Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Ngày 23/9/2013 - "Gà mắc tóc " rồi cụ Tổng Trọng ơi! & Lấy trộm một hộp sữa, lãnh 2 năm tù

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Bùi Văn Bồng - "Gà mắc tóc " rồi cụ Tổng Trọng ơi!

Đến thời điểm này, cuối tháng 9-2013, câu hỏi đặt ra, rằng: “Nghị quyết TW4 về kiên quyết chống tham nhũng, suy thoái tư tưởng, biến chất cộng sản, lối sông tư sản trong “bộ phận lớn lãnh đạo có chức có quyền”, cái ‘nhiệm vụ cấp bách” ấy có làm được không? Nếu hỏi 100 người, tin rằng có ít nhất 80 người trả lời: “Sẽ không! Không thể làm được gì!”.

 Hội nghị TW4 bế mạc 31-12-2011, triển khai ngay từ tháng 1- 2012. Nhưng, hình như BCH Trung ương Đảng và Bộ chính trị, Ban Bí thư “mất thiêng” mất uy đến mức vừa kêt bế mạc HNTW4 được 5 ngày, thì ngày 5-1-2012, chính quyền và công an Hải Phòng gây ra vụ cưỡng chế  thu hồi đất gây chuyện động trời ở Tiên Lãng...

Mà ai cùng hiểu, nguyên nhân sâu xa dẫn tới có vụ “cưỡng chế gấp” này là do tham nhũng để chủ động “chạy làng”, hốt nhanh quyền, dứt điểm vụ việc trước  khi NQTƯ4 có hiệu lực triển khai thực thi. Gía như,, cấp ủy, chính quyền Hải Phòng sáng suốt thấy thực lực, đoán định trước rằng: NQTƯ4 chỉ nặng hô hào, chẳng làm gì ai đâu, thì chắc chắn họ không lo vội vàng, đùng  đùng “chạy làng” để tranh thủ chụp giật đất đai Cống Rộc như thế.

Coi như ngay sau Hội nghị TW4 có 4 Hội nghị rất quan trọng, như huy động tổng lực và cũng tỏ ra dứt khoát, quyết liệt thực hiện cho bằng được những nội dung, mục tiêu mà NQTƯ4 đã đề ra: Hội nghị Trung ương mở rộng (cán bộ toàn quốc), HNTƯ5, 6, 7, nhưng cuối cùng, nay việc chống tham nhũng đang rơi vào trạng huống như ‘gà mắc tóc’! 

Mới đay, các thành viên UBTVQH đều cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng còn mang tính hình thức, thậm chí, tồn tại tham nhũng ngay trong quá trình xử lý tham nhũng.

Bằng chứng rõ nhất là: Mở đầu phiên thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng tại phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), ngày 18/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đặt vấn đề: “Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia, không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy”. Ông Chủ tịch QH này nổi tiếng là nhà “hài hước chính trị”, phát biểu ở đâu cũng trất trưởng, khơi khơi vậy, nửa cười nửa châm vậy, mà đúng. Có điều, sự nghiệp chống tham nhũng mà toàn đảng, toàn dân đang rất mong đợi, theo dõi thường ngày xem đảng nói vậy mà đảng đã làm được những gì hiệu quả thực tế ra sao, thì ông Hùng cứ nói phớt phơ ngay trên ghế Chủ tọa kỳ họp Quốc hội như đùa, quấy quá miễn xong chuyện! Cũng chắc rằng, ông Hùng đã biết rõ, chẳng làn được ra môn ra khoai gì đâu, nên nói vậy cũng coi như không lừa dối, không khoa trương, không theo bản cũ là hô khẩu hiệu, không mị dân mà thực lòng!

Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ những khuyết điểm trong báo cáo của Chính phủ: “Báo cáo chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh PCTN có tiêu cực bỏ sót, bao che không, có tham nhũng trong PCTN hay không? Lực lượng đi làm mà không nghiêm thì thôi rồi”.

Ông Hùng tiếp tục đặt câu hỏi: “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì. Báo cáo cần phải đánh giá vấn đề này nữa”.

Mới đây, HOT nhất, sáng 18/9, UBTVQH cho ý kiến về báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng .

Tuy chưa mấy ai tin vào các số liệu thống kê, vì số liệu các loại thống kê, báo cáo ở nước ta từ lâu đã lên sàn nhảy ‘lambada’ hết rồi. Cho nên các đại biểu QH cùng thấy “loạn cào cào”: Đối tượng bị xử lý trong 8 tháng đầu năm 2013, đã triển khai 4.724 cuộc thanh tra hành chính và 89.281 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 283.183 tổ chức, cá nhân. Qua đó, phát hiện vi phạm 12.225 tỷ đồng, 425 ha đất; kiến nghị thu hồi 4.934 tỷ đồng và 401 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 431 tập thể, 819 cá nhân; ban hành 127.815 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 43 vụ, 43 đối tượng...Về kết quả phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, Chính phủ cho hay, toàn ngành thanh tra phát hiện 73 vụ và 80 đối tượng tham nhũng...

Dù sao, có chức phải có trách, mà đã vậy ông Tổng Thanh tra CP cũng muốn nói rằng bản thân mình không đến nỗi không hoàn thành nhiệm vụ, như trong sô 1% mà Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã …tính toán!”, du không hề có chút kỳ công nào, nhưng rất kỳ quặc! .

Có lẽ vì suy nghĩ theo lẽ đó, ông Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói tỉnh bơ: “Đã đạt hiệu quả nhất định, tuy nhiên, tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn tinh vi, kín đáo, khó phát hiện” .Thế thì còn nặng nề, phức tạp hơn ý kiến của TBT Nguyễn Phú Trọng tại HNTW4. Thậm chí nguy còn gì?!
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện lại nói với giọng ngoại giao, ít ai muốn bẻ, rất chung chung, mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thường nói cả trong giao ban và tiếp xúc quốc tế: “Kết quả xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra..!”.   Còn ông Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Nguyễn Hải Phong, thì có vẻ mở ra thực lòng hơn: “Chống bỏ lọt tội phạm trong tham nhũng rất khó.  Có địa phương đưa ra hàng trăm vụ nhưng chỉ xử hình sự được vài vụ, còn đa số chỉ xử lý hành chính. Tội phạm tham nhũng nhiều nhưng xử lý ít vì cơ quan Thanh tra, Kiểm toán chuyển sang ít vụ nên không làm sâu được. Nếu làm tốt sẽ hạn chế được bỏ lọt tội phạm”.

Nghe các vị ‘phát’ rất nhẹ và ‘biểu’ rất lơi khơi, ông Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhấn mạnh, thực tế có nhiều vụ việc nghiêm trọng, kéo dài vẫn chưa xử lý được, làm giảm lòng tin của nhân dân. Hiện nay, tham nhũng lại diễn ra cả ở lĩnh vực hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, người có công, giáo dục, y tế, văn hóa… “Có những vụ án thông tin đã đưa ra rồi, kể cả ý kiến của Chính phủ nhưng cả năm trời vẫn rơi vào im lặng. Chính sự im lặng đó khiến lòng dân không yên”

Còn ông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, cái chân chạy lập chập và cái miệng “gọi dạ bảo vâng’ của Ủy ban Thường vụ QH thì cũng tỏ ra băn khoăn có vẻ am hiểu tình hình:  “Tại sao dư luận nhiều, nhưng phát hiện và xử lý tham nhũng thì ít. Thêm vào đó, tham nhũng gây thiệt hại nhiều nhưng thu thu hồi ít, trong lĩnh vực đất đai càng ít. Qua thanh tra, kiểm tra, gần 15.000 vụ nhưng chuyển cho hình sự chỉ 36 vụ, còn lại xử lý hành chính hết. Vậy xử lý hành chính có đúng không?".

“Nói tham nhũng ngày càng tinh vi hơn thì giải pháp phải khác biệt như thế nào? Tham nhũng nhiều, vì sao phát hiện ít? Khi phát hiện ra rồi, sao tài sản Nhà nước thu hồi còn rất hạn chế?”. Về trách nhiệm của các cơ quan đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng thừa nhận: “Kiểm toán, thanh tra hàng ngàn vụ, phát hiện nhiều sai phạm, lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng chuyển sang điều tra rất ít, chủ yếu xử lý hành chính, vậy thì có tiêu cực, tham nhũng trong quá trình xử lý không? Rồi đình chỉ điều tra nhiều vụ án, xét xử đưa ra mức án dưới khung hình phạt, vậy có tiêu cực không? Đó là những câu hỏi rất khó trả lời”.

Do vậy, vì thế, cho nên, thì mà là rằng: Với những số liệu được công bố trong phiên họp, cùng những phát ngôn “sốc” về thực trạng công tác PCTN từ các thành viên UBTVQH, người dân cũng không biết nên mừng, hay lo? Sau phát biểu, thảo luận của các vị chính khách, công tác PCTN, liệu có chuyển biến nào tích cực?

Cuối cùng, ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lại đưa ra những câu hỏi mà chinh sbản thân ông trả lời chắc chắn nhất, dù vậy khi phát biểu vẫn làm như còn “nghi vấn” lấy lòng người khác, tránh đụng chạm: “Lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng có tiêu cực, bao che, bỏ sót không? Có tiêu cực trong đấu tranh phòng chống tham nhũng không?...Tại Sao?...Tại Sao?

Thưa các vị: Tại vì đang rơi vào trạng huống ’gà mắc tóc"! Và 7 đoàn thanh tra đang có vẻ ráo riết mong làm cú “Tổng tấn công vào dinh lũy", chủ yếu là cả chục "mục tiêu trọng điểm". Nhưng, mới ra quân, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã nhận diện ra sự phức tạp của 'khách quan biện chứng', phải kêu lên rằng: "Hà Nội không vội được đâu. Oải lắm rồi"!  Lần này chắc khi về 7 'thanh bảo kiếm' còn bị …vướng đủ mọi thứ tóc rối khó gỡ hơn! Trước thực trạng đó, về 'công cuộc huy động tổng lực chống tham nhũng' theo NQTƯ4, sắp tới Hội nghị TƯ 8 sẽ nói gì, làm được gì để có một bước minh chứng hiệu quả, tạo được niềm tin với toàn dân? ‘Gà mắc tóc’ quá rối tinh rối mù, lúng túng rồi, cụ Tổng Trọng ơi! Cầm lòng vậy, đành lòng vậy, rồi thử xem, hồi sau sẽ rõ!
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)

NÓNG Nổ súng tại trạm CSGT: Một thiếu tá CSGT bị bắn chết, 2 CSGT bị thương

1.  Nổ súng tại trạm CSGT: 1 người chết, 3 bị thương

Một vụ nổ súng vào chiều 22-9 được cho là giữa các cảnh sát thuộc Trạm CSGT Suối Tre thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai.
Theo thông tin ban đầu, vụ bắn nhau xảy ra khoảng 16 giờ khiến 4 người bị thương nặng. Tất cả nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cấp cứu. Tuy nhiên, ngay sau đó, với 2 vết thương khá nặng ở vùng bụng, thiếu tá Trần Văn Sơn, Trạm phó Trạm CSGT Suối Tre, đã tử vong. Đến 20 giờ, một nạn nhân khác là thượng úy Đoàn Thanh Phú (30 tuổi, bị 2 vết thương ở đùi) đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để điều trị.
Người nhà thượng úy Đoàn Thanh Phú ngăn cản phóng viên chụp ảnh nạn nhân
Vụ bắn nhau xảy ra sau khi nhóm CSGT cùng nhậu tại một quán karaoke gần Trạm CSGT Suối Tre. Sau đó, khi cả nhóm kéo về trạm, nhiều người nghe tiếng súng nổ. Đại úy Ngô Văn Vinh đã bắn vào lưng thiếu tá Trần Văn Sơn và gây trọng thương cho thượng úy Phú. Vinh cũng bị bắn một phát đạn vào lưng. Ngoài ra, còn một người khác bị thương nhưng chưa được xác định.
Đến 21 giờ cùng ngày, hiện trường vụ hỗn chiến vẫn đang được lực lượng công an phong tỏa. Nguyên nhân vụ việc và các thông tin liên quan vẫn chưa được cơ quan chức năng công bố.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG

2. Súng nổ trong trạm CSGT, một người chết, 2 người bị thương

Chiều 22.9, tại Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai đã xảy ra một vụ nổ súng, khiến một CSGT thiệt mạng, 2 người khác bị thương.
Thi thể thiếu tá Sơn được đưa từ phòng hồi sức ra nhà xác để khám nghiệm tử thi
Theo thông tin ban đầu, chiều cùng ngày, thiếu tá Trần Ngọc Sơn, Phó trạm trưởng Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (gọi tắt là trạm Suối Tre) đang ngồi trong trụ sở thì đại úy Ngô Văn Vinh bước vào.
Đột nhiên khẩu súng ngắn trên tay đại úy Vinh phát nổ, trúng người thiếu tá Sơn khiến anh gục ngã.
Cùng lúc đó, thượng úy Đoàn Thanh Phú thấy vậy, chạy lại xem cũng bị trúng đạn gục tại chỗ. Tiếp đó, đại úy Vinh cũng bị đạn trúng vào bụng bất tỉnh.
Nghe tiếng súng nổ, mọi người chạy vào đã phát hiện 3 CSGT nằm trên vũng máu nên đưa các nạn nhân vào Bệnh viện đa khoa Long Khánh cấp cứu.
Các bác sĩ phát hiện thiếu tá Sơn bị hai phát đạn bắn trúng từ sau vùng lưng, đứt động mạch chủ. Còn đại úy Vinh bị một vết thương trúng vùng bụng dưới, thượng úy Phú bị 2 vết thương ở vùng mông và bẹn.
Mặc dù được các bác sĩ cấp cứu tích cực nhưng đến khoảng 20 giờ cùng ngày, thiếu tá Sơn đã tử vong. Còn đại úy Vinh được các bác sĩ phẫu thuật, cứu chữa tại chỗ trong tình trạng hôn mê. Riêng thượng úy Phú sau khi sơ cứu, Bệnh viện đa khoa Long Khánh đã chuyển lên Bệnh viện đa khoa Đồng Nai để tiếp tục chữa trị.
Đến 21 giờ cùng ngày, đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã có mặt tại Bệnh viện đa khoa Long Khánh để nắm tình hình và chỉ đạo lực lượng chức năng bảo vệ hiện trường, điều tra làm rõ vụ nổ súng.
Đại tá Mạnh cho biết hiện cơ quan chức năng của tỉnh đang tiến hành khám nghiệm và điều tra nguyên nhân vụ việc nên chưa thể nói gì thêm. Ngoài ra, lực lượng kỹ thuật hình sự, cơ quan điều tra cũng có mặt để khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online qua điện thoại, thượng tá Trần Tiến Đạt, Chánh văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai (người phát ngôn Công an Đồng Nai) cho biết chưa nắm được vụ việc nổ súng nên chưa thể trả lời
THEO THANH NIÊN

3. Đồng Nai: Bị bắn tại trạm, một thiếu tá CSGT tử vong

Đến 20h tối nay 22.9, tin từ Bệnh viện đa khoa Long Khánh cho biết, thiếu tá CSGT Trần Văn Sơn đã tử vong do vết thương quá nặng vì bị bắn.
Theo nguồn tin riêng của Lao Động, lúc 18h cùng ngày, 3 sĩ quan CSGT của Trạm CSGT Suối Tre (Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai) và một công dân tên Trúc được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Long Khánh cấp cứu. Cả 3 CSGT đều bị trọng thương do đạn bắn.
Nạn nhân bị thương nặng nhất là thiếu tá CSGT Trần Ngọc Sơn – Trạm phó Trạm Suối Tre, bị bắn 2 phát đạn vào vùng bụng, thượng uý Đoàn Thanh Phú bị đạn bắn 1 phát, người còn lại là đại uý Ngô Văn Vinh bị thương do đạn bắn ở mang tai. Ngoài ra, trên người đại uý Vinh còn có nhiều vết thương do ngoại lực tác động. Ông Trúc bị thương nhẹ.
Nguồn tin của Lao Động cho hay, khoảng 12 trưa nay nhóm CSGT trên được một người tên Trúc (bạn thiếu tá Sơn) rủ đi nhậu, sau đó tiếp tục đi “tăng 2” ở quán Karaoke Hân Linh tại thị trấn Long Khánh (huyện Long Khánh). Khoảng 17h thì cả nhóm rời quán về Trạm Suối Tre. Khoảng 15 phút sau, nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ khu vực Trạm Suối Tre.
Cán bộ chiến sĩ Trạm CSGT Suối Tre chạy đến khu vực phát nổ thì phát hiện các nạn nhân bị thương, máu chảy lênh láng nên đưa đi cấp cứu.
Đến 20h tối 22.9, tin từ BVĐK Long Khánh cho biết, thiếu tá CSGT Trần Văn Sơn đã tử vong do vết thương quá nặng. Thượng uý Đoàn Thanh Phú cũng được chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao các sĩ quan CSGT này bị bắn, bị đánh.
THEO LAO ĐỘNG


TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ LỜI TIÊN TRI VỀ NĂM QUÝ TỴ 2013

Thời gian và thế sự xoay vần
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời
Rồng bay năm vẽ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng qủy mới nhăn răng.
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮 秉 谦 (1491 bis 1585) sinh năm Tân hợi đời vua Lê Thánh Tông Hồng Ðức thứ 22 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của Thượng thư bộ hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông. Quê ông ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
Theo tài liệu để lại bà Nhữ Thị Thục là bậc nữ lưu tài hoa giỏi văn chương và tài học về lý số. Biết trước những gì có thể xảy ra và mộng lớn con cái nên danh phận. Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc trẻ học với Lương Ðắc Bằng từng là đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ, ông dâng những điều trần nhằm ổn định triều chính không được vua Lê thi hành, Lương Đắc Bằng cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm thông minh chăm chỉ trở thành học trò xuất sắc. Bởi vậy trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng trao cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh, từ đó ông tinh thông về lý học và tướng số, nghiên cứu về lý số với thiên tài “thần thông” có khả năng siêu quần, quán chúng về thấu thị, thần giao cách cảm, Nguyễn Bỉnh Khiêm bỏ qua 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc (1527-1592), ông quyết định đi thi và đậu ngay Trạng Nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư rồi sau giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả Thị Lang Bộ Hình, Tả Thị Lang Bộ Lại, kiêm Đông Các Đại Học, làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần vua không nghe. Ông cáo quan năm 1542 về vườn, lập Bạch Vân Am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn Giang còn có tên Tuyết Giang, các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử”. môn sinh của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông)… thơ Trạng Trình với triết lý của Thái Ất là nguồn tri thức hữu thể, về đời sống nhân sinh với càng khôn trong vũ trụ. Thái Ất còn gọi là Lý Thiên, Lý Địa và Lý Nhân:
Ngư ông bất ngộ Ðào Nguyên khách
Khởi thức hưng vong thế cổ kim
Nhàn trung hoa thảo túc Cung xuân
Tà dương độc lập đô vô sự
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
Dù Nguyễn Bỉnh Khiên không còn làm quan, nhưng vua Mạc Phúc Hải phong cho ông tước Trình Nguyên Hầu vào năm Giáp thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, sau đó được thăng chức Thượng Thư Bộ Lại, tước hiệu Trình Quốc Công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng Trình. Nhờ học phương pháp tính theo Thái Ất, tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Người Trung Hoa khen Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”. Tục truyền rằng Năm Bính ngọ (1546) Mạc Phúc Hải mất truyền ngôi lại cho con Mạc Phúc Nguyên mãi đến năm mậu thân (1548) vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập Thái tử tên Duy Huyên lên ngôi tức Trung Tông được 8 năm thì mất không có con nối nghiệp. Trịnh Kiểm muốn làm vua nhưng còn sợ dư luận, nên sai người đến Hải Dương hỏi ý khiến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. ông không chỉ bảo người giúp việc ngụ ý: “năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ, gữi chùa thờ Phật thì ăn oản.. “ Sau đó Trịnh Kiểm tìm con cháu họ Lê lên làm vua.
Dù Trạng Trình ở ẩn, vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, chúa Nguyễn có việc hệ trọng vẫn cho người đến hỏi ý ông. Ông thường kín đáo khuyên Vua cố gắng tránh chiến tranh để nhân dân khỏi chết chóc. Trong năm Quang Thiêu (Lê Chiêu Tôn) có việc biến loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm không muốn tiếng tăm với đời lúc bấy giờ Trịnh Tuy, Mạc Ðăng Dung cũng cố ý muốn tranh quyền, đánh nhau mấy năm dài. Ông tính số Thái Ất, biết nhà Lê lại khôi phục được và làm bài thơ:
Non sông nào phải buổi bình thời
Thú đánh nhau chi khéo nực cười
Cá vực, chim rừng, ai khiến đuổỉ
Núi xương sông tuyết, thảm đầy vơi
Ngựa phi chắc có hồi quay cổ (1)
Thú dữ nên phòng lúc cắn người (2)
Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa
Bên đầm say hát, nhởn nhơ chơi
Sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung (1483-1541) chiếm ngôi, con của vị tướng triều Lê là Nguyễn Hoàng Dụ trốn sang Lào, được vua Lào cho nương náu ở xứ Cẩm Châu, trấn Nam Phủ, tỉnh Thanh Hóa. Năm Quý Tỵ (1532) Nguyễn Kim lập con út vua Chiêu Tông lên làm vua, gọi là Trang Tông. Để mưu đồ đại sự, Nguyễn Kim (1467-1545) thu nạp kiện tướng ở tỉnh Thanh Hóa là Trịnh Kiểm, sau là rể của Nguyễn Kim. Năm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim đem quân đánh chiếm Nghệ An và thu phục luôn cả Thanh Hóa. Nhưng bỗng dưng Nguyễn Kim chết vì ngộ độc (1545), mọi bình quyền về tay Trịnh Kiểm. Việt Nam lúc bấy giờ bị chia đôi: từ Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc, gọi là Bắc Triều. Từ Thanh Hóa trở vào là khu vực của nhà Lê hay gọi là Nam Triều.
Nguyễn Kim mất, để lại hai người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng (1525-1613) cả hai tuy còn ít tuổi nhưng đã bộc lộ tài năng xuất sắc hơn người. Trịnh Kiểm lo sợ cả hai sau này có thể tranh giành địa vị với mình, nên ngấm ngầm ngăn trở dù Nguyễn Uông chỉ mắc một lỗi nhỏ, Trịnh Kiểm cũng buộc Nguyễn Uông phải chịu phép gia hình. Nguyễn Hoàng thấy anh bị hại, sợ đến lượt mình, liền cử người kín đáo lên hỏi Trạng Trình. Trạng không trả lời cụ thể, chỉ đứng ngắm đàn kiến bò trên hòn non bộ trước sân nhà và nói một câu:
Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.
Nghĩa là từ núi đèo ngang ở Quảng Bình kia có thể yên thân được muôn đời. Từ câu nói đó, Nguyễn Hoàng nghiệm ra rằng trạng Trình bày cho kế đi vào phương Nam lập nghiệp. Từ năm 1558 Nguyễn Hoàng vội vàng đến nói riêng với chị là bà Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phiá Nam, năm Mậu ngọ (1558) đời vua Anh Tông Trịnh Kiểm tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa, phía Nam dãy Hoành Sơn. Nhờ thế mà lập nên cơ nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong, truyền nối lâu dài.
Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, có lòng nhân đức thu dụng hào kiệt giúp dân cho nên được lòng dân kính phục. Trấn giữ đất Thuận Hóa, mở đầu cho triều đình nhà Nguyễn từ từ khai phá cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Ngoài ra rất nhiều lời sấm được lưu truyền qua dân gian nhiều lời bàn diễn giải khác nhau như câu: ” Cẩu vĩ trư đầu, xuất thánh nhân ” ứng nghiệm vào việc vua Gia Long lên ngôi từ (1802-1819) thống nhất sơn hà vào năm Nhâm tuất ngày 02-05-1802. trải qua 13 triều đại. Hoàng đế cuối cùng Bảo Ðại trị vì từ 1929 và thoái vị năm 1945.
Tương truyền Trạng Trình nói trước nhà Mạc suy vong, ông đọc hai câu thơ: “Cao Bằng tàng tại- tam đại tồn cô” (nghĩa rằng rút về đất Cao Bằng thì sẽ sống thêm được ba đời nữa) con cháu họ Mạc về đất Cao bằng tuy nhỏ nhưng được 3 đời là Mạc Kính Cung, Mạc Kinh Khoan và Mạc Kinh Vũ. Dòng dõi họ Mạc bị bắt, bị giết nhiều người đổi họ lưu lạc khắp nơi để mưu cầu sự sống.
Trạng Trình có 3 người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái) các con trai đều có chức tước sau nầy. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm Đinh dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc (1585) hưởng thọ 94 tuổi. Theo sử sách Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có công lớn đối với triều đình nhà Mạc nên sau khi mất (1585) vua Mạc Mậu Hợp ứng cử Ứng Vương Mạc Đôn Nhượng, phụ chính triều đình làm khâm sai cùng với văn võ bá quan về dự lễ tang. Tháng Giêng năm sau (1586), vua Mạc ban cho làng Trung Am 3.000 quan tiền để lập đền thờ ông và cấp 100 mẫu ruộng để lấy hoa lợi dùng vào việc thờ cúng. Đền thờ được dựng trên nền Giảng học – Am Bạch Vân và tự tay nhà vua đề biển ngạch: “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ” (Đền thờ Tể tướng Trạng nguyên Triều Mạc). Trải qua những biến cố lịch sử ngôi đền được trùng tu, xây dựng lại nhiều lần vào các năm: Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735, đời vua Lê Ý Tông); Minh Mạng thập tứ (1833). Ngôi đền hiện nay được dựng lại vào năm Mậu Thìn (1928) đời vua Bảo Đại. Đến năm 1985, nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông, một lần nữa đền lại được trùng tu làm thêm nhà khách, hồ nước, cổng đền, tường bao, đường vào đền…
Trước khi qua đời, Trạng trình có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng: Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta mất rồi, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: “Thánh nhân mắt mù” thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, yêu cầu họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại đấy. Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người khách đến nhìn mộ cụ một lúc rồi nói: Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, hoạ chăng là thánh nhân mắt mù. Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người khách Tàu kia về nhà, xin để xoay ngôi mộ kia lại. Ra đó là một nhà phong thuỷ (Feng Shui) trứ danh ở phương Bắc. Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng, bấy lâu ông ta đã nghe tiếng đồn. Khi nghe vị trưởng tộc nói, ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình. Ông ta bảo: Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được. Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý Tàu ra đổi lại ngôi mộ. Lúc đào đến tấm bia đá, ông ta làm lạ bảo đem rửa sạch xem những gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, mới thấy mấy câu thơ hiện ra, tạm dịch nghĩa:
Ngày nay mạch lộn xuống chân
Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu.
Biết gì những kẻ sinh sau?
Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?
Đọc tới đâu vị khách Tàu phải khâm phục Trạng Trình mà ông ta nghe đồn là giỏi thật. Năm 1930 Việt Nam Quốc Dân Ðảng lãnh tụ Nguyễn Thái Học (1901-1930) lãnh đạo cuộc tổng khởi nghiã ngày 10.2.1930 đánh Tây ở các tỉnh: Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An. Thất bại bị Pháp điên cuồng ném bom tàn phá làng Bảo An để trả thù. Có lời đồn Trạng Trình đã tiên đoán:
Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc rung Nam rung tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am cây
Lâm giang nổi gió mù thao cát
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy
Một ngựa một yên ai sùng bái
Nhắn tin nhà vĩnh bảo cho hay „
Thoát nạn sập nhà
Trạng Trình giao cho con cháu một ống tre sơn son thếp vàng, bịt kín hai đầu, và dặn đúng năm tháng ấy, ngày giờ ấy, phải để cái ống ấy vào kiệu rước lên dinh Thống đốc Hải Dương, trao cái ống này cho quan thì sẽ cứu được tình thế gia đình. Khi Trạng mất, hằng trăm năm sau, con cháu Trạng lâm vào cảnh đói nghèo, sa sút, nhưng tuyệt đối không được mở ống ra xem trước thời hạn. Trạng còn dặn kỹ trừ quan Tổng đốc ra, không ai được mở ống, vì thế ống vẫn giữ nguyên vẹn. Trải qua bảy đời, cái ống tre ấy mới được rước lên dinh quan Tổng đốc, đúng ngày giờ đã ghi trong gia phả. Đang nằm nghỉ, nghe tin con cháu cụ Trạng mang thư đến gặp, quan Tổng đốc rất ngạc nhiên, không biết vì cớ gì, nên truyền cho vào, đồng thời quan ngồi dậy để đi ra cửa.
Quan Tổng đốc vừa bước khỏi giường nằm được mấy bước thì bỗng rầm một cái, chiếc sà nhà không biết bị mọt ăn hỏng từ bao giờ, rơi ngay xuống chỗ giường vừa nằm. Thật là một phen hú vía! Nếu ông không kịp ngồi dậy nhận thư Trạng, thì mạng ông đã khó mà sinh tồn. Quan Tổng đốc mở ống tre ra xem, thấy bên trong có một cuộn giấy, đề hai câu thơ:
Ngã giải nhĩ thượng lương chi ách,
Nhĩ cứu ngã tử tôn chi bần
Nghiã là
Cứu người thoát nạn đổ nhà,
Ngươi nên cứu cháu con ta khỏi nghèo
Chưa hết kinh hoàng vì chuyện chiếc sà nhà vừa rơi xuống, ông thoát nạn nhờ ra lấy lá thư. Quan Tổng đốc biết rằng Trạng Trình cứu ông thoát chết, nên ông ta ân cần mời cháu Trạng Trình về tư thất đãi hậu hỹ, sau đó đưa ra rất nhiều tiền giúp khỏi cảnh nghèo đói.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) phá đền
Năm Minh Mạng (1791-1840) năm thứ 14, Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu phá đền để khai phá công trường. Khi sai người đào mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi:
Minh Mạng thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền phải làm đền
Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay
Nguyễn Công Trứ lập tức viết sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người sửa sang lại đền Trạng Trình khang trang hơn. Từ đó ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông nữa.
Cha con thằng Khả
Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt dế (chuột) kiếm sống. Khi đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính Trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:
Cha con thằng Khả.
Đánh ngã bia tao
Làng xóm xôn xao
Bắt đền quan tám
Cha con ông Khả chịu nộp phạt, nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy tiền. chỉ tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con ông Khả ngẫm nghĩ phải nói với dân làng: Cha con tôi bị Trạng Trình bắt phạt có quan tám, “Tam quán” nói lái lại thành quan tám.
Thời gian và thế sự xoay vần
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời
Rồng bay năm vẽ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng qủy mới nhăn răng.
Những điều tiên đoán trên, liên quan với hiện tình đất nước Việt Nam. Hy vọng năm 2013 Qúy Tỵ cầm tinh con rắn Việt Nam bước vào giai đoạn lịch sử mới mẻ hơn, người dân biết những gì xảy ra tại các nước khác, giới trẻ ra nước ngoài học và trở về. Tôi hy vọng toàn dân cùng đoàn kết hổ trợ và tiếp tay với những người yêu nước để canh tân đất nước đem lại tự do, dân chủ đưa đất nước đến phú cường và thịnh vượng. Đảng cộng sản Việt Nam hãy thức dậy! mở to đôi mắt nhìn xa hơn, bài học lớn nhất trong lịch sử, Thiên đường cộng sản Liên Xô (Soviet Union) sụp đổ kéo theo các nước trong các nước Đông Âu: Poland, Romania, Hungary, Bulgaria, Czechoslovakia (Slovakia/ Slovenia) bỏ chế độ cộng sản để có tự do, độc lập và nhân quyền được tôn trọng. Noi gương nước láng giềng Miến Điện cởi mở, trả tự do cho những tù nhân chính trị, chấm dứt chính sách đàn áp, kiểm duyệt truyền thông báo chí, cho bầu cử tự do… Những người cầm quyền đã quá giàu rồi nên thức tỉnh để hưởng phúc, đừng tham quyền cố vị, không có khả năng đưa đất nước phục hưng về kinh tế, chính trị giữ vững bờ cõi nên từ chức cho người tài giỏi hơn lãnh đạo. Những nhà độc tài giàu sang hàng trăm tỷ USD như Saddam Hussein, (Iraq) Gadhafi, (Lybia) N. Ceausescu (Romania) người đời nguyền rủa và bị giết kéo xác trên đường phố như một con chó, con cháu họ cũng bị giết hay bị tù tội, gia đình ly tán tài sản bị tịch thu.
Thơ văn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Kiêm còn lại hơn 100 bài trong bộ Bạch Vân Thi Tập, được dịch ra chữ quốc ngữ, thơ mang nặng tình người, khuyên người đời biết điều nhân nghĩa, ngoài ra còn một số giai thoại truyền tụng trong nhân gian…và những lời sấm ký có giá trị. Đời sống của tiên sinh thật xứng đáng với câu đối ở đền thờ tại Bạch Vân Am: “Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng – Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu” (Nối được cái đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng. Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu). Nhà thờ ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, có bức hoành phi đại tự ở chính giữa có 4 chữ “An Nam lý học” từ câu “An Nam lý học hữu trình tuyền” có nghĩa là am hiểu về lý học ở nước An Nam có Trình tuyền hầu (tước vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Đặc biệt có một số câu đối nói rõ chính kiến của ông về thế sự và hậu thế ca ngợi công đức của ông.
Theo Phạm Viết Đào blog

Đúng là dân Việt Nam vừa hèn vừa ngu

Cho mình ý kiến về vấn đề này nhé. Mình đã nhận khá nhiều gạch đá rồi nên nhận thêm cũng không sao đâu ạ :
Mình mới xin được 1 chân làm thu ngân ở 1 quán cafe, mức lương khá tốt, công việc nhẹ nhàng mà thời gian hợp lí. Nói chung là khiến người khác phải ghen tị. Chiều nay quán vắng, đang gật gù nghe Tôi yêu Việt Nam thì khách vào – 2 người đàn ông Trung Quốc, họ nói tiếng Việt khá tốt. Họ gọi 1 nâu đá, 1 đen đá. Chả hiểu cô bé phục vụ hôm nay làm sao mà mang ra 2 đen đá.
Họ nhìn cốc cafe nhếch mép cười nhạt rồi nói với nhau : Đúng là dân Việt Nam vừa hèn vừa ngu, bọn này phải đào tạo lại hết mới được.
Ngồi trong quầy nghe thấy câu này máu mình dồn lên não, bước ra lịch sự xin lỗi họ vì sơ suất của quán, sau đó cầm cốc cafe hất thẳng vào mặt cái lão vừa phát ngôn ra cái câu đấy…. Các ông có quyền trách quán chúng tôi thiếu chuyên nghiệp trong công việc nhưng các ông không có quyền xỉ nhục người dân Việt Nam.Đừng nghĩ nước Việt Nam nhỏ bé mà dễ bắt nạt nhé…abc…xyz.
Chủ quán ra lôi mình vào trong rồi ra nói chuyện với họ. Một lúc sau bà chủ vào đề nghị mình hoặc ra xin lỗi khách hoặc nghỉ việc.
Mình đi ra và nói với 2 ông ấy : LÃO TỬ THÂU QUA ĐẢO QUẢ, NHI TỬ SÁT NHÂN PHÓNG HOẢ.
(Tạm hiểu là : Bố mà trộm cắp, thì con giết người. Người cha có hành động xấu xa, thì con cái sẽ bắt chước cha và phạm tội nặng hơn. Rau nào sâu ấy.)
Và kết quả là giờ mình thất nghiệp.
P/s : Mình không có ý phân biệt dân tộc, cũng không thù ghét người Trung Quốc đâu nhé
THEO FB Hoàng Thị Nhật Lệ

Chỉ một bộ có 4 thứ trưởng!

“Quy định là bộ không quá bốn thứ trưởng, nhưng tôi đếm qua danh bạ điện thoại thì thấy có bộ 11 thứ trưởng. Cấp tổng cục cũng quy định không quá bốn, nhưng có tổng cục tôi được biết có chục anh phó. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ gác cổng cho Chính phủ như thế nào?”.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước phát biểu như vậy tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20-9.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình chưa kịp trả lời câu hỏi này vì cuộc họp hết thời gian.
Ngày 21-9, phóng viên Tuổi Trẻ đã rà soát danh sách số lượng cấp phó các bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ qua cổng thông tin điện tử của các cơ quan này.


Bộ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ trao bằng khen cho các nhà khoa học có nhiều đóng góp cho KHCN Việt Nam, Bộ Khoa học - công nghệ là bộ duy nhất có 4 thứ trưởng

Kết quả cho thấy ở thời điểm hiện tại không có bộ nào có 11 thứ trưởng. Tuy vậy, chỉ một bộ có bốn thứ trưởng theo đúng quy định là Bộ Khoa học – công nghệ.
Dẫn đầu danh sách bộ có nhiều thứ trưởng là Bộ Tài chính với chín thứ trưởng. Có bốn bộ có bảy thứ trưởng là Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Chính phủ.
Bộ có sáu thứ trưởng chiếm số lượng nhiều hơn cả với danh sách gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Bộ Tài nguyên – môi trường, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước VN.
Các bộ có năm thứ trưởng gồm: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thông tin – truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục – đào tạo, Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch, Bộ Kế hoạch – đầu tư, Bộ Công thương.
Trao đổi xung quanh phát ngôn của mình, ông Ksor Phước cho biết: “Bộ có 11 thứ trưởng là tôi tra danh bạ điện thoại vào cuối năm ngoái, lúc ấy bộ này có thể có thứ trưởng sắp về hưu. Tuy nhiên, việc phần lớn các bộ có số thứ trưởng vượt trần là điều đáng suy nghĩ”.
Phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần phải rà soát và xây dựng được bộ khung chuẩn về cơ cấu, tổ chức, bộ máy của các cơ quan, đơn vị. “Nếu ông nào làm sai quy định phải xử lý, còn nếu quy định chưa phù hợp cũng phải xem lại”.
Theo nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 18-4-2012 “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ” thì “số lượng thứ trưởng ở mỗi bộ không quá bốn người. Đối với bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng thứ trưởng có thể nhiều hơn bốn người do Thủ tướng Chính phủ quyết định”.
THEO TUỔI TRẺ

Trao hoa xấu hổ cho thanh lịch Hà Nội

Đọc bài viết ‘Trao hoa xấu hổ cho đường cao tốc Mỹ Đình – Bái Đính ‘ được đăng trên quý báo tôi thật sự rất ủng hộ ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng nên trao ứng cử viên quốc hoa – hoa xấu hổ cho dự án con đường tâm linh, hay con đường ngắn nhất về với ông bà tổ tiên – cao tốc Mỹ Đình – Bái Đính. Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tôi, có lẽ thứ cần thiết phải trao hoa xấu hổ hơn cả hiện nay chính là văn hóa Thủ đô Hà Nội.
Nhắc đến văn hóa Hà Nội người ta vẫn nghĩ ngay đến câu ca dao “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.  Tất nhiên, chẳng phải tự nhiên mà người xưa đặt “người Tràng An” bên cạnh “hoa nhài”, để cho sự “thơm” dịu mà say lòng người ở loài hoa ấy sánh với nét “thanh lịch” của con người. Từ bao đời nay, hình ảnh người Hà Nội đã luôn nổi bật với lối ứng xử rất đặc biệt.
“Thanh lịch”, thanh nhã và lịch sự, là một phẩm chất đáng quý. Người thanh lịch không chỉ có cử chỉ tao nhã, lịch sự mà phải là một người có hiểu biết sâu sắc, có cách ứng xử đúng mực, duyên dáng, đáng yêu, tức là người đó phải hội đủ các yếu tố về nội dung và hình thức.
Người Hà Nội xưa đẹp đẽ, ấn tượng là thế nhưng gần đây mọi thứ dường như đã lụi tàn, nếu không muốn nói là hoàn toàn biến mất, cách ứng xử thiếu văn hóa diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở nơi công cộng, chợ búa và len lỏi vào từng ngõ xóm, gia đình.
Khi những quán bún ‘mắng’, cháo ‘chửi’, phở ‘văng’ đã trở thành thương hiệu của Thủ đô và quen thuộc đến mức người dân chấp nhận sống chung thì những hiện tượng khác vẫn ngày đêm tiếp tục bào mòn cái tiếng thanh lịch thủa nào.
Làm sao mà còn thanh lịch cho được khi người ta có thể trong tư thế sẵn sàng cướp đủ mọi thứ từ to tát như xe cộ, điện thoại đến những thứ đôi khi lại nhỏ bé vô cùng như bông hoa hay chiếc áo mưa?
Năm 2010 có thể là một năm khó quên đối với Thủ đô khi chúng ta có hàng loạt chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội nhưng cũng là một năm đáng quên với những người làm văn hóa khi chứng kiến những hành động cướp hoa hỗn loạn trong lễ hội hoa.
 
Sáng 4/1, Lễ hội Hoa Hà Nội bên Hồ Gươm kết thúc trong cảnh nhốn nháo, hỗn loạn như chợ vỡ. Đến nỗi có vị khách nước ngoài đi qua lắc đầu, buông: Crazy!  Trước khu tượng đài Lý Thái Tổ, rất đông người dân xông vào cướp các rọ hoa khi Ban tổ chức Lễ hội phố Hoa Hà Nội đang thu dọn sau lễ bế mạc. Hàng trăm chậu hoa, cây cảnh bị giẫm đạp đổ nát trước sự bất lực của lực lượng an ninh. Thật đáng buồn là những người tham gia cướp hoa lại có cả những cụ ông, cụ bà và nam thanh nữ tú.
Trước đó 2 năm (2008), tại lễ hội hoa anh đào Nhật Bản diễn ra cũng tại Hà Nội, trong khi nhiều người Nhật xếp hàng để vào cổng thì nhiều bạn trẻ Việt Nam công kênh nhau bật tường rào để vào. Rồi cả nam lẫn nữ ào ạt, xô đẩy nhau tranh nhau bứt hoa bẻ cành những cây hoa anh đào mà nước bạn đưa sang Ban tổ chức bất lực nhìn, nhưng những năm sao đó, hoa anh đào thật đã không còn hiện diện trong lễ hội tại Hà Nội nữa.
Hay như mới đây, vào chiều ngày 12/9, chương trình “Đừng để bị ướt mưa!” được tổ chức ở một sân khấu ngoài trời, tại cửa của UBND quận Ba Đình. Nội dung của sự kiện ngày hôm đó bao gồm hoạt động trao tặng 3.000 chiếc áo mưa miễn phí cho người qua đường, người Hà Nội đã để cho những nhà tổ chức phải hoảng sợ khi không ngại ngần xông vào tranh cướp áo mưa.
Theo đó, mở đầu sự kiện, đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh đang có mặt tại đó. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn, mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.
Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu. Chỉ 35 phút sau khi chương trình bắt đầu, 3.000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch. Có tình nguyện viên phát áo mưa còn bị người dân tranh cướp áo mưa cào rách tay, khiến chảy máu.
Trên thực tế, những hành động tranh cướp ấy của người Hà Nội đã khiến không chỉ cộng đồng trong nước mà cả bạn bè quốc tế có những dấu ấn không hề đẹp, thậm chí là sợ hãi về con người thủ đô.
Không chỉ thiếu văn hóa trong những sự kiện hy hữu, hàng ngày ở Hà Nội chúng ta có thể nhìn thấy đầy rẫy những sự kiện chướng tai gai mắt. Buổi sáng trên đường không mấy ngày là không tắc nghẽn vì chen lấn, vượt ẩu. Chỉ một va quệt nhỏ cũng làm họ sửng cồ, to tiếng và thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cuộc ẩu đả không được ai can ngăn khiến cả đoạn đường đã nghẽn càng tắc cho đến khi có cảnh sát xuất hiện. Ra chợ lỡ miệng trả rẻ là bị lườm nguýt, đốt vía, thậm chí bị chửi bới tục tĩu.
Người ta còn sẵn sàng làm xấu đi hình ảnh của bản thân và cả của Thủ đô, đất nước khi sẵn sàng chặt chém, chèo kéo những du khách nước ngoài du lịch tại Hà Nội. Mà đâu chỉ dừng lại ở đó, những hiện tượng như lừa đảo, cướp của du khách vẫn thường xuyên xảy ra khiến không ít người nước ngoài đã phải ví đi du lịch ở Việt Nam hấp dẫn như du lịch mạo hiểm vì những nguy hiểm luôn rình rập và có thể xuất hiện mọi nơi, mọi lúc.
Thậm chí người ta còn cảnh báo với nhau rằng, nếu muốn tìm một nơi mà văn hóa và vô văn hóa, vô lễ và thanh lịch đan xen, chèn ép nhau dữ dội, hãy ra bờ hồ Hoàn Kiếm. Ở đây, thắng cảnh bị xâm hại bởi bao cảnh trớ trêu, trai gái tỏ tình lộ liễu trên ghế đá ven hồ, rác rưởi bập bềnh trên mặt nước… Du khách từ tây đến Việt hễ rảo bước quanh hồ là bị bao vây bởi đội quân ăn xin, bán hàng lưu niệm với giá trên trời quấy rầy từng bước…

Trong hoàn cảnh hỗn loạn như vậy, ấy thế người ta còn luôn nói, luôn tự hào rằng phong cảnh cũng như con người Hà Nội thanh lịch. Thậm chí, một giải thưởng uy tín đã được trao cho ý tưởng Bộ quy tắc ứng xử cho người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Theo đó, mặc dù được hứa hẹn có nhiều bất ngờ nhưng sau nhiều năm khởi động, Bộ quy tắc ứng xử Hà Nội thanh lịch, văn minh vẫn chưa thể chính thức cho ra đời nhưng nhóm soạn thảo Đề án Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã nhận được Giải thưởng Bùi Xuân Phái lần thứ 6 năm 2013 với phần Giải Ý tưởng – Vì tình yêu Hà Nội trị giá 5 triệu đồng.
Phải chăng người Hà Nội đã đến lúc cần có những quy định cụ thể về quy tắc ứng xử, cần phải trao giải thưởng cho Bộ quy tắc ứng xử đó vì thanh lịch, văn minh đã vắng bóng ở Hà Nội? Và phải chăng với những nhà quản lý, quy định cách ứng xử bằng văn bản chính là một cách để níu kéo sự thanh lịch, để câu ca dao nồi tiếng “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” không bị hết hạn sử dụng?
Theo Phunutoday

Bình thường một cách bất thường


Xã hội hiện nay, ranh giới phân biệt những việc bình thường và bất thường có vẻ không còn xác định. Điều bất thường đã trở nên bình thường, để rồi cứ ngang nhiên tồn tại “bình thường” một cách bất thường.
Nên không ngạc nhiên với bình luận mới đây của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mà báo Lao Động dẫn lời, đó là “Việt Nam có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là Luật phổ biến giáo dục pháp luật.
Có nghĩa, luật ban hành ra rồi mà vẫn không làm, đến khi ra thêm luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng… chưa làm”.
Bất thường, khi dân thì nghèo, nhưng trụ sở nhiều tỉnh, thành, theo phản ánh của đại biểu Quốc hội lại mênh mông, lộng lẫy “như cung điện”. Sân vận động huyện xây hàng chục triệu đô la đẳng cấp quốc tế. Trường lớp xuống cấp, không đủ chỗ ngồi, thiếu phòng thực hành cho học sinh, nhưng cái nhà vệ sinh con con xây mới phía sau trường lại ngốn hơn nửa tỷ đồng. Bao nhiêu dự án tiền tỷ phơi mưa phơi nắng. Bao nhiêu cán bộ lương bổng tầm tầm, mà vẫn biệt thự, xe hơi, con cái du học…
Nhưng nó nghiễm nhiên trở nên “bình thường” khi hầu như không “bị” nêu ra địa chỉ, tên tuổi cụ thể trong các báo cáo liên quan đến tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí, quản lý sử dụng vốn ngân sách. Thậm chí khi được báo chí chỉ đích danh, cũng không mấy ai bị xử lý trách nhiệm. Coi như cái sân vận động hoang vắng trị giá hàng chục triệu đô la kia cũng chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện”! Có điều sự “bình thường” ấy luôn bất thường một cách dai dẳng trong mắt người dân.
Người dân không hề “chán” trong việc tố cáo tham nhũng, mà thất vọng vì đấu tranh mãi, tố cáo đưa lên mặt báo mãi nhưng thấy không có tác dụng gì, như nhận xét đầy trăn trở của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Bất thường, khi lũ dữ bây giờ không còn là “chuyện của trời” nữa, mà do các “ông” thủy điện điều khiển. Hạn hán thì giữ rịt từng giọt nước của dân, mưa to nước lên sợ vỡ đập mất tiền liền ào ạt xả lũ khiến dân chới với, mất mạng, trôi nhà. Dân kêu ca, oán thán mãi cũng “chán”, nên còn biết làm gì khác ngoài việc phải ráng chấp nhận khổ nạn ấy, coi như chuyện “bình thường”. Nhưng thử hỏi có quốc gia nào mà doanh nghiệp được phép làm chuyện “bình thường” như vậy không?
Bất thường, khi xe cộ, thiết bị phòng cháy chữa cháy luôn được khẳng định là đầy đủ và sẵn sàng ứng phó, nhưng mỗi lần “bà hỏa” viếng chợ, kết cục người dân nhận về hầu như chỉ là tro tàn. Từ vụ cháy chợ Đồng Xuân hàng chục năm trước, đến liên tiếp gần đây là chợ Lớn Quy Nhơn, chợ trung tâm Quảng Ngãi, và ba hôm trước là Trung tâm thương mại Hải Dương… Diễn tiến quen thuộc sau mỗi vụ cháy là những cuộc đôi co xem các bên ai đúng, ai sai, rồi rơi tõm vào im lặng. Để không lâu sau lại bùng lên vụ hỏa hoạn khủng khiếp khác, hoàn toàn là phiên bản của những vụ trước, dù “sợi dây kinh nghiệm” ai cũng hô hào là đã “rút” một cách nghiêm túc !
Từ “luật không làm” theo nhận xét của bà Nguyễn Thị Kim Ngân ở trên, liên tưởng đến ông Nguyễn Bá Thanh với câu nói nổi tiếng trước đó: “Chúng ta ra hết nghị quyết không ba, không năm, không bảy, nhưng tôi sợ nhất là nghị quyết…không làm”!
THEO TIỀN PHONG

Những hạt sạn trong một bài pháp thoại


Tuy là một người chưa quy y Tam Bảo nhưng tôi thường xuyên đọc các ấn phẩm viết về Đạo Phật, trước là để tu tâm, sau là nói lại những điều răn dạy về ngũ giới, về tam độc tham sân si với con cháu. Cũng vì vậy mà tôi vào Google gõ từ khóa Biển Đông dậy sóng với cái nhìn của Phật giáo đăng ngày 13/7/2011 lúc 17:00 của trang phattuvietnam.net để đọc bài pháp thoại của Thượng tọa Thích Chân Quang-trụ trì chùa Phật Quang ở Núi Dinh, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Bài này thầy giảng trước một cử tọa gần hai ngàn thiện nam tín nữ. Cũng bài pháp thoại này, hduyanh đã đưa lên youtube ngày 10/10/2012 theo đường link http://www.youtube.com/watch?v=CWb1ln2W-LI và trong tháng 9/2013 nhiều trang web đã đăng tải lại. Thầy trịnh trọng mở đầu bài pháp thoại của mình:
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Hôm nay ta tạm nghỉ bài pháp cú để ta nói với nhau đề tài có tựa là Biển Đông dậy sóng (vỗ tay). Nghe biết làm sao mà vỗ tay? Tính đi đánh nhau hay sao mà vỗ tay? Liên tiếp trong thời gian qua ta nghe nhiều cái tin không vui ở trên biển là cái người Trung Quốc anh em với ta bỗng nhiên tuyên bố rằng toàn bộ Biển Đông này là của họ, thường hay bắt tàu của nhân dân Việt Nam, phá những cái tàu của Việt Nam mà những cái tàu đó hoạt động trên cái vùng biển đặc quyền của mình…


Trong bài pháp thoại này có hai việc mà Thượng tọa Thích Chân Quang nói sai, nó như hai hạt sạn làm hỏng bài pháp thoại mà một người tài cao đức trọng như thầy không nên phạm phải.
- Thứ nhất, dựa trên những câu chuyện dã sử và truyền thuyết mơ hồ về vua Đế Minh và hai con của ông ta là Đế Nghi và Kinh Dương Vương , thầy chứng minh rằng Trung Quốc là anh, Việt Nam là em. Mà đã làm em thì phải giữ đạo lý của người em luôn luôn kính trọng người anh. Và thầy cho rằng Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh các căn cứ của Trung Quốc ở Châu Ung, Châu Liêm, Châu Khâm trong chiến dịch đánh Tống vào năm 1075-1076 là hỗn. Thầy cho rằng đó là trường hợp duy nhất mà em hỗn với anh, còn lại thì đa số vua chúa nước ta đều bày tỏ lòng kính trọng với Trung Quốc.
- Thứ hai, nhà thơ gốc Chăm Inrasara (sinh năm 1957) đã rất phẫn nộ với một đoạn văn trong bài pháp thoại: “Nhiều người vẫn cho rằng cha ông mình chiếm Chiêm Thành là tội lỗi truyền đời của Việt Nam. Việt Nam phải chiếm Chiêm Thành. Đó là một trách nhiệm không thể làm khác được. Tại vì sao? Tại vì Chiêm Thành có tục lệ man rợ. Đó là tục lệ giết người. Đất nước đó không thể tồn tại… Tục lệ Chiêm Thành khi vua chết phải thiêu sống luôn người vợ. Mà vua làm được thì quan làm được, quan làm được thì dân làm được. Chúng ta phải tiêu diệt thôi”
Tôi nhường lại cho độc giả bài viết này sự phán xét cái sai trong hai hạt sạn nói trên. Thượng tọa Thích Chân Quang là một người có nguồn gốc cao quý. Nhiều tài liệu đã viết về thầy. Hồ Sĩ Tạo sinh ra Nguyễn Sinh Sắc. Nguyễn Sinh Sắc sinh ra Hồ Chí Minh. Sau khi thoát án của triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc trốn vào bưng biền Đồng Tháp lấy một người vợ trẻ và sinh ra Hồ Chí Nghĩa. Thượng tọa Thích Chân Quang là con Hồ Chí Nghĩa, là cháu nội Nguyễn Sinh Sắc, là cháu gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng bác. Thầy đã về nhà thờ tổ họ Hồ và nhà thờ Cụ Giải nguyên Hồ Sĩ Tạo để bái lạy dâng hương và nhận họ hàng. Thầy còn là một người tài cao học rộng, qua nhiều năm hoằng pháp đã cho xuất bản hơn sáu trăm bài thuyết giảng bằng đĩa hình VCD, DVD về các đề tài khác nhau có phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Nhưng dù cho thầy có nguồn gốc cao quý đến đâu, tài cao học rộng đến đâu tôi cũng muốn thầy làm hai việc sau đây:
- Thứ nhất, thầy hãy đến Đền Cơ Xá thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt ở đầu phố Nguyễn Huy Tự, Hà Nội dâng một nén hương để tạ lỗi vì đã mạo phạm đến Ngài.
- Thứ hai, thầy hãy viết một bài đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng xin lỗi nhà thơ Inrasara và những người Việt gốc Chăm về điều sai trái mà thầy đã nói về tổ tiên và dân tộc họ.
Là một nhà tu hành chân chính, tôi mong thầy không chấp bài viết này của tôi và làm hai việc mà tôi đề nghị.
THEO HUỲNH VĂN ÚC

Cắn răng tự xử nợ xấu, thà chết không khai thật

Sau thời gian kêu than khó khăn vì nợ xấu cao, buộc Chính phủ phải thành lập Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nhưng VAMC đi vào hoạt động thì nhiều ngân hàng lại không muốn bán nợ cho Công ty này.

Tỷ lệ nợ xấu đẹp, cần gì VAMC?

Vào cuối năm 2012 khi có đề xuất thành lập VAMC thì tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng đều cao, từ 4% đến trên 10%. Nhưng nay khi VAMC đi vào hoạt động thì tỷ lệ nợ xấu của phần lớn các ngân hàng đã hạ xuống mức dưới 3%, đạt tiêu chuẩn quốc tế và không cần phải bán cho VAMC.
Trong số 15 ngân hàng công bố tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013, chỉ có 3 ngân hàng có tỷ lệ vượt mức 3%, ngưỡng phải bán cho VAMC, gồm NaviBank (6,1%), SHB (9,04%) và TechcomBank (5,28%), còn lại đều ở mức từ 3% trở xuống.
Ngoài ra, một số ngân hàng cho biết, hiện đang cố gắng tự thân vận động và tự xử lý trước khi nghĩ đến chuyện bán lại cho VAMC. VAMC dù là công cụ tốt nhưng tự thân các ngân hàng xử lý nợ xấu vẫn tốt hơn.
Một số ngân hàng hiện đã cử nhân sự tham gia vào bộ máy hoạt động của DN vay vốn nhưng không có khả năng trả nợ đúng hạn để giúp DN tái cơ cấu, quản lý trực tiếp, quản trị dòng tiền… Thậm chí, có trường hợp nhân sự của ngân hàng phải tham gia điều hành trực tiếp tại DN. Điều này vừa giúp DN ổn định sản xuất, vừa giúp ngân hàng có thể kiểm soát chặt DN, không để DN có cơ hội tẩu tán tài sản, bảo vệ lợi ích của mình.
Với quyết tâm xử lý nợ xấu của các ngân hàng thì VAMC được dự đoán sẽ phải “đốt đuốc” đi tìm khách hàng trong thời gian tới. Không có khách hàng bán nợ thì VAMC chắc thành lập ra cũng chỉ để “ngồi chơi xơi nước”.
Tuy nhiên, một nguồn tin mới đây cho biết, VAMC đã có danh sách một loạt các ngân hàng buộc phải bán nợ xấu và sẽ gửi xuống tận nơi trong nay mai. Những ngân hàng này sẽ phải bán nợ xấu với mức giá do VAMC xác định.
Điều này đang gặp phải phản ứng từ các ngân hàng. Nhiều ngân hàng cho biết, vấn đề định giá tài sản đảm bảo rất phức tạp và khó chính xác. Nếu định giá quá chặt thì DN và ngân hàng chịu thiệt, nếu định giá thoáng thì VAMC không thể bởi như vậy Chính phủ chịu thiệt. Chỉ khi nào giải quyết được cách định giá hợp lý thì việc mua bán nợ mới diễn ra suôn sẻ được.
Câu chuyện vẫn diễn ra theo hướng khó khăn và có lẽ không phải bán nợ cho VAMC là cách tốt nhất mà các ngân hàng mong muốn.
Theo các chuyên gia kinh tế thì ngân hàng không muốn bán nợ cho VAMC bởi quy định, các tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3% bắt buộc phải bán nợ cho VAMC, nhưng khi bán nợ rồi thì vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20%/ năm cho số đã bán, sau 5 năm số nợ này VAMC không xử lý được thì lại trả về cho các ngân hàng.
Vì vậy, nhiều ngân hàng không muốn bán nợ cho VAMC, bởi bán nợ rồi mà vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro. Nợ xấu khi còn thuộc về ngân hàng, họ có toàn quyền xử lý, nay phải phụ thuộc vào 1 tổ chức khác thì chưa biết thế nào.

Sợ lộ con số thật

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, lý do quan trọng nhất khiến các ngân hàng không muốn bán nợ cho VAMC là nếu bán nợ, ngân hàng sẽ phải công khai với Ngân hàng Nhà nước là khoản nợ này từ đâu mà ra, ai là đối tượng vay.Ngân hàng lo sợ là bởi, tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng rất nghiêm trọng, nhiều ngân hàng huy động tiền của dân rồi cho công ty sân sau vay, nảy sinh nợ xấu.
Nếu công khai các khoản nợ xấu này, có nghĩa ngân hàng thương mại phải thừa nhận với Ngân hàng Nhà nước tình trạng cho vay sân sau, có nghĩa ông chủ ngân hàng có nguy cơ phạm luật.
Bản thân các ngân hàng lớn hay nhỏ, hoạt động tốt hay không đều có xu hướng giấu nợ xấu. Ngân hàng nhỏ giấu vì sợ nếu lộ ra sẽ bị phân biệt đối xử, khách hàng rút chạy. Còn những ngân hàng lớn, giấu nợ xấu, trích dự phòng rủi ro thiếu để tăng lợi nhuận, kích giá cổ phiếu cũng như thu hút khách hàng.
Một chuyên gia ngân hàng cho biết mỗi ngân hàng có tới 4 cấp có thể che giấu, làm sai lệch con số nợ xấu. Cấp thứ nhất là cán bộ tín dụng, do thấy khách hàng không trả được, sợ ảnh hưởng đến bản thân đã câu kết với khách hàng tìm nguồn vốn khác đập vào, cho vay khoản mới đảo nợ. Tiếp tới là các Phòng giao dịch và Chi nhánh cũng lo sợ nợ xấu ảnh hưởng tới mình, tìm cách xử lý theo hướng có lợi. Cao hơn nữa các Hội sở chính cũng thấy nợ xấu có thể gây tác động xấu nên tìm cách xử lý tương tự và cuối cùng là cấp phát ngôn có thể điều chỉnh để có con số “đẹp”.
Việc che giấu nợ xấu có ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển ngân hàng, không phản ánh đúng thực trạng của ngân hàng, để có giải pháp áp dụng phù hợp mà sẽ làm kéo dài thời gian trì trệ, thua lỗ.
Các chuyên gia cũng đặt ra vấn đề, nếu xử lý nợ xấu theo cách khác như dùng tiền mặt mua nợ xấu theo giá thị trường thì chắc chắn tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng cao vọt và không ngân hàng nào lại không muốn đẩy “cục nợ” này đi cho rảnh. Nhưng cách này nghe chừng khó. Vậy chỉ còn cách đẩy mạnh thanh tra kiểm tra các tổ chức tín dụng và DN thì nợ xấu mới không thể giấu được.
Kiểm toán Nhà nước vừa cho biết, trọng tâm kiểm toán 2014 là tìm ra nợ xấu và sở hữu chéo mà mọt số DN và ngân hàng sẽ bị đưa vào tầm ngắm. Theo dự kiến tổng số cuộc kiểm toán trong năm 2014 sẽ là 160, tăng 12 cuộc so với năm 2013. Riêng lĩnh vực DN và tổ chức tài chính – ngân hàng tăng 14 đầu mối so với năm trước.
THEO VIETNAMNET

Không thể xử cả làng vì đánh chết “cẩu tặc”

Luật sư cho rằng vụ án “cẩu tặc” bị đánh chết tại Bắc Giang nên được đình chỉ vì không thể quy kết tội cho một số cá nhân khi mà hàng trăm người cùng đánh “cẩu tặc”.
Đến nay, Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố 7 bị can trong vụ đánh chết 2 cẩu tặc tại làng Danh Thượng (xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên việc hơn 800 hộ dân của làng cùng nhận tội đã dư luận xôn xao.
Chết rồi còn khởi tố “cố ý gây thương tích”
Luật sư Hà Huy Phong (GĐ Công ty luật Inteco, Hà Nội) khẳng định: “Không thể có chuyện xử tội cả làng vì đánh chết trộm chó được!”
Ông Phong cho biết, pháp luật chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự với cá nhân chứ không bao giờ truy cứu tập thể.
Nếu muốn xử lý vụ “cẩu tặc” bị đánh chết tại làng Danh Thượng, cơ quan tố tụng phải điều tra và xác định cụ thể những ai dùng hung khí đánh “cẩu tặc”. Ví dụ cá nhân nào đánh đập nhiều hoặc dùng hung khí gây thương tích nặng, đánh vào chỗ hiểm trực tiếp gây tử vong,… Mặt khác, phải xác định được cá nhân đó đã đánh gây thương tích ở mức độ nào.
“Không thể tùy tiện khởi tố bị can được khi chưa làm rõ các tình tiết đó được” – Luật sư Phong nói.

 - 1
Người dân làng Danh Thượng cho biết, “cẩu tặc” vào tận ngõ ngách trong làng để bắt chó

Một người tay không đánh một cái hoặc ném một viên gạch trúng tay chân người khác, khó có thể gây thương tích nặng, chưa nói chuyện làm chết người. Cái chết có thể do nhiều cú đánh cộng hưởng của cả làng gây nên. Nếu vậy, không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một cá nhân nào về tội giết người hay cố ý gây thương tích.
Theo ông Phong, kể cả xác định được người cuối cùng đánh “cẩu tặc” khi sắp chết, cũng không thể truy cứu được. Bởi lẽ, có thể người này chỉ đánh nhẹ. Dù anh ta có đánh hay không thì người kia vẫn sẽ chết.
Trên thực tế, từ lâu tại nhiều địa phương đã có “cẩu tặc” bị cả làng đánh chết, nhưng cơ quan pháp luật vẫn chưa truy cứu hình sự được. Bởi trong hàng trăm người tham gia hành hung, khó xác định được ai đánh mạnh hơn ai.
“Cơ quan điều tra vội vàng khởi tố bị can đối với 7 người dân thôn Danh Thượng về tội cố ý gây thương tích là không phù hợp, thiếu cơ sở pháp lý.” – Luật sư Phong nhận xét.
Luật sư này lý giải, muốn truy cứu tội cố ý gây thương tích, phải chứng minh được đối tượng đã làm cho bị hại có tỷ lệ thương tật 11% trở lên. Điều này thể hiện bằng kết quả giám định. Nhưng hàng trăm người cùng đánh, không thể giám định được.
“Người thì đã chết, đâu ai giám định được tỷ lệ thương tật 7 người này gây ra như thế nào?” – Ông Phong nói.

 - 2

Theo LS Hà Huy Phong, nếu muốn xử lý vụ “cẩu tặc” bị đánh chết, cơ quan tố tụng phải xác định cụ thể những ai dùng hung khí đánh “cẩu tặc” và ở mức độ nào
Theo LS Hà Huy Phong, khởi tố vụ án để điều tra là cần thiết. Nhưng khởi tố bị can với tội danh trên là chưa chuẩn. Cơ quan tố tụng cần xem xét lại.
Còn việc cả làng đứng ra nhận tội, LS Phong cho rằng, không làm sai pháp luật. Tất nhiên, cần xem xét việc nhận tội đó có đúng với sự thật khách quan hay không. Nếu những người ký đơn nhận tội chính xác là đã tham gia đánh “cẩu tặc”, dù đánh rất nhẹ, thì họ cùng ký đơn nhận tội là quyền của họ. Nhưng nếu chỉ dăm bảy người đánh mà cả làng lại đứng ra cùng nhận là không được.
Ông Phong cũng nhận định rằng, hành vi của người dân trong vụ đánh “cẩu tặc” tại làng Danh Thượng là chưa đúng.
“Cẩu tặc” vi phạm mức độ nào luật pháp đã quy định, có cơ quan thực thi pháp luật phân xử. Hành động của dân làng Danh Thượng như vậy chứng tỏ còn mang tính manh động, tự phát. Điều đó vẫn thể hiện sự ấu trĩ trong nhận thức của người dân ở đây.
Nhưng theo ông Phong, đó cũng là hành động cho thấy sự bức xúc, phản ứng trước sự thiếu trách nhiệm của cơ quan chức năng. Cần phải nhìn nhận vai trò của những người làm công tác an ninh tại địa phương chưa tốt.
Nếu có trách nhiệm, đâu cần đánh “cẩu tặc”
Còn theo luật sư Ngô Ngọc Thủy (Trưởng Văn phòng Luật sư Ngô Ngọc Thủy, Hà Nội), vẫn có thể điều tra truy cứu được từng cá nhân trong vụ án này. Kể cả mỗi người đánh nhẹ một cái thì cơ quan pháp luật sẽ truy cứu người đánh cuối cùng trực tiếp làm chết người.
Ông Thủy cho rằng, hành vi đánh chết trộm chó của người dân như thế là không được. Theo ông, dù bức xúc, cũng không thể tự ý hành xử coi thường pháp luật. Đổ lỗi cho cơ quan chức năng địa phương chỉ là cách để giảm nhẹ chứ không thể nói là không có tội. Luật pháp vẫn phải được thực thi.
Ông Thủy nêu vấn đề: Các vụ phạm tội vẫn luôn có trách nhiệm của cơ quan chức năng, cá nhân, tập thể trong bộ máy chính quyền. Nhưng người trực tiếp phạm tội vẫn là người phải tự chịu lấy. Đó là triết lý thông thường.
“Nếu cơ quan thực thi pháp luật làm tốt thì xã hội đâu có nhiều kẻ trộm chó, giết người, bảo kê.” – Luật sư Ngô Ngọc Thủy kết luận.

 - 3
Khu ruộng nơi “cẩu tặc” bị đánh chết

Luật sư Tạ Ngọc Sơn (GĐ Công ty Luật Kosy, Hà Nội) cho rằng, vụ đánh chết “cẩu tặc” cho thấy một thực tế là người dân đang muốn tự xử. Theo ông Sơn, kinh tế xã hội thiếu sự ổn định, nhiều thanh niên lêu lổng, không có việc làm sinh ra nhiều tệ nạn. Trong khi đó, người dân không còn tin vào cách làm của cơ quan thực thi pháp luật.
Luật sư Sơn cũng cho rằng, cơ quan pháp luật không nên truy cứu vụ người dân đánh chết cẩu tặc ở làng Danh Thượng vì rất khó xác đinh được đối tượng cụ thể.
“Công an tỉnh Bắc Giang nên đình chỉ điều tra vụ án này”. – Luật sư Sơn nêu quan điểm.
Cũng theo vị luật sư này, Nhà nước cần xem xét tăng chế tài xử lý với hành vi trộm chó nói riêng và trộm cắp tài sản nói chung.
“Nếu “cẩu tặc” bị xử lý hình sự thì đã không có chuyện người dân phải tự hành xử như thế.” – Luật sư Tạ Ngọc Sơn nhấn mạnh.
 THEO KHÁM PHÁ

Lấy trộm một hộp sữa, lãnh 2 năm tù


Cho rằng mức án 2 năm cho tội trộm cắp tài sản do TAND Q. Tân Bình tuyên là quá nặng, Lê Đức Sỹ (22 tuổi, quê Tĩnh Gia Thanh Hóa) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, bởi số tài sản Sỹ lấy trộm chỉ là một hộp sữa và đã được hoàn trả cho chủ cửa hàng.
Tuy nhiên, HĐXX phúc thẩm tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên giữ y án sơ thẩm.
Theo đó, vào ngày 16-2-2013 Sỹ cùng đồng bọn đến siêu thị Pico trên đường Cộng Hòa để ăn trộm sữa và đã lấy được một hộp sữa bột bỏ vào trong người nhưng chưa đưa ra khỏi siêu thị thì bị nhân viên siêu thị phát hiện và báo công an.
Bản án sơ thẩm tòa án nhân dân quận Tân Bình tuyên phạt Sỹ 2 năm tù giam bởi Sỹ đã có tiền án, tiền sự về tội trộm cắp và cướp giật tài sản và chưa được xóa án tích.
Bản án ngày 4-7-2013 nhận định: “Xét thấy bị cáo là thanh niên khỏe mạnh mà lười lao động, vừa chấp hành hình phạt tù cho tội cướp giật tài sản xong chưa lâu thì ngày 20-1-2013 bị cáo lại thực hiện hành vi trộm cắp tại địa bàn tỉnh Bình Dương và đã bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt là 1.500.000 đồng nhưng bị cáo vẫn không tỏ ra tiến bộ nay lại cấu kết với các đối tượng khác chiếm đoạt tài sản ở chỗ đông người với hành vi liều lĩnh coi thường pháp luật. Bởi vậy cần phải xử phạt bị cáo với mức án nghiêm khắc nhằm răn đe và giáo dục”.
Không có người thân nào đến tòa, phiên xét xử cũng diễn ra hết sức chóng vánh cả ở phần xét hỏi lẫn tranh tụng.
Cũng chẳng đưa ra được tình tiết nào để xin giảm nhẹ hình phạt, tại phiên tòa, Sỹ cũng không đưa ra được lời biện hộ nào cho mình.
Trong phiên tòa phúc thẩm, chủ tọa phiên tòa cho rằng: Sỹ có nhân thân xấu, có 1 tiền án, một tiền sự về tội trộm cắp tài sản và cướp giật tài sản. Bởi vậy bác kháng cáo của bị cáo và giữ nguyên án sơ thẩm.
THEO TUỔI TRẺ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét