Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Lượm lặt - KHI NGƯỜI DÂN VÔ CẢM NGAY VỚI THÂN PHẬN QUỐC GIA, ĐÓ LÀ THẢM HỌA.

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Triển lãm ảnh về Trường Sa ‘Gửi tình theo sóng’ (TN). - Tuổi trẻ TPHCM hướng về biển đảo (SGGP). - Biểu dương người có công bảo vệ biên giới, biển đảo (Tin tức). ‘Biển Đông sẽ xấu đi nếu không đạt được COC trước năm 2015’  (SM)   —Quân đội Philippines tìm cách tăng số radar giám sát Biển Đông  (SM)

Trung Quốc đổi chiến lược: Chim báo bão tranh chấp Biển Đông  (ĐV)    —Tình hình Biển Đông: Uốn lưỡi bò trên đất Mỹ  (ĐV)
Cần “chỉ mặt, đặt tên” đối tượng tham nhũng  (VOV)  —-Bình thường một cách bất thường  (TP)   -Xã hội hiện nay, ranh giới phân biệt những việc bình thường và bất thường có vẻ không còn xác định. Điều bất thường đã trở nên bình thường, để rồi cứ ngang nhiên tồn tại “bình thường” một cách bất thường.
Tổng giám đốc dùng gậy chơi golf đánh người phục vụ bất tỉnh  (LĐ))   -Hành động này nếu “đứng về quan điểm Giai cấp” gọi là gì nhỉ ??? – Những người CS từng nói sau 75 là ” cái thư chơi Bi-a và Gôn là bọn nhà giàu, Tư sản…ăn không ngồi rồi ,xách cái gậy đi lòng vòng để nghĩ ra cách bóc lột tầng lớp Lao động , chớ gì mà giải trí “. Đúng , quan điểm của Cách Mạng (CS) luôn đúng với những người thuộc Giai cấp “lao động” bị bọn giàu có bóc lột cho đến hôm nay, hay. – Không vừa lòng là nó bụp vô đầu.
Lấy đất làm sân golf ở Bình Dương: Sao không bồi thường cho dân?  (LĐ)
Vụ công ty chôn thuốc sâu phi tang:Người dân kéo nhau đi khám sức khỏe  (GDVN)
Ðặt máy đánh bạc ở 4 khách sạn Sài Gòn  (NV) -  Ðó là các khách sạn: Bến Thành (trước đây là khách sạn Rex), Cửu Long (Majestic), Ðồng Khởi (Grand) và Ðệ Nhất, trực thuộc tổng công ty Saigontourist.
Xiết Công Nhân từ 10-10-2013: Phạt Nặng Đình Công Sai Luật; Bà Rịa Vũng Tàu: Hàng Trăm Công Nhân Đình Công Vì Công Ty Hà Khắc  (VN)
Sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam   TTO – Sau khi Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hungary và Đan Mạch (từ 15 đến 20-9), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc trả lời báo chí về kết quả chuyến thăm.
Khởi công dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây nguyên  (TT)

Làm nông nghiệp thôi thì chỉ ổn, không giàu  TP – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói như vậy tại hội nghị đánh giá hoạt động KHCN…
Nhọc nhằn lao động nữ tha hương  (NLĐ) -Do thiếu thông tin, lao động nữ làm việc ở nước ngoài phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình làm việc và sau khi về nước
_________________________________________________________________________________________________
Bắt cọp và bắt ruồi  (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -  Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đang ngồi trên ngai vàng cai trị hơn một tỷ dân; nhưng bên dưới sàn nhà là một kho thuốc nổ.
Bắc Kinh và Internet  (Lê Phan – NV)    —-Putin Ỷ Gian Tố Sảng  (Nguyễn xuân Nghĩa -NV)   ——Ðôi mắt người Sơn Tây  (Quỳnh Giao -NV)
Xây Lò Điện Nguyên Tử: CSVN Không Có Quyền  - Vi Anh  -(Vietbao)      —–Nói Phải Quấy Với TQ  – Trần Khải -(Vietbao)
Qui Tắc Ứng Xử Biển Đông: Đừng Mong - Vi Anh -(Vietbao)
Mắt Nhìn Về Biển Đông  -Trần Khải -(Vietbao)  -Thù dai là đặc tính của người cộng sản — đặc biệt là cộng sản Tàu. Và do vậy, rất nhiều khi chúng ta không thể suy đoán theo lẽ thường tình, vì các xung động cảm xúc có thể lèo lái lý trí của mấy anh cộng sản Bắc Kinh theo những “lý lẽ của con tim”…
Hãy nhớ, TQ thù dai… Họ không quên mối thù bỏ chạy khỏi Việt Nam từ thời nhà Trần, từ thời Vua Quang Trung…
Hoàng Đức Minh – Đất nước ta và những dòng chảy thú vị  -(Danluan)
Nguyễn Quang Vinh – Khi người dân vô cảm ngay với thân phận quốc gia, đó là thảm họa -(Danluan)
Kami – Mấu chốt của vấn đề -(Danluan)
Nguyễn Hưng Quốc – Truyền thông và cách mạng -(Danluan)
Hồi ký của Khurusev: Cái chết của stalin (3) -(Danluan)
Hiệu Minh – Thế hệ 9X sẽ thay đổi đất nước?

KINH TẾ
Sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (TT). VĂN HÓA-THỂ THAO
‘Á Tế Á ca’ thực sự là của ai? (TTVH). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Chữ Lễ và đạo đức giả dưới mái trường (VNN). - Đổi mới việc dạy và học môn Giáo dục công dân (VOV).
Bài kiểm tra 2 điểm bị phê ‘khó thành người tử tế’ (IOne)====>>>
Nở rộ phim của đạo diễn Việt kiều  (TN)
Đổi mới toàn diện Giáo dục: Tiếng chuông hay tiếng sấm?  (GDVN)
TP.HCM: nhịn ăn tiêu giải trí, sắm sách vở cho con  (SM)

Đề xuất nhiều đổi mới quan trọng trong thi tốt nghiệp và thi đại học  (GDVN)


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
9 thuyền viên trôi dạt trên phao cứu sinh đã vào bờ an toàn (TN). Lại thêm một vụ tàu container đâm tàu cá trên vùng biển Vũng Tàu  (GDVN)
Đậu phụ chứa thạch cao, độn ‘đá’ vào bụng người dùng   (VEF)   —Lắp điều hòa, sắm hàng hiệu chiều thú cưng  (VEF)
Đêm ‘bắt ma’, đuổi ‘thần chết’ trong biệt thự triệu đô  (VEF)  -Xin nói luôn “ma” ở đây là lũ trộm luôn rình rập, và “thần chết” là các con nghiện, tay lăm lăm bơm kim tiêm trong bộ dạng chỉ còn da bọc xương vì nghiện.
Thời sự trong ngày: ‘Đại gia’ cướp 14 con gà  (VNN)    —-Vụ cháy nổ bình gas ở Bình Phước: 3 mẹ con tử vong nghi do tự sát  (TN)    —-Bắt kỹ sư dầu khí lừa đảo hơn 1 tỉ đồng  (TT)

Trộm khiêng bộ trường kỷ cổ bạc tỉ giữa đêm  (NLĐO)    —–Cụ bà chết khi đầu trùm nilon, cổ chằng dây điện  (ĐV)

QUỐC TẾ 
Nhật Bản thúc đẩy tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria (VOV).

 Qui Tắc Ứng Xử Biển Đông: Đừng Mong

Tác giả : Vi Anh
Trung Cộng câu giờ thấy rõ trong cuộc thảo luận giữa TC và ASEAN về Bộ Qui Tắc Ứng Xử Biển Đông, tại Thành Phố Tô Châu ở Trung Cộng mấy ngày qua. Lý do rất dễ hiểu vì, thời gian càng kéo dài và nguyên trạng càng để lâu thì càng có lợi cho TC trong âm mưu TC lấn chiếm gần hết biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam, Phi luật tân và Nhựt bị nặng nhứt.

Thực vậy Bộ Qui Tắc Ứng Xử Biển Đông hay DOC Ngoại trưởng Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN từ năm 2002, cả chục năm rồi chớ không phải mới đây. Nội dung văn kiện này kêu gọi các bên tranh chấp giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình mà «không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng (thực thụ) vũ lực» và «tự kiềm chế tránh các hoạt động làm tranh chấp phức tạp thêm hoặc leo thang».

Thế nhưng mười mấy năm qua TC đơn phương quậy đục nước Biển Đông, đánh phá rất nhiều tàu của ngư dân VN, lấn chiếm, khuấy phá nhiều biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương. Các nước của hiệp hội ASEAN và Hoa kỳ cả chục năm nay đã tìm cách, kêu gọi TC hội họp, bàn luận mong đạt qui tắc ứng xử có tính ràng buộc trong các cuộc tranh chấp biển đảo với TC, nhưng vô ích. TC kiên quyết chống lại mọi cố gắng của ASEAN.

Chỉ mới đầu năm nay 2013 do bị quá nhiều tai tiếng, kiện ra toà quốc tế, TC mới đồng ý ‘chủ trì’ một cuộc họp ở thành phố Tô Châu nhưng vẫn có nhiều câu thòng nhưn nhị phải kéo dài. Chính phát ngôn viên của TC tuyên bố rằng, một bộ quy tắc ứng xử không phải là điều có thể đạt được trong ngày một ngày hai. Và y như rằng cuộc thảo luận ở Tô châu như ‘dã tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.”

TC chống vì TC đã cưỡng chiếm gần hết biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương, tuyên bố đó là thuộc quyền lợi bất khả tranh cãi. Tình trạng càng kéo dài càng có lợi cho TC. Thế giới coi như chuyện đã rồi. TC có thì giờ củng cố quyền lực, tổ chức hành chánh, quân sự, hợp thức hoá. Như trường họp đảo Hoàng sa và một phần lớn đảo Trường Sa của VN, TC lập thành huyện Tam Sa, rồi đổi thành thành phố Tam Sa sáp nhập và cho trực thuộc tỉnh Hải Nam của TC.

Nên trong hội nghị ở Tô Châu, TC phá đám cho bể hội nghị. TC đổ tội cho Phi luật tân làm mất đoàn kết tinh thần hợp tác khi đâm đơn kiện TC về luật biển và về việc TC đóng những khối bê tông trên Bãi cạn Scarborough. Thế là còn lâu hay không bao giờ có bộ nguyên tắc ứng xủ lý do rất dễ hiểu. Thời gian và nguyên trạng Trung Cộng lấn chiếm biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương đang đứng vế phía TC, hoàn toàn có lợi cho TC. Đừng mong TC nhả ra món ngon mà TC đang ngoạm vào miệng—trừ khi bị tổng phản công bởi nhiều nước, mãnh hổ nan địch quần hồ.

TC biết rõ nên luôn chủ trương bẻ đũa từng chiếc, tuyên bố chỉ giải quyết tranh chấp biển đảo trên nguyên tắc song phương. Và TC không chánh thức dùng phương tiện quân sự như hải quân, không quân khi lấn chiếm, e ngại Mỹ xen vào, từ bỏ lời hứa không đứng về phía nào trong các tranh chấp và cho là quyền lợi quốc gia của Mỹ là tự do hải hành bị đe doạ.

Diễn tiến thời sự và sự kiện của TC cho thấy rõ chiến thuật tằm ăn lên của TC. Hai nước nhỏ bị TC tranh chấp là Phi luật tân và Việt Nam. Bước một Phi luật tân cương quyết hơn, dùng cả phi cơ chiến đấu, tàu chiến ra ngăn chận tàu hải giám và đánh cá của TC. Lúc này TC như chỉ để thăm dò phản ứng của Mỹ có hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ ký với Phi vào năm 1951 nên êm đềm rút lui.

Nhưng khi nghe thấy Mỹ tuyên bố chỉ bảo vệ hải lộ cho tự do thương thuyền, chớ không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo trong vùng, TC làm một cú mạnh hơn. Giai đoạn hai, TC chứng tỏ chủ quyền của TC bãi cạn Scarborough của Phi. TC cho tràn ngập vùng biển này với vừa tàu hải giám, vừa tàu đánh cá xuất hiện dần dần lên gần 33 chiếc. Trong khi Phi chỉ có hai tàu tuần cận duyên và hải quân quanh quẩn ở xa xa thôi.

Nhưng đặc biệt, TC không điều tàu hải quân ra, mà tòan tàu cảnh sát, bán quân sự trá hình làm tàu đánh cá và hải giám mà thôi. Nhưng những tàu này kiên trì bám trụ, có tăng, chớ không có giảm.

Chiến thuật biến việc cưỡng chiếm thành chuyện đã rồi, thời gian và nguyên trạng có lợi cho TC, TC cũng áp dụng cho nước láng giềng VN. TC lấy hai đảo Hòang sa và Trường sa của VN làm huyện Tam sa trực thuộc tỉnh Hải Nam của TC. TC đơn phương tung ra một bản đồ hình lưỡi bò liếm mất 80% Biển Đông của VN. TC dùng căn cứ hải quân lớn nhứt ở Hải Nam gần như khóa chặt Vịnh Bắc Việt của VN.

Thời CS, Trung Cộng xâm lăng biển đảo VN dễ dàng như ăn cháo bào ngư vậy. Không cần một tiếng súng, một nhát gươm. TC lợi dụng tình đồng chí, cấy sinh tử phù - tiền, gái và quyền - biến một số cán bộ, đảng viên của đảng CS Việt Nam thành gia nô, thái thú và dán lên trán của những người mãi quốc cầu an, cầu vinh này lá bùa mười mấy chữ vàng và bốn cái tốt. Những gia nô của quân Tàu này biến VN thành một chế độ duy nhứt cấm dân bày tỏ lòng yêu nước, chống quân xâm lược, bằng lá bùa “định hướng dư luận” dán trên đầu Đảng CSVN.

Ngư dân VN bị quân Tàu Cộng bắn, bắt, đánh, tịch thu tàu, đòi tiền chuộc, thì phát ngôn viên ngọai giao của VNCS không dám nói Tàu của Trung Quốc mà nói ‘tàu lạ’ thôi.

Trong chánh trị, ngoại giao người ta giải quyết vấn đề trên tương quan quyền lợi và thế lực. Không ai buông một cái gì đã nắm được vì những lời đòi hỏi hay lên án. Nhứt là Trung Cộng, một chế độ tin quyền lợi nằm trên mũi súng như lời của Mao Trạch Đông, người khai sanh chế độ TC mà bây giờ TC vẫn còn tôn thờ./.

Mắt Nhìn Về Biển Đông

Tác giả : Trần Khải
Thù dai là đặc tính của người cộng sản -- đặc biệt là cộng sản Tàu. Và do vậy, rất nhiều khi chúng ta không thể suy đoán theo lẽ thường tình, vì các xung động cảm xúc có thể lèo lái lý trí của mấy anh cộng sản Bắc Kinh theo những “lý lẽ của con tim”...

Những xung đột quá khứ đã từng có, lâu lâu lại thấy nhà nước Bắc Kinh moi ra kể lại. Không cần kể chuyện Việt Nam, vì các lãnh đạo Hà Nội đã rất mực mềm mỏng, nên nhiều khi các xung khắc khó lộ ra cho chúng ta biết.

Cũng cần ghi nhớ rằng, Mỹ ngay cả trong thời kỳ ưu tiên hỏa lực hướng về Trung Đông và các lực lượng Hồi Giáo cực đoan, cũng vẫn không rời mắt ở Biển Đông.

Do vậy, mới có chuyện xảy ra năm 2001 ở đảo Hainan (Việt Nam thường phiên âm là Đảo Hải Nam), trên bầu trời đụng nhau chiếc phi cơ do thám EP-3 của Hải Quân Mỹ và chiến đấu cơ F-8 của Hải Quân Trung Quốc.

Thế rồi chuyện năm 2009 với chiếc tàu Hải quân Mỹ Impeccable bị nhiều tàu chiến TQ bao vây, quậy phá.

Nhưng dĩ nhiên, lúc đó Mỹ bận tay ở nhiều nơi khác, nhưng vẫn ghìm mắt vào Biển Đông.

Nhà nước Bắc Kinh cũng thù dai (y hệt nhà nước Hà Nội khi kể tội quân dân Miền Nam VN dám từ chối chủ nghĩa CS), khi mỗi năm lại kể tội Nhật Bản: Hôm Thứ Tư 18-9-2013 là ngày TQ tưởng niệm cuộc chiếm đóng tàn bạo của quân đội Nhật. Một bảo tàng quốc doanh TQ tưởng niệm tội ác Nhật Bản hôm Thứ Tư 18-9 đã kêu gọi chính phủ Nhật bồi thường về các tội ác Nhật bản trên đất TQ thời Thế Chiến 2.

Nghĩa là, chúng ta có thể suy đoán rằng chuyện TQ quậy phá Biển Hoa Đông cũng là để trả thù Nhật? Và TQ quậy phá Biển Đông chỉ là thuần túy kinh tế, muốnc hiếm các mỏ dầu ngoaì khơi này, hay cũng là muốn biểu diễn bắp thịt, đồng thời muốn chiếm VN?

Nhưng tiện nhất, là bẻ đũa từngc hiếc. Do vậy, có vẻ như TQ muốn quậy phá vùng Biển Đông ở phía Philippines trước.

Đó cũng là ly1ý do, Philippines muốn nhờ Mỹ giúp giữ biển...

Bản tin BBC hôm Thứ Tư 18-9-2013 ghi nhận:

“Chuyến viếng thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào ngày 11-12/10 tới đây là sự kiện đã được Manila trông đợi từ lâu.

Philippines hy vọng chuyến đi sẽ "đem lại động lực mới" cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippines, đồng minh lâu năm đồng thời là thuộc địa cũ của Mỹ tại Á châu, Ngoại trưởng Albert del Rosario được trang tin Bấm globalnation.inquirer.net của nước này dẫn lời.

Đây sẽ là chặng cuối chuyến công du Á châu của ông Obama, bắt đầu từ 6/10, tới bốn nước gồm Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines, theo thông báo của Tòa Bạch ốc hôm 13/9.

Tới theo lời mời của Tổng thống Aquino, chuyến đi của ông Obama diễn ra giữa lúc hai nước đang có các cuộc thảo luận nhằm mở rộng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại quốc gia Á châu này, vào lúc Philippines đang muốn có đối trọng trước mối đe dọa ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc.

Vào 14/9, chỉ một ngày sau tuyên bố chính thức của Tòa Bạch ốc về chuyến công du Á châu, Trợ lý Phát ngôn nhân Văn phòng Tổng thống Philippines Abigail Valte nói bà không chắc liệu hai nhà lãnh đạo có thảo luận về tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines với Trung Quốc hay không.

Tuy nhiên, bà nói, Bộ Ngoại giao Philippines sẽ "trình bày vắn tắt" với Tổng thống Hoa Kỳ về vấn đề này, theo trang tin philstar.com.

Tăng hiện diện của Mỹ ở Á châu

Thỏa thuận đang được đàm phán có nội dung cho phép có thêm binh lính, máy bay và tàu bè của Mỹ được tạm thời đi ngang qua Philippines, trong lúc Washington muốn tái tập trung mối quan tâm của mình vào Á châu...”(hết trích)

Điều có thể thấy rằng, Mỹ ưa thích hiện diện khắp thế giới. Đó là tác phong đàn anh lớn. Nhưng cụ thể, việc Philippines và Mỹ sẽ có cam kết thân tới muưc nào cũng còn là điểm cần quan sát.

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận về diễn biến mới: Mỹ-Philippines bắt đầu tập trận tại Biển Đông...

Bản tin RFI viết:

“Hôm nay 18/09/2013 Hoa Kỳ và Philippines khởi đầu cuộc tập trận chung, được tổ chức từ một căn cứ Hải quân ở vùng duyên hải đảo Luzon tại Biển Đông, gần khu vực tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh. Đối mặt trước những sóng gió từ yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc, hai nước đồng minh muốn nhấn mạnh việc Mỹ-Phi mở rộng hợp tác về quân sự.

Khoảng 2.000 thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines tham gia cuộc tập trận thường niên, năm nay diễn ra tại Biển Đông và ngay trước chuyến công du chính thức đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Philippines vào ngày 11 và 12/10 tới.

Manila vốn đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Washington để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Bắc Kinh tại Biển Đông, rất hồ hởi với cuộc tập trận chung này, trong lúc đang chuẩn bị một hiệp ước quan trọng nhằm tăng cường năng lực quốc phòng.

Căn cứ Hải quân trên đây nằm ở San Antonio, một thành phố thuộc vùng duyên hải phía tây đảo Luzon, chỉ cách bãi cạn Scarborough 220 km. Bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và cách đảo gần nhất của Trung Quốc là Hải Nam đến 650 km. Nhưng Bắc Kinh đã cho các chiến hạm đến trấn giữ từ năm 2012, ngăn cản ngư dân Philippines đến đây. Manila cũng vừa phản đối việc Bắc Kinh cho dựng những cọc bê-tông tại Scarborough, bắt đầu công việc chiếm đóng thường trực bãi cạn này.

Chuẩn đô đốc Jaime Bernardino, Tư lịnh phó Hải quân Philippines trong diễn văn khai mạc tuyên bố: “Những cuộc tập trận đa phương và các hiệp ước là rất cần thiết cho việc hợp tác và sẵn sàng hoạt động như một lực lượng đa năng, có thể bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ».

Cuộc tập trận Hoa Kỳ - Philippines Amphibious Landing Exercises (Phiblex) kéo dài ba tuần lễ với sự tham gia của hai chiến hạm Mỹ và tập trận bắn đạn thật trên đất liền. Thiếu tướng Remigio Valdez, chỉ huy cuộc tập trận phía Philippines cho các nhà báo biết cũng sẽ có các cuộc thực tập tấn công đổ bộ để chiếm lại các đảo bị quân địch chiếm đóng, tuy nhiên không nêu rõ tên quốc gia thù địch...”(hết trích)

Thế còn Việt Nam đứng ở đâu? Tất nhiên là đứng chung với khối ASEAN.

Nhưng có thực ASEAN sẵn sàng bênh vực VN hay không?

Báo Đất Việt trong bản tin tưạ đề “ASEAN trước thách thức xây dựng COC màu sắc Trung Quốc” đã ghi nhận:

“...Trước đây, nội bộ của nhóm này đã có những rạn nứt ban đầu khi Campuchia đã thẳng thừng công khai ủng hộ quan điểm đàm phán song phương của Trung Quốc. Hồi tháng 8, các quốc gia ASEAN đã họp kín để thống nhất các nội dung trong COC để chuẩn bị cho chuyến đi Tô Châu vừa qua. Tuy nhiên, một mình Campuchia đã không tham gia cuộc họp này.

Tháng 12/2012, Campuchia với tư cách là chủ tịch luân phiên của ASEAN đã khiến cho những bất đồng xảy ra giữa các bên, lần đầu tiên trong lịch sử, ASEAN không thể ra được một tuyên bố chung trong hội nghị thượng đỉnh.

Còn hiện tại, thêm một tín hiệu không tốt khi cuối tháng 8, Malaysia đã cho thấy một cách tiếp cận riêng của họ về vấn đề Biển Đông và Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nói rằng: "Chỉ vì bạn có kẻ thù, điều đó không có nghĩa kẻ thù của bạn cũng là kẻ thù của tôi" và cho rằng các cuộc tuần tra bất hợp pháp của Trung Quốc trong vùng lãnh thổ tranh chấp không phải "mối đe dọa đáng chú ý".

Đây là một động thái bất ngờ bởi các tàu hải quân Trung Quốc đã áp sát bờ biển Malaysia chỉ cách 80 km khi đổ bộ bất hợp pháp lên bãi ngầm Jame phía Nam quần đảo Trường Sa chỉ mới vài tháng trước...”(hết trích)

Thế đấy. Không lẽ Việt Nam mời Nga, mời Cuba vào giúp ở Biển Đông? Hay là mời Syria, mời Iran... vào giúp VN?

Hãy nhớ, TQ thù dai... Họ không quên mối thù bỏ chạy khỏi Việt Nam từ thời nhà Trần, từ thời Vua Quang Trung...
 

Hiệu Minh - Thế hệ 9X sẽ thay đổi đất nước?

Hiệu Minh

Vũ Xuân Tiến trên sân Emirates. Ảnh: Internet=>

Lâu rồi mình không bàn về giới trẻ dù đám 9X đang lấn sân trên truyền thông. Blogger già U60 như Tổng Cua cũng bị hút hồn. Từ Angela Phương Trinh nude hở hang múa cột đến em Tưng thả rông. Sau Running man Vũ Xuân Tiến là em Huyền Chíp. Xấu, tốt, từ đàng hoàng đến kẻ phá bĩnh, đủ mọi thành phần.
Nhiều người than trời, bọn trẻ ngày nay chẳng ra gì. Nhưng tôi nghĩ đó là hiện tượng giới trẻ đang tìm cách thể hiện mình, một tín hiệu đáng mừng, giống nước Mỹ cách đây nửa thế kỷ, từ hippi đến tóc dài, nhạc đinh tai nhức óc. VN ta cũng thế. Thời những năm 1960, dân chơi HN mặc quần côn bó sát, thế hệ 1970 quần loe tóc dài. Thế mà chẳng mấy người hỏng.
Từ Running Man đến Travelling Woman
Mấy tháng trước có Running Man Vũ Xuân Tiến chạy theo xe bus đội bóng Arsenal, được ông bầu và đội bóng chú ý. Tiến được mời lên xe, chụp ảnh cùng nhiều cầu thủ trong đội bóng nổi tiếng. Em còn được mời sang Anh và đến sân Emirates, làm khách mời danh dự của đội Arsenal. Đây là giấc mơ của bất kỳ bạn trẻ yêu bóng đá nào.
Bạn nào muốn đi xa hãy học Vũ Xuân Tiến, chạy theo cái gì đó, thế nào cũng có người thành công. Đợi người khác chỉ đạo, định hướng, rồi mới chạy, thì xin mời ngồi nhà, nhìn người ta running.
Nếu ngày xưa cụ Hồ đợi đủ tiền mới xuống tầu sang Pháp thì ngày nay nước mình vẫn dùng tiếng Pháp. 17 tuổi bỏ nhà ra đi, xuống tầu ở Sài Gòn, lênh đênh ra biển. Ông đặt chân nhiều nơi trên thế giới khi tuổi trẻ hơn cả Xuân Tiến bây giờ.
Sau 1975, nhiều người cũng ra đi với chiếc thuyền trên biển, còn nguy hiểm hơn cả cụ Hồ. Có người nằm lại trong bụng cá, nhưng người sống sót cũng không hối hận.

Huyền Chíp bên Ai Cập. Ảnh: internet
Tuần trước có em Huyền Chíp – travelling woman – lại sôi động trên truyền thông. Bỏ đại học đi làm, dù học trường chuyên. Chán công việc nhàm, Huyền Chíp du lịch thế giới với số tiền ban đầu là 700$. Viết hai cuốn sách gây tranh cãi vì những chi tiết chưa thuyết phục. Đi qua 25 nước với vài trăm đô la trong túi thì khó ai tin, sao có thể kiếm tiền mỗi tháng 1000$ dọc đường đi.
Nếu bạn nào không thích mạo hiểm, đợi đủ kinh phí mới du lịch, không biết phượt là gì, cứ ngồi nhà đọc Huyền Chíp, tha hồ chê.
Là người mê du lịch và mạo hiểm, tôi thích em Huyền Chíp. Cho dù các chi tiết trong sách có thể gây nghi ngờ, nhưng sự thực là em đã đi qua nhiều nước, kể cả châu Phi. Đi và viết sách, đóng phim dù chỉ là chân gỗ, làm ở casino, xin tiền dọc đường. 21-22 tuổi đã có sách bán. Chỉ có người dám nghĩ dám làm mới làm nên thương hiệu như thế.
Tôi có lời khuyên cho bạn nào chê Huyền Chíp. Nếu bạn không phải là người đầu tiên làm một việc gì đó, thì bạn luôn là người đến sau. Thế giới hội nhập là khắc nghiệt thế đó. Muốn làm nên sự nghiệp thì nên “đốt lên một ngọn nến hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.
Về hiện tượng em Tưng và cánh trẻ nổi loạn
Sốc nhất là em Tưng không mặc áo ngực trên YouTube, vú núng nẩy, trông rất khêu gợi. Em khuyên đàn ông nên ngắm ngực phụ nữ thì tuổi thọ tăng lên 5 năm. Em Tưng cho rằng, nữ giới nên thả rông cho thoải mái, đỡ bị ung thư vú. Em còn ngậm cả bao cao su để tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình. Mình xem clip xong cũng thấy trẻ lại thật, lão mơ màng, rồi…lịm. :razz:
Mới đây khi trả lời phỏng vấn VNN, em Tưng nói toẹt ra “tương lai của em phải là người đàn ông giàu, em không ngu đi yêu mấy anh nghèo”. Em có khác gì các ông cao cao đang nhờ tư bản giúp đỡ phát triển, gửi cả con cháu đi học. Chả lẽ nhờ Cu Ba hay Bắc Triều tiên cố vấn cho kinh tế tập trung.
Em Tưng kể từng yêu tha thiết một trai nghèo. Nhưng khi anh ta giầu có, lại bỏ Tưng, nên Tưng quyết yêu anh giầu. Đại gia có bỏ thì cũng “để lại một đống của”.

“Bà” Tưng. Ảnh: internet

Các cụ già trong blog Cua Times có con cháu thế này, chắc phải mua thuốc trợ tim để đọc tin về em Tưng. Riêng tôi thấy mừng vì thế hệ 9X dám nghĩ, dám nói, và dám làm. Không như thế hệ U50-60 của tôi, nói gì cũng lung búng, ăn gì cũng nhìn trước ngó sau, ngủ với nhau quần tụt đến đầu gối, hôn không nhắm mắt, nên chết cũng vậy :roll: Xem mấy clip con gái học đường tranh cãi không phân thắng bại, liền ra phố xử nhau. Chúng ghi lại, tung cho mạng cho cả triệu người xem. Con gái bây giờ tay chơi hơn cả con trai. Chưa biết tốt hay xấu, nhưng ít nhất chúng biết chứng minh con người thật của mình hơn là sống giả dối.
Thử tưởng tượng, bọn trẻ học đường có “hội nghị TW” riêng của mình. Nếu có kẻ nào trộm cắp, đạo đức giả, ngồi ghế chủ tịch, sẽ bị chúng lôi ra đánh hội đồng, xử luôn tại trận cho đỡ mệt. Dù hơi man rợ, nhưng hiệu quả. Còn hơn là củi ướt, đợi nhóm lò, rồi X, Y, Z…sốt ruột. Xử một phát xong luôn, đỡ lằng nhằng, hết hội nghị này đến hội nghị khác, mếu máo, tự phê bình, tốn tiền thuế của dân.
Tự nhiên tôi tin đám trẻ 9X sẽ thay đổi đất nước. Thế mới lạ.
HM. 21-09-2013

Hoàng Đức Minh - Đất nước ta và những dòng chảy thú vị

Hoàng Đức Minh
Thời gian gần đây, nhiều “nhân vật” mà tôi gặp đã cùng sử dụng từ “thú vị” để mô tả về những gì đang diễn ra xung quanh. Và chị Trang Trịnh đã gợi ý cho tôi nên viết 1 note về sự thú vị này.

Có những sự biến chuyển thú vị đang diễn ra ở đất nước này.
Không hẹn mà gặp, rất nhiều người Việt Nam sống lâu năm ở nước ngoài quyết định trở về Việt Nam trong mấy năm trở lại đây. Không sớm hơn, không muộn hơn.
Tôi biết được có anh Nguyễn Hữu Thái Hòa, một nghệ sĩ, một người luyện võ, một nhà kinh doanh, rời bỏ công việc lương cao của Schneider Electric trở về Việt Nam. Về nhà, ngoài việc làm cho FPT, anh dành thời gian phát triển “Giấc mơ Việt Nam”. Mong mỏi kêu gọi mỗi người hãy nuôi trong mình 1 giấc mơ về tổ quốc.

Tôi quen với tiến sĩ Giáp Văn Dương, trở về sau cả chục năm trời chu du thế giới, công việc cuối cùng trước khi anh trở về VN là giảng viên tại NUS. Về VN, anh mở GiapSchool – một cổng giáo dục trực tuyến miễn phí, tâm huyết đến mức bán cả nhà đi để trả tiền server phục vụ cộng đồng. Con gái anh, lớp 7, một công dân toàn cầu chính hiệu đã nói với anh câu nói mà khiến tôi cũng nghẹn ngào “Bố ơi, ở Singapore tốt thế sao lại phải về Việt Nam hả bố?”
Tôi rất yêu quý chị Trang Trịnh, một pianist tài năng với những thành tích đáng khâm phục. 6 năm học nhạc ở Anh, chị sang Hàn Quốc và lấy một nghệ sĩ opera ở đây. Vậy mà chị đã thuyết phục được anh ấy trở về Việt Nam, dự định mở một trường nhạc miễn phí cho những trẻ em mồ côi, với mong mỏi âm nhạc sẽ làm thay đổi con người.


Chị Trang Trinh và Nick Vujicic
Còn nhiều nữa những con người như thế (như anh Đặng Hoàng Giang chẳng hạn), họ quyết định trở về Việt Nam vào những thời điểm khác nhau của cuộc đời họ, nhưng cùng một thời điểm. Đất nước không hẳn là mời chào họ, họ về nước không phải để kiếm tiền, cũng không phải để an hưởng tuổi già. Họ về để làm những điều thú vị.
Cách đây ít lâu, tôi có dịp được ngồi tiếp chuyện cả chục tiếng liên tục với nhà văn Nguyên Ngọc và bác Nguyễn Trung (cựu đại sứ tại Thái và Úc) cùng một vài bạn bè khác. Câu chuyện của chúng tôi nói về lịch sử, về nghệ thuật, về chủ quyền đất nước, rồi mọi thứ gần như đều quay về 1 chủ đề: Giáo dục. Và chúng tôi đều đồng ý rằng, giáo dục, phải là giải phóng con người, là khiến cho họ tự do, làm chủ được cuộc đời của họ chứ không phải tạo ra những công cụ lao động cho xã hội.
Mấy hôm trước, tôi cũng cảm thấy rất may mắn khi được ngồi trong cùng 1 phòng họp nhỏ với GS Ngô Bảo Châu, nhà giáo Phạm Toàn, kẻ ăn mày sách Nguyễn Quang Thạch, anh Đàm Quang Minh và nhiều người làm về giáo dục khác. Mặc dù tôi đã quen với gần 1 nửa trong số những người trong căn phòng hôm ấy, đó vẫn là một cuộc gặp gỡ thú vị. Chúng tôi cùng chia sẻ với nhau những gì đã làm, đang làm và định làm. Mỗi người 1 kiểu, mỗi người 1 hướng, chúng tôi vui mừng vì có thể giúp đỡ nhau nhiều thứ, chia sẻ và thông cảm với những khó khăn chung.
Có một sự thú vị “không nhẹ” của hôm đó, ấy là khi chủ tọa đặt ra câu hỏi rằng “Vậy nếu thành lập một liên minh vận động chính sách, mọi người sẽ vận động cho điều gì?”
Không hề có một cuộc tranh luận nào cho câu hỏi này như tôi tưởng.
Tất cả chúng tôi, từ ông già 82 tuổi cho đến thằng nhóc 23, đều ngay lập tức đồng ý rằng: “Chúng tôi chẳng mong gì cả, chỉ mong nhà nước hãy để cho giáo dục được tự do.”
Vâng, không phải là bỏ thi đại học, không phải là giảm tải, nhiều bộ sách giáo khoa, không phải là đưa Biến đổi khí hậu hay hướng nghiệp vào chương trình, điều lớn nhất mà những người trong căn phòng hôm đó muốn là sự tự do.
Sáng hôm nay, tôi làm người dắt mối cho chị Trang Trịnh gặp gỡ ca sĩ Thái Thùy Linh. Chị Linh từ lâu nổi tiếng với việc quyên góp được lượng quần áo khổng lồ cho trẻ em vùng cao, bên cạnh đó là chương trình “Mang âm nhạc tới bệnh viện”. Những câu chuyện xoay quanh nền âm nhạc của nước nhà rồi lại dẫn tới cách dạy và học nghệ thuật. Kết thúc cuộc nói chuyện, đã có một sự hợp tác thú vị giữa chị Linh và chị Trang, giữa chị Trang và tôi cùng 1 sự hợp tác khác giữa tôi và chị Linh. Thú vị phải không.
Còn nhiều điều thú vị nữa. Ví dụ như điểm tương đồng của Siêu thủ lĩnh, IPL và TEDx, như sự hội tụ ở Zone9; cuốn sách của Huyền Chip và Trần Hùng John.
Nếu bạn để ý, có lẽ sẽ thấy một sợi dây vô hình đang liên kết tất cả những thứ đang diễn ra quanh ta.
Những phát ngôn của Bà Tưng, ồn ào xung quanh Nick Vujicic sang thăm VN, làn sóng Kpop, hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, ngưng trợ giá xăng dầu, cứu trợ ngân hàng, vụ án của Phương Uyên, sửa đổi hiến pháp, …
Nếu bạn để ý, có lẽ sẽ thấy một sợi dây vô hình đang liên kết tất cả những thứ đang diễn ra ấy.
Những sự kiện thú vị.
Những hiện tượng thú vị.
Những con người thú vị.
Chúng tạo nên những dòng chảy thú vị

Có thể sẽ có cả một cuộc cách mạng thú vị, hãy chờ xem.
Hoàng Đức Minh

Kami - Mấu chốt của vấn đề

Kami
Cách đây mấy năm, một người bạn của tôi đang khỏe như vâm, một hôm thấy mệt đi khám bệnh. Bác sĩ yêu cầu đi làm các xét nghiệm và chụp X. quang, đến cuối buổi bác sĩ yêu cầu nhập viện gấp vì theo bác sĩ đã chẩn đoán anh ta bị ung thư phổi và đã bắt đầu giai đoạn di căn. Khi vào thăm anh ở Bệnh viện thì không thể tưởng tượng nổi sự sa sút của sức khỏe của anh ấy. Mặt anh vàng bệch, mắt thâm quầng lại thêm phần lờ đờ, lại còn thêm hơi thở thì phều phào không ra hơi như người sắp chết.
Còn nhớ, khi ấy vợ anh ấy mắt đỏ hoe nói với tôi như gần khóc"Nhà em đang bình thường, tối hôm trước nóng nên ngủ dưới sàn nhà bật quạt trần. Sáng dậy thấy mệt nên đi khám. Vừa nãy bác si gọi em ra cho xem phim chụp X-quang chỉ cho thấy u trong phổi và dặn có gì ngon thì cho anh ấy ăn đi là vừa.". Nghe nói sau đấy vợ anh cũng xin cho anh về nhà chờ chết, tuy vậy chị ấy cũng tìm chỗ chạy chữa cho anh khắp nơi. Nghe ai mách ở đâu có thuốc hay dù xa mấy chị cũng lặn lội đi tìm đưa anh đến để chữa trị, kể cả các đền, các phủ mà thuốc là tàn nhang, nước thải. Bẵng đi một thời gian, tôi đến thăm anh bạn thì thấy anh đang cởi trần cuốc đất ngoài vườn. Thật không thể tin vào mắt mình nữa, một người đàn ông gần 50 tuổi, ung thư phổi di căn sau mấy tháng giờ lại khỏe như thường, không những thế còn cuốc đất trồng rau được. Hỏi ra mới biết, khi thấy khỏe hơn, vợ chồng nhờ bác sĩ bệnh viện lớn khác kiểm tra sức khỏe, thì kết quả chụp phổi cho thấy phổi anh hoàn toàn bình thường không hề có u hay biểu hiện của ung thư."Chẳng lẽ do ông uống tàn nhang, nước thải mà khỏi?" Tôi hỏi. Bạn tôi vừa cười vừa nói "Tàn hương, nước thải cái con khỉ. Sư bố chúng nó, tôi thoát chết là do ơn đảng. Nên thằng bác sĩ đọc nhầm phim X-quang của người khác lại tưởng của tôi. Hút chết ông ạ.". Chưa tin, tôi hỏi tiếp "Sao hôm vào thăm tôi thấy ông da vàng khè, mắt thâm quầng thở khò khè như thằng sắp chết thế cơ mà?". Anh cười lớn và bảo "Tất cả là do sợ chết, bác sĩ họ bảo mình bị ung thư giai đoạn di căn, nghĩa là sắp chết. Ai mà không sợ, cái mà ông thấy ở tôi hôm đó là biểu hiện của người sợ chết đến tột độ. Thực sự là hoảng loạn ông ạ."
Có lẽ cái này người ta gọi là trong cái rủi có cái may?
Ai cũng biết bệnh ung thư nếu không được phát hiện sớm để chữa trị thì hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính có tỷ lệ khá lớn ở Việt nam. Do bệnh nhân ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, ung thư có thời gian ủ bệnh khá dài, khoảng 10 năm hoặc hơn, nên ung thư khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng. Đối với người Việt nam việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần còn là nhu cầu xa xỉ. Do vậy phần lớn những ai bị phát hiện mắc bệnh ung thư thường bị coi là nhận bản án tử hình, là đối diện với tử thần, sinh mạng khi ấy chỉ còn là vấn đề thời gian. Kể cả cho dù với người có rất nhiều tiền thì các giải pháp điều trị của bác sĩ cũng chỉ là giải pháp hạn chế nhằm kéo dài thời gian trước khi tử vong mà thôi. Nhất là khi ung thư ở giai đoạn di căn, là khi ung thư đã lan rộng từ nơi mà nó bắt đầu đến một nơi khác trong cơ thể. Quá trình mà theo đó các tế bào ung thư lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể cũng được gọi là di căn.
Nguyên nhân gây ung thư là do các đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Nói tóm lại là nguyên nhân gây ra ung thư là sự sai hỏng dẫn tới tình trạng mất kiểm soát của một cơ chế. Hôm nay nhắc đến chuyện bệnh ung thư là một ví dụ về sự mất kiểm soát ở cấp độ vi mô (tế bào) để từ đó liên tưởng đến sự mất kiểm soát ở cấp độ vĩ mô (nhà nước) đối với xã hội ở Việt nam hiện nay. Cả hai vấn đề vi mô hay vĩ mô nếu mất kiểm soát đều có sự nguy hại có thể nói là trầm trọng.
Tự nhiên hôm nay viết về chuyện ung thư, chẳng là vì liên tục trong những ngày này, những người đứng đầu bộ máy nhà nước đã bày tỏ sự lo lắng, sốt ruột có phần giận dữ qua những phát biểu mang tính phản động. Như tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18.9.2013, khi Chính phủ đã có báo cáo đánh giá tình hình chống tham nhũng, và Ủy ban Tư pháp Quốc hội có báo cáo thẩm tra. Tỏ ra chưa hài lòng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng“Chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng có tiêu cực, bỏ sót tội phạm, bao che không. Có tham nhũng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng không?”. Và trước đó một ngày, trong phiên thảo luận về báo cáo tình hình tội phạm của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước bày tỏ sự lo ngại về tình trạng người dân tự xử lý tội phạm, khi cho rằng “Từ năm ngoái đến giờ có việc người dân tự xử, nên báo chí ví mạng người không bằng mạng chó khi người trộm chó bị đánh chết, cha của người trộm chó đến van xin cũng không được tha”. Còn Phó chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Doan trong phiên họp ngày 11.9.2013 đã đánh giá báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 phải lên tiếng kêu gọi các đảng viên rằng“Bộ phận không nhỏ” này hãy chấp hành tốt pháp luật". Không chỉ thế, bà Nguyễn Thị Doan đã đau lòng thốt lên: “Tôi càng đi càng thấy buồn, người ta ăn của dân không từ một cái gì”. Còn nhớ, hơn một năm trước đây, khi tiếp xúc với cử tri thủ đô Hà Nội sau Hội nghị BCH Trung ương Đảng cộng sàn Việt Nam lần thứ 4, và Trung ương 5, khóa XI Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu cho rằng “Một bộ phận không nhỏ, trong đó có những đàng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, thoái hóa hư hỏng, đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ!”.
Hy vọng các vị có tên kể trên cũng nhờ ơn đảng, nên đã phát biểu nhầm như ông bác sĩ khi đọc nhầm phim X-quang cho người bệnh.
Khi Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước hay hay kể cả Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội... phải lên tiếng, có nghĩa tình trạng đã cấp bách, gay go lắm rồi. Cho dù các ý kiến đó chỉ nói lên được phần nào tình trạng suy thoái trong ĐCSVN nói riêng và của xã hội nói chung. Đồng thời nó cũng phản ảnh được phần nào đó của sự mất lòng tin của dân đối với đảng và chính quyền. Sự thật trầm trọng hơn thế rất nhiều. Đó là điều mà nhân dân mọi tầng, mọi lớp ai cũng biết, cũng thấy, nay cả những vị thuộc dạng còn đảng còn mình cũng thấy và đã dám nói ra. Có lẽ chỉ có những ai cố tình không biết thì sẽ "không biết" mà thôi. Phải chăng cố tình không biết để rồi không phải sửa, hay là họ muốn những cái đó tồn tại để "đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ!", như lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Hay họ còn muốn để cho tình hình còn phức tạp hơn với những vụ người dân đứng lên chống đối chính quyền. Như vụ anh em gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) dùng súng bắn trả đội cưỡng chế đất trước đây, hay gần đây như vụ giáo dân ở giáo xứ Mỹ Yên, Nghi Lộc (Nghệ An) bao vây trụ sở chính quyền, bắt giữ cả công an. Và gần nhất lại có vụ ông Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình tự cầm súng vào cơ quan nhà nước bắn 05 người thuộc Trung tâm Quản lý đất (Thái bình) rồi tự sát... Nếu coi các vụ việc vừa kể là các đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự không kiểm soát của cả một cơ chế và tạo thành khối u ung thư thì sao? Việc những người đứng đầu của ba cơ quan quan trọng hàng bậc nhất lên tiếng như thế thì đã chứng tỏ rằng “một bộ phận không nhỏ” các cán bộ đảng viên có chức có quyền ngày càng khó kiểm soát, ngày càng tha hóa và đi xuống. Cũng như lời cảnh báo cho thấy cơ chế quản lý nhà nước và xã hội hiện tại đảng CSVN và chính quyền đã và đang ở trong tình trạng mất kiểm soát. Như ung thư đã chuyển sang giai đoạn di căn, phải chăng là cái giai đoạn mà bác sĩ thường bảo người nhà của bệnh nhân rằng"Có gì ngon thì cho anh ấy ăn đi là vừa."?
Điều đó cho thấy, tình hình rất nghiêm trọng. Tại sao lại để có tình trạng như vậy?
Phải chăng như ông Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng trong buổi họp nói trên thì cho rằng "Một bộ phận cán bộ có chức quyền trong các cơ quan quản lý Nhà nước có biểu hiện “bảo kê” để doanh nghiệp, các băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen trên một số lĩnh vực như khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, vận tải hành khách…". Người ta thực sự sốc khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng thừa nhận và cho rằng "Phải xem chỗ nào là yếu năng lực, yếu trình độ dẫn đến xử lý chưa đúng, chưa đến nơi. Nhưng nói ở chỗ bao che, bảo kê thì đâu phải yếu trình độ? Tôi cho rằng phải trình độ cao lắm mới bảo kê được chứ. Vậy nguyên nhân chính là ở sự nghiêm chỉnh của các đồng chí. Vi phạm xảy ra ngay tại địa bàn, tại sao lực lượng ngay tại địa bàn không phát hiện được, mà lực lượng của bộ phải bí mật mới xuống bắt được? Nhân dân mất niềm tin đến mức người ta không thèm tố giác vi phạm, tội phạm nữa"
Trước đây truyền thông lề trái thường hay có tin chính quyền nhà nước thường sử dụng lực lượng xã hội đen, côn đồ để tiếp tay trong việc giải quyết các vụ việc nhạy cảm mang màu sắc chính trị thì những phát biểu này ở đây hoàn toàn có sức thuyết phục và càng làm cho người dân mất niềm tin vào chính quyền. Vì một khi chính quyền đứng ra bảo kê cho tà quyền (doanh nghiệp, các băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen) thì còn đâu tính chính danh của một nhà nước? Đó là không kể những biểu hiện công lý bị chà đạp và pháp luật không được tôn trọng. Trong hàng trăm vụ, cảnh sát bị cáo buộc "hành hung, tra tấn, đánh chết dân", trong đó có nhiều vụ gia đình các nạn nhân cáo buộc người nhà của họ đã "thiệt mạng ngay tại đồn công an" do bị tra tấn, đánh đập trái pháp luật. Song về phía công an chỉ bị xử lý rất nhẹ, như việc nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh ở Quận Hai Bà Trưng đã bị buộc tội đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng hồi đầu năm 2011 bị xử vì tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ, mức án chỉ có 4 năm tù. Hay việc công an viên Nguyễn Trọng Hiếu đánh anh Huỳnh Tấn Nam bị thương tích 77%, xếp loại thương tật vĩnh viễn chỉ bị xử phạt 9 tháng tù vì tội Gây thương tích khi thi hành công vụ. Trong khi một cô gái ở phường 1, Quận 10 - SG cắn công an thì bị xử tới 3 năm tù giam. Đây chính là những biểu hiện công lý bị chà đạp và pháp luật không được tôn trọng, nó cũng là lý do vì sao công quỹ bị phát hiện thất thoát hàng trăm nghìn tỷ do tham nhũng, đã xử lý truy thu hàng ngàn tỷ đồng song chỉ thu hồi vẻn vẹn có... 6 tỷ. (!?).
Cái lạ là sao không thấy người đứng đầu chính phủ lên tiếng về vấn đề này? Nếu cứ im lặng như thế sẽ là điều bất lợi, nhất là khi người ta nghĩ là các ý kiến nêu trên đang chĩa mũi dùi vào cơ quan Hành pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Khi lãnh đạo của cơ quan Chính phủ không phản ứng có nghĩa là các vị có tên kể trên đã nói đúng, nói trúng? Và điều đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi "Tại sao lại để có tình trạng như vậy?". Phải chăng chính vì các đơn vị của cơ quan hành pháp đã quá lạm quyền, tới mức công lý bị chà đạp và không được tôn trọng. Nhất là khi cơ quan Tư pháp hoàn toàn bị cơ quan Hành pháp chi phối và trở thành tay sai của cơ quan hành pháp, để phán quyết những bản án trái pháp luật. Đồng thời cho thấy Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và các cơ quan thuộc quyền của họ cũng tỏ ra vô tác dụng và chỉ là các bộ phận dư thừa, đứng ngoài cuộc. Điều mà dân gian nói rằng các bộ phận ấy chỉ làm cái việc "Cầm cu cho thằng khác (chính phủ) đ(ái)".
Điều đó cho thấy, việc gần đây hàng loạt các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã tranh thủ mượn diễn đàn của Quốc hội để tố cáo chính phủ cũng là điều dễ hiểu. Và nó càng thể hiện sự bất lực của các cơ quan nói trên đối với con ngựa bất kham mà ai cũng nghĩ rằng đã hết cách kiềm chế. Càng cho thấy đảng CSVN lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội (theo Điều 4 HP) nhưng tỏ ra bất lực trước chính phủ. Đó chính là lý do vì sao ông Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh đang ráo riết làm việc với các ngành Kiểm sát và Tòa án hòng cố gắng lôi kéo hai cơ quan trên đứng về phía đảng. Đây là khâu then chốt để có thể kiềm chế và kiểm soát được cơ quan Hành pháp trong bối cảnh hiện nay. Và việc các nhà báo bị hạn chế trong buổi làm việc của ông Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh với làm việc với Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về công tác phòng chống tham nhũng và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong mấy ngày vừa qua, cũng cho thấy việc "xâm nhập" của các Ban thuộc cơ quan Đảng vào những vùng "cấm địa" ấy không phải chuyện có muốn mà là được.
Mấu chốt của mọi vấn đề là ở chỗ đó, chỗ mà các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội cần phải ra tay hành động cụ thể để giải quyết ngay việc lạm quyền của cơ quan Hành pháp. Đó là ngay từ bây giờ chuẩn bị cho việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh dân cử (giả vờ) giữa năm năm 2014 sắp tới. Cũng là bỏ phiếu tín nhiệm nhưng phải là "Tín nhiệm và Bất tín nhiệm" chứ không phải là kiểu "Tín nhiệm cao-Tín nhiệm-Tín nhiệm thấp" kiểu tự lừa bản thân mình và coi thường dân như đã làm năm vừa rồi.
Khi ấy sẽ hai năm rõ mười ngay thôi. Đừng có nói suông.
Ngày 22 tháng 09 năm 2013
© Kami

KHI NGƯỜI DÂN VÔ CẢM NGAY VỚI THÂN PHẬN QUỐC GIA, ĐÓ LÀ THẢM HỌA.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói thế này trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày hôm qua: “Dân nào mà không muốn đấu tranh phòng chống tham nhũng?! Hay là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì? Các đồng chí phải đánh giá cái này đi chứ”.
Ông đã nói đúng thực trạng.
Dân đã quá mất lòng tin vào chính quyền, khi mà nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng, nhiều vụ việc trái tai gai mắt góp ý lên, trong đó, có vô cùng nhiều ý kiến của các trí thức, các bậc trưởng lão, nhưng đều rơi tõm trong cái mê hồn trận tầng tầng cấp cấp, rối như canh hẹ, nhưng đều không ai giải quyết và xử lý, hoặc nếu không né được, thì xử lý cầm chừng, xử lý chiếu lệ, xử lý bao che, xử lý " chạy án".
Đến như vụ chôn thuốc sâu ở Thanh Hóa, người ta đã đưa ra phạt hành chính như ngầm báo rằng, không có chuyện hình sự ở vụ việc này,thì đúng là lòng dân không sôi lên mới lạ.
Đến như vụ chữa cháy ở Hải Dương, quan to quan nhỏ xoen xoét lên ti vi khen nhau, tụng nhau, dối trá leo lẻo, không ngượng mồm khi mà hàng trăm hộ dân đang sống dở chết dở vì vụ cháy này thì đúng là nhân dân gọi miệng quan như trôn trẻ quả không oan.
Đến như tình hình bệnh vô cảm, lười biếng, quan liêu, hách dịch, vòi vĩnh xảy ra từng giờ từng phút ở các cơ quan quản lý nhà nước, và đi đâu cũng gặp những vị công chức ngồi ườn trên ghế, hờ hững trước công việc, sổ toẹt vào cả nhân cách, đạo đức công chức, căn bệnh ngày càng trở nên trầm kha, lượng công chức vô tích sự nhan nhãn đếm cả năm không hết mà vị Bộ trưởng nội vụ vẫn có thể nói dối chỉ có 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ thì đúng là không còn chỗ nào để bình luận thêm.
Từ cán bộ đến quan các cấp, cứ mở miệng là dối trá, là " tự sướng", chà đạp sự thật, chỉ chăm chăm vơ vét, đến mức hễ nhắc đến lãnh đạo là nhắc đến thói tham lam, như là một thuộc tính, một đặc điểm, thì đúng là kinh khủng, " người ta ăn của dân không từ một thứ gì".
Và quan cách mạng giờ như vua chúa, trụ sở như phủ chúa, xây dựng hoàng tráng, vườn hoa cây cảnh, điều hòa chạy ro ro, ngốn tiền dân cả núi, mơ mơ màng màng như kẻ say thuốc khi nhìn cuộc sống, không thể dùng chữ xa dân nữa mà đã bắt đầu quay lưng với cuộc sống nhân dân mất rồi.
Hàng ngàn, hàng chục ngàn vụ việc nhức nhối không xử lý tới nơi tới chốn, đụng vào là đụng đến cả một rừng quan hệ, móc lấy nhau, dây lấy nhau, nhằng nhịt, cho nên cũng chỉ đùng đoàng vài phát trên trời cho ra vẻ có tấn công tham nhũng tiêu cực rồi im ỉm nằm im, lại ăn, lại hô, lại hét, lại vỗ tay.
Từng mớ, từng rổ, từng đống cấp này hàm kia ở các Bộ, ngồi chơi xơi nước, lượn lờ như ong trên trời,ra luật này luật kia, ra xong bỏ đó, thực hiện hay không là việc của ai khác, của trời của đất, rồi luật chưa thực hiện đã lạc hậu, đã sửa, đã thay, những phát biểu của các vị Thường vụ Quốc hội nghe nghẹn trong cổ, chán ngán, bó tay, bất lực trước một rừng quan chức, công chức không biết làm việc vì ai, cho ai...
Không góp ý, không phản biện, không chê trách thì được khen, góp ý, phản biện, chê trách thì bị nâng lên đặt xuống, thậm chí bị trả thù, hậm hà hậm hực, rồi bị quy kết, làm thế thì người dân dần sẽ vô cảm với thân phận quốc gia, không góp nữa, không màng phê phán nữa, không màng quan tâm nữa, thế thì thảm họa sẽ tới thôi.
Một đất nước dày đặc luật,nghị quyết, chỉ thị, nghị định nhưng rồi cũng bó tay trước những thằng ăn cắp, tham nhũng thì đã tới lúc cần phải hú còi báo động cấp cứu rồi.
Và ai cứu? Lại nhân dân thôi.
----------------
Hãy chui hết ra khỏi những võ ốc này để an phận đi, cứu lấy đất nước.

Nguyễn Hưng Quốc - Truyền thông và cách mạng

Nguyễn Hưng Quốc

Xã hội, bất cứ hình thức xã hội gì, cũng đều được xây dựng trên nhiều nền tảng, nhưng một trong những nền tảng căn bản và quan trọng nhất là: truyền thông. Không có truyền thông, một tập thể người, dù đông đảo đến mấy, cũng không thể trở thành một xã hội.
Điều kiện để một xã hội được hình thành không phải là số đông mà là sự nối kết. Điều kiện để có sự nối kết là một mẫu số chung nào đó.
Cái mẫu số chung ấy, dù rất hiển nhiên, như là huyết thống và quyền lợi kinh tế, vẫn không thể được ghi nhận và chia sẻ nếu thiếu một yếu tố: truyền thông. Đó là lý do tại sao, ngay từ xưa, trong quá trình lập quốc, người ta đã đề cao việc có một ngôn ngữ chung; trường hợp không có một ngôn ngữ chung, người ta cố gắng xây dựng một hệ thống chữ viết chung (như trường hợp chữ Hán của Trung Hoa).
Theo Benedict Anderson, trong cuốn Imagined Communities (Verso, 1983), hầu hết các biến chuyển lớn ở Tây phương thời hiện đại đều gắn liền với kỹ nghệ ấn loát mới với việc nở rộ của sách và báo khắp châu Âu. Trước, La Mã dễ dàng đánh bại mọi kẻ thù nhờ họ làm chủ một phương tiện truyền thông hoàn hảo và có ưu thể hơn hẳn (tr. 39). Sau, với sự xuất hiện của máy in, kiến thức được phân phối rộng rãi và tự do, làm cơ sở cho sự nảy nở và phát triển của phong trào Cải cách, dẫn đến sự ra đời của đạo Tin Lành với vai trò nổi bật của Martin Luther, người có sách bán chạy nhất trong nửa đầu thế kỷ 16 – được xem là tác giả best-seller đầu tiên trong lịch sử (tr. 39). Kỹ nghệ ấn loát mới cũng dẫn đến sự hình thành của quốc gia và chủ nghĩa quốc gia (nationalism): Qua sách báo được xuất bản, mọi người, bất kể những khác biệt về huyết thống, giai cấp và phái tính, có một ký ức chung và một tưởng tượng chung vốn là những yếu tính để hình thành một cộng đồng có tên là dân tộc hay quốc gia.
Giống xã hội hay quốc gia dân tộc, các cuộc cách mạng cũng được xây dựng trên truyền thông. Xin lưu ý, cách mạng là một khái niệm khá mới, chỉ xuất hiện trong thời hiện đại. Xưa, người ta có thể cướp ngôi nhau nhưng lại không có cái gọi là cách mạng. Để được xem là cách mạng, ngoài việc thay đổi tầng lớp thống trị, người ta còn phải thay đổi cả hệ thống quyền lực và ý thức hệ làm nền tảng cho hệ thống quyền lực mới ấy cũng như toàn bộ cấu trúc xã hội. Với ý nghĩa như thế, hai cuộc cách mạng lớn được ghi nhận nhiều nhất là: một, cuộc cách mạng tư sản Pháp vào năm 1789 và cuộc cách mạng vô sản ở Nga vào năm 1917.
Hai cuộc cách mạng vừa kể khác hẳn nhau, trong đó, hai sự khác biệt lớn nhất là: một mở đầu cho trào lưu dân chủ và một mở đầu cho hệ thống toàn trị; một thành công, càng ngày càng thành công, và một thất bại sau hơn 70 năm thử nghiệm một cách đẫm máu. Tuy nhiên cả hai lại giống nhau ở một điểm: tận dụng các phương tiện truyền thông hiện đại. Trong Cách mạng Pháp, truyền đơn và các cuốn sách tuyên truyền mong mỏng (pamphlet) được in và phân phát khắp nơi. Trong Cách mạng Nga cũng vậy. Ngoài truyền đơn, lãnh tụ của cuộc cách mạng Lenin còn là một tác giả có sức sáng tác dồi dào dưới nhiều hình thức khác nhau (sau, ở Nga, người ta sưu tập và in các tác phẩm của ông thành 54 tập, mỗi tập dày khoảng 650 trang, như vậy, tổng cộng khoảng 35000 trang!).
Ở Việt Nam, vào đầu thế kỷ 20, trong cuộc vận động chống lại thực dân Pháp để giành độc lập, hầu như tất cả các sĩ phu yêu nước đều ý thức rất rõ tầm quan trọng của truyền thông. Họ làm thơ và viết văn để cổ vũ lòng tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết cũng như bất khuất. Quan trọng nhất, họ sẵn sàng hy sinh tự ái dân tộc để chấp nhận chữ quốc ngữ do các cố đạo Tây phương sáng chế và được thực dân Pháp ủng hộ như hệ thống chữ viết mới cho cả nước, thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm, với hy vọng, với thứ chữ viết mới ấy, trình độ dân trí sẽ nhanh chóng được nâng cao và quá trình hiện đại hóa đất nước sẽ dễ dàng được thực hiện.
Ngay từ giữa năm 1944, chưa cướp được chính quyền, Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, cũng đã ý thức được ngay tầm quan trọng của truyền thông. Đội quân chủ lực đầu tiên do họ thành lập mang tên là Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với hai nhiệm vụ chính: vừa quân sự vừa chính trị, trong đó, chính trị được xem là quan trọng hơn quân sự. Thực chất đó là “đội tuyên truyền”. Ngay sau khi cướp chính quyền, Hồ Chí Minh đã nêu lên ba nhiệm vụ chính của chính phủ mới: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Nhiệm vụ trung tâm của chiến dịch “diệt giặc dốt” là phong trào Bình dân Học vụ nhằm xóa nạn mù chữ để ai cũng có thể đọc được… truyền đơn.
Chính vì ý thức rất sớm tầm quan trọng của truyền thông như vậy nên trong suốt thời gian đảng Cộng sản cầm quyền, từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trong cả nước, giới lãnh đạo Cộng sản luôn luôn chủ trương độc quyền về truyền thông. Kinh tế có thể đa nguyên hóa. Giáo dục có thể đa nguyên hóa. Xã hội có thể đa nguyên hóa. Nhưng với truyền thông thì tuyêt đối không: Tất cả mọi cơ quan truyền thông, từ xuất bản đến báo chí, từ báo in đến báo nói và báo hình, đều nằm trong tay nhà nước và đều bị kiểm soát và kiểm duyệt nghiêm ngặt. Giới lãnh đạo xem đó là một trong những biện pháp chính yếu để bảo vệ quyền lực của họ.
Nói chung, có ba loại quyền lực chính: Thứ nhất là quyền lực ý tưởng (idea power) thể hiện qua các phương tiện truyền thông, nhằm chinh phục cả trái tim lẫn khối óc của quần chúng để họ không những tin và phục mà còn sẵn sàng vâng lệnh nhà cầm quyền. Thứ hai là quyền lực kinh tế (ở Việt Nam, trước, thể hiện qua chính sách phân phối lương thực, sau, qua vai trò ưu tiên của hệ thống quốc doanh) nhằm kiểm soát bao tử và túi tiền của dân chúng khiến họ phải khuất phục. Và thứ ba, quyền lực vật lý (physical power) thể hiện qua quân đội, cảnh sát, công an, hệ thống tòa án và nhà tù nhằm làm cho mọi người khiếp sợ.
Đối với ba loại quyền lực trên, những nhà đối kháng và muốn đấu tranh cho dân chủ, phần lớn chủ trương bất bạo động, đã né tránh việc đối đầu với chính quyền ở góc độ quyền lực vật lý và, thành thực mà nói, hoàn toàn không có điều kiện và khả năng để thách thức chính quyền về quyền lực kinh tế. Chỉ còn một không gian duy nhất có thể biến thành nơi tranh chấp và có thể làm xuất hiện một thứ đối-quyền lực (counterpower) với chính quyền: quyền lực ý tưởng.
Tập trung vào quyền lực ý tưởng là chọn truyền thông làm mặt trận chính.
Cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, chủ yếu là cuộc đấu tranh trên phương diện truyền thông để giành giật phần thắng về ý tưởng. Trong cuộc đấu tranh ấy, người Việt có một phương tiện mới rất đắc dụng: internet.
Với internet, người ta có thể xây dựng được một thứ quyền lực từ dưới lên (power from below), hay nói theo chữ của Vaclav Havel, “quyền lực của những kẻ vốn không có quyền lực” (the power of the powerless).
Nhưng đó là chuyện dài. Xin đề cập sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét