Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Ngày 30/9/2013 - Không nên quy định “cứng” Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Không nên quy định “cứng” Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước 

Ngày 28-9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri các quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) trước kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
Giải đáp vấn đề được cử tri Nông Quang Lộc (phường Hàng Mã) nêu ra là nên ghi vào Hiến pháp “Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước và Chủ tịch nước làm chủ tịch Hội đồng Hiến pháp”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Cơ chế Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đã có nhiều ý kiến nêu ra từ mấy nhiệm kỳ rồi.
Trung Quốc và Lào cũng có cơ chế như vậy. Ở nước ta, vấn đề này do Đảng phân công, còn Chủ tịch nước thiết chế bộ máy nhà nước không phải cá nhân con người cụ thể. Tùy từng giai đoạn có thể kiêm hay không kiêm là do trung ương phân công Tổng bí thư sang làm Chủ tịch nước, đó là việc nội bộ không nên ghi “cứng” vào Hiến pháp.
Cũng phải nói thật, đề phòng trường hợp quyền lực quá tập trung vào một người, xảy ra cái gì nếu tốt là phúc cho dân tộc, nhưng chẳng may nếu tính toán không kỹ thì để lại hậu quả. Bây giờ Chủ tịch nước lại là chủ tịch Hội đồng Hiến pháp nữa thì quyền to quá. Ta là cơ chế lãnh đạo tập thể. Bác Hồ nói rồi, nguyên tắc là lãnh đạo tập thể, phân công trách nhiệm cá nhân. Phát huy được dân chủ thì tốt hơn”.
Theo Tuổi Trẻ

Phải đề phòng quyền lực quá tập trung vào một người

Đó là ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi trả lời câu hỏi của cử tri về việc hơp nhất hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm,Hà Nội ngày 28/9.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết cơ chế Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước được bàn thảo nhiều nhiệm kỳ. Nhưng ở nước ta, vấn đề này do Đảng phân công, cơ chế lãnh đạo tập thể, phân công trách nhiệm cá nhân. Chủ tịch nước là một thiết chế nhà nước chứ không phải cá nhân con người cụ thể. Tùy từng giai đoạn, ai có thể kiêm, hay không kiêm sẽ do T.Ư Đảng phân công. Đó là việc nội bộ không nên quy định cứng vào Hiến pháp.
“Cũng phải nói thật, phải đề phòng một trường hợp quyền lực quá tập trung vào một người. Nếu người tốt là phúc cho dân tộc, nếu chẳng may tính toán không kỹ là cái họa”, Tổng Bí thư chia sẻ.
Vấn đề có thành lập Hội đồng Hiến pháp hay không? Tổng Bí thư khẳng định việc thành lập hội đồng để bảo vệ pháp luật thì ai cũng tán thành, đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ chế kiểm soát quyền lực. Các nước có tòa án hiến pháp, nhưng các nước là đa đảng. Chúng ta chỉ có một đảng lãnh đạo, hệ thống chính trị không tam quyền phân lập.
Quốc hội nước ta là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban pháp luật, Ủy ban tư pháp… đều tham gia giám sát về mặt luật pháp. Nếu lập ra cơ quan độc lập thì liệu có đứng trùm lên Quốc hội, còn nếu là một cơ quan trực thuộc Quốc hội thì không cần thiết, vì đã có rồi.
Không dấu diễm tham nhũng
Nói về vấn nạn tham nhũng, Tổng Bí thư nhận định đây là vấn đề ở chế độ nào, xã hội nào cũng có. Nhưng quan trọng phải phòng, chống cho tốt. Đồng thời cũng phải có hệ thống giải pháp toàn diện, cơ chế chính sách, luật pháp, để anh không dám tham nhũng, không thể tham nhũng, lúc đó mới thành công.
Tình hình chúng ta biết cả rồi, các bệnh tật đã nói cả rồi, không dấu diếm. Nhưng để bịt được vòi “con bạch tuộc tham nhũng” phải đồng lòng, đồng sức.  Nhân dân cũng phải đồng tình giám sát, dũng cảm đấu tranh dù rất gian khổ. Tổng Bí thư chia sẻ.
Chống tham nhũng là vấn đề lâu dài, chúng ta phải đồng lòng nhất trí để làm. Nếu chỉ thấy một việc không làm được đã mất lòng tin thì rã lòng tin và không thể làm được, Tổng Bí thư nhắn nhủ.
Theo NLĐ

Hiểu ý Bác Tổng rồi!

Ngày 28-9-2023,  Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri các quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) trước kỳ họp thứ 6 của Quốc hội đã đề cập hàng loạt vấn đề hệ trong của đất nước trong đó có đoạn này mình thấy rất tâm đắc.

“Cơ chế Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đã có nhiều ý kiến nêu ra từ mấy nhiệm kỳ rồi. Trung Quốc và Lào cũng có cơ chế như vậy. Ở nước ta, vấn đề này do Đảng phân công, còn Chủ tịch nước thiết chế bộ máy nhà nước không phải cá nhân con người cụ thể. Tùy từng giai đoạn có thể kiêm hay không kiêm là do trung ương phân công Tổng bí thư sang làm Chủ tịch nước, đó là việc nội bộ không nên ghi “cứng” vào Hiến pháp. Cũng phải nói thật, đề phòng trường hợp quyền lực quá tập trung vào một người, xảy ra cái gì nếu tốt là phúc cho dân tộc, nhưng chẳng may nếu tính toán không kỹ thì để lại hậu quả. Bây giờ Chủ tịch nước lại là chủ tịch Hội đồng Hiến pháp nữa thì quyền to quá. Ta là cơ chế lãnh đạo tập thể. Bác Hồ nói rồi, nguyên tắc là lãnh đạo tập thể, phân công trách nhiệm cá nhân. Phát huy được dân chủ thì tốt hơn”.

Từ ngày nghỉ hưu lạc hậu thông tin, nhưng cũng đủ để cảm nhận rằng Bác Tổng nói vậy là rất thật lòng và cũng rất rõ ý tứ: Vấn đề ai làm gì (cụ thể) thì “do Đảng phân công”, còn bộ máy (chung chung) thì giao Chủ tịch nước làm, nếu thấy đủ điều kiện thì Tổng Bí thư kiêm luôn cho tiện, nếu không thì cứ chờ đấy! (Hiện tại như tôi đây mà chưa đủ điều kiện thì còn ai đủ điều kiện?)….
Vậy nên phải tránh để quyền lực chẳng may rơi vào tay kẻ khác. Bác Tổng nhìn vấn đề rất chi là biện chứng. Các nước tư bản họ có quy chế Tổng thống, Thủ tướng…thực quyền là chuyện của họ. Các nước anh em lớn như Trung Quốc và nhỏ như Lào có hoàn cảnh riêng của họ; Việt Nam ta có đặc điểm của ta và do đó phải kiên quyết giữ vững đường lối độc lập tự chủ….
Việt Nam cách mạng nên lúc nào cũng có nhiều kẻ thù rình rập mà!. Với Bác Tổng, nhân dân có nhiều loại, ai nghe theo Đảng là nhân dân yêu nước, ai không nghe theo là phản động hoặc “diễn biến”…
Đó là tất cả lý do tại sao không nên ghi quy chế Tổng Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch nước vào Hiến pháp mà cứ để lỏng lẻo để tiếp tục làm thí điểm dài dài cho nó tiện và chắc ăn (!).
Chuyện này Đảng đã tính kỹ rồi; còn việc thực hiện dân chủ đâu có gì quan trọng, đàng nào Đảng cũng vì lợi ích nhân dân. Nhưng trước hết và trên hết phải vì sự tồn vong của Đảng và chế độ.
THEO TRẦN KINH NGHỊ

VIỆT NAM GIỮA NGÃ BA ĐƯỜNG – CHỌN NGA HAY BA LAN

1.  Chính trị là để phục vụ kinh tế:

Khi bàn luận về khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhiều người ủng hộ đảng, ủng hộ chính quyền thường hay biện luận “ở đâu mà không có khủng hoảng, Mỹ đang suy thoái, châu u ngập đầu nợ công, Hy lạp , Tây Ban Nha,…bạo loạn,….Nước giàu mạnh còn vậy huống chi Việt Nam. Việt Nam hiện nay khủng hoảng là cũng do ảnh hưởng của tình hình chung trên thế giới. Đảng, nhà nước chèo chống được như vậy là giỏi rồi. Kinh tế như hình sin, lên rồi xuống, xuống rồi lên, lo gì. Hãy tin vào lãnh đạo của Đảng. Rồi kinh tế sẽ khởi sắc.
Lối biện luận như vậy nhằm mục đích duy nhất là lấp liếm những sai lầm to lớn của lãnh đạo, muốn giữ vững thể chế chính trị và cũng là giữ nồi cơm cho họ. Rõ ràng, họ không hiểu hết mối quan hệ giữu chính trị và kinh tế. Suy cho cùng chính trị sinh ra là để phục vụ cho hoạt động kinh tế. Chính trị như hệ điều hành trong máy tính. Một khi kinh tế bị khủng hoảng tức là hệ điều hành tồi, bị lỗi. Nếu chịu khó quan sát ta sẽ thấy, tất cả các nước khi có khủng hoảng kinh tế là chính phủ sụp đổ. Một chính phủ mới được dân cử lên. Sụp càng sớm thì kinh tế càng phục hồi nhanh, càng lâu càng trầm trọng vấn đề, có khi còn bạo động. Tại sao như vậy?
Khi kinh tế khủng hoảng hoặc là do nguyên nhân sai lầm hoặc bị lũng đoạn. Con người thường tự ái, hoặc ngu dốt nên khó mà tự nhận mình sai lầm, do vậy người sai lầm cần ra đi để người mới lên khắc phục. Nếu kinh tế bị lũng đoạn thì chính phủ càng nên bị thay thế. Một chính phủ mà một nhóm nhỏ lũng đoạn làm kinh tế suy sụp thì tự nó không thể khắc phục được. Nhóm đó sẽ cố bu bám để giữ quyền lợi mình đến cùng, như vậy sẽ ngăn cản cải cách hoặc cải cách đủ để mình không bị thiệt. Việc này giống như bệnh nhân không thể tự cầm dao mổ chính mình.
Hy vọng những ai còn muốn bảo vệ sự “ổn định” chính trị để khắc phục khủng hoảng sẽ thấy được đằng sau sự ổn định là cái gì?

2.  Hệ thống đúng của xã hội loài người:

Trong khuôn khổ một bài viết ngắn không đủ để lập luận nhằm chỉ ra hệ thống đúng của xã hội là gì. Và đồng thời bác bỏ những lối ngụy biện để bảo vệ một hệ thống sai. Phần lớn ngụy biện đến từ những người ủng hộ hệ thống sai để hưởng lợi.
Chúng ta đồng ý với nhau một điều là trong xã hội loài người cần có sự cạnh tranh mới có sự đổi mới, sáng tạo và phát triển.
Nền kinh tế tư nhân hay nhà nước bảo đảm yếu tố này? Rõ ràng chỉ có nền kinh tế tư nhân mới bảo đảm các yếu tố trên. Các siêu phẩm như Iphone, Boeing, Lexus, facebook,….đều được sáng tạo bỡi nền kinh tế tư nhân. Không một doanh nghiệp nhà nước nào có sáng tạo ra hồn, nếu có thì cũng là sự lên gân thành tích và vô cùng tốn kém, không bền vững.
Nền chính trị nào bảo đảm tính cạnh tranh? Rõ ràng từ đông sang tây, không một nền chính trị độc tôn nào bảo đảm được tính cạnh tranh. Đến thượng đế cũng phải bó tay trước công việc là làm thế nào một cửa hàng duy nhất tại thị trấn có tính cạnh tranh. Do vậy cố đi làm cho một đối tượng duy nhất cạnh tranh hoặc là ngây thơ hoặc là lừa bịp.
Nhiều ý kiến sẽ cho rằng cạnh tranh có hai mặt: tốt là giúp phát triển, xấu là phá hoại nhau. Đồng ý. Do vậy để cạnh tranh hướng đến tốt cần có một nền luật pháp nghiêm, minh bạch. Cạnh tranh trong tối là đâm nhau, cạnh tranh ngoài sáng là đua nhau.
Nhiều người cho rằng con người khác con vật, nơi mạnh được yếu thua. Đồng ý. Do vậy xã hội cần có các chính sách nhân đạo. Làm sao vừa nhân đạo, vừa bảo đảm cạnh tranh? Xã hội qui định một mức sống tối thiểu, ai không may mắn rơi xuống mức đó thì nhà nước phát chi phiếu trợ cấp. Tất cả những ai được hưởng chi phiếu hỗ trợ đều phải minh bạch tránh lạm dụng, ỷ lại. Cách này vừa bảo đảm tính nhân văn trong xã hội loài người, vừa tránh dùng giải pháp doanh nghiệp nhà nước phá hủy cạnh tranh, nuôi dưỡng tham nhũng, mảnh đất tốt cho hoa hồng nở rộ.
Vậy một hệ thống đúng để loài người hưởng hạnh phúc là: kinh tế tư nhân; chính trị cạnh tranh; luật lệ minh bạch, nghiêm và một chế độ phúc lợi bằng chi phiếu cho nhóm nghèo.

3.  Bài học từ nước Nga:

Một quan chức nước Nga đã đau xót khi thốt lên: “đầu thế kỷ 20, nước Nga và thế giới đi trên một đoàn tàu, tuy không là toa đầu nhưng cũng là những khoang hạng nhất. Nước Nga đã tự tin tách khỏi đoàn tàu để mở lối đi riêng. Ngày nay nước Nga buộc phải quay lại đoàn tàu và đứng hàng những toa áp chót”. Nước Nga của Lenin và Maxim Gorki đã vận hành một hệ thống sai: chính trị không cạnh tranh; kinh tế nhà nước; luật lệ tù mù; phúc lợi mị dân, lũng đoạn.
Không một chiếc máy bay nào bay tốt, không rơi khi không hoạt động đúng qui luật. Nước Nga năm 1990 của Gorbachov và Boris Yeltsin bị rơi là tất yếu.
Máy bay rơi thì hậu quả rất thảm khốc, nền kinh tế sụp đổ bi thảm không kém. Hàng đoàn người rồng rắn xếp hàng mua bánh mì mốc mà không có là thảm cảnh dân Nga phải gánh chịu. Nước Nga bao la, tài nguyên phong phú, con người thông minh quả cảm nhưng đã cùng nhau xây nên một chiếc máy bay tồi thì phải chịu hậu quả.
Nước Nga dưới sự lãnh đạo của tổng thống quả cảm Yeltsin lao vào khắc phục vấn đề. Và người ta đã làm gì? Xây dựng thiết chế chính trị dân chủ, tự do kèm theo bán đổ tài sản quốc doanh.
Tình hình hiện nay, ở nước Nga, nền kinh tế tư nhân, có. Có cạnh tranh không? Rất ít. Vì sao vậy? Vì một nhóm nhỏ đã thao túng phần lớn nguồn lực kinh tế từ dầu mỏ, hàng không, khai khoáng, báo chí,….Những trùm tài phiệt này bắt tay với chính quyền để lũng đoạn hơn là cạnh tranh. Tình hình kinh tế còn bi thảm hơn thời Xô Viết. Dưới thời tổng thống Yeltsin, vì quá khó khăn nên nhiều người đã hoài cổ về thời vàng son Xô Viết, cho ông là tội đồ phá hoại đất nước.
Putin lên có sửa lại bằng cách đánh các nhóm tài phiệu không theo phe cánh, quốc hữu hóa các công ty và ủng hộ một số tên trùm mới. Putin có khắc phục một số lỗi nhưng lại tạo ra lỗi hệ thống nghiêm trọng hơn.
Lỗi kinh tế sẽ tất yếu tác động đến chính trị, do vậy dù được bầu cử tự do nhưng cặp đôi Putin, Medvedev như hai diễn viên duy nhất trên sân khấu chính trị. Bản hiến pháp dân chủ như tên hề câm lặng, không có một chút sức mạnh chính trị.
Bi kịch của dân Nga là không thấy hoặc không đủ sức đưa đất nước vào hệ thống đúng dứt khoát. Quá trình sửa chữa là chắp vá với chằng chịt lợi ích phe nhóm.

4.  Bài học từ Ba Lan:

Tình hình Ba lan hoàn toàn giống nước Nga vào những năm 1990. Nhân dân Ba lan dưới sự lãnh đạo của công đoàn đoàn kết, đứng đầu là Lech Walesa đã sửa lỗi hệ thống dứt điểm. Thay vì tư nhân hóa bán rẻ, bị đầu sỏ thâu tóm, người Ba lan đã tư nhân hóa một cách khôn ngoan là cấp phát chi phiếu (chủ sở hữu trả nợ cho nhà nước dần dần) sở hữu doanh nghiệp nhà nước cho công chúng. Quá trình tư nhân hóa được tiến hành minh bạch. Dù không có vốn để mua tài sản nhà nước nhưng mọi người vẫn có phần, suy cho cùng tài sản nhà nước là công sức của toàn dân. Đi đôi quá trình này là việc xử lý hàng trăm mối lợi ích chằng chịt nhau giữa người dân cũng như giới hưởng lợi cũ.
Ba lan đã thành công trong việc chuyển đổi hệ thống, đã xây dựng được nền kinh tế tư nhân năng động, nền chính trị cạnh tranh, nền luật pháp ổn định, nghiêm minh. Hiện nay Ba lan là một nước giàu có với nền phúc lợi rất tốt.

5.  Việt Nam giữa ngã ba đường:

Hiện nay, Việt Nam đang đứng giữa nga ba đường, đó là sự thay thế một hệ thống bị lỗi nghiêm trọng để chuyển sang một hệ thống mới tốt hơn. Có rất nhiều phiên bản cho Việt Nam lựa chọn. Chi phí và giá trị phiên bản luôn đi đôi với nhau. Liệu người Việt Nam có đủ khôn ngoan để cùng nhau lựa chọn một phiên bản tốt nhất với giá thấp nhất?
Suy cho cùng, phiên bản tốt nhất sẽ mang lại lợi ích cho tất cả nhưng động lực quyền lợi và trí tuệ lại là thế lực cuối cùng quyết định.
Bài viết thể hiện chính kiến của tác giả trước thời cuộc, mong nhận được sự quan tâm bàn luận.
TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN THẠNH

Một số tên: DŨNG đã mắc nạn

Vì mấy ngày qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đăng nhiều bài viết về đại gia Huỳnh Uy Dũng giao tài san lớn (Công ty Du lịch Đại Nam nổi tiếng ở Bình Dương) cho con trai mới vừa ‘thôi nôi’ (một tuổi). Nhiều bạn đọc CTV đã gửi tin, bài đến BVB, trong đó có thống kê dưới đây để bạn đọc tham khảo, thêm chút – gọi là – thông tin an ninh-pháp luât-xã hội:
1- Lương Quốc Dũng (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao Quốc gia) bị bắt 30/12/2003 về tội “hiếp dâm trẻ em” ;
2- Đoàn Tiến Dũng (nguyên Phó tổng giám đốc BIDV) bị bắt 2/2/2010 tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ”
3- Bùi Tiến Dũng TGĐ PU18, vụ PU18 bị bắt 1/2006 và ngày 7/8/2007 Những người mang tên Dũng lần lượt sa lưới pháp luật: bị xử 13 năm tù tội “ tham ô tài sản công và tổ chức đánh bạc”.
4 – Phạm Tiến Dũng (nguyên trưởng phòng KH PU18), bị bắt 3/3/2006 tội “ tham ô tài sản công và tổ chức đánh bạc”. Chết khi 11/7/2006 khi đang bị giam.
5- Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) truy nã toàn quốc tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ngày 18/5/2012;
6- Nguyễn Văn Dũng (nguyên chủ tịch UBND xã Đại Mỗ) bị bắt quả tang đánh bạc ngày 10/7/2010 tại Cửa Lò;
7- Đỗ Hữu Dũng (Phó Tổng giám đốc của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội) bị bắt quả tang đánh bạc ngày 17/8/2007 tại Tam Đảo;
8- Đào Tiến Dũng (nguyên Phó TGT HUD) bị bắt về hành vi tham ô 4/2005.
9- Lê Văn Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông) bị bắt 11/2010 về “tội thao túng giá chứng khoán”.
10 – Hà Đức Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản Đất Việt (trụ sở tại phường 5, quận Phú Nhuận), bị bắt
11/4/2011 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
11 – Trương Ngọc Dũng là Chủ tịch HĐQT Cty Phúc An Thịnh bị bắt 4/3/2012 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua chiêu thức bán dự án bất động sản “ma”.
12 – Phùng Thế Dũng, Phó Trưởng Cơ quan đại diện Báo Văn Nghệ tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, hội viên Hội Luật gia TP Nha Trang, bị khởi tố 1/6/2012 về hành vi nhận tiền chạy án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
13 – Phạm Thanh Dũng (SN 1952, nguyên Phó trưởng phòng Hành chính-Tư pháp thuộc Sở Tư pháp TP Cần Thơ) bị bắt 11-11-2010, ngày 24-7-2012 bị kết mức án tù chung thân về tội “Nhận hối lộ” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.
14 – Trần Văn Dũng Nguyên giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý SJC Chợ Lớn quận 5 bị bắt 7/9/2012 về tội “Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng” (tự ý lấy tiền của công ty tham gia sàn giao dịch vàng và đã thua lỗ hàng chục tỷ đồng. )
15- Nguyễn Tuyến Dũng (trung tá, điều tra viên Công an tỉnh Tiền Giang) bị bắt ngày 20/11/2012 về tội hành vi lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ theo điều 282, Bộ Luật Hình sự.
16- Ngô Tuấn Dũng (SN 1974, nguyên thiếu tá Công an tỉnh Hải Dương) bị bắt ngày 12/12/2012 về tội hiếp dâm nữ doanh nhân V.T.K.L (SN 1979, giám đốc một doanh nghiệp ở xã Minh Tân, huyện Kinh Môn – Hải Dương).
17 – Trần Văn Dũng (Dũng Bắc Cạn) trùm xã hội đen Hải phòng bị bắt ngày 27/2/2013
18- Mai Văn Dũng (nguyên Giám đốc Công ty quản lý và phát triển nhà (PTN) Q.5, TP.HCM) 3 năm tù (án treo), về tội “cố ý làm trái…” ngày 12/4/2013
19. Hà Tuấn Dũng (Dũng “mặt sắt”), – Giám đốc Công ty Tuấn Đông, trụ sở tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bị bắt 6/5/2013 tội Buôn lậu, trốn thuế, giết người.
20 – Trần Vũ Dũng, giám đốc Cty CP Biển Tây (ngụ quận 7,TP.HCM) bị bắt 15/6/2013 về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”
21 – Trần Quốc Dũng (tức Dũng “Phương”, SN 1977, trú tại tổ 29, khu Đông Tiến 2, phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả – tỉnh Quảng Ninh) là đối tượng cầm đầu nhóm tội phạm hình sự hoạt động theo kiểu xã hội đen, “ông trùm” than thổ phỉ tại TP Cẩm Phả bị bắt ngày 20/6/2013
22 – (cũng) Trần Quốc Dũng (ảnh, SN 1968, ngụ số 29B Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh) có hành vi liên quan trong vụ án bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại TPHCM và tỉnh Bình Dương. Cơ quan CSĐT nhiều lần mời nhưng Dũng không đến, qua xác minh cho thấy Dũng đã rời khỏi địa phương (đối tượng đang còn bị truy nã).
23- Nguyễn Chí Dũng (Dũng Chim xanh), mệnh danh là tướng cướp ‘xuất quỷ nhập thần’ ở miên Đông Nam bộ, bi bắt và xét xử theo chuyên án số 501 CS (2004) , bi tử hình cùng đồng phạm là và Phạm Văn Đỉnh về các tội: Hiếp dâm trẻ em, cướp tài sản, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng… 13 ‘đàn em’ trong băng cướp của Dũng bị tuyên phạt mức án từ tù treo đến 12 năm tù giam….
————–
(còn nhiều, chưa thống kê hết. Ôi, một số không ít người mang tên Dũng thời hết chiến tranh, thời @ a..còng)..
THEO BÙI VĂN BỒNG BLOG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét