật của số đông sẽ bắt đầu một cách tự nhiên từ trong những không gian công không chính thức: các nhóm không chính thức, văn học ám chỉ, báo chui (hay ngày nay là Internet) v.v. Nhu cầu sống trong sự thật, khi được thỏa mãn trong các mảnh đất ngầm của xã hội dân sự, sẽ làm cho biên cương của nó mở rộng mãi sang các địa hạt khác như kinh tế, tôn giáo v.v., với những đòi hỏi được thừa nhận, được thể chế hóa ngày một tăng. Cho đến khi nó đụng lớp vỏ cứng của hệ thống toàn trị cứng nhắc, và những chấn động trên địa hạt chính trị bắt đầu... Có thể là hệ thống toàn trị (giờ đây bị thu hẹp vào các thể chế quyền lực chính thức: đảng, bộ máy quan liêu, cảnh sát, quân đội) sẽ thích ứng và nhường bước cho một trật tự xã hội mới tự hình thành. Hoặc là nó sẽ bị cuốn trôi.
1978, trong đêm dày của chủ nghĩa toàn trị, Havel từ chối đoán mò những diễn biến chính trị tiếp theo một khi không gian công không chính thức đã lớn mạnh. Một thập kỉ sau, các cuộc cách mạng ở Đông Âu đã hoàn tất chương cuối cùng của kiệt tác Quyền lực của Không Quyền lực. Ngày nay, được gợi hứng một phần bởi hình dung của Havel về một xã hội dân sự sống động và tự trị, Đông Âu và nhiều nơi khác trên thế giới vẫn đang thử làm giàu chế độ dân chủ truyền thống.
*
Ở Việt Nam,
hệ thống hậu toàn trị đã thích ứng vừa kịp lúc, và nó chưa bị cuốn trôi. Đời
sống dân sự đang trỗi dậy mãnh liệt từ địa hạt kinh tế. Trong văn hóa, không
gian công phi/bán chính thức vượt trên ý thức hệ chết cứng vẫn đang âm thầm lan
rộng. Nhưng liệu Việt Nam
có còn đang trong khoảng kéo dài của chế độ hậu toàn trị, hay đã chuyển sang
một hình thái mới? Có thể phép thử của Havel
sẽ cho ta một lời gợi ý: liệu chúng ta có đang sống trong dối trá tràn lan
không? Chúng ta có đang ẩn núp dưới ý thức hệ, đang làm những thứ mà ta không
tin, và bằng cách đó tự nô dịch và bị nô dịch không?
Xin dành bản dịch kiệt tác chính trị, văn chương, và hơn hết là kiệt tác đạo
đức này cho tất cả những người Việt Nam, những người vẫn tự hào là một dân tộc
giàu đạo lý. Xin hãy tìm thêm sức mạnh từ lương tri thời đại qua Havel, để tự tìm đường đi cho mình. Xin hãy thử kiểm
chứng và nắm lấy “quyền lực của không quyền lực”.
1/1/2006
Khải Minh
Khải Minh
---------------------
QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC
I.
Một bóng ma đang ám ảnh Đông Âu: bóng ma của cái mà phương Tây gọi là "bất
đồng chính kiến". Bóng ma ấy không xuất hiện từ hư vô. Nó là kết quả tự
nhiên và tất yếu của giai đoạn lịch sử hiện tại của cái hệ thống mà nó đang ám
ảnh. Nó được sinh ra vào thời điểm mà hệ thống ấy, vì trăm ngàn lý do mà không
còn khả năng dựa vào cách thực thi quyền lực tùy tiện, bạo tàn và suy đồi, tận
diệt mọi biểu hiện của sự bất phục tùng. Hơn thế nữa, hệ thống đã bị xơ cứng
hóa về chính trị đến mức không còn phương cách nào khả dĩ để thể hiện sự bất
phục tùng ấy trong khuôn khổ những cấu trúc hợp pháp của nó.
Những người được gọi là "nhà bất đồng chính kiến" này là ai? Quan
điểm của họ đến từ đâu, và nó quan trọng tới mức nào? Tầm quan trọng của các
"sáng kiến độc lập" mà những "nhà bất đồng chính kiến" hợp
tác trong đó, và đâu là cơ hội thành công thực sự của những sáng kiến ấy? Coi
những "nhà bất đồng chính kiến" là đối lập có phù hợp không? Nếu có,
thì sự đối lập ấy chính xác là gì trong cái khung của hệ thống này? Nó làm gì?
Nó đóng vai trò gì trong xã hội? Các hi vọng của nó là gì và những người này
dựa vào đâu? Liệu các nhà bất đồng chính kiến - với tư cách là một nhóm công
dân hạng hai nằm ngoài quyền lực được thiết lập - có chút ảnh hưởng nào lên xã
hội và hệ thống xã hội hay không? Liệu họ có thực sự thay đổi được gì không?
Tôi nghĩ rằng việc khảo sát các câu hỏi này - một khảo sát về tiềm năng của
"không quyền lực" - chỉ có thể được bắt đầu bằng việc khảo sát bản
chất của quyền lực trong môi trường mà những người không quyền lực này hoạt
động.
II.
Hệ thống của chúng ta thường hay được mô tả như là nền độc tài, hay chính xác
hơn, là chế độ độc tài của hệ thống quan liêu chính trị trong một xã hội đã
trải qua sự cào bằng về kinh tế và xã hội. Tôi sợ rằng khái niệm "độc
tài", bất kể dễ hiểu đến mức nào trong những ngữ cảnh khác, có xu hướng
làm lu mờ hơn là làm sáng tỏ bản chất thực sự của quyền lực trong hệ thống này.
Chúng ta thường gắn thuật ngữ này với khái niệm về một nhóm nhỏ giành chính
quyền của một nước bằng bạo lực; quyền lực của họ được sử dụng công khai, sử
dụng các công cụ trực tiếp của quyền lực họ nắm trong tay, và có thể phân biệt
dễ dàng về mặt xã hội với số đông mà họ đang thống trị. Một trong những mặt cơ
bản của khái niệm mang tính truyền thống hay cổ điển này về độc tài là giả định
rằng nó là nhất thời, tạm bợ và không có những gốc rễ lịch sử. Sự tồn tại của
nó thường gắn liền với cuộc sống của những kẻ tạo dựng nên nền độc tài của họ.
Nó thường là cục bộ về quy mô và tầm quan trọng, và bất kể nó sử dụng ý thức hệ
để khoác cho mình tính chính đáng (legitimacy), quyền lực của nó từ sâu xa vẫn
bắt nguồn từ quân số và sức mạnh vũ trang của binh lính và cảnh sát của nó. Đe
dọa cơ bản đối với sự tồn tại của chế độ độc tài được cảm nhận là khả năng ai
đó được trang bị tốt hơn về mặt này xuất hiện và lật đổ nó.
Thậm chí xem xét khái lược và phiến diện vừa rồi cũng đã chỉ rõ rằng hệ thống
mà chúng ta đang sống có rất ít điểm chung với một chế độ độc tài cổ điển.
Trước tiên là, hệ thống của chúng ta không hạn chế theo nghĩa cục bộ, địa lý;
thay vì thế, nó nắm quyền sinh sát trong một khối quyền lực khổng lồ được kiểm soát
bởi một trong hai siêu cường. Và mặc dầu, khá tự nhiên là nó phải thể hiện một
số sự biến thái nhất định về địa phương và lịch sử, phạm vi của những biến thái
này về cơ bản được khoanh lại bởi một khung thống nhất và duy nhất trong toàn
khối quyền lực. Không những nền độc tài ở mọi nơi [trong khối-ND] đều dựa trên
cùng một hệ nguyên lý và được kiến trúc theo cùng một cách (là theo cách mà
siêu cường thống trị đã tiến hóa), mà mỗi nước đã và đang bị xuyên thấu bởi một
mạng lưới các công cụ giật dây điểu khiển từ trung tâm siêu cường, và hoàn toàn
nô lệ cho các lợi ích của siêu cường ấy. Trong một thế giới bế tắc của sự cân
bằng hạt nhân, đương nhiên, so với các nền độc tài cổ điển, tình trạng này tạo
cho hệ thống một độ an toàn với bên ngoài chưa từng có. Nhiều cuộc xung đột địa
phương, mà nếu xảy ra trong một quốc gia cô lập có thể dẫn tới thay đổi về hệ
thống, nay có thể giải quyết thông qua can thiệp trực tiếp bằng quân sự của
phần còn lại trong khối.
Hai là, nếu như một đặc tính của các nền độc tài cổ điển là sự thiếu gốc rễ
lịch sử (thường thì họ chỉ xuất hiện không hơn là những quái thai lịch sử, một
kết quả tình cờ từ các quá trình xã hội ngẫu nhiên hay từ các xu hướng [vận
động của] quần chúng), thì không thể kết luận một cách vội vã như thế với hệ
thống của chúng ta. Vì mặc dù nền độc tài của ta đã từ lâu hoàn toàn xa lạ hóa
mình với các phong trào xã hội tiền thân của nó, tính hiển nhiên của các phong
trào này (tôi đang nghĩ đến các phong trào công nhân và xã hội chủ nghĩa của
thế kỉ 19) đã cho nó tính lịch sử không thể chối cãi. Những nguồn gốc này cho
nó một nền tảng vững chãi đến mức nó có thể xây dựng trên đó mãi cho đến khi
trở thành một thực tế chính trị và xã hội hiển nhiên như nó ngày nay, cái đã
trở nên một phần không thể tách rời được của thế giới hiện đại. Một đặc điểm
của những cội nguồn lịch sử này là "nhận thức đúng đắn" về các xung
đột xã hội trong giai đoạn mà những phong trào gốc này nổi lên. Trong chính hạt
nhân của "nhận thức đúng đắn" này đã tồn tại sẵn một khuynh hướng tất
yếu dẫn tới những biến đổi kỳ quặc trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của
nó; tuy nhiên đây không phải là vấn đề thiết yếu. Và dù gì thì yếu tố này cũng
phát triển hữu cơ từ không khí thời đại của giai đoạn đó và do vậy cũng có thể
được xem là có nguồn gốc từ [thời kỳ] đó.
10 nhận xét:
- Nặc danh21:21 Ngày 22 tháng 9 năm 2013Thay đổi chế độ như các bạn muốn thì dễ thôi,chỉ một cuộc họp là xong thôi mà...Nhưng lập nên chế độ nào,chế độ mới sẽ toàn bọn cơ hội,tham tàn và gian ác hơn như đã từng thì sao.Trả lời
Đông Âu,nước Nga,Myanmar,Tiệp...đã là gì đâu,tệ hơn xưa.Chỉ có đông Đức là tốt vì có tây Đức gánh,họ lại không có lối giai cấp cực đoan như ở ta,họ văn minh hơn cả 2 phe ở Việt Nam ta nhiều.
Ở nước người ta làm gì có chuyện chịu nhục,cố ngồi lỳ mà hơn 60 tuổi chưa chịu về hưu.Làm gì có chuyện giết người bằng cả quốc sách như ở xứ ta...
Không thể so sánh được,mọi cái chỉ tham khảo thôi.Thực tế nhất là chuyển tầng lớp lãnh đạo già cỗi,cơ hội,hèn nhát có cội sớm về thông qua đấu tranh trên dư luận,nghị trường.
Thực sự nhân dân ngao ngán cho các trò dân chủ,tự do,nhân quyền lắm rồi.
Các anh cần thấy và hãy ngiên cứu,vì sao Việt Cộng chỉ đội mũ tai bèo suốt cho đến ngày hòa bình,không thiếu mũ cối,mũ sắt đâu nhé.Vì sao Việt Cộng có chức mà không có hàm như miền Bắc...
Nó đã chia rẽ và không thống nhất ngay từ buổi đầu...ngày nay làm sao và làm gì có đoàn kết thống nhất được.Nên nổ một phát là chém giết nhau ngay.
Vấn đề Việt NAm thật là nan giải.Thế hệ sau mới giải quyết được nếu chúng văn minh.
Công Sơn. - Trần Liễu03:45 Ngày 23 tháng 9 năm 2013Hay, đọc giới thiệu và ít phần 1 đã thấy hợp ý BỌ lắm:Trả lời
Tuy người dân không có 'cái ghé quyền lực', nhưng Quyền lực vẫn ở Nhân dân. Có làm vua, làm quan hưởng giàu sang oai phong hống hách truy sát dân, o ép dân mãi được không? Càng tỏ ra "kiên quyết chuyên chính" với người dân, càng dùng quyền hành mà độc tài, càng sớm bị tiêu vong! Nâng thuyền là dân, lật thuyền cũng dân, đừng thấy dân 'Không quyền lực' mà nghênh cái mặt lên tham lam, làm ác hết chuyện này đến chuyện khác. Giữ ghế bằng Tâm và Tài, nếu ỷ vào quyền chức giữ ghế thì sẽ mất luôn quyền chức! - Nặc danh08:53 Ngày 23 tháng 9 năm 2013hưởng ứng anh BVB,mình xin tham gia vào chính sự,
Tư tưởng cộng sản sinh ra từ khách quan,trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã lật đổ chính quyền quân chủ và cầm quyền ở nhiều quốc gia lớn.Nhân loại đã hưởng ứng,nhưng khi cầm quyền rồi thì các nhà tư bản thông qua chính quyền của mình đã đi ngược quyền lợi của nhân dân...Từ đó xuất hiện nhiều học thuyết chính trị-xã hội và học thuyết kinh tế để làm cơ sở.Những người cộng sản theo Lê-Nin tiến hành giành chính quyền có vũ trang làm chính,các nước Tây Âu như Thụy Điển lấy dân chủ xã hội làm chủ đạo.Anh quốc dung hòa,duy trì vai trò quân chủ,còn chính quyền thì tư bản cực đoan.Pháp thì thẳng tay cực đoan trong nước và bạo tàn ở các thuộc địa.Hoa Kỳ dung hòa lựa chọn bằng liên minh kết hợp hổ trợ vũ trang....
Đến ngày nay hầu như các quốc gia không còn lấy lý luận nào làm học thuyết chủ đạo cho quốc gia.Vời tiến bộ kỹ thuật vượt trội và biến đổi xã hội,các nhà tư bản không cần vai trò chính quyền của chính quốc nữa,mà tiến lên coi các quốc gia đều là có phần chính của mình,chính quyền ở các nước đều là công cụ đem lại lợi ích cho tư bản.
Thực tế là các nước tư bản hay cộng sản kiểu gì cũng rất cần TƯ BẢN,và cần cả sự điều hành của các nhà tư bản nữa.Các nhà tư bản sẽ đến với túi tiền và công nghệ nếu quốc gia đó khôn ngoan.còn dỡ hơi thì đến chỉ đặt cọc ít tiền. Nều nước nào trở mặt thì họ đi ra và cũng không quên để lại tiền cọc,lờ tái ngộ.
Tình cảm của Ngài Havel chỉ là tình cảm,Tiệp Khắc chia lìa,khi châu Âu lại hợp nhất...Ý tưởng này,ông Thiệu khi còn là tổng thống VNCH cũng thoáng qua chọn lựa trên tham vấn của chú họ của mình Hoàng Đức Nhã.Một Việt Nam chia 3,mỗi vùng có quyền tự quyết trong một Việt Nam liên hiệp.Tiếc thay chính quyền Mỹ lúc bây giờ không thèm Việt Nam nữa.Những chuyên gia CIA đánh giá rằng phần lớn sĩ quan và viên chức trong chính quyền VNCH tham nhũng đến mức tàn bạo,và không rõ lý do gì không còn chút văn hóa tối thiểu.Còn cộng sản thì họ quá nghèo,lại học ở đâu mà quá mưu mô,lừa cả nước MỸ sập hầm liên tục...Thôi chào Việt Nam,nhưng lại không quên hẹn ngày tái ngộ.Ngày nay,trong Đảng hình thành thế chân vạc,đóng cửa đẩy chỏ lẫn nhau....Mỹ lại quay lại như đã hẹn.Để cho ĐCSVN cần MỸ đến,các nhà tư bản Hoa Kỳ văn minh lại vứt ít tiền cho đám hốt cống cho mình ngày xưa,ra đường la đổng mất gà.
Con đường Việt Nam ngày nay chỉ có thể làm và đi theo con đường mà CHủ tịch Hố Chí Minh và chính phủ của Ngài đã hứa trước toàn thể nhân dân tại tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.Trong đảng,không thể làm khác như di chúc của chủ tịch ĐCSVN Hồ Chí MInh.
Con đường đó ngày nay xét lại cũng chưa thể hoàn thiện cho sự phát triển của một quốc gia như Việt Nam,nhưng toàn dân đồng tình,thống nhất,đoàn kết.Những khiếm khuyết các thành phần,các tầng lớp sẽ tự điều chỉnh để cùng phát triển.Toàn dân sẽ bịt mồm không cần đến công an bịt mồm để làm trò cười cho cả thế giới trên mạng.
Lịch sử chứng minh rằng,không có thế lực đi ngược lại quyền lợi và dân chủ của nhân dân mà tồn tại.
Thực dân Pháp,Đế quốc MỸ và đám tay sai cực kỳ gian ác,mị dân được đào tạo cấp đại học (trường sĩ quan Đà lạt) đã không và không bao giờ quay lại được.
Đây là bài học cho ĐCSVN và Chính quyền hiện tại.
Hoàng Kiều Trang,xin tham gia.
Khái niệm cộng sản của họ cũng rất khác Việt Nam và Trung Quốc, họ khá ôn hoà, không cực đoan, nhất là tôn trọng quyền riêng tư, quyền con người. Trong trường đại học, họ chỉ học triết học Marx, Engels chứ không học Lê Nin.
Phần lý trí của họ cao hơn nhiều so với phần tình cảm. Điều này giải thích tại sao họ thay đổi chế độ rất nhanh, rất dứt khoát và đa phần rất ít đổ máu.
Có lẽ Việt Nam nên đi theo con đường của Myanmar, một đất nước châu Á, có văn hoá, đạo phật, con người như Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện cần là phải có một con người dẫn dắt như Thein Sein và điều kiện đủ là phải có sự trợ giúp của Mỹ đề vượt qua sự phong toả chính trị của Trung Quốc!
Nhưng tìm đâu ra một người như Thein Sein ở Việt Nam? Thật ra hiện nay có một số nhân vậy có tầm học thức và nhận thức như vậy, nhưng sức ành hưởng đang yếu quá và chưa có khả năng trở thành lãnh tụ. Những người một thời như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, thậm chí Hồ Đức Việt thì đều đã mất rồi. CHHV thì chưa đủ tầm và kinh nghiệm và vẫn còn mang tính cá nhân quá.
Có lẽ phải chờ đợi một nhân vật khác chăng, có thể trong tình hình hiện nay, họ không dám dể lộ tư tưởng, thậm chí còn đang đi cùng với những người cực đoan. Nhưng họ sẽ là những người biết chớp lấy thời cơ để cùng nhân dân nổi lên cướp chính quyền như Bác Hồ năm 1945 đó.
Khi nào Trung Quốc có vần đề (trong hoặc ngoài nước), dù chỉ là nhỏ thôi cũng là một thời cơ cho Mỹ và những người này làm nên chuyện như Myanmar!!!
Chỉ cần tụi Tàu nổ súng thêm một lần nữa vào Việt Nam là sẽ thấy nhân dân Việt Nam đứng lên thay đổ chế độ liền!
Cảm ơn bác Bổng cho đăng lời "còm" này.