Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Ngày 23/9/2013 - Dân oan thành kẻ sát nhân & Tăng trưởng không đồng nghĩa với dân chủ hóa

  • « Khách sạn nhà tù » năm sao đang đợi Bạc Hy Lai (RFI) - Chính khách thất sủng Bạc Hy Lai có nhiều hy vọng được ở trong một nhà tù thoải mái như khách sạn, dành riêng cho các chính khách cao cấp của chế độ. Tại đây, ông Bạc có thể được hưởng các chính sách ưu đãi, nhưng bị các nhân viên an ninh theo dõi thường xuyên, theo như lời kể của các cựu tù nhân.
  • Hơn 70 người chết trong hai vụ khủng bố tại Pakistan (RFI) - Ngày 22/09/2013, hai vụ khủng bố đã xảy ra tại một nhà thờ tại thành phố Peshawa - tây bắc Pakistan. Đây là đợt tấn công đẫm máu nhất nhắm vào cộng đồng người Thiên chúa giáo Pakistan từ trước tới nay.
  • Chữ viết tay bị đe dọa ở thời đại kỹ thuật số (RFI) - Trong thời đại Internet, những lá thư tay đang trở nên hiếm hoi để nhường chỗ cho thư điện tử. Trong công việc, trong các thủ tục hành chánh, trong việc học hành… con người dần quen với việc thực hiện thao tác ghi chép trên các thiết bị tin học. Trong bối cảnh đó, kỹ năng viết tay của con người, nhất là đối với thế hệ trẻ, đang bị đe dọa. Đây là tình trạng chung trên thế giới hiện tại, được Courrier International phản ánh qua hồ sơ tổng hợp từ báo chí các nước. Tờ báo dành trang bìa chạy tít lớn : << Dấu chấm hết cho chữ viết tay >>.
  • Bầu cử Quốc hội : Thủ tướng Merkel nhiều triển vọng thêm nhiệm kỳ ba (RFI) - Ngày 22/09/2013, khoảng 62 triệu cử tri Đức tham gia cuộc bầu cử Quốc hội. Thủ tướng Angela Merkel gần như chắc chắn tiếp tục điều hành đất nước thêm một nhiệm kỳ 4 năm. Kết quả chính thức sẽ được công bố ngay tối nay. Có nhiều khả năng đảng bảo thủ Liên minh Thiên chúa giáo CDU-CSU của bà Merkel sẽ phải thành lập chính phủ liên minh với đảng Dân chủ Xã hội SPD cấp tiến. Phân tích của tiến sĩ Âu Dương Thệ từ Dortmund.
  • Mỹ hài lòng về danh sách vũ khí hóa học Syria (RFI) - Hôm qua, 21/09/2013, chính quyền Damas đã nộp danh sách kho vũ khí hóa học tới Tổ chức cấm vũ khí hóa học quốc tế (OIAC). Washington hài lòng với hành động này. Thêm vào đó, Damas đã giao nộp danh sách đúng hạn.
  • Cam Bốt vẫn bế tắc chính trị hai tháng sau bầu cử (RFI) - Cho đến chiều ngày 22/09/2013 vẫn không có thông tin gì liên hệ đến việc phe đối lập đồng ý tham dự phiên họp khai mạc của tân Quốc Hội vào ngày 23/09/2013. Nếu đối lập không tham dự thì làm sao Quốc Hội khai mạc một cách hợp pháp, dù chính quyền nói vẫn tiến hành ?
  • Mexico tiếp tục cứu trợ bão lụt (VOA) - Nhân viên cứu hộ ở Mexico tiếp tục đào bới trong lớp đất bùn và rác để tìm thêm người còn sống sau hai trận bão song song
  • Iran sẵn sàng đàm phán hạt nhân (VOA) - Tổng thống Iran Hasan Rouhani nói rằng chính phủ ông sẵn sàng đàm phán về chương trình hạt nhân nếu không đặt điều kiện tiên quyết
  • Bao vây thương xá ở Nairobi (BBC) - Ít nhất 59 người thiệt mạng trong khi quân đội Kenya vẫn đang bao vây trung tâm thương mại ở Nairobi.
  • Dân oan thành kẻ sát nhân (BBC) - Pháp luật và cách hành xử về đất đai của chính quyền đã đẩy người dân mất đất đi vào bước đường cùng?
  • Nga có cần VN trong chiến lược khu vực? (BBC) - Tiến sỹ Stephen Blank, chuyên gia về Nga tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ phân tích về quan hệ Nga-Việt trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
  • Thái Lan và vai trò hòa giải Biển Đông (BBC) - Một học giả biện luận Thái Lan có thể trở thành nước đóng vai trò môi giới cho Asean và TQ nỗ lực hòa giải tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
  • Bà Merkel và bầu cử 2013 ở Đức (BBC) - Liệu cuộc bầu cử 2013 có hoàn toàn đơn giản đối với nữ Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, người đang tranh cử cho một nhiệm kỳ nữa?
  • ‘Biển Đông sẽ xấu đi nếu không đạt được COC trước năm 2015’ (BaoMoi) - Nếu Trung Quốc và ASEAN không đạt được sự đồng thuận để ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) trước năm 2015, tình hình Biển Đông sẽ trở nên xấu đi, khi đó, các giải pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa bình sẽ không còn tác dụng, tờ Bangkok Post bình luận.
  • Xem Mỹ - Philippines tập trận đổ bộ bắn đạn thật (BaoMoi) - (Petrotimes) - Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines đã tập bắn đạn thật tại tỉnh Tarlac hôm 21/9, trong khuôn khổ cuộc tập trận thường niên Phiblex kéo dài 3 tuần giữa lúc Manila và Bắc Kinh đang căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
  • Thái Lan và vai trò trung gian hòa giải tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Là nước điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong giai đoạn 2012 – 2015, đồng thời là quốc gia không có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Thái Lan sẽ phải đóng vai trò trung gian cho nỗ lực hòa giải tranh chấp chủ quyền giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc. Đó là nhận định của Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, một chuyên gia về kinh tế chính trị quốc tế, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Chulalingkorn ở Thái Lan trong trên tờ Bưu điện Bangkok mới đây.
  • Trung Quốc tăng phát triển máy bay không người lái (BaoMoi) - Nhật báo Yomiuri (Nhật Bản) ngày 20/9 dẫn lời các quan chức quân sự cho biết chiếc máy bay không người lái xâm nhập vào vùng trời gần quần đảo Senkaku hồi đầu tháng 9 vừa qua là chiếc máy bay trinh sát không người lái BZK-005 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển.
  • Những dấu ấn Thông tin và Truyền thông tuần qua (BaoMoi) - Tuần qua, ngành Thông tin và Truyền thông đã có loạt sự kiện nổi bật như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng; Trường Bưu Điện kỷ niệm 60 năm thành lập; chiến dịch “Kết nối biển Đông” đã chính thức được phát động…
  • Cựu BTQP Mỹ chất vấn về đường lưỡi bò, Vương Nghị nói sẽ kiểm tra lại (BaoMoi) - (GDVN) - Trong buổi chất vấn, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William S. Cohen nêu câu hỏi, gần đây các quốc gia Đông Nam Á bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc biến đường chín đoạn (đường lưỡi bò trên Biển Đông) từ chỗ hư cấu, nét đứt ảo thành hiện thực, tức nét đứt "thật" trên các bản đồ mới của Trung Quốc, phải chăng điều này phản ánh một sự thay đổi trong quan điểm của Trung Quốc (muốn hiện thực hóa đường lưỡi bò phi pháp).
  • Quân đội Philippines tìm cách tăng số radar giám sát Biển Đông (BaoMoi) - Trước những diễn biến khó lường và bất ngờ trên Biển Đông, Chỉ huy trưởng Lực lượng vũ trang phía Bắc đảo Luzon (Philippines) đã đề nghị chính quyền Manila cần tăng cường lắp đặt các trạm radar nhằm giám sát tình hình khu vực, trong nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
  • Nguy cơ đối đầu trên biển (BaoMoi) - (PetroTimes) - Cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines (từ 18/9 đến 11/10, tại căn cứ Hải quân Zambales, một tỉnh ở đảo Luzon của Philippines) đang khiến cho căng thẳng tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham gia tăng. Điều đáng nói là cuộc diễn tập đổ bộ song phương Phiblex 2013 kết thúc đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Manila bởi Philippines là chặng dừng chân cuối cùng của ông chủ Nhà Trắng trong chuyến thăm 4 nước châu Á (Indonesia, Brunei, Malaysia, Philippines).

Dân oan thành kẻ sát nhân

Đám tang Đặng Ngọc Viết
Đặng Ngọc Viết đã không còn con đường nào khác khi nổ súng vào cơ quan công quyền?

Tiếng súng của gia đình họ Đoàn vừa lắng xuống thì tiếng súng Đặng Ngọc Viết lại vang lên tại vùng đất Thái Bình với hậu quả thảm khốc hơn, đánh dấu sự tang thương trong xung đột quyền lợi đất đai.

Không còn là tiếng súng cảnh báo mà nay đã là tiếng súng tấn công vào cơ quan uy quyền của một địa phương để “tìm và diệt” cán bộ quản lý đất đai, sau đó tự sát.

Mới nghe qua cứ ngỡ đây là hành vi của một kẻ khủng bố hay một kẻ sát nhân máu lạnh.

Khó kiện hay khiễu nại

Nhưng truyền thông nhà nước trong những ngày qua đã không khai thác về phạm trù đạo đức như đã từng làm đối với hành vi giết người của Lê Văn Luyện. Tất cả chỉ tập trung vào việc thu hồi và bồi thường đất đai.

Còn dư luận trong những ngày qua thì dường như chỉ nghe tiếng thở dài khi nhìn vụ việc theo mối quan hệ nhân-quả.

Đó là vì ai cũng hiểu rằng pháp luật và chính sách đất đai như hiện nay có thể đẩy một con người, một gia đình, vào đường cùng một khi bị thu hồi đất.

Từ tiếng khua chiêng gõ trống của nông dân Văn Giang cho tới những tiếng súng của Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết - đó là những âm thanh của sự tuyệt vọng khi đã vượt ra khỏi giới hạn của sức chịu đựng.

Trong vụ Đặng Ngọc Viết có thể nhận thấy xu hướng bất cần mức giá bồi thường do nhà nước đưa ra mà tự áp giá cho mình bằng cách nhận lấy “2 mét vuông đất” trong nghĩa trang để làm nơi định cư cuối cùng.

Đứng từ góc độ quản lý xã hội, quá nguy hiểm khi những người có trách nhiệm lại chưa có bất kỳ một biểu hiện nào để thay đổi chính sách và pháp luật về đất đai nhân dịp sửa đổi Hiến pháp.

Trong khi hệ thống pháp luật và thực trạng quản lý đất đai hiện nay dễ dẫn đến sự tùy tiện của người thi hành khi mà người ra quyết định thu hồi đất lại là người có thẩm quyền quyết định về khung giá bồi thường đất và thể loại đất.

Có nhiều người đang sử dụng đất nhưng khi bị mất đất cũng không được bồi thường một đồng nào với lý do được nêu ra là ‘thuộc diện đất công nên không được bồi thường’.

Điều bất ngờ là thuật ngữ ‘đất công’ lại được ưa dùng trong các quyết định hành chính liên quan tới thu hồi đất, trong khi Hiến pháp và Luật đất đai không hề đề cập đến hai từ ‘đất công’, hay ‘đất công là đất gì?’.

Nếu việc thu hồi đất bị khởi kiện ra tòa án, thì người bị kiện là chủ tịch huyện hay tỉnh, mà chủ tịch huyện hay tỉnh lại là ‘lãnh đạo’ của chánh án tòa án trong Đảng bộ của huyện hoặc tỉnh đó.

Người dân Văn Giang
Đất đai là nguyên nhân chính gây bất ổn ở nông thôn Việt Nam trong thời gian qua

Khi người bị thu hồi đất ngại chốn pháp đình mà chỉ khiếu nại, thì người giải quyết khiếu nại cũng chính là người ra quyết định thu hồi đất.

Chính vì vậy, cơ may cho người dân đòi quyền lợi đất đai bằng phương pháp khiếu kiện là vô cùng nhỏ bé, có khi là bất khả thi.

Vai trò lớn của chính quyền

Bất cập đó dẫn đến thực tế là các nhà đầu tư cũng chẳng dại gì đi thỏa thuận với người dân, mà chỉ cần thỏa thuận riêng với chính quyền khi có nhu cầu sử dụng đất.

Từ chỗ đó, chính quyền lẽ ra chỉ đóng vai trò trung gian trong chuyển giao quyền sử dụng đất giữ người dân và chủ đầu tư thì giờ đây họ lại trở thành người quyết định chính cuộc chuyển giao này.

Họ làm công việc đó bằng cách ban hành các quyết định hành chính mang tính chất mệnh lệnh ép buộc người dân phải chấp hành.

Dưới sự gợi ý của chủ đầu tư, các quyết định ‘thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế’ đang lạm phát đến mức chóng mặt.

Thế nên chẳng mấy chốc hình thành những đoàn người tập trung khiếu kiện lê lết khắp nẻo đường.

Các mạng xã hội gọi họ là Dân oan còn các tổ chức phi chính phủ quốc tế gọi họ là ‘victims of justice’, cṕ nghĩa là 'nạn nhân của công lý'.

Trong khi đó, các dư luận viên lại xem ḥo là những thây ma làm xấu xí hình ảnh quốc gia, được 'thế lực thù địch' cho tiền ăn vạ nhằm gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Những quan chức cao cấp có lương tâm không cần phải ‘vi hành’ để tìm oan sai, mà chỉ cần rảo bước tập thể dục trong vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà Nội hay đi dạo trên đường Võ Thị Sáu ở Sài Gòn là sẽ biết.

Người dân đi khiếu kiện về đất đai
Người dân đi khiếu kiện về đất đai sẽ không được gì?

Một nghịch lý là trong năm năm trở lại đây chưa phát hiện được một trường hợp tham nhũng đất đai nào dù dòng người khiếu kiện vẫn gia tăng.

Không biết có phải nhờ vào quyết tâm ‘cho hốt liền, không nói nhiều’ hay đụng phải cơ chế ‘nếu xử lý hết lấy ai làm việc’ như hai quan chức cao cấp đã từng nói?

Tham nhũng đất đai

Dù hai câu nói ý khác nhau, nhưng lại có vẻ rất phù hợp với thực trạng chống tham nhũng đất đai. Có thể miêu tả gọn tình trạng này bằng từ: bất lực.

Tuy thu hồi và bồi thường đất đai là do cá nhân ra quyết định, nhưng đằng sau là cả một hệ thống ban ngành có liên quan và một nhóm lợi ích đang chầu chực.

Với tính chất siêu lợi nhuận mà đất đai mang lại nên các bên có thể được ăn chia đẹp và sòng phẳng với nhau. Bởi vậy nên tự nó đã hình thành một mạng lưới đan xen và kết dính vào nhau để tạo nên một thế đứng an toàn trong hệ thống, dễ làm nhụt chí những ai có quyết tâm chống tham nhũng.

Những người bị ‘hốt’ trước đó hầu như chỉ là quan chức cấp huyện và đều rơi vào trường hợp ‘ăn tạp’ và ‘quá ẩu’, nên đã tự tách mình ra khỏi ‘giới hạn để được bảo vệ’.

Thành thử ‘hốt’ quan tham thì ít, mà thực tế chỉ thấy ‘hốt’ người dân tập trung khiếu kiện thì nhiều.

Hai chữ Công lý của người dân khiếu kiện khi trở về địa phương chỉ là tên của một diễn viên hài để làm nên những câu chuyện cười ra nước mắt.

Như câu chuyện một nông dân ở một tỉnh nọ không đồng tình với việc thu hồi và cưỡng chế đất của chính quyền sở tại nên mang đơn vô Sài Gòn, ăn nằm dầm dề kêu oan nhiều ngày trước các cơ quan Trung ương.

Thế là chính quyền tỉnh này cho rằng người nông dân này đã ‘lợi dụng quyền kiếu kiện’ để gây mất an ninh trật tự, vu cáo lãnh đạo tỉnh, nên bắt người nông dân này về và đem ra xử theo điều 258.

Tại phiên tòa người nông dân này nói: ‘Tòa thử nghĩ coi, một con chim khi bị người ta phá tổ thì nó cũng kêu la quang quác để kêu cứu. Còn tôi là con người, tôi bị người ta cướp đất phá nhà, phá đi tổ ấm sinh hoạt của gia đình tôi, thì tôi phải kêu la lên để cầu cứu chứ, cớ sao lại bắt tội tôi?’.

Đoàn Văn Vươn tại phiên tòa
Đã xảy ra những vụ nông dân nổ súng vào chính quyền xung quanh tranh chấp đất đai

Quan tòa đáp lại: ‘Con người khác với con chim. Bị cáo không được so sánh con người với con chim. Con chim không biết căng băng rôn biểu ngữ, còn bị cáo thì biết căng băng rôn biểu ngữ bôi xấu lãnh đạo tỉnh’.

Đây chỉ là câu chuyện hài của giới luật học, nhưng trên thực tế là địa phương đã ‘giải quyết’ cho nhiều trường hợp đi khiếu kiện đất đai ở Trung ương về bằng một bảng cáo trạng cho tội danh ‘Gây rối trật tự công cộng’ theo điều 245, hay tội ‘Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của tổ chức và công dân’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự.

Mấ́t niềm tin

Oan sai chồng chất oan sai. Từ chỗ người dân bị thu hồi đất chỉ mất niềm tin vào chính quyền địa phương, nhưng sau khi khiếu kiện thì sự mất niềm tin này đã lan sang cả cấp Trung ương.

Từ những biểu hiện này, để có thể hiểu lý do vì sao Đặng Ngọc Viết lại không dùng quyền khiếu nại, quyền khởi kiện ra tòa án theo quy định pháp luật, hay nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan Trung ương mà lại hành xử bằng luật rừng.

Tiếng súng của Viết cho thấy sự bế tắc trong việc tìm kiếm công bằng nơi tư pháp và sự mất niềm tin vào chính thể rồi phải hành động bằng sự trỗi dậy của bản năng.

Bỡi lẽ, đi khiếu kiện đất đai là sống đời dân oan vật vờ bên đống tro tàn của niềm tin công lý.

Viết đã không chọn cái chết dựa cột nơi pháp trường theo luật, mà chọn cách gục gã dưới chân tượng Quán Thế Âm.

Nhưng trong đời sống thực tại để cứu giúp cho công bình thì cần đến Rousseau và Montesquieu.

Nếu các vị này không có chỗ đứng trong sự vận hành của xã hội thì khó tránh khỏi việc dân oan trở thành sát thủ.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một sinh viên luật hiện đang theo học ṭai Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Lê Vương Các
Gửi cho BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh

Stephen Blank - Quan hệ ngày càng thân thiết giữa Nga và Việt Nam


Chính sách của Nga tại Đông nam Á thường được bỏ qua mà chẳng có một nhận định đáng kể nào. Nhưng nếu bỏ qua những thay đổi gần đây trong quan hệ giữa Nga và Việt Nam sẽ khiến cho ta không nắm bắt được những yếu tố mấu chốt đối với việc hai nhân tố quan trọng ở châu Á này đang đối phó với Trung Quốc đi lên cũng như hiểu được những xu hướng về an ninh châu Á. Mặc dù quan hệ Nga-Trung cũng đang ngày càng thắt chặt, ít nhất là để đối phó với Hoa Kỳ, trên thực tế ở Đông nam Á Nga đang thầm lặng nhưng công khai phản đối việc bành trướng của Trung Quốc và thúc đẩy sâu hơn mối quan hệ chính trị - quân sự với Việt Nam.
Bắc Kinh đã liên tục yêu cầu Moscow phải huỷ bỏ việc thăm dò năng lượng trên biển Đông, rõ ràng là để đối phó với những quyền lợi ngày càng tăng cao rõ rệt của Nga trong khu vực. Trong năm 2012, Nga tuyên bố việc muốn quay lại căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh, một bước đi có lẽ có liên quan đến những dự án khai thác năng lượng Nga - Việt trên thềm bờ biển Việt Nam, và với mục đích kềm chế Trung Quốc. Tập đoàn dầu Gazprom cũng đã ký kết một hợp đồng nhằm thăm dò hai khu vực được giấy phép trên thềm lục địa Việt Nam ở biển Đông, chiếm 49% tổng số khác khối dầu ngoài biển, được dự đoán là có đến 1,9 nghìn tỷ feet khối khí đốt và hơn 25 triệu tấn dầu đặc. Những hoạt động này đã khiến Bắc Kinh đòi hỏi Moscow phải rời khỏi khu vực. Nhưng dù im lặng, có lẽ là để tránh khiêu khích Trung Quốc, Moscow vẫn không lùi bước. Từ ấy, Nga đã tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong việc thăm dò năng lượng trên biển Đông, và có lẽ càng làm cho Trung Quốc quan ngại hơn, là bán vũ khí và hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Quan hệ giữa Nga và Việt Nam đang thăng hoa khi Hà Nội, rõ ràng là muốn ngăn cản mối đe doạ từ Trung Quốc, đã trở thành khách hàng vũ khí quan trọng của Nga, chủ yếu là mua tàu ngầm và máy bay. Nga và Việt Nam đã là “đối tác chiến lược” từ năm 2001, mối quan hệ này đã được nâng lên thành mức đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Thương mại song phương và trao đổi văn hoá - khoa học đang tăng lên, hiện Nga đang đứng thứ 18 trong 101 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chuyên về các lĩnh vực quặng mỏ, các ngành công nghiệp gia công và sản xuất (đặc biệt là năng lượng). Và Nga cũng đang giúp Việt Nam xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.
Nhưng có lẽ mối hợp tác nổi bật và hiệu quả nhất là quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tướng Phùng Quang Thanh vừa qua đã phát biểu, “hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự giữa hai quốc gia đã đóng góp phần lớn cho việc tăng cường mối hữu nghị truyền thống và giúp tạo điều kiện phát triển hơn nữa mối hợp tác chiến lược.”
Bên cạnh công khai bày tỏ việc muốn sử dụng Vịnh Cam Ranh, Nga còn giúp Việt Nam xây dựng một căn cứ tàu ngầm và bến tu sửa để hỗ trợ việc bảo trì các loại tàu hải quân khác. Căn cứ tàu ngầm này sẽ chứa các tàu nầm hạng Kilo mà Việt Nam vừa mua của Nga và chắc chắn sẽ được điều động để bảo vệ các quyền lợi của Việt Nam trên biển Đông. Gần đây nữa, cả hai bên đã bắt đầu thảo luận một văn bản nhằm cho phép các tàu chiến của Nga thường xuyên cập bến ở Việt Nam để bảo trì và nghỉ ngơi, mặc dù Vịnh Cam Ranh sẽ không là căn cứ của Nga.
Việt Nam và Nga cũng đã công bố đợt chi trả thứ ba để mua 12 chiến đấu cơ SU-30MK2 có khả năng tấn công tàu chiến và các mục tiêu trên không lẫn đất liền, trong khi đó Việt Nam cũng đặt mua sáu tàu ngầm hạng Varshavyanka, tăng cường thêm cho đội ngũ sáu tàu ngầm hạng Kilo đã có, giúp việc chống tàu ngầm, chống tàu chiến, thám thính và tuần tra trên khu vực tương đối cạn như biển Đông. Những thương vụ này là một ví dụ trong quá trình hiện đại hoá quốc phòng của Việt Nam nhằm chống lại những đe doạ đối với quyền lợi năng lượng ngoài khơi của mình, để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, và ngăn chặn sự lấn lướt ngày càng tăng của Trung Quốc. Trong khía cạnh này, Việt Nam đang làm những gì mà các quốc gia Đông nam Á khác đang thực hiện nhằm hiện đại hoá hệ thống quốc phòng lạc hậu và chống lại những đe doạ mới.
Nhưng có lẽ khía cạnh nổi bật nhất của những vụ mua bán vũ khí gần đây cũng như những đối thoại cấp bộ là trên thực tế Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã thông qua một hiệp ước hợp tác quân sự Nga - Việt, giúp chính thức hoá việc hợp tác quốc phòng giữa hai nhà nước. Sự chấp thuận của Medvedev cho phép Bộ Quốc phòng Nga thảo luận những hiệp ước đã hoạch định với chính phủ Việt Nam và cho phép bộ này đại diện cho chính quyền Nga ký kết thoả ước. Hiệp ước đã được hoạch định này sẽ đưa ra những trao đổi về các lựa chọn cũng như thông tin về những biện pháp xây dựng lòng tin, hợp tác để tăng cường an ninh quốc tế và bảo đảm một biện pháp chống khủng bố và kiểm soát vũ khí hiệu quả hơn.
Đương nhiên, mối quan hệ song phưong này không nhắm vào một quốc gia thứ ba nào, hay ít ra là theo lời hai bên. Nhưng rõ ràng là các điểm đỉnh của mối quan hệ này là một hiệp ước mới và những vụ mua bán vũ khí trên nhằm giới hạn mục đích và thái độ lấn lướt của Trung Quốc trên biển Đông. Điều đáng lưu ý là đa số những thông báo này đều do Việt Nam đưa ra, vốn rõ ràng là có toàn bộ lý do để công khai biểu lộ cho Trung Quốc thấy được khả năng lôi kéo hậu thuẫn để tăng cường quân sự và phản đối chính trị đối với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Vì thế, Việt Nam không những nhận được hậu thuẫn ngoại giao mạnh mẽ từ Hoa Kỳ, Nga và Ấn Độ, nó còn mua thêm vũ khí từ Nga, Thụy Điển và Israel và các quốc gia khác. Thật thế, để tăng cường khả năng C4ISR (Command, Control, Communications, Computers, Intelligence, Surveillance and Reconnaissance - Chỉ huy, Điều khiển, Thông tin, Tính toán, Tình báo, Quan sát và Do thám) của mình, Việt Nam đã đầu tư vào những hệ thống C4ISR mạnh mẽ từ nước ngoài và Máy bay Không người lái (UAV) để bảo vệ các quyền lợi và căn cứ ngoài khơi của mình.
Trong khi Việt Nam đang kết nối một mạng lưới quân sự - chính trị mạnh mẽ bao gồm hậu thuẫn nước ngoài và những tiến bộ bên trong bằng cách sử dụng những khả năng trong và ngoài nước với mục đích phản kháng Trung Quốc, cũng nên lưu ý rằng Nga đang ngày càng tăng cường hậu thuẫn quân sự, kinh tế và chính trị cho Việt Nam, bất chấp những quyền lợi chống Mỹ tương tự cũng như mối hợp tác với Trung Quốc. Rõ ràng đây là một phần của chính sách “chuyển hướng” của Moscow đến châu Á, vốn đã đi trước sự “chuyển hướng” của Hoa Kỳ và với mục đích tiếp sức cho vị trí kinh tế, quân sự và chính trị của Moscow như một cường quốc châu Á độc lập chính đáng.
Bất chấp những quyền lợi được thừa nhận là tương tự với Trung Quốc, Bắc Kinh rõ ràng là không hài lòng với những chính sách của Moscow. Trong năm 2012, truyền thông nước này gọi chúng là “không chính đáng” và phân tích rằng mối hợp tác quân sự và năng lượng Nga - Việt cho phép Việt Nam tăng cường việc thăm dò năng lượng trên những khu vực đang bị tranh chấp. Việt Nam nương tựa vào mối hợp tác này với Nga, vì thế ít nhiều Nga cũng có lỗi. Trung Quốc cũng tố cáo một cách chính xác về việc Nga tìm cách quay lại Vịnh Cam Ranh. Những diễn tiến này hỗ trợ cho quan điểm do Jeffery Mankoff đưa ra về những biểu hiện bên ngoài về tình hữu nghị Nga - Trung chỉ là giả tạo. Ông nhận xét:
Moscow quảng bá mối hợp tác với Bắc Kinh đa phần chỉ để chứng minh với thế giới rằng Nga vẫn mang tầm ảnh hưởng, trong khi Trung Quốc xem đó như là một phương pháp rẻ tiền để làm vừa lòng Nga. Vì thiếu vắng một lịch trình chung nên quan hệ hợp tác chỉ giới hạn trong những lĩnh vực mà quyền lợi của hai bên đã giao thoa, ví dụ như đẩy mạnh thương mại. Tại những khu vực trên thế giới mang tầm quan trọng đối với cả hai, Trung Quốc và Nga giống như đối thủ hơn là đồng minh… Mối hợp tác hời hợt giữa quân đội Nga và Trung Quốc cũng chẳng làm thay đổi thực tế rằng thái độ hung hăn của Trung Quốc đang khiến Nga quan tâm không kém gì Hoa Kỳ. Các tư lệnh quân đội Nga thừa nhận rằng họ xem Trung Quốc như là một đối thủ tiềm năng, mặc dù những công bố chính thức vẫn tiếp tục chú trọng vào Hoa Kỳ và khối NATO. Vào tháng Bảy 2010, Nga đã thực hiện một cuộc tập trận lớn nhất trước đây trong đó chú trọng vào việc bảo vệ những khu vực thưa dân ở miền Viễn Đông Nga trước một kẻ thù không nêu danh với những tính chất rất giống Quân đội Giải phóng Nhân dân.
Nếu đúng thế, quan hệ Nga - Trung sẽ không nguy hiểm đối với Hoa Kỳ như một số người vẫn quan ngại. Đương nhiên, cũng không nên chủ quan vì hai chính phủ này rõ ràng là sẽ cấu kết với nhau để ngăn cản vô số những đề xướng của Hoa Kỳ trên toàn cầu. Tuy nhiên, ở châu Á thì chúng ta có thể thấy có thêm những cạnh tranh và thủ đoạn để kiếm hậu thuẫn và ảnh hưởng bởi cả những cường quốc lớn như Nga và Trung Quốc cũng như bởi những quốc gia hạng trung ngày càng có khả năng như Việt Nam, tạo thêm phần phức tạp đối với những lịch trình an ninh vốn đã rắc rối của châu Á .
Stephen Blank
Diên Vỹ chuyển ngữ - The Diplomat
19.09.2013
(Dân luận)

Bà Merkel tiến gần nhiệm kỳ thứ ba

Bà Merkel
Nếu thắng cử, đây là nhiệm kỳ thứ ba bà Merkel nắm chức Thủ tướng Đức

Bà Angela Merkel kêu gọi đảng ăn mừng “kết quả tuyệt vời” sau khi thăm dò ngoài phòng phiếu cho thấy bà sẽ lần thứ ba làm thủ tướng Đức.

Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo của bà được khoảng 42% phiếu, theo thăm dò ban đầu.

Nhưng đảng Dân chủ Tự do (FDP), mà bà Merkel hy vọng sẽ là đối tác trong chính phủ liên minh, dường như chưa đủ 5% tối thiểu để có ghế ở quốc hội.

Nếu điều này chính xác, bà sẽ phải tìm liên minh với đảng Dân chủ Xã hội (SDP) của đối thủ, Peer Steinbrueck. được cho là giành khoảng 26%.

Một liên minh các đảng trung tả, cánh tả và đảng Xanh cũng là một khả năng.
Cuộc bầu cử là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm do vai trò chủ đạo của Đức ở khu vực đồng euro.

Với dân số lớn nhất ở Liên minh châu Âu (EU), Đức có GDP vượt xa các nền kinh tế của các đối tác, một ưu thế có tính quan trọng quyết định để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro.

Gần 62 triệu người có đủ điều kiện đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được khai mạc lúc 08:00 giờ địa phương (06:00 GMT) và dự kiến đóng cửa lúc 18:00.
"Tôi yêu cầu rằng quyết định của cử tri phải được tôn trọng, bởi vì chính họ, chứ không phải là các cuộc thăm dò chính trị hay một số quan sát viên nào đó, quyết định cuộc bầu cử."
Ứng viên Peer Steinbrueck, Đảng SDP
Bầu cử ở Đức thường được theo sau bởi một khoảng thời gian vài tuần đàm phán giữa các liên minh trước khi tìm ra cơ cấu chính thức của chính phủ.

'Phương án liên minh'

Hôm thứ Bảy, các đảng phái chính đã kết thúc chiến dịch vận động với các cuộc tập hợp quần chúng lớn.

Bà Merkel - người bỏ phiếu tại Berlin - trước đó đã kêu gọi cử tri bỏ phiếu để tiếp tục các chính sách của chính phủ do bà lãnh đạo tới năm 2017.

"Tôi yêu cầu mọi người trong nước Đức trao cho tôi một sứ mạng mạnh mẽ để tôi có thể tiếp tục phục vụ nước Đức thêm bốn năm nữa, vì một nước Đức mạnh hơn, một quốc gia được tôn trọng ở châu Âu, trong đó nước Đức có thể bảo vệ các lợi ích của mình và đồng thời còn là một người bạn của rất nhiều quốc gia."

Tại Frankfurt, Peer Steinbrueck - người đứng đầu đảng đối lập SDP - nói với những người ủng hộ rằng ông tin vào khả năng chiến thắng .

"Các cử tri sẽ quyết định," ông nói, "chứ không phải là các bình luận trước đó."

"Bầu cử không phải là một trò chơi. Đừng tin rằng bầu cử đã được quyết định, không phải như vậy."

"Tôi yêu cầu rằng quyết định của cử tri phải được tôn trọng, bởi vì chính họ, chứ không phải là các cuộc thăm dò chính trị hay một số quan sát viên nào đó, quyết định cuộc bầu cử."


Bà Merkel có thể sẽ phải liên minh với đối thủ Peer Steinbrueck

Đảng Xanh - những người có thể đóng một số vai trò nhất định trong một liên minh cầm quyền cuối cùng - đã chỉ trích chính phủ của bà Merkel.

Đảng Dân chủ tự do (FDP), có thành viên nổi tiếng nhất là Ngoại trưởng Guido Westerwelle, chứng kiến thành tích giảm mạnh kể từ cuộc bầu cử năm 2009, khi Đảng này đã giành gần 15 % số phiếu bầu.

Nếu đảng Dân chủ tự do (FDP) có thành tích kém, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU/CSU) có thể tìm kiếm các đảng nhỏ khác để tạo thành một liên minh rộng hơn nhưng mong manh hơn .

Theo một kết quả thăm dò được một trang web theo dõi bầu cử đưa lên mạng, đảng CDU/CSU sẽ thu được 38,6% số phiếu xuống, còn 25,8% sẽ về tay đảng SPD và 6,4% khác về tay đảng FDP .

Một số nhà phân tích cũng nhìn thấy khả năng của một chính phủ liên minh do bà Merkel lãnh đạo, trong đó bao gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), mà lãnh đạo từng là bộ trưởng tài chính dưới quyền của bà Merkel trong một liên minh lớn trước đây.
(BBC)

Đường lên đỉnh cao của Angela Merkel

Bà Angela Merkel
Từ vị trí một nhà khoa học, bà Angela Merkel đã bước vào con đường chính trị

Bà Merkel là chính trị gia kín đáo một cách khác thường - không phô trương và trịch thượng. Ngay cả đối với người Đức, bà là một phụ nữ khó hiểu.

Bà không muốn thực hiện phỏng vấn trước cuộc bầu cử của Đức, và chắc chắn không phải bằng tiếng Anh - mặc dù bà nói ngôn ngữ này khá tốt.

Nhưng chúng tôi đã nói chuyện với một loạt các bạn bè, các đồng minh chính trị và cả giới chỉ trích bà. Chúng tôi đã tìm hiểu thuở thiếu thời của bà ở thị trấn xinh đẹp Templin tại Đông Đức, nơi chỉ cách Berlin khoảng 50 km, và nói chuyện với bạn bè thời thơ ấu, bạn đồng môn thời sinh viên, những người đã biết bà vào thời điểm khi mà chính trị còn nguy hiểm và khó khăn.

Merkel thực ra lại sinh ở Hamburg, Tây Đức. Ông Horst cha của bà, một mục sư Tin Lành, đã chuyển cả gia đình về phía Đông vào năm 1954 khi Angela chỉ mới vài tuần tuổi.

Là một chính trị gia, Merkel không bao giờ cao giọng khi nói đến quan điểm tôn giáo của mình, nhưng rõ ràng là vị thế của cha bà ở trong Nhà thờ đã có một ảnh hưởng sâu sắc tới bà – và tạo ra một la bàn định hướng về đạo đức mạnh mẽ.

Thời thơ ấu của bà cũng đã được định hình bởi cuộc Chiến tranh lạnh – người cha theo đảng Xã hội của bà Merkel đã từng tổ chức các cuộc họp mặt về chính trị tại Nhà thờ của ông và khi bà lớn lên, các cuộc tranh luận mạnh mẽ thường vang lên xung quanh bàn ăn. Cô gái Angela đã phải học cách che dấu những tấm thẻ của cô vì sợ thu hút sự chú ý của Stasi, cơ quan mật vụ Đông Đức.

Những bông hoa chính trị của Merkel bắt đầu hé nở - nhưng phải đợi cho đến năm 1989, sau khi Bức tường Berlin bị sụp đổ.

Sự sụp đổ của Bức tường đã tạo ra một tình trạng rối loạn chính trị ở nước Đức. Các cuộc trò chuyện ở các quán cà phê đã trở thành những cuộc biểu tình ngoài đường phố, các phong trào đã trở thành các đảng phái chính trị và các cá nhân đã cố gắng kiểm soát đất nước của họ lần đầu tiên trong đời. Chính trong bối cánh này mà Angela Merkel đã quyết định gia nhập một đảng ở tuổi 35.

Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, người phụ nữ gốc Đông Đức, lớn lên dưới chế độ Cộng sản, đã gia nhập đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) mà chủ yếu do nam giới nắm quyền với khuynh hướng gia trưởng. Vào cuối năm 1990, bà đã trở thành một thành viên của Quốc hội Đức đại diện cho CDU, đảng phái lớn nhất ở Tây Đức và bắt đầu cất cánh lên đỉnh cao.

Thủ tướng Đức Helmut Kohl muốn tìm một phụ nữ, trầm lặng và một người cựu Đông Đức cho nội các đầu tiên của ông thời kỳ hậu thống nhất đất nước. Bà Merkel được tiến cử. Vậy là khởi đầu với ghế Bộ trưởng phụ trách phụ nữ, bà từ từ đi lên trên các cấp bậc, rồi trở thành Bộ trưởng Môi trường.

'Bước đi bất ngờ'

Nhưng năm 1999, cô gái trầm tính đến từ Templin đã làm tất cả mọi người phải bất ngờ choáng váng.

"Đến từ Đông Đức, Merkel tin vào sự đoàn kết xã hội và làm việc với các tổ chức Công đoàn, trong một hệ thống chính trị dựa trên cơ sở liên minh"
Andrew Marr
Ông Helmut Kohl, người từng gọi Merkel là "con gái" của mình, đã bị phát giác chuyển các khoản đóng góp vào một quỹ đen bí mật mà ông sử dụng để thưởng cho các bạn bè, chiến hữu.

Không ai có vẻ sẵn sàng thách thức Kohl, thế nhưng Angela Merkel đã từ chối “phản ứng bầy đàn” này. Trên trang chính của một tờ báo bảo thủ hàng đầu, bà tố cáo người từng nâng đỡ bà và kêu gọi ông từ chức.

"Một trong những điều mà người ta không phải lúc nào cũng hiểu về Merkel là bà ấy... thực sự là một chính trị gia tàn nhẫn," Jonathan Powell, người biết bà Merkel khi ông làm Chánh văn phòng Thủ tướng Anh nói.

Angela Merkel sau đó đã trở thành Chủ tịch của đảng CDU vào năm 2000 và bà trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Đức năm năm sau đó .

Khá nhiều câu chuyện của bà dường như gợi lại cuộc đời của bà Margaret Thatcher.

Là một người đơn độc, bà từng là một nhà khoa học nghiêm túc trước khi lựa chọn chính trị.

Trong đảng của mình, Merkel từng được lựa chọn như một tài năng phụ nữ hữu ích bởi một người nâng đỡ có phần gia trưởng và tất cả mọi người sau đó đều ngạc nhiên bởi sự tàn nhẫn của bà khi hạ gục ông ta, và cuối cùng bà bước lên nắm quyền.

Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng nhiều hơn những điểm tương đồng.

Đến từ Đông Đức, Merkel tin vào sự đoàn kết xã hội và làm việc với các tổ chức Công đoàn, trong một hệ thống chính trị dựa trên cơ sở liên minh.

Angela Merkel có lẽ quan trọng hơn với chúng ta và toàn bộ câu chuyện của châu Âu hơn là chúng ta đã nhận ra.

Liệu bà vẫn sẽ rất quan trọng trong tương lai? Có thể như thế.

Dù chưa chắc chắn về kết quả bầu cử sắp diễn ra ở Đức, thế nhưng nếu bà Merkel thành công, như nhiều người đã dự đoán, bà sẽ có một cơ hội nữa để đảm bảo di sản của mình.

Andrew Marr
BBC News
(BBC)

Kết quả chuyến thăm Vatican của phái đoàn Việt Nam

Tòa thánh Vatican

Nghe bài này

Phái đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam do chính ông trưởng ban dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với phía Vatican hồi tuần rồi từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9.

Lý do vì sao có chuyến đi như thế? Kết quả của cuộc làm việc thế nào? Và có dấu chỉ hy vọng gì cho mối quan hệ Vatican- Hà Nội trong thời gian tới?

Gia Minh trình bày một số thông tin liên quan các vấn đề này trong phần sau.

Chuyến đến bất thường!

Hơn chục ngày sau khi xảy ra biến cố tại giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh, đích thân ông trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam dẫn đầu một phái đoàn đến Vatican.

Vào ngày 19 tháng 9, tức một ngày trước khi kết thúc chuyến đi, thông tấn xã Việt Nam loan tin chính thức về đợt được nói thăm và làm việc tại Vatican của phái đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam. Một số mạng tin công giáo cũng loan tin này vào ngày 19 tháng 9.

Đức ông Nguyễn Văn Phương, người hiện làm việc ở Vatican và là  người thường được cử tham gia các phái đoàn của Vatican đến làm việc với phía Việt Nam trong những năm qua, cũng như tháp tùng các quan chức Vatican đến tham dự các sự kiện tôn giáo lớn ở Việt Nam, cho biết đây là một chuyến đi không nằm trong khuôn khổ vòng làm việc giữa hai phía. Đức ông Nguyễn Văn Phương nói:

Không bình thường bởi vì trước đây đoàn Việt Nam đã qua hôm tháng 6 rồi và tháng 9 lại sang. Tôi không ở trong Bộ Ngoại giao nên không biết; nhưng đây chỉ là chuyến đi thăm vậy thôi để trao đổi tin tức. Báo đài cũng có đăng nhiều rồi tin tức đó là vấn đề căng thẳng ở Vinh cũng như vấn đề Dòng Chúa Cứu Thế. Biết vậy thôi chứ không phải cuộc làm việc hai bên thảo luận chính thức thì không có.
Không bình thường bởi vì trước đây đoàn Việt Nam đã qua hôm tháng 6 rồi và tháng 9 lại sang. Tôi không ở trong Bộ Ngoại giao nên không biết; nhưng đây chỉ là chuyến đi thăm vậy thôi để trao đổi tin tức. Báo đài cũng có đăng nhiều rồi tin tức đó là vấn đề căng thẳng ở Vinh cũng như vấn đề DCCT.
Đức ông Nguyễn Văn Phương
Không hiểu mục đích của đoàn Việt Nam sang như thế nào nhưng trong cuộc gặp gỡ- xin nói rõ không phải buổi làm việc, có đá động đến hai vấn đề đó.

Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc, nguyên giáo sư giảng dạy tại phân khoa Thần học Công giáo tại đại học Strasbourg, Pháp Quốc, người theo dõi sát tình hình giáo hội Công giáo Việt Nam với Vatican, cũng có nhận định về chuyến đi của phái đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam đến Vatican từ ngày 15 đến 20 tháng 9 vừa qua như sau:

Cuộc gặp gỡ này theo tôi thấy cũng nằm trong toàn bộ chung của cố gắng hai bên để xây dựng quan hệ ngoại giao. Đây cũng không phải phái đoàn cao cấp, dù liên bộ nhưng cũng nội bộ có tính cách tôn giáo mà thôi. Tuy nhiên có mấy điểm đặc biệt là phía Tòa Thánh mới có một vị Quốc Vụ Khanh mới, và về phía Việt Nam từ đầu tháng 9 đến bây giờ có những vụ căng thẳng ở địa phương nhất là ở địa phận Vinh, nhất là vấn đề đàn áp tôn giáo. Do đó cuộc gặp gỡ này cũng làm cho dư luận lưu ý.

Trong thông cáo cuả phái đoàn Nhà nước Việt Nam sau khi về có nhắc đến việc nhờ Tòa Thánh nhắc nhở người Công giáo Việt Nam phải tôn trọng luật pháp. Câu nói đó làm cho người ta nghĩ đến vấn đề có sự liên hệ với vụ đàn áp vừa rồi tại địa phận Vinh

Ý kiến Vatican

Cả hai ý kiến vừa nêu đều nhắc đến tình hình căng thẳng tại giáo xứ Mỹ yên, giáo phận Vinh. Tuy bản tin của Thông tấn xã Việt Nam không hề đề cập gì đến vụ việc đó, những bản tin của các mạng Công giáo như CatholicCulture.org và Fides đều cho biết vấn đề căng thẳng tại giáo xứ Mỹ Yên được nêu ra và ý kiến của phía Tòa Thánh là cần có điều tra thêm.
Trong thông cáo cuả phái đoàn Nhà nước VN sau khi về có nhắc đến việc nhờ Tòa Thánh nhắc nhở người Công giáo Việt Nam phải tôn trọng luật pháp. Câu nói đó làm cho người ta nghĩ đến vấn đề có sự liên hệ với vụ đàn áp vừa rồi tại địa phận Vinh
Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc
Đức ông Nguyễn Văn Phương cho biết về điểm này như sau:

Tòa Thánh nói rằng chúng tôi nghe về phía Việt Nam, nhưng chúng tôi cũng muốn và chưa được nghe về phía giáo hội tại Việt Nam. Đó là vấn đề rất quan trọng: bất cứ có nhận định gì cũng phải nghe cả hai bên. Đó là bình thường, dĩ nhiên. Tòa Thánh muốn biết thông tin chính thức từ phía giáo hội Việt Nam.

Ngoài thông tin mà giáo hội Việt Nam trình cho Tòa thánh về vụ việc mới nhất tại giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh thì hiện nay Tòa thánh Vatican có đại diện không thường trú tại Việt Nam là đức giám mục Leopoldo Girelli. Theo đức ông Nguyễn Văn Phương thì vị này có nhiệm vụ điều tra sự việc để có báo cáo riêng gửi về Vatican:

Đức Khâm sứ sẽ tường trình cho Tòa thánh biết sự việc xảy ra như thế nào. Đức Khâm sứ đại diện đức Giáo Hoàng, ngài đứng ở giữa khách quan.

Nhà nước cũng thấy sự khách quan của ngài lâu rồi, và đánh giá cao việc làm của đức Khâm sứ. Đến nay chúng tôi mới chỉ nghe một bên thôi. Đức Khâm sứ có bổn phận phải hiểu rõ tình hình và cho Tòa Thánh biết thực sự như thế nào. Báo đài nói, nhưng rồi các giám mục, linh mục, giáo dân nói như thế nào. Nghe những người trong cuộc, những người giáo dân chất phác, họ không bịa ra những chuyện ‘cầu kỳ’ đâu.
Tòa Thánh nói rằng chúng tôi nghe về phía VN, nhưng chúng tôi cũng muốn và chưa được nghe về phía giáo hội tại VN. Đó là vấn đề rất quan trọng: bất cứ có nhận định gì cũng phải nghe cả hai bên. Đó là bình thường, dĩ nhiên. Tòa Thánh muốn biết thông tin chính thức từ phía giáo hội Việt Nam
Đức ông Nguyễn Văn Phương
Những người có bổn phận thì phải nghe nhiều rồi có nhận định của mình. Nhưng khi nghe những người chất phác thì dễ tin hơn, còn những người họ có mục đích của họ thì phải xem xét thôi.

Vụ việc tại giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh và chuyến đến Tòa thánh Vatican của Ban Tôn giáo Chính Phủ Việt Nam sau đó khiến nhiều người nhớ lại trường hợp giáo dân Hà Nội tập trung cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm sứ ở đó hồi cuối năm 2007 sang đến đầu năm 2008.

Nhân tố hiểu chuyện

Hiện nay Vatican có một vị tân quốc vụ khanh thay thế hồng y Tarcisio Bertone, là tổng giám mục Pietro Parolin. Vị này từng dẫn đầu phái đoàn Tòa Thánh sang làm việc với phía Việt Nam trong những vòng đàm phán song phương.

Đức ông Nguyễn Văn Phương nói về vị tân quốc vụ khanh của Tòa Thánh như sau:

Con người đức tổng giám mục Parolin hết sức quân bình, đơn sơ, một nhà ngoại giao được đánh giá cao không phải từ phía Tòa Thánh mà còn từ phía Việt Nam sau một số lần làm việc. Khi ngài được cử sang Venezuela thì phía Việt Nam cách nào cũng rất tiếc vì đang trong tiến trình đối thoại rất tốt mà ngài ra đi.Nhưng nay ngài trở lại trong cương vị cao hơn, quan trọng hơn. Tôi nghĩ địa vị và sứ mệnh mới của ngài sẽ giúp cho công việc đối thoại giữa Tòa Thánh và Việt Nam thuận lợi hơn.

Từ năm 2009 đến nay Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam- Vatican đã có bốn vòng làm việc luân phiên tại Vatican và Hà Nội nhằm thảo luận về vấn đề quan hệ ngoại giao giữa hai phía.

Tuy nhiên theo đức ông Nguyễn Văn Phương còn nhiều trở ngại không thể giải quyết mà chủ yếu từ phía Việt Nam chứ không phải từ phía Vatican.

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-22

Đối lập Miến Điện : Tăng trưởng không đồng nghĩa với dân chủ hóa

Bà Aung San Suu Kyi trong chuyến công du Nhật Bản, 4/2013. Ảnh Reuters
Bà Aung San Suu Kyi trong chuyến công du Nhật Bản, 4/2013. Ảnh Reuters

Trong một thông điệp kêu gọi thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cải cách chính trị theo hướng dân chủ hóa tại Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đối lập Miến Điện đã lưu ý rằng không nên đánh đồng tăng trưởng kinh tế với dân chủ hóa. Phát biểu tại Singapore vào hôm qua, 21/09/2013, tại một hội nghị tập hợp giới lãnh đạo kinh tế và tài chánh hàng đầu trong khu vực, bà Aung San Suu Kyi còn thiết tha kêu gọi đồng hương đẩy mạnh tiến trình hòa giải dân tộc.

Trong diễn văn của mình, lãnh tụ đối lập Miến Điện đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Hiến pháp Miến Điện cần phải được sửa đổi để đảm bảo một ngành tư pháp độc lập tại đất nước này đồng thời thiết lập được một Nhà nước pháp quyền thực thụ.

Theo bà Suu Kyi, khu vực cũng như quốc tế không nên đánh giá quá lạc quan về môi trường kinh tế tại Miến Điện, nơi vẫn còn thiếu một khuôn khổ pháp lý vững chắc để bảo vệ đầu tư, trong lúc vấn đề căng thẳng sắc tộc từ lâu nay vẫn chưa được giải quyết.

Bà xác định : « Không ai muốn đầu tư vào một quốc gia không hòa bình. Hòa bình và thịnh vượng chỉ có thể đạt được nếu chúng ta, những người dân, quyết tâm cùng nhau xây dựng hòa bình và thịnh vượng. Do đó, khi nói về tiến trình chuyển đổi (tại Miến Điện), chúng ta phải bắt đầu với hòa giải dân tộc. Không một tiến trình chuyển đổi nào có thể thành công nếu không tạo ra được sự thống nhất từ sự đa dạng vốn rất dồi dào tại Miến Điện. »

Từ ngày thay thế tập đoàn quân sự lên cầm quyền tại Miến Điện từ cuối năm 2010 đến nay, chính quyền dân sự của Tổng thống Thein Sein đã đưa ra một loạt cải cách kinh tế và chính trị, trong đó có cả việc trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi sau hàng chục năm quản chế. Các quyết định cải tổ nói trên đã làm dấy lên hy vọng là đất nước Đông Nam Á khép kín sau nhiều thập kỷ sống dưới chế độ độc tài này sẽ nhanh chóng mở cửa. Tuy nhiên, các biện pháp giải quyết khác biệt về chính trị và căng thẳng sắc tộc vẫn chưa rõ ràng.

Tại hội nghị ở Singapore, một số nhân vật điều hành doanh nghiệp hàng đầu đã nêu thắc mắc là nên hay không nên chờ đợi cho đến khi các điều kiện chính trị và pháp lý được cải thiện thêm trước khi đầu tư vào Miến Điện. Trả lời thắc mắc này, bà Suu Kyi cho rằng không nên ngừng đầu tư, mà vẫn tiếp tục phải đầu tư, nhưng với thái độ quan tâm đến việc cải thiện đời sống của người dân Miến Điện bình thường.

Cách giúp đỡ Miến Điện tốt nhất, theo lãnh tụ đối lập Miến Điện, là giới đầu tư và cộng đồng quốc tế phải thành thật : « Vẽ nên một bức tranh quá lạc quan về đất nước chúng tôi không phải là cách giúp đỡ chúng tôi, mà cần phải thực tế về những gì chúng tôi cần phải tiến hành. »
Trọng Nghĩa (RFI)

Án tù 'kết liễu sự nghiệp Bạc Hy Lai'

Bạc Hy Lai hôm 22/9
Ông Bạc Hy Lai bị kết án tù chung thân hôm 22/9

Vào hôm Chủ nhật 22/9, tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông kết án tù chung thân với ông Bạc Hy Lai vì tội nhận hối lộ 20.4 triệu nhân dân tệ.

Tòa bác bỏ lời biện hộ của ông Bạc rằng ông không biết việc hối lộ của hai doanh nhân theo hình thức tiền mặt và quà tặng, gồm một biệt thự ở Pháp, các chuyến đi được đài thọ.

Tòa cũng ra mức án 15 năm tù vì biển thủ 160,000 đôla từ một dự án chính phủ và bảy năm vì lạm dụng quyền lực.

Án chung thân nặng hơn dự đoán của các nhà quan sát trước đó.

Tại phiên xử hồi tháng Tám, cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Trùng Khánh đã mạnh mẽ tự bào chữa, và dường như việc này dẫn đến mức án nặng nề.

Joseph Cheng, chuyên gia chính trị Trung Quốc ở Đại học Thành phố Hong Kong, nói: “Thái độ ương ngạnh và không chịu nhận tội bị xem là xấu và đem lại án nặng hơn.”

Án chung thân chứng tỏ Đảng Cộng sản sẽ không để ông Bạc có cơ hội quay lại chính trường, theo vị giáo sư.

Cáo trạng ban đầu nhằm tạo cớ có án tù nhẹ nếu họ Bạc hợp tác nhưng ông đã không chịu, theo lời Willy Lam, một nhà phân tích chính trị ở Hong Kong.

“Ông ta bị trừng phạt vì bất tuân và ương ngạnh,” ông Lam nói.

Còn Li Cheng, chuyên gia chính trị ‘cung đình’ ở Viện Brookings tại Mỹ, nhận xét đây là “chiến thắng lớn cho ban lãnh đạo của Tập Cận Bình, vì ít nhất đây là phiên tòa bán công khai”.

Mạng xã hội

Phán quyết hôm Chủ nhật tạo ra các phản ứng trái ngược trên mạng xã hội Trung Quốc

Phiên tòa “có lẽ không phải là chiến thắng của việc chống tham nhũng”, theo một người trên mạng Weibo.

“Nếu ông ta tham nhũng, vậy còn bao nhiêu quan chức tham nhũng ở Trung Quốc?”

Một người khác, Zhang, nuối tiếc: “Ông là người con tốt của đảng. Ông trong sạch, làm việc vì dân. Án của tòa bất công.”

Nhưng cũng có người khác cho rằng: “Phiên tòa công khai và minh bạch. Phiên tòa có thể đứng vững trước thử thách của lịch sử và luật pháp.”
(BBC)

Âm nhạc dân tộc mất dần chỗ đứng

Dàn nhạc dân tộc Việt Nam (thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội (2010)
Dàn nhạc dân tộc Việt Nam (thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội (2010) Courtesy vnam.edu
Nghe bài này
 
Nghệ thuật dân tộc đang trở nên bơ vơ, lạc lõng trước cơ chế thị trường, xu hướng sính nhạc ngoại, quay lưng với âm nhạc dân tộc của phần lớn giới trẻ ngày càng đáng báo động…hay nhạc dân tộc thưa vắng người nghe, mất dần bản sắc, biến dạng và mất chất… đang là những điều trăn trở suy nghĩ của nhiều nhà nghiên cứu và thẩm định âm nhạc tại Việt Nam.

Trách nhiệm về ai

Những điều tâm huyết này đã được chia sẻ trong hội thảo khoa học “Âm nhạc dân tộc với cuộc sống hôm nay” do Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức hồi tháng 8 vừa qua tại TPHCM.

Nếu nhìn vào thực trạng của âm nhạc Việt Nam, người ta thực sự lo lắng khi thấy đa số thanh thiếu niên hiện giờ rất sành điệu với các trào lưu pop, rock, nhạc Hàn, nhạc Hoa, anh Ngữ mà đang quay lưng lại với chính âm nhạc dân tộc, âm nhạc dân tộc đang mất dần vị trí trong thị hiếu nghe nhìn trong giới trẻ Việt. Liệu đó là lỗi của họ, của những người nghệ sĩ làm nhạc dân tộc hay xét rộng ra là lỗi của một chính sách bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam? Câu hỏi hẳn không dễ trả lời phải không thưa quí vị?

Tính cho đến thời điểm này, Việt Nam đã có 5 di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến âm nhạc được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại, đó là: nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ và Hát Xoan Phú Thọ.  Nhưng vì sao giới trẻ ngày càng thờ ơ lãnh đạm với âm nhạc dân tộc, vì sao nhiều năm trời, dòng nhạc dân tộc không có tác phẩm nào thực sự xứng tầm… Chia sẻ với chúng tôi những băn khoăn, trăn trở của dòng nhạc dân tộc, G.S, T.S Trần Quang Hải, người bỏ tâm huyết nghiên cứu nhạc dân tộc nhiều chục năm qua, tỏ rõ lo âu:
Vấn đề bảo tồn dân ca người ta đã nói rất nhiều, nhưng đến khi thực hiện lại không có gì hết. Thí dụ về ca trù...ca trù được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO phong tặng năm 2009...bây giờ tại Việt Nam, tôi thấy những nghệ sĩ lớn tuổi không được giúp đỡ, bồi dưỡng, còn những người trẻ thì lại hướng về nhạc ngoại lai, nhạc Hàn, nhạc Tây phương

G.S, T.S Trần Quang Hải



Vấn đề bảo tồn (dân ca) người ta đã nói rất nhiều, nhưng đến khi thực hiện lại không có gì hết. Tôi lấy một thí dụ về ca trù. Kể từ khi ca trù được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO phong tặng năm 2009. Theo luật của UNESCO, khi được đưa vào danh sách của di sản văn hóa phi vật thể cần được khẩn cấp cứu trợ, trong vòng 4 năm phải làm kiến nghị báo cáo đưa ra tất cả những gì cho thấy rằng bảo tồn có được chính phủ lưu ý tới cũng như vấn đề phát triển và phát triển như thế nào. Sau 4 năm, bây giờ tại Việt Nam, tôi thấy những (nghệ sĩ) lớn tuổi không được giúp đỡ, bồi dưỡng, còn những người trẻ thì lại hướng về nhạc ngoại lai, nhạc Hàn, nhạc Tây phương, hip hop, techno, rap rồi nhạc pop. 
Hát then đàn Tính. daibieunhandan.vn
Hát then đàn Tính. daibieunhandan.vn
Thưa quí vị, theo giáo sư Trần Quang Hải, những người đi học về đàn tranh hay các nhạc cụ cổ truyền khi ra trường rất khó kiếm được việc làm mưu sinh, còn những người đi học ca trù thì tương lai cũng không biết làm sao cả, trong khi những nghệ sĩ này phải bỏ ra 5 – 7 năm để học tập, chưa kể điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn. G.S Trần Quang Hải chia sẻ thêm:

Còn những loại khác như quan họ, hát xoan… chúng ta có rất nhiều, nói rất nhiều, ai nấy cũng đều muốn truyền thống âm nhạc của tỉnh, của làng mình phát triển và kêu gọi, để sao cho loại nhạc đó được phát triển đúng theo đường lối của ông cha ta để lại. Thế nhưng, bây giờ càng ngày càng đi xa, mang lên sân khấu, pha trộn với những điệu vũ vào trong đó, thí dụ, hát quan họ giờ không còn hát chay, hát mộc nữa mà là phải hát có nhạc đệm, thành ra tất cả những điều đó hoàn toàn đi sai hết so với những gì mà UNESCO đưa ra để giúp cho những truyền thống đó được bảo tồn một cách chính xác.

Tìm giải pháp

Dưới góc nhìn của một người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về âm nhạc dân tộc, cũng như đã từng góp ý nhiều cho nghệ thuật dân gian nước nhà trong những đợt xét tặng của UNESCO cho các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, G.S Trần Quang Hải cho rằng, một mặt nhờ có phong tặng của UNESCO mà các thể loại dân ca truyền thống của VN được bè bạn quốc tế biết đến nhiều hơn, nhưng mặt tiêu cực lại là ý thức của những người khai thác và sử dụng các giá trị văn hóa này, họ đã khiến cho các truyền thống đó bị đi sai lệch:
Chúng ta cần phải nhận thức rằng những báu vật sống ngày càng ra đi và để lại một lỗ trống rất lớn, không có một chương trình giáo dục nào đưa nhạc cổ truyền vào trong trường học và phải khuyến khích làm sao để có được những chỗ cho những người đi học nhạc cổ truyền có nơi dạy, học và phát triển
G.S, T.S Trần Quang Hải
Tôi thấy UNESCO đã tôn vinh những loại nhạc đó không phải là để đem lại một sự ích lợi, mà rốt cuộc lại làm cho những truyền thống đó càng ngày càng đi sai lệch, vì thế đó là một điều rất hại và Việt Nam đã tốn rất nhiều tiền để được một danh hiệu của UNESCO. Rồi từ đó, họ lại khai thác, lợi dụng dùng vào trong du lịch, dùng vào trong chiều hướng hoàn toàn đi phản lại đường lối của nhạc cổ truyền. Thành ra, tôi thấy rằng điều đó càng ngày càng làm cho nhạc cổ truyền càng ngày càng đi vào chỗ bế tắc và sẽ không bao giờ có thể thoát ra được.

Vậy không lẽ, dân ca Việt Nam sẽ đi vào chỗ bế tắc khi người làm nghệ thuật dân ca thì không ý thức được hết cách bảo tồn, trong khi, giới thưởng thức trẻ tuổi thì không mặn mà với truyền thống dân tộc. Câu hỏi mang tính giải pháp nào cho nhạc dân tộc Việt Nam được chúng tôi đưa ra và G.S Trần Quang Hải bộc bạch:

Chúng ta cần phải nhận thức rằng những báu vật sống ngày càng ra đi và để lại một lỗ trống rất lớn, không có một chương trình giáo dục nào đưa nhạc cổ truyền vào trong trường học và phải khuyến khích làm sao để có được những chỗ cho những người đi học nhạc cổ truyền có nơi dạy, học và phát triển. Đồng thời, làm sao phải bồi dưỡng cho những báu vật sống có đủ kinh tế để sống, từ đó, họ mới có thể truyền lại và những người học nhạc cổ truyền mới thấy được đó là phương pháp, điều kiện có thể sinh sống được, chứ không phải chỉ học chơi. Vì vậy, đó không phải chỉ là một vấn đề cho một vài người trong chúng ta kêu gọi được, mà đây là cả một đường lối chung của một chính phủ, cơ quan giáo dục, để từ đó, tạo nên một sự hợp tác chung của tất cả các nghệ nhân trên khắp Việt Nam.

G.S Trần Văn Khê, cha ruột G.S Trần Quang Hải từng nhận định “nếu để mất âm nhạc truyền thống thì ngàn vàng không thể mua lại được, mọi hành động quay lưng với văn hóa là có tội với tổ tiên.” Hi vọng rằng, với sự chung tay góp sức của các cơ quan phụ trách văn hóa, các nghệ sĩ âm nhạc dân ca tâm huyết, và hơn hết là ý thức bảo tồn các giá trị truyền thống của mỗi chúng ta, mà nghệ thuật âm nhạc dân tộc sẽ mãi trường tồn như một minh chứng cho sự phong phú và giàu có của nền âm nhạc Việt Nam cổ truyền.

Xin hẹn quý vị trong chương trình kỳ tới
  Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-09-22

 Bản tin tiếng Anh

  • Trending news across China on Sept 22 (Washington Post) - New iPhones see lackluster sales, unqualified Party members are kicked out, a girl uses her body to celebrate festival - it's all trending across China.
  • Two family-style eateries are where animals roam (Washington Post) - The Water and Nature restaurant is part eatery, part aquarium. Located near the Pudong New Area's Century Park, the city's largest, tropical fish swim in giant glass tanks built into the establishment's walls or positioned through the middle of tables.
  • In the best possible taste? (Washington Post) - Whether you think it's creative or not, Florentijn Hofman's Rubber Duck proves that a common object such as a child's bath-time friend can inspire the birth of a public art work, winning popularity and arousing commercial interest
  • Take the load on your feet (Washington Post) - Many studies have showed a sedentary lifestyle is a risk factor for many health conditions, including cancer, cardiovascular disease, hypertension and obesity.
  • Quiet frontiers (Washington Post) - Manzhouli is China's largest port of entry on land, and it carries the baggage of a lot of history, stamped by the influences of the past in both architecture and lifestyle.
  • Locking horns in SW China (Washington Post) - Two goats engage in a horn-to-horn combat in Yunyang township, Southwest China’s Chongqing municipality, Sept 20.
  • US stunt pilot's body found (Washington Post) - The body of US stunt pilot David Riggs, whose aircraft crashed into a lake in northeast China on Tuesday, was found on Friday.
  • Glimpses of history (Washington Post) - More than a century after it was looted and burned down, Yuanmingyuan, or the Old Summer Palace, has been restored to its former glory in a unique way.
  • Pushing kids up the pecking order (Washington Post) - For many parents it's a case of the early bird catches the worm, and they are willing to pay to ensure their kids to be the first on the lawn, as Fan Feifei reports.
  • Home baking heating up (Washington Post) - Home baking desserts and sweets such as cookies, biscuits and cheesecake has brought Liu Qiuhong closer to her families and relatives, especially at parties or celebrations.
  • An eclipse of the mooncake (Washington Post) - Sales of traditional palm-size pastries eaten during Mid-Autumn Festival feel the pitch of campaign to curb extravagance launched by nation's leader.
  • Striking a chord without compromise (Washington Post) - If you hadn't heard it from Li Yundi himself, you wouldn't believe this nice and humble pianist would do this. One time, while recording an album in Vienna, he found the producer did not appreciate his playing.
  • Action pledged for new type of Sino-US ties (Washington Post) - China and the United States are committed to building a new type of major power relationship by expanding cooperation and holding candid talks on differences.
  • Wang and Kerry meet in DC (Washington Post) - China and the United States are committed to building a new type of major power relationship by expanding concrete cooperation and holding candid talks on differences.
  • Restart Six-Party Talks, says Wang (Washington Post) - China has urged all relevant parties to regard the easing of tensions on the Korean Peninsula as "a good opportunity" for restarting the Six-Party Talks.
  • Bo Xilai verdict expected on Sept 22 (Washington Post) - The verdict for fallen senior official Bo Xilai will be announced at 10 am on Sept 22, said the Jinan Intermediate People’s Court on Wednesday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét