Phan Văn Song - Có thật vẽ vậy không được?
1. Nhận định chung nhất của ông Tuấn là “[c]ác bản đồ… đã được thực hiện không theo đúng bất kỳ một qui cách quốc tế “cartographie – vẽ bản đồ” nào. Cách vẽ của các tác giả là cách vẽ của con người thời cổ đại, lúc nhân loại chưa biết trái đất có hình cầu.” Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã lập luận như sau:
“Thật vậy, các tác giả đã vẽ các bản đồ biên giới Việt-Trung theo tiêu chuẩn trái đất hình vuông. Điều này được kiểm chứng ở các đường thẳng đứng vẽ song song. Tức các ô ca-rô trên bản đồ đều là hình vuông và bằng nhau. Trong khi các bản đồ, từ thế kỷ thứ 19 trở lại đây, người ta đã biết tới yếu tố “hình cầu – géodésie” của trái đất. Từ hệ quả đó, ta thấy trên bất kỳ một tấm bản đồ nào, các đường kinh tuyến, tức các đường theo chiều bắc-nam, không phải là đường thẳng mà là đường cong, hội tụ lại với nhau ở hai điểm: cực bắc và cực nam (cực địa lý – khác với cực từ). Các đường ngang – tức vĩ tuyến – cũng là các đường cong, song song với nhau, chiều dài của các đường này không bằng nhau. Những «tứ giác” trên bản đồ không bằng nhau, nếu khác vĩ tuyến.”
Đúng như ông Tuấn nói, loài người đã biết trái đất có hình cầu từ lâu. Thật ra trái đất có dạng gần với hình ellipsoid hơn (tôi không muốn dùng từ hình ‘bầu dục’ hay hình ‘trái xoan’ ở đây vì đôi khi bị/được hiểu là hình phẳng) nhưng để đơn giản cứ tạm coi là trái đất có dạng hình cầu. Trong khi đó bản đồ là hình phẳng nên để vẽ được người ta phải dùng một phép chiếu nào đó để chuyển mặt cầu thành một [phần] mặt phẳng. Một trong các phép chiếu thông dụng là phép chiếu Mercator (do Gerardus Mercator đưa ra từ năm 1569) đến nay vẫn còn được nhiều công ti lớn trên toàn cầu sử dụng[1] và chúng tôi cũng sử dụng khi vẽ các bản đồ đang bàn. Phép chiếu này là một biến thái của phép chiếu ‘cầu lên trụ’. Để có thể xác định tính đúng đắn trong lập luận trên của ông Tuấn xin được phép mô tả sơ lược các phép chiếu này. Cách thực hiện thông thường dùng của phép chiếu ‘cầu lên trụ’ như sau (xem hình minh hoạ bên dưới):
Dựng
một mặt trụ ngoại tiếp mặt cầu của trái đất theo đường xích đạo và chọn
tâm O của trái đất làm tâm chiếu. Với một điểm bất kì P trên mặt trái
đất, kéo dài tia OP về phía P sẽ gặp mặt trụ tại điểm P’ (P’ gọi là hình
chiếu của P qua phép chiếu này). Làm tương tự như thế cho các điểm khác
trên mặt cầu, ta chuyển được gần như toàn bộ mặt cầu lên mặt trụ (trừ
hai điểm Bắc cực và Nam cực vì tại đó tia OP nằm trên trục của mặt trụ
nên không gặp mặt trụ được). Sau đó khai triển mặt trụ theo một đường
sinh (cắt mặt trụ theo một đường thằng song song với trục của nó rổi làm
phẳng xuống) sẽ được bản đổ tỉ lệ 1:1 của trái đất. Nếu muốn có bản đồ
kích thước thuận tiên chỉ thu nhỏ bản đồ này theo tỉ số thích hợp.
Với kiến thức toán học trung học phổ thông, có thể dễ dàng thấy rằng với phép chiếu này các kinh tuyến chuyển thành các đường thẳng đứng song song nhau và các vĩ tuyến thành các đường thẳng nằm ngang song song nhau. Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu ta có các vĩ tuyến cách đều nhau trên trái đất thì các vĩ tuyến tương ứng trên bản đồ lại không cách đều nhau, càng ra xa xích đạo khoảng cách càng to. Gọi (Lon, Lat) là tọa độ điểm P và (x, y) là toạ độ điểm P’ (khi chọn hình chiếu của kinh tuyến gốc làm trục y’y và hình chiếu của xích đạo làm trục x’x), ta có các công thức chuyển toạ độ sau:
x = Lon (1), y = tg(Lat) (2) (lấy bán kính R của trái đất làm đơn vị)
Phép chiếu này có điểm nhược là khoảng cách của các điểm càng gần hai cực thì dãn ra rất lớn nên đối với các vị trí gần hai cực (vĩ tuyến 66° [80°] trở lên) người ta dùng phép chiếu khác (chẳng hạn như phép chiếu Gauss-Kruger sẽ đề cập sau). Ngoài ra, cho đến gần đây công dụng chính của bản đồ là dùng để giúp cho việc đi lại. Do đó, điều quan trọng là hướng giữa hai điểm trên bản đồ phải trùng với hướng của hai điểm tương ứng trên trái đất thì người ta mới có thể sử dụng la bàn để đi lại được. Tuy nhiên, phép chiếu vừa trình bày không đảm bảo điều này. Vì thế, Mercator đã mày mò để điều chỉnh công thức (2) hầu như cho từng vĩ độ sao cho bản đồ thoả mãn tính chất đó. Sau này với công cụ tính vi tích phân, logarithm người ta đã tìm được công thức chuyển đổi cho y là:
y = ln ( tan ( Lat/2 + 45°)) (3)
Để thuận tiện cho việc trình bày tiếp, gọi điểm Pm là điểm trên At với AP = y = ln ( tan ( Lat/2 + 45°)). Với hiệu chỉnh này, nói chung điểm Pm không trùng với P’ (trừ trường hợp P trên xích đạo) nên thật ra phép chuyển đổi này không phải là ‘phép chiếu’ theo đúng nghĩa, tuy nhiên theo thói quen người ta vẫn đó gọi là phép chiếu Mercator.
Dễ thấy với công thức (3) [và (1)] thì hình chiếu các vĩ tuyến cũng sẽ trở thành những đường thẳng nằm ngang song song và tính chất cách đều của các vĩ tuyến vẫn không giữ được.
Hiện nay với việc dùng GPS, nên việc bảo toàn hướng của hai điểm qua phép chuyển đổi không là điều quan trọng nên thậm chí người ta có thể hiệu chỉnh công thức chuyền đổi (3) đơn giản hơn thành:
y = Lat (4)
Tức là, trong hình vẽ trên thay vì P’ ta chọn P” làm hình chiếu, với P” là điểm trên At sao cho AP” = độ dài cung AP.
Phép chiếu này tuy không giữ được hướng giữa hai điểm nhưng bảo đảm chuyển các vĩ tuyến cách đều nhau thành các đường thẳng nằm ngang song song cách đều nhau. Hơn nữa, với các công thức chuyển toạ độ đều là hàm tuyến tính (x = Lon, y = Lat), người ta cũng có thể xử lí việc tính độ dài/ diện tích thực tế dựa trên các số đo trên bản đồ dễ dàng, nhất là trong điều kiện máy tính điện tử được dùng phổ biến hiện nay.
Cũng với kiến thức toán trung học phổ thông dễ dàng chứng minh được là các hàm số liên quan trong các công thức (1), (2), (3) và (4) đều đồng biến. Với công thức (1), điều này có nghĩa điểm Q nào phía Đông [Tây] điểm P thì hình chiếu Q’(Qm, Q’’) của nó vẫn ở phía Đông [Tây] của P’ (Pm, P”), trong đó Qm là cách gọi tương tự như với điểm Pm. Còn với công thức (2), (3) và (4), điều này có nghĩa là điểm Q nào ở phía Bắc [Nam] của P thì hình chiếu Q’ (Qm, Q’’) của nó sẽ ở phía Bắc [Nam] của P’ (Pm, P”). Tức là các bản đồ theo các phép chiếu trên hoàn toàn thoả mãn đòi hỏi tối thiểu của một bản đồ: đảm bảo giữ được vị trí tương đối của các điểm giống như trên thực địa. Và dĩ nhiên mỗi phép chiếu cụ thể còn thêm những thế mạnh khác như đã nêu.
Phần trình bày sơ lược trên cho thấy ba phép chiếu vẽ bản đồ trên đều có các kinh tuyến/vĩ tuyến là đường thẳng song song và các kinh tuyến vuông góc với các vĩ tuyến, đặc biệt phép chiếu thứ ba có cả tính chất rằng khi vẽ thêm vào bản đồ các kinh tuyến và vĩ tuyến cách đều nhau, chẳng hạn cứ mỗi 10° một đường, thì chúng sẽ tạo thành một mạng các ô vuông đều nhau. Đó là điều mà ông Tuấn diễn đạt thiếu chính xác “…các ô ca-rô trên bản đồ đều là hình vuông và bằng nhau” (chỉ cần dùng một khung đã kẻ ô vuông sẵn để vẽ bản đồ lên đó thì bất kì bản đồ theo phép chiếu nào cũng có thể như vậy!).
Nếu có thể kéo dài thời cổ đại tới năm 1569 thì ông Tuấn đúng một phần vì các bản đồ chúng tôi công bố dùng phép chiếu Mercator. Còn phần hàm ý rằng hễ bản đồ có các kinh/vĩ tuyến song song thì trái đất ắt phải hình vuông rõ ràng là một suy diễn thiếu cơ sở vì có ít ra ba cách vẽ bản đồ cho mặt cầu với các kinh tuyến, vĩ tuyến (như vừa mới chỉ ra) thoả một số hoặc tất cả điều ông mô tả.
2. Để làm mạnh thêm lí lẽ do “yếu tố “hình cầu – géodésie” của trái đất” nên kinh/vĩ tuyến trên bản đồ ‘không được phép’ là các đường thẳng song song, đặc biệt là các “… vĩ tuyến [–] cũng là các đường cong, song song với nhau, chiều dài của các đường này không bằng nhau…”, ông Tuấn viện dẫn đến sự khác biệt về độ dài độ dài thật của hai vĩ tuyến trên trái đất (!) và cho thêm ví dụ: cung 1’ ở xích đạo thì dài 1852 m còn cung 1’ ở vĩ tuyến xa xích đạo thì ngắn hơn (điều này đúng) và đặc biệt ở vĩ tuyến 45° thì bằng phân nửa, tức bằng 926 m (=1852 m /2). Phần 1 đã cho thấy toàn bộ khẳng định này là sai nhưng điều tệ hại hơn ở đây là ông cũng không buồn dùng toán phổ thông kiểm lại trước khi vung tay phán rằng cung 1’ ở vĩ tuyến 45° có độ dài bằng phân nửa cung 1’ ở xích đạo (45° ở giữa 0° và 90° nên độ dài cung cũng phải ‘cưa đôi’ chăng?!).
Với hình vẽ trên, dùng quan hệ lượng giác trong tam giác vuông OIP có thể dễ dàng thấy rằng bán kính của đường tròn vĩ tuyến ở vĩ độ Lat là
r = IP = OP× cosLat =R × cosLat (trong đó R là bán kính trái đất)
Do đó, một cung có số đo α trên đường tròn vĩ tuyến ở vĩ độ Lat sẽ có độ dài là
s = r × α = (R cosLat) × α = (R × α) × cos Lat = S × cos Lat
(trong đó S là độ dài cung ở xích đạo có số đo α).
Với công thức trên, độ dài xấp xỉ[2] của cung 1’ ở vĩ tuyến 45° phải là s =1852 m × cos 45° ≈ 1310 m. Muốn được độ dài ‘cưa đôi’ như ông Tuấn thì cung đó phải nằm trên vĩ tuyến 60° (cos60° =1/2)!
3. Để bài bác bản đồ chúng tôi vẽ, ông Tuấn cũng lập luận thêm rằng “[b]ộ bản đồ VN-Trung Quốc vừa được công bố được vẽ theo hệ thống tọa độ WGS 84 (World Geodetic System 1984), theo phép chiếu Gauss-Kruger, lấy kinh tuyến trung tâm 105° và múi chiếu 6°”, và hàm ý rằng bản đồ chúng tôi vẽ không theo hệ thống này nên phạm sai lầm. Chỗ này hình như ông Tuấn hiểu nhầm khi đọc Nghị định thư 2009. Điều 3 Nghị định thư nêu rằng:
"1. Tọa độ địa lí trong Nghị định thư này sử dụng hệ tọa độ mặt đất năm 1984 (hệ tọa độ WGS-84); chuẩn độ cao sử dụng mô hình trường trọng lực toàn cầu năm 1996 (EGM96).
2. Tọa độ vuông góc mặt phẳng của cột mốc giới liệt kê trong “Bảng đăng ký mốc giới” và “Bảng kê tọa độ và độ cao mốc giới” được tính toán, chuyển đổitừ tọa độ địa lí của cột mốc giới đó qua phép chiếu Gauss-Kruger, theo múi chiếu 6°. Tất cả các cột mốc đều có một bộ thành quả tọa độ vuông góc mặt phẳng tính toán, chuyển đổi theo đường kinh tuyến trung ương 105° kinh độ Đông; các cột mốc nằm ở 108° kinh độ Đông về Đông có thêm bộ thành quả tọa độ vuông góc mặt phẳng được tính toán, chuyển đổi theo đường kinh tuyến trung ương 111° kinh độ Đông." (những chỗ in nghiêng hay làm đậm là của người viết bài này)
Không có chỗ nào khác nữa trong Nghị định thư nói về phép chiếu Gauss-Kruger. Như vậy, có thể nói theo Nghị định thư này thì phép chiếu Gauss-Kruger chỉ dùng để chuyển đổi từ toạ độ địa lí sang toạ độ vuông góc mặt phẳng của các cột mốc, chứ không phải để vẽ bản đồ như ông Tuấn ngộ nhận.
Ngoài ra, lưu ý rằng phần mềm chuyên dụng vẽ bản đồ của chúng tôi dùng toạ độ địa lí (không phải toạ độ vuông góc mặt phẳng) theo hệ WGS84 là đúng với hệ toạ độ địa lí của các cột mốc. Hơn nữa, bản đồ của CIA DataBank II cũng theo hệ toạ độ này và theo cùng phép chiếu Mercator với phần mềm nên hoàn toàn không có sự không ăn khớp như ông Tuấn nghĩ.
3. Nhân đây cũng xin được giới thiệu thêm về phép chiếu Gauss-Kruger mà tôi có đề cập ở trên. Phép chiếu này là một ví dụ cho thấy rằng cũng có những phép chiếu vẽ bản đồ không cho các kinh/vĩ tuyến là đường thẳng như ông Tuấn nói, nhưng đồng thời lại cũng cho thấy thêm khẳng định của ông Tuấn rằng “… trên bất kỳ một tấm bản đồ nào, các đường kinh tuyến … không phải là đường thẳng mà là đường cong … . Các … vĩ tuyến [–] cũng là các đường cong, song song với nhau…” là sai trái. Phép chiếu Gauss-Kruger thật ra chỉ là một biến thể của phép chiếu Mercator với mặt trụ bây giờ tiếp xúc mặt cầu ở hai kinh tuyến đối nhau, và thường được dùng để vẽ từng múi rộng 6° của trái đất. Trong phép chiếu này các vĩ tuyến và các kinh tuyến nói chung không còn là các đường thẳng [song song] như phép chiếu Mercator (xem hình minh hoạ sau). Lưu ý rằng trong bản đồ ở hình này có ba đường thẳng song song (không phải tất cả là đường cong!) thì đường chính giữa là xích đạo còn hai đường thẳng song song kia lại là bốn ‘nửa’ kinh tuyến hợp lại (từ hai kinh tuyến vuông góc với hai kinh tuyến đó). Hơn nữa, trên đó lại có nhiều kinh tuyến gồm hai cung rời nhau (do bị tách ra khi khai triển mặt trụ) chứ không phải là những đường cong liền lạc! Qua hình minh hoạ bạn đọc cũng có thể thấy được việc xác định toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ Gauss-Kruger là điều không dễ dàng. Vì vậy, ông Tuấn có thể đã không chính xác khi nói “… bản đồ… được vẽ theo hệ thống tọa độ WGS 84 … theo phép chiếu Gauss-Kruger” vì vẽ theo phép chiếu Gauss-Kruger mà dùng hệ toạ độ WGS84 là điều hầu như không thực hiện được, nếu không chuyển đổi thành toạ độ vuông góc (dùng đơn vị độ dài, như m trong ‘bảng toạ độ cột mốc’).[3]
Với kiến thức toán học trung học phổ thông, có thể dễ dàng thấy rằng với phép chiếu này các kinh tuyến chuyển thành các đường thẳng đứng song song nhau và các vĩ tuyến thành các đường thẳng nằm ngang song song nhau. Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu ta có các vĩ tuyến cách đều nhau trên trái đất thì các vĩ tuyến tương ứng trên bản đồ lại không cách đều nhau, càng ra xa xích đạo khoảng cách càng to. Gọi (Lon, Lat) là tọa độ điểm P và (x, y) là toạ độ điểm P’ (khi chọn hình chiếu của kinh tuyến gốc làm trục y’y và hình chiếu của xích đạo làm trục x’x), ta có các công thức chuyển toạ độ sau:
x = Lon (1), y = tg(Lat) (2) (lấy bán kính R của trái đất làm đơn vị)
Phép chiếu này có điểm nhược là khoảng cách của các điểm càng gần hai cực thì dãn ra rất lớn nên đối với các vị trí gần hai cực (vĩ tuyến 66° [80°] trở lên) người ta dùng phép chiếu khác (chẳng hạn như phép chiếu Gauss-Kruger sẽ đề cập sau). Ngoài ra, cho đến gần đây công dụng chính của bản đồ là dùng để giúp cho việc đi lại. Do đó, điều quan trọng là hướng giữa hai điểm trên bản đồ phải trùng với hướng của hai điểm tương ứng trên trái đất thì người ta mới có thể sử dụng la bàn để đi lại được. Tuy nhiên, phép chiếu vừa trình bày không đảm bảo điều này. Vì thế, Mercator đã mày mò để điều chỉnh công thức (2) hầu như cho từng vĩ độ sao cho bản đồ thoả mãn tính chất đó. Sau này với công cụ tính vi tích phân, logarithm người ta đã tìm được công thức chuyển đổi cho y là:
y = ln ( tan ( Lat/2 + 45°)) (3)
Để thuận tiện cho việc trình bày tiếp, gọi điểm Pm là điểm trên At với AP = y = ln ( tan ( Lat/2 + 45°)). Với hiệu chỉnh này, nói chung điểm Pm không trùng với P’ (trừ trường hợp P trên xích đạo) nên thật ra phép chuyển đổi này không phải là ‘phép chiếu’ theo đúng nghĩa, tuy nhiên theo thói quen người ta vẫn đó gọi là phép chiếu Mercator.
Dễ thấy với công thức (3) [và (1)] thì hình chiếu các vĩ tuyến cũng sẽ trở thành những đường thẳng nằm ngang song song và tính chất cách đều của các vĩ tuyến vẫn không giữ được.
Hiện nay với việc dùng GPS, nên việc bảo toàn hướng của hai điểm qua phép chuyển đổi không là điều quan trọng nên thậm chí người ta có thể hiệu chỉnh công thức chuyền đổi (3) đơn giản hơn thành:
y = Lat (4)
Tức là, trong hình vẽ trên thay vì P’ ta chọn P” làm hình chiếu, với P” là điểm trên At sao cho AP” = độ dài cung AP.
Phép chiếu này tuy không giữ được hướng giữa hai điểm nhưng bảo đảm chuyển các vĩ tuyến cách đều nhau thành các đường thẳng nằm ngang song song cách đều nhau. Hơn nữa, với các công thức chuyển toạ độ đều là hàm tuyến tính (x = Lon, y = Lat), người ta cũng có thể xử lí việc tính độ dài/ diện tích thực tế dựa trên các số đo trên bản đồ dễ dàng, nhất là trong điều kiện máy tính điện tử được dùng phổ biến hiện nay.
Cũng với kiến thức toán trung học phổ thông dễ dàng chứng minh được là các hàm số liên quan trong các công thức (1), (2), (3) và (4) đều đồng biến. Với công thức (1), điều này có nghĩa điểm Q nào phía Đông [Tây] điểm P thì hình chiếu Q’(Qm, Q’’) của nó vẫn ở phía Đông [Tây] của P’ (Pm, P”), trong đó Qm là cách gọi tương tự như với điểm Pm. Còn với công thức (2), (3) và (4), điều này có nghĩa là điểm Q nào ở phía Bắc [Nam] của P thì hình chiếu Q’ (Qm, Q’’) của nó sẽ ở phía Bắc [Nam] của P’ (Pm, P”). Tức là các bản đồ theo các phép chiếu trên hoàn toàn thoả mãn đòi hỏi tối thiểu của một bản đồ: đảm bảo giữ được vị trí tương đối của các điểm giống như trên thực địa. Và dĩ nhiên mỗi phép chiếu cụ thể còn thêm những thế mạnh khác như đã nêu.
Phần trình bày sơ lược trên cho thấy ba phép chiếu vẽ bản đồ trên đều có các kinh tuyến/vĩ tuyến là đường thẳng song song và các kinh tuyến vuông góc với các vĩ tuyến, đặc biệt phép chiếu thứ ba có cả tính chất rằng khi vẽ thêm vào bản đồ các kinh tuyến và vĩ tuyến cách đều nhau, chẳng hạn cứ mỗi 10° một đường, thì chúng sẽ tạo thành một mạng các ô vuông đều nhau. Đó là điều mà ông Tuấn diễn đạt thiếu chính xác “…các ô ca-rô trên bản đồ đều là hình vuông và bằng nhau” (chỉ cần dùng một khung đã kẻ ô vuông sẵn để vẽ bản đồ lên đó thì bất kì bản đồ theo phép chiếu nào cũng có thể như vậy!).
Nếu có thể kéo dài thời cổ đại tới năm 1569 thì ông Tuấn đúng một phần vì các bản đồ chúng tôi công bố dùng phép chiếu Mercator. Còn phần hàm ý rằng hễ bản đồ có các kinh/vĩ tuyến song song thì trái đất ắt phải hình vuông rõ ràng là một suy diễn thiếu cơ sở vì có ít ra ba cách vẽ bản đồ cho mặt cầu với các kinh tuyến, vĩ tuyến (như vừa mới chỉ ra) thoả một số hoặc tất cả điều ông mô tả.
2. Để làm mạnh thêm lí lẽ do “yếu tố “hình cầu – géodésie” của trái đất” nên kinh/vĩ tuyến trên bản đồ ‘không được phép’ là các đường thẳng song song, đặc biệt là các “… vĩ tuyến [–] cũng là các đường cong, song song với nhau, chiều dài của các đường này không bằng nhau…”, ông Tuấn viện dẫn đến sự khác biệt về độ dài độ dài thật của hai vĩ tuyến trên trái đất (!) và cho thêm ví dụ: cung 1’ ở xích đạo thì dài 1852 m còn cung 1’ ở vĩ tuyến xa xích đạo thì ngắn hơn (điều này đúng) và đặc biệt ở vĩ tuyến 45° thì bằng phân nửa, tức bằng 926 m (=1852 m /2). Phần 1 đã cho thấy toàn bộ khẳng định này là sai nhưng điều tệ hại hơn ở đây là ông cũng không buồn dùng toán phổ thông kiểm lại trước khi vung tay phán rằng cung 1’ ở vĩ tuyến 45° có độ dài bằng phân nửa cung 1’ ở xích đạo (45° ở giữa 0° và 90° nên độ dài cung cũng phải ‘cưa đôi’ chăng?!).
Với hình vẽ trên, dùng quan hệ lượng giác trong tam giác vuông OIP có thể dễ dàng thấy rằng bán kính của đường tròn vĩ tuyến ở vĩ độ Lat là
r = IP = OP× cosLat =R × cosLat (trong đó R là bán kính trái đất)
Do đó, một cung có số đo α trên đường tròn vĩ tuyến ở vĩ độ Lat sẽ có độ dài là
s = r × α = (R cosLat) × α = (R × α) × cos Lat = S × cos Lat
(trong đó S là độ dài cung ở xích đạo có số đo α).
Với công thức trên, độ dài xấp xỉ[2] của cung 1’ ở vĩ tuyến 45° phải là s =1852 m × cos 45° ≈ 1310 m. Muốn được độ dài ‘cưa đôi’ như ông Tuấn thì cung đó phải nằm trên vĩ tuyến 60° (cos60° =1/2)!
3. Để bài bác bản đồ chúng tôi vẽ, ông Tuấn cũng lập luận thêm rằng “[b]ộ bản đồ VN-Trung Quốc vừa được công bố được vẽ theo hệ thống tọa độ WGS 84 (World Geodetic System 1984), theo phép chiếu Gauss-Kruger, lấy kinh tuyến trung tâm 105° và múi chiếu 6°”, và hàm ý rằng bản đồ chúng tôi vẽ không theo hệ thống này nên phạm sai lầm. Chỗ này hình như ông Tuấn hiểu nhầm khi đọc Nghị định thư 2009. Điều 3 Nghị định thư nêu rằng:
"1. Tọa độ địa lí trong Nghị định thư này sử dụng hệ tọa độ mặt đất năm 1984 (hệ tọa độ WGS-84); chuẩn độ cao sử dụng mô hình trường trọng lực toàn cầu năm 1996 (EGM96).
2. Tọa độ vuông góc mặt phẳng của cột mốc giới liệt kê trong “Bảng đăng ký mốc giới” và “Bảng kê tọa độ và độ cao mốc giới” được tính toán, chuyển đổitừ tọa độ địa lí của cột mốc giới đó qua phép chiếu Gauss-Kruger, theo múi chiếu 6°. Tất cả các cột mốc đều có một bộ thành quả tọa độ vuông góc mặt phẳng tính toán, chuyển đổi theo đường kinh tuyến trung ương 105° kinh độ Đông; các cột mốc nằm ở 108° kinh độ Đông về Đông có thêm bộ thành quả tọa độ vuông góc mặt phẳng được tính toán, chuyển đổi theo đường kinh tuyến trung ương 111° kinh độ Đông." (những chỗ in nghiêng hay làm đậm là của người viết bài này)
Không có chỗ nào khác nữa trong Nghị định thư nói về phép chiếu Gauss-Kruger. Như vậy, có thể nói theo Nghị định thư này thì phép chiếu Gauss-Kruger chỉ dùng để chuyển đổi từ toạ độ địa lí sang toạ độ vuông góc mặt phẳng của các cột mốc, chứ không phải để vẽ bản đồ như ông Tuấn ngộ nhận.
Ngoài ra, lưu ý rằng phần mềm chuyên dụng vẽ bản đồ của chúng tôi dùng toạ độ địa lí (không phải toạ độ vuông góc mặt phẳng) theo hệ WGS84 là đúng với hệ toạ độ địa lí của các cột mốc. Hơn nữa, bản đồ của CIA DataBank II cũng theo hệ toạ độ này và theo cùng phép chiếu Mercator với phần mềm nên hoàn toàn không có sự không ăn khớp như ông Tuấn nghĩ.
3. Nhân đây cũng xin được giới thiệu thêm về phép chiếu Gauss-Kruger mà tôi có đề cập ở trên. Phép chiếu này là một ví dụ cho thấy rằng cũng có những phép chiếu vẽ bản đồ không cho các kinh/vĩ tuyến là đường thẳng như ông Tuấn nói, nhưng đồng thời lại cũng cho thấy thêm khẳng định của ông Tuấn rằng “… trên bất kỳ một tấm bản đồ nào, các đường kinh tuyến … không phải là đường thẳng mà là đường cong … . Các … vĩ tuyến [–] cũng là các đường cong, song song với nhau…” là sai trái. Phép chiếu Gauss-Kruger thật ra chỉ là một biến thể của phép chiếu Mercator với mặt trụ bây giờ tiếp xúc mặt cầu ở hai kinh tuyến đối nhau, và thường được dùng để vẽ từng múi rộng 6° của trái đất. Trong phép chiếu này các vĩ tuyến và các kinh tuyến nói chung không còn là các đường thẳng [song song] như phép chiếu Mercator (xem hình minh hoạ sau). Lưu ý rằng trong bản đồ ở hình này có ba đường thẳng song song (không phải tất cả là đường cong!) thì đường chính giữa là xích đạo còn hai đường thẳng song song kia lại là bốn ‘nửa’ kinh tuyến hợp lại (từ hai kinh tuyến vuông góc với hai kinh tuyến đó). Hơn nữa, trên đó lại có nhiều kinh tuyến gồm hai cung rời nhau (do bị tách ra khi khai triển mặt trụ) chứ không phải là những đường cong liền lạc! Qua hình minh hoạ bạn đọc cũng có thể thấy được việc xác định toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ Gauss-Kruger là điều không dễ dàng. Vì vậy, ông Tuấn có thể đã không chính xác khi nói “… bản đồ… được vẽ theo hệ thống tọa độ WGS 84 … theo phép chiếu Gauss-Kruger” vì vẽ theo phép chiếu Gauss-Kruger mà dùng hệ toạ độ WGS84 là điều hầu như không thực hiện được, nếu không chuyển đổi thành toạ độ vuông góc (dùng đơn vị độ dài, như m trong ‘bảng toạ độ cột mốc’).[3]
Ngoài ra, cũng có nhiều phép chiếu bản đồ khác (như các phép chiếu ‘cầu lên nón’, ‘cầu lên phẳng’) cũng cho thấy khẳng định vừa nêu của ông Tuấn chỉ là nói bừa, nhưng có lẽ không cần thiết để trình bày thêm ở đây.
4. Cuối cùng xin lưu ý rằng toạ độ các cột mốc chúng tôi lấy từ ‘bảng toạ độ’ đăng trên công báo số 680+681 có đối chiếu với các toạ độ trong bản Nghị định thư (dạng scan) cũng trên công báo từ số 634+635 tới số 640+641 (bản này có chữ kí giáp lại từng trang của hai phía Việt, Trung) nên có thể là đáng tin. Phần mềm do công ti chuyên ngành làm ra nên khó có lí do để nghi ngờ. Chỉ còn biên giới Việt - Trung theo bản đồ của CIA là chúng tôi chưa rõ họ vẽ dựa trên dữ liệu nào.
Trong khi chưa có một bản đồ biên giới có độ chính xác chuyên ngành theo công ước Pháp - Thanh (mà Việt Nam và Trung Quốc thống nhất dùng làm căn cứ chính), chúng tôi cho rằng việc dùng bản đồ CIA kết hợp với toạ độ các cột mốc công bố chính thức theo Nghị định thư và phần mềm chuyên dụng sử dụng đúng hệ toạ độ để vẽ ra bản đồ cột mốc biên giới là việc làm có ý nghĩa. Trước nhất, đó là bản đồ với độ chính xác chuyên ngành đầu tiên thể hiện tất cả cột mốc và điểm biên giới theo Nghị định thư mà cộng đồng người Việt thấy được sau ngày kí kết, góp phần lấp đi phần nào khoảng trống thông tin cần có mà người dân chưa được biết. Thứ hai, đó cũng là một tài liệu đáng tham khảo, chẳng hạn nếu thấy có những bất thường bất lợi cho Việt Nam trên bản đồ, chúng ta có thể đào sâu tìm hiểu thêm về những chỗ cụ thể đó để có những hành động thích hợp trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước (thực tế là điều này không xảy ra cho bản đồ đã công bố dùng ‘biên giới của CIA’). Thứ ba, việc làm này cũng có thể có tác dụng thúc đẩy nhà nước sớm công bố bản đồ chính thức cho nhân dân. Và dĩ nhiên, do còn yếu tố ‘biên giới của CIA’ chưa thật rõ nên chưa thể rút ra bất kì kết luận nào từ các bản đồ này
Hi vọng rằng sẽ có những bạn đọc có quan tâm hoặc có chuyên môn dùng các nguồn khác nhau phối kiểm lại toạ độ các cột mốc, dùng phần mềm khác và bản đồ có biên giới khác lập ra những bản đồ mới tương tự chính xác và có chất lượng hơn góp phần vào công việc chung này.
Tóm lại, như đã phân tích ở trên các bản đồ mà chúng tôi cho công bố là cần thiết và có ích. Hơn nữa, chúng hoàn toàn không có vấn đề gì về kĩ thuật như ông Tuấn đã nhầm lẫn. Từ đó, câu trả lời cho bạn đọc đối với câu hỏi của ông Tuấn là: “Vâng, có thể vẽ như thế!”.
4. Cuối cùng xin lưu ý rằng toạ độ các cột mốc chúng tôi lấy từ ‘bảng toạ độ’ đăng trên công báo số 680+681 có đối chiếu với các toạ độ trong bản Nghị định thư (dạng scan) cũng trên công báo từ số 634+635 tới số 640+641 (bản này có chữ kí giáp lại từng trang của hai phía Việt, Trung) nên có thể là đáng tin. Phần mềm do công ti chuyên ngành làm ra nên khó có lí do để nghi ngờ. Chỉ còn biên giới Việt - Trung theo bản đồ của CIA là chúng tôi chưa rõ họ vẽ dựa trên dữ liệu nào.
Trong khi chưa có một bản đồ biên giới có độ chính xác chuyên ngành theo công ước Pháp - Thanh (mà Việt Nam và Trung Quốc thống nhất dùng làm căn cứ chính), chúng tôi cho rằng việc dùng bản đồ CIA kết hợp với toạ độ các cột mốc công bố chính thức theo Nghị định thư và phần mềm chuyên dụng sử dụng đúng hệ toạ độ để vẽ ra bản đồ cột mốc biên giới là việc làm có ý nghĩa. Trước nhất, đó là bản đồ với độ chính xác chuyên ngành đầu tiên thể hiện tất cả cột mốc và điểm biên giới theo Nghị định thư mà cộng đồng người Việt thấy được sau ngày kí kết, góp phần lấp đi phần nào khoảng trống thông tin cần có mà người dân chưa được biết. Thứ hai, đó cũng là một tài liệu đáng tham khảo, chẳng hạn nếu thấy có những bất thường bất lợi cho Việt Nam trên bản đồ, chúng ta có thể đào sâu tìm hiểu thêm về những chỗ cụ thể đó để có những hành động thích hợp trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước (thực tế là điều này không xảy ra cho bản đồ đã công bố dùng ‘biên giới của CIA’). Thứ ba, việc làm này cũng có thể có tác dụng thúc đẩy nhà nước sớm công bố bản đồ chính thức cho nhân dân. Và dĩ nhiên, do còn yếu tố ‘biên giới của CIA’ chưa thật rõ nên chưa thể rút ra bất kì kết luận nào từ các bản đồ này
Hi vọng rằng sẽ có những bạn đọc có quan tâm hoặc có chuyên môn dùng các nguồn khác nhau phối kiểm lại toạ độ các cột mốc, dùng phần mềm khác và bản đồ có biên giới khác lập ra những bản đồ mới tương tự chính xác và có chất lượng hơn góp phần vào công việc chung này.
Tóm lại, như đã phân tích ở trên các bản đồ mà chúng tôi cho công bố là cần thiết và có ích. Hơn nữa, chúng hoàn toàn không có vấn đề gì về kĩ thuật như ông Tuấn đã nhầm lẫn. Từ đó, câu trả lời cho bạn đọc đối với câu hỏi của ông Tuấn là: “Vâng, có thể vẽ như thế!”.
Phan Văn Song
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
----------------------------
[1] Các công ti lớn vẫn đang dùng/in bản đồ Mercator hay biến thể của Mercator American Map Company, Google Maps, Bing Maps, OpenStreetMap, MapQuest, Yahoo Maps, …
[2] Dùng từ ‘xấp xỉ’ vì trái đất không hẵn là hình cầu như đã nêu.
[3] Dùng từ ‘có thể’ vì qua câu văn trích của ông Tuấn, tôi không rõ ông có hàm ý có chuyển đổi toạ độ hay không và lưu ý rằng việc chuyển đổi toạ độ cũng không đơn giản như bạn đọc có thể hình dung qua hình.
(BVN)
Tuyên bố Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin,
có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia” (trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận” (trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2] .
Căn cứ vào những quy định đó, các ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp khác với quan điểm của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập, đặc biệt là về những điều cơ bản của thể chế chính trị (như Kiến nghị do 72 người ký trực tiếp ngày 19-1-2013, thường được gọi tắt là Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp, và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước trên các trang thông tin điện tử) là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (dưới đây gọi tắt là Công ước quốc tế). Điều đó cũng đúng với nhiều tiếng nói đòi dân chủ và thực hiện các quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp, gắn liền với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa nhịp với các hình thức đấu tranh của nông dân bị mất đất, của công nhân đòi việc làm và cải thiện đời sống. Những tiếng nói đó của các tổ chức và nhóm như Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ, đều được bày tỏ một cách ôn hòa, hợp pháp.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây hoan nghênh ý thức xây dựng của những tiếng nói đó và thấy rằng để phản ảnh yêu cầu của đông đảo nhân dân, cần khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.
Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.
Việc sửa đổi Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau về những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự định trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp cuối năm tuy có một số điều chỉnh chi tiết nhưng về cơ bản vẫn duy trì thể chế toàn trị của giới cầm quyền nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta. Không ít người trong giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị, có phần do tư duy giáo điều, bảo thủ, nhưng phần quan trọng hơn, phổ biến hơn là do muốn bảo vệ và giành thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc. Đó là nguyên nhân gốc rễ khiến nước ta lâm vào khủng hoảng trên nhiều mặt: kinh tế suy giảm nặng và không ổn định, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, môi sinh bị tàn phá, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh thua kém nhiều nước trong khu vực, dân mất lòng tin đối với bộ máy cầm quyền; trong khi đó, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị thế lực bành trướng Trung Quốc gia tăng các hành động xâm phạm.
Để vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, qua đó phát huy sức mạnh hòa giải và đoàn kết dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. ĐCSVN, với vị trí là đảng đang cầm quyền, tự nhận vì nước vì dân, có trách nhiệm thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó một cách chủ động, mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống và cũng là phương án tối ưu cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa ở nước ta.
Nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của nước ta trong quan hệ quốc tế càng giảm sút. Đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.
Vì vậy, Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.
Tuyên bố này được gửi tới các thành viên cơ quan lãnh đạo ĐCS và Nhà nước; đồng thời được công bố trên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi, mong đồng bào trong và ngoài nước biểu thị sự đồng tình, hưởng ứng.
Ngày 23 tháng 9 năm 2013
Những người khởi xướngDiễn đàn xã hội dân sự
Ghi chú:
- Ý kiến hưởng ứng Tuyên bố này
xin gửi về địa chỉ e-mail: diendanxahoidansu@gmail.com
- Cách thức tham gia Diễn đàn sẽ được thông báo sau.
Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia” (trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận” (trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2] .
Căn cứ vào những quy định đó, các ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp khác với quan điểm của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập, đặc biệt là về những điều cơ bản của thể chế chính trị (như Kiến nghị do 72 người ký trực tiếp ngày 19-1-2013, thường được gọi tắt là Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp, và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước trên các trang thông tin điện tử) là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (dưới đây gọi tắt là Công ước quốc tế). Điều đó cũng đúng với nhiều tiếng nói đòi dân chủ và thực hiện các quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp, gắn liền với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa nhịp với các hình thức đấu tranh của nông dân bị mất đất, của công nhân đòi việc làm và cải thiện đời sống. Những tiếng nói đó của các tổ chức và nhóm như Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ, đều được bày tỏ một cách ôn hòa, hợp pháp.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây hoan nghênh ý thức xây dựng của những tiếng nói đó và thấy rằng để phản ảnh yêu cầu của đông đảo nhân dân, cần khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.
Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.
Việc sửa đổi Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau về những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự định trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp cuối năm tuy có một số điều chỉnh chi tiết nhưng về cơ bản vẫn duy trì thể chế toàn trị của giới cầm quyền nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta. Không ít người trong giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị, có phần do tư duy giáo điều, bảo thủ, nhưng phần quan trọng hơn, phổ biến hơn là do muốn bảo vệ và giành thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc. Đó là nguyên nhân gốc rễ khiến nước ta lâm vào khủng hoảng trên nhiều mặt: kinh tế suy giảm nặng và không ổn định, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, môi sinh bị tàn phá, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh thua kém nhiều nước trong khu vực, dân mất lòng tin đối với bộ máy cầm quyền; trong khi đó, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị thế lực bành trướng Trung Quốc gia tăng các hành động xâm phạm.
Để vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, qua đó phát huy sức mạnh hòa giải và đoàn kết dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. ĐCSVN, với vị trí là đảng đang cầm quyền, tự nhận vì nước vì dân, có trách nhiệm thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó một cách chủ động, mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống và cũng là phương án tối ưu cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa ở nước ta.
Nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của nước ta trong quan hệ quốc tế càng giảm sút. Đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.
Vì vậy, Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.
Tuyên bố này được gửi tới các thành viên cơ quan lãnh đạo ĐCS và Nhà nước; đồng thời được công bố trên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi, mong đồng bào trong và ngoài nước biểu thị sự đồng tình, hưởng ứng.
Ngày 23 tháng 9 năm 2013
Những người khởi xướngDiễn đàn xã hội dân sự
Ghi chú:
- Ý kiến hưởng ứng Tuyên bố này
xin gửi về địa chỉ e-mail: diendanxahoidansu@gmail.com
- Cách thức tham gia Diễn đàn sẽ được thông báo sau.
STT | Họ và tên, chức danh (nghề nghiệp, nơi làm việc), thành phố/ nước |
1. | Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, nhà toán học, Hà Nội |
2. | Phạm XuânYêm, GS Vật lý, Paris, Pháp |
3. | Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu Lịch sử Văn hoá Huế, Huế |
4. | Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế |
5. | Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội |
6. | JB Nguyễn Hữu Vinh, blogger, Hà Nội |
7. | Nguyễn Hữu Vinh, cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội |
8. | Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cấp cao của Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ |
9. | Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM |
10. | Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội |
11. | Lưu Trọng Văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, TP HCM |
12. | Hà Dương Tường, GS Toán học, Paris, Pháp |
13. | Trần Thị Tươi, cộng tác viên báo chí, TP. HCM |
14. | Hoàng Tụy, GS Toán học, nguyên Chủ tịch IDS, Hà Nội |
15. | Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội |
16. | Phạm Quang Tuấn, PGS, Đại học New South Wales, Sydney, Australia |
17. | Nguyễn Thế Trường, đại tá, cựu chiến binh, nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân dân, nguyên Tổng biên tập báo Quân giải phóng Trung Trung Bộ, Hà Nội |
18. | Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội |
19. | Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM |
20. | Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại TP HCM, TP HCM |
21. | Nguyễn Thị Ngọc Trai, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội |
22. | Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, đại tá cựu chiến binh, TP HCM |
23. | Phạm Gia Toàn, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội |
24. | Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội |
25. | Nguyễn Tường Thụy, blogger, cựu chiến binh, Hà Nội |
26. | Nguyễn Thị Khánh Thục, nhà báo, nguyên phóng viên đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt |
27. | Phan Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Phú An Định, TP HCM |
28. | Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM |
29. | Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM |
30. | Trần Văn Thọ, GS Kinh tế, Tokyo, Nhật Bản |
31. | Đào Tiến Thi, thạc sĩ Ngữ văn, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội |
32. | Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975, nguyên Tổng Thư ký Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Dân chủ Đà Lạt (1966), TP HCM |
33. | Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM |
34. | Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM |
35. | Nguyễn Văn Thạch, kỹ sư, TP Đà Nẵng |
36. | Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM |
37. | Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng |
38. | Lê Văn Tâm, TS Hóa học, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật Bản, TP HCM |
39. | Nguyễn Văn Tạc, giáo học hưu trí, Hà Nội |
40. | Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội |
41. | Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM |
42. | Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, Hà Nội |
43. | André Menras - Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù trước 1975, Pháp |
44. | Trần Thị Quyên, nghề nghiệp tự do, TP HCM |
45. | Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt |
46. | Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM |
47. | Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội |
48. | Đặng Bích Phượng, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội |
49. | Phạm Xuân Phương, đại tá, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị, cựu chiến binh, Hà Nội |
50. | Đoàn Văn Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương Cục Miền Nam, TP HCM |
51. | Nguyễn Thị Hoài Phương, làm nghề tự do, Hà Nội |
52. | Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An |
53. | Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, TP HCM |
54. | Hoàng Xuân Phú, GS TSKH Toán học, Hà Nội |
55. | Phan Thị Hoàng Oanh, TS, giảng viên đại học, TP HCM |
56. | Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Giám đốc chính trị, Chủ bút nhật báo Tin sáng Sài Gòn TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, TP HCM |
57. | Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt |
58. | Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội |
59. | Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội |
60. | Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội |
61. | Phạm Đức Nguyên, PGS, giảng viên cao cấp Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội |
62. | Hạ Đình Nguyên, cử nhân giáo khoa Triết Đại học Sài Gòn, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM |
63. | Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên IDS, Hội An |
64. | Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM |
65. | Trần Tố Nga, nữ cựu tù chính trị, cán bộ hưu trí, TP HCM, Paris |
66. | Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội |
67. | Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM |
68. | Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM |
69. | Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội |
70. | Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TP HCM, TP HCM |
71. | Trần Lương, nghệ sĩ thị giác, Hà Nội |
72. | Ngô Vĩnh Long, GS Sử học, University of Maine, Hoa Kỳ |
73. | Trần
Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM,
nguyên Tổng Thư ký Uỷ ban cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam
trước 1975, TP HCM |
74. | Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội |
75. | Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM |
76. | Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, TP HCM |
77. | Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện phó Viện IDS, Hà Nội |
78. | Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM |
79. | Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM |
80. | Lê Xuân Khoa, nguyên giáo sư thỉnh giảng, Viện Chính sách Đối ngoại, Đại học Johns Hopkins, Washington, DC, Hoa Kỳ |
81. | Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội |
82. | Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TPHCM |
83. | Phạm
Khiêm Ích, PGS, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học
Xã hội Việt Nam. Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Hà
Nội |
84. | Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng viên đại học, TP HCM |
85. | Nguyễn Thị Hoài Hương, làm nghề tự do, Hà Nội |
86. | Hoàng Hưng, làm thơ - dịch sách - làm báo, TP HCM |
87. | Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, GS Đại học Liège, Bỉ, đã hồi hương, TP HCM |
88. | Nguyễn Thế Hùng, GS Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng |
89. | Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), nguyên GS Kinh tế, Đại học Laval, Quebec, Canada |
90. | Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Nghệ An |
91. | Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TPHCM |
92. | Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP HCM, TP HCM |
93. | Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội |
94. | Phạm Duy Hiển, kỹ sư, Vũng Tàu |
95. | Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội |
96. | Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó Ban Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội |
97. | Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội |
98. | Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên IDS, Hà Nội |
99. | Trần Hải Hạc, TS, nguyên PGS Đại học Paris 13, Paris, Pháp |
100. | Nguyễn Thị Hà, giáo viên về hưu, Hà Nội |
101. | Ngô Thanh Hà, cán bộ hưu trí, TP HCM |
102. | Lê
Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966-1967),
nguyên Phó Bí thư Thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM
(1975-1980), nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP
HCM (ITPC), TP HCM |
103. | Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Phó Tổng thư ký Hội Người Việt Nam tại Pháp, Chủ biên tạp chí Diễn Đàn, Paris |
104. | Trần Tiến Đức, nhà báo, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục - Truyền thông, Uỷ ban Quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội |
105. | Huy Đức, nhà báo, TP HCM |
106. | Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, TP HCM |
107. | Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Toulouse, Pháp |
108. | Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM |
109. | Lê
Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Liên minh các lực
lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa
4, khóa 5, TP HCM |
110. | Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM |
111. | Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo, TP Huế |
112. | Trần Hữu Dũng, GS, nhà giáo nghỉ hưu, Dayton, Hoa Kỳ |
113. | Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM |
114. | Phạm Chí Dũng, nhà báo, TP HCM |
115. | Nguyễn Anh Dũng, nhà giáo, cựu chiến binh, Hà Nội |
116. | Lê Đăng Doanh, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên IDS, Hà Nội |
117. | Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội |
118. | Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM |
119. | Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM |
120. | Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội |
121. | Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM |
122. | Ngô Bảo Châu, GS Toán học, Hà Nội, Chicago |
123. | Bùi Chát, Nhà Xuất bản Giấy vụn, TP HCM |
124. | Thái Văn Cầu, chuyên gia về không gian, Hoa Kỳ |
125. | Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Đại học tại chức Hải Phòng, TP HCM |
126. | Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội |
127. | Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM, TP HCM |
128. | Đặng Thị Nguyệt Ánh, TS, Hà Nội |
129. | Bùi Tiến An, cựu tù chính trị chuồng cọp Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM |
130. | Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội |
[1] Điều 19 của Công ước này còn có khoản kế tiếp như sau: 3-Việc
hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm đòi hỏi đương sự phải có những
bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi
pháp luật vì nhu cầu: a-Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của
người khác. b-Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công
cộng hay đạo lý.
2 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền quy định tại điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới” và điều 20: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể”.
2 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền quy định tại điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới” và điều 20: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể”.
(BVN)
Cần hiểu đúng về bản chất của quyền lực Nhà nước
QĐND - Gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện một số ý kiến với
danh nghĩa là "góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp", nhưng thực chất lại
chứa đựng những nội dung xuyên tạc bản chất của Nhà nước ta, trong đó
có vấn đề quyền lực Nhà nước.
Quyền lực nhà nước là mục tiêu của sự tranh giành giữa các giai cấp, các
nhóm xã hội, các dân tộc khác nhau trong quá khứ, trong hiện tại cũng
như trong tương lai. Việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước luôn
là vấn đề vô cùng quan trọng, nhưng cũng rất phức tạp, do vậy, đó cũng
là trung tâm của các cuộc tranh luận khoa học. Bởi lẽ, lực lượng nào
giành, nắm giữ được quyền lực nhà nước, tổ chức và sử dụng nó sao cho
khoa học và hiệu quả thì sẽ có điều kiện thực hiện được những mục đích
mà mình đề ra, mang lại hạnh phúc và nhiều lợi ích nhất cho lực lượng
của mình, cho nhân dân.
Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung
thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp một cách
hợp lý. Vì vậy, theo quy định của Hiến pháp và các luật tổ chức bộ máy
nhà nước của nước ta hiện nay thì ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước thông qua bầu cử, lấy ý kiến của dân và các hình thức
dân chủ trực tiếp khác, thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ
quan khác của Nhà nước. Như vậy, ngoài việc trực tiếp thực hiện quyền
lực nhà nước thông qua một số hình thức thì chủ yếu nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước. Ở đây có sự ủy quyền
của nhân dân cho Quốc hội, cho hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của
nhà nước. Tuy nhiên, quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho Quốc
hội, vì vậy, Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,
thay mặt cho nhân dân cả nước quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước. Xuất phát từ Quốc hội và hội đồng nhân dân, hàng loạt các cơ quan
khác của nhà nước được thành lập để cùng với Quốc hội, hội đồng nhân
dân thực hiện quyền lực nhà nước. Để bảo đảm sự thống nhất của quyền lực
nhà nước, pháp luật nước ta quy định tất cả các cơ quan khác của nhà
nước đều phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và hội đồng nhân dân, phải
báo cáo công tác với Quốc hội và hội đồng nhân dân. Bằng cách tổ chức
như thế, quyền lực nhà nước ở nước ta xét theo chiều ngang cũng như theo
chiều dọc, đều bảo đảm sự tập trung thống nhất vào Quốc hội và hội đồng
nhân dân, nhưng tập trung và thống nhất cao nhất là vào Quốc hội. Sự
tập trung này là cần thiết, nó bảo đảm cho sự thống nhất của cơ chế thực
hiện quyền lực nhà nước, tránh được hiện tượng mâu thuẫn, xung đột
nhiều khi đối lập giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện
quyền lực nhà nước.
Như trên đã khẳng định, quyền lực nhà nước ở nước ta là tập trung thống
nhất, không phân chia, song trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước
thì phải có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực
hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước; Chủ
tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, Chủ tịch nước chịu trách nhiệm
và báo cáo công tác trước Quốc hội; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền hành pháp, Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
Quốc hội; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; Viện kiểm sát
nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước Quốc hội; Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên… Với việc tổ chức bộ máy nhà nước ta như trên, chúng tôi
cho là phù hợp, vừa bảo đảm được sự thống nhất quyền lực, tránh được
những xung đột như trong cơ chế phân quyền, vừa phát huy được tính chủ
động, sáng tạo của mỗi cơ quan nhà nước, vừa chống được tình trạng tập
trung quan liêu, vừa tránh được tình trạng cục bộ, phân quyền cát cứ như
trong cơ chế tập quyền phong kiến.
Theo chúng tôi, vấn đề cần quan tâm hiện nay là: Tiếp tục đẩy mạnh việc
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà
nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng
lãnh đạo; nghiên cứu để “xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận
hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp”; hoàn thiện hơn nữa bộ máy nhà nước
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm được tính
hiệu quả trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Tạo lập cơ
chế giám sát hiệu quả của nhân dân đối với tất cả mọi cơ quan nhà nước,
kể cả Quốc hội, đặc biệt là giám sát việc thực hiện Hiến pháp. Đổi mới
cách thức giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ và các cơ quan khác
của nhà nước. Nâng cao vai trò và trách nhiệm cá nhân của những người
đứng đầu các cơ quan nhà nước.
TS NGUYỄN MINH ĐOAN
(QĐND)
Cần “chỉ mặt, đặt tên” đối tượng tham nhũng
Nói nhiều về bộ phận tham nhũng cũng chẳng để làm gì, khi không chỉ ra được những địa chỉ cụ thể.
Những phát biểu của các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mấy ngày
qua đã hâm nóng dư luận, khi cho rằng công tác phòng chống tham nhũng,
lãng phí thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Nhiều vụ việc các cơ quan
chức năng còn “giơ cao đánh khẽ”. Điều đó cho thấy cuộc chiến chống giặc
“nội xâm” là rất khó khăn phúc tạp, nếu không có sự quyết tâm cao từ
Trung ương đến cơ sở.
Câu chuyện lãng phí được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu
tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới đây là: “Ai cũng phải
kêu trời vì xót ruột, nhìn thấy sờ sờ mà… đành chịu, không thấy quy
trách nhiệm, quy tội được ai”.
Lãng phí diễn ra khắp nơi, trên mọi lĩnh vực: Đất đai bỏ hoang, công
trình xây dựng dang dở, khiến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng đầu tư của
Nhà nước phơi mưa phơi nắng; tình trạng giải phóng mặt bằng ì ạch, làm
phát sinh thêm hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn tỉ đồng; giải ngân chậm
làm giảm giá trị đồng vốn, tổ chức lễ hội tràn lan, cán bộ sử dụng
phương tiện làm việc vượt tiêu chuẩn cho phép.
Đặc biệt là tình trạng xây dựng trụ sở hoành tráng nhưng không sử dụng
hết công năng. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội, ông K’So Phước phải
kêu: “Cơ quan phục vụ dân mà xây lộng lẫy như cung điện, gây phản cảm vì
dân còn nghèo, tỉnh còn khó khăn”.
Vì thế, mặc dù báo cáo kết quả phòng chống tham nhũng lãng phí của Tổng
Thanh tra Nhà nước chỗ nào cũng thấy “rất quyết liệt” và “đạt được những
kết quả quan trọng”… với số tiền tiết kiệm hơn 6.000 tỷ đồng từ các địa
phương, và nếu tính cả khối cơ quan Trung ương, Bộ, ngành là gần 16.000
tỷ đồng trong năm nay, vẫn chưa đủ sức thuyết phục Ủy ban Thường vụ
Quốc hội.
Không sự lãng phí nào là vô cớ, nhất là ở những dự án lớn, số tiền lên
đến hàng chục, hàng trăm tỉ đồng, mà lại không phải là tiền của cá nhân
ai. Không thể có lãng phí trong dân, bởi mỗi đồng tiền dân làm ra là mồ
hôi công sức của họ. Lãng phí chỉ xảy ra ở những cơ quan, dự án dùng
tiền Nhà nước.
Một khi của chung không được giám sát hiệu quả bằng cơ chế chính sách
thì lãng phí sẽ xảy ra. Phía sau những dự án hàng trăm, hàng ngàn tỉ
đồng kia là câu chuyện “phết, phẩy” của một số cá nhân có chức có quyền.
Mà “phết, phẩy” nào cũng to, cũng nặng. Nên lãng phí là một biểu hiện
khác của tham nhũng.
Không phải ngẫu nhiên khi thảo luận về cơ chế, chính sách tuyển dụng, bổ
nhiệm cán bộ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lại nhận định: “Tiêu
cực, bôi trơn và nạn chạy chọt ở khâu nào cũng có… không tham nhũng lấy
đâu tiền mà chạy chức vụ này, chức vụ kia. Mặc quần đùi áo trắng, vợt
mấy chục triệu, lương như thế thì làm sao đủ tiêu? Ấy mới là ông tham
nhũng”.
Có tham nhũng thì phải chống tham nhũng. Bởi đó là “giặc nội xâm”, là
quốc nạn làm suy yếu đất nước. Mà đã là quốc nạn thì cần phải đấu tranh
quyết liệt để tiêu diệt. Nói như Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’So Phước
là: “Không thể cứ đi đánh lơ vơ đâu đấy, mà cần tập trung vào các trọng
điểm. Những nơi có nhiều tiền, nhiều quyền là nơi dễ tham nhũng nhất và
là tham nhũng lớn. Nên đánh thẳng vào đó. Đấy mới là con cá lớn”.
Biết có cá lớn, sâu lớn, có cả bầy sâu; biết rằng “người ta đã ăn của
dân không từ một thứ gì”, và biết rằng có “một bộ phận không nhỏ” tham
nhũng thì cần phải biết nói thẳng ra, công khai minh bạch diện mạo những
con “cá lớn”. Bởi cá lớn mới tham nhũng lớn, cá con chỉ tham nhũng vặt.
Sâu và bầy sâu là “bộ phận không nhỏ”.
Nhưng nói nhiều về bộ phận này cũng chẳng để làm gì, khi không chỉ ra
được những địa chỉ cụ thể. Chỉ phê phán một bộ phận vô hình đó thì chẳng
chết ai, nguy hiểm hơn là bộ phận không nhỏ đó sẽ nhờn thuốc và ngày
càng phình to ra.
Tham nhũng để chạy chức chạy quyền. Thế thì những người được chạy đó là
ai? Bởi chạy chức lớn thì phải tìm đến người có quyền lớn. Có ai lại
chạy chức chạy quyền ở chốn dân gian?
Tham nhũng khó ngăn chặn một phần bắt nguồn từ việc xử lý không nghiêm.
Không ít vụ án tham nhũng, khi khởi tố thì ồn ào dữ dội, nhưng qua nhiều
lần xét xử, nhiều lần thay đổi tội danh, án đã xẹp xuống, do những “con
cá lớn” quẫy đạp và thoát lưới pháp luật.
Không phải vô cớ mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề “có tham nhũng hay không trong lực lượng chống tham nhũng”.
Thế thì chống tham nhũng- lãng phí, nói phải đi đôi với làm. Làm thật sự và quyết liệt./.
(VOV)
Nông dân vẫn kham khổ, vất vả lắm!
Cha đẻ tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” - nhà văn Nguyễn Khắc Trường (ảnh) bình luận về chuyện sở hữu của nông dân và sự tự tin đang dần mất đi của họ.
Cái gốc của nông dân là ruộng đất mà giờ người ta không còn yêu quý đất nữa chẳng khác gì anh lính không cần đến súng nữa. Đất không nuôi nổi họ, không mang lại hạnh phúc cho họ và cho con cái họ. Nông dân chỉ trông vào hạt thóc mà thóc lúa quá rẻ. Cần một cái ti vi, xe máy loàng xoàng thôi cũng phải bán không biết bao nhiêu thóc.
Hạt thóc vô nghĩa so với những hàng tiêu dùng bình thường kia chứ chưa nói đến chuyện học hành của con cái. Bấu víu vào đâu? Bấu víu vào hạt thóc thì nguy hiểm quá!
Không thể so sánh tài sản của người thành phố và người nông thôn. Người thành phố của cải không chỉ hiển hiện ở những đồ đạc trong nhà mà còn có dự trữ ở đâu đó như sổ tiết kiệm, nhà ở, cửa hàng, đất đai đâu đó. Tài sản của nông dân không có cái gì ngoài những cái nhìn trần mắt thịt ra, nó là tài sản nổi và cũng rất nhỏ bé.
Trước đây thóc lúa, trâu bò và những con vật nuôi khác của nông dân bán đi rất được giá, đó là của cải của họ. Giờ những thứ đó nuôi chúng vừa lâu, khi bán lại rẻ, rẻ như thóc, nếu để sắm sửa trong nhà chúng không đáng bao nhiêu. Họ làm thuê để kiếm tiền, để ngày nào cũng có “tiền tươi thóc thật” vào cuối ngày dù là ít thôi chứ trông chờ vào làm ruộng không thấy đồng tiền ở đâu cả.
Có những bưởng vàng tận Bồng Miêu tỉnh Quảng Nam về quê tôi (Thái Nguyên) “nhặt” con em nông dân đào vàng thuê cho họ với giao kèo ngặt nghèo đến mức cả năm mới cho về một lần. Có những đầu nậu tận Lạng Sơn cũng đến lấy người đi làm cửu vạn luồn rừng vác hàng cấm. Con em nông dân đang lấy làm hài lòng về những việc tương tự như thế và tình nguyện đi.
Sao bây giờ người ta khát khao tiền đến mức như thế? Đồng tiền nó chi
phối nhà nhà. Đồng tiền hoành hành làm băng hoại đạo đức, nề nếp. Anh
nông dân xưa chất phác, nề nếp lắm, làng xóm xưa thanh bình lắm. Làng
tôi một vùng quê trung du hẻo lánh trước kia không hề có trộm cướp mà
gần đây lần nào về tôi cũng nghe người ta kháo nhau vụ này, vụ nọ. Thủ
phạm của trộm cướp là người ở ngay làng bên cạnh thôi nhưng vì không bắt
được tận tay nên họ không dám nói ra vì sợ chúng trả thù. Không chỉ
trộm cướp mà làng tôi giờ nghiện hút cũng có. Tình làng nghĩa xóm dần
đang phai nhạt. Không thấy lạc quan Theo tôi, nông dân của chúng ta theo
một nghĩa nào đấy vẫn chưa thực sự bước ra khỏi vũng bùn vì họ vẫn kham
khổ và vất vả lắm!
Tôi có nhiều dịp đi một số nước trong khu vực, chỉ đi qua đất Lạng Sơn
sang Bằng Tường nhưng thấy nông dân Trung Quốc khổ hơn Việt Nam. Nhìn
vào nhà cửa của họ lụp sụp hơn, nhìn vào mặt họ thấy sầu não hơn. Nhưng
sang tới Thái Lan, nông dân của họ đã sướng hơn, giàu có hơn nông dân
ta. Nghề nghiệp không ổn định, thu nhập không đảm bảo, ở làng tôi không
thấy mấy nông dân có sổ tiết kiệm để phòng rủi ro, cứ cha già mẹ héo hay
đau ốm là có cái gì cũng bán tất. Nông dân đang phiêu lưu với công
việc. Ở Miền Bắc càng đồng bằng càng ít đất, mà đã là nông nghiệp diện
tích nhỏ khó nên cơm cháo gì. Nông thôn bây giờ không chỉ nghèo vật chất
mà còn nghèo tinh thần. Tôi nhớ ngày xưa ở quê Tết rộn rã hát ca, đánh
đu, kéo co hay đấu bóng chuyền, đấu vật giờ thanh niên người ta không
còn thấy hay ho gì với những trò đấy để mà níu giữ hay khôi phục lại.
Đời sống tinh thần rất nghèo nàn. Thanh niên ngoài giờ làm là say sưa
chè chén. Những cuộc cưới xin, trai làng cũng chỉ đến uống rượu là
chính, say bét nhè.
+ Thời buổi này ai cũng ham tiền
nhưng đã làm anh nông dân kiếm tiền rất khó, chính vì khó nên càng phải
tìm mọi cách mà mọi cách thì không thể tốt được.
+ "Cái nhà cấp bốn lợp ngói, cái
xe máy Tàu, cái ti vi màu là mục tiêu cố gắng cả đời của người nông dân
ở miền Bắc. Đạt được những thứ đó coi như là xong, là mãn nguyện chứ
đời sống thấp, ăn uống hằng ngày tùng tiệm vẫn chấp nhận", nhà văn Nguyễn Khắc Trường.
|
Ngày nay, không có thử thách kiểu đấy nữa nên anh nông dân không có tự tin kiểu đấy nữa. Họ phải kiếm ăn một cách khó khăn hơn thành phố nhiều.
Trước cuộc sống bon chen, làm việc phải có năng suất, có trình độ, bản thân anh lại ít được trang bị tri thức, kỹ năng nên trước thành thị nông dân mất tự tin. Họ đi kiếm ăn chỉ mang sức lực cơ bắp của mình ra chứ không hề tin phen này mình giàu được, đi thì cứ đi thôi.
Làm sao mà tự tin khi đi đào vàng, đi cửu vạn, đi phu hồ được? Muốn thoát ra bằng cách nào? Phải đi học để có trình độ à? Phải có tiềm lực à? Rốt cuộc phải có tiền để cho con cái học hành nhưng thường thì người nông dân họ không muốn trông chờ kết quả quá lâu. Đó là một vòng luẩn quẩn.
Mặt trái xã hội phát triển
Những vấn đề mặt trái xã hội giờ càng phát triển chứ không phải mất đi như vấn đề dòng họ chẳng hạn. Dòng họ kia làm cái nhà thờ tổ to dòng họ này đi khảo sát và ra “nghị quyết” phải xây nhà thờ họ mình phải to hơn thế rồi bổ đầu đinh, đầu khẩu mà đóng dù đang túng thiếu.
Nông thôn ta ưa hình thức, ưa đua tranh kiểu hình thức như vậy chứ không ganh đua học hành, ganh đua làm giàu chính đáng. Họ nghĩ xây nhà thờ to, xây mồ mả đẹp thì nhanh chứ học hành lâu, biết bao giờ thành tài.
Giới văn nghệ sĩ giờ không mấy ai nắm được nông thôn thực sự, hiểu được anh nông dân một cách thực sự nhất là các nhà làm phim. Nông dân không xấu kiểu thế, không tốt kiểu thế, đời sống nó không thế mà tất cả do anh tự nghĩ ra nên rất giả tạo. Bởi thế lâu rồi tôi không còn thói quen xem phim trên truyền hình.
Hồi viết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, một mình tôi đạp xe vào Thanh Hóa. Tôi không ở nhà khách, không ở nhà cán bộ mà ở ngay những nhà được cho là “có vấn đề” và hỏi chuyện họ, quan sát họ.
Nhẩn nha cả tuần, cả tháng. Bây giờ người ta đi thực tế có xe đưa, xe đón, đi theo đoàn kiểu cho vui vẻ thế làm sao mà viết trung thực và hay được?
Vừa rồi bệnh tật quá chứ không tôi cũng muốn đi Tiên Lãng (Hải Phòng) để tìm hiểu xem nguyên nhân nào đằng sau tất cả những cái đó. Hiện tại, tôi đang viết tiểu thuyết có tên là “Trang trại” nói về chuyện làm ăn to của nông dân với nhiều bi kịch, nhiều số phận nhưng chưa hoàn thành.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Ông từng là Phó Tổng biên tập Báo Văn nghệ, rồi Phó giám đốc kiêm Tổng
Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Hiện ông là Chủ tịch Hội đồng Văn
xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông được biết đến nhiều với tác phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma”,
và đã được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dựng thành phim truyền hình “Đất và
người”, ra mắt công chúng năm 2002. Năm 2007, ông được trao tặng Giải
thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật.
(NNVN) Tổng giám đốc dùng gậy chơi golf đánh người phục vụ bất tỉnh
(Ảnh minh họa) |
golf tại sân golf Tam Đảo, ông Sơn - lãnh đạo một Cty về quản lý và phát triển nhà trên địa bàn thủ đô - đã dùng gậy đánh vào đầu một nhân viên phục vụ khiến người này bị ngất ngay tại chỗ. Ban điều hành sân golf Tam Đảo đã truất quyền chơi golf tại đây của ông Sơn với thời hạn 1 năm.
Vào hồi 13h ngày 15.9.2013, Ban điều hành Câu lạc bộ sân golf
Tam Đảo đã tiến hành lập biên bản về việc tại hố golf số 13 về việc: Ông
Nguyễn Đức Sơn (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) đã dùng gậy “putt” đánh
vào đầu nhân viên caddie số 054 (caddie là nhân viên phục vụ được thuê
để kéo, bảo quản những bao đựng gậy đánh golf cho khách chơi trên sân).
Caddie số 054 là người phục vụ cho ông Nguyễn Văn Thanh - người chơi cùng nhóm ông Sơn. Hành động của ông Nguyễn Đức Sơn đã khiến caddie 054 bị ngất tại chỗ và ban điều hành phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu, khám, điều trị vết thương.
Theo thông báo của Ban điều hành Câu lạc bộ sân golf Tam Đảo: "Hành động này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và sức khỏe của caddie 054 cũng như ảnh hưởng đến tâm lý chung của tập thể cán bộ, nhân viên và khách chơi golf tại Sân golf Tam Đảo".
Ngoài ra, "hành động của ông Sơn đã vi phạm nghiêm trọng về văn hóa ứng xử trên sân golf nói chung và quy tắc, văn hóa ứng xử trên Sân golf Tam Đảo nói riêng. Ban điều hành bắt buộc phải áp dụng biện pháp truất quyền chơi golf với thời hạn 1 năm (kể từ ngày 16.9.2013 đến ngày 15.9.2014) đối với ông Nguyễn Đức Sơn".
Thậm chí, "nếu ông Sơn còn có bất kỳ vi phạm nào khác về quy định, nội quy của Sân golf Tam Đảo, Ban điều hành sẽ áp dụng biện pháp truất quyền chơi golf vĩnh viễn tại sân golf Tam Đảo".
Theo thông tin của chúng tôi, ông Nguyễn Đức Sơn hiện đang là chủ tịch kiêm TGĐ một Cty về quản lý và phát triển nhà trên địa bàn thủ đô.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, các bên liên quan đều xác nhận vụ việc, nhưng lại có những tâm sự riêng. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc này.
Caddie số 054 là người phục vụ cho ông Nguyễn Văn Thanh - người chơi cùng nhóm ông Sơn. Hành động của ông Nguyễn Đức Sơn đã khiến caddie 054 bị ngất tại chỗ và ban điều hành phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu, khám, điều trị vết thương.
Theo thông báo của Ban điều hành Câu lạc bộ sân golf Tam Đảo: "Hành động này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và sức khỏe của caddie 054 cũng như ảnh hưởng đến tâm lý chung của tập thể cán bộ, nhân viên và khách chơi golf tại Sân golf Tam Đảo".
Ngoài ra, "hành động của ông Sơn đã vi phạm nghiêm trọng về văn hóa ứng xử trên sân golf nói chung và quy tắc, văn hóa ứng xử trên Sân golf Tam Đảo nói riêng. Ban điều hành bắt buộc phải áp dụng biện pháp truất quyền chơi golf với thời hạn 1 năm (kể từ ngày 16.9.2013 đến ngày 15.9.2014) đối với ông Nguyễn Đức Sơn".
Thậm chí, "nếu ông Sơn còn có bất kỳ vi phạm nào khác về quy định, nội quy của Sân golf Tam Đảo, Ban điều hành sẽ áp dụng biện pháp truất quyền chơi golf vĩnh viễn tại sân golf Tam Đảo".
Theo thông tin của chúng tôi, ông Nguyễn Đức Sơn hiện đang là chủ tịch kiêm TGĐ một Cty về quản lý và phát triển nhà trên địa bàn thủ đô.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, các bên liên quan đều xác nhận vụ việc, nhưng lại có những tâm sự riêng. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc này.
(Lao động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét